Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt”, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

pdf 65 trang thiennha21 20/04/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt”, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_va_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt”, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN TÌNH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY NAM VIỆT, XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên – năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN TÌNH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY NAM VIỆT, XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trại lợn công ty Nam Việt. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy dỗ dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường. Trại lợn công ty Nam Việt đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này. Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên TRIỆU VĂN TÌNH
  4. ii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1 1.2.1. Mục đích của chuyên đề 1 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 6 2.1.3. Tình hình công tác chăn nuôi và thú y 8 2.1.4. Đánh giá chung 11 2.2. Giới thiệu về giống lợn nái nuôi tại trại 12 2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình 12 2.3. Sinh trưởng, phát dục 14 2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc 14 2.3.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con 20 2.4. Tổng quan các tài liệu liên quan đến chuyên đề 29 2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 29 2.4.2. Nghiên cứu ở nước ngoài 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung thực hiện 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33
  5. iii 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 33 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 35 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Công ty Nam Việt qua 3 năm (2017 - 2019) 36 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản 37 4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chờ phối 37 4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với lợn nái chửa 38 4.2.3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với lợn nái nuôi con 38 4.2.4. Quản lý lợn nái sau cai sữa 39 4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản 42 4.3.1. Quy trình vệ sinh, phòng bệnh 42 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh 46 4.4.1. Tình hình cảm nhiễm bệnh ở đàn lợn nái sinh sản 46 4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái 46 4.4.3. Kết quả chăm sóc cho lợn con 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quỹ đất của huyện xã Phượng Tiến năm 2005 4 Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn tại Trại trong 3 năm (2017-2019) 9 Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng cho từng loại lợn tại trại năm 2018 10 Bảng 2.4. Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con 22 Bảng 3.1. Phương pháp thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin cho lợn nái 34 Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu lợn của trại lợn Công ty Nam Việt qua 3 năm (2017 – 2019) 36 Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái 39 Bảng 4.3. Tình trạng sinh sản của lợn nái 40 Bảng 4.4. Khả năng sinh sản của lợn nái 41 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn 45 Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn nái đẻ nuôi tại trại từ tháng 11/2018 – 5/2019 46 Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái 48 Bảng 4.8. Kết quả chăm sóc lợn con 49
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATK : An toàn khu Cs : Cộng sự DTL : Dịch tả lợn ĐDL : Đóng dấu lợn LMLM : Lở mồm long móng THT : Tụ huyết trùng
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển, nó không chỉ cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng, gắn liền với đời sống của người nông dân. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước cùng với xu hướng phát triển của xã hội, mô hình chăn nuôi lợn đã có chuyển dịch mạnh mẽ sang tập trung trang trại và sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng tốt. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn quy mô lớn cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh và điều trị những bệnh tật phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa CNTY và cô giáo hướng dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt”, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản. - Nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy trình vệ sinh phòng bệnh và điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản thường gặp trong chăn nuôi của cơ sở.
  9. 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá đúng tình hình chăn nuôi lợn tại trại Công ty Nam Việt. - Học hỏi và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi tại Công ty. - Học hỏi và thực hiện tốt quy trình vệ sinh, phòng bệnh và điều trị bệnh ở lợn nái.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Phượng Tiến là một xã thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 21,18 km², dân số năm 2015 là 4780 người mật độ dân số đạt 226 người/km². Xã Phượng Tiến nằm ở phía Đông của huyện và tiếp giáp với thị trấn Chợ Chu cùng xã Bảo Cường ở phía Tây Bắc, giáp xã Tân Dương ở phía Đông Bắc và Đông, giáp xã Yên Trạch của huyện Phú Lương ở phía Đông Nam và giáp với xã Trung Hội ở phía Nam. Phượng Tiến có một đoạn sông Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới phía Bắc của xã, ngoài ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía Nam cũng hợp lưu vào dòng chính sông Chợ Chu trên địa bàn. Phượng Tiến được có 15 xóm: xóm Pải, Hợp Thành, Nà Què, Nà Liền, Pa Trò, Pa Goải, xóm Đình, xóm Phỉnh, xóm Mấu, xóm Tổ, xóm Cấm, Nạ Á, Nà Lang, Nà Phoọc, xóm Héo. Tỷ lệ hộ nghèo của Phượng Tiến theo chuẩn của chính phủ là trên 33% và thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt gần 5 triệu đồng /người/năm. Phượng Tiến là một xã thuộc vùng ATK Định Hóa, là nơi đặt trụ sở của Trường Chính trị trung cấp của quân đội nhân dân Việt Nam, tiền thân của Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) trong những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm tháng kháng chiến, địa bàn xã cũng là nơi đặt trụ sở của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, một trong những địa điểm đầu tiên sản xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) Việt Nam giai đoạn 1947 - 1951.
  11. 4 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Phượng Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 210C; độ ẩm tương đối cao, trung bình 80,67%; Số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ; Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.100 mm. Tất cả sông, suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9), trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8, lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s. 2.1.1.3. Điều kiện đất đai Quỹ đất của xã Phượng Tiến huyện Định Hoá được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây. Bảng 2.1. Quỹ đất của huyện xã Phượng Tiến năm 2005 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 52.272 100,00 1 Đất nông nghiệp 10.169 19,45 2 Đất lâm nghiệp 25.109 48,03 3 Mặt nước thuỷ sản 722 1,38 4 Đất mục đích nông nghiệp khác 7 0,01 5 Đất phi nông nghiệp 2.635 5,04 6 Đất chưa sử dụng 13.900 26,59 Nguồn: Phòng Thống kê xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá Bảng 2.1. cho thấy, trong diện tích tự nhiên là 52.082 ha, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,03%), tiếp đến là đất nông nghiệp (19,45%). Điều đó cho thấy, xã Phượng Tiến chủ yếu là sản xuất Lâm Nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ đất bỏ hoang hóa còn khá nhiều (26,59%).
  12. 5 Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau: - Nhóm đất: nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols). - Loại đất: có 11 loại đất: + Đất phù sa không được bồi + Đất phù sa ngòi suối + Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. + Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ + Đất đỏ vàng trên đá biến chất + Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch + Đất vàng đỏ trên đá Macma axit + Đất vàng nhạt trên đá cát + Đất nâu vàng trên phù sa cổ + Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Tóm lại, tài nguyên đất đai của xã Phượng Tiến tương đối phong phú và đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, cho phép phát triển đa dạng về chủng loại cây trồng. Hạn chế chính về đất đai của huyện là độ dốc cao > 25% (chiếm khoảng 40%), diện tích đất bị rửa trôi, xói mòn, tầng đất mỏng, đất chua, nghèo lân, kali khá lớn, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất. Với đặc điểm trên, trong quá trình khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cần phải tận dụng triệt để các diện tích đất thích hợp, tăng cường các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp
  13. 6 kỹ thuật tổng hợp, tăng cường các giải pháp kỹ thuật để khoanh nuôi, phục hồi tái sinh rừng. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương nơi trại cư trú Cộng đồng dân tộc sinh sống tại xã Phượng Tiến gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ từ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của huyện nói chung và phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trại lợn Trại lợn của Công ty Nam Việt đặt tại địa bàn xã Phượng Tiến có cơ sở vật chất kỹ thuật khá đồng bộ, hiện đại. Trại gồm: - Chuồng lợn nái sinh sản được xây dựng theo kiểu hở có diện tích 1,8 x 2,2 m (đối với nái đẻ con) và 2,2 x 0,6 m (đối với nái chửa). - Chuồng lợn đực giống có diện tích 2 x 2 m, hệ thống sân chơi có diện tích là 3 x 2 m. - Chuồng lợn cai sữa xây dựng theo kiểu chuồng lồng có diện tích 2,4 x 2,4 m. Trong chuồng có hệ thống làm mát, đèn hồng ngoại để ủ ấm cho lợn con mới sinh, vòi nước tự động, hệ thống nước sạch, chuồng trại đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Trại thường xuyên được tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vôi bột, 2.1.2.3. Mô hình tổ chức, biên chế của Công ty Nam Việt và trại lợn Mô hình tổ chức và biên chế của Công ty Nam Việt nhìn chung khá gọn nhẹ, phù hợp với với sản xuất kinh doanh. Về tổ chức và biên chế của trại gồm:
  14. 7 - Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. - Các phòng chức năng giúp việc gồm có: + Phòng Tổ chức, hành chính. + Phòng kế hoạch - Tổng hợp. + Phòng tài vụ. - Các đơn vị sản xuất: 11 đơn vị sản xuất, trong đó có 1 trại gà và 1 trại lợn - Lao động: Sau khi thực hiện phương án sắp xếp đổi mới Công ty, đến nay tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 288 người. Trong đó: Nam 146 người, nữ 141 người. + Lao động gián tiếp: 28 người. + Lao động trực tiếp: 30 người. + Tuổi đời bình quân: 35 tuổi. + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 15 người; Trung cấp: 24 người; Công nhân trực tiếp sản xuất: 30 người (phần lớn là bậc 4,5,6). - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trại gồm có 3 bác sĩ thú y và 1 kỹ sư chăn nuôi trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, chỉ đạo vệ sinh, phòng bệnh và điều trị bệnh cho gia súc tại trại. - Thu nhập bình quân năm 2018: Lao động gián tiếp: 3.500.000 đ/ tháng; Lao động trực tiếp: 5.000.000 đ/ tháng. Chức năng và nhiệm vụ của Trại lợn: - Quản lý giống gia súc gốc, sản xuất và cung cấp lợn giống, lợn thịt cho thị trường tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. - Cung cấp lợn đực giống, nái hậu bị cho các trại chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. - Cung cấp tinh lợn đực hàng ngày phục vụ cho chăn nuôi và công tác thụ tinh nhân tạo của trại.
  15. 8 - Giới thiệu và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật đến người chăn nuôi. 2.1.3. Tình hình công tác chăn nuôi và thú y 2.1.3.1. Quy mô, cơ cấu đàn lợn và định hướng phát triển chăn nuôi của trại a) Tình hình chăn nuôi - Chăn nuôi lợn nái là hướng sản xuất chính nhằm cung cấp giống cho người chăn nuôi. Trại đã nhân nhiều loại giống với các chỉ tiêu như sau: + Trung bình số lứa đẻ: 2,0 - 2,1 lần/ nái/ năm. + Trung bình số con: 8 - 12 con/ lứa. - Chăn nuôi lợn đực giống cũng là một trong những hướng hoạt động của trại nhằm phục vụ cho mục đích thụ tinh nhân tạo và cung cấp sản phẩm tốt cho người chăn nuôi. - Trong chăn nuôi, công tác giống luôn chiếm vai trò quan trọng bởi có giống tốt thì mới cho năng suất cao, giảm giá thành chăn nuôi, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa cao đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước. Là một trại lợn giống nên công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với thái độ nghiêm túc và trách nhiệm cao, công việc chính là chọn lọc con đực, cái có phẩm chất tốt ghép đôi giao phối, cắt đánh số tai, theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của đàn nái và đực giống bằng hệ thống sổ sách và trên máy vi tính. b) Quy mô đàn lợn 3 năm trở lại đây Quy mô đàn lợn trong 3 năm trở lại đây cũng biến động theo từng giai đoạn của Công ty nói riêng cũng như của xã hội nói chung. Trong khuôn khổ của chuyên đề thực tập, chúng em chỉ xin sơ lược trình bày về quy mô đàn lợn của Trại lợn số 1 trong 3 năm trở lại đây. Kết quả điều tra của chúng em được thể hiện trong bảng 2.2.
  16. 9 Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn tại Trại trong 3 năm (2017-2019) Loại lợn Đực giống Nái sinh Lợn hậu bị Lợn theo (con) sản (con) (con) mẹ (con) Năm 2017 13 630 150 9750 2018 16 740 300 12740 05-2019 18 980 350 16970 (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Bảng 2.2 cho thấy, hướng chăn nuôi của trại chủ yếu là lợn nái sinh sản. Số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 630 con năm 2017 lên 740 con ở năm 2018 và 2019), vì vậy số lợn con cao sữa và lợn con theo mẹ cũng có xu hướng tăng từ năm 2017 đến 2019. Tuy nhiên, do tình hình giá cả lợn con giống năm 2017 bị giảm mạnh, nên số lượng lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa cũng có xu hướng giảm ở năm 2017 để duy trì và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2. Công tác thú y của trại a) Công tác vệ sinh, phòng bệnh Trại luôn quan tâm tới công tác vệ sinh, phòng bệnh, đặc biệt là phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, các chủng loại vắc xin luôn được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Kết quả tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh của trại được trình bày tại bảng 2.3.
  17. 10 Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng cho từng loại lợn tại trại 3 năm 2017 - 2019 Liều (ml/ Loại lợn Vắc xin Tuổi lợn Phòng bệnh con/ lần) FEDEX PLUS 03 ngày Bổ sung Fe, B12. B6 2 M+PAC Lúc 14 và 28 ngày tuổi Ho – Thở (suyễn) 1 Lợn con DTL 35 ngày tuổi Dịch tả lợn 1 FMD 45-50 ngày tuổi Lở mồm long móng 2 THT 55-60 ngày tuổi Tụ huyết trùng 1 Liên cầu khuẩn 6 tháng/lần Liên cầu khuẩn 3 THT 3 tháng bổ sung lần 1 Tụ huyết trùng 2 Hậu bị DTL 6 tháng/lần Dịch tả lợn 1 FMD 6 tháng/lần Lở mồm long móng 2 Farrowsure 2 tuần trước phối Parvovirut, Lepto, đóng dấu 5 6 tháng/lần DTL Dịch tả lợn 1 (Tháng 3 và 9) 6 tháng/lần FMD Lở mồm long móng 2 (Tháng 4 và 10) Nái sinh 6 tháng/lần Liên cầu khuẩn Liên cầu khuẩn 3 sản (Tháng 5 và 11) APP 5 và 2 tuần trước đẻ Viêm phổi dính sườn 2 Farrowsure 3 tuần sau đẻ Parvovirut, Lepto, đóng dấu 5 6 tháng/lần THT, viêm teo mũi truyền Aradicater 2 (Tháng 3 và 9) nhiễm
  18. 11 Chú thích: THT: Tụ huyết trùng; DTL: Dịch tả lợn. LMLM: Lở mồm long móng; ĐDL: Đóng dấu lợn. Ngoài ra, trại còn thực hiện biện pháp phòng định kỳ 3 tháng một lần cho lợn nái bằng HANFLOR 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/ 1 tấn thức ăn. Hoạt chất chính là Florfenicol, tá dược vừa đủ 1 kg dạng bột. b) Tình hình dịch bệnh trong 3 năm gần đây (2017-2019) Do làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, nên trong 3 năm gần đây, trại không có dịch bệnh xảy ra, chỉ xảy ra một số bệnh nhiễm trùng, sản khoa, ngoại khoa. 2.1.4. Đánh giá chung 2.1.4.1. Thuận lợi - Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, có chuyên môn, tay nghề cao. - Đội ngũ công nhân cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm. - Trại được sự quan tâm đầu tư lớn của Công ty Nam Việt, sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhân dân xã Phượng Tiến. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại tương đối đồng bộ, hiện đại, đáp ứng mô hình sản xuất con giống; Công tác về sinh, phòng dịch bệnh được quan tâm, thực hiện đúng kế hoạch góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra. 2.1.4.2. Khó khăn - Là một xã thuần nông, ngoài thu nhập về nông nghiệp và bộ phận nhỏ thu nhập từ dịch vụ thương mại và thu nhập từ ngành nghề phụ thì người dân xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hầu như không có nguồn
  19. 12 thu nhập nào khác. Đây là vấn đề rất trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã từ nhiều năm nay. - Khí hậu nhiệt đới, gió mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi, nhất là những tháng thời tiết nóng, ẩm lạnh kéo dài dễ làm phát sinh dịch bệnh. - Chất lượng nguồn lao động nhìn chung thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - Thị trường biến động phức tạp, nhất là giá cả lợn giống và lợn thịt năm 2017 bị tụt giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và duy trì quy mô đàn lợn. 2.2. Giới thiệu về giống lợn nái nuôi tại trại 2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình Lợn nái nuôi tại chăn nuôi của Công Ty Nam Việt – xã Phượng Tiến, huyện Định hóa – Thái Nguyên là giống lợn Landrace. Lợn Landrace là một giống lợn cao sản có nguồn gốc từ Đan Mạch và được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Lợn Landrace có rất nhiều ưu điểm như sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt, chúng thích nghi cao, chống bệnh tốt, nhanh lớn. Lợn Landrace được nuôi để lấy thịt. Lợn có nguồn gốc Đan Mạch được hình thành vào khoảng 1924 - 1925 do quá trình tạp giao giữa các giống lợn đến từ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành. Chúng được tạo thành bởi quá trình lai tạo chính giữa giống lợn Youtland có nguồn gốc Đức với lợn Yorkshire có nguồn từ Anh.
  20. 13 Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau 1990, chúng được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu. Hiện nay giống lợn này được xuất đi khắp nơi để cải thiện giống lợn của nhiều nước và trở thành các giống lợn Landrace Mỹ, lợn Landrace Anh, lợn Landrace Pháp, lợn Landrace Canada, giống này cũng đã được nhập vào Việt Nam và nuôi phổ biến. Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, giống lợn vừa sản xuất nạc vừa để nái. Rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại. Giống lợn này được nhập vào Việt Nam vào khoảng 1970 qua Cuba. Giống lợn Landrace được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. Toàn thân lợn có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to rủ xuống kín mặt, tai cụp về phía trước, cổ nhỏ và dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển, mông đùi to, mõm thẳng, mông nở, ngoại hình thể chất vững chắc. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, do chúng nhiều hơn giống lợn khác 1 - 2 đôi xương sườn nên thân rất dài. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của giống lợn này là: Khối lượng trưởng thành 250 – 300 kg; Tỷ lệ nạc từ 70 – 80%; Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng: 2,8 – 3,0 kg; Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi; Số con đẻ trung bình 10 – 12/ ổ; Nái nuôi con, tiết sữa tốt; Kháng bệnh tốt; Chịu nóng tốt; Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280 – 300 kg. Lợn Landrace có khả
  21. 14 năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/ năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao cũng phải có điều kiện chăm sóc tốt. 2.3. Sinh trưởng, phát dục 2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc * Sự thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là: tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Khi gia súc đã hoàn thiện về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh và nội tiết con vật bắt đầu có những phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Tuy nhiên lần động dục này chỉ là báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. * Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính: - Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con cái xuất hiện chu kỳ động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai. - Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bẹ vú phát triển và lộ rõ hai hàng vú, âm hộ to lên hồng hào. - Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy lên nhau, con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối.
  22. 15 - Thời điểm thành thục về tính: lợn cái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi (từ 4 - 8 tháng tuổi). - Đối với các giống gia súc khác nhau thời gian thành thục về tính là khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng (120 - 150 ngày), lợn ngoại 6 - 7 tháng (180 - 210 ngày). * Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, di truyền, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng * Các yếu tố di truyền Các giống khác nhau thì có tuổi thành thục về tính khác nhau. Thời điểm rụng trứng lần đầu tiên xảy ra vào lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển. Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi.
  23. 16 * Các yếu tố ngoại cảnh Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ tất cả đều có ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn nái. * Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần chú ý đến cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi khối lượng đạt 80 - 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ ngày (14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn hợp lý để khối lượng đạt 120 - 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước phối giống 14 ngày, cho ăn chế độ kích dục, tăng từ từ lượng thức ăn (1 - 2,5 kg), bổ sung thêm khoáng và chất điện giải sẽ kích thích lợn cái ăn nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 - 2,1 trứng/ lợn cái. Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho lợn cái. Sau khi phối giống cần chuyển chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình để hạn chế tối thiểu tỷ lệ chết phôi, chết thai làm giảm số con sinh ra/ ổ. * Mùa vụ và thời gian chiếu sáng Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Mùa đông có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì ngược lại. Nếu lợn cái được chiếu sáng 12 giờ/ ngày sẽ động dục sớm hơn những con được chiếu sáng trong ngày ngắn.
  24. 17 * Mật độ nuôi nhốt Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt với mật độ cao trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên, nếu nuôi tách biệt từng cá thể cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính so với nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh đó, đực giống cũng ảnh hưởng tới sự động dục của lợn cái. * Sự thành thục về thể vóc Thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc đạt mức độ hoàn chỉnh, xương cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Thời gian thành thục về thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi sinh, con vật được thành thục về tính thì vẫn tiếp tục lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi không nên cho gia súc sinh sản quá sớm vì khi đó cơ thể mẹ chưa phát triển đầy đủ về thể vóc sẽ gây ảnh hưởng xấu như: trong thời gian mang thai có sự phân tán chất dinh dưỡng, ưu tiên phát triển cho bào thai ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể mẹ và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Kết quả là mẹ yếu, con nhỏ. Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính đồng thời với sự thành thục về thể vóc ở mức độ nhất định, đây là lúc phối giống thích hợp nhất. Việc xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái nhằm tăng thời gian nuôi hữu ích (giảm thời gian không sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) không làm ảnh hưởng đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau. 2.3.1.1. Chu kì tính Khi lợn cái đến tuổi thành thục về tính thì cơ thể cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của các hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng rụng một cách có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng có chu kỳ gọi là chu kỳ tính hay chu kỳ động dục. Chu kỳ động dục là một quá trình phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
  25. 18 tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bào, noãn bào thành thục, trứng chín và thải trứng. Kèm theo đó là sự thay đổi của toàn bộ cơ thể và nhất là cơ quan sinh dục về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên không còn chu kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về thể chất con vật và ngoại cảnh tác động. * Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy đến lần động dục tiếp theo. Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày. Quan sát bên ngoài thấy cơ quan sinh dục có biểu hiện xung huyết, âm hộ bắt đầu sưng lên và hơi mở ra có màu hồng tươi, có nước nhờn chảy ra nhưng loãng, lợn bắt đầu biếng ăn và hay kêu rít, tỏ ra không yên tĩnh và thích nhảy lên lưng con khác. Giai đoạn này cần chú ý là không nên dẫn tinh và phối ép vì trứng chưa rụng, lợn không có khả năng thụ thai. * Giai đoạn động dục: Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc quản lý, thông thường chỉ kéo dài 2 - 3 ngày, là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Trong giai đoạn này những biến đổi bên ngoài cơ thể càng thể hiện rõ ràng hơn. Âm hộ xung huyết, niêm mạc trong suốt, niêm dịch chảy nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, ở trạng thái không yên tĩnh, giảm khả năng thu nhận thức ăn, chạy, kêu phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, có các phản xạ giao phối: hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một bên (biểu hiện ở lợn nội rõ hơn lợn ngoại). Ở giai đoạn này nếu được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại do sự tồn tại của thể vàng và chu kỳ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian con vật đẻ xong.
  26. 19 Nếu con cái không thụ thai thì sẽ chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Giai đoạn này gồm 3 thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Sau khi động dục khoảng 24 - 30 giờ lợn cái bắt đầu rụng trứng, trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ. Vì vậy nên phối cho lợn cái 2 lần để đạt kết quả cao (Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) [4] ) * Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn sau động dục kéo dài 3 - 4 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần dần được khôi phục về trạng thái sinh lý bình thường. Tất cả mọi phản xạ động dục, tính hưng phấn mất hẳn và chuyển sang giai đoạn yên tĩnh. * Giai đoạn yên tĩnh: Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 - 12 ngày, đây là giai đoạn dài nhất và tùy thuộc vào sự tồn tại của thể vàng, khi thể vàng tiêu biến thì chu kỳ động dục mới lại bắt đầu. Trong thực tế còn gặp trường hợp lợn cái động dục bất thường như động dục ngầm và hiện tượng lưỡng tính. Động dục thầm lặng là hiện tượng lợn đến chu kỳ động dục nhưng không có các biểu hiện động dục rõ ràng làm cho người nuôi khó nhận biết (chu kỳ này thường kéo dài 36 - 45 ngày). Hiện tượng lưỡng tính, cơ quan sinh dục bên ngoài của lợn cái bình thường nhưng có những hành động giới tính thường xuyên do con vật bị rối loạn hormone hoặc con cái ít cho con đực nhảy lên (trường hợp này phải loại bỏ sớm). 2.3.1.2. Thời điểm phối giống thích hợp Dựa vào chu kỳ tính, sự vận động và tồn tại của tinh trùng trong đường sinh dục cái để xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái. Hiện nay người chăn nuôi thường áp dụng phương pháp phối nhiều lần, nhất là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục, nhất là đối với lợn ngoại.
  27. 20 2.3.1.3. Sự điều hòa chu kỳ động dục Chu kì tính của lợn được điều khiển bởi thần kinh và thể dịch theo cơ chế điều hòa ngược. Hoạt động của chu kỳ này phụ thuộc vào sự điều tiết của các hormone quan trọng nhất là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Lutrinizing Hormone). FSH kích thích sự phát triển của buồng trứng còn LH kích thích quá trình rụng trứng. Hai hormone này phải có một tỷ lệ nhất định mới có thể đảm bảo được cho quá trình chín và rụng trứng diễn ra tốt nhất. Trong quá trình bào noãn phát dục và thành thục, tế bào thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng này trong máu kích thích con vật gây hiện tượng động dục. Đồng thời dưới tác động của hormone, cơ quan sinh dục dần biến đổi, tử cung, âm đạo hé mở, sừng tử cung, ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục, oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết LH, giảm FSH. Khi LH được tiết ra nó kích thích trứng chín và rụng. Tại vị trí rụng trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển tạo thể vàng. Thể vàng tiết progesterone giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung, đồng thời ức chế tiết FSH và LH của tuyến yên cho trứng không phát triển được. Thời gian mỗi lần trứng rụng thông thường kéo dài 4 - 6 giờ, ở lợn hậu bị kéo dài tới 10 giờ. Trứng rụng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể vàng bị tiêu biến chuyển sang thể bạch, lúc này không tiết progesterone và một chu kỳ mới bắt đầu. 2.3.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con 2.3.2.1. Chế độ dinh dưỡng Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, ảnh hưởng của khoáng chất, các nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.
  28. 21 * Nhu cầu năng lượng Năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm 70 - 80 %, lipit 10 - 13 % tổng số năng lượng cung cấp. * Ảnh hưởng của khoáng chất Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3 % trong đó có tới 75 % là canxi và photpho, xấp xỉ 25 % là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng dấu vết. Ví dụ canxi làm ngăn trở việc hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa. * Nhu cầu về protein Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi chất nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi. Trong quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể thì hàng ngày luôn có các tế bào sinh trưởng và phát triển, phân chia và các tế bào già cỗi được loại thải ra ngoài. Do đó protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi và một phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên cần cho lợn ăn bằng nhiều loại thức ăn.
  29. 22 Bảng 2.4. Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con % của protein Loại axit amin Lợn nái chửa Lợn nái nuôi con Lyzine 3,5 3,8 Treonin 2,8 2,6 Met + xys 2,5 2,5 Tryptophan 0,8 0,8 Histidin 2,1 1,9 Lơxin 7,6 6,4 Izoloxin 3,7 4,5 Valin 4,4 4,6 Tyroxin phenilalanin 6,3 6,3 Nguồn: Võ Trọng Hốt và cs (2000) [5] * Ảnh hưởng của vitamin: Vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt. - Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ sảy thai, đẻ non - Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ. - Thiếu vitamin E: lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục. 2.3.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa có vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất lợn con giống. Mục đích và yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có
  30. 23 chửa nhằm đảm bảo cho thai phát triển bình thường, không bị sảy thai hoặc đẻ non, tăng số lợn con đẻ ra trên lứa, lợn con có sức sống cao, lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng nuôi con sau này. * Phương pháp phát hiện lợn có chửa Phát hiện lợn có chửa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. Nếu phân biệt được lợn nái có chửa một cách chính xác, kịp thời ngay sau khi phối giống sẽ tác động các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp với quy luật phát triển của bào thai để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Còn nếu lợn nái không chửa thì có kế hoạch phối giống lại kịp thời. Thời gian chửa của lợn nái trung bình là 114 ngày. Người ta chia thời gian chửa của lợn nái làm hai kỳ: + Thời kỳ chửa kỳ 1: là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên. + Thời kỳ chửa kỳ 2: là thời gian lợn có chửa từ 85 ngày đến khi đẻ. Việc phát hiện lợn nái chửa kỳ 2 dễ dàng hơn chửa kỳ 1 vì bào thai lúc này phát triển mạnh, bụng to và xệ hơn. Trong thực tiễn có nhiều phương pháp phát hiện lợn có chửa nhanh và chính xác như phương pháp căn cứ vào chu kỳ động dục của lợn nái, dùng máy siêu âm, phương pháp đo điện trở âm đạo, phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phương pháp căn cứ vào chu kỳ động dục của lợn nái là sau khi phối giống 21 ngày mà không thấy có biểu hiện động dục thì có thể coi là lợn nái đã có chửa. Lợn nái sau khi phối giống thấy có những biểu hiện như mệt mỏi, thích ngủ, từ kém ăn chuyển sang thèm ăn, lông da ngày càng bóng mượt, tính tình thuần hơn, dáng đi nặng nề, đó là lợn nái đã có chửa sau khi phối. Ngược lại, khi quan sát thấy lợn nái sau khi ăn không chịu nằm, tai cúp, đuôi luôn ve vẩy, âm hộ có hiện tượng xung huyết thì có thể lợn nái đó chưa có chửa, cần theo dõi để phối giống lại kịp thời.
  31. 24 * Quy luật sinh trưởng phát triển của bào thai Hiểu rõ quy luật sinh trưởng và phát dục của bào thai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng nái mẹ trong thời kỳ mang thai. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sảy thai, chết thai và số lượng cũng như khối lượng sơ sinh trên ổ và trên con. Quá trình phát triển của phôi thai trải qua 3 giai đoạn sau: + Giai đoạn phôi thai (1 - 22 ngày): Đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử bắt đầu phân chia nhanh chóng từ một khối tế bào thành các lá phôi. Đồng thời ở thời kỳ này, nhau thai chưa hình thành nên cơ thể mẹ chưa có sự bảo vệ hợp tử. Giai đoạn này phải chú ý khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đầy đủ và khoa học. + Giai đoạn tiền thai (23 - 39 ngày): Giai đoạn này bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Thời kỳ này nhau thai đã hình thành nên đã có sự liên hệ giữa cơ thể mẹ và con, lợn mẹ đã có thể bảo vệ được cho phôi thai của mình. + Giai đoạn thai nhi (40 - đẻ): Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất về thể tích và khối lượng, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận và hình thành đầy đủ các đặc điểm của giống. * Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian có chửa Cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa thì sự tổng hợp vật chất được đẩy mạnh, quá trình oxy hóa thì giảm tương đối. Quá trình trao đổi chất và năng lượng tăng lên do sự đẩy mạnh các quá trình này ở cơ thể mẹ cũng như cơ thể phôi thai. Đồng thời với quá trình trao đổi nhiệt là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ tăng dần. Trong thời gian lợn nái chửa, cơ thể trao đổi chất mạnh, quá trình đồng hóa lớn hơn quá trình dị hóa. Trung bình khối lượng lợn nái tăng lên ở 20 - 30 ngày cuối của thời kỳ chửa. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể lợn
  32. 25 nái có chửa như: nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, mức độ dinh dưỡng, Cường độ và thời gian tác động của mỗi yếu tố nêu trên sẽ phản ánh lên các quá trình diễn ra trong cơ thể mẹ và cơ thể phôi thai trong tất cả các giai đoạn phát triển của nó. Độ ẩm môi trường cao cũng gây hại cho lợn nái nhất là trong trường hợp độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao. * Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa * Dinh dưỡng lợn nái có chửa Nguyên tắc nuôi lợn nái có chửa: cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất. Thiếu khoáng, xương lợn con phát triển kém, lợn nái chửa có nguy cơ bại liệt. Thiếu vitamin, lợn con phát triển chậm, sức sống kém. Không cho ăn quá nhiều tinh bột để chống béo, khó đẻ. - Nhu cầu dinh dưỡng của lợn chửa: đạm thô 13%, năng lượng trao đổi 2900 kcal/ kg thức ăn. - Mức ăn cho lợn nái có chửa (kg thức ăn đã phối trộn/ con/ ngày). Giai đoạn chửa kỳ I: + Với nái hậu bị: 1,6 - 1,8 kg/ con/ ngày, cho ăn ngày 1 lần. + Với nái dạ: 2 - 2,2 kg/ con/ ngày, cho ăn ngày 1 lần. Giai đoạn chửa kỳ II: + Với nái hậu bị: 2,5 kg/ con/ ngày, cho ăn ngày 2 lần. + Với nái dạ: 3 kg/ con/ ngày, cho ăn ngày 2 lần. - Mức ăn cho nái chửa còn tùy thuộc vào thể trạng của nái: nái quá gầy phải cho ăn thêm thức ăn tinh, nái quá béo phải giảm thức ăn tinh. - Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn thêm 0,2 - 0,3 kg/ con/ ngày, để bù phần năng lượng mất đi do chống rét. - Không được cho lợn nái chửa ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu đủ do dễ gây sảy thai.
  33. 26 - Cho lợn uống nước tự do. * Chăm sóc lợn nái chửa + Cho lợn yên tĩnh tuần đầu tiên sau khi phối giống. + Kiểm tra theo dõi lợn có chửa vào ngày thứ 21 và ngày thứ 42 sau khi phối xem có động dục trở lại không. + Tắm: 1 lần/ ngày vào những ngày nắng nóng. + Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị sây sước hoặc nứt nẻ cần bôi vaseline và kháng sinh chống nhiễm trùng. + Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Phun thuốc tiêu độc khử trùng 1 lần 1 tuần. + Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do tác động cơ hoành rất dễ sảy thai và đẻ non. + Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ dự kiến và có kế hoạch trực lợn đẻ. 2.3.2.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao. Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con. Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có tác động tốt đến sản lượng sữa và chất lượng sữa. Đó là thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mì, loại củ quả đạm động vật, các loại khoáng, vitamin Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng chất
  34. 27 theo đúng quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, canxi từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %. - Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con. Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: * Đối với lợn nái ngoại: + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1 và thứ 2 và thứ 3 cho thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1- 2 - 3 kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho lợn ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/ nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho lợn mẹ ăn theo công thức tính: Lượng thức ăn/ nái/ ngày = 2 kg + (số con x 0.35 kg/con) + Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều) + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì bớt đi 0,5 kg thức ăn/ ngày. + Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh, nếu có rau xanh. + Một ngày trước khi cai sữa, cho lợn mẹ ăn giảm đi 20 - 30 % + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn. + Đối với những lợn nái có số con lớn hơn 10, đàn con mập, lợn mẹ gầy thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa ăn/ ngày cho lợn mẹ. * Đối với lợn nái nội Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/ 1 ngày đêm: Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau:
  35. 28 Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg) Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị. Lợn nái nội có khối lượng 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg) Thức ăn thô: 0,4 đơn vị Định mức ăn cho một lợn nái nội nuôi con/ 1 ngày đêm. * Kỹ thuật cho ăn + Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3 - 4 bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên chia đều nhau. + Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định. + Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con. + Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần. + Chú ý theo dõi khả năng ăn và tình trạng sức khỏe của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. * Kỹ thuật chăm sóc và quản lý + Vận động: là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ ngày, về sau tăng số giờ vận động lên. Khi thời tiết xấu thì không cho vận động, khi cho vận động chú ý đề phòng cảm lạnh, bẩn vú, những lợn nái có vú quá xệ thì chỉ cho vận động trong sân chơi. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị
  36. 29 nhốt trong các khung đẻ, không được vận động, vì vậy phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt là các khoáng và vitamin. + Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Vì vậy hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn sạch sẽ. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 24ºC, ẩm độ là 70 - 75%. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Diện tích chuồng cho lợn nái nuôi trên nền cứng là: 4 - 5 m chuồng ở/ 1 lợn nái và 15 m sân chơi/1 lợn nái. Còn đối với lợn công nghiệp nuôi trên chuồng sàn thì kích thước 2,4 m x 1,6 m, với mỗi khung cho lợn mẹ trong chuồng có kích thước từ 2,2 - 2,4 m x 0,7 m. 2.4. Tổng quan các tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Ở nước ta đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Lê Xuân Cương [3], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể, khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung. Trần Ngọc Bích và cs, (2016) [1] khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 con lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục chiếm tỉ lệ 74,43 %. Trần Tiến Dũng và cs [4], cho biết, viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ
  37. 30 chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [9]. Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010) [13] Theo Trần Tiến Dũng và cs [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 - 23,33%. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs [8], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs [10], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao
  38. 31 (71%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa. 2.4.2. Nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay, nghề chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản là khá cao. Nguyên nhân của bệnh viêm đường sinh dục là do đường sinh dục bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không tốt, do đưa vào đường sinh dục những dụng cụ, những chất kích thích đẻ, chúng phá hoại hoặc làm kết tủa chất nhầy ở bộ máy sinh dục. Theo UrbanV.P.và cs [13], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú và nếu được tiến hành sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt. Smith B.B. và cs [14] cho rằng, tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Kết quả mổ khám những lợn vô sinh cho thấy, nguyên nhân do viêm nhiễm cơ quan sinh sản là 52,5%. Theo Trekaxova A.V. và cs [15], bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp
  39. 32 với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 – 40 ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 88 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần. Theo Smith B.B. và cs [14], chữa bệnh viêm tử cung bằng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25 g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.
  40. 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Lợn nái sinh sản giống Landrace 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trại chăn nuôi của Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: từ ngày 18/11/2018 đến ngày 18/05/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại của Công ty Nam Việt - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản - Thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh của lợn nái 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh Σ số lợn mắc bệnh Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 Σ số lợn theo dõi 3.4.1.2. Tỷ lệ khỏi Σ số lợn khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi (%) = x 100 Σ số con điều trị 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại của Công ty Nam Việt Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành điều tra gián tiếp qua sổ sách theo dõi của trại và trực tiếp điều tra tại trại trong quá trình thực tập. 3.4.2.2. Phương pháp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng Nghiên cứu quy trình, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thường xuyên theo dõi đàn lợn để phát hiện những bất thường, bất hợp lý
  41. 34 trong quy trình, trên cơ sở đó để có kiến nghị, đề xuất với trại. 3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh Bảng 3.1. Phương pháp thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin cho lợn nái Loại lợn Ngày tuổi Vắc xin - thuốc Phòng bệnh Cách dùng 3 ngày Tiêm sắt Thiếu máu, tiêu chảy Tiêm bắp 7 ngày Resspisure Mycoplasma (lần 1) Tiêm bắp Rối loạn hô hấp 15 ngày BSL-PS Tiêm bắp 100 sinh sản 21 - 22 ngày Resspisure Mycoplasma (lần 2) Tiêm bắp 24 - 26 ngày Phó thương hàn Phó thương hàn Dưới da, bắp Lợn giống 35 ngày Dịch tả lợn Dịch tả lợn Dưới da 40 - 45 ngày LMLM Lở mồm long móng Dưới da Đóng dấu + Tụ huyết 50 ngày Đóng dấu +THT Dưới da trùng lợn 55 ngày Dịch tả lợn Dịch tả lợn (lần 2) Dưới da 75 ngày LMLM Lở mồm long móng Tiêm bắp 14 - 15 tuần APP Viêm phổi, màng phổi Tiêm bắp 24 tuần Resspisure Mycoplasma Tiêm bắp 6 tuần Aujesky Giả dại Tiêm bắp Trước Parvo, dấu son, 6 chủng Lợn khi 5 tuần Farrowsure Tiêm bắp hậu bị phối lepto giống 4 tuần Dịch tả + LMLM Dịch tả + LMLM Dưới da, bắp Aujesky + Giả dại, Parvo, dấu son, 3 tuần Tiêm bắp Farrowsure lepto 2 tuần Aradicator Tụ huyết trùng lợn Tiêm bắp 6 tuần Litterguard\TGE Ecoli - Clostridium Tiêm bắp Giai đoạn Trước 5 tuần Aujesky Giả dại Tiêm bắp Mang khi đẻ 4 tuần LMLM Lở mồm long móng Tiêm bắp thai 3 tuần Litterguard\TGE Ecoli - Clostridium Tiêm bắp OTC, Tetracylin Đẻ Viêm vú, viêm tử cung Tiêm bắp sâu LA Loại từ sản dịch, viêm tử 24 - 48 giờ Lutalyse Tiêm bắp Nái đẻ và nuôi cung con 15 ngày Dịch tả lợn Dịch tả lợn Dưới da, bắp 18 ngày Pocilis APP Viêm phổi do APP Tiêm bắp 20 ngày Farrowsure B Parvo, dấu son, lepto Tiêm bắp 25 ngày THT lợn Tụ huyết trùng lợn Tiêm bắp 28 ngày ADE Chậm động dục Tiêm bắp Ghi chú: LMLM: Lở mồm long móng.
  42. 35 THT: Tụ huyết trùng Nghiên cứu quy trình, thực hiện quy trình theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh, dịch trên đàn lợn nái để kiến nghị và đề xuất với trại các biện pháp xử lý. 3.4.2.4. Phương pháp phát hiện, xác định tình hình cảm nhiễm bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh - Để phát hiện và xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, kết hợp với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật, để phát hiện các biểu hiện bất thường, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bệnh xác định tỷ lệ nhiễm bệnh. - Tiến hành điều trị bệnh: Trên cơ sở phát hiện và chẩn đoán bệnh, dưới sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật, chúng em tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ của trại và xác định tỷ lệ lợn khỏi bệnh. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2008 ) [12] và phần mềm minitab 17.0
  43. 36 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Công ty Nam Việt qua 3 năm (2017 - 2019) Để đánh giá tình hình chăn nuôi của Trại, chúng em đã tiến hành điều tra qua sổ sách theo dõi đàn lợn của trại trong 3 năm (2017 - 2019). Kết quả về tình hình chăn nuôi của trại được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu lợn của trại lợn Công ty Nam Việt thay đổi qua 3 năm (2017 - 2019) 2017 2018 5/2019 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ TT Loại lợn tăng, tăng, tăng, SL SL SL giảm giảm giảm % % % 1 Lợn đực giống 13 100 16 123,07 18 138,46 Lợn nái sinh 2 630 100 740 117,46 980 155,55 sản 3 Lợn con 9.750 100 12.740 130,66 16.970 174,05 Tổng 10.393 100 13.496 129,85 17.968 172,88 Bảng 4.1 cho thấy, số lợn đàn lợn của trại tăng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, tổng số đầu lợn đã tăng từ 10.393 con (năm 2017) lên 17.968 con (năm 2019), tương ứng với 72,88%. Trong đó lợn nái sinh sản tăng từ 630 con (năm 2017) lên 980 con (năm 2019), tương ứng với 55,55%; lợn con tăng từ 9.750 con (năm 2017) lên 16.970 con (năm 2019), tương ứng với 74,05%; lợn đực tăng từ 13 con (năm 2017) lên 18 con (2019), tương ứng
  44. 37 với 38,46%. Điều đó cho thấy, tình hình phát triển chăn nuôi của trại là khá ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó chăn nuôi lợn nái là hướng chăn nuôi chủ yếu để cung cấp lợn con giống cho thị trường. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản 4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chờ phối 4.2.1.1. Xác định thời điểm phối giống cho lợn nái Để đảm bảo cho kết quả phối giống cho lợn nái được tốt, người chăn nuôi cần kiểm tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra ngày 2 lần sáng, chiều sau mỗi bữa ăn. Nếu lợn nái cai sữa mà lên giống trước 5 ngày khi kiểm tra thấy chịu đực thì phối chậm sau 12 giờ. Nếu lợn nái cai sữa mà lên giống sau 5 ngày, khi kiểm tra thấy chịu đực cho phối giống ngay, sau đó phối lần 2 cách lần 1 là 8 - 10 giờ. Nếu là lợn hậu bị hoặc lợn nái bị lốc, khi kiểm tra thấy chịu đực thì cho phối giống ngay. 4.2.1.2. Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống Khi đã xác định được thời điểm chịu đực của con lợn nái trước khi phối giống chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và khu vực xung quanh, dùng nước muối sinh lý rửa sạch cơ quan sinh dục trong và dùng bông lau khô. Đưa nái vào chuồng lợn đực để công tác phối giống được thuận lợi. 4.2.1.3. Chuẩn bị tinh trước khi phối giống Tinh lợn được bảo quản ở nhiệt độ từ 16 - 180C trong nước lạnh. Trước khi cho phối giống phải nâng nhiệt độ lên 250C trong 5 phút sau đó tiếp tục ngâm trong nước có nhiệt độ 350C trong 5 phút. Cắt núm liều tinh, dùng kính hiển vi kiểm tra xem chất lượng tinh có tốt không. Nếu tinh dịch đảm bảo chất lượng mới đem đi phối giống.
  45. 38 4.2.1.4. Kỹ thuật phối giống Dùng que phối giống (dẫn tinh quản) đã được hấp tiệt trùng, bôi trơn phía đầu que phối giống bằng vaseline hoặc dầu tragacant rồi đưa vào từ từ chếch 1 góc 450 và hướng lên trên. Xoáy nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ đến khi tay ta có cảm giác cấy qua cổ tử cung, khi đó ta có thể bơm tinh. Dùng một chân đè lên lưng hoặc có thể ngồi cả lên lưng lợn nái mặt quay lại phía sau. Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh vào trong tử cung. Nếu đặt liều tinh quá cao, tinh sẽ vào nhanh nhưng dễ bị trào tinh ra ngoài. 4.2.1.5. Thời gian phối giống cho lợn nái Thời gian phối giống cho lợn nái tốt nhất khi con nái chịu đực hoặc có phản xạ mê ì. Thao tác dẫn tinh tốt nhất diễn ra trong vòng 10 - 15 phút. Nên phối giống cho lợn nái vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Nên phối kép (2 liều) cách nhau 8 - 10 giờ. 4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với lợn nái chửa Lợn nái sau khi phối giống từ 1 - 35 ngày không nên vận chuyển đi xa, không nên tiêm bất kỳ một loại vaccin hay kháng sinh nào. Lợn nái mang thai phải được nuôi dưỡng trong môi trường thoáng mát, tốt nhất là 25 - 280C, tránh cho lợn ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột, hoặc cho ăn các loại thức ăn bị nấm mốc dễ bị chết thai. Trước khi lợn đẻ 14 ngày nên chuyển sang loại thức ăn có chất lượng tốt hơn, đảm bảo cho lợn nái có sức khoẻ tốt. Trước khi lợn đẻ 7 ngày thì chuyển lợn lên khu chuồng đẻ để lợn làm quen. 4.2.3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với lợn nái nuôi con Chuẩn bị ô đẻ khô sạch, ổ úm lợn con phải có bóng điện để sưởi ấm cho lợn con trong 2 - 3 ngày đầu (lợn mới sinh cần nhiệt độ 32 - 330C). Khi lợn đẻ, dùng khăn vải mềm nhúng nước ấm lau sạch đầu vú, đẻ con
  46. 39 nào đỡ con ấy. Khi đỡ đẻ cần lau sạch nhớt ở mồm, mũi mắt và toàn bộ thân con lợn; dùng dây thắt dây rốn cách bụng 2,5 cm, dùng kéo cắt và sát trùng bằng thuốc Antisep pha loãng 5/100. Cắt nanh và đuôi cho lợn con bằng kìm chuyên dùng. Nếu lợn đẻ bọc, cần xé bọc, nếu bị ngạt thì hô hấp bên ngoài. Trực cho lợn đẻ ra hết nhau và lấy ra ngoài. Không cho lợn mẹ ăn nhau vì sẽ làm giảm khả năng tiết sữa. Cho lợn con bú sớm, con nhỏ bú vú trên, con to bú hàng vú dưới, vài lần lợn sẽ quen và con nào bú vú con ấy. 4.2.4. Quản lý lợn nái sau cai sữa - Trong ngày cai sữa: cho lợn nái ăn 0,5 kg thức ăn, tiêm cho lợn 0,5 ml Vitamin ADE, rồi chuyển xuống chuồng mang thai, cho ở gần với lợn đực. - Ngày thứ 2: tăng thức ăn cho lợn nái lên 3,0 đến 4,0 kg/ con/ ngày. - Ngày thứ 3: cho lợn nái vào chuồng lợn đực đuổi cho thật mệt (ngày 2 lần sáng/ chiều). Sau khi đuổi cho lợn ăn no và duy trì đến khi lợn lên giống mới thôi. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái Nái chờ Nái Nái nuôi Tháng Nái hậu bị Nái đẻ Tổng phối chửa con 12 56 80 70 90 86 382 1 92 106 80 96 73 447 2 70 68 58 53 47 296 3 32 34 67 56 55 244 4 50 45 46 49 44 234 5 50 35 40 30 27 182 Tổng 350 368 361 374 332 1785
  47. 40 Bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng em đã tiến hành trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 1.785 lợn nái các loại. Do chúng em được luân chuyển chuồng nên đã được chăm sóc hầu hết các loại lợn tại trại. Trong đó có 350 nái hậu bị; 368 nái chờ phối; 361 nái chửa; 374 nái đẻ và 332 nái nuôi con. Qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, các lợn nái đều khỏe mạnh, phát triển và sinh đẻ tốt; không có lợn nái nào bị chết hoặc bị sảy thai trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái của trại là hợp lý. Cùng với chăm sóc, nuôi dưỡng, chúng em đã theo dõi tình trạng sinh sản của lợn nái. Kết quả theo dõi tình trạng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại của Công ty Nam Việt được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 4.3. Tình trạng sinh sản của lợn nái Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó Tháng Số nái đẻ SL (con) % SL (con) % 12 90 88 97,77 2 2,22 1 96 95 98,95 1 1,04 2 53 52 98,11 1 1,88 3 56 56 100 0 0,00 4 49 49 100 0 0,00 5 30 29 96,66 1 3,33 Tổng 374 369 98,66 5 1,33 Bảng 4.3 cho thấy, số lợn nái đẻ khó ở trại chiếm khá thấp. Trong 306 lợn nái đẻ được theo dõi, có 5 lợn nái khó đẻ (chiếm tỷ lệ 1,33%). Lý do gây tỷ lệ lợn nái đẻ khó là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu: Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và
  48. 41 xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ chúng ta có thể bổ sung chế phẩm sinh học Vườn Sinh thái vào trong thức ăn, pha trộn theo tỷ lệ như hướng dẫn của thuốc trộn, trong chế phẩm chứa đầy đủ và cân bằng các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin, acid amin sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng. Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài. Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoocmon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái, chúng em cũng đã tiến hành theo dõi khả năng sinh sản của đàn lợn nái Landrace nuôi tại trại. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái được trình bày tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Khả năng sinh sản của lợn nái Chỉ tiêu Đơn vị tính ± m-x Số con sơ sinh sống/ ổ Con 10,76 ± 0,34 Số con để nuôi/ ổ Con 10,53 ± 0,28 Số con lúc 21 ngày tuổi/ ổ Con 10,08 ± 0,32 Số con cai sữa/ ổ Con 9,96 ± 0,27 Khối lượng sơ sinh trung bình/ ổ Kg 16,8 ± 0,50 Khối lượng sơ sinh trung bình/ con Kg 1,59 ± 0,03 Khối lượng trung bình 21 ngày/ ổ Kg 56,16 ± 0,70 Khối lượng trung bình 21 ngày/ con Kg 5,57 ± 0,08 Số liệu ở bàng 4.4 cho thấy, các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái
  49. 42 Landrace nuôi tại trại đều đạt mức tương đương với tiêu chuẩn của giống. Cụ thể là, số lượng lợn con đẻ ra trung bình/ ổ nái là 10,76 con; số lợn con lúc 21 ngày tuổi trung bình là 10,08 con/ ổ; số con cai sữa trung bình/ ổ là 9,96 con; khối lượng sơ sinh bình quân/ lợn con đạt 1,59 kg và khối lượng bình quân/ lợn con lúc cai sữa (21 ngày tuổi) đạt 5,57 kg. Điều đó cho thấy, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái và lợn con ở trại là phù hợp. 4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản 4.3.1. Quy trình vệ sinh, phòng bệnh Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có số lợn thường xuyên lớn, các trang thiết bị, dụng cụ thú y tương đối đầy đủ. Công ty có một kho dự trữ và bảo quản thuốc thú y cho toàn trại. Công ty Nam Việt có 3 đội chăn nuôi, trong đó: Đội 1 và đội 2 là đội chăn nuôi lợn nái sinh sản. Ở mỗi đội đều có một tủ lạnh để bảo quản thuốc và vắc xin. Mỗi đội đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y: seringer tự động để tiêm phòng cho lợn con, seringer tiêm, kim tiêm các loại, dao mổ, nhiệt kế Trong mỗi chuồng nái đẻ đều được trang bị đầy đủ seringer, kim tiêm, dịch truyền, dao mổ, kim để công nhân tự điều trị những bệnh đơn giản. Đội 3 là đội chăn nuôi lợn choai và lợn hậu bị. Các dụng cụ thú y và thuốc thú y của đội cũng được trang bị đầy đủ để điều trị lợn bệnh. Thuốc ở trại cũng khá phong phú về chủng loại, đầy đủ về số lượng, cụ thể gồm các loại thuốc kháng sinh, như: Clamoxyl, OTV - Vet, Lincospectin, Vetrymoncin LA, Penicilin, Genta - Tylo, Enrovet Thuốc hạ sốt, như Analgin C, Hanagin C Thuốc trợ sức trợ lực cho gia súc trong quá trình điều trị: Vitamin C 5%, Vitamim ADE, Vitamin D1 2,5%, Vitamin B12, Glucose Thuốc sát trùng Bioccid, cồn Iot 10%, lugol, GPC - 8 Ngoài ra còn có các thuốc an thai, kích dục tố, thuốc trị ghẻ
  50. 43 4.3.1.1. Vệ sinh phòng bệnh Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp. Dọn phân rửa chuồng, tắm chải: chuồng trại được quét dọn, rửa chuồng hàng ngày. Máng ăn bằng bê tông được rửa 1 đến 2 lần trong một ngày. Sát trùng: chuồng trại có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc sát trùng như Biocid, GPC - 8. Nguồn nước uống: nước uống cho lợn được lấy từ giếng khoan sau đó qua hệ thống xử lý làm sạch rồi qua bể chứa dẫn trực tiếp đến từng ô chuồng. Nội dung công tác vệ sinh phòng bệnh được thực hiện như sau: a) Vệ sinh chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi - Thường xuyên quét dọn, cọ rửa, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, máng ăn, máng uống và các trang thiết bị chăn nuôi. - Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh chuồng trại, trang thiết bị và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng 10 - 15 ngày trước khi nuôi lứa mới. b) Vệ sinh thức ăn, nước uống - Thức ăn thô xanh trước khi sử dụng cần phải rửa sạch. - Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. - Không cho lợn ăn các loại thức ăn (cám, các loại phụ phẩm, các loại thịt lợn bệnh, ) không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. - Không sử dụng nước ao, hồ, sông, ngòi tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống. c) Vệ sinh đối với người làm việc trong khu vực chăn nuôi - Thực hiện nghiêm quy định về an toàn sinh học liên quan đến việc vệ sinh trong khu vực chăn nuôi.
  51. 44 - Những người làm việc trực tiếp trong khu vực chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép; rửa, khử trùng chân tay trước và sau khi tiếp xúc với đàn lợn. d) Vệ sinh đối với khách thăm quan - Khách đến từ vùng có dịch không được phép vào trong khu vực chăn nuôi. - Khách khi vào khu vực chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp vệ sinh và khử trùng. - Không mang các đồ vật, dụng cụ, xe cộ, ở ngoài vào khu vực chăn nuôi. đ) Đối với động vật hoang dã và các động vật khác Dùng các biện pháp che đậy thức ăn, nước uống, và chống động vật hoang dã, chuột, chó, mèo, ruồi, muỗi. e) Thực hiện nuôi chu đáo và cách ly - Lợn mới mua về phải nuôi ở khu vực cách ly từ 10 - 15 ngày trước khi nhập đàn, nếu không có biểu hiện gì của bệnh mới cho nhập vào khu vực chăn nuôi. - Khi phát hiện đàn lợn có con bị bệnh phải cách ly càng sớm càng tốt và nuôi ở khu cách ly để kịp thời xử lý. g) Xử lý xác chết vật nuôi Xác chết vật nuôi không được sử dụng làm thực phẩm, phải đem chôn hoặc đốt, khi chôn sử dụng vôi bột và thuốc khử trùng, chôn xa nguồn nước, xa khu vực chăn nuôi, xa khu dân cư. h) Xử lý chất thải chăn nuôi *Xử lý phân và chất độn chuồng: - Phân lợn được thu gom hàng ngày đưa vào bể biogas hoặc nơi chứa riêng. - Hố ủ phân và nhà chứa phân cần có mái che mưa nắng, có tường bao và nền xi măng hay đất sét nện để đảm bảo nước phân không ngấm xuống đất. - Áp dụng hố ủ phân rắn, sử dụng các chế phẩm sinh học như: Balasa No1, Safeguard, để ủ phân. Thường xuyên vệ sinh quanh hố ủ để diệt ruồi muỗi.
  52. 45 *Xử lý chất thải lỏng: - Tất cả chất thải lỏng từ chuồng nuôi phải đưa về hệ thống xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua khu vực chăn nuôi hay trực tiếp thải ra môi trường. - Có hệ thống thoát nước mưa tách khỏi hệ thống nước thải chăn nuôi. *Xử lý chất thải vô cơ: Tất cả các vỏ chai lọ đựng vắc xin hoặc thuốc thú y đã sử dụng; bao bì đựng thức ăn; bơm kim tiêm đã sử dụng; phải được thu gom và xử lý theo quy định. 4.3.1.2. Phòng bệnh bằng vắc xin Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, công tác phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại quan tâm đặc biệt. Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em đã tham gia phòng bệnh bằng vắc xin. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn Số lợn an toàn Tỷ lệ Loại bệnh Số lợn được tiêm sau tiêm (%) Thiếu máu, tiêu chảy 134 134 100 Tụ huyết trùng 40 40 100 Lở mồm long móng 20 20 100 Dịch tả lợn 60 60 100 Bảng 4.5 cho thấy sau khi thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái, kết quả tiêm phòng các loại vắc xin tụ huyết trùng, lở mồn long móng, dịch tả lợn, thiếu máu. Tỉ lệ lợn an toàn sau khi tiêm đạt 100%.
  53. 46 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh 4.4.1. Tình hình cảm nhiễm bệnh ở đàn lợn nái sinh sản Trong quá trình thực tập tại trại, cùng với công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái, chúng em cũng đã tiến hành theo dõi 374 lợn nái đẻ, thấy được tình hình cảm nhiễm bệnh tật của đàn lợn nái đẻ. Được sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật, cùng với kiến thức học tập tại trường, chúng em đã xác định được tình hình cảm nhiễm bệnh của đàn lợn nái đẻ như sau: Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn nái đẻ nuôi tại trại từ tháng 11/2018 - 5/2019 Loại bệnh Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc (%) Viêm tử cung 16 4,27 Viêm vú 5 1,33 374 Hội chứng mất sữa 4 1,06 Đẻ khó 5 1,33 Số liệu bảng 4.6 cho thấy, qua theo dõi lợn nái sinh sản của trại, chúng em thấy lợn nái ở trại thường mắc 4 loại bệnh, gồm: Viêm tử cung, viêm vú, hội chứng mất sữa và khó đẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc các loại này là khác nhau. Trong đó, bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc cao nhất (4,27%), tiếp đến là bệnh đẻ khó mắc với tỷ lệ 1,33%, hội chứng mất sữa mắc với tỷ lệ 1,06% và bệnh viêm vú với tỷ lệ 1,33%. Các tỷ lệ mắc bệnh nêu trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản ở trại chăn nuôi của công ty Nam Việt nằm ở mức độ trung bình so với các trang trại chăn nuôi khác ở miền Bắc nước ta. 4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái Trong quá trình thực tập tại trại, được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật kết hợp với kiến thức học được trong nhà trường, chúng em đã tiến hành điều
  54. 47 trị một số loại bệnh sau: 4.4.2.1. Bệnh viêm tử cung Chúng em đã sử dụng phác đồ điều trị như sau: - Oxytocine 20 - 40 IU/ con/ ngày để tử cung co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. - Dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày rửa một lần bằng dung dịch Han - iodine 10% 75 ml pha với 4 lít nước sôi để nguội. - Vetrimoxin LA:1 ml/ 10 kg thể trọng, 1 lần/ ngày, liệu trình 3 - 5 ngày. - Vitamin B1: 10 ml. - Analgin + C: 1ml/ 10kg thể trọng Dùng liên tục 3 - 4 ngày cho lợn bị cấp tính, 6 - 8 ngày cho lợn bị mãn tính, ngày tiêm 2 lần. Kết quả: Điều trị 16 con, khỏi 15 con (đạt tỷ lệ 93,75%) 4.4.2.2. Bệnh viêm vú Phác đồ điều trị như sau: - Kanamycin: 2,5 ml/ 50 kgTT. - Vetrimoxin LA 1 ml/ 10 kg thể trọng, 1 lần/ ngày, liệu trình 3 - 5 ngày. - Analgin + C: 1 ml/ 10 kg thể trọng Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, 3 - 5 ngày liên tục. Kết quả: Điều trị 5 con, khỏi 5 con (đạt 100%) 4.4.2.3. Hội chứng mất sữa Phác đồ điều trị như sau: - Oxytocine 20 - 40 IU/ nái, ngày một lần. - Tăng cường thức ăn giàu đạm. - Nếu mất sữa do viêm vú, viêm tử cung thì dùng phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung. Kết quả: Điều trị 4 con, khỏi 4 con (đạt 100%)
  55. 48 4.4.2.4. Bệnh khó đẻ Phác đồ điều trị: - Trường hợp đẻ khó do rặn đẻ quá yếu, tiêm Oxytocine 20 - 40 IU/ nái - Tiêm kháng sinh chống viêm tử cung, phác đồ như bệnh viêm tử cung. Kết quả: Điều trị 5 con, khỏi 5 con (đạt 100%) Tổng hợp kết quả điều trị một số bệnh trên lợn nái được trình bày tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ khỏi STT Tên bệnh (con) (con) (%) 1 Viêm tử cung 16 15 93,75 2 Viêm vú 5 5 100 3 Hội chứng mất sữa 4 4 100 4 Đẻ khó 5 5 100 Số liệu bàng 4.7 cho thấy, sử dụng các phác đồ điều trị của trại cho hiệu quả tốt. Các bệnh viêm vú, hội chứng mất sữa và đẻ khó có hiệu quả điều trị khỏi đạt 100%; bệnh viêm tử cung có hiệu quả điều trị khỏi đạt 93,33%. Điều đó cho thấy phác đồ điều trị bệnh trên lợn nái của trại đang áp dụng là hợp lý, có hiệu quả khỏi bệnh cao. 4.4.3. Kết quả chăm sóc cho lợn con Trong quá trình thực tập tại trại, cùng với công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái, chúng em cũng đã thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ. Cụ thể các công việc chăm sóc lợn con như sau: mài nanh cắt tai, thiến, tiêm sắt nhỏ cầu trùng, mổ hách ni. Tổng hợp kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con tại bảng 4.8
  56. 49 Bảng 4.8. Kết quả chăm sóc lợn con Số lượng lợn chăm sóc Kết quả đạt (%) Công việc (con) Mài nanh cắt tai 1200 100 Thiến 600 100 Tiêm sắt nhỏ cầu trùng 134 100 Mổ hecni 5 100 Bảng 4.8 cho thấy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con phù hợp, đem lại kết quả cao. Sau khi thực hiện chăm sóc mài nanh cắt tai, thiến, tiêm sắt nhỏ cầu trùng, mổ hecni không có lợn chết, tỷ lệ lợn an toàn 100%.
  57. 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng em rút ra một số kết luận sau: 1- Tình hình chăn nuôi lợn của Trại có hướng phát triển tốt; đàn lợn có xu hướng tăng liên tục qua các năm. 2- Trại đã xây dựng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái phù hợp, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn nái: số con bình quân/ lứa đạt 10,76 con; số con cai sữa bình quân/ lứa đạt 9,96 con (bằng 92,56% số con sinh ra); khối lượng cai sữa bình quân lúc 21 ngày tuổi đạt 5,57 kg/ con. 3- Trại đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình, lịch vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn nái, góp phần nâng cao sức khỏe, khả năng phòng chống bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn nái. Cụ thể là: không xảy ra dịch bệnh trong quá trình sản xuất; tỷ lệ mắc các lợi bệnh của đàn lợn nái ở mức thấp, chỉ có 4,81% lợn nái mắc bệnh viêm tử cung; 0,27% lợn nái mắc bệnh vú; 1,2% lợn nái mắc bệnh mất sữa và 1,33% lợn nái mắc khó đẻ. 4- Trại đã xây dựng được quy trình và phác đồ điều trị bệnh ở lợn nái phù hợp và cho hiệu quả cao: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh viêm tử cung, viêm vú, mất sữa, khó đẻ lần lượt là: 93,75%, 100%, 100% và 100%. 5.2. Đề nghị Mặc dù có sự cố gắng nỗ lực cao nhưng do thời gian thực tập có hạn nên kết quả nghiên cứu của tôi chưa nhiều, còn nhiều vấn đề cần giải quyết mà tôi chưa thực hiện được như: + Chưa phân tích chi tiết nguyên nhân gây ra 1 số bệnh ở lợn nái của trại. + Chưa kiểm tra được các chỉ tiêu vệ sinh thú y của trại như bầu tiểu khí
  58. 51 hậu của trại hay các điều kiện có liên quan đến bệnh phân trắng lợn con cũng như 1 số bệnh khác của lợn nái. Từ những tồn tại tại nêu trên chúng em đề nghị cần có các nghiên cứu sâu hơn trên nhiều khía cạnh nhằm làm rõ nguyên nhân gây lên bệnh của lợn nái và 1 số bệnh khác của lợn con cũng như hoàn thiện được quy trình phòng bệnh và điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.
  59. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Trần Ngọc Bích (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tập chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XX1, số 2 trang: 75 - 81 2. Trần Văn Bình (2013), Chẩn đoán và phòng trị bệnh ở lợn nái & lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái, Nxb Báo nông nghiệp. 7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, tạp chí Khoa
  60. 53 học kỹ thuật thú y, tập 17. 12. Nguyễn Văn Thiện (2008), thống kê sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội II. Nghiên cứu nước ngoài 13. UrbanV.P., SchnurV.I., Grechukhin A.N. (1983), The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm, Vestnik selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 75. 14. Smith B.B., Martineau G., BisaillonA. (1995), Mammary gland and lactaion problems, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, pp. 40 - 57. 15. Trekaxova A.V., Daninko L.M., Ponomareva M.I., Gladon N.P., (1983), Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (người dịch Nguyễn Đình Chi), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  61. MỘT SỐ ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1: Ferriade (sắt) bổ sung thiếu Ảnh 2: Bio - Oxytocin hỗ trợ co bóp sắt cho lợn con dưới 3 tuần tuổi tử cung lợn đẻ,và tăng tiết sữa cho nái Ảnh 3: Enpro – 100 điều trị phân Ảnh 4: Analgin+C điều trị giảm đau, trắng, viêm đường hô hấp hạ sốt
  62. Ảnh 5: Catosal hỗ trợ điều trị kém ăn Ảnh 6: Vetrimoxin điều trị các ,mệt mỏi thếu hụt dinh dưỡng bệnh hô hấp có vi khuẩn nhảy cảm với amoxicillin Ảnh 7: Tắm lợn Ảnh 8: Tiêm kháng sinh
  63. Ảnh 9: Tiêm Fe Ảnh 10: Vệ sinh máng ăn Ảnh 11: Tiêm hạ sốt Ảnh 12: Mài nanh, cắt tai