Khóa luận Thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (Hoá học 10 - Trung học phổ thông)

pdf 104 trang thiennha21 4431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (Hoá học 10 - Trung học phổ thông)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_tu_dien_dien_tu_cac_chat_vo_co_hoa_hoc_10.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (Hoá học 10 - Trung học phổ thông)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Lợi Minh Trang THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ CÁC CHẤT VÔ CƠ (HOÁ HỌC 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ CÁC CHẤT VÔ CƠ (HOÁ HỌC 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) GVHD : ThS. Thái Hoài Minh SVTH : Lợi Minh Trang Khóa : 2008 – 2012 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2012
  3. Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Hóa trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, bạn bè, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài :“ THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ CÁC CHẤT VÔ CƠ (HOÁ HỌC 10 THPT)”. Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Thái Hoài Minh. Cô đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô, nhân viên khoa hóa trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn đến quý thầy cô tổ Hóa trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú (quận Thủ Đức), đã hỗ trợ em nhiệt tình cũng như đóng góp ý kiến chân thành trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Đồng gửi lời cảm ơn đến các em HS thuộc các trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em trong vấn đề thực nghiệm. Cảm ơn các bạn Nguyễn Thị Kim Thoa, bạn Lê Thành Vĩnh, anh Nguyễn Ngọc Trung, bạn Trương Thị Thu Hà (ĐH KHTN) đã đồng hành và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên, chia sẻ cùng em để em để hoàn thành được khóa luận như ngày hôm nay. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 Lợi Minh Trang
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10 1.2. Tự học 11 1.2.1. Khái niệm tự học 11 1.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của hình thành thói quen tự học của HS phổ thông 13 1.2.3. Khả năng tự học của HS phổ thông 14 1.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH 16 1.3.1. Thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông ở Việt Nam 16 1.3.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH 18 1.4. Từ điển điện tử 20 1.4.1. Khái niệm 20 1.4.2. Vị trí – phạm vi áp dụng 22 1.4.3. Ý nghĩa 22 1.4.4. Ưu điểm 22 1.4.5. Hạn chế 23 1.5. Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình thiết kế từ điển điện tử 23 1.5.1. Ngôn ngữ lập trình là gì ? [15], [24] 23 1.5.2. Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình 25 1.6. Tổng quan về hệ thống các chất vô cơ trong chương trình Hoá học 10 THPT 28 1.6.1. Cấu trúc chương trình hoá vô cơ lớp 10 THPT 28 1.6.2. Nguyên tắc giảng dạy chương 5, 6 lớp 10 THPT 29 1.6.3. Mục tiêu dạy học chương 5, 6 lớp 10 THPT 31
  5. 1.7. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT. 32 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN CÁC CHẤT VÔ CƠ ( HÓA HỌC 10 – THPT) 34 2.1. Nguyên tắc thiết kế từ điển điện tử 34 2.2. Quy trình thiết kế từ điển điện tử 35 2.3. Cấu trúc của từ điển điện tử 38 2.4. Giới thiệu tự điển điện tử đã thiết kế 38 2.4.1. Trang chủ 38 2.4.2. Trang “Tra Cứu” 39 2.4.3. Trang “Hoá Học Vui” 44 2.4.4. Trang “Trắc Nghiệm” 46 2.4.5. Trang “Clip Hoá Học” 48 2.4.6. Quản trị từ điển điện tử 48 2.5. Sử dụng phần mềm C# để thiết kế từ điển 53 2.5.1. Mã nguồn của trang chủ 53 2.5.2. Mã nguồn của trang tra cứu 56 2.5.3. Mã nguồn của trang trắc nghiệm 60 2.5.4. Mã nguồn của trang clip hoá học 65 2.5.5. Mã nguồn của trang hoá học vui 67 2.5.6. Mã nguồn trang quản trị 70 2.6. Một số hướng ứng dụng từ điển trong dạy học hóa học THPT 86 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 88 3.1. Mục đích thực nghiệm 88 3.2. Đối tượng thực nghiệm 88 3.3. Tiến hành thực nghiệm 88 3.4. Kết quả khảo sát chất lượng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
  6. PHỤ LỤC 98
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐT : Đào tạo GV : Giáo viên GDĐT : Giáo dục và Đào tạo HS : Học sinh SV : Sinh viên PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các ngôn ngữ lập trình tháng 02/2012 25 Bảng 1.2. Các chất vô cơ trong chương trình hoá học 10 29 Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm đánh giá kiến thức của từ điển điện tử 90
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Một số dạng từ điển điện tử 21 Hình 2.1. Quy trình thiết kế từ điển điện tử 36 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của từ điển điện tử 38 Hình 2.3. Giao diện của trang chủ 39 Hình 2.4. Giao diện của trang “Tra Cứu” 40 Hình 2.5. Sơ đồ các chất vô cơ trong trang “Tra Cứu” 41 Hình 2.6. Lịch sử khám phá axit sunfuric 42 Hình 2.7. Cấu tạo của axit sunfuric 42 Hình 2.8. Lý tính của axit sunfuric 43 Hình 2.9. Hoá tính của axit sunfuric 43 Hình 2.10. ứng dụng của axit sunfuric 44 Hình 2.11. điều chế axit sunfuric 44 Hình 2.12. Giao diện của hoá học vui 45 Hình 2.13. Cấu trúc của hoá học vui 45 Hình 2.14. Giao diện của trang “Trắc nghiệm” 46 Hình 2.15. Giao diện của mục trắc nghiệm hoá học 47 Hình 2.16. Báo kết quả của trắc nghiệm hoá học 47 Hình 2.17. Giao diện của clip hoá học 48 Hình 2.18. Giao diện trang quản trị từ điển điện tử 49 Hình 2.19 Giao diện trang “từ điển” 49 Hình 2.20. Giao diện chỉnh sửa 50 Hình 2.21. Giao diện “thêm” 51 Hình 2.22. Giao diện trang chỉnh sửa hoá học vui 52 Hình 2.23. Giao diện trang chỉnh sửa trắc nghiệm 52 Hình 2.24. Giao diện trang chỉnh sửa clip hoá học 53 Hình 2.25. Phần mềm Visual Studio 2010 53
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang biến động mạnh mẽ do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt phải kể đến tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT). Hiện nay, sự phát triển vũ bão này đã hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu truyền tin và khai thác thông tin dữ liệu của nhân loại. Trong đó, hệ thống thông tin điện tử trên máy tính được mọi người quan tâm sử dụng nhiều nhất nhờ những tính năng thông dụng trong việc giao tiếp, tìm kiếm và khả năng đọc thông tin ưu việt của các phần mềm ứng dụng về quản lý, số hóa tài liệu. Hiện nay, khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại được hình thành trong hàng trăm năm, trong đó có cả tài liệu lưu trữ đang tồn tại dưới dạng tài liệu giấy như: văn bản, sách, hình ảnh trở thành một sự cản trở rất lớn cho người khai thác sử dụng bởi tính hữu dụng chưa cao, khả năng tiếp cận xã hội rất hạn chế. Mặt khác, các tài liệu ở dạng này phải chịu tác động cơ học của con người, môi trường nên việc lưu giữ, kéo dài thời gian tuổi thọ của tài liệu đòi hỏi rất công phu, tốn kém. Đồng thời, kiến thức là một dòng chảy bất định luôn luôn đổi mới, việc tái bản các tài liệu giấy, sách, văn bản cũng gây tốn kém cả về tài chính lẫn thời gian. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều hình thức số hóa tài liệu phát triển trên mọi lĩnh vực kể cả trong học tập lẫn đời sống như các loại từ điển tra cứu ngoại ngữ, từ điển điện tử trực tuyến, kim từ điển, e- book, các phần mềm . đang dần dần thay thế các tài liệu bằng giấy trước đây với những lợi ích như: tra cứu nhanh, dễ cập nhật, ít tốn chi phí in ấn, khó bị hư hỏng trong quá trình lưu trữ . Một trong số các phần mềm hữu ích để lưu trữ và tra cứu tài liệu phải kể đến đó là phần mềm từ điển. Với các từ điển in, người tra cứu phải kiểm tra mục lục, tìm tên từ khóa, sau đó tìm tới trang chứa thông tin mong muốn. Khác với cách tra cứu từ điển in, từ điển điện tử cho phép người sử dụng chỉ với các thao tác đơn giản: gõ từ khóa, nhấp chuột là người tra cứu có thể tìm thấy thông tin cần tìm, thậm chí còn có các thông tin liên quan được hiển thị giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiện lợi hơn rất nhiều. Với những tiện ích như vậy, hiện nay cả trong nước và ngoài nước đều phát triển khá mạnh mẽ hình thức từ điển điện tử phục vụ cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, những từ điển điện tử về hóa học ở trong nước thì lại rất hiếm. Đặc biệt, phần mềm tra cứu về
  11. các chất vô cơ vẫn chưa đưa vào sử dụng rộng rãi trong giáo dục. Nếu có, thì chỉ là các từ điển trực tuyến, chưa có sự kiểm định về chất lượng và đảm bảo về số lượng từ (công thức) tra cứu. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài “THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ CÁC CHẤT VÔ CƠ (HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)”. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# để thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ trong chương trình hóa học lớp 10 THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan về một số từ điển điện tử hiện có trong và ngoài nước. - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ lập trình C#. - Thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ hóa học 10 THPT. - Thực nghiệm để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình C# để thiết kế tự điển điện tử các chất vô cơ thuộc chương trình hóa học 10 THPT. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ thuộc chương trình hóa học 10 THPT. 6. Giả thuyết khoa học - Nếu xây dựng từ điển điện tử đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, thân thiện sẽ cung cấp một tài liệu tra cứu hóa học hiệu quả, hỗ trợ quá trình tự học của học sinh (HS), từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp. - Sử dụng máy tính và ngôn ngữ lập trình để thiết kế phần mềm. - Điều tra thực trạng. - Thực nghiệm sư phạm.
  12. - Tổng hợp và xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học. 8. Điểm mới của đề tài - Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# để thiết kế tự điển điện tử hoá học. - Từ điển điện tử là một từ điển mở, người sử dụng có thể thay đổi, chỉnh sửa nội dung theo mong muốn.
  13. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu ICT đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở hầu hết các ngành học, cấp học. ICT với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn Hoá học nói riêng. Trong đó có một khía cạnh là thiết kế các phần mềm phục vụ cho việc dạy và học môn Hóa học. Chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có một số khóa luận, luận văn được thực hiện bởi sinh viên (SV), học viên cao học khoa Hóa trường Đại học Sư phạm TP.HCM về việc thiết kế và sử dụng phần mềm trong dạy học Hóa học trong khoảng từ 2006 – 2012. Chẳng hạn như việc sử sử dụng phần mềm Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX để thiết kế website có những đề tài sau: 1. Phạm Dương Hoàng Anh, Phối hợp phần mềm Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ việc học tập và củng cố kiến thức môn Hoá học phần hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT. 2. Nguyễn Thị Thanh Hà, Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamweaver để thiết kế webisite về lịch sử Hoá học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Phạm Duy Nghĩa, Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver. 4. Nguyễn Ngọc Anh Thư, Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang webs hỗ trợ cho HS trong việc tự học môn Hoá học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm. 5. Phạm Thị Phương Uyên, Phối hợp phần mềm Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ việc học tập và củng cố kiến thức môn Hoá học chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình cải cách. 6. Đỗ Thị Việt Phương, Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash MX 2004 và Macromedia Dreamweaver MX 2004 để thiết kế webisite hỗ trợ cho hoạt động tự học Hoá học của HS phổ thông trong chương Halogen lớp 10 THPT.
  14. Ngoài ra, còn có một số khóa luận và luận văn sử dụng các phần mềm tin học khác để thiết kế các công cụ hỗ trợ dạy học hoá học như: 1. Trần Khôi Nguyên, Thiết kế thí nghiệm hóa học 11 bằng phần mềm Macromedia flash professional 8. 2. Phạm Ngọc Thùy Dung, Sử dụng một phần mềm tin học hỗ trợ kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn hóa học. 3. Trần Mạnh Thắng, Ứng dụng phần mềm violet vào việc thiết kế bài giảng điện tử hóa học trung học phổ thông. 4. Nguyễn Thị Thu Hiền, Sử dụng một số phần mềm tin học và PPDH phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản. 5. Nguyễn Thị Khoa, Sử dụng phần mềm Lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực. Qua những luận văn và khóa luận trên chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng các phần mềm vào trong quá trình dạy học đã được sự quan tâm khá nhiều của giáo viên (GV), SV. Nhưng các tác giả đa phần chỉ sử dụng những phần mềm tích hợp các công cụ sẵn có để thiết kế e-book hay website mà chưa có tác giả nào sử dụng lập trình để thiết kế phần mềm, nhất là trong lĩnh vực từ điển điện tử phục vụ cho việc tra cứu và tự học. Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn thiết kế từ điển hóa học bằng phần mềm C# nhằm phục vụ cho việc tra cứu và tự học của HS THPT. 1.2. Tự học 1.2.1. Khái niệm tự học Bác Hồ là một tấm gương sáng về tự học. Về quan niệm tự học, Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo Bác: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình. Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [4]: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục và đào tạo (GDĐT).”
