Khóa luận Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam

pdf 57 trang thiennha21 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tac_dong_cua_thanh_khoan_den_hieu_qua_hoat_dong_ki.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2016 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S VÕ TƢỜNG OANH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH MSSV: 1311190538 Lớp: 13DTNH03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2016 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S VÕ TƢỜNG OANH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH MSSV: 1311190538 Lớp: 13DTNH03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo đều đƣợc tôi khảo sát và trình bày trong bài báo cáo, không sao chép của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả ( ký tên)
  4. LỜI CẢM ƠN Bốn năm Đại học cứ ngỡ là rất lâu nhƣng chớp mắt đây thôi đã gần kết thúc chƣơng trình học tại ngôi trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH.Thời gian gắn bó tại trƣờng là thời gian sinh viên vô cùng đáng nhớ, nhiệt huyết, năng nổ, tự tin là những gì em đƣợc học tại ngôi trƣờng này.Ngôi trƣờng mang cho em nhiều kiến thức, kỹ năng sống đƣợc gặp những thầy cô tận tình, những bạn bè mới thân thiết, đó là điều vô cùng quý giá. Thời gian cũng sắp hết, cũng sắp xa ngôi trƣờng Đại học. Trƣớc tiên, em xin cảm ơn tất cả các Thầy cô tại Trƣờng nói chung và Thầy cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói riêng đã chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng học tập và kể cả những kỹ năng trong cuộc sống cho em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin cảm ơn chân thành đến cô VÕ TƢỜNG OANH là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tâm tận tình giúp đỡ em trong thời gian làm bài khóa luận. Cảm ơn Cô đã hƣớng dẫn tận tình, có những góp ý, chỉnh sửa về bài khóa luận của em để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài khóa luận của mình. Em cảm ơn ! Trong suốt quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai lầm đáng có. Mọi sự đóng góp, nhận xét của Quý Thầy Cô là tiền đề để giúp em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHNg Ngân hàng nƣớc ngoài TCTD Tổ chức tín dụng ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản NIM Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên NOM Tỷ lệ thu nhập ngòi lãi cận biên CDTA Chỉ số trạng thái tiền mặt CDDEP Tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi tổ chức tín dụng trên tiền gửi của khách hàng INVSTA Dƣ nợ tín dụng, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán kinh doanh trên tổng tài sản INVSDEP Dƣ nợ tín dụng, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán kinh doanh trên tiền gửi của khách hàng
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác của các NHTM năm 2012-2016 Bảng 4.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2016 Bảng 4.3 Tình hình tiền gởi của khách hàng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Bảng 4.4 Tổng tài sản của các NHTM từ năm 2012-2016. Bảng 4.5 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2016. Bảng 4.6 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tiền gửi khách hàng giai đoạn 2012-2016. Bảng 4.7 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2016. Bảng 4.8 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng giai đoạn 2012-2016. Bảng 4.9 Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu Bảng 4.10 Kết quả theo mô hình OLS
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Tác động của các biến độc lập INVSTA, INVSDEP, CDTA, CDDEP đến biến phụ thuộc ROE Biểu đồ 4.1 Thể hiện tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD khác trên Tổng tài sản (CDTA) và hiệu quả hoạt động (ROE) của các NMTM giai đoạn 2012-2016 Biểu đồ 4.2 Thể hiện tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD khác trên tiền gửi khách hàng (CDDEP) và hiệu quả hoạt động (ROE) của các NMTM giai đoạn 2012-2016 Biểu đồ 4.3 Thể hiện dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản (INSVAT) và hiệu quả hoạt động (ROE) giai đoạn 2012-2016 Biểu đồ 4.4 Thể hiện dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng (INSVDEP) và hiệu quả hoạt động (ROE) giai đoạn 2012-2016.
  8. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 4 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 6 2.1 Tổng quan thanh khoản NHTM 6 2.2 Tác động của thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của NHTM 10 2.2 Các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM Việt Nam 13 2.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM 15 2.4 Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động 16 2.5 Các nghiên cứu trƣớc đây về thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của NHTM 19 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 22 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 22 3.3 Thời gian nghiên cứu 22 3.4 Ứng dụng mô hình kinh tế lƣợng để làm rõ tác động của thanh khoản đến hiệu qủa hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 22 3.5 Kiểm định các giả thuyết 27 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM 30 4.1 Tình hình hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay 30 4.2.1 Thuận lợi 32 4.3 Tình hình thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay 35 4.4 Kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình đã đƣa ra. 41 CHƢƠNG 5: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 44 5.1 Định hƣớng phát triển của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới: 44
  9. 5.2 Một số giải pháp 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
  10. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Rủi ro thanh khoản là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng trong những năm vừa qua, nó là nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng tài chính, bất ổn cho nền kinh tế vừa bào mòn lợi nhuận của ngân hàng và làm cho hệ thống ngân hàng ngày một yếu kém. Điển hình là năm 2008 tình hình kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng khi bong bóng bất động sản với trên một triệu chủ đất phải đối diện với nguy tịch thu tài sản thế nợ. Các loại nợ xấu khiến các ngân hàng ngày càng thua lỗ nặng, tình hình thanh khoản của các NHTM Mỹ cũng xấu đi. Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của các NHTM Mỹ. Đây là một bài học đắt giá và cần phải quan tâm. Đặc biệt hơn là trong thời gian hiện nay với nền kinh tế dần dần hồi phục và Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng cũng đang từng bƣớc đổi mới, phát triển cả về mặt số lƣợng và quy mô. Vì vậy chính phủ và NHNN phải đặt ra vấn đề làm sao để tăng cao khả năng thanh khoản của các NHTM nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM và giúp cho ngân hàng không phải đối mặt với những vấn đề khó khăn khi tính thanh khoản bị yếu kém. Xuất phát từ các yếu tố trên nên em quyết định lựa chọn “ Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM VIệt Nam” làm đề tài khóa luận. 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng đƣợc khá nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Chính nhờ những nghiên cứu đó đã đóng góp không nhỏ giúp cho nhiều NHTM vƣợt qua đƣợc khó khăn trong những nền kinh tế xuống dốc. Với nền kinh tế hiện nay, thì việc nghiên cứu cần đƣợc phát triển và mở rộng hơn, đầu tƣ hơn để phù hợp với cả nền kinh tế thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Trong những năm vừa qua các NHTM cũng đang hoạt động tốt với các chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản của ban lãnh đạo ngân hàng đƣa ra và sự giúp đỡ của NHNN. Khóa luận của em nêu lên một số vấn đề về thanh khoản cũng nhƣ tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Tại nhiều trƣờng Đại học cũng nhƣ một số công tình nghiên cứu của các tác giả là thạc sĩ và của các nhóm sinh viên có liên quan đề tài này bao gồm: Th.s Nguyễn Thị Thanh Huyền, “ Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, trƣờng đại học kinh tế TP.HCM. 1
  11. Luận văn của Th.s Nêu lên đƣợc thanh khoản là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng trong những năm vừa qua, nó là nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống tài chính ngân hàng, bất ổn cho nền kinh tế vừa bào mòn lợi nhuận của ngân hàng. Thông qua dữ liệu bảng của 20 Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) trong giai đoạn 2007- 2012, mô hình GMM đã đƣợc ứng dụng để đánh giá tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng (đại diện là hai yếu tố: ROE, ROA). Ngoài ra mô hình nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận ngân hàng với đòn bẩy và tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản rủi ro của NHTM, yếu tố vĩ mô tỷ lệ thất nghiệp có tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong khi lạm phát và tăng trƣởng kinh tế không có tác động đến yếu tố này. Ngoài ra tác giả còn cho thấy đƣợc trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế và thị trƣờng tài chính chƣa thực sự phát triển, các NHTM Việt Nam càng nắm giữ tài sản thanh khoản thì càng hạn chế rủi ro và tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Th.s Võ Thị Thanh Tùng, “ Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn nói lên đƣợc hằm làm rõ nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế. Nghiên cứu các bài học rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Cụ thể là ngân hàng ACB và ngân hàng Northern Rock. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trong thời gian tới. Th.s Nguyễn Thị Tú Mai, “ Vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, trƣờng đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn đề cập đến vấn đề rủi ro thanh khoản và dựa trên đánh giá hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém thanh khoản của các ngân hàng trƣớc hết là do sự b ất cập trong chính sách vĩ mô. Giai đoạn 2006 – 2010, các chính sách vĩ mô đƣợc nới lỏng nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng GDP từ 7,5% – 8%/năm, trong khi đó sự phối hợp không nhất quán giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã làm tăng áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.Ngoài ra luận văn còn xác định 2
  12. các nguyên nhân ảnh hƣởng tới rủi ro thanh khoản và nghiên cứu đề xuất các chính sách đối với chính phủ để tăng cƣờng sự phối hợp nhất quán giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu tăng trƣởng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, nhằm đánh giá, tìm hiểu tính thanh khoản và hoạt động của ngân hàng hiện nay. Đồng thời đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời và cải thiện tính thanh khoản của các ngân hàng Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lƣợng hồi nhằm phân tích tác động của các nhân tố tới thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ kết quả trên sẽ đƣa ra những đề xuất và gợi ý giải pháp nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Thanh khoản - Tác động của thanh khoản đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu số liệu thu thập trong 5 năm. Từ năm 2012 đến năm 2016 - Không gian nghiên cứu: 26 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 1. BIDV 11. TP Bank 2. VietcomBank 12. HD Bank 3. VietinBank 13. SCB 4. ACB 14. SHB 5. SacomBank 15. NCB 6. Techcombank 16. Nam Á Bank 7. MB Bank 17. An Bình Bank 8. Eximbank 18. Việt Á Bank 9. VIB 19. Liên Việt Bank 10. VP Bank 20. Kiên Long Bank 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để phù hợp với đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 3
  13. - Phƣơng pháp tổng hợp phân tích, thống kê so sánh dựa trên các số liệu của báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam - Sử dụng công cụ Eview, SPSS để nghiên cứu định lƣợng, phân tích và giải thích số liệu, thống kê, dựa trên quan điểm khách quan. 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu Gồm có 5 chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Thực trạng tác động của thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của NHTM Chƣơng 5: Giải pháp và định hƣớng nâng cao tính thanh khoản của NHTM Việt Nam 4
  14. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Thông qua chƣơng 1 ta đã phần nào định hình đƣợc vê lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nơi nghiên cứ, đối tƣợng nghiên cứu và những nội dung cần triển khai để làm rõ nội dung của đề tài. Để tìm hiểu sâu hơn và phân tích rõ hơn ta sẽ đến phần tiếp theo. 5
  15. CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1 Tổng quan thanh khoản NHTM 2.1.1 Khái niệm thanh khoản trong NHTM Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: „ Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ khi đén hạn mà không bị thiệt hại quá mức‟ Fredrick Mwaura Mwangi, 2014 “ Thanh khoản là khả năng cua rngaan hàng đáp ứng cho việc tăng tài sản và nhu cầu tiền mặt, kể cả nghĩa vụ pháp lý khác với chi phí hợp lý và không xảy ra tổn thất. Thanh khoản đề cập đến khả năng của ngân hàng đáp ứng các nghĩa vụ, chủ yếu là đối với ngƣời gửi tiền. Theo Amengor (2010) “Thanh khoản trong ngân hàng thƣơng mại đại diện cho khả năng chi trả cho các nghĩa vụ đối với khách hàng khi đến hạn, bao gồm các cam kết cho vay và đầu tƣ, việc khách hàng rút tiền khỏi tài khoản, tiền gửi và các trách nhiệm pháp lý khác”. Rose (2011) định nghĩa “ Thanh khoản ngân hàng là việc ngân hàng có thể có đƣợc những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Điều này nói lên rằng ngân hàng có tính thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lƣợng vốn khả dụng với qui mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đƣờng vay nợ hay bán tài sản”. Theo Trần Huy Hoàng (2011) “ Thanh khoản đƣợc hiểu là khả năng tiếp cận các tài sản hay nguồn vốn có thể dùng để chi trả ngay khi có nhu cầu phát sinh với một chi phí hợp lý, một nguồn vốn đƣợc coi là có tính thanh khoản cao chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh”. Có rất nhiều khái niệm về thanh khoản. Nhƣng đứng trên phƣơng diện của ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của các giao dịch nhƣ, chi tra tiền gửi, thanh toán, nhu cầu rút tiền có kỳ hạn của khách hàng, nhu cầu giải ngân . 2.1.2 Rủi ro thanh khoản trong NHTM Theo Brunnermeier and Pedersen, 2009 “Rủi ro thanh khoản đề cập đến sự bất lực trong việc bán tài sản gần hoặc bằng với giá trị và trong trƣờng hợp nhƣ vậy, rất có thể xuất hiện sự hạ giá bất ngờ”. 6
  16. Đối với Drehmann and Nikolaou, 2009 “ Rủi ro thanh khoản là trƣờng hợp mà trong khoản thời gian nhất định, ngân hàng không thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý ngay lập tức”. Theo A. Vento (2009) “ Rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất hiện khi ngân hàng không có đủ các nguồn tài chính để thanh toán các nghĩa vụ nợ vào thời điểm đến hạn hoặc là phải sử dụng những nguồn tài chính với chi phí cao mặc dù ngân hàng vẫn có khả năng thanh toán. Trong ngắn hạn, rủi ro thanh khoản có thể đƣợc định nghĩa là sự không thể thanh toán kịp thời với một mức giá hợp lý (Muranaga and Ohsawa, 2002). Từ đinh nghĩa này có hai yếu tố tạo thành rủi ro thanh khoản là việc thanh toán tài sản khi cần thiết và giá trị thị trƣờng hợp lý. Ngân hàng sẽ phải đối mặt với ủi ro thanh khoản khi họ chuyển đổi đƣợc tài sản với mức giá hợp lý (Zaphaniah Akunga Maaka, 2013). Theo Trần Huy Hoàng (2011) “ Rủi ro thanh khoản xuất hiện trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra thành tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thanh toán”. Có nhiều định nghĩa về rủi ro thanh khoản.Nhƣng tóm lại rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng đƣợc hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng trong quá trình hoạt động là phải đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ. Có nghĩa là , trong trƣờng hợp cần thiết, ngân hàng hoặc là có thể sử dụng lƣợng vốn khả dụng có sẵn, hoặc là có khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài chi phí hợp lý, hoặc là bán các tài sản với mức thỏa đáng đẻ đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Rủi ro về vấn đề thanh khoản cũng đƣợc xem là vấn đề xảy ra thông thƣờng nhất đối với hoạt động của ngân hàng.Tuy nhiên nếu vấn đề này xảy ra thƣờng xuyên thì cũng là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả để lại là tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính nó sẽ làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm thu nhập của ngân hàng, nếu không đủ chi ngân hàng sẽ bị lỗ, nghiêm trọng hơn là sẽ bị phá sản, làm giảm uy tín của ngân hàng điều này ảnh hƣởng không nhỏ khi khách hàng mất lòng tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng thì các 7
  17. khoản tiền gửi cũ sẽ bị rút đi ngày càng tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới vì thái độ dè dặt của khách hàng đối với ngân hàng, một số ngân hàng sẽ ở trạng thái cho vay miễn cƣỡng vì phải huy động nguồn với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay dẫn đến tình trạng ngân hàng bị thua lỗ. Bên cạnh đó rủi ro thanh khoản còn gây tác động xấu đến nền kinh tế và xã hội trƣớc tình trạng xấu của một ngân hàng còn tạo sự nghi ngờ của khách hàng đối với cả hệt hống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trƣờng tài chính 2.1.3 Nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản của NHTM Những nguyên nhân khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản Theo Ali (2015) “ Rủi ro thanh khoản có thể bắt nguồn từ bản chất của ngành ngân hàng các yếu tố vĩ mô tồn tại bên ngoài và chính sách điều hành”. Rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra do sự chuyển hóa tiền gửi ngắn hạn thành những khoản cho vay dài hạn (Basel Committee on Banking Supervission, 2008) hay là sự gia tăng nhu cầu của ngƣời gửi tiền (Zaphaniah Akunga Maaka, 2013) Diamond and Rajan, 2005 “ Sự gia tăng nhu cầu ;của ngƣời gửi tiền có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản và gây ra tổn hại cho ngân hàng thậm chí là cho cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền”. “ Quy mô ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mức độ tác động nặng hay nhẹ của rủi ro thanh khoản. Quy mô ngân hàng ảnh hƣởng đến phản ứng của ngân hàng với các nguồn tài trợ, bao gồm cả các cơ hội tiếp cận (Allenetal, 1989) và giá (Nyborgetal, 2002). Theo Trần Huy Hoàng (2011), rủi ro thanh khoản xuất phát từ những nguyên nhân: Ngân hàng vay mƣợn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hoán những khoản tiền gửi ngắn hạn này thành tài sản đầu tƣ dài hạn Vì vậy, xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và các khoản huy động vốn. Tình trạng thƣờng hay xảy ra nhất là dòng tiền thu hồi từ các khoản đầu tƣ không đủ để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn. Tiền gửi của ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tƣ. Cụ thể là khi lãi suất đầu tƣ tăng, ngƣời gửi tiền có xu hƣớng rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tƣ vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn. Đồng thời, ngƣời vay tiền có xu hƣớng tăng cƣờng tiếp cận với các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp vì lãi suất thấp hơn các nguồn 8
  18. vốn bên ngoài thị trƣờng. Từ đó, ta thấy đƣợc lãi suất đầu tƣ không chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời gửi tiền mà còn ảnh hƣởng đến ngƣời vay tiền, qua đó tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh việc ảnh hƣởng đến xu hƣớng hành động của ngƣời gửi tiền, ngƣời vay tiền, lãi suất đầu tƣ còn ảnh hƣởng đến giá trị thị trƣờng của các tài sản mà ngân hàng có thể bán để tăng cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hƣởng đến chi phí vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ. Chiến lƣợc quản trị thanh khoản của ngân hàng không phù hợp và kém hiệu quả chẳng hạn nhƣ việc ngân hàng nắm giữ các chứng khoán có tính thanh khoản thấp, nhu cầu chi tra vƣợt mức dự trữ của ngân hàng. Tóm lại những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản - Thứ nhất ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ luân chuyển chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cânxứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồnvốn huy động. Ngân hàng luôn phải sẵn sang thanh khoản để đối mặt với các nhu cầu hoản trả tức thời. Đồng thời sở hữu nhwungx chứng khoán có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ chi trả. - Thứ hai sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất.Khi lãi suấtđầu tƣ tăng, một số ngƣời gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tƣ vàonơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đối với những ngƣời có nhu càu tín dụng họ sẽ hoãn lại hoặc rút hết số dƣ hạn mức với lãi suất thấp hơn lãi suất đã thỏa thuận.Nhƣ vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hƣởng đến khảnăng thanh khoản của ngân hàng. - Thứ ba ngân hàng có chiến lƣợc quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả nhƣ ngân hàng vay mƣợn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hía chúng thành những tài sản đầu tƣ dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thƣờng gặp là dòng tiền thu vào lại nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả cho các khoản tiền gửi đến hạn. 2.1.4 Cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng - Cung về thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng là nguồn vốn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: 9
  19. Các khoản tiền gửi đang đến Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp Bán các tài sản đang kinh doanh sử dụng Vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ - Cầu về thanh khoản Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Những hoạt động tạo ra cầu thanh khoản của ngân hàng nhƣ: Khách hàng rút tiền từ tài khoản Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Thanh toán cổ tức bằng tiền mặt - Trạng thái thanh khoản ròng của một ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau: NPL = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản - Thặng dƣ thanh khoản: Khi cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, ngân hàng đang ở trạng thái thặng dƣ thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng cần phải căn nhắc nên đầu tƣ số vốn này vào đâu để mang lại hiệu quả. - Thâm hụt thanh khoản: Khi cung thanh khoản nhỏ hơn cầu thanh khoản. Ngân hàng phải đối mặt với tình trang thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét nguồn thanh khoản lấy từ đâu và chi phí là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt hiện tại. - Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, tình trạng này là cân bằng. Nhƣng tình huống này rất khó gặp trên thực tế. 2.2 Tác động của thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của NHTM 2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của NHTM Theo Trƣơng Quang Thông (2011) cho rằng “ Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣuọc xem là kết quả lợi nhuận do ngân hàng mang lại trong một thời gina nhất định Perter S.Rose (1998) thì về bản chất, NHTM cũng có thể đƣuọc coi nhƣ một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu đƣợc các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu 10
  20. nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mwor rộng thị phần, thu hút vốn đầu tƣ. Nguyễn Việt Hùng (2008) đã chỉ ra rằng trong hoạt động của NHTM, hiệu quả có thể đƣợc hiểu ở hai khía cạnh nhƣ sau: Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời howajc làm giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác. Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng Quan điểm về hiệu qảu mà ông sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ƣu giữa kết quả lợi nhuận hay khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tóm lại, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả có thể đƣợc xét theo khía cạnh nào. Với mục địch nghiên cứu của luận văn này thì hiệu quả hoạt động của NHTM sẽ đƣợc nghiên cứu dƣới khía cạnh khả năng sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng. 2.2.2 Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Các hệ số tài chính là công cụ để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng. Các tỷ số này bao gồm: tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động, tỷ số phản ánh rủi ro của một ngân hàng 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là thƣớc đo hiệu quả bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng thông qua các tỷ số về khả năng sinh lời - Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA: Đây là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ số này là thƣớc đo hiệu qủa của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khaorn đầu tƣ. Nó thƣờng đƣợc dùng để so sánh hiệu quả của ngân ahnfg này với ngân hàng khác. ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tƣ hay cho vay không năng động hoặc có chi phí quá mức. ROA cao thƣờng phản ánh kết quả cho hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản. Tuy nhiên nếu ROA quá cao thì cũng không hẳn là tốt có thể do ngân hàng thực hiện đầu tƣ một cách mạo hiểm hoặc giảm dự trữ một cách quá mức ROA =( Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản ) x 100% 11
  21. - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE: Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả của 1 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao luôn là mục tiêu của bất cứ ngân hàng nào. Tỷ số ROE cũng đƣợc xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của NHTM. ROE tƣơng đối thấp so với những ngân hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh trang của ngân hàng trên thị trƣờng. ROE thấp có thể hạn chế tăng trƣởng của ngân hàng vì khi ấy ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu trong khi hầu hết các quy định pháp lý đều ràng buộc tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu. Công thức xác định: ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) x 100% 2.2.2.2 Các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh - Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ: Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua nhiều năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này càng thấp thể hiện ngân hàng đang khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và hoạt động tín dụng chƣa hiệu quả. Công thức nhƣ sau Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) = ( Dƣ nợ năm nay – dƣ nợ năm trƣớc ) / Dƣ nợ năm trƣớc - Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ( NOM ): Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và chi phsi kinh doanh trong ngân hàng. Hay hiểu cách khác là đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu dịch vụ với các chi phí ngoài lão mà mà ngân hàng pahir chịu nhƣ tiền lƣơng, sữa chữa, mua sắm thiết bị Đối với hầu hết ngân hàng chi phí ngoài lãi thƣờng vƣợt quá nguồn thu từ phí dịch vụ. Công thức nhƣ sau: NOM = (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi ) / Tài sản có sinh lời - Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên ( NIM ): NIM cho thấy khả năng sinh lời avf dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua đó có thể điều chỉnh hoặc kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời. Có thể nói tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lƣờng mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công thức nhƣ sau: 12
  22. NIM = ( Thu nhập lãi – Chi phí lãi ) / Tài sản có sinh lời 2.2 Các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM Việt Nam 2.2.1 Các nhân tố vĩ mô 2.2.1.1 Môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội Môi trƣờng kinh tế -chính trị-xã hội của một quốc gia ảnh hƣởng trực tiếp đến tính thanh khoản và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở quốc gia đó. Kinh tế suy thoái, tình hình chính trị không ổn định làm cho điều kiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, ngƣời dân cũng bị tác động gây mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng. 2.2.1.2 Chính sách tiền tệ Bằng công cụ quản lý tài chính, NHNN có thể rút bớt lƣợng tiền trong lƣu thông, điều này làm giảm bớt lƣợng tiền trong lƣu thông, điều này làm giảm bớt lƣợng tiền thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. 2.2.1.3 Sự phát triển của các thị trƣờng khác nhƣ bất động sản, chứng khoán, vàng. Trong nền kinh tế, giữa các thị trƣờng hàng hóa đều có liên quan đến nhau một cách mật thiết. Nhà đầu tƣ với mục tiêu luôn nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, họ phân bố nguồn của mình và nhiều lĩnh vực, nhiều thị trƣờng khác nhau và sẽ tập trung nguồn lực vào những thị trƣờng ổn định và đáp ứng đƣợc nhu cầu của nahf đầu tƣ cao nhất. Do đó, một thị trƣờng nào đó có dấu hiệu phát triển tốt hay xấu đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến những thị trƣờng còn lại. 2.2.1.4 Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng Mỗi ngân hàng có một chính sách huy động, tín dụng hoặc lãi suất khác nhau. Và những chính sách này của mỗi ngân hàng tác động đến cầu thanh khoản của những ngân hàng còn lại. 2.2.2 Các nhân tố vi mô 2.2.2.1 Lãi suất huy động Lãi suất huy động của ngân hàng cho thấy ngân hàng đnag có vấn đề về cung thanh khaonr hay không, khi một ngân hàng huy động ơ mức lãi suất cao rất nhiều khả năng ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản, hoặc khi một ngân hàng giảm mức lãi suất huy động của mình xuống có nghĩa là họ đang thừa vốn hoặc không cho vay đƣợc. 2.2.2.2 lãi suất cho vay 13
  23. Lãi suất cho vay theo quy luật sẽ tăng lên hoặc hạ xuống theo lãi suất huy động của ngân ahnfg. Khi một ngân ahngf huy động lãi suất cao, để đáp ứng đƣợc chi phí huy động, ngân hàng cho vay ra với lãi suất cao. Tuy nhiên đôi khi khách hàng không chấp nhận đƣợc mức lãi suất cho vay nay dẫn đến ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc cho vay. Hoặc khi ngân hàng huy động lãi suất thấp và đang thừa vốn, lãi suất cho vay cũng đƣợc hạ thấp thu hút khách hàng. Nhƣng để đảm bảo tín dụng, điều kiện vay vốn đƣợc nâng cao, các khách hàng chƣa tiếp cận đƣuọc với nguồn vốn giá rẻ, ngân hàng cũng gặp khó khăn về thanh khoản vì không cho vay đƣợc sẽ dẫn đến việc thiếu hụt chi phí thanh toán cho các khoản huy động. 2.2.2.3 Lãi suất liên ngân hàng Thị trƣờng hoạt động giữa các ngân hàng đƣợc xem là thƣớc đo thanh khoản của hệ thống. Khi NHNN thực hiện theo quy định chặt chẽ đối với hoạt động huy động vốn của NHTM, một số ngân hàng thiếu hụt thanh khoản sẽ tham gia vào thị trƣờng liên ngân hàng để vay vốn bù đắp, khi đó, lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến việc ngân hàng đi vay ở thị trƣờng liên ngân hàng phải chịu một chi phí cao cho mức vốn cần thiết để thanh toán các khoản phải trả, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, lâu ngày đây sẽ là một loại rủi ro cho khả năng thanh khoản của chính ngân hàng đó. 2.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là các khoản vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo đúng các điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lƣợng tài sản của ngân hàng. khi tỷ ệ nợ xấu càng cao, ngân hàng càng gặp khó khăn trong việc thhu hồi vốn và có đƣợc nguồn cung để giải quyết cầu thanh khoản. 2.2.2.5 Lợi nhuận Trong hoạt động kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, có một nguyên tắc là lợi nhuận càng cao rủi ro càng cao. Một ngân hàng muốn có đƣợc khả năng thanh khoản tốt, phải chấp nhận mức lợi nhuận đạt đƣợc thấp hơn, hoặc ngƣợc lại, nếu ngân hàng muốn làm tăng lợi nhuận lên nhanh chóng, ngân hàng phải chấp nhận tình trạng thanh khoản yếu. 2.2.2.6 Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của một ngân hàng cho thấy ngân hàng đƣợc tài trợ bao nhiêu vốn chủ sỡ hữu, đòn bẫy tài chính của ngân hàng là lớn hay nhỏ. Thông thƣờng, các ngân hàng không sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay mà dùng đầu tƣ, mua 14
  24. sắm tài sản cố định hoặc đầu tƣ khác vào các tài sản có tính thanh khoản cao – đây là nguồn để ngân hàng xoay sở khi xảy ra trƣờng hợp cần thanh khoản. do đó khi vốn chủ sở hữu có tỷ lệ càng cao trong tổng tài sản thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Ngoài ra trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng nhƣ: Vodova (2011) đã thực hiện công trình nghiên cứu “ Nhân tố quyết định khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại ở Cộng hòa Sec”. Nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng của các biến độc lập gồm vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận của ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, lãi suất chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, quy mô ngân hàng và biên giả về tác động khủng hoảng tài chính lên biến phụ thuộc là tính thanh khoản của ngân hàng ( đƣợc đo bằng 4 chỉ số bao gồm tỷ lệ tài sản lƣu động trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản lƣu động trên tổng tiền gửi và tiền đi vay ngắn hạn, tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi và tiền đi vay ngắn hạn). Ở Châu Phi, Fadare (2011) cũng đã thực nghiệm nghiên cứu về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở Nigeria với mục tiêu nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng. Ở Mỹ Latinh và các nƣớc vùng biển Caribbean, More (2010) nghiên cứu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Mục tiêu của More là nghiên cứu các hành vi liên quan đến thanh khoản ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng, xác định các yếu tố quyết định thanh khoản và đánh giá thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại trong thƣời kì khủng hoảng là cao hay thấp so với điều kiện bình thƣờng. 2.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Theo Naser Ail Yadollahzadeh Tabari, Mohammad Ahmadi, Ma‟someh Emami (2013) chỉ ra rằng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM đƣợc chia thành hai nhóm là nhóm tác động bên trong và các nhóm nhân tố tác động bên ngoài. Các nhân tố bên trong tập trung vào những đặc điểm của ngân hàng nhƣ: Qui mô, vốn của ngân hàng, các loại rui ro nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản , các nhân tố bên ngoiaf bao gồm các biến vĩ mô nhuwddieeuf kiện kinh tế, tổng sản phẩm, lạm phát 15
  25. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM có thể đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố này khách quan avf nhóm nhân tố chủ quan. Hai nhóm nhân tố này có ảnh hƣởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động tùy theo điều kiện của từng ngân hàng Nhóm nhân tố khách quan: Môi trƣờng kinh tế, chính trị-xã hội Môi trƣờng kinh tế, chính trị- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Một nền kinh tế hoạt động tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, đpá ứng khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng đảm bảo cho ngân hàng nguồn cung thanh khoản đáp ứng cho nhu cầu chi trả đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn. Môi trƣờng pháp lý Môi trƣờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống pháp luật, việc chấp hành luật và cả trình độ dân trí. Nếu hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế sẽ là nền tảng để phát triển cho cả hệ thống và ngƣợc lại. Nhóm nhân tố chủ quan: Nhóm nhân tố chủ quan là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các NHTM nhƣ các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ 2.4 Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động Muốn phát triển đƣợc ổn định và bễn vững, trƣớc tiên ngân hàng cần hoạt động bình thƣờng dựa trên nền tảng đảm bảo tính thanh khoản, tức phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong hiện tại và tƣơng lai cũng nhƣ các nhu cầu thanh toán đột xuất của khách hàng. Vì yếu tố thanh khoản rất quan trọng có thể đƣa ngân hàng vào tình trạng phá sản. Không những ảnh hƣởng đến hoạt động của một ngân hàng mà nó còn là cả một hệ thống , dex gây ra tình trạng khủng hoảng. Theo Diamond and Rajan, 2005. Các NHTM thƣờng vay mƣợn lẫn nhau nên khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, các ngân hàng khác cũng sẽ bị tác động, rủi ro thanh khoản có thể gây ra tỏn hại cho ngân hàng và thậm chí là cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền. Theo Jenkinson 2008 thì Rủi ro thanh khoản không những ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến danh tiếng của ngân hàng. Khi ngân hàng thiếu hụt 16
  26. thanh khoản có thể dẫn đến hậu quả là ngân hàng sẽ mất dần các khoản tiền gửi cũ do áp lực rút tiền ngày càng tăng, đồng thời cũng không thể thu hút thêm đƣợc các khoản tiền gửi mới do đnahs mất lòng tin khách hàng. Không đủ nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi. Hơn nữa tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản. Nhìn chung thanh khoản tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy thanh khoản là vấn đề cần đƣợc quan tâm của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Cụ thể các yếu tố thanh khoản nhƣ sau: TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc Tiền gửi các TCTD khác Tiền gửi khách hàng Cho vay khách hàng Chƣng khoán kinh doanh Chứng khoán sẵn sàng để bán  Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi các TCTD: - Tiền mặt: Là tiền dƣới dạng tiền giấy và tiền kim loại với mục đích bảo đmả khả năng thanh toán thƣờng xuyên của ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng tùy theo quy mộ hoạt động, tính thời vụ các ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ tiền mặt để thực hiện chi trả trong ngày. Tiền mặt trong quá trình thu là khoản phát sinh do thanh toán vãng lai giữa các ngân hàng khi ngân hàng đã ghi bên nợ nhƣng thực chất là chƣa nhận đƣợc tiền. 17
  27. - Tiền gửi ngân hàng bào gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các TCTD với ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của NHNN. - Tiền gửi tại các TCTD khác: Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho khách hàng.  Cho vay khách hàng Hoạt động cho vay đƣợc xem là hoạt động sinh lƣời chủ yếu của NHTM. Hoạt động cho vay rất đa dạng. Một số loại hình chủ yếu: - Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trƣớc, đặc biệt trong đó ngân hàng cho phép khách chi vƣợt quá số tiền dƣ trong tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng với khách hàng. Chỉ áp dụng đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín. - Cho vay ứng trƣớc là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cung cấp cho ngƣời đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trƣớc. Ngƣời đi vay sẽ chi trả lại vào lúc hoàn trả vốn gốc - Cho vay chiết khấu là cho vay dƣới hình thức ngân hàng thƣơng mại mua lại các thƣơng phiếu chƣa đến hạn trả tiền với số tiền thấp hơn số tiền ghi trên thƣơng phiếu. - Cho vay hạn mức là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thuận trƣớc số tiền tối đa mà khách hàng đƣợc vay từ ngân hàng trong khoản thời gian nhất định  Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn để bán: - Chứng khoán kinh doanh là hàng hóa trên thị trƣờng chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khác nhƣ quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đầu tƣ. - Chứng khoán sẵn để bán là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu đối với ngƣời sỡ hữu trái phiếu. Khi mua trái phiếu, bạn sẽ trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành. 18
  28. 2.5 Các nghiên cứu trƣớc đây về thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của NHTM Một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu mang tính thực tiễn, ứng dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động dựa trên tính thanh khoản của các ngân hàng nhƣ sau: - Nghiên cứu của Shahchera M. 2012, tại Irana kết luận về sự tác động giữa thanh khoản và hiệu qủa hoạt động, theo đó việc tăng chỉ số tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng vay (INVSDEP) sẽ làm hiệu quả hoạt động tăng hay nói cách khác INVSDEP tác động cùng chiều (+) với hiệu quả hoạt động. Đầu tƣ kinh doanh chứng khoán hiện nay rất rủi ro, chính vì vậy việc sở hữu chứng khoán để bán càng nhiều thì tính thanh khoản của ngân hàng càng lớn, giúp giảm thiểu rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động. - Nghiên cứu của E.Bordeleau, C. Graham 2010, giai đoạn 2005-2010 từ số liệu của các ngân hàng Canada. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tiền mặt (CDTA) có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Mặc khác kết quả cũng cho thấy chỉ số tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tổ chức tín dụng trên tổng tiền gửi khách hàng (CDDEP) có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tác giả đã kết luận rằng tác động của của tiền mặt có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tình hình khủng hoảng thì việc nắm giữ một lƣợng tiền mặt lớn để đảm bảo tính thanh khoản là rất khó, sự sụt giảm và thiếu hụt tiền mặt tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. - Nghiên cứu của Limon Moinur Rasul 2012 về Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại hồi giáo. Chỉ số tiền mặt (CDTA) và chỉ số tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng vay (INVSDEP) đƣợc nhắc đến và có tính cùng chiều với hiệu quả hoạt động . Đồng thời chỉ số tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tổ chức tín dụng trên tổng tiền gửi khách hàng (CDDEP) và chỉ số tổng dƣ nợ tính dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tài sản có (INVSTA) lại có tính ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động của ngân 19
  29. hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng CDTA giảm INVSTA sẽ giúp cho việc quản trị tính thanh khoản ở các ngân hàng có hiệu quả. Với tình hình hiện nay thì vấn đề thanh khoản đƣợc chú trọng và đƣợc quan tâm hàng đầu. Việc các ngân hàng tăng cƣờng huy động vốn, nắm giữ lƣợng lớn tiền mặt, đầu tƣ vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao dễ dàng bán ra đó là một giải pháp an toàn. Nếu khách hàng rút tiền tiết kiệm với số lƣợng lớn hoặc các nhà đầu tƣ không còn tha thiết với trái phiếu ngân hàng, thì ngân hàng có thể bán các tài sản hiện có để bù đắp thanh khoản. Điều đó tạo nên tính an toàn cho ngân hàng, giúp cân bằng kế toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ các chủ nợ, tạo đƣợc lòng tin đối với các đối tác, khách hàng. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.  Từ các nghiên cứu trên ta thấy đƣợc hiệu quả hoạt động tƣơng quan thuận với chỉ số tiền mặt (CDTA) và chỉ số tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng vay (INVSDEP). Ngƣợc lại hiệu qủa hoạt động tƣơng quan nghịch với chỉ số tổng dƣ nợ tính dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tài sản có (INVSTA). Đổng thời hiệu quả hoạt động có thể tƣơng quan nghich hoặc tƣơng quan thuận với chỉ số tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tổ chức tín dụng trên tổng tiền gửi khách hàng (CDDEP). 20
  30. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua chƣơng 2, ta biết đƣợc những cơ sở lý thuyết về NHTM, các khái niệm liên quan đến thanh khoản NHTM, nắm tƣơng đối về tác động của thanh khoản đến hiệu qảu hoạt động ngân hàng thƣơng mại là nhƣ thế nào, ngoài ra ta còn đƣợc biết các nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề thanh khoản. Từ đó ta thấy rằng thanh khoản tác động đến hiệu qảu hoạt động của ngân hàng nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng, Vì vậy vấn đề thanh khoản cần đƣợc quan tâm nhiều hơn, công tác quản trị rủi ro thanh khoản, sử dụng tốt các nguồn lực của ngân hàng thƣơng mại cần đƣợc nâng cao nhằm đƣua ra những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng tốt hơn. 21
  31. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu, tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, nhằm đánh giá, tìm hiều tính thanh khoản và hoạt động của ngân hàng hiện nay. Đồng thời đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời và cải thiện tính thanh khoản của các ngân hàng Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lƣợng hồi nhằm phân tích tác động của các nhân tố tới thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ kết quả trên sẽ đƣa ra những đề xuất và gợi ý giải pháp nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Phạm vi nghiên cứu Do quy định về vốn điều lệ của ngân hàng nhà nƣớc đối với các ngân hàng thƣơng mại nên bắt buộc một số ngân hàng nhỏ không đủ khả năng tài chính phải sáp nhập để tăng vốn điều lệ. Vì vậy không đảm bảo số liệu trong khoảng thời gian 2011-2016 nên tác giả tiến hành sàng lọc dựa trên báo cáo tài chính để từ đó lựa chọn ra danh sách 20 NHTM Việt Nam đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để phù hợp với đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp tổng hợp phân tích, thống kê so sánh dựa trên các số liệu của báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam - Sử dụng công cụ Eview, SPSS để nghiên cứu định lƣợng, phân tích và giải thích số liệu, thống kê, dựa trên quan điểm khách quan. 3.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ năm 2012-2016 3.4 Ứng dụng mô hình kinh tế lƣợng để làm rõ tác động của thanh khoản đến hiệu qủa hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 3.4.1 Xây dựng các biên số và giả thuyết Dựa vào nghiên cứu của Limon Moinur Rasul 2012 nghiên cứu về “Tác động thanh khoản đến hiệu quả ngân hàng thƣơng mại của các ngân hàng hồi giáo Bangladesh”. Nhận thấy bài nghiên cứu phù hợp và có tính thực tiễn cao, khả năng thu thập số liệu vào các biến phù hợp. Nên tác giải xây dựng các giả thuyết dựa theo nghiên cứu trên nhƣ sau: 22
  32. Các giả thuyết tác động của thanh khoản đến hiệu qủa hoạt động của hoạt động NHTM Việt Nam Kỳ vọng tƣơng Giả thuyết Các tác động Ký hiệu quan Chỉ số trạng thái H1 CDTA + tiền mặt Tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tổ H2 CDDEP +/- chức tín dụng trên tổng tiền gửi khách hàng Tổng dƣ nợ tính dụng và chứng H3 khoán kinh doanh, INVSTA - chứng khoán để bán trên tổng tài sản có Tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán khinh doanh, chứng H4 INVSDEP + khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng  Sau khi tóm tắt các tác động, dấu kỳ vọng của sự tƣơng quan thì ta thấy đƣợc rõ hơn các yếu tố tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tác giả sẽ đi chi tiết hơn và phân tích từng tác động sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào và đƣa ra số liệu chính xác và thực tế hơn với bài nghiên cứu.  Dƣới đây là bảng công thức để ta thấy rõ hơn và hiểu sâu về các biến phụ thuộc, biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Từ đây ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và đi đúng với mục tiêu đề ra ban đầu 23
  33. Biến Công thức CDTA = ( Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng Chỉ số trạng thái tiền mặt (CDTA) nhà nƣớc + Tiền gửi tổ chức tín dụng khác ) / Tổng tài sản có Tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà CDDEP = ( Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng nƣớc, tiền gửi tổ chức tín dụng khác trên nhà nƣớc + Tiền gửi tổ chức tín dụng khác ) Tổng tiền gửi khách hàng (CDDEP) / Tổng tiền gửi khách hàng Tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh INVSDEP = ( Dƣ nợ tín dụng + chứng doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên khoán kinh doanh + chứng khoản sẵn sàng Tổng tiền gửi khách hàng (INVSDEP) để bán ) / Tổng tiền gửi khách hàng Tổng dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh INVSTA = ( Dƣ nợ tín dụng + chứng khoán doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên kinh doanh + chứng khoán sẵn sàng để bán Tổng tài sản có (INVSTA) ) / Tổng tài sản có 3.4.2 Giới thiệu mô hình hồi quy mẫu Theo tài liệu và lý thuyết về kinh tế lƣợng, tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình hồi quy nhƣ sau: Hồi quy mẫu cho thấy mối liên hệ giữa biến phù thuoocj với biến giải thích dựa trên gia trị trung bình của tổng thể hay giá trị đã biết của mẫu. Hàm hồi quy đƣợc xây dựng trên cơ sở mẫu ngẫu nhiên đƣuọc gọi là hàm hồi quy (SRF).  Ta có hàm hồi quy tổng thể PRF: E(Y/X=Xi) = β0 + β1Xi + ε Trong đó E(Y/X=Xi): Là biến phụ thuộc, biến giải thích Xi: Là giá trị các biến độc lập β0: là hệ số tự do, cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y sẽ thay đổi nhƣu thế nào khi nào khi biến Xi nhận giá trị 0. 24
  34. β1: là hệ số góc, cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y sẽ thay đổi nhƣ thế nào tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập Xi tăng 1 đơn vị với các điều kiện các yếu tố khác không đổi.  Từ hàm hồi quy tổng thể ta có hàm hồi quy mẫu SRF nhƣ sau: Y = α0 + α1Xi + ε Trong đó Y: ƣớc lƣợng của E(Y/X=Xi) cũng là hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (ROE) Xi : Là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam α0, α1, , αn là ƣớc lƣợng của β0, β1, , βn ε: Là phần dƣ  Từ mô hình hồi quy mẫu chỉ có một biến ta có thể phát triển thành nhiều biến. - Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy mẫu với biến phụ thuộc là ROE mà không chọn ROA, NIM hoặc NOM là do ROE đƣợc xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của NHTM đo lƣờng hiệu quả của 1 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao luôn là mục tiêu của bất cứ ngân hàng nào. Mặc khác ROA, NIM, NOM chỉ đánh giá đƣuọc một phần nào của hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ thhu nhập lãi ròng, tăng trƣởng dƣ nợ Nên chon ROE làm biến phụ thuộc cũng là hiệu quả hoạt động là hợp lý. Việc nghiên cứu sẽ phù hợp và chính xác hơn, thể hiện đƣuọc toàn diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại từ đó thồn qua mô hình nghiên cứu ta có thể đƣa ra đƣuọc những giải pháp đúng với yêu cầu của các ngân hàng thƣơng mại. Sơ đồ 3.1 Tác động của các biến độc lập INVSTA, INVSDEP, CDTA, CDDEP đến biến phụ thuộc ROE 25
  35. INVSDEP ROE CDTA CDDEP INVSTA Ta có mô hình hồi quy tác động nhƣ sau ROE = α0 + α1INVSTA + α2INVSDEP + α3CDTA + α4CDDEP + ε Trong đó ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu INVSTA: Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn để bán trên tổng tài sản INVSDEP: Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng CDTA: Trạng thái tiền mặt CDDEP: Tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc, tổ chức tín dụng khác trên tổng tiền gửi khách hàng. - Áp dụng mô hình hồi quy và sử dụng chƣơng trình Eview, SPSS để kiểm định các giả thuyết tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từu năm 2012 đến 2016. - Để bài nghiên cứu đƣợc chính xác thì dữ liệu lấy đƣợc dựa vào các số liệu của báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán thao chuẩn mực kế toán Việt Nam của 26 ngân hàng thƣơng mại. Thời gian khảo sát đƣợc lấy gần nhất với thời gian hiện tại từ năm 2012-2016. 26
  36. 3.5 Kiểm định các giả thuyết 3.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình Để đánh giá xem mô hình đã xay dựng có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dựa vào hệ số xác định R2. R2 cho biết % sự biến động của Y đƣợc giải thích bởi các biến số X trong mô hình. Nếu R2 khác 0 nghĩa là mô hình phù hợp. R2 càng tiến đến 1 thì mô hình giải thích đƣợc càng nhiều sự biến động của Y mô hình càng đáng tin cậy. Đồng thời ta kiểm định hệ số F-statistic, nếu hệ số F > F (k-1, n-k) thì kết luận mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập tồn tại. 3.5.2 Kiểm định biến cần thiết trong mô hình Sau khi chạy ra mô hình hồi quy gốc ta sẽ dựa vào Prob (F-Statistic) để xem biến đó có cần thiết hay không. Nếu Prob của các biến > 0.05 (mức ý nghĩa) thì biến đó không cần thiết trong môn hình, Ngƣợc lại nếu Prob của các biến độc lập R gốc (với i = 1 đến 3)  Nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF 2 VIF = 1/(1 - R phụ i) 2 Nếu VIF >= 10 (tƣơng đƣơng R phụ i > 0.9) thì có đa cộng tuyến. 3.5.4 Kiểm định BG – Bruesh & Godfrey (kiểm định tƣơng quan chuổi bậc p, với p>= 1. Thực chất đây là một thủ tục của phpes kiểm định Lagrange, LM) Kiểm định này nhằm xác định mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan hay không 27
  37.  Trƣớc hết ta đặt giải thuyết: H0: không có tƣơng quan chuỗi giữa các biến H1: Tồn tại tƣơng quan chuỗi giữa các biến  Nếu kết quả Prob(Obs*R-squared) < 0.05 (mức ý nghĩa), ta bác bỏ H0, có nghĩa là tồn tại tƣơng quan giữa các biến. 3.5.5 Kiểm định phƣơng sai số thay đổi theo White (1980) Kiểm định này dùng để kiểm định phƣơng sai số của mô hình  Đặt giả thuyết: H0: Không có hiện tƣợng phƣơng sai số H1: có hiện tƣợng phƣơng sai số  Thực hiện các bƣớc kiểm định. Nếu Prob(Obs*R-squared) < 0.05 thì ta bác bỏ H0, tức là có hiện tƣợng phƣơng sai số xuất hiện. 28
  38. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong chƣơng 3, trình bày đƣợc sơ đồ quy trình nghiên cứu sử dụng trong bài báo cáo đồng thời diễn gải đƣợc quy trình nghiên cứu. Bên cạnh đó ở chƣơng này còn đi sâu vào việc thiết kế mô hình sẽ đƣợc ứng dụng, mô tả và diễn giải các biến độc lập, biến phụ thuộc trong nghiên cứu, chon mẫu thích hợp cho mô hình. Đƣa ra các kiểm định nhƣ: kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số, kiểm định tự tƣơng quan Việc kiểm định này giúp cho đnahs giá dự đoán của mô hình đƣợc chính xác hơn. Đồng thời cũng thống kê số liệu từ bảng báo cáo tài chính của 20 ngân hàng thƣơng mại từ năm 2012-2016 làm dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Ta sẽ đƣợc thấy rõ hơn trong trình bày của chƣơng 4. 29
  39. CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM 4.1 Tình hình hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay - Sau quá trình phát triển nóng về số lƣợng ngân hàng và các loại hình dịch vụ, năm 2012 Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) mà trọng tâm là các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã đƣợc sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn. - Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thông qua huy động vốn của các cổ đông, trong đó có các cổ đông chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc. Một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ chiến lƣợc lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng nhƣ phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng nhƣ cả hệ thống đƣợc cải thiện. Năm 2010, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tƣơng ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tƣ trƣớc đây không tính vào tổng dƣ nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dƣới dạng ủy thác đầu tƣ, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp. uy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu công bố trên. Điều này cho thấy sự phát triển chƣa bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam - Lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay đã giảm, một phần do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay đến hạn, dẫn đến danh mục khoản vay bị suy giảm, nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của nền 30
  40. kinh tế, của hệ thống ngân hàng. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2014 đều thấp hơn giai đoạn 2008 – 2012. Vietinbank, tại thời điểm 2012, chỉ số ROA, ROE là 1,7% và 19,9%; năm 2013 là 1,4% và 13,7%; năm 2014 là 1,2% và 10,4%. Chỉ số ROA, ROE của NHTM cổ phần Quân Đội là 1,97% và 27,5% năm 2012; 1,28% và 16,3% năm 2013; 1,3 và 14,7% năm 2014 Nhƣ vậy, nếu xem xét chỉ số hiệu quả kinh doanh của một số NHTM Việt Nam còn cao hơn cả các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHTM nƣớc ngoài. Qua đó, có thể thấy, năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần của một số NHTM Việt Nam không thua kém các ngân hàng liên doanh và NHTM 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. - Trong năm 2016 và trọng tâm 2017, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát cho biết, Ngân hàng Nhà nƣớc đặt trọng tâm tiếp tục cơ cấu 5 ngân hàng thƣơng mại, trong đó có 3 ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, bao gồm: Xây dựng (CB), Đại Dƣơng (Ocean Bank), Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank). Trên cơ sở đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động, mặc dù đã cải thiện, nhất là vấn đề thanh khoản, không gây ra đổ vỡ, không gây ra tác động ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống, nhƣng hiện cần có giải pháp đột phá để xử lý dứt điểm các vấn đề tại những ngân hàng này. Về tình hình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nói chung, đại diện cơ quan chuyên trách này nêu định hƣớng, từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục tập trung xử lý mô hình tổ chức, năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính và thứ tƣ là xử lý nợ xấu.Giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 2016-2020 sẽ tập trung triển khai từ 2017, để làm sao xử lý dứt điểm các ngân hàng thƣơng mại yếu kém.Trong năm 2016. Tính đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của hệ thống đã giảm xuống còn 2,46%. - Và đầu năm 2017 các ngân hàng đã tạo ra một ấn tƣợng hứa hẹn một năm đầy triển vọng. Điểm đầu tiên vẫn phải nhắc đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank). Ngân hàng này có lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất quý 1/2017 đạt tới trên 1.900 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của một ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân phả hơi nóng sát gáy khối “big 4” (gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank). Khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân, qua kết quả quý I và kế hoạch xác định tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, sự bứt phá và trở lại thời hoàng kim đã thể hiện ở một loạt thành viên nhƣ 31
  41. Techcombank, MB, LienVietPostBank, HDBank Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang dần tìm lại thời hoàng kim của mình. 4.2 Thuận lợi và khó khăn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu hƣớng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thƣơng mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới, nhƣng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ƣu cho phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 4.2.1 Thuận lợi - Hội nhập quốc tế là cơ hội tăng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Thực tế quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo đề án của Chính phủ thời gian qua cho thấy, vốn điều lệ của các NHTM đã tăng lên với tốc độ tăng trƣởng khá tốt. Đến tháng 8/2015, vốn điều lệ của Khối NHTM nhà nƣớc đạt 144.999 tỷ đồng, tăng 0,54% so với 31/12/2014; khối NHTM cổ phần đạt 186.147 tỷ đồng tăng 2,97% so với 31/12/2014. - Đƣợc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý ngân hàng hiện đại. Tại hầu hết các NHTM cổ phần có tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trên 5% đều có các chuyên gia nƣớc ngoài đảm trách các vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị điều hành nhƣ Techcombank, VIB, Đƣợc làm việc với các chuyên gia quản lý cấp cao trong ngân hàng là cơ hội để chuyển giao công nghệ, kỹ năng, trình độ quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý Việt Nam. Mặt khác, có nhiều NHTM trong nƣớc đã thuê các chuyên gia nƣớc ngoài cung cấp các gói thầu tƣ vấn về xây dựng chiến lƣợc, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, đánh giá chất lƣợng dịch vụ, Có thể khẳng định, đây là bƣớc chủ động của các NHTM Việt Nam trong việc đón đầu các cơ hội kinh doanh, đi tìm tiếng nói chung với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các đối tác nƣớc ngoài trên con đƣờng hợp tác, cạnh tranh để phát triển 32
  42. - Giúp các NHTM có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong công tác quản trị rủi ro nói riêng và quản trị điều hành nói chung. Mặt khác, với sự tham gia của các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài, buộc các NHTM cổ phần phải công khai, minh bạch hóa thông tin, các hoạt động quản trị, kế toán, tài chính phải chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy, hàng loạt các NHTM cổ phần Việt Nam khi niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán đã phải chuyển hệ thống kế toán sang chuẩn mực quốc tế (IFRS) bên cạnh hệ thống kế toán theo chuẩn mực Việt Nam (VAS) - Mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam mở rộng, phát triển thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Theo nội dung đã kết thúc đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nƣớc TPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trƣờng của một nƣớc TPP khác nếu các công ty trong nƣớc hoạt động tại thị trƣờng này đƣợc phép cung cấp dịch vụ đó. Chính vì vậy, TPP đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài cho các NHTM Việt Nam. 4.2.2 Khó khăn - Sức ép cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NHNNg. Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, NHNNg mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trƣờng Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy động vốn) nhƣng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNNg đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nƣớc trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Một thực tế không thể phủ nhận là các NHNNg đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nƣớc khi ngƣời dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hƣớng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trƣờng khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các NHNNg, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam. - Dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các NHTM trong nƣớc sang các NHNNg tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Đây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất 33
  43. lƣợng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. - Tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lƣợng tài sản thấp và chƣa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM trong nƣớc đã tăng trƣởng gấp nhiều lần so với trƣớc khi hội nhập (hiện nay, trong khoảng 133 triệu USD đến 1,8 tỷ USD), song, mức vốn điều lệ trung bình của các NHTM Việt Nam (kể cả các NHTM có vốn của Nhà nƣớc) vẫn không thể so sánh với các ngân hàng trong khu vực với số vốn điều lệ hàng tỷ USD. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2015, tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng liên doanh và NHNNg tại Việt Nam lên đến 34,45%, trong khi tỷ lệ này ở các NHTM Nhà nƣớc là 9,29% và ở khối các NHTM cổ phần là 13,18%. Cơ cấu tài sản chƣa hợp lý và chất lƣợng tài sản thấp (thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao) của các NHTM Việt Nam là một thách thức trong việc đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng. - Về hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán, các ngân hàng của Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các NHTM trong nƣớc đang nỗ lực từng bƣớc nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhƣng do năng lực tài chính còn hạn chế cho nên chƣa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn - Mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị thôn tính của các NHTM trong nƣớc và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo. Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các ngân hàng nƣớc ngoài thƣờng xâm nhập và phát triển thị trƣờng mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lƣợc, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thƣơng vụ M&A ngân hàng. Đây là con đƣờng giúp các NHNNg đặt chân vào thị trƣờng tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong trƣờng hợp này, nếu các ngân hàng của Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát lƣợng vốn thì khả năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi. Mặt khác, hội nhập với các cam kết nới room cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng tài chính Việt Nam sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tƣ chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa 34
  44. NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dƣới nhiều hình thức. Đây là một thách thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh hƣởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong quá trình xử lý, tái cơ cấu. 4.3 Tình hình thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay 4.3.1 Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác Bảng 4.1: Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác của các NHTM năm 2012-2016 ĐVT: Triệu đồng 2012 2013 2014 2015 2016 56,250,663 30,436,199 38,348,453 46,596,364 49,156,188 Tiền Mặt 13.24% 7.22% 8.17% 9.31% 8.56% 86,741,353 82,165,041 90,594,773 107,315,481 135,020,724 Tiền gửi NHNN 20.42% 19.49% 19.30% 21.43% 23.50% 281,752,208 308,923,119 340,494,083 346,796,720 390,383,373 Tiền gƣi TCTD 66.33% 73.29% 72.53% 69.26% 67.94% 424,744,224 421,524,359 469,437,309 500,708,565 574,560,285 Tổng 100% 100% 100% 100% 100% Chênh Lệch 0 -3,219,865 47,912,950 31,271,256 73,851,720 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của các NHTM) Qua bảng 4.1 ta thấy, tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD. Điển hình năm 2013 tiền gửi TCTD chiếm cao nhất 73.29% và đến 2016 là 67.94%. Tiền gửi NHNN chiếm tỷ trọng khá ổn định qua các năm, tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp nhất điển hình trong năm 2013 chiếm tỷ trọng 7.22%. Do hiện nay việc thanh toán các giao dịch của NH chủ yếu thông qua Internet mà không trực tiếp thực hiện tiền mặt nhƣ thời gian trƣớc. 4.3.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán của các NHTM Việt Nam. Bảng 4.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ĐVT: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 CK kinh doanh 10,468,332 20,380,956 49,054,288 31,232,162 31,330,419 Tỷ trọng 0.47% 0.82% 1.60% 0.87% 0.72% Tăng trƣởng 0 94.69% 140.69% -36.33% 0.31% CK để bán 388,550,812 426,575,114 554,139,019 573,242,106 681,483,730 Tỷ trọng 17.61% 17.19% 18.09% 15.93% 15.56% 35
  45. Tăng trƣởng 0 9.79% 29.90% 3.45% 18.88% 1,808,015,93 2,035,254,41 2,459,632,37 2,994,517,22 3,667,272,19 Dƣ nợ td 3 8 7 8 1 Tỷ trọng 81.92% 81.99% 80.31% 83.20% 83.73% Tăng trƣởng 12.57% 20.85% 21.75% 22.47% 2,207,035,07 2,482,210,48 3,062,825,68 3,598,991,49 4,380,086,34 Tổng 7 8 4 6 0 100% 100% 100% 100% 100% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, dƣ nợ tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán kinh doanh, dƣ nợ tín dụng là 81,99% năm 2013. Tiếp đó là chứng khoán để bán chiếm 29,90% năm 2013 và còn lại là chứng khoán kinh doanh chiếm tỷ trọng 1,60% năm 2014. Ngoài ra, qua các năm dƣ nợ tín dụng dƣ nợ tăng dần từ năm 2013-2016 12.57% đến 22,47% nhƣng không nhiều. Do hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển, việc mở rộng quy mô và thúc đẩy kinh doanh ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc kinh doanh chủ yếu là cho vay. 4.3.3 Tình hình tiền gửi của khách hàng Bảng 4.3 Tình hình tiền gởi của khách hàng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012- 2016. ĐVT: triệu đồng chênh lệch 2012 2013 2014 2015 2016 Tiền gửi 1,824,548,18 2,239,493,65 2,775,403,50 3,346,728,93 4,037,772,14 KH 3 0 6 8 6 Chênh lệch 0 414,945,467 535,909,856 571,325,432 691,043,208 Tăng trƣởng 0 22.74% 23.93% 20.59% 20.65% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Qua bảng 4.3 ta thấy, tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2012-2016 nhìn chung tăng nhƣng không ổn định, thể hiện ở năm 2014 tốc độ tăng trƣởng đạt 23,93% so với năm 2013, và giảm ở năm 2015,2016. Nguyên nhân do lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng đang điều chỉnh giảm để kiềm chế lạm phát để ổn định nền kinh tế thị trƣờng, việc này để thúc đầy hoạt động cho vay, nâng cao hiệu quả. 4.3.4 Tình hình tài sản của các NHTM Việt Nam. Bảng 4.4 Tổng tài sản của các NHTM từ năm 2012-2016. ĐVT: triệu đồng BIDV 484,784,560 548,386,083 650,340,373 850,669,649 1,006,404,150 VIETCOM 414,488,317 468,994,032 576,995,651 674,394,640 787,906,892 36
  46. VIETIN 503,530,259 576,368,416 661,241,727 779,483,487 948,699,023 ACB 176,307,607 166,598,989 179,609,771 201,456,985 233,680,877 SACOM 152,118,525 161,377,613 189,802,627 292,032,736 332,023,043 TECHCOM 179,933,598 158,896,663 175,901,794 191,993,602 235,363,136 MB 175,609,964 180,381,064 200,489,173 221,041,993 256,258,500 VP 102,576,275 121,264,370 163,241,378 193,876,428 228,770,918 SCB 149,205,560 181,018,602 242,222,058 311,513,679 361,682,374 SHB 116,537,614 143,625,803 169,035,546 204,704,140 233,947,740 EXIM 170,156,010 169,835,460 161,093,836 124,849,675 128,801,508 VIB 65,023,406 76,874,670 80,660,959 84,308,832 104,516,957 TP 15,120,370 32,088,039 51,477,556 76,220,834 105,782,009 HD 52,782,831 86,226,641 99,524,603 106,485,935 150,294,272 NCB 21,585,214 29,074,356 36,837,069 48,230,002 69,011,007 NAM A 16,008,223 28,781,743 37,293,006 35,469,965 42,851,605 AN BINH 46,013,686 57,627,710 67,464,850 64,374,686 74,431,564 VIET A 24,608,649 27,032,632 35,590,512 41,878,179 61,465,192 LIEN VIET 66,412,697 79,594,241 100,801,752 107,587,385 141,865,255 KIEN LONG 18,580,999 21,372,115 23,103,926 25,322,238 30,451,008 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2012-2016 nhìn chung tổng tài sản tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng không nhiều. Năm 2013,2014,2015,2016 lần lƣợt là12,33%,17,71%,18,79%,19,38% trong đó tăng trƣởng tính đến thời điểm năm 2016 thì tăng trƣởng nhiều nhất là 19,38%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là do nền kinh tế hiện nay hội nhập ngày càng phát triển kéo theo hoạt động Ngân hàng đi lên theo thời gian, các NHTM áp dụng công nghệ hiện đại, hoạt động linh hoạt không gò bó, nặng nề nhƣ trƣớc. Các NH càng mở rộng nhiều chi nhánh, PGD để hoạt động. Hiện nay, việc sát nhập các NH ngày càng tăng đó cũng là lời thách thức cho các Ngân hàng cần phải chú trọng đến việc giảm chi phí và tìm ra lời giải đáp cho phƣơng án sử dụng vốn có hiệu quả. 4.3.5 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tổng tài sản. Bảng 4.5 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2016. ĐVT: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 ROE 11.38% 9.49% 9.42% 9.23% 9.15% CDTA 14.83% 12.92% 12.35% 10.95% 10.54% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Biểu đồ 4.1 Thể hiện tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD khác trên Tổng tài sản (CDTA) và hiệu quả hoạt động (ROE) của các NMTM giai đoạn 2012-2016 37
  47. 16,00% 14,83% 14,00% 12,92% 12,35% 12,00% 11,38% 10,95% 10,54% 9,49% 9,23% 10,00% 9,42% 9,15% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% 2012 2013 2014 2015 2016 CDTA ROE Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.1 ta thấy rằng CDTA ngày càng giảm.Từ năm 2012 14.83% giảm còn 10.54% ở năm 2016. Mặt khác ta cũng thấy ROE của các NHTM cũng có sự tƣơng đồng. Điều này cho thấy CDTA có tốc độ tăng trƣởng càng cao thì ROE càng tốt, ngƣợc lại CDTA có tốc độ tăng trƣởng càng thấp thì hiệu quả hoạt động ROE trở nên kém. Nguyên nhân do tốc độ tăng trƣởng tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD khác nhỏ hơn tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản. 4.3.6 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tiền gửi khách hàng. Bảng 4.6 Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tiền gửi khách hàng giai đoạn 2012-2016. ĐVT: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 ROE 11.38% 9.49% 9.42% 9.23% 9.15% CDDEP 24.00% 19.13% 17.37% 15.17% 14.45% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Biểu đồ 4.2 Thể hiện tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD khác trên tiền gửi khách hàng (CDDEP) và hiệu quả hoạt động (ROE) của các NMTM giai đoạn 2012-2016 38
  48. 30,00% 24,00% 25,00% 19,13% 20,00% 17,37% 15,17% 14,45% 15,00% 11,38% 9,15% 9,49% 9,42% 9,23% 10,00% 5,00% 0,00% 2012 2013 2014 2015 2016 CDDEP ROE Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.2, ta thấy CDDEP từ năm 2012 đến năm 2016 giảm 24% còn 14.45%, bên cạnh đó ta cũng thấy ROE thay đổi cùng chiều với CDDEP, từ đó ta thấy mối tƣơng quan thuận giữa chúng. Nguyên nhân là do hiện nay, NH dự trữ một lƣợng tiền tƣơng đối ổn định so với lƣợng tiền gửi của khách hàng, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng khi đột ngột rút tiền. Vì vậy, NH cần duy trì hợp lý lƣợng tiền mặt, tiền gửi của khách hàng. 4.3.7 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản. Bảng 4.7 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2016. ĐVT: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 ROE 11.38% 9.49% 9.42% 9.23% 9.15% INSVAT 74.67% 74.45% 75.18% 74.23% 74.98% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Biểu đồ 4.3 Thể hiện dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản (INSVAT) và hiệu quả hoạt động (ROE) giai đoạn 2012-2016 39
  49. 74,45% 75,18% 74,23% 74,98% 80,00% 74,67% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 9,23% 11,38% 9,49% 9,42% 9,15% 10,00% 0,00% 2012 2013 2014 2015 2016 INSVAT ROE Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.3, ta thấy rằng INSVAT tăng trƣởng từ năm 2012 đến năm 2016, từ 74.67% lên 74.98%, trong khi đó ROE có xu hƣớng giảm từ 11.38% xuống 9.15%. Điều này cho thấy, sự tăng trƣởng của INSVAT ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động (ROE). 4.3.8 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tiền gửi khách hàng. Bảng 4.8 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng giai đoạn 2012-2016. ĐVT: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 ROE 11.38% 9.49% 9.42% 9.23% 9.15% INSVDEP 120.79% 110.21% 105.72% 102.82% 102.74% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng CĐKT của các NHTM VN) Biểu đồ 4.4 Thể hiện dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng (INSVDEP) và hiệu quả hoạt động (ROE) giai đoạn 2012-2016. 40
  50. 140,00% 120,00% 100,00% 120,79% 110,21% 102,74% 105,72% 102,82% 80,00% 60,00% 40,00% 9,23% 9,15% 20,00% 11,38% 9,49% 9,42% 0,00% 2012 2013 2014 2015 2016 INSVDEP ROE Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.4, ta thấy INSVDEP và ROE có sự tác động cùng chiều. Điều này thể hiện từ năm 2012-2016, INSVDEP từ 120,79% giảm còn 102.74%, bên cạnh đó ROE củng giảm từ 11.38% xuống còn 9.15%. Do hiện nay sự phát triển của hệ thống NH, đặc biệt là các NH nƣớc ngoài làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH với nhau. Điều đó cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4.4 Kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình đã đƣa ra. Tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích và đo lƣờng tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động (ROE) của các NHTM giai đoạn 2012-2016. 4.4.1 Thống kê mô tả. Ứng dụng mô hình eviews để đƣa ra kết quả trong bảng thống kê mô tả, từ đó dễ dàng nhận xét và đƣa ra kết luận về sự thay đổi của các nhân tố. Bảng 4.9 Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu 41
  51. Từ bảng 4.10 ta có thể thấy biến phụ thuộc ROE của các NHTM Việt Nam ở mức trung bình (Mean) là 0.078156, thấp nhất (Minimum) 0.0007 và cao nhất (Maximum) 0.22. Độ lệch chuẩn của ROE là 0.0547 tƣơng đƣơng 5,47%. Các biến nhƣ CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP lần lƣợt cũng có giá trị trung bình (Mean) là 0.123005,0.197401,0.730946, 1.100029 đồng thời chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cũng khá lớn. 4.4.2 Phân tích hồi quy Để kiểm định sự phù hợp giữa các thành phần CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP với ROE ta sử dụng hàm hồi quy tuyến tính. Thành phần CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP là biến độc lập, ROE là biến phụ thuộc và sẽ đƣợc đƣa vào mô hình chạy cũng lúc. Sử dụng công cụ eview8 chạy mô hình nhƣ sau Bảng 4.10 Kết quả theo mô hình OLS 42
  52. Kết qủa cho thấy mức ý nghĩa xác suất (Thống kê F) rất nhỏ 0.000 < 0.05 nên mô hình phù hợp ở mức ý nghĩa 5% và hệ số xác định R2 = 0.411578 chứng minh cho sự phù hợp của mô hình. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc xây dựng phù hợp với 41,16%. Hay nói cách khác khoảng 41,16% sự thay đổi của biến phụ thuộc có thể giải thích bởi sự thay đổi của biến độc lập. 43
  53. CHƢƠNG 5: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 5.1 Định hƣớng phát triển của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới: Hiện nay để nâng coa hiệu quả hoạt động của các NHTM trong mối quan hệ với thanh khoản nói riêng, chúng ta cầng đƣa ra các giải pháp chính đó là - Giải pháp định lƣợng xây dựng mô hình để nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. - Giải pháp định tính và các giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của NMTH Việt Nam. - Tăng cƣờng công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định, quy trình.Thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro. - Đặt ra một số chỉ tiêu cần hƣớng đến trong những năm sắp tới và mục tiêu phát triển các ngân hàng. 5.2 Một số giải pháp - Xác định mục tiêu nâng cao tính thanh khoản của NHTM. - Nâng cao tác dụng của trạng thái tiền mặt đối với hoạt động kinh doanh. - Hạn chế tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCDT khác trên tổng tiền gửi khách hàng. - Tiếp tục nâng cao cấu trúc tổng dƣ nợ, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi khách hàng một cách hợp lý. 44
  54. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính qua các năm của các NHTM Việt Nam. 2. cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-luan-van-thac-si-2013-226458.html 3. nang-thanh.html 4. nang-thanh.html 5. 6. ngan-hang-giam-manh.html 7. tien-mat-len-hieu-qua-hoat-dong-va-gia-tri-cua-cac-doanh-nghiep-tai-viet-60884/ 8. 0anh%20huong%20toi%20tinh%20thanh%20khoan%20cua%20ngan%20hang%2 0tai%20Viet%20Nam.pdf 45
  55. PHỤ LỤC