Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố

pdf 61 trang thiennha21 11901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_the_gioi_nhan_vat_trong_tieu_thuyet_leu_chong_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢƠNG THẢO NGÂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢƠNG THẢO NGÂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Thành Đức Bảo Thắng, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lương Thảo Ngân
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố” là kết quả nghiên cứu của riêng em,có sự tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, dƣới sự giúp đỡ khoa học của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lương Thảo Ngân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 7 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 7 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 7 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật 11 1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết 12 1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng 13 1.3.1. Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt Nam(1930-1945) 13 1.3.1.1. Cuộc đời 13 1.3.1.2. Sự nghiệp 14 1.3.2. Tiểu thuyết Lều chõng 16 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 21 2.1. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng tiến bộ 21 2.2. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng bảo thủ 25 2.2.1. Nhân vật tuân thủ khuôn mẫu lỗi thời 25 2.2.2. Nhân vật mất chí hướng, sĩ khí 26
  6. 2.2.3. Nhân vật với danh vọng mù quáng 31 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 35 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống trong hoàn cảnh điển hình 35 3.1.1. Không gian 35 3.1.2. Thời gian 36 3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 37 3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động 37 3.2.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình 37 3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động 39 3.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật 44 3.2.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp 45 3.2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 48 3.2.3. Miêu tả qua ngôn ngữ 50 3.2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại thân mật, suồng sã 50 3.2.3.2. Ngôn ngữ cung kính, trang nghiêm, lễ độ 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lƣu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Hơn 30 năm cầm bút, Ngô Tất Tố đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp văn học nƣớc nhà ở nhiều thể loại. Với thể loại nào, nhà văn cũng viết bằng tất cả trái tim, sự thấu hiểu, sức sáng tạo và khám phá của mình. Chính điều đó đã giúp cho tác phẩm của ông có một vị trí vững chắc không thể lay chuyển trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Hơn nửa thế kỉ đi qua, đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình đi sâu tìm hiểu, khai thác về cuộc đời, sự nghiệp, về các khía cạnh khác nhau trong thế giới nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá, mở rộng về Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông chƣa bao giờ là cũ vì ở đó còn rất nhiều khía cạnh, nét độc đáo mà chúng ta cần khám phá, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết. 1.2. Lều chõng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi bật của Ngô Tất và chứa nhiều giá trị độc đáo. Một mặt, tác phẩm thể hiện khả năng miêu tả tinh tế, tỉ mỉ, sắc sảo, hàm chứa bao suy tƣ, trăn trở của Ngô Tất Tố. Mặt khác, thông qua tác phẩm của mình, nhà văn giúp ngƣời đọc đời sau biết và hiểu về chế độ khoa cử một thời, với nhiều tâm trạng khác nhau. Một trong những yếu tố đem lại sự thu hút, lôi cuốn cho Lều chõng chính là thế giới nhân vật - những con ngƣời với cá tính đặc trƣng, riêng biệt đã đƣợc Ngô Tất Tố khắc họa bằng tất cả cảm nhận và sự sáng tạo của cá nhân. Qua thế giới ấy, ngƣời đọc không chỉ thấy bóng dáng của nhà nho đậm chất lãng tử, tài hoa, phóng túng Ngô Tất Tố mà còn cảm nhận đƣợc những trăn trở, suy tƣ cũng nhƣ thái độ của ông về chế độ khoa cử trong thời kì suy tàn, mạt vận của chế độ phong kiến. 1
  8. 1.3. Tìm hiểu về tiểu thuyết Lều chõng là một việc làm có nghĩa thiết thực và vô cùng cần thiết đối với một ngƣời nghiên cứu văn học nói chung và với một ngƣời sinh viên Sƣ phạm Ngữ văn nói riêng. Đây là hoạt động học tập quan trọng, vừa giúp ngƣời học trang bị thêm kiến thức cho bản thân, vừa giúp họ quen dần với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Với những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. 2. Lịch sử vấn đề Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ, đa dạng với nhiều thể loại. Sự nghiệp sáng tác văn học của Ngô Tất Tố kéo dài gần ba thập kỉ, đƣợc đánh dấu bằng việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) và kết thúc là vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi thị Phác (1951). Song thời kì văn chƣơng của ông thực sự bùng nổ và sáng chói nhất là những năm 1930 – 1945. Các tác phẩm đƣợc nhắc đến nhiều nhất là: Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng, Tập án cái đình đều đƣợc nhà văn thai nghén và cho ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến 1940. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng khởi đầu của việc khai thác, đánh giá về con ngƣời cũng nhƣ sự nghiệp văn chƣơng Ngô Tất Tố là bài viết của Vũ Trọng Phụng với tựa đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên báo thời vụ, số 100, ra ngày 31/01/1939. Ở bài viết này, Vũ Trọng Phụng đã lên tiếng khẳng định và nhấn mạnh giá trị to lớn về mọi mặt của Tắt đèn. Ông trách cứ cái sự ít ỏi, thiếu vắng của những tác phẩm viết về đề tài làng quê trong khi nƣớc ta là một nƣớc có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Và ngay chính lúc ấy, Ngô Tất Tố xuất hiện, giống nhƣ một luồng sinh khí dồi dào thổi vào nền văn học nƣớc nhà, làm cho nền văn học ấy càng thêm phần sống động và mãnh liệt. Vũ Trọng phụng đã nhiệt liệt giới thiệu ông đến với toàn bộ công chúng. 2
  9. Ngô Tất tố, từ một nhà báo xuất chúng chuyển sang viết tiểu thuyết và thật bất ngờ khi những tác phẩm mới ra đã gây đƣợc tiếng vang rất lớn nhƣ Lều chõng và Việc làng. Những tác phẩm này ra đời đã củng thêm chỗ đứng vững chắc cho Ngô Tất Tố trên thi đàn văn học. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét Ngô Tất tố là nhà văn của làng quê Việt Nam, am hiểu sâu sắc cuộc sống, con ngƣời và phong tục nơi thôn quê. Sau khi Ngô Tất Tố mất, sự nghiên cứu và tìm hiểu về ông cũng không vì thế mà dừng lại, vẫn còn rất nhiều bài viết về nhà văn tài năng này nhƣ : Ngô Tất Tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí văn nghệ số 61, tháng 6, năm 1962), Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn ( tạp chí văn nghệ số 8, tháng 1, năm 1958), Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ số 54, tháng 8, năm 1954), chứng tỏ hút mạnh mẽ của một con ngƣời tài năng. Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu về Ngô Tất Tố cũng nhƣ các tác phẩm nổi bật của ông và đƣợc nói đến nhiều hơn hết là tác phẩm Tắt đèn. Từ khi Lều chõng của Ngô Tất Tố ra đời, những bài viết về riêng tác phẩm này vẫn còn khá thƣa thớt và lẻ tẻ, có thể chỉ đƣợc đề cập đến một khía cạnh nào đó qua một công trình nghiên cứu chung về các tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố nhƣ: Luận văn thạc sĩ của Bế Hùng Hậu (Đại học Thái Nguyên) đi sâu nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố, trong luận văn, tác giả có tìm hiểu, trích dẫn ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau của Ngô Tất Tố và có lấy những dẫn chứng ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong Lều chõng. Lều chõng cũng đƣợc nói đến trong một số bài báo. Trên báo An ninh thế giới, số ra 04/05/2009, bài viết của tác giả Cao Đắc Điểm có nói về Lều chõng để giúp ngƣời đọc thấy rõ những nét suy vi của nền Hán học đƣơng thời, từ việc tổ chức thi đến đi học, đi thi. 3
  10. Trên tạp chí Tia sáng, số ra ngày 19/04/2011cũng có một bài viết với tựa đề Tản mạn về Lều chõng với nội dung chính cũng là nói đến việc thi cử và liên hệ từ chuyện ngày xƣa ra chuyện ngày nay. Qua đó, ta có thể khẳng định còn thiếu vắng các công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác phẩm Lều chõng. Đặc biệt, chƣa có công trình nào nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách hệ thống. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố với mong muốn góp phần làm sâu sắc hơn cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng nhƣ giá trị của tác phẩm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố, chúng tôi muốn đi sâu phân tích thế giới nhân vật (Ngoại hình, hành động, tâm lí) để nắm bắt thấu đáo tƣ tƣởng của nhà văn. Qua đó, hiểu sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của một nhà Nho viết văn theo lối Tây học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu: - Khái niệm nhân vật; vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết. - Các loại hình nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. - Phân tích, đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của việc xây dựng hệ thống các nhân vật trong Lều chõng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. 4
  11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. Để so sánh, chúng tôi tham khảo các tiểu thuyết trong cùng giai đoạn, của nhiều trào lƣu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau : - Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: Đặt sáng tác của Ngô Tất Tố trong hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm. - Phƣơng pháp thống kê: thống kê và phân loại các nhân vật trong tiểu thuyết để dễ dàng phân tích, nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Từ những phân tích cụ thể trong tiểu thuyết Lều chõng để đƣa ra những kết luận phù hợp với định hƣớng nghiên cứu. 6. Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng, chúng tôi muốn làm nổi bật những nét độc đáo và khẳng định đóng góp tích cực, sáng tạo của Ngô Tất Tố. Qua đó, hiểu thấu đáo hơn về tƣ tƣởng và tài năng của nhà văn. Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích cho việc tìm hiểu về sự nghiệp văn chƣơng của Ngô Tất Tố. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận đƣợc tổ chức thành ba chƣơng. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 5
  12. CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nhân vật là đối tƣợng không thể thiếu của văn học. Nhằm mô phỏng hiện thực một cách sinh động, hình tƣợng thì nhà văn đã xây dựng và sử dụng các nhân vật của mình nhƣ một phƣơng tiện cơ bản để thực hiện điều đó. Nhân vật với những nét tính cách khác nhau, hành động, diện mạo khác nhau đƣợc nhà văn sáng tạo nên trong tác phẩm của mình đã thể hiện nhận thức của tác giả về một cá nhân, một loại ngƣời hay một vấn đề nổi bật nào đó trong xã hội. Đã có nhiều quan điểm, nhận định, cách định nghĩa khác nhau về nhân vật đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra trƣớc đó, nhƣ: - Theo Từ điển văn học: “nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tƣ tƣởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[9, tr.86]. Định nghĩa này nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nhân vật với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó tới các yếu tố hình thức tác phẩm. - Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trọng tâm để xem xét sáng tác của nhà văn, một khuynh hƣớng trƣờng phái hay dòng phong cách. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, 7
  14. nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống con ngƣời”[1, tr.24]. Đây là khái niệm mà nhân vật đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn và trƣờng phái văn học. Nhân vật văn học góp phần bộc lộ phong cách sáng tạo, cá tính riêng của mỗi nhà văn và thể hiện những màu sắc khác nhau, mang những dấu ấn riêng biệt của các trƣờng phái văn học. - Trong Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm về nhân vật của các tác giả có phần thu hẹp hơn: “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha ) ( ) có khi sử dụng nhƣ một ẩn dụ, không chỉ con ngƣời cụ thể nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất với con ngƣời có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời” [7, Tr.235]. - Nhân vật lại đƣợc định nghĩa theo một cách khác trong cuốn Lý luận văn học, GS. Hà Minh Đức chủ biên: “Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách và cần lƣu ý thêm một điều, thực ra khái niệm nhân vật thƣờng đƣợc quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc không tên, đƣợc khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con ngƣời” [6, Tr.102]. Trong văn học, phân loại nhân vật theo loại hình, gồm: - Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ: 8
  15. + Nhân vật chính: là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Nhân vật chính thƣờng đƣợc nhà văn miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết từ ngoại hình, dáng điệu, lời nói, hành động và đời sống nội tâm phong phú qua đó làm bật lên nét tính cách, phẩm chất đặc trƣng của các nhân vật. Nhân vật chính là nhân vật đƣợc nhắc đến nhiều trong tác phẩm, có mặt trong các mối mâu thuẫn, xung đột cơ bản của tác phẩm và là những nhân vật phản ánh tƣ tƣởng, tâm tƣ, tình cảm mà ngƣời viết muốn truyền tải. Số lƣợng nhân vật chính phụ thuộc vào dung lƣợng hiện thực, diễn biến và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà có ít hay nhiều nhân vật. + Nhân vật trung tâm: Nằm trong những nhân vật chính, là nơi tập trung tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung nhất tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm. Nhân vật trung tâm đƣợc tác giả xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ, góp phần làm nổi bật đề tài, chủ đề tác phẩm và nhân vật đó phải nằm trong xung đột tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hƣởng, tác động khi xung đột giải quyết. + Nhân vật phụ: Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu trong toàn bộ tác phẩm. Là những nhân vật đƣợc nói đến ít, không đƣợc miêu tả tập trung từ đầu đến cuối tác phẩm, mà chỉ đƣợc điểm qua ở một giai đoạn hay diễn biến nào đó. Nhân vật phụ chỉ góp phần hỗ trợ, bổ sung nhằm làm nổi bật nhân vật chính chứ không đƣợc làm cho nhân vật chính bị lu mờ. Số lƣợng nhân vật phụ thƣờng nhiều hơn nhân vật chính và nhân vật trung tâm. Tuy chỉ là phụ nhƣng cũng có nhiều nhân vật vẫn đƣợc các nhà văn miêu tả một cách kĩ lƣỡng, có cuộc đời, số phận và tính cách riêng. Họ cũng chính là những mảng màu không thể thiếu để tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh và đa sắc. - Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện + Nhân vật chính diện: là nhân vật đại diện cho lực lƣợng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Nhân vật chính diện đƣợc xây dựng 9
  16. với những phẩm chất hoàn hảo, là nhân vật tiêu biểu, hội tụ những tinh hoa, đại diện cho một lớp ngƣời, hạng ngƣời. Họ mang trong mình những suy nghĩ tích cực, họ đẹp cả về diện mạo lẫn bản chất con ngƣời. + Nhân vật phản diện: là những con ngƣời chống lại lý tƣởng, quan điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xã hội. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau: Cổ đại và trung đại: Cái xấu đƣợc tô đậm, phóng đại để phê phán kịch liệt. (VD: nhân vật phản diện trong truyện cổ tích là 100% ác). Thời hiện đại: Trong văn học hiện thực, nhiều khi không phải do vi phạm đạo đức, làm điều xấu, mà là do thiếu tính ngƣời, thiếu ý thức ngƣời. Qua những nhận định, khái niệm trên, ta có thể nhận thấy các nhà nghiên cứu trong nƣớc đã đƣa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn học. Những nhận định đó không thống nhất hoàn toàn mà vẫn có những sự khác biệt nhất định vì đó là những ý kiến, cách đánh giá mang tính chủ quan dựa trên sự nghiên cứu những nét đặc trƣng của nhân vật. Song, tuy có sự khác nhau trong cách khám phá, nhìn nhận nhân vật nhƣng các ý kiến vẫn tựu lại ở một điểm chung, khẳng định : nhân vật văn học là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm, là phƣơng tiện để nhà văn phản ánh đời sống, thể hiện tài năng của bản thân qua việc quan sát, miêu tả, tạo dựng nhân vật một cách độc đáo, sáng tạo. Nhân vật chính là minh chứng sống động của một thời kì lịch sử nhất định, dẫn dắt ngƣời đọc vào cái thế giới riêng mà nhà văn tạo ra, làm cho ngƣời đọc nhƣ đƣợc sống trong chính cái thời điểm đó, hòa mình cùng những diễn biến của tác phẩm. Nghiên cứu về tác phẩm văn chƣơng, bên cạnh việc khai thác nội dung thì cần phải tiếp cận nhân vật để tìm ra cái mới, cái lạ, cái hay trong ngòi bút nhà văn và đƣa ra kết luận về những đóng góp riêng, phong cách riêng của nhà văn đó. 10
  17. Những quan điểm về nhân vật văn học nhƣ trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố nói riêng. 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là chỉ tất cả những nhân vật xuất hiện trong một tác phẩm, những con ngƣời đó đƣợc vẽ lên bằng sự sáng tạo của nhà văn và đƣợc họ gửi gắm tƣ tƣởng của chính mình vào những đứa con tinh thần ấy. Thế giới ấy là một thế giới độc lập và mang tính chỉnh thể, nó có sức sống, màu sắc và hƣơng vị riêng tùy thuộc vào khả năng tạo dựng, tái hiện của nhà văn. Thế giới nhân vật cũng là một phạm trù thuộc về thế giới nghệ thuật; cũng là đứa con tinh thần đƣợc hun đúc, sản sinh và nuôi nấng từ trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghệ sĩ và nó chỉ xuất hiện trong những sáng tác văn học hay những sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, đƣợc sáng tạo theo những quy luật nhất định, có hình hài, tính cách, phẩm chất riêng đƣợc đặt trong không gian, thời gian đa dạng và có những việc làm, hành động cụ thể, thể hiện một quan điểm nghệ thuật nhất định nào đó của tác giả. Thế giới nhân vật trong một tác phẩm cụ thể đƣợc tạo nên bằng chính là sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ, kĩ lƣỡng của ngƣời sáng tạo. Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ấy đều đƣợc giới thiệu chi tiết qua một số khía cạnh nào đó nhƣ các mối quan hệ của nhân vật, môi trƣờng sống và hoạt động, diện mạo, tâm tƣ, tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử của họ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội nhƣ thế nào? Qua đó mà bạn đọc có thể hình thành những suy nghĩ, sự hình dung của cá nhân về nhân vật và cho ra những cách đánh giá khác nhau. Chính vì những lẽ đó mà thế giới nhân vật mang một độ bao phủ, mức khái quát rộng hơn so với hình tƣợng nhân vật. Những con ngƣời trong văn học vì thế mà cũng trở nên gần gũi, giản dị, chân 11
  18. thật, giống với những con ngƣời ngoài đời thực hơn tuy vẫn mang trong mình ý nghĩa khái quát, tƣợng trƣng. Trong thế giới nhân vật, ngƣời ta có thể nhóm hợp các nhân vật có sự tƣơng đồng vào những kiểu loại nhỏ hơn dựa vào những căn cứ nhất định. Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả có thể xây dựng cho mình những thế giới nhân vật riêng tùy thuộc vào tài năng của mỗi ngƣời, mỗi thể loại văn học cũng có những thế giới nhân vật riêng phù hợp với quy luật của từng thể loại. 1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết Nhân vật là một trong những thành phần quan trọng và không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cũng nhƣ nét đặc sắc cho tiểu thuyết. Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Trong tiểu thuyết thì nhân vật có vai trò, vị trí nhƣ thế nào? Điều quan trọng trong tiểu thuyết, với cách nghĩ của Trần Thanh Hiệp: "phải là vấn đề nhân vật. Ngƣời ta sẽ tìm thấy bộ mặt con ngƣời trong các nhân vật của tiểu thuyết ( ) Trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn”[8, tr.93-94]. Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh lại quan niệm rằng: “Viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con ngƣời”[11, tr.52] và con ngƣời trong tiểu thuyết chính là những nhân vật của tiểu thuyết đó. Doãn Quốc Sỹ trong Văn học và tiểu thuyết đã đƣa ra lĩ lẽ của riêng mình: “Đối tƣợng của kịch cũng nhƣ tiểu thuyết là những nhân vật hành động”[14, tr.156]. Còn theo Võ Phiến: “Ngƣời làm thơ có thể không cần biết tới ai ngoài mình, không cần nói tới ai ngoài mình ( ) còn lại các nhà viết kịch, các họa sĩ và các ngƣời viết tiểu thuyết, những ngƣời này thì phải đẻ ra nhân vật”[13, tr.78]. 12
  19. Các ý kiến, quan điểm trên tuy có đôi chỗ khác nhau nhƣng tựu lại vẫn là khẳng định vai trò, vị trí to lớn của nhân vật trong tiểu thuyết: nhân vật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong một tác phẩm văn học, đặc biệt đối với tiểu thuyết thì vấn đề nhân vật càng có vai trò to lớn và thiết thực, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Nhân vật là linh hồn, là mảng màu sống động của bức tranh tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”. Có thể nói, nhân vật chính là sợi dây kết nối “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, bạn đọc có thể rút ra đƣợc những bài học, quan niệm triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm, đồng thời có đƣợc những sự nhận thức đúng đắn và đƣợc trang bị thêm vốn hiểu biết về nhiều mặt của từng hoàn cảnh xã hội khác nhau. Trong tiểu thuyết, nhân vật tuy không phải là nơi duy nhất nhƣng lại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con ngƣời của tác giả. Nhân vật chính là sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết. Tƣ tƣởng của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn đều đƣợc thể hiện rõ qua các nhân vật mà họ dựng nên trong tác phẩm của mình. Những nhân vật nhƣ: Santiago trong Ông già và biển cả của Ernest Hemingway; Meggie, Ralph, Luke O'Neill, trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough; José Arcadio Buendía, Úrsula Iguarán, trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết. 1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Lều Chõng 1.3.1. Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt Nam(1930-1945) 1.3.1.1. Cuộc đời Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Từ nhỏ, 13
  20. Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm 1912, ông bắt đầu dự thi. Năm 1915 ông đỗ đầu kì sát hạch, nên đƣợc gọi là Đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng. Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, với nhiều bút danh khác nhau nhƣ: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phõ Chi [2, tr.5]. Trong những năm 1935 - 1941, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại phong kiến, lột trần những hủ tục lạc hậu ở nông thôn, lên án, tố cáo bọn lang băm, lang lâu lừa bịp. Tiêu biểu là các tác phẩm: Dao cầu thuyền tán (1935), Tắt đèn (1936), Lều chõng (1939), Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940) Năm 1945, Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Những trang văn của ông nóng bỏng hiện thực đời sống kháng chiến nhƣ: Qùa tết bộ đội, Buổi chợ Trung du, Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác Vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác là tác phẩm cuối cùng của Ngô Tất Tố. Ngày 1/5/1948, Ngô Tất Tố đƣợc kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dƣơng. Ngô Tất Tố đã cống hiến cho xã hội, cho nhân dân 30 năm làm báo, viết văn, khảo cứu, dịch thuật miệt mài và say mê. Ông đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp với những cống hiến lớn lao. 1.3.1.2. Sự nghiệp Ngô Tất Tố là một nhà văn có tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân tha thiết, gắn bó sâu nặng với nông thôn và nông dân. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, thể loại văn chƣơng nào, Ngô Tất Tố cũng đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. 14
  21. Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944) trong đó ông phê phán những tƣ tƣởng tiêu cực của Nho học. Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dƣới chế độ xã hội phong kiến xƣa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đƣờng tiến thân nhƣng lại bị hoàn toàn thất vọng. Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố hƣớng tới phản ánh cảnh sống cơ khổ, cùng cực của giai cấp nông dân Việt Nam dƣới sự bóc lột cay nghiệt của địa chủ phong kiến Trong lĩnh vực dịch thuật, ông là tác giả của cuốn Đường Thi, Cẩm Hương Đình. Về thơ sáng tác ông còn để lại 33 bài đăng rải rác trên các tạp chí[2, tr.5,6]. Về sáng tác văn học, Ngô Tất Tố đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc. Ở thể loại tiểu thuyết, Ngô Tất Tố đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về nội dung và nghệ thuật, với các tác phẩm tiêu biểu: Tắt đèn, Lều chõng. Ở thể loại phóng sự, báo chí, nhà văn Ngô Tất Tố tỏ ra đặc biệt sắc sảo khi viết các thiên phóng sự nhƣ: Dao cầu thuyền tán, Tập án cái đình, Việc làng Dao cầu thuyền tán là tập phóng sự lên án, tố cáo bọn lang băm, lang vƣờn chuyên lừa bịp nhân dân. Việc làng là thiên phóng sự xuất sắc, một bằng chứng chân thực và xác thực về làng quê Việt Nam. Cùng với Tập án cái đình, Việc làng là một phóng sự có giá trị nhiều mặt: xã hội học, sử học, văn học. Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn tài năng mà ở rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác ông cũng thể đƣợc sự xuất sắc trong ngòi bút của mình . Ông mang trong mình nhiều danh xƣng: một cây bút tiểu thuyết, phóng sự xuất sắc; một nhà báo “cự phách, có biệt tài”; một nhà khảo cứu, dịch thuật giàu 15
