Khóa luận Phương pháp quy nạp của Francis Bacon

pdf 80 trang thiennha21 9491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phương pháp quy nạp của Francis Bacon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phuong_phap_quy_nap_cua_francis_bacon.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phương pháp quy nạp của Francis Bacon

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Phương pháp quy nạp của Francis Bacon Sinh viên : Phan Hoàng Hoàng MSSV: 15031545 Lớp: K60 Triết học Hà Nội – 05/2019 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NẢY SINH PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON 7 1.1. Francis Bacon và tác phẩm “Bộ công cụ mới” 7 1.2. Nội dung chính trong triết học Bacon 9 1.2.1. Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học. 9 1.2.2. Quan niệm của Bacon về thế giới 10 1.2.3. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo 12 1.3. Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp 13 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON 17 2.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon 17 2.1.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle 17 2.1.2. Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon 20 2.2. Học thuyết về ngẫu tượng 22 2.2.1. Các loại ngẫu tượng 22 2.2.2. Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon 33 2.3. Phương pháp ba bảng của Francis Bacon 34 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài khóa luận Đúng như tiên đoán của C.Mác, khoa học ngày nay đã trở thành “ lực lượng sản xuất trực tiếp”, trở thành nhân tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. Tiến bộ khoa học đã và đang trở thành một trong những vấn đề triết học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách. Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không thể không quay lại với di sản lý luận của F.Bacon. Chính Ông được C.Mác coi là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm hiện đại. F.Bacon chính là người có đóng góp lớn lao trong việc phát triển khoa học và triết học của thời kỳ cận hiện đại nói riêng và của nhân loại nói chung. Tinh thần hăng say khám phá và phục hưng khoa học của F.Bacon đã ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến các trào lưu triết học Anh - Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII với những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa vạch thời đại. Với tuyên bố: “Tri thức là sức mạnh” có ý nghĩa quan trọng và trở thành tuyên ngôn của thời đại lịch sử mới – thời đại văn minh khoa học và công nghệ, F.Bacon đã khẳng định vai trò của tri thức là không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện nay, vai trò ấy vẫn đã và đang là đề tài được tranh luận trong các suy lý triết học phương Tây hiện đại. Ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu, khoa học càng trở thành đối tượng quan trọng trong nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (xã hội học, kinh tế học, chính trị học, v.v.), trong đó có triết học với tên gọi là “triết học về khoa học”. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đa dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, 3
  4. điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Và điều nổi bật rút ra ở các chiến lược, chính sách đó ở tất cả các nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tế hiện đại đứng hàng đầu thế giới, như Mỹ, Nhật, Pháp, v.v. cho đến những nước có nền kinh tế chậm phát triển và lạc hậu như Việt Nam, Lào , Campuchia, một số nước Trung Đông, - đó chính là quan điểm rằng, sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một định hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Bởi vậy việc nghiên cứu, tổng kết, xác định vị trí và vai trò của khoa học trong xã hội hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước trên con đường công nghiệp hoá - hiên đại hoá. Nghiên cứu triết học của F.Bacon nói chung và tư tưởng triết học về khoa học của ông nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ngoài việc tái hiện và chỉ ra những luận điểm tích cực của F.Bacon, với việc khẳng định khoa học là chìa khóa, là điểm khởi đầu cho việc sử dụng khoa học như là: “Lực lượng sản xuất trực tiếp” quyết định sự thành bại của một quốc gia, mà còn thông qua đó để khẳng định vị trí, vai trò của khoa học kỹ thuật là yếu tố cốt tử đối với sự phát triển của xã hội và chỉ ra những hạn chế của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới” dưới ánh sáng của xã hội hiện đại, kể cả những vấn đề của xã hội việt nam đang tồn tại. Triết học của F.Bacon nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết học về khoa học của ông trong tác phẩm “Công cụ mới” chưa được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc ở ta, do vậy việc tìm hiểu nó trở thành một nhiệm vụ tất yếu và quan trọng đối với những người nghiên cứu và giảng dạy triết học. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn chủ đề “Phương pháp quy nạp của Francis Bacon” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình có nghiên cứu và đề cập đến tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học F.Bacon có thể khái quát ở một số tác phẩm sau: Cuốn “ những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây”, tác giả Phạm Minh Lăng, Nxb. 4
  5. Văn hóa thông tin, Hn, 2001, tr121 -122; Lịch sử triết học phương Tây trước Mác, của tác giả Trần Văn Phòng- Dương minh Đức, Nxb. Đại học sư phạm, 2003, tr 68; Những công trình đề cập đến tiền đề triết học bao gồm: Luận văn “ học thuyết của F.bacon về nhận thức” của Nguyễn Thị Hồng Diệp, khoa triết học – Đại học khoa học xã hội nhân văn, 2012, tr 22- 25; Cuốn Lịch sử triết học của tác giả Phương kỳ Sơn, NXB chính trị quốc gia, HN, 2000; Lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, NXB Chính trị - Hành chính, 2010. Có thể nói, cho dù có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của F.Bacon trên các phương diện khác nhau của nó, song có một nghịch lý là cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào phân tích giải pháp của F.Bacon cho một trong những vấn đề cấu thành nội dung cơ bản của triết học trung cổ và có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của triết học Phục hưng, - đó là vấn đề quan hệ giữa khoa học với tôn giáo trong tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon. Khi có tính đến lịch sử của vấn đề này trong triết học trung cổ, triết học Phục hưng và bản thân triết học đương thời với F.Bacon, cũng như tính cấp bách của nó trong điều kiện hiện nay 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích nội dung về Phương pháp quy nạp của Francis Bacon, đặc biệt trong tác phẩm “Bộ công cụ mới”. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội ra đời về phương pháp quy nạp trong tư tưởng của Bacon. Làm rõ nội dung cơ bản của các loại ngẫu tượng đó trong tác phẩm “Bộ công cụ mới”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phương pháp quy nạp trong tư tưởng của Francis Bacon. 5
  6. - Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp quy nạp của Bacon, đặc biệt được thể hiện trong tác phẩm “Bộ công cụ mới” và các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lý luận cơ bản của tư tưởng triết học hiện đại. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp lịch sử. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan để nhận định rõ hơn về đối tượng nghiên cứu rồi tiến hành đánh giá đối tượng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài niên luận Nghiên cứu giúp nắm rõ hơn về phép quy nạp trong tư tưởng triết học của Francis Bacon. Nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình tìm ra phương pháp quy nạp đúng đắn cũng như là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên cứu tham khảo, đóng góp ý kiến. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương lớn nằm trong nội dung chi tiết như sau: Chuơng 1. Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon. Chương 2. Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon. 6
  7. NỘI DUNG Chương 1: Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon 1.1. Francis Bacon và tác phẩm “Bộ công cụ mới” Francis Bacon là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh. Theo Mác, Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bacon, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới. Bacon sinh năm 1561 trong một gia định quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp Kembrigiơ, ông công tác nhiều năm về ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh thời kỳ trước cách mạng tư sản, nhưng Bacon vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết học Anh. Những tác phẩm lớn của ông là “Đại phục hồi các khoa học( 1605), Công cụ mới( 1620) Bacon được phong tước hiệp sĩ năm 1603. Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học và được xem là cha của chủ nghĩa duy nghiệm và phương pháp khoa học. Mặc dù sự nghiệp chính trị của ông bị tiêu tan trong nỗi ô nhục, sức ảnh hưởng của ông vẫn còn mãi theo thời gian cùng với các tác phẩm của ông. Đáng chú ý nhất với vai trò một người ủng hộ triết học và một người thực hành phương pháp khoa học trong cuộc cách mạng khoa học. Bacon được gọi là cha đẻ của chủ nghĩa kinh nghiệm. Những tác phẩm của ông đã hình thành và phổ biến hóa phương pháp luật quy nạp đáp ứng cho yêu cầu khoa học, và thường được gọi là "Phương pháp Bacon", hay đơn giản là "phương pháp khoa học". Yêu cầu của ông về một phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng tự nhiên một cách có kế hoạch đã đánh dấu một bước chuyển mới trong khuôn khổ mỹ từ và lý thuyết cho khoa học, phần lớn phương pháp mà ông phát minh ra 7
  8. vẫn còn tồn tại bao hàm trong những quan niệm về phương pháp luận đúng đắn ngày nay. Francis Bacon qua đời đột ngột năm 1626, để lại New Atlantis cũng như dự án Đại phục hồi khoa học còn dang dở. Tuy nhiên, những gì ông đã đóng góp cho triết học và khoa học đều có ảnh hưởng rất lớn. Sự xuất hiện của Francis Bacon đóng vai trò như một gạch nối quan trọng, nối liền dòng chảy phát triển triết học nước Anh, vốn bị bỏ trống trong một thời gian dài, kể từ lúc những triết gia nổi tiếng như John Wycliffe và William xứ Ockham qua đời. Không những vậy, triết học Bacon, với tinh thần phê phán và khám phá, còn ảnh hưởng sâu rộng đến triết học Anh và Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII. Những thành tựu mà ông tưởng tượng và phác họa trong New Atlantis như các công cụ đông lạnh dự trữ, đài thiên văn, hồ lọc nước ngọt đều đã trở thành sự thật. Điều đó cho thấy tầm nhìn khoa học đúng đắn của Francis Bacon. Do đó, tuyên bố “Tri thức là sức mạnh” của ông như một lời khăng định về tầm quan trọng của tri thức, khoa học trong đời sống xã hội cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. “Bộ công cụ mới” là cuốn sách nền tảng của phương pháp khoa học. Bacon đã nhấn mạnh về việc sử dụng các thí nghiệm nhân tạo để cung cấp các quan sát bổ sung các hiện tượng. Chính bằng cuốn sách này, Fracis Bacon đã được coi là “Cha đẻ của Triết học thực nghiệm”. Mặc dù các phương pháp thực nghiệm của Bacon đến nay không còn quá mới nhưng cuốn sách vẫn còn rất quan trọng bởi vì ông đã xem xét đến khía cạnh tâm lý của người nghiên cứu vốn rất dễ bị sa đà vào các lời giải thích siêu hình mà không dựa trên quan sát thực sự. Bộ công cụ mới của Francis Bacon hướng đến việc phát minh ra các lập luận, các mẫu thiết kế và bảng hướng dẫn cho công việc nghiên cứu khoa học. Ông phê bình hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ và đề cao phương pháp quy nạp khi xử lý bản tính của các sự vật. Bởi theo Francis Bacon, phương pháp quy nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, những khái niệm 8
  9. được rút ra theo phương pháp này đều xuất phát từ những tiên đề đã được xác thực rõ ràng. Bacon dành phần thứ nhất của Công cụ mới để làm công việc “dọn sạch mặt bằng”: vạch trần những nguyên nhân tâm lý gây ra lầm lẫn của con người. Những thái độ sai lầm – từ đó nảy sinh những lỗi tư duy – bị ông gọi là những ngẫu tượng (idole). Ngẫu tượng là một hình ảnh bám rễ rất sâu, chiếm lĩnh tinh thần con người, được tôn thờ nhưng lại không có thực chất nào cả và là những rào cản cho nhận thức. Ngẫu tượng là thần tượng giả mạo. Với cách đặt vấn đề như thế, Bacon không chỉ là người mở đầu cho thuyết duy nghiệm mà còn khai sinh môn tâm lý học hiện đại. Trong “Cách ngôn” thứ 39 thuộc phần đầu của quyển sách, F. Bacon viết: “Có bốn loại ngẫu tượng bắt đầu óc ta làm tù binh : loại thứ nhất là ngẫu tượng Bộ lạc, loại thứ hai là ngẫu tượng cái Hang, loại thứ ba là ngẫu tượng cái Chợ và loại thứ tư là ngẫu tượng Sân khấu”. Ngẫu tượng Bộ lạc thuộc về bản tính chung của loài người. Ngẫu tượng cái Hang nảy sinh trong đầu óc cá nhân mỗi người. Loại thứ ba (cái Chợ) là những sai lầm liên quan đến ngôn ngữ, và loại thứ tư (Sân khấu) là do sự nguỵ biện và khiếm khuyết về học vấn. Ông dùng hình ảnh “sân khấu” với tấm màn nhung của nó như là một biểu trưng cho bao tấn trò đời. Không phải ngẫu nhiên khi cuối thế kỷ 19, người ta cứ nghĩ ông mới là tác giả đích thực của những vở kịch mang tên Shakespeare! 1.2. Nội dung chính trong triết học Bacon 1.2.1. Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học. Theo Bacon, triết học là nền tảng của công cuộc canh tân đất nước. Chịu ảnh hưởng của quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học – quan niệm thống trị suốt thời cổ đại, Bacon hiểu triết học theo nghĩa: nó là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân 9
  10. con người. Vì vây, triết học chia làm ba học thuyết: học thuyết về Thượng đế, học thuyết về giới tự nhiên và học thuyết về con người. Trong đó, học thuyết về Thượng đế được coi là thần học, nhưng chỉ có bộ phận thần học tự nhiên( tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học. Còn bộ phận thần học Thượng đế( tức xem xét Thượng dế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Bacon gần như đồng nhất với các khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Bacon, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học mang tính lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Nhiệm vụ của triết học là “đại phục hồi các khoa học”, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Phê phán những ai coi khoa học như một nghề thủ công có lãi. Bacon cho rằng khoa học đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại nói chung chứ không riêng cho ai. Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Bacon khẳng định “tri thức là sức mạnh”. 1.2.2. Quan niệm của Bacon về thế giới Trước tiên, theo Bacon, phải phủ nhận sự tồn tại của nguyên nhân mục đích của các sự vật, vì đó là điểm duy tâm của Aristotle. Mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại ba nguyên nhân, là “hình dạng”, “vật chất” và “vận động”. Trong đó, hình dạng của sự vật nằm trong chính bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó. Nhà duy vật Anh hiểu phạm trù “hình dạng” của sự vật theo mấy khía cạnh sau: Đây là nguồn gốc bên trong của sự vật, là cái mà nhờ đó sự vật là nó chứ không phải là cái khác. 10
  11. Là nguyên nhân tất yếu và đầy đủ để sự vật đó xuất hiện. Đó là phạm trù thể hiện bản chất chung của một nhóm sự vật có cùng những tính chất giống nhau, là quy luật vận động vật chất trong các sự vật đó. Quan niệm của Bacon về “hình dạng” thể hiện ý đồ của ông muốn dung hợp giữa hai hướng trong cách hiểu phạm trù này trong triết học trước đó. Xu hướng thứ nhất giải thích được cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới, nhưng lại rơi vào quan niệm vật hoạt luận trong việc lý giải nguồn gốc của vận động – điều mà ông không muốn. Còn xu hướng thứ hai giải thích được nguồn gốc của vận động một cách duy vật, coi đó là sự va chạm các nguyên tử, nhưng lại không giải thích được sự đa dạng của thế giới. Từ nhận xét trên, Bacon muốn dung hòa cả hai xu hướng trên, tiếp thu những điểm hợp lý, đồng thời khắc phục những hạn chế của chúng. Nhưng ông đã không hoàn toàn thực hiện được điều đó. Vì thế, không tránh khỏi quan niệm vật hoạt luận. Tuy vậy, nhìn chung ông ngả về xu hướng thứ hai hơn. Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Bacon cho rằng nhận thức bản chất của các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Theo nhận xét của C.Mác và Ph.Ăngghen: Bacon đã hiểu rằng: “Trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là vận động máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống, sự khẩn trương của vật chất”[2, 195]. Không dừng lại ở việc khẳng định tính tất yếu và phổ biến của vận động, Bacon đã tìm cách phân loại các dạng. Theo ông có 19 dạng vận động: 1) Vận động xung đối; 2) Vận động móc nối, kết hợp; 3)Vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4)Vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) Vận động liên tục; 6) Vận động có lợi; 7) Vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) Vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) Vận động từ tính; 10) Vận động sản sinh ra; 11) Vận động chạy 11
  12. trốn; 12) Vận động thức tỉnh; 13) Vận động mô tả, ghi nhận; 14) Vận động ngoại tuyến; 15) Vận động theo xu hướng; 16) Vận động hùng tráng; 17) Vận động tự quay; 18) Vận động rung động; 19) Vận động đứng yên. Ở đây, về cơ bản, Bacon phân loại các dạng vận động theo cảm tính, chưa theo các cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học. Tuy nhiên, việc coi đứng yên là một dạng vận động, cũng như coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất ở Bacon là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới. 1.2.3. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo Con người, theo Bacon, là sản phẩm của tạo hóa. Do vậy, khoa học về con người cũng chính là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu các quan niệm của Aristotle về con nguời, Bacon chia linh hồn con người thành các dạng “linh hồn thực vật”, “linh hồn động vật” và lý tính. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người chúng ta là một dạng chất lỏng được pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh tựa như các đường ống tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận cảm tính của linh hồn này có thể bị hủy hoại cùng với cơ thể, khi con người chết. Con người phần linh hồn lý tính thì có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người, và do vậy mang tính thần thánh. Và chính vì trong con người có cả hai dạng linh hồn cảm tính và lý tính, cho nên, một mặt, con người rất gần gũi với động vật, nhưng, mặt khác, lại là một cái gì đó siêu phàm. Vì xuất phát từ cả hai nguồn gốc trên( tức cả giới tự nhiên và Thượng đế) cho nên bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, con người còn cần đến tôn giáo. Bản tính của con người do vậy, không cho phép anh ta theo 12
  13. hoàn toàn lập trường vô thần. Con người cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực. Tôn giáo đem lại cho người ta niềm tin. Nhưng mặt khác nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng như không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. Nhìn chung, quan niệm của Bacon thể hiện sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Anh thời đó đối với các vấn đề tôn giáo. 1.3. Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp Quy nạp có nghĩa là quy về, dẫn về, được hiểu là phương pháp tư duy mà mục dicdsh của nó là phân tích sự vận động của tri thức từ các phán đoán đơn nhất, riêng lẻ đến các phán đoán chung. Nó phản ánh bước chuyển tư tưởng từ những mệnh đề ít chung đến những mệnh đề có tính chung cao hơn. Có thể coi quy nạp là một dạng suy luận trong đó có sự thực hiện bước chuyển tri thức về những đối tượng riêng biệt của một lớp đến tri thức về toàn bộ lớp đó [9, 153]. - Các dạng suy luận của quy nạp Trước hết, người ta chia quy nạp ra thành quy nạp liệt kê hoàn toàn và quy nạp liệt kê không hoàn toàn. - Quy nạp liệt kê hoàn toàn Được thực hiện theo công thức sau: S1 là P S2 là P Sn là P Biết rằng S1, S2, Sn là toàn bộ các đối tượng của lớp S( n là số tự nhiên hữu hạn) 13
  14. Do đó, kết luận : Tất cả S là P. Ví dụ : Tháng 10 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm Tháng 11 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm Tháng 12 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm Tháng 10, 11, 12 là các tháng của mùa đông. Do đó, mùa đông ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm. Như vậy, quy nạp liệt kê hoàn toàn là một dạng suy luận quy nạp mà trong đó kết luận chung được rút ra trên cơ sở đã biết tất cả về các đối tượng của lớp cần nghiên cứu, không có ngoại lệ. Vị từ của các tiền đề và kết luận là cùng một cái. Quy nạp liệt kê hoàn toàn giống với các suy luận diễn dịch trong tính xác thực của kết luận. Trong loại quy nạp này, vị từ được chuyển từ loài sang giống, vì vậy, nó không đem lại tri thức về các đối tượng khác ngoài những cái có ở trong tiền đề. - Quy nạp liệt kê không hoàn toàn mà tại thời điểm rút ra kết luận không gặp mâu thuẫn Công thức sau : S1 là P S2 là P . Sn là P S1, S2, , Sn là một phần lớp S Do đó, tất cả S là P 14
  15. Chỉ cần một trường hợp trong phần lớp S mâu thuẫn là đủ làm cho kết luận của quy nạp liệt kê đó đã trở thành sai lầm. Một ví dụ kinh điển : “ Tất cả các thiên nga đều trắng ” trong suốt một thời gian dài tồn tại như một điều hiển nhiên đúng, nhưng khi ở Úc phát hiện ra một loại thiên nga có lông đen thì ví dụ trên đã không còn đúng nữa. Như vậy, kết luận của quy nạp liệt kê không hoàn toàn luôn mang đặc điểm xác suất. Bên cạnh đó, người ta còn phân chia các phương pháp quy nạp dựa trên việc thiết lập mối liên hệ nhân quả. Trong logic học, J.Mill( 1806 – 1873) là người đã xây dựng các phương pháp này một cách hoàn chỉnh. Ông đã đưa ra bốn phương pháp quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả : - Phương pháp giống nhau duy nhất Các hoàn cảnh xảy ra Các hiện tượng quan sát Trường hợp trước( nguyên nhân) được( kết quả) 1 A, B, C a,b,c 2 A, D, E a, d, e Kết luận Khả năng, A là nguyên nhân của a Phương pháp này áp dụng với quan sát nhiều hơn là thực nghiệm. - Phương pháp khác biệt duy nhất Các hoàn cảnh xảy ra Các hiện tượng quan sát Trường hợp trước( nguyên nhân) được( kết quả) 1 A, B, C a,b,c 2 B, C b, c Kết luận Khả năng, A là nguyên nhân của a - Phương pháp phần dư 15
  16. Hiện tượng cần nghiên cứu được chia thành các hiện tượng nhỏ cùng loại a, b, c, d. Người ta đã tìm ra những điều kiện có trước các hiện tượng trên là A, B, C, D. Biết : A là nguyên nhân của a B là nguyên nhân của b C là nguyên nhân của c Kết luận : Khả năng còn một hiện tượng D nào đó cùng loại với A, B, B là nguyên nhân của d. - Phương pháp cộng biến Những trường hợp xuất hiện như Hiện tượng cần được Trường hợp là những nguyên nhân nghiên cứu 1 A, B, C, D a 2 A1, B, C, D a1 3 A2, B, C, D a2 4 A3, B, C, D a3 Kết luận Khả năng A là nguyên nhân của a Thực chất của phương pháp này như sau : nếu cùng với sự thay đổi của hiện tượng A luôn kéo theo sự thay đổi của một hiện tượng a nào đó mà chúng ta quan tâm nghiên