Khóa luận Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội

pdf 70 trang thiennha21 19/04/2022 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_ky_thuat_cham_soc_nuoi_duong_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHUNG THỊ LAN Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI: NGUYỄN THANH LỊCH XÃ BA TRẠI – HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRưỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHUNG THỊ LAN Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI: NGUYỄN THANH LỊCH XÃ BA TRẠI – HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : K47 - TY - N02 Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Mạnh Cường Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm được những kiến thức cơ bản ngành học của mình. Kết hợp với 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng như đức tính cần có của cán bộ nông nghiệp. Từ đó, đã giúp em có lòng tin vững bước trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này. Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y, những người đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực tập. Tập thể lớp Thú y K47 N02 Trường đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã luôn sát cánh bên em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Các bác, các cô chú và các anh chị công nhân trong trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thanh Lịch đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời gian thực tập để giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập. Đặt biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Cường. Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Chung Thị Lan
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lịch phòng bệnh của trại 11 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại- Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội 44 Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập 45 Bảng 4.3. Kết quả điều trị cho đàn lợn tại trại 46 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các công tác khác 48 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng qua các tháng theo dõi 49 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 50 Bảng 4.7. Triệu chứng lợn con mắc bệnh phân trắng 52 Bảng 4.8. Bệnh tích lợn con mắc bệnh phân trắng 52 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại 54
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TỪ, CỤM TỪ Ý NGHĨA Cs: Cộng sự ĐVT: Đơn vị tính LMLM: Lở mồm long móng n: Dung lượng mẫu Nxb: Nhà xuất bản SS: Sơ sinh TN: Thí nghiệm 5s 5 sạch E.coli Escherichia coli TT: Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập 3 2.1.2. Đánh giá chung 6 2.1.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. 7 2.1.4. Quy trình phòng và trị bệnh 9 2.2. Cơ sở khoa học đề tài 19 2.2.1. Đặc điểm của lợn con bú sữa 19 2.2.2 Đặc điểm cơ năng điều tiết 23 2.2.3 Đặc điểm về khả năng miễn dịch 24 2.2.4. Một số hiểu biết về E.coli 24 2.2.5. Bệnh phân trắng lợn con 28 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 37 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 37 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 38 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 41 3.1. Đối tượng theo dõi 41
  7. v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 41 3.3. Nội dung tiến hành 41 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41 3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi 41 3.4.2. Phương pháp thực hiện 41 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43 3.5.1. Một số công thức để tính các chỉ tiêu 43 Phần 4 KẾT QUẢ THEO DÕI VÀ THỰC HIỆN 44 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại 44 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại 45 4.3. Kết quả thực hiện biện các công tác khác 47 4.4.1. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm. 48 4.4.2. Kết quả lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi 50 4.4.3. Kết quả triệu chứng và bệnh tích của lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con 51 4.4.4. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con tại cơ sở thực tập 53 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Đề nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi nuớc ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi, với nhiều phuơng thức phong phú và đa dạng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định tự do thương mại khác thì sản phẩm chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng, khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn toàn vệ sinh, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người mới xuất khẩu ra thị trường quốc tế và thu ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, khi ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong đó có ngành chăn nuôi lợn, thì dịch bệnh cũng hoành hành nhiều, nhất là các bệnh truyền nhiễm như: bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả và những bệnh thông thường như bệnh phân trắng lợn con, hội chứng tiêu chảy của lợn làm tỷ lệ nuôi sống lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi khá thấp. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm (đặt biệt khi thời tiết thay đổi: lạnh, ẩm, gió lùa ). Kết hợp với việc chăm sóc không hợp vệ sinh, lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con bị bệnh điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng bệnh phân trắng cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo đủ con giống và chất lượng tốt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về bệnh phân trắng ở
  9. 2 lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên, do sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Từ thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở. - Xác định được quy trình phòng, trị bệnh sản khoa trên đàn lợn nái tại trại. - Xác định được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái nuôi tại trại 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở. - Nắm vững quy trình phòng, trị bệnh sản khoa trên đàn lợn con nuôi tại cơ sở - Nắm vững quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn con tại cơ sở. - Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở - Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên -Vị trí địa lí -Trại lợn Nguyễn Thanh Lịch nằm tại Xã Ba Trại – 1 trong 7 xã miền núi của Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội, nằm trong vùng bán sơn địa. - Phía Đông giáp với xã Tản Lĩnh. - Phía Tây giáp xã Thuần Mỹ. - Phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh. 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu Trại lợn Nguyễn Thanh Lịch chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu miền Bắc, bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa. Sự phối hợp giữa cơ chế gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm, có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa nóng và mùa lạnh nên có thể phân ra làm 4 mùa. Mùa đông lạnh, hanh khô có kèm theo gió mùa, mưa ít. Mùa hè nóng, mưa nhiều. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), còn được gọi là mùa xuân và mùa thu. Đó là một trong những yếu tố khách quan tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và phẩm chất của nông sản. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm là 23,40oC. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa tháng 11 đến hết tháng 3. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 9 đến tháng 11, có những ngày thu với
  11. 4 tiết trời mát mẻ và sẽ đón từ hai đến ba đợt không khí lạnh yếu tràn về. Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm: 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Trại gồm có 23 người trong đó có: 01: Chủ trại 01: Quản lý 01: Đầu bếp 02: Kỹ sư 02: Tổ trưởng (1 chuồng bầu, 1 chuồng đẻ) 06: Công nhân 10: Sinh viên thực tập Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch nằm trên địa bàn xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Được thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2010 với số vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản cho công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp giống lợn con của cái Landrace - Yorkshire với đực Pietrain - Duroc và cái Landrace - Yorkshire với đực Duroc. Khu sản xuất gồm 3 dãy chuồng đẻ và 1 dãy chuồng bầu, 2 chuồng cách ly nuôi, 1 chuồng đực, 1.058 lợn nái, 19 lợn đực, 105 lợn hậu bị (số liệu tháng 05/2019). Lợn sau khi sinh 19 đến 21 ngày thì được cai sữa. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trường khoảng 25.000 - 30.000 lợn con. Với việc chăn nuôi lợn theo
  12. 5 hướng công nghiệp, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích cực. Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản Thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện chặt chẽ. Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng như omnicide, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng, Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng. Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi đưa đàn lợn mới lên đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác. Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trại đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi
  13. 6 ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Do đó trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống dàn mát trên đầu chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28oC - 30oC. Trại trang bị hệ thống lồng úm bên trong có treo một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi + Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, xung quanh là đồi núi bao bọc, không làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh và đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn dịch bệnh. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. + Trại được liên kết với công ty CP nên chủ động được nguồn thức ăn 2.1.2.2. Khó khăn + Trại nằm trong khu vực nhiệt đới khí hậu gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. + Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho việc phòng và chữa bệnh cao. + Cơ sở vật chất xuống cấp, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị còn thiếu
  14. 7 gây không ít khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý vật nuôi. 2.1.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau: - Đối với nái chửa: Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567 với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2 – 2,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. - Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 567 với tiêu chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 567 với tiêu chuẩn 3,5 – 4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên thẻ nái gắn ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5kg/con/bữa.
  15. 8 Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 2 - 3kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 3,5kg/con/ngày. - Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, cắt đuôi. + Lợn con 1 ngày tuổi được mài nanh và tiêm NOVA-Fe-B12, tiêm Amlistin, cho uống cầu trùng. + Lợn con 3 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực. + Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550S. + Lợn con được 15 - 18 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin dịch tả. + Lợn con 20 – 30 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng + Lợn con được 19 - 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con. - Đỡ lợn đẻ: Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, kéo, chỉ buộc rốn, khăn khô, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng. Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Sau đó dùng kéo cắt dây rốn cách rốn 1 khoảng 15cm rồi cắt, xịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 - 20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát
  16. 9 để tránh trường hợp lợn mẹ đè con. - Thao tác mài nanh và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, tiêm kháng sinh với liều 1 - 2ml/con, tiêm sắt với liều 2ml/con. Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết. Thường thì bấm đuôi thường được làm cùng một lúc với việc bấm nanh, nhưng do lợn con mới sinh vẫn còn yếu, nên để giảm stress cho lợn con trại tiến hành bấm đuôi cho lợn vào ngày đầu khi lợn con vừa sinh được 3 - 5 giờ. Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản ngưi ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh. Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh (Amoxicillin). Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến. 2.1.4. Quy trình phòng và trị bệnh  Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:
  17. 10 + Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên thực tập tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng qua hố vôi sát trùng trước cửa chuồng rồi mới được vào chuồng. + Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét) + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide 1 lần/ngày, pha với tỷ lệ 1ml/400 lít nước. Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng bầu (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng bầu xuống. Lịch vệ sinh phòng bệnh của trại + Thứ 2 dọn 5s ngoài trại, rắc vôi ngoài trại + Thứ 3 quét vôi bệ máng, rắc vôi trong khu chăn nuôi + Thứ 4 phun thuốc ruồi trong và ngoài khu chăn nuôi,5s trại rắc vôi ngoài khu chăn nuôi, đánh chuột + Thứ 5 dọn 5s trong khu chăn nuôi, rắc vôi, cọ máng + Thứ 6 quét vôi bệ máng, đánh chuột, phun thuốc ruồi toàn trại + Thứ 7 rội vôi gầm, 5s trại, rắc vôi ngoài khu chăn nuôi + Chủ nhật dội vôi đường đi trong trại Hàng ngày phun sát trùng ngày 4 lần (8h, 10h, 14h, 17h), thay chậu nhúng chân trước cửa chuồng, đánh thuốc ruồi.
  18. 11  Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho các lợn con. Bảng 2.1. Lịch phòng bệnh của trại Vaacine- Đư ờ ng đưa Liều lượng Loại lợn Tuổi Phòng bệnh thuốc thuốc (ml/con) Thiếu sắt Nova-Fe+B12 Tiêm 2 1 - 3 ngày Tiêu chảy Alistin Tiêm 0,5 Lợn con 3 - 4 ngày Cầu trùng Coxzuril 5% Uống 2 14-16 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 2 Sau khi nhập về 0- PCV PCV(circo) Tiêm bắp 1 7 ngày Tai xanh PRRS(1) Tiêm bắp 2 Sau khi nhập về 7- PCV PCV(circo) Tiêm bắp 1 14 ngày Paravo Paravo(1) Tiêm bắp 2 Sau khi nhập về Dịch tả CSF Tiêm bắp 2 14-21 ngày Lợn hậu Sau khi nhập về Giả dại AD Tiêm bắp 2 bị 21-28 ngày LMLM FMD 3 type Tiêm bắp 2 Sau khi nhập về Tai xanh PRRS(2) Tiêm bắp 2 28-35 ngày Sau khi nhập về Paravo Paravo(2) Tiêm bắp 2 35-42 ngày LMLM FMD 3 type Tiêm bắp 2 10 tuần chửa Dịch tả CSF Tiêm bắp 2 Lợn nái E.coli(1) E.coli(1) Tiêm bắp 2 12 tuần chửa sinh sản LMLM FMD 3 type Tiêm bắp 2 14 tuần chửa E.coli(2) E.coli(2) Tiêm bắp 2 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật trại năm 2019 )
  19. 12 Định kỳ hàng năm vào tháng 3,7,11 tiêm phòng bệnh tai xanh, tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại begonia cho tổng đàn. Đối với lợn đực: - Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vắc xin dịch tả coglapest, 4 tuần tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia. - Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12, tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng Aftopor, vắc xin giả dại Begonia. 2.1.4.1. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh cho đàn lợn con tại trại - Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần kiểm tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào sáng sớm và chiều tối. - Hằng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn con, phát hiện những lợn có biểu hiện về bệnh phân trắng. - Từ kết quả tổng hợp được tính toán các chỉ tiêu theo dõi. 2.1.4.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh  Công tác chẩn đoán Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy hàng ngày chăn lợn, chúng tôi tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường. Khi mới phát bệnh lợn, không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của vật mà phải dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi của người nuôi cùng với lý thuyết mà tôi học được và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác
  20. 13  Công tác điều trị bệnh Trong thời gian thực tập tại trang trại bằng kiến thức đã học và sự giúp đỡ của kĩ sư, công nhân của trại tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại cụ thể: Bệnh phân trắng lợn con - Nguyên nhân Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì lợn con sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn bẩn gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Lợn mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai trong giai đoạn đang nuôi con. Trong thời gian nuôi con gia súc mẹ bị mắc một số bệnh như: Viêm vú, viêm tử cung, kém sữa sau khi sinh sẽ lây nhiễm vi khuẩn vào đường tiêu hóa lợn con. Hoặc khi nuôi con mà con mẹ động dục trở lại sớm là một nguyên nhân làm số lượng và chất lượng sữa giảm vì thế bệnh sẽ dễ xảy ra. Đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh phân trắng lợn con là vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài hai loại vi khuẩn này cũng phải kể đến vi khuẩn Clostridium, cầu khuẩn Streptococcus, vi khuẩn Bacillus subtilis Do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt: nóng, lạnh, ẩm, có gió lùa mà lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu. Bên cạnh đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt cũng ảnh hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh như bú sữa đầu, cắt rốn, úm lợn, bổ sung sắt không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn đến tiêu chảy.
  21. 14 - Triệu chứng: Lợn con mắc bệnh khát nước, tính đàn hồi của da giảm, mắt lõm sâu, thở nhanh, sâu, phân lỏng, có màu vàng hoặc hơi trắng đục dính ở hậu môn, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắm. Con vật có bú hoặc bỏ bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi kheo dính đầy phân, dáng đi siêu vẹo, thường nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm lên bụng lợn mẹ. - Điều trị: liệu trình 3 - 5 ngày. Sử dụng 2 loại thuốc trong điều trị Thuốc 1: Amlistin: 1ml / 5-7kg TT/ ngày, tiêm gốc tai. Electro- C AP: 1g /2l nước cho uống tự do. Thuốc 2: Nova amcoli 1ml / 5-7kg TT/ ngày, tiêm gốc tai. Electro-C AP: 1g/2l nước cho uống tự do. Những con tiêu chảy nặng kết hợp tiêm thuốc atropin: 1ml/con/ngày. Hội chứng tiêu chảy - Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo. - Bệnh tích: Theo Trần Đức Hạnh (2013) [6], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày. Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [3], ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy thường cao (26,98 - 38,18%). - Điều trị: + Paxcel : 1ml/10kg TT + Norfloxacin : 1ml/10kg TT Điều trị 3-5 ngày liên tục
  22. 15 Bệnh viêm phổi - Triệu chứng: ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao. - Điều trị: tiêm Lincoject 1ml/10kgTT Điều trị trong 3 ngày Bệnh viêm tử cung - Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. - Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị + Amox : 1ml/10 kg TT + Oxytoxin : 2ml/con Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày. Bệnh viêm vú - Triệu chứng: bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị + Pendistrep : 1ml/15kg TT
  23. 16 Điều trị 3 ngày Bệnh viêm khớp Triệu chứng: lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng. Lợn ăn ít, sốt nhẹ, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm sưng đỏ, sờ nắn vào có phản xạ đau. - Điều trị : + Pendistrep : 1ml/15kgTT + Dexa : 1ml/15kgTT + Tiêm analgin C: 1ml/10kgTT/1lần/ngày Điều trị liên tục trong 3 ngày. Công tác khác Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia các công việc khác như: - Làm công tác nhập lợn, chuyển lợn và xuất lợn. - Vệ sinh khu nhà nghỉ, nhà ăn. - Làm cỏ, rắc vôi xung quanh chuồng trại, phun sát trùng chuồng trại 2.1.4.3. Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại Xác định hiệu lực của thuốc điều trị cho lợn con mắc bệnh phân trắng sử dụng 2 loại thuốc: Amlistin- Nova amcoli. Thuốc Amlistin - Thành phần trong 100ml chứa: + Amoxicillin 100g + Colistin sulfate 250000IU + Amoxicillin base 100ml - Cơ chế tác dụng: Amoxicilin là aminopenicilen, bền trong môi trường acid, có tác dụng
  24. 17 rộng hơn benzylpenicilen, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự như các penicilin khác, amoxicilin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. In vitro, amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H.influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrheae, E.coli, và Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxicilin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter. Amoxicilin có tác dụng invitro mạnh hơn ampicillin đối với Enterococcus faecalis và Salmonella spp., nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. Phổ tác dụng của amoxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế beta - lactamase. Ðã có thông báo E.coli kháng cả amoxicilin phối hợp với acid clavulanic (16,8%). Theo thông báo số 2 và số 3 năm 2000 của chương trình giám sát quốc gia về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (ASTS) thì mức độ kháng ampicilin của E.coli là 67%, Salmonella typhi là 50%, Shigella là 57,7%, Acinetobacter spp. là 70,7%, các vi khuẩn đường ruột khác (Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia )là 84,1%, Streptococcus spp. là 15,4%, của các chủng Enterococcus spp là 13,1% và các chủng trực khuẩn Gram âm khác (Achromobacter, Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella ) là 66,7%. - Công dụng: đặc trị các bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella: phân trắng, phân xanh, phân lẫn máu - Cách dùng: tiêm bắp thịt 3 - 5 ngày liên tục, liều lượng 1ml/5 - 7kg thể trọng
  25. 18 Thuốc Nova amcoli - Thành phần mỗi ml chứa: Thành phần: Ampicillin 10mg - Cơ chế tác dụng: Là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung beta-lactame. Cùng trong nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh khác là: penicillin, amoxycillin, augmentin, unacyl, cloxacillin, oxacillin,. Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp xe, đầu đinh viêm tai giữa, bàng quang và thận Ampicilin tác động vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Để đạt được hiệu quả, ampicilin phải thấm qua thành tế bào và gắn với các protein. Các protein gắn ampicilin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn ampicilin rất khác nhau giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn, kháng sinh beta- lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin. Tính kháng với các ampicilin có được phần lớn là nhờ sản sinh beta- lactam. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo ra một số chất ức chế beta- lactamase: axit clavulanic và sulbactam. Các hợp chất này cũng là các phân tử beta-lactam nhưng bản thân chúng ít hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn.
  26. 19 Chúng làm bất hoạt enzym beta-lactam bằng cách gắn vào vị trí hoạt động của enzym. Trong quá trình đó, chúng bị phá huỷ; vì vậy, chúng còn được gọi là các ức chế "tự sát". Việc bổ sung chất ức chế, như: acid clavulanic hoặc sulbactam, sẽ tái lập hoạt tính của ampicilin chống lại vi sinh vật sản sinh beta-lactamase. Tuy nhiên, các cơ chế khác với sản sinh beta-lactam có vẻ là trung gian tạo ra tính kháng của S.aureus kháng methicillin. + Công dụng: Điều trị tiêu chảy, sưng phù đầu, viêm phổi, viêm rốn + Cách dùng: Tiêm bắp thịt hoặc dưới da + Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày Lợn con: 1ml/5 - 7kg TT/ngày 2.2. Cơ sở khoa học đề tài 2.2.1. Đặc điểm của lợn con bú sữa 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Sau sơ sinh, lợn con tăng trọng nhanh, sinh trưởng với tốc độ cao. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [17], so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 - 5 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, sau 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần và sau 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần so với các gia súc khác, trong giai đoạn này tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn (sau 60 ngày tuổi, khối lượng bê nghé chỉ tăng gấp 3 - 4 lần). Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá, trao đổi chất của lợn con rất nhanh. Ví dụ, lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ 9 - 14g protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4g protein/1kg khối lượng cơ thể. Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng
  27. 20 nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn trưởng thành, vì vậy, tăng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1kg nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1kg. Ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó lợn con phản ứng chậm với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Ở giai đoạn này, chức năng của cơ quan tiêu hóa cũng chưa ổn định nên rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Dịch vị tiêu hóa ở lợn con cũng khác so với lợn trưởng thành. Ở lợn trưởng thành, dịch vị tiết vào ban ngày tới 62%, còn ban đêm chỉ còn 38% trong khi đó ở lợn con tiết dịch vị ban ngày là 31%, ban đêm là 69%. Lợn con bú sữa mẹ nhiều vào ban đêm bởi sự yên tĩnh. Vì vậy giữ yên tĩnh cho lợn con trong thời kì này là rất cần thiết. Lưu ý, lợn con ở thời điểm trước 20 ngày tuổi trong dịch vị dạ dày không có HCl tự do. Do đó lợn con không có khả năng tiêu hóa protein thức ăn ở giai đoạn này. Giai đoạn này được coi như một tính trạng thích ứng tự nhiên giúp thẩm thấu các kháng thể trong sữa đầu và sữa thường. Còn albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Việc tập ăn cho lợn con sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và hoàn thiện hơn. Khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết của lợn con chưa hoàn chỉnh. Cho nên việc điều tiết thân nhiệt kém, năng lực phản xạ yếu dễ bị ảnh hưởng xấu từ sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lớp mỡ dưới da lợn khi mới sinh rất mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể lợn còn thấp, trên thân lợn con lông còn thưa. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi làm lợn con mất cân bằng giữ hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Điều này cũng giải thích vì sao lợn con bị phân trắng lại xảy ra hàng loạt khi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường. Các thành phần trong cơ thể lợn con có sự biến đổi theo lứa tuổi. Trong
  28. 21 cơ thể hàm lượng nước giảm theo độ tuổi. Đặc biệt lợn càng non, lượng nước giảm càng nhiều và nhanh. Hàm lượng protein lại tăng theo độ tuổi với tỷ lệ nhất định và có vai trò quan trọng nó là nguyên liệu cấu thành chủ yếu của cơ thể. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh so với các lứa tuổi khác. Lợn con cũng tiêu hóa lipit cao hơn lợn trưởng thành, lipit cung cấp cho lợn con chủ yếu ở dạng nhũ hóa sữa. Ngoài ra, từ lúc sinh đến 20 ngày tuổi, hàm lượng khoáng giảm đáng kể, từ 21 đến 30 ngày tuổi trở đi giảm ít dần, do sự phát triển của bộ xương so với sự phát triển của tổ chức khác chậm hơn. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn con - Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày Dung tích dạ dày lợn con lúc sơ sinh là 25 - 30cm3, ở lợn trưởng thành tăng khoảng 120 - 140 lần và đạt khoảng 3.500 cm3. Ở lợn con dịch vị tiết ra sau khi ăn do đó cần cho lợn con tập ăn sớm, ăn các loại hạt rang nghiền nhỏ, thức ăn tinh sẽ giúp cho đường tiêu hóa của chúng phát triển nhanh hơn. Ở thời điểm 2 - 3 tuần tuổi sau khi sinh, trong dịch vị dạ dày lợn con chưa có axit HCl tự do để hoạt hóa các men tiêu hóa trong dạ dày và để ngăn cản tác động của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, nên lợn con dễ bị nhiễm bệnh do chưa có khả năng kháng khuẩn. Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [7], lợn con từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi trong dịch vị không có axit HCl vì lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với dịch nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Hiện tượng này gọi là hypoclohydric, là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hóa dạ dày ở lợn con. Vì thiếu axit HCl tự do nên vi sinh vật có điều kiện phát triển gây bệnh về đường tiêu hóa ở lợn con. Cũng do thiếu HCl tự do trong giai đoạn này nên men pepsin không hoạt động được hoặc có hoạt động cũng rất kém. Lúc này, tác dụng tiêu hóa thuộc về men lipaza và chymosin, 2 men này tăng dần từ lúc sơ sinh đến 5
  29. 22 tuần tuổi sau đó giảm dần và bù vào đó là men pepsin lúc này mới có khả năng hoạt động và được tiết ra tăng dần. - Cấu tạo và dung tích của đường tiêu hoá: Khi nghiên cứu sự phát triển đường tiêu hoá của lợn con, nhiều tác giả đi đến kết luận: Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh hơn các cơ quan khác. Cơ quan tiêu hoá của lợn con khi còn trong bào thai đã hình thành đầy đủ nhưng dung tích còn nhỏ. Lợn con 1 ngày tuổi, dạ dày nặng 4 - 5g, có thể chứa 25 - 40g sữa, ruột non nặng 40 - 50g, dài 3,5 - 4,0m, có thể chứa 100 - 110g sữa. Lúc 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần (cả khối lượng và thể tích), 20 ngày tuổi nặng gấp 8 lần, dung tích ruột non tăng gấp bội, ruột già cũng tăng mạnh. Ở 60 ngày tuổi, dạ dày và ruột non tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh. - Đặc điểm tiêu hoá ở ruột: Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [17], cơ quan tiêu hóa của lợn con đã hình thành đầy đủ trong quá trình bào thai và phát triển nhanh ở thời kì sau khi sinh ra, nhưng dịch vị dạ dày - ruột lại rất nhỏ. So với lúc sơ sinh thì dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi gấp 8 lần, dung tích ruột non ở lợn con (lúc sơ sinh khoảng 1,11 lít) lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và dung tích ruột già lợn con (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít) lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần sau 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và 60 ngày tuổi gấp 50 lần. Sự phân tiết các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản như sữa, đậu nành. Các men tiêu hóa chất đạm như pepsin, tripsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa hoặc protein đậu nành và không thể tiêu hoá được protein của gạo, bột cá, bắp trong tuần lễ đầu sau khi sinh. Men maltaza chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần tuổi. Lợn con sơ sinh đến 20 ngày tuổi lượng dịch vị phân tiết trong 1 ngày
  30. 23 là rất ít, còn 21 - 30 ngày tuổi lượng dịch tụy phân tiết trong một ngày là 150 - 350ml. Sự phân tiết dịch tụy tăng theo tuổi, ở 40 ngày tuổi là 460 ml, 3 tháng tuổi là 3 – 5 lít và 7 tháng tuổi là 10 lít. Trong thời gian thiếu HCl, hoạt tính của dịch tụy rất cao bù lại khả năng tiêu hoá kém của dạ dày. Các tài liệu thu được cho thấy khả năng tiêu hóa của dịch vị lợn con rất cao đối với các chất lactoza, cafein, mỡ và sữa. Nhiều thực nghiệm cho thấy rằng, vi khuẩn đường ruột sinh ra các kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh như: vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn thối rữa ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ các loại vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa. Tác dụng của dịch mật đối với lợn con rất quan trọng vì trong sữa của lợn mẹ có rất nhiều lipit. Dịch mật xúc tiến tiêu hoá lipit trong sữa, tương đối thấp đối với saccaroza, mantoza và tăng cường nhu động ruột. 2.2.2 Đặc điểm cơ năng điều tiết Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém. Đặc biệt ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm. Hơn nữa, sự thành thục và thiếu hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi hoặc có hại trong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh. Quá trình tuần hoàn chuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần hoàn nhờ tim phổi, toàn bộ máu ở mạch máu rốn qua gan. Sự cân bằng nhiệt của lợn con cũng phải tự thiết lập để thích ứng với môi trường bên ngoài, không thể nhờ vào cân bằng nhiệt lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai. Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giai đoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môi
  31. 24 trường. Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được thân nhiệt. Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và cs, 1986) [4]. 2.2.3 Đặc điểm về khả năng miễn dịch Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các cơ quan bảo vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh như E.coli, Salmonella dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh. Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozim được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào kém. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có rất nhiều γ- globulin miễn dịch, bảo vệ cơ thể lợn con chống lại mầm bệnh. Hai giờ sau khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều γ-globulin từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24 - 36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên (Trương Lăng 2007) [12]. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng nữa là sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột gia súc non có những đặc thù riêng. Việc cân bằng khu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột nhằm khắc phục, hạn chế sự loạn khuẩn trong quá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể lợn con là rất quan trọng. Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con là rất cần thiết. 2.2.4. Một số hiểu biết về E.coli Trong các vi khuẩn đường ruột, E.coli là loại phổ biến nhất và thường xuất hiện sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ). Bình
  32. 25 thường E.coli cư trú ở phần sau của ruột, ít khi có mặt ở dạ dày và phía trước của ruột non. Chỉ khi nào cơ thể của vật chủ yếu đi, E.coli phát triển mạnh về số lượng và tăng cường độc lực, gây bệnh cho vật chủ. 2.2.4.1. Đặc điểm hình thái E.coli là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, có lông, di động, không hình thành nha bào, bắt màu Gram (-) thường thẫm ở hai đầu, ở giữa nhạt. Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng rẽ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. E.coli là trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, dễ dàng nuôi cấy ở môi trường thông thường, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,2 - 7,4 và có thể phát triển được từ pH 5,5 - 8. 2.2.4.2. Đặc điểm nuôi cấy Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [18], trực khuẩn E.coli hiếu khí và yếm tiện có sinh trưởng ở nhiệt độ 150C, nhiệt độ thích hợp 370C và pH 7,4. Trong nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu sám nhạt. Canh trùng mùi hôi thối. Trên mặt thạch ở 370C trong 24 giờ hình thành những khuẩn lạc hình tròn ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2 - 3mm. - Trên môi trường galactin: vi khuẩn mọc tròn vết cấy mặt ống tạo thành một lớp bụi xám. - Trên môi trường E.M.B.E chúng hình thành những khuẩn lạc mầu tím đen. - Trên môi trường Endo: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ. - Môi trường Wilson Blair: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng. - Môi trường Istrati: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng. - Môi trường nước thịt: E.coli phát triển tốt, môi trường rất đục có cặn lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có màu phân thối. - Môi trường thạch thường: nuôi cấy ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ hình
  33. 26 thành những khuẩn lạc tròn ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 – 3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như màu nâu nhạt và mọc rộng ra. - Môi trường MacConkey: E.coli hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu hồng cánh sen. - Môi trường Bririlliant Green Agar: khuẩn lạc E.coli dạng S, màu vàng chanh. - Môi trường thạch máu: Vi khuẩn E.coli có thể gây dung huyết. Các chủng E.coli đều lên men sinh hơi mạnh các loại đường fructose, glucose, galactose, lactose. Tuy nhiên, cũng có một vài chủng E.coli không lên men đường lactose. Các phản ứng sinh hoá: Indol (+), MR (+), VP (), H2S (-). Khử nitrat thành nitrit, vi khuẩn E.coli có những yếu tố kháng nguyên rất phức tạp, bao gồm kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H, kháng nguyên K và kháng nguyên bám dính F. Kháng nguyên F (fimbriae hay pilus). Chức năng của kháng nguyên này giúp vi khuẩn bám giữ vào giá thể (màng nhầy của đường tiêu hoá) hay gọi là bám dính. Vi khuẩn E.coli gây bệnh bởi nhiều yếu tố, có yếu tố là độc tố có yếu tố không phải là độc tố. 2.2.4.3 Khả năng bám dính Đây là yếu tố gây bệnh đặc biệt quan trọng, giúp vi khuẩn thực hiện bước đầu tiên của quá trình gây bệnh. E.coli gây bệnh, bám dính lên niêm mạc ruột non nhờ một hay nhiều yếu tố bám dính. Có 4 loại yếu tố bám dính đặc biệt quan trọng là: F4 (K88), F5 (K99), F6 (K987p), F41. 2.2.4.4. Khả năng tạo colicin V Colicin V là một chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn khác. E.coli sản sinh Colicin V thông qua plasmid col. Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh đều có một loại plasmid có chứa gen sản xuất colicin V. Khả năng sản sinh độc tố, E.coli có 2 loại độc là ngoại độc tố và
  34. 27 nội độc tố. Cũng giống như khả năng bám dính, khả năng sinh sản độc tố là một yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli. 2.2.4.5. Cấu trúc kháng nguyên E.coli có cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp, cấu trúc kháng nguyên của E.coli bao gồm kháng nguyên O (somatic antigen), K (capsulas hay microcapsular), H (flagellar), F (fimbriae hay pilus). Hiện nay người ta tìm thấy ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số lượng kháng nguyên F đang được phát hiện nhanh chóng. 2.2.4.6. Độc tố Vi khuẩn E.coli tạo ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoại độc tố: là chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác động của formol và nhiệt, ngoại độc tố trở thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây ra hoại tử. Nội độc tố: là yếu tố gây bệnh chủ yếu của trực tràng đường ruột, chúng có trong tế bào vi khuẩn và gắn vào trong tế bào vi khuẩn rất chặt chẽ. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng axit trichoxetic, phenol dưới tác dụng của enzym. Về cấu trúc nội độc tố là phức chất polysaccharide - protein - lipit vì vậy nó thuộc kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với các chủng của serotype. Độc tố chịu nhiệt (ST = heat - stable - toxin): chịu được nhiệt độ 1000C trong vòng 15 phút. Độc tố chịu nhiệt kém (LT = heat - lability - toxin): Vô hoạt ở 600C trong vòng 15 phút. Độc tố ST chia thành 2 nhóm là STa và STb: dựa trên đặc tính hòa tan trong methanol và hoạt tính sinh học. Độc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 nhóm B có khả năng bám dính trên bề mặt biểu bì của bề mặt ruột và 1 nhóm A có hoạt tính sinh
  35. 28 học cao. Ngoài ra còn có veryocytotoxin (VT) cũng tham gia vào quá trình sinh bệnh của E.coli. 2.2.4.7 Sức đề kháng của mầm bệnh E. coli bị chết ở nhiệt độ từ 600C trở lên, bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng như 1% formol, 2 - 2,5% kresil, nước vôi 10 - 20%, 1/40 paccoma, 1/200 dinalon, 2% vinadin và 10% B.K.Vet. Chúng cực kì nhạy cảm và dễ bị tiêu diệt dưới tác động của nhiều loại kháng sinh khác nhau. Song nếu chúng ta sử dụng bừa bãi hoặc không đúng liệu trình thì E.coli cũng dễ thích nghi với điều kiện mới dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu quả phòng trị bệnh do E.coli. 2.2.5. Bệnh phân trắng lợn con 2.2.5.1. Dịch tễ của bệnh Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng một trong hai lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày, ruột, đi ỉa dẫn tới vật nuôi gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là lợn con là E.coli, Salmonella và các vi khuẩn đường ruột khác là Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh (do E.coli) và trong suốt thời kỳ bú mẹ. - Bệnh có quanh năm, nhiều nhất cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè điều kiện mắc bệnh thường thấy. - Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều. - Chuồng nái ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. - Tỷ lệ mắc bệnh các cơ sở chăn nuôi miền trung du, miền núi ít hơn, thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với đồng bằng. 2.2.5.2. Đường nhiễm bệnh Nhiễm bệnh qua lợn con bú sữa mẹ. Thức ăn, nước uống, điều kiện vệ sinh. Nguyên nhân có thể làm cho lợn con tăng mức độ nhiễm E.coli là: Lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung, trong đó có nước, rơm, chất độn chuồng, chất thải bị nhiễm E.coli
  36. 29 Chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú bị nhiễm E.coli. Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là do E.coli gây ra. Khi bú sữa của lợn mẹ bị viêm vú, lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó. Lợn con không được bú sữa đầu, trong khi đó khả năng miễn dịch của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào lượng kháng thể hấp thụ được từ sữa của lợn mẹ. Do đó, sức đề kháng của cơ thể lợn con yếu, dễ mắc bệnh. Chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái chửa không đảm bảo kỹ thuật, thức ăn của lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu của lợn nái chửa. Do đó, lợn con sinh ra đã bị nhiễm E.coli từ lợn mẹ hoặc sinh ra còi cọc, sức sống yếu, khả năng chống đỡ các yếu tố bất lợi của môi trường bị giảm nên lợn dễ bị mắc bệnh. Do trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi sinh ra không được sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu, thiếu cả coban, B12, nên dẫn đến sinh bần huyết, cơ thể suy yếu không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng sinh ra không tiêu, ỉa chảy. Thời tiết lạnh, mưa phùn, ẩm độ cao, gió mùa đông bắc, chuồng nuôi ẩm thấp làm cho lợn con dễ mắc bệnh phân trắng. Lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung tính, không có axit HCl tự do nên dạ dày không có khả năng sát trùng và tiêu hoá protit. Nhược điểm này cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng lợn con. Lợn con 1 tháng tuổi trở lên hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng, nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt. 2.2.5.3. Quá trình sinh bệnh Vi khuẩn xâm nhập bằng cách trực tiếp hay gián tiếp vào đường ruột của lợn. Trong ruột, khi đủ các điều kiện thuận lợi vi khuẩn nhân lên với số lượng lớn, sản sinh ra các yếu tố kháng khuẩn. Yếu tố này tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là các vi khuẩn có
  37. 30 lợi (bacillus suptylis, các vi khuẩn lactic). Khi đó, vi khuẩn E.coli trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột. Khi có số lượng lớn chiếm ưu thế vi khuẩn tràn lên ruột non. Ở ruột non, nhờ kháng nguyên bán dính vào lớp tế bào biểu mô nhung mao ruột, nhờ yếu tố xâm nhập vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô. Từ đó vi khuẩn phát triển và nhân lên làm phá huỷ lớp tế bào gây ra viêm ruột. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối - nước làm cho nước và chất điện giải không hấp thu được từ ruột vào cơ thể. Nước được tập trung nhiều ở ruột cùng với khí do vi khuẩn trong ruột lên men làm cho ruột căng ra. Sức căng của ruột và quá trình viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo lên những cơn nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, gây nên tiêu chảy. 2.2.5.4. Nguyên nhân Trong lịch sử nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con, nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con kết quả cho thấy nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp. Tuy nhiên, bệnh phân trắng lợn con chỉ là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hoá, có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh lợn con phân trắng do các nguyên nhân sau: vi khuẩn, virus và nấm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn. Trong đường ruột của gia súc nói chung và lợn nói riêng, có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật tồn tại dưới một hệ sinh thái. Hệ sinh
  38. 31 thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc diễn ra bình thường khi hệ sinh thái đường ruột ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này là do sự ổn định giữa môi trường đường tiêu hoá và các nhóm vi sinh vật có mặt trong đường tiêu hoá của cơ thể vật nuôi. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến hiện tượng loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp điều kiện thuận lợi, nhiều vi khuẩn ở đường tiêu hoá sẽ tăng độc tính phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh. Thực tế vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi máu và đến nội tạng. Trong máu nhờ cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu. Tại các cơ quan nội tạng vi khuẩn này tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. Khi lợn bị tiêu chảy, số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gram phân tăng lên rất nhiều so với lợn ở trạng thái bình thường. Hai trong số những vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy là: E.coli và Salmonella. - Do virus: đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu kết luận một số virus như: Rotavirus, Enterovirus, Parvovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy thể cấp tính. - Do ký sinh trùng: ký sinh trùng trong đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trùng trong đường tiêu hoá ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm
  39. 32 mạc đường tiêu hoá và là cơ hội khởi đầu cho quả trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn. - Do thời tiết Khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột như: quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm độ đều tác động đến tình trạng sức khoẻ của lợn đặc biệt là lợn con. Vì lợn con theo mẹ cấu tạo chức năng sinh lý của các cơ quan chưa hoàn thiện, nên khả năng miễn dịch và phòng vệ của cơ thể chưa tốt. Vì thế mà lợn con chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh. - Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng sẽ đem lại sức khoẻ và tăng trọng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật không phù hợp là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. - Do stress Khi lợn bị bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến stress như: thời tiết lạnh ẩm hoặc nóng ẩm đột ngột, thức ăn cho lợn mẹ thay đổi bất thường về lượng đạm và chất béo, chất khoáng và vitamin. Hệ thống dạ dày - ruột đặc biệt mẫn cảm với stress. Ngay cả ở giai đoạn báo động của quá trình stress, nhu động ruột tăng, thậm chí gây ỉa chảy cấp tính. Nếu tác nhân stress tác động với cường độ mạnh, kéo dài thì chắc chắn xảy ra viêm dạ dày - ruột. Tiếp theo quá trình của viêm dạ dày - ruột bởi stress các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, tổn thương nặng hơn. Các tác nhân stress sẽ tạo điều kiện “mở đường” cho vi khuẩn phát triển nhất là E.coli.
  40. 33 2.2.5.5. Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng: lợn con mắc bệnh lúc đầu vẫn bú bình thường nhưng sau đó giảm dần, khi nặng kèm theo triệu chứng sốt. Lúc đầu con vật đi táo, phân rắn như hạt đỗ xanh, thường có màu vàng nhạt, dần dần chuyển sang ỉa phân trắng, phân vàng hoặc lỏng dính vào mông, kheo chân sau. Lợn con thường khát nước, nên tìm chỗ nước bẩn để uống làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Đôi khi lợn nôn ra sữa không tiêu nên có có mùi chua, bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh chóng co giật run rẩy rồi chết. Nhiều con có dử ở mắt kèm theo có vùng thâm quầng, lợn suy dinh dưỡng nằm dài, khó đứng dậy, nếu không chữa kịp thời lợn bị bệnh kéo dài dẫn đến chết. Nói chung lợn con mắc bệnh thường không sốt, phân lỏng, màu trắng như vôi, lầy nhầy, tanh khắm, có khi lẫn máu, lợn bị bệnh hay nôn và luôn ở trạng thái khát nước bệnh có thể diễn ra theo hai thể: thể gây chết nhanh và thể kéo dài. - Thể gây chết nhanh: những lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi thường mắc thể này. Sau 1 - 2 ngày đi ra phân trắng, lợn gầy sút nhanh, lợn bú kém, rồi bỏ bú hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Niêm mạc nhợt nhạt, bốn chân lạnh, có con hay đứng riêng một chỗ và thở nhanh. Trạng thái phân từ ỉa nát rồi đến loãng. Số lần đi ỉa tăng từ 1 - 2 lần trên ngày lên tới 4 - 6 lần. Màu phân từ xanh đen biến thành màu xám rồi trắng đục, trắng hơi vàng. Mùi tanh khắm, phân dính bết vào đuôi và kheo chân sau. Bệnh kéo dài 2 - 4 ngày. Trước lúc chết có hiện tượng suy nhược, co giật hoặc run run. Tỷ lệ chết có thể đến 50% - 80% số con ốm. - Thể kéo dài Thường xảy ra ở lợn từ 20 ngày tuổi trở lên. Bệnh có thể kéo dài 7 - 10 ngày. Lợn vẫn bú, bú kém dần, phân trắng đục rồi chuyển sang trắng hơi vàng. Mắt có dử, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không khỏi thì lợn bị suy nhược
  41. 34 rồi chết sau hàng tuần bị bệnh. 2.2.5.6. Bệnh tích Theo tổng kết của một số tác giả: lợn chết do mất nước nghiêm trọng nên khi quan sát xác con vật gầy còm, da khô, lông bẩn, da lông xám không bóng như con vật khỏe mạnh. Niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng hơi đen. Dạ dày giãn rộng, các bờ ở đường cong lớn bị nhồi máu, chứa sữa đông vón, màu trắng hoặc màu xám trắng. Hạch lâm ba chuyển từ màu hồng thành màu đỏ thẫm. Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất huyết, đôi khi có hiện tượng viêm phổi nhẹ. - Thể cấp tính: gây chết nhanh, những lợn 4 - 15 ngày tuổi thường hay mắc thể này. Sau 1 - 2 ngày đi ỉa lợn con gầy sút nhanh, lợn bỏ bú, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh. Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp đó lợn rặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng từ 1 - 2 lần lên 4 - 6 lần/ngày. Màu phân từ xanh đen biến thành đen rồi trắng đục, mùi tanh khắm, phân dính bết vào hậu môn, bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết cao 50% - 80% số con/ đàn. - Thể mãn tính: lợn lớn hơn 20 ngày tuổi hay mắc ở thể này. Lợn bú kém kéo dài 7 - 10 ngày. Phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng. Có con mắt có dử, niêm mạc nhợt nhạt, có thể chết rải rác sau vài tuần mắc bệnh, tỷ lệ chết thấp, 10 - 30% số con trong đàn. Niêm mạc ruột bị tổn thương, có vết loét. Phổi viêm đôi khi có mủ. Tim sưng hơi nhão, xoang bao tim chứa đầy nhớt vàng, cơ tim xuất huyết. Khi lợn chết, xác gầy, phần thân sau bê bết phân. Mổ khám bệnh tích thấy dạ dày giãn rộng, ở đường cong lớn các bờ bị nhồi máu, dạ dày chứa đầy sữa đông vón, không tiêu, màu trắng hoặc màu xám trắng. Ruột non căng phồng chứa đầy hơi với những đám xuất huyết ở thành ruột. Nhìn từ ngoài vào thấy niêm mạc ruột bị bong chóc làm cho thành ruột mỏng ra. Hệ thống lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan nội tạng khác như: tim, gan, thận, phổi ít biến đổi.
  42. 35 2.2.5.7. Phòng bệnh Ngay từ những ổ bệnh đầu tiên phát sinh trong các cơ sở chăn nuôi tập trung, người ta nghĩ đến những phương pháp phòng bệnh (vệ sinh chuồng trại, chống lạnh, ẩm, nuôi dưỡng tốt mẹ và con, bổ sung các thành phần dinh dưỡng con thiếu vào khẩu phần). Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, thảo mộc để phòng bệnh. - Dùng chế phẩm sinh học. Đó là dùng các vi khuẩn có lợi để phòng trị bệnh. Các nhóm vi khuẩn thường dùng là Bacillus suptilis, Colibacterium, Lactobacillus các vi khuẩn này khi đưa vào đường tiêu hoá của lợn sẽ có vai trò cải thiện tiêu hoá thức ăn lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế và khống chế vi sinh vật có hại. - Phòng bệnh bằng nguyên tố vi lượng. Lợn con bú sữa mẹ thường thiếu sắt vì sữa mẹ không cung cấp đủ cho lợn con. Do đó lợn con thường rối loạn tiêu hoá và dẫn đến ỉa phân trắng. Vì vậy, lợn con cần được tiêm bổ sung Nova-Fe+B12 để phòng bệnh thiếu máu và nâng cao sức đề kháng cho lợn con. - Cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng lợn nái và lợn con. Nuôi dưỡng lợn nái đúng khẩu phần quy định bao gồm đủ lượng đạm, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng sẽ đảm bảo cho thai phát triển tốt và lợn con sau khi sinh có sức đề kháng với bệnh. Dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông có thể giảm thiểu được bệnh. - Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống, dụng cụ chăn nuôi. Là một khâu hết sức quan trọng để phòng bệnh phân trắng lợn con, hạn chế mầm bệnh trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Việc vệ sinh được tiến hành hằng ngày đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, chuồng nuôi được thiết kế sao cho luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt lịch khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
  43. 36 theo định kì. xử lý phân, rác thải, xác chết đúng quy định. + Phòng bệnh bằng vắc xin. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vắc xin để phòng bệnh phân trắng lợn con do vi khuẩn gây ra, do đó các nghiên cứu tập trung chế tạo vắc xin từ vi khuẩn E.coli và Salmonella. Sử dụng vắc xin cho lợn nái mang thai bằng cách tiêm hoặc cho uống trước khi đẻ 4 - 6 tuần để kích thích lợn mẹ đáp ứng miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu trong máu, truyền qua sữa đầu, cung cấp cho lợn con sau khi bú sữa (Nguyễn Thị Nội và cs (1998) [14] và (Lê Văn Tạo và cs 1993) [20]). Gần đây một số nhà nghiên cứu còn dùng hỗn hợp vi khuẩn đường ruột, E.coli và Salmonella phân lập được từ cơ sở chăn nuôi để chế tạo vắc xin với mục đích ngăn cản sự xâm hại của 2 loại vi khuẩn này. Kết quả cho thấy vắc xin chế tạo được có khả năng cản trở sự bám dính và xâm nhập của E.coli và Salmonella vào các tế bào biểu mô ruột. Hiệu lực miễn dịch của kháng sinh này tương đương với hiệu lực của kháng sinh sống, cao hơn vắc xin chết hoặc vắc xin lipopolisaccharid chiết xuất. Theo Nguyễn Thị Nội và cs (1998) [14], đã tiến hành nghiên cứu vắc xin hỗn hợp saclsco, được chế tạo từ các chủng E.coli, Salmonella, Streptococcus để phòng bệnh phân trắng lợn con. Theo Lê Văn Tạo và cs (1993) [20], đã chọn các chủng vi khuẩn kết hợp ít nhất 2 yếu tố gây bệnh khác nhau là ENT và HLY sản xuất vắc xin cho uống và tiêm phòng bệnh phân trắng lợn con. 2.2.5.8. Điều trị bệnh Khi bệnh phát ra ở đàn lợn thì phải khẩn trương điều trị với biện pháp thích hợp và chăm sóc chu đáo đàn lợn. Một số kháng sinh sau đây thường được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp điều trị như: biomycin, gentamicin, nor- 100 Dùng một số kháng sinh có nguồn gốc thảo mộc cũng điều trị rất tốt PTLC. Viên tô mộc dùng theo công thức sau: tô mộc 500g và Ngũ bội tử
  44. 37 300g, hai thứ sắc đặc trộn lẫn vào thức ăn cho 100 lợn con ăn. - Palmatin: chiết xuất từ cây Hoàng đằng, dùng dạng viên với liều 50mg/ 1lợn con. - Có thể dùng các loại thuốc như: becberin hay dùng các loại cây có hợp chất tanin cao như: búp sim, búp ổi, quả hồng xiêm xanh Thực tế cho thấy việc điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm do sự kháng thuốc nhờn thuốc nên việc dùng kháng sinh thảo mộc là một lựa chọn đúng đắn bởi: kháng sinh thảo mộc dễ kiếm, dễ bào chế và sử dụng, giá thành lại rẻ tạo ra được các sản phẩm thịt an toàn cho người sử dụng (Nguyễn Hùng Nguyệt 2008) [16]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh phân trắng lợn con là bệnh phổ biến ở lợn con theo mẹ, nó gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng đàn lợn và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Bệnh có mặt ở mọi nơi trên thế giới, từ chăn nuôi hộ gia đình đến chăn nuôi trang trại lớn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về bệnh phân trắng lợn con. Theo Purvis G.M và cs (1985) [27], cho rằng: phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn. Theo Pensaert M.B. de Bouck P.A. (1978) [26], nguyên nhân chủ yếu là do stress lạnh ẩm. Khi các tác nhân stress tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế bệnh lý làm mất thăng bằng, giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện phát sinh bệnh. Niconxki V.V (1971) [25], đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.
  45. 38 Theo Jones (1976) [24], khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện bước đầu của quá trình gây bệnh. Trong quá trình liên kết đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di động. Fairbrother J.M và cs (1992) [23], cho biết độc tố Enterotoxin do E. coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn con sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi. Nghiên cứu của Smith.R.A. và cs (1996) [28], cho thấy: sản xuất vắc xin E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn tốt nhất được phân lập từ bệnh phẩm của lợn bệnh ở tuổi dưới 14 ngày. Akita E.M và cs (1993) [22], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh). Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước quan tâm đến bệnh phân trắng lợn con. Lê Văn Tạo và Cs (1993) [20], đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vắc xin chết dưới dạng cho uống. Vắc xin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30 - 35% so với đối chứng. Lý Thị Liên Khai (2001) [9], đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con. Tác giả cho rằng các chủng K88 sinh độc tố ruột LT và ST, K99 và 987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rất độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ, phổ biến ở 1 đến 2 tuần tuổi.
  46. 39 Theo Trương Lăng (2000) [11], cho biết bệnh ỉa phân trắng lợn con là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút nhanh. Ở nước ta lợn mắc bệnh phân trắng lợn con là phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh từ 25% - 100%. Nguyễn Văn Vượng (1963) [21], đã dùng các nguyên tố vi lượng như sunfat sắt hoặc phối hợp sunfat sắt và sunfat đồng có tác dụng chữa bệnh và tăng trọng cho đàn lợn con. Lê Văn Năm và cs (1996) [13], cho rằng bệnh ỉa phân trắng lợn con chủ yếu là do vi khuẩn E.coli gây ra. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như chuồng trại bẩn, ít sữa đầu, chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa không đúng kĩ thuật. Đặng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh (2001) [2], công bố lợn con theo mẹ đều phân lập được E.coli và Cl.perfigens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt của E.coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí Cl.perfingens chỉ được phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng các sinh phẩm E.coli-sữa, Cl.perfrigfens-toxoit trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt: đã giảm được số lợn con bị mắc bệnh (28,12% so với 55,5%), số ngày điều trị cho mỗi lợn bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và khống chế được tỷ lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra, các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượng bình quân lúc cai sữa của lợn con được nâng lên 0,46 kg/con và 1,37 kg/con so với đối chứng. Phạm Khắc Hiếu và cs (1996) [8], đã nghiên cứu tình hình kháng thuốc của vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng và kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính mẫn cảm, kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng.
  47. 40 Theo tác giả Đặng Xuân Bình (2001) [1], đã xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Clostridium perfingens đối với bệnh ỉa phân trắng của lợn con trong giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi và bước đầu nghiên cứu, chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh. Theo Phạm Sĩ Lăng và cs (1997) [10], bệnh ỉa phân trắng lợn con (Colibacillosis) là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày - ruột, ỉa phân trắng và gầy sút nhanh. Tác nhân chủ yếu ở lợn con là E.coli và Salmonella (Sal.cholerasuis) và đóng vai trò phụ là Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và trong suất thời kì bú sữa mẹ. Nguyễn Như Thanh và cs. (2001) [18], qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcusspp từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%, giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tăng lên. Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Để khắc phục tình trạng này cần tập cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, có tác dụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa, sự phát triển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa. Theo Đào Trọng Đạt (1996) [5], bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng của gia súc non, chủ yếu do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân bên ngoài như: sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc bị thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, lạnh, tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Ở nước ta tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng rất phổ biến. Trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh từ 25 - 100%, tỷ lệ tử vong đến 70%. Bệnh xảy ra quanh năm nhiều nhất và vào cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè.
  48. 41 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng theo dõi Đối tượng tiến hành: lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm tiến hành: trại chăn nuôi lợn của Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại-Huyện Ba Vì-Thành phố Hà Nội - Thời gian tiến hành: từ ngày 20/11/2018 đến ngày 23/05/2019. 3.3. Nội dung tiến hành - Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại - Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn tại cơ sở - Tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ - Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu đàn lợn tại trong ba năm gần đây - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại - Số lượng tiêm vắc xin phòng bệnh - Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh - Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh - Số lượng lợn con và lợn nái được can thiệp thủ thuật - Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại tôi đã tìm hiểu thông tin từ các bộ kỹ thuật và công nhân làm tại trại
  49. 42 3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì số lượng lợn ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn và ngược lại. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như: * Làm hàng ngày - Sáng sớm Khi vào chuồng vệ sinh các máng ăn, vét sạch tất cả thức ăn thừa. + Kiểm tra và tắt bóng điện trong chuồng. + Cho lợn ăn theo khẩu phần + Tháo cống thoát nước và vệ sinh chuồng nuôi. + Kiểm tra hệ thống điện, quạt, dàn mát và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các thiết bị trong chuồng và điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp là 28°C. + Rắc vôi và quét dọn đường hành lang. - Chiều + Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng. + Quét chuồng. + Vệ sinh máng ăn, cho lợn ăn. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần/ngày, pha với tỷ lệ 1/3.200 lít nước sát trùng trong chuồng, pha tỷ lệ 1/400 lít để nhúng chân, phun xe, ngâm quần áo. 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại
  50. 43 Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, tình trạng sức khỏe lợn, khả năng vận động, 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Một số công thức để tính các chỉ tiêu Tổng số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 Tổng số con điều trị Tổng thời gian điều trị từng con lần 1 Thời gian điều trị lần 1 (ngày) = Tổng số con điều trị lần 1 Tổng số con tái phát Tỷ lệ tái phát (%) = x 100 Tổng số con khỏi bệnh lần 1 Tổng thời gian điều trị từng con lần 2 Thời gian điều trị lần 2 (ngày) = Tổng số con điều trị lần 2 Tổng số con chết Tỷ lệ chết (%) = x 100 Tổng số con mắc bệnh 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [19] và phương pháp nghiên cứu dịch tễ học của Nguyễn Như Thanh và cs [18]
  51. 44 Phần 4 KẾT QUẢ THEO DÕI VÀ THỰC HIỆN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Hiện nay trung bình mỗi lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm, số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 9,86 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của trại. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 21 ngày thì tiến hành cai sữa. Cơ cấu của lợn nái trong 3 năm gần đây: Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm gần đây tính đến tháng 11 năm 2017 được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại- Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội STT Loại lợn 2017 2018 Tháng 05/2019 1 Lợn đực giống 21 21 19 2 Lợn nái sinh sản 1.268 1.123 1.058 3 Lợn hậu bị 120 162 105 4 Lợn con 29.164 32.565 17.050 Tính chung 30.573 33.871 18.232 Qua bảng 4.1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn của trại tính đến tháng 11 năm 2017 gồm có 30.573 con trong đó có 21 lợn đực giống, 1.268 lợn nái sinh sản, 29.164 lợn con và 120 lợn hậu bị. Số lợn đực chiếm số lượng ít nhất trong cơ cấu đàn của trại. Số lợn con theo mẹ chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đàn. Số lượng lợn có xu huớng phát triển theo hướng ổn định từ năm 2017 đến 2018, song lại có xu hướng giảm cho đến tháng 05/2019 lý do là trại không nhập thêm lợn giống và hàng tháng vẫn có sự loại thải những lợn nái sinh sản kém, nái già, đực già không đủ tiêu chuẩn để làm giống.
  52. 45 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại Kết quả phòng, trị bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vaccine Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong hơn 6 tháng thực tập tại trại, tôi đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại và sau đây là kết quả của quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.2: Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập số lượng con Số lượng lợn Tỷ lệ an Loại lợn Tiêm vắc xin phòng bệnh phải tiêm con làm toàn (con) được (con) (%) Tiêm Nova-Fe+B12 1230 1230 100 Đối với phòng bệnh thiếu máu đàn lợn Cầu trùng (cho uống) 1230 1230 100 con Hội chứng còi cọc 1230 1230 100 Đối với Khô thai 20 20 100 đàn lợn Dịch tả 20 20 100 nái Giả dại 20 20 100 Qua bảng 4.2 cho thấy: Công tác phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 1- 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Nova-Fe+B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng tôi đã tiêm Nova-Fe+B12, cho uống cầu trùng, tiêm hội chứng còi cọc được 1230 con lợn con (đạt tỷ lệ là 100%).
  53. 46 Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn con tôi còn được tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên tôi không được trực tiếp tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái mà chỉ được gián tiếp tham gia. Chính vì vậy tỷ lệ thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái còn thấp hơn so với việc tiêm phòng cho đàn lợn con. Bảng 4.3. Kết quả điều trị cho đàn lợn tại trại Số con Số con Số con Tỷ lệ Điều trị Tỷ lệ Loại lợn theo dõi mắc khỏi khỏi bệnh mắc (%) (con) (con) (con) (%) Viêm tử 120 35 29,17 35 100 Đối với đàn Cung lợn nái Viêm vú 120 8 6,67 8 100 Viêm khớp 120 6 5,00 6 100 Phân trắng 1356 314 23,16 302 96,18 lợn con Đối với đàn Hội chứng 1356 403 29,72 388 96,28 lợn con tiêu chảy Viêm phổi 1356 85 6,27 71 83,53 Qua bảng 4.3: Cho thấy lợn con theo mẹ thường hay mắc ba bệnh phổ biến, trong đó bệnh về đường tiêu hóa là nhiều với phân trắng lợn con có 314 con mắc (chiếm tỷ lệ 23,16%), hội chứng tiêu chảy là 403 con (chiếm tỷ lệ là 29,72%), bệnh viêm phổi là thấp nhất với 85 con mắc (chếm tỷ lệ 6,27%). Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế
  54. 47 lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao. Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ. 4.3. Kết quả thực hiện biện các công tác khác Trong thời gian thực tập ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia các công tác như sau: - Làm công tác xuất lợn. - Làm cỏ, rắc vôi xung quanh chuồng trại, phun sát trùng chuồng trại. - Trực và đỡ đẻ cho lợn. - Cắt đuôi. - Tiêm sắt cho lợn con. - Thiến lợn. - Mổ héc-ni. - Truyền nước sinh lý. Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày ở bảng 4.4
  55. 48 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các công tác khác Kết quả (an toàn) Số lượng con STT Công việc Đã thực hiện Tỷ lệ (con) được (con) (%) 1 Đỡ lợn đẻ, cắt đuôi 2250 2250 100 2 Thiến lợn đực 423 423 100 3 Xuất bán lợn con 1240 1240 100 4 Tiêm sắt cho lợn con 1230 1230 100 5 Bấm số tai 1230 1230 100 6 Truyền nước sinh lý 25 25 100 7 Mổ héc-ni 7 7 100 Qua bảng 4.4 cho thấy: Trong hơn 6 tháng thực tập tôi thực hiện các công việc về phẫu thuật và thủ thuật trên đàn lợn con là không đồng đều. Công việc đỡ đẻ là được thực hiện nhiều nhất với số con đỡ được là 2250 con (đạt tỷ lệ an toàn 100%). Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau. Thực hiện truyền nước sinh lý cho nái sau khi đẻ mệt mỏi bỏ ăn hoặc ăn ít truyền 1 lít dung dịch glucoza 5% cho 25 con. Qua những công việc trên đã giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao. 4.4. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con 4.4.1. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm. Chúng tôi cũng đã tiến hành theo dõi tình hình nhiễm bệnh phân trắng theo các tháng trong năm. Kết quả thu được trình bày tại bảng 4.5:
  56. 49 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng qua các tháng theo dõi Số lợn Số lợn Tỷ lệ Số lợn Tỷ lệ chết Tháng Theo dõi mắc bệnh mắc bệnh chết (con) (%) (con) (con) (%) 01 / 2019 342 78 22,81 3 3,85 02 / 2019 320 70 21,88 2 2,86 03 / 2019 362 83 22,93 3 3,61 04 / 2019 332 83 25,0 4 4,82 Tính chung 1356 314 23,16 12 3,79 Qua bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con là khá cao ở các tháng nhưng không đồng đều. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là tháng 4 (25,0%) và tháng 1 (22,81%) tháng 2 (21,88%) tháng 3 (22,93%). Nguyên nhân chính gây hiện tượng này là do tháng 4 là mùa mưa nên ẩm độ cao trên 80% là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời làm giảm sức đề kháng của lợn con dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Từ đó, ta thấy nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất rõ tới tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con. Theo Sử An Ninh (1993) [15], độ ẩm là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh phân trắng lợn con. Vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng thì ngoài khâu vệ sinh phòng bệnh cần phải chú ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi và khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi lợn nái, sao cho chuồng nuôi luôn có nhiệt độ và ẩm độ tối ưu nhất cho sự phát triển nhất cho lợn con nhưng bất lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Để hạn chế những điều này thì phải có biện pháp hạn chế tác động của thời tiết cũng như sự thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới lợn con như: cải tạo hệ thống chuồng nuôi, tạo thông thoáng về mùa hè, làm mát bằng hệ thống dàn mát, quạt thông gió. Mùa Đông sử dụng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho
  57. 50 lợn con, che chắn cho chuồng nuôi, che bạt khi trời mưa, đổi gió hay tăng thêm đèn sưởi vào những ngày gió rét tăng cường. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ để đủ sữa nuôi con. 4.4.2. Kết quả lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Lợn con ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát dục khác nhau, thì có sức đề kháng cũng như chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh khác nhau nhau. Do vậy để thấy rõ tác động bởi các yếu tố ở các giai đoạn khác nhau đến khả năng cảm nhiễm bệnh của lợn con, em tiến hành theo dõi 1356 lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi Mắc bệnh Chết Số lợn Tuổi lợn Số con Số con theo Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết (ngày) mắc chết dõi(con) (%) (%) (con) (con) SS-7 468 101 21,58 4 3,96 8-14 456 116 25,44 5 4,31 15-21 432 97 22,45 3 3,09 Tính chung 1356 314 23,16 12 3.79 Qua bảng 4.6 cho thấy: Giai đoạn SS - 7 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 21,58%. Ở giai đoạn này do hàm lượng kháng thể trong sữa đầu rất cao, lợn con sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên đã có miễn dịch tiếp thu bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường, hơn nữa hàm lượng sát được bổ sung qua việc tiêm sắt định kỳ đã đáp ứng cho sự phát triển trong tuần tuổi đầu. Lợn con lứa tuổi này chủ yếu mẫn cảm với những tác nhân nhất là nhiệt độ và độ ẩm. - Giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở giai đoạn < 8 ngày tuổi (25,44%), tỷ lệ chết là (4,31%). Trong giai đoạn này lợn con mắc bệnh ở mức độ nặng hơn. Từ độ tuổi này trở đi tốc độ sinh trưởng và phát dục
  58. 51 của lợn con tăng một cách đột ngột. Do vậy, nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng của lợn con tăng cao. Mặc dù ở độ tuổi này lợn con đã được tiêm bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu của cơ thể. Nên lợn thường lâm vào tình trạng thiếu sắt gây thiếu máu. Đồng thời, do thiếu hụt chất dinh dưỡng do lợn con bắt đầu tập ăn, lượng sữa cung cấp từ lợn mẹ không đáp ứng dù nhu cầu cho cả đàn nhất là những con bú sữa ở hàng vú dưới rất dễ bị mắc bệnh. Trong giai đoạn này, lợn con bắt đầu tập ăn thức ăn tinh, khác hẳn với sữa mẹ nên có thể gây rối loạn tiêu hóa. Những nguyên nhân trên dẫn đến sức đề kháng của lợn con lứa tuổi này bị giảm sút, đồng thời với sự tác động bất lợi của môi trường làm cho tỷ lệ mắc bệnh lứa tuổi này là cao nhất. - Giai đoạn 15 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh lại thấp hơn so với giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi (22,45%). Ở giai đoạn này tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng thường mắc bệnh rất nặng hay lợn con điều trị từ những giai đoạn trước chưa khỏi hoặc tái phát lại nên kết quả điều trị không cao, dẫn đến tỷ lệ chết tăng (20%). Trong giai đoạn này cơ thể lợn đã dần làm quen với thức ăn, bù đắp được một phần thức nhỏ chất dinh dưỡng cho cơ thể, khả năng thích ứng với môi trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó có tỷ lệ mắc thấp hơn giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi. 4.4.3. Kết quả triệu chứng và bệnh tích của lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con Để phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh thì đánh giá biểu hiện triệu chứng và mổ khám bệnh tích là công tác vô cùng hữu ích, giúp cho việc phát hiện bệnh sớm hơn, có hướng điều trị một cách kịp thời và hiệu quả. Kết quả của việc tiến hành được thể hiện qua bảng 4.7 và 4.8.
  59. 52 Bảng 4.7. Triệu chứng lợn con mắc bệnh phân trắng Số lợn có Số lợn mắc Tỷ lệ Triệu chứng biểu hiện bệnh (con) (%) (con) Thân nhiệt thay đổi 256 81,53 Mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động 226 71,97 Giảm ăn, bỏ ăn 179 57,01 Thở nhanh, thở yếu 314 120 38,22 Hậu môn dính bết phân 262 83,44 Phân loãng, tanh khắm, trắng 314 100 Niêm mạc nhợt nhạt, khô 237 75,48 Lông xù 270 85,99 Sút cân 229 72,93 Số liệu thu được từ bảng 4.8, cho ta thấy, triệu chứng của bệnh phân trắng khá đa dạng, nhưng tập trung vào một số triệu chứng chủ yếu như: tiêu chảy phân lỏng, hậu môn dính bết phân, phân màu trắng, vàng, xanh nhạt màu hạt đậu, có lẫn bọt khí, đôi khi có mùi thối khắm, hôi tanh đặc trưng, 2 chân sau chụm lại là những triệu chứng điển hình của bệnh để dựa vào đó phân biệt với các bệnh khác. Ngoài ra còn có biểu hiện như: Lợn con mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động, giảm ăn, bỏ ăn, lông xù, sút cân, đi đứng siêu vẹo, thở nhanh, thở yếu, hõm mắt lõm sâu. Bảng 4.8. Bệnh tích lợn con mắc bệnh phân trắng Số lợn có Số lợn mổ Bệnh tích biểu hiện Tỷ lệ (%) khám (con) (con) Dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn xuất huyết 10 83,33 Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhày 12 7 58,33 Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu 12 100
  60. 53 Ngoài việc thông qua biểu hiện triệu chứng để chẩn đoán lợn có mắc bệnh phân trắng hay không, thì ta có thể dựa vào mổ khám để kiểm tra bệnh tích, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám một số lợn con chết do mắc phân trắng và thu được kết quả tại bảng 4.8: Kết quả bảng 4.8, cho thấy: bệnh phân trắng lợn con cũng như các bệnh khác, nó để lại bệnh tích trên cơ thể con vật, sau khi tiến hành mổ khám ta dễ dàng quan sát được một số bệnh tích điển hình như: xác lợn chết gầy, hóp bụng, dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn xuất huyết; niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhày, dạ dày chứa đầy hơi, chứa sữa chưa tiêu hóa, mùi khó ngửi. Ruột rỗng, chứa đầy hơi, niêm mạc ruột già bị tổn thương rất rõ. Gan nhão, hơi sưng, túi mật sưng, xuất huyết, dịch mật biến đổi màu. Phổi ứ máu, cơ tim nhão, lách không sưng nhưng bị teo. Qua đó ta thấy rằng bệnh phân trắng lợn con do vi khuẩn E. coli gây nên tấn công mạnh vào cơ quan tiêu hóa. Đây là cơ sở phục vụ cho công tác phòng và điều trị. 4.4.4. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con tại cơ sở thực tập Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con, mỗi loại thuốc đều mang lại hiệu quả khác nhau. Trong thời gian tiến hành thực tập tại trang trại, trại có sử dụng 2 loại thuốc đó là amlistin và nova amcoli. Tôi trực tiếp điều trị và tiến hành theo dõi trên 314 con lợn mắc bệnh. Kết quả điều trị được thể hiện ở bảng 4.9:
  61. 54 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại Kết quả điều trị Loại Tỷ lệ Thời gian Số lợn được Số lợn khỏi thuốc, Liều lượng và khỏi điều trị điều trị bệnh hóa dược cách dung bệnh (ngày) (con) (con) (%) Amlistin Tiêm bắp thịt: 3-5 157 153 97,45 1ml/5-7kg/TT Nova Tiêm bắp thịt: 3-5 157 149 94,90 amcoli 1ml/5-7kg/TT Kết quả bảng 4.9 cho thấy, cả hai loại thuốc dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại đều cho kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi thuốc là khác nhau: với điều trị nova amcoli thì tỷ lệ khỏi bệnh là 94,90% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày. Dùng amlistin điều trị trên 157 con lợn con tỷ lệ khỏi bệnh là 97,45% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày. . Từ các kết quả điều trị của 2 loại thuốc, ta nhận thấy sử dụng 2 loại thuốc, thuốc 1 (amlistin) có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn thuốc 2 (nova amlistin). Điều này được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh.
  62. 55 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Nguyễn Thanh Lịch – Xã Ba Trại – Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội, tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hạn chế tình trạng bệnh của lợn nuôi tại cơ sở. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine dịch tả và cầu trùng cho lợn con vaccine dịch tả, lở mồm long móng, giả dại và khô thai đều đạt 100%. Bệnh viêm vú khỏi 6 con đạt 100%, phân trắng lợn con có: 314 con mắc và số con khỏi 302 con đạt 96,18%. - Các công tác: Đỡ lợn đẻ, xuất lợn con, tiêm sắt, thiến lợn đực, cắt đuôi, bấm số tai, truyền nước sinh lý đạt tỷ lệ 100%. - Số con theo dõi 1356, số con mắc bệnh phân trắng lợn con là 314/1356 với tỷ lệ 23,16%. Tháng 4 có tỷ lệ mắc phân trắng lợn con cao nhất là 25,00% do tháng 4 là mùa mưa nên ẩm độ cao dẫn tới tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cao. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tháng 1 (22,81%). Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con cao nhất ở giai đoạn 8-14 ngày tuổi với tỷ lệ chết là 4,31%, do ở giai đoạn này nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng của lợn con tăng cao. - Các triệu chứng lâm sàng điển hình ở lợn con mắc bệnh phân trắng: Thân nhiệt thay đổi (81,53%), lông xù (85,99%), mệt mỏi ủ rũ lười vận động (71,97%) và phân loãng, tanh khắm, trắng (100%) thở nhanh thở yếu (38,22%). - Bệnh tích lợn con chết do mắc bệnh: Dạ dày dãn rộng, đường bề cong lớn xuất huyết với tỷ lệ 83,33%. Dạ dày chữa đầy sữa đông vón không đông với tỷ lệ là 100%.
  63. 56 Lợn con được điều trị bằng Nova-amcoli có tỷ lệ khỏi đạt 94,90% còn điều trị bằng amlistin có tỷ lệ khỏi là 97,45%. Qua kết quả điều trị ta nên sử dụng thuốc amlistin để điều trị bệnh. - Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, phạm vi áp dụng chưa được rộng, số liệu lặp lại chưa nhiều lần và làm ở các mùa thời tiết khác nhau nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh được toàn diện. Bản thân mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học nên còn nhiều hạn chế trong công tác thu thập số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu. Trại chưa có đầy đủ trang thiết bị và hoạt động với tính chất và mục đích sản xuất kinh doanh nên còn hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài. 5.2. Đề nghị Kết thúc đợt thực tập tại trại tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng trên lợn con theo mẹ như sau: - Công tác vệ sinh thú y cần được nâng cao hơn nữa, đăc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân và sinh viên thực tập trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ cũng như lợn con. - Cần có kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất. - Cần tập cho lợn con ăn sớm đăc biệt là trong chăn nuôi tập trung. - Nên sử dụng amlistin cho lợn con mắc bệnh phân trắng với liều lượng 1ml/5 - 7kg thể trọng nhằm điều trị kịp thời, giảm chi phí thuốc thú y.
  64. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Đặng Xuân Bình (2001), “Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Cl.perfringens đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con”, Khoa học và Kĩ thuật Thú y, tập VIII (số 3) tr 19 -23. 2. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2001), “Phân lập, định typ, lựa chọnnhững vi khuẩn E.coli, Cl.perfigens để chế tạo sinh phẩm phòng bệnh cho lợn giai đoạn theo mẹ”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y. 3. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp 4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Tr 30 - 36. 5. Đào Trọng Đạt (1996), “Nguyên nhân và biện pháp điều trị lợn con ỉa phân trắng”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. 7. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), “Kiểm tra một số ảnh hưởng đến tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Thú y, tập 3, (số 4). tr 57 - 62. 9. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập xác định độc tố đường ruột của chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn”, Tạp chí khoa học (số 2). 10.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Duy (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp điều trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  65. 58 11. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Đà Nẵng. Đà Nẵng 12. Trương Lăng (2007), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 13. Lê Văn Năm, Trần Thanh Bình, Nguyễn Thị Hương (1996), Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1998), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn”, Kết quả nghiên cứu Khoa học và Kĩ thuật Thú y, phần 2. 15. Sử An Ninh (1993), Các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn mắc bệnh phân trắng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 16. Nguyễn Hùng Nguyệt (2008), Một số bệnh phổ biến ở gia súc gia cầm và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội tr 72 - 76. 19. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Thị Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E.coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, số 9, tr 324 - 325. 21. Nguyễn Văn Vượng (1963), Sử dụng một số nguyên tố vi lượng trong việc chữa bệnh phân trắng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  66. 59 II. Tài liệu nước ngoài 22. Akita E.M and S.Nakai (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols ”, Vet 160(1993), PP.207 - 214. 23. Faibrother J.M (1992), Enteric Colibacillosis, Diseases of swin, IOWA state universitypress/amess. IOWA. USA. &th edition. 24. Jones (1976), “Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Eschrichia coli in piglets”, Infection and Immunity 6, PP.918 - 927. 25. Nikonski V.V (1971), Bệnh ở lợn con (Phạm Tuân, Nguyễn Đinh Trí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Pensaert MB de Bouck P.A (1978), “New coronavirus - like particle associated with diarrhea in swine ", Arch. Virol, PP 58; p 243 - 247. 27. Purvis G.M (1985),” Diseases of the animals newborn”, Vet. Rec. 28. Smith.R.A and Nagy Band Feket Pzs (1996), The transmissible nature of the genetic factor in E.coli that controls hemolysin production, J. Gen. Microbio, 47, PP. 153 - 161
  67. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Lợn con bị phân trắng Phân trắng ở lợn con Thuốc sử dụng trong thí nghiệm
  68. Điều trị lợn nái Điều trị lợn con Can thiệp đẻ khó Mổ héc ni
  69. Đỡ đẻ Thiến lợn Chuyền nước Cắt đuôi
  70. Rắc vôi trong chuồng Rắc vôi ngoài chuồng Mài nanh Tiêm sắt