Khóa luận Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 4050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_theo_doi_kha_nang_sinh_truong_phat_duc_va_ty_le_ma.pdf

Nội dung text: Khóa luận Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẠNH Tên đề tài: “THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA ĐÀN GÀ VCZ 16 THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2019 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẠNH Tên đề tài: “THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA ĐÀN GÀ VCZ 16 THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: 46TY - N02 Khoa: Chăn Nuôi Thú Y Khóa học: 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân, cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hạnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà tại trại 31 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất 34 Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông, da chân, mỏ của gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn qua các giai đoạn của gà VCZ 16 37 Bảng 4.5. Khối lượng gà VCZ 16 qua các tuần tuổi 38 Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn cho 1 gà mái VCZ 16 giai đoạn hậu bị (kg) 41 Bảng 4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà mái VCZ 16 hậu bị 42 Bảng 4.8. Lịch phòng bệnh cho gà VCZ 16 43 Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh của gà VCZ 16 giai đoạn hậu bị 44 Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm bệnh Bạch lỵ của gà VCZ 16 44 Bảng 4.11. Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà VCZ 16 theo tuần tuổi 45 Bảng 4.12. Triệu chứng, bệnh tích mổ khám gà 47 Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh Bạch lỵ và CRD của gà VCZ 16 45
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Ngoại hình của gà con VCZ 16 lúc 1 ngày tuổi 35 Hình 4.2. Gà VCZ 16 lúc 3 tuần 35 Hình 4.3: Gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi 36 Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà VCZ 16 39
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự ĐHNL Đại học Nông Lâm Nxb Nhà xuất bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VM Trang trại gia cầm Vân Mỵ NST Năng suất trứng TTTA Tiêu thụ thức ăn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Sinh trưởng 3 2.1.2. Phát dục 11 2.1.3. Những hiểu biết về một số bệnh ở gà 12 2.1.4. Vài nét về giống gà VCZ 16 17 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 24 3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 24 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 25 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 25 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
  8. vi 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất 29 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 34 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà VCZ 16 34 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà VCZ 16 37 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà VCZ 16 38 4.2.4. Tuổi đẻ bói của gà thí nghiệm 40 4.2.5. Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 gà mái hậu bị 40 4.2.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà VCZ 16 42 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 56
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 1/10/2017, đàn gia cầm cả nước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6% so cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Đặc biệt sản lượng trứng gia cầm có dấu hiệu tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%; Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99% [32]. Chính vì thế, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang cho thấy được vai trò rất lớn trong việc cung cấp thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho con người. Trong các giống gà hướng trứng cho năng suất trứng cao đang nuôi ở Việt Nam hiện nay, giống gà Ai Cập, HA1, HA2, GT34, VCZ 16 là những giống gà hướng trứng chủ lực và có những ưu nhược điểm nhất định. Trong đó gà VCZ 16, là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam [33]. Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè, lạnh ẩm về mùa đông, thay đổi thất thường khiến cho đàn gia cầm rất dễ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, mầm bệnh ở gia cầm rất nhiều và gây khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt những giải pháp khắc phục chưa được cụ thể. Vì vậy việc nghiên cứu về gà cho sản phẩm trứng và tỷ lệ nhiễm bệnh để đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả là cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên”.
  10. 2 1.2. Mục đích của đề tài - Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu. - Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định được tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên - Có đủ minh chứng khoa học để đánh giá khả năng sản xuất của gà VCZ 16 và làm căn cứ để hoàn thiện qui trình nuôi trong nông hộ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm những thông tin vào tài liệu học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành chăn nuôi và thú y của các trường Đại học Nông Nghiệp. - Có số liệu nghiên cứu về sức sống, sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên, từ đó góp phần vào làm phong phú số liệu về khả năng sinh trưởng và phát dục của giống gà này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là cơ sở để người dân lựa chọn giống gà sao cho phù hợp với mục đích chăn nuôi. - Là cơ sở để khuyến cáo người dân chọn đúng thuốc điều trị.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sinh trưởng 2.1.1.1. Khái niệm Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [8]. Theo Chamber (1990)[21], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích lũy nước, không có sự phát triển của thân, mô cơ. Sự sinh trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: Giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [15], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
  12. 4 Theo Trần Thanh Vân và cs (2015)[18], sinh trưởng là đặc điểm chất lượng phản ánh sức sản xuất, nó mang tính di truyền và liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất và kiểu hình của dòng, giống. Đặc điểm này có ý nghĩa trong thực tế rất lớn. Nếu giống gia cầm nào đó có sức sinh trưởng nhanh thì vỗ béo và giết thịt sớm hơn, sử dụng thức ăn tốt hơn. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8], cho biết: Theo Driesch H. (1990) thì sự tăng thể khối của cơ thể là là do các tế bào trong cơ thể tăng về số lượng và kích thước. Theo tài liệu của Chambers (1990) [21] thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [8]. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers, 1990) [21]. 2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh trưởng theo 3 hướng là chiều cao, thể tích và khối lượng (Chambers, 1990) [21]. Khối lượng cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp, tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy
  13. 5 việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Khối lượng cơ thể gia súc, gia cầm là những tính trạng di truyền số lượng. Sinh trưởng có khả năng di truyền cao và liên quan chặt chẽ với những đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng giống và từng cá thể gia cầm. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8] cho rằng, sinh trưởng là cường độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu để mô tả sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. – Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày hoặc gam/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (T.C.V.N 2, 1977) [16]. – Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2, 1977) [16], đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypebol. Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8] cho biết có mối quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trưởng và một số tính trạng liên quan. Mối liên quan giữa sinh trưởng và tốc độ mọc lông đã được xác định, cũng có mối quan hệ giữa sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. – Sinh trưởng tích lũy: Cân nặng và kích thước có được trong bất cứ một giai đoạn nào đều thể hiện kết quả tích lũy kích thước và cân nặng của gia súc, gia cầm được xác định trước khi sinh trưởng và phát dục. Nó là căn cứ để đánh giá sự sinh trưởng phát dục tốt hay xấu của vật nuôi trong một độ tuổi nhất định. Nếu thể hiện bằng phương pháp đồ thị thì độ tuổi là trục hoành,
  14. 6 kích thước và cân nặng là trục tung. Đường đồ thị thông thường là hình chữ S. Nhưng đường đường cong sinh trưởng đo được thực tế thừơng có sự khác nhau do sự khác nhau trong gây giống, loại giống và quản lí nuôi dưỡng. Theo Trần Văn Thăng (2017)[13], sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các phép đo. 2.1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm - Ảnh hưởng của dòng, giống Tốc độ sinh trưởng cuả gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể.Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [19], khi nuôi gà thịt Tam Hoàng ở 85 ngày tuổi cho thấy dòng 882 có khối lượng trung bình đạt 1418 g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248 g. Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [18], tốc độ tăng trưởng tương đối của một số giống gà ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau. Ở tháng thứ nhất của gà 150%, của vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở tháng thứ năm lần lượt là 20%, 4% và 7%. - Ảnh hưởng của tuổi Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2 giảm 15 – 20 % so với năm thứ nhất. Đối với vịt đẻ cao ở năm thứ 2 và giảm dần ở các năm tiếp theo. - Ảnh hưởng của tính biệt
  15. 7 Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa 2 giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn con mái. Sự khác nhau này được giải thích thông qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo Phùng Đức Tiến (1996)[15] dẫn theo Jull M. A., 1923 cho biết, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmone sinh học mà do các gen liên kết tính biệt. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm. Theo North (1990)[25] đã chứng minh gà trống lớn hơn gà mái trong cùng thời gian và chế độ thức ăn. Lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, ở 3 tuần tuổi là >11%, ở 5 tuần tuổi là >17%, ở 6 tuần tuổi là >20%, 7 tuần tuổi là > 23%, 8 tuần tuổi là > 27%. Trần Thanh Vân và cs (2015)[18] cho biết: ở gà hướng thịt, giai đoạn 60 – 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 – 250 g. - Ảnh hưởng của mùa vụ Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [6], vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 15oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30oC) sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng.
  16. 8 Theo Chambers (1990)[22], thì tương quan giữa trọng lượng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm. - Ảnh hưởng của tốc độc mọc lông Theo Branch và Bilechel (1972)[1], tốc độ mọc lông cũng là một đặc tính di truyền. Đây chính là tính trạng liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm, và là một chỉ tiêu đánh giá sự thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Theo tài liệu tổng hợp của Kushner (1969)[4] thì tốc độ mọc lông quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường thì gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh hơn gà mọc lông chậm. Theo Hayer và cs (1970)[24], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và dều hơn gà mọc lông chậm. Hayer và cs (1970)[24], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmone có quan hệ ngược chiều với gen liên kết tính biệt quy định tốc độ mọc lông. Theo Siegel và Dumington (1978) [26], cho rằng những alen quy định mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao. - Điều kiện ngoại cảnh Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chăm sóc nuôi dưỡng,.v.v.