  15. Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra khái niệm về tự học như sau: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình”. Như vậy, để sử dụng hình thức tự học, người học chủ yếu phải tự học bằng SGK, các tài liệu học tập liên quan và lên kế hoạch, các điều kiện, những phương tiện của mình để đạt được mục tiêu học tập. Bản chất của nó là người học biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học có những đặc điểm sau: − Tự học có tính độc lập cao và mang đậm màu sắc cá nhân − Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học − Tự học có tính mục đích − Tự học có tính đối tượng − Tự học vận hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong quá trình tự học ở THPT, HS có thể hình thành hoạt động tự học dưới nhiều hình thức khác nhau, trong những điều kiện khác nhau. Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều [1], có ba hình thức tự học: − Tự học có hướng dẫn trực tiếp − Tự học có hướng dẫn − Tự học không có hướng dẫn Tóm lại, tự học là hoạt động của cá nhân người học. Xác định rõ điều này để ta thấy rõ hơn vai trò chủ động của người học. Dạy học dù có hay đến đâu cũng không thể thay thế được việc tự học của HS, GV giỏi đến mấy cũng không thể làm hộ HS. Tự học cũng là công việc khó khăn, phải trải qua nhiều mức độ, nhiều đòi hỏi. Phấn đấu đạt được mức độ tự học cao nhất là mục tiêu cần đạt tới của người học.
  16. 1.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của hình thành thói quen tự học của HS phổ thông Học tập không đơn thuần chỉ là một quá trình chuyển kiến thức vào bộ óc của ta một cách thụ động mà còn phải là tự học, biến những tri thức ấy thành hành động bằng cách tích cực suy nghĩ. Khi học ta nên đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc rồi lại tìm cách giải đáp những vấn đề khúc mắc. Sẽ rất có tác dụng nếu ta nêu ra được nhiều câu hỏi và tự cố gắng trả lời. Bản thân người học sẽ càng nhớ được lâu, càng sâu sắc và càng chắc chắn hơn. Cho nên, tự học có vai trò quan trọng với việc hình thành kiến thức, lối sống cho HS. − Tự học là tự hỏi chính bản thân mỗi HS, tự hỏi để ôn luyện và tự hỏi để biết mình hiểu và không hiểu vấn đề gì để tiếp tục tham khảo. − Tự học sẽ hình thành ở HS một phong cách lao động tốt. Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền CNTT. Nếu HS không thích ứng với nhịp sống của xã hội, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội về phân bố nhân lực thì sẽ bị đào thải. Trong tự học, tính độc lập của HS sẽ được phát huy cao độ. − Tự học sẽ tạo bước đệm cho nghề nghiệp và sự hoà nhập trong tương lai. Những HS ngay từ khi học phổ thông đã biết tự học chắc chắn sẽ thành đạt hơn trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh không ít những tấm gương thành đạt đều biết nghiên cứu từ những năm còn thơ ấu. − Tự học giúp suy nghĩ HS có được sự chăm chú chuyên tâm, giúp năng lực tư duy được rèn luyện trở nên mạnh mẽ và nhạy bén. Tự học, và chỉ nhờ tự học HS sẽ rũ bỏ hết mọi thói quen ỷ lại, suy nghĩ độc lập hơn, tự do hơn. Sự tự học giúp HS trở thành người nghiên cứu, có được sự tập trung suy nghĩ sâu sắc hơn và cũng là điều kiện cần có để tư duy thăng hoa, giúp khai thác tối đa khả năng còn tiềm ẩn của HS. Việc phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy cho HS THPT là vấn đề đáng quan tâm ở mọi quốc gia. Trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay học tập bằng phương pháp ghi nhớ và tái hiện tỏ ra không còn hiệu quả cao nữa. Tính độc lập, sáng tạo của HS không được kích thích, khơi gợi. Cần phải có một cách thức đào tạo khác để phát huy sự chủ động của HS, tự học là một trong những cách đó. Vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển chưa từng thấy. Muốn thích nghi với hoàn cảnh xã hội mới, con người không thể hạn chế sự học trong phạm vi trường
  17. học. Thời gian học ở lớp, ở trường bao giờ cũng có hạn trong khi tri thức thì vô tận. Giải quyết mâu thuẫn này không có cách nào khác là phải tự mình khám phá kiến thức, cách học để chọn ra cho mình một phương pháp tốt nhất. Việc chú trọng đến vai trò của HS chính là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tiến bộ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng căn dặn: “Chương trình sách giáo khoa (SGK) phải đảm bảo dạy cho HS những nguyên lý cơ bản, toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục, đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển óc thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo”. Coi trọng yếu tố con người tức là ta đã đề cao sức năng động, sáng tạo của tuổi trẻ. Tự học còn là con đường, là hành trang gắn liền với sự phát triển nhân cách của mỗi con người, đặc biệt với học sinh THPT. Tác phong tự nghiên cứu của HS THPT sẽ tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ để đổi mới triệt để PPDH theo nguyên tắc sư phạm hướng vào người học. Muốn đổi mới phương pháp dạy thì phải đổi mới phương pháp học của HS. Bên cạnh việc thụ hưởng sự giáo dục, hướng dẫn của GV, HS phải nỗ lực vượt bậc trong việc tiếp nhận kiến thức. Nó không nằm ngoài khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS. Đó có thể chỉ là những thao tác giản đơn nhằm khắc sâu kiến thức như sưu tầm tài liệu, so sánh đối chiếu hay từ những vấn đề cụ thể mà rút ra ý nghĩa, bản chất của sự vật, hiện tượng. HS ngày nay rất năng động, lại thêm sự hỗ trợ của CNTT làm khả năng tự học của HS được nâng cao. Sự đổi mới phương pháp hai chiều sẽ kích thích quan hệ tương tác giữa GV và HS để xác định sự phù hợp, tương ứng của hành động. Quá trình dạy học còn là quá trình nhận thức. Đổi mới phương pháp không thể tách rời nội dung tri thức. Vận dụng linh hoạt cách thức tự học để tìm hiểu nội dung tri thức sẽ giúp HS có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của nó. Tóm lại, hình thành thói quen tự học cho HS có vai trò to lớn về nhiều phương diện. Nó không chỉ giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, hình thành phong cách sống năng động mà còn giúp đổi mới PPDH theo nguyên tắc hướng vào HS. 1.2.3. Khả năng tự học của HS phổ thông Tự học không phải là một công việc khó khăn đối với mọi người, không phải chỉ có người giỏi mới làm được. Bản thân mỗi con người khi ý thức được về vai trò của tự học và tự tin vào năng lực bản thân đều có thể thực hiện được. Tự học là một hình thức học tập có ý nghĩa lớn với những người đang theo đuổi con đường học tập. Việc tự học là rất cần thiết trong suốt cuộc đời, vì thế, chúng ta nên
  18. rèn luyện khả năng tự học ngay từ khi còn nhỏ và phải thành thói quen trong học tập cũng như trong lao động. HS THPT là một đối tượng phù hợp để rèn thói quen tự học. Ai ai cũng có thể tự học. Nếu được hình thành thói quen tự học khi còn là HS thì ta sẽ đào tạo được những con người năng động, sáng tạo, thích ứng với thời đại mới và công cuộc đổi mới của đất nước. Muốn hình thành được thói quen đó cho HS, GV phải có cách dạy để HS phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của mình. Đầu tiên, GV phải có niềm tin vào khả năng của HS. GV phải lấy tự học làm mục đích dạy học, coi thói quen tự học của HS là kết quả của quá trình đào tạo. Việc tăng cường các PPDH tích cực một cách hợp lý sẽ tác động lớn tới HS, khơi dậy ở các em lòng ham học hỏi, muốn tìm hiểu và khám phá tri thức bài học. Tự bản thân HS cần có sự nỗ lực, tự giác vận động trong quá trình học tập. Sự vận động đó phù hợp quy luật hoạt động bên trong của HS. Nhờ đó mà tri thức đến với HS nhiều và bền vững hơn. HS cũng trưởng thành hơn trong quá trình tự học. Tự học là con đường cơ bản nhất để phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh THPT. Tự học là mấu chốt quan trọng của dạy học hiện đại và hoàn toàn phù hợp với khả năng trí tuệ của HS THPT. Hoạt động học tập của HS THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều. Muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc đòi hỏi phải tư duy lý luận. HS càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú. Các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chính vì thế, thái độ có ý thức của các em với hoạt động học tập càng phát triển. Hứng thú nhận thức của HS THPT mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững hơn so với HS THCS. Thái độ học tập được thúc đẩy bởi động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, ý nghĩa xã hội của môn học. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của HS THPT trong hoạt động học tập. Tự học là khái niệm không hề xa lạ với mọi người. Bất kì ai cũng từng đã và sẽ trải qua việc tự học bởi trong mỗi con người đều tiềm tàng khả năng này, chỉ có điều ta có ý thức và biết vận dụng nó một cách hợp lý hay không. Đối với HS THPT cũng vậy. Việc rèn luyện tự học càng sớm càng tốt. Phải bỏ đi thành kiến HS THPT chưa đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu. Các em đã có đủ các điều kiện tâm sinh lý để thực hiện việc tự học. Nhất là với HS ngày nay, khả năng trí tuệ, học tập của các em ngày càng được nâng cao với sự hỗ trợ của ICT.
