Khóa luận Tư tưởng nho giáo trong truyện thơ nôm Nhị độ mai

pdf 59 trang thiennha21 16/04/2022 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng nho giáo trong truyện thơ nôm Nhị độ mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tu_tuong_nho_giao_trong_truyen_tho_nom_nhi_do_mai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tư tưởng nho giáo trong truyện thơ nôm Nhị độ mai

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN === === TRẦN THỊ TÂM TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN === === TRẦN THỊ TÂM TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Thị Hải Vân HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận và được phép bảo vệ với đề tài “Tư tưởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai” Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Hải Vân đã tận tình và chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Vì điều kiện thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Tâm
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Hải Vân. Tôi xin cam đoan rằng: - Đề tài này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi. - Những tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong đề tài này là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào trước đó đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Tâm
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Cấu trúc của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TƢ TƢỞNG NHO GIÁO KHI ĐẾN VIỆT NAM 8 1.1. Những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng Nho giáo 8 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc 8 1.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo 11 1.2. Sự du nhập và ảnh hƣởng của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam 13 1.2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 13 1.2.2. Sự phát triển của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam 15 CHƢƠNG 2: TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO 32 2.1. Khái lƣợc về truyện thơ Nôm Nhị độ mai 32 2.1.1. Khái niệm về truyện thơ Nôm 32 2.1.2. Giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai 33 2.2. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai 38 2.2.1. Tư tưởng thiên mệnh và quy luật vạn vật tuần hoàn 38
  6. 2.2.2. Nêu cao tấm gương trung hiếu tiết nghĩa của Nho giáo 42 2.2.3. Quan niệm về chữ Tâm và “đức năng thắng số” 47 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng truyện thơ Nôm của dân tộc, có thể nói sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai 二度梅 là tác phẩm được quảng đại quần chúng yêu thích và được phổ biến rộng rãi và là một trong những truyện kể Nôm quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Về nguồn gốc thì Truyện Nhị độ mai được diễn ca, diễn dịch, cải dịch Nôm từ một tiểu thuyết của Trung Quốc có tên là Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai. Và sau đó được sao chép, in ấn, truyền bản nhiều lần bằng chữ Nôm. Nhị độ mai là tác phẩm quen thuộc và được đông đảo quần chúng yêu mến, không chỉ bởi văn từ tao nhã, lời lẽ êm ái, mà còn bởi truyện thơ Nôm Nhị độ mai là một tác phẩm tiêu biểu và đặc trưng cho tư tưởng Nho giáo. Có người đã từng cho rằng “nếu kể một truyện đủ cả trung hiếu tiết nghĩa thì không truyện nào đủ được thế bao giờ”. Nho giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng hầu hết đến các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn vong của các triều đại phong kiến, cũng chính bởi điều đó mà Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đến chính trị, giáo dục mà còn ảnh hưởng đến văn học. Tuy lấy cốt truyện từ tiểu thuyết của Trung Quốc nhưng truyện thơ Nôm Nhị độ mai lại có những sáng tạo riêng phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam. Tác phẩm ra đời và tồn tại sau nhiều thế kỉ và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân nhưng để có những nghiên cứu chuyên sâu về những khía cạnh riêng biệt ắt hẳn vẫn còn hạn chế. Vì thế đề tài mà tôi muốn nghiên cứu ở đây đó là những vấn đề liên quan đến tư tưởng Nho giáo được thể hiện trong tác phẩm, để phần nào thấy được tài năng của tác giả và giá trị 1
  8. của tác phẩm trong kho tàng truyện thơ Nôm nói riêng và văn học cổ Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, nghiên cứu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai chủ yếu là nghiên cứu về Nhị độ mai diễn ca vì chỉ có tác phẩm Nhị độ mai diễn ca đã được phiên ra Quốc ngữ và giới thiệu đến đông đảo bạn đọc với tên gọi Nhị độ mai, truyện Nhị độ mai, Nhị độ mai vãn, Mai Lương Ngọc, Hạnh Nguyên cống Hồ . Người ta cũng mới chỉ bàn về giá trị của truyện thơ Nôm này mà hầu như chưa bàn tới những truyện Nôm Nhị độ mai khác của các tác giả khác. Tiếp nhận truyện thơ Nôm Nhị độ mai cũng có những thay đổi theo thời gian: Đã từng có một sự tranh luận khi bàn về giá trị của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Trong tạp chí Nghiên cứu Văn Sử Địa số 11 năm 1955, Văn Tân có bài viết “Thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị Nhị độ mai”. Trong bài viết này, ông khẳng định: “Xã hội trong Nhị độ mai không phải là một trạng thái nào dưới nhà Đường. Chuyện đời nhà Đường chỉ là chuyện tác giả mượn để tả một trạng thái nào đó của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ XIX” [9], ông cho rằng Châu Dương trong Nhị độ mai tức là Hà Nội của Việt Nam vào hồi thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Sau đó, trong tạp chí Văn Sử Địa số 20 năm 1956, Trương Chính lại có bài viết “Xung quanh cuốn Nhị độ mai”, Trương Chính không đồng ý với ý kiến của Văn Tân, ông đưa ra bằng chứng để chứng minh hiện thực xã hội trong Nhị độ mai chính là hiện thực xã hội Trung Quốc thời nhà Đường, ông coi cách nhìn của Văn Tân là phiến diện: “Những tác phẩm đó không những lấy đề tài ở một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó của Trung Quốc, mà lại còn phỏng theo những tiểu thuyết của Trung Quốc nữa. Cho nên thời đại được phản ánh trong đó không phải nhất nhất giống thời đại đương thời của các nhà thơ Việt Nam chúng ta” [2]. Tuy rằng ý kiến của Trương 2
  9. Chính phản đối Văn Tân, nhưng qua đây ta có thể thấy cả hai tác giả đều đã thừa nhận giá trị hiện thực của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Trong phần giới thiệu về tác phẩm truyện thơ Nôm Nhị độ mai, đồng tác giả Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh “Truyện thơ Nôm Nhị độ mai theo sát tiểu thuyết Hán văn của Trung Quốc nhưng có giá trị là một sáng tác độc lập”. Cuốn sách của hai tác giả này xuất bản vào năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân cả nước đang dâng cao. Khi đánh giá về tác phẩm, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa chống cường quyền: “Chừng nào trên đời còn những quân phi nghĩa, những lũ cậy thế bức người, truyện Nhị độ mai sẽ còn thét vào mặt chúng nó những lời nguyền rủa đích đáng”. Người viết còn nhấn mạnh: “Tác giả Nhị độ mai không những đã nhìn thấy đạo đức cao quý ở nhân dân mà còn hé thấy được lực lượng của quần chúng nữa” [12]. Trong lời giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai (Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, H. 1988) tác giả Nguyễn Thạch Giang đã khẳng định tác phẩm đưa ta trở về với những giá trị truyền thống bền vững: “Nhị độ mai cũng như các truyện thơ Nôm khác, trong thời buổi ngày nay, bên cạnh hàng ngàn vạn lý thuyết xã hội học màu mè hiện đại đi sâu vào ngõ ngách tri thức của con người được du nhập, truyện diễn ca Nhị độ mai như một thứ đồ cổ, một bông hoa ngàn, hay như một cô thôn nữ chất phác không phấn son, Hàng ngàn vạn lý thuyết kia có thể làm ta chìm đắm, làm ngợp mắt ta và làm ta lạc hướng, và rồi không còn biết phương nào mà theo về nữa cả. Trong khi đó thì món đồ cổ kia sẽ hướng cho ta trở lại với cội nguồn, làm cho ta nhận ra ta với ý thức mạnh mẽ rằng ta có thể trường chinh sánh bước trên con đường đi lên của lịch sử, thì bông hoa ngàn kia sẽ cho ta một lòng tin, một niềm an ủi về quá khứ của dân tộc, về tiềm lực sức sống và giá trị của mình. Và, cuối cùng thì cô thôn nữ kia sẽ đưa ta về trong lòng mẹ, lòng bà đã 3
  10. cưu mang, nâng niu chúng ta từ buổi trứng nước và đã từng dạy bảo cho ta những bài học đạo lý từ hạt cơm rơi trong bữa ăn mẹ bắt nhặt lại, từ trong câu chuyện thân mật gia đình, và từ trong những buổi đứng vòng tay hầu chuyện khách, và rồi quan trọng hơn là từ trong những tiếng à ơi qua lời ru của mẹ buổi ấu thơ” [14]. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (Trung tâm học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 9, Sài Gòn, 1968) giáo sư Dương Quảng Hàm đã chỉ ra cả cái hay và mặt hạn chế của tác phẩm: “Nhị độ mai là một cuốn luân lý tiểu thuyết chủ ý khuyên người ta nên theo luân thường, nên giữ trọn những điều trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong truyện, bày ra một bên là những vai trung chính, dù gặp hoạn nạn cũng không đổi lòng, sau được vẻ vang sung sướng; một bên là những vai gian ác tuy được đắc chí một thời, sau cũng phải bị tội vạ, khổ sở, để tỏ cho người đời nhận biết cái lẽ báo ứng của trời. Cốt truyện là những nỗi gian truân của hai gia đình, họ Mai và họ Trần Nhưng kết cấu câu chuyện hơi vụng , và tình tiết trong truyện nhiều chỗ phiền toái, rối ren. Lời văn truyện này bình thường, giản dị, ai xem cũng hiểu. Vả lại, câu chuyện hoàn toàn có tính cách luân lý, nên rất được phổ cập trong dân chúng” [3]. Càng về sau, truyện thơ Nôm Nhị độ mai càng được tiếp cận ở góc độ thi pháp thể loại. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi (mục từ "Nhị độ mai" trong Từ điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004) : “Nội dung Nhị độ mai là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa trong xã hội phong kiến. Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó: trong triều vua không lo việc nước để gian thần lộng hành giết hại những trung thần, nên ngoài thì giặc giã luôn đe dọa, đời sống nhân dân cơ cực, bị ức hiếp và chà đạp. Tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc thái độ và nguyện vọng của người dân lao động lúc bấy giờ: đứng về phía chính nghĩa mà căm ghét phe gian tà hại dân phản nước; luôn mong ước 4
  11. cho người ngay, người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ gian ác phải bị trừng trị nghiêm minh. Vì vậy, tuy ít nhiều còn nhuốm màu sắc phong kiến, truyện Nhị độ mai cũng đã thấm nhuần tư tưởng nhân đạo tiến bộ. Tác phẩm là câu chuyện có nhiều tình tiết, kết cấu không đơn điệu, mặc dù đôi khi tác giả đã quá lạm dụng các tình tiết khiến mạch truyện thiếu phần chặt chẽ và tự nhiên. Nhân vật tuy chưa được chú ý nhiều về đời sống nội tâm, nhưng một số cá tính cũng đã được khắc họa tương đối đạt. Ngôn ngữ thơ nhìn chung là giản dị, trong sáng, có dùng chữ Hán, điển cố song liều lượng vừa phải và nhuần nhị. Sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai là tác phẩm được quảng đại quần chúng yêu thích và được phổ biến rộng rãi” [1]. Như vậy, tuy đã có những đánh giá khái quát về giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm nhưng riêng về vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm thì chưa có công trình riêng biệt nào đề cập đến. Đây vẫn là vấn đề còn nhiều khía cạnh cần khai thác mà chúng tôi sẽ trình bày trong khóa luận này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tìm hiểu khái quát về tư tưởng Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam, qua đó khai thác các khía cạnh của tư tưởng Nho giáo được thể hiện qua truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những những vấn đề cơ bản của nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam. - Những vấn đề về văn bản, tác giả, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. - Đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo được thể hiện trong tác phẩm truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 5
  12. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyện thơ Nôm Nhị độ mai do Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách khảo đính, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1972. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi phạm vi chủ yếu xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Liên quan đến phạm vi đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu chủ yếu là các vấn đề liên quan đến Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam và truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, trong khóa luận chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp được vận dụng nhằm xác lập hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. - Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm so sánh tư tưởng Nho giáo trong tiểu thuyết Nhị độ mai của Trung Quốc và truyện thơ Nôm Nhị độ mai của Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử trong nghiên cứu văn học thời Trung Đại qua các thời kỳ gắn liền với quá trình ra đời của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng để nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai ở các khía cạnh văn học, ngôn ngữ, 6. Đóng góp của đề tài Lần đầu tiên tác phẩm truyện Nôm Nhị độ mai được tìm hiểu, khai thác trên khía cạnh các ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, so sánh tư tưởng Nho giáo ở bản diễn Nôm này so với tiểu thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết 6
  13. nghĩa Nhị độ mai của Trung Quốc. Qua đó tìm hiểu giá trị đặc sắc của tác phẩm và khẳng định vai trò, vị trí của truyện thơ Nôm này trong kho tàng văn học chữ Nôm và trong nền văn học Việt Nam nói chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài khóa luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Những nội dung cơ bản của Nho giáo và tư tưởng Nho giáo khi đến Việt Nam. Chương 2: Truyện thơ Nôm Nhị độ mai và những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TƢ TƢỞNG NHO GIÁO KHI ĐẾN VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng Nho giáo 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc Nói đến Trung Quốc người ta nghĩ đến ngay quốc gia có nhiều nền văn hóa đặc sắc và triết học cổ xưa rực rỡ. Một trong những tư tưởng triết học có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại và có giá trị to lớn về vấn đề luân lí, đạo đức, chính trị- xã hội là những tư tưởng triết học của Nho giáo. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo gắn liền với quá trình thịnh suy của các triều đại phong kiến. Cách đây hơn 2500 năm, các học trò của nhà tư tưởng và triết học Khổng Tử đã cố gắng tìm tòi ghi lại những mảnh rời rạc của từng câu chuyện về cuộc đời và lời dạy của ông. Những ghi chép phần lớn dựa trên những bài thuyết giảng, sau này được tổng hợp thành sách Luận Ngữ. Đến đời hoàng đế Vũ của nhà Hán loại bỏ một trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử, thực chất là biến đất nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo. Cách đây hơn một ngàn năm, Vương Án Thạch – tể tướng đầu tiên của nhà Tống tự hào cho rằng ông có thể điều hành được thế giới này chỉ với một nửa cuốn Luận Ngữ. Nhắc đến Nho giáo chắc chắn không thể không nhắc tới người sáng lập là Khổng Tử. Tuy Nho giáo đã được hình thành tư trước nhưng phải đến thời của Khổng Tử mới vào quy củ. Ông sinh vào khoảng những năm 551 trước Công Nguyên và mất năm 497 trước Công nguyên. Quê ở thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ở thời của ông, luật pháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lí suy đồi nghiêm trọng. Vì muốn giúp Vua và giúp dân, ông đã mang tài năng trí lực của mình để giúp đỡ với mong muốn có thể thay đổi 8
  15. được vận mệnh đất nước. Tuy nhiên với những cố gắng đó Khổng Tử lại không được vua nước Lỗ trọng dụng, sau đó ông đã quyết định đi đến các nước chư hầu với ước mong có thể đem tư tưởng của mình, trí lớn của mình để cải tạo đất nước, giúp dân cứu đời nhưng mọi cố gắng của ông đều đổ xuống sông xuống bể. Sau những tháng ngày dòng dã với lí tưởng tuy không được như mong muốn nhưng ông cũng đã biên soạn và dạy cho các môn đệ của mình Lục Nghệ gồm : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu. Môn đệ của ông có tới hơn 3.000 người, trong đó có 72 người tinh thông lục nghệ đã san định ra được Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ, và biên soạn thành công cuốn Xuân Thu. Trong cuộc đời dạy học của mình, những gì Khổng Tử dạy đã được các học trò của ông ghi lại và tập hợp trong cuốn “ Luận Ngữ”. Nếu Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo thì kế tiếp ông chính là Mạnh Tử. Ông sinh ngày mồng 2 tháng tư đời vua Chu Liệt Vương( 372 trước Tây Lịch) và mất vào ngày 15 tháng 11 đời vua Chu Noãn Vương( 289 trước Tây lịch). Vào thời Chiến quốc, Mạnh Tử là người đã ra sức bảo vệ Nho giáo, là người tôn sùng vương đạo, tôn sùng nhân nghĩa, khinh bỉ bá đạo và đặc biệt là thói mưu lợi. Nếu thầy Khổng Tử là người đề cập đến các vấn đề chính trị-xã hội thì Mạnh Tử lại là người đề cập đến những vấn đề này nhiều hơn thầy của mình bởi những đòi hỏi của xã hội lúc bấy giờ. Sau những cuộc biện luận ông đã tập hợp thành một tập sách có tên là “ bảy thiên”. Mạnh Tử cùng với Luận ngữ, Đại học và Trung dung tập hợp thành bộ Tứ thư kết hợp với Ngũ kinh đã trở thành tài liệu chính thức của Nho giáo. Đến thời Đông Chu. Đây là giai đoạn xã hội đầy phức tạp. Xét trên thực tế, Nho giáo không thể nào có thể giải quyết toàn bộ các vấn đề phức tạp xảy ra ở trong xã hội . Các tệ nạn diễn ra thường xuyên, xã hội rối ren loạn lạc. Lúc này Tần Doanh Chính là người đã thống nhất toàn bội Trung Hoa và 9
  16. xưng đế. Vị trí của Nho giáo trong xã hội giống như một thứ vũ khí tinh thần để bảo vệ thể chế và nề nếp cho nhà Chu tuy nhiên lúc này nhà Chu cũng chịu sự chèn ép đến từ nhiều thế lực đang lên. Tần Doanh Chính đã ra chủ chương chôn nhà Nho, đốt sách khiến Nho giáo phải khốn đốn trăm bề. Trước những chính sách tàn độc của nhà Tần, nhân dân đã nổi dậy, nhiều người không thể chấp nhận được cách hành xử của Hoàng đế, đặc biệt nhà Tần đã phải chịu sự lên án từ các thế lực đại biểu cho xu thế mới của xã hội. Với những nỗ lực như thế, Nho giáo dần được lấy lại ưu thế của mình và trở thành vũ khí đắc lực về mặt tinh thần cho nhà Hán. Đến triều đại nhà Hán, Nho giáo cũng trải qua nhiều biến động. Vào giai đoạn này, nổi trội lên một nhân vật có tên là Đổng Trọng Thư. Ông là người đã dày công nghiên cứu và bổ sung thêm vào cho thuyết Khổng – Mạnh trong phần nói về trời đất, quỷ thần, âm dương, ngũ hành. Đây là các vấn đề mà các bậc tiền bối đi trước đều cố né tránh không muốn nhắc đến hoặc chỉ nói sơ qua. Thuyết của Đổng Trọng Thư khi bổ sung cho thuyết của Khổng – Mạnh đã làm cho quân quyền và thần quyền được kết hợp chặt chẽ với nhau hơn. Bắt đầu từ thế kỉ thứ XVI trở đi. Trung Quốc bắt đầu du nhập và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương Tây, với nhiều học thuyết mới được du nhập và nhiều tư tưởng mới được hình thành. Nho giáo lúc này lại không thể giải quyết được các vấn đề mới được phát sinh trong xã hội như các triết lí của các nhà tư tưởng dân chủ, giao lưu văn hóa Đông- Tây Chính thực tế cuộc sống đã khiến cho các nhà Nho, những người không ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia nảy sinh ra nhiều vấn đề cần phải băn khoăn và trăn trở. Đến cuối đời nhà Thanh một số những nhân vật tiêu biểu có tiếng nói trong xã hội như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đã tiếp thu được những tư tưởng ở phương Tây về “dân chủ”, “tự do” và “bình đẳng”. Họ cũng muốn xây dựng 10
  17. một Trung Quốc đi theo hướng công nghiệp và chú trọng phát triển kinh tế, kĩ thuật. Tuy nhiên cuối cùng họ lại chịu ảnh hưởng về mặt tư tưởng của Hoàng đế triều Thanh nên cho đến tận năm 1911 cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra giành thắng lợi. Chấm dứt các triều đại phong kiến và đến đây lịch sử Nho giáo gắn liền với các triều đại phong kiến cơ bản kết thúc. Tuy nhiên những ảnh hưởng của Nho giáo không chỉ dừng lại với sự sụp đổ của các triều đại phong kiến mà tầm ảnh hưởng của nó còn dư âm cho đến tận ngày nay. 1.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo được trình bày qua các yếu tố sau: Tu thân Khổng Tử đã đặt ra một loạt Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Nội dung thứ nhất phải kể đến là Tam cương. Tam cương là chỉ ba mối quan hệ giữa con người với nhau đó là mối quan hệ giữa quân- thần, phu- tử và giữa phu – phụ. Các mối quan hệ này biểu hiện như sau: Mối quan hệ giữa quân – thần(vua – tôi): trong quan hệ này coi trọng nhất là chữ Trung tức người bề tôi phải một lòng một dạ với vị vua mà họ đang phò giúp, đấng minh quân phải thưởng phạt công minh rõ ràng. Mối quan hệ phu- tử (cha-con): trong mối quan hệ này chữ Hiếu được đặt lên trên đầu. Tức cha hiếu con cũng hiếu. Người làm cha có nghĩa vụ nuôi dậy con cái và ngược lại người con phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi họ đã về già. Mối quan hệ này đến nay vẫn còn được coi trọng. Mối quan hệ phu- phụ( vợ-chồng) : đây là quan hệ giữa vợ với chồng, coi trọng nhất chữ Trinh. Chồng phải yêu thương vợ còn vợ phải giữ một lòng chung thủy với chồng. 11
  18. Nội dung thứ hai là Ngũ thường. Ngũ thường là năm điều cần phải có khi sống ở đời đó là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân tức là lòng yêu thương giữa người với người và với muôn vật. Nghĩa là sự công bằng bác ái với mọi người theo lẽ phải. Lễ là sự coi trọng, đối xử với nhau trong cuộc sống Trí là sự thông biết, phân biệt đúng, sai,thiện, ác. Tín là giữ đúng lời hứa. Nội dung thứ ba là Tam tòng Đây là ba điều mà người phụ nữ phải theo gồm: Tại gia tòng phụ tức là khi ở nhà thì phải theo cha Xuất giá tòng phu là khi đi lấy chồng phải theo chồng, Phu tử tòng tử là khi chồng có mất đi thì phải theo con, giữ trinh tiết của mình thờ chồng, không được đi lấy người chồng khác.Vì thế người phụ nữ phải giữ được ba điều đó. Thứ tư phải kể đến trong nội dung cơ bản của Nho giáo là Tứ đức Tứ đức chính là bốn đức tính tốt mà người phụ nữ phải có: Công, dung, ngôn, hạnh. Công là người phụ nữ phải thật khéo léo trong công việc thường ngày. Dung là dung nhan phải ưa nhìn, hòa nhã về nhan sắc. Ngôn là lời nói phải nhẹ nhàng, mềm mại, không được nói to, cười lớn. Hạnh là tính cách phải nhu mì, hiền hậu. Như vậy, Nho giáo dạy con người trong Tu thân nếu sinh là nam nhi phải đạt được Tam cương còn là phận nữ nhi thi phải đạt được Tam tòng và Tứ đức mới được coi là toàn diện. Hành đạo 12
  19. Người công tử không chỉ dừng lại ở tu thân, mà còn phải đem những gì mình biết ra để giúp vua trị nước và Nho giáo gọi đó là hành đạo. Nội dung của nó được tóm gọn trong 7 chữ “ Tề gia trị quốc bình thiện hạ”. Để thực hiện được người quân tử phải theo hướng sau: Nhân trị tức là cai trị bằng tình người, là yêu và coi trọng người như chính bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử trả lời: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” ông còn nói: “người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” ( sách Luận ngữ) Chính danh là mọi sự vật phải được gọi đúng tên. Mỗi người phải làm đúng với chức vụ của mình. Đó chính là những điều quan trọng nhất được thể hiện trong các kinh sách của Nho giáo. 1.2. Sự du nhập và ảnh hƣởng của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam 1.2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam Nho giáo được truyền vào Việt Nam trước Công nguyên khi người Hán sang nước ta. Việc truyền bá của Nho giáo bắt đầu đi vào quy củ và có sự ảnh hưởng từ thể kỷ I sau Công nguyên. Trong sách sử của Việt Nam và sách sử của Trung Quốc đều ghi lại rằng vào đầu Công nguyên có hai thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa”. Nhâm Diên được ca tụng là người thông minh,học rộng tài cao về Nho học ngay từ khi còn rất nhỏ, ông hiểu rõ các vấn đề quan trọng nằm trong cuốn Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Đến thời nhà Vương Mãng, Giao Chỉ là nơi mà Nho giáo có điều kiện để phát triển nên trong giai đoạn này các đại sĩ phu của Trung Quốc đã bỏ quê hương để sang Giao Chỉ rất đông. Chính việc bỏ xứ như vậy đã giúp cho các 13
  20. thái thú trong việc tổ chức cát cứ và phổ biến Nho giáo. Trên đà phát triển đó mà học thuyết Nho giáo đến đời Hán Vũ Đế đã chiếm vị trí cao nhất. Sang thời Sĩ Nhiếp làm thái thú ở Giao Chỉ, Nho Giáo càng được phát triển rộng rãi đặc biệt là ở tầng lớp quý tộc. Sĩ Nhiếp khi còn nhỏ du học ở kinh đô Lạc Dương, đỗ Hiếu Liêm, tiếp sau lại đỗ Mậu tài. Là người hiểu rõ và nắm bắt được các nội dung của sách Xuân Thu và sách Thượng Thư. Trong các sách của Nho giáo, kinh Xuân Thu đặc biệt được đề cao hơn cả, sách này chủ chương tôn quân và đại thống nhất, nó rất phù hợp với chính sách thực dân của nhà Hán. Các nhà Nho Trung Quốc thời bấy giờ không ít người đã theo Sĩ Nhiếp, cùng Sĩ Nhiếp phát triển và truyền bá Nho giáo ngày một rộng rãi ở khắp Giao Châu. Thời Sĩ Nhiếp( 187-226 sau Công Nguyên) là thời mà Nho giáo được truyền bá rộng rãi nhất, phát triển nhất ở nước ta nên sau này, ông được đề cao hơn cả và được tôn là Sĩ Vương và được gọi là “ Nam giao học tổ” tức ông tổ trong việc học của nước Nam. Sang đến đời Tôn Quyền( 222- 252 sau Công Nguyên), Ngu Phiên là người tinh thông về Nho giáo, tuy bị cảnh tù tội nhưng không bởi hoàn cảnh mà ông ngừng giảng thuyết về Nho giáo. Đặc biệt ông rất am hiểu về ý nghĩa và chú giải được các sách của Lão Tử, sách Luận Ngữ, Quốc Ngữ. Chính bởi sự miệt mài và tài năng đó mà môn đồ theo ông thường có vài trăm người. Thời Đường ( 618- 907) , có hai anh em quê ở Cửu Chân (Thanh Hóa ) tên là Khương Công Phục và Khương Công Phụ đều đỗ tiến sĩ và đều làm quan ở Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở con số là hai anh em mà cho đến cuối đời Đường con số các sĩ tử Việt Nam tham gia thi và làm quan ở Trung Quốc tương đối nhiều. Chính vì vậy lại càng có cơ hội để du nhập Nho giáo từ Trung Quốc sang Việt Nam. 14
  21. 1.2.2. Sự phát triển của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam a. Dƣới thời Lý- Trần Có thể nói đây là hai thời kì được coi là giai đoạn đầu của Nho giáo ở Việt Nam. Vào thời kì này, Nho giáo tồn tại và phát triển qua các biểu hiện như sau: - Tư tưởng triết học Nho giáo được thực thi một cách triệt để. Thuyết Thiên mệnh. Sau khi nhà Lý thay nhà Tiền Lê làm chủ đất nước, sự kiện này được coi là đã làm theo ý trời. Sau khi lên làm vua, Lý Công Uẩn đã lấy niên hiệu cho mình là Thuận Thiên tức ý rằng, tất cả việc của mình làm, thực hiện đều là làm theo ý trời. Trong bài thơ nổi tiếng được coi là “ tuyên ngôn độc lập” của nước ta lần thứ nhất có câu: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư” Câu thơ trên cũng thể hiện ý nghĩa tất cả mọi sự đều là tuân theo ý trời. Vua Trần Thái Tông tuy không lấy niên hiệu ngay từ đầu như vua Lý Công Uẩn nhưng sau đến năm 1232 cũng đổi niên hiệu là Thiên Ứng Chính Bình ( nền bình trị ứng với mệnh trời) mà trước đó niên hiệu của ông là Kiến Trung. - Quan điểm đạo đức của Nho giáo được thực hiện hiệu quả Đạo đức mà Nho giáo đề cập đến chủ yếu được thể hiện trong Tam cương và Ngũ thường. Thứ nhất Tam cương tức là chỉ ba mối quan hệ : Quân- thần: mối quan hệ giữa đấng quân vương với quần thần của mình được thể hiện một chữ Trung. Phụ- tử: mối quan hệ giữa cha và con, và nó được thể hiện ở chữ Hiếu. 15
  22. Phu- phụ: thể hiện mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau được thể hiện ở chữ Trinh. Thứ hai là Ngũ thường: ngũ thường tức là năm lẽ thường mà ta cần phải giữ trong đời sống đó là Nhân - Nghĩa - lễ - Trí –Tín. Trong Ngũ thường lại có hai chữ quan trọng hơn cả đó là Nhân và Nghĩa. Đề cao Trung – Hiếu là điều thường thấy ở Việt Nam. Khi vua Lý Thái Tông ( 1028 – 1052) mới lên ngôi đã tổ chức cho các quan thần của mình làm lễ tuyên thệ ở miếu Đồng Cổ ( nay thuộc Thụy Khuê- Hà Nội) Lời thề có nội dung như sau: “ làm con bất hiếu, làm tôi bất trung xin thần linh giết chết” lời thề này nghiêm trang tới mức quần thần xếp hàng và uống máu để thề. Bởi sự long trọng như vậy mà đến năm 1227, vua Trần Thái Tông đã cho tổ chức lại nghi lễ tuyên thệ giống như vua Lý Thái Tổ đã làm trước đó. Không chỉ trong công việc mà trong cuộc sống đời thường, từ vua cho đến quan đến thần dân đều cố gắng sống trọn tiêu chuẩn trung hiếu, nhân nghĩa đó. Bên cạnh việc coi trọng chữ Trung và chữ Hiếu thì chữ Tiết cũng được coi trọng không kém. Cụ thể vào năm 1044, Lý Thái Tông lúc này đang đi đánh Chiêm Thành, vua Chiêm là Sạ Đấu bị chém ngay tại trận. Sau khi bị giết vợ và tất cả cung nữ của Sạ Đấu đều bị bắt đặc biệt là những cung nữ múa giỏi điệu Tây thiên ( Ấn Độ ). Khi về đến Lỵ Nhân( Lý Nhân- Hà Nam) vua sai thị nữ Mị Ê là phi của Sạ Đấu sang hầu thuyền vua nhưng Mị Ê đã lấy chăn quấn vào mình và nhảy xuống sông để tự vẫn bảo toàn trinh tiết của mình. Sau khi Mị Ê chết, vua Lý Thái Tông đã khen là người biết giữ trinh tiết và phong cho là Hiệp Chính Hiệu Thiện phu nhân. Như vậy, thời Lý- Trần, ngoài trung, nghĩa thì trinh tiết rất được coi trọng. 16
  23. - Đường lối chính trị Nhân chính được thực thi hiệu quả. Nhìn chung các vua thời Lý thường rất nhân hậu trong việc trị nước của mình. Năm 1041, vua Lý Thái Tông đã sai tướng đánh Nùng Trí Cao đưa về kinh sư, sau khi bắt dược Nùng Trí Cao rồi, nhà vua đã vì thương tình cha là Tồn Phúc và anh trai là Trí Thông đã bị giết mà tha tội cho Nùng Trí Cao và còn cho tiếp tục giữ châu Quảng Nguyên như trước. Đến năm 1055, năm này trời rét lạnh căm, vua Lý Thánh Tông vì lòng nhân từ mà đã đối xử tử tế với những tên tù nhân. Hay sang đến năm 1062, vua Lý Thánh Tông lại ra lệnh khoan giảm việc xét xử. Không chỉ triều Lý mà triều Trần cũng thực hiện đường lối chính trị nhân nghĩa giống như các ông vua thời nhà Lý. Nhiều ông vua đời Trần được đánh giá là những người có lòng nhân ái và đức độ. Vua Trần Thánh Tông được các nhà viết sử nhận xét là người có lòng nhân ái lớn, “ khoan nhân đại độ” ông là người nhân từ biết tôn trọng người hiền tài. Vua Trần Nhân Tông được khen là “ Nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân” Đặc biệt giữa các anh em trong tông tộc thường tỏ ra rất đồng lòng , dù có hiềm khích cũng sẽ được giải quyết thấu tình. Đối với các quan lại thời Trần Thánh Tông, mỗi lần vua ban yến ở nội điện, các quan đều dự, đến khi say, mọi người đều đứng dậy, dang tay hát. Với nhân dân, theo lời của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn thì nhà Trần đã biết dùng “ khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Vì vậy, gặp năm đói kém, thì nhà nước phát thóc cho dân nghèo và miến giảm các thứ thuế. Khi có giặc ngoại xâm thì nhà vua mời các bậc lão niên đến để hỏi dò ý kiến, kế sách đánh giặc. Các việc làm đó đều thể hiện tư tưởng thân với dân và coi trọng dân của Nho giáo. - Thi cử và chế độ giáo dục 17
  24. Quá trình phát triển của Nho giáo được thể hiện không chỉ ở Tam Cương, Ngũ Thường mà còn được thể hiện ở một khía cạnh rất quan trọng đó chính là chế độ giáo dục và thi cử. Trước đó, khi Nho giáo chưa được truyền bá vào nước ta, việc giáo dục chưa được phổ biến, chủ yếu tập trung ở tầng lớp quý tộc. Nhưng từ khi Nho giáo bắt đầu truyền bá vào nước ta, giáo dục được phổ biến trong dân gian. Nhưng cho đến trước thập kỉ 70 của thế kỉ XI, ở nước ta vẫn chưa có một tổ chức nào cho việc thi cử và cho dến đời Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, sau khi mọi mặt đã dần đi vào ổn định, nhà Lý mới có điều kiện chú trọng tới việc thi cử. Vào năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu, cho đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, đề cao đạo học. Cho vẽ hình thấp thập nhị hiền chính là 72 học trò ưu tú của Khổng tử. Hoàng Thái tử Càn Đức được đưa đến đây để học tập. Đến năm 1075 nhà Lý lần đầu tiên mở khoa thi để tuyển sinh. Trong khoa thi này có Lê Văn Thịnh được trúng tuyển và được cho vào hầu vua học. Sau Lê Văn Thịnh còn có 5 khoa thi thuộc triều Lý tổ chức cụ thể vào các năm 1086 (Quảng Hựu Thứ 2 – Lý Nhân Tông); 1152 ( Đại Định thứ 2- Lý Anh Tông); 1165( Chính Long Bảo Ứng thứ 4 – Lý Anh Tông); 1185 ( Trinh Phù Thứ 10 – Lý Cao Tông); 1193( Thiên Tư Gia Thụy thứ 8- Lý Cao Tông). Sau đó, nhà Lý còn tổ chức nhiều kỳ sát hạch để chọn những người biết viết chữ, làm toán và biết luật. Nhìn chung, các khoa thi ở thời nhà Lý còn rất ít. Tuy nhiên, đến thời nhà Trần, việc học tập và thi cử ngày càng đi vào khuôn khổ, trong dân gian hầu như ở tất cả các làng xã trên cả nước đều được tổ chức các lớp học và được tổ chức thường xuyên theo chu kỳ. Cụ thể, năm 1252 nhà Trần lập ra Quốc học viện, cũng cho đắp tượng Khổng Tử, Chu Ông và Mạnh Tử ( Á Thánh), vẽ tranh Thất thập nhị hiền để 18
  25. thờ. Trong nhà trường được giảng dạy Tứ thư, Ngũ kinh. Vào năm 1227 nhà Trần đã mở khoa thi Tam giáo để chọn ra người giỏi trong 3 giáo ( Nho – Phật – Đạo) vì đến đời Trần không chỉ Nho giáo phát triển mà song song đồng hành còn có Phật giáo và Đạo giáo cũng rất phát triển. Tuy nhà Trần mở khoa thi Tam giáo nhưng các nhà chép sử lại không coi khoa thi này nằm trong khoa thi Nho học. Năm 1232 nhà Trần mới mở khoa thi Nho học đầu tiên của triều đại mình, và đến năm 1246 nhà Trần đã định lệ thi Thái học sinh, cứ 7 năm lại tổ chức một khoa (sau điều này đã không được thực hiện). Vì muốn khuyến khích các sĩ tử ở những vùng xa xôi kinh đô có điều kiện đi thi và đỗ làm Trạng nguyên, Triều đình nhà Trần đã tổ chức khoa thi Thái học sinh vào năm 1256 và quy định lấy 2 Trạng nguyên gồm 1 Kinh Trạng nguyên ở miền bắc và 1 Trại Trạng nguyên ở Nghệ An, miền trung, đến năm 1266 triều đình tiếp tục mở khoa thi Thái học sinh hình thức thi vẫn như cũ, lấy 2 Trạng nguyên. Tuy nhiên, sau năm 1257, biến cố lớn xảy ra với đất nước, cả dân tộc phải dồn toàn bộ trí lực của mình cho cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên- Mông ( 1285 – 1288) nên việc thi cử đã phải gác lại và phải đợi cho đến năm 1299 khi đất nước yên bình, vua Trần Anh Tông mới kêu gọi các sĩ tử tiếp tục ôn luyện để tiếp tục mở lại các khoa thi. Năm 1304, có thể nói là năm có nhiều biến cố lớn đối với nhà Trần trong việc giáo dục, bởi năm này, nhà Trần đã tổ chức khoa thi lớn nhất từ trước đên nay, khoa thi đã thu hút tới hàng nghìn thí sinh tham dự trên cả nước. Số người được lấy đỗ trên cả 3 giáp lên tới 44 người. Chính sự phát triển của giáo dục đã giúp cho đất nước hội tụ được rất nhiều người hiền tài phải kể đến như: Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quát, Trương Hán Siêu v.v 19
  26. Qua các đời nhà vua, việc thi cử có rất nhiều sự biến đổi vì thế mà ở thời nhà Trần, quy chế thi cử được lập ra cũng khá chi tiết, đầy đủ. Nhờ các kì thi mà giáo dục đã cung cấp cho đất nước hàng nghìn người hiền tài, mặc dù do thời gian lâu dài, tư liệu đã bị mất mát chúng ta thời này không biết được đầy đủ đó là những vị nào nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết đến tất thảy có 52 vị. Một trong những sĩ tử nổi tiếng hơn cả trong đời nhà Trần khi nhắc đến giáo dục chúng ta không thể không kể đến đó là Chu Văn An( 1292- 1370). Ông được biết đến là người trong sạch, khí tiết, không cầu danh lợi. Ông chỉ ở nhà sách thánh hiền nhưng vẫn tinh thông, tiếng thơm đồn khắp các tỉnh thành, học trò theo học Chu Văn An thường không kể hết và có rất nhiều người thành tài như Sư Mạnh, Lê Quát. Hai người này đã làm tới chức Hành Khiển mà vẫn giữ đạo với thầy của mình. Theo như lời kể, khi đến thăm thầy thì đều quỳ lại ở dưới giường, chỉ cần được nhìn và nói chuyện với thầy vài câu rồi ra đi là cũng đã cảm thấy rất hạnh phúc. Đến năm 1370 Chu Văn An mất, Trần Nghệ Tông sai quan đến tế, truy tặng ông tước Văn Trinh Công, lại cho tòng tự ở Văn Miếu, kinh đô Thăng Long bấy giờ. Nho giáo dưới thời Lý- Trần về các mặt đạo đức, chính trị nhìn chung tuy phát triển nhưng vẫn chưa thật chặt chẽ và còn bó buộc. Thời kỳ này Phật giáo cũng rất phát triển, tuy nhiên lại không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của Nho giáo Việt Nam và cũng không gây trở ngại lớn cho việc lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị chủ yếu chỉ đạo cho đường lối trị nước của mình. b. Nho giáo dƣới thời Lê Nho giáo trong thời kỳ này cũng có đặc điểm gần giống như thời kì trước. nó cũng được biểu hiện qua các mặt: Triết học, đạo đức, chính trị, giáo dục và thi cử. - Xét về tư tưởng triết học 20
  27. Cũng giống như thời nhà Lý- Trần, tư tưởng triết học trong Nho giáo chủ yếu cũng được biểu hiện qua tư tưởng tin vào Thiên mệnh. Tuy nhiên từ tư tưởng Thiên mệnh dần phát triển thành thuyết “Thiên nhân cảm ứng”. Sau đến đời Tống còn bàn đến nguồn gốc của thế giới, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất mà người ta thường gọi là Lý và Khí. Tuyệt đối tin tưởng vào thuyết “Thiên nhân cảm ứng”. Nhà Lê tin rằng, tất cả những việc mình làm trời đều biết, và tùy vào việc mình làm tốt hay xấu mà gặp ứng như vậy. Nếu mình gây ra những chuyện không tốt trời sẽ cho thiên tai, hạn hán, lũ lụt để trừng phạt. Vào thời Lê, một số nhà Nho cũng bàn về vấn đề Lý và Khí như Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vv Nhìn chung, tư tưởng của các nhà Nho thời Lê về triết học lại không sâu và không có sự đổi mới. Vẫn đang chỉ dừng lại ở những tư tưởng triết học Nho giáo có từ trước. - Xét về tư tưởng luân lý, đạo đức. Cũng giống như thời Lý- Trần. Đạo đức luân lý chủ yếu vẫn là Tam cương, Ngũ thường nhưng đến thời Lê các vấn đề này được quan tâm hơn và gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Tam cương ở đây vẫn là ba mối quan hệ: quân- thần lấy chữ Trung là quan trọng nhất, phu- tử lấy chữ Hiếu đứng đầu và Phu- phụ lấy chữ Trinh đứng đầu. Các mối quan hệ này ngày càng khăng khít hơn so với trước đó cụ thể: Về chữ Trung trong mối quan hệ quân và thần tức là quan hệ giữa vua với bầy tôi. Chữ Trung không chỉ đơn thuần là giữa vua với tôi mà nó được mở rộng ra cả dòng họ, nếu một người bị tội tùy vào mức độ mà cả dòng họ sẽ phải cùng chịu tội theo. Ví như vụ án “ Lệ Chi Viên” đã giết cả 3 họ nhà 21
  28. Nguyễn Trãi chỉ vì đúng vào đêm vợ của Nguyễn Trãi đã ở bên cạnh vua Lê Thái Tông bị chết đột ngột mà phải chịu nhà Lê tru di tam tộc. Chữ Hiếu trong mối quan hệ cha- con cũng chịu sự nghiêm khắc hơn nhiều. Vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu lệnh: “ con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng phải đúng 3 năm, không được theo ý riêng mà làm trái lễ phạm phép”. Còn chữ Trinh trong mối quan hệ vợ - chồng thì người vợ lại phải “ thủ tiết chờ chồng”. Khi chồng đi xa hoặc đi đánh giặc, hoặc chồng chết, vợ phải giữ nguyên vẹn trinh tiết của mình để thờ chồng không được lấy người đàn ông khác. Và nếu ai làm trái phép này cùng sẽ bị vua Lê trừng trị nghiêm khắc, bị triều đình cho thắt cổ chết. - Xét về đường lối trị nước. Tất cả mọi người đều phải tuân thủ tuyệt đối đường lối trị nước của nhà Lê: Học tập cổ Đây là nội dung quan trọng trong đường lối trị nước của nhà Lê. Việc học tập cổ đã có từ trước, nhưng cho đến thời Lê do chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo mà việc học tập cổ càng được phát triển hơn, ngày càng trở nên giáo điều câu nệ và rất sùng việc học cổ. Chính vì lí do dùng như vậy, mà bất kì ai có tư tưởng đối mới dù chỉ một chút cũng sẽ bị lên án phê phán kịch liệt và những điều đổi mới đó đều không được chấp nhận. Nhân chính Đường lối trị nước trong vua quan thời nhà Lê qua các đời đều tự cho rằng mình đã thực hiện được đường lối nhân chính, vì thế trong mọi hoàn cảnh họ đều nhắc tới nhân chính và lấy nhân chính ra để soi lại các công việc của mình làm. Chẳng thế mà vào năm 1449, vua Lê Nhân Tông tự xuống chiếu hỏi mình: “có phải vì chưa thi hành đầy đủ nhân chính khiến cho người dân còn 22
  29. thất nghiệp mà đến nỗi này chăng?”. Như vậy đường lối nhân chính được các vua Lê rất chú trọng. - Xét về giáo dục và thi cử. Nho giáo thời này càng được phát triển cực thịnh ở thời Lê là được biểu hiện qua việc thi cử và giáo dục tìm người hiền tài. Từ vua cho đến các quan thần đều nhận thức rõ được việc học tập thi cử có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với đất nước. Trị nước mà không có người nhân tài làm gốc thì đều được cho là cẩu thả, tạm bợ. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tông đã cho ra lệnh tất cả quân và dân làm kiểm tra về kinh sử để trọn ra người tinh thông và sẽ được bổ nhiệm làm quan. Tuy vậy khi sang đến thời vua Lê Thái Tổ việc thi cử lại chưa đi vào quy củ, chưa có quy chế rõ ràng mà phải đợi đến năm 1434, là thời của vua Lê Thái Tông mới bắt đầu được đưa ra những quy định chặt chẽ hơn. Vào năm 1438 bắt đầu thi Hương ở các đạo, sang đến năm 1439 sẽ thi Hội ở kinh đô và từ đó về sau cứ 3 năm lại có một lần thi lớn. Nếu ai đỗ đạt sẽ được ban cho danh hiệu là “ Tiến sĩ xuất thân” mỗi khoa thi đều phải trải qua tứ kì và tứ trường. Mặc dù kế hoạch được đặt ra như vậy nhưng phải đến năm 1442, nhà Lê mới bắt đầu tổ chức được và đi vào quy củ, và cứ 5,6 năm mới tổ chức một kì thi Hội. Đến năm 1472, vua Lê Thánh Tông đã đặt lại thể lệ thi Hội cho rõ ràng hơn. Danh hiệu của những ngườ thi Hội cùng được sửa đổi. Vẫn có 3 hạng nhưng sẽ định thêm danh hiệu Cập đệ và Xuất thân. Các tiến sĩ thuộc cả ba giáp nói trên đều là những học vị chính thức do triều đình quy định Khoa thi Hội đầu tiên được tổ chức dưới thời vua Lê Thánh Tông vào năm 1463 là khoa thi lớn nhất chưa từng có từ trước với hơn 4.400 sĩ tử tham gia thi và đỗ 44 tiến sĩ. 23
  30. - Xét về tư tưởng của Nguyễn Trãi – một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XV. Nói đến tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, người làm cho Nho giáo phát triển không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi(1380-1442). Ông chính là người bầy trong việc bày mưu tính kế cho vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc. Tư tưởng của Nguyễn Trãi luôn gắn với những vấn đề cấp thiết của quốc gia, đường lối trị nước đến đạo làm người, nguyên nhân thịnh suy của các thời đại và đặc biệt tư duy của Nguyễn Trãi về con người trong công cuộc cứu nước và dựng nước. Tư tưởng của ông thể hiện qua các khía cạnh sau: Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập. Bao gồm các yếu như sau: lãnh thổ, văn hiến, phong hóa. Tất cả những yếu tố trên đã cho thấy Việt Nam là một quốc gia độc lập Tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chủ yếu được thể hiện ở trong các tác phẩm văn chương. Từ được nhắc hầu hết trong các tác phẩm đó chính là nhân nghĩa. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa tức là cứu nước cứu dân, đưa ra đường lối chính trị đúng đắn để đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Quan niệm đạo làm người. Theo Nguyễn Trãi, làm người phải có nguyên tắc. Bao gồm những nhân luân, những quan hệ đạo đức, những nhân tố mà con người cần có. Nguyễn Trãi rất tin và sùng Nho giáo. Ông đã lấy Nho giáo làm kim chỉ nam để thực hiện đạo làm người cho chính mình, vì ông cho rằng đạo Nho có thể giúp ông thực hiện được nguyện vọng đem tài sức của mình ra giúp vua cứu dân. Ngoài ra ông còn chú ý đến ba đức tính cần có đó là nhân, trí, dũng do 24
  31. Khổng Tử đề xuất. Trên thực tế ba đức tính này được Nguyễn Trãi thực hiện đã có nhiều điểm tích cực hơn trong các giai đoạn trước. Có thế nói đạo làm người của Nguyễn Trãi đã phát triển đạo Nho ở Việt Nam thêm một bậc mới trong điều kiện dựng nước và giữ nước. - Xét về tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông Sự phát triển Nho giáo trong thời kỳ này còn được thể hiện qua tư tưởng của Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông( 1442- 1497) là người có học vấn uyên bác. Ông không chỉ am hiểu về đường lối trị nước mà còn rất am hiểu về thiên văn địa lý, văn hóa, lịch sử là người biết vận dụng những kiến thức lịch sử để áp dụng vào xây dựng triều đại của mình. Ông là người cũng xem triều đại Ngiêu Thuấn làm kim chỉ nam để phát triển dưới triều đại của mình. Ông muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ấm no, lễ giáo phát triển giống như thời Đường Nghiêu. Và thực tế xã hội nước ta lúc bấy giờ cơ bản đã đạt được những điều như ông mong muốn. Đường lối trị nước của Lê Thánh Tông đã đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội, đó là cách trị nước theo kiểu “ Văn trị” hay nói khác đi là “ Lễ trị” hay “Đức trị”. Nội dung của cách trị nước mà Lê Thánh Tông thực hiện giống với những nguyên tắc của Nho giáo. Nghiên cứu sâu ta thấy đường lối “ lễ trị” của Lê Thánh Tông đã có những yếu tố mới tiến bộ. Đường lối trị nước của vua Lê Thánh Tông tuy mang nặng tư tưởng Nho gia nhưng nó lại phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ từ nhu cầu dân sinh, dân chủ, tạo ra được tiền để để phát triển đất nước. - Xét qua tư tưởng chính trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm( 1491- 1585). Lịch sử nước nhà ghi lại Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi lên như một hiện tượng đặc biệt, được ví như một nhà chiêm 25
  32. nghiệm, thông thái và đại diện cho tinh thần văn hóa của thời đại. Theo như nghiên cứu di cảm thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy tư tưởng học thuật của ông chủ yếu là Lý học Tống Nho. Giữa hai phương diện Lý- Khí và Tâm- Tính, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những quan niệm về tạo lập vũ trụ một cách nhân nguyên duy vật hơn. Ông đặt thái cực lên đầu song lại tập trung chú ý vào Khí và ông còn cho rằng: trời, đất , người vạn vật đều từ Khí sinh ra. Đây là một quan niệm duy vật về triết học. Quan niệm về sự biến đổi, lưu động của Nguyễn Bỉnh Khiêm không vượt qua triết học của Kinh Dịch và có phần chất phác, giản đơn hơn. Suốt cuộc đời của mình ông đã tu dưỡng theo nguyên tắc xử thế “ Thời trung” vận dụng nó để giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong xã hội. - Xét qua tư tưởng của Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn( 1726- 1784) là người được coi là có ý thức xây dựng nền văn hóa tư tưởng mang bản sắc dân tộc. Là người học rộng tài cao, trong khối lượng tri thức đồ sộ của ông có một đặc điểm được chú ý đến là ông đã kết hợp được giữa tri thức sách với với tri thức đời sống. Nói đến tri thức sách vở của Lê Quý Đôn luôn có hệ thống mạch lạc và chiều sâu, ông có thể nắm bắt được những tri thức tiến bộ thời bấy giờ. Trong những trước tác của ông thể hiện một vũ trụ quan và một nhân sinh quan có những yếu tố duy vật lành mạnh, ông cho nguồn gốc của vũ trụ là một “thứ khí hỗn nguyên” do sự vận động của khí ấy mà hình thành âm và dương rồi dần biến thành muôn vật. Về mặt quan hệ giữa Lý và Khí ông cho rằng Lý dường như là thuộc tính của Khí. Về tư tưởng chính trị, ông đưa ra các chủ chương có những điểm khác với Nho giáo chính thống. Nếu Nho giáo chính thống quan niệm đường lối là Nho gia thì Lê Quý Đôn lại chủ chương đường lối Nho gia kết hợp với Pháp 26
  33. gia. Nho giáo chính thống cho rằng đường lối trị nước phải dựa trên Nhân- Nghĩa thì Lê Quý Đôn cho rằng Nhân – Nghĩa kết hợp với Thuật thế. Trong Nho giáo chính thống luôn cho rằng hệ tư tưởng của họ chỉ có Khổng, Mạnh, Trình, Chu tuy có lúc cũng tin cả Phật, Lão còn với Lê Quý Đôn ông thừa nhận việc kết hợp giữa Nho và Phật. Ông là người đã đặt Nho giáo ngang hàng với các học thuyết khác mà phủ nhận địa vị độc tôn của Nho giáo. Một điều khác biệt giữa tư tưởng Nho giáo chính thống và tư tưởng của Lê Quý Đôn là quan điểm về văn minh. Ông đề cập đến nhiều nên văn minh và có nhiều thánh nhân còn Nho giáo chính thống chỉ công nhận có một thánh nhân là Khổng Tử. Nhìn chung, Nho giáo trong thời nhà Lê đã phát triển đỉnh điểm, tư tưởng của đạo Nho được áp dụng vào trong việc xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm và chăm lo cho đời sống của nhân dân cả về tinh thần và vật chất rất hiệu quả. Cuối thời tuy không còn giữ vai trò độc tôn nhưng vẫn có sức ảnh hưởng rộng trong nhân dân, c.Nho giáo dƣới thời nhà Nguyễn Vào khoảng thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII Nho giáo dần có những biểu hiện suy yếu , khủng hoảng xét theo góc độ đạo thống và thể chế chính trị. Đến thời nhà Nguyễn, Nho giáo dần được phục hưng và phát triển hơn hai thế kỉ trước đó. Vào đầu nhà Nguyễn, nhằm thiết lập bộ máy quân chủ tập quyền chuyên chế, các vua triều Nguyễn đã xây dựng bộ máy nhà nước trên cơ sở ý thức hệ Nho giáo. Nhận ra được giáo dục và thi cử là yếu tố hàng đầu có thể phục hưng được Nho giáo, và muốn đưa Nho sĩ tham gia chính quyền. Trước tình hình đất nước mới bước ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài ngót 300 năm, để ổn định 27
  34. và phát triển đất nước cần phải có những nhà cai trị giỏi, để đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết đó, các vua đầu nhà Nguyễn như Càn Long hay Minh Mệnh đã chú trọng tới việc giáo dục người hiền tài và “ Lễ trị”. Trước thời nhà Nguyễn, hầu hết các vua cai trị đất nước chủ yếu dựa trên tư tưởng của Nho giáo và cho đến thời đầu nhà Nguyễn các ông vua cũng không thể nào làm khác được. Đến nửa đầu thế kỉ XIX, mặc cho Tống Nho, hay cái học Trình, Chu( Trình Di và Chu Hy) có ảnh hưởng và giữ vị trí quan trọng trong đời sống tư tưởng triều Nguyễn. Song ông vua Minh Mệnh lại tỏ ra sùng tư tưởng của Khổng Mạnh, ông từng hết lời khen ngợi tinh thần Nho giáo của Khổng Tử thông qua Luận ngữ. Vì muốn độc tôn Nho giáo giống như trước mà triều Nguyễn đã loại bỏ tôn giáo khác mà họ cho là “ tà giáo” đó là Ky-tô giáo đặc biệt dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức là thời kỳ mà Ky-tô giáo bị cấm đoán nhiều nhất. Về chính sách giáo dục và khoa cử vào thời nhà Nguyễn. Tuy có những chính sách góp phần phục hưng Nho giáo, nhưng nhìn chung các chính sách đưa ra đều không phù hợp và ngày càng sai lệch. Trước đó có lối thi cử dựa trên mẫu có sẵn để “ tập lại” ví như “ Mẫu chế nghĩa”, “Mẫu thơ”, “phú” nhưng đây là cách học gò bó, và cách học này lại được triều Nguyễn bắt trước và bắt các sĩ tử gò gẫm để tạo nên thứ văn chương vô bổ đó. Có một điều đáng trách nữa là, cái học Nho giáo ở nước ta vào đầu thế kỉ XIX từ vua cho đến quan cho rằng Hán học chỉ có văn chương thi phú. Họ không hề biết Đạo Nho vào thời khởi thủy là một lý thuyết Chính- Giáo tức chính trị và giáo dục. Đất nước thời vua Gia Long chia cắt làm ba phần, chia đất Bắc Hà cũ của nhà Lê làm hai, từ Ninh Bình trở ra là đàng ngoài và từ Thanh Hóa trở vào là đàng trong, dải đất Trung kì và Nam kì là nơi các vua triều Nguyễn 28
  35. đóng đô nên có thể nói đây là đất “ cưng” được ưu ái hơn đàng ngoài hay còn gọi là Bắc kỳ. Sự đối xử này còn tỏ ra khá lộ liễu qua việc thi cử. Đất Bắc kì hội tụ nhiều nhân tài, sĩ tử nhưng chỉ đặt duy nhất có 2 trung tâm thi Hương, trong khi đất Trung kì hẹp lại ít dân mà có tới 4 trung tâm. Và mỗi lần thi hầu như lấy sĩ tử thi đỗ chủ yếu là người Trung kì. Ví như khoa thi năm Ất mùi (1835) lấy 11 tiến sĩ thì có tới 8 tiến sĩ là người Trung kì . Sĩ tử Bắc kì từ xa lặn lội muôn dặm đến kinh đô tham gia thi cử nhưng lại bị các quan làm khó đủ điều. Không chỉ thi cử mà ngay việc làm quan cũng bị chèn ép vai vế cũng thấp kém hơn . Nhiều các sĩ tử đỗ đạt làm quan nhưng chỉ cần mắc một lỗi nhỏ cũng sẽ bị giáng chức hoặc cắt chức cho về vườn. Tuy vậy nhưng việc phục hưng Nho giáo cũng được thực hiện và phát triển. Các kì thi Nho học thường xuyên được diễn ra. Do thời cuộc không còn giống như trước nên xuất hiện tầng lớp Nho sĩ mới. Tầng lớp Nho sĩ mới và Nho sĩ cũ là những cựu thần triều Lê lại có những khuynh hướng khác nhau: Khuynh hướng thứ nhất: đại diện khuynh hướng này là những bề tôi của triều Lê có khuynh hướng bất mãn với thời cuộc tiêu biểu là Phạm Quý Thích, Bà Huyện Thanh Quan Khuynh hướng thứ hai : khuynh hướng có tính chất giáo huấn, ca ngợi triều Nguyễn, phản đối những phong trào chống bạo động. Tiêu biểu như: Lý Văn Phức, Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái Khuynh hướng thứ ba: là khuynh hướng đả kích gay gắt hiện thực triều Nguyễn, tỏ lòng thương cảm đối với đời sống của con người, khát khao cho con người quyền sống, quyền tự do đây là khuynh hướng xuất hiện chủ yếu trong các tầng lớp Nho sĩ triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX. Tiêu biểu là Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu . 29
  36. d. Nho giáo và sự suy tàn của Nho giáo dƣới thời Pháp thuộc. Đất nước trong giai đoạn này có nhiều biến động và bước sang một trang mới của lịch sử. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ra. Do hoàn cảnh lịch sử mà Nho giáo ở nước ta nhanh chóng bước vào giai đoạn suy tàn. Sau khi đô hộ nước ta để xóa bỏ Nho học, thực dân Pháp đã từng bước thay đổi chế độ giáo dục và thi cử, đây là yếu tố quyết định sự thịnh suy của Nho giáo. Từ năm 1918 trở đi, trên cả nước Nho học đã không còn là biện pháp để tiến thân nữa, do đó muốn trở thành công chức phải vứt bỏ “ bút lông” Tuy nhiên trong dân gian vẫn còn sử dụng chữ Hán để viết văn khế ruộng đất, văn tế thần, gia phả các tư tưởng về trời đất, và cả những hạn chế của Nho giáo vẫn còn tồn tại. Trước hoàn cảnh đó, ở nước ta đã xuất hiện cuộc đấu trang trên báo trí giữa phái bảo vệ Nho giáo và phái phê phán Nho giáo. Phái phê phán Nho giáo lại tập hợp được nhiều học giả nổi tiếng như: Nguyễn An Ninh, Phan Khôi, vấn đề họ phê phán ở đây là những mặt không thiết thực, chính chế độ Nho giáo là nguyên nhân sinh ra tính tự cao, tự đại. Phái bảo vệ Nho giáo: tiêu biểu là Trần Trọng Kim ông đã lên tiếng bảo vệ Nho giáo qua bài báo đăng trên các báo Khai hóa, Đông Pháp thời báo, Thần chung, đặc biệt được thể hiện trong bộ sách Nho giáo của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1932. Phái này cho rằng Nho giáo là học thuyết tuyệt diệu là viên ngọc quý nhưng do hiểu lệch mà đem lại kết quả chưa tốt. Theo ông nếu đem Nho giáo kết hợp với khoa học xã hội thì càng phát triển. Tuy nhiên ý kiến này lại không được ai hưởng ứng. Vì thời điểm này phong trào chống thực dân và phong kiến giành độc lập, tự do cho dân tộc là nhiệm vụ cấp bách 30
  37. nhất. Mà Nho giáo lại là một học thuyết gắn với chế độ quân chủ thì việc không phù hợp với thời cuộc là điều tất yếu. Tiểu kết chƣơng 1 Nho giáo là một tôn giáo lớn, ra đời và phát triển ở Trung Quốc rồi lan sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Những nội dung và tư tưởng của Nho giáo đã giúp cho con người có những thay đổi rất lớn về mặt tư tưởng và có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội, trong đó đặc biệt có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị và giáo dục, khuyên dạy con người ta biết ăn ở sao cho hợp đạo lý. Ở Việt Nam, Nho giáo có chỗ đứng khá vững chắc. Trải qua các triều đại phong kiến Nho giáo đã ăn sâu vào văn hóa của người Việt, ảnh hưởng đến đời sống tâm linh khá sâu sắc. Từ việc nghiên cứu trong chương này, chúng ta biết được quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc và tầm ảnh hưởng của nó khi được du nhập vào Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về những nội dung chính của Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đối với truyện thơ Nôm Nhị độ mai – một tác phẩm đặc biệt rất đề cao những phẩm chất đạo đức của Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đối với tác phẩm này là rất lớn. 31
  38. CHƢƠNG 2: TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO 2.1. Khái lƣợc về truyện thơ Nôm Nhị độ mai 2.1.1. Khái niệm về truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, thường làm theo thể thơ lục bát. Gồm hai loại là truyện thơ Nôm bác học( truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai ) và truyện thơ Nôm bình dân( Trê Cóc, Lục súc tranh công ) Truyện Nôm là một thể loại truyện khá độc đáo, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc thể hiện nền văn hóa dân tộc. Tuy chưa rõ ra đời vào thời kì nào nhưng thơ Nôm phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Vào thế kỉ XVIII đã có truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào dài 2216 câu lục bát. Đây được coi là tác phẩm tiên phong mở đường cho những truyện như Lục Vân Tiên, Nhị độ mai, Truyện Kiều. Các tác giả truyện Nôm chủ yếu là những người dân áo vải, chưa từng biết đến những thứ mới từ phương Tây, vì thế là sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường sống cụ thể. Qua truyện thơ Nôm họ có thể truyền bá cái đạo lý làm người, những tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn luân lý, họ không quan tâm cốt truyện phát triển có phù hợp với quy luật vận động nội tại của các nhân vật hay của lịch sử như chúng ta vẫn quan niệm. Trong truyện thơ Nôm họ truyền bá đạo nghĩa bằng cách tôn vinh và cũng thóa mạ không chút dè dặt những cái phi đạo đức, những người hèn hạ vô liêm sỉ. Yếu tố chủ quan xuất hiện đầy rẫy trong các truyện diễn ca dân gian và ngay cả các truyện diễn ca bác học, trừ Truyện Kiều là tác phẩm không nằm trong mạch các truyện nhằm tuyên truyền luân lý đạo đức. Như vậy tính chất phi logic, tính chất huyền thoại, phi thực tế càng đậm thì tính chất chống đối 32
  39. tinh thần phản kháng căm giận của tập truyện càng đậm và mạnh mẽ. Chính điều này đã khiến cho tác giả trước hết là những người bình dân những xúc động lành mạnh, hồn nhiên. Nuôi dưỡng cái thiện-mỹ trong lòng dân ta khơi dậy cho họ ý chí đấu tranh cho lẽ phải, cho công lý. Chính bởi điều đó mà hầu như truyện thơ Nôm nào cũng mang trong mình những đạo lý đó, tuy là đơn điệu nhưng truyện Nôm nào cũng có sức hút tới bạn đọc và vượt thời gian tồn tại cho đến ngày nay. Trong truyện diễn ca bình dân, đạo lý đó được họ khắc sâu ghi tạc vào lòng. Đặc biệt sống trong hoàn cảnh xã hội phải phải chịu cảnh vua quan áp bức bóc lột, truyện Nôm giống như là nơi để họ dám đứng lên đấu tranh, nói ra những uất ức và họ đã thắng một cách vẻ vang trên những trang văn Nôm, trong ý chí giả tưởng với một niềm tin mãnh liệt vào sự công bằng của tự nhiên. Trong truyện diễn ca bác học cũng có những điểm giống như truyện thơ Nôm bình dân, cũng có đầy rẫy những yếu tố thần linh. Nhưng vì lẽ phải vì bảo vệ cho công bằng xã hội đã trở thành vấn đề cấp bách làm cho ta chỉ mong mỏi quan tâm đến một điều là những số phận éo le được thần linh cứu vớt đó phải được sống và hạnh phúc. Tất cả các truyện Nôm đều được sử dụng như những chất liệu truyền thuyết, huyền thoại dân gian để làm nổi rõ những giá trị đạo đức vốn dĩ đã được hình thành từ trong buổi đầu của lịch sử văn hóa dân tộc. 2.1.2. Giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai Tóm tắt nội dung: Nhị độ mai kể về vị Huyện lệnh đất Lịch Thành tỉnh Sơn Đông thời Đường Túc Tông tên là Mai Khôi. Ông là vị quan thanh liêm, yêu dân như con, nhiều năm nhậm quan xa nhà, đến ngày được thăng làm Sử bộ Đô cấp sự, Mai Khôi bèn tiễn vợ và con trai là Lương Ngọc về Thường Châu, một 33
  40. mình gánh vác trọng trách. Đương thời gian thần Lư Kỷ lộng quyền, Mai Khôi quyết tâm phải diệt trừ Kỷ, nhưng lại bị Kỷ dùng kế mưu hại, và bị tịch thu gia sản. May được Đồ Thân báo tin, mẹ con Mai gia nhờ vậy thoát thân. Mai phu nhân tới Sơn Đông nương nhờ em trai là Tiết độ sứ Khâu Sơn. Công tử Mai Lương Ngọc cùng đày tớ Vương Hỷ Đồng vốn định lánh nạn ở nhà nhạc phụ là Hầu Loan, nhưng nào ngờ Hầu Loan trở mặt vô tình, khiến Hỷ Đồng phải thay chủ thân vong, còn Lương Ngọc dấu tên chạy tới Sử bộ thượng thư Trần Nhật Thăng làm gia nô. Trần Nhật Thăng có một con trai là Xuân Sinh, một con gái tên Hạnh Nguyên, lần đầu gặp mặt Hạnh Nguyên, Lương Ngọc lòng đã trộm nhớ. Trần Nhật Thăng và Mai Khôi vốn là thân hữu đồng niên, một hôm thấy hoa mai nở rộ, vốn muốn tế hoa mai để tưởng bạn cũ, nào ngờ đêm đó gió mưa quét sạch không còn một bông. Nhật Thăng đau khổ nhớ thương bạn cũ, quyết ý xuất gia, người nhà ra sức khuyên bảo, Thăng bảo trừ phi mai nở hai lần, nếu không ý lòng đã quyết ắt chẳng đổi thay. Lương Ngọc làm văn cúng tế, Hạnh Nguyên cũng đồng lòng dâng hương khấn xin, lòng thành của họ cảm đến trời xanh, cách hôm sau quả nhiên mai nở lần nữa. Cũng vì một bài thơ vịnh hoa mai do Lương Ngọc đề trên bức vách, và bài vị của Mai Khôi đặt trong phòng mà Nhật Thăng đã biết được thân thế thực sự của Lương Ngọc. Nhật Thăng vui mừng khôn xiết, bèn hứa hôn Hạnh Nguyên cho Lương Ngọc, và để Xuân Sinh ở lại học cùng Lương Ngọc. Lúc này Lư Kỷ lại lập mưu gian, ép đem Hạnh Nguyên cống nước Tây-Phiên cầu hòa. Lương Ngọc, Xuân Sinh nước mắt tiễn đưa Hạnh Nguyên đến Nhạn Môn quan, khóc thương từ biệt tại Trùng Đài, Hạnh Nguyên tặng Lương Ngọc ngọc giải kim thoa, thề hẹn kiếp sau. Hạnh Nguyên qua ải, không chịu thất tiết bèn khấn cầu Chiêu Quân, được Vương Chiêu Quân hiển linh cứu giúp, đưa đường đến nhà đại danh phủ ngự 34
  41. sử Trâu Bá Phù, được Trâu phu nhân đối đãi như con, cho lưu lại nhà làm bạn với tiểu thư Vân Anh. Lư Kỷ dùng mưu vu cáo Trần Nhật Thăng, khiến cả vợ chồng Nhật Thăng vướng tội bị tống giam vào ngục, lại phái khâm sai truy nã Lương Ngọc, Xuân Sinh, may được Đảng Công ra tay cứu giúp. Ngọc và Sinh trên đường tháo chạy gặp cướp nên bị lạc nhau, Lương Ngọc may gặp Trâu ngự sử trên đường đi Hà Nam nhậm chức, được ông cho làm chức quan nhỏ theo giúp việc. Một hôm Lương Ngọc thay đưa gia thư về Đại Danh phủ, không ngờ lại được trùng phùng Hạnh Nguyên, Trâu phu nhân biết rõ ngọn nguồn câu chuyện, bèn hứa gả tiểu thư Vân Anh cho Ngọc. Xuân Sinh sau khi lưu lạc cùng đường nhảy sông, sau được ngư bà họ Chu cứu sống, ngư bà thấy Sinh tướng mạo khôi ngô bèn hứa gả con gái là Ngọc Thư. Kẻ cửa quyền háo sắc Giang Khôi đi thuyền qua thuyền nhà Chu bà, thấy Ngọc Thư xinh đẹp bèn bắt ép về làm vợ, Xuân Sinh đi kiện, được tiết độ sứ Khâu Sơn phán trả Ngọc Thư về, nhân đó giữ Xuân Sinh lại phủ, mới biết rằng Khâu Sơn là cậu Lương Ngọc, và hứa gả tiểu thư Vân Tiên cho Xuân Sinh. Vào năm khoa cử, Lương Ngọc và Xuân Sinh đều đổi tên lên kinh ứng thi, Lương Ngọc thi trúng Trạng Nguyên, Xuân sinh đỗ bảng nhãn. Lư Kỉ định ý gượng gả con gái cho Xuân Sinh nhưng không đạt nguyện, nên ủ mưu đồ hãm hại, Lương Ngọc cùng các sĩ tử đại náo triều đường, vạch trần tội trạng Lư Kỉ, cuối cùng oan khuất Mai gia bao năm tới nay được gột. Túc Tông hậu táng Mai Khôi, và phong Lương Ngọc làm Đại thiên tuần thú, Lương Ngọc phụng chỉ tuần thú, diệt gian trừ ác. Sau cùng, Lương Ngọc thành hôn cùng Hạnh Nguyên và Vân Anh, Xuân Sinh nghênh kiệu rước Ngọc Thư cùng Vân Tiên, cả nhà sum họp đoàn viên. Về giá trị tác phẩm 35
  42. Tác phẩm Nhị độ mai ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX sau Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên. Trong khoảng từ năm 1814 đến 1850. Vì ra đười sau truyện Kiều nên truyện Nhị độ mai chịu ảnh hưởng rất nhiều ở Truyện Kiều. Tác giả Nhị độ mai Việt Nam đã dựa trên tiểu thuyết của Nhị độ mai Trung Quốc để sáng tạo nên tác phẩm mang đậm tính dân tộc. Nhìn chung ta thấy tác giả Việt Nam đã giữ nguyên cốt truyện và các tình tiết lớn, chỉ thay đổi và thêm bớt các chi tiết nhỏ. Tác giả truyện Nôm đã lược bỏ rất nhiều khiến cho quyển truyện nhẹ nhõm, thanh thoát, phù hợp với truyện thơ. Song tác giả truyện Nôm của ta không chỉ có lược bỏ mà còn thêm một số chi tiết ví dụ ở cuối truyện , tả cuộc sống hạnh phúc của hai họ Mai, Trần, tiểu thuyết nói rất nhiều đến việc tiệc tùng, rồi truyện sinh con đẻ cái. Còn trong truyện thơ Nôm đã lược bớt đi và còn thêm vào tình tiết mới đó là nhắc lại truyện cũ gian nan để làm nổi bật cảnh hạnh phúc hiện tại, tăng thêm điểm thú vụ cho câu chuyện. Như vậy việc thêm bớt là có lựa chọn. Một trong những phần sáng tạo trong tác phẩm mà trong tiểu thuyết của Trung Quốc chưa làm được đó là đoạn tả cảnh và tả tình. Chính vì nhiều đoạn truyện đi sâu vào miêu tả tâm lý khiến cho cử chỉ, hành động của nhân vật có phần tự tin và sinh động hơn. Những đoạn miêu tả lễ nghi kiểu cách đều được lược bỏ, những lời hiếu thảo khô khan đã được thay vào đó là những lời tương đối có nghĩa có tình. Đối với cha mẹ, không chỉ nói nỗi đau xót mà còn lấy lời hơn lẽ thiệt làm nguôi lòng cha mẹ. Ví như đoạn Hạnh Nguyên từ biệt cha mẹ, từ biệt Mai Sinh. Trước khi ra đi Hạnh Nguyên không chỉ dặn dò về em mình về cách phụng dưỡng cha mẹ, cách đối xử với Mai Sinh, chuyện học hành để nối nghiệp cha sau đó cô mới cho phép nghĩ đến bản thân mình vào lúc sau chót. Khác xa so với tiểu thuyết của Trung Quốc, Mai Sinh và Hạnh Nguyên họ vái lạy nhau, từ biệt nhau, thân mật quá nhưng trong thực tế không có cơ sở cho sự quen biết, thân mật như vậy. Chính vì thế mà tình cảm của 36
  43. Hạnh Nguyên trong truyện thơ Nôm chân thực và tự nhiên hơn. Truyện Nôm Nhị độ mai tuy theo sát tiểu thuyết Hán văn của Trung Quốc nhưng có giá trị là một sáng tác độc lập là bởi lẽ đó. Nhị độ mai cũng giống như những truyện thơ Nôm khác, trong thời buổi ngày nay, bên cạnh rất nhiều lý thuyết cao siêu bác học đi vào trình độ tri thức của con người thì truyện diễn ca Nhị độ mai giống như một thứ đồ cổ, người phụ nữ chất phác, mộc mạc. Có thể những lý thuyết kia có thể giúp ta mở rộng đầu óc nhiều hơn, và khiến ta phải choáng ngợp chìm sâu trong đó đôi khi là một mỡ hỗn độn vì quá cao siêu chưa thể lý giải hết được, trong khi đó Nhị độ mai giúp ta trở về được với cội nguồn, làm ta nhận ra ta với ý thức mạnh mẽ rằng ta có cùng sánh bước trên con đường đi lên của lịch sử, tác phẩm giống như một niềm an ủi về quá khứ của dân tộc, về tiềm lực sức sống và trí tuệ của mình. Thời buổi hiện đại hóa, di sản văn hóa quá khứ đó như những nhân tố cần thiết vô cùng cho ta đứng vững, thăng bằng để tiến bước. Tác phẩm khuyên chúng ta ở hiền gặp lành, ở ác gặp quả báo thực chất là khuyên bảo chúng ta sống sao có đạo nghĩa, đó là cái đẹp mà chính quá khứ đã hun đúc cho dân tộc biết bao anh hùng liệt nữ làm nên những chiến tích kỹ vĩ, trong đó cái cần được biểu dương hơn cả là chiến tích làm cho cả dân tộc sống, tồn tại và tiến bước không ngừng trên tiến trình giữ nước của mình. Ở tác phẩm, tác giả muốn gửi đến chúng ta chính là đạo lý làm người, cái lẽ sống bình dị và chân chất. Nếu lấy khối óc của thời hiện đại, lấy tư duy của con người thời nay mà mổ xẻ tác phẩm chắc hẳn chỉ thấy toàn những khuyết điểm, song cứ lấy tâm của ta, đem lòng của mình ra mà lĩnh hội thì ta sẽ thấy được ở tác phẩm biết bao nhiêu cái hay cái đẹp mà chính con người thời đại cần phải học theo. 37
  44. Có thể nói, Nhị độ mai Việt Nam đã diễn tả lại thật sâu sát nội dung của tiểu thuyết chữ Hán cùng tên. Với việc sử dụng thành công trong nghệ thuật chuyển hóa, từ những chi tiết, sự kiện đến cả tư tưởng luân lí trong các tác phẩm Nôm đều trở nên linh động, lí thú. Và do đó đã hòa nhuyễn với cảm quan dân tộc. Có thể nói, giá trị của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai không phải ở chỗ tạo ra những chi tiết, sự kiện mới mà chính là ở chỗ gạn lọc để cô đọng các tình tiết, ở việc đi vào chiều sâu của tâm lý nhân vật và việc trau chuốt gọt rũa về ngôn từ để tạo ra những nét đẹp thi vị riêng có. 2.2. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai Nhị độ mai là tác phẩm quen thuộc và được đông đảo quần chúng yêu mến, không chỉ bởi văn từ tao nhã, lời lẽ êm ái, mà còn bởi truyện thơ Nôm Nhị đô mai là một tác phẩm tiêu biểu và đặc trưng cho tư tưởng Nho giáo. Đến mức có người đã từng cho rằng “nếu kể một truyện đủ cả trung hiếu tiết nghĩa thì không truyện nào đủ được thế bao giờ”1. 2.2.1. Tư tưởng thiên mệnh và quy luật vạn vật tuần hoàn Để giải thích và nhận định về các biến cố, các diễn biến trong câu chuyện, tiểu thuyết Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai Trung Hoa đã dựa trên quan niệm mọi việc đều do trời an bài và định đoạt: 大難臨㑗不自由,生死旁天何用謀 ? đại nạn lâm thân bất tự do, sinh tử bạng thiên hà dụng mưu (nạn lớn xảy đến không thể do mình, sao lại mưu tính làm gì?)2. Hay: 人從稍計誇靈利天自慵庸定主張 nhân tòng sảo kế khoa linh lợi, thiên tự thung dung định chủ trương (người ta cậy có mưu kế khéo, khoe là linh lợi. Nhưng Trời lại ung dung tự chủ trương rồi)3. 1 Lời tựa, Ġ度枚新傳 Nhị độ mai tân truyện, Liễu Văn đường tàng bản, in năm Khải Định tứ niên 1920, thư viện Đại học Yale – Mĩ. 2忠孝節義Ġ度枚Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai, Cẩm Chương Đồ Thư cục, Quang Tự thứ 18, 1892, hồi XXV, quyển 3, tờ 8b, dòng 12 38
  45. Bên cạnh đó là ý niệm vận trời tuần hoàn: 如今看破循 環里, 笑 依 㟬 杆按㸃頭 như kim khán phá tuần hoàn lý, tiếu ỷ lan can án điểm đầu (như bây giờ đã thấy rõ về lẽ tuần hoàn, cười dựa lan can mà kín đáo gật đầu)4, hay tư tưởng “tích thiện phùng thiện”, “ác giả ác báo” 善惡到頭 終有報只爭 來早與來遲 thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì (thiện hay ác đến cùng tất có báo ứng, chỉ có đến sớm hay muộn mà thôi)5; 天公不負忠良後 富貴榮華姓似香 thiên công bất phụ trung lương hậu, phú quý vinh hoa tính tự hương (ông trời chẳng phụ con cháu của kẻ trung lương, cho hưởng phú quý vinh hoa, tên họ thơm như hương)6. Ba quan niệm này hiển nhiên là tư tưởng Nho gia, nhưng xen vào đó tác giả Trung Hoa còn chủ trương cả quan niệm tiền kiếp nhân quả của nhà Phật: 人愘本是前世悠, 人人何必苦夂求. 強達險處難回避, 事到頭來不自由. Nhân duyên bản thị tiền thế du, Nhân nhân hà tất khổ truy cầu. Cưỡng đạt hiểm xứ nan hồi tị, Sự đáo đầu lai bất tự do. (Việc nhân duyên phải là bởi kiếp trước, Người ta chẳng nên khổ sở tìm kiếm. Bằng như cố cưỡng thì nguy hiểm khó tránh, 3 Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai,đã dẫn, hồi XXXII, quyển 4, tờ 4b, dòng 16 4 Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai,đã dẫn,, hồi XXVII, quyển 3, tờ 11a, dòng 15-16. 5 Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai,đã dẫn,, hồi XXXVIII, quyển 4, tờ 11a, dòng 16. 6 Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai,đã dẫn,, hồi XXXX, quyển 4, tờ 13b, dòng 11. 39
  46. Mọi chuyện xảy ra đâu có thể do mình.). Như vậy có thể nói tư tưởng của tác giả Trung Hoa rất gần gũi với tư tưởng hay đúng hơn với niềm tin giản dị, thực tế, có đôi chút hỗn tạp pha trộn của giới bình dân, chứ không hẳn là tư tưởng thuần túy Nho giáo. Truyện thơ Nôm Nhị độ mai cũng chủ trương những quan niệm mang màu sắc Nho giáo như thuyết thiên mệnh. Khổng giáo cho rằng mỗi cá nhân con người đều có số mệnh định sẵn. Con người không thể cưỡng lại với số mệnh được. Mở đầu tác phẩm là hai câu thơ khẳng định tư tưởng thiên mệnh: Hóa nhi thăm thẳm nghìn trùng, Nhắc cân phúc tội rút vòng vần xoay. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 1-2) Hình tượng về “hóa nhi”, “hóa công”, “con tạo”, “trời già”, “cao xanh” đều là biểu tượng cho một đấng tối cao đã sắp đặt, bởi vậy người trung rồi sẽ được đền đáp, kẻ gian sẽ bị trừng trị: Ngàn xưa mấy kẻ gian ngay, Xem cơ báo ứng biết tay trời già. Tuần hoàn lẽ ấy chẳng xa, Chớ đem nông nỗi mà ngờ cao xanh. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 3-6) Bấy giờ mới rõ thực lò Hóa công. Truyện này xem thấu thỉ chung, Suy ra mới biết trời không có lầm. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2790-2793) Không những thế, trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai còn cho thấy quan niệm về vận trời tuần hoàn. Vận mệnh của con người tuy là đã có tạo hóa an bài nhưng sẽ không phải không thay đổi trong cuộc đời. Nó sẽ theo quy luật tuần hoàn, hết mưa lại nắng, hết khổ lại vui: 40
  47. Tuần hoàn lẽ ấy chẳng xa, Chớ đem nông nỗi mà ngờ cao xanh Trời nào phụ kẻ trung trinh, Dù vương nạn ấy, ắt dành phúc kia. Danh thơm muôn kiếp còn ghi, Để gương trong sách, tạc bia dưới đời. Gian tà đắc chí mấy hơi, Mắt thần khôn giấu, lưới trời khôn dung. Uy quyền một chút như không, Xem bằng lửa đá, ví cùng đám mây. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 5-14) Hay: Cho hay trời cũng ngồi rồi, Tuần hoàn đem lại vòng dài rút chơi. Dữ, lành bỏ lửng mà coi, Sắp đâu vào đấy chẳng sai phân hào! (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2777-2780) Chính vì bởi vận trời tuần hoàn nên sẽ đưa đến hệ quả là cơ trời báo ứng, kẻ làm thiện gặp thiện, người làm ác gặp ác: Gian tà chớ vội bảnh bao, Tung lên cho bổng, buộc vào tự nhiên. Trước dù lỏng lẻo dường thiên, Sau càng ráo riết, mới tin tay già. Trung lương còn bỏ lửng lơ, Xoay trăm nghìn cấp, thử ba bốn lần. Hãy cho đeo đẳng đủ phần, Rõ lòng sắt đá liệu dần gỡ cho. 41
  48. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2781-2788) Hay: Gian thần chưa chắc nẩy chồi, Núi băng khi thấy mặt trời hẳn tan . Trung trinh dẫu có mắc oan, Vẫn trơ cây cứng, không chồn gió lay. Về sau ngay lại ra ngay, Khỏi tuần hoạn nạn, đến ngày hiển vinh. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2393-2398) Những triết lý này đã mang lại một niềm tin thần thánh rằng lẽ phải muôn đời mà ta chỉ cảm nhận được bằng trực giác nói trên kia sẽ thắng, nghĩa là người trung trực tuy bị hãm hại, kẻ nịnh thần tạm thời đắc thế. Song người lương thiện, điều tốt lành sẽ mãi được phù trì, và rồi đắng cay sẽ vơi dần, ngọt bùi sẽ đến, và rốt cuộc lẽ phải, người trung nhất định thắng lợi. 2.2.2. Nêu cao tấm gương trung hiếu tiết nghĩa của Nho giáo Như chúng ta đã biết, truyện thơ Nôm Nhị độ mai xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX. Ở thời điểm này, nhìn chung chế độ phong kiến đã lập lại được kỷ cương nề nếp và đang khôi phục lại đạo lý Nho gia để ổn định và xây dựng chế độ. Song, trước kia, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử dân tộc, dù thịnh dù suy, dù trị dù loạn, bao giờ cũng có những vấn đề đạo đức cần nêu lên để làm gương cho người đời noi theo hay để răn người ta biết sai mà tránh. Vì thời nào cũng có nịnh thần, có quan tham ô lại trục lợi phá hoại nền móng xã tắc. Cho nên những bài học luân lý cũ cần được đem ra giảng lại. Những bài học trong tác phẩm nêu ra vừa là luân lý xã hội nhằm đem lại nền thịnh vượng cho toàn dân, vừa đồng thời là đạo đức cá nhân. Truyện Nôm Nhị độ mai là tác phẩm “tải đạo”. Nhan đề cũng như tình tiết và nhân vật của tác 42
  49. phẩm đều xoay quanh bốn mối lớn của luân lý Nho gia: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trung là hết lòng mình khi mưu sự giúp vua. Nói rộng ra là hết lòng vì dân vì nước. Mai Bá Cao đã nêu một tấm gương trung cảm động sáng vằng vặc theo nghĩa đó. Vì trung mà Mai Bá Cao căm ghét bè đảng gian nịnh Lư Kỷ, Hoàng Tung bất trung và quyết tâm diệt trừ chúng. Tác giả đã làm nổi bật những đặc tính kiểu mẫu cùng hào khí lồng lộng ngút trời của kẻ sĩ phương Đông. Với nhân vật này, lòng trung trực đã biến thành một lẽ sống say sưa và tha thiết khi Mai Công răn dạy con: Sao cho giữ được chữ trung, Mới là hiếu tử nối dòng thư hương. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 55-56) Khi đề thơ lên bức tranh Di, Tề: Sáng mai thức dậy trông quanh, Treo trên thấy có bức tranh Di, Tề. Như khêu tấm dạ trung nghì, Dạy đem nghiên bút tay đề bốn câu. Than rằng: Thanh ứng khí cầu. Người kim cổ, dạ trước sau một dường. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 249-254) Khi tức giận bè lũ gian đảng: Mai công nổi giận đùng đùng, Rằng: Phen này quyết chẳng dung loài hồ. Vào đây ta sẽ hay cho, Đừng Tung, đừng Kỷ, hết Lư, hết Hoàng! (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 241-244) 43
  50. Không chỉ thể hiện ở nhân vật Mai Bá Cao, những nhân vật khác như Trần Đông Sơ, Phùng Lạc Thiên, kể cả người gia bộc Hỷ Đồng cũng đều là người trung, song ở mức độ khác hơn, không quyết liệt và can trường như Mai Bá Cao. Đi xa hơn nữa, truyện thơ Nôm còn thể hiện quan niệm trung quân triệt để: Đã là nam tử tu mi, Vào vòng công nghiệp, ấy thì có vua. Mới hay từ tóc đến tơ, Miếng cơm, tấm áo cũng nhờ quân ân. Sao cho được chữ trung thần, Thờ vua chớ có vì thân mới đành. Thế rồi trời cũng có mình, Lo gì phúc hậu, công danh kém người. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2803-2810) Chính vì quan niệm này mà Nhị độ mai Việt Nam đã không chấp nhận việc Mai Bá Cao thống trách vua trước khi bị hành hình (hồi VII trong tiểu thuyết), đồng thời cũng bỏ đi việc để bia Lý Lăng, một bầy tôi vì tham sống sợ chết mà bỏ tiết hàng giặc, đứng bên cạnh đến thờ trung thần Tô Vũ (hồi XIX trong tiểu thuyết). Trung thì thường đi đôi với nghĩa. Nghĩa là nhiệm vụ và bổn phận phải làm của mỗi người đối với xã hội. Cho nên vì nghĩa mà làm thì không cần tính toán đến kết quả, đến thành bại, nhất là tính đến lợi ích cá nhân, vì lợi và nghĩa là hai khái niệm, hai phạm trù đối kháng trong quan niệm đạo đức. Vì nghĩa mà làm thì không bao giờ thất bại. Có thể là chết, dẫn đến một kết cục bi thảm, những người vì nghĩa vẫn làm, làm với tinh thần tự nguyện như câu nói của Mai Bá Cao: 44
  51. Việc này giao một mình tôi, Để mà xem Kỷ với Mai thế nào. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 329-330) Già này dù thác cũng vinh, Suối vàng khuất mặt cũng khinh khích cười. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 333-334) Những lời nói và hành động thật cương nghị, quyết liệt và đầy xúc động vì một tinh thần dám lãnh nhận trách nhiệm, lãnh nhận hết gánh nặng về mình. Mai Bá Cao biết chống Lư Kỷ là một việc cực kỳ nguy hiểm mà ông vẫn tự nguyện ra tay, vì đấy là việc của kẻ sĩ phải đảm đương lấy: Rằng: bấy lâu những ở ngoài, Dạ này tấm tức với người quyền gian. Rày vâng Đài gián thăng quan, Phen này ta quyết cả gan phen này. Bấy giờ một dở một hay, Hợp nhau nào biết có ngày nữa thôi. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 69-74) Bài học về chữ nghĩa còn có thể thấy qua đoạn các sĩ tử mưu việc cứu Khâu Khôi, đón đường đánh bè lũ Lư Kỷ, Hoàng Tung. Đó là một nghĩa cử bất chấp cường quyền và bạo lực: Việc này nhẫn nhục sao yên, Bè gian rồi nữa lộng quyền đến đâu. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2115-2116) Phỏng mà có đến lẽ gì, Đầu đoàn chuyện ấy em thì xin đương. (truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2127-2128) 45
  52. Xin liều thân ấy cứu người khôi khoa. (truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2132) Có lẽ trong Nhị độ mai, các nhân vật trẻ tuổi như Mai Sinh, Hạnh Nguyên, Trần Xuân Sinh đều là những nhân vật phải chịu đựng nhiều gian nan thử thách. Nhưng ở đây cũng như phần lớn các truyện Nôm khác, nhân vật được đặt vào vòng kiềm tỏa khắt khe của định mệnh không phải để đương đầu và phấn đấu như trong các tiểu thuyết phương Tây. Mà chính là để chấp nhận nó như một thử thách tấm lòng kiên trinh của mình. Khi rơi vào hoàn cảnh bế tắc và để bảo toàn tiết nghĩa, các nhân vật đều chọn cho mình cách quyên sinh. Mai Sinh buồn rầu sau cái chết của Hỉ Đồng nên treo cổ tự vẫn nhưng đã được nhà sư cứu sống, Hạnh Nguyên trầm mình trên đường đi cống Hồ cũng nhờ thần linh cứu giúp, Trần Xuân Sinh lưu lạc khổ sở, nhảy xuống sông tự tử nhưng được nhà thuyền chài cứu thoát. Vậy nhờ đâu mà những nhân vật trẻ này thoát khỏi những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống? Đó là nhờ tấm lòng tiết nghĩa đã biến thành những giá trị tinh thần giúp cho họ đứng vững trước thử thách cuộc đời: Sông dù cạn núi dù lay, Thà liều xương trắng dám thay lòng vàng. Đem thân đối với cương thường, Tạ lòng người cũ treo gương dưới đời. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 1034-1040) Nếu đi sâu vào chi tiết ta còn thấy giá trị luân lý về hiếu nghĩa của truyện thơ Nôm còn hoàn hảo hơn so với bản tiểu thuyết vì đã sửa chữa được một số sơ hở về phương diện đạo đức trong tiểu thuyết, như đã bỏ việc Mai Sinh làm con nuôi Vương Chính trong bản tiểu thuyết, để nhân vật này khỏi mang tiếng bất nghĩa vì bỏ quên cha mẹ nuôi khi được vinh hiển; đã thêm vào việc tạ ân Chiêu Quân cùng vị sư đã cứu sống và cho Mai Sinh nương nhờ: 46
  53. Xin làm ngọc xuyến, kim hoa, Mượn người thương khách đem đưa sang Hồ. Hỏi thăm đến tới linh từ, Chiêu Quân là hiệu, bấy giờ tiến lên. Khấn rằng là của Hạnh Nguyên, Cho sai đưa đến án tiền tạ ân. Lại ra các bộ sứ thần, Tạ từ có thiếp vân vân mấy lời. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2759-2766) Hay: Lại tìm đến chốn Phật đường, Truyền đem áo tía, xe vàng nghênh sư. Tái sinh may có ơn xưa, Khấu đầu bách bái tạ thưa mấy lời. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2633-2636) Có thể thấy, Nhị độ mai là câu chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa nhưng nó không chỉ là tuyên truyền sự phục tùng tuyệt đối của kẻ làm tôi mà thực chất nó là tiếng nói của chính nghĩa. Bởi nội dung của Nhị độ mai là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và vô đạo, giữa ngay và gian, giữa xấu và tốt, một cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt nhưng cuối cùng thắng lợi thuộc về phía chính nghĩa, phía những người ngay, người tốt. Điều đó đã giải thích cho ta thấy vì sao Nhị độ mai luôn được đông đảo quần chúng nhân dân yêu mến và có tinh thần cổ vũ dân tộc trong cơn loạn lạc. 2.2.3. Quan niệm về chữ Tâm và “đức năng thắng số” Trước các tình tiết, các sự kiện do chính mình tưởng tượng ra, tác giả Trung Hoa chỉ có thể giải thích bằng những quan niệm rời rạc, giản dị chứ chưa tìm ra được một quan niệm bao quát nào có thể giải thích tất cả. Nhưng với quan niệm chữ “tâm”, tác giả Việt Nam đã thực hiện được công việc khó khăn này một cách tuyệt diệu: 47
  54. Dữ lành trong một chữ tâm, Cơ thâm thì họa cũng thâm là thường. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2793-2794) Đối với quan niệm siêu hình của Nho giáo, chữ 心 tâm này – một khía cạnh của chữ 誠 thành, đã phù hợp với quan niệm: thiên mệnh, vận trời tuần hoàn, lẽ trời báo ứng. Đồng thời giải thích và bao trùm luôn cả việc lòng thành thấu đến trời đất, quỷ thần khiến hoa mai nở hai lần: Ông rằng: Thực có như lời, Mai hai độ nở mới dời lòng ta Tiểu thư ra trước vườn hoa, Khẩn năm bảy lượt, lạy và bốn phen. Lòng thành thấu cửu trùng thiên Cành phàm đã chắp hoa tiên bao giờ. May đâu đến bữa thứ ba, Mai sinh thức dậy, bấy giờ còn khuya Hương đâu phưng phức tứ bề, Hoa đâu san sát đầy khê một vườn. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 739-748) Và cả việc Hạnh Nguyên được cứu khi tự trầm: Tiểu thư từ xuống đầm sâu, Hồng vân một đóa đón đâu nửa chừng, Ào ào tiếng gió lay rừng, Giữa trời vũ giá vân đằng đem đi. Mấy lời thần mộng xa nghe: Ta đây vâng mệnh đưa về Trung hoa! (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 1245-1250) 48
  55. Đối với cuộc sống, quan niệm này đã dành cho con người quyền tự do, bởi đó làm tăng thêm giá trị nhân bản của tác phẩm. Chữ tâm của truyện thơ Nôm Nhị độ mai đã cắt nghĩa các sự kiện trong truyện như những hành động tự do. Với quyền tự do đó, các nhân vật nhận trách nhiệm về những hành động của mình. Nếu làm ác họ sẽ phải chịu trừng phạt và ngược lại làm thiện họ sẽ được thưởng công xứng đáng: Thế rồi trời cũng có mình Lo gì phúc hậu công danh kém người. (Truyện thơ Nôm Nhị độ mai, câu 2809-2810) Ngoài ra, chữ tâm lại còn hết sức phù hợp với mục đích đạo lý của tác phẩm. Cũng như bốn nguyên tắc đạo lý trung, hiếu, tiết, nghĩa trong tư tưởng Nho gia, chữ tâm được đề ra như một phương cách để giải quyết và xây dựng một cuộc sống xã hội hiện tại, chứ không phải để hướng đến một phương thức giải thoát hay một thế giới siêu hình nào khác. Cũng như Nguyễn Du trước đó đã nói “Có trời mà cũng có ta” hay “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, truyện thơ Nôm Nhị độ mai khẳng định, biểu dương và cổ vũ tất cả những cố gắng của con người cũng với những phẩm chất tốt đẹp trung hiếu tiết nghĩa, hướng về cái đẹp, lẽ công bằng của đạo lý dân tộc. Tiểu kết chƣơng 2 Nhị độ mai là tác phẩm truyện thơ Nôm được người đọc yêu mến bởi nội dung của nó rất gần gũi với lối sống, lối cảm, nghĩ của người Việt vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Trong chương 2, chúng tôi đã có những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Qua những nghiên cứu đó, chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về truyện thơ Nôm Nhị độ mai cùng với những giá trị nổi bật về phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời thấy được những ảnh 49
  56. hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với truyện thơ Nôn Nhị độ mai. Tư tưởng Nho giáo trước hết thể hiện ở tư tưởng thiên mệnh và quy luật vạn vật tuần hoàn mang màu sắc của các nhà Nho Việt. Đồng thời, với bút pháp vừa giản dị bình dân vừa hùng hồn mạnh mẽ, tác giả đã rất thành công trong việc diễn tả và phổ biến những tấm gương đạo đức về trung, hiếu, tiết, nghĩa. Quan niệm về chữ Tâm và “đức năng thắng số” rất tiến bộ và tích cực. Tư tưởng Nho giáo đã trở thành nội dung nổi bật và tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này. 50
  57. KẾT LUẬN Dù bắt nguồn từ tiểu thuyết chữ Hán của Trung Quốc Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai, nhưng khi đến Việt Nam, Nhị độ mai đã có sự chuyển hóa thật mãnh liệt. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo sâu sắc, triệt để và tiến bộ đã trở thành nét hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm này. Có thể thấy, Nhị độ mai không chỉ là câu chuyện của trung hiếu tiết nghĩa mà thực chất nó là tiếng nói của chính nghĩa. Nội dung của Nhị độ mai là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và vô đạo, giữa ngay và gian, giữa xấu và tốt, một cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt nhưng cuối cùng thắng lợi thuộc về phía chính nghĩa, phía những người ngay, người tốt. Điều đó đã giải thích cho ta thấy vì sao Nhị độ mai luôn được đông đảo quần chúng nhân dân yêu mến. Qua truyện thơ Nôm Nhị độ mai, các nguyên tắc đạo lý của Nho giáo đã bớt hẳn tính chất khô khan, giáo điều để trở thành những lẽ sống thật say sưa với hào khí bừng bừng mãnh liệt. Với những điều tiến bộ và triệt để khi nhận thức về Nho giáo trong tác phẩm này, tác giả Nhị độ mai tỏ ra là một nhà Nho uyên thâm đã thấu đáo được đến phần tinh phần uyên bác tuyệt diệu nhất của tư tưởng Nho gia. Cũng chính nhờ tư tưởng này mà Nhị độ mai đã có một giá trị trí thức thật đặc biệt. 51
  58. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Phương Chi (2004), mục từ "Nhị độ mai" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nxb. Thế giới, Hà Nội. 2. Trương Chính (1956), “Xung quanh cuốn Nhị độ mai”, tạp chí Văn Sử Địa số 20, Hà Nội. 3. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 9, Sài Gòn. 4. Kiều Thu Hoạch (1992), Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Trần Trọng Kim (1958), Nho giáo, Tân Việt, Sài Gòn. 6. Bùi Văn Nguyên (1960), “Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam”, Nghiên cứu văn học, (7), tr.12-19. 7. Nguyễn Thị Nhàn (2009), Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và truyện Kiều, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn), Những vấn đề về lịch sử Ngữ văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Văn Tân (1955), Thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị Nhị độ mai, Tạp chí Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội. 10. Nguyễn Quảng Tuân, Mấy nhận xét về việc phiên âm và khảo đính Nhị độ mai, Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm, số 2. 1996. 11. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 12. Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Phách (1972), Nhị độ mai. Nxb Văn học, Hà Nội.
  59. 13. Hoàng Hữu Yên (1990), “Truyện Nôm”, trong sách Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Truyện Nhị độ mai (1988), Nguyễn Thạch Giang giới thiệu, khảo đính, chú giải, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 15. Mai Lương Ngọc (1959), Nam Hà ấn quán, Sài Gòn. 16. Truyện Nhị độ mai, Phúc Chí, Hà Nội. Tài liệu tham khảo chữ Hán 17. Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai, Cẩm Chương đồ thư cục, Quang Tự thứ 18 (1892). 18. Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai toàn truyện, Tụ Hưng đường, Quang Tự tam niên (1877).