Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng

pdf 63 trang thiennha21 16/04/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_the_gioi_nghe_thuat_trong_tap_tho_mua_nguon_cua_bu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng

  1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là Tiến sĩ - Giảng viên La Nguyệt Anh - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô. Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo,góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Ly i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Tiến sĩ - Giảng viên La Nguyệt Anh. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Ly ii
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ 8 1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 8 1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ 9 1.2. Bùi Giáng và sự nghiệp sáng tác thơ 10 1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng 10 1.2.2. Sự nghiệp thơ của Bùi Giáng 12 Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TẬP THƠ MƯA NGUỒN CỦA BÙI GIÁNG 14 2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ 14 2.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình 14 2.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng 15 2.2. Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật 23 2.2.1. Thời gian nghệ thuật 23 2.2.2. Không gian nghệ thuật 31 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 44 iii
  4. 3.1. Giọng điệu thơ 44 3.1.1. Giọng đối thoại 44 3.1.2. Giọng điệu tâm tình, thiết tha 45 3.2. Ngôn ngữ thơ 47 3.2.1. Ngôn ngữ thế tục, đời thường 48 3.2.2. Lạ hóa ngôn từ 52 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 iv
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bùi Giáng là một trong những trường hợp đặc biệt của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa được tỏ tường. Đọc các tác phẩm của Bùi Giáng, ta có cảm tưởng như lạc vào thế giới nghệ thuật vô cùng độc đáo và kỳ dị. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng rất “không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lí giải cặn kẽ. Tác giả Bùi Giáng và nhà thơ Bùi Giáng đích thực bị chen lấn giữa những huyền thoại Bùi Giáng. Mặc dù có một vị trí khá đặc biệt như vậy, nhưng cho đến nay, trong đời sống văn học nước nhà, Bùi Giáng vẫn gần như là một “người lạ mặt”. Đặc biệt ở miền Bắc, thi sỹ họ Bùi càng hết sức lạ lẫm. 1.2. Nghiên cứu về thơ Bùi Giáng, ngày càng có nhiều công trình công phu và thành tựu ra mắt bạn đọc. Nhưng với một cuộc đời đa dạng và một tài năng thơ đa diện và đa chất như ông, thì không phải mọi kết luận đều đã thống nhất và bình ổn. Vì vậy, sự vẫy gọi từ thế giới thi ca của Bùi Giáng vẫn là khả tính cho những ai quan tâm và muốn đi tìm cuộc đời và thế giới nghệ thuật của thi sĩ tài năng dị biệt này. Như Bùi Văn Sơn Nam - dịch giả, nhà nghiên cứu triết học, đồng thời là người trong gia tộc (chú họ) Bùi Giáng, đã tâm sự: “Viết đôi lời về Bùi Giáng không bằng đọc về Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thật vui mà thật khó vậy. Ông thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được, là một bí ẩn toàn diện trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái nửa không nửa có nửa hư nửa thực” [10, tr.156] 1
  6. Chính cái “lạ” cùng những màn sương mờ bao phủ cuộc đời - con người - thơ Bùi Giáng đã thu hút chúng tôi bắt tay tìm hiểu đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng. 2. Lịch sử vấn đề Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố, xuất bản ở Việt Nam là không nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi được biết, đến nay đã có một số chuyên luận viết về Bùi Giáng. Trong đó, có hai cuốn sách viết về Bùi Thi Sĩ đã được xuất bản cách đây vài năm và đã khá quen thuộc với những người quan tâm đến Bùi Giáng. Đó là cuốn Bùi Giáng trong tôi của tác giả Hồ Công Khanh, do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2005 và cuốn Bùi Giáng - thi sĩ kì dị của tác giả Trần Đình Thu do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2005 và đã tái bản lần thứ hai. Cuốn Bùi Giáng trong tôi như là một cuốn sách lưu giữ kỉ niệm nhiều hơn là một công trình nghiên cứu mang tính học thuật về Bùi Giáng. Những bài viết của Hồ Công Khanh nặng về cảm nhận hơn là phân tích, phê bình những thi phẩm của Bùi Giáng. So với cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh, cuốn sách Bùi Giáng - thi sĩ kì dị làm tốt hơn vai trò của một công trình nghiên cứu nhiều mặt về văn nghiệp Bùi Giáng. Cuốn sách được ra đời trong kế hoạch viết một bộ sách “phác hoạ chân dung các nhà văn nhà thơ trong đời sống thường ngày và trong lao động nghệ thuật. Nó không phải là sách phê bình văn học. Nhưng đôi chỗ vẫn kết hợp việc phân tích tác phẩm để minh hoạ cho cuộc đời tác giả. Tuy nhiên việc phân tích này sẽ không đi quá sâu như những cuốn sách phê bình” (Vài lời đầu sách) [20]. Với cuốn sách này, có thể nói Trần Đình Thu đã bao quát khá rộng về đề tài Bùi Giáng mà ông đã chọn làm đề tài nghiên cứu. Trần 2
  7. Đình Thu kể chuyện cuộc đời Bùi Giáng, kể về tài viết sách với tốc độ kinh hồn, về những nguồn thi hứng dạt dào trong thơ ông, về những tác phẩm văn học dịch mang đầy tính tư tưởng và triết lý Không dừng lại ở phần nội dung tư tưởng trong các tác phẩm của Bùi Giáng, Trần Đình Thu còn có những bài đi sâu vào Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng - vốn là thế mạnh và là một trong những dấu hiệu khiến cho Bùi Giáng không thể lẫn vào với ai. Tác giả đề cập đến một số cách “chơi” với ngôn ngữ ở Bùi Giáng: nói lái, vờn chữ. Chúng tôi khá tâm đắc với một đoạn mà Trần Đình Thu nhận định về toàn bộ văn nghiệp của Bùi Giáng- thi sĩ tự khoác và được thiên hạ khoác cho mình danh xưng “nhà thơ điên”: “Bản chất của văn chương Bùi Giáng là sự tổng hòa của những nghịch lý. Trong cái cà rỡn có sự đau xót, trong bỡn cợt có nỗi ngậm ngùi, trong sự nghịch ngợm hồn nhiên trẻ thơ có sự uyên bác, trong điên loạn cuồng si là một cõi mộng bát ngát đẫm tình. Cái nét riêng ấy không ai có được, không ai bắt chước được và không thể có người thứ hai”. Trong năm 2008, để kỉ niệm 10 năm ngày mất của Trung Niên Thi Sĩ (1998 - 2008), có thêm hai cuốn sách về Bùi Giáng đã được Nhà Xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phối hợp xuất bản. Đó là Bùi Giáng qua 99 giai thoại do Huyền Li sưu tầm và biên soạn và Bùi Giáng trong cõi người ta do Đoàn Tử Huyến chủ biên. Hai cuốn sách xuất hiện trên thị trường vào khoảng cuối năm 2008 và gây được một “cơn sốt” nho nhỏ trong cộng đồng độc giả yêu thơ ông. Bùi Giáng qua 99 giai thoại là một cuốn sách dễ đọc và gây nhiều hứng thú. Người ta tìm thấy trong đó những giai thoại về một con người chưa bao giờ thôi đặc biệt. Con số 99 chỉ là một con số tương đối, mang tính giới hạn để làm hấp dẫn thêm “một hiện tượng lạ, có thể nói, độc nhất vô nhị, là Bùi Giáng”. Bùi Giáng trong cõi người ta là một công trình biên soạn nghiêm túc, tập hợp một số lượng lớn những bài nghiên cứu về Bùi Giáng từ trước đến nay, từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu đều 3
  8. chọn cho mình một khía cạnh tâm đắc nhất để nhìn về con người cũng như phê bình, nhận định về văn nghiệp của Bùi Giáng. Cuốn sách này thuộc vào loại dày dặn và chỉn chu mang tính học thuật cao đã được xuất bản hợp pháp từ trước đến nay ở Việt Nam. Mýa nguồn là tập thõ ðầu tay của Bùi Giáng. Ðây là tập thõ tạo ðýợc ấn týợng lớn nhất ðối với ðộc giả, khẳng ðịnh rõ phong cách tác giả và ðýợc coi là tác phẩm “trong sáng” nhất của Bùi Giáng. Nhưng những công trình nghiên cứu về tập Mưa nguồn thì vẫn chưa có mà nó chỉ được nhìn nhận qua một số nhận xét của một số nhà phê bình. Theo nhận ðịnh chung của nhiều ngýời, cho ðến thời ðiểm này, có lẽ “tập Mýa nguồn là tác phẩm quan trọng và chính yếu nhất trong quá trình sáng tác của ông. Muốn tìm hiểu một cách chân xác về cuộc ðời và thõ của ông, ðiều cần thiết trýớc tiên có lẽ là phải ði sâu vào nội dung chính của tác phẩm này” [9, tr.45]. Trong bài Bùi Giáng, nguồn xuân, tác giả Đặng Tiến đã có những đánh giá xác đáng về tập thơ Mưa nguồn: “Mưa Nguồn - thi phẩm đầu tay và đều tay nhất của Bùi Giáng được in năm 1962, gồm có nhiều bài làm từ 1948. Lời thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết” [10, tr.392]. Theo Đặng Tiến, thế giới nghệ thuật trong thơ Bùi Giáng: “đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu thơ ánh ỏi”, “Lời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân. Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là những hình ảnh tân kỳ trong thể thơ truyền thống” [10, tr.393]. Điều đó thường khó gặp lại ở những tập thơ sau của Bùi Giáng: “Những bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người nhắc đến” [10, tr.395]. Với Một thử nghiệm đọc thơ Bùi Giáng, tác giả Khế Iêm lại cho rằng: “Mưa nguồn là tác phẩm đầu tay giọng thơ gân guốc và nhiều chất điền 4
  9. giã” [10, tr.478]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhận xét của Khế Iêm không phải là trái chiều với Đặng Tiến, mà cho thấy, đây là cách nhìn khác, đa chiều về thơ Bùi Giáng nói chung, Mưa nguồn nói riêng. Chính vì vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu đã cho chúng tôi những gợi mở quý báu khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng. Cùng với những nghiên cứu về Bùi Giáng, tác giả Đỗ Lai Thúy trong bài Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ, đã có một số nhận xét về thế giới trong tập thơ Mưa nguồn. Đó là “một thế giới vừa quen thuộc vừa mới lạ. Trong cái nhìn hiện tượng học cũng cây cỏ ấy, cũng bờ lúa ấy, cũng những bông hoa ấy, nhưng dường như chúng xanh hơn, thắm tươi hơn” [10, tr.422]. Thiên nhiên trong Mưa nguồn là thiên nhiên không bất động mà luôn “trôi chảy”, luôn “trong thế tràn bờ: sự vật không chỉ là nó mà còn là không nó. Tức luôn trong tư thế giao tiếp, đối thoại với mọi vật khác ”. Từ đặc điểm của thiên nhiên trong Mưa nguồn, Đỗ Lai Thúy đồng thời nói lên một trong số những đặc điểm ngôn ngữ trong tập thơ: “Ở Mưa nguồn, có rất nhiều những từ ngữ chỉ sự giao tiếp, như “ngó”, “nhìn”, “nghe”, “chờ”, “rủ”, ”. Và nhờ thế, Bùi Giáng có “một giọng điệu tâm tình đặc biệt” [10, tr.423]. Vấn đề ngôn ngữ luôn là vấn đề được quan tâm khi nhắc đến Bùi Giáng, Mưa nguồn là tập thơ đầu tay trong sáng nhất, bởi vậy: “Ở Mưa nguồn, Bùi Giáng chú trọng nhiều đến việc đưa ngôn ngữ trở về với bản tính nguyên sơ, chân thực của nó. Và, cũng ở tập thơ này, Bùi Giáng cũng rất quan tâm đến thể tính của thi ca. Ông tìm ở thơ, ở ngôn ngữ thơ và ở cái nên thơ.” [10, tr.428]. Như vậy, qua việc khảo sát những tư liệu, những công trình nghiên cứu về Bùi Giáng, chúng tôi thấy rằng mỗi tư liệu đều góp một phần không nhỏ trong quá trình tìm hiểu con đường thơ đầy phức tạp của thi sĩ Bùi Giáng. Tuy nhiên những tài liệu về tập Mưa nguồn vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, với đề tài này, 5
  10. chúng tôi mong muốn góp phần vào công cuộc tìm hiểu một cách toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật trong tập Mưa nguồn nói riêng và trong cả sự nghiệp thơ ca của Bùi Giáng nói chung.Và trên cơ sở những tài liệu này, chúng tôi tiếp thu, học hỏi để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập trung vào việc phân tích thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng. Từ đó có thể hiểu hơn về thế giới nghệ thuật độc đáo, kì dị của thi sĩ tài hoa này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Bùi Giáng qua tập Mưa nguồn. 4.2. Phạm vi tư liệu: Khảo sát tập thơ Mưa nguồn - tập thơ đầu tay của Bùi Giáng. Tuy nhiên, khóa luận không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác trong tập thơ Mưa nguồn mà còn đặt trong mối quan hệ với những sáng tác trước và sau đó của tác giả, khi cần thiết có sự liên hệ, mở rộng đến sáng tác của các nhà thơ khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - phân loại. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp so sánh - đối chiếu. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận hướng đến việc cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về thế giới nghệ thuật thơ của Bùi Giáng mà tiêu biểu trong tập Mưa nguồn, để từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà thơ trong tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, khóa luận muốn góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. 6
  11. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, Khóa luận được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Thế giới hình tượng trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu. 7
  12. NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ 1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng, chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [8, tr.302, 303]. Như vậy bản chất của thế giới nghệ thuật là đề cập đến vấn đề văn học thể hiện đó là không gian, thời gian, là cảnh, là tình, là con người, là cuộc sống Những yếu tố này được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ mang tính hiện thực cuộc sống nhưng không hoàn toàn miêu tả, sao chép lại. Điều này làm cho hiện thực trong văn học chứa đựng sự hấp dẫn đối với người đọc. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật của 8
  13. từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của người nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật trong mỗi loại hình sáng tác và ở từng thể loại lại có những đặc trưng riêng. 1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ Khái niệm thế giới nghệ thuật rất rộng, nó bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Do đặc thù của mỗi thể loại mà thế giới nghệ thuật thơ có những yếu tố mang đặc trưng của thể loại. Khác với thể loại tự sự, những yếu tố như nhân vật, cốt truyện, sự kiện là những yếu tố cơ bản trong thế giới nghệ thuật tự sự thì trong thế giới nghệ thuật thơ lại là các yếu tố: hình tượng cái tôi trữ tình, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại Tất cả các yếu tố này tạo nên thế giới nghệ thuật thơ. Trong đó hình tượng nghệ thuật là yếu tố trung tâm của chỉnh thể, nơi tập trung mọi mối quan hệ. Chúng tôi coi đây là góc độ tiếp cận tốt nhất để khám phá thế giới nghệ thuật của văn học nói chung và tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng nói riêng. Nghiên cứu thể loại trữ tình, trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (1998) Lê Lưu Oanh đã đưa ra khái niệm thế giới nghệ thuật qua hình tượng cái tôi trữ tình. Tác giả viết: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử, cá nhân, thời đại Đi sâu vào thế giới nghệ thuật được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, kí hiệu, giọng nói chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ” [15, Tr. 33,35]. Như vậy, hình tượng cái tôi trữ tình là một yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ, nó là hình tượng trung tâm, chi phối các yếu tố khác. Thế giới hình tượng chịu sự chi phối của cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa đời sống. Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua các yếu tố khác. 9
  14. Tìm hiểu thế giới hình tượng trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy thế giới hình tượng thơ ông rất đa dạng. Các hình tượng thiên nhiên con người luôn kết hợp hài hòa giữa cảnh, sự, ý, tình. Trong nhiều bài thơ khi cảm xúc dâng trào thì nổi rõ hình tượng tâm trạng. Những vấn đề lý luận trên là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng - một thế giới nghệ thuật độc đáo, khác lạ. Trong khuôn khổ của khoá luận, chúng tôi bước đầu đề cập đến một số hệ thống hình tượng tiêu biểu của tập thơ Mưa nguồn: - Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ - Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật - Một số phương tiện hình thức tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng. 1.2. Bùi Giáng và sự nghiệp sáng tác thơ 1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926, quê ở làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là con thứ hai trong gia đình có 8 người con. Thân sinh của Bùi Giáng là cụ Bùi Thuyên, thân mẫu là bà Huỳnh Thị Kiều. Khi vào miền Nam ông được gọi là Sáu Giáng. Thuở nhỏ, ông theo học Tiểu học ở Hội An, học trung học tại Thuận Hóa - Thừa Thiên. Năm 1948, gia đình ông tản cư về Trung Phước. Từ 1950 đến 1952, ông chăn bò ở vùng Trung Phước. Đây là khoảng thời gian mà ông gọi là 15 năm chăn dê như Tô Vũ ngày xưa. Trong thập kỷ 60, 70 của thế kỉ XX, ông có dạy học tại một số trường tư thục của Sài Gòn. Có thời gian ông điều trị bệnh ở dưỡng trí viện Biên Hòa. Ông mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bùi Giáng là một người gây kinh ngạc cho bất kì ai quan tâm tới ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách 10
  15. nghiên cứu triết học Đông Tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác nhưng đồng thời lại còn chạy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những người ta quen gọi là điên. Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai thoại ly kì, những thông tin hư hư, thực thực. Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỉ lục ở miền Nam trước giải phóng. Sách của ông chất thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị hàng nghìn bài. Tuy nhiên ông hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư viện, miệt mài bên trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều người gần gũi ông ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang thang, rong chơi, nhàn nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Bùi Giáng cuối cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó. Quá trình tư duy và lao động sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra những câu thơ mà không cần suy nghĩ? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng kể, một lần nọ có mấy người bạn ở Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: “Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi”. Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế có thể tin lời Bùi Giáng rằng, với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn giản như ta làm toán cộng, toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải suy nghĩ. Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên. 11
  16. Như vậy, quá trình sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của Bùi Giáng quả là lạ thường. Thêm vào đó, cuộc đời Bùi Giáng còn có giai đoạn ông bị điên. Trong bệnh viện ông vẫn sáng tác ra các tác phẩm của mình. Có lẽ chính những yếu tố này đã tạo nên một thế giới kỳ dị và độc đáo trong thơ ông. 1.2.2. Sự nghiệp thơ của Bùi Giáng Trong sự nghiệp văn chương của Bùi Giáng, thơ chiếm một vị trí rất quan trọng. Với Bùi Giáng, thơ là người tình, người bạn trung thành trong suốt cuộc đời. Bùi Giáng “làm thơ như sống và sống như làm thơ” [13, tr.27]. Chính Bùi Giáng sau khi “kiểm” lại gia tài văn hoá của mình đã thú nhận rằng “chỉ có những tập thơ là ngộ nghĩnh mà thôi” [26, tr.1]. Vì thơ và cuộc sống của Bùi Giáng là một nên ông từng khẩn khoản đề nghị “hãy để cho tôi điên tôi dại. Đừng ai nói đến tôi và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi” [10, tr.562]. Từ con người và sức thơ lạ lùng của Bùi Giáng, từ những giai thoại về Bùi Giáng đã được dựng nên thì quả thật “Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt” [3, tr.15]. Chỉ trong hai năm 1962 - 1963 đã xuất bản tới 6 tập thơ: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn, Bài ca quần đảo, Sa mạc trường ca. Trước năm 1975, Bùi Giáng cho ra mắt 8 tập thơ và trở thành “một hiện tượng thơ”. Đến nay, Bùi Giáng có 11 tập thơ, 10 di cảo thơ, 3 tập thơ viết chung được xuất bản. Số lượng thơ Bùi Giáng chưa xuất bản còn là một bí ẩn như sự bí ẩn của con người - thơ ông vậy. Thơ Bùi Giáng, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, đã tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất một dục tình khép mở: Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa 12
  17. Nhắm mắt đưa chân có bận liều. (Bờ trần gian) Những dòng thơ trên đây, theo như lời Mai Thảo, Bùi Giáng đã làm một mạch, tại chỗ, xuất bút thành thơ. Huyền thoại Bùi Giáng, thi sĩ bẩm sinh, trong thập niên sáu mươi, bảy mươi, được xác định như một hiện tượng văn học độc đáo. Như thể ông đã biết trước đường đi nước bước của thơ. Có khả năng thiên bẩm về sự lang thang ngơ ngẩn của chữ trên đời, và chỉ cần huơ tay, bắt chúng, nhốt vào câu lục bát. Bùi Giáng có những câu thơ rất cao, rất tĩnh, rất sâu, thanh thản, gợi đến hư vô trong một không gian lãng mạn trữ tình, ít thấy xuất hiện trong thơ Việt. Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ Tiếng kêu kia còn một chút mong manh Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ Lạc trời cao kết tụ bóng không thành (Hư vô và vĩnh viễn) Không gian trong thơ Bùi Giáng, một cõi hư không đầy dấu hỏi, bồng bế nhau đi, năm này qua tháng khác, một cõi trùng sinh, di động luân hồi. Mưa nguồn là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng. Cả tập có 141 bài thơ, tính đến nay đã tái bản 5 lần. Đây là tập thơ tạo được ấn tượng lớn nhất đối với độc giả, khẳng định rõ phong cách tác giả và được coi là tác phẩm “trong sáng” nhất của Bùi Giáng. “Theo nhận định chung của nhiều người, cho đến thời điểm này, có lẽ tập Mưa nguồn là tác phẩm quan trọng và chính yếu nhất trong quá trình sáng tác của ông. Muốn tìm hiểu một cách chân xác về cuộc đời và thơ của ông, điều cần thiết trước tiên có lẽ là phải đi sâu vào nội dung chính của tác phẩm này” [23, tr.45]. Mưa nguồn là nơi bắt đầu cho một nguồn thơ cuồn cuộn chảy trong con người Bùi Giáng. Với độc giả bao thế hệ, Mưa nguồn là tác phẩm gợi cảm xúc lắng đọng để họ bộc lộ niềm thương mến và trân trọng với Bùi Giáng. 13
  18. Như vậy, tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng là một trong những các để ta có thể hiều hơn về thi sĩ kỳ dị này. Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TẬP THƠ MƯA NGUỒN CỦA BÙI GIÁNG 2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ 2.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình Hình tượng cái tôi trữ tình là sản phẩm văn hóa tinh thần của loài người, nó chỉ xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn văn minh, khi tư duy thơ ca đạt đến một trình độ nhất định. Xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình, đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau của các nhà khoa học, nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà phê bình văn học Dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng quan niệm chung nhất thì Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc và suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực cuộc sống. Mỗi nhà thơ lại có vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau được nảy sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình cảm riêng tư nên cái tôi rất phức tạp, đa dạng. Nó có nhiều dạng thức tồn tại và nhiều hình thức biểu hiện. Khái niệm hình tượng cái tôi mà chúng tôi sử dụng ở đây nhằm xác định một chủ thể đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách, với mọi khả năng của nó. Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác phẩm thơ, mang vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại. Ở đây, chúng tôi nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ nhà thơ trong một tập thơ tiêu biểu. Ở cấp độ này, hình tượng cái tôi là một kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học. Cái tôi trữ tình trong thơ hiện lên qua cách cảm thụ đời sống, qua cái nhìn, qua giọng điệu. Hình tượng cái tôi trữ tình đến với người đọc bằng tâm trạng, qua tâm trạng. Nó không hoàn toàn đồng nhất với con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình hóa nghệ thuật khi cá nhân nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho người khác. 14
  19. Cùng với sự vận động của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử, cái tôi trữ tình luôn vận động để làm mới mình, để theo kịp nhu cầu bộc lộ của bản thân và nhu cầu thẩm mỹ của thời đại Bởi thế mà trong mỗi thời đại thi ca lại có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung cao độ tinh thần của thời đại. Trên nền cái tôi chung ấy, mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện bằng một cái tôi riêng. Ví như cái tôi trữ tình trong Thơ Mới là một cái tôi cô đơn, sầu muộn, khát khao giao cảm với đời, với người. Thể hiện cái tôi chung này mỗi nhà thơ lại có một cái tôi riêng: Lưu Trọng Lư “triền miên sầu mộng”, Thế Lữ “ôm mộng chinh phu”, Xuân Diệu “cái tôi cô đơn” Hay trong thơ ca những năm 80 trở về đây nghiêng về cái tôi thế sự với các tên tuổi như: Thanh Thảo, Nguyễn Duy Dù ở dạng nào thì cái tôi trữ tình vẫn chính là hình tượng nhân vật trữ tình - một yếu tố quan trọng nhất ở cấp độ hình tượng trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm trữ tình. 2.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng 2.1.2.1. Cái tôi đầy ắp những kỷ niệm Hầu như ít người biết chính xác chi tiết thuộc đời tư của Bùi Giáng. Ông điên đảo với đời nhưng lại tỉnh táo trong nhận thức, kín đáo trong cuộc sống tình cảm riêng tư. Dù không được bày tỏ một cách trực tiếp, nhưng những biến cố quan trọng trong cuộc sống riêng tư của Bùi Giáng được phản ánh khá tập trung và đậm nét trong Mưa nguồn. Ngôn ngữ trong Mưa nguồn là ngôn ngữ mà “Kỷ niệm đuổi theo lời” - kỷ niệm lan tỏa trong nguồn cảm xúc của Bùi Giáng. Từ hình ảnh quê nhà, từ miền đất Trung Việt với rừng núi hoang sơ, sương ngàn cỏ nội đến miền đất phương Nam trời mây sông nước, dưới ngòi bút của ông hiện ra vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc và thuần khiết nhưng không kém phần nồng nàn và quyến rũ. 15
  20. Trong Nỗi Lòng Tô Vũ, Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín, ông ghi lại đoạn đời chăn dê, chăn bò nơi núi rừng Trung Việt với những cảm xúc chân thành đầy nhân ái. Tâm thức ông nơi đây như hòa nhập, tan hút vào vẻ đẹp hoang dại của thiên nhiên: Anh lùa bò vào đồi sim trái chín Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh (Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín) Kỷ niệm trong thơ Bùi Giáng còn là nỗi day dứt khôn cùng về cái chết của người vợ trẻ, rồi bao năm tháng qua, nỗi quắt quay trong cơn đau cũ đã ung thành mối nhành tư tiêu da diết trong buổi xế chiều: Mỗi giây phút mỗi bất ngờ Mỗi đêm tưởng tượng thẹn thò tình em Tình em bao xiết êm đềm Tình tôi như thể chênh vênh lạ thường (Thôn nữ) Kỷ niệm cũng là cuộc phiêu du trên những vùng miền, linh đinh với trời đất lạ với bao ân tình như gió thoảng mây xa lại sâu sắc mặn mà. Đó là Bình Dương trong Ruộng Bình Dương, là Lục Tỉnh trong bài Chào Thu Lục Tỉnh, là cao nguyên vi vút gió núi mây ngàn lồng lộng: Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà Và giữ lại chuyện đời ta đi mất Bước khúc khuỷu trong ngàn khe khóc lóc Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi (Giã Từ Đà Lạt) Nói với đất? Nói với người? Hay tiếng vọng từ muôn cõi xa xăm hồn vọng với những dư ba tươi trong lẩn khuất, rồi bất chợt bùng phát ba đào như 16
  21. những viễn tưởng mù khơi? Không rõ! Bùi Giáng hồn nhiên bước qua bao núi đồi xứ sở, chẳng để làm gì, chỉ mong thỏa nguyện ý phiêu bồng và vuông tròn mối tình êm với người, với đất, với Phong Tình Cổ Lục Như Nhiên Bùi Giáng lặn ngụp hoài trong cuộc sinh ly, mong tìm lại hương vị mênh mông của những người em gái ruộng đồng? Tìm bao hanh hao dịu dàng vương vấn nguyên hoang của tâm hồn ngây thơ trinh nữ? Tìm lại lá hoa của những tháng năm nào xa mút tầm tay: Bàn chân bước người đi vào một thuở Lá phân vân bờ cát bến sương rưng Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng? (Người Đi Đâu) Người đi đâu? Chẳng biết. Để nhà thơ ôm mộng trầm luân trong suối biếc rừng già, quy hồi mà tìm kiếm những hương vàng cố quận, để thấy những mái nhà tranh, những bờ ruộng cũ, đậm đà trong lời ca dao hồn hậu, thân tình: Viết thơ lạc mất mấy dòng Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong Nước xanh lên dột đòng đòng Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây (Ca Dao) Để těm lại thời ấu thơ xưa cũ: Bao lần anh cùng chúng em lận đận Bôn ba băng rú rậm luống rùng mình Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược Nước trôi nguồn suối lũ cuốn phăng phăng (Nỗi Lòng Tô Vũ) Hoa, giá như cuộc đời không còn những cành lan, những đóa cúc, những mai vàng lấp lóa trước sân mỗi độ mùa sang, như báo hiệu, như nũng 17
  22. nịu, như cười cợt, như đong đưa thì còn gì nữa cho một câu thõ giản ðõn mà tha thiết lắng hồn: Mùa xuân em có về không? Nhành mai cố quận trổ bông dịu dàng Câu hỏi ấy nghe có rưng rưng? Cố quận? Cố quận! Là quê xưa. Là chốn cũ. Là nơi bước chân lưu lạc luôn mong ngóng bữa trở về, từ dạo ngút ngàn xa mãi những chân mây? Hay là cõi uyên nguyên thẳm sâu của mỗi sinh linh trên cuộc thế phiêu hoang? Một câu hỏi từ tốn dịu dàng mà khơi biết bao nhiêu mùa gió lũ trong trái tim con người, về thời gian, không gian, huyết thống chôn nhau và khôn cùng kỷ niệm sơ đầu Cố quận, là chỗ từ ấy ta ra đi, và cũng là nơi hẹn bữa trở về ? Cố quận, chỉ đơn giản là cố hương, cố quốc, cố đô? Hay cố quận là tất thảy những gì đã lìa xa, xa mãi, để một hôm nhìn ngó lại bằng một con mắt: Vì con mắt một lần kia đã ngó Giưa nhân gian bủa dựng một bầu trời Đài vũ trụ hồn nhiên bao rạng tỏ Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi (Ly Tao 2) Hay: Bây giờ đối diện riêng tôi Còn hai con mắt khóc người một con (Mắt buồn) Như vậy, những biến cố trong cuộc đời cùng với tình yêu quê hương tha thiết, tấm lòng luôn hướng về “cố quận” đã tạo nên cái tôi đầy ắp những kỷ niệm trong thơ Bùi Giáng mà đặc biệt nó được thể hiện một cách sâu sắc trong Mưa nguồn. Đến đây ta hiểu rằng, rốt ráo sau cùng của thi sĩ họ Bùi, là muôn vàn huyền nhiệm khôn cùng ẩn mật đằng sau cái nếp gấp của kỷ niệm. 18
  23. Và qua dòng chảy của những kỷ niệm ấy, ta hiểu hơn về cuộc đời ông, về con người ông, đúng là “muốn hiểu chân xác về cuộc đời và thơ ông, điều cần thiết trước tiên có lẽ phải đi sâu vào nội dung chính của Mưa nguồn”. 2.1.2.2. Cái tôi suy tư về thân phận con người Từ hiện thực đau khổ của bản thân: đó là nỗi ám ảnh về cái chết của người vợ trẻ của mình, Bùi Giáng tìm thấy nơi Nguyễn Du niềm đồng cảm sâu xa về ý nghĩa bi đát của kiếp người, với những con người mà số phận bị vùi dập trong biển dâu cuộc đời. Nguồn cảm của Nguyễn Du chảy song hành cùng nguồn cảm của Bùi Giáng trong Mưa nguồn. Nhưng, khác với Nguyễn Du, ông không cho rằng nguyên nhân của nỗi khổ đau kiếp người là do bởi “thiên mệnh” hay “nghiệp báo” nào đó. Ông ý thức rõ cội nguồn của nỗi đau khổ nằm ngay trong bản chất của con người, trong hiện hữu của chính nó, một hiện hữu mà theo cách nhìn của Sartre, đầy ngẫu nhiên và phi lí. Cuộc đời vừa là nơi độ thân, vừa là bến “trầm luân” của con người. Cách nhìn đời của Bùi Giáng phần nào chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học hiện sinh, nhất là của Hiedegger, mang nặng tính chất bi quan nhưng không tuyệt vọng. Bởi ông là người hiểu và dịch triết hiện sinh phương Tây sang tiếng Việt theo kiểu tư tưởng - triết thi. Chính những lý do này đã khiến cho Bùi Giáng luôn suy tư, trăn trở về vấn đề thân phận con người và từ đó tạo nên cái tôi suy tư về thân phận con người trong Mưa nguồn. Những nghi vấn và hoài nghi có tính bản thể người luôn hiện diện trong thơ Bùi Giáng. Thân phận con người, nỗi hoài nghi về số kiếp, ta từ đâu lại? Ta là ai? Những trầm luân, biến đổi làm sao đo đếm, đặt tên được? Đến bản thân ta, ta còn không biết, nữa là Ở Bùi Giáng, định mệnh Kiều và hiện sinh giao hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm dấu Đạm Tiên, hắt ra những ánh siêu thực: Em chết bên bờ lúa Để lại bên đường mòn 19
  24. Một dấu chân bước của Một bàn chân bé con Anh qua miền cao nguyên Nhìn chân trời bữa nọ Đêm cuồng mưa khóc điên (Bờ lúa) Ít ai trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại lại viết nhiều về trần gian như ông. Lúc thì: “nguyện yêu trần gian nguyên vẹn”, lúc thì: “sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi”, lúc khác là: Ta đếm lại từng ngón tay ta lẩy bẩy Đời chúng ta là mấy trăng tròn (Vỗ về) Ông đã nhận ra sự hữu hạn của kiếp người. Yêu thiết tha cõi trần gian, nhiều khi ông nhìn trời đất như đứa bé. Ông hỏi sông: “Ngàn mây về mãi cuối trời xa. Nước có bằng lòng đứng đợi ta”. Ông bập bẹ: “Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn. Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại. Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn”. Ông kêu lên thảng thốt: “ồ gót chân, anh đứng ngó như ngây”. Ông òa khóc không gìn giữ: “Em ra đi đời bưng mặt khóc òa”. Nhưng Bùi Giáng là đứa trẻ biết rằng “Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng”. Thơ ông từ bài này sang bài khác, từ trang này sang trang khác thấm đượm mối lo âu cho “Những nỗi đau về chẳng hẹn giờ”, “Những thân xương máu đã đành là ủy mị”. Ông ngẫm về thân phận mình, về con người: Người kia đứng lại Nghe trời đầy xuống hai vai (Nghe) Gánh nặng đó ông gánh chịu suốt cả cuộc đời đơn độc của mình. Nhiều khi ông thốt lên: “Đời dại khờ như một giấc chiêm bao”, nhiều khi ông lắng 20
  25. nghe: “Mấy đời ly biệt rẽ đau một mình”. Nhiều khi ông van nài: “Em ở lại với đời ta em nhé. Em đừng đi cho ta nắm tay em” Ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng, lo lắng: Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi (Phụng Hiến) Con người quả thật bé nhỏ trước lẽ vô thường, trước những chuyển xoay của tạo vật. Trong thơ Bùi tiên sinh có thể thấy sự dịch chuyển, đổi thay của không gian, thời gian, bản chất và hiện tượng. Bùi Giáng buộc mình ý thức trong từng sát - na sự ra đi của xác thân, của tình yêu, của vạn vật trong cõi ban sơ: Em về mấy thế kỉ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không (Từ Kỷ Niệm Đầu) Thị phi đã gắn cho ông những tên gọi khác nhau, nhưng Bùi Giáng vẫn tự tại và tạo cho mình một cốt cách riêng, một minh triết trong đời sống để xác định “cõi điên” của mình, một thứ triết lý vô ngôn giữa hữu thức và vô thức, giữa đấu tranh và oán hận, giữa tình yêu và cuộc chiến. Bởi vì thế, mặc dù đã ý thức được rằng màu sương đang mòn ruỗng, chiếc lá chuyển màu, dòng nước miệt mài trôi và yêu thương rồi cũng mất đo đếm gì thì cũng không qua được số mệnh đời người nhưng Bùi Giáng vẫn yêu tất cả mọi thứ trên đời: Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn (Phụng Hiến) 21
  26. Ông mở đường cho một thế giới bất vụ lợi, đầy vị tha. Tấm lòng nhân ái ấy đã trải dài trong văn thơ của ông, ông không chối từ, không chấp trược ông dấn thân vào đời như một kẻ đương đầu với cuộc sống: Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt Tôi đui mù để thỏa dạ yêu em (Phụng Hiến) “Phụng hiến” chính là cách để ông níu kéo hiện sinh trần thế một cách có ích, ít ra là cho chính mình và cho thi ca: “Còn trang thơ thắm lại với trời hồng”. Trần gian hỡi? Tôi đã về đây sống Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen (Phụng Hiến) Ông tự nguyện nếm trải mật đắng giữa cõi đời này, mà cõi đời đâu có hay! Bùi Giáng sống rất mực của kẻ sĩ dám làm và dám nhận, nghĩa khí của một đấng mã thượng. Cuộc đời đối với ông là một cuộc đời ngao du “hành hiệp” một cuộc đời phiêu bồng “Tiêu dao suốt cả mù sa bên rừng”. Dường như nguyên sơ, uyên nguyên, tịch liêu, vô cùng là triết lý của Bùi Giáng để ông tìm thấy niềm an ủi, mộng mị cỏ hoa. Chúng là thông điệp được chứa đựng bằng ngôn từ ảo ẩn, bí truyền, có khi là điên loạn, bí mật và đã trở thành cứu cánh thi pháp thơ. Và những câu thơ định mệnh của ông đã tiên đoán chính xác cho bản mệnh đời và bản mệnh thơ ông: - Thưa rằng li biệt mai sau Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân (Chào Nguyên Xuân) 22
  27. Cảm thức hoài niệm, hoài vãng cũng là cách thi nhân đi tìm thời gian đã đi không trở lại để đồng hiện thuở ban đầu: “Ngõ ban sơ, hạnh ngân dài - Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua”. Và thực tế, ông luôn mang chủ nghĩa xê dịch cho ra đời một kẻ tiêu dao trần thế. Và ông tự nhận mình là người điên viết những bài thơ bằng ngôn từ bất chợt, bừng tỉnh để mong đời hãy hiểu lòng ông: Người điên ngôn ngữ điệp trùng Dở chừng như mộng dở chừng như mê Thưa em ngôn ngữ quặt què Làm sao nói được nghiệp nghề người điên Như vậy, trong tập Mưa nguồn, cái tôi suy tư về thân phận con người của Bùi thi sĩ được biểu hiện rất rõ. Ông đã đem đến cho bạn đọc những suy tư, những trăn trở, hoài nghi về kiếp người. Từ đó, ông còn gieo vào mỗi người cái tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, sự dấn thân vào cõi đời này, sống một cách “phụng hiến”. Khép lại phần cái tôi suy tư về thân phận con người này, đâu đây vẫn còn vang vọng sự hóa giải gần như kì diệu những vui buồn, ân nghĩa quanh đời hay cứu sinh cho mỗi kiếp đời cũng thế: sự sống và cái chết đều sóng đôi. Hai câu thơ như chân lí bất biến: Xin chào nhau giữa con đường đời Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau 2.2. Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật 2.2.1. Thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp điệu nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới 23
  28. tương lai. Nó có thể dừng lại. Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu. Và điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Nhìn vào thế giới nghệ thuật của Bùi Giáng, ta thấy ngôn ngữ thời gian đầy khắp. Khảo sát những đơn vị từ ngữ chỉ thời gian trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng, chúng tôi thấy gần như 141 bài thơ trong cả tập đều có sự hiện diện của loại từ ngữ này, số lần xuất hiện nhiều với tỉ lệ rất cao. Điều này đủ cho thấy, với Bùi Giáng, thời gian không chỉ là một đại lượng vật lý mà nó còn là một nỗi ám ảnh thực sự. Trên tiêu chí ý nghĩa, chúng tôi nhận thấy hai loại thời gian chủ yếu trong Mưa nguồn: thời gian hiện thực và thời gian tâm trạng. 2.2.1.1. Thời gian hiện thực Bùi Giáng là người luôn ý thức được bước đi của thời gian. Đối với ông, thời gian trôi đi quá nhanh, để tất cả những gì tươi đẹp trong cuộc đời này cứ thế phai úa, tàn héo dần. Gần như nhìn vào bất cứ đối tượng nào, Bùi Giáng cũng thấy ẩn giấu trong chúng những dấu hiệu của sự tàn phai: cảnh mất mát, những chiếc lá úa của những cuộc tình đã đi qua, những héo mòn của một tâm hồn luôn đau đáu trước những đổi thay nghiệt ngã của kiếp nhân sinh. Bởi vậy, thời gian hiện thực mà Bùi Giáng đề cập chủ yếu trong Mưa nguồn là thời gian trong trạng thái phai tàn. Hãy đọc những câu thơ đầy ắp tâm trạng: - Năm canh bấc lụi nhoà lay lắt (Nhìn Cổ Lục - Thuý Kiều) - Đêm võ vàng không gối mộng song song (Trở lại) - Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại (Phụng hiến) - Giã từ vạn thuở đành câm tiếng Vĩnh biệt thiên thu luống nghẹn lời (Nhìn Cổ Lục - Kim Trọng) 24
  29. Có thể thấy rằng những từ: Võ vàng, lay lắt, vạn thuở, thiên thu, ngày hết là những biểu hiện rõ ràng nhất cho nỗi buồn trước sự mất mát, tàn úa. Tất cả đều bay đi trôi tuột khỏi tầm tay, để con người đa cảm ngồi đó xót xa. Không chỉ thấy sự úa tàn của đất trời, Bùi Giáng còn cảm nhận được cả sự hao khuyết, tàn phai trong chính con người mình. Với tay sầu khổ hao mòn Đầu nghiêng rũ tóc miệng tròn thơ ngây Chiêm bao dàn rộng phai này Liễu in giòng rụng thu đầy hồ phơi (Sầu Lục tỉnh) Một vài khái quát như thế để thấy rằng thời gian hiện thực là kiểu thời gian luôn đi về trong nỗi ám ảnh của Bùi Giáng, khiến thi sỹ nhìn thấy sự héo úa ở bất cứ nơi đâu trên cõi thế này. Qua khảo sát tập Mưa nguồn, chúng tôi nhận thấy kiểu thời gian hiện thực được Bùi Giáng phản ánh một cách tập trung nhất, rõ ràng nhất đó là hai thời điểm là mùa thu và chiều tối. Chiều, tối là những lát cắt thời gian dễ dẫn người ta đến những cảm giác tàn héo, phai úa. Lúc này con người cũng lắng lòng lại để cảm nhận rõ ràng nhất sự tàn lụi, héo úa của vạn vật trước thời gian; sự hữu hạn, ngắn ngủi của kiếp người trong cõi nhân sinh. Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng bị ám ảnh nhiều nhất bởi buổi chiều và buổi tối. Các từ ngữ chỉ khoảng thời gian chiều tối được Bùi Giáng sử dụng trong những kết hợp khá đa dạng. Đó là cách nhìn thời gian trong trạng thái động, đang tiến dần đến sự phai tàn, kết thúc. Để tạo ra được cảm giác này, Bùi Giáng để những danh từ chỉ thời gian chiều, tối, đêm kết hợp với những động từ như xuống, bủa, đổ, về, buông, tới - Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối (Nỗi lòng Tô Vũ) - Chiều đem mây trắng bủa xanh trời (Em đi về giữa) 25
  30. - Gió đêm về mở hé (Không đủ gọi) - Sao đêm đổ xuống triều đầy (Mái hiên) - Và sương sớm hay chiều buông liễu rũ (Một buổi trưa) Một cách khác, ông cho kết hợp chúng với những tính từ gợi trạng thái héo úa, tàn phai. - Với đêm khuya vò võmộng khôn hàn (Ly tao) - Năm canh bấc luỵ nhoà lay lắt (Nhìn cổ lục) - Đêm võ vàng không gối mộng song song (Trở lại) - Chút nắng chiều ngọn cây lay lắt (Tuổi trẻ) Trong bài Người hải ngoại, Bùi Giáng dùng từ bủa thật đắt: Mộng chiều bủa tóc vàng hoe, ánh nắng vàng heo hắt cuối ngày như bao phủ khắp trời đất, vũ trụ. Dường như không sự vật nào dưới vòm trời này, kể cả con người thoát khỏi sự “bủa vây” toàn diện đó. Để diễn tả được sự ngự trị tuyệt đối này, thi sỹ sẽ phải viện đến những động từ gợi lên sự chủ động hoàn toàn của chủ thể. Trong trường hợp này, động từ bủa là phương án được Bùi Giáng lựa chọn. Nói đây là lựa chọn khó có thể thay thế còn bởi lẽ người ta thường ví các giai đoạn trong quá trình phát triển của một đời người với sự vận động của thời gian trong một ngày. Sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi rồi từ giã cuộc đời trần thế như một ngày bắt đầu từ ánh sáng non tơ buổi bình minh, rực rỡ lúc trưa nắng, tàn tạ buổi chiều tà rồi kết thúc bằng màn đêm u tối. Bởi thế, ánh chiều tà cũng bủa vây lấy kiếp người khi đã ở bên kia dốc cuộc đời. Ám ảnh về sự phai tàn của kiếp người ngắn ngủi này còn trở lại trong thơ Bùi Giáng nhiều lần nữa. Chẳng hạn trong câu tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm, lại một ngày nữa sắp trôi qua, con người lại bước thêm một bước đến sự tàn héo nơi biên giới cuộc đời. Một nỗi tiếc nuối dày vò tâm can, với những người ham sống tột độ, ý thức rõ sự hữu hạn của kiếp người trước sự chảy trôi vô cùng vô 26
  31. tận của thời gian thì tâm trạng nuối tiếc này được đẩy lên thành bàng hoàng, hốt hoảng. Như vậy, tần số, số lượng cùng cách sử dụng tài tình đã chứng minh rằng: chiều tối là khoảng thời gian có sức ám ảnh mãnh liệt với Bùi Giáng, nó trở thành một trong hai biểu hiện rõ nhất cho kiểu thời gian hiện thực trong Mưa nguồn. Khoảng thời gian tiêu biểu thứ hai là mùa thu. Qua thống kê, chúng tôi lọc ra được 121 lượt sử dụng danh từ chỉ mùa,trong đó Bùi Giáng dành 58 lượt từ gọi tên mùa thu. Đây là một tỷ lệ khá cao, là một dấu hiệu gợi mở ra nhiều điều, buộc người nghiên cứu phong cách tác giả không thể không chú ý. Nhắc đến mùa thu, người ta dễ liên tưởng đến nỗi buồn thương trước sự tàn phai. Trên cái nền khung cảnh chung đó, mùa thu đi vào thi ca, đi vào lòng người với tâm trạng của một mùa buồn - thương - tiếc. Bùi Giáng cũng không nằm ngoài thông lệ ấy. Theo thống kê của chúng tôi, 57/58 lượt từ ngữ chỉ mùa thu được nhắc đến trong Mưa nguồn gợi ra mùa thu buồn, giữ tỷ lệ 98,28%. Chẳng hạn: Giẫm trang đời lá rụng úa thu phai (Một buổi trưa) Mắt đã khép lúc thu mờ đã phủ (Người xưa) Bước lang thang đã hao mònmấy thu (Kỉ niệm) Rõ ràng, Bùi Giáng chỉ thấy trong với mùa thu nỗi heo may, tàn úa. Cùng với khoảng thời gian chiều tối, chúng trở thành hai biểu hiện tiêu biểu nhất, đủ để tạo nên kiểu thời gian hiện thực với trạng thái phai tàn trong Mưa nguồn của Bùi Giáng. 2.2.1.2. Thời gian tâm trạng Bùi Giáng luôn yêu con người và yêu cuộc đời một cách chân thành và say đắm: Xin yêu mãi và yêu nhau mãi Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn 27
  32. Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn (Phụng hiến) Nhưng ông luôn phải đối diện với những tình cảnh: Bây giờ riêng đối diện tôi Còn hai con mắt khóc người một con (Mắt buồn) Hơn thế nữa, thời gian hiện thực trong Mưa nguồn đã đặt con người và thiên nhiên vào trạng huống tàn lụi, và lẽ dĩ nhiên, khi phải hằng ngày đối diện với sự tàn tạ của cỏ cây hoa lá, của tình lứa đôi, của thân thế con người, chúng ta luôn nuối tiếc thời gian vàng son, thời gian sinh sôi nảy nở của vũ trụ. Chính những điều này đã dẫn đến một hệ quả là kiểu thời gian tâm trạng trong thơ Bùi Giáng. Trong Mưa nguồn, ta thấy bóng dáng của thời gian tiếc nuối, thời gian ngóng trông, thời gian buồn nhớ đầy khắp. Điều này tạo nên kiểu thời gian tâm trạng nổi bật trong tập thơ này. Thật vậy, đọc Mưa nguồn, độc giả thường xuyên bắt gặp những từ ngữ chỉ những cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm như: Tiếc nuối - nhớ thương: dấu chân người xưa, nhớ nhung trời bữa trước, tư lự sóng hôm sau, níu thu hường đã phai, níu lại dòng sông chảy, ngàn sau hoài vọng, tiếc thương trần gian, xuân sắp rụng mất rồi, ngày tháng tiếc thương, nỗi niềm xưa, thao thức nghe mùa tan, dư vang ngày trước đâu rồi, tìm xa vắng, ghì giữ ân tình, thuở xưa kia, nhớ vô cùng bữa nọ, thương tiếc mãi, giòng hoài cảm, nhớ lại lần xưa, lòng nhớ nhung, bến cũ ngậm ngùi, đợi khắp nẻo đường, em đừng đi, tiếng cũ ngậm ngùi, ngàn thương nhớ, ngân lời hoài vọng cũ, kỉ niệm đi về, nhớ đốt gan, đất thương nhớ, canh dài tiếc thương, nhớ ngang ngửa dưới trăng, nắng buồn thương nhớ, một trời thu để nhớ nhung, bàn chân nhớ phố xa 28
  33. Buồn đau: Khổ đau khôn hàn, đời xuân lay lắt, tuổi thơ buồn, giòng lệ khóc, nửa đời khổ đau, sầu một thuở, đêm ứa lệ, sầu gieo ngang ngửa, thế kỷ đau thương, những buổi chiều buồn, sầu hận thiên thu, sầu kỉ niệm, nỗi đời thê thảm, sầu hoang vu, đêm võ vàng, sầu thiên cổ, đời bưng mặt khóc oà, buồn tiêu tao, buồn tinh tú, sầu vĩnh hạ, hiu hắt đợi, vàng võ mong, ngàn thu hận Biệt ly: Vĩnh biệt trần gian, tơi bời ly biệt, ngàn năm ly biệt, mấy đời ly biệt, vĩnh biệt dĩ vãng, người đi bỏ lại giữa người, giã từ vạn thuở, vĩnh biệt thiên thu, ngàn năm vĩnh biệt, tiếng chào xa rồi, đường thu chia ngả, ly biệt tơi bời, buổi mai ly biệt, ly biệt mai sau, niềm ly biệt Nỗi đau là quá lớn, biệt ly luôn hiện hữu như một nỗi nhức nhối tâm can, dường như thi sỹ mang trong mình cả nỗi buồn nhân thế bao la, rộng lớn. Bởi thế, đọc Mưa nguồn, độc giả dễ bắt gặp những từ ngữ chỉ đơn vị thời gian rất lớn kết hợp với những từ ngữ chỉ sự chia ly như: mấy ngàn năm ly biệt, mấy đời biệt ly, giã từ vạn thuở, vĩnh biệt thiên thu, ngàn năm vĩnh biệt, một đời ly biệt Thời gian xa cách là quá lớn, một khoảng cách muôn trùng không thể xoá lấp, đã ra đi là đi mãi không về, bởi vậy, những cuộc chia ly vốn đã mang trong mình nó bao nhiêu nhớ thương, quyến luyến nay nỗi buồn thương biệt ly càng trở nên nhức nhối. Cũng bởi nỗi ám ảnh biệt ly luôn dày xé nên tác giả Mưa nguồn luôn hoài vọng quá khứ để nhớ, để tiếc, để thương. Những động từ diễn tả hành động giữ lại một cách quyết liệt được Bùi Giáng sử dụng một cách ráo riết. Đối tượng của những sự níu giữ này cũng thật đặc biệt. Chúng không phải là những thứ thông thường có thể bảo lưu được bằng các thao tác lưu trữ, mà chúng là: thời gian đang tịnh tiến trôi đi - Níu thu hường đã phai, ôm giữ tháng ngày, níu xuân bay biến; dòng nước đang chảy về xuôi - Níu giữ dòng khe, níu lại dòng sông chảy; kể cả thác nguồn - Níu ngàn sóng cuộn thác nguồn Đó còn là ước vọng níu giữ những thứ thuộc thế giới tinh thần, vô 29
  34. hình vô ảnh - Ghì giữ ân tình, ôm ghì kỉ niệm Đó là những sự cố gắng trong tuyệt vọng của một người yêu con người, yêu cuộc đời chân thành say đắm, luôn khát khao giao cảm mãnh liệt. Biệt ly xa cách muôn trùng như thế, níu giữ trong vô vọng như thế nên nỗi đau càng quặn xé tâm can. Một nỗi đau mang tầm vũ trụ. Bởi thế, đọc Mưa nguồn, độc giả bắt gặp những đơn vị từ ngữ chỉ thời gian lớn, khoảng cách xa, mức độ cao kết hợp với những từ ngữ gợi lên nỗi đau như: ngàn năm khổ đau, khổ đau khôn hàn, nửa đời khổ đau, đời sầu, sầu thiên cổ, sầu hoang vu, sầu một thuở, sầu ngàn năm, sầu mấy dặm đường, sầu hận thiên thu, đời thê thảm, ngàn thu hận, buồn tinh tú, nguyệt hờn, hờn núi sông Dường như nỗi đau - buồn đã vượt qua cấp độ cá nhân vươn đến tầm nhân loại. Một nỗi đau đời, một nỗi buồn nhân thế đang hiện hữu nơi một con người nhỏ bé mang trái tim vũ trụ. Tác giả Mưa nguồn luôn chìm đắm trong những ám ảnh thời gian khôn nguôi như thế, luôn giằng xé giữa thực tại phũ phàng và quá khứ ăm ắp kỉ niệm. Trở về với quá khứ là một cách để tự an ủi lòng mình, một cách để kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc với Bùi Giáng thật giản dị và cũng thật đặc biệt, không giống bất cứ ai. Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại Thuở xưa kia bờ nước ấy xưa kia Ta sẽ đợi nghe đời em nói mãi Bên đời ai vạn đợi đã chia lìa (Xuân Thu Trang Phượng) Dù đã tự đánh lừa lòng mình khi trở về với quá khứ vàng son như thế nhưng nỗi buồn nào có vơi được bao nhiêu. Thời gian luôn tịnh tiến, để sống lại buổi hồi nguyên là điều không thể, vì thế, ông tìm nguồn an ủi ở cõi khác và may mắn thay, ông đã tìm thấy. Tương lai là điểm đến, là nơi để nhà thơ hi 30
  35. vọng sẽ gặp lại được những kỉ niệm trong quá khứ. Vì lẽ đó, Bùi Giáng đã làm một cuộc hẹn hò giữa quá khứ và tương lai. Mai sau hẹn với ban đầu Chờ nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân (Hẹn ước) Như vậy, trong Mưa nguồn, những từ ngữ chỉ thời gian luôn ngập tràn một sự buồn thương luyến nhớ. Ta dường như không thấy bóng dáng của những ngày tháng hạnh phúc, vui vầy mà toàn những ngày buồn, đêm nhớ, mùa đau thương. Có chăng, đó chỉ là những ngày vui trong quá khứ hiện về trong hoài niệm hay những huyễn hoặc trong tương lai. Nhưng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này lại chỉ được hiện về trong rêu phong nỗi nhớ. Nó được cộng hưởng với kiểu thời gian hiện thực héo úa cũng luôn hiện hữu làm nên biểu tượng về sự phôi pha trong Mưa nguồn của Bùi Giáng. 2.2.2. Không gian nghệ thuật Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Nhưng không gian nghệ thuật có điểm đặc biệt. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định, tức là trong không gian. Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả. Nó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. Mưa nguồn là những kỷ niệm khôn nguôi về mảnh đất quê hương, là nỗi nhớ niềm thương về hoài niệm của quá khứ. Nó còn là những mộng mị, 31
  36. chiêm bao về kiếp người. Khảo sát tập Mưa nguồn, chúng tôi nhận thấy rằng có hai loại không gian chủ yếu đó là: Không gian của quê hương xứ Quảng và Không gian mộng tưởng. 2.2.2.1. Không gian của quê hương xứ Quảng Trang thơ của Bùi Giáng tràn ngập hình ảnh thiên nhiên nơi xứ Quảng - miền quê hương yêu dấu của nhà thơ. Bùi Giáng là nhà thơ có lòng yêu quê hương sâu đậm. Không được phát ngôn một cách cụ thể nhưng những “phố thị”, “cố quận”, “đười ươi” là những địa chỉ, những hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đã phản ánh lòng nặng tình quê của thi sĩ họ Bùi. Hình ảnh thiên nhiên mang đậm hồn quê trải theo dọc dài các sáng tác của Bùi Giáng. Ông thương quý từng hòn đá bờ khe, từng chân mây mái rạ, từng con kiến, con chuồn chuồn châu chấu, từng bóng nắng chiều, từng bờ sông bóng mạ hay những mùa lũ khốn khó Tất cả những hình ảnh thân thương và thân quen của hồn quê xứ Việt đều mang trọn tâm tình con người đã hóa thành cái tôi yêu quê hương tha thiết rất mực phiêu nhiên trong thơ ông. Không gian xứ Quảng là một không gian rộng lớn, xuất hiện dày đặc trong các thi phẩm của Bùi Giáng. Từ khởi điểm một đời thơ cho đến khi trần gian về cõi khác, lúc nào hồn thơ cũng bị rằng buộc bởi núi rừng, triền cỏ, hoa đồng Duy Xuyên. Trong khoảng không gian rộng lớn này, điểm dừng đầu tiên, chúng ta đặc biệt quan tâm, đó là một thời ông tự nhận là Tô Vũ mục dương ở núi rừng xứ Quảng. Đây là không gian khơi nguồn cảm hứng thi ca Bùi Giáng. Khoảng trời thơ đầu tiên của Bùi Giáng đến là: Hôm nay tôi kiếm củi trong rừng Lạc mất đường về chợt bỗng dưng Sực nhớ rằng đây rừng núi thẳm Là quê thân thiết biết bao chừng. (Người về) 32
  37. Ông đã tìm thấy ở sim ngàn sổ lá, rừng truông thác đổ một mối giao tình thân thiết, gần gũi, gắn bó. Hồn thơ ông tìm đến thiên nhiên không chỉ như những ẩn sĩ xưa, để thanh lọc tâm hồn, chốn núi rừng nguyên sơ ấy còn là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nơi phát tiết chữ tình say đắm, là lời hẹn đầu, lời ước nguyện trăm năm. Mưa nguồn - tập thơ đầu tiên có một ý nghĩa mưa móc suối nguồn chảy vào tâm hồn mát ngọt hương yêu của chính người thơ để thành thi cảm thi tứ chăng? Ở đấy thiên nhiên và con người có sự giao hòa kì diệu. Thiên nhiên luôn rộng mở, bao la không bờ bến để con người ngao du từ sơn thủy diện tiền đến chân trời xa ngút ngát: Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Dòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng biển rộng không bến bờ em ạ. (Không đủ gọi) Thiên nhiên gắn bó sâu nặng với con người như hành trang từ nguồn đến đích để “Mai sau còn dự hội nào - Ngó nhau từ kỉ niệm đầu bão giông”. Tận cùng ngây ngất của tình yêu hoa cỏ là một tự nguyện chan hòa, chia sẻ: Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa Anh thấy lòng mở rộng đón trời xa Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lá Anh lim dim cho chết lịm tâm hồn (Anh lùa bò vào đồi sim trái chín) Ở đó, thi sĩ đã lùa bò vào đồi sim trái chín để được như Tô Vũ ngày xưa hòa mình vào không gian thiên nhiên hoang dại mà tận hưởng cuộc sống suối nguồn. Có một thực tế, Bùi Giáng là người tha hương sầu xứ đến ám ảnh. Vì vậy, không gian quê hương là không gian của nỗi nhớ, là khoảng trời chứa đầy 33
  38. tâm trạng của người con Quảng Nam xa quê. Hàng loạt những địa danh quê hương được lặp đi lặp lại trong thơ ông. Nào những Trà Linh, Đá Dừng, Hòn Dựng, nòa những Thanh Châu, Vĩnh Trinh, Lệ Trạch, Bảo An, Xuân Đài, nào những Đại Lộc, Điện Bàn, Tiên Phước, Thanh Bình, cứ mãi đi về trong cảm xúc thi ca, nhà thơ như muốn dặn lòng đừng quên, không bao giờ quên một khoảng trời quê. Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng đã mở ra nột không gian thơ chân chất khi đang rong chơi giữa lòng phồn hoa. Đó là Quảng Nam - một trong những xứ nghèo của miền Trung - nơi mà những con lũ trên non hằng năm vẫn chảy về xuôi, cuốn trôi phăng đồng. Những dòng nước đục cuộn qua, vườn tược tiêu điều và lòng người thê thảm lắm: Em về ở lại đây thôi Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng Một trăm cây lá bên rừng Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây Mười con xóm nhỏ bên này Nhắc nhau nhớ lại cái ngày bên kia (Tiếng vọng) Nhớ lại những ngày lênh đênh, trôi dạt qua làng bên tránh lũ cùng cô thôn nữ xinh xinh. Cô mang về rất nhiều hương vị mênh mông của rừng suối, huyền bí của khói mây? Và để hồn thơ ai cứ mãi mơ màng: Người xuống theo dòng trôi nước lũ Màu sim màu móc núi sương mây Suối đá gập ghềnh hôm sớm tụ Khói mù mịt thổi xuống đồi cây (Người xuống) Mưa nguồn ra đời đã hơn một phần tư thế kỉ. Thời gian trôi qua, bão giông đời lắng dịu, chúng ta giờ đây có điều kiện thử thong thả đem một chút 34
  39. tâm tình người nông dân quê hương xứ Quảng của ông để lắng nghe tiếng nói thiết tha của lời thơ đạm nhiên trong Mưa nguồn. Đó là tiếng nói thiết tha với cỏ hoa hồn du mục của người sống trong cảnh mù sương nội cỏ: Én đầu xuân, tuyết đầu đông Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa Người dân Việt Nam, nhất là người dân quê xứ Quảng Nam nghèo nàn của miền Trung sỏi đá, vốn luôn chịu khó chịu thương hai sương một nắng, sống trọn cùng thiên nhiên và vui buồn cùng đất trời. Tâm hồn của Bùi Giáng vẫn là tâm hồn của người nông dân chân chất, nên lời thơ ông vẫn mênh mang như ca dao trên bãi lúa nương dâu. Và thiên nhiên đó đã mang trọn tâm tình con người mà hòa tan vào viễn tưởng mênh mông: Viết thơ lạc dấu sai dòng Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong Nước xanh lên đọt đòng đòng Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây. (Ca dao) Trong bài Chiều, nhà thơ mở đôi mắt hoang mang nhìn đất trời với tất cả nỗi ngạc ngạc hồn hồn của con người Sơ Thủy. Và tình yêu, từ đó, cũng hòa tan trong viễn tưởng mênh mang kia để biến thành man mác tuyết sương: Những nhịp bước bên đường còn dội mãi Vang về đâu không vọng lại hồi âm Của réo rắt riêng một lần mãi mãi Gió phương trời ủ mộng giữa hoa tâm. (Chiều) Tâm hồn nhà thơ mở rộng ra đón nhận mọi viễn tưởng kỳ diệu của thiên nhiên để nó trở thành lẽ sống và lẽ chết của chính mình. Cái cùng cực phức tạp cũng ở nơi thơ ông, cái cực kì đơn giản cũng ở nơi ông: 35
  40. Mây đứng lại chân trời phủ khói Dòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ Chiều trời đẹp tâm tình em không nói Đất với trời chung một nỗi bơ vơ (Không Đủ Gọi Một Lần) Từng hòn đá bờ khe, từng chân mây mái rạ, từng con kiến, con chuồn chuồn châu chấu, từng bóng nắng chiều, từng bờ sông bóng mạ tất cả những hình ảnh thân thương và thân quen của hồn quê xứ Việt đều mang trọn tâm tình con người mà hóa thân vào thơ ông rất mực tự nhiên mà cũng rất đỗi tài hoa: Nhìn, em nhé, bên bờ kia gió thổi Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi Của trăng dằm xuống dọ dẫm bên hoa (Bờ Nước Cũ) Như vậy, không gian quê hương xứ Quảng với những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp chính là nơi để cái tôi trữ tình đầy ắp những kỷ niệm nương tựa. Ở đó, ta thấy một hồn thơ luôn giao hòa với thiên nhiên và cuộc sống, một tình yêu quê hương sâu đậm đã trở thành nỗi ám ảnh trong ông. Tấm lòng ấy là tấm lòng của người con xa xứ, ông luôn mong muốn có một ngày trở lại “cố quận”, nhưng sao cứ tăm cá mịt mùng 2.2.2.2. Không gian mộng tưởng Với cảm thức thời gian là phai tàn, là buồn thương nhớ tiếc khôn nguôi, dường như thiên nhiên của không gian quê hương xứ Quảng vẫn chưa phải là nơi để hồn thơ ông lắng lại. Bùi Giáng bị ám ảnh bởi những kỷ niệm, những hoài vọng về quá khứ, những thực hư về kiếp người, ông luôn ngụp lặn trong cõi mộng để có thể thỏa những khát vọng, những ước muốn. Vì thế, bên cạnh không gian quê hương xứ Quảng, trong tập Mưa nguồn, không gian mộng tưởng, của 36
  41. chiêm bao, hư ảo đầy khắp. Nó được dựng lên để tác giả có thể thỏa những khát vọng, những cảm xúc trong tâm hồn mình. Không gian hư ảo với khói sương, mộng mị: Hồng quân ướm bức tiêu tao Mùa măng Vĩnh Phúc đưa vào hư không Bóng du ải Bắc phiêu bồng Thổi sương ngần bạch quyên vào cõi Nam. (Sầu Lục Tỉnh) Không gian là những chiêm bao: Em về bủa rộng chiêm bao Buồn sông bóng mạ chìm sâu bên giòng. (Sầu Ca Sĩ) Trong Mưa nguồn, tràn ngập không gian đó là một thế giới mộng. Nó được biểu hiện rõ ràng nhất thông qua danh từ “mộng”. Thế giới mộng là một phương thức nghệ thuật giúp cái tôi cá thể nhà thơ được tự do bộc lộ cảm xúc, nỗi khát khao, ước ao. Cảm hứng về cõi mộng cho thấy sức mạnh nội tâm của ý thức cá nhân, của trí tưởng tượng một khi được giải phóng thật sự. Mộng là một trong những thước đo chất thơ của thơ, là cảm hứng sáng tạo nghệ thuật đáng quý và đáng trân trọng. Theo P. Valery, “mơ mộng là nhận thức”. Bằng mơ mộng, Bùi Giáng đã đi vào hồn mình, mộng du vào thế giới sáng tạo nghệ thuật. Tần số xuất hiện trực tiếp của từ mộng trong 141 thi phẩm của tập Mưa nguồn khá dày đặc. Theo khảo sát của chúng tôi, từ mộng hiện diện 65 lần trong 51 bài thơ (kể cả một trường hợp ở tên bài thơ). Như vậy, 36,2% số bài thơ trong tập Mưa nguồn có sự xuất hiện của từ này. Tỷ lệ trung bình số bài trên lần là 141/51 = 2,2 bài/lần. Không chỉ có mặt với tần số cao, số lýợng lớn mà bản thân chữ mộng trong tập thõ này cũng xuất hiện với muôn hình muôn 37
  42. vẻ. Nó không chỉ là những giấc mộng, giấc mơ mà còn là gối mộng, thuyền mộng, nẻo mộng, cõi mộng, sơ nguyên mộng Dưới bút thơ Bùi Giáng, mộng được cấp thêm những hàm nghĩa mới, có khi là một nỗi sầu trải rộng khắp không gian, trời biển, bủa vây lấy lòng người - Em phiền mộng bờ thanh thiên kim hải (Biểu tượng). Có lúc lại là một tâm trạng cô đơn đến tột bậc giữa đất trời - Ai người đâu nữa để sẻ chia/Trời đất hoang mang buổi mộng lìa (Anh đi về giữa). Khi lại là một trạng thái êm nhẹ, thanh thoát - Và yêu thương như lá ở bên hoa / Và luyến ái như tơ vàng bốn ngã / Bủa vi vu như thoáng mộng la đà (Ly tao) Một vài khái quát như thế để thấy rằng, thế giới mộng tràn ngập trong Mưa nguồn. Mộng trở thành một không gian nghệ thuật huyền diệu trong thơ Bùi Giáng. Khảo sát các trường hợp sử dụng từ mộng của Bùi Giáng trong Mưa nguồn, chúng tôi không thấy trường hợp nào nó xuất hiện với tư cách một động từ. Tất cả 65 lần xuất hiện trong Mưa nguồn đều là danh từ hoặc tính từ. Điều này cho thấy mộng trong Mưa nguồn hoặc là một cõi sống hoặc là một trạng thái tình cảm chứ không phải là một hoạt động - thứ hoạt động của vô thức thường ập đến trong giấc ngủ say. Thi nhân đi giữa cõi mộng từng bước sợ sệt, ngại ngùng như lo đạp vào những linh thiêng của trời đất rơi rắc xuống. Nó rất khác với thơ mộng của Hàn Mặc Tử, khác với thơ mộng của Chế Lan Viên vốn luôn muốn chiếm hữu trọn vẹn nó bằng một thái độ rất quyết liệt. Thế giới mộng trong thơ Bùi Giáng gần với Lưu Trọng Lư hơn, rất ít hành động, động tác. Nhà thơ hình như luôn ở trong trạng thái lưỡng phân, không biết mình đang sống trong không gian nào, luôn chập chờn giữa cõi mơ và cõi thực. Bởi thế, mọi cử chỉ cũng trở nên đầy bâng khuâng, dè dặt, sẽ sàng, mọi từ ngữ gợi lên động tác, hoạt động đều bị gạt ra khỏi trường kết hợp của từ mộng. Trong Mưa nguồn, chúng tôi thấy nét độc đáo của thế giới mộng được biểu lộ rõ nhất qua các định ngữ nghệ thuật đi kèm từ mộng. Tức là qua các 38
  43. thao tác lựa chọn từ ngữ để kết hợp với từ mộng trong các trường hợp xuất hiện của từ này, Bùi Giáng đã tạo ra những dấu ấn cá nhân rõ nét. Tạo ra những cách biểu đạt đầy ấn tượng. Trước hết, Bùi Giáng cho kết hợp từ mộng với những từ cùng trường nghĩa với nó để tạo nên những “mộng kép”, mộng chồng lên mộng. Chẳng hạn: những từ như mơ, chiêm bao được tác giả sử dụng nhiều lần để kết hợp với từ mộng tạo ra những mộng mơ, mơ mộng, mộng chiêm bao và cùng với chúng là những giấc mộng trùng điệp. Nhìn nhau mộng đã bước vào trong mơ (Thưa em Sài Gòn) Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm (Ly tao) Gợi mãi triền miên mơ giữa mộng (Hương bay suối cũ) Nhịp thay vần là mộng giữa chiêm bao (Thưa) Đi đi em nguồn giậy mộngchiêm bao (Người đi đâu) Dường như sống trong cõi mộng vẫn là chưa đủ để thi nhân thoả mãn những ước vọng thực tại. Bởi vậy, người phải từ trong mộng này bước vào một cõi mộng khác để những khao khát, những ước muốn của mình được chắp cánh bay xa ngõ hầu tâm hồn mình được vỗ về an ủi. Tạo ra một không gian nghệ thuật huyền diệu, trong đó mộng gối mộng, chiêm bao nối tiếp chiêm bao trong một cõi mộng mơ hư ảo, dường như Bùi Giáng đã ý thức sâu sắc về sự hư ảo của kiếp nhân sinh. Cuộc đời con người chỉ thoáng qua, nay còn mai mất. Tất cả chỉ là mộng là mơ là ảo ảnh. Trong sự thức nhận đó, mộng xuất hiện trong Mưa nguồn như là một biểu tượng đầy ám ảnh. Mộng trùng điệp mộng đã tạo nên cả một trường mộng trong Mưa nguồn. Không còn là những mộng mơ đơn lẻ nữa mà là cả một một “tập hợp mộng” được sắp xếp bên cạnh nhau, cùng liên kết cộng hưởng tạo ra một thế giới huyền diệu dìu dắt tâm hồn thi sỹ. Thế giới mộng này được nhắc đi nhắc lại trong Mưa nguồn tới tám lần với những ngôn từ đa dạng như: 39
  44. trường mộng, cõi mộng, trang mộng, nẻo mộng như một sự khẳng định về một cõi mộng mơ luôn hiện diện trong tập thơ này. Sóng phơi trường mộng từ trong giậy nguồn (Mùa phượng cũ) Cỗi nguồn trường mộng thơ ngây (Không bờ) Giã từ cõi mộng điêu linh (Về buôn bán) Thứ hai, Bùi Giáng để mộng kết hợp với những danh từ chỉ địa điểm để chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của giấc mộng như: mộng nguồn - Thời gian xê xích có bao nhiêu / Những mộng nguồn bay giữa gió nhiều (Anh đi về giữa) hoặc với những danh từ khác để xác định phạm vi, không gian tồn tại của thế giới mộng. Thuộc trường hợp này có thể kể đến mộng giữa mộng, mộng giữa hoa tâm, mộng trong tay, mộng trong sương Còn nữa hay không mộng giữa nguồn (Em đi về giữa) Gió phương trời ủ mộng giữa hoa tâm (Chiều) Đứng trên bờ nghe rã mộng trong tay (Hang rừng) Ý thức rõ cuộc đời này vốn chóng qua, mỗi tích tắc trôi qua là một bước tịnh tiến tới điểm cuối cuộc đời. Thi sỹ vốn ham sống nên luôn nuối tiếc cuộc đời, ông muốn trở về nơi bắt đầu để mong kéo dài cuộc lữ hành trần gian. Đây là tâm thế thường trực của Bùi Giáng trong Mưa nguồn, là tâm sự, là cảm hứng chính để ông sáng tạo ra từ mộng nguồn đầy ám ảnh. Nỗi ám ảnh này luôn đeo bám, khiến thi nhân luôn phải băn khoăn khi ai đó cứ mãi bước đi về cuối con đường mà không một lần ngoái lại, nhìn về nơi xuất phát. Em đi chân bước với tay buông Còn nữa hay không mộng giữa nguồn (Em đi về giữa) Những cuộc trở về nguồn trong cõi mộng luôn thôi thúc Bùi Giáng để ông tạo ra những: sơ nguyên mộng, nguyên sơ mộng, mộng xưa, mộng cũ, mộng đầu Những từ chỉ thời gian được Bùi Giáng cho đi kèm với mộng đều mang ý nghĩa chỉ thời gian quá khứ, thậm chí là quá khứ rất xa, là thuở ban đầu. 40
  45. Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh) Mộng đầu lạc nẻo đi hoang (Tượng số hai) Thứ ba, mộng được Bùi Giáng đặt trong sự kết hợp với những tính từ chỉ tính chất, đặc điểm tạo nên những cách biểu đạt về thế giới mộng rất cụ thể, sinh động. Giá trị biểu trưng của mộng được biểu hiện rõ nét nhất ở những trường hợp thuộc loại này. Đây cũng chính là kiểu kết hợp chiếm số lượng lớn nhất trong 65 lượt xuất hiện của các kết cấu có từ mộng trong Mưa nguồn (41 lần, tỷ lệ 63,1%). Thuộc kiểu kết hợp này có thể kể ra mộng hờ, mộng rơi, mộng vàng, mộng xanh, mộng úa, mộng thừa, mộng con, mộng hoa, sầu mộng, kỳ mộng, rã mộng, phiền mộng,ảo mộng, mộng mông lung, mộng la đà, mộng lây lất, mộng miên man, mộng tiêu ma, vò võ mộng, mộng hoang phế Hầu hết đây là những từ gợi lên một thế giới trong trạng thái úa tàn, hoang phế. Con người trong thế giới ấy cảm nhận một cách rõ ràng sự hư vô của hữu thể. Những buồn vui trong cuộc đời chỉ như một giấc mộng hờ - Mộng hờ biết có buồn vui em về (Phương Tây); nhà cửa, xe cộ, tiền tài, danh vọng chỉ là chút thoảng qua trong giấc mộng rơi - Tờ sách đưa gần như mộng rơi (Không đề); thậm chí thân xác này cũng chỉ là hư nát, là chút tàn tro cát bụi khi thác xuống lòng đất, linh hồn rời thể xác về với cõi vô cùng. Thân tro bụi đó Bùi Giáng gọi là mộng thừa - Hồn bỏ lại mộng thừa trong thớ đất (Màu xuân). Và cuộc hành trình của kiếp người trong cõi nhân thế cũng chỉ như một giấc mộng hoang phế - Mảnh băng tuyết khóc rẫy ruồng / Mộng hoang phế rụng bên nguồn nước xanh (Hiện thể). Để rồi khi mộng tàn con người sẽ đi đến tận cùng cõi thế, rời bỏ chốn hư không tạm bợ để cập bến vĩnh hằng. Rõ ràng, tâm thức Bùi Giáng luôn hướng về cõi vô thường, đó là đích tới, là bến đỗ cuối cùng. Còn cuộc đời này chỉ là một giấc sầu - mộng - dài - Đời dại khờ như một giấc chiêm bao. Thế nhưng, dù là tạm bợ thì cũng đáng 41
  46. sống và phải sống cho trọn. Bùi Giáng nhận thức sâu sắc điều đó và hoà mình trọn vẹn vào nó - Ừ thế sao? Em hãy rủ ta vào (Và màu xuân đó). Bởi thế, dù cả Mưa nguồn là một thế giới mộng tràn ngập nhưng đó không phải là một cõi mộng phiêu linh huyền ảo, ngược lại ông gắn mộng với đời thực, coi đời thực như một giấc mộng, kéo mộng về gần với thực tại, phục vụ cõi thực và song hành với cuộc sống trần thế. Cõi thực và cõi mộng luôn tồn tại song song, đồng hành cùng nhau giữa cuộc đời. Thi nhân đi về giữa hai cõi sống ấy luôn phải phân thân trước sự mời mọc của cả hai thế giới đồng hiện. Mỗi bên có niềm vui, nỗi buồn riêng. Sự huyền diệu, êm ái thoát tục của cõi mộng la đà sát cánh cùng buồn vui thế tục của cõi thực. Đây chính là điều quan trọng khiến thế giới mộng của Bùi Giáng tránh được mặt tiêu cực của nó và mộng của ông cũng khác thơ truyền thống ở sự dung hoà thực - mộng này. Nửa xin để lại bên cầu Nửa xin trường mộng nhiệm màu mang đi (Hôm qua mộng) Sự gắn quyện thực - mộng này trở lại trong Mưa nguồn qua một số biểu hiện khác. Chẳng hạn Bùi Giáng đã hữu hình hoá thế giới mộng vô hình để mộng có thể hoà vào trong thực một cách tự nhiên: Em về đẩy mộng lên vai Chào xuân ngả nón bụi ngày gió ru Mừng vui con mắt ngây thơ Mây nghiêng như lệ pha mờ chiêm bao (Anh về Bình Dương) Thi sỹ không tuyệt đối hoá thực cũng không phủ định nó, không coi trọng đến mức tuyệt đối mộng cũng không xem nhẹ thế giới huyền vi này. Thoát khỏi mộng để chào đón cõi thực trong tâm trạng hồ hởi, mừng vui với nụ cười yên lành luôn nở trên môi, nhưng thi sỹ cũng không “bỏ mộng cô đơn”, 42
  47. ông đem mộng theo mình về với đời thực, vác mộng trên vai rong ruổi khắp nơi trên chốn trần thế này để một khi chán cảnh “rong chơi giữa đìu hiu phố thị” (lời Bùi Giáng tự bạch) ông lại đặt mộng xuống và bước vào trong đó. Cũng chính sự dung hoà thực - mộng khiến thi sỹ luôn tự cân bằng được tâm trạng mình. Dù đôi lúc cảm thấy chút bàng hoàng, trống trải khi giấc mộng tàn: “Ai người đâu nữa để sẻ chia/Trời đất hoang mang buổi mộng lìa” (Anh đi về giữa). Nhưng đó chỉ là những cảm xúc thoáng qua, thi nhân luôn ý thức được thực tại mới là cõi đáng sống, mộng chỉ là để thực tại được đẹp hơn nên dù thế giới mộng có sức hấp dẫn bao nhiêu đi nữa thì sau khi rong chơi thoả thuê trong nó cũng có lúc phải trở về thực tại và Bùi Giáng đã bước qua cõi mộng với một tâm thế hoàn toàn chủ động - Giã từ cõi mộng điêu linh/Tôi về buôn bán với mình phôi phai (Về buôn bán). Như vậy, Bùi Giáng đã tạo ra một không gian nghệ thuật độc đáo trong Mưa nguồn. Đó là không gian mộng tưởng, chiêm bao, hư ảo, huyền diệu, nó là biểu tượng về sự hư ảo của kiếp người trên cõi thế. Và cũng có thể thấy rằng, thi sỹ đã rất thành công trong việc xây dựng không gian nghệ thuật qua từ mộng để tạo nên biểu tượng mộng đầy độc đáo. 43
  48. Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 3.1. Giọng điệu thơ Giọng điệu là phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, “giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc” [8, tr.134]. Không phải bất cứ ai cũng có thể tạo nên cho mình giọng điệu mà những nhà văn phải thực sự có tài năng mới có thể tạo cho mình một giọng điệu riêng. Thơ trữ tình - bản thân nó đã khác với các thể loại văn học khác, nó như một bản tự thuật tâm trạng, nó thể hiện những tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi thế ngoài âm và nghĩa ra thơ còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. Trong văn học Việt Nam, ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như: giọng châm biếm, đả kích của Tú Xương, giọng trữ tình cách mạng Tố Hữu, giọng u sầu, ảo não của Huy Cận Và Bùi Giáng thì sở hữu giọng điệu thơ rất độc đáo: đối thoại và giọng tâm tình, tha thiết. 3.1.1. Giọng đối thoại Ấn tượng trong giọng điệu thơ Bùi Giáng mà chúng tôi bắt gặp đầu tiên đó chính là giọng đối thoại. Lẽ thường, đối thoại thường chỉ xuất hiện trong văn xuôi, trong cuộc sống thường ngày, rất ít xuất hiện trong thơ. Nhưng đối với Bùi Giáng - một thi sĩ độc đáo này thì lại khác, với ông, làm thơ, bình thơ là một cuộc đối thoại. Khi làm thơ, ông thường hay “gửi” đến một ai đó. Vì thế mỗi bài thơ dường như là một cuộc trò chuyện vô hình giữa người gửi và người nhận. Đối thoại với trời đất thiên nhiên hoa cỏ bốn mùa, đối thoại với người kim cổ Đông Tây, đối thoại với chính bản thân mình. Trong những vần thơ của ông, không ít lần Bùi Giáng đối thoại với chính mình: 44
  49. “Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.” (Chớp biển, tr. 132) Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng cũng đã tạo nên những cuộc đối thoại như vậy để tạo nên giọng hội thoại với những lời hỏi đáp luân phiên ngay trong thơ: Hỏi rằng: người ở quê đâu Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà Hỏi rằng: từ bước chân ra Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài (Chào Nguyên Xuân) Với công thức “hỏi rằng, thưa rằng”, đoạn thơ giống như một đoạn thuật lại một cuộc hội thoại như bao cuộc chuyện trò trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, trong Mưa nguồn, giọng đối thoại còn biểu hiện ở chỗ nó giãi bày thành thực, bộc lộ hết mình, tha thiết hướng tới người đời mà tìm niềm đồng cảm: Thưa rằng: - ở cái quái gì Chàng đi thiếp cũng xin đi với chàng (Về buôn bán) Như vậy chúng ta thấy rằng, giọng đối thoại trong thơ Bùi Giáng được cất lên trong những cuộc trò chuyện vô hình. Tức là, người sáng tạo như đang phân thân thành nhiều nhân vật theo sự phát triển của dòng cảm xúc, để làm nên một cuộc đối thoại ngầm - đối thoại trong độc thoại. Chính điều này tạo nên tính trữ tình độc đáo trong thơ Bùi Giáng. 3.1.2. Giọng điệu tâm tình, thiết tha Trong Mưa nguồn, ngoài giọng đối thoại, chúng tôi nhận thấy còn có giọng điệu tâm tình, thiết tha. Giọng điệu này rất tiêu biểu trong tập thơ, nó xuất phát từ một con người yêu hết mình, sống hết mình với trần gian. 45
  50. Có thể thấy rằng, mỗi bài thơ mà thi sĩ viết ra đều như tự bộc bạch hoặc nói với ai. Ngôn ngữ thi nhân đầy những tự biểu cảm bày tỏ thái độ của người nói, như: Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ Thế nên chi anh cũng viết giòng này (Những Nhành Mai) Hay Mở con mắt một lần lên tiếng thử Em ồ em, anh nói một lời này (Những Nhành Mai) Chính những ngôn ngữ ấy góp phần vào biểu hiện giọng điệu thiết tha, sâu lắng của nhà thơ. Ta bắt gặp trong tập thơ, dù ở bất cứ trong tâm trạng nào thì thi sĩ vẫn cất lên giọng tha thiết, đắm say. Khi nhà thơ bộc lộ tình yêu cuộc sống, yêu con người một cách chân thành: Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn (Phụng hiến) Thi sĩ nguyện yêu trần gian mãi mãi, tình yêu ấy dường như đạt đến sự tột đỉnh: Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn Hết tâm hồn và hết cả da xương (Phụng hiến) Khi buồn, tuyệt vọng nhà thơ vẫn giữ cho mình sự tha thiết ấy: Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu 46
  51. Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu (Phụng hiến) Có lúc nhà thơ lại đau khổ, sững sờ trong tuyệt vọng: Từ đây chân bước về ta sợ Không nói nữa rồi! tiếng bặt âm (Tàn nhẫn) Lúc khác lại ân cần với giọng thân thương trìu mến rất dân giã: Mình ơi! Tôi gọi bằng nhà Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi (Về buôn bán) Như vậy, dù ở những trạng thái cảm xúc đối cực: buồn, vui, đau khổ, thất vọng, tuyệt vọng thì thi sĩ Bùi Giáng vẫn cất lên giọng tha thiết, đắm say. Nhà thơ luôn hướng về độc giả như để giãi bày, tâm sự, như để cất lên tiếng thơ yêu đời tha thiết và chính giọng điệu tha thiết đã là sợi dây lan truyền cảm xúc đến mỗi độc giả. 3.2. Ngôn ngữ thơ Ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật của ngôn từ. M. Gorki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [8, tr.185]. Ngôn ngữ thơ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách của các nhà thơ. Mỗi nhà thơ đều có cách sử dụng ngôn ngữ của riêng mình, điều này tạo nên nét độc đáo của mỗi người. Với Bùi Giáng, một thi sĩ luôn có đam mê với ngôn ngữ. Ông luôn đùa giỡn với ngôn ngữ. Dưới bàn tay tài hoa của ông, những con chữ dường như là rất mới lạ với độc giả. Như dịch giả Nguyễn Nhật Anh khẳng định ngôn ngữ Bùi Giáng mang đến nhiều từ ngữ vừa quen, vừa lạ. Có thể nói, chưa có một nhà thơ nào có trường từ vựng phức tạp như Bùi Giáng. Đóng góp của 47
  52. Bùi Giáng về mặt ngôn ngữ đối với Tiếng Việt là điều hiển nhiên, rõ ràng thể hiện trong thơ của ông. Trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng cũng đã mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị trong trò chơi ngôn ngữ của mình. 3.2.1. Ngôn ngữ thế tục, đời thường * Từ ngữ sinh hoạt Trong sáng tạo văn học, đặc biệt là trong lĩnh vực thi ca, về mặt lí thuyết, khi lấy ngôn ngữ làm chất liệu để tạo nên tác phẩm, nhà thơ có thể lựa chọn và sử dụng mọi loại từ ngữ trong vốn từ toàn dân. Tuy nhiên, trên thực tế, từ ngữ thơ ca lại “mang nặng tính đặc tuyển”. Những từ ngữ đưa vào thơ thường là kết quả của một sự tuyển lựa của các nhân nghệ sỹ, không những thế, thậm chí chúng còn được nhà thơ gọt giũa để tăng thêm tính hoa mỹ cho ngôn từ. Từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ, sinh hoạt vì thế rất ít có cơ hội được đi vào thơ. Tất nhiên, trong văn học Việt Nam xưa cũng như nay, nhiều nhà thơ có cá tính sáng tạo mạnh mẽ đã khai thác, sử dụng lớp từ này và đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật to lớn. Nhưng đó vẫn chỉ được coi là những hiện tượng đơn lẻ. Tuy nhiên, chính những hiện tượng hiếm hoi đó đã chứng minh một điều: từ ngữ mang phong cách sinh hoạt cũng như bất kì lớp từ ngữ nào khác đều có thể mang lại giá trị nghệ thuật cho thơ nếu nhà thơ thực sự có tài năng, biết sáng tạo. Trong tập Mưa nguồn, chúng tôi thống kê được 107 từ ngữ với 136 lượt sử dụng loại từ ngữ này. Ví dụ: chết điếng, vén xiêm, nghĩ mà kinh, nhe răng, ù té, thì thôi, quái gì, sực nhớ, chó sủa, chửa hoang, thôi rồi, bực quá, xương xẩu, lát nữa, lỗ chân lông, mớ tóc, thôi chết, quả thật, gây cấn (gay cấn), lẽo đẽo, có vui gì, hoặc có thể, không chịu nỗi, còn lưa, thôi đã uổng, rủ rê, ừ thế sao, phen này, phen nữa, căng thẳng, ngại, không hề, mặc sức, mình mẩy, dù sao nữa Có thể nói, những cách tân ngôn ngữ thơ của Bùi Giáng, trong đó có việc sử dụng với tần số cao những từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ đã góp phần làm mới ngôn ngữ thơ. “Ngôn ngữ là một thứ quặng luôn luôn được làm giàu bởi đời sống, bởi những biến chuyển xã hội” [19, tr.379]. Nhưng những 48
  53. ngôn từ ấy phải được “phun ra tình cờ”, phải được cảm nhận và được xử lý một cách tự nhiên “sao cho chúng sống được, cựa quậy được, lấp lánh được” [19, tr.379-380], đó mới là thành công thực sự của tác giả. Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng phần nào đã đạt được điều này. Ta thấy có những từ ngữ sinh hoạt trong Mưa nguồn được bật lên thật tự nhiên nhưng lại có sức ám ảnh lạ kỳ, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và suy nghĩ của độc giả. Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng còn có kiểu sử dụng từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ khá đặc biệt. Ông đặt những từ ngữ “lấm lem bụi đất” đời thường bên cạnh những mĩ từ được trau chuốt cẩn thận một cách hết sức tự nhiên. Với ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ, Bùi Giáng đã hoà mình một cách trọn vẹn vào hiện thực đời sống để cảm, để sống cùng và để thanh lọc nó, ít nhất là trong thơ. Độc giả có thể sẽ bật cười hoặc trố mắt ngạc nhiên với một vài từ ngữ hoặc câu thơ thật thô ráp xen lẫn vào giữa những từ ngữ được đãi lọc cẩn thận. Đó cũng là một cách để những câu thơ Bùi Giáng không bị trôi tuột theo quán tính. Hãy kiểm nghiệm điều này qua một số trường hợp. Lẫn trong không khí trang trọng của những tiên thề, chép núi tạc sông, song điệu, loan phụng nhà thơ đặt chen vào giữa một vén xiêm gây ra được những ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt: Tiên thề trang trọng thảo một phen Chép núi tạc sông gấm dệt bằng ( )Tạ tình song điệu loan sầu phụng Nể ý đôi hầu thiếp vén xiêm (Nhìn cổ lục - Dương Giao Tiên) Chính cái ấn tượng đó sẽ lưu giữ những câu thơ của Bùi Giáng lâu bền trong lòng độc giả bao thế hệ. Như vậy, với tài năng của mình, Bùi Giáng đã thực sự làm cho những từ ngữ còn “lấm lem bụi đời”, còn rất thô nhám trở nên đầy sống động và tự nhiên, 49
  54. làm cho câu thơ trở nên mộc mạc, gần gũi, đa thanh và đậm chất đối thoại hơn. Nó dự báo sự xuất hiện của kiểu ngôn ngữ đầy chất “bụi bặm”, “táo tợn” trong thơ Việt Nam không lâu sau đó. Những cách tân ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ sinh hoạt trong các tập thơ sau Mưa nguồn như Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn, Bài ca quần đảo, Sa mạc trường ca được nhà thơ thực hiện một cách quyết liệt, táo bạo hơn. * Cụm từ cố định Cụm từ cố định, ở đây chúng ta hiểu là những “cấu kiện đúc sẵn”, ngắn gọn, súc tích, bền vững, có hàm lượng ngữ nghĩa cao, rất đa dạng, đa nghĩa. Chúng rất quen thuộc với người Việt và là sản phẩm của nhân dân, được xem là nghệ thuật ăn nói của nhân dân, được nhân dân vận dụng thường xuyên trong sinh hoạt ngôn ngữ hàng ngày. Khảo sát tập Mưa nguồn, chúng tôi nhận thấy cụm từ cố định được Bùi Giáng sử dụng ở hai dạng: dạng nguyên khối và dạng không đầy đủ (tạm gọi là những biến thể). Ở dạng nguyên khối, các cụm từ cố định trong câu thơ Bùi Giáng về cơ bản được sử dụng với ý nghĩa tương tự như khi chúng đứng độc lập ở ngoài câu. Đó là những cụm từ: lên thác xuống ghềnh (Thì xin em cũng lên thác xuống ghềnh - Phụng hiến), gà con mất mẹ (Gà con mất mẹ chạy bâng quơ - Bờ trần gian), đầu hai thứ tóc (Đầu hai thứ tóc gió ngàn thổi tung - Đổ quán), đổ quán xiêu đình, cỏ nội hoa đồng, nhắm mắt đưa chân, diều đứt dây Ở dạng biến thể, các kết cấu sẵn có này được sử dụng linh hoạt hơn. Qua khảo sát chúng tôi bắt gặp ba kiểu biến thể sau trong Mưa nguồn: Kiểu thứ nhất, Bùi Giáng tách các “cấu kiện đúc sẵn” này thành các mảnh khác nhau, thêm các “phụ kiện” vào rồi ghép chúng lại với nhau. - Em đứng mũi, anh chịu sào có vững (Phụng hiến) - Gió tràng giang, trăng đại hải (Nhỏ dại) 50
  55. - Em quốc sắc, em thiên hương đã uổng (Hận) - Em thiên tài, em quốc sắc (Giòng sông trắng) Về mặt ý nghĩa, chúng tôi nhận thấy các cấu trúc tách - ghép trong các câu thơ của Bùi Giáng có nhiều nét tương đồng như các cụm từ nguyên gốc.Tuy nhiên, về sắc thái biểu cảm và sức ám gợi của ngôn ngữ thơ thì rõ ràng có sự khác biệt. Kiểu thứ hai, trật tự các thành tố trong cụm bị đảo lộn, tạo nên những kết hợp lạ tai, tăng sức biểu đạt cho câu thơ. Chẳng hạn thành ngữ thề non hẹn biển khi đi vào câu thơ Bùi Giáng được đảo lộn lung tung vị trí các tiếng để tạo nên cách nói mới khá lạ tai: Nối quan ải, nối biển thề dặn non (Buổi hội). Cụm từ hồng nhan bạc mệnh vốn dùng để chỉ những người phụ nữ có tài, có sắc thường hay gặp nhiều gian nan vất vả nay vào thơ Bùi Giáng được đảo thành bạc mệnh hồng nhan.Có khi, Bùi Giáng đảo trật tự để tăng thêm tính hài hước, đặt dấu ấn tài hoa trong ngôn ngữ của thi sỹ. Em chẳng cùng tôi ngó nữa trăng Thì thôi đuôi đứt con thằn lằn (Nhe răng) Thằn lằn đứt đuôi được biến thể thành đuôi đứt con thằn lằn để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một điều gì đó. Bùi Giáng nhắc đến sự chia lìa của em và tôi cũng dứt khoát như thằn lằn đứt đuôi - chia tay nhưng không bi luỵ mà rất dí dỏm. Với việc sử dụng rất linh hoạt các cụm từ cố định trong thơ, Bùi Giáng đã mở ra nhiều chiều liên tưởng thú vị trong sự đa nghĩa của các kết cấu có sẵn. Qua đó, đặt lên từng con chữ dấu ấn ngôn ngữ - văn hoá dân tộc, đồng thời là dấu ấn riêng của Bùi thi sỹ. Qua những gì đã phân tích, chúng tôi nhận thấy Bùi Giáng đã khá phóng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, thế tục, biến nó thành một tín hiệu nghệ thuật quan trọng trong thơ. Chính điều này đã tạo nên nét riêng biệt và độc đáo trong thơ Bùi Giáng. 51
  56. 3.2.2. Lạ hóa ngôn từ Nói đến phong cách Bùi Giáng, trên báo chí, từ trước đến nay, thỉnh thoảng có người xem đó là một phong cách tắc tị hay quậy phá, bỡn cợt, rất thiếu nghiêm túc. Hình như không phải. Theo tôi, ít có nhà thơ nào say mê và trân trọng ngôn ngữ như Bùi Giáng. Ông có đùa nghịch với chữ nghĩa thì cũng chỉ là một cách để trắc nghiệm quyền năng của ngôn ngữ. Và bằng cách này hay cách khác ông đã lạ hóa ngôn từ để tạo ra những từ ngữ vô cùng độc đáo, gây ấn tượng mạnh đến bạn đọc. *Đảo trật tự từ ngữ thông thường Sử dụng các cấu trúc nghịch đảo vốn không phải là điều hiếm gặp trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, kiểu đảo trật tự cú pháp (sắp xếp các đơn vị ngôn ngữ trên mô hình câu thơ, đảo trật tự các thành phần câu để tạo ra những cách diễn đạt mới, tăng thêm sức biểu đạt cho câu thơ) mới là phép tu từ được dùng một cách phổ biến. Còn ở cấp độ từ ngữ, các cấu trúc đảo ngược tuy không phải là “độc quyền” của một cá nhân nghệ sỹ nào, nhưng vẫn là điều ít gặp trên thực tế. Hơn thế, sử dụng kiểu cấu trúc này như là một ám ảnh nghệ thuật theo cách Bùi Giáng đã làm để gửi gắm những ý tưởng đột phá, tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho độc giả thì quả không có nhiều trên thi đàn Việt Nam. Khảo sát tập Mưa nguồn, chúng tôi thống kê được 50 lượt sử dụng các từ ngữ mà trật tự các yếu tố trong từ và trật tự các từ trong cụm từ có sự đảo ngược so với mô hình ngữ pháp quen thuộc của tiếng Việt. Ở trường hợp thứ nhất, chúng tôi thu được 19 lượt từ như: lịch sử được gọi là sử lịch, phôi pha thì gọi là pha phôi, xanh đời, xanh lá, xanh cây dùng thay cho đời xanh, lá xanh, cây xanh, dại cỏ thay cho cỏ dại, sợ hãi được gọi là hãi sợ Các từ như ngửa ngang, xanh trời, thu rừng, khô cành, bay mây, thu sen đều có cấu trúc đảo ngược như thế.Ở trường hợp thứ hai, có 31 lượt cụm từ được Bùi Giáng sử 52
  57. dụng theo cấu trúc đảo ngược trật tự các từ. Ví dụ như: cười môi em, ngó nữa trăng, hường cánh hoa, rừng đêm xanh, thơ ngây lệ, lưa thưa lá, bềnh bồng mây, giọt ngần sương, hồng hoa đỏ, bước hờ hững đi, đuôi đứt, ngó mắt, nghe tai Với trật tự nghịch của những tổ hợp này, câu thơ như được “lạ hóa”, có sức thu hút đặc biệt đối với độc giả. Thử phân tích một trường hợp tiêu biểu: trong Mưa nguồn, ba lần nhà thơ dùng tổ hợp sử lịch thay cho lịch sử: Ầm trang sử lịch xô đè (Thế kỷ) Trang hồng trang sử lịch trang (Tặng bạn) Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi (Mắt buồn) Có thể nói, đây là kết hợp đặc biệt của Bùi Giáng, trước ông chưa ai dùng, sau ông, chưa thấy ai dùng lại. Những độc giả khó tính sẽ thấy kết hợp ấy quá lạ và dễ cho rằng Bùi Giáng chỉ bâng quơ đảo lộn chữ nghĩa một cách lung tung, vô lối. Theo chúng tôi, không hẳn thế. Việc làm này của Bùi Giáng có cơ sở. Không phải chúng được đảo trật tự dưới áp lực của âm luật thơ, tức là không chịu áp lực của vần thơ; không nhằm tạo ra sự hài hoà thanh điệu - bởi lẽ cả hai yếu tố đều là thanh trắc. Cũng không phải dùng sử lịch để tạo ra những nét nghĩa khác với từ lịch sử, tức là nó được bảo trợ bởi nghĩa của từ lịch sử đã quá quen thuộc trong tiếng Việt - điều này khiến kết hợp này tuy lạ nhưng không gây ra quá nhiều khó khăn cho người tiếp nhận. Như thế, kết hợp sử lịch trong Mưa nguồn được Bùi Giáng sử dụng như là một thủ pháp “lạ hoá” để gây ra những ám ảnh, những cảm xúc đặc biệt cho độc giả. Người đọc sẽ khó đọc lướt qua khi gặp những từ ngữ được sử dụng theo cách này. Đó quả là một sáng tạo hết sức độc đáo của Bùi Giáng, một kiểu cấu trúc ít thấy xuất hiện trong ngôn từ của các nhà thơ cùng thời với ông. Những tìm tòi, sáng tạo của Bùi Giáng trong việc đảo các thành tố của từ đã giúp ông tạo nên những từ ngữ lạ lùng, những hình ảnh tân kỳ, gây bất ngờ và hứng thú cho độc giả. Không dừng lại ở đó, Bùi Giáng còn có những 53
  58. kiểu kết hợp từ ngữ độc đáo, tạo nên những câu thơ in đậm cá tính sáng tạo của ông. *Một số kiểu kết hợp từ ngữ độc đáo Như đã trình bày ở trên, trong hành chức, ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại hai kiểu quan hệ: kết hợp và lựa chọn. Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, khảo sát thơ Bùi Giáng, chúng tôi thấy, ông đặc biệt chú ý tìm tòi những kiểu kết hợp từ khác với thông thường, thậm chí nghịch dị. Khảo sát tập Mưa nguồn, bên cạnh các loại từ được sử dụng trong các kết hợp phổ biến, thường gặp như: niềm vui, nỗi buồn, cánh chim, vầng trời xanh , chúng tôi còn nhận thấy 41 lượt loại từ xuất hiện trong các kết hợp hiếm gặp. Những hột sao, ngọn trăng, vừng thu, giòng nức nở, giòng bất tuyệt, vừng tóc, niềm vô hạn, nụ môi, nụ môi hường, lá sông, lá gió, hạt lòng, vừng hiu hắt là các ví dụ tiêu biểu. Những kiểu kết hợp này tạo cho chúng ta những cảm giác, những cảm xúc mới lạ, làm cho hình ảnh thơ có giá trị biểu cảm cao. Bùi Giáng thổi linh hồn vào mái tóc để nó cũng có cảm xúc, cảm giác: tóc lạnh, tóc buồn. Lạnh, buồn là những từ vốn ít có khả năng kết hợp với danh từ tóc, nhưng trong thơ Bùi Giáng, chúng làm nên một tổ hợp rất tự nhiên. Cũng thế, những tay sầu khổ, tay vùng chết, những gót buồn, ngón la đà đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của độc giả, để họ tham gia vào quá trình đồng sáng tạo. Không những vậy, kiểu kết hợp từ ngữ độc đáo này còn được Bùi Giáng sử dụng trong từ Hán Việt. Ông cho kết hợp ngẫu nhiên các thành tố Hán-Việt để tạo ra những từ Hán-Việt đa tiết rất mới mẻ, gây được những bất ngờ, hứng thú cho độc giả. Những thành tố Hán-Việt tham gia các kết hợp này phần lớn không xa lạ với người đọc, nhưng việc đặt những thành tố có trường kết hợp khá xa nhau bên cạnh nhau đã làm nên những bất ngờ lí thú. Những kết hợp như: thuỷ thảo (cỏ nước), băng tâm (trái tim băng giá), hoa dung (hình dáng 54
  59. đẹp), ám chướng (khí đen, độc trong núi toả ra), nguyệt nguyên tiêu (trăng rằm), hồi nguyên (quay lại thuở ban đầu), vấn liễu (hỏi cho rõ ràng), bích ngạn (lời vàng ngọc) đem lại những thú vị nhất định cho độc giả khi thưởng thức. Đặc biệt hơn nữa, Bùi Giáng còn có lối tạo từ khá đặc biệt. Ông cho một thành tố Hán kết hợp với một thành tố Việt một cách đầy tự nhiên. Đây là một phương thức tạo từ ít sản sinh. Bởi thế, không nhiều người đã từng làm. Người đọc văn đã không ít lần ồ lên thán phục trước những rừng thâm, trường bay của Nguyễn Tuân thì đến với Bùi Giáng, họ được gặp lại cảm giác đặc biệt này nhiều lần nữa. Khảo sát tập Mưa nguồn, chúng tôi thu được 37 lượt kết hợp theo kiểu này. Những bóng nguyệt, bóng tinh, bóng du, nguyệt rằm, đồng trăng, sóng lục, ngọn triều, không thường, bờ tràng giang, bờ trường giang là những kết hợp khá bạo tay của Bùi Giáng. Người ta nói trăng non, Bùi Giáng lại bảo đồng trăng: Tin xuân Lục Tỉnh mơ màng/ Đồng trăng thuỷ thảo nguyệt cầm ra hoa (Sầu Lục Tỉnh). Ta vẫn thường gặp trăng rằm, còn Bùi Giáng lại viết nguyệt rằm. Hẳn chúng ta đã nghe những từ như: ngọn sóng, bóng cờ, bóng trăng còn ngọn triều, bóng tinh, bóng nguyệt thì có lẽ phải khi đọc thơ Bùi Giáng ta mới bắt gặp bởi cách kết hợp này là không phổ biến trong tiếng Việt, rất ít sức sản sinh lại rất khó dùng nên ít người dám thể nghiệm. Thế nhưng, đặt trong ngữ cảnh cụ thể, Bùi Giáng đã sử dụng chúng, đạt nghệ hiệu quả nghệ thuật lớn. Qua việc phân tích một số ví dụ về cách kết hợp từ ngữ trong Mưa nguồn, chúng ta đã phần nào thấy được phong cách ngôn ngữ của Bùi Giáng - ngôn ngữ của tâm sự, của tình cảm, khác với thứ ngôn ngữ chính xác, dứt khoát, rành mạch của lí trí, của logic. Kiểu ngôn ngữ tài hoa, mới lạ này đã đặt lên từng từ, từng câu, từng bài thơ dấu ấn riêng của một nhà “Tề Thiên ngôn ngữ” (Cung Tích Biền). 55
  60. KẾT LUẬN 1. Thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng bao gồm nhiều yếu tố. Từ vấn đề lý thuyết của khái niệm thế giới nghệ thuật, tác giả khóa luận đã vận dụng để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, khoá luận mới chỉ bước đầu tìm hiểu những yếu tố tiêu biểu thế giới nghệ thuật ở tập thơ đầu tay này của Bùi Giáng. Qua việc khai thác Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng, khóa luận góp phần vào việc khám phá chiều sâu tư tưởng, cá tính, tài năng phong cách thơ độc đáo của Bùi Giáng. 2. Về cuộc đời cũng như văn nghiệp của Bùi Giáng còn nhiều điều cần phải bàn tới nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất khi nhận ðịnh, đánh giá về Bùi Giáng - một con người độc đáo, một thi sĩ kì dị. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng triết học phương Tây về chủ nghĩa hiện sinh. Từ đó, ông luôn có những trăn trở, hoài nghi, những suy tư về thân phận con người. Hơn nữa, Bùi Giáng là một người con yêu quê hương tha thiết nhưng phải xa quê trong một thời gian lâu. Vì vậy, sống ở thời gian hiện tại mà thi sĩ luôn nhớ về cố quận. Trong ông hình ảnh thiên nhiên của quê hương luôn ám ảnh ông. Ông đã mang những tư tưởng, suy tư, những kỷ niệm vào trong thơ. Vậy nên trong Mưa nguồn, ông đã khắc họa rõ nét hình tượng cái tôi trữ tình với hai dạng: cái tôi đầy ắp những kỷ niệm và cái tôi suy tư về thân phận con người. Qua hai dạng này, chúng ta dường như bắt gặp chính con người của nhà thơ trong đó. 3. Về không gian và thời gian nghệ thuật, Bùi Giáng có cách thể hiện khá hấp dẫn. Kiểu không gian và thời gian thực tại gắn với kiểu không gian và thời gian tâm trạng, mộng tưởng tạo nên một thế giới thơ kì dị. Nó gắn với 56
  61. những hoài niệm của thi sĩ, những suy tư về thân phận con người. Hay nói cách khác nó gắn với con người, với tâm thức và tư tưởng của chính tác giả. Ở phương diện giọng điệu, Bùi Giáng cũng làm mới thơ ca bằng cách đưa giọng đối thoại vào trong thi ca. Giọng đối thoại đã làm cho ngôn ngữ thơ ca gần gũi hơn với ngôn ngữ đời thường. Ngoài ra, trong tập Mưa nguồn còn có giọng tha thiết đắm say thể hiện tình yêu của ông đối với cuộc đời. Chính phương diện giọng điệu góp phần tô điểm thêm con người độc đáo của Bùi Thi sĩ. Ở phương diện ngôn ngữ, với việc đưa ngôn ngữ thế tục, đời thường vào trong thơ một cách tự nhiên cùng với việc lạ hóa ngôn từ tạo nên những kết hợp từ ngữ rất độc đáo, có khi nghịch dị, đã đem lại cho ngôn ngữ thơ Bùi Giáng một diện mạo riêng không trộn lẫn vào ai được. Nó tạo ra được những hình ảnh tân kì, gây nhiều bất ngờ và hứng thú cho độc giả, góp phần làm giàu có và cao sang thêm cho tiếng nói của dân tộc. Và chính ngôn ngữ đã tạo nên phong cách “rất Bùi Giáng” của nhà thơ. 4. Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng còn chứa đựng nhiều yếu tố mà người viết trong khuôn khổ khóa luận chưa có điều kiện đi sâu khai thác một cách triệt để. Vì vậy khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa luận hi vọng khi có điều kiện sẽ trở lại vấn đề này để có cái nhìn đầy đủ hơn về thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng. 57
  62. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2001), Hán Việt từ điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đỗ Hữu Châu (2005), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Đông Dương (2006), Độc đáo di cảo Bùi Giáng, Thanh niên, số 168 (17/06). 4. Hà Minh Đức (1794), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội. 5. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 6. Bùi Giáng (1993), Mưa nguồn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Hồ Thế Hà, tham luận Bản mệnh thơ Bùi Giáng. 8. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 9. Đỗ Đức Hiểu - chủ biên (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. 10. Đoàn Tử Huyến (chủ biên - 2012), Bùi Giáng trong cõi người ta, Nxb Lao động. 11. Hồ Công Khanh (2005), Bùi Giáng trong tôi, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Lê Thị Minh Kim (2009), Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Đăng Mạnh - chủ biên (2004), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm. 14. Huyền Li - sưu tầm, biên soạn (2008), Bùi Giáng qua 99 giai thoại, Nxb Lao động và Trung tâm văn hóa Đông Tây. 15. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Huỳnh Như Phương, tham luận Bùi Giáng: thơ phơi giữa nắng. 17. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục. 58
  63. 18. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. 19. Thanh Thảo (2004), Mãi mãi là bí mật, Nxb Lao động. 20. Trần Đình Thu (2005), Bùi Giáng - thi sĩ kì dị, Nxb Trẻ. 21. Bùi Công Thuấn (2007), Bùi Giáng - ai người chia sẻ, 22. Đặng Tiến (2003), Sơ thảo tiểu truyện Bùi Giáng, 23. Khiêm Lê Trung (1997), Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng, Thời văn - Đặc tuyển Bùi Giáng, số 19, Nxb Đồng Nai. 24. Bùi Thanh Tường (2011), Từ ngữ và câu thơ trong Mưa nguồn của Bùi Giáng, Luận văn Thạc Sĩ Ngữ Văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Vinh. 25. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng. 26. Kiều Văn (2004), Lời giới thiệu, Thơ Bùi Giáng, Thơ ca Việt Nam chọn lọc, Nxb Đồng Nai. 59