Khóa luận Thực hiện quy trình đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed vào các trang trại và hỗ trợ phát triển một số đại lý tại huyện Yên Thế - Bắc Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed vào các trang trại và hỗ trợ phát triển một số đại lý tại huyện Yên Thế - Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_dua_san_pham_thuc_an_chan_nuoi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed vào các trang trại và hỗ trợ phát triển một số đại lý tại huyện Yên Thế - Bắc Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG VĂN MINH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐƯA SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI HAPPY FEED VÀO CÁC TRANG TRẠI VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ ĐẠI LÝ TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 - Thú y - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Qua 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học tại trường và trong thời gian thực tập tại Công ty Tập Đoàn Đức Hạnh Marphavet (xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên) em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở Tập Đoàn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại Tập Đoàn. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt là TS. Trần Thị Hoan đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể BLĐ Tập Đoàn, cùng các phòng ban liên quan trong Tập Đoàn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Dương Văn Minh
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ năng lượng /protein và axit amin/năng lượng trong thức ăn hỗn hợp của gà sinh sản hướng thịt 12 Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho vịt C.V.Super M bố - mẹ 12 Bảng 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ngoại (con/ngày) 13 Bảng 4.1. Cơ cấu tổng số đàn lợn năm 2017-2018 tại huyện Yên Thế 28 Bảng 4.2. Cơ cấu tổng số đàn gà năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế 29 Bảng 4.3. Cơ cấu tổng số đàn vịt năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế 29 Bảng 4.4. Chế độ ưu đãi riêng cho đại lý (đ/kg) 32 Bảng 4.5. Bảng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happyfeed 34 Bảng 4.6. 25 Ưu Việt của HAPPY FEED 37 Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của HAPPY FEED từ tháng 11/2017 - 5/2018 tại huyện Yên Thế - Bắc Giang 38 Bảng 4.8. Danh sách các đại lý và trang trại phân phối và sử dụng sản phẩm Happy feed trong 6 tháng vừa qua 39 Bảng 4.9. Lượng thức ăn cho lợn nái chửa giống ngoại (kg thức ăn /nái/ngày) 44 Bảng 4.10. Định mức ăn của vịt thịt 46 Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh ở đàn gia súc, gia cầm tại các trang trại huyện Yên Thế sử dụng sản phẩm Happy feed 54 Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn vật nuôi 55 Bảng 4.13. Kết quả tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed 57
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần NLTĐ: Năng lượng trao đổi TĂCN: Thức ăn chăn nuôi TT: Thể trọng VD: Ví dụ
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Vài nét về Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 3 2.1.2. Vị trí địa lý Huyện Yên Thế – Bắc Giang 4 2.1.3. Điều kiện khí hậu 5 2.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi 7 2.1.5. Tình hình phát triển 7 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của công ty 8 2.2. Tổng quan tài liệu 9 2.2.1. Đặc điểm tổng quan về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi 9 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi 11 2.2.3. Phân loại thức ăn chăn nuôi 13 2.2.4. Một số bệnh thường gặp khi gia súc, gia cầm mắc bệnh thiếu dinh dưỡng 14 2.2.5. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi 19 2.2.6. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh 21 2.3. Tình hình nghiên trong và ngoài nước 23
- v Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26 3.1. Đối tượng 26 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 26 3.3. Nội dung thực hiện 26 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 26 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện 26 3.4.2. Phương pháp thực hiện 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Yên Thế từ năm 2017-2018 28 4.2. Kết quả công tác chăm sóc đại lý, khách hàng và phát triển thị trường 30 4.2.1. Công tác tìm hiểu thi trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty 32 4.2.2. Thực hiện chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường 32 4.3. Công tác hỗ trợ chăm sóc và tư vấn kỹ thuật cho trại 41 4.3.1. Đối với lợn 41 4.3.2. Đối với vịt 46 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happyfeed 50 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn vật nuôi sử dụng sản phẩm Happy feed 50 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh tại các trang trại sử dụng sản phẩm Happy feed 55 4.5. Kết quả tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển, nó cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì chăn nuôi cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Mặt khác, nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu tư của nhà nước Để nữa ngành chăn nuôi phát triển hơn ở nước ta, thức ăn chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công trong ngành chăn nuôi. Đặc biệt là trong việc chăn nuôi ở nước ta để có những sản phẩm sạch nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, để đạt được như vậy, chúng ta phải có những nguyên liệu đầu vào và sản phẩm thức ăn chăn nuôi sạch và chất lượng cao không có chất cấm gây độc hại cho người tiêu dùng Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập em đã thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed vào các trang trại và hỗ trợ phát triển một số đại lý tại huyện Yên Thế - Bắc Giang”.
- 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. - Áp dụng sản phẩm Happy feed vào một số trang trại trong vùng - Xác định được sự ảnh hưởng của sản phấm cám Happy feed khi gia súc, gia cầm sử dụng. - Đánh giá chất lượng sản phẩm khi được gia súc, gia cầm sử dụng tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được chất lượng của sản phẩm khi gia súc, gia cầm sử dụng. - Áp dụng được đúng quy trình khi sử dụng thức ăn Happy feed tại trại sử dụng sản phẩm. - Đánh giá được trọng lượng của gia súc, gia cầm trong các giai đoạn, và lượng tiêu tốn thức ăn (FCR).
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 2.1.1.1. Lịch sử hình thành - Công ty CP thức ăn chăn nuôi Happy feed là một công ty thành viên của Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 10 năm 2016, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: Thức ăn chăn nuôi. Với 5 nhà máy sản xuất thức ăn được đặt tại 5 tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Trong đó hiện có 4 nhà máy đang sản xuất là: - Nhà máy Hà Nam, đặt tại KCN Đồng Văn - Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam. - Nhà máy Yên Bái, đặt tại KCN Nam Thành Phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. - Nhà máy Hải Dương, đặt tại Phường Cẩm Thượng - Thành Phố Hải Dương - Tỉnh Hải Dương. - Nhà máy Bonbon, đặt tại Hợp Thành - Hợp Châu - Huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Nhà máy đang được xây dựng tại KCN Lệ Trạch - Thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên. Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Happy feed quyết tâm xây dựng một thương hiệu Happy feed với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, Happy feed không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp, đang tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thức mới. Sau hơn 12 năm tìm tòi, nghiên cứu, phát triển,Tập đoàn đã sản xuất được các
- 4 loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp. Tập đoàn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP thuốc thú y MPV, Công ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Công ty HDH và công ty BMG, cùng phát triển các loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn chiều nhà máy có dây truyền sản xuất công nghệ cao. 2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tập Đoàn - Tập đoàn có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. Happy feed hiện nay là một trong các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trong nước. Sản phẩm của công ty Happy feed hiện đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, mặc dù sản phẩm mới được ra mắt trong thời gian ngắn (hơn 1 năm ra mắt thị trường) sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và giá rẻ. Hệ thống phân phối có gần 1000 đại lý trên khắp 2 miền. 2.1.2. Vị trí địa lý Huyện Yên Thế – Bắc Giang - Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu
- 5 là đồi núi thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%. Huyện Lạng Giang phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng, có khoảng 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu . Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam - Yên Thế - đi Xuân Lương - Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên - Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện. 2.1.3. Điều kiện khí hậu - Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 100C) - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều
- 6 trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm, tập trung nhiều vào các tháng 5, 6 ,7, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12). * Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ gió trung b́nh 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm nhiều vụ trong năm. * Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
- 7 2.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi - Các trang trại chăn nuôi còn nhỏ lẻ không tập trung một khu vực mà trải rộng khắp huyện. - Một số trại xây dựng ở gần khu đông dân cư. 2.1.5. Tình hình phát triển - Tình hình phát triển thị trường Nhiệm vụ chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi và chuyển giao đến các trang trại chăn nuôi trong khu vực. Hiện nay trong bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed có 45 bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôi (dành cho vật nuôi cho từng giai đoạn khác nhau). Nhằm mục đích đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau cho từng khách hàng để có được sự hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi được làm từ các nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao cả về protein và vật chất khô, chính vì vậy bộ sản phẩm của Happy feed luôn là sản phẩm chất lượng cao. - Tình hình khách hàng Thức ăn chăn nuôi Happy feed được rất nhiều hộ trang trại chăn nuôi đón nhận và tin dùng. Cùng với một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình tư vấn kỹ thuật về sử dụng đúng sản phẩm trong từng giai đoạn thích hợp và chặt chẽ. Chủ trang trại được tư vấn về kỹ thuật và cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại đạt hiệu quả nhất. Sau mỗi lần tư vấn như vậy, chủ trang trại rất an tâm và hài lòng về cách chăm sóc khách hàng của công ty giúp cho người dân được hiểu biết hơn về công nghệ và khoa học nhằm tạo giá trị lợi nhuận cao nhất trong chăn nuôi. Hiện nay các sản phẩm được sử dụng từ thức ăn chăn nuôi Happy feed được người chăn nuôi đánh giá cao trong một thời gian sử dụng lượng tiêu tốn thức ăn ít hơn so với một số sản phẩm của công ty khác trên thị trường và chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng được đánh giá cao. Như vậy, có thể
- 8 thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed là sản phẩm chất lượng cao, đem lại lợi nhận kinh tế cao cho chủ trang trại trong ngành chăn nuôi. 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của công ty - Thuận lợi: Thức ăn chăn nuôi Happy feed thuộc Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, sản xuất các men sống hữu ích. Luôn đi đầu trong công nghệ, khoa học kỹ thuật, thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. Thức ăn chăn nuôi Happyfeed là sản phẩm của công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Nhắc đến công ty, thì hầu như tất cả các trang trại hộ chăn nuôi đều biết đến sản phẩm thuốc thú y, vaccine của công ty nên việc giới thiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng gặp rất nhiều thuận lợi. Marphavet đã ăn sâu vào nhận thức của các nhà chăn nuôi vì hiệu quả của nó là rất tốt đã được người chăn nuôi tin dùng 10 năm nay giúp cho người chăn nuôi yên tâm hơn với sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty. Sản phẩm của công ty chất lượng được đánh giá là tốt sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường, nhưng không vì đó mà công ty đẩy giá thành sản phẩm lên cao mà ngược lại giá thành của sản phẩm đó rất thấp khi bán cho người chăn nuôi nhằm tạo sự bù lỗ cùng người chăn nuôi trong giai đoạn khủng hoảng. Người chăn nuôi rất biết ơn đến công ty đã chung tay giúp đỡ trong lúc khủng hoảng người dân thua lỗ nặng không đủ khả năng tiếp tục chăn nuôi. - Khó khăn: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed được đưa ra thị trường đúng lúc người dân chăn nuôi thua lỗ gặp khủng hoảng về tài chính. Sản phẩm còn khá là mới trong ngành thức ăn chăn nuôi. Giới thiệu sản phẩm đến một số đại lý thức
- 9 ăn gặp cản trở bởi sản phẩm mới nên thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa có. Tỷ lệ cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác tồn tại trên thị trường lâu năm là rất khó. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm tổng quan về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi - Theo hiệp hội chăn nuôi gia cầm (2007) [3], nguyên liệu ( ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu, ), các giống vật nuôi cao sản vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Trước xu thế hội nhập quốc tế vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gia cầm trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta. - Theo Từ Quang Hiển và cs [11], thức ăn là sản phẩm của động vật, thực vật, vi sinh vật những sản phẩm này được cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật, những chất dinh dưỡng này phải phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể ăn được, tiêu hóa,hấp thu được giúp con vật sống bình thường trong một thời gian thức ăn mà cơ thể con vật có thể chọn lọc, lợi dụng được. - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện bằng khả năng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của con vật đối với loại thức ăn đó. - Chất dinh dưỡng là những chất chứa trong thức ăn mà cơ thể động vật có thể chọn lọc và lợi dụng được. - Theo Lê Đức Ngoan (2008) [4], nhu cầu protein khác nhau có nhu cầu khác nhau, chức năng sản xuất. Động vật có tốc độ sinh trưởng nhanh có nhu cầu protein cao hơn động vật có tốc độ sinh trưởng thấp. Gia súc non có nhu cầu cao hơn gia súc trưởng thành lợn nái và gà mái.
- 10 - Lợn nái chửa và tiết sữa nuôi con có nhu cầu cao hơn lợn đực giống, lợn ngoại có nhu cầu lớn hơn lợn nội. - Theo Từ Quang Hiển (2013) [11], chất khoáng không có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể con vật nhưng nó có vai trò rất lớn trong đời sống của động thực vật. Người ta đã chứng minh được vai trò không thể thiếu của hơn 40 nguyên tố khoáng đối với sự trao đổi chất của gia súc, gia cầm. Dựa vào hàm lượng các nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể vật nuôi hay khối lượng các nguyên tố khoáng mà cơ thể vật nuôi cần cung cấp hằng ngày người ta chia ra thành 2 nhóm. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. + Khoáng đa lượng gồm: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S chúng có thể chiếm từ 0,04 đến 1,5% khối lượng VCK cơ thể. + Khoáng vi lượng gồm: Fe, Cu, Mn Khoáng vi lượng thường có mặt trong cơ thể nhỏ hơn 50 mg/kg P. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi, gồm: - Nước - Vật chất khô, trong vật chất khô gồm chất vô cơ và chất hữu cơ - Chất vô cơ - Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Mn, Zn, l, se - Khoáng đa lượng: Ca, P, Na, Cl - Chất hữu cơ Protein: Bao gồm protit và vật chất chứa Nitơ phi protit hay còn gọi là amit Lipít: Gồm lipít đơn giản và lipít phức tạp Hydrat cac bon: Gluxit (saccarit, polysaccarit), đường, xenluloze Vitamin: Bao gồm 2 loại tan trong dầu mỡ và tan trong nước Vai trò của các chất dinh dưỡng: - Các chất cung cấp năng lượng cho con vật nuôi bao gồm gluxit, lipit
- 11 - Các chất đóng vai trò là nguyên liệu cho sinh trưởng của con vật bao gồm: Protein và lipit. Các chất như khoáng, vitamin và nước điều tiết sinh lý cho con vật Để cung cấp đầy đủ nhu cầu các chất cho con vật chúng ta cũng phải biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn thực vật, động vật là bao nhiêu và nhu cầu của từng đối tượng. 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi Chỉ tiêu đơn vị tính phương pháp phân tích 1. Độ ẩm (%) 2. Protein thô (%) 3. Protein tiêu hóa ăn (%) 4. Béo tổng số (%) 5. Xơ thô (%) 6. Canxi (%) 7. Photpho tổng số (%) 8. Khoáng tổng số (%) 9. Lysine tổng số (%) 10. Methionine + Cystine tổng số (%) 11. Threonine tổng số (%) 12. Các loại Vitamin có trong sản phẩm (%) - Theo Dương Thanh Liêm (2008) [1], nhu cầu protein của gia cầm gồm hai thành phần là nhu cầu protein cho duy trì và protein cho sản xuất. Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong một ngày đêm. Trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được được biểu thị bằng % protein thô. Từ số lượng protein cần cung cấp và khả năng thu nhận thức ăn hằng ngày của mỗi loại thức ăn cho mỗi loại gia cầm khác nhau.
- 12 Do cấu trúc và thành phần của protein của mỗi loại động vật là đặc thù, cho nên hiệu quả sử dụng protein phụ thuộc rõ rệt vào tỉ lệ của các axit amin cấu trúc lên protein có trong khẩu phần. Bảng 2.1. Tỷ lệ năng lượng /protein và axit amin/năng lượng trong thức ăn hỗn hợp của gà sinh sản hướng thịt Giai đoạn (tuần tuổi) Chỉ tiêu 0 – 6 9 - 19 20 - 22 23 - 66 2.700 - 2.600 - NLTĐ, kcal 2.600 - 2.800 2.600 - 2.800 2.900 2.800 Protein thô, % 20 - 21 14 - 15 14 - 15 15 - 16 ME/P,Kcal, % 135 - 138 186 - 187 186 - 187 173 - 175 Lysin, µcal µE 3,80 - 4,0 2,20 - 2,50 2,30 - 2,50 2,40 - 2,60 Meth+Cys, µcal µE 3,00 - 3,2 1,80 - 2,00 2,00 - 2,20 2,10 - 2,30 Threonin, µcal µE 2,60 - 2,8 1,60 - 1,80 1,70 - 2,00 1,70 - 2,00 Tryptophan, µcal 0,60 - 0,65 0,5 - 0,55 0,55 - 0,60 0,55 - 0,60 µE Nguồn: Từ Quang Hiển [11] Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho vịt C.V.Super M bố - mẹ Vịt con 1 - 8 Vịt dò 9 - 22 Nhu cầu dinh dưỡng Vịt đẻ tuần tuổi tuần tuổi NLTĐ, kcal 2.890 2.890 2.700 Protein thô, % 22 15,5 19,5 Lysin, % 1,1 0,7 1,0 Methionin, % 0,5 0,3 0,4 Canxi, % 0,9 0,9 2,9 Photpho hấp thu, % 0,55 0,4 0,45 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi, 2014 [15]
- 13 Bảng 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ngoại (con/ngày) Lượng Khối lượng cơ Lượng protein NLTĐ TĂ/con/ngày thể (kg) thô/con/ngày (g) (kcal/con/ngày) (kg) 20-25 1,0 - 1,2 160 - 204 3100 - 3720 25-30 1,3 - 1,4 208 - 238 4030 - 4340 31-40 1,4 - 1,6 210 - 240 4200 - 4800 41-45 1,7 - 1,8 255 - 270 5100 - 5400 46-50 1,9 - 2,0 285 - 300 5700 - 6000 51-65 2,1 - 2,2 315 - 330 6300 - 6600 66-80 2,1 - 2,2 273 - 286 6090 - 6380 81 - 90 2,2 - 2,3 286 - 299 6380 - 6670 Nguồn: Trần Văn Phùng ( 2004) [14] 2.2.3. Phân loại thức ăn chăn nuôi * Phân loại theo vật nuôi - Thức ăn cho lợn + Thức ăn cho lợn nái sinh sản. + Nái khô, nái chửa. + Nái nuôi con. + Đực giống. + Thức ăn cho lợn con. + Thức ăn cho lợn thịt phân theo giai đoạn. - Thức ăn cho gà + Thức ăn cho cho gà trắng. + Thức ăn cho gà lông màu. + Thức ăn cho gà đẻ, cút đẻ.
- 14 - Thức ăn cho ngan, vịt + Thức ăn cho ngan, vịt thịt theo giai đoạn. + Thức ăn cho ngan, vịt hậu bị. + Thức ăn cho ngan, vịt đẻ. * Phân loại theo dạng và cách sử dụng thức ăn - Thức ăn dạng bột. - Thức ăn dạng viên. - Thức ăn dạng mảnh. - Thức ăn dạng hỗn hợp hoàn chỉnh. - Thức ăn đậm đặc. 2.2.4. Một số bệnh thường gặp khi gia súc, gia cầm mắc bệnh thiếu dinh dưỡng * Bệnh còi xương ở lợn - Đặc điểm + Bệnh còi xương là một loại bệnh ở con vật non đang trong thời kỳ phát triển. Do trở ngại về trao đổi canxi, phốt pho và vitamin D gây ra. + Do thiếu canxi và phốt pho mà tổ chức xương không được canxi hóa hoàn toàn nên xương phát triển kém. + Bệnh phát triển vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn nuôi kém. - Nguyên nhân + Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, phospho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa Ca/P không thích hợp. + Do chuồng trại thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D. + Do con vật bị bệnh đường ruột kéo dài làm trở ngại đến hấp thu khoáng. + Gia súc thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ canxi, phospho trong máu.
- 15 -Triệu chứng Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn đầu: Con vật thường giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương. + Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Đôi khi con vật còn có triệu chứng co giật từng cơn. + Cuối thời kỳ bệnh: Xương biến dạng, các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và khớp xương chậu hẹp, xương ức lồi ,con vật gầy yếu, hay kế phát bệnh khác (viêm phổi, hoặc phổi viêm ruột). + Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật không sốt. - Tiên lượng Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho con vật tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D, con vật có thể khỏi bệnh. Nếu không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chữa và hay kế phát những bệnh khác. - Chẩn đoán + Bệnh lúc đầu khó chẩn đoán, đến giai đoạn xương biến dạng dễ phát hiện. + Khi khám bệnh chú ý các triệu chứng lâm sàng, tiến hành điều tra khẩu phần ăn, nếu có điều kiện thì chiếu x – quang để chẩn đoán. - Hộ lý Cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D, vệ sinh chuồng trại và tăng cường lượng ánh sáng chiếu vào chuồng nuôi. Nếu con vật bị liệt cần lót ổ rơm, cỏ khô và thường xuyên trở mình cho gia súc kết hợp với xoa bóp vùng bị liệt với các loại dầu nóng.
- 16 * Bệnh bại liệt ở lợn nái - Nguyên nhân: Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đảm bảo đúng kỹ thuật. Trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, photpho. Chuồng trại thiếu ánh sáng lên cơ thể lợn thiếu ánh sáng hấp thu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm. - Triệu chứng: Lợn nằm nhiều sốt cao co giật, đi lại khó khăn lưng cong, sau đó đi lại bằng 2 chân trước. Phần thân sau không có phản ướng khi châm kim vào. Phần bị liệt có thể teo cơ, thân nhiệt thấp, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị thối loét ở vùng bị liệt. - Điều trị: Chúng ta nên kết hợp giữa dùng thuốc và chế độ ăn uống, vận động xoa bóp. Dùng thuốc Calmaphos 20 ml/con: CalciumF 10 ml/con ngày 2 lần; Calci chloride 10 ml/con ngày 2 lần; Shychnm B1 2 - 4 ml/con, vitamin B-complex 2 - 5ml/con. Cần trộn thêm vào thức ăn Hanvit K&C, Hanmivit - super. Dùng cám gạo và một ít muối rang nóng để xoa vào vùng bại liệt, xoa bóp 3 - 4 lần/ngày. - Phòng bệnh: Chúng ta nên phòng bệnh cho lợn nái từ giai đoạn hậu bị đến mang thai kỳ I, kỳ II. Lợn nái cần cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ xung thêm các nguyện tố vi lượng. Thường xuyên cho lợn vận động. Chuồng trại phải có ánh nắng buổi sáng để lợn tắm nắng. Giữ nền chuồng luôn khô ráo, không dùng lợn đực giống quá lớn phối cho lợn nái có tầm vóc nhỏ. * Bệnh thiếu canxi và phospho trên gia cầm - Nguyên nhân + Khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và phospho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương). + Chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được nên chất Ecgosteron (tiền vitamin D2) không
- 17 chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiếu yếu tố điều hòa sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể. + Khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao làm giảm khả năng hấp thụ canxi, phốt pho. + Cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hóa và teo tuyến tụy tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể. + Tuyến cận giáp trạng (phó giáp trạng) bị teo nên không sản sinh ra hormone canxitonin và parathocmon, 2 hoocmon này có tác dụng điều hòa canxi, phốt pho trong máu. - Triệu chứng Ở gà con và gà giò, gà đi lại không bình thường, co giật và run rẩy. Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau. Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy. Bệnh kéo dài dẫn đến chân gà khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng trụy tim mạch, viêm phổi, viêm ruột Ở gà đẻ, trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ, sau đó ngưng đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp. - Bệnh tích Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy. Xương ức (ngực) bị vặn vẹo. Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn. - Phòng bệnh + Bổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng canxi, phốt pho và vitamin D3. + Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%. Còn gà đẻ 4 - 4,5 %.
- 18 + Bột xương có hàm lượng canxi 22%, phốt pho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1% còn gà đẻ 2,5%. + Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7%, phốt pho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10 -15%. + Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như: vetophes, plastin. Trộn thức ăn cho gà con và gà dò 1%. Còn gà đẻ 4 – 5%, biacalcium (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Co, Zn và Vitamin). + SHELL - AID (Pháp) (A, D3, K, C, B2, Zn, Mn, Ca, Na). Trộn thức ăn gà đẻ 0,1%. + Vitamin - 200 (Pháp) (Ca, P, Zn, Mn, I, Fe, A, D3, E, K3, B12, Biotin, Niacin, B5, B6, B1, Choline, Chloride). Trộn thức ăn 0,5%. Chuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiếp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hóa tiền vitamin D2 (Ergosteron) thành vitamin D2. + Trộn premix trứng hdh liên tục hoặc định kỳ theo liều 1g/6 – 8 kg TT. + Trộn mix tổng hợp hoặc mix gà vào thức ăn theo liều 1g/6 - 8 kgTT hoặc 1 kg/400 - 500 kg thức ăn. * Bệnh thiếu vitamin B1, B2 - Nguyên nhân Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamin B2, Do khẩu phần ăn thiếu cám gạo hoặc dùng quá nhiều bột cá, bột thịt. - Triệu chứng + Chậm lớn, kém ăn, lông mọc chậm, và tiêu chảy. + Trường hợp nặng, gà có thể liệt hoặc đi bằng 2 đầu gối, ngón chân co quắp vào bên trong. + Gà mái giảm đẻ và giảm tỷ lệ nở, phôi thiếu long và thường chết vào cuối tuần thứ 2 trong quá trình ấp.
