Khóa luận Thực hiện một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó cảnh tại phòng khám Petcare Đông Anh

pdf 54 trang thiennha21 20/04/2022 5181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó cảnh tại phòng khám Petcare Đông Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_mot_so_bien_phap_can_thiep_lay_thai_tren.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó cảnh tại phòng khám Petcare Đông Anh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ TRANG NHUNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LẤY THAI TRÊN CHÓ CẢNH TẠI PHÒNG KHÁM PETCARE ĐÔNG ANH’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ TRANG NHUNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LẤY THAI TRÊN CHÓ CẢNH TẠI PHÒNG KHÁM PETCARE ĐÔNG ANH’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 – TY – N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quang Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đến quý thầy cô ở Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Quang người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài khóa luận này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Hơn nữa nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các anh chị là việc tại phòng khám Petcare Đông Anh, em đã dần làm quen với công việc và trau dồi được vốn kiến thức nhất định để nâng cao tay nghề cũng như chuyên môn về mảng thú cảnh. Một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới anh chị. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Sinh viên Trần Thị Trang Nhung
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một vài số liệu về sinh lý sinh sản của chó cái 8 Bảng 2.2. Sự phát triển của thai 13 Bảng 4.1: Các phương pháp can thiệp đẻ khó 30 Bảng 4.2: Kết quả phẫu thuật lấy thai 32 Bảng 4.3. Chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo tuổi 34 Bảng 4.4: Kết quả phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo lứa đẻ do chó đẻ khó theo lứa đẻ 35 Bảng 4.5: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó 36 Bảng 4.6: Một số nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ở chó 37 Bảng 4.7: Thời gian lành vết thương sau khi mổ 39 Bảng 4.8: Những tai biến sau khi phẫu thuật lấy thai 40
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT GA : Gestational age CRL : Crown Rump length GSD : Gestationa Sac Diamester HD : Head Diamester BD : Body Diamester Cs : Cộng sự
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái 2 Hình 2.2: Hình ảnh thai quá to so với bình thường 14 Hình 2.3. Chó con sinh ra bị hở hàm ếch 16 Hình 2.4. Chó con bị dị tật vùng thân sau 17 Hình 2.5. Chó bị dị tật vỡ sọ não 17 Hình 2.6. Tư thế bất thường của thai 18 Hình 3.1: Đặt đầu dò siêu âm thai 23 Hình 3.2: Túi thai 30 ngày tuổi 23 Hình 3.4: Túi thai 57 ngày tuổi 23 Hình 3.5: Túi thai không phát triển 23 Hình 3.6 Cố định trên bạn mổ, cạo lông và sát trùng 27 Hình 3.7 Thực hiện mổ qua da, mô liên kết lớp mỡ ngay đường trắng 27 Hình 3.8 Dò tìm và lôi tử cung ra bên ngoài 28 Hình 3.9 Giữa cổ tử cung rạch một đường để lôi thai ra ngoài 28 Hình 3.10 Lôi thai ra ngoài và lau sạch con 28 Hình 3.11 Khâu cổ tử cung 28 Hình 3.12 Khâu mép thành bụng 29 Hình 3.13 Khâu cố định 29 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ các phương pháp can thiệp đẻ khó 31 Hình 4.1.1 Bọc ối bộc lộ ra ngoài âm đạo 32 Hình 4.1.2 Xé bọc ối rồi lau nhớt 32 Hình 4.1.3. Kéo thai ra Hình 32 Hình 4.1.4 Kẹp rốn và cắt rốn 32 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ chó phẫu thuật lấy thai theo giống chó 33 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ chỉ định phẫu thuật lấy thai theo tuổi 34 Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ chỉ định phẫu thuật lấy thai theo lứa đẻ 36 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rên chó đẻ khó 37 Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ một số nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ở chó 39 Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ tai biến sau khi phẫu thuật 41
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT iii DANH MỤC HÌNH iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Yêu cầu của chuyên đề 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2 2.1.1 Thuận lợ và khó khăn của cơ sở 2 2.2 Cơ sở khoa học của đề tài. 2 2.2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái 2 2.2.2. Chu kì động dục của chó cái 6 2.2.3. Sự sinh đẻ 8 2.2.4. Các phương pháp chẩn đoán để phát hiện thai và khả năng đẻ khó của chó. 9 2.2.5. Sự đẻ khó 13 2.3. Tình hình ngiên cứu trong nước và ngoài nước 18 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 18 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 19 PHẦN3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 20 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Nội dung nghiên cứu. 20 3.3. Phương tiện khảo sát 20
  8. vi 3.3.1. Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng 20 3.3.2 Dụng cụ và vật liệu dùng trong phẫu thuật 20 3.3.3. Thiết bị chẩn đoán: 21 3.3.4. Dược phẩm 21 3.4. Phương pháp thực hiện 21 3.4.2. Phương pháp chẩn đoán để khó 22 3.3.3. Phương pháp can thiệp đẻ khó. 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Các phương pháp can thiệp đẻ khó 30 4.2.Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo giống 32 4.3. Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo tuổi 34 4.4. Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo lứa đẻ 35 4.5. Triệu chứng lâm sàng thường thấy trên chó đẻ khó 36 4.6. Một số nguyên nhân dẫn đến chó đẻ khó 37 4.7. Thời gian lành vết thương 39 4.8. Những tai biến sau phẫu thuật 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.3. Đề nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu giải trí của con người ngày càng nâng cao. Chó là con vật thông minh, trung thành, rất mến chủ. Nhờ vậy, chó không chỉ đơn thuần là những vật nuôi thông thường mà trở thành thú cưng, là bạn, l thành viên trong gia đình của con người. Chó là một trong những động vật đầu tiên được con người thuần hóa, loài vật này đã trở thành bạn đồng hành của chúng ta trong hàng nghìn năm qua. Thậm chí, nhiều nhà khoa học đã tìm ra những lý do để mỗi hộ gia đình nên nuôi một con chó. Người nuôi chó sẽ trở nên thân thiện hơn, năng động hơn, có nhiều mục đích sống hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi chó, chó vốn bị mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa và bệnh sản khoa. Xuất phát từ sự yêu thích động vật và tinh thần muốn tìm hiểu, học hỏi những biện pháp, kỹ thuật ngoại khoa can thiệp khi chó đẻ khó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực hiện một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó cảnh tại phòng khám Petcare Đông Anh’’. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng những ca chó đẻ khó tại phòng khám Petcare Đông Anh. Tìm ra được biện pháp hiệu quả, an toàn để can thiệp lấy thai trên chó. 1.3 Yêu cầu của chuyên đề Nắm được các biện pháp lấy thai trên chó cảnh tại cơ sở thực tập. Nắm được các biện pháp can thiệp dẻ khó trên chó cảnh và các triệu chứng lâm sàng khi chó đẻ khó
  10. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập Phòng khám PETCARE Đông Anh được xây dựng trên địa bàn thị trấn Đông Anh thành phố Hà Nội với diện tích 250m2 và được chủ phòng khám trang bị các trang thiết bị vật tư hiện đại để phục vụ cho việc thăm khám chẩn đoán và điều trị bệnh cho các con vật đặc biệt là các loại thú cưng 2.1.1 Thuận lợ và khó khăn của cơ sở Thuận lợi Phòng khám được xây dựng tại nơi có đông dân cư và là nơi tập trung nhiều hộ dân có sở thích nuôi thú cưng. Được xây dưng giáp vưới trục quốc lộ 3 thuần tiện cho việc giao thông đi lại và vận chuyển bệnh súc. Chủ cơ sở năng động nhiệt tình chịu khó và giàu kinh nghiệm nên đây là một thế mạnh của phòng khám. Khó khăn Do điều kiện kinh tế của chủ cơ sở còn hạn hẹp nê việc đầu tư thêm một số trang thiết bị hiện đại còn gặp nhiều khó khăn 2.2 Cơ sở khoa học của đề tài. 2.2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái Các cơ quan của bộ máy sinh dục chó cái bao gồm: Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
  11. 3 2.2.1.1. Noãn sào hay buồng trứng Chức năng: Là nơi tạo noãn và sản xuất kích thích tố. Hình thái: Có hai noãn sào, hình hạt đậu, nằm hai bên của xoang bụng, là nơi sản xuất trứng, tổng hợp và phân tiết hormone sinh dục cái. Mặt ngoài của noãn sào tròn lồi, mặt trong là đường đi vào của các mạch máu, dây thần kinh, gọi là thể noãn. Đầu trước liên hệ với đầu tua của ống dẫn trứng. Đầu sau hay đầu ống dẫn trứng liên kết với ống dẫn trứng nhờ vào “dây noãn sào”. Noãn sào dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của dây rộng tử cung, phần này gọi riêng là màng treo noãn sào và dây noãn ở phía sau. Cấu trúc: - Phần lớn noãn sào được lớp màng bụng bao phủ, ở mặt trong, nơi mạch máu và thần kinh đi vào gọi là thể noãn, chỗ này không có màng bụng bao phủ tới. - Mô liên kết tạo nên sườn của noãn sào. Xen kẽ với hệ thống mô liên kết này có nhiều nang noãn chứa noãn ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các noãn còn non được bao quanh bởi một nang dày, gồm nhiều lớp tế bào. Noãn chính hay noãn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng dần do các lớp tế bào tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Noãn bào chín gọi là nang Graaf và trồi lên bề mặt của noãn sào, có thể thấy được bằng mắt thường. Khi nang Graaf vỡ, sẽ phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ đọng máu gọi là hồng thể. Sau đó, lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là thể vàng hay hoàng thể. Nếu có sự thụ thai, hoàng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu, nếu không có sự thụ thai, hoàng thể sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một sẹo gọi là bạch thể. 2.2.1.2 Ống dẫn trứng Chức năng: vận chuyển giao tử (noãn, tinh trùng) và là nơi thụ tinh. Hình thái - Ống dẫn trứng là ống ngoằn ngoèo, nối chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống dẫn trứng có đường kính nhỏ, nhưng càng về phía noãn
  12. 4 sào càng lớn dần, đến buồng trứng nở rất rộng, bao phủ phần lớn noãn sào, phần mở rộng này gọi là loa vòi hay phễu ống dẫn trứng. Ở khoảng giữa loa có một nếp gấp thông với một lỗ nhỏ gọi là lỗ bụng vòi. - Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung. - Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng. Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp - Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng. - Lớp cơ gồm hai lớp: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong. - Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào trụ có tiêm mao, các tiêm mao có chức năng hướng trứng về phía tử cung. 2.2.1.3 Tử cung Chức năng - Thân tử cung và cổ tử cung giữ và nuôi dưỡng phôi thai. - Cổ tử cung: ngừa vi sinh vật xâm nhập vào tử cung và dự trữ tạm thời và nuôi dưỡng tinh trùng. Hình thái: tử cung là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong xoang chậu chia làm 3 phần: - Sừng tử cung: gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước, các sừng nằm hoàn toàn trong xoang bụng, các sừng thường bị ép sát vào thành bụng, các sừng nhỏ ở phía trước và thường rộng dần về phía sau. - Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu, đường kính lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận ai sừng, mặt trên tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới với bàng quang. - Cổ tử cung: là phần hẹp ở phần sau, nhưng có thành rất dày, cổ tử cung nối với âm đạo. Cấu tạo: Từ ngoài vào trong, tử cung cấu tạo gồm 3 lớp - Lớp áo trơn: liên tục với dây rộng tử cung. - Lớp cơ: là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong dày hơn.
