Khóa luận Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày Báo cáo tài chính

pdf 103 trang thiennha21 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_su_hoa_hop_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_va_quoc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày Báo cáo tài chính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN SỰ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên thực hiện PHẠM VĂN THOẠI MSSV: 13D340301144 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN SỰ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện THẦY HUỲNH TRUNG KIÊN PHẠM VĂN THOẠI MSSV: 13D340301144 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  3. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC LỜI CẢM ƠN Để có được một quyển luận văn đang cầm trên tay đó là điều mà làm cho tôi cảm thấy vô cùng tự hào và thật ý nghĩa vì nó không chỉ là một phương tiện giúp cho tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình trong 4 năm trên giảng đường đại học mà nó còn là một sản phẩm cuối cùng của một thời sinh viên. Sản phẩm này không chỉ thể hiện tất cả những khó khăn trong quá trình làm mà còn thể hiện những được giá trị của bao thời gian, kiến thức và đặt biệt là không thể nào thiếu đi một công cụ hỗ trợ đó chính là sự quyết tâm. Bên cạnh đó, có được thành phẩm này cũng nhờ sự động viên từ thầy cô, bạn bè, gia đình và người thân. Đó là một món quà tinh thần vô cùng quý giá không chỉ trong cuộc sống mà còn dành cho cả trên con đường đi đến thành công. Để biết đến và làm nên đề tài này mà cụ thể là đề tài về “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày Báo cáo tài chính” thì người đầu tiên mà tôi xin tỏ lòng biết ơn đó chính là Thầy Huỳnh Trung Kiên. Người mà đã dạy cho tôi trên giảng đường đại học trong những năm qua và càng may mắn hơn khi tôi lại một lần nữa được sự chỉ dẫn của Thầy để giúp cho tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt hơn. Thầy đã hướng dẫn và định hướng cho tôi từ khâu lựa chọn đề tài làm sao cho phù hợp cũng như từng bước để giải quyết các vấn đề. Tuy trong quá trình làm bài có gặp nhiều khó khăn nhưng Thầy vẫn luôn là người đầu tiên hổ trợ để tôi có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề mà mình cần làm. Thầy ân cần, chu đáo giúp đỡ và luôn hỗ trợ khi tôi gặp phải vấn đề vướng mắt. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã cho tôi những góp ý chân thành cũng như đã dạy và xây dựng cho tôi một cơ sở nền tảng khá vững chắc về các kiến thức và kỹ năng điều này không chỉ giúp cho tôi làm phương tiện cho việc hoàn thành khóa luận một cách thuận tiện mà còn là hành trang để cho tôi cảm thấy tự tin hơn trên con đường đi đến thành công. Trong quá trình viết luận văn nhiều lần tôi đã muốn bỏ cuộc thế nhưng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cũng như sự động viên từ nhiều bạn bè. Nhờ những món quà tinh thần đó mà tôi đã cảm thấy có nhiều động lực hơn để có được một thành quả như hôm nay. Và cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành của tôi, người đã sinh ra tôi, không chỉ nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi cho đến khi tôi trưởng thành, mà còn là nguồn động viên quý giá nhất dành cho tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống, luôn mang đến cho tôi những điều tốt đẹp cả vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, tôi xin cảm ơn anh, chị, em và các cháu của tôi đã luôn yêu thương tôi những lúc tôi gặp khó khăn, luôn cho tôi thêm niềm hy vọng hơn trong cuộc sống. Chính i
  4. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC vì điều đó mà tôi không thể nào chùng bước dở dang trên con đường này mỗi khi nhớ về 2 chữ “Gia đình”. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Sinh viên nghiên cứu PHẠM VĂN THOẠI ii
  5. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trong trình bày BCTC” là một nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ một số khảo sát nghiên cứu và các kết luận đã được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học thì kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bấy kỳ công trình nào khác. Sinh viên nghiên cứu PHẠM VĂN THOẠI GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN iii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  6. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đến nay Việt Nam đã ban hành được 26 CMKT, chuẩn mực về trình bày BCTC – VAS 21 được ban hành ngày 30/12/2003, chuẩn mực liên quan đến trình bày BCTC là chuẩn mực báo cáo lưu chuển tiền tệ - VAS 24 được ban hành vào ngày 31/12/2002. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành cho đến nay các CMKT Việt Nam vẫn chưa lần nào được sửa đổi và bổ sung. Chính vì vậy mà một số nội dung đã có phần lạc hậu so với các CMKT quốc tế cũng như những khác biệt mang tính trọng yếu. Do đó, mà việc tìm hiểu về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về trình bày báo cáo tài chính là thật sự cần thiết. Xuất phát từ lý do trên mà đề tài: “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính” được chọn làm đề tài nghiên cứu . Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC, từ đó thấy được mức độ hòa hợp cũng như những tồn tại, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao quá trình hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS nói chung và trong trình bày BCTC nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là: phương pháp thu thập thông tin để phân tích và so sánh; phương pháp đặt giả thuyết; và phương pháp định lượng. Thông qua các phương pháp trên đã cho thấy CMKT Việt Nam về trình bày BCTC có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS được ban hành trước năm 2002 và có mức độ hòa hợp thấp đối với các IAS/IFRS ban hành sau năm 2002. Mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC ngày càng giảm do Ủy Ban CMKT quốc tế (IASB) không ngừng nâng cao, cải tiến hệ thống CMKT để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước thực trạng như vậy để nâng cao quá trình hòa hợp cũng như làm nền tảng cho tiến đến hội tụ một cách thuận lợi thì Việt Nam cần có những chiến lược ban hành, sửa đổi, cập nhật lại hệ thống CMKT Việt Nam để mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn. GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN iv SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  7. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC NHẬN XÉT CỦA GVHD ,ngày tháng năm (Ký và họ tên của GVHD) HUỲNH TRUNG KIÊN GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN v SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  8. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv NHẬN XÉT CỦA GVHD v MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1.1. Mục tiêu chung 2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1. Nội dung nghiên cứu 3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4.3.1. Về không gian 4 1.4.3.2. Về thời gian 4 1.5. Cấu trúc của khóa luận 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 2.1. Tổng quan về hòa hợp kế toán 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán 5 2.1.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán, hội tụ kế toán 5 2.1.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán 5 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN vi SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  9. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 2.1.1.3. Phân biệt hòa hợp về mặt trình bày và đo lường BCTC 6 2.1.2. Lược sử tiến trình phát triển của CMKT quốc tế 7 2.1.3. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới 8 2.1.4. Sơ lược về CMKT Việt Nam 9 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế 11 2.1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu 11 2.1.5.2. Các nhân tố ảnh hướng đến tiến trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam 13 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính 15 2.2.1. Khái niệm về báo cáo tài chính 15 2.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính 16 2.2.3. Vai trò của báo cáo tài chính 16 2.2.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính 16 2.2.4.1. Tình hình tài chính 16 2.2.4.2. Tình hình kinh doanh 17 2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính 18 2.2.5.1. Bảng cân đối kế toán 18 2.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 19 2.2.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 21 2.2.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu 22 2.2.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính 22 2.2.6. Các yêu cầu và nguyên tắc chung trong lập và trình bày BCTC 23 2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá về hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC 25 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và Quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - Từ chuẩn mực đến thực tiễn 25 2.3.2. Kết quả nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) 25 2.3.3. Kết quả nghiên cứu đo lường sự hòa hợp kế toán và CMKT 26 2.3.4. Đo lường sự hòa hợp CMKT giữa Úc và New Zealand 26 2.4. Những vấn tiếp tục nghiên cứu 27 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN vii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  10. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 2.5. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC 27 3.1. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC 29 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn 29 3.1.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh 30 3.1.1.2. Chỉ số Absence 30 3.1.1.3. Khoảng cách Average 31 3.1.1.4. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế trong việc trình bày BCTC 31 3.1.1.5. Dữ liệu cần thiết 32 3.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế về trình bày BCTC 32 3.3. Kết luận về giả thuyết 45 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 46 4.1. Đánh giá chung 46 4.2. Một số giải pháp cụ thể 47 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống BCTC 47 4.2.2. Trình bày các thông tin về thay đổi VCSH thành một báo cáo riêng 48 4.2.3. Các thông tin cần được trình bày trên BCLCTT 49 4.2.4. Nghiên cứu và cung cấp thêm các thông tin trên TMBCTC 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 50 5.2.1. Đối với Quốc Hội 50 5.2.2. Đối với Bộ Tài chính 51 5.2.3. Đối với Hội nghề nghiệp 51 5.2.4. Đối với cơ sở đào tạo 51 5.2.5. Đối với các DN Việt Nam 51 5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 52 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN viii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  11. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC vi GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN ix SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  12. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Bảng 2.2. Sự khác nhau về BCĐKT giữa VAS và IAS Bảng 2.3. Sự khác nhau về BCKQHĐKD giữa VAS và IAS Bảng 2.4. Sự khác nhau về BCLCTT giữa VAS và IAS Bảng 3.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán Bảng 3.2. Các nội dung về nguyên tắc, phương pháp trình bày BCTC Bảng 3.3. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 1997 Bảng 3.4. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2005 Bảng 3.5. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2007 Bảng 3.6. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2014 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 3.8. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014 Bảng 3.9. Chi tiết sự thay đổi mức độ hòa hợp trong từng nội dung kế toán giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN x SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  13. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Sơ đồ 2.3. Ảnh hưởng của lợi nhuận tổng hợp trên BCĐKT Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN xi SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  14. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC C DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Việt Tên đầy đủ Tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh BCKQHĐKD doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTĐVCSH Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard International Accounting IASC Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế Standard Committee International Accounitng IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế Standar Board International Financial IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Reporting Standart International Organization of IOSCO Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán Securities Commissions CM BCTC Chuẩn mực báo cáo tài chính VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standart QĐ-BTC Quyết định - Bộ tài chính Association of South East ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community xii