- 19 * Bệnh thiếu axit folic(vitamin B9) - Nguyên nhân: Gà bị thiếu axít folic là do khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu có chứa axit folic như: premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột, thịt, bột đậu tương v.v , do bảo quản thức ăn không tốt, chế biến thức ăn ở nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của axit folic. - Triệu chứng: Thiếu axit folic, gà sẽ chậm lớn, thiếu máu, mọc lông kém và mất sắc tố của lông. * Bệnh thiếu biotin (vitamin H) - Nguyên nhân + Thức ăn thiếu các nguyên liệu giàu biotin như bột cao, gan, bột trứng và không được bổ sung đầy đủ các premix có chứa biotin. + Do dùng nhiều kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được biotin. - Triệu chứng Gà tăng trọng kém, lông giòn, dễ gẫy và dễ rụng, da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy, ở bàn chân hình thành các vết nứt, tỷ lệ ấp nở thấp. 2.2.5. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn vừa ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
- 20 Danh mục chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi - Carbuterol - Cimaterol - Clenbuterol - Chloramphenicol - Diethylstilbestrol (DES) - Dimetridazole - Fenoterol - Furazolidon và các dẫn suất nhóm Nitrofuran - Isoxuprin - Methyl-testosterone - Metronidazole - 19 Nor-testosterone - Ractoparnine - Salbutamol - Terbutaline - Stilbenes - Trenbolone - Zeranol - Melamine (với làm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg) - Bacitracin ZN - Carbadox - Olaquidox
- 21 2.2.6. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh 2.2.6.1. Tồn dư kháng sinh * Khái niệm - Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Theo Nguyễn Thiện (2000) [10], bổ sung enzyme thức ăn; bổ sung các chế phẩm sinh học (probiotic) và tiền sinh (prebiotic); bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể; sử dụng kháng sinh thảo dược; axit hữu cơ thường dùng là axit lactic, formic, fumaric, butyric Các axit hữu cơ này bổ sung vào thức ăn hạ thấp được pH của dịch dạ dày và dịch ruột, nhưng không ăn mòn niêm mạc ống tiêu hóa. Các trại chăn nuôi lợn ở châu Âu hiện nay đang coi việc sử dụng axit hữu cơ là một biện pháp quan trọng để thay thế kháng sinh. * Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức, trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc Nguồn, Nguyễn Như Tiệp [9] - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ NN&PTNT). Hiện nay vẫn còn một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở nuôi vẫn còn lạm dụng hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi. - Tác hại của tồn dư kháng sinh: + Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn như: Chúng ta thấy thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt không thơm. Nếu
- 22 hàm lượng thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có mùi của thuốc kháng sinh. + Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm, đồng thời làm biến đổi màu của thịt làm cho thịt đáp ứng được sở thích của một số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu như thường xuyên ăn các loại thịt này. 2.2.6.2. Kháng kháng sinh - Theo Alanis (2005) [16], khi con người sử dụng thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài. Một số hậu quả muộn hơn như là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc, các kháng sinh và các tác nhân kháng khuẩn là những thuốc thiết yếu đối với việc điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Khi sử dụng các chất có hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự kháng thuốc chọn lọc đối với từng loại vi sinh vật gây bệnh. Một số kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho con người. - Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng sinh dùng để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007) [17], nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide qui định tính kháng thuốc. - Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi không có kháng sinh, gây dị ứng ở trên người. Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng ngay sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó xác định và chữa trị. Một số kháng sinh và hoá dược có thể gây ung thư cho người tiêu dùng.
- 23 - Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2009) [6], đã phát hiện sự hiện diện của chất chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị được bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng. 2.3. Tình hình nghiên trong và ngoài nước Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [7], trong quá trình mang thai, khẩu phần ăn của lợn nhiều chất dinh dưỡng, lợn ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến bị sảy thai, đẻ non, thai chết lưu dẫn đến viêm tử cung. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện sinh vật xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi sinh vật sinh sản gây viêm vú. Ngoài ra, lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Theo Lê Văn Năm (2012) [5]: Bệnh còi xương ở gà do mất cân bằng trao đổi chất giữa canxi (Ca) - phốt pho (P ) và thiếu vtamin D. Nguyên nhân chính là do thức ăn nghèo Ca, P, vitamin D cũng như lợn con sinh ra từ những lợn mẹ thiếu vận động (chuồng nuôi không có khoảng trống), thiếu ánh sáng trực tiếp của mặt trời, độ ẩm chuồng nuôi cao, thường xuyên có sự thay đổi thức ăn, nhất là thức ăn có hàm lượng mỡ cao xuống hàm lượng mỡ và chất béo thấp (phytoterol, ergosterol, cholesterol) vì chúng là các chất tiền vitamin D. Bệnh còi xương ở lợn con và lợn choai sẽ phá huỷ quá trình tích tụ canxi và
- 24 phốt pho trong xương làm cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương không bình thường, trở nên biến dạng, mềm quá hoặc cứng quá, ngắn quá hoặc dài quá, không những thế các mô tổ chức liền xương cũng bị thoái hoá theo. Theo Trần Cừ (1992) [13], sự phát triển của cơ thể thì các cơ quan bộ phận, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần, biểu thị bằng tỷ lệ giữa nước so với trọng lượng sống như sau: Lúc sơ sinh tỷ lệ này là 77,88%, lúc 7 ngày tuổi là 68,52%, lúc 14 ngày tuổi là 63,94%. Tỷ lệ nước giảm nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với trọng lượng cơ thể lại tăng. Tỷ lệ protein với trọng lượng cơ thể sống lúc mới sinh là 11,2%, đến lúc 7 ngày tuổi là 13,57%, đến 14 ngày tuổi là 14,37%. Theo Đặng Minh Phước và Dương Thanh Liêm (2006) [2], bổ sung chế phẩm axit hữu cơ có thành phần axit lactic, formic, photphoric với tỷ lệ 0,3 - 0,5% vào thức ăn lợn con sau cai sữa ở giai đoạn 42 - 56 ngày tuổi đã có tác dụng cải thiện tăng khối lượng từ 4,75% - 10,29%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giảm từ 7,57% - 8,11%. Tỷ lệ tiêu chảy giảm từ 33,78% - 49,23% so với đối chứng. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh quyết định đến khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs. (2004) [14] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể. Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều hơn so với khẩu phẩn có mức năng lượng thấp và hàm lượng protein cao. Khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn.
- 25 Theo Nguyễn Thiện (2000) [10], nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin ở gia cầm do: Thức ăn hỗn hợp bảo quản không tốt, để đóng vón, mốc. Thời gian bảo quản kéo dài trong điều kiện kho tàng không tốt, nóng ẩm cao gây oxy hóa vitamin. Do nơi sản xuất premix tùy tiện khi trộn các loại vitamin để bảo vệ chống oxy hóa chất phụ gia không đúng chủng loại. Không có phòng lạnh để bảo quản premix như đã nói, nhiều loại vitamin bị phá hủy khi nhiệt độ môi trường cao và tiếp xúc ánh sáng. Gia cầm bị bệnh tiêu hóa và truyền nhiễm, phải uống nhiều loại kháng sinh, tiêu diệt vi sinh vật (Microflora) ở đường ruột, mất khả năng tổng hợp vitamin nhóm B và nhóm C và ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin trong khẩu phần. Một số nguyên liệu thức ăn như bột cá, bột đậu tương không được xử lý đủ nhiệt (chín nguyên liệu) nên có enzym trong chúng phá hủy vitamin B1.
- 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Một số đại lý và trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed tại Huyện Yên Thế - Bắc Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm : Tất cả các trang trại chăn nuôi trong huyện Yên Thế - Bắc Giang sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/11/2017 - 18/05/2018. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá được tình hình chăn nuôi và thị trường tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. - Đánh giá được chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng. - Thực hiện quy trình tư vấn kỹ thật và chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm cám Happy feed. - Biện pháp phòng trị một số bệnh trên đàn gia súc gia cầm. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện - Cơ cấu tình hình chăn nuôi của các trang tại trong huyện. - Biện pháp đẩy cao doanh số sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. - Số lượng các trang trại trong vùng sử dụng sản phẩm Happy feed - Công tác hỗ trợ chăm sóc và tư vẫn kỹ thuật cho trại. - Công tác chữa bệnh cho một số trang trại sử dụng sản phẩm Happy feed. - Công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm. - Kết quả chẩn đoán và điều trị.
- 27 3.4.2. Phương pháp thực hiện - Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại huyện chúng em tiến hành thu thập thông tin từ các nhân viên kinh doanh trong công ty, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế các trang trại tại huyện. - Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc và phát triển thị trường tại huyện Yên Thế. - Thực hiện các quy trình chăm sóc và phát triển thị trường theo quy trình của công ty thức ăn chăn nuôi Happy feed thuộc Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet - Nhận định vùng thị trường: Tất cả các đại lý thức ăn chăn nuôi và các trang trại theo từng xã trong huyện, phân nhóm trang trại chăn nuôi theo từng vật nuôi , ghi chép vào nhật ký thực tập hằng ngày. Từ các nhận định trên chúng ta đi tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh trên đàn gia súc. Giới thiệu sản phầm thức ăn chăn nuôi Happy feed đến toàn bộ trang trại trong khu vực huyện Yên Thế dưới sự hướng dẫn của quản lý vùng. - Phương pháp tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm tại một số trang trại sử dụng sản phẩm của công ty: Thực hiện lịch tiêm phòng vaccine mà công ty đề ra. - Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, em tiến hành theo dõi hằng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như trạng thái cơ thể, phân nhiệt độ cơ thể ghi chép vào sổ theo dõi hằng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật thị trường trong công ty. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010
- 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Yên Thế từ năm 2017 - 2018 Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của chi cục thú y huyện thì cơ cấu đàn gia súc, gia cầm tại huyện được thể hiện cụ thể ở bảng (4.1 - 4.3) Bảng 4.1. Cơ cấu tổng số đàn lợn năm 2017-2018 tại huyện Yên Thế Số lượng (con) STT Loại lợn 2017 2018 1 Lợn nái sinh sản 728 205 2 Lợn nái hậu bị 406 87 3 Lợn đực giống 40 17 4 Lợn thịt 4.065 946 5 Lợn con 12.024 6.038 Tổng 17.263 7.293 Nguồn: Trạm thú y huyện Yên Thế, năm 2018 [12] Số liệu bảng 4.1 cho thấy số lượng giữa các loại lợn rất khác nhau và có sự chênh lệch theo từng năm. Năm 2018 số lượng lợn trong huyện giảm 42,25% so với năm 2017 (7.293 so với 17.263) con. Nguyên nhân: giá thịt lợn trong cuối năm 2017 đầu năm 2018 xuống quá thấp so với giá thành để sản xuất ra 1kg thịt, làm cho người chăn nuôi thua lỗ dẫn đến tình trạng giảm đàm để giảm thiệt hại về kinh tế và một số chủ trang trại chuyển hướng chăn nuôi sang loại gia súc mới.
- 29 Bảng 4.2. Cơ cấu tổng số đàn gà năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế Số lượng (con) STT Loại gà 2017 2018 1 Gà đẻ 35.265 23.350 2 Gà hậu bị 40.780 34.500 3 Gà thịt 413.360 427.300 4 Gà con 224.340 326.700 Tổng 713.745 811.850 Nguồn: Trạm thú y huyện Yên Thế, năm 2018[12] Số liệu bảng 4.2 cho thấy số lượng gà tăng 13,7% so với năm 2017 (713.745 so với 811.850). Nguyên nhân cũng là do biến động của thị trường chăn nuôi lợn của năm 2017, giá thịt lợn xuống quá sâu làm cho hộ chăn nuôi đã chuyển sang chăn nuôi gà làm cho tổng đầu con trong huyện tăng lên, nhưng không đáng kể do một số hộ chăn nuôi lợn đã không còn đủ kinh tế để chuyển sang mô hình chăn nuôi mới. Năm 2017 là một năm khá thành công với chăn nuôi gà, vì chăn nuôi lợn giảm, nguồn cung thịt lợn thiếu, người tiêu dùng chuyển sang thịt gà dẫn đến nhu cầu thịt gà tăng cao và chăn nuôi gà phát triển. Nhờ đó một số hộ chăn nuôi lợn đã phá chuồng để sửa thành chuồng nuôi gà nhằm gây dựng lại lên kinh tế nông hộ và bù lỗ cho đàn lợn. Bảng 4.3. Cơ cấu tổng số đàn vịt năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế Số lượng (con) STT Loại vịt 2017 2018 1 Vịt đẻ 108.000 91.700 2 Vịt hậu bị 43.000 32.000 3 Vịt thịt 64.000 58.000 4 Vịt con 71.000 69.300 Tổng 286.000 251.000 Nguồn: Trạm thú y huyện Yên Thế, năm 2018[12] Bảng 4.3 cho thấy số lượng đàn vịt giảm 13,94% so với năm 2017 (251.000 so với 286.000). Như vậy cũng là do biến động của thị trường chăn
- 30 nuôi lợn của năm 2017 vừa qua. Giá lợn tụt xuống ở mức thấp nhất chưa từng có, lợn không thể xuất bán được , một số trang trại chăn nuôi lợn đứng bên bờ vực phá sản, chính vì lý do đó mà số lượng đầu lợn trong huyện năm 2018 có giảm hơn so với năm 2017. Số lượng vịt cũng vì vậy, mà cũng giảm theo số lượng lợn trong huyện do giá lợn xuống quá thấp để cạnh tranh sản phẩm ra thị trường là sản phẩm trứng. Mặc dù với giá sản phẩm rất thấp nhưng người dân vẫn chú trọng đến việc phòng và trị bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. 4.2. Kết quả công tác chăm sóc đại lý, khách hàng và phát triển thị trường Trong quá trình em đi thực tập tại công ty, công ty đã đưa ra môt số chiến lược phát triển thị trường nhằm đẩy cao doanh số bán hàng và chiếm lĩnh thị trường như: Công ty cùng đại lý tổ chức các cuộc hội thảo nhỏ với khoảng 10 – 15 trang trại chăn nuôi cùng 1 loại tham dự, trong đó có 2 - 3 trang trại đã sử dụng sản phẩm của công ty. Thực hiện: Chủ trì cuộc hội thảo đó là các phó giám đốc công ty hoặc cán bộ kỹ thuật thị trường, nhằm tư vấn về chất lượng sản phẩm và quy trình sử dụng, tư vấn về quy trình chăm sóc đàn vật nuôi được tốt nhất. Quy trình phòng và trị bệnh với bộ sản phẩm thuốc thú y, vaccine của công ty đến hộ chăn nuôi. Tạo lòng tin cho hộ chăn nuôi. Đưa ra các sản phẩm chất lượng nhất đến hộ chăn nuôi, từng sản phẩm cho từng giai đoạn chăn nuôi thích hợp để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế (vd: Như từng loại sản phẩm đưa ra được các ưu điểm khi sử dụng, lượng tiêu thụ thức ăn/con 1 ngày/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống Đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm kích thích đại lý và hộ chăn nuôi như: Trong mỗi bao cám được khuyến mãi một gói men Lac tomar nhằm thúc đẩy sự hấp thu tối đa chất dinh dưỡng con vật đưa vào cơ
- 31 thể tránh được sự đào thải protein thừa ra ngoài nhằm ngăn ngừa được một phần dịch bệnh nào đó và đảm bảo vệ sinh môi trường. “Chính sách đòn bảy của Happy feed” trong 2 tháng từ (5/2 - 6/4/2018), cụ thể như sau: - Trong tháng 4 đại lý bán được 50 tấn. - Nếu trong 2 tháng từ ngày (5/2 - 6/4/2018) đại lý đạt mức sản lượng 60 tấn. Ngoài các chế độ khung hiện hành được thêm của mức 100 tấn so với mức 50 tấn đại lý được thế các mức hỗ trợ như sau: - Thưởng 20 suất du lịch tại Sầm Sơn 3 ngày 2 đêm trị giá 2.500.000 đ/suất. - Thưởng mỗi đầu bao 1 gói men Lactomar 10g trị giá 4000 đ tương đương tổng giá trị 18.600.000đ. - Thưởng bộ sản phẩm vaccine bao gồm: 4000 liều vaccine dịch tả lợn Mar-pesu.vac 40.000 liều vaccine dịch tả vịt Mar-duvac 40.000 liều vaccine Newcastle Mar-avinewm (Công ty sẽ hỗ trợ đội ngũ nhân viên tiêm vaccine mặc đồng phục, có chuyên môn kỹ thuật tư vấn đi kèm theo chỉ định các trang trại, khách hàng của đại lý phân phối). Như vậy, có thể thấy biện phát đẩy cao doanh số cũng khá ưu đãi cho các đại lý với mục đích tạo được niềm tin với đại lý và trang trại và nhất là lợi nhuận giữa đôi bên. Trong quá trình thời kỳ bão giá lợn, công ty đã đưa ra chính sách hỗ trợ vaccine là một bước đà cực kỳ thành công khi đã hỗ trợ một phần vaccine cho hộ chăn nuôi nhằm giảm được thiệt hại về kinh tế nhất là dịch bệnh, khi mà một đầu con lợn giá trị không cao thì việc bỏ vaccine là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Khi hộ chăn nuôi bỏ vaccine tiềm ẩn mối nguy cơ bùng phát dịch rất lớn nên càng thiệt hại về kinh tế. Chính vì vậy mà các hộ chăn nuôi rất cảm ơn công ty đã hỗ trợ để giúp hộ chăn nuôi một phần nào đó vượt qua thời kỳ bão giá heo, để tiếp tục duy trì được nghề nuôi lợn.
- 32 4.2.1. Công tác tìm hiểu thi trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty Qua thời gian đi thực tập tại tập đoàn BMG, em đã được tập đoàn phân công tìm hiểu thị trường thức ăn chăn nuôi, quá trình tìm hiểu em thấy, trên thị trường có rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi, thành phần thức ăn chăn nuôi đa dạng và phong phú, những nhóm thức ăn chủ yếu là loại dành cho lợn, gà, vịt. 4.2.2. Thực hiện chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường Trong quá trình thực tập tại vùng thị trường Yên Thế được công ty giao cho trực tiếp quản lý vùng. Em đã tham gia vào quá trình phát triển thị trường, mở các đại lý thức ăn chăn nuôi bán sản phẩm của công ty, các trang trại sử dụng sản phẩm của công ty, tư vẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng và trị bệnh trên đàn vật nuôi. Em trực tiếp tư vấn, chăm sóc và quản lý các trang trại và đại lý thức ăn trong huyện. Quy trình chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường được áp dụng theo đúng quy trình của công ty đề ra: * Quy trình chăm sóc đại lý Tiếp cận khách hàng, giới thiệu về công ty các lợi thế, thế mạnh, chính sách, chế độ khi hợp tác với công ty. Bảng 4.4. Chế độ ưu đãi riêng cho đại lý (đ/kg) Đại lý đã Hỗ trợ Thưởn Mức sản hợp tác và Thưởng Thưởng Thưởng Tổng Stt trực tiếp g đơn lượng đã có tháng quý năm thưởng trang trại hàng CODE 1 ≥50 tấn 200 200 200 80 50 50 980 2 ≥100 tấn 200 200 200 100 50 50 1000 3 ≥200 tấn 200 200 200 150 50 50 1050
- 33 - Đối với đại lý tiêu thụ trên 200 tấn/tháng mức thưởng như sau: Hỗ trợ trực tiếp chủ trang trại chăn nuôi 300 đ/kg, thưởng đơn hàng 300 đ/kg, đại lý đã hợp tác và đã có Code 300 đ/kg, thưởng tháng 400 đ/kg, thưởng năm 50 đ/kg tổng thưởng 1.350 đ/kg, tổng bao 25 kg 33.750 đ, tổng bao 40 kg 54.000 đ. - Đối với đại lý tiêu thụ trên 100 tấn/tháng mức thưởng. Hỗ trợ trực tiếp chủ trang trại chăn nuôi 300 đ/kg, thưởng đơn hàng 300 đ/kg, đại lý đã hợp tác và đã có Code 300 đ/kg, thưởng tháng 350 đ/kg, thưởng năm 50 đ/kg tổng thưởng 1300 đ/kg, tổng bao 25 kg 32.500 đ, tổng bao 40 kg 52.000 đ. - Đối với đại lý tiêu thụ trên 50 tấn/tháng mức thưởng. Hỗ trợ trực tiếp chủ trang trại chăn nuôi 300 đ/kg, thưởng đơn hàng 300 đ/kg, đại lý đã hợp tác và đã có Code 300 đ/kg, thưởng tháng 250 đ/kg, thưởng năm 50 đ/kg tổng thưởng 1200 đ/kg, tổng bao 25 kg 30.000 đ, tổng bao 40 kg 48.000 đ. * Quy trình chăm sóc và hỗ trợ đại lý khi đã hợp tác với công ty Đại lý được nhân viên công ty hỗ trợ khai thác thị trường đến từng hộ chăn nuôi trong huyện giới thiệu về sản phẩm của công ty và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi các lợi thế khi hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi của công ty. Đưa ra một số ưu đãi khi sử dụng như: hỗ trợ vaccine cho từng vật nuôi mà trang trại đang chăn nuôi, đưa cán bộ kỹ thuật của công ty xuống tiêm phòng và hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Đối với một số trang trại khó tính em đã thuyết trình về dòng sản phẩm của công ty chỉ ra được các ưu điểm của sản phẩm công ty vượt trội hơn so với một số công ty khác trên thị trường. Đưa chủ trang trại đi tham quan một số trang trại đã sử dụng sản phẩm của công ty nghe các chủ trang trại đã sử dụng sản phẩm của công ty đánh giá về chất lượng sản phẩm và giá cạnh tranh trên thị trường. Đưa ra các lợi thế ưu việt của Happy feed khi các trang trại được hưởng khi sử dụng sản phẩm.
- 34 Bảng 4.5. Bảng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happyfeed Năng Protein STT Mã SP Tên sản phẩm lượng (%) (Kcal/k) 1 Thức ăn cho heo thịt 2 PV21 TĂ HH cho heo tập ăn 22,5 3250 3 PV23 TĂ HH cho heo tập ăn đến 20kg 20,5 3250 4 PV24 TĂ HH cho heo thịt từ 12kg đến 30kg 19,5 2950 5 PV25XC TĂ HH cho heo thịt từ 30kg đến xuất chuồng 17,5 2950 6 PV25TG TĂ HH cho heo thịt từ 75kg đến xuất chuồng 17,5 2950 7 PV26TG TĂ HH cho heo nái chửa 14 3000 8 PV27 TĂ HH cho heo hậu bị 14 2900 9 PV28 TĂ HH cho heo nái nuôi con 15,5 3000 10 PV22D Đậm đặc cho heo thịt từ tập ăn đến xuất chuồng 44,5 3550 Thức ăn cho heo siêu nạc 11 PV24STG TĂ HH cho heo siêu nạc tập ăn 20,5 3050 12 PV22S TĂ HH cho heo siêu lạc 7 ngày đến 10kg 20,5 3000 13 PV23STG TĂ HH cho heo siêu nạc tập ăn đến 20kg 21,5 3150 14 PV24STG TĂ HH cho heo siêu nạc từ 12kg đến 30kg 20,5 3050 15 PV25STG TĂ HH cho heo siêu nạc từ 30 kg đến xuất chuồng 18,5 2950 16 PV26STG TĂ HH cho heo siêu nạc từ 75 kg đến xuất chuồng 17,5 2950 17 PV27STG TĂ HH cho heo siêu nạc chửa 15,5 2950 18 PV28S TĂ HH cho heo siêu nạc đực giống và hậu bị 15,5 3000 19 PV29S TĂ HH cho heo siêu nạc nuôi con 18,5 3050 Thức ăn cho gà thịt màu 20 PV11M TĂ HH cho gà lông màu lai từ 1 đến 14 ngày tuổi 22 2950 21 PV12MTG TĂ HH cho gà lông màu từ lai 15 đến 42 ngày tuổi 20,5 2950 22 PV13MTG TĂ HH cho gà lông màu lai từ 42đến xuất bán 18,5 2950 Thức ăn cho gà trắng công nghiệp siêu thịt 23 PV11S TĂ HH cho gà trắng siêu thịt từ 1 đến 14 ngày tuổi 23,5 3150
- 35 24 PV12S TĂ HH cho gà trắng siêu thịt từ 15 đến 28 ngày tuổi 22 3150 25 PV13STG TĂ HH cho gà trắng siêu thịt từ 29 đến 42 ngày tuổi 20,5 3050 26 PV14STG TĂ HH cho gà trắng siêu thịt từ 43 đến xuất bán 18,5 3150 Thức ăn cho gà thả đồi 27 PV11TD TĂ HH cho gà thả đồi từ 1 đến 14 ngày tuổi 20 3050 28 PV12TD TĂ HH cho gà thả đồi từ 15 đến 42 ngày tuổi 18,5 3050 29 PV13TD TĂ HH cho gà thả đồi từ 43 đến 65 ngày tuổi 17 3150 30 PV14TDTG TĂ HH cho gà thả đồi từ 65 ngày tuổi đến xuất bán 15 3150 31 PV15TDTG TĂ HH cho gà thả đồi từ 85 ngày tuổi đến xuất bán 13,5 3150 Thức ăn cho gà hậu bị, gà đẻ 32 TĂ HH cho gà hậu bị siêu trứng từ 1 đến 14 ngày PV11H 19 2850 tuổi 33 TĂ HH cho gà hậu bị siêu trứng từ 15 đến 42 ngày PV12H 17,5 2750 tuổi 34 PV14H TĂ HH cho gà hậu bị siêu trứng từ 7 tuần đến vào đẻ 15,5 2750 35 PV15TG TĂ HH cho gà đẻ 18,5 2800 36 PV16A TĂ HH cho gà đẻ Ai Cập 16,5 2800 37 PV17TG TĂ HH cho gà đẻ Siêu trứng 19 2850 Thức ăn cho cút 38 PV51 TĂ HH cho cút hậu bị từ 1 đến 35 ngày tuổi 23,5 3250 39 PV52TG TĂ HH cho cút đẻ 22,5 3250 Thức ăn cho vịt, ngan 40 PV31 TĂ HH cho vịt ngan siêu thịt từ 1 đến 14 ngày tuổi 21,5 3150 41 PV32 TĂ HH cho vịt ngan siêu thịt từ 15 đến 42 ngày tuổi 20 3000 42 PV33 TĂ HH cho vịt ngan siêu thịt từ 43 đến ngày xuất bán 19 2900 43 PV35TG TĂ HH cho vịt, ngan đẻ 19 2900 44 PV36STG TĂ HH cho vịt siêu trứng 19,5 2950 45 PV37TG TĂ HH cho vịt, ngan chạy đồng 18 3050 Ghi chú: TĂHH : Thức ăn hỗn hợp
- 36 Số liệu bảng 4.5 cho thấy: - Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Happy feed có bộ sản phẩm cực kỳ đa dạng gồm 45 sản phẩm và và mỗi sản phẩm là một công thức khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng đặc biệt là trong thời gian thị trường biến động nhiều như hiện nay. Đặc biệt tuy nhiều sản phẩm nhưng các sản phẩm của công ty đều được bà con đánh giá chất lượng cao và tin dùng. - Công ty có quy mô sản xuất lớn, hiện đại, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP. Các nhà máy sản xuất thuốc đều thực hiện tốt các quy định của GMP. - Các nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Happy feed là: Nhóm thức ăn chăn nuôi, nhóm vaccine cho cả đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm, kháng sinh tiêm cao cấp dạng dung dịch và huyễn dịch, kháng sinh bột hay premix, nhóm trị ký sinh trùng, nhóm thuốc sát trùng và nhóm chế phẩm sinh học. - Nhóm sản phẩm thế mạnh của Happy feed là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho gia cầm đẻ như: PV35TG, PV36S được các giới chuyên môn đánh giá rất cao, bà con tin tưởng sử dụng. Kết quả thực tế cho thấy vịt đẻ với tỷ lệ đẻ cao kể cả vào mùa đông vẫn đạt từ 85 - 90%. Khối lượng trứng to và kích thước đều. - Đặc biệt, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty đều không chứa các chất kháng sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép. Nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho nên không có hiện tượng tồn dư chất bảo vệ thực vật. Để chứng minh sản phẩm an toàn thì thực tế kết quả chăn nuôi với tỷ lệ đẻ và kích thước trứng đã cho thấy sản phẩm của công ty hoàn toàn đảm bảo vệ sinh, chất lượng.