  19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiềm năng trí tuệ của HS chưa được khai thác hết, do các em chưa có điều kiện để phát huy những khả năng mà mình có được. Từ đó, nảy sinh ra sự thiếu tự tin ở chính bản thân và làm cho quá trình học tập, rèn luyện năng lực phẩm chất nhân cách của HS chưa đạt được như mong muốn. Chính vì vậy, phải tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy hết khả năng độc lập, sáng tạo của mình. HS vốn là một chủ thể tích cực, nhanh nhạy, tự giác nên cần có sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ, những năng lực chủ quan của bản thân HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giảng dạy. Đó là công việc cần thiết phải thực hiện đồng thời cũng là con đường đổi mới PPDH ở THPT. 1.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH CNTT – đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 và sau đó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT. Nhiều chương trình đạo tạo ở các trường đại học và phổ thông của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy. Đổi mới PPDH bằng CNTT cũng là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. 1.3.1. Thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông ở Việt Nam Riêng nước ta, chỉ thị số 58/CT/TW của Bộ chính trị ngày 17/10/2000 nhấn mạnh “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GDĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học, ” Và chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/07/2001, Bộ GDĐT đã nêu rõ: - Tổ chức tốt việc dạy học tin học ở các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT ở các cấp học, bậc học, theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học. Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm
  20. học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo Thông tấn xã Việt Nam [5], việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được nhiều trường học trong cả nước phát triển để nâng cao chất lượng bài giảng. Tính đến năm 2009, đã có 20% GV trung học, 30% trường THPT, 25% trường THCS ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2–5% số bài giảng được sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT. Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Phần mềm văn phòng (OpenOffice.org), thư viện số (Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio), quản lý mạng lớp học (Mythware, i–Talc của Intel), ngoài ra còn có hệ thống quản lý E- learning (Moodle, Dokeos) và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV cũng có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Giáo án và bài giảng được soạn thảo và trình chiếu trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được thời gian hơn là các phương pháp dạy truyền thống. Những hình ảnh và âm thanh sống động thu hút sự chú ý và gây được hứng thú học tập nơi HS. Thông qua việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ, GV có điều kiện làm tăng hoạt động của HS trong giờ học. Những tính năng mới mẻ và ưu việc của ICT đã nhanh chóng thay đổi cách làm việc và tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS. Tại hội nghị tổng kết 5 năm ứng dụng CNTT của ngành GDĐT tổ chức tại Vũng Tàu tháng 04 năm 2009 [5], theo một số chuyên gia nhận định thì việc đưa ICT ứng dụng vào lĩnh vực GDĐT bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: − Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ
  21. không phải toàn bộ chương trình. Với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các PPDH truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho HS. − Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, PPDH cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các PPDH đồng thời phát huy ưu điểm của PPDH này làm hạn chế những nhược điểm của PPDH truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy trọn vẹn tính tích cực và tính hiệu quả của nó. − Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng. − Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH bằng phương tiện chiếu projector, còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. − Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả. 1.3.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho HS nhớ lâu,
  22. dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học chủ động. Các ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào HS. Kiểu dạy học hướng tập trung vào HS và hoạt động hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa phương tiện (multimedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu văn bản (hypemedia) giúp cho việc tự học của HS trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Và như UNESCO đã dự báo “CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỷ XXI”. CNTT đang ngày càng khẳng định được tính hữu dụng, vai trò, tầm quan trọng to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống trong thời đại ngày nay. Với ngành giáo dục, CNTT đã và đang tạo nên cuộc “cách mạng” trong công tác dạy – học. Và là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các trường học nhằm đổi mới PPDH với nhiều mức độ khác nhau: − Ở mức độ phổ biến là việc GV sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy học như dùng máy tính như công cụ để truy cập Internet tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, soạn thảo bài giảng, chuẩn bị tư liệu dạy, soạn thảo bài kiểm tra, hay kết hợp với máy chiếu (projector) để trình chiếu trong giờ học. − Ít phổ biến hơn là việc sử dụng các phần mềm đặc thù của Hoá học phục vụ cho các mục đích hỗ trợ như: Công cụ vẽ các công thức hoá học và tra cứu một số thông tin (Bộ phần mềm ChemOffice, Chemskectch, Chemmix, ), thiết kế thí nghiệm ảo (Chemlab, Crocodile Chemistry, ), kiểm tra – đánh giá (các phần mềm soạn thảo và đánh giá câu hỏi trắc nghiệm). Căn cứ vào tính hình thực tiễn, chúng ta có thể nhận định rằng ngành giáo dục phổ thông chỉ dừng ở mức độ phổ biến. Vì vậy, phương hướng phấn đấu và phát triển tiếp theo sẽ tích hợp ICT vào quá trình dạy học. Đồng thời đổi mới dần PPDH và xây dựng một mô hình giáo dục hiện đại mới phù hợp hơn, trong đó việc phát triển và đẩy
  23. mạnh sử dụng các phần mềm hoá học, từ điển điện tử trong dạy học hoá học là mục tiêu cần đạt được. 1.4. Từ điển điện tử 1.4.1. Khái niệm Theo đại từ điển tiếng Việt [10], từ điển là sách tra cứu các từ ngữ xếp có thứ tự nhất định. Chúng tôi chưa tìm thấy khái niệm về từ điển điện tử trong các từ điển đã xuất bản. Theo Wikipeida phiên bản tiếng Anh [26] : Từ điển điện tử là một từ điển có dữ liệu tồn tại ở dạng kỹ thuật số và có thể được truy cập thông qua một số phương tiện truyền thông khác nhau. Chúng ta có thể thấy từ điển điện tử được ứng dụng dưới nhiều hình thức như: − Dành riêng cho thiết bị cầm tay. − Các ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng hoặc phần mềm máy tính. − Từ điển điện tử là một chức năng được xây dựng vào một đầu đọc điện tử. − CD-ROM và DVD-ROM, thường đi kèm với một từ điển in, được cài đặt trên máy tính riêng của người dùng. − Các sản phẩm từ điển trực tuyến được sử dụng miễn phí hoặc có tính phí.
  24. Hình 1.1. Một số dạng từ điển điện tử Hầu hết các loại từ điển in đều có sẵn dưới dạng từ điển điện tử, chúng ta thường thấy các loại từ điển điện tử như từ điển ngôn ngữ (đơn ngữ và song ngữ), từ điển chuyên ngành (y tế, pháp luật, toán học, hóa học ), từ điển bách khoa, từ điển các thành ngữ Hầu hết các từ điển điện tử đầu tiên là một dạng chuyển đổi của từ điển in truyền thống sang dạng kỹ thuật số. Cả hai loại từ điển đều có nội dung giống hệt nhau, nhưng phiên bản từ điển điện tử cung cấp cho người sử dụng với chức năng tìm kiếm nhanh và tiện lợi trong việc tra cứu. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có hai điều vượt trội của từ điển điện tử so với từ điển truyền thống: − Thứ nhất là lượng thông tin lưu trữ trong từ điển điện tử lớn hơn từ điển truyền thống rất nhiều. − Thứ hai là từ điển điện tử còn được tích hợp các nội dung đa phương tiện như âm thanh, đoạn phim ngắn giúp chúng ta có thêm các thông tin khác nhau về các vấn đề tra cứu mà từ điển in không có được.
  25. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi phát triển từ điển điện tử hoá học theo khái niệm một từ điển tham khảo được số hoá, bổ sung hình ảnh, âm thanh, phim thí nghiệm. Từ điển chỉ được dùng với máy tính và đĩa CD–ROM hoặc có thể chép vào máy tính. 1.4.2. Vị trí – phạm vi áp dụng Việc sử dụng từ điển điện tử diễn ra vô cùng mạnh mẽ trong đời sống thường ngày. Chúng ta thấy rằng trong thời đại CNTT ngày càng phát triển, từ điển điện tử đã dần thay thế các từ điển in sẵn về số lượng cũng như chất lượng. Trong thế giới ngày nay, thông tin, kiến thức ngày càng nhiều và mỗi lúc thay đổi. Việc sử dụng những cuốn từ điển in dường như đem lại khá nhiều khó khăn và bất cập trong việc sử dụng. Khi muốn tra cứu mọi người thường phải dùng đến nhiều sách và nhiều nguồn khác nhau. Nhưng đối với từ điển điện tử, thông tin chứa đựng trong đó lớn hơn từ điển truyền thống rất nhiều, không chỉ gói gọn là từ điển đơn ngữ mà còn là đa ngôn ngữ, còn các lĩnh vực như toán học, hóa học, kinh tế học, pháp luật, kinh doanh, văn học Nói chung, trong hầu hết các lĩnh vực, đều có thể xây dựng từ điển điện tử phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm kiếm. 1.4.3. Ý nghĩa Sự ra đời của từ điển điện tử đã tạo ra một bước đột phá mới không những trong công nghệ lưu trữ mà còn trong việc tìm kiếm bởi những tiện ích mà nó mang lại cho người sử dụng. Trong công nghệ lưu trữ, từ điển điện điện tử chỉ với dung lượng nhỏ gọn chứa trong khoảng 1 đĩa CD, thật tiện ích trong việc di chuyển và bảo quản. Trong tìm kiếm, người dùng có thể tra cứu một cách nhanh chóng, thao tác lại đơn giản mà lượng kiến thức thì phong phú không thua kém bất kì từ điển in nào. Đặc biệt, trong từ điển điện tử thường sẽ có những từ khoá liên quan hiển thị, ta sẽ dễ dàng tra cứu một cách tiện lợi. Chỉ cần cài đặt hoặc không cần cài đặt trên máy tính là người dùng có thể sử dụng chúng thoải mái. 1.4.4. Ưu điểm Từ điển điện tử có những tính năng ưu việt mà từ điển in thường không thể có được:
  26. − Từ điển điện tử cung cấp tối đa tư liệu nghe nhìn như chữ, hình ản, phim thí nghiệm, thậm chí có thể kèm theo một số tiện ích khác như hóa học vui, trắc nghiệm − Có thể truy xuất nhanh đến các mục. − Không gian lưu trữ không còn là vấn đề, có thể mang bên mình cả một thư viện hàng ngàn cuốn từ điển và tra cứu chúng mọi nơi, mọi lúc rất tiện lợi. Thậm chí, ở đâu có Internet và máy tính thì tại đó có thể tra cứu được những vấn đề mong muốn. − Có thể in thành bản in, nếu được sự chấp nhận của tác giả. − Các thiết bị chuyên dùng để sử dụng từ điển điện tử còn cho phép sử dụng trong điều kiện thiếu ánh sáng. − Giá thành của từ điển điện tử rẻ hơn từ điển in khá nhiều, không bị hỏng theo thời gian. Thậm chí, có thể sao lưu dự phòng nếu được tác giả chấp thuận. − Đặc biệt từ điển điện tử không còn cồng kềnh như từ điển in. − Từ điển điện tử dễ dàng cập nhật khi có dữ liệu mới. − Nhiều tử điển được sử dụng miễn phí. 1.4.5. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên, từ điển điện tử có một số hạn chế như sau: − Để đọc từ điển điện tử, cần phải có một thiết bị đọc, đó là máy tính hoặc những thiết bị có tích hợp từ điển (điện thoại, ipad ) − Một số loại từ điển điện tử (từ điển trực tuyến) không sử dụng được khi không có Internet. − Nhiều loại từ điển điện tử yêu cầu đóng phí khi sử dụng. − Sử dụng từ điển điện tử trên máy tính về lâu dài có hại cho mắt. 1.5. Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình thiết kế từ điển điện tử 1.5.1. Ngôn ngữ lập trình là gì ? [15], [24] Con người liên lạc với nhau thông qua ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết, hành động ), tạo ra các kí tự, âm thanh và hình ảnh. Ngôn ngữ lập trình cũng tương tự như vậy, đó là một tập hợp từ ngữ và ký hiệu cho phép lập trình viên hoặc người dùng có thể “nói chuyện” với máy tính.
  27. Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Trung Quốc và những ngôn ngữ tiếng nói khác, ngôn ngữ lập trình cũng có các luật được gọi là cú pháp (syntax) để đảm bảo ngôn ngữ đó được vận dụng một cách chính xác. Ðó là một tập các chỉ thị (instruction) được sắp xếp theo một trật tự định trước nhằm hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác, hành động cần thiết để đáp ứng một mục tiêu đã định trước của con người như truy xuất dữ liệu, tìm kiếm, giải bài toán, Các chỉ thị này có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có hàng trăm loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, mỗi loại ngôn ngữ đều có cú pháp riêng của nó. Một số ngôn ngữ được phát triển để dùng trên các loại máy tính chuyên biệt, một số ngôn ngữ khác - do sự thành công của nó - đã trở thành chuẩn và được áp dụng trên đa số các máy tính. Ngôn ngữ lập trình có thể được phân chia thành 3 loại chính : Ngôn ngữ máy (hay ngôn ngữ cấp thấp) là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành. − Ưu điểm của viết chương trình bằng ngôn ngữ máy là lập trình viên có thể điều khiển máy tính trực tiếp và đạt được chính xác điều muốn làm. − Nhược điểm của chương trình ngôn ngữ máy là thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian để viết, rất khó đọc, khó theo dõi để tìm lỗi. Thêm vào đó, bởi vì chương trình được viết bằng tập lệnh phụ thuộc vào bộ vi xử lý nên chỉ chạy được trên những máy tính có cùng bộ vi xử lý. Hợp ngữ được phát triển nhằm giúp các lập trình viên dễ nhớ các chỉ thị của chương trình hơn và đây là ngôn ngữ đầu tiên tương đối độc lập đối với các quá trình thực xảy ra trong các bộ vi xử lý. Hợp ngữ tương tự như ngôn ngữ máy nhưng lại sử dụng các ký hiệu gợi nhớ (mnemonics hay mã lệnh hình thức - symbolic operation code) để biểu diễn cho các mã lệnh của máy. Một đặc điểm khác nữa là hợp ngữ thông thường cho phép định địa chỉ hình thức (symbolic addressing), nghĩa là một vị trí bộ nhớ trong máy tính có thể được tham chiếu tới thông qua một cái tên hoặc ký hiệu. Các chương trình hợp ngữ còn bao gồm các chỉ thị vĩ mô (macro instruction) có thể tạo ra nhiều lệnh mã máy. Các chương trình hợp ngữ được chuyển sang mã máy thông qua một chương trình đặc biệt gọi là trình hợp dịch (assembler). Mặc dù hợp
  28. ngữ tương đối dễ dùng hơn mã máy nhưng hợp ngữ vẫn được xem là ngôn ngữ cấp thấp bởi vì nó vẫn còn rất gần với từng thiết kế của máy tính. Ngôn ngữ cấp cao: cuộc cách mạng của ngôn ngữ máy tính bắt đầu với sự phát triển của ngôn ngữ cấp cao vào cuối thập kỷ 1950 và 1960. Ngôn ngữ cấp cao gần gũi hơn với ý niệm ngôn ngữ mà hầu hết mọi người đều biết, nó bao gồm các danh từ, động từ, ký hiệu toán học, liên hệ và các thao tác luận lý. Các yếu tố này có thể được phối hợp, liên kết với nhau tạo thành một hình thức của câu. Các "câu" này được gọi là các mệnh đề của chương trình (program statement). 1.5.2. Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình Năm 2011 đã trôi qua, nhiều ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện và đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Theo cập nhật trên Wikipedia thì ngôn ngữ lập trình mới nhất do Google phát triển có tên là Dart. Đây là một ngôn ngữ lập trình web và mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, nhưng nó đã nằm trong nhóm 100 ngôn ngữ lập trình đứng đầu theo thống kê của trang TIOBE.com. Chỉ số TIOBE là một tiêu chí để đánh giá độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình, chỉ số này được cập nhật hàng tháng. Cách đánh giá dựa trên số lượng lập trình viên sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nói cách khác nó sẽ cho ta biết xu hướng tuyển dụng cũng như nhu cầu công việc đối với một ngôn ngữ lập trình nào đó. Tỉ lệ này được xác định dựa trên chuyên gia trên khắp thế giới. Các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo!, Youtube, Baidu cũng được dùng để tính toán tỉ lệ này. Từ khi chỉ số TIOBE được bắt đầu được dùng để thống kê từ năm 2001, C++ vẫn giữ ngôi vị thứ 3 trong biểu đồ. Perl, Visual Basic và PHP cũng từng giữ vị trí này nhưng chỉ được vài tháng. C# xuất hiện và nhanh chóng trở nên một ngôn ngữ phổ biến đứng ngay sau C++. Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các ngôn ngữ lập trình tháng 02/2012 [25] Độ chênh Thứ hạng Thứ hạng Tốc độ Độ chênh so với Xếp lệch thứ Ngôn ngữ lập trình 2/2012 2/2011 2/2012 2/2011 hạng hạng 1 1 Java 17.050% -1.43% A 2 2 C 16.523% +1.54% A 3 6 C# 8.653% +1.84% A 4 3 C++ 7.853% -0.33% A 5 8 Objective-C 7.062% +4.49% A 6 5 PHP 5.641% -1.33% A
  29. 7 7 (Visual) Basic 4.315% -0.61% A 8 4 Python 3.148% -3.89% A 9 10 Perl 2.931% +1.02% A 10 9 JavaScript 2.465% -0.09% A Delphi/Object 11 13 1.964% +0.90% A Pascal 12 11 Ruby 1.558% -0.06% A 13 14 Lisp 0.905% -0.05% A 14 26 Transact-SQL 0.846% +0.29% A 15 17 Pascal 0.813% +0.08% A 16 22 Visual Basic .NET 0.796% +0.21% A– 17 32 PL/SQL 0.792% +0.38% A 18 24 Logo 0.677% +0.10% B 19 16 Ada 0.632% -0.17% B 20 25 R 0.623% +0.06% B Qua trên, chúng tôi chọn ngôn ngữ lập trình C# với các đặc điểm sau đây :  C# là ngôn ngữ đơn giản C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như Java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo (virtual base class). Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân thiện với C và C++ hoặc thậm chí là Java, chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ này đơn giản hơn. Một vài sự cải tiến là loại bỏ các dư thừa, hay là thêm vào những cú pháp thay đổi. Ví dụ như, trong C++ có ba toán tử làm việc với các thành viên là “::”, “.”, và “->”. Để biết khi nào dùng ba toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C#, chúng được thay thế với một toán tử duy nhất gọi là “.(dot)”. Đối với người mới học thì điều này và một số cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ Java đơn giản, tuy nhiên thực tế C# lại dễ sử dụng hơn Java và C++. Ngoài ra trong C++, con trỏ được tích hợp vào ngôn ngữ này, cũng là nguyên nhân gây ra những rắc rối cho
  30. C++. C# loại bỏ những phức tạp và rắc rối phát sinh bởi con trỏ. Đồng thời, bộ thu gom bộ nhớ tự động và kiểu dữ liệu an toàn được tích hợp vào C#, sẽ loại bỏ những vấn đề rắc rối của C++.  C# là ngôn ngữ hiện đại Điều gì làm nên một ngôn ngữ hiện đại? Những đặc tính như xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên. Người mới học lập trình có thể sẽ cảm thấy những đặc tính trên phức tạp và khó hiểu nhưng khi hiểu được thì sẽ dễ dàng nhận thấy C# đáp ứng đầy đủ những đặc tính trên.  C# là ngôn ngữ hướng đối tượng Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng (Object-oriented language) là sự đóng gói (encapsulation), sự kế thừa (inheritance), và đa hình (polymorphism). C# hỗ trợ tất cả những đặc tính trên.  C# là ngôn ngữ vừa mạnh mẽ vừa mềm dẻo Như đã đề cập trước, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở chính bởi bản thân hay là trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều các dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bảng tính, hay thậm chí những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác.  C# là ngôn ngữ ít từ khóa Ngôn ngữ C# sử dụng giới hạn những từ khóa, phần lớn từ khóa được sử dụng để mô tả thông tin. Chúng ta có thể nghĩ rằng một ngôn ngữ có nhiều từ khóa thì sẽ mạnh hơn. Điều này không phải sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#, mặc dù ít từ khoá nhưng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ nhiệm vụ nào.  C# là ngôn ngữ hướng module Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là lớp. Những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và những phương thức có thể được sử dụng lại trong ứng dụng hay các chương trình khác. Bằng cách truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thể tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả.  C# sẽ là một ngôn ngữ phổ biến
  31. C# là một trong những ngôn ngữ lập trình ra đời trễ hơn so với C++. Tuy nhiên nó lại trở nên phổ biến hơn C++ bởi nhiều lí do. Một trong những lý do chính là Microsoft và sự cam kết của .NET Microsoft muốn ngôn ngữ C# trở nên phổ biến. Mặc dù một công ty không thể làm sản phẩm trở nên phổ biến, nhưng nó có thể được hỗ trợ. Cách đây không lâu, Microsoft đã gặp sự thất bại về hệ điều hành Microsoft Bob. Mặc dù Microsoft muốn Bob trở nên phổ biến nhưng thất bại. C# thay thế tốt hơn để đem đến thành công so với Bob. Thật sự là không biết khi nào mọi người trong công ty Microsoft sử dụng Bob trong công việc hằng ngày của họ. Tuy nhên, với C# thì khác, nó được sử dụng bởi Microsoft. Nhiều sản phẩm của công ty này đã chuyển đổi và viết lại bằng C#. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ này, Microsoft đã xác nhận khả năng của C# cần thiết cho những người lập trình. Micorosoft .NET là một lý do khác để đem đến sự thành công của C#. .NET là một sự thay đổi trong cách tạo và thực thi những ứng dụng. Ngoài hai lý do trên ngôn ngữ C# cũng sẽ trở nên phổ biến do những ưu điểm của ngôn ngữ này được đề cập trong mục trước. 1.6. Tổng quan về hệ thống các chất vô cơ trong chương trình Hoá học 10 THPT 1.6.1. Cấu trúc chương trình hoá vô cơ lớp 10 THPT Chương trình hoá học 10 THPT gồm có các phần: • Phần lý thuyết chủ đạo được biên soạn theo kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm, là được đưa vào khoảng gần đến giữa chương trình. Trước đó HS đã được tiếp thu một số kiến thức cơ sở để chuẩn bị. Khi học định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, HS được hệ thống hoá những tài liệu đã tích luỹ. Sau đó HS lại có dịp nghiên cứu các tài liệu khác dưới ánh sáng của những lý thuyết cơ bản vừa học. Phần lý thuyết chủ đạo bao gồm 3 chương: Chương 1. Nguyên tử Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học Chương 3. Liên kết hoá học • Phần lý thuyết phản ứng nghiên cứu về phản ứng oxi hóa – khử, phân loại các phản ứng hóa học và lý thuyết về nhiệt động lực học. Phần lý thuyết phản ứng bao gồm 2 chương được phân bố ở giữa và cuối chương trình: Chương 4: Phản ứng hoá học Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
  32. • Phần hoá học vô cơ bao gồm 2 chương; nghiên cứu về các phi kim của nhóm Halogen, nhóm Oxi và một số hợp chất tiêu biểu của chúng: Chương 5. Nhóm Halogen Chương 6. Nhóm Oxi Bảng 1.2. Các chất vô cơ trong chương trình hoá học 10 Chương 5 Chương 6 Clo Oxi Hidro clorua Ozon Flo Hidro peoxit Brom Lưu huỳnh Iot Hidro sunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit Axit sunfuric Trong SGK trình bày một cách cơ bản về tính chất vật lý, hoá học, cũng như những ứng dụng và điều chế của các chất vô cơ. 1.6.2. Nguyên tắc giảng dạy chương 5, 6 lớp 10 THPT Chương 5, 6 tập hợp những bài học về các nguyên tố và chất hóa học nên khi giảng dạy cần bảo đảm các nguyên tắc sư phạm cơ bản sau: 1. Sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức. Quá trình nhận thức của HS được thực hiện theo con đường từ trực quan sinh động đến đến biểu tượng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các mẫu chất, mô hình, thí nghiệm, hình vẽ sinh động, HS mới có thể biểu tượng hóa đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và quá trình biến đổi chúng. Nhờ đó kiến thức mới được khắc sâu vào trí óc của HS. 2. Khi nghiên cứu một chất, phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại lẫn nhau. Các chất chỉ thể hiện tính chất của mình thông qua sự biến đổi, tương tác với các chất khác. 3. Vận dụng các lý thuyết chủ đạo để giải thích bản chất các biến đổi, giúp HS hiểu sâu sắc các kiến thức, đồng thời thông qua đó rèn luyện các thao tác tư duy. Nhiệm vụ chính của GV cần làm rõ các mối quan hệ: − Giữa thành phần, cấu tạo với tính chất lý, hóa học của chất. − Tính chất của chất, ứng dụng và phương pháp điều chế chất đó. 4. Chú trọng việc xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm và sản xuất góp phần làm tăng ý thức và kinh nghiệm bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
  33. Chương 5, 6 là 2 chương cuối cùng nghiên cứu về các chất cụ thể trong chương trình Hóa học 10. Do đó trong quá trình giảng dạy, yêu cầu GV phải nắm được các kiến thức mà HS đã được học để tiếp tục phát triển cao hơn. Đồng thời, GV cần triệt để khai thác các lý thuyết chủ đạo, vận dụng các kiến thức về nguyên tử, liên kết hóa học, hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung trong chương. Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời được xem là kinh điển khi giảng dạy các bài về chất. Sự phối hợp thường xuyên các phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu là để góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho HS. Từ kinh nghiệm của nhiều thầy cô, việc phối hợp các phương pháp sau sẽ phù hợp để giảng dạy các kiến thức trong chương: − Tái hiện kiến thức cũ bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại. GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Sử dụng biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng giờ học qua hệ thống các câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và sát đối tượng. Đặc biệt đối với chương này, nếu kết hợp tốt với khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS và hệ thống câu hỏi đàm thoại trên lớp, GV sẽ dễ dàng nâng mức độ từ vấn đáp tái hiện thành vấn đáp giải thích, thậm chí là vấn đáp tìm tòi. Điều này giúp cho giờ học sẽ sinh động, bài học hấp dẫn hơn, lôi cuốn HS. − Tiếp thu kiến thức bằng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với thao tác tư duy diễn dịch, so sánh và liên tưởng. HS sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức mới khi thấy có điểm giống kiến thức đã học. Ngược lại, nếu thấy mâu thuẫn với quy luật đã học thì HS đã tự đưa mình vào tình huống có vấn đề. Tiếp theo, HS tự giải quyết vấn đề bằng cách xem xét mối liên hệ cấu tạo – tính chất – ứng dụng – điều chế, và sẽ có ngay câu trả lới, đó chính là kiến thức mới. Chẳng hạn, khi nghiên cứu tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm halogen, HS có thể dựa vào tính chất hóa học chung của nhóm VIIA và suy luận tính chất hóa học của clo và brom, iot là tính oxi hóa do cấu hình electron đều có 7 electron ngoài cùng. Tuy nhiên, bên cạnh tính oxi hóa, clo, brom, iot còn có thể hiện thêm tính khử. Để giải quyết vấn đề trên, HS buộc phải nghiên cứu sự khác biệt về sự phân bố các electron vào các obitan của clo, brom, iot. − Đẩy mạnh việc tự học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập ở nhà
  34. Lượng kiến thức có trong 2 chương này rất lớn. Các nguyên tử có nhiều trạng thái oxi hóa dẫn đến sự biến đổi khả năng oxi hóa – khử. Ngoài ra, một số hợp chất còn thể hiện tính chất axit – bazơ. Đây là một trong 2 chương trọng tâm của hóa học vô cơ. Hầu hết các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cao đẳng hiện nay đều đề cập đến nội dung các chương này. Vì thế, nhu cầu tự học ở 2 chương này là rất lớn. Đẩy mạnh việc tự học bằng cách giải bài tập thì cả thầy và trò đều sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa một lượng kiến thức lớn với thời gian học hạn chế tại lớp. Hệ thống bài tập tốt sẽ giúp HS cũng cố kiến thức, tăng năng lực suy luận và làm tăng niềm say mê học tập bộ môn. Chuẩn bị bài và giải bài tập ở nhà là một trong những biện pháp thực thi cá thể hóa việc học đến mức cao nhất. 1.6.3. Mục tiêu dạy học chương 5, 6 lớp 10 THPT Trong chương trình Hóa học 10 gồm những bài học về các nguyên tố và chất hóa học được xếp vào 2 chương sau khi nghiên cứu các lý thuyết chủ đạo. HS được học về các chất và các hợp chất điển hình của 2 nhóm phi kim điển hình trong bảng tuần hoàn là VIA và VIIA. 1. Kiến thức - HS biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử để hiểu được: + Tính chất hóa học của các đơn chất trong 2 chương. + Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. + Những ứng dụng quan trọng của các hợp chất vô cơ. 2. Kỹ năng Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng: − Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học của các đơn chất và những hợp chất của chúng. − Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự phá hủy tầng ozon, mưa axit, ). − Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa bằng phương pháp thăng bằng electron hoặc cân bằng số oxi hóa. − Giải các bài tập có liên quan đến kiến thức của chương. 3. Tình cảm thái độ
  35. − Có ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm các nguồn: không khí, đất, nước, 1.7. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT  Đối với GV Khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng về nhu cầu sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ ở các trường THPT còn rất mới mẻ. Có tới 28 trên tổng số 30 GV chưa biết tới từ điển điện tử các chất vô cơ (chiếm tới 93,33%) còn lại 2 GV đã từng nghe qua từ điển điện tử (chiếm 6,67%). Điều này minh chứng từ điển điện tử các chất vô cơ còn khá mới mẻ đối với đại đa số GV THPT. Khi được hỏi về việc tra cứu tính chất của các chất vô cơ trong quá trình dạy học thì kết quả cũng khá bất ngờ, có đến 30 trên tổng số 30 GV sử dụng các sách tham khảo khi tra cứu, trong đó có 5 GV có tra cứu các tài liệu tham khảo trên inetrnet. Điều này cho chúng ta thấy việc tra cứu của đại đa số GV vẫn còn phụ thuộc vào các tài liệu in sẵn. Đa phần các GV cho biết khi sử dụng công cụ tra cứu là sách tham khảo, Internet có những hạn chế như sau: − Về sách tham khảo + Hiện nay sách tham khảo khá là nhiều và kiến thức trong các sách lập lại cũng nhiều nên việc tra cứu khi sử dụng sách in khá tốn kém về kinh phí và thời gian. + Khó mang theo một số lượng sách lớn trong quá trình giảng dạy trên lớp để tra cứu. − Về Internet + Khó khăn trong tra cứu khi không kết nối Internet. + Nguồn thông tin chưa được kiểm định  Đối với HS Qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng, HS ngày nay thường xuyên sử dụng các tài liệu điện tử (100% HS), đặc biệt khi hỏi đến thì đa phần các em cho biết rằng thường xuyên sử dụng Internet trong việc học hoá học và các môn khác.