  17. 9 Thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: Ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng hoocmone LH đồng thời kích thích sự giải phóng hoocmone gonandotropin. Một mặt các hoocmone này kích thích sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hưởng của ánh sáng, người ta đã áp dụng các chương trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau: + Đạt được tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn). + Làm tăng cường độ đẻ trứng + Kéo dài thời gian đẻ trứng Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hoặc môn điều khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thường dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trước thì hôm sau sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ như vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trước và cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục như vậy. Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trước thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phương pháp chọn lọc, ngày nay người ta đã tạo ra được những đàn gà thương phẩm có sản lượng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những điều kiện nuôi dưỡng tốt và môi trường thích hợp. Từ những đánh giá trên, người ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lượng trứng ở gia cầm là kéo
  18. 10 dài chu kỳ đẻ trứng thông thường hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳ đẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳ đẻ trứng hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ. Theo Fairful (1990)[23], để phá vỡ giới hạn hình thành trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết là làm thay đổi môi trường, chú trọng đến chế độ chiếu sáng. Theo các tác giả thì có 4 chế độ chiếu sáng có thể sử dụng để làm thay đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): Đó là chế độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ sáng, 10 giờ tối), chế độ chiếu sáng liên tục, chế độ tối liên tục và chế độ luân phiên tối sáng. Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng tối ưu cho vịt đẻ là 16 – 18 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 w/m2. Nhiệt độ thích hợp để gia cầm đẻ trứng từ 14oC – 22oC . Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét, khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ giới hạn trên gia cầm thải nhiệt nhiều do đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [18]. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr, 1992) [27]. Theo Trần Văn Thăng (2017)[13], yếu tố khí hậu quan trọng nhất là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ cao không phù hợp với sự phát triển của vật nuôi và còn làm giảm sự tăng trưởng của chúng. Ngày nay cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, dù là cơ sở chăn nuôi nhỏ hay lớn với sự hoàn thiện về con giống cũng như thức ăn và quy trình chăn nuôi thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng các đàn giống gia cầm.
  19. 11 2.1.2. Phát dục Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều phức tạp cho đến khi trưởng thành. Phát dục là sự phát triển và chuyển hóa của sinh trưởng, khi một loại tế bào nào đó p/hân chia đến một giai đoạn nào đó hoặc số lượng nào đó thì sẽ phân hóa sinh ra những tế bào khác nhau so với tế bào gốc và trên cơ sở đó hình thành tế bào và cơ quan mới. Tức là quá trình tế bào phân hóa biến đổi về chất cơ bản, biểu hiện của nó là sự biến đổi bản chất của hình thái và chức năng hữu cơ [28]. Trứng khi được thụ tinh, trong điều kiện ấp nở tốt điều kiện ấp nở tốt quá trình biến đổi trong nhiều giai đoạn phân hóa thành các cơ quan và mô khác nhau, hình thành một phôi thai và phát triển và bóc vỏ ra đời. Từ con non đến lúc trưởng thành đây gọi là hiện tượng phát dục. Các cơ quan bộ phận trên cơ thể con vật tăng về kích thước gọi là sinh trưởng, không có sự biến đổi về bản chất. Phát dục là một quá trình sinh học phức tạp duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng. Các nhà làm giống gia cầm có xu hướng đơn giản hóa và thực tế hóa [28]. Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất. Chỉ tiêu này cho phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm nhưng lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi. Đồ thị về khối lượng cơ thể còn được gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đường biểu diễn này thường thay đổi theo giống, dòng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, sự sinh
  20. 12 trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa. Khối lượng cơ thể thường được theo dõi từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con, g/con. Tóm lại sinh trưởng và phát dục là quá trình vừa liên hệ tương hỗ, vừa sinh lý phức tạp tác động thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một cơ thể. Sinh trưởng thông qua các loại vật chất tích lũy thành điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho phát dục, còn phát dục thông qua phân hóa tế bào và sự hình thành các cơ quan và mô lại thúc đẩy sự sinh trưởng của cơ thể. Sinh trưởng và phát dục có liên quan chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục, ngược lại phát dục tạo điều kiện cho sự sinh trưởng hoàn chỉnh. Trong phạm vi toàn cơ thể sinh trưởng và phát dục không biến đổi song song nhau mà có khi sinh trưởng mạnh, có khi phát dục mạnh hơn. Mối liên hệ này đucợ nghiên cứu nhiều xong chưa đầy đủ (Trần Văn Thăng, 2017) [13]. 2.1.3. Những hiểu biết về một số bệnh ở gà 2.1.3.1. Bệnh Bạch lị Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất. Triệu chứng: + Ở gà con: Gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng dám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh.
  21. 13 + Ở gà lớn: Gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt, Bệnh tích: Ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử. Phòng bệnh: + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ không bị bệnh Salmonella, đây là cách tốt nhất, tuy nhiên về thực tế, cơ sở bán giống cho chúng em không có cam kết bảo hành điều này. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch Formol 3% để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh. - Điều trị: Dùng Norfacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B - Complex: 1 g/1 lit nước, vitamin C: 1 g/1 lit nước. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. 2.1.3.2. Bệnh CRD ở gà (bệnh hen gà) * Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng bám dính vào tế bào biểu mô đường hô hấp. Vi khuẩn này dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, Thời gian tồn tại của vi khuẩn trong lông vũ từ 2 - 4 ngày; trong vải từ 1 - 4 ngày; trong cao su sau 2 ngày; trong rơm 2 ngày; trong tóc 3 ngày; trong mắt và mũi người từ 4 - 24 giờ. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, hoặc gián tiếp qua các dụng cụ chăn nuôi, bụi, bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể truyền dọc qua phôi trứng.
  22. 14 Bệnh thường bùng phát mạnh khi sức đề kháng của gà bị giảm do các yếu tố gây stress như: ghép đàn, thời tiết thay đổi đột ngột, mật độ nuôi quá dày, hoặc nhiễm một số mầm bệnh khác hay chăm sóc nuôi dưỡng kém. Đặc biệt khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo và độ thông thoáng kém. Môi trường nuôi có nhiều bụi bẩn; nồng độ NH3, H2S quá cao sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Ở gà thịt, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn gà từ 2 tuần tuổi trở lên. Đối với gà đẻ hoặc gà trưởng thành, bệnh thường bùng phát khi có các yếu tố gây stress. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với các bệnh khác, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn E.coli và được gọi là bệnh CRD phức hợp (Complicated CRD-CCRD) hay bệnh viêm túi khí. Trong tự nhiên Mycoplasma gallisepticum thường gây bệnh cho gà và gà tây. Gà mới nở mẫn cảm với bệnh nhất. Tuy nhiên, đã phân lập được Mycoplasma gallisepticum từ sự nhiễm trùng tự nhiên trên trĩ, công, chim cút, vẹt Amazon, vịt, ngỗng, hồng hạc (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [18]. *Biểu hiện lâm sàng, bệnh tích Theo nguồn tài liệu của Phòng dịch vụ Thú y – Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (2018)[10], cho biết: Gà mắc bệnh có biểu hiện: thở khò khè, có âm ran khí quản, giảm hoặc bỏ ăn, ho vào ban đêm. Niêm mạc mắt sung huyết, mắt có dịch nhầy và bọt khí; mí mắt viêm, sưng và dính vào nhau. Ngoài ra, gà còn có biểu hiện như viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc dần và đọng lại xoang dưới mắt làm mặt gà sưng lên. Bệnh tiến triển dần làm gà gầy yếu, dễ mắc các bệnh khác như: IB, bệnh do E.coli, ND, Đối với gà đẻ, bệnh làm giảm sản lượng trứng 10-15% và giảm chất lượng của trứng.
