Khóa luận Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

pdf 88 trang thiennha21 19/04/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_cong_tac_ke_khai_dang_ky_cap_doi_cap_moi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  SÙNG A DÙNG Tên đề tài: “THỰC HIỆN CÔNG TÁC KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI CẤP MỚI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN LÀNG KHẺN, XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  SÙNG A DÙNG Tên đề tài: “THỰC HIỆN CÔNG TÁC KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI CẤP MỚI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN LÀNG KHẺN, XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ - N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huấn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Lý thuyết luôn đi đôi với thực tiễn giúp sinh viên trau dồi kiến thức củng cố bổ sung tích lũy trên giảng đường và ngoài thực địa được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung cùng với Quản lý Tài nguyên nói riêng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo trong khoa quản lý tài nguyên đã tận tình tâm huyết hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Em gửi lời cảm ơn tới các bác, các chú, và các anh trong đội đang công tác tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thế Huấn đã tận tâm giám sát, chỉ đạo giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập và làm khóa luận. Do thời gian cũng như năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, báo cáo kết quả đề tài thực tập tốt nghiệp của em còn một số khiếm khuyết, kính mong được sự góp ý của các quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Sùng A Dùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2017 xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 36 Bảng 4.2: Thống kê khối lượng thực hiện của TKKT-DT 37 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả tình hình kê khai, đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. 41 Bảng 4.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. 42 Bảng 4.5. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. 43 Bảng 4.6. Tổng hợp trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. 45
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 24 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện kết quả số thửa được cấp mới và cấp đổi GCNQSD 44
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CP : Chính phủ ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐĐH : Hợp đồng đặt hàng NĐ : Nghị định QH : Quốc hội QLĐĐ : Quản lý đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất TP : Thành phố TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân UBTV : Ủy ban thường vụ VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận. 4 2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai. 4 2.1.2. Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. 6 2.2. Căn cứ pháp lý. 24 2.3. Cơ sở thực tiễn. 26 2.3.1. Tình hình cấp GCN trên cả nước. 26 2.3.2. Tình hình cấp GCN, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Vị Xuyên. 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 29 3.3. Nội dung nghiên cứu. 29 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội của xã Đạo Đức 29 3.3.2. Tình hình sử dụng đất xã Đạo Đức 29 3.3.3. Tổng quan về dự án 29 3.3.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi cấp mới GCNQDĐ trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 29 3.3.5. Thuận lợi , khó khăn. 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 30 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 30
  8. vi 3.4.2. Phương pháp thống kê. 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. 31 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo. 31 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đạo Đức 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Kinh tế xã hội. 34 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Đức. 35 4.3. Tổng quan về dự án 36 4.4. Kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn. 41 4.4.1. Tổng hợp kết quả tình hình kê khai đăng ký của các chủ sử đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn. 41 4.4.2 .Tổng hợp kết quả hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận trên địa bàn thôn Làng Khẻn. 42 4.4.3. Tổng hợp kết quả cấp mới giấy chứng nhận trên địa bàn thôn Làng Khẻn. 43 4.4.4. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận 44 4.5. Thuận lợi khó khăn. 46 4.5.1. Thuận lợi. 46 4.5.2. Khó khăn. 47 4.5.3. Giải pháp. 47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Đất đai gắn liền với con người với các hoạt động sản xuất và các lĩnh vực khác như kinh tế - xã hội, chính trị an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc sử dụng và quản lý đất nước luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Muốn cho quản lý đất đai tốt thì công việc cần thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. GCN là chứng từ pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là các yếu tố nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý từng loại đất tạo cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Đăng ký quyền sử dụng đất góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho việc nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng. Trước những yêu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần làm tốt các yêu cầu quản lý và sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện quyền quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác, sử dụng cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn. Nhà nước phải có các biện pháp nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính, cấp GCN đất là một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý Nhà nước về đất đai.
  10. 2 Từ thực tiễn đó công tác cấp GCN là một vấn đề quan trọng mang tính pháp lý nhằm thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đạo Đức là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt nam Đặc biệt trong giai đoạn trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thế Huấn, em tiến hành nghiên cứu đề tài“Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu của đề tài. Nắm được quá trình thực hiện kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ tại thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Biết được các ưu điểm, nhược điểm trong khi thực hiện công tác kê khai, đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đưa ra những đề xuất, các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học ở nhà trường và trong quá trình đi thực tập. Đồng thời tiếp cận và thấy được việc thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới cấp GCNQSD đất trong thực tế. Nắm vững những quy định về Luật và các văn bản dưới Luật về đất đai về cấp GCNQSDĐ.
  11. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu việc kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện kê khai, đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định [7] : - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
  13. 5 - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. Dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. *Quyền của người sử dụng đất. Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 có quy định quyền chung của người sử dụng đất như sau [7]: Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Trong Luật Đất đai 2013 nội - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy người sử dụng đất có quyền được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các chủ sử dụng đất có nhu cầu.
  14. 6 2.1.2. Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. a, Đăng ký đất đai. * Khái niệm. Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định[1]: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. Đăng ký đất đai có 2 loại: Đăng ký ban đầu: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp: được nhà nước giao đất, cho thuê đất;người đang sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận. Đăng ký biến động: Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người thực sử dụng thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi,
  15. 7 chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn; Người sử dụng đất được được phép đổi tên; Có thay đổi hình dạng, kích thước thửa đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Thay đổi thời hạn sử dụng đất; Chuyển từ hình thức giao đất có thu tiền sang thuê đất; Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; Nhà nước thu hồi đất. * Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất. Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm [7]: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức). 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân). 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  16. 8 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. b, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). *Khái niệm. Khái niệm đất đai: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Khái niện về GCN: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. Khái niệm về GCNQSDĐ: Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định [1]: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Điều kiện cấp GCNQSD đất. Người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi [1]: 1. Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được sử dụng ổn định từ đó đến nay.
  17. 9 - Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thuộc các thời kì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong quá UBND xã nơi có đất xác nhận.Những giấy tờ hợp pháp gồm: - Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang trình thực hiện sai các chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay. - Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận. - Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. - Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật đất đai. - Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp. - Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. - GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. - Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã. 2. Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ Giấy tờ của Hợp tác
  18. 10 xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình, xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị định 125/CP). - Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. 3. Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật. 4. Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau: - Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất đai cấp xã xác nhận. - Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ. - Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. - Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. - Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [6] * Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Điều 98 Luật đất đai 2013. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [7]: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
  19. 11 đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
  20. 12 chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. - Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. - Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật đát đai 2013. *Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [7]: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  21. 13 - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. * Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận. Theo điều 99, Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp được Nhà nước cấp GCN như sau [7]: - Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; - Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; - Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; - Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  22. 14 - Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; - Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; - Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; - Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. * Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận. - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013 [1]: - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền
  23. 15 tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. * Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau [4]: 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. [4] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [4] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này;[4]
  24. 16 b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; [4] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  25. 17 Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ- CP[4]. * Trình tự các bước tiến hành công tác kê khai đăng kí cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. * Bước 1:Công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu về thửa đất có liên quan đến công việc đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận. - Chuẩn bị nhân lực, máy in, máy vi tính có cài sẵn các phần mền phục vụ cho việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - In trước các loại đơn cho sử dụng đất để đăng ký. - Phối hợp với UBND xã, thị trấn lập lịch đăng ký đất đai theo đơn vị thôn, xóm hoặc cụm dân cư, chuẩn bị địa điểm đăng ký đất đai. - Phối hợp với cán bộ địa chính xã, thị trấn, trưởng điểm dân cư thông báo cho chủ sử dụng đất phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như: CMND, các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành. - Hồ sơ cấp đổi gồm:
  26. 18 Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Danh sách các thửa đất đề nghị cấp chung một GCN Đơn đăng kí biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Trích lục bản đồ địa chính Giấy chứng nhận phô tô Chứng minh nhân dân phô tô Sổ hộ khẩu phô tô - Hồ sơ cấp mới: Đơn đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Danh sách các thửa đất của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý Trích lục bản đồ địa chính Đơn trình bày nguồn gốc sử dụng đất Thông báo công khai các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp GCN Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất Biên bản kết thúc thời gian công khai hồ sơ xét cấp GCN quyền sử dụng đất Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư Chứng minh nhân dân phô tô Sổ hộ khẩu phô tô *Bước 2: Họp thôn (xóm, bản, tổ nhân dân). Tổ trưởng Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập tổ cấp Giấy chứng nhận) chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp xã tổ chức họp thôn, bản, tổ dân phố. Nội dung họp gồm: 1. Tổ chức cho nhân dân học tập về các nội dung:
  27. 19 - Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy: Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất đối với 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh - Quyền của hộ gia đình, cá nhân khi được cấp Giấy chứng nhận - Nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất: + Thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai 100% các thửa đất đang sử dụng, kể cả các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, thửa đất đã có giấy tờ nhưng mang tên người khác do nhận chuyển quyền sử dụng đất, do dồn điền đổi thửa (trừ những thửa đất do thuê, mượn của người sử dụng đất khác, đất công ích xã; thửa đất nhận hợp đồng giao khoán của các nông, lâm trường); + Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận; nộp hồ sơ kê khai đăng ký đất đai theo đúng thời gian quy định; + Kịp thời có ý kiến với Trưởng thôn, bản, tổ dân phố hoặc Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận về những vướng mắc trong quá trình triển khai; 2. Phát mẫu Tờ kê khai đăng ký và hướng dẫn kê khai đăng ký đất đai: Thành viên Ban chỉ đạo cấp xã phụ trách địa bàn phối hợp với Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố phân công cụ thể người trực tiếp hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân kê khai (người đã được tập huấn, nắm vững chuyên môn, có khả năng hướng dẫn), cụ thể: - Hướng dẫn các nội dung công việc và trình tự thực hiện để có cơ sở viết Tờ kê khai đăng ký đất đai. - Hướng dẫn người sử dụng đất chuẩn bị in sao (photo) giấy tờ có liên quan đến các thửa đất đăng ký cấp Giấy chứng nhận . 3. Thông báo kế hoạch triển khai Thông báo cho người sử dụng đất về thời gian kết thúc kê khai đăng ký, thời gian nộp hồ sơ kê khai đăng ký và địa điểm làm việc của Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận cấp xã hoặc Tổ công tác cấp giấy chứng nhận để nhân dân liên hệ trong quá trình thực hiện kê khai đăng ký.
  28. 20 * Bước 3: Thực hiện kê khai đăng ký đất đai. 1. Những nội dung công việc do hộ gia đình, cá nhân thực hiện - Sau khi nhận Tờ khai đăng ký đất đai, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phải rà soát, đối chiếu giữa Giấy chứng nhận đã cấp với các thửa đất thực tế đang sử dụng để xác định các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp Giấy chứng nhận đã bị mất, đang thế chấp ngân hàng hoặc đã bị sai lệch diện tích, tên chủ sử dụng khi thực hiện dồn điền đổi thửa thì liên hệ với Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố để được cung cấp thông tin. Sau khi đã xác định được các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện việc đăng ký 2. Những nội dung công việc do Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện - Cung cấp các thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và các thửa đất đã được đo đạc thể hiện trên các loại bản đồ; thông báo những khu vực đã có bản đồ, chi tiết đến từng địa danh, xứ đồng để người dân biết, đối chiếu với những thửa đất đang quản lý, sử dụng, xác định các thửa đất phải trích lục bản đồ hoặc thửa đất phải đo đạc, xác định diện tích, vẽ sơ đồ khi kê khai, đăng ký. - Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân viết Tờ kê khai đăng ký đất đai, Tờ khai nộp lệ phí trước bạ, Tờ khai nộp tiền sử dụng đất (nếu có); giải đáp những ý kiến thắc mắc của nhân dân trong quá trình thực hiện; đôn đốc hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện tờ khai; tổ chức tiếp nhận, viết giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đất đai của nhân dân. - Tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo cấp xã giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở, đảm bảo hoàn thành việc kê khai đăng ký và hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
  29. 21 * Bước 4: Phân loại hồ sơ. Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện việc phân loại hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, cách phân loại hồ sơ như sau : - Phân loại hồ sơ đăng ký đất đai theo 02 loại: + Tờ kê khai đăng ký đất đai của các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đối với 100% diện tích đất đang sử dụng; + Tờ kê khai đăng ký đất đai của các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với 100% diện tích đất đang sử dụng và Tờ kê khai đăng ký đất đai của hộ gia đình cá nhân có cả những thửa đất đã được cấp giấy và thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. * Bước 5: Kiểm tra việc kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Tổ cấp Giấy chứng nhận phối hợp với cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã được phân công phụ trách địa bàn tiến hành kiểm tra các thửa đất hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận ghi trong Tờ khai đăng ký đất đai. Nội dung kiểm tra về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kê khai đăng ký đất đai của từng hộ, trong đó chú ý: - Hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; - Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nông thôn mới ) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Tình trạng tranh chấp đất đai (nếu có). Kết quả kiểm tra phải được ghi chép cụ thể vào sổ sách để chuẩn bị ý kiến họp xét cho Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã (sổ này được lưu tại xã theo hồ sơ cấp Giấy chứng nhận). Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận vào phần sơ đồ thửa đất.
  30. 22 Hồ sơ sau khi đã được kiểm tra, Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận tổng hợp gửi lên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã (giao cho cán bộ địa chính cấp xã để chuẩn bị nội dung cuộc họp Ban chỉ đạo). * Bước 6: Họp xét của Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn. - Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp xã tổ chức họp xét theo từng thôn bản, tổ dân phố về các nội dung kê khai đối với từng thửa đất hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Việc họp xét phải được tiến hành theo từng thôn, bản, tổ dân phố ngay sau khi nhận được hồ sơ từ Tổ cấp Giấy chứng nhận và phải có sự tham gia của cán bộ chuyên môn cấp huyện (thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của huyện phụ trách địa bàn, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) để cùng xem xét hồ sơ ngay tại xã; đảm bảo việc xét duyệt nhanh, gọn, tránh tình trạng kéo dài. Nội dung họp xét gồm: + Nội dung kê khai so với hiện trạng; nguồn gốc sử dụng đất; diện tích đất ở được cấp giấy chứng nhận trong hạn mức, ngoài hạn mức theo quy định; + Thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; + Tình trạng tranh chấp về đất đai; + Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; + Loại đường/khu vực; vị trí đất ; + Đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; + Diện tích đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất; diện tích đất ở phải nộp tiền sử dụng đất. Kết quả họp xét của Ban chỉ đạo phải được lập thành Biên bản, lập danh sách các hộ đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Trên cơ sở kết quả họp xét của Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cán bộ địa chính xã ghi ý kiến xác nhận vào phần “Ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” đối với từng thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận và thực hiện các nội dung:
  31. 23 + Công khai hồ sơ, các thửa đất đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và nhà văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố (trường hợp không có nhà văn hóa thì công khai tại nhà Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc địa điểm làm việc của Tổ cấp Giấy chứng nhận) trong thời hạn mười lăm (15) ngày; tiếp thu và giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai (nếu có) và lập biên bản kết thúc công khai; + Lập Tờ trình và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ kê khai đăng ký của các hộ gia đình, cá nhân, kết quả họp xét của Ban chỉ đạo, danh sách các thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. * Bước 7. Kiểm tra hồ sơ và viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến xác nhận vào Tờ kê khai đăng ký; sao gửi cơ quan thuế 01 bộ hồ sơ của thửa đất phải nộp lệ phí trước bạ, nộp tiền sử dụng đất để xác định nghĩa vụ tài chính (Tờ kê khai đăng ký đất đai của hộ gia đình, cá nhân và thửa đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính kèm theo Tờ kê khai); viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình duyệt theo Hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Sơ đồ thửa đất ở và thửa đất ở có vườn ao, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp thể hiện trên trang 3 Giấy chứng nhận được thực hiện theo sơ đồ do người dân tự đo vẽ kèm theo Tờ kê khai đăng ký. Trường hợp sau khi cấp Giấy chứng nhận mà phát hiện có sai sót thì thực hiện việc chỉnh lý theo quy định. * Mẫu GCN. Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây [4]: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT;
  32. 24 - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2. Căn cứ pháp lý. Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 do Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
  33. 25 chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung 10 một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ.
  34. 26 2.3. Cơ sở thực tiễn. 2.3.1. Tình hình cấp GCN trên cả nước. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [3] Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [3] Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: [3] Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%;
  35. 27 một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [3] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [3] 2.3.2. Tình hình cấp GCN, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Hiện nay huyện có 2 xã và 2 thị trấn đã đo bản đồ địa chính chính quy nhưng mới có 2 thị trấn là Vị Xuyên và thị trấn Nông trường Việt Lâm đã tiến hành xong công việc cấp GCN. Còn lại 22 xã số Giấy chứng nhận đã cấp đều trên bản đồ giải thửa (không kể đất rừng sau 2005). Trên địa bàn huyện, chỉ có Phòng TNMT là có là quản lý sử dụng sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp phát giấy chứng nhận, bản đồ dạng số và các phần mềm sử dụng thông dụng là MicroStation MapInFor, Famis, Excel chưa có phần mềm chuyên dụng để quản lý hồ sơ địa chính; còn lại tất cả các xã còn lại hồ sơ đều ở dạng giấy nhưng thiếu rất nhiều và hầu như không cập nhật thông tin kể cả các xã đã có bản đồ địa chính chính quy. Nhìn chung, công tác cấp giấy CNQSD đất, quản lý hồ sơ địa chính hiện nay trên địa bàn Vị Xuyên còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Một trong những khó khăn chủ yếu là nguồn tài chính, cán bộ chuyên môn giành cho công việc này còn chưa được quan tâm đúng mức. Những năm qua công tác đo đạc, đăng ký cấp GCN trên địa bàn Vị Xuyên có nhiều đơn vị tư vấn tham gia cùng với Phòng Tài nguyên Môi trường
  36. 28 huyện; đến nay đã cấp xong GCN cho 2 thị trấn và cơ bản cấp đất ở, đất rừng và một phần đất sản xuất nông nghiệp ở các xã còn lại. Mặc dù công tác cấp GCN còn nhiều bất cập nhưng Vị Xuyên đã có nhiều cố gắng. Tổng số GCNQSD đất đã cấp toàn huyện đến nay là 43 547giấy. Trong đó: + Đất phi nông nghiệp: 16 057 giấy/ diện tích 3640 ha. + Đất nông nghiệp: 27 490 giấy/ diện tích 41706 ha
  37. 29 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: kết quả công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. - Địa điểm: Xí nghiệp tài nguyên & môi trường 3 và thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 16/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu. 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội của xãĐ ạo Đức 3.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. - Vị trí địa lý. - Đặc điểm địa hình. - Đặc điểm khí hậu. - Thủy văn. 3.3.1.2. Kinh tế xã hội - Kinh tế. - Xã hội. 3.3.2. Tình hình sử dụng đất xã Đạo Đức 3.3.3. Tổng quan về dự án 3.3.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi cấp mới GCNQDĐ trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.3.5. Thuận lợi , khó khăn.
  38. 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. * Thu thập số liệu thứ cấp: - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, của xã Đạo Đức. - Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đạo Đức. * Thu thập số liệu sơ cấp Thực hiện công tác tổ chức kê khai tại thôn Làng Khẻn trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau: - Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. - Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau: + Đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: cấp lần đầu và cấp đổi GCNQSDĐ. + Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ. + Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích. 3.4.2. Phương pháp thống kê. - Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đã được thu thập thông qua quá trình điều tra. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp.
  39. 31 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. - Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo. Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và viết báo cáo.
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đạo Đức 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Đạo Đức là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã có vị trí địa lý và phạm vi hành chính như sau : Từ 22º44’ 04’’ B đến 104º58’21’’ Đ Bắc giáp xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang). Đông giáp xã Phú Linh. Nam giáp thị trấn Vị Xuyên, xã Việt Lâm. Tây giáp xã Cao Bồ. Xã Đạo Đức có diện tích 3.135.3, dân số năm 2017 là 4.541 người. Xã được chia thành các thôn bản: Làng Nùng, Tân Tiến, Khâu Khiếu, Hợp Thành, Độc Lập, Bản Băng, Làng Mới, Bình Vàng, Làng Trần, Làng Khẻn, Đức Thành, Làng Má, Làng Cúng. * Đặc điểm địa hình: Xã thuộc vùng núi trung bình trong huyện, có tọa độ trung bình từ 200- 500 m so với mặt nước biển, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn; cao từ 2 phía Bắc và Nam đổ dồn xuống Sông Lô tạo thành thung lũng lòng máng chạy từ Đông sang Tây. Vùng núi cao: Gồm các thôn Làng Khẻn, Bình Vàng, Độc Lập phần lớn diện tích đất ở địa hình này đều có độ dốc trên 245, đá mẹ lộ thiên tạo thành nhiều cụm và chủ yếu là đá Granit. Vùng đồi núi thấp: gồm các thôn Làng Nùng, Làng Trần, Bản Bang các đá mẹ mẫu chất ở địa hình này có đá biến chất, đá vôi, đá cát.
  41. 33 Nhìn chung, địa hình ở xã Đạo Đức phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dàng chảy về mùa mưa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân * Đặc điểm khí hậu: Xã Đạo Đức mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 24 – 250C. Vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 3 – 40C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 6 và 7 đạt 29,50C và trung bình tháng thấp nhất tháng 11 và 12 đạt 130C. Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ, tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ). Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.746 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 83% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất. Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 88 – 90%, thấp nhất vào tháng 3 là 75%. Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Bão: ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Có thể thấy rằng xã Đạo Đức có điều kiện khí hậu tương đối tốt so với các vùng khác, xã ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết xấu. * Thủy Văn: Hệ thống thủy văn của xã có nhiều thuận lợi cho việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Chế độ thủy văn trên địa bàn xã chịu
  42. 34 ảnh hưởng chính bởi Sông Lô với chiều dài dọc theo chiều dài của xã. Hệ thống thủy văn này ngoài khả năng cung cấp nước, còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực. 4.1.2. Kinh tế xã hội. 4.1.2.1. Kinh tế Nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ một xã thuần nông, hiện nay xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng hiệu quả. Các mô hình phát triển kinh tế gia đình như: Nuôi lợn, cá, trâu, bò, trồng rau của người dân đem lại hiệu quả cao và có sức lan toả. Những năm gần đây kinh tế của xã Đạo Đức phát triển do số lượng công nhân từ nhiều nơi tập trung về khu vực Km 17 làm việc tại Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường (Sản xuất chè, nông sản, khách sạn Hương Trà) khá lớn. Ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong những năm qua đã có đầu tư phù hợp giúp bà con thoát nghèo. Không còn tình trạng du canh du cư ở những xã vùng sâu vùng xã. Cùng với đó, xã cũng chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm thế mạnh của địa phương Chăn nuôi năm 2017, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Đến nay đàn trâu đạt gần 1200 con. Trong địa bàn xã có một số cơ sở công nghiệp: - Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường . - Khu công nghiệp Bình Vàng. Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã tăng trưởng khá, các cơ sở sản xuất đã bám sát thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục đổi mới đầu tư công nghệ trong từng khâu
  43. 35 sản xuất. Góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực và nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng Trong những năm qua kinh tế thương mại dịch vụ từng bước phát triển. Xã đã khuyến khích các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn kinh doanh thuận lợi. Số hộ kinh doanh dịch vụ năm 2017 là 475 hộ. Chủ yếu là buôn bán kinh doanh nhỏ ven đường . 4.1.2.2. Xã hội a. Dân số. Theo số liệu thống kê toàn huyện đến ngày 31/12/2016, xã Đạo Đức có số dân 4.536 người. Bao gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Dao có 1.658 người, chiếm 36,56%; dân tộc Tày có 1450 người, chiếm 31,98%; dân tộc Kinh có 1.088 người, chiếm 23.99%,. Mật độ dân số toàn huyện 144 người/km2. b. Lao động Đạo Đức có số lượng lao động dồi dào song trình độ lao động vẫn còn thấp so với các xã trong huyện. Trình độ lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy xã Đạo Đức cần có chủ trương chính sách đào tạo nghề ngắn hạn, xuất khẩu lao động, tạo việc làm, thành lập các làng nghề nhằm nâng cao trình độ của người lao động phấn đấu làm giàu trên quê hương mình. Trong những năm qua xã đã triển khai nhiều các chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn xã. Cùng với đó, xã luôn khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Đức. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được thể hiện tổng quát ở Bảng 4.1, cụ thể như sau:
  44. 36 Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2017 xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Diện tích Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã các loại đất Cơ cấu I Tổng diện tích đất của đơn vị 100 1 Đhànhất nông chính nghi ệp 2.885,39 92,03 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 632,16 20,16 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 330,5 10,54 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 219,04 6,99 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 111,46 3,56 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 301,66 9,62 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.228 71,06 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.221,8 38,97 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.006,2 32,09 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25,15 0,8 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,08 0 2 Đất phi nông nghiệp PNN 215,6 6,88 2.1 Đất ở OCT 36,8 1,17 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 36,8 1,17 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 94,05 3 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,27 0,01 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 10,37 0,33 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 8,89 0,28 2.2.6 Đnghiất cóệp mục đích công cộng CCC 74,52 2,38 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà NTD 0,51 0,02 2.6 Đtangất sông,lễ, NHT ngòi, kênh, rạch, suối SON 83,85 2,67 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,4 0,01 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 34,31 1,09 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,62 0,31 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 24,69 0,79 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS (Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê xã Đạo Đức năm 2017)
  45. 37 Qua bảng 4.1 nhận thấy rằng: A. Đất nông nghiệp: Diện tích 2.885,39 ha, chiếm 92,03% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 632,16 ha chiếm 20,16% (đất trồng cây hằng năm 330,5 ha chiếm 10,54% , đất trồng cây lâu năm 301,66 ha chiếm 9,62%) diện tích đất tự nhiên của toàn xã. - Đất lâm nghiệp: Diện tích 2.228 ha, chiếm 71,06%.Trong đó đất trồng rừng sản xuất 1221,8 ha chiếm 38,97%, đất rừng phòng hộ 1006,2 ha chiếm 32,09% diện tích đất tự nhiên của toàn xã. - Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 25,15 ha, chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên của toàn xã diện tích đất tự nhiên của toàn xã. - Đất nông nghiệp khác: Diện tích là 0,08 ha, chiếm 0% diện tích đất tự nhiên toàn xã. B. Đất phi nông nghiệp: với diện tích 215,6 ha, chiếm 6,88% diện tích đất tự nhiên của toàn xã trong đó: - Đất nông thôn: Diện tích 36,8 ha, chiếm 1,17% diện tích tự nhiên của toàn xã - Đất chuyên dùng: Với diện tích 94.05 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên của toàn xã. Trong đó: + Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích 0,27 ha chiếm 0,01%; + Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích 10,37 ha chiếm 0,33%; + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 8,89 ha chiếm 0,28%; + Đất có mục đích công cộng: Diện tích 74,52 ha chiếm 2,38%. - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT: Diện tích 0.51 ha chiếm 0.02% diện tích tự nhiên của toàn xã.
