Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013

pdf 76 trang thiennha21 20/04/2022 5670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_hoat_dong_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHÙNG HỮU HẠNH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 1054030028 Lớp: 10DKNH1 TP.Hồ Chí Minh, 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHÙNG HỮU HẠNH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 1054030028 Lớp: 10DKNH1 TP.Hồ Chí Minh, 2014 i
  3. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh ii Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  4. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 LỜI CÁM ƠN - Qua thời gian thực tập 02 tháng (10/02/2014-10/04/2014) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các Cán bộ Nhân viên Bộ phận Dịch vụ - Marketing đã truyền đạt kinh nghiệm cho tôi, học hỏi ở môi trường thực tế, và giúp tôi thu thập số liệu, chứng từ, thông tin về nghiệp vụ thẻ tại Ngân hàng để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phùng Hữu Hạnh– Giảng viên hướng dẫn của trường Đại học Công nghệ TP.HCM, đã dành thời gian để hướng dẫn cặn kẽ, nhiệt tình giúp tôi hoàn thành khóa luận. - Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với báo cáo thực tế không thể tránh khỏi thiếu sót xảy ra, và năng lực còn hạn chế để đánh giá về “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng” . Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các Anh/Chị để bài khóa luận của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh iii Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  5. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung MSSV: 1054030028 Khóa: 2010 1. Thời gian thực tập: 2. Bộ phận thực tập: 3. Tinh thần, trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật: 4. Kết quả thực tập theo đề tài: 5. Nhận xét chung: Ngày tháng năm 2014 Đơn vị thực tập GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh iv Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  6. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP.HCM, ngày 21 tháng 07 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh v Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  7. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT VN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank CN Chi nhánh NHTM Ngân hàng Thương mại TMCP Thương mại Cổ phần HĐQT Hội đồng Quản tri NHNN Ngân hàng Nhà nước TCKT Tổ chức Kinh tế TCTD Tổ chức Tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh EDC/POS Thiết bị đọc thẻ điện tử ATM Là máy giao dịch tự động mà tại đó chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút/ứng tiền mặt hoặc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng khác KTXH Kinh tế xã hội PIN Là mã số mật của cá nhân được sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. TCCMT Tổ chức chuyển mạch thẻ TCTTT Tổ chức trung tâm thẻ TCPHT Tổ chức phát hành thẻ TTT Trung tâm thẻ GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh vi Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  8. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 DANH MỤC CÁC BẢNG - Bảng 2.1: Hạn mức sử dụng thẻ Ghi nợ Nội địa tại Agribank Phú Mỹ Hưng. - Bảng 2.2: Hạn mức sử dụng thẻ Ghi nợ Quốc tế tại Agribank Phú Mỹ Hưng. - Bảng 2.3: Hạn mức sử dụng thẻ Tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng. - Bảng 2.4: Kết quả phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Bảng 2.5: Doanh số thanh toán thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Bảng 2.6: Doanh số sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Bảng 2.7: Doanh thu sử dụng các dịch vụ SMS. - Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng. - Bảng 2.9: Ưu điểm, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ - Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Mỹ Hưng. - Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ của Agribank. - Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán thẻ của Agribank. - Hình 2.1: Thẻ Sinh viên, thẻ Lập nghiệp của Agribank. - Hình 2.1: Thẻ Ghi nợ Nội địa của Agribank. - Hình 2.2: Thẻ Ghi nợ Quốc tế của Agribank. - Hình 2.3: Thẻ Tín dụng của Agribank. - Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng vốn huy động của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.4: Tổng dư nợ cho vay của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ xấu của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực của Agribank Phú Mỹ Hưng. - Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn vay theo thời gian của Agribank Phú Mỹ Hưng. - Biểu đồ 2.8: Kết quả phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. - Biểu đồ 2.9: Cơ cấu phát hành thẻ của Chi nhánh 2011-2013. - Biểu đồ 2.10: Thị phần phát hành thẻ của Chi nhánh 2011-2013. - Biểu đồ 2.11: Tăng trưởng ATM/POS của Chi nhánh 2011-2013. - Biểu đồ 2.12: Thị phần máy ATM 2011-2013. - Biểu đồ 2.13: Thị phần máy POS 2011-2013. - Biểu đồ 2.14: Tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ của Chi nhánh 2011-2013. - Biểu đồ 2.15: Cơ cấu doanh số thanh toán thẻ qua ATM 2011-2013 - Biểu đồ 2.16: Tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh 2011-2013. - Biểu đồ 2.17: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh vii Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  9. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG 2 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại: 2 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại: 2 1.1.2 Bản chất của Ngân hàng Thương mại: 2 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại: 2 1.2 Tổng quan về thẻ Ngân hàng: 3 1.2.1 Khái niệm thẻ: 3 1.2.2 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ: 3 1.2.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ: 4 1.3 Phân loại thẻ: 5 1.3.1 Theo công nghệ sản xuất: 5 1.3.2 Theo tính chất thanh toán: 5 1.3.3 Theo phạm vi lãnh thổ: 6 1.3.4 Theo hạn mức sử dụng: 6 1.4 Nghiệp vụ phát hành thẻ: 6 1.4.1 Đối tượng sử dụng thẻ: 6 1.4.2 Điều kiện sử dụng thẻ: 7 1.5 Nghiệp vụ thanh toán thẻ: 7 1.5.1 Đối tượng trở thành đơn vị chấp nhận thẻ: 7 1.5.2 Điều kiện trở thành đơn vị chấp nhận thẻ: 7 1.6 Các loại phí khi sử dụng thẻ: 7 1.7 Những rủi ro khi sử dụng thẻ: 9 1.7.1 Thẻ giả, bị mất cắp: 9 1.7.2 Mất mã PIN: 9 1.7.3 Rủi ro về mạng giao dịch, công nghệ thông tin: 9 1.7.4 Rủi ro về đạo đức: 9 GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh viii Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  10. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.8 Vai trò của thẻ: 10 1.8.1 Đối với Ngân hàng: 10 1.8.2 Đối với nền kinh tế: 10 1.8.3 Đối với chủ thẻ: 11 1.8.4 Đối với dơn vị chấp nhận thẻ; 12 1.9 Một số thuật ngữ cần giải thích: 13 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 14 2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank Phú Mỹ Hưng: 14 2.1.1 Khái quát về Agribank Phú Mỹ Hưng: 14 2.1.2 Lịch sử, hình thánh, phát triển của Agribank Phú Mỹ Hưng: 14 2.2 Tổ chức bộ máy của Agribank Phú Mỹ Hưng: 15 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Mỹ Hưng: 15 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban: 15 2.3 Nhân lực của Agribank Phú Mỹ Hưng: 17 2.4 Hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng: 18 2.4.1 Kết quả hoạt kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 18 2.4.2 Tình hình huy động vốn của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 19 2.4.3 Tình hình cho vay tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 21 2.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng: 24 2.5.1 Hoạt động phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 24 2.5.2 Hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 32 2.5.3 Hoạt động sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 39 2.6 Phân tích SWOT về hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh: 45 2.6.1 Điểm mạnh: 45 2.6.2 Điểm yếu: 47 2.6.3 Cơ hội: 49 GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh ix Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  11. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.6.4 Thách thức: 50 PHẦN 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 53 3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng: 53 3.2 Giải pháp: 54 3.2.1 Đa dạng hóa Sản phẩm Dịch vụ thẻ, phát triển thêm chức năng, tiện ích và nâng cao chất lượng sản phẩm: 54 3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật: 55 3.2.3 Trình độ công nghệ: 55 3.2.4 Nguồn nhân lực: 55 3.2.5 Hoạt động Marketing: 56 3.2.6 Triệt khai tối đa lợi thế địa bàn của Chi nhánh để bán chéo sản phẩm: 57 3.2.7 Đánh giá thị trường: 58 3.2.8 Nghiên cứu biểu phí, xem xét miễn giảm phí: 59 3.2.9 Điều chỉnh hạn mức tín dụng để thu hút khách hàng: 59 3.2.10 Khuyến khích mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng: 59 3.2.11 Mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ: 60 3.2.12 Hạn chế rủi ro thanh toán: 60 3.3 Kiến nghị: 60 3.3.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước: 60 3.3.2 Đối với Agribank Phú Mỹ Hưng: 61 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC 65 GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh x Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  12. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: - Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển, thói quen sử dụng thẻ của người dân để thanh toán đang dần trở nên phổ biến. . Đối với khách hàng, ưu thế thời gian thanh toán nhanh, an toàn, hiệu quả sử dụng rộng, khả năng thanh toán nhanh, chính xác. . Đối với Ngân hàng, thẻ góp phần tăng lợi nhuận nhờ các khoản phí sử dụng thẻ, giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng. - Hơn 06 năm hoạt động, Agribank Phú Mỹ Hưng cũng đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh thẻ. Đặc biệt sau một thời gian dài tập trung công tác sáp nhập Chi nhánh, sửa chữa trụ sở làm việc và ổn định nhân sự, có thể nói tới thời điểm tháng 11/2012 Chi nhánh Loại III mới ổn định công việc theo đề án tái cơ cấu. Xuất phát từ vấn đề này, thông qua thời gian thực tập tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013” để nghiên cứu và báo cáo.  Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ, và các dịch vụ liên quan đến thẻ, thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối. - Phương pháp thống kê. - Tổng hợp, phân tích số liệu.  Kết cấu luận văn: - Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 03 phần chính chủ yếu: . Phần 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng . Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013. . Phần 3: Giải pháp – Kiến nghị. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  13. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại: 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại: - Theo Luật Tổ chức Tín dụng do Quốc hội X thông qua ngày 12/12/1997 định nghĩa: “ Ngân hàng Thương mại là một loại hình Tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. - Theo Luật Ngân hàng Nhà nước cũng do Quốc hội X thông qua định nghĩa: “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp Tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. 1.1.2 Bản chất của Ngân hàng Thương mại: - Ngân hàng Thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, được một mình kinh doanh ngoại tệ và là Tổ chức Tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. - NHTM là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. - Tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại: 1.1.3.1 Trung gian tài chính: . NHTM đóng vai trò trung gian giữa khách hàng với nhau hay giữa Ngân hàng Trung ương và công chúng khi thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, và hoạt động môi giới khác. 1.1.3.2 Tạo tiền: . Ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, là chức năng góp phần làm cho lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng lên theo cấp số nhân gấp nhiều lần và đồng thời không làm cho nền kinh tế không phải in quá nhiều tiền mặt. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 2 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  14. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.1.3.3 Sản xuất: . NHTM sử dụng các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, nhân công để tạo ra các sản phầm dịch vụ như huy động vốn, sản phẩm cấp tín dụng, sản phẩm thẻ, sản phẩm kinh doanh ngoại tệ Tùy nhu cầu mà khách hàng có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp. 1.2 Tổng quan về thẻ Ngân hàng: 1.2.1 Khái niệm thẻ: - Thẻ bao gồm thẻ Ghi nợ và thẻ Tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như thanh toán hàng hóa dịch vụ, hóa đơn, kiểm tra số dư tài khoản, rút tiền, hoặc chuyển khoản, và được chấp nhận như một phương thức thanh toán khônng dùng tiền mặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ. 1.2.2 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ: 1.2.2.1 Ngân hàng phát hành thẻ: . Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và phát hành thẻ cho khách hàng. Ngân hàng này chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý, phát hành, và mở thẻ, quản lý thẻ và hướng dẫn điều khoản sử dụng cho chủ thẻ, chịu trách nhiệm về số tiền thanh toán của chủ thẻ cho người bán. Bên cạnh đó Ngân hàng phát hành có quyền liên kết đại lý với các Tổ chức Tín dụng hay Chi nhánh phát hành, hoặc các Tổ chức Tài chính khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ. 1.2.2.2 Ngân hàng thanh toán thẻ: . Là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết với các tổ chức thẻ trong nước và quốc tế thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp và lắp đặt các đơn vị chấp nhận thẻ, thiết bị đọc thẻ để phục vụ thanh toán thẻ và hướng dẫn các đơn vị sử dụng. 1.2.2.3 Tổ chức thẻ Quốc tế: . Là Hiệp hội các tổ chức Tài chính, Tín dụng hoặc công ty tham gia phát hành và thanh toán thẻ Quốc tế, có mạng lưới rộng khắp, mang thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Visa, JCB, MasterCard, Diner Club, American Express, GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 3 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  15. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.2.2.4 Chủ thẻ: . Là cá nhân hoặc tổ chức/đơn vị được Ngân hàng phát hành thẻ để sử dụng và có tên trên thẻ.  Chủ thẻ chính: Là cá nhân đứng tên đề nghị Ngân hàng phát hành cho chính mình sử dụng và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu cùng lãi và phí phát sinh từ thẻ phụ; là người duy nhất có quyền đưa ra các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng thẻ của chủ thẻ phụ.  Chủ thẻ phụ: Là người được chủ thẻ chính đề nghị Ngân hàng cấp thẻ dùng chung một tài khoản với chỉ thẻ chính. 1.2.2.5 Đơn vị chấp nhận thẻ (POS): . Là tổ chức/đơn vị hoặc cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. 1.2.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ: - Mặt trước: . Tên thương hiệu hoặc logo của Ngân hàng. . Tên viết tắt và/hoặc logo của Đơn vị, Tổ chức Liên kết. . Logo của Banknetvn (đối với thẻ Nội địa). . Ảnh, chữ kí của chủ thẻ (đối với thẻ Tín dụng). . Số thẻ gồm 16 chữ số. . 04 số đầu của mã PIN in trên thẻ. . Tên thẻ. . Họ tên chủ thẻ. . Thời hạn hiệu lực của thẻ. . Tên bộ, ngành chủ quản của trường, tên, logo của trường, họ tên sinh viên, ngày sinh, khóa, lớp, mã số sinh viên, mã vạch. . Các yếu tố bảo mật. - Mặt sau: . Dải từ tính/Chíp điện tử (nếu có). . Dải chữ kí. . Lời ghi chú bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 4 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  16. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.3 Phân loại thẻ: 1.3.1 Theo công nghệ sản xuất: 1.3.1.1 Thẻ khắc chữ nổi: . Tấm thẻ đầu tiên được hình thành dựa theo công nghệ khắc chứ nổi, các thông tin thẻ được khắc chữ nổi trên bề mặt thẻ. Nhưng do công nghệ này quá đơn giản, dễ giả mạo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ thẻ cũng như Ngân hàng chính vì vậy công nghệ sản xuất khắc chữ nổi không còn được sử dụng. 1.3.1.2 Thẻ băng từ: . Trong vòng 20 năm nay, thẻ băng từ được sử dụng phổ biến với đặc điểm kĩ thuật từ tính với 02 băng từ chứa thông tin sau mặt thẻ. Tuy nhiên thẻ băng từ vẫn còn một số hạn chế nhất định như thông tin cố định, không thể tự mã hóa được, không gian chứa dữ liệu quá ít, không đảm bảo bảo mật thông tin, 1.3.1.3 Thẻ thông minh: . Hiện nay, việc chuyển đổi từ thẻ băng từ sang thẻ thông minh là xu hướng chung của các Ngân hàng lớn. Đây là loại thẻ có cấu trúc hoàn hảo như một máy tính gồm các thuật toán mã hóa hiện đại chống lại sự sao chép, mất cắp thông tin, đảm bảo lưu giữ thông tin an toàn. Nhưng do giá thành cao, hệ thống lắp đặt để chấp nhận thẻ đắt nên thẻ thông minh còn hạn chế chưa được sử dụng nhiều như thẻ băng từ. 1.3.2 Theo tính chất thanh toán: 1.3.2.1 Thẻ Ghi nợ (DEBIT CARD): . Thẻ Ghi nợ là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tiền gửi thanh toán để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; rút/ứng tiền mặt tại các điểm giao dịch, các đơn vị chấp nhận thẻ. 1.3.2.2 Thẻ Tín dụng (CREADIT CARD): . Thẻ Tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng được Ngân hàng cấp để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 5 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  17. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại đơn vị chấp nhận thẻ, các điển ứng tiền mặt trên toàn cầu. Thẻ Tín dụng được xem như một món vay mà Ngân hàng cấp dựa trên khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ được Ngân hàng ứng trước hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay mà trả sau theo quy định của Ngân hàng. 1.3.3 Theo phạm vi lãnh thổ: 1.3.3.1 Thẻ Nội địa: . Là các sản phẩm thẻ Ghi nợ, thẻ Liên kết thương hiệu do Ngân hàng phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán hàng hóa dịch vụ; rút,/ứng tiền mặt tại các điểm giao dịch, các đơn vị chấp nhận thẻ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp kết nối qua Banknet.vn). 1.3.3.2 Thẻ Quốc tế: . Là các sản phẩm thẻ Ghi nợ, thẻ Tín dụng mang các thương hiệu Quốc tế do Ngân hàng phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tiền gửi thanh toán hoạc hạn mức thấu chi để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại đơn vị chấp nhận thẻ, các điểm ứng tiền mặt trên toàn cầu. 1.3.4 Theo hạn mức sử dụng: 1.3.4.1 Thẻ Chuẩn: . Là loại thẻ phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất và có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ Vàng. 1.3.4.2 Thẻ Vàng: . Là loại thẻ phục vụ khách hàng cao cấp, phù hợp với nhu cầu tài chính và thu nhập cao. 1.4 Nghiệp vụ phát hành thẻ: 1.4.1 Đối tượng sử dụng thẻ: - Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện, điều khoản sử dụng thẻ do Ngân hàng quy định. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 6 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  18. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội. - Các tổ chức, đơn vị được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.4.2 Điều kiện sử dụng thẻ: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng - Chấp hành quy định về phát hành, quản lí, sử dụng và thanh toán thẻ của Ngân hàng. - Kí hợp đồng sử dụng thẻ với Ngân hàng - Riêng đối với thẻ Tín dụng, ngoài những điều kiện nêu trên thì chủ thẻ phải có thu nhập ổn định, uy tín, không có nợ quá hạn tại Ngân hàng hay các tổ chức Tín dụng khác và thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng. 1.5 Nghiệp vụ thanh toán thẻ: 1.5.1 Đối tượng trở thành đơn vị chấp nhận thẻ: - Là tổ chức, cá nhân cung ứng hàng hóa dịch vụ hợp pháp. 1.5.2 Điều kiện trở thành đơn vị chấp nhận thẻ: - Có đăng kí kinh doanh, địa điểm, và cơ sở hạ tầng trong việc thanh toán; không thuộc danh sách có rủi ro cao hoặc bị NHTM khác chấm dứt hợp đồng; có tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN, kí hợp đồng với NHNN. 1.6 Các loại phí khi sử dụng thẻ:  Phí phát hành: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng phát hành thẻ bao gồm phí phát hành lần đầu và phí phát hành lại.  Phí thường niên: Là khoản phí chủ thẻ phải trả hàng năm để duy trì việc sử dụng thẻ.  Phí thay đổi hạng thẻ: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng thay đổi hạng thẻ. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 7 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  19. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013  Phí thay đổi hạn mức giao dịch ngày: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng thay đổi hạn mức giao dịch ngày.  Phí thay đổi hạn mức tín dụng thẻ/hạn mức thấu chi: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng thay đổi hạn mức tín dụng thẻ/hạn mức thấu chi.  Phí chậm trả: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền thanh toán tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán (áp dụng đối với thẻ Tín dụng).  Phí rút/ứng tiền mặt: Là phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện các giao dịch rút/ứng tiền mặt tại các ATM.  Phí chuyển khoản: Là phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản tại ATM/EDC tại quầy giao dịch (áp dụng với thẻ Ghi nợ).  Phí thanh toán hóa đơn: Là phí chủ thẻ phải trả thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn qua ATM/EDC.  Phí yêu cầu cấp lại mã PIN: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng cấp lại mã PIN.  Phí vấn tin, in sao kê: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện giao dịch tin vấn hoặc in sao kê tại ATM/EDC tại quầy giao dịch.  Phí trả thẻ ATM thu giữ: Là khoản phí chủ thẻ phải trả trong trường hợp thẻ bị ATM thu giữ do lỗi của chủ thẻ không nhận thẻ sau 30 ngày.  Phí tra soát, khiếu nại: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị Ngân hàng tra soát, khiếu nại không đúng hoặc không chính xác về các giao dịch đã thực hiện.  Phí chuyển đổi ngoại tệ: Là khoản phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ khắc bằng Đồng Việt Nam.  Lãi cho vay thẻ Tín dụng (gồm lãi trong hạn và quá hạn): Là khoản tiền mà chủ thẻ phải trả cho Ngân hàng được tính theo lãi suất cho vay trên tổng dư nợ thẻ Tín dụng.  Lãi suất tiền gửi: Chủ thẻ được hưởng lãi tiền gửi không kì hạn do Ngân hàng trả trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán theo quy định trong từng thời kì. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 8 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  20. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.7 Những rủi ro khi sử dụng thẻ: 1.7.1 Thẻ giả, bị mất cắp: - Với trình độ công nghệ hiện đại, việc đánh cắp thông tin trên thẻ để làm thẻ giả rất dễ xảy ra. Đây là rủi ro lớn nhất hiện nay mà các Tổ chức phát hành thẻ lo ngại. Thẻ giả được sử dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổng thất rất lớn cho các Ngân hàng phát hành. Vấn đề này nằm ngoài kiểm soát cùa Ngân hàng, buộc Ngân hàng phải cẩn trọng, và có những biện pháp thích hợp để bảo mật thông tin thẻ. Ngoài ra còn có trường hợp chủ thẻ làm thất lạc hoặc bị đánh cắp thẻ, chủ thẻ phải báo ngay đến Ngân hàng để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. 1.7.2 Mất mã PIN: - Mã PIN là mã số bảo mật của cá nhân được sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật vì trong các giao dịch thẻ, mã PIN được coi là chữ kí của chủ thẻ. Vì vậy, khi vô tình làm lộ mã PIN và mất thẻ thì chủ thẻ có thể bị kẻ gian rút hết tiền trong thẻ. Trường hợp này, chủ thẻ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. 1.7.3 Rủi ro về mạng giao dịch, công nghệ thông tin: - Trong điều kiện kinh tế hiện nay, khối lượng giao dịch qua các máy ATM/POS tăng nhanh chóng. Do đó, các rủi ro về mạng, trang thiết bị thường xảy ra lỗi làm ảnh hưởng đến quá trình phát hành và thanh toán thẻ. Ngoài ra, công nghệ thông tin, phần mềm nếu không được bảo trì, cập nhật thuờng xuyên thì rủi ro bảo mật dữ liệu, thông tin sẽ dễ xảy ra. 1.7.4 Rủi ro về đạo đức: - Rủi ro xảy ra khi nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng. Các bộ hóa đơn còn lại sẽ được giả mạo chữ kí và đưa đến Ngân hàng thánh toán để yêu cầu Ngân hàng chi trả. Thiệt hại rủi ro này có thể ảnh hưởng đến Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thanh toán. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 9 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  21. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.8 Vai trò của thẻ: 1.8.1 Đối với Ngân hàng:  Góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể: - Khi khách hàng đăng kí sử dụng thẻ, các Ngân hàng sẽ thu được các khoản lợi nhuận từ các loại phí, hoa hồng như phí phát hành thẻ, phí giao dịch, phí thường niên, phí dịch vụ, Và để có thể giao dịch, khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản và chỉ được sử dụng trọng hạn mức tiền gửi cho phép. Trong khi đó hằng ngày có hàng trăm lượt giao dịch với hàng nghìn thẻ, vì vậy khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ rất đáng kể.  Hiện đại hóa công nghệ thông tin, xây dựng nhiều mối quan hệ: - Để tạo được niềm tin cho khách hàng đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao, cập nhật các phần mềm quản lí thẻ hiệu quả, an toàn, trang bị hệ thống thiết bị, máy móc tân tiến nhằm mang lại những sản phẩm thẻ nhiều tiện ích, an toàn, và tăng khả năng cạnh tranh. - Việc tham gia liên minh Ngân hàng, và các tổ chức thẻ Quốc tế cũng góp phần tạo ra những mối quan hệ làm ăn với nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước. Điều này thúc đẩy Ngân hàng tăng cường hoạt động kinh doanh và hội nhập Quốc tế để mang lại phương tiện thanh toán chắc chắn an toàn, chất lượng cao nhất mang thương hiệu riêng của mình.  Tăng nguồn vốn cho Ngân hàng: - Việc sử dụng thẻ để thanh toán buộc khách hàng cũng như các đơn vị chấp nhận thẻ phải mở tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng. Điều này cần thiết cho Ngân hàng vì có những nguồn vốn rỗi vừa mang lại lợi nhuận vừa giúp giải quyết những khó khăn tạm thời. 1.8.2 Đối với nền kinh tế:  Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông: - Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng về cả quy mô nên phương thức thanh toán bằng tiền mặt dần được thay thế bằng phương GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 10 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  22. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 thức thanh toán hiện đại. Vì khối lượng tiền mặt tăng lên sẽ gây sức ép về mặt giá cả, đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. Mặt khác thanh toán bằng tiền mặt sẽ phải trả chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bản quản, kiểm đếm, cất trữ. Chính vì thế một phương thức thanh toán ra đời đó là phương thức thanh toán bằng thẻ mà trong đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giữa các khách hàng.  Tăng nhanh khối lượng luân chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: - Việc thanh toán bằng thẻ không những khắc phục được những hạn chế của thanh toán tiền mặt mà còn có những ưu điểm như nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Trong nền kinh tế hiện nay việc thay đổi phương thức thanh toán như vậy trở thành một phần không thể thiếu và là Sản phẩm Dịch vụ quan trọng của NHTM tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng mối quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, và tiền tệ.  Góp phần minh bạch tài chính, quản lý vĩ mô của Nhà nước: - Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây được xem là công cụ góp phần tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến phát hành và lưu thông tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát lạm phát, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn torng nền kinh tế. Đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt còn nâng cao tính minh bạch trong chi tiêu tài chính từ ngân sách và sử dụng vốn Nhà nước, hỗ trợ việc phòng chống tham nhũng, lãng phí. 1.8.3 Đối với chủ thẻ:  An toàn, thuận tiện: - Với chiếc thẻ với kích thước nhỏ có thể bỏ vừa ví tiền nhưng mang đầy đủ chức năng của một ví tiền hiện đại, tiện ích, khách hàng dễ dàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại bất cứ nơi đâu mà không cần phải mang quá nhiều tiền mặt rất nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra, bất cứ khi nào cần khách hàng đều có thể rút/ứng tiền mặt tại các địa điểm lắp đặt GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 11 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  23. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 ATM 24/24. Hơn nữa việc dùng thẻ Quốc tế để thanh toán sẽ đảm bảo khả năng chi tiêu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc bởi bất cứ ngoại tệ của nước nào.  Tiết kiệm chi tiêu - Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển tiền. Hơn nữa, việc sử dụng thẻ để thanh toán giúp khách hàng giảm bớt chi phí bằng khoảng chiết khấu mua hàng. Bên cạnh đó, với những sao kê hàng tháng , khách hàng có thể kiểm soát được chi tiêu cho mình sao cho hiệu quả. 1.8.4 Đối với dơn vị chấp nhận thẻ;  Tăng doanh số bán hàng và khách hàng: - Ngày nay, quá trình hội nhập Quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội nước ngoài đầu tư cho Việt Nam. Vì vậy chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán đơn giản và lợi ích. Thanh toán thẻ sẽ tạo ra áp lực của các đơn vị chấp nhận thẻ với đối thủ trong việc mua bán, giao dịch mà có chấp nhận thẻ. Do đó, các đơn vị chấp nhận thẻ phải đề ra chiến lược để thu hút khách hàng , đồng thời làm tăng lượng hàng hóa tiêu thụ.  Giảm chi phí bán hàng: - Việc chấp nhận thẻ thanh toán giúp các đơn vị chấp nhận thẻ sẻ giảm một lượng đáng kể các chi phí vận chuyển, bảo quản, đếm tiền nhờ đó mà giảm được chi phí bán hàng. Ngoài ra đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ việc thanh toán bằng thẻ cũng là điều kiện để được hưởng các ưu đão của Ngân hàng về tín dụng, dịch vụ thanh toán,  Thu hồi vốn nhanh chóng: - Chấp nhận thanh toán thẻ giúp các Doanh nghiệp đa dạng hóa hình thức thanh toán, giảm tình trạng chờ đợi, chậm trả của khách hàng. Với chiếc thẻ thông minh, mà hệ thống an toàn giúp các Doanh nghiệp có tiền ngay để xoay vốn. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 12 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  24. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 1.9 Một số thuật ngữ cần giải thích:  Đơn vị chấp nhận thẻ: Là tổ chức/đơn vị hoặc cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán.  EDC (Electronic Data Capture): Thiết bị đọc điện tử.  Trung tâm thẻ: Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng, được Ngân hàng ủy quyền làm đại diện trong quan hệ với các tổ chức trong nước, Quốc tế và các chủ thể khác trong lĩnh vực thẻ theo ủy quyền của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động thẻ trong toàn hệ thống Ngân hàng.  Giao dịch thẻ: Là giao dịch rút/ứng tiền mặt, thanh toán hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng khác do Tổ chức Phát hành thẻ, Tổ chức Thanh toán thẻ cung ứng.  Thấu chi: Là việc Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng sử dụng vượt mức số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND mở tại Ngân hàng theo đề nghị của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất đinh.  Sao kê: Là bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu, hoàn trả, trả nợ của chủ thẻ Tín dụng cùng lãi và phí phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định so Ngân hàng quy định.  Ngày sao kê: Là ngày được thể hiện trên sao kê. Trường hợp ngày sao kê trùng vào ngày nghỉ, lễ được tính vào ngày làm việc tiếp theo.  Hạn mức tín dụng: Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 13 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  25. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank Phú Mỹ Hưng: 2.1.1 Khái quát về Agribank Phú Mỹ Hưng: - Agribank Phú Mỹ Hưng tọa lạc tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi thực sự thuận lợi cho sự phát triển bền vững, ổn định và lâu dài bởi đây là nơi tập trung nhiều doanh nhân thành đạt, người nước ngoài sinh sống, làm việc. . Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN PHÚ MỸ HƯNG . Tên gọi tắt: Agribank Phú Mỹ Hưng . Logo Ngân hàng: . Địa chỉ: AGRIBANK Phú Mỹ Hưng – Tòa nhà Beautiful 2 ─ 77 Hoàng Văn Thái ─ Phường Tân Phú ─ Quận 7 . Điện thoại: (083).4103117 – 4103118 – 4103119 . Email: info@agribankphumyhung.com.vn . Website: www.agribank.com.vn 2.1.2 Lịch sử, hình thánh, phát triển của Agribank Phú Mỹ Hưng: - Agribank Phú Mỹ Hưng trước đây là Chi nhánh Cấp 1 trực thuộc Agribank Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1267/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 06/11/2007 của Chủ tịch Agribank Việt Nam và giấy phép kinh doanh số 4116001093 ngày 04/12/2007 của Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM. Hiện là nay Chi nhánh Cấp 3 thuộc Agribank Nam Sài Gòn. - Chi nhánh chính thức hoạt động từ ngày 03/12/2007 ban đầu đặt tại số 978 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM. Đến ngày 15/04/2009 dời về tòa nhà Beautiful Sài Gòn tại số 77 Hoàng Văn Thái, Quận7, TP .HCM. - Sau hơn 06 năm hoạt động, Chi nhánh đã có những bước đột phá thực sự khởi sắc. Đó là tập trung mọi nguồn lực đào tạo theo hướng chuyên môn GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 14 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  26. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 hóa, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, hiện đại hóa quan hệ, triển khai phần lớn các sản phẩm dịch vụ trong danh mục của Agribank Việt Nam. - Agribank Phú Mỹ Hưng là mộ trong những bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của Agribank Việt Nam, không những mở rộng mạng lưới hoạt động với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn là các đối tượng khách hàng là cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại địa phương trong cả nước. Với phương châm “Góp phần gia tăng lợi ích của khách hàng, là niềm tự hào của đô thị văn minh”. Agribank Phú Mỹ Hưng mong muốn góp phần vào sự phát triển các tiện ích phục vụ người dân đang sinh sống, làm việc tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. 2.2 Tổ chức bộ máy của Agribank Phú Mỹ Hưng: 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Mỹ Hưng: Sơ đồ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG GIÁM Đ ỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN- PHÒNG KẾ HOẠCH- PHÒNG NHÂN SỰ- NGÂN QUỸ KINH DOANH HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN DỊCH VỤ - BỘ PHẬN TÍN DỤNG BỘ PHẬN THANH MARKETING TOÁN QUỐC TẾ (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Agribank Phú Mỹ Hưng) - Nhìn chung tổ chức của Agribank Phú Mỹ Hưng khá chặt chẽ với các phòng ban nghiệp vụ, phòng giao dịch dưới sự điều hành thống nhất của Ban Giám đốc. Với sơ đồ này, Agribank Phú Mỹ Hưng đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh và cơ cấu nguồn nhân lực chắc chắn và đồng bộ. 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban: - Bộ máy quản lý Agribank Phú Mỹ Hưng được xây dựng tương đối phù hợp với nhu cầu hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngân GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 15 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  27. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 hàng xây dựng các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.  Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. . Giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động chung của Ngân hàng. . Phó Giám đốc được phân quyền phụ trách các phòng nghiệp vụ cụ thể; tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, và hoạch định chiến lược kinh doanh, kí duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình, công văn, đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương cho Cán bộ Công nhân viên của mình.  Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Gồm 03 bộ phận. . Bộ phận tín dụng: Hoạch định kế hoạch nguồn vốn, dư nợ trong từng thời kì (trong mỗi năm, mỗi 05 năm), bảo vệ kế hoạch trước Agribank Việt Nam và triển khai thực hiện kế hoạch đã được Agribank Việt Nam thông qua. Nhiệm vụ chính của phòng là xây dựng biểu lãi suất tiền gửi – tiền vay, cấp tín dụng (cho vay, cấp bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, v.v ) và thực hiện các hoạt động liên quan đến mảng tín dụng (thu nợ, xếp loại – chấm điểm khách hàng, phân loại nợ - trích lập dự phòng theo định kỳ, ). . Bộ phận thanh toán quốc tế: Chịu trách nhiệm mở L/C hàng nhập, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, đảm bảo cho chứng từ của khách hàng hợp lệ để đòi tiền khách hàng nước ngoài, cho vay chiết khấu chứng từ; chịu trách nhiệm về việc lập kế họach mua bán ngoại tệ, xác định tỉ giá mua bán mỗi ngày; thực hiện báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại tệ; chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng và hạch toán tiền nước ngoài chuyển đến trong nước. . Bộ phận Dịch vụ và Marketing: Triển khai việc thực hiện cung cấp sản phẩm mới đến khách hàng; khảo sát thông tin, đánh giá thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng; xây dựng chương trình khuyến mãi, quảng bá thương hiệu Agribank đến khách hàng. Hiện tại, bộ phận Dịch vụ và Marketing tại Chi nhánh còn thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, lắp đặt hệ thống máy POS (điểm chấp nhận thanh toán của GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 16 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  28. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 Agribank) tại các đối tác Ngân hàng. Ngoài ra bộ phận này còn phụ trách mảng thẻ Tín dụng và cho vay thấu chi.  Phòng Kế toán – Ngân quỹ: . Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. . Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, mua bán các loại séc với khách hàng. . Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức hạch toán nghiệp vụ cho vay thu nợ, lãi, chi tiêu nội bộ. . Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ. . Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định. . Thực hiện các bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa khách hàng với Ngân hàng, giữa Chi nhánh với Agribank Trung ương. . Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng có liên quan. . Kiểm tra việc mua sắm tài sản cho Ngân hàng, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị lớn phải đề xuất ý kiến lên Ban Giám đốc. . Bộ phận giao dịch viên trực thuộc Phòng Kế toán - Ngân quỹ còn được xem là đại diện hình ảnh của Ngân hàng trước khách hàng, trực tiếp thực hiện việc cung ứng các sản phẩm đến khách hàng.  Phòng Nhân sự - Hành chính: . Sắp xếp lịch làm việc, làm công tác hậu cần hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho tài sản của Ngân hàng và khách hàng đến giao dịch. . Tham mưu và giúp Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác trong lĩnh vực hành chính, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, quản trị cơ sở vật chất của Ngân hàng. 2.3 Nhân lực của Agribank Phú Mỹ Hưng:  Đến cuối năm 2013, Agribank Phú Mỹ Hưng đội ngũ cán bộ gồm 39 nhân sự, trong đó có 28 người có trình độ đại học, trình độ trên đại học là 10 thạc sĩ và 01 tiến sĩ. Nhận thức được tầm quan trọng của trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên Agribank Phú Mỹ Hưng thường xuyên mở lớp đào tạo, nâng GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 17 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  29. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 cao tay nghề cho toàn bộ cán bộ nhân viên. Gần đây có nhiều chương trình học dành cho nhân viên từng bộ phận của Ngân hàng. Bên cạnh đó văn hóa Ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng. Chính vì vậy, tất cả nhân viên Agribank Phú Mỹ Hưng luôn chú trọng tới tác phong, cách ứng xử của mình với khách hàng, cũng như đồng nghiệp nhằm tạo hình ảnh thân thiện với khách hàng. Ngoài ra nhằm động viên, thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực cho toàn thể cán bộ nhân viên tùy thuộc vị trí mà các cấp lãnh đạo đề ra chế độ khen thưởng, phụ cấp,  Dịch vụ kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng đặc thù chủ yếu là sự giao dịch giữa cá nhân với cá nhân nên hình ảnh Ngân hàng, với phong cách văn minh, lịch sự của nhân viên quyết định đến doanh thu thẻ. Vì vậy Ngân hàng cần chú trọng và tích cực xây dựng văn hóa Ngân hàng theo phong cách riêng của mình. 2.4 Hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng: 2.4.1 Kết quả hoạt kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BIỂU ĐỒ 2.1: KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 ĐVT: Triệu VNĐ 700000 608.565 605.990 600000 483.251 482.006 500000 400000 355.978 366.103 300000 200000 100000 2.575 1.245 -10.125 0 -100000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Đến 31/12/2012 tổng thu nhập của Chi nhánh giảm 20,59% so với năm 2011, và đến cuối năm 2013 lại tiếp tục giảm 26,34% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ trong 03 năm qua 2011-2013, Agribank Phú Mỹ Hưng GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 18 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  30. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 hoạt động không thuận lợi. Một phần là do cơ cấu Chi nhánh từ Cấp I xuống Cấp III nên giảm về mạng lưới nhân sự và quyền phán quyết Tín dụng. Bên cạnh đó trong 03 năm gần đây, nền kinh tế đang phục hồi chậm sau khủng hoảng kéo dài, ngành Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn: Tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, giá cả hàng hóa bắt đầu leo thang, nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân cơ cực, nợ xấu Ngân hàng còn cao, lãi suất giảm liên tục. Những tác động này làm cho lợi nhuận của Chi nhánh trong 03 năm gần đây có xu thể giảm mạnh. Lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh 913,25% so với năm 2012. 2.4.2 Tình hình huy động vốn của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: - Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nó là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho nền kinh tế. Như đã biết, nguồn vốn huy động là cơ sở để NHTM cho vay và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác. Do vậy, trước khi tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng, thì xem xét tình hình huy động vốn trong thời gian vừa qua của Chi nhánh là điều cần thiết. BIỂU ĐỒ 2.2: TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng 3300000 3.190.960 3200000 3100000 3000000 2.952.719 2900000 2800000 2.734.658 2700000 2600000 2500000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 19 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  31. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 BIỂU ĐỒ 2.3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 7,7% 0% 6% 3% 7,1% 62,2% 8% 0% 61% 8% 0% 65% 6% 0,4% 6% 22,6% 19% 18% Tiền gửi dân cư Tiền gửi dân cư Tiền gửi dân cư Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Sử dụng vốn TSCĐ Sử dụng vốn TSCĐ Sử dụng vốn TSCĐ (Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Nhìn chung giai đoạn 2011-2013, tổng vốn huy động của Agribank Phú Mỹ Hưng tăng đều liên tục. Cụ thể cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.952.719 triệu đồng, tương ứng tăng 8,0% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn có giá trị cao nhất trong giai đoạn 2011- 2013, đạt 3.190.960 triệu đồng, tương ứng tăng 8,1% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu bắt nguồn từ tính chất cơ cấu nguồn vốn huy động mà đặc biệt từ tiền gửi của dân cư. Cụ thể ở năm 2013, tiền gửi của dân cư chiếm đến 63,0%/Tổng nguồn vốn. Đặc điểm của nguồn vốn này có tính ổn định, là cơ sở để Ngân hàng quyết định lãi suất cho vay. Mặt khác, vốn huy động từ dân cư thường được gửi dưới dạng có kì hạn dưới 12 tháng hoặc không kì hạn nên công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn không hề dễ dàng. Năm 2013, Chi nhánh đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nên các năm 2012, 2013 tỷ lệ nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn tăng lần lượt là 61,0% và 63,0%. - Mặt khác, Agribank Phú Mỹ Hưng duy trì được lượng tiền gửi Tổ chức Kinh tế tương đối ổn định qua các năm, năm 2013 chiếm 18,0%. Dù nguồn vốn này là quy mô tương đối lớn, luân chuyển nhanh nhưng phụ thuộc rất nhiều vào ưu đãi của Ngân hàng đối với Tổ chức Kinh tế (phí, lãi suất, hoa hồng, ) nên công tác giữ chân khách hàng gặp nhiều khó khăn. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 20 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  32. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Nhìn chung, tình hình huy động vốn qua các năm 2011-2013 của Agribank Phú Mỹ Hưng đáp ứng yêu cầu ổn định, tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh. 2.4.3 Tình hình cho vay tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BIỂU ĐỒ 2.4: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 ĐVT: Triệu VNĐ,% 3000000 2.642.979 2500000 2.337.379 2000000 1.603.265 1500000 1000000 500000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.5: CƠ CẤU NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 21% 13% 15% 79% 87% 85% Nợ xấu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ xấu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ xấu Nợ đủ tiêu chuẩn (Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Những diễn biến tình hình trong nước như vậy cho thấy hoạt động kinh doanh Ngân hàng không ổn định và rất khó dự báo. Điều này tác động đáng kể đến tình hình hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng. Trong năm GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 21 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  33. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2013 bên cạnh mục tiêu đề ra: Vốn huy động tăng trưởng 8,1% (mục tiêu 5%-7%) thì dư nợ cho vay của Chi nhánh từ 2.337.379 triệu đồng giảm xuống còn 1.603.265 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cuối năm 2013 tăng 2%/Dư nợ cho vay so với năm 2012(13%). - Trước tình hình đó, Agribank Phú Mỹ Hưng cần thay đổi chiến lược để thích ứng và phát triển. Đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trình độ đội ngũ Cán bộ để giữ vững nguồn vốn huy động, chú trọng khai thác các nguồn vốn có tính chất ổn định cao. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề và thận trọng trong công tác tăng trưởng dư nợ cho vay. - Danh mục Tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng khá đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề được chia thành 02 nhóm vay vốn là: cho vay theo ngành, lĩnh vực và cho vay theo thời gian. BIỂU ĐỒ 2.6: CƠ CẤU CHO VAY THEO LĨNH VỰC Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 11% 1% 11% 2% 2% 17% 17% 18% 16% 71% 70% 64% Nông, Lâm, Thủy sản Nông, Lâm, Thủy sản Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệ, Xây dựng Công nghiệp, Xây dựng Công nghiệ, Xây dựng Thương mại, Dịch vụ Thương mại, Dịch vụ Thương mại, Dịch vụ Tiêu dùng Tiêu dùng Tiêu dùng (Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Trong cơ cấu cho vay theo ngành thì lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất. Qua từng năm tỷ trọng cho vay khối ngành nghề liên quan đến Công nghiệp và Xây dựng có xu hướng giảm dần (năm 2013 đạt 250.914 triệu đồng, tương ứng giảm 36,80% so với năm 2012). Các nhóm ngành tập trung nhiều vốn vay nhất là Thương mại và Dịch vụ nhưng cũng giảm qua 03 năm 2011-2013 (năm 2013 đạt 1.005.506 triệu đồng, tương GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 22 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  34. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 ứng giảm 38,91% triệu đồng so với năm 2012). Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của Agribank Phú Mỹ Hưng duy trì ở mức trên xấp xỉ 10%/Tổng dư nợ qua các năm. Nguyên nhân giảm do từ đầu năm 2011 lãnh đạo Chi nhánh nhận định tình hình kinh doanh có nhiều khó khăn do các yếu tố: Gía xăng, dầu biến động bất thường; thị trường bất động sản tưởng chừng hồi phục song lại tiếp tục đóng băng; nghịch lý trong thị trường sắt, thép, vật liệu xây dựng là tồn kho cao nhưng giá tăng liên tục; sức mua của người tiêu dùng giảm. Các yếu tố này có khả năng tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng đang còn dư nợ cũng như khách hàng tiềm năng của Chi nhánh. BIỂU ĐỒ 2.7: CƠ CẤU CHO VAY THEO THỜI GIAN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 7% 30% 14% 26% 15% 37% 63% 60% 48% Ngắn hạn Trung hạn Ngắn hạn Trung hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Dài hạn Dài hạn (Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Bên cạnh đó trong cơ cấu cho vay theo thời gian thì cho vay ngắn hạn và trung hạn chiếm ưu thế. Cụ thể năm 2012 cho vay trung hạn đạt 1.415.171 triệu đồng, tương ứng giảm 14,5% so với năm 2011; và năm 2013 đạt 775.233 triệu đồng, tương ứng giảm 45,22%, gần ½ so với năm 2012. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua 03 năm. Do đặc điểm cho vay ngắn hạn, trung hạn thường có thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư, và ít rủi ro hơn cho vay dài hạn nên cho vay ngắn hạn và trung hạn chiếm ưu thế. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 23 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  35. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng: 2.5.1 Hoạt động phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 2.5.1.1 Các sản phẩm thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng:  Thẻ Ghi Nợ (DEBIT CARD): + Thẻ Lập nghiệp, Thẻ Liên kết Sinh viên: o Thẻ Lập nghiệp: Là thẻ liên kết giữa Agribank, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phát hành trên nền tảng thẻ Ghi nợ Nội địa và thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thẻ giữa hai Ngân hàng. o Thẻ Liên kết Sinh viên: Là thẻ liên kết được phát hành trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, và Trung học chuyên nghiệp. HÌNH 2.1: THẺ SINH VIÊN, THẺ LẬP NGHIỆP CỦA AGRIBANK (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ và Marketing Agribank cung cấp) + Thẻ Ghi nợ Nội địa (Success): o Hạng thẻ: Hạng Chuẩn, Hạng Vàng. o Hạn mức sử dụng thẻ: BẢNG 2.1: HẠN MỨC SỬ DỤNG THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI AGRIBANK Nội dung Hạng Chuẩn Hạng Vàng 1. Tại ATM - Rút/ứng tiền mặt 25.000.000VND 50.000.000VND - Chuyển khoản 50.000.000VND 100.000.000VND 2. Thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua EDC Không hạn chế tại ĐVCNT 3. EDC tại quầy giao dịch - Rút/ứng tiền mặt Không hạn chế - Chuyển khoản Không hạn chế - Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán Không hạn chế 4. Giao dịch Internet 25.000.000VND 50.000.000VND 5. Giao dịch MOTO Không áp dụng (Nguồn: Quyết định 955 của Agribank) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 24 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  36. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 HÌNH 2.2: THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA CỦA AGRIBANK (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ và Marketing Agribank Phú Mỹ Hưngcung cấp) + Thẻ Ghi nợ Quốc tế (Agribank Visa/ MasterCard): o Hạng thẻ: Hạng Chuẩn, Hạng Vàng. o Hạn mức sử dụng thẻ: BẢNG 2.2: HẠN MỨC SỬ DỤNG THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK Nội dung Hạng Chuẩn Hạng Vàng 1. Tại ATM - Rút/ứng tiền mặt 25.000.000VND 50.000.000VND - Chuyển khoản 50.000.000VND 100.000.000VND 2. Thanh toán hàng hóa, dịch 50.000.000VND 100.000.000VND vụ qua EDC tại ĐVCNT 3. EDC tại quầy giao dịch - Rút/ứng tiền mặt Không hạn chế - Chuyển khoản Không hạn chế - Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi Không hạn chế thanh toán 4. Giao dịch Internet 50.000.000VND 100.000.000VND 5. Giao dịch MOTO Không áp dụng (Nguồn: Quyết định 955 của Agribank) HÌNH 2.3: THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ và Marketing Agribank Phú Mỹ Hưngcung cấp)  Thẻ Tín Dụng (CREDIT CARD): o Hạng thẻ: . Hạng Chuẩn tối đa đến 50.000.000VND. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 25 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  37. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 . Hạng Vàng từ trên 50.000.000VND – 300.000.000VND. . Hạng Bạch Kim trên 300.000.000VND – 500.000.000VND. o Hạn mức giao dịch: BẢNG 2.3: HẠN MỨC GIAO DỊCH THẺ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK Nội dung Hạng Chuẩn Hạng Vàng Hạng Bạch Kim 1. Tại ATM - Rút/ứng tiền mặt 10.000.000VND 30.000.000VND 50.000.000VND - Chuyển khoản Không áp dụng 2. Thanh toán hàng hóa, dịch 25.000.000VND 50.000.000VND 100.000.000VND vụ qua EDC tại ĐVCNT 3. EDC tại quầy giao dịch - Rút/ứng tiền mặt Tối đá 50% hạn mức Tín dụng - Chuyển khoản Không áp dụng - Nộp tiền vào tài khoản tiền Không áp dụng gửi thanh toán 4. Giao dịch Internet 25.000.000VND 50.000.000VND 100.000.000VND 5. Giao dịch MOTO 25.000.000VND 50.000.000VND 100.000.000VND (Nguồn: Quyết định 955 của Agribank) HÌNH 2.4: THẺ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ và Marketing Agribank Phú Mỹ Hưngcung cấp) 2.5.1.2 Trình tự phát hành thẻ: SƠ ĐỒ 2.2: TRÌNH TỰ HÀNH THẺ (1) (2) (3) Nhận hồ sơ đăng kí phát Phê duyệt hồ sơ Thực hiện phát hành hành thẻ của khách hàng đăng kí phát hành thẻ trên hệ thống (6) (5) (4) Hư ớng dẫn chủ thẻ thực Giao thẻ và mã Nhận thẻ, mã PIN từ hiện giao dịch PIN cho chủ Thẻ Ngân hàng phát hành (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 26 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  38. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. - Bước 2: Phê duyệt hồ sơ đăng kí phát hành thẻ - Bước 3: Đăng kí phát hành thẻ: - Bước 4: Nhận thẻ, mã PIN từ Ngân hàng phát hành - Bước 5: Giao thẻ và mã PIN cho chủ thẻ. Sau 02 tháng kể từ ngày hẹn nhận thẻ nếu chủ thẻ không đến nhận thẻ mà không có lý do chính đáng, Ngân hàng phát hành thực hiện hủy thẻ theo quy định. - Bước 6: Hướng dẫn chủ thẻ thực hiện giao dịch. 2.5.1.3 Kết quả phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BẢNG 2.4: PHÁT HÀNH THẺ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 ĐVT: Thẻ,% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Loại thẻ Số thẻ Số thẻ Số thẻ Agribank Phú Mỹ Hưng A. Thẻ Nội địa 3.756 4.331 5.373 - Thẻ Success 2.024 3.119 3.640 - Thẻ Liên kết Sinh viên 139 - - - Thẻ Lập nghiệp 1.593 1.212 1.722 B. Thẻ Quốc tế 371 186 308 - Thẻ Ghi nợ 262 126 198 - Thẻ Tín dụng 109 60 110 Tổng thẻ phát hành 4.127 4.517 5.681 Agribank Việt Nam Tổng thẻ phát hành 8.397.975 10.652.830 12.842.571 Phú Mỹ Hưng/Việt Nam % % % 0,049 0,042 0,044 (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.8: SỐ LƯỢNG THẺ PHÁT HÀNH CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 4000 3.756 3.640 3.119 ĐVT: Thẻ 3000 2000 1000 262 109 126 60 198 110 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thẻ Ghi nợ Nội địa Thẻ Ghi nợ Quốc tế Thẻ Tín dụng (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 27 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  39. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 BIỂU ĐỒ 2.9: CƠ CẤU PHÁT HÀNH THẺ TẠI CHI NHÁNH 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6% 3% 3% 1% 3% 2% 91% 96% 95% Thẻ Ghi nợ Nội địa Thẻ Ghi nợ Nội địa Thẻ Ghi nợ Nội địa Thẻ Ghi nợ Quốc tế Thẻ Ghi nợ Quốc tế Thẻ Ghi nợ Quốc tế Thẻ Tín dụng Thẻ Tín dụng Thẻ Tín dụng (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.10: THỊ PHẦN THẺ PHÁT HÀNH 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 19% 19% 20% 40% 13% 33% 14% 15% 40% 20% 17% 23% 9% 8% 10% Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Khác Khác Khác (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Thường niên của tất cả các NHTMNN Việt Nam ) - Năm 2013, Agirbank cả nước đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên Thị trường thẻ Việt Nam khi luôn đứng đầu về số lượng, chất lượng, doanh số thanh toán, cũng như mạng lưới rộng rãi trong suốt 03 năm từ 2011-2013. Theo Báo cáo của các NHTMNN Việt Nam trong 03 năm qua, Agribank Việt Nam luôn chiếm thị phần phát hành thẻ các loại dẫn đầu cả nước. Với tổng số lượng thẻ đã phát hành trên toàn quốc năm 2013 là 63.000.000 thẻ, trong đó số lượng thẻ mà Agribank phát hành là GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 28 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  40. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 12.842.571 thẻ, chiếm 20% thị phần, đứng thứ 2 và chỉ đứng sau NHTM Cổ phần Thương tín Việt Nam (Vietinbank) với 14.616.000 thẻ, chiếm 23% thị phần. - Mặc dù cuối năm 2011, Agribank Phú Mỹ Hưng bị sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III, tuy nhiên Chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về phát hành thẻ. Cụ thể, trong năm 2012 tổng số thẻ phát hành đạt 4.512 thẻ, tăng 9,45% so với năm 2011, đến năm 2013 lại tăng mạnh 25,77% so với năm 2012, và tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành của Agribank Việt Nam năm 2013 so với 2012 (20,56%). Dù số lượng thẻ của Chi nhánh qua các năm đều tăng khá rõ rệt, tuy nhiên so với toàn ngành, tỷ trọng lại giảm nhẹ khoảng 0,005% (năm 2011 Chi nhánh chiếm 0,049%; và năm 2013 chiếm 0,044%). Một phần do trong năm 2012, tổng số thẻ phát hành của Agribank Việt Nam tăng 2.254.855 thẻ, tương ứng tăng 26,85% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng với tốc độ ít hơn năm 2012 (20,56%). - Trong số các loại thẻ mà Chi nhánh phát hành qua 03 năm, thẻ Nội địa chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm trên 91% tổng số thẻ phát hành. Với ưu thế thủ tục đơn giản, hạn mức thấu chi cao, mức phí hấp dẫn, an toàn, nên trong năm 2013 Chi nhánh phát hành được 5.373 thẻ, tăng gấp 1,5 lần (24,06%) so với năm 2012 (15,31%). Có được điều này một phần do Chi nhánh nằm ở vị trí thuận lợi, gần các khu trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, spa như Paragon, Lotte Mart, Crescent Mall, Adora, nên nhu cầu sử dụng của khách hàng mỗi năm tăng lên. Bên cạnh đó nhà nước khuyến khích việc trả lương qua thẻ nên cũng làm số lượng thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng tăng lên khi Ngân hàng liên kết với đơn vị Hành chính Nhà nước, và Doanh nghiệp. Mặt khác người dân đã quen với sản phẩm này và nhận thức được lợi ích từ thẻ mang lại trong việc thanh toán, giảm bớt rủi ro tiền giả, mất cắp khi mang nhiều tiền mặt. Đồng thời số tiền gửi vào tài khoản dù ít hay nhiều thì khách hàng vẫn được hưởng một mứ lãi suất không kì hạn 1,5%/năm. Điều này thúc làm động lực thúc đẩy khách hàng đưa thẻ vào cuộc sống. Như vậy thẻ gần như trở thành ví tiền GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 29 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  41. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 siêu tiết kiệm, siêu an toàn đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó số lượng thẻ Quốc tế mà Agribank Phú Mỹ Hưng phát hành qua 03 năm chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ dưới 10% so với tổng số thẻ phát hành của Chi nhánh. Đó là do hoạt động Marketing bị thả lỏng nên khách hàng chưa nắm rõ hết các sản phẩm thẻ của Chi nhánh và tâm lí khách hàng cho rằng việc sử dụng thẻ Quốc tế sẽ làm gia tăng nợ nần. Hơn nữa các NHTM khác đang chú trọng phát triển lĩnh vực thẻ Quốc tế, gia tăng tiện ích cũng như khuyến mãi cho khách hàng thanh toán bằng thẻ Quốc tế.  Thẻ Nội địa: - Thẻ Success chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số thẻ Nội địa được phát hành. Cụ thể trong năm 2012, thẻ Success đạt 3.119 thẻ, tương ứng tăng 54,10% so với năm 2011; năm 2013, tốc độ tăng trưởng giảm 3,5 lần so với năm 2012 (16,70%). Lý giải là vì thẻ Success có nhiều tiện ích trong việc chi trả các khoản phí hằng ngày của cá nhân người tiêu dùng. Hơn nữa các Doanh nghiệp cũng trả lương qua thẻ cho Nhân viên nên việc thẻ Success chiếm tỉ trọng cao là điều tất yếu. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế có thể khắc phục được như tâm lí khách hàng quen sử dụng tiền mặt để thanh toán thay vì sử dụng thẻ; ngoài ra khách hàng còn tốn thêm rất nhiều loại phí khác như: phí giao dịch, phí thường niên, phí SMS, Mặt khác, các cây ATM vào giờ cao điểm thường bị nghẽn mạch, tiếp quỹ không kịp thời, tình trạng nuốt thẻ xảy ra thường xuyên, Agribank Phú Mỹ Hưng thường phải giải quyết khiếu nại, vì thế khách hàng đã dần mất đi lòng tin. - Bên cạnh đó các loại thẻ như thẻ Lập nghiệp, thẻ Liên kết Sinh viên tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng tăng nhẹ qua 03 năm. Ngoại trừ thẻ Liên kết Sinh viên không có phát sinh trong năm 2012, 2103 do địa điểm Chi nhánh xa các trường Đại học.  Thẻ Quốc tế: - Số lượng thẻ Quốc tế mà Chi nhánh phát hành tăng giảm không ổn định qua mỗi năm. Và trong năm 2012, Agribank Phú Mỹ Hưng phát hành được 60 thẻ Tín dụng, giảm hơn 1,5 lần so với năm 2011 (109 thẻ); sang năm 2013, Ngân hàng phát hành được 110 thẻ, tăng hơn 1,5 lần so với GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 30 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  42. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 năm 2012. Hiện tại Chi nhánh cung cấp thẻ Tín dụng VisaCard và Mastercard, tuy nhiên thị trường thẻ Quốc tế có mặt ở Việt Nam đã xuất hiện thêm American Express, và UnionPay đã tạo ra sự cạnh tranh phát hành thẻ rất quyết liệt. Đây là thách thức lớn của các Ngân hàng tại Việt Nam trong việc phát triển thẻ Tín dụng nói riêng cũng như thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, đặc biệt là đối với Agirbank Phú Mỹ Hưng trong khi Vietcombank là NHTM đứng đầu về thị thẻ Tín dụng phát hành qua mỗi năm. Mặc dù loại thẻ này mang lại tiện ích cho khách hàng ở mọi lúc mọi nơi nhưng chủ thẻ chỉ được sử dụng trong hạn mức tín dụng mà Ngân hàng cho phép, chủ thẻ chi xài tiền trước rồi sau đó hoàn trả cho Ngân hàng vào cuối mỗi kì, và sẽ tính lãi và phí nếu trả chậm; bên cạnh đó chỉ áp dụng cho những khách hàng có uy tín cao. Trong khi đối với thẻ Ghi nợ quốc tế thì chủ thẻ phải nộp tiền vào thẻ trước khi sử dụng và được chi tiêu số tiền tối đa trong thẻ. Chính sự khác biệt này, mà đa số khách hàng chọn sử dụng thẻ Ghi nợ Quốc tế so với thẻ Tín dụng. Mặt khác công nghệ giả mạo thẻ Tín dụng ngày càng nhiều, chỉ cần sơ hở nhỏ của chủ thẻ là thông tin thẻ bị đánh cắp. Điều này tạo ra tâm lí bất an, lo sợ khi khách hàng quyết định và sử dụng thẻ Tín dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là lí do thẻ Tín dụng chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ 2,0% so với tổng thẻ Quốc tế phát hành ở năm 2013. - Tóm lại: Hoạt động phát hành thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng qua 03 năm 2011-201 vẫn phát huy được năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường thẻ. Bằng chứng là trong 05 NHTMNN lớn nhất Việt Nam thì Agribank luôn nằm trong top dẫn đầu về thị phần thẻ, và với tốc độ tăng trưởng thẻ vẫn tăng liên tục mặc dù cuối năm 2011 Agribank Phú Mỹ Hưng bị sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III. Tuy nhiên, hoạt động phát hành thẻ Tín dụng còn hạn chế. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải nổ lực nghiên cứu thị trường, đề ra chiến lược mới nhằm thúc đẩy số lượng thẻ Tín dụng tăng lên trong giai đoạn tới. Và quyết định thâm nhập vào thị trường thẻ của Agribank Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng là quyết định đúng đắn góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 31 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  43. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.5.2 Hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 2.5.2.1 Quy trình thanh toán thẻ của Agirbank Phú Mỹ Hưng: SƠ ĐỒ 2.3: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ CỦA CHI NHÁNH (2) Đơn vị chấp nhận thẻ Tổ chức thanh toán thẻ Chủ thẻ (1) Chủ thẻ (8) (7) (3) (6) (4) (5) Tổ chức phát hành thẻ Tổ chức chuyển mạch thẻ (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Bước 1: Chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ để cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Bước 2: Đơn vị chấp nhận thẻ quẹt thẻ, nhập số tiền giao dịch, và gửi hóa đơn thanh toán thẻ cho Tổ chức thanh toán thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ được lưu giữ làm chứng từ gốc để đối chiếu và giài quyết khiếu nại. - Bước 3: Tổ chức thanh toán thẻ ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ và chuyển yêu cầu tới Tổ chức Chuyển mạch thẻ. - Bước 4: Tổ chức Chuyển mạch thẻ chuyển thông điệp đến Tổ chức phát hành thẻ. - Bước 5: Tổ chức phát hành thẻ chấp thuận hoặc từ chối cấp phép. Thông điệp trả lời được chuyển cho Tổ chức Chuyển mạch thẻ. - Bước 6: Tổ chức chuyển mạch thẻ chuyển thông điệp của Tổ chức phát hành thẻ đến Tổ chức thanh toán thẻ. - Bước 7: Tổ chức thanh toán thẻ chuyển thông điệp cấp phép cho đơn vị chấp nhận thẻ. - Bước 8: Đơn vị chấp nhận thẻ nhận được cấp phép và hoàn tất giao dịch. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 32 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  44. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.5.2.2 Hệ thống máy ATM/POS của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BIỂU ĐỒ 2.11: TĂNG TRƯỞNG MÁY ATM/POS AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 72 100 48 80 36 60 Máy POS 40 15 15 15 Máy ATM 20 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.12: THỊ PHẦN ATM 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 15,4% 15% 14,8% 12,5% 13,0% 13,1% 49,2% 49% 49% 13,4% 14% 13,4% 9,5% 9,7% 9% Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Khác Khác Khác (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Ngân hàng Thương mại Việt Nam) - Mặc dù nền kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển thẻ nhanh nhất thế giới. Hệ thống thẻ của các NHTM đã và đang được kết nối liên kết với nhau, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ thẻ. Việc này cũng giúp các NHTM giảm áp lực đầu tư cho hệ thống trang thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, EDC), tạo điều kiện cho các Ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và qua đó cũng gia tăng được nguồn thu nhập đáng kể từ phía dịch vụ thẻ. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 33 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  45. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Trong năm 2013 các Ngân hàng dẫn đầu về hệ thống ATM và POS bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Trong đó, Agribank Việt Nam dẫn đầu về thị phần máy ATM với 2.300 máy ATM, chiếm 14,8% thị phần, thứ 2 là Vietinbank 13,4%, và thứ 3 là Vietcombank 13,1%. Qua 03 năm 2011-2013, số máy ATM của Chi nhánh vẫn duy trì đều 15 máy, nhưng so với toàn ngành thì tỷ trọng năm 2013 chỉ giảm 0,06% (năm 2011 Chi nhánh chiếm 0,71%, và năm 2013 chiếm 0,65%). BIỂU ĐỒ 2.13: THỊ PHẦN POS 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6,8% 9,0% 7,0% 35,7% 22,7% 30,0% 41,3% 28,4% 29,0% 9,5% 8,0% 15,5% 7,0% 25,6% 24,5% Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Vietinbank BIDV Khác Khác Khác (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Ngân hàng Thương mại Việt Nam) - Thanh toán bằng EDC/POS là hình thức thanh toán hiện đại với những lợi ích to lớn đối với cả người thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ và cả NHTM. Đối với Agribank Việt Nam cụ thể là Chi nhánh Phú Mỹ Hưng với mục tiêu phát triển mạnh Sản phẩm Dịch vụ để tăng thu ngoài Tín dụng không những giảm bớt sự phụ thuộc mà còn giảm rủi ro từ nguồn thu Tín dụng, đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và hướng xây dựng một hình ảnh Ngân hàng hiện đại trên địa bàn Quận 7 và các vùng phụ cận. Như vậy, việc thiết lập mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ dựa trên cơ sở rà soát, đánh giá hiệu quả của các đơn vị chấp nhận thẻ để lắp đặt máy POS là một trong những hướng đi hợp lý của Chi nhánh trong bối cảnh Tín dụng gặp khó khăn, nguồn thu từ Tín dụng suy giảm. Bên cạnh đó việc phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ kết hợp với các tờ rơi, brochures và décales quảng cáo cũng sẽ là một kênh quảng bá thương hiệu GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 34 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  46. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 hết sức hiệu quả cho Chi nhánh. Trong năm 2012, Chi nhánh trang bị thêm 12 máy, tương ứng tăng 33,33% so với năm 2011. Và đến cuối 2013 Chi nhánh đã trang bị thêm 24 máy POS, tương ứng tăng gấp 1.5 lần (50,00%) so với năm 2012. Địa bàn Quận 7 và khu vực Phú Mỹ Hưng là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tập trung nhiều trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn với các tiện ích khép kín cho nhu cầu cuộc sống hiện đại của người dân có thu nhập khá và cao (Parkson, Cressmall, SECC, Lotte Mart, Giant Super Market ). Đây là lợi thế để Agribank Phú Mỹ Hưng thâm nhập Thị trường phát triển máy POS. - So với Agribank Việt Nam, thì số máy POS mà Agribank Phú Mỹ Hưng đã có trong năm 2013 chiếm tỉ trọng giảm không đáng kể 0,02% (năm 2011 Chi nhánh chiếm 0,68%, năm 2013 chiếm 0,66%). Nhưng so với các NHTM khác ở Việt Nam thì cuối năm 2013, thị phần máy POS của Agribank Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ 7% trong khi đó đứng đầu là Vietcombank với 29,0%, thứ 2 là Vietinbank với 25,4%. 2.5.2.3 Doanh số thanh toán thẻ của Agirbank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: - Số lượng thẻ mà trong những năn qua Agribank Phú Mỹ Hưng phát hành chỉ đánh giá mức độ chung của thẻ đối với khách hàng. Vì thế để có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không ta dựa vào doanh số. BẢNG 2.5: DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013  Agribank Phú Mỹ Hưng Lượng giao dịch qua ATM/POS (lượt) 589.507 620.534 726.300 Trung bình lượt giao dịch/thẻ 143 137 128 Doanh số thanh toán thẻ (Triệu VND) 642.781 762.166 930.879 + Máy ATM 622.677 737.656 900.356 . Doanh số rút tiền mặt (Triệu VND) 581.439 685.478 833.524 . Doanh số chuyển khoản (Triệu VND) 41.238 52.178 66.832 + Máy POS 20.104 24.510 30.523 Trung bình trên 01 máy POS 558 511 424  Agribank Việt Nam Doanh số thanh toán (Triệu VND) 128.634.784 179.419.580 227.247.204  Phú Mỹ Hưng /Việt Nam 0,48% 0,42% 0,41% (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 35 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  47. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 BIỂU ĐỒ 2.14: TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng 1000000 900.356 900000 800000 737.656 700000 622.677 600000 500000 400000 300000 200000 100000 20.104 24.510 30.253 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thanh toán qua ATM Doanh số thanh toán qua POS (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Theo đánh giá của NHNN và Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, AgirbanK Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, liên tục là một trong 03 NHTM dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM. Qua bảng 2.5 cho thấy trong năm 2013 tổng doanh số thanh toán thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng đạt 930.879 triệu đồng, tăng 168.713 triệu đồng so với năm 2012. Với doanh số thanh toán qua thẻ và số lượng thẻ phát hành trong năm 2013 của Chi nhánh cứ 01 thẻ thì có trung bình 128 lượt giao dịch được thực hiện. Điều này chứng tỏ thương hiệu Agirbank luôn được mọi người tin dùng, hơn nữa chức năng của thẻ đã phát huy tốt, làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán của người dân. Bên cạnh đó nhờ vị trí Agribank Phú Mỹ Hưng đặt ngay Trung tâm Tài chính Quận 7 nên các hoạt động giao dịch, kinh doanh thường xuyên đã làm tăng số lượng giao dịch qua máy ATM/POS lên đáng kể. Cụ thể lượt giao dịch trên ATM/POS năm 2013 tăng gấp 03 lần (17,04%) so với năm 2012 (5,26%). Do đặc thù khách hàng cá nhân sử dụng thẻ để giao dịch, thanh toán hàng GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 36 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  48. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 hóa dịch vụ qua hệ thống ATM/POS nên doanh số giao dịch tăng nhanh qua 03 năm. Trong năm 2013, doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh tăng 19,37%, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2012 (6,38%). Mặc dù doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh tăng mạnh nhưng so với Agribank cả nước thì tỉ trọng giảm 0,17% trong năm 2012, và năm 2013 giảm 0,04%. Theo “Trang Thông tin Thẻ 18 của Agirbank năm 2013”, doanh số thanh toán qua thẻ của Agribank cả nước đạt 227.247 tỉ đồng, tăng 26% so với năm 2012 và đứng thứ ba trên thị trường (21%). Điều này cho thấy, Agribank Phú Mỹ Hưng triển khai dịch vụ ATM/POS có hiệu quả và có tiềm năng phát triển so với Agribank cả nước. BIỂU ĐỒ 2.15: CƠ CẤU DOANH SỐ THANH TOÁN QUA ATM 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 7% 7% 7% 93% 93% 93% Rút tiền Chuyển tiền Rút tiền Chuyển tiền Rút tiền Chuyển tiền (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp)  Máy ATM: Bảng 2.5 cho thấy doanh số thanh toán qua máy ATM tăng cao qua 03 năm, trong đó chủ yếu là hình thức rút tiền và chuyển khoản. Doanh số rút tiền qua máy ATM chiếm ưu thế trên 90%, trong năm 2013, doanh số rút tiền mặt của Chi nhánh đạt 833.524 triệu đồng, tăng 21,60% so với năm 2012.Vì khách hàng cá nhân chủ yếu thanh toán chi tiêu hằng ngày, nên hình thức rút tiền được sử dụng nhiều hơn chuyển khoản. Vì vậy, doanh số chuyển khoản năm 2013 chỉ đạt 66.832 triệu đồng, tương ứng tăng 28,08% so với năm 2012. Một phần là do địa bàn Phú Mỹ Hưng ngày càng có nhiều Doanh nghiệp trả lương cho Nhân viên qua thẻ (tiết kiệm chi phí và thời gian). Điều này chứng tỏ GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 37 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  49. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 Agribank Phú Mỹ Hưng triển khai hiệu quả máy ATM trong 03 năm qua, mặc dù máy ATM vẫn giữ nguyên 15 máy tuy nhiên doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng liên tục. Thị phần máy ATM của Agribank cả nước trong 03 năm qua đều dẫn đầu trên thị trường, vì thế rất thuận tiện cho khách hàng thanh toán qua thẻ.  Máy POS: Ngày nay việc thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ không còn xa lạ với khách hàng. Bên cạnh tính an toàn, nhanh chóng, khách hàng còn được nhận khá nhiều ưu đãi từ các đơn vị chấp nhận thẻ. Mặc dù số máy POS của Chi nhánh tăng liên tục qua 03 năm tuy nhiên thị phần máy POS của Agribank cả nước lại rất thấp. Doanh số thanh toán qua POS tăng liên tục qua 03 năm, cụ thể doanh số thanh toán qua POS năm 2013 đạt 30.523 triệu đồng, tương ứng tăng 24,53% so năm 2012. Tuy nhiên doanh số giao dịch trung bình trên 01 máy POS năm 2013 lại giảm đi 17,0% so với năm 2012. Lý giải điều này do khách hàng chỉ xem tiện ích của thẻ là rút tiền mặt nhanh chóng, và chuyển khoản đi xa dễ dàng. Hơn nữa thị phần POS trên thị trường rất thấp, chỉ chiếm 7,0% trong năm 2013, mạng lưới POS của Chi nhánh mặc dù có tăng nhưng tăng với mức chưa tương xứng làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ của các chủ thẻ. Chứng tỏ, việc triển khai máy POS qua 03 năm của Agribank Phú Mỹ Hưng chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đối với địa bàn tiềm năng như Phú Mỹ Hưng, lại có nhiều mối quan hệ tốt đẹp để lắp đặt POS thì thực tế kết quả như trên là chưa tương xứng. - Tóm lại, từ năm 2011-2013, bên cạnh những ưu điểm mà Chi nhánh có được thì vẫn còn một số hạn chế chưa phát huy hết năng lực hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng. Thuận lợi mặc dù số lượng máy ATM mà Chi nhánh lắp đặt chỉ có 15 máy nhưng được lắp đặt có hệ thống tại các vị trí thuận tiện đông người như bệnh viện Chợ Rẫy, các khu mua sắm như Paragon, Crescent Mall, và các doanh nghiệp kí hợp đồng trả lương cho nhân viên qua thẻ nên doanh số thanh toán thẻ qua ATM của Chi nhánh là tương đối sau 06 năm hoạt động. Đặc biệt là thương hiệu Agribank trải dài GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 38 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  50. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 khắp mọi nơi, từ thành thị, nông thôn, hay những vùng xa nên hoạt động triển khai nghiệp vụ thẻ qua ATM của Chi nhánh qua 03 năm không mấy khó khăn. Bên cạnh ưu thế có mối quan hệ tốt đẹp lắp đặt POS với các đối tác Doanh nghiệp thì trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng hiện nay, Chi nhánh cần chú trọng quảng bá dịch vụ, đẩy mạnh công tác Marketing nhằm giúp khách hàng hiểu rõ và biết hết tất cả các dịch vụ tiện ích mà Agribank mang lại, điều này góp phần làm tăng doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh. Và tương lai không xa hệ thống ATM/POS sẽ trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu đối với khách hàng, và trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. 2.5.3 Hoạt động sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: 2.5.3.1 Kết quả sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 BẢNG 2.6: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 ĐVT: Triệu VNĐ,% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Doanh số Doanh số Doanh số Số món Số món Số món sử dụng sử dụng sử dụng Agribank Phú Mỹ Hưng 514.077 596.399 616.013 711.046 717.962 839.378 Thẻ Ghi nợ 511.920 583.254 613.379 696.099 714.800 822.909 Thẻ Tín dụng 2.157 13.145 2.634 14.947 3.162 16.469 Agribank Việt Nam 122.009.233 170.082.260 212.073.860 Phú Mỹ Hưng/Việt Nam 0,49% 0,42% 0,40% (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.16: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 1000000 839.378 800000 711.046 717.692 596.399 613.379 600000 514.077 400000 200000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số món giao dịch Doanh số sử dụng (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 39 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  51. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Theo “Trang Thông tin Thẻ số 18 của Agribank năm 2013”, doanh số sử dụng thẻ của Agribank đứng thứ ba thị trường, chiếm thị phần 21,4%, đứng thứ hai là Vietcombank (24,8%). Dù kết quả sử dụng thẻ Chi nhánh tăng đều qua 03 năm 2011-2013, nhưng so với Agribank cả nước tỷ trọng lại giảm 0,09% (năm 2011 doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh chiếm 0,49% và năm 2013 là 0,40%). Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng kết quả sử dụng thẻ qua 03 năm của Chi nhánh và cả nước đều giảm. Điển hình trong năm 2012, doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh đạt 711.046 triệu đồng, tương ứng tăng 19,22% so với năm 2011, và năm 2013 đạt 839.378 triệu đồng, tương ứng tăng 18,05%, tăng ít hơn so với năm 2012. Nguyên nhân giảm do tốc độ mạng giao dịch thường xuyên bị nghẽn vào giờ cao điểm, hơn nữa kết cấu hộp tiền máy ATM hay bị lỗi làm chậm trễ, gián đoạn giao dịch của khách hàng. Mặc dù ở mỗi địa điểm ATM đều có lắp đặt camera theo dõi nhưng tâm lí lo sợ trộm cắp, không an ninh tại các máy ATM của khách hàng cũng làm ảnh hưởng đến doanh số sử dụng thẻ. - Phần lớn, thẻ Ghi nợ được phát hành nhiều hơn thẻ Tín dụng, nên số món giao dịch của thẻ Ghi nợ chiếm tỉ trọng cao hơn trên 90% tổng số món giao dịch, làm cho doanh số sử dụng của thẻ Ghi nợ tăng nhiều hơn. Nguyên nhân tăng do ngoài các chức năng tiện ích thì khi chủ thẻ muốn sử dụng thẻ Ghi nợ để thanh toán hay giao dịch phải nộp tiền vào tài khoản mà không cần phải chứng minh thu nhập tài chính như thẻ Tín dụng. Vì thẻ Tín dụng như một món vay mà Ngân hàng trích trước cho chủ thẻ thanh toán, nhưng cuối mỗi tháng chủ thẻ phải hoàn trả tối thiểu 10% tổng số tiền mà chủ thẻ đã sử dụng. Nếu chậm trễ thì sẽ phát sinh lãi trả chậm, và các phí trả chậm, Hơn nữa phần lớn khách hàng là công nhân, sinh viên, công chức, nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Chính vì thế mà thẻ Ghi nợ được ưa chuộng hơn, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Cụ thể trong năm 2012, số món giao dịch thẻ Ghi nợ đạt 613.379 món, tương ứng doanh số sử dụng đạt 696.099 triệu đồng, tăng 112.845 triệu đồng so với năm 2011. Trong khi đó, số món giao dịch thẻ Tín dụng chỉ đạt 2.634 món, tương ứng doanh số sử dụng là 14.947 triệu đồng, tăng 1.802 triệu đồng so với năm GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 40 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  52. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2011. Nhưng đến năm 2013, số món giao dịch thẻ Ghi nợ đạt 714.800 món, doanh số sử dụng đạt 822.909 triệu đồng, tương ứng tăng 18,22% so với năm 2012; và số món giao dịch thẻ Tín dụng chỉ đạt 3.162 món, doanh số sử dụng là 16.469 triệu đồng, tương ứng tăng 10,18% so với năm 2012. - Thực tế thì kết quả trên tương đối khả quan đối với Agribank Phú Mỹ Hưng sau thời gian dài ổn định sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III. Mặc dù năm 2011, trong kết quả sử dụng thẻ tại Agribank Việt Nam thì Agribank Phú Mỹ Hưng chiếm 0,49%, năm 2012 chiếm 0,42% và cho đến năm 2013 chiếm còn 0,40%. Ngoài việc sử dụng các giao dịch qua máy ATM/POS tại các đơn vị chấp nhận thẻ thì khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, rút/ứng tiền tại các hệ thống liên minh thẻ của Ngân hàng và ngược lại. - Với kết quả trên trong tương lai không xa, dịch vụ thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng sẽ phát triển mạnh hơn,và Chi nhánh sẽ tích cực nghiên cứu đem lại dịch vụ tốt nhất đặc biệt là thẻ Tín dụng được khách hàng sử dụng rộng rãi hơn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh Phú Mỹ Hưng. 2.5.3.2 Doanh thu sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BẢNG 2.7: DOANH THU SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ SMS CỦA AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 2012/2011 2013/2012 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Số Số 2011 2012 2013 % % tiền tiền Mobile Banking (Triệu VND) 161 350 425 189 117,39% 75 21,43% ATransfer (Triệu VND) 0.25 0.75 0.99 0.5 200,00% 0.24 32,00% VN Topup (Triệu VND) 2.8 6.5 8.7 3.7 132,14% 2.2 33,85% Dịch vụ khác (Triệu VND) 33.95 58.75 66.31 24.8 73,05% 7.56 12,87% Tổng: 198 416 501 218 110,10% 85 20,43% (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Song song với việc phát hành thẻ, còn có các dịch vụ tiện ích đi kèm như Mobile Banking – tự động thông báo số dư khi tài khoản có biến động, vấn tin số dư, sao kê 05 giao dịch gần nhất, ATransfer – chuyển khoản an toàn, nhanh chóng, và đơn giản, APaybill – thanh toán hóa đơn điện thoại, GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 41 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  53. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 Internet, điện lực, VnTopup – nạp tiền điện thoại qua tin nhắn, Vn Ticket – mua vé máy bay đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Với các chức năng hiện đại như vậy đã thu hút không ít khách hàng tham gia sử dụng, chủ yếu là dịch vụ Mobile banking. Bên cạnh đó vì Agribank hợp tác liên minh thẻ giữa các NHTM khác, cho phép khách hàng sử dụng thẻ Agribank phát hành sử dụng để rút/ứng tiền mặt, và thanh toán tại các cây ATM, các quầy giao dịch EDC khác, góp phần làm tăng thêm doanh thu dịch vụ thẻ. Qua 03 năm 2011-2013 thì dịch vụ Mobile banking chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 80% trên tổng số các dịch vụ tiện ích đi kèm. Cụ thể trong năm 2012 doanh số thu được từ dịch vụ này đạt 350 triệu đồng, tương ứng tăng 117,39% so với năm 2011 và sang năm 2013 doanh thu Mobile banking đạt 425 triệu đồng, tương ứng tăng 21,43% so với năm 2013. Còn đối với dịch vụ ATransfer cũng được khách hàng lựa chọn sử dụng nhưng ít, chỉ đạt 0.99 triệu đồng năm 2013, tương ứng tăng 32,00% so với năm 2012. Và dịch vụ VN Topup cũng hay được sử dụng, đạt doanh số 8.7 triệu đồng năm 2013, tăng 33,85% so với năm 2012. Sở dĩ khách hàng sử dụng Moblie banking nhiều là vì khách hàng thường xuyên giao dịch qua ATM hay POS nên muốn theo dõi số dư của mình. Hơn nữa, vì các dịch vụ này đều tính phí nên cũng ít khi được khách hàng lựa chọn vì vậy doanh số thu được chỉ tương đối. Mặt khác, công tác Marketing của Chi nhánh còn sơ sài, khách hàng chưa nắm rõ đầy đủ các tiện ích từ dịch vụ thẻ mang lại. Với định hướng phát triển toàn diện, công nghệ tiên tiến hiện đại, trong tương lai Ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm các dịch vụ tiện ích và bớt khoảng phí nhằm thu hút khách hàng vì nó cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. - Đối với Agirbank, mà cụ thể là Agribank Phú Mỹ Hưng, mục tiêu phát triển mạnh Sản phẩm Dịch vụ để tăng thu ngoài tín dụng không những nhằm giảm bớt sự phụ thuộc mà còn giảm rủi ro từ nguồn thu tín dụng, đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và hướng tới xây dựng một hình ảnh của Ngân hàng hiện đại trên địa bàn Quận 7 và các vùng phụ cận. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 42 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  54. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.5.3.3 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013: BẢNG 2.8: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 ĐVT: Triệu VND,% 2012/2011 2013/2012 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Số Số 2011 2012 2013 % % tiền tiền 1. Thu nhập thẻ: 2.080 2.662 3.022 582 27,98 360 13,52 - Thu từ phát hành thẻ 155 153 182 -2 -1,29 29 18,95 - Thu từ dịch vụ thẻ 132 123 330 -9 -6,82 207 168,29 - Phí chấp nhận thanh toán 670 381 450 -289 -43,13 69 18,11 - Thu phí thường niên 73 71 99 -2 -2,74 28 39,44 - Thu lãi cho vay tín dụng 1.050 1.928 1.961 878 83,62 33 1,71 2. Chi phí: 1.712 2.267 2.497 555 32,42 230 10,15 - Định phí 1.359 1.649 1.813 290 21,34 164 9,95 - Biến phí 353 618 684 265 75,01 66 10,68 3. Lợi nhuận: 368 395 525 27 7,11 130 32,98 4. Chi phí/Doanh thu 0,8 0,9 0,8 - - - - (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ – Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.17: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ 2011-2013 3500 3.022 3000 2.662 2.497 2500 2.267 2.080 2000 1.712 1500 1000 395 525 500 368 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận (Nguồn: Bộ phận Dịch vụ – Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Qua 03 năm 2011-2013, ta thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng đều thu được lợi nhuận sau khi sáp nhập thành Chi nhánh GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 43 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  55. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 Cấp III. Để biết rõ hơn về lợi nhuận mảng hoạt động này ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí. - Nhìn qua bảng 2.8, ta thấy thu nhập thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 thu nhập thẻ đạt 2.662 triệu đồng, tăng tương ứng 27,98% so với năm 2011; đến năm 2013, doanh thu thẻ đạt 3.022 triệu đồng, tương ứng tăng 13,52% so năm 2012. Bên cạnh đó các khoản định phí, biến phí cũng tăng nhẹ theo doanh thu. Hoạt động kinh doanh thẻ phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Cụ thể như định phí gồm các chi phí trang bị máy móc, thiết bị cho các đơn vị chấp nhận thẻ; chi phí in ấn, mã hóa thông tin; lệ phí tham gia tổ chức thẻ Quốc tế; các rủi ro phát sinh; Ngoài ra các khoản biến phí liên quan như phí cho hoạt động Markting, quảng cáo Sản phẩm Dịch vụ, các khoản trả lãi cho các sô dư tiền gửi trên thẻ Cụ thể năm 2013 định phí đạt 1.813 triệu đồng, tương ứng tăng 9,95% so với năm 2012; và biến phí đạt 684 triệu đồng, tương ứng tăng 10,68% so với năm 2012. Hơn nữa, trong những năm qua, Chi nhánh đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong khu vực quận 7 và các vùng lân cận khác trả lương cho nhân viên qua thẻ. Đặc biệt, Agribank Phú Mỹ Hưng có vị trí gần các khu trung tâm mua sắm, siêu thị sầm uất, nhà hàng, spa cao cấp, nên sức mua của khách hàng ngày càng nhiều. Chính vì thế mà khoản biến phí trong những năm qua ít hơn định phí. - Về lợi nhuận: Do thu nhập và các khoản chi phí hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong 03 năm qua chênh lệch không quá nhiều. Chính vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ mang lại rất ít và tăng chậm qua các năm. Cụ thể năm 2012, lợi nhuận đạt 368 triệu đồng, tăng 7,11% so với năm 2011; và năm 2013, lợi nhuận đạt 525 triệu đồng, tương ứng tăng 32,98% so với năm 2012. - Về chi phí/doanh thu: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ và nó càng nhỏ hơn 1 thì càng tốt. Tuy nhiên số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng trong 03 năm 2011-2013 chưa đạt hiệu quả cao khi doanh thu và chi phí chênh lệch thương đương nhau. Năm 2013, chi phí/doanh thu có tỉ lệ 0,8% có nghĩa là để có 1 đồng GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 44 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  56. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 thu nhập Chi nhánh sẽ phải bỏ ra 0,8 đồng chi phí. Trong khi đó, ở năm 2011 và 2012 giá trị tương ứng vẫn là 0,8% và 0,9%. Điều này cho thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong 03 năm qua không đạt được mức tăng trưởng cao. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần đặt ra kế hoạch để quản lý nguồn chi phí, thu nhập thẻ tốt hơn nhất là hiện nay sự cạnh tranh giữa các đối thủ trên cùng địa bàn tương đối mạnh. Hơn nữa, dịch vụ thẻ ngày càng thân thuộc và tiện ích với khách hàng nên lợi nhuận thẻ những giai đoạn sau dự đoán tiếp tục tăng. 2.6 Phân tích SWOT về hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh: 2.6.1 Điểm mạnh: 2.6.1.1 Cơ sở hạ tầng chất lượng – Nguồn nhân lực dồi dào: - Việc thu gọn cấu trúc Phòng ban ở Agribank Phú Mỹ Hưng khiến cho việc phối hợp trong công việc và công tác quản lý dễ dàng, hiệu quả hơn. Có thể trưng tập một nhóm Cán bộ của các Phòng ban để tập trung vào từng nhiệm vụ phát triển khách hàng và Sản phẩm, Dịch vụ ở từng thời điểm cụ thể. Trụ sở làm việc gọn hơn, khang trang và ấm cúng hơn, tạo hiệu ứng tốt hơn cho khách hàng tới giao dịch. Bố cục, cấu trúc hợp lý hơn giúp công tác quản lý lãnh đạo cũng dễ dàng và sâu sắc hơn. Sự kết hợp giữa các Bộ phận trong phòng, giữa các Phòng với nhau trở nên nhanh và gần hơn, đây là lợi thế cho việc bán chéo sản phẩm. - Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn hổ trợ nhau hết mình trong công việc, luôn tận tâm với khách hàng góp phần làm nên sứ mệnh: “Mạng phồn thịnh đến khách hàng”. 2.6.1.2 Mạng lưới rộng rãi: - Với những nổ lực không ngừng nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới, phục vụ đa dạng khách hàng. Tính đến nay, Agribank đã có hơn 2300 mạng lưới giao dịch bao phủ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, Agribank Phú Mỹ Hưng cũng tăng cường mở thêm các máy ATM/POS; cụ thể số máy POS đều tăng liên tục qua mỗi năm. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 45 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  57. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.6.1.3 Vị trí địa lý thuận lợi – Chi nhánh đặt tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng: - Agribank Phú Mỹ Hưng tọa lạc tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng là khu đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn và kiểu mẫu của cả nước. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nhân thành đạt, người nước ngoài sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó còn có nhiều khu trung tâm mua sắm, trung tâm triển lãm, dịch vụ cao cấp, và nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy Agirbank Phú Mỹ Hưng thuận lợi để phát triển vững chắc, ổn định và mở rộng thị phần thẻ bằng việc trả lương qua thẻ, và các giao dịch kinh doanh. Thương hiệu Agribank Việt Nam được biết đến ngày càng nhiều với tình cảm tốt của khách hàng. 2.6.1.4 Xây dựng nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp: - Sau khi trở thành Chi nhánh Cấp III, Agribank Phú Mỹ Hưng vẫn còn đó những lợi thế về sự quen thuộc địa bàn hoạt động, quan hệ tốt với Công ty Quản lý Tòa nhà Beautiful Sài Gòn I,II và III. Lượng khách hàng, các mối quan hệ, cơ sở đã xây dựng suốt 04 năm của Chi nhánh Cấp I gần như vẫn nằm phần lớn trong tay Agribank Phú Mỹ Hưng, tiềm năng khai thác còn nhiều. Đây là tiền đề giúp Ngân hàng tiếp cận các Công ty, Doanh nghiệp đặt văn phòng tại các tòa nhà để mở rộng khách hàng, quảng bá sản phẩm. - Ngoài ra, Agribank Phú Mỹ Hưng còn tận dụng các mối quan hệ, các sự giới thiệu của bên thứ ba để tiếp cận khách hàng, quảng bá và mời khách hàng sử dụng Sản phẩm Dịch vụ của Ngân hàng như Công ty Bảo hiểm FUBON, Trường Ngoại Ngữ Apple, Công ty Hữu Nghị. 2.6.1.5 Công nghệ thông tin hiện đại: - Sự phát triển của Công nghệ Thông tin hiện nay tạo điều kiện phát triển các Sản phẩm Dịch vụ Ngân hàng điện tử mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như dịch vụ SMS vấn tin số dư tài khoản, dịch vụ nạp tiền điện thoại VNTopup, dịch vụ chuyển khoản bằng tin nhắn ATransfer, dịch vụ thanh toán tiền điện thoại trả sau A-PayBill, dịch vụ Internet Banking. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 46 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  58. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 - Bên cạnh đó các thao tác, thủ tục phát hành thẻ, đăng kí thông tin khách hàng cũng nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng cũng như các giao dịch viên có thể giải quyết nhiều công việc khác, mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, Agribank Phú Mỹ Hưng rất chú trọng đầu tư Công nghệ Thông tin trên cở sở Agribank là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thồng thanh toán và kế toán khách hàng trên IPCAS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS, Agribank hiện cung cấp Sản phẩm, Dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện đại, an toàn cho mọi khách hàng trong nước và thế giới. 2.6.2 Điểm yếu: 2.6.2.1 Chức năng, tiện ích thẻ còn hạn chế: - Thẻ của Agribank còn hạn chế về chức năng, chủ yếu chỉ rút/ứng tiền, và thanh toán giống như các NHTM khác, thậm chí các NHTM khác còn đa dạng hơn như thẻ đa năng của Đông Á, Connect24 của Vietcombank, Do đó, Agribank Phú Mỹ Hưng phải cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thẻ, vì khách hàng thường thích sản phẩm thẻ tiện ích, đa dạng. 2.6.2.2 Mạng giao dịch thường xuyên bị nghẽn mạch: - Một điểm trừ cho Agribank Phú Mỹ Hưng là tốc độ giao dịch thường xuyên nghẽn mạch trong giờ cao điểm, máy ATM thường xuyên báo lỗi do hộp tiền hư, hoặc chưa tiếp quỹ kịp thời, Chính vì vậy, khách hàng hay nổi giận và sang các cây ATM của NHTM khác để giao dịch; hiệu quả công việc của Cán bộ bị giảm sút. 2.6.2.3 Việc sáp nhập Chi nhánh làm xáo trộn nhân sự: - Việc sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III làm ảnh hưởng đến tình hình nhân sự của Agribank Phú Mỹ Hưng như xáo trộn nhân sự, tinh thần Cán bộ có những dao động nhất định, khả năng chủ động trong các giải pháp đồng bộ cả về nhân sự và tài chính không còn cao cũng là một khó khăn cho kế hoạch phát triển Sản phẩm Dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó việc quan tâm tới phát triển Sản phẩm Dịch GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 47 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  59. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 vụ và tận dụng mối quan hệ cá nhân của mỗi Cán bộ trong Cơ quan chưa cao. 2.6.2.4 Hoạt động Marketing bị thả lỏng: - Trong thời gian ổn định việc sáp nhập chuyển đổi Chi nhánh ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách khách hàng và chiến lược phát triển Sản phẩm Dịch vụ của Agribank Phú Mỹ Hưng. Nhất là từ khi không còn Phòng Dịch vụ - Marketing theo mô hình mới, công tác chăm sóc khách hàng bị thả lỏng, kênh phát triển Sản phẩm Dịch vụ gần như bị bỏ quên. Kinh nghiệm công tác thị trường của Chi nhánh còn yếu, việc thực hiện bán chéo sản phẩm của Cán bộ còn chưa được hiệu quả, tính linh hoạt trong chính sách chăm sóc khách hàng còn hạn chế, tính năng động của bộ phận làm nhiệm vụ phát triển Sản phẩm Dịch vụ chưa cao. - Chi nhánh gần như không có đầu mối phụ trách công tác chăm sóc khách hàng, phát triển khách hàng mới, quảng bá Sản phẩm Dịch vụ, lượng khách hàng hao hụt do bị các NHTM khác lôi kéo là không nhỏ. 2.6.2.5 Phí hoạt động còn hạn chế: - Việc tiếp xúc khách hàng để lắp đặt POS hiện tại là không dễ dàng, chế độ cho việc tiếp xúc các điểm lắp máy POS và chăm sóc máy về sau chưa được quy định cụ thể, chi phí cho Cán bộ phát triển máy POS tiếp cận khách hàng còn là áp lực đối với chính bản thân Cán bộ. Hơn nữa các đơn vị chấp nhận thẻ phải trả phí khi khách hàng sử dụng máy POS cũng là một rào cản khi tiếp xúc thuyết phục các đơn vị lắp đặt máy POS. 2.6.2.6 Số lượng thẻ Tín dụng Quốc tế phát hành ít: - Hạn mức tín dụng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng sử dụng thẻ. Hiện nay hạn mức tín dụng thẻ chuẩn dành cho khách hàng cá nhân của Agribank tối thiểu là 10 triệu đồng. So với mức thu nhập của những người từ 3-5 triều đồng đối với công nhân, nhân viên có thu nhập thấp hoặc chỉ đủ tiêu hàng tháng thì hạn mức tín dụng trên là khá cao. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 48 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  60. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013 2.6.3 Cơ hội: 2.6.3.1 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): - Năm 2008, sau một năm Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, sức ép mở cửa nền kinh tế ngày càng lớn, đặc biệt là lình vực Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, không chỉ Việt Nam nói chung mà TP.HCM nói riêng đều thu hút được rất nhiều sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong nước cũng như Quốc tế. - WTO mang lại nhiều cơ hội cho ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam là nông nghiệp, thị trường nông sản mở, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp sẽ gia tăng, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng hơn và đặc biệt là Agribank Việt Nam – NHTM hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ huy động được nhiều nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. - Chính nhờ những điều kiện thuận lợi phát triển như vậy, dần dần trình độ dân cư cũng như kĩ thuật cộng nghệ phát triển hiện đại hơn. Điển hình là việc nhận lương qua thẻ đã phổ biến hơn, dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt, và công tác bảo mật hạn chế rủi ro thẻ an toán hơn. 2.6.3.2 Nhà nước khuyến khích việc thanh toán bằng thẻ thay thế tiền mặt: - Cùng với sự phát triển của kinh tế, để đảm bảo an toàn cũng như tránh gian lận, mất cắp tiền mặt thì Nhà nước khuyến khích việc sử dụng thẻ để thanh toán nhằm giảm lưu thông tiền mặt. Đây là cơ hội tốt cho thị trường thẻ cho tất cả các Ngân hàng nói chung cũng như Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng. Việc sử dụng thẻ thay thế tiền mặt giúp Nhà nước giảm được chi phí in ấn, bảo quản, giúp Ngân hàng kiểm soát, quản lý giao dịch tiền tốt hơn, hạn chế được nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng phối hợp với Ngân hàng để trả lương cho Nhân viên qua thẻ một cách an toàn, nhanh chóng và tránh được những thủ tục rườm rà, mất thời gian. Hơn nữa, các giao dịch kinh doanh, buôn bán luôn được thực hiện nhanh chóng, và chính xác hơn. GVHD: Th.S: Phùng Hữu Hạnh 49 Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung