Khóa luận Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT

pdf 108 trang thiennha21 16/04/2022 3803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_su_dung_ung_dung_kahoot_ho_tro_viec_thiet_ke_bai_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ PHẠM THỊ HỒNG ÁNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử Hà Nội -2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ PHẠM THỊ HỒNG ÁNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử Ngƣời hƣớng dẫn khoa học THS. CHU NGỌC QUỲNH Hà Nội -2019
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS.Chu Ngọc Quỳnh - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình em triển khai đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy/Cô giáo khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền cho em những bài học, kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thiện đề tài. Cùng các bạn sinh viên trong lớp K41B Sư phạm Lịch sử đã có những ý kiến đóng góp để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổ chuyên môn lịch sử và các em học sinh đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, nghiên cứu thực tiễn cho đề tài khóa luận. Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá hoàn thành khóa luận. Xuân Hòa, ngày tháng năm Sinh viên Phạm Thị Hồng Ánh
  4. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý Thầy, Cô giáo! Em xin cam đoan đề tài khóa luận: “Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT” là công trình nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của Ths. Chu Ngọc Quỳnh. Các nội dung, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và không trùng lặp dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn. Ngoài ra, khóa luận của em có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả đều có trích dẫn nguồn gốc và chú thích rõ ràng.
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTLS Bài tập Lịch sử CNTT Công nghệ thông tin DHLS Dạy học Lịch sử GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Trang giao diện đăng kí ứng dụng Kahoot 9 Hình 2: Trang giao diện chọn vai trò người dùng cần đăng kí 10 Hình 3: Trang giao diện lựa chọn đăng kí bằng các tài khoản 10 Hình 4: Trang giao diện điền cac thông tin cá nhân cần thiết của người dùng 11 Hướng dẫn cách thiết kế một bài tập Lịch sử trên Kahoot 11 Hình 5: Màn hình giao diện khi đăng nhập 11 Hình 6: Màn hình giao diện các dạng bài tập 12 Hình 7: Màn hình giao diện khi soạn bộ câu hỏi dạng Quiz 14 Hình 8: Màn hình giao diện sau khi HS truy cập địa chỉ Kahoot.it 14 Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 30 Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 31 Hình 1.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức độ thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (đơn vị %) 32 Hình 1.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về mức hứng thú của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 32 Hình 1.5: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 33 Hình 1.6: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về phương tiện dạy học thường được GV sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 34 Hình 1.7: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về cách thức sử dụng phương tiện công nghệ của GV trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 35 Hình 1.8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về cách thức tìm hiểu và sử dụng phương tiện công nghệ trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 36
  7. Hình 1.9: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 37 Hình 1.10: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 38 Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot (đơn vị %) 63 Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hiểu bài khi GV sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học (đơn vị %) 64 Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về sự phù hợp của hoạt động có sử dụng Kahoot vơi nội dung bài dạy (đơn vị %) 64 Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về tác dụng của bài giảng có sử dụng Kahoot về việc giúp HS độc lập về suy nghĩ và tham gia tích cực vào bài học (đơn vị%) 65
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 11a1.1 và 11a1.2 66
  9. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 6. Những đóng góp mới của đề tài 6 7. Cấu trúc khóa luận 7 CHƢƠNG 1: 8 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8 1.1. Cơ sở lí luận 8 1.1.1. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot 8 1.1.2. Vai trò, ý nghĩ của việc ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông 17 1.1.3. Quan niệm về bài tập lịch sử 18 1.1.4. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trƣờng phổ thông 20 1.1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nhận thức của HS THPT 22 1.2. Cơ sở thực tiễn 26 1.2.1. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông 26 1.2.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông 28
  10. CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 43 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11 43 2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11 43 2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11 44 2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11 46 2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng ứng dụng Kahoot 47 2.3. Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chƣơng trình chuẩn 49 2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động 49 2.3.2. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới 53 2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học 56 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm 59 2.4.1. Mục đích thực nghiệm 59 2.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm 60 2.4.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm 60 2.4.4. Kết quả thực nghiệm 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, để đất nước ta phát triển đạt mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp và hội nhập quốc tế vào năm 2020, Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [7; tr.237]. Như vậy, giáo dục là quốc sách hàng đầu, vấn đề năng cao chất lượng giáo dục là vấn đề sống còn. Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [21; tr.15]. Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử bên cạnh việc giáo dục kiến thức Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới còn giáo dục kĩ năng, thái độ và hình thành các năng lực cho. Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi chúng ta phải đề ra được biện pháp sư phạm, UDCNTT vào dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử. “Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình dạy và học môn lịch sử ở trường THPT đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, để nâng cao chất lượng môn học”. Cần chuyển từ học chỉ để ghi nhớ kiến thức sang giáo dục cho HS phương pháp học chủ động, phát triển kĩ năng vận dụng, kĩ năng 1
  12. thực hành và năng lực tư duy sáng tạo cho HS”, dần chuyển từ “giáo viên làm trung tâm” sang lấy “học sinh làm trung tâm”. “Cùng với việc đổi mới PPDH thì việc UDCNTT vào dạy học lịch sử cũng rất quan trọng và đang diễn ra phổ biến. UDCNTT là một cách hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan, sinh động. Đồng thời việc sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập cũng chính là tạo điều kiện để HS chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, giúp việc”ghi nhớ và lưu trữ kiến thức được lâu hơn. “Trong thời kỳ bùng nổ của CNTT, vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, bên cạnh các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ ưu việt cho dạy học Lịch sử như powerpoint, prezi, sway, canva Công cụ Kahoot cũng được biết đến với nhiều tính năng nổi trội đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập Lịch sử.” Từ thực tiễn cho thấy, vai trò vị trí của môn Lịch sử đang ngày một giảm sút, HS coi Lịch sử chỉ là môn học phụ, vì vậy ngày càng có nhiều HS dần mất đi hứng thú học tập môn Lịch sử, nhiều HS còn không nhớ được kiến thức Lịch sử căn bản nhất. Nhiều GV vẫn coi trọng PPDH truyền thống và SGK là công cụ tuyệt đối trong giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ, đặc biệt và những công cụ mới, hiện đại vào giờ học còn nhiều hạn chế nên chưa tạo được sự hấp dẫn và khơi dậy được niềm yêu thích Lịch sử cho HS. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
  13. Trên thế giới, việc UDCNTT vào trong dạy học đã được triển khai từ rất sớm, ví dụ Pháp (1970), Newzeland (1975), Anh (1980) Máy vi tính được sử dụng từ cấp cơ sở đến bậc Đại học, hay những tài liệu nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học của nhiều tác giả. Trong cuốn “Essentail Teaching Skills” (Các kĩ năng dạy dọc cần thiết) (2007) của tác giả Chris Kyriacou, OUP Oxford. Tác giả đã đưa ra định nghĩa cơ bản về: “kĩ năng dạy học, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển các kĩ năng và hệ thống các kĩ năng dạy học cần thiết của người GV. Trong đó kĩ năng sử dụng CNTT được đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị bài giảng của GV với mục đích khuyến khích HS học tập có kết quả cao hơn. Ở Việt Nam, việc UDCNTT trong dạy học Lịch sử đã đặc biệt nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bắt kịp định hướng giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” của GSTS Nguyễn Thị Côi (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, các tác giả đã đề xuất cho chúng ta một số ví dụ về cách ứng dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng cho GV áp dụng vào từng bài trong môn Lịch sử. Nhiều nhà sử học, nhà giáo dục, các tác giả bày tỏ sự quan tâm của mình đến vấn đề phát triển tư duy và phát triển các năng lực cho HS trong DHLS, thông qua các công trình nghiên cứu, bài viết, tác phẩm sau”: Trong cuốn “Các con đường nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông” (2006), NXB Đại học Sư phạm, của GS Nguyễn Thị Côi có viết việc ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học là một trong những con đường, biện pháp để nâng cao hiệu quả của bài học Lịch sử. “Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục học” tập 1, (2009), NXB Đại học Sư phạm của tác giả Trần Thị Tuyết Oanh đã đi sâu vào nghiên cứu về tư duy phát triển tư duy cho HS, trong đó UDCNTT vào dạy học là một trong 3
  14. những phương pháp hữu hiệu để kích thích tư duy tích cực, chủ động, độc lập”sáng tạo của HS. Đã có rất nhiều bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến việc UDCNTT trong DHLS như: Bài báo “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” được in trong Tạp chí Đại học Sài Gòn (quyển 2 - 12/2009) của ThS. Lê Tùng Lâm đã khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong dạy học; ThS. Ninh Thị Hạnh và ThS. Hoàng Thị Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 có bài viết “Xây dựng quy trình sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc triển khai bài dạy môn Lịch sử ở trường THPT” in trong Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm ở trường mầm non và phổ thông”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 10/2013, đã đề cập đến khái niệm và phân loại các phương tiện công nghệ, đồng thời giới thiệu một số phần mền đơn giản, dễ sử dụng phục vụ đắc lực cho quá trình dạy học. Trên Tạp chí Giáo dục số 133 kì 1 - 3/2006, có bài in “Sử dụng công nghê thông tin và truyền thông vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử. “Bên cạnh các kỉ yếu, tạp chí cũng có một số luận văn đề cập đến đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học hay xây dựng bài dạy có sự hỗ trợ của công nghệ như:“Luận văn thạc sĩ của tác giả Ninh Thị Hạnh (2012), Một số biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử” tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm trong dạy học Lịch sử.” “Như vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về UDCNTT trong dạy học, nhưng hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT.” 4
  15. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung vào phần Lịch sử thế giới lớp 11 ở trường THPT. -“Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm”Đề tài được tiến hành khảo sát tại các trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc, THPT Dương Quảng Hàm - Hưng Yên, THPT Đông Anh - Hà Nội và thực nghiệm tại trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích -“Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng Kahoot trong dạy học lịch sử, đề tài xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung kiến thức và đề xuất biện pháp sử dụng công cụ Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập học phần Lịch sử thế giới lớp 11”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT. 4.2. Nhiệm vụ “Để đạt được mục tiêu trên, đề tài các thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT. - Tiến hành khảo sát cơ bản đối với GV và HS ở trường THPT để đánh giá thực trạng việc sử dụng CNTT nói chung và sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng trong dạy học môn Lịch sử. - Đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập Lịch sử học phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.” 5
  16. - Thực nghiệm sư phạm và tiến hành khảo sát để đánh giá được tính hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử ở trường THPT. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu “Nghiên cứu lí luận : đọc, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa tài liệu sách báo, tạp chí, internet” về tâm lý học, giáo dục học, PPDH Lịch sử, đặc biệt là sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Phân tích nội dung phần chương trình Lịch sử thế giới - SGK Lịch sử lớp 11 hiện hành. Điều tra thực tiễn:“Điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp thực nghiệm” 6. Những đóng góp mới của đề tài “Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, khóa luận góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc”UDCNTT nói chung và sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực cho HS. - Đánh giá được thực trạng UDCNTT nói chung, sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng vào dạy học Lịch sử ở trường THPT. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT. 6
  17. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập Lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ thông Chương 2: Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm 7
  18. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot 1.1.1.1. Kahoot là gì? “Kahoot là ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí, được thiết kế ra dựa trên nền tảng trò chơi và tạo nên sự tương tác cao trong lớp học, Kahoot được sử dụng trên 160 nước trên thế giới với khoảng hơn 300.000 người sử”dụng. Kahoot đã có từ năm 2006, ban đầu là một ứng dụng giáo dục trò chơi được gọi là bài giảng đố, sự phổ biến và tính năng sử dụng của nó được thay đổi dần vào hoàn thiện như ngày nay, do Asmund Furuseth là giám đốc điều hành và đồng sáng lập. “Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy cho phép sử dụng trên mọi thiết bị như: laptop, table, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó có kết nối mạng”internet. “Kahoot hỗ trợ giáo viên tạo trò chơi (bài tập trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn, Kahoot với nhiều tính năng giúp người thiết kế có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh”chóng. Với bộ môn Lịch sử, Kahoot là ứng dụng hỗ trợ việc dạy và học rất hiệu quả cho HS và GV thông qua việc hỗ trợ thiết kế các bài tập Lịch sử. 1.1.1.2. Hƣớng dẫn sử dụng Kahoot Hiện nay chúng ta có thể sử dụng công cụ Kahoot trên ba phiên bản: - Sử dụng trực tuyến trên website: . - Sử dụng bản offline bằng cách tải trực tiếp về máy tính. 8
  19. - Sử dụng phiên bản trên hệ điều hành iOS, android có trên iPad/Smatphone. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước thiết kế một bài tập Lịch sử bằng cách sử dụng Kahoot trực tuyến. Truy cập trang web: * Đăng kí, đăng nhập Trước hết, thiết lập tài khoản Kahoot (đối với GV): GV cần đăng ký tài khoản Kahoot tại địa chỉ : . Click Sign in để đăng nhập (với người đã có tài khoản), Click Sign up for free để đăng kí miễn phí (với người chưa có tài khoản). Hình 1: Trang giao diện đăng kí ứng dụng Kahoot Sau đó chọn vai trò người cần đăng kí I’m a teacher. 9
  20. Hình 2: Trang giao diện chọn vai trò người dùng cần đăng kí Sau đó chọn đăng kí bằng tài khoản Google hoặc Microsoft hoặc Email. Hình 3: Trang giao diện lựa chọn đăng kí bằng các tài khoản 10
  21. Điền các thông tin cần thiết Hình 4: Trang giao diện điền cac thông tin cá nhân cần thiết của người dùng Hướng dẫn cách thiết kế một bài tập Lịch sử trên Kahoot Trước hết GV cần đăng nhập. Màn hình giao diện khi đăng nhập: Hình 5: Màn hình giao diện khi đăng nhập Sau đó click Create để xây dựng bộ câu hỏi. 11
  22. Hình 6: Màn hình giao diện các dạng bài tập Tùy theo các dạng câu hỏi định soạn mà chọn Quiz (Câu đố), Discussion (Thảo luận), Jumble (Sắp xếp) hay Survey (Khảo sát) cho phù hợp. Trong đó: “Quiz (Câu đố):“Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm, trong một câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng. GV thường tạo một bài Quiz với nhiều câu hỏi để HS cả lớp cùng làm. GV có thể đặt thời gian cho từng câu hỏi. Cách này phù hợp để cho HS ôn lại những kiến thức đã học” và để tạo hứng thú cho HS tập trung vào bài học hơn.” Jumble (sắp xếp): Dạng bài này là sắp xếp đáp án đúng, hay chính là kéo câu trả lời theo đúng thứ tự. GV có thể đưa ra một nội dung, cho HS sắp xếp théo thứ tự, hoặc điền vào chỗ trống. Survey (Khảo sát): GV có thể tạo một bảng khảo sát để thăm dò ý kiến HS. Dạng bài này thích hợp khi đang trong giờ học, để HS cả lớp có thể đóng góp ý kiến của mình và không bị nhàm chán khi chỉ nghe GV giảng bài mà không được đóng góp ý kiến. GV có thiết kế một bảng khảo sát liên quan đến bài học, sau đó cho HS cả lớp vote rồi xem kết quả khảo sát. 12
  23. Ví dụ: GV soạn bộ câu hỏi Quiz: Nhấn Create new Kahoot! Sau click Ok, Go! Điền tên của hoạt động (lưu ý phần bắt buộc) Để bắt đầu tạo câu hỏi → GV cần điền các thông tin: Tên và nội dung câu hỏi, các câu trả lời đáp án, chọn mức điểm, cài đặt thời gian, có thể chọn hình ảnh đính kèm. Sau khi đã soạn xong câu hỏi, click vào Save để lưu bài và chọn Done để hoàn tất việc soạn bài. 13
  24. Chọn hình ảnh có đề câu hỏi tải lên Cài đặt thời gian Điền câu hỏi trả lời câu hỏi Tích vào đáp án đúng Điền các đáp án Hình 7: Màn hình giao diện khi soạn bộ câu hỏi dạng Quiz * Đối với học sinh HS sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối Internet truy cập vào địa chỉ Kahoot.it, sau đó nhập mã PIN mà GV chia sẻ. HS nhập mã PIN Hình 8: Màn hình giao diện sau khi HS truy cập địa chỉ Kahoot.it HS có thể chọn chế độ chơi cá nhân, hoặc theo team, sau khi điền đủ thông tin cá nhân, và thành viên của nhóm. HS ấn sẵn sàng để chơi. 14
  25. 1.1.1.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của Kahoot * Ưu điểm: - “Có thể tích hợp các hình ảnh minh họa, sơ đồ, video “được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo được hứng thú cho người học”giúp người học chủ động tương tác hơn “học mà chơi - chơi mà học”.” - Giúp GV ôn tập những điểm mà HS cần ghi nhớ. - “GV có thể loại bỏ những người chơi có tên đăng nhập không hợp lệ ra khỏi trò chơi” -“ Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi, và tăng độ khó của trò chơi sau 30s hoặc khi các bạn khác đã trả lời câu hỏi, điều này làm cho Kahoot hiệu quả hơn so với các ứng dụng có chức năng tương tự như”Socrative và Nearpod. - “Linh động trong chờ đợi: Trong khi chờ đợi các người học đăng nhập vào hệ thống, GV có thể mở một video trên Youtube chạy trong nền của ứng dụng, video này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang nội dung liên quan đến chủ đề”chuẩn bị kiểm tra. -“Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt ứng dụng nào khác trên các thiết”bị. - Hoàn toàn miễn phí. - Có sẵn kho câu hỏi, câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố”khác. -“Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài kiểm tra giúp GV hoàn thiện hơn kho câu hỏi của”mình. * Nhược điểm - Yêu cầu thiết bị phải có kết nối internet. - Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm. 15
  26. -“Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm” - Giới hạn kí tự cho các câu hỏi và câu trả lời: mỗi câu hỏi chỉ có tối đa 95 ký tự và câu trả lời là 60 ký tự, tuy nhiên chúng ta có thể khắc phjc nhược điểm này bằng cách chụp ảnh câu hỏi và tải lên. 1.1.1.4. Khả năng ứng dụng trong bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT Kahoot là công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí với nhiều tính năng nổi trội, đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, ứng dụng Kahoot có thể sử dụng để hỗ trợ việc thiết kể bài tập cho bất cứ môn học nào. Tuy nhiên, với môn lịch sử chúng ta có thể thấy được khả năng nổi bật của Kahoot trong DHLS như sau: “Thứ nhất, tri thức Lịch sử có tính quá khứ, khi HS được học thì tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử được nhắc đến đều đã diễn ra, thậm chí là rất xa so với thời điểm hiện tại. Vì vậy, HS không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ mà chỉ có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua tư liệu lịch sử” Việc ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập lịch sử làm cho các sự kiện Lịch sử được tái hiện lại một cách sinh động hơn bởi Kahoot cho phép tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng vào câu hỏi, qua đó bản thân người học vừa làm bài tập Lịch sử vừa như được sống lại với những sự kiện đã qua và từ đó con đường nhận thức cũng trở nên dễ dàng. Thứ hai, do sự phong phú về nguồn tư liệu công nghệ như: Tranh ảnh Lịch sử, tranh biếm họa, video, phim tư liệu Do đó, trong quá trình dạy học đòi hỏi người dạy phải khai thác một cách có hiệu quả nguồn tư liệu phong phú đó giúp tri thức lịch sử trở nên sinh động và trực quan hơn. Ứng dụng Kahoot có thể tích hợp các hình ảnh minh họa, sơ đồ, video thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho người học. Thứ ba, do điều kiện cơ sở vật chất ở trường học. Song song với quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học là trang thiết bị công nghệ 16
  27. hiện đại cũng từng bước đợi đổi mới và hiện đại, các trường học đều có phòng máy tính, phòng học đa năng, phòng học có máy chiếu đó là điều kiện tiên quyết để giáo viên có thể sử dụng ứng dụng Kahoot vào việc dạy học và kiểm tra đánh giá. Như vậy, việc ứng dụng Kahoot vào dạy học là rất khả thi, đặc biệt là ứng dụng vào hỗ trợ thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩ của việc ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông “UNESCO đã nêu ra khẩu hiệu cho mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học ở mọi nơi (any where), Học mọi lúc (any when), Học suốt đời (long life) và Dạy cho mọi người (any people)”Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hỗ trợ của các công cụ trong đó có Kahoot đã làm cho việc tổ chức bài dạy Lịch sử trở nên dễ dàng hơn, đáp ứng được yêu cầu dạy và học, và phần nào đảm bảo được khẩu hiệu đã nêu trên. Về kiến thức: Với công cụ Kahoot trước hết GV có thể sử dụng để hỗ trợ việc thiết kế một bài dạy ấn tượng các tính năng ưu việt. GV là người xây dựng, thiết kế bài dạy nên với việc sử dụng ứng dụng Kahoot GV hoàn toàn có thể xây dựng lên một hệ thống lớp học tương tác, GV có thể thiết kế bài dạy theo mục đích của mình (ví dụ: sử dụng Kahoot thiết kế bài tập phần khởi động, mở đầu bài học; hoặc sử dụng Kahoot để thiết kế bài tập nghiên cứu kiến thức mới ),“Kahoot cho phép tích hợp hình ảnh, video một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng, như vậy có thể thu hút HS hứng thú, tập trung vào nội dung bài học. Đồng thời với tính năng trực tuyến, Kahoot cho phép sử dụng hình ảnh, âm thanh hay một đoạn video phim tư liệu lịch sử sẵn có trên internet phục vụ cho bài dạy một cách dễ dàng. Cũng với tính năng trực tuyến ấy GV có thể theo dõi, kiểm tra” đánh giá cũng như hỗ trợ kịp thời các hoạt động học tập của HS. 17
  28. Sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập không chỉ phục vụ cho quá trình dạy học, lĩnh hội tiếp thu kiến thức mà còn sử dụng để hỗ trợ việc ôn tập và kiểm tra đánh giá. “Về kĩ năng: Bên cạnh việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào học tập thì còn rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng trong cuộc sống hiện đại. Việc tìm tòi, khám phá một loại hình công nghệ mới trước hết sẽ kích thích sự sáng tạo của HS, đồng thời giúp HS phát triển những kĩ năng như: tin học, tìm kiếm thông tin” Về thái độ: HS có thái độ ngưỡng mộ với những phát minh công nghệ hoặc làm tăng niềm đam mê công nghệ ở mỗi cá nhân. “Như vậy, khi thiết kế một bài dạy Lịch sử có sử dụng công cụ hỗ trợ Kahoot vừa đảm bảo được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS vừa cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng về sử dụng phương tiện công nghệ, giúp HS phát triển toàn diện hơn trong thời đại mới, vừa góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về vai trò”vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông. 1.1.3. Quan niệm về bài tập lịch sử * Khái niệm về bài tập “Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “bài tập” Khái niệm “bài tập” theo tiếng Anh: Exercise, tiếng Pháp: Exercice, tiếng Nga: Uprejniê là chỉ một hoạt động của HS nhằm rèn luyện thể chất và trí tuệ: Bài tập thể dục, bài tập vẽ, bài tập toán, bài tập Lịch sử “Khái niệm “bài tập” khi dùng trong ngành giáo dục (dạy học), theo “Từ điển tiếng Việt” khái niệm bài tập có nghĩa là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học” [16;tr.17] - lí giải này chỉ mới giảo thích về mặt thuật ngữ, chứ chưa đi sâu vào bản chất của khái niệm bài tập.” “Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang, khi nới đến khái niệm bài tập ông cho rằng chúng ta không thể không nhắc đến mội tướng quan giữa bài tập với 18
  29. người làm bài tập. Như vậy, bài tập được gọi là bài tập chỉ khi nó là đối tượng hoạt động của một chủ thể xác định” tức là có một “người giải”. “Trong cuốn “Bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục của tác giả”Trần Quốc Tuấn đã định nghĩa: “Bài tập là một hệ thống tin xác định bao gồm những điều kiện và yêu cầu đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đưa ra” [16;tr.18]. Do đó, bài tập không đơn thuần chỉ là sự hoàn thiện, vận dụng và củng cố các kiến thức đã học mà còn là nguồn nhận thức quan trọng trong quá trình học tập. “Trong các tài liệu khoa học cũng như trong thực tiễn dạy học, chúng ta thường dung các thuật ngữ như câu hỏi (câu hỏi theo tiếng Anh và Pháp là Question và được sử dụng khá phổ biến trong dạy học cũng như trong thực tiễn cuộc sống), bài tập, câu hỏi lịch sử, bài tập lịch sử. Chúng ta có thể nhận thấy giữa câu hỏi và bài tập có quan hệ với nhau” đồng thời cũng có điểm giống và khác nhau sau đây: “Xét về chức năng dạy học: Trong dạy học nói chung, để có thể tổ chức thành công một hoạt động nhận thức, kiểm tra đánh giá và phát triển năng lực cho HS, người GV cần phải có những câu hỏi và bài tập để làm phương tiện tổ chức các hoạt động.” “Xét về hình thức: câu hỏi và bài tập cũng có những điểm khác nhau. Câu hỏi chỉ nêu yêu cầu hoặc nhiệm vụ mà HS phải trả lời, còn bài tập vừa có dữ liệu vừa có yêu cầu, HS phải căn cứ vào dữ liệu để giải quyết được yêu cầu một cách xác đáng nhất”. Như vậy, bài tập phức tạp hơn câu hỏi rất nhiều, đòi hỏi học sinh phải có sự đầu tư hơn về cả thời gian lẫn công sức để có thể giải quyết được nhiệm vụ của bài, và tác dụng đối với quá trình nhận thức, giáo dục, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS cũng cao hơn. 19
  30. * Khái niệm về Bài tập Lịch sử (BTLS) Trong cuốn “Bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục Việt Nam, của tác giả Trần Quốc Tuấn, tác giả đã đưa ra quan niệm: “Bài tập Lịch sử là khái niệm chỉ một hệ thông tin xác định về tổ chức quá trình dạy học lịch sử khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trên các lĩnh vực kiếm thức, thái độ và kĩ năng, kĩ xảo” [16;tr.18]. “Đặc trưng của nội hàm khái niệm BTLS: (1) BTLS cung cấp một hệ thông tin và quy định nhiệm vụ mà HS phải thực hiện hay mục tiêu mà GV và HS phải hoàn thành và đạt được trong quá trình dạy và học môn Lịch sử (bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành cho HS). (2) BTLS được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: Nghiên cứu kiến thức mới, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng, kiểm tra, đánh giá. (3) BTLS đặc biệt là bài tập nhận thức là phương tiện chính, chủ đạo của dạy học nên vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. (4) BTLS là phương tiện thúc đẩy năng lực tự học của HS, giúp HS tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu. BTLS đạt yêu cầu là phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS, nghĩa là bài tập được đặt ra ở các mức độ khác nhau sao cho phù hợp với tất cả đối tượng HS, BTLS không chỉ đơn thuần là câu hỏi trong SGK. BTLS có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập và nhận thức của HS, không chỉ kích thích tư duy độc lập, chủ động sáng tạo của HS, mà còn giúp HS làm quen với phương pháp tự học”tự nghiên cứu. 1.1.4. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trƣờng phổ thông 20
  31. “Để HS nắm vững kiến thức Lịch sử thì bên cạnh các biện pháp sư phạm đúng đắn thì GV cũng cần hiểu rõ được những đặc điểm của kiến thức Lịch sử. Không giống với kiến thức của nhiều bộ môn khác, kiến thức Lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống”sự thống nhất giữa “sử” và “luận”. Thứ nhất là tính quá khứ: “Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay” [13;tr.139]. “Nghĩa là tất cả những sự kiện, hiện tượng mà HS được học đều đã xảy ra. Do đó, HS không thể trực quan sinh động lịch sử quá khứ mà chỉ có thể tiếp cận một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từ những sự kiện hiện tượng tương tự” Thứ hai là tính không lặp lại: “Kiến thức Lịch sử mang tính không lặp lại cả về không gian và thời gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng Lịch sử chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian xác định” [13;tr.139]. “Điều này đặt ra yêu cầu khi trình bày một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó cần xem xét cụ thể về không gian và thời gian qua đó nhận thấy các sự kiện lịch sử cụ thể, riêng biệt song có mối quan hệ kế thừa, phát triển” Thứ ba là mang tính cụ thể: “Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định” [13;tr.139]. “Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, càng sinh động thì càng hấp dẫn. Mỗi sự kiện, hiện tượng Lịch sử đều gắn liền với các khoảng không gian, thời gian, nhân vật và địa điểm cụ thể. Tuy mỗi sự kiện đều có những đặc điểm riêng song đều phát triển theo quy luật chung của tiến trình Lịch sử nhân loại” Thứ tư là tính hệ thống (logic lịch sử): “Lịch sử diễn ra trong một không gian, thời gian rộng lớn ở nhiều thời đại khác nhau, ở nhiều nước khác nhau. Nội dung kiến thức Lịch sử rất phong phú: Đề cập đến mọi lĩnh vực của 21
  32. đời sống xã hội loài người bao gồm: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật ” [13;tr178]. “Các nội dung đó được sắp sếp một cách hệ thống. Việc cung cấp kiến thức mới cũng như ôn tập kiến thức đã học cần làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự kiện đồng đại, lịch đại, làm rõ tính logic, tất yếu của Lịch sử” Thứ năm: Kiến thức Lịch sử còn mang tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. “Phần sử là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (lịch sử dân tộc), nó bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như: thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả và giúp HS biết Lịch sử diễn ra như thế nào. Phần luận là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Hai phần sử và luận có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời” [26;tr.7]. Kết luận, lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, kiến thức lịch sử vì vậy cũng khá trừu tượng vì lịch sử không chỉ phản ánh một sự kiện đơn lẻ mà là nhóm các sự kiện có liên quan. Vì vậy, GV cần sử dụng biện pháp sư phạm phù hợp để giúp HS tiếp thu kiến thức Lịch sử một cách tốt nhất. 1.1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nhận thức của HS THPT * Đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT Nói một cách khái quát nhất: “Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người” [20;tr.6]. Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người, trong các hoạt động sống như: công việc, học tập và trong mối quan hệ giữu con người với nhau trong xã hội. Học sinh THPT thuộc vào lứa tuổi từ 16 đến 18, đây là thời kì mà cơ thể con người phát triển đạt mức trưởng thành. Sự phát triển về thể chất đạt đến độ hài hòa, cân đối và phát triển ổn định. Hoạt động trí tuệ, tư duy ngôn 22
  33. ngữ, kĩ năng giao tiếp của các em phát triển ở mức cao. Vì vậy cần có phương pháp phù hợp trong DHLS để phát triển tư duy và năng lực cho HS. Petrvski - Nhà tâm lí học người Nga đã nói: “tính ham học hỏi và tính tò mò là những đặc điểm của thiếu niên, nó mở rộng tâm hồn để hấp thụ cái mới, cái thú vị và lớn lao, như cái bọt biển thấm hút những tin tức khác nhau, song xu hướng ưu thế và tính ham hiểu biết có thể khác nhau” [1;tr.153]. Theo Hà Thế Ngữ thì lứa tuổi này: “Mong muốn khẳng định giá trị của phẩm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa ”[17;tr.72]. “So với HS trung học cơ sở thì HS THPT có sự thay đổi về các hoạt động học tập và các hoạt động khác, hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng yêu cầu cao hơn về tính tích cực, tự giác và độc lập về trí tuệ, trình độ tư duy. Hứng thú và thái độ học tập của lứa tuổi HS THPT thường gắn liền với mong muốn nghề nghiệp nên sẽ mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn. Thái độ học tập của HS cũng có chuyển biến rõ rệt (tăng mạnh mẽ) vì các em ý thức được tầm quan trọng của việc học trong giai đoạn này, bởi các em đang đừng trước ngưỡng cửa cuộc đời”học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp. Đồng thời các em có sự lựa chọn với từng môn học. Mặt khác, ở lứa tuổi này mục tiêu học tập của HS đã được xác định và trở nên rõ ràng hơn. Các em thường có sở thích ổn định với một lĩnh vực, một tri thức hay một hoạt động nào đó đặc trưng, do đó các em càng có mong muốn và nhu cầu cao hơn trong việc đào sâu và mở rộng tri thức tương ướng với các lĩnh vực mà các em đang theo đuổi. Đồng thời đây là độ tuổi ưa thích tìm tòi khám phá, trải nghiệm học mà chơi - chơi mà học, ham thích các phần mềm điện tử Vì vậy, ứng dụng Kahoot được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi, khi được ứng dụng vào giảng dạy sẽ có ưu thế giúp HS chủ dộng tiếp cận với công nghệ và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển về tư duy và năng lực của các em. 23
  34. “Như vậy với đặc điểm tâm sinh lí riêng biệt, sự trưởng thành về tư duy và thao tác học tập của HS THPT, đòi hỏi người GV phải nhanh nhạy đề ra các biện phát sư phạm phù hợp, khi UDCNTT và dạy học phải có biện pháp đáp ứng phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi. Sự học tập mà được tiến hành trong sự khám phá, trải nghiệm luôn mang lại sự thú vị và hứng thú cho HS. Cùng với đặc trưng của bộ môn Lịch sử là tìm hiểu về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra, thuộc về quá khứ thì càng đòi hỏi cao hơn ở người GV khi UDCNTT vào giảng dạy” * Đặc điểm nhận thức Đặc điểm nhận thức của con người theo quan điểm của Lê nin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức lí tính, nhận thức hiện thực khách quan” [13;tr.270]. “Quá trình nhận thức của HS về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người, từ nhận thức cảm tính (tri giác) đến nhận thức lí tính (tư duy, trừu tượng, khái quát) rồi liên hệ đến thực tiễn để kiểm tra nhận thức. Quá trình này bắt đầu từ việc thu thập tri thức lịch sử (do GV cung cấp và học liệu), tạo biểu tượng (quan sát tranh, ảnh, lược đồ, video, phim tư liệu dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin kết hợp các biện pháp sư phạm của GV), từ đó rút ra khái niệm, bài học, quy luật lịch sử và vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn” “Đặc điểm nhận thức của HS THPT còn thể hiện ở tính gián tiếp. Do đặc điểm của tri thức lịch sử có tính quá khứ, nên quá trình nhận thức của HS không thể tiếp cận trực tiếp với quá khứ, mà phương thức nhận thức của HS chủ yếu thông qua tài liệu, qua GV”nghĩa là tiếp nhận tri thức một cách gián tiếp. “Tính được hướng dẫn cũng là một đặc điểm của nhận thức của HS THPT. Quá trình nhận thức của HS được tiến hành trong môi trường sư phạm 24
  35. nhất định theo con đường đã được khám phá dưới sự dẫn dắt của GV. Đối với việc học tập, HS không phải là phát minh ra cái mới cho nhân loại mà là nhận thức, rút ra bài học đối với bản thân mình từ kho tàng tri thức nhân loại. HS là đối tượng của quá trình dạy học, việc học tập là quá trình nhận thức của HS, việc giảng dạy của GV là sự hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ giúp HS học tốt” Theo nhà giáo dục học Dix-tec-vec: “Người giáo viên tồi chuyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy người ta cách tìm ra chân lí” [21;tr.37]. “Tính giáo dục: Quá trình nhận thức chính là quá trình HS được giáo dục một cách toàn diện, không chỉ là lĩnh hội tri thức mà còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực của người công dân đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. “Như vậy, kết quả của quá trình nhận thức là hiệu quả của quá trình dạy học. Việc nghiên cứu đặc điểm của nhận thức của HS là cơ sở cho quá trình dạy học đạt được mục tiêu đề ra”. “Với đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS, GV cần phải đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp kết hợp với việc sử dụng phương tiện công nghệ góp phần phát triển tư duy, khích thích tính tích cực trong học tập lĩnh hội kiến thức lịch sử của HS. Việc ứng dụng Kahoot vào bài dạy tạo nên sự hứng thú, chủ động trong lĩnh hội và khắc sâu kiến thức cho HS, góp phần hình thành năng lực nhận thức và tư duy lịch sử” 25
  36. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông “Thấy rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thông qua các chính sách, nghị quyết của bộ Giáo dục và Đào tạo nên hầu hết các trường THPT đều ứng dụng CNTT vào dạy học. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử cũng luôn được GV chú trọng và quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào xây dựng, thiết kế các bài giảng” Để nắm bắt được thực trạng chung về sử dụng các phương tiện công nghệ trong dạy học, chúng tôi đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua thâm nhập thực tế (dự giờ, trao đổi), từ đó chúng tôi rút ra một số nhận định: Hiện nay, nhiều trường học đã có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị và được triển khai khá thường xuyên việc sử dụng phương tiện công nghệ vào trong dạy học (THPT Đông Anh - Hà Nội, THPT Yên lạc - Vĩnh Phúc, THPT Dương Quảng Hàm - Hưng Yên ) Phần lớn GV đều đã quan tâm đến việc tìm hiểu công nghệ dạy học mới và sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là khả thi và đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các phương tiện công nghệ thường được giáo viên sử dụng vào trong dạy học hiện nay như: Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, Proshow Producer Hiện nay, ở các trường phổ thông, ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, khuyến khích về cả vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện để GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Ví dụ, trường THPT Yên Lạc thường tổ chức các kì hội thao giảng bắt buộc GV phải sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học. 26
  37. Khác với phương pháp dạy học truyền thống, các bài dạy có sử dụng phương tiện công nghệ giúp HS hứng thú hơn vào bài học, chủ động tiếp thu kiến thức hơn, các kiến thức lịch sử không còn khô khan, nhàm chán. Tuy nhiên, việc UDCNTT vào dạy học vẫn còn nhiều bất cập: - Các trường phổ thông ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng xâu vùng xa, điều kiện phương tiện dạy học còn thiếu thốn, cơ sở vật chất hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu, các thiết bị kĩ thuật như máy tính nếu có cũng chỉ phục vụ công tác văn phòng. - Vì nhiều lí do như trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế, thiếu nguồn tư liệu: tranh ảnh, phim tư liệu nên GV không có điều kiện tiếp cận phương tiện công nghệ để ứng dụng vào giảng dạy. Một bộ phận không nhỏ GV còn nặng tâm lí ngại tiếp cận với các phương tiện công nghệ hiện đại, thậm chí cho rằng việc UDCNTT vào dạy học là không khả thi do điều kiện của nhà trường, cho rằng việc UDCNTT vào dạy học không thể phổ biến rộng và kết quả đem lại không được bao nhiêu so với phương pháp dạy học truyền thống. Hơn nữa việc xây dựng, thiết kế một bài dạy có sử dụng phương tiện công nghệ một cách hiệu quả cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. - Nhiều nhà trường còn đưa ra những lí do khó khăn chủ quan, khách quan, tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề này, chưa có chính sách, biện pháp cụ thể phù hợp để khuyến khích GV sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học như: tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn UDCNTT vào dạy học, hay tổ chức đánh giá, trao đổi, khen thưởng - Nhiều GV sau khi tiếp cận với phương tiện công nghệ và các phần mềm dạy học thì lại tuyệt đối hóa vai trò của phương tiện công nghệ trong dạy học và cho rằng nó có thể thay thế các hình thức, phương pháp dạy học truyền thống. Một số GV thì lại chỉ quan tâm đếm thao tác giữa HS và máy chiếu, không chú ý đến việc tổ chức, điều khiển các hoạt động tương tác giữa GV - HS, HS - HS. 27
  38. Nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện công nghệ một số GV đã có cố gắng tiếp cận và ứng dụng vào dạy học. Có thể nói, việc ứng dụng các phương tiện công nghệ ít nhiều đã có tác động tích cực góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu tài liệu hướng dẫn lí thuyết và thực hành nên giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, chưa cân bằng được giữa phương pháp dạy học truyền thống, giữa các yêu cầu sư phạm và yếu tố kĩ thuật hoặc khai thác ứng dụng còn đơn điệu, thiếu sáng tạo do đó hiệu quả dạy học vẫn chưa cao. Tuy nhiên để rõ thực trạng hơn chúng tôi đã tiến hành khảo sát. 1.2.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông 1.2.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát “Đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học nói chung và trong bộ môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông góp phần tạo nên những thay đổi nhất định, chất lượng dạy học được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử hiện nay đang dần phổ biến hơn ở trường THPT. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV vẫn trung thành với cách dạy học truyền thống, chưa áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào dạy học, điều này đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. Do đó, việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT nói chung và thực trạng việc sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT” cũng như sự cần thiết của việc ứng dụng Kahoot vào việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông. “Từ kết quả khảo sát, điều tra về thực tiễn dạy học để đưa ra những kết luận chung và đặt ra yêu cầu giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học Lịch sử ở trường THPT” 28
  39. Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của 15 GV và 150 HS các trường THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc), THPT Đông Anh (Hà Nội), THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) 1.2.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: “Tìm hiểu quan niệm của GV về các vấn đề: Mức độ cần thiết và mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử, vai trò, ý nghĩa của UDCNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng; cách thức GV sử dụng phương tiện công nghệ cho bài dạy Lịch sử; khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học; đánh giá về mức độ hứng thú của HS khi GV ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học; những khó khăn của GV khi triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ; và cuối cùng là những đề xuất của GV cho việc UDCNTT”vào dạy học Lịch sử được hiệu quả hơn. “Đối với HS, Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào tìm hiểu hứng thú của HS đối với môn Lịch sử, với các bài dạy có có sử dụng phương tiện cộng nghệ nói chung và công cụ Kahoot nói riêng; mức độ sử dụng Kahoot trong giờ học Lịch sử; quá trình hướng dẫn HS sử dụng công cụ Kahoot; khả năng ứng dụng Kahoot phục vụ cho quá trình học tập của HS; những thuận lợi và khó khăn khi HS sử dụng Kahoot; ý kiến đánh giá” phản hồi và mong muốn của HS về việc sử dụng Kahoot hiệu quả hơn trong học tập Lịch sử. 1.2.2.3. Kết quả khảo sát Qua thống kê, phân tích và xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: * Quan niệm của GV và HS Thứ nhất, quan niệm về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT và vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. 29
  40. - Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (Rất cần thiết/cần thiết/bình thường/không cần thiết). Với việc nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ định hướng cho GV sử dụng phương tiện công nghệ một hiệu quả và phù hợp với nội dung từng bài dạy. Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ giáo viên được chọn khảo sát (100%) đều thống nhất cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (trong đó: 22,2% GV cho rằng rất cần thiết). Điều này cho thấy chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã thu được hiệu quả nhất định, có tác động đến nhận thức của GV đã phần ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và dạy học. Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) - Khi được hỏi về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử, (66,7%) ý kiến GV cho rằng các sự kiện Lịch sử được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn do đó khơi gợi được hứng thú học tập và HS có thể tiếp thu, ghi nhớ và lưu giữ nội dung kiến thức dễ dàng hơn, lâu hơn 33,3% cho rằng Khắc phục những hạn chế khi sử dụng phương tiện dạy học truyền thống như: phấn bảng, tranh ảnh 30
  41. Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Từ kết quả cho thấy, GV ở trường THPT đã nhận thức được việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là cần thiết và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và phát triển năng lực cho HS. Thứ hai, mức độ sử dụng phương tiện công nghệ của giáo viên và hứng thú học tập của học sinh. - Mức độ sử dụng phương tiện công nghệ của GV vào trong dạy học Lịch sử đươc đánh giá ở các mức độ: Thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, chưa bao giờ. Khi điều tra về mức độ thường xuyên sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, 100% GV được khảo sát đều chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học. Qua đó có thể thấy dù đã nhận thức được mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT nhưng việc sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học còn chưa được thường xuyên, đại đa số GV thỉnh thoảng mới sử dụng. - Khi được hỏi về việc thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (Rất thích/thích/bình thường/không thích), kết quả điều tra thu được cho thấy có 85,5% ý kiến HS thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (trong đó: 47,8% rất thích, 37,7% thích), còn lại 13% ý kiến HS bình thường với việc học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện 31
  42. công nghệ, chỉ có duy nhất 1% không thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ. Hình 1.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức độ thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (đơn vị %) - Mức độ hứng thú học tập của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT: Rất hứng thú/hứng thú/bình thường/không hứng thú. GV đánh giá về mức độ hứng thú học tập của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là 75% ý kiến GV cho rằng HS hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử và 25% ý kiến GV cho rằng HS rất khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử. Hình 1.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về mức hứng thú của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) 32
  43. Về phía HS, khi được hỏi về mức độ hứng thú của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là 33,8% ý kiến HS rất hứng thú, 39,7% ý kiến HS hứng thú, và 23,5% ý kiến HS bình thường. Hình 1.5: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) “Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy, GV đã có nhận thấy được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử đó chính là giúp HS hứng thú hơn vào bài học. Đa số HS đều rất hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học. Điều này cũng chứng tỏ mức độ quan tâm của HS đối với CNTT là rất lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ ý kiến HS cho rằng mình cảm thấy bình thường hoặc không hứng thú khi GV sử dụng CNTT vào dạy học. Nguyên nhân có thể là do việc ứng dụng CNTT và dạy học còn chưa được thường xuyên và hiệu quả, HS khó tập trung ghi chép, hoặc do GV thiếu sự tương tác” vì thế dẫn tới tình trạng một số bộ phận HS chưa nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò của CNTT trong học tập. Thứ ba, thực trạng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy và học của GV và HS. Những phần mềm ứng dụng thường xuyên được thầy (cô) sử dụng trong dạy học Lịch sử (PowerPoint/Prezi/Kahoot/Phần mềm khác). Khi được hỏi về các phần mềm ứng dụng mà các thầy (cô) thường xuyên sử dụng khi dạy học Lịch sử thì 100% ý kiến GV được khảo sát là PowerPoint. 33
  44. Khi được hỏi phương tiện dạy học mà GV thường sử dụng, có 34,8% ý kiến HS cho rằng GV thường xuyên thiết kế bài giảng trên máy và sử dụng vào giảng dạy, 30,4% ý kiến HS cho rằng GV thi thoảng sử dụng máy chiếu và sơ đồ vào các bài dạy, 27% ý kiến HS cho rằng GV chỉ sử dụng bảng, lời nói, tranh ảnh tĩnh, 7,2% ý kiến HS đưa ra ý kiến khác (ví dụ GV sử dụng bảng thông minh). Hình 1.6: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về phương tiện dạy học thường được GV sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ của GV vào các bài dạy Lịch sử (Thiết kế phim dựa trên hình ảnh/Thiết kế phiếu học tập trên word/Chỉnh sửa phim tư liệu sẵn có/Thiết kế dự án/Thiết kế trò chơi khác/một số loại hình khác). Kết quả khảo sát cho thấy: 44,4% GV chỉnh sửa tài liệu có sẵn, 22,2% GV thiết kế phim dựa trên hình ảnh, 11,1% GV thiêt kế dự án, 11,1% GV thiết kế các loại trò chơi, 11,1% GV lựa chọn loại hình khác (ví dụ như làm thẻ nhớ nhân vật, thiết kế bài giảng bằng PowerPoint, thiết kế bài giảng theo các chủ đề). 34
  45. Hình 1.7: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về cách thức sử dụng phương tiện công nghệ của GV trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Như vậy với việc nhận thức và đánh giá được ý nghĩa của ứng dụng CNTT vào dạy học, thì GV cũng đã dần đưa phương tiện công nghệ vào các bài dạy của mình, tuy nhiên việc sử dụng còn chưa được thường xuyên và đa dạng về cách thức và ứng dụng, nên phần nào đã khiến hiệu quả ứng dụng CNTT chưa đạt được ở mức tối đa, có khi còn gây nhàn chán đối với HS. Đối với HS, khi được hỏi về cách sử dụng phương tiện công nghệ vào để giải quyết một nhiệm vụ học tập được giao, chúng tôi thu được kết quả: 36,2% ý kiến HS cho biết có sự hướng dẫn của GV để sử dụng phương tiện công nghệ phù hợp, 33,3% ý kiến HS cùng bạn bè tìm ra phương tiện phù hợp nhất cho nhiệm vụ, 21,7% ý kiến HS tự tìm hiểu cách sử dụng, 8,7% ý kiến HS chọn vào một đáp án khác (sẽ tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà không sử dụng sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ). 35
  46. Hình 1.8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về cách thức tìm hiểu và sử dụng phương tiện công nghệ trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Như vậy, bên cạnh việc GV ứng dụng phương tiên công nghệ vào dạy học thì GV cũng đã chú ý đến việc định hướng, hướng dẫn HS sử dụng phương tiện công nghệ vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, hiệu quả dạy và học sẽ được nâng cao hơn, sẽ không còn là một chiều GV là người truyền thụ, HS là người tiếp thu kiến thức mà sẽ có sự tương tác nhiều hơn giữa GV và HS. *Khả năng sử dụng ứng dụng Kahoot phục vụ vào việc dạy và học của GV và HS Kahoot là công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí, được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi (câu hỏi trắc nghiệm nhiều lực chọn, có thể chèn hình ảnh, video) tạo nên hệ thống lớp học tương tác (sử dụng thiết bị thông minh: smartphone, ipad, laptop). Đối với GV khi được hỏi về việc đã từng sử dụng ứng dụng này vào dạy học Lịch sử thì có 33,3% ý kiến GV cho biết đã mình từng sử dụng và có 66,7% ý kiến GV cho biết mình từng sử dụng. 36
  47. Hình 1.9: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Tuy nhiên khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử thì đa số GV cho rằng việc sử dụng ứng dụng Kahoot sẽ có được những thuận lợi nhất định: về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc ở các trường THPT hiện nay hầu hết đều được đã được trang bị khá đầy đủ, hơn nữa HS rất thích thú khi được học tập có sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, điều này giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức. Kahoot với đặc điểm là ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập với các dạng câu hỏi khác nhau, thì có ý kiến GV cho rằng nó rất phù hợp, bởi kiến thức của một bài học Lịch sử nhiều và thời gian dành cho các câu hỏi, bài tập bị hạn chế. Kahoot được xây dựng trên hệ thống lớp học tương tác nên khi sử dụng ứng dụng này vào bài học, GV có thể thu được những phản hồi học tập từ HS, và đưa ra nhưng điều chỉnh sao cho phù hợp để tiết học đạt hiệu quả hơn Bên cạnh những thuận lợi thì cũng tồn tại những khó khăn đó là mất rất nhiều thời gian từ việc xây dựng ý tưởng cho đến thiết kế bài tập, và sẽ gặp khó khăn cho một bài tập thiết kế đẹp, khoa học, phù hợp với nội dung bài và sử dụng công cụ một cách có hiệu quả, và sẽ tạo ra cho GV những khó khăn nhất định trong việc quản lí lớp, học sinh lợi dụng việc được sử dụng phương tiện công nghệ vào các mục địch khác. Tiếp nữa là khi sử dụng ứng dụng 37
  48. Kahoot là cần có kết nối internet, nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Đối vơi HS, khi được hỏi về việc đã từng được sử dụng ứng dụng này trong các giờ học lịch sử thì có 26,5% ý kiến HS cho biết mình đã từng được sử dụng, 22,1% ý kiến HS cho biết mình từng được nghe nhắc đến ứng dụng này nhưng chưa bao giờ được sử dụng, và có đến 51,5% ý kiến HS cho rằng mình chưa bao giờ được biết đến ứng dụng này. Hình 1.10: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng ứng dụng Kahoot trong học tập môn Lịch sử chúng tôi đã thu được một số ý kiến phản hồi từ HS như sau: Bên cạnh những ý kiến chưa được sử dụng và mong muốn được sử dụng, thì những HS đã được sử dụng đều cho rằng HS hứng thú hơn khi được trực tiếp chơi, được trải nghiệm, điều đó giúp việc tiếp thu kiến thức được dễ dàng hơn. Từ kết quả khảo sát cho thấy Kahoot là một ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học Lịch sử rất hiệu quả, nhưng việc được biết đến và được áp dụng vào các bài học môn Lịch sử ở trương phổ thông vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên khi được ứng dụng vào dạy học bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn tồn tại những khó khăn nhất định (đó chính là yêu cầu về trang thiết bị, mạng internet và cần sự đầu tư thời gian và công sức hơn từ GV), và 38
  49. cần đưa ra được những đề xuất nhất định để khắc phục được những khó khăn và để việc sử dụng Kahoot được hiệu quả hơn. * Mong muốn, đề xuất của GV và HS về việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lich sử được hiệu quả hơn “Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học, chúng tôi đã ghi nhận những đề xuất, nguyện vọng của GV và HS ở một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh” Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên. Đa số các GV đều cho rằng việc sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học là cần thiết, và phải có mức độ nhất định, không nên quá lạm dụng phương tiện công nghệ vì sẽ gây nhàm chán, HS tập chung vào chơi hơn là học bài, hoặc sẽ lợi dụng việc được sử dụng sử dụng máy tính vào mục đích khác gây cho GV khó khăn trong việc quản lí. Ý kiến GV được khảo sát mong muốn được hướng dẫn sử dụng Kahoot thành thạo hơn, và khuyến khích GV sử dụng một cách thường xuyên hơn vào các bài dạy của mình. Tất cả ý kiến HS cũng đều mong muốn thầy (cô) ứng dụng CNTT một cách thường xuyên hơn vào các bài dạy của mình, và bản thân các em được sử dụng Kahoot nhiều hơn, và sử dụng một cách có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc học và phát triển năng lực bản thân. Một số GV có mong muốn nhà trường mở rộng thêm các phòng đa năng, phòng máy chiếu và máy tính để có điều kiện được sử dụng nhiều hơn. Về phía HS đa số ý kiến của các em đều là chưa từng được biết hoặc chưa đã nghe qua nhưng chưa được sử dụng Kahoot, và các em đều mong muốn được học ít hơn về lí thuyết và được GV cho chơi nhiều hơn các trò chơi có liên quan đến bài học hoặc được GV hướng dẫn cho các em tiếp cận nhiều hơn với các phần mền ứng dụng trong quá trình học tập. Nhiều em cho rằng những bài học kiến thức Lịch sử rất khô khan và mong muốn có sự liên 39
  50. hệ với thực tiến cuộc sống. Ở một số trường, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, HS mong muốn được tiếp cận nhiều hơn đến máy móc. 1.2.2.4. Đặt ra những vẫn đề cần giải quyết “Việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của GV, HS không chỉ đưa ra đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học, sử dụng phương tiện công nghệ, đặc biệt là Kahoot trong dạy học Lịch sử mà còn là cơ sở để nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng môn học” Thứ nhất, cần sử dụng phương tiện công nghệ một cách thường xuyên và hiệu quả hơn, trong đó có Kahoot. “Các bài giảng Lịch sử đã bước đầu có sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là thiết các bài trình chiếu đơn giản chứ chưa đi sâu vào khai thác các chức năng, các công cụ phức tạp hơn, khả năng ứng dụng và đem lại hiệu quả cao hơn, ví dụ như Kahoot. Một số GV thì gặp vấn đề khó khăn khi thiết kế bài dạy có sự hỗ trợ của công cụ hiện đại gây mất thời gian cho quá trình chuẩn bị và triển khai bài dạy. Vì vậy, dù đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của UDCNTT vào dạy học song giáo viên vẫn chưa chú ý khai thác, phát huy được tối đa chức năng của phương tiện công nghệ, đồng thời cũng chưa lựa chọn được công cụ hỗ trợ phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, tu duy sáng tạo của HS.” Thứ hai, trình độ tin học, ngoại ngữ của GV (đặc biệt là GV lớn tuổi) còn có những hạn chế nhất định. Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật hiện đại, hầu hết GV đều biết sử dụng máy tính, tuy nhiên một số GV vẫn chưa tích cực tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng các phương tiện công nghệ. Phương tiện công nghệ hiện đại dù chỉ mang ý nghĩa như một công cụ trực quan, hỗ trợ GV trong việc truyền tải kiến thức đến người học nhưng nếu không có kiến thức về công nghệ, không nắm vững được phương pháp sử dụng thì cũng không thể phát huy được hiệu quả của phương tiện công nghệ. 40
  51. Thứ ba, Khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường phổ thông cũng là một trở ngại lớn. “Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho dạy học cũng là yếu tố quan trọng góp phần và việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. Bởi hầu hết các trường phổ thông hiện nay đều đã được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình giảng dạy nhưng số lượng còn rất hạn chế và chất lượng phòng máy chưa đáp ứng đủ yêu cầu, HS cũng rất ít được tiếp xúc với thiết bị để phục vụ hoạt động học tập.” “Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng UDCNTT trong dạy học và các vấn đề cần giải quyết, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm môn học, nắm vững những khó khăn trở ngại của việc sử dụng phương tiện công nghệ vào quá trình dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng. Đồng thời cũng là cơ sở thực tế quan trọng để chúng tôi đề xuất một số biện pháp khắc phục những khó khắn trong đề tài này” 41
  52. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 “Chương 1, đã đưa ra một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường Trung học phổ thông” “Thông qua tìm hiểu, phân tích và tổng hợp chúng tôi đã góp phần làm rõ những khái niệm, tính khả thi và ý nghĩa của việc UDCNTT nói chung và ứng dụng Kahoot nới riêng vào thiết kế bài dạy môn Lịch sử. Đề tài nghiên cứu về ứng dụng và vai trò của Kahoot trong dạy học Lịch sử, từ đó GV có thể vận dụng phương tiện công nghệ phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” nâng cao chất lượng dạy học. “Qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng UDCNTT vào dạy học ở trường phổ thông cho thấy: GV đã có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của phương tiện công nghệ trong dạy học, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong chuẩn bị và triển khai. Các phương tiện công nghệ và công cụ hỗ trợ tuy đã được sử dụng nhưng chưa được đa dạng” chưa kết hợp được nhiều hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn nội dung, đề xuất các biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT. 42
  53. CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11 2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11 Phần Lịch sử thế giới ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 02 phần: “Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)” -“Chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 03 chương, 08 bài, được bố cực theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 08 tiết” “Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) là phần thứ nhất trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10” “Phần Lịch sử thế giới cận đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 10 và lớp 11. Trong đó, phần Lịch sử thế giới cận đại (phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) đây là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới đó chính là sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và đưa đến hệ quả cho hầu hết các nước trên thế giới” đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới cận đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8. - Chương trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 04 chương, 10 bài, 43
  54. được bố cục theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 11 tiết. Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) là phần thứ hai trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần một - Lịch sử thế giới cận đại. “Phần Lịch sử thế giới hiện đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 11 và lớp 12. Trong đó, phần Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) là giai đoạn biến động của lịch sử thế giới, trong gần 30 năm (1917-1945) nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới như hai cuộc chiến tranh thế giới, khủng hoảng kinh tế - tài chính” đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới hiện đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8. 2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11 Sau khi học xong nội dung chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945), HS có khả năng: * Về kiến thức - Trình bày được tình hình chính trị - xã hội và diễn biến của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). - Chứng minh được Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. - Trình bày được cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. - Trình bày được tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. 44
  55. - Trình bày được tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. - Trình bày được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, hệ quả). * Về kĩ năng - Kĩ năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh mối tương quan, đánh giá bản chất, rút ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quan trọng, và đưa ra nhận xét, kết luận. - Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh, lược đồ, nhận xét, nêu vấn đề trao đổi, lập sơ đồ, bảng biểu các sự kiện cơ bản. - Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm – cá nhân. * Về thái độ - Củng cố và nâng cao nhận thức về quy luật tiến hoa của lịch sử loài người, lịch sử thế giới cận đại và hiện đại thông qua các giai đoạn phát triển cửa lịch sử. - Nâng cao lòng yêu thích và ham học hỏi môn lịch sử, ý thức quyết tâm học tập và lao động để xây dựng đất nước phát triển để sánh vai với các cường quốc. - “Bồi dưỡng tình yêu thương nhân loại, có thái độ đúng đắn với chiến tranh và hệ quả của nó, căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình” - “Bồi dưỡng ý thức tôn trọng, biết ơn với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga” - Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội. => Góp phần hình thành năng lực cho HS: - “Năng lực tư duy và tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. 45
  56. - Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. - Năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. - Năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn” 2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11 * Phần lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) “Chương I: Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (Thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm chiến các nước nhỏ chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh làm thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đòi chia lại thuộc địa và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với bọn thực dân, phong kiến, tay sai và các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ” “Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhận loại. Vấn đề phân chia lại thế giới sau chiến tranh đã gây nên mẫu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản, và trở thành một trong những nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai” Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại. Sự phát triển của văn hóa thời cận đại và một số những thành tựu về văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX Đến đầu thế kỉ XX. * Phần lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) “Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây là thời kì chủ nghĩa xã hội được ra đời đầu tiên và xác lập ở một nước nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng tháng Mười, chính phủ tư sản bị lật đổ, nhà nước vô sản đầu 46
  57. tiên trên thế giới được thành lập, trải qua bao khó khăn gian khổ nhà nước Xô Viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên, chỉ trong thời gian ngắn Liên Xô từ một nước lạc hậu đã nhanh chóng phát triển và vươn lên thành cường quốc công nghiệp trên thế giới và có vị thế quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời cách mạng tháng Mười Nga có tác động tực tiếp đến phương trào cách mạng thế giới”đe dọa trực tiếp đến các nước tư bản. “Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Chủ nghĩa tư bản trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, với sự xác lập của Chủ nghĩa xã hội (Liên Xô - nhà nước vô sản đầu tiên ra đời), Chủ nghĩa tư bản kết thức vai trò là hệ thống duy nhất trên thế giới.Trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước tư bản từng bước khôi phục ổn định và phát triển nền kinh tế. Trong 10 năm tiếp theo CNTB lại lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng”một số nước tư bản tiến hành cải cách để thoát khỏi khủng hoảng, số khác thì lại phát xít bộ máy và gây chiến tranh xâm lược => Chiến tranh thế giới thứ hai. Chương III: Các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do tiếp thu ảnh hưởng từ thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã bước sang một thời kì mới, phát triển mạnh mẽ với sự ra đời và lãnh đạo của các Đảng Cộng sản. “Chương VI: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Khi chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới” 2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng ứng dụng Kahoot Nguyên tắc sử dụng đúng thời điểm: Sử dụng ứng dụng Kahoot đúng thời điểm có nghĩa là Kahoot được sử dụng phù hợp với phương pháp dạy học 47
  58. của GV và sự mong muốn HS đón nhận những kiến thức từ bài dạy có sử dụng Kahoot. Mặt khác, Kahoot là một ứng dụng được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi, với bản chất là một website, Kahoot cho phép sử dụng trên mọi thiết bị thông minh có kết nối internet, HS có thể truy cập cùng lúc để có một hệ thống lớp học tương tác, chính vì vậy tạo được nhiều hứng thú cho HS. GV có thể dễ dàng quản lí HS thông qua mã PIN. Nguyên tắc sử dụng đúng đối tượng: Sử dụng Kahoot phải phù hợp với đối tượng HS, đối với HS chưa từng tiếp cận hoặc sử dụng Kahoot, GV cần giới thiệu vầ hướng dẫn để HS làm quen với Kahoot, sau đó mới sử dụng và giao nhiệm vụ cho người học. Đối với người học đã từng sử dụng thì GV cần tránh giao nhiệm vụ quá dễ gây nhàm chán, hoặc quá khó kiến HS không tiếp thu được kiến thức. Nguyên tắc đúng mức độ: Kahoot là một ứng dụng cho dạy học rất hiệu quả, nhưng cũng không nên sử dụng quá thường xuyên, khuôn mẫu, nên thay đổi phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học để phát huy được hết những ưu điểm của Kahoot đồng thời phát triển năng lực cho người học. Về yêu cầu: Kahoot cũng giống như một số phần mềm ứng dụng khác, khi sử dụng chúng ta phải đảm bảo tính sư phạm và tính khoa học. Tính sư phạm: Với mục đích dùng để dạy học, các bài dạy có sử dụng ứng dụng Kahoot phải phù hợp với nội dung bài học trong chương trình, không đi quá xa nội dung bài học, vượt qua phạm vị của chương trình mà phải dựa trên nguồn kiến thức cơ bản trong SGK. Cách sử dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức và trình độ hiểu biết, đảm bảo tính “vừa sức” với đối tượng HS. Đối với những vấn đề khó, phức tạp GV cần lựa chọn cách sử dụng phù hợp để việc sử dụng Kahoot đạt kết quả tối ưu. 48
  59. Tính khoa học: Kahoot là một ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học, ôn tập và kiểm tra đánh giá, vì vậy những bài tập được thiết kế ra từ Kahoot trướ hết phải đảm bảo kiến thức trọng tâm bài học, sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng là phải vừa phù hợp thời lượng bài dạy, vừa phù hợp và phản ánh được nội dung kiến thức. Các bài dạy có sử dụng Kahoot bên cạnh việc cung cấp kiến thức trong SGK, bài dạy cần có sự mở rộng, liên hệ, so sánh đồng thời cần thực hiện đa dạng các hình thức sử dụng Kahoot để tránh sự nhàm chán. “Nội dung kiến thức và biện pháp sử dụng Kahoot phải tạo điều kiện thuận lợi để HS khai thác kiến thức, mở đường cho HS phát triển tư duy lịch sử của mình, chứ không phải là sử dụng ứng dụng để minh họa kiến thức bài học.” “Trong quá trình dạy học, GV phải đảm bảo việc sử dụng Kahoot, kết hợp phù hợp và nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác để tổ chức các hoạt động học tập cho HS, giúp các em tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức mà bài dạy có sử dụng Kahoot muốn truyền tải.” 2.3. Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chƣơng trình chuẩn 2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động “Trong giảng dạy, thì hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là công việc quen thuộc của hầu hết các GV. Hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là hoạt động được xây dựng lên nhằm mục tiêu thu hút được sự chú ý và tổ chức hoạt động nhận thức, tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình tiếp thu bài học mới, vận dụng các kiến thức đã học vào lĩnh hội kiến thức mới, gây hứng thú cho HS với vấn đề sẽ học tập.” Hiện nay các hình thức tổ chức hoạt động khởi động của GV ở trường phổ thông cho HS tiếp thu kiến thức mới thường được tiến hành: Kiểm tra bài cũ và khai thác những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới. Hay trao đổi 49
  60. ngắn gọn các vấn đề đã học là cơ sở cho việc lĩnh hội bài mới. Trong trường hợp bài học chỉ trình bài kiến thức mới, GV chuẩn bị cho HS xây dựng tình huống có vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng cách nêu một hoặc hai câu hỏi (bài tập). Một sự mở đầu bài giảng thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu, tạo môi trường dạy - học tin cậy, tích cực có sự hiểu biết giữa GV và HS và giữa các HS với nhau, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, sáng tạo, tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp giúp HS tự tin, hứng thú với bài học, môn học. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan” hay câu “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, qua đó có thể thấy được sự khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong mọi công việc, hoạt động. Ngược lại, nếu một khởi đầu kém thuyết phục có thể làm HS thất vọng, không muốn hợp tác với GV và ảnh hưởng đến cả quá trình học. Không có hai lần mở đầu, do đó, các GV cần phải xem xét nhiều yếu tố để quyết định cách mở đầu hiệu quả nhất. Với vai trò quan trọng như vậy, đề tài này chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế các bài tập khởi động: Ví dụ 1: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài tập khởi động dạng bài Survay (khảo sát): GV tạo một bảng khảo sát để thăm dò ý kiến HS. Dạng bài này thích hợp khi đang trong giờ học, để HS cả lớp cùng đóng góp ý kiến, tránh việc bị nhàm chán khi HS chỉ nghe GV giảng bài mà không được đóng góp ý kiến. Sau đó GV sẽ cho cả lớp vote và cùng xem kết quả. - Mục tiêu của hoạt động: khơi dậy sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS vào tìm hiểu bài mới, thu thập được ý kiến của tất cả HS về một vấn đề GV đặt ra, giới thiệu những nét tiêu biểu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và dẫn dắt vào bài mới. - Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra một bài tập dạng Survay trong Kahoot và có minh họa về hình ảnh. HS suy nghĩ, vote cho các đáp án 50
  61. mà GV đưa ra, mỗi đáp án sẽ đạt được tỉ lệ % nhất định. GV là người quản lí và nắm được hết tất cả các ý kiến của HS. Dựa vào kết quả vote đáp án, GV có thể chọn ra một vài HS lí giải về sự lựa chọn mình, những HS có câu trả lời lập luận logic, có tính tư duy cao và thuyết phục nhất thì GV có thể cho điểm miệng hoặc cộng thêm vào điểm tích lũy của HS. GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Có những nước đã sử dụng tiền của vào mục đích phát triển kinh tế, thực hiện những chính sách mới để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Thế nhưng, Đức - một nước tư bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phải chấp nhận những điều khoản nặng nề trong Hòa ước Véc-xai, nay dưới sự lãnh đạo của Hít-le, đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, tiến hành xâm lược thuộc địa và phân chia lại thế giới. Vậy chiến tranh thế giới thứ hai - cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại đã diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). - Định hướng kết quả của hoạt động: Hứng thú, tập trung trong bài học mới. Với việc sử dụng ứng dựng Kahoot để thiết kế hoạt động khởi động (mở đầu bài học) nhằm mục đích khơi gợi sự hứng thú, thu hút sự tập trung, kích thích tư duy của HS vào bài học mới. Hơn nữa với việc sử dụng Kahoot 51
  62. chúng ta có thể thu thập được tất cả ý kiến của HS trong lớp, nghĩa là tất cả HS đều được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề. GV có thể quản lí được hết các câu trả lời của HS, và đưa ra đề xuất khen thưởng với ý kiến tốt nhất. Ví dụ 2: Bài 3: Trung Quốc - Mục tiêu của hoạt động: GV kiểm tra bài cũ theo hình thức thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi Quiz, sau khi kiểm tra, GV sẽ đồng thời khái quát những kiến thức đã học và những kiến thức có liên quan tới bài mới để mở đầu bài học. - Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bộ câu hỏi trắc nghiệm Quiz được thiết kế trong Kahoot (phụ lục 3.1), sau đó cho học sinh cả lớp vào địa chỉ kahoot.it nhập mã PIN mà GV chia sẻ và bắt đầu làm lần lược các câu hỏi trong bộ câu hỏi, ba HS có số câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được lấy điểm miệng. - GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: “Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển, chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp và đã làm thay đổi vận mệnh của 52
  63. dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á. Vậy tại sao cùng là các quốc gia ở Châu Á mà đến đầu thế kỉ XX Nhật trở thành một nước tư bản phát triển, còn Trung quốc lại trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài mới” Bài 3: Trung Quốc. - Định hướng kết quả của hoạt động: Phát huy tính tích cực, độc lập, tập trung của HS. So với hình thức kiển tra bài cũ bằng 1 câu hỏi theo lối truyền thống thì với việc sử dụng ứng dụng Kahoot để thiết kế bài tập trắc nghiệm phần kiểm tra bài cũ và dẫn vào bài mới, nhằm mục đích thu hút được HS cả lớp làm bài kiểm tra bài cũ thay vì mỗi tiết chỉ kiểm tra được từ hai đến ba HS, tránh tình trạng HS học tủ một phần kiến thức trong nội dung toàn bài, nội dung kiến thức trong các câu hỏi cũng được bao quát và rộng khắc hơn. Đồng thời thu hút được sự hứng thú, tập trung của HS vào bài. 2.3.2. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới Trong cuốn: Phương pháp dạy học Lịch sử tập 2, của GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) có viết: “Tìm hiểu kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản mà HS cần nắm vững để hiểu rõ về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới trong từng giai đọan nhất định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội” [14;tr.126]. Kiến thức mới được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa sự trình bày của GV, tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau, hay những hoạt động độc lập của HS khi tiếp cận các nguồn kiến thức mới. Khi tiến hành tìm hiểu kiến thức mới, cần sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm hình thành cho HS kiến thức mới, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển tư duy và hình thành năng lực cho HS. 53
  64. “Kết quả của việc nghiên cứu kiến thức mới phụ thuộc vào việc GV giải quyết được hai nhiệm vụ song song đó”là: “Thông báo kiến thức khoa học phong phú và khéo léo tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của HS trên cơ sở mục tiêu đề ra” [14;tr.130]. “Để bài học được hiệu quả cần hình thành kiến thức cho HS dựa trên cơ sở hoạt động tích cực, tư duy độc lập của HS, kiến thức được truyền đạt một cách tự nhiên và có hiệu quả nhất” Để việc tìm hiểu kiến thức mới đạt kết quả tốt cần xây dựng được mối tương quan giữa kiến thức mà GV truyền đạt với nội dung SGK, tránh việc GV “đọc lại” hoặc “thoát li” SGK. Bên cạnh việc xác định đúng nội dung kiến thức Lịch sử GV cần sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, tổ chức hợp lí các hoạt động dạy học tránh làm cho bài giảng quá nhàm chán hoặc nặng nề. “Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu kiến thức mới, chúng tôi đã đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới như sau” Ví dụ 1: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. * Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được hoạt động quân sự của các nước phát xít (1931-1937) và thái độ của các nước lớn trước các cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít. *Phương thức tiến hành hoạt động: - GV: đưa ra bài tập dạng câu hỏi trắc nghiệm Quiz trong Kahoot và yêu cầu HS hoàn thành. (Phụ lục 3.2). Thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi là 20s, sau khi hoàn thành bài tập, GV có hình thức khen thưởng với top 3 HS có câu trả lời đúng nhiều nhất. 54
  65. - HS: Nhập mã PIN và vào Kahoot hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra. * Gợi ý sản phẩm: 1. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937) a, Đầu những năm 30 TK XX, Đức, Italia, Nhật Bản thành lập khối phát xít + Nhật chiếm Đông Bắc (1931) và xâm lược toàn Trung Quốc (1937) + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935) + Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1936), âm mưu thành lập nước “Đại Đức” ở châu Âu. b, Thái độ của các nước lớn: + Liên Xô kiên quyết chống phát xít. + Anh, Pháp: nhượng bộ phát xít, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. + Mĩ: chính sách trung lập. Ví dụ 2: Bài 3: Trung Quốc Hoạt động 1: Nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. - Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. 55
  66. - Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bài tập trong Kahoot dạng bài Jumble và yêu cầu HS hoàn thành. Với dạng bài này HS sắp xếp đáp án đúng sao cho phù hợp với đề bài. - Định hướng kết quả của hoạt động: + Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: tư bản phương tây đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường. + Trung Quốc là thị tường lớn, béo bở: diện tích lớn, dân số dông, tài nguyên phong phú. + Chế độ phong kiến đang suy yếu. 2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học “Bài tập tổng kết bài học nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, trình độ hiểu biết kiến thức, kết quả hoạt động nhận thức của HS, bổ sung và nâng cao kiến thức” [14;tr.179] “Sơ kết, tổng kết bài học việc này có thể được tiến hành ở cuối từng mục hay cuối bài, song thường được thực hiện vào cuối giờ. Các câu hỏi và bài tập có thể được đặt ra ở đầu giờ hoặc trong suốt quá trình dạy học, nhằm xem xét mức độ hiểu bài hay lĩnh hội kiến thức của HS ra sao. Dựa trên cơ sở đó, GV sẽ điều chỉnh (chỉnh sửa, bổ sung, khái quát) bài dạy của mình sao 56
  67. cho phù hợp với trình độ HS và giúp HS vận dụng và nâng cao những kiến thức đã có” “Bài tập sơ kết, tổng kết bài học cần hướng vào những nội dung, vấn đề quan trọng của bài, về phía GV cũng cần đưa ra các yêu cầu cụ thể, tránh việc nhắc nhở một cách chung chung. Bài tập tổng kết chỉ có thể hiệu quả khi GV tiếp tục bồi dưỡng, củng cố lại những kiến thức mà HS đã học và tiếp tục hoàn thiện những mục tiêu về kĩ năng”thái độ cho HS. “GV có thể đưa ra nhiều loại bài khác nhau, nhằm giúp HS độc lập trong nhận thức ví dụ: bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp, hay bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành, hệ thống, khái quát hóa và vận dụng kiến thức góp phần phát triển nhận thức độc lập của HS và nâng cao”hiệu quả bài. Đối với HS, dạng bài này đòi hỏi HS cần hiểu rõ vấn đề, tìm đọc thêm tài liệu để khắc sâu hơn kiến thức bài giảng, suy nghĩ độc lập và phát triển các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức. Ví dụ 1: Bài 10: Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa - Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được tác động của chính sách kinh tế mới. - Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra câu hỏi trong Kahoot dạng bài Jumble, và yêu cầu HS hoàn thiện. 57
  68. Với bài tập thứ hai dạng bài Jumble (sắp xếp đáp án theo đúng thứ tự), chúng tôi đề xuất đưa ra cuối mục để xem xét mức độ hiểu bài của HS, và từ đó bổ sung và nâng cao kiến thức trọng tâm của bài học cho HS. - Định hướng kết quả hoạt động: + Nông nghiệp: ban hành thuế lương thực. + Công nghiệp: quốc hữu hóa toàn bộ nhà máy xí nghiệp. + Thương nghiệp và tiền tệ: tự do buôn bán, phát hành đồng rúp mới. + Tác động: Chính sách kinh tế mới đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt cho nền kinh tế quốc dân, giúp Liên Xô vượt qua khó khăn, hoàn thành công cuôc khôi phục kinh tế. Ví dụ 2: Bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). - Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được hệ quả của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản. - Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bộ câu hỏi trong Kahoot dạng bài Survay (Khảo sát ý kiến HS) và yêu cầu HS hoàn thiện. 58
  69. - Định hướng kết quả hoạt động: Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm 2.4.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được đánh giá là khâu quan trọng nhằm: - “Thứ nhất, thực nghiệm sư phạm là cơ sở để xác định tính đúng đắn, phù hợp hay không của cơ sở lí luận về việc sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT được nêu ra trong nghiên cứu”này. - “Thứ hai, từ thực tiễn thực nghiệm, kết quả điều tra khảo sát và ý kiến phản hồi của giáo viên, học sinh là căn cứ để phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở rộng triển khai sử dụng Kahoot vào trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THPT” - “Thứ ba, Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào xây dựng các bài học môn Lịch sử”. “Tuy nhiên để có thế tiến hành thực nghiệm có thể thành công và kết quả đạt được chính xác, khách quan, chúng tôi đã đảm bảo mục tiêu và nội 59
  70. dung kiến thức đúng với phân phối chương trình và phù hợp với trình độ năng lực của học sinh. Khi thực nghiệm chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm túc theo thời khóa biểu của nhà trường. Không gây ảnh hưởng đến các môn học khác của học sinh” “Để khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử, chúng tôi tiến hành một giờ dạy thực nghiệm” 2.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm * “Đối tượng thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Yên Lạc - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc. Trường với bề dày truyền thống lịch sử và có sự cống hiến của nhiều thế hệ nhà giáo, với đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, cùng với các thế hệ học sinh chăm ngoan, có tư duy sáng tạo. Hơn nữa nhà trường với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là cơ sở điều kiện vô cùng thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm đề tài mà chúng tôi đang xây dựng”. “Lớp thực nghiệm sư phạm là lớp 11A1.1, lớp đối chứng là 11A1.2. Hai lớp có sĩ sỗ tương đương nhau là 38, tỉ lệ học sinh khá giỏi tương đồng, không có học sinh học lực trung bình” yếu. Thời gian thực nghiệm: 20/3/2019 2.4.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm Thực nghiệm được triển khai với bài 9 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921), SGK lớp 11 THPT. Giáo án thực nghiệm và đối chứng được thiết kế dựa trên những thông tin sơ bộ tìm hiểu về đặc điểm lớp học và hứng thú hoạt động học tập trong môn Lịch sử của học sinh. (Phụ lục 3) - Giáo án thực nghiệm có sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài dạy. 60
  71. - Giáo án đối chứng soạn theo phương pháp truyền thống, hông sử dụng Kahoot hay các biện pháp đề xuất trong khóa luận. Phương pháp thực nghiệm: vì Kahoot là một ứng dụng mới hỗ trợ thiết kế bài tập dựa trên nền tảng trò chơi tạo lên lớp học tương tác nên đề tài đã chọn các tiến hành dạy thử nghiệm và dạy đối chứng để khảo sát, so sánh, phân tích hiệu quả đạt được và những mặt còn hạn chế khi sử dụng ứng dụng này vào việc dạy học môn Lịch sử. Tiến hành thực nghiệm: - Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm: Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi tến hành một số công việc như sau: xây dựng giáo án thực nghiệm chi tiết, liệt kê những công việc cần thiết nhắc nhở HS đọc trước bài và chuẩn bị bài mới, in ấn những tài liệu hỗ trợ. - Trong quá trình thực nghiệm: Giáo viên tiến hành giảng dạy theo tiến trình của giáo án đã chuẩn bị, quan sát thái độ học tập, lắng nghe phản hội ý kiến từ phía học sinh. Kết thúc giờ học, giáo viên nhận xét, biểu dương và cho điểm những thành viên xuất sắc trong giờ học. 2.4.4. Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các phương diện: - “Quan sát, nhận xét của GV dự giờ về ý thức/thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động học tập trên lớp, mức độ hoàn thành phiếu học tập sau giờ học”của HS. - “Ý kiến phản hồi của HS sau giờ học về mức độ hứng thú, lượng kiến thức truyền đạt cho HS với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot, và những mong muốn, đề xuất của HS cho việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào bài học được hiệu quả”hơn. 61
  72. - “Mức độ đạt được mục tiêu thông qua phiếu học tập: kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh”. Thứ nhất, về ý kiến GV sau khi quan sát, dự giờ “Giờ dạy đối chứng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là hoạt động tương tác giữa GV với HS thông qua việc GV đặt ra câu hỏi, HS trả lời và GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức cho HS. Qua quan sát giờ học, GV bộ môn đưa ra nhận xét là hầu hết HS đều chưa hứng thú với bài dạy, chủ yếu là hoạt động hỏi - đáp, đọc – chép”. “Với giờ dạy thức nghiệm, GV bộ môn đánh giá rất cao việc tổ chức, xây dựng bài học có sử dụng ứng dung Kahoot, bước đầu tạo được sự hứng thú và rất thu hút HS, bên cạnh việc giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, còn rèn luyện kĩ năng cho HS đặc biệt là kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ. Bên cạnh đó GV dự giờ cũng chỉ ra một số điểm cần khắc phục trong quá trình tổ chức dạy học như: cần bao quát lớp nhiều hơn, tránh trường hợp các em mất trật tự, hay việc quản lí HS tránh để các em sử dụng phương tiện công nghệ vào mục đích khác ngoài việc học, cần chú ý hơn đến thời gian và cách bố trí lớp học để các hoạt động học tập được hiệu quả hơn”. Thứ hai, về mức độ hứng thú của học sinh “Mức độ hứng thú của HS thể hiện ở việc HS tập trung tích cực vào việc chuẩn bị và xây dựng bài học, tích cực tham gia vào các hoạt động, nhiệm vụ học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và trả lời các phiếu điều tra”khảo sát sau giờ học. “Từ quá trình giảng dạy ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi rút ra nhận xét: ở lớp đối chứng GV giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, vấn đáp là chủ yếu, bên cạnh đó HS cũng được trao đổi, làm việc nhóm nhưng không khí lớp học không được sôi động, HS chủ yếu là ghi chép kiến thức, chỉ có một số em chú ý và tích cực xây dựng bài, đôi khi HS còn không chú ý vào bài học”hay nói chuyện riêng. 62
  73. “Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm với việc thiết kế bài giảng có sử dụng máy chiếu, kết hợp phương pháp thuyết trình và sử dụng ứng dụng Kahoot vào bài học, HS có hứng thú hơn khi được tự mình trải nghiệm, thái độ học tập tích cực, HS chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Cụ thể, mức độ hứng thú của HS thể hiện ở việc các em tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia trả lời phiếu điều tra thu thập thông tin sau giờ học. Chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát (phụ lục 5) sau giờ học thực nghiệm và đối chứng và thu được kết quả về mức độ hứng thú của HS đối với bài học như”sau: Mức độ hứng thú của HS với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot: tại lớp 11a1.1, có 43,2% HS rất hứng thú, 40,5% HS hứng thú, 16,2% HS bình thường và không có HS nào nói rằng không hứng thú với bài học có sử dụng ứng dụng Kahoot. Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot (đơn vị %) Về mức độ hiểu bài của HS khi GV sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử: 29,7% ý kiến HS cho rằng mình rất hiểu bài, 62,2% HS cho rằng mình hiểu bài, 8,1% ý kiến HS bình thường và không có HS nào không hiểu bài. 63
  74. Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hiểu bài khi GV sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học (đơn vị %) Khi được hỏi về các hoạt động được thiết kế bằng Kahoot có phù hợp không thì: 51% ý kiến HS cho rằng rất phù hợp, 40,5% ý kiến HS cho rằng phù hợp và 8,5% ý kiến HS còn lại cho rằng bình thường. Như vậy đại đa số HS đều đồng ý cho rằng các hoạt động được thiết kế có sử dụng Kahoot rất phù hợp với nội dung bài học giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về sự phù hợp của hoạt động có sử dụng Kahoot vơi nội dung bài dạy (đơn vị %) Khi được hỏi về tác dụng của sử dụng Kahoot vào thiết kế bài giảng thì có đến 73% ý kiến HS cho rằng bài giảng giúp các em độc lập về suy nghĩ và thiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn. 64
  75. Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về tác dụng của bài giảng có sử dụng Kahoot về việc giúp HS độc lập về suy nghĩ và tham gia tích cực vào bài học (đơn vị%) Khi được hỏi về mong muốn của HS về việc thầy cô sử dụng ứng dụng Kahoot vào giảng dạy thì 100% ý kiến HS mong muốn GV của mình sử dụng Kahoot một cách thường xuyên hơn. “Kết quả cho thấy, bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot đã thu hút được đại đa số HS, khi được hỏi các em đề cho biết mình rất hứng thú hoặc hứng thú với bài giảng mới lạ này, và đồng thời các em cũng bày tỏ mong muốn sẽ được học các bài giảng như vậy thường xuyên hơn để có thể vừa học vừa được tiếp cận với phương tiện công nghệ nhiện đại và bắt kịp xu thế phát triển của xã hội” Thứ ba, về kết quả học tập: “Sau giờ học thực nghiệm và đối chứng chúng tối đã tiến hành kiểm tra, các bài kiểm tra này cùng đáp án, thang điểm và đánh giá các mức”giỏi (điểm 9-10), khá (điểm 7-8), trung bình (điểm 5-6), yếu (điểm dưới 5). 65
  76. Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 11a1.1 và 11a1.2 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Nhóm điểm Số HS Số HS Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) (ngƣời) (ngƣời) Giỏi (9-10) 11 29,7 3 8,1 Khá (7-8) 26 70,2 28 75,7 Trung bình (5- 0 0 6 16,2 6) Yếu ( dƣới 5) 0 0 0 0 “Như vậy, kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Qua các số liệu thông kê và bài kiểm tra thu hoạch sau giờ học cho thấy HS ở lớp học thực nghiệm tiếp đạt hiệu quả bài học cao so với”lớp đối chứng. Thứ tư, nhận xét đề xuất của HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch ở trường THPT đạt hiệu hiểu quả cao hơn. “Từ kết quả khảo sát cho thấy, những biện pháp đề xuất và được triển khai thực nghiệm sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học lịch sử có ý nghĩa thực tiễn cao. GV có thể lựa chọn cách thức phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với phong cách học tập, sở thích của HS nhằm đạt mục tiêu đề ra. Việc HS được tự mình trải nghiệm, dưới sự chỉ dẫn của GV, được đánh giá và phản hồi là cơ sở để HS học tập hiệu quả hơn. Những biện pháp nêu trên không chỉ áp dụng khi dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 mà còn có thể áp dụng trong dạy học lịch sử ở trường”THPT. 66
  77. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trên cơ sở xác định vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản phần Lịch sử thế giới lớp 11. Chúng tôi đề xuất sử dụng Kahoot trong một số bài học đồng thời hướng dẫn sử dụng ứng dụng Kahoot và một số cách thức để triển khai sử dụng ứng dụng này vào để triển khai bài học. Giáo viên dựa trên nội dung của từng bài để thiết kế bài dạy với các hoạt động học tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Dựa trên các dạng bài của Kahoot, chúng tôi đã đề xuất sử dụng ứng dụng Kahoot vào xây dựng bài tập khởi động, bài tập tìm hiểu kiến thức mới, bài tập sơ kết, tổng kết bài học. “Qua buổi dạy thực nghiệm bằng việc sử dụng phiếu khảo sát sau giờ học và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi đã thu được những kết quả tích cực. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định được tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử, đặc biệt trong phần Lịch sử thế giới lớp 11. Tuy nhiên, việc ứng dụng Kahoot vào dạy học còn gặp phải một số khó khăn đó chính là về cơ sở vật chất, trang thiết bị, để sử dụng được ứng dụng đòi hỏi phải có mạng Internet, và để việc ứng dụng Kahoot được hiểu quả hơn thì đòi hỏi người GV phải đầu tư hơn vào”việc thiết kế bài tập phù hợp. “Việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết. Giáo viên vừa phải lựa chọn phương pháp sử dụng Kahoot ở mỗi nội dung của bài, đồng thời phải đảm bảo sự kết hợp và vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức triển khai khác nhau để góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc lựa chọn và ứng dụng CNTT phù hợp với các hình thức học tập mà cụ thể là một số cách sử dụng được đề xuất trong đề tài góp phần nâng cao ý nghĩa thực tiễn của dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay với sự hỗ trợ của ứng dụng” Kahoot. 67