Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 108 trang thiennha21 22/04/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_doi_voi_khach_hang_ca_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ THU QUỲNH Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Quỳnh TS. Phan Khoa Cương Lớp: K49 Ngân Hàng TrườngNiên khóa: 2015Đại- 2019 học Kinh tế Huế Huế, 2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: “QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ” 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm trở lại đây BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tăng trưởng tín dụng Khách hàng cá nhân. Đi cùng với phát triển tín dụng khách hàng cá nhân là vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đã trở thành một yêu cầu cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của khóa luận: Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016-2018 từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại đơn vị nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ khảo sát ý kiến khách hàng tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế; phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. 4. Kết quả nghiên cứu: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; - Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD KHCN tại Ngân hàng TrườngTCMP Đầu tư và Phát Đại triển Việt Namhọc (BIDV) –Kinhchi nhánh Thừa Thiêntế Hu Huếế; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHCN tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
  4. Lời Cảm Ơn! Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này không chỉ có sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của mọi người. Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy/Cô giáo giảng dạy tại khoa Tài chính ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học qua. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Phan Khoa Cương, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại ngân hàng, đặc biệt là các Anh/Chị ở phòng Quản lý rủi ro đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp số liệu, tài liệu, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại chi nhánh và hoàn thành báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Quỳnh Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.2.1. Phạm vi về không gian 3 3.2.2. Phạm vi về thời gian 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4 4.1.1. Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp 4 4.1.2. Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp 4 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 6 4.2.1. Thống kê mô tả 6 4.2.2. Phương pháp so sánh 6 4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp 6 5. Kết cấu đề tài 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 9 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 9 1.1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển kinh tế 9 1.1.2. Khái quát về tín dụng ngân hàng 12 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 12 1.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 12 1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng ngân hàng 14 1.1.3. Khái quát về tín dụng cá nhân 14 Trường1.1.3.1. Khái niệm tínĐại dụng cá nhân học Kinh tế Huế 14 1.1.3.2. Đặc điểm tín dụng cá nhân 15 1.1.3.3. Phân loại tín dụng cá nhân 15 1.1.4. Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế 16 1.1.5. Rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại 17
  6. 1.1.5.1. Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân 17 1.1.5.2. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân 18 1.1.6. Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại 20 1.1.6.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân 20 1.1.6.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng cá nhân 20 1.1.6.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng cá nhân 21 1.1.6.4. Nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 23 1.1.6.5. Đo lường rủi ro tín dụng (RRTD) 24 1.1.6.6. Kiểm soát rủi ro tín dụng 25 1.1.6.7. Tài trợ rủi ro tín dụng 26 1.1.7. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 26 1.1.7.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung 26 1.1.7.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán 27 1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 28 1.1.8.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng 28 1.1.8.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 29 1.1.9. Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân 30 1.1.9.1. Hiểu về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân 30 1.1.9.2. Tổng quan các tiền nghiên cứu 31 1.2. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ NHTM Ở VIỆT NAM 35 1.2.1. Thực tiễn và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng ở Việt Nam 35 1.2.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) 36 1.2.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 36 1.2.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Quốc tế (VIB) 37 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 40 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 40 Trường2.1.1. Lịch sử hình thànhĐại và phát trihọcển của Ngân Kinh hàng Thương m ạitế cổ ph ầnHuếĐầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 40 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 41
  7. 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 41 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 42 2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 44 2.1.4. Tình hình hoạt động tín dụng và kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 45 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn 45 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 47 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 48 2.2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 48 2.2.1.1. Kết quả hoạt động tín dụng đối với KHCN tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 48 2.2.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 49 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 49 2.2.2.1. Đánh giá công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 50 2.2.2.2. Đánh giá công tác đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 52 2.2.2.3. Đánh giá công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 53 2.2.2.4. Đánh giá công tác Tài trợ rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 55 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTIC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN, TỪ ĐÓ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 57 2.3.1. Mô tả, thống kê bộ dữ liệu nghiên cứu 57 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 61 2.3.2.1. Phân tích hồi quy Binary Logistic 61 2.3.2.2. Các biến số có ý nghĩa thống kê 64 2.3.2.3. Các biến số không có ý nghĩa thống kê 65 2.3.2.4. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo 67 Trường2.3.3. Kết luận Đại học Kinh tế Huế 68 2.4. Nhận xét chung về công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 68 2.4.1. Kết quả đạt được 68
  8. 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ 72 RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI 72 NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – 72 CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 72 3.1. ĐỊNH HƯỚNG 72 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 72 3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 73 3.1.3. Định hướng phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 73 3.1.4. Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 74 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV – CHI NHÁNH THỪA THIÊN 75 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác nhận diện rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 75 3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 78 3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 78 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác tài trợ rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 80 3.2.5. Một số giải pháp khác 81 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 1. Kết luận 82 2. Kiến nghị 84 2.1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 84 2.2. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 85 2.3. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CBQLKH Cán bộ quản lý khách hàng CBQLRR Cán bộ quản lý rủi ro CBTD Cán bộ tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro HĐV Huy động vốn KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước QLKH Quản lý khách hàng QLRR Quản lý rủi ro QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng QTTD Quản trị tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ HĐQT Hội đồng quản trị QLNB Quản lý nội bộ Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thừa Thiên Huế 42 Sơ đồ 2.2: Quy trình phân loại nợ của BIDV – chi nhánh Huế 52 Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp tín dụng KHCN tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế 54 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Các biến có trong mô hình 5 Bảng 2.2: Tình hình lao động của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 44 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 46 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 47 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 48 Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn vay của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 49 Bảng 2.7: Tình hình nhận diện RRTD thông qua kiểm tra, rà soát hồ sơ tín dụng KHCN tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 51 Bảng 2.8: Phân loại nợ KHCN tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 53 Bảng 2.9: Tình hình xử lý nợ xấu KHCN của BIDV - chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 56 Bảng 2.10: Biến điều tra thông tin khách hàng 57 Bảng 2.11: Biến điều tra nhu cầu vay vốn của khách hàng 59 Bảng 2.12: Kiểm định độ phù hợp của mô hình (xem phụ lục) 61 Bảng 2.13: -2 Log Likelihood 62 Bảng 2.14: Classification table 62 Bảng 2.15: Kết quả mô hình hồi quy Binary logistic (xem phụ lục): 63 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, trong đó hội nhập kinh tế đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới, gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đánh dấu thời điểm nước ta hoàn thành lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, bắt đầu thực thi các cam kết FTA với mức độ cắt giảm sâu rộng. Bên cạnh đó là sự chủ động tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Trong bối cảnh kinh tế diễn ra mạnh mẽ như vậy thì nhu cầu sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án và công trình cũng như phục vụ đời sống thật sự rất cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, các ngân hàng lần lượt ra đời, hoạt động tín dụng đã trở thành nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là “kênh tín dụng chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế” và kênh tín dụng này đã góp phần đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức khá cao trong nhiều năm qua của đất nước ta. Đây là thành tựu của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam mà trước hết là của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. Có thể khẳng định, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại những năm qua là kênh chủ yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hoạt động tín dụng của ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với sự xuất hiện và phát triển về thị trường cá nhân trong tín dụng ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng Trườngđang hướng tới KHCN Đại như một kháchhọc hàng trung Kinh thành đầy tiề mtế năng. HoHuếạt động tín dụng tiêu dùng phục vụ KHCN đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. 1
  13. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao. Điều này đồng nghĩa với việc Tính cấp thiết của quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của Ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Rủi ro tín dụng ngân hàng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng quản lý nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng mô hình quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp với môi trường hoạt động. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần thiết phải làm đối với các ngân hàng, song song với hoạt động tín dụng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế được biết đến là một ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho tỉnh nhà. Trải qua gần 26 năm hình thành và phát triển (1993-2019), ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động tín dụng, chi nhánh hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều dự án, khách hàng cá nhân và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố Huế nói riêng. Trong những năm gần đây, cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế phát sinh nhiều rủi ro. Trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài, kênh tín dụng từ các tổ chức tín dụng vẫn là kênh chủ yếu cung cấp tín dụng cho nền kinh tế với khối lượng ngày càng lớn. Rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn là rủi ro lớn nhất, là nguyên nhân trực tiếp tạo ra nguy cơ mất an toàn của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp Trườngbách đặt ra là rủi ro Đạitín dụng ph ảihọc được quản trKinhị, kiểm soát một cáchtế bài Huếbản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong họat động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại 2
  14. phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016-2018 từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại đơn vị nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; - Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD KHCN tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Thừa Thiên Huế; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHCN tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến RRTD đối với KHCN tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trường3.2.1. Phạm viĐại về không gianhọc Kinh tế Huế Phòng Quản lý rủi ro và phòng Khách hàng cá nhân - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3
  15. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về Quản lý rủi ro tín dụng đối với KHCN tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ 2016 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp - Số liệu bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo liên quan của BIDV và BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Các nội dung lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và các thông tin cần thiết khác. - Từ các website, sách, báo, tạp chí nội bộ, giáo trình, khóa luận, chuyên đề có liên quan ở trong nước, quốc tế và các nguồn khác. 4.1.2. Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp - Khảo sát ý kiến của khách hàng BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin thông qua khảo sát ý kiến khách hàng của chi nhánh bằng phiếu khảo sát. Dựa trên kết quả tổng hợp tài liệu, phiếu khảo sát ý kiến được xây dựng để thu thập ý kiến khách hàng của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Bố cục của phiếu điều tra gồm 2 phần chính: Thông tin chung của đối tượng khảo sát và phần Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. Phần thông tin chung gồm tên và các câu hỏi về đặc điểm cá nhân được trình bày theo phương thức câu hỏi phân loại như tuổi, trình độ học vấn, nghề nhiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân). Phần thứ 2 gồm các câu hỏi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng, đó là các biến kích cỡ khoản vay, lãi suất, thời hạn vay vốn, hình thức vay vốn, mục đích vay, rủi ro đạo đức và điểm tín dụng của khách hàng. Nội dung bảng Trườnghỏi được đưa vào phần Đại phụ lục. học Kinh tế Huế Đối tượng khảo sát được lựa chọn là 200 khách hàng ngẫu nhiên của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, theo hình thức phát phiếu điều tra trực tiếp và thu hồi 4
  16. phiếu sau khi hoàn thành. Với số lượng phiếu điều tra phát ra là 200, số lượng thu về là 190, sau quá trình phân loại còn lại 170 phiếu điều tra đạt yêu cầu để tiến hành nghiên cứu. Mô hình sử dụng để nghiên cứu là mô hình hồi quy Binary logistic gồm 13 biến độc lập, có dạng: = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + + B10X10 + B11X11 + B12X12 + B13X13 Trong đó: Y là biến khả năng trả nợ của KHCN và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có khả năng trả nợ, 0 là không có khả năng trả nợ). Các biến X1, X2, X3, X4, X5, ., X12, X13 : lần lượt là các biến độc lập (biến giải thích). Bảng 2.1: Các biến có trong mô hình Mã Định nghĩa biến Giá trị PAY Khả năng trả nợ { 0 = Không trả được nợ, 1 = Trả được nợ} X1 Giới tính { 1 = Nữ, 2 = Nam } X2 Độ tuổi { 1 = Từ 20 tuổi đến dưới 35 tuổi, 2 = Từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi, 3 = Từ 45 tuổi đến dưới 60 tuổi, 4 = Từ 60 tuổi trở lên} X3 Tình trạng hôn { 1 = Chưa có gia đình, 0 = Đã có gia đình} nhân X4 Trình độ học vấn { 1 = Dưới trung học phổ thông, 2 = Dưới đại học, 3 = Đại học, 4 = Sau đại học } X5 Nghề nghiệp { 1 = Học sinh, sinh viên, 2 = CB CNVC, 3 = Kinh doanh, buôn bán, 4 = Khác} X6 Thu nhập hàng { 1 = Dưới 5 trđ, 2 = Từ 5 đến dưới 10 trđ, 3 = Từ 10 đến Trườngtháng Đại20 trđ, 4học = Trên 20 trđ} Kinh tế Huế X7 Kích cỡ khoản { 1 = Dưới 100 trđ, 2 = Từ 100 đến dưới 200 trđ, 3 = Từ vay 200 đến 350 trđ, 4 = Trên 350 trđ} 5
  17. X8 Lãi suất cho vay { 1 = Dưới 6,5%, 2 = Từ 6,5% đến 8,5%, 3 = Trên 8,5%} (năm) X9 Thời hạn vay { 1 = Ngắn hạn, 2 = Trung hạn, 3 = Dài hạn} vốn X10 Hình thức vay { 1 = Tín chấp, 2 = Thế chấp} vốn X11 Mục đích vay { 1 = Vay tiêu dùng, 2 = Vay BĐS, 3 = Vay sản xuất, 4 = vốn Khác} X12 Rủi ro đạo đức { 1 = KH sử dụng hoàn toàn đúng mục đích, 2 = KH sử dụng đúng mục đích, 3 = KH không sử dụng đúng mục đích} X13 Chấm điểm tín { 1 = Dưới 60 điểm, 2 = Từ 60 điểm – 85 điểm, 3 = Trên dụng 85 điểm} 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 4.2.1. Thống kê mô tả Được vân dụng thông qua các công đoạn phân tích và xử lý số liệu. Công việc này là thống kê mô tả về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân Trong phần mô tả tác giả sẽ đưa ra các bảng biểu, biểu đồ và từ đó đưa ra nhận xét. 4.2.2. Phương pháp so sánh So sánh theo số tuyệt đối, số tương đối; So sánh theo không gian và thời gian; So sánh theo chuỗi thời gian được sử dụng nhằm phân tích sự biến động và xu thế của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian 4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trường- Tác giả s ửĐạidụng phần mhọcềm SPSS đểKinhchạy ra mô hình tế hồi quyHuế binary logistic sau đó thực hiện một số kiểm định sau: 6
  18.  Kiểm định tỷ lệ: Dùng để xem kiểm định tỷ lệ của một biến nào đó lớn hơn hay nhỏ hơn một tỷ lệ cụ thể nào đó trong tổng thể nghiên cứu.  Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy: Kiểm định giả thiết: H0: = 0 H1: ≠ 0 Nếu giá trị sig > mức ý nghĩa = 0,05 thì bác bỏ H1 chấp nhập H0 Nếu giá trị sig < mức ý nghĩa = 0,05 thì bác bỏ H0 chấp nhận H1  Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình: Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình từ dữ liệu nào cũng đều chứng minh sự phù hợp của mô hình. Hầu như không có đường thẳng hồi quy nào có thể phù hợp hoàn toàn với tập dữ liệu, vẫn luôn có sự lệch giữa các giá trị dự báo được cho ra bởi đường thẳng hồi quy. Đối với mô hình hồi quy binary logistic thì có thể sử dụng chỉ tiêu – 2LL (viết tắt của -2 Log Likelihood) thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of error) nghĩa là càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp càng cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại TrườngChương 2: Th Đạiực trạng công học tác quản trị rKinhủi ro tín dụng đố i vtếới khách Huế hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 7
  19. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phần III. Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 8
  20. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại - Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các NHTM, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức tài chính nào khác, NHTM luôn được coi là bách hóa tài chính, cung ứng rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính hoặc kết hợp tính chất mục đích và đối tượng hoạt động. - Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/06/2010: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” - Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển kinh tế 1.1.1.2.1. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế - Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu Trườngnhập quốc dân và cóĐại mức độ tiêu họcdùng hợp lý. TăngKinh thu nhập qu ốtếc dân đHuếồng nghĩa với việc phải mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông 9
  21. hàng hóa, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế và muốn làm được điều đó cần thiết phải có vốn. - Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra càng nhiều nguồn vốn, điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế như: vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Bằng vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2.2. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường - Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện được thể hiện như: không những thỏa mãn nhu cầu về phương tiện giá cả, khối lượng chất lượng, chủng loại hàng hóa mà còn đòi hỏi thỏa mãn trên cả hai phương diện thời gian, địa điểm. - Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp không những nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện chơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán mà còn không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư. TrườngDo đó để giải quyế t Đạikhó khăn này, học doanh nghi ệKinhp có thể tìm đến ngântế hàng Huế xin vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình. 10
  22. - Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. 1.1.1.2.3. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽ thực sự là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM sẽ góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”. 1.1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế - Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính của mỗi nước phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp Trườngvụ khác, NHTM đ ãĐại tạo điều ki ệnhọc thúc đẩy ngoKinhại thương không tế ngừng Huế được mở rộng. Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng 11
  23. với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. NHTM ra đời, phát triển trên cơ sở nền tảng sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển và nền kinh tế ngày càng cần đến hoạt động của NHTM với các chức năng, vai trò của mình. Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhất là trung gian tín dụng, NHTM đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.1.2. Khái quát về tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng - Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các cá nhân, tổ chức kinh tế khác, trong đó ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Ngân hàng cho vay tức là ngân hàng cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội (đầu ra của ngân hàng). Trong nền kinh tế, vốn kinh doanh có thể được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như: góp vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn vay ngân hàng Trong đó vốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện lợi nhất, đặc biệt là đối với nền kinh tế như nước ta hiện nay. - “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn”. - Ngân hàng (NH) cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. - Thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay. Đề tài này tập trung nghiên cứu về tín dụng nói chung và trọng tâm là rủi ro trong hoạt động cho vay. 1.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Trường Căn cứ vào Đại thời hạn tín học dụng Kinh tế Huế Dựa vào thời hạn có thể phân chia tín dụng thành 3 loại: 12
  24. - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. NH cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng và các hoạt động nông nghiệp có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. NH cho khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng. NH cho khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào những dự án đầu tư có quy mô rộng lớn như các công trình: cầu cống, trường học, công viên, bệnh viện  Căn cứ vào đảm bảo tín dụng - Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. NH nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao với NH. Mặc dù có tài sản bảo đảm nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Tín dụng không có bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, NH phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ NH nào khác. Mặc dù không có tài sản bảo đảm nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho NH vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng bất động sản Trường- Tín dụng côngĐại thương nghihọcệp Kinh tế Huế - Tín dụng nông nghiệp - Tín dụng tiêu dùng 13
  25. - Tín dụng đầu tư tài chính  Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay - Tín dụng hoàn trả nhiều lần - Tín dụng hoàn trả một lần - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu  Căn cứ vào chủ thể vay vốn - Tín dụng doanh nghiệp - Tín dụng cá nhân, hộ gia đình 1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng ngân hàng - Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin: NH chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn; còn khách hàng thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. - Tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả. NH là trung gian tài chính, “đi vay để cho vay” nên mọi khoản của NH đều phải có thời hạn, bảo đảm cho NH hoàn trả vốn lưu động. - Tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi: Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị gốc, nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc thì khách hàng còn phải trả cho NH một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. 1.1.3. Khái quát về tín dụng cá nhân 1.1.3.1. Khái niệm tín dụng cá nhân - Tín dụng được định nghĩa là một phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ kinh tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một giá trị thể hiện bằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những điều kiện ràng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi, lãi suất, cách thức vay mượn và Trườngthu hồi). Đại học Kinh tế Huế - Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Các cá nhân đi 14
  26. vay có thể là những người buôn bán nhỏ, nông dân, hộ thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, thanh niên, phụ nữ, sinh viên, tài xế taxi, cơ sở sản xuất nhỏ Hoặc là đại diện của hộ gia đình (là những người được các thành viên có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự trong hộ gia đình ủy quyền những người thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và cam kết cùng trả nợ cho Ngân hàng. 1.1.3.2. Đặc điểm tín dụng cá nhân - Thường là các khoản vay vốn ngắn và trung hạn - Thường dựa vào tư cách người vay hơn là tài sản thế chấp - Cho vay từng bước, bắt đầu từ cho vay nhỏ rồi tăng dần theo quy mô cho vay - Phân tích luân chuyển tiền mặt đơn giản cho các khoản cho vay cá nhân, hộ gia đình - Giải ngân cho vay ngay và chứng từ thủ tục đơn giản - 80% các khoản cho vay cá nhân là những khoản cho vay nhỏ - Quy mô cho vay trung bình từ 300 – 25.000 USD - Lịch trả nợ theo tháng, quý - Tỷ lệ phần trăm các khoản cho vay cá nhân trên tổng số các khoản cho vay chiếm 65 – 75% - Số khách hàng trung bình của mỗi cán bộ tín dụng lớn: khoảng 200 khách hàng - Số nợ khó đòi trên dư nợ cho vay < 8% - Đặc biệt 80 – 90% nguồn vốn các ngân hàng sử dụng để cho vay là tiền gửi của khách hàng. 1.1.3.3. Phân loại tín dụng cá nhân  Dựa vào mục đích của tín dụng Trường- Cho vay phĐạiục vụ sản xu ấhọct kinh doanh, Kinh công nghiệp, nông tế nghi ệpHuế - Cho vay tiêu dùng cá nhân 15
  27.  Dựa vào thời hạn tín dụng - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm  Dựa vào mức độ tín nhiệm - Cho vay đảm bảo - Cho vay không có đảm bảo  Dựa vào phương thức cho vay - Cho vay theo món vay - Cho vay theo hạn mức tín dụng  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay vay trả nợ một lần khi đáo hạn - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể 1.1.4. Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế  Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội - Xét ở góc độ vĩ mô, tầm quan trọng của tín dụng cá nhân không hề nhỏ, nó có thể đại diện cho cả hệ thống tín dụng trong các tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người, hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào mức sống của người dân trong xã hội. Hiện nay, thu nhập bình quân đang ngày một tăng, nó tạo điều kiện để hoàn thiện cuộc sống và thực hiện được tái sản xuất mở rộng, nghĩa là các thành phần kinh tế có vốn để đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, hình thành và mở rộng quy mô sản xuất Tất cả đều cần đến tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng. Tín dụng cá nhân còn là động lực kích thích chi tiêu, sản xuất hiệu quả, làm tăng chất lượng cuộc sống, từ đó giúp nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Trường Đảm bả o choĐại quá trình học tái sản xuấ t Kinhcủa nền kinh tế tế Huế - Để tiến hành tái sản xuất, mỗi gia đình, cá nhân kinh doanh phải bù đắp được vốn lưu động kịp thời sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Song do sự không 16
  28. ăn khớp nhau về thời gian giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra nên từng chủ thể luôn có tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời. Để có vốn bù đắp kịp thời, họ có thể huy động các nguồn khác nhau, trong đó vốn tín dụng là nguồn vốn có vai trò quan trọng nhất vì nó có sự linh hoạt rất cao. Bằng phương thức cho vay ứng trước tiền thu bán hàng, các NHTM có thể đáp ứng phần lớn vốn lưu động để mỗi chủ thể kinh doanh có thể tiến hành sản xuất kinh doanh một cách liên tục.  Tạo điều kiện phát triển cho các thành phần kinh tế vừa và nhỏ - Nền kinh tế chúng ta vận hành theo cơ chế cạnh tranh tự do có sự can thiệp của nhà nước. Với cơ chế này, các tập đoàn, công ty đã lớn mạnh sẽ ngày càng có cơ hội để phát triển trong khi các thành phần kinh tế nhỏ và vừa lại luôn gặp phải vấn đề về vốn và không có cơ hội để mở rộng sản xuất, tham gia cạnh tranh. Nhu cầu bức thiết về việc xin cấp tín dụng từ các tổ chức tài chính của các thành phần kinh tế này đã cho thấy tầm quan trọng của tín dụng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng đều giữa các thành phần kinh tế, tạo cơ sở cho sự ra đời của các chủ thể kinh doanh nhỏ cùng tham gia vào thị trường sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, và xét trên góc độ khác, cũng là góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế. 1.1.5. Rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.5.1. Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân - Rủi ro tín dụng trong hoạt động rất đa dạng. Nó có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ động vốn, rủi ro thiếu vốn khả dụng do sự chênh lệch về tỷ trọng giữa vốn cho vay và vốn đi vay theo tiêu thức thời gian, rủi ro tín dụng khi các vật bảo đảm tín dụng không còn giá trị như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay hay rủi ro tín dụng khi ngân hàng không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chỉ xem xét rủi ro tín dụng khi ngân hàng không thu hồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với những khoản tín dụng cá nhân. Trường- Rủi ro tín Đạidụng cá nhân học được định nghKinhĩa là khoản l ỗ tếtiềm tàng Huế vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân. Có nghĩa là cá nhân vay vốn không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng 17
  29. cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn. Các ngân hàng sẽ không bị đe dọa bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhận lại được cả gốc và lãi của các khoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn tài chính, thì cả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được. - Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, theo điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. - Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. - Như vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không cho hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.1.5.2. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân - Rủi ro ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát Trườngthiệt hại tài sản, thu nhĐạiập của ngân học hàng trong quáKinh trình hoạt động. tế Rủi roHuế thất thoát tài sản khi cấp tín dụng cá nhân có thể phát sinh khi một bên đối tác (cá nhân vay vốn) không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân 18
  30. hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. - Việc phân loại rủi ro tín dụng cá nhân theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro hợp lý sẽ giúp nâng cao khả năng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp trong việc quản lý rủi ro. Cơ sở khoa học của việc phân loại rủi ro sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro, nguyên nhân dẫn đến trong hệ thống rủi ro. - Rủi ro tín dụng cá nhân dẫn đến nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân và tùy vào từng tiêu thức phân loại, mục đích nghiên cứu hoặc đứng dưới góc độ khác nhau, người ta có thể phân loại theo những nhóm nguyên nhân khác nhau. Xã hội Luật pháp Cạnh tranh Chính trị Kinh tế Địa lý Ngoại tố Rủi ro Nội tố Nội bảng Hoạt động Chiến lược Lãi suất Thanh khoản Ngoại bảng Công nghệ Cơ cấu vốn Tiền gửi Nhân lực TrườngNgoại hối ĐạiTín d ụnghọc Kinh tế Huế Sản phẩm Hình: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro. 19
  31. 1.1.6. Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.1.6.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân - Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. - Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là hoạt động từ khi ngân hàng gặp gỡ khách hàng, bắt đầu cho vay đến khi tất toán hợp đồng nhằm đảm bảo thu hồi lãi và gốc đúng như hợp đồng tín dụng được ký kết. - Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận của quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản trị chung của NHTM. Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với đối tượng KHCN, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị tín dụng cá nhân hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động tín dụng theo đúng quy định, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản lý rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào. 1.1.6.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng cá nhân - Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những hoạt động của NHTM là huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi được hoặc không thu hồi được tiền gốc và lãi khi đến hạn. Cùng với thời gian, tính chất rủi ro của tín Trườngdụng cũng thay đổ i Đạikhi mỗi cá nhân,học các doanh Kinh nghiệp ngày càng tế phải cHuếạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực hoạt động của họ nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. 20
  32. - Các khoản tín dụng đối với cá nhân thường không lớn, tùy thuộc vào mỗi ngân hàng thì số lượng KHCN và quy mô đối với nó so với các khách hàng khác cũng là phụ thuộc vào chính sách tín dụng và thị trường mục tiêu của ngân hàng. Tuy nhiên, nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan nên các khả năng kiểm soát thấp, rủi ro xảy ra là cao. Vì vậy, đặt ra vấn đề quản trị rủi ro cá nhân là cần thiết. - Hơn nữa, hoạt động của ngân hàng dựa trên uy tín và niềm tin. Khách hàng của ngân hàng rất đông, chỉ cần một khách gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh ngân hàng. Phản ứng dây chuyền trong hoạt động ngân hàng là rất lớn. Do đó, để xây dựng được hình ảnh tốt về ngân hàng, mỗi ngân hàng nên xây dựng chiến lược quản trị rủi ro đối với từng đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng lớn hay nhỏ, KHCN hay KHDN. - Cuối cùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự lớn mạnh của thị trường KHCN. Thị trường này đang được coi là thị trường mục tiêu của không ít các ngân hàng. Lượng KHCN ngày càng gia tăng với tốc độ lớn tại các ngân hàng. Như vậy, xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là tất yếu đối với mỗi NHTM. 1.1.6.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng cá nhân Quản trị rủi ro có ba nội dung cơ bản: Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro; Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro; Tài trợ rủi ro.  Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro - Nhận dạng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong kinh doanh tổ chức. Nhận dạng là công việc nghiên cứu môi trường kinh doanh và môi trường hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. - Các phương pháp nhận dạng rủi ro gồm: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về Trườngrủi ro và tiến hành điĐạiều tra; phân họctích các báo Kinhcáo tài chính; phương tế pháp Huế lưu đồ; thanh tra hiện trường; phân tích các hợp đồng. 21
  33. - Phân tích rủi ro nhằm xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, đây là một công việc phức tạp bởi nguyên nhân dẫn đến rủi ro không chỉ xuất phát từ một nguyên nhân mà từ nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân trực tiếp đến gián tiếp. - Đo lường rủi ro là tổ chức không thể áp dụng hết tất cả các biện pháp phòng ngừa hay tài trợ rủi ro cho loại rủi ro có tần suất xuất hiện giống nhau nhưng mức độ khác nhau, mỗi loại rủi ro đều có một tần suất và mức độ tổn thất khác nhau, đo lường rủi ro chính là công việc xác định tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.  Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là công việc trọng tâm của quản trị rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, công cụ, kỹ thuật, chiến lược, chương trình hành động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong muốn có thể đến với tổ chức. Các biện pháp kiểm soát rủi ro: - Biện pháp né tránh rủi ro: Đây là các biện pháp nhằm tìm cách phát hiện những nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho tổ chức không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro. - Biện pháp ngăn ngừa rủi ro: Là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra. - Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Một khi không thể né tránh rủi ro nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. - Đa dạng hóa rủi ro: Là kỹ thuật nhằm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ tổ chức. Kỹ thuật này thường áp dụng cho những rủi ro suy đoán – là những rủi ro có nguyên nhân khó dự đoán và có phạm vi ảnh hưởng lớn.  Tài trợ rủi ro Rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, rủi ro có Trườngthể đến với bất kỳ ai,Đại bất cứ tổ chhọcứ nào. Do đó,Kinh dù phòng bị k ỹ tếđến đâu, Huế dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn lực, về giá trị 22
  34. pháp lý. Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia thành hai nhóm: - Tự khắc phục rủi ro: Là tự mình thanh toán các tổn thất - Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến người khác. Đối với quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) khách hàng cá nhân: Nội dung cũng bao gồm các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro. Cụ thể: 1.1.6.4. Nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Nhận diện RRTD gồm nhận diện rủi ro trước, trong và sau khi cấp tín dụng.  Nhận diện rủi ro trước khi cấp tín dụng Theo cuốn “Cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của GS.TS. Nguyễn Văn Tiến và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng thì rủi ro tín dụng tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với các dấu hiệu sau: - Khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường. - Không xem xét các điều khoản hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dãi chấp nhận các điều khoản ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay. - Hồ sơ vay vốn đầy đủ, cập nhật và hoàn chỉnh. - Sẵn sàng “lại quà” cho cán bộ tín dụng (CBTD) Theo “Cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”: Rủi ro đối nghịch sẽ trở thành rủi ro đạo đức ngay sau khi khoản tín dụng được cấp. Vì vậy, CBTD cần nhận biết đầy đủ các dấu hiệu rủi ro này và từ đó có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như: - Kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ tín dụng của khách hàng; - Thu thập thông tin đầy đủ, thông tin chính xác về khách hàng (từ nội bộ Trườngngân hàng, từ CIC, từĐạinguồn thông học tin khác); Kinh tế Huế - Tuyệt đối tuân thủ quy trình và các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng; 23
  35. - Phải kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào khả nghi theo phương pháp “mắt thấy, tai nghe, tay sờ”; - CBTD cần được học qua lớp “nhân tướng học” để có thể nhìn nhận phán đoán được chính xác hơn tư cách người đi vay. [3,823]  Nhận biết rủi ro sau khi cấp tín dụng - Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Biểu hiện như là chậm trễ, né tránh, cản trở việc CBTD kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh; tự ý thay đổi mục đích tín dụng; cung cấp tài liệu, thông tin sai sự thật; không trả nợ đầy đủ và đúng hạn như quy định của hợp đồng. - Dấu hiệu bên ngoài khách quan: Sự bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô; sự suy thoái và tính chu kỳ kinh tế, làm cho ngành nghề kinh doanh trở nên khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, đình công. 1.1.6.5. Đo lường rủi ro tín dụng (RRTD) - Phương pháp KRIs: Cách tiếp cận truyền thống đo lường RRTD là dùng hệ thống các chỉ tiêu chính để phản ánh mức độ RRTD. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng là một phương pháp đo lường rủi ro tổn thất đối với danh mục cho vay của ngân hàng. NHTM sẽ tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ, Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Trên cơ sở đó NHTM trích lập 2 loại dự phòng là dự phòng chung (cho nhóm nợ từ 1 đến 4) và dự phòng cụ thể (cho nhóm nợ từ 2 đến 5). Phương pháp KRIs dễ hiểu và dễ tính toán, cho biết chính xác quy mô và tỷ lệ từng nhóm nợ và nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến 5). Nhưng nhược điểm của mô hình này là ngân hàng không thể dự tính được rủi ro tại thời điểm cấp tín dụng mà chỉ biết được rủi ro sau khi khoản tín dụng đã được cấp. Ngân hàng có thể gia tăng dư Trườngnợ tín dụng để giảm Đạinợ xấu, nhờ đóhọc có được KRIs Kinh đẹp nhưng m ứctế độ rủ i Huếro thực tế thì không giảm mà còn có thể gia tăng. 24
  36. - Mô hình khung giá trị VaR: Theo mô hình RRTD không chỉ bao gồm rủi ro do người vay không trả được nợ mà còn bao gồm rủi ro giá trị, tức là rủi ro tổn thất giá trị do người đi vay bị giáng hạng tín dụng làm cho thị giá khoản tín dụng giảm và dẫn đến ngân hàng bị tổn thất trong khi chưa có sự vỡ nợ nào xảy ra. Để khắc phục những hạn chế của mô hình KRIs, Basel II khuyến khích các ngân hàng tiếp cận mô hình đo lường RRTD dựa trên khung giá trị VaR. Một cách tổng quát nhất, VaR tín dụng là tổn thất tín dụng tối đa trong một khoản thời gian cho trước với độ tin cậy nhất định. Các đại lượng để xác định VaR bao gồm: EL – tổn thất dự tính được, UL – tổn thất không dự tính được, PD – xác suất vỡ nợ, EAD – dư nợ tại thời điểm vỡ nợ, LGD – tỷ lệ % tổn thất tín dụng khi xảy ra vỡ nợ. 1.1.6.6. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ chiến lược và các chương trình hành động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hòa, chuyển giao nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra. Một số biện pháp kiểm soát RRTD khách hàng cá nhân:  Né tránh rủi ro Từ chối cho vay đối với khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn cấp tín dụng.  Ngăn ngừa rủi ro Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ khi rủi ro xảy ra. Một số biện pháp ngăn ngừa RRTD khách hàng cá nhân thường được áp dụng, bao gồm: - Tổ chức công tác cấp tín dụng nhằm hạn chế RRTD: Thể hiện ở quy trình, quy định cấp tín dụng chặt chẽ, phân quyền phán quyết, giới hạn tín dụng - Sử dụng tài sản đảm bảo cho nợ vay - Kiểm tra và giám sát các khoản vay Trường Giảm thi ểĐạiu rủi ro: Trích học lập dự phòn Kinhg rủi ro đầy đủ vàtế áp d ụngHuế lãi suất cho vay theo mức độ RRTD: cho vay tín chấp sẽ có mức lãi suất cao hơn cho vay có tài sản đảm bảo. 25
  37.  Trung hòa rủi ro: Trung hòa rủi ro là sử dụng các biện pháp như quyền chọn tín dụng, hoán đổi hợp đồng, hợp đồng tương lai  Chuyển giao rủi ro - Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm - Yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba - Thực hiện bán nợ xấu - Chứng khoán hóa nợ xấu  Đa dạng hóa rủi ro: Đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng cũng là một biện pháp kiểm soát rủi ro, trong cấp tín dụng KHCN có thể thực hiện đa dạng hóa theo thời hạn cấp tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; đa dạng hóa theo mục đích vay vốn: tiêu dùng, dịch vụ, sản xuất kinh doanh. 1.1.6.7. Tài trợ rủi ro tín dụng Tài trợ rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài một cách chủ động để bù đắp những tổn thất xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng. Các biện pháp tài trợ, bao gồm: - Tài trợ từ nguồn bên trong ngân hàng: Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trích. - Tài trợ từ nguồn bên ngoài ngân hàng: Nguồn bên ngoài để tài trợ rủi ro là việc lên phương án thu hồi nợ xấu; từ xử lý tài sản bảo đảm; hoặc là nguồn đền bù từ bảo hiểm vay vốn. 1.1.7. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Quản trị rủi ro tín dụng KHCN nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung đều có hai mô hình quản trị như sau: 1.1.7.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung được hiểu là công tác thẩm định khách hàng quản trị rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ vê fhooij sở chính Trườngđể ra quyết định. Mô Đại hình này tách học biệt độc lậ p Kinhgiữa ba chức năng: tế Chứ c Huếnăng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Mô hình này thường được áp dụng ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn. 26
  38. Ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung: - Ưu điểm: Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài; thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro; xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống; tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng. - Nhược điểm: Xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian; phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định; đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng lý thuyết vào công việc. 1.1.7.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình quản trị rủi ro phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Mô hình này áp dụng tại các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ. Ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro phân tán: - Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian. - Nhược điểm: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyện sâu, không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên Trườngsố liệu chi nhánh báo Đại cáo lên ho ặchọc quản lý gián Kinh tiếp thông qua chínhtế sách Huế tín dụng dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn. 27
  39. 1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 1.1.8.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng  Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc tăng trưởng hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, một chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn kinh tế hay chính sách tín dụng hướng đến những sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế giúp hạn chế rủi ro cho NHTM. Chính sách tín dụng giúp ngân hàng hướng đến danh mục cho vay có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn cho CBTD các thủ tục cần thiết, các bước công việc cần làm để thực hiện hoạt động cho vay trong giới hạn trách nhiệm của họ. Chính sách cho vay thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.  Quy trình cấp tín dụng Những quy định cụ thể hơn so với chính sách tín dụng, bao gồm các quy định về phương thức cho vay, mức cấp tín dụng, lãi suất, thời hạn, thẩm quyền cấp tín dụng và các quy định về các công việc trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Ngân hàng cần thiết phải đưa ra quy định kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách thận trọng, hiệu quả. Ngân hàng cũng cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ. Cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Trường Chất lượ ngĐại đội ngũ cán học bộ làm công Kinh tác tín dụng ngân tế hàng Huế Chất lượng CBTD phải kết hợp giữa hai yếu tố đó là năng lực chuyên môn và đạo đức. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ngoài việc sử dụng các quy trình, quy 28
  40. định, các biện pháp để giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro thì CBTD là một yếu tố rất quan trọng. Một ngân hàng có đội ngũ CBTD yếu kém về chuyên môn hay suy thoái đạo đức đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro của ngân hàng đó.  Công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, môi trường làm việc Hiện nay, các ngân hàng đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Công nghệ sẽ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, hệ thống báo cáo của ngân hàng đáp ứng kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết về khách hàng vay sẽ là công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn. 1.1.8.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng  Nhân tố liên quan đến khách hàng - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ. Trước khi ra quyết định cho vay, các NHTM phải thẩm định kỹ mục đích vay của khách hàng cũng như tư cách pháp nhân của họ. Tuy nhiên, không ít các trường hợp khách hàng sau khi nhận vốn vay đã dùng tiền vay vào mục đích khác so với hợp đồng đã ký kết. - Thông tin không đầy đủ dẫn đến đánh giá sai về năng lực tài chính của khách hàng: Cán bộ ngân hàng thu thập thông tin qua hệ thống tra cứu thông tin tín dụng CIC và thông qua phân tích hồ sơ mà khách hàng cung cấp, không ít trường hợp thông tin được cung cấp bởi chính khách hàng như thu nhập khác ngoài lương, doanh thu của hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình hay là thông tin của những khoản nợ ngoài ngân hàng của khách hàng. Điều này làm cho những phân Trườngtích về năng lực tài Đạichính của khách học hàng thi ếuKinh chính xác và ả nhtế hưở ngHuế trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. 29
  41.  Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế được thể hiện thông qua chu kỳ kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng ổn định hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng và ít rủi ro hơn do hoạt động kinh doanh của khách hàng phát triển tốt. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, mất ổn định thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả, thậm chí nhiều khách hàng còn bị thua lỗ, phá sản làm mất khả năng trả nợ. Chính sách kinh tế vĩ mô là những chính sách về thuế, về đầu tư, sản xuất, về xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Môi trường pháp lý: Xác lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, nhất quán trong điều chỉnh các hoạt động kinh tế là điều kiện tiên quyết để thị trường hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, môi trường pháp lý còn thể hiện qua các quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và các quy định về đảm bảo an toàn vốn nói riêng. Các quy định chặt chẽ, phù hợp sẽ đảm bảo sự phát triển an toàn của các ngân hàng. 1.1.9. Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân 1.1.9.1. Hiểu về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân - Trong quan hẹ tín dụng giữa ngan hàng và khách hàng cá nhân, “khả nang trả nợ của khách hàng” đư̂ ợc xem xét dựa ̂trên mức độ đáp ứng nghĩa vụ trả nợ c̆ủa khách hàng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng giữa ben cấp tín dụng là ngân hàng và khách hàng trong toàn bọ thời gian quan hẹ tín dụng.̂ Ngan hàng thường dựa tren các đạc điểm của khách hànĝ nhu thông tin̂ cá nhân, nanĝ lực tài chính, thiẹn chí̂ trả nợ t̆ ại thời điểm chua phát sinh nghĩa̛ vụ nợ, đồng thời ̆ xem xét bổ sung một̂ số đạc điểm khác như lịch sử̛ thanh toán nợ vay, tình trạng trả nợ thực tế của khách hàng t i các t ch c tín d ng nh m xây d ng b quy t ̆ ạ ổ ứ ụ ằ ự ộ ắc và mô hình đánh giá khả nang trả nợ của khách hàng trong ngắn hạn (1 nam). Trườnğ - Hiẹn nay, Đạicác nhà nghiên học cứu tren thế Kinh giớĭ và Viẹt Nam tế chua cóHuế sự thống nhất về khái nî ẹm “khả nang trả nợ của khácĥ hàng” mà thư̂ ờng chỉ ̛ đánh giá các đặc điểm của khácĥ hàng theŏ hướng khách hàng “khong có/ mất khả nang trả nợ” ̂ ̆ 30
  42. (hoạc “phá sản”, “xác suất phá sản cao”) để phân loại khách thành thành hai nhóm “có khả̆ nang trả nợ” và “không có khả nang trả nợ.” - Ủy̆ ban Basel định nghĩa khách̆ hàng “khong có khả nang trả nợ” là những khách hàng có các dấu hiẹu nhu sau: ̂ ̆ . Khách hàng khong có khả̂ na̛ ng thực hiẹn nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chua tính đến vî ẹc ngan hànğ bán tài sản̂ (nếu có) để hoàn trả; . Khách̛ hàng có các ̂khoản̂ nợ xấu có thời gian quá hạn tren 90 ngày. . Trong khi đó, Quỹ tiền tẹ quốc tế (IMF - International ̂ Monetary Fund) định nghĩa “nợ xấu” (non-performinĝ loan) là khoản nợ bị quá hạn trả lãi và/hoạc gốc tren 90 ngày; hoạc các khoản lãi chua trả từ 90 ngày trở len đã đuợc nhạp gốc,̆ tái cấp ̂ vốn hoạc đồnğ ý chạm trả theo thoả̛ thuạn; hoạc các khoản̂ phải̛ thanĥ toán đã quá hạn duớĭ 90 ngày nhû ng xác suất khoản vaŷ sẽ ̆ khong đuợc thanh toán đầy đủ là rất lớn. ̛ ̛ ̂ ̛ . Tóm lại, “nợ xấu” thuờng đuợc xác định dựa tren 2 yếu tố: (i) quá hạn tren 90 ngày và (ii) khả nang trả ̛ nợ của̛ khách hàng bị nghî ngờ, và nếu lịch sử tín dụnĝ của khách hàng đã có̆ phát sinh nợ xấu thì xác suất khách hàng khong có khả nang trả nợ là rất lớn. ̂ ̆ . Các NHTM và tổ chức xếp hạng quốc tế sẽ có những khác biẹt nhất định khi xây dựng bộ quy tắc đánh giá khả năng trả nợ và mô hình xếp hạng tín̂ dụng nọi bọ do sự sai khác về phuong pháp áp dụng, điều kiẹn kinh doanh, đối tượng khácĥ hànĝ mục tiêu và các nguồn̛ ̛ thong tin tham khảo ben ̂ ngoài. Do đó, kết quả đánh giá khả nang trả nợ của các NHTM̂ có thể khác nhau ̂ cho cùng một đối tượng khách hàng. Tronğ nội dung Khoá luận này, tác giả xác định khả nang trả nợ của khách hàng dựa tren lịch sử trả nợ thực tế của khách hàng tại BIDV̆ - Chi nhánh Thừa Thiên Hu . ế ̂ Trường1.1.9.2. Tổ ngĐại quan các tiềhọcn nghiên cứ uKinh tế Huế  Nghiên cứu trong nước - Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) sử dụng số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 436 hộ nông dân có vay vốn trong năm 2009 và đến 31
  43. 31/12/2009 vẫn còn dư nợ. Các tác giả đã sử dụng hình hồi quy Probit với các biến số như sau: Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ). Trong đó: Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu nông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. “Mục đích sử dụng vốn” là biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng sai đúng mục đích, “thu nhập sau khi vay” là thu nhập của nông hộ sau khi vay (đồng), “lãi suất vay” là lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ các hộ tín dụng (%), “tuổi của người đi vay” là số tuổi của người đi vay vốn, “Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ” là biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ từ nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. “Số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập” là số người có thu nhập trong gia đình, “Trình độ học vấn của chủ hộ” là biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại. Các tác giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn. Cuối cùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấy rằng khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Nghiên cứu này chưa cụ thể hóa trình độ học vấn của khách hàng, cũng chưa cụ thể hóa ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, mà chỉ dừng lại ở sự phân định “có” hay “không” mà thôi. Trường- Nguyễn Phúc Đại Mẫn (2015) học sử dụng mô hìnhKinh nghiên cứu như tế sau: Huế 32
  44. Khả năng trả nợ = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng) Có hai mô hình cụ thể được suy ra từ mô hình tổng quát như sau: Mô hình 1: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ số tiền vay: Khả năng trả nợ số tiền vay = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm khoản vay. Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng). Mô hình 2: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn: Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng). Từ hai trường hợp trên nghiên cứu tiến hành xác định từng biến số trong mô hình và các giả thuyết kèm theo. Đề tài còn những điểm hạn chế như sau: Thứ nhất: Số liệu thu thập được về thu nhập, kiểm tra mục đích sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng khách hàng có thể không chính xác như đã mô tả trong phần phân tích dẫn tới việc mô hình có thể bị sai lệch. Thứ hai: Việc phân chia đặc điểm nghề nghiệp của khách hàng theo bốn mức là “Lãnh đạo/Quản lý”, “Chuyên viên”, “Công nhân viên”, và “Khác” chưa thực sự thuyết phục, không thể đánh đồng được các chức danh tương đương nhưng lại làm việc ở các tổ chức có quy mô khác nhau. Điều này cũng có thể làm cho mô hình bị sai lệch. TrườngThứ ba: Biế nĐại phụ thuộc vềhọcthời gian tr ảKinhnợ chỉ có hai bi ểtếu hiệ n Huếlà trễ hạn hoặc đúng hạn chưa thể hiện hết các vấn đề liên quan tới nợ xấu. Để thể hiện rõ hơn có thể căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN chia làm năm trường hợp gồm: 33
  45. Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.  Nghiên cứu nước ngoài - Antwi và cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm 2010, và mô hình như sau: Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS, TOWN DUMMY, SEX) - Shaik Abdul Majeeb PASHA (2014) nghiên cứu về tài chính vi mô liên quan đến việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho người nghèo không bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại và các lý do khác. Tài chính vi mô là đề tài tương đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994- 1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục vụ người nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất trả nợ vay của khách hàng vay trong (SMFI). Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác định các yếu tố xác định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận và tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ học vấn và đào tạo sẽ giúp người nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn nữa, tuổi tác và kinh nghieemjkinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện tốt hơn. Trường- Nghiên cứ uĐại của Bekhet vàhọc Eletter (2014) Kinhứng dụng hai tếmô hình: Huế (1) Hồi quy nhị phân – logistic nhị phân regression model và (2) hàm cơ sở bán kính - Radial basis function vào dự báo rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại ở 34
  46. Jordan. Phạm vi nghiên cứu gồm dữ liệu của 424 khách hàng - thu thập từ nhiều ngân hàng thương mại khác nhau ở Jordan, trong suốt giai đoạn từ 2006 đến 2011. Nghiên cứu này ngoài việc ứng dụng các kỹ thuật trên vào xây dựng 2 mô hình dự báo rủi ro, còn thực hiện so sánh kết quả thu được từ hai mô hình này. Bekhet và Eletter (2014) đã chỉ ra mô hình dự báo với kỹ thuật hồi quy nhị phân cho kết quả có độ tin cậy, xác suất dự báo chính xác hơn so với kỹ thuật sử dụng hàm cơ sở bán kính RBF xét ở tổng thể. 1.2. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ NHTM Ở VIỆT NAM. 1.2.1. Thực tiễn và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng ở Việt Nam Trong những năm trở lại đây, đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng ở Việt Nam áp dụng là: - Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư - Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. - Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, Trườngkhởi tạo tín dụng), bĐạiộ phận quả n họclý rủi ro tín dKinhụng (thực hiện thtếẩm đị nhHuế tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các 35
  47. quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay ). 1.2.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ ). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ), góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng. Đồng thời, HDBank thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. 1.2.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Vietinbank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với việc tách biệt chức năng quản lý khách hàng, thẩm định vè đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (Phòng QLRR); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý Trườngnợ có vấn đề); kiểm Đạitra, giám sát tínhọc dụng độc lậKinhp (Ban kiểm tra, kitếểm soát Huế nội bộ). 36
  48. Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro. Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đông quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền. 1.2.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Quốc tế (VIB) Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình thế thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB. Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớn bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hỏng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” Trườngsang “hợp tác” mà khôngĐạiảnh hư ởnghọc đến chất lưKinhợng rủi ro tín dụ ng.tế Huế 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 37
  49. - Chi nhánh phải xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm hoạt động quản trị điều hành của chi nhánh và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay. - Xây dựng một chính sách cấp tín dụng đúng đắn, một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ là yếu tố then chốt của quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN. Chi nhánh vừa là người thực hiện và phải là người đưa ra những đóng góp tích cực nhằm giúp Hội sở chính hoàn thiện tốt chính sách, quy trình cấp tín dụng. - Chi nhánh phải thực hiện đúng chính sách tín dụng mà Hội sở chính ban hành, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Hoạt động tín dụng của chi nhánh phải tuân thủ theo đúng quy trình, quy định đảm bảo tính an toàn, hiệu quả. - Thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế có thể đánh giá về khách hàng vay, trong đó các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến năng lực tài chính của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. - Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh, từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng. - Nhận thức của nhà lãnh đạo, nhân viên chi nhánh về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng rất quan trọng. Mọi người phải hiểu rằng tín dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được. Từ đó xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng trong chi nhánh. - Trong lộ trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế của Hội sở chính, BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế nên hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho sự chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng, đó là tách biệt ba bộ phận Kinh Trườngdoanh, Quản lý rủi roĐại và tác nghi ệp.học Kinh tế Huế Trên đây là những bài học kinh nghiệm cho BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế trong việc đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với khách 38
  50. hàng cá nhân hiệu quả, góp phần lành mạnh hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng như của hệ thống BIDV. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  51. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt tại chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế (BIDV Thừa Thiên Huế) đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, BIDV Thừa Thiên Huế có 1 trụ sở chính, 3 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm: . Trụ sở ngân hàng BIDV tại Huế: 41 Hùng Vương, Thành phố Huế . Phòng giao dịch BIDV Phú Bài: 1137 Nguyễn Tất Thành, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế . Phòng giao dịch BIDV An Cựu: 171 Hùng Vương, Thành phố Huế . Phòng giao dịch Sông Bồ: 31 Cách Mạng Tháng Tám, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế Trường. Qũy tiết kiĐạiệm BIDV Thành học Nội: 154 MaiKinh Thúc Loan, Thànhtế ph ốHuếHuế . Qũy tiết kiệm BIDV Bến Ngự: 22 Phan Bội Châu, Thành phố Huế . Qũy tiết kiệm BIDV Nguyễn Trãi: 141 Nguyễn Trãi, Thành phố Huế 40
  52. - Trải qua gần 26 năm hình thành và phát triển (1993 – 2019), BIDV Thừa Thiên Huế đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn chú trọng đổi mới công tác điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà. Với sự đồng tâm nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên (CBNV) trong chi nhánh, BIDV Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: . Dẫn đầu các ngân hàng trên địa bàn thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng . Ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 . Phát triển có chất lượng và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế Mô hình tổ chức của BIDV được chia thành 5 khối: Khối Quản lý khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối Quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. Ban giám đốc Kh i ố Khối Khối Tác Khối Khối trực QLKH QLRR nghiệp QLNB thuộc P.KHCN P.QLRR P.QTTD P.KH - PGD. Phú QTK. Thành TC Bài Nội P. P.GDKH P.TC - PGD. QTK. KHDN HC An Cựu Bến Ngự P. PGD. QTK. QL&DV Sông Bồ Nguyễn Trãi Kho quỹ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – BIDV Thừa Thiên Huế) 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế  Ban Giám đốc: - Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh trước Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Các Phó Giám đốc: Gồm 1 Phó Giám Đốc Quan hệ khách hàng và 1 Phó Giám Đốc Tác nghiệp  Phòng Quản lý rủi ro: Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng (thẩm Trườngđịnh rủi ro tín dụng, Đại phát hiện các học dấu hiệu rủ i Kinhro, đánh giá mứ c tếđộ rủi roHuế tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng). Kiểm tra nội bộ, quản lý tác nghiệp và thị trường, chống tham nhũng. 42
  54.  Phòng Giao dịch khách hàng: Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng và khách hàng và các dịch vụ thanh toán khác. Ngoài ra còn có nghiệp vụ giải ngân các HĐTD trên cơ sở hồ sơ đã duyệt.  Phòng Quản trị tín dụng: Có nhiệm vụ giải ngân đối với các khoản vay và hoạt động cấp bảo lãnh cho khách hàng. Theo dõi quản lý và có nghiệp vụ liên quan đến khoản vay. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giải ngân, hồ sơ tài trợ.  Phòng Quan hệ khách hàng: Thực hiện việc thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với khách hàng. Gồm có Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân và Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.  Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Đề xuất, tham mưu giúp Giám đốc về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảm đảm an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng.  Phòng Kế hoạch – Tài chính: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và lập các báo cáo tài chính thường niên của chi nhánh.  Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật ), công tác hậu cần.  Bộ phận điện toán: Quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, quản lý, duy trì hệ thống thông tin, bảo trì máy tính đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của ngân hàng. Trường Các Phòng Đại giao dịch: học Kinh tế Huế - Phòng giao dịch An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ: Thực hiện tất cả các giao dịch với khách hàng như: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, 43
  55. chuyển tiền cũng như các giao dịch mua bán ngoại tệ của khách hàng. Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, cấp tín dụng và bảo lãnh. - Qũy tiết kiệm Thành Nội, Nguyễn Trãi, Bến Ngự: Thực hiện giao dịch với khách hàng: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối 2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế Trong những năm qua việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các CBNV trong chi nhánh được ban lãnh đạo quan tâm và chú trọng hàng đầu. Để thấy được điều đó, chúng ta nghiên cứu tình hình biến động về lao động của chi nhánh qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.2: Tình hình lao động của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Người Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số 109 100 108 100 110 100 -1 -0,92 2 1,82 Theo giới tính Nam 45 41,28 45 41,67 46 41,82 0 0 1 2.22 Nữ 64 58,72 63 58,33 64 58,18 -1 -1,56 1 1,59 Theo trình độ Trên Đại học 11 10,09 11 10,19 11 10 1 9,09 0 0 Đại học 92 84,41 91 84,25 93 84,54 1 1,09 2 22,22 Trung cấp, cao 3 2,75 3 2,78 3 2,73 0 0 0 0 đẳng TrườngĐào tạo khác 3Đại2,75 3học2,78 3Kinh2,73 0 0tế Huế0 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính BIDV Thừa Thiên Huế) 44
  56. Qua bảng 2.2, ta thấy tổng số lao động của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể: năm 2017 giảm 1 người so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm là ( -0,92%); năm 2018 tăng 2 người so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,82%. BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế có đội ngũ CBNV chất lượng và rất chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng CBNV trong suốt quá trình làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như về đạo đức của các CBNV trong chi nhánh; luân chuyển, bố trí, sắp xếp CBNV cho phù hợp với tính chất công việc cũng như năng lực của mỗi người để họ phát huy hết khả năng làm việc của mình nhằm tạo nên kết quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn thực hiện chính sách trẻ hóa đội ngũ CBNV, tuyển dụng thêm CBNV trẻ có chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động, nhạy bén nắm bắt được xu hướng thị trường, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cũng như thực hiện tốt yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. 2.1.4. Tình hình hoạt động tín dụng và kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong những chi nhánh ngân hàng mạnh trên địa bàn Thừa Thiên Huế. 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  57. Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT. Tỷ đồng So sánh 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 4.172,2 100 3.822,9 100 4.004,6 100 -349,4 -8,37 181,7 4,75 Phân loại theo hành phần kinh tế HĐV Định chế tài chính 316,9 7,60 404,7 10,58 398,3 9,95 87,8 27,71 -6,4 -1,58 HĐV Tổ chức kinh tế 1.673,4 40,11 1.113,2 29,12 1.089,9 27,21 -560,2 -33,48 -23,3 -2,09 HĐV Dân cư 2.181,9 52,29 2.305,1 60,30 2.516,4 62,84 123,2 5,65 211,3 9,17 Phân loại theo tiền tệ VND 4.095,7 98,16 3.761,8 98,40 3.935,9 98,28 -333,9 -8,15 174,1 4,63 Ngoại tệ 76,5 1,84 61,2 1,60 68,7 1,72 -15,3 -20,00 7,5 12,25 Phân loại theo kỳ hạn TGTT 220,1 5,27 165,3 4,33 197,2 4,92 -54,7 -24,87 31.9 19,30 TG có kỳ hạn dưới 1 năm 2.688,8 64,45 2.494,8 65,26 2.658,2 66,39 -193,9 -7,21 163,4 6,55 TG có kỳ hạn từ hạn từ 1 năm trở lên 1.263,3 30,28 1.162,7 30,41 1.149,1 28,69 -100,6 -7,96 -13,6 -1,17 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế huy động vốn từ 3 nguồn: Định chế tài chính, tổ chức kinh tế và dân cư. Trong đó, nguồn huy động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn là dân cư. Năm 2017, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động giảm do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Đến năm 2018, mặc dù nguồn HĐV có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn không đáng kể do cơ chế mua bán vốn nội bộ của BIDV khiến cho mức lãi suất huy động của BIDV – chi nhánh Huế có phần thấp hơn so với các ngân hàng khác trong địa bàn Thừa Thiên Huế, vậy nên sức cạnh tranh bị giảm sút. 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 Trong những năm qua, BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn cô gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy các năm sau luôn cao hơn các năm trước và duy trì mức tăng trưởng từ 5% - 25%. Thực tế cho thấy, thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng; trong giai đoạn này, quy mô tín dụng tăng trưởng khá mạnh, do đó thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng được đảm bảo và tăng trưởng. Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT. Tỷ đồng Năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng thu nhập 754,3 857,7 931,1 13,71 8,56 Tổng chi phí 645,4 720,5 758,9 11,64 5,33 Lợi nhuận trước thuế 108,9 137,1 172,2 25,90 25,60 Lợi nhuận sau thuế 78,4 98,7 123,9 25,89 25,53 Trường(Nguồn: Đại Phòng Kế ho ạhọcch Tài chính KinhBIDV – chi nhánh tế Thừa ThiênHuế Huế) 47
  59. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 2.2.1.1. Kết quả hoạt động tín dụng đối với KHCN tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT. Tỷ đồng 2016 2017 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % 2017/2016 2018/2017 1.Cá nhân 1.066,6 18,70 1.438,1 22,56 1.659,8 24,70 34,83 15,42 2.Doanh 4.635,7 81,30 4.937,1 77,44 5.059,7 75,30 6,50 2,48 nghiệp Tổng cộng 5.702,3 100 6.375,2 100 6.719,5 100 11,80 5,41 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế) Tăng trưởng tín dụng tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm. Qua kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm gần đây, ta thấy rằng BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế đang thực hiện đúng định hướng của toàn hệ thống BIDV, đó là tăng trưởng tín dụng bán lẻ. Cụ thể: Năm 2016, tỷ trọng cho vay KHCN là 18,70%, trong khi cho vay đối với KHDN là 81,30%, nhưng đến năm 2018 thì tỷ lệ cho vay KHCN là 24,70%, còn cho vay KHDN giảm xuống chỉ còn 75,30%. Và tỷ lệ này sẽ tiếp tục thay đổi trong những năm tới theo hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng KHCN. Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  60. 2.2.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn vay của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT. Tỷ đồng Năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng dư nợ cá nhân 1.066,6 1.438,1 1.659,8 34,83 15,42 Huy động vốn cuối kỳ 4.172.2 3.822,9 4.004,6 -8,37 4,75 Tỷ lệ Dư nợ cá nhân/Huy 25,56 37,62 41,45 động vốn (%) (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu trên, ta thấy được tuy Tổng dư nợ có sự tăng trưởng và huy động vốn có sự giảm nhưng tỷ lệ sư nợ cá nhân trên huy động vốn đều tăng qua các năm. Hiện nay, BIDV đang áp dụng cơ chế mua vốn – bán vốn đối với cả vốn tín dụng và vốn huy động để điều hòa cân đối tổng hòa giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống, do đó, BIDV cũng không gặp khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ quá cao so với tăng trưởng huy động vốn. Tuy nhiên, BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế cần xem xét các giải pháp huy động vốn như: đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và tiện ích dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và chủ động trong kinh doanh, tăng lợi nhuận thu về cho chi nhánh. 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2018 Mô hình quản trị rủi ro mà BIDV - chi nhánh Thừa Thiên Huế đang áp dụng Trườnghiện nay đó là mô hìnhĐại quản trị r ủihọc ro phân tán, tKinhức là 3 bộ phận kinhtế doanh, Huế quản lý rủi ro và tác nghiệp vẫn đang thực hiện tại chi nhánh, nhưng 3 chức năng này lại được phân giao cho 3 bộ phận độc lập trong chi nhánh: chức năng kinh doanh phụ trách bởi phòng KHCN, phòng KHDN, 3 Phòng giao dịch và 4 Quỹ tiết kiệm, chức 49
  61. năng quản lý rủi ro do phòng Quản lý rủi ro đảm nhiệm và chức năng tác nghiệp do phòng Quản trị tín dụng thực hiện. Để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng, trước hết cần nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2.2.1. Đánh giá công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân  Nhận diện rủi ro tín dụng KHCN trước khi cấp tín dụng Công tác nhận diện rủi ro trước cho vay là phân tích về pháp lý khách hàng vay, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn nên phần lớn sẽ được thực hiện ở các phòng kinh doanh. Nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng bao gồm: Nhận diện rủi ro thông qua phân tích hồ sơ pháp lý của khách hàng (hồ sơ thân nhân, năng lực tài chính, phương án vay vốn, tra cứu thông tin lịch sử vay vốn của khách hàng CIC); Nhận diện rủi ro thông qua phân tích hồ sơ tài sản đảm bảo (được quy định tại quy định 8955/QĐ – QLTD ngày 31/12/2014) và Nhận diện rủi ro thông qua thẩm định thực tế.  Nhận diện rủi ro trong khi cấp tín dụng Đây là công tác được thực hiện chính ở phòng Quản trị tín dụng. Hồ sơ của khách hàng sau khi được phê duyệt cấp tín dụng sẽ được đưa đến phòng Quản trị tín dụng. Thông qua việc thẩm định lại trên bề mặt hồ sơ tín dụng, bộ phận quản trị sẽ xem xét lại thẩm quyền cấp tín dụng đúng hay chưa, khách hàng có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định không, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ giải ngân, điều kiện giải ngân, kiểm tra những thông tin pháp lý của khách hàng Việc tái thẩm định hồ sơ này nhằm phát hiện ra những rủi ro mà bộ phận kinh doanh có thể bỏ qua, đồng thời góp phần ngăn chặn được rủi ro đạo đức xuất phát từ cán bộ quản lý khách hàng.  Nhận diện rủi ro sau khi cấp tín dụng Nhận diện thông qua: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình Trườnghoạt động sản xuấ t kinhĐại doanh c ủhọca khách hàng; Kinh Kiểm tra, đánh giátế lại tàiHuế sản đảm bảo; Công tác rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 50