  23. 15 Mổ khám thấy khí quản sung huyết và chứa đầy dịch có bọt nhầy dính chặt vào niêm mạc khí quản. Túi khí viêm dày, đục, có thể có bã đậu. Viêm phổi ở nhiều mức độ khác nhau như viêm màng phổi, hoại tử, Nếu có kế phát E.coli sẽ gây viêm màng bao tim và màng bao gan. Trên gà đẻ thấy ống dẫn trứng bị sưng, thủy thũng; vòi trứng bị viêm. Gà con và gà dò bị bệnh thường viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh mạc ở lỗ mũi và mí mắt. Nhiều con mí mắt sưng tấy và dính vào nhau, thở khò khè có tiếng ran khí quản, dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh. Gà xù lông, thở khó, bỏ ăn. Bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết (Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2004) [12]. Trường Giang (2008)[29] cho biết, trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra ở gà 4 - 8 tuần tuổi, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm ran khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ, các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy yếu, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện. *Chẩn đoán Bệnh có thể chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đặc trưng. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh hô hấp như: Coryza, ORT, ND, IB, Lấy mẫu phổi, khí quản, dịch hầu họng để nuôi cấy
  24. 16 và phân lập Mycoplasma gallisepticum. Ngoài ra, có thể sử dụng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính để xác định sự có mặt của kháng thể Mycoplasma gallisepticum. Hoặc lấy khí quản và phổi, để kiểm tra mô bệnh học hoặc PCR. *Phòng bệnh Thực hiện tốt an toàn sinh học để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào trại. Đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế những tác nhân khác có thể làm cho mầm bệnh phát triển. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại. Chỉ mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt. (Phòng dịch vụ Thú y – Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, 2018) [10]. Chủng ngừa vắc xin cho gà. * Điều trị bệnh: Không có thuốc nào diệt hoàn toàn mầm bệnh CRD, chỉ có thể ngăn cản bệnh phát triển. Khi có dịch cần tăng cường vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, dùng kháng sinh và bổ sung vitamin A, B, D - Bệnh do vi khuẩn gây ra thì có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, do là bệnh thường ghép với các bệnh khác nên việc sử dụng kháng sinh cần cần chọn lọc để giảm nguy cơ kháng thuốc. - Do Mycoplasma cư trú chủ yếu ở màng nhầy của đường hô hấp và sinh dục, nếu dùng các loại kháng sinh có tính hướng và tập trung vào các mô bào trên thì sẽ có hiệu quả điều trị cao hơn. - Mycoplasma gallisepticum rất mẫn cảm với các loại kháng sinh như: Streptomycin, oxytetracylin, erythromycin chlotetracylin, spiramycin
  25. 17 Chú ý phải dùng kháng sinh liều cao để điều trị. Nếu dùng kháng sinh liều thấp liên tục sẽ làm vi khuẩn đề kháng với thuốc. Theo Lê Hồng Mận (2003)[7], có thể trị bệnh CRD bằng một số loại thuốc sau: + Tiamulin 1 g/4 lít nước cho uống 3 - 5 ngày. + Tylosin 0,5 g/1 lít nước cho uống 3 - 5 ngày. + Suanovil 0,5 g/1 lít nước cho uống 3 - 5 ngày. + Tetracyclin 500 - 600 g/tấn thức ăn 3 - 5 ngày. 2.1.4. Vài nét về giống gà VCZ 16 Gà VCZ 16 là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Gà VCZ 16 có đặc điểm lông màu trắng, thân hình gọn, da, chân, mỏ đều vàng. Năng suất trứng /mái/78 tuần tuổi đạt 315 quả. Bên cạnh đó tỷ lệ tiêu tốn thức ăn /10 trứng của gà VCZ 16 chỉ là 1,6 – 1,7 kg, trong khi khối lượng trứng đạt 62 – 63 g/quả. Vỏ trứng gà VCZ 16 có màu trắng kem, phù hợp cho bếp ăn công nghiệp và chế biến thực phẩm [34]. Năm 2016, Dự án hợp tác song phương giữa Việt Nam và cộng hòa Séc, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã được Công ty Doninant chuyển giao hai dòng gà thuần: D629 và D523. Đây là giống gà chuyên trứng cho năng suất trứng cao của Cộng Hòa Séc. Đặc biệt gà thương phẩm phân biệt giới tính bằng màu lông và có các tính năng vượt trội của chúng về năng suất trứng, khối lượng trứng và màu vỏ trứng trắng hồng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Gà bố mẹ có NST/mái/68 tuần tuổi 258 – 260 quả. TTTA /10 trứng 1,8 – 1,9 kg.
  26. 18 Gà bố mẹ: (♂D629 x ♀D523): Gà thương phẩm VCZ 16 – Thụy Phương Phân biệt giới tính gà mái lông trắng ngà, thân hình thon gọn, da vàng, chân và mỏ màu vàng. Tỷ lệ nuôi sống cao: 94 – 96%; khối lượng vào đẻ 18 tuần tuổi 1,4 – 1,45 kg; thức ăn tiêu thụ 6,0 – 6,3 kg/con/giai đoạn. Tỷ lệ đẻ
  27. 19 đỉnh cao 93%; năng suất trứng/mái/78 tuần tuổi 315 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,6 – 1,7 kg; khối lượng trứng: 62 -63 g; vỏ trứng màu trắng hồng [35]. Gà Dominant trưởng thành có đặc điểm ngoại hình màu lông đồng nhất là trắng, xung quanh cổ và vai có cườm đen, lông đuôi xanh đen, mỏ và chân màu vàng, chân cao, thiết diện hình nêm là đặc điểm đặc trưng của giống gà chuyên trứng. Gà trống có mào đơn, tích to. Trứng gà có màu trắng hồng. Các đàn gà có tỷ lệ nuôi sống cao (trên 92%), gà có sức chống chịu bệnh tật tốt thể hiện không xảy ra dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng và đề kháng bệnh cao [36]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs (2014)[17], gà Dominant trưởng thành có đặc điểm ngoại hình mày lông đồng nhất là trắng, xung quanh cổ và vai có cườm đen, lông đuôi xanh đen, mỏ và chân màu vàng, chân cao, thiết diện hình nêm là đặc điểm đặc trưng của giống gà chuyên trứng. Gà trống có mào đơn, tích to. Trứng gà có màu trắng hồng. Các đàn gà có tỷ lệ nuôi sống cao (trên 92%), gà có sức chống chịu bệnh tật tốt thể hiện không xảy ra dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng ở nước ta. Gà có tốc độ tăng trưởng cũng như khối lượng cơ thể ở các giai đoạn có độ đồng đều cao trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Khối lượng gà ở các giai đoạn đều đạt trên 93% so với tiêu chuẩn giống. Gà có tuổi đẻ sớm, bắt đầu đẻ vào tuần thứ 19 và tuổi đẻ ở tuần thứ 20, tỷ lệ ổn định, năng suất trứng đạt 233 và 235 quả/mái/48 tuần đẻ. Kết quả này tương đương và phù hợp với các giống gà chuyên trứng đang nuôi ở nước ta. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng tốt. Cần tiếp tục theo dõi, nhân thuần và nghiên cứu các thế hệ tiếp theo của giống gà Dominant để có con giống phù hợp sử dụng làm nguyên liệu cho mục đích lai tạo.
  28. 20 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở nước ta cũng đã và đang phát triển. Nhiều hộ gia đình đã lấy nghề nuôi gà để kiếm sống và làm giàu, họ nuôi thường xuyên hàng trăm con/lứa. Nhiều hộ xây dưng khu trang trại lớn, quy mô 3.000; 5.000; 22.000 con/lứa. Một số gia đình còn nuôi gia cầm giống bố mẹ và có cả trạm ấp trứng nhân tạo. Các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với Việt Nam về chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta như: CP, Việt – Thái (Thái Lan), Cargill (Mỹ), do thế mạnh về vốn, công nghệ và có máy thức ăn hiện đại đang dần chiếm lĩnh thị phần đáng kể về gà công nghiệp ở nước ta. Ngày 1/4/2015, tổng số gia cầm trên cả nước có 328,1 triệu con, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi gà nước ta đã có những kết quả vượt bậc, tốc độ tăng từ 80,18 triệu con năm 1990 tăng lên 185,22 triệu con vào năm 2003 và đến quý I năm 2015 đã là 246,03 triệu con gà, tăng 4,7% (theo Tổng cục Thống kê, 2015). Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Nguyễn Qúy Khiêm chia sẻ, với vai trò là đơn vị tiên phong của Viện Chăn nuôi trong việc nghiên cứu, chọn tạo ra các giống gà hướng trứng đa dạng cả về năng suất lẫn chất lượng. Qua đó, 5 giống gà hướng trứng chủ lực Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đang cung cấp, chuyển giao ra thị trường hiện nay gồm: Gà Ai Cập; gà HA1, HA2; gà GT34 và VCZ 16. Trong đó, giống gà Ai cập là kết quả thuộc đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2001 – 2005, nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam
  29. 21 năng suất, chất lượng cao. Năng suất trứng gà Ai Cập đạt 180 – 200 quả/mái/năm, tỷ lệ lòng đỏ rất cao, đạt 31 – 32%. Ai Cập giờ trở thành gà hướng trứng được ưa thích trong sản xuất, đồng thời đây là nguồn gen quý để lai tạo ra các giống gà hướng trứng năng suất chất lượng sau này. Với gà HA1 và HA2, đây là kết quả thuộc đề tài cấp ngành, nghiên cứu chọn tạo, phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt giai đoạn 2006 – 2010. Gà HA1 và HA2 có năng suất trứng đạt 230 – 240 quả/mái/năm, trứng gà HA có màu vỏ trắng hồng tương tự gà ri (gà ta), khối lượng trứng 47 – 48 g/quả, tỷ lệ lòng đỏ cao, đạt 30 – 31%, hiện được thị trường tiêu dùng rất ưa chuộng. Ngoài 3 giống gà hướng trứng chất lượng trên, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương cũng đang cung cấp 2 giống gà hướng trứng năng suất cao khác là GT34 và VCZ 16. GT34 là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng cao sản giai đoạn 2011 – 2016. GT34 có màu lông trắng đặc trưng, tuổi thành thục 134 – 137 ngày, năng suất trứng đạt 255 – 260 quả/mái/năm, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 1,8 – 1,9 kg. Riêng giống gà VCZ 16, đây là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng Hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Gà VCZ 16 có đặc điểm lông màu trắng, thân hình gọn, da, chân, mỏ đều vàng. Năng suất trứng/mái/78 tuần tuổi đặt 315 quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà VCZ 16 chỉ là 1,6 – 1,7 kg, trong khi khối lượng trứng đạt 62 – 63 g/quả. Vỏ trứng gà màu trắng kem, phù hợp cho bếp ăn công nghiệp và chế biến thực phẩm [34].
