Khóa luận Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

pdf 145 trang thiennha21 21/04/2022 10862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_cung_ung_nguyen_vat_lieu_hang_may_mac_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ LÊ THỊ THÚY DIỄM Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Diễm PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Lớp: K49B-QTKD Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 1 năm 2018
  3. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn, là người đã tận tình hướng dẫn cho em những hướng đi thích hợp và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý công ty cổ phần Dệt May Huế đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, em xin cảm ơn chị Nguyễn Hồng Liên-Trưởng phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May, anh Phạm Hồng Sơn, chị Nguyễn Thị Thúy Phó phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May và các anh chị của Phòng Kế Hoạch-Xuất Nhập Khẩu May đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, phỏng vấn và thu thập số liệu, đồng thời luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em rất nhiều trong lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý công ty, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn đóng góp những ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Diễm
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu tổng quát 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2 Phương pháp xử lý số liệu 3 5. Kết cấu đề tài 4 6. Đóng góp của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 5 1. Lý thuyết về nguyên vật liệu 5 1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 5 1.2 Phân loại nguyên vật liệu 5 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu 6 1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu 7 ii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu 7 2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu 8 2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu 8 2.2 Vai trò quản trị cung ứng nguyên vật liệu 8 2.3. Nhiệm vụ của quản trị cung ứng nguyên vật liệu 9 2.4 Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu 9 2.4.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 9 2.4.2. Lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 11 2.4.3 Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu 13 2.4.4 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu 14 2.4.5 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu 19 2.4.6 Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu 20 2.4.7 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 20 2.4.8 Thanh quyết toán nguyên vật liệu 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 23 1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế 23 1.1 Giới thiệu chung về công ty 23 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 24 1.3 Các thành tích đạt được 25 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty 27 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28 1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 29 1.7 Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2015-2017 33 1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 37 2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 41 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 41 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 41 iii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty 47 2.1.3 Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu hàng may mặc 51 2.2 Phần mềm BRAVO (ERP-VN) 52 2.3 Phân tích thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 55 2.3.1 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 55 2.3.2 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu 65 2.3.3. Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu 75 2.3.4. Công tác cấp phát nguyên vật liệu 81 2.3.5 Tổ chức kiểm tra và thanh khoản nguyên vật liệu 82 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 85 2.4.1. Những mặt tích cực 85 2.4.2 Những mặt hạn chế 89 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 93 1. Định hướng phát triển của công ty 93 2. Gỉai pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 95 2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 95 2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu 97 2.3 Hoàn thiện công tác tiếp nhận nguyên vật liệu 99 2.4 Hoàn thiện hệ thống kho bãi của công ty 100 2.5 Hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện phần mềm BRAVO 102 2.6 Nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ công nhân viên tại công ty 103 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 1. Kết luận 105 2. Kiến nghị 106 2.1 Đối với công ty 106 iv SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.2 Đối với nhà nước 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 1 111 PHỤ LỤC 2 112 PHỤ LỤC 3 118 PHỤ LỤC 4 119 PHỤ LỤC 5 121 PHỤ LỤC 6 122 PHỤ LỤC 7 123 PHỤ LỤC 8 124 PHỤ LỤC 9 126 PHỤ LỤC 10 127 PHỤ LỤC 11 128 PHỤ LỤC 12 129 PHỤ LỤC 13 129 PHỤ LỤC 14 130 PHỤ LỤC 15 130 PHỤ LỤC 16 131 PHỤ LỤC 18 133 v SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC HÌNH Hình 1. Nhập và theo dõi đơn hàng bán 112 Hình 2. Lập phiếu giao nhiệm vụ 113 Hình 3. Nhập định mức nguyên vật liệu 113 Hình 4. Chạy nhu cầu nguyên vật liệu. 114 Hình 5. Đặt đơn hàng mua 114 Hình 6. Lệnh nhập hàng nguyên vật liệu 115 Hình 7. Phiếu nhập khẩu 116 Hình 8. Nhập kho nguyên vật liệu 116 Hình 9. Định mức vật liệu cuối cùng 117 Hình 10. Định mức nguyên liệu cuối cùng 117 Hình 11. Purchase order (PO) 118 Hình 12. Hóa đơn sơ khởi (PI) 122 Hình 13. Đề nghị nhập khẩu bằng TT 123 Hình 14. Đơn đặt hàng 124 Hình 15. Hóa đơn giá tri gia tăng 125 Hình 16. PaCking list 126 Hình 17. INVOICE 127 Hình 18. Vận đơn đường biển 128 Hình 29. Kiểm tra lỗi ngoại quan 129 Hình 20. Kiểm tra lỗi xiên canh 129 Hình 21. Kiểm tra trọng lượng 130 Hình 22. Kiểm tra màu sắc 130 Hình 23. Phiếu nhập kho 132 Hình 24. Phiếu xuất kho 133 vi SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của công ty 30 Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức dữ liệu 53 Sơ đồ 3. Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho của công ty. 76 vii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tình hình nhân sự của công ty năm 2015 – 2017 34 Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2015- 2017 38 Bảng 3. Tình hình hoạt động kinh doanh hàng may mặc của công ty năm 2015-2017 45 Bảng 4. Nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty 48 Bảng 5. Số lượng một số nguyên vật liệu nhập khẩu năm 2015-2016 50 Bảng 6. Định mức vải đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064 59 Bảng 7. Định mức nguyên vật liệu sử dụng cho đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064. 61 Bảng 8. Bảng tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng cho đơn hàng UG1242- SU1387-SU26503-SU26554 STYLE CGKBS917 62 Bảng 9. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu nhập khẩu cho đơn hàng PO#CO27 STYLE CGKR9064 65 Bảng 10. Danh mục nhà cung ứng nguyên liệu của công ty 57 Bảng 11. Danh mục nhà cung ứng vật liệu của công ty 58 Bảng 12. Vật liệu thường xuyên . 58 Bảng 13. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu đơn hàng PO#SU27355-SU27356 STYLE CGW714 72 Bảng 14. Bảng vật liệu đếm được và không đếm được 79 Bảng 15. Thông báo tình hình kiểm tra chất lượng vải STYLE CGBF80F6 80 Bảng 16. Một số sai phạm trong lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 90 Bảng 17. Các loại nhãn sử dụng cho đơn hàng STYLE CGKBS914 111 Bảng 18. Định mức đã đăng kí Hải quan 119 Bảng 19. Định mức chưa đăng kí hải quan năm 2018 của một số đơn hàng. 120 Bảng 20. Nhu cầu thường xuyên tháng 7/2018 121 Bảng 21. Bảng AQL kiểm tra vật liệu 131 viii SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2015. 43 Đồ thị 2. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2016. 43 Đồ thị 3. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2017. 44 ix SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ALQ Chuẩn chất lượng chấp nhận BC Xác nhận đơn hàng BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐVT Đơn vị tính GĐĐH Giám đốc điều hành KHXNK Kế hoạch xuất nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu LC Thư tín dụng (Letter of Credit) NVL Nguyên vật liệu NVL Nguyên vật liệu PDM Tài liệu hướng dẫn quy cách may PI Hóa đơn sơ khởi (Proforma Invoice) PO Đơn đặt hàng (Purchase Order) P.TGD Phó tổng giám đốc QLCL Quản lý chất lượng TGD Tổng giám đốc TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TT Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) GTGT Thuế giá trị gia tăng XNK Xuất nhập khẩu x SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, không một quốc gia nào phát triển mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Và trong quá trình hội nhập đó, ngành dệt may càng chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, trong ba tháng đầu năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước tính đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể khẳng định nghành dệt may đã góp phần lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên để đạt được thành quả đó, nghành dệt may đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là thách thức về nguyên vật liệu. Hiện nay, NVL không còn khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nữa nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng NVL đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm. NVL chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mà quản lý tốt NVL là điều kiện tiền đề cho việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy quá trình sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Chính vì thế mà các hoạt động liên quan đến quản trị cung ứng NVL ngày càng được quan tâm ở tầm vĩ mô và vi mô. Được thành lập từ năm 1988 đến nay, công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) được đánh giá là một đơn vị xuất sắc trong ngành dệt may cả nước, công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hàng may mặc. NVL phục vụ cho hàng may mặc của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và quá trình thực hiện lại được tiến hành qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được thực hiện bởi mỗi chuyên viên khác nhau nên việc đáp ứng nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất 1 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn lượng cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tuc và hiệu quả là vô cùng khó khăn. Do vậy công tác quản trị cung ứng NVL đang là vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty. Việc quản lý và sử dụng tốt NVL sẽ mang lại nhiều lợi ích, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và tăng uy tín của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong thời gian thực tập ở công ty nhận thấy quá trình cung ứng NVL hàng may mặc của công ty vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và còn gặp nhiều khó khăn, các khó khăn này đã gây ra các thiệt hại về tài chính, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như hệ lụy trong công tác cung ứng NVL hàng may mặc ở công ty cổ phần Dệt May Huế, nên em xin mạnh dạn chọn đề tài “Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế để thấy rõ những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL của công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị cung ứng NVL nhằm vận dụng vào việc hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng NVL của công ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. 2 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc tại công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng NVL hàng may mặc của công ty. - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Dệt May Huế. - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu ở công ty cổ phần Dệt May Huế được tiến hành từ ngày 24/9/2018 – 30/12/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phỏng vấn: tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các CBCNV của công ty như chuyên viên cung ứng, chuyên viên đơn hàng, chuyên viên nhập khẩu, chuyên viên điều hành may, thủ kho các vấn đề liên quan đến quá trình cung ứng NVL hàng may mặc của công ty. - Quan sát, lắng nghe: thông qua việc quan sát và lắng nghe trong quá trình được thực tập ở công ty từ đó ghi chép, đúc kết lại những kiến thức, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp. - Nghiên cứu, tham khảo tài liệu: đọc, tham khảo các giáo trình do các giảng viên biên soạn, sách ở thư viện, các trang mạng, tạp chí và một số bài luận văn của khóa trước để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. - Để thực hiện khóa luận này em đã tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu từ trang web của công ty và từ các phòng ban như phòng KHXNK, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng QLCL 4.2 Phương pháp xử lý số liệu - Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ những nguồn trên có thể là những dữ liệu thô, chưa qua xử lý, từ đó tiến hành xử lý bằng cách tổng hợp, phân tích, so sánh và thể hiện các số liệu đó trên bảng biểu, biểu đồ để có cái nhìn tổng quát về hoạt động cung ứng NVL hàng mặc của công ty qua các năm và để phục vụ cho nội dung của đề tài nghiên cứu. 3 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 5. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị cung ứng nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 6. Đóng góp của đề tài - Kết quả của quá trình phân tích và nghiên cứu đề tài “Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế” là cơ sở để công ty có thể thấy rõ những nhược điểm, thiếu sót cũng như khó khăn mà công ty đã và đang gặp phải. Từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm khắc phục những mặt hạn chế góp phần hoàn thiện công tác quản trị cung ứng NVL của công ty giúp cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn. 4 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 1. Lý thuyết về nguyên vật liệu 1.1 Khái niệm nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vào nó. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan). - Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giá trị nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. 1.2 Phân loại nguyên vật liệu - Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan).  Căn cứ vào nội dung và yêu cầu quản lý doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại hình như sau: + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. + Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động. 5 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. + Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất +Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.  Nếu căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu có thể được chia thành các loại như sau: + Nguyên vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. + Nguyên vật liệu tự gia công chế biến: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. + Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến. + Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh. + Nguyên vật liệu do được cấp, biếu, tặng  Nếu căn cứ vào tình hình sử dụng, nguyên vật liệu bao gồm: + Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng. 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu - NVL luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, là cơ sở tạo nên thành phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). - Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). 6 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). 1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu - Mọi loại nguyên vật liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm. Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên vật liệu theo ý muốn của con người. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị toàn bộ của mọi loại nguyên vật liệu không bị mất đi mà kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. - Các nguyên vật liệu khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất ở những thời điểm khác nhau và với số lượng khác nhau. - Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất. 1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu  Lựa chọn nguyên vật liệu: - Là quá trình xác định, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp với quá trình sản xuất. - Điều kiện cần: để sản xuất sản phẩm/dịch vụ, phù hợp công nghệ cần nguyên vật liệu đúng chủng loại, số và chất lượng. - Điều kiện đủ: Dù nguyên vật liệu do con người chế biến hoặc khai thác từ tự nhiên cũng đều có rất nhiều quy cách, cỡ loại khác nhau. Mặt khác, công nghệ kỹ thuật sản xuất cho phép con người có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế nhau. Phải lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.  Đảm bảo nguyên vật liệu: - Là quá trình sẵn sàng cung ứng các mức nguyên vật liệu theo yêu cầu của quá trình sản xuất vào các thời điểm khác nhau. 7 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau với số lượng, chất lượng, mẫu mã khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Vì thế, phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một vấn đề các nhà quản trị luôn quan tâm là làm thế nào để dự trữ mọi loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ở mức tối ưu?  Tận dụng nguyên vật liệu: - Là phương thức nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Trong nhiều trường hợp, giá trị nguyên vật liệu chiếm tổng giá trị cao trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ với quy cách, kích cỡ rất khác nhau mà người sản xuất có thể tận dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu tận dụng nguyên vật liệu trong quá trình chế biến là vấn đề rất quan trọng. 2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu 2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu - Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị, xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu, tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lý nhất nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất. - Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dòng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản lý theo chu kỳ hoàn thiện của dòng nguyên vật liệu, từ việc mua và kiểm soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm (PGS.PTS Nguyễn Kim Truy (Chủ biên), 1999, trang 120). 2.2 Vai trò quản trị cung ứng nguyên vật liệu + Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu, có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới, đảm bảo sự ăn khớp của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến (Quantri.vn). 8 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Quản trị cung ứng NVL nhằm đảm bảo NVL luôn đầy đủ, đồng bộ, kịp thời là điều kiện tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, cho sự nhịp nhàng đều đặn của sản xuất. Bất cứ một sự không đầy đủ, kịp thời và không đồng bộ nào của NVL đều gây ra sự ngưng trệ sản xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế đã được thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau, gây ra tổn thất trong sản xuất kinh doanh. + Hoạt động cung ứng này ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm cũng như đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh càng phát triển, phạm vi kinh doanh càng rộng lớn, thị trường không còn bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một vùng mà phát triển ra cả nước, khu vực và quốc tế thì hoạt động cung ứng NVL càng trở nên quan trọng. 2.3. Nhiệm vụ của quản trị cung ứng nguyên vật liệu - Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu. - Đưa ra các phương án và quyết định phương án mua sắm cũng như kho tàng. - Đường vận chuyển và quyết định vận chuyển tối ưu. - Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán. - Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bao gồm từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển, bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý. - Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cấp phát kịp thời cho sản xuất. 2.4 Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu - Quản lý NVL là công việc cần thiết và khách quan của mọi doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý NVL cũng khác nhau. Việc quản lý NVL phụ thuộc rất nhiều yếu tố và cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Để quản lý NVL một cách có hiệu quả phải xem xét trên tất cả các khâu từ kế hoạch, cung ứng, sử dụng đến bảo quản dự trữ NVL. Để công tác quản lý NVL hiệu quả cần thực hiện tốt quá trình quản lý thông qua các nội dung công tác quản lý. 2.4.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 9 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Khái niệm: Định mức tiêu dùng NVL là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định. Định mức tiêu dùng NVL sẽ là căn cứ quan trọng để đảm bảo việc lập và thực hiện kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp ( PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương-Đại học Kinh Tế Quốc Dân biên soạn) - Vai trò: Việc xây dựng và thực hiện định mức tiêu dùng NVL góp phần quan trọng để sử dụng NVL hợp lý, hiệu quả, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng NVL của doanh nghiệp. Mặt khác, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên nước ta có hạn, có rất nhiều NVL phải nhập ngoại nên vấn đề xây dựng định mức tiêu dùng là một yêu cầu cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn cung ứng cũng như khả năng đáp ứng viêc lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL. - Phân loại: Tùy theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp của tiêu dùng nguyên vật liệu: + Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Là phương pháp dựa vào 2 căn cứ đó là các số liệu thống kê về mức tiêu dùng NVL của kỳ báo cáo và những kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức. + Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đã tính toán để tiến hành sản xuất thử nhằm xác định định mức cho kế hoạch. + Phương pháp phân tích: Là kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu. - Phương pháp xác định tiêu hao nguyên vật liệu: + Phương pháp thử nghiệm sản xuất: Là việc xác định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm trong điều kiện thiết kế các biện pháp loại trừ tổn thất và các điều kiện tổn thất cho sử dụng vật tư. Hay chính là việc sản xuất thử nghiệm 1 số lượng sản phẩm nhất định, dựa trên lượng NVL thực tế xuất dùng để sản xuất và số sản phẩm có thể hoàn thành trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà ta xác định được lượng NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. 10 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.4.2. Lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu - Bất kì một doanh nghiệp, một đơn vị nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng để đạt được lợi nhuận mong muốn thì các nhà quản lý cần quan tâm đến vấn đề đầu tiên là các yếu tố đầu vào và công việc đầu tiên quyết định đến hiệu quả là xây dựng kế hoạch mua hàng, nó là nội dung quan trọng của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, là điểm khởi đầu, căn cứ để thực hiện các hoạt động tiếp theo của quá trình. - Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất-kĩ thuật-tài chính của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu bảo đảm yếu tố vật chất để thực hiện các kế hoạch khác, còn các kế hoạch khác là căn cứ để xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hoạt động dự trữ, tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Giao trình Quản trị kinh doanh 2-tổ hợp giáo dục Topica).  Trước hết phải xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng - Lượng vật liệu cần dùng là lượng vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch (thường là 1 năm). Lượng vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, lượng vật liệu cần dùng được tính toán cụ thể cho từng loại theo quy cách, chủng loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch. - Lượng nguyên vật liệu chính cần dùng được tính theo công thức: = x Đ Trong đó: - cầu loại nguyên vật liệu thứ i để sản xuất theo kế hoạch. - định mức tiêu dùng loại nguyên vật liệu i để sản xuất sản phẩm thứ j. Đ - sản lượng kế hoạch sản phẩm j sẽ được sản xuất trong kì kế hoạch.  Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ 11 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, hiệu quả đòi hỏi phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý. Lượng nguyên vật liệu dự trữ là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. Căn cứ vào tính chất, công dụng, nguyên vật liệu dự trữ được chia thành ba loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ theo mùa và dự trữ bảo hiểm. + Lượng dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường. Được xác định bằng công thức: = x Đ Trong đó: ư / à - lượng dự trữ thường xuyên. - số ngày cung ứng trong điều kiện bình thường. ư - mức sử dụng trong một ngày đêm tính theo định mức và sản lượng Đ sản xuất k/ế hoàạch. + Lượng dự trữ bảo hiểm là lượng cần dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liên tục trong điều kiện cung ứng không bình thường. Về lý thuyết, lượng dự trữ bảo hiểm phải được xác lập trên cơ sở thời gian cấp hàng sai lệch bình quân so với dự kiến và mức sử dụng bình quân một ngày đêm. Lượng dự trữ bảo hiểm mỗi loại có thể được xác định theo công thức đơn giản sau: = x Đ Trong đó: - lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm. - định mức tiêu dùng trong một ngày đêm. Đ - số ngày cung ứng sai lệch bình quân 1 lần cung ứng (Thời gian cung ứng sai lệch so với dự kiến được xác định bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và dự báo các nhân tố ảnh hưởng trong kì kế hoạch. Với thời kì quá khứ, theo thống kê có thể xác định được tổng số ngày sai lệch trong kì và số lần cung ứng trong thời kì). + Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết: Để hoạt động sản xuất tiến hành bình thường trong mọi điều kiện doanh nghiệp phải tính toán lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu 12 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn cần thiết. Thông thường lượng dự trữ tối thiểu cần thiết là tổng của lượng dự trữ thường xuyên và lượng dự trữ bảo hiểm. Công thức xác định: = + Như thế, lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết đảm bảo sản xuất tiến hành liên tục cả trong điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường, gặp phải các trắc trở nhất định về thời gian, số lượng hoặc chất lượng.  Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua - Để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tinh toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm. Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm được xác định bằng công thức: = + - Trong đó: Đ - Lượng NVL cần mua trong kì - Lượng NVL cần dùng trong kì -Lượng NVL dự trữ đầu kì Đ - Lượng NVL dự trữ cuối kì 2.4.3 Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu - Sau khi xác định được lượng nguyên vật liệu cần dùng, cần dự trữ và cần mua trong năm, bước tiếp theo là phải xây dựng kế hoạch tiến độ mua. Thực chất của kế hoạch này là xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lần Voer.edu.vn). Khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu phải căn cứ trên các nguyên tắc sau: + Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. + Luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng và quy cách. + Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. + Khi tính toán phải tính riêng cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ. - Xuất phát từ những nguyên tắc trên, khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm phải dựa vào các nội dung sau: 13 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ. + Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. + Các hợp đồng mua bán vật tư và giao nộp sản phẩm cho khách hàng. + Mức độ thuận tiện và khó khăn của thị trường mua, bán vật tư. + Các chỉ tiêu của kế hoạch mua nguyên vật liệu trong năm. + Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. + Hệ thống kho tàng hiện có của đơn vị. - Phương pháp xây dựng tiến độ mua sắm: Với nội dung kế hoạch tiến độ đó trình bày ở trên, việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo 2 phương pháp: + Đối với các loại nguyên vật liệu đã có định mức tiêu hao thì tính trực tiếp: Lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đó. + Đối với những loại nguyên vật liệu chưa xây dựng được định mức thì dùng phương pháp tính gián tiếp: Lấy mức tiêu hao kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng của kỳ cần mua sắm. 2.4.4 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu - Yêu cầu của hoạt động mua sắm NVL là đảm bảo cung ứng một lượng NVL đúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch kinh doanh. Để đạt được các yêu cầu này, trong quá trình tổ chức mua sắm NVL, nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi: Cần mua cái gì? Chất lượng ra sao? Số lượng bao nhiêu? Mua lúc nào? Mua ở đâu? (Voer.edu.vn). Lựa chọn nhà cung cấp - Doanh nghiệp cần tìm cho mình được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu đã đặt ra, nhà cung cấp với giá cả và chi phí vận tải nhỏ nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm và do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được. - Để lựa chọn nhà cung ứng còn tồn tại rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này: + Quan điểm truyền thống cho rằng phải thường xuyên lựa chọn nhà cung cấp vì như thế mới chọn được nhà cung cấp với giá cả mang lại chi phí thấp nhất. 14 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Quan điểm hiện đại lại cho rằng không nên thường xuyên lựa chọn người cấp hàng mà phải đánh giá thật thận trọng theo các tiêu chuẩn nhất định để quyết định lựa chọn nhà cung cấp rồi mới thành lập mối quan hệ làm ăn bền chặt với nhà cung cấp đó, phải thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing nhằm tạo niềm tin đối với họ với mức độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. - Nhà quản trị cần thu thập các thông tin về các nhà cung cấp trên thị trường về giá cả, chất lượng, chủng loại của họ thông qua các trang mạng, báo chí Ngoài ra, còn có phương thức thu thập thông tin trực tiếp tại quốc gia xuất khẩu công ty có thể cử cán bộ đi công tác, tìm hiểu. Bên cạnh đó thị trường thường xuyên biến động nên nhà quản trị phải định kỳ bổ sung thông tin, cập nhật tình hình để các số liệu thu thập mới nhất, chính xác nhất. - Kết quả thu thập thông tin cần được phân tích, đánh giá để đưa ra tổng kết. Để phân tích cần đưa ra phương pháp tính toán sao cho thuận tiện cho việc đánh gía, khi đánh gía nhà cung cấp cần đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và tính toán bằng số liệu cụ thể. Mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu tuỳ thuộc vào công ty coi trọng yếu tố nào. Các chỉ tiêu đánh gía là: + Chất lượng NVL. + Giá cả. + Thời hạn giao hàng. + Uy tín trên thị trường. + Năng lực sản xuất. + Phương thức thanh toán. + Chi phí đặt hàng. + Chi phí giao dịch, vận chuyển. + Điều kiện kèm theo. + Hệ thống quản lý chất lượng. + Dịch vụ bán hàng. - Mỗi chỉ tiêu trên được đánh giá theo các mức điểm cụ thể để có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất. 15 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Sau khi đánh giá, mỗi nhà cung cấp có một số điểm cụ thể, công ty lập danh sách những nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn đề ra của công ty sau đó tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu mà lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. - Để chọn nhà cung cấp, về hình thức thì có hai loại nhà cung cấp hàng chủ yếu là người cấp hàng có sẵn trên thị trường và người cấp hàng mới xuất hiện. Khi phân tích, đánh giá thì công ty cần phải tiến hành cả với nhà cung cấp truyền thống và nhà cung cấp tiềm năng trên thị trường. Đối với nhà cung cấp truyền thống thì công việc này giúp công ty có thể đánh giá mức độ thay đổi về các chỉ tiêu so với trước kia để kịp thời có các giải pháp thích hợp. Với những nhà cung cấp tiềm năng thì công việc này giúp công ty đánh giá những lợi thế so sánh của mỗi nhà cung cấp để quyết định có thiết lập mối quan hệ không. Tổ chức thương lượng, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp - Thượng lượng (đàm phán) là một cuộc đối thoại giữa hai bên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với một vấn đề hoặc một số vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Đàm phán thường được tổ chức trước khi ký kết để đi đến thống nhất về các điều khoản trong hợp đồng. Các phương thức đàm phán: Phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp. + Phương thức trực tiếp là phương thức hai bên gặp nhau trực tiếp để thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng. + Phương thức gián tiếp là phương thức mà hai bên thoả thuận về các điều kiện thông qua các phương tiện khác như: điện thoại, e-mail, fax - Nội dung của các cuộc đàm phán xoay quanh nội dung của hợp đồng giữa các bên, bao gồm: + Hàng hoá: số lượng, chất lượng. + Giá cả. + Phương thức thanh toán. + Phương thức đóng gói. + Phương thức vận chuyển. + Điều kiện bất khả kháng. + Điều khoản chung. 16 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Đối với những hợp đồng quan trọng, giữa những đối tác lần đầu đặt mối quan hệ thì thường được tổ chức theo hình thức đàm phán trực tiếp. Đàm phán gián tiếp cũng thường xuyên được tổ chức đối với những đối tác đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, với những hợp đồng giá trị nhỏ. Tổ chức nhập khẩu nguyên vật liệu - Sau khi ký kết hợp đồng, bên cung cấp chuẩn bị NVL, mỗi bên đều phải tuân thủ đúng quy trình thực hiện của mình. Đối với hàng hóa mua nội địa thì việc nhập hàng đơn giản theo thỏa thuận từ hai bên, tuy nhiên quy trình nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài thì được nhà nước quy định chặt chẽ. Nếu không thực hiện đúng quy trình sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước. - Nghiệp vụ nhập khẩu do các nhân viên phòng XNK của công ty đảm nhận, các nhân viên này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công việc của mình. Nhập khẩu là một nhiệm vụ khó khăn của mỗi công ty và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó cần thực hiện các nghiệp vụ này một cách cẩn thận và chặt chẽ. Đối với những công ty nhập khẩu NVL thì yêu cầu đối với nhập khẩu là rất lớn. Hoạt động nhập khẩu được diễn ra thường xuyên, đảm bảo NVL phải đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, NVL cũng phải được nhập về đúng thời gian quy định để kịp thời sản xuất. - Khi tổ chức nhập khẩu thì công ty phải xin giấy phép của nhà nước. Đối với những mặt hàng đặc biệt có hạn ngạch thì công việc này phải tiến hành thường xuyên còn đa số, công việc xin giấy phép được tiến hành định kỳ. Tổ chức thanh toán nguyên vật liệu - Các phương thức thanh toán hiện nay: + Phương thức đổi chứng từ trả tiền. + Phương thức chuyển tiền. + Phương thức nhờ thu. + Phương thức tín dụng chứng từ. - Để tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu, công ty phải thông qua ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế. Thông thường thì đây là ngân hàng đại diện 17 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn công ty tiến hành các giao dịch tài chính khi cần thiết. Thời điểm thanh toán mỗi lô hàng nhập khẩu là khác nhau, tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán hai bên sử dụng. + Đối với phương thức đổi chứng từ trả tiền thì công ty phải đặt tiền thanh toán cho bên xuất khẩu trước. Do đó, rủi ro xảy ra khi công ty đã đặt hàng mà bên xuất khẩu giao hàng không đúng theo trong hợp đồng. + Đối với trường hợp chuyển tiền thì thời điểm thanh toán có thể là trước hoặc sau khi giao hàng tuỳ thuộc vào đó là phương thức chuyển tiền trước hay sau khi giao hàng. Rủi ro xảy ra đối với công ty khi công ty đã chuyển tiền trước mà bên đối tác không giao hàng hoặc có giao nhưng không đúng như hợp đồng quy định. + Phương thức nhờ thu bao gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Các công ty hiện nay sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nhiều hơn do rủi ro ít hơn. Công ty nhập khẩu chỉ gặp rủi ro khi sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nếu bên đối tác lập bộ chứng từ giả. + Phương thức tín dụng chứng từ vẫn là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay do hạn chế được rủi ro cho cả hai bên xuất và nhập. Khi nhập khẩu rủi ro xảy ra khi hàng hoá nhập về không đúng theo quy định của hợp đồng. Mỗi phương thức thanh toán có ưu nhược điểm riêng, do đó tuỳ vào mỗi lô hàng mà nhà quản trị quyết định phương thức thanh toán sao cho phù hợp nhất. Tổ chức vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy - Cũng như các hoạt động khác, mục tiêu của hoạt động vận chuyển là đưa đối tượng vận chuyển từ nơi cần vận chuyển đến mục tiêu cần đúng thời gian, đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất. - Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải quản trị vận chuyển. Quản trị vận chuyển ở đây bao gồm những công việc lựa chọn phương thức vận chuyển, thuê phương tiện vận chuyển, sắp xếp NVL lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển về nhà máy sản xuất. - NVL sau khi nhập khẩu từ cửa khẩu cần đưa về nơi sản xuất và lưu kho chờ sản xuất. Quá trình vận chuyển từ cửa khẩu về nhà máy sản xuất phụ thuộc vào phương thức vận chuyển quy định giữa hai bên. Khi công ty chịu trách nhiệm vận chuyển từ cửa khẩu về có thể thuê phương tiện vận tải hoặc sử dụng phương tiện của công ty. 18 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Việc sử dụng phương thức vận tải nào còn phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, tính chất của việc vận chuyển. - Vận chuyển cần điều phối sao cho phù hợp với quá trình sản xuất, tránh trường hợp hàng không về đúng thời gian quy định làm nhân công không có việc hoặc hàng về không đồng bộ khiến dây chuyền ngưng hoạt động. 2.4.5 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu - Tiếp nhận nguyên vật liệu là một khâu quan trọng, nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng. Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên. Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu trong kho từ đó làm giảm những thiệt hại đáng kể cho hàng hóa đó, hoặc biến chất của nguyên vật liệu (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). Do tính cấp thiết như vậy, tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ: + Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng nội dung, điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, trong hoá đơn, phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển + Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất. - Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau: + Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ tuỳ theo nguồn tiếp nhận khác nhau trong ngành, ngoài ngành hay trong nội bộ doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm. Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát. - Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập và người giao hàng cùng với thủ kho ký vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ được chuyển 19 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp được phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. - Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm tiếp nhận, cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp. 2.4.6 Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu - Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, đồng thời còn là nơi chứa thành phẩm của công ty trước khi tiêu thụ. Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên vật liệu nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù hợp với nhiều loại nguyên vật liệu. Thiết bị kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo gìn giữ toàn vẹn số lượng chất lượng cho nguyên vật liệu (Voer.edu.vn). Do vậy, tổ chức quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụ sau: + Bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng nguyên vật liệu cũng như ngăn ngừa hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu. + Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳ thời điểm nào nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất. + Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm tra bất cứ lúc nào. + Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản, sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích kho. - Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau: + Công tác sắp xếp nguyên vật liệu: dựa vào tính chất, đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm kê. Do đó phải phân khu, phân loại kho, đánh số, ghi ký hiệu các vị trí nguyên vật liệu một cách hợp lý. + Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thưc hiện đúng theo quy trình, quy phạm nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu. + Xây dựng và thực hiện nội quy về chế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu. 2.4.7 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 20 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất. Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng xuất lao động của công nhân, máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). - Việc cấp phát nguyên vật liệu cụ thể tiến hành theo các hình thức sau: + Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất: căn cứ vào yêu cầu nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đó báo trước cho bộ phận cấp phát của kho để tiến hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đó tiêu dùng. + Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức): đây là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát. - Dựa vào khối lượng sản xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận. - Sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng. Trường hợp thừa hay thiếu sẽ đựợc giải quyết một cách hợp lý và cụ thể căn cứ vào một số tác đọng khách quan khác. Thực tế cho thấy hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao, giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triến khai việc chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ, thao tác tính toán. Do vậy hình thức cấp phát này đạt hiệu qủa cao và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất tương đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến hiện thực, có kế hoạch sản xuất. 2.4.8 Thanh quyết toán nguyên vật liệu - Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. Đó là sự đối chiếu giữa lượng nguyên vật liệu nhận về với số lượng sản phẩm giao nộp, nhờ đó mới đảm bảo được việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên 21 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn vật liệu bảo đảm hạch toán đầy đủ chính sách nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm. Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất dài thì thực hiên một quý một lần, nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER). Nếu gọi: A: Lượng nguyên vật liệu nhận về trong tháng. Lsxsp: Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng. Lbtp: Lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm kho. Lspd: Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang. Ltkx: Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng. Theo lý thuyết ta có: L=Lsxsp+ Lbtp+ Lspd+ Ltkx Trong thực tế, nếu A lớn hơn tổng trên tức là có hao hụt. Do vậy, khi thanh toán phải giảm trừ lượng hao hụt, mất mát này. Từ đó đánh giá được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bồi thường chính đáng. 22 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế 1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: HUEGATEX. - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước-Phường Thủy Dương-Thị xã Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điện thoại: (84).234.3864337 - (84).234.3864957. - Fax: (84).0234.3864.338. - Website: Huegatex.com.vn. - Mã chứng khoán: HDM. - Vốn điều lệ: 49,995,570,000. - Email: contact@huegatex.com.vn. - Website: - MST thành lập: 3300100628. - Đăng ký kinh doanh: 3300100628.  Logo của Công ty - Công ty cổ phần Dệt May Huế nằm trên đường quốc lộ 1A, cách Thành phố Huế 2 km về phía Nam, cách sân bay Phú Bài 10 km về phía Bắc. Huegatex là thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên vật liệu, thiết bị ngành dệt may doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%. 23 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Sản phẩm của công ty cổ phần Dệt May Huế hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) được cổ phần hóa năm 2004, thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam. - Năm 1979: hiệp định được ký kết giữa hai bên nhà nước Việt Nam-Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. - Ngày 16/1/1988: Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế. Ngày 26/3/1988, nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. - Ngày 19/2/1994: thành lập Công ty Dệt May Huế (tên giao dịch: Hue Garment Company, viết tắc: Hutexco) thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công Nghiệp, do nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà Máy Dệt Huế. - Ngày 26/3/1997: công ty xây dựng thêm nhà máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. - Cuối năm 1998: quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt Nhuộm và nhà máy May. Nhà máy khi đi vào sản xuất, sản phẩm hàng dệt kim của công ty đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU, Đài Loan và cả thị trường nội địa. - Năm 2002, công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với 50.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Phú Bài. - Lúc này, Công ty Dệt May Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng đó là: Nhà máy sợi, Nhà máy may I, Nhà máy Dệt-Nhuộm, Nhà máy Dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ với doanh thu hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng. - Căn cứ quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN Ngày 28/8/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển Công ty Dệt May Huế thành công ty Cổ Phần Dệt May Huế. 24 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Từ khi cổ phần hóa công ty đã kinh doanh hiệu quả hơn. Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. - Từ năm 2006: Nhà máy May I được tách ra làm công ty riêng lấy tên là Quinmax. - Hiện nay, công ty Cổ phần Dệt May Huế gồm 4 thành viên đó là: Nhà máy Sợi, nhà máy May, nhà máy Dệt-Nhuộm, xí nghiệp cơ điện.  Nhà máy Sợi: được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 64.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm trên 13.500 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi peco, sợi cotton chải thô và chải kỹ chi số từ ne 20 đến ne 40.  Nhà máy Dệt Nhuộm: được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn.  Nhà máy May: với 5 nhà máy may trực thuộc công ty và 86 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo-shirt, áo jacket, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm.  Xí nghiệp cơ điện: chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6kv, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. 1.3 Các thành tích đạt được + Năm 1993: Nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. + Năm 1995: Nhận huân chương Lao động hạng nhì. + Năm 1998: Nhận huân chương Lao động hạng nhất và cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. + Năm 2003 – 2006: Nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Nguyễn Bá Quang-Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 25 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Năm 2009: Nhận bằng khen của Bộ Công Thương, bằng khen phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. + Năm 2010: Nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, cờ đơn vị sản xuất dẫn đầu khối doanh nghiệp tỉnh. + Năm 2011: Nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bằng khen của Bộ Công Thương, bằng khen phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. + Năm 2012: Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ. + Năm 2013: Nhận huân chương độc lập hạng ba, Ông Nguyễn Bá Quang-Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty nhận huân chương lao động hạng ba, cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ, giải thưởng đơn vị sử dụng lao động hài hòa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bằng khen của chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực và sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. + Năm 2014: Công ty nhận được Cờ thi đua của Bộ Công Thương, cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh Thừa Thiên Huế, danh hiệu “vì người lao động”, danh hiệu “top 5 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Dệt May Việt Nam”, Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác nộp thuế 2014. + Năm 2015: Công ty được chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tiếp tục vinh danh thương hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động. + Năm 2016: Công ty nhận được bằng khen của thủ tướng chính phủ, UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động lần thứ ba liên tiếp, giấy khen của cục hải quan Thừa Thiên Huế, cờ thi đua của tổng liên đoàn lao động. + Năm 2017: UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động lần thứ tư, cờ thi đua của tổng liên đoàn lao động. 26 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Tầm nhìn - Trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung và của cả nước, có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam. Sứ mệnh - Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong tập đoàn Dệt May Việt Nam, cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. - Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. Phương châm của Huegatex - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại. - Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng. - Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. Triết lý kinh doanh - Làm đúng ngay từ đầu. - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội. - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế. - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Huegatex. Gía trị cốt lõi - Khách hàng là trọng tâm: mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. - Trách nhiệm xã hội: với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, HUEGATEX hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. 27 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Sáng tạo và chất lượng: những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kĩ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình nhằm đạt những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. - Linh động và hiệu quả: hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng. Tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm. - Người lao động: người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp được quyền tôn vinh lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua. Slogan “Thịnh vượng khách hàng- Phồn vinh công ty- Hài hòa lợi ích" Mục tiêu của công ty - Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa, mở rộng thị trường, tạo việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp ngân sách nhà nước và xây dựng công ty phát triển bền vững. 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng - Công ty Cổ phần Dệt May Huế thành viên của tập đoàn dệt may Việt Nam là một doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến tiêu thụ các mặt hàng: + Sợi, hàng dệt (khăn bông và vải dệt kim) +Hàng may: Áo T-Shirt, Polo-Shirt và một số quần áo khác theo yêu cầu của khách hàng. - Liên kết, liên doanh với các công ty trong và ngoài nước để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là xuất khẩu hàng FOB và gia công hàng may mặc từ các khách hàng là tổ chức lớn ở nước ngoài. Nhiệm vụ - Tổ chức các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký và theo định hướng của Công ty Dệt May Việt Nam, sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh để tái đầu tư, tạo điều kiện cho sản xuất của công ty ngày một phát triển. 28 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên hợp lý. Có phương án phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. - Thường xuyên chăm lo cho đời sống và sức khỏe của cán bộ công nhân viên, tạo nguồn động lực và một không khí làm việc thoải mái cho công nhân viên, giúp họ phát triển hết khả năng và có cơ hội nâng cao vị thế của mình hơn. - Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, quan tâm đến quyền của người lao động, có chế độ bảo hiểm an toàn trong lao động. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp theo quy định của nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển. 1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 29 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN BAN KIỂM SOÁT TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH P.TGĐ Phụ Dệt Khối May Nội Chính Kỹ Thuật Trách Sợi Nhuộm Đầu Tư Giám Trưởng Trưởng Giám Giám Giám Trưởng Cửa Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Giám Trưởng Trưởng Giám Đốc phòng phòng đốc đốc đốc phòng hàng phòng phòng trạm ban ban đốc xí phòng phòng đốc kinh K u nhà nhà nhà qu n lý i nghi p kinh nhà nhà ế Điề ả doanh Tài nhân sự Y tế đờ bảo vệ ệ kỹ máy hoạch- hành máy máy máy chất giới Chính sống cơ điện thuật doanh máy dệt XNK May may 1 may 2 may 3 lượng thiệu Kế Đầu tư sợi nhuộm May sản Toán phẩm : Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng Kế Hoạch-XNK May) :Quan hệ chức năng 30 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc và người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban kiểm soát: là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Tổng Giám đốc: là người đại diện công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc: P.TGĐ giúp cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công Ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Theo cơ cấu tổ chức của công ty thì có bốn vị trí P.TGĐ đó là P.TGĐ Dệt Nhuộm, P.TGĐ Khối May, P.TGD Nội Chính và P.TGĐ Phụ Trách Sợi. Trong đó: + Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Dệt Nhuộm có nhiệm vụ giúp TGĐ công ty điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực dệt nhuộm có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác do TGĐ giao. + Phó Tổng Giám Đốc Khối May có nhiệm vụ giúp TGĐ điều hành công tác sản xuất kinh doanh lĩnh vực May. Tham mưu cho TGD về chiến lược phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu Huegatex. + Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực, công tác văn phòng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đời sống và chăm lo sức khỏe CBNV. Tham mưu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội, hệ thống an toàn vệ sinh lao động, phát triển thương hiệu Hugatex. Là người đại diện phát ngôn của công ty. 31 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Phó Tổng giám Đốc phụ trách Sợi có nhiệm vụ giúp TGĐ công ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực sợi có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác do TGĐ giao. Giám Đốc Điều Hành: GĐĐH giúp cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công Ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Hiện nay theo cơ cấu tổ chức của công ty có một ví trí GĐĐH đó là Giám Đốc Điều Hành Kỹ thuật Đầu tư, với nhiệm vụ đó là GĐĐH kỹ thuật đầu tư giúp TGĐ điều hành công tác kỹ thuật, công tác đầu tư trạm 110/6 KV và một số công tác khác theo sự phân công của TGĐ. Các phòng chức năng: các phòng chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Tổng Giám đốc các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng, đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của Công ty. + Phòng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu: Có chức năng khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng. Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến độ thực hiện, theo dõi thực hiện hợp đồng + Phòng quản lý chất lượng: có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. + Phòng Kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng của Công ty. + Phòng Tài chính – Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. 32 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Thực hiện công tác thanh quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm + Phòng Kỹ thuật - đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới. Xây dựng, ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và theo dõi thực hiện rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả. + Ban bảo vệ: Giám sát nội qui ra vào công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hoá, vật tư ra vào công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra. + Trạm Y tế: có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong công ty. + Ban đời sống: phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Các mối quan hệ hoạt động: + Quan hệ trực tuyến: mối quan hệ trực tuyến giúp công ty nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp. Theo sơ đồ tổ chức mối quan hệ trực tuyến được thể hiện giữa các phòng chức năng đối với P.TGĐ và GĐĐH, các phòng ban chức năng chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo cấp trên. Các P.TGĐ và GĐĐH là người ra quyết định và giám sát trực tiếp các phòng ban chức năng và đồng thời nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước TGĐ. +Quan hệ chức năng: mối quan hệ chức năng giúp công ty thực hiện chuyên môn hóa các chức năng quản lý, tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Theo sơ đồ tổ chức của công ty thì giữa các P.TGĐ và GĐĐH có mối quan hệ chức năng với việc phân chia quản lý từng mảng riêng biệt là dệt nhuộm, khối may, nội chính, kỹ thuật đầu tư, sợi. Giữa các phòng ban chức năng cũng có mối liên kết theo quan hệ chức năng, các phòng ban luôn liên kết hổ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc. 1.7 Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2015-2017 33 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 1. Tình hình nhân sự của công ty năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2016/2015 2017/2016 +/- (%) +/- (%) Tổng số lao động 3.942 100 3.959 100 3.936 100 17 0,43 -23 -0,6 1. Phân loại theo giới tính Nam 1.256 31,86 1.228 31,1 1.201 30,51 -28 -2,23 -27 -2,3 Nữ 2.686 69,14 2.731 68,9 2.735 69,49 45 1,68 4 0,15 2. Phân loại theo tính chất công việc Trực tiếp 3.682 93,4 3.678 94,5 3.628 92,17 -4 -1,11 -50 -1,4 Gián tiếp 260 6,6 281 5,5 308 7,83 21 8,08 37 13,7 3. Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại học và trên ĐH 207 5,25 248 6,2 252 6,4 41 19,80 4 1,6 Cao đẳng, trung cấp 257 6,52 272 6,9 113 2,87 15 5,84 -159 -58,5 Lao động phổ thông 3.478 88,23 3.439 86,9 3.571 90,72 -39 -1,12 132 3,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2015-2017) 34 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh các yếu tố về vật chất, kỹ thuật thì yếu tố lao động là yếu tố hết sức quan trọng mang tính chất then chốt và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, quy mô của lực lượng lao động một phần nào đó phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của công ty cổ phần Dệt May Huế không ngừng biến động về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2015 tổng số lao động của công ty là 3.942 người, năm 2016 là 3.959 người tăng 17 người so với năm 2015 và đến năm 2017 có sự giảm sút, giảm 23 người tức giảm 0,6 % so với năm trước, còn 3.936 người. Dựa vào bảng 1 ta có thể thấy tình hình nhân sự tại công ty cổ phần Dệt May Huế được phân theo 3 tiêu chí đó là: theo giới tính, theo tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn. Theo giới tính - Trong năm 2015 số lượng công nhân viên nam là 1.256 người, chiếm 31,86% trong tổng số công nhân viên của toàn công ty, trong khi đó số công nhân viên nữ gấp đến 2,14 lần số công nhân viên nam với 2.686 người, chiếm 69,14% trong tổng số lượng công nhân viên của công ty. - Trong năm 2016 số lượng công nhân viên nam là 1.228 người, chiếm 31,1% trong tổng số công nhân viên của toàn công ty và giảm 2,23% so với năm 2015 còn số lượng công nhân viên nữ tăng 45 người so với năm 2016, với số lượng là 2.731 người, chiếm 68,9% trong tổng số lượng công nhân viên của công ty. - Bước qua năm 2017 số lượng công nhân viên nam tiếp tục giảm, giảm 2,3% so với năm 2016 với số lượng 1.201 người, chiếm 30,51% trong tổng số lao động của công ty. Trong khi đó số lượng nữ là 2.735 người, chiếm 69,49% và tăng 0,15% so với năm 2016. Qua đây ta có thể nhận xét được rằng vì đặc điểm của ngành dệt may là ngành đòi hỏi lao động phải khéo léo và tỉ mĩ, chính vì vậy ở công ty cổ phần Dệt May Huế có số lượng công nhân viên nữ chiếm đa số hơn nam. 35 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các dịch vụ trong quá trình tạo ra sản phẩm. Số lượng lao động trực tiếp năm 2015 của công ty là 3.682 người, chiếm 93,4% trong tổng số lao động, qua năm 2016 số lượng lao động trực tiếp là 3.678 người giảm 4 người so với năm trước. Tuy nhiên đến năm 2017, số lượng lao động sản xuất trực tiếp giảm đến 50 người hay giảm 1,4% so với năm 2016 với 3.628 người, chiếm 92,17% trong tổng số lao động. - Lao động gián tiếp: gồm các lao động không làm ra sản phẩm mà chỉ đóng góp vào quá trình tạo ra sản phẩm đó bao gồm các phòng ban: hành chính, nhân sự, kỹ thuật Năm 2015 số lao động gián tiếp của công ty là 260 người, chiếm 6,6% trong tổng số lao động. Bước sang năm 2016, số lượng lao động gián tiếp tăng 8,08% so với năm trước, chiếm 5,5% trong tổng số lao động. Và số lượng lao động gián tiếp tiếp tục tăng vào năm 2017, tăng 13,7% so với 2016 với số lượng là 308 người, chiếm 7,83% trong tổng số lao động. Sỡ dĩ số lượng lao động trực tiếp lớn hơn nhiều so với lượng lao động gián tiếp cũng là điều dễ hiều, bởi với một đơn hàng của công ty thì chỉ cần một số chuyên viên đảm nhiệm trong khâu đơn hàng, cung ứng để hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại cần rất nhiều công nhân cắt, may mới hoàn thành được đơn hàng hàng nghìn cái. Quy luật khách quan bao giờ cũng đòi hỏi số lao động trực tiếp (trình độ trung cấp, sơ cấp) lớn hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp. Phân theo trình độ học vấn Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay thì công ty cũng đã chú trọng, quan tâm hơn đến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường, cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong thị trường. Cụ thể: - Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong năm 2015 số lao động chủ yếu của công ty là lao động phổ thông với 3.478 người, chiếm 88,23% trong tổng số lao động của 36 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn năm 2015, đứng thứ hai là số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp với 257 người, sau đó là đại học với số lượng ít nhất 207 người. - Đến năm 2016 thì có sự thay đổi đáng mừng khi số lượng lao động có trình độ chuyên môn bậc đại học tăng đáng kể tăng 41 người tức tăng 19,80% so với năm 2015, số lao động cao đẳng, trung cấp tăng 15 người, tăng 5,84% so với năm trước, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu với con số 3.439 người, tuy nhiên có giảm 39 người hay giảm 1,12% so với năm 2015. - Đến năm 2017, ta có thể nhìn thấy được số lượng lao động ở các trình độ liên tục biến động theo sự biến động của thị trường, số lao động phổ thông tăng thêm 132 người, với tổng số lao động phổ thông là 3.571 người, chiếm 90,72% trong tổng số lao động năm 2017 và tăng 3,8% so với năm trước. Lao động đại học tăng 4 người chiếm 6,4% trong tổng số lao động năm 2017 và tăng 1,6% so với năm trước. Còn lao động ở trình độ cao đẳng, trung cấp giảm 159 người tức giảm 58,5% so với năm trước. 1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 37 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2015-2017 Kết cấu Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL SL SL +/- % +/- % DOANH Tổng doanh thu 1.494.066 1.494.099 1.671.407 33 100 177.308 111,87 THU Doanh thu thuần 1.480.822 1.478.313 1.653.863 -2.509 99,83 175.550 111,88 Doanh thu hoạt động tài chính 10.101 10.405 10.275 304 103,01 -130 98,75 Doanh thu khác 3.143 5.381 7.269 2.238 171,20 1.888 135,09 CHI PHÍ Giá vốn hàng bán 1.309.807 1.341.165 1.508.276 31.358 102,39 167.111 112,46 Chi phí hoạt động tài chính 20.052 19.033 14.174 -1.019 94,92 -4.859 74,47 Chi phí lãi vay 15.312 13.008 13.131 -2.304 84,95 123 100,95 Chi phí bán hàng 51.545 52.198 55.374 653 101,27 3.176 106,08 Chi phí quản lý doanh nghiệp 53.209 26.851 39.823 -26.358 50,46 12.972 148,31 Chi phí khác 2.745 2.227 3.374 -518 81,13 1.147 151,50 LỢI Tổng lợi nhuận trước thuế 56.709 52.626 50.387 -4.083 92.80 -2.239 95,74 NHUẬN +Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 56.310 49.472 46.492 6.838 87.9 -2.980 93,98 +Lợi nhudoanhận khác 398 3.155 3.894 2.757 792,71 739 123,42 Lợi nhuận sau thuế TNDN 44.064 42.778 40.602 -1.286 97,08 -2.176 94,91 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2015-2017) 38 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Trong một doanh nghiệp, có thể nói kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quan sát bảng 2, bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dệt May Huế trong giai đoạn từ năm 2015- 2017 ta thấy: Về doanh thu: Nhìn chung tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm, là một kết quả đáng mừng. Năm 2015, tổng doanh thu của công ty là 1.494.066 triệu đồng, bước sang năm 2016 tổng doanh thu đạt 1.494.099 triệu đồng tăng 33 triệu đồng so với năm trước và tăng vượt bậc vào năm 2017 đạt 1.671.407 triệu đồng, tăng đến 11,87% so với năm 2016. Cụ thể trong đó: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2016 đạt 1.478 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2015, giảm 0,17% so với năm trước, doanh thu từ hoạt động tài chính có sự tăng nhẹ tăng từ 10.401 triệu đồng lên 10.405 triệu đồng, tăng 3,01% so với năm 2015. Bên cạnh đó doanh thu kiếm được từ các hoạt động kinh doanh khác của công ty cũng có tăng, tăng 2.238 triệu đồng so với năm trước đạt 5.381 triệu đồng. Để có thể thực hiện được chỉ tiêu đề ra, công ty đã không ngừng cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện biện pháp linh động trong từng hoàn cảnh của thị trường, giảm chi phí thông qua tăng năng suất lao động, không ngừng cải tiến trong sản xuất, giảm thao tác thừa, đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng tốt nhất cho khách hàng. - Bước sang năm 2017, mặc dù chịu những ảnh hưởng từ tình hình chung của thế giới, đồng thời phải không ngừng chú trọng, đầu tư nhà máy may 4 và nhà máy chi nhánh Quảng Bình, tuy nhiên với sự nỗ lực và cố gắng của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của công ty thì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cụ thể doanh thu thuần của công ty đạt 1.653 tỷ đồng, vượt 11,88% so với năm 2016, tăng con số đáng kể từ 1.478.313 triệu đồng trong năm 2016 tăng mạnh lên 1.653.863 triệu đồng trong năm 2017, tức tăng 175.550 triệu đồng so với năm trước. Bên cạnh đó doanh thu từ các nguồn khác cũng tăng 35,09% so với năm 2016, đạt 7.269 triệu đồng. Có thể thấy doanh thu của công ty ngày càng tăng chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, cũng như việc đầu tư nâng cấp bổ sung thiết bị sợi nhờ đó nâng 39 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn cao sản lượng sợi. Mặt khác công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh sợi là tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu nhờ đó tăng được lượng bán hàng. Về chi phí: - Trong xu thế ngày càng cạnh tranh thì việc đầu tư vào công tác bán hàng sẽ giúp cho công ty tăng khả năng cạnh tranh của mình, chính vì vậy chúng ta có thể thấy chi phí bán hàng của công ty tăng dần qua các năm, cụ thể chi phí bán hàng năm 2015 là 51.545 triệu đồng, sau đó tăng lên 52.198 triệu đồng trong năm 2016, tăng 1,27% so với năm 2015 và tiếp tục tăng lên 55.374 triệu đồng trong năm 2017, tăng 6,08% so với năm trước. - Cùng với việc tăng chi phí bán hàng và tiền lương bình quân lao động tăng qua các năm dẫn đến các khoản chi phí từ giá vốn hàng bán cũng có xu hướng tăng lên lần lượt là 1.309.807 triệu đồng trong năm 2015, sau đó tăng lên 1.341.165 triệu đồng trong năm 2016 tăng 2,39% so với năm 2015 và 1.508.276 triệu đồng trong năm 2017, tăng đến 12,46% so với năm trước. - Tuy nhiên nhờ vào việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 và luôn thay đổi để hướng đến sự hợp lý trong việc vận hành hệ thống công ty hoạt động tốt mà chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua các năm, cụ thể là năm 2015 chi phí là 53.209 triệu đồng, sau đó giảm vượt bậc chỉ còn 26.851 triệu đồng ở năm 2016 giảm 49,5% so với năm 2015, bước sang năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 39.823 triệu đồng. Bên cạnh đó chi phí tài chính cũng có xu hướng giảm dần qua các năm nhờ vào lãi suất ngân hàng giảm, cụ thể đạt 20.052 triệu đồng trong năm 2015, năm 2016 đạt 19.033 triệu đồng giảm 5,08% so với năm 2015 và chỉ còn 14.174 triệu đồng trong năm 2017, giảm 4.859 triệu đồng so với năm trước. Về lợi nhuận Qua quan sát bảng số liệu chúng ta có thể thấy từ năm 2015 đến 2017 doanh thu công ty tăng dần đồng thời chi phí cũng tăng theo chính vì vậy mà lợi nhuận của công ty giảm dần qua các năm, cụ thể: - Năm 2016, lợi nhuận trước thuế đạt 52.626 triệu đồng không đạt được kế hoạch đề ra và giảm 4.083 triệu đồng (giảm 7,2% ) so với năm 2015, mặc dù doanh thu tương đương với năm trước nhưng lợi nhuận giảm do công ty tiếp tục đầu tư bổ sung 40 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn thiết bị sợi, dệt nhuộm, các chi phí đầu vào tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty và do trong năm tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, công ty chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài như: sự cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI, tình hình chính trị thế giới bất ổn - Năm 2017: Mặc dù doanh thu đạt và vượt so với năm trước tuy nhiên lợi nhuận trước thuế không đạt kế hoạch đề ra giảm 2.239 triệu đồng (tức giảm 4,26% ) so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thị trường khó khăn, do yếu tố chi phí tăng và công ty tiếp tục đầu tư phát triển nhà máy may 4 và đầu tư nâng cấp thiết bị nhà máy sợi đã hoàn thành nên phải trích khấu hao cao dẫn đến hiệu quả không đạt. Đối với lĩnh vực sợi giá nguyên liệu biến động liên tục, đối với lĩnh vực dệt nhuộm may, đơn hàng dệt nhuộm thiếu gần như cả năm chỉ sản xuất được 538 tấn đạt 45% kế hoạch năm và giảm 40% so với năm 2016 do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty. Ngoài ra các đơn hàng may mặc dù đáp ứng được năng lực sản xuất của nhà máy tuy nhiên để nhận được đơn hàng công ty phải giảm giá và chấp nhận các đơn hàng lãi không cao thậm chí hòa vốn để nhận được đơn hàng. 2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Dệt May Huế sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới thì công ty chú trọng vào 2 nhóm mặt hàng chính là:  Nhóm hàng may mặc xuất khẩu: Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là áo Polo Shirt, Jacket, T-shirt, quần áo thể thao, quần áo trẻ em - Do sự tăng trưởng của ngành dệt may đã có những chuyển biến về chất, hầu hết các đơn vị đều có tỷ lệ hàng FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất) từ 80% trở lên, không phải gia công như trước đây. Và công ty cổ phần Dệt May Huế cũng vây, những năm trước đây công ty chủ yếu nhận các đơn hàng gia công cho các công ty nước ngoài nên mặc dù doanh số cao nhưng lợi nhuận không được nhiều, hầu hết chỉ đủ trả lương cho 41 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn công nhân và một phần rất nhỏ cho quản lý, không có lãi. Nhưng trong những năm trở lại đây, do việc tích cực quảng bá doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm nên công ty đã dần chuyển sang sản xuất hàng dưới hình thức FOB là chủ yếu. Cụ thể: + Phương thức sản xuất xuất khẩu: công ty sản xuất xuất khẩu dưới dạng FOB, với phương thức này công ty sẽ nhận đơn đặt hàng từ một văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh (văn phòng Resources). Resources sẽ đặt hàng theo mẫu, yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng, chất liệu sản phẩm, nguyên vật liệu và dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đặt hàng, công ty phải bỏ tiền mua nguyên vật liệu, công ty phải tự vận chuyển về kho của mình để tiến hành sản xuất và xuất khẩu. Xuất khẩu loại này đem lại hiệu quả cao do công ty có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng cũng như lựa chọn phương tiện vận tải, giảm được chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. + Phương thức gia công xuất khẩu: bên cạnh đó công ty vẫn nhận đơn hàng gia công xuất khẩu nhằm đảm bảo doanh thu và việc làm cho người lao động. Với phương thức này công ty sẽ nhận các đơn hàng gia công từ khách hàng nước ngoài như HANSAE, MAKALOT thông qua văn phòng đại diện của họ ở việt Nam. Họ sẽ cung cấp nguyên vật liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để công ty sản xuất. Sau khi sản xuất xong thành phẩm, công ty sẽ liên lạc với văn phòng đại diện để kiểm tra, giám định chất lượng. Sau khi kiểm tra, giám định xong, hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng xuống cảng xuất. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công), đồng thời công ty bị thụ thuộc vào đối tác, nhưng nó giúp công ty có việc làm thường xuyên, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài.  Nhóm hàng sợi xuất khẩu: nhóm này chuyên về sản xuất xuất khẩu các loại sợi sang thị trường các nước như Thổ Nhỹ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha và một số nước khác. - Có thể nói hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng may mặc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, để rõ hơn nữa tầm quan trọng này chúng ta sẽ xem xét đồ thị sau: 42 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Đồ thị 1. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2015. SỢI MAY KHÁC 2,07% 41,92% 56,01% - Qua biểu đồ trên ta có thể thấy doanh thu hàng may mặc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Cụ thể là vào năm 2015, doanh thu hàng may mặc chiếm đến 56.01% tổng doanh thu của công ty, doanh thu sợi chiếm 41.92% và chỉ 2.07% doanh thu từ các nguồn kinh doanh khác của công ty. Đồ thị 2. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2016. SỢI MAY KHÁC 5.55% 45.44% 49.01% - Bước sang năm 2016, doanh thu nhóm hàng may mặc có sự sụt giảm chiếm 49.01% tức giảm khoảng 7% so với năm trước tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế trong tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó tỷ trọng nhóm hàng sợi và nhóm khác 43 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn có sự tăng lên, doanh thu sợi chiếm 45.44%, doanh thu khác chiếm 5.55% trong tổng doanh thu của công ty. Đồ thị 3. Tỷ trọng doanh thu hàng may mặc trong tổng doanh thu của Công ty năm 2017. SỢI MAY KHÁC 6.70% 47.11% 46.19% - Năm 2017, doanh thu nhóm hàng may chiếm 46.19% giảm 2,28% so với năm 2016 do mất cân đối trong sản xuất dệt nhuộm khiến Huegatex phải nhập khẩu nguyên liệu vải với số lượng lớn từ nước ngoài, tình trạng này khiến số hợp đồng FOB Công ty ký được chưa cao. Doanh thu sợi có bước phát triển vượt bậc tăng lên 47.11% và doanh thu khác đạt 6.7%. → Qua các đồ thị trên ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh hàng may mặc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, chứng tỏ công ty rất chú trọng và không ngừng quan tâm đến sự phát triển nhóm hàng may mặc. - Để đánh giá cụ thể hơn nữa tình hình hoạt động kinh doanh hàng may mặc của công ty chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau: 44 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 3. Tình hình hoạt động kinh doanh hàng may mặc của công ty năm 2015-2017 SO SÁNH 2016/2015 SO SÁNH 2017/2016 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) DOANH THU (CHƯA VAT) TR.ĐỒNG 1.480.751,00 1.478.660,00 1.667.221,00 -2.091 -0.14 188.561,00 12,75 SỢI TR.ĐỒNG 620.677,00 671.956,00 785.494,00 51.279,00 8,26 113.538,00 16,90 MAY TR.ĐỒNG 829.317,00 725.939,00 770.208,00 -103.378 -12,47 44.269 6,10 CỬA HÀNG TR.ĐỒNG 4.951,20 3.735,20 4.054,20 -1.216 -24,56 319 8,54 KINH DOANH KHÁC TR.ĐỒNG 25.805,80 77.029,80 107.464,80 51.224 198,50 30.435,00 39,51 KNXK TÍNH ĐỦ 1000USD 70.862,34 77.144,61 89.666,68 6.282,27 8,87 12.522,07 16,23 MAY 1000USD 52.505,48 53.714,00 57.669,00 1.208,52 2,30 3.955,00 7,36 SỢI 1000USD 18.356,86 23.430,61 31.997,68 5.073,75 27,63 8.567,07 36,56 SẢN PHẨM MAY SẢN PHẨM SX 1000 CHIẾC 15.539,13 14.681,78 15.210,20 -857,35 -5,52 528.42 3,60 SẢN PHẨM XUẤT KHẨU 1000 CHIẾC 14.701,81 14.282,78 14.204,82 -419.03 -2,85 -77.96 -0,55 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-xuất nhập khẩu may) 45 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Doanh thu hàng may mặc - Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung doanh thu may góp phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Trong những năm gần đây doanh thu may có sự biến động tăng giảm không đều cụ thể năm 2015 doanh thu hàng may mặc đạt 829.317 triệu đồng, sang năm 2016 doanh thu hàng may mặc có sự sụt giảm, giảm 12,47% so với năm trước tức còn 725.939 triệu đồng tuy nhiên năm 2017 thì có sự cải thiện đáng mừng đạt 770.208 triệu đồng tăng 6,1% so với năm 2016 tuy nhiên vẫn còn giảm. Có thể giải thích cho sự giảm sút về doanh thu may là do trong những năm gần đây Việt Nam không còn lợi thế về nhân công giá rẻ, giá thành cao hơn một số nước trong khu vực, mặc khác do sự biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt và sự cố môi trường đã tác động đến công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc - Năm 2015, tổng KNXK của công ty đạt 70.862,34 nghìn USD thì đến năm 2016 con số này tăng lên 77.144,61 nghìn USD, tăng 8.87% so với năm 2015. Sang năm 2017, KNXK tiếp tục tăng đáng mừng 89.666,68 nghìn USD, tăng 12.522,07 nghìn USD so với năm 2016, tức tăng 16.23%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua công ty đã không ngừng cố gắng và nỗ lực để đưa hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình ngày càng đi lên và đạt hiệu quả cao. Cụ thể: + Đóng góp lớn trong tổng KNXK của công ty không thể không kể đến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Năm 2015, riêng kim ngạch xuất khẩu hàng may đã đạt 52.505,48 nghìn USD trong tổng kim nghạch xuất khẩu tính đủ của công ty và tăng lên 53.714,00 nghìn USD năm 2016 tức tăng 2,3% so với năm trước. Năm 2017, KNXK hàng may mặc tiếp tục tăng đạt 57.669,00 nghìn USD, tăng 7,36% so với năm 2016. Sở dĩ KNXK hàng may tăng qua các năm đó là nhờ công ty đã không ngừng đầu tư, nâng cấp các thiết bị, máy móc dẫn đến sản lượng hàng may mặc sản xuất tăng liên tục và đặc biệt là hơn 50% sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, cụ thể năm 2017 sản lượng sản phẩm may mặc sản xuất được là 15.210,20 nghìn chiếc, tăng 3,6% so với năm 2016 thì có đến 14.282,78 nghìn chiếc được xuất khẩu. Bên cạnh đó, bước qua năm 2015, tình hình thị trường có nhiều bước chuyển biến nhanh chống, ban giám đốc công ty tiếp tục tập trung hoàn thiện, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên, đẩy mạnh phát triển các đơn hàng mới, nâng cao tỷ lệ 46 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn hàng FOB, đảm bảo nguồn hàng dồi dào cho hoạt động của các nhà máy may nên mới đạt được hiệu quả như vậy. 2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty - Nguyên vật liệu trong nghành may mặc rất phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng. Dựa vào vai trò và đặc điểm của từng loại NVL đối với sản phẩm may mặc, NVL của công ty cổ phần Dệt May Huế được chia làm hai nhóm chính là nguyên liệu chính và vật liệu phụ (vật liệu).  Nguyên liệu chính: - Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm, chiếm từ 70% đến 80% giá thành công xưởng của sản phẩm may mặc, là yếu tố đầu vào có tính chất cấu tạo và là vật chất cơ bản để tạo ra sản phẩm dệt may, bao gồm các loại vải như vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, lông tự nhiên, lông hóa học dùng để may các loại quần áo mặc ngoài, mặc lót (chiếm đến 80% tổng số vật liệu may). Ở công ty cổ phần Dệt May Huế, để thực hiện các đơn hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu công ty thường sử dụng nguyên liệu vải chính đó là vải dệt kim và vải dệt thoi. + Vải dệt kim là vải dùng kim dệt để kết sợi hoặc tơ dài thành cuộn sợi. Sau đó đặt các cuộn sợi vào các bộ suốt dệt xen kẽ mà tạo thành. Vải dệt kim có độ đàn hồi khá tốt. Vải dệt kim có 2 loại: dệt một mặt và dệt hai mặt. Khi dệt, sợi được uốn cong thành những vòng sợi. Các vòng sợi này liên kết với nhau theo hướng dọc và hướng ngang liên kết theo một quy luật nhất định tạo thành vải dệt kim. + Vải dệt thoi: Vải dệt thoi được dệt từ sợi ngang và sợi dọc theo đường vuông góc với nhau mà thành. Là loại vải do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với nhau tạo nên, hệ thống sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống sợi nằm theo chiều ngang tấm vải gọi là sợi ngang.  Vật liệu phụ (Vật liệu): - Được dùng để chỉ các yếu tố đầu vào phụ trợ, mang tính chất trang trí, tiện ích và không cấu thành nên tính chất, đặc điểm cơ bản của sản phẩm may mà đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho sản phẩm. Nguồn vật liệu sử dụng cho các sản phẩm may mặc của công ty khá đa dạng, gồm có các loại vật liệu chủ yếu như: các loại nhãn, dây kéo, cúc 47 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 4. Nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VẢI DÂY KÉO CỔ NÚT BO NHÃN MÓC TREO HẠT SIZE HẠT TRANG TRÍ DÂY LUỒN CHỈ DÂY VIỀN DÂY TRÀN TRÍ DÂY DỆT DÂY TAPE BĂNG KEO DÂY ĐAI KIỆN KEO/ MEX DỰNG BAO NILON THÙNG CARTON GIẤY/ TẤM LÓT GHIM CÀI/ ĐẠN NHỰA (Nguồn: Kho vật liệu-phòng ĐHM) - Nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho hàng may mặc công ty có hai nguồn chính: nguồn từ trong nước và nguồn nhập từ nước ngoài, tuy nhiên về cơ bản vật liệu nội địa có thể đáp ứng nhưng nguyên liệu nội địa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao nên nguyên vật liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Do số lượng cũng như sản lượng đơn hàng của công ty khá lớn và tăng qua các năm nên nhu cầu về nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất cũng khá lớn. Quan sát bảng số lượng một số nguyên vật liệu nhập khẩu của công ty năm 2015- 2016 bên dưới ta có thể thấy rõ:  Nguyên liệu 48 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Với vải nhập khẩu bằng đơn vị Yard thì lượng nhập khẩu khá nhiều năm 2015 là 9.781.491 yard, năm 2016 nhập 10.127.601 yard, tăng 3,54% so với năm trước. Với vải tính bằng đơn vị kg thì năm 2015 công ty nhập khẩu 273.355 kg, năm 2016 lượng vải nhập khẩu tăng lên 411.571 kg, vượt 50,56% so với năm trước. Sở dĩ vải được nhập khẩu theo hai đơn vị tính khác nhau và vải nhập theo đơn vị yard lớn hơn nhiều so với vải nhập bằng kg là do yêu cầu của khách hàng và với đơn hàng sản xuất xuất khẩu khách hàng yêu cầu nhập khẩu vải theo đơn vị kg hoặc đơn vị Yard tuy nhiên với đơn hàng gia công xuất khẩu thì khoảng 99% khách hàng chỉ định nhập khẩu vải theo yard. Tuy nhiên với một số loại vãi co giãn thì việc nhập bằng yard sẽ không đo được chính xác nên sẽ được nhập bằng đơn vị kg. + Còn đối với cổ thì trong những năm này công ty yêu cầu cao về chất chật lượng cổ mà nguồn cung nội địa thì không thể đáp ứng và một phần do công ty chủ yếu nhận các đơn hàng có yêu cầu sử dụng cổ như đơn hàng áo Polo shirt chính vì vậy số lượng cổ được sử dụng tăng mạnh, từ 660.897 cái năm 2015 tăng lên 1.063.934 cái năm 2016 tăng 60,98% so với năm 2015.  Vật liệu phụ (phụ liệu) + Đối với việc sản xuất một sản phẩm hàng may mặc thì cần rất nhiều loại vật liệu chính vì thế nên lượng vật liệu nhập khẩu để sử dụng ở công ty rất lớn đặc biệt là số lượng nhãn, bởi để sản xuất hoàn thiện một sản phẩm khách hàng yêu cầu rất nhiều loại nhãn chẳnghạn với đơn hàng PO#UG1242-UG1243-SU1387-SU26497-SU26546 STYLE CGKBS914 ta có thể thấy sử dụng đến 11 loại nhãn, 5 loai nhãn nhập khẩu và 6 nhãn nội địa (phụ lục 1) cho một sản phẩm, nên dễ hiếu khi số lượng nhãn nhập khẩu tương đối lớn, năm 2015 là 66.245.698 cái, tuy nhiên năm 2016 để tiết kiệm chi phí và đơn giản cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo đủ thông số mà khách hàng yêu cầu chỉ sử dụng nhãn cần thiết hoặc mua nhãn nội địa nên lượng nhãn được sử dụng ít hơn với 58.294.777 cái và giảm 12,00% lượng nhãn nhập khẩu năm 2015. + Với vật liệu cúc, trong năm 2015 nhập khẩu 12.250.148 hạt tuy nhiên đến năm 2016 số cúc nhập khẩu tăng mạnh lên 20.460.473 hạt, tăng 67,02% so với năm trước là do khách hàng yêu cầu cao về chất lượng cũng như thiết kế của cúc buộc cong ty phải nhập khẩu. 49 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 5. Số lượng một số nguyên vật liệu nhập khẩu năm 2015-2016. ĐƠN LƯỢNG NVL NHẬP KHẨU LƯỢNG NVL NHẬP KHẨU SO SÁNH 2016/2015 TÊN NVL VỊ 2015 2016 (+/-) (%) Vải Kg 273,355 411,571 138,216 50.56 Vải Yard 9,781,491 10,127,601 346,110 3.538 Cổ chiếc 660,897 1,063,934 403,037 60.98 Túi poly Cái 2,628,554 2,481,742 -146,812 -5.59 Nhãn Cái 66,245,698 58,294,777 -7,950,921 -12.00 cúc Hạt 12,250,148 20,460,473 8,210,325 67.02 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Xuất nhập khẩu may) 50 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.1.3 Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu hàng may mặc - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam quý I/2018 ước đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu may mặc đạt 5,98 tỷ USD, tăng 12,49%, xuất khẩu vải đạt 335 triệu USD, tăng 20,5%, xuất khẩu vải không dệt đạt 129 triệu USD, tăng 10,26%, xuất khẩu nguyên vật liệu đạt 272 triệu USD, tăng 16,68%. Tuy nhiên nguồn vải cho may xuất khẩu chủ yếu là nhập khẩu (chiếm trên 80% nhu cầu, trong đó Trung Quốc chiếm 50% tổng giá trị, Hàn Quốc: 18%, Đài Loan: 15%). Việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu sẽ khiến ngành dệt may bị phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu giá cả bấp bênh vì thay đổi từng ngày theo giá thế giới. - Ngành dệt may Việt Nam có sự mất cân đối trong phát triển sản xuất dệt nhuộm. Nhiều máy móc thiết bị đã sử dụng trên 20 năm, năng suất chỉ bằng 30% nếu so với Trung Quốc. Tương tự như sợi, chất lượng vải trong nước còn thấp, khó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn trong chính sách và thiếu chuỗi cung ứng trong nước để hỗ trợ các ngành cùng phát triển. - Nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nghành dệt may có hai nguồn chính: nguồn từ trong nước, nguồn nhập từ nước ngoài, tuy nhiên chất lượng của các nguồn này lại không đều nhau. Về cơ bản vật liệu nội địa có thể đáp ứng đủ nhưng nguyên liệu nội địa chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên vật liệu của Việt Nam chưa đáp ứng ứng được tất cả nên phải nhập từ nước ngoài. Đây là một trong những lý do chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nước ngoài. - Đại diện hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, hạn chế về cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường trong nước thực sự là khó khăn lớn của ngành dệt may, nhất là khi thời điểm hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết. Bởi, khi tham gia TPP, để được hưởng ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ từ khâu sợi, vải mà ngành dệt may Việt Nam lại đang yếu nhất khâu này. - Để có thể tận dụng được hiệu quả về mức thuế thấp nhất của TPP thì theo quy định của TPP, nếu muốn được hưởng thuế suất 0%, thay cho mức bình quân 17,3% như hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước phải sử dụng nguyên liệu do chính 51 SVTH: Lê Thị Thúy Diễm