  36. Khi hỏi đến mức độ thường xuyên sử dụng từ điển hoá học dạng in thì đại đa số HS (87 trên 90 HS chiếm 96,67%) cho biết không bao giờ sử dụng từ điển hoá học, còn 3,33% HS thỉnh thoảng có sử dụng từ điển để tra cứu về thuật ngữ, định nghĩa. Qua đó chúng tôi thấy rằng việc sử dụng từ điển điện tử hoá học để học tập ở HS THPT còn khá mới mẻ, dự kiến một hướng phát triển rộng lớn cho từ điển điện tử các chất vô cơ. Chúng tôi đặt vấn đề cho các HS khi được sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ thì các em sẽ phục vụ cho nhu cầu nào của bản thân. Kết quả thu được rất khả quan − 66,67% HS cho rằng sẽ sử dụng từ điển điện tử để chuẩn bị bài trước khi tới lớp. − 100% HS sử dụng từ điển điện tử để hệ thống hoá bài học sau mỗi buổi học về chất vô cơ. − 33,33% HS cho rằng từ điển điện tử giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Tóm lại, từ kết quả mà chúng tôi thực nghiệm được trên đây càng giúp chúng tôi khẳng định được rằng việc xây dựng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 là đúng đắn và cần thiết. Từ điển điện tử này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu nâng cao kiến thức của HS trong hóa học mà còn giúp HS trong việc chuẩn bị và hệ thống hoá kiến thức hoá học. Khi xây dựng từ điển điện tử chúng tôi xây dựng nội dung dựa theo SGK có bổ sung và mở rộng. Và hơn hết, chúng tôi còn sử dụng hình ảnh, clip thí nghiệm sẽ đáp ứng yêu cầu về mặt trực quan. Cuối cùng đây là một từ điển điện tử hoàn toàn bằng tiếng Việt. Có trong tay một từ điển điện tử như thế, HS sẽ không còn lo lắng về vấn đề thời gian tìm kiếm cũng như không phải tìm kiếm tài liệu tham khảo.
  37. 2 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN CÁC CHẤT VÔ CƠ ( HÓA HỌC 10 – THPT) 2.1. Nguyên tắc thiết kế từ điển điện tử Để có thể thiết kế một từ điển điện tử có chất lượng, quá trình thiết kế từ điển đòi hỏi phải dựa trên những nguyên tắc sư phạm chặt chẽ. Điều này nhằm nâng cao tính tiện dụng cũng như hiệu quả đối với người sử dụng. Chúng tôi đề nghị từ điển điện tử cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: 1. Giao diện thân thiện, chặt chẽ và dễ sử dụng Từ điển điện tử phải có cấu trúc đơn giản, rõ ràng. Cần thiết kế sao cho người dùng tìm thấy ngay thông tin mà họ cần. Trang chủ và các trang nội dung cần thiết kế bắt mắt và thu hút người sử dụng. 2. Từ ngữ nhất quán, dễ hiểu Với đối tượng sử dụng là HS phổ thông, giao diện sử dụng của từ điển điện tử phải được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Việt, từ ngữ được dùng trong từ điển cần dễ hiểu. Thuật ngữ hóa học cũng cần phải cập nhật theo SGK mới nhất nhằm đảm bảo tính nhất quán. Nếu không có trở ngại về mặt kỹ thuật thì cần phải đảm bảo nhất quán các tiêu chí sau: − Thống nhất về kích cỡ, kiểu chữ và màu sắc ở các tiêu đề và nội dung. Không nên áp dụng quá nhiều định dạng cho chữ viết vì sẽ làm rối mắt người nhìn, gây phản cảm. − Tạo chuẩn chung trong thiết kế (màu sắc, cấu trúc, bố cục) cho trang chủ, các trang nội dung hoặc chỉ thay đổi, khi thật sự cần thiết. 3. Khả năng liên kết Tạo các đường dẫn bằng biểu tượng ở tất cả các trang nhằm tăng khả năng liên kết giữa trang chủ – các trang nội dung và giữa những trang nội dung với nhau và giữa trang đã xem với trang hiện tại. Do đó chỉ cần chọn các biểu tượng thích hợp, người dùng có thể di chuyển sang ngay các trang khác.
  38. 4. Dễ sử dụng đối với các máy tính thông thường Cần đảm bảo yêu cầu cấu hình và dung lượng bị chiếm không quá lớn để máy tính có cấu hình thấp không bị chậm đi khi dùng từ điển. Không nên lạm dụng đồ họa, màu sắc vì sẽ vừa làm dung lượng của từ điển tăng lên vừa làm giảm tính thẩm mĩ. Từ điển hoá học chạy trên giao diện riêng được xây dựng bởi ngôn ngữ lập trình C# nên không phụ thuộc nhiều vào máy tính cài đặt. Tuy nhiên, để sử dụng từ điển điện tử này yêu cầu máy của người dùng phải có .Net Framework 4.5. 5. Mở rộng SGK Muốn phục vụ tra cứu tốt thì nguồn thông tin từ điển cung cấp phải mở rộng hơn, không gói buộc trong SGK. Chính vì điều đó, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, nhằm phục vụ việc tra cứu. 6. Kiểm tra kỹ từng phần trước khi tiếp tục Đọc và kiểm tra cẩn thận từ nội dung: − Kiểm tra lỗi chính tả. Thường khi nhập nội dung từ các nguồn, tác giả đã tiến hành kiểm tra chính tả. Nhưng đó chỉ là lần kiểm tra thứ nhất, chắc chắn sai sót vẫn còn thông qua các thầy cô, người sử dụng trong quá trình tra cứu phát hiện và sửa đổi kịp thời. − Kiểm tra độ chính xác của kiến thức. Trức tiên, từ điển điện tử xây dựng đảm bảo nguyên tắc tôn trọng kiến thức đã được trình bày ở SGK. Đối với những kiến thức đưa thêm, cần được xem xét, thẩm định cẩn thận, tốt nhất là tìm hiểu kỹ các tài liệu chuyên ngành hoặc trao đổi trực tiếp với các thầy cô đang giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề mà tác giả quan tâm. − Kiểm tra hoạt động từng trang. Ở mỗi trang cần chạy thử xem các hoạt động, các đường dẫn có liên kết chính xác không. Nên kiểm tra nhiều lần và trên các hệ máy khác nhau. 2.2. Quy trình thiết kế từ điển điện tử Tính đến thời điểm này, từ điển điện tử đến với nhân loại như là một hệ quả tất yếu của sự phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hầu như chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu rộng cũng như xây dựng một quy trình chuẩn để thiết kế từ điển điện tử. Do đó, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng từ điển điện tử gồm 7 bước như sau:
  39. 1. Phân tích 2. Xây dựng nội dung 3. Thiết kế và xây dựng hình thức 4. Thử nghiệm sản phẩm 5. Thiết kề bìa CD và in sao 6. Thực nghiệm sư phạm 7. Đánh giá và hoàn thiện Hình 2.1. Quy trình thiết kế từ điển điện tử  Bước 1: Phân tích Đây là phần quan trọng nhất trong quy trình thiết kế từ điển điện tử, nó có tác dụng định hướng, đặt nền móng cho các công việc tiếp theo. Định hướng đúng sẽ không làm lệch hướng đề tài nghiên cứu, nền móng vững chắc giúp cho việc phát triển các chủ đề của từ điển điện tử một cách suôn sẻ, làm tăng tính hiệu quả và khả năng sử dụng sản phẩm. Trong phần này cần phải thực hiện các công đoạn sau: − Xác định đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng trong quá trình dạy học. − Xác định nội dung và hình thức cần đạt được về nội dung, hình thức của từ điển điện tử. − Xác định các tài nguyên cần thiết để dùng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình biên soạn nội dung từ điển như: SGK, Sách tham khảo về hoá vô cơ − Xác định công cụ thực hiện từ điển điện tử như phần mềm Visual Studio dùng để viết ngôn ngữ C#.
  40.  Bước 2: Xây dựng nội dung Căn cứ vào các mục tiêu đã xác định tại bước 1 để tiến hành xây dựng, soạn thảo nội dung của từ điển điện tử. − Dùng phần mềm soạn thảo văn bản để tiến hành biên soạn: + Hệ thống thông tin về lịch sử, lý hoá tính, điều chế và ứng dụng của các chất vô cơ. + Hệ thống tư liệu, truyện vui hoá học. + Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nội dung kiến thức liên quan đến các chất vơ cơ SGK 10 nâng cao, đồng thời gắn với những dạng toán theo yêu cầu chuẩn kiến thức của Bộ GDĐT. − Tập hợp các phim thí nghiệm hóa học có liên quan đến chủ đề chính của từ điển điện tử. Phần lớn các dữ liệu được biên soạn hoặc sưu tầm ở bước này là các tập tin word (.doc), tập tin video (.mpg, .flv, .wmp, ) hoặc tập tin ảnh (.cr2, .jpg, .png, ).  Bước 3: Thiết kế và xây dựng hình thức cho từ điển điện tử − Xác định phong cách thiết kế chủ đạo, thống nhất cho từ điển điện tử (màu sắc, cỡ chữ, phong nền, ). − Thiết kế các đường dẫn có mặt ở các phần, các mục sao cho đạt 3 yêu cầu: tiện dụng, thẩm mĩ và thao tác đơn giản. − Tiến hành nhập các dữ liệu vào từ điển điện tử.  Bước 4: Thử nghiệm sản phẩm − Sản phẩm được đóng gói trên từng CD–ROM và gởi cho nhóm nhỏ GV, HS sử dụng thử sau đó phản hồi kết quả. − Thu thập ý kiến phản hồi, tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện.  Bước 5: Thiết kế bìa CD, in sao hàng loạt Cần lấy tổng số HS các lớp thực nghiệm và tổng số GV bộ môn Hóa tham khảo ý kiến để quyết định số lượng CD cần in sao.  Bước 6: Thực nghiệm sư phạm − Biên soạn phiếu tham khảo ý kiến GV bộ môn Hoá học − Biên soạn phiếu tham khảo ý kiến và gởi kèm CD cho GV bộ môn Hóa học và HS thuộc các lớp tiến hành cài đặt, sử dụng.
  41.  Bước 7: Đánh giá và hoàn thiện Thu thập số liệu qua các phiếu tham khảo ý kiến GV và HS để tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng từ điển điện tử. Các ý kiến, phản hồi được đánh giá sau đó chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm. 2.3. Cấu trúc của từ điển điện tử Từ thực tiễn, chúng tôi thấy rằng: Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo từ điển điện tử hiện nay vẫn chưa phổ biến. Hầu hết các từ điển điện tử hoá học trên thị trường đa phần là từ điển trực tuyến hay từ điển tiếng Anh. Căn cứ vào mục tiêu dạy học phần vô cơ lớp 10 THPT, nhu cầu về tư liệu tham khảo của GV, HS. Chúng tôi đề xuất cấu trúc của từ điển điện tử như sau : TỪ ĐIỂN TRA CỨU HÓA HỌC VUI TRẮC NGHIỆM CLIP HÓA HỌC QUẢN TRỊ Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của từ điển điện tử 2.4. Giới thiệu tự điển điện tử đã thiết kế 2.4.1. Trang chủ Trang chủ của từ điển điện tử gồm 4 đề mục đồng cấp. Từ trang chủ, người sử dụng có thể truy xuất đến bất cứ mục nào của từ điển điện tử. − Phương thương thức hoạt động: Điều khiển hoạt động của 4 đề mục có chức năng liên kết tới 4 trang nội dung chính của từ điển điện tử. Ở 4 trang nội dung thì tùy vào chức năng mỗi trang sẽ chứa các trang phụ khác. − Ý tưởng thiết kế: Trang chủ cần được thiết kế thật sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính tương tác cao. Đặc biệt, chúng tôi nêu bật lên cho người dùng từ sự tiếp xúc đầu tiên thấy rằng đây là từ điển điện tử hoá học.
  42. Hình 2.3. Giao diện của trang chủ Thanh công cụ của từ điển điện tử có chức năng truy xuất vào 4 đề mục được mã hóa vào 4 biểu tượng có khả năng tương tác: 1. Tra cứu 2. Hoá học vui 3. Trắc nghiệm 4. Clip hoá học 5. Quản trị từ điển hoá học Khi người dùng di chuyển chuột qua gần các biểu tượng này thì chúng sẽ tự động chuyển đổi màu sắc. Và nếu muốn kích hoạt trang nội dung thì người dùng chỉ cần nhấp chuột vào tên mục cần kích hoạt. Khi di chuyển sang các mục khác thì chúng sẽ tự động biến mất đi. 2.4.2. Trang “Tra Cứu” − Ý tưởng thiết kế Trang “Tra Cứu” là trang nội dung quan trọng và được thiết kế khác biệt. Trang này đóng vai trò là một trang thư viện tra cứu các chất vô cơ. Người sử dụng có thể dễ dàng chọn nội dung mình muốn tra cứu hay trở lại trang chủ bằng vài thao tác nhấp chuột đơn giản. − Phương thức hoạt động
  43. Sau khi chọn “Tra Cứu” tại trang chủ, từ điển điện tử sẽ hiển thị giao diện chính của trang “Tra Cứu”. Để sử dụng tra cứu, HS chỉ cần nhấp chuột vào ô “Tìm kiếm” rồi nhập tên chất mình muốn tra cứu vào. Hình 2.4. Giao diện của trang “Tra Cứu” Tại giao diện chính của trang “Tra Cứu”, HS có thể chọn bất kì nội dung nào trong các nội dung có liên quan với chất cần tra (lịch sử, lý tính, hoá tính, ứng dụng, điều chế) bằng cách nhấp chuột vào. Trong trang này chúng tôi đã thiết kế được 17 chất với những nội dung tương ứng về lịch sử hình thành, lý tính, hoá tính, ứng dụng và điều chế của từng chất. Những thông tin về các chất chúng tôi tra cứu trong nhiều tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Qua đó khi sử dụng từ điển sẽ giúp cho HS biết thêm và hiểu rõ về những chất hoá học vô cơ, từ đó giúp HS thêm sự hiểu biết cũng như niềm yêu thích đối với môn hoá. Đặc biệt, người dùng có thể thêm, chỉnh sửa thông tin trong từ điển, đây là một trong những tiện ích khác của từ điển mà chúng tôi xây dựng tức là từ điển điện tử trở thành hệ thống lưu trữ thông tin cho người dùng.
  44. Tra Cứu Axit sunfuric Brom Clo Flo Hidro sunfua Hidro bromua Hidro clorua Hidro florua Hidro iotua Hidro peoxit Iot Lưu huỳnh Lưu huỳnh dioxit Lưu huỳnh trioxit Nước Oxi Ozon Hình 2.5. Sơ đồ các chất vô cơ trong trang “Tra Cứu” 2.4.2.1. Lịch sử Phần lịch sử các chất vô cơ giúp HS biết được về quá trình khám phá, nghiên cứu ra các chất vô cơ của những nhà hoá học. Qua đó giúp HS hiểu thêm về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển của các chất đồng thời tăng thêm sự yêu thích đối với môn hoá học, góp phần giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại, tính tỉ mỉ, đam mê khám phá qua những tấm gương các nhà hoá học.
  45. Hình 2.6. Lịch sử khám phá axit sunfuric 2.4.2.2. Vị trí cấu tạo Trong mục này, chúng tôi cung cấp thông tin về công thức cấu tạo, công thức phân tử, cấu hình electron của các chất vô cơ Hình 2.7. Cấu tạo của axit sunfuric 2.4.2.3. Lý tính Trong mục này, chúng tôi cung cấp thông tin về những tính chất vật lý của các chất vô cơ (cấu trúc, trạng thái tồn tại, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ) đồng thời có mở rộng kiến thức để HS biết thêm ngoài SGK.
  46. Hình 2.8. Lý tính của axit sunfuric 2.4.2.4. Hoá tính Tính chất hoá học là phần không thể thiếu khi chúng ta tìm hiểu về một chất nào đó. Chính vì vậy, trong mục này chúng tôi cung cấp cho HS biết và diễn giải thêm về những tính chất hoá học của các chất vô cơ, đi từ cơ bản đến nâng cao, mở rộng. Hình 2.9. Hoá tính của axit sunfuric 2.4.2.5. Ứng dụng Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy đòi hỏi phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Do đó, phần này chúng tôi trình bày ứng dụng của tất cả các chất vô cơ đã giới thiệu trong từ điển, đồng thời mở rộng liên hệ với thực tiễn đời sống nhằm khơi
  47. gợi sự say mê, hứng thú cho HS, khẳng định hoá học hiện diện ngay từ những vật dụng, đồ dùng, hiện tượng xung quanh môi trường mà HS sinh sống. Hình 2.10. ứng dụng của axit sunfuric 2.4.2.6. Điều chế Khi khảo sát một chất ngoài lý tính, hoá tính, ứng dụng thì không thể nào thiếu được cách điều chế chất đó trong phòng thí nghiệm như thế nào, trong công nghiệp ra sao và có bao nhiêu cách điều chế. HS sẽ tìm được điều này thông qua mục “điều chế” trong từ điển điện tử. Hình 2.11. điều chế axit sunfuric 2.4.3. Trang “Hoá Học Vui” − Ý tưởng thiết kế
  48. Trang “Hoá Học Vui” được thiết kế nhằm mục đích giúp HS giảm căng thẳng bằng hệ thống tư liệu (câu truyện cười, câu chuyện về các chất), những đoạn phim thí nghiệm và truyện vui. − Phương thức hoạt động Sau khi chọn đề mục “Hoá Học Vui” tại trang chủ, từ điển điện tử sẽ hiển thị giao diện chính của trang “Hoá Học Vui”. Tại đây HS có 3 nội dung để lựa chọn với giao diện hiển thị khác nhau. Hình 2.12. Giao diện của hoá học vui Nhu cầu thư giãn sau của HS sau một thời gian làm việc với máy tính là cần thiết. Do đó, việc đưa trang “Hoá Học Vui” vào cần được quan tâm đúng mức về cả nội dung lẫn hình thức sao cho HS vừa học và vừa thư giãn. Nội dung của trang được tác giả lựa chọn cẩn thận từ nguồn Internet, gồm chủ yếu là các bài viết, đoạn phim thí nghiệm vui và được đưa vào 3 mục chính, ngoài ra người dùng có thể tuỳ biến mục này bằng cách thêm vào những nội dung mà mình thích: Hoá Học Vui Tư lệu Phim Truyện vui Hình 2.13. Cấu trúc của hoá học vui
  49. 2.4.4. Trang “Trắc Nghiệm” − Ý tưởng thiết kế Trang “Trắc nghiệm” được thiết kế với mục đích giúp HS có thể vận dụng những kiến thức biết được thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm trên từ điển điện tử. HS vừa có thể khắc sâu những kiến thức đã biết được vừa có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. − Phương thức hoạt động Sau khi chọn đề mục “Trắc nghiệm” tại trang chủ, từ điển điện tử sẽ hiển thị giao diện chính của trang “Trắc nghiệm” Hình 2.14. Giao diện của trang “Trắc nghiệm” Trong giao diện chính, HS sẽ chọn chủ đề mà HS muốn dựa trên các chất vô cơ có trong từ điển điện tử. HS có thể lựa chọn tiếp số câu hỏi mong muốn với số lượng tối đa là 10 câu ứng với 1 chất vô cơ. Ở đây người dùng cũng có thể chỉnh sửa nội dung theo ý bản thân. Khi hoàn thành, nhấp chuột vào “bắt đầu”, khi đó xuất hiện giao diện chứa các câu hỏi trắc nghiệm với số lượng và chủ đề đã chọn trước:
  50. Hình 2.15. Giao diện của mục trắc nghiệm hoá học Người dùng chọn đáp án thích hợp sau đó nhấp chuột vào “hoàn tất”. Phần mềm sẽ báo cho HS biết số lượng câu đúng sai thông qua qua số câu đúng, sai và đánh giá HS đạt hay chưa đạt. Ngoài ra, người sử dụng có thể biết được đáp án khi nhấp nút “Đáp án”, muốn thử sức lại thì chọn “Làm lại” Hình 2.16. Báo kết quả của trắc nghiệm hoá học
  51. 2.4.5. Trang “Clip Hoá Học” − Ý tưởng thiết kế Hoá học đòi hỏi sự trực quan, sinh động và thí nghiệm là một phần không thể thiếu đối với bộ môn này. Từ điển điện tử đã xây dựng riêng một mục “clip hoá học” tập hợp các đoạn phim của phần lớn những thí nghiệm về chất vô cơ không chỉ có bên trong từ điển mà còn ở ngoài. Các phim thí nghiệm dùng trong từ điển điện tử đều được chúng tôi chú ý lựa chọn sao cho các thí nghiệm sống động, hiện tượng rõ ràng, thao tác chính xác hay những thí nghiệm mà GV không thể thực hiện được. − Phương thức hoạt động Sau khi chọn đề mục “Clip Hoá Học” tại trang chủ, từ điển điện tử sẽ hiển thị giao diện chính của trang. Tại đây HS chỉ cần nhấp chuột vào tên thí nghiệm mà mình muốn xem. Hình 2.17. Giao diện của clip hoá học 2.4.6. Quản trị từ điển điện tử − Ý tưởng thiết kế Chúng tôi đã thiết kế từ điển điện tử mở để người dùng có thể chủ động cập nhật để làm phong phú thêm từ điển của mình. Thông qua chức năng quản trị, người dùng có thể bổ sung thêm các chất hoá học tuỳ thích. − Phương thức hoạt động
  52. Trong giao diện chính, khi ta nhấp chọn “quản trị từ điển” thì giao diện trang quản trị được hiện ra: Hình 2.18. Giao diện trang quản trị từ điển điện tử Phần mềm này phù hợp và tiện ích cho GV khi sử dụng. GV có thể chỉnh sửa nội dung theo mong muốn sao cho phù hợp với đối tượng HS, với mục đích riêng hay sở thích của cá nhân. Người dùng có thể chỉnh sửa nội dung cho cả 4 mục chính của từ điển cụ thể: 2.4.6.1. Từ điển Trang này sẽ hiển thị tương tự màn hình từ điển phần giao diện người dùng. Nhưng khi nhấp chuột vào các công thức hóa học, ta có thể có 2 tùy chọn là cập nhật và xóa công thức hóa học đang chọn. Ngoài ra ta có thể thêm công thức hóa học mới vào hệ thống. Hình 2.19 Giao diện trang “từ điển”
  53. Trong giao diện có 3 chức năng:  : chỉnh sửa, cho phép người sử dụng chỉnh sửa những thông tin có liên quan đến chất mà mình chọn.Muốn chỉnh sửa một chất vô cơ nào đó, chúng ta cần chọn chất đó trước rồi sau đó nhấp chuột vào nút chỉnh sửa. Trong giao diện chỉnh sửa sẽ xuất hiện các đề mục như sau: Hình 2.20. Giao diện chỉnh sửa Trong giao diện này, người dùng sẽ dễ dàng chỉnh sửa bằng những thao tác đơn giản như nhấp chuột, đánh văn bản, chèn hình, đoạn phim ngắn. Ngoài ra chúng ta có thể sao chép và dán nội dung cần đánh từ một tập tin word bất kì vào từ điển điện tử.  : xoá, cho phép người sử dụng xoá đi chất vô cơ và những thông tin liên quan mà mình chọn.  : thêm, cho phép người sử dụng thêm chất vô cơ mới. Muốn thêm chất mới, chúng ta nhấp chuột vào nút thêm. Trong giao diện thêm sẽ xuất hiện với các đề mục :
  54. Hình 2.21. Giao diện “thêm” Muốn thêm chất mới, đầu tiên ta cần nhập tên chất và công thức vào các ô tương ứng, việc nhập chỉ số trên và dưới của công thức hoá học, được thực hiện như trong word. Sau đó ta thêm nội dung tương ứng với các phần (lịch sử, lý tính, hoá tính, điều chế và ứng dụng) thông qua các công cụ. - Text: Nhập văn bản - Image: Nhập hình ảnh - Video: Nhập clip 2.4.6.2. Hoá học vui Trang này sẽ hiển thị tương tự phần giao diện người dùng. Có 6 công cụ trợ giúp gồm:  : cho phép người dùng thêm chủ đề mới cho mục này.  : cho phép người dùng chỉnh sửa các chủ đề đã có trong mục.  : xoá bỏ chủ đề đã chọn.  : chỉnh sửa nội dung bên trong chủ đề.  : xoá nội dung bên trong chủ đề  : thêm nội dung bên trong chủ đề
  55. Hình 2.22. Giao diện trang chỉnh sửa hoá học vui 2.4.6.3. Trắc nghiệm Các câu trắc nghiệm được lưu theo chủ đề. Phần này cũng có 6 công cụ với chức năng như phần hoá học vui. Hình 2.23. Giao diện trang chỉnh sửa trắc nghiệm 2.4.6.4. Clip hoá học Trang này chứa danh sách các đoạn phim hóa học mà không thuộc phần “Tra cứu” hay “Hóa học vui”. Khi nhấp chuột vào đoạn phim hóa học ở bên trái, ta có thể xem
  56. đoạn phim ở phần bên phải màn hình. Người quản trị có thể thêm – cập nhật – xóa đoạn phim tùy ý thông qua 3 công cụ. Hình 2.24. Giao diện trang chỉnh sửa clip hoá học 2.5. Sử dụng phần mềm C# để thiết kế từ điển Đây là một phần mềm được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình C#, để viết được từ điển điện tử bằng C# chúng tôi đã sử dụng phần mềm Visual Studio 2010 Ultimate. Hình 2.25. Phần mềm Visual Studio 2010 2.5.1. Mã nguồn của trang chủ Đây là màn hình chính của chương trình, nó sẽ chứa các biểu tượng liên kết tới các màn hình khác trong phần mềm bao gồm: màn hình Tra cứu, Hóa học vui, Trắc nghiệm, Clip hóa học. Với yêu cầu như vậy, chúng tôi đã thiết kế mã nguồn như sau: using System; using System.Collections.Generic;
  57. using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.Ultility; using DictionaryProject.DTO; namespace DictionaryProject { public partial class frmWelcome : Form { private MainDictionary m_mainDictionary; private Bitmap m_bmpFrmBack = new Bitmap(@"Image\Welcome.bmp"); public frmWelcome() { InitializeComponent(); } public frmWelcome(MainDictionary mainDic) { // TODO: Complete member initialization InitializeComponent(); BitmapRegion.CreateControlRegion(this, m_bmpFrmBack); this.m_mainDictionary = mainDic; this.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgBackGround_Welcome; picDicIcon.Image = m_mainDictionary.imgDicIconSmall; picHHVIcon.Image = m_mainDictionary.imgHHVIconSmall; picTesIcon.Image = m_mainDictionary.imgTestIconSmall; //picHelpIcon.Image = m_mainDictionary.imgHelpIconSmall; picVideoIcon.Image = m_mainDictionary.imgVideoIconSmall; picButtonDic.Image = m_mainDictionary.imgDicMenu; picButttonHHV.Image = m_mainDictionary.imgHHVMenu; picButtonTest.Image = m_mainDictionary.imgTestMenu; //picButtonHelp.Image = m_mainDictionary.imgHelpMenu; picButtonVideo.Image = m_mainDictionary.imgVideoMenu; setMusicIcon(); } private void picButtonClose_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.Close(); } private void picButtonTest_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openTestDialog(); } private void openTestDialog() { this.Hide(); frmTracNghiem frmTest = new frmTracNghiem(m_mainDictionary); frmTest.ShowDialog(); this.Show(); } private void picButttonHHV_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openHHVDialog(); } private void openHHVDialog() { this.Hide(); bool bFullScreen = false; frmHoaHocVui frmHHV = new frmHoaHocVui(bFullScreen, m_mainDictionary); if (frmHHV.ShowDialog() == System.Windows.Forms.DialogResult.Cancel) { this.Close(); } else
  58. { this.Show(); } } private void picButtonHelp_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { //this.Hide(); //MessageBox.Show("Help đang xây dựng", "Thông báo"); //this.Show(); openHelp(); } private void picButtonContact_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openContact(); } private void openContact() { frmLienHe frm = new frmLienHe(m_mainDictionary.imgBackGround_Contact); frm.Show(); } private void picButtonDic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openDictionaryDialog(); } private void openDictionaryDialog() { this.Hide(); frmDictionary frmDic = new frmDictionary(m_mainDictionary); frmDic.ShowDialog(); this.Show(); } private void picDicIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openDictionaryDialog(); } private void picHHVIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openHHVDialog(); } private void picTesIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openTestDialog(); } private void picHelpIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openHelp(); } private static void openHelp() { System.Diagnostics.Process.Start(ConstantDTO.g_FileHelp); } private void picContactIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { openContact(); } private void picButtonDic_MouseHover(object sender, EventArgs e) { picButtonDic.Image = m_mainDictionary.imgDicMenuActive; } private void picButtonDic_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { picButtonDic.Image = m_mainDictionary.imgDicMenu; } private void picButttonHHV_MouseHover(object sender, EventArgs e) {
  59. picButttonHHV.Image = m_mainDictionary.imgHHVMenuActive; } private void picButttonHHV_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { picButttonHHV.Image = m_mainDictionary.imgHHVMenu; } private void picButtonTest_MouseHover(object sender, EventArgs e) { picButtonTest.Image = m_mainDictionary.imgTestMenuActive; } private void picButtonTest_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { picButtonTest.Image = m_mainDictionary.imgTestMenu; } private void picMusic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = false; m_mainDictionary.StopMusic(); } else { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = true; m_mainDictionary.PlayMusic(); } setMusicIcon(); } private void setMusicIcon() { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOn; } else { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOff; } } private void picButtonVideo_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.Hide(); frmVideo frm = new frmVideo(m_mainDictionary); frm.ShowDialog(); this.Show(); } private void picButtonVideo_MouseHover(object sender, EventArgs e) { picButtonVideo.Image = m_mainDictionary.imgVideoMenuActive; } private void picButtonVideo_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { picButtonVideo.Image = m_mainDictionary.imgVideoMenu; } } } 2.5.2. Mã nguồn của trang tra cứu Màn hình này sẽ hiển thị danh sách các công thức hóa học ở cột bên tay trái, khi nhấp chuột vào công thức nào thì nó sẽ hiển thị thông tin về chất ở màn hình tay phải. Mỗi công thức gồm 5 thông tin: lịch sử, lý tính, hóa tính, ứng dụng, điều chế. Mỗi
  60. phần này sẽ chứa thông tin, hình ảnh hoặc đoạn phim và có thể xem đoạn phim trực tiếp trên giao diện phần mềm. Với yêu cầu như vậy, chúng tôi đã thiết kế mã nguồn như sau: using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.DTO; namespace DictionaryProject { public partial class frmDictionary : Form { private MainDictionary m_mainDictionary; private int m_pos_History = -1; public frmDictionary() { InitializeComponent(); } public frmDictionary(MainDictionary mainDictionary) { InitializeComponent(); // TODO: Complete member initialization this.SuspendLayout(); this.BackgroundImage = mainDictionary.imgBackGround_Dic; this.BackgroundImageLayout = ImageLayout.Stretch; this.picHome.Image = mainDictionary.imgHomeDicBtn; picMaximum.Image = mainDictionary.imgMaxiBtn; picMini.Image = mainDictionary.imgMiniBtn; this.ResumeLayout(); this.m_mainDictionary = mainDictionary; m_pos_History = mainDictionary.m_ListHistory.Count - 1; loadAllFormula(); //Khai báo sự kiện cho các UserControl với Windows Form hiện tại > Chụp trái banh ucDictionary1.ucDictionary_Back += new UCDictionary.ucDictionary_BackHandle(ucDictionary_SetHistory_BackHandle); ucDictionary1.ucDictionary_Forward += new UCDictionary.ucDictionary_ForwardHandle(ucDictionary_SetHistory_ForwardHandle); setMusicIcon(); } // >Sử lý bóng private void ucDictionary_SetHistory_BackHandle() { if (m_mainDictionary.m_ListHistory.Count == 0 || m_pos_History == 0) { return; } displayFormula(m_mainDictionary.m_ListHistory[m_pos_History -1], false); m_pos_History ; } private void ucDictionary_SetHistory_ForwardHandle()
  61. { if (m_mainDictionary.m_ListHistory.Count == 0 || (m_pos_History + 1) == m_mainDictionary.m_ListHistory.Count) { return; } displayFormula(m_mainDictionary.m_ListHistory[m_pos_History + 1], false); m_pos_History++; } private void loadCongThuc(List lstCongThuc) { if (lstCongThuc.Count > 0) lstCongThuc.Sort(delegate(CongThucDTO x, CongThucDTO y) { return x.TenCongThuc.CompareTo(y.TenCongThuc); }); listCongThuc.DisplayMember = "TenCongThuc"; listCongThuc.ValueMember = "CongThuc"; listCongThuc.DataSource = lstCongThuc; } private void rtbSearch_KeyUp(object sender, KeyEventArgs e) { string search = rtbSearch.Text; if (search.Length lstCongThucResult = CongThucDTO.FindAll(m_mainDictionary.m_ListCongThuc, search); loadCongThuc(lstCongThucResult); return; } } private void picStoriesButton_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { //load ds chuyện vui hóa học this.Hide(); bool bFullScreen = false; if (this.WindowState == FormWindowState.Maximized) { bFullScreen = true; } frmTracNghiem_Admin frmHHV = new frmTracNghiem_Admin(bFullScreen, m_mainDictionary); if (frmHHV.ShowDialog() == System.Windows.Forms.DialogResult.Cancel) { this.Close(); }
  62. else { this.Show(); } } private void picTestButton_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { //load ds bài trắc nghiệm this.Hide(); frmLoadTracNghiem frmLoadTN = new frmLoadTracNghiem(m_mainDictionary); if (frmLoadTN.ShowDialog() == DialogResult.Cancel) { this.Close(); } else { this.Show(); } } private void picDictionaryButton_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { //activeDictionaryButton(); //load ds công thức loadCongThuc(m_mainDictionary.m_ListCongThuc); } private void picSearchIcon_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { string search = rtbSearch.Text; searchFormula(search); } /// /// Tìm chính xác /// /// private void searchFormula(string search) { if (search.Length <= 0) { loadAllFormula(); return; } else { CongThucDTO congThucResult = CongThucDTO.Find(m_mainDictionary.m_ListCongThuc, search); if (congThucResult != null) displayFormula(congThucResult, true); return; } } private void displayFormula(CongThucDTO congThucResult, bool isSearch) { ucDictionary1.setEmpty(); if (congThucResult != null) { ucDictionary1.setFormula(congThucResult); if (isSearch) { addHistory(congThucResult); } }
  63. } private void addHistory(CongThucDTO congThucResult) { m_pos_History = m_mainDictionary.m_ListHistory.Count; m_mainDictionary.m_ListHistory.Add(congThucResult); } private void loadAllFormula() { loadCongThuc(m_mainDictionary.m_ListCongThuc); } private void listCongThuc_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { displayFormula((CongThucDTO)listCongThuc.SelectedItem, true); } private void picHome_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { ucDictionary1.setEmpty(); this.Close(); } private void picMini_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.WindowState = FormWindowState.Minimized; } private void picMaximum_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.WindowState = FormWindowState.Maximized; } private void picMusic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = false; m_mainDictionary.StopMusic(); } else { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = true; m_mainDictionary.PlayMusic(); } setMusicIcon(); } private void setMusicIcon() { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOn; } else { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOff; } } } } 2.5.3. Mã nguồn của trang trắc nghiệm Khi người dùng chọn biểu tượng trắc nghiệm ở trang chủ, chương trình sẽ hiển thị màn hình cho người dùng chọn chủ đề và số câu hỏi để làm bài. Các câu hỏi này được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của chương trình, không giới hạn thời gian
  64. trả lời. Sau khi hoàn thành, người dùng nhấp chuột vào nút hoàn tất để xem kết quả phần làm bài của mình. Trong lúc làm bài, người dùng có thể nhấn nút hủy để hủy phần bài làm, có thể thoát về màn hình trang chủ hoặc làm bài trắc nghiệm mới. Trong phần này có 2 giao diện, thứ nhất là phần chọn chủ đề và số câu hỏi, thứ hai là giao diện trắc nghiệm. Ứng với 2 giao diện trên chúng tôi đã thiết kế mã nguồn tương ứng như sau :  Trang “chọn chủ đề và số câu hỏi” được thiết kế với mã nguồn như sau: using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.DTO; namespace DictionaryProject { public partial class frmLoadTracNghiem : Form { private MainDictionary m_mainDictionary; public int numQuestion = 0; public List listAllCauTracNghiem = new List (); public frmLoadTracNghiem() { InitializeComponent(); } public frmLoadTracNghiem(MainDictionary main) { InitializeComponent(); m_mainDictionary = main; this.SuspendLayout(); this.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgBackGround_LoadTest; this.ResumeLayout(); foreach (KeyValuePair pair in m_mainDictionary.m_DicTopicTest) { pair.Value.ListTracNghiem.Clear(); } foreach (CauTracNghiemDTO cauTN in m_mainDictionary.m_ListTracNghiem) m_mainDictionary.m_DicTopicTest[cauTN.IdTopic].ListTracNghiem.Add(cauTN); } cboTopic.Items.Clear(); cboTopic.DisplayMember = "TopicName"; cboTopic.ValueMember = "Id"; foreach (TopicDTO t in m_mainDictionary.m_DicTopicTest.Values) { cboTopic.Items.Add(t); } cboTopic.SelectedIndex = -1; //setNumbericUpDown(); numericUPSoCauHoi.Enabled = false; btnStart.Enabled = true; setMusicIcon();
  65. } private void setNumbericUpDown(int count) { numericUPSoCauHoi.Minimum = ConstantDTO.g_MinCauTracNghiem; numericUPSoCauHoi.Increment = ConstantDTO.g_IncrementCauTracNghiem; numericUPSoCauHoi.Maximum = Math.Min(ConstantDTO.g_MaxCauTracNghiem, count); numericUPSoCauHoi.Enabled = true; } private void btnStart_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { numQuestion = (int)numericUPSoCauHoi.Value; this.DialogResult = DialogResult.Yes; this.Close(); } private void btnCancel_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.DialogResult = DialogResult.No; this.Close(); } private void picMusic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = false; m_mainDictionary.StopMusic(); } else { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = true; m_mainDictionary.PlayMusic(); } setMusicIcon(); } private void setMusicIcon() { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOn; } else { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOff; } } private void cboTopic_SelectedIndexChanged(object sender, EventArgs e) { TopicDTO topic = (TopicDTO)cboTopic.SelectedItem; setNumbericUpDown(topic.ListTracNghiem.Count); listAllCauTracNghiem = topic.ListTracNghiem; } } }  Trang trắc nghiệm được thiết kế với mã nguồn như sau: using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing;
  66. using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.DTO; namespace DictionaryProject { public partial class frmTracNghiem : Form { private MainDictionary m_mainDictionary; private List m_listCauTracNghiem = new List (); private int m_number; private decimal p; public frmTracNghiem() { InitializeComponent(); } public frmTracNghiem(MainDictionary mainDic) { InitializeComponent(); // TODO: Complete member initialization this.m_mainDictionary = mainDic; this.SuspendLayout(); this.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgBackGround_Test; this.ResumeLayout(); setContent(); setMusicIcon(); } private void setContent() { //kiểm tra số lượng câu trắc nghiệm if (m_mainDictionary.m_ListTracNghiem.Count lstAllTemp = new List (); if (frmLoadTest.ShowDialog() == DialogResult.No) { this.DialogResult = DialogResult.No; //this.Close(); return; } else { this.m_number = frmLoadTest.numQuestion; lstAllTemp = frmLoadTest.listAllCauTracNghiem; } //lbl lblSoLuong.Text = "Số câu trắc nghiệm: " + m_number.ToString(); if (m_number < lstAllTemp.Count) { //random list câu hỏi randomListQuestion();
  67. } else { m_listCauTracNghiem.AddRange(lstAllTemp); } //thể hiện ds câu hỏi displayQuestions(); } private void displayQuestions() { tblLayoutListTN.SuspendLayout(); tblLayoutListTN.RowCount = 0; for (int i = 0; i checkQuestion = new List (totalQuestion); for (int i = 0; i < totalQuestion; i++) { checkQuestion.Add(false); } for (int i = 0; i < m_number; i++) { int pos = 0; do { pos = ConstantDTO.RandomNumber(0, m_mainDictionary.m_ListTracNghiem.Count - 1); } while (checkQuestion[pos]); checkQuestion[pos] = true; m_listCauTracNghiem.Add(m_mainDictionary.m_ListTracNghiem[pos]); } } private void AddControlTN(CauTracNghiemDTO c, int order) { UCCauTracNghiem ucCauTracNghiem = new UCCauTracNghiem(c, order); ucCauTracNghiem.Anchor = (AnchorStyles.Left | AnchorStyles.Right | AnchorStyles.Top); tblLayoutListTN.RowStyles.Add(new RowStyle(SizeType.AutoSize)); tblLayoutListTN.Controls.Add(ucCauTracNghiem, 0, tblLayoutListTN.RowCount); tblLayoutListTN.RowCount++; } private void btnFinish_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { int numRight = 0; int numWrong = 0; int numNone = 0; foreach (UserControl uc in tblLayoutListTN.Controls) { int kq = ((UCCauTracNghiem)uc).checkAnwser(); switch (kq) { case -1: numNone++;
  68. break; case 0: numWrong++; break; case 1: numRight++; break; } } //thể hiện kết quả UCKetQua ucKetQua = new UCKetQua(numRight, numWrong, m_number); ucKetQua.Anchor = (AnchorStyles.Left | AnchorStyles.Right | AnchorStyles.Top); tblLayoutListTN.RowStyles.Add(new RowStyle(SizeType.AutoSize)); tblLayoutListTN.Controls.Add(ucKetQua, 0, tblLayoutListTN.RowCount); tblLayoutListTN.RowCount++; } private void btnCancel_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.Close(); } private void picMusic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = false; m_mainDictionary.StopMusic(); } else { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = true; m_mainDictionary.PlayMusic(); } setMusicIcon(); } private void setMusicIcon() { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOn; } else { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOff; } } private void frmTracNghiem_Load(object sender, EventArgs e) { } } } 2.5.4. Mã nguồn của trang clip hoá học Chúng tôi thiết kế trang này với màn hình chứa danh sách các đoạn phim hóa học bao gồm các đoạn phim trong mục từ điển, mục hóa học vui và có thể các đoạn phim bên ngoài khác các mục trên. using System; using System.Collections.Generic;
  69. using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.DTO; namespace DictionaryProject { public partial class frmVideo : Form { private List m_listVideo = new List (); private MainDictionary m_mainDictionary; public frmVideo() { InitializeComponent(); } public frmVideo(MainDictionary mainDic) { InitializeComponent(); m_mainDictionary = mainDic; m_listVideo = m_mainDictionary.m_ListVideo; m_listVideo.AddRange(m_mainDictionary.m_ListVideo_2); picHomeBtn.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgHomeDicBtn; this.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgBackGround_Video; loadTreeVideo(); setMusicIcon(); } private void setMusicIcon() { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOn; } else { picMusic.Image = m_mainDictionary.imgMusicOff; } } private void loadTreeVideo() { treeViewVideo.Nodes.Clear(); foreach (VideoDTO t in m_listVideo) { TreeNode newNode = new TreeNode(t.getTitle()); treeViewVideo.Nodes.Add(newNode); } } private void picMusic_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { if (m_mainDictionary.m_BgMusicOn) { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = false; m_mainDictionary.StopMusic(); } else { m_mainDictionary.m_BgMusicOn = true; m_mainDictionary.PlayMusic(); } setMusicIcon(); }
  70. private void picHomeBtn_Nhấp chuột(object sender, EventArgs e) { this.Close(); this.DialogResult = System.Windows.Forms.DialogResult.OK; } private void treeViewVideo_AfterSelect(object sender, TreeViewEventArgs e) { if (e.Node.Text != null) { VideoDTO curVideo = VideoDTO.Find(m_mainDictionary.m_ListVideo, e.Node.Text); if (curVideo == null) { return; } else { setContentVideo(curVideo); } } else { return; } } private void setContentVideo(VideoDTO curVideo) { ucVideoItem1.setVideo(((PartDTO)curVideo).getFileName()); } } } 2.5.5. Mã nguồn của trang hoá học vui Ở trang chủ khi nhấp chuột vào biểu tượng hóa học vui nào thì giao diện của hoá học vui hiện ra, hiển thị danh sách hóa học vui theo chủ đề ở cột bên tay trái (tư liệu, đố vui, thí nghiệm vui) và thông tin ở màn hình bên tay phải. Tương tự như màn hình tra từ, mỗi một hóa học vui cũng sẽ bao gồm thông tin, đoạn phim, hình ảnh. using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Text; using System.Windows.Forms; using DictionaryProject.DTO; using DictionaryProject.Ultility; namespace DictionaryProject { public partial class frmHoaHocVui : Form { MainDictionary m_mainDictionary; private int m_widthLeft = 303; private int m_widthRight = 489; private int m_heightTop = 70; private int m_heightBottom = 456; public frmHoaHocVui() {
  71. InitializeComponent(); } public frmHoaHocVui(bool isFullScreen, MainDictionary mainDic) { InitializeComponent(); picHomeBtn.BackgroundImage = mainDic.imgHomeHHVBtn; if (isFullScreen) { this.WindowState = FormWindowState.Maximized; } this.SuspendLayout(); if (this.WindowState == FormWindowState.Maximized) { int width = Screen.PrimaryScreen.WorkingArea.Width; int height = Screen.PrimaryScreen.WorkingArea.Height + 30; float incWidth = (float)width / (m_widthLeft + m_widthRight); float incHeight = (float)height / (m_heightTop + m_heightBottom); int newWidthLeft = (int)(incWidth * m_widthLeft); int newWidthRight = (int)(incWidth * m_widthRight); int newHeightTop = (int)(incHeight * m_heightTop); int newHeightBottom = (int)(incHeight * m_heightBottom); panel_01.Size = new Size(newWidthLeft, newHeightTop); panel_02.Location = new Point(newWidthLeft, 0); panel_02.Size = new Size(newWidthRight, newHeightTop); panel_03.Location = new Point(0, newHeightTop); panel_03.Size = new Size(newWidthLeft, newHeightBottom); panel_04.Location = new Point(newWidthLeft, newHeightTop); panel_04.Size = new Size(newWidthRight, newHeightBottom); tblLayoutContentHHV.Location = new Point(newWidthLeft + 10, newHeightTop); tblLayoutContentHHV.Size = new Size((int)(incWidth * 454), (int)(incHeight * 440)); pnlLeft.Location = new Point(27, newHeightTop); pnlLeft.Size = new Size((int)(incWidth * 255), (int)(incHeight * 440)); } this.ResumeLayout(); m_mainDictionary = mainDic; this.BackgroundImage = m_mainDictionary.imgBackGround_HHV; loadAllHHV(); setMusicIcon(); } private void setContentHoaHocVui(HoaHocVuiDTO hoaHocVuiDto) { rtbTieuDe.Text = hoaHocVuiDto.TieuDe; rtbTieuDe.Height = RTB.autosizeRichTextBox(rtbTieuDe); //rtbNoiDung.LoadFile(hoaHocVuiDto.TenFileNoiDung); setContent(hoaHocVuiDto.NoiDung); } private void setContent(ItemDTO itemDto) { tblLayoutContent.SuspendLayout(); tblLayoutContent.Controls.Clear(); tblLayoutContent.RowCount = 0; if (itemDto == null) return; foreach (PartDTO p in itemDto.getAllParts()) { UserControl userControl = new UserControl(); int type = p.getType(); switch (type)