Khóa luận Tìm hiểu hoạt kinh động doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 67 trang thiennha21 19/04/2022 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu hoạt kinh động doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_hoat_kinh_dong_doanh_cua_htx_thuy_san_nui.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu hoạt kinh động doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐOÀN VĂN KIÊN TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HTX THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT- PTNT Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐOÀN VĂN KIÊN TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HTX THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT- PTNT Khóa học : 2015- 2019 Giảng viên : TS. Nguyễn Hữu Thọ Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên". Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ Em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận này. Trước hết Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Hữu Thọ, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn HTX thủy sản Núi Cốc đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, thầy cô đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để Em hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, khóa luận của Em chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đoàn Văn Kiên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích nuôi thủy sản qua các năm tại HTX thủy sản Núi Cốc 28 Bảng 3.2. Các sản phẩm của HTX 31 Bảng 3.3: Giá và số lượng nhập cá giống của HTX thủy sản Núi Cốc qua 2 năm 2016 – 2017 32 Bảng 3.4. Chi phí sản xuất qua các năm 2016 – 2017 của HTX thủy sản Núi Cốc 34 Bảng 3.5. Phân tích ma trận SWOT cho phát triển sản xuất và phân phối cá 38 Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng cá của HTX qua 2 năm 2016 – 2017 39 Bảng 3.7. Doanh thu các loại cá của HTX trong 2 năm 2016 - 2017 40 Bảng 3.8: Nhật ký thực tập 58
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động của HTX thủy sản Núi Cốc 26 Hình 3.2. Đồ thị thể hiện cơ diện tích nuôi thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc 28 Hình 3.3. Sơ đồ tình hình phân phối cá tại HTX thủy sản Núi Cốc 35 Hình 3.4. Cơ cấu sản lượng cá được phân phối qua các kênh 37
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐVT : Đơn vị tính GO : Giá trị sản xuất HQKT : Hiệu quả kinh tế IC : Chi phí trung gian LĐ : Lao động MI : Kết quả cuối cùng NĐ-CP : Nghị định- Chính phủ STT : Số thứ tự TSCĐ : Tài sản cố định TT : Thông tư TP : Thành Phố VA : Giá trị gia tăng VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ 2 1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm 2 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Nội dung thực tập 2 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu. 3 1.5. Nội dung thực tập. 3 1.6. Phương thức thực hiện. 3 1.6.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3 1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 4 1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 4 1.7. Phạm vi nghiên cứu 7 1.8. Ý nghĩa đề tài 7 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 2.1. Cơ sở lý luận về thị trường và phân loại thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX 8 2.1.1. Khái quát chung về thị trường 8 2.1.2. Khái quát chung về cung thị trường 14 2.1.3. Khái quát chung về cầu thị trường 15 2.1.4. Nội dung cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 16 2.2. Cơ sở thực tiễn ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm 21 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá trên Thế Giới 21 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở trong nước 22 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá ở tỉnh Thái Nguyên 23
  8. vi 2.2.4. Bài học kinh nghiệm về sản xuất và phân phối cá sạch 24 PHẦN 3.KẾT QUẢ THỰC TẬP 25 3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 25 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của HTX 25 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX thuỷ sản Núi Cốc 25 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc 31 3.2.1 Nhập giống và chi phí sản xuất của HTX 32 3.2.2 Kênh phân phối và tiêu thụ của HTX thủy sản Núi Cốc 35 3.2.3. Tìm hiểu quy trình phân phối cá sạch tại HTX thủy sản Núi Cốc 36 3.2.4. Phân tích SWOT 38 3.2.3 Doanh thu của HTX thủy sản Núi Cốc và định hướng phát triển 38 3.3. Nội dung thực tập và những công việc đã làm tại HTX thủy sản Núi Cốc 41 3.3.1. Tìm hiểu quy trình sản xuất tại trại cá Hồ Núi Cốc 41 3.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 54 3.3.3. Đề xuất giải pháp 55 KẾT LUẬN 56 4.1. Kết luận 56 4.2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  9. 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia vào một sân chơi lớn, cơ hội mới và thách thức mới. Khi gia nhập WTO cạnh tranh là tất yếu không thể tránh khỏi đối với các HTX. Cạnh tranh không chỉ với HTX trong nước và với cả các HTX nước ngoài. Để đứng vững trên thị trường thì bản thân HTX phải khai thác tối đa lợi thế, thế mạnh của mình nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với sự cạnh tranh của các HTX trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, có những HTX đã khẳng định mình bằng sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có không ít những HTX không thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường và phá sản. HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị mới thành lập, còn non trẻ, thiếu thốn về vốn cũng như kinh nghiệm quản lý nhưng khó khăn ấy không phải là khó khăn lớn mà vấn đề đầu ra hay là tiêu thụ cho sản phẩm mới là vấn đề đặt nên hàng đầu đối với sự sống còn của HTX thủy sản Núi cốc. Sản phẩm sản xuất đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm nhưng khâu tiêu thụ khó khăn dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc có mức lợi nhuận không cao. Mặc dù hiện nay HTX thủy sản Núi Cốc đang đặt đại lý ở một số huyện, xã trong Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, nhưng sản phẩm sản tiêu thụ chưa tương xứng với tiềm năng. Điều này một phần là do thực trạng ngành chăn nuôi trong nước gặp khó khăn do dịch bệnh, do cạnh tranh của sản phẩm nhập ngoại làm cho chăn nuôi quy mô nhỏ phá sản. Nhưng phần chính là do HTX không tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, chưa nhận thức hết vai trò và tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
  10. 2 Vì vậy trong quá trình thực tập dưới sự giúp đỡ của các cô chú trong HTX em chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt kinh động doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ + Khái quát về cơ sở thực tập tốt nghiệp. + Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của HTX thủy sản Núi Cốc + Các hoạt động hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc 1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm - Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp. - Tạo cho bản thân tác phong làm việc công nghiệp, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng. - Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế. Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập. Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập. Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phòng ban để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc. Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường . Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm. 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Nội dung thực tập Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thủy sản
  11. 3 Núi Cốc nhằm đánh giá ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được trong quá trình thực tập tại HTX, các trang web thông tin về thị trường từ đó rút ra đánh giá. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu. - Thực trạng kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc hiện nay như thế nào? - Quá trình kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc hiện nay có những khó khăn và thuận lợi nào? 1.5. Nội dung thực tập. - Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất và công tác quản lý của HTX thủy sản Núi Cốc. - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc. - Đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho HTX thủy sản Núi Cốc trong những năm tới. 1.6. Phương thức thực hiện. 1.6.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực hiện đề tài. - Thu thập số liệu thứ cấp: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan đến HTX và qua internet. - Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong HTX. - Thu thập số liệu sơ cấp
  12. 4 + Phỏng vấn trực tiếp: tiến hành phỏng vẫn trực tiếp giám đốc của HTX thủy sản Núi Cốc. + Quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất các hoạt động tiêu thụ của HTX thủy sản Núi Cốc, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng thời đánh giá độ tin cậy của các số liệu mà giám đốc HTX thủy sản Núi Cốc đã cung cấp. - Số liệu thu thập được trong quá tình điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về kết quả kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc. 1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin - Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc phát triển kinh tế của cơ sở. - Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới. 1.6.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá * Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất - Tổng giá trị sản xuất của cơ sở: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do HTX thủy sản Núi Cốc làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
  13. 5 + GO giá trị sản xuất (Gross Output): Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm) + VA giá trị gia tăng (Value Added) VA = GO - IC Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost) IC = Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của HTX thủy sản Núi Cốc như các chi phí: Giống, thuốc, các loại chi phí khác, Hay VA = V + C + M Trong đó: V là chi phí lao động sống. C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài sản cố định) M là giá trị thặng dư. Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. - Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính: Pr = GO-TC
  14. 6 VA : Giá trị gia tăng. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất. - Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo Công thức sau: MI = VA - [A+W (nếu có)] Trong đó: A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ W: Tiền thuê công lao động (nếu có) Như vậy: GO : Tổng giá trị sản xuất MI : Kết quả cuối cùng Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuế. Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân. - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn: Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động : Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ). * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất + Hiệu quả sử dụng đất GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác) VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
  15. 7 + Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng sản xuất kinh doanh của HTX, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần). VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu). + Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra) VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động) 1.7. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: tại HTX thủy sản Núi Cốc - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 13/08/2017 đến ngày 23/12/2017 1.8. Ý nghĩa đề tài - Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm - Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. - Xác định rõ mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc.
  16. 8 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận về thị trường và phân loại thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX 2.1.1. Khái quát chung về thị trường 2.1.1.1 Khái niệm về thị trường Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá, được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Đã có rất nhiều quan điểm về thị trường được các nhà kinh tế học đưa ra. Theo quan niệm cổ điển: Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua, bán giữa người mua và người bán. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: Thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, là một trong những khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng. Gần đây, có nhà kinh tế định nghĩa “Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ, cũng như quyết định của các HTX về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá”. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung - cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. Quan niệm khác lại cho rằng: “Thị trường là nơi mua, bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá và số lượng hàng, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán bằng tiền trong thời gian nhất định. Thị trường được coi là tổng hoà các mối quan hệ giữa người mua và người bán, là nơi tổng hợp tổng số cung và cầu về một loại hàng hoá hoặc một tập hợp hàng hoá nào đó và nó được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi mua, bán hàng hoá thông qua các đơn vị tiền tệ nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích của các thành viên tham gia thị trường.
  17. 9 Tuỳ theo cách tiếp cận về thời gian, không gian, địa lý, có thể có những định nghĩa khác nhau. Nhưng dù đứng ở góc độ nào thì để tồn tại thị trường luôn cần sự có mặt của 3 yếu tố sau đây: Thứ nhất, khách hàng được xem là yếu tố tiên quyết của thị trường, thị trường phải có khách hàng nhưng không nhất thiết phải gắn với địa điểm cố định. Thứ hai, khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây được xem là động lực thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ. Thứ ba, để việc mua bán hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thì yếu tố quan trọng là khách hàng phải có khả năng thanh toán. 2.1.1.2. Chức năng của thị trường Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nó phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trên thị trường ,giá cả hàng hoá và các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động +Chức năng thừa nhận. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong quá trình trao đổi hàng hoá, HTX đưa hàng hoá của mình vào thị trường với mong muốn chủ quan là bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chi phí bỏ ra và có lợi nhuận, người tiêu dùng tìm đến thị trường để mua những hàng hoá đúng công dụng, hợp thị hiếu và có khả năng thanh toán theo mong muốn của mình. Trong quá trình diễn ra sự trao đổi, mặc cả trên thị trường giữa hai bên về một hàng hoá nào đó sẽ có hai khả năng: Thừa nhận hoặc không thừa nhận, tức là có thể loại hàng hoá đó không phù hợp với công dụng và thị hiếu của người tiêu dùng, trong trường hợp này quá trình tái sản xuất sẽ bị ách tắc không thực hiện được. Ngược lại, trong trường hợp thực hiện chức năng chấp nhận, tức là đôi bên đã thuận mua vừa bán thì quá trình tái sản xuất được giải quyết . + Chức năng thực hiện Chức năng thực hiện thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán. Người ta thường cho rằng thực hiện về giá trị là quan trọng nhất nhưng sự thực hiện về giá trị chỉ xây ra khi giá trị sử dụng được thực hiện.
  18. 10 Ví dụ: Hàng hoá dù sản xuất với chi phí thấp mà không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì vẫn không bán được. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên giá trị trao đổi, làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực. + Chức năng điều tiết Thông qua sự hình thành giá cả dưới tác động của qui luật giá trị và quy luật cạnh tranh trong quan hệ cung cầu hàng hoá mà chức năng điều tiết của thị trường được thể hiện một cách đầy đủ. Ta biết rằng số cung được tạo ra từ nhà sản xuất và số cầu được hình thành từ người tiêu dùng, giữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ với nhau mà quan hệ ấy chỉ thể hiện khi diễn ra quá trình trao đổi, quan hệ giữa cung và cầu cũng bộc lộ. Việc giải quyết quan hệ giữa số cung và số cầu nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra, được thể hiện thông qua sự đánh giá trên thị trường giữa đoi bên. Trong quá trình định giá chức năng điều tiết của thị trường được thể hiện thông qua sự phân bổ lực lượng sản xuất từ ngành này sang ngành khác, từ khu vực này sang khu vực khác đối với người sản xuất, đồng thời hướng dẫn tiêu dùng và hưóng dẫn cơ cấu tiêu dùng đối với người tiêu dùng. + Chức năng thông tin Chức năng thông tin thể hiện ở chổ nó chỉ ra cho người sản xuất, biết nên sản xuất hàng hoá nào, khối lượng bao nhiêu, nên tung ra thị trường ở thời điểm nào, nó chỉ ra cho người tiêu dùng biết nên mua một loại hàng hoá hay mua một mặt hàng thay thế nào đó hợp với nhu cầu . Chức năng này hình thành là do trên thị trường có chứa đựng các thông tin về tổng số cung và tổng số càu, cơ cáu của cung cầu, quan hệ cung cầu của từng loại hàng hoá, chi phí sản xuất, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, các điều kiện tìm kiếm và tập hợp các yếu tố sản xuất và phân phối sản phẩm. Đó là những thông tin cần thiết để người sản xuất và người tiêu dùng ra các quyết định phù hợp với lợi ích của mình. Trong công tác quản lí nền kinh tế thị trường, vai trò tiếp cận thông tin từ thi trường đã quan trọng song việc chọn lọc thông tin và xử lí thông tin là công
  19. 11 việc quan trọng hơn nhiều. Đưa ra những quyết địng chính xác nhằm thúc đẩy sự vận hành của mọi hoạt động kinh tế trong cơ chế thi trường tuỳ thuộc vào độ chính xác của việc sàng lọc và xử lí thông tin. 2.1.1.3. Vai trò của thị trường + Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của HTX. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì bất kì một HTX nào tham gia vào thị trường củng có mục đích là bán được nhiều sản phẩm và kiếm được mhiều lợi nhuận nhất. Điều này có nghĩa là sản phẩm của HTX được tiêu thụ trên thị trường. Các HTX muốn duy trì và phát triển thì phải thực hiên cho được vấn đề tái sản xuất mở rộng ở cả 4 khâu: Sản xuất, phân phối trao đổi và tiêu dùng. Trong đó khâu phân phối trao đổi được thực hiện trên thị trường. Điều này cho thấy thị trường có vai trò là nơi trao đổi lưu thông, buôn bán hàng hoá theo các quy luật kinh tế trên thị trường. + Vị trí của thị trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò trung tâm, nó vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Quá trình sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng thì thị trường sản phẩm bao gồm 2 khâu phân phối và trao đổi. Đây là những khâu trung gian vô cùng cần thiết là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường tiêu thu sản phẩm của HTX là thị trường mà ở đó HTX giữ vai trò là người bạn. Nó là bộ phận trong tổng thể thị trường của ngành và nền kinh tế. Cụ thể vai trò của thị trường hàng hoá trong hoạt động kinh doanh của HTX thể hiện ở các mặt sau: Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của HTX. Thi trường định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất căn vào mối quan hệ giữa người mua và người bán để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
  20. 12 Thị trường chính là thước đo để đánh giá, kiểm tra, chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chiến lược, kế hoạch và các biện pháp sản xuất kinh doanh của HTX. Thị trường gắn HTX với tổng thể nền kinh tế và có khả năng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới . + Tác dụng của việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá. Khi tham gia vào thị trường thì việc nghiên cứu thị trường là một tất yếu khách quan để phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường hàng hoá cho HTX biết được sản xuất cái gì? Như thế nào ? Cho ai? Nghiên cứu thị trường chính là việc xuất phát điểm để HTX có thể xác định ra các chiến lược kinh doanh của mình. Từ việc xác lập chiến lược, HTX sẽ tiến hành xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho HTX có điều kiện đánh giá lại các hoạt động sản xuất kinh doanh đã tiến hành và có thể xem xét và đưa ra các chính sách và sách lược phù hợp hơn . Nghiên cứu thị trường phải xác định được các vấn đề sau: Nhu cầu của thị trường, tình hình cạnh tranh các hệ thống phân phối, xúc tiến, chính sách giá cả và các yếu tố pháp lý. Ngoài ra phải trả lời được các câu hỏi: Đâu là thị trường triển vọng nhất đối với sản phẩm của HTX? Khả năng bán ra được bao nhiêu và hiệu quả mang lại? Sản phẩm cần có những thích ứng gì để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường? Cần lựa chọn phương án sản xuất, phương thức bán hàng nào ? 2.1.1.4. Phân lọai thị trường Thị trường là tổng thể các mối quan hệ phức tạp giữa người mua và người bán. Để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được những thành công trong sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị HTX phải biết phân loại thị trường và tìm hiểu đặc trưng của từng loại thị trường. - Căn cứ công dụng của hàng hoá và quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng:
  21. 13 + Thị trường hàng tư liệu sản xuất kinh doanh: Đó là thị trường những sản phẩm dùng để sản xuất kinh doanh tiếp theo. Thuộc về hàng tư liệu sản xuất có: Các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu (đối tượng lao động và tư liệu lao động). Đây cũng có thể là thị trường mà các HTX nhập hàng để đem bán tại nơi khác hoặc sản xuất ra sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường. Người ta thường gọi thị trường này là thị trường đầu vào của HTX. + Thị trường hàng tiêu dùng: Đó là những sản phẩm để phục vụ cho tiêu dùng của con người hoặc các chủ thể tiêu dùng khác. Ví dụ: Lương thực, quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh Các sản phẩm hàng tiêu dùng cho cá nhân người tiêu dùng: Các sản phẩm này ngày càng nhiều theo đà phát triển của sản xuất tư nhân và nhu cầu đa dạng của con người. - Theo giác độ tổng hợp, thị trường được chia làm 2 loại: + Thị trường hàng hoá: Bao gồm sản phẩm hàng hoá, sức lao động và dịch vụ. + Thị trường tiền tệ: Bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vốn. - Căn cứ vào nguồn gốc sản xuất ra hàng hoá: + Thị trường hàng công nghiệp: Bao gồm sản phẩm hàng hoá do các xí nghiệp công nghiệp khai thác chế biến sản xuất ra. Công nghiệp chế biến chế tạo ra nguyên liệu thành các sản phẩm hàng công nghiệp. Đó là các loại hàng có tính chất kỹ thuật cao, trung bình hoặc thông thường, có đặc tính cơ, lý, hoá và trạng thái khác nhau thường không phải là sinh vật. + Thị trường hàng nông nghiệp: Bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Đây là thị trường của các loại hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật (động vật hoặc thực vật) những sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp mới thu hoặch, mới sơ chế muốn bảo quản lâu phải có phương tiện kỹ thuật. Nói chung chúng rễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, giá trị không cao nếu không được chế biến. Các sản phẩm của thị trường này có thể thông qua chế biến để trở thành hàng công nghiệp như: Cao su, đồ hộp Căn cứ vào nơi sản xuất:
  22. 14 + Thị trường hàng sản xuất trong nước: Hàng hoá trên thị trường do các HTX trong nước sản xuất ra. + Thị trường hàng nhập ngoại: Hàng hoá trên thị trường mua từ nước ngoài do trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ nhu cầu tiêu dùng. - Căn cứ vào khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường: + Thị trường chính: Là nơi tiêu thụ đa số hàng hoá của HTX. + Thị trường phụ: là nơi tiêu thụ hàng hoá của HTX với số lượng hạn chế. + Thị trường mới: Là thị trường mà HTX đang tiến hành thăm dò, thử nghiệm. - Căn cứ vào sự phát triển của thị trường: + Thị trường truyền thống: Là thị trường đã có khách hàng quen và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán. + Thị trường tiềm năng: Là thị trường có nhu cầu nhưng chưa được thoả mãn hoặc chưa có khả năng thanh toán. 2.1.2. Khái quát chung về cung thị trường 2.1.2.1. Khái niệm cung thị trường Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cung gồm cung của từng cá nhân và cung của thị trường. Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau. Cung thể hiện mục đích bán hàng của nhà sản xuất. 2.1.2.2. Các yếu tố xác định cung Cũng tương tự như cầu, ngoài chịu ảnh hưởng của giá còn rất nhiều yếu tố khác để xác định cung về hàng hoá và dịch vụ (công nghệ, giá của các yếu tố đầu vào) Công nghệ Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần năng cao năng suất, giảm chi phí lao động trong qua trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải, nghĩa là làm tăng khả năng cung lên. Với công nghệ hiện đại - tự động hoá, năng suất lao động tăng nhiều hơn so với lao động thủ công và cung tăng nhiều lên.
  23. 15 Giá của các yếu tố đầu vào Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ cao lên do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên. Chính sách thuế Chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm. Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hoá. Ngược lại, nếu mức thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất của mình. Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung càng lớn. Các kỳ vọng Mọi người đều mong đợi về sự thay đổi giá của các hàng hoá, gía của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuât thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. 2.1.3. Khái quát chung về cầu thị trường 2.1.3.1. Khái niệm cầu thị trường Để tìm hiểu về cầu thị trường trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là cầu. Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho. Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau. Cầu thể hiện mức mua sắm của người tiêu dùng. 2.1.3.2. Các yếu tố xác định cầu Cầu không chỉ phụ thuộc vào giá của hàng hoá mà ngoài ra còn phụ thuộc vào rất nhiểu yếu tố khác (thu nhập của người tiêu dùng, giá của các hàng hoá liên quan).