  13. 5 Giữa hai lớp cơ có một mô liên lết chứa rất nhiều mạch máu. Áo cơ dày nhất ở cổ tử cung. - Lớp niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có lông mao, khi cơ hoạt động các tiêm mao đẩy dịch nhờn về phía sau. Sự cố định: hai màng treo tử cung hay màng rộng ở hai bên, liên kết tử cung với thành trên của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này có chứa rất nhiều mạch máu và thần kinh. Dây tròn xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung, đến nối với đáy thành bụng chỗ vòng bẹn sau của kênh bẹn. 2.2.1.4. Âm đạo Phần nối tiếp phía sau của cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu, cũng là một ống cơ, tiết diện có thể dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ phía ngoài thì rất khó phân biệt ranh giới giữa âm đạo và tử cung. Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới với bàng quang và ống thoát tiểu. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp - Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước được phần sau màng bụng bao phủ. - Áo cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. - Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường kính rất lớn. 2.2.1.5. Tiền đình Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có một nếp gấp gọi là màng trinh. Sau màng này phía dưới có lỗ mở ra của ống thoát tiểu, hai bên ống thoát tiểu có hai thể xốp, chứa nhiều mạch máu và có thể cương lên như dương vật. 2.2.1.6. Âm hộ Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài là lớp da chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi. Mép dưới âm hộ có một thể tròn, nằm trong 1 xoang nhỏ đó là âm vật.
  14. 6 2.2.1.7 Nhũ tuyến Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục. Tuyến vú của thú có thể trải dài từ ngực đến bẹn. Mỗi tuyến vú là sự tập hợp của 10 - 15 tuyến nhỏ (có ống tiết riêng biệt), nằm xen trong mô liên kết với vú. Có khoảng từ 4 đôi tuyến vú từ ngực đến bẹn, mỗi núm vú có từ 8 – 12 bể sữa. Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với thành bụng, đỉnh hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú. Núm vú là nơi thông ra ngoài của tuyến vú. Lớp mô liên kết của nhũ tuyến bám chặt vào dưới thành bụng, ăn sâu vào vú và chia thành nhiều thùy. Mô tuyến ở bên trong có màu vàng hay màu hồng xám. Các chùm tuyến sẽ có ống thông với một xoang rộng ở phía dưới gọi là xoang sữa hay bể sữa. Bể sữa thông ra ngoài bởi các núm vú. Máu đến vú từ động mạch thẹn sau đó theo các tĩnh mạch thẹn rồi đổ về tĩnh mạch chủ sau. Ngoài ra, tuyến vú còn có sự chi phối của các mạch máu vùng ngực và bụng. 2.2.2. Chu kì động dục của chó cái Theo Trần Thị Dân (2006)[2] tuổi thành thục hoặc tuổi trưởng thành sinh dục trên thú cái là tuổi bắt đầu động dục hay tuổi bắt đầu xuất noãn, hoặc khi chó cái mang thai nhưng không ảnh hưởng xấu đến chó. Tuổi thành thục lần đầu khi chó được 6 - 12 tháng tuổi tùy theo từng cá thể, tùy theo giống. Những giống chó nhỏ thì bắt đầu lúc 6 - 9 tháng tuổi, tuy nhiên những giống chó to hơn chu kì động dục có thể bắt đầu lúc 1 - 2 năm tuổi. Chu kì lên giống 2 lần/năm. Thời gian động dục trung bình từ 10 - 20 ngày. Thời gian phối giống thích hợp vào ngày lên giống thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi phát hiện động dục.
  15. 7 Thời gian mang thai là 58 - 63 ngày. Theo Nguyễn Văn Thành (2000)[7], có 4 giai đoạn biểu hiện động dục trong 2 chu kỳ, thông thường chu kỳ xảy ra sau giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài 15 tuần. 2.2.2.1. Thời kỳ trước động dục: Xảy ra trước giai đoạn động dục Kéo dài từ 8 - 13 ngày. Tăng kích thước cơ quan sinh dục, có sự phát triển của nang trứng, làm thoái hóa hoàng thể của chu kỳ trước. Tử cung phát triển lớn, niêm mạc tử cung sung huyết, phù nề và các tuyến tử cung tăng tiết. Giai đoạn này chó có biểu hiện sưng âm hộ do phù sung huyết và có dịch màu hồng. 2.2.2.2. Thời kỳ động dục Sự bắt đầu và kết thúc giai đoạn này là thời điểm đánh giá chính xác duy nhất của chu kì động dục và dùng để xác định chiều dài của chu kì. Theo các chuyên gia nên cho phối kép ngày 10 và ngày 12 hoặc ngày 11 và ngày 13 kể từ ngày đầu tiên có biêu hiện động dục là hiệu quả. Chó thường có những biểu hiện: tìm kiếm chó đực, đứng yên cho đực nhảy và chờ đợi sự phối giống. Âm hộ giảm sự trương phồng, ướt, bớt tím tái, tiết dịch trong. 2.2.2.3. Thời kỳ sau động dục Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết progresteron dưới ảnh hưởng của LH. Thời gian kéo dài: khoảng 2 tháng. Chó thường có những biểu hiện: chó cái có biểu hiện từ chối đực, không cho nhảy lên lưng, không tiết dịch, âm hộ trở về trạng thái và kích thước bình thường. Ngược lại nếu chó có thai thì hàm lượng estrogen giảm dần, thể vàng xuất hiện và phân tiết progesterone, các tế bào biểu mô dần sừng hóa, cổ tử cung dần dần đóng lại.
  16. 8 2.2.2.4. Thời kỳ nghỉ ngơi Bảng 2.1: Một vài số liệu về sinh lý sinh sản của chó cái Stt Chỉ tiêu Bình quân Biến động 1 Tuổi thành thục của chó cái 10 tháng 7 - 13 tháng 2 Tuổi trưởng thành 1 năm 7 - 13 tháng 3 Thời gian động dục 9 ngày 6 - 10 ngày 4 Khoảng cách giữa 2 kỳ động dục 6 - 8 tháng 59 - 66 ngày 5 Số con trong một lứa 3 - 8 con 1 - 10 con 6 Thời gian cho sữa 6 - 8 tuần 5 - 8 tuần 7 Mùa phối giống Tháng 1, 2 5 - 8 tuần 8 Tuổi thọ 13 - 17 năm 1 - 34 năm (Nguồn: Trần Thị Dân, 2001) Thể vàng tiết nhiều progresteron để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai nếu chó phối đậu. Thời kỳ này chấm dứt khi thể vàng thoái biến và lượng progresteron trong máu giảm. Thời gian kéo dài: khoảng 4 tháng. Chó thường có những biểu hiện: chó không còn những biểu hiện tính dục, sự tiết dịch có ít hay không có, âm hộ trở lại kích thước ban đầu. 2.2.3. Sự sinh đẻ Quá trình sinh có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Mở cổ tử cung (chuẩn bị) Theo Nguyễn Văn Thành (2000)[7], một số giống chó thì giai đoạn này không quan trọng, tuy nhiên một số giống chó giai đoạn này kéo dài 3 - 24 giờ, đặc biệt ở những chó đẻ lần đầu có thể kéo dài đến 36 giờ (Cathrina Linde Foesberg và Annelie Eneroth, 1994)[12], thai được di chuyển đến xương bồn chậu, màng nhau đến cổ tử cung mới rách.