  30. 22 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Chăn nuôi gia cầm trên thế giới được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Đến năm 2013, thế giới có 23.928,55 triệu gia cầm, trong đó gà là chủ yếu (21.744,60 triệu con), vịt có 1.335,312 triệu con, gà tây có 459,419 triệu con và ngỗng là 389,456 triệu con. Châu Á có số lượng gia cầm nhiều nhất thế giới 13.942,577 triệu con, chiếm 58,27% của toàn thế giới, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 1.901,061 triệu con, chiếm 7,94% của thế giới. Sản lượng thịt gia cầm của thế giới: Đến năm 2012, thế giới sản xuất ra 105,512 triệu tấn thịt gia cầm, trong đó thịt gà là chủ yếu (97,731 triệu tấn), gà tây có 5,634 triệu tấn, vịt có 3,643 triệu tấn và ngỗng là 2,79 triệu tấn. Châu Mỹ có sản lượng thịt gia cầm nhiều nhất thế giới: 43,609 triệu tấn, tiếp đến là Châu Á: 37,82 triệu tấn, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 4,87 triệu tấn. Sản lượng trứng gia cầm của thế giới năm 2012 là 6.785,432 triệu quả. Châu Á có sản lượng trứng cao nhất: 4.351,154 triệu quả, tương ứng với 64,13% của toàn thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng trứng cao nhất thế giới: 2.620 triệu quả, tương ứng với 38,61% của sản lượng trưng sgia cầm toàn thế giới (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [18]. Theo số liệu thống kê của FAO (2014) thì năm 2012 toàn thế giới đã sản xuất ra 21.867,323 triệu con gà tương đương với 92.811,674 nghìn tấn thịt gà, 1.698,767 triệu thủy cầm, 66.372,594 nghìn tấn trứng. Theo nguồn Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Năm 2015, tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu đạt mức kỷ lục 70,8 triệu tấn với 1338 tỷ quả trứng, tăng 1,6% so với năm 2014 (tăng 1,11 triệu tấn). FAO sự kiến, sản lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm 2035.
  31. 23 So với năm 2000, sản lượng trứng toàn cầu 2015 đã tăng 38,7%, bình quân tăng 2,2%/năm. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sản xuất 60% sản lượng trứng gia cầm toàn cầu, luôn đứng đầu các khu vực về sản xuất trứng gia cầm. Năm 2015: 10 nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn là: Trung Quốc: 29,990 triệu tấn; Hoa Kỳ: 5,786 triệu tấn; Ấn Độ: 4,356; Mexico: 2,638; Nhật Bản: 2,521; Nga: 2,500; Brazil: 2.371; Indonesia: 1,387; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,045; ) Ucraina: 1,007 triệu tấn [37]. Bên cạnh những giống gà công nghiệp chuyên thịt, trứng thì các giống gà thả vườn, kiêm dụng cũng được chú ý nghiên cứu. Điển hình như: Gà Lương Phượng, Tam Hoàng ở Trung Quốc, gà Sasso ở Pháp, gà Kabir ở Israel, gà Rhode - Island ở Mỹ,
  32. 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Đàn gà VCZ 16. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Trang trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Từ ngày 18/11/2017 đến ngày 18/5/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tỷ lệ nuôi sống của gà VCZ 16. - Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16. - Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chúng em tiến hành bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát đàn theo sơ đồ bố trí thí nghiệm sau: Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi Diễn giải Thông tin cụ thể Gà thí nghiệm Gà VCZ 16 – Viện chăn nuôi Số con 500 Phương thức nuôi Nuôi chuồng hở Thời gian 18 tuần TĂ sử dụng của công tyJapfa – Giai đoạn 1 – 8 tuần tuổi: GĐ30 CP: 20,0%; ME: 2800 kcal/kg – Giai đoạn 8 – 18 tuần tuổi: F31 CP: 15,5%; ME: 2750 kcal/kg Mùa vụ: Đông – Xuân Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn giống
  33. 25 Gà được cho ăn tự do từ một ngày tuổi đến hết giai đoạn hậu bị. – Quy trình nuôi dưỡng được chúng em xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu chăn nuôi gà của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi. – Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu đàn thông qua quan sát, cân, đo, thống kê các chỉ tiêu đảm bảo độ chính xác các chỉ tiêu theo dõi như: Khối lượng hàng tuần, thức ăn tiêu thụ hàng ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 gà vào đẻ, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị, đặc điểm phát dục và tỷ lệ mắc bệnh. 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi – Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn. – Đặc điểm ngoại hình của gà. – Đặc điểm phát dục. – Khối lượng của gà VCZ 16 qua các giai đoạn. – Tuổi đẻ bói – Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 gà mái hậu bị. – Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3.4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các thời điểm Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng cách theo dõi số lượng gà chết hàng ngày, hàng tuần, từ khi bắt đầu thí nghiệm đến hết thời gian thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn gà con: Xác định bằng tỷ lệ % tổng số con còn sống ở 7, 21, 56, 70, 84, 112 ngày tuổi đến tuổi đẻ bói so với lượng gà lúc đầu.
  34. 26 Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức sau: Tổng số gà cuối chu kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Tổng số gà đầu chu kỳ (con) 3.4.3.2. Đặc điểm ngoại hình của gà VCZ 16. Xác định đặc điểm ngoại hình: Bằng cách quan sát màu lông, da, màu mỏ và màu chân của gà mới nở và gà đã bước vào đẻ bói. 3.4.3.3. Đặc điểm phát dục của gà VCZ 16 Để theo dõi đặc điểm phát dục của gà, chúng em tiến hành theo dõi bằng cách quan sát các đặc tính phát dục của gà như: lông, mào, tích, màu sắc mặt, tính bới ổ, tiếng kêu. 3.4.3.4. Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích lũy: Cân gà lúc mới sơ sinh bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 g. Sau đó tiến hành cân gà bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa 2 kg với độ chính xác tương ứng là ± 5 g, cân vào buổi sáng trước khi cho gà ăn, tiến hành cân ngẫu nhiên bằng cách quây số lượng khoảng trên 50 con trong đàn. Cân khối lượng gà bắt đầu từ tuần tuổi thứ nhất, mỗi tuần cân một lần vào thứ 2 hàng tuần. Để xác định sinh trưởng tích lũy. 3.4.3.5. Tuổi đẻ bói Theo dõi khi đàn gà đẻ đạt tỷ lệ 5% tổng đàn mái, ta tính từ lúc 1 ngày tuổi đến ngày mà đàn mái đẻ 5%, thì gọi đó là tuổi đẻ đầu. 3.4.3.6. Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 gà mái chuyển đẻ Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn cho mỗi một gà mái từ sơ sinh đến tuổi gà đẻ được 5%.
