Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 81 trang thiennha21 21/04/2022 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Trường ĐạiLÊ họcMINH HUYKinh tế Huế Khóa học: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Minh Huy ThS. Võ Thị Mai Hà LTrườngớp: K48B QTKD ThươngĐại Mhọcại Kinh tế Huế Niên khóa: 2014-2018 Huế, ngày 24 tháng 04 năm 2018
  3. Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi cũng LđãỜ nhI ậCn ẢđưMợc ƠNrất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía gia đình, bạn bè, Thầy cô đặc biệt là các anh chị cán bộ nhân viên tại Phòng Kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chí Nhánh Thừa Thiên Huế- Phòng giao dịch Phú Xuân, nhờ đó mà tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như khóa luận của mình. Tôi xin chân thành gửi những lời cám ơn đến trường Đại học kinh tế Huế - nơi đã đào tạo tôi suốt 4 năm học, Khoa Quản trị kinh doanh, những Thầy cô với tinh thần và nhiệt huyết của mình luôn miệt mài giảng dạy cho các sinh viên đã cho tôi những kiến thức nền tảng để có thể thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Võ Thị Mai Hà, người đã tận tình quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tôi làm tốt đề tài nghiên cứu khóa luận trên. Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh hỗ trợ và động viên tinh thần trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Trong quá trình thực hiện mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do những hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên khóa luận cũng có những thiếu sót nhất định, kính mong quý Thầy cô và Lãnh đạo phía Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông cảm và có những góp ý để tổi có thể hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình trong thời gian sắp tới. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Trường Đại học Kinh tếSinh viênHuế thực hiện LÊ MINH HUY
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC HÌNH vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 5 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 6 1.1.3. Các hình thức cấp tín dụng 7 1.2. Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại 8 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 8 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 8 1.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD 9 1.2.4.TrườngNguyên nhân phátĐại sinh RRTDhọc Kinh tế Huế .14 1.3. Quản trị RRTD trong NHTM 16 1.3.1. Định nghĩa quản trị RRTD 16 1.3.2. Quy trình quản trị RRTD 16 1.3.3. Các mô hình Quản trị rủi ro tín dụng : 22 1.3.4. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro 24 i
  5. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH HUẾ 25 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 25 2.1.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Việt Nam 25 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế: 26 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 27 2.1.4. Tình hình sử dụng lao động: 30 2.1.5. Phân tích hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế: 32 2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế: 38 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng: 38 2.2.2. Phân tích chất lượng tín dụng 43 2.2.3. Thực trạng hoạt động quản trị RRTD 48 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- CN Huế 50 2.3.1. Những kết quả đạt được 50 2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- CN Huế 52 2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế: 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTrường TMCP SÀI GÒNĐại THƯƠNG học TÍN Kinh CHI NHÁNH tế TH ỪHuếA THIÊN HUẾ 55 3.1.Định hướng công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Huế trong thời gian tới 55 3.2.Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 58 3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro 58 3.2.2. Nhóm giải pháp giảm thiểu, xử lý rủi ro khi xảy ra 64 ii
  6. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 2. Một số kiến nghị 66 2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 66 2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Huế 68 3. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài 70 4. Hạn chế của đề tài 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT RRTD: Rủi ro tín dụng NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng Nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng TSĐB: Tài sản đảm bảo BĐS: Bất động sản CBNV: Cán bộ nhân viên CBTD: Cán bộ tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phân Sài Gòn Sacombank Huế: Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế CIC: Trung tâm Thông tin tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân loại nhóm nợ 10 Bảng 2: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể với các nhóm nợ 13 Bảng 3: Thang chấm điểm tín dụng nội bộ 18 Bảng 4: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's 20 Bảng 5: Tình hình sử dụng lao động tại Sacombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ 2015-2017 30 Bảng 6: Tình hình tài sản – nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 33 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 35 Bảng 8: Doanh số cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 38 Bảng 9: Doanh số thu nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 40 Bảng 10: Hệ số thu nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 40 Bảng 11: Dư nợ hoạt động tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 42 Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn tại Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu tại Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 45 Bảng 14: Hệ số rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 46 Bảng 15: Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 47 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 Ngân hàng Sacombank - CN Huế 36 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ quy trình quản trị RRTD 16 Hình 2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank 27 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội của người dân. Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống người lao động được cải thiện, nâng cao kéo theo các hoạt động liên quan đến tín dụng cũng một tăng làm cho các ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế nước nhà. Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức tín dụng hoạt động về lĩnh vực tài chính và là trung gian kết nối giữa những khách hàng thâm hụt về vốn và những khách hàng thặng dư về vốn thông qua hai hoạt động chính của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay. Khách hàng của các ngân hàng cũng rất đa dạng từ tầng lớp hạ lưu, trung lưu đến thượng lưu từ cá nhân đến doanh nghiệp đủ mọi lứa tuổi ngành nghề trong xã hội, do vậy hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc mở cửa nền kinh tế là điều tất yếu sẽ diễn ra và sự phát triển của nó phản ánh rõ nét thông qua sự lưu thông của hệ thống tài chính tiền tệ hay rõ hơn là sự vận hành của các ngân hàng thương mại dưới sự kiểm soát và điều tiết của ngân hàng nhà nước. Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như WTO (2007) và TPP (2015) đã mở ra một cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta nhưng cùng với đó là những thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó là các yêu cầu về quản lý ngân hàng ngày càng được chuẩn hóa cao khi vừa mới đây vào tháng 9/2017 hàng loạt các ngân hàng TMCP đã đồng loạt thí điểm áp dụng chuẩn Basel II trong quản lý ngân hàng của mình để nhằm tăng cường trong công tác quản lý rủi ro tổTrườngchức đồng thời c ủngĐại cố niề mhọc tin của ngưKinhời dân sau tếnhững Huế biến cố đã xảy ra liên quan đến hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cũng đang tác động và góp phần cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Ngân hàng. Hơn nữa, các loại rủi ro do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng như: Thông tin về tài khoản khách hàng và 1 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà vấn đề bảo vệ cơ sở dữ liệu nội bộ cũng rất cần đến các giải pháp công nghệ mang tính đón đầu gắn với gia tăng năng lực của đội ngũ và rèn luyện khắt khe đạo đức nghề nghiệp. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank là một trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do sự lỏng lẻo trong hệ thống quản lý đã dẫn đến những kết quả xấu trong việc kinh doanh của ngân hàng, điển hình là tình hình về nợ xấu, nợ quá hạn, sự sụt giảm về doanh thu trong những năm trở lại đây sau khi sáp nhập vào Ngân hàng Phương Nam, đứng trước tình hình đó HĐQT cũng như ban giám đốc đã có những biện pháp chiến lược cùng những kế hoạch dài hạn để bước đầu tái cơ cấu lại tổ chức và từng bước xử lý những vấn đề còn tồn đọng của mình. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu quy trình và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế sẽ mang lại sự tiếp cận thực tế và rất hữu ích về công tác quản trị rủi ro cho cả hệ thống nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Sacombank- Thừa Thiên Huế nói riêng. Kết quả của quá trình nghiên cứu trên sẽ góp phần mang lại những giá trị, ý nghĩa tích cực về mặt lý thuyết lẫn trong thực tế. Từ đó sẽ góp phần tìm ra những nguyên nhân cơ bản và cốt lõi trong việc quản trị RRTD, góp phầTrườngn giúp công tác qu ảĐạin trị rủi ro học của Ngân Kinh hàng ngày càngtế h oànHuế thiện hơn trong tương lai, sớm ổn định và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu cụ thể Về lý thuyết: Làm rõ các khái niệm cơ bản, nội dung liên quan đến tín dụng ngân hàng. Các loại rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài. 2 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Về thực tế: Nghiên cứu quy trình và phản ảnh thực tế hoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Thuế. Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những ưu điểm, thành tựu đã đạt được bên cạnh đó chỉ ra những măt còn tồn tại, hạn chế cần được giải quyết theo yêu cầu của thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng cho chi nhánh đang thực tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cũng như cơ chế xử lý khi có rủi ro phát sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tính- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện công tác nghiên cứu (02/01/2018- 23/04/2018). Số liệu được Ngân hàng cung cấp trong giai đoạn từ (2015-2017). - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tiến hành phân tích. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách báo, mạng internet, tạp chí, bài viết nghiên cứu khoa học, các tài liTrườngệu của ngân hàng. Đại học Kinh tế Huế - Phương pháp phân tích và so sánh: dựa trên số liệu thô được ngân hàng cung cấp tiến hành tính toán, so sánh, đánh giá các con số liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những thông tin đã thu thập để rút ra kết luận và đánh giá. 3 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 5. Bố cục đề tài Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, thuật ngữ, từ viết tắt và các phụ lục, kết cấu được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 4 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ R ỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có gì Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh thì buộc họ phải đi vay, mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời. Trong giai đoạn tín dụng nặng lãi, tín dụng có lãi suất cao nhất là 40-50%, do việc sử dụng tín dụng nặng lãi không phục vụ cho việc sản xuất mà chỉ phục vụ cho mục đích tín dụng nên nền kinh tế bị kìm hãm động lực phát triển. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và Trườngmột bên là người đi Đại vay. Quan học hệ giữa haiKinh bên ràng butếộc bHuếởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. (Nguồn Wikipedia) Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín 5 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với tiềm lực về tài chính như hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế ở cả trong và ngoài nước. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và bên còn lại là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế, là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi. (Trích voer.edu.vn) 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Theo thời gian sử dụng vốn Ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời cho doanh nghiệp hay để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân của người dân. Trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để bù đắp vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, các tài sản phương tiện vận tải để cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm thường vay với mục đích mua sắm, đầu tư, sửa chữa bất động sản và các tài sản có giá trị lớn cần nhiều thời gian để hoàn vốn và chi trả lãi suất. TheoTrường mức độ tín nhi ệĐạim học Kinh tế Huế Không đảm bảo: là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ được dựa trên niềm tin hay còn gọi là tín chấp. Chủ thể phải có lịch sử giao dịch tốt với các TCTD và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho vay không có TSBĐ của từng ngân hàng và các điều kiện liên quan khác. Có bảo đảm: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba. TSBĐ là biện pháp nhằm làm giảm thiểu rủi ro 6 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà mất vốn khi cho vay. Các hình thức của TSBĐ gồm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, đảm bảo bằng tài sản được hình thành từ vốn vay. Theo mục đích sử dụng vốn Có 2 nhóm mục đích sử dụng vốn chính là nhóm cho vay phục vụ đời sống và cho vay sản xuất kinh doanh: Nhóm cho vay phục vụ đời sống: vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng, bảo toàn, du học, vay mua bất động sản, vay tiêu dùng CBNV, vay tiêu dùng Bảo tín, thấu chi tiêu dùng, Nhóm cho vay sản xuất kinh doanh: đầu tư xây dựng bất động sản, bù đắp vốn tự, trang trải các khoản chi phí hoạt động như chi phí mua hàng, trả lương, tạm ứng vốn cho bên thi công trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng, hỗ trợ nông dân trong giai đoạn gieo trồng, bảo quản sản phẩm, 1.1.3. Các hình thức cấp tín dụng Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền có mục đích và thời hạn xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Người ta phân chia các loại cho vay khác nhau dựa trên các căn cứ khác nhau dựa vào các tiêu chí vừa kể trên. Chiết khấu: Là hình thức cho vay dựa trên giấy tờ có giá như trái phiếu, thương phiếu với điều kiện là các giấy tờ đó chưa đáo hạn thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ có giá đó trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng. Bảo lãnh: Là việc ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện các nghĩa vụ về tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) theo cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh trong trường hTrườngợp khách hàng không Đại thực hihọcện đúng nghKinhĩa vụ với bêntế còn Huế lại (bên nhận bảo lãnh). Phân theo mục tiêu có các loại bảo lãnh như sau: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán ,bảo lãnh tiền ứng trước. Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng tự bỏ tiền ra mua tài sản cố định cho khách hàng thuê với những điều kiện nhất định và có thời hạn cam kết sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê và có lãi. Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó. 7 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Các hình thức cấp tín dụng khác: Thẻ tín dụng (Credit Card), Thẻ thanh toán (Debit Card), bằng phương thức tín dụng chứng từ L/C, 1.2. Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Có rất nhiều cách để định nghĩa về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung rằng rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được. Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể dự phòng rủi ro và phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, thì nhu cầu về sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh cũng như cho tiêu dùng đời sống là rất lớn và đa dạng do vậy việc các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó đến tổ chức tín dụng của mình tránh để lại những hậu quả đáng tiệc xảy ra. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được chia thành 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, rủi ro nghiệp vụ. - RTrườngủi ro lựa chọn: là rĐạiủi ro có liênhọc quan đKinhến quá trình đánhtế giáHuế và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. 8 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được phân chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng ngân hàng trong quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. Dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay. Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ. Rủi Trườngro không giới hạn ởĐạihoạt độ nghọc cho vay Kinh: Bao gồm cáctế ho ạHuết động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ 1.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD Nợ quá hạn Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ sẽ được phân chia thành 5 nhóm như sau: 9 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 1: Phân loại nhóm nợ Nhóm Tên gọi Định lượng Định tính Nợ đủ - Nợ trong hạn. Nợ có khả năng thu 1 tiêu - Nợ quá hạn dưới 10 ngày. hồi đầy đủ gốc và lãi chuẩn đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày. Nợ có khả năng thu - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần hồi đầy đủ gốc và lãi Nợ cần 2 đầu. nhưng có dấu hiệu chú ý khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày. Nợ không có khả Nợ dưới - Các khoản nợ được gia hạn lần đầu. năng thu hồi gốc và 3 tiêu - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do lãi khi đến hạn. chuẩn khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ quá hạn từ 181- 360 ngày. Nợ có khả năng tổn - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thất cao. Nợ nghi đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả 4 ngờ nợ được cơ cấu lãi lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ không còn khả - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần năng thu hồi, mất đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn vốn. Nợ có trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Trườngkhả - Các khoĐạiản nợ cơ học cấu lại th ờiKinh hạn trả nợ lầ ntế Huế 5 năng thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ mất vốn được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. (Nguồn: Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ của TCTD) 10 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Theo thông tư này: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”. NQH là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD; nó còn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. NQH có nhiều mức độ khác nhau: . Tỷ lệ NQH Số dư nợ quá hạn Tỷ lệ NQH = ×100% Tổng dư nợ Nếu tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ NQH thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Tổng số khác hàng có NQH Tỷ lệ khách hàng có NQH = ×100% Tổng số khác hàng có dư nợ . Chỉ tiêu “Khách hàng có NQH” Nếu tỷ lệ này cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này còn thấp hơn chỉ tiêu “nợ quá hạn” thì có thể NQH tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại thì nghĩa là tập trung vào khách hàng nhỏ. . Chỉ tiêu “Cơ cấu NQH” Nợ quá hạn ngắn hạn Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = ×100% Nợ ngắn hạn Nợ quá hạn dài hạn Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = ×100% Trường ĐạiN ợhọcdài hạn Kinh tế Huế . Khả năng thu hồi NQH NQH có khả năng thu hồi Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi = ×100% Nợ quá hạn NQH không có khả năng thu hồi Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi = ×100% Nợ quá hạn 11 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Nợ xấu Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu có thể hiểu nôm na là những khoản nợ mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi đến hạn, đem lại tổn thất cho ngân hàng. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ×100% Tổng dư nợ Tỷ lệ “Nợ xấu” cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn. . Hệ số rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vay Hệ số rủi ro tín dụng = ×100% Tổng tài sản có Hệ số này cho thấy tỷ trọng các khoản mục trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của NHTM được chia thành 3 nhóm: - Nhóm dư nợ có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. - Nhóm dư nợ có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng. - Nhóm dư nợ có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng cóTrường thể mang lại thu nhĐạiập không học cao cho ngânKinh hàng. tế Huế . Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Trích lập dự phòng rủi ro Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD (lần) = Nợ xấu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro từ tín dụng. Theo tiêu chuẩn hiện tại thì tỷ 12 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà lệ này nên lớn hơn 1 (lần), chứng tỏ khả năng bù đắp được toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng, tránh đem lại tổn thất về tín dụng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng - Mức trích lập dự phòng cụ thể Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN có quy định rõ về việc trích lập dự phòng, bao gồm mức trích lập dự phòng cụ thể và mức trích lập dự phòng chung. Bảng 2: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể với các nhóm nợ Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100% (Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro) Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ cụ thể để dự phòng cho những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó, các yếu tố trong công thức bao gồm: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: Số dư nợ gốc của khoản nợ; C: giá trị của tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. - MTrườngức trích lập dự phòng Đại chung học Kinh tế Huế Dự phòng chung là những khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng của các khoản nợ suy giảm. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thì TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. 13 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 1.2.4. Nguyên nhân phát sinh RRTD  RRTD do nguyên nhân khách quan - Rủi ro do quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính: Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng ngoại cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nếu không quản trị RRTD hiệu quả bị lép vế và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn. - Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp: Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bộ, còn nhều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ. Thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế, do đó phải đưa ra Toà án xử lý qua con đường tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng như nhân lực. - Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hình thức: Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra ngân hàng Nhà nước cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thì đã quá muộn.  RRTDTrường do nguyên nhân Đại chủ quan học Kinh tế Huế - Sử dụng vốn sai mục đích: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án sử dụng vốn cụ thể với mục đích nhất định. Tuy nhiên có những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không nằm trong phương án ngân hàng đã xét duyệt, vì thế không đảm bảo được việc hoàn trả nợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. 14 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà - Thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay: Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của người đi vay. Việc thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn nhiều so với một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu sử dụng tiền vay thực sự. - Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch: Số liệu kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực tế. Khi CBTD lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Về phía ngân hàng - Áp lực công việc cường độ cao và các chỉ tiêu: Với sự canh tranh gay gắt từ các ngân hàng đối thủ, để đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng CBTD luôn áp lực phải hoàn thành các chỉ tiêu, làm việc với cường độ công việc cao bao gồm tiếp thị tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi các khoản nợ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và chất lượng công việc. - Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận: Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. - NăngTrường lực thẩm định Đạicủa cán bộhọccòn nhi ềKinhu hạn chế: C áctế ngành Huế nghề của khách hàng đi vay là rất đa dạng. Đa phần các CBTD không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà khách hàng đang đầu tư kinh doanh. - Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót: Không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách 15 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. 1.3. Quản trị RRTD trong NHTM 1.3.1. Định nghĩa quản trị RRTD Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. 1.3.2. Quy trình quản trị RRTD Nhận biết rủi ro Kiểm soát và xử lý Đo lường Ứng phó Hình 1: Sơ đồ quy trình quản trị RRTD Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trị rủi ro được phân thành 4 giai đoạn, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau:  Nhận diện rủi ro: ĐểTrườngnhận biết được rủ i Đạiro, những họccông việc Kinhmà ngân hàng tế cần phHuếải làm là: Phân tích đánh giá khách hàng: Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. 16 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Các chỉ tiêu định tính: Mô hình 6C được xem như công cụ hữu hiệu Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. - Tư cách khách hàng (Character): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn. - Năng lực của của khách hàng (Capacity): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. - Thu nhập của khách hàng (Cash): Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. - Các điều kiện (Conditions): Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Chỉ tiêu kém quen trọng nhất trong 6C đó là yếu tố Collateral - TS đảm bảo. Vì trong một số trường hợp, khách hàng có thể vay tiền tại NH mà không cần đảm bảo. Mà chỉ cần uy tín, do khách hàng đã là khách hàng thân thiết với ngân hàng; hoặc khách hàng là 1 cơ quan nhà nước có sự đảm bảo từ chính phủ. Còn chỉ tiêu quan trọng nhất trong 6C đó là yếu tố Capacity - Năng lực tài chính (Hay dòng tiền, thu nhập của khách hàng). Đây là yếu tố then chốt để khách hàng có thể trả nợ được hay không đối với 1 khoản vay. Trong thực tế, NVTD sẽ xem xét kỹ chTrườngữ C này và phương Đại án, mục đíchhọc vay v ốKinhn. tế Huế Để phân tích mô hình 6C một cách hiệu quả đòi hỏi khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD cùng với mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được.  Đo lường rủi ro tín dụng: Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam: - Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ. 17 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà - Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s. - Mô hình điểm số Z của E.I.Altman. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ: (Credit Rating System) Điểm tín dụng là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt. Tại Ngân hàng Sacombank điểm tín dụng của một cá nhân sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng như thông tin về bản thân, khả năng trả nợ, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng và phương án sử dụng vốn. Việc chấm điểm tín dụng nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt nếu đồng ý phê duyệt cấp tín dụng cho chủ thể đối tượng đó. Ngoài ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng được chia thành 2 nhóm là: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Minh họa thang chấm điểm tín dụng nội bộ: Bảng 3: Thang chấm điểm tín dụng nội bộ Điểm Nhóm tiêu Điểm Tác động tới điểm Tiêu chí tối chí tối đa tín dụng thể nào? thiểu Kỳ hạn trả nợ gốc 40 30 Số nợ và tình Số tổ chức bạn đang nợ 60 40 trạng Tổng số tiền đang vay 60 40 Nhóm nợ cao nhất 160 -30 Nợ dưới chuẩn mấy tháng 120 0 trong năm gần nhất Nợ xấu mấy năm trong 3 Lịch sử trả nợ 120 0 Tỷ lệ nghịch Trườngnăm Đạigần nhất học Kinh tế Huế Nợ xấu bao nhiêu tổ chức 120 20 trong 3 năm gần nhất Lịch sử quan Có vay nợ với các tổ chức 30 20 hệ tín dụng được bao lâu Số lần vay mới trong 3 30 30 năm gần nhất Tổng điểm Từ 150-750 (Nguồn: Thebank.vn: bảng chấm điểm tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam) 18 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Điểm tín dụng thường nằm trong khoảng từ 300 đến 850. Số điểm từ 670 trở lên là một điểm tín dụng tốt. Điểm tín dụng đang ở mức trung bình có hạng từ 585 – 699. Mức thấp là dưới 584. Khi điểm tín dụng ở mức trung bình và thấp, nhân viên tính dụng cần phải nghiêm túc đánh giá lại khả năng tài chính của người đi vay cần xem thêm các nguồn thông tin bổ trợ từ bên ngoài từ cả nguồn chính thức lẫn phi chính thức trước khi đưa ra phán quyết phê duyệt cấp tín dụng để nhằm hạn chế rủi ro về thu hồi nợ vay sau này. Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: Moody’s Investor Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng trên thế giới. Hiện nay, các tổ chức tín dụng này của Mỹ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Mô hình xếp hạng của Moody’s và S&P được nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhằm mục đích hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát các khoản vay của khách hàng, đánh giá rủi ro của danh mục cho vay. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí do ngân hàng xây dựng. Thông thường kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được phân thành các loại AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Cụ thể: + Khách hàng xếp các hạng A: là khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, tình hình tài chính ổn định, rủi ro tín dụng thấp, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng tín dụng. + KháchTrường hàng xếp các Đại hạng B: làhọc khách hàng Kinh kinh doanh tế có hiHuếệu quả từ khá đến trung bình nhưng bị hạn chế nhất định về tài chính, kinh doanh, ngân hàng cho vay với những điều kiện nhất định. + Đối với khách hàng xếp các hạng C, D: là khách hàng có tình hình kinh doanh tài chính yếu kém, ngân hàng nên hạn chế, ngừng cho vay để kịp thời ngăn chặn rủi ro tín dụng có thể xảy ra. 19 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 4: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's Nguồn Xếp hạng Tình trạng Moody’s AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất AA Chất lượng cao A Chất lượng cao trên trung bình BBB Chất lượng trung bình BB Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình CCC Chất lượng kém CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu (Nguồn:Theo báo cáo của Moody’s và Standard & Poor’s) Mô hình điểm số Z: Ban đầu giáo sư Altman sử dụng đến 22 chỉ tiêu tài chính (Financial Ratio) khác nhau để tính chỉ số Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn sử dụng 5 chỉ tiêu. Cụ thể, Z-score được được tính với 5 chỉ số tài chính được ký hiệu từ X1, X2, X3, X4, X5 bao gồm: X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/ Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ Total Assets). X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities). X5:Trường Tỷ số doanh số trên Đại tổng tài họcsản (Sales/Total Kinh Assets). tế Huế Ngoài ra, từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, tuy vậy trong phạm vi nghiên cứu tôi xin được phép lấy đơn cử một ví dụ như sau: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá Z – score được tính theo công thức: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 - Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. 20 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà - Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. - Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trị số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z được cải thiện. Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế là chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả tiền vay đến không trả. Như vậy, cần có một mô hình chính xác hơn, với nhiều thang điểm khác nhau để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm. Hơn nữa, mô hình này không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng như danh tiếng, mối quan hệ truyền thống hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh.  Ứng phó rủi ro tín dụng Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Giai đoạn ứng phó gồm các bước như sau: Vạch ra chiến lược quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Thiết lập chính sách quản trị rủi ro: Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trongTrường quá trình cấp tínĐại dụng. Chínhhọc sách Kinhquản trị rủi rotế tín dHuếụng cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Quản trị danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt. Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất; các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên 21 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc đa dạng hóa cấp tín dụng cho nhiều ngành nghề lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền khác nhau.  Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng Kiểm soát trước khi cho vay: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan. Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân; điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không; giám sát thường xuyên khoảnvay. Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ; kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; đánh giá lại chính sách tín dụng. 1.3.3. Các mô hình Quản trị rủi ro tín dụng : Có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính được áp dụng tại các Ngân hàng TMCP Viết Nam là: mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.  Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồTrườngsơ về hội sở chính đĐạiể ra quyế thọc định. Kinh tế Huế Ưu điểm: Mô hình giúp quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Ngoài ra mô hình còn hỗ trợ trong việc xây dựng 22 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống, tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng. Nhược điểm: Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, đội ngũ cán bộ phải có những kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Ngoài ra phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định.  Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Vì vậy phòng tín dụng của ngân hàng phải thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Ưu điểm: Mô hình phù hợp với những tổ chức có cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản, thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ giúp giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian. Nhược điểm: NhiTrườngều công việc tập trungĐại hết mhọcột nơi, thiKinhếu sự chuyên tế sâu. HuếKhông có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn. 23 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 1.3.4. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro. Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị ), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng ) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi ). Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng. Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế 24 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng. Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, choTrường vay ngắn hạn, trung Đại hạn, dài học hạn đố i vKinhới các tổ ch ứtếc và cáHuế nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Sứ mệnh: - Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực. 25 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Tầm nhìn: - Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng; - Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông; - Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho CBNV; - Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. Giá trị cốt lõi: - Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công; - Đổi mới và năng động để phát triển vững bền; - Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác; - Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; - Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Huế được thành lập ngày 10/10/2003 nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu và tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng hoạt động được thuận lợi hơn, Sacombank Chi nhánh Huế đã ra đời theo chiến lược phát triển kinh doanh của Sacombank. Ban đầu trụ sở chính được đặt tại số 49 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế. Ngày 17/11/2006,TrườngSacombank Đại Chi học nhánh Hu Kinhế chính thứ ctế chuy Huếển trụ sở về 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Trụ sở mới được xây dựng từ tháng 05/2006 với tổng kinh phí lên đến 19,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 1.500m2 gồm một tầng trệt và 3 tầng lầu. Qua thời gian hoạt động, Sacombank Chi nhánh Huế đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Sacombank Chi nhánh Huế là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Huế do đó gặp phải nhiều khó khăn trong những ngày đầu hoạt 26 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà động. Tuy nhiên, với những định hướng đúng đắn và chính sách hoạt động hiệu quả của ban lãnh đạo, Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tận dụng được những lợi thế tiên phong của mình, vượt qua khó khăn và phát triển tốt đến ngày hôm nay và có được những thành tựu to lớn, được chứng minh bằng số lợi nhuận cao và bền vững qua nhiều năm. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CN PHÓ GIÁM ĐỐC PGD PHÒNG PHÒNG PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO KẾ TOÁN VÀ QUỸ KINH DOANH Chuyên Kiểm Chuyên Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ viên soát viên phận phận phận phận phận phận phận phận quản lý viên tín kiểm kế quỹ hành xử lý thanh kinh quan tư tín dụng soát rủi toán chính giao toán doanh hệ vấn dụng ro dịch quốc tế ngoại khách hối hàng PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIAO GIAO GIAO GIAO GIAO GIAO GIAO DỊCH DỊCH DỊCH DỊCH DỊCH DỊCH DỊCH PHÚTrườngAN ĐạiPHÚ họcPHÚ KinhTÂ Ytế HuếPHÚ HƯƠNG BÀI CỰU HỘI XUÂN LỘC VANG TRÀ Hình 2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Huế Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến 27 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Giám đốc: Tổ chức, triển khai, quản lý, điều hành và giám sát mọi mặt hoạt động của toàn chi nhánh để đạt kết quả về kế hoạch tài chính và đảm bảo ổn định hoạt động, bảo vệ uy tín, thương hiệu của Ngân hàng. - Phó Giám đốc: Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Phụ trách các hoạt động nội nghiệp Ngân hàng: Tổ chức công tác phục vụ khách hàng; công tác xử lý tác nghiệp/nghiệp vụ Ngân hàng; công tác quản lý tài sản, công cụ, phương tiện làm việc Ngân hàng. - Phụ trách công tác kiểm soát, cảnh báo rủi ro hoạt động trong toàn đơn vị. - Phụ trách công tác tổ chức và các hoạt động kinh doanh của các điểm giao dịch trực thuộc. - Công tác khác nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, uy tín thương hiệu Ngân hàng. - Phụ trách công tác huấn luyện đào tạo cán bộ nhân viên và xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Phòng kinh doanh: Gồm bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, kinh doanh tiền tệ và thanh toán quốc tế. - Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. - Tiếp thị, quản lý mối quan hệ với khách hàng: Thực hiện công tác bán hàng, cung cấp các Trườngdịch vụ hổ trợ, chăm Đại sóc khách học hàng nh ằKinhm duy trì và pháttế tri Huếển mối quan hệ với khách hàng trong công tác kinh doanh, theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ. - Thực hiện các thông báo cho khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Hướng dẫn các thủ tục khi khách hàng giao dịch với Ngân hàng; chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, thông tin, dữ liệu khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và xử lý giao dịch; quản lý và bảo mật thông tin khách hàng, hồ sơ đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ theo quy định. 28 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà - Kinh doanh tiền tệ: Cung cấp các sản phẩm kinh doanh ngoại hối. - Cung cấp và xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Xử lý bộ chứng từ theo mô hình thanh toán quốc tế tập trung; thực hiện xử lý giao dịch về thanh toán, thu phí nghiệp vụ; quản lý hồ sơ thanh toán quốc tế. - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng. - Chức năng khác. Phòng Kế toán và Quỹ: Gồm bộ phận xử lý giao dịch; ngân quỹ; kế toán; hành chánh, nhân sự và công nghệ thông tin - Xử lý giao dịch: Thực hiện xử lý giao dịch các nghiệp vụ Ngân hàng được phép triển khai tại chi nhánh về tiền gửi, thu nợ, thanh toán nội địa, các giao dịch thanh toán điện tử, các giao dịch ngoại hối, quản lý sao kê tài khoản khách hàng về tiền vay, tiền gửi, ngoại bảng, - Quản lý và thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền tệ trong nội bộ với khách hàng; thực hiện công tác giao nhận, vận chuyển hàng đặc biệt, công tác bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá đảm bảo an toàn theo quy định Ngân hàng; điều hành thanh khoản toàn chi nhánh. - Quản lý công tác kế toán: Thực hiện hạch toán và thanh toán chi phí điều hành, chuyển điện, kế toán liên Ngân hàng; tổ chức hướng dẫn, kiểm soát hoạt động kế toán toàn chi nhánh; tổ chức quản lý và thực hiện kịp thời, chính xác các loại sổ sách kế toán; tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn chi nhánh; theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ; thực hiện báo cáo số liệu hàng tháng/quý/năm theo yêu cầu; thực hiện công tác hậu kiểm, lưu trữ và bảo quản khoTrườngchứng từ kế toán theoĐạiquy đị nh.học Kinh tế Huế - Quản lý công tác hành chánh, nhân sự và công nghệ thông tin: Quản lý tài sản, công cụ, phương tiện làm việc của Ngân hàng; thực hiện chi phí điều hành theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự; kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự; xử lý các công việc liên quan đến công nghệ thông tin toàn chi nhánh. 29 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Phòng Kiểm soát rủi ro: Gồm bộ phận quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động. - Quản lý tín dụng: Hổ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ hồ sơ tín dụng. - Quản lý rủi ro hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động kế toán, thanh toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân quỹ. Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro các hoạt động khác trong toàn chi nhánh. - Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về kiểm tra, thanh tra toàn chi nhánh. Phòng Giao dịch: Gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán & quỹ: Tổ chức, triển khai, quản lý, điều hành và giám sát kế hoạch hoạt động được giao theo sự chỉ đạo, điều phối từ Giám đốc chi nhánh. 2.1.4. Tình hình sử dụng lao động: Bảng 5: Tình hình sử dụng lao động tại Sacombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ 2015-2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 127 100 138 100 152 100 11 8,66 14 10,14 Phân theo giới tính Nam 61 48,03 67 48,55 73 48,03 6 9,84 6 8,96 Nữ 66 51,97 71 51,45 79 51,97 5 7,58 8 11,27 Phân theo trình độ Đại học,Trường trên đại học 86 Đại67,72 93học67,39 Kinh107 70,39 tế7 Huế8,14 14 15,05 Cao đẳng, trung cấp 26 20,47 29 21,01 27 17,76 3 11,54 -2 -6,90 Phổ thông 15 11,81 16 11,59 18 11,84 1 6,67 2 12,50 (Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh Sacombank Huế) 30 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Qua bảng số liệu ta thấy: Về số lượng lao động: có sự thay đổi đáng kể và đều tăng qua các năm. Tổng số lao động tính đến cuối năm 2016 là 138 người, tăng 11 người so với năm 2015, tương ứng tăng 8,66%. Đến năm 2017 tổng số lao động là 152 người, tăng thêm 14 người so với năm 2016, với tốc độ tăng là 10,14%. Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại Sacombank chi nhánh TT-Huế qua các năm tăng khá đều về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Sở dĩ số lượng lao động tăng đều như vậy là do chính sách tuyển dụng của Sacombank diễn ra đều đặn theo kế hoạch Sacombank đặt ra hàng năm nhằm để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về số lượng phòng giao dịch và chiến dịch mở rộng thị trường qua các năm. Về cơ cấu giới tính: có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ thường chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2015, tỷ lệ nữ chiếm 51,97%, trong khi đó lao động nam chiếm 48,03. Năm 2016, tỷ lệ nữ là 51,45% và nam 48,55%. Năm 2017, tỷ lệ lao động Nam là 48.03% trong khi tỷ lệ lao động nữ là 51,97 % . Bên cạnh đó, năm 2016, số lao động nam là 67 người, tăng 6 người so với năm 2015, tương ứng tăng 9,84%. Đến năm 2017, số lao động nam là 73 người, tăng 6 người so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 8,96%. Số lượng lao động nữ qua ba năm biến động như sau, năm 2016 tăng thêm 5 lao động năm so với năm 2015 tương ứng với 7,58%, năm 2017 tăng thêm 8 người so với năm 2016 tương ứng với 11,27%. Tỷ lệ nam và nữ trong Ngân hàng tương đối hợp lý có thể được giải thích do tính chất công việc của Ngân hàng, nữ chiếm đa số trong các công việc giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nam nghiêng về tín dụng và quản lý vốn vay, quan hệ khách hàng. Số lượng lao động nữ biến động lớn qua từng năm là do lượng khách hàng giao dịch ngày càng lớn nên nhu cầu tuyển dụng về lao động nữ để phục vụ việc giao dịch và chăm sóc khách hàng ngày càng tăng đặc biệt là hai bộ phận chính là giao dịch viên và tư vấn viên. VềTrườngtrình độ của lực lưĐạiợng lao đhọcộng: có thKinhể nhận thấy đưtếợc sHuếự ổn định về tỷ lệ trình độ học vấn qua ba năm: Năm 2016, tỷ lệ nhân viên thuộc trình độ đại học và trên đại học tăng 7 người so với năm 2015, năm 2017 tỷ lệ này cũng tăng 14 người so với năm 2016 tương ứng với 15,05%. Số lượng nhân viên đạt trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tăng qua các năm nhưng ít hơn so với trình độ đại học và có xu hướng giảm ở năm gần đây. Năm 2016 tăng 3 người so với năm 2015 còn năm 2017 thì giảm 2 người so với năm 2016. Tương tự, tỷ lệ 31 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà lao động phổ thông chỉ chiếm ít trong cơ cấu nhân lực của Ngân hàng, chỉ biến động nhẹ qua các năm không đáng kể. Như vậy, Sacombank chi nhánh TT Huế không ngừng nâng cao chất lượng lao động nhằm gia tăng chất lượng của Ngân hàng. Hàng năm Sacombank sẽ tổ chức thường niên chương trình thực tập sinh tiềm năng diễn ra trên quy mô toàn quốc với mục tiêu chính là tìm ra những ứng cử viên tương lai để bổ sung vào lực lượng lao động có học vấn vốn chiếm tỷ lệ cao nhằm đảm bảo việc tăng trưởng đội ngủ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ số, ngân hàng điện tử, điều đó đối với Sacombank trên toàn hệ thống nói chung và chi nhánh TT Huế nói riêng tạo ra được một lợi thế giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng vốn là một yếu tố đang được coi trọng trong giai đoạn hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2.1.5. Phân tích hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế: Trường Đại học Kinh tế Huế 32 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 6: Tình hình tài sản – nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % TÀI SẢN 984.496 100 1.126.836 100 1.313.016 100 142.340 14,46 186.180 16,52 1. Dự trữ và thanh toán 174.967 17,77 201.531 17,88 243.102 18,51 26.564 15,18 41.571 20,63 2. Đầu tư và cho vay 520.092 52,83 600.131 53,26 719.245 54,78 80.039 15,39 119.114 19,85 3. Thanh toán vốn 24.151 2,45 24.151 2,14 26.154 1,99 0 0,00 2.003 8,29 4. Tài sản khác 265.286 26,95 301.023 26,71 324.515 24,72 35.737 13,47 23.492 7,80 NGUỒN VỐN 984.496 100 1.126.836 100 1.313.016 100 142.340 14,46 186.180 16,52 1. Vốn huy động 860.176 87,37 997.410 88,51 1.170.254 89,13 137.234 15,95 172.844 17,33 2. Vay từ NHNN và TCTD 7.423 0,75 6.150 0,55 7.125 0,54 -1.273 -17,15 975 15,85 3. Thanh toán vốn 99.157 10,07 101.351 8,99 114.485 8,72 2.194 2,21 13.134 12,96 4. Vốn và các quỹ 4.599 0,47 7.615 0,68 9.138 0,70 3.016 65,58 1.523 20,00 5. Tài sản nợ khác 13.141 1,33 14.310 1,27 12.014 0,91 1.169 8,90 -2.296 -16,04 (Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank- CN Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Qua các năm, tình hình tài sản - nguồn vốn của Sacombank Huế tăng đáng kể. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay của các ngân hàng, nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì đây là một dấu hiệu khá khả quan. Về tài sản: qua các năm tài sản của Sacombank Huế đã tăng liên tục. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản tăng 142.340 triệu đồng, tương ứng tăng 14,46% so với năm 2015. Năm 2017 tổng tài sản tăng 186.180 triệu đồng, tương ứng tăng 16,52% so với năm 2016. Con số tăng trưởng tài sản giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của Sacombank Huế. Để thấy rõ sự phát triển này, ta phân tích sâu hơn vào các chỉ tiêu cụ thể như sau: Đầu tư và cho vay: Chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng qua các năm. So với năm 2015, đầu tư và cho vay đã tăng từ 520.092 triệu đồng lên đến 600.131 triệu đồng vào năm 2016 và tăng đến 719.245 triệu đồng vào năm 2017. Những con số này cho thấy sự phát triển về mảng tín dụng của Sacombank Huế rất rõ rệt. Trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, việc đẩy mạnh đầu tư và cho vay được đánh giá rất có ý nghĩa, không những tăng trưởng nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng mà là hoạt động tài trợ vốn cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn có nguồn vốn để phát triển kinh tế. Dự trữ và thanh toán: Qua các năm, Sacombank Huế có giá trị dự trữ và thanh toán liên tục tăng phù hợp với sự tăng trưởng tài sản của mình. Đáng chú ý là tỷ trọng của dự trữ và thanh toán qua các năm vẫn ổn định từ 17,77% đến 18,51%. Điều này cho thấy sự ổn định về nguồn thanh toán của ngân hàng và ngân hàng không gặp phải những khó khăn đột biến do biến động xấu của thị trường. Về nguồn vốn: là chỉ tiêu rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào đặc biệt là các TCTD. Qua các năm, nguồn vốn không ngừng gia tăng đã đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế. Vốn huy động: luôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của Sacombank Huế và không ngừng gia tăng giá trị qua từng năm cùng với sự tăng trưởng kinh doanh của mình. Trong giai đoạn 2015 - 2017, giá trị vốn huy động đạt 860.176 triệu đồng vàoTrường năm 2015, tăng lên Đại 997.410 trihọcệu đồng (tươngKinhứng tăng tế 15,95%) Huế vào năm 2016 và 1.170.254 triệu đồng (tương ứng tăng 17,33%) vào năm 2017. Những con số này cho thấy hoạt động tài trợ vốn cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn đã được đẩy mạnh. Vay vốn từ NHNN và TCTD: xu hướng giảm thiểu tỷ lệ nguồn vay vốn từ NHNN và TCTD tại Sacombank Huế qua các năm cho thấy sự chủ động nguồn vốn đang được chú trọng. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng sự cắt giảm tỷ lệ này là một kết quả đáng khích lệ cho bước đầu tái cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. 34 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Thu nhập 138.829 100,00 137.120 100,00 148.633 100,00 -1.708 -1,23 11.513 8,40 - Thu lãi cho vay 78.599 56,62 85.238 62,16 98.488 66,26 6.639 8,45 13.250 15,54 - Thu khác hoạt động tín dụng 53.729 38,70 44.378 32,36 41.707 28,06 -9.351 -17,40 -2.670 -6,02 - Thu Dịch vụ 5.898 4,25 6.345 4,63 6.525 4,39 446 7,57 180 2,84 - Thu KD ngoại tệ 0 0,00 14 0,01 15 0,01 14 1 5,52 - Thu Khác 602 0,43 1.146 0,84 1.898 1,28 543 90,17 752 65,69 B. Chi phí 113.422 100,00 107.683 100,00 109.892 100,00 -5.738 -5,06 2.209 2,05 - Trả lãi tiền gởi 82.786 72,99 74.647 69,32 74.299 67,61 -8.139 -9,83 -348 -0,47 - Chi phí hoa hồng môi giới 758 0,67 832 0,77 599 0,55 74 9,82 -233 -27,97 - Chi Dịch vụ 542 0,48 455 0,42 384 0,35 -88 -16,17 -71 -15,51 - Chi phí nhân viên 19.263 16,98 20.078 18,65 21.612 19,67 815 4,23 1.534 7,64 - Chi tài sản 4.054 3,57 5.499 5,11 5.487 4,99 1.444 35,62 -12 -0,22 - Chi hoạt động & quản lý công vụ 4.796 4,23 3.509 3,26 3.322 3,02 -1.287 -26,83 -187 -5,32 - Chi Thuế, phí, lệ phí 284 0,25 287 0,27 274 0,25 3 1,06 -13 -4,47 - Chi khác 939 0,83 2.377 2,21 3.915 3,56 1.438 153,14 1.538 64,68 C. Lợi nhuận 25.407 29.437 38.741 4.030 15,86 9.304 31,61 (Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 35 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận 2015 2016 2017 Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 Ngân hàng Sacombank - CN Huế Với hơn 15 năm hình thành và phát triển tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Sacombank đã dần lớn mạnh và nắm bắt được tình hình thị trường tài chính nơi đây. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể cho thấy sự gia tăng của tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh này, ta đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể như sau: Về thu nhập: Trong giai đoạn 2015 - 2017 tình hình thu nhập của Sacombank Huế có biến động tăng giảm nhưng nhìn chung cho thấy đây là dấu hiệu tăng trưởng. Cụ thể năm 2016 tổng thu nhập giảm 1.708 triệu đồng (tương đương giảm 1,23%) so với năm 2015. Năm 2017 tổng thu nhập tăng mạnh so với năm trước đó, tăng 11.513 triệu đồTrườngng (tương đương tăngĐại 8,40%). học Mặc dù Kinh có giảm trong tế năm Huế 2016 nhưng tình hình thu nhập của Sacombank Huế vẫn đang ở ngưỡng an toàn và có xu hướng tăng. Trong tỷ trọng các nguồn thu thập, thu từ lãi cho vay vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và không ngừng tăng qua các năm, tăng từ 56,62% trong năm 2015 lên đến 66,26% trong năm 2017. Cụ thể thu lãi cho vay năm 2016 tăng 6.639 triệu đồng (tương đương tăng 8,45%) so với năm 2015, trong năm 2017 tăng 13.250 triệu đồng 36 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà (tương đương tăng 15,54%) so với năm 2016. Để xem đây có phải là kết quả như kì vọng hay không, ta sẽ phân tích thêm về chi phí để có được tổng thu nhập này. Về chi phí: Trong 3 năm vừa qua, tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có dấu hiệu giảm. Cụ thể năm 2016 tổng chi phí giảm 5.738 triệu đồng (tương đương giảm 5,06%) so với năm 2015. Năm 2017 tổng chi phí tăng 2.209 triệu đồng (tương đương tăng 2,05%). Nhìn vào số liệu này chúng ta chưa thể đưa ra kết luận mà còn phải phân tích vào từng nguyên nhân cụ thể như sau: Chi phí trả lãi tiền gửi: Đây là nguồn chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngân hàng thương mạị bởi vì nó nguồn vốn chính để các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, chi phí trả lãi tiền gửi tại Sacombank Huế có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể năm 2016 giảm 8.139 triệu đồng (tương đương giảm 9,83%) so với năm 2015. Năm 2017 giảm 348 triệu đồng (tương đương giảm 0,47%) so với năm 2016. Tuy nhiên khi nhìn vào phần phân tích trước đó, tình hình huy động vốn trong những năm vừa qua của Sacombank Huế đang trên đà tăng trưởng. Điều này cho thấy, sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của NHNN đã tác động làm giảm lãi suất huy động trong suốt thời gian vừa qua. Vào thời điểm đầu năm 2015, lãi suất huy động đã có lúc lên đến 12,5%/năm nhưng vào thời điểm cuối năm 2017 lãi suất huy động đã giảm sâu xuống còn 7,2%/năm cho kỳ hạn gửi 12 tháng nhận lãi cuối kỳ. Đây có thể là lý do giải thích vì sao giá trị huy động vốn 3 năm vừa qua tăng trong khi chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng lại giảm. Chi phí nhân viên: Năm 2016, chi phí nhân viên tăng 815 triệu đồng (tương đương tăng 4,23%) so với năm 2015. Năm 2017 chi phí nhân viên tăng 1.534 triệu đồng (tương đương tăng 7,64%). Cùng với sự gia tăng về số lượng lao động tại SacombankTrường Huế, chi phí nhân Đại viên giai học đoạn 2015 Kinh- 2017 tăng tế cùng Huếxu hướng tăng của số lượng lao động đang làm việc tại ngân hàng. Vì vậy sự gia tăng chi phí này là hợp lý. Chi phí tài sản: Trong năm 2016, chi phí tài sản của Sacombank Huế tăng đột biến. Cụ thể tăng 1.444 triệu đồng (tương ứng tăng 36,62%) so với năm 2015. Và giảm nhẹ 12 triệu đồng vào cuối năm 2017. Điều này cho thấy, trong năm 2016 Sacombank 37 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Huế đã đầu tư khá nhiều vào trạng bị các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công việc kinh doanh của mình, tạo sự thuận lợi tiện nghi để đẩy mạnh hệu quả lao động tại ngân hàng. Đây là bước đầu tư chính đáng và có lợi lâu dài cho ngân hàng. Về lợi nhuận: là yếu tố chịu tác động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng đột biến nhờ vào việc giảm thiểu chi phí. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận tăng 4.030 triệu đồng (tương đương tăng 15,86%) so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận tăng mạnh lên đến 9.304 triệu đồng (tương đương tăng 31,61%). Lợi nhuận tăng là dấu hiệu tích cực, là thành quả cho sự cố găng không ngừng nghỉ của toàn thể CBNV và khả năng quản lý hiệu quả của Ban lãnh đạo Sacombank Huế. 2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế: 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng:  Về tình hình cho vay Bảng 8: Doanh số cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Theo thời gian 10.101.355 12.263.068 14.202.834 2.161.713 21,40 1.939.766 15,82 Ngắn hạn 6.327.772 6.287.733 7.341.895 -40.039 -0,63 1.054.162 16,77 Trung dài hạn 3.773.583 5.975.335 6.860.939 2.201.752 58,35 885.604 14,82 Theo đối tượng 10.101.355 12.263.068 14.202.834 2.161.713 21,40 1.939.766 15,82 Cá nhânTrường5.555.745 Đại5.813.366 học8.018.869 Kinh257.621 tế4,64 Huế2.205.503 37,94 Doanh nghiệp 4.545.610 6.449.702 6.183.965 1.904.092 41,89 -265.737 -4,12 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định (tính cho ngày, tháng, năm, quý). Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng 38 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có chiều hướng xấu đi. Nhìn vào bảng 8, doanh số cho vay tại Sacombank Huế có sự biến động và tăng qua các năm trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2016 tăng 2.161.713 triệu đồng (tương ứng tăng 21,40%) so với năm 2015. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung dài hạn tăng mạnh trong năm 2016 với mức 58,35% cùng với mức tăng cho vay đối tượng doanh nghiệp là 41,86% so với năm 2015. Điều này cho thấy Sacombank Huế đang chuyển dịch cơ cấu sang cho vay phục vụ SXKD cho đối tượng doanh nghiệp là chủ yếu trong các ngành nghề có tính chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với đó là sự mở rộng đặc biệt sang các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực du lịch - lữ hành. Năm 2017, doanh số cho vay của Sacombank Huế vẫn tiếp tục tăng nhưng thấp hơn so với năm 2016, đạt 14.202.834 triệu đồng, tăng 1.939.766 triệu đồng (tương đương tăng 15,82%) so với năm 2016. Để đạt được kết quả này ngoài công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng còn thể hiện sự nhạy bén của lãnh đạo ngân hàng khi tích cực lựa chọn các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng và địa bàn hoạt động, điều này giúp cho Sacombank Huế ngày càng thu hút được khách hàng, nâng cao vị thể và uy tín trên địa bàn.  Tình hình hoạt động thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà ngân hàng được hoàn trả trong một thời kỳ, nó phản ánh tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòngTrường luân chuyển củ aĐại vốn vay. họcDoanh s ốKinhthu nợ bao gtếồm t ấHuết cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn vay được khách hàng trả một phần. 39 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 9: Doanh số thu nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Theo thời gian 11.010.400 12.509.155 14.422.129 1.498.755 13,61 1.912.974 15,29 Ngắn hạn 4.954.680 6.399.664 7.481.558 1.444.984 29,16 1.081.894 16,91 Trung dài hạn 6.055.720 6.109.491 6.940.571 53.771 0,89 831.080 13,60 Theo đối tượng 11.010.400 12.509.155 14.422.129 1.498.755 13,61 1.912.974 15,29 Cá nhân 5.078.106 5.914.234 8.132.900 836.128 16,47 2.218.666 37,51 Doanh nghiệp 5.932.294 6.594.921 6.289.229 662.627 11,17 -305.692 -4,64 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Từ bảng 9 ở trên ta thấy, doanh số thu nợ qua các năm luôn gần với doanh số cho vay của ngân hàng, thậm chí còn cao hơn (thu nợ từ hoạt động cho vay các năm trước đó). Năm 2016, doanh số thu nợ tăng 1.498.755 triệu đồng (tương đương tăng 13,61%) so với năm 2015. Qua năm 2017, doanh số thu nợ tăng mạnh hơn so với năm trước đó, tăng 1.912.974 triệu đồng (tương đương tăng 15,29%). Những con số này cho thấy các khoản vay của ngân hàng luôn được đảm bảo cân bằng trong việc cấp tín dụng và thu hồi nợ vay, sự biến động của doanh số thu nợ được thể hiện ở sự tăng liên tục qua các năm. Bảng 10: Hệ số thu nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh tương đối (%) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Trường Đại học Kinh 2016/2015tế Huế2017/2016 Doanh số cho vay 10.101.355 12.263.068 14.202.834 21,40 15,82 Doanh số thu nợ 11.010.400 12.509.155 14.422.129 13,61 15,29 Hệ số thu nợ 1,09 1,02 1,02 - - (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) 40 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ số thu nợ của ngân hàng lần lượt là 1,09 vào năm 2015, và cùng đều là 1,02 vào năm 2016 và 2017. Hệ số này được xem là tốt. Bởi lẽ với tình hình kinh tế hiện tại, rất nhiều NHTM khác đang trong tình cảnh khó khăn trong việc thu hồi nợ vì khách hàng của họ gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, với hệ số thu hồi nợ của Sacombank Huế cho thấy hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng đang diễn ra rất tốt. Đây là kết quả của việc thực hiện nghiêm túc quy trình cấp tín dụng tại Sacombank Huế, khả năng nhìn nhận khách hàng và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng của các CBTD rất kỹ lưỡng. Tóm lại, qua giai đoạn 2015 - 2017 doanh số thu nợ và cho vay của Sacombank Huế đã tăng trưởng rõ rệt và phát triển liên tục theo thời gian. Hệ số thu nợ trong giai đoạn này nhìn chung là đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, luôn duy trì trên 100% qua các năm. Trong thời gian tới chi nhánh cần duy trì doanh số cho vay, thu nợ cũng như hệ số thu nợ như hiện tại, nhằm phòng ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng nợ xấu, góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.  Tình hình dư nợ Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém. Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năngTrường kiểm soát rủi ro củĐạia ngân hàng. học Kinh tế Huế 41 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Bảng 11: Dư nợ hoạt động tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Dư nợ cho vay 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77 219.295 26,26 Theo thời gian 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77 219.295 26,26 Ngắn hạn 271.501 370.325 493.987 98.824 36,40 123.662 33,39 Trung dài hạn 326.709 460.865 540.497 134.156 41,06 79.632 17,28 Theo đối tượng 598.210 835.189 1.054.484 236.979 39,61 219.295 26,26 Cá nhân 323.033 423.901 537.932 100.868 31,23 114.031 26,90 Doanh nghiệp 275.177 411.288 516.552 136.111 49,46 105.264 25,59 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Tổng dư nợ năm được tính theo công thức: Tổng dư nợ năm (i+1) = Tổng dư nợ năm i + Doanh số cho vay năm (i+1) - Doanh số thu nợ năm (i+1) Cùng với sự tăng trưởng ổn định của chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ, chỉ tiêu dư nợ cho vay của Sacombank Huế qua giai đoạn 2015 - 2017 có sự tăng trưởng mạnh và rõ rệt. Cụ thể, năm 2016 dư nợ cho vay tăng 246.087 triệu đồng (tương đương tăng 41,77%) so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ cho vay tăng 219.295 triệu đồng (tương đương tăng 26,26%) so với năm 2016. Sự gia tăng mạnh về dư nợ tín dụng cho thấy hiệu quả hoạt động của Sacombank Huế đang dần dần mở rộng được mạng lưới khách hàng, thị phần tín dụng của ngân hàng ngàyTrường càng lớn. Để có Đạiđược nh ữnghọc thành côngKinh này, Sacombank tế Huế Huế với tiêu chí vì khách hàng phục vụ đã thực hiện hiệu quả công việc chăm sóc khách hàng hiện hữu, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm lượng khách hàng mới. Việc mở rộng mạng lưới khách hàng luôn phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro để mang lại hiệu quả lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 42 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 2.2.2. Phân tích chất lượng tín dụng  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng vì lý do nào đó không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp, RRTD của ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét nhất về chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với việc các khoản vay của ngân hàng đang gặp rủi ro. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nợ quá hạn đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng. Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn tại Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % 1.054.48 589.102 835.189 246.087 41,77% 219.295 26,26% Tổng dư nợ vay 4 Nợ quá hạn 1.845 1.455 3.119 -390 -21,12% 1.664 114,31% Tỷ lệ NQH 0,31% 0,17% 0,30% -0,14% -44,36% 0,12% 69,74% Tổng số KH vay 6.768 7.341 8.299 573 8,47% 958 13,05% Tổng số KH có NQH 425 432 531 7 1,65% 99 22,92% Tỷ lệ KH có NQH 6,28% 5,88% 6,40% -0,39% -6,29% 0,51% 8,73% Nợ ngắn hạn quá hạn 1.287 363 300 -924 -71,77% -63 -17,44% Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn 69,76% 24,97% 9,62% -44,79% -64,21% -15,35% -61,48% Nợ trung dài hạn quá hạn 558 1.092 2.819 534 95,70% 1.727 158,15% T l n trung dài h n quá 148,09 ỷ ệ ợ ạ 30,24% 75,03% 90,38% 44,79% 15,35% 20,46% hạn % Nợ quá hạnTrường của KHCN Đại68 học102 125Kinh34 tế50,00% Huế23 22,55% Nợ quá hạn của KHDN 1.777 1.353 2.994 -424 -23,86% 1.641 121,29% (Nguồn: Tính toán bằng Excel dựa trên số liệu từ Sacombank Huế) Số liệu trên cho thấy tình hình nợ quá hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 có biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2016 nợ quá hạn đã giảm 390 triệu đồng (tương đương giảm 21,12%) so với năm 2015. Tuy nhiên vào năm 2017, nợ quá hạn lại tăng đột biến lên đến 1.664 triệu đồng (tương đương tăng 114,31%) so với năm 43 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 2016. Từ những dữ kiện trên ta chưa thể đưa ra được kết luận mà phải phân tích vào bên trong cụ thể từng chi tiết hơn. Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao. Dựa vào bảng 12, tỷ lệ này của Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017 có biến động giảm từ 0,31% (năm 2015) xuống 0,17% (năm 2016) và tăng lên lại 0,30% (năm 2017) vẫn rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Và tỷ lệ này luôn ở dưới 0,31%. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các TCTD tối đa là 5%, điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng tại Sacombank Huế vẫn đang ở mức an toàn. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn: số lượng khách hàng có nợ quá hạn ở một tỷ lệ thấp nhất định so với tổng số khách hàng. Cụ thể, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trong năm 2015 là 6,28%, giảm xuống 5,88% vào năm 2016 và tăng lên lại 6,40% trong năm 2017. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ này cao hơn chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn nên có thể nói răng hoạt động tín dụng tại Sacombank Huế chủ yếu tập trung vào khách hàng nhỏ lẻ. Tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn: Nợ quá hạn từ khoản vay ngắn hạn đang giảm qua các năm. Trong khi đó khoản vay trung dài hạn đang tăng. Cụ thể, trong năm 2016 nợ quá hạn đối với khoản vay trung dài hạn tăng 534 triệu đồng (tương đương tăng 95,70%) so với năm 2015. Và trong năm 2017 tăng 1.727 triệu đồng (tương đương tăng 158,15%). Thông qua tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ nợ trung dài hạn quá hạn trong nhưng năm qua, cho thấy có sự chuyển đổi cơ cấu nợ quá hạn rõ rệt. Nợ quá hạn từ các khoản vay ngắn hạn từ tỷ lệ gần 70% trong năm 2015 giảm xuống dưới 10% trong năm 2017. Thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng nợ quá hạn từ các khoản vay trung dài hạn.Trường Đại học Kinh tế Huế  Nợ xấu Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay. Theo quy định hiện hành, nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu 44 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Tổng dư nợ 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77% 219.295 26,26% Nợ xấu 1.305 1.328 2.525 23 1,76% 1.197 90,14% Tỷ lệ nợ xấu 0,22% 0,16% 0,24% -0,06% -28,22% 0,08% 50,59% Tổng số khách hàng vay 6.768 7.341 8.299 573 8,47% 958 13,05% Tổng số khách hàng có nợ xấu 21 19 25 -2 -9,52% 6 31,58% Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu 0,31% 0,26% 0,30% -0,05% -16,59% 0,04% 16,39% Nợ ngắn hạn nợ xấu 1.026 363 300 -663 -64,62% -63 -17,36% Tỷ lệ nợ ngắn hạn nợ xấu 78,62% 27,33% 11,88% -51,29% -65,23% -15,45% -56,53% Nợ trung dài hạn nợ xấu 279 965 2.225 686 245,88% 1.260 130,57% Tỷ lệ nợ trung dài hạn nợ xấu 21,38% 72,67% 88,12% 51,29% 239,89% 15,45% 21,27% Nợ xấu của KHCN 48 89 113 41 85,42% 24 26,97% Nợ xấu của KHDN 1.257 1.239 2.412 -18 -1,43% 1.173 94,67% (Nguồn: Tính toán bằng Excel dựa trên số liệu từ Sacombank Huế) Nhìn vào bảng 13 ta thấy trong năm 2016 nợ xấu tăng nhẹ so với năm trước đó, tăng 23 triệu (tương đương tăng 1,76%). Trong năm 2017, nợ xấu tăng 1.197 triệu đồng (tương đương tăng 90,14%) so với năm 2016. Số lượng khách hàng có nợ xấu cũng tăngTrường nhẹ qua các năm. Đại Từ 21 khách học hàng vàoKinh năm 2015 ,tế đến nămHuế 2017 số lượng khách hàng có nợ xấu tăng lên 25 khách hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cấp tín dụng đang chuyển đổi cơ cấu sang các món nợ trung dài hạn. Cụ thể, trong năm 2015, tỷ lệ nợ trung dài hạn có nợ xấu chỉ chiếm hơn 20%, sau đó tăng mạnh lên đến hơn 70% vào năm 2016 và gần 90% vào năm 2017. Nguyên nhân của mức tăng nợ xấu đột biến ở năm 2017 chủ yếu xuất phát từ nguồn cấp tín dụng dài hạn. Điều này lý giải bởi sự khó khăn trong hoạt động SXKD của khách hàng trong giai đoạn kinh tế 45 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà Việt Nam nói chung và kinh tế tại địa phương nói riêng vẫn còn nhiều biến động. Khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá cả các nguyên vật liệu đầu vào hay không thu hồi lại được vốn trong chu kỳ kinh doanh của mình. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD tối đa là 3%. Từ bảng số liệu trên, nợ xấu trong 3 năm qua tại Sacombank Huế luôn chiếm một tỷ lệ khá thấp so với tổng dư nợ và luôn dưới 0,24%. Trong lý thuyết, các chỉ số này càng thấp càng tốt. Điều này cho thấy ngân hàng hoàn toàn kiểm soát được rủi ro, các khoản cấp tín dụng vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng có đang quá cẩn trọng trong việc cho vay nên có thể đánh mất những cơ hội tăng trưởng tốt hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Câu hỏi đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới phải đẩy mạnh thêm để tăng trưởng tín dụng để tạo ra thêm lợi nhuận hay vẫn tiếp tục giữ vững mức độ rủi ro trong ngưỡng an toàn?  Hệ số rủi ro tín dụng Bảng 14: Hệ số rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng dư nợ vay (triệu đồng) 589.102 835.189 1.054.484 Tổng tài sản (triệu đồng) 984.496 1.126.836 1.313.016 Hệ số rủi ro tín dụng 0,60 0,74 0,80 (Nguồn: Phòng Kiểm soát rủi ro Sacombank Huế) Hệ số rủi ro tín dụng thể hiện mức độ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận bằng tổng dư nợ/ tổng tài sản. Hệ số này cho thấy tỷ trọng các khoản mục tín dụng trong hoạt động ngânTrường hàng, khoản m ụĐạic tín dụng học trên tổng Kinh tài sản càng tếlớn thìHuế lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Đối với Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, tăng từ 0,60 (năm 2015) lên 0,80 (năm 2017) và hệ số này đang nằm trong ngưỡng trung bình. Điều này phản ánh những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng. Đây là ngưỡng mà các ngân hàng thương mại đều muốn hướng tới để đảm bảo hiệu quả và ổn định trong hoạt động tín dụng. 46 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà  Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Trích lập dự phòng RRTD được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp các ngân hàng tăng khả năng chống đỡ tổn thất từ các khoản vay không tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể quản lý tốt chất lượng các khoản tín dụng, ổn định hiệu quả kinh doanh trong trường hợp có tổn thất xảy ra. Bảng 15: Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dự phòng rủi ro (triệu đồng) 2.767 2.669 8.383 Nợ xấu (triệu đồng) 1.305 1.328 2.525 Khả năng bù đắp nợ xấu (lần) 2,12 2,01 3,32 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Khả năng bù đắp RRTD cho biết khả năng bù đắp được bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Thông thường thì tỷ lệ này nên lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng bù đắp được toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng, tránh đem lại tổn thất về tín dụng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ số khả năng bù đắp nợ xấu của ngân hàng lần lượt là 2,12 lần; 2,01 lần và 3,32 lần đang ở mức rất cao. Đảm bảo nếu có RRTD xảy ra đối với các khoản nợ xấu khó đòi thì vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng.Trường Ngân hàng luôn Đại chứng tỏ học khả năng Kinhbù đắp nợ xấu tế khi Huếxảy ra rủi ro. Hay nói cách khác, ngân hàng đã dự báo và quản trị rủi ro của hoạt động tín dụng nhờ đánh giá tốt và đề ra các khoản dự phòng rủi ro hợp lý. 47 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà 2.2.3. Thực trạng hoạt động quản trị RRTD  Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế Sơ đồ 2.2. Quy trình tín dụng tại Sacombank Huế (Nguồn: Phòng Kiểm soát rủi ro Sacombank Huế) Để nhận biết sớm RRTD, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua hai phòng (Phòng kinh doanh và phòng quản lý RRTD) TiTrườngếp thị, tiếp nhận nhu Đại cầu tín dhọcụng của kháchKinh hàng tế Huế Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, 48 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ. Thẩm định hồ sơ Tiếp theo, CBTD tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thông thường là cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch). Tuy nhiên, kết quả sau đó phải được chuyển đến Phòng quản lý rủi ro để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro sẽ xem xét đến các giới hạn quản lý rủi ro như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn theo quy định của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Trong trường hợp khoản vay quá lớn, cần phải qua sự thẩm định và xét duyệt của Hội đồng tín dụng thì CBTD cũng phải phối hợp cùng Phòng quản lý rủi ro thực hiện báo cáo kết quả thẩm định trước Hội sở gần nhất. Phê duyệt Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD và báo cáo kết quả thẩm định độc lập trên, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín sẽ chính thức được đưa ra. HoànTrường chỉnh hồ sơ và Đạitriển khai họcphán quy ếKinht tế Huế Khi ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay thì quá trình giải ngân được bắt đầu khi khách đồng ý ký vào giấy nhận nợ, đồng thời TSĐB cũng phải được đáp ứng. Việc giải ngân buộc phải có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo phòng trở lên. Các khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời gian dài, giá trị khoản vay quá lớn hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trường hợp này nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận 49 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Mai Hà biết kịp thời các dấu hiệu bất thường: khách hàng rút lượng tiền lớn bất thường hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng này có dấu hiệu khó đòi, những biến động lớn gây bất lợi cho ngành kinh doanh của khách hàng. Quản lý và thu hồi nợ Sau khi giải ngân, việc vạch ra cho khách hàng kế hoạch trả nợ định kỳ là điều rất cần thiết, ngoài ra các CBTD cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, phát hiện kiệp thời các trường hợp sự dụng vốn sai mục đích hay có sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm có những biện pháp cơ cấu cũng như thu hồi nợ kịp thời. CBTD sẽ phối hợp cùng với khách hàng tìm ra hướng giải quyết nếu tình trạng khách hàng gặp khó khăn về tình hình tài chính. Mặt khác nếu như khách hàng cố ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, thiếu thiện chí hay không hợp tác thì CBTD sẽ xử lý khoản nợ đó theo quy định của pháp luật. Tất toán và lưu hồ sơ Khi việc thu hồi nợ gốc lẫn lãi được hoàn thành theo như kế hoạch, khách hàng sẽ đến gặp CBTD để tất toán hồ sơ vay, CBTD sau đó sẽ kiểm tra hồ sơ theo như các quy chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ. Mục đích của việc này là để dự phòng khi có phát sinh các tranh chấp xảy ra cũng như kiểm tra tính chấp hành quy trình cấp tín dụng sau này. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- CN Huế 2.3.1. Những kết quả đạt được Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực: TừTrườngnhững kết quả đã phânĐại tích ởhọctrên có thKinhể thấy trong tếthời gianHuế qua, hoạt động tín dụng Sacombank Huế đã đạt được những kết quả đáng kể, phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy phải chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Sacombank Huế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng rất tốt về cả huy động vốn và cấp tín dụng. Tổng tài sản - nguồn vốn cũng như thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua 3 50 SVTH: Lê Minh Huy - Lớp: K48B KDTM