Khóa luận Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_su_chuyen_hoa_tu_tuong_phat_giao_tu_ton_giao_den_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN    ĐỖ THỊ THU HƢƠNG SỰ CHUYỂN HÓA TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO TỪ TÔN GIÁO ĐẾN SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Việt Hằng HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác văn chương của Nguyễn Du” em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình, chu đáo giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hƣơng
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với nghiên cứu của những tác giả khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Phật giáo trong thời đại Nguyễn Du 6 1.2. Sáng tác mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du 8 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 8 1.2.2. Thống kê các tác phẩm mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du 12 Chương 2. TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU . 15 2.1. Ứng xử của Nguyễn Du với Phật giáo thể hiện qua sáng tác văn chương 15 2.1.1. Thơ chữ Hán 15 2.1.2. Văn chiêu hồn 20 2.1.3. Truyện Kiều 29 2.2. Hệ thống ngôn từ thể hiện tư tưởng Phật giáo trong sáng tác văn chương 42 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo vào Việt Nam ngay từ đầu Công Nguyên với tinh thần từ bi hỉ xả đặc biệt với khả năng chăm sóc về mặt tinh thần của con người đã nhanh chóng lấy được cảm tình của người Việt và xác lập vị trí trong Văn học một cách vững chãi. Trong suốt diễn trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo có những giai đoạn thăng trầm song chưa khi nào sự ảnh hưởng của nó đến văn học lại biến mất, ngay cả ở thế kỷ XV, thế kỷ XVI khi Phật giáo mất vai trò trên chính trường. Vì vậy không ngạc nhiên khi bắt đầu từ thế kỷ XVII trở về sau Phật giáo được phục hưng văn học lại phản ánh, chuyển tải khá nhiều nội dung của Đạo Phật. Nhiều nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa, nhà văn đều bày tỏ rõ cảm tình đối với Phật giáo nội dung tư tưởng Đạo Phật đi vào sáng tác văn chương một cách tự nhiên. Nguyễn Du mặc dù là một nhà nho nhưng cũng thể hiện rõ cảm tình đối với Đạo Phật. Với ông, đằng sau mỗi tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của một con người mà còn là những giác ngộ thấm nhuần tư tưởng Phật giáo của ông về con người, cuộc đời đó. Ngoài tác phẩm Văn chiêu hồn sáng tác với mục đích tôn giáo rõ rệt ở một số tác phẩm khác Nguyễn Du cũng thể hiện tầm hiểu biết cũng như quan niệm của ông về Đạo Phật. Có thể nói tư tưởng Phật giáo chính là một trong những yếu tố làm nên giá trị nhân đạo và sức hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của ông. Trong những năm gần đây xu hướng nghiên cứu văn chương tích hợp liên ngành : lịch sử, văn hóa, triết học, văn học là một xu hướng được nhiều nhà khoa học áp dụng. Tìm hiểu sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Với tư cách là sinh viên khoa Văn, tương lai sẽ là một giáo viên dạy Ngữ 1
  6. Văn phổ thông việc tích lũy những vốn kiến thức rộng rãi phục vụ cho công việc tương lai là việc làm thiết thực. Đặc biệt đối với vấn đề tư tưởng trong sáng tác Phật giáo của Nguyễn Du là một vấn đề khó, việc nghiên cứu đề tài vừa là bổ sung kiến thức cho bản thân, vừa giúp ích đắc lực cho công việc nghiên cứu và giảng dạy sau này. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du” làm hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này. 2. Lịch sử nghiên cứu Với vị trí là một trong những tác gia lớn của Văn học Việt Nam, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Du cũng như về sáng tác của ông vô cùng phong phú. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có nội dung liên quan đến đề tài. ột trong những công trình đầu tiên nghiên cứu là Việt Nam Phật giáo sử luận xuất ản năm 1977 của Nguyễn ang. Về cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du, ông nhận định: “Nguyễn Du là một nhà nho tuy không nghiên cứu sâu về Phật học, nhưng đã lấy cảm hứng ở đạo Phật rất nhiều” 2,675 . Năm 1992, Trần Thị Băng Thanh viết Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo thời trung đại xếp Truyện Kiều vào mạch những tác phẩm chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và nhận định, nhân vật của họ chỉ tìm đến cửa Phật “cầu xin sự cứu rỗi, để tìm sự thoát ly” chứ không nhằm “kiến tính thành Phật” 19,34]. Năm 1995, Thích Đức Nghiệp cho rằng Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du “Có thể được coi như Thanh Kinh của Phật giáo 2
  7. Việt Nam, có tác dụng cầu an như Truyện Kiều và cầu siêu như Văn tế thập loại chúng sinh”. Năm 2000, Thích Nhất Hạnh viết Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán phân tích toàn bộ tác phẩm bằng tư tưởng Phật giáo. Tác giả cho rằng: “Truyện Kiều là áng văn toàn ích về phương diện văn chương. Nhưng đứng về phương diện tư tưởng Phật học thì còn có những khuyết điểm Chúng ta tìm ra quan niệm của tác giả về Nghiệp, Nhân quả, quan niệm còn có tính đại chúng hóa, chưa tới mức độ của người học Phật thâm uyên” [16,tr433]. Năm 2006, Nguyễn Phạm Hùng, Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du, Tạp chí nghiên cứu Phật học, tr.38 -45: “Nhưng có lẽ tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du được trình bày một cách đặc sắc nhất là trong tác phẩm bất hủ Truyện Kiều qua các hình tượng thơ, qua hành động của nhân vật, các tình huống của câu chuyện, các tình huống và xung đột của cốt truyện”. Cũng trong năm 2006, Vũ Khiêu với bài viết Triết học và nghệ thuật Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 6, cho rằng tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và Văn chiêu hồn, Truyện Kiều của Nguyễn Du là dẫn chứng của sự ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong văn học nghệ thuật. Năm 2009, trong Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, phần Phật giáo với văn học, nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn thể hiện quan niệm rạch ròi giữa văn học Phật giáo và văn học hịu ảnh hưởng Phật giáo, mang màu sắc Phật giáo. Ông nhắc tới Văn chiêu hồn Nguyễn Du như một tác phẩm “tha thiết lòng Thiền” [15, tr151]. Năm 2011, với tham luận Tính nhân bản trong các tác phẩm của Nguyễn Du trong hội thảo Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX do Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố 3
  8. Hồ Chí Minh tổ chức được xuất bản trong cuốn sách c ng tên, tác giả Trần Văn Cường đã đi vào lý giải những nguồn tư tưởng chính, có ảnh hưởng nhiều nhất trong các tác phẩm thi ca của Nguyễn Du, trong đó có tư tưởng Phật giáo. Nhìn chung, số lượng công trình khoa học về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du tính đến nay khá phong phú, đó chính là những gợi mở vô c ng quý áu cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Phân tích sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác văn chương của Nguyễn Du. - Lý giải sự ảnh hưởng của Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du -Trình bày và chỉ ra sự chuyển hóa của Phật giáo trong các sáng tác của Nguyễn Du. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu biểu hiện của tư tưởng Phật giáo qua các sáng tác của Nguyễn Du. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Khóa luận tập trung nghiên cứu các tác phẩm thể hiện nổi bật tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành khóa luận các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp nghiên cứu liên ngành 4
  9. 6. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận khái quát và hệ thống hóa các tác phẩm chứ đựng nội dung tư tưởng Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du - Khóa luận đã chỉ ra và phân tích được sự chuyển hóa trong tư tưởng Phật giáo ở các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Tư tưởng Phật giáo và sáng tác của Nguyễn Du 5
  10. NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Phật giáo trong thời đại Nguyễn Du Phật giáo là tôn giáo được du nhập vào Việt Nam và từ rất sớm, từ đầu thế kỉ thứ II và thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ. Khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Các ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trường học, các em bé đến chùa không phải chỉ để sau này làm tăng sĩ mà còn là để học chữ. Bên cạnh đó do vai trò quan trọng của Phật giáo trong cuộc chiến đấu giải phóng, khi nền độc lập của Việt Nam được giành lại vào thế kỷ X, Phật giáo đã có một vị trí to lớn trong xã hội. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, mà đỉnh cao là trong hai triều đại nhà Lý (1010-1225) và nhà Trần (1225-1400. Đa số những người giữ trọng trách trong triều đình đều là những nhà tư tưởng lớn của Phật giáo. Một số ông vua thời lý và thời Trần trở thành những nhân vật chủ chốt của Đạo Phật. Văn học viết về Phật giáo phát triển mạnh chiếm một số lượng lớn và đặc biệt có chất lượng. Sang đến thế kỉ XV, thế kỉ XVI, Phật giáo mất vị thế trên chính trường hay nói khác đi là mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị. Các tác phẩm văn học về Phật giáo có lẽ vì vậy mà còn lại cho đến ngày hôm nay không nhiều Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVII, lúc này Phật giáo được phục hưng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần con người. Sự phục hưng ấy xuất phát từ chính sách và tư tưởng của các triều đại nắm quyền, từ cảm tình của dân 6
  11. chúng đặc biệt là của giới tri thức nho học. Các vua chúa, quý tộc, quan lại ở hai đàng đua nhau tôn thờ đạo Phật; bỏ nhiều tiền của để trùng tu ch a cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các ch a Tây Phương, Phúc ong, Thiền Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm (ở Đàng Ngoài) và các ch a Thiên ụ, Hòa Vang, Mỹ An, Kính Thiên, Hà Trung (ở Đàng Trong) đều được sửa chữa hay xây dựng ở thời kỳ này. Đạo Phật lại được xã hội tôn sùng và phổ biến hơn thời ê sơ. Nhiều nhà sư Trung Quốc ( Thích Đại Sáng, Minh Hành, Minh ương ) được mời sang hoằng hóa cho dân chúng ; trong nước có nhiều thiền sư dành hết tâm sức để phát triển Đạo Phật như: Hải ượng thiền sư - Ngô Thì Nhậm, Hương Hải,Trân Nguyên, Toàn Nhật .Tình hình Phật giáo rất sáng sủa. Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thể kỉ XIX là giai đoạn xã hội khủng hoảng một cách toàn diện, sâu sắc. Cùng một lúc đất nước bị đặt dưới sự thống trị của ba tập đoàn phong kiến trong sự tranh giành quyền lực gay gắt, hơn thế nữa, các tập đoàn phong kiến thống trị lại liên tiếp thay thế nhau trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn, rối ren trên mọi phương diện.Trong hoàn cảnh xã hội tao loạn, Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến bảo vệ, duy trì để làm nền tảng cho các tổ chức chính trị, kinh tế của chính quyền và làm kỷ cương của xã hội. Tuy vậy, Nho giáo thời kỳ này ước vào thời kỳ suy đồi, không còn được độc tôn như trước đồng thời trở nên khủng hoảng với sự tan nát của ảng giá trị “tam cương ngũ thường”, con người mất niềm tin vào cái gọi là “trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa”. Có lẽ sự trói buộc của Nho giáo với những khuôn khổ chặt chẽ đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến các trí thức tỏ ra mệt mỏi và tìm đến với sự giải thoát của Phật giáo, bên cạnh đó là Đạo giáo. Không còn mặn mà với Nho giáo nhưng cũng không thể từ bỏ luồng tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức có khả năng chi phối mạnh mẽ đến con đường lập công danh “độc 7
  12. đạo”, họ tìm cách dung hòa giữa Nho giáo với Phật giáo và Đạo giáo. Mặc dù, vẫn còn một số nhân vật như B i Dương ịch, Phạm Nguyễn Du ra sức bài trừ Phật giáo, nhưng xu hướng ài trừ này trở nên yếu thế trước xu hướng dung hòa tam giáo, tiêu iểu như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm (Hải ượng thiền sư), ê Quý Đôn, Phan Huy ch Hầu hết những tên tuổi lớn đều hướng đến công khai ủng hộ xu hướng này, đặc iệt là mở lòng với Phật giáo ằng cách phát iểu trong các sáng tác của mình. Ngô Thì Sĩ từng lập đền thờ Tam giáo trong động Nhất Thanh, tự coi mình là một Cư sĩ và viết Tr ng tu Tam giáo tự i , Ngô Thì Nhậm theo Phật trở thành Hải ượng đại thiền sư, viết ại chân viên giác thanh theo quan niệm “khu Thích dĩ nhập Nho”, Phan Huy ch viết lời tựa cho tập sách này của Ngô Thì Nhậm cũng nhiệt liệt ủng hộ quan niệm dung hòa tam giáo, Nguyễn Công Trứ viết Vịnh Phật phê phán cách nhìn khắt khe, ảo thủ đối với đạo Phật của những nho sĩ h p hòi Nguyễn Du cũng không nằm ngoài xu hướng ủng hộ quan niệm dung hòa tam giáo khi viết Truyện iều. Ở đây, có thể thấy việc lý giải số phận con người, nhìn nhận về cuộc đời đã được các tác giả chắt lọc từ những gì cơ ản nhất trong quan niệm Nho - Phật - Đạo, đặc iệt là những triết lý của Phật giáo. Có thể khẳng định rằng, thời đại Nguyễn Du sống là giai đoạn Phật giáo đã ngự trị vững chắc trong đời sống tư tưởng cũng như trong sáng tác văn chương. Bản thân Nguyễn Du tìm đến Phật giáo như một mục tiêu để ông gửi gắm, và một cứu cánh để ông hướng tới. Nó là một phần quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật của ông. 1.2. Sáng tác mang tƣ tƣởng Phật giáo của Nguyễn Du 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn iệp Hộ. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (1765) trong một gia đình đại quý tộc có thế lực nhất thời bấy giờ. 8
  13. Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Dòng họ Nguyễn của ông là một dòng họ lớn có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê-Trịnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Tể tướng đương triều. M ông là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc- Bắc Ninh. Dòng họ Nguyễn của Nguyễn Du không chỉ thành đạt về đường quan lộ mà còn có truyền thống về văn học. Cha ông là một sử gia, một nhà thơ. Anh cả của ông là Nguyễn Khản cũng rất giỏi thơ Nôm. Ảnh hưởng của huyết thống và môi trường như thế nên năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và phát triển từ rất sớm Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp. Đất nước bị chia làm đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa không còn đủ sức ổn định tình hình và lãnh đạo đất nước. Ở Đàng ngoài vua Lê chỉ trị vì như một bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa Trịnh. Ở Đàng trong nội tình chúa Nguyễn cũng không có gì sáng sủa hơn. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra ở khắp mọi nơi. Về kinh tế sản xuất nông nghiệp bị trì trệ vì các cuộc xung đột vũ trang nổ ra liên miên ở nhiều nơi cũng như ởi thiên tai, dịch bệnh, mất mùa từ năm này sang năm khác. Với tình hình sản xuất như vậy dẫn đến đời sống kinh tế của nhân dân hết sức cực khổ và khốn đốn. Đó chính là căn nguyên của nhiều vấn đề về chính trị, đạo đức của xã hội thời kỳ đó. Tất cả những yếu tố về thời đại ấy đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của Nguyễn Du Nguyễn Du có tuổi thơ êm ấm trong cảnh vàng son nhung lụa của gia đình. Thế nhưng cuộc sống ấy không được bao lâu, những biến cố của gia đình và thời đại đã đẩy Nguyễn Du ra giữa bão táp của cuộc đời. Và mối liên hệ với Phật giáo cũng được hình thành từ cuộc đời đầy lưu lạc và thăng trầm của ông sau này. 9
  14. Nguyễn Du lên mười tuổi thì thân phụ qua đời. Hai năm sau ông lại mồ côi m . Bốn anh em cùng m với nhà thơ chưa ai trưởng thành. Gia đình ên ngoại không phải là nơi quyền quý giàu sang có thể nương náu nên mấy anh Nguyễn Du phải đến ở c ng người anh cả cùng cha khác m Nguyễn Khản, bấy giờ đang làm Tả Thị Lang Bộ Hình kiêm chức Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Nhưng chẳng ao lâu địa vị của Nguyễn Khản cũng lao đao. Năm 1783 Nguyễn Du đi thi Hương ở Sơn Nam và đậu tam trường, sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa.Trước đây một võ quan họ Hà ở Thái Nguyễn không có con nên đã nhận Nguyễn Du làm con nuôi. Vì thế khi người cha nuôi mất Nguyễn Du được kế chân giữ chức ấy. Năm 1789 vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh, Nguyễn Du định chạy theo vua Lê Chiêu Thống sang tàu nhưng không kịp sau đó ông trở về quê vợ là xã Hải An, huyện Quỳnh Côi tỉnh Sơn Nam sống nhờ người anh vợ là Đoàn Nguyễn. Nhà thơ sống được mấy năm thì trở về quê nhà ở Hà Tĩnh. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã ị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, ắt giữ a tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến m a thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia ong, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc quan trọng khác nhau trong triều. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, Nguyễn Du mất đột ngột trong một nạn dịch khi chuẩn ị làm Chánh sứ lên đường sang Trung Quốc. Trong cuộc đời quan chức, có lần ông đã đồng cảm với Đỗ Phủ: “ ỗi độc nho quan đa ngộ thân, Thiên niên ất khốc Đỗ ăng nhân”, “ ỗi Dương Đỗ Thiếu ăng mộ”. Đó cũng là nguyên nhân tác giả đi sâu vào Phật giáo. 10
  15. Đến thế hệ Nguyễn Du, Phật giáo đã được nhà Nguyễn ủng hộ. Nguyễn Ánh đã nhiều lần lánh nạn trong các ch a ở miền Nam. Khi lên ngôi, ông đã nhiều lần cho thỉnh Đại tạng, xây dựng nhiều ngôi ch a lớn ở kinh đô Huế. (các ch a đó đã có trước khi Nguyễn Du vào Huế và còn đến ngày nay như: Báo Quốc, Thiên ụ, Ấn Tôn (Từ Đàm), Thuyền Tôn ). úc đó, phái iễu Quán đã phát triển. Nhiều quan chức cuối ê - đầu Nguyễn như ạc Thiên Tích, Lê Quí Đôn, Trịnh Hoài Đức đã giao du với các thiền sư. Từ cuộc đời nhiều iến đổi thăng trầm của mình, phải chăng Nguyễn Du đã tìm đến Phật giáo để nương tựa, để thoát khỏi ể trầm luân, để tìm đến sự an nhiên vô thường trong cuộc đời. Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, làm quan với chức vụ cao và trọng trách ở triều đình thế nhưng hậu thế hoài niệm, ngưỡng vọng về Nguyễn Du không phải vì những điều ấy. Tất cả đã đi qua đã trở thành dĩ vãng trong cuộc iến động trường thiên của lẽ vô thường. Sự nghiệp lớn nhất, có ý nghĩa nhất mà nhà thơ để lại đó là sự nghiệp văn chương của ông. Là môn sinh từ “cửa Khổng sân Trình” lại sống trong thời đại Hán học cực thịnh, những sáng tác của Nguyễn Du bằng chữ Hán là chính và đó cũng là “phát ngôn chính thức” của nhà thơ, như nhiều nhà nghiên cứu về Nguyễn Du nhận xét. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tập được (chưa đầy đủ) thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm có ba tập: Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, sáng tác trong những năm từ 1786 đến 1803; Nam trung tạp ngâm 40 bài, sáng tác trong giai đoạn nhà thơ thăng Đông các Điện học sĩ, làm quan ở kinh đô và tập thứ ba là Bắc hành tạp lục bao gồm 131 ài thơ Nguyễn Du làm trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc (1813 - 1814). Ngoài thơ chữ Hán, Nguyễn Du còn có biệt tài về thơ Nôm, mà đỉnh cao thể hiện biệt tài ấy là tác phẩm oạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện 11
  16. Kiều. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ của dân tộc ta đã được nâng lên một tầm cao mới với sự súc tích, đ p đến không ngờ! Truyện Kiều đi vào lòng nhân dân ta, từ bác học đến ình dân trước tiên là nhờ ở tài sử dụng, biểu đạt ngôn ngữ ấy của nhà thơ và trở thành linh hồn văn học Việt Nam. Ngoài áng văn chương tuyệt tác truyện Kiều, Nguyễn Du còn những sáng tác chữ bằng chữ Nôm khác cũng rất nổi tiếng như: Văn tế thập loại cô hồn, Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón. Về số lượng, sáng tác của Nguyễn Du chưa hẳn thật đồ sộ nhưng giá trị những tác phẩm nhà thơ để lại cho đời thì thật vô giá. Ẩn chứa trong từng câu chữ của thơ ông là cả một tâm hồn dạt dào mẫn cảm yêu thương, nhân hậu. Tinh thần nhân bản, thái độ bao dung, cảm thông và đồng điệu là chìa khóa để thi ca Nguyễn Du đi vào lòng người và đọng lại với những cảm nhận ở nhiều mức độ khác nhau vậy. 1.2.2. Thống kê các tác phẩm mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du Trong sáng tác của Nguyễn Du, có tác phẩm truyển tải rõ rệt tư tưởng Phật giáo nhưng cũng có những tác phẩm chỉ phảng phất qua lăng kính văn chương. Chúng tôi đi vào nhận diện, thống kê trong bảng sau: 12
  17. THƠ CHỮ HÁN THƠ CHỮ NÔM 1. ề nhị thanh động (Đề động nhị thanh). 1. Truyện Kiều 2. Lương Chiêu Minh phân inh thạch đài 2. Văn Chiêu Hồn (Đài đá chia kinh của thái tử Chiêu Minh nhà ương). 3. Vọng Quan Âm miếu (Trông lên miếu Quan Âm). 4. Vọng Tương Sơn tự. (Ngắm cảnh chùa Tương Sơn). 5. Vọng thiên thai tự. (Ngắm chùa thiên thai). 6. Hành lạc từ kỳ 2 7. Ngọa bệnh kỳ 1(Nằm bệnh kỳ 1) 8. ối tửu (Trước chén rượu) 9. Lam giang (Sông Lam) 10. Thôn dạ (Đêm trong xóm núi) 11. Tạp ngâm kỳ 1 12. Dạ hành (Đi đêm) 13. Trệ khách (Người khách bê trệ) 14. Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 2 15. Hoàng Hà trở lạo ( ũ sông Hoàng Hà làm trở ngại) 16. ồng tước đài (Đài Đồng Tước) Qua thống kê có thể thấy, số lượng tác phẩm thơ chữ Hán mang đậm dấu ấn Phật giáo không nhiều. Chỉ có 16 trên tổng số 250 ài thơ, trong đó chỉ có 5 tác phẩm: ề nhị thanh động, Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài, Vọng Quan Âm miếu, Vọng Tương Sơn tự, Vọng Thiên Thai tự thể hiện rõ nét triết lý đạo Phật; 11 sáng tác còn lại chỉ mang màu sắc Phật giáo qua một số dấu hiệu như : các ngôn từ đạo Phật, hình ảnh chùa chiền, nhà sư . 13
  18. Trong sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du tư tưởng Phật giáo được truyền tải rõ nét qua Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Truyện Kiều được viết bằng cảm quan hiện thực kết hợp với thuyết “Thiên mệnh” của Nho giáo, quan niệm “nghiệp báo – nhân quả” của Phật giáo, phép ói độn theo Đạo giáo kết hợp với tín ngưỡng và quan niệm dân gian. Còn Văn chiêu hồn là minh chứng Phật giáo kết hợp với niềm tin tâm linh của dân gian gắn với đạo tràng, cầu siêu. 14
  19. Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU 2.1. Ứng xử của Nguyễn Du với Phật Giáo thể hiện qua sáng tác văn chƣơng 2.1.1. Thơ chữ Hán Thơ chữ Hán của Nguyễn du viết về Phật giáo không nhiều (5/250 bài thơ), tuy nhiên chỉ vậy thôi cũng đã chứng tỏ sự giác ngộ Đạo Phật của Nguyễn Du. Và một trong những vấn đề được coi là “cốt tủy” của Phật học được ông chuyển tải qua sáng tác chữ Hán của mình là “ ản thể”. “Bản thể” theo nghĩa chiết tự: “ ản” là gốc, “thể” là “trạng thái tồn tại của vật chất”. Từ điển Phật học giải thích “ ản thể” “tức căn ản tự thể của các pháp”. Đứng từ triết học Phật giáo, “ ản thể” là gốc rễ, khởi nguyên, cội nguồn của sự vật. “Bản thể” khó nhận biết, nắm bắt vì nó không hiện hữu, lộ thiên mà tồn tại tiềm ẩn, sâu thẳm, cái mà ta nhận biết chỉ là “vọng kiến”. Người d ng đích danh khái niệm “ ản thể” và giới thuyết nhiều về nó là Tuệ Trung thượng sĩ (1230- 1291). Ông cho rằng “ ản thể” là tự nhiên, nhi nhiên, muôn đời như thế, không tăng, không giảm, không thêm, không bớt, không mất, không được. Đây cũng là quan niệm Phật giáo, bản thể trường tồn, bất biến nhưng không là một cái gì cụ thể, nó là tự nó chứ không có mầm mống nào sinh ra nó. Nói khác đi, ản thể là “không”, không thể dùng vọng kiến để thấy được, cũng không d ng ngôn ngữ để diễn tả được, nó không có tính quy định cụ thể, không có hình danh sắc tướng, nhưng lại không phải là không có gì. So với thời Lý – Trần, văn học Phật giáo thế kỷ XVII – XIX ít xuất hiện kiểu tác giả với tư cách một nhà tư tưởng lớn, chủ ý bàn luận triết học Phật giáo một cách có hệ thống trong văn chương. Họ coi “ ản thể luận” như một 15
  20. vấn đề đã được bàn tới minh bạch từ trước, được mặc nhiên thừa nhận, do đó, có thể thường xuyên bắt gặp một bài kệ, một vài dòng thơ phát iểu tinh thần giác ngộ bản thể vốn tính “không” được thừa kế từ cội nguồn Thiền tông, từ tư tưởng thời Lý – Trần. Tuy nhiên, đối với các tác giả thế kỷ XVII – XIX, vấn đề bản thể vẫn là phạm tr được quan tâm d đã từng được các nhà tư tưởng lớn của Thiền học Lý – Trần luận giảng sâu sắc. Bản thể được xác định bằng “tâm”, không có “tâm” thì không có vật. Cho nên “tâm” và “Phật” thống nhất chặt chẽ với nhau, cùng bản thể “không”, chỉ có thể tìm Phật trong tâm ta, tâm sinh thì Phật sinh, Phật diệt thì tâm diệt (Nhược tâm sinh thì Phật sinh/ Nhược Phật diệt thì thị tâm diệt – Phật tâm ca). Trong ài thơ ề nhị thanh động Nguyễn Du đã bàn đến triết lý Thiền tông ca ngợi đức Phật và nói lên sự gắn bó với đạo pháp của mình qua quan niệm “ ản thể tính không”: Nhất lạp càn khôn khai tiểu thiên Mãn cảnh giai không hà hữu tướng Thử tâm thường định bất ly Thiền ạo sư vô ý diệc vô tâm (Một hàn càn khôn nở ra cảnh trời nhỏ Khắp cõi đều là không thì làm gì có tướng Lòng này thường định, không xa đạo Thiền Đức Phật không tâm cũng không ý) Nguyễn Du khẳng định rằng vạn vật trên cõi đời này đều là không, đã là không “thì làm gì có tướng”. Tất cả đều từ tâm mà sinh ra và Phật cũng không ở đâu xa mà ở trong chính tâm của mỗi con người. Lời phát biểu sâu sắc nhất về tư tưởng thiền học của Nguyễn Du trong toàn bộ sáng tác chữ Hán của ông chính là bài thơ Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài. Trong lần đi sứ sang Trung Quốc ông đã đến đài phân 16
  21. kinh của thái tử ương Chiêu Minh, con ương Vũ Đế (502-549), một người rất sùng đạo Phật. Đài đá đã mòn hết chữ chỉ còn 2 chữ “Phân kinh”, ghi lại câu chuyện vị thái tử nhà ương nhìn đời bằng con mắt “phân biệt”: ây là nơi Thái tử Chiêu Minh đời Lương chia kinh ài đá chỉ còn hai chữ “phân inh” Dưới đài đá này ông giác ngộ ra giáo chỉ của đạo Phật. Ông nhận thấy cái mù mịt trong nhận thức và cái mù mịt trong công việc “chia kinh” của vị thái tử xưa: Phật vốn là không, chẳng vướng vào vật Có gì tùy thuộc vào kinh mà chia với phân Văn thiêng không phải nhờ vào khoa ngôn ngữ Cái gì là kinh Kim Cương, cái gì là kinh Pháp Hoa? Giữa sắc với không mờ mịt không hiểu rõ U mê theo Phật thì Phật thành ma. Theo Nguyễn Du không thể chia kinh được vì không thể dùng con mắt “phân biệt” để giả minh Phật lý, mà phải biết mở con mắt “vô phân biệt” để nhận thức nó thì mới có thể tự mình ngộ ra chân lý. Trong bài thơ của mình ông đã nhắc lại gần như nguyên v n lời kệ tiêu biểu nổi tiếng của sư Huệ Năng, vị tổ sư thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc. Minh kính diệc phi đài Bồ đề bản vô thụ (Minh kính cũng không phải đài Bồ Đề vốn không phải là cây) Nguyễn Du thường trăn trở nhiều vê Phật pháp, về Thiền lý, từng đọc kinh Kim Cương hàng nghìn lượt nhưng khi đứng dưới đài phân kinh của Thái tử Chiêu Minh ông mới giác ngộ được lời dạy của kinh Kim Cương “ung vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (chớ có trụ vào một cái gì mà sinh ra tâm mình) và ngộ ra “kinh không chữ” là chân kinh. 17
  22. Ta đọc kinh Kim Cương hàng nghìn lượt Những ý nghĩa sâu sa trong đó phần nhiều không rõ ràng Khi đến đài “phân inh” này mới biết Kinh không chữ mới thật là chân kinh Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, được chia làm ba tông phái chính: Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh độ Tông. Bài thơ Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài đã thể hiện sự thâm hiểu về tư tưởng Phật giáo đại thừa nhất là tư tưởng Thiền Tông. Bên cạnh những sáng tác chuyển tải rất rõ tư tưởng Phật giáo còn có những sáng tác ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên, gợi hình ảnh đạo Phật nhằm bày tỏ tâm sự và ngụ ý sâu sa những giáo lý đạo Phật. Nguyễn Du có nhiều lần đã hoài cổ, nhớ tiếc về quá khứ; tâm trạng này của ông có lẽ cũng là tâm trạng chung của nhiều trí thức giữa thời đại đầy biến động lúc bấy giờ. Trong Vọng Thiên Thai tự, hình ảnh ngôi chùa như vùi trong lá vàng mùa thu quả là một cảm nhận thiên tài, lại gắn với bóng dáng vị sư già triều trước hòa trong mây trắng, gắn với nỗi cảm thương chính mình đầu bạc rồi vẫn bị sai khiến, với nỗi nhớ mình từng đến đây, từng nhìn thấy quả chuông thời Cảnh Hưng ngày xưa khiến cảm xúc hoài niệm trở nên buồn thẳm: Cố tự thu mai hoàng điệp lý Tiên triều tăng lão bạch vân trung (Chùa cổ lá vàng thu phủ kín Triều xưa mây trắng sãi già rồi) Hay như trong bài thơ Vọng quan âm miếu, Nguyễn Du miêu tả cảnh đình đài, tượng Phật một chiều tĩnh lặng, chung quanh là núi đá với tiếng vượn kêu. Hình ảnh nhà sư yên giấc là một hình ảnh đ p và lí tưởng như thể hiện mong ước xuất gia tu hành bấy lâu của Nguyễn Du. Kim thân tiền dạ hước phi lai ình vân xứ xứ tăng miên định 18
  23. Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai. (Tượng Phật đêm trước mới bay qua Khắp chốn mây ngừng trôi, sư an giấc Núi núi bóng chiều rơi, vượn kêu thương) Có nhiều bài thơ trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du mặc dù không nổi bật rõ nội dung Phật giáo nhưng dường như đâu đó ông vẫn ngụ ý bày tỏ quan điểm về giáo lý nhà Phật đặc biệt là triết lý vô thường. Dưới cái nhìn của Nguyễn Du bản chất của cuộc đời là vô thường và khổ não. Cuộc đời, theo quan điểm của Phật giáo là đầy dẫy đau khổ và luôn luôn biến động, thay đổi. Quan điểm này đã được thể hiện trong hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Du từ Truyện Kiều, Văn Chiêu hồn cho đến các bài thơ chữ Hán. Đức Phật dạy: “Tất cả những gì trong thế gian đều biến đổi, hư hoại đều là vô thường”, bằng các bài thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã khẳng định lời dạy đó bằng hình tượng văn học đặc sắc. Dưới đây là một số câu thơ tiêu biểu: Cổ kim vị kiến thiên niên quốc (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào đứng vững nghìn năm) (Bài Quân doanh vị hoàng) Lục xích câu ni trường dịch dịch Tứ thời phao trịch thái thông thông Sáu thước tấm thân lao lực mãi Bốn mùa tấc bóng vội vàng không. (Bài Ngẫu hứng 2) Trần thế bách niên khai nhãn mộng (Cõi trần trăm năm chỉ là giấc mơ mở mắt) (Bài Ngồi một mình trên nước các sông La Phủ) Cuộc đời vô thường như thế cho nên tất cả cái vẻ hào nhoáng của cuộc đời đều chỉ là ảo ảnh mà thôi. Nguyễn Du đã thấy rõ điều đó và ông đã lặp đi lặp lại ý này rất nhiều lần: 19
  24. Phù thế công danh khan điểu quá (Công danh ở cõi đời như cánh chim bay qua) Phù lợi vinh danh chung nhất tán (Danh lợi hão huyền cuối cùng sẽ tiêu tan hết) (Bài cuối xuân cảm hứng) Phù thế công danh tẩu hác xà (Công danh trên cõi đời trôi nổi tuột mất như rắn vào hang) (Bài tiễn Nguyễn Sĩ Hữu về Nam) Thấy sự vô thường của cuộc đời, Nguyễn Du cũng đã nhiều lần khẳng định trong các bài thơ của mình rằng cuộc đời chỉ là đau buồn, vô nghĩa. Ông viết trong bài Uống rượu (Đối tửu): Thế sự phù vân chân khả ai (Thế sự như mây nổi thật đáng buồn) Thông qua các ài thơ chữ Hán của ông có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng một trong những nền tảng tư tưởng của Nguyễn Du chính là Phật giáo và bản thân ông cũng vốn là một Phật tử thuần thành. 2.1.2. Văn chiêu hồn Văn chiêu hồn còn được gọi là Văn tế thập loại chúng sinh hay Văn tế chiêu hồn là một trong số những tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Văn tế thập loại chúng sinh, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên ông Dương tuần báo năm 1939, thì Nguyễn Du viết ài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các ch a đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). 20
  25. Sách Từ điển văn học cho biết người đầu tiên phát hiện ài văn tại chùa Diệc ở thành phố Vinh là GS. ê Thước. Nhưng cổ nhất là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại (nên được gọi là bản Chính Đại), được tàng trữ ở ch a Hưng Phúc, xã Xuân ôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Từ hai bản này, Hoàng Xuân Hãn khảo chứng, hiệu đính kỹ lưỡng và đã đưa ra một văn bản khác có độ tin cậy cao hơn Văn Chiêu Hồn của Nguyễn Du gồm 184 câu thơ song thất lục bát, ta thấy tác phẩm gồm ba phần chính: Phần đầu giới thiệu cảnh vật não nề thê thiết của “tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt”, hơi may lạnh buốt, lá thu rụng vàng. Một cảnh tượng dương gian đầy u ám ấy để giới thiệu một cõi âm nhập nhòa hồn thiêng phách lạc: “Cõi dương còn thế huống là cõi âm ”. Phần hai cũng là phần chính của tác phẩm, tác giả cung chiêu tất cả mười ba loại cô hồn từ anh h ng tướng soái đến những kẻ tiểu nhi tấm bé, rồi kể hết những trường hợp hoạnh tử oan khiên của những người đã khuất bằng tất cả sự cảm thông sâu sắc. Phần cuối của tác phẩm là những lời nhắn nhủ đối với người cõi âm, lấy Phật làm lòng, hướng về nẻo thiện, nương nhờ Phật lực để siêu sanh tịnh độ. Trước tiên, theo nhiều nghiên cứu đã khẳng định: Văn chiêu hồn của Nguyễn Du là diễn nôm từ một khoa nghi Phật giáo. Điều này được chứng minh qua sự tìm hiểu, đối chiếu những nét tương đồng giữa hai tác phẩm. Hiện tại chúng ta cũng không iết chính xác thời điểm ra đời của tác phẩm, nên cũng không iết được Nguyễn Du đã sử dụng bản văn nào để diễn Nôm. Tuy nhiên, dạng văn học chiêu hồn trong nghi lễ Phật giáo đã xuất hiện rất sớm từ Trung Quốc, nghi thức cúng cô hồn đã có trước Nguyễn Du hàng ngàn năm, đồng thời cách trình bày các loại cô hồn trong Văn Chiêu Hồn cũng rất giống với khoa nghi. Phần thứ hai, tức phần chính của văn chiêu hồn bao gồm mười loại cô hồn, trong đó có nhiều điểm tương quan với Nghi quỹ Du già thí thực do Châu Hoằng 21
  26. đời Minh soạn. Tuy hai bản con số cô hồn liệt kê khác nhau nhưng hệ số cô hồn được ấn định là con số mươif (thập loại). Đồng thời “thập loại cô hồn” là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn tồn tại trong “lục đạo”. Các ản trong ại tạng, Vạn tục tạng hay các nghi thức dân gian đều ghi là mười loại cô hồn (thập loại cô hồn) nhưng không ản nào cố định con số mười loại. Bản Văn tế tóm gọn là mười loại cô hồn nhưng loại thứ mười nếu chia nhỏ ra thì cũng có thể thành mười ba loại, như ản Du già. Tuy số loại cô hồn trong hai bản về cơ ản không khác nhau, nhưng thứ tự các loại cô hồn cũng như loại cô hồn trong hai bản khác nhau. Điều đáng nói là ản Văn tế - bản Nôm, tác giả đã không kể người Tăng ni xuất gia và Đạo sĩ như trong ản Du già. Chúng tôi không rõ tác giả có dụng ý gì khi loại trừ hai loại cô hồn trên. Các bản Nghi quỹ Du già không loại trừ Tăng ni xuất gia và Đạo sĩ trong “lục đạo cô hồn”, cho thấy hoàn toàn phù hợp với thế giới quan của Phật giáo. Bản Du già và Văn tế có nhiều điểm giống nhau trong phân loại cô hồn, điều đó thể hiện trên phương diện nào đó của ngôn ngữ cũng như dụng ý. Tuy nhiên, từ một văn ản Hán theo lối của bản Du già, tác giả Văn tế đã phóng tác uyển chuyển thành dạng văn song thất lục bát. Bên cạnh đó, cũng phải khẳng định rằng Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm trình bày trực tiếp tư tưởng Phật giáo cũng như tín ngưỡng Phật giáo. Mở đầu Văn chiêu hồn Nguyễn Du đã tả cảnh chiều thu thật là ảm đạm trong tiết Trung Nguyên, để từ đó lấy làm một nhịp cầu thông cảm giữa người trong cõi dương với các linh hồn ở trong cõi âm: Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi mây lạnh buốt xương hô, 22
  27. Não người thay buổi chiều Thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. ường bạch dương óng chiều man mác, Dịp dường lê lác đác sương sa, Lòng nào lòng chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Nguyễn Du đang d ng những lời thơ như tiếng kinh cầu siêu cho các vong linh chết ất đắc kỳ tử, không ai thờ tự, nhang khói. Họ trở thành những cô hồn sống lang thang, vất vưởng, chỉ chực chờ những bữa cơm cúng thí vào các ngày Rằm, đặc iệt là ngày Xá tội vong nhân. Trong Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du không hẳn đã đặt ra những câu hỏi về nhân quả mà ông nêu lên cuộc đời khi còn sống của các cô hồn và cái chết mà họ đón nhận tương xứng với những gì họ gây tạo. D ài văn tế nói đến “thập loại chúng sinh” nhưng thực ra trong ài có mười sáu hạng người, cũng là mười sáu nghiệp khác nhau. Hạng người thứ nhất là hạng tranh vương tranh á, không phải là vua theo kiểu cha truyền còn nối. Họ cũng không phải vì muốn khởi nghĩa để giúp dân, giúp nước mà là vì “tính đường kiêu hãnh, Chí những lăm cất gánh non sông”. Câu thơ gợi nhớ đến trường hợp điển hình là Sở Bá vương Hạng Võ, tranh ngôi vị với ưu Bang, đến khi thất thế lại đâm cổ tự vẫn trên ờ Giang. Vì lòng tham làm á vương mà họ đã gây iết ao nhiêu tội ác, “máu tươi lai láng xương khô rụng rời”. Những ác nghiệp đó đã gây nên vô số những oan gia trái chủ đòi mạng: oàn vô tự lạc loài nheo nhóc. Quỷ hông đầu đón hóc đêm mưa. Vì lòng tham tranh hơn thua, chiếm ngôi đoạt vị của một cá nhân mà khiến cho iết ao người chết oan uổng, trở thành những oan hồn lạc loài, nheo 23
  28. nhóc. Vì nhân mà họ gây ra quá ác nên nghiệp quả mà họ phải nhận khi chết đi rồi, ị “quỷ không đầu” đón khóc đòi đầu, đòi mạng. Vì thế, cô hồn của y không iết ao giờ mới được siêu thoát “ à cô hồn iết ao giờ cho tan”. Hạng người thứ hai là những công chúa là ngọc cành vàng. Nguyễn Du chọn hình ảnh những nàng công chúa vì họ là những con người mỏng manh, yếu đuối, cuộc sống dựa hẳn vào gia đình quyền quý của mình. Họ tự mãn vì mình là con nhà cao sang, danh giá, “Những cậy mình cung quế phòng hoa”. Đến một ngày, họ vua này lên thay họ vua khác thì số phận của họ i thiết vô c ng. Những nàng công chúa quý tộc này khi gặp cảnh gia tộc mình không còn đứng đầu đất nước, nghĩa là từ nay, thân phận cao quý của họ cũng mất. Họ nghĩ rằng tìm đến cái chết là giải quyết được tất cả. Thế nên, họ mới nghĩ đến chuyện quyên sinh: Trên lầu cao dưới dòng nước chảy Phận đã đành trâm gãy ình rơi Thế nhưng, họ không hiểu rằng chết không phải là hết. ột trong năm tội lớn nhất mà đức Phật nêu lên cho con người là tự hủy hoại chính mình. Nếu ai mắc phải tội này thì khó được siêu sinh. Vì vậy, những người “cung quế phòng hoa” này mới phải chịu cảnh: au đớn kẻ hông hương hông hói Luống ngẩn ngơ trong cõi rừng sim oại người thứ a là quan lớn “mũ cao áo rộng”, ỷ mình có quyền chức trong tay, muốn đổi đen thay trắng “Ngọn út son thác sống ở tay” đã đưa iết ao nhiêu người vô tội chết oan ức, thành “Trăm loài ma mồ nấm chung quanh”. Hạng quan này ao gồm cả quan văn và quan võ – thành phần chóp u của đất nước. Chúng vừa hại iết ao người, vừa thao túng quyền hành trong tay mình nên ngày càng được “thịnh mãn” giàu sang nhưng cũng đồng nghĩa với “oán th càng lắm”. Đã thế, hạng người này còn vui chơi hưởng thụ 24
  29. “lầu ca viện hát” mà không lo tu nhân tích đức thì càng tạo nên nhiều “oán th ”. Đến một ngày họ phải thọ khổ, lúc ấy thì “nghìn vàng khôn đổi được mình”, gia tài, quyền thế, những cuộc vui chơi cũng không cứu được họ. Họ trở thành “cô hồn thất thểu dọc ngang” với oán th chồng chất một mình phải trả. Nguyễn Du ắt chúng phải đeo nặng những oan uổng mà chúng gây ra và không có cách nào có thể tìm cách siêu thoát được. Phải chăng Nguyễn Du không chỉ nói những người đã chết mà là lời cảnh tỉnh cho những con người giàu có mà tham lam còn sống trên cõi đời hãy nhớ luật Nhân quả mà hồi tâm chuyển ý oại người thứ tư là hạng tướng võ lớn. Những kẻ này chiến đấu không phải vì giết giặc cứu nước, đem lại ình yên cho nhân dân mà là vì “Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung”. Vì lòng tham công danh, họ không chỉ ất chấp tính mạng mình mà còn đem cả hàng ngàn người vào cuộc chiến: Phơi thây trăm họ làm công một người! hi thất thế cung rơi tên lạc, Bãi sa trường thịt nát máu trôi Những tên tướng trận này chết đi trở thành “nắm xương vô chủ” “Nào đâu tế tự, nào đâu chưng thường ” oại cô hồn thứ năm là ọn trọc phú ham làm giàu, ủn xỉn từng đồng đến khi chết đã không mang được của tiền nào lại còn: hóc ma mướn thương gì hàng xóm Hòm g ra ó đóm đưa đêm Hạng thứ sáu là những những nho sinh, thầy đồ, vì qua còn đường thi cử, đỗ đạt làm quan, kiêu hãnh với đời mà dấn thân vào chốn thị thành. Họ ăn uống kham khổ lại không được vợ con chăm sóc “kiêng khem” nên “phải tuần mưa nắng” thì không qua khỏi. Họ chết trong đơn độc, không có người thân thích ở ên: 25
  30. Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng Anh em thiên hạ làng giềng người dưng Với sáu loại cô hồn kể trên, Nguyễn Du diễn đạt mỗi loại mười hai câu nhưng các loại tiếp theo, tác giả rút ngắn câu chữ lại, có lẽ nhà thơ cho là không tiêu iểu ằng: Cũng có ẻ vào sông ra ể em thân v i rấp vào lòng ình nghê Cũng có ẻ đi về uôn án Gặp cơn mưa nắng giữa trời Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao? Cũng có ẻ mắc vào hóa lính Buổi chiến trận mạng người như rác Phận đã đành đạn lạc tên rơi Cũng có ẻ nhỡ nhàng một iếp Liều tuổi xanh uôn nguyệt án hoa Sống đã chịu một đời phiền não Thác lại nhờ hớp cháo lá đa Cũng có ẻ nằm cầu gối đất Sống nhờ hàng xứ chết v i đường quan Cũng có ẻ mắc oan tù rạc Kìa những đứa tiểu nhi tấm L i giờ sinh lìa mẹ lìa cha Cũng có ẻ đắm sông chìm suối, Cũng có người sẩy cối xa cây Có người gieo giếng thắt dây, Người trôi nước lũ ẻ lây lửa thành Người thì mắc sơn tinh thủy quái 26
  31. Người thì phải nanh khái ngà voi Có người có đẻ không nuôi Có người sa sẩy có người hốn thương . Văn tế thập loại chúng sinh) ỗi một cô hồn là mỗi một hoàn cảnh sống, nghiệp thọ lãnh khác nhau. Thế nên Nguyễn Du mới viết: M i người một nghiệp hác nhau Hồn xiêu phách lạc iết đâu ây giờ (Văn tế thập loại chúng sinh) Chữ “Nghiệp” mà Nguyễn Du sử dụng ở đây mang đúng ý nghĩa của nhà Phật. “Nghiệp” có thiện nghiệp (nghiệp nhân tốt đưa đến quả áo tốt) và ác nghiệp (nghiệp nhân xấu gây ra quả áo xấu). Các cô hồn khi còn sống vì vô minh che kín, cứ đua nhau làm những điều ác, chẳng ai chịu thua ai. Ngờ đâu, lúc vô thường ập đến, những con người tự phụ ấy chỉ còn là “hồn siêu phách lạc iết đâu ây giờ”, mà chịu những cái chết khác nhau, mãi lặn ngụp giữa a vòng ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, lưu chuyển muôn đời, khổ đau vô tận. Nhưng d chết như thế nào, họ đều trở thành những hồn ma không được siêu thoát, là những “hồn mô côi” không được thờ cúng, đói khát, khổ sở. Họ lang thang ẩn nấp mọi nơi như “dọc ờ dọc ụi”, “ngọn suối chân mây”, “ ụi cỏ óng cây”, “cầu nọ quán này”, “đầu chợ cuối sông” , không iết tới ao giờ mới được siêu sinh. Những nghiệp mà khi còn sống họ đã gây tạo như giết người để mình thành á chủ hay thành danh tướng hoặc tự hủy hoại thân mình, sống tham lam ích kỷ đã đẩy tới nghiệp áo không tốt lành. Như vậy, quy luật nhân quả, nghiệp áo luôn ao phủ đến cuộc đời con người. Những gì mà chúng ta nhận được an vui hay gánh chịu khổ đau thì đều do tự mình tạo chứ không phải dựa vào một thần linh nào cả. 27
  32. Như vậy, những câu hỏi về triết lý “nghiệp áo”, “nhân quả” trong các ngâm khúc mang nhiều khía cạnh khác nhau. Trước những ế tắc trong cuộc sống, người thì không hiểu làm sao mình ị t đày, người thì trốn tránh án oan khiên suốt mấy năm trời mà vẫn không thoát khỏi vòng vây bắt của triều đình. ột người vợ đau đớn vì nỗi mất chồng, người cung nữ chết dần chết mòn trong cung cấm Các nhân vật trữ tình luôn oán than, tự hỏi trời đất, hóa công và cả dựa vào thuyết nhân quả của nhà Phật, để tự nói với mình, xoa dịu vết thương cho chính mình. Riêng với Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du muốn nói nhân mà mười sáu hạng chúng sinh đã gây ra trong cuộc đời sẽ nhận thấy các nghiệp tương ứng. Phải chăng, ông cũng đang muốn cảnh tỉnh những con người sống trong thời kỳ đó, hãy nghĩ đến những đau khổ mà mình sẽ nhận khi làm điều ác để ngừng tay. Đặc iệt là tầng lớp thống trị ngừng những cảnh inh đao loạn lạc vì lòng tham của gia tộc mình, để đem lại yên bình cho nhân dân. Triết l Vô thường của nhà Phật về cuộc đời và người đời được Nguyễn Du trình ày một cách dễ hiểu qua mỗi cảnh ngộ của mỗi loại chúng sanh ở trong xã hội của con người: của cải như mây nổi, sắc đ p thì tàn phai một cách nhanh chóng, công danh địa vị, tranh giành đấu đá nhau rồi cũng không đem theo được cái gì cả một khi đi qua ên kia thế giới. Tất cả chỉ là ảo ảnh. Trước Nguyễn Du, thi sĩ thiên tài Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) đã nhận thấy triết lý vô thường của nhà Phật: Tuồng ảo hoá đã ày ra đấy iếp ph sinh trông thấy mà đau. Trăm năm nào có gì đâu, Chẳng qua một năm cỏ hâu xanh rì. (Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán Ngâm Khúc) Tin tưởng phép Phật nhiệm mầu, ông kêu gọi các cô hồn hãy lắng nghe 28
  33. kinh Phật và nương tựa vào Tam Bảo để được cứu độ và được siêu thoát về cõi Tịnh Độ. Có chữ rằng “vạn cảnh gia hông” Ai ơi lấy Phật làm lòng Tự nhiên siêu thoát hỏi trong luân hồi àn chẩn tế vâng lời Phật giáo, Của có chi át cháo nén nhang. Đặc iệt, ở đoạn thơ cuối được viết như một lời kinh nhắn nhủ người đời đừng câu nệ “sắc không”: Phật hữu tình từ i phổ độ Chớ ngại rằng có có chăng chăng Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng Nam mô nhất thiết siêu thăng thượng đài. Có thể thấy Văn tế thập loại chúng sinh được Nguyễn Du sáng tác vẫn là những triết lý cơ bản như “sắc không”, “duyên nghiệp”, “nhân quả”, dựa trên quan niệm của phép tu Tịnh Độ nhưng mang ý nghĩa như lời khấn nguyện cho những vong hồn lang thang, vất vưởng “trong trường dạ tối tăm trời đất”, nhờ đức Phật từ i “giải oan cứu khổ độ về Tây phương”. Dưới ngòi út nhân đạo, tài năng Nguyễn Du, phần viết về những số phận bất hạnh trở nên nổi trội hơn so với chức năng cầu siêu, “chiêu hồn”, song không thể phụ định ý nghĩa của nhiều dòng thơ chứa đựng sâu sắc nội dung Phật giáo. 2.1.3. Truyện Kiều oạn trường tân thanh hay chúng ta quen gọi là Truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Đa số giới nghiên cứu đều khẳng định rằng Truyện Kiều có ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo. Cuộc đời của Thúy Kiều được xây dựng trên cơ sở triết lý thiên mệnh của Nho giaó, nhân quả nghiệp báo của Phật giáo. Từ trên chất liệu của hiện thực nhưng Nguyễn Du tỏ ra có cảm tình với đạo Phật nhiều hơn Đạo-Nho. 29
  34. Do đó, mặc dù không phải một tác phẩm văn học Phật giáo đúng nghĩa nhưng ta vẫn thấy được tư tưởng Phật giáo thấm đẫm trong đó. Thế kỷ XVII – XIX, đặc biệt ở giai đoạn thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX, lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, tiếng nói cảm thương ằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc đã được cất lên cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Văn học Phật giáo nằm chung trong dòng chảy đó, trở thành tiếng nói vừa kế thừa, vưà góp phần vào khuynh hướng dân chủ nhân đạo. Bằng tư tưởng Phật giáo với các quan niệm cuộc đời là biển khổ, thuyết “vô thường”, “luân hồi”, “nghiệp báo – nhân quả” , các tác giả phần nào lý giải về cuộc đời khổ đau của con người. Nổi bật trong xu hướng sử dụng tư tưởng Phật giáo để lý giải số phận con người và bày tỏ tâm sự cá nhân đó là Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đỗ Trọng Dư với Quan Âm Thị Kính và trong đó có Nguyễn Du với Truyện Kiều. Nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du lý giải số phận qua bằng những quan niệm cơ ản của đạo Phật. Phương ựu khẳng định: “Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, mặc dù cảm quan hiện thực đã chiến thắng, nhưng tư tưởng định mệnh, nghiệp báo luân hồi mang màu sắc Phật giáo cũng không phải là không mang tính chất máu thịt hữu cơ” [18, tr328] Trên đại thể, có thể thấy tư tưởng nổi bật nhất của Phật giáo được Nguyễn Du chuyển hóa vào trong Truyện Kiều là thuyết nghiệp báo - nhân quả. Theo Thích Đức Nghiệp, “thuyết Nghiệp Báo cũng là một tên gọi khác của quy luật Nhân quả. Lý do: Nghiệp = Nhân; Báo = Quả” 12,tr143 . Nghiệp hàm chứa: Thiện nghiệp, Ác nghiệp, Bất Định nghiệp, Chuyển nghiệp [12,tr144] Trong Truyện Kiều, Ông luôn tỏ ra oán thán chữ “mệnh” nhưng lại để nhân vật ằng lòng với chữ “nghiệp” với thuyết “nhân quả” có pha trộn với quan niệm “quả áo” của dân gian. Cả tác phẩm, hễ khi nào Kiều đi đến tận 30
  35. c ng của i kịch thì Nguyễn Du lại hạ út kết luận những câu đầy chua xót về thiên mệnh. Kiều là nàng con gái đa sầu, đa cảm. Cái “Nghiệp” của nàng như thế nên buổi đầu đi chơi gặp mộ Đạm Tiên, nghe tâm sự cuộc đời cô kỹ nữ xa lạ, Kiều đã vận vào mình. Kiều có niềm tin “thác là thể phách, còn là tinh anh” TK câu 116 . Con ma Đạm Tiên trở thành hiện thân của nghiệp lực theo Kiều từ đó. Khi Kiều chấp nhận kiếp án thân ở lầu xanh lần thứ nhất: ã cho lấy chữ hồng nhan Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân ã đày vào iếp phong trần Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi Khi Kiều tự tử trước mặt Tú bà, ông xót xa: Thương ôi, tài sắc bậc này Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần Khi ị ắt về nhà m Hoạn thư: Phận sao ạc chẳng vừa thôi, hăng hăng uộc mãi lấy người hồng nhan Khi rơi vào lầu xanh lần thứ hai: Chém cha cái số hoa đào Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi Nghĩ đời mà ngán cho đời Tài tình chi lắm cho trời đất ghen Sau khi ị ép gả cho Thổ quan, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn: Thương thay cũng một iếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi Những là oan hổ lưu ly Chờ cho hết iếp còn gì là thân 31
  36. Oán chữ “mệnh” của Nho giáo là thế nhưng với chữ “nghiệp”, với quan niệm “nhân quả” của Phật giáo với tư duy “quả áo” của dân gian, ông lại để nhân vật coi đó như một cách ngâm nga làm phép giải tỏa tinh thần. Ông lý giải rằng kiếp này của Kiều chính là hệ quả cho những tội lỗi từ kiếp trước. Kiều tự tử ở nhà Tú à, Đạm Tiên hiện lên báo cho nằng biết: Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang ã toan trốn nợ đoạn tràng được sao? Số còn nặng nghiệp má đào Người dù muốn quyết trời nào đã cho Nàng nhờ đó mà iết được sự quả báo từ kiếp trước đối với mình mà tự nhủ: Kiếp này nợ trả chưa xong Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau Khi chấp nhận làm gái lầu xanh, nàng cũng tự nhủ như thế: Kiếp xưa đã vụng đường tu Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi Khi cay đắng, bẽ bàng ở nhà Hoạn thư nàng vẫn nhắc nhở mình: ã đành túc trái tiền oan Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi Nguyễn Du cũng để nhân vật Quản gia khuyên giải Thúy Kiều bằng tư tưởng nhân quả: Cũng là oan nghiệp chi đây Sa cơ mới đến thế này chẳng dưng Trong màn báo ân, báo oán, Giác Duyên nhắn nhủ: Mới hay tiền định chẳng lầm ã tin điều trước, ắt nhằm điều sau Kiều cũng đáp lại: 32
  37. Nàng rằng: Tiền định tiên tri Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai Nguyễn Du đã phản ánh cuộc đời Thúy Kiều hoàn toàn theo quan niệm về chữ “nghiệp” gắn với chữ “thân”, chữ “khổ”, vì có thân nên tạo nghiệp, vì tạo nghiệp nên nhận quả báo. Thúy Kiều chịu khổ ở kiếp này là do cái nghiệp tạo ra từ kiếp trước, nhưng nàng đã chuyển được nghiệp, điều này như trên chúng tôi đã giải thích, nằm hoàn toàn trong quan niệm về của Phật giáo chứ không phải Nguyễn Du làm sai khác đi. ng lý giải: ã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Thích Nhất Hạnh cho rằng chữ “nghiệp” ở đây chỉ là “nghiệp ác” không bao hàm cả “nghiệp thiện”, do đó “tư tưởng Nghiệp báo và Nhân quả của Nguyễn Du vì vậy chưa được rõ ràng”. Tiếp đến, ông lại giải thích “tâm” có “tâm ác”, “tâm thiện”, “tâm chánh”, “tâm tà”, khẳng định chữ “tâm” của Nguyễn Du “nghiêng về phía thiện”, nhưng lại cho rằng về chữ “thiện căn” nhận thức của Nguyễn Du “chưa được hệ thống hóa”. Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Du không hề thiếu hệ thống, cũng không phải là “không rõ ràng”. Từ đầu đến cuối chữ “nghiệp” được chuyển hóa vào tác phẩm vẫn có logic của nó. Thúy Kiều tạo nghiệp xấu ở kiếp trước, chấp nhận quả báo mà không oán trách, nhưng nàng lại chuyển được nghiệp của mình để có thể hóa giải số phận đoạn trường. Trong Truyện, Kiều ba lần liền nương nhờ cửa Phật và mặc dù không chủ định chọn đi tu nhưng mỗi khi Kiều gặp nạn đều được cứu giúp. “Phải chăng đây là mối cảm tình đặc iệt của Nguyễn Du và thời đại ông đối với Phật giáo ” như Cao Huy Đỉnh viết trong Triết l đạo Phật trong Truyện iều. 33
  38. Nguyễn Du cũng qua đó mà nhắn nhủ rằng đã mang lấy nghiệp thì đừng trách trời đất mà phải tích lấy “thiện căn”, nuôi dưỡng cái “tâm thiện” để có thể chuyển được nghiệp xấu thành nghiệp tốt cho cuộc đời. Như vậy, Nguyễn Du rõ ràng rất am hiểu chữ “nghiệp” của Phật giáo, ông d ng nó để lý giải số phận Thúy Kiều bằng quan điểm có phần duy tâm nhưng xét về góc độ tôn giáo mà nói thì lại khá hợp lý, và vì vậy Nguyễn Du thực sự là người am tường và bày tỏ cảm tình rõ rệt với đạo Phật. Vô thường, Khổ, Vô ngã là ba con dấu xác nhận cho giáo lý Phật giáo. Triết lý nào hàm chứa đầy đủ ba dấu ấn ấy thì đích thị là giáo lý đạo Phật. Vô thường nghĩa là sự biến động, thay đổi không ngừng của tất cả mọi sự vật, hiện tượng vật lý và tâm lý trong vũ trụ. Vô thường là một trong những giáo lý căn ản của đạo Phật. Kinh “Bát Đại Nhân Giác” viết: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã”. Dưới cái nhìn của đạo Phật, tất cả các sự vật, hiện tượng hiện hữu trên đời đều là sự hòa hợp giả tạm mà có ra, không có tính bền vững và trường cửu mà đều trải qua bốn chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không. Con người sống chết chỉ qua một hơi thở. Sinh ra rồi mất đi, đoàn tụ rồi chia ly; hạnh phúc ngắn ngủi mong manh và khổ đau ất chợt ! Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Có lẽ bất cứ ai khi đọc bốn câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều hẳn liên tưởng đến một sự biến động, biến động của cuộc đời, của thân phận nàng Kiều trong chiều hướng khổ đau, ất hạnh. Cuộc đời dâu bể ấy đã hiện lên bóng dáng của cuộc thế tang thương, iến hoại, đổi thay, mang đậm nét giáo 34
  39. lý Vô thường nhà Phật. Câu chuyện về cuộc đời nàng kỹ nữ Đạm Tiên là hình ảnh đầu tiên về lẽ vô thường rõ nét nhất: Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Mới đó là một ca nhi xinh đ p nổi tiếng, ao người săn đón chào mời, thoắt đã trở thành “nấm mồ vô chủ”. Thân phận Đạm Tiên là sự cảnh báo cho cuộc đời Kiều mà cũng là sự cảnh báo chung cho tất cả: chẳng có gì bền chặt giữa cuộc đời này! Mà thật vậy! Cuộc đời nàng Kiều chỉ trong mười lăm năm đã trải qua bao nhiêu là biến động. Vừa ấm êm trong cuộc sống thơ ngây, vô tư của gia đình, những tưởng mãi mãi “Tường đông ong ướm đi về mặc ai” thì bổng chốc tai bay vạ gió, phải rơi vào chốn khổ đau tận cùng, cảnh chia ly đầu tiên trong đời đau đớn xảy ra: au lòng tử biệt sanh ly, Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên. Trong những tháng ngày đau khổ ấy, Kiều đã thốt lên: Khi sao phong gấm rũ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Hạnh phúc với Thúc Sinh chưa trọn đã ị Hoạn Thư ắt về hành hạ; vừa gặp vãi Giác Duyên chưa kịp yên thân đã rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà; được Từ Hải cưu mang vừa mới tạm yên, đã phải để tang chồng mà hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Những tưởng sông Tiền Đường kết thúc một kiếp hồng nhan thì: ời người đến thế thì thôi, Trong cơn âm cực dương hồi ai hay. Suốt 3254 câu thơ, Nguyễn Du chưa một lần dùng chữ Vô thường nhưng biểu hiện của giáo lý Phật giáo ấy cứ hiện lên qua từng câu chữ và bao trùm 35
  40. cả nội dung câu chuyện. Người đọc cảm thương cho thân phận nàng Kiều bị đọa đày chìm nổi hẳn ít nhiều sẽ nhận ra điều ấy. Nhận diện những tư tưởng, giáo lý Phật giáo ẩn hiện trong tác phẩm oạn trường tân thanh của Nguyễn Du, ta không thể bỏ qua chữ Khổ. “Khổ Đế” là một trong bốn Thánh Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo được Đức Thế Tôn tuyên thuyết đầu tiên trong cuộc chuyển vận Pháp uân “vô tiền khoáng hậu” của mình. Tuyên thuyết về Khổ là chỉ ra một sự thật hiển nhiên trong thân phận con người. Rất tiếc, nhiều người mới đọc một chữ “Khổ” đã dừng lại ở đó và vội vã kết luận đạo Phật là bi quan, yếm thế! Lối nhìn Phật giáo phiến diện như thế vẫn còn tồn tại khắc khoải cho đến ngày nay trong tâm thức nhiều người. Cuộc đời “Phong gấm rủ là” trong gia đình êm ấm của Kiều chỉ trong khoảnh khắc vì nạn quan quyền vô lại hà hiếp dân lành, gây nên cuộc chia ly đau đớn đầu tiên trong đời Kiều khi nàng chọn lựa và quyết định “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”. Hạnh phúc của mối tình đầu chưa hưởng trọn thì đã “Tan tác như hoa giữa đường”, chia tay với chàng Kim rồi xa nhau mãi mãi trên ước đường lưu lạc giang hồ. Mối sầu chia ly ấy đã đọa đày thân xác và tâm hồn Kiều suốt mười lăm năm đằng đẵng. Ngại ngùng một ước chân ra, Một lời trân trọng châu sa mấy hàng. Buộc yên quảy gánh vội vàng, Mối sầu xẻ nữa, ước đường chia hai. Nỗi đau “Ái iệt ly khổ” đầu tiên trong đời còn nức nở chưa dứt, liền tiếp ngay là sự thảm khốc phải chia tay cha m , rời tổ ấm gia đình, án thân làm vợ lẽ cho người xa lạ để cứu cha, cứu em. Nếu cuộc chia ly Kim Trọng nặng nỗi khổ về tâm thì cuộc chia ly gia đình khi phải bán mình của Kiều chính là sự đọa đày thân xác. ng đ ng gió dục mây vần, 36
  41. Một xe trong cõi hồng trần như ay. Còn có nỗi khổ nào hơn, sự đoạ đày nào hơn thế cho cuộc đời một con người. Cảnh địa ngục trần gian liên tục diễn ra với Kiều: Mã Giám Sinh “nước trước bẻ hoa”, Tú à đánh đòn v i dập, tự vẫn bằng dao không chết, bị Sở Khanh lường gạt, Tú bà hành hạ bắt ra tiếp khách, để đến đỗi một đời hồng nhan đã phải kêu lên: Bây giờ sống thác ở tay, Thân này đã đến thế này thì thôi. Hay: Thân lươn ao quản lấm đầu, Tấm lòng trinh bạch từ sau cũng chừa. Sự đày đọa thân xác, nỗi khổ ấy mới chỉ là về thân. Sự đau đớn chịu đựng trong lòng ngổn ngang xót xa trăm mối mới là khổ đau c ng tận. Khổ đau đày đọa đến nỗi, lòng kinh sợ ghê tởm chính mình, từ chối nhân diện hiện tại của chính mình: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao ướm chán ong chường bấy thân. Nguyễn Du đã d ng chữ “kiếp phong trần” (đời gió bụi) để chỉ cho thân phận nàng Kiều: ã đày vào iếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi. Kiều đâu chỉ bị “sỉ nhục” một lần mà quá nhiều lần. Hết Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh đến Hoạn Thư c ng ọn Ưng, Khuyển; hết Hoạn Thư đến 37
  42. Bạc bà, Bạc Hạnh rồi đến Hồ Tôn Hiến giả nghĩa giả nhân đầy chất ngụy quân tử. Bao nhiêu lần nàng cố tìm cách thoát khỏi cảnh tủi nhục đọa đày, cũng ấy nhiêu lần nàng bị tha nhân vùi dập “chim lồng không thể cất mình ay cao” để rồi than một câu buông xuôi cho số phận: Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều má phấn cho rồi ngày xanh. Với thân phận khổ đau đày đọa của nàng Kiều - cùng với nhân vật của mình - Nguyễn Du đã cho thấy trọn v n ý nghĩa của hai chữ “Khổ Đế” trong đạo Phật và sự tiếp nối hiển nhiên: “Tập Đế”, nguyên nhân của khổ đau. Chưa bao giờ nỗi khổ của thân người được đặc tả trong tất cả sự biểu hiện sinh động của thi ca như thế, đến nỗi, không chỉ người “trong cuộc” mà người “ngoài cuộc” cũng thấy “đau đớn lòng” và cảm nghiệm như chính mình cũng đang ở trong “ ể trầm luân”. Điều đó quả đúng ởi lẽ cuộc đời có ai không thăng trầm trong những khổ đau: Sanh, già, ệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc khổ Và trong tận cùng của đau khổ, con người mới có ý thức nỗ lực diệt khổ. Hiếu đễ là một tiêu chí hàng đầu trong những tiêu chí đạo đức của Xã hội phương Đông. Cổ nhân nói: “Nhân sinh ách hạnh hiếu vi tiên” (Trong nhiều nết tốt của con người thì hiếu thảo đứng hàng đầu). Hai tôn giáo lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với xã hội phương Đông nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng là Nho giáo và Phật giáo đều đề cao vai trò chữ Hiếu và xem đó là nền tảng căn ản của đạo đức làm người. Riêng với Phật giáo, rất nhiều kinh điển đề cập đến chữ Hiếu. Công ơn sâu nặng của hai đấng sinh thành được Đức Phật dạy rất cụ thể và chi tiết: “Này các Tỳ Kheo, sữa m mà các Thầy đã ú khi lang thang trong a cõi luân hồi còn nhiều hơn là nước trong bốn Đại dương”. Hay như trong kinh “Hiếu Tử”, Phật dạy: “Thân chi sanh tử, hoài thai thập nguyệt, thân vi trọng bệnh, lâm sanh chi nhật mẫu nguy, phụ bố kỳ tình nan ngôn” (Cha m sinh 38
  43. con, mười tháng mang thai như thân mang ệnh nặng, ngày sinh con thì m nguy hiểm cận kề, cha lo sợ nói sao cho xiết). Trong Truyện Kiều ngoài thuyết “nhân quả” “nghiệp áo”, Nguyễn Du còn đề cập đến chữ “Hiếu” của nhà Phật. Với đạo Phật, Hiếu có hai loại: Hiếu thế gian và Hiếu xuất thế gian. Hiếu thế gian là lo chuyện phụng dưỡng chăm sóc cho cha m khi sanh tiền miếng ăn giấc ngủ, làm cho cha m an vui trong đời sống vật chất và tinh thần. Trong cách áo đáp công ơn cha m cho tròn niềm hiếu đạo này, Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng m đi xa nghìn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha m có tiểu tiện trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu. Các Thầy phải hiểu rằng ân m cha nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc cho ta trưởng thành. Vì thế mà phải biết ân đó rất khó trả. Này các Tỳ Kheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn đó là phụng sự cha và phụng sự m ”. Và trong rất nhiều kinh điển khác của đạo Phật cũng đề cập đến chữ Hiếu trong đạo làm người như thế. Nội dung Truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tận cùng Thúy Kiều gặp phải và chịu đựng suốt mười lăm năm của cuộc đời mình mà khởi nguyên của quãng đời đoạn trường đau đớn ấy là từ lòng hiếu thảo của nàng. Kiều là một người con gái đa tình, đa cảm nhưng không yếu đuối, ít ra là trong phương diện báo hiếu của nàng. Trước cảnh cha và em bị bọn quan lại sai nha đánh đập hành hạ bởi “ àm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền” trong Kiều đã nghĩ: Sao cho cốt nhục vẹn tuyền, Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao. Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn? 39
  44. Mối tình sâu nặng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương nỗi niềm thương nhớ, nặng lời h n biển thề non. Kiều biết bán mình chuộc cha thì ắt phải lỗi h n với tình yêu, trọn đời phụ tình với Kim Trọng. Trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng phải đối trước một sự chọn lựa quá khắc nghiệt giữa chữ Tình và chữ Hiếu để rồi trong khoảnh khắc phải quyết định: ể lời thệ hải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Quyết tình nàng mới hạ tình Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha. Thử hình dung một người con gái vừa đến tuổi “cập kê”, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, lại vừa ước h n một mối tình đầu nồng nàn tươi đ p trong niềm tin trao thân gửi phận sau này, bỗng dưng phải có một quyết định táo bạo và đau lòng dường ấy, để thấy lòng hiếu của Kiều lớn biết dường nào. Khi đã nói đến hai chữ “ án mình”, hẳn Kiều đã đoán trước được con đường phía trước của cuộc đời nàng sẽ ra sao! Trong tình cảnh i đát của gia đình, Kiều không còn nghĩ đến thân mình nữa, chỉ mong cứu được cha: Vẻ chi một mảnh hồng nhan, Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo của Kiều qua hành động bán mình cứu cha không phải là một tình cảm bất chợt, bộc phát trước cảnh tan cửa nát nhà mà là một tình cảm sâu nặng trong trái tim đa cảm của nàng. Hơn thế, lý trí Kiều đã ý thức: Hổ sinh ra phận má đào, Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong. Thế nên, sau này trên ước đường lưu lạc, chịu bao nỗi đoạn trường suốt mười lăm năm của đời mình, trong Kiều luôn canh cánh nỗi lòng nghĩ về cha m . Khi ở lầu Ngưng Bích của Tú bà, trong cảnh cô độc đầu tiên nơi đất khách quê người, nàng nhớ về cha m trong niềm lo lắng: 40
  45. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc Tử đã vừa người ôm. Rồi những tháng ngày quằn quại, xót xa ê chề khi phải tiếp khách trong lầu xanh của Tú Bà, “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh”, cha m vẫn là điểm tựa, là nỗi nhớ thương trong lòng nàng thiếu nữ họ Vương ạc mệnh: Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngã bóng dâu tà tà. Dặm ngàn nước thẳm non xa, Nghĩ đâu thân phận con ra thế này! Sân hòe đôi chút thơ ngây, Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình? Khi trở thành vợ Từ Hải, Từ Hải ra đi theo tiếng gọi “động lòng bốn phương”; ên song cửa chờ đợi Từ Hải trở về, nàng càng nghĩ về cha m . Kiều thương cha m giờ đã già yếu đi nhiều vì từ ngày cách biệt đến giờ đã mười năm có lẽ: Xót thay huyên c i thung già, Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi. Chốc đà mười mấy năm trời, Còn ra hi đã da mồi tóc sương. Như vậy, Thúy Kiều xứng đáng là “một người con hiếu thảo đáng kính, đáng mến ” như lời một nhà Nho xưa nhận xét. Hành động bán mình chuộc cha là điểm đỉnh của lòng hiếu thảo ấy. Ở đây người viết không quá võ đoán để kết luận rằng: Nhà thơ núi Hồng ĩnh thấm nhuần tinh thần “Hiếu tâm tức Phật tâm” của nhà Phật để xây dựng chữ Hiếu cho nhân vật Thúy Kiều, nhưng tinh thần chữ Hiếu trong đạo Phật đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc 41
  46. Việt Nam, trở thành đạo lý truyền thống cao đ p trong bản sắc văn hiến việt Nam. Và đạo lý ấy hiển nhiên có ảnh hưởng, trong chừng mực nào đó, đến những người “cư Nho, mộ Thích” như Nguyễn Du. Điều cần nói là chữ Hiếu trong truyện Kiều, biểu hiện cụ thể ở nàng hiếu nữ họ Vương mang đậm nét giáo lý nhà Phật ở tinh thần Vô ngã vị tha. Ta không tìm thấy quan niệm “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, dĩ hiếu phụ mẫu” của Nho gia mà là sự hy sinh tất cả, chịu đựng tất cả cho cha m được yên vui, dù sự hy sinh đó là cái giá quá đắt, phải trả bằng cả cuộc đời mình. Thế nên, dù ai có khắt khe trong lễ giáo phong kiến Nho gia, hẳn cũng đồng tình khi Tố Như kết luận: Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay? Thế nên, có nhà nghiên cứu về truyện Kiều đã viết: “Truyện Kiều là truyện của nàng hiếu nữ họ Vương” có lẽ thật chính xác và không phải quá lời vậy. Như vậy, Truyện Kiều không là những vấn đề uyên áo như Lương Chiêu Minh thái tử Phân Kinh thạch đài, cũng không phải được viết ra để dựng đài chiêu hồn cho các vong linh không nơi nương tựa như Văn chiêu hồn, tất cả xoay quanh chữ nghiệp báo - nhân quả và bên cạnh đó là chữ “thân”, “khổ”, “tâm”. Có thể nói, d đưa Phật giáo vào văn chương với tư cách người “ngoại đạo” nhưng chắc chắn Nguyễn Du không phải là người không am hiểu Phật học, càng không phải là người “còn có những khuyết điểm” khi thể hiện tư tưởng Phật học như Thích Nhất Hạnh từng khẳng định trong Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán. 2.2. Hệ thống ngôn từ thể hiện tƣ tƣởng Phật Giáo trong sáng tác văn chƣơng Đặc trưng nổi bật của văn học Phật giáo chính là hệ thống ngôn từ chuyển tải nội dung Phật giáo. Thế kỷ XVII – XIX, ngôn ngữ nghệ thuật 42
  47. mang đầy đủ những tính chất của ngôn ngữ nhà Phật được sử dụng qua lăng kính văn chương, đó là tính hàm súc, khả năng gợi mở, gợi liên tưởng đầy chất trí tuệ. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, cổ súy rộng rãi cho đạo Phật trở thành vấn đề cấp thiết khiến nhiều tác giả đi theo xu hướng đơn giản hóa các nội dung cao siêu của nhà Phật bằng hệ thống ngôn từ mang tính chất bình dân với mục đích dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong sáng tác của Nguyễn Du tư tưởng Phật giáo không phải là tư tưởng duy nhất và chủ đạo, nhưng nó là tư tương xuyên suốt trong cả quá trình sáng tác của ông. Những thái độ, quan niệm về đạo Phật được ông đúc kết từ trải nghiệm nhân sinh của cuộc đời nhiều biến đổi thăng trầm. Mặc dù ngôn từ Phật giáo không nhiều, tuy nhiên với nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt, tài tình Nguyễn Du đã thể hiện được sự giác ngộ sâu sắc của mình về đạo Phật. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du chỉ có 16 (16/250) tác phẩm mang đậm màu sắc Phật giáo vì vậy mà số lượng ngôn từ chuyên biệt về Phật giáo rất ít. Nguyễn Du chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình về “nghiệp chướng”, “thiên mệnh”, “ ể khổ” và đặc biệt là về “chân kinh”. Thậm chí có những tác phẩm ông không hề nói đến Phật nhưng thái độ và quan điểm của ông lại nhuốm đầy nhân sinh quan nhà Phật. Văn chiêu hồn là một ài văn khấn tế sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu thường thấy, để kể về cuộc đời của những số phận bất hạnh, những vong hồn thuộc mọi tầng lớp, đẳng cấp khác nhau. Được lấy từ cảm hứng Phật giáo cho nên số lượng từ ngữ chuyên biệt của đạo Phật không nhiều ( gồm 32 từ hoặc cụm từ) xuất hiện ở 20 câu đầu và từ câu 145 cho tới hết nhưng được d ng một cách tinh tế, có sức iểu cảm mạnh mẽ. Trong đó có những từ được giữ nguyên bản nhưng cũng có những câu được diễn đạt lại từ kinh Phật. Tất 43
  48. cả được dùng một cách tinh tế, có sức biểu cảm mạnh mẽ, làm nên một hệ thống từ ngữ Phật giáo đầy chất ác học. Trong Truyện Kiều, với 3254 câu thơ thì hệ thống ngôn từ Phật giáo chiếm dung lượng rất nhỏ. Nguyễn Du thể hiện sự am hiểu đạo Phật qua việc chắt lọc các ngôn từ chuyên biệt: độ sinh, nhân quả, tâm, nghiệp duyên nhằm thể hiện quan niệm nghiệp báo, nhân quả. Bên cạnh đó Nguyễn Du thường chú ý không lặp lại từ vựng khi buộc phải diễn tả cùng một ý ở nhiều câu thơ khác nhau. Chẳng hạn, c ng chỉ cửa Phật, ông d ng các từ: Cửa không (câu 1911), Cửa Thiền (câu 2061), Cửa già (câu 2064), Cửa Bồ ề (câu 2989) . Cũng có khi ông sử dụng ngôn từ mang nội dung Phật giáo nhưng lại chuyển nghĩa khá uyển chuyển, chẳng hạn câu 1080 viết “Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân” không hề mang nghĩa cứu vớt của Phật mà chỉ đơn thuần là cách nói hoán dụ của Thúy Kiều nhằm nhờ Sở Khanh cứu giúp. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Du. Như vậy, có thể thấy mặc dù ngôn từ Phật giáo có số lượng không nhiều nhưng triết lý nhà Phật lại là nguồn cảm hứng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Qua đó góp phần tạo nên thành công của Truyện Kiều cũng như khẳng định tài năng, trí tuệ uyên bác của Nguyễn Du. Thơ Chữ Hán Bài thơ. Từ, cụm từ (Câu thơ số) 1. Hành lạc từ kỳ 2 Kiếp phù sinh(Câu 8) 2. Ngọa bệnh kỳ 1 Nghiệt chướng (Câu 5) 3. Đối tửu Thế sự phù vân (câu 8) 4. Lam giang (Sông Lam) ế đức bản hiếu sinh 5. Thôn dạ (Đêm trong xóm núi) Nghiệp chướng (Câu 6) 6. Tạp ngâm kỳ 1 Vô ảnh, vô hình (Câu 2) 44
  49. 7. Dạ hành (Đi đêm) Lão nạp (Câu 1) 8. Đề nhị Thanh động (Đề động Nhị ại sư vô diệc vô tận (câu 7) Thanh) 10. Trệ khách (Người khách bê trệ) Bể khổ (Câu 6) 11. Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 2 Âm phù (Câu 5) 12. Vọng Quan Âm miếu (Trông lên Quan Âm miếu (Tựa đề) miếu Quan Âm) Tuệ Nghiệp (Câu 7) 13. Hoàng Hà trở lạo ( ũ sông Hoàng Vô quải ngại (Câu 7) Hà làm trở ngại) 14. Đồng tước đài (Đài Đồng Tước) Nhân gian huân nghiệp (Câu 25) 15. ương Chiêu inh thái tử phân Phân kinh (Câu 1) kinh thạch đài (Đài đá chia kinh của Phật bản thị không bất trước vật (Câu thái tử Chiêu inh nhà ương). 9) inh im Cương, inh Pháp Hoa 12) Cảnh giới (Câu 13) Sắc (Câu 13) Không (Câu 13) Phật (Câu 14) Kinh (Câu 20) Thế tôn (câu 23) Sư Câu 22) Chân kinh (câu 29) 16. Vọng thiên thai tự Tự: chùa T u ện iều Từ, cụm từ (Câu thơ số) Từ, cụm từ (Câu thơ số) Am (3234) Pháp danh 1922) 45
  50. Am mây (2053, 2082, 3041, 3227) Pháp sư 2984) Bản sư 2045) Phật 3053) Bể trầm luân 1104) Phật đài 3031) Bể trần 1903) Phật đường 1919, 3006) Cà sa 1921) Phật tiền 1929, 2024, 2991) Chiêu n am 2036) Pho thủ tự 1930) Cửa Bồ ề 2989) Phướn mây 2057) Cửa hông 1911) Quả iếp nhân duyên 201) Cửa già 2064) Quan m các 1913) Cửa Phật 2076) Quy sư, quy Phật tu hành Cửa Thiền 2061) Rừng tía 1926) ộ sinh 3055) Sân si (1166) ác inh 1937) Sư 2060, 2403, 3058, 3231) iải oan lập một đàn tràng 2968) Sư (2414, 2655, 2679) iọt nước cành dương 1931) Sư Tam Hợp 2406) ệ inh 2055) Sư trưởng 20402341) iếp xưa đã vụng đường tu 1195) Sư huynh 2046, 2052) iếp này chẳng ẻo đền 1196) Tam qui (1920) M i thiền Màu thiền Tế độ vớt người trầm luân 1980) Lá ối 2057) Thầy 3056) Lập am 3056) Thiền 1933) Nặng iếp oan gia 1693) Thiện căn 2351) Nâu sồng 1933, 2039, 3044) Tiểu thiền 2043) Nghiệp 3249) Trai phòng 2056) Nghiệp duyên 2680) Trụ trì 2038) Ngũ giới 1920) Tu (3048, 3108) Nhân quả dở dang 995) Tu hành 3052) Oan nghiệp 1753) Túc hiên 2688) Pháp ảo 2046) Túc trái tiền oan 1765) 46
  51. Tụng inh 1916) Từ i 1908, 3032) Viết inh 1986) Vãi iác Duyên 2305) Xuất gia 1920) Văn chiêu hồn Từ, cụm từ (Câu thơ số) Từ, cụm từ (Câu thơ số) Chuyển pháp luân (162) Nước tĩnh ình rưới hạt dương chi Chúng sinh (164) (18) Có có chăng chăng (183) Phật giáo (173) Cứu khổ (20, 158) Phật tự (145) Đàn giải thoát (17) Phép Phật (157, 165) Đàn chẩn tế (173) Phép thiêng (179) Độ u (158) Phổ độ (181) Đức Phật (19, 161) Siêu sinh tịnh độ (157) Giải oan (20) Siêu thăng (184) Kiếp ph sinh như hình ào ảnh (169) Tam giới (162) Kinh (156, 168) Tây phương (20) ấy phật làm lòng (171) Thập phương (162): uân hồi (172) Tôn giả (180) Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Thượng đài (184) Tăng Từ i (19, 161) Nam mô (183) Vạn cảnh giai không (170) Não phiền (160) Một trong những phương pháp sáng tác quen thuộc của văn học trung đại là sử dụng điển cố nhằm diễn đạt sao cho cô đọng, trí tuệ và trang nhã vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm. Điển cố trong văn học Phật giáo thế kỷ XVII-XIX 47
  52. đều xuất phát từ kinh điển Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa, nhiều điển từng xuất hiện ở văn học Phật giáo Lý – Trần. Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán- Việt”. Nx Văn hóa Thông tin, Hà Nội - 2003 (tái bản) định nghĩa: “ Điển cố là những chuyện chép trong sách vở xa” [20, tr132]. Theo Lại Nguyên Ân trong “Từ điển văn học” ( ộ mới) thì điển cố là một sự tích xa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ” được người đời trước đọc dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm . Theo định nghĩa của Viện ngôn ngữ học trong “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên). Nx Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học - Hà Nội - 2006: “Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn”. Trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du hầu như rất ít sử dụng điển cố Phật giáo (chủ yếu ở ài thơ Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch). Ngược lại trong thơ chữ Nôm ông sử dụng rất nhiều điển cố nhưng điển cố về Phật Giáo hầu như chỉ xuất hiện trong Truyện Kiều và số ít trong Văn chiêu hồn. Theo tài liệu của Đoàn Ánh oan “ iển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố” - NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2003 thì Truyện Kiều có 266 điểm cố.Trong đó điển cố xuất xứ từ kinh, sử, truyện là 223 (Chiếm 81,9%); số điển cố xuất xứ từ thơ là 47 (chiếm 17,2%). Những điển cố có xuất xứ từ các sách kinh điển như Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Luận Ngữ, Mạnh Tử, được tuyển chọn từ những lời giáo huấn của thánh nhân về cách ứng nhân xử thế, về đạo làm người thường được truyền dạy từ đời trước cho đời sau, trong gia đình, làm nội dung thi cử, tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng điển cố về Phật giáo so với điển cố về Nho giáo hay các tôn giáo khác có số lượng ít hơn, ao gồm 37 điển cố. Nguyễn Du đã sử dụng điển cố một cách đa dạng và linh hoạt, nhiều khi một 48
  53. điển cố được d ng đi d ng lại nhiều lần, nhưng mỗi lần một dạng rất khéo léo. Chẳng hạn như điển “Ba sinh” được lặp lại ốn lần nhưng mỗi lần là một ý nghĩa và cách thể hiện khác nhau. ần thứ nhất điển được d ng khi Kim Trọng gặp Thúy Kiều khi du xuân trở về mang nặng lòng nhớ nhung Kiều (Ví chăng duyên nợ a sinh). ần thứ hai diễn tả tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng khi ở lầu xanh tại âm Tri (Nhớ lời nguyện ước a sinh). ần thứ a khi Hồ Tôn Hiến ắt Kiều đánh đàn hầu rượu đã dạy rằng “Hương lửa a sinh”. Đến lúc Kiều tái hợp với Kim Trọng tác giả lại d ng “Ba sinh đã phỉ mời nguyền” nhằm nhấn mạnh nhân duyên của Kiều và Kim Trọng là do tiền định. Cũng có điển cố ông dùng nguyên hoặc một phần; có điển cố chuyển hóa thành ý, thành lời. Vốn dĩ điển cố là một biện pháp tu từ nên lời ít ý nhiều và đó cũng là sắc thái nghệ thuật riêng của tác giả Nguyễn Du. Có khi điển cố được Nguyễn Du sử dụng vài ba chữ đủ gợi cho độc giả liên tưởng đến chuyên xa, tích cũ mà thấu tình đạt lý. Như trong Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài” ông dùng “Nhất môn phụ tử” để gợi về chuyện xa của ương Vũ Đế qua đó nhằm khẳng định bản chất thực sự của chân kinh. Có thể nhận thấy rằng, các điển cố trong sáng tác của Nguyễn Du được lấy từ nhiều nguồn nhưng đậm đặc hơn cả vẫn là trong lịch sử và văn học Trung Quốc. Điển cố Phật giáo cũng không nằm ngoài nguồn đó. Với những điển cố về Phật giáo giúp các tác phẩm của ông mang ý nghĩa triết lý sâu sắc hơn, tường tận hơn; qua đó thể hiện trí tuệ uyên ác cũng như sự am hiểu sâu sắc về Đạo Phật của đại thi hào Nguyễn Du. 49
  54. KẾT LUẬN Phật giáo vốn là tôn giáo vì con người và về con người, hướng con người vươn tới tình thương ao la với tinh thần từ bi, bác ái. Trải qua các thời kỳ khác nhau mặc dù từng có giai đoạn bị suy thoái nhưng sự phục hưng của Phật giáo vào thế kỉ XVII đã chứng tỏ tầm quan trọng của đạo Phật trong xã hội cũng như trong đời sống tư tưởng của con người. Sống trong thời đại đầy phong a ão táp, thay ngôi đổi chủ cũng như sự phát triển trở lại của hệ thống tư tưởng Phật giáo, Nguyễn Du cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Ông bắt đầu đổi mới tư tưởng, tìm đến Phật giáo và gửi gắm những quan niệm, triết lý nhà Phật vào trong văn chương. Chính Nguyễn Du và các sáng tác của ông đã truyền cảm hứng cho thế hệ tri thức đương thời, giúp họ thoát ra khỏi sự bế tắc trong tư tưởng. Đồng thời góp phần tạo nên thành công và giá trị cho nền văn học trung đại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng bản thân Nguyễn Du là một người am tường về đạo Phật từ những tư tưởng cơ ản nhất (thuyết thiên mệnh, nhân quả, nghiệp báo, tâm) cho đến những tư tưởng cốt tủy (bản thể tính không, phân kinh ) đều được Nguyễn Du thể hiện rõ qua các sáng tác của mình. Sự am hiểu về Phật giáo của ông còn được thể hiện qua quan niệm về các Tông phái đặc biệt là phái Thiền Tông. Với tinh thần từ bi hỷ xả của nhà Phật Nguyễn Du đã truyền tải sâu sắc vào trong tác phẩm của mình đặc biệt là Truyện Kiều, Văn chiêu hồn số phận của con người đặc biệt là những con người bất hạnh, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tư tưởng Phật giáo mặc dù không phải là tư tưởng chủ đạo nhưng lại là mạch nguồn cảm hứng xuyên suốt trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Du, đồng thời góp phần tạo nên thành công cho sự nghiệp sáng tác của ông. 50
  55. Cho đến nay các tác phẩm của Nguyễn Du vẫn còn v n nguyên giá trị và nếu hiểu được sự thâm hậu của tư tưởng, triết lý này, người Việt Nam đang sống ở thế kỷ XXI sẽ có thêm giác ngộ về đạo Phật, về tôn giáo từ trí tuệ và trái tim vĩ đại của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du. 51
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Quốc Liên, Nguyễn Du toàn tập, Nx Văn học trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1996. 2. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (tập I, II, III) (Tái bản), Nx Văn học, 2009. 3. Nhiều tác giả (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, UB KHXH - Viện Triết học, Hà Nội. 4. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978. 5. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, 2006. 6. Nhiều tác giả, ến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2000. 7. Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Du toàn tập- Truyện Kiều, tập 2, nhà Xuất bản Giáo dục- Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1996. 8. ê Đình Kỵ, Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Kiến thức ngày nay số 28, 1990. 9. Nguyễn Du: Chiêu hồn thập loại chúng sinh, T.T Thích Tâm Châu đề tựa, Đàm Quang Thiện hiệu chú, Nam Chi T ng thư xuất bản, Sài gòn, 1965. 10. Nguyễn Phạm Hùng , Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 2006. 11. Đặng Thanh Lê , Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb KHXH, 1979. 12. Thích Đức Nghiệp, ạo Phật Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP HCM ấn hành, 1995. 13. Nhiều tác giả, ại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du, nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015. 52
  57. 14. Lê Trí Viễn và nhiều tác giả, Lịch sử Văn học Việt Nam (tập I, II, III), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1978. 15. Nguyễn Thanh Tuấn, Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, 2009, Viện Văn hóa và Nx Từ điển bách khoa, Hà Nội. 16. Thích Nhất Hạnh. Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán, Nx Văn hóa Sài Gòn, 2007. 17.Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nxb Văn Học, Hà Nội 1965. 18. Phương Lựu, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học, nxb Văn hóa thông tin, 2002. 19. Trần Thị Băng Thanh , Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo thời trung đại, Tạp chí văn học số 4, 1992. 20. Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán- Việt”. Nx Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003 53