Khóa luận Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas

pdf 65 trang thiennha21 18/04/2022 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thanh_lap_ban_do_hien_trang_su_dung_dat_tu_ban_do.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PTNT ===&&&=== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CHO XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN BẰNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ GCADAS NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH: 7850103 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Oanh Sinh viên thực hiện: Già Bá Pó Lớp: K61A-QLĐĐ Khóa học: 2016 - 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, được trang bị những kiến thức cần thiết và được sự nhất trí của Ban giám hiệu, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, nay tôi thực hiện đề tài “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas”. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường; Thầy, cô trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn; tập thể cán bộ địa chính xã Na Ngoi cùng gia đình, bạn bè; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Thị Oanh. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn; Ban lãnh đạo; tập thể cán bộ nhân viên của xã Na Ngoi và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Oanh - người trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tuy đã cố gắng nỗ lực nhưng vì thời gian, trình độ và khả năng chuyên môn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉnh sửa, bổ sung của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Già Bá Pó ii
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i1 MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CẢ NƯỚC 4 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG 9 2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất 9 2.2.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 9 Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 9 2.2.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 10 2.2.4. Hệ quy chiếu 11 2.2.5. Hệ thống tỷ lệ bản đồ 12 2.2.6. Khung của bản đồ 12 2.2.7. Kinh tuyến trục theo từng Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 15 2.3.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở 15 iii
  4. 2.4. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 19 2.5. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 19 2.5.1. Phần mềm Microstation 19 2.5.2. Phần mềm microstation V8i 20 2.5.3. Phần mềm Gcadas 22 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 24 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 25 3.5.3. Phương pháp điều tra thực địa 25 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN 26 4.1.1. điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Kinh tế - xã hội 28 4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ NA NGOI 31 4.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN 32 4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 32 4.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp 34 4.4. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU THEO BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG NĂM 2019 49 5.1. KẾT LUẬN 52 iv
  5. 5.2. KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 v
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích từ viết tắt 1 BĐĐC Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính 2 CT - TTg Chỉ thị Thủ tướng Chính Phủ 3 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 4 MĐSDĐ Mục đích sử dụng đất 5 NĐ - CP Nghị định - Chính phủ Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi 6 QĐ - BTNMT trường Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi 7 TT - BTNMT trường 8 TT - TCĐC Thôn tư của Tổng cục Địa chính 9 UBND Uỷ ban nhân dân 10 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất đai theo MĐSDĐ của cả nước tính đến ngày 31/12/2018 6 Bảng 2.2. Quy định về tỷ lệ bản đồ (BTNMT,TT27/2018) 12 Bảng 2.3. Quy định về khung của bản đồ hiện trạng (BTNMT,TT27/2018) 13 Bảng 2. 4. Kinh tuyến trục của từng Tỉnh, Thành phố (BTNMT,TT27/2018) 14 Bảng 4.1. Thông tin để tảo khung cho bản đồ sử dụng đất xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 45 Bảng4.2. Thống kê các loại đất sau khi ta thành lập xong bản đồ hiện trạng 49 vii
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Biểu đồ phân loại đất theo cơ cấu đất đai cả nước năm 2018 5 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí 26 Hình 4.2: Tờ bản đồ số 12 xã Na Ngoi Error! Bookmark not defined. Hình 4.3: Sau khi đã gộp các thửa với nhau Error! Bookmark not defined. Hình 4.4: Bật hiện thị các level lên Error! Bookmark not defined. Hình 4.5: Bản đồ xã Na Ngoi sau khi số hóa các mảnh BĐĐC 37 Hình 4.6: Thiếp lập đơn vị hành chính cho bản đồ 38 Hình 4.7: Tìm sửa lỗi dữ liệu 39 Hình 4.8: Sau khi tìm sửa lỗi dữ liệu xong 40 Hình 4.9: Tạo vùng cho bản đồ hiện trạng 40 Hình 4.10: Kết quả tạo vùng cho bản đồ hiện trạng 41 Hình 4.11: Gán nhãn 42 Hình 4.12: Xuất ranh giới khoanh đất 42 Hình 4.13: Bảng thông tin thuộc tính khoanh đất 43 Hình 4.14: Bản đồ khoanh đất 43 Hình 4.15: Xuất bản đồ hiện trạng 44 Hình 4.16: Kết quả sau khi tô màu 44 Hình 4.17: Bảng chú dẫn bản đồ hiện trạng sự dụng đất 46 Hình 4.18: Sơ đồ vị trí của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 46 Hình 4.19: kim chỉ hướng Bắc – Nam bản đồ hiện trạng sử dụng đất 47 Hình 4.20: biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng 47 Hình 4.21: Ký xác nhận, duyệt của bản đồ hiện trạng 48 Hình 4.22: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Na Ngoi 49 viii
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở 16 Sơ đồ 2.2. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao 17 Sơ đồ 2.3. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 18 Sơ đồ 4.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Na Ngoi từ bản đồ địa chính số và bản đồ lâm nghiệp 33 ix
  10. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực quản lý đất đai đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công lạc hậu trước đây.Tuy nhiên, công tác thành lập bản đồ HTSDĐ phần lớn là chỉnh lý trên nền bản đồ cũ, chủ yếu là số hóa lại nên độ chính chưa cao, sai số lớn dẫn tới việc quản lý và sử dụng đất chưa hiệu quả. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, thiết kế và quản lý đất đai. Nó được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ một vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Cùng với việc kiểm kê và sự ra đời của thông tư số 28/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc thành lập bản đồ hiện trạng cũng đang là mối quan tâm hàng đầu đối với cơ quan đơn vị các cấp. Để công tác kiểm kê được hoàn thành có hiệu quả cũng như công tác quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng quỹ đất hợp lý và tiết kiệm thì công tác thành lập BĐHTSDĐ là cấp thiết. Những năm gần đây xã Na Ngoi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là đất đai có hạn. Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước 1
  11. về đất đai, nắm lại hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong những năm tới tại địa phương. Cần tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất đang quản lý. Từ đó, thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng như cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều phát triển để điều chỉnh việc sử dụng đất một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền vững trong tương lai. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn thực hiện đề tài: “ Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas.” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nói chung và xã Na Ngoi nói riêng trên cơ sở thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tiến hành thống kê loại đất phục vụ công tác quản lý sử dụng đất, quy hoạch đất đai khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 từ bản đồ địa chính xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. - Thống kê diện tích các loại đất của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất để phục vụ công tác quản lý đất đai. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về không gian: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 2
  12. - Về thời gian: các số liệu và tài liệu thu thập được thực hiện ở năm 2018- 2019. - Về nội dung: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi. 3
  13. PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CẢ NƯỚC Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai, tài nguyên và là tài liệu không thể thiếu trong việc định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực. Do đó, cần phải có biện pháp và công cụ quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả nhằm phát huy hết khả năng cũng như tiềm năng của đất nước Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công tác thường xuyên và hết sức quan trọng. Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và quá trình biến động đất đai; cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua đó nắm tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về mặt phân bố không gian các loại đất tại thời điểm đánh giá từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn kế tiếp. Tại các thời điểm khác nhau cho phép nhà quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo nguyên tắc lấy cấp xã làm đơn vị cơ bản, cấp huyện, cấp tỉnh được tổng hợp từ cấp xã khái quát lên. Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã căn cứ vào quy mô, diện tích để lựa chọn tỷ lệ thành lập cho phù hợp do vậy trên địa bàn một huyện có rất nhiều tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai được thành lập. Theo Chỉ thị 21/CT – TTg của thủ tướng chính phủ, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa để điều tra kiểm kê các loại đất, các loại 4
  14. đối tượng sử dụng đất ngoài thực địa. Địa phương chưa có bản đồ địa chính tập chung (nhiều xã) và bản đồ giải thửa thì sử dụng ảnh viễn thám để biên tập thành bản đồ điều tra kiểm kê; các địa phương không có hai loại tài liệu trên thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã lập trước đây kết hợp với các loại bản đồ khác hiện có của địa phương để khoanh vẽ, chỉnh lý biên tập thành bản đồ sử dụng điều tra kiểm kê thực địa phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo Quyết định Số: 2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 01 năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên: 33.123.597 ha , bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha; - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha; - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha; Hình 2.1. Biểu đồ phân loại đất theo cơ cấu đất đai cả nước năm 2018 Cụ thể diện tích từng loại đất được thể hiện trong bảng 2.1 5
  15. Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất đai theo MĐSDĐ của cả nước tính đến ngày 31/12/2018 (Quyết định số: 2908/QĐ-BTNMT) LOẠI ĐẤT MÃ LOẠI DIỆN TỶ LỆ STT ĐẤT TÍCH % 1 Đất nông nghiệp NNP 27,289,454 100% 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11,498,497 42.1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.952.082 60.46 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.120.498 59.27 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.831.584 40.73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.546.415 36.69 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 14,940,863 54.7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.480.415 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.256.920 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2.203.527 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 795.311 2.9 1.4 Đất làm muối LMU 17.005 0.1 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 37.778 0.1 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.773.750 100 2.1 Đất ở OCT 721.676 19.12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 558.774 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 162.902 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1,893,141 50.17 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13.084 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 245.081 2.2.3 Đất an ninh CAN 52.648 Đất xây dựng công trình sự 2.2.4 DSN 83.276 nghiệp 6
  16. Đất sản xuất, kinh doanh phi 2.2.5 CSK 279.876 nông nghiệp 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.219.176 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 12.088 0.0003 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 6.656 0.0002 Đất làm nghĩa trang, nghĩa 2.7581 2.5 NTD 104.084 địa, nhà tang lễ, NHT Đất sông, ngòi, kênh, rạch, 19.6773 2.6 SON 742.573 suối 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 242.265 6.4197 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 51.268 1.3585 3 Đất chưa sử dụng CSD 2,060,393 100 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 212,150 10.2966 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,679,784 81.527 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 168,459 8.1761 Đất có mặt nước ven biển 100 4 MVB 113.898 (quan sát) Đất mặt nước ven biển nuôi 27.38 4.1 MVT 31.186 trồng thủy sản 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 4.786 4.21 Đất mặt nước ven biển có mục 68.41 4.3 MVK 77.926 đích khác Dựa vào bảng 2.1 cho thấy diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số diện tích nước ta. Điều đó có nghĩa là nước ta vẫn phụ thuộc chính vào các hình thức canh tác nông nghiệp. Cụ thể, tổng diện tích tự nhiên (tính đến ngày 31/12/2018) trên cả nước là 33.123.597 ha, bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha chiếm 83% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, + Đất sản xuất nông nghiệp là 11.498.497 ha, 7
  17. + Đất lâm nghiệp là 14.940.863 ha, + Đất nuôi trồng thủy sản là 795.311 ha, + Đất làm muối là 17.005 ha, đất nông nghiệp khác là 37.778 ha. - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, + Đất ở là 721.676 ha, + Đất chuyên dùng là 1.893.141 ha, + Đất cơ sở tôn giáo là 12.088 ha, - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha chiếm 6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, + Đất bằng chưa sử dụng là 212.150 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng là 1.679.784 ha + Núi đá không có rừng cây là 168.459 ha Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định 2908/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2019. Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2018 được sử dụng thống nhất trong cả nước. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc công khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định. Theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019. Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản 8
  18. lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG 2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 1 Điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, vùng kinh tế - xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. 2.2.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Như chúng ta đã biết bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề của ngành quản lý đất đai, được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích của các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng không chỉ cho công tác quản lý đất đai mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực, - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là tài liệu quan trọng trong công tác quản lí đất đai, là cơ sở cho quá trình quy hoạch sử dụng đất, hoạch định các chính sách về đất đai. - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là sự thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ. - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là tài liệu phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế. 9
  19. 2.2.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 5, điều 18, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: - Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chỉ dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan; - Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất; - Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm: + Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã; Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. + Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt; + Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; + Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả 10
  20. đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện; + Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; - Các ghi chú, thuyết minh; - Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: + Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất; + Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.2.4. Hệ quy chiếu Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của Thông tư này. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9996. 11
  21. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, kinh tuyến Trung ương 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam. 2.2.5. Hệ thống tỷ lệ bản đồ Theo điểm 4, Điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau: Bảng 2.2. Quy định về tỷ lệ bản đồ (BTNMT,TT27/2018) Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ Dưới 120 1: 1000 Từ 120 đến 500 1: 2000 Cấp xã Trên 500 đến 3.000 1: 5000 Trên 3.000 1: 10000 Dưới 3.000 1: 5000 Cấp huyện Từ 3.000 đến 12.000 1: 10000 Trên 12.000 1: 25000 Dưới 100.000 1: 25000 Cấp tỉnh Từ 100.000 đến 350.000 1: 50000 Trên 350.000 1: 100000 Cấp vùng 1: 250000 Cả nước 1: 1000000 Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây. 2.2.6. Khung của bản đồ Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc vào cấp đơn vị hành chính được lập và quy mô diện tích của đơn vị hành chính, được quy định cụ thể như sau: 12
  22. - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm; - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm; - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến với kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến như sau: Bảng 2.3. Quy định về khung của bản đồ hiện trạng (BTNMT,TT27/2018) Tỷ lệ bản đồ đồ hiện trạng sử dụng Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ đất tuyến 1:50000 5’x5’ 1:100000 10’x10’ 1:250000 20’ x 20' 1:1000000 10 x 10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được bàn giao ở dạng số, dạng giấy cùng với báo cáo thuyết minh kèm theo. 2.2.7. Kinh tuyến trục theo từng Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương Theo điều 8, phụ lục số 04 thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện và tỉnh được lập ở kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: 13
  23. Bảng 2.4. Kinh tuyến trục của từng Tỉnh, Thành phố (BTNMT,TT27/2018) STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ 1 Lai Châu 103000' 33 Tiền Giang 105045' 2 Điện Biên 103000' 34 Bến Tre 105045' 3 Sơn La 104000' 35 TP. Hải Phòng 105045' 4 Kiên Giang 104030' 36 TP. Hồ Chí Minh 105045' 5 Cà Mau 104030' 37 Bình Dương 105045' 6 Lào Cai 104045' 38 Tuyên Quang 106000' 7 Yên Bái 104045' 39 Hoà Bình 106000' 8 Nghệ An 104045' 40 Quảng Bình 106000' 9 Phú Thọ 104045' 41 Quảng Trị 106015' 10 An Giang 104045' 42 Bình Phước 106015' 11 Thanh Hoá 105000' 43 Bắc Kạn 106030' 12 Vĩnh Phúc 105000' 44 Thái Nguyên 106030' 13 Đồng Tháp 105000' 45 Bắc Giang 107000' 14 TP. Cần Thơ 105000' 46 Thừa Thiên - Huế 107000' 15 Bạc Liêu 105000' 47 Lạng Sơn 107015' 16 Hậu Giang 105000' 48 Kon Tum 107030' 17 TP. Hà Nội 105000' 49 Quảng Ninh 107045' 18 Ninh Bình 105000' 50 Đồng Nai 107045' 19 Hà Nam 105000' 51 Bà Rịa - Vũng Tàu 107045' 20 Hà Giang 105030' 52 Quảng Nam 107045' 21 Hải Dương 105030' 53 Lâm Đồng 107045' 22 Hà Tĩnh 105030' 54 TP. Đà Nẵng 107045' 23 Bắc Ninh 105030' 55 Quảng Ngãi 108000' 24 Hưng Yên 105030' 56 Ninh Thuận 108015' 25 Thái Bình 105030' 57 Khánh Hoà 108015' 26 Nam Định 105030' 58 Bình Định 108015' 27 Tây Ninh 105030' 59 Đắk Lắk 108030' 28 Vĩnh Long 105030' 60 Đắk Nông 108030' 29 Sóc Trăng 105030' 61 Phú Yên 108030' 30 Trà Vinh 105030' 62 Gia Lai 108030' 31 Cao Bằng 105045' 63 Bình Thuận 108030' 32 Long An 105045' 14
  24. 2.3. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng gồm: - Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở - Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao - Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 2.3.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở Phương pháp này được áp dụng cho khu vực đã xây dựng được BĐĐC gần sát với thời điểm thành lập bản đồ HTSDĐ mới và có địa hình bằng phẳng. 15
  25. Bước 1: Xây dựng thiết - Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại kế kỹ thuật- dự toán công trình tài liệu - Xây dựng thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình - Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính Bước 2: Công tác - Nhân sao bản đồ nền hoặc bản đồ ĐC cơ sở chuẩn bị - Lập kế hoạch chi tiết - Vạch tuyến khảo sát thực địa - Điều tra,bổ sung,đối soát, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản đồ nên Bước 3: Công tác ngoại - Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các nghiệp yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ ĐC - Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung chỉnh lý ngoài thực địa Bước 4: Biên tập tổng - Chuyển bản đồ địa chính lên bản đồ nền hợp - Tổng quát hóa các yếu tố bản đồ - Biên tập, trình bày bản đồ Bước 5: Hoàn thiện và - Kiểm tra, kết quả thành lập bản đồ in bản đồ - In bản đồ - Viết thuyết minh thành lập bản đồ Bước 6: Kiểm tra, - Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nghiệm thu - Đóng gói, và giao nộp sản phẩm Sơ đồ 2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở 16
  26. 2.3.2. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao Ảnh máy bay và ảnh vệ tinh phản ánh rất trung thực các thông tin trên mặt đất, sử dụng một trong hai loại ảnh này để điều vẽ trong phòng kết hợp đo vẽ bổ sung ngoài thực địa các yếu tố nội dung khi cần thiết - Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu Bước 1: Xây dựng - Xây dựng thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình thiết kế kỹ thuật- dự toán công trình - Tiếp nhận, nhân sao bản đồ nền Bước 2: Công tác - Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh chuẩn bị - Lập kế hoạch chi tiết Bước 3: Điều vẽ - Điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử ảnh nội nghiệp dụng đất trên ảnh - Kiểm tra kết quả điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên ảnh Bước 4: Công - Điều tra, đối soát kết quả điều vẽ nội nghiệp các yếu tố tác ngoại nghiệp nội dung hiện trạng sử dụng đất ở ngoài thực địa và chỉnh lý bổ sung các nội dung còn thiếu - Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp - Điều tra, đối soát, bổ sung và chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền - Chuyển kết quả điều vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng Bước 5: Biên tập tổng hợp: sử dụng đất lên bản đồ nền; - Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ - Biên tập, trình bày bản đồ - Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ - Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả) - Viết thuyết minh thành lập bản Bước 7: Kiểm - Kiểm tra, nghiệm thu tra, nghiệm thu - In giao nộp sản phẩm Sơ đồ 2.2. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao 17
  27. 2.3.3. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước Trong phương pháp này cần nhân sao BĐHTSDĐ chu kỳ trước, rồi mang ra thực địa đối soát, chỉnh lý, xác định biến động, khoanh vùng bổ sung trạng thái, các yếu tố địa vật theo thực tế và theo nội dung chuyên môn của bản đồ. Trong trường hợp những khu vực có biến động lớn thì dùng phương pháp trắc địa thông thường để đo vẽ bổ sung Bước 1: Xây dựng - Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài thiết kế kỹ thuật- dự liệu toán công trình - Xây dựng thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình - Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nhân sao bản Bước 2: Công tác đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước (gọi là chuẩn bị bản sao); - Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thu thập được lên bản Bước 3: Công tác sao nội nghiệp - Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất theo các tài liệu thu thập - Vạch tuyển khảo sát thực địa - Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơ Bước 4: Công tác sở địa lý ngoại nghiệp - Điều tra, bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản sao - Kiểm tra kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý bản đồ ngoài thực Bước 5: Biên tập tổng hợp: - Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Bước 6: Hoàn - - BiênKiểm tập tra bản kết đồ quả biên tập bản đồ thiện và in bản đồ - Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì - Viết thuyết minh thành lập bản đồ Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu - Kiểm tra, nghiệm thu - Đóng gói và giao nộp sản phẩm. Sơ đồ 2.3. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 18
  28. 2.4. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT - Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/8/2014 “ V/v kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014”; - Hướng dẫn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng cục Quản lý đất đai có về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 - Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 02/TT/BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; - Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, ngày 14 tháng 12 năm 2018 Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 2.5. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 2.5.1. Phần mềm Microstation MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế (Computer Aided Design - CAD) được phát triển bởi Bentley Systems cho tập đoàn Intergraph của Mỹ vào những năm 1980. Tại thời 4 điểm đó phần mềm có tên là PseudoState. Qua gần 30 năm phát triển, MicroStation đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau với những tính năng ngày càng cải tiến. Vào năm 1987, MicroStation 2.0 ra đời và đó là phiên bản đầu tiên của MicroStation đọc và tạo file *.DGN. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất là MicroStation SE được ra đời vào cuối 1997, đó là phiên bản đặc biệt của MicroStation (SE là viết tắt của Special 19
  29. Edition) và là phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ được thể hiện bởi màu sắc khác nhau, ngoài ra MicroStation SE còn cung cấp một số công cụ làm việc qua Internet. Phiên bản mới nhất của MicroStation là V8i (V8.11) ra đời năm 2008, phiên bản này cho phép làm việc với định dạng file *.DWG mới nhất, đồng thời bao gồm cả Module làm việc với dữ liệu GPS Với MicroStation, người sử dụng được cung cấp các công cụ số hoá các đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày bản đồ. Đồng thời, MicroStation cũng là môi trường đồ hoạ cao cấp làm nền cho các ứng dụng khác như: Irasb, Irasc, Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag, Famis chạy trên đó. Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩn theo quy định đối với Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính dạng số ở nước ta. 2.5.2. Phần mềm microstation V8i 2.5.2.1. Khái quát về phần mềm Microstation v8i Microstation v8 là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó phù hợp với việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi. microstation v8i cho phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau. Các công cụ của phần mềm microstation v8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày dữ liệu. Microstation v8i có một cửa sổ giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu bản đồ nhanh chóng, đơn giản và thuận lợi cho người sử dụng. Trong lĩnh vực trình bày và biên tập bản đồ dựa vào rất nhiều các tính 20
  30. năng mở của microstation v8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các kiểu dạng điểm, dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết một cách dễ dàng trong microstation v8i. Ngoài ra các file của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học đầy đủ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ. Các bản vẽ trong microstation v8i được ghi dưới dạng các file *.dgn ngoài ra còn có các định dạng file khác như *.dwj, *.dxf, *.dgnlib, *.rdl. Mỗi file bản vẽ đều được ddingj vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu không gian làm việc là 2 chiều thì có file 2d (x,y) nếu không gian là file 3d (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn seed file phù hợp để sao chép các tham số này thù seed file sang file bản vẽ cần tao. Microstation v8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg). 2.5.2.2. Chức năng cơ bản của phần mềm Microstation v8i trong thành lập bản đồ Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm chính là cơ sở sở dữ cho bản đồ số. Dữ liệu không gian được tạo theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng, mã hóa, số hóa để có tọa độ trong hệ tọa độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector. Các số liệu, tài liệu để xây dựng bản đồ HTSDĐ được lấy từ các nguồn trên, kết hợp với số liệu biến động thu thập được trong quá trình đi đối soát thực địa để đưa vào microstation v8i làm dữ liệu không gian để xây dựng bản đồ HTSDĐ. Microstation v8i cho phép thành lập bản đồ từ các nguồn dữ liệu như: dữ liệu đo ngoại nghiệp, bản đồ giấy hay trao đổi dữ liệu từ các phần mềm khác 21
  31. 2.5.3. Phần mềm Gcadas Gcadas là phần mềm chạy trên MicroStation V8i cho nhu cầu như: - Thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Thống kê - kiểm kê đất đai - xây dựng bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất. - Bộ công cụ Bản đồ hữu ích cho các Văn phòng ĐKQSDĐ, Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển Quỹ đất để kết xuất trực tiếp từ Bản đồ địa chính ra các văn bản liên quan đến thủ tục đăng ký đất đai tại Văn phòng, Chi nhánh Cấp huyện - Địa chính cấp xã. Các chức năng của phần mềm được thiết kế tuân thủ theo các thông tư mới nhất của Bộ TNMT như: - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: Thành lập bản đồ địa chính. - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: Thành lập hồ sơ địa chính. - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: Lập các biểu kiểm kê. - Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. * Tính năng nổi bật: Phần mềm mang đến rất nhiều tính năng nổi bật, trong đó có những tính năng tiêu biểu như: - Công cụ sửa lỗi tự động có tính năng tương tự như MRFClean. - Bộ công cụ biên tập bản đồ địa chính đầy đủ và trực quan. - Tự động cắt mảnh bản đồ địa chính, cắt thửa giao thông, thủy hệ theo sơ đồ phân mảnh. - Xuất và in đồng loạt các giấy chứng nhận. 22
  32. - Vẽ tự động nhãn địa chính theo hình dạng thửa đất. - Xuất và in đồng loạt hồ sơ thửa đất ra tệp PDF để kiểm tra. - Hỗ trợ kết xuất cơ sở dữ liệu địa chính ra định dạng ViLIS, eLIS, TMV.LIS. - Hỗ trợ lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và rất nhiều các tính năng hữu ích khác. 23
  33. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Thời gian từ ngày 10/02/2020 đến ngày 03/05/2020 - Các số liệu và tài liệu thu thập được thực hiện giai đoạn 2018-2019. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các thông tư, quyết định, quy định quy phạm về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ bản đồ địa chính số. - Tư liệu trắc địa bản đồ phục vụ công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Microstation và Gcadas 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. - Hiện trạng sử dụng đất xã Na Ngoi - Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ bản đồ địa chính số. - Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 24
  34. - Thống kê diện tích các loại đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được thừa kế từ các số liệu đã công bố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, diện tích đất đai, biến động đất đai, quy hoạch xây dựng, các văn bản pháp lý. Bản đồ địa chính số với tỷ lệ 1:1000 khu vực xã Na Ngoi Bản đồ lâm nghiệp với tỷ lệ 1:25000 thu thập ở ban quản lý rừng xã Na Ngoi 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu thô: ghép mảnh và tổng quát hóa bản đồ, chỉnh lý theo đúng quy định hiện trạng sử dụng đất - Xử lý biên tập bản đồ: tiến hành biên tập và hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thống kê diện tích các loại đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 3.5.3. Phương pháp điều tra thực địa Sau khi đã ghép các mảnh bản đồ địa chính thành bản đồ tổng và chỉnh lý theo hồ sơ địa chính sẽ tiến hành in ấn để phục vụ công tác điều tra, khảo sát ngoài thực địa. Phương pháp được tiến hành nhằm kiểm tra đối soát giữa hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ và thực địa (loại đất, kích thước thửa, đối tượng quản lý). 25
  35. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN 4.1.1. điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Na Ngoi là xã biên giới, cách trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 75km về phía Nam có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Tây Sơn; Hữu Kiệm; Chiêu Lưu; - Phía Tây giáp xã Mường Típ; - Phía Đông giáp xã Nậm Càn; - Phía Nam giáp xã CHDCND Lào. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Là xã biên giới vùng núi cao, trung bình so với mặt nước biển khoảng 1.000m, địa hình thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, độ dốc địa hình lớn trung bình từ 28% đến 30%, diện tích đất bằng hẹp. Vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã có hai dạng địa hình chính: 26
  36. - Địa hình phiêng bãi bằng phẳng xen lấn đồi núi bát úp: Dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở các bản phân bố ở các bản khu vực trung tâm xã. Đây cũng là khu vực tập trung đông dân cư và trồng lúa nước của xã. - Địa hình đồi núi dốc: địa hình này phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam của xã. Đây là nơi bắt nguồn của hào hết các khe suối nhỏ trên địa bàn xã. 4.1.1.3. Khí hậu Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn huyện Kỳ Sơn, xã Na Ngoi mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Trung bộ và gió lào. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60C, Nhiệt độ trung bình cao nhất vào khoảng tháng 4 là 38.50C, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng tháng 2 là 11,50C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 70,8%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2 đạt 88%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 4 đạt 40%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.157,04 mm, phân bố điều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt. Trung bình số giờ nắng dao động khoảng 1.573,5 giờ/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 7 và chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là: gió mùa đông bắc thổi vào mùa lạnh và gió Lào thổi vào mùa nóng. 4.1.1.4. Thủy văn Là xã vùng núi cao, địa hình chia cắt nên hệ thống thủy văn của xã chủ yếu là các khe suối nhỏ, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được sử dụng từ khe suối Ka và khe suối Khê Ràn. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có các khe suối nhỏ, mạnh nước ngầm chảy từ các thung lũng, chân núi. Tuy nhiên vào mùa khô lượng nước ở các khe, suối này giảm, đôi khi khi bị cạn kiệt, gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 27
  37. 4.1.2. Kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội Những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội khi bước vào thời kỳ đổi mới, nhưng đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Na Ngoi đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế của xã Na Ngoi đạt kết quả khá và ổn định. Đảng bộ và chính quyền xã đã vận động nhân dân tích cực đổi mới kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và đầu tư thâm canh tăng vụ. Thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất tiêu thụ công nghiệp phát triển như: xưởng mộc, cưa, chế biến lâm sản, hàng hóa, sửa chữa, khai thác vật liệu xây dựng phát triển các làng nghề truyền thống Kinh tế xã Na Ngoi đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỷ trọng các ngành kinh tế thị trường đang phát triển, chính quyền nhân dân xã tiếp tục xác định hướng phát triển kinh tế chú trọng vào ngành trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành kinh tế kinh doanh thương mại và dịch vụ, tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế khác. 4.1.2.2. Dân số và lao động Xã Na Ngoi có 3 dân tộc anh em cùng chung sống là: Thái, Mông, Khơ mú. Sinh sống trên địa bàn 19 bản. Dân số phân bố tập trung ở khu trung tâm xã và ven các trục đường giao thông. Những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số giảm dần. Thành phần lao động chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa số là lao động chưa qua đào tạo. Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng như người dân rất quan tâm. Để giải quyết việc làm cho lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề, sử dụng nhiều lao 28
  38. động phổ thông, gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội. 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông Giao thông trên địa bàn xã Na Ngoi chủ yếu là đường bộ, bao gồm: - Tuyến đường Phù Khả đi từ Phù Quặc 3 dài khoảng 12 km; - Tuyến đường từ Phù Khả đi Hồi Tun dài khoảng 9 km; - Tuyến đường từ Ka Dưới đi Thăn Hón dài khoảng 7 km. Đến nay 16/19 bản có đường ô tô, trong đó có 10 bản ô tô vào được cả 2 mùa. b. Thủy lợi Do độ dốc địa hình lớn nên việc bố trí xây dựng các công trình thủy lợi là rất khó khăn, hoặc do không thể bố trí được. Nhìn chung hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. c. Giáo dục đào tạo Hệ thống giáo dục đào tạo trong những năm qua đã được đào tư về cơ sở vật chất, sự nghiệp giáo dục, đào tạo dần được phát triển theo hướng xã hội hóa, phong trào xóa nhà tranh, tre nứa, phòng học tạm được thực hiện tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong xã, góp phần nâng cao trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư. Tập trung chỉ đạo các trường triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả cuộc vận động ‘Hai không’ gắn với cuộc vận động ‘ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh’, thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí Thư TƯ Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. d. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Trong những năm trạm y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hiện xã có 1 trạm y tế với 12 giường bệnh điều trị nội trú, 4 y sỹ, 7 y tá. Nhìn chung với cơ sở hạ tầng 29
  39. nhưng vậy đã cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Triển khai tiêm chủng mở rộng cho các cháu đạt 100% kế hoạch. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và kế hoạch hóa gia đình được thực hiện khác tốt, hạn chế một số dịch bệnh như sốt rét, bướu cổ, tiêm phòng Vacxin cho trẻ em đã được thực hiện tốt. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. e. Văn hóa, thể thao Hoạt động văn hóa thể thao của xã phát triển tương đối tốt cả về số lượng, quy mô, nội dung và hình thức. Tiếp tục tổ chức và duy trì tốt các đội văn nghệ - thể thao phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giao lưu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của nhân dân, góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tăng cường khối đồi kết giữa các dân tộc, từ đó tạo động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội ổn định. Văn hóa, thông tin, tuyên truyền có nhiều chuyển biến rõ rệt,phục vụ kịp thời các ngày lễ lớn của đất nước. Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và từng bước phát triển, các tập tục lạc hậu được xóa bỏ. f. Nguồn điện Đến nay xã đã có mạng điện lưới Quốc gia. Trên toàn xã đã xây dựng được một số trạm biến áp nằm ở các bản khác nhau. Tuy nhiên mạng điện lưới như hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. g. Bưu chính – Viễn thông Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu đó, ngành Bưu chính – Viễn thông đang không ngừng cải tạo cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật và đã có bước phát triển vượt bật, số người dân sử dụng thuê 30
  40. bao điện thoại hàng năm đều tăng. Hệ thống các mạng điện thoại di động đã phủ sóng trên khắp các bản của xã, công tắc phục vụ văn hóa, báo chí, thư tín kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. 4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ NA NGOI Theo số liệu thu thập tại địa phương đến năm 2019, xã Na Ngoi có tổng diện tích tự nhiên là 19,240.36ha. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau: - Đất nông nghiệp: 17,899.84ha, chiếm 93,03% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 150.24ha, chiếm 0.78% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 1,190.28ha, chiếm 6.19% tổng diện tích đất tự nhiên. 4.2.1. Đất nông nghiệp Đến năm 2019, diện tích đất nông nghiệp của xã Na Ngoi là 17,899.84ha, chiếm 93,03% tổng diện tích tự nhiên. - Đất sản xuất nông nghiệp có: 543.51 ha, chiếm 2.82% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. - Đất lâm nghiệp có: 17,356.09 ha, chiếm 90.21% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản có: 0.24 ha. 4.2.2. Đất phi nông nghiệp Đến năm 2019, diện tích đất phi nông nghiệp của xã Na Ngoi là 150.24 ha, chiếm 0.78% tổng diện tích tự nhiên. - Đất ở có: 42.92 ha, chiếm 0.22% trong đó 100% là đất ở tại nông thôn. - Đất chuyên dùng có: 76.78 ha, chiếm 0.4%. - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có: 30.43 ha, chiếm 0.16%. - Đất có mặt nước chuyên dùng có: 0.11 ha. 4.2.3. Đất chưa sử dụng Đến năm 2019, diện tích đất chưa sử dụng của xã Na Ngoi là 1,190.28 ha, chiếm 6.19% tổng diện tích tự nhiên. 31
  41. Đất bằng chưa sử dụng có: 0.43 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng có: 1,189.86 ha, chiếm 6.18%. 4.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN 4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 32
  42. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính được thành lập như sau: - Chuẩn bị về nhân lực và tài chính - Bản đồ địa chính theo hệ tọa độ VN 2000 Công tác chuẩn bị đo vẽ tỷ lệ 1/1000, bản đồ lâm nghiệp tỷ lệ 1:2500 - Biến động về đất đai giai đoạn 2018-2019 - Các thông tư, nghị định, quyết định phục vụ cho việc thành lập bản đồ địa chính - Ghép các mảnh bản đồ địa chính và bản Thành lập bản đồ đồ lâm nghiệp. nền từ bản đồ địa - Tạo file * DGN chuẩn làm file nền chính - Điều tra thực địa - Cập nhật - Gộp thửa và chuẩn hóa ranh giới loại đất. Tổng quát hóa bản đồ - In bản đồ nền - Tạo cơ sở dữ liệu - Biểu thị đường địa giới hành chính các cấp khác. - Kiểm tra, sửa lỗi, tạo vùng. Biên tập bản đồ - Gán dữ liệu - Tạo khoanh đất . - Tô màu hiện trạng và vẽ nhãn loại đất - Tạo khung và hoàn thiện bản đồ In và giao nôp sản phẩm Sơ đồ 4.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Na Ngoi từ bản đồ địa chính số và bản đồ lâm nghiệp 33
  43. 4.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp 4.3.2.1. Công tác chuẩn bị Chuẩn về nhân lực, tài chính Chuẩn bị bản đồ địa chính Chuẩn bị bản đồ lâm nghiệp Chuẩn bị các thông tư, nghị định, quyết định phụ vụ cho việc thành lập bản đồ địa chính. 4.3.2.2. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp Với tài liệu thu thập được là các mảnh bản đồ địa chính xã Na Ngoi (93 tờ bản đồ) do đó cần phải ghép các mảnh bản đồ địa chính với tỷ lệ 1:1000 và bản đồ lâm nghiệp thành một tờ bản đồ tổng. a) Ghép bản đồ Ghép các tờ bản đồ địa chính lại với nhau và sau đó ta tiếp tục ghép tờ bản đồ địa chính tổng với bản đồ lâm nghiệp để được một bản đồ tổng hoàn chỉnh.  Ta thực hiện như sau Đầu tiên, mở một file bản đồ địa chính: ví dụ là DC12. DGN. Hình 4.2. Tờ bản đồ số 12 xã Na Ngoi 34
  44. Tiến hành vào gộp các mảnh bản đồ lại với nhau: File References Tools Attach Chọn tất cả các bản đồ mình cần gộp lại với nhau Open Ok liên tục là ra bản đồ đã gộp Hình 4.3. Bản đồ địa chính sau khi đã gộp các thửa với nhau Hình 4.4. Bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp sau khi gộp lại với nhau b) Xóa các đối tượng không cần thiết Tiến hành xóa các đối tượng không cần thiết: Bật bản đồ lên xem đối tượng nào không cần thiết và xem đối tượng đó ở Level bao nhiêu thì ta lại vào Ctrl+E 35
  45. rồi bật Level đó lên ta bao Fence lại và xóa đối tượng đó bằng thanh công cụ  Các level trong bản đồ tổng xã Na Ngoi cần xóa Tên chủ sử dụng level 60 Khung bản đồ level 63 Tâm thửa level 11 Số tờ bản đồ level 56 Và một số level khác Hình 4.5. Bật hiển thị các level lên Bản đồ sau khi đã xóa thành công 36
  46. Hình 4.6. Bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp sau khi xóa các đối tưởng không cần thiết c. Tổng quát hóa bản đồ - In bản đồ nền - Điều tra thực địa - Cập nhật - Tạo cơ sở dữ liệu. Ta bật phần mền gcadas và sau khi xóa các đối tượng không cần thiết ta được bản đồ như sau: Hình 4.7. Sau khi bật phần mền gcadas Sau đó bật gcadas lên ta vào: Hệ thống Kết nối cơ sở dữ liệu Chọn đường dẫn tệp dữ liệu thuộc tính Thiết lập. Sau khi thiếp lập xong ta vào: Hệ thống Thiết lập đơn vị hành chính Ta có giao diện của đơn vị hành chính như sau: 37
  47. Hình 4.8. Thiết lập đơn vị hành chính cho bản đồ d. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất  Sửa lỗi cho bản đồ Tiến hành sửa lỗi: Bản đồ Topology Sửa lỗi tự động. Chọn các level tham gia tạo vùng: gồm có các lớp level sau. Bảng 4.1. Lớp thông tin tham gia tạo vùng STT Lớp thông tin Level 1 Ranh giới thửa đất 10 2 Giao thông 23 3 Thủy văn 31 4 Nuôi trồng thủy sản 32 5 Ranh giới hành chính 46 Sau khi sửa lỗi tự động xong ta vào: Bản đồ Topology Tìm lỗi dữ liệu. 38
  48. Hình 4.9. Tìm sửa lỗi dữ liệu Kiểm tra và sửa các lỗi sau: - Đánh dấu đỉnh treo - Đánh dấu cạnh ngắn - Đánh dấu thửa nhỏ - Đánh dấu giao điểm - Đánh dấu cạnh sai 39
  49. Hình 4.10. Sau khi tìm sửa lỗi dữ liệu xong  Tạo vùng cho bản đồ Để tạo vùng cho bản đồ ta vào: Bản đồ Topology Tạo thửa đất từ ranh thửa, chọn tất cả các level tham gia vào tạo vùng: Hình 4.11. Tạo vùng cho bản đồ hiện trạng 40
  50. Khi đó trên bản đồ sẽ xuất hiện tâm thửa của các đối tượng. Trước khi đổi màu cho bản đồ ta cần phải kiểm tra xem các vùng trên bản đồ đã có topology chưa, nếu chưa có topology thì sẽ không đổi màu được cho các thửa đất đó. Hình 4.12. Kết quả tạo vùng cho bản đồ hiện trạng  Gán dữ liệu cho bản đồ khoanh đất Ta gán dữ liệu để giúp cho bản đồ lưu giữ lại được thông tin thuộc tính của bản đồ Ta vào Hồ sơ Nhập thông tin từ nhãn 41
  51. Hình 4.13. Gán nhãn Sau khi tiến hành gán mục đích và đối tượng sử dụng xong thực hiện tạo ranh giới khoanh đất và xuất ranh giới khoanh đất Xuất bản đồ ranh giới khoanh đất Ta vào: Kiểm kê Tạo ranh giới khoanh đất (tự động) Hình 4.14. Xuất ranh giới khoanh đất 42
  52. Xuất thành công ranh giới khoanh đất ta lại tạo thông tin thuộc tính cho bản đồ khoanh đất vừa xuất. Hình 4.15. Bảng thông tin thuộc tính khoanh đất Vẽ nhãn cho khoanh đất Kiểm kê Bản đồ kết quả điều tra Vẽ nhãn thông tin khoanh đất Thực hiện xong các bước trên ta được bản đồ khoanh đất như sau: Hình 4.16. Bản đồ khoanh đất e. Đổi màu bản đồ hiện trạng và tạo khung bản đồ hiện trạng  Đổi màu bản đồ hiện trạng Đây là việc đổ màu cho các khoanh đất theo đúng quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin 43
  53. đã có rất nhiều phần mềm tiện ích cho phép đổ màu tự động theo đúng quy phạm trong thời gian ngắn. Một trong những phần mềm đổ màu tự động đó là Gcadas. Ta vào: Kiểm kê Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Xuất bản đồ hiện trạng Hình 4.17. Xuất bản đồ hiện trạng Sau khi xuất bản đồ hiện trạng ta sẽ tiến hành đổi màu cho bản đồ hiện trạng ta vừa xuất: Kiểm kê Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Biên Tập Tải bảng màu hiện trạng sử dụng đất Kiểm kê Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Biên tập Tô màu khoanh đất. Hình 4.18. Kết quả sau khi tô màu 44
  54. Ta xem và kiểm tra lại màu của các loại đất xem màu có đúng nhưng trong thông tư hay chưa ( Điểm 5, mục II, phụ lục số 04 Thông tư số 27/2018/BTNMT)  Tạo khung cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 7, phụ lục số 04/TT 27/2018/BTNMT về mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng cấp xã. Khung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được thể hiện như sau: Bảng 4.2. Thông tin để tạo khung cho bản đồ sử dụng đất xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 1 Tỷ lệ 1/10000 2 Tên xã Xã Na Ngoi 3 Tên huyện Huyện Kỳ Sơn 4 Tên tỉnh Tỉnh Nghệ An 5 Nguồn tài liệu Bản đồ địa chính 6 Đơn vị xây dựng Già Bá Pó  Bảng chú dẫn Bảng chú giải đối với cấp xã thường đặt ở góc trái dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bảng chú dẫn dưới đây là các loại đất được thể hiện trên bản đồ xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 45
  55. Hình 4.19. Bảng chú dẫn bản đồ hiện trạng sử dụng đất  Sơ đồ vị trí Sơ đồ vị trí được đặt ở phía trên góc bên trái của bản đồ hiện trạng Hình 4.20. Sơ đồ vị trí của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 46
  56.  Kim chỉ hướng Bắc – Nam Hướng chỉ bắc nam là một dạng điểm nên ta chỉ cần tiến hành chuyển cell này ra là được. Cell chỉ hướng bắc thường được đặt ở góc trên bên khung bên phải khung bản đồ. Hình 4.21. kim chỉ hướng Bắc – Nam bản đồ hiện trạng sử dụng đất  Biểu đồ cơ cấu Cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm đất như sau; - Đất nông nghiệp - Đất phi nông nghiệp - Đất chưa sử dụng Hình 4.22. biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng 47
  57.  Ký xác nhận bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tại điểm 7, phụ lục số 04/TT 27/2018/BTNMT quy định về khung và trình bày bản đồ. Mẫu xác nhận và ký duyệt là nơi dùng để các cấp thực hiện bản đồ và các cấp nghiệm thu bản đồ ký duyệt. Mẫu này được thiết kế thủ công đặt ở phía dưới góc bên phải của bản đồ hiện trạng. Hình 4.23. Ký xác nhận, duyệt của bản đồ hiện trạng 4.3.2.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Như vậy là ta đã đi xây dựng và hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2020 như sau: 48
  58. Hình 4.24. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Na Ngoi 4.4. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU THEO BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG NĂM 2019 Bảng 4.3. Thống kê các loại đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Na Ngoi Tổng diện Cơ Thứ Mã tích cấu tự LOẠI ĐẤT (Ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích đất khu vực nghiên 19240.36 100 cứu 1 Đất nông nghiệp NNP 17899.84 93.03 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 543.51 2.82 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 454.49 2.36 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 276.50 1.44 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 177.99 0.93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 89.02 0.46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17,356.09 90.21 49
  59. 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7,980.27 41.48 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 9,375.82 48.73 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.24 0.00 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 150.24 0.78 2.1 Đất ở OCT 42.92 0.22 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 42.92 0.22 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 76.78 0.40 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.35 0.00 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 15.78 0.08 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 4.76 0.02 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK nghiệp 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 55.89 0.29 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà NTD tang lễ, NHT 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30.43 0.16 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0.11 0.00 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 1190.28 6.19 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.43 0.00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,190.86 6.19 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS II Đất có mặt nước ven biển(quan sát) MVB 1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng MVT thủy sản 2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 3 Đất mặt nước ven biển có mục đích MVK khác Tổng diện tích đất trong khu vực nghiên cứu là 19240.36ha trong đó:  Diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp là 17899.84ha, chiếm 93.03% tổng diện tích đất trong khu vực nghiên cứu, trong đó: 50
  60. Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 854.39ha chiếm % tổng diện tích đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp: Diện tích là 17045.45ha chiếm % tổng diện tích đất nông nghiệp  Diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp là 150.24ha, chiếm 0.7% tổng diện tích trong khu vực nghiên cứu Đất ở: Diện tích là 108.87ha, chiếm % tổng diện tích đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng: Diện tích là 41.37ha, chiếm % tổng diện tích đất phi nông nghiệp  Diện tích đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 1190.28ha, chiếm 6.9% tổng diện tích trong khu vực nghiên cứu  So sánh kết quả bản đồ hiện trạng tôi thu được với hiện trạng sử dụng đất thấy kết quả không thay đổi. 51
  61. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu bản đồ điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, của địa phương.Tình kinh tế xã hội năm năm và hàng năm của nhà nước. Ứng dụng của các phần mềm chuyên ngành cho biên tập thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã phần nào cho thấy khả năng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các sản phẩm bản đồ chính xác là mục tiêu cao nhất. Quá trình thực hiện đề tài đã đưa ra được sơ đồ quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ, áp dụng các phần mềm hỗ trợ thành lập mới nhất, chỉnh sửa, cập nhật các biến động của xã Na Ngoi dựa trên số liệu thống kê giai đoạn 2015-2019. Thống kê các loại đất từ bản đồ địa chính. Trong quá trình thực hiện đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2019, theo đúng quy định của BTNMT Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An. Thống kê được diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng năm 2019 cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích đất tự nhiên: 19240.36ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp : 19240.36ha Diện tích đất phi nông nghiệp năm : 150.24ha, Diện tích đất bằng chưa sử dụng : 1190.28ha 52
  62. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính có tính thực tế cao, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí so với các phương pháp khác mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về độ chính xác. 5.2. KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại địa phương và đã hoàn thành xong đề tài thì em có một số kiến nghị như sau: - Đội ngũ cán bộ địa chính các cấp cần phải được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ. - Trang bị thêm kiến thức về chuyên môn cho cán bộ địa chính thị trấn giúp nhanh chóng tiếp cận với các phần mềm chuyên dụng mới, công nghệ mới. - Cần tăng cường các biện pháp giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả hơn. - Đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ tạo hành lang pháp lý để quản lý đất đai chặt chẽ hơn. - Tạo điều kiện để cán bộ địa chính cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn, tin học tiếp cận với các phần mềm quản lý đất đai mới để làm tốt hơn công tác quản lý tài nguyên môi trường. - Tạo điều kiện về nguồn kinh phí để chỉnh lý bổ sung tài liệu tránh tình trạng tài liệu lạc hậu không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất nhất là sau khi hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Cần kết hợp giữa chính quyền địa phương và chủ đầu tư trong việc vận động, tuyên truyền cho người dân chính sách của Nhà nước về đất đai giúp người dân hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng đất hiệu quả và sử dụng đúng mục đích. Về phía trường Đại học Lâm nghiệp: 53
  63. - Do đặc thù ngành địa chính cần phải trang bị cơ sở thực tiễn một cách đầy đủ và phù hợp để nâng cao hiệu quả cho công tác, cho nên trong quá trình học tập nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên được giao lưu tiếp cận với các công tác thực tế của ngành ở các cơ quan chuyên môn sớm hơn nữa - Đồng thời nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên có được thời gian học tập nghiên cứu tại các cơ quan chuyên môn của ngành địa chính dài hơn. Từ đó sinh viên sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn một cách đầy đủ hơn, những kiến thức lý luận đã được trang bị ở nhà trường sẽ được củng cố. 54
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018). Thông tư số 27/2018/TT–BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14/02/2018 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2013). Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/12/2013 quy định về thành lập bản đồ địa chính. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Quyết định 2908/QĐ-BTNMT 2019 công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018 5. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. 6. Chính phủ (2000). Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia. 7. Chính phủ (2014). Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. 8. Chỉ thị số: 15/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 9. Phạm Thanh Quế (2012). Bài giảng thực hành tin học ứng dụng trong quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm nghiệp. 10. Quốc hội (2013). Luật Đất đai 2013, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. 11. Ủy ban nhân xã Na Ngoi (2013). Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2105).
  65. 12. Vi Thùy Linh (2016). Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Nậm Nhoóng – huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. 13. Đặng Thị Ngọc Uyên (2018). Thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp bằng phần mềm Microstation và Famis tại xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.