  17. 9 Ở giai đoạn này, thân nhiệt chó thường thấp hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung giãn nở. Thân nhiệt chó giảm do sự giảm hàm lượng progesterone trong máu. Tử cung co thắt từng cơn nhưng không có dấu hiệu của sự co thắt thành bụng. Chó trở nên bức rứt, khó chịu. Giai đoạn 2: Tống thai Tùy thuộc số lượng chó con, thông thường kéo dài từ 6 - 12 giờ. Khi chó con đầu tiên đến vùng xương bồn chậu, thì cơn rặn đẻ mạnh hơn, bọng đái trống, màng nhau rách tạo sự trơn trợt đường sinh dục, nếu thai ra có cả bọc nhau, chó mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và dây rốn, liếm sạch chó con, chó cái rời ổ và quay lại sau khi có cơn rặn tiếp. Chó con thứ 2 được tống ra trong vòng 2 giờ, đôi khi dài hơn (cần can thiệp khi quá 2 giờ). Có 3 dấu hiệu cho biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của quá trình sinh: + Có sự chảy dịch ở âm hộ. + Thành bụng co thắt. + Thân nhiệt trở về bình thường (Cathrina Linde Foesberg và Annelie Eneroth, 1994)[12]. Giai đoạn 3: Tống nhau Sau mỗi lần tống thai 15 phút, nhau thường được tống ra, một vài trường hợp có thể tống ra cùng với chó con kế tiếp, đôi khi ra cả bọc nhau chứa chó con bên trong. Chó mẹ ăn lại lá nhau và liếm sạch nước ối của mình, đây là vấn đề cần lưu ý để biết khi chó mẹ bị xót nhau. 2.2.4. Các phương pháp chẩn đoán để phát hiện thai và khả năng đẻ khó của chó. 2.2.4.1. Phương pháp lâm sàng Kiểm tra thể trạng, tình trạng chung như tim mạch, thân nhiệt, nhịp thở.
  18. 10 Kiểm tra các biểu hiện ở đường sinh dục, hiện tượng rặn đẻ, tình trạng sữa, kiểm tra dịch ối. Kiểm tra âm đạo: phải tuyệt đối giữ vệ sinh khi tiến hành thăm khám âm đạo, có thể sử dụng găng tay vô trùng. Kiểm tra sự đàn hồi, co giãn của âm đạo, các chất tiết, sự đóng hay mở của cổ tử cung. 2.2.4.2. Phương pháp siêu âm Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai, theo Nguyễn Phúc Bảo Phương, (2005)[6] Siêu âm là phương pháp được dùng trong chẩn đoán sớm sự mang thai. Theo phương pháp khám truyền thống, việc phát hiện thai sớm do tử cung giãn nở và sự hiện diện của túi thai trong khoảng từ 21 - 35 ngày sau khi phối. Đây là thời điểm phát hiện thai sớm nhất và chính xác nhất. Nếu khám sớm hơn thì tử cung chưa nở sẽ khó phát hiện. Quá 35 ngày, túi thai khó có thể sờ nắn được vì kích thước tử cung quá lớn. Trong khi đó, chụp X- quang có thể chứng minh sự giãn nở của tử cung đi đôi với sự mang thai nhờ sự cốt hóa thai từ ngày thứ 45 sau khi lượng LH cao nhất và ngày thứ 36 - 45 của túi thai. Siêu âm được sử dụng để phát hiện thai sớm từ sau khi phối 10 ngày ở chó. Một nghiên cứu gần đây trên 55 con chó, so sánh giữa siêu âm và chụp X - quang trong chẩn đoán và ước lượng số thai. Chẩn đoán thai bằng chụp X - quang chính xác 100% trong vòng 20 ngày cuối thai kỳ và 93% trong việc đếm số thai. Chẩn đoán bằng siêu âm chính xác 88% khi khám thai. Thông thường, siêu âm không thể đếm chính xác số lượng thai, đặc biệt là ở giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai. Để ước lượng số thai, tốt nhất là vào khoảng ngày 28 - 35. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ chỉ một phần nhỏ của đường sinh dục được nhìn thấy khi siêu âm. Vì vậy, thai có thể được đếm trùng lặp hay bị bỏ sót. Trên thực tế, sự ước lượng số con bằng siêu âm cũng không hoàn toàn chính xác. Sự rụng trứng xảy ra từ 24 - 72 giờ sau khi LH đạt đỉnh điểm. Kỳ động
  19. 11 dục ngắn khoảng 5 - 9 giờ. Trong kỳ động dục, có thể có một hoặc nhiều cơ hội phối giống. Tinh trùng chó có thể vẫn có khả năng thụ tinh trong 5 - 7 ngày. Do đó khó xác định được thời gian mang thai và tuổi thai. Điều này làm cho việc dự đoán tuổi thai và ngày sinh trong việc khám và đo thai bằng phương pháp siêu âm trở nên khó khăn. Cũng có thể tử cung giãn nở do bị ảnh hưởng bởi hormon mà không có thai (hiện tượng thai giả). Dấu hiệu xác định sự mang thai đầu tiên là túi thai. Túi thai chỉ đơn giản là một túi tế bào trưởng thành, bên trong chứa phôi đang phát triển. Thời kỳ này, túi thai rất nhỏ, đường kính chỉ vài mm nhưng có thể phát hiện dưới những điều kiện tốt nhất. Ở chó, ngày thứ 20 sau khi phối là thời gian sớm nhất có thể nhận thấy túi thai. Tuy nhiên, sự mang thai sớm có thể bị bỏ sót khi chỉ mới có một hoặc hai phôi hiện diện bởi vì chúng có thể bị che lấp bởi ruột hay những lý do khác. Trên thực tế, 30 ngày sau khi phối mới đi siêu âm thai thì chắc chắn có túi thai. Sau 30 ngày kể từ lần phối cuối cùng nghĩa là sự mang thai không thể ít hơn 23 - 35 ngày bởi vì đó là thời gian tối đa tinh trùng của chó vẫn còn khả năng thụ tinh. Thai có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn, xác định tuổi thai hoặc túi thai sau khi LH cao nhất là khoảng 65 ± 1 ngày. Theo Nyland và Mattoon (1995)[15], hai nghiên cứu có giá trị gần đây về siêu âm để xem xét sự phát triển của thai và xác định tuổi thai. Túi thai được phát hiện trong sừng tử cung vào ngày thứ 20 sau khi LH đạt đỉnh điểm ở giống Beagles (ngày thứ 18 sau khi trứng rụng). Lúc này túi thai khoảng 2mm, có hồi âm trống (chủ yếu là lượng dịch trong màng đệm) được bao quanh bởi một vách mỏng hồi âm tăng. Lớp biểu mô tử cung xung quanh túi thai trở nên dày và có hồi âm tăng. Từ ngày thứ 23 - 25 phôi có hồi âm hình quả trám, dài khoảng vài mm, lệch khỏi vị trí khi túi thai giãn nở quá nhanh. Túi thai được bao quanh bởi một lớp mỏng hồi âm tăng của tử cung, đồng thời nhau đang phát triển. Túi thai tách riêng vào ngày thứ 27 - 30, khá rõ vào ngày thứ 36. Phôi di chuyển ra
  20. 12 khỏi thành tử cung, gắn vào màng noãn vào ngày thứ 25 - 28. Để chẩn đoán sự mang thai thì cần dò tìm túi thai, theo dõi tim thai và sự hoạt động của thai nhằm xác định sự sống của thai. Hoạt động tim thai tăng hoặc giảm biểu thị tình trạng thai. Nhịp tim tăng chứng tỏ thai khỏe, có thể chống lại Stress. Thai di khoảng 10 ngày sau đó. Thai phát triển nhanh từ ngày thứ 30 trở đi. Đầu thai có hồi âm trống trung tâm. Xương thai từ ngày thứ 33 - 39 có hồi âm tăng. Đầu tiên, phát hiện đầu, xương ống, xương sườn, đốt sống cổ và khung xương. Từ ngày thứ 35 - 39, bàng quang và dạ dày là những cơ quan đầu tiên trong ổ bụng xuất hiện hồi âm trống trung tâm. Phổi có hồi âm biến đổi trong suốt thời gian phát triển. Gan, phổi có đồng hồi âm trong giai đoạn đầu nên không phân biệt rõ ràng được. Có thể định hướng nhờ vị trí của tim, dạ dày và bàng quang. Phổi có hồi âm tăng khi thai phát triển tới ngày 38 - 42. Thận và mắt có vào ngày thứ 39 - 47. Thận có hồi âm giảm so với hồi âm kém của bể thận. Theo thời gian, dần dần vùng vỏ và vùng tủy thận được phân biệt và bể thận ít giãn nở hơn. Tim từ hồi âm kém đến hồi âm trống với những hiện diện của hồi âm giúp phân biệt vách và van tim. Có thể thấy rõ buồng tim vào ngày thứ 40. Vài ngày sau, có thể thấy mạch máu lớn của tim. Ruột được thấy sau ngày thứ 57 - 63. Đo và ước lượng tuổi thai, đường kính túi thai được đo để tính tuổi thai khi được 20 - 37 ngày. Từ ngày thứ 38 - 60, đo đường kính lưỡng đỉnh để tính tuổi thai chính xác nhất nhưng độ dài vùng mông và độ dài thân cũng được sử dụng. Đo đường kính túi thai (Gestation Sac Diamester) đo đường kính túi thai khi thai <40 ngày hoặc đường kính túi thai < 33,33 mm. GA = (6 × (GSD / 10)) + 20
  21. 13 Đo độ dài vòng mông (Crown Rump Length) đo cách này khi thai 40 ngày hoặc đường kính lưỡng đỉnh > 13,33 mm. GA = (15 × (HD / 10)) + 20 Đo đường kính thân (Body Diameter) khi thai > 40 ngày hoặc đường kính thân > 15,71 mm. GA = (7 × (BD / 10)) + 29 Bảng 2.2. Sự phát triển của thai Số ngày trước khi Số ngày trước Cấu trúc thai LH đạt đỉnh điểm khi sinh Túi thái 20 45 Phôi 23 - 25 40 - 42 Hoạt động của tim 23 - 25 40 - 42 Bao noãn, dạng chữ U 25 - 28 37 - 40 Bao noãn, dạng ống 27 - 31 34 - 38 Sự định hướng thai (đầu, thân) 28 37 Sự hoạt động của thai 35 30 Xương thai 33 - 39 26 - 32 Dạ dày, bàng quang 35 - 39 26 - 30 Phổi hồi âm tăng giống gan 38 - 42 23 - 27 Thận, mắt 39 - 47 18 - 26 Buồng tim 40 25 Ruột 57 - 63 2 - 8 ( Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005) 2.2.5. Sự đẻ khó Theo Sille V.M. (1983)[14], khi quá trình đẻ bị kéo dài thì gọi là đẻ khó, đẻ khó trên chó có thể là do sự tắc nghẽn hoặc do tử cung co bóp yếu, chó mẹ không
  22. 14 đủ lực co bóp để tống thai ra ngoài. Đẻ khó thường xảy ra với chó con đầu tiên trong lứa đẻ ( Lê Ngọc Thủy Tiên, 2006)[9]. 2.1.5.1. Một số dấu hiệu của sự đẻ khó Chó cố gắng rặn thật mạnh nhưng chó vẫn không đẻ được sau 30 - 60 phút. Thời gian chờ đẻ giữa hai chó con lâu hơn 4 giờ. Chó thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5° C hoặc thấp hơn 37,5° C. Âm đạo chó mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi sinh con đầu tiên. 2.1.5.2. Một số nguyên nhân dẫn đến đẻ khó * Thai lớn Chó con có kích thước ngoại cỡ, thường xuất hiện chỉ vài con trong một lứa đẻ, đặc biệt ở những lứa đẻ đơn thai. Đôi khi hiện tượng này xuất hiện khi chó đầu có kích cỡ quá lớn so với chó mẹ hoặc do chó đầu có những dị tật bẩm sinh như bệnh tràn dịch não. Sự nghẽn thường xảy ra do sự kết hợp của thai lớn và đường sinh dục hẹp. Những nguyên nhân gây hẹp đường sinh dục bao gồm: hẹp khung xương chậu, hẹp âm đạo, bướu âm đạo hoặc có tiền sử bị gãy xương chậu. . Hình 2.2: Hình ảnh thai quá to so với bình thường
  23. 15 * Chết thai Chết thai là do chó bị nhiễm vi khuẩn Brucella Canis. Loại vi khuẩn này rất dễ bắt gặp ở những nơi nuôi nhốt chó. Vì có thể lây truyền một cách dễ dàng khi chúng ở chung một chuồng. Bệnh này gây ra thai chết lưu hoặc không thụ thai ở chó. Biểu hiện đặc trưng nhất là chảy dịch âm đạo kéo dài. Đôi khi có thể kèm theo các biến chứng như viêm khớp và viêm mắt . Chó bị chết thai do nhiễm nấm. Thường gây ra chảy máu quá nhiều trong tử cung và mất cân bằng nội tiết tố ở chó mẹ có thể gây chết thai. * Chó con bị dị tật Chó con dị tật có thể do những nguyên nhân sau: - Căng thẳng, stress, do chuyển nhà, chủ chăm sóc không tốt, nóng bức. Trạng thái cơ thể chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết. Quan trọng nhất là tuyến thượng thận. Khi căng thẳng, hormone sản sinh từ vỏ thượng thận có thể cản trở sự hòa hợp của các tế bào phôi mô 30 ngày đầu tiên rất dễ gây sứt môi hoặc hở hàm ếch. - Dùng thuốc, vitamin, khoáng, canxi, dưỡng chất thiết yếu là quan trọng. Tuy nhiên, một số loại thuốc hay gây dị tật thai như thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u, hoá trị, thuốc chứa estrogen, kháng sinh hay dùng có thành phần 3 chữ đầu là: doxy, tetra, cloram, genta - Tắm rửa khi chó, mèo mang thai Tắm thì không sao, nhưng tắm xong chó mèo có đặc tính giũ người dù đã được lau và sấy khô tới mấy. Điều này có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, dị tật và nhiều biến chứng khác. - Uống ít nước, ăn ít Điều này dẫn tới con non còi cọc, thai dị dạng về nội tạng, tai mũi kém phát triển - Nhuộm lông, sơn móng hoặc gọi là mỹ phẩm Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều chất độc hại nhất mà ngay cả trên người cũng không sử dụng khi mang thai. Chất độc trong thuốc nhuộm có thể gây ung thư, và gây ra những dị tật thai nhi nếu thường xuyên nhuộm.
  24. 16 - Dùng nước hoa Các loại mùi hương nhân tạo được sử dụng thường chứa các hóa chất có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thai. Ngoài ra nó còn gây rối loạn nồng độ hormone và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cũng như việc tiết sữa sau sinh của chó. - Các loại thức ăn hạt và đồ ăn sẵn, các loại đồ hộp: Trên các vỏ hộp đựng đồ ăn đóng hộp rất nhiều sản phẩm có chứa BPA là một hợp chất hóa học độc hại. Chất này đặc biệt có thể dễ dàng ngấm vào thức ăn trong hộp và gây nguy hiểm tới khả năng sinh sản và dị tật thai. Ăn nhiều đồ hạt dễ cạn ối và thiếu vi chất. - Ăn mặn Con non dễ dị tật thận, tim, dẫn tới phù nề sau sinh. - Thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa nhà, nền sàn chuồng, chất tẩy rửa nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa chén, tẩy rửa áo quần, bởi những độc tố gây hại trong những dụng cụ này sẽ lảm ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây dị tật thai nhi rất phổ biến. - Phối cận huyết, phối khác giống Hệ gen quy định khác nhau sẽ không thể cho ra những chó con hoàn hảo và khi con sinh ra sẽ bị di tật. Một số hình ảnh chó con bị dị tật Hình 2.3. Chó con sinh ra bị hở hàm ếch
  25. 17 Hình 2.4. Chó con bị dị tật vùng thân sau Hình 2.5. Chó bị dị tật vỡ sọ não * Tư thế bất thường của thai Tư thế của thai bình thường được gọi là thai thuận. Chó con đưa hai chân trước và đầu ra trước hoặc là đưa hai chân sau ra trước. Tư thế của thai bất thường là - Đầu thai vẹo sang một bên, gập xuống ức hoặc ngửa ra sau. - Tứ chi: chi trước hoặc chi sau co quặp lại, một chi trước hoặc một chi sau cùng đưa ra ngoài. - Vị trí thai: thai nằm ngửa hay nghiêng. - Hướng thai: thai đưa lưng ra trước hoặc bụng ra trước.
  26. 18 Hình 2.6. Tư thế bất thường của thai * Tử cung co bóp kém Tử cung co bóp kém do những nguyên nhân nguyên phát: - Tử cung chó mẹ căng quá mức do chứa quá nhiều thai. - Chó mẹ bị stress ở lần đẻ đầu tiên. - Chó mẹ bị thiếu calcium. - Chó mẹ suy nhược hay thể trạng kém. Tử cung co bóp kém do nguyên nhân thứ phát: Thường do cơ thể chó mẹ quá mệt mỏi sau khi cố gắng đẻ trong một thời gian dài, chó mẹ không còn sức để rặn nữa. Trong trường hợp này, chó mẹ thường được chỉ định mổ lấy thai. 2.3. Tình hình ngiên cứu trong nước và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. Chi cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh. Ghi nhận 254 trường hợp chó có dấu hiệu đẻ khó trên tổng số 432 trường hợp khảo sát, chiếm tỷ lệ 58,79%. Số chó đẻ khó phải can thiệp phẫu thuật là 188 con, chiếm tỷ lệ 74,02%. Nguyên nhân đẻ khó được ghi nhận chủ yếu do tử cung co bóp kém là 33,92% và xương
  27. 19 chậu hẹp với tỷ lệ 24,10%. Các nguyên nhân khác như xoắn tử cung, thai lớn và tư thế thai bất thường lần lượt chiếm tỷ lệ là 10,26%, 16,51% và 11,16%. Võ Triệu Hoàng Yến (2005)[11], đã khảo sát 79 ca ngoại khoa trong đó có 7 ca mổ lấy thai (8,86%), 1 con thuộc giống chó nội và 6 con thuộc giống chó ngoại. Các trường hợp dẫn đến mổ lấy thai là do một trong những nguyên nhân sau: chó hẹp khung xương chậu, thai quá to chiếm tỷ lệ 71,43% hoặc kết hợp với các nguyên nhân khác như tư thế thai bất thường, hoặc chó già yếu không đủ sức rặn đẻ, đồng thời chủ của những con chó đó chưa hiểu biết rõ về sinh lý sinh sản của chúng nên dẫn đến việc thai chết lưu chiếm tỷ lệ 28,57%. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. Darvelid và Linde Forberg (1994 - Sweden)[12], đã khảo sát trên 182 trường hợp đẻ khó, trong đó có 157 trường hợp đẻ khó xảy ra là do chó mẹ (75,3%) mà những nguyên nhân chính là do tử cung co bóp kém nguyên phát (48,9%), tử cung co bóp kém thứ phát (23,1%), hẹp xương chậu (1,1%), xoắn tử cung (1,1%), niệu nang (0,5%), bất thường âm đạo (0,5%) và có 24 trường hợp đẻ khó (24,7%) là do thai, trong đó có nguyên nhân do tư thế thai bất thường(15,4%), thai lớn (6,6%), quái thai (1,6%), thai chết (1,1%). Những nghiên cứu này không chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ đẻ khó và tuổi hoặc giống chó. Tác giả cũng ghi nhận trong 182 trường hợp này có 126 chó mẹ đã từng bị đẻ khó.
  28. 20 Phần 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu : từ 18-5-2019 đến ngày 25-11-2019. - Địa điểm nghiên cứu : Phòng khám Petcare Đông Anh. 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu. Chó cái mang thai có dấu hiệu sắp đẻ, có dấu hiệu đẻ khó được chủ nuôi đưa đến. 3.2. Nội dung nghiên cứu. - Khảo sát một số phương pháp can thiệp đẻ khó. - Xác định tỷ lệ can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai theo các chỉ tiêu: + Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống, tuổi, lứa đẻ. + Ghi nhận các triệu chứng đẻ khó trong quá trình khảo sát. + Xác định nguyên nhân dẫn đến đẻ khó. + Theo dõi thời gian lành vết thương sau khi phẫu thuật. + Tai biến có thể sảy ra sau khi mổ. 3.3. Phương tiện khảo sát 3.3.1. Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng Nhiệt kế Ống nghe Bàn khám Cân. 3.3.2 Dụng cụ và vật liệu dùng trong phẫu thuật Bàn mổ, nồi hấp khử trùng Autoclave, dao mổ, kéo mổ, nhíp, pince cầm kim, pince kẹp mạch máu, pince kẹp rốn, băng, gạc, bông, găng tay vô trùng, khăn trùm giải phẫu, kim, chỉ vô trùng
  29. 21 3.3.3. Thiết bị chẩn đoán: Máy siêu âm chuyên biệt 3.3.4. Dược phẩm Cồn iode Oxytoxin (Oxytoxin 5 IU/ml) Thuốc mê: Zoletil 20 mg/ml (Zolazepam 10 mg/ml + Tiletamine 10mg/ml) Zoletil 50 mg/ml (Zolazepam 25 mg/ml + Tiletamine 25 mg/ml) Zoletil 100 mg/ml (Zolazepam 50 mg/ml + Tiletamine 50 mg/ml) Thuốc tê: Lidocain (Lidocain Hydroclorid 40 mg/ml) Thuốc kháng sinh: Cobactan (cefquinomesuiphate 29,64 mg/ml) Thuốc kháng viêm: Dexavet (Dexamethasone 250 mg/ml), Rymadyl (Carprofen 25 mg/1 viên, 75 mg/1 viên, 100 mg/1 viên). Thuốc cầm máu: Transamin (Tranexamic acid 50 mg/ml) Thuốc trợ sức, trợ lực như: Lesthionin - C, B - complex. 3.4. Phương pháp thực hiện 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu Ghi nhận các thông tin + Tên và địa chỉ chủ nuôi. + Tên, giống, tuổi, cân nặng của chó. + Thời gian phối giống, mang thai, số lần mang thai, số lần sẩy thai. + Thân nhiệt và tình trạng ăn uống của chó. + Giống và kích thước chó bố. + Những lần đẻ trước có bình thường không? + Những lần đẻ trước có bao nhiêu chó con sống, bao nhiêu con chết? + Khoảng cách giữa những lần đẻ. + Âm đạo có xuất hiện những dịch tiết bất thường hay không? Xử lý số liệu 푠ố 표푛 ầ푛 푛 푡ℎ𝑖ệ Tỷ lệ (%) = × 100 푠ố 표푛 푡ℎ푒표 õ𝑖
  30. 22 Các số liệu được sử lý trên máy tính cầm tay 3.4.2. Phương pháp chẩn đoán để khó 3.4.2.1 Quan sát tình trạng tổng quát của chó - Hình dạng và độ căng vùng bụng. - Xem xét tình trạng tiết sữa của tuyến vú, kích thước âm hộ, kích thước bụng của chó mẹ, sự tiết dịch ở âm đạo. - Kiểm tra qua âm đạo để nhận biết sự co dãn của âm đạo, sự hiện diện của nhau, thai hay các chất tiết, sự đóng mở của cổ tử cung, độ lớn và tư thế của thai trong tử cung. - Dùng tay áp nhẹ vào vùng bụng chó mẹ để có thể cảm nhận sự chuyển động của thai. - Dùng tay đã đeo găng vô trùng cho ngón trỏ qua âm đạo để kiểm tra. - Đối với chó lớn ta có thể dùng mỏ vịt để kiểm tra. Quan sát màu sắc niêm mạc âm hộ, màu sắc, mùi, độ đặc quánh và lưu lượng dịch. 3.4.2.2. Tại phòng siêu âm Cho chó uống nhiều nước trước khi siêu âm 30 phút. Cạo lông, sát trùng vùng bụng. Bôi gel dùng trong siêu âm. Thao tác kỹ thuật theo hướng dẫn, phóng to hay thu nhỏ từng vùng khác nhau của hình, làm đậm thêm đường nét bao quanh hình. Quét đầu dò. Siêu âm thai: dò tìm túi thai, dò tìm sự hoạt động của tim thai và hoạt động của thai để xác định tình trạng thai sống, chết, vị trí thai và số lượng thai.
  31. 23 Hình 3.1: Đặt đầu dò siêu âm thai Hình 3.2: Túi thai 30 ngày tuổi Hình 3.3: Túi thai 50 ngày tuổi Hình 3.4: Túi thai 57 ngày tuổi Hình 3.5: Túi thai không phát triển
  32. 24 3.3.3. Phương pháp can thiệp đẻ khó. 3.3.3.1. Phương pháp can thiệp lấy thai bằng tay Sau khi kiểm tra, nhận định tư thế bất thường của thai, các trở ngại và quyết định can thiệp bằng cách kéo thai, có thể tiến hành như sau: Đặt chó lên bàn, cột miệng chó lại và nhờ chủ giữ cố định đầu chó. Bôi trơn âm đạo và tay đã đeo găng tiệt trùng. Xoa bóp vùng bụng làm tăng hiệu quả, kích thích tử cung co bóp và tạo lực ép đẩy thai ra ngoài. - Đối với trường hợp đầu thai đưa ra trước Đưa ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng kéo đầu chó con ra ngoài cùng với việc dùng tay còn lại chỉnh sửa đúng tư thế chó con, rồi lắc thai qua lại để dễ dàng kéo thai ra ngoài. Dùng pince đỡ đẻ không có mấu kẹp vào hàm dưới kéo thai ra. Dùng móc (móc tử cung) đưa qua miệng, móc vào hàm dưới và ngón trỏ tay còn lại nâng hàm dưới lên nhằm tránh làm đứt hàm dưới hoặc lưỡi của thai. - Đối với chó con đưa đuôi ra trước Dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, chèn ngón giữa vào giữa hai chân tại khuỷu chân, ngón trỏ và ngón áp út áp chặt hai chân chó con vào nhau rồi từ từ kéo con ra theo cơn rặn của chó mẹ. Dùng pince không mấu kẹp vào khuỷu chân sau lần lượt kéo chân trái rồi chân phải để thai có thể chui qua được hố chậu. Hướng kéo thai thường song song với xương sống hoặc với giống chó bụng võng thì kéo theo hướng xéo lên và kéo theo cơn rặn cho tới khi thai ra được hố chậu hoàn toàn. Khi kéo thai phải chú ý đến tư thế và chiều hướng của thai phải hoàn toàn bình thường. Đối với trường hợp xác định còn kẹt một con và đã chết (do kẹt và vỡ ối quá lâu) thì có thể kéo từng mảnh ra ngoài, rồi kết hợp tiêm oxytoxin để giúp tử cung co bóp thải các sản dịch ra ngoài nhanh chóng, chống viêm tử cung.
  33. 25 Sau khi kéo được thai ra, và cắt rốn thì tiến hành kéo nhau. Khi kéo nhau cần nhẹ nhàng và ấn tay vào niêm mạc cổ tử cung để tránh đứt nhau và ngăn lôi, lộn tử cung ra ngoài. Trong trường hợp sót nhau thì nên dùng kháng sinh đặt vào đường sinh dục để tránh viêm nhiễm. 3.4.3.2.Phương pháp can thiệp lấy thai bằng oxytoxin Người ta thường dùng oxytoxin để kích thích tử cung co thắt trong trường hợp tử cung co thắt kém và thai đã ra đến khu vực xương chậu sau khi khám âm đạo. Nó cũng thúc đẩy sự tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong quá trình đẻ. Liệu pháp này tuyệt đối không được sử dụng trong trường hợp đường sinh dục bị tắc nghẽn, khung xương chậu hẹp, thai to, tư thế thai bất thường. Theo Eneroth, (1994), oxytoxin với liều 2 - 5 UI/con thường được sử dụng tiêm bắp. Sau khi tiêm, chó được cho nghỉ ngơi 10 - 15 phút. Liều nhắc lại có thể được sử dụng sau 20 - 30 phút. Thông thường liều đầu tiên có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Thường dùng oxytoxin trong các trường hợp - Kiểm tra thấy cổ tử cung đã mở. - Chó đã tự đẻ ra được vài con. - Qua hình chụp siêu âm xác định còn ít con, nằm đúng tư thế và đã di chuyển xuống xương chậu. - Sau khi can thiệp kéo thai khi thai lớn, sai tư thế, giúp chó tiếp tục đẻ tự nhiên những con sau. 3.4.3.3.Phương pháp can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật. Sau khi kiểm tra kết hợp với kết quả siêu âm, một vài trường hợp can thiệp bằng oxytoxin hoặc bằng tay không hiệu quả, thì chó được đưa vào phòng phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật để cả cứu mẹ lẫn con. Thông thường chó mẹ được chỉ định phẫu thuật do: - Thai lớn.
  34. 26 - Chó mẹ suy yếu, bệnh tật. - Thai chết. - Vị trí thai bất thường. - Chó mẹ hẹp khung xương chậu. - Tử cung co bóp kém. Khi quyết định phẫu thuật, vấn đề cần quan tâm là phương pháp vô cảm cho chó mẹ. Theo Lê Văn Thọ (2006), việc sử dụng thuốc mê cấp qua đường tiêm để mổ lấy thai dù mổ thật nhanh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc mê đến chó con nhưng thực tế chó con vẫn bị ảnh hưởng. Do đó, phương pháp vô cảm được sử dụng làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu dùng thuốc an thần kết hợp với gây tê tại chỗ. Sau khi đã mổ và đưa hết chó con ra ngoài, có thể sử dụng liều thuốc gây mê nhẹ để giảm đau cho chó trong việc khâu tử cung và thành bụng lại. *Chuẩn bị trước khi phẫu thuật Mổ lấy thai là một trong những trường hợp cần can thiệp ngay nên việc cho chó nhịn ăn trước khi phẫu thuật không được thực hiện tốt, khâu sửa soạn chó có phần hạn chế. Chuẩn bị dụng cụ mổ trước. Tùy theo vị trí mổ mà ta cột chó nằm ngửa hay nằm nghiêng hẳn một bên, cố định chó rồi cạo lông sát trùng vùng mổ. Gây tê bằng Lidocain 2% (1 - 4 mg/kg thể trọng) tại vị trí mổ rồi tiến hành mổ. * Tiến hành phẫu thuật Mổ theo đường giữa bụng. - Vị trí vết mổ: Vết mổ được thực hiện ở giữa bụng, ngay giữa đường trắng, xuất phát vết mổ cách rốn 3 - 5 cm kéo dài về phía sau, tùy theo chó có vóc dáng lớn hay nhỏ mà độ dài vết mổ thay đổi khác nhau. Thực hiện đường mổ qua lớp da, sau đó tiếp tục bộc lộ lớp mỡ dưới da, cơ thẳng bụng. Dùng nhíp có mấu gấp đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ
  35. 27 tạo một lỗ thủng trên đường trắng. Đưa cây hướng dẫn vào xoang bụng nâng đường trắng lên, dùng dao mổ cắt dọc theo đường trắng mở rộng vết mổ về hai phía và lôi tử cung ra ngoài. Sau khi lấy được tử cung ra ngoài, ở cổ tử cung chọn vị trí ít mạch máu lớn, dùng nhíp gắp lên rồi dùng mũi dao tạo vết thủng trên cổ tử cung. Dùng tay kéo nhẹ bọc ối (tránh rách bọc ối), dùng gạc hoặc bông gòn để nắm và kéo nhẹ chó con đồng thời kéo nhau ra. Sau đó xé bọc ối ra, lau sạch nhớt ở mũi và miệng chó con, dùng pince kẹp rốn lại rồi cắt rốn. Sau đó kéo màng niệu, màng nhau ra nhẹ nhàng để giảm chảy máu từ nơi bám nhau. Tiếp tục lấy hết những chó con còn lại, kiểm tra lại tránh sót nhau. Sau khi lấy hết con ra ta tiến hành chích tiền mê (Xylazyl, 1ml/10kg thể trọng) rồi chích thuốc mê (Zoletil 5 - 7 mg/kg thể trọng). Dùng gạc thấm nước muối sinh lý để rửa bớt dịch, máu trong lòng tử cung. Sử dụng chỉ catgut 4.0 để đóng tử cung bằng mũi khâu vắt liên tục. Kế tiếp ta khâu phúc mạc, cơ bụng, mô liên kết dưới da cũng bằng đường khâu liên tục. Sau cùng, sử dụng chỉ silk để khâu da bằng đường khâu nằm gián đoạn. Sát trùng vết thương bằng cồn Iode rồi dán keo cá nhân hoặc băng thun lại. Một số hình ảnh phẫu thuật mổ đẻ chó Hình 3.6 Cố định trên bạn mổ, Hình 3.7 Thực hiện mổ qua da, cạo lông và sát trùng mô liên kết lớp mỡ ngay đường trắng
  36. 28 Hình 3.8 Dò tìm và lôi tử cung ra Hình 3.9 Giữa cổ tử cung rạch một bên ngoài đường để lấy thai ra ngoài Hình 3.10 Lôi thai ra ngoài và lau sạch con (Nguồn: Phòng khám PETCARE Đông Anh) Hình 3.11 Khâu cổ tử cung
  37. 29 \ Hình 3.12 Khâu mép thành bụng Hình 3.13 Khâu cố định * Chăm sóc hậu phẫu Truyền dịch cho chó mẹ nếu cần. Tiêm kháng sinh, kháng viêm cho chó mẹ liên tục trong 5-7 ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực. Vệ sinh, sát trùng vết thương sạch sẽ.
  38. 30 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các phương pháp can thiệp đẻ khó Trong thời gian thực tập chúng tôi thấy có 24 trường hợp chó cái mang thai được đem đến khám, trong đó một số chó được xác định đẻ khó và cần được can thiệp, kết quả được trình bày ở bảng 4.1: Bảng 4.1: Các phương pháp can thiệp đẻ khó Chó phẫu Chỉ tiêu khảo sát Tỷ lệ (%) khuật (con) Can thiệp lấy thai bằng tay 5 20,8 Can thiệp lấy thai dùng oxytoxin hỗ trợ 4 16,7 Can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật 15 62,5 Tổng 24 100 Qua kết quả ở bảng 4.1 chúng tôi thấy trong: 24 trường hợp can thiệp lấy thai trên chó tại phòng khám thì có tới 15 ca (chiếm 62,5%) sử dụng phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật. Sau đó đến số ca can thiệp bằng tay (20,8%), thấp nhất là phương pháp can thiệp lấy thai bằng cách dùng oxytoxin hỗ trợ (16,7%). Theo Phạm Thị Khánh Trang (1997), khảo sát 116 trường hợp đẻ khó được khám và được can thiệp tại Trạm Phòng Chống Dịch và Phòng Trừ Bệnh Dại thuộc Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh thì có 79 chó cái được chỉ định mổ lấy thai, chiếm tỉ lệ 68,10%. Theo Nguyễn Thùy Thanh và cs (2012) khảo sát 158 con chó có dấu hiệu đẻ khó thì biện pháp can thiệp như sau: can thiệp giải quyết bằng phẫu thuật chiếm nhiều nhất (67,72%), tỷ lệ thành công của các biện pháp này chiếm 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không cao ở các biện pháp đơn lẻ như chỉ tiêm oxytoxin (9/26 ca, đạt 34,26%) hoặc kéo thai ra (5/25 ca, 20%).
  39. 31 Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi về các phương pháp này đều tương đồng với các tác giả trên, đa số các trường hợp chó mang đến can thiệp đẻ khó đều sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tỷ lệ chó đẻ khó phải phẫu thuật cao vì đa số chó mang thai đưa đến khám khi can thiệp bằng tay và dùng thuốc không thành công bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật. Ngoài những trường hợp bệnh lý, chó được chỉ định phẫu thuật thường là những giống chó ngoại, bản thân chúng đã có những đặc điểm sinh lý, cấu tạo khác với dòng chó nội như cấu tạo khung xương chậu hẹp, sức rặn quá yếu hoặc thai quá to. Không chỉ vậy, do xu hướng hiện tại kết hợp với nuôi từng dòng chó như Bull Pháp, Bully, nó là dòng chó mũi ngắn, thở khó và cơ thể yếu nên chủ nuôi yêu cầu mổ đẻ để đảm bảo sự an toàn cho chó mẹ và con. Số trường hợp can thiệp bằng tay chiếm tương đối vì khi chó mang thai đưa đến đã vỡ ối hay bọc ối đã ra ngoài âm đạo thì chỉ cần hỗ trợ bằng tay để lôi thai ra ngoài. Số trường hợp can thiệp bằng oxytoxin thấp nhất là vì khi chó mẹ đã đẻ được một hoặc hai con và có thời gian ngưng đẻ lâu. Tiến hành dùng thuốc hỗ trợ kết hợp cùng cơn rặn của chó mẹ sẽ đẩy được những con còn lại ra. Mô tả về tỷ lệ phần trăm các ca can thiệp đẻ khó được thể hiện qua biểu đồ hình 4.1. 20.8% Can thiệp lấy thai bằng tay Can thiệp lấy thai dùng oxytoxin hỗ trợ 16.7% 62.5% Can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ các phương pháp can thiệp đẻ khó
  40. 32 Một số hình ảnh can thiệp bằng tay Hình 4.1.1 Bọc ối bộc lộ ra ngoài âm đạo Hình 4.1.2 Xé bọc ối rồi lau nhớt Hình 4.1.3. Kéo thai ra Hình Hình 4.1.4 Kẹp rốn và cắt rốn 4.2.Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo giống Kết quả khảo sát các trường hợp chỉ định lấy thai do chó đẻ khó theo giống được thể hiện ở bảng 4.2: Bảng 4.2: Kết quả phẫu thuật lấy thai Giống chó Chó phẫu thuật (con) Tỷ lệ (%) Fox 6 40,0 Chihuahua 4 26,7 Poodle 2 13,3 Bull pháp 3 20,0 Tổng 15 100 Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy trường hợp đẻ khó xuất hiện nhiều nhất ở giống chó nhỏ là Fox chiếm 40,0 %, sau đó là giống chó Chiahuahua chiếm
  41. 33 26,7%. Còn lại 2 giống chó Bull Pháp và Poodle chiếm tỉ lệ thấp nhất, đạt lần lượt là 20,0% và 13,3%. Theo Đỗ Xuân Đông (2002) tiến hành phẫu thuật 20 con chó đẻ khó gồm 17 chó ngoại, 3 chó ta. Kết quả thu được cho thấy các giống chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua, Fox, Pinscher hay gặp trục trặc lúc sinh đẻ chiếm tỉ lệ 85%, chó ta ít hơn chiếm 15%. Theo Lê Văn Thọ và cs (2008), đã khảo sát 144 chó cái mang thai có dấu hiệu sắp đẻ, trong đó có 71 con đẻ khó (chiếm tỷ lệ 49,31%), trong số chó đẻ khó đa số là chó có vóc nhỏ như chó Fox (chiếm 39,44%), chó Chihuahua (chiếm 35,21%), chó Nhật (chiếm 35,21%). Như vậy đẻ khó chủ yếu thấy ở các giống chó nhỏ Fox và Chiahuahua vì chúng thuộc giống có khung xương chậu hẹp, tư thế thai bất thường, không chỉ vậy một số chủ nuôi chưa có kinh nghiệm nên chăm chó quá tốt dẫn đến thai to mà tầm vóc chó lại nhỏ, có con lúc sắp đẻ chỉ nặng 1,3kg, kết hợp thêm sức rặn yếu nên tỷ lệ can thiệp phẫu thuật là rất lớn. Còn đối với giống chó Bull Pháp và Poodle thường là do chó quá mập, thai quá lớn do phối với những chó đực thuộc giống to hơn. Một số trường hợp chó mẹ già yếu nên không đủ sức rặn dẫn đến đẻ khó cần được can thiệp ngay. Tỷ lệ các trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo giống chó được thể hiện qua biểu đồ ở hình 4.2: 20.0% 40.0% Fox 13.3% Chihuahua Poodle 26.7% Bull pháp Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ chó phẫu thuật lấy thai theo giống chó
  42. 34 4.3. Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo tuổi Theo Nguyễn Thùy Thanh và cs (2012) khảo sát 72 trường hợp đẻ khó theo lứa tuổi thì có tới 51 con (chiếm 70,8%) dưới 2 năm tuổi, có 21 trường hợp chó trên 2 năm tuổi (29,2%). Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số trường hợp chỉ định phẫu thật lấy thai theo tuổi chó. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3: Bảng 4.3. Chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo tuổi Độ tuổi Chó phẫu thuật (con) Tỷ lệ (%) ≤ 2 năm tuổi 10 66,7 >2 năm tuổi 5 33,3 Tổng 15 100 Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy chó dưới 2 năm tuổi có tỷ lệ đẻ khó rất cao chiếm 66,7 % và trên 2 năm tuổi có tỉ lệ thấp đạt có 33,3%. Đa số chó đẻ ở độ tuổi dưới 2 năm là chó đẻ lứa đầu tiên, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, khung xương chậu chưa đạt độ co giãn tối đa, khả năng rặn cũng có giới hạn. Ở độ tuổi khác trên 2 năm tuổi chó đã phát triển đến hoàn thiện về thể chất và sinh sản. Vì vậy tỷ lệ mổ lấy thai khi chó đẻ khó theo tuổi được thể hiện ở biểu đồ hình 4.3: 33.3% ≤ 2 năm tuổi >2 năm tuổi 66.7% Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ chỉ định phẫu thuật lấy thai theo tuổi
  43. 35 4.4. Trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo lứa đẻ Kết quả khảo sát các trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo lứa đẻ được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4: Kết quả phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó theo lứa đẻ Lứa đẻ Chó phẫu thuật (con) Tỷ lệ(%) 1 8 53,3 2 4 26,7 3 2 13,3 4 1 6,7 Tổng 15 100 Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ chó đẻ khó ở lứa đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất là (53,3%), kế đến là nhóm chó ở lứa đẻ thứ 2 (26,7%), ở lứa thứ 3 (13,3%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở lứa thứ 4 trở lên (6,7%). Chúng tôi cho rằng ở lứa đẻ đầu do chó còn nhỏ, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên khung xương chậu còn hẹp, thai to hoặc thai có vị trí bất thường (qua siêu âm). Ở lứa thứ 3 và thứ 4 trở lên số chó xuất hiện đẻ khó thấp hơn là do ở lứa này cơ thể chó đã phát triển hoàn chỉnh nên có thể đẻ bình thường nhưng khnăng rặn đẻ của chó lớn tuổi đã giảm nhiều. Có vài trường hợp chủ nuôi rút kinh nghiệm ở các lứa đẻ trước đây của chó nên khi chó có dấu hiệu rặn đẻ đã kịp thời nhờ bác sĩ thú y can thiệp tại nhà thay vì đưa lên trạm như những lứa trước đây. Một số chủ yêu cầu triệt sản cho chó sau khi chúng đẻ khó ở lứa đẻ thứ 3. Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai ở chó đẻ khó theo lứa đẻ được thể hiện ở biểu đồ hình 4.4:
  44. 36 6,7 % Lứa 1 13,3 % Lứa 2 53,3 % Lứa 3 26,7 % Lứa 4 Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ chỉ định phẫu thuật lấy thai theo lứa đẻ 4.5. Triệu chứng lâm sàng thường thấy trên chó đẻ khó Khảo sát các triệu chứng thường thấy trên chó đẻ khó được thể hiện ở bảng 4.5: Bảng 4.5: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó Triệu chứng Số chó (con) Tỷ lệ (%) Vỡ nước ối lâu nhưng thai không ra 2 13,3 Không rặn, mệt mỏi 1 6,7 Thai bị kẹt trong xoang chậu 2 13,3 Rặn liên tục, bức rứt không tống thai ra được 2 13,3 Sốt, dịch âm đạo thối 3 20,0 rặn liên tục, chảy nước ối 5 33,4 Tổng 15 100 Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy các dấu hiệu thường xuất hiện trên chó đẻ khó, bao gồm: vỡ nước ối lâu nhưng thai không ra, thai bị kẹt trong xoang chậu, và rặn liên tục bứt rứt, không tống thai ra được đều chiếm tỷ lệ là 13,3%. Chó cái không rặn, biểu hiện mệt chiếm tỷ lệ thập nhất (6,7%). Ngoài ra có 3 ca sốt, dịch âm đạo thối (chiếm 20%) do thai đã chết lưu nhưng chủ không biết nên đưa đến phòng khám muộn.
  45. 37 Dạng kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (33,4%) các trường hợp này thường là chó rặn liên tục vỡ ối nhưng thai không ra, có trường hợp không có khả năng rặn, do chó mệt. Đôi khi chó có dấu hiệu sốt, dịch âm đạo thối kết hợp với thai bị kẹt trong âm đạo, ở chó có thai quá lớn, thú cố gắng rặn nhiều nên đuối sức, cuối cùng không có khả năng rặn đẻ cần phải can thiệp ngay. Các triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó được thể hiện ở biểu đồ 4.5: Vỡ nước ối lâu nhưng thai không ra 13,3 % Không rặn, mệt mỏi 6,7 % 33,4 % Thai bị kẹt trong xoang chậu 13,3 % Rặn liên tục, bức rứt không tống thai ra được Sốt, dịch âm đạo thối 20, 0% 13,3 % Rặn liên tục, chảy nước ối Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rên chó đẻ khó 4.6. Một số nguyên nhân dẫn đến chó đẻ khó Kết quả khảo sát một số nguyên nhân dẫn đến chó đẻ khó được thể hiện ở bảng 4.6: Bảng 4.6: Một số nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ở chó Chó phẫu Tỷ lệ Nguyên nhân phuật (con) (%) Chó mẹ hẹp khung xương chậu 6 40,0 Thai quá to 2 13,3 Tử cung co bóp kém, cổ tử cung không mở 2 13,3 Thai chết 1 6,7 Thai bị dị tật 1 6,7 Tư thế thai bất thường 3 20,0 Tổng 15 100
  46. 38 Qua kết quả bảng 4.6, có 15 trường hợp thì có 6 ca xương chậu hẹp, chiếm tỷ lệ 40%. Đối với những chó mẹ có xương chậu hẹp, các bác sĩ thường khuyên chủ nuôi không nên cho chó mẹ tiếp tục sinh sản nữa, vì lứa sau cũng sẽ đẻ khó. Trong nghiên cứu trên chó Boston terrier và Scottish terrier do Eneroth và ctv (1999) tiến hành, kích thước xương chậu (con) chó sinh đẻ bình thường lần lượt là 4,3 ± 0,08 và 4,3 ± 0,06 con. Theo Forsberg và Eneroth (2000) xương chậu hẹp khi chó chưa phát triển thành thục, bị khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do gãy, ung thư. Tiếp theo là tử cung co bóp kém và thai quá to đều chiếm 13,3% thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Darvelid & Linde - Forsberg (2003) (dẫn liệu của Trần Đăng Khôi, (2005) là 48,9%. Sự khác biệt này có thể do dinh dưỡng, cách thức chăn nuôi, khác biệt về giống cũng như số lượng chó khảo sát của chúng tôi ít. Hơn nữa thai lớn có thể do chó mẹ phối với giống chó lớn hoặc chủ cho ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều dưỡng chất, dẫn đến thai to quá không tự đẻ được. Ngoài ra, qua chẩn đoán bằng siêu âm đã phát hiện được 3 ca (chiếm 20%) ở tư thế bất thường. Có 1 trường hợp chết thai (chiếm 6,7 %), có thể do chó mẹ chạy nhảy, và chạm mạnh gây chấn thương vùng bụng hoặc bị bệnh trong thời gian mang thai. Có1 trường hợp thai bị dị tật (chiếm 6,7 %). Trường hợp này xảy ra có thể do dị tật bẩm sinh, hoặc do chó mẹ liếm, ngửi phải hóa chất độc hại hay do chó mẹ bị bệnh điều trị bằng thuốc ảnh hưởng tới thai. Cũng từ kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: bằng cách khám lâm sàng, kết hợp với tình trạng bệnh sử của chó như: số lần sinh, khối lượng con trong một lứa và sự trở ngại của lần sinh trước, ngày phối, các dấu hiệu và tình trạng trước lúc sinh tại nhà cũng cho kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên việc khám lâm sàng không thể phát hiện chính xác từng nguyên nhân gây đẻ khó như đối với phương pháp siêu âm.
  47. 39 Một số nguyên nhân dẫn đến chó đẻ khó được thể hiện qua hình 4.6: Chó mẹ hẹp khung xương chậu 20,0% Thai quá to 40,0% Tử cung co bóp kém, 6,7% cổ tử cung không mở Thai chết 6,7% Thai bị dị tật 13,3% 13,3% Tư thế thai bất thường Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ một số nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ở chó 4.7. Thời gian lành vết thương Kết quả chúng tôi nghiên cứu về thời gian lành vết thương sau phẫu thuật lấy thai được thể hiện ở bảng 4.7: Bảng 4.7: Thời gian lành vết thương sau khi mổ Chó phẫu thuật Thời gian lành vết thương (ngày) Tỷ lệ (%) (con) 5 - 7 ngày 11 73,3 8 - 10 ngày 3 20,0 11 - 13 ngày 1 6,7 Tổng 15 100 Qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, có 11 trường hợp sau phẫu thuật 5 – 7 ngày thì vết thương lành chiếm tỷ lệ 73,3 %, vết thương không bị nhiễm trùng
  48. 40 do vệ sinh và sát trùng vết thương tốt, sự chăm sóc hậu phẫu rất tích cực của chủ nuôi. Hơn nữa do mổ theo đường trắng nên ít gây chảy máu, ít xảy ra tai biến sau khi mổ, dễ dò tìm và kẹp tử cung lên thành bụng, dễ thực hiện rửa xoang bụng trong các trường hợp vỡ tử cung. Vì thế mà thời gian lành vết mổ nhanh hơn. Có 3 trường hợp lành vết thương trong khoảng 8 - 10 ngày chiếm tỷ lệ 20%, thường thấy ở chó già, có thể trạng kém, khả năng đề kháng thấp, hoặc chó có tuyến sữa bị tổn thương trong lúc phẫu thuật. Có 1 trường hợp lành vết thương trong khoảng thời gian 11 - 13 ngày, chiếm tỷ lệ 6,7 %, gặp ở trường hợp chó bị nhiễm trùng vết thương, chó bị kích ứng chỉ, đứt chỉ phải khâu vết thương lại. 4.8. Những tai biến sau phẫu thuật Kết quả tai biến sau khi phẫu thuật được thể hiện ở bảng 4.8: Bảng 4.8: Những tai biến sau khi phẫu thuật lấy thai Chó phẫu Tỷ lệ Tai biến sau khi phẫu thuật thuật (con) (%) Nhiễm trùng vết thương nhưng không bị đứt chỉ 2 33,3 Nhiễm trùng vết thương kèm theo đứt chỉ khâu 1 16,7 Kích ứng chỉ 3 50,0 Tổng 6 100 Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy, trong 15 ca mổ lấy thai không xảy ra trường hợp nào chó mẹ chết sau mổ. Tuy nhiên có 3 trường hợp kích ứng chỉ (50%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân chính là do cơ thể chó mẹ không thích ứng được chỉ khâu. Có duy nhất 1 trường hợp nhiễm trùng vết thương kèm theo đứt chỉ khâu chiếm 16,7%. Là do chó mẹ liếm, cắn hay cọ sát vết thương nhiều.
  49. 41 Có 2 trường hợp nhiễm trùng vết thương nhưng không đứt chỉ khâu chiếm 33,3%, gặp ở chó có sức đề kháng kém, do chế độ ăn uống không kiêng được hoặc do môi trường sống nhiều bụi bẩn, gây nhiễm trùng. Qua theo dõi chúng tôi ghi nhận những trường hợp vết mổ bị viêm, lâu lành do sữa tràn vào hoặc do động tác bú của chó con. Có trường hợp chủ không thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ tự tháo băng sớm ở nhà, chó liếm vào vết thương gây nhiễm trùng. Có trường hợp chủ bảo vệ tốt vết thương cho chó nhưng do chó vận động mạnh cũng dẫn đến đứt chỉ. Những tai biến sau khi phẫu thuật được thể hiện ở biểu đồ hình 4.7: Nhiễm trùng vết thương nhưng không bị đứt chỉ 33.3% Nhiễm trùng vết thương 50.0% kèm theo đứt chỉ khâu 16.7% Kích ứng chỉ Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ tai biến sau khi phẫu thuật
  50. 42 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua khảo sát 24 trường hợp chó mang thai được chủ nuôi đem đến khám và can thiệp tại phòng khám Petcare Đông Anh chúng tôi có những kết luận sau: Trong 24 trường hợp đẻ khó, có 15 trường hợp can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật, 5 trường hợp can thiệp lấy thai bằng tay và 4 trường hợp dùng oxytoxin hỗ trợ. Trường hợp đẻ khó thường gặp nhất ở giống chó có thể vóc nhỏ như giống Chihuahua, giống Fox và Bull Pháp vì là giống chó có khung chậu hẹp và khả năng rặn đẻ kém, mũi ngắn. Tỷ lệ đẻ khó cao ở lứa thứ nhất, thường dưới 2 năm tuổi do chó mẹ phát triển cơ thể chưa hoàn thiện. Nguyên nhân đẻ khó được ghi nhận chủ yếu do khung xương chậu hẹp, thai to, tử cung co bóp kém. Thời gian lành vết thương sau phẫu thuật thường là 5 - 7 ngày. 5.3. Đề nghị - Đối với phòng khám: Cần trang bị thiết bị, máy siêu âm tại chỗ để thuận tiện cho việc chẩn đoán và chữa trị của bác sĩ. - Đối với phòng phẫu thuật: Nên thiết kế cách âm để xung quanh không ảnh hưởng đến ca mổ. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, vô trùng tuyệt đối dụng cụ để tránh tuyệt đối sự nhiễm trùng. Dùng gạc thấm dịch trong xoang bụng thay vì dùng gòn để tránh lưu lại những sợi gòn có thể gây nhiễm trùng xoang bụng. Chó có tuyến sữa phát triển nhiều cần mổ lấy thai theo đường hông, chó có tuyến vú không phát triển nhiều thì cần mổ lấy thai theo đường trắng.
  51. 43 - Đối với chủ nuôi Không cho phối giống với những giống chó quá chênh lệch tầm vóc. Theo dõi thời gian phối giống, thời gian mang thai, thời gian cuối thai kỳ đã có biện pháp xử lí thích hợp. Chăm sóc nuôi dưỡng chó cái mang thai phù hợp.
  52. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài Liệu Tiếng Việt 1. Phan Quang Bá (2003), giáo trình cơ thể học gia súc, Khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), Sinh lý vật nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp, thành phố Hồ Chí minh. 3. Phan Trường Duyệt (1995), Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản, phụ khoa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 4. Nguyễn Văn Hanh (2001), Kỹ thuật chụp X - quang, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 5. Lâm Quang Ngà (1999), Giáo trình truyền tinh truyền phôi, Khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Phúc Bảo Phương (2005), Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán thai và siêu âm bụng tổng quát trên chó, Luận văn tốt nghiệp, tủ sách trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Văn Thành (2000), Giáo trình sản khoa gia súc, Khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Lê Văn Thọ (2006) Ngoại khoa thú y (chó mèo), Nhà xuất bản nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Lê Ngọc Thủy Tiên (2006), Theo dõi kết quả mổ lấy thai trên chó tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật – Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 10. Võ Thị Lam Thủy (2005), Khảo sát các trường hợp đẻ khó và phương pháp mổ lấy thai tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật – Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp, tủ sách trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
  53. 45 11. Võ Triệu Hoàng Yến (2005), Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó tại bệnh xá thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. II Tài Liệu Tiếng Anh 12. Cathrina Linde Foesberg Vaf Annelie Eneroth, Darvelid and Linde Forsberg, (1994), “Dystosia in the dog and cat”, Sweden. 13. Sille V.M. (1983), “Diagnosis and management of dystosia in the bitch and queen”, Philadelphia. 14. Nyland and Mattoon, (1995), “Veterinary Diagnostic Ultrasound,W.B. Saunders, Philadelphia”, 357pp
  54. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1 Thai bị kẹt ở xương chậu Ảnh 2 Thai bị dị tật Ảnh 3 Thai chết lưu Ảnh 4 Thai bị phù toàn thân