- 37 - Mặt khác, trong khi thị trường đang khó khăn về giá cả chăn nuôi thì công ty đã đưa ra các phương án khác nhau nhằm hỗ trợ người chăn nuôi như: Hỗ trợ về giá, mỗi sản phẩm xuất bán ra thị trường đều giảm 500 - 1000đ/1kg trong một thời gian một năm. Khi đã hết thời gian của quá trình trợ giá thì công ty lại tiếp tục đưa ra phương án tạo ra các sản phẩm giá thành thấp để phục vụ người dân mà vẫn đảm vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều đó cho thấy tâm huyết của công ty với người chăn nuôi. Tạo mọi điều kiện giúp đỡ người chăn nuôi tron thời gian khó khăn. Bảng 4.6. 25 Ưu Việt của HAPPYFEED STT Nội dung ưu việt STT Nội dung ưu việt 1 Rang chín 14 Chế độ 2 Nghiền siêu nhỏ 15 Tư vấn kỹ thuật 3 Nổ bỏng 16 Hội thảo 4 Công suất 17 Chăm sóc 5 Khoáng cân đối 18 Kênh phân phối 6 Vitamin cân đối 19 Quản trị khách hàng 7 Axit amin cân đối 20 Thương hiệu 8 Thuốc bổ 21 Nhân sự 9 Men + khuyến mãi 22 Quy cách đa dạng 10 Thuốc + khuyến mãi 23 Đam mê 11 Vaccine + khuyến mãi 24 Công nghệ 12 Dịch vụ chuyên nghiệp 25 Uy tín 13 Hỗ trợ vận chuyển Nội dung bảng 4.6 là các lợi thế khi khách hàng sử dụng sản phẩm Happyfeed. Các hộ chăn nuôi sẽ tiếp cận được các công nghệ khoa học và chăn nuôi, được đi một số hội thảo của công ty về sản phẩm thức ăn chăn nuôi, bệnh trên vật nuôi, cách phòng và điều trị bệnh sao cho đúng.
- 38 Mục đích của bảng 4.6 là mang đến cho khách hàng sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kin tế cao. Trong thời gian thực tập tại công ty em đã theo dõi vùng thị trường và trực tiếp quản lý trong 6 tháng từ (tháng 11/2017 - 5/2018). Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của HAPPY FEED từ tháng 11/2017 - 5/2018 tại huyện Yên Thế - Bắc Giang (Đơn vị: Tấn) Doanh số Thức ăn Thức ăn Thức ăn Tháng Mức khoán đạt được cho lợn cho gà cho vịt 12 30 0 0 0 0 1 30 5 0 5 0 2 30 15 3 8 4 3 50 18 5 10 3 4 50 25 6 15 4 5 50 40 8 20 12 Tổng 240 103 22 58 23 Qua bảng 4.7 cho thấy mức khoán doanh số của công ty khoán cho em là tăng lên theo tháng từ 30 tấn/tháng - 50 tấn/tháng. Trong khoảng thời gian tháng 5/2018 là doanh số cao nhất (40 tấn/tháng) do đã có được kinh nghiệm bán hàng hơn so với các tháng trước và do đảm bảo về chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng. Trong tháng 12/2017 là doanh số bán hàng thấp nhất có mức doanh số bán hàng thấp nhất (0 tấn), do là chưa có kinh nghiệm trong vấn đề bán hàng và đồng thời phải đi tìm hiểu cung đường đi. Trong đó có thể thấy sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho gà là mặt hàng chiếm nhiều ưu thế nhất về mặt doanh số bán hàng 58 tấn, thức ăn hỗn hợp lợn 22 tấn và thức ăn hỗn hợp vịt là 23 tấn.
- 39 Nguyên nhân sản phẩm cám gà đạt doanh số cao nhất là do trong vùng Yên Thế các trang trại tập trung vào phát triển chăn nuôi gà với thương hiệu “Gà Đồi Yên Thế”. Đối với sản phẩm trên con lợn thì công ty không đi sâu vào sản phẩm dành cho lợn do biến động thị trường giá thịt lợn xuống rất thấp nên người chăn nuôi cũng khá khó khăn về tài chính nên họ đã giảm số lượng đầu con rất nhiều. Nhiều trang trại chỉ cho lợn đảm bảo duy trì để qua thời kỳ bão giá. Về dòng sản phẩm con vịt thì do vùng thị trường chăn nuôi khá là ít vịt nên doanh số không được cao. Bảng 4.8. Danh sách các đại lý và trang trại phân phối và sử dụng sản phẩm Happy feed trong 6 tháng vừa qua (Đơn vị:tấn) Thức ăn Thức ăn Thức ăn Tên đại lý Sản lượng cho lợn cho gà cho vịt Vũ Thị Thanh 60 12 30 18 Kiều Kiểm 20 3 12 5 Dung Kiên 13 2 8 3 Hải Yến 10 2 6 2 Tiêu thụ Tên trang trại Loại vật nuôi Số lượng (tấn) Trần Văn Đoàn Gà thịt 2000 3 Ngô Văn Phú Gà thịt 2500 5 Ngô Văn Quý Gà thịt 4000 5 Vi Văn Oanh Gà thịt 3000 7 Nguyễn Thế Đăng Gà thịt 2000 4 Bùi Xuân Trường Gà thịt 1500 5 Trần Văn Công Gà thịt 2500 4 Bùi Thị Lệ Vịt đẻ 3000 5 Ông Vĩnh Vịt đẻ 2000 2
- 40 Tiêu thụ Tên trang trại Loại vật nuôi Số lượng (tấn) Vi Văn Lục Vịt thịt 5000 18 Hồng Thúy Vịt thịt 3000 3 Hường Nhẫn Vịt đẻ 1200 6 Kiên Thu Vịt đẻ 2400 2,5 Ngô Văn Phúc Vịt đẻ 3500 8 Nguyễn Thế Khoa Gà thịt 4000 6 Thảo Thể Gà thịt 1500 2 Bà May Gà thịt 3000 7 Hà Thành Gà thịt 2000 8 Chi Bổng Gà thịt 6000 15 Mạnh Hà Gà thịt 5000 11 Kiều Kiểm Vịt đẻ 3500 13 Biết Hùng Gà đẻ 2000 8 Bình Hoạt Gà thịt 3000 14 Nguyễn Văn Thái Gà thịt 4000 15 Tuân Liên Gà đẻ 3000 9 Thiết Chính Gà đẻ 2500 4 Tài Tin Lợn nái 10 4 Liên Hiệp Lợn nái 14 6 Kiên Thúy Lợn thịt 50 17 Hoa Thảo Lợn thịt 44 13 Thi Hồng Vịt thịt 6000 15 Quân Tuyết Lợn thịt 70 6 Hiền Tâm Vịt đẻ 1200 14 Minh Phượng Gà thịt 3000 12 Hoa Bình Lợn thịt 60 4 Hương Phương Lợn thịt 40 6
- 41 Qua bảng 4.8 cho ta thấy được số lượng các đại lý và trang trại tiêu thụ và sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty. Biết được các đại lý bán được doanh số trong tổng 6 tháng em đã thực tập và biết được số loại con vật nuôi mà chủ trang trại chăn nuôi, số lượng đầu con mà các trang trại chăn nuôi, số lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi mà các trang trại sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong thời gian em thực tập tại huyện. 4.3. Công tác hỗ trợ chăm sóc và tư vấn kỹ thuật cho trại Trong quá trình thực tập tại vùng thị trường em đã tư vấn cho một số chủ trang trại về cách thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, tư vấn về các kỹ thuật thông số khi xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc con vật. Diện tích từng ô chuồng nuôi, cách thức lắp máng ăn máng uống sao cho hợp lý dễ dàng cho ăn và vệ sinh, mật độ nuôi nhốt đối với các đàn gia súc, gia cầm . 4.3.1. Đối với lợn * Đối với lợn thịt: Giai đoạn sau cai sữa từ (8 - 10kg/con). Giai đoạn này rất nhạy cảm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng về sau: diện tích khoảng 0,5 - 0,7 m2/con. Phân đàn theo khối lượng, mỗi nhóm có thể nhốt 20 - 30 con /ô chuồng nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng protein, vitamin và chất khoáng phải đầy đủ để cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá cao (chú ý: Giai đoạn sau cai sữa, lợn con tiếp tục cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát triển cơ xương. Điểm quan trọng nhất là không để lợn con bị sinh trưởng kém, lợn con cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày 4 - 5 bữa. Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông. Lợn cần được chống rét, ẩm để phòng tránh bệnh hô hấp. Vì lớp mỡ dưới da của lợn con rất mỏng . - Đối với lợn choai từ 25 - 30kg/con đến 55 - 60kg/con. Đặc điểm của giai đoạn này là lợn choai có khả năng tiêu hóa vầ hấp thu chất dinh dưỡng của các loại thức ăn cao. Giai doạn này lợn phàm ăn khả năng lợi dụng thức
- 42 ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Từ đặc tính đó lên cung cấp một số khẩu phần thức ăn thô xanh như bèo tây, phế phụ phẩm nông nghiệp chế biến như bã bia ,đậu nành để đảm bảo dinh dưỡng mà tiết kiệm chi phí thức ăn. Tăng cường vận động, tắm chải cho lợn. Giai đoạn này lên để 10 - 12con/1 ô chuồng. Diện tích khoảng 0,6 - 1 m2/con, chuồng cần nhiều ánh sáng, hệ số chiếu sáng 1/7 - 1/8. - Đối với giai đoạn nuôi béo: giai đoạn này từ 55 - 60 kg đến 85 - 105 kg. Đặc điểm của giai đoạn này hệ thống cơ và xương phát triển chậm lại nhưng sự tích lũy mỡ thì bắt đầu mạnh. Thức ăn giai đoạn này cần có năng lượng cao nhưng hàm lượng protein thấp. Nếu cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột sẽ cho chất lượng thịt, mỡ, mùi vị thơm ngon. Nên cho lợn ăn tự do theo khả năng của lợn để tăng khối lượng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chăm sóc lúc này nên giảm bớt vận động của lợn thịt để hạn chế tiêu hao năng lượng. Vì vậy, chuồng lợn vỗ béo không cần sân vận động. Chế độ chiếu sáng cũng hạn chế cả thời gian và cường độ, hệ số chiếu sáng 1/16 - 1/18. Ở giai đoạn này cần chú ý chống nóng nhiều hơn cho lợn, nhất là mùa hè. * Đối với lợn nái: Đối với lợn nái hậu bị khi bắt đầu được đưa lên chuồng nhốt riêng phải đảm bảo được yếu tốt đầu tiên là thể trạng tầm vóc đúng với thời gian sinh trưởng và giống. Lợn không được quá béo cũng không quá gầy. Chọn những con khỏe mạnh, lông da mịn, hồng hào, mắt tinh đi lại nhanh nhẹn, không có khuyết tật như úng dốn, đi vòng kiềng đi chữ bát. Chọn những con có thân hình cân đối, mông nở, 4 chân khỏe mạnh, móng chân phát triển đều, số lượng vú nhiều (>12 vú), khoảng cách giữa các vú đều nhau, lỗ rõ đầu, không có vú kẹ, âm hộ phát triển. - Lợn nái mang thai: Thời gian chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày (113-116). Người ta chia thời gian chửa của lợn nái làm 2 thời kỳ:
- 43 + Thời kỳ chửa I: Là thời gian lợn chửa 85 ngày đầu tiên + Thời kỳ chửa II: Là thời gian lợn chửa từ ngày chửa thứ 85 đến lúc đẻ Giai đoạn chử kỳ I, II dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13 - 14%, năng lượng trao đổi không dưới 2900 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Nhưng giai đoạn II, mức ăn cần phải tăng từ 15 - 20% cao hơn giai đoạn chửa kỳ I. Giai đoạn chửa kỳ I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn nái giai đoạn này là để duy trì lợn nái, một phần không đáng kể nuôi bào thai. Giai đoạn II, tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng loại giống. (VD: lợn Landrace có khối lượng 1,4 kg/con, lợn Yorkshire có khối lượng sơ sinh lớn hơn hoặc bằng 1,3 kg/con, lợn Móng Cái đạt 0,5 - 0,7 kg/con. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa /ngày chúng ta cần chú ý các yếu tố sau: Giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn chửa (chửa kỳ I, hay kỳ II), thể trạng của lợn nái (gầy hay béo), tình trạng sức khỏe của lợn nái, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn. VD: lợn nái chửa kỳ II cho ăn nhiều hơn lợn nái chửa kỳ I, lợn nái gầy cho ăn nhiều hơn lợn nái bình thường, mùa đông khi cho nhiệt độ xuống dưới 15 độ thì cho lợn nái ăn nhiều hơn 0,3 - 0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ 25 - 30 độ để tăng khả năng chống rét cho lợn Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn 10 - 15% vì ngoài cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể lợn mẹ. Đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và sẽ làm tăng số con đẻ ra trên lứa. Thời gian cho ăn phụ thuộc vào tuổi cái sữa cho lợn con, nếu cai sữa từ 21 - 28 ngày cho ăn tăng từ 8 - 10 ngày, nếu cai sữa 35 ngày cho ăn tăng trung bình 3 - 7 ngày. Lượng thức ăn
- 44 cho ăn tăng phụ thuộc vào thể trạng con mẹ, nếu thể trạng gầy cho ăn nhiều hơn, nếu béo cho ăn tăng như lợn có thể trang bình thường. Mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại được trình bày trên bảng 4.5. Đối với lợn nái nội khối lượng khoảng 65 - 85kg, ở giai đoạn chửa kỳ I cho ăn 1,1 - 1,2kg thức ăn tinh cộng thêm 1 - 2 kg thức ăn xanh /ngày .giai đoạn chửa kỳ II cho ăn tăng thêm khoảng 20 - 25% so với lợn nái chửa kỳ I, mức cho ăn từ 1,4 - 1,5kg thức ăn tinh. Lợn cần được bổ sung đầy đủ các chất vitamin để tăng cường chuyển hóa thức ăn và chống táo bón. Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm thức ăn đạm để phòng bệnh sưng vú do căng sữa sau đẻ. Số bữa cho ăn /ngày: Ngày cho ăn 2 bữa (sáng, chiều), cho ăn thức ăn tinh trước, ăn sau xanh sau (nếu có). Cần cung cấp đủ nước sạch cho lợn nái chửa. Bảng 4.9. Lượng thức ăn cho lợn nái chửa giống ngoại (kg thức ăn /nái/ngày) Thể trạng lợn nái Giai đoạn Nái bình Nái gầy Nái béo thường Từ phối giống đến 21 ngày 1,5 + rau 2,5 2,0 xanh Từ 22-88 ngày sau phối giống 1,5 + rau 2,5 2,0 xanh Từ 85-110 ngày sau phối giống 3,0 2,5 2,5 Từ 111-112 ngày sau phối giống 2,0 2,0 2,0 Ngày 113 sau phối giống 1,5 1,5 1,5 Ngày cắm ổ đẻ 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) Nước uống Tự do Tự do Tự do Nguồn: Trần Văn Phùng và cs(2004) [14]
- 45 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa: Vấn đề quan trọng nhất trong công tác chăm sóc quản lý lợn nái chửa là phòng bênh sảy thai, nghĩa là cần phải làm tốt công tác công tác bảo vệ thai, làm cho thai sinh trưởng phát dục bình thường tránh các tác động cơ giới gây đẻ non hoặc sảy thai, nhất là trong giai đoạn chửa kỳ II. Những nguyên nhân gây sảy thai có thể là nền chuồng hoặc sân chơi không bằng phẳng, mấp mô, làm cho lợn bị trượt ngã, cửa ra vào quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô nhau, do đánh đuổi lợn quá gấp, do tắm nước quá lạnh Việc tắm chải cho lợn nái chửa là rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, gây cảm giác dễ chịu, lợn cảm thấy thoải mái kích thích tính thèm ăn, phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra còn tạo điều kiện gần gũi giữa người và lợn nái thể thuận tiện cho việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái khi đẻ. Việc tắm cho lợn cần tiến hành hằng ngày, đặc biệt trong mùa hè nóng bức, ngoài các tác dụng kể trên còn có tác dụng chống nóng cho lợn chửa. Chuồng trại phải đảm bảo đúng quy định cho lợn nái chửa, theo từng thời kỳ chửa. Mật độ nhốt: mỗi con một ô chuồng với kiểu nuôi công nghiệp. Trước khi đẻ 1 tuần chuyển lên sàn đẻ. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông. Cần tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho lợn chửa nghỉ ngơi dưỡng thai. Không gây tiếng ốn để ảnh hưởng đến lợn. Mỗi nái cần có một phiếu theo dõi tình hình chửa như thời gian chửa, những biến cố xảy ra trong quá trình mang thai, nguy cơ sảy thai, tỷ lệ chết thai ,để có biện pháp xử lý.
- 46 4.3.2. Đối với vịt * Đối với vịt nuôi thương phẩm: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ máng ăn, máng uống, đệm nót, chuồng quây úm vịt con, thức ăn. Sau khi vịt được bắt về không lên cho vịt ăn ngay mà cần cho uống nước bổ xung chất điện giải Gluco K - C. Nhằm mục đích chống mất nước cho vịt và làm giảm stress, sau đó khoảng 2 giờ mới cho ăn thức ăn. Tư vấn cho chủ trang trại sử dụng bộ sản phẩm cám vịt thịt của Happyfed thuộc công ty Đức Hạnh Marphavet. + Giai đoạn I: Từ 1đến 14 ngày tuổi sử dụng sản phẩm PV 31 với độ đạm 21 % và 3100 kcal/kg. + Giai đoạn II: Từ 15 đến 42 ngày tuổi sử dụng sản phẩm PV 32 với độ đạm 19,5% và năng lượng 2950 kcal/kg. + Giai đoạn III: Từ 43 ngày đến xuất bán sử dụng sản phẩm PV33 với độ đạm 18,5% và năng lượng 2985 kcal/kg. - Đối với vịt nuôi thịt giống Broiler (Vịt C.V.Super M) + Lượng thức ăn hàng ngày của vịt cũng phải được phân chia theo từng giai đoạn. Bảng 4.10. Định mức ăn của vịt thịt Tuần tuổi g/con/ngày 1 35 2 95 3 135 4 175 5 205 6 225 7 245 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên,Viện Chăn nuôi [2014]
- 47 Trong bảng 4.10: Lượng thức ăn được tính cho một đầu con vịt trong 7 tuần tuổi. Lượng thức ăn trong ngày và trong tuần được tính theo lượng thức ăn vịt ăn trong ngày và nhân cho 7 ngày trong một tuần đó ra lượng cộng dồn thức ăn trong tuần. Để làm sao đảm bảo được nhu cầu ăn của vịt và tránh được sự lãng phí thức ăn, đặc biệt hơn nữa là có thể bị dưa thừa thức ăn dẫn đến tình trạng thức ăn ôi thiu bị mốc dẫn tới vịt ăn bị mắc bệnh. Với kiểu cách các trang trại chăn nuôi trên sàn lưới mật độ nuôi nhốt (con/m2). 1 tuần tuổi 18 - 25 2 tuần tuổi 15 - 17 3 tuần tuổi 8 - 10 >4 tuần tuổi 5 - 6 Đối với nhu cầu nước của vịt phải được uống nước 24/24h. Nhu cầu uống nước của vịt như sau: Tuần đầu tiên 200 - 220 ml; Tuần thức 2 từ 450 – 500 ml; Tuần thứ 3 từ 550 – 650 ml; Tuần thứ 4 từ 650 – 700 ml; Tuần thứ 5 từ 750 – 800 ml; Sau tuần thứ 6 từ 1.000 - 1.200 ml. Chăm sóc và quản lý đàn vịt thịt: Hàng ngày kiểm tra đàn vịt ở chuồng nuôi để đánh giá chính xác trạng thái sinh lý sức khỏe của đàn vịt. Vịt ốm yếu phải được tách ra khỏi đàn để điều trị hay xử lý. Vịt chết phải được mổ khám,chẩ:n đoán và xử lý theo quy định cho từng bệnh. Chất độn chuồng, phân vịt phải được đem đi ủ, xử lý đúng nơi, đúng phương pháp để chánh mầm bệnh. Tiêm phòng vaccine theo đúng quy trình. - Đối vơi vịt đẻ siêu trứng TC: + Vịt hậu bị giai đoạn 56-140 ngày: Giai đoạn vịt hậu bị từ 56 ngày tuổi đến khi đẻ. Trong suốt thời gian này vịt phát triển dưới điều kiện khí hậu tự nhiên. Cho vịt ăn hạn chế cả về số và chất lượng để đạt ở khối lượng mức yêu cầu của giống , bảo đảm cho vịt có năng suất đẻ trứng cao trong giai đoạn
- 48 sinh sản, có sức đề kháng tốt với dịch bệnh và thời tiết. Vịt trống và vịt mái được nuôi chung cùng một đàn. Điều kiện khí hậu: Vịt đòi hỏi khí hậu không ngặt nghèo. Song cần lưu ý trong thời gian thay lông vịt mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa, do đó trong thời gian này chuồng nuôi phải sạch và khô ráo. Mùa hè phải có bóng râm cho vịt tránh nắng. Sân chơi: Sân chơi tốt cho vịt hậu bị là bãi cát, bãi cỏ. Trước khi sử dụng phải dọn sạch và tiêu độc. Sân chơi cho vịt cũng có thể là sân gạch hoặc bê tông. Sân chơi phải nhẵn để tránh những sây sát ở gân bàn chân tạo cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nước uống và nước tắm: Vịt hậu bị luôn cần nước để uống và bơi làm sạch bộ lông, vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước sạch đủ tiêu chuẩn cho vịt bơi lội và uống. Thức ăn: Yêu cầu dinh dưỡng của vịt chuyên trứng trong giai đoạn 9- 20 tuần tuổi như sau: Protein thô:13%; năng lượng: 2.400 kcal/kg. Lượng thức ăn trong giai đoạn hậu bị cho một con trong ngày: 9 - 13 tuần: 74 g/con/ngày 14 - 27 tuần: 80 g/con/ngày 18 tuần: 100 g/con/ngày 20 tuần: 110 g/con/ngày 21 tuần: 120 g/con/ngày Từ 20 - 21 tuần tuổi vịt ăn theo khẩu phần vịt đẻ từ 17% protein thô và 2.800 kcal/kg. - Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản + Chuyển vịt vào chuồng nuôi vịt đẻ: Vịt hậu bị phải được chuyển vào chuồng nuôi vịt đẻ ít nhất 2 tuần trước khi vào đẻ. Thông qua chọn lọc ngoại hình, chỉ đưa những vịt trống, mái đạt tiêu chuẩn giống vào đàn sinh sản.
- 49 Tỷ lệ trống mái phụ thuộc vào điều kiện, phương thức nuôi. Nuôi gia đình tỷ lệ là 1 trống 8 mái, nuôi quần thể 1 trống 9 - 10 mái. Điều kiện khí hậu chuồng nuôi: Tạo điều kiện khí hậu cho vịt đẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho vịt đẻ từ 16 - 220C và độ ẩm 60 - 80%. Chuồng phải luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát. Sân chơi nên làm bằng cát, bãi cỏ sạch hoặc bê tông. Sân chơi hơi dốc ra ngoài để dễ thoát nước, dọc sân chơi nên có cây mát để chắn gió. Với chuồng dùng máng uống nước cần phải có tấm ngăn, chụp máng tránh vịt vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi thì phải thường xuyên thay nước để giữ cho nước sạch. Mật độ: Đối với chuồng nuôi có sân chơi, mật độ 4 con/m2 nền chuồng là phù hợp. Nếu mật độ quá cao sẽ làm giảm năng suất đẻ trứng và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu đi. Nhưng mật độ xấu đi sẽ ảnh hưởng đến năng suất kinh tế khi sử dụng chuồng. Ánh sáng và chế độ chiếu sáng: Trước khi vịt đẻ 5 tuần cần đảm bảo 10 giờ chiếu sáng. Trước khi vịt đẻ 4 tuần cần đảm bảo 12 giờ chiếu sáng. Sau đó cứ mỗi tuần tăng lên 1 giờ cho đến khi đạt mức 17 giờ /ngày. Cường độ chiếu sáng trong giai đoạn vịt đẻ là 5w /m2 diện tích chuồng. Cung cấp nước: Nếu nuôi vịt có mương bơi thì phải thường xuyên thay nước sạch. Nếu sân chơi không có mương bơi thì máng uống đặt dưới sân chơi có tấm chắn không cho vịt bơi vào trong máng uống. Hằng ngày phải thay nước uống 2 lần, đảm bảo đủ nước sạch cho vịt uống. Nếu nuôi chăn thả, hằng ngày buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tối nên để cho vịt bơi ở những ao hồ có nước sạch để vịt uống, giao phối và làm sạch lông. Mùa hè cần che máng uống tránh để vịt uống nước nóng. Nhu cầu nước phụ thuộc vào khả năng đẻ trứng,nhu cầu hằng ngày từ 600 – 700 ml/con/ngày.
- 50 Thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Thức ăn phải phù hợp với sức đẻ trứng của vịt. Yêu cầu cho mỗi kg thức ăn của vịt đẻ chuyên trứng là: protein thô 17%; năng lượng 2.800 kcal/kg thức ăn; lysin: 8,5g/kg methionin: 6,0 g/kg, caxi: 27,5 g/kg thức ăn; phốt pho : 6,5 g/kg thức ăn. Trong thực tế, ít khi vịt đẻ hướng trứng ăn hết định lượng thức ăn trong ngày, vì thế phải ăn cho làm nhiều lần/ngà, kể cả ban đêm, để kích thích vịt ăn nhiều, ăn hết khẩu phần. Thu nhặt trứng: Trước khi vịt đẻ 2 tuần, phải có tổ đẻ trong chuồng, chất độn tổ đẻ phải được thay thường xuyên .Trứng thu nhặt vào sáng sớm 6- 7h sáng. Sau khi nhặt trứng phải tiến hành chọn loại trứng. Trứng ấp phải được sát trùng lần thứ nhất sau khi nhặt trứng bằng xông khí Formalin. -10 gam thuốc tím -20 ml formalin Kiểm tra sức khỏe đàn vịt: Hằng ngày ,buổi sáng sớm phải kiểm tra tình hình đàn vịt. Nếu phát hiện có sự thay đổi khác thường phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để kịp thời can thiệp. Luôn luôn kiểm tra tỷ lệ trống mái trong đàn, để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Chuồng và tổ đẻ phải luôn khô ráo sạch sẽ. Phòng bệnh: Phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc công tác phòng trừ diệt bệnh, phải có hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, trước cổng ra vào chuồng trại cần phải có hố sát trùng. Những người không có trách nhiệm với đàn vịt không được phép ra vào khu vực chăn nuôi. Công nhân chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật phụ trách và bác sĩ thú y trực tiếp mới được vào chuồng trại. 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn vật nuôi sử dụng sản phẩm Happy feed Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn, gà, vịt tại vùng thị trường. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh
- 51 thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại vùng. * Bệnh E.Coli Sưng phù đầu - Triệu chứng: Da nhăn nheo do mất nước, lợn đi chao đảo, hay nằm, tư thế ngồi kiểu chó ngồi. - Hiện tượng phù thũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh,thường thấy ở vùng đầu như: phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài, phù ở hầu chèn ép dẫn đến những biểu hiện thần kinh như: co giật liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường. * Bệnh viêm màng phổi phổi dính sườn - Triệu chứng: Bệnh sảy ra đột ngột trên một số con và bệnh sảy ra ở thể quá cấp tính. Lợn khó thở, một số trường hợp lợn con chậm lớn. - Con vật sốt từ 40,5 - 42oC, lờ đờ ăn ít hoặc bỏ ăn, nhịp tim tăng (160 lần/phút). - Lợn thở gấp và hay chết đột tử, kèm theo đau khớp, dáng đi chậm chạp, què, thường ngồi như chó ngồi. Một hay nhiều khớp bị sưng nóng, đau thường gặp nhiều ở các ổ khớp chân. - Lợn đi chậm chạp, hai chân sau loạng choạng và hay ngã về một bên * Bệnh tụ huyết trùng lợn - Thể cấp tính: Sốt cao, ho, ấm vùng ngực, xuất hiện nhiều vệt tím trên da, vùng hầu, niêm mạc tím tái, chảy nước mũi có lẫn máu. Khi mổ thấy xuất huyết niêm mạc, các cơ quan phổi gan. Vùng cổ ngực bị phù dưới da, bao tim và vùng xoang bụng tích đầy nước. Lợn chết sau 3 - 4 ngày xuất huyết. Khi phẫu thuật thấy viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hóa, trên da có những vết bầm đỏ sẫm ở ngực, chân, bụng. Viêm bao tim tích nước có khi xuất huyết. Hạch sưng to, tụ máu, ruột và dạ dày bị viêm, thận tụ máu.
- 52 Thể mãn tính: Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40 - 41 oC. Thể này thường kế tiếp sau thể cấp tính. Lợn có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, khò khè, gầy yếu, ho từng hồi, kéo dài, ho nhiều khi vận động, mũi khô hoặc có dịch mũi đặc, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón). Khớp xương bị viêm, sưng nóng, đau, nhất là khớp đầu gối, da đỏ ửng từng mảng, bong vẩy. Những chỗ da mỏng như bụng, tai, dưới đùi, bẹn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ. Khi phẫu thuật thấy màng phổi và màng hoành cách mô bị viêm dính. Màng phổi bị dính vào lồng ngực hoặc có những abcess (những chỗ bị sưng, viêm) phổi. Hạch bạch huyết bị bã đậu, có mủ. Khí quản và phế quản tụ máu, xuất huyết. * Bệnh phó thương hàn lợn (Salmonellosis) Bệnh thấy nhiều ở lợn con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi. Lợn có triệu chứng bú ít, giảm ăn hoặc không ăn, uống nhiều nước lạnh, ăn rau, gặm tường, lông xù, nổi da gà, màu da trắng nhạt, đứng run run như bị sốt rét, sờ tai lúc đầu thấy nóng hơn bình thường về sau thấy tai lạnh do cơ thể sốt cao, kiểm tra nhiệt độ thấy sốt cao 40 – 410C về sau 2 – 3 ngày nhiệt độ giảm còn 39 – 400C. Phân lúc đầu táo, màu đen có màng nhày sau 1 – 3 ngày phân lỏng màu đen thối khắm do bị bong niêm mạc ruột và theo phân ra ngoài, lợn nôn mửa. Sau 4 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai tím đỏ xuất huyết. Sau đó lan sang xuất huyết ở 4 chân, ria bụng, da mũi , về sau con vật ho, khó thở, suy nhược, tim đập yếu rồi chết. Trường hợp mãn tính con vật ỉa chảy, xen kẽ đi táo, thường phân lỏng vàng và rất thối, đi tháo kéo theo niêm mạc (nếu có con chết mổ khám để phân biệt với bệnh dịch tả). Ở lợn nái thương bị xẩy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ hoặc lợn con chết khi sinh, sót nhau, viêm tử cung. * Bệnh thiếu Canxi, Phốt pho ở gia cầm - Triệu chứng: Gà con gà gà giò, đi lại không bình thường, co giật và run rẩy. Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau. Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật
- 53 lạ sau tiêu chảy. Bệnh kéo dài dẫn đến chân gà khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng trụy tim mạch, viêm ruột Ở gà đẻ, trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ, sau đó ngưng đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp. * Bệnh Dịch tả vịt - Triêu chứng: Bệnh có 3 biểu hiện: * Thể quá cấp - Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, chết nhanh như cúm gia cầm mà không quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng nào bởi chủng virus dịch tả có độc lực quá cao. * Thể cấp tính - Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở trong thực tế chăn nuôi tại Việt Nam. - Vịt, ngan sốt cao trên 440C, lờ đờ, ăn kém, ngại bơi lội hay nằm, khi quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, nước mũi, khi xua đuổi thấy chúng hay ngã bên này bên kia. - Vịt, ngan bệnh tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu, xung quanh lỗ huyệt bẩn. Lúc này chúng bỏ ăn và bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt có dính liền với nhau. Đầu bị phù, nên một trong hai bên hoặc cả hai bên sưng to. Khi xua đuổi, chúng chạy cả bằng khủy chân, mất tiếng kêu tự nhiên, đầu cúi chúi xuống đất. - Ở vịt đực thấy dương vật thò lò ra ngoài, sưng to và được phủ một lớp màng mỏng trắng đục, ở vịt cái thấy giảm đẻ, thậm chí tắt đẻ. - Sau 5 - 7 ngày bị bệnh thấy tiêu chảy càng mạnh, vịt ngan bỏ ăn hoàn toàn, tiếng kêu lạc, thậm chí mất tiếng, bại chân, liệt cánh, gầy rộc, bắt đầu chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên tới 100%. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh ở đàn gia súc,gia cầm sử dụng sản phẩm HAPPY FEED được trình bày trong bảng 4.11.
- 54 Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh ở đàn gia súc, gia cầm tại các trang trại huyện Yên Thế sử dụng sản phẩm Happy feed Chỉ tiêu theo dõi Số con Số con Loại theo mắc Tỷ lệ Tên Trại Tên bệnh vật nuôi dõi bệnh (%) (con) (con) Bệnh E.Coli sưng Chi Bổng lợn thịt 50 5 10 phù đầu Trần Văn Đoàn Bệnh Dịch tả vịt. vịt đẻ 4000 1200 30 Kiều Kiểm Bệnh Tụ huyết trùng lợn lợn nái 50 3 6 Vũ Thị Thanh Bệnh Phó thương hàn lợn lợn thịt 60 12 20 Bệnh thiếu Canxi, Dung Kiên gà đẻ 4000 800 20 Phospho ở gia cầm. Bệnh viêm màng phổi Hà Thành lợn thịt 50 8 16 phổi dính sườn Trong bảng 4.11 này cho thấy, một số trang trại sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed đã được các cán bộ thị trường công ty chẩn đoán một số bệnh. Trong đó có 5 con lợn mắc bệnh E.Coli sưng phù đầu trong tổng 50 con lợn thịt của trại Chi Bổng chiếm 10%. Trại Trần Văn Đoàn có 1200 con bị mắc bệnh dịch tả vịt trong tổng số 4000 con chiếm 30% tổng đàn. Trại Kiều Kiểm có 3 trong tổng số 50 con mắc bệnh Tụ huyết trùng chiếm 6%. Trại Dung Kiên có 800 con trên tổng số 4000 con gà đẻ mắc bệnh thiếu Canxi, Phospho chiếm 20% tổng đàn. Trại Hà Thành có 8 con trên tổng đàn 50 con bị mắc bệnh viêm màng phổi dính sườn. Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở chăn nuôi không được đảm bảo và nguồn thức ăn không được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Mặt khác do quá trình chăn nuôi chủ trang trại bỏ qua các quá trình vệ sinh chuồng trại và phòng vaccine định kỳ cho vật nuôi.