  24. 16 Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hoá hơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi cầu sẽ khác nhau. Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăng cầu đối với hầu hết các hàng hoá, nó không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại hàng hoá. Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là các hàng hoá thông thường. Còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên gọi là hàng hoá thứ cấp. Giá cả của các hàng hoá liên quan Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào hàng hoá, nó còn phụ thuộc vào giá của các hàng hoá liên quan. Các hàng hoá liên quan này chia làm hai loại: Hàng hoá thay thế - Hàng hoá bổ sung Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Khi giá của một loại hàng hoá thay đổi thì cầu đối với hàng hoá kia cũng thay đổi. Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá bổ sung sẽ giảm đi Dân số Dân cư của một thị trường đông thì nhu cầu về một mặt hàng nào đó cũng sẽ lớn hơn. Thị trường tiêu thụ của vùng đó là lớn nếu chúng ta biết cách khai thác, kích cầu thì sẽ làm cho cầu tăng lên. 2.1.4. Nội dung cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 2.1.4.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất kinh doanh là quá trình phức tạp gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả khâu này bộ
  25. 17 phận này có ảnh hưởng trực tiếp tới khâu khác bộ phận khác, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý nền kinh kế bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ ngành dọc, và được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Do vậy, việc sản xuất cài gì ? cho ai ? Như thế nào đều do Nhà nước quyết định. Việc tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch giá cả ấn định. Do vậy không có cạnh tranh giữa các HTX, không có tìm hiểu thị trường cũng như không có định giá sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các HTX phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm sản xuất cái gì? cho ai? như thế nào? và các quyết định này phải trên cơ sở thị trường. Tức là yếu tố đầu vào và đầu ra của HTX đều phải thông qua thị trường. Do vậy mà vai trò của hoạt động thương mại ngày càng quan trọng trong các HTX, nó có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của HTX. Trong các HTX hiện nay hoạt động thương mại đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lý đến các nội dung hoạt động. Điều này thể hiện ở việc thành lập các phòng kinh doanh, phòng điều hành marketing, tuyển chọn nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng trong cơ cấu bộ máy và trong các hoạt động của các HTX. Tiêu thụ sản phẩm và mua sắm vật tư kỹ thuật là hai bộ phận chủ yếu trong hoạt động thương mại. Và tiêu thụ sản phẩm hiểu như thể nào? Theo nghĩa hẹp: “Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá được thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hoặc được quyền thu tiền bán hàng”. Như vậy, theo nghĩa này tiêu thụ sản phẩm chỉ đơn giản là trao quyền sở hữu sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người mua đối với người bán.Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá, quá trình chuyển hình thái giá trị sang tiền. Quá trình tiêu thụ chỉ thực sự diễn ra và
  26. 18 hàng hoá được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo nghĩa này vai trò HTX trong tiêu thụ dường như không biểu hiện. Nó phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi mà vai trò Nhà nước là chủ đạo. Theo nghĩa rộng: “Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện nghĩa vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích tiêu thu sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất”. Như vậy, theo nghĩa rộng tiêu thụ không chỉ đơn giản là chuyển quyền sở hữu quyền sở hữu mà là tổng thể hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.Tiêu thụ là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các bộ phận của hệ thống kinh doanh của HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển hàng hoá từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ một cách hiệu quả. Thực tế hiện nay để tiêu thụ sản phẩm HTX thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng đến với mình. 2.1.4.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Phát triển thị trường có thể thực hiện về khía cạnh mặt hàng, theo chiều rộng và theo chiều sâu. Khi định hướng phát triển thị trường hàng hoá có thể phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu hoặc cùng một lúc phát triển theo cả hai hướng này. Phát triển về mặt hàng có thể thực hiện về lượng và về chất thể hiện: Thứ nhất, việc đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm và dựa trên nhu cầu đa dạng mong muốn thỏa mãn và khả năng thanh toán của con người trong một xã hội phát triển. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cho phép HTX ứng dụng vào sản xuất để tạo sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu con người. Đây là việc phát triển mặt hàng thông qua tăng cường chủng loại hàng trên thị trường để phục vụ nhiều loại nhu cầu của khác hàng. Bất kỳ một HTX nào hay một đất nước nào phát hiện, khơi gợi, nắm bắt nhu cầu thoả mãn nhu cầu đó với chất lượng cao thì sẽ chiến thắng trên thị trường. Thứ hai, việc phát triển mặt hàng hiện thời, đó là quá trình không ngừng hoàn thiện cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị
  27. 19 trường. Hình thức phát triển này là hình thức phát triển về chất của hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người. - Phát triển theo chiều rộng là việc thực hiện phát triển về số lượng khách hàng có cùng nhu cầu để bán nhiều hơn các loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Đồng thời việc phát triển theo chiều rộng còn bao gồm cả phát triển về mặt không gian và phạm vi địa lý. Đó là việc đòi hỏi không ngừng nghiên cứu xu thế biến động của thế giới, các thị trường nước ngoài và trong nước để tiến hành thâm nhập vào các thị trường đó. - Phát triển theo chiều sâu về thực chất là phát triển thị trường về chất bao gồm việc như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Phát triển thị trường theo chiều sâu có thể thực hiện theo cách cắt lớp, phân đoạn thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng. Theo nội dung này, phát triển thị trường hàng hóa đó là việc tăng cường được số lượng thị trường, tăng cường tiêu thụ về chất lượng cũng như số lượng, thay đổi tích cực cơ cấu mặt hàng tiêu thụ 2.1.4.3. Vai trò của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của HTX a/ Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong HTX Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX tiêu thụ sản phẩm có vị trí cực kỳ quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định sự thành bại của HTX trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục đích của HTX sản xuất kinh doanh là nhằm thu lợi nhuận thông qua bán hàng, vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, nó chi phối các nghiệp vụ khác. Tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho HTX tăng vòng quay của vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như góp phần tạo lợi nhuận cao.
  28. 20 Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các sản phẩm HTX sản xuất ra để bán, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm đem lại doanh thu giúp HTX bù đắp được chi phí bỏ ra, có lợi nhuận đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển HTX. Một HTX nếu không tiêu thụ được sản phẩm của mình sản xuất thì toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị đình đốn, nguồn lực không được tái tạo. Do đó tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì phát triển mở rộng thị trường. HTX hiện nay không chỉ thu hẹp công việc kinh doanh của mình trong phạm vi thị trường cố định mà luôn cố gắng mở rộng thị trường mới. Chỉ có như vậy HTX mới có thể tồn tại và phát triển được. Việc tìm kiếm, phát triển thị trường mới, đưa sản phẩm của HTX tới đáp ứng nhu cầu thị trường là một hoạt động của công tác tiêu thụ sản phẩm. Bất kỳ HTX nào cũng muốn có một vị thế cao trên thị trường, có rất nhiều cách xác định vị thế HTX trên thị trường. Thị phần hay doanh số hàng hóa bán ra so với thị trường là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá vị thế HTX. Một HTX có vị thế cao khi chiếm được thị phần lớn và ngược lại. Để có được thị phần cao thì công tác tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, tiêu thụ sản phẩm còn mang lại thông tin rộng rãi về thị trường giúp HTX đưa ra quyết định đúng đắn trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn. b/ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm yếu tố sống còn của HTX. Trong quy luật phát triển chung kẻ đứng lại hoặc đi chậm hơn kẻ khác sẽ trở thành người thụt lùi đối với xã hội và theo quy luật tât yếu sẽ bị đào thải. Chính vì vậy mà muốn tồn tại được thì không những phải phát triển mà còn phải là phát triển nhanh. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt thì một HTX muốn tồn tại được thì tất yếu phải liên tục đổi mới, không ngừng nâng cao vị thế của mình ở trong thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chỉ khi làm được như vậy thì HTX mới không ngừng lớn mạnh mới đủ khả năng đứng vững trước sự phát triển của thời đại:
  29. 21 - Sự phát triển thị trường tiêu thụ giúp HTX khẳng định tên tuổi vị thế của mình trong cạnh tranh và nó còn tạo tiền đề về nguồn lực cho quá trình đổi mới. Thị trường tiêu thụ cũng đồng nghĩa với doanh thu và đi cùng với lợi nhuận - từ đó mà HTX có nguồn lực đầu tư cho tái sản xuất, đầu tư mở rộng - nâng cao cả số và chất sản phẩm của HTX mình - khi chất lượng và số lượng đều đươc nâng lên thì tất yếu khách hàng sẽ gia tăng và thị trường tiêu thụ sẽ mở rộng. - Một yếu không thể thiếu của bất kỳ quy luật phát triển nào đó là yếu tố con người. Con người là động lưc tất yếu để tạo lên phát triển. Muốn phát triển trước tiên phải phát triển con người. Vì vậy mà khi HTX muốn phát triển được thì phát triển con người phải thực hiện đầu tiên.Và câu hỏi được đặt ra là nguồn lực lấy ở đâu - câu trả lời duy nhất của HTX đó là từ lợi nhuận, điều đó cũng có nghĩa là HTX muốn phát triển được thì việc cần làm đầu tiên là: “làm thế nào để mở rộng thị trường” 2.2. Cơ sở thực tiễn ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá trên Thế Giới •Nuôi trồng thủy sản Hàng ngàn năm sau khi việc sản xuất lương thực được chuyển từ hoạt động săn bắn hái lượm sang nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm thủy sản cũng chuyển từ việc phần lớn phụ thuộc vào nguồn khai thác thủy sản tự nhiên sang tăng nhiều loài nuôi. Năm 2014 đã đánh dấu cột mốc quan trọng khi tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên vượt lượng thủy sản khai thác tự nhiên (1).Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản để đạt được mục tiêu của Chương trình năm 2030 sẽ mang tính cấp bách, và cũng đồng thời vô cùng khó khăn. Với sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định kể từ cuối những năm 1980, ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn cung cho tiêu dùng. Trong đó, năm 1974, tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 7%, tỷ lệ này đã tăng lên 26% năm 1994 và 39% năm 2004. Trung Quốc đã
  30. 22 đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này vì quốc gia này cung cấp hơn 60% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới.(2) • Tiêu thụ thủy sản Mức tiêu thụ đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số trong 5 thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,2% trong giai đoạn 1961 - 2013, tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số. Ngoài việc tăng sản lượng, các yếu tố khác góp phần làm tiêu thụ tăng bao gồm giảm chi phí, cải thiện các kênh phân phối và nhu cầu tăng do dân số tăng, thu nhập tăng và quá trình đô thị hóa. Thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người hàng năm tăng trưởng khá ổn định tại khu vực các nước đang phát triển (từ 5,2 kg năm 1961 lên 18,8 kg năm 2013) và ở Các quốc gia thiếu lương thực có thu nhập thấp (LIFDCs) (tương ứng là 3,5-7,6 kg), nhưng mức tiêu thụ này vẫn là thấp hơn đáng kể so với khu vực các nước phát triển, mặc dù khoảng cách này đang dần được thu hẹp. Năm 2013, mức tiêu thụ thủy sản bình quân tại các nước công nghiệp là 26,8 kg. Một phần đáng kể và ngày càng tăng trong lượng thủy sản tiêu thụ ở các nước phát triển là từ nguồn NK, do nhu cầu ổn định và sản xuất thủy sản tại các nước này không tăng. Ở các nước đang phát triển, khu vực tiêu thụ thủy sản chủ yếu là từ nguồn sản xuất trong nước, tiêu thụ được thúc đẩy mạnh hơn bởi cung vượt cầu. Tuy nhiên, do thu nhập trong nước tăng cao, người tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi có sự lựa chọn đa dạng đối với các sản phẩm thủy sản do lượng nhập khẩu tăng.(2) 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở trong nước •Tình hình sản xuất Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016 ngành thủy sản trải qua nhiều thăng trầm với những bất lợi từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và HTX.
  31. 23 Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn ghi nhận nhiều thành tựu. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 6,7 triệu tấn, trong đó, khai thác gần 3,1 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn, diện tích nuôi trồng đạt 1,3 triệu ha, kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD. Thủy sản vẫn là mũi nhọn của ngành nông nghiệp. Với tôm nước lợ, tổng diện tích nuôi cả nước ước 700.000 ha (bằng 100,72% kế hoạch), sản lượng ước 650.000 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 3,17% so năm 2015. Còn với cá tra, năm qua ghi nhận sự biến động về giá và nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu nhưng vẫn đạt sản lượng khoảng 1,15 triệu tấn. • Tình hình tiêu thụ Năm 2016, mặc dù, không tạo đột biến nhưng ngành thủy sản vẫn là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của nông nghiệp khi có đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả năm đạt trên 7 tỷ USD tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2015, điều này đã cho thấy sự nỗ lực lớn của toàn ngành. Trong đó, tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng chính của thủy sản, đây là hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Đặc biệt, trong đó mặt hàng tôm đang có dư địa để phát triển lớn và tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thế giới, cụ thể:kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm đạt khoảng 1.7 tỷ USD, tăng 6.6% so năm 2015; Kim ngạch tôm đạt trên 3.1 tỷ USD, tăng 6.7% so năm 2015. Đến nay, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị trường trên thế giới. Nhờ ký các hiệp định thương mại, thủy sản Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.(9) 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá ở tỉnh Thái Nguyên Theo Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên, toàn tỉnh Thái Nguyên có 7.155 ha diện tích mặt nước, có khả năng phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản bao gồm 2.140 ha ao gia đình có thể nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài thủy sản. 1.515 ha ao hồ chứa nước thủy lợi vừa và nhỏ có thể thả cá hoặc
  32. 24 nuôi cá bán thâm canh. 1.000 ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi cá 2.500 ha hồ chứa Núi Cốc có thể tái tạo, khai thác nguồn lợi thủy sản và bảo tồn các giống loài thủy sản quý hiếm. Ngoài ra, tỉnh cón có 12.000 ha diện tích mặt nước sông, suối, có khả năng nuôi cá lồng, nuôi eo ngách và khai thác thủy sản tự nhiên.(10) 2.2.4. Bài học kinh nghiệm về sản xuất và phân phối cá sạch Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất, kinh doanh cá sạch. Nhờ áp dụng các tiến bộ Khoa học Kỹ thuật, quy trình trong sản xuất cá, bước đầu HTX đã có những thành công và thương hiệu nhất định cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu HTX chỉ quan tâm sản xuất thì chưa đủ mà cần phải kiểm soát chặt chẽ “đầu vào” và “đầu ra” đối với sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp HTX giữ vững thương hiệu của mình. Thực tế, rất nhiều HTX thủy sản, hay các công ty làm về ngành này hiện nay chưa có thói quen lập hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng thuốc điều trị bệnh của cá và nhật ký mua bán hàng hóa, theo dõi thu hoạch sản phẩm nên việc truy xuất nguyên nhân gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là lỗ hổng của HTX trong kiểm soát và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thông thường, nếu có hồ sơ và sổ sách theo dõi, tất cả quy trình chăm sóc nuôi dưỡng sẽ được thể hiện rất rõ. Từ việc sử dụng liều lượng thức ăn bao nhiêu? Thời điểm cá phát triển như thế nào? đều được ghi chép cẩn thận sẽ giúp HTX quản lý tốt hơn, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để chứng minh nguồn cá sạch do HTX sản xuất. Đây là bài học kinh nghiệm chung cho tất cả các HTX, công ty, hay cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch nhằm góp phần giữ vững thương hiệu, uy tín trong bối cảnh kinh tế thị trường đang trên đà hội nhập hiện nay.
  33. 25 PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1 Khái quát về cơ sở thực tập - Tên giao dịch: HTX thủy sản Núi Cốc. - Mã số thuế/Đăng ký kinh doanh: 4601322055 cấp ngày 07/12/2015 do Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thái Nguyên cấp. - Đơn vị quản lý: Chi Cục Thuế TP. Thái Nguyên. - Người đại diện HTX: Lê Khánh Lộc. - Trụ sở chính: Gốc Mít, Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên. 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của HTX + Ngành nghề kinh doanh - Ngành nghề chính là nuôi trồng thủy hải sản, phân phối kinh doanh các loại thủy sản và con giống nước ngọt. - Ngoài ra Công ty còn kinh doanh thuốc thú y. + Lĩnh vực hoạt động - Đại lý, mua bán hàng tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, lương thực. - Nuôi trồng thủy sản. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX thuỷ sản Núi Cốc Bộ máy cơ cấu tổ chức của HTX khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng & một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản trị của HTX theo kiểu trực tuyến – chức năng. Có sự phân định rõ ràng quyền hạn & trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của chủ tịch HĐQT HTX. Sơ đồ tổ chức của HTX như mô hình dưới đây:
  34. 26 Chủ tịch HĐQT HTX Giám đốc HTX Phó Giám đốc HTX Quản lý cửa Quản lý Quản lý kho hàng trang trại cá Người lao Người lao Người lao động động động Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động của HTX thủy sản Núi Cốc * Cơ cấu tổ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX: Ông Lê Khánh Lộc Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Tùng Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Tiến Quản lý cửa hàng: Ông Lê Văn Tú Người lao động: 5 người Quản lý trang trại cá: Ông Bùi Văn Đức Người lao động: 10 người Quản lý kho: Bà Vũ Thị Lan Người lao động: 9 người
  35. 27 * Thực trạng hoạt động của HTX thủy sản Núi Cốc HTX thủy sản Núi Cốc chuyên nuôi trồng và thu mua sau đó phân phối các mặt hàng thủy sản chủ yếu là cá nước ngọt HTX thủy sản Núi Cốc luôn đảm bảo đem đến tận tay người tiêu dùng một sản phẩm đạt chất lượng và VSATTP nhất với mục tiêu vì một bữa ăn an toàn cho người tiêu dùng. Thực hiện chương trình liên kết và tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị giữa 4 nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và HTX) nhằm bao tiêu và cung cấp các sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn, có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, trở thành một trong những HTX đầu tiên sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm có quy mô trên địa bàn tỉnh. Tài chính Vốn điều lệ 2.500.000.000 đồng Vốn vay ngân hàng: 2.000.000.000 đồng; Lãi vay 9% Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị HTX thủy sản Núi Cốc có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, trong đó có: - Nhà xưởng ( kho ): 01 - Phương tiện vận chuyển: 08 chiếc ô tô tải từ 1,5 – 5 tấn; 10 chiếc xe máy. - Cửa hàng: 03 - Trang trại sản xuất cá: 01 Ở trang trại cá Hồ Núi Cốc Lồng vuông: 40 Lồng tròn: 15 Vợt bắt cá: 16 Cân đồng hồ: 8 Xe rùa: 6 Máy xục khí:20 Diện tích nuôi.
  36. 28 HTX hoạt động với 55 lồng nuôi cá các loại trong đó có 15 lồng tròn, 40 lồng vuông có tổng thể tích là 27.500 m3 Bảng 3.1. Diện tích nuôi thủy sản qua các năm tại HTX thủy sản Núi Cốc 2016 2017 Chênh lệch STT Loại cá ĐVT Diện Cơ cấu Diện Cơ cấu Diện Cơ cấu tích (%) tích (%) tích (%) 1 Cá trê lai 2.250 9 2.800 10,2 550 1,2 2 Cá trắm cỏ 2.250 9 2.050 7,5 -200 -1,5 3 Cá trắm đen 4.250 17 4.650 16,9 400 -0,1 4 Cá rô phi 2.100 8,4 2.300 8,4 200 0,0 5 Cá chép 4.800 19,2 6.250 22,7 1450 3,5 6 Cá chim m3 1.450 5,8 1.650 6,0 200 0,2 7 Cá diêu hồng 1.400 5,6 0 0,0 -1400 -5,6 8 Cá trôi 2.350 9,4 2.350 8,5 0 -0,9 9 Cá mè 2.200 8,8 3.500 12,7 1.300 3,9 10 Cá mè hoa 1.950 7,8 1.950 7,1 0 -0,7 Tổng 25.000 100 27.500 100 100 (nguồn: HTX thủy sản núi cố) Hình 3.2. Đồ thị thể hiện cơ diện tích nuôi thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc
  37. 29 Qua đồ thị diện tích và cơ cấu của một số loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc cho ta thấy, diện tích nuôi các loại thủy sản có thay đổi theo chiều hướng tăng lên, cụ thể như sau: Diện tích nuôi cá Trê lai năm 2016 chiếm 9% diện tích, đến năm 2017 tăng lên 1,2 % tương đương 10,2 % diện tích nuôi do sự đón nhận của thị trường với loại các này nên HTX đã có ngay sự điều chỉnh diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá Trắm các loại chiếm 26% diện tích nuôi thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc năm 2016. Đến năm 2017 giảm xuống -1,6% tương đương 24,4 % diện tích nuôi do nhu cầu của thị trường nên HTX đã có ngay sự điều chỉnh diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá rô phi năm 2016 là 8,4% diện tích nuôi. Đến năm 2017 không có thay đổi do lượng sản xuất và tiêu thụ đã không có sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Diện tích nuôi cá Chép năm 2016 là 19,2% tổng diện tích nuôi. Đến năm 2017 tăng lên là 22,7% tổng diện tích nuôi vì nhu cầu thị trường lớn, giá ổn định, đặc biệt là các nhà hàng và quán ăn mà HTX đang cung cấp, nên HTX đã mạnh dạn tăng diện tích nuôi lên 3,5% diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá chim năm 2016 là 5,8% tổng diện tích nuôi. Đến năm 2017 diện tích có điều chỉnh tăng lên 0.2 % lên 6% tổng diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá Diêu Hồng năm 2016 là 5,6% tổng diện tích nuôi. Đến năm 2017 HTX ghi nhận không còn lồng nuôi cá Diêu Hồng do nhu cầu thị trường ít cá nuôi chập lớn và bán chậm dẫn đến chi phí cao nên đã loại bỏ khỏi danh sách nuôi. Diện tích nuôi cá Trôi năm 2016 là 9,4% tổng diện tích nuôi. Đến năm 2017 giảm xuống còn 8,5% tổng diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá Mè các loại năm 2016 là 16,6% tổng diện tích nuôi. Đến năm 2017 tăng lên là 19,8% tổng diện tích nuôi loại cá này bán tốt tại các chợ đầu mối và các tiểu thương đến liên hệ mua số lượng nhiều tại HTX.
  38. 30 * Những thành tựu đã đạt được của HTX thủy sản Núi Cốc - HTX thủy sản Núi Cốc đã triển khai thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; bước đầu đã gắn được trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong việc kí kết hợp đồng, gắn giữa sản xuất và chế biến. - Sản phẩm thực phẩm sạch dần đi vào cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng, nên sản xuất các loại thực phẩm qua các năm ngày càng tăng do nhu cầu người tiêu dùng và khả năng sản xuất ngày càng gia tăng. - Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập. - Các sản phẩm sạch mà HTX thủy sản Núi Cốc sản xuất ngày càng nâng cao về số lượng cũng như chất lượng, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện và quy mô hơn. - Sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc đã có thương hiệu. - Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập. - Diện tích, năng xuất, sản lượng ngày càng tăng. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. * Những sản phẩm đang cung ứng ra thị trường của HTX Với xu hướng tiêu dùng sản phẩm sạch và nhu cầu thị trường ngày càng tăng cả về chất và lượng. Ngoài việc đẩy mạnh tăng về quy mô sản xuất HTX đang ngày càng mở rộng về các sản phẩm cung ứng cho thị trường nhằm tiếp cận sâu rộng hơn với nhiều loại nhu cầu của khách hàng. Sau 2 năm phát triển HTX đã và đang cung ứng ra thị trường 10 loại cá truyền thống đáp ứng nhu cầu thị trường. Dưới đây là bảng các sản phẩm mà HTX đang cung ứng ra thị trường để ta có thể thấy rõ các sản phẩm mà HTX đang sản xuất kinh doanh
  39. 31 Bảng 3.2. Các sản phẩm của HTX Năm 2016 Năm 2017 STT Sản phẩm ( tấn) ( tấn) 1 Cá trê lai 4.613 5.880 2 Cá trắm cỏ 4.568 4.264 3 Cá trắm đen 8.713 9.858 4 Cá rô phi 3.465 3.795 5 Cá chép 7.200 10.625 6 Cá chim 3.625 3.960 7 Cá diêu hồng 3.290 0 8 Cá trôi 3.995 3.525 9 Cá mè 3.850 6.125 10 Cá mè hoa 3.413 3.705 11 Cá trê 0 0 12 Cá diếc 0 0 13 Cá tầm 0 0 14 Cá chép 3 màu 0 0 15 Cá rô phi đơn tính 0 0 (Nguồn: Quản lý trang trại) Qua bảng ta thấy HTX đang có 10 sản phẩm tương ứng 10 loại cá đang cung ứng ra thị trường. Đây là những giống cá mà thị trường tiêu thụ nhiều và thường xuyên có nhu cầu cao. Định hướng năm 2020 HTX sẽ cung cấp thêm 5 loại cá trong bảng, nhằm vào lượng khách hàng chủ yếu là các nhà hàng và đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm có giá cao, thường xuyên mua tại HTX và các chợ đầu mối. 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc Với sự phát triển mạnh mẽ và là một hướng phát triển rất cơ bản được nhiều tỉnh áp dụng và mang lại thành công. HTX thủy sản Núi Cốc là một trong nhiều
  40. 32 HTX đi đầu trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản tại tỉnh Thái Nguyên, qua 2 năm đầu đi vào hoạt động đã đem về nhiều thành công và được đánh giá là hướng đi đúng. Trong 2 năm hoạt động HTX đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương ngoài ra tạo thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX. 3.2.1 Nhập giống và chi phí sản xuất của HTX 3.2.1.1 Tình hình nhập giống và sản xuất giống các sản phẩm của HTX Hiện tại HTX thủy sản Núi Cốc chủ yếu nhập giống các loại cá 100% từ cá các công ty giống có uy tính tại Thái Nguyên hoặc một số tỉnh lân cận sau đó nuôi trong lồng thành cá thành phẩm và xuất bán. Tuy việc nhập giống sẽ làm chi phí sản xuất cao và mất đi phần lợi nhuận lớn vì sản xuất cá giống từ cá bột là khâu cho lợi nhuận lớn nhất trong ngành. Nhưng địa hình của HTX hiện tại chưa cho phép cũng như vốn sản xuất kinh doanh chưa đủ nhiều để mở rộng sản xuất cá giống phục vụ sản xuất và kinh doanh. Dưới đây là bảng giá nhập cá giống và lượng nhập qua 2 năm của HTX Bảng 3.3: Giá và số lượng nhập cá giống của HTX thủy sản Núi Cốc qua 2 năm 2016 – 2017 Chênh lệch 2016 2017 2017/2016 STT Giống cá Số lượng Giá Số lượng Giá số lượng Giá (Kg) (1.000) (Kg) (1.000) (Kg) (1000) 1 Cá trê lai 150 65 200 65 50 0 2 Cá trắm cỏ 150 65 100 65 -50 0 3 Cá trắm đen 220 69 300 71 80 2 4 Cá rô phi 100 45 150 48 50 3 5 Cá chép 300 55 450 55 150 0 6 Cá chim 80 250 100 250 20 0 7 Cá diêu hồng 100 55 0 58 -100 3 8 Cá trôi 160 45 150 45 -10 0 9 Cá mè 150 50 250 48 100 -2 10 Cá mè hoa 100 55 100 52 0 -3 Tổng 1510 1800 (Nguồn : HTX thủy sản Núi Cốc)
  41. 33 Qua bảng ta thấy rằng lượng nhập giống của HTX đã tăng dần từ 1.510 kg cá giống các loại năm 2016 lên 1.800kg cá giống các loại năm 2017. Trong đó: Cá trê lai nhập tăng 50kg cá trắm cỏ giảm 50kg và trắm đen tăng 80kg Cá rô phi tăng 50kg qua 2 năm Cá chép tăng nhiều nhất là 150kg sau 2 năm Cá chim tăng 20 kg Cá diêu hồng giảm 100kg (hiện tại không nuôi nữa) Cá trôi giảm 10kg Cá mè tăng 100kg Cá mè hoa không tăng Sở dĩ sản lượng cá nhập có sự thay đổi vì qua một năm tiếp cận và mở rộng thị trường kinh doanh tiêu thụ cá thương phẩm HTX đã rút ra nhiều kinh nghiệm và dần chăn nuôi theo nhu cầu thị trường nhiều hơn. Việc mở rộng kênh bán cho các nhà hàng bếp ăn và chợ yêu cầu nhiều về dòng cá trắm đen và cá chép, cá mè nên lượng nhập cũng từ đó mà tăng cao. Riêng với cá diêu hồng sau 1 năm kinh doanh nhận thấy thị trường tiêu thụ không có và giá cả giảm nhiều nên HTX dừng nuôi và chuyển diện tích lồng sang nuôi thêm cá trắm đen và cá chép. Qua 2 năm cũng nhận thấy giá cá giống nhập và ít biến động hoặc biến động nhẹ điều này phù hợp vì thị trường cá giống và các trang trại cung cấp cá giống luôn luôn có giá biến động nhẹ. Trong đó Giống cá trắm đen có giá từ năm 2016 đến 2017 tăng 2.000đ/kg Giống cá rô phi có giá từ năm 2016 đến 2017 tăng 3.000đ/kg Giống cá diêu hồng có giá từ 2016 đến 2017 tăng 3.000đ/kg Giống cá mè có giá từ 2016 đến 2017 giảm 2.000đ/kg Giống cá mè hoa có giá từ 2016 đến 2017 giảm 3.000đ/kg Các loại cá giống khác không có biến động về giá qua 2 năm.
  42. 34 3.2.1.2 Tình hình chi phí sản xuất các sản phẩm của HTX Bảng 3.4. : Chi phí sản xuất qua các năm 2016 – 2017 của HTX thủy sản Núi Cốc 2016 2017 Chênh Đơn Đơn lệch STT Chỉ tiêu ĐVT Số Thành Số Thành Giá Giá 2017/2016 lương Tiền lương Tiền (1.000) (1.000) (1000) 1 Cám con cò Tấn 83 11.500 954.500 92 11.500 1.058.000 103.500 2 Cám gạo Tấn 8 5.800 46.400 9 5.800 52.200 5.800 3 Bột ngô Tấn 8 5.800 46.400 9 5.800 52.200 5.800 4 Bột sắn Tấn 8 5.800 46.400 9 5.800 52.200 5.800 5 Cỏ Tấn 17 3.000 51.000 18 3.000 54.000 3.000 6 Chi phí nhân công Ngày 1200 180 216.000 1320 180 237.600 21.600 7 Chi phí thuốc . 11.500 12.200 700 8 Tiền điện kw 2000 3 6.000 2000 3 6.000 0 9 Khấu hao thiết bị 6.600 6.600 0 10 Chi phí khác 16.200 17.500 1.300 Tổng 1.401.000 1.548.500 147.500 (Nguồn: HTX thủy sản Núi Cốc) Qua bảng ta thấy năm 2016 chi phí cho sản xuất của HTX là 1,4 tỷ đồng đến năm 2017 con số này là 1,548 tỷ đồng. Trong đó: Cám con cò có chi phí lớn nhất với ~ 954 triệu đồng năm 2016 lên 1.058 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 103 triệu đồng. Cám gạo là 46,4 triệu đồng năm 2016 lên 52,2 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 5,8 triệu đồng. Bột ngô là 46,4 triệu đồng năm 2016 lên 52,2 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 5,8 triệu đồng. Bột sắn gạo là 46,4 triệu đồng năm 2016 lên 52,2 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 5,8 triệu đồng. Cỏ là 51 triệu đồng năm 2016 tăng lên 54 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 3 triệu đồng
  43. 35 Chi phí nhân công là 216 triệu đồng năm 2016 lên 237,6 đồng năm 2017 tương ứng tăng 21,6 triệu đồng (tăng thêm số lượng nhân công để đáp ứng công việc). Chi phí tiền điện là 6 triệu, không tăng. Chi phí khác là 16,2 triệu đồng năm 2016 lên 17,5 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 1,3 triệu đồng. Chi phí Thuốc là 11,5 triệu đồng năm 2016 lên 12,2 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 0,7 triệu đồng Chi phí khấu hao thiết bị qua 2 năm được hạch toán như nhau là 13,2 triệu đồng. 3.2.2 Kênh phân phối và tiêu thụ của HTX thủy sản Núi Cốc Trong thời buổi nền kinh tế thị trường với những thay đổi và biến động không ngừng như hiên nay thị việc tạo ra được sản phẩm đã khó nhưng làm sao để tiêu thụ được sản phẩm đó có hiệu quả nhất khi mà khả năng tiếp cận cũng như phân tích các thông tin về thị trường đối với người dân còn hạn chế, trong khi đó sự biến động thị trường không ngừng nghỉ và luôn thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau thì việc đánh giá, tìm hiểu tiếp cận thị trường sâu sát là việc nên làm nhanh và chính xác tạo đầu ra cho sản phẩm cũng như tránh làm tăng chi phí sản xuất. Dưới đây là sơ đồ kênh phân phối của HTX thủy sản Núi Cốc Người sản xuất Nhà xưởng (kho) Chợ đầu mối Bếp ăn Nhà hàng Tiểu thương Người tiêu dùng trực tiếp Hình 3.3. Sơ đồ tình hình phân phối cá tại HTX thủy sản Núi Cốc
  44. 36 Cá sau khi được thu hoạch sẽ được chuyển lên nhà xưởng bằng phương tiện chuyên dùng như xe tải ,xe đông lạnh Tại đây cá và các sản phẩm nông sản khác được sơ chế và đóng gói trong mô hình khép kín để đảm bảo quy trình vệ sinh cho sản phẩm. Sau khi được sơ chế và đóng gói, cá và các sản phẩm sẽ được phân phối tới các kênh tiêu thụ tùy theo yêu cầu của các trường học, nhà hàng, bếp ăn tập thể Ngoài các kênh tiêu thụ trên, HTX thủy sản Núi Cốc còn có cửa hàng trưng bày các sản phẩm nông sản để các sản phẩm này được đến gần hơn với người tiêu dùng là các hộ gia đình trong địa bàn tỉnh nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Cá tươi chưa qua sơ chế được các tiểu thương tới mua tại chỗ các xe chuyên dụng sẽ chở lượng cá còn lại đến các chợ đầu mối và các nhà hàng tiêu thụ theo đơn hàng yêu cầu. 3.2.3. Tìm hiểu quy trình phân phối cá sạch tại HTX thủy sản Núi Cốc Phân phối cho các trường mầm non Cá sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển đến nhà kho. Tại đây sẽ có công nhân trực tiếp sơ chế cá để phù hợp với yêu cầu mà các trường mầm non đưa ra như: làm ruột, cạo vảy, cắt đuổi, cắt khúc Số lượng cá phân phối cho các trường mầm non, các xí nghiệp chiếm khoảng 20% tổng số cá mà HTX thủy sản Núi Cốc tiêu thụ điều đó cho thấy sự quan tâm và đầu tư cho kênh phân phối này khá lớn và là hướng đi lâu dài của HTX. Cụ thể: sẽ có : 06 chiếc ô tô tải từ 0,7 - 1,5 tấn; 05 chiếc xe máy dùng để giao và vận chuyển hàng hóa giao hàng cho các trường mầm non, các xí nghiệp đã đặt hàng từ trước. Phân phối bán lẻ tại cửa hàng Một phần nhỏ khoảng 10% sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng là người dân trong thành phố. Tại đây cá được đựng trong các bể cá chuyên dụng, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn của gia đình Cá tươi sống: Cá sẽ được người tiêu dùng lựa chọn và sơ chế ngay tại cửa hàng(mổ ruột, cạo vảy, cắt khúc) Cá đã qua chế biến: tại cửa hàng sẽ được chế biến thành các món ăn liền(cá kho, ruốc cá )
  45. 37 Phân phối cho các nhà hàng, quán ăn, khách sạn. + Lượng khách hàng này không đều và việc phục vụ cũng gặp nhiều khó khăn hơn các kênh phân phối khác do những khách hàng này chủ yếu lấy số ít nhưng yêu cầu về chất lượng cao, cá phải to và khỏe mạnh. Các chủ nhà hàng thường chủ động liên hệ đặt hàng hoặc có các tiểu thương chuyên phục vụ thực phẩm cho các bếp của nhà hàng trực tiếp đến tận lồng nuôi bắt. cơ cấu cho kênh phân phối này chiếm khoảng 15% trong tổng cơ cấu hàng bán của HTX Phân phối tại các chợ đầu mối. + Hàng ngày xe của HTX sẽ đem giao cá cho các tiểu thương tại chợ và các quầy hàng bán thủy sản trong khu vực chợ trong địa bàn tỉnh. Mối hàng tại các chợ này lấy rất thường xuyên và chiếm phần lớn lượng cá bán ra của HTX khoảng 55% Kênh bán Cơ cấu (%) Nhà hàng 14 Bếp ăn 19 Cửa hàng 10 Chợ 57 (nguồn : HTX thủy sản Núi Cốc) Hình 3.4. Cơ cấu sản lượng cá được phân phối qua các kênh
  46. 38 3.2.4. Phân tích SWOT Bảng 3.5 Phân tích ma trận SWOT cho phát triển sản xuất và phân phối cá Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) + Người sản xuất có kinh nghiệm nuôi + Vấn đề tiêu thụ thực phẩm sạch ở các cá lâu năm thành phố lớn, khu đô thị, khu công + Nguồn giống có chất lượng đảm bảo nghiệp, trường học + Lực lượng lao động chăm chỉ và chi ngày càng cao phí lao động thấp + Chính sách mở hỗ trợ nông nghiệp của chính phủ Điểm yếu (W) Thách thức (T) + Chưa quy hoạch khu vực tập chung + Thời tiết thay đổi bất thường + Vấn đề thông tin quảng bá sản + Chi phí lao động cao hơn, năng suất phẩm còn hạn chế thấp hơn và rủi ro cũng nhiều hơn sản + Giá thành cao,khó tìm đầu ra cho xuất cá thường sản phẩm + Giá bán không ổn định + Khả năng áp dụng khoa học kỹ + Phần lớn lao động đều chưa qua đào thuật còn thấp tạo nhưng lại có kinh nghiệm sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn 3.2.3 Doanh thu của HTX thủy sản Núi Cốc và định hướng phát triển Nếu như trước đây chưa phát huy được mô hình kinh tế tập thể thì những năm gần đây, sau khi tiến hành củng cố lại tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động, các HTX bắt đầu có những khởi sắc tạo ra những đột phá trong cách thức làm nông nghiệp cũng như tạo ra nhiều hơn những giá trị. Không năm ngoài sự tiến lên đó HTX thủy sản Núi Cốc sau 2 năm hoạt động cũng đã có những bước đi vượt bậc và gặt hái được những thành công nhất định. Để hiểu rõ sự phát triển đó ta cùng xem xét doanh thu các loại cá của HTX qua 2 năm để thấy rõ hơn điều đó.
  47. 39 Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng cá của HTX qua 2 năm 2016 – 2017 Tốc độ phát Tốc độ phát 2016 2017 triển năng triển sản STT Loại cá suất (%) lượng (%) NS SL NS SL 2017/2016 2017/2016 (kg/m3) (kg) (kg/m3) (kg) 1 Cá trê lai 2,05 4.613 2,1 5880 102,44 127 2 Cá trắm cỏ 2,03 4.568 2,08 4264 102,46 93 3 Cá trắm đen 2,05 8.713 2,12 9858 103,41 113 4 Cá rô phi 1,65 3.465 1,65 3795 100,00 110 5 Cá chép 1,5 7.200 1,7 10625 113,33 148 6 Cá chim 2,5 3.625 2,4 3960 96,00 109 7 Cá diêu hồng 2,35 3.290 0 0 - - 8 Cá trôi 1,7 3.995 1,5 3525 88,24 88 9 Cá mè 1,75 3.850 1,75 6125 100,00 159 10 Cá mè hoa 1,75 3.413 1,9 3705 108,57 109 (nguồn: HTX thủy sản Núi Cốc) Qua bảng năng suất và sản lượng một số loại cá chính của HTX thủy sản Núi Cốc ta có thể thấy rõ năng xuất và sản lượng có thay đổi rõ rệt như: - Cá trê lai có sản lượng đạt 4.613 kg năm 2016 lên 5.880 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 102,44%, tốc độ phát triển sản lượng là 127% so với cùng kỳ. - Cá trắm cỏ sản lượng đạt 4.568 kg năm 2016 giảm xuống 4264 kg năm 2017 với tốc độ phát triển năng suất tăng là 102,44%, tốc độ phát triển sản lượng giảm còn 93 % so với cùng kỳ. (do giảm diện tích nuôi) - Cá trắm đen có sản lượng đạt 8.713 kg năm 2016 lên 9.858 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 103,41%, tốc độ phát triển sản lượng là 113 % so với cùng kỳ. - Cá rô phi có sản lượng đạt 3.465 kg năm 2016 lên 3.795 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 100%, tốc độ phát triển sản lượng là 110 % so với cùng kỳ.
  48. 40 - Cá chép có sản lượng đạt 7.200 kg năm 2016 lên 10.625 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 113,33%, tốc độ phát triển sản lượng là 148 % so với cùng kỳ. - Cá diêu hồng có sản lượng đạt 3.290 kg năm 2016 nhưng đầu ra khó khăn, cộng thêm sự bấp bênh về giá cả nên hợp tác xã đã chuyển diện tích nuôi cá diêu hồng sang các loại cá khác mà thị trường có yêu cầu cao hơn. - Cá trôi có sản lượng đạt 3.995 kg năm 2016 giảm xuống còn 3.525 kg năm 2017 với tỷ lệ năng suất giảm là 88,24 %, tốc độ phát triển sản lượng là giảm còn 88 % so với cùng kỳ. - Cá mè có sản lượng đạt 3.850 kg năm 2016 lên 6.125 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 100 %, tốc độ phát triển sản lượng là 159 % so với cùng kỳ. Cá mè hoa có sản lượng đạt 3.413 kg năm 2016 lên 3.705 kg năm 2017 với tỷ lệ tốc độ phát triển năng suất là 108,57%, tốc độ phát triển sản lượng là 109 % so với cùng kỳ. Bảng 3.7.Doanh thu các loại cá của HTX trong 2 năm 2016 - 2017 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch STT Sản phẩm (1000đ) (1000đ) 2017/2016 Cơ cấu(%) 1 Cá trê lai 230.625 294.000 63.375 127 2 Cá trắm cỏ 228.375 213.200 - 15.175 93 3 Cá trắm đen 470.475 532.332 61.857 113 4 Cá rô phi 138.600 151.800 13.200 110 5 Cá chép 302.400 446.250 143.850 148 6 Cá chim 148.625 162.360 13.735 109 7 Cá diêu hồng 157.920 0 - - 8 Cá trôi 151.810 133.950 - 17.860 88 9 Cá mè 134.750 214.375 79.625 159 10 Cá mè hoa 122.850 133.380 10.530 109 Tổng 2.086.430 2281647 195.217 109 (Nguồn: HTX thủy sản Núi Cốc)
  49. 41 Qua bảng ta thấy rằng doanh thu của HTX qua 2 năm hoạt động có chiều hướng tăng năm 2016 là ~ 2 tỷ đồng đến 2017 là 2,3 tỷ đồng tương ứng tăng 109% trong đó: Một số loại cá cho doanh thu nhiều nhất là cá trắm đen, cá chép, cá trê lai 3.3. Nội dung thực tập và những công việc đã làm tại HTX thủy sản Núi Cốc 3.3.1 Tìm hiểu quy trình sản xuất tại trại cá Hồ Núi Cốc Điều kiện sản xuất Nội dung Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo hồ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³[7]. Hồ được tạo ra nhằm các mục Địa điểm nuôi đích: Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất. Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp. Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Công việc quan trọng nhất trong việc sản xuất nguồn cá chất lượng và đảm bảo an toàn đó là việc lựa chọn giống. Nên HTX thủy sản Núi Cốc chỉ lựa chọn những HTX sản xuất cá giống Con giống hàng đầu của tỉnh cơ sở vật chất và nghiên cứu được đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra đàn cá giống tốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người nuôi HTX thủy sản Núi Cốc sử dụng một số loại cám công nghiệp Thức ăn và nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, cám gạo, cám ngô. Chỉ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép với hàm lượng theo quy định của nhà nước hầu như Phòng bệnh không ảnh hưởng đến chất lượng của thịt cá đảm bảo gây ít ảnh hưởng độc hại đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng
  50. 42 Quy trình sản xuất  Cá Rô Phi Vị trí đặt lồng bè: - Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều. - Nuôi ở hồ chứa nước chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách. - Môi trường nước nơi đặt lồng - pH = 7,5 - 8,0 - Oxy hoà tan (O•2) lớn hơn 5 mg/lít - Amoniac (NH3) không lớn hơn 0,01 mg/lít - Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít - Cách đặt lồng - Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất. - Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m. - Chọn giống: - Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng - Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng. - Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1% - Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng: Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước: Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè. Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.
  51. 43 Liều lượng dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 m3 nước. Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác. - Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng: VICATO (Trichlocyanuric acid - TCCA): Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần. Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). - Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào: Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần. - Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh: Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán). Thuốc KN-04-12: Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột ). Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10. Thuốc kháng sinh: Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp). Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày. Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic): Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.
  52. 44 Thức ăn - Thức ăn cho cá rô phi sử dụng trong quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp. Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, sẽ hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước trong lồng nuôi. Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 18 - 35%. Thời gian đầu cá còn nhỏ nên cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm cao (30 - 35%) để cá nhanh lớn, có sức đề kháng với bệnh và tăng tỷ lệ sống. Cá nuôi tháng thứ nhất cho ăn 7 - 10% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 2 cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 3 cho ăn 3 - 4% trọng lượng thân cá/ngày, từ tháng 4 trở đi cho ăn 2 - 3% trọng lượng thân cá/ngày với hàm lượng đạm 18 - 20%. - Thức ăn công nghiệp được vãi đều tại vị trí cố định trong lồng.Thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào lúc sáng (7 - 8 giờ) và chiều (17 - 18 giờ). Cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá. - Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Thu hoạch - Sau khi nuôi cá được 4-5 tháng, cá có thể đạt trên 500g tiến hành thu hoạch toàn bộ. Kiểm tra và vệ sinh lồng chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo. Cá Trắm Cỏ - Chọn và thả cá giống - Cá đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20 cm. - Không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ, hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước. - Mùa vụ thả: Lồng nuôi trên sông: tháng 2 - 3 hoặc thả sau lũ. Thời gian nuôi 1 năm lúc này cá đạt 1 kg có thể thu tỉa. - Nuôi cá lồng trên sông: 30 - 35 con/m3. - Cách thả giống: Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra.
  53. 45 - Thời gian thả giống: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 16 - 18 giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài. - Tắm cá giống trước khi thả: Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng: + Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/m3 nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. + Tắm bằng nuớc muối có độ mặn 5 - 7‰, trong thời gian 5 phút. - Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. - Chú ý: Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: Chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xanh bao gồm: lá sắn, cỏ, rong các loại, không chứa độc tố, luợng thức ăn xanh chiếm 40% luợng thức ăn trong ngày. Cho ăn từ 5 - 7% trọng lượng thân. Ngoài ra, để chủ động nguồn thức ăn cho cá, có thể trồng thêm cỏ, sắn, rau các loại. Trong quá trình nuôi, cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng tốt. Thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hàng ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ Bệnh xuất huyết do virus: Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. - Gốc vây, nắp mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết, hậu môn, gốc vây chuyển sang màu đỏ. Cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần. Ruột xuất huyết nhưng không hoại tử. Cá bị bệnh từ 3 - 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60 - 80%, có khi chết đến 100%. Cá bị bệnh từ 6 - 25cm, thường giai đoạn dể cảm nhiểm từ 15 - 25cm (0,1-0,5 kg/con).
  54. 46 Phòng bệnh: Tạt vôi nông nghiệp trong lồng và xung quanh vùng nuôi với liều lượng 5 - 7kg/lồng. Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày, dùng 2 - 5 g/100kg cá/ngày. Sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3 - 5 giảm còn một nửa. Vitamin C liều dùng thường xuyên 2 - 3g/1kg cá /ngày, liên tục 7 - 10 ngày. Trị bệnh: Không có thuốc trị đặc hiệu cho bệnh này. Bệnh viêm ruột: Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vây bụng. - Vây xuất huyết rách nát, cụt dần. Mang xuất huyết dính bùn hậu môn viêm đỏ. Ruột chứa đầy hơi và hoại tử, bệnh tích điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi.Cá bị bệnh từ 1 - 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết 30 - 40%. - Bệnh thường gặp ở giai đoạn cá giống. Phòng bệnh: Tạt vôi nông nghiệp trong lồng và xung quanh vùng nuôi với liều lượng 5 - 7kg/lồng. Dùng 20 - 30g tỏi + 2kg cây chó đẻ /100kg cá trộn vào thức ăn cho ăn 2 - 3 ngày Trị bệnh: Oxytetracyline HCl trị các bệnh nhiễm khuẩn như: đốm đỏ, hậu môn sưng đỏ trên cá nước ngọt. Bệnh trùng bánh xe: Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh thành của lồng. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy lồng và chết. Phòng trị bệnh: Dùng nước muối NaCl: 2 - 3 g/1lít nước tắm cho cá 5 - 15 phút. Bệnh trùng mỏ neo: Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt
  55. 47 thường (người nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhớt). Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Phòng trị bệnh Dùng lá xoan bó thành từng bó, ngâm xuống ao với liều lượng 1 - 2 kg/ 1000 2 lồng. Thu hoạch Ngừng cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ 1-2 tháng trước khi thu hoạch để đảm bảo lượng kháng sinh tồn dư trong cá mất đi Cá đạt trọng lượng từ 2-3kg có thể thu hoạch tỉa.  Cá Chép Vị trí lồng nuôi Chọn khu vực hạ lưu hồ chứa, xa bến tập kết gỗ, nứa, đập tràn. Chọn nơi thông thoáng, khuất gió, nước sâu hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/giây. Không nên nuôi ở các điểm cuối eo ngách. Vị trí đặt lồng cách bờ ít nhất 15 – 20m. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 330C. Ở hồ chứa mỗi cụm bố trí từ 10 – 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 – 300m, đặt so le nhau. Tại hồ chứa tổng diện tích lồng, bè không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 cụm lồng 20m2. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt. Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm Chọn giống và thả giống Mật độ cá thả 1 –1,5con/m2, những nơi có nguồn nước sạch và ra vào thuận lợi có thể nuôi 2 – 3 con/m2
  56. 48 Giống cá được thả khi trời mát như sáng sớm, hoặc chiều tối. Cá giống trước khi thả cần được cần bằng với môi trường nước ao nuôi bằng cách ngâm bao cá vào trong ao từ 10 – 15 phút sau đó mở miệng túi ra từ từ để cá không bị sốc về môi trường. Thức ăn và khẩu phần ăn Thường xuyên kiểm tra ao cá nuôi vào mỗi buổi sáng và buổi chiều để biết hoạt động bất thường của cá. Kỹ thuật cho ăn 4 định : số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm. Thời gian cho cá ăn ngày 2 lần: Buổi sáng 6 – 8 giờ, buổi chiều 16 – 18 giờ. Những ngày thời tiết thay đổi cần giảm lượng thức ăn. Đặc biệt khi cá có hiện tượng nổi đầu không nên cho ăn. Cỡ cá đến 100 g: 3 – 5% trọng l­ượng cá Cỡ cá 300 g: 1.5% trọng lư­ợng cá. Một số biện pháp phòng và trị bệnh cá chép Phòng bệnh tổng hợp Định kỳ dùng 1 - 2kg vôi/100m3 nước/tuần. Khi trời mưa dùng 2kg vôi/100m3. Treo túi vôi 2 – 4kg/túi tại các điểm cho ăn Giống trước khi thả tắm qua nước muối 2 – 3kg/100lít nước thời gian 5 –10 phút. Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho lồng. Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, BIODW, BIOBAC để cải thiện môi trường nước. Bổ sung vitamin C từ 200 – 300g cho 100kg thức ăn, cho cá ăn định kỳ để tăng sức đề kháng cho cá. Phòng bệnh bằng một số cây thảo mộc để phòng bệnh cho cá: Cây chuối: thân cây thái nhỏ và lá chặt thành đoạn cho cá ăn. Cây tỏi: Tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 0.5 - 1kg/100kg thức ăn. Cho ăn 6 ngày liên tục. Cây Rau sam: rửa sạch bằng nước muối và cho ăn 1.5 - 3kg rau/100kg cá Cây nhọ nồi:nghiền lấy nước và dùng cả bã cho cá ăn với liều lượng 2 -3kg/100kg cá/ngày. Các cây thảo mộc trên đều phòng và chữa tốt các bệnh về đường ruột cho cá.
  57. 49 Bệnh đốm đỏ ở cá chép Dấu hiệu bệnh lý :Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp. Xuất hiện các đốm đỏ trên thân, các gốc vây quanh miệng. Vẩy rụng và bong ra, các vết loét ăn sâu vào cơ thể có mùi tanh đặc trưng. Hậu môn sưng đỏ, bụng có thể trướng to, các vây sơ rách, tia vây cụt dần. Giải phẫu: xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch, các cơ quan nội tạng như gan, lá lách, thận xuất huyết, ruột không có thức ăn và có thể chứa đầy hơi,thành ruột xuất huyết có nhiều chỗ bị hoại tử thối nát. Bệnh xuất huyết xảy ra chủ yếu ở cá trắm, chép, trôi Mùa phát bệnh: mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu. Biện pháp phòng trị bệnh : - Phòng bệnh dùng Tiên Đắc1 của Trung Quốc: 1kg thuốc/2.000kg cá,ăn trong 5 ngày liền và 30 - 40 ngày cho ăn 1 lần. Trị bệnh dùng 1kgthuốc/1.000kg cá, ăn 5 - 7 ngày liên tục kết hợp với vôi, thêm nước, tăng thức ăn tinh. Trộn thuốc KN04-12 cho cá ăn với liều lượng 200g cho 100kg cá/ngày cho ăn 5 - 7 ngày liên tục. Bệnh thối mang ở cá chép Dấu hiệu bệnh lí : Cá bơi lội tách đàn, chậm chạp trên mặt nước, bắt mồi giảm hoặc không bắt mồi. Da cá chuyển dần sang màu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Bề mặt xương nắp mang xuất huyết,ăn mòn có hình dạng không bình thường. Các tơ mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong lá mang xuất huyết. Trị bệnh: Để trị bệnh có thể kết hợp giữa trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn trong 5 – 7 ngày để diệt mầm bệnh - Dùng kháng sinh Erythromycine 4 g/100 kg cá/ngày. Dùng kháng sinh Oxytetracycine 20 – 40 mg/kg cá/ ngày. Bệnh do trùng mỏ neo. Dấu hiệu bệnh lý : Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những chỗ bị trùng mỏ neo bám vào, nhìn bằng mắt thường có thể thấy giống hình mỏ neo. Phân bố và lan truyền bệnh bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Cá lớn, trùng mỏ neo không gây tác
  58. 50 hại lớn nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân khác xâm nhập như nấm, vi khuẩn sẽ gây ra chết hàng loạt. Trị bệnh - Dùng lá xoan bó thành từng bó cho xuống ao với liều lượng 5 - 7 kg/100m2. Bệnh trùng bánh xe Dấu hiệu bệnh lý : Thân, mang cá có nhiều nhầy màu trắng đục. - Da cá màu xám, cá ngứa ngáy, nổi từng đàn lên mặt nước. Khi bệnh nặng các tơ mang bị phá hủy, mang đầy nhớt bạc trắng. Cá bơi lội lung tung sau đó lật bụng mới vòng rồi chìm xuống đáy và chết. Phân bố và lan truyền bệnh thường ký sinh bên ngoài như mang, da. Bệnh hay gặp ở một số loài cá: cá trắm cỏ, chép, mè trắng, trôi, trê Bệnh gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương, cá giống. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 20 - 300C. Trị bệnh : Dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá. Dùng CuSO4(phèn xanh) 500 - 700 g/1000m3 nước. Thu hoạch cá - Ngừng cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ 1-2 tháng trước khi thu hoạch để đảm bảo lượng kháng sinh tồn dư trong cá mất đi - Cá sau khi đạt trọng lượng từ 1,5 – 2 kg có thể thu hoạch tỉa.  Cá Diêu Hồng Địa điểm đặt lồng - Địa điểm đặt lồng nuôi cá là khu vực sông, hồ thông thoáng có độ sâu ít nhất 3 - 4 m nước (tính ở thời điểm mực nước xuống thấp nhất), có nước sạch, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây, không bị bóng cây che nắng, không bị nhiễm phèn hoặc ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Không đặt lồng ở những nơi cuốỉ eo ngách trong hồ. - Môi trường nước nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu: pH 7,5 - 8,0; ôxy hoà tan > 5 mg/lít; amoniac < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít.
  59. 51 - Cách chọn và thả cá giống - Thả cá giống cỡ tối thiểu 25 - 30 g/con, mật độ thả tối đa 100 con/m3 (lồng ngập nước). - Mùa vụ thả giống bắt đầu từ tháng 3 khi nhiệt độ nước trên 20°C, chậm nhất là tháng 4 - 5 (ở các tỉnh phía Bắc). Ở những vùng hay bị ngập lụt, nên thả cá sau khi hết mùa mưa và thu hoạch trước mùa mưa năm sau. Cho cá ăn và chăm sóc - Thức ăn Dùng thức ăn công nghiệp (hay tự chế) có hàm lượng đạm thô từ 20 - 26%. Khi cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, phải có màng chắn lồng làm bằng lưới có cỡ mắt lưới nhỏ hơn viên thức ăn để ngăn thức ăn không trôi ra ngoài lồng. Khi cho cá ăn bằng thức ăn tự chế hoặc thức ăn dạng viên chìm, phải dùng lưới cước có mắt lưới dày để làm mặt đáy lồng nhằm ngăn thức ăn không lọt qua đáy lồng rơi xuống đáy sông, hồ. Đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để tất cả cá nuôi trong lồng đều được ăn. Cho cá ăn từ từ, ít một để cá ăn hết thức ăn, không để cá tranh ăn làm tan thức ăn hoặc rơi ra ngoài lồng, gây thất thoát thức ăn và ô nhiễm nước. Quan sát sự bắt môi và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Vớt thức ăn cũ còn thừa trong lồng trước khi cho thức ăn mới. Chăm sóc Hàng ngày quan sát hoạt động của cá, chú ý các hiện tượng bất thường của cá trong lồng. Mỗi tuần làm vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới. Mỗi lồng nên thường xuyên treo 1 - 2 túi vôi ngập trong nước, mỗi túi chứa 2 - 3 kg vôi. Cần kiểm tra lồng khi làm vệ sinh, phát hiện các mắt lưới gần rách để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thoát ra khỏi lồng.
  60. 52 Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào nơi an toàn khi có bão, lũ và nước chảy siết. Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, đưa lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 - 2 ngày. Điều trị một số bệnh Bệnh nổ mắt (bệnh mù mắt, lồi mắt) Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 - 30oC. Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá. Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn (dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính) Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh, quan sát thấy túi mật to. Gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá, quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng Phương pháp phòng và trị bệnh: Thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi, đặc biệt là khâu xử lý nước. Dùng VINA AQUA để xử lý nước với liều 1 lít/ 5.000 3 nước trong lồng trong 2 ngày liên tục.Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 - 3% trong thời gian 5 - 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải. Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nên được duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở mức cao bằng máy quạt nước. Trộn cho ăn liên tục 5g VITAMIN C ANTISTRESS + 3 g VINAPREMIX
  61. 53 CÁ trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 - 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi. Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi. Khử trùng nước bằng VINA AQUA hoặc VINADIN 600 trong 2 ngày liên tục, sau 3 ngày dùng ENZYM BIOSUB để cải tạo môi trường. Điều trị ngay bằng kháng sinh VINA ROMET hoặc CATOM liều 5 - 10 gram + VITAMIN C ANTISTRESS liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 100 g thuốc cho 5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao. Bệnh trắng mang, thối mang (bệnh mang đóng bùn) Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh. Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn. Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều. Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường. Phương pháp phòng và trị bệnh: Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường để hạn chế ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý lượng thức ăn. Trộn cho ăn liên tục 5 g VITAMIN C ANTISTRESS + 3 g VINAPREMIX CÁ trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 - 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi. Khi cá bị bệnh phải khử trùng nước bằng VINA AQUA hoặc VINADIN 600trong 2 ngày liên tục, sau 3 ngày dùng ENZYM BIOSUB để cải tạo môi trường. Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh: VINA ROMET liều 5 - 10 gram + VINAPREMIX CÁ liều 5 gram trong 1 kg thức ăn trong 7 - 10 ngày. Thu hoạch - Sau 4 - 5 tháng nuôi, tiến hành thu tỉa cá đạt cỡ thương phẩm (500 g/con) và tiếp tục nuôi các cá nhỏ hơn còn lại để đến cuối vụ thu hoạch toàn bộ. - Cũng có thể nuôi 5-6 tháng để tất cả cá trong lồng đạt cỡ thương phẩm, khi đó tiến hành thu hoạch toàn bộ.
  62. 54 - Sản phẩm sau thu hoạch có thể được tiêu thụ ngay tại địa phương hoặc vận chuyển đi bán ở các vùng lân cận. Nếu thu hoạch được sản lượng lớn cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, có thể bán cho các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng - Ngừng cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ 1-2 tháng trước khi thu hoạch để đảm bảo lượng kháng sinh tồn dư trong cá mất đi. 3.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Thực tập chính là khoản thời gian tôi được trải nghiệm những công việc từ lý thuyết đến thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường đại học. những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp tôi trưởng thành hơn trong công việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc Trong quá trình thực tập tại HTX thủy sản Núi Cốc đã giúp cho tôi đưa ra nhũng bài học kinh nghiệm sau: Tôi được học hỏi và hiểu thêm về kỹ năng sống. Trong cuộc sống nếu không cố gắng và luôn tích cực học tập, rèn luyện, trao dồi, tích lũy kiến thức thì sẽ không bao giờ tới đích mà mình đặt ra. Giúp tôi làm thế nào để trở thành một người quản lý tốt cần phải có các kĩ năng các cách ứng xử đối với người lao động với các đối tác cần phải có thái độ sao cho chuẩn mực nhất để họ tin tưởng và tôn trọng mình, đặc biệt là tấm lòng tâm huyết với nghề. Giúp tôi hiểu biết được quy trình sản xuất cá, từ khâu chọn giống cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Giúp tôi hiểu được kỹ thuật chăm sóc và vệ sinh lồng cá Học hỏi các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng bán hàng Học được các kĩ năng về sổ sách, cách tính chế độ xuất kiểm hàng tại kho thành phẩm, báo cáo thu chi tại phòng kế toán. Và giúp tôi chủ động hơn trong công việc của mình, cách quản lý thời gian khoa học.
  63. 55 3.3.3. Đề xuất giải pháp Nhà nước cần có các chính sách tăng thêm nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn với mức cho vay lớn để đáp ứng HTX thủy sản Núi Cốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho HTX thủy sản Núi Cốc dễ rằng tiếp cận với nguồn vốn vay. Cần có chính sách nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất ra để tăng lợi nhuận cho các thành viên HTX. Cần có thị trường tiêu thụ rộng hơn và giá cá ổn định. Hạn chế tiêu thụ sản phẩm phân tán thay vào đó là tiêu thụ sản phẩm tập trung. Phát triển phương thức bán hàng trực tiếp. Xây dựng thương hiệu: HTX thủy sản Núi Cốc thành lập các kênh quảng cáo sản phẩm cá sạch. Sử dụng phương tiện truyền thông, báo trí, internet để giá trị quảng bá sản phẩm tăng sự hiểu biết của người tiêu dùng về cá sạch của HTX thủy sản Núi Cốc. Xây dựng phát triển quá trình đóng gói, mẫu mã, tem nhãn việc này có thể tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng với sản phẩm cá của HTX thủy sản Núi Cốc. Nên đăng kí bản quyền, mẫu mã để phân biệt với cá của địa phương hay HTX thủy sản Núi Cốc khác. Nhưng bên cạnh đó cũng phải quản lí chặt chẽ việc dán tem tránh việc tem giả làm ảnh hưởng đến uy tín. Tổ chức phát triển tiêu thụ: HTX thủy sản Núi Cốc cần tìm kiếm, liên kết với nhiều các nhà máy xí nghiệp, siêu thị, nhà trường để đảm bảo việc tiêu thụ được ổn định. Tăng cường liên kết giữa các kênh tiêu thụ với người sản xuất thông qua việc kí kết hợp đồng, ổn định lượng, kênh tiêu thụ, giá cả, giảm thiểu được rủi ro. Đầu tư phát triển cơ sở chế biến, bảo quản cá.
  64. 56 PHẦN 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Tìm hiểu hoạt kinh động doanh của HTX thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Em có những kết luận như sau: - Hệ thống quản lý: Chủ tịch hội đồng, cũng như Giám đốc là những người có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và tạo được nhiều mối quan hệ trong thị trường tiêu thụ nên công tác quản lý của ban lãnh đạo được cho là tốt và có sức thuyết phục đối với các hội viên tại HTX thủy sản Núi Cốc. - HTX thủy sản Núi Cốc có địa hình phù hợp và thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ thủy sản. Những năm trở lại đây diện tích nuôi cá có tăng nhưng không đáng kể do một phần là HTX thủy sản Núi Cốc chưa thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với các kênh tiêu thụ, sản phẩm chưa được quảng bá rộng rãi nên người tiêu dùng chưa được biết đến nhiều. - Về tiêu thụ cá của HTX thủy sản Núi Cốc là trường học, xí nghiệp trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên thu mua số lượng lớn, và HTX thủy sản Núi Cốc còn có cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm nên việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn. Nhưng có khó khăn nhất từ trước đến nay trong tiêu thụ là giá cả không ổn định, bấp bênh. Liên kết giữa kênh tiêu thụ không được chặt chẽ. Các tiểu thương thường ép giá. - Để phát triển sản xuất và tiêu thụ cá trong thời gian tới đạt kết quả cao thì cần có những giải pháp như về chính sách hỗ trợ về giá để ổn định giá cả trong tiêu thụ. Cần liên kết chặt chẽ với các kênh tiêu thụ thông qua hợp đồng mua bán để tạo mối làm ăn lâu dài trong tiêu thụ một cách bền vững. Đẩy mạnh tập huấn áp dụng KH-KT vào sản xuất; tích cực tuyên tryền quảng bá sản phẩm để xây dựng một thương hiệu vững chắc trên thị trường tiêu thụ.
  65. 57 - Về tình hình nhập, sản xuất giống HTX còn chưa chủ động được nguồn giống phải nhập 100% dẫn đến chi phí sản xuất cao lợi nhuận mang lại ít. Việc không chủ động được nguồn giống còn dẫn đến hạn chế trong quá trình chăn nuôi và ảnh hưởng xấu đến thời gian sản xuất. Trong khi đó thực chất việc sản xuất cá giống từ giai đoạn cá bột lên đến thả lồng cho lợi nhậu lớn nhất trong tất cả các khâu. 4.2. Kiến nghị - Tiếp tục đẩy mạnh mạng lưới thông tin, thị trường giá cả - Có chính sách thích hợp để bình ổn giá; Chính sách hỗ trợ phát triển quy mô chất lượng sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc. - Tăng cường chuyển giao khoa học- kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. - Tăng cường công tác tìm hiểu thông tin thị trường và đẩy mạnh xúc tiến các mối quan hệ với người dân nhằm cung cấp các măt hàng một cách chính xác. - Kênh thông tin và hệ thống khách hàng cần xây dựng một cách hệ thống để phục vụ kinh doanh và mở rộng thị trường lâu dài. - Sổ nhật ký sản xuất chăn nuôi cần được ghi chi tiết, khoa học hơn nữa để phục vụ nghiên cứu và có sản xuất. Được sự hướng dẫn tạn tình của giáo viên em đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của HTX thủy sản Núi Cốc” em đã được HTX thủy sản Núi Cốc tiếp nhận thực tập và được tham gia các hoạt động khi thực tập tại HTX thủy sản Núi Cốc với bản thân em luôn cho rằng các hoạt động đó là được sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của Ban Giám đốc cùng mọi người trong HTX thủy sản Núi Cốc. Khi tham gia các hoạt động đó em đã học hỏi được rất nhiều về cách thức sản xuất và phân phối cá. Các hoạt động trong quá trình thực tập có thể được cụ thể hóa như sau:
  66. 58 Bảng 3.8: Nhật ký thực tập Thời gian Nội dung công việc Kết quả Đến HTX thủy sản Núi Cốc nộp giấy giới thiệu xin thực tập, làm quen, tìm 23/9-25/9 hiểu về HTX thủy sản Núi Cốc, làm quen và gặp gỡ những anh chị đang làm việc tại HTX thủy sản Núi Cốc. Tìm hiểu về cách thức hoạt động và 26/9-30/9 môi trường làm việc ở trang trại cá tại Hồ Núi Cốc Được tham gia trực tiếp vào quá trình Hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất 1/10-20/10 sản xuất cá tại cơ sở xuất. các loại cá tại HTX thủy sản Núi Cốc. Được tham gia trực tiếp vào quá trình Nắm được quy trình sơ chế, đóng phân phối sản phẩm nông sản tại kho gói và phân phối sản phẩm sạch. 21/10-3/11 của HTX thủy sản Núi Cốc ở tổ 1, phường Phú Xá, tp Thái Nguyên Được làm việc tại cửa hàng giới thiệu Hiểu rõ thêm về quá trình phân và trưng bày các sản phẩm nông sản phối sản phẩm sạch đến người 4/11-9/11 ở số 4, đường Cách mạng tháng 8, tiêu dùng. phường Phan Đình Phùng, Tp.Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 10/11-15/11 Xin số liệu 16/11-5/12 Tổng kết đợt thực tập Hoàn thành và nộp báo cáo thực tập 6/12-25/12 cho Giáo viên phụ trách thực tập.