  35. 27 Thức ăn bình quân Thức ăn bình quân cho Thức ăn cho một = cho 1 gà (1 – 56 + mái vào đẻ (kg) 1 gà (57 ngày – 18 TT) ngày) (kg) (kg) Chi phí cho một gà mái chuyển đẻ được chúng em ghi chép chi phí trong quá trình chăn nuôi từ khi nhập giống về đến khi chuyển đẻ, thống kê các chi phí như: Giống, thức ăn, các chi phí khác như thú y, điện, nước, đệm lót.v.v. 3.4.3.7. Tỷ lệ mắc bệnh Số con bị bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = x 100 Tổng số con trong đàn Để xác định được tỷ lệ mắc bệnh chúng em tiến hành theo dõi để chẩn đoán, điều trị bệnh cho gà và ghi chép cẩn thận vào sổ. Phương pháp chẩn đoán - Phương pháp chẩn đoán lâm sàng: quan sát, nghe. + Phương pháp quan sát: Là phương pháp đơn giản nhưng rất có hiệu quả. Dựa vào triệu chứng điển hình của gà để chẩn đoán: chảy nước mắt, nước mũi, mắt sưng, vươn cổ lên há hốc mồm thở, đối với bệnh CRD; gà ăn kém, phân trắng dính bết hậu môn, đối với bệnh Bạch lỵ. + Phương pháp nghe: Nghe tiếng thở khò khè của gà khi gà bị CRD. - Phương pháp chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào biểu hiện triệu chứng điển hình và mổ khám. + Phương pháp mổ khám: sau khi chẩn đoán lâm sàng và đoán được bệnh xong, chúng em tiến hành mổ khám kiểm tra các bệnh tích của con gà để biết chính xác bệnh hơn. Cụ thể: khi chúng em thấy gà thở khò khè và có dịch mắt, vươn cổ há hốc mồm để thở thì nghi ngờ gà bị CRD, khi mổ chúng em
  36. 28 kiểm tra khí quản, phổi, túi khí, màng bao tim. Đối với bệnh Bạch lỵ: khi thấy phân trắng dính bết ở hậu môn có biểu hiện gà không bình thường, chúng em tiến hành kiểm tra. * Phương pháp điều rị Sau khi theo dõi và chẩn đoán, phát hiện những gà bị bệnh, chúng em tiến hành tách riêng gà có biểu hiện đặc trưng để điều trị tích cực, cho gà uống thuốc từng con theo hình thức cưỡng bức. Trong thời gian điều trị, em luôn theo dõi sát sao tình hình ăn, uống, sức khỏe đàn gà và tiến triển của bệnh để có hướng xử lý đúng và kịp thời cho đàn gà. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [14], trên phần mềm Microsof Excel với các tham số thống kê sau: X : Là số trung bình mX : Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn SX n: Dung lượng mẫu Cv: Là hệ số biến dị
  37. 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất Trong suốt quá trình thực tập tại trại VM, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. em có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: * Công tác chăn nuôi - Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn các tấm lưới ngăn cách giữa các lô. Sau đó tiến hành phun thuốc khử trùng bằng dung dịch OMNICID với nồng độ 1:125. Dải trấu làm đệm lót, phun thuốc khử trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống, đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc khử trùng OMNICID trong vòng 20 phút với tỷ lệ 1:125, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. - Công tác chọn giống Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 37 – 39 g. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng + Giai đoạn úm gà con: trước khi nhận gà vào chuồng vài giờ, toàn bộ quây úm, bao gồm cả nền chuồng và đệm lót phải được sưởi ấm, vì vậy em đã dùng chụp sưởi trước 2 giờ. Sau đó em tiến hành pha nước uống cho gà. Nước
  38. 30 uống phải sạch và pha đường glucozo 5%, Bcomplex, kháng sinh (Amoxicillin). Rồi đặt sẵn các máng nước vào trong ô úm để nước cũng được ấm. Khi nhập gà về chúng em tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó thả gà con vào ô úm, thả gà ngay dưới chụp sưởi và cho gà tập uống nước bằng cách nhúng mỏ một vài con. Cho gà uống nước trước, sau 2 giờ thì cho gà ăn. Các máng ăn được cho ít thức ăn để gà tập ăn, khi cho ăn dùng tay gõ nhẹ vào máng ăn tạo tiếng kêu để gà đến ăn. Trong tuần đầu nhu cầu nhiệt của gà cao hơn nên em để 6 bóng sưởi cho gà (đảm bảo nhiệt độ trong ô úm là 33oC), sau một tuần nhu cầu nhiệt giảm nên em chỉ để 4 bóng, mỗi ngày tắt 2 bóng trong 1 tiếng rồi lại đổi cho 2 bóng còn lại để gà quen dần với việc giảm thời gian chiếu sáng và bóng điện được đảm bảo hơn. Sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi đến khi gà lớn thì nhiệt độ của gà cần thấp hơn (22 oC) nên em bỏ bóng sưởi. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. + Giai đoạn nuôi thịt: Ở giai đoạn này thì ta thay dần khay ăn tròn bằng máng ăn dành cho gà lớn, thay máng uống gallon loại nhỏ bằng máng loại to hơn. Những dụng cụ thay thế được cọ rửa, khử trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều em tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Và gà được ăn tự do. + Kỹ thuật cho gà ăn: Giai đoạn từ 1 đến 28 ngày tuổi: Thức ăn được cho vào các khay, loại thức ăn Queen 1, hạt nhỏ phù hợp kích cỡ dành cho gà nhỏ. Cho ăn nhiều lần
  39. 31 trong ngày mỗi lần cho một ít để đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm, kích thích cho gà ăn. Giai đoạn từ 29 – 84 ngày tuổi: Lượng thức ăn được tính cho hàng ngày, thức ăn giai đoạn này sử dụng thức ăn Queen 2, gà được ăn tự do đến 22h hàng ngày. Bảng 4.1. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà tại trại Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt 21 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt 45 ngày tuổi ND Clone – 45 Tiêm dưới da cổ - Chế độ chiếu sáng Chúng em điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn úm, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượng gà mổ nhau. * Công tác thú y - Phòng và sử dụng các loại vắc-xin: Tất cả gà thí nghiệm đều được tiêm các loại vắc-xin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
  40. 32 Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà bản thân em đã gặp một số bệnh như sau: Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi thấy gà có biểu hiện không bình thường em đã theo dõi thấy có triệu trứng sau: Gà thường bị lúc 4, 8, 10 tuần tuổi. Gà thở khò khè, giảm ăn, ho. Mắt có dịch nhầy và bọt khí, có nước mắt. Sau đó em tiến hành mổ khám 2 gà để kiểm tra thì thấy có bệnh tích đúng như bệnh CRD: phổi và túi khí bị phù thũng, viêm; màng bao tim: viêm; khí quản: nhiều dịch viêm, màu trắng hơi vàng. Sau khi theo dõi và mổ khám kiểm tra bệnh tích em chẩn đoán gà bị bệnh CRD và em đã tách riêng những con gà có biểu hiện bệnh ra để điều trị. Thuốc điều trị là Genta-Tylo, liều dùng 10 g cho 30 kg khối lượng. Liệu trình điều trị là 5 ngày. Hai ngày đầu, mới điều trị, em cho gà bệnh uống thuốc theo hình thức cưỡng bức từng con một, ba ngày sau, pha thuốc với nước uống cho uống vào buổi sáng, tính lượng nước để pha thuốc sao cho gà uống sau 2 tiếng phải hết. Sau đó cho uống nước có pha thêm đường Glucose 5% và Bcomplex. Hình thức này, chúng em cũng áp dụng cho toàn đàn gà còn lại. Kết quả điều trị khá cao với tỷ lệ 95,2%. Sau khi dùng thuốc thấy gà khỏe mạnh bình thường, không còn biểu hiện gà bệnh nữa. Điều đó cho thấy việc sử đụng đúng thuốc cũng như chẩn đoán đúng bệnh.
  41. 33 Bệnh Bạch lỵ Khi nuôi em thấy gà có biểu hiện như: phân trắng dính bết hậu môn, ăn kém, yếu, nên đã tiến hành mổ khám kiểm tra 2 gà, thì thấy có hiện tượng lòng đỏ khó tiêu. Dựa vào kết quả đó em chẩn đoán gà bị Bạch lỵ và đã dùng thuốc Ampicoli để điều trị. Liều dùng: 1 g cho 7 kg khối lượng, dùng trong 5 ngày. Sau khi dùng thuốc này điều trị thì thấy gà khỏe mạnh không còn biểu hiện gì khác thường. Điều đó cho thấy thuốc điều trị là có hiệu quả và cũng đúng bệnh. Tỷ lệ khỏi là 99,2%. * Tham gia các hoạt động khác Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà thí nghiệm, bản thân em còn tham gia một số công việc như sau: - Tham gia cải tạo khu vực đất trồng rau và cây xung quanh trại, loại bỏ cây tạp và cỏ dại. - Sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay rèm che, bóng điện hỏng. - Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh. - Chăm sóc những con gà khác không thuộc đàn gà thí nghiệm. - Quét dọn kho để trấu và thức ăn. - Loại bỏ những gà dị tật. - Tham gia bắt, cân và bán gà. * Kết quả công tác phục vụ sản xuất Sau 6 tháng thực tập kết quả của công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 4.2:
  42. 34 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất Kết quả Số lượng Nội dung công việc (Khỏi bệnh/an toàn) (con) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Chăn nuôi gà Nuôi gà thịt 600 600 100 2. Phòng bệnh ở gà Tiêm vắc-xin Newcastle 600 600 An toàn Nhỏ vắc-xin Gumboro 600 600 An toàn Nhỏ vắc-xin IB- ND 600 600 An toàn 3. Chữa bệnh cho gà Bệnh CRD 600 571 95,2 Bệnh Bạch lỵ 600 595 99,2 * Kết luận về công tác phục vụ sản xuất Qua 6 tháng thực tập tại trại gia cầm VM tại xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo, em đã dần từng bước tiếp cận với thực tiễn sản xuất, vận dụng được kiến thức học được ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn, củng cố kiến thức bản thân. Ngoài ra, đợt thực tập này giúp em có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống. 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà VCZ 16 Đặc điểm ngoại hình là chỉ tiêu thường được chú ý đầu tiên để so sánh giữa các giống, dòng và phân biệt tính biệt. Màu lông, mỏ và chân ở gia cầm ít có ý nghĩa về mặt kinh tế, song mang ý nghĩa đặc trưng cho từng giống. Kết quả theo dõi được ghi tại bảng 4.4. * Gà VCZ 16 lúc 1 ngày tuổi:
  43. 35 Màu lông: trắng, có phớt đen ở cánh. + Thân hình: tròn, màu lông trắng + Mỏ và chân: màu vàng nhạt Hình 4.1: Ngoại hình của gà con VCZ 16 lúc 1 ngày tuổi Hình 4.2. Gà VCZ 16 lúc 3 tuần
  44. 36 *Gà lúc 3 tuần tuổi: Màu lông: Trắng, có phớt đen ở cánh + Thân hình: Dẹt, dài màu trắng + Mỏ và chân: Màu vàng nhạt. Hình 4.3: Gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi * Gà lúc 18 tuần tuổi: Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông, da chân, mỏ của gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi Chỉ tiêu Đặc điểm của gà VCZ 16 Có màu trắng kem. Trong quá trình sinh trưởng những lông cánh phớt đen đã dần rụng đi và thay vào đó là cánh trắng và lúc này Lông toàn bộ con gà được phủ một lớp lông màu trắng. Lông áp gọn vào thân không bị xù lên, tạo lên thân hình thon gọn. Thân, mắt Mắt đen có viền vàng ở mắt, thân hình thon nhỏ. Mỏ Vàng nhạt, có con vàng sẫm, ngắn Chân Vàng nhạt, cao trung bình và thon. Dáng đi Nhanh nhẹn
  45. 37 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà VCZ 16 Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng, cần được quan tâm, nó phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, vệ sinh thú y Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn qua các giai đoạn của gà VCZ 16 Ngày tuổi Đơn Đẻ Diễn vị giải 0 7 21 56 70 84 112 bói (126) Số lượng Con 500 495 493 490 484 484 484 479 còn sống Tỷ lệ nuôi % 500 99 98,6 98 96,8 96,8 96,8 95,8 sống Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt, cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống được thể hiện qua bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh thể chất của đàn gà và khả năng thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đỡ bệnh tật kết quả được thể hiện ở bảng 4.4. Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của gà trong thời gian thí nghiệm cao đạt 95,8%. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác tỷ lệ nuôi sống ở gà của chúng em đạt tỷ lệ cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Huy Đạt và cs (2006) [2], gà Ai Cập: 92,12%, nhưng
  46. 38 thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Kim Nhàn và cs (2010) [9], tỷ lệ nuôi sống của gà Ai Cập ở giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi là 94,50%, giai đoạn 10 – 19 tuần tuổi là 97,88%. 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà VCZ 16 Sinh trưởng là tính trạng số lượng có khả năng di truyền cao và có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng giống và cá thể. Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và vịt nói riêng, người ta dùng các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá đó là sinh trưởng tích lũy, tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ tiêu nào còn phụ thuộc vào hướng sản xuất của đối tượng nghiên cứu. * Sinh trưởng tích lũy Bảng 4.5. Khối lượng gà VCZ 16 qua các tuần tuổi (Đơn vị: gam) m Tuần tuổi n X ± X Cv (%) Sơ sinh 50 41,42 ± 0,44 7,53 2 51 125,33 ± 0,87 4,95 4 53 268,06 ± 4,41 11,99 6 50 501,64 ± 6,88 9,7 8 52 710,27 ± 9,37 9,51 10 52 868,54 ± 7,97 6,62 12 51 1073,67 ± 7,97 9,00 14 51 1254,14 ± 13,05 7,43 16 55 1360,11 ± 14,30 7,80 18 53 1474,62 ± 18,01 8,89
  47. 39 Trong chăn nuôi gia cầm thịt, khối lượng cơ thể là chỉ tiêu kinh tế quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, dòng. Tuy nhiên, khối lượng cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, phương thức chăn nuôi, đặc biệt phụ thuộc vào nguồn gốc gia cầm, nó ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm thịt thương phẩm. Nhưng đối với gia cầm hướng trứng thì việc theo dõi khối lượng cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển thời gian thành thục tính dục và năng suất sinh sản. Thông qua kết quả kiểm tra khối lượng, có thể đánh giá mức độ thành công của người chăn nuôi. Qua bảng 4.5 cho thấy, gà VCZ 16 có khối lượng lúc vào đẻ bói (tuần 18) là 1474,62 g cao hơn so với kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương khối lượng vào đẻ 18 tuần tuổi 1,4 – 1,45 kg [35]. So với kết quả nghiên cứu của Trần Kim Nhàn và cs (2010)[9], ở giai đoạn 9 tuần tuổi gà Ai Cập có khối lượng 579,37 g/con thấp hơn kết quả của chúng em 215,38 g/con (794,75 g/con). Ở giai đoạn 19 gà Ai Cập có khối lượng 1351,10 g/con thấp hơn so với kết quả của chúng em ở tuần thứ 18 (1474,62 g/con). Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà VCZ 16
  48. 40 4.2.4. Tuổi đẻ bói của gà thí nghiệm Chúng em tiến hành theo dõi các đặc điểm bên ngoài của gà và ghi chép vào sổ, cụ thể: bắt đầu tuần thứ 14, có hiện tượng đỏ mặt, mào, tích bắt đầu to dần, tiếng kêu của gà có sự khác và kêu nhiều, có biểu hiện bới trấu tạo ổ; bước sang tuần thứ 18, mào, tích, mặt đỏ tươi, tiếng kêu to và nhiều hơn, hiện tượng bới ổ càng rõ, nhất là khi cho tổ đẻ vào chuồng, gà tìm các ô tổ đẻ để nằm. Cuối tuần 18 gà bắt đầu đẻ bói. Theo Tống Minh Phương và cs (2016)[11], gà mái Ai Cập có tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 132 ngày, như vậy gà thí nghiệm của chúng em cũng có tuổi đẻ bói (tuổi đẻ quả trứng đầu) sớm hơn chút so với gà Ai Cập. Trong khi đó gà ISA Brown lại có tuổi đẻ quả trứng đầu là 143 ngày. Như vậy gà VCZ 16 có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm hơn so với gà Ai Cập và ISA Brown. 4.2.5. Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 gà mái hậu bị Chúng em tiến hành cho gà ăn tự do, giai đoạn từ 1 từ 1 - 56 ngày tuổi sử dụng thức ăn F30 đảm bảo ME: 2800 kcal, CP: 20,0%, giai đoạn 2 được tính từ ngày thứ 57 cho đến ngày 119 (ngày đầu tuần 17) và thức ăn sử dụng là F31 đảm bảo được ME: 2750 kcal, CP: 15,5%. Chúng em tiến hành cho gà ăn thức ăn gà đẻ vào tuần thứ 17, gà được ăn tự do và sử dụng thức ăn của công ty Japfa AC1-240 đảm bảo ME: 2650 kcal, CP: 16,5%. Tiêu tốn thức ăn cho 1 gà mái VCZ 16 hậu bị được thể hiện qua bảng 4.6.
  49. 41 Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn cho 1 gà mái VCZ 16 giai đoạn hậu bị (kg) Tuần Tuần Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn tuổi tuổi 1 0,057 0,057 10 0,465 2,496 2 0,099 0,156 11 0,385 2,880 3 0,136 0,292 12 0,508 3,389 4 0,162 0,455 13 0,510 3,899 5 0,248 0,703 14 0,498 4,397 6 0,293 0,996 15 0,502 4,899 7 0,304 1,300 16 0,481 5,380 8 0,364 1,664 17 0,395 5,776 9 0,367 2,031 18 0,494 6,269 Qua bảng 4.6 nhận thấy khả năng sử dụng thức ăn của giống gà VCZ 16 ở mức trung bình. Giai đoạn gà con đến 8 tuần tuổi là 1,664 kg/con, giai đoạn 9 tuần đến hết 18 tuần tuổi là 4,605 kg/con. Khả năng thu nhận thức ăn của gà ở tuần thứ 17 giảm xuống là do chuyển chuồng (chuyển từ chuồng nuôi hậu bị, lên chuồng đẻ) kết hợp với tẩy giun và phòng vắc - xin 4 bệnh cho gà. Tổng thức ăn tiêu thụ cho 1 gà mái hậu bị là 6,269 kg, tương ứng với 51.079 đồng. Dựa trên số liệu ghi chép và qua tính toán, em đã tính được chi phí trực tiếp cho một gà mái hậu bị, kết quả được ghi tại bảng 4.7
  50. 42 Bảng 4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà mái VCZ 16 hậu bị Tổng Tỷ lệ Chi phí Đơn giá (đồng) (%) 16.000 Giống 16.701 21,5 đ/con 1-56 ngày: 1,664 (kg) 9.000 đ/kg 14.976 Thức ăn 65,7 57 - 126 ngày: 4,605 (kg) 7.840 đ/kg 36.103 10.000 Chi khác (thú y, điện, nước, đệm lót, ) 10.000 12,8 đ/con Tổng chi phí cho 1 gà mái hậu bị 77.780 đồng/con 100 Qua bảng 4.7 cho thấy chi phí cho 1 gà mái chuyển đẻ là 77.780 đồng/con. Trong đó chi phí thức ăn chiếm nhiều nhất 51.079 đồng/con (tương đương với 65,7%), sau đó đến giống: 16.701 đồng/con (tương đương 21,5%), còn lại chi phí khác hết 10.000 đồng/con (tương đương với 12,8%). 4.2.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà VCZ 16 4.2.6.1. Công tác phòng bệnh cho gà VCZ 16 Phòng bệnh là biện pháp rất quan trọng trong cả quá trình Chăn nuôi. Nếu phòng bệnh tốt, hiệu quả thì con vật sẽ có sức khỏe tốt an toàn với mầm bệnh và không gây thiệt hại đến kinh tế của người chăn nuôi bởi chi phí chữa trị. Công tác phòng bệnh cho gà VCZ 16 được thể hiện qua bảng 4.8. Bảng 4.8 cho thấy kết quả phòng bệnh cho gà được thực hiện theo tuổi của gà. Mỗi tuổi làm loại vắc - xin khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tất cả đều được làm an toàn và hiệu quả.
