Khóa luận Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Tảu thuộc công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Tảu thuộc công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_phong_va_dieu_tri_benh_cho_lon.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Tảu thuộc công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NHỊP Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI TẢU CÔNG TY TNHH MTV CHĂN NUÔI HÒA PHÁT, XÃ LONG SƠN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NHỊP Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI TẢU CÔNG TY TNHH MTV CHĂN NUÔI HÒA PHÁT, XÃ LONG SƠN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: Thú y- K47- N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Lý thuyết, kiến thức trên sách vở chưa đủ để sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có thể đi làm trong các công ty, nhà máy hay các trang trại, mà những kiến thức đó cần được vận dụng vào chính thực tiễn trong đời sống, sản xuất của xã hội. Xuất phát từ lý do đó mà Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô trong khoa CNTY đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung và bản thân em nói riêng được tham gia học tập và rèn luyện kĩ năng tay nghề tại cơ sở thực tập. Sau 6 tháng được học hỏi và tham gia vào công việc sản xuất tại cơ sở, em đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả em đạt được là nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cô. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo nhà trường, thầy cô trong khoa CNTY và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Hải là trại trưởng cơ sở thực tập, các anh chị kỹ sư trại và các cô chú công nhân trong trại đã tạo điều kiện và giúp đỡ hướng dẫn trong thời gian em tham gia học hỏi và rèn luyện kĩ năng nghề tại trại. Em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong quý thầy cô xem xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Nhịp
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2017 – 2019 6 Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung 9 Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại 28 Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vaccine và thuốc cho đàn lợn tại trại 29 Bảng 4.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại . 42 Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng tiêm vaccine 43 Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại 44 Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con tại trại 45 Bảng 4.5. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái tại trại 46 Bảng 4.6. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con tại trại 47 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại 48
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CS : Cộng sự FSH : Folliculo Stimulin Hormone LH : Luteinizing Hormone LMLM : Lở mồm long móng NLTĐ : Năng lượng trao đổi NXB : Nhà xuất bản PGF2α : Prostaglandin F2α STT : Số thứ tự TT : Thể trọng
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại 3 2.1.2. Cở sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại 4 2.2. Tổng quan tài liệu về những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 6 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 6 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ 19 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng thực hiện 26 3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 26 3.3. Nội dung tiến hành 26 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 26 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 26 3.4.2. Phương pháp thực hiện 26 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 32
- v Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản 33 4.1.1. Đối với lợn nái chửa 33 4.1.2. Đối với nái đẻ 34 4.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 38 4.2. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại trại 41 4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại 41 4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng tiêm vaccine 42 4.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại 44 4.3.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái 44 4.3.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở lợn con 45 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại 46 4.4.1. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở lợn nái 46 4.4.2. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con theo mẹ 47 4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm có chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm ngoài thịt như da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi lợn đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực từ nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp sang quy mô trang trại, tập trung. Nhờ đó việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn đã tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt, ngoài việc nuôi các giống lợn nội có chất lượng thịt thơm ngon và chịu đựng kham khổ tốt, chúng ta còn nhập nhiều giống lợn ngoại có khả năng sinh trưởng nhanh và tỷ lệ thịt nạc cao để lại tạo với các giống lợn nội và nuôi thuần. Do vậy, có rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài trăm đến vài nghìn con lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đó ảnh
- 2 hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ. Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn sau này. Vì vậy, thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hiệu quả là cần thiết. Xuất phát từ từ thực tế nêu trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Tảu thuộc công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang ”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Tảu thuộc công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Đồng thời học tập bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Từ thực tiễn chăn nuôi, đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại các trang trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại chăn nuôi Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang là trại chăn nuôi lợn tập trung công nghệ an toàn sinh học tại Khu 1 thuộc thôn Điệu và thôn Tảu, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) với tổng diện tích là 15 ha. Khu vực của trại được bao quanh bởi đồi cao, cách khu dân cư gần nhất khoảng 800 m, cách UBND xã Long Sơn khoảng 3 km về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của Khu 1 (thôn Điệu và thôn Tảu) như sau: Phía Đông Nam: Cách đường quốc lộ 279 khoảng 1,5 km. Phía Đông Bắc: Giáp cánh đồng thôn Điệu. Phía Tây Bắc: Giáp rừng trồng sản xuất thôn Điệu Phía Tây Nam: Giáp rừng trồng sản xuất thôn Tảu 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Theo phân vùng của nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang nằm trong vùng có khí hậu lục địa vùng núi. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa; mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa. Điển hình của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu vùng này thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị như lúa, rau màu, vải, keo Tuy nhiên, thời tiết khu vực này hay biến động trong năm gây ra những khó khăn đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp.
- 4 2.1.1.3. Điều kiện giao thông Trại chăn nuôi lợn cách Thị trấn An Châu, huyện Sơn Động khoảng 20 km về phía Nam - Đông Nam. Trại nằm gần Quốc lộ 279, tuyến đường liên tỉnh quan trọng của các tỉnh miền núi phía Bắc, nối Quốc lộ 31 với tỉnh lộ 326, giúp thông thương giữa thị trấn An Châu, huyện Sơn Động và xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 2.1.2. Cở sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại 2.1.2.1. Cơ sở vật chất của trang trại Trại chăn nuôi được xây dựng tháng 6 năm 2016 và đến nay trại đã hoạt động sản xuất được 3 năm, hàng năm hoạt động sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Hệ thống chuồng trại Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ thoát nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh. Xung quanh trại có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh hiện tượng ứ đọng nước. Hệ thống chuồng gồm có 3 chuồng đẻ mỗi chuồng có 120 ô chuồng, 4 chuồng cai sữa, mỗi chuồng có 32 ô chuồng, 2 chuồng lợn thịt mỗi chuồng có 32 ô chuồng, 2 chuồng phối, 2 chuồng mang thai và 1 chuồng phát triển hậu bị, mỗi chuồng đều có lối đi ở giữa. Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động,
- 5 mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và hệ thống dàn mát. Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại. Tổng diện tích của trang trại là 15 ha, trong đó 5 ha dùng để chăn nuôi, 1,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại gồm nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác. Về nhân sự của trại Trại có 44 cán bộ nhân viên, trong đó lao động gián tiếp có 11 người; tổng giám đốc công ty 1 người; Kế toán 1 người; làm vườn, nấu ăn,vệ sinh 3 người; Cơ điện 4 người; bảo vệ 2 người; lao động trực tiếp có 33 người; 5 kỹ sư chăn nuôi; 20 công nhân và 3 sinh viên thực tập. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Nhiệm vụ của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,46 – 2,47 lứa/năm. Số lợn con sơ sinh là 11,25 con/lứa, số con cai sữa là 10,8 con/lứa. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của Công ty chăn nuôi Hòa Phát. Trung bình lợn con theo mẹ được 21 ngày tuổi thì cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn khác của công ty. Lợn đực giống được nuôi trong trại nhằm mục đích là kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn Duroc và Pietrain. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như con đực. Trang trại chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp sử dụng thức ăn của Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên. Khẩu phần ăn cho lợn nái sinh sản được điều chỉnh theo từng giai đoạn hợp lý. Để từ đó kiểm soát được thể trạng của lợn nái không quá gầy hay quá béo trong quá trình sinh sản, nhằm nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Thức ăn cho lợn con tập
- 6 ăn, lợn cai sữa sử dụng loại thức ăn khác nhau phù hợp sự phát triển của từng giai đoạn. Hiện tại trại có sử dụng các loại thức ăn cho lợn đực, lợn nái và lợn con là: B06S : Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai, lợn đực B07 : Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con B01 : Thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn B02S : Thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa B05 : Thức ăn hỗn hợp cho lợn hậu bị Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2017 – 2019 được trình bày ở bảng 2.1. dưới đây: Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2017 – 2019 Năm Năm Năm 2019 STT Loại lợn Đơn vị 2017 2018 (6 tháng đầu năm) 1 Lợn đực giống Con 20 24 26 2 Lợn nái hậu bị Con 90 100 100 3 Lợn nái sinh sản Con 980 1150 1140 4 Lợn con Con 25.470 30.870 23.420 (Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại) 2.2. Tổng quan tài liệu về những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 2.2.1.1. Viêm tử cung Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thanh, 2003 [14]). a. Nguyên nhân Cơ quan sinh dục ngoài bẩn, do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp. Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây
- 7 xát hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục. Bệnh cũng có thể do can thiệp khi heo đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng trại kém vệ sinh. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A, D, E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau: + Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Lợn mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột dẫn đến quá béo, gây khó đẻ và dẫn đến viêm tử cung. Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng lợn mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập gây viêm tử cung. Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A gây sưng niêm mạc, sót nhau. + Chăm sóc quản lý vệ sinh Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước khi đẻ không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ, thủ thuật đỡ đẻ, thao tác và dụng cụ không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái. Do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền sang lợn nái. Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu rất quan trọng. Vệ sinh trang trại, cơ sở chăn nuôi, vệ sinh cơ thể lợn nái đồng thời quản lý tốt, sẽ làm giảm tỷ lệ viêm tử cung ở lợn. + Tiểu khí hậu chuồng nuôi
- 8 Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy, chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp đối với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung. + Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe Lợn nái đẻ những lứa đầu và lợn nái đẻ nhiều lứa thường ít bị viêm tử cung hơn. Lợn nái già do sức khỏe kém, hay kế phát một số bệnh, sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ dẫn đến viêm tử cung. + Đường xâm nhiễm của mầm bệnh Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là do nhu động của ruột kém. Xâm nhập có thể từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân, nước tiểu. Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật thường xuyên có mặt trong chuồng lợn. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung. b. Các thể viêm tử cung + Viêm nội mạc tử cung: Theo Black (1983) [19] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung (Phùng Thị Vân, 2004 [17]). + Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng.
- 9 + Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng, là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [15]. Mức độ viêm tử cung được đánh giá theo tiêu chí ở bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Thể viêm Chỉ tiêu phân Viêm nội mạc tử Viêm tương Viêm cơ tử cung biệt cung mạc tử cung (Viêm độ 2) (Viêm độ 1) (Viêm độ 3) Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch Màu Trắng, trắng xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt viêm Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm Đau có phản Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn ứng Bỏ ăn một phần Bỏ ăn Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn hoặc hoàn toàn c. Chẩn đoán Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [9]. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [13] khi kiểm tra qua trực tràng có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích nước thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng.
- 10 d. Phòng bệnh Vệ sinh chuồng nái đẻ sạch sẽ một tuần trước khi đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường hoặc dùng dung dịch Biocid-30 pha với tỷ lệ 1/1000. Khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú, phun sát trùng bằng dung dịch Biocid -30 pha với tỷ lệ 1/1000 lên mình gia súc. Khi đỡ đẻ bằng tay cần có găng tay, tay được sát trùng kỹ bằng rượu, cồn, bôi trơn vaselin hoặc dầu lạc. Sau khi lợn đẻ xong phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 1/1000 hay nước muối sinh lý 9/1000 hay Biocid - 30 1/2000. Sau đó bơm hoặc đặt thuốc kháng sinh penicilin 2 - 3 triệu IU, tetramycin hay sulfamilamid 2 - 5 g vào tử cung để chống viêm. Trước khi cho lợn giao phối cần kiểm tra lợn đực xem có mắc bệnh không, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của lợn đực lẫn lợn nái. Nếu thụ tinh nhân tạo cần kiểm tra dụng cụ, vệ sinh sát trùng dụng cụ, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, đ. Điều trị Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm tử cung, Nguyễn Văn Thanh (2003) [16], đã nêu ra một số phác đồ điều trị như sau: - Phác đồ 1: Bơm rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi bơm rửa, kích thích cho dung dịch đẩy ra ngoài, dùng neomycin 12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3-5 ngày. - Phác đồ 2: Dùng oxytocin 6 ml tiêm dưới da, lugol 200 ml, neomycin 12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung, ampicilline 3-5 g tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3-5 ngày. Phác đồ 3: Dùng PGF2α (hay các dẫn xuất) tiêm dưới da 2 ml (25 mg) tiêm 1 lần, lugol 200 ml, neomycin 12 mg/kg khối lượng cơ thể, bơm vào tử
- 11 cung sau đó dùng ampicilline 3-5 g tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3-5 ngày. Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [10], dùng oxytocin với liều 20-40 UI/con/ngày để tăng co bóp dạ con, tống dịch viêm ra ngoài. Sau đó thụt rửa tử cung bằng han - iodine 5%, tiêm kháng sinh: gentamicin 4% 1 ml/6 kg thể trọng hoặc lincomycin 10% 1 ml/10 kg thể trọng liên tục trong 3 đến 5 ngày. 2.2.1.2. Hiện tượng đẻ khó Khi gia súc sinh đẻ thì thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, điều kiện dẫn đến, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây ra nhiều tổn thất kinh tế trong chăn nuôi. Nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục dẫn đến hiện tượng vô sinh mà có thể làm cho cả mẹ lẫn con chết. Vì vậy, việc can thiệp các trường hợp đẻ khó là điều vô cùng cần thiết. Để quyết định phương pháp can thiệp thích hợp, trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán kịp thời và chính xác. a. Nguyên nhân Lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình từ hậu bị đến chửa, đẻ như: Ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn yếu, xương chậu hẹp. Những trường hợp xương chậu hẹp do bẩm sinh, thai quá to, thời tiết nóng bức, cơ thể mẹ yếu do ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng kém, lợn chửa hay sốt cao, mắc một số bệnh truyền nhiễm và đã được điều trị, lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormone kích đẻ (oxytocin và prostagladin F2α) quá thấp trong thời gian đẻ, lợn nái bị liệt 1/3 thân sau, nơi đẻ không phù hợp, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [9]. b. Triệu chứng Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu
- 12 (màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đẻ một con rồi nhưng vẫn khó đẻ con tiếp sau. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung xương chậu không qua được (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [9]. c. Chẩn đoán Theo dõi chặt chẽ ngày phối giống, ngày đẻ, cơn co thắt, rặn đẻ, nếu 1- 2 giờ lợn nái rặn liên tục mà không đẻ được, cơn rặn thưa dần, lợn nái mệt, uống nước nhiều, nhịp thở, nhịp tim tăng hơn bình thường (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [9]. d. Biện pháp can thiệp Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7] trước tiên phải rửa bộ phận sinh dục ngoài của lợn nái, lau khô; cắt móng tay, rửa sạch bằng xà phòng hoặc cồn, lau khô, bôi trơn, bôi vào tay thuận từ cùi chỏ trở xuống, chúm các ngón tay lại, ngón út nằm ở giữa để tránh lọt vào lỗ tiểu gây viêm đường tiểu. Khi lợn nái ngưng rặn đẩy tay vào từ từ, khi nào đụng vào lợn con sửa lại cho đúng tư thế. Nắm hai răng nanh lợn con kéo ra hoặc nắm hàm dưới má kéo ra theo nhịp rặn của lợn mẹ. Trường hợp thò tay vào đụng đuôi lợn con phải cố gắng tìm hai chân sau, kẹp hai chân sau lợn con giữa các ngón tay của ta rồi kéo ra. Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [11] cho biết: Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm oxytocin 20-40-50 IU/nái. Nếu cần có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút và tiêm tĩnh mạch là tốt nhất. Trong trường hợp không có kết quả cần phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp, phải thụt rửa âm đạo bằng han-Iodine 5% (50 ml pha 2,5 l nước) hay dung dịch Rivanol 0,1% và sau đó đặt viên đặt tử cung han-V.T.C, đặt 2-3 ngày và tiêm một mũi hanoxylin-LA hay hanmolin LA để chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. Có thể tiêm một trong các kháng sinh sau để chống viêm nhiễm:
- 13 Ampi-Kaan: 15 mg/kg TT/ngày Ampicillin: 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần Lincomycin: 10%: 1 ml/10 kg TT Gentamicin: 4%: 1 ml/6-8 kg TT Tiêm các thuốc bổ, thuốc trợ sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin bcomplex, vitamin B1, multivit-forte
- 14 2.2.1.3. Viêm vú a. Nguyên nhân + Trần Minh Châu (1996) [2] cho biết, khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày lợn đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. + Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là: Staphylococcus spp và Arcanobacterium pyogenes (Christensen và cs, 2007) [20]. + Do kế phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang Khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh. + Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm. + Do quá trình nuôi dưỡng chăm sóc kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú, thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm. b. Triệu chứng Bệnh dễ xảy ra ở nái đẻ lứa đầu với các biểu hiện: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một
- 15 vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy. c. Hậu quả của bệnh viêm vú + Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[9], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con. + Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] cũng khẳng định: Mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Lợn nái bị viêm thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dẫn đến mất sữa, khả năng hồi phục chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau. d. Điều trị Tiêm Vetrimoxin LA 1ml/10 kgTT/lần/ngày, kết hợp tiêm Hanalgil 8 ml/con/ngày (nếu sốt). Điều trị liên tục trong 5 ngày. Dùng khăn vải nhúng vào nước ấm, xoa bóp bầu vú mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 phút. Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú. 2.2.1.4. Bệnh sảy thai Đây là căn bệnh thường diễn ra ngay sau khi thụ thai hoặc khi đang mang thai. Thông thường, sẽ có một số dấu hiệu báo trước bệnh sảy thai ở lợn nái nhưng nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện được.
- 16 Sảy thai thường xảy ra ở ba giai đoạn: + Trong giai đoạn thụ thai đến khi phôi bám chắc được vào thành dạ con. + Trong giai đoạn phôi bám vào thành dạ con sau 14 ngày thụ thai đến khi thai được 35 ngày tuổi. + Giai đoạn trưởng thành của bào thai, sảy thai có thể xảy ra bất kỳ khi nào trong giai đoạn này, sau 14 ngày thụ thai cho đến hết giai đoạn 110 ngày mang thai ở lợn. a. Nguyên nhân + Nguyên nhân do viêm nhiễm là do lợn mắc bệnh giả dại, virus cúm lợn, bệnh “tai xanh”, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E. coli, Klehsiella, Streptococcus và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bọng đái, bệnh thận. + Nguyên nhân phi viêm nhiễm: Vô sinh theo mùa, thiếu ánh sáng, nhiệt độ chuồng trại, lạnh, khát, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn uống thiếu thốn, thức ăn bị nhiễm nấm, stress, không được tiếp xúc với lợn đực, phản ứng khi tiêm phòng vaccine, lợn bị què quặt và vệ sinh chuồng trại không đảm bảo. b. Triệu chứng thường gặp + Sảy thai thường có hình hài hoặc không có hình hài bào thai. + Ra nhiều dịch, máu ở âm đạo. + Lợn mẹ bị ốm hoặc cũng có khi bình thường. + Mắc một số loại bệnh nhất định. + Tỷ lệ sảy thai thông thường là 2%, tuy nhiên, nếu mắc tai xanh nặng có thể gây ra tỷ lệ sảy thai là 20%.
- 17 c. Chẩn đoán Ngay sau khi lợn bị sảy thai, mang ngay thai này đi xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm để xác định là do virus hay do vi khuẩn, đồng thời tiến hành kiểm tra tiền sử của lợn và nghiên cứu các yếu tố độc hại do môi trường, thức ăn gây ra. Để phòng tránh sảy thai ở lợn nái, việc cung cấp đủ vitamin A, D, E là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với lợn nái mang thai giai đoạn gần đẻ. d. Điều trị Dùng oxytocin tiêm bắp 4 - 6 ml/con để đẩy thai ra ngoài. Đồng thời cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế vận động và cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa. 2.2.1.5. Bệnh sót, sát nhau Là bệnh xảy ra sau khi đẻ, khi con đã ra hết 4 - 5 giờ mà nhau không ra hoặc ra không hết. - Căn cứ vào mức độ của bệnh mà có thể chia ra như sau: + Thể sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả 2 sừng tử cung. + Thể sót nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ. + Thể sót nhau từng phần: một phần của màng nhung hay 1 ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung. a. Nguyên nhân + Do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ, dịch viêm tiết ra gây viêm dính nhau với tử cung, khi đẻ ra nhau bị sót lại trong tử cung. + Do lợn con còn sót lại ở trong trạng thái nằm sai vị trí làm nghẽn lối ra của nhau.
- 18 + Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại trong tử cung. + Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được. Nguyên nhân làm cho tử cung co bóp kém có thể là: - Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức. - Trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. - Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi. - Lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo. - Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cổ tử cung mở quá độ, giảm đàn tính và sự co bóp. - Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung → giảm sức rặn của con mẹ. b. Triệu chứng Lợn bị sót nhau thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng: + Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, lợn thích uống nước (nhờ vào kinh nghiệm chăm sóc cũng như theo dõi trong quá trình chăm sóc thực tế mà ta biết được lượng nước lợn uống có nhiều hơn bình thường hay không). + Từ cơ quan sinh dục của lợn mẹ luôn thải ra dịch màu nâu. c. Chẩn đoán + Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn. + Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của lợn mẹ. + Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài trên nền chuồng sạch kiểm tra cuống rốn. Mỗi lợn con tương ứng với 1 cuống rốn và 1 lá nhau, nếu thiếu là bị sót. Có trường hợp còn sót một ít những mẫu nhỏ thì
- 19 sau khi đẻ 1 ngày kiểm tra dịch viêm tử cung chảy ra màu đen và những mảnh nhau thối. d. Phòng bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng. đ. Điều trị + Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra lợn mẹ có những dấu hiệu bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay → tránh những tổn thương → sót nhau). + Tiêm thuốc oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết. + Sau khi nhau ra, dùng nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ 2.2.2.1. Bệnh lợn con phân trắng Phân trắng là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có màu trắng, nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Theo Trần Đức Hạnh (2013) [6]: lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc bệnh phân trắng và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc bệnh và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày ( 30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn sau cai sữa. Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [4] kết luận: Tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao (12,12%) tỷ lệ mắc bệnh cao (26,98 – 38,18%). a. Nguyên nhân - Do thời tiết khí hậu: Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
- 20 thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [3]. - Lợn con bị nhiễm khuẩn: Bệnh phân trắng ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn này thường xuyên có trong đường ruột của lợn con. - Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. - Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. - Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần. b. Triệu chứng - Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. - Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, xám vàng sền sệt hoặc lỏng, đi nhiều lần trong ngày, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít, vào khoeo. - Da nhăn nheo, lông dựng, mắt trũng, bỏ bú, nằm run rẩy, chết sau 3-5 ngày. c. Bệnh tích - Dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn bị chảy máu (xuất huyết). - Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu. - Ruột non chứa đầy hơi, xuất huyết từng đoạn. d. Phòng bệnh - Với bệnh phân trắng lợn con thì yếu tố nhiệt độ rất quan trọng. Ngay khi lợn mẹ đẻ ra cần cho lợn con vào ô úm ở nhiệt độ 32-34oC, duy trì nhiệt độ như vậy trong 2-3 ngày, sau đó giảm dần nhiệt độ đến 25-28oC từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa. - Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưõng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con bú sữa. Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn;
- 21 chuồng trại thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con. Ngoài ra có thể bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn từ 18 ngày tuổi trở lên, cứ 2 ngày cho ăn một lần theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm. Cho ăn liên tục sẽ giúp lợn tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng - Kháng sinh pha uống : Octacin 1%: 1 ml/6 - 10 kg TT, số ngày sử dụng: 3 - 5 ngày. Octamix AC, liều lượng: 1 g/10 kg TT, số ngày sử dụng: 3 - 5 ngày. - Phòng bằng vaccine cho cả mẹ và con: Tiêm cho mẹ 1 - 2 tuần trước khi đẻ. Tiêm cho lợn con vào ngày tuổi thứ 14. đ. Điều trị Cho lợn con uống octaxin-en 1% dưới 5 kg liều 1 bơm/con/ngày, dùng liên tục trong 2-3 ngày hoặc tiêm tiêm Interflox-100 liều lượng 1 ml/20 - 40 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Atropin liều lượng 1 ml/5 - 7,5 kg TT/lần/ngày. Điều trị liên tục trong 3 ngày. 2.2.2.2. Bệnh viêm khớp a. Nguyên nhân Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến. b. Triệu chứng Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi
- 22 sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. c. Bệnh tích Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng. d. Phòng bệnh - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế sự lây lan mầm bệnh cho lợn con. - Cần lưu ý khi bấm răng nanh, cắt đuôi cho lợn cần sát trùng dụng cụ; tránh làm lợn bị tổn thương vì các dạng vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. - Thường xuyên kiểm tra khớp gối, chân, đuôi xem lợn có bị tổn thương không. đ. Điều trị - Có thể sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp như ampicilin, penicillin phối hợp streptomycin để tiêm trực tiếp vào khớp viêm và chích bắp thịt để điều trị toàn thân. Cần điều trị thật sớm ngay sau khi phát hiện ra triệu chứng viêm khớp. - Bổ sung thêm vitamin ADE để trợ lực và tăng sức đề kháng. - Tiêm Vetrimoxin LA 1 ml/10 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Canxi – B12 1 ml/10kg TT/lần/ngày. Điều trị liên tục trong 5 ngày. 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước - Theo tác giả Phùng Thị Vân (2004) [17], Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng ). - Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng
- 23 các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. - Nguyễn Văn Thanh (2003) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1.000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung. - Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [7], trước khi đẻ cần lau vú, xoa vú, tắm cho nái. Cho con bú mẹ sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Tiêm kháng sinh 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú, tiêm liên tục trong 3 ngày. - Chườm đá lạnh vào bầu vú viêm. Tiêm thuốc chống viêm như prednizolon, hydro - cortizone (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2004) [11]. - Theo Trần Minh Châu (1996) [2] điều trị viêm vú, viêm tử cung và cạn sữa bằng oxytocin và kháng sinh ampicillin 25 mg/kg TT/ngày hoặc tetracylin 30 - 50 mg/kg TT/ngày cho kết quả điều trị tốt. - Ở Việt Nam đã phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội (Phạm Sỹ Lăng, 2007) [8]. - Nghiên cứu của Khương Bích Ngọc (1996) [12] cho biết bệnh cầu khuẩn xảy ra ở hầu hết các trại chăn nuôi tập trung trong những năm 70 - 80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus, S.suis và Diplococcus là các nguyên nhân chính gây bệnh cầu khuẩn ở lợn, với các triệu chứng sốt cao, chết đột ngột, khớp chân bị sưng to, liệt chân. Kết
- 24 quả phân lập vi khuẩn đã cho thấy vi khuẩn S.suis chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, tiếp đến là Diplococcus 33% và Staphylococcus aureus 7%. - Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [16], bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày, viêm ruột và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, nhiều loại Salmonella. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi mới sinh và sống suốt trong thời gian bú sữa. Ở nước ta lợn con phân trắng là bệnh rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ lợn mắc bệnh từ 20 - 80%, tỷ lệ tử vong cao 60%, bệnh có quanh năm nhiều nhất là cuối Đông sang Xuân, cuối Xuân sang Hè. 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước - Theo Madec (1995) [10], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt và chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ. Trong bệnh viêm tử cung thì viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao. Kaminski đã kiểm tra 1.000 lợn nái ở Cộng hòa Liên Bang Đức, kết quả là 16 % số lợn bị viêm nội mạc tử cung. - Madec khi tiến hành nghiên cứu bệnh sau khi đẻ trên đàn lợn xứ Brơ- ta nhơ (Pháp) cho thấy, 15 % số lợn nái bị viêm tử cung (Madec,1995) [10]. - Theo Andrew Gresham (2003) [18] điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh Enzootic pneumonia và bệnh sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus và Leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).
- 25 - Theo Smith và cs (1995) [22] từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của nái mắc hội chứng M.M.A đã phân lập và công bố các loại vi sinh vật sau đây gây nhiễm trùng tử cung và vú, gây nên hội chứng M.M.A: Ecoli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Klebsiella aergenes, Pseudomonas spp. - Bệnh lợn con phân trắng là hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở giai đoạn bú sữa. Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, bệnh thường phát và nhiễm nặng ở các khu đông dân cư, nơi môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch, ở các tỉnh miền núi dân trí còn lạc hậu. Theo Glawisschning, Bacher (1992) [21], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. - Nghiên cứu của Smith và Nagy Band Feket Pzs (1996) [23] cho thấy, sản xuất vaccine E. coli phòng bệnh phân trắng cho lợn tốt nhất được phân lập từ bệnh phẩm của lợn bệnh ở độ tuổi dưới 14 ngày.
- 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng thực hiện - Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi). - Các bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.2. Địa điểm và thời gian thực tập - Địa điểm: Trại Tảu của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian: Từ 20/11/2018 đến 20/05/2019. 3.3. Nội dung tiến hành - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ + Công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại. + Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ + Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản. + Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ. - Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ + Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản + Công tác điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi:
- 27 Tồng số con mắc bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x100 Tổng số con theo dõi Tồng số con khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi (%) = x100 Tồng số con điều trị 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh ở trại Dịch bệnh luôn là yếu tố gây thiệt hại lớn về kinh tế, vì vậy công tác vệ sinh phòng bệnh là một trong những khâu quan trọng của trang trại. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trang trại luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong và xung quanh khu vực chuồng nuôi, tiêm phòng đầy đủ vacxin theo đúng liệu trình. * Vệ sinh thú y Toàn bộ khu chuồng nuôi của trang trại có tường và hàng rào bao quanh tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, không cho người và gia súc lạ vào. Cổng ra vào khu sản xuất chăn nuôi và trước cửa các chuồng nuôi đều có khay đựng nước sát trùng. Khách, giám đốc, ban quản lý công ty, kỹ thuật, cán bộ công nhân viên trước khi vào khu chăn nuôi phải được tắm sát trùng tại phòng sát trùng và cách ly 2 ngày tại khu vực cách ly theo quy định của công ty. Tại mỗi cửa chuồng đều phải có hố sát trùng đúng tiêu chuẩn, trước khi vào chuồng phải sát trùng ủng. Quy trình vệ sinh chung của trang trại bao gồm các khâu: dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng định kỳ cho chuồng sàn và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, mỗi lần xuất lợn con đều làm khâu vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng để đảm bảo các lứa sau không bị nhiễm bệnh. Đối với chuồng nái mang thai: thường xuyên vệ sinh tắm chải cho lợn mùa hè 2 lần/ngày, rửa sạch lối đi; mùa đông chỉ rửa lối đi. Xịt và xả gầm 2
- 28 lần/tuần, phun thuốc sát trùng toàn chuồng 2 ngày 1 lần. Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại Trong chuồng Ngoài khu Ngoài Thứ Khu vực chăn Khu bầu Khu đẻ Chuồng Cai sữa nuôi Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 2 + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và Rắc vôi trùng lang cuối chuồng Phun thuốc Thứ 3 Xả vôi gầm Phun sát trùng ruồi Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 4 + rắc vôi hành Xả vôi gầm trùng đầu và trùng lang cuối chuồng Phun sát trùng Phun sát Thứ 5 Xả vôi gầm + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và lang cuối chuồng Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 6 + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và trùng lang cuối chuồng Phun sát Phun sát trùng toàn Thứ 7 Xả vôi gầm Phun sát trùng trùng bộ khu vực chăn nuôi Phun sát trùng Phun sát Chủ Phun sát + rắc vôi hành Xả vôi gầm trùng đầu và Nhổ cỏ nhật trùng lang cuối chuồng Đối với chuồng đẻ: các lối đi trong chuồng phải được rắc và quét vôi hàng ngày để luôn giữ khô ráo, sạch sẽ. Vệ sinh gầm chuồng đẻ 2 ngày/lần. Vệ sinh sạch sẽ bầu vú, mông lợn mẹ ngay sau khi đẻ. Máng ăn của lợn mẹ được giữ sạch, khô sau mỗi bữa ăn. Máng ăn cho lợn con phải được để đúng vị trí, luôn khô ráo, sạch sẽ, thức ăn tốt thường xuyên được kiểm tra thay thế. Hàng ngày thu gom phân cho vào bao cuối buổi chiều tập kết ở hố
- 29 phân. Khơi thông cống rãnh khu vực chuồng nuôi đổ ra hố bioga để xử lý. Tổng vệ sinh, tẩy uế sát trùng trong và ngoài khu vực chuồng nuôi 2 lần/tuần bằng thuốc sát trùng và thường xuyên tẩy uế bằng vôi bột. Lịch sát trùng chuồng trại được trình bày chi tiết ở bảng 3.1. Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phòng những mầm bệnh có thể phát sinh. Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào buổi chiều. Công việc vệ sinh sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ruồi, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào. 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình tiêm phòng cho đàn lợn tại trại Tiêm phòng bằng vaccine là phương phát tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn, không để bệnh xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Trang trại đã tiêm phòng vaccine cho lợn ở mọi lứa tuổi theo đúng liệu trình với nguyên tắc tiêm đúng và đủ liều. Hầu hết các loại bệnh truyền nhiễm đều được tiêm phòng đầy đủ, điều này được thể hiện rõ qua bảng: Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vaccine và thuốc cho đàn lợn tại trại 1. Lợn con theo mẹ Ngày tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh Diacoxin 1 ml/con Cầu trùng 3 Intrafer - 200 1 ml/con Thiếu máu Ingelvac Myco + Suyễn + Hội chứng 21 2 ml Ingelvac Circo còi cọc 2. Lợn con sau cai sữa Tuần tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh 5 Pestifa 2 ml Dịch tả lần 1 Aftopor/Cavac 6 2 ml Lở mồm long móng FMD/Aftogen 9 Pestifa 2 ml Dịch tả lần 2 Aftopor/Cavac 10 2 ml Lở mồm long móng FMD/Aftogen
- 30 3. Lợn hậu bị Tuần tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh 13 Porcilis Begonia 2 ml Giả dại Trị nội ngoại ký 14 Ivermectin 1 ml/33kg P sinh trùng 17 Porcilis Begonia 2 ml Giả dại Ingelvac Myco + Suyễn + Hội chứng 23 2 ml Ingelvac Circo còi cọc FarowsuarB /Parvo 24 2 ml Khô thai, Lepto Shiel L5E 25 Pestifa 2 ml Dịch tả Aftopor/Cavac 27 2 ml Lở mồm long móng FMD/Aftogen 28 Porcilis Begonia 2 ml Giả dại FarowsuarB /Parvo 29 2 ml Khô thai, Lepto Shiel L5E 4. Lợn mang thai Tuần Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh mang thai 10 Pestifa 2 ml Dịch tả 11(Chỉ áp Litterguard/Parvo dụng cho 2 ml E.coli, Clostridium Shiel L5E lần đầu) Aftopor/Cavac 12 2 ml Lở mồm long móng FMD/Aftogen 13 Porcilis Begonia 2 ml Giả dại Litterguard/Parvo 14 2 ml E.coli, Clostridium Shiel L5E Trị nội ngoại ký 15 Ivermectin 1 ml/33kgP sinh trùng 5. Lợn nái đẻ Vectrilmoxin LA 1 ml/20kg P Hội chứng MMA Đẻ Oxytocin 2 ml Đầy sản dịch 2 tuần sau Sẩy thai truyền FarowsuarB 2 ml đẻ nhiễm 3 tuần sau Ingelvac Myco + Suyễn + Hội chứng 2 ml đẻ Ingelvac Circo còi cọc Cai sữa Cofavit 500 5 ml/con Kích thích lên giống (Nguồn: phòng kỹ thuật trại)
- 31 3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở - Lập sổ sách theo dõi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ với nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày đẻ, loại bệnh lợn mẹ và con mắc. - Theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con theo mẹ hàng ngày. - Chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình. - Tiến hành điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả nhất như ở dưới đây: Bệnh viêm tử cung: Tiêm kháng sinh Vetrimoxin LA 1 ml/10 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Ketovet 1 ml/33 kg TT/lần/ngày và Oxytocin 2 ml/con/ngày và kèm theo thụt rửa âm đạo bằng nước muối sinh lý 1 lần /ngày trong 3 ngày liên tiếp. Hiện tượng đẻ khó: + Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra. Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg TT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. + Tiêm vitamin B1, B-complex để trợ sức cho lợn.
- 32 Bệnh viêm vú: Tiêm Vetrimoxin LA 1 ml/10 kg TT/lần/ngày, kết hợp tiêm Hanalgil 8 ml/con/ngày (nếu sốt). Điều trị liên tục trong 5 ngày. Dùng khăn vải nhúng vào nước ấm, xoa bóp bầu vú mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 phút. Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú. Bệnh sót, sát nhau: Nếu đẻ xong nhau không ra ta phải điều trị ngay vì nếu để lâu nhau sẽ thối gây nhiễm trùng, nhiễm độc huyết hoặc gây viêm tử cung kế phát làm lợn nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa, lợn con sẽ chết. + Tiêm thuốc oxytocin liều 2 ml/con để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết. + Tiêm kháng sinh Vetrimoxin LA: 1 ml/10 kg TT/1 lần/2 ngày + Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong 3 ngày liên tục. + Thuốc trợ sức: Vitamin B1, C, B12. Nếu lợn bị sốt cao 41 - 42ºC thì tiêm thêm thuốc hạ sốt analgin, liều 1 ml/15-20 kgTT/con/ngày. Bệnh sảy thai: Dùng oxytocin tiêm bắp 4-6 ml/con để đẩy thai ra ngoài. Đồng thời cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế vận động và cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Bệnh lợn con phân trắng: Đối với lợn con dưới 5 ngày tuổi thì cho uống Octacin – en 1% 1ml/con/ngày. Điều trị 3 ngày liên tục; Đối với lợn con 5 ngày tuổi trở lên: tiêm Interflox-100 liều lượng 1 ml/20 – 40 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Atropin liều lượng 1 ml/5 – 7,5 kg TT/ngày. Điều trị liên tục trong 3 ngày. Viêm khớp: Tiêm Vetrimoxin LA 1 ml/10 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Canxi - B12 1 ml/5 kgTT/lần/ngày. Điều trị liên tục trong 5 ngày. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử ly bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.
- 33 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản Trong quá trình thực tập tại trại, em đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau: 4.1.1. Đối với lợn nái chửa Đối với lợn nái chửa, chúng em đã thực hiện theo quy trình sau: - Quét dọn chuồng trại hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch. - Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, dàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt. - Lau máng hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc. - Kiểm tra heo nái sau phối 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần: bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với lùa heo đực đi kiểm tra với heo nái sau phối 3 tuần, với heo nái mang thai 6 tuần và 9 tuần kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với máy siêu âm. - Đo độ dày mỡ lưng vào ngày mang thai thứ 60 và 90, kết hợp với đánh giá điểm thể trạng. - Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo kết quả kiểm tra. - Mùa đông tăng lượng thức ăn thêm 200 – 300 g/con/ngày. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình tiêm phòng. - Trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần tắm sạch nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, tẩy nội ngoại ký sinh trùng, sau đó chuyển sang chuồng đẻ.
- 34 - Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di chuyển trong thời gian 1 tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng. Chuồng trại đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ giáo và áp lực nước như được trình bày ở bảng dưới đây: Chỉ tiêu Yêu cầu Nhiệt độ (oC) 20 – 25 Độ ẩm (%) 65 – 70 Tốc độ gió (m/s) 2 – 2,5 Áp lực nước (lít /phút) 2 Thức ăn cho lợn nái mang thai, loại thức ăn và mức ăn trên ngày được trình bày ở bảng dưới đây: Ngày mang thai Loại thức ăn Lượng ăn /ngày 1 – 7 06S 1,8 – 2,2 8 – 30 06S 2,2 – 2,6 31 – 90 06S 1,8 – 2,2 91 – 106 06S 3,0 – 3,5 107 – 115 07S 3,0 – 3,5 4.1.2. Đối với nái đẻ Đối với lợn nái chửa, chúng em đã thực hiện theo quy trình sau: Chuẩn bị chuồng trại - Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng.
- 35 - Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập heo 3 ngày. - Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường. - Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu. - Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho heo đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vaccine, úm heo vv - Làm úm cho heo con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25cm, cao 25cm. Úm kín tránh gió lùa. - Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc heo đẻ 2h. - Nái chuyển đến phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. - Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với heo nái đẻ 18 – 22oC - Áp lực nước 4lít/phút. Thức ăn: Yêu cầu kích cỡ hạt nghiền thức ăn heo nái như sau: > 3mm 3 – 2mm 2 – 1mm <1mm 3% 12% 35% 50% - Heo mẹ sử dụng thức ăn mã 07G, heo con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn 01G. - Khẩu phần ăn heo mẹ giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg, đến ngày đẻ ăn 1 – 2 kg. - Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng heo nái không đẻ thì duy trì mức 2 kg. - Tăng dần thức ăn heo nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ nái ăn khoảng 5 - 6 kg và duy trì đến 10 ngày. Từ ngày thứ 11 trở đi cho lợn nái ăn theo mức như ở bảng dưới đây.
- 36 Lượng thức ăn cho heo nái trước, trong và sau khi đẻ Heo nái GGP/GP Heo nái PS Ngày Lứa 1 Lứa 2/3 Lứa 4+ Ngày Lứa 1 Lứa 2/3 Lứa 4+ -4 2,8 2,9 3,0 -4 2,9 3.0 3,1 -3 2,5 2,7 2,8 -3 2,5 2.8 2,8 -2 2,0 2,5 2,5 -2 2,0 2.5 2,5 -1 1,5 2,0 2,0 -1 1,5 2.0 2,0 Đẻ 1,0 1,5 1,5 Đẻ 1,0 1.5 1,5 1 2,0 2,5 3,0 1 2,5 3.0 3,5 2 2,5 3,0 3,5 2 3,0 3.5 4,0 3 3,0 3,5 4,0 3 3,5 4.0 4,5 4 3,5 4,0 4,5 4 4,0 4.5 5,0 5 4,0 4,5 5,0 5 4,5 5.0 5,5 6 4,5 5,0 5,5 6 5,0 5.5 6,0 7 5,0 5,5 6,0 7 5,5 6.0 6,5 8 5,5 6,0 6,5 8 6,0 6.5 7,0 9 5,5 6,0 6,5 9 1,5 +0,45 2,0 + 0,5 2,0 + 0,5 10 5,5 6,0 6,5 11 1,5 + 0,45 2,0 + 0,5 2,0 + 0,5 - Số lần ăn 4 lần /ngày vào lúc 5 h – 10 h – 17 h – 21 h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ. - Tập ăn cho heo con vào lúc 10 ngày tuổi, cho ăn 6 lần /ngày, mỗi lần một ít. Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ - Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 – 7 ngày. - Vệ sinh sạch heo nái trước khi chuyển về chuồng đẻ. - Sắp xếp heo theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (heo sắp đẻ xếp dưới, heo đẻ sau xếp trên).
- 37 - Cho ăn cám nái đẻ 07G khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5kg. - Lau sạch mông, chân, vú heo nái vào lúc heo có biểu hiện đẻ. - Theo dõi các biểu hiện heo nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ. Biểu hiện heo nái sắp đẻ - Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to - Trước đẻ 1 ngày heo có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn. - Trước đẻ 12 h có sữa đầu tiết ra, nái không ăn hoặc giảm ăn. - Trước đẻ 1h nái nằm, nhịp thở tăng, đi tiểu nhiều, chân cử động nhiều hơn. - Người trực đẻ phải theo dõi liên tục với heo sắp đẻ. - Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đuôi ngoáy nhiều, cơn dặn tăng. - Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc heo nái đẻ. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ - Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, cốc đựng cồn iodin, khay đựng dụng cụ, khăn bông mềm, chòng kéo heo con, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử tuyệt trùng. - Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mông heo nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản, găng tay sản khoa. - Một số loại thuốc: Vectrilmoxin LA, Oxytocin, Enzaprost T, Compistress, Mistral, cồn iodin, gel bôi trơn (vaselin) Hộ lý đỡ đẻ - Tay người đỡ đẻ phải rửa sạch, sát trùng, móng tay cắt bằng phẳng. - Khi heo nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc heo con sắp ra.
- 38 - Khi heo con chui ra khỏi âm hộ heo nái, tay người đỡ đỡ lấy heo con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt. - Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi. - Thắt dây rốn cách bụng heo con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine. - Xoa bột Mistral lên cơ thể heo trừ phần đầu. - Thả heo vào quây úm. - Sau 10 phút đưa heo con ra cho bú. - Tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo. - Thời gian heo ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h. - Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định. - Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ heo nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng. - Tiêm kháng sinh kéo dài phòng viêm tử cung cho heo nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ heo nái trên 39,30c sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn. - Tiêm Oxytocin cho heo nái đã đẻ được khoảng 8 - 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h. - Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm. - Trường hợp nái còn biểu hiện dặn đẻ thì quá trình đẻ chưa kết thúc. 4.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ - Heo con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn heo con vô cùng quan trọng, nó cung cấp
- 39 nguồn năng lượng tức thời cho heo con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu, nó giảm nhanh sau 12h đầu, vì vậy cần giúp heo con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12h đầu tiên. - Chia nhóm bú với trường hợp ổ đẻ lớn, ưu tiên nhóm heo nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm còn lại. - Những heo quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những heo nhỏ. - Trường hợp heo mẹ sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn heo con cho bú sữa đầu của mẹ khác. - Ưu tiên heo con được bú sữa đầu của heo mẹ chính nó. - Tập phản xạ có điều kiện cho heo con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt heo vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên. - Ghép heo sau khi đã được săm tai. - Ghép heo con là việc làm cần thiết nhằm tạo sự đồng đều về số lượng con trên bầy và đồng đều về trọng lượng, thời gian ghép chỉ được thực hiện trong thời gian không trước 24h và không quá 36 giờ với những ổ sinh cùng thời điểm, điều kiện heo con phải được bú sữa đầu từ heo mẹ của chính nó. - Ưu tiên ghép heo con nhỏ cho nái lứa 2 & 3, ghép heo to khỏe cho nái lứa 1 nhằm mục đích kích thích bầu vú. - Không khuyến khích ghép quá nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. - Trước khi ghép heo phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới. - Cân heo con, mài nanh, cắt đuôi, săm tai thực hiện vào 2 ngày tuổi. Thiến hoạn, tiêm sắt, uống thuốc cầu trùng được thực hiện vào 5 ngày tuổi.
- 40 - Dụng cụ phẫu thuật, vết thương sau phẫu thuật phải được sát trùng kỹ bằng cồn iodine. + Mài nanh bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 4 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác. + Cắt đuôi bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đuôi 3cm, không để chảy máu. + Săm tai bằng kìm săm, săm với từng đối tượng sẽ theo quy định của công ty, số săm phải rõ nét. + Thiến hoạn bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hoàn và thừng dịch hoàn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến hoạn (hecni bẹn) cần được phẫu thuật. + Tiêm sắt có thể tiêm ở 2 vị trí hoặc bắp cổ hoặc dưới da bẹn, tiêm đủ liều, không để chảy sắt ra ngoài. + Uống thuốc phòng bệnh cầu trùng bằng cách bấm xịt một lần vào miệng heo. Quan sát sự phân bố heo con trong quây úm, trường hợp heo tránh xa bóng úm là do nóng quá, trường hợp heo nằm chất đống là do quá lạnh. Nhiệt độ úm heo: Tuần tuổi Nhiệt độ 1 34 2 32 3 31 4 30 Nhiệt độ thấp không kích thích phát triển mà còn làm hủy hoại hệ thống lông nhung đường ruột, làm tăng nguy cơ tiêu chảy heo con. Nền chuồng ướt làm nhiệt độ giảm 5 – 100c. Nhiệt độ úm quá cao làm heo con mất nước, tiêu chảy.
- 41 Đảm bảo úm heo luôn khô ráo, kín gió, đủ chỗ cho heo con, đủ nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ úm vào những thời điểm quan trọng “sáng – trưa – tối”. Tiêm vaccine đầy đủ theo lịch tiêm phòng. Tập ăn sớm cho heo con từ lúc 10 ngày tuổi, cho ăn 6 lần /ngày, mỗi lần ăn lượng ít, thức ăn luôn tươi mới, máng ăn sạch sẽ. Thay thảm cao su vào quây úm sau 5 ngày tuổi nhằm tăng diện tích nằm cho heo con. Kiểm tra sức khỏe heo con hàng ngày, phát hiện trường hợp heo bệnh, có biện pháp can thiệp sớm. Thứ tự kiểm tra đi từ đàn mới đẻ trước rồi đến đàn cai sữa. Lùa heo đi lại, kiểm tra lượng thức ăn, nước uống, chân khớp, độ linh hoạt, ngoại hình lông da, phân, khả năng tìm vú bú. Kiểm tra độ ẩm sàn chuồng, úm, gió lùa. Heo con khỏe sẽ đi lại bình thường, lông da hồng hào bóng mượt, khuôn phân bình thường, nhịp thở đều, đầu & tai bình thường, tìm vú mẹ bú bình thường, nằm đều trong úm. Ngược lại heo con bị bệnh thì lông xù, bỏ bú, đi lại khó khăn, đầu nghiêng, hay đứng góc chuồng, tai rủ, tiêu chảy. Không chuyển heo con bị bệnh sang đàn khác nhằm hạn chế lây bệnh, heo bị bệnh nên ưu tiên bú thêm sữa đầu. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại trại 4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê sinḥ bao gồm nhiều yếu tố: Vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại, con người, Trong thời gian thực tập chúng em đã thưc ̣ hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng và định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng
- 42 nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại mà em đã thực hiện được. Bảng 4.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Số lượng Kết quả Tỷ lệ STT Công việc (lần) (lần) (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 176 162 92,05 Sát trùng định kỳ xung quanh 2 78 73 93,59 chuồng trại 3 Phun thuốc sát trùng trong chuồng 176 172 97,73 4 Quét và rắc vôi đường đi 176 176 100,00 5 Tắm sát trùng 176 171 97,16 Qua bảng 4.1 ta thấy việc vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày đảm bảo theo đúng quy định. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 162 lần trong tổng số 176 lần, đạt tỷ lệ 92,05%. Quét và rắc vôi bột đường đi 176 lần, đạt tỷ lệ 100%. Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần, còn phun trong chuồng là ngày phun 1 lần. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên 2 lần/ngày. Từ đó, em đã nắm bắt và vận dụng được các công việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được tối đa dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi tại trại chăn nuôi. 4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng tiêm vaccine Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có điều kiện thích hợp. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì
- 43 phòng bệnh bằng vaccine luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại luôn sản xuất lợn giống nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính xác là rất quan trọng. Tiêm phòng bằng vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vaccine phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vaccine cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Em đã tham gia tiêm phòng cho đàn lợn và kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng tiêm vaccine Kết quả Loại lợn tiêm Loại vaccine – Số lượng Số lượng Tỷ lệ phòng Thuốc (con) (con) (%) Nova - Fe + B12 452 452 100 1. Lợn con Cầu trùng 550 550 100 Dịch tả 400 400 100 Dịch tả 65 65 100 Lở mồm long móng 65 65 100 2. Lợn mẹ Giả dại 56 56 100 Khô thai 70 70 100 Tai xanh 84 84 100 Từ bảng 4.2 ta thấy rằng kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con đạt hiệu quả rất cao, với tỷ lệ an toàn là 100%. Lợn con sau khi đẻ 1 ngày sẽ được tiêm Nova Fe+B12 để phòng bệnh thiếu máu và cho uống cầu trùng tiếp để tăng sức đề kháng cho lợn con. Trong vòng 6 tháng em đã tiêm Nova - Fe+B12 được 452 con và cho uống cầu trùng được 550 con. Từ 16 – 18 ngày tiến hành tiêm phòng vaccin dịch tả và em đã tiêm được 400 con.
- 44 Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn con em còn tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên số lượng nái tiêm phòng vaccine của em chưa cao, cụ thể số lượng nái được tiêm phòng vaccine dịch tả và lở mồm long móng là 65 con, vaccine phòng bệnh giả dại là 56 con, vaccine phòng bệnh khô thai là 70 con và vaccine phòng bệnh tai xanh là 84 con. Qua thực hành tiêm phòng vaccine cho lợn con và lợn nái, tôi đã thành thạo kỹ năng tiêm phòng bao gồm xác định đúng loại lợn cần tiêm, ngày tiêm, loại vaccine tiêm, cách lấy vaccine vào xi lanh, thao tác tiêm. Đây là những kỹ năng hết sức quan trong cho một cán bộ kỹ thuật làm việc trong trang trại sau này. 4.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại 4.3.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái Để biết lợn nái hay mắc bệnh nào, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý và sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, em đã tiến hành theo dõi lợn nái đẻ trong vòng 6 tháng và kết quả được trình bày ở bảng 4.3. Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy đàn lợn nái của trại hay mắc một số bệnh như: viêm tử cung, đẻ khó, viêm vú, sót nhau, sảy thai. Trong đó bệnh viêm tử cung là mắc nhiều nhất, tỷ lệ mắc cao hơn các bệnh khác rất nhiều. Cụ thể trong tổng số 486 con theo dõi thì có 101 con mắc, chiếm 20,78%, còn tỷ lệ mắc các bệnh đẻ khó, viêm vú, sảy thai, sót nhau rất thấp và lần lượt là 3,7%, 2,06%, 5,76%, 2,88%. Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại Chỉ tiêu Số nái theo dõi Số nái mắc bệnh Tỷ lệ Tên bệnh (con) (con) (%) Viêm tử cung 486 101 20,78 Đẻ khó 486 18 3,70 Viêm vú 486 10 2,06 Sót, sát nhau 486 14 2,88 Sảy thai 486 28 5,76 Tính chung 486 171 35,18
- 45 Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4 %. Như vậy so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn kết quả thông báo của tác giả là do đàn lợn nái ở đây đã được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đặc biệt là sau khi khi sinh thì lợn nái được tiêm kháng sinh phòng bệnh kịp thời. Tuy nhiên, em nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở trại vẫn khá cao. Nguyên nhân là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, cũng có phần nguyên nhân là do vệ sinh khi phối chưa đảm bảo đúng kỹ thuật nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó và sử dụng dụng cụ khám thai chưa đảm bảo vệ sinh làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm, nhiễm. 4.3.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở lợn con Trong 6 tháng thực tập em tiến hành theo dõi để xác định được các bệnh hay xảy ra ở lợn con. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con tại trại Chỉ tiêu Số lợn con Số lợn con theo dõi mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh Tên bệnh (con) (con) (%) Lợn con phân trắng 1684 341 20,25 Viêm khớp 1684 66 3,92 Tính chung 1684 407 24,16 Qua bảng 4.4 ta thấy lợn con thường mắc các bệnh là bệnh lợn con phân trắng và viêm khớp. Trong đó bệnh lợn con phân trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, cụ thể là với số lượng lợn con theo dõi như nhau (1684 con) thì có 341 con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm 20,25%, cao hơn 16,33% so
- 46 với bệnh viêm khớp có 66 con mắc, chiếm 3,92%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trịnh Văn Thịnh (1985) [16], bệnh phân trắng ở lợn con là bệnh rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ lợn mắc bệnh từ 20 - 80%. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường nếu không điều chỉnh kịp thời thì lợn con dễ bị cảm lạnh dẫn đến bệnh phân trắng. Còn nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp là do vi khuẩn xâm nhập hoặc là do bị va đập. Vì vậy cần cho lợn con uống sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt là sữa đầu để lợn con có sức đề kháng tốt. Đồng thời phải làm tốt công tác vệ sinh trong chuồng trại và tránh va đập làm lợn con bị tổn thương. 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại 4.4.1. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở lợn nái Chẩn đoán đúng bệnh và điều trị bệnh kịp thời bằng những phác đồ điệu trị tốt nhất sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao như thời gian điều trị ngắn, lợn nhanh khỏi và phục hồi nhanh, ảnh hưởng ít đến khả năng sinh sản của lợn nái là mục tiêu của tất cả các trang trại đặt ra. Khi phát hiện ra lợn nái mắc bệnh chúng tôi đã nhanh chóng chẩn đoán đúng bệnh và dùng phác đồ điệu trị tốt nhất để điều trị ngay. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái tại trại Chỉ tiêu Số nái điều trị Số nái khỏi Tỷ lệ khỏi bệnh Tên bệnh (con) bệnh (con) (%) Viêm tử cung 101 92 91,09 Đẻ khó 18 17 94,44 Viêm vú 10 8 80,00 Sảy thai 14 13 92,86 Sót, sát nhau 28 26 92,86 Tính chung 171 156 91,23
- 47 Qua bảng 4.5 ta thấy rằng tỷ lệ khỏi bệnh của lợn nái là khá cao (trên 80%). Trong đó cao nhất là bệnh đẻ khó, điều trị 18 con thì khỏi 17 con, chiếm 94,44%; tiếp đến là bệnh sảy thai, sát nhau điều trị lần lượt 14 và 28 con có tỷ lệ khỏi tương đương nhau là 92,86%, bệnh viêm tử cung điều trị 101 con khỏi 92 con, chiếm 91,09%. Có được tỷ lệ này là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân trong trại đã phát hiện kịp thời những con lợn mắc bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nên số lượng lợn nái mắc bệnh được điều trị khỏi cao. Và thấp nhất là bệnh viêm vú, điều trị 10 con khỏi 8 con, đạt 80%. Nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng, kế phát từ bệnh khác và do lợn con không biết bú nên chúng ta không chú ý phát hiện bệnh kịp thời để lợn viêm vú nặng rất khó điều trị. 4.4.2. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con theo mẹ Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh viêm khớp ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con tại trại Chỉ tiêu Số lợn con Số lợn con Tỷ lệ khỏi điều trị khỏi bệnh bệnh Tên bệnh (con) (con) (%) Lợn con phân trắng 341 311 91,20 Viêm khớp 66 53 80,30 Tính chung 407 251 91,94
- 48 Kết quả bảng 4.6 cho ta thấy số con được điều trị khỏi của bệnh lợn con phân trắng cao hơn bệnh viêm khớp. Cụ thể trong số 341 con điều trị bệnh lợn con phân trắng thì có 311 con khỏi, đạt tỷ lệ 91,2%, còn bệnh viêm khớp có 53 con khỏi trong tổng số 66 con điều trị, đạt tỷ lệ 80,3%. Vậy tỷ lệ khỏi bệnh của bệnh lợn con phân trắng cao hơn bệnh viêm khớp là 10,9%. Kết quả này có tỷ lệ chết cao hơn so với kết quả của Trần Đức Hạnh (2013) [6]: lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc bệnh phân trắng và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%. Nguyên nhân là do phát hiện muộn những con bị bệnh, lúc bệnh đã trở nặng nên khó điều trị dẫn đến tỷ lệ khỏi không cao. Vì vậy cần phải kiểm tra kỹ hơn nữa để phát hiện sớm lợn con bị bệnh giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, em còn tham gia một số công việc khác như đỡ đẻ cho lợn nái; mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi cho lợn con; mổ hecni; thiến lợn đực; xuất bán lợn con; thụ tinh nhân tạo cho lợn nái; truyền nước cho lợn nái bỏ ăn. Kết quả thực hiện các công việc trên được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại Loại Tên Số con thực An toàn Tỷ lệ lợn công việc hiện (con) (con) (%) Đỡ đẻ 600 600 100 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 452 452 100 Lợn Xuất bán lợn con 1200 1200 100 con Thiến lợn đực 535 532 99,44 Mổ hecni 8 7 87,50 Lợn Thụ tinh nhân tạo 10 10 100 nái Truyền dịch cho nái bỏ ăn 34 34 100
- 49 Qua bảng 4.7 ta thấy tỷ lệ thực hiện các công việc như đỡ đẻ, mài nanh, cắt tai, cắt đuôi; xuất bán lợn con; thụ tinh nhân tạo; truyền dịch cho nái bỏ ăn được thực hiện nhiều hơn, đạt 100%. Do lợn con sau khi đẻ phải được mài nanh, cắt tai, cắt đuôi luôn để tránh tình trạng cắn nhau, cắn vú mẹ và làm sớm sẽ giúp vết thương mau lành, ít chảy máu. Tỷ lệ truyền dịch cho nái bỏ ăn cao do trong quá trình sinh sản lợn thường bỏ ăn nên cần truyền dịch cho lợn. Thiến lợn đực và mổ hecni đạt tỷ lệ thấp hơn và có tỷ lệ lần lượt là 99,44% và 87,50%. Kết quả trên cho thấy những kỹ năng về chăm sóc lợn con sơ sinh đã được em thực hiện một cách khá thuần thục, đặc biệt là các kỹ năng trong việc đỡ đẻ lợn con, mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực. Đây là những kỹ năng mà em đã được rèn luyện trong suốt thời gian 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại và là những kỹ năng không thể thiếu được đối với một cán bộ kỹ thuật trong trang trại chăn nuôi lợn. Từ kết quả học được em thấy rằng em đã nắm vững các thao tác kỹ thuật, tự tin và hoàn toàn có thể thực hiện tốt công việc khi ra trường đi làm cán bộ kỹ thuật ở trang trại.
- 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 6 tháng thực tập tại trại Tảu của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang em có những kết luận như sau: - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ được thực hiện đúng theo quy trình. - Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định. - Quy trình phòng bệnh bằng vaccine được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật và đều đạt 100%. - Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn nái khá cao, cao nhất là bệnh viêm tử cung (20,28%) và thấp nhất là bệnh viêm vú (2,06%). - Tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn lợn con của trại khá cao. Bệnh lợn con phân trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (20,25%) so với bệnh viêm khớp (3,92%). - Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở lợn nái đạt từ 80 – 94,44%. - Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng và bệnh viêm khớp từ 80,3% 91,2%. - Đã thực hiện thành thạo các kỹ năng như đỡ đẻ lợn con, mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực và thụ tinh nhân tạo. 5.2. Đề nghị - Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái và lợn con để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại là khá cao.
- 51 Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái và ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của lợn con cai sữa. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái và một số bệnh phổ biến ở lợn con.
- 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng têu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. 7. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Sỹ Lăng (2007), Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148-156. 9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet, tr. 157-172.
- 53 10. Madec F. (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”, Tạp chí KHKT Thú y, tập II số 1. 11. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Khương Bích Ngọc (1996), Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập trung và một số biện pháp phòng trị, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. 13. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 102 – 109. 14. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập X, số 2. 15. Nguyễn Văn Thanh, Bùi Thị Tho, Bùi Tuấn Nhã (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc gia cầm, Nxb Lao động Xã hội, tr. 108-110. 16. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Phùng Thị Vân (2004), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (LxY) và (YxL) x Duroc”, Báo cáo khoa học Khoa Chăn nuôi thú y (1999 - 2000), Viện Chăn nuôi Quốc Gia. II. Tài liệu Tiếng Anh 18. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice (2003) 25 : 466-473 doi:10.1136/inpract.25.8.466. 19. Black W.G. (1983), “Inflammatory response of the bovine endometrium” Am. Jour. Vet. Res. 20. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med., 54(9), tr. 491.
- 54 21. Glawsschning.E., Bacher H. (1992), The Efficacy of Costat on E.coli infected weaning pigs, 12th IPVS congress, August 17 - 22. 22. Smith B. B., Martineau. G., Bisaillon. A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7 th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57. 23. Smith. R. A., Nagy Band Feket Pzs (1996),“The transmissible nature of the genetic factor in E. coli that controls hemolysin production”, J. Gen. Microbiol.
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1.Thuốc octacin-1% Ảnh 2.Thuốc interflox-100 Ảnh 3.Thuốc B.complex Ảnh 4.Thuốc Atropin
- Ảnh 5. Thuốc Vetrimoxin L.A. Ảnh 6. Thuốc Canxi- B12 Ảnh 7. Thuốc Diacoxin Ảnh 8. Thuốc Hanalgin-C
- Ảnh 9.Thuốc Bio-A.T.P plus Ảnh 10 . Thuốc Vitamin K Ảnh 11 . Thuốc Bio Genta-Tylosin Ảnh 12. Thuốc cầm máu Camic
- Ảnh 13. Vac-xin Mycoplasma Ảnh 14. Vac-xin Cicrcovirus Ảnh 15 . Sát trùng Omnicide Ảnh 16 . Cồn Han-Iodine 10%
- Ảnh 17. Gel bôi trơn Valueline Ảnh 18. Bột Octamix Ảnh 19. Bột mistral Ảnh 20. Tiêm Oxitocin