  22. tâm huyết và bao trùm là tƣ cách một nhà văn hoá lớn. Đó chính là cơ sở chắc chắn để khẳng định vị trí vững vàng của ông trong nền văn học dân tộc. 1.3.2. Tiểu thuyết Lều chõng Lều chõng đƣợc đăng tải lần đầu tiên trên báo Thời vụ từ số 112 (21/03/1939) và sau đó đƣợc xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong thời kì xã hội trong và ngoài nƣớc có nhiều biến động: chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thực dân Pháp lại đang dấy lên phong trào phục cổ nhằm lôi kéo thanh niên, trí thức văn nghệ sĩ vào con đƣờng thoát ly thực tế đấu tranh cách mạng Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hoá giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hƣơng thôn, với quan trƣờng và đại gia đình phong kiến. Giữa cái không khí phục cổ đầy vẻ thành kính trang nghiêm, cùng mùi hƣơng trầm đốt lên trong các triều đình lăng tẩm, màu trắng vàng son rực rỡ của hoành phi câu đối, của võng lọng, cân đai, cờ biển thì Lều chõng ném ra một bức tranh màu xám với những đƣờng nét tối sẫm. Tác phẩm của Ngô Tất Tố nhƣ một lời cải chính, hơn thế, nó còn là một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chƣơng, mỗi hàng chữ là một nụ cƣời chế giễu, có khi là tiếng cƣời ra nƣớc mắt. Lều chõng là một cuốn tiểu thuyết phóng sự, phản ánh chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dƣới triều Nguyễn, không chỉ có vậy nó còn thể hiện rõ nét tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và đƣợc coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Bằng kinh nghiệm của cuộc đời mình, Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách tỉ mỉ việc giảng dạy, học tập và chế độ thi cử thối nát, lạc hậu đƣơng thời. - Giảng dạy: Tác giả đã miêu tả rất cặn kẽ những thứ lớp của thời đại phong kiến từ lớp sơ học đến lớp đại học, mỗi lớp sẽ phải dạy những gì, học 16
  23. những gì. Trong lúc vận mệnh đất nƣớc đang nghiêng ngả mà cụ bảng Tiên Kiều thì vẫn say sƣa giảng Kinh dịch, Trung Dung, Tống Sử mà đâu có ngờ rằng cái việc học kinh viện, giáo điều mà cụ truyền bá lại là cái học đƣa đến sự mất nƣớc. - Học tập: Thiếu niên thời bấy giờ đã phải nhai đi nhai lại những câu chữ Hán rút ra từ thần thoại Trung Quốc: “Hỗn mang chi sơ Vị phân thiên địa Bàn Cổ chủ xuất Thủy phân âm dƣơng Thiên tử trọng hiền hào Văn chƣơng giáo nhĩ tào”[3, tr.53,54] Khiến Vân Hạc không khỏi xót xa mà nghĩ thầm: “Không hiểu vì sao ngƣời ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở? Những đứa độ tám chín tuổi, mới vỡ lòng đƣợc bốn tháng còn chƣa biết đời “hỗn mang” là cái gì, kẻ “hiền hào” là ngƣời nhƣ thế nào mà chúng nó cứ phải học thuộc lòng, thật là một sự khổ cho con trẻ ”[3, tr.55,56]. Lên đến trung học và đại học thì phải học kinh, truyện, sử - Bắc sử( tức sử Trung Quốc) còn văn bài thì phải làm thơ, phú, văn sách, kinh nghĩa, biểu những loại văn thời nhà Trần cách đó 600 năm về trƣớc. Việc học tập chủ yếu là học thuộc lòng, chuộng hình thức, lấy cố nhân làm gƣơng mẫu nên hình thức văn chƣơng rất sáo còn nội dung tƣ tƣởng thì rất giáo điều. Hậu quả của cách học khuôn sáo, thoát li thực tế ấy đã làm cho nghè Long đƣợc bổ làm tri phủ nhƣng ít lâu sau có chiếu chỉ sai anh ta đi dẹp giặc thì anh ta bị thất bại. 17
  24. -Thi cử: Nếu nhƣ các nhà văn cùng thời khác thi vị hóa chế độ khoa cử lúc bấy giờ thì Lều chõng đã lột trần lối khoa cử mục nát, lỗi thời, phức tạp của xã hội phong kiến bằng ngòi bút miêu tả hết sức chi tiết, kĩ càng từ những cảnh thi Hƣơng, thi Hội cho tới thi Đình. Khi làm bài thi, các thí sinh không chỉ kiêng tên húy của nhà vua mà còn phải kiêng tên những cung điện, lăng tẩm trong kinh cũng không đƣợc dùng đến, tên vua chúa viết liền phạm húy đã đành, ở đây hai chữ tách nhau dòng trên dòng dƣới nhƣng ở cuối câu này và đầu câu sau ghép vào cũng coi nhƣ bài hỏng. Các bài thi không đƣợc phạm khiếm đài, khiếm tỵ, khiếm trang, bất túc, bạch tự nếu mắc phải những lỗi này, nhẹ thì bị đánh hỏng bài, nặng thì phải chịu tù tội. Ngồi làm bài trong trƣờng thi, thí sinh không chỉ lo ngay ngáy việc phạm húy mà còn phải chịu đựng trăm cực hình khác: có năm mƣa to gió lớn ngập cả trƣờng thi khiến các sĩ tử phải làm bài trong tình trạng run rẩy vì rét và bẩn. Thêm vào đó là sự gian lận trong khi thi, kẻ học dốt có thể thuê ngƣời làm gà cho mình, nhƣ Đức Chinh một cậu ấm con quan lớn dốt đặc, đi thi chỉ để đỡ mang tiếng, đi thi mà chỉ mong trƣợt, cậu ta đã thuê Đốc Cung và Vân Hạc làm gà nên cũng đƣợc vào Tam trƣờng. Thậm chí có những sĩ tử còn cố giấu những sách in bản nhỏ li ti để đem vào trƣờng thi chép. Không chỉ vậy, còn có cả sự đố kị ở chốn quan trƣờng và triều đình cho nên Vân Hạc tuy có tài nhƣng không đƣợc lấy đỗ vì các ngài cho rằng anh còn trẻ, cho đỗ sớm lại kiêu ngạo nên lƣu lại khoa sau. Thấp thoáng sau mỗi trang văn của mình là những nụ cƣời đầy ẩn ý, có khi là nụ cƣời chế giễu nhƣng có lúc lại là nụ cƣời đau xót, cƣời ra nƣớc mắt. Lều chõng đã vẽ nên một tấn bi kịch vô cùng đau đớn của những lớp nhà nho trí thức dƣới chế độ phong kiến. Một ông già khóc nức nở trong nhà thập đạo vì đi thi đã mƣời khoa, bán hết tài sản để dồn cho việc thi cử mà nay bài thi lại không đƣợc nhận do chậm chân nộp bài muộn. Hay một ông cụ 18
  25. khác, đã thi sáu kì thi Hƣơng, ốm yếu không vác nổi lều chõng mà vẫn cố lết đến vào trƣờng thi để rồi chết gục trong đó. Nhiều ngƣời thi không qua, uống rƣợu say xỉn, chửi bới, ném gạch vào trƣờng Các sĩ tử đi thi không cốt đem tài năng của mình ra phục vụ đất nƣớc, phục vụ nhân dân mà trƣớc hết là để kiếm chức tƣớc cho bản, gia đình, làm cho vợ con nở mày nở mặt. chính cái tƣ tƣởng cá nhân tầm thƣờng đó khiến họ cũng trở nên tầm thƣờng. Ngòi bút Ngô Tất Tố đã thẳng thắn lên án chế độ khoa cử thời xƣa, nó giống nhƣ một cái máy mài dũa làm con ngƣời ta mất hết góc cạnh, trở nên tròn trĩnh và cuối cùng chỉ biết cúi đầu phục tùng; những con ngƣời đƣợc những quy tắc nghiệt ngã đó tạo nên đƣợc coi nhƣ là mẫu mực nhƣng thực chất chỉ là những kẻ bất tài vô dụng. Rõ ràng chế độ khoa cử nói riêng và chế độ phong kiến nói chung đã không mang lại hạnh phúc thật sự cho một ngƣời nào cả mà ngƣợc lại nó còn hủy hoại, kìm nén sự phát triển của tài năng con ngƣời. Trong lời giới thiệu Lều chõng (Nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: “Tác phẩm của Ngô tất Tố nhƣ một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chƣơng, mỗi hàng chữ là một nụ cƣời chế giễu, có khi là tiếng cƣời ra nƣớc mắt”. Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán mà còn cho thấy tâm trạng nuối tiếc quá khứ của chính Ngô Tất Tố. Vƣơng Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc, đã nhận xét: “Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử đƣợc miêu tả trong Lều chõng nhƣ một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tƣởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc vẫn thanh thoát tự do trong cách sống”[12]. Hơn thế, đó không chỉ là sự tiếc thƣơng xoàng xĩnh, nó cho thấy “sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều ngƣời đƣơng thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến nhƣ thế nào”. [12] 19
  26. Ngoài những giá trị về nội dung, Lều chõng còn cho chúng ta thấy đƣợc những nét đặc sắc trong phong tục, tập quán sinh hoạt nơi làng xã, thôn quê Bắc Bộ nhƣ: - Phong tục khoa cử: Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách tỉ mỉ phong tục khoa cử của chúng ta ngày xƣa từ việc soát ngƣời vào thi, cách tổ chức thi, phát bài, ra bài, làm bài - Tục ăn trầu: tục ăn trầu cũng đƣợc nói đến nhiều trong tác phẩm, nhƣ trong đám rƣớc vinh quy ông Nghè Long về làng: ” Xin mời bà con ăn trầu”[3, tr.26] hay trong đám cƣới của Đào Vân Hạc, miếng trầu cũng xuất hiện nhiều “ Ngƣời ta bắt hai cô con gái mang hai quả trầu ra tận ngã ba đón họ nhà trai”[3, tr.109]. - Hút thuốc lào: mỗi nhà đều có một bình điếu, những cụ già trong làng đi đâu cũng không quên cái điếu, thậm chí những sĩ tử vào trƣờng thi cũng kè kè cái điếu bên mình để thi thoảng lôi ra hút trong lúc thi. - Nhà “trò”: ở đó đƣợc xem đánh cờ, đánh tổ tôm, đánh kiệu - Tục tổ chức tế tự tang ma, cƣới xin, việc rƣớc quan * Tiểu kết: Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm văn học. Trong tiểu thuyết, yếu tố nhân vật lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nhân vật vừa là cầu nối giữa nhà văn và bạn đọc, làm cho tác phẩm đến gần với đọc giả hơn, gần gũi, chân thực và sinh động hơn. Đồng thời nó còn là tấm gƣơng phản ánh tƣ tƣởng, tâm tƣ, tình cảm của nhà văn. Ngô Tất Tố là nhà văn hội tụ đầy đủ điều kiện, phẩm chất để tái hiện xuất sắc cuộc sống của những trí thức xƣa bằng quan điểm tiến bộ, hiện đại (xuất thân từ nhà Nho, hiểu sâu sắc về cuộc sống và con đƣờng tiến thân đầy chông gai của nhà Nho xƣa, đặc biệt vào thời kì phong kiến suy tàn). Tiểu thuyết Lều chõng với thế giới nhân vật đa dạng, phong phú chính là minh chứng rõ nhất cho tài năng của ông. 20
  27. Chƣơng 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 2.1. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng tiến bộ Ngô Tất Tố là ngƣời chứng kiến và trực tiếp tham gia vào những kì thi tuyển chọn nhân tài. Chính những điều bất cập, vô lí trong cách dạy, cách thi của triều đình bấy giờ đƣợc ông lấy làm đề tài chính mà viết nên Lều chõng. Vì viết về chuyện thi cử nên hầu hết nhân vật đƣợc nói đến trong tác phẩm phần nhiều là những nho sĩ, những ngƣời có học. Song thế giới đó cũng đông đảo, đa dạng và phức tap với đủ loại ngƣời: có ngƣời học rộng, biết nhiều; có ngƣời học kém văn chƣơng sáo rỗng; có ngƣời học một cách máy móc, rập khuôn, thiếu sự ứng dụng thực tế; có những ngƣời cũng học, cũng thi nhƣng thực chất chả biết gì: học cho cha mẹ, học để đỡ mang tiếng chứ không phải cho bản thân, Nói đến nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng tiến bộ trong Lều chõng thì ta phải kể đến những nho sĩ có tài, có sự phóng khoáng trong cách nghĩ ta, tiêu biểu là Vân Hạc và Đốc Cung. Cái tài văn chƣơng của Vân Hạc là điều mà ai cũng rõ. Chàng là ngƣời học trò xuất sắc nhất của cụ Bảng Tiên Kiều và đƣợc cụ hết mực yêu mến. Vân Hạc là một nho sĩ tài năng, ham học, chàng cảm thấy việc dạy học ngày xƣa thật khuôn phép và sáo rỗng “ không hiểu sao ngƣời ta cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở”[3, tr.55], chàng vốn ghét thứ văn chƣơng bóng bẩy vô nghĩa lí “ Nhƣng tôi không thích kiểu đó. Nếu anh còn chơi với tôi, thì phải chừa lối văn sáo bã ấy đi”[3, tr.61], chàng ƣa lối văn đa nghĩa, phải đọc kĩ ngẫm kĩ văn chàng viết thì mới thấy hay, trong cách hành văn của chàng có một sự ngông, luôn muốn vƣợt ra ngoài những phép tắc đã định. Những quyển văn của chàng luôn đƣợc chọn để đọc cho học sinh trong trƣờng cùng 21
  28. nghe, cụ Nghè Quỳnh Lâm khen Vân Hạc “- Văn cậu khá lắm. Đỗ đến nơi rồi. Cậu phải cố đi, khoa Hƣơng này hãy lấy cho bác cái Thủ khoa, rồi Hội sau thì lấy cho bác cái Đình nguyên nữa. Tiền trình của cậu có cơ viễn đại, bác lấy làm mừng!”[3, tr.92,93]. Không chỉ văn hay mà chữ Vân Hạc cũng rất đẹp, Khắc Mẫn còn phải tấm tắc khen khi nhìn thấy những cái phóng mà Vân Hạc viết cho học trò của mình “Chữ anh tốt thật, sắc nét nhƣ cắt và tƣơi nhƣ hoa”[3, tr.58]. Cái tài của chàng cũng đã từng đƣợc nhắc tới qua dòng suy nghĩ của cô Ngọc “ Cô biết văn chàng không ƣu thì bình, không bao giờ phải xuống bình thứ. Có biết ba bốn trăm học trò cụ Bảng Tiên Kiều, chàng là ngƣời thứ nhất không ai đè nổi. Cô biết các ông bạn của cụ Bảng tiên Kiều đều phục chàng có tài thám, bảng, sức học hơn hẳn Nghè Long”[3, tr.103]. Là một ngƣời có tài cho nên những đề thi trong những kì thi mà chàng tham gia không thể làm khó Vân Hạc: Trong kì đệ nhất của cuộc thi Hƣơng, chàng phân vân không biết có nên làm hết các bài hay không, chàng có khả năng làm đƣợc hết nhƣng chỉ sợ không kịp thời gian và trong thời gian thi thì Vân Hạc cũng hoàn thành các bài viết của mình khá là nhanh chóng. Trong bất kì vòng thi nào thì Vân Hạc cũng hoàn toàn tự tin và bình tĩnh để hoàn thành bài làm một cách tốt nhất. Là một ngƣời có tài nhƣ thế song việc thi cử của chàng không hề suôn sẻ bởi cái tính phóng khoáng, ngông cuồng trong cách hành văn, cái cá tính chán ghét sự sáo bã, rập khuôn trong cách học bấy giờ của những nho sĩ cùng thời và đó cũng chính là điều làm nên sự khác biệt của Vân Hạc. Cái cá tính ấy của chàng đã đƣợc nói đến qua lời của Khắc Mẫn “Văn hay chữ tốt nhƣ anh, thế mà thi cử cứ hỏng mãi. Nếu anh chừa đƣợc cái láo, tôi chắc sẽ đỗ ngay”[3, tr.58]; hay qua lời của cụ Bảng Tiên kiều khi nói với các cụ bạn trong ngày đọc văn đƣợc tổ chức tại trƣờng học của cụ “Vả lại hắn còn ít tuổi, cần phải mài giũa cá tính hiếu thắng. Nếu nhƣ kì nào cũng “ƣu”, e rằng hắn sẽ coi mình là thánh trạng, không chịu học hành, ấy là có hại cho 22
  29. hắn.”[3, tr.91]; cụ còn nhận xét văn của chàng trƣớc đám học trò “Văn chƣơng anh ta tuy cũng khá đấy, nhƣng phải cái tật rất lớn là có nhiều đoạn rắc rối bƣớng bỉnh, không chịu theo đúng khuôn phép. Đó là một điều tối kỵ trong các lối văn cử nghiệp, nhất là thể văn tứ lục.”[3, tr.94]. Chàng nhận thức đƣợc khả năng của bản thân và hết sức tự tin vào văn chƣơng của mình trong những kì thi “Nếu tao mà hỏng , thì quan trƣờng tất nhiên là những thằng mù.”[3, tr.172]. Sau nhiều lần thi thố lận đận thì cuối cùng chàng cũng may mắn đỗ thủ khoa ở thi Hƣơng, đỗ Hội nguyên và vào kinh thi Đình. Không chỉ trong văn chƣơng mà qua cách nói chuyện hay bông đùa, chọc ghẹo của Vân Hạc với những ngƣời bạn, với những ngƣời thân trong gia đình cũng thấy đƣợc rằng chàng là một ngƣời vô cùng phóng khoáng: chàng nói chuyện hết sức thoải mái thậm chí có phần bỗ bã, không cần giữ ý tứ với những ngƣời bạn thân của mình, thoải mái xƣng hô tao mày; chàng còn hay bông đùa bà Cống – mẹ chàng, khi nghe mẹ căn dặn mang đồ ra đình và vào nhà thờ đại tôn làm lễ trƣớc khi lên đƣờng đi thi chàng vẫn còn nói trêu mẹ “ Vân Hạc tủm tỉm cƣời nụ: - Vâng! Con đã nhớ. Nhƣng không biết con chỉ lễ đủ phận con hay phải lễ thay cả hai anh đấy.”[3, tr.126]. Chàng cũng thƣờng xuyên có nhƣng lời bông đùa với cô Ngọc - vợ mình. Qua những minh chứng cụ thể đó, ta thấy Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xây dựng một nhân vật nho sĩ vừa có tài lại vừa phóng khoáng, mang trong mình tƣ tƣởng tiến bộ, chán ghét lối thi cử đƣơng thời. Đốc cung - bạn thân của Vân Hạc, cũng là một đại diện tiêu biểu của kiểu nhân vật này trong tác phẩm. Chàng luôn có mặt cùng Vân Hạc trong các kì thi, các cuộc chơi. Chàng cũng là một trong số những học trò xuất sắc của cụ Bảng Tiên Kiều. Cái tài văn chƣơng của chàng đã đƣợc nhắc đến nhiều qua lời các nhân vật khác trong tác phẩm nhƣ: khi xem các bản giáp của Đốc Cung trong kì đệ tam “Ai nấy đều tấm tắc khen”, Tiêm Hồng còn nói: “ Văn 23
  30. bác quyết phải bốn “ƣu””[3, tr.261], hay khi nghe tin tên Đốc Cung bị nêu lên ở bảng con vì tội khiếm tỵ (viết tên các cung điện, lăng tẩm) Hải Âu - anh trai cả của Vân Hạc và là ngƣời bạn chí cốt của Đốc cung cũng tỏ rõ sự tiếc nuối “ Sự đắc táng của cuộc đời, chẳng qua nhƣ một giấc mộng, đỗ hay hỏng kể ra cũng chẳng quan hệ cho lắm. Có điều tài học anh ta nên đỗ là phải. Thế mà bị nêu bảng con, thì cũng khi oan.”[3, tr.303]. cũng giống nhƣ Vân Hạc, sau nhiều lần không gặp may với chuyện thi cử thì chàng cũng đỗ cử nhân ở kì thi Hƣơng và đƣợc vào thi Hội. Đây cũng là một nhân vật nho sĩ tài năng, bên cạnh cái tài thì chàng cũng là một con ngƣời có cá tính mạnh, ƣa sự phóng khoáng, chính cách giao tiếp và hành động của chàng đã cho thấy rõ điều đó. Chàng là con ngƣời hay trêu đùa, vui vẻ, gần gũi với bạn bè nhƣ: khi biết việc riêng của bạn ( Biết việc Vân Hạc đƣợc cụ Bảng Tiên Kiều hỏi cƣới cô Ngọc cho) thì chàng đã có hành động “ đủng đỉnh đến trƣớc mặt Vân Hạc nhìn chàng bằng con mắt ranh mãnh và tủm tỉm cƣời Mai kia tao sẽ làm cho mày một bài thơ”[3, tr.88]. Một việc làm khác cũng thể hiện sự vui đùa của chàng là sau khi xem kết quả kì đệ nhất, chàng đã hùa cùng Vân Hạc trêu Khắc Mẫn là bài của anh ta bị hỏng. Hay nhƣ khi biết bài thi của Đốc cung bị hỏng do phạm qui, trƣớc sự trêu ghẹo của ngƣời bạn Vân Hạc, Đốc Cung cũng đáp lại bằng một giọng đùa vui, tếu táo “ Vậy còn anh nữa? Không biết năm nay học lực của anh đã bằng ngƣời ta chƣa?”[3, tr.270]. Sự phóng khoáng của con ngƣời này còn đƣợc thể hiện qua việc chàng thƣờng ghé đến phố hàng Lờ để giải khuây, ăn uống và nghe đàn hát cùng mấy cô đào trong khoảng thời gian chờ xem kết quả thi Tất cả những điều đã cho thấy tài năng và nét tính cách phóng túng, hoạt bát của một nho sĩ trẻ tuổi. Một nhân vật chính diện khác, cũng là nhân vật điển hình mang tƣ tƣởng tiến bộ mà ta có thể kể đến là Hải Âu - anh trai cả của Vân Hạc. Trong tác phẩm, Hải Âu đƣợc khắc họa với ảnh một ngƣời anh trai tâm lí, mặc dù là 24
  31. anh cả nhƣng không quá khắc khổ với các em, chàng là “bạn vong niên và cực tƣơng đắc”[3, tr.304] với Đốc Cung. Cũng nổi tiếng là một ngƣời có tài văn chƣơng, rất am hiểu việc thi cử, các phép tắc trƣờng thi nhƣng quyết không đi thi vì không chịu nổi sự bó buộc. Sống một cuộc đời thƣ thái với những thú vui giản dị “ngoài việc đọc sách, thì giờ của thày chỉ để vun xới cho hoa cỏ trong vƣờn. Lúc nào cao hứng, thì thày cho tìm mấy ông bạn thân đến nhà thƣởng hoa, uống rƣợu hoặc đi tiêu dao các nơi sơn thủy ”[3, tr.303]. Dƣới ngòi bút của Ngô Tất Tố, Hải Âu hiện lên là một con ngƣời có học thức, tài năng nhƣng không thích sự bon chen , xô bồ mà chọn cho mình một lối sống bình dị, không cần cao sang, danh vọng mà vô cùng thoải mái, hạnh phúc. Chàng mang trong mình những phẩm chất, tƣ tƣởng tốt đẹp, tiến bộ. Các nhân vật này chính là đại diện tiêu biểu của kiểu nhân vật có tƣ tƣởng tiến bộ. Từ đấy ta có thể thấy đƣợc tài năng của Ngô Tất Tố thông những chi tiết miêu tả tỉ mỉ lời nói và hành động mà ông dùng vào việc xây dựng nhân vật của mình. 2.2. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng bảo thủ 2.2.1. Nhân vật tuân thủ khuôn mẫu lỗi thời Để cho bức tranh “thi cử” của mình thêm sắc nét thì Ngô Tất Tố còn điểm thêm vào đó một kiểu nhân vật, đó là các nho sĩ tuân theo một lối học sáo mòn, quy củ, rập khuôn, không có cá tính riêng. Ta có thể nhắc đến một số nhân vật nhƣ: Trần Đằng Long, Đào Tiêm Hồng, Đào Đoàn Bằng . Trần Đằng Long là ông Nghè trẻ của làng Văn khoa, văn chƣơng của chàng lại ƣa sự bóng bẩy, sáo rỗng nó thể hiện rõ qua những dòng chữ trong bức thƣ mà chàng viết gửi Vân Hạc “Anh Tƣ Đào Nguyên, trƣớc trạm ghé mắt xanh Trong mấy tháng tập việc ở viện Cát Sĩ, cái xuân sắc của đế thành tuy có rƣờm rà, tƣơi thắm, nó vẫn không thể khiến đệ quên đƣợc cảnh vui của 25
  32. nơi cửa tuyết, song huỳnh, những đêm gió mát trăng trong, đứng trên sông Hƣơng ngó về phƣơng Bắc, ngắm đám mây bạc lơ lửng trên núi TảnViên, đệ tƣởng nhƣ sắc mặt, tiếng cƣời của huynh ông vẫn phảng phất ở đâu bên cạnh ”[3, tr.208], cái lối văn bóng bẩy, phóng đại sự thật, vô nghĩa đó nhƣ còn đƣợc nhấn mạnh qua lời nói đậm sự đùa cợt, mỉa mai của Vân Hạc “Đứng trên sông Hƣơng mà trông thấy đám mây bạc trên núi Tản Viên, mắt của quan Nghè thật là tinh hơn mắt ông Thiên Lý Nhỡn trong truyện Phong Thần”[3, tr.208]. Sau khi đỗ ông Nghè, Đằng Long đƣợc bổ làm tri phủ Thuận Thành, sau đó đƣợc chuyển ra làm tri phủ Hải Ninh, hồi ấy đất nƣớc lại gặp giặc giã, chàng đƣợc triều đình cử đi đánh trận, trận đánh đại bại và Đằng Long bị triều đình trị tội. Tƣởng rằng cuộc đời Đằng Long sẽ khác khi có công danh nhƣng không chính cái sự học thoát li thực tế, cái lối văn chƣơng rập khuôn ấy đã đẩy chàng vào sự nguy khó. Đào Đoàn Bằng, Đào Tiềm Hồng (những ngƣời anh trai của Vân Hạc) cũng là những minh chứng cho kiểu nhân vật nho sĩ có học thức nhƣng sự học không nổi bật, học theo nguyên tắc, quy củ, không có sự sáng tạo. Nhƣng không đƣợc may mắn nhƣ Nghè Long, hai chàng có đi thi nhƣng sự đỗ đạt đều không cao, may ra mới đỗ đƣợc Tú Tài đỗ lại và Tú Tài đội bảng. 2.2.2. Nhân vật mất chí hướng, sĩ khí Trái ngƣợc với những nhân vật nho sĩ tài hoa, có tƣ tƣởng tiến bộ là những con ngƣời mang trong mình suy nghĩ bảo thủ. Sự bảo thủ ở đây không phải nói riêng những con ngƣời có lối sống, cách nghĩ, hành động rập khuôn, máy móc mà còn để chỉ những nhân vật mất chí hƣớng, mất sĩ khí. Biểu hiện của sự mất chí hƣớng, sĩ khí là làm những việc trái với đạo đức, đạo học, trƣớc những thử thách hay nhụt chí, chán nản, lo âu ; làm những việc không phù hợp với vai trò, vị trí của mình; những điều trái với lẽ thƣờng. Nhân vật mất chí hƣớng, sĩ khí trong tác phẩm này không chỉ là những nho sĩ đi thi chỉ 26
  33. mong gian lận, quay cóp; thi trƣợt thì bộc lộ thói côn đồ, chợ búa nhƣ Khắc Mẫn, Đức Chinh hay những nhân vật nho sĩ không tên khác. Bên cạnh đó, thì các nhân vật nhƣ quan Nghè, quan phủ; những ngƣời cầm cân nảy mực, phụ trách việc thi cử với điệu bộ, hành động phô trƣơng quá đà, không phù hợp với một nơi trang nghiêm nhƣ trƣờng thi. Nguyễn Khắc Mẫn - bạn thân trong nhóm Vân Hạc, Đốc Cung và cũng là một trong số những học trò của cụ Bảng Tiên Kiều. Song, trong việc học lại không đƣợc sáng dạ cho lắm. Văn chƣơng của chàng ƣa sự bóng bẩy, sáo rỗng. Ta có thể bắt gặp ngôn từ với màu sắc khoa trƣơng ngay cả trong bức thƣ mời bạn thân sang chơi: “Hơn một tháng nay, không đƣợc gặp anh Tôi vẫn khao khát tôn nhân, nhƣ lúc nắng cạn khao khát trận mƣa rào vậy Vậy xin anh hãy phí một chút quang âm, tạm dời gót ngọc đến túp lều tranh; ta cùng xem hoa nở, nghe chim hót, để tiêu ngày dài của mùa hè.”[3, tr.49]. Sự học không thông, mất chí hƣớng của Khắc Mẫn còn đƣợc khắc họa rõ trong kì thi Hƣơng. Trong trƣờng thi, lúc làm bài thi, Khắc Mẫn loay hoay mãi không thôi, luống cuống trả lời khi đƣợc Vân Hạc rủ đi xin dấu “nhật trung”: “- Anh đi trƣớc! Tôi chƣa viết đƣợc chữ nào cả.”[3, tr.146]. Hay“- Tôi mới viết đƣợc hơn một dòng, cứ đem lấy dấu có đƣợc không ?”[3, tr.147]. Gần thu bài, Khắc Mẫn cuống đến mức phải nhờ Vân Hạc viết hộ cho mấy câu. Ngô Tất Tố đã rất khéo léo trong việc miêu tả những hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ của Khắc Mẫn trong trƣờng thi để vẽ nên trƣớc mắt ngƣời đọc bức chân về một nho sĩ có lối hành văn thƣờng ngày là sự học đòi bóng bẩy, hoa mĩ mà vô nghĩa. Không chỉ có Khắc Mẫn, Đức Chinh cũng chính là một nhân vật điển hình, đại diện cho kiểu nhân vật nho sĩ mất chí hƣớng trong thời bấy giờ. Là con nhà giàu, đi thi cũng chỉ để tránh nỗi nhục “Con nhà gia thế ba mƣơi mấy tuổi đầu, không thi không cử, thì cũng nhục cho cha mẹ lắm chứ!”[3, tr.215]. 27
  34. Để gỡ nỗi nhục ấy, Đức Chính đã dùng tiền để Đốc Cung, Vân Hạc làm “gà” cho mình, nhắc bài cho mình trong trƣờng thi. Tiền đã giúp Đức Chinh lọt vào vòng đệ tam của kì thi Hƣơng. Đi thi không cốt đỗ, chỉ cốt lấy hỏng, trƣợt thi thì vui chứ đƣợc vào thì nơm nớp lo sợ. Văn chƣơng chữ nghĩa đều lờ mờ nên đã bỏ tiền ra thuê Đốc cung và Vân Hạc làm “gà” nhắc bài cho mình trong trƣờng thi. Hình ảnh anh ta trong vòng đệ tam qua lời miêu tả của nhà văn đã cho chúng ta thấy rõ sự nhố nhăng, dốt nát không xứng danh một nho sĩ : Trong lúc thi, Đức Chinh luôn thắc mắc những điều mà ngƣời có học ai cũng biết, chữ nghĩa thì không thông thạo, biết bập bõm, qui chế trƣờng thi không nắm đƣợc cứ hỏi Vân Hạc liên tục làm cho Vân Hạc rối trí, giải thích miết đâm bực, thi thoảng Vân Hạc lại ném bài sang cho Đức chinh, để anh ta nhìn vào đó mà chép lại vào bài của mình. Lúc không thấy Vân Hạc quăng bài sang vì khi đó chàng đang mải nghĩ bài của mình thì anh ta cảm thấy bồn chồn, lo lắng, vội chạy sang lều Vân Hạc đƣa cho chàng hai nén bạc “- Thƣa ông, hôm qua tôi đã đƣa trƣớc ông Cung hai nén còn hai nén nữa nay xin nộp nốt. Vậy ông viết nốt bài cho”[3, tr.238]. Tất cả việc làm, lời nói của Đức Chinh đã phản ánh rõ cái điều trái với đạo nho của một ngƣời sĩ tử mang tiếng biết chữ nghĩa, văn thơ. Ngoài những nho sĩ có tên còn có những nho sĩ vô danh, họ cũng là dại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật mất chí hƣớng nhƣ: Những nhân vật nho sĩ gian lận trong trƣờng thi: Đây là những điều sai trái, không phù hợp với đạo học. Việc đi thi vốn là để chứng minh sự hiểu biết, năng lực của mình, để triều đình, vua quan nhìn thấy cái tài năng ấy mà lựa chọn vào việc giúp dân giúp nƣớc. Nhƣng ở đây lại không nhƣ vậy, các sĩ tử đi thi với một mong ƣớc kiếm tìm công danh để đổi đời, cho nên ngƣời ngƣời đi thi, nhà nhà đổ xô đi thi, những ngƣời học hành không đƣợc giỏi giang cho lắm thì tìm mọi cách luồn lách, sử dụng các chiêu trò để đem tài 28
  35. liệu vào trƣờng thi; lúc bọn lính thể sát kiểm tra đồ đạc của những sĩ tử trƣớc khi cho vào thi đã phát hiện ra rất nhiều nho sĩ gian dối: “ Các vật cần dùng của ngƣời này, không khác mấy của ngƣời trƣớc. Riêng có thứ đồ đựng nƣớc, không phải là quả bầu be, mà là một cái sành rộng miệng Ngƣời lính đó, nghiêng cái miệng lọ và móc ra vật ấy. Té ra một mớ giấy bản viết chữ nhỏ nhƣ con kiến, ngƣời ta vo lại và trát sáp ong ở ngoài cho khỏi thấm nƣớc.”[3, tr.138,139]; “Tên ngƣời khác đƣợc nhắc đến trong miệng loa Thình lình một ngƣời trong bọn họ trông thấy phía trong một cái “cái chõng” có một miếng vá, hắn bèn dùng con dao nhọ cậy tung miếng vá ấy. Thì ra trong đó có để hai cuốn “ Hành văn bảo khíp” - thứ sách thạch bản, chữ in nhỏ bằng hột cám”[3, tr.139]. Việc làm của những ngƣời nho sĩ này đã cho thấy cái nhân phẩm không tốt của họ. Giống nhƣ những nho sĩ gian lận nơi trƣờng thi thì một số nho sĩ sau khi thi trƣợt cũng bộc lộ những điều trái với đạo đức của một ngƣời có học thức, họ hành xử lỗ mãng và côn đồ, họ uống rƣợu say xỉn, chửi bới quan trƣờng, ném đá vào trƣờng thi. Khi đi thi, trƣợt đỗ là chuyện bình thƣờng, nếu thấy cái sự trƣợt của mình là không đúng thì họ có thể làm đơn phúc khảo nhƣng đây họ lại chọn cách cƣ xử lỗ mãng, bộc lộ những phẩm chất không tốt đẹp, không đáng có ở một ngƣời có học. Họ chính là những nhân vật phản diện, mặt trái của việc thi cử đƣơng thời. Hay nhƣ nhân vật ngƣời học trò vô danh khác khi đi mua giấy trên phố, trong lúc mặc cả còn buông lời chọc ghẹo cô bán hàng. Chẳng may gặp phải cô chỏng lỏn có tiếng, cô ta mắng nhiếc ngƣời học trò. Không ai nhƣờng ai “Khi thấy ông kia có ý trêu cợt, cô này liền nổi tam bành rủa luôn một thôi một thốc. Ông kia trƣớc còn cố nhịn, sau thấy cô Kim làm già, ông ta phát cáu cũng mắng lại một cách rất phũ.”[3, tr.292], sau một hồi đôi co dẫn đến xô xát. Cái hành động của nhân vật này cũng làm cho hình ảnh của ngƣời học trò 29
  36. bị xấu đi, nó đi ngƣợc lại với phẩm chất vốn có của một ngƣời có ăn có học đàng hoàng và cũng chính là biểu hiện của sự mất chí hƣớng “Thấy bạn làm xằng, đáng lẽ can đi mới phải. Các anh không can, lại còn kéo bè kéo đảng, định lấy danh nghĩa nho lâm bênh vực cho một kẻ ve gái, chẳng những gây thêm nết xấu cho bạn, mà còn làm cho danh giáo phải điểm nhục nữa”[3, tr.299]. Sĩ tử đi thi mà giống nhƣ những vai hề, vai rối, chẳng mảy may nghĩ tới đạo thánh hiền mà chỉ nghĩ đến những danh vọng nhỏ nhen. Họ xô đẩy, chen chúc, hối lộ, gian lận giữa trƣờng thi. Họ sẵn sàng cúi đầu, uốn gối tuân theo những quy chế, phép tắc kì dị. Họ bê tha đến thê thảm: hút thuốc phiện, chơi bài bạc, rƣợu chè be bét, đánh chửi nhau . Dƣới ngòi bút phê phán sắc nét của Ngô Tất Tố những quan Nghè, quan phủ cũng đều là đại diện của những nhân vật mất chí hƣớng, họ đều mất hết vẻ uy nghiêm, trang trọng. Trƣờng thi đƣợc miêu tả nhƣ một sân khấu tuồng chèo, những quan giám khảo thi nhau múa may trông họ chẳng khác gì những diễn viên lên sân khấu biểu diễn “ Các bóng đèn lồng nhất tề lay động. Các áo thụng lam, các mũ cánh chuồn đồng thời rộn rịp nhƣ sân khấu rạp tuồng. Sau bốn ông Ngự sử đã đem chức trách đàn hặc lên bốn chòi canh, các ông khảo quan tức thì cắt nhau mỗi ngƣời đi một ngả Dứt mấy tiếng yết hậu của trống khẩu và kiểng đồng, hai hàng đèn lồng bắt đầu từ nhà Thập đạo từ từ tiến ra. Rồi đến một đôi lọng vàng cung kính rƣớc lá cờ khâm sai đi trƣớc. Rồi đến ông chánh chủ khảo và bốn chiếc lọng xanh khúm núm theo sau”[3, tr.134] Dƣới ngòi bút châm biếm của Ngô Tất Tố thì tất cả những nhân vật đó đều hiện lên với một sự rƣờm rà quá mức, ông đã bóc trần tất cả sự màu mè, giả dối, phô bày trƣớc mắt chúng ta toàn bộ cảnh thi cử ngày xƣa với những nét vẽ vô cùng chân thực. 30
  37. Qua những nhân vật tiêu biểu đó, Ngô Tất Tố đã vẽ trƣớc mắt chúng ta một bức tranh đậm nét, toàn cảnh về những con ngƣời mất chí hƣớng, cái sự mất chí hƣớng ấy nhƣ thế nào? đƣợc thể hiện qua hành động, điệu bộ, cử chỉ ra sao? Và nó có ở những hạng ngƣời nào trong xã hội? Đều đƣợc tác giả phản ánh một cách rất chi tiết và sống động trong tác phẩm của mình. 2.2.3. Nhân vật với danh vọng mù quáng Nhân vật đại diện cho danh vọng mù quáng cũng là kiểu nhân vật tiêu biểu đƣợc Ngô Tất Tố xây dựng trong tác phẩm của mình. Họ là những con ngƣời đại diện cho ý thức hệ phong kiến, cho sự ham muốn công danh. Nhƣng sự ham muốn đến cháy bỏng đó lại không bộc lộ ở những con ngƣời trực tiếp đi thi mà nó lại là mong ƣớc, nguyện vọng của ngƣời thân, những con ngƣời ở đằng sau các nho sĩ. Họ mong ƣớc, cổ vũ cha, anh, chồng, của mình đi thi không phải để đem tri thức, tài năng ra giúp dân, giúp nƣớc mà mong đi thi cốt để đem về những chức danh, đem về vinh hoa phú quý cho ngƣời thân nở mày nở mặt. Đó là những khát vọng tầm thƣờng và mù quáng mà ta có thể nhận thấy rõ ở các nhân vật nhƣ cô Thúy - vợ Nghè Long, cô Ngọc - vợ Vân Hạc. Cô Thúy - vợ Đằng Long cũng là một nhân vật phụ góp cho bức tranh Lều Chõng thêm đa sắc màu. Nhân vật cô Thúy dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng ở phần đầu tác phẩm, với những hành động, suy nghĩ về việc sẽ thể hiện ra sao trong lễ vinh quy của chồng đã cho ta thấy toàn bộ cái sự háo hức, vui mừng, phấn khởi nhƣ thế nào của ngƣời nhà ngƣời đỗ đạt, làm cho cái sự đỗ đạt ấy trở nên long trọng và đáng ngƣỡng mộ hơn bao giờ hết, nó khiến cho ngƣời ngƣời nhà nhà thấy rằng không có con đƣờng nào vinh quang hơn con đƣờng thi cử và họ quyết tâm đi thi mặc dù đấy chƣa hẳn là mong muốn của bản thân. Cô cứ suy nghĩ mãi về các hành động mà mình sẽ làm trong ngày lễ chính “Không biết chốc nữa mình sẽ phải ngồi thế nào, và phải ăn nói thế nào 31
  38. cho đúng điệu bộ một bà tiến sĩ?”[3, tr.33]. Càng đến gần giờ rƣớc vinh quy của chồng thì cô lại càng hồi hộp “ Trống ngực khi ấy lại đập càng mạnh, cô vội mở rƣơng lấy hết mấy bộ quần áo mới ra thay ”[3, tr.34]. Cô Thúy trong đám rƣớc hôm ấy cũng cũng biểu lộ những nét khác thƣờng “ Hai gò má đỏ bừng nhƣ muốn biểu lộ một cái tâm trạng nửa mừng nửa thẹn, cô này nhìn trộm bộ điệu lên võng của chồng và của cha chồng, mẹ chồng. Rồi se sẽ xếch cao hai ống quần lĩnh và rón rén cất cái gót của chiếc vân hài, cô ghé ngồi vào chỗ mép võng để co hai chân lên võng.”[3, tr.39]. Hay là trong suốt quãng đƣờng đi, mọi ngƣời không ngớt lời bàn tán, chỉ trỏ thì “cô Nghè vẫn ra vẻ e lệ sƣợng sùng, tuy trong bụng cô đã cảm thấy sự vinh dự cực điểm.”[3, tr.45]. Chính những suy nghĩ và hành động có đôi phần ngây ngô và hơi quá của cô Thúy trƣớc và trong ngày rƣớc trọng đại của chồng đã cho thấy sự mong ƣớc, khao khát, vui mừng đến tột độ về con đƣờng công danh. Nhân vật cô Thúy mang nét đặc sắc riêng, góp thêm những sắc màu mới cho tác phẩm thêm hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc. Một nhân vật khác cũng bộc lộ cái sự thèm muốn, khao khát công danh đến mù quáng là cô Ngọc - vợ Vân Hạc. Ở cô Ngọc, dƣờng nhƣ cái nỗi niềm thầm kín ấy còn đƣợc bộc lộ mãnh liệt hơn cô Thúy. Lúc đầu cô đƣợc hỏi cƣới cho Đằng Long nhƣng sau đó lại bị từ hôn với lí do là cô đẹp quá, nhà ngƣời ta sợ hồng nhan bạc phận, sợ lấy cô về sẽ không tốt cho con nhà ngƣời ta. Đến ngày Đằng Long vinh quy về làng, tình cờ nhìn thấy đám rƣớc, cô Ngọc đã ngất đi, trong cơn mê sảng cô tự nhận mình là bà thám, bà bảng. Sau trận ốm đó thì ngƣời cô lúc nào cũng nhƣ trên mây, quanh quẩn ở nhà, nghĩ ngợi lung tung, suốt ngày cầm quyển Kiều, bói Kiều rồi lại đâm ra lo sợ vớ vẩn “Cảnh tƣợng của đám vinh qui hôm nọ thình lình lại hiện trƣớc mặt. Kia lá cờ vàng phấp phới trƣớc gió. Kia cái biển gỗ sơn son thếp vàng chói lọi dƣới ánh mặt trời. rồi một chàng trẻ tuổi cố nghiêng chiếc mũ hoa vàng cƣời 32
  39. nụ với ngƣời bên kia đƣờng. Rồi một cô con gái không lấy gì làm xinh, đang õng ẹo ngồi trong chiếc võng manh mành cánh sáo. Rồi vô số thứ khác.”[3, tr.70], rồi cô lại nhủ thầm “ Số kiếp mình thật không ra gì cờ đến tay ai ngờ lại về tay kẻ khác ”[3, tr.70, 71]. Chính những cái suy nghĩ có phần đố kị, tiếc nuối về cái vị đáng ra là của mình của cô với cô Thúy – vợ Đằng Long là minh chứng rõ nét của cái khát vọng công danh trong cô. Biết bệnh của cô Ngọc nên cụ Bảng Tiên Kiều đã tìm đến nhà để hỏi cƣới cô cho ngƣời học trò xuất sắc nhất của cụ là Đào Vân Hạc - ngƣời duy nhất có đủ khả năng giúp cô thực hiện cái ƣớc mơ làm bà thám, bà bảng của mình. Cô nhanh chóng đồng ý cái cuộc hôn nhân này, đâu có phải vì tình yêu cô có với Vân Hạc mà hơn hết, cô biết chàng là ngƣời tài hoa, là ngƣời có khả năng thực hiện cái ƣớc vọng công danh của cô “ ngƣời chàng, nết chàng, tài học của chàng, bấy nhiêu cái đã làm cô bồn chồn sung sƣớng mỗi khi nghĩ đến ngày mình làm vợ chàng. Cô tin đời cô sẽ một lần đƣợc nhƣ cô Thúy, chễm chệ ngồi trên chiếc võng mành mành cánh sáo, để hàng tổng hàng xã rƣớc đi rƣớc về ”[3, tr.103]. Cô hết lòng với con đƣờng công danh của chồng, cảm thấy vui mừng trong lòng trƣớc những lời trêu đùa về sự đỗ đạt của chồng “ Mỗi khi nghe tiếng bà Cử của ngƣời ta gán gẩm cho mình, cô nhũn nhặn trả lời nhƣ vậy. Tuy vậy ở trong trái tim cô vẫn không khỏi luôn hồi hộp. - Ừ, thì mình làm bà Cử, cũng đáng chứ sao? [3, Tr.198]. Cái mong ƣớc về công danh luôn đƣợc thể hiện trong lời nói cũng nhƣ hành động của cô Ngọc nhƣ: lời bóng gió với Vân Hạc “ Ấy thế, nhƣng mà ngƣời ta cũng đỗ ông nghè”[3, tr.209] , hay nhƣ khi biết Đằng Long đƣợc bộ làm tri phủ, cô cũng ra vẻ tần ngần, thể hiện chút ganh tị với cô Thúy “ - Thế là chị Thúy đã làm bà phủ rồi đấy. Sƣớng nhỉ?” [3, tr.211]. Sau khi Vân Hạc hỏng ở kì thi Hƣơng thì tâm trạng của cô cũng chán nản, u buồn hẳn “ Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, cô Ngọc chỉ những nẫu nà trong ruột.” [3, tr.334]. Cũng chính vì cái ao ƣớc cháy bỏng đó của cô 33
  40. mà Vân Hạc mặc dù đã quá chán ngán với việc thi cử nhƣng vẫn cố đi để tìm một chức danh cho vợ vui lòng “ Trƣớc sự sốt sắng của nhà vợ, Vân Hạc vô cùng cảm động. Chàng tự thấy rằng nếu mình không đỗ, thật là một kẻ đại tội với gia đình.” [3, tr.348] Thông qua một số chi tiết trong tác phẩm thì ta cũng đã thấy rõ đƣợc cái khao khát mãnh liệt trong nhân vật cô Ngọc. Cái khát vọng công danh mù quáng ấy đƣợc biểu hiện rõ qua những sự việc nhƣ: cƣới hụt Nghè Long cô buồn thế nào? cô thầm ghen tị với cô Thúy ra sao? Cô chấp nhận cƣới Vân Hạc là vì điều gì? Cô chu toàn, lo lắng trong những lần chồng đi thi nhƣ thế nào? Nhƣ vậy, nhân vật cô thúy, cô Ngọc trong Lều chõng chính là những nhân vật tiêu biểu đại diện cho tƣ tƣởng bảo thủ với khát vọng công danh mù quáng. Họ mơ ƣớc và sung sƣớng với những chức danh hão huyền của chồng. Mong chồng đi thi chỉ vì muốn đƣợc một ngày gọi là bà nọ bà kia, hãnh diện với xóm làng. Đó là những suy nghĩ còn hạn hẹp, tầm thƣờng và nhuốm màu tƣ tƣởng phong kiến. Nhân vật đại diện cho tƣởng bảo thủ, khuôn mẫu tuy không phải là những nhân vật chính, chủ chốt trong tác phẩm nhƣng lại có số lƣợng khá lớn, xuất hiện rải rác trong toàn bộ tác phẩm. Sự bảo thủ đó đƣợc thể hiện ở nhiều mặt nhƣ: sự học hành máy móc, rập khuôn; sự học không đến nơi đến chốn, trái với đạo đức nhà nho hay những ngƣời không phải nho sĩ nhƣng mang trong mình tƣ tƣởng, khát vọng mù quáng. Với việc thể hiện rất thành công hình ảnh những con ngƣời mang tƣ tƣởng bảo thủ trong tiểu thuyết, Ngô Tất Tố muốn phê phán những hạng ngƣời, lớp ngƣời trong xã hội đƣơng thời. Chính cái tƣ tƣởng kém tiến bộ đó của họ đã làm cho việc thi cử trở nên mù mịt, đất nƣớc kém phát triển, khởi sắc. 34
  41. Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống trong hoàn cảnh điển hình 3.1.1. Không gian Bao trùm hầu khắp trong tác phẩm là không gian trƣờng thi, nơi hàng trăm, hàng nghìn con ngƣời chen chúc nhau với lều chõng, bút sách, cùng quyết tâm cho con đƣờng công danh của mình. Những nhân vật nho sĩ có tên nhƣ Vân Hạc, Đốc Cung, Khắc Mẫn, Tiêm Hồng, Đoàn Bằng, Đức chinh hay một số nhân vật nho sĩ không tên đều đƣợc khắc họa rõ nét trong không gian này. Ở nơi trƣờng thi, cái việc thi cử không hề diễn ra một cách êm đềm mà nó có nhiều sự việc bất ngờ xảy ra nhƣ việc gian lận của một vài nho sĩ cố mang tài liệu vào để chép, mặc dù đã cất giấu một cách cẩn thận nhƣng vẫn bị lính lệ phát hiện và đuổi về. Hay nhƣ việc một ông cụ già nộp bài muộn nên bị “ngoại hàm”, ông năn nỉ van xin ngƣời lại phòng nhƣng không đƣợc , “ Ông cụ kêu khóc nức nở, cố xông lên nhà Thập đạo để lấy cái cớ tuổi già mà xin quan trƣờng gia ân cho mình. Nhƣng cũng không đƣợc”[3, tr.157]. Sở dĩ ông thảm thiết nhƣ vậy tại vì ông thi đã mƣời khoa, bán hết tài sản đi thi, lần thi này có thể là lần cuối ông tham gia vì ông tuổi đã cao sợ không còn sức vậy mà lại xảy ra cái cơ sự nhƣ vậy thì sao mà không buồn đƣợc. Hay chuyện Vân Hạc làm “gà” nhắc bài cho Đức Chinh trong lúc thi, Đức Chinh học dốt, chữ nghĩa không thông, qui chế thi lại không thuộc cho nên lúc làm bài thi cứ cuống quýt, lo lắng và hỏi những câu hỏi không đâu làm Vân Hạc phát cáu. Đi thi những hôm có thời tiết ủng hộ thì còn có thể chú tâm ngồi làm bài, nghĩ bài nhƣng đâu phải thời tiết lúc nào cũng đẹp nhƣ thế. Vào thời điểm kì thi đệ nhị diễn ra, trời chuyển mƣa giông lớn, gió giật mạnh khiến cho sĩ tử khó khăn trong việc làm bài: ngƣời lạnh run vì rét, nƣớc mƣa hắt vào các lều làm 35
  42. ƣớt giấy thi, cả trƣờng thi ngập bì bõm trong nƣớc, Cái điều kiện thời tiết khắc nghiệt ấy đã làm nhiều ngƣời đang thi giữa chừng phải bỏ về vì không viết đƣợc nữa. Cũng chính trong hôm mƣa gió ấy đã xảy ra việc “ Một ông cụ già đầu bạc râu bạc đƣơng nằm chỏng gọng trên đƣờng, cuộn áo lều gác chéo giữa cổ, chiếc chõng tre và tráp sơn đè sấp đè ngửa trên bụng”[3, tr.185]. Hóa ra “ Lão thi đã sáu khoa rồi, khoa này mới đƣợc vào kì đệ nhị; sống chết lão cũng vào trƣờng cái đã”[3, tr.186], Nhƣ vậy, Ngô Tất Tố đã sử dụng không gian trƣờng thi để làm nền cho sự xuất hiện của các nhân vật, giúp nhân vật của mình bộc lộ đƣợc tính cách, nội tâm rõ nét. 3.1.2. Thời gian Thời gian đƣợc nói đến nhiều trong Lều chõng là thời gian dịch chuyển trong ngày, thời gian từ lúc sáng sớm khi thí sinh vào trƣờng thi đến chiều muộn khi các sĩ tử nộp hết bài thi và rời khỏi trƣờng. Thời gian đƣợc tính bằng sự dịch chuyển của mặt trời, các sĩ tử căn cứ vào đấy mà tính toán thời gian làm bài cho hợp lí: với những ngƣời viết văn nhanh nhƣ Vân Hạc thì “ Mặt trời lên khỏi đầu bức phên nứa ở phía đông trƣờng , chàng vừa viết xong hai câu phá thừa của bài truyện”[3, tr.146] và chuẩn bị đi lấy dấu “ nhật trung” ( thí sinh chép xong đề, làm bài đến khoảng trƣa phải đi lấy dấu Nhật trung để chứng tỏ bài làm đƣợc viết trong ngày, ngay tại trƣờng thi) trong khi ấy thì Khắc Mẫn vẫn chƣa viết đƣợc chữ nào. Đến gần trƣa, Vân Hạc “đã viết xong một bài Luận ngữ. một bài Kinh thi và gần hết bài Kinh Dịch”[3, tr.147] mà Khắc Mẫn mới chỉ viết đƣợc hơn một dòng. Lúc “ Mặt trời tà tà, Khắc Mẫn viết gần xong bài Mạnh Tử ”[3, tr.151], lúc “Mặt trời lui xuống đầu bức phên nứa phía tây, Khắc Mẫn mới giáp đến đoạn trung cổ của bài Kinh.”[3, tr.152, 153] và đến khi trời tối đen nhƣ mực, Khắc Mẫn mới hoàn thành bài. 36
  43. Thời gian di chuyển trong ngày ứng với khoảng thời gian làm bài của các sĩ tử. Trong thời gian ấy, sự làm bài nhanh hay chậm của các nho sĩ đều đƣợc thấy rõ. Nhƣ vậy, thời gian ở đây đã góp phần khắc họa rõ sự học tốt hay kém của các nho sĩ. Ngƣời văn chƣơng tốt nhƣ Vân Hạc thì chƣa hết giờ đã xong hết bài, ngƣời học không giỏi nhƣ Khắc Mẫn thì đến tận tối muộn mới xong và suýt chút nữa là nộp chậm bài. Nhƣ vậy, qua không gian, thời gian đƣợc nói đến chủ yếu trong Lều chõng, các nhân vật của Ngô Tất Tố đã có điều kiện để bộc lộ bản chất của mình: tài năng hay dở tệ, trong sạch hay gian dối, tất cả đều đƣợc phản ánh rõ nét. 3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động 3.2.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình Trong Lều chõng, ngoại hình của các nhân vật không đƣợc tác giả chú tâm miêu tả. Song qua việc miêu tả ngoại hình qua từng giai đoạn với những thay đổi nhất định cũng đủ làm cho ngƣời đọc có thể hình dung phần nào về tính cách, bản chất của nhân vật. Nhân Vật Vân Hạc - nhân vật trung tâm của Lều chõng, ngoại hình của chàng cũng không đƣợc tác giả nhắc đến nhiều, mà vẻ bề ngoài của chàng chỉ đƣợc hình dung qua đôi nét hồi tƣởng của cô Ngọc “ Chàng rất đứng đắn nhƣng không lù đù. Chàng rất xinh trai nhƣng không có tính bợm bãi.”[3, tr. 103], miệng tƣơi nhƣ hoa, tiếng nói thì dễ nghe và rất có duyên. Chỉ bằng mấy câu ngắn gọn ấy thôi nhƣng cũng đủ cho thấy Vân Hạc là một ngƣời có ngoại hình ƣa nhìn, có sự rạng rỡ của tuổi trẻ, ra dáng là một tri thức. Cô Ngọc – vợ Vân Hạc đƣợc nhắc đến trong Lều chõng là một cô gái đẹp, mà theo lời của Khắc Mẫn “ vùng khác không biết thế nào. Nội trong vùng này có lẽ tôi chƣa thấy ai đẹp hơn ngƣời ấy.”[3, tr.63]. Vẻ đẹp ấy càng 37
  44. đƣợc khắc họa rõ hơn qua dòng hồi tƣởng của Vân Hạc “Với nƣớc da trắng nõn, với khuôn mặt trái xoan và cái dáng bộ yểu điệu, nàng thật đáng gọi là ngọc nhân lắm.”, “ bao giờ nàng cũng tƣơi nhƣ hoa”[3, tr.82]. Bằng một số nét điểm qua đó, chúng ta cũng có thể hình dung ra một dung mạo lung linh, nhẹ nhàng, thanh thoát, tƣơi tắn của ngƣời con gái đang độ xuân thì. Quan chánh chủ khảo ở trƣờng thi lại đƣợc nhà văn miêu tả bằng những từ ngữ vô cùng sắc nét “Bộ dạng quan chánh chủ khảo mới oai làm sao! Cái bối tử hình con công, cái vành đai đột chỉ vàng, cái gấu áo thêu thủy ba, cái xiêm xanh viền chân chỉ hạt bột, và đôi ủng đen có đôi bƣớm bạc long lanh, bấy nhiêu thứ đó hợp lại với cây hốt ngà cầm ở trƣớc ngực và chiếc mũ gấm xòe hai cánh ra ngoài hai tai, đủ làm cho ngài giống hệt những quan phƣờng chèo nếu ngài có bộ râu dài nhƣ họ.”[3, tr.134,135]. Những từ ngữ miêu tả trang phục rất chi tiết đã làm hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc hình ảnh một viên quan đứng đầu nơi trƣờng thi, trông hết sức lố lăng, màu mè, không có vẻ oai nghiêm của một vị quan mà trông giống một diễn viên chuẩn bị lên sân khấu diễn tuồng, chèo mua vui cho mọi ngƣời. Vị quan tổng đốc của tỉnh Hà Nội xuất hiện nơi trƣờng thi cũng đƣợc Ngô Tất Tố điểm qua bằng những nét vẽ ngoại hình “Dƣới bốn chiếc lọng xanh chóp bạc, lù đù tiến vào một ông già co ro trong tấm áo gấm tam thể. Với chòm râu điểm bạc phất phơ bay ngoài cái quai lụa bạch của chiếc nón lông, ngƣời ta có thể đoán ông ấy vào khoảng hơn sáu mƣơi tuổi”[3, tr.220]. Hình ảnh một ông cụ già, lụ khụ nhƣng vô cùng oai vệ đƣợc tác giả tái hiện thật chân thực qua ngòi bút của mình giúp cho ngƣời đọc cảm thấy mình nhƣ đang đƣợc chứng kiến tận mắt, đƣợc hòa mình vào với tác phẩm. Hải Âu – anh trai cả của Vân Hạc cũng đƣợc miêu tả một vài nét về vẻ bề ngoài “ Thày năm nay đã năm chục tuổi , nhƣng vẫn tráng kiện nhƣ con trai, râu tóc chƣa bạc cái nào.”[3, tr.302]. Những từ ngữ miêu tả tuy có đôi 38
  45. chút ngắn ngủi những cũng đủ cho thấy nhân vật Hải Âu là một ngƣời khỏe mạnh, mặc đã có tuổi nhƣng không có sự già yếu của tuổi tác. Mỗi một nhân vật trong Lều chõng đều đƣợc Ngô Tất Tố miêu tả ngoại hình bằng những đƣờng nét, dáng vẻ khác nhau mang nét đặc sắc của từng loại ngƣời, hạng ngƣời trong xã hội đƣơng thời. Qua việc cảm nhận ban đầu về ngoại hình, ngƣời đọc cũng phần nào suy luận ra nét tính cách của nhân vật. Điều đó càng chứng tỏ sự đại tài trong việc miêu tả, quan sát của Ngô Tất Tố. 3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động Bên cạnh miêu tả ngoại hình thì trong các tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật miêu tả hành động cũng đƣợc ngƣời viết sử dụng nhiều để tạo nên dấu ấn, nét đặc sắc cho tác phẩm của mình. Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Thông qua hành động thì tính cách nhân vật cũng dần đƣợc bộc lộ, đồng thời nó cũng phản ánh đời sống tƣ tƣởng cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của nhân vật. Hành động của nhân vật chính là một trong những yếu tố thúc đẩy tâm tƣ, tính cách nhân vật dần hình thành và phát triển; bên cạnh đó nó còn góp phần dẫn dắt hệ thống cốt truyện, đẩy những mâu thuẫn, xung đột đến cao trào, thắt nút, mở nút Thông qua các mối quan hệ, sự giao tiếp, ứng xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, chúng ta có thể xác định đƣợc những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Việc miêu tả hành động nhân vật thƣờng đƣợc nhà văn kết hợp với những biểu hiện nội tâm tƣơng ứng bởi vì gắn mỗi hành động, việc làm bao giờ cũng là một tâm lí nhƣ thế nào của nhân vật?. Dùng nội tâm để giải thích cho hành động và dùng hành động để làm sáng rõ nội tâm là một bút pháp phổ biến thƣờng đƣợc các nhà văn áp dụng trong việc miêu tả nhân vật của mình. Trong tiểu thuyết Lều chõng, hành động, việc làm của các nhân vật đƣợc Ngô Tất Tố miêu tả khá nhiều, nó góp phần phản ánh tính cách, nội tâm của nhân vật mà ông muốn dựng nên. 39
  46. Nhân vật Vân Hạc là nhân vật đƣợc miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm, đƣợc tác giả tập trung gợi tả nhiều hành động trong các sự kiện khác nhau, để tô đậm cái tính cách có đôi chút ngông nghênh nhƣng vô cùng hóm hỉnh, dí dỏm của một nho sĩ tài năng; sự chu toàn, hiếu thảo, thân mật của một ngƣời con, ngƣời trò, ngƣời chồng, ngƣời bạn. Với cụ Bảng Tiên Kiều thì chàng là ngƣời trò giỏi, lễ phép, biết vâng lời, ta có thể thấy rất rõ qua việc chàng chấp thuận việc cƣới xin mà cụ đã thu xếp. Khi Vân Hạc đƣợc gọi ở lại để nghe thầy bàn việc đại sự của mình với các cụ bạn “ Vân Hạc chỉ im lặng mà nghe và thỉnh thoảng điểm một tiếng dạ rất khẽ, chứ không nói đi nói lại.”[3, tr.101]. Vân Hạc còn là một ngƣời con hiểu lễ nghĩa và rất hiếu thảo, rất nhiều hành động của chàng là minh chứng rõ nét cho cái tính cách đáng ngợi khen đó nhƣ: khi mẹ đẻ sai chàng làm lễ cúng trƣớc khi lên đƣờng đi thi, mặc dù không muốn lắm vì chàng không tin vào thánh thần, ma quỷ, bao năm đi thi đều làm lễ mà đâu vẫn hoàn đó nhƣng chiều lòng mẹ chàng vẫn làm “ Vân Hạc chỉnh đốn khăn áo để thắp hƣơng khấn cụ. Rồi chàng đi theo hai mâm xôi gà ra đình lễ thánh và vào nhà thờ đại tôn lễ tổ”[3, tr.126]. Một điểm quan trọng nữa ở con ngƣời này đó chính là sự học rộng hiểu sâu, cái tài đó của chàng đã nhấn mạnh qua các hành động của chàng trong trƣờng thi: khi đề bài ở kì đệ nhất đƣợc phát ra, trong lúc mọi ngƣời đổ xô đi chép đề thì Vân Hạc “ không chép, chỉ nhẩm qua một lƣợt rồi trở về lều”, có đề bài chàng lại “ bó gối ngồi nghĩ không biết nên làm tất cả bảy bài hay chỉ nên làm hai bài”[3, tr.144] ( vì chàng có khả năng làm đƣợc hết nhƣng chỉ sợ không kịp thời gian). Trong kì đệ tam, chàng không chỉ hoàn thiện bài của mình mà còn làm bài thêm bài cho Đức chinh “ Vừa nói Vân Hạc vừa vò tờ giấy giáp tròn nhƣ quả ổi và ném sang lều Đức Chinh”[3, tr.231], 40
  47. Qua một số hành động tiêu biểu của Vân Hạc trong Lều chõng ta cũng thấy đƣợc những nét tính cách nổi bật của chàng đã đƣợc bộc lộ rõ nét. Đấy chính là cái tài trong bút pháp xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố. Với những nhân vật phụ nhƣ đào Cúc, đào Phƣợng - những cô đào xinh đẹp, giỏi đàn hát cũng đều đƣợc miêu tả với những hành động thể hiện đúng tính chất công việc của mình. Vân Hạc, Khắc Mẫn sau mỗi kì thi thƣờng tìm đến những thú ăn chơi nơi phố Hàng Lờ để giải khuây và chờ đến ngày có kết quả, họ đàn hát, rƣợu thịt say sƣa với những cô đào nức tiếng. Họ đƣợc đào Cúc, đào Phƣợng hết chèo kéo ở lại bởi hai nàng mến cái tài, cái tính của họ: khi thấy hai chàng chuẩn bị rời đi, cô cúc, cô Phƣợng nhất định kéo lại “ Các anh ở đây ăn cháo cái đã”[3, tr.161], họ từ chối thì hai cô ả vẫn ra sức kèo nèo, “ Rồi mỗi ả nắm lấy một chàng. Họ thi nhau lật khăn, cởi áo hai chàng và kéo vào phản”[3, tr.162], “đào Phƣợng vừa nói vừa co Vân Hạc, Đốc Cung vào cạnh chiếu rƣợu và giục đào Cúc rót rƣợu”[3, tr.162]. Cô Phƣợng õng ẹo múc một thìa rƣợu và đƣa lên tận miệng Đốc Cung, “ rồi nàng lại đổ thìa rƣợu vào bát, lại múc thìa khác và chìa tận miệng Vân Hạc”[3, tr.163], Những hành động lả lơi đó của hai nàng đã phản ánh đúng cái công việc mà hai nàng đang làm - mua vui cho khách. Một nhân vật khác nữa là cô Ngọc, cũng xuất hiện trong tác phẩm với rất nhiều hành động: lúc bị ngã bệnh, lúc đƣợc hỏi cƣới cho Vân Hạc, trong ngay cƣới, trƣớc những ngày chồng lên đƣờng đi thi, Các hành động của cô Ngọc trong những thời điểm khác nhau của của cuộc đời đã lột tả phần nào con ngƣời cô. Sau hôm bị cảm, ngất ngã giữa đƣờng cô Ngọc đã lại sức phần nào nhƣng vẫn phải ở nhà an dƣỡng cho khỏi hẳn. Ở nhà một mình cô cảm thấy thật buồn chán, không có việc gì làm lại đâm suy nghĩ vẩn vơ, cô chỉ có quyển Truyện Kiều làm bạn, cô bói Kiều “ Lật đầu giƣờng lấy cuốn Truyện 41
  48. Kiều , cô hé mở ra để xem đằng nào là đầu, đằng nào là cuối. Rồi hai bàn tay chắp lại một cách cung kính, cô đƣa cuốn sách lên tận ngang mặt, đặt nghiêng “bụng sách” vào thẳng sống mũi và khấn lầm rầm ”[3, tr.69]. Sau lần bói thứ nhất cô nghĩ chắc cô Kiều chƣa ứng nên lại thử bói thêm lần nữa “ cuốn sách bị cô đƣa lên ngang trán và làm đúng những công việc vừa rồi”[3, tr.70]. Sau những lần bói đó thì cô lại càng thêm lo lắng, buồn tủi khi nghĩ về cái số kiếp của mình. Hành động bói Kiều đi cùng với những tâm tƣ, suy nghĩ buồn chán của cô ngầm thể hiện một cái khát khao cháy bỏng về việc lấy đƣợc một ngƣời chồng có tài cho thỏa cái mong ƣớc làm bà thám, bà bảng của Ngọc. Khi tâm lí đƣợc giải tỏa bằng một đám cƣới với ngƣời học trò tài năng Vân Hạc thì con ngƣời cô dƣờng nhƣ cũng có sự thay đổi, vui tƣơi và lại rạng rỡ trở lại. Khi cụ Bảng Tiên Kiều sang nhà gặp bố mẹ cô để bàn cái việc trọng đại của con gái họ, biết đƣợc rõ mọi sự, đƣợc mẹ gọi lên chào khách “ Cô mặt đỏ tía tai, và nói một cách nũng nịu: - thôi con chả lên”[3, tr.79], rồi “Cô Ngọc gục đầu xuống gối và sẽ thỏ thẻ: -Tùy thầy, tùy mẹ, con không biết.”[3, tr.80], “ Rồi cô e lệ đứng dậy và đi sang nhà hàng xóm”[3, tr.80], Tất cả việc làm đó của cô đã thể hiện rõ cái sự vui mừng nhƣng không dám thể hiện quá ra ngoài, bằng lòng chấp thuận cuộc hôn nhân này. Cái sự mừng vui trong lòng cô còn đƣợc biểu hiện qua một loạt các hành động của cô trƣớc, trong và sau ngày cƣới. Trong ngày trọng đại của mình, cô Ngọc cố tỏ ra bình thƣờng: Khi đƣợc ngƣời chị họ gọi, “Cô oằn oài ngồi dậy”, làm ra vẻ nhƣ vừa thức dậy sau một giấc ngủ ngon nhƣng thực sự cả đêm hôm trƣớc cô đâu có ngủ đƣợc mấy vì mải nghĩ cho ngày hôm nay; rồi cô “Đủng đỉnh ra bể, cô toan múc nƣớc rửa mặt. Không biết bụng cô nghĩ ngợi ra sao, thau nƣớc múc rồi lại bỏ không rửa. Lững thững cô xuống nhà bếp và ngồi thụt vào đám mấy ngƣời con gái”[3, tr.108]. Lúc nhà trai gần đến nơi “ cô Ngọc vẫn cố ngồi lì dƣới bếp để làm ra bộ bạo dạn”[3, tr.109], nhà trai đã vào đến sân mà “ Cô 42
  49. Ngọc vẫn còn lúng túng trong buồng, chƣa chịu thay đổi quần áo”[3, tr.112], Những hành động mà cô cố tình làm để tỏ ra bình thƣờng trong ngày đại lễ của mình càng chứng minh cái sự bất thƣờng trong tâm trạng cô lúc bấy giờ, đó là sự vui mừng khôn xiết của một ngƣời con gái khi đƣợc gả cho một ngƣời vừa ý, là sự xấu hổ, e thẹn của một nàng dâu mới. Cô còn là một ngƣời vợ hết sức chu toàn, quan tâm, yêu chiều chồng hết mực. Điều đó đƣợc phản ánh rất rõ qua những hành động của cô trong việc học, việc thi của chồng: Cô chuẩn bị chu đáo kinh phí cho chồng yên tâm đi thi “ Cô lễ mễ vác mấy quan tiền đặt vào trong phản và sai thằng nhỏ đem số tiền ấy nhập với những quan tiền mà bà đồ đƣa cho lúc nãy, lấy mo bó làm hai bó”[3, tr.212], ngoài số tiền cha mẹ và họ hàng giúp cho, cô còn đƣa chồng thêm năm quan nữa, sau khi nghe mẹ nói, cô lại lấy thêm cho chồng “ Rồi cô vào buồng mở hòm lấy hai quan nữa giao cho thằng nhỏ”[3, tr.212]. Sau khi trƣợt kì thi Hƣơng, Vân Hạc tỏ ra chán nản với việc học thì “ cô lại kiếm lời ngọt ngào khuyên can chàng một cách thấm thía Đêm nào cũng vậy, cô đều cố thức rất khuya bao giờ Vân Hạc nghỉ học, bấy giờ cô mới đi nằm”[3, tr.341], Qua những hành động của nhân vật cô Ngọc trong tác phẩm, Ngô Tất Tố vẽ lên trƣớc mắt ngƣời đọc bức chân dung một ngƣời con gái giàu suy tƣ, đảm đang tháo vát, hiếu thảo, biết lo lắng cho chồng con và tràn đầy khao khát về con đƣờng công danh. Trong Lều chõng, quang cảnh trƣờng thi đƣợc hiện lên một cách vô cùng chân thực qua những lời văn miêu tả tƣờng tận của Ngô Tất Tố. Ở nơi trƣờng thi, ngoài sự xuất hiện của những sĩ tử - những nhân vật chính tham gia tranh tài thì còn phải kể đến một lực lƣợng cũng rất quan trọng, đó chính là những viên quan trông coi việc thi cử. Họ xuất hiện trong nhƣ thế nào? Với hành động ra sao? Đều đƣợc tác giả lột tả rất kĩ trong tiểu thuyết: Quan chánh 43
  50. chủ khảo “Rón rén bƣớc qua mấy bực, và trèo vào ghế, ngài sẽ vén cái vạt sau của tấm phẩm phục, rồi ngồi vào giữa mặt ghế, Cây hốt lại đƣợc trở lại phía trƣớc mặt ngài với sự nâng niu của hai bàn tay xúng xính trong đôi tay áo rộng nhƣ cái cống.”[3, tr.135]; quan tổng đốc tỉnh Hà Nội “ Đủng đỉnh cất đôi ống quần nhiễu trắng lƣợt thƣợt trên hai chiếc giày kinh, vị đại thần khoan thai đi vào chỗ trƣớc cửa trƣờng.”[3, tr.220], Hành động của những con ngƣời cầm cân nảy mực đó cho thấy một sự phô trƣơng quá đà, làm mất đi cái sự uy nghi cần có của họ, họ giống nhƣ những ngƣời diễn viên trên sân khấu chứ không giống nhƣ những vị quan coi thi. Nhƣ vậy, nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật đã đƣợc Ngô Tất Tố vận dụng rất sáng tạo trong Lều chõng. Mọi hành động dù là nhỏ nhặt, dù là thoáng qua nhƣng cũng đƣợc tác giả khắc họa một cách cụ thể. Những hành động đó đã giúp cho chính các nhân vật phô bày tâm lí, tính cách của mình. Qua các hành động đó thì ngƣời đọc có thể tự vẽ cho mình bức chân dung về nhân vật mà không cần nhà văn phải miêu tả quá nhiều về tính cách, nội tâm. 3.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật Một đối tƣợng phản ánh khác nữa của văn học chính là tâm lí, tính cách của nhân vật. Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí là là một trong những yếu tố độc đáo của một tác phẩm văn học, nhà văn đã vận dụng các phƣơng tiện, biện pháp nghệ thuật thích hợp để tái hiện lại thế giới tâm lí phong phú, phức tạp ấy. Trong Lều chõng, tâm lí, suy nghĩ của các nhân vật đƣợc Ngô Tất Tố khắc họa rất rõ nét, chi tiết, sống động; những tâm trạng lo lắng, hồi hộp, vui buồn, ra sao của những ngƣời không tham gia thi và của những sĩ tử đang “chiến đấu” nơi phòng thi, trong mỗi cuộc thi. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng là một đặc điểm nổi bật, không thể thiếu trong sáng tác của Ngô Tất 44
  51. Tố, góp phần đƣa tác phẩm của ông trở thành một trong những ngôi sao sáng của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 -1945. Trong tiểu thuyết Lều chõng, các nhân vật không phải ai cũng đƣợc miêu tả về mặt ngoại hình nhƣng đa số nhân vật đều đƣợc Ngô Tất Tố miêu tả tâm lí vô cùng phong phú ở một thời điểm nhất định nào đó. Sự biến đổi trong tâm lí nhân vật đƣợc phản ánh qua ngôn ngữ của nhân vật: ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật với nhau hay qua ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp (có sự đan xen giữa suy nghĩ của nhân vật và lời văn của tác giả). 3.2.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp Ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp đƣợc Ngô Tất Tố vận dụng hiệu quả khi miêu tả tâm lí nhân vật trong Lều chõng. Đây là một giọng điệu đa thanh, đan xen giữa lời tác giả và suy nghĩ của nhân vật. Trong Lều chõng, Ngô Tất Tố sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật này để diễn tả tâm lí các nhân vật ở những hoàn cảnh, sự kiện khác nhau, qua đó bộc lộ phần nào tính cách, con ngƣời của nhân vật. Ngay ở đầu tác phẩm là hình ảnh chuẩn bị vô cùng nhộn nhịp, tấp nập của dân làng Văn Khoa để sắp sửa đón ông Nghè Trần Đằng Long vinh quy về làng. Trong cái không khí đó, tâm lí cô Thúy - vợ Nghè Long đƣợc tác giả nhắc đến với rất nhiều cung bậc, cảm xúc hỗn độn. Trƣớc khi tham gia lễ rƣớc, trong lòng cô cứ luẩn quẩn biết bao suy nghĩ: “ Lại một lần nữa ruột gan cô Thúy không kìm đƣợc sự hồi hộp. Và cái hồi hộp lần này, có lẽ còn mạnh hơn mấy lần trƣớc nhiều lắm”[3, tr.32]. Khi chuẩn bị lên kiệu rƣớc, cô cũng mang trong mình bao sự hồi hộp “Với hai gò má đỏ bừng nhƣ muốn biểu lộ tâm trạng nửa mừng nửa thẹn ”[3, tr.39]. Trong lúc đám rƣớc đƣơng diễn ra, cô luôn làm những điệu bộ để tỏ ra sang trọng nhất có thể, hai chân cô ngồi xếp đã mỏi nhƣng vẫn không dám duỗi ra vì sợ mất đi sự sang trọng, muốn đi vệ sinh mà trong đầu lại có biết bao suy nghĩ đấu tranh “Cái bụng dƣới nhịn 45
  52. đái lâu quá nó đã phát tức anh ách, Mấy lần cô toan bảo phu hạ võng để mình đi đái nhƣng rồi cô đều phải thôi. Bởi vì cô biết rằng: bà Nghè theo chồng vinh quy có thể xuống võng đi đái đƣợc không. Và cô lại còn sợ rằng: trong đám ngƣời xem đông nghịt thế này thì đứng vào đâu? Không lẽ việc ấy cũng bắt hàng tổng dẹp chỗ ”[3, tr.46]. Qua diễn biến tâm lí của cô Thúy, ta thấy rõ sự háo hức, vui mừng mà không kém phần lo lắng của một bà nghè trẻ trƣớc sự vinh danh của chồng. Một nhân vật khác nữa cũng đƣợc tác giả chú ý miêu tả nội tâm rất nhiều là nhân vật cô Ngọc – vợ Vân Hạc, dâu hụt của Nghè Long. Vào ngày Nghè Long vinh quy về làng, có lẽ nhìn thấy cái đám rƣớc ấy mà cô lăn ra ốm ngất. Đáng ra cái ngƣời ngồi trong cái võng của bà Nghè kia phải là cô vì cô đã đƣợc hỏi cƣới cho Đằng long trƣớc đó nhƣng sau ấy lại bị hủy hôn. Trong cơn mê sảng của trận ốm, “khi thì xƣng là cô Thám, khi thì xƣng là cô Bảng”[3, tr.66]; cái ƣớc muốn đó vô cùng mãnh liệt trong cô nay không thực hiện đƣợc thì đâm ra nhƣ vậy cũng phải thôi. Những ngày sau tiếp, cô phải ở nhà dƣỡng bệnh, quanh quẩn một mình ở nhà cả ngày lại khiến cô đâm suy nghĩ vẩn vơ rồi lại lo sợ, cô làm bạn với quyển Truyện Kiều, đọc những trang Kiều càng làm cô lo sợ vớ vẩn “Tuy rằng cô hết sức trấn tĩnh, nhƣng mà coi đƣợc đến những câu: Sóng tình hồ đã liêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi thì trong bụng cô tự nhiên bổi hổi, bồi hồi, hình nhƣ có một vật nong nóng bốc lên ở ngực và cổ”[3, tr.68]. Hay nhìn bất cứ sự vật gì, các biểu hiện, sự thay đổi của sự vật dù chỉ là đơn giản nhƣ chuyện “Sáng nay lúc cô băng mình trở dậy, bỗng chốc hai mắt nháy rối, vuốt mãi nó cũng không thuần. Rồi khi cô ăn cơm xong, vào buồng, lại có một con nhện thình lình sa xuống chỗ trƣớc mặt ”[3, tr.69] thì trong đầu cũng không khỏi suy nghĩ “Điềm gì mà lạ thế này. Lành hay gở”. Hết lo sợ với sự việc nhìn thấy cô lại bồn chồn trƣớc những câu Kiều mà mình bói đƣợc “ Mặt cô tự nhiên thấy nóng bừng, ruột 46
  53. gan cô tự nhiên bồn cồn nhƣ bị lửa đốt.”[3, tr.70]. Cô nhớ đến cảnh tƣợng hôm vinh quy và lại suy nghĩ tiếc nuối “ Số kiếp của mình thật không ra gì Cờ đã đến tay, ai ngờ lại về tay kẻ khác ”[3, tr.70,71]. Nếu sau trận ốm sốt đó, tâm lí cô Ngọc có vẻ không đƣợc tốt, luôn suy nghĩ những điều vẩn vơ, suy nghĩ về số kiếp của mình thì sau khi đƣợc cụ Bảng Tiên Kiều giải tỏa bằng việc hỏi cƣới cho trò cƣng Vân Hạc - một học trò xuất sắc của cụ, tâm trạng của cô đã có những thay đổi tích cực, vui vẻ, rạng rỡ hơn khi mà tâm bệnh đã đƣợc giải tỏa. Ta thấy rõ điều đó trong thời gian trƣớc, trong và sau ngày cƣới của cô và Vân Hạc: đêm trƣớc ngày đón dâu, trong đầu cô quẩn quanh những suy nghĩ, câu hỏi về lễ Tơ Hồng “ Không rõ lúc ngồi với chú rể mà ăn mâm cỗ cúng ông Tơ Hồng, cô dâu có phải uống rƣợu hay không? Nếu có thì uống mấy chén mình nên gọi “anh chàng ta” là gì? Cái lúc hãy còn ăn uống mình nên thay bộ áo ngoài, hay cứ mặc nguyên trƣớc Cô luôn nghĩ đến cái giờ phút sau khi ăn uống đã xong. Phải tắt đèn hay cứ để đèn ”[3, tr.106]. Tâm trạng của cô giờ đây cũng bồn chồn, lo lắng đấy nhƣng không phải là cái lo lắng cho số kiếp hẩm hiu mà là lo lắng xen lẫn vui mừng của một nàng dâu mới, của ngƣời con gái sắp lấy đƣợc ngƣời chồng ƣng thuận. Trong ngày cƣới, khi mà nhà trai đến xin dâu thì cô lại tỏ ra đủng đỉnh nhƣng kì thực là mong ngóng lắm rồi. Ngồi trên võng về nhà chồng, cô lại nhớ đến những câu bói Kiều của mình bữa nọ, rồi lại tự ngẫm “ có lẽ bốn câu ấy ứng vào cái việc hôm nay đây rồi”[3, tr.115]. Tất cả suy nghĩ đều theo hƣớng tích cực hơn. Nhƣ vậy, qua một vài nét chuyển biến trong tâm lí của cô Thúy, cô Ngọc ta có thể thấy rõ tài năng của Ngô Tất Tố trong việc quan sát, tái hiện một cách tỉ mỉ những nét tâm trạng trầm bổng, thay đổi liên tục theo từng diễn biến, sự việc của nhân vật. Tâm lí của cả hai nhân vật này trong các sự việc đã diễn ra đều cho thấy một sự khép nép vốn có của ngƣời phụ nữ xƣa, nhƣng ẩn 47
  54. chứa bên trong cái sự e lệ đó là cả một khát vọng công danh, sự ƣớc muốn quyền uy, chức tƣớc. Quan niệm phong kiến đƣợc phản ánh rõ qua tâm lí hai con ngƣời tiêu biểu này. Nhân vật Vân Hạc cũng là nhân vật tiêu biểu đƣợc Ngô Tất Tố khắc họa rõ những cung bậc cảm xúc, tâm trạng qua ngôn ngữ bán độc thoại nội tâm. Tâm trạng của chàng có nhiều sự biến đổi. Ở kì thi Hƣơng năm sau, lúc đƣợc Cƣơng Phƣợng, Tƣờng Loan ( những ngƣời anh họ ) thông báo về việc đỗ đạt của mình thì tâm trạng của Vân Hạc thật khó tả “Vân Hạc lúc ấy không khác một ngƣời trong mộng, ruột gan tƣởng nhƣ trăm hoa đua nở, đời chàng chƣa có lúc nào thấy sự kích thích lạ lùng nhƣ lúc này. Chàng muốn cố giữ nét mặt bình tĩnh cho khỏi lộ vẻ mừng rỡ, nhƣng mà sao không giữ đƣợc, những sự đắc ý nhƣ cứ thi nhau hiện lên đôi mắt đôi môi và nó bát chàng đi đi lại lại khắp mấy gian nhà mà không tự biết.” [3, tr.358]. Chàng bồn chồn, nóng ruột khi ra xem thông báo đỗ. Khi biết tin ngƣời bạn thân Đốc cung của mình cũng đỗ cử nhân trong kì thi đó, chàng lại càng vui mừng khôn xiết “Vân Hạc mừng quá, chàng liền đem hết gia thế, tính tình, tài học của Đốc cung kể với các bạn đồng niên”[3, tr.365]. Tâm lí Vân Hạc có sự thay đổi theo từng kì thi, bài thi, lúc buồn, lúc vui với cái nghiệp thi cử của mình. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết các sĩ tử đi thi chỉ mong đỗ đạt. Chính giọng điệu của tác giả đan xen cùng với những suy nghĩ ngổn ngang của nhân vật đã bộc lộ phần nào con ngƣời, tính cách của họ. 3.2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại Tâm lí của các nhân vật trong Lều chõng không chỉ đƣợc bộc qua những suy nghĩ của chính họ mà còn đƣợc thể hiện qua những lời nói giao tiếp, đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Chẳng hạn nhƣ khi miêu tả tâm lí Vân Hạc lúc nghe tin hỏng kì thi Hƣơng bởi lí do hết sức vô lí là mặc dù văn chƣơng rất tốt nhƣng do còn trẻ 48
  55. tuổi nên cần mãi giũa thêm, triều đình sợ cho đỗ sẽ làm chàng ngông nghênh. Vân Hạc không tránh khỏi sự hụt hẫng vì chàng kì vọng vào lần thi này rất nhiều và hết sức tự tin với bài làm của mình, chàng phẫn uất: “- Tác thành nhƣ thế thì chết bỏ mẹ ngƣời ta!”[3, tr.329]. Khi biết rõ nguyên do vì sao bị đánh trƣợt, Đốc Cung an ủi Vân Hạc: “ – Không ngờ việc cụ Thƣợng Trứ, nay lại xảy ra cho anh Sang năm lại có khoa thi rồi, chậm đỗ một năm cũng không muộn lắm.”[3, tr.330]. Trƣớc lời nói của bạn, Vân Hạc thể hiện sự bực tức, phẫn nộ “ - Thế họa khoa sau tôi ốm không thi đƣợc, triều đình có cho đỗ không?”[3, tr.330]. Những lời đối thoại của Vân Hạc với các nhân vật khác đã cho thấy rõ sự khó chịu, uất ức, chán trƣờng của chàng khi bị đánh hỏng thi một cách nực cƣời. Đối với những nho sĩ học sâu biết rộng, đi thi luôn tự tin vào tài văn của mình thì cái sự trƣợt đỗ với họ là một điều gì đó rất quan trọng, tâm lí cũng có sự lên xuống thất thƣờng. Nhƣng với những ngƣời đi thi không cốt đỗ chỉ mong hỏng, chỉ mong gian lận nhƣ Trần Đức Chinh thì tâm lí lại có sự khác biệt nhƣ thế nào? Chúng ta đều đã thấy rõ qua ngòi bút miêu tả của Ngô Tất Tố về nhân vật này nơi trƣờng thi: đầu tiên là tâm lí lo lắng vì không đƣợc ngồi cùng vi với Đốc Cung ( ngƣời nhắc bài cho hắn trong những kì trƣớc) , nhƣng sau khi biết đƣợc Vân Hạc sẽ làm “gà” cho mình ở trong kì đệ tam thì anh ta cũng bớt lo đi phần nào. Trong lúc thi thì tâm lí anh ta liên tục có sự thay đổi, khi nhìn thấy chữ Vân Hạc viết đề bài thì hắn vô cùng hoảng hốt, lo lắng, sợ trong lúc thi sẽ không dịch đƣợc chữ mà chép: “- Chết chửa, ông viết tháu quá thế này, tôi không thể nhận ra chữ gì. Tờ sau trở đi, xin ông viết rõ ràng hơn một chút”[3, tr.224]. 49
  56. Khi viết sai thì vô cùng luống cuống, lo sợ phạm qui, sợ chỉnh sửa quá nhiều sẽ không đủ thời gian hoàn thành bài nên đã hỏi Vân Hạc: “ - Chết chửa? Thế tôi trót viết cái ngang con mất rồi, thì làm thế nào, xóa đi có đƣợc hay không?”[3, tr.233]. Khi nghe Vân Hạc nói về qui tắc trƣờng thi, Đức chinh lại càng lo lắng: “- Thế thì tôi làm thế nào bây giờ! Nếu lại cánh quyển lần nữa, thì viết bao giờ cho xong, không khéo sẽ bị ngoại hạn!”[3, tr.234]. Và sau khi biết kết quả ở kì thi đệ tam ấy, Đức Chinh lại có một tâm trạng hết sức vui mừng khi nói đến cái sự trƣợt của mình . Đức Chinh vô cùng sung sƣớng đáp lại Vân Hạc khi đƣợc hỏi xem có đỗ hay không: “- Không, tôi bị hỏng.”[3, tr.271]. Nhƣ vậy qua việc miêu tả tâm lí nhân vật Đức Chinh nơi trƣờng thi, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ cái mặt trái của thi cử và một bộ phận nho sĩ mất chí khí thời bấy giờ. 3.2.3. Miêu tả qua ngôn ngữ Khái niệm ngôn ngữ nhân vật dùng để chỉ lời ăn, tiếng nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói góp phần phản ánh tâm tƣ, tình cảm, tính cách, trình độ văn hóa, thái độ, sự hiểu biết của những nhân vật đó. Trong Lều chõng, ngôn ngữ của các nhân vật đƣợc Ngô Tất Tố miêu tả khá nhiều qua những cuộc đối thoại giữa các nhân vật hay lời độc thoại nửa trực tiếp trong nội tâm nhân vật. Qua cách xƣng hô, giao tiếp đó chúng ta cũng thấy đƣợc tính cách, con ngƣời, bản chất của nhân vật. Trong tác phẩm có sự xuất hiện của nhiều hạng ngƣời, lớp ngƣời với những địa vị, công việc khác nhau cho nên ngôn ngữ cũng rất đa dạng. 3.2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại thân mật, suồng sã Kiểu ngôn ngữ thân mật, suồng sã, bỗ bã là kiểu ngôn ngữ phá bỏ sự câu nệ, phép tắc cầu kì trong giao tiếp, không cần giữ ý tứ. Trong tác phẩm 50
  57. chúng ta có thể thấy rõ qua cách xƣng hô, giao tiếp giữa Vân Hạc và những ngƣời bạn của mình. Khi giao tiếp với Khắc Mẫn và Đốc cung, họ hay gọi nhau là anh - xƣng tôi nhƣng có khi xƣng cả tao mày, gọi nhau là thằng; họ thƣờng trêu đùa lẫn nhau trong những câu nói của mình nhƣ: Khắc Mẫn đã có những câu nói bông đùa Vân Hạc về việc chàng dậy muộn “- Đêm qua huynh ông đã đi hát, thế mà không rủ tiểu đệ đi với?( ) - Ai bảo anh thế?( ) -Nếu không đi hát làm sao huynh ông ngủ đến bạch nhật chƣa dậy?”[3, tr.52]. Hay nhƣ trong cuộc đối thoại giữa ba ngƣời sau khi có kết quả kì thi đệ nhất và Khắc Mẫn nghĩ rằng anh ta đã bị trƣợt thì cái ngôn ngữ bỗ bã, trêu đùa đó càng đƣợc thể hiện rõ “ Khắc Mẫn dừng lại với điệu bộ hằm hằm tức giận: - Đi đâu mày hỏi làm gì? Ông bảo đừng xỏ, vừa mới vào một kì đã chực lên mặt với ông phải không?( )Vân Hạc phì cƣời và giục Đốc Cung: - Thôi đi! Mặc kệ nó. Hễ nó tự tử thì chúng mình chôn, cần gì ( ) Khắc Mẫn cũng quy mặt lại và nói bằng giọng căm tức: - Ông tự tử cái con ! Đừng trêu tiết ông mà không ra gì bây giờ. Hai thằng xỏ lá!( ) – Thằng chó! Cáu gì chúng ông”[3, tr.176]. Sau khi tranh cãi, hai chàng dẫn Khắc Mẫn ra xem bảng tin, hai ngƣời chỉ tay lên bảng và hỏi “- Tên mày hay tên con chó ở kia hở Mẫn?”[3, tr.178], Chính thứ ngôn ngữ tuy có phần bỗ bã nhƣng chỉ dừng ở mức bông đùa, nó cho thấy cái tình bạn gắn bó khăng khít giữa ba ngƣời bạn thân, họ thoải mái trong cách xƣng hô và lời nói. Đồng thời, qua ngôn ngữ của ba nhân vật này cũng cho thấy đƣợc phần nào cái tính cách của họ đó là sự phóng khoáng, vô tƣ có đôi chút ngang tàng. 3.2.3.2. Ngôn ngữ cung kính, trang nghiêm, lễ độ Kiểu ngôn ngữ cung kính, trang nghiêm, lễ độ là kiểu ngôn ngữ phép tắc, thể hiện sự tôn trọng, lễ nghĩa của các nhân vật với nhau. Thƣờng xuất hiện trong cách giao tiếp của kẻ dƣới đối với bề trên ( những ngƣời lớn tuổi, 51
  58. cha mẹ, thầy giáo, vua quan, ). Chúng ta có thể thấy rõ thứ ngôn ngữ này trong Lều chõng. Tiểu thuyết Lều chõng nói về vấn đề khoa bảng, kể về các cuộc thi, xuất hiện trong trƣờng thi ngoài các nho sĩ còn có cả quan lại, lính lệ giám sát việc thi cử với những chức vụ khác nhau. Quan lại, lính lệ ở đây đóng vai trò là những ngƣời bề trên, những ngƣời có chức, có quyền và các sĩ tử đóng vai trò là những ngƣời bề dƣới cho nên trong cách giao tiếp của họ luôn có một sự khuôn phép, lễ độ, trong câu nói luôn có một sự thƣa gửi rõ ràng. Ví nhƣ khi bọn lính lệ kiểm tra đồ đạc của các sĩ tử trƣớc khi cho họ vào trƣờng thi để xem có ai gian lận không, khi kiểm tra một ngƣời thấy anh ta mang theo cái dầm đào có mới thắc mắc hỏi, ngƣời ấy khẽ trả lời “ Thƣa cậu tôi mắc bệnh đi kiết”, hay nhƣ khi nghe lính lệ gọi tên vào trƣờng thi thì họ đáp lại bằng một tiếng “dạ” lễ phép, 52
  59. KẾT LUẬN Ngô Tất Tố là một ngòi bút độc sáng của nền Văn học Việt Nam. Tài năng của ông đã đƣợc thể hiện rõ qua những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Bằng chính những cảm nhận sâu sắc, sự am hiểu rộng rãi, khả năng quan sát, khám phá tinh tế đã đem lại cho các tác phẩm của ông những dấu ấn riêng, thu hút độc giả. Bao năm trôi qua nhƣng Ngô Tất Tố cũng nhƣ những tác phẩm của ông vẫn luôn là đề tài nóng hổi, là kho tƣ liệu quí giá mà thế hệ hậu bối muốn khám phá. Lều chõng là một những cuốn tiểu thuyết phóng sự nổi bật của Ngô Tất Tố. Cảnh thi cử đƣơng thời với những qui cách, luật lệ khó hiểu, sự luồn lách, ngổn ngang, chen lấn, nơi trƣờng thi đều đƣợc phản ánh rõ trong tác phẩm. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc hòa mình vào chính cái không khí, bối cảnh xƣa cũ đó qua những câu chữ của nhà văn để cảm nhận và thấu hiểu đƣợc những khó khăn, vất vả, bất cập, vô lí, của con đƣờng học hành, thành danh ngày ấy. Với việc khảo sát và phân tích thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng, khóa luận đã cho thấy đây là một thế giới đầy màu sắc, với đủ các hạng ngƣời trong xã hội nhƣng vẫn tập trung chủ yếu đến những nhân vật nho sĩ. Qua thế giới nhân vật đó, Ngô Tất Tố đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc cuộc sống, khát vọng, ƣớc mơ của một tầng lớp giữ vai trò quan trọng trong xã hội cũ - rƣờng cột của nƣớc nhà. Cũng qua thế giới ấy, ngƣời đọc hiểu hơn về chế độ khoa cử phong kiến thời kì mạt vận: thi cử là con đƣờng tiến thân duy nhất của ngƣời trí thức với mục đích “vinh thân, phì gia”. Gánh nặng “liều chõng” ấy bám chặt khiến ngƣời trí thức trong xã hội cũ không bao giờ “ngóc đầu” lên đƣợc và trở thành lƣỡi gƣơm oan nghiệt treo lơ lửng trên đầu họ. Biết bao thảm cảnh diễn ra trong những kì thi và tất yếu, những ngƣời tài hoa, uyên bác nhƣ Vân Hạc sẽ rơi vào bi kịch. Kết quả tất yếu này giúp chúng ta thấy đƣợc tinh thần phê phán quyết liệt, mạnh mẽ vào xã hội cũ trong cái nhìn của 53
  60. Ngô Tất Tố. Bám sát cuộc đời và số phận nhân vật, ngƣời đọc còn thu nhận đƣợc kho tƣ liệu phong phú, sinh động về chế độ khoa cử cũ, có thể làm tài liệu khảo sát cho đời sau. Để tái hiện thế giới nhân vật đa dạng và phong phú ấy, Ngô Tất Tố đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau. Qua miêu tả ngoại hình, tác giả cho ngƣời đọc những hình dung ban đầu về thói quen, tính cách, tâm lí nhân vật. Trạng thái tâm lí, suy nghĩ của nhân vật đƣợc biểu lộ qua việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Hành động và tâm lí nhân vật góp phần tạo dựng chân dung những cá nhân có cá tính riêng biệt với những suy nghĩ, hành động khác nhau. Các thủ pháp nghệ thuật ấy đã góp phần vẽ lên một thế giới nhân vật đầy lí thú. 54
  61. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học. 2. Dƣơng Dƣơng biên soạn (2012), Ngô Tất Tố tuyển tập, NXB Văn học. 3. Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch ( biên soạn)(2014), Lều chõng, NXB Văn học. 4. Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch (2014), Chân dung Ngô Tất Tố, NXB Thông Tin Và Truyền Thông. 5. Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch (biên soạn)(2016), Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn học. 6. Hà Minh Đức chủ biên (1992), Lý luận văn học, NXB Giáo dục. 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên) (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 8. Trần Thanh Hiệp (1965), Nhân vật trong tiểu thuyết, Sáng tạo xuất bản, Sài Gòn. 9. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984), Từ điển văn học (tập II), NXB Thế giới . 10. Mai Hƣơng , Ngô Tất Tố - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục. 11. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, Đời nay xuất bản. 12. Vƣơng Trí Nhàn (1994), “Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trƣớc thời cuộc”, Văn học,(1). 13. Võ Phiến (1961), “Nhân vật tiểu thuyết”,Văn nghệ, (1). 14. Đoàn Quốc Sỹ (1973), Văn học và tiểu thuyết, Sáng tạo xuất bản, Sài Gòn. 15. Nguyễn Anh Vũ (2012), Ngô Tất Tố - Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học.