  51. 43 Bảng 4.8. Lịch phòng bệnh cho gà VCZ 16 Số Tỷ lệ An Tuổi Loại vắc – lượng Phương pháp sử dụng phòng toàn của gà xin/thuốc phòng (%) (%) (con) 1 ngày Kháng sinh dự phòng Cho uống từng con 500 500 100 Trộn với thức ăn cho gà 3 ngày Livacox T 498 100 100 ăn trực tiếp vắc - xin đậu gà Chủng màng cánh 495 100 100 Gumboro-L Nhỏ miệng 495 100 100 7 ngày Pha chung với nhau rồi IB 491 - Clone 30 495 100 100 nhỏ mắt 21 IBA-VAC ST Nhỏ miệng 493 100 100 ngày 60 Vaksimune ND Tiêm dưới da cổ 485 100 100 ngày Inaktif 16 Thuốc tẩy giun Trộn với thức ăn cho ăn 484 100 100 Tuần Fencare Safety trực tiếp 17 COR4+IB+ND+EDS Tiêm dưới da cổ 479 100 100 Tuần 4.2.6.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh của gà VCZ 16 Trong quá trình nuôi chúng em đã làm tốt các khâu chăm sóc nuôi dưỡng cho gà, đảm bảo gà được khỏe mạnh, tuy vậy vẫn không tránh khỏi
  52. 44 được những tác động bên ngoài như thời tiết, ẩm độ, nhiệt độ, đặc biệt với phương thức nuôi chuồng hở nến việc kiểm soát còn khó khăn. Vì vậy trong quá trình nuôi vẫn gặp một số bệnh như: Bạch lỵ, CRD. Để xác định được những gà mắc bệnh này, chúng em dựa vào những biệu hiện triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của gà. Tình hình mắc bệnh được thể hiện cụ thể ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh của gà VCZ 16 giai đoạn hậu bị Số theo dõi Tỷ lệ mắc so với Tên bệnh Số mắc (con) (con) số theo dõi (%) Bạch lỵ 5 1 CRD 500 29 5,8 Tính chung 34 6,8 Qua bảng 4.9 cho thấy trong thời gian thí nghiệm đàn gà mắc 2 bệnh đó là CRD và Bạch lỵ, tổng số gà theo dõi là 500 gà (cả đàn) và tổng số con mắc bệnh là 34 con, trong đó: bệnh Bạch lỵ bị mắc 5 con, chiếm 1%; bệnh CRD bị mắc 29 con, chiếm 5,8% so với số gà theo dõi. Để rõ hơn về tỷ lệ nhiễm của từng bệnh, em trình bày cụ thể ở bảng 4.10 và 4.11 như sau: Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm bệnh Bạch lỵ của gà VCZ 16 Số nhiễm Tỷ lệ Số chết Tỷ lệ chết Số gà theo Tuần tuổi bệnh nhiễm do bệnh do bệnh dõi (con) (con) bệnh (%) (con) (%) 1 – 3 500 5 1 2 40 3 – 18 497 0 0 0 0 Tính 500 5 1 2 40
  53. 45 chung Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh Bạch lỵ chỉ xảy ra ở giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi và tỷ lệ nhiễm thấp chỉ 1% nhưng tỷ lệ chết lại chiếm 40% so với số mắc bệnh. Kết quả này của chúng em phù hợp với kết quả công bố của Phòng dịch vụ Thú y-Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (2018) [10], Gà dưới 3 tuần tuổi: bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính. Gà bị nhiễm S.pullorum có tỷ lệ chết cao từ 10% đến 80% tùy theo điều kiện chăm sóc, điều trị hỗ trợ và tỷ lệ nhiễm ban đầu.Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết tăng lúc gà 7 - 10 ngày tuổi. Bảng 4.11. Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà VCZ 16 theo tuần tuổi Số nhiễm Tỷ lệ Số chết Tỷ lệ chết Tuần Số gà theo bệnh nhiễm do bệnh do bệnh tuổi dõi (con) (con) bệnh (%) (con) (%) 0 500 0 0 0 0 2 493 0 0 0 0 4 492 9 1,83 1 11,11 6 492 0 0 0 0 8 490 13 2,65 2 15,38 10 484 7 1,45 1 14,29 12 484 0 0 0 0 14 484 0 0 0 0 16 484 0 0 0 0 18 479 0 0 0 0 Tính 500 29 5.8 4 13,79 chung
  54. 46 Qua bảng 4.11 cho thấy trong 18 tuần, tỷ lệ nhiễm CRD là 5,8%, tỷ lệ chết do nhiễm bệnh CRD là 13,79%. Bệnh xảy ra ở tuần thứ 4, 8, 10 và bị nhiều ở tuần 8. Như vậy, chỉ phát hiện được gà mắc bệnh ở thời điểm từ 4 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi. Kết quả này của chúng em tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hà (2009) [30] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Tỷ lệ nhiễm bệnh 5,8% của gà CVZ 16 phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Lục (dẫn theo Hoàng Huy Liệu (2002) [31]); Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5] cho biết, tất cả các giống gà nuôi tại xí nghiệp ở phía Bắc Việt Nam đều bị nhiễm MG, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,90 - 6,20%. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng em lại thấp hơn công bố kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [25], tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà thương phẩm ở miền Bắc Việt nam là 51,60%, ở gà giống là 10%; Hoàng Hà (2009) [30] với tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là từ 10 đến 15% (ở đàn gà giống), 30 đến 40% (ở đàn gà thịt) và 70 đến 80% (ở đàn gà đẻ). Có được kết đó, là do chúng em áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học vào trong chăn nuôi, và phòng trị bệnh kịp thời. 4.2.6.3. Triệu chứng bệnh tích mổ khám gà VCZ 16
  55. 47 Trong quá trình nuôi chúng em phát hiện những gà có biểu hiện khác thường và có triệu chứng nghi ngờ bệnh nên đã tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích. Triệu chứng bệnh tích được thể hiện chi tiết ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Bệnh tích mổ khám gà Số gà Số gà Tỷ lệ có Bộ phận, tổ kiểm có bệnh bệnh Chẩn chức của gà Biểu hiện về bệnh tra tích tích đoán thí nghiệm (con) (con) (%) Mắt gà sưng, chảy Đầu, mắt 2 33,3 nước mắt nước mũi Phổi, túi khí Phù thũng, viêm 3 50 CRD Màng bao tim Viêm 1 16,7 6 Nhiều dịch viêm Khí quản 3 50 màu trắng hơi vàng Phân trắng dính bết Hậu môn 3 50 hậu môn Bạch lỵ Lòng đỏ Không tiêu 2 33,3 Qua bảng 4.12 cho thấy, số gà kiểm tra mổ khám bệnh tích là 6 gà, trong đó: số gà có bệnh tích ở phổi, túi khí, khí quản là 3 gà (tương đương với 50%); số gà có bệnh tích ở đầu và mắt là 2 gà (tương đương với 33,3%); bệnh tích ở màng bao tim ít chỉ có ở 1 gà (16,7%). Những bệnh tích này chúng em thấy giống như bệnh CRD nên chẩn đoán gà đã bị bệnh CRD.
  56. 48 Ngoài ra chúng em còn thấy 3 gà có phân trắng dính bết ở hậu môn (tương ứng với 50%) và thấy 2 gà lòng đỏ không tiêu (tương tương với 33,3%). Những bệnh tích này chúng em thấy giống như bệnh tích của bệnh Bạch lỵ và đã chẩn đoán là gà bị bệnh Bạch lỵ. Như vậy thì bệnh CRD bệnh tích gặp chủ yếu ở phổi, túi khí và khí quản ít gặp ở đầu, mắt, màng bao tim. Với bệnh Bạch lỵ, gà có biểu hiện phân trắng dính hậu môn và có lòng đỏ không tiêu. Bệnh tích của gà bị mắc bệnh CRD biểu hiện ở các cơ quan, bộ phận khá điển hình. Cụ thể là: + Đầu và mắt: Mắt gà sưng, chảy nước mắt, nước mũi. Trong quá trình mổ khám thì có 2 con gà đầu bị sưng, nguyên nhân là do gà bị nhiễm CRD lâu ngày. + Phổi, túi khí: Phổi phù thũng, viêm, những con bị nặng rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. + Khí quản: Tích nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng. Kết quả của chúng em cũng tương đồng với kết quả của Nguyễn Bá Hiên và cs (2008) [3], các tác giả đã miêu tả bệnh tích của CRD như sau: Bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phần trên đường hô hấp và thay đổi theo các giai đoạn của bệnh và các nhân tố thứ nhiễm. Thành túi khí viêm dày thô nhám, túi khí có chất bã đậu. Viêm màng phổi, trong phổi có các vùng cứng. Căn cứ vào bệnh tích cho thấy, Mycoplasma gallisepticum gây triệu chứng và bệnh tích điển hình ở đường hô hấp. Như vậy, kết quả quan sát của chúng em về bệnh tích của những gà mắc bệnh CRD được mổ khám là phù hợp với mô tả các bệnh tích gà bệnh CRD của các tác giả đã nghiên cứu trước đó.
  57. 49 Đối với bệnh Bạch lỵ, bệnh tích mà chúng em tìm thấy phù hợp với kết quả công bố của Phòng dịch vụ Thú y – Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (2018) [10]. Một số gà con thấy chướng bụng, tiêu chảy phân trắng hay phân dính, đóng cục xung quanh hậu môn. Mổ khám quan sát bệnh tích thấy: lòng đỏ không tiêu có màu vàng xanh. 4.2.6.4. Kết quả điều trị bệnh của gà VCZ 16 Sau khi theo dõi triệu chứng điển hình, kết hợp với kiểm tra qua mổ khám bệnh tích, bước đầu có kết luận chẩn đoán gà bị bệnh chúng em tiến hành tách riêng gà bệnh và điều trị cho gà. Kết quả điều trị cho gà được trình bày cụ thể trong bảng 4.13 như sau: Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh Bạch lỵ và CRD của gà VCZ 16 Thời Số gà Số gà Tỷ lệ Tuần Tên Tên thuốc gian điều trị khỏi khỏi tuổi bệnh điều trị điều trị (con) (con) (%) (ngày) 1 Bạch lỵ Ampicoli 5 3 60 5 4 CRD Genta-Tylo 9 8 88,89 5 8 CRD Genta-Tylo 13 11 84,62 5 10 CRD Doxy-Tylo 7 6 85,71 5 Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng em thấy: ở tuần tuổi thứ nhất gà có biểu hiện kém ăn, phân dính hậu môn chúng em tiến hành tách 5 gà ra và tiến hành điều trị bằng Ampicoli, kết quả điều trị khỏi 3 gà (tương đương với 60%), 2 gà bị chết (tương đương với 40%).
  58. 50 Ở tuần tuổi thứ 4, chúng em thấy gà có biểu hiện khó thở, một số con quẹt mỏ nên chúng em đã tách riêng được 9 gà có triệu chứng điển hình và tiến hành điều trị bằng Genta-Tylo, kết quả điều trị khỏi 8 gà (tương đương với 88,89%), 1 gà bị chết (tương đương với 11,11%). Ở tuần tuổi thứ 8, chúng em thấy gà có biểu hiện giống như ở tuần tuổi thứ 4: ho, khẹc, gà khó thở nên đã tách riêng được 13 gà có triệu chứng điển hình và tiến hành điều trị bằng Genta-Tylo, kết quả điều trị khỏi 11 gà (tương đương với 84,62%), 2 gà bị chết (tương đương với 15,38%). Ở tuần thứ 10, chúng em thấy gà có biểu hiện tương tự như tuần thứ 4 và tuần thứ 8, chúng em tiến hành tách riêng được 7 gà có triệu chứng điển hình và tiến hành điều trị bằng Doxy-Tylo, kết quả điểu trị khỏi là 6 gà (tương đương với 85,71%), chết 1 gà (tương đương với 14,29%). Tại tất cả các tuần gà bị bệnh, ngoài việc tách riêng các cá thể có triệu chứng điển hình để điều trị tích cực, em tiến hành song song điều trị cho toàn đàn, với phác đồ điều trị bằng loại thuốc sử dụng cho cá thể. Buổi sáng pha thuốc với liều theo khuyến cáo. Tính lượng nước uống cho gà trong 2 giờ (cho gà nhịn uống 1 giờ trước khi cho gà uống thuốc). Sau đó cho gà uống nước pha với đường gluco và Bcomplex. Như vậy, trong thời gian thí nghiệm gà bị mắc CRD ở tuần tuổi thứ 4, 8, 10 và ở 2 lần đầu chúng em có sử dụng Genta-Tylo kết quả điều trị khỏi cao, tỷ lệ chết thấp. Ở tuần thứ 10 chúng em sử dụng Doxy-Tylo kết quả điều trị cũng cao và tỷ lệ chết thấp. Điều đó cho thấy cả 2 loại thuốc mà chúng em sử dụng đều cho hiệu quả cao, có thể sử dụng để điều trị cho gà bị CRD, sau khi dùng thuốc Doxy-Tylo cho gà không thấy gà bị mắc bệnh này nữa, có thể do gà lớn có sức đề kháng với bệnh tốt hơn kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt hoặc thuốc có tác dụng tốt nên gà không bị CRD nữa.
  59. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả thu được qua thực tế, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: Gà VCZ 16 lúc mới nở có màu lông đồng nhất, màu trắng có phớt đen ở cánh. Khi trưởng thành có màu trắng kem, chân màu vàng nhạt. Tỷ lệ nuôi sống đến khi chuyển đẻ (18 tuần tuổi) đạt 95,8%; Khối lượng cơ thể đạt: 1474,62 g. Tuổi đẻ bói của gà VCZ16 là 126 ngày tuổi. Lượng thức ăn cho 1 gà hậu bị là 6,269 kg/con; Chi phí trực tiếp/gà mái chuyển đẻ là 77.780 đ/con. Bệnh Bạch lỵ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm là 1%, tỷ lệ chết do nhiễm là 40%, kết quả điều trị khỏi là 60%. Bệnh CRD xảy ra từ 4 – 10 tuần tuổi và tỷ lệ nhiễm là 5,8% tỷ lệ chết do bệnh là 13,79%, kết quả điều trị khỏi cao từ 84,62 – 88,89%. 5.2. Đề nghị
  60. 52 Đề tài cần được tiến hành nghiên cứu tiếp để biết rõ về khả năng sản xuất trứng của gà và có số liệu đầy đủ hơn về giống gà VCZ 16 nuôi chuồng hở ở Thái Nguyên. Nghiên cứu ở các phương thức nuôi khác nhau với quy mô nhiều đàn hơn để có kết luận về sức sản xuất của giống gà này khi nuôi ở Thái Nguyên, làm cơ sở cho phát triển gà VCZ 16 ra các địa phương có điều kiện tương tự . TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Brandsch và Bilchel (1972), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Khoa học kỹ thuật. 2. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng, Vũ Chí Thiện (2006), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợn lai giữa gà Ai Cập và gà Ri vàng rơm trong điều kiện nuôi bán chăn thả”, Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi. 3. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới (2008), Vi sinh vật bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nxb giáo dục, Hà Nội. 4. Kushner. K. F (1969), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ (dịch), Nxb Khoa học kỹ. 5. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở
  61. 53 gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr. 109 – 129. 6. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2001), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Hồng Mận (2003), Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Lao động xã hội, tr. 146. 8. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Trần Kim Nhàn, Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Diêm Công Tuyên, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Hồng (2010), “Năng suất và chất lượng trứng của gà lai giữa gà VCN-G15 với gà Ai Cập”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, (số 26) tháng 10-2010, tr. 29. 10. Phòng dịch vụ Thú y – Công ty Cổ phân Chăn nuôi C.P. Việt Nam (2018), Một số bệnh trên gà, Nxb Đồng Nai. 11. Tống Minh Phương, Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Phương (2016), “ Khả năng sản xuất trứng của gà ISA Brown và Ai Cập nuôi tại Yên Định, Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học, Trường đại học Hồng Đức, Số 30-2016. 12. Nguyễn Thanh Sơn, Lê Hồng Mận (2004), Kỹ thuật nuôi gà Ri và gà Ri pha, Nxb Nông nghiệp, tr. 137. 13. Trần Văn Thăng (2017), Chọn và nhân giống vật nuôi, Giáo trình nội bộ Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 14. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các dòng gà hướng thịt giống Ross 208 và Hybro HV 85, Luận án phó tiến sĩ
  62. 54 Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 16. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), “Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, tương đối”, TCVN, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 39 – 77. 17. Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa (2014), “Kết quả khảo nghiệm gà hướng trứng Dominant CZ”, Tạp chí khoa học và công nghệ chăn nuôi, số 41-2013. 18. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh và Nguyễn Quốc Đạt, (1999), Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng Jiangcun vàng, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật gia cầm và động vật mới nhập 1989 – 1999, Nxb Nông nghiệp, tr.24 – 26. 20. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 21. Chamber J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Poultry breeding and genetics, R. D. Crawford ed elsevier amsterdam. P. 155 – 157. 22. Chambers J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland, pp. 627 – 628. 23. Fairful R. W. (1990), Heterosis in poultry breeding and genetic, Cawforded Elsevier Amsterdam.
  63. 55 24. Hayer J. F. and Mc Carthy J. C. (1970), "The effect of selection at different ages for high and low weight are the pattern of deposition in mice", Genet. Res., P. 27. 25. North. M. D (1990), Commercial chicken production manual (Fourth edition) van nostrand Reinhold, New York. 26. Siegel P. B and Dumington E. A. (1978), “Selection for growth in chicken”, C. R. Scrit. Rev. Poultry boil 1, spp: 1 – 24. Sasso – France (2002), Manual guide book, P. 25 – 38. 27. Wesh Bunr K. W. ET – AT (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World poultry congress, Vol. 2, pp. 53- 63. III. TÀI LIỆU INTERNET 28. Bài mở đầu cho series quy luật sinh trưởng và phát dục. ( –mo–dau–cho–series–quy–luat–sinh–truong– va–phat–duc/) 29. Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà, ( 30. Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn, ( cập nhật ngày 25/06/2009). 31. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/1423). 32. gia-cam.htm 33. luong-duoc-thi-truong-don-nhan/
  64. 56 34. duoc-thi-truong-don-nhan-post207264.html 35. trung-vcz-16-thuy-phuong-25.html 36. 37. PHỤ LỤC Hình 1: Thức ăn GĐ30 Hình 2: Thức ăn F31
  65. 57 Hình 3: Quây gà cân hàng tuần Hình 4: Cho gà ăn Hình 5: Cắt mỏ gà lúc 8 Hình 6: Tiêm vaccin Newcastle tuần tuổi 60 ngày tuổi
  66. 58 Hình 7: Dọn chuồng Hình 8: Gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi