Khóa luận Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp

pdf 60 trang thiennha21 16/04/2022 6870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_su_am_anh_cua_ki_uc_trong_tieu_thuyet_ga_ky_uc_pho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== BÙI THỊ THÙY SỰ ÁM ẢNH CỦA KÍ ỨC TRONG TIỂU THUYẾT GA KÝ ỨC – PHONG ĐIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hƣớng dẫn tôi trong quát trình thực hiện khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thùy
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo - TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thùy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài: 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 7 1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết 7 1.1.1 Khái niệm 7 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết 8 1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết 8 1.2. Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam 10 1.2.1. Về phƣơng diện nội dung 10 1.2.2. Về phƣơng diện nghệ thuật 12 1.3. Tác giả Phong Điệp và tiểu thuyết Ga ký ức 13 1.3.1. Tác giả Phong Điệp 13 1.3.2. Tiểu thuyết Ga ký ức 17 1.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời 17 1.3.2.2. Tóm tắt tiểu thuyết Ga ký ức 19 CHƢƠNG 2: CẢM THỨC KÍ ỨCVỚI NỘI DUNG TƢ TƢỞNG 21 VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM GA KÝ ỨC 21 2.1. Nhan đề Ga ký ức 21
  5. 2.1.1. Khái lƣợc về nhan đề 21 2.1.2. Nhan đề Ga ký ức 21 2.2. Tình huống truyện khơi gợi kí ức 22 2.2.1. Khái niệm tình huống truyện 22 2.2.2. Tình huống truyện Ga ký ức 23 2.3. Nhân vật và sự ám ảnh của kí ức 25 2.3.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học 25 2.3.2. Nhân vật trong Ga ký ức 26 2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật với mạch kí ức 40 2.4.1. Khái niệm thời gian và không gian nghệ thuật 40 2.4.2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Ga ký ức 41 2.5. Giọng điệu hoài nhớ 48 2.5.1. Khái niệm giọng điệu 48 2.5.2. Giọng điệu trong Ga ký ức 49 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Cùng với sự phát triển của lịch sử - xã hội, đời sống văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, cũng đang biến đổi từng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn học đƣơng đại đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cánh nhìn nhận, cánh tiếp cận con ngƣời và hiện thực đời sống, khám phá con ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Điều đáng nói nhất là văn học đã quan tâm nhiều hơn tới những thân phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thƣờng. Song song với sự đổi mới ở phƣơng diện nội dung, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòi những cách thức thể hiện mới mẻ. Mỗi tác phẩm văn học muốn sống trong lòng độc giả, tồn tại cùng thời gian đòi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, cách tân tạo nên sự độc đáo, khác biệt. Do vậy, xu hƣớng cách tân văn học cả về nội dung tƣ tƣởng lẫn hình thức luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, đặc biệt là một số cây bút nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Dƣơng Hƣớng, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh và một số cây bút trẻ, trong đó phải kể đến Phong Điệp với tiểu thuyết Ga ký ức. 1.2. Phong Điệp là một cây bút cần mẫn. Chị đã xuất bản 20 đầu sách với 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 2 tập đối thoại văn học, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, một tập tản văn. Năm 2015, Phong Điệp ra mắt cuốn tiểu thuyết có tựa đề rất “vang bóng một thời” là Ga ký ức. Đây là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Phong Điệp, là sự biểu hiện cụ thể cho sự trƣởng thành về tƣ duy nghệ thuật, tính chuyên nghiệp, khả năng làm dày dặn vốn sống, linh hoạt và sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là ý thức tự làm mới của ngòi bút trẻ này. Tác phẩm gây đƣợc sự chú ý của độc giả không chỉ bởi hình thức kết cấu “ba trong một” mà còn ở phƣơng diện nội dung. Cảm thức tìm về thời quá vãng của Ga ký ức có nhiều điểm đáng chú ý. Với mong muốn góp thêm tiếng nói 1
  7. vào sự khẳng định sáng tác của Phong Điệp, chúng tôi lựa chọn đề tài Sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp. Nghiên cứu thành công vấn đề này, khóa luận mong muốn đóng góp thêm một cách tiếp cận, một hƣớng khám phá về giá trịnội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết Ga ký ức. Qua đó, có thể thấy đƣợc đóng góp của nhà văn trẻ này đối với thể loại tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam. 1.3. Kết quả nghiên cứu còn hỗ trợ cho chúng tôi với tƣ cách là một ngƣời giáo viên Ngữ văn tƣơng lai sẽ giảng dạy tốt hơn các tác phẩm văn học đặc biệt là tác phẩm văn xuôi Việt Nam đƣơng đại ở trƣờng phổ thông. Bởi vì, quá trình thực hiện đề tài cũng chính là quá trình ngƣời viết đƣợc rèn luyện tốt hơn các kĩ năng, thao tác tƣ duy phân tích tác phẩm văn học, khám phá đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chƣơng và thấy đƣợc tài năng của từng nghệ sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Văn học là tấm gƣơng phản ánh đời sống, qua văn học ta nhận ra các mảng hiện thực, có cả ánh sáng xen bóng tối, lòng vị tha, sự ích kỷ, niềm vui và nỗi buồn. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và cuốn tiểu thuyết Ga ký ức với đề tài là câu chuyện đang diễn ra của thời đại, nói về đô thị hóa và con ngƣời biến đổi trong xã hội đó. Phong Điệp đã đem đến văn chƣơng sự mới lạ, hiểu biết, trải nghiệm về cuộc sống: “Viết với tôi trước hết là một thúc giục, một nhu cầu tự thân, Ga ký ức là nỗi ám ảnh của tôi suốt nhiều năm qua. Những câu chuyện ở đó, những số phận ở đó, nó có sự khác biệt rõ rệt với những tác phẩm trước đây viết về cùng đề tài này. Hình thức thể hiện của cuốn tiểu thuyết cũng sẽ gợi nhiều tò mò cho độc giả. Ga ký ức ở đâu? Liệu có một nơi 2
  8. nào như thế không? Tôi khai thác đề tài này theo cách chưa ai từng làm. Và tôi thích sự liều lĩnh này”[24]. Trả lời phỏng vấn của phóng viên về cấu trúc tác phẩm, Phong Điệp nói: “Với tư cách là người dựng nên Ga ký ức, thì lang thang trong “những ngày buồn của bản thân, gia đình, làng xóm những năm của thập niên 80 thế kỷ trước hay lặn vào các trò chơi cấu trúc, phiêu lưu trong thế giới của hư cấu, tưởng tượng đều có vai trò quan trọng như nhau; và cùng góp phần mang lại cảm xúc trọn vẹn nhất cho độc giả. Ga ký ức với ba chương gắn với cuộc đời của ba nhân vật chính. Đó là những mảnh ghép không thể thiếu để các nhân vật gặp nhau để câu chuyện về quá khứ và hiện thực đối diện nhau, và cất lên tiếng nói của mình” [21].Phải sống đến một chặng thời gian nhất định, phải trải qua nhiều tâm trạng, cảm xúc, phải tiếp xúc với rất nhiều ngƣời, nhiều cuộc đời, cùng độ chín nhất định về tuổi tác, tôi mới có thể nghĩ đến và bắt tay vào việc tái hiện ký ức từ quá khứ của mình và những ngƣời khác, nhà văn Phong Điệp chia sẻ [18]. Ga ký ức là tác phẩm vừa ra đời năm 2015 nên hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu. Rải rác trên các báo và tạp chí có một vài bài báo giới thiệu và trao đổi về tác phẩm.Nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “Không chỉ hay ở nội dung và văn phong, Ga ký ức còn độc đáo và mới lạ trong cấu trúc”. Cũng theo Bảo Ninh, tiểu thuyết này là một “bức tranh sống động và ám ảnh thể hiện được sâu sắc những biến chuyển của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường” [20]. Nhà phê bình Nguyễn Hòa nhận xét: “Với tôi Ga ký ức là một biểu thị cụ thể cho sự trưởng thành về tư duy nghệ thuật, tính chuyên nghiệp, khả năng làm dày dặn vốn sống, linh hoạt và sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là ý thức tự làm mới của ngòi bút Phong Điệp” [15]. Trân trọng cách nhìn và đánh giá cao cách khai thác, thể hiện của nhà văn Phong Điệp, Nguyễn Hòa cho rằng: “Những câu chuyện được thêu dệt nên trong tiểu thuyết Ga ký ức 3
  9. không nặng nề, u ám hay mang con mắt hằn học, mà được truyền tải nhẹ nhàng, ấm áp, có cả những chi tiết mang dư vị hài hước, cả một chút tự trào với nhân vật cô bé dường như mang ít nhiều hình bóng ấu thơ của tác giả” [18]. Nhà thơ Bùi Kim Anh cho biết, bà đọc miệt mài tiểu thuyết Ga ký ức để tự mình sống lại những hình ảnh, câu chuyện bản thân, gia đình trong những năm tháng khó khăn chung của thời cuộc. Những gì mà rất nhiều ngƣời đã trải qua thời bao cấp là vô cùng phong phú, nhƣng những điều mà Phong Điệp thu lƣợm đƣợc để đƣa vào tác phẩm của mình đã là đáng kể. Nhà văn Lê Phƣơng Liên đề cao những trải nghiệm, khai thác thực tế của Phong Điệp khi thể hiện nhiều câu chuyện, chi tiết đời sống thời bao cấp và mong chờ “con tàu” của Phong Điệp sẽ còn vƣơn đến những chặng đƣờng xa, những sân ga mới bằng sự tích lũy nhiều hơn nữa trên những nẻo đƣờng của đất nƣớc [18].“Cũng là sự hồi tƣởng kí ức nhƣng tác giả viết theo lối tƣơng đối nhanh, đƣa ra ba nhân vật khác nhau, ba tuyến đi khác nhau và cuối cùng hội tụ lại ở một điểm "sân ga kí ức". Nó không bày sẵn trên câu chữ hay ở cái kết mà nó đòi hỏi ngƣời đọc phải nhận ra đƣợc những điều mới, những điều cần phải suy ngẫm"[23]. Nhìn chung, những ý kiến trên đây mới dừng lại ở nhận xét chung, lời giới thiệu về tác phẩm. Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu nghiên cứu: Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4
  10. - Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu nét độc đáo của tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó nhận diện những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2015. - Cảm thức ký ức đƣợc biểu hiện ở nhiều yếu tố, song ở phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung triển khai ở một số phƣơng diện: nhan đề, tình huống truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp, qua các phƣơng diện: nhan đề, tình huống truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Thông qua tiểu thuyết Ga ký ức, ngƣời viết thấy đƣợc những cách tân của tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam. Hi vọng, đề tài này sẽ đƣợc dùng nhƣ một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích tác giả Phong Điệp và mong muốn tìm hiểu về tiểu thuyết của chị. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận đƣợc triển khai ở hai chƣơng: 5
  11. Chƣơng 1: Tiểu thuyết của Phong Điệp trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2: Cảm thức ký ức trong nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm Ga ký ức 6
  12. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết 1.1.1 Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư:“Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định” [25]. Nhà nghiên cứu Nga Belinskicho rằng: "Tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách [25]. Giáo trình Lí luận văn học định nghĩa:“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đứa xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [7; 387]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5; 328]. 7
  13. Nhƣ vậy, có thể thấy các khái niệm trên đều đi đến một điểm chung: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống xã hội, số phận cá nhân một cách sâu rộng, đồng thời tái hiện nhiều tính cách đa dạng. 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con ngƣời lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhờ vấn đề của đời sống riêng tƣ đặt ra gay gắt. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục hƣng (thế kỷ XIV – XVI) và đến thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy nhƣ Xtăng-đan, Ban-dắc, Thac-cơ-rây, Đích-kenx, Gô-gôn, L.Tôn-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki, tiểu thuyết đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn. Ở Việt Nam, tiểu thuyết phát triển muộn. Mãi tới đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, nƣớc ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết (nhiều hồi, hàng trăm nhân vật, bao quát một quãng thời gian dài hàng trăm năm). Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí vẫn thuộc phàm trù tiểu thuyết cổ điển phƣơng Đông. Phải sang đầu thế kỷ XX, nhất là với dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán, ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. 1.1.3 Đặc điểm của tiểu thuyết So với các thể khác của loại hình tự sự thì đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ. Đặc trƣng này thoạt đầu đƣợc hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau, đời tƣ càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tƣ có thể sâu sắc tới mức thể hiện đƣợc hoặc kết hợp đƣợc với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhƣng yếu tố đời tƣ càng 8
  14. phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng, ngƣợc lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà. Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trƣờng ca, thơ trƣờng thiên, anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tƣởng hóa. Miêu tả cuộc sống nhƣ một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thƣờng, nghiêm túc và bình thƣờng, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Chất văn xuôi nhƣ vậy thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết. Thứ ba, cái làm cho nhân vật của tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “con ngƣời nếm trải”, tƣ duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật kia thƣờng là nhân vật hành động. Tiểu thuyết miêu tả con ngƣời đang biến đổi trong hoàn cảnh, con ngƣời đang trƣởng thành do cuộc đời dạy bảo. Những Luy-xiêng Xo-ren, Gô-ri-ô của Ban-dắc, An-na Ka-rê-ni-na của L.Tôn-xtôi, Gri-gô-ri Mê-lê-khốp của Sô-lô-khốp, Thứ của Nam Cao đều là những con ngƣời nếm trải và tƣ duy, vì vậy mà rất “tiểu thuyết”. Thứ tƣ, thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tích cách nhân vật nhƣ ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tƣ của nhân vật về thế giới, về đời ngƣời, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, mọi chi tiết về quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, về đồ vật, môi trƣờng, nội thất Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa ngƣời trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực nhƣ cái hiện tại đƣơng thời cuả ngƣời trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép ngƣời trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình. 9
  15. Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Tiểu thuyết thế kỷ XIX – XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó. Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi-tâm lí của L.Tôn-xtôi (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết kịch của Đốt-xtôi-ép-xki, tiểu thuyết tâm lí-trữ tình của Mác-xen Pru-xtow (Đi tìm thời gian đã mất), tiểu thuyết thế sự-trữ tình của Go-rơ-ki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), tiểu thuyết sử thi-trữ tình của Hê-ming-uê (Chuông nguyện hồn ai), tiểu thuyết sử thi của Sô-lô-khốp (Sông Đông êm đềm), tiểu thuyết trí tuệ của T.Man, tiểu thuyết huyền thoại của G.Mác-két. Ngoài ra, còn có thể nói tới tiểu thuyết tƣ liệu, tiểu thuyết chính luận Chính hiện tƣợng tổng hợp trên đã làm cho thể loại tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên. Nhà nghiên cứu Xô Viết Ba-khơ-tin cho rằng, tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chƣa xong xuôi”. 1.2. Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam 1.2.1 Về phương diện nội dung Những năm 80 của thế kỷ XX đánh dấu bƣớc chuyển mạnh của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng, với đề tài nổi lên là gia đình, tình yêu, những vấn đề đạo đức – thế sự, hƣớng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại so với tiểu thuyết trong thời kỳ chiến tranh đã có nhiều chuyển biến mới trong đề tài, cốt truyện, nhân vật, đến thể loại và thi pháp. Đó là sự chuyển hƣớng dần từ tƣ duy sử thi sang tƣ duy thế sự, chuyển từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định, sang chiêm nghiệm suy tƣ. Ta đã quen cái nhìn rạch ròi thiện – ác, bạn – thù trong thời kỳ trƣớc thì trong tiểu thuyết đƣơng đại là cái nhìn đa chiều phức tạp về hiện thực và số phận con ngƣời. Vẫn còn tiểu thuyết mang tinh thần sử thi nhƣng không mấy thành công. Đề tài lịch sử đang dần nhƣờng chỗ cho đề tài thế sự và đời tƣ gắn với nhu cầu công bố kinh 10
  16. nghiệm cá nhân. Tiểu thuyết đã dám nhìn vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, những mặt tối của cuộc sống bằng cái nhìn trung thực và táo bạo. Hiện thực về con ngƣời trở nên phong phú nhiều chiều. Bên cạnh “con ngƣời ý thức” còn có “con ngƣời vô thức”, bên cạnh “con ngƣời tự nhiên” có “con ngƣời tâm linh”, có ngƣời “lớn hơn thân phận mình”, lại có ngƣời “bé nhỏ hơn tính ngƣời của mình”. Biết bao vênh lệch trong thói quen, trong chuẩn mực giá trị, biết bao bi kịch chƣa hề xuất hiện trong chiến tranh, bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến – đó là những bức xúc, nhức nhối mà văn học hôm nay cố gắng phản ánh. Nhà văn không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng nhƣ trƣớc đây. Họ phải dựa cả vào kinh nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm đến những suy đoán dự cảm, thậm chí vƣợt khỏi thói quen và chuẩn mực thông thƣờng khi phản ánh và lý giải hiện thực – cái hiện thực đầy biến ảo trong muôn ngàn dạng thái của những số phận đời tƣ, những tình trạng đạo đức xã hội. Trong tác phẩm Thời xa vắng, Lê Lựu không chỉ đặt vấn đề nhân cách con ngƣời mà còn phân tích tác động ngặt nghèo của hoàn cảnh khiến con ngƣời bị hoàn cảnh nhào nặn thành kẻ buông xuôi, không tự định đoạt đƣợc cuộc sống của mình. Các nhà văn quan tâm nhất tới số phận con ngƣời và bi kịch đời thƣờng của họ, đó là bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa sự cố gắng vƣơn lên và sự bị kìm hãm, nhân bản và phi nhân bản Những mạch ngầm và ghềnh thác của mỗi phận ngƣời trong và sau chiến tranh đƣợc khai thác toàn vẹn hơn (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh); với cuộc sống hiện tại (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trƣờng Khám phá cái thế giới sâu thẳm của con ngƣời cá nhân trở thành cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn. Tiểu thuyết giai đoạn này đã “quan niệm con ngƣời cá nhân nhƣ một nhân cách, một nhân cách kiểu mới. Đó là những con ngƣời vừa có khiếm khuyết, bất toàn; vừa đẹp đẽ, thánh thiện. Đặc biệt, ở giai đoạn văn học này, các cây bút đã đi vào khám phá con ngƣời tự 11
  17. nhiên và những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng đều nhấn mạnh phƣơng diện bản thể tự nhiên của con ngƣời, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy “hòa âm” và “nghịch âm” trong tiểu thuyết đƣơng đại. 1.2.2 Về phương diện nghệ thuật Cùng với sự đổi mới về nội dung, các nhà văn đã cố gắng tìm tòi, thể hiện những cách tân về phƣơng diện nghệ thuật. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Những tác phẩm tiếp nối truyền thống có kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc (Thời xa vắng - Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma– Nguyễn Khắc Trƣờng, Vầng lửa ngũ sắc – Ngô Văn Phú, Cỏ thiêng – Hồng Phi ). Bên cạnh đó, những tiểu thuyết đƣợc làm mới với cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại, kết thúc mở (Ngược dòng nước lũ – Ma Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Chim én bay – Nguyễn Trí Huân, Cơ hội của chúa – Nguyễn Việt Hà ). Đối tƣợng phản ánh của văn học cũng đã đƣợc di chuyển từ một “quá khứ tuyệt đối” sang một hiện tại chƣa hoàn thành cùng những nhân vật chƣa hoàn kết. Từ vai trò đại diện cho sức mạnh, tầm vóc, trí tuệ và vẻ đẹp cộng đồng đến sự đại diện cho bản chất NGƢỜI trong mỗi cá nhân, vị trí của nhân vật đã có sự di chuyển từ khoảng cách cao cả tôn kính tới sự gần gũi đời thƣờng. Đó không phải là sự hạ thấp nhân vật, trái lại đó là cách thể hiện toàn vẹn hơn các nhân vật, là sự khẳng định tính dân chủ, tích cực của văn chƣơng, khiến cho văn chƣơng trở về gần hơn với cuộc đời, với con ngƣời. Chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mờ nhạt hơn mà thay vào đó nhân vật chủ yếu đƣợc nhà văn gửi gắm một tƣ tƣởng nào đó (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài), là phƣơng tiện để nhìn lại quá khứ (Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh) Để khắc họa chân dung nhân vật đầy đặn hơn, các nhà văn đã sử dụng 12
  18. kỹ thuật đồng hiện, độc thoại nội tâm (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai), đa giọng điệu (Đi tìm nhân vật – Tạ Duy Anh) Con ngƣời không còn thuần túy là đối tƣợng văn học ngợi ca mà còn là đối tƣợng để nhà văn nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đối chứng. Do đó, giọng điệu trần thuật từ trang trọng tôn kính chuyển sang thân mật, suồng sã đời thƣờng. Lối viết đa thanh, phức điệu cũng đƣợc sử dụng triệt để. Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng là một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Đặc biệt kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tƣởng, những giấc chiêm bao để nhân vật tự bộ lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con ngƣời. Nhà văn khơi sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con ngƣời, khai thác “con ngƣời ở bên trong con ngƣời”. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) Nhƣ vậy, giai đoạn này các nhà văn đã có những cố gắng tìm tòi, có sự cách tân cả về phƣơng diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật làm cho diện mạo tiểu thuyết trở nên phong phú, đa diện hơn. 1.3. Tác giả Phong Điệp và tiểu thuyết Ga kí ức 1.3.1. Tác giả Phong Điệp Nhà văn Phong Điệp,tên thật là Phạm Thị Phong Ðiệp, sinh ngày 06/06/1976 tại Nam Ðịnh; Cử nhân Luật, Cử nhân Kinh tế và là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Hiện chị làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam. Phong Điệp đến với văn chƣơng từ khi còn là học sinh chuyên Văn của trƣờng PT Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật nhƣng Phong Điệp lại đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà văn, nhà báo, biên tập viên 13
  19. Phong Điệp học giỏi và nổi tiếng từ rất sớm. Chị viết văn từ lúc mới 12 tuổi. Khi đó, đã từng có hẳn một chƣơng trình của đài truyền hình Trung ƣơng về cô bé yêu văn chƣơng Phong Điệp đƣợc phát sóng, và chị trở thành thần tƣợng của không ít bạn bè. Nhƣng rồi chị chọn ngành Luật để theo học. Và ngành Luật, với đặc thù riêng của nó, ít nhiều có ảnh hƣởng đến tính cách của chị: khoa học, chuẩn mực, hợp lý. Sau một vài cay đắng tuổi trẻ, chị nhanh chóng giã từ những đám đông ồn ào, tự thiết lập cho mình một thái độ sống kiệm lời và viết. Chị có khả năng viết song song cùng lúc nhiều cuốn sách, tốc độ viết của chị rất nhanh, chị còn trẻ mà lúc nào cũng nhƣ đang chạy đua với thời gian vậy. Nhìn vào danh mục tác phẩm của Phong Điệp có thể nhận ra chị đã cần mẫn nhƣ thế nào trên cánh đồng chữ. Chúng ta không khó để tìm ra ví dụ về một ngƣời viết trẻ nào đó nổi đình nổi đám chỉ bởi những phát ngôn gây sốc, những “pha” làm hàng quái chiêu, những trò PR tiểu xảo để gây chú ý, những ngộ nhận, lầm tƣởng một cách đáng thƣơng về sự nổi tiếng, mà không phải bằng tác phẩm. Còn Phong Điệp đã chọn lấy một cách thể hiện mình đúng nhất, là viết và thấm thía mọi giá trị của đời sống trong việc viết.Trang phongdiep.net, từ một trang web cá nhân của Phong Điệp nay đã trở thành một diễn đàn về văn học nghệ thuật có uy tín, đƣợc nhiều ngƣời truy cập. Bằng sự nhạy cảm của ngƣời phụ nữ cầm bút và những vui buồn đã trải nghiệm, Phong Điệp nhận ra giá trị của hạnh phúc. Rằng, hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc thật chẳng dễ dàng gì, và nếu bạn đang sở hữu nó, hãy biết nâng niu, giữ gìn. Có một gia đình, một ngƣời chồng để yêu thƣơng và những đứa con ngoan luôn nhắc nhở chị, ngoài vai trò là một nhà báo, nhà văn, chị còn là một ngƣời phụ nữ của gia đình. Ngƣời cầm bút viết văn, nói lòng bình yên thì có lẽ không ai tin. Nhƣng Phong Điệp đang có một cuộc sống bình yên, ít nhất là theo cách mà chị muốn tạo ra. Và chị chăm chút cho 14
  20. đời sống ấy, thậm chí bảo vệ nó, để mỗi khi ngồi vào bàn viết, trƣớc trang giấy chị thấy mình không bị vƣớng bận và đƣợc “bay” hoàn toàn trong thế giới của riêng mình. Là chủ nhân của 20 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau, từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến truyện dài cho thiếu nhi hay tản văn và đối thoại văn học Phong Điệp tỏ ra trƣờng sức và bền bỉ với những trang viết nối liền tuổi thanh xuân của mình trong suốt gần 20 năm qua. Phong Điệp có những tác phẩm sau đây: Tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi (NXB Trẻ, 1996) Tập truyện ngắn: Ma mèo (NXB Trẻ, 1997) Tập truyện ngắn: Người phía bên kia đường (NXB Trẻ, 2000) Tập truyện ngắn: Phòng trọ (NXB Thanh niên, 2001) Tập truyện ngắn: Giấc mơ bay qua cửa sổ (NXB Kim Đồng, 2002) Tập truyện ngắn: Người của ngày hôm qua (NXB Kim Đồng, 2003) Tập truyện ngắn: Vườn hoang (NXB Thanh niên, 2005) Truyện dài: Lạc chốn thị thành (NXB Trẻ, 2005) Tản mạn văn học: Mạn đàm văn chương thời @ (NXB Thanh niên, 2007) Tập truyện ngắn: Kẻ dự phần (NXB Hội Nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản năm 2008; NXB Văn học tái bản năm 2013, NXB Riveeneu xuất bản tại Pháp 2014, dịch giả Nguyễn Phƣơng Ngọc chuyển ngữ) Tập truyện ngắn và tản văn Delete (in chung với nhà văn Nguyễn Việt Hà, NXB Rivenuve – Pháp, 2013) Tiểu thuyết: Blogger (NXB Hội Nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản 2009, NXB Văn học tái bản năm 2013) Truyện thiếu nhi: Nhật kí Sẻ đồng, Chào em bé (NXB Kim Đồng, 2011) 15
  21. Tập truyện ngắn: Nhật kí nhân viên văn phòng (tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2012) Bay trên mái nhà thành phố (tản văn, NXB Văn học, 2012) Truyện thiếu nhi: Những rắc rối ở trường mầm non (NXB Dân trí, 2013) Truyện thiếu nhi: Chúng mình làm bạn con nhé (NXB Phụ nữ, 2014) Đối thoại văn chƣơng: Cuộc phiêu lưu của những cái Tôi (NXB Tổng hợp TPHCM, 2014) Ngoài ra, Phong Điệp còn có một số truyện ngắn đã đƣợc chọn dịch và in trong các tuyển tập văn học Việt Nam đƣơng đại xuất bản tại Mỹ và Trung Quốc. Đến nay, Phong Điệp đã vinh dự nhận các giải thưởng sau: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ Trẻ năm 1996- 1997 với truyện ngắn Ma mèo. Giải thƣởng “Văn học tuổi xanh” 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 với truyện ngắn Hoạ sĩ. Giải ba cuộc thi sáng tác văn học "Mùa xuân tuổi hoa" do báo Hoa học trò tổ chức năm 1995 với truyện ngắn Thảo nguyên Giải khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với Tuần báo Văn nghệ tổ chức với tập truyện ngắn Vườn hoang Giải Tƣ cuộc thi sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và III do do NXB Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, với tập truyện ngắn Người phía bên kia đường và truyện dài Lạc chốn thị thành Phong Điệp – nhà văn trẻ của văn học Việt Nam đƣơng đại đã cống hiến cho nền văn học một khối lƣợng tác phẩm khá lớn, góp phần quan trọng vào dòng chảy văn chƣơng hiện nay của nƣớc nhà cả về nội dung và nghệ thuật, làm cho văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn. 16
  22. 1.3.2. Tiểu thuyết Ga ký ức 1.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời Nhà văn Phong Điệp chia sẻ: “Tôi viết như là nhu cầu thiết thân. Bởi vậy tôi hoàn toàn không có ý định “tổng kết” đầu sách như là bảng đánh giá thành tích, mà chỉ tự nhủ mình viết cái gì để không bị uổng phí: uổng phí công sức bản thân, uổng phí thời gian, tiền bạc của độc giả. Văn chương giúp tôi sống có ý nghĩa hơn” [21]. Chị quan niệm: “Mỗi tác phẩm giống như một bữa tiệc. Để tạo hứng thú, sự hấp dẫn thì cần tài năng cũng như sự tinh tế, khéo léo của người đầu bếp. Đừng mời thực khách đến dự bữa ăn mà họ biết mười mươi nó là gì và không có cảm giác háo hức, chờ đợi. Tác phẩm giống như khối rubic mặc định chỉ có sáu mặt, nhưng mỗi lần xoay nó lại tạo thành một mặt với những mảnh ghép rất khác nhau”. Nghề viết và văn chƣơng luôn quyến rũ chị là vì thế. Không có khuôn mẫu, công thức nào hết; ngƣợc lại văn chƣơng luôn mở ra vô vàn những con đƣờng, kích thích ngƣời viết dẫn bƣớc và thử sức.Với chị,“sức hấp dẫn của văn chương là ở chỗ nhà văn viết như thế nào, có hay, có độc đáo hay không? Để đạt được điều đó thì người viết cần phải thường xuyên học hỏi, lặn sâu vào đời sống này và cho ra đời những tác phẩm thực sự có giá trị. Chữ giá trị này bao hàm nhiều ý: Giá trị về nội dung của cuốn sách, giá trị về nghệ thuật mà nhà văn cống hiến trong tác phẩm; những tìm tòi, đổi mới của nhà văn thể hiện trong tác phẩm ”[21]. Phong Điệp tâm sự: “Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua”, “nếu chỉ ngồi yên một chỗ, vốn liếng của người viết sẽ cạn dần. Nghề báo cho tôi tiếp cận những cảnh đời, những số phận và chính những câu chuyện đời thực ấy, chúng sống động hơn bất kì trí tưởng tượng nào đã thúc giục tôi viết” [16]. Đó chính là quan điểm sáng tác của Phong Điệp, cũng là lí do giải thích hầu hết sáng tác của chị là những vấn đề rất mới, rất hiện 17
  23. thực mà giản dị, đời thƣờng nhƣng vẫn thấm đẫm chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Và Ga kí ức là một tác phẩm nhƣ thế. Cuộc gặp gỡ, chia sẻ thân tình diễn ra giữa nhà văn Phong Điệp và bạn đọc cùng các tác giả bạn bè đã diễn ra sáng 31/10 tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, trong khuôn khổ Hội sách mùa thu 2015. NXB Trẻ, đơn vị ấn hành Ga ký ức cùng giúp tác giả đƣa cử tọa về những khoảng không gian, thời gian nhọc nhằn của cả nƣớc và của mỗi gia đình trong cơ chế bao cấp. Giai đoạn đó, cách quản lý cũ kỹ, bảo thủ đã ngăn cản những khát vọng làm giàu chính đáng và ƣớc mơ thay đổi cuộc sống, khiến cho nhiều gia đình, nhiều con ngƣời lâm vào cảnh thiếu thốn, đói kém. Bối cảnh chung nhọc nhằn của xã hội, cộng thêm những quan niệm lạc hậu rơi rớt từ truyền thống càng vây bủa, chèn ép những cuộc đời sống trong đó. Nhà văn Phong Điệp đã từ cái nền ấy gây dựng nên hành trình các nhân vật của mình, để họ di chuyển từ tuổi thơ buồn đau, mất mát đến tuổi trẻ còn mang nặng nhiều dằn vặt, đến cánh cửa dù hẹp nhƣng đã hé mở ra tƣơng lai bình yên hơn cho mỗi ngƣời khi họ đến với nhau nhƣ cuộc gắn kết từ những cảnh ngộ rời rạc. Chia sẻ về động lực viết nên tiểu thuyết này, tác giả cho rằng: chúng ta đã sống một chặng đƣờng dài vất vả với không ít những điều không bằng lòng. Có điều ngày hôm nay, dù quá khứ là không thể quên nhƣng cái nhìn của chúng ta với quá khứ buồn khổ ấy, sẽ quyết định việc chúng ta đi tiếp, đi vào tƣơng lai nhƣ thế nào. Và hoài niệm với cái nhìn nhân ái cùng tình yêu thƣơng, sẻ chia trong hiện tại chính là phƣơng tiện tốt đẹp cho chúng ta sống một cách nhân văn, sống có ý nghĩa. Coi kí ức là một phần tài sản trong mỗi con ngƣời, nhà văn Phong Điệp tâm niệm: lòng nhân ái, tình yêu thƣơng sẽ hóa giải nỗi đau, gắn kết con ngƣời. Mất hơn ba năm để hoàn thành cuốn sách, với Phong Điệp sống và viết là quá trình thay đổi chính mình, nếu không ngày mai chỉ lặp lại ngày hôm nay. 18
  24. 1.3.2.2. Tóm tắt tiểu thuyết Ga ký ức Tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp đƣa ngƣời đọc vào một chuyến đi mới. Đó không phải là một chuyến đi kiếm tìm điều gì mới lạ từ đời sống thực tại, mà là sự trở về với ký ức của một thời thiếu thốn, nhọc nhằn. Dấu vết của những năm tháng xƣa cũ đã mờ dần trong cuộc sống đủ đầy hơn ngày hôm nay nhƣng dƣờng nhƣ với nhiều bạn đọc và chính tác giả, nó còn hằn sâu trong tâm tƣởng và là động lực để con ngƣời phấn đấu vƣơn lên. Từ ba chặng đời thơ ấu cho đến trƣởng thành của ba nhân vật không ở cùng không gian sống, hoàn cảnh gia đình, nhƣ ba đƣờng ray độc lập, tác giả tái hiện khung cảnh một thời gian khó. Đó là đời sống thiếu thốn, khép kín ở một làng quê nhƣ nhiều làng quê khác. Là những quan niệm cổ hủ và trì trệ đeo bám dai dẳng, chi phối cuộc sống chung và mỗi mảnh đời riêng. Ba nhân vật chính đeo đẳng trong họ những câu hỏi vô cùng về ngày hôm qua, về một tƣơng lai ảo mờ của đời mình. Họ gặp nhau giữa thực tại, trong nỗi băn khoăn khôn nguôi về những ngƣời cha: Một ngƣời bỏ đi không rõ nguyên cớ, một ngƣời mà đứa con sinh ra chƣa bao giờ biết mặt; và một ngƣời cha nữa, sống khổ sở, chết âm thầm với căn bệnh bí hiểm Cuộc gặp gỡ trong bối cảnh ngẫu nhiên đầy ắp hoài niệm, có những lúc đồng hành, gắn kết, lúc lại chia tách. Thật không dễ dàng gì để sống tiếp bên nhau với những dằn vặt ấy. Nhƣng may mắn thay, ở trong họ đã có đƣợc ngọn lửa kỳ diệu. Ngọn lửa ấy đƣợc thắp lên từ chính ký ức về tuổi ấu thơ. Đi qua khổ đau, có khi vấp váp mà con ngƣời không ích kỷ, không hằn học với cuộc đời, mà tâm hồn lƣơng thiện đƣợc nuôi dƣỡng, đâm chồi. Ba nhân vật chính: Một cô bác sĩ tâm lý ra đi từ ngôi làng nghèo khó; một giám đốc trƣởng thành qua tháng năm bầm dập trong cuộc buôn bán ở trời Tây; một công chức có trí thông minh xuất chúng nhƣng bị căn bệnh kỳ lạ đeo bám. Mỗi ngƣời một cảnh, một mối bận tâm riêng nhƣng cùng có trong mình tình yêu, lòng yêu thƣơng và sự sẻ chia. Đó là ngọn lửa ấm áp để họ tiếp tục sống và vƣơn lên. 19
  25. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn đọng lại sau cuộc trở về với ký ức nhọc nhằn mà nhà văn muốn chia sẻ cùng độc giả. Phong Điệp là một nhà báo, chị đƣợc đi nhiều nơi,tiếp xúc với nhiều ngƣời, chiêm nghiệm về cuộc sống cũng không ít. Để có thể đồng cảm đƣợc, lẽ tự nhiên, chị đã từng sống khổ sở trong những căn nhà chật chội, nóng bức trong khu tập thể nhà máy sợi, trong khu lò mổ, cạnh nghĩa địa, cống rãnh Điều ấy không có nghĩa là chị kể lại những chuyện chị từng trải, nếu nhƣ thế cùng lắm là thành hồi ký. Để thành tiểu thuyết chị phải lắp ghép, tƣởng tƣợng ra nhiều chi tiết, tình huống Bằng sự quan sát tinh tƣờng, tỷ mẩn những con ngƣời, cảnh đời diễn ra xung quanh, chị không chỉ nghe bằng tai, nhìn bằng mắt mà chủ yếu là bằng “trái tim đau”. Ga ký ức là câu chuyện đang diễn ra của thời đại, nói về đô thị hóa và con ngƣời biến đổi trong xã hội đó. Cuốn sách gồm ba chƣơng, mỗi chƣơng nói về số phận của một nhân vật. Từ những câu chuyện riêng lẻ của từng số phận, Ga ký ức tạo nên một câu chuyện của thời đại. Sự phát triển và đô thị hóa quá nhanh của xã hội đã khiến con ngƣời ta biến đổi. Khoảng cách thế hệ càng ngày càng lớn khiến cho ngƣời ta, đặc biệt là ngƣời cao tuổi cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Còn ngƣời trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên trong cả hai thời cuộc, cảm thấy hoang mang. Các tuyến truyện xuyên suốt và mạch lạc, để đến cuối, khiến ngƣời đọc bất ngờ vì mối liên hệ giữa ba số phận tƣởng chừng riêng rẽ và tƣơng phản ấy. Đan xen trong câu chuyện của ba ngƣời là những câu chuyện khác về làng lên phố, sự đổi đời, bơ sữa trời Tây, những bà mẹ quê, sự ngơ ngác trƣớc “kinh tế mở”, “kinh tế thị trƣờng” Những biến cố thời cuộc và những vấn đề rất riêng, nhƣng tất cả những ai từng trải qua, từng đọc hay từng nghe nói về giai đoạn chuyển giao đó đều thấy quen thuộc. Đề tài không mới nhƣng với cách khai thác hoàn toàn mới lạ, Phong Điệp đã góp thêm một tiếng nói cho dòng văn học đƣơng đại nƣớc nhà. 20
  26. CHƢƠNG 2 CẢMTHỨC KÍ ỨCVỚI NỘI DUNG TƢ TƢỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM GA KÝ ỨC 2.1. Nhan đề Ga ký ức 2.1.1. Khái lược về nhan đề Nhan đề còn đƣợc gọi là đầu đề, tiêu đề, tựa đề là tên gọi của văn bản, là một bộ phận hợp thành của văn bản. Nhan đề văn bản có tác dụng giới thiệu sơ bộ, khái quát và cô đọng nội dung văn bản. Nhan đề cũng là một căn cứ để nhận ra sự hoàn chỉnh trong nội dung và hình thức của văn bản. Nhan đề do tác giả đặt (hoặc bạn hữu/biên tập viên nào đó gợi ý), nhìn chung đều có dụng ý tƣ tƣởng, thậm chí còn có chức năng định hƣớng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính văn. Nhan đề nhƣ một mật mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, là cái biểu nghĩa của văn bản văn học, cho độc giả biết trƣớc: văn bản này viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản nhƣ thế nào. Nhƣ vậy, nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khoá nghệ thuật” giúp ngƣời đọc mở ra cánh cửa của tác phẩm. 2.1.2. Nhan đề Ga ký ức “Ký ức” khơi gợi những gì buồn vui trong quá khứ đƣợc con ngƣời lƣu trữ trong bộ nhớ qua sự nhìn nhận đánh giá chân thực của cuộc sống. “Sân ga” là nơi bắt đầu và cũng là điểm dừng của mọi chuyến đi. Nhƣng ở đây lại là Ga ký ức?Sau ba mƣơi năm bƣớc vào đổi mới, đất nƣớc đã thay đổi quá nhiều và quá nhanh. Đói kém dần lùi vào dĩ vãng. Nhƣng sống trong thời kỳ mở cửa quá xô bồ này, đôi lúc làm ngƣời ta thấy sợ. Có những ngƣời để cho tâm hồn đƣợc bình yên đôi chút, cố tìm về những ký ức xa xăm của một thời gian khó ấy. Trên con đƣờng tìm về quá khứ, ba nhân vật, ba số phận đã gặp nhau tại Ga ký ức. Họ - những con ngƣời, những số phận khác nhau với 21
  27. những quá khứ khác nhau, nhƣng đều mang trong mình những hoài niệm ký ức, đó là cái sân ga để họ gặp nhau. Vậy, sẽ là điểm dừng chân hay bắt đầu cho một chuyến đi mới của ba nhân vật? Họ sẽ ra sao trên chuyến đi đó, khi mà mỗi ngƣời mang trong mình những miền kí ức riêng rẽ, đôi khi bản thân họ bị dằn vặt bởi chính những kí ức đau buồn của bản thân! Họ vƣợt qua bằng cách nào? Họ phải làm gì để gắn kết, đồng hành trên chuyến đi tìm cho mình một điểm dừng hạnh phúc? Đó là những câu hỏi đặt ra trong tác phẩm, mà nếu không đọc hết, đọc kĩ chúng ta sẽ không tìm đƣợc câu trả lời. Ga ký ức là bức tranh ám ảnh trên một quãng thời gian hàng chục năm của các nhân vật. Dù có muốn quên đi, nhƣng chính những ký ức ấy đôi khi lại là tay vịn cho họ đứng lên và bƣớc tiếp. Kí ức về xóm Chùa Cuối nghèo nàn, khốn khó, về ngƣời cha bỏ đi biệt tích chính là động lực để nhân vật “cô” phấn đấu và trƣởng thành. Kí ức về ngôi làng bị yểm bùa, về nỗi đau khi mất đi hai ngƣời chị gái làm cho nhân vật “Y” muốn thoát khỏi căn bệnh quái ác đang ngự trị và chống chọi với nó trong đau đớn vật vã. Kí ức về một tuổi thơ không tốt đẹp gì của một đứa bé luôn bị coi thƣờng- đứa con hoang và nỗi đau của ngƣời mẹ là động lực để nhân vật “Phùng” cố gắng học tập và thành công trong sự nghệp, mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mẹ của mình. Đều đã trƣởng thành và cùng mang trong mình những nỗi ám ảnh riêng về kí ức, họ đã gặp nhau trên hành trình tìm về quá khứ của chính mình! Nhƣ vậy, nhan đề Ga kí ức chính là “nơi gặp gỡ của những ngƣời nuối tiếc quá khứ”. 2.2. Tình huống truyện khơi gợi kí ức 2.2.1. Khái niệm tình huống truyện Theo Hêghen (1770- 1831): “Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”.Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng, tình huống truyện giống nhƣ một lát cắt trên thân cây mà nhìn vào đó ngƣời ta biết đƣợc một đời thảo mộc. 22
  28. Cũng có thể hiểu, tình huống truyện nhƣ một thứ nƣớc rửa ảnh, làm nổi hình, nổi sắc nhân vật. Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống đƣợc nhà văn đƣa vào tác phẩm văn học mà tại sự kiện đó, các quan hệ của đời sống đƣợc bộc lộ; bản chất, tính cách, tâm trạng hay vẻ đẹp của nhân vật đƣợc hiện lên trọn vẹn. Một tình huống đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của truyện và làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện. Nhƣ vậy, tình huống truyện là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trƣờng sống với nhân vật. Qua đó, nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng của tác giả.Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khám phá tác phẩm. 2.2.2. Tình huống truyện Ga ký ức Ba nhân vật cùng thế hệ và cùng mang trong mình những vết thƣơng từ kí ức: Một cô gái đau đớn vì sau những năm dài đằng đẵng chờ cha trở về, thì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngƣời đàn ông duy nhất của gia đình đã biến mất, không một lời giải thích. Điều đó để lại một vết thƣơng lòng không gì có thể hàn gắn nổi, đeo đuổi cô từ quá khứ đến hiện tại. Một chàng trai lớn lên ở một ngôi làng bị nguyền rủa, nơi mà dòng họ của anh ta, đàn ông thì mắc một căn bệnh bí hiểm truyền đời; những cô gái thì mắc bệnh dở ngƣời, đều bị chết trƣớc tuổi trƣởng thành. Sau cái chết của ngƣời cha, chàng trai đã theo mẹ bỏ làng đến nơi khác sinh sống, những tƣởng sẽ trốn thoát đƣợc lời nguyền của ngôi làng. Một chàng trai khác vừa lọt lòng đã bị khoác lên mình tên gọi “thằng con hoang”. Quyết tâm đổi đời, rũ bỏ kí ức nhục nhã, tự thiết lập tƣơng lai xán lạn cho mình, nhƣng liệu kí ức có phải là thứ anh có thể gột 23
  29. bỏ dễ dàng? Ba con ngƣời, ba số phận. Họ tình cờ gặp nhau ở sân ga của kí ức. Họ sẽ đi về đâu? Ga ký ức gồm ba câu chuyện riêng biệt nhƣng cuối cùng gắn kết với nhau trên sân ga của ký ức.Ký ức của cô là đời sống thời niên thiếu ở xóm Chùa Cuối. Bố cô là bộ đội quanh năm vắng nhà, mẹ và chị em cô nƣơng tựa nhau sống ở cái làng vừa nghèo vừa khó. Cuộc sống dần thay đổi khi trong xóm bắt đầu dấy lên phong trào đi xuất khẩu lao động. Những kiện hàng, ngoại tệ gửi về làm thôn nghèo bắt đầu thay đổi bộ mặt từng gia đình. Rồi bố cô phục viên trở về. Thế nhƣng, ngày tháng đó chƣa đƣợc bao lâu thì bố cô đột ngột bỏ đi không biết lý do. Những ký ức này đằm sâu trong lòng cô với ám ảnh khôn nguôi. Nó cũng trở thành lý do cô trở thành bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Tại đây, cô gặp Y - một bệnh nhân kì lạ mà cô chƣa từng gặp trƣớc đó và Phùng – ngƣời đã thuê cô về làm bác sĩ tâm lí cho ngƣời mẹ bị tự kỷ của mình. Câu chuyện thứ hai cũng là về một nhân vật không có tên đƣợc gọi là “Y”. Y là con trai út trong một gia đình sống ở cái làng đƣợc thầy địa lý gọi là “vùng đất bị yểm bùa”. Cha mất sớm, Y lớn lên cùng mẹ và chị gái trong cái làng khác thƣờng ấy, rồi hai chị Y cũng đột ngột qua đời. Y đƣợc đƣa lên thành phố để không phải sống tiếp cuộc đời ở cái nơi bị yểm bùa. Thế nhƣng, những ký ức dễ sợ đó vẫn không thôi ám ảnh Y những tháng ngày sau đó. Căn bệnh quái quỷ đến với Y.Nó làm nên những cơn đau tƣởng chừng có thể giết chết Y ngay lập tức, tất nhiên là theo tƣởng tƣợng của Y. Và Y trở thành bệnh nhân của “cô”. Nhân vật duy nhất có tên nằm ở câu chuyện thứ ba của thời mở cửa là Phùng - một gã đàn ông trung niên giàu có nhƣng cô đơn. Ngoài việc kiếm tiền thì có lẽ mục đích cuộc đời anh là chăm sóc ngƣời mẹ đã hy sinh quá nhiều vì anh. Đời sống vật chất ở thành thị không mang lại niềm vui cho mẹ anh, ngƣời luôn đau đáu về miền quê mà chính anh luôn muốn chối bỏ. Phùng 24
  30. mời cô về làm bác sĩ tƣ vấn cho mẹ mình và anh nhận ra chính anh đã đƣợc cô cứu rỗi. Thế nhƣng, ký ức đau buồn không buông tha bất kỳ ai. Và trên sân ga ký ức ấy, họ gặp nhau. Có thể thấy, Ga ký ức có ba nhân vật chính, có ba số phận riêng biệt, nhƣng lại có sự gắn kết không thể tách rời từ điểm tựa “kí ức”. Đó là ba mảnh ghép của một bức tranh. Nếu không có nhân vật cô gái, làm sao chúng ta tìm đƣợc nhân vật Y? Nếu không có Phùng, ai sẽ đi tìm cô gái? Nếu không có cô gái, ai sẽ giải mã đƣợc tâm hồn cho Phùng? Rất nhiều mối ràng buộc khăng khít nhƣ vậy giữa các nhân vật buộc độc giả phải theo dõi cuốn sách đến tận dòng cuối cùng mới có thể tìm đƣợc lời giải đáp. Một cô bác sĩ chữa trị cho những bệnh nhân với những căn bệnh kì lạ, trong đó có Y và mẹ của Phùng, nhƣng chính cô cũng bị nỗi đau quá khứ giày vò. Khi thấy Y vật vã với căn bệnh quái ác, cô cảm thấy kì lạ và không tránh khỏi một chút sợ hãi. Rồi khi chứng kiến cảnh mẹ Phùng nhƣ một các xác không hồn, luôn hoài niệm không nguôi về quá khứ, cô thấy mình trong đó, cô đối xử với bà nhƣ thể đối xử với mình của 30 năm sau vậy. Cứ nhƣ thế, họ dần xâm nhập vào thế giới riêng của nhau, hiểu, đồng cảm, chia sẻ. Và rồi chính cô cũng đƣợc cứu rỗi bởi những tâm hồn cô đơn đó. Có thể nói, tình huống khơi gợi kí ức tạo ra sự tò mò rằng các nhân vật, họ có gặp nhau hay không? Số phận của họ rồi sẽ đi về đâu với những nỗi ám ảnh đeo bám dai dẳng nhƣ vậy? Những điều đó khiến cho ngƣời đọc hứng thú và muốn theo dõi cho đến tận dòng cuối cùng của cuốn sách. 2.3. Nhân vật và sự ám ảnh của kí ức 2.3.1. Khái lược về nhân vật văn học Từ điển văn học quan niệm:“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. 25
  31. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [8; 86]. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác:“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật của ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [1; 241]. Từ điển thuật ngữ văn họcquan niệm:“Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm và thông qua nhân vật thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả” [5; 235]. Nhƣ vậy, giới nghiên cứu đã đƣa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn học. Song xét một cách chung nhất, các ý kiến đều gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phƣơng tiện để nhà văn phản ánh đời sống và đƣợc nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chƣơng cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đƣa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó. 2.3.2. Nhân vật trong Ga ký ức Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lƣợng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết, vì thế, cũng đƣợc xây dựng theo những cách riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. Ga kí ức là bức tranh sống động và ám ảnh thể hiện sâu sắc những biến chuyển của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng. Ba nhân vật trong tác phẩm có những hoàn cảnh, cuộc sống khác nhau 26
  32. nhƣng đều phải lựa chọn tâm thế sống, cách đối xử với kí ức trong thời hiện tại khi phải đối diện với cuộc sống mƣu sinh đầy khó khăn, trắc trở. Các nhân vật trong Ga ký ức do không thể sống yên ổn ở làng quê nên cuối cùng đều bỏ quê lên phố. Đó là quá trình đô thị hóa của thế kỉ XXI này. Dân số đô thị tăng cao bởi những cuộc di cƣ vì công việc, vì mƣu sinh. Nhƣng buồn thay, những ngƣời dân quê tự nguyện bỏ quê lên phố ấy cuối cùng lại không thể hòa nhập và thích nghi thực sự đƣợc với cuộc sống nơi phố xá. Họ mang bi kịch của ngƣời không thuộc về đâu. Một cô bác sĩ tâm thần mang trong mình nỗi ám ảnh về xóm Chùa Cuối nghèo nàn. Cứ vào mùa mƣa lũ, cả cái xóm nhỏ chìm trong biển nƣớc mênh mông:“Nhà nào nhà nấy co cụm trên những vật dụng xếp chồng lên nhau: nào giường, nào tủ, nào hòm xiểng, nào bàn ghế miễn sao cao hơn mặt nước đang bắt đầu bốc mùi. Người lớn canh cho trẻ con ngủ. Không được phép ngủ quên cả nhà. Vì còn phải canh nước, nước lên đến đâu, tiếp tục di dời cao lên đến đấy như Sơn Tinh chống chọi với Thủy Tinh. Hóa ra truyền thuyết từ đời nảo đời nào đang thành hiện thực với xóm Chùa Cuối khốn khổ này” [4; 16]. “Bão lũ nuốt người làng như một con thú đói mồi: Đầu tiên là hai thằng con trai nhà ông Vực. Chúng đói quá, kết bè chuối đi tìm cái ăn. Đi từ sáng tới tối không về. Lúc người làng tìm được thì chúng đã là hai cái xác xám lạnh trôi bên cạnh buồng chuối xanh bị gặm nham nhở. Trên cổ tay hai đứa vẫn còn nguyên vết rắn cắn. Tiếp đến là anh Tần rái cá. Tả xung hữu đột trong mưa bão cứu người làng, cuối cùng anh Tần bị trôi trúng vào xoáy nước, chết mất xác. Rồi bác Hiền, cô Phấn. Rồi đến hai vợ chồng cụ Can. Hai ông bà già không con không cái, sống ở rìa làng. Thấy nước lụt, ngập hết giường chiếu, hai cụ thu lu ngồi trên nóc tủ. Ai dè đâu cả mái nhà cũ nát, gặp nước lên mủn hết cột kèo nên sập xuống, vùi người xuống giữa đống gạch đổ nát. Khi người làng phát hiện ra thì đã quá muộn” [4; 17]. 27
  33. Làng xóm chốc chốc lại rộ lên những tiếng khóc ai oán. Lần này vào giữa trƣa, là cái chết của ông Thành:“Ông Thành ốm lay lắt cả tháng nay. Trận bão đến ông vẫn còn ốm. Chẳng thể nào đưa ông đi viện được giữa lúc căng thẳng này. Ông nằm lạnh ngắt trên giường nhìn con cháu xúm xó vào chạy nước lên. Nước mắt rin rỉn ứa ra. Miệng không thể kéo ra được. Nằm mãi, nằm mãi. Rồi ông đi luôn” [4; 19]. Và “Nước lên theo từng giờ. Mùi mục rữa, chết chóc bao phủ cả xóm Chùa Cuối. Người lớn và trẻ con cứ nhúc nhắc mà chia nhau những khoảng hẹp trên nóc tủ. Lạy giời, mưa lũ đừng là đám ma tập thể” [4; 18]. Đó là sự ám ảnh của kí ức kinh hoàng về một vùng chiêm trũng nghèo nàn, cứ vào mùa mƣa lũ nƣớc ngập ruộng đồng, cây cối; nƣớc cuốn trôi nhà cửa, con ngƣời Nƣớc cuốn đi tất cả, để lại đống hoang tàn, đổ nát và nỗi đau đớn của con ngƣời trƣớc những mất mát, khiến những ai đã từng sống và trải qua đều không thể tránh khỏi nỗi sợ hãi. Và kí ức đó chƣa bao giờ nguôi quên trong “cô”. Đến tận cuộc sống hiện tại cô vẫn bị ám ảnh: Đêm đến, cô ngủ chẳng đƣợc ngon giấc vì lo cá theo dòng nƣớc lũ vào nhà rỉa đứt ngón chân: “Trong trạng thái la đà mơ hồ, con thấy mình đang nổi lềnh phềnh trên mặt nước như một chiếc lá. Mục dần trong nước. Rồi sẽ tan rữa đi lúc nào không hay. Bao nhiêu năm, giấc mơ bị nước cuốn trôi vẫn trở về trong giấc ngủ con. Cả người vụn mủn ra, rữa ra, tan ra” [4; 16]. Có thể thấy, nỗi ám ảnh tạo cho con ngƣời một tâm lí sợ hãi, sợ những điều đã xảy ra trong quá khứ ngay cả khi họ đang sống một cuộc sống khác ở thực tại. Ám ảnh về kí ức vùng quê nghèo còn là hình ảnh con bé Dở: “Trong lúc xếp hàng chờ đến phiên hứng nước, cô thường tranh thủ chơi ô ăn quan với con bé Dở. Cả làng chẳng ai muốn chơi với nó. Người ngợm gì mà lúc nào cũng nhằng nhặng một thứ mùi của nước tiểu lâu ngày. Tóc tai thì rối xù xịt. Mặt nhem nhuốc. Nhà nó, bố đạp xích lô ngoài ga; mẹ chạy chợ từ tờ mờ sớm. Bước một bước là nghĩ một bước, bước một bước là lo một bước; ai thời 28
  34. giờ đâu còn lo đến cả việc lau mặt cho con. Vì vậy mặt nó hôm trước hôm sau y chang nhau. Chả buồn rửa. Vết nhọ nồi đậu trên cánh mũi phải nhấp nhổm theo từng nhịp thở giống hệt một con ruồi lười biếng đã no bụng, chẳng biết bay đi đâu. Thành thử cứ đủng đỉnh phập phùng trên cánh mũi từ ngày này sang ngày khác ” [4; 12]. Nếu những đứa trẻ khác ở thành phố lớn lên trong điều kiện đủ đầy, đƣợc ăn no mặc ấm, đƣợc học hành, đƣợc cha mẹ quan tâm chăm sóc thì con bé Dở ở vùng quê nghèo khổ này phải chịu thiếu thốn đủ bề, cả về vật chất lẫn tinh thần. Bố mẹ nó mải bận rộn mƣu sinh. Nó sống trong cô đơn, bẩn thỉu và bị mọi ngƣời xa lánh. Chỉ riêng cô:“chơi mãi với nó, thấy chẳng làm sao cả. Mặt bẩn chả chết người được. Mùi nước tiểu khăn khẳn cũng chẳng chết người được. Không có cái cho vào dạ dày mới chết. Thế là cái nhọ nồi hình con ruồi bám trên cái mặt con Dở cứ lăng xăng chạy quanh xóm chán thì hì hụi ngồi chơi ô ăn quan với cô trong lúc chờ đến lượt hứng nước ” [4; 12]. “Có hôm đang líu ríu gồng gánh nước về nhà thì trời dông nổi ầm ầm. Hai chị em quăng luôn cả đòn gánh, ngửa cổ chờ mưa. Mưa khiến mặt con bé sáng bừng lên Cô bần thần nhìn con Dở phút chốc lột xác thành thiên thần. Thiên Thần Mưa. Mưa! Nó cười khúc khích. Mưa. Nó cười ha ha. Mưa ” [4; 13]. Kí ức nhƣ những thƣớc phim quay chậm cho thấy những năm tháng thiếu thốn, nghèo khổ kiệt cùng của thời bao cấp. Gánh nặng mƣu sinh khiến cha mẹ bận rộn, không còn thời gian chăm sóc con cái. Trẻ em cũng do đó mà thiếu thốn, lam lũ. Chúng lớn lên với những khiếm khuyết nhất định: có đứa trẻ bỏ nhà đi biệt tích, có đứa trẻ sớm nhiễm những tệ nạn xã hội trở thành côn đồ, trộm cắp, nghiện ngập Và có cả những đứa trẻ số phận bất hạnh bị 29
  35. dở hơi và trở thành nạn nhân của sự lạm dụng tình dục: Cơn mƣa ập đến, “mưa rửa sạch lem luốc, làm ánh lên làn da trắng hồng của con Dở”. “Mưa mơn man cái cổ thanh mảnh, làm nhu nhú cái chũm cau đỏ hồng” [4; 30]. Mƣa làm “ánh mắt con thú núp sau khe cửa sáng rực lên”. Giữa lúc sấm chớp giằng giật nhau trên trời, mưa xối như thể ông trời có bao nhiêu nước thì trút hết xuống hạ giới: con thú đè nghiến con Dở ngay giữa nhà” [4; 31]. “Áo quần xé toạc”. “Con Dở gào lên thê thiết. Chỉ có tiếng nó với mưa. Thi nhau gào mãi, gào mãi. Đến khi mưa cũng tạnh mà nó thì cũng xỉu đi giữa nền nhà nhây nhớt mùi đàn ông đàn bà”. Để rồi “Con Dở nằm bẹp trong phòng. Người nó như một đống đậu phụ bấy nát. Máu từ cửa mình chảy mãi, không cầm lại được. Một tuần sau thì nó đi” [4; 30]. Kí ức đau đớn xót xa về thân phận ngƣời, về thân phận trẻ em trong nghèo nàn, túng thiếu, cho đến mãi sau này vẫn luôn ám ảnh “cô”, theo “cô” cả vào trong những giấc mơ: “Chị ơi ” Nửa đêm, con bé về, mắt thao láo. “Chơi ô ăn quan với em đi” Ô vạch sẵn rồi. Quân rải sẵn rồi. Ván này, em rải bằng máu. Chị ơi ” [4; 31]. Một tâm hồn trẻ thơ trong sáng là thế, vậy mà em phải chết trong đau đớn, khi còn chƣa ý thức đƣợc tại sao mình lại đau đớn đến thế? Tại sao mình xa lìa cõi đời này? Đó là kí ức đau thƣơng luôn ám ảnh “cô” từ quá khứ cho đến cả hiện tại. Nó trở thành nỗi trăn trở khôn nguôi của một con ngƣời đối với một phận đời bất hạnh. Kí ức còn khiến “cô” chƣa bao giờ nguôi quên nỗi ám ảnh về bố. Sau bao năm mẹ con cô mong ngóng, cuối cùng cũng đến ngày bố cô phục viên về làng: “Bố phục viên về làng. Nồi quân dụng đeo tòng teng sau ba lô. Dép cao su sờn mép. Người đen sạm. Chỉ có nụ cười là trắng xóa. Hai chị em ngẩn 30
  36. ngơ đứng giữa sân, tò mò nhìn mẹ lao từ dưới bếp lên. Trong tay vẫn còn muôi quấy cám lợn đang bốc khói. Mẹ bật cười trước cảnh ba bố con ngó nhau, bèn giục giã hai chị em:“Chào bố đi con”. Người đàn ông trước mặt hai chị em nửa quen, nửa lạ. Chị dúi vào em, em dúi vào chị. Mơ hồ nhớ Chỉ còn phảng phấp mùi mồ hôi trên gối ngủ” [4; 70-71]. Vậy là gia đình đoàn tụ, niềm hạnh phúc khôn tả, niềm vui không thể che giấu của ba mẹ con cô: “Đấy, đi suốt thế, con nó còn chẳng buồn nhận kia kìa”. Giọng mẹ hờn trách nhưng đầy vẻ hân hoan ”. “Bố tớ về rồi đấy Đến cả giấc mơ, mùi bố vẫn nồng nàn” [4; 71-72] Đó là những nét vẽ chân thực về cuộc sống sau chiến tranh. Đất nƣớc hòa bình, nỗi khao khát đoàn tụ của biết bao gia đình đã trở thành hiện thực. Những ngƣời đàn ông bình an từ chiến trƣờng trở về làng quê, đem lại biết bao hân hoan, hạnh phúc cho những ngƣời vợ và những đứa trẻ. Nhƣng rồi hai chị em cô còn chƣa kịp quen với bố thì ông bỗng bỏ đi biệt tích, không để lại một lời giải thích hay một lá thƣ:“Cô nhớ mãi buổi chiều định mệnh hôm ấy. Ba mẹ con đèo nhau từ trường về, bàng hoàng đứng trước căn nhà trống tuyềnh trống toàng, không một dấu vết nào còn lại của bố” [4; 73]. “Không còn bộ quần áo nào của bố trong tủ. Không còn mùi thuốc lá quấn giấy báo khét lẹt. Không còn cả mùi mồ hôi nồng nồng của bố. Mẹ tưởng như chết ngay lúc ấy, nếu không có tiếng gọi léo nhéo của hai chị em cô. Hai chị em ôm nhau ngồi bên mẹ. Ngơ ngác. Hoang mang” [4; 154). Vậy là chiến tranh đã qua đi, vẫn còn đó bi kịch của bao gia đình ly tán.Và cách để mọi ngƣời an ủi ba mẹ con cô chính là sự im lặng: “Cô không phải nói gì với trẻ con hàng xóm, đại ý rằng, “bố bỏ đi rồi” ” [4; 73]. Vậy vì sao bố bỏ đi? Không ai giải đáp cho cô. Bao năm qua câu hỏi cứ bám riết lấy cô, không cho cô yên, chừng nào chƣa có lời giải. Mẹ cô có biết lí do hay không? Cô không biết. Mẹ chƣa một lần nói về điều ấy. Đến khi trƣởng thành, trong đầu cô vẫn còn ám ảnh bởi câu hỏi: Tại sao bố bỏ ba mẹ con mà đi? “Biết là ngoan cố, nhưng tại sao câu hỏi ấy vẫn cố chấp treo trên 31
  37. đầu cô: Tại sao bố bỏ ba mẹ con mà đi? Bố có yêu mẹ không? Bố có yêu con không? Tại sao yêu mà bố lại bỏ đi? Ít ra bố cũng phải để lại cho ba mẹ con một chút thông tin gì chứ. Để ba người phụ nữ yên tâm mà chờ đợi. Hoặc yên tâm mà quên đi sự tồn tại của một con người không đáng phải bận tâm đến nữa” [4; 205]. Vậy là khát khao sum họp chƣa thỏa thì chia lìa nghiệt ngã đã xuất hiện. Cho đến tận dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, Phong Điệp không hề nhắc đến ngƣời đàn ông ấy đã đi đâu, còn sống hay đã chết Tình huống để ngỏ này gợi cho ngƣời đọc những thắc mắc, nghĩ suy. Đây là dòng kí ức về thời bắt đầu “mở cửa” của xóm Chùa Cuối:Trong khi ba mẹ con cô còn lo bữa no bữa đói với nồi cơm độn, thức thâu đêm dệt áo len từ máy dệt cũ đã han gỉ thì trong xóm, vận may đã đến với nhiều ngƣời. Bác Cƣơng, một quan chức sở Lao động Thƣơng binh Xã hộiđƣa ngƣời đi xuất khẩu lao động nƣớc ngoàiđã trở nên giàu có, một nhà tƣ thƣơng trúng mánh làm ăn, gia đình ông Sì đổi đời nhờ mấy sào mặt nƣớc thuê đƣợc của hợp tác xã Nhƣng nghịch lí thay, cũng từ đó, trộm cắp, lừa đảo và bao thói đời nanh nọc cứ thế tràn vào cái xóm nghèo bé nhỏ: “Tự nhiên trộm cắp từ đâu về hoành hành khắp xóm. Chó sủa từ chập tối đến sáng “Hàng xóm láng giềng nháo nhác nhìn nhau, nghi nghi hoặc hoặc. Tự nhiên nhìn mặt ai cũng thấy gian gian. Nhưng rốt cuộc thì nhà ai cũng bị trộm ghé thăm.Trộm ngang nhiên đến mức, nửa đêm chạy rình rịch qua sân nhà ” [4; 61]. Đó là thực trạng làng quê những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Ở giai đoạn chuyển giao sang kinh tế thị trƣờng, cuộc sống vật chất ngày càng đủ đầy hơn cũng là lúc những tói hƣ tật xấu ngày càng gia tăng. Con ngƣời mất đi niềm tin, nghi ngờ lẫn nhau, mất đi tình cảm thân thiết vốn có, con ngƣời trở nên ích kỉ hơn. Thành quả sau 30 năm đổi mới, ở xóm Chùa Cuối, những căn nhà xiêu vẹo, rách nát đã không còn, thay vào đó là tòa nhà chung cƣ cao hàng chục tầng hiện đại “Làng lên phố. Máy ủi, máy xúc công nghiệp rầm rập kéo về. Điện công trường rừng rực sáng suốt đêm. Nhà cửa, đất vườn bị đốn phẳng. 32
  38. Toàn bộ khu nghĩa địa mọc lên giữa cánh đồng cũng bị san bằng Mầu đất đỏ cũng đã bị vùi sâu dưới con đường nhựa vừa trải phẳng lì” [4; 8]. Nghịch lí thay, đứng trƣớc cảnh tƣợng ấy, “cô” lại ngỡ ngàng, tiếc nuối những gì thân thuộc, bình dị của một thời quá khứ: “Ông Sì nuôi cá giống giờ ở đâu? Cô Thu làm nhang giờ ở đâu? Bác Cương xuất khẩu lao động giờ ở đâu? Cái Thu mặt tròn vành vạch như trăng rằm, kiên nhẫn ngồi bệt ngoài cổng chơi chuyền với cô cả buổi chiều giờ ở đâu? Thằng Tùng đen như cơm cháy giờ ở đâu? Ở đâu? Những người làng xưa mọi người đều đã bỏ đi hết cả. Chuyến tầu ký ức chỉ còn mình cô lạc lõng bước xuống sân ga. Không ai chờ đợi. Không ai chào đón. Không một lời từ biệt gửi lại. Không còn gì hết ” [4; 8-9]. Đó có phải là nghịch lí khó hiểu của lòng ngƣời? Rằng trong nghèo khổ bần hàn, ngƣời ta ƣớc mong giàu có đủ đầy, nhƣng khi giàu có, ngƣời ta lại khao khát tìm về những dấu ấn kỉ niệm xƣa. Cuộc sống hiện tại cho con ngƣời đủ đầy về vật chất nhƣng cũng lấy mất ở con ngƣời bao điều tốt đẹp ngày xƣa, đó là tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm gắn bó của cộng đồng Giờ đây, hai chị em cô đã lớn, mỗi ngƣời có một mối bận tâm riêng: “chị gái yên phận, lấy chồng bên trời Âu” [4; 154], cô thì trở thành một bác sĩ chuyên khoa thần kinh và lên thành phố làm việc. Cuối cùng, chỉ còn lại mẹ cô trong căn hộ chung cƣ lộng gió “Mẹ sống những ngày quạnh quẽ trong một chung cư cao tầng, gió quần quật tứ bề, và học cách quên đi những sầu muộn không thể bày tỏ cùng ai” [4; 154]. Có phải những mất mát đau khổ trong quá khứ khiến mẹ 33
  39. cô sống âm thầm lặng lẽ, bởi mẹ không thể nguôi quên đƣợc kí ức? Còn cô, liệu có chọn đƣợc cách sống khác mẹ? Đối diện với cuộc sống đủ đầy trong thực tại “Dù cố tỏ ra bình thản, thì những nỗi sợ hãi hoang hoải vẫn nhen nhóm trong cô, dằn vặt cô. Chúng khiến cô sợ những buổi chiều. Vì những buổi chiều loang lổ các đám mây khét cháy nhắc cô nhớ đến Buổi Chiều Định Mệnh ngày ấy” [4; 154], ngày bố bỏ ba mẹ con mà đi. Quá khứ đau thƣơng ấy đối với “cô” là một mất mát quá lớn. Vì vậy, dù cho năm tháng trôi qua, nỗi ám ảnh về ngƣời bố bỏ đi biệt tích vẫn hằn sâu trong lòng “cô” và chƣa bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ “cô”bị quá khứ ám ảnh, nhân vật “Y” cũng thế. Y vốn là một bệnh nhân tâm thần trốn viện, mang trong mình nỗi ám ảnh về ngôi làng nhỏ nghèo nàn, bây giờ chẳng còn nổi chục nóc nhà. Nơi đó, một thầy địa lý vừa đi qua đã phán: “Mảnh đất này bị yểm bùa”. Ngôi làng ấy có bí ẩn về căn bệnh đáng sợ của dòng họ: đàn ông luôn bị những cơn đau đầu khủng khiếp hành hạ, còn đàn bà ai cũng phát điên rồi chết trƣớc năm 18 tuổi. Những thiếu nữ xinh xắn, cứ thế cƣời hềnh hệch cả ngày. Nghĩa địa trong làng quá nửa là mộ của những cô gái còn trinh. Nỗi ám ảnh trong Y vô cùng lớn, những ký ức luôn hiện về gây cho Y những cơn đau đầu tƣởng nhƣ có thể chết đi đƣợc. Đó là ký ức về gia đình: dòng họ bên nội nhà Y, “hết bệnh đau đầu truyền kiếp thì thêm cái bệnh “gái dở”.Đàn ông hễ lấy vợ, sinh con trai thì không sao, sinh con gái kiểu gì cũng dở người” [4; 97]. Có ngƣời đẻ xong, cứ ngồi cƣời hềnh hệch từ sáng đến tối. Các dòng họ khác nhìn thấy cảnh ấy mà khiếp, mà lũ lƣợt bỏ đi. “Bây giờ thì điểm danh cả làng chỉ còn chưa đầy hai chục nóc nhà ” [4; 98]. Những chi tiết có vẻ kì ảo này lại khắc họa chân thực cuộc sống đói nghèo tăm tối ở một vùng quê đầy những bi kịch đáng sợ. Đất không níu đƣợc chân ngƣời, con ngƣời bỏ đi, những con ngƣời khốn khổ ấy rời bỏ quê hƣơng ra đi những mong cuộc sống có thể may mắn tốt đẹp hơn. Nhƣng kỳ lạ thay, “ai bỏ đi thì cũng đều gặp trắc trở. Hoặc chết non. Hoặc tai nạn 34
  40. bất thình lình. Hoặc ốm đau vật vờ. Hoặc làm ăn lụi bại” [4; 98]. Nhà Y thì không thể đi đâu, không phải vì sợ, mà vì “Bố Y kiên quyết bám quê cha đất tổ” [4; 98]. “Mẹ Y cũng không muốn đi vì còn vướng hai chị gái của Y” [4; 99]. Khi Y lớn hơn chút nữa, Y đƣợc mẹ giao nhiệm vụ trông hai chị gái. Và trong ký ức của Y, chị gái Y dở thì dở nhƣng cũng rất ngoan ngoãn và đáng yêu: “Y yêu nhất là lúc hai chị ngủ. Không cười hềnh hệch nữa, mắt khép như thiên thần, y thấy sao hai chị đẹp thế ” [4; 101]. Nhƣng đó là lúc ngủ, khi hai chị tỉnh, lúc nào cũng cƣời “Hai chị chỉ cười hềnh hệch. Mỗi lần các chị cười, ngực y như thắt lại, cơn đau dữ dội, kéo lên đầu y. “Cũng từ đó, căn bệnh đau đầu truyền đời chính thức phát tác với y” [4; 113]. Và rồi hai chị trở thành nỗi ám ảnh với Y: bởi vì ham chơi, bởi vì trông hai chị không cẩn thận nên hai chị gái “dở” của Y đã mãi mãi rời xa Y, “Y nhào xuống nước. Lôi hai chị lên. Hai chị bợt bạt như hai hình nộm bằng thạch cao” [4; 105]. Để rồi sau này, hai chị thật sự đã hóa thành đôi bƣớm trắng, bay về tìm Y “Một làn gió lạnh buốt, thốc vào người Y, khiến Y rùng mình ” [4; 118-119]. Và cả sau này, khi đã trƣởng thành, “trong những cơn mơ day dứt về làng cũ, Y vẫn gặp hai chị. Mắt mở to. Nhìn Y không chớp. Và không cười” [4; 138]. Nỗi ám ảnh của kí ức về hai chị gái theo “Y” cho đến tận cuộc sống hiện tại. Một phần vì ân hận không trông nom hai chị cẩn thận, phần khác vì thƣơng xót cho hai ngƣời chị xinh đẹp nhƣ thiên thần nhƣng lại có số phận bất hạnh. Y vẫn luôn day dứt về quá khứ đau thƣơng đó. Vậy là, gia đình Y năm ngƣời, giờ chỉ còn lại ba. Mẹ Y đau đớn, khổ sở nhƣng vẫn phải sống tiếp với niềm hy vọng cuối cùng là “Y”. Không còn chị, Y rảnh rang hơn, nhƣng Y lại không còn thiết tha gì với chuyện đi chơi nữa “Giờ thì Y chán hết cả rồi” [4; 113]. Còn bố Y, để giảm bớt cảnh bi thƣơng trong gia đình, vả lại không muốn vợ phải khốn khổ hơn khi hàng ngày chứng kiến những cơn đau đầu của ông nên đã tự tìm cách vùi mình vào những ván cờ không hồi kết, và rồi ông cũng ra đi nốt “Người ta gọi mẹ con Y đến nhận 35
  41. người nhà về. Ông chết rồi. Bố của Y. Tất nhiên là thế. Ông chết trên bàn cờ còn dang dở” [4; 120]. Ai biết rằng, ông bố khốn khổ của Y đã chuẩn bị trƣớc cho chuyến đi này: “Quan tài cho mình, ông đã chọn rồi. Quần áo cho lúc lâm chung, ông treo sẵn trong tủ rồi” [4; 122]. Phải chăng những con ngƣời khốn khổ sống ở mảnh đất ấy, họ lo trƣớc cả cái chết cho mình. Liệu chết có phải là giải pháp giúp họ thoát khỏi định mệnh đáng sợ của vùng quê ấy? Giờ thì Y hiểu rằng, có lẽ điều ấy đúng, ít nhất là đối với trƣờng hợp của bố Y. Bởi cái chết khiến ông đƣợc giải thoát khỏi những cơn đau dữ dội, ông không bị giày vò khi để vợ con phải chứng kiến cảnh đáng sợ của mình, nó giúp ông thanh thản hơn. Sau cái chết của bố, dù không muốn, nhƣng mẹ đã quyết định đƣa Y rời khỏi làng, lên thị trấn “Mẹ dứt Y khỏi vùng đất bị nguyền rủa, để được làm người tử tế” [4; 142]. Lên đây, với môi trƣờng mới: Mẹ y thích nghi nhanh chóng với cuộc sống mới “như thể bà sinh ra là để sống ở đây” [4; 127].Y thì đƣợc các bác, các cậu các dì xúm vào “cải tạo”. Y thông minh, học giỏi nên đƣợc bác cho đi học. Cũng nhờ thông minh, chăm chỉ nên “năm ấy Y đứng thủ khoa trường Đại học Kinh tế” [4; 130]. Sau khi ra trƣờng, Y có một công việc ổn định. Thế nhƣng “trong những giấc ngủ, Y cố chống cự với ký ức xâm lấn vào các cơn mơ ngày một dày hơn. Nó khiến Y mòn mỏi, tinh thần rệu rã. Y không tài nào thoát ra khỏi phòng sách mốc xỉn của bố. Đám mèo hoang chạy huỳnh huỵch trên mái nhà. Tất cả bủa vây lấy Y, chi phối từng nhịp thở của Y. Y càng không muốn nhớ thì ký ức ấy càng giày vò Y. Và những cơn đau đầu bắt đầu dày vò Y” [4; 138]. Đó là lí do Y đến bệnh viện, là lí do Y gặp “cô” và trở thành bệnh nhân của cô. Có thể thấy, đến với thành phố, với một cuộc sống mới nhƣng Y vẫn chƣa bao giờ thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ. Kí ức vẫn luôn hiển hiện và giày vò dù Y có cố gắng thoát khỏi nó. Nhân vật chính duy nhất đƣợc nhắc tên trong cuốn tiểu thuyết này là Phùng. Đó là một ngƣời đàn ông ngoài bốn mƣơi đã chai sạn trƣớc bao sóng 36
  42. gió của cuộc đời. Anh luôn mang trong mình ký ức đau đớn của một đứa con hoang bị cả làng hắt hủi: “Phùng không có cha. Chính xác thì chưa bao giờ mẹ kể chuyện về cha. Hồi nhỏ, tụi trẻ trong xóm gọi Phùng là “thằng con hoang”. Còn mẹ Phùng thì không bao giờ dạy cho Phùng cách chống đỡ đám trẻ con rỗi hơi, thích moi móc làm tổn thương người khác” [4; 162]. Vì Phùng mà mẹ phải gánh chịu nhiều tủi nhục “điều tiếng của thiên hạ cũng như thuốc độc. Mẹ phải học cách uống thuốc độc ấy ” [4; 165]. Vì thế “thôi, vì mẹ, Phùng làm cục đất, thậm chí là cục cứt thối cũng được” [4; 166]. “Phùng không giao du với bất cứ ai, Phùng lao vào học ” [4; 166-167]. Và Phùng “đoạt giải nhất học sinh giỏi Toán toàn tỉnh” [4; 168]. Chƣa hết, “Phùng kiếm thêm được cái giải nhì cuộc thi Toán quốc tế” [4; 170]. Sau đó, “Đào Quang Phùng là học trò duy nhất của trường Bình Yên vào thẳng đại học và nghiễm nhiên nhận một suất du học” [4; 170]. Những chi tiết của truyện cho ta hình dung đầy đủ hiện thực cuộc sống đầy thành kiến, định kiến tàn nhẫn một cách vô ý thức của nông thôn trƣớc kia.Những đứa trẻ không cha thƣờng bị dân làng dị nghị. Những ngƣời nông dân vốn chất phác, nhƣng nhiều khi họ cũng thóc mách. Những dị nghị của họ gây ra bi kịch đáng thƣơng cho những số phận không may mắn mà Phùng là một nạn nhân. Phải làm sao để có một nông thôn văn minh hơn, nhân văn hơn và có sự cảm thông hơn nữa giữa ngƣời với ngƣời. Những ngƣời nông dân khốn khổ, có thừa nỗi bất hạnh nhƣng lại không đủ bao dung để tạo điều kiện may mắn, hạnh phúc hơn cho ngƣời khác. Trƣớc búa rìu dƣ luận, mẹ Phùng phải chịu bao cay đắng tủi nhục.Vì thế, Phùng cố gắng học giỏi, vƣợt lên thân phận để bù đắp những gì mẹ phải chịu đựng nuôi anh côi cút. Sau khi ra trƣờng, Phùng cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Tất cả chỉ để ngƣời đời phải nhìn anh bằng một con mắt khác, để bù đắp cho bao tủi cực mà mẹ anh đã phải chịu đựng. Phùng về làng đón mẹ lên phố. Phùng tƣởng cứ cho mẹ sống trong nhà cao cửa rộng là bù đắp đƣợc cho bà. Nhƣng cuộc sống cô đơn trong căn 37
  43. hộ cao cấp đã làm mẹ anh phát bệnh trầm cảm. “Mẹ Phùng không quen được cái nhà trên phố Mẹ Phùng cũng không quen được việc mỗi khi cần đi lại, thì lại rúc vào ô tô của thằng con, chẳng khác nào cái hòm. Vừa bí, vừa chống chếnh khiến bà say lử đử” [4; 178]. “Tối ngày bà cứ tha thẩn vào ra, cơm đã có người nấu, nhà đã có người dọn. Tự nhiên bà thành ra người thừa. Muốn kêu mà không dám kêu. Con muốn mẹ sướng, mà mẹ cứ lè nhè kêu khổ thì còn ra thể thống gì nữa” [4; 179]. “Phùng không thể hiểu nổi. Phùng đã chăm lo cho mẹ tốt nhất có thể Phùng đã ngỡ mẹ sẽ vui, sẽ mãn nguyện với những gì Phùng thu xếp cho bà. Ở làng, bao nhiêu người đàn bà ước được bằng một phần trăm của mẹ Phùng. Hóa ra không phải vậy. Bây giờ thì mẹ đang chết dần chết mòn nơi đô thị” [4; 181]. Hóa ra suy nghĩ và quan niệm của ngƣời già rất khác với tuổi trẻ. Phùng cứ ngỡ rằng bù đắp cho mẹ một cuộc sống vật chất đủ đầy là mẹ hoàn toàn mãn nguyện và có đƣợc hạnh phúc, nhƣng mẹ đã không nghĩ nhƣ thế. Mẹ sống trong tâm trạng buồn khổ của một ngƣời tha hƣơng. Đầy đủ vật chất nhƣng cái vật chất ấy cũng không mua đƣợc tinh thần cho mẹ. Phùng thuê “cô” - với vai trò là một bác sĩ tâm lý đến nói chuyện cho mẹ anh khuây khỏa. Ngay lần đầu tiên gặp mẹ Phùng “Lòng cô đã thắt lại. Trong tư thế đứng ngược sáng ở ngoài ban công hắt nắng, cô sửng sốt nhận ra bà giống hệt hình ảnh mẹ mình khi đứng cô quạnh trên ban công tầng 24 thông thống gió” [4; 193]. Phải chăng mẹ Phùng đánh thức trong “cô” hình ảnh mẹ cô và biết bao ngƣời mẹ già ở làng quê trong kí ức.Từ đó, không chỉ có “cô” chữa đƣợc bệnh cho mẹ Phùng mà chính bà cũng đã xua tan những thổn thức trong lòng cô gái trẻ: cô tìm cách xâm nhập, hiện diện trong thế giới riêng của bà, soi vào hiện trạng của bà “Cô thoáng rùng mình sợ hãi. Bà phải chăng chính là cô của ba mươi năm nữa?” [4; 208]. Dần dần, bà cũng chấp nhận sự hiện diện đó, rồi họ trở nên thấu hiểu và thân thiết với nhau hơn. “Cô đối xử với bà như thể ứng xử với 30 năm nữa của mình. Hai con người, hai 38
  44. cuộc độc thoại, hai tâm tư nương tựa vào nhau. Dù thế giới của bà và thế giới của cô sẽ chẳng bao giờ có thể hòa làm một” [4; 210]. Có thể thấy, các nhân vật trong Ga ký ức, từ đàn ông đến đàn bà, đều là những khối ẩn ức, chấn thƣơng, từ họ tỏa ra đặc quánh mùi buồn bã, cô đơn của một kí ức. Ký ức về xóm Chùa Cuối nhƣ điểm tựa, nhƣ hồn cốt, nhƣ chiếc neo kéo giữ để đến phần sau, các nhân vật dù sống trong hiện thực vẫn khó có thể quay lƣng lại quá khứ. Trong Ga ký ức, thái độ đối với quá khứ trở thành một giá trị để đánh giá hành trình sống của mỗi ngƣời. Nhân vật kết nối, nƣơng tựa, soi rọi vào nhau bằng ký ức. Vì ký ức còn nguyên trong họ, ký ức ám ảnh họ, dù là cô bác sỹ tâm lý trị liệu hay Phùng - doanh nhân thành đạt. Sống trong hiện thực nhƣng mỗi ngƣời vẫn băn khoăn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi từ đâu đến?” “Ở đâu, những người làng xưa?” Ngay cả với Phùng, dù có quan niệm rất rõ ràng: “Phải đi thôi. Dứt bỏ ký ức mà đi thôi” [4; 187]. “Ký ức là ký ức. Cái gì có phận sự của cái ấy. Không thể đắm chìm mãi với ký ức. Cái cuộc sống phía trước mới thực sự là cuộc sống của mình” [4; 227], thì anh vẫn không thể lẩn tránh ký ức, khi phải đối diện, phải giải quyết những điều xảy ra với ngƣời mẹ yêu quý của mình. Bà là sản phẩm của quá khứ, bà là ngƣời sống với ký ức. Nếu Phùng không chấp nhận ký ức ấy, không biết chia sẻ với ký ức ấy, mẹ con anh chỉ còn là hai sinh thể sống đƣợc kết nối bằng mối dây của tình mẫu tử đang dần dà có xu hƣớng lỏng lẻo Đó là câu chuyện mang cảm thức hiện sinh trong xã hội hiện đại. Suy cho cùng, quá khứ là cơ sở để lí giải hiện tại và để ngƣời ta có thể bƣớc tiếp đến tƣơng lai. Vì vậy, sống ở hiện tại, con ngƣời vẫn không nguôi khắc khoải đi tìm nguồn gốc, quá khứ, lịch sử của chính mình. Mỗi nhân vật có một sự nuối tiếc và ám ảnh kí ức khác nhau, nhƣng dù có cố gắng, họ vẫn không thể buông xuôi để sống với hiện tại và tƣơng lai. Chính vì thế, hành trình tìm lại quá khứ đã mất diễn ra liên tục và trở thành nhu cầu tự nhiên, thƣờng trực của mỗi cá thể.Thiết nghĩ, sự ám ảnh của ký ức, 39
  45. những nhân vật huyền ảo và những khung cảnh huyền ảo (đôi chỗ nhuốm màu Liêu trai) nhƣ là kết quả tổng hòa của mối liên hệ giữa hƣ và thực, các câu hỏi liên tục xuất hiện nhƣ sự vật vã tìm câu trả lời cho việc cần sống nhƣ thế nào với hiện thực Ga ký ức không còn là chuyện của nhân vật, mà là bức tranh thu nhỏ của một bối cảnh lớn hơn, rộng dài hơn, ở đó, mỗi ngƣời trong hoàn cảnh sống riêng của mình, đều cần trả lời câu hỏi: Phải giải quyết quan hệ giữa quá khứ với hiện tại nhƣ thế nào? Lẩn tránh quá khứ là bất khả. Đeo bám các giá trị của quá khứ sẽ không giúp con ngƣời thích nghi mà có thể đẩy tới sự lạc lõng, xa lạ trƣớc đồng loại. Đó là thông điệp mà Phong Điệp gửi gắm trong tác phẩm, nhƣng chị không đƣa ra giải pháp. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật dù thực hay hƣ đều không có hồi kết cho số phận. Dƣờng nhƣ chị muốn để cho mỗi ngƣời đọc tự tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Họ sẽ ra sao? Rồi đây họ sẽ làm gì? Họ sẽ đi về đâu? Họ sẽ tiếp tục sống nhƣ thế nào? Và nếu mỗi nhân vật tìm ra câu trả lời đúng, thì đáp án Phong Điệp đƣa ra chính là câu kết thúc tác phẩm: “Thành phố của Phùng sẽ lại hồi sinh”. 2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật với mạch kí ức 2.4.1. Khái niệm thời gian và không gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong trời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật” [5; 322]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục ngắt quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [5; 160]. 40
  46. 2.4.2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Ga ký ức Truyện của Phong Điệp hầu nhƣ không có cốt truyện, chỉ là những mảnh ghép số phận và hoàn cảnh bởi bàn tay khéo léo. Những mảnh ghép tƣởng bình thƣờng, không có gì, đôi khi còn "vớ vẩn" nữa bỗng trở nên có vấn đề, có tƣ tƣởng. Đọc tiểu thuyết Ga ký ức ta thấy rõ những điều này. Phong Điệp chọn ba nhân vật ở ba vùng đất, ba vùng kí ức cũng rất khác biệt. Mỗi nhân vật là một đƣờng ray và họ gặp nhau ở một điểm là những day dứt về kí ức của họ. Kí ức là sự kết nối với họ. Mỗi đƣờng ray đó Phong Điệp đều có một chƣơng đệm nhƣ là sự khớp nối giữa ba số phận, ba con ngƣời đó. Lựa chọn cách thể hiện này, Phong Điệp đã chuyển tải đƣợc ý tƣởng của mình về một cuốn sách bao quát từ quá khứ thời bao cấp đến thời kinh tế mở cửa nhƣ hiện nay. Trong Ga ký ức, Phong Điệp tổ chức tiểu thuyết theo cách riêng: từ trang 8 đến trang 74 là ký ức đƣợc mô tả mạch lạc, cụ thể, chi tiết; từ trang 76 đến kết thúc là sự pha trộn giữa thực và ảo, giữa đời và mộng, là nỗi ám ảnh và đan cài tâm lý từ ký ức tới hiện tại với các diễn biến vừa bình thƣờng, vừa khác thƣờng. Ở phần đầu, các trang viết sinh động đã tái dựng một cách rất thuyết phục về sự vất vả, nỗi cay đắng, chua xót của kiếp ngƣời trong thời đoạn cái ăn, cái mặc nhƣ đã trở thành mục đích tối hậu, mà nếu thiếu cái nhìn nhân văn, ngƣời viết dễ sa đà thích thú mô tả những sự thật trần trụi. Đọc phần này, ai đã trải qua cuộc sống khốn khó cách đây mấy chục năm, có thể nhận ra trong đó hình ảnh không gian quen thuộc của một thời chƣa xa ở nhiều miền quê khác nhau và xóm Chùa Cuối trong Ga ký ức không còn của riêng tác phẩm. Ở đó, thói thƣờng khi “Làng lên phố. Máy ủi, máy xúc công nghiệp rầm rập kéo về. Điện công trường rực sáng suốt đêm. Nhà cửa, đất vườn bị đốn phẳng Cái bờ rào nơi hai chị em vẫn hẹn nhau ngày trước cũng tuyệt nhiên không còn sót lại gì, dù chỉ là một cọng cỏ xơ xác” [4; 8]. Ký ức có thể bị xóa nhòa, nhƣng với ngƣời đã trải qua, đã sống ở xóm Chùa Cuối 41
  47. thì không dễ quên, nếu không nói không đƣợc quên. Quả thực, độc giả bị ám ảnh bởi những trang Phong Điệp viết về xóm Chùa Cuối. Đó là các trang viết có thể “lấy nƣớc mắt” của ngƣời đọc. Ba câu chuyện về ba con ngƣời đƣợc lồng ghép, đan cài một cách khéo léo để tạo nên một mạch truyện xuyên suốt. Những nhân vật với số phận riêng rẽ nhƣng không biệt lập, vừa tƣơng phản, vừa bổ sung, soi rọi lẫn nhau. Tác giả để cho ngƣời đọc những khoảng trống mà tự do liên tƣởng. Chính khoảng không liên tƣởng ấy đã tạo nên "sân ga ký ức" giúp ba nhân vật gặp nhau. Trong Ga ký ức, hiện thực đƣợc phản ánh qua những ý nghĩ, suy tƣ, cảm xúc của nhân vật với sự việc đƣợc cố ý sắp xếp lộn xộn, lúc đứt đoạn, khi rõ nét. Sự di chuyển điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện sang nhân vật, đặc biệt là điểm nhìn bên trong, cho phép thể hiện rõ nhất những vùng sâu kín của ý thức, vô thức con ngƣời, khiến mạch kể của nhân vật trung tâm và ngƣời trần thuật đan xen, mờ nhòe vào nhau. Thứ nhất, kết cấu tác phẩm đƣợc chi phối bởi thời gian nghệ thuật với hai kiểu thời gian: thời gian hiện thực và thời gian tâm lí đan cài nhau. Thời gian hiện thực là thời gian tự nhiên, khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật tuần tự, tuyến tính. Để cụ thể hóa hơn chi tiết câu chuyện, chuyển tải tinh tế nội dung tác phẩm, Phong Điệp đã xây dựng bố cục thời gian trong Ga kí ức gắn với những thời điểm cụ thể trong ngày nhƣ: buổi sáng, buổi chiều, đêm tối hay ngày, giờ, phút Khoảng thời gian này tuy không đóng vai trò chủ đạo nhƣng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy việc xây dựng thời gian nghệ thuật, tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo quy luật khách quan, đồng thời vẫn nhấn mạnh đƣợc dụng ý nghệ thuật của mình. Thống kê thời gian trong Ga ký ức, chúng tôi nhận thấy một số từ chỉ thời gian xuất hiện nhiều nhất nhƣ: buổi chiều nhập nhoạng, buổi chiều định mệnh hôm ấy, đêm ấy, đêm sau nữa, ngày ấy, bây giờ Thời gian đêm tối hay buổi chiều vốn là thời gian tự nhiên mang tính khách quan nhƣng khi 42
  48. đƣợc nhà văn sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại thì chúng lại trở thành một tín hiệu nghệ thuật nhằm chuyển tải tƣ tƣởng nào đó của tác giả. Hơn nữa việc nhấn mạnh các thời điểm cụ thể này giúp ngƣời đọc có những cảm nhận chân thực hơn với nội dung câu chuyện. Ngoài ra nó còn giúp ta thấy rõ cuộc đời, số phận của nhân vật. Nét đặc sắc trong Ga ký ức là thời gian nghệ thuật còn đƣợc xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức của nhân vật: thời gian trôi đi cùng những dòng chảy tâm lý, tâm trạng nhân vật diễn biến theo từng cung bậc cảm xúc. Nhờ có cơ chế liên tƣởng dòng ý thức, tác giả đã đƣa vào tác phẩm khoảng thời gian đồng hiện giữa hiện tại – quá khứ - hiện tại, tạo ra một kiểu kết cấu nghệ thuật độc đáo làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm. Điều đó khiến cho độc giả khi đọc tới trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, có thể xác định thời gian tuyến tính của một chuyện kể, nhƣng sẽ khó kể lại một cách rành mạch, vì từ đầu tới cuối. Phong Điệp kể - tả khá tỉ mỉ, cụ thể nhƣng hiệu quả của những gì đƣợc kể - tả lại sự ám ảnh ở “phía sau con chữ” chứ không hiển hiện nhƣ các sự kiện, chi tiết để từ đó hình thành một cốt truyện. Dấu hiệu của lối viết này từng manh nha xuất hiện trong hai tiểu thuyết Lạc chốn thị thành và Blogger, nhƣng đến Ga ký ức thì Phong Điệp tỏ ra thuần thục, nên có thể nói chị đã có một bƣớc tiến khá dài. Và nếu coi ba cuốn tiểu thuyết có mối liên hệ nhất định thì dƣờng nhƣ với Ga ký ức, Phong Điệp đã tìm ra đáp án cho các câu hỏi: Tại sao ngƣời ta lại “lạc chốn thị thành”? Tại sao ngƣời ta lại sống với thế giới ảo để trở thành một “blogger”? Đọc Ga ký ức, nhiều lần gặp hai chữ “Hiện Thực” đƣợc tác giả viết hoa, đó là một chủ ý. Vì ở cái ga ký ức đƣợc tạo lập trong tác phẩm, hiện thực nhƣ điểm dừng để soi chiếu quá khứ, soi chiếu hiện tại, soi chiếu chính mình, soi chiếu những mối liên hệ, là nơi gặp gỡ của các ký ức, là nơi cô, mẹ, y, gã, bà gặp nhau cùng chia sẻ điều tƣởng dễ mà thực ra rất khó: “Xét cho cùng, nếu không thể chung sống được với thực tại thì đó là điều bất hạnh. Nỗi bất 43
  49. hạnh vô hình này có khả năng đục mòn đục rỗng cuộc sống của con người ta mỗi ngày, khiến người ta sống cũng không yên. Cuộc đời này, bớt được nỗi bất hạnh cho ai thì chỉ tốt hơn mà thôi. Sống mà cứ âu sầu vật vã thì sung sướng gì đâu” [4; 203]. Trên hành trình của thời gian sống, hiện thực là nơi mỗi ngƣời đang sống, là gạch nối giữa quá khứ với tƣơng lai. Ở đó, ngƣời ta có thể quên đi tất cả để lao mình vào cuộc mƣu sinh; cũng ở đó, ngƣời ta lại có thể suy tƣ, trăn trở, dằn vặt để lý giải mình là ai, tại sao mình có cuộc sống này, và ngày mai điều gì sẽ đến? Vậy mà, dẫu biết “sống mà cứ âu sầu vật vã thì sung sƣớng gì đâu” nhƣng nhân vật của Ga ký ức vẫn cứ lao mình vào đó để tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là thách đố nếu ngƣời viết thiếu bản lĩnh để dò tìm, phát hiện, hoặc thiếu khả năng nắm bắt, xử lý, khái quát chất liệu khai thác từ ký ức nhân vật. Việc xây dựng thời gian nghệ thuật trong Ga ký ức với hai kiểu thời gian: thời gian hiện thực, thời gian tâm lí, Phong Điệp đã đƣa tới cho bạn đọc sự mới mẻ, hấp dẫn đối với tác phẩm của chị. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệt thuật, thể hiện đƣợc sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới. Hai kiểu thời gian cùng tồn tại song song càng giúp độc giả nhìn nhận rõ nét hơn về nhân vật và thế giới nhân vật đang sống. Bên cạnh thời gian nghệ thuật, kết cấu trong Ga ký ức còn độc đáo bởi sự sáng tạo về không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong Ga ký ức gồm hai kiểu không gian: không gian hiện thực và không gian tâm lí. Gắn với nó là cái thực và cái ảo. Nhiều khi Phong Điệp mƣợn cái ảo để ám ảnh, gợi đến một nỗi tiếc nuối khôn nguôi của quá khứ.Không gian thực là khoảng không gian đƣợc xác định rõ ràng, biểu hiện ngay trƣớc mắt nhân vật, bạn đọc. Không thể tái hiện đời sống mà không dựng lại một địa điểm, nơi nhân vật sống. 44
  50. Không gian thực trong Ga ký ức hiện lên rõ ràng qua cuộc sống hiện tại của các nhân vật. Đó là cả một đô thị rộng lớn và đông đúc, nơi các nhân vật đang sống. Đó là bệnh viện của những ngƣời hoang tƣởng, nơi mà cô hàng ngày 8 tiếng đồng hồ bận rộn với những công việc nhƣ thăm khám bệnh cho bệnh nhân, cho họ uống thuốc, rồi làm công tác tƣ tƣởng và là cái không gian nồng nặc mùi thuốc thang. Nhỏ hơn nữa, đó là không gian nhà của Phùng: rộng rãi, thoáng mát nhƣng dày đặc mùi buồn bã trong cảm nhận của mẹ Phùng. Từ khi có cô về làm bác sĩ tâm lí cho mẹ Phùng, căn nhà ấy dƣờng nhƣ ấm áp và vui vẻ hơn, bởi giữa những con ngƣời ấy, họ có sự đồng cảm, sẻ chia. Họ là động lực để cùng nhau vƣợt qua quá khứ, cùng nhau bƣớc tiếp những ngày tháng còn lại của cuộc đời. Kiểu không gian thứ hai trong Ga ký ức là không gian tâm lý, đƣợc tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật, thƣờng gắn với hồi ức, tƣởng tƣợng, giấc mơ Đây là không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống của nhà văn. Không gian này mang đậm dấu ấn, trạng thái, tinh thần, đạo đức, tính cách, số phận của từng nhân vật cụ thể, những sắc thái biểu hiện của không gian ngoại cảnh thƣờng đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan, là một cái cớ để mở rộng suy tƣ, cảm xúc của nhân vật. Nhân vật tách mình ra khỏi không gian thực để trở về với không gian quá khứ, không gian tâm tƣởng. Không gian tâm lí có tính hƣớng nội, có vai trò thức dậy tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Trong Ga ký ức không gian tâm lý đƣợc xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của các nhân vật dƣới hình thức nuối tiếc về quá khứ. Thông qua những ám ảnh đó, nhân vật kể lại cho bạn đọc nghe về cuộc đời mình, những điều phải trải qua cùng với đó là không gian hồi tƣởng, quá khứ. Không gian trong tiểu thuyết Ga ký ức đƣợc tổ chức bằng cách đan xen, lồng ghép các mảng với nhau, tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh, giúp ngƣời đọc có cái cái nhìn toàn diện về không gian. Ngƣời đọc bắt gặp không gian 45
  51. trong ký ức của cô - xóm Chùa Cuối nghèo nàn ngày xƣa, là cảnh tiêu điều trong bão lũ, là những ngày sống trong tiếng khóc gào thét của những nhà có ngƣời chết vì bão lũ, là cái máy nƣớc thời bao cấp – nơi cô đợi đƣợc cấp nƣớc và chơi ô ăn quan với con Dở; là không gian náo nhiệt của làng xóm khi công nghệ văn minh về làng (xƣởng bánh mỳ của nhà anh Sơn – con ông Hoàng, rồi rầm rộ tivi nhà ông Hoàng, nhà chú Phong, cô Thu ), rồi thời buổi kinh tế thị trƣờng với những mánh làm ăn buôn bán và xuất khẩu lao động ; không gian ngôi nhà nhỏ với tiếng may “xoèn xoẹt” của mẹ từng đêm, cũng là nơi mà cô ám ảnh nhất từ buổi chiều Định Mệnh – buổi chiều mà bố cô bỏ đi, chỉ còn lại ngôi nhà trống không còn một dấu vết nào của bố. Đó còn là tầng cao của một khu chung cƣ lộng gió – nơi mà cô sợ là gió sẽ cƣớp mất mẹ của mình đi Từng ấy không gian, cũng là những ám ảnh gắn với ký ức của cô, dằn vặt cô suốt phần đời còn lại mà cho đến hiện tại cô vẫn luôn đau đáu rằng mình phải làm sao để gột bỏ đi quá khứ, và sống với thực tại này. Đó còn là không gian làng Bình Yên – nơi những con ngƣời chƣa từng đƣợc sống bình yên, bởi “ngôi làng bị yểm bùa” theo lời thầy địa lí. Đó là nơi diễn ra những ký ức đau thƣơng nhất đối với y: cái làng mà hơn một nửa là dòng họ nhà bố y, dòng họ với căn bệnh đau đầu truyền kiếp dành cho con trai, và bệnh “gái dở” truyền đời đối với con gái. Tác giả đã mƣợn cái ảo để nói về thực trạng làng quê tăm tối, mộng mị, mê tín, dị đoan. Đó còn là không gian cái ao nƣớc – nơi y vĩnh viễn mất đi hai ngƣời chị gái “dở” mà với y hai chị thật xinh đẹp và đáng yêu, nhất là khi ngủ- họ giống nhƣ “Thiên Thần” vậy. Đó còn là không gian nghĩa địa nơi chôn hai chị và sau này là nơi chôn cất bố y – sao mà ảm đạm và tan hoang đến thế “nghĩa địa làng ngun ngút lau sậy. Hoang hoải. Lạnh lẽo. Cỏ chen kín các lối mòn Nghĩa địa làng ngày càng phình to ra” [4; 107]. Không gian phòng riêng của bố y “nằm ở trái nhà, lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, bí hiểm, và thâm u” [4; 116]. Không gian phòng khám chật chội và đông đúc ngƣời Có thể nói, các chi tiết nhập 46
  52. nhòe, hƣ ảo cho ta ngoái về không phải nông thôn những năm 70 của thế kỉ XX mà dƣờng nhƣ nó lùi xa tít tắp, bị bao phủ bởi sự vắng lặng, hoang hoải, lạnh lẽo nơi con ngƣời tin vào những điều huyền bí. Đó còn là không gian một thành phố hiện đại và phát triển nhƣng lại là nơi đáng sợ đối với mẹ Phùng, bởi bà không thể thích nghi đƣợc với cuộc sống nơi đây.Những tâm hồn cô đơn, luôn day dứt giữa quá khứ và hiện tại ấy, họ cần một nơi trú ẩn: bức tƣờng rêu bí ẩn – nơi mà mẹ cô đã từng ngồi ở đó để giấu kín nỗi đau khi bố cô bỏ đi mà sau này nó trở thành nơi trú ẩn bí mật của cô: “Sau buổi chiều phát hiện thấy sự biến mất của bố, nửa đêm ấy cô chợt tỉnh giấc vì một linh cảm bất an Mẹ giữ lời hứa, không bao giờ trốn ra bức tường rêu phủ nữa. Nhưng từ đó, bức tường trở thành chỗ trú ẩn bí mật của riêng cô” [4; 73]. Cho đến khi Y xuất hiện, Y bƣớc vào trong giấc mơ của cô và xâm chiếm nơi trú ẩn bí mật của cô: “Đêm ấy, thật kỳ quặc, cô bắt gặp y hiện diện trong giấc mơ của mình. Cô thậm chí không nghĩ là mình đang mơ Y ngồi thu lu cạnh bức tường rêu ủ dột trong ánh chiều tà. Cô sửng sốt. Và phẫn nộ. Tại sao Y cả gan tìm tận đến nơi trú ẩn bí mật của riêng cô?” [4; 80]. Rồi sau đó là mẹ Phùng và Phùng cũng hiện diện nơi đó: “Nhưng rồi, giữa lúc đang thả lỏng cơ thể, tận hưởng sự thư thái, cô bất chợt nhận ra sự hiện diện của mẹ Phùng Cô kịp nhận ra Phùng đứng đó từ lúc nào” [4; 196-197]. Nhƣng“ngay khi cô vừa phát hiện ra Phùng thì Phùng bắt đầu dầm mình xuống nước Sao chỉ còn cô trần trụi giữa cơn mưa?” [4; 197-198). Đó là ảo ảnh, là điều mà cô tƣởng tƣợng ra, bởi sau sự ra đi của bố, cô luôn bị ám ảnh khiến cô sợ tình yêu: “Cô thấy sợ. Sợ tình yêu. Tại sao lại có thể như thế? Lâu nay cô thờ ơ với những người đàn ông đi qua đời mình. Vì cô chưa bao giờ yêu 47
  53. Cô thấy sợ Tình yêu Lẽ nào nó đang đến với cô?” [4; 198 -199]. Qua không gian tâm lý nhà văn đã phản ánh đƣợc thế giới tâm hồn của nhân vật một cách phong phú, sinh động. Có thể khẳng định không gian hiện thực và không gian tâm lí đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của tiểu thuyết, từ đó làm nên nét đặc sắc của tác phẩm. Khảo sát và phân tích các kiểu thời gian và không gian, chúng tôi nhận thấy: thời gian trong tiểu thuyết Ga kí ức phong phú, đa dạng với những kiểu thời gian độc đáo: thời gian thực tại, thời gian tâm lí. Trong đó, các dòng thời gian tâm lí đều xoay quanh các nhân vật chính để làm nổi bật tính cách và và kiểu con ngƣời nhân vật. Thời gian là hình tƣợng nghệ thuật giúp nhà văn chỉ đúng bản chất của thế giới hiện thực con ngƣời đang sống, từ đó bộc lộ tƣ tƣởng, ý niệm và bày tỏ mong muốn của mình trƣớc thực tại nghiệt ngã đó. Bên cạnh thời gian nghệ thuật đa dạng, Phong Điệp đã xử lí không gian nghệ thuật rất ấn tƣợng và mới mẻ. Không gian đƣợc soi chiếu từ nhiều góc độ với đầy đủ những chiều kích khác nhau tƣơng ứng với những ẩn dụ nghệ thuật. Không gian nghệ thuật bộc lộ cái nhìn tích cực của một ngòi bút luôn trăn trở, ƣu tƣ trƣớc những biến động không thể lƣờng trƣớc của cuộc sống con ngƣời. 2.5. Giọng điệu hoài nhớ 2.5.1. Khái niệm giọng điệu Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu 48
  54. thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn” [5; 134]. Giọng điệu có quan hệ gần gũi với cảm hứng của nghệ sĩ, thậm chí nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Bởi trong cảm hứng là thái độ của nhà văn với cái đƣợc nói tới. Mỗi nhà văn sẽ tạo cho mình một giọng điệu riêng và đó cũng là một yêu cầu của nghệ thuật luôn đòi hỏi cái mới lạ, độc đáo, hấp dẫn từ sức sáng tạo của các nghệ sĩ. 2.5.2. Giọng điệu trong Ga ký ức Giọng điệu là yếu tố đặc trƣng thể hiện hình tƣợng tác giả trong tác phẩm. Việc nhà văn lựa chọn giọng điệu cho thấy cảm hứng chủ đạo, thái độ với đối tƣợng đƣợc miêu tả. Mỗi nhà văn có một cách làm riêng để tạo nên giá trị bền vững cho tác phẩm của mình. Con đƣờng của nhà văn Phong Điệp tạo ra những tiểu thuyết đi vào lòng ngƣời vốn đầy gian nan và thử thách, đó là những trải nghiệm từ chính cuộc sống của chị. Trong tiểu thuyết Ga ký ức, rất nhiều giọng điệu đƣợc áp dụng vào mỗi tình huống khác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh của truyện: khi thì hoài nhớ, da diết; có lúc lại triết lý, suy tƣ nhƣng nổi bật vẫn là giọng hoài nhớ. Nhƣ ta đã biết, trong cao trào đổi mới văn học sau 1986, khuynh hƣớng “nhận thức lại quá khứ” phát triển rất mạnh mẽ. Nhìn lại một cách khách quan về những vui buồn, đƣợc mất của con ngƣời, của dân tộc trong và sau chiến tranh, văn xuôi đƣơng đại xuất hiện giọng trầm lắng, xót xa với âm hƣởng chủ đạo là môtip về nỗi đau, sự cô đơn và những ƣu tƣ của ngƣời nghệ sĩ trƣớc những “bể dâu” của số phận, nhân tình. Giọng văn do đó lắng xuống, câu chữ nhƣ gãy vụn, vỡ òa trƣớc sự thúc ép của rất nhiều xót xa, thƣơng cảm. Đọc Ga kí ức, ta cảm nhận rõ chất giọng này. Nó có khi lan tỏa thấm vào từng trang văn, từng câu chữ, có khi vang lên trong những lời trữ tình ngoại đề thiết tha sâu lắng:“Rốt cuộc thì chẳng ai đứng mãi ở một chỗ. Bởi ngay cả chỗ anh ta đứng thì cái cây vẫn tiếp tục cao lên, còn đất thì vẫn không ngừng 49
  55. chuyển động đó thôi” [4; 202]. Rồi những suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc sống: “Xét cho cùng, nếu không thể chung sống được với thực tại thì đó là một bất hạnh Sống mà cứ u sầu vật vã thì sung sướng gì đâu” [4; 203]. Cũng có khi giọng văn giống nhƣ một lời khuyên nhủ:“Đừng cố níu kéo thời gian. Đừng dằn vặt quá khứ khi mà mình không thể thay đổi được nó. Nếu nhớ nhung, hãy chỉ nhớ đến những điều vui vẻ, hạnh phúc mình đã từng có trong quá khứ” [4; 208]. Và “Ký ức là ký ức. Cái gì có phận sự của cái ấy. Không thể đắm chìm mãi với kí ức, dù nó huy hoàng hay bất hạnh đến chừng nào. Cái cuộc sống phía trước mới thực sự là cuộc sống của mình” [4; 227] Nhƣng đặc biệt ấn tƣợng là giọng bâng khuâng hoài nhớ:“Những người làng xưa Mọi người đều đã bỏ đi hết cả. Chuyến tầu kí ức chỉ còn mình cô lạc lõng bước xuống sân ga. Không ai chờ đợi. Không ai chào đón. Không một lời từ biệt gửi lại. Không còn gì hết ” [4; 9]. Rõ ràng, đó là giọng điệu da diết, có gì đó khắc khoải, tiếc nuối về một thời đã xa, về những con ngƣời thân quen xƣa, nay chỉ còn là kỉ niệm, khiến cho nhân vật “cô” cứ ngơ ngác, cố tìm kiếm một chút gì đó còn vƣơng sót lại của quá khứ. Đây là đoạn văn khắc họa nỗi niềm của nhân vật Y với kí ức về hai ngƣời chị gái của mình, về lỗi lầm thời còn thơ dại khiến anh vĩnh viễn mất đi hai ngƣời chị gái:“Y giật mình nhận ra mười lăm năm trước, y đã từng ngồi trong tư thế này. Trong một buổi chiều loang lổ những vệt mây cháy cuối trời. Y ngồi lâu đến mức toàn thân tê dại. Đến mức mẹ y – khi phát hiện ra con, phải rất lâu mới gỡ được đầu y ra khỏi hai đầu gối củ lạc, trầy xước và đen đúa. Khuôn mặt y lúc đó cũng tê dại, với những giọt nước mắt đã khô quánh. Bên cạnh là hai đôi dép màu hồng xếp song song nhau. Mũi dép hướng ra phía bờ ao. Mặt ao tịnh không một gợn sóng ” [4; 150]. Còn đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng hoài nhớ về quá khứ của nhân vật Phùng:“Phùng không có cha. Chính xác thì mẹ chưa bao giờ kể chuyện về cha. Hồi nhỏ, tụi trẻ trong xóm gọi Phùng là “thằng con hoang”. Còn mẹ Phùng thì không bao 50
  56. giờ dạy cho Phùng cách chống đỡ đám trẻ con rỗi hơi, thích moi móc, làm tổn thương người khác ”, “những buổi Phùng vật nhau chí tử với đám trẻ trở về, mặt mũi nát bươm; mẹ chỉ khóc. Mẹ bỏ ăn, lên giường nằm. Có đêm, hễ lúc nào Phùng mở mắt choàng tỉnh, là nghe tiếng mẹ thút thít” [4; 163]. Mẹ Phùng - ngƣời đàn bà từng chịu bao nỗi tủi nhục vì sinh ra một đứa con không cha, nhƣng khi có điều kiện ra đi, thoát khỏi chốn thị phi đầy rẫy những lời lẽ cay nghiệt nhƣ xát muối vào tim ấy, bà lại không nỡ rời xa:“Bà nhớ mãi cái hôm nó về làng chở bà lên phố Nỗi hờn uất thuở nào trong bà tự nhiên nhẹ bỗng. Phút chia ly, bà bỗng thấy tiếc làng tiếc nước. Tiếc từng hàng rau ngót mới dâm, giờ bắt đầu đâm chồi. Con bà làm rạng danh cho mẹ rồi, đổi đời rồi, mà sao bà vẫn thấy buồn nhiều như thế ” [4; 180]. Quả thật, ngƣời đọc cảm nhận rất rõ tâm trạng nhớ thƣơng, tiếc nuối của nhân vật. Quê hƣơng là nguồn cội, gốc rễ, cho dù nơi ấy từng gắn với những kỉ niệm buồn đau nhƣng khi rời xa nó sao tránh khỏi nỗi bùi ngùi, xao xuyến. Nói tóm lại, giọng điệu hoài nhớ đƣợc tác giả sử dụng một cách linh hoạt, thể hiện đƣợc nỗi cô đơn trong tâm hồn nhân vật, khiến ngƣời đọc nhƣ cùng đồng cảm với tâm trạng của nhân vật. Ga ký ứclà bản hòa ca của nhiều thanh âm khác nhau, trong đó giọng hoài nhớ giữ vai trò chủ đạo và tạo nên một sức hấp dẫn riêng. 51
  57. KẾT LUẬN Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại đã có bƣớc chuyển mình mạnh mẽ. Trong hơn mƣời năm trở lại đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bƣớc ngoặt, cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, khẳng định đƣợc vai trò là “xƣơng sống”, là trụ cột” của nền văn học với những cách tân độc đáo trên nhiều phƣơng diện từ khuynh hƣớng tiếp cận, đánh giá hiện thực đến phƣơng thức xây dựng nhân vật, sáng tạo ngôn từ, nghệ thuật tổ chức tác phẩm Thành công của thể loại này đã đem đến cho văn học Việt Nam một sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá thực tại và tái hiện toàn diện đời sống của con ngƣời. Đồng thời, nó cũng góp phần đƣa văn học Việt Nam tiến xa hơn trên con đƣờng hiện đại hóa và hội nhập đầy đủ hơn vào tiến trình văn học thế giới. Trên văn đàn Việt Nam đƣơng đại, Phong Điệp đƣợc đánh giá là cây bút trẻ và có những đóng góp quan trọng vào quá trình cách tân thể loại tiểu thuyết. Với nỗ lực tìm tòi, sáng tạo cùng cảm quan mới về hiện thực, Phong Điệp đã có những thử nghiệm táo bạo và gặt hái đƣợc thành công trong quá trình làm mới thể loại này trên cả hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật. Văn chƣơng của Phong Điệp gắn liền với mảng đề tài về cuộc sống đô thị, về những con ngƣời từ quê lên phố với cuộc mƣu sinh đầy khó khăn vất vả mà Ga ký ức là một tác phẩm tiêu biểu. Nghiên cứu Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức trên các phƣơng diện cơ bản: nhan đề, tình huống truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, giọng điệu, chúng tôi nhận thấy: nhà văn đã sử dụng chất liệu kí ức là yếu tố cơ bản để kiến tạo tác phẩm. Cụ thể, nhan đề Ga ký ức nhấn mạnh đến nơi gặp gỡ của những con ngƣời cùng chung nỗi niềm tiếc nuối quá khứ. Về phƣơng diện tình huống truyện thì kí ức là điểm tựa để các nhân vật gắn kết với nhau, đồng thời tạo sự hấp dẫn và gây hứng thú đối với độc giả.Kí 52
  58. ức cũng là nguyên cớ lí giải cuộc sống và số phận của mỗi nhân vật. Thời gian và không gian nghệ thuật có sự đan xen giữa thực - ảo nhằm làm nổi rõ nỗi suy tƣ, ám ảnh của kí ức đối với con ngƣời. Giọng điệu hoài nhớ là chủ âm của tác phẩm. Có thể nói, thông qua Ga ký ức của Phong Điệp, chúng ta có thể hình dung về sự chuyển động của tiểu thuyết trong đời sống đƣơng đại. Đồng thời cho ta hình dung lớp nhà văn trẻ hôm nay khao khát có một nhu cầu đổi mới, khao khát làm giàu có thêm khả năng biểu đạt của tiểu thuyết trƣớc áp lực cạnh tranh của nhiều phƣơng tiện truyền thông giải trí trong một xã hội đang trên tiến trình phát triển nhƣ vũ bão. Bạn đọc có quyền hy vọng những tác phẩm sắp tới của Phong Điệp cũng nhƣ các nhà văn trẻ sau này sẽ có thêm những đột phá cách tân. 53