- 55 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh tại các trang trại sử dụng sản phẩm Happy feed Quá trình thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật thị trường em đã tham gia điều trị bệnh cho đàn vật nuôi sử dụng sản phẩm HAPPY FEED Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn vật nuôi Chỉ tiêu Kết quả Thời gian Thuốc điều trị, Đường dùng Số con Số con Tỷ liều lượng Tiêm thuốc điều trị khỏi lệ (ngày) (con) (con) (%) Tên bệnh MarFluquine 1 ml/10 kg TT Bệnh E.Coli Sưng Tiêm 3 5 3 60 phù đầu Bắp Gluco – k - c 1 ml/10 kg TT Bệnh Dịch Vaccine MAR Liều gấp 1,5-2 Tiêm Tả vịt - Duvac lần dưới ra 1 4000 2800 70 Gluco - k - c 2ml/con cổ MARFLO 1 ml/27 - 35 kg Bệnh Tụ 45% TT Tiêm 3 3 3 100 huyết trùng lợn NAMIN - 1 ml/6 - 9 kg Bắp MAR TT MARFLO 1 ml/27 - 35 kg Bệnh 45% TT Tiêm Phó thương hàn lợn 3 12 8 67 Bắp NAMIN - 1 ml/6 - 9 kg MAR TT Trộn Bệnh thiếu Canxi, Tetra Trứng, vào 7 800 700 87,5 Phospho ở gia cầm. ADE - Trứng thức ăn 1 ml/18 - 20 kg Bệnh BACTAM TT Tiêm Viêm màng phổi 3 8 6 75 Bắp phổi dính sườn MARTOSAL 7 - 10 ml/con
- 56 Bảng 4.12 cho thấy, trong 5 con mắc bệnh sưng phù đầu, điều trị khỏi 3 con tỉ lệ 60%, 3 con bị bệnh tụ huyết trùng điều trị khỏi 3 con tỉ lệ 100% và có 8 con bị bệnh viêm màng phổi dính sườn điều trị khỏi 6 con tỉ lệ 75%. Có 12 con bị bệnh phó thương hàn điều trị khỏi 8 con tỉ lệ 67%. Còn bệnh dịch tả vịt thì là loại bệnh do virus gây ra lên ko có thuốc đặc trị, khi vịt mắc bệnh chỉ tiêm kháng thể dịch tả vịt hoặc vaccine nhược độc dịch tả vịt để cứu vãn những con chưa nhiễm bệnh. Bệnh thiếu canxi, phốt pho ở gia cầm thì ở đây chủ yếu là bệnh mỏng vỏ ở gà sinh sản cho trứng số con mắc 800 con, điều trị khỏi 700 con tỉ lệ 87,5%. Đối với bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn công ty dùng thuốc kháng sinh Marflo - 45% liều 1 ml/27 - 35 kg TT để điều trị và dùng thuốc hạ sốt, hồi sức, hỗ trợ điều trị bệnh Namin - Mar tiêm ngày 1 lần với liều trung bình 1ml/6 - 9kg TT nhằm tăng cường sức đề kháng cho con vật khi tiêm kháng sinh vào cơ thể, điều trị 3 ngày liên tiếp sau khi đã khỏi bổ xung thêm thuốc bổ 39 - Vita - Amin hòa vào nước hoặc trộn vào thức ăn theo liều 1g/2 - 3 lít nước tương đương 1g/15 - 25 kg TT. Bệnh E.Coli sưng phù đầu công ty dùng thuốc Marfluqui liều 1ml/8 - 10 kg TT/lần/3 ngày để điều trị bệnh và dùng thuốc Gluco K - C tiêm ngày 1 lần với liều trung bình 1ml/7 - 10 kg TT để hồi sức, hạ sốt và trống tiêu viêm. Kết hợp bổ xung thêm Sorbitol - Mar tăng cường giải độc, nâng cao sức đề kháng. Phòng ngừa tiêu chảy. Bệnh dịch tả vịt thì không có kháng sinh điều trị, chỉ dùng vaccine phòng bệnh loại vaccine MAR - Duvac liều gấp 1,5 - 2 lần so với bình thường vì như vậy để tiêu diệt những con đã mắc bệnh hoặc có mầm bệnh và giúp những con không bị bệnh có kháng thể miễn nhiễm bệnh kết hợp tiêm Gluco K - C nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể con vịt khi tiêm quá liều vaccine của nhà sản xuất quy định. Sau 3 - 4 ngày, vaccine đã kích thích cơ thể miễn dịch chống lại bệnh dịch tả, nên những con chưa nhiễm bệnh có thể cứu sống. Còn trường hợp
- 57 bệnh đã phát thì tỷ lệ chết 50 - 80% thì không nên tiêm phòng vì sẽ không có tác dụng nữa. Bệnh Viêm màng phổi phổi dính sườn công ty khuyến cáo lên dùng thuốc Bactam vì thuốc này đặc trị kéo dài 72 giờ, tiêm bắp với liều 1ml/18 - 20 kg TT kết hợp với thuốc bồi bổ cơ thể tăng cường sức đề kháng Martosal và kết hợp thêm B - Complex pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn 1 g/3 lít nước uống hoặc trộn 1 - 2 kg thức ăn. Bệnh thiếu Canxi, Phốt pho ở gia cầm ở đây thì là do vấn đề do thức ăn không đảm bảo về Canxi, Phốt pho cho gà mái sinh sản để hình thành lên vỏ trứng lên dẫn đến hiện tượng vỏ mỏng,trứng nhỏ chỉ cần bổ xung Tetra Trứng và ADE - Trứng nhằm tăng cường canxi cho gà mái để tao vỏ trứng với liều dùng 1g/1 kg thức ăn cho ăn trong 7 ngày liên tiếp. 4.5. Kết quả tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed Trong quá trình em đi thị trường do nhu cầu phát triển thị trường nhằm kích cầu tăng doanh số bên công ty đã hỗ trợ vaccine cho một số trạng trại sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed. Và hỗ trợ nhân viên kinh doanh công ty trực tiếp xuống tận trại để tiêm vaccine. Bảng 4.13. Kết quả tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed Bệnh Liều Số con Tỷ lệ an Loại vaccine, Đường Số con Loại được dùng an toàn chế phẩm tiêm tiêm phòng (ml/con) toàn (%) Vịt MAR - Tiêm Dịch tả 2 ml/con 130 130 100 thịt PESU.VAC bắp Gà MAR - Tiêm Newcastle 1 ml/con 5000 4990 99,8 thịt AVINEWM dưới da MAR - Tiêm Vịt đẻ Dịch tả 1 ml/con 15000 1380 92 DUVAC dưới da Vịt MAR - Tiêm Dịch tả 1 ml/con 6000 5980 99,7 thịt DUVAC dưới da
- 58 Bảng 4.13 cho thấy kết quả tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc,gia cầm trong huyện sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed được công ty hỗ trợ miễn phí vaccine và nhân viên kỹ thuật đến tận trại để tiêm. Trong đó, vịt thịt có 130 con được tiêm vaccine số con an toàn 130 tỉ lệ 100%. Gà thịt thì được tiêm vaccine Newcastle có 5000 con được tiêm trong đó có 4990 số con an toàn tỉ lệ 99,8%. Trong quá trình đưa vaccine vào cơ thể gà đã có một vài con trích vaccine sai cách nguyên nhân là do kỹ thuật viên trích nhanh quá dẫn đến mũi kim đâm vào xương cổ gà dẫn đến hiện tượng gà bị chết (chết 10 con). Vịt đẻ được tiêm vaccine dịch tả trước khi đưa vào đẻ 2 tuần. Trong quá trình thực tập em đã được tiêm 15000 con vịt đẻ hậu bị trong đó có trại nhà Kiều Kiểm có 2 đàn vịt đẻ 1 đàn 2000 con vịt già và 1500 vịt mái hậu bị. Trong quá trình chủ trại chăn nuôi đàn vịt mái được mua về ở địa phương khác không có giấy trứng từ xuất xứ và giấy chứng nhận được tiêm vaccine, khoảng 3 tuần sau thì trại bị bùng phát bệnh dịch tả và nguyên 1 đàn 1200 con mới bắt về là chết 100%, còn đàn vịt đẻ già 2000 được tiêm vaccine thì không có hiện tượng bị bệnh. Vịt thịt thì cũng được công ty hỗ trợ vaccine dịch tả vịt để tiêm phòng số con được tiêm 6000 con số con an toàn 5980 con tỉ lệ 99,7% tỉ lệ chết là 0,3% nguyên nhân là khi được tiêm vaccine chủ trại đã cho vịt xuống nước dẫn tới chết 20 con vịt. Tất cả quá trình tiêm vaccine cho vịt đều được diễn ra trong chiều tối để tránh tình trạng vịt đẻ bị strees đẫn đến giảm tỉ lệ cho trứng.
- 59 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Công ty CP Thuốc thú y MARPHAVET đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của WHO. Toàn bộ các khâu được kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn của GMP. Công ty có bộ sản phẩm đa dạng với 45 sản phẩm đăng ký lưu hành. Nhóm sản phẩm mạnh nhất là nhóm dùng cho con đẻ. Huyện Yên Thế - Bắc Giang là một huyện rất rộng và thị trường rất lớn nhưng số lượng đại lý không nhiều. chỉ có 4 đại lý có CODE và 4 đại lý hiện đang hợp tác với công ty. Tuy nhiên đó cũng là một chiến lược kinh doanh của công ty và của nhân viên thị trường tại vùng. Dùng cách tập chung sản lượng để tăng chế độ cho các đại lý làm giảm giá thành sản phẩm tới người chăn nuôi. Mật độ đại lý trên địa bàn thưa làm giảm sự cạnh tranh mâu thuẫn thị trường giữa các đại lý. Kết quả điều tra thị trường cho thấy tại thị trường tỉnh huyện Yên Thế - Bắc Giang là một thị trường tiềm năng cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn tập chung chủ yếu tại các xã như Đồng Lạc, Tam Hiệp, xã Phồn Xương Đó là thị thị trường tiềm năng nhưng cũng là thách thức rất lớn vì hầu hết các hộ chăn nuôi đã có nhiều năm kinh nghiệm, rất khó để vào được thị trường nếu như không đảm bảo được về chất lượng và chế độ cũng như tạo được sự tin tưởng đối với đại lý và người chăn nuôi. Kết quả điều tra thị trường mục đích để biết được tình hình chăn nuôi và hướng chăn nuôi của thị trường đó. Từ đó đưa ra được các hướng sản phẩm, hướng tiếp cận thị trường mới cho công ty và đưa các sản phẩm tốt hơn đối với người chăn nuôi.
- 60 Đặc biệt hơn nữa trong quá trình thực tập của em tại công ty, bản thân em đã đưa ra môt số chiến lược phát triển thị trường nhằm đầy cao doanh số bán hàng và chiếm lĩnh thị trường như, tổ chức các cuộc hội thảo nhỏ khoảng (10 - 15) trang trại chăn nuôi cùng 1 loại, trong đó có 2 - 3 trang trại đã sử dụng sản phẩm của công ty. Biết được các phương pháp kinh doanh về lĩnh vực sale thức ăn chăn nuôi nên đã đẩy doanh số bán hàng lên cao hơn, có tháng lên 40 tấn (T5/2018) Ngoài ra trong quá trình thực tập em còn tiến hành điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong huyện cũng như công tác tiêm phòng vaccine cho các trại để đảm an toàn cho đàn vật nuôi. 5.2. Đề nghị Kính mong đề nghị ban lãnh đạo công ty cần hỗ trợ người chăn nuôi sâu hơn nữa. nhất là trong những núc chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn như hiện giờ. Để giúp người chăn nuôi có khả năng tái đàn tiếp tục duy trì đầu con, tổng đàn. Ban lãnh đạo công ty cần tăng cường tập huấn, chấn trỉnh lại tác phong làm việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, tránh để làm mất hình tượng công ty trong lòng khách hàng. - Các cơ quan chức năng về thú y phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện cho bà con chăn nuôi. Nâng cao nhận thức của bà con. Đặc biệt trong những lúc giá lợn xuống thấp vì để giảm thiệu chi phí trong chăn nuôi nhiều người chăn nuôi sử dụng thức ăn của gà, vịt đẻ làm thức ăn cho gia súc làm mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn đến một số hiện tượng chất lượng sản phẩm thịt không mong muốn cũng như tồn dư một số chất trong sản phẩm động vật.
- 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Dương Thanh Liêm (2008) Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. 2. Đặng Minh Phước, Dương Thanh Liêm (2006), “Nghiên cứu sử dụng axit hữu cơ bổ sung vào thức ăn để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh lợn con tiêu chảy trên lợn con sau cai sữa”, Tạp chí khoa học chăn nuôi số 10. 3. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm (2007), Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Nông nghiệp. 4. Lê Đức Ngoan (2008), Giáo trình thức ăn gia súc, Trường Đại học Nông lâm Huế. 5. Lê Văn Năm (2012), Bệnh gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Trần Văn Phùng (2009), “Nghiên cứu mức độ tồn dư kháng sinh và hormone trong một số thực phẩm chính trên thị trường tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009, Đại học Thái Nguyên. 7. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 8. Nguyễn Hưng Quang (2013), Giáo trình công nghệ sản xuất hỗn hợp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ NN&PTNT). 10. Nguyễn Thiện (2000), Bí quyết làm giàu từ chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp. 11. Từ Quang Hiển (2013), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 12. Trạm thú y Huyện Yên Thế, Báo cáo tổng kết sáu tháng đầu năm 2018
- 62 13. Trần Cừ (1992), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 14. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 15. Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, viện chăn nuôi, 2014 II. Tài liệu nước ngoài 16. Alanis (2005), antibiotic resistance when humans use meat with antibiotic residues will have long-term effects. 17. Giguere (2007), Bacterial resistance to antibiotics may be due to mutations in chromosomes, resulting in new genes containing plasmids that regulate drug resistance