Khóa luận Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách minh trị đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách minh trị đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_su_thay_doi_cua_xa_hoi_kinh_te_den_chinh_tri_cua_n.pdf
Nội dung text: Khóa luận Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách minh trị đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC LÊ THỊ THÊU SỰ THAY ĐỔI CỦA XÃ HỘI, KINH TẾ ĐẾN CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CẢI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội - 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC LÊ THỊ THÊU SỰ THAY ĐỔI CỦA XÃ HỘI, KINH TẾ ĐẾN CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CẢI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Trần Thị Hạnh Hà Nội - 2019
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thị Hạnh đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Lê Thị Thêu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 6 6. Ý nghĩa nghiên cứu 7 NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI CỦA KINH TẾ -CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NHẬT BẢN TỪ SAU CÁI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN HỘI NGHỊ WASHINGTON (1921-1922) 8 1.1.Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 8 1.1.1. Cải cách chính trị, kinh tế, xã hội 8 1.1.2. Cải cách về giáo dục, văn hóa 13 1.1.3. Cải cách về ngoại giao 21 1.2. Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922) 23 1.2.1. Về kinh tế - chính trị - xã hội 23 1.2.2. Hội nghị Wasington 1921-1922 30 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU HỘI NGHỊ WASHINGTON ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 33 2.1. Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” 33 2.1.1. Kijūrō Shidehara 幣原喜重郎 33 2.1.2. Tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” của Shidehara 36 1
- 2.2. Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự 46 2.2.1. Nguyên nhân xuất hiện tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt 46 2.2.2.Sự thay đổi của Nhật Bản trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt 51 2.2.3.Sự thay đổi của xã hội Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ hai 56 Tiểu kết 59 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á thì Nhật Bản là một trong những con rồng châu Á với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhật Bản là một đất nước với lãnh thổ được bao quanh bởi biển và nguồn tài nguyên thiên nhiên thấp, hàng năm phải chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần nhưng vẫn vươn lên là một cường quốc. Trong lịch sử phát triển của Nhật Bản, chúng ta thấy đường lối lãnh đạo sáng suốt của những nhà cầm quyền Nhật Bản. Trong đó đáng nói đến nhất là công cuộc “Cải cách Minh Trị”. Trong khi các nước phương Đông đang phải đứng trước mối nguy hại bị xâm lược từ phương Tây, vì chính sách “Bế quan tỏa cảng” mà các quốc gia đã thực hiện, Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra con đường mới cho đất nước mình bằng cách tiến hành ký các Hiệp ước với phương Tây và tiến hành chính sách cải cách thay đổi đất nước. Sau khi thực hiện công cuộc cải cách thì Nhật đã vươn lên, ngăn chặn sự xâm lược từ bên ngoài và còn trở thành đất nước quân phiệt trong thế chiến thứ hai. Trong quá trình phát triển để đưa Nhật Bản đi lên từ một nước phong kiến trở thành một đế quốc quân phiệt thì những quyết định, chính sách của Chính phủ liên tục thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Những nhân tố nào đã khiến cho tình hình của Nhật Bản có những thay đổi như thế? Liệu rằng nếu sự thay đổi này diễn ra chỉ do một phía từ các nhà lãnh đạo thì có đẫn đên thành công như vậy? Hay cần phải có sự hiệp sức đồng lòng của toàn bộ nhân dân nước Nhật? Vì những lý dó trên, tôi chọn đề tài “Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Qua những công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và tư tưởng về đường lối ngoại giao nói riêng đặc biệt là giai đoạn từ sau cải cách 3
- Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể khái quát được một số nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất là nhóm nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản nói chung Trong số những công trình nghiên cứu này thì đáng chú ý nhất là công trình Lịch sử Nhật Bản (tái bản lần một năm 2012) của tác giả Nguyễn Quốc Hùng chủ biên, NXB Thế giới, Hà Nội. Trong tác phẩm này của Nguyền Quốc Hùng biên dịch thì ông đã liệt kê chi tiết các vấn đề của kinh tế xã hội Nhật Bản xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại trong đó có giai đoạn từ cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai. Cuốn sách diễn tả chi tiết nguyên nhân kinh tế chính trị xã hội dẫn đến cuộc cải cách Minh Trị năm 1868. Xuất phát từ chính nhu cầu trong nước, sau khi kế hoạch “Bế quan tỏa cảng” bị thất bại, để tránh bị các cường quốc phương Tây xâm lược thì Nhật Bản buộc phải đưa ra một sự lựa chọn nhát định là: tiếp tục duy trì thái độ đối nghịch với phương Tây giống các nước kahsc trong khu vực trong một khoảng thời gian tạm thời trước khi bị xâm lược hoặc phải tiến hành cải cách xây dựng lại đất nước tránh thành nước thuộc địa. Trước tình thế đó, Chính quyền Mạc phủ không đủ năng lực phát triển đát nước, đồng thời nhân dân trong cả nước đứng lên ủng hộ Thiên hoàng khiến cho chế độ Mạc phủ Edo tồn tại hơn 200 năm bị sụp đổ. Sau khi lên ngôi, nhận được sự đồng lòng giúp sức từ toàn bộ nhân dân Nhật Bản từ Trung ương đến địa phương nên công cuộc cải cách diễn ra nhanh chóng và thành công. Nhưng cuốn sách tập trung chủ yếu nhất vào vấn đề kinh tế, xuất nhập khảu của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị mà chưa chú trọng nhiều đến yếu tố văn hóa tư tưởng của nhân dân Nhật Bản để xây dựng một cơ cấu nhà nước mới. Đồng thời, trong giai đoạn từ những năm 30 của thế kỷ XX đến khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai thì tác giả lại chú trọng nhiều đến các cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Nga, sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt và sự thất bại của Nhật Bản tại chiến tranh Thế giới thứ hai. Vì cuốn sách là Lịch sử Nhật Bản nên vấn đề mà 4
- tác giả đưa ra chủ yếu là việc kể lại những mốc lịch sử một cách nối tiếp nhau chứ chwua có sự liên hệ giữa nguyên nhân xã hội đến tư tưởng ngoại giao của Nhật Bnar thười điểm đó. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của tác giả Võ Minh Vũ (2005), Cải cách địa tô ở Nhật Bản thời Minh Trị, trong Luận văn Thạc sĩ năm 2005 của mình tại Bộ môn Nhật Bản thì tác giả lại chú trọng hơn đến vấn đề về cải cách địa tô, phân chia ruộng đất. Nhưng công trình chú trọng đến các số liệu mà chưa nêu ra được nguyên nhân sâu xa của cải cách ruộng đất đối với sự thay dổi của xã hội Nhật Bnar tại thời điểm đó. Khi xã hội còn đang phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thì chính sách về đất đai ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu xã hội. Thời kỳ Mạc phủ thì ruộng đất thuộc về giai cấp lãnh chúa, người nông dân phải trực tiếp canh tác trên mảnh đát đó và nộp tô thuế lại cho địa chủ, nhưng sau cải cách thì việc nộp tô thuế lại phải do người chủ sở hữu của mảnh đất đó phải nộp, những người nông dân có một chút vốn có thể tự tiến hành trao đổi mua bán ruộng đất với nhau. Điều này giúp cho nông dân có thể yên tâm và chú trọng hơn vào sản xuất và hưởng được thành phẩm thu được trên mảnh đất của mình. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản Trong các công trình này thì tiêu biểu nhất là tác phẩm Ngoại giao Nhật Bản của tác giả Ire Akira được Nxb Tri thức xuất bản năm 2013 tại Hà Nội. Tác phẩm là cái nhìn của một người Nhật về con đường ngoại giao của Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử. Do tác phẩm của một người Nhật Bản viết nên có những chi tiết được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan, bảo vệ người Nhật. Đáng chú trọng trong cuốn sách này là nội dung của tác giả về “Triết lý ngoại giao Shidehara”. Ire Akira đã đưa ra những lý luận về đường lối ngoại giao mà Bộ trưởng Shidehara đã đưa ra tại thời điểm sau Hội nghị Washington khi mối quan hệ của Nhật Bản và Hoa Kỳ đang trở nên căng thẳng. Các nội dung trong đường lối ngoại giao hòa bình hợp tác phát triển 5
- kinh tế mà Shidehara đã đươc ra được Ire Akira nhận xét và đánh giá cao. Nhưng thiếu xót của công trình này là ông đã không chú trọng đến mối quan hệ rành buộc tác động lẫn nhau của hai đường lối ngoại giao tại thời điểm đó là ngoại giao của phe quân phiệt và ngoại giao của phe hòa bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội đến việc thay đổi các tư tưởng ngoại giao của chính phủ Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến Chiến tranh thế giới lần thứ II Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Phân tích sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế-xã hội và văn hóa- tư tưởng của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị Thứ hai: Phân tích nội dung tư tưởng ngoại giao mềm mỏng của Nhật Bản sau Hội nghị Washington Thứ ba: Phân tích nội dung tư tưởng quân phiệt phát triển mạnh mẽ và sụp đổ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự thay đổi về cơ cấu xã hội dẫn đến sự thay đổi về đường lối lãnh đạo của Chính phủ Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1945. Phạm vi nghiên cứu: Các cuốn sách, bài báo, bài giảng chuyên đề về lịch sử Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến năm 1945. 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện thông qua vận dụng những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn. Cụ thể là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển được vận dụng khảo cứu quá trình chuyển biến của kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 6
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội thể hiện cụ thể trong sự hình thành và phát triển của tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được quán triệt xuyên suốt khi triển khai khóa luận. Phương pháp: Khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể của ngành lịch sử, ngành Châu Á học và ngành triết học. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Nhằm làm rõ hơn về tác động của bối cảnh xã hội và thế giới đến tư tưởng “Mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới” của Chính phủ và người dân Nhật Bản. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận chia làm 2 chương, 4 tiết: Chương 1: Sự thay đổi của kinh tế-chính trị-xã hội từ sau cải cách Minh Trị đến Hội nghị Washington (1921-1922) 1.1. Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 1.2. Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922) Chương 2: Nội dung tư tưởng đối ngoại của Nhật Bản từ sau Hội nghị Washington đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. 2.1. Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” 2.2. Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự 7
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI CỦA KINH TẾ -CHÍNH TRỊ - XÃ ỘH I NHẬT BẢN TỪ SAU CÁI CÁCH MINH ỊTR ĐẾN HỘI NGHỊ WASHINGTON (1921-1922) 1.1. Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 1.1.1. Cải cách chính trị, kinh tế, xã hội Cuối thời kỳ Edo, cũng như các nước khác của phương Đông thì chế độ phong kiến ngày càng không còn phù hợp vưới xã hội và ngày một đi xuống. Trong tình hình đó, các quốc gia phương Đông còn phải đối mặt với nguy cơ bị các cường quốc phương Tây xâm lược và biến thành thuộc địa. Từ chính sự thay đổi của tình hình thế giới và tình hình nội bộ Nhật Bản, đồng thời để tránh nguy cơ trở thành một nước nô lệ, Nhật Bản đã đưa ra quyết định “mở cửa” với các nước phương Tây sau khi kế hoạch “Bế quan tỏa cảng thất bại”. Chính trị Nhật Bản chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực chuyển từ tay dòng họ Tokugawa sang Thiên hoàng. Đây được coi là bước chuyển quan trọng làm thay đổi hoàn toàn Nhật Bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Việc đầu tiên sau khi chính quyền của Thiên hoàng tiếp nhận đất nước đã tiến hành sự kiện Vương chính phục cổ (Osei fukko): ngày 3 tháng 1 năm 1868, Tướng quan Tokugawa Yoshinobu chính thức bị tước đất đai, chức vụ để trao lại cho Thiên hoàng. Ngày 11 tháng 4 năm 1868, Mạc phủ đã ra lệnh mở cửa thành Edo để đầu hàng quân đội triều đình. Sự kiện này đã dánh dấu mốc cho việc kết thúc chế độ nắm quyền của dòng họ Tokugawa dựng lên từ đầu thế kỷ XVII. Chính quyền mới đặt ra mục tiêu cho đất nước là Phú quốc cường binh (Fukoku Kyohei) với đường lối chiến lược là: độc lập quốc gia và phấn đấu từng bước tiến lên bình đẳng với các nước phương Tây. Ban lãnh đạo mới cho rằng thời điểm này Nhật Bản còn chưa đủ mạnh, vì vậy phải tiến hành nâng cao sức mạnh quân sự trên có sở của sức mạnh 8
- kinh tế. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong Năm lời thề (Gokazo no goseimon: ngũ điều ngự thệ văn) được công bố trong ngày 14 tháng 3 năm 1868 gồm: 1. Hội nghị phải được mở rộng và những vấn đề quốc gia phải do công luận quyết định. 2. Trên dưới một lòng ra sức chăm lo cho công việc đại sự quốc gia. 3. Từ bách quan văn võ đến thường dân, mọi người phải được tự do theo đuổi chí nguyện của mình để trong nước không còn sự bất mãn. 4. Phải từ bỏ những tập quán xấu và mọi việc phải dựa và công đạo (công pháp quốc tế). 5. Phải tiếp thu kiến thức từ khắp nơi trên thế giới để chấn hưng đất nước[8, tr.249]. a. Những cải cách về chính trị - xã hội Sau khi Thiên hoàng nắm giữ quyền hành thì việc đầu tiên trong việc thay đổi cơ cấu xã hội đó là việc xóa bỏ mâu thuẫn giữa các giai cấp và sự cách biệt giữa các tầng lớp trong xã hội. Năm 1869, hình thành 4 tầng lớp mới cho xã hội đó là: Hoa tộc (Kazoku gồm các Daimyo và các quý tộc cao cấp), Sĩ tộc (shizoku gồm các võ sĩ của các Daimyo và các Bakufu), Tốt tộc (Sostuzoku gồm các giai cấp công, nông, thương), Bình dân (Heimin gồm các võ sĩ cấp dưới sau khi Mạc phủ sụp đổ không có công việc cụ thể). Trong quá trình bình đẳng tứ dân thì tầng lớp Sĩ tộc phải hy sinh nhiều nhất. Khi các võ sĩ bị tước bỏ quyền đeo kiếm thì họ còn bị dẫn cắt bỏ lương bổng để phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, mọi người đều có quyền tự do chuyển đổi chỗ ở và nghề nghiệp của mình; tự do kinh doanh; xác lập quyền sở hữu ruộng đất. 9
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương Mô hình nhà nước Thái chính quan về cơ bản tồn tại đến khi chế độ nội các được ấp dụng từ tháng 12 năm 1885. Tuy vậy trong quá trình hoạt động vẫn có sự thay đổi như vào tháng 7 năm 1869 thì chính phủ lại được chia thành 2 quan 6 bộ trong đó Thần chỉ quan tách ra nằm độc lập chỉ phụ trách các vấn đề về tôn giáo còn Thái chính quan trực tiếp quản lý các cơ quan còn lại. Tháng 7 năm 1868, các han bị phế bỏ và thay đổi cơ cấu thành chế độ 3 phủ và 302 huyện. Đến tháng 11 năm 1868 hợp nhất thành 3 phủ và 72 huyện. Đến ngày 14 tháng 7 năm 1871, chính phủ đã công bố chiếu thư “Phế phiên trí huyện”. năm 1888 được cấu tạo thành 1 đạo, 3 phủ và 43 huyện và cơ cấu tổ chức này được áp dụng cho đến tận ngày nay. Về quân đội, chính phủ thành lập 2 bộ: Bộ lục quân và Bộ hải quân thay thế cho Bộ binh. Trong đó, hải quân được tổ chức theo mô hình hải quân của Anh còn lục quân được tổ chức theo mô hình của Phổ. Cải cách về địa tô, mọi người tiến hành nộp tô thuế theo giá trị của mảnh đất, có thể nộp bằng tiền mặt hoặc vật phẩm. Mức thuế là 30% giá trị 10
- đất và người phải nộp thuế là người chủ của mảnh đất chứ không phải là người lao động làm thuê trên mảnh đất đó. b. Những cải cách về kinh tế Chính quyền tiến hành cải cách kinh tế theo cách xóa bỏ chế độ mang tính chất phong kiến và thiết lập một nền kinh tế hiện đại, khuyến khích mọi người phát triển kinh tế phát triển đất nước và lấy kinh tế để đầu tư cho quân đội, xây dựng nền quân sự lớn mạnh. Chính phủ đề ra các chính sách phát triển kinh tế “Minh Trị sơ kỳ”, lấy xuất phát điểm từ một nước công nghiệp với 72,6% là nông dân. Mục tiêu được đề ra là: phát triển công nghiệp hiện đại hóa; mở rộng sản xuất nông nghiệp, giảm mức thuế từ 3% xuống 2,5% giá đất [44, tr.235]. Những biện pháp cụ thể được đề ra: du nhập chuyển giao kỹ thuật sản xuất hiện đại, thuê chuyên gia nước ngoài trong thời kỳ đầu nhưng đến cuối thời Minh Trị thì các chuyên gia được thay đổi dần bằng chuyên gia người Nhật Bản; cử người đi đào tạo ở nước ngoài; mở các trường trung cấp nghề để đào tạo lực lượng lao động; hợp tác kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Năm 1870, chính phủ tiến hành thành lập bộ Công nghiệp, năm 1874 bộ Nội vụ và bộ Tài chính được thành lập. Đồng thời, chính phủ tiến hành nhượng lại một số công ty quốc doanh cho những nhà tư bản lớn quản lý nếu có khả năng hay chuyển nhượng cho các công ty độc quyền có thế lực lớn như Mitsui, Mitsubishi. Ngoài ra, nhà nước sẽ quản lý các công xưởng quân sự và các mỏ khai khoáng. Về hệ thống vận tải: đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo với Yokohama khánh thành vào năm 1872 do sự giúp đỡ của các chuyên gia Anh. Vào năm 1874, tuyến xe lửa thứ hai từ Osaka đến Kobe được hoàn thành và nhiều tuyến đường khác được xây dựng và đi vào hoạt động. Đường biển, công ty Mitsubishi do Iwasaki Yataro (1834 – 1885) thành lập năm 1875 là công ty đầu tiên chuyên vận tải đường biển. Công ty này nhận được sự giúp đỡ của chính phủ sau khi hoàn thành việc chuyên chở quân nhu giúp quân chính phủ 11
- chiến thắng trong cuộc chiến tranh Tây Nam. Đến năm 1893, Nhật Bản đã có hơn 2.000 dặm đường xe lửa, 100.000 tấn trọng tải tàu biển chạy bằng hơi nước. Hệ thống điện tín, điện thoại và bưu chính được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động rộng rãi. Hệ thống tài cính tiền tệ được cải cách, áp dụng chế độ “Bản vị vàng” để cố định tỷ giá Yên là 1 Đôla Mỹ bằng 2 Yên Nhật. Việc áp dụng cố định tỷ giá Yên để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu. Từ đây, nền kinh tế Nhật Bản dần phát triển từ một nước nhập khẩu chuyển dần sang xuất khẩu các mặt hàng như dệt, đóng tàu (xuất khẩu sang Trung Quốc). Với các chính sách phát triển kinh tế được chính quyền Minh Trị đề ra, mặc dù chưa thể hoàn thành đầy đủ và hoàn thiện so với mục tiêu nhưng kinh tế của Nhật Bản cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Đến giữa thời kỳ Minh Trị thì nền kinh tế Nhật Bản đã thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ, vượt xa các nước phương Đông thời bấy giờ và thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược từ các nước phương Tây. Hơn nữa, cùng với những điều kiện mà Nhật Bản đã đạt được thì chính quyền Minh Trị đã giành lại quyền sửa đổi ở các bản hiệp ước trước đó với phương Tây, bình đẳng hơn với các nước phương Tây không cần lệ thuộc và giành lợi ích về cho đất nước. Việc xóa bỏ bất bình đẳng giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội và mọi người được phép tự do lựa chọn nghề nghiệp đã giải phóng một lực lượng lớn các võ sỹ để tham gia vào quá trình lao động kiến thiết đất nước. Những người nông dân trẻ có thể từ bỏ việc làm ruộng để lên thành phố học nghề và tham gia vào các công việc công nghiệp, làm công nhân. Nhờ vào cải cách địa tô, Nhật Bản vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp nhưng phát triển theo cách mới, nguồn lực về nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Việc đầu tư và phát triển cho công nghiệp nhẹ: tơ lụa, bông sợi (kéo sợi bằng máy thay cho kéo sợi bằng tay khiến cho năng suất lao động tăng mạnh); 12
- các ngành công nghiệp nặng: cơ khí sản xuất máy móc, đóng tàu, cơ điện, hóa chất, hàng hóa của công nghiệp trước hết phục vụ cho đất nước nhưng sau này đã có sự dư thừa và xuất khẩu ra nước ngoài. Từ năm 1899 đến năm 1903, Nhật Bản là nước xuất khẩu tơ sống nhiều nhất thế giới, đạt mức 15 triệu pound (tương đương 6.806 tấn) mỗi năm [6, tr.109]. Bảng chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến năm 1925 Tính Máy móc và Hơi đốt Năm Dệt Hóa chất Kim loại chung công cụ và điện 1880 1,51 1,10 2,38 _ 0,21 1,30 1885 1,51 1,60 2,36 _ 0,19 0,79 1890 3,74 5,85 4,67 1,24 0,34 1,29 1900 11,30 20,40 12,53 7,72 1,81 1,34 1905 21,79 27,75 27,78 17,03 4,10 15,22 1910 31,88 36,95 32,46 26,81 14,52 31,48 1915 48,64 57,90 39,93 18,34 38,18 59,55 1920 80,52 77,58 91,33 76,87 68,86 80,55 1925 115,77 111,70 99,21 10,72 131, 00 124,38 Nguồn: M.Yoshino “Hệ thống quản lý Nhật Bản – truyền thống và đổi mới”, tập 1, Viện Kinh tế Thế giới, Hn, 1986, tr 50. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh tại Nhật Bản thời kỳ này cho thấy thành công của con đường cải cách của chính quyền Minh Trị. Các trung tâm công nghiệp lớn đã được hình thành như: Tokyo, Osaka, Yokohama, Kobe. 1.1.2. Cải cách về giáo dục, văn hóa Để đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển hiện đại như phương Tây thì chính quyền Minh Trị (Meiji) đã chú trọng xây dựng nền giáo dục theo mô hình của các nước phương Tây. Trong thời kỳ Edo, việc quản lý 13
- về giáo dục đã tạo ra một tỷ lệ dân số biết chữ cao. Vì vậy, việc giáo dục thời kỳ này trở nên dễ dàng hơn. Sau khi tiếp nhận chính quyền từ Mạc phủ, ban lãnh đạo chính quyền Minh Trị (Meiji) đã tiến hành một loạt cải cách nhằm theo đuổi khẩu hiệu mang tính chiến lược: “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây”. Để triển khai khẩu hiệu này, một trong ba chính sách lớn của chính quyền Minh Trị (Meiji) được thực thi đó là “Văn minh khai hóa”. Do đó, một cao trào học tập các nước phương Tây đã diễn ra ở Nhật Bản trong khoảng hai thập kỉ đầu thời Minh Trị (Meiji). Và việc tiếp thu văn minh văn hóa phương Tây được bắt đầu ngay từ giáo dục. Mặt khác, việc thống nhất lại đất nước cũng là điều kiện quyết định trong công cuộc cải cách giáo dục này của Nhật Bản để vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Công cuộc cải cách giáo dục chính thức bắt đầu với việc Bộ giáo dục công bố “Học chế” ngày 3 tháng 8 năm 1872. Học chế gồm 213 điều với một số tư tưởng chủ đạo như sau: - Nhà trường dành cho tất cả mọi người và dựa vào kiến thức Âu – Mỹ - Đào tạo con người làm giàu cho Tổ quốc và bảo vệ đất nước - Xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng và chuyên nghiệp Học chế đã phủ nhận lối suy nghĩ coi học vấn chỉ phục vụ cho lợi ích quốc gia mà “học vấn chính là vốn liếng để lập thân”, chủ trương tư tưởng thực học và khuyến khích mọi người tới trường. Học chế đã vạch ra một hệ thống trường học thống nhất thay cho hệ thống trường học có hai chế độ: một cho võ sĩ, một cho bình dân dưới thời Edo. Sự thay đổi này chính là đặc điểm quan trọng nhất của giáo dục thời Minh Trị (Meiji). Bên cạnh đó, học chế còn chia toàn quốc thành 8 khu Đại học. Theo đó, ở mỗi khu có một trường Đại học. Mỗi khu đại học lại quản lý 14
- 32 khu trung học, mỗi khu trung học quản lý 210 khu tiểu học. Nghĩa là, theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ phải xây dựng trên toàn quốc 53.760 trường học, tức trung bình có khoảng 600 dân 1 trường tiểu học. Để phù hợp với tình hình đất nước, phương châm giáo dục Nhật Bản hướng đến thời bấy giờ mang tính chất toàn diện, toàn dân, hướng đến một nước Nhật Bản trong tương lai không những dồi dào nguồn nhân tài mà còn phục vục công cuộc phát triển toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, chính quyền Minh Trị (Meiji) đã lần lượt cho thực hiện cải cách bằng những nội dung và phương pháp khác nhau: Về nội dung, cải cách đã tập trung xây dựng một nền giáo dục thực dụng theo kiểu phương Tây, chú trọng tính hiệu quả trong công việc học tập mang lại bởi sở dĩ, nền giáo dục Nho học trước đây quá thiên về hư học, tức chỉ sử dụng Nho học trong việc cung cấp tri thức, giáo dục và đào tạo nhân tài mang tính hàn lâm cao mà bỏ bê việc trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật và thực nghiệm. Hơn nữa, trong thời kì chủ nghĩa tư bản đang lên lúc bấy giờ thì việc bức thiết đối với Nhật Bản chính là thực hiện một bước đi mới theo kiểu phương Tây. Giáo dục là cái nguồn cội của mọi sự phát triển đất nước. Do đó, chính sách của Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) đã tập trung ngay vào việc coi trọng giáo dục từ cấp bậc tiểu học và đào tạo đội ngũ giáo viên có chuyên môn chuyên nghiệp. Việc giáo dục đối với trẻ em được thực hiện từ rất sớm để hướng đến hình thành nhân cách trẻ Nhật Bản là người có tính tự lập, tự chủ cao, có tinh thần học hỏi cầu tiến, biết khiêm nhường, kính trên nhường dưới và luôn tôn trọng mọi người. Trong những năm đầu cải cách, để đẩy mạnh chiến lược giáo dục toàn diện, chính phủ đã phải tiến hành song song hai biện pháp: Một là, cưỡng chế người dân cho trẻ em đến trường bằng sắc lệnh; hai là, hỗ trợ người dân về mặt tài chính, chẳng hạn cấp phát những đồ dùng thiết yếu cho học tập của trẻ em như sách giáo khoa, phấn, bút chì, Một hệ thống trường tiểu học được thiết lập theo Luật trường Tiểu học và được coi là cơ sở 15
- của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Học chế năm 1872 thì thời gian giáo dục bắt buộc là 8 năm, nghĩa là tất cả trẻ em từ 6 đến 13 tuổi phải được đến trường. Môn học chính được chú trọng đối với trẻ em là bậc tiểu học là môn Tu thân. Bởi lẽ, quan niệm của người Nhật Bản là rèn luyện phẩm chất đạo đức không tách rời việc học tập tri thức văn hóa. Đây chính là khía cạnh tạo cho nền giáo dục Nhật Bản khác hẳn với nền giáo dục phổ thông ở các nước phương Tây. Đối với giáo viên, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng được chính phủ đặc biệt chú ý. Nhiều chính sách ưu tiên cho những người theo học ngành sư phạm. Nhân việc nhận được tiền bồi thường chiến tranh của nhà Thanh sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật năm 1894-1895, chính quyền Minh Trị (Meiji) đã dành một phần đáng kể để nâng lương cho giáo viên. Nhưng bên cạnh những ưu tiên đó, chính phủ cũng buộc họ không được đổi nghề, kèm với đó là việc đặt ra những tiêu chuẩn rất chặt chẽ, yêu cầu về trình độ giáo viên ngày càng cao. Đó là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường học ở Nhật Bản kể từ thời Minh Trị (Meiji). Về mục đích, giáo dục Nhật Bản hướng đến một nền giáo dục tiên tiến phương Tây trong mối quan hệ bình đẳng giữa tất cả các tầng lớp trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, ai ai cũng được học tập. Việc tiếp thu văn minh phương Tây là một chủ trương lớn của chính quyền Minh Trị được khẳng định trong Năm lời thề (14-3-1868) khẩu hiệu mang tính chiến lược: “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây”. Vốn là một dân tộc nhạy cảm với những biến đổi bên ngoài và có khả năng thích nghi cao, Nhật Bản tiếp thu những thành tựu và văn hóa phương Tây một cách khá nhanh chóng. Sau đó, Nhật Bản lần lượt từng bước biến nó thành tài sản của mình, nghĩ là, luôn giữ thái độ tiếp thu một cách chủ động mà vẫn đảm bảo việc duy trì và phát huy tốt bản sắc dân tộc. Do đó, việc du nhập văn minh phương Tây dưới thời Minh Trị cũng được thực hiện với phương châm như vậy. 16
- • Một số thành tựu trong công cuộc cải cách giáo dục Trong công tác giáo dục và đổi mới giáo dục, “Tính đến năm 1890 đã có khoảng 3.000 chuyên gia giáo dục ngoại quốc sang làm việc ở ngành giáo dục Nhật Bản” [9, tr.129] . Với quyết tâm nâng cao trình độ dân trí, chính quyền đã áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc và bình đẳng cho tất cả mọi thành phần xã hội. Nhờ đó, “năm 1873, mới chỉ có 28% tổng số cư dân đến tuổi đi học thì năm 1882 con số này đã tăng lên 50%, năm 1895 là 67%, 1904 là 98%” [9, tr.129]. Thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được trong giáo dục đúng như theo nhận xét của Edwin O. Reischauer: “Một nền giáo dục phổ cập đã khiến cho Nhật Bản trở thành nước đầu tiên ở châu Á có một quần chúng biết đọc biết viết. Một trình độ giáo dục phổ thông cao, cũng như sức mạnh quân sự và khả năng kĩ nghệ là lý do cắt nghĩa tại sao Nhật Bản đã chiếm được ưu thế tại vùng Đông Á vào nửa đầu thế kỉ XX” [31, tr151] Trong sự nghiệp duy tân đất nước, giáo dục là ngành đặc biệt được coi trọng bởi vai trò đặc thù tạo nên nguồn lực trí thức cho sự phát triển căn bản và bền vững của tất cả các ngành sản xuất, kĩ thuật, quản lý của Nhật Bản. Trong công cuộc đổi mới giáo dục đó phải kể đến công lao của Fukuzawa Yukichi (1835-1901). Ông được tôn vinh là “người thầy của dân tộc”, “người cha của nước Nhật cận đại” và “Voltaire của Nhật Bản”. Tư tưởng cải cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình thiết lập và sự phát triển của một nhà nước mới và có ý nghĩa vạch đường đi cho dân tộc. Để đẩy mạnh việc tiếp thu văn minh phương Tây, yêu cầu đất nước phải có một nền tảng học, am hiểu những lĩnh vực chuyên môn của người nước ngoài. Do đó, buộc phải có một đội ngũ học giả có quan hệ mật thiết với nhau, cùng đóng góp công sức cho công cuộc đổi mới trong giáo dục, để vừa có thể trao đổi học vấn, vừa có thể học hỏi lẫn nhau, Mori Arinori (Sâm Hữu- lễ; 森有礼 ; 1847-1889) đã đề nghị “thiết lập một học hội vừa để chấn hưng học thuật vừa để làm gương mẫu đạo đức” [48]. 17
- Vì thế Mori Arinori đã cùng bàn bạc với Nishimura Shigeki (Tây-thôn Mậu-thụ; 西村茂樹 ; 1828-1902) về khả năng thành lập một hội trí thức dựa theo mô hình của Hoa Kỳ. Hội mang tên là Meirokusha (Minh-lục-xã), bởi lẽ việc thành lập hội được thảo luận vào năm thứ 6 thời Minh Trị (1873) “Minh” là Minh Trị, “lục” là 6, và “xã” là hội. Tôn chỉ thiết lập của hội công bố một năm sau đó, được tóm tắt như sau: “Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước, nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các người đồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”[42, tr.403]. Qua tháng 2 năm 1875, Meirokusha được chính thức thành lập. Sau khi thành lập, hội trí thức Meirokusha đã bắt tay ngay vào việc dịch thuật, truyền bá tri thức và những khái niệm khoa học sang Nhật ngữ, đặc biệt là các thuật ngữ chính trị, khoa học, triết học. Không dừng lại ở đó, các học giả còn nhận thấy giá trị tư tưởng và triết luận trong tinh thần văn minh phương Tây nên đã chủ trương tiếp thu cả những văn minh đó nhưng trên cơ sở vẫn duy trì và bảo tồn hệ tư tưởng phương Đông. Nishi Amane - một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Minh Trị (Meiji) đã viết thư gửi giáo sư J. J. Hoffmann – người mà ông từng thụ giáo trong thời gian du học ở Leiden, Hà Lan, vào thập niên 1860 như sau: “Nhằm cải thiện quan hệ với các nước Âu châu, nội chính và các cơ chế ở Nhật cần phải được đổi mới. Nhưng muốn đổi mới thì phải có kiến thức về các ngành thống kê, luật pháp, kinh tế, chính trị học, quan hệ ngoại giao, nhưng các ngành này chưa có ai dạy ở Nhật. Bởi vậy, mục đích của chúng tôi là học đủ mọi thứ và nghiên cứu cơ sở triết học của các ngành đó. Vì cơ sở tôn giáo trong luật pháp của nước chúng tôi khác với triết học của Descartes, Locke, Hegel, và Kant, chúng tôi sẽ nghiên cứu tất cả Chúng tôi cảm thấy việc nghiên cứu các đề tài này sẽ có ích cho việc nâng cao trình độ văn hóa của chúng tôi” [Trích dẫn 7, tr.214]. Các học giả trong hội Meirokusha đã để lại rất nhiều tác phẩm có anh hưởng mạnh mẽ đến xã hội lúc bấy giờ, trong đó có “Lân thảo” của Kato viết năm 18
- 1861, “Tây dương sự tình” của Fukuzawa Yukichi, “Bách nhất tân luận” của Sishi Amane, Mặt khác, để canh tân đất nước trong giáo dục được toàn diện, người Nhật cũng nhận ra điều cần thiết là phải kiên quyết loại bỏ lối tư duy cũ và cách thức lỗi thời. Yêu cầu đặt ra là phải coi trọng thực học và những giá trị thực tiễn hơn là lý chỉ mang tính thuyết hàn lâm, giáo điều. Do đó, cùng với việc cử trí thức đi nước ngoài học tập, Nhật Bản còn cho mời các giáo sư, chuyên gia ngoại quốc về giảng dạy và làm cố vấn trong các lĩnh vực khác nhau. Như vậy, sau khi chính quyền Tokugawa trao trả lại quyền lực chính và đất đai cho Thiên hoàng và Nhật Bản mở cửa đất nước thì Nhật Bản đã bước đầu khôi phục lại được tổn thất trước kia do chính quyền Tokugawa gây ra, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục, đưa nước Nhật ngày càng hưng thịnh sánh ngang với sự phát triển của các nước phương Tây và đi đầu trong các nước Đông Á về giáo dục. Trong công cuộc tiếp thu nền tri thức của phương Tây thì trong đời sống văn hóa Nhật Bản cũng có sự thay đổi rõ rêt khi chính quyền đưa ra lệnh áp dụng trong cả nước về việc ăn mặc, đi lại của người dân. Theo đó, đàn ông thay vì để tóc dài của thời Mạc phủ thì đến thời kỳ này đàn ông phải cắt tốc ngắn giống Tây hóa, việc tham dự trong những buổi lễ quan trọng thì phải mặc Âu phục đi giày da. Việc dùng đồ dùng phương Tây được coi là đúng mốt và sang trọng. Chính phủ Minh Trị ra quyết định thay đổi từ sử dụng lịch Âm sang sử dụng lịch Dương theo các nước phương Tây. Xu hướng Tây hóa trong xã hội Nhật Bản được thể hiện rõ nhất trong việc ăn uống. Thời kỳ Mạc phủ mọi người chủ yếu ăn uống lấy các món rau, cá là chủ yếu nhưng đến thời kỳ này thì việc ăn thịt được nhiều người làm theo. Trong đó, việc ăn lẩu bò được mọi người coi là văn minh và mọi người đều thi đua nhau ăn lẩu bò. 19
- Đỉnh điểm của xu hướng Tây hóa là việc xây dựng Minh Lộc quán (Rokumeikan) năm 1883 do kiến trúc sư người Anh Josiah Conder (1852- 1920) thiết kế, sử dụng để tiếp khách nước ngoài và nơi gặp gỡ của giới thượng lưu, đây là kiến trúc theo mô hình của châu Âu thời kỳ Trung cổ. Từ đó ta thấy rõ quyết tâm cải cách đất nước theo phong trào Tây hóa của Nhật Bản để đưa đất nước đi lên thoát khỏi xã hội phong kiến lạc hậu. Việc tiếp cận văn hóa từ Âu – Mỹ kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên nét văn hóa mới mang đặc trưng riêng cho văn hóa Nhật Bản. Các nét văn hóa từ ăn mặc, đi lại đều theo phong cách phương Tây. Đồng thời, hàng loạt các tòa soạn báo được mở ra. Thiên chúa giáo du nhập vào Nhật Bản thời kỳ đầu còn bị sự bài xích nhưng từ sau năm 1873 thì các nhà truyền giáo được phép hoạt động tự do và Thiên chúa giáo không bị cấm tại Nhật Bản nữa. Trong lĩnh vực học thuật cũng có sự thay đổi theo hướng phương Tây. Về cả triết học, luật học hay kinh tế học thì trường phái chủ đạo được chính quyền Minh Trị lựa chọn đều là trường phái của Đức. Việc phổ cập giáo dục là một chính sách được coi là thành công trong thời kỳ Minh Trị. Số người biết chữ ở Nhật Bản tăng cao, trình độ dân chí được nâng lên tạo điều kiện cho sự phát triển nền văn học mới. nền văn học này dựa trên chủ nghĩa tả thực để miêu tả chân thực về cuộc sống con người và thiên nhiên Nhật Bản. Về thơ ca, thơ của thời kỳ Minh Trị chịu ảnh hưởng nhiều từ phương Tây nên đã hình thành kiểu thơ mới không bị rành buộc như kiểu thơ thời kỳ Mạc phủ. Các lĩnh vực khác như hội họa, âm nhạc, kiến trúc cũng chịu ảnh hưởng mạnh của phương Tây. Mọi người sẽ học khiêu vũ, tổ chức tiệc tùng, hòa nhạc tại các phòng xây dựng theo phong cách châu Âu như Minh Lộc quán. Các chính sách cải cách mà chính phủ Minh Trị đã đặt ra và tiến hành là một bước đi vững chắc đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu dễ bị phương Tây xâm lược. Chính sách giáo dục giúp cho Nhật Bản xây 20
- dựng một lực lượng nhân công lao động có trình độ cao, phát triển kinh tế. Việc đào tạo những người trẻ tuổi tại nước ngoài đã làm cho số lượng chuyên gia kỹ thuật tăng. Các trường nghề được mở ra và việc thực hiện chính sách tự do trong công việc đã làm cho cuộc sống người dân được nâng cao. Các chính sách về phát triển kinh tế đã biến Nhật từ một nước phụ thuộc và phương Tây thành một nước đã tự đứng lên xuất khẩu sản phẩm sang phương Tây và có thể đặt điều kiện ký các bản hiệp ước bình đẳng với phương Tây. Về các lĩnh vực như quân sự, luật học, Nhật Bản đã tiếp thu thành công các thành tựu của phương Tây để áp dụng vào đất nước mà không phải chịu nhiều ảnh hưởng của việc thử nghiệm. Ví dụ về quân sự, mô hình hải quân của Anh và mô hình lục quân của Đức là hai mô hình quân sự mạnh lúc bấy giờ và Nhật Bản đã kế thừa và vận dụng thành công vào mô hình quân sự của nước mình. Từ đó tạo điều kiện hình thành lực lượng quân sự mạnh mẽ trong chiến tranh thế giới. 1.1.3. Cải cách về ngoại giao Để đổi được sự hòa bình nhằm tập trung cho phát triển nền kinh tế và thay đổi trong xã hội thì Nhật Bản cũng đã phải trả một cái giá nhất định. Trong thời kỳ bắt đầu phá bỏ chính sách “Bế quan tỏa cảng” thì chính phủ Minh Trị đã tiến hành ký các bản Hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây và đổi lại việc không bị phương Tây xâm lược. Nhưng đến thời điểm đất nước Nhật Bản đang trên đà phát triển thì đối với phương Tây, Nhật Bản đã trở thành một mối “hiểm họa ngầm” vì thế cần thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển và bành trướng của Nhật Bản. Đối với chính phủ Minh Trị thì lại cảm thấy ngược lại, khi họ có thể tự chủ về kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh, hơn thế nữa họ nhìn thấy tiềm năng quân sự của chính quốc gia của mình. Vì thế nên họ cảm thấy các bản Hiệp ước bất bình đẳng đã ký trước đó làm cản trở sự phát triển đất nước, các cường quốc phương Tây cũng đang tìm cách chèn ép Nhật Bản. Chính vì vậy, 21
- nhiệm vụ tiên quyết của Nhật Bản lúc này là tìm cách để xóa bỏ các bản Hiệp ước bất bình đẳng đã ký với phương Tây trước đó. Nhưng nhiệm vụ này đã bị thất bại nhanh chóng. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng: đối với các cường quốc phương Tây thì miếng mồi béo bở như Nhật Bản họ sẽ không thể nào để vượt ra khỏi tầm tay của họ được. Khi các bản Hiệp ước vẫn còn tồn tại thì Nhật Bản vẫn còn là một nước chịu sự chi phối của phương Tây, các bản Hiệp ước mất đi giá trị có thể khiến cho Nhật Bản thoát khỏi sự khống chế và vượt lên. Điều này khác gì việc phương Tây tự họ tạo nên một đối thủ cho chính bản thân mình. Phương Tây đến các nước phương Đông với mục đích chính là để xâm lược và cướp nguồn tài nguyên chứ không phải để giúp đỡ, xây dựng một đất nước lớn mạnh mà có thể trở thành đối thủ trong tương lai của họ. Với Nhật Bản, sau khi thất bại trong cuộc đàm phán thì chính phủ Minh Trị đã tìm cách mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật Bản ra bên ngoài. Mục tiêu đầu tiên mà chính phủ Nhật Bản nhằm tới đó chính là Trung Quốc. Trong suốt bao nhiêu năm tồn tại, Trung Quốc luôn tự xưng mình là “anh cả” của khu vực Phương Đông. Trong lịch sử thì Trung Quốc cũng có nhiều lần đàn áp Nhật Bản, vì thế để bước đầu khẳng định sức mạnh của đất nước, khếch trương thanh thế của mình thì Nhật Bản đã lấy lý do tranh giành sức ảnh hưởng của Nhật Bản trên chủ quyền của bán đảo Triều Tiên nhằm gây xung đột với chính quyền nhà Thanh. Trong khoảng thời gian trước thì bán đảo Triều Tiên vẫn chịu sự khống chế của chính quyền nhà Thanh, chính vì vậy nên việc Nhật Bản có ý định với Triều Tiên đã dẫn đên cuộc xung đột Nhật – Thanh năm 1904, đồng thời cũng dẫn đến chiến tranh Nhật – Nga năm 1905. Hai cuộc chiến tranh Nhật Bản đều giành thắng lợi và yêu cầu hai nước thua trận ký kết các bản hiệp ước nhằm công nhận chủ quyền của Bản đảo Triều Tiên và sau này bán đảo Triểu Tiên sẽ phụ thuộc vào Nhật Bản. Đặc biệt sau chiến tranh Nhât – Thanh, Nhật Bản giành lại những lợi ích từ việc nhà Thanh bồi thường chiến tranh nhằm đẩy mạnh sự phát triển về quân sự. 22
- Nguyên nhân Nhật Bản lựa chọn chiến tranh với nhà Thanh và Nga là do: đây là hai nước có tiềm lực mạnh, và có sức ảnh hưởng trên khu vực châu Á. Hơn thế nữa, trong thời điểm đấy thì hai nước đang trong giai đoạn suy yếu nên khó có thể giành thắng lợi so với Nhật Bản. Khi Nhật Bản tiến hành chiến tranh và giành thắng lợi có thể khiến cho các nước khác có cái nhìn khác về nước Nhật: Nhật Bản không còn là một quốc gia nhỏ bé nằm ở châu Á nữa mà giờ đây Nhật Bản đã trở nên mạnh mẽ khi có thể đánh thắng được một đất nước lớn mạnh luôn xưng là “anh cả” châu Á và một nước nằm trong khối các cường quốc phương Tây như Nga. Chính vì vậy, việc chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh không những giúp cho Nhật Bản củng cố thêm về kinh tế do nhận được bồi thường mà còn giúp cho quân đội Nhật Bản trở nên lớn mạnh hơn, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ hơn. Hai cuộc chiến tranh đều nhận được sự đồng lòng nhất trí từ chính nhân dân Nhật Bản, họ luôn muốn khẳng định sức mạnh của dân tộc mình ra bên ngoài thế giới, chính niềm tự tôn dân tộc của họ đã tạo động lực để người dân giảm thiểu chi tiêu sinh hoạt nhằm tập trung kinh tế để phát triển đất nước. Trong giai đoạn này, ngoại giao của Nhật Bản chú trọng chủ yếu đến việc mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản ra các nước khác trong khu vực. Con đường chính phủ Minh Trị lựa chọn để khuyếch trương thanh thế của Nhật đó chính là con đường quân sự. Nhật Bản đã tạo ra hai cuộc chiến tranh với hai quốc gia có ảnh hưởng lớn tại châu Á để nhằm khẳng định sức mạnh của mình, tuyên bố với các nước khác sự tòn tại của một quốc gia mang tên Nhật Bản, hơn thế nữa, quốc gia này tuy có lãnh thổ nhỏ bé nằm tại phía đông châu Á nhưng lại có sức mạnh quân sự mà các nước khác không thể coi thường. 1.2. Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922) 1.2.1. Về kinh tế - chính trị - xã hội a. Tình hình thế giới Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản ở phương Tây phát triển mạnh điều này đặt ra yêu cầu về việc thiết lập một trật tự thế 23
- giới mới để mở rộng thị trường cho các cường quốc lớn ở Châu Âu. Vì vậy tại khu vực Châu Âu đã trở thành chiến trường lớn giữa các cường quốc mới và cường quốc cũ, cuộc chiến chia làm hai phe đó là phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Châu Âu giai đoạn này được coi như một chiến trường khốc liệt của thế giới, quân đội giữa hai phe tranh giành mức ảnh hưởng tạo nên sức công phá gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế. Toàn bộ sức người và kinh tế đều được các nước sử dụng cho chiến tranh gây ra mâu thuẫn giữa chính quyền và tầng lớp lao động ngay trong chính nội bộ những cường quốc kinh tế. Cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ. Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là mảnh đất rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX. Chiến tranh Thế giới lần 24
- thứ Nhất kết thúc cũng là sự mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước trong bối cảnh xã hội bất ổn như tại Ý và Đức. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các lực lượng tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để phục hồi lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ do chiến tranh thì các cường quốc đã mở cuộc họp nhằm thống nhất chia lại thế giới một lần nữa. Hội nghị Washington được tổ chức tại Hoa Kỳ. Trong Hội nghị Washington, Nhật Bản đã bị các nước lớn phương Tây chèn ép gây bất lợi với những điều ước bất bình đẳng. Khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ ban hành luật liên quan đến sự phân biệt chủng tộc đối với người nhập cư châu Á. Điều này bắt đầu từ khi số lượng công nhân nhập cư từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ tăng nhanh. Mặc dù người Trung Quốc được tuyển dụng sang Hoa Kỳ để làm nhiều trong ngành công nghiệp khai thác mỏ và đường sắt nhưng người da trắng ở các bang và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ lại xem người nhập cư như một nguồn cạnh tranh kinh tế và đe dọa đến chủng tộc "thuần khiết" của họ. Cùng với đó thì người Nhật nhập cư vào Hoa Kỳ giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng bởi đạo luật này. Tiêu biểu lại tại Tiểu bang California, người Nhật ở đây bị hạn chế quyền mua và sử dụng đất, nhất là các trang trại của Nhật tại đây cũng bị hạn chế để làm giảm sự cạnh tranh giữa các trang trại của Nhật Bản và trang trại địa phương. Đến đầu thế kỷ XX, sự phân biệt chủng tộc chống Nhật Bản đã càng trở nên mạnh mẽ khi người dân ở California nhận thấy sự chiến thắng của Nhật Bản trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật, họ đã cảm thấy có một mối nguy hiểm mang tên “nguy hiểm màu vàng ở California”. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1906, Hội đồng Giáo dục California, San Francisco đã thông qua một quy định, theo đó trẻ em gốc Nhật Bản sẽ được yêu cầu tham dự các trường riêng biệt phân biệt chủng tộc. Vào thời điểm đó, người nhập cư Nhật Bản chiếm khoảng 1% dân số California; nhiều người 25
- trong số họ đã đi theo hiệp ước năm 1894 đã đảm bảo nhập cư tự do từ Nhật Bản. Năm 1931, việc Nhật Bản đưa quân tấn công vào Trung Quốc và việc gây ra chính biến Mãn Châu của Nhật Bản đã bị chỉ trích một cách toàn diện tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, những người dân Hoa Kỳ đã phẫn nộ với những tội ác của Nhật Bản gây ra tại Trung Quốc, chẳng hạn như vụ thảm sát ở Nam Kinh, dẫn đến kêu gọi can thiệp kinh tế của Hoa Kỳ để khuyến khích Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc; những cuộc gọi này đóng một vai trò trong việc định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ngày càng có nhiều báo cáo bất lợi về hành động của Nhật Bản được chính phủ Hoa Kỳ chú ý, các lệnh cấm cung cấp dầu và các vật tư khác đã được đưa lên Nhật Bản, không quan tâm đến dân chúng Trung Quốc và vì lợi ích của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Hơn nữa, người Hoa Kỳ gốc Châu Âu trở nên rất ủng hộ Trung Quốc và chống Nhật Bản, một ví dụ là một chiến dịch phụ nữ ngừng mua tất lụa, bởi vì nguyên liệu được mua từ Nhật Bản. b. Tình hình Nhật Bản Vào ngày 1 tháng 8 năm 1914 khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra thì thay vì đưa quân đội cùng tiến công với các nước phe Hiệp Ước thì Nhật Bản lại lợi dụng cơ hội chiến tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Âu để nhằm trục lợi ích về kinh tế tại thị trường Trung Quốc. Để thực hiện được âm mưu này thì về phía quân sự, Nhật Bản không đưa quân đội sang chiến trường Châu Âu mà tiến hành dẫn quân sang chiếm các cứ điểm của quân đội Đức tại Trung Quốc và khu vực Nam Thái Bình Dương như Thanh Đảo (thuộc tỉnh Sơn Đông) hay các quần đảo Mariana, Carolines, Sau đó Nhật Bản tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng của mình đến Trung Quốc bằng cách ép chính phủ Trung Quốc ký các bản hiệp ước để phụ thuộc và Nhật hơn. Tiêu biểu như tháng 1 năm 1915, Nhật Bản đã đưa ra “21 yêu sách” [8, tr.292] buộc Trung Quốc phải lệ thuộc vào Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và quân sự. 26
- Vào tháng 9 năm 1917, Nhật Bản đã cử cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kikujirō Ishii 1sang Hoa Kỳ để yêu cầu Hoa Kỳ đồng ý với bản hiệp ước này của Nhật, thừa nhận chủ quyền của Nhật bản trên vùng lãnh thổ Trung Quốc. Chính việc này đã làm cho mâu thuẫn giữa chính quyền Hoa Kỳ và Nhật Bản ngày càng tăng lên. Sau khi chiến tranh thế giới thứ Nhất chấm dứt, ngoài lợi ích đạt được do Nhật Bản thuộc phe các nước thắng trận thì Nhật cũng thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ thị trường Trung Quốc, việc này làm ổn định nguy cơ tài chính và giải quyết được những khó khăn về kinh tế của Nhật Bản. Những chính sách ngoại giao được Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị Hòa bình ở Pari2 (1/1919) và Hội nghị Washington (1921 – 1922) đã mang lại những lợi ích lớn cho Nhật bản với tư cách là một nước thắng trận, thay thế sự ảnh hưởng của Đức tại một số địa điểm ở Trung Quốc và Nam Thái Bình Dương. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Nhật bản đã làm cho các nước phương Tây lo ngại. Chính quyền và người dân các nước khu vực châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại về mối “nguy hiểm Nhật Bản” nên khi các đề nghị mà chính quyền Nhật Bản đưa ra tại công nhận quyền bình đẳng giữa các chủng tộc được ghi vào Hiến chương của Hội Quốc liên nhưng lại bị các nước phương Tây bác bỏ. Tiêu biểu nhất của sự phân biệt chủng tộc này là Hoa Kỳ đã hai lần thực thi chính sách phân biệt chủng tộc 3(đặc biệt là có sự phân biệt đối với Nhật Bản). Các nước phương Tây nhất là Hoa Kỳ tuy đã thấy được sự lớn mạnh của Nhật nhưng họ vẫn cảm thấy Nhật Bản vẫn chưa thể ngang hàng với các cường quốc như họ khi Nhật mới thể hiện được sức ảnh hưởng của mình tại 1Kikujirō Ishii (石井菊次郎 1866- 1945), ông là vị Bộ Trưởng Ngoại giao thứ 16 của Nhật Bản, từ tháng 10 năm 1915 đến tháng 10 năm 1916. 2 Hội nghị Hòa bình Paris diễn ra năm 1919 là cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918. Hội nghị được tổ chức ở Paris có sự tham dự của những nhà ngoại giao thuộc hơn 32 quốc gia và dân tộc. 3 Lần 1: năm 1920, theo hiệp ước tại Hội nghị Washington Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định người Nhật không được nhập quốc tịch Hoa Kỳ, người Nhật nói riêng và người Châu Á nói chung không được mua hay thuê đất đai trên ba năm tại Hoa Kỳ. Lần 2, năm 1924, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật cũng mang tính kỳ thị người Nhật Bản. Chính vì vậy đã càng gia tăng mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. 27
- khu vực Châu Á mà chứ mở rộng ra bên ngoài. Đồng thời, các cường quốc cũng lo ngại sự phát triển của Nhật Bản nên đã cố gắng tạo ra các điều khoản ép buộc Nhật bản phải thừa nhận sự mua bán trao đổi của các cường quốc tại thị trường Trung Quốc, điều này khiến Nhật mất đi sự độc quyền tại bán đảo Sơn Đông mà Nhật đã chiếm được. Về tình hình trong nước, do chính quyền lức đó tập trung kinh tế cho sự phát triển quân sự, chú trọng phát triển ngành công nghiệp nặng. Điều này làm gia tăng nhanh chóng lực lượng của tầng lớp vô sản, người dân bị mất đất phải đi làm công nhân, giá cả thị trường lại trở nên đắt đỏ, tiền thuế tăng cao, trong khi đó thì tiền lương trả cho người lao đồn lại rẻ mạt. Tất cả những nguyên nhân trên đã gây ra sự mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội ngày càng gay gắt. Cùng với đó, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến tư tưởng của những công nhân lao động nghèo khổ của xã hội. Đến tháng 8 năm 1918, sự bạo động đó đã bắt đầu nổ ra để chống lại việc giá gạo ngày càng đắt đỏ, các địa chủ và thương nhân giàu có thì đầu cơ trục lợi bằng cuộc “bạo động gạo”. Cuộc bạo động này bắt đầu nổ ra tại thành phố Toyama nhưng đã nhanh chóng lan rộng ra các thành phố lớn khác như Kyoto, Osaka, Kobe và Tokyo. Khoảng 10 triệu người đã tham gia vào cuộc bạo động bao gồm nông dân, công nhân, ngư dân ven biển, thợ thủ công và sinh viên [8, tr.296]. Chính phủ của phái quân sự - quan liêu là Terauchi Masatake (寺内正 毅 1852 – 1919) vì đã thẳng tay đàn áp cuộc bạo động, gây nên mâu thuẫn với người dân nên đã buộc phải từ chức. Đến tháng 9 năm 1918, thủ lĩnh của Đảng Seiyukai là Hara Takashi (原敬 1856 – 1921) đã lên làm Thủ tướng và nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản. Trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản đi lên nhanh chóng do các nước châu Âu tập trung vào cuộc chiến và Nhật Bản được hưởng lợi từ thị trường Trung Quốc. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương 28
- Tây tập trung vào phát triển kinh tế, đồng thời Hoa Kỳ đã ép sức ảnh hưởng của Nhật trên thị trường Trung Quốc xuống thấp (mất đi sự độc quyền) khiến cho nền kinh tế Nhật Bản từ một nước xuất khẩu đã trở thành nước nhập siêu gây nền sự khủng hoảng về kinh tế Nhật Bản. Cùng với đó, khủng hoảng kinh tế thế giới 1920-1921 và trận động đất năm 1923 đã khiến cho nền kinh tế Nhật bản ngày càng kiệt quệ, cuộc sống của người dân Nhật Bản ngày càng khó khăn hơn. Để giải quyết tình trạng khó khăn này thì chính quyền Nhật Bản đã đưa ra chủ trương bành trướng thế lực của Nhật Bản ra bên ngoài. Tuy nhiên, về đường lối chính sách lại có sự mâu thuẫn giữa hai phe phái là phe tài phiệt và phe quân phiệt. Trong khi phe tài phiệt muốn nâng cao sự ảnh hưởng của Nhật bản bằng sự tập trung cho phát triển kinh tế ra bên ngoài thì phe quân phiệt lại ủng hộ sự gia tăng sức mạnh quân sự đẻ tiến hành bành trướng xâm lược các nước khác để mở rộng thị trường. Trong thời điểm này thì chính quyền phe quân phiệt tạm thời thắng thế và thực hiện các biện pháp quân sự nhằm mở rộng sự bành trưởng cảu Nhật Bản. Đến tháng 6 năm 1924, tại cuộc bầu cử thủ tướng, thủ lĩnh của Đảng Kenseikai là Kato Takaaki (加藤高明 1860 – 1926) đã lên cầm quyền. Chính đảng này có mối quan hệ lớn đối với các tập đoàn tài phiệt nên đã có sự cạnh tranh với chính đảng Seiyukai - ủng hộ phe quân phiệt. Khi chính phủ Kato lên cầm quyền đã thực hiện các chính sách nhằm xoa dịu mối quan hệ gay gắt giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội Nhật Bản. Trong đó có việc thi hành chính sách hợp tác giai cấp, dần dần thi chính phủ Kato đã làm dịu đi mối quan hệ giữa chính phủ và tổ chức công đoàn Sodomei 4đông thời tạo nên chỗ đứng vững chắc trong tổ chức này vào năm 1924. 4Tổ chức công đoàn Sodomei: với tên đầy đủ là Nihon Rono Sodomei, được thành lập từ năm 1921 dựa trên tổ chức Yuaikai (Ái hữu hội) sau cuộc “bạo động gạo”. và trở thành tổ chức toàn quốc của liên đoàn lao động Nhật Bản. 29
- 1.2.2. Hội nghị Wasington 1921-1922 Hội nghị Washington còn gọi là Hội nghị Hải quân Washingon hay Hội nghị Vũ khí Washington là một hội nghị quân sự do chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Warren G. Harding khởi xướng, tiến hành tại Washington DC từ ngày 12/12/1921 đến ngày 6/2/1922 ngoài khuôn khổ của Hội Quốc Liên. Tham dự hội có 9 quốc gia có lợi ích tại Thái Bình Dương và Đông Á. Liên Xô không được mời tham dự hội nghị. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên tiến hành tại Hoa Kỳ và là hội nghị đầu tiên về kiểm soát vũ khí trong lịch sử. Hội nghị kết thúc với sự ký kết ba hiệp ước chính là Hiệp ước bốn bên, Hiệp ước năm bên (được biết đến phổ biến hơn với tên Hiệp ước Hải quân Washington) và Hiệp ước chín bên. Ngoài ra còn một loạt các hiệp ước nhỏ hơn giữa các quốc gia tham dự hội nghị. Các hiệp ước này giúp duy trì hòa bình trong thập niên 20 thế kỉ 20 nhưng đồng thời cũng được coi là đã mở đường cho sự nổi lên của Đế quốc Nhật như một cường quốc về hải quân, một trong những yếu tố dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiệp ước bốn nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản ký kết ngày 13 tháng 12 năm 1921 về việc không xâm lược ở Thái Bình Dương, hiệp ước này có giá trị 10 năm. Hiệp ước chín nước ký ngày 6 tháng 12 năm 1922 nhằm công nhận nguyên tắc hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Quyết định Trung Quốc trở thành thị trường chung của các nước đế quốc phương Tây. Hiệp ước năm nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản ký ngày 6 tahsng 12 năm 1922 về hạn chế cũ trang và hải quân. Quy định tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương Sau Hội nghị Washington, Anh chấp nhận nhượng bộ Hoa Kỳ về quân sự. Liên minh Anh - Nhật bị hủy bỏ. Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng của mình tại thị trường Viễn Đông và Trung Quốc. 30
- Qua kết quả sau khi kết thúc hội nghị ta có thể thấy được việc Hoa Kỳ với tư cách là một đế quốc lớn đã thiết lập một khuôn khổ trật tự mới tại châu Á – Thái Bình Dương do chính Hoa Kỳ chi phối. Kết hợp với hệ thống của Hòa ước Vecxai, các hiệp ước của Hội nghị Wasington đã tạo nên hệ thống Vecxai - Washington. Đây là trật tự thế giới mới mà chủ nghĩa đế quốc xác lập sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. Như vậy, một trật tự thế giới mới phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản đã được thiết lập. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Hoa Kỳ giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt nô dịch lên các nước bại trận, đặc biệt là các nước thuộc địa và các nước phụ thuộc. Song trong nội bộ các nước thắng trận cũng có những mâu thuẫn bất đồng về quyền lợi. Chính vì thế hòa bình trong quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này chỉ là tạm thời. Ảnh hưởng của Hội nghị Wasington đến Nhật Bản Do tại Hội nghị Washington Nhật Bản đã chịu thua thiệt từ các nước lớn phương Tây nên chính phủ của Thủ tướng Kato (1861-1923) đã đổi sang đường lối “ngoại giao hợp tác”, tìm mọi cách để cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhà nước Xô Viết. Thay vì việc mở rộng ảnh hưởng bằng con đường quân sự thì dưới thời kỳ của Thủ tướng Kato và Bộ trưởng Ngoại giao Shidehara lại tập trung vào việc phát triển kinh tế, hợp tác với các nước khác trên thế giới bằng con đường hòa bình. Ngày 20 tháng 1 năm 1925, Nhật Bản và Xô viết đã ký kết “Hiệp định Xô – Nhật” tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, theo đó thì hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao hợp tác phát triển chính thức. Mặc dù đường lối ngoại giao này đã gây nên sự phê phán của Đảng Seiyukai nhưng lại được sự ủng hộ và đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước. Đường lối ngoại giao này do Bộ trưởng Ngoại giao Kijūrō Shidehara đưa ra và sau này được gọi là “Ngoại giao Shidehara”. 31
- Tiểu kết Sau công cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản vươn lên trở thành quốc gia không bị các nước phương Tây biến thành thuộc địa giống các quốc gia khác trong khu vực. Kinh tế, chính trị và xã hội đều có sự thay đổi và phát triển so với thời kỳ Edo. Đời sống nhân dân được cải thiện, thương mại phát triển mạnh khiến kinh tế trong nước ổn định. Khi đã có sức mạnh về kinh tế, quân sự thì Nhật Bản có khuynh hưởng mở rộng ảnh hưởng của quốc gia đối với thế giới bằng cách tiến hành một số các sự kiện quân sự nhỏ. Kết thúc chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ và một số cường quốc lớn khác đã tiến hành ở Hội nghị Wasington (1921-1922) nhằm thống nhất xây dựng lại trật tự thế giới. Nhưng trong hội nghị này thì lợi ích giữa các nước không được đồng đều và có những mâu thuận nhỏ. Đặc biệt là Nhật Bản bị kìm kẹp phát triển quân sự, ngăn chặn chạy đua vũ trang. Đồng thời đến năm 1924 Hoa Kỳ lại tiến hành cấm vận đối với dân nhập cư của Nhật Bản tại Hoa Kỳ. Điều này đã gia tăng mâu thuẫn giữa hai nước, do sức mạnh của Hoa Kỳ mà Nhật Bản đã buộc phải chuyển hướng phát triển đất nước sang con đường hoàn bình, hợp tác phát triển kinh tế. 32
- CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU HỘI NGHỊ WASHINGTON ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Trong giai đoạn từ sau Hội nghị Washington (1921-1922) đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản hình thành hai hướng tư tưởng ngoại giao chính đó là tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” và tư tưởng ngoại giao “phát triển quân sự”, cả hai đường lối tuy khác nhau về nội dung nhưng đều nhằm một mục đích đó là: phát triển Nhật Bản. Trong phần tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” tôi tập trung vào nghiên cứu tư tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Shidehara vì tư tưởng phát triển kinh tế của ông không chỉ có giả trí trong giai đoạn ngay sau Hội nghị Washington nhằm ổn định tình hình Nhật Bản mà còn được sử dụng lại trong giai đoạn kết thúc chiến tranh. Hơn thế nữa, đến giai đoạn hiện tại thì giá trị trong tư tưởng ngoại giao của Shidehara vẫn phù hợp với quá trình phát triển để xây dựng Nhật Bnar trở thành một cường quốc trên thế giới. 2.1. Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” 2.1.1. Kijūrō Shidehara 幣原喜重郎 Kijūrō Shidehara (hay còn gọi là Kijūrō Shimahara) sinh năm ngày 13 tháng 9 năm 1872 (ngày 11 tháng 8 năm Meiji thứ 5). Ông sinh ra tại làng Kadoma, quận Osaka (nay là Thành phố Kadoma) trong một gia đình khá giả có điều kiện về kinh tế. Vợ ông là Masako Mihara, con gái thứ tư của chủ tịch tập đoàn Zaibatsu Mitsubishi. Ông theo học tại trường Đại học Hoàng gia Tokyo (nay là Trường Luật Đại học Tokyo), tốt nghiệp Khoa Luật Vụ thi hành Luật Anh vào năm 1896 (năm Meiji thứ 28). Sau khi tốt nghiệp, ông đã vào làm tại một vị trí trong Bộ Ngoại giao và được cử sang Hàn Quốc vào năm 1896 với vai trò là một nhà lãnh sự. Trong vài năm tiếp theo, Shidehara đã làm việc trong đại sứ quán Nhật Bản tại các thành phố lớn trên thế giới của các nước phương tây như: 33
- London (thủ đô của Anh), Antwerp (thủ đô của Bỉ), và Washington DC (thủ đô của Hoa Kỳ) và làm đại sứ cho Hà Lan. Đến năm 1915, với những thành tích và kinh nghiệm đã tích lũy của bản thân ông đã trở về Nhật Bản. Shidehara được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và tiếp tục ở vị trí này trong năm chính quyền liên tiếp. Năm 1919, ông được bổ nhiệm làm đại sứ tại Hoa Kỳ, ông hoạt động tại đại sứ Hoa kỳ 8 năm liền. Ông trở thành nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản trong Hội nghị Hải quân Washington (1921 – 1922). Tuy nhiên, trong thời gian Shindehara làm đại sứ tại Hoa Kỳ thì chính phủ Hoa Kỳ đã từng ban hành luật nhập cư phân biệt chủng tộc đối với người nhập cư châu Á đã bắt đầu xây dựng ngay sau khi công nhân Trung Quốc tiến hành đến Hoa Kỳ nhập cư vào khoảng giữa thế kỷ XIX, và điều này đã bao gồm cả việc hạn chế người Nhật Bản nhập cư đến Hoa Kỳ. Trong quá trình làm việc tại Bộ Ngoại giao, Shidehara đã có hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao. Nhiệm kỳ thứ nhất từ tháng 6 năm 1924 đến tháng 4 năm 1927. Shidehara trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong nội các của Thủ tướng Katō Takaaki (1860 – 1927) và tiếp tục và tiếp tục đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng dưới thời kỳ của các thủ tướng Wakatsuki Reijirō (1866 – 1949) và Osachi Hamaguchi (1870 – 1931). Mặc dù trong giai đoạn làm Bộ trưởng của mình chính là thời kỳ chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trên đà phát tiển mạnh mẽ nhưng, Shidehara đã cố gắng duy trì một chính sách không can thiệp đối với Trung Quốc, và quan hệ tốt với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Trong quá trình làm việc tại các cường quốc lớn, Shidehara tiếp thu các thành tựu và ảnh hưởng tư tưởng của các cường quốc đó tiêu biểu là Anh và Hoa Kỳ. Theo ông, Anh và Hoa kỳ như hai cường quốc tiên tiến hiện đại và lớn mạnh nhất thời kỳ đó, vì vậy ông tiến hành học theo và tiến hành mở rộng quan hệ thân thiết với hai cường quốc này nhằm học hỏi và nhờ giúp đỡ để phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Ông hạn chế việc phát triển cường đại của tế lực quân đội bằng cách giảm thiểu sự can thiệp của Nhật tới Trung Quốc thời kỳ đó khi 34
- Trung Quốc đang đứng trên bờ vực bị các cường quốc phương Tây nhòm ngó. Các chính sách ngoại giao của ông trong thời kỳ này được các nhà nghiên cứu gọi là “Ngoại giao Shidehara”. Shidehara đã đưa ra chính sách đối ngoại tự do của Nhật Bản trong những năm 1920. Vào tháng 10 năm 1925, ông trong Hội nghị Hải quan Bắc Kinh đã đưa ra quan điểm của mình trong việc thúc đẩy thỏa thuận với các nhu cầu về tự chủ của Trung Quốc. Vì vậy, năm 1927 khi quân đội của Chiang Kai-shek 's (1887 – 1975) tiến hành bắt giam những người ngoại quốc buôn bán và định cư tại một cảng biển nằm ở phía nam sông Dương Tử thì các cường quốc nước ngoài đã tiến hành mang một số tàu lớn trong đó có của Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nổ súng bắn phá vào một cảng biển để bảo vệ quyền lợi của các nhà buôn nước ngoài tại cảng biển này. Shidehara đã từ chối việc tham gia vào sự cố này vì ông luôn cố gắng thực thi chính sách không gây ra can thiệp căng thẳng với Trung Quốc. Nhiệm kỳ thứ hai là Bộ trưởng ngoại giao, Shidehara trở lại với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao vào năm 1929, và ngay lập tức tiếp tục chính sách không can thiệp ở Trung Quốc, cố gắng khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền của Tưởng Giới Thạch (1887 – 1975) hiện có trụ sở tại Nam Kinh. Chính sách này đã bị các lợi ích quân sự tấn công, tin rằng nó đã làm suy yếu đất nước, đặc biệt là sau khi kết thúc Hội nghị Hải quân London năm 1930, kết thúc một cuộc khủng hoảng chính trị lớn. Khi Thủ tướng Osachi Hamaguchi bị thương nặng trong một vụ ám sát, Shidehara từng là thủ tướng tạm thời cho đến tháng Ba năm 1931. Vào tháng Chín năm 1931, quân đội Quảng Đông xâm lược và chiếm đóng Mãn Châu mà không cần sự cho phép trước từ chính quyền trung ương. Điều này đã chấm dứt chính sách không can thiệp đối với Trung Quốc của Shidehara. Vào tháng 10 năm 1931, Shidehara xuất hiện trên trang bìa của Time với chú thích "Người đàn ông Hòa bình và Chiến tranh Nhật Bản". 35
- Chế độ chính trị của Nhật Bản giai đoạn những năm 20 của thế kỷ XX đang trong đà phát triển mạnh. Các nhà lãnh đạo muốn Nhật Bản trở thành nước phát triển toàn diện cả về kinh tế và quân đội giống như các cường quốc phương Tây. Trong khi đó, chính sách mà Shidehara đề ra chỉ nhằm mục đích hòa bình và thiên về phát triển kinh tế. Chính vì những chính sách đối xử với Trung Quốc của ông đi đối ngược lại với đường lối phát triển của các nhà chính trị Nhật Bản thời điểm đó nên đến tháng 4 năm 1927 ông đã kết thúc nhiệm kỳ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của mình. Shidehara sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Minh Trị, thời điểm mà xã hội Nhật Bản tiếp thu nền văn minh hiện đại, có sự phát triển toàn diện về các mặt tiêu biểu nhất là kinh tế. Shidehara lại xuất phát từ trường đại học nổi tiếng là Đại học Tokyo và học về Luật học. Đồng thời, ông chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng các nước phương Tây phát triển nên ông có cái nhìn về việc phát triển đất nước khác với những nhà chính khách Nhật bản thời điểm đó. Theo ông thì việc phát triển đất nước trở thành một cường quốc thì nên tập trung phát triển kinh tế làm cơ sở nội tại chứ không phải tập trung sử dụng sức mạnh quân sự mà quên đi nền móng đất nước còn đang yếu. Quan điểm về ngoại giao của ông luôn đi theo con đường hòa bình phát triển kinh tế chứ không phải tập trung phát triển quân sự để bành trướng thế lực. Chính sách ngoại giao mềm mổng của ông thời điểm đó thì bị cho là sự nhu nhược, “núp bóng” nhưng đến thời điểm hiện tại thì nhìn từ góc độ khách quan chúng ta có thể nhận thấy chính sách ngoại giao của Shidehara là một chính sách khôn khéo và chính xác khi lực lượng quân sự hiện tại của Nhật Bản không tồn tại nhưng về lĩnh vực kinh tế thì Nhật bản được xếp và hàng ngũ những cường quốc của thế giới hiện đại. 2.1.2. Tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” của Shidehara Trong giai đoạn những năm 1920 ở Nhật Bản vẫn còn đang có sự mâu thuẫn giữa đường lối phát triển ngoại giao của đất nước là đi theo con đường 36
- quân sự, bành trướng và xâm lược, dùng quân sự để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến các nước khác trên thế giới đặc biệt là khu vực Trung Quốc và Nam Thái Bình Dương đường lối này do những nhà cầm quyền của Đảng Seiyukai chủ trương. Và đường lối thứ hai là phát triển ngoại giao Nhật Bản theo con đường mở rộng phát triển kinh tế, tiến theo con đường hòa bình do Đảng Kenseikai chủ trương. Bước đầu thì đường lối ngoại giao theo hướng quân sự được chú trọng nhưng đến thời kỳ của thủ tướng Kato và Bộ trưởng Ngoại giao Shidehara thì đường lối ngoại giao lại chuyển sang hướng hòa bình. Hội nghị Washington cũng đặt ra cho Nhật bản những bất cập lớn về kinh tế nhưng cũng là một cơ hội để Nhật Bản tranh thủ sự bảo vệ của Anh và Hoa Kỳ về mặt an ninh lãnh thổ để tập trung cho phát triển kinh tế. Tại Hội nghị Washington, Hiệp ước bốn bên (Hiệp ước hợp tác giữa bốn nước Nhật, Anh, Pháp, Mỹ) hủy bỏ đi quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Anh vốn có từ trước. Nội dung trong Hiệp ước Chín bên cũng làm giảm đi sự ảnh hưởng của Nhật trên vùng lãnh thổ của trung Quốc. Với ưu thế là một nước lớn, Hoa Kỳ chủ trương bão hòa mức ảnh hưởng của chín nước lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha trên thị trường Trung Quốc, đánh tan sự độc quyền của Nhật Bản tại Sơn Đông khi mà các nước đang tham gia vào chiến tranh thế giới thì Nhật đã vất vả giành được Sơn Đông từ cuộc chiến tranh với Đức. Điều này làm cho thương nghiệp của Nhật bản bị giảm xuống, hàng hóa sản xuất ra những mức độ tiêu thụ giảm. Vì thế nên nền kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng. Từ ngay sau Hội nghị Washington, do sự kìm kẹp và tranh giành thị trường của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản tại khu vựa Châu Á – Thái Bình Dương đã làm cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản ngày càng trở nên gay gắt. Nhưng tại thời điểm này thì Nhật Bản vẫn chưa có khả năng đứng lên trở thành một nước đối lập hoàn toàn với Hoa Kỳ. Mặc dù hiệp ước Anh Nhật được ký kết nhưng về mặt ngoại giao thì Nhật Bản cũng không dám chắc 37
- chắn việc Nhật – Mỹ xung đột thì Anh sẽ ủng hộ cho bên phe nào. Đồng thời, việc phát triển lực lượng hải quân hay kế hoạch đóng chiến hạm cũng được Nhật Bản suy xết và lên kế hoạch cẩn thận. Chính phủ Nhật Bản nhận thấy rằng nếu phát triển quá mạnh về hải quân thì sẽ tạo cho hai nước Anh và Hoa Kỳ xây dựng các bản hiệp ước và càng kìm kẹp Nhật Bản tại Khu vực Thái Bình Dương hơn trước. Chính vì vậy mà Thủ tướng Kato đã đưa ra đường lối ngoại giao mới để tránh cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Theo Thủ tướng Kato thì đất nước Nhật Bản nên tạm ngừng việc chạy đua vũ trang, duy trì tỷ lệ chiến hạm chủ lực đối với Hoa Kỳ và Anh là 5-3-3 [1,tr.139]. Ông cho rằng Nhật Bản không nên chỉ tập trung vào việc phát triển quân sự mà nên đẩy mạnh cả phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp trong dân chúng, khuyến khích mở rộng ngoại thương đẩy mạnh hàng hóa Nhật Bản ra nước ngoài. Khi tăng trưởng phát triển kinh tế ngay tại trong nước sẽ là tiền đề vững chắc để tăng cường vũ trang. Nếu không thì việc tăng cường chạy đua vũ trang chỉ là cái vỏ bọc cho sự kiệt quệ của đát nước và gây thêm mâu thuẫn cho nhan dân như trong cuộc “bạo động gạo”. Đồng thời nếu tránh va chạm trực diện với Hoa Kỳ thì sẽ thiết lập nên mối quan hệ ngoại giao tốt với Hoa Kỳ và Anh để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Vì vậy nếu nhìn ở góc độ khác thì Hội Nghị Washington cũng đã có những lợi ích nhất định đảm bảo nên tình hình ổn định của Chính trị, quân sự tại Nhật Bản. Ý nghĩa của Hội nghị Wasington đối với Nhật bản không chỉ là khó khăn mà còn mở ra một cơ hội mới cho sự phát triển ngoại giao của Nhật Bản. Thủ tướng Hara Takashi đã từng nói “Về thành quả của Hội nghị Washington mà nói, nó đã phác họa một kỷ nguyên mới trên cục diện chính trị quốc tế và đã mở ra một phương diện mới trong chính sách ngoại giao của các cường quốc” [1, tr.139] và Ngoại trưởng Uchida Kosai cũng đã nhận xét về Hội nghị Washington như sau “Biểu lộ yêu cầu chân thành nhất của nhân loại nói chung đối với việc thiết lập hòa bình vĩnh cửu trên thế giới” và “Trên 38
- thực tế, xu thế của thế giới hiện đại đang cho thấy các nước cùng nhau xóa bỏ chủ nghĩa vị kỷ, bài tha vì thành tựu của việc hợp tác quốc tế, vì hòa bình và chính trực, đông tâm dốc sức nỗ lực vì cộng tồn, cộng vinh của nhân loại” [1, tr.139]. Vì vậy, ta có thể thấy thay vì đi theo con đường bành trướng xâm lược thì tại gia đoạn những năm 20 của thế kỷ XX thì chính sách ngoại giao của Nhật đang chuyển hướng sang con đường hòa bình để hòa nhập dần với xu thế của thế giới. Ngoại giao thế giới được coi trọng là việc phát triển nền ngoại giao bằng con đường kinh tế, mở rộng sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Các nhà cầm quyền của Nhật Bản đã nhận thấy rõ xu thế và nhân cơ hội đảm bảo an toàn về mặt lãnh thổ theo hiệp ước phát triển kinh tế trong nước để trở thành cơ sở căn bản cho sự phát triển sau này. Như vậy ngoại giao của Nhật Bản thời kỳ này đã đi ngược lại với chính sách ngoại giao thiên về quân phiệt trước đó của Nhật Bản. Năm 1924, Shidehara nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao lần thứ nhất, trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với trật tự thế giới mới được xác lập tại Hội nghị Washington thì Shidehara nhận định về các bản Hiệp ước được ký trong Hội nghị không chỉ là sự kìm chế phát triển của Mỹ đối với Nhật Bản mà nó còn là một cơ hội mới đối với Nhật Bản. “Bây giờ thì việc hy sinh phúc lợi của quốc dân và chạy đua vũ trang trong lực lượng hải quân gây hại cho hòa bình quốc tế trở thành việc của quá khứ rồi” [1, tr.139] và “Thời đại bây giờ, các chính sách có tính mưu mô và xâm lược đã qua rồi, từ nay ngoại giao phải đi theo con đường lớn của hòa bình và chính nghĩa” [1, tr.139] Shidehara đã nhận thấy con đường ngoại giao trong thời kỳ nay bắt buộc phải thay đổi. Nếu Nhật Bản tiếp tục duy trì con đường ngoại giao bằng con đường quân phiệt theo hướng của Đảng Seiyukai thì không những Nhật bản sẽ đối đầu với trực diện với một nước mạnh là Hoa Kỳ thì Nhật còn có khả năng phải đối đầu cả với liên minh Anh – Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, tình hình đất nước Nhật bản lúc đó cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhân dân 39
- đói khổ lầm than, nền kinh tế kiệt quệ sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để đuổi theo cuộc chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, ngay sau khi lên làm Bộ trưởng Ngoại giao, Shidehara đã chuyển đổi đường hướng ngoại giao Nhật Bản theo hướng hòa bình. Ông cố gắng làm hòa hoãn mối quan hề sau chính biến Mã Châu với Trung Quốc bằng cách đưa ra đường lối “Thân cận với Anh và Hoa Kỳ đồng thời không can thiệp và tình hình của trung Quốc”. Thời kỳ Shidehara lên làm bộ trưởng lần thứ nhất thì tình hình ngoại giao của Nhật Bản với các nước trên thế giới đang xảy ra những biến động lớn: Hoa Kỳ ban hành luật hạn chế cho dân nhập cư Châu Á đặc biệt là đối với Nhật Bản5, hay là sự phản đối và kiêng kỵ của nhân dân các nước trên thế giới về việc làm của Nhật Bản tại lãnh thổ Trung Quốc đặc biệt là cuộc chính biến Mãn Châu. Để làm giảm đi tình hình ngoại giao căng thẳng thì Shidehara đã lựa chọn sự im lặng trước Luật Di dân chứ không cố làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chính sự im lặng này của Shidehara mà các nhà lãnh đạo của phe Đảng Seiyukai đã chỉ trích cho rằng đường lối ngoại giao của ông là sự luồn cúi Hoa Kỳ. Thêm vào đó, ông cũng tiếp tục nhượng bộ Hoa Kỳ trong bản Hiệp ước về vấn đề cắt giảm vũ trang của hải quân. Chính nhwunxg đường lối quân sự này của ông đã không được nhiều sự ủng hộ của các phái Đảng khác trong chính quyền Nhật Bản. Các Đảng phái đối lập cho rằng đường lối ngoại giao của Shidehara là sự a dua và luồn cúi Hoa Kỳ, làm cho Nhật bản như trở thành một quốc gia bị lệ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ mà không có sự phát triển mạnh hơn trong khi nếu đi theo đường lối ngoại giao của phe quân phiệt thì có thể khẳng định vị thế của Nhật bản đối với các cường quốc khác trên thế giới “Nhật Bản không phải là một nước yếu thế”. 5 Ngày 1 tháng 7 năm 1924, Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện Luật Di dân nhằm hạn chế sự gia tăng phát triển của người di cư Châu Á tới Hoa Kỳ để sinh sống và mở các trang trại. Trong đó thì số người Châu Á tại Hoa Kỳ tại thời điểm này thì hơn một nửa là người Nhật Bản. Vì vậy thì Nhật BẢn còn gọi luật này của Hoa Kỳ là Luật Di dân bài Nhật. 40
- Nhưng đối với Shidehara, ông lại nhìn mối quan hệ Nhật – hoa Kỳ không phải chỉ là sự kìm hãm phát triển mà nó còn là sự đảm bảo về mặt an ninh lãnh thổ Nhật bản. Nếu Nhật bản tiếp tục chay đua vũ trang, mua chiến hạm và phát triển lực lượng hải quân thì sẽ làm cho chiến tranh nổ ra một lần nữa, khi chiến tranh nổ ra thì Nhật Bản phải đối đầu với những cường quốc đặc biệt là quân đội của Hoa Kỳ và Anh, điều này làm cho an ninh về lãnh thổ của Nhật Bản bị đe dọa và có thể mất đi nền độc lập quốc gia. Về đường lối ngoại giao không can thiệp đến tình hình Trung Quốc của ông thì Shidehara chỉ là không quan tâm đến vấn đề dùng quân sự để can thiệp đến chính trị, nội bộ của Trung Quốc chứ không phải là hoàn toàn bỏ lơ Trung Quốc. Ông nhìn ra được tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc mở rộng thương mại xuất khẩu của Nhật Bản đến thị trường Trung Quốc. Do tình hình chính trị của Trung Quốc thời điểm đó có sự biến đổi lớn tiêu biểu nhất là vào năm 1926 đã xẩy ra cuộc Bắc phạt lần thứ nhất của Quốc đân Đảng Trung Quốc nhằm thống nhất lại Trung Quốc. Thời điểm xảy ra sự kiện này thì những người nước ngoài ở Trung Quốc bị ảnh hưởng rất lớn, người Nhật Bản đang phát triển kinh tế tại Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Ngay lúc này Bộ trường Shidehara đã ra đưa ra thái độ đồng tình với Trung Quốc và cố gắng đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giúp cho công dân Nhật bản ở Trung Quốc có thể trở về Nhật một cách an toàn. Lý do mà Sidehara lựa chọn việc ủng hộ chính quyền Trung Quốc không phải là do sự yếu kém của ông mà là do ông nhận thấy rõ sự bất ổn của nền chính trị Trung Quốc tại thời điểm đó. Chính phủ Trung Quốc đang bị yếu đi do các thế lực cạnh tranh, vì vậy thay vì can thiệp vào cuộc tranh giành quyền lực rối ren tại Trung Quốc thì ông đã đưa ra đường lối ủng hộ chính phủ Trung ương nhằm làm ổn định nền chính trị tại Trung Quốc. Khi chính trị ổn định thì mới có thể tập trung cho phát triển kinh tế. Điều này làm cho giao thương buôn bán và các xí nghiệp của người Nhật tại Trung Quốc mới có thể thu được lợi nhuận. Vì vậy 41
- tất cả những việc mà Shidehara là đều nhằm thu nguồn lợi ích kinh tế về cho đất nước Nhật Bản chứ không phải là một đừng lối ngoại giao nhu nhược. Một ví dụ khác về việc thực hiện đường lối của Shidehara ở Trung Quốc đó là khi xảy ra những sự kiện ở Thượng Hải năm 1925 giữa công nhân Trung Quốc và những người chủ Nhật Bản và Anh; hay sự kiện năm 1927 của quân đội Tưởng Giới Thạch nhằm vào các đại sứ quán của nước ngoài tại Trung Quốc, thay vị đưa ra sự cứng rắn về mặt quân sự làm cho tình hình hai bên càng thêm căng thẳng thì Shidehara lựa chọn việc kết hợp với Hoa Kỳ và Anh để tìm ra phương án giải quyết hợp lý làm giảm mức độ chịu thiệt hại của Nhật bản đên mức thấp nhất bằng con đường ngoại giao hòa bình. Sau khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn đề xuất doanh nghiệp cứu quốc, có không ít Hoa kiều kinh doanh tại Nhật Bản mời kỹ sư Nhật Bản đến Trung Quốc mở nhà máy diêm, song các nhà máy này phải dựa vào kỹ thuật, máy móc, nguyên liệu của Nhật Bản để sản xuất. Việc hợp tác kinh doanh của Nhật bản tại Trung Quốc có những bước phát triển mới. Nhưng đến năm 1925 Trung Quốc đưa ra hiệp định nhằm sửa đổi lại chế độ thuế quan của những doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Điều này có ảnh hưởng lớn đến với Nhật Bản. Theo lý luận của chính phủ Trung Quốc thì họ muốn xóa bỏ đi những bản hiệp ước bất bình đẳng đã ký với các cường quốc đang hoạt động tại Trung Quốc. Họ cho rằng việc tăng thuế đối với những công ty nước ngoài là một điều tất yếu để các cường quốc thể hiện đối với chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, vai trò của công y bản địa cũng phải được đảm bảo. Nhưng quyết sách của Shidehara lúc này là cương quyết không đồng tình, phản đối hoàn toàn việc tăng thuế đối với các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc. Khi Trung Quốc nhằm vào việc đánh thuế đối với sản phẩm nhập khẩu là bông thì thái độ của Shidehara không phải là sự tiếp tục nhân nhượng mà ông hoàn toàn không đồng ý. Tuy đường lối ngoại giao ông đề ra là phát triển hòa bình nhưng đấy không phải là thể hiện cho sự nhún nhường 42
- của ông khi nước khác xâm phạm đến lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Đường lối ngoại giao của ông là vận dụng sự bảo hộ an toàn lãnh thổ Nhật bản của Hoa Kỳ và Anh, đồng thời vận dụng khai thác và xây dựng nền kinh tế ở khu vực Trung Quốc để thu nguồn lợi kinh tế về cho Nhật bản chứ không phải là sự nhún nhường quá mức đối với Trung Quốc để ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Vì vậy ông không thể nào bỏ phiếu tàn thành cho việc tăng thuế nhập khẩu bông của Trung Quốc là cho sản phẩm của Nhật Bản gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng nội địa. Lợi nhuận mà Nhật bản thu lại bị giảm đi thì không thể. Đến năm 1927 khi hết nhiệm kỳ lần thứ nhất và tài đắc cử lần hai vào năm 1929 thì Shidehara vẫn cố gắng bảo về và duy trì đường lối ngoại giao hòa bình của bản thân mình nhưng tại thời điểm đó, nền kinh tế Nhật Bản đã có những bước khởi sắc nhất định, vì thế nên phe quân phiệt đối lập đã không còn đề cao đường lối ngoại giao của ông mà họ tập trung vào sự phát triển quân đội. Phe quân sự khi ấy lấy Hoa Kỳ và Liên Xô là kẻ thù của mình khi nhũng hiệp ước bất bình đẳng nhằm thu hẹp quân sự của Nhật Bản được Hoa Kỳ thực thi và mở rộng. Các nhà chính khách phe quân phiệt luôn cho rằng việc phát triển quan hệ hợp tác hay là sự đảm bảo về an ninh lãnh thổ Nhật Bản thông qua Hội nghị Washington là sự đảm bảo không an toàn, nó có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào bởi Hoa Kỳ và Anh. Để đảm bảo an toàn cho Nhật Bản thì chỉ có một cách duy nhất là Nhật Bản phải xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh để tự bảo về chính bản thân mình. Chính sách của Shidehara phá sản khi phe quân phiệt đưa quân đội Nhật bản tấn công vào Mãn Châu gây ra chính biến Mãn Châu tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện nay khi ta nhìn lại đường lối ngoại giao của Bộ trưởng Shidehara thì ta có thể thấy đây là một đường lối ngoại giao phù hợp với không những thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ nhất mà là cả thời điểm hiện tạtaijtrong thời điểm đó, khi Nhật bản đang chịu tổn thất nặng nề, nền kinh tế đát nước lâm vào khủng hoảng thêm nữa là khủng hoảng kinh tế 43
- toàn cầu thì nền kinh tế Nhật Bản chính là một sự trống rỗng. Nguồn lợi thu được từ trong chiến tranh cũng chưa phải là nguồn lợi lớn, đất nước mới chỉ đang ở mức là một nước phát triển lớn mạnh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chứ chưa thể lớn mạnh như các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh hay Liên Xô. Vì thế việc làm của phe quân phiệt Nhật bản lúc bấy giờ là cố gắng đầu tư cho phát triển chiến hamj và hải quân không phải là một đường lối ngoại giao đúng đắn. Tại thời điểm đó ta cũng có thể tahays rõ sự kiếng kỵ của các cường quốc phương tây đối với Nhật Bản khi Nhật bản lợi dụng cuộc diện chiến tranh rối ren ở Châu Âu để tập trung phát triển và mở rộng sức ảnh hưởng của mình ở Trung Quốc. Các nước lớn đặc biệt là Hoa Kỳ đã đưa ra các bản hiệp ước nhằm chia lại thị trường tại Trung Quốc với mục đích chính là làm gaimr sức mạnh của Nhật Bản. Nếu tại thời điểm đó Nhật Bản cố gắng chạy theo cuộc chạy đua vũ trang và xảy ra xung đột vớ Hoa Kỳ thì kéo theo đó là đối đầu trực diện với liên minh Hoa Kỳ - Anh. Đây là một rắc rối lớn đối với Nhật khi khả năng lâm vào chiến tranh, đánh mất chủ quyền lãnh thổ xảy ra rất cao. Vì tuy Hoa Kỳ và Anh chịu thiệt hại nặng nề trong chiến tranh nhưng đây là hai cường quốc kinh tế lớn mạnh với nền kinh tế tương đối vững chắc trong khi đó Nhật Bản mới là nước đang phát triển, kinh tế còn chưa vững đồng thời hiện tại còn đang chịu sự giám sát của Hoa Kỳ thì không thể nào có đủ sức mạnh để đối đầu trực tiếp với đồng thời cả hai nước này. Chính vì vậy với cái nhìn chính xác của Shidehara thời điểm lúc đó là cần thực hiện ngoại giao bằng con đường hòa bình để khôi phục kinh tế. Không phải ông không nhìn thấy sự kìm kẹp của Hoa Kỳ hay là ông là một người nhu nhược luồn cúi. Shidehara nhìn thấy thực trạng chính xác của nước Nhật tại thời điểm đó khi tập trung vào chạy đua vũ trang thì không những đối đầu với dư luận các nước bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng của chính dư luận trong nước bằng các cuộc bạo động biểu tình do đói khổ. Chính vì vậy Shidehara cần ổn định tình hình trong nước bằng con đường hợp tác phát triển kinh tế. Đối sách ủng hộ chính quyền Trung ương Trung Quốc cũng để nhằm 44
- ổn định cục diện chính trị ở đất nước Trung Quốc để cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại đây có thể thu nguồn lợi ích về cho Nhật Bản chứ không phải là muốn Trung Quốc thực sự phát triển. Quan điểm này của ông thể hiện rõ trong thái ộ của ông đối với việc bảo về thương nhân và những chủ doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc khi xẩy ra csc vụ bạo động tranh giành chính quyền. Tiếp đó là thái độ cứng rắn phản đối việc tăng thuế đối với mặt hàng bông nhập khẩu của Nhật Bản tại Trung Quốc. Việc giữ mối quan hề hòa bình hợp tác với Hoa Kỳ và Anh không chỉ nhằm vận dụng quan hệ mậu dịch thương mại để xây dựng kinh tế. Hơn thế nữa thì ông muốn giữ quan hệ hòa bình hợp tác để Hoa Kỳ và Anh thực hiện đúng theo các bản hiệp ước nhằm bảo về an ninh lãnh thổ Nhật bản mà không bội ước. Chính nhờ những đường lối ngoại giao mềm dẻo của Shidehara thời điểm này đã giúp cho Nhật Bản thoát khỏi hậu quả của khủng hoảng kinh tế, khôi phục lại nền kinh tế đất nước tạo tiền đề cơ sở cho Nhật bản để tiến những bước tiếp theo. Nhưng trong giai đoạn về sau thì Hoa Kỳ cũng đã nhìn thấy sự thay đổi của Nhật Bản và đã có những viện pháp hạn chế sự phát triển đó. Đồng thời phe quân phiệt đã có cơ sở về kinh tế nên họ lại tiếp tục đưa ra chủ trương cho việc phát triển lực lượng quân sự. Phe quân phiệt nhậ thấy nguồn tiềm lực tại khu vực Mãn Châu là điều kiện để giúp cho Nhật Bản đối phó với Hoa Kỳ nên việc xảy ra sự kiện ở Mãn Châu là điều kiện tất yếu. Không thể nào có chuyện Hoa Kỳ tiếp tục để cho Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế để trở thành một mối lo ngại cho cường quốc này được. Phe quân sự luôn cho rằng nếu tiến hành thu lợi ích từ khu vực Mãn Châu – Mông Cổ bằng con đường hòa bình hợp tác của Shidehara là thực sự khó kahwn và chậm chạp. Có khi Nhật chưa thu được lợi ích của hai khu vực này đã phải chịu sự đối đầu bị động với Hoa Kỳ. Còn chính quyền Nhật Bản lại cho rằng thay vì là sự bị động khi bị Hoa Kỳ bội ước thì Nhật nên đưa ra hành động đẻ thu về mối lợi ích cho đất nước trước và Mãn Châu là ngòi nổ đầu tiên. Vì thế 45
- tại thời điểm đó thì chính sách ngoại giao hòa bình hợp tác nên được thay thế bằng chính sách phù hợp hơn để mở rộng phát triển đất nước một cách toàn diện, khẳng định được vị thế của Nhật Bản với các nước khác trên thế giới. Kết quả của việc phát triển quân sự của Nhật Bản là việc chế độ quân phiệt Nhật đã được hình thành và tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ II gây ra những tổn thất nặng nề cho toàn thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. 2.2. Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự 2.2.1. Nguyên nhân xuất hiện tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt Bước sang những năm 30 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã có những ảnh hưởng to lớn trên cả thế giới và cũng ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của Nhật Bản. Kéo theo sự khủng hoảng kinh tế là sự khủng hoảng về chính trị cũng có sự chuyển biến. Trong giai đoạn trước, thực hiện chính sách hợp tác phát triển kinh tế của Bộ trưởng Shidehara thì đến giai đoạn này chính sách đó đã trở nên không còn phù hợp nữa. Việc hợp tác và mở rộng phát triển kinh tế đã tạo ra một lượng sản phẩm công nghiệp thừa, trong khi người dân thì không có khả năng sử dụng đến các sản phẩm đó. Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các nước phương Tây đã kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản lên đến đỉnh cao và năm 1931, khi mà sản xuất công nghiệp nặng giảm sút mạnh, các ngành tiêu biểu như gang (giảm 30%), thép (giảm 47%) [8, tr.305] các quan hệ mậu dịch đối ngoại bị thu hẹp. các mối quan hệ hợp tác buôn bản với nước ngoài cũng giảm sút. Tình hình trong nước cũng không có nhiều khả quan, vì tất cả kinh tế Nhật Bản giai đoạn trước đều cố gắng dồn toàn lực lượng cho sự phát triển kinh tế, buôn bản nước ngoài chính vì vậy khi giai đoạn giá cả nông phẩm xuống thấp đã khiến cho người nông dân khốn khó. Tiếp sau đó, khu vực Tohoku và Hokkaido lại bị mất mùa trầm trọng, nhân dân không có lương thực để ăn đã phải đi đào củ dại và thậm chí bán con để trả nợ. Chính vì vậy, trong cả nước 46
- Nhật Bản giai đoạn này đã xảy ra tình trạng đình công của công nhân và bạo loạn của nông dân. Đứng trước tình hình khủng hoảng trong nước, buộc chính phủ Nhật Bản phải tìm ra con đường nhằm ổn định xã hội. Mục tiêu trước hết là tìm ra con đường giải thoát cho đất nước. Các nhà cầm quyền đã nhận thấy con đường hợp tác phát triển kinh tế đã không còn phù hợp với Nhật Bản trong giai đoạn này nữa, hơn nữa ý kiến này cũng nhận được sự dồng tình của nhân dân Nhật Bản. Trong khi đó, các nước trong khu vực châu Á vẫn còn chưa có sự phát triển mạnh, vì thế mà mục tiêu mới được hướng tới tại đây là cần mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật bản trong khu vực. Thêm vào đó, tác động của khủng hoảng ảnh hướng mạnh mẽ nhất đến giai cấp tư sản, đặc biệt là các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản. Vì vậy những người đứng lên tìm hướng giải quyết cho vấn đề này đầu tiên là các ông chủ tập đoàn tài phiệt. Đồng thời các tập đoàn tài phiệt cũng lợi dụng luôn cuộc khủng hoảng kinh tế này để đẩy mạnh sự chiếm hữu độc quyền của họ, giải quyết vấn đề tồn đọng hàng và thiếu nguồn lương thực trước hết là sự mở rộng về bành trướng thế lực. Tư tưởng này đã được sự đồng lòng chấp thuận từ chính phủ Nhật Bản và từ chính người dân Nhật thời điểm đó. Họ có thể mở rộng sức ảnh hưởng của mình trong khu vực đồng thời tìm kiếm một nguồn thị trường mới cho việc phát triển. Khi có thị trường tiêu thụ mới thì họ có thể giải quyết được vấn đề tồn đọng hàng hóa và tìm được nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vấn đề về lương thực. Suốt nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc luôn là một khu vực có tiềm năng lớn đối với các nước khác, hay có thể nói là “miếng bánh ngọt béo bở” để các nước khác nhằm vào. Tại thời điểm này, Nhật Bản đã hướng tới tiềm năng có thể thu lại từ khu vực Trung Quốc đẻ tiền hành mở rộng bành trướng thế lực của mình trên thị trường mới này. Trên thực tế, nền kinh tế Nhật Bản cũng đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường rộng lớn này cả về xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Ngoài ra, những nguồn lợi nhuận thu được từ trong chiến 47
- tranh Nhật – Thanh năm 1904 cũng đã thúc đẩy tư tưởng đánh chiếm vào thị trường Trung Quốc. Dựa vào tình hình biến động trong nước của Trung Quốc khi Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng Trung Quốc ngày càng mở rộng sự ảnh hưởng tại Trung Quốc và hạn chế dần quyền lợi của Nhật Bản tại khu vực này, cũng như vị trí địa lý và sức tiêu thụ của thị trường mà Nhật Bản đã lựa chọn Mãn Châu làm mục tiêu cho cuộc tấn công bành trướng lãnh thổ của mình. Khi chiếm được Mãn Châu, Nhật Bản không chỉ có được một thị trường mới “màu mỡ” mà Mãn Châu còn thể đáp ứng được yêu cầu trở thành một vùng đệm cho việc đối phó với Nga khu vực phía bắc. Để tạo nên cuộc chiến tranh này, ngày 18 tháng 9 năm 1931 bên phía Nhật Bản đã cố tình tạo ra sự kiện làm hỏng đoạn đường sắt gần ga Phụng Thiên (nay thuộc tỉnh Thẩm Dương) để dổ lỗi cho bên phía chính phủ Trung Quốc rồi đem quân sang đánh chiếm toàn bộ khu vực Mãn Châu. Sự kiện này diễn ra nhanh chóng mà bên phía Trung Quốc cũng chưa kịp có những hành động đáp trả với chính phủ Nhật Bản nên không kịp thời điều động quân đội đến Mãn Châu. Kết quả là, quân đội Nhật Bản mà ở đây là phía lục quân đã hoàn toàn chiếm được Mãn Châu, xây dựng bộ máy “bù nhìn” nhằm quản lý và kiểm soát hoàn toàn khu vực Mãn Châu. Chính sự kiện này đã đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của đường lối ngoại giao theo hướng hợp tác phát triển kinh tế mà Bộ trương Shidehara đã xây dựng trong giai đoạn trước đó. Hành động này của Nhật Bản đã nhận lại những lời chỉ trích, lên án của dự luận thế giới. trước tình hình đó, Shidehara – Thủ tướng tạm thời6, đã chủ trương phải dẹp ngay cho được cuộc biến loạn này. Kết cuộc, chính phủ nghe theo ý kiến của ông và Thủ tướng Wakatsuki đã ra tuyên ngôn "không mở rộng thêm chiến tranh", yêu cầu hai bên Trung Nhật không nên có những hành động quân sự vượt xa hơn nữa. 6Năm 1931, Thủ tướng Hamaguchi bị kẻ khủng bố bắn trọng thương, Ngoại trưởng Shidehara Kijuurô giữ chức Thủ tướng lâm thời, tạm điều hành Nội các. 48
- Dù vậy, quân Quan Đông (Nhật Bản) vẫn không thèm đếm xỉa đến quyết định của nội các, tiếp tục hành động quân sự. Bởi vì trước đó, Bộ tư lệnh trung ương của quân đội –trước đây đã có những bức cúc vì những hạn chế do chính sách ngoại giao của Shidehara - đã ngầm cho phép đám kiêu binh kia bước thêm bước nữa. Sự bất mãn của phía quân đội với nội các còn thể hiện trong chính suy nghĩ của họ rằng: chỉ có quân đội mới chỉ huy được quân đội, chứ nội các không có quyền ra lệnh bắt họ phải ngưng chiến đấu. Thêm vào đó, dư luận báo chí tại thời điểm đó lại liên tục có những lý luận rằng: "Nếu Mãn Châu trở thành thuộc địa, Nhật Bản chúng ta sẽ thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế Shôwa này!". Lòng mong mỏi đó đã trở thành hậu thuẫn cho hành động háo chiến, một liều thuốc bổ gây hứng phấn cho đám quân nhân và chính người dân Nhật Bản đang hứng chịu hậu quả của khủng hoàng kinh tế. Tiếp theo sự kiện “Chính biến Mãn Châu” là một cuộc chiến tranh nữa lại nổ ra giữa quân đội Nhật Bản và Trung Quốc tại Thượng Hải làm cho 3.000 người chết. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này được cho là bắt nguồn từ chính mâu thuẫn nội bộ trong quân đội của Nhật Bản, sự việc Mãn Châu do phía lục quân tiến hành và giành được thắng lợi vì vậy bên phía hải quân ghen tỵ nên đã cố ý tạo ra sự việc này để tạo thanh thế cho hải quân Nhật Bản, lấy lòng của người dân Nhật. Ta có thể nhận thấy sự mâu thuẫn không hề nhỏ từ chính quân đội của Nhật Bản, không chỉ có mâu thuẫn từ hai phía là lục quân và hải quân mà còn mâu thuẫn cả trong tầng lớp giữa những sĩ quan trẻ tuổi và sĩ quan lớn tuổi. Dần dần hình thành nên hai phái quân nhân với những chủ trương tiến hành chiên stranh khác nhau. Những sĩ quan lớn tuổi luôn tồn tại một tinh thần cẩn thận, khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cũng cần có sự thống nhất trong quân đội, các biện pháp được đưa ra phải theo quy định trước đó. Chính vì sự khuôn mẫu này mà theo tầng lớp trẻ đã cho đó là sự bảo thủ. Ngược lại, con đường định hướng mà các sĩ quan trẻ tuổi chủ trương là phải hành động mọi việc một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ cho rằng cần phải 49
- thực hiện nốt công việc dang dở của cuộc Minh Trị duy tân để xây dựng Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển toàn diện. Những người cản trở công cuộc này thì bên phái sĩ quan trẻ tuổi sẵn sàng tiến hành ám sát. Chính những hành động như vậy đã làm giảm đi sức ảnh hưởng của nội các đối với chính trị Nhật Bản, quân đội trực tiếp tham gia vào các quyết định của chính phủ ngày càng tăng lên. Bước ngoặt quan trọng nhất trong nền chính trị Nhật Bản tại thời điểm đó là sự kiện ngày 26 tháng 2 năm 1936 một nhóm các sĩ quan trẻ tuổi gồm 22 người với sự ủng hộ của 1400 hạ sĩ quan đã tiến hành một cuộc đảo chính vưới mục tiêu là loại trừ “tất cả các nguyên lão trọng thần, quân phiệt, tài phiệt, quan chức chính phủ và chính đảng” để thành lập một chính quyền độc tài. Những cuộc đảo chính này nhanh chóng đã bị thất bại, nó làm tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Khi chủ nghĩa quân phiệt lên cầm quyền thì mục tiêu mà họ đặt ra là sử dụng quân đội để kiểm soát toàn bộ chính phủ dân sự cũng như các chính sách đối ngoại của Nhật Bản, từ đó biến chính quyền Nhật Bản trở nên phát xít hóa. Việc đầu tiên mà họ tiến hành đó chính là thay đổi quan niệm, suy nghĩ của tất cả người dân Nhật Bản. Vì thế cần phải phát triển, mở rộng và đưa quan niệm Quốc thể (Kokutai) đã xuất hiện từ sau “chính biến Mãn Châu” trở thành lý luận. Quan niệm Kokutai là sự tổng hợp của các khái niệm: Nhật Bản là quốc gia được các vị Thần tạo nên và che chở, Thiên hoàng là đấng thiêng liêng và bất khả xâm phạm,từ xưa đến nay chỉ có một dòng Thiên hoàng trị vì; Thiên hoàng vừa là người cai trị dân vừa là cha mẹ của dân. Quan niệm này nhằm đề cao lòng tự tôn dân tộc của người Nhật Bản, khi mà Thiên hoàng là dòng máu nhất thể duy nhất trên toàn thế giới, dù xã hội có thay đổi thì người nắm giữ vị trí Thiên hoàng chính là hậu duệ của vị thần Mặt trời Amaterasu. Để truyền bá rộng rãi quan niệm này, chính quyền quân phiệt đã tiến hành xuất bản ra cuốn sách “Ý nghĩa căn bản của Kokutai” và đưa cuốn sách này vào chương trình giảng dạy. 50
- Hành động in sách của chính quyền quân phiệt là một hành động đầy triệt để nhằm hình thành nên suy nghĩ của người Nhật Bản tại thời điểm đó. Vì những nhà cầm quyền nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng nên bộ máy vững mạnh, họ cần sự đồng lòng ủng hộ của toàn bộ người dân Nhật Bản mới có thể tận dụng được sự giúp đỡ của nhân dân. Khi tiến hành mở rộng sự bành trướng mà chính nội bộ đất nước họ bị sự phản đối của nhân dân thì sự nghiệp của họ sẽ không thể thành được. Cũng như các chính quyền khác trên thế giưới, thì giới cầm quyền Nhật Bản đã phải dựa vào niềm tin tôn giáo để lôi kéo sự ủng hộ của người dân. Họ sử dụng chính Thiên hoàng – niềm tin tín ngưỡng của nhân dân Nhật Bản – để thực hiện việc tuyên truyền. Niềm tin này được hình thành trong tư tưởng của toàn bộ nhân dân Nhật Bản rằng: họ là dân tộc cao hơn so với các dân tộc khác, Thiên hoàng của họ chính là hậu duệ của Nữ thần Mặt trời và việc họ đi theo và ủng hộ Thiên hoàng là hoàn toàn đúng đắn. Chính vì tất cả mọi việc đều được bắt đầu từ trong suy nghĩ của mọi người dân Nhật mà chế độ độc tài ở đây hình thành một cách từ từ chậm chạp mà không phải trải qua bất kỳ một cuộc chiến tranh đảo chính thay đổi lớn như các nước Đức và Ý. Vì vậy, với tư cách là một quốc gia khao khát có được sự công nhận từ những quốc gia phương Tây, sự tôn trọng sớm biến thành sự thù hận, các nước này đã chuyển từ đối thủ cạnh tranh sang “kẻ thù” trong con mắt người Nhật Bản. những thái độ chống đối phương Tây ngày càng rõ rệt hơn, từ đó mà chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành chủ nghĩa cực đoan. 2.2.2. Sự thay đổi của Nhật Bản trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt Vào giữa những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít Đức và Ý đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình trên khu vực châu Âu, Đức ngang 51
- nhiên phá bỏ các quy định tại hòa ước Versailles7 đồng thời tuyên bố rút khỏi Hộ Quốc liên. Chính những hành động này của Đức đã khiến cho giới cầm quyền của Nhật Bản chú ý đến, Nhật Bản nhận thấy rằng con đường mà Đức đang đi phù hợp với lý tưởng bành trướng thế lực của Nhật Bản. Vì vậy mà Đức sẽ là một đồng minh rất phù hợp. Kết quả, ngày 25 tháng 11 năm 1936 Nhật Bản và Đức đã tiến hành ký “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” , tiếp sau đó là sự tham gia của Ý đã hình thành một trục phát xít Berlin-Roma- Tokyo. Hơn thế nữa, trong nội bộ chính phủ Nhật Bản cũng đã có sự thay đổi lớn, công tước Konoe Fumimaro (1891-1945) – một người có quan hệ chặt chẽ vưới phe tài phiệt và các nhóm quân sự phát xít – lên làm thủ tướng, nội các đã hoàn toàn thuộc quyền quản lý của phe quân phiệt. Ta có thể nhận thấy Nhật Bản đã tạo đồng minh mạnh mẽ cho bản thân mình nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của quốc gia và cản trở việc Trung Quốc dựa vào Liên Xô để chống lại Nhật Bản. Khi bản hiệp ước chống quốc tế Cộng sản được ký kết giữa ba quốc gia thì Nhật cảm thấy quốc gia của mình đã có thế ngang tầm vị thế với Mỹ và Liên Xô. Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn lẻ mà đã có khối liên minh hình thành nhằm hiện thực hóa lý tưởng của quốc gia. Để nâng cao uy thế của quốc gia trông nền chính trị thế giới, Nhật Bản đã tiến hành mở cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Với những thắng lợi lớn trên chiến trường Trung Quốc, Nhật Bản dựa trên “Trật tự mới” mà chính quyền Hitler đã xây dựng tại châu Âu để thiết lập “Trật tự mới ở Đông Á” (11/1937) nhằm xác lập lại sự thống trị của Nhật Bản tại Mãn Châu và nhiều nơi khác. Trật tự này tuyên bố với Liên Xô và chính quyền Trung Quốc về tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại những khu vực này và ngăn cản sự can thiệp của các thế lực khác tại vùng ảnh hưởng của Nhật Bản. Do trong thời gian trước tuy Nhật Bản đã chiếm được và xây dựng chính quyền bù nhìn tại Mãn Châu nhưng vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt từ dư luận bên 7Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp Ước, xây dựng nền tảng của Trật tự châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 52