Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

pdf 77 trang thiennha21 19/04/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ VÂN ANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ VĂN SƠN, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ VÂN ANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ VĂN SƠN, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47- PTNT N02 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Việt Dũng Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệplà một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm kiến thức kinh nghiệm được rút ra trong thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường nắm chắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Đến nay, bản khóa luận đã hoàn thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Trần Việt Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cán bộ nhân viên UBND xã Văn Sơn cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế của bản thân có hạn nên trong khi làm khóa luận không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong được sự chỉ đạo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa luân được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân trành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Vân Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất đai của xã Văn Sơn năm 2018 28 Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Văn Sơn năm 2018 29 Bảng 4.3: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây có hạt năm 2018 31 Bảng 4.4: Cơ cấu giống mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 - 2018 40 Bảng 4.5: Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm 2016 - 2018 41 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 -2018 42 Bảng 4.7: Thông tin chung về các hộ điều tra 45 Bảng 4.8: Diện tích đất trồng mía tím của các hộ điều tra năm 2018 48 Bảng 4.9: Chi phí bình quân cho 1ha mía tím của các hộ điều tra 49 Bảng 4.10: Vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím của người dân xã Văn Sơn 51 Bảng 4.11: Một số đề xuất trong phát triển cây mía tím tại các hộ điều tra 53 Bảng 4.12: Một số đề xuất cho vay vốn tại các hộ điều tra 54
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím của xã Văn Sơn 44 Hình 4.2: Phân tích SWOT về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím 55
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 KH Kế hoạch 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 5 ANCT An ninh chính trị 6 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 7 ANTT An ninh trật tự 8 SL Số lượng 9 CC Cơ cấu 10 ĐVT Đơn vị tính 11 STT Số thứ tự 12 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất 4 2.1.2. Tổng quan về cây mía tím 4 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím 9 2.1.4. Vai trò của cây mía 15 2.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím 15 2.2. Cơ sở thực tiễn 17 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nước 18 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở tỉnh Lào Cai 19 2.2.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất phát triển cây mía 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
  8. vi 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.3. Các phương pháp nghiên cứu 23 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 23 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân 24 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu 25 3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Văn Sơn - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 28 4.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế -xã hội 30 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn 38 4.2. Thực trạng phát triển cây mía tím của xã Văn Sơn 39 4.2.1. Cơ cấu về giống mía tím 39 4.2.2. Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm qua 2016 - 2018 41 4.2.3. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 42 4.2.4. Kênh tiêu thụ mía tím của xã Văn Sơn năm 2018 43 4.3. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra 45 4.3.1. Nguồn lực của hộ 45 4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía 49 4.4. Tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội 50 4.5. Một số vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím 51 4.6. Những đề xuất của các hộ điều tra trong sản xuất và tiêu thụ mía 53
  9. vii 4.7. Phân tích SWOT 54 4.7. Giải pháp phát triển mía tím ở xã Văn Sơn trong những năm tới 55 4.7.1. Giải pháp về kinh tế 55 4.7.2. Giải pháp về kỹ thuật 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 59 5.2.1. Đối với Nhà nước 59 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền 60 5.2.3. Đối với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lào Cai - tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, là một tỉnh đang trên đà phát triển. Với một lượng khá lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì để nâng cao đời sống cho bộ phận nông dân chuyên thâm canh về cây trồng, phát triển nông nghiệp là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao mức thu nhập cho người dân. Đảng và Nhà nước ta đã xác định là “cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với cây công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng tạo ra được khối lượng hàng hóa nông sản lớn giải quyết vấn đề việc làm cho người dân lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Văn Sơn là đơn vị hành chính gồm 10 thôn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây cây mía tím đang là loại cây công nghiệp ngắn ngày giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân trong xã. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân về tổ chức sản xuất, kỹ thuật thâm canh, tiêu thụ, chính sách đầu tư khuyến khích phát triển cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của xã Văn Sơn đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra, do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thích đáng nên giá trị kinh tế chưa cao, khả năng cạnh tanh trên thị trường còn hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng và những tồn tại trong việc phát triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ mía tím nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kì tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
  11. 2 và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng sản xuất cây mía tím từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển mía tím thành cây trồng mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được thực trạng sản xuất mía tím trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía tím trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống giúp cho sinh viên nhìn nhận một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Văn Sơn. - Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng mía tím ở xã Văn Sơn. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Văn Sơn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đáp ứng được mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình trồng mía tím, phát triển tích cực đến hoạt động sinh kế của các hộ dân.
  12. 3 - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để giúp chính quyền địa phương đưa ra được các biện pháp phát triển và cải thiên chất lượng giống mía tím đạt được hiệu quả tốt nhất. - Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển và mở rộng sản xuất cây mía tím. - Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo đối với cây mía tím. 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập - Quá trình thực tập giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, củng cố thêm kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng vào sản xuất thực tế. - Kế thừa số liệu thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa bàn thực tập. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người. Theo Viện nghiên cứu quản lý Trung ương: Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên. Theo tác giả Raaman Weitz: Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nhưng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về chất và về lượng, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. 2.1.2. Tổng quan về cây mía tím 2.1.2.1. Nguồn gốc Cây mía xuất hiện trên trái đất từ xa xưa khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau, một số tác giả cho rằng vùng Tân Ghi Nê là quê hương của cây mía nguyên thủy. Tuy nhiên trong tác phẩm “Nguồn gốc của cây
  14. 5 mía” của De Candelle lại viết “Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu Mỹ” Khi cây mía được đưa vào trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sarkara được chuyển thành Sukkar. Từ Ả Rập cây mía được đưa đến Êtiopia, Ai Cập rồi Sicilia, Người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha, Thái tử Bồ Đào Nha Don Ernique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canaria. Chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dung của Châu Âu trong vòng 300 năm. Trong thế kỉ XVI, mía đường đã là một nguồn hàng trao đổi quan trọng giữa các nước Nam Mỹ và thị trường châu Âu. Cây mía được trồng ở Việt Nam từ lâu đời nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu lịch sử trồng mía cụ thể. [9] 2.1.2.2. Giá trị kinh tế Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo Về mặt kinh tế, thân mía chứa khoảng 80 - 90 % nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16 - 18 % đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: - Bã mía chiếm 25 - 30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45 - 55% cellulose), 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi diện tích rừng ngày
  15. 6 càng giảm kéo theo nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng có thể thay thế. - Mật gỉ chiếm 3 - 5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35 - 50 lít cồn, 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ XXI có thể sản xuất 7000 - 8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ XXI là lấy từ mía. - Bùn lọc chiếm 1,5 - 3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. 2.1.2.3. Đặc tính của cây mía * Đặc tính thực vật học Cây mía có tên khoa học là Saccharumssp, thuộc họ Graminaea (họ hòa thảo). Cây mía gồm các phần: - Thân mía: Thân là đối tượng thu hoạch của cây mía, là nơi dự trữ đường dung làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. + Thân mía cao trung bình từ 2-3m, một số giống có thể cao từ 4-5m. Thân mía được hình thành từ nhiều dóng (đốt) mía hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20cm, trên mõi dóng có mắt mía, đai sinh trưởng, sẹo lá, + Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc tím. Tùy theo từng loại giống mà dóng mía có hình dạng khác nhau như hình trụ, hình trống, hình ống chỉ, Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh. - Rễ mía: Cây mía có hai loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh
  16. 7 + Rễ sơ sinh: Mía được trồng bằng thân (sinh sản vô tính). Khi trồng, thân mía được chặt thành từng đoạn, mỗi đoạn có từ 2-4 mắt mầm (hom giống). Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu của rễ. Khi mầm mía phát triển thành cây con thì các rễ thứ sinhh mọc ra từ đai rễ của gốc cây non, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này, các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa. + Rễ thứ sinh: Là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trồng suốt chu kỳ sinh trưởng. Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng mặt đất 30 - 40cm, rộng khoảng 40 - 60cm. + Lá mía: Cây mía có bộ phận lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn với hiệu suất quang hợp cao, giúp cây trồng tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm nhiều phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 0,1 - 1,5m có một gân chính tương đối lớn. Phiến lá có màu xanh thẫm, mặt trên có nhiều lông nhỏ. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá, các đặc điểm của lá cũng khác tùy thuộc vào giống mía. - Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ phấn rất cao. Cây mía có giống ra nhiều hoa có giống ra ít hoa hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường. Trong sản xuất người ta không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa. - Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh có hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dung trong sản xuất.
  17. 8 Cây mía từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch kéo dài trong khoản 10 -15 tháng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giống mía. * Đặc điểm sinh học của cây mía - Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời. Trong thời gian 10 - 12 tháng, 1 ha mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ để lại trong đất. - Khả năng tái sinh mạnh: Mía có khả năng lưu gốc được nhiều năm một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ và giảm chi phí sản suất. - Khả năng thích ứng rộng: Mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập ), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường. * Chu kỳ sinh trưởng của cây mía Đối với cây mía chu kỳ sinh trưởng có thể chica thành 4 thời kỳ chính đó là: - Thời kỳ mọc mầm: Từ khi đặt hom mía trồng đến khi mầm mọc thành cây con. Thời kì này cây non mọc từ mắt mầm và sống nhờ chất dự trữ trong hom mía. Rễ hom đồng thời phát triển thực hiện chức năng bám đất, hút nước và hấp thu một phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía non. - Thời kỳ mía đẻ nhánh: Sau khi kết thúc mọc mầm, mía chuyển sang thời kỳ đẻ nhánh. Ở thời kỳ này rễ thứ sinh phát triển mạnh và các nhánh mía con đâm lên từ các mắt mầm ở gốc của cây mẹ, rồi từ những nhánh cấp hai này tiếp tục mọc các nhánh cấp ba. Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến mật độ của cây, một trong hai yếu tố cấu thành năng suất của mía. - Thời kỳ mía làm dóng và vươn cao: Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, số lá tăng nhanh, các hoạt động sinh lý đạt mức cao nhất và chất khô hình thành được dự trữ với tốc độ nhanh. Thời kỳ mía làm dóng vươn cao quyết định độ lớn của cây mía, một yếu tố cấu thành quan trọng năng suất và chất lượng.
  18. 9 - Thời kỳ mía chín: Ở thời kì này tốc độ sinh trưởng chậm lại, tích lũy đường tăng nhanh. Ruộng mía đã ổn định cơ bản về số cây và độ lớn giai đoạn này khoảng ba tháng. Chú ý phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại để đảm bao năng suất cuối cùng của ruộng mía. [9] 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây mía thì khí hậu và đất đai được xem như là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cây mía. * Yêu cầu sinh thái - Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 - 25°C. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25°C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt độ thích hợp 20 - 30°C. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 32°C. - Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 - 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.000 giờ trở lên. - Lượng nước và độ ẩm đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loại cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần nước tưới trong mùa khô, nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm dóng
  19. 10 vươn cao cần rất nhiều nước, độ ẩm thích hợp khoảng 70 - 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65 - 70%. - Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía. Giớ hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1.600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m. - Gió: Mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão làm cây đổ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây mía, đồng thời tăng thêm chi phí thu hoạch. - Giống mía: Giống mía đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mía, giống mía có thể sử dụng phần ngọn của cây mía khi thu hoạch hoặc sử dụng toàn bộ cây mía để làm giống. Giống mía tốt là giống cho năng suất cao, hàm lượng đường nhiều, thích hợp với điều kiện sinh thái, trồng trọt và chế biến của từng vùng. Yêu cầu này thể hiện ở các tiêu chuẩn chung và tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đường cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái và đất đai của từng vùng, để gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích hợp với điều kiện chế biến của mỗi nơi. Hiện nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nước ta đã sản xuất ra các loại giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao. * Đặc điểm về đất đai Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yêu là cơ sở để tiến hành trồng trọt. Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây mía và các nguyên tố vi lượng. Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, đất khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ pH không vượt quá giớ hạn từ 4 - 9, độ pH thích hợp là 5,5 - 7,5. Độ
  20. 11 dốc địa hình không vượt quá 150, đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra, người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, với những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có quy mô lớn. 2.1.3.2. Yếu tố thuộc về kỹ thuật - Ảnh hưởng của giống mía tím: Giống mía tím ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống mía tím hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế biến, tạo ra mía tím thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoá sản phẩm mía tím, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi phải có nguồn giống thích hợp. Ở trong nước, ta đã chọn tạo được nhiều giống mía tím tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: Mía tím Quảng Ninh, mía tím Hoà Bình, mía tím Khánh Sơn. Đây là một số giống mía tím khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ. Bên cạnh đặc tính của các giống mía tím, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của mía tím. Hiện nay chỉ có 1 phương pháp được áp dụng phổ biến là nhân giống vô tính bằng hom giống. * Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật - Nước tưới: Trong cây mía tím có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp đủ nước sẽ làm tăng năng suất và chất lượng mía, cho nên phải chủ động tưới nước cho mía tím khi mới trồng khi vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa mưa.
  21. 12 - Bón phân: Bón phân cho mía tím là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng mía, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm lượng đường của mía tím dẫn tới giảm chất lượng mía tím. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp. - Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng mía tím, mật độ trồng mía tím phụ thuộc vào các kiểu đặt hom khác nhau. Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà có khoảng cách mật độ khác nhau. * Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến mía tím - Thu hoạch mía tím: Thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng mía tím. Nếu thu hoạch mía tím quá non thì không những chất lượng mía tím giảm mà còn ảnh hưởng tới thu nhập. Thường vào thời điểm mía tím được 11 - 12 tháng tuổi có hàm lượng đường cao nhất. - Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Mía tím sau khi thu hoạch có thể ăn tươi hoặc được đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian ngắn mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không để dập nát cây mía tím, nơi cất trữ phải thông thoáng, sau khi thu hoạch không để quá 6 - 7 ngày. - Công nghệ chế biến: Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn: Sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm. Hiện nay trong điều kiện công nghệ sinh học điện khí hoá và tự động hoá một yêu cầu được đặt ra cho công nghệ chế biến, đóng gói mía tím là ngày càng giảm tỷ trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng cao chất lượng
  22. 13 chế biến. Như vậy sản phẩm mía tím của ta mới đủ điều kiện để đầu tư trở lại phát triển ngành mía. 2.1.3.3. Điều kiện xã hội Sản xuất mía tím chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sở hiện đại chế biến mía tím. Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây mía tím đều có tác động đến sự phát triển của cây mía tím. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm mía tím. Nếu các vấn đề trên được giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất mía tím phát triển. - Thị trường: Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh mía tím, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường: Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Câu hỏi “sản xuất cái gì” được đặt lên hàng đầu mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. - Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng mía tím nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá mía tím trên thị trường; giá
  23. 14 cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng mía tím. Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng mía tím, ngành mía nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ mía tím là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành mía. - Yếu tố lao động: Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong sản xuất mía cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất lượng cho mía tím. Để sản phẩm mía tím sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Trong hai khâu: Sản xuất - chế biến, nhân tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của mía tím. Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất lượng cao. - Hệ thống cơ sở chế biến mía tím: Sau khi thu hoạch mía tím người dân sẽ tiến hành chế biến, từ mía tím tươi đóng gói ra mía tím thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường. Ngoài yêu cầu về chất lượng mía tím, thì công tác tổ chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng mía tím đóng gói. Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp. Hiện nay ngành mía Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều doanh nghiệp được thành lập sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất, đóng gói mía tím. - Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước: Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất. Ngành mía cũng như các
  24. 15 ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. 2.1.4. Vai trò của cây mía 2.1.4.1. Là nguồn nguyên liệu cho ngành mía đường Một nhà máy hoạt động muốn có hiệu quả tốt nhất phải có đủ nguyên liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất. Nếu không có nguyên liệu đủ để nhà máy sẽ phải dừng hoạt động. 2.1.4.2. Phát triển cây mía góp phần nâng cao đời sống nông dân Phát triển mía trong thời gian qua không những đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp mía đường mà còn tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Sản xuất mía tím ngày cáng phát triển hiệu quả kinh tế ngày càng cao như vậy đời sống nông thôn được cải thiện và ổn định. 2.1.4.3. Cây mía góp phần tạo ra nhiều sản phẩm khác Cây mía là nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm phụ, là đầu vào và là tiền đề để phát triển nhiều ngành công nghiệp như cồn, bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thực phẩm, ván ép, 2.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím Cây mía tím là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất mía tím tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu giải khát của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia. Mía có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể , giải khát , có tác dụng giảm thiểu một số bệnh thường gặp như sốt, đau họng. Hiện nay khoa học tiến bộ
  25. 16 đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây mía như: Các muối vô cơ, phốt pho, acid fumaric, acid malic, axit nitric,Vitamin B 1, B2, B6, C Đặc biệt trong cây mía còn chứa một nguồn rất giàu chất flavonoids và các hợp chất phenolic. Flavonoids được biết đến như là một chất chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chất chống dị ứng. Trực tiếp đối với các hộ sản xuất mía tím thì cây mía tím mang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây mía tím là cây công nghiệp ngắn ngày có thể quay vòng nhanh, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người dân. Mặt khác, cây mía tím là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du. Luân phiên trồng mía tím với trồng rau màu sẽ giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì nhiêu cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Ngoài ra trồng và chăm sóc mía tím còn cần một lực lượng lao động không nhỏ, cho nên nó sẽ tạo ta công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao động được hợp lý hơn. Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển trồng mía tím góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
  26. 17 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thế kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá. Từ khoảng 820.000 tấn vào đầu những năm đầu cách mạng công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, ưa sáng và cần nhiều nước. Tính đến cuối năm 2016, tổng diện tích trồng mía trên toàn thế giới đạt gần 31,6 triệu ha và tổng sản lượng mía thu hoạch đạt 2,17 tỷ tấn. Xã hội loài người càng phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao thì giá trị kinh tế của cây mía càng đượcc phát huy. Không những là nguyên liệu để sản xuất đường từ nhiều thế kỷ; trong thế kỷ 21, cây mía còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa phẩm, dượcc phẩm, chế biến cồn sinh sinh học (ethanol), Ethanol là một nguồn nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trườnng hay hiệu ứng nhà kính đang dần trở thành nguồn nhiên liệu thiết yếu thay thế cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới. Mía đường là ngành sản xuất đặc thù, không phải là ngành kinh tế vì lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế - xã hội quan trọng, do vậy các Chính phủ cần phải quan tâm, hướng dẫn phát triển cho phù với yêu cầu của xã hội. Trong thế kỷ 21, dân số thế giối tiếp tục tăng, cuộc sống người dân ở các nướcc nghèo và nước đang phát triển sẽ tiếp tục được cải thiện nâng cao, mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tiếp tục diễn ra sâu rộng hơn, dẫn đến nhu cầu
  27. 18 về đường và các sản phẩm phụ của đường sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao này, ngay từ đầu thế kỷ 21, ngành mía đường thế giới đã phải điều chỉnh hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghiệp để tăng hiệu quả, phát triển sản xuất bền vững, đẩy mạnh chế biến các sản phẩm phụ của công nghiệp mía đường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hạ giá thành. Do vậy cây mía và ngành mía đường ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới còn nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành hơn cây củ cải đường ở vùng ôn đới. 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nước Về mặt tài nguyên, khí hậu, đất đai thì Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng trung bình khá để phát triển cây mía. Việt Nam có lượng mưa nói chung là tốt, nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng phát triển mía đường rất tốt. Theo số liệu thống kê của Bộ NN và PTNT, niên vụ 2016 - 2017 diện tích mía cả nước chỉ đạt 268.300ha, giảm 16.067ha so với vụ trước. Trong đó, diện tích ở vùng nguyên liệu tập trung của 25 tỉnh có nhà máy đường là 257.600ha, giảm 15.205ha. Đối với những diện tích có hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt 218.343ha, chiếm 80% tổng diện tích cả nước và giảm sâu so với kế hoạch đầu vụ. Qua khảo sát, đánh giá, Tây Nguyên là vùng có diện tích, năng suất ổn định nhất (diện tích 56.700ha, tăng 371ha; năng suất bình quân 62,6 tấn/ha); trong khi đó, vùng Duyên hải Nam Trung bộ với điều kiện tự nhiên bất lợi, đất canh tác xấu, thường xuyên đối mặt với hạn hán nên năng suất, chất lượng cho kết quả thấp nhất. Mặc dù năng suất mía có tăng, đạt 62,6 tấn/ha nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện trữ lượng đường bình quân cả
  28. 19 nước ở mức thấp đạt 9,72%, dẫn đến sản lượng đường thấp hơn so với niên vụ 2015 - 2016. Đồng thời giá mía trong niên vụ 2016 - 2017 tiếp tục duy trì ở mức ổn định, có lợi cho người trồng mía. Tuy nhiên, giá đường biến động bất thường, có thời điểm xuống thấp do tác động của đường nhập lậu khiến các thành viên của Hiệp hội và thương nhân kinh doanh trong ngành mía đường gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 15/8, lượng đường tồn kho tại các nhà máy khoảng 555.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 350.000 tấn. Theo số liệu tổng hợp của các nhà máy đường trên cả nước, vụ 2017 - 2018 tới đây tổng diện tích được ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 248.930ha, tăng 30.587ha,sản lượng mía ép đạt 15,17 triệu tấn, sản lượng đường đạt 1,42 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 600.000 tấn. 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở tỉnh Lào Cai Năm 2017, tỉnh Lào Cai có trên 3500 ha mía tím với năng suất bình quân đạt trên 26,5 tấn/ha. So với tình hình chung của cả nước, cây mía tím Lào Cai đóng vai trò khá quan trọng. Diện tích mía tím của tỉnh chiếm 0,20% diện tích cả nước. Ngành mía tím đã góp phần rất quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoại trừ các hộ tham gia với quy mô nhỏ, mới sản xuất, còn lại hầu hết các gia đình trồng mía đều có thu nhập ổn định. Với mức mua từ 6.500 đến 7.500 đồng/câymía tím tươi, hàng tháng trong vụ mía tím các hộ có diện tích từ 550m2 đến 1220m2 đều có thu nhập hàng chục triệu đồng, nhiều hộ dân trở nên khá giả nhờ cây mía tím. Hiện nay, mía tím được trồng ở nhiều huyện trong tỉnh nhưng sản xuất mang tính tập trung thì chủ yếu là xã Văn Sơn thuộc huyện Văn Bàn. Trong những năm trở lại đây, cây mía tím được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và làm giàu với nhiều nông dân trong tỉnh. Vì vậy một số địa phương đã xác định mía tím là cây chuyển đổi cơ cấu, thay thế những cây trồng kém hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các hộ nông dân, trồng mía rất có hiệu quả, lợi
  29. 20 nhuận có thể đạt 80 triệu đồng/ha; thâm canh tốt có thể đạt 200 triệu đồng/ha. Mía tím Lào Cai được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, nông dân chủ yếu bán tại ruộng cho các thương lái, bán lẻ dọc các trục giao thông hoặc các chợ địa phương. Ngoài ra mía tím còn được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn tại thành phố dùng làm món tráng miệng được người tiêu dùng ưa thích. Tuy chất lượng tốt nhưng do không có dấu hiệu nhận biết nên người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh không phân biệt, nhận dạng được mía tím Lào Cai với các sản phẩm cùng loại khác. Điều này làm hạn chế khả năng của mía tím Lào Cai trên thị trường cũng như khó mở rộng diện tích trồng. [2] 2.2.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất phát triển cây mía 2.2.4.1 Bài học kinh nghiệm trong sản xuất mía. Một số bài học kinh nghiệm từ Thái Lan về cơ chế liên kết sản xuất, tiêu thụ mía đường. - Thứ nhất, xây dựng cơ chế phân bổ lợi ích rõ ràng giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường Mặc dù hệ thống phân bổ thu nhập 70/30 của Thái Lan còn một số điểm chưa hoàn hảo, nhưng hệ thống này tỏ ra rất hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà máy và người trồng mía và đóng góp rất lớn trong việc đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, việc thiếu hành lang pháp lý và cơ chế giám sát từ Chính phủ trong việc phân chia thu nhập là một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra tình trạng thiếu liên kết giữa người trồng mía và nhà máy đường. Cho đến nay, giá mua mía nguyên liệu vẫn chưa được quy định cụ thể. Nhà nước chỉ khuyến cáo giá mua mía nhưng không có cơ quan nào đứng ra kiểm tra, giám sát nên nông dân thường bị chèn ép. Do đó, Chính phủ cần phải sớm xây dựng cơ chế phân chia thu nhập hợp lý nhằm khuyến khích nông dân và nhà máy hợp tác. Các nhà máy khi đã đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định sẽ hướng tới quy mô sản xuất công nghiệp hiện đại, gia tăng thêm lợi ích kinh tế cho toàn ngành. Ngoài ra, việc nghiên cứu hình
  30. 21 thành quỹ mía đường cũng cần thiết nhằm hạn chế các cú sốc về giá do diễn biến giá hàng hóa thế giới gây ra. - Thứ hai, phát triển thể chế của nông dân và các nhà máy chế biến sự thành công của ngành mía đường Thái Lan phải kể đến việc thành lập hàng loạt các hội những người trồng mía, hội những nhà máy chế biến đường. Các hội những người trồng mía ở Thái Lan quy mô khá lớn và đủ khả năng thương lượng cũng như đại diện quyền lợi cho người trồng mía. Chính những hội này đã cân bằng quyền thương lượng với các hội của các nhà máy chế biến đường. Ở Việt Nam cũng cần thành lập các hội những người trồng mía mạnh, bên cạnh những hội của các nhà máy chế biến đường và một tổ chức chung giữa hai tác nhân này. Chỉ hình thành những tổ chức này thì cơ chế điều hành của ngành mía đường Việt Nam mới minh bạch và kịp thời phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. [1] 2.2.4.2. Cây mía đối với sự phát triển của xã Văn Sơn - Tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nhân dân và các địa phương. Sản phẩm mía đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, nâng cao từng bước mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hóa xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. - Đối với nền kinh tế chung của xã: Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển bền vững, thu nhập từ mía chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của xã. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, các công trình thiết chế văn hóa Trong đó, huy động từ nhân dân chiếm 50 - 60%. Thu nhập từ sản phẩm mía góp phần ổn
  31. 22 định chung đời sống nhân dân trên địa bàn, đến nay trên địa bàn không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm đáng kể từ khi có trương trình trồng mía. [7]
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ dân trồng mía trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đề tài tại 3 thôn của xã Văn Sơn: Thôn Xuân Sơn, thôn Sơn Hồng, thôn Trung Sơn trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 (đến tháng 11 năm 2018) 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất mía tím. - Đánh giá thực trạng trồng và tiêu thụ mía tím tại xã Văn Sơn. - Phân tích được hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội. - Xác định được những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím. - Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong những năm tiếp theo. 3.3. Các phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp: Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành , các số
  33. 24 liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê. Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải. Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài. * Thu thập thông tin sơ cấp: Là những dữ liệu mà nhà cung cấp thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình Người thu thập có những thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liệu cần thiết. 3.3.1.2. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp được ghi lại khi quan sát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác đề kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra: - Quan sát trực tiếp: Là tiến hành quan sát khi sự kiện, hoạt động đang diễn ra. - Quan sát gián tiếp: Tiến hành quan sát kết quả hay tác động của các hành vi đã xảy ra. - Công cụ quan sát: Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan của con người để quan sát đối tượng nghiên cứu. Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tượng nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân Người điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức
  34. 25 tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được. 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu Dựa vào báo cáo của xã có 245 hộ trồng mía. Chọn ngẫu nhiên 3 thôn đại diện cho xã, mỗi thôn tiến hành điều tra ngẫu nhiên 10 hộ, cụ thể: Thôn Xuân Sơn ở đầu xã: 10 hộ. Là thộn có nguồn tài tài nguyên nước phong phú phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Thôn Sơn Hồng ở trung tâm xã: 10 hộ. Vì là thôn thuộc trung tâm nên thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Thôn Trung Sơn ở cuối xã: 10 hộ. Đây là thôn có hệ thống sông, suối chảy qua nên hàng năm cung cấp một lượng lớn phù sa cho cây trồng. Tổng mẫu điều tra là 30 hộ. 3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành tập hợp, phân tổ, phân loại, sắp xếp số liệu điều tra được cập nhật vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
  35. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Văn Sơn - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Văn Sơn nằm ở Phía Bắc của huyện Văn Bàn, diện tích tự nhiên 967,48 ha, có tọa độ địa lý là: Từ 22°18’ đến 22°17’00 vĩ độ Bắc; từ 104°07’07’’ đến 104°12’10’’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Bảo Yên. Phía Tây giáp huyện Bảo Thắng. Phía Nam giáp xã Võ Lao Phía Bắc giáp huyện Bảo Yên, Bảo Thắng. Toàn xã có 10 thôn. Trung tâm xã nằm trên thôn Xuân Sơn, là thôn có đường tỉnh lộ 151 chạy qua. Từ trung tâm xã đến trung tâm huyện 29 km, đây là xã cửa ngõ phía Bắc của huyện Văn Bàn, vì vậy Văn Sơn có vị trí rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa huyện Văn Bàn với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình của Văn Sơn thuộc dông phụ trải dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Phần lớn địa hình là đồi núi bát úp xen lẫn các thung lũng, bồn địa tạo thành hệ thống cánh đồng vừa và nhỏ xen kẽ. Nhìn chung địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông thuộc các thôn: Văn Xuân, Quyết Tiến, Tân Sơn và xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây thuộc các thôn: Văn Tiến, Xuân Nam. Địa hình khu vực xã Văn Sơn chia thành các dạng chính như sau: - Dạng đìa hình đồi cao: 200m - 300m chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thuộc các thôn Văn Tiến, Xuân Xuân Nam.
  36. 27 - Dạng địa hình đồi thấp: <200m chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên thuộc các thôn còn lại. - Dạng địa hình thung lũng và bồn địa chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, được phân bố xen kẽ giữa các hệ thống đồi thấp. Dạng địa hình tương đối bằng phẳng này hiện nay nhân dân đang canh tác lúa nước, mía tím, làm màu hoặc các mục đích khác nhau. 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Xã Văn Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa điển hình. Mùa mưa: nắng nóng, mưa rào kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; mùa lạnh hoặc mưa phùn kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ: Trung bình 22,9°C. Mùa mưa nhiệt độ trung bình 20°C đến 25°C, cao nhất vào tháng 7 (28°C - 32°C), mùa khô nhiệt độ trung bình 10°C - 12°C, thấp nhất vào tháng 1 (nhiệt độ 8°C - 12°C). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39°C, Nhiệt độ tuyệt đối thấp 3°C. Tổng tích ôn trung bình 7.500°C - 8000°C. - Số giờ nắng: Trung bình trong năm là 1.400 - 1.470 giờ, tháng có giờ nắng lớn nhất vào tháng 5 (180 - 200 giờ), tháng có giờ nắng nóng thấp nhất là tháng 2 (30 - 40 giờ). - Ẩm độ không khí: Trung bình năm là 86%, ẩm độ không khí cao nhất vào tháng 7 (80% - 90%), thấp nhất vào tháng 12 (65% - 75%). - Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500mm. Tập trung lớn nhất vào tháng 7 - 10 chiếm khoảng 70% lượng cả năm. Lượng mưa thấp tập trung vào các tháng mùa Đông trung bình từ 30mm - 150mm/tháng. Mưa đá bất thường có thể xảy ra vào các tháng 3,4. - Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và phân bố theo mùa. Mùa hè gió Tây Nam, mùa đông gió Đông Bắc từ tháng 3 - 9, thời gian này thường có những đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng kéo dài 5 - 7 ngày/đợt. - Gió lốc: Xuất hiện vào mùa hè, sau mỗi đợt gió lốc thường kéo theo các cơn mưa lớn tạo nên lũ ống, lũ quét gây sạt lở.
  37. 28 - Sương: Sương mù xuất hiện vào mùa đông, trong những ngày giá rét xuất hiện sương muối vào buổi sáng. Nhìn chung, điều kiện thời tiết, khí hậu của xã Văn Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tuy nhiên đôi khi sự khắc nghiệt của thời tiết cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Đất đai Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất đai của xã Văn Sơn năm 2018 Diện tích Cơ cấu STT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 967,48 100 I Nhóm đất nông nghiệp 792,11 81,87 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 467,13 58,97 1.2 Đất lâm nghiệp 289,44 36,54 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 35,54 4,49 II Nhóm đất phi nông nghiệp 77,53 8,01 2.1 Đất ở nông thôn 18,89 24,36 2.2 Đất chuyên dung 29,09 37,52 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,64 0,83 2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 27,82 35,88 2.5 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,09 1,41 III Đất chưa sử dụng 97,84 10,12 3.1 Đất bằng 4,87 4,98 3.2 Đất đồi 92,97 95,02 ( Nguồn: UBND xã Văn Sơn năm 2018 [7])
  38. 29 4.1.2.2. Rừng Văn Sơn là xã có diện tích đất rừng chiếm 29,92% diện tích tự nhiên của toàn xã. Những năm gần đây phong trào trồng cây gây rừng của nhân dân trong xã được đẩy mạnh, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh bằng các cánh rừng trồng thuần loài như thông, keo, quế. Rừng và đất rừng trên địa bàn xã đã được xác định chủ quản lý dưới 2 hình thức UBND xã quản lý và hộ gia đình, cá nhân quản lý trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng. Xã Văn Sơn hiện có 289,44 ha rừng, được thê hiện trong bảng như sau: Bảng, 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Văn Sơn năm 2018 ĐVT: Ha Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích rừng 289,44 100 - Rừng sản xuất 285,59 98,67 - Rừng phòng hộ 3,85 1,33 (Nguồn: UBND xã Văn Sơn năm 2018 [7]) 4.1.2.3. Tài nguyên nước Xã Văn Sơn có suối Nhù chảy qua, từ địa bàn xã Võ Lao đến phía Bắc của xã, chiều dài 3 km, đặc điểm lòng suối rộng 40 m, độ sâu trung bình 1m - 1,5 m, ít đá lộ đầu, ghềnh thác. Do vậy suối này có khả năng vận chuyển thủy. Ngoài ra còn có các suối Cọ ở phía Bắc của xã và suối Khe Buôn, chảy từ thôn Văn Tiến ra suối Nhù. Hệ thống suối này không có khẳ năng vận chuyển thủy. Tuy nhiên có thể sử dụng làm đầu mối các công trình thủy lợi, tưới tiêu cho đuồng ruộng hoặc cung cấp nước cho các ao hồ. Nhìn chung hệ thống sông suối của xã Văn Sơn đơn giản, chạy qua địa phận của xã tương đối bằng phẳng do vậy ít xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở. Tuy nhiên do chảy từ phía Nam lên phía Bắc của xã và chia xã thành hai phần, do vậy suối Nhù ảnh hưởng đến việc giao lưu đi lại giữa các thôn tong xã, cụ thể giữa thôn Văn Tiến, Xuân Nam với các thôn khác.
  39. 30 4.1.2.4. Thực trạng về môi trường Hiện nay, xã Văn Sơn có một môi trường sinh thái chưa bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp; Môi trường đất, nước, không khí trong lành, cây cối hoa màu tươi tốt, môi trường chưa đến mức báo động nhưng cũng cần phải chú ý cải thiện, do đất rừng của xã Văn Sơn cóc độ tàn che bị suy giảm theo các năm, qua mục trác cho thấy: Rừng tự nhiên không còn những cây gỗ lớn, hiếm, quý. Hiện tượng đất trống cây bụi hóa vẫn đang diễn ra. Rừng tròng mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, diện tích chiếm cứ còn ít. Đất trống chưa sử dụng hiện nay còn khá phổ biến, đây cũng là sản phẩm của quá trình canh tác thiếu bền vững trên đất dốc. Bên cạnh đó việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Qua những nhận xét trên cho thấy sự liên kết môi trường của xã Văn Sơn đang phần nào bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới các cấp, các ngành, cùng với toàn thể nhân dân cần có biện pháp hữu hiệu và có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường trong khu vực của xã. 4.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế của xã đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng (khoảng 29 triệu đồng/người/năm 2017) tỷ lệ hộ khá giả tăng, đồng thời giảm tỷ lệ nghèo theo chỉ tiêu kế hoạch của huyện đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc. Với phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm,
  40. 31 Đảng uỷ, chính quyền đó đề ra nhiều chương trình hành động, các kế hoạch, đề án, phương án công tác gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng bước lãnh đạo phát triển kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Trong đó Nông nghiệp - Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của người dân địa phương, đặc biệt là ngành trồng trọt do diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất, phát huy được thế mạnh thích ứng với phát triển của vùng; ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường; ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế. Thực trạng phát triển ngành kinh tế: a, Sản xuất nông - lâm nghiệp - Trồng trọt Bảng 4.3: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây có hạt năm 2018 Cây lúa Cây ngô Diện Năng Sản Diện Năng Sản Chỉ tiêu tích suất lượng tích suất lượng Theo KH 50,8 134 ha 58 tạ/ha 777 tấn 160 ha 812 tấn giao tạ/ha 58,5 760,5 885,6 Thực hiện 130 ha 164 ha 54 tạ/ha tạ/ha tấn tấn 100,8% 97,8% 102,5% 106,3 109,1 Đạt được 97% KH KH KH KH KH KH ( Nguồn: UBND xã Văn Sơn năm 2018 [6])
  41. 32 Tổng sản lượng lương thực có hạt KH giao là 1.589 tấn. Thực hiện 1.646,1 tấn đạt 103,6 %KH. So với Nghị quyết HĐND đạt 99,6%. Bình quân lương thực cây có hạt trên đầu người 679,8 kg/người/năm. + Cây sắn: Kế hoạch không giao, thực hiện 32,4 ha; năng xuất đạt 155 tạ/ha. Sản lượng đạt 502,2 tấn. + Cây rau mầu đậu, đỗ các loại: Thực hiện là 70 ha. Năng suất thực hiện 130 tạ/ha, sản lượng thực hiện 520 tấn. + Cây chè: Diện tích KH giao 3 ha, thực hiện duy trì 1,5 ha chè hiện có, đạt 50%KH; năng suất KH giao 46 tạ/ha, thực hiện 46 tạ/ha đạt 100%KH. Sản lượng KH giao 13,8 tấn, thực hiện 6,9 tấn đạt 50%KH. + Diện tích cây vụ Đông: Kế hoạch giao 50 ha, thực hiện 50 ha đạt 100%KH. Tập trung chủ yếu là các loại rau mầu đậu đỗ. + Cây đậu tương: Kế hoạch giao cả năm 3 ha, không thực hiện do điều kiện tự nhiên ở xã không phù hợp cho cây đậu tương. + Cây lạc: Diện tích KH giao 9ha; thực hiện 1ha đạt 11,11%; năng xuất 12 tạ/ha; sản lượng 1,2 tấn đạt 11,11%. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt 99 triệu đồng/ha/năm. - Về lâm nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng năm 2018 đến nay toàn xã trồng được 45,6 ha đạt 114% kế hoạch, so với Nghị quyết HĐND đạt 101,3%. Tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Hoàn thiện các thủ tục và cấp phép khai thác rừng trồng đảm bảo kịp thời cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. b, Chăn nuôi - Thú Y - Thủy Sản - Về chăn nuôi: Đã quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Do đó trong năm 2018, trên địa
  42. 33 bàn xã không có dịch bệnh gì lớn xảy ra, đàn gia súc, gia cầm ổn định và phát triển tốt. Cụ thể như sau: + Đàn trâu: Kế hoạch giao 149 con, thực hiện 156 con đạt 104,7% KH, So nghị quyết HĐND đạt 104%. + Đàn lợn: Kế hoạch giao 4300 con, thực hiện 4.532 con đạt 105,4% KH; So nghị quyết HĐND đạt 104,2%. + Đàn gia cầm: Kế hoạch giao 53.500 con, thực hiện 55.000 con đạt 102,8% KH; So nghị quyết HĐND đạt 101,9%. + Tổng sản lượng thịt hơi KH giao cả năm là 306 tấn, thực hiện 400 tấn đạt 130,7% KH. - Về công tác thú y: Chỉ đạo cán bộ thú y thường xuyên phối hợp với các thôn bản nắm bắt tình hình các loại dịch bệnh ở đầu đàn gia súc, gia cầm, đồng thời kiểm tra việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn. Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đầu đàn gia súc, gia cầm của 10/10 thôn, cụ thể như sau: + Phun tiêu độc khử trùng 3 đợt với 36 lít hóa chất, 10/10 thôn. + Tiêm phòng tụ huyết trùng cho trâu: Kế hoạch giao là 250 liều, thực hiện 250 liều đạt 100 % KH năm. + Tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng cho trâu: Kế hoạch giao là 250 liều, thực hiện 250 liều đạt 100 % KH. + Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn: Kế hoạch giao là 2.100 liều, thực hiện 2.100 liều đạt 100% KH. + Tiêm phòng bệnh dịch tả cho lợn: Kế hoạch giao 2.100 liều, thực hiện 2.100 liều đạt 100% KH. + Tiêm phòng dại chó KH giao 240 liều; thực hiện 250 liều đạt 104,1% KH; so với Nghị quyết HĐND đạt 90,5%. + Tiêm phòng dịch cúm gia cầm: Kế hoạch giao 5.000 liều, thực hiện 6000 liều đạt 120% KH.
  43. 34 - Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: Kế hoạch giao 26 ha, thực hiện 26 ha đạt 100% KH; so nghị quyết HĐND đạt 100%. Năng suất thủy sản: KH giao 40,5 tạ/ha, thực hiện 41 tạ/ha đạt 101,2%KH; so với Nghị quyết HĐND đạt 101,2%. Sản lượng: KH giao 105,3 tấn, thực hiện 106,6 tấn đạt 101,2%KH; so với Nghị quyết HĐND đạt 101,2%. c, Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Duy trì và phát triển tốt tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các ngành nghề: Xay xát lương thực, nghiền thức ăn gia súc, nghề mộc dân dụng, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản xuất TTCN năm 2018 đạt 5,807 tỷ đồng đạt 120,9% KH (KH giao 4,8 tỷ). d, Về thương mại, dịch vụ Hoạt động thương mại, dịch vụ cuả các xã trong những năm qua có những bước phát triển khá, góp phần phát triển vào kinh tế của xã. Chợ Văn Sơn là trung tâm buôn bán của người dân trên địa bàn xã và các xã lân cận xung quanh. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. 4.1.3.2. Điều kiện Văn hóa - Xã hội a, Đặc điểm tình hình dân số và lao động Hiện nay xã Văn Sơn có 10 thôn bản với 650 hộ/2.353 nhân khẩu, có 3 dân tộc Kinh, Dao, và dân tộc Tày cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95% dân số toàn xã. Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 85% tổng số lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lao động nông lâm nghiệp: Là các công việc làm ruộng, chăn nuôi, trồng rau, màu, nương rẫy các loại, số lao động này chiếm phần lớn lao động ở xã Văn Sơn. Do canh tác truyền thống, người dân đã thành thạo về thời vụ cũng như kinh nghiệm về canh tác lúa màu.
  44. 35 Để cung nhau phát triển bên vững giữa trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nông nhiệp khác thì Nghị quyết Đảng ủy, UBND xã Văn Sơn đang có kế hoạch sử dụng một số lao động chuyển sang chăn nuôi các giống gia súc, đại gia súc, mang tính chất bán công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Lao động phi nông nghiệp: Là các lao động được sử dụng trong các ngành nghề dịch vụ, buôn bán, sửa chữa và các công việc khác. Số lao động này chưa nhiều chỉ chiếm khoảng 6% tổng số lao động. Thường xuyên phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trong và ngoài tỉnh tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các lớp đào tạo học nghề ngắn hạn. Kết quả năm 2018 đã giải quyết công ăn việc làm cho 60 lao động tại các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận. b, Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Về giao thông: Đường tỉnh lộ 151 chạy qua xã Văn Sơn chiều dài 2km, rộng 7m - 10m, từ ranh giới xã Võ Lao - Văn Sơn, ranh giới Văn Sơn - Phú Nhuận huyện Bảo Thắng, mặt đường trải nhựa, có hệ thống cống, tràn vĩnh cửu. Đường liên bản: Đường liên bản ô tô đi được, rộng 2,5m - 3,5m, mặt đường đất, cầu cống tạm, hệ thống thoát nước kém, mùa mưa mắt đường bị trơn, bị xói mòn, nhiều chỗ bị ngập nước nên các phương tiện đi lại rất khó khăn. Xã Văn Sơn có Ngòi Nhù chảy qua từ Nam đến Bắc của xã dài 3km. Rộng 40m, sâu 1,5m đến 3m, có khả năng vận chuyển thủy. Tuy nhiên việc sử dụng giao thông Ngòi Nhù chưa được phát huy, nhân dân sử dụng chủ yếu để vận chuyển lâm sản. - Về thủy lợi: Những năm gần đây được tiếp nhận vốn đầu tư các chương trình dự án của Chính Phủ, của tỉnh, của huyện, của xã Văn Sơn đã tiến hành xây dựng nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, nạo vét,
  45. 36 khắc phục các tuyến mương thủy lợi đảm bảo phục vụ cho sản xuất đó là 02 đập nước Tân Sơn và Xuân Thủy và hàng chục km kênh mương kiên cố. Đa số diện tích lúa nước của xã Văn Sơn được tưới tiêu chủ động. Để sử dụng lâu dài hệ thống các công trình thủy lợi cần thường xuyên tu sửa, gia cố bờ đập, kênh mương, tăng cường kiên cố hóa kênh mương nội đồng để hiệu quả tưới tiêu của công trình cao hơn. - Về điện: Điện lưới Quốc gia được tới 10/10 thôn. Hệ thống điện lưới có đủ công năng phục vụ tốt nhu cấu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. c, Văn hóa - Xã hôi - Về giáo dục: Quy mô mạng lưới trường lớp học phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đi học của nhân dân. Chất lượng dậy và học tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Kết thúc năm học 2016 - 2017 đã đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ học sinh lên lớp và chuyển cấp đạt 100%. Đồng thời duy trì, nâng cao các tiêu chí của các trường đã đạt chuẩn quốc gia. Tập trung chỉ đạo các giải pháp huy động số lượng học sinh ra lớp đạt 100% ở các cấp học. - Về y tế: Hiện tại xã có 01 trạm y tế, với tổng số giường bệnh là 7 giường. Số cán bộ y tế là 06 người, trong đó có 01 bác sỹ, 04 y sỹ, 01 dược sỹ và 10 ông (bà) cán bộ y tế thôn bản. Thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác chăm sóc sứ khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, các gia đình chính sách, người có công với đất nước, người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế cấp ngành, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh. Kết quả cụ thể:
  46. 37 + Tổng lượt người đến khám chữa bệnh: KH giao là 5.364 lượt người, thực hiện 6.267 lượt người. + Tỷ lệ trể em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: KH giao 44 trẻ, thực hiện 47 trẻ. + Công tác KHHGĐ: KH giao là 186 lượt người, thực hiện 192 lượt người. + Chăm sóc trẻ em học đường 104 cháu ở đầu cấp. Chăm sóc người cao tuổi 142 lượt người. - Công tác thông tin, tuyên truyền, văn nghệ, thể thao: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phản ánh các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước, tập trung tuyên truyền mừng đảng mừng xuân.Tham gia đầy đủ các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao do cấp huyện tổ chức. Kết quả trong năm: Tổ chức thành công giải mừng đảng, mừng xuân 2018 với các môn thể thao truyền thống, thu hút đông đảo người xem và cổ vũ. d, Quốc phòng - An ninh - Công tác quốc phòng: Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự xã đã tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Quân sự Quốc phòng. Chuẩn bị tốt giáo án, mô hình học cụ tham gia hội thi mô hình học cụ tại lễ ra quân huấn luyện đạt kết quả cao. Tổ chức huấn luyện dân quân đảm bảo về số lượng và chất lượng, kết quả tổ chức huấn luyện đạt loại giỏi. Làm tốt công tác quản lý quân số lực lượng dự bị động viên; làm tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2018, kết quả 03/03 công dân lên đường nhập ngũ đạt 100% kế hoạch. Tham mưu xây dựng kế hoạch và thực hiện hoàn thành khám tuyển quân của năm 2019. Phối hợp với Ban công an xã làm tốt công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. - Công tác an ninh: Tập trung chỉ đạo lực lượng an ninh tăng cường các hoạt động thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, quản
  47. 38 lý địa bàn. Vì vậy, trong năm 2018 tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản ổn định, không vụ việc gì lớn xảy ra. Số vụ việc vi phạm an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn 13 vụ, các vụ việc đã được giải quyết dứt điểm. Đã hoàn thiện hồ sơ và đưa 3 đối tượng đi cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện tập trung. 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn * Thuận lợi: - Trong năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp Ủy, Chính quyền công tác đảm bảo ANCT giữ gìn TTATXH và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được giải quyết kịp thời. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng cao, trình độ dân trí tương đối đồng đều, dân cư sống tập trung. - Hệ thống giao thông thuận lợi có trục đường tỉnh lộ 151 chạy qua trung tâm xã, đường giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng được xây dựng chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, từ đó thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. - Các công trình công cộng như: Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khá đồng bộ và ngày càng hiện đại, chất lượng địa chất công trình tương đối tốt là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. - Khí hậu thời tiết tương đối phù hợp với nhiều loại cây trồng như cây mía, cây ăn quả. - Nguồn lao động dồi, người dân địa phương có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển sản xuất của xã. * Khó khăn - Với vị trí là địa bàn giáp danh giữa ba huyện huyện Văn Bàn, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên, nằm gần khu Công nghiệp Tằng Loỏng. Vì
  48. 39 vậy hàng năm lưu lượng người qua lại xã khá đông, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ANTT và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn về ANCT-TTATXH. Tình hình an ninh trật tự, tình hình tôn giáo tuy ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. - Địa hình đồi núi, sản xuất manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm giảm hiệu quả đầu tư cho sản xuất. - Tập quán canh tác lạc hậu còn khá phổ biến, tiềm lực kinh tế của nhiều hộ nông dân còn hạn chế trong khi giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân cũng như khả năng đầu tư tái sản xuất. * Tóm lại - Với những điều kiện thuận lợi này xã Văn Sơn đã được chọn là vùng chuyên canh trọng điểm cây mía tại huyện Văn Bàn. - Với điều kiện hết sức thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội thì cây mía ở xã Văn Sơn hoàn toàn có thể phát triển tốt trở thành một cây trồng kinh tế mũi nhọn của huyện Văn Bàn, cũng như của xã Văn Sơn góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. 4.2. Thực trạng phát triển cây mía tím của xã Văn Sơn 4.2.1. Cơ cấu về giống mía tím Xã Văn Sơn có diện tích đất tự nhiên 967,48 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 467,13 ha. Đây là vùng đất phù hợp cho cây mía tím phát triển, với vị trí của cây mía như vậy nên xã Văn Sơn khẳng định phát triển kinh tế cây mía tím là hướng đi chiến lược nhằm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thấy được thế mạnh của cây mía, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã. Trong 3 năm qua Đảng bộ xã Văn Sơn cùng người dân nỗ lực sản xuất nâng cao hiệu suất và giá trị cây mía.
  49. 40 Qua điều tra các hộ trồng mía tím tôi thu được các giống mía tím ở xã là giống mía địa phương và giống mía Balida. Tuy nhiên giống mía địa phương có đặc điểm cây nhỏ, cứng nên cho năng suất không cao. Balida là giống mía tím cho năng suất cao, màu sắc vỏ cây tím đậm, cây thẳng, các lóng tròn đều, có mùi thơm, mềm và không xốp, đặc biệt là có vị ngọt mát, không chua, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt. Để thấy được tình hình cơ cấu các giống mía tím ở xã Văn Sơn đi xét bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Cơ cấu giống mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 - 2018 ĐVT: ha 2016 2017 2018 Giống STT CC( CC mía tím SL SL SL CC(%) %) (%) Mía địa 1 12 60 12,5 50,0 14,0 43,75 phương 2 Balida 8,0 40 12,5 50,0 18,0 56,25 Tổng 20,0 100 25 100 32,0 100 (Nguồn: UBND xã Văn Sơn năm 2016,2017,2018) [4][5][6] Từ bảng 4.4 ta nhận thấy diện tích trồng mía tím địa phương của xã tăng qua các năm nhưng tỷ lệ chưa cao, cụ thể năm 2016 là 12 ha đến năm 2017 là 12,5 ha và đến năm 2018 đạt 14 ha. Như vậy, qua 3 năm thì diện tích mía tím địa phương chỉ tăng 2,0 ha đạt 40,63% trong tổng diện tích mía tím của xã. Sở dĩ diện tích tăng chậm như vậy là vì do nhiều năm trồng mía tím người dân nhận thấy mía tím địa phương cho ăng suất kém hơn so với giống mía tím
  50. 41 lai khác. Vì vậy được sự hỗ trợ của trạm khuyến nông mà nhiều hộ đã đưa thử giống mía Badila vào trồng thử . Qua 3 năm trồng thử thì nhận thấy giồng mía này cho năng suất cao hơn hẳn so với giống mía địa phương. Đối với giống mía Badila từ khi đưa vào trồng thử cho đến nay thì diện tích đã tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2016 là 8,0 ha cho đến năm 2018 đạt 18 ha tức tăng 10 ha đạt 56,25% tổng diện tích mía của toàn xã. Hiện nay, đang dần đưa giống mía này vào thay thế hoàn toàn giống mía địa tím địa phương của xã. 4.2.2. Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm qua 2016 - 2018 Tính đến năm 2018 toàn xã 650 hộ với 2353 nhân khẩu bao gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh, Tày, Dao trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh. Trong những năm gần đây số hộ trồng mía ngày càng tăng lên và để biết rõ số hộ trồng mía của xã ta đi xét bảng sau: Bảng 4.5: Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm 2016 - 2018 ĐVT: hộ STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Văn Xuân 20 24 31 2 Văn Tiến 18 26 30 3 Văn Thủy 17 17 30 4 Xuân Sơn 30 45 52 5 Sơn Hồng 32 44 53 6 Trung Sơn 25 37 49 7 Tổng 142 193 245 ( Nguồn: UBND xã Văn Sơn năm 2016, 2017, 2018 ) [4][5][6] Qua bảng 4.5 ta nhận thấy số hộ trồng mía tím của xã qua năm gần như đều tăng tập trung chủ yếu vào các thôn như: Xuân Sơn, Sơn Hồng, Trung Sơn. Sở dĩ có sự tăng lên về số hộ trồng mía tím là vì từ năm 2012 xã có đưa giống mía Badila về trồng thử nghiệm và qua 3 năm đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên, năng suất tăng trung bình 9 - 10 tạ/sào. Nhờ vậy người dân mới
  51. 42 áp dụng giống mía tím vào trồng. Còn lại các thôn khác thì còn phân tán và chưa tập trung thành các vùng mía tím nhất định. Việc này đã làm cho việc vận chuyển, chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn. 4.2.3. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng Do sự ưu đãi của thiện nhiên, đất đai, cùng với giống mía tím chủ lực, áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới vào trồng mía tím đã đưa diện tích mía tím đã đưa diện tích mía tím toàn xã lên 32,0 ha. Để đánh giá được tình hình sản xuất, kinh doanh của xã Văn Sơn ta đi đánh giá thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng cây mía tím của xã trong 3 năm. Vì diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất mía tím. Ngoài diện tích thì năng suất cũng là yếu tố để tính hiệu quả sản xuất mía tím, được thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân. Để đánh giá được ta đi xét bảng sau: Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 -2018 So sánh BQ (2016-2 2017/2016 2018/2017 Chỉ Năm Năm Năm 018) ĐVT tiêu 2016 2017 2018 CC CC CC SL (%) SL (%) (%) Tổng diện ha 20 25 32 5 125 7 128 101,19 tích Năng tạ/ha 306 314,3 320,0 8.3 102,71 3,7 101,81 99,56 suất Sản 173, 231, tấn 612 785,75 1017,6 128,39 129,51 100,43 lượng 75 85 ( Nguồn: UBND Xã Văn Sơn năm 2016, 2017, 2018) [4][5][6]
  52. 43 Từ bảng 4.6 ta nhận thấy diện tích mía toàn xã qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2016 là 20 ha đến năm 2017 là 25 ha tăng 5 ha tức tăng 25% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng diện tích là 32 ha tăng 7 ha tức tăng 28%, tăng nhiều hơn so với năm 2017.Tổng diện tích mía tím bình quân qua 3 năm đạt 101,19%. Đối với năng suất: Năm 2016 đạt 306 tạ/ha, đến năm 2017 đạt 314,3 tạ/ha tăng 8.3 tạ/ha tức tăng 2,71%. Năm 2018 năng suất tăng nhẹ hơn so với năm 2017 đạt 320 tạ/ha tăng 3,7 tạ/ha tức tăng 1.81%. Năm 2018 do mưa nhiều nên làm giảm năng suất của cây mía tím tăng chậm hơn so với năm trước. Bình quân năng suất qua 3 năm đạt 99,56%. Về sản lượng: Năm 2016 sản lượng mía của toàn xã là 612 tấn, năm 2016 đạt 785.75 tấn, tăng 173,75 tấn tức tăng 28,39%. Năm 2018 đạt 1017,7 tấn tăng 231,85 tấn tức tăng 29,51%. Sản lượng bình quân qua 3 năm đạt 100,43%. Sản lượng tăng do tổng diện tích và năng suất mía đều tăng qua các năm. Diện tích mía của toàn xã tăng do người dân đã hiểu dược tầm quan trọng của cây mía tím, người dân trong xã đã tự khai thác thêm những nguồn đất chưa sử dụng và cải tạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào công tác trồng mía tím. Ta thấy cây mía tím trên địa bàn của xã Văn Sơn vẫn tiếp tục có thể tăng về cả năng suất và cả sản lượng nếu biết cách chọn giống và đầu tư thâm canh hợp lý cho cây mía tím, cộng với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi sẽ cho ra sản phẩm mía tím chất lượng và phát huy được tính đặc sản của nó đói với người tiêu dùng. 4.2.4. Kênh tiêu thụ mía tím của xã Văn Sơn năm 2018 Cũng giống như bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ra thì đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Chất lượng sản phẩm có tốt, giá cả phù hợp nếu không tổ chức được hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng thì hiệu quả sẽ không cao ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập
  53. 44 của người dân và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích mía tím của địa phương. Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu, phương thức tiêu thụ mía tím của xã ta đi xem xét sơ đồ thị trường tiêu thụ sau: (1) 5% Nhà máy Người sản xuất (2) 83% Cơ sở sản Bán buôn các sản xuất nhỏ lẻ huyện khác mía xuất đường mía (3) 7% Chợ địa phương (4) 5% Người tiêu dùng Hình 4.1: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím của xã Văn Sơn Kênh thứ nhất (1): Đây là kênh trực tiếp từ người sản xuất mía tím đến nhà máy chế biến không thông qua các khâu trung gian. Kênh này chiếm 5% lượng mía tiêu thụ ở các hộ điều tra. + Ưu điểm: Kênh phân phối này đảm bảo được mối quan hệ giữa người sản xuất và nhà máy chế biến. Sản phẩm nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và người sản xuất có điều kiện nắm bắt được yêu cầu của nhà máy. Ngoài ra, kênh phân phối này còn giảm bớt chi phí trung gian, tập trung lợi nhuận. + Nhược điểm: Không mở rộng được thị trường tiêu thụ, người sản xuất không có cơ hội tiếp cận với các thị trường khác, thiếu thông tin về thị trường. Kênh thứ hai (2): Kênh này chiếm 83% lượng mía tiêu thụ ở các hộ điều tra. Kênh này chủ yếu bán buôn cho các tư thương lớn, họ thường đặt mua cả
  54. 45 vườn mía. Những tư thương này mang đi các nơi khác bán cho người bán lẻ hoặc trực tiếp bán đến các nhà máy sản xuất xuất mía đường. Thị trường tiêu thụ ở kênh này chủ yếu qua các huyện của tỉnh Lào Cai như Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên, , trong địa bàn thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận. + Ưu điểm: Giúp thị trường được mở rộng trong và ngoài tỉnh. Mía tím sau khi thu hoạch nhanh được tiêu thụ. + Nhược điểm: Đây là kênh tiêu thụ mất nhiều chi phí trung gian vì chi phí vận chuyển cao nên khi đến tay người tiêu dùng thì giá thường cao gấp đôi so với giá mía của người sản xuất bán. Điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn nên trong quá trình vận chuyển dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kênh thứ ba (3): Kênh này chiếm 7% lượng mía tiêu thụ ở các hộ điều tra. Mía được bán tại chợ địa phương và chợ của các xã lân cận như xã Võ Lao, xã Phú Nhuận. Khách hàng tại chợ có thể là người tiêu dùng hoặc các tư thương mua đêm đi bán ở nơi khác. Kênh thứ (4): Kênh này chiếm 5%, đây là kênh trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng không qua các khâu trung gian. Trường hợp này người sản xuất thực hiện cả chức năng lưu thông hàng hóa , sản phẩm bán ngay tại thị trường địa phương. 4.3. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra 4.3.1. Nguồn lực của hộ 4.3.1.1. Nguồn nhân lực và trình độ học vấn Trong khâu sản xuất từ việc chọn giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố nguồn lao động. Nguồn nhân lực chính để duy trì sản xuất mía tím tại địa phương là lao động chính trong gia đình. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất cây mía tím của người dân. Trình độ học vấn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ sản xuất kinh doanh của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ thấp nên việc tổ chức quản lý cũng như tiếp cận khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất của chủ hộ sẽ yếu hơn dẫn đến kết quả sản xuất thấp hơn.
  55. 46 Bảng 4.7: Thông tin chung về các hộ điều tra Nhân lực sản xuất Thành phần Trình độ học vấn dân tộc Thôn Số hộ Tuổi chủ Tổng Lao động TC, (n=30) hộ bình Số nhân chính Kinh Tày Mù Cấp Cấp Cấp CĐ, quân khẩu Nam Nữ chữ I II III ĐH Xuân 10 46,1 46 23 17 9 1 0 1 3 6 0 Sơn Sơn 10 45,8 46 19 18 10 10 0 3 3 4 0 Hồng Trung 10 46,0 43 18 16 10 10 0 2 4 4 0 Sơn Bình 45,97 4,5 2,0 1,7 quân (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018)
  56. 47 Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 30 hộ điều tra thì độ tuổi bình quân của chủ hộ là 45,97 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này các chủ hộ đều đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm sản xuất nhất định. Theo điều tra, các chủ hộ đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng mía tím, do vậy đây là một thuận lợi đáng kể góp phần thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh mía tím trong mỗi hộ gia đình. Bình quân số khẩu của mỗi hộ là 4,5 người/hộ. Trong đó, bình quân lao động chính có 3,7 lao động/hộ với tỷ lệ lao động nam là 2,0 lao động nam/hộ và lao động nữ là 1,7 lao động nữ/hộ. Như vậy ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra khá ổn định. Việc chăm sóc mía tím cần rất nhiều lao động, nhưng chủ yếu là sử dụng lao động gia đình mà những người ở ngoài độ tuổi lao động cũng có thể tham gia chăm sóc như nhỏ cỏ, bóc bẹ, chặt mía, . Trình độ học vấn của các chủ hộ được phỏng vấn là thấp, chưa có lao động qua đào tạo là rào cản lớn cho việc phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tới. Đối với thôn Xuân Sơn: Trình độ học vấn cao hơn 2 thôn còn lại, tình trạng mù chữ là không có. Cấp I có 1 hộ chiếm 10%, cấp II có 3 hộ chiếm 30%, cấp III có 6 hộ chiếm 60% trong tổng số 10 điều tra trong thôn. Trình độ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH) là không có. Về thành phần dân tộc thì dân tộc Kinh có tới 9 hộ chiếm 90% và chỉ có 1 hộ là dân tộc Tày chiếm 10% trong tổng số 10 hộ. Đối với thôn Sơn Hồng: Trình độ học vấn còn thấp, tình trạng mù chữ là không có. Cấp I có 3 hộ chiếm 30%, cấp II có 3 hộ chiếm 30%, cấp III có 6 hộ chiếm 40% trong tổng số 10 điều tra trong thôn. Trình độ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH) là không có. Về thành phần dân tộc thì dân tộc Kinh có 10 hộ đạt 100% và không có dân tộc khác. Đối với thôn Trung Sơn: Trình độ học vấn còn thấp, tình trạng mù chữ là không có. Cấp I có 2 hộ chiếm 20%, cấp II có 4 hộ chiếm 40%, cấp III có 4
  57. 48 hộ chiếm 40% trong tổng số 10 điều tra trong thôn. Trình độ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH) là không có. Về thành phần dân tộc thì dân tộc Kinh có 10 hộ đạt 100% và không có dân tộc khác. 4.3.1.2. Nguồn đất sản xuất của hộ Đất đai là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là khu vực thuần nông như xã Văn Sơn, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính. Ngoài cây lúa, ngô thì mía tím là cây trồng chủ yếu của địa phương. Tình hình sử dụng đất đai vào trồng mía của các hộ điều tra năm 2018 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8: Diện tích đất trồng mía tím của các hộ điều tra năm 2018 Diện Diện tích Tổng diện Diện tích Số hộ tích đất mía tím Đơn tích đất đất trồng Thôn (n=30) trồng bình vị sản xuất mía lúa quân/hộ Xuân 10 ha 11,74 4,98 3,54 0,42 Sơn Sơn 10 ha 12,22 4,82 2,6 0,39 Hồng Trung 10 ha 11,76 5,0 3,01 0,43 Sơn Tổng 30 ha 35,72 14,8 9,15 1,24 Tỷ lệ % 100% 41,43% 25,62 8,38% ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018) Từ bảng 4.8 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng mía tím trên hộ tại địa bàn điều tra là 1,24 ha chiếm 8,38%, cụ thể: Đối với thôn Xuân Sơn: Diện tích trồng mía của các hộ điều tra là 4,98 ha trong tổng số 11,74 ha diện tích đất sản xuất của xã trong khi diện tích đất trồng lúa là 3,54 ha. Trung bình mỗi hộ có 0,42 ha diện tích trồng mía tím. Đối với thôn Sơn Hồng: Diện tích trồng mía của các hộ điều tra là 4,82 ha trong tổng số 12,22 ha diện tích đất sản xuất của xã, trong khi diện tích đất trồng lúa là 2,6 ha. Trung bình mỗi hộ có 0,39 ha diện tích trồng mía tím.
  58. 49 Đối với thôn Trung Sơn: Diện tích trồng mía của các hộ điều tra là 5,0 ha trong tổng số 11,76 ha diện tích đất sản xuất của xã, trong khi diện tích đất trồng lúa là 3,01 ha. Trung bình mỗi hộ có 0,43 ha diện tích trồng mía tím. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía Hiệu quả kinh tế là kết quả quan tâm lớn nhất của bà con nông dân. Nó có vai trò quyết định đến phát triển các loại cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua chi phí và thu nhập. Để biết được sự đầu tư của người dân xã Văn Sơn cho 1ha mía tím ta nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.9: Hiệu quả cho 1ha mía tím của các hộ điều tra Đơn giá Số Thành tiền Hạng mục ĐVT ( đồng ) lượng ( đồng ) 1. Tổng thu 274.000.000 - Số lượng Cây 6.500 42.200 274.000.000 2. Chi phí 98.196.000 - Giống Hom 1.500 34.500 51.750.000 - Phân bón 19.766.000 + Đạm kg 14.000 394 5.516.000 + Lân kg 6.000 750 4.500.000 + Kali kg 7.500 300 2.250.000 + Phân chuồng kg 1.500 5000 7.500.000 - Thuốc BVTV Gói 28.000 60 1.680.000 - Công lao động Công 100.000 250 25.000.000 3.Lãi = Thu - Chi 175.804.000 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018) Từ bảng 4.9 ta thấy, thực thế trong quá trình sản xuất của các hộ trồng mía tím thì chi phí lớn nhất là cho giống mía tím. Cụ thể đối với 1ha mía thì chi phí về giống là 51.750.000 đồng/ha chiếm 52,70% trong tổng chi phí vật
  59. 50 chất bỏ ra. Các chi phí khác thấp hơn là do người lao động một phần tận dụng được nguồn lao động sẵn có của gia đình và tiết kiệm được các khâu vận chuyển. Để trồng mới được 1ha mía tím người dân phải chi 98.196.000 đồng đây là mức chi phí khá lớn. Trong những năm qua thị trường mía tím đã được mở rộng nhưng giá mía tím còn biến động ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân. Do vậy cần có sự quan tâm của nhà nước tới người trồng mía, đẩy nhanh tốc độ mở rộng quy mô sản xuất, từ đó sẽ thúc đẩy được sự phát triển của ngành mía tím. 4.4. Tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội Trong mỗi năm với diện tích là 1ha mía tím sẽ tạo ra 250 công lao động cho mỗi hộ gia đình trồng mía. Từ đó, giúp tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Người dân có điều kiện cho con đến trường, mua sắm các đồng dùng tiện nghi trong gia đình phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Người dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của ngươi dân. Qua các lớp tập huấn ngắn hạn về trồng và chăm sóc cây mía tím thì người dân đã coi trọng hơn việc hoạch toán kinh tế trong sản xuất, xem xét ưu tiên những kỹ thuật nào, giống nào phù hợp để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhờ thế mà diện tích mía tím trồng mới trong xã ngày một tăng, năng suất và sản lượng mía cũng đã cao hơn so với những năm trước. Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khi diện tích mía tím được mở rộng thì kéo theo đó là người dân sẽ mua thêm máy móc thiết bị mới về sản xuất, xây dựng mới các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ. Không chỉ vậy, đường điện, giao thông, hệ thống tười tiêu trong xã cũng được nâng cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất mía tím của người dân. Nâng cao được ý thức làm giàu của người dân: Khi cây mía tím đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vươn lên làm giàu của người dân. Người dân sẽ tự giác mở rộng diện tích, tận dụng hết diện tích vốn có của mình để trồng, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên: Thông qua lợi ích của việc trồng, chăm sóc và kinh doanh mía tím thì người nông dân cũng nhận thức được tầm
  60. 51 quan trọng của các tài nguyên hiện có như đất đai, nguồn nước, giống, từ đó các nguồn tài nguyên sẽ được tận dụng hiệu quả hơn. Ngoài tác động về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, mía tím còn là loài biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chất chống dị ứng. Cây mía tím còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa phẩm, dược phẩm, chế biến Ethanol - là một nguồn nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính đang dần trở thành nguồn nhiên liệu thiết yếu thay thế cho dầu mỏ của nền kinh thế thế giới. 4.5. Một số vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím Bảng 4.10: Vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím của người dân xã Văn Sơn ĐVT: hộ Số lượng Tỷ lệ STT Chỉ tiêu (n = 30) (%) 1 Thiếu nước 18/30 60 2 Thiếu đất sản xuất 10/30 33,33 3 Đất nghèo dinh dưỡng, đất dốc 16/30 53,33 4 Thiếu giống 0 0 5 Không đủ phân bón 0 0 6 Thiếu lao động 6/30 20 7 Thơi tiết khắc nghiệt 11/30 36,67 8 Thiếu vốn 20/30 66,67 9 Giao thông đi lại khó khăn 7/30 23,33 10 Thiếu kỹ thuật 11/30 36,67 11 Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 22/30 73,33 12 Sâu bệnh 30/30 100 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)
  61. 52 Từ bảng trên ta có thể thấy các vấn đề chính của người dân trong xã gặp phải như: - Là một xã miền núi, trình độ dân trí còn chưa cao, đời sống của người dân còn nghèo, trình độ canh tác thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. - Người dân vẫn sản xuất dựa vào kinh nghiệm, còn lạc hậu, thủ công, trình độ văn hóa của người dân không đồng đều nên vấn đề đưa khoa học - kỹ thuật vào còn gặp nhiều khó khăn. - Ruộng mía tím của người nông dân còn bị sâu bệnh phá hủy nhiều, gây tổn thất và giảm chất lượng mía tím. - Việc thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng còn chậm và chưa được chú ý đúng mức. Diện tích trồng mía tím còn chưa tập trung thành từng vùng hàng hóa gây khó khăn cho canh tác. - Nhiều hộ nông dân không chăm sóc kịp thời nên cây mía tím bị cong nên mẫu mã không được đẹp, không thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng. - Một số diện tích mía tím bị thiếu nước do địa hình cao nên chất lượng mía bị giảm sút. - Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn yếu kém. - Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất mía của một số hộ nông dân còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư, một phần do chưa chú trọng vào việc sản xuất mía tím. - Tồn tại trong tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho toàn bộ người dân địa phương. Người dân còn thiếu thông tin thị trường trong việc sản xuất nên sản phẩm của người dân phần nào đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhiều khi lượng cung còn nhiều hơn lượng cầu của thị trường nên các thông tin về giá người dân cũng chưa nắm rõ dẫn đến hiện tượng bị tư thương ép giá.
  62. 53 4.6. Những đề xuất của các hộ điều tra trong sản xuất và tiêu thụ mía Qua điều tra khảo sát 30 hộ nông dân tham gia sản xuất trồng mía, các hộ có một số đề xuất cho phát triển cây mía tím của hộ và trên địa bàn xã như sau: Bảng 4.11: Một số đề xuất trong phát triển cây mía tím tại các hộ điều tra STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (n = 30) (%) 1 Hỗ trợ vay vốn 20/30 66,67 2 Tập huẫn kỹ thuật 12/30 40,0 3 Hỗ trợ giống mới 13/30 43,33 4 Tiêu thụ sản phẩm cho người dân 17/30 56,67 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng trên ta thấy một số đề xuất chính của các hộ điều tra tham gia sản xuất mía tím như sau: - Hỗ trợ cho vay vốn: Có đến 20/30hộ điều tra có đề xuất hỗ trợ cho vay vốn. Mức đầu tư cho trồng mía so với các cây trồng khác là khá ca so với khả năng của hộ nông dân, nên người dân có đề xuất vay vốn để đầu tư tái sản xuất cho vụ mới. - Tập huấn kỹ thuật: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc trồng, chăm sóc và phòng bệnh cho cây mía. Qua điều tra thì xã chưa có nhiều các lớp tập huấn kỹ thuật trồng mía cho người dân. Chủ yếu họ tự đúc rút kinh nghiệm hoặc học hỏi qua các hộ nông dân với nhau. - Hỗ trợ giống mới: Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Giống mía ở đây chủ yếu là giống mía thuần không có giống mía lai tạo nên các hộ dân mong muốn có giống mía lai tạo mới cho sản lượng và năng suất cao hơn. - Tiêu thụ sản phẩm cho người dân: Thị trường đầu ra của người dân bấp bênh theo từng năm chủ yếu phụ thuộc vào thương lái đến thu mua. Người
  63. 54 dân muốn mở rộng sản xuất thì lại sợ không tiêu thụ được nên người dân có đề xuất tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Bảng 4.12: Một số đề xuất cho vay vốn tại các hộ điều tra Số lượng Tỷ lệ STT Hình thức vay Số tiền (n=30) (%) 10.000.000 4/30 13 1 Vay qua ngân hàng chính sách 20.000.000 6/30 20 30.000.000 8/30 26,67 10.000.000 2/30 6,67 Vay qua thế chấp 20.000.000 0 0 2 ngân hàng tín dụng 30.000.000 0 0 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018 ) Qua bảng số liệu cho ta thấy tại các hộ điều tra số tiền người dân muốn vay là khá lớn. Chủ yếu người dân muốn vay qua Ngân hàng chính sách vì không phải thế chấp, lãi suất thấp hơn và thời hạn được dài hơn từ 3 - 5 năm. Các hộ muốn vay qua thế chấp ngân hàng tín dụng ít hơn vì phải thế chấp sổ bìa đỏ và lãi xuất cao hơn. Số tiền các hộ muốn vay chủ yếu đầu tư tái sản xuất cho hộ gia đình và mua sắm thiết bị kỹ thuật để phục vụ sản xuất. 4.7. Phân tích SWOT Để có cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím của người dân tôi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành mía nói chung và người dân trồng mía tím ở xã Văn Sơn nói riêng.
  64. 55 Điểm mạnh Điểm yếu - Người dân nhận thức được sự cần - Kỹ thuật canh tác cây mía tím còn thiết của việc cải thiện chất lượng nâng hạn chế. cao sản lượng cây mía tím. - Công việc vận chuyển sản phẩm - Diện tích đất lớn. từ trên đồi xuống còn gặp khó - Nguồn nhân lực dồi dào khăn. - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - Chất lượng lao động thấp, chủ yếu thích hợp cho phát triển cây mía tím. dùng sức người. - Có kinh nghiệm sản xuất mía tím - Thiếu vốn sản xuất. - Sản xuất chưa tập trung. - Bị sâu bệnh phá hoại. Cơ hội Thách thức - Thị trường mía tím sôi động, có tiềm - Thị trường mía tím bất ổn định. năng lớn. - Chất lượng nguyên liệu không - Người dân có thiện chí đầu tư vào đồng đều. cây mía tím. - Giá cả có sự cạnh tranh khá lớn đối với các huyện trong tỉnh. Hình 4.2: Phân tích SWOT về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím 4.7. Giải pháp phát triển mía tím ở xã Văn Sơn trong những năm tới 4.7.1. Giải pháp về kinh tế Có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. - Về hỗ trợ vốn trồng mới, người trồng mía tím (cả trông mới và trồng lại) phải được vay vốn dài hạn với chính sách ưu đãi. - Cần có các chính sách trợ giá về vật tư, các chi phí đào đạo và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất. - Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo vốn đàu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm mía tím. - Cần có các niện pháp khuyến khích các hộ nông dân sản xuất mía tím để nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư.
  65. 56 4.7.2. Giải pháp về kỹ thuật 4.7.2.1. Đối với sản xuất Đối với cây mía tím thì việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất là điều kiện quyết định cây mía tím tăng trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Do vậy việc tuân thủ và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiêu thụ phải được chú ý. Cụ thể như: - Dần thay thế giống mía tím lâu đời bằng giống Badila cho năng suất và chất lượng cao. - Trong trồng mới phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như chọn đất, mật độ trồng, phân bón, làm giàn chống đổ, - Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc cơ giới hóa. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, trước hết là kỹ thuật xen canh các loại cây họ đậu, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xã nên tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía tím cho người dân có ý định trồng mía tím. Đưa các biện pháp kỹ thuật sản xuất mía hữu cơ vào trong sản xuất dần thay thế hẳn phương pháp sản xuất truyền thống lạc hậu. 4.7.2.2. Đối với tiêu thụ - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các tư thương, chính quyền địa phương và người trồng mía tím để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, chất lượng hàng hóa cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường mía tím. - Cần phải quy định giá bán nhất định cho tất cả toàn bộ các hộ sản xuất mía tím trên địa bàn xã để tránh bị tư thương ép giá. - Lập các văn phòng đại diện để giới thiệu, quảng bá sản phẩm mía tím từ đó mở rộng được thị trường tiêu thụ. - Chế biến thêm nhiều mặt hàng hơn như: Mía tưới đóng gói có thể bảo quản được lâu hơn, mẫu mã đẹp hơn thuận tiện để bán dọc tuyến đường liên
  66. 57 tỉnh cho khách đi đường làm quà hoặc bán phân phối cho các siêu thị trong và ngoài tỉnh. - Cần có những kế hoạch, chiến lược tổng thể lâu dài hướng tới tìm kiếm thị trường, bạn hàng, các đối tác nước ngoài, tranh thủ mọi cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua khách du lịch nước ngoài. 4.7.2.3. Giải pháp về chính sách Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Các tiến bộ kinh tế về thủy lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất mía tím. - Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng mía tím: Tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng trồng mía tím các công trình giao thông, thủy lợi, đường điện, - Chính sách thị trường: Tỉnh cần có phương thức mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đan dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm. - Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng mía tím. - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào ngành mía tím ăn tươi. - Chính sách hình thành hợp tác xã, làng nghề: Để liên kết quảng bá và tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng, hạn chế các khâu trung gian để tăng lợi nhuận cho mỗi xã viên: + Đối với sản phẩm đầu vào hợp tác xã, làng nghề cũng liên kết với các công ty mua sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, với giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí vật tư cho mỗi xã viên.
  67. 58 + Trong sản xuất tận dụng mọi nguồn lực như máy móc phục vụ sản xuất, nguồn nhân lực, để cùng nhau sản xuất. + Đối với sản phẩm đầu ra thì kết hợp đồng tiêu thụ đối với các khách hàng trong và ngoài tỉnh, tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
  68. 59 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Với các điều kiện thuận lợi vể tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy xã Văn Sơn có lợi thế trong việc phát triển cây mía tím, cùng với đó là sự quan tâm, chỉ đạo của UBND xã, cán bộ khuyến nông, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua công tác sản xuất mía tím của xã đã đạt được những kết quả nhất định. Qua 3 năm 2016 - 2018, số diện tích mía tím của tòa xã đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2016 là 20,0 ha thì đến năm 2018 là 32,0 ha, hiệu quả kinh tế do cây mía tím đem lại cho hộ nông dân là khá cao khoảng 175.804.000 đồng/ha, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Nhận thấy được hiệu quả do cây mía tím đem lại nên ngày càng nhiều hộ đã đầu tư vào cây mía tím với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung giải quyết, cụ thể: - Về sản xuất: Sản xuất mía tím ở xã Văn Sơn còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp. - Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, phụ thuộc nhiều vào tư thương đến mua, vẫn còn tình trạng bị ép giá. Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng mía tím tại xã Văn Sơn trong những năm tới cần giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc và tiêu thụ. Đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây mía tím trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với Nhà nước Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây mía tím thông qua các chính sách hỗ trợ nông dân như: Chính sách đất đai, chính sách tín
  69. 60 dụng, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông, Chính sách điều tiết thị trường thông qua việc quy định mức giá sàn, chính sách liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng. 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền - Hỗ trợ sử dụng các loại giống mới có năng suất và chất lượng tốt, thay thế dần các giống có sức chống chịu kém, năng suất, chất lượng chưa đạt yêu cầu của thị trường. - Cần có quy hoạch và những kế hoạch phát triển cây mía tím với quy mô tập trung trong thời gian tới. - Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh. Giúp các hộ sản xuất mía bền vững, hiệu quả. - Có những chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân tham gia vay vốn dễ dàng phát triển sản xuất, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. - Tu sửa và mở rộng một số đoạn đường trong thôn và đường vào khu trồng mía. 5.2.3. Đối với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm - Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa vào cây mía, mở rộng diện tích trồng mía tím. - Tích cực đầu tư cho chi phí đầu vào nhiều hơn nữa, nhất là chi phí vật tư để cây trồng cho năng suất và thu nhập cao hơn. - Thực hiện các mô hình xen canh các cây họ đậu như: Cây lạc, đỗ xanh, và các cây hoa màu ngắn ngày khác để tăng thêm lợi nhuận, đồng thời việc trồng xen canh cũng giúp giữ được một lượng đạm cho đất không bị bạc màu. Bón phân vi sinh để nâng cao năng suất chất lượng mía tím. - Giữ vững mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan. Đồng thời người dân nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh