Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn

pdf 106 trang thiennha21 25/04/2022 3631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_ti.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV ĐĂNG TUẤN SINH VIÊN: HỒ THỊ KIM ÁNH Trường ĐạiNIÊN KHÓA: học 2016 – 2020Kinh tế Huế 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV ĐĂNG TUẤN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Kim Ánh TS. Hồ Thị Thúy Nga Lớp: K50C Kế Toán TrườngNiên khóa: 2016 – Đại2020 học Kinh tế Huế Huế, 01/2020 2
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các anh chị ở đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kinh Tế Huế cũng như quý thầy cô giáo Khoa Kế Toán Kiểm Toán đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng nhất, quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổ ích cho em trong suốt quãng thời gian đại học. Đó là cơ sở và là nền tảng vững chắc để em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Hồ Thị Thúy Nga đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc để em hoàn thiện bài khóa luận này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành kì thực tập của mình, đặc biệt là anh Lê Phú Quốc kế toán trưởng của Công ty cùng các anh chị phòng Kế Toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc gặp phải của em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập tại công ty, do những hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhận xét của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị trong công ty luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống. Huế, tháng 1 năm 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC BIỂU iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3 1.5.2 Phương pháp kế toán 4 1.6 Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP 5 1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 5 1.1.1 Khái niệm chi phí 5 1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất 5 1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất 6 1.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu 6 1.1.3.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế 7 1.1.3.3 Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử của chi phí 9 1.1.3.4 Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp 9 1.1.3.5 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả 9 1.1.3.6 Các nhận diện khác về chi phí 10 1.2 Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 10 1.2.1 Khái niệm 10 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 10 Trường1.2.2.1 Căn cứ vào thời điĐạiểm xác định giá học thành sản phẩ mKinh tế Huế10 1.2.2.2 Căn cứ vào nội dung cấu thành sản phẩm 11 1.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 11 1.2.3.1 Phương pháp giản đơn 11 1.2.3.2 Phương pháp hệ số 11 i
  5. 1.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ 13 1.2.3.4 Phương pháp phân bước 14 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15 Sơ đồ 1.1- Sơ đồ mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16 1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 18 1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức 18 1.5 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 19 1.5.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 20 1.5.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 20 1.5.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm 21 1.5.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị sản xuất công nghiệp 21 1.5.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21 1.5.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 23 1.5.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 25 1.5.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV ĐĂNG TUẤN 30 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 30 2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn 30 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 30 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 31 2.1.3.1 Chức năng 31 2.1.3.2 Nhiệm vụ 32 2.1.4 Công tác tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 32 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh quản lý và các phòng ban 33 Trường2.1.5 Tổ chức công tác kế toánĐại tại công ty học Kinh tế Huế36 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 36 2.1.5.2 Các chính sách kế toán áp dụng 37 2.1.6 Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2017 – 2018 39 2.1.6.1 Tình hình lao động 39 ii
  6. 2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 42 2.1.6.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh 47 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 50 2.2.1 Khái quát về quá trình sản xuất giày dép tại công ty 50 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 51 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 65 2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 76 2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang 83 2.2.4 Tính giá thành sản phẩm 83 2.2.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 83 2.2.4.2 Phương pháp tính giá thành 83 2.2.4.3 Phân bổ chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức 87 2.2.4.4 So sánh giá thành thực tế và giá thành định mức của sản phẩm Giày nam đế đúc quý 4/2018 87 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 89 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 89 3.1.1 Ưu điểm 89 3.1.2 Nhược điểm 90 3.2 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 90 3.2.1 Ưu điểm 90 3.2.2 Nhược điểm 91 3.3 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Kiến nghị 94 Trường3. Hướng phát triển đề tài Đại học Kinh tế Huế95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 iii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội XHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CPSX Chi phí sản xuất DDCK Dở dang cuối kỳ DDĐK Dở dang đầu kỳ DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KPCĐ Kinh phí công đoàn NVL Nguyên vật liệu PSTK Phát sinh trong kỳ SLSP Số lượng sản phẩm SLTP Số lượng thành phẩm SPDD Sản phẩm dở dang SX Sản xuất TK Tài khoản TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TS Tiến sỹ TrườngTP ĐạiThành phhọcẩm Kinh tế Huế Z Giá thành iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2017-2018 Bảng 2.2 Tình hình tài sản của công ty qua 2 năm 2017-2018 Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2017-2018 Bảng 2.4 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2017-2018 Bảng 2.5 Các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Bảng 2.6 Định mức giá NVL dùng cho sản xuất giày nam đế đúc quý 4/2018 Bảng 2.7 Bảng theo dõi định mức thời gian gia công sản phẩm - công đoạn má quý 4/2018 Bảng 2.8 Định mức chi phí keo quý 4/2018 Bảng 2.9 Bảng tính giá thành sản phẩm giày nam đế đúc quý 4/2018 Bảng 2.10 So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức quý 4/2018 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.5a Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp KKTX Sơ đồ 1.5b Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp KKĐK Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình sản xuất giày dép Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  10. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 Phiếu xuất kho NVL sản xuất giày dép Biểu 2.2 Sổ chi tiết tài khoản 152 Biểu 2.3 Sổ nhật ký chung Biểu 2.4 Sổ cái tài khoản 154 Biểu 2.5 Bảng chấm công tháng 12/2018 Biểu 2.6 Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2018 Biểu 2.7 Chứng từ kế toán hạch toán lương và bảo hiểm bộ phận giày dép tháng 12/2018 Biểu 2.8 Sổ cái tài khoản 154 Biểu 2.9 Chứng từ kế toán khấu hao TSCĐ tháng 12/2018 Biểu 2.10 Sổ cái tài khoản 154 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể đứng vững và phát triển Việt Nam đã có những bước chuyển mình cơ bản trong quan hệ đối ngoại cũng như các chính sách kinh tế. Chính sự hội nhập quốc tế đã mang lại những cơ hội phát triển đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều khó khắn do nền kinh tế thị trường mang lại, mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn cả doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay là một điều không đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những phương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lợi nhuận cao. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là không ngừng cố gắng nổ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản xuất. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ tính giá thành mà còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác kế toán nói chung và mảng kế toán chi phí – giá thành nói riêng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đánh giá đúng, kiểm soát tốt chi phí sẽ tiết kiệm chi phí, phục vụ cho các quyết định kinh tế, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Mặt khác, yếu tố chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cao. Nếu chi phí bỏ ra tiết kiệm thì đó là một trong những biện pháp hữu hiệu cho việc giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí một cách hợp lý là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu. Đây là biện pháp tối ưu mà các doanh nghiệp luôn luôn theo đuổi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi vậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực đòi hỏi kế toán phải có phương pháp tính toán khoa học, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. TrườngNgoài ra làm tốt công Đại tác tập hợ p họcchi phí và tính Kinh giá thành sản phtếẩm sẽ giúpHuế cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo, đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh qua đó thể hiện được mức độ hiệu quả hoạt động, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Công ty TNHH Đăng Tuấn là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cả sản xuất, thương mại và dịch vụ, sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Do đó việc tập hợp CPSX và tính giá thành cho từng sản phẩm một cách chính xác là rất quan trọng. Trong những năm qua, công tác kế toán của Công ty ngày càng được coi trọng, điều đó đã giúp cho công ty nhìn nhận đúng đắn thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhận thấy được vai trò quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Đăng Tuấn nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực tế và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX-TM- DV Đăng Tuấn. - Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung đã đề ra, tôi cần thực hiện được 3 mục tiêu riêng cụ thể như sau: + Thứ nhất, hệ thống hóa và tập hợp những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. + Thứ hai, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn. + Thứ ba, vận dụng lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng với thực tiễn tại Công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng chung: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Giày nam đế đúc tại Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn. - Đối tượng cụ thể: Trường+ Các khoản mục chi Đại phí cấu thành học nên giá thành Kinh sản phẩm bao gtếồm chi Huế phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho đối tượng tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Để thuận lợi cho việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình thực tế về công tác kế toán nên đề tài nghiên cứu là Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn. Cụ thể là tại xưởng sản xuất giày dép Hương Sơ, địa chỉ: Khu công nghiệp Hương Sơ, An Hòa, Thành phố Huế. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu và các tài liệu liên quan trong hai năm 2017 và 2018. Trong đó thực hiện phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Giày nam đế đúc của Công ty tập trung chủ yếu vào số liệu quý IV năm 2018. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Về thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp về các nội dung liên quan đến chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, phương pháp tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phân loại và phương pháp tính giá thành sản phẩm. + Số liệu sơ cấp: Phương pháp này để tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đặc điểm của từng khoản mục chi phí, phương pháp tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang, phân bổ chi phí cũng như những vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, các quy định của Công ty thông qua việc quan sát công việc hàng ngày của các nhân viên phòng kế toán, phòng tổ chức của Công ty kết hợp với việc phỏng vấn các nhân viên kế toán và kế toán trưởng. - Về xử lý số liệu: + Phương pháp phân tích, xử lý: Được sử dụng để thu thập các số liệu thô, sau đó chọn lọc, xử lý những thông tin hữu ích phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. ++ Sử dụng bảng, biểu để biểu đạt tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Trường++ Sử dụng sơ đồ để môĐại tả cơ cấu tổhọcchức của Công Kinh ty. tế Huế + Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích: Từ những số liệu đã thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp một cách có hệ thống theo quy trình, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế nhằm phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga từ đó có cái nhìn tổng quan về ông ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. 1.5.2 Phương pháp kế toán - Phương pháp chứng từ kế toán: Dựa vào bằng chứng xác thực để chứng minh các giao dịch, nghiệp vụ hoàn thành. - Phương pháp tài khoản: Kế toán ghi nhận sự phát sinh của CPSX vào tài khoản và sổ kế toán tương ứng theo mối quan hệ đối ứng sẵn có của chúng. - Phương pháp sổ sách kế toán: Dựa trên số liệu ở các sổ sách kế toán tiến hành xử lý, phân tích số liệu. - Phương pháp so sánh: Dựa vào cơ sở số liệu ở chứng từ kế toán và các sổ kế toán tiến hành so sánh, đối chiếu khớp đúng với nhau không. Đồng thời so sánh tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm. 1.6 Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn. Chương 3: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn. - Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 1.1.1 Khái niệm chi phí Theo Chuẩn mực số 01 thì Chi phí được định nghĩa như sau: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.” 1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất Một doanh nghiệp sản xuất, ngoài các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ còn có các hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp, Chỉ những chi phí để tiến hành sản xuất ra sản phẩm,lao vụ, dịch vụ mới được xem là chi phí sản xuất. Một số khái niệm về chi phí sản xuất như sau: - Chi phí sản xuất trong kế toán tài chính được định nghĩa như sau: “Chi phí được nhìn nhận như những khoản phí phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền, hao phí về lao động sống, lao động vật hóa trên cơ sở tài liệu, chứng từ, bằng chứng chắc chắn”. (Nghiêm Văn Lợi, 2008). - Chi phí sản xuất trên góc độ kế toán quản trị: “Chi phí trong kế toán quản trị là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.” (Nghiêm Văn Lợi, 2008). Trường- Chi phí sản xuất trongĐại kế toán chihọc phí: Kinh tế Huế “Chi phí trong kế toán chi phí là xuất phát từ mục tiêu kế toán chi phí vừa cung cấp thông tin chi phí sang lĩnh vực kế toán tài chính và kế toán quản trị nên kế toán chi phí tùy thuộc vào mục đích cung cấp thông tin chi phí sang lĩnh vực nào chi phí SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga sẽ được nhận diện, hệ thống và định lượng theo yêu cầu thích hợp.” (Huỳnh Lợi, 2010). Như vậy ta có thể thấy, mặc dù được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau làm cho việc nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, góc độ, hình thức thể hiện nhưng tất cả đều thể hiện một vấn đề chung: Chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Huỳnh Lợi, 2010). 1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí cùng tính chất đặc trưng vào một nhóm. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có nội dung, công dụng khác nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý mà người ta tiến hành phân loại chi phí theo những tiêu thức thích hợp. Để tổ chức tốt cho công tác hạch toán chi phí và quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh kế toán, ta có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau: 1.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp chi phí sản xuất có cùng nội dung, tính chất kinh tế vào cùng một loại, không phân biệt chi phí sản xuất phát sinh ở lĩnh vực nào, ở khâu nào. Vì vậy chi phí trong kỳ kế toán trong doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí nhân công: + Yếu tố chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. + Tổng chi phí nhân công là tổng quỹ lương và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Nhận thức yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản lý xác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp. - Chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này bao gồm những thành phần Trườngsau: Đại học Kinh tế Huế + Chi phí NVL chính: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất. Nguyên vật liệu chính thường cấu thành nên cơ sở vật chất của sản phẩm và chi phí nó thường chiếm một tỷ lệ trọng yếu trong giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga + Chi phí NVL phụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu dùng để kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, vẻ thẩm mỹ của sản phẩm hoặc những loại nguyên vật liệu dùng trong công việc hành chính, văn phòng máy móc thiết bị. + Chi phí nhiên liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu. Thực chất nhiên liệu cũng là nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy được xếp vào một thành phần riêng để quản lý và đôi khi để kiểm soát khi có sự xáo trộn do tình hình biến động nguồn nhiên liệu, năng lượng trên thị trường. + Chi phí phụ tùng thay thế: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các loại phụ tùng thay thế. + Chi phí NVL khác: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu không thuộc các loại yếu tố trên như chi phí nguyên vật liệu đặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng. Nhận thức yếu tố chi phí NVL giúp cho nhà quản lý xác định được tổng vốn nguyên liệu cần thiết cho nhu cầu SXKD trong kỳ. - Chi phí công cụ, dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, giá thuê nhà cửa phương tiện, - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. Việc phân loại này phản ánh tỷ trọng của từng loại chi phí, là cơ sở để kế toán tiến hành tổng hợp chi phí, lập thuyết minh báo cáo tài chính, dự toán CPSX và phân tích tình hình dự toán CPSX phát sinh trong kỳ. 1.1.3.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Việc phân loại này căn cứ vào mục đích, công dụng của CPSX, không quan tâm Trườngđến việc chi phí đó có n ộĐạii dung như thhọcế nào. Theo tiêuKinh thức này, chi phítế trong Huế kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, Chi SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga phí NVL trực tiếp tuy thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo lương của công nhân trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các loại chi phí nằm ngoài các khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những khoản chi phí gián tiếp phát sinh ở khâu sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công gián tiếp (chi phí nhân công quản lý phân xưởng), chi phí NVL gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, - Chi phí bán hàng: Bao gồm những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm: + Chi phí lương và khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ. + Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ. + Chi phí về công cụ, dụng cụ, bao bì sử dụng luân chuyển dùng trong bán hàng. + Chi phí khấu hao thiết bị và TSCĐ dùng trong bán hàng như khấu hao phương tiện vận chuyển, khấu hao cửa hàng, + Chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan đến bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi, - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hoàn thành, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp còn bao gồm cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào những khoản mục chi phí, bao gồm: + Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người Trườnglao động, quản lý ở các bộĐạiphận phòng banhọc của doanh Kinh nghiệp. tế Huế + Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị. + Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị. + Chi phí khấu hao thiết bị, TSCĐ dùng vào việc hành chính quản trị. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga + Chi phí dịch vụ điện, nước, bảo hiểm, phục vụ cho toàn doanh nghiệp. Đây là căn cứ để kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục và phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm. 1.1.3.3 Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử của chi phí - Biến phí: Là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ngược lại, nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động, biến phí là một hằng số. - Định phí: Là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét đến một mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả định phí và biến phí. Ở mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, ở mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí và biến phí. Phân loại theo tiêu thức này có vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản trị định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối đơn hàng. 1.1.3.4 Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng cáo, Với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng. Vì vậy, thường phải tập hợp chung, sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. 1.1.3.5 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hoặc được mua vào trong kỳ. Chi phí sản phẩm phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ tính kết quả kinh doanh. Trường+ Đối với hoạt đĐạiộng sản xuấ t,học chi phí sản phKinhẩm là chi phí NVL tế trự c tiHuếếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong hoạt động sản xuất. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga + Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chi phí sản phẩm là giá mua và chi phí mua hàng hóa trong kỳ. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. 1.1.3.6 Các nhận diện khác về chi phí - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: chi phí kiểm soát được là loại chi phí mà nhà quản lý có thể kiểm soát hoặc quyết định được. Ngược lại, chi phí mà nhà quản lý không có khả năng kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng lớn lên nó thì gọi là chi phí không kiểm soát được với nhà quản lý đó. - Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí hiện diện trong phương án này nhưng lại không hiện diện hoặc chỉ hiện diện một phần trong phương án khác. - Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. - Chi phí cơ hội: là một khoản lợi ích sẽ mất đi nếu như chọn phương án này thay vì chọn phương án khác. 1.2 Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 1.2.1 Khái niệm “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí”. (Huỳnh Lợi, 2010). 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành sản phẩm - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở xác định mức chi phí tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch và xác định chi phí tiêu chuẩn. - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí Trườngđịnh mức nhưng có điề u Đại chỉnh theo nănghọc lực hoạ t Kinh động trong kỳ k ếtếhoạch. Huế Giá thành kế hoạch có thể được lập cho từng loại sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳ sản xuất. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế chỉ tính toán được chỉ sau khi kết thúc quá trình SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2 Căn cứ vào nội dung cấu thành sản phẩm - Giá thành sản xuất: Là giá thành bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành này phản ánh giá trị sản phẩm hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ. - Giá thành toàn bộ: Là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là tổng của giá thành sản xuất với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ xác định khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, là cơ sở để tính được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm cần quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. 1.2.3.1 Phương pháp giản đơn Phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp thường áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Tổng giá thành = CPSX + CPSX - CPSX - Điều chỉnh giảm sản phẩm DDĐK PSTK DDCK giá thành Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2.3.2 Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số áp dụng trong trường hợp một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất, nhưng kết SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ hệ số với nhau (có thể quy đổi tương ứng). Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm hoặc của quy trình sản xuất. Tính giá thành theo phương pháp hệ số thường được thực hiện lần lượt qua các bước sau: Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tổng giá thành = CPSX + CPSX - CPSX - Điều chỉnh giảm sản phẩm DDĐK PSTK DDCK giá thành Bước 2: Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm Hệ số quy đổi sản phẩm i = Giá thành định mức sản phẩm i Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm Bước 3: Xác định tổng sản phẩm chuẩn Tổng số lượng sản = ∑ Số lượng sản phẩm X Hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn i hoàn thành phẩm i Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm chuẩn (hệ số =1) Giá thành thực tế đơn vị = Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm sản phẩm chuẩn Tổng số lượng sản phẩm chuẩn TrườngBước 5: Xác định giá thành Đại thực tế đơn họcvị của từng sảKinhn phẩm tế Huế Giá thành thực tế đơn = Giá thành thực tế đơn vị x Hệ số quy đổi vị sản phẩm i sản phẩm chuẩn sản phẩm i SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Bước 6: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm Tổng giá thành thực tế = Giá thành thực tế đơn x Số lượng sản phẩm của sản phẩm i vị sản phẩm i i hoàn thành 1.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tỷ lệ áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại khác nhau về phẩm cấp, quy cách. Chi phí các sản phẩm này không thể quy đổi theo hệ số. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Các bước thực hiện: Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành = CPSX + CPSX - CPSX - Điều chỉnh giảm thực tế sản phẩm DDĐK PSTK DDCK giá thành Bước 2: Xác định tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Giá thành định mức = ∑ Chi phí định mức x Số lượng sản phẩm của nhóm sản phẩm đơn vị sản phẩm i i hoàn thành Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành của từng loại chi phí sản xuất Tỷ lệ tính giá thành = Giá thành thực tế Giá thành định mức TrườngBước 4: Tính giá thành đơnĐại vị thực tế củhọca từng sản phKinhẩm tế Huế Giá thành đơn vị thực = ∑ Chi phí định mức đơn x Tỷ lệ tính giá tế của sản phẩm i vị sản phẩm i thành SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Bước 5: Tính tổng giá thành cho từng sản phẩm Tổng giá thành thực tế = Giá thành thực tế đơn x Số lượng sản phẩm của sản phẩm i vị sản phẩm i i hoàn thành 1.2.3.4 Phương pháp phân bước Đặc điểm của phương pháp tính giá thành phân bước: - Áp dụng cho các quy trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn (giai đoạn, phân xưởng) chế biến sản phẩm kế tiếp nhau. Mỗi công đoạn sản xuất ra một loại bán thành phẩm. - Bán thành phẩm của công đoạn trước được chuyển sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến. - Bán thành phẩm của công đoạn cuối cùng là thành phẩm. - Tính giá thành sản phẩm theo hai phương án + Phương án có tính giá bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục). + Phương án không tính giá bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song). a. Phương pháp kết chuyển song song - Đặc điểm: + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công đoạn. + Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của công đoạn cuối cùng. + Trường hợp quy trình sản xuất phức tạp kiểu lắp ráp thì tính giá thành sản phẩm riêng cho từng giai đoạn (hoặc phân xưởng) sử dụng phương pháp trực tiếp, hệ số, tỷ lệ. - Phương pháp tính: TrườngChi phí sản xuất của mỗ i giaiĐại đoạn đư ợchọc chia thành haiKinh nhóm: tế Huế + Chi phí nhóm 1 tham gia từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). + Chi phí nhóm 2 tham gia vào sản phẩm theo mức độ hoàn thành của sản phẩm (thường là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Ở mỗi giai đoạn, tính lần lượt chi phí sản xuất tham gia vào giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Sau đó tổng hợp các chi phí sản xuất của tất cả các giai đoạn thì sẽ được giá thành thành phẩm. b. Phương pháp kết chuyển tuần tự - Đặc điểm: + Áp dụng cho quy trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều phân xưởng (công đoạn, giai đoạn) chế biến kế tiếp nhau. Mỗi công đoạn sản xuất ra một loại bán thành phẩm. + Bán thành phẩm của phân xưởng trước có thể chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến, hoặc có thể tiêu thụ, bán. + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng. + Đối tượng tính giá thành là từng phân xưởng. + Có hai trường hợp tính khác nhau: Trường hợp không tính chi phí bán thành phẩm. Trường hợp có tính chi phí bán thành phẩm. - Phương pháp tính: Chi phí sản xuất của mỗi phân xưởng được chia thành hai nhóm: + Chi phí nhóm 1 tham gia từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). + Chi phí nhóm 2 tham gia vào sản phẩm theo mức độ hoàn thành của sản phẩm (thường là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). + Ở mỗi phân xưởng, lần lượt tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí (áp dụng công thức phù hợp cho từng loại chi phí) và lập bảng tính giá thành sản phẩm cho từng phân xưởng. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình hoạt động sản Trườngxuất kinh doanh của doanh Đại nghiệp, gi ữhọca chúng có mKinhối quan hệ chặt chtếẽ với nhau,Huế trong đó chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thước đo mức chi phí thực tế phát sinh để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga sống và lao động vật hóa bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Có thể khái quát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí thiệt Chi phí sản hại xuất dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.1- Sơ đồ mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Khái quát qua công thức: Tổng giá CPSX CPSX CPSX Các khoản thành sản = + - - DDĐK PSTK DDCK giảm giá thành phẩm Tuy CPSX và giá thành sản phẩm có cùng bản chất kinh tế nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn. Cụ thể: - Về phạm vi: + Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung). + Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Đối với giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: Trường+ Chi phí sản xuấ t xétĐại đến các haohọc phí trong mKinhột thời kỳ. tế Huế + Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Như vậy, chúng ta có thể thấy chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Nếu giá bán không thay đổi SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga thì sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hay cao, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. 1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Như vậy số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không những phụ thuộc vào quy trình sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lựa kỳ tính giá thành. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, mức độ CPSX trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về CPSX, có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng một trong các phương pháp sau: 1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp áp dụng cho những sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. - Nếu tất cả nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu kỳ sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành ở cùng một mức độ thì tính như sau: Công thức: CPSX CPSX DDĐK + CPNVLttPSTK SLSP = x DDCK SL SPHT TK + SL SPDDCK DDCK - Nếu nguyên liệu chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm cùng một mức độ. Nguyên liệu phụ sử dụng theo mức độ sản xuất và chi phí tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tính theo công thức sau: CP NVL chính = CP NVLTTc DDĐK + CP NVLc PSTK x SLSP DDCK DDCK Trường ĐạiSL SPHT học TK + SL SPDDCKKinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga CP NVL = CP NVLp DDĐK + CP NVLP PSTK x SLSP x Tỷ lệ phụ DDCK DDCK hoàn SL SPHT TK + SL SPDDCK x T l hoàn ỷ ệ thành thành 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Chi phí sản xuất sản phẩm được chia thành 2 nhóm: - Chi phí nhóm 1 là những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở cùng một mức độ như chi phí nguyên vật liệu chính, được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: CPSX nhóm 1 CPSX nhóm 1 DDĐK + CPSX nhóm 1 PSTK SLSP = x DDCK SL SPHT TK + SL SPDDCK DDCK - Chi phí nhóm 2 là những chi phí phát sinh theo mức độ sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: T CPSX nhóm CPSX nhóm 2 DDĐK + CPSX nhóm 2 PSTK SLSP ỷ lệ = x X hoàn 2 DDCK DDCK SL SPHT + SL SPDDCK x tỉ lệ hoàn thành thành 1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức và sử dụng phương pháp tương tự như những phương pháp trên. Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống chi phí định mức có độ chính xác cao. Công thức: CPSX Số lượng Tỷ lệ hoàn Chi phí định mức = ∑ x X TrườngDDCK SPĐại DDCK họcthành Kinhmỗi sản tếphẩm Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 1.5 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSX. Thực chất của đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất, ) và nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B, ). Các chi phí phát sinh cần phải được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục và những phạm vi, giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho công việc tính giá thành. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất, sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp, của cán bộ, nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp CPSX là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về CPSX, xây dựng hệ thống sổ sách chi tiết về CPSX. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: có phân xưởng hay không có phân xưởng. - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp: giản đơn hay phức tạp. - Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất kinh doanh. - Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành. Trên cơ sở những căn cứ xác định đó, đối tượng tập hợp chi phí có thể là: - Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ. - Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình. Trường- Từng nhóm sản phĐạiẩm, chi tiết hayhọc bộ phận s ảnKinh phẩm. tế Huế Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 1.5.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. - Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp những chi phí sản xuất liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. H phân b Tổng CPSX phát sinh trong kỳ ệ số ổ chi = phí Tổng tiêu thức phân bổ M phân b Tiêu th ức ổ chi phí = Đơn giá phân bổ x ức phân bổ cho đối tượng i chi phí của đối tượng i 1.5.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. TrườngXác định đối tượng tínhĐại giá thành họcthường căn cứKinhvào đặc điểm sảtến xuấ t kinhHuế doanh, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm, dịch vụ. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác. 1.5.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau, thông thường trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng, các doanh nghiệp xây lắp thường chọn kỳ tính giá thành là quý hoặc năm, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành theo từng thời vụ của sản phẩm (quý, năm). Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm sẽ giúp kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.5.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị sản xuất công nghiệp Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Bước 2: Phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định. Bước 3: Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm. 1.5.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Khái niệm: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Đối với các chi phí NVL khi xuất Trườngdùng liên quan trực tiếp đếĐạin từng đối tưhọcợng tập hợp chiKinh phí thì tập hợp trtếực tiế p Huếcho đối tượng đó. b. Tài khoản sử dụng SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – “chi phí NVL trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Kết cấu tài khoản 621: Nợ Có Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất - Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh kỳ hạch toán. doanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. c. Chứng từ và sổ sách sử dụng Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi, phiếu yêu cầu vật tư, biên bản nghiệm thu, sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung, d. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất Nhập kho NVL xuất dùng không hết, phế liệu thu hồi TK 111,112,331 Mua NVL chuyển thẳng vào sản xuất TK 154 TK 133 Kết chuyển chi phí NVLTT Thuế GTGT được khấu trừ TK 632 TK 336,338,411 Kết chuyển chi phí NVL tiêu hao Trị giá NVL vay mượn, nhận vốn trên mức công suất bình thường góp chuyển thẳng sản xuất TK 138 Phân bổ chi phí NVL trực tiếp sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh TK 3331 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.5.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền công nhân trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, Trườngbảo hiểm thất nghiệp tính Đạivào chi phí theohọc quy định. Kinh tế Huế b. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này thường được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Kết cấu tài khoản 622: Nợ Có Chi phí nhân công trực tiếp tham gia - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ công lao động và các khoản trích trên TK 631 “Giá thành sản xuất”. tiền lương, tiền công theo quy định phát - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sinh trong kỳ. vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. c. Chứng từ và sổ sách sử dụng Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, giấy đề nghị tạm ứng, sổ cái, sổ nhật ký chung, d. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga TK622 TK334 TK 154 Tiền lương phải trả công nhân Cuối kỳ kết chuyển chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm nhân công trực tiếp TK 335 Tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép của công nhân TK 632 Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường TK 338 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN cho TK 138 công nhân sản xuất Phân bổ chi phí nhân công sử dụng TK 111,112,331 chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh Chi phí nhân công sử dụng chung cho TK 3331 hợp đồng hợp tác kinh doanh TK 133 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.5.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung a. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. CPSX chung là tổng hợp các khoản: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài b. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận kinh Trườngdoanh. Đại học Kinh tế Huế Kết cấu tài khoản 627: SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Nợ Có Các chi phí sản xuất chung phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ chung. - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sử dụng sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. c. Chứng từ và sổ sách sử dụng Phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định, phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, sổ cái, sổ nhật ký chung, d. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga TK 334,338 TK 627 TK 154,631 Chi phí nhân viên phân xưởng Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm (chi phí (Lương,BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN) sản xuất chung cố định phân bổ vào giá thành sản phẩm theo mức công TK 152,153,242 suất bình thường) Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 632 TK 111,112,331 Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành Chi phí dịch vụ mua ngoài sản xuất, được ghi nhận vào giá vốn TK 133 hàng bán Thuế GTGT TK 111,112 TK 111,112,138 Các khoản giảm thu chi Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 1.5.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Tất cả các chi phí có liên quan đến đối tượng tính giá thành đều được tổng hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, hoặc vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để tính giá thành sản phẩm trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga TK 154 TK 621 TK 152,111,112 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị phế liệu thu hồi TK 622 TK 138,334,811 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếpGiá trị sản phẩm hỏng khi có quyết định xử lý TK 627 TK 155,157,632 Kết chuyển chi phí sản xuất chug Giá trị sản phẩm hoàn thành thực tế nhập kho, gửi bán Sơ đồ 1.5a: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp KKTX Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 631 TK 154 TK 632 Kết chuyển giá trị sản phẩm Giá trị sản phẩm thực tế nhập kho dở dang đầu kỳ TK 621 TK 111,112,138 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị phế liệu thu hồi hoặc bán TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.5b: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp KKĐK Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV ĐĂNG TUẤN 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐĂNG TUẤN. Tên giao dịch: DANG TUAN CO.LTD Loại hình công ty: Nhà sản xuất, thương mại. Mã số thuế: 3300511931 Địa chỉ trụ sở chính: Đường số 4, Cụm Công nghiệp làng nghề An Hòa, phường An Hòa, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Chứng chỉ: Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Đăng Phương. Điện thoại: (0234) 3588222 FAX: (0234) 3588223 Website: www.tuanshoes.com 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Đăng Tuấn tiền thân là “Hiệu Giày Tuấn” do ông Nguyễn Đăng Tuấn sáng lập vào năm 1978 tại số 95 cũ nay là số 109 Mai Thúc Loan, thành phố Huế. Do nhu cầu phát triển, đến tháng 10 năm 2007, Doanh Nghiệp Tư Nhân Tuấn được chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dich Vụ Đăng Tuấn. Trụ sở chính của công ty đóng tại Khu Công Nghiệp Hương Sơ, Phường An Hoà, Thành phố Huế. Đó là nơi làm việc của lãnh đạo công ty, ban Trườnglãnh đạo Chi Nhánh Sản XuĐạiất 1, Thương học Mại. Kinh tế Huế Hoạt động trên địa bàn thành phố Huế và các chi nhánh trực thuộc ở các tỉnh và thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với cơ chế quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường, Công ty đã khắc phục được những khó khăn tự đổi mới về SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga tổ chức và cách thức kinh doanh, từng bước thích nghi với cơ chế mới và phấn đấu xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Cho đến nay, mặt hàng sản xuất của Công ty đã khẳng định được ưu thế cạnh tranh hàng đầu ở thị trường nội địa, từng bước phát triển hoạt động xuất khẩu sang các nước trong và ngoài khu vực trong thời gian tới. Sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Đăng Tuấn đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Triết lý kinh doanh: Khách hàng là trung tâm để định hướng cho mọi hoạt động của Công ty. Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu giày dép Việt dẫn đầu tại Việt Nam mang tầm quốc tế. Sứ mệnh: Bằng tất cả sự năng động, sáng tạo và tận tâm, giày Tuấn không ngừng tạo ra những giá trị khác biệt về sản phẩm, dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng sự tinh tế, kiêu hãnh và hạnh phúc trong từng bước chân. Giá trị cốt lõi: + Uy tín là danh dự của chính mình và là điều bất khả xâm phạm, nổ lực hết mình thực hiện những lời cam kết. + Đổi mới để trường tồn. Sáng tạo là sức sống, liên tục đổi mới trong nội tại là yêu cầu tiên quyết để phát triển trường tồn. + Tinh hóa nguồn nhân lực. Con người như viên ngọc, cần được mài dũa để trở nên ngày một tinh hoa hơn. + Kỷ luật để hiệu quả. Nhân viên giày Tuấn luôn tuân thủ kỷ luật, làm việc với năng lượng dồi dào để mang lại hiệu quả. + Trách nhiệm với cộng đồng. Sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng, góp sức để thế giới trở nên nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1 Chức năng Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn có chức năng sản xuất, mua bán các Trườngsản phẩm giày, dép, sandal, Đại giày dép nam,học nữ và tr ẻ em.Kinh Bên cạnh đó, Ctếông ty Huếcòn tham gia vào các hoạt động dịch vụ, thương mại và ngày càng mở rộng quy mô, hình thức kinh doanh như: - Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga - Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa. - Bán buôn đồ uống. - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. - Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. - Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề. 2.1.3.2 Nhiệm vụ - Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm giày dép có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thời trang, giá cả hợp lý, đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng. - Khai thác nguồn hàng bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tăng doanh số. - Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà về du lịch, dịch vụ. - Thực hiện đầy đủ các khoản thuế của nhà nước. 2.1.4 Công tác tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Chủ tịch HĐQT Giám Đốc PGĐ - SX PGĐ - KD Phòng Kế Phòng Kinh Phòng Tổ Phòng Kế Hoạch Sản Doanh Chức Nhân Toán Tài Xuất Sự Chính Cửa Hàng Mai Cửa Hàng Hùng Cửa Hàng Nguyễn Thúc Loan Vương Sinh Cung Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ghi chú: Quan hệ theo trực tuyến Quan hệ theo chức năng 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh quản lý và các phòng ban Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị nhỏ trong tổ chức thành một thể thống nhất, xác lập các mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân, đơn vị nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt được mục tiêu chung. Xây dựng được một cơ cấu tổ chức hoạt động luôn là mong muốn của các nhà quản lý vì nó là điều kiện cốt yếu đầu tiên để thực hiện tốt các chức năng còn lại của họ và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. TrườngCông ty TNHH Đăng Đại Tuấn có quy họcmô về lao động Kinh và sản xuất khá tế lớn n ênHuế tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp trực tuyến - chức năng. - Chủ tịch HĐQT: Là bộ phận đứng đầu trong công ty, có nhiệm vụ trong việc hoạch định chiến lươc, các kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn cho công ty, có SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm Tổng giám đốc của Công ty. Ngoài ra, Chủ tịch hội đồng quản trị còn có quyền giám sát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. - Ban Giám đốc: Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân định rõ ràng, ban Giám đốc công ty vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Ban giám đốc có quyền điều hành, quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo chính sách, pháp luật của nhà nước, cũng như có trách nhiệm trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên kết hành chính và đời sống của Công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong cơ cấu quản lý, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công ty đối với nhà nước, cơ quan cấp trên và tập thể cán bộ công nhân viên. Giám đốc điều hành chung, chỉ đạo, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh. + Phó giám đốc: là người điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. - Các phòng chức năng: + Phòng kế hoạch sản xuất: Xây dựng kế hoạch sản xuất theo định mức mà công ty đề ra; xây dựng kế hoạch phát triển công ty và định hướng đầu tư ngày càng hiệu quả; cung cấp đầu vào, theo dõi tiến độ sản xuất chung, bao tiêu sản phẩm đầu ra; quyết định kế hoạch, định mức, tiến độ sản xuất hàng tuần, tháng, quý, năm tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất để có giải pháp xử lý kịp thời và báo cáo cho ban Giám đốc theo quy định. + Phòng kinh doanh: Thực hiện đề xuất phương án kinh doanh hàng hoá. TrườngĐiều tra, nghiên cứu thị Đại trường, chủ độnghọc khai thác Kinh nguồn hàng, th ựctế hiện Huế việc tổng hợp, phân tích và kết hợp với các phòng ban khác trong công ty để tham mưu cho Giám đốc, đồng thời ký kết các hợp đồng kinh tế, trực tiếp chỉ đạo việc thu mua hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga + Phòng tổ chức nhân sự: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc, có những chức năng và nhiệm vụ: Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp cán bộ công nhân viên một cách hợp lý theo yêu cầu hoạt động của Công ty một cách hiệu quả nhất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác, ký hợp đồng lao động, cho thôi việc, kỷ kuật nhân viên Xây dựng và không ngừng điều chỉnh nội quy của Công ty giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu ứng dụng và luôn luôn điều chỉnh nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô quản lý sản xuất, trình độ lực lượng lao động của Công ty. + Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng hạch toán ké toán, lập quy trình luân chuyển chứng từ, duyệt và quyết toán định kỳ, theo dõi công nợ, quản lý vốn, điều hành thường xuyên, liên tục để cung cấp các số liệu cần thiết cho giám đốc một cách chính xác. Lập báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động tài chính của Công ty. - Các cửa hàng trực thuộc: Có 14 cửa hàng trực thuộc công ty, các cửa hàng này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công ty giao: quản lý tài sản, tiền vốn của đơn vị. Giám đốc của Công ty đã giao cho các cửa hàng trưởng một số quyền hạn sau: + Trực tiếp giao dịch mua bán theo giá bán quy định của Công ty. + Được sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với công việc của cửa hàng. + Được quyền gọi hàng hoá đáp ứng được yêu cầu của khách, chịu trách nhiệm lãi, lỗ trước ban Giám đốc. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn được tổ chức theo Trườngmô hình trực tuyến - chức Đại năng. Đứng đầuhọc là Giám đốc,Kinh giúp việc cho Giámtế đốc Huế có các Phó giám đốc, các phòng chức năng, mỗi phòng đều có một truởng phòng phụ trách và một phó phòng phụ giúp. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty TNNH SX-TM-DV Đăng Tuấn được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Các phân hành kế toán được phân nhiệm một cách rõ ràng với 5 nhân viên kế toán và đứng đầu là kế toán trưởng. Kế toán trưởng Kế toán Kế toán công Kế toán t ng h p, Kế toán vật n kiêm k Kế toán ổ ợ ợ ế thanh Thủ quỹ tư cửa hàng kiêm kế toán tiền mặt toán toán thuế và tiền gửi Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức công tác kế toán của Công ty theo luật kế toán ban hành, kiểm tra công tác kế toán và lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ quá trình kinh doanh, quản lý chung phòng kế toán, tham mưu cho Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh. - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế: Thực hiện các công tác tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh theo đúng tính chất và phương pháp mà chế độ kế toán ban hành. Kiểm tra số liệu từ các bộ phận trước khi tổng hợp, kịp thời điều chỉnh các sai sót, cung cấp thông tin kế toán tài chính cho những ngành, đơn vị có liên quan, kiểm kê các khoản thuế phải nộp hàng tháng, theo dõi và thanh toán, làm việc với cục thuế định kỳ. - Kế toán vật tư: Tổ chức ghi chép, phản ánh chi tiết số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, giá thực tế của vật liệu, ngăn ngừa, đề xuất các biện pháp xử lý khi hàng hoá trong kho bị thiếu, ứ đọng hay kém phẩm chất. Kiểm tra việc chấp hành bảo quản, sử dụng vật liệu một cách hợp lý. Bên cạnh đó, kế toán vật tư còn Trườngtham gia kiểm kê, đánh giáĐại vật tư, tiế n họchành phân tích Kinh kinh tế nhằm nângtế cao hiHuếệu quả sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Kế toán công nợ kiêm kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản nợ và các khoản phải thu của Công ty, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các khoản nợ khó đòi và biện pháp xử lý đối với các khoản nợ đến hạn trả của SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Công ty. Thực hiện thu, chi các khoản tiền mặt theo các chứng từ hợp lý. Theo dõi thanh toán và tình hình tăng giảm tiền gửi ngân hàng và phản ánh thu chi tiền mặt, thực hiện nhiệm vụ thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty, thường xuyên đối chiếu tiền mặt, tiền gửi, bảo quản tốt nguồn vốn để có thể đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán thanh toán: Phản ánh kịp thời các khoản phải thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó thu hồi. - Kế toán cửa hàng: Theo dõi tình hình của các cửa hàng trực thuộc công ty, theo định kỳ lập Báo cáo về hiệu quả hoạt động của các cửa hàng. - Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, có trách nhiệm báo cáo về tình hình tồn quỹ tiền mặt cho kế toán trưởng. Khi có giấy tờ liên quan đến việc thu chi tiền mặt thì thủ quỹ sẽ xuất quỹ và nhập quỹ. 2.1.5.2 Các chính sách kế toán áp dụng a. Chế độ kế toán áp dụng Công ty TNHH SX-TM-DV Đăng Tuấn áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính; các chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán đúng quy định, phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức của Công ty, đảm bảo tính hợp lý và hợp lệ có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu của công tác hạch toán kế toán. b. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn lập báo cáo tài chính theo từng năm. Hệ thống báo cáo của Công ty tuân thủ theo hệ thống báo cáo kế toán mà Bộ tài chính quy định. Danh mục báo cáo tài chính được lập ở công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu B01-DNN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02-DNN Trường- Báo cáo lưu chuy ểĐạin tiền tệ Mẫ uhọc B03-DNN Kinh tế Huế - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09-DNN c. Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên phần mềm kế toán Misa. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Sổ tổng hợp Chứng từ kế toán Sổ chi tiết Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng Báo cáo tài chính từ kế toán cùng loại Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Ghi chú Ghi hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: - Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết. - Cuối kỳ, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. d. Các chính sách kế toán áp dụng - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương Trườngpháp kê khai thường xuyên. Đại học Kinh tế Huế - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá thực tế. - Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ. - Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc đánh giá tài sản: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng. - Phương pháp tính giá thành: Tính giá thành theo chi phí định mức. 2.1.6 Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2017 – 2018 2.1.6.1 Tình hình lao động Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố then chốt quyết định thành quả cũng như năng suất lao động đó chính là nguồn nhân lực. Lao động là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc bố trí lao động hợp lý là điều kiện cần thiết phải có để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đúng mức đến nguồn lao động. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào lao động thủ công thì trình độ tay nghề, việc bố trí hợp lý giữa các loại lao động là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên lao động đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2017 – 2018 ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2017 2018 So sánh 2018/2017 SL % SL % +/- % Tổng số lao động 323 100 337 100 14 4.33 Theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 215 66.56 221 65.58 6 2.79 Lao động gián tiếp 108 33.44 116 34.42 8 7.41 Theo giới tính Nam 187 57.89 196 58.16 9 4.81 Nữ 136 42.11 141 41.84 5 3.68 Theo trình độ Đại học và trên đại học 47 14.55 52 15.43 5 10.64 Trung cấp và cao đẳng 83 25.70 89 26.41 6 7.23 Lao động phổ thông 193 59.75 196 58.16 3 1.55 (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức nhân sự Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn) Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy: Số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng qua 2 năm. Tổng số lao động năm 2017 là 323 người, năm 2018 là 337 người, tăng 14 người tương ứng tăng 4.33% so với năm 2017. Quy mô lao động tăng lên chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, cà phê, mở rộng sản xuất thêm loại sản phẩm mới là bao bì carton cùng với việc mở thêm một số cửa hàng trực thuộc ở các tỉnh, thành phố. Số lượng lao động tăng lên làm cho quy mô và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi theo. Trường- Xét theo tính chất công Đại việc: Do đặhọcc thù là công Kinh ty sản xuất nên dễtếdàng nhHuếận thấy lao động trực tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động. Cụ thể: SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga + Lao động trực tiếp năm 2017 là 215 người, chiếm 66.56%. Năm 2018 lao động trực tiếp là 221 người, chiếm 65.58% trong tổng số lao động và tăng 6 người tương ứng tăng 2.79% so với năm 2017. + Lao động gián tiếp năm 2017 là 108 người chiếm 33.44% trong tổng số lao động. Năm 2018 lao động gián tiếp là 116 người, chiếm 34.42% và tăng 8 người tương ứng tăng 7.41% so với năm 2017. Mặc dù số lượng lao động trực tiếp tăng lên nhưng tỷ trọng trong tổng số lao động lại giảm, nguyên nhân là do tốc độ tăng lao động gián tiếp nhanh hơn tốc độ tăng lao động trực tiếp. - Xét theo giới tính: Ta thấy nguồn lao động trong công ty chủ yếu là lao động nam. Cụ thể: + Năm 2017 lao động nam là 187 người chiếm 57.89% trong tổng số lao động. Năm 2018 lao động nam là 196 người chiếm 58.16% và tăng 9 người tương ứng tăng 4.81% so với năm 2017. + Năm 2017 lao động nữ là 136 người chiếm 42.11% trong tổng số lao động. Năm 2018 lao động nữ là 141 người chiếm 41.84% và tăng 5 người tương ứng tăng 3.68% so với năm 2017. - Xét theo trình độ chuyên môn: Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao trên 50% qua 2 năm, còn lại là trình độ đại học và trên đại học, trung cấp và cao đẳng. Tuy nhiên số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng và trung cấp có xu hướng tăng trong khi lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng giảm. Cụ thể: + Năm 2017 số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 47 người chiếm 14.55% trong tổng số lao động. Năm 2018 số lao động là 52 người chiếm 15.43% và tăng 5 người tương ứng tăng 10.64% so với năm 2017. + Năm 2017 số lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng là 83 người chiếm 25.70% trong tổng số lao động. Năm 2018 là 89 người chiếm 26.41% và tăng 6 người tương ứng tăng 7.23%. + Năm 2017 lao động phổ thông là 193 người chiếm 59.75% trong tổng số lao động. Năm 2018 là 196 người chiếm 58.16% và tăng 3 người tương ứng tăng Trường1.55% so với năm 2017. Đại học Kinh tế Huế Nhìn chung, quy mô và cơ cấu lao động của Công ty là khá hợp lý, việc bố trí lao động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trình độ chuyên môn của người lao động vẫn chưa cao và trong những năm tới công ty đang có xu SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga hướng tuyển nhiều lao động có trình độ cao hơn. Bên cạnh đó công ty cũng nên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, đào tạo cho nhân viên nhằm tận dụng và phát huy hết hiệu quả hoạt động của Công ty. 2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn Tài sản và nguồn vốn là yếu tố cơ bản thể hiện nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp. Cùng với nhân lực thì nguồn vốn kinh doanh cũng là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi họ biết khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn năng lực hiện có của Công ty. Để có cái nhìn tổng quan về tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn, ta xét các bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Tình hình tài sản Bảng 2.2 Tình hình tài sản của Công ty qua 2 năm 2017 – 2018 ĐVT: đồng Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018/2017 TÀI SẢN Giá trị % Giá trị % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 19,598,461,326 39.44 11,274,575,703 28.32 (8,323,885,623) (42.47) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11,115,856,943 22.37 2,612,230,831 6.56 (8,503,626,112) (76.50) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,216,214,813 6.47 3,723,835,728 9.35 507,620,915 15.78 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2,353,493,424 4.74 2,732,112,939 6.86 378,619,515 16.09 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 152,721,389 0.31 281,722,789 0.71 129,001,400 84.47 3. Phải thu ngắn hạn khác 710,000,000 1.43 710,000,000 1.78 0 0 IV. Hàng tồn kho 4,980,609,984 10.02 4,782,265,925 12.01 (198,344,059) (3.98) V. Tài sản ngắn hạn khác 285,779,586 0.58 156,243,219 0.39 (129,536,367) (45.33) 1. Thuế GTGT được khấu trừ 4,600,000 0.01 0 (4,600,000) (100) 2. Tài sản ngắn hạn khác 281,179,586 0.57 156,243,219 0.39 (124,936,367) (44.43) SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga B. TÀI SẢN DÀI HẠN 30,092,581,453 60.56 28,543,627,141 71.68 (1,548,954,312) (5.15) I. Tài sản cố định 29,645,717,466 59.67 28,106,993,154 70.59 (1,538,724,312) (5.15) 1. Nguyên giá 40,561,265,141 81.63 40,561,265,141 101.87 0 0 2. Giá trị hao mòn lũy kế (10,915,547,675) (21.97) (12,454,271,987) (31.28) (1,538,724,312) 14.10 II. Đầu tư tài chính dài hạn 400,000,000 0.80 400,000,000 1.01 0 0 1. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 400,000,000 0.80 400,000,000 1.01 0 0 III. Tài sản dài hạn khác 46,863,987 0.09 36,633,987 0.09 (10,230,000) (21.83) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 49,691,042,779 100 39,818,202,844 100 (9,872,839,935) (19.87) “ Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty” SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy được: Về cơ cấu tài sản: - Năm 2017 tài sản ngắn hạn chiếm 39.44% và tài sản dài hạn là 60.56%. Trong tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn với 22.37%, hàng tốn kho chiếm 10.02%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 6.47% và tài sản ngắn hạn khác chiếm 0.58%. Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn với 59.67%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Qua đó cho thấy trong năm 2017 công ty phần lớn tập trung vào hoạt động sản xuất là chính và không đầu tư nhiều cho hoạt động tài chính. - Năm 2018 cơ cấu tài sản có sự chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có sự thay đổi đáng kể. Tài sản ngắn hạn chiếm 28.32% và tài sản dài hạn chiếm 71.68%. Trong tài sản ngắn hạn tỷ trọng của hàng tồn kho tăng lên từ 10.02% lên 12.01% và các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên từ 6.47% lên 9.35%. Trong khi đó tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh từ 22.37% xuống 6.56%. Tuy nhiên, tài sản cố định vẫn là khoản mục chủ yếu trong tài sản dài hạn. Về biến động của tài sản: Năm 2017 tổng tài sản của Công ty đạt gần 50 tỷ đồng, đến năm 2018 giá trị tài sản của Công ty đã giảm xuống và đạt mức gần 40 tỷ đồng, tức là giảm gần 10 tỷ đồng tương ứng giảm 19.87%. Tổng tài sản giảm xuống là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm xuống. Tài sản ngắn hạn giảm hơn 8 tỷ đồng tương ứng giảm 42.47% trong khi đó tài sản dài hạn giảm 1,5 tỷ đồng tương ứng giảm 5.15%. Tài sản ngắn hạn giảm với tốc độ mạnh là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 76.5%. Nguyên nhân của sự giảm sút mạnh là do công ty đang tập trung nguồn lực cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Bên cạnh đó công ty muốn mở rộng quy mô để đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Tài sản dài hạn giảm là do tác động của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Tài sản cố định giảm từ 29,6 tỷ xuống còn 28,1 tỷ, giảm 1,5 tỷ tương ứng giảm 5.15%. Trong năm công ty không đầu tư tài chính dài hạn nên khoản đầu tư tài chính dài hạn không thay đổi với 400 triệu đồng. Tài sản dài hạn khác giảm hơn 10 Trườngtriệu đồng tương ứng gi ảmĐại 21.83%. học Kinh tế Huế Nhìn chung, tình hình tài sản của Công ty giữa năm 2018 so với năm 2017 có sự biến động tương đối lớn. Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp quản lý tốt các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Công ty. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Tình hình nguồn vốn Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2017 – 2018 ĐVT: đồng Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm 2018/2017 NGUỒN VỐN Giá trị % Giá trị % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ 888,403,129 1.79 2,014,226,027 5.06 1,125,822,898 126.72 I. Nợ ngắn hạn 888,403,129 1.79 2,014,226,027 5.06 1,125,822,898 126.72 1. Phải trả người bán ngắn hạn 681,338,279 1.37 1,647,049,847 4.14 965,711,568 141.74 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 107,164,523 0.22 131,378,809 0.33 24,214,286 22.60 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 99,900,327 0.20 235,797,371 0.59 135,897,044 136.03 II. Nợ dài hạn - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 48,802,639,650 98.21 37,803,976,817 94.94 (10,998,662,833) (22.54) 1. Vốn góp của chủ sở hữu 50,000,000,000 100.62 39,000,000,000 97.95 (11,000,000,000) (22) 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (1,197,360,350) (2.41) (1,196,023,183) (3.01) 1,337,167 (0.11) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 49,691,042,779 100 39,818,202,844 100 (9,872,839,935) (19.87) “Nguồn: Phòng kế toán của Công ty” SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy được: Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong năm 2017 như sau: Nợ phải trả chiếm 1.79% còn lại là vốn chủ sở hữu với 98.21%. Sang năm 2018 nợ phải trả tăng lên chiếm 5.06%, vốn chủ sở hữu chiếm 94.94%. Như vậy, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Về biến động của nguồn vốn: Trong năm 2018 giá trị biến động của tổng nguồn vốn tương đương với giá trị biến động của tổng tài sản, gần 50 tỷ đồng giảm xuống còn gần 40 tỷ đồng tương ứng giảm 19.87%. Cụ thể: + Trong khoản mục nợ phải trả chỉ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Năm 2017 nợ ngắn hạn có giá trị 888,403,129 đồng tương đương chiếm 1.79% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2018 nợ ngắn hạn có giá trị là 2,014,226,027 đồng chiếm 5.06% trong tổng nguồn vốn. Qua 2 năm nợ ngắn hạn tăng lên khá mạnh, tăng 1,125,822,898 đồng tương đương tăng 126.72%. Tỷ trọng khoản mục nợ ngắn hạn cao sẽ giúp cho công ty có đòn bẩy tài chính cao và tận dụng được tối đa nguồn lực kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty không có khoản mục nợ dài hạn có thể xem đây là một dấu hiệu không tốt, vì đây là nguồn vốn có tính ổn định giúp cho doanh nghiệp đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Trong khoản mục vốn chủ sở hữu: Hầu hết nguồn vốn của Công ty đều từ vốn chủ sở hữu. Năm 2017 vốn chủ sở hữu là 48,802,639,650 đồng chiếm 98.21% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2018 giá trị vốn chủ sở hữu là 37,803,976,517 đồng chiếm 94.94% trong tổng nguồn vốn. Qua 2 năm vốn chủ sở hữu giảm 10,998,662,833 đồng tương ứng giảm 22.54%. Tóm lại, việc phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2017 và 2018 ta có thể nhận thấy tài sản và nguồn vốn có xu hướng giảm qua 2 năm. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán thì chưa thể kết luận được công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Muốn xác định được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cần dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để xác định. 2.1.6.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.4 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2017 – 2018 ĐVT: đồng So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,462,003,289 18,503,760,622 41,757,333 0.23 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,462,003,289 18,503,760,622 41,757,333 0.23 4. Giá vốn hàng bán 11,374,010,863 10,661,883,894 (712,126,969) (6.26) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,087,992,426 7,841,876,728 753,884,302 10.64 6. Doanh thu hoạt động tài chính 140,440 138,659 (1,781) (1.27) 7. Chi phí tài chính - - - - 8. Chi phí quản lý kinh doanh 6,939,126,099 7,399,297,915 460,171,816 6.63 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 149,006,767 442,717,472 293,710,705 197.11 10. Thu nhập khác - - - - 11. Chi phí khác 443,525,034 441,380,305 (2,144,729) (0.48) SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 12. Lợi nhuận khác (443,525,034) (441,380,305) 2,144,729 (0.48) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (294,518,267) 1,337,167 295,855,434 (100.45) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (294,518,267) 1,337,167 295,855,434 (100.45) “Nguồn: Phòng Kế toán công ty” SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy được: - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có biến động tăng qua 2 năm. Năm 2017 lợi nhuận gộp là 7,087,992,426 đồng, năm 2018 có giá trị là 7,841,876,728 đồng. So với năm 2017, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 753,884,302 đồng tương ứng tăng 10.64%. Sự tăng hay giảm của lợi nhuận gộp là do sự biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Năm 2018 doanh thu thuần tăng 41,757,33 đồng tương ứng tăng 0.23% so với năm 2017, giá vốn hàng bán giảm 712,126,969 đồng tương ứng giảm 6.26%. Ta thấy giá vốn hàng bán giảm với tốc độ mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn đến sự tăng lên của chỉ tiêu lợi nhuận gộp. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có sự biến động mạnh. Năm 2017 lợi nhuận thuần có giá trị 149,006,767 đồng, đến năm 2018 tăng 293,710,705 đồng tương ứng tăng 197.11%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do lợi nhuận gộp tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi phí quản lý, chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 6.63% nhưng doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 1.27%. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Năm 2017 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 294,518,267 đồng, nguyên nhân là do khoản lợi nhuận khác giảm mạnh hơn lợi nhuận thuần làm cho lợi nhuận trước thuế giảm theo. Đến năm 2018 lợi nhuận trước thuế tăng lên 1,337,167 đồng. Qua 2 năm ta thấy, lợi nhuận thuần tăng lên nhanh nhưng lợi nhuận khác lại giảm xuống khá nhanh làm cho giá trị lợi nhuận kế toán trước thuế thấp. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2017 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không mang lại lợi nhuận, lỗ 294,517,267 đồng. Đến năm 2018 công ty dần hồi phục và mang lại lợi nhuận 1,337,167 đồng. Do công ty làm ăn không có lãi nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là như nhau. 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn 2.2.1 Khái quát về quá trình sản xuất giày dép tại công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Nguyên vật liệu Bộ phận má Bộ phận đế Nguyên vật liệu đế Bộ phận hoàn thiện Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình sản xuất giày dép Nhiệm vụ của từng bộ phận: - Bộ phận má: Từ nguyên vật liệu là các loại da, bộ phận má cắt may mủ của các loại giày, dép, sandal. - Bộ phận đế: Nhận sản phẩm mủ của các loại giày, dép, sandal từ bộ phận má và nguyên vật liệu đế để gò, ép tạo ra thành phẩm. - Bộ phận hoàn thiện: Dùng các loại hóa chất để làm bóng, làm đẹp các sản phẩm, vào bao bì để xuất xưởng, phân phối đến người tiêu dùng. 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán. Vì vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động và trình độ quản lý là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức kế toán CPSX và phục vụ việc tính giá thành sản phẩm được kịp thời và đúng Trườngđắn. Đại học Kinh tế Huế Đối tượng tập hợp CPSX tại Công ty Đăng Tuấn được xác định là từng bộ phận sản xuất và mẫu mã sản phẩm cụ thể. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Tại công ty, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng mã sản phẩm, ngoài ra khi có đơn đặt hàng thì sẽ tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp đối với chi phí sản xuất chung. 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung: Trong hoạt động sản xuất giày dép ở Công ty Đăng Tuấn, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất giày dép bao gồm: đế và da, phụ liệu trang trí, keo, ta lông, b. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 154 – “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. c. Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho - Phiếu yêu cầu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Phiếu xuất kho - Phiếu chi - Chứng từ kế toán d. Sổ sách kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết TK 152 - Sổ cái TK 154 - Sổ nhật ký chung e. Quy trình lưu chuyển chứng từ và hạch toán Hằng ngày, khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất, TrườngPhòng kế hoạch lập lệnh xuĐạiất vật tư chuy họcển cho các kho.Kinh Khi nhận đư ợtếc lệnh xuHuếất vật tư, thủ kho sẽ căn cứ vào đó để xuất vật tư, đồng thời ghi vào thẻ kho. Thẻ kho cùng lệnh xuất vật tư được chuyển lên Phòng kế toán để lập phiếu xuất kho, gồm 3 liên: - Liên 1: Được lưu tại phòng Kế toán. SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga -Liên 2: Giao cho người nhận nguyên vật liệu. - Liên 3: Giao cho thủ kho làm căn cứ lập phiếu xuất kho. Cuối tháng, tiến hàng kiểm kê, tính toán và lập bảng cân đối sử dụng vật tư lên Phòng kế hoạch sản xuất thẩm định, sau đó trình Giám đốc và Phó giám đốc ký duyêt, rồi chuyển sang Phòng kế toán làm căn cứ viết phiếu xuất vật tư và nhập dữ liệu vào máy. Từ phiếu xuất kho, kế toán cập nhật vào sổ chi tiết tài khoản 152. Cuối tháng, kế toán ghi vào sổ tổng hợp số lượng nhập xuất, cùng với việc thực hiện các thao tác và phần mềm kế toán sẽ tự động ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 154. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Biểu 2.1 Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn Mẫu số 02 – VT Đường số 4, Cụm Công nghiệp làng nghề An Hòa, phường An (Ban hành theo Thông tư số Hòa, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 154 Ngày 01tháng 12 năm 2018 Có:152 Số: XKSX1218-04 Họ tên người nhận hàng: Hồ Tấn Bảo Địa chỉ: Lý do xuất kho: Xuất kho NVL giày dép để sản xuất Xuất tại kho: Kho Nguyên Vật Liệu Hương Sơ STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền phẩm chất vật tư, dụng cụ tính sản phẩm, hàng hóa Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Da bò 1521A01 Bia 40,00 52.460 2.098.400 2 Da Bình Thiệu 1521A04 Bia 200,00 42.000 8.400.000 3 Da Bỉnh Thiệu loại I 1521A05 Bia 200,00 47.000 9.400.000 4 Da Đà Điểu 1521A02 Tấm 20,00 241.300 4.826.000 5 Đế PU-MS 0778 1521D01 Đôi 200,00 18.000 3.600.000 6 Đế PU-MS 0623 1521D16 Đôi 50,00 25.000 1.250.000 7 Đế PU-MS 7690 1521D17 Đôi 300,00 14.000 4.200.000 Trường8 Đế giày PU Đại1521D15 họcĐôi Kinh20,00 37.827tế Huế756.540 9 Giấy Decal in mã vạch 1521D27 Mét 10,00 32.999 329.990 10 Keo BUGJO PU-339H 1521K05 Kg 30,00 58.241 1.747.230 SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga 11 Tấm lót mũi giày 1521L01 Kg 200,00 8.331 1.666.200 12 Giấy cứng lót giữa đế giày 1521L05 Tấm 100,00 12.666 1.266.600 13 Ruy băng máy in mã vạch 1521R01 Cuộn 10,00 39.125 391.250 Wax (55x100m) 14 Giả da PVC (0.7*54) 1521X10 Mét 200,00 30.815 6.163.000 15 Túi HDPE 1521T02 Kg 40,00 48.256 1.930.000 16 Xi đánh giày nâu đen 45ml 1561X01 Chai 10,00 16.137 161.370 17 Sản phẩm không dệt tráng 1521D36 Kg 2,00 9.649 19.298 phủ nhựa Cộng 48.206.118 Tổng số tiền: Bốn mươi tám triệu hai trăm linh sáu nghìn một trăm mười tám đồng chắn. Ngày tháng năm Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng P.Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên, đóng dấu) nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Khi có nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất giày dép, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 154 Có TK 152 Ví dụ: Nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ngày 01/12/2018 xuất kho NVL giày dép để sản xuất tại kho Nguyên vật liệu Hương Sơ với tổng số tiền là 48.206.118 đồng. TrườngĐịnh khoản: Đại học Kinh tế Huế Nợ TK 154 48.206.118 đồng Có TK 152 48.206.118 đồng SVTH: Hồ Thị Kim Ánh 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Biểu số 2.2 Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn Mẫu số: S07-DNN Đường số 4, Cụm Công nghiệp làng nghề An Hòa, phường An Hòa, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT Tài khoản 152; Loại tiền VND Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 Ngày hạch Ngày Số chứng từ Diễn giải Tài Tài khoản Phát sinh Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có toán chứng từ khoản đối ứng Nợ Số dư đầu kỳ 1.863.115.682 0 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-01 Xuất kho NVL-VDX 152 154 0 3.421.596 1.859.694.086 0 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-02 Xuất kho NVL-Khải 152 154 0 12.823.561 1.846.870.525 0 Hoàn 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-03 Xuất kho NVL giày dép 152 154 0 31.491.471 1.815.379.054 0 để sản xuất 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-04 Xuất kho NVL giấy để 152 154 0 52.863.525 1.762.515.529 0 SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga sản xuất 05/10/2018 05/10/2018 NK1018-001 Mua hàng của Công ty Cổ 152 331 63.586.000 0 1.826.101.529 0 phần Bắc Trung Nam . . . 01/12/2018 01/12/2018 XKSX1218-01 Xuất kho NVL-VDX 152 154 0 6.531.344 1.808.173.954 0 01/12/2018 01/12/2018 XKSX1218-02 Xuất kho NVL-Khải 152 154 0 19.008.924 1.789.165.030 Hoàn 01/12/2018 01/12/2018 XKSX1218-03 Xuất kho NVL giấy để 152 154 0 71.040.230 1.718.124.800 0 sản xuất 01/12/2018 01/12/2018 XKSX1218-04 Xuất kho NVL giày dép 152 154 0 48.206.118 1.669.918.682 0 để sản xuất 05/12/2018 05/12/2018 NK1218-001 Mua hàng của Công ty Cổ 152 1111 63.873.000 0 1.733.791.682 0 phần Bắc Trung Nam 09/12/2018 09/12/2018 XKSX1218-05 Xuất kho NVL-VDX 152 154 0 5.563.765 1.728.227.917 0 09/12/2018 09/12/2018 XKSX1218-06 Xuất kho NVL-Khải 152 154 0 17.791.697 1.710.436.220 0 Hoàn 12/12/2018 12/12/2018 NK1218-002 Mua hàng của Công ty 152 1111 18.000.000 0 1.728.436.220 0 TNHH Thương Mại Hoàng Duy Số dư cuối kỳ 1.701.680.814 SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Sổ này có trang đánh số từ trang 1 đến trang Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 58
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hồ Thị Thúy Nga Biểu 2.3 Công ty TNHH SX TM DV Đăng Tuấn Mẫu số S03a-DNN Đường số 4, Cụm Công nghiệp làng nghề An Hòa, phường An Hòa, thành phố Huế, (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC Thừa Thiên Huế Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 Ngày hạch Ngày chứng Số chừng từ Diễn giải Tài Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có toán từ khoản đối ứng 01/10/2018 01/10/2018 NK01251 Nhập kho VDX 155 154 1.125.979 0 01/10/2018 01/10/2018 NK01251 Nhập kho VDX 154 155 0 1.125.979 01/10/2018 01/10/2018 NK01287 Nhập kho Khải Hoàn 155 154 595.250 0 01/10/2018 01/10/2018 NK01287 Nhập kho Khải Hoàn 154 155 0 595.250 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-01 Xuất kho NVL-VDX 154 152 3.421.596 0 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-01 Xuất kho NVL-VDX 152 154 0 3.421.596 01/10/2018 01/10/2018 XKSX1018-02 Xuất kho NVL-Khải Hoàn 154 152 12.823.561 0 SVTH: Hồ Thị Kim ÁnhTrường Đại học Kinh tế Huế 59