  15. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hệ thống CMKT quốc tế ban đầu ra đời với mục tiêu hòa hợp nhằm giảm bớt sự khác biệt trong hệ thống CMKT quốc gia, tức làm cho hệ thống CMKT quốc gia chạy trên hai đường thẳng song song nhau cùng với CMKT quốc tế, thì giờ đây lại chuyển sang mục tiêu hội tụ, tức muốn hệ thống CMKT quốc gia phải gặp hệ thống CMKT quốc tế tại một điểm chung. Mỗi quốc gia, khu vực đều thực hiện những chiến lược của mình để có thể hội tụ với CMKT quốc tế nhưng nhìn chung đều thực hiện chiến lược hội nhập từng phần với IFRS tức chỉ hội tụ những bộ phận mà có thể đáp ứng sự phát triển của thị trường vốn quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài chiến lược trên. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu “hội tụ” thì trước hết phải xây dựng một nền tảng thật sự vững chắc đó chính là “hòa hợp”. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Việc xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS. Từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, về nội dung đã có những lạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting Standard – tạm dịch: CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard – tạm dịch: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và các VAS vẫn chưa lần nào được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế mà cụ thể là chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó khiến cho chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu. Do đó, mà việc tìm hiểu về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính là thật sự cần thiết. Một mặt góp phần làm rõ thực trạng về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế trong trình bày BCTC; mặt khác, góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa VAS với IAS/IFRS, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính định hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp quá trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ các lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 1 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  16. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC, từ đó thấy được mức độ hòa hợp cũng như những tồn tại, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao quá trình hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS nói chung và trong trình bày BCTC nói riêng. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và tổng quan sơ lược về các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. - Xây dựng giả thuyết về mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. - Xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Kiểm định giả thuyết để đo lường mức độ hòa hợp. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao quá trình thực hiện hòa hợp VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Thực trạng cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và một số nghiên cứu có liên quan hiện nay? - Câu hỏi 2: Giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS về trình bày BCTC được xây dựng như thế nào? - Câu hỏi 3: Phương pháp nghiên cứu nào đuợc lựa chọn? - Câu hỏi 4: Có kết luận như thế nào đối với giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC đã được kiểm định? - Câu hỏi 5: Cần có giải pháp cũng như những kiến nghị như thế nào để góp phần tăng cường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC? 1.3. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì việc xác định các phương pháp nghiên cứu là vô cùng quan trọng và góp phần rất lớn cho hiệu quả nghiên cứu. Việc đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC chủ yếu sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh: Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện về hòa hợp kế toán, sự hòa hợp về các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán về lập BCTC nói riêng. Thu thập các thông tin về IAS/IFRS về trình bày BCTC qua từng thời kỳ, VAS về trình bày BCTC. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 2 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  17. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - Phương pháp đặt giả thuyết: Từ các nghiên cứu cũng như các thông tin có liên quan đến đề tài đã được thu thập ở trên được đưa vào làm nền tảng cho việc tiến hành đặt giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. - Phương pháp định lượng: Các công cụ dùng để đo lường mức độ hòa hợp như hệ số Jaccar có điều chỉnh, chỉ số Absence, khoảng cách Average và thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. Sau đó, kiểm định lại với mức ý nghĩa 5%. Để có một cái nhìn khái quát hơn về toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài thì sơ đồ 01 sẽ thể hiện điều đó: Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng Phương pháp quan sát và thu thập Hệ thống các lý thuyết về sự hòa Phương pháp đặt giả thuyết h ợp kế toán trong trình bày BCTC Phương pháp thống kê Các kiến nghị và giải pháp để nâng cao tiến trình hòa hợp Kết quả nghiên cứu Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế về trình bày BCTC qua từng giai đoạn (năm 1997, 2005, 2007 và 2014). GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 3 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  18. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - CMKT Việt Nam (VAS 21, 24) và CMKT Quốc tế (IAS 01, 07). 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 1.4.3.1. Về không gian - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC cũng như các nghiên cứu có đề tài tương tự kể cả trong và ngoài nước. - CMKT quốc tế về Trình bày BCTC bao gồm: IAS 01, 07 và các IFRS cải tiến hai IAS trên. - CMKT Việt Nam có liên quan đến trình bày BCTC bao gồm: VAS 21, 24. 1.4.3.2. Về thời gian Căn cứ vào thời gian ban hành, sửa đổi, bố sung của các VAS và IAS/IIFRS cùng với thời điểm mà các IAS/IFRS bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đề tài giả định rằng VAS về trình bày BCTC được lập trên cơ sở IAS được ban hành và có hiệu lực trước năm 2002 có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS có hiệu lực sau năm 2002. Dựa trên giả định này mà đề tài sẽ nghiên cứu các giai đoạn ban hành IAS về trình bày BCTC từ năm 1997 cho đến năm 2014. 1.5. Cấu trúc của khóa luận Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, tóm tắt khóa luận, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, mục lục, danh mục các bảng biểu, danh mục biểu đồ, sơ đồ và hình vẽ, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, bao gồm có 5 chương như sau: Chương 1. Phần mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hòa hợp CMKT trong việc trình bày BCTC. Chương 3. Phân tích thực trạng về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC. Chương 4. Đánh giá và đề xuất các giải pháp cụ thể. Chương 5. Kết luận và kiến nghị. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 4 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  19. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Tổng quan về hòa hợp kế toán 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán 2.1.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán, hội tụ kế toán Hòa hợp kế toán hay thường được gọi là hòa hợp (harmonization) theo Tay & Parker (1990, p.73) thì hòa hợp là một tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn trong thực tế. Trạng thái hòa hợp có thể được nhận biết qua các nhóm công ty tập hợp xung quanh một hoặc một vài phương pháp có thể lựa chọn. Riêng Barbu (2004, pp. 4 – 5) thì cho rằng hòa hợp có thể được xem là giai đoạn đầu trong tiến trình thiết lập chuẩn mực. Mục tiêu của hòa hợp là giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán, từ đó tăng tính có thể so sánh được. Chuẩn mực hóa kế toán có thể gọi tắt là chuẩn mực hóa (standardization) theo Barbu (2004, pp. 4 - 5) cho rằng chuẩn mực hóa dẫn đến sự đồng nhất hoàn toàn, kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đối với Tay & Parker (1990, p.73) thì chuẩn mực hóa là quá trình hướng tới trạng thái đồng nhất. Trạng thái đồng nhất được nhận biết tương tự như trạng thái hòa hợp nhưng các phương pháp có thể lựa chọn được thu hẹp. Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa. Hội tụ kế toán có thể gọi tắt là hội tụ (convergence) là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với IAS cũng chính là tiến trình chuẩn mực hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008). Theo Herz & Petrone (2005) nhìn nhận “hội tụ” là quá trình mà tiền thân là “hòa hợp” rồi “quốc tế hóa” đến nay là hội tụ. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế nhằm thiết lập chuẩn mực chất lượng cao để cải thiện só sánh phạm vi quốc tế về các thông tin tài chính. Qua những khái niệm trên đã cho ta thấy một cách khá đầy đủ về bản chất, hòa hợp kế toán là tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn giữa hai hay nhiều đối tượng (các đối tượng ở đây bao gồm: các nguyên tắc và luật lệ được quy định trong luật, trong CMKT, trong các văn bản khác có tính chất tương tự của các quốc gia; các nguyên tắc được quy định trong các IAS/IFRS; và các nguyên tắc được áp dụng trong thực tế kế toán tại các DN). Trạng thái hòa hợp được nhận biết thông qua sự tập trung vào một hoặc vài phương pháp có thể lựa chọn của các đối tượng được nghiên cứu. 2.1.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 5 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  20. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Hòa hợp kế toán gồm có hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán. Theo Van der Tas (1988), Tay & Parker (1990), Qu & Zang (2008): - Hòa hợp chuẩn mực kế toán là hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT, và trong các văn bản khác có tính chất tương tự. - Hòa hợp thực tế kế toán là hòa hợp trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC được tiến hành tại các DN. Trên thế giới, kế toán có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để ghi nhận một sự kiện tương tự. Sự linh hoạt của kế toán, bằng cách cung cấp nhiều phương pháp có thể chấp nhận thay thế đôi khi có thể dẫn đến sự khác biệt lớn trong thực tế kế toán cũng như kết quả từ các phương pháp này (Ding et al, 2007; Kollaritsch, 1965). Thực tế kế toán, tất cả những sự khác biệt nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến thông tin kế toán. Sự khác biệt giữa các thông tin kế toán có thể xuất hiện giữa các công ty khi người dùng BCTC của các công ty là khác nhau (Nobes & Parker, 2010; Nobes, 1983). Các thông tin trên BCTC của các công ty khó có thể so sánh được với nhau khi chúng vượt ra khỏi biên giới của quốc gia. Điều này là do mỗi nước đều xây dựng CMKT riêng, mặc dù đều dựa theo IAS/IFRS nhưng họ cũng có điều chỉnh lại cho phù hợp với quá trình quản lý của quốc gia cũng như phù hợp với môi trường kinh tế của mỗi nước. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, chủ nợ, Tuy nhiên, ở gốc độ bên trong doanh nghiệp là các nhà quản lý thì việc để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng thêm các khoản chi phí khi lập BCTC. Đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì khoảng chi phí cho việc lập BCTC được minh bạch thông tin sẽ rất đáng kể. Ở gốc độ bên ngoài là các nhà đầu tư, chủ nợ, thì vấn đề về chi phí phân tích BCTC ở một nước khác và khả năng có thể nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Do đó, vấn đề mang tính cấp thiết được đặt ra đó chính là đưa ra giới hạn về sự khác biệt nhằm làm gia tăng sự tương đồng trong CMKT giữa các nước, các khu vực và từ đó làm tăng tính so sánh được của các BCTC giữa các nước. 2.1.1.3. Phân biệt hòa hợp về mặt trình bày và đo lường BCTC Theo Van der Tas (1992), hòa hợp về mặt trình bày BCTC (disclosure harmonization) và hòa hợp về mặt đo lường (measurement harmonization) được định nghĩa như sau: - Hòa hợp về mặt trình bày BCTC: là hòa hợp về mức độ khai báo thông tin (số lượng và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC). Mục tiêu của hòa hợp thực tế về trình bày BCTC là một số các thông tin đã được xác định ở cùng một mức độ cụ thể và các thông tin này đều cùng được công bố trên các BCTC của các công ty, mức độ khai báo thông tin này buộc tất cả các BCTC GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 6 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  21. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC phải đáp ứng được về mức độ khai báo thông tin tối thiểu. Mục tiêu của hòa hợp CMKT về trình bày BCTC là đạt được tiêu chuẩn chung về mức độ khai báo thông tin tối thiểu. - Hòa hợp về mặt đo lường BCTC: là hòa hợp về phương pháp kế toán được lựa chọn. Mục tiêu của hòa hợp thực tế kế toán về đo lường là tăng tính có thể so sánh được của BCTC. Để BCTC có thể so sánh được, các công ty phải chọn cùng một phương pháp kế toán cho các nội dung kinh tế có cùng bản chất. Việc lựa chọn cùng một phương pháp như vậy sẽ giới hạn được một trong các yếu tố làm các chỉ số của các BCTC khác biệt mà không xuất phát từ khác biệt về kết quả hoạt động. Mục tiêu của hòa hợp CMKT về đo lường là tránh hoặc loại bỏ các chuẩn mực mâu thuẫn hoặc khác biệt cơ bản. Do đó, để tìm hiểu về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC đó chính là tìm hiểu và xác định mức độ khai báo thông tin trên BCTC mà cụ thể là số lượng các nguyên tắc cũng như các quy định yêu cầu khai báo là bắt buộc, cho phép, không quy định hoặc cấm trong cả 2 bộ CMKT. 2.1.2. Lược sử tiến trình phát triển của CMKT quốc tế Kể từ sau thời kỳ Đại suy thoái Ủy ban hoặc Hội đồng các kế toán viên chuyên nghiệp bắt đầu được thành lập dựa trên nền tảng của mô hình kế toán Anh – Hoa Kỳ chịu trách nhiệm đưa ra các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi để áp dụng trong phạm vi quốc gia. Các doanh nghiệp của các nước theo mô hình kế toán Lục địa hoặc Nam Mỹ đều được yêu cầu phải tuân thủ theo các điều khoản kế toán khác và buộc phải lập các BCTC theo luật công ty đã sửa đổi. Từ năm 1904 các tổ chức kế toán trên thế giới đã lần lượt tổ chức những Hội nghị kế toán nhiều nơi trên thế giới như Saint Louis (1904), Amsterdam (1926), New York (1929), Kể từ năm 1952 Hội nghị được tổ chức 5 năm một lần tại London (1952), Amsterdam (1957). Nhưng mãi cho đến những năm 1960 quá trình hòa hợp kế toán mới thực sự bắt đầu. Những nổ lực đầu tiên của quá trình hòa hợp kế toán ở giai đoạn này được xem như bước khởi đầu của tư duy thống nhất kế toán thế giới, tiến trình hòa hợp kế toán trên phạm vi toàn cầu có thể chia thành ba giai đoạn: (1) Từ năm 1960 đến năm 1989 - Giai đoạn làm cho hòa hợp; (2) Từ năm 1989 đến năm 2001 - Giai đoạn tiến tới hội tụ; (3) Từ sau năm 2001 - Giai đoạn hội tụ. nn IASC/IASB là một trong số các tổ chức then chốt có tác động lớn đến tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế nhờ các kết quả mà IASC/IASB đạt được trong GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 7 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  22. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC từng giai đoạn khác nhau dẫn đến tiến trình hòa hợp kế toán được phân chia cụ thể như sau: - Giai đoạn trước năm 1989: Các IAS do IASC ban hành trong giai đoạn này có thể được xem như là một bảng tổng hợp các nguyên tắc kế toán và được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Do đó, mà tính có thể so sánh được giữa các BCTC của những quốc gia khác nhau bắt đầu được hình thành. - Giai đoạn 1989 – 2001: Để tăng tính có thể so sánh được giữa các BCTC được lập theo các IAS, từ năm 1989 đến năm 2001, IASC đã tiến hành sửa đổi, ban hành mới các IAS trên nguyên tắc: mỗi một trường hợp kinh tế phát sinh chỉ có một phương pháp kế toán bắt buộc áp dụng hoặc một phương pháp chuẩn và một vài phương pháp thay thế được chấp nhận. Số lượng các phương pháp kế toán có thể lựa chọn bị thu hẹp đáng kể. - Giai đoạn từ 2001 đến nay: IASB được hình thành, thay thế cho IASC và chính thức hoạt động vào ngày 01/4/2001. Kể từ khi IOSCO khuyến nghị các tổ chức thành viên chấp nhận cho các công ty niêm yết chứng khoán xuyên quốc gia được áp dụng IAS để nâng cao chất lượng quá trình thiết lập các CMKT quốc tế. Mục tiêu hoạt động chính của IASB là hình thành một hệ thống CMKT, phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC phải rõ ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ CM BCTC Quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) với mục đích là từng bước thay thế cho các IAS cho phù hợp với những đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Tính đến thời điểm hiện nay, IASB đã xây dựng được 57 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DN nhỏ và vừa) trong đó có 41 IAS và 16 IFRS nhằm hướng tới mục đích là tất cả các công ty trên thế giới đều áp dụng để lập báo cáo tài chính khi phát hành trong nước lẫn khi phát hành xuyên quốc gia. 2.1.3. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới IFRS đang ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng và cam kết áp dụng trong tương lai gần. Tính đến nay đã có 133/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93%) đã công khai tuyên bố IFRS là bộ CMKT duy nhất áp dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó cũng có 119/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 83,2%) đã yêu cầu sử dụng chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các quốc gia còn lại cho phép áp dụng các chuẩn mực này. Số liệu được thống kê cụ thể qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 8 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  23. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Bảng 2.1. Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Quốc gia và vùng lãnh thổ Yêu cầu áp dụng Không yêu cầu/cho S Cho phép/yêu cầu áp IFRS cho toàn bộ phép áp dụng T Khu vực dụng IFRS cho một Tổng hoặc hầu hết công IFRS đối với công T số công ty đại chúng số ty đại chúng ty đại chúng Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Châu Âu 43 42 97,4 1 2,3 0 0 2 Châu Phi 20 16 37,2 1 2,3 3 7,0 3 Trung Đông 12 11 25,6 1 2,3 0 0 Châu Á và Châu 4 31 23 53,5 3 7,0 5 11,6 Đại Dương 5 Châu Mỹ 37 27 62,8 8 18,6 2 4,7 Tổng cộng 143 119 83,2 14 9,8 10 7,0 Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý 45 40 35 Yêu cầu áp dụng IFRS cho 30 toàn bộ hoặc hầu hết công ty 25 đại chúng 20 Cho phép/yêu cầu áp dụng 15 IFRS cho một số công ty đại chúng 10 Không yêu cầu/cho phép áp 5 dụng IFRS đối với công ty đại 0 chúng Châu Âu Châu Phi Trung Châu Á và Châu Mỹ Đông Châu Đại Dương Nguồn: Hướng dẫn tóm tắt các chuẩn mực IFRS năm 2016: Ngôn ngữ BCTC toàn cầu 2.1.4. Sơ lược về CMKT Việt Nam Năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và những chuẩn bị cần thiết cho hệ thống kế toán Việt Nam được đặt ra cho Bộ Tài chính. Được sự trợ giúp của EU, Việt Nam bắt đầu triển khai nghiên cứu và soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam từ năm 1999. Trong gần 7 năm sau đó, cho đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên nền tảng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB. Các chuẩn mực được ban hành từng đợt dưới hình thức một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mỗi đợt ban hành chuẩn mực kèm theo một thông tư hướng dẫn để áp dụng. Cụ thể các VAS được ban hành theo các giai đoạn sau: GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 9 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  24. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Đợt 1: ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực sau: - Chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho - Chuẩn mực kế toán 03 – Tài sản cố định hữu hình - Chuẩn mực kế toán 04 – Tài sản cố định vô hình - Chuẩn mực kế toán 14 – Doanh thu và thu nhập khác (Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính) Đợt 2: ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực sau: - Chuẩn mực kế toán 01 – Chuẩn mực chung - Chuẩn mực kế toán 06 – Thuê tài sản - Chuẩn mực kế toán 10 – Ảnh huởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - Chuẩn mực kế toán 15 – Hợp đồng xây dựng - Chuẩn mực kế toán 16 – Chi phí vay - Chuẩn mực kế toán 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính) Đợt 3: ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực sau: - Chuẩn mực kê toán 05 – Bất động sản đầu tư - Chuẩn mực kế toán 07 – Các khoản đầu tư vào công ty liên kết - Chuẩn mực kế toán 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - Chuẩn mực kế toán 21 – Trình bày báo cáo tài chính - Chuẩn mực kế toán 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đâu tư vào công ty con - Chuẩn mực kế toán 26 – Thông tin về các bên liên quan (Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính) Đợt 4: ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực sau: - Chuẩn mực kế toán 16 – Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chuẩn mực kế toán 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tương tự - Chuẩn mực kế toán 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm - Chuẩn mực kế toán 27 – Báo cáo tài chính giữa niêm độ GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 10 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  25. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - Chuẩn mực kế toán 28 – Báo cáo bộ phận - Chuẩn mực kế toán 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót (Theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính) Đợt 5 ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực sau: - Chuẩn mực kế toán 11 – Hợp nhất kinh doanh - Chuẩn mực kế toán 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng - Chuẩn mực kế toán 19 – Hợp đồng bảo hiểm - Chuẩn mực kế toán 30 – Lãi trên cổ phiếu (Theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính) Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS hiện nay còn tương đối lớn, tạo ra một số rào cản và làm giảm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm áp dụng, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của CMKT Việt Nam trong việc nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC, cung cấp những thông tin có chất lượng, phù hợp với trình độ quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, do sức ép từ việc cải cách thể chế cũng như yêu cầu của nền kinh tế, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạng chế, một số nội dung chưa theo kịp với các thay đổi giao dịch của nền kinh tế thị trường, nhất là bối cảnh hoạt động tái cấu trúc DN, tổ chức tài chính và cổ phần hóa DN Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều các loại công cụ tài chính phức tạp. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế 2.1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu Kế toán là một lĩnh vực khoa học xã hội do đó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường (kinh tế, xã hội, văn hóa, ). Hơn thế nữa, các nhân tố này giải thích tại sao thực tiễn kế toán lại khác nhau giữa các quốc gia. Một số nhà nghiên cứu xem xét sự thay đổi về kế toán là kết quả từ môi trường của nó (Grey và cộng sự, 1997). Khá nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường đến quyết định áp dụng tại các quốc gia như: Leuz và Verrechia (2000) đã xem xét các lựa chọn kế toán của các công ty Đức niêm yết trên sàn DAX năm 1998 trong nghiên cứu của mình. Bằng phân tích GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 11 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  26. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC hồi quy, các tác giả chỉ ra được các nhân tố như: quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tài chính và hiệu quả tài chính giải thích đáng kể quyết định áp dụng chuẩn mực quốc tế. Sau đó, Affes và Callimaci (2007) cũng tập trung nghiên cứu các động lực dẫn đến việc áp dụng sớm IAS/IFRS của các công ty niêm yết tại Đức và Áo. Dựa vào mẫu 106 công ty, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với xu hướng sớm vận dụng IAS/IFRS. Trong thời kỳ số lượng các nghiên cứu về các nước đang phát triển còn khan hiếm, Zeghal và Mhedhbi (2006) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia này. Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu trên 32 quốc gia đang phát triển đã áp dụng IAS/IFRS và 32 quốc gia đang phát triển chưa áp dụng, cuối cùng đưa ra kết luận rằng, các nước đang phát triển có thị trường vốn, trình độ giáo dục tiên tiến và tăng trưởng kinh tế cao có nhiều xu hướng áp dụng IAS/IFRS. Zehri và Chouaibi (2013) thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu 74 các nước đang phát triển, với mục tiêu xác định các nhân tố giải thích cho sự lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của các nước này tính đến năm 2008. Các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra bao gồm: (1) Văn hóa, (2) Tăng trưởng kinh tế, (3) Mức độ sẵn có của thị trường vốn, (4) Trình độ giáo dục (5) Mở cửa với thế giới bên ngoài, (6) Hệ thống pháp lý và (7) Chính trị. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn các nước đang phát triển có xu hướng áp dụng IAS/IFRS thường có mức tăng trưởng kinh tế cao, cùng với hệ thống pháp lý dựa trên thông luật (common law) và trình độ giáo dục tiên tiến. Stainbank (2014) trong nghiên cứu đã sử dụng các nhân tố bao gồm tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, mở cửa kinh tế, văn hóa, quy mô thị trường vốn dựa trên mẫu 32 quốc gia châu Phi. Tác giả cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh, mức độ vốn hóa thị trường cao có nhiều khả năng áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, văn hóa là biến giải thích có ý nghĩa nhất, cho rằng các quốc gia châu Phi với nền văn hóa gần với Anh thì khả năng áp dụng IFRS lớn hơn. Nghiên cứu của Baker et al (2007) cho rằng sự khác biệt kế toán của các quốc gia phải kể đến đó là yếu tố kinh tế và pháp lý. Đây là hai nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn chính sách, chiến lược phát triển của hệ thống chuẩn mực của quốc gia. Nghiên cứu của Alia & Branson (2010) cho rằng sự đa dạng trong kế toán của các quốc gia phát xuất từ nhóm các môi trường như môi trường kinh tế, chính trị, luật và thuế, kinh doanh, nghề nghiệp và các yếu tố môi trường luôn có sự kết hợp và tác động lẫn nhau. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 12 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  27. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/ IFRS của 74 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo, hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS. Phan Thi Hong Duc, Bruno Mascitelli & Meropy Barut (2014) đã nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng IFRS. Tại việt Nam, các nhân tố về môi trường tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam được quan tâm của các nghiên cứu điển hình trước đây như Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Trình Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc Thịnh (2014) Mỗi tác giả có những nhận định riêng về các yếu tố tác động nhưng tựu chung đều cho rằng các yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán cũng như việc áp dụng IAS/IFRS. Từ những kết quả nghiên cứu trên đã cho ta thấy rằng có 5 nhân tố cơ bản tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS bao gồm: i) Nhân tố kinh tế; ii) Nhân tố chính trị; iii) Nhân tố pháp lý; iv) Hệ thống tài chính; v) Môi trường văn hóa. 2.1.5.2. Các nhân tố ảnh hướng đến tiến trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam Như trên đã trình bày, các quốc gia có sự khác biệt đáng kể về môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị, hệ thống tài chính và văn hóa. Điều này đã tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và quốc tế cũng đã chịu tác động bởi các yếu tố môi trường trong quá trình hình thành và phát triển CMKT. - Nhân tố kinh tế: Theo báo cáo năm 2012 của Ngân hàng thê giới (World Bank, 2012), Việt Nam một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Nền kinh tế ngày một cởi mở, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây chính là động lực cũng như áp lực từ bên ngoài đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống CMKT phù hợp với IAS/IFRS nếu Việt Nam thật sự muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với thế giới. Cũng theo báo cáo năm 2012 của Ngân hàng thế giới, lĩnh vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; dẫn đến sở hữu nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Một khi các DN nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kế toán được sử dụng như một công cụ của nhà nước để quản lý các DN. Điều này được thê hiện rõ ở đặc thù của hệ thống kế toán Việt GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 13 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  28. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Nam, đó là mặc dù đã ban hành CMKT nhưng vẫn còn tồn tại chế độ kế toán ở Việt Nam. Việc duy trì chế độ kế toán ở Việt Nam là cách để các cơ quan quản lý nhà nước dễ quản lý công tác kế toán tài chính của các DN (Yang và Nguyen, 2003). Đây là trở ngại đối với việc áp dụng IAS/IFRS ở Việt Nam vì IAS/IFRS chú trọng cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư và các đối tượng khác chứ không phải phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước. - Nhân tố chính trị: Nhóm nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình hội tụ kế toán quốc tế và điều này khá đúng với Việt Nam. Quá trình hình thành các CMKT Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard (2011) cho rằng Việt Nam ban hành các CMKT xuất phát từ áp lực để được chấp nhận là thành viên của WTO. Khi chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt khoát và mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành CMKT với xuất phát điểm hầu như bằng không. Một lần nữa, khi Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các CMKT Việt Nam được khởi động bằng việc ban hành 8 dự thảo CMKT và các chuẩn mực này tương tự như chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS). - Nhân tố pháp luật: Tại Việt Nam, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành hệ thống kế toán. Hội đồng ban hành CMKT bao gồm các thành viên đến từ nhiều các tổ chức khác nhau, tuy nhiên vai trò của họ không độc lập hoàn toàn và vẫn bị chi phối bởi các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành các CMKT giống như các nước khác. Ngoài các yếu tố kể trên, thì hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hệ thống kế toán của các quốc gia. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức điển luật (code law) trong khi đó hầu hết các nước phát triển lại áp dụng hình thức thông luật (common law). Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định pháp lý trong đó có các quy định về CMKT. Những nước áp dụng hình thức thông luật thường quy định các vấn đề về bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của của thông tin cao hơn so với các nước áp dụng điển luật (Y Ding, 2007). Các quốc gia thuộc nhóm áp dụng hình thức thông luật thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (Nobes & Parker, 1995). Trong khi đó, IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 14 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  29. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC hình thức thông luật. Do đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức ban hành các CMKT tại Việt Nam. - Hệ thống tài chính: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính ở Việt Nam, trong khi thị trường vốn vẫn còn non trẻ. Do đó, hệ thống tài chính ở Việt Nam được xếp vào loại “tín dụng nội bộ”, dẫn đến hệ thống kế toán chú trọng việc cung cấp thông tin cho chủ nợ hơn là các nhà đầu tư. Thị trường vốn Việt Nam còn non trẻ nên chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đâu tư Việt Nam có thói quen ra quyết định dựa trên “tâm lý đám đông”, nhưng ít dựa trên phân tích BCTC của DN. Như vậy, thị trường tài chính Việt Nam với những phân tích đã nói trên, không tạo ra động lực cần hoàn thiện VAS theo hướng tiếp cận với IAS/IFRS. - Nhân tố văn hóa: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Sự khác biệt về đặc điểm của văn hóa giữa các quốc gia tạo ra các hệ thống kế toán khác nhau. Các nước thuộc văn hóa Anglo- Saxon thường lựa chọn áp dụng hệ thống kế toán có các quy định chặt chẽ, trong khi đó các nước phương Tây lại có xu hướng lựa chọn và áp dụng hệ thống kế toán có các quy định linh hoạt và mềm dẻo hơn. Văn hóa Việt Nam thiên về xu hướng thận trọng tránh rủi ro, điều này bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và cách thức ban hành chuẩn mực và hệ thống chính sách kế toán của Việt Nam. Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách và CMKT của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề cao sự tuân thủ các qui định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu tổ chủ quan và các xét đoán. Như vậy với những đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp luật, tài chính và văn hóa ở Việt Nam như đã nói ở trên, có thể thấy việc áp dụng IAS/IFRS ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do đó mà Việt Nam không thể sử dụng nguyên bản IAS/IFRS mà cần phải xây dựng một hệ thống CMKT vừa phù hợp với IAS/IFRS vừa phù hợp với môi trường Việt Nam. 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính 2.2.1. Khái niệm về báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sự tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định một cách có hệ thống do kế toán soạn thảo theo định kỳ được trình bày dưới dạng báo cáo tổng hợp theo cấu trúc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc và quy định của kế toán nhằm cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ giới hạn là những người quản lý ở bên trong các doanh nghiệp GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 15 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  30. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC hay phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả các đối tượng, các thể nhân, pháp nhân bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các đối tác kinh doanh mỗi đối tượng sử dụng thông tin kế toán với mục đích rất khác nhau. Vì vậy mà nhu cầu thông tin là một đòi hỏi khách quan và không thể thiếu được trong sự vận hành của nền kinh tế. 2.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả; c/ Vốn chủ sở hữu; d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; e/ Các luồng tiền. 2.2.3. Vai trò của báo cáo tài chính Vai trò của Báo cáo tài chính là để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối cùng của họ. 2.2.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh. 2.2.4.1. Tình hình tài chính GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 16 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  31. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau: Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tài sản" và khoản mục "Nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê 2.2.4.2. Tình hình kinh doanh Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được định nghĩa như sau: Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 17 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  32. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai. Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác. 2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính Nhìn chung hệ thống BCTC ở bất kỳ quốc giá nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, TMBCTC, (Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu - Theo IAS 1)1 2.2.5.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản là một BCTC kế toán tổng hợp phản ánh khái quát tình hình tài sản của DN tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất BCĐKT là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả của DN. Tuy nhiên so với IAS 012 thì với VAS 21 có những điểm giống và khác nhau như sau: Giống nhau: - BCTC đều phải trình bày tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo từng phần được tách riêng. Tài sản và nợ phải trả được phân loại theo tính chất ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp không trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thì tài sản và nợ phải trả phải được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. - Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phải trả, DN phải trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng. - Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên BCĐKT có thể bao gồm: + Việc trình bày riêng biệt trên BCĐKT, hoặc khi quy mô, bản chất hoặc chức năng của một khoản mục đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của DN. 1 Xem phụ lục 1 2 Xem phụ lục 2 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 18 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  33. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC + Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của DN nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của DN. Khác nhau: IAS 1 VAS 21 - DN trình bày chi tiết hoặc trong BCĐKT hoặc trong TMBCTC. Quy định trình bày Vốn cổ phần - Năm 2007, thông tin về vốn cổ phần có trong TMBCTC thể được trình bày trong BCTĐVCSH. Không quy định biểu mẫu cứng nhắc Trình bày BCĐKT trên Mẫu biểu nhằm tạo ra sự linh hoạt cho DN. mẫu có sẵn B01-DN. Năm 2003, IAS 1 được bổ sung thêm hai điều khoản về phân loại nợ là ngắn hạn khi: Nợ ngắn hạn, - Được tổ chức cho mục đích thương dài hạn mại; hoặc - DN không được quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán ít nhất 12 tháng. Báo cáo tình Năm 2007, IAS 1 đổi tên BCĐKT thành hình tài chính Báo cáo tình hình tài chính. VAS 21 chưa đề cập - Tổng hợp các tài sản được giữ để bán và các tài sản thuộc nhóm dài hạn, nợ phải trả về thuế hiện hành và tài sản Các khoản mục thuế hiện hành. sửa đổi và bổ sung - Đổi tên khoản mục “Lợi ích cổ đông thiểu số” thành “Lợi ích cổ đông không kiểm soát”. Bảng 2.2. Sự khác nhau về BCĐKT giữa VAS và IAS 2.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng BCTC kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của DN trong một kỳ hạch toán. So với IAS 013 thì VAS 21 cũng có điểm giống và khác nhau như sau: Giống nhau: - Giai đoạn từ 1997 – 2005 Chuẩn mực chỉ yêu cầu lập BCKQHĐKD riêng tức là báo cáo trình bày lãi lỗ. - Khi trình bày, các chi phí được phân loại theo tính chất và chức năng. Trong trường hợp phân loại chi phí theo chức năng, phần TMBCTC sẽ bổ sung 3 Xem phụ lục 3 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 19 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  34. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC thông tin phân loại theo bản chất để đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Khác nhau: IAS 1 VAS 21 - DN phải trình bày hoặc trên BCKQHĐKD hoặc trên TMBCTC giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Quy định trình bày trên Thông tin về cổ tức - Năm 2007, thì DN phải trình bày TMBCTC. hoặc trên BCTĐVCSH hoặc trên TMBCTC Không quy định mẫu biểu cứng nhắc Trình bày BCKQHĐKD Mẫu biểu nhằm tạo ra sự linh hoạt cho DN. trên mẫu có sẵn B02-DN. Năm 2007, IAS 1 đổi BCKQHĐKD thành Báo cáo lợi nhuận tổng hợp được cho phép trình bày với một trong hai báo cáo sau: Trình bày một báo cáo Báo cáo lợi nhuận - Trong một báo cáo tổng hợp các lãi/lỗ duy nhất tổng hợp khoản thu nhập; hoặc (BCKQHĐKD riêng) - Trong 2 báo cáo: báo cáo trình bày lãi/lỗ (BCKQHĐKD riêng) và báo cáo trình bày lãi/lỗ và các khoản thu nhập khác. Bảng 2.3. Sự khác khau về BCKQHĐKD giữa VAS và IAS - Dù là trình bày chung hoặc kết hợp hai báo cáo riêng lẻ, nhưng về cơ bản phải phản ánh: i) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Net income): đây là kết quả đã thực hiện đối với các hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch làm ảnh hưởng đến VCSH. ii) Lợi nhuận tổng hợp khác (Other Comprehensive Income): đây là kết quả những giao dịch ảnh hưởng đến VCSH và được ghi nhận trực tiếp vào VCSH (không kể các khoản các nguồn gốc từ chủ sở hữu). Các thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác bao gồm: Lãi/lỗ đối với việc đánh giá lại tài sản, lãi/lỗ đối với quỹ lợi ích nhân viên xác định, lãi/lỗ từ chuyển đổi BCTC của cơ sở hoạt động ở nước ngoài, lãi/lỗ đối với công cụ phòng ngừa rủi ro tiền tệ. iii) Lợi nhuận kế toán: là tất cả những khoản thu nhập, chi phí ảnh hưởng đến VCSH (không kể các khoản có nguồn gốc từ chủ sở hữu). - Ảnh hưởng của lợi nhuận tổng hợp trên BCĐKT: Về bản chất, các BCĐKT lập vào cuối kỳ kế toán trước và cuối kỳ kế toán hiện hành điều thể hiện biến động nguồn VCSH. Sự biến động nguồn VCSH kỳ này so với kỳ trước GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 20 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  35. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC được xem xét trước hết có phải là do phân phối hay đóng góp của chủ sở hữu. Nếu không do phân phối hay đóng góp thì sự thay đổi này là kết quả từ lợi nhuận tổng hợp, mà nguồn tạo ra lợi nhuận tổng hợp chính là kết quả hoạt động kinh doanh của DN. 2.2.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của DN. Căn cứ bào báo cáo này người ta có thể đánh giá về khả năng tạp ra tiền, sự biến động tài sản thuần của DN, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của DN. Giữa VAS 24 và IAS 74 thì có sự giống nhau và khác nhau như sau: Giống nhau: - Trình bày riêng biệt 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. - Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể lập và trình bày theo 2 phương pháp: i) Phương pháp trực tiếp trình bày từng khoản mục tiền thu và tiền chi chủ yếu; ii) Phương pháp gián tiếp điều chỉnh lợi nhuận hoặc lỗ thuần khỏi các tác động của các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu và chi tiền hoãn lại hoặc dồn tích của các hoạt động trong quá khứ hoặc trong tương lai và các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính. - Thay đổi quyền sở hữu trong công ty con và các DN khác: DN phải trình bày một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc chuyển đổi tiền và các khoản tương đương tiền có gốc ngoại tệ phải được trình bày riêng biệt trên BCLCTT. - Các giao dịch không bằng tiền: các giao dịch về đầu tư và tài chính không yêu cầu sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền thì không được trình bày trong BCLCTT. - Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính thì phải được báo cáo trên cơ sở thuần. Khác nhau: 4 Xem phụ lục 5 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 21 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  36. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC IAS 7 VAS 24 Bao gồm các khoản thấu chi ngân Tiền và các hàng nếu các khoản thấu chi này là khoản tương Không đề cập vấn đề này. một bộ phận không thể tách rời của đương tiền các khoản tiền của DN. Tỷ giá hoái đối Sử dụng tỷ giá tại ngày lập BCLCTT. Sử dụng tỷ giá hối đoái tại trong giao dịch Có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp thời điểm phát sinh giao dịch. ngoại tệ xĩ bằng tỷ giá thực tế. Các luồng tiền Có 2 phương pháp: của công ty liên - Phương pháp giá gốc; Không đề cập vấn đề này. doanh, liên kết - Phương pháp VCSH. Bảng 2.4. Sự khác nhau về BCLCTT giữa VAS và IAS 2.2.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Theo tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế IASC/IASB yêu cầu các công ty phải lập và trình bày BCTĐVCSH5 cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng, trong khi Bộ Tài chính Việt Nam lại không quy định về lập và trình bày báo cáo dạng này vào CMKT. Thông tin do BCTĐVCSH cung cấp được IASC/IASB cho rằng sẽ hữu ích đối với các nhà đầu tư, chủ nợ và những đối tượng sử dụng thông tin khác. Do không được quy định trong CMKT Việt Nam nên việc dẫn đến sự khác biệt là không thể tránh khỏi cụ thể là: các thông tin về thay đổi VCSH theo CMKT Việt Nam thì sẽ được trình bày trong TMBCTC còn đối với CMKT quốc tế thì sẽ được trình bày riêng thành một bảng báo cáo độc lập. 2.2.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC kế toán của DN được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN trong kỳ báo cáo mà các BCTC kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Tuy niên giữa VAS 21 và IAS 016 lại có những điểm giống và khác nhau như sau: Giống nhau: - So với IAS 01 và VAS 21 giống nhau cơ bản về cấu trúc của bản TMBCTC: + Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sự kiện quan trọng; + Trình bày các thông tin theo quy định của các CMKT mà chưa được trình bày trong các BCTC khác; 5 Xem phụ lục 6 6 Xem phụ lục 8 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 22 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  37. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC + Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho biệt trình bày trung thực và hợp lý. Bản TMBCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong BCĐKT, BCKQHĐKD và BCLCTT cần phải đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản TMBCTC. - Các chính sách kế toán trong TMBCTC cần được trình bày các đặc điểm sau: + Cơ sở đo lường (hoặc cơ sở) được sử dụng trong việc lập các BCTC. + Mỗi chính sách kế toán cụ thể là điều cần thiết cho sự hiểu biết đúng đắn của các BCTC. - Các thông tin khác trên bản TMBCTC - DN cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong tài liệu khác đính kèm BCTC được công bố: + Trụ sở và loại hình pháp lý của DN, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của DN và địa chỉ của trụ sở DN (hoặc của cơ sở kinh doanh nếu khác với trụ sở); + Phần mô tả tính chất các nghiệp vụ và các hoạt động chính của DN; + Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn; + Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ. Khác nhau: - Cũng như đã nêu sự khác nhau trên BCTĐVCSH nên điểm khác biệt rõ rệt nhất là các thông tin về thay đổi vốn chủ sở hữu và các thông tin về vốn cổ phần, cổ tức chỉ được trình bày trong TMBCTC đối với VAS 21. - Tuy nhiên IAS 01 đến năm 2003 có trình bày thêm thông tin công bố các quyết định và thông tin về các ước tính không chắc chắn. Năm 2005 lại tiếp tục được sửa đổi trình bày thêm thông tin về vốn. Năm 2008 bổ sung thêm nội dung công cụ tài chính và nghĩa vụ phát sinh trên tính thanh khoản. 2.2.6. Các yêu cầu và nguyên tắc chung trong lập và trình bày BCTC Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định của CMKT về trình bày BCTC, gồm: Trung thực và hợp lý. Khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các nguyên tắc: hoạt động liên tục, Cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh. - Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 23 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  38. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. - Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. DN phải lập các BCTC theo cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền. - Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: i) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc ii) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. - Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. - Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: i) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc ii) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. - Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 24 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  39. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. 2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá về hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC Thực tế cho thấy IASB đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc ban hành các nguyên tắc, các quy định nhằm hướng đến mục tiêu hòa hợp kế toán. Cùng với tiến trình đó đã đặt ra vấn đề về hòa hợp kế toán làm cho sự quan tâm của nhiều người ngày càng gia tăng và cũng từ đó, nhiều nghiên cứu về hòa hợp kế toán ở các khía cạnh khác nhau đã được công bố. 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và Quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - Từ chuẩn mực đến thực tiễn Tại Việt Nam, một nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - từ chuẩn mực đến thực tiễn với việc sử dụng các công cụ như hệ số JACC có điều chỉnh, chỉ số ABSE, DIV và AD cho 14 nội dung hòa hợp về mặt trình bày BCTC và 21 nội dung hòa hợp về mặt đo lường BCTC đã cho ra kết quả nghiên cứu sau khi được thông qua kiểm định Wilcoxon thì đã có bằng chứng chắc chắn rằng CMKT Việt Nam có mức độ hòa hợp thấp so với các IAS/IFRS được ban hành sau năm 2004. Có sự khác biệt đáng kể trong mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS (2003) và IFRS (2011), mức độ hòa hợp giảm từ IAS (2003) - 50% đến IFRS (2011) – 26,32%. 2.3.2. Kết quả nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) Theo Ali Alnaas cho rằng: “Những người quan tâm đến sự hài hòa trong thực tế cho dù theo thời gian hoặc tại các thời điểm để đo lường mức độ hài hòa, kết quả thu được từ những nghiên cứu này sẽ khác nhau. Mặc dù phần lớn đã phát hiện ra rằng mức độ hài hòa giảm dần theo thời gian hoặc là thấp hơn, ít người đã tìm thấy đều ngược lại. Trong cuộc nghiên cứu về mức độ hài hòa gần đây Ali Alnaas đã thực đo lường 54 báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trên Thị trường Tunisia và 54 báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trong Thị trường giao lưu quốc tế - London và Thị trường ngoại Paris tại thời điểm năm 2005 và năm 2010 để đánh. Và kết quả nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa BCTC của Tunisia và GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 25 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  40. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chuẩn mực BCTC quốc tế tại 2 thời điểm năm 2005 và năm 2010 đều bằng 54%. Với mức kết quả này cho thấy từ năm 2005 đến năm 2010 thì không có sự gia tăng trong sự hài hòa 2.3.3. Kết quả nghiên cứu đo lường sự hòa hợp kế toán và CMKT Trong bài báo của Fontes, Rodriruez và Craig (2005:415) có 3 phương pháp (khoảng cách Euclidean, hệ số Jaccard và hệ số tương quan Spearman) được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp CMKT và thành công đạt được sự hội tụ giữa hai bộ CMKT (CMKT quốc gia và IFRS) tại Bồ Đào Nha cho giai đoạn 1977 – 2003. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu 43 vấn đề kế toán sử dụng các kỹ thuật của Rahman et al (1996). Các kết quả thu được bằng khoảng cách Euclidean thì rất khó giải thích cho việc có ý nghĩa nghiên cứu. Tuy nhiên, các dữ liệu chỉ có thể được sử dụng như là một thước đo phổ biến về mức độ hội tụ, nhưng hạn chế giúp ích trong việc cung cấp việc đo lường chính xác (Fontes et al 2005:428). Ngược lại, kết quả của hệ số Jaccard được hiểu theo nghĩa khách quan hơn (Kết quả tăng theo thời gian cho thấy một điều kiện tiên quyết về hòa hợp CMKT). Có nghĩa là mức độ hòa hợp (59%) giữa CMKT Bồ Đào Nha với Quốc tế đạt được trong giai đoạn 1989-2003 cho 43 nội dung kế toán được phân tích (Fontes et al 2005:433). Sử dụng hệ số tương quan Spearman kiểm chứng giả thuyết H0: CMKT Bồ Đào Nha và IFRS sử dụng các phương pháp kế toán tương tự; H1: Không có sự tương quan đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS cho giai đoạn 1977-1989 (NA) và 1989-1995 (NB). Kết quả là giả thuyết H0 bị bác bỏ do tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS và thiếu sự hội tụ CMKT. Cuối cùng giai đoạn 1995-2003 (NC), đã có một sự tương quan đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS (2005:433). Điều này có thể kết luận rằng sự hòa hợp của Bồ Đào Nha với IFRS bắt đầu từ năm 1991, khi Ban CMKT Bồ Đào Nha (CNC) đưa ra CMKT (DCS) tương tự CMKT quốc tế có nghĩa là mức độ hòa hợp sẽ tăng nếu các CMKT được ban hành tương tự như CMKT quốc tế. 2.3.4. Đo lường sự hòa hợp CMKT giữa Úc và New Zealand Rehman et al (1996: 337.328.330) kiểm tra khả năng về việc đo lường sự hài hòa các CMKT của các nước đã đạt được thống kê thực nghiệm so sánh giữa đo lường và yêu cầu công bố cho các công ty được liệt kê ở Úc và New Zealand. Các phân loại được dùng trong nghiên cứu như sau: GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 26 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  41. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 1 – Bắt buộc áp dụng các CMKT cho tất cả các công ty được liệt kê; 2 – Yêu cầu áp dụng trong sự cho phép phù hợp với CMKT và khuôn khổ pháp lý quốc gia; 3 – Không quy định (Không cần thiết, cũng không bị cấm); 4 – Nghiêm cấm việc áp dụng Cách tiếp cận này đã góp phần tạo ra các nghiên cứu với 518 các yêu cầu về công bố thông tin trong đó có 31 danh mục và 469 nguyên tắc về đo lường trong 28 danh mục. Thiết lập các yêu cầu công bố thông tin được so sánh với nhau liên quan đến CMKT, các quy định và các yêu cầu pháp luật. Dựa vào khoảng cách giữa khoảng thời gian và mối quan hệ tỷ lệ thuận với các yêu cầu công bố thông tin và đo lường trong trường hợp của Úc và New Zealand có thể kết luận rằng sự hòa hợp về việc đo lường các yêu cầu có mức độ hòa hợp cao hơn. Điều này có nghĩa rằng các quy tắc công khai ít hòa hợp. 2.4. Những vấn tiếp tục nghiên cứu Trong các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài đã được công bố ngoại trừ các nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Ali Alnaas về đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và IFRS, nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất từ chuẩn mực đến thực tiễn của TS. Trần Hồng Vân thì phần lớn các nghiên cứu về sự hòa hợp cũng như đo lường mức độ hòa hợp thì đối tượng nghiên cứu là toàn hệ thống CMKT quốc gia với IAS/IFRS. Kết quả các nghiên cứu trên đã cho thấy kết quả của sự hòa hợp CMKT lại cho ra hai khuynh hướng: một là mức độ hòa hợp giảm dần theo thời gian, hai là mức độ hòa hợp tăng theo thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích mức độ hòa hợp của từng nội dung trong chuẩn mực kế toán về trình bày BCTC. Chính vì để hiểu rõ hơn cũng như có cái nhìn cụ thể hơn về hai khuynh hướng trên và Việt Nam thuộc khuynh hướng nào cho nên việc tiếp tục nghiên cứu để kiểm định lại kết quả này mà nội dung là một chuẩn mực kế toán sẽ được chia theo từng nhóm nội dung, nguyên tắc kế toán cụ thể. 2.5. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 27 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  42. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp. Và để thiết lập một VAS trên cơ sở một IAS/IFRS cụ thể nào đó thì cần phải có một thời gian nhất định. Các VAS liên quan đến trình bày BCTC lần lượt được ban hành từ năm 2002 đến năm 2003. Do đó, cơ sở để xây dựng các VAS này phải là các IAS/IFRS được ban hành trước quãng thời gian đó, cụ thể là từ năm 1997 đến năm 2002. Từ năm 2003 cho đến nay, IAS/IFRS đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế. Nhưng có ý kiến cho rằng, VAS hiện mới chỉ là sự vận dụng đơn giản IAS/IFRS trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, thực tế VAS chưa hòa hợp với IAS/IFRS và chưa cập nhật theo những thay đổi của IAS/IFRS những năm gần đây. Tuy nhiên, Bộ Tài Chính cũng không ngừng ban hành thêm văn bản hướng dẫn thi hành VAS, chế độ kế toán. Các vấn đề cơ bản liên quan đến trình bày BCTC chỉ được hướng dẫn chi tiết hơn, còn về nguyên tắc thì vẫn không thay đổi. Chính vì vậy mà giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế về trình bày BCTC sẽ chọn mốc 2002 làm phần so sánh về mức độ hòa hợp là: “Giả thuyết: CMKT Việt Nam có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS được ban hành từ năm 2002 trở về trước và hòa hợp thấp hơn so với các IAS/IFRS được ban hành sau năm 2002”. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 28 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  43. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÒA HỢP GIỮA CMKT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn - Một vấn đề quan trọng của quá trình nghiên cứu là làm sao lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu cho phù hợp vì nó sẽ góp phần rất quan trọng cho hiệu quả của quá trình nghiên cứu giúp cho nghiên cứu phản ánh đúng bản chất của vấn đề và kết quả nghiên cứu thì đáng tin cậy và có sức thuyết phục hơn. - Vấn đề về sự hòa hợp CMKT giữa các quốc gia với IAS/IFRS là một đề tài đang được khá nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên 3 công cụ thường được dùng để đo lường nhiều nhất là: Khoảng cách Euclidean, hệ số tương quan Spearman, hệ số Jaccard. Theo Fontes et al (2005) thì phương pháp hệ số được cho là tốt hơn khoảng cách vì khoảng cách Euclidean là một khoảng cách tuyệt đối, kết quả của khoảng cách Euclidean chỉ cho thấy sự khác biệt giữa các khoản mục được so sánh, nhưng không phản ánh được sự tương đồng hay không tương đồng của các khoản mục được so sánh. Đồng thời khoảng cách Euclidean khó giải thích cho ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Ngược lại, kết quả của hệ số Jaccard có thể giải thích cả về khoảng cách cũng như kết quả tăng theo thời gian của sự tiến bộ trong hòa hợp CMKT. Về hệ số tương quan Spearman cũng cho ra kết quả tương tự hệ số Jaccard và góp phần cung cấp thêm những bằng chứng về những tiến bộ đạt được trong quá trình hội tụ CMKT. Việc sử dụng hai hệ số trên đều cho ra kết quả tương tự nhau của các CMKT quốc gia với CMKT quốc tế và đưa ra các tồn tại về khoảng cách. Phương pháp này được cho là phù hợp mức độ hội tụ giữa các quy định khác nhau trong một giai đoạn hoặc trong một số quốc gia khác nhau. - Tuy nhiên, hệ số Jaccard này đã được Yu & Qu (2009) điều chỉnh lại cho phù hơp với trường hợp so sánh giữa CMKT Trung Quốc với IAS/IFRS. Do đó, đề tài sẽ chọn hệ số Jaccard có điều chỉnh (Modified Jaccard’s Coefficent) làm công cụ cho nghiên cứu của mình. Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng thêm một số công cụ nhằm hỗ trợ cho việc đo lường mức độ hòa hợp, bao gồm: Chỉ số Absence (Absence Index), Khoảng cách Average (Average Distance). - Theo Yu & Qu (2009), khi đo lường mức độ hòa hợp giữa hai bộ CMKT, mức độ yêu cầu áp dụng một nguyên tắc kế toán cụ thể nào đấy trong CMKT được chia thành bốn loại và được thể hiện qua bảng 3.1. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 29 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  44. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Bảng 3.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán. Loại Mô tả I. Bắt buộc Phương pháp kế toán được yêu cầu áp dụng bởi CMKT Có nhiều hơn một phương pháp kế toán được chấp nhận. II. Cho phép Thuộc loại “Cho phép” là các phương pháp được CMKT cho phép áp dụng nhưng không bắt buộc. Phương pháp kế toán được quy định trong bộ CMKT này III. Không quy định nhưng lại không được quy định trong bộ CMKT kia. IV. Cấm Phương pháp kế toán bị CMKT cấm áp dụng. Nguồn: Yu & Qu (2009), pp: 8 – 9. Dựa trên bốn loại nguyên tắc kế toán ở các cấp độ yêu cầu khác nhau như trên, Hệ số Jaccard có điều chỉnh, Chỉ số Absence và Khoảng cách Average của một nội dung kế toán k nào đó giữa bộ CMKTi và bộ CMKTj được tính như sau: 3.1.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh a + d JACCk = (2.1) a + b + c + d Trong đó: - JACCk: Hệ số Jaccard có điều chỉnh của nội dung kế toán k - a: Số lượng nguyên tắc kế toán thuộc loại cho phép hoặc bắt buộc của cả hai bộ CMKT - b: Số lượng nguyên tắc kế toán được cho phép trong bộ CMKTj nhưng không được quy định hoặc bị cấm trong bộ CMKTi. - c: Số lượng nguyên tắc kế toán được cho phép trong bộ CMKTi nhưng không được quy định hoặc bị cấm trong bộ CMKTj. - d: Số lượng nguyên tắc kế toán bị cấm ở cả hai bộ CMKT JACCk nằm trong khoảng từ 0 đến 100%, hệ số này cho thấy mức độ tương đồng giữa hai bộ CMKT. Giá trị của JACCk càng lớn thì mức độ hòa hợp càng cao. 3.1.1.2. Chỉ số Absence e ABSEk = (2.2) a + b + c + d Trong đó: - ABSEk: Chỉ số Absence của nội dung kế toán k GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 30 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  45. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - a, b, c, d: Tương tự a, b, c, d của công thức 2.1 - e: Số lượng nguyên tắc kế toán không được quy định trong bộ CMKTi hoặc bộ CMKTj (không tính các nguyên tắc kế toán không quy định trong cả hai bộ CMKT). ABSEk nằm trong khoảng từ 0 đến 100%, hệ số này cho thấy mức độ khác biệt giữa hai bộ CMKT xuất phát từ việc có nguyên tắc kế toán được quy định trong bộ CMKT kế toán này nhưng lại không được quy định trong bộ CMKT còn lại. Giá trị của ABSEk càng cao thì mức độ hòa hợp càng thấp. 3.1.1.3. Khoảng cách Average ∑ g (2.3) ADk = a + b + c + d Trong đó: - ADk: Khoảng cách Average của nội dung kế toán k. - a, b, c, d: Tương tự a, b, c, d của công thức 2.1 - g: Khoảng cách về loại yêu cầu của các nguyên tắc kế toán: + g = 0: Nguyên tắc kế toán cùng loại yêu cầu (bắt buộc, cho phép, không quy định, cấm) trong cả hai bộ CMKT. + g = 1: Cùng một nguyên tắc kế toán nhưng khác biệt 1 cấp về loại yêu cầu giữa bộ CMKTi và bộ CMKTj (Ví dụ: trong bộ CMKTi là loại bắt buộc nhưng trong bộ CMKTj là loại cho phép). + g = 2: Cùng một nguyên tắc kế toán nhưng khác biệt 2 cấp về loại yêu cầu giữa bộ CMKTi và bộ CMKTj (Ví dụ: trong bộ CMKTi là loại bắt buộc/cho phép nhưng trong bộ CMKTj là loại không quy định). + g = 3: Cùng một nguyên tắc kế toán nhưng khác biệt 3 cấp về loại yêu cầu giữa bộ CMKTi và bộ CMKTj (Ví dụ: trong bộ CMKTi là loại bắt buộc/cho phép nhưng trong bộ CMKTj là loại cấm). ADk nằm trong khoảng từ 0 đến 3. Giá trị của ADk càng lớn thì mức độ hòa hợp càng thấp. 3.1.1.4. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế trong việc trình bày BCTC Để kiểm định lại việc có hay không có sự thay đổi đáng kể về mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế có hiệu lực ở các thời điểm khác nhau trong việc trình bày BCTC, luận văn sẽ tiến hành các bước như sau: GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 31 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  46. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - Bước 1: Xác định Số trung bình (Mean), Số trung vị (Median), Độ lồi (Skewness) và Độ nhọn (Kurtosis) của Hệ số JACC có điều chỉnh, Khoảng cách Average giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế trong phạm vi khảo sát. - Bước 2: Căn cứ vào Số trung bình, số trung vị, độ lồi, độ nhọn được phân tích từ SPSS 23 để nhận dạng các tập hợp giá trị JACC và AD thu thập được có thuộc phân phối chuẩn hay không. - Bước 3: Nếu các tập hợp JACC, AD thu thập được thuộc phân phối chuẩn, áp dụng Kiểm định T theo cặp mẫu (Paired sample T – test) để đánh giá sự thay đổi. Nếu các tập hợp JACC, AD không thuộc phân phối chuẩn, áp dụng Kiểm định Wilcoxon để đánh giá. Kiểm định trên đều ở mức ý nghĩa được chọn là 5%. 3.1.1.5. Dữ liệu cần thiết - Hòa hợp CMKT là hòa hợp về nguyên tắc và các yêu cầu được quy định trong CMKT; - Các nguyên tắc và phương pháp về trình bày BCTC cũng như mức độ khai báo thông tin trong VAS 21 và VAS 24. - Trên thế giới, các nguyên tắc và phương pháp về trình bày BCTC được IASC/IASB quy định trong IAS 1 và IAS 7; Do đó để đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC trên các khía cạnh: nguyên tắc và các phương pháp kế toán phục vụ cho việc trình bày BCTC nên dữ liệu cần thiết là các nguyên tắc cũng như các phương pháp phục vụ cho việc Trình bày BCTC được quy định cụ thể trong CMKT Việt Nam và quốc tế. 3.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế về trình bày BCTC Giả thuyết về sự hòa hơp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC sẽ được kiểm định trên cơ sở các nguyên tắc cũng như các phương pháp kế toán về lập và trình bày BCTC trong VAS và IAS/IFRS có thể được tổng hợp như sau (Bảng 3.2) Bảng 3.2. Các nội dung về nguyên tắc, phương pháp kế toán trình bày BCTC Ký Nội dung hiệu HÒA HỢP VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG I Hệ thống báo cáo tài chính a) Hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, TMBCTC GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 32 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  47. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, b) TMBCTC Hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lợi nhuận c) tổng hợp, BCLCTT, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, TMBCTC. Hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lãi lỗ, báo cáo d) lợi nhuận tổng hợp, BCLCTT, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, TMBCTC II Yêu cầu lập và trình bày BCTC a) Trình bày trung thực và hợp lý III Nguyên tắc lập và trình bày BCTC Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có a) thể so sánh IV Kỳ báo cáo a) Phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm b) Có thể lập BCTC cho giai đoạn 52 tuần V Đơn vị tiền tệ BCTC thường được dễ hiểu hơn bằng cách trình bày thông tin với đơn vị là hàng nghìn hoặc hàng triệu của đồng tiền báo cáo. Điều này được chấp nhận miễn là a) mức độ chính xác trong các thông tin được trình bày và không bỏ qua thông tin trọng yếu. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN A1 Phân biệt tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn Dựa trên tính thanh khoản; Trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh a) toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng. A2 Ngày đáo hạn của tài sản và nợ phải trả DN cần trình bày ngày đáo hạn của tài sản và nợ phải trả để đánh giá tính thanh a) khoản và khả năng thanh toán của DN. A3 Tài sản ngắn hạn và dài hạn Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này: Được dự tính để a) bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn b) và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn c) chế nào. (Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn) A4 Nợ ngắn hạn và dài hạn Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này: a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc b) Nợ phải trả là bởi vì phải thanh toán trong vòng 12 tháng sau kỳ báo cáo; hoặc GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 33 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  48. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC c) Nắm giữ chủ yếu cho mục đích kinh doanh DN không có quyền vô điều kiện để hoãn thanh toán khoản nợ ít nhất 12 tháng d) say kỳ báo cáo. A5 Các khoản nợ chịu lãi dài hạn Kỳ hạn thanh toán ban đầu là trên 12 tháng; và Doanh nghiệp có ý định tái tài trợ các khoản nợ này trên cơ sở dài hạn và đã được chấp nhận bằng văn bản về việc a) tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán trước ngày báo cáo tài chính được phép phát hành. A6 Mẫu biểu BCĐKT a) BCĐKT được lập phù hợp với các quy định trong văn bản hướng dẫn chuẩn mực. b) Không quy định theo thứ tự hoặc định dạng. A7 Các khoản mục bổ sung Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi a) việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp. DN phải trình bày các khoản mục hàng bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết b) trong bảng BCĐKT khi trình bày như vậy là có liên quan đến một hiểu biết về hoạt động tài chính của đơn vị. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH B1 BCKQHĐKD cần được trình bày a) DN phải trình bày BCKQHĐKD trình bày lãi/lỗ (BCKQHĐKD riêng) DN phải trình bày các khoản mục thu nhập và chi phí ghi nhận trong kỳ: Trong b) một báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập; hoặc Trong 2 loại báo cáo: Báo cáo trình bày lãi/lỗ (BCKQHĐKD riêng); báo cáo c) trình bày các khoản lãi/lỗ và các khoản thu nhập khác (báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập) B2 Trình bày phân loại theo chi phí a) Theo chức năng của chi phí; hoặc b) Theo tính chất của chi phí. c) Trên BCKQHĐKD d) Trên TMBCTC B3 Mẫu biểu BCKQHĐKD BCKQHĐKD được lập phù hợp với các quy định trong văn bản hướng dẫn a) chuẩn mực. b) Không quy định theo thứ tự hoặc định dạng. B4 Các khoản mục bổ sung Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi một chuẩn mực kế toán khác a) yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. DN phải trình bày các khoản mục hàng bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết b) trong báo cáo thu nhập toàn diện và báo cáo kết quả thu nhập (nếu trình bày), khi GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 34 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  49. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC trình bày như vậy là có liên quan đến một hiểu biết về hoạt động tài chính của đơn vị. BÁO CÁO THAY ĐỔI VỐN CHỦ SỞ HỮU C1 Thông tin về thay đổi VCSH a) Trình bày trong TMBCTC b) Trình bày trên một báo cáo thay đổi VCSH riêng biệt BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ D1 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản tiền và tương đương tiền không bao gồm các khoản thấu chi khi a) trình bày Báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán. Các khoản tiền và tương đương tiền bao gồm các khoản thấu chi nếu các khoản thấu b) chi này là một bộ phận không thể tách rời của các khoản tiền của doanh nghiệp. D2 Phân loại các luồng tiền Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh a) Luồng tiền từ hoạt động đầu tư Luồng tiền từ hoạt động tài chính D3 Tỷ giá hoái đối sử dụng a) Sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm giao dịch phát sinh Sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể xử dụng tỷ giá b) trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế như tỷ giá bình quân trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc chuyển đổi tiền và các khoản tương đương tiền có c) gốc ngoại tệ phải được trình bày riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. D4 Các luồng tiền của công ty liên doanh, liên kết Khi hạch toán một khoản đầu tư vào các công ty liên kết hoặc công ty con sử a) dụng phương pháp giá gốc; hoặc Phương pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ trình bày trên báo cáo lưu chuyển b) tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được đầu tư. D5 Thay đổi quyền sở hữu trong công ty con và các DN khác DN phải trình bày một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác trong kỳ những thông tin sau: i)Tổng giá trị mua hoặc thanh lý; ii)Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền; a) iii)Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý; iv)Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. Giá trị tài sản này phải được tổng hợp theo từng loại tài sản. D6 Các giao dịch không bằng tiền Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản a) tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 35 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  50. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC D7 Phương pháp lập BCLCTT a) Phương pháp trực tiếp b) Phương pháp gián tiếp D8 Báo cáo luồng tiền trên cơ sở thuần Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng; Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn; Nhận và trả các khoản tiền gửi a) có kỳ hạn với ngày đáo hạn cố định; Gửi tiền và rút tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác; Cho vay và thanh toán các khoản cho vay đó với khách hàng THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH E1 Cấu trúc bản TMBCTC Bản TMBCTC của một doanh nghiệp cần phải: Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo a) cáo tài chính khác; Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. Bản TMBCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. E2 Trình bày chính sách kế toán và các cải tiến hàng năm Phần về các chính sách kế toán trong Bản TMBCTC phải trình bày những điểm a) sau đây: Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập BCTC; Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các BCTC. Thay đổi chính sách kế toán Một DN cần phải trình bày một báo cáo thứ 3 về tình hình tài chính như BCTC b) của kỳ trước vào lúc đầu kỳ để so sánh yêu cầu tối thiểu rằng DN phải công bố tối thiểu hai BCTC, hai báo cáo lời hoặc lỗ và lợi nhuận tổng hợp khác, hai BC riêng về lời hoặc lỗ, hai BCLCTT, hai báo cáo TĐVCSH, và các TMBCTC. Công bố các quyết định DN phải công bố các quyết đinh mà nhà quản trị đã đưa ra trong quá trình áp dụng các chính sách kế toán đối với các chính sách có ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với những khoản mục ghi nhận trong BCTC. Các ví dụ được trích dẫn trong IAS 1 bao gồm các quyết định của ban giám đốc trong việc xác định: c) i) Tài sản tài chính là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; ii) Khi nào phần lớn rủi ro và lợi ích chủ sở hữu của tài sản tài chính và tài sản thuê tài chính được chuyển giao cho đơn vị khác; iii) Về bản chất, doanh thu bán hàng cụ thể là các thỏa thuận tài chính và vì thế không ghi nhận tăng doanh thu và iv) Về bản chất, mối quan hệ giữa thực thể và một đơn vị hoạt động cho mục đích đặc biệt nào được xem là được kiểm soát bởi thực thể. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 36 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  51. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Các ước tính không chắc chắn Một DN phải công bố thông tin về các giả định DN hướng về tương lai, và các nguồn tài chính khác của các ước tính không chắc chắn vào cuối kỳ báo cáo, có d) một nguy cơ đáng kể của kết quả là một sự điều chỉnh trọng yếu với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trong vòng năm tài chính tiếp theo. Đối với những tài sản và nợ phải trả, cần phải thuyết minh chi tiết về: bản chất của chúng, và giá trị ghi sổ của chúng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo Thuyết minh vốn e) Mục tiêu, chính sách và quy trình quản lý vốn của đơn vị; Dữ liệu định lượng về những gì mà DN có liên quan như vốn; Liệu các DN đã tuân thủ bất kỳ các yêu cầu về vốn; Nếu DN không tuân thủ, thì hậu quản của việc không tuân thủ như vậy; Công cụ tài chính Puttable Tóm tắt dữ liệu định lượng về số tiền được phân loại như vốn; Mục tiêu, chính sách và quy trình quản lý nợ phải trả của đơn vị để mua lại hoặc chuộc lại các f) công cụ khi cần phải như vậy bởi chủ sở hữu của các công cụ, bao gồm bất kỳ thay đổi từ giai đoạn trước; Các dòng tiền dự kiến chuộc lại hoặc mua lại của khối công cụ tài chính; và Thông tin về làm thế nào các dòng chảy tiền mặt dự kiến chuộc lại hoặc mua lại là xác định. E3 Các thông tin khác Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính được công bố: i)Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở a) kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở); ii)Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của DN; iii)Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn; iv)Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ. E4 Thông tin về cổ tức a) Trình bày trong BCKQHĐKD b) Trình bày trong BCTĐVCSH c) Trình bày trong TMBCTC E5 Thông tin về vốn cổ phần a) Trình bày trong BCĐKT b) Trình bày trong BCTĐVCSH c) Trình bày trong TMBCTC Trên cở sở các nguyên tắc, phương pháp kế toán lập và trình bày BCTC được quy định trong CMKT Việt Nam và quốc tế qua các thời kỳ7, hệ số Jaccard có điều chỉnh (JACC), chỉ số Absence (ABSE), khoảng cách Average (AD) giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997, 7 Xem phụ lục 9 GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 37 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  52. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC IAS 2005, IAS 2007 và IAS/IFRS 2014 có lần lượt được trình bày như sau: Bảng 3.3. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 JACC ABSE Nội dung kế toán a b c d e ∑g AD (%) (%) Hòa hợp về trình bày 30 13 4 0 17 34 63,8 36,2 0,72 BCTC I 1 0 0 0 0 0 100 0 0 II 1 0 0 0 0 0 100 0 0 III 1 0 0 0 0 0 100 0 0 IV 1 1 0 0 1 2 50 50 1 V 0 1 0 0 1 2 0 100 2 A1 1 0 0 0 0 0 100 0 0 A2 0 1 0 0 1 2 0 100 2 A3 3 0 0 0 0 0 100 0 0 A4 2 0 0 0 0 0 100 0 0 A5 1 0 0 0 0 0 100 0 0 A6 0 1 1 0 2 4 0 100 2 A7 1 0 0 0 0 0 100 0 0 B1 1 0 0 0 0 0 100 0 0 B2 3 1 0 0 1 2 75 25 0,5 B3 0 1 1 0 2 4 0 100 2 B4 1 0 0 0 0 0 100 0 0 C1 1 1 0 0 1 2 50 50 1 D1 0 1 1 0 2 4 0 100 2 D2 1 0 0 0 0 0 100 0 0 D3 1 1 1 0 2 4 33 67 1,3 D4 0 2 0 0 2 4 0 100 2 D5 1 0 0 0 0 2 100 0 0 D6 1 0 0 0 0 0 100 0 0 D7 2 0 0 0 0 0 100 0 0 D8 1 0 0 0 0 0 100 0 0 E1 1 0 0 0 0 0 100 0 0 E2 1 0 0 0 0 0 100 0 0 E3 1 0 0 0 0 0 100 0 0 E4 1 1 0 0 1 2 50 50 1 E5 1 1 0 0 1 2 50 50 1 Trong đó: - a: Số lượng nguyên tắc kế toán thuộc loại cho phép/bắt buộc trong cả VAS và IAS 1997 - b: Số lượng nguyên tắc kế toán được cho phép trong IAS 1997 nhưng không đề cập hoặc bị cấm trong VAS - c: Số lượng nguyên tắc kế toán được cho phép trong VAS nhưng không đề cập hoặc bị cấm trong IAS 1997 - d: Số lượng nguyên tắc kế toán bị cấm ở cả VAS và IAS 1997 - e: Số lượng nguyên tắc kế toán không quy định trong bộ VAS hoặc IAS 1997 (không tính các nguyên tắc được quy định trong cả 2 bộ) GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 38 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI