Khóa luận Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 55 trang thiennha21 19/04/2022 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_bien_phap_phong_va_tri_benh_cho_cho_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÀN VĂN HỒN Tên chuyên đề: THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 – CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Hồng Phúc Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Chăn nuôi thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Các Thầy cô trong bệnh xá Thú y, khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Phan Thị Hồng Phúc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phàn Văn Hồn
  3. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự. IM : Intramuscular, tiêm bắp. IV : Intravenous, tiêm tĩnh mạch. P.O : Per Os, đường uống. S.C : Subcutaneous injection, tiêm dưới da. TT : Thể trọng.
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 34 Bảng 4.2. Tình hình chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 35 Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 36 Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 37 Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 38 Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 39 Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 40 Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) 42
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii MỤC LỤC iv Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1 1.2.1. Mục tiêu 1 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức chức năng và cơ sở vật chất của bệnh xá thú y cộng đồng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 6 2.2.1. Hiểu biết về một số giống chó, mèo 6 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó 14 2.2.3. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống 17 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó 18 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa 18 2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục 23 2.3.3. Bệnh hệ hô hấp 25 2.3.4. Bệnh ký sinh trùng 26 2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH . 32 3.1. Đối tượng 32
  6. v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 32 3.3. Nội dung thực hiện 32 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 32 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 32 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 32 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh 33 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 33 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 34 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 34 4.2. Kết quả chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 35 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y 36 4.4. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y 37 4.5. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y 38 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y 39 4.6.1. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y 39 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó tại bệnh xá Thú y 40 4.6.3. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó ở bệnh xá Thú y 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trên thế giới chó là một trong những loài vật sống gần gũi và thân thiện với con người. Ngày nay nuôi chó không còn vì mục đích giữ nhà, phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng mà còn phục vụ cho sở thích của con người, số lượng và giống chó ở Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú. Mặt khác việc nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho những chú chó cưng được khỏe mạnh cũng là mối quan tâm của chủ nuôi. Mặc dù, đã có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị nhưng bệnh trên chó vẫn xảy ra và ngày càng có những diễn biến phức tạp. Bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm được xây dựng từ năm 2013 nhằm phục vụ cho công tác thực hành, thực tập của sinh viên trong khoa. Từ tháng 4 năm 2016, bệnh xá thú y chính thức đưa vào hoạt động khám chữa bệnh cho động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá Thú y cộng đồng – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã được chủ gia súc biết đến và đưa chó mèo vào chăm sóc, khám chữa bệnh tại đây ngày một đông. Để biết được tình hình mắc bệnh của chó mèo đến khám tại bệnh xá thú y, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề:“Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Xác định tình hình nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  8. 2 - Áp dụng biện pháp điều trị một số bệnh thường gặp cho chó đến khám tại bệnh xá. 1.2.2. Yêu cầu - Làm quen với công tác khám chữa bệnh tại bệnh xá. - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá. - Xác định được tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó, mèo đến khám tại bệnh xá. - Biết cách phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại bệnh xá.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Bệnh xá Thú y khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của bệnh xá được xác định như sau: - Phía Nam giáp với khu Nuôi trồng thủy sản. - Phía Tây giáp với khoa Chăn nuôi Thú y. - Phía Bắc giáp với Trại gia cầm của khoa Chăn nuôi Thú y. - Phía Đông giáp với khu hoa viên cây cảnh khoa Nông học. 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu Bệnh xá Thú y khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, do đó, khí hậu của bệnh xá Thú y mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 – 30oC, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 160mm/tháng tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 12 - 26oC, độ ẩm từ 70 - 80%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi.
  10. 4 2.1.1.3. Điều kiện đất đai Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 12,9 km2, trong đó: - Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 793 ha. - Diện tích đất lâm nghiệp: 320 ha. - Diện tích đất chuyên dùng: 177 ha. Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế, trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp. 2.1.2. Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức chức năng và cơ sở vật chất của bệnh xá thú y cộng đồng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bệnh xá Thú y cộng đồng trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được xây dựng từ năm 2013 trên tổng diện tích 480 m2. Bệnh xá được xây dựng từ năm 2013 nhờ sự hỗ trợ của Công ty Cargill và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong 2 năm 2014 và 2015, bệnh xá chủ yếu phục vụ công tác thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa. Từ ngày 16 tháng 4 năm 2016 đến nay, ngoài công tác phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, bệnh xá thực hiện thêm nhiệm vụ mới là tư vấn, khám chữa bệnh cho vật nuôi của nhân dân thành phố Thái Nguyên và khu vực phụ cận. Bệnh xá trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, cán bộ làm trực tiếp tại bệnh xá có 3 người, trong đó có: 2 thạc sỹ, bác sĩ thú y thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh súc và 1 nhân viên phục vụ. Ngoài ra, bệnh xá có các sinh viên thực tập tốt nghiệp, rèn nghề thường xuyên đến bệnh xá để học tập, rèn luyện kỹ năng.
  11. 5 Bệnh xá gồm 9 phòng chức năng: phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh. Bệnh xá đã có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác. Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh, bệnh xá còn thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho vật nuôi như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi vật nuôi, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản Đến nay, Bệnh xá Thú y có các dịch vụ sau: - Khám và điều trị các bệnh như: nội khoa, sản khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh do ký sinh trùng. - Dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh. - Siêu âm để chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm thai, sỏi bàng quang, viêm tử cung tích mủ - Xét nghiệm máu, xét nghiệm ký sinh trùng. - Điện châm: cho những ca liệt chân. - Phẫu thuật: Mổ đẻ, triệt sản, thông tiểu, nâng mí mắt, mổ hecni, sỏi bàng quang, đóng đinh nội tủy - Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - Dịch vụ làm đẹp: tắm, sấy, rửa tai, vắt tuyến hôi, cắt tỉa lông. - Bệnh xá nhận các ca cấp cứu cho vật nuôi 24/24. * Chức năng, nhiệm vụ: - Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. - Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về Chăn nuôi Thú y cho vật nuôi. * Cơ cấu tổ chức của bệnh xá:
  12. 6 Bệnh xá trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, do trực tiếp trưởng khoa quản lý và điều hành. Cán bộ làm trực tiếp tại bệnh xá có 2 người: 1 thạc sỹ, bác sĩ thú y thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh súc và 1 nhân viên phục vụ. Ngoài ra, bệnh xá có từ 2-5 sinh viên thực tập tốt nghiệp, các nhóm sinh viên rèn nghề thường xuyên đến bệnh xá để học tập, rèn luyện kỹ năng. * Cơ sở vật chất: Bệnh xá được xây dựng từ năm 2013 nhờ sự hỗ trợ của công ty Cargill và trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Bệnh xá được xây dựng trên tổng diện tích 300 m2. Gồm 9 phòng chức năng: phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh. Bệnh xá đã có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác. Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị, bệnh xá còn thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Hiểu biết về một số giống chó, mèo 2.2.1.1. Một số giống chó địa phương Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2011) [31], ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông vì thế sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên.
  13. 7 Giống chó Vàng: Chó vàng được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng từ 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Giống chó Vàng có tầm vóc trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 - 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [33], đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuổi 12 - 14 tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con. Chó Lào: Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], chó Lào có bộ lông xồm, màu hung với hai vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn chó H’Mông, cao 60 - 65 cm, nặng 18 - 25 kg. Tuổi thành thục con đực từ 16 - 18 tháng tuổi, con cái từ 13 - 15 tháng tuổi. Chó Lào được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Chó H’Mông: Lê Văn Thọ (1997) [37] cho biết, chó H’Mông sống ở miền núi cao, được dùng để giữ nhà, săn thú, có tầm vóc trung bình khá có những cá thể đặc biệt to lớn, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20 kg. Giống như chó Lào, chó H’Mông cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Theo Đinh Thế Dũng và cs (2011) [8], chó H’Mông có kiểu lông màu đen đôi khi xuất hiện màu vằn vện như da hổ, đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là 1/3, hai tai thường dựng đứng. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau đây là điểm để nhận dạng quan trọng với các giống chó khác. Chó Bắc Hà: Hoàng Nghĩa (2005) [22] cho biết, chó Bắc Hà có bộ lông xù kèm theo cái bờm rất đẹp, chúng cách biệt với lông trên thân với nhiều màu lông khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm. Thân hình vừa phải không lớn xếp vào giống chó có kích thước trung bình, người dài hơn chiều cao, khung xương chắc khỏe gọn gàng. Sở hữu bộ lông xù dày, đặc điểm đuôi của chúng dạng bông lau xoắn cuộn lên lưng. Chó đực
  14. 8 có chiều cao: 57 - 65 cm, chó cái có chiều cao 52 - 60 cm, nặng 25 - 35 kg. Chó Phú Quốc: Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc - Việt Nam. Chó có thể hình khá lớn, cao 60 - 65 cm, nặng 20 - 25 kg, là giống chó tinh khôn. Màu sắc lông một màu có thể màu vàng, đen, vện, xám hoặc màu lá úa, đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Chó Phú Quốc thông minh, nhanh nhẹn và có thể huấn luyện tốt, nhân dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn, giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 5 con. 2.2.1.2. Các giống chó nhập ngoại Nhóm chó cảnh Chó Chihuahua Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong các loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], chó Chihuahua lông ngắn, đầu hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, mõm ngắn, đuôi mọc ở phần cao uốn cong trên lưng, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23 cm, nặng từ 1 - 3 kg. Chihuahua không chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với thời tiết ấm áp hơn là lạnh. Đây là loại chó thích hợp với việc nuôi ở căn hộ. Chó Bắc Kinh Có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giống chó này được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, Nga, Pháp và Mỹ. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], chó Bắc Kinh tương đối nhỏ. Chó cái có trọng lượng khoảng 2,6kg, chó đực 3,5kg. Giống này có đầu rộng, khoảng cách giữa hai mí mắt lớn, mũi ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Chó Bắc Kinh có
  15. 9 bộ lông màu pha nhiều lông màu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi. Chó Bắc Kinh lai Nhật Chó Bắc Kinh lai Nhật là con lai của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù. Hai giống chó này có quan hệ họ hàng rất gần và các đặc điểm gần giống nhau nên nhiều chủ nuôi thường cho ghép đôi với nhau. Thêm vào đó số lượng chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù thuần chủng không nhiều nên phải cho lai chéo để tăng số lượng, về cơ bản, các đặc điểm hình thể chó Bắc Kinh thuần chủng và Bắc Kinh lai Nhật gần như giống nhau, khác biệt lớn nhất là ở bộ lông. Lông chó Bắc Kinh thuần chủng thường là lông đơn sắc (vàng kem, trắng, nâu đỏ), hoặc đơn sắc chủ đạo nhưng có mặt nạ đen hoặc pha chút màu khác. Chó Bắc Kinh lai Nhật thường có lông 2 màu, thường là màu trắng - đen, trắng - vàng, trắng - nâu Mặt chó Bắc Kinh lai Nhật ít gãy hơn, mõm dài hơn và mũi đỡ tẹt hơn. Những đặc điểm này khá khó phân biệt khi còn nhỏ, chỉ nhận thấy khi chúng đã được khoảng 3 tháng tuổi. Chó Pug (Carlin) Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến gần tương đương với chiều dài từ vai đến mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông. Theo Đỗ Hiệp (1994) [10], giống chó này có bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải, có màu đen, vàng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Đầu tròn, đặc biệt mõm hình khối vuông và rất ngắn so với chiều dài sọ, trên trán có những nếp nhăn sâu, chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra. Đuôi thẳng hoặc xoắn, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 9kg. Giống chó Phốc hươu Chó Phốc có nguồn gốc từ Đức và du nhập vào Việt Nam đã lâu. Phốc là
  16. 10 giống chó nhỏ có trọng lượng khoảng 1,5 - 2,05 kg, giống này có một bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối với những đường nét thanh thoát, ngực nở, bụng thắt có dáng dấp chó săn. Hai chân trước thẳng và có treo móng huyền đề. Bàn chân nhỏ và mềm mại. Mặt chúng có hình quả xoài như mặt hươu, giống chó này có mõm rất khỏe, hàm răng sắc và chắc khỏe nên cẩn thận với các đồ vật bé nhỏ vì chó Phốc rất thích gặm chúng và có thể bị nghẹn, không nên chó chúng ăn quá nhiều. Mắt có màu sẫm hình ô van. Tai dựng mỏng còn gọi là tai giấy, đuôi được cắt ngắn từ khi chúng còn nhỏ. Chó Phốc có nhiều màu khác nhau như màu đỏ, vàng, đôi khi cũng gặp màu đen hoặc màu sôcôla. Chó Phốc sóc (Pomeranian) Chó Phốc sóc hay còn gọi là chó Pom có nguồn gốc từ Đức và Ba Lan. Chó Pom là giống chó cỡ nhỏ, kích thước chỉ cỡ bằng một món đồ chơi, có chiều cao từ 18 - 30 cm, trọng lượng từ 3 – 3.5 kg, giống có cái đầu hình nêm và rất cân xứng với cơ thể, một số con có gương mặt giống như loài cáo, một số con khác lại có gương mặt giống như búp bê. Đôi mắt hình quả hạnh, to vừa phải và có màu sẫm, rất sáng, thể hiện rõ sự lanh lợi và thông minh. Tai chó Pom nhỏ nhắn, nhọn dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo và cái mũi be bé cùng màu với bộ lông. Chó Pom có đuôi xù trông rất mềm mại và uốn cong lên lưng. Lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng, lớp trong ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực dài hơn. Nhìn chung chó nhỏ nhắn, xinh xắn, ấm áp và mềm mại. Màu lông của chúng cũng khá đa dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu Chó Toy Poodle Chó Toy Poodle là giống chó cảnh nhanh nhẹn, thông minh. Toy Poodle có chiều dài cơ thể xấp xỉ bằng với chiều cao từ bàn chân đến vai, vì thế nên cơ thể có dạng hình vuông, đầu tròn và nhỏ. Mõm dài, thẳng, hốc mắt hình bầu
  17. 11 dục nằm cách xa nhau. Đôi tai dài, thường hay rủ xuống. Chân thẳng, bàn chân có hình bầu dục khá nhỏ và các ngón chân cong, móng chân thường được cắt đi. Giống này có bộ lông xoăn và màu rất đa dạng: đen, nâu, vàng, kem Chó Becgie Chó Becgie có nguồn gốc từ Đức. Giống này được nhập vào nước ta từ những năm 1960. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], chó Becgie có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó khác ở nước ta, chiều dài 110 - 112cm; cao 56 - 65cm đối với chó đực và dài 62 - 66cm đối với chó cái; trọng lượng 28 - 37 kg. Theo Hồ Đình Chúc và cs (1989) [3], chó Becgie bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm; mũi phân thùy; tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen; răng to, khớp răng cắn khít. Chó đực có thể phối giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con. Nhóm chó làm việc Chó Boxer Boxer có nguồn gốc từ Đức và được phát hiện vào năm 1850. Theo Đỗ Hiệp (1994) [10], đầu của giống chó này cân đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa so với hàm trên, cổ tròn, nhiều cơ bắp và khỏe mạnh. Hai chân trước thẳng và song song với nhau. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn và đen, chân cao khỏe, vai cao khoảng 58 cm, nặng khoảng 24 - 32 kg. Chó sống lâu, khoảng 11 - 14 năm. Đuôi mọc ở phần cao và thường được cắt ngắn, màu vàng hoặc vện. Chó Rottweiler Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý, và được tạo giống ở Đức tại thị trấn Rottwell. Giống chó này đã bị tuyệt giống vào năm 1800, sau đó nhờ
  18. 12 sự nhiệt tình của người làm công tác giống ở Stuttgart mà giống chó này đã được phổ biến trở lại vào đầu thế kỷ XX. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], chó Rottweiler có thể trạng khỏe, rất vạm vỡ, đầu dài gần bằng sọ, mõm phát triển, mặt hơi gãy. Mặt màu nâu đen, tai hình tam giác và cụp về phía trước, lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường phẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao, vai cao trung bình 69,5cm, nặng từ 48 - 60kg đối với con trưởng thành. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp, màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm, ngực và chân. Chó Doberman Chó Doberman có tên gọi đầy đủ là Doberman Pinscher. Giống chó này có nguồn gốc từ Đức. Doberman là giống chó có sức khỏe tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình từ 11 - 13 năm, thông thường Doberman có bộ ngực to khỏe, cơ thể săn chắc vạm vỡ. Bộ lông của giống này ngắn thường có màu đen, màu nâu, Tai của chó Doberman phải được cắt để chúng được dựng đứng. Đuôi cũng được cắt ngắn từ mấy ngày đầu sau khi sinh. Chó Husky Chó Husky có nguồn gốc tại Siberia, Nga. Chó Husky được xem là có ngoại hình và hành vi của mình giống với tổ tiên là loài chó sói. Giống chó Husky thích liên lạc, giao tiếp bằng cách hú hơn là sủa, có xu hướng đi lang thang và tìm cách trốn thoát sự tù túng. Chó Husky rất hiếu động và thân thiện, lông dày hơn các loài chó khác gồm 2 lớp: lớp lông dày và ngắn lót phía trong và một lớp lông mỏng hơn, dài hơn bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ chúng khỏi cái lạnh khắc nghiệt của vùng băng giá. Màu lông thường gặp là: trắng - đen, nâu - trắng, xám - trắng Mắt chó Husky có hình quả hạnh nhân đặt cách nhau vừa phải và hơi xếch lên, màu mắt đa dạng một số con có thể có 2 màu mắt khác nhau. Kích thước của chó
  19. 13 Husky thuần chủng cao khoảng 51 - 58 cm, nặng khoảng 16 - 27 kg. Giống chó này có tuổi thọ trung bình từ 12 - 15 năm, mỗi lứa đẻ được 6 - 8 con. Chó Pit bull Chó Pit bull là giống chó nhập ngoại có nguồn gốc từ Mỹ, đặc tính rất hữu chiến và hung dữ, được coi như là hung thần của các loại chó chọi, với sức mạnh của cơ thể cộng với hàm răng sắc nhọn. Pit bull là giống chó có tầm trung bình và nhỏ, chúng cao từ 45 - 55 cm, nặng khoảng 18 - 22 kg và có sức mạnh cơ bắp hơn bất cứ giống chó nào khác. Chó Pit bull bình thường rất thân thiện và hiền lành, trừ khi giống chó Pit bull bị đe dọa hoặc tấn công, ngoài ra chó Pit bull rất trung thành và tình cảm với chủ, giống chó này có nhiều màu như: màu nâu, vàng, nâu đỏ Chó Corgi Chó Corgi là loại chó có xuất xứ từ Anh quốc ở xứ Wales, với kích cỡ cơ thể trung bình, thân dài và chân ngắn rõ rệt. Tầm vóc chúng khoảng 30,5 cm, trọng lượng đạt 12 kg. Giống Corgi có truyền thống được dùng làm chó săn, chăn dắt gia súc lớn bằng cách chạy theo đàn gia súc và cắn vào gót chân con vật nào không chịu theo đàn. Hàng ngày giống Corgi cần chạy nhảy nhiều, có tuổi thọ khoảng 15 năm. Giống chó này có màu lông thường gặp là: vàng - trắng, xám - trắng Chó Akita Chó Akita là một giống chó quý có nguồn gốc từ Nhật Bản, và được coi là giống chó chính thức và là Quốc Khuyển của Nhật Bản vì những đặc tính ưu điểm của mình. Akita Nhật có thể màu trắng, nâu đốm, nâu vàng và đỏ. Chó Akita có thể vóc to khỏe, rất nổi bật và khá ương ngạnh. Chó có ngoại hình cao lớn, cao khoảng 61 - 71 cm, nặng từ 34 - 54 kg, có thân hình chắc nịnh, cân đối, gân guốc, mạnh mẽ và trông rất ấn tượng. Chó Akita có tuổi thọ khoảng 10 năm, mỗi năm để khoảng 6 - 7 lứa.
  20. 14 Chó Border Colie Chó Border Colie là giống chó chăn gia súc kiêm dụng săn đuổi có nguồn gốc từ nước Anh. So với các giống chó khác chó Border Colie có ba đặc điểm nổi bật đó là chúng được coi là đứng hạng nhất trong danh sách những giống chó thông minh, sáng dạ, dễ dạy, tiếp thu lệnh nhanh và là giống chó chăn lùa gia súc, gia cầm điệu nghệ trên những cánh đồng lớn. Giống chó này có thân hình vừa phải mình dài hơn so với chiều cao của đôi chân, cao từ 46 - 56 cm, nặng khoảng 15 - 35 kg. Chó Golden Retriever Chó Golden Retriever có nguồn gốc từ Scotland. Là giống chó loại nhỡ có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Giống chó này có bộ lông từ màu vàng kem đến màu vàng nâu, bộ lông được cấu tạo bởi bộ lông không thấm nước bên ngoài và một lớp lông mịn dày bên trong. Giống chó có cái đầu to, mõm hơi vát nhưng kèm với bộ hàm rộng và khỏe cùng với hàm răng sắc bén. Giống chó này có tuổi thọ khoảng 12 - 15 năm. Chó Alaska Chó Alaska là một giống chó kéo xe ở Alaska (Hoa Kỳ). Giống chó này có bộ khung cao to, chắc chắn rất khỏe mạnh đặc biệt là xương chân và các khớp xương chân tương đối phát triển. Giống chó này rất đa dạng về màu lông nhưng điển hình là màu xám trắng, xám lông chồn kết hợp với trắng, đen trắng hoặc có thể trắng toàn thân, bộ lông của chúng gồm 2 lớp. Chiều cao trung bình 63 - 68 cm, nặng khoảng 34 - 38 kg. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó * Thân nhiệt Vũ Như Quán (2013) [28] cho biết, thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc được đo qua trực tràng trong lúc con vật yên tĩnh. Theo Vũ Như Quán (2011) [27], thân nhiệt của gia súc ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp tùy thuộc
  21. 15 vào tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý, trạng thái thần kinh, theo mùa. Giống cao sản có thân nhiệt cao hơn giống thấp sản, gia súc non có thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành vì cường độ trao đổi chất mạnh hơn, sau khi ăn, trong thời gian động dục, khi có thai thì thân nhiệt tăng lên. Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào tương quan giữa hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. Theo Trần Cừ và cs (1975) [4], khi hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt mất cân bằng con vật có thể rơi vào trạng thái bệnh lý. Theo Vũ Như Quán (2011) [27], ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38 - 390C. Hồ Văn Nam (1997) [20] cho biết, trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ của bệnh. Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não. Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi, do ký sinh trùng gây nên trạng thái sốt cao. Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), tính biệt (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực), khi vận động nhiều hay có thai thân nhiệt của chó cũng cao hơn bình thường. Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [19], thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2oC là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2 – 3oC là hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu.
  22. 16 * Tần số hô hấp (lần/phút) Theo Trần Cừ và cs (1975) [4], tần số hô hấp là số lần thở ra, hít vào trong một phút trong lúc con vật yên tĩnh. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, giống, tuổi, tầm vóc, thời tiết, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý. Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút, chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, giống chó nhỏ có tần số hô hấp từ 20 - 30 lần/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào: Nhiệt độ môi trường: Khi thời tiết quá nóng, chó phải thở nhanh để thải nhiệt, nên tần số hô hấp tăng. Thời gian trong ngày: Ban đêm và sáng chó thở chậm hơn buổi trưa và buổi chiều. Tuổi tác: Con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. Ngoài ra những con vật khi mang thai hoặc lúc sợ hãi cũng làm tần số hô hấp tăng lên. Ý nghĩa chẩn đoán: Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [19] cho biết, ở trạng thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tần số hô hấp tăng trong trong những bệnh làm thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (chướng hơi dạ dày, đầy hơi ruột). Những bệnh có sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay quá đau đớn. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp thanh khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não); do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số hô hấp giảm rất rõ. * Tần số tim mạch (nhịp tim) Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [18], tần số tim mạch là số lần co bóp của
  23. 17 tim trong một phút (lần/phút), khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [33], ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút. Ở chó vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái, tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [18], tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu như: Thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim cũng làm tần số tim mạch tăng lên. Ý nghĩa chẩn đoán: Nguyễn Thị Ngân và cs. (2016) [19] cho biết, qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng. Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp tăng hay do trúng độc hại. 2.2.3. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống
  24. 18 Theo Trần Tiến Dũng và cs (2001) [9], tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào giống chó. Giống chó nhỏ thường thành thục sớm hơn giống chó to. Theo Nguyễn Hữu Nam và cs (2016) [21], thời gian thành thục của chó là: Chó đực: 8 - 10 tháng tuổi, những lần phóng tinh đầu tiên của chó đực vào lúc khoảng 8 - 10 tháng. Tuy nhiên, việc thụ tinh của chó đực có hiệu quả bắt đầu từ 10 - 15 tháng. Chó cái: 9 -15 tháng tuổi tùy theo giống và cá thể, có khi lên đến 24 tháng. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [32], chu kỳ lên giống ở chó cái thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng 6 - 8 tháng. Thời gian động dục từ 12 - 21 ngày, giai đoạn thích hợp phối giống là từ 9 - 13 ngày sau khi có biểu hiện động dục. 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa 2.3.1.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính. Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già. * Nguyên nhân gây bệnh - Do virus : Parvo virus, virus gây bệnh Care - Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium spp - Do ký sinh trùng đường ruột: Toxocaracanis, Toxascarisleonina, Sán dây - Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma, Trichomonas, Cầu trùng - Do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc. * Triệu chứng chủ yếu - Tiêu chảy đi đôi với ói mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non. Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.
  25. 19 - Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già. - Sốt là hiện tượng do nhiễm trùng. - Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng. - Có thể nghe thấy tiếng sôi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi. - Mất nước, mất điện giải: biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu. Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt. Điều trị Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể. Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch Vitamin C. Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil. Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B - complex, Vitamin B1, B6, B12. Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày. 2.3.1.2. Bệnh do Parvo virus Theo Nguyễn Như Pho (2003) [24], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao, tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.
  26. 20 Nguyên nhân gây bệnh - Theo Nandi S. và Manoj Kumar (2010) [39] cho biết: Canine Parvovirus do type 2 (CPV2) gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào niêm mạc ruột và mô bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển trên khắp cơ thể. - Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [11], bệnh ỉa chảy do Parvo virus rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng: + Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi. + Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán. + Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ. Triệu chứng chủ yếu Theo Brandy Tabor (2011) [38], chó bị bệnh Parvo virus có các triệu chứng chủ yếu sau: - Chó bỏ ăn, nôn. - Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. - Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần. - Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi. - Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết. Điều trị - Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên, theo Y Nhã (1998) [23], có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm. - Theo Siddiqur Rahman M.D. (2017) [40], để điều trị bệnh Parvo virus thể cho chó cần điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa
  27. 21 triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ. - Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt. - Điều trị theo nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân virus. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin - Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C. - Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. - Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite, men tiêu hóa - Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil. - Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B - complex, vitamin B1, B6, B12. - Cầm máu bằng vitamin K. - Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày. Nguyễn Bá Hiên và cs (2010) [12] cho biết, tốt nhất tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh Parvo cho chó. 2.3.1.3. Hiện tượng ngoại vật trong đường tiêu hóa Ngoại vật thực quản Theo Vũ Như Quán và Chu Đức Thắng cs (2010) [26], các ngoại vật như kim, lưỡi câu, xương bị vướng chỗ giữa cửa vào lồng ngực và phần đáy của tim hoặc phần đáy của tim với cơ hoành. Chó gặp phổ biến hơn mèo. Triệu chứng chủ yếu: Khạc thường xuyên, tiết nước bọt, nôn ọe, không ăn được hoặc ăn xong sẽ nôn ra ngay. Cổ có xu hướng rướn ra trước. Chẩn đoán: Dùng tay sờ nắn để tìm ngoại vật. Chẩn đoán chính xác bằng
  28. 22 cách chụp X - quang. Hướng điều trị: + Nếu ngoại vật ở phần trên thực quản thì có thể dùng kẹp gắp ra. + Nếu ngoại vật ở quá sâu thì phải can thiệp ngoại khoa để mổ lấy ngoại vật ra. Ngoại vật trong dạ dày: Theo Vũ Như Quán (2009) [25], bệnh khá phổ biến ở chó mèo với những nguyên nhân khác nhau như nuốt phải đá, bóng cao su, xương hoặc tóc tạo khối trong dạ dày. Triệu chứng chủ yếu: Rất thay đổi và khó nhận biết, thường thấy là con vật thỉnh thoảng ói sau ăn, vật bén nhọn thì gây tổn thương dạ dày và chảy máu. Chẩn đoán chính xác nhất là chụp X - quang. Điều trị: Gây nôn với những vật thể nhỏ trơn hoặc mổ với những ngoại vật có kích thước quá lớn. 2.3.1.4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó, mèo Nguyên nhân gây bệnh: Do virus thuộc họ Adenoviridae gây ra. Nguồn chứa virus chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, Cơ chế gây bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amidan và mảng payer ở ruột. Sau đó, chúng vào máu và đến gây bệnh ở các cơ quan phủ tạng. Triệu chứng chủ yếu Niêm mạc, da vùng mỏng vàng: mắt, dưới bụng, tai Sốt cao 40°C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm mạc,
  29. 23 đặt biệt niêm mạc miệng, có thể xuất huyết. Viêm hạch amidan, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân. Điều trị Tiêm kháng sinh chống kế phát: tylosine, oxytetracyline, dexamethasone. Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C. Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil. Dùng thuốc chống nôn: atropins, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. complex, vitamin B1, B6, B12. 2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục 2.3.2.1. Bệnh viêm tử cung cấp tính Bệnh thường xảy ra sau các ca đẻ khó, đẻ bình thường cũng có thể mắc. Bệnh này có thể gọi là chứng nhiễm trùng tử cung cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh thường xảy ra sau đẻ khó, sau khi xảy thai, thai chết lưu, sót nhau. Có thể do quá trình can thiệp kéo thai ra ngoài làm xước niêm mạc tử cung dẫn tới nhiễm trùng. Cũng có thể do thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống nhiều lần trong một lần lên giống. Nguyên nhân do bị nhiễm vi khuẩn Escherichia coli là phổ biến nhất, có thể còn thấy Streptococcus spp, Staphylococcus spp. Triệu chứng chủ yếu Sốt, suy nhược, biếng ăn, có nhiều dịch tiết bất thường từ âm đạo chảy ra, có thể ói mửa. Dịch tiết có lẫn mủ và mùi hôi tanh khó chịu. Điều trị Thụt rửa bằng nước muối sinh lý, thuốc tím hoặc cồn iod pha loãng. Dùng các loại kháng sinh để diệt vi khuẩn: amoxcicillin, gentamicin,
  30. 24 Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B. complex, vitamin B1, B6, B12. Nếu quá nặng thì can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung. Cắt bỏ tử cung là phương pháp triệt để nhất. 2.3.2.2. Đẻ khó Theo Tô Du, Xuân Giao (2006) [6], đẻ khó là vấn đề khá phổ biến với chó mèo, đặc biệt là những giống chó mèo nhỏ nuôi để làm cảnh. Vì vậy, ta phải nhận định và can thiệp kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh Do khiếm khuyết của cơ tử cung, bất thường trong quá trình biến dưỡng, xoang chậu hẹp, thai quá lớn, thai chết, tư thế thai bất thường Chẩn đoán Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [13], gia súc có nhiệt độ hạ, sau 24 giờ mà chưa thấy đẻ. Thành bụng co thắt mạnh từ 1 đến 2 giờ mà không thấy thai nào ra. Đã đẻ được mà con tiếp theo sau 1 đến 2 giờ không thấy ra tiếp. Mang thai quá lâu mà chưa thấy đẻ (> 60 ngày). Tiền sử đẻ khó, con ra không hết, bị vướng lại. Điều trị Tiêm oxytocin, sau 30 phút chưa thấy đẻ được thì tiêm thêm một mũi nữa. Mổ đẻ: gây mê rồi mổ và lấy thai ra. 2.3.2.3. Viêm bàng quang Nguyên nhân gây bệnh Sự nhiễm trùng bàng quang có thể do vi khuẩn xâm nhập từ máu hay bạch huyết. Có thể do vi khuẩn lên từ đường niệu đạo. Đây là dạng thứ phát do tổn thương cơ học, sự căng bàng quang trên chó mèo thường thấy chủ yếu là các vi
  31. 25 khuẩn gram âm như: Pseudomonas proteusmira. Vi khuẩn gram dương ít thấy hơn: Streptococcus spp, Staphylococcus spp Triệu chứng chủ yếu Đi tiểu khó, bí tiểu, bồn chồn, sốt, biếng ăn. Nước tiểu có màu sẫm, có thể lẫn máu. Bàng quang căng cứng, có thể nhìn thấy rõ từ ngoài. Nếu để lâu có thể dẫn tới trúng độc. Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh: amoxicillin. Kết hợp với cầm máu bằng vitamin K. Thông tiểu hàng ngày cho con vật. Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B.complex, vitamin B1, B6, B12. 2.3.3. Bệnh hệ hô hấp 2.3.3.1. Bệnh viêm mũi Nguyên nhân gây bệnh: Do biến đổi niêm mạc mũi. Cấp tính: do kích thích cơ học, lí học, hóa học hoặc do ngoại vật xâm nhập làm tổn thương niêm mạc mũi. Mạn tính: Do nấm, khối u, kí sinh trùng Triệu chứng chủ yếu Con vật hắt hơi nhiều, chảy nước mũi do dị ứng nên mũi tiết thanh dịch, chảy máu mũi. Trường hợp nặng mũi có thể có mủ lẫn máu. Điều trị Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009) [30] cho biết, có thể dùng thuốc kháng sinh: amoxicillin. Thuốc chống tiết dịch, ho: dexamethasone, bromhexine. Tiêm vitamin K để cầm máu. Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B.complex,
  32. 26 vitamin B1, B6, B12 2.3.3.2. Bệnh viêm phế quản, phổi Bệnh đặc trưng là sự rối loạn hô hấp, giảm oxy máu, gây ảnh hưởng tới triệu chứng toàn thân. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân đa dạng nhưng thường do kế phát bệnh viêm đường hô hấp trên. Do virus: như Canine distenpa - Adeno virus I, II tác động lên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát. Các loại vi khuẩn thường thấy: Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella, Pseudomonas. Do nấm: Aspergillus, hoặc do kí sinh trùng xâm nhập phế quản. Do ngoại vật đi vào: cát, bụi Triệu chứng chủ yếu Chó lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu. Có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở. Quan sát thấy chó tím tái, nhất là lúc vận động. Mũi chảy mủ trắng, xanh. Sốt cao. Điều trị Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh. Tiêm kháng sinh: amoxicillin, gentamicin, tylosin. Ho, khó thở tiêm thêm bromhexine. Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B-complex, vitamin B1, B6, B12. 2.3.4. Bệnh ký sinh trùng 2.3.4.1. Bệnh ghẻ Nguyên nhân gây bệnh Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [14], do các loại ký sinh trùng kí
  33. 27 sinh trên da như ghẻ Sarcoptes, ghẻ Demodex tấn công vào gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông, mụn mủ Triệu chứng chủ yếu Rụng lông, viêm da, trên da xuất hiện các nốt đỏ sau đó thành mụn mủ, con vật thường lấy chân gãi do ngứa ngáy khó chịu. Mùi lông bốc ra hôi hám. Điều trị: ba ngày đầu tiêm kháng sinh chữa triệu chứng: amoxicillin, dùng dexamethasone tiêu viêm. Tiêm thuốc trị kí sinh trùng: ivermectin, doramectin. Tiêm tuần một lần, từ 3 tới 5 tuần. Vitamin ADE kích thích mọc lông. Tắm rửa bằng nước trắng hoặc nước đun đặc với lá của một số cây chua, chát: lá xoan, lá khế, lá chè xanh. Đặc biệt không tắm bằng xà phòng, xà bông thông thường. 2.3.4.2. Bệnh giun đũa Nguyên nhân: Theo Trịnh Đình Thâu và cs (2016) [34], bệnh do hai loài giun tròn Toxocara canis thuộc họ Anisakidae và Toxascaris leonina thuộc họ Ascaridae gây nên. Triệu chứng: Con vật gầy còm, chậm lớn, thiếu máu ăn kém, nôn mửa, táo bón, sau ỉa chảy. Bụng chướng to, lông xù. Có khi có triệu chứng giống thần kinh như động kinh hay bệnh dại. Điều trị: Dùng levamisol: liều 15-20mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn. Hiệu quả tẩy rất cao và an toàn. 2.3.4.3. Một số bệnh ký sinh trùng khác Theo Tô Minh Châu và cs. (2001) [5], gồm có các bệnh khác như: Bệnh do giun sán: Phân nát, nhầy, lẫn một ít máu ở cuối bãi phân Phòng
  34. 28 trị bằng cách tẩy giun định kỳ. Bệnh kí sinh trùng đường máu: Triệu chứng: + Chảy máu mũi, niêm mạc nhợt nhạt, thở gấp, khó thở, số lượng hồng cầu suy giảm nghiêm trọng. Điều trị: + Tiêm thuốc trị nội kí sinh trùng pentamidine, phenamidine, imidocarb + Kết hợp truyền nước, truyền máu. + Tiêm vitamin C, K để chống chảy máu. 2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động 2.3.5.1. Bệnh Care Theo Nguyễn Như Pho (2003) [24], bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh Do virus thuộc nhóm Paramyxo virus. Nó xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, virus nhân lên ở các mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu Triệu chứng chủ yếu Bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê. Viêm đường hô hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khô lại. Gan bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám. Khi nặng lên có các triệu chứng thần kinh như miệng nhai liên tục, cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí.
  35. 29 Giai đoạn này thường rất khó chữa. Điều trị Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm. Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt. Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân do virus. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin, Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C. Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite, mem tiêu hóa, Nếu có triệu chứng thần kinh tiêm thuốc an thần, giảm co giật: anagil Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. complex, vitamin B1, B6, B12. Cầm máu bằng vitamin K. Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày. Bệnh có thể dai dẳng, chuyển biến từ thể tiêu hóa sang hô hấp rồi đi vào thần kinh. 2.3.5.2. Bệnh viêm dây thần kinh Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây ra, với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, lười vận động, có phản ứng đau, sốt, mệt mọi, ủ rũ. Điều trị: Tiêm diclofenac, dexamethasol.
  36. 30 2.3.5.3. Chứng bại liệt Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây ra, do di chứng của bệnh, chấn thương, tiêm vào dây thần kinh, liệt sau đẻ, liệt do thiếu canxi, liệt do phong tà xâm nhập. Điều trị: Châm cứu đơn thuần, châm cứu kết hợp với thuốc. 2.3.5.4. Chứng co giật động kinh Nguyên nhân Di chứng của bệnh care, chấn thương ảnh hưởng vùng não bộ, chấn thương ảnh hưởng dây thần kinh. Do viêm màng não. Với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, cơ thể rung giật, đi đứng siêu vẹo, kêu la, sợ sệt Điều trị: Tiêm các thuốc an thần, giảm đau: anagil, acepromazine maleate + atropin. Thuốc bổ thần kinh H5000 (B1, B6, B12). 2.3.5.5. Bệnh viêm cột sống Nguyên nhân Do chấn thương, do bị nhiễm khuẩn hoặc do chế độ sống và nuôi dưỡng không hợp lý. Triệu chứng điển hình: Mắt lồi, chảy nước mắt, cột sống biến dạng cong võng, bí đại tiểu tiện. Điều trị: Tỷ lệ điều trị thành công thấp. Tiêm lincomycin, diclofenac, dexamethasone, H5000 (B1, B6, B12). Kết hợp thông tiểu và thụt trực tràng. 2.3.5.6. Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [7], bệnh rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị vài ngày sau khi sinh. Do chúng
  37. 31 cho con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột. Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41°C, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh sốt giật canxi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được. Điều trị: Hạ nhiệt độ bằng cách chườm lạnh. Truyền tĩnh mạch canxi chloride kết hợp truyền vitamin C. Truyền dịch: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C. Cách ly chó mẹ với chó con, cho ăn thêm thức ăn có chứa canxi
  38. 32 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đối tượng: Chó đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: Từ 02/04/2018 đến 30/08/2018. 3.3. Nội dung thực hiện - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại bệnh xá. - Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó tại bệnh xá. - Tình hình mắc bệnh ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá. - Kết quả điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá. 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. 3.4.2.2. Kết quả tiêm phòng cho chó tại bệnh xá Hàng ngày, tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc xin, loại
  39. 33 vắc xin tiêm phòng. 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó Theo Thị Tho và cs (2015) [36], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh. Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị. 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh - Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp. - Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, soi phân, kiểm tra thịt đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [35]
  40. 34 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trong quá trình thực tập tại bệnh xá Thú y, em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chó nội Chó ngoại Tổng số chó Tổng số chó Tổng số chó Tháng đến khám Tỷ lệ Tỷ lệ đến khám đến khám (con) (%) (%) (con) (con) 4 79 14 17,72 65 82,28 5 97 19 19,58 78 80,42 6 63 13 20,63 50 79,37 7 72 14 19,44 58 80,56 8 83 12 14,46 71 85,54 Tổng 394 72 18,27 322 81,73 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trong thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 bệnh xá đã tiếp nhận 394 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó, có 81,73% là chó ngoại, 18,27% là chó nội. Sở dĩ, số chó ngoại đến khám tại Bệnh xá cao hơn nhiều so với số chó
  41. 35 mèo nội là do chúng được nuôi chủ yếu với mục đích làm thú cảnh, có giá trị về kinh tế cao nên được vấn đề chăm sóc sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. 4.2. Kết quả chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Ngoài việc khám bệnh, Bệnh xá còn có dịch vụ tiêm phòng vắc xin. Kết quả tổng hợp số lượng chó đến tiêm phòng tại bệnh xá từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 được trình bày chi tiết ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Vắc xin dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Tổng số chó đến Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Tháng Số Số Số Tỷ Số Số Tỷ Số tiêm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ con con con lệ con con lệ con phòng (%) (%) (%) (%) (con) (con) (con) (%) (con) (con) (%) (con) 4 14 0 0,00 1 7,14 0 0,00 2 14,28 1 7,14 11 78,57 5 15 0 0,00 1 6,67 0 0,00 1 6,67 0 0,00 14 93,33 6 5 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 5 100,00 7 6 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1 16,67 0 0,00 5 83,33 8 12 0 0,00 1 8,33 0 0,00 0 0,00 0 0,00 12 100,00 Tổng 52 0 0,00 3 5,77 0 0,00 4 7,69 1 1,92 47 90,38 Kết quả bảng 4.2 cho thấy, chó được đưa đến bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin như vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Care virus, Parvo virus,viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó phó cúm),vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh Leptospirose và bệnh Corona). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 52. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là cao nhất, tiếp đến vắc xin 5 bệnh và thấp nhất là vắc xin dại. Theo quy định của Luật Thú y (2016) [17] “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật, Phạm Ngọc Quế (2002) [29], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì
  42. 36 không có thuốc chữa. Mặc dù mới đi vào hoạt động (từ tháng 4 năm 2016) nhưng bệnh xá thú y cộng đồng hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại bệnh xá. Vì vậy, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng. 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y Bệnh ngoài da ở chó là một căn bệnh phổ biến, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con chó và có thể lây lan sang người. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chó Nội Chó Ngoại Số con Số con Tháng Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ mắc mắc theo dõi (%) theo dõi (%) bệnh bệnh 4 14 0 0,00 65 2 3,08 5 19 0 0,00 78 2 2,56 6 13 0 0,00 50 3 6,00 7 14 0 0,00 58 2 3,45 8 12 0 0,00 71 4 5,63 Tổng 72 0 0,00 322 13 4,04 Kết quả bảng 4.3 cho thấy, từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 bệnh xá đã tiếp nhận 72 con chó nội và 322 con chó ngoại. Trong đó không có con chó nội nào bị mắc bệnh, 13 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da chiếm (4,04%) trong tổng số con theo dõi. Số chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da
  43. 37 nhiều hơn chó nội có thể là do sự thích nghi với điều kiện sống, môi trường của chó ngoại kém hơn chó nội, sức đề kháng của chó ngoại kém hơn chó nội. Hơn nữa có thể người dân nuôi chó nội nhưng chưa chú trọng đến việc khám chữa bệnh cho chó, vì vậy chó nội có thể mắc bệnh ngoài da nhưng không được quan tâm theo dõi, và không được mang đến bệnh xá để khám chữa bệnh 4.4. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y Mặc dù chó bị bệnh đường hô hấp không bị chết đột ngột, nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì khi bệnh chuyển sang viêm phổi nặng sẽ rất khó điều trị và có thể dẫn đến chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chó nội Chó ngoại Số con Số con Tháng Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ mắc mắc theo dõi (%) theo dõi (%) bệnh bệnh 4 14 1 7,14 65 7 10,77 5 19 3 15,79 78 14 17,95 6 13 3 23,08 50 7 14,00 7 14 4 28,57 58 9 15,52 8 12 0 0,00 71 8 11,27 Tổng 72 11 15,28 322 45 13,98 Kết quả bảng 4.4 cho thấy, có 45 con chó ngoại (13,98%) và 11 con chó nội (15,28%) bị mắc bệnh đường hô hấp. Qua theo dõi 6 tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 em thấy tháng có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao nhất là tháng 7 (28,57%) đối với chó nội. Đối với chó ngoại tỷ lệ mắc bệnh giữa các tháng không có chênh lệnh lớn, tháng 7 (15,52%) cũng là tháng có tỷ lệ chó bị mắc bệnh cao nhất.
  44. 38 Đây là mùa hè, thời nóng, ẩm nên chó rất dễ bị bệnh. Vì vậy chủ vật nuôi cần tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó trước thời điểm này và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ở chó. Trong thời gian theo dõi, em thấy số chó này chủ yếu có triệu chứng của một số bệnh sau: - Viêm phế quản: ho, tần số hô hấp không thay đổi nhiều, sốt nhẹ. - Viêm phổi: ho, khó thở, kém ăn, mũi có màu vàng, sốt cao. 4.5. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y Bệnh đường tiêu hóa ở chó là một bệnh khá nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chó nội Chó ngoại Số con Số con Tháng Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ mắc mắc theo dõi (%) theo dõi (%) bệnh bệnh 4 14 8 57,14 65 22 33,85 5 19 12 63,16 78 35 44,87 6 13 8 61,54 50 23 46,00 7 14 7 50,00 58 29 50,00 8 12 6 50,00 71 26 36,62 Tổng 72 41 56,94 322 135 41,93 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, bệnh xá đã tiếp nhận 72 con chó nội và 322 con chó ngoại đến khám chữa bệnh. Trong đó có 41 con chó nội (56,94%) và 135 con chó ngoại (41,93%) bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa. Qua theo dõi 6 tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 em thấy đối với chó nội tỷ lệ chó bị mắc bệnh cao nhất là vào tháng 5 (63,16%). Vì đây cũng là
  45. 39 thời điểm bắt đầu mùa hè, thời tiết nóng và ẩm. Đối với chó ngoại tháng có tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cao nhất là tháng 7 (50,00%). Sở dĩ chó mắc bệnh cao nhất ở tháng 7 là do thời tiết nóng, ẩm và nhiệt độ thay đổi thất thường làm cho chó dễ mắc bệnh. Quá trình theo dõi em thấy chó mắc bệnh đường tiêu hóa chủ yếu là do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn bẩn, thừa, nuôi dưỡng không hợp lý, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, việc tẩy giun không được chú trọng và do virus gây bệnh đường tiêu hóa.Vì vậy chủ nuôi chó cần tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó trước thời điểm này và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ở chó. 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y 4.6.1. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y Sau khi được chẩn đoán bệnh, 13 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chỉ tiêu Thời gian Kết quả Thuốc Đường dùng Số con Số Liều lượng Tỷ lệ Tên điều trị đưa thuốc thuốc điều con (%) bệnh (ngày) trị khỏi 1 viên duy Ghẻ 1 lần duy Bravecto nhất theo cân Cho uống 3 3 100,00 Demodex nhất nặng chó Vệ sinh vết thương, sát trùng Viêm da 2 lần/ngày Bôi (povidone nhiễm 3-5 10 10 100,00 iodine 10%) khuẩn Amoxicillin 1ml/kgTT IM Dexamethas-one 0,05ml/kgTT IM Bảng 4.6. cho thấy: trong 3 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của
  46. 40 bệnh xá uống 1 viên Bravecto theo cân nặng chó Bravecto 112.5 mg cho chó rất nhỏ (2-4.5 kg), Bravecto 250 mg cho chó nhỏ (>4.5 – 10 kg), Bravecto 500 mg cho chó kích cỡ trung bình (>10 – 20 kg), Bravecto 1000 mg cho chó lớn (>20 – 40 kg), Bravecto 1400 mg cho chó rất lớn (>40 – 56 kg) chó có 3/3 (100%) con khỏi bệnh hoàn toàn và mọc lông trở lại sau 1 tháng. Trong 10 con chó mắc bệnh viêm da nhiễm khuẩn khi đem đến có biểu hiện da bị viêm có mủ và dịch trên bề mặt da, sau khi điều trị theo phác đồ của bệnh xá sử dụng Amoxicillin và Dexamethasone liệu trình 3 - 5 ngày có 10/10 (100%) con khỏi bệnh hoàn toàn. Kết quả bảng 4.6 cho thấy phác đồ điều trị bệnh ngoài da ở bệnh xá rất hiệu quả tỷ lệ khỏi bệnh cao đạt 100%. Bệnh viêm da nhiễm khuẩn là một bệnh khá phổ biến, dễ tái phát nên cần chăm sóc vệ sinh tốt để tránh tái phát trở lại. 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó tại bệnh xá Thú y Sau khi được chẩn đoán bệnh 56 con đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chỉ Kết quả Thời gian tiêu Số Đường dùng Số Thuốc điều trị Liều lượng con Tỷ lệ tiêm thuốc con Tên điều (%) (ngày) khỏi bệnh trị Viêm Mycotin 0,1ml/kg IM phế Bio - sone 0,2ml/kg IM 3-5 ngày 51 51 100,00 quản ADE 0,2ml/kg IM BX100 100ml IV Mycotin 0,1ml/kg IM Viêm Bio - sone 0,2ml/kg IM 5-7 ngày 5 3 60,00 phổi Brom 0,1ml/kg IM ADE 0,2ml/kg IM Trong 51 con chó mắc viêm phế quản khi đến khám có biểu hiện lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu. Sau khi điều trị theo phác đồ tại bệnh xá sử dụng Mycotin (doxycyclin, tiamulin), Bio-sone (prednisolone, oxytetracycline, thiamphenicol,
  47. 41 bromhexine) và Vitamin ADE B.complex liệu trình 3 - 5 ngày có 51/51 (100%) con khỏi bệnh hoàn toàn. Trong 5 con chó mắc viêm phổi khi đến khám có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở. Sau khi điều trị theo phác đồ tại bệnh xá sử dụng BX100 (glucose 20% 100ml, utropin 10ml, vitamin C 5ml, canxi 5ml, cafein 2,5ml), Mycotin (doxycyclin, tiamulin), Bio-sone (prednisolone, oxytetracycline, thiamphenicol, bromhexine) và vitamin ADE B.complex liệu trình 5 - 7 ngày có 3/5 (60,00%) con khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng tùy thuộc vào thể trạng của từng loài khác nhau mà hiệu quả thuốc cũng khác nhau. Qua bảng 4.7 ta thấy, phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở bệnh xá là rất tốt. Chó sau khi được điều đã trở lại khỏe mạnh ăn uống bình thường, thân nhiệt chó ổn định (38 - 39 độ), tần số hô hấp 10 - 20 lần/phút. Trên thực tế, tùy theo nguyên nhân, diễn biến và triệu chứng lâm sàng của bệnh mà dùng các loại thuốc khác nhau cho phù hợp. Cho nên khi điều trị cần cân nhắc giữa các phác đồ sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất và chi phí thấp nhất có thể. 4.6.3. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó ở bệnh xá Thú y Chó hay mắc các bệnh về tiêu hóa nên trong thời gian thực tập em có theo dõi được một số con mắc bệnh có những biểu hiện như: nôn, bỏ ăn, ỉa chảy, mệt mỏi. Thực tế, hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh do virus gây ra. Chính vì vậy, trong việc điều trị, em sử dụng thuốc chủ yếu mang tính chất làm giảm triệu chứng, hỗ trợ, nâng cao sức đề kháng cho con vật và phòng ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Theo Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) [2], mục đích cuối cùng là giúp con vật sống một khoảng thời gian đủ để cơ thể nó tạo ra một đáp ứng miễn dịch Ngoài ra, bệnh xá còn tiếp nhận rất nhiều ca bệnh đường tiêu hóa khác.
  48. 42 Sau khi được chẩn đoán bệnh có 174 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hóa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó tại bệnh xá Thú y (Tháng 4/2018 - 8/2018) Chỉ Thời Kết quả tiêu gian Số Phác đồ Đường Số Liều lượng dùng con Tỷ lệ điều trị tiêm con Tên thuốc điều (%) khỏi bệnh (ngày) trị Glucose5% 50ml IV Rối LactateRinger 50ml IV loạn Tylogen 0,1ml/kgTT IM 3-5 141 128 90,78 tiêu Atropin 0,15ml/kgTT SC ngày hóa ADE 0,2ml/kgTT IM Mem tiêu hóa 1g/ngày PO Glucose5% 50ml IV LactateRinger 50ml IV Bệnh Spectylo 0,2ml/kg IM do 5-7 Trasamin 0,1ml/kg IV 33 13 39,39 Parvo ngày Atropin 0,15ml/kg SC virus ADE 0,2ml/kg IM Men tiêu hóa 1g/ngày PO Trong 141 con chó mắc hội chứng bệnh rối loạn tiêu hóa khi đến khám có biểu hiện nôn, bỏ ăn, tiêu chảy. Sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh xá liệu trình khoảng từ 3 - 5 ngày có 128/141 (90,78%) con khỏi bệnh. Trong 33 con mắc bệnh Parvo virus khi đến khám có biểu hiện tiêu chảy, nôn, phân lỏng lẫn máu có mùi hôi, tanh khó chịu. Sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh xá liệu trình điều trị khoảng từ 5 - 7 ngày có 13/33 (39,39%). Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
  49. 43 5.1. Kết luận - Hoạt động của bệnh xá Thú y ngày càng được quan tâm và chú trọng. Chó được tiêm phòng vắc xin ngày càng tăng, chủ yếu là giống chó cảnh được quan tâm hơn. - Tổng số chó đến khám chữa tại bệnh xá Thú y gồm 72 con chó nội, chiếm tỷ lệ (18,27%) và 322 con chó ngoại, chiếm tỷ lệ 81,73%). - Trong đó có 52 con chó đến tiêm phòng vắc xin chiếm (13,20%). - Tổng số chó đến khám chữa bệnh ngoài da gồm 13 con, chiếm (3,30%). - Có 56 con chó đến khám chữa bệnh đường hô hấp, chiếm (14,21%). - Có tổng số 174 con chó đến khám và chữa bệnh đường tiêu hóa tại bệnh xá, chiếm tỷ lệ (44,16%). - Về kết quả áp dụng phác đồ điều trị: + Hiệu quả điều trị đạt cao nhất ở nhóm bệnh ngoài da (100%), tiếp đến là nhóm bệnh về hô hấp (60,00% - 100%), cuối cùng là nhóm bệnh đường tiêu hóa (39,39% - 90,78%). - Kết quả điều trị với một số bệnh trên với các phác đồ khác nhau cho thấy: Phác đồ hiệu quả điều trị cao phụ thuộc vào thuốc rất nhiều, kết quả cũng tùy thuộc theo thể trạng của từng con vật mà có tiên lượng tốt hay xấu. Chính vì vậy, khi điều trị cũng nên cân nhắc giữa các phác đồ sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất và chi phí thấp nhất có thể. 5.2. Đề nghị - Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó, mèo để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý đối với vật nuôi, đặc biệt là việc sử dụng vắc xin phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ. - Nghiên cứu thêm về các bệnh thường gặp ở chó, mèo để có bước chẩn đoán và điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao.
  50. 44 - Khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu nhiều hơn nữa tại Bệnh xá thú y cộng đồng để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
  51. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Biện (2001), Bệnh chó mèo, Nhà xuất bản trẻ Hà Nội. 2. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh ở chó mèo và cách phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 3. Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên (2001), Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989), Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 8. Đinh Thế Dũng, Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Nguyễn Văn Thanh (2011), “Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H’Mông cộc đuôi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, số 9. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2001), Sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 10. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái, Hoàng Văn Năm (2010), Công nghệ chế tạo và sử dụng vắc xin thú y ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  52. 46 12. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Đặng Hữu Anh (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 13. Huỳnh Văn Kháng (2003), Bệnh ngoại khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thi Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1992), Kỹ thuật nuôi chó cảnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (2006), Kỹ thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 17. Quang Minh (2016), Luật Thú y, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 18. Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016), Chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 20. Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Bùi Trần Anh Đào (2016), Bệnh lý thú y II, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 22. Hoàng Nghĩa (2005), Chó - người bạn trung thành của mọi người, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 23. Y Nhã (1998), Sơ cứu cho chó, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. 24. Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvo virus và Care trên chó, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Vũ Như Quán (2009), Nghiên cứu quá trình sinh học vết thương ở động vật và biện pháp điều trị, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  53. 47 26. Vũ Như Quán, Chu Đức Thắng (2010), “Nghiên cứu biến đổi bệnh lý cục bộ của vết thương ở động vật và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XVII, số 3, Hội Thú y Việt Nam. 27. Vũ Như Quán (2011), “Đặc điểm sinh lý sinh sản chủ yếu của chó và một số bài học thực tiễn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 7, Hội Thú y Việt Nam. 28. Vũ Như Quán (2013), “Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 8. 29. Phạm Ngọc Quế (2002), Bệnh dại và phòng dại, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009), “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên một số giống chó nghiệp vụ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Hội Thú y Việt Nam, tập XVI số 6. 31. Nguyễn Văn Thanh, Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2011), “Bước đầu khảo sát tình hình đối xử với động vật (Animal Welfare) đối với chó tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 4, Hội Thú y Việt Nam. 32. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Mai Thơ, Bùi Văn Dũng, Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Thị Lan (2015), “Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho giống chó Phú Quốc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXII, số 8, Hội Thú y Việt Nam. 33. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016), Giáo trình Bệnh của chó, mèo, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Trịnh Đình Thâu, Phạm Hồng Ngân (2016), Bệnh truyền lây giữa động vật và người, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.
  54. PHỤ LỤC Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện chuyên đề Ảnh 1. Chó bị bệnh Parvo virus đi Ảnh 2. Truyền máu cho chó bị bệnh tiêu chảy phân lẫn máu Ảnh 3. Lấy thuốc để tiêm chó bệnh Ảnh 4. Chó bị viêm da do nấm Ảnh 5. Tắm sấy cho mèo Ảnh 6. Đỡ đẻ cho chó