  46. 36 - Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 111,46 ha chiếm 3,56% diện tích của toàn xã - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích 83,85 ha chiếm 2.67% diện tích tự nhiên của toàn xã. - Đất mặt nước chuyên dùng: Diện tích 0,4 ha chiếm 0,01% diện tích tự nhiên của toàn xã. C. Đất chưa sử dụng: Diện tích 34,31 ha, chiếm 1,09% diện tích tự nhiên của toàn xã. - Đất bằng chưa sử dụng: 9,62 ha chiếm 0,31% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. - Đất đồi núi chưa sử dụng: 24,69 ha chiếm 0,79% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. 4.3. Tổng quan về dự án * Các cơ sở pháp lý để thi công Theo sự chỉ đạo của ngành và của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang, tháng 6 năm 2008 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã lập "Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai” cho toàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Qua các năm thực hiện, Dự án đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do việc thay đổi về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; sự thay đổi về quy phạm kỹ thuật, về định mức kinh tế - kỹ thuật; sự chuyển đổi về cơ cấu sử dụng đất và do thực tế sử dụng đất của các hộ gia đình và do nhiều nguyên nhân khác. Được sự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà giang lập Điều chỉnh dự án tổng thể về xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh Hà giang giai đoạn 2008-2015 và sau năm 2015. Điều chỉnh dự án tổng thể đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt.
  47. 37 Theo định hướng của Dự án tổng thể phê duyệt năm 2008 và điều chỉnh dự án tổng thể năm 2011 của tỉnh Hà Giang đang trình duyệt; căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát; nhiệm vụ của dự án gồm: - Xây dựng lưới ĐC toàn huyện; - Đo vẽ mới bản đồ địa chính cho 20 xã còn lại (trừ 4 xã, thị trấn là Đạo Đức, Thanh Thuỷ, Thị trấn Nông trường Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên); - Đăng ký cấp GCNQSD đất cho 22 xã (trừ thị trấn Nông trườngViệt Lâm, thị trấn Vị Xuyên Đăng đã đăng ký cấp GCNQSD đất); - Đo chỉnh lý biến động bản đồ địa chính cho 2 xã, 2 thị trấn là Đạo Đức, Thanh Thuỷ, Thị trấn Nông trườngViệt Lâm, thị trấn Vị Xuyên; - Hoàn thiện bản đồ trích đo theo chỉ thị 31/CT-TTg về toạ độ VN 2000; - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Vị Xuyên; Khối lượng công việc của TKKT-DT như sau: Bảng 4.2: Thống kê khối lượng thực hiện của TKKT-DT T ĐV Hạng mục công việc Khối lượng Ghi chú T tính 1 Xây dựng lưới địa chính Điểm 339 2 Đo vẽ mới bản đồ địa chính Ha 21.760 3 Đo chỉnh lý bản đồ địa chính Ha 372 2 xã, 1 thị trấn - Hoàn thiện bản đồ trích đo theo trên địa bàn 3 chỉ thị 31/CT-TTg về toạ độ VN Khu đo 79 20 xã 2000 Đăng ký cấp Giấy chứng nhận: 137.782 4 - Cấp mới; Giấy 94.168 - Cấp đổi Giấy 33.614 5 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã 24 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
  48. 38 Kết quả Tổng số GCNQSD đất đã cấp toàn huyện đến nay là 43 547giấy. Trong đó: + Đất phi nông nghiệp: 16.057 giấy/ diện tích 3.640 ha. + Đất nông nghiệp: 27.490 giấy/ diện tích 41.706 ha Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng khi thi công - Công tác chuẩn bị: Liên hệ triển khai công tác cấp GCNQSD đất tới UBND xã, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền phổ biến kế hoạch cấp mới, cấp lại GCN của nhà nước nhằm giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cơ sở pháp lý cho họ yên tâm quản lý và sử dụng đất. Tiến hành thu thập hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kê khai. Chuẩn bị các tài liệu như bảng thống kê diện tích, bản đồ địa chính, bản đồ cấp giấy - Công tác kê khai đăng ký cấp giấy CNQSDĐ: Tiến hành lập bảng so sánh giữa bản đồ cấp giấy trước đây với bản đồ địa chính. Sau đó tiến hành phân loại hồ sơ cấp mới, cấp đổi và thực hiện công tác hướng dẫn kê khai xuống từng thôn xóm trên phạm vi toàn xã. Trong quá trình thực hiện hướng dẫn kê khai, đơn vị thi công luôn kết hợp với các cấp chính quyền địa phương. Trước khi thực hiện công tác hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở mỗi thôn xóm, việc liên hệ triển khai với cán bộ địa phương và với người sử dụng đất luôn được trú trọng. Toàn bộ các thửa đất được các chủ sử dụng tự nhận và xác định một cách chính xác trước sự chứng kiến của cán bộ thôn xóm. Sau khi các chủ sử dụng nhận được hết các thửa đất của mình hiện đang sử dụng. Thì đơn vị thi công mới kết hợp với tài liệu đó đối chiếu theo bản đồ cấp giấy và tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ chi tiết đến từng chủ sử dụng.
  49. 39 Đối với từng loại hồ sơ cấp mới, cấp lại, cấp đổi đều được phân loại và hướng dẫn kê khai đầy đủ đúng trình tự theo quy trình cấp giấy. Giải pháp về kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất: * Cấp mới GCN. - Cấp mỗi một thửa đất một giấy CN; trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản cùng một xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp mới chung giấy. * Cấp đổi GCN. - Áp dụng nguyên tắc cấp giấy CN quy định tại điều 3 nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ là cấp giấy CN cho từng thửa đất, như vậy đối với giấy CN đó cấp trước đây một thửa một giấy CN thì nay cấp đổi lại giấy CN theo mẫu quy định mới; đối với giấy CN đó cấp trước đây cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất thì nay cấp đổi mỗi thửa một giấy CN theo mẫu mới. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã đã được cấp giấy CN mà có yêu cầu thì được cấp đổi thành một giấy CN chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp đổi chung giấy. Giải pháp về thực hiện xét duyệt đơn: - Việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp xã do Hội đồng đăng ký đất đai xã tổ chức xét duyệt. - Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đất đai do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện vị xuyên thực hiện. Công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Công tác chuẩn bị (bước 1): Bao gồm Lập kế hoạch thực hiện, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.
  50. 40 - Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng (bước 2): + Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính); + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; + Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập; + Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi; + Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính; + Ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất; + Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính. + Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp bản lưu giấy chứng nhận không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật; + Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính); + Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số. - Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (bước 3): + Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận.
  51. 41 4.4. Kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn. 4.4.1. Tổng hợp kết quả tình hình kê khai đăng ký của các chủ sử đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn. Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và thu được kết quả như sau: Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả tình hình kê khai, đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. Tổng số Tình hình kê khai, Tên Số hồ sơ đã kê Tỷ lệ STT chủ sử đăng ký của chủ sử xóm khai, đăng ký (%) dụng đất dụng đất Hồ sơ Thôn Đã kê khai 125 139 70,2 cấp đổi 1 Làng 119 Chưa kê Hồ sơ Khẻn 1 59 29.8 khai cấp mới (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Qua kết quả trên cho ta thấy công tác kê khai đăng ký cấp GCNQD đất lần đầu trên địa bàn thôn Làng Khẻn được thực hiện khá tốt, chủ sử dụng đất được cấp GCN chiếm 99,1% so với tổng số chủ sử dụng đất đăng ký kê khai. Đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là do sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đã đến được với người dân, và người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  52. 42 4.4.2 .Tổng hợp kết quả hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận trên địa bàn thôn Làng Khẻn. Sau khi hoàn thành khâu kê khai đăng ký ta tiến hành hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác tiến hành trình hồ sơ lên UBND xã Đạo Đức và đề nghị cấp GCNQSDĐ theo quy định. Kết quả thu được như sau: Bảng 4.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. Tổng số Tổng số Tổng số STT Loại đất diện tích Tỷ lệ hồ sơ thửa (m2) (%) 1 ONT 13 11 2.745,3 2,2 2 ONT+BHK 34 34 31.142,4 24,97 3 ONT+CLN 5 5 1.510,6 1,2 4 LUC 39 96 45.379,2 36,38 5 LUK 39 135 40.257,9 32,28 6 BHK 8 13 2.964,2 2,37 7 NTS 1 1 713,6 0,57 TỔNG 139 295 124.713,2 100 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Trong những năm vừa qua diện tích của xã có sự thay đổi về địa giới hành chính cùng với mục đích sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nên nhu cầu cấp đổi GCNQSDĐ của xã Đạo Đức ngày càng tăng. Xã đã thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ gia đình trong xóm với tổng diện tích là 124.713,2 m2.
  53. 43 Xóm có diện tích cấp đổi nhiều là đất lúa với 39 bộ hồ sơ có diện tích 45.379,2m2 chiếm 36,38% so với tổng diện tích cần cấp và diện tích cấp đổi ít nhất là đất nuôi trồng thủy sản với 1 bộ hồ sơ với diện tích 713,6 m2 chiếm 0,57%. Trong đó đất ở nông thôn là 13 bộ hồ sơ với diện tích 2.745,3 m2 chiếm 2,2% tổng diện tích cần cấp; đất ở nông thôn cộng với đất bằng trồng cây hàng năm khác là 34 bộ hồ sơ với diện tích 31.142,4 m2 chiếm 24,97% tổng diện tích cần cấp; đất ở nông thôn cộng với đất bằng trồng cây lâu năm là 5 bộ hồ sơ với diện tích 1.510,6 m2 chiếm 1,2% tổng diện tích cần cấp, đất chuyên trồng lúa nước là 39 bộ hồ sơ với diện tích 45.379,2 m2 chiếm 36,38% , đất trồng lúa nước còn lại là 39 bộ hồ sơ với diện tích 40.257,9 m2 chiếm 32,28% , đất bằng trồng cây hàng năm khác là 8 bộ hồ sơ với diện tích 2.964,2 m2 chiếm 2,37% , đất nuôi trồng thủy sản là 1 bộ hồ sơ với diện tích 713,2 m2 chiếm 0,57% tổng diện tích cần cấp. 4.4.3. Tổng hợp kết quả cấp mới giấy chứng nhận trên địa bàn thôn Làng Khẻn. Bảng 4.5. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. Tổng số Loại Tổng số Tổng số Tỷ lệ STT diện tích đất hồ sơ thửa (%) (m2) 1 LUC 8 7 875,6 3,12 2 LUK 23 33 8.476,9 30,54 3 BHK 15 21 4.670,1 16,82 4 RSX 13 19 13.734,5 49,49 Tổng 59 80 27.757,1 100 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
  54. 44 Qua bảng trên ta thấy: Đã làm được 59 hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong địa bàn xã với tổng diện tích là 27.757,1 m2. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước có bộ hồ sơ chiếm 3,12% hồ sơ toàn xóm, đất trồng lúa nước còn lại có 23 bộ hồ sơ chiếm 30,54% hồ sơ toàn xóm, đất bằng trồng cây hàng năm khác có 15 bộ hồ sơ chiếm 16,82%, đất rừng sản xuất có 13 bộ hồ sơ chiếm 49,49% hồ sơ cấp mới giấy GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.Đất rừng sản xuất chiếm diện tích cấp mới lớn nhất. Kết quả so sánh kết quả cấp giấy mới và cấp đổi được thể hiện qua dồ thị sau: Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện kết quả số thửa được cấp mới và cấp đổi GCNQSD 4.4.4. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận Trong khi tiến hành kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất thì vẫn còn một số hộ gia đình tranh chấp xảy ra :
  55. 45 Bảng 4.6. Tổng hợp trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất trên địa bàn thôn Làng Khẻn, xã Đạo Đức. Tờ Mục Diện số Nguyên STT Tên chủ SD bản đích sử tích thửa nhân đồ số dụng (m2) Tranh 1 Ma Văn Đức 39 102 BHK 1.315,7 chấp Tranh 2 Lý Văn Cửu 63 109 LUC 741,5 chấp Tranh 3 Nguyễn Văn Lương 35 112 BHK 1.687,8 chấp Tranh 4 Bế Đức Toản 44 263 LUK 2.146,0 chấp Tranh 5 Trần Văn Kỳ 22 124 BHK 736,1 chấp Tổng 6.627,1 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Trong giai đoạn thực hiện kê khai đăng ký cấp GCN có tổng số 5 hộ gia đình cá nhân, vi phạm không được cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích là 6.627,1m2 Trong số các nguyên nhân không được cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ thì nguyên nhân tranh chấp đất đai là nguyên nhân lớn nhất. Nguyên nhân các hộ gia đình, cá nhân có diện tích không được cấp không phải do cán bộ địa chính xã thiếu trách nhiệm quản lý mà vì các thửa đất xảy ra tranh chấp, lần chiếm, nhiều thửa đất bỏ hoang không rõ chủ sử dụng hoặc chủ sử dụng sử dụng đất sai mục đích,trong đó thì nguyên nhân tranh chấp đất đai là nguyên nhân lớn nhất nên công tác cấp đổi, cấp mới
  56. 46 GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn. Hồ sơ cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ không hợp lệ tương đối nhiều. Vì vậy, đối với các trường hợp vi phạm do tranh chấp cần tiến hành công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai một cách nhanh gọn, đạt kết quả . Đối với trường hợp vi phạm do lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng sai với quy hoạch cần tiến hành xử phạt hành chính, buộc người sử dụng đất trả về nguyên hiện trạng trước lúc vi phạm. Sau đó tiến hành theo dõi tình hình chấp hành pháp luật nếu có dấu hiệu tốt mới xem xét cấp GCNQSDĐ. 4.5. Thuận lợi khó khăn. 4.5.1. Thuận lợi. Trong những năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp công tác này đạt kết quả cao. Luật Đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng quy định thủ tục hành chính ít gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ. Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSD đất. Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dàng hơn. Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp GCNQSD đất. Cán bộ địa chính của xã đã được tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  57. 47 4.5.2. Khó khăn. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước để lại, sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCN gặp không ít khó khăn. - Một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất. - Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. - Điều kiện được cấp GCNQSD đất là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy. - Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất. - Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. - Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên xã chậm tiến độ. 4.5.3. Giải pháp. Để công tác cấp GCNQSD đất sớm hoàn thành thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy: - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất.
  58. 48 - Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng xóm, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSD đất. - Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993. - Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của cấp GCNQSD đất. - Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địa chính. - Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụng đất.
  59. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Công tác cấp GCNQSDĐ là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã đã và đang được triển khai một cách khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Xã Đạo Đức đã được kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết thôn Làng Má. Tính đến 17/11/2018 đạt kết quả như sau: Hồ sơ kê khai, đăng ký GCNQSDĐ được cấp mới GCNQSDĐ 59 bộ hồ sơ với 4 loại đất chính, bao gồm 80 thửa, tổng diện tích được cấp là 27.757,1m2 Hồ sơ kê khai, đăng ký GCNQSDĐ được cấp đối GCNQSDĐ 139 bộ hồ sơ với 7 loại đất chính, bao gồm 295 thửa, tổng diện tích là 124.713,2m2 Số hồ sơ chưa đủ điều kiện đề cấp là 5 hồ sơ với tổng diện tích là 6.627,1m2 5.2. Đề nghị Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thôn trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau: - Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận động họ đi kê khai, đăng ký. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó. - Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó. - Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ sở.
  60. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2017), khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016”. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài ản khác gắn liền với đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen- su-dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình “Đăng kí thống kê đất đai” Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 7. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang (2017) “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2018”. 8. Tổng công ty TN&MT VIỆT NAM XÍ NGHIỆP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 3 “thiết kế kỹ thuật –dự toán xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang 9. UBND huyện Vị Xuyên (2017) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên , tỉnh Hà Giang 2017. 10. UBND xã Đạo Đức, thống kê diện tích đất đai năm 2017 .
  61. PHỤ LỤC Danh sách các hộ cấp đổi Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 1 39 180 373.9 ONT 189 188.6 LUK 190 262.4 LUK 2 38 192 90,7 LUK 193 475.3 LUK 194 223.5 LUK 355 693.8 LUC 356 681.7 LUC P 503563 Thôn Ma Văn (0032) cấp Làng Đức ngày 3 Khẻn 58 357 190.9 LUC 21/06/1999 360 396.7 LUK 372 154.5 LUC 58 323 173.9 LUC 109 88 145.6 LUC 4 107 325 239.1 LUK 107 326 318 LUK Thôn Chu Văn ONT+B 5 Làng 54 175 1250.2 tâm HK Khẻn
  62. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 60 139 394.5 LUC 60 140 476.7 LUC P 503553 (0033) cấp 6 60 209 526.9 LUC ngày 21/06/1999 62 280 130.8 LUK 62 266 414.9 LUC AG074544 Thôn Chu Văn (0157) cấp 7 Làng 59 403 112.4 ONT Phong ngày Khẻn 25/04/2007 ONT+B 8 59 128 584.6 HK P 503547 Thôn Vi Văn (0030) cấp Làng 426 399 LUK Hợp ngày Khẻn 21/06/1999 9 59 192 212.4 LUK 193 418.7 LUK P 503546 Thôn Lê Hữu (00302) 10 Làng 61 197 408.3 ONT Hùng cấp ngày Khẻn 21/06/1999 AK970587 Thôn Nguyễn (01757) 11 Làng 61 146 64.1 ONT Văn Xuyển cấp ngày Khẻn 30/09/2008 Thôn AD963108 Nguyễn ONT+B 12 Làng 61 218 508.4 (01744) Tài Hiền HK Khẻn cấp ngày
  63. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 12/8/2008 AC62123 AC621234 Thôn Nguyễn ONT+C (01354, 13 Làng 60 317 166.5 Văn Bằng LN 01355) Khẻn cấp ngày 26/09/2005 ONT+C 14 61 257 572.5 LN 61 114 727.9 LUC 61 115 431.3 LUC 15 P 503559 Thôn 61 116 294.6 LUC Cao Minh (00333) Làng Tắm 62 74 1142.2 LUC cấp ngày Khẻn 61 145 504.2 LUK 21/06/1999 62 157 265.9 LUK 16 62 182 301.4 LUK 62 177 561.7 LUK W 205323 Thôn Trần Thị (1188) 17 Làng 60 162 158.1 ONT Hiền cấp ngày Khẻn 24/07/2002 ONT+B 18 59 329 378 HK P 503562 Thôn Lê Thị 60 244 682.2 LUC (00330) Làng Liễu cấp ngày Khẻn 19 58 411 379.1 LUK 21/06/1999 60 296 222.7 LUC
  64. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 62 132 399.1 LUK 62 173 425.3 LUC 61 115 113.8 LUK 62 427 244.1 LUK 20 60 187 136.8 LUK 60 266 142.5 LUC ONT+B 21 59 148 597.6 HK 134 777.1 LUC 212 234.7 LUC P 503550 22 Thôn 61 Lục Văn (00298) Làng 247 121.9 LUC Dân cấp ngày Khẻn 21/06/1999 248 299.6 LUC 61 140 311.8 LUK 23 62 128 333.6 LUC 62 165 523.4 LUC W 205331 24 Thôn 127 197.9 ONT Nguyễn (1119) Làng 61 Thị Chi cấp ngày Khẻn 24/07/2002 25 441 264.5 LUK
  65. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 326 478 LUC 194 244.8 LUK 198 660.9 LUK 178 367.6 LUC Y 857976(01 26 341 329.1 ONT 246) Thôn cấp ngày Cao Minh Làng 62 28/01/2004 Tuấn Khẻn AĐ423573 ONT+C (01447) 27 318 298.6 LN cấp ngày 21/04/2006 AO190718 (01852) 28 235 147.2 BHK cấp ngày 13/04/2009 Thôn Vũ Văn Làng 59 Cường Khẻn AK962508 (01687) 29 174 464.1 LUK cấp ngày 28/05/2008 ONT+B 30 59 466 911.9 HK P 503542 Thôn Nguyễn (00306) Làng Đình Cảnh cấp ngày Khẻn 479 331.7 LUK 21/06/1999 31 59 468 438.5 LUK
  66. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 683 150 LUK 685 624.6 LUK 691 539.4 LUK 429 427.6 LUC 32 62 430 125.1 LUC 625 644.9 LUC 638 357.5 LUC 33 61 452 326.7 LUC 433 431 LUC 444 591 LUK 657 456.2 LUK 34 435 194.3 BHK 476 796.4 LUC P 503519 Vương Thôn (00287) Văn Làng 59 480 166.9 LUK cấp ngày Đương Khẻn 21/06/1999 362 303.7 LUK 388 221.1 LUK 35 368 510.9 LUC 392 696.2 LUC
  67. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AD778806 (01376) 36 316 161.4 LUK cấp ngày 18/10/2005 ONT+B 37 284 1226.8 HK 267 152.2 LUK 282 265.3 LUK Thôn Lục Văn 38 Làng 59 283 260.6 LUK Dũng Khẻn AG294624 (01532) 286 96.4 LUK cấp ngày 12/11/2006 287 92.2 LUK 310 604.1 LUK 311 477.8 LUK 39 312 326.5 LUK 317 120 LUK AO190146 Phạm Thị Thôn ONT+B (01819) 40 Tuyết Làng 59 434 197.5 HK cấp ngày Nhung Khẻn 06/02/2009 AG294620 41 Thôn 59 281 631.1 LUC Đoàn Thị (01536) Làng Đảng cấp ngày Khẻn 12/11/2006 41 61 264 543 LUC
  68. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích ONT+B 43 61 354 1800.6 HK 356 276.9 LUK 44 59 422 341.2 LUK P 503569 Thôn Cao Minh (00323) Làng Tiến 463 749.7 LUC cấp ngày Khẻn 21/06/1999 466 287.3 LUC 45 61 425 294 LUK 426 409.2 LUC ONT+B 46 62 414 909 HK 638 574.7 LUC 47 60 281 138.7 LUK P 503526 Thôn 385 465.2 LUK Nguyễn (00280) Làng Văn Bang cấp ngày Khẻn 456 444.4 LUK 21/06/1999 632 661 LUC 48 60 233 181.6 LUK 351 307.9 LUK 342 259.6 LUC
  69. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AG284796 (01563) 49 60 380 363.4 LUC cấp ngày 13/03/2007 AG294621 (01535) 50 62 181 131.5 LUK cấp ngày 12/11/2006 ONT+B 51 62 160 956.4 HK 61 593 666.7 LUC 61 611 858.1 LUC P 503520 52 Thôn Đặng Đình (00286) Làng 60 636 268.6 LUC Sang cấp ngày Khẻn 21/06/1999 60 614 366.1 LUC 615 188.6 LUK 53 60 2112 11.7 LUK 3169 320.7 LUK W 205332 Thôn Dương (1120) cấp 54 Làng 62 710 233.3 ONT Thúy My ngày Khẻn 24/07/2002 P 503517 Thôn Đặng Đình ONT+B (00289) 55 Làng 62 1036 408.9 Tường HK cấp ngày Khẻn 21/06/1999
  70. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 61 863 378.8 LUC 61 205 300.5 LUC 56 62 415 378.6 LUK 62 416 382.2 LUK 62 364 334.9 LUK 61 146 162.3 LUC 57 61 417 238.1 LUC ONT+B 58 62 314 1199.5 HK 599 644.8 LUC 539 607.3 LUC 59 59 P 503564 583 196.1 LUK (00328) cấp ngày Thôn 21/06/1999 Đặng Đình 759 577.1 LUC Làng Dũng Khẻn 434 338.5 LUK 60 62 240 219.3 LUK 241 192 LUC W 205310 (1185) 61 62 479 212 ONT cấp ngày 24/07/2002 62 62 339 163.8 LUK AD778807
  71. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích (01377) cấp ngày 18/10/2005 P 503564 (00328) 63 62 265 195.2 LUC cấp ngày 21/06/1999 ONT+B 64 62 750 771.6 HK P 503573 Thôn Đặng Đình (00319) Làng 60 637 274.7 LUC Tế cấp ngày Khẻn 21/06/1999 65 61 195 168.1 LUK 61 134 459 LUC ONT+B 66 62 356 425.4 HK 62 681 536.6 BHK P 503522 Thôn Trần Thị (00284) Làng Truyền cấp ngày Khẻn 62 682 181.5 BHK 2106/1999 67 62 683 204.5 BHK 62 684 309.4 BHK P 503565 Thôn Nguyễn (00327) 68 Làng 59 196 466.3 ONT Đình Huy cấp ngày Khẻn 21/06/1999
  72. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 60 260 538.8 LUC 69 62 363 269.4 LUK 62 364 142.8 LUK ONT+B 70 60 460 1724.3 HK 60 462 536.5 BHK 71 60 465 914.7 LUC P 503545 Thôn Ngô Thị 62 447 1023.7 LUC (00303) Làng Hạt cấp ngày Khẻn 62 453 711.2 LUK 21/06/1999 72 62 448 402.7 LUK 62 478 101 LUK 62 454 220.6 LUC 62 508 347.4 LUC 73 60 480 184.9 BHK AO181794 Thôn 62 430 565.2 LUK Dương (01808) Làng Văn Cần cấp ngày Khẻn 62 454 421.4 LUK 22/12/2008 74 62 456 653.1 LUK 62 458 457.9 LUC
  73. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AK962518 Thôn ONT+B 75 Ứng Văn 62 459 416.2 (01686) Làng HK Thanh cấp ngày Khẻn 28/05/2008 76 62 615 554 LUC ONT+B 77 62 431 512.9 HK P 503521 Thôn Cao Thị (00285) Làng Tuyết 62 420 466 LUK cấp ngày Khẻn 21/06/1999 78 62 403 1213.1 LUK 62 504 294 LUC 61 505 543.3 LUC Y 857939 Thôn Bảo Văn (01257) 79 Làng Công cấp ngày Khẻn 62 497 120 LUK 28/01/2004 60 437 256.1 LUC Y 857940 Thôn Vũ Thị (01256) 80 Làng Tuyết cấp ngày Khẻn 60 441 606.2 LUK 28/01/2004 AO150386 Nguyễn Thôn (01903) 81 Thị Hồng Làng 60 271 160.8 ONT cấp ngày Nhung Khẻn 05/11/2009 Y 857943 Thôn Nguyễn ONT+B (01261) 82 Làng 62 459 2700.1 Thị Hiền HK cấp ngày Khẻn 28/01/2004 AD778812 Thôn Bảo Thị (01390) 83 Làng 59 340 171.3 LUK Lan cấp ngày Khẻn 18/10/2005
  74. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích P 503568 Thôn Đặng Thị ONT+B (00324) 84 Làng 59 342 963.3 Hải HK cấp ngày Khẻn 21/06/1999 62 635 178.3 LUC 62 698 116.6 LUK 85 62 699 562.5 LUK P 503544 Thôn 79 322 224.1 LUK Đặng Thị (00304) Làng Thắm cấp ngày Khẻn 79 241 123.2 LUK 21/06/1999 62 437 296.1 LUK 86 62 626 414.6 LUC 60 295 91.3 LUK Thôn Cao Thị ONT+B AG203550 87 Làng 61 258 369.1 Bích HK (01486) Khẻn cấp ngày 12/09/2006 AG209551 Thôn Cao Ngọc ONT+B (01487) 88 Làng 61 257 364.7 Tân HK cấp ngày Khẻn 12/09/2006 ONT+B CG853239 89 Thôn 61 259 1450.8 Nguyễn HK (CS00114) Làng Thị Hoa cấp ngày Khẻn 28/12/2016 90 61 260 510.6 LUC
  75. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 61 268 295 LUC 62 312 399.9 LUC 62 313 135.7 LUC ONT+B 91 610 232 1795.8 HK 62 595 857 LUC 62 597 247.4 LUC 92 62 596 277.4 LUK 60 245 156 LUK P 503532 Thôn Đặng Đình (00316) Làng 61 254 1015.5 LUC Trọng cấp ngày Khẻn 21/06/1999 62 311 62.6 LUK 93 60 413 454.1 LUK 60 414 237.9 LUK 62 359 586.1 LUK 94 62 122 713,6 NTS AD778804 Thôn Dương Thị (01374) 95 Làng 62 328 128.8 LUK Sáu cấp ngày Khẻn 18/10/2005
  76. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AD778805 (01375) 96 62 335 140.5 BHK cấp ngày 18/10/2005 ONT+B 97 62 249 1076.3 HK 98 62 376 275.1 LUK 99 62 277 274.5 LUK 100 62 378 402.4 LUK 101 62 380 378.4 LUK P 503533 (00315) 102 62 384 644.6 LUC cấp ngày 21/06/1999 103 59 461 352.3 LUK P 503523 ONT+B (00283) 104 59 482 1070.5 HK cấp ngày 21/06/1999 AG080012 ONT+B (01616) 105 59 415 537.3 Thôn HK cấp ngày Trần Thị Làng 17/08/2007 Hằng Khẻn 106 59 455 390.8 LUK 107 59 437 689.9 LUC P 503523 (00283) cấp ngày 108 59 474 224.4 LUK 21/06/1999 109 59 478 348.8 LUK
  77. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 110 39 183 340.1 LUC ONT+B 111 61 275 1517 HK 62 642 418.6 LUK P 503548 112 (00300) 39 171 178.3 LUK cấp ngày Thôn Nguyễn 21/06/1999 Làng 39 177 143.3 LUK Thị Sơn Khẻn 39 179 346.4 LUK 39 182 174.7 LUC 113 44 122 168.2 LUC AD778809 (01380) 114 44 123 123 BHK cấp ngày 18/10/2005 44 151 348.9 LUK P 503558 Thôn Chu Thị 44 168 256.7 LUK (00334) 115 Làng Phương cấp ngày Khẻn 21/06/1999 44 169 105.4 LUK 44 213 274.1 LUK
  78. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 44 214 662.5 LUC 116 44 119 408.4 LUK 44 120 392.3 LUC P 503527 ONT+B (00279) 117 59 226 1161.8 HK cấp ngày 21/06/1999 AD778803 (01378) 118 59 267 429.6 LUK cấp ngày 18/10/2005 62 628 612 LUC 62 629 404.1 LUC Thôn Nguyễn 119 Làng 62 751 344.7 LUK Đình Ngận Khẻn 62 755 260.1 BHK 62 761 757.8 LUC P 503527 (00279) 61 760 279.1 LUK cấp ngày 21/06/1999 62 615 398.1 LUK 120 62 649 730.9 LUK 62 665 99.8 LUK 62 669 497.2 LUK
  79. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AĐ630054 ONT+C (01453) 121 62 672 473 LN cấp ngày 23/05/2006 62 616 185.6 LUK Thôn Đặng Xuân Làng Hoàng 62 623 344.8 LUK Khẻn P 503571 (00321) 122 cấp ngày 62 624 141.9 LUK 21/06/1999 62 625 530.2 LUK 61 562 227 LUC 62 414 437 LUK Thôn P 503570 Đặng Đình Làng 62 632 485.2 LUK (00322) 123 Trình Khẻn cấp ngày 21/06/1999 62 633 278.3 LUK 62 636 316.3 LUK AD Thôn 778811 Đặng Đình 124 Làng 62 634 172.9 LUK (01382) Thục Khẻn cấp ngày 18/10/2005
  80. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích AD778810 (01381) 125 62 650 145.7 BHK cấp ngày 18/10/2005 AO190295 ONT+B (01825) 126 62 660 603.1 HK cấp ngày 04/03/2009 62 592 394.5 LUC 62 658 314.5 LUC 127 62 659 336.2 LUK 62 690 532.3 LUK AO190300 (01826) 62 682 407.6 LUK cấp ngày 04/03/2009 61 683 83.5 LUK 61 684 90.9 LUK 128 61 637 410.9 LUC 62 639 372.2 LUK P 503513 Thôn Dương Thị ONT+B (00293) 129 Làng 62 637 1914.8 Hảo HK cấp ngày Khẻn 21/06/1999 Thôn Trần Văn ONT+B 130 Làng 62 638 746.2 Hưng HK Khẻn
  81. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 61 352 320.6 LUC P 503536 131 (00312) 61 360 186.2 LUC cấp ngày 21/06/1999 62 361 270.4 LUC 132 61 372 269 LUK 61 373 179.6 LUK Thôn Nguyễn Làng 59 450 1324,4 NHK 21/06/1999 134 Văn Tân Khẻn Thôn Trần Văn Bao Thị Thôn Làng Làng 59 247 135 Đinh 133 Lan Trần Khẻn 60 255 437,6 LUK 21/06/1999 Thôn Đặng Quốc Làng 136 Vũ Khẻn 60 256 673,1 LUK 60 272 352,7 LUK 21/06/1999 Thôn Đặng Minh Làng 137 Long Khẻn 60 273 366,1 LUK Thôn Dương Văn Làng RSX 04/03/2009 138 Đức 62 320 356,1 Khẻn
  82. Tên chủ Địa Tờ số Diện TT MDSD Ngày cấp SD chỉ BĐ thửa tích 62 321 258,3 LUK 48 152 428,7 BHK 04/03/2009 Bế Đức Thôn 139 48 156 362,3 LUK Tuấn Làng Khẻn 48 160 225,9 LUK
  83. Danh sách các hộ cấp mới STT Thời điểm Tên chủ SD Địa chỉ Tờ BĐ số thửa Diện tích MDSD hồ sơ sử dụng đất Thôn Làng 1 Bảo Thị Lan 62 203 111.1 LUK 1992 Khẻn 63 251 258.1 LUK 2 1992 63 252 383.4 LUK Đặng Đình Thôn Làng 3 Cường Khẻn 60 276 480.7 RSX 1992 4 60 275 428.7 RSX 1970 5 61 603 171.6 LUC 1992 Nguyễn Văn Thôn Làng Thuần Khẻn 6 62 269 203.8 RSX 1992 7 62 341 172.1 LUK 1992 Đặng Đình Thôn Làng Trọng Khẻn 8 62 329 153.9 BHK 1988 9 62 316 151.5 RSX 1987 Lục Văn Thôn Làng Dũng Khẻn LUK 10 62 115 235.6 1992
  84. STT Thời điểm Tên chủ SD Địa chỉ Tờ BĐ số thửa Diện tích MDSD hồ sơ sử dụng đất 62 374 25.4 BHK 11 61 178 1102.9 BHK 62 129 781.7 RSX 12 42 140 341.2 LUK 1981 Đặng Đình Thôn Làng 42 141 152.9 LUK Dũng Khẻn 62 107 375.7 LUK 13 1992 62 108 70.2 BHK 14 62 269 202.2 RSX 1985 Trần Thị Thôn Làng Hằng Khẻn 15 62 238 531.7 LUK 1992 61 303 37.4 BHK 16 1970 62 308 60.7 LUC Dương Thị Thôn Làng Lan Khẻn 61 126 293.4 BHK 17 1992 61 192 491.5 BHK Phạm Văn Thôn Làng 18 62 186 134.2 LUC 1992 Tĩnh Khẻn Cao Thị Hồng Thôn Làng 19 62 198 1279.8 BHK 1980 Duyên Khẻn
  85. STT Thời điểm Tên chủ SD Địa chỉ Tờ BĐ số thửa Diện tích MDSD hồ sơ sử dụng đất Nguyễn Thị Thôn Làng 20 62 218 1117.6 BHK 1960 Sơn Khẻn Nguyễn Đình Thôn Làng 21 62 255 303.9 BHK 1971 Vinh Khẻn Nguyễn Tiến Thôn Làng 22 42 189 677.5 BHK 1992 Quân Khẻn 42 335 182.4 LUK Nguyễn Đình Thôn Làng 23 1992 Cảnh Khẻn 42 336 60.7 LUK Đặng Đình Thôn Làng 24 62 311 40.3 BHK 1992 Sang Khẻn 62 268 215.3 LUK Thôn Làng 25 Lê Thị Liễu 62 269 281.9 LUK 1992 Khẻn 62 272 167.5 LUK Đỗ Đức Thôn Làng 26 39 279 340.3 RSX 1970 Dương Khẻn Vương Văn Thôn Làng 27 39 296 256.4 LUK 1992 Đương Khẻn Nguyễn Đình Thôn Làng 28 62 325 102.5 LUC 1992 Quang Khẻn
  86. STT Thời điểm Tên chủ SD Địa chỉ Tờ BĐ số thửa Diện tích MDSD hồ sơ sử dụng đất 29 62 327 256.9 LUK 1992 Vương Văn Thôn Làng Bằng Khẻn 30 62 310 125.8 LUC 1992 62 360 47.9 LUC 31 62 361 48.6 LUK 1992 Trần Văn Thôn Làng 62 372 75 LUC Hưng Khẻn 62 375 202.3 RSX 32 1992 62 185 104.6 RSX 62 163 260.6 LUK 33 Thôn Làng 62 186 185.2 LUK 1992 Ứng Thị Lập Khẻn 62 187 76.7 LUK 34 62 316 140.6 BHK 1992 62 372 205.2 LUK Cao Minh Thôn Làng 35 1992 Tám Khẻn 62 335 86 LUK 70 242 1871.9 BHK 62 1196 63.9 LUK 36 62 223 139.2 BHK 1992 62 321 221.2 LUK Trương Trung Thôn Làng Kiên Khẻn 62 202 100.1 LUK 70 260 1760.1 RSX 37 62 302 256.7 LUK 1992 62 321 300.8 LUK
  87. STT Thời điểm Tên chủ SD Địa chỉ Tờ BĐ số thửa Diện tích MDSD hồ sơ sử dụng đất Đặng Đình Thôn Làng 38 31 293 1195.1 RSX 1987 Thục Khẻn Nguyễn Văn Thôn Làng 39 62 234 59.2 BHK 1992 Chung Khẻn Cao Thị Thôn Làng 40 62 134 146.8 LUC 1992 Tuyết Trần Đặng Xuân Thôn Làng 41 62 276 46.7 BHK 1992 Hoàng Khẻn Nguyễn Văn Thôn Làng 42 62 138 144.5 LUK 1992 Bằng Khẻn Thôn Làng 43 Vũ Thị Liệu 62 169 206.3 LUK 1992 Khẻn Nguyễn Đình Thôn Làng 44 62 119 69.1 LUK 1992 Ngận Khẻn Đặng Đình Thôn Làng 45 62 322 139.3 LUK 1992 Khanh Khẻn Nguyễn Thị Thôn Làng 46 70 350 799.1 BHK 1980 Thủy Khẻn Ứng Văn Thôn Làng 47 61 233 139.8 LUK 1970 Thanh Khẻn 48 62 211 110.9 RSX 1960 Nguyễn Thị Thôn Làng 62 126 306.6 LUK Nhu Khẻn 49 1992 62 143 213.4 LUK 62 162 72 LUK Dương Tiến Thôn Làng 50 62 163 73.7 LUK 1970 Chung Khẻn 62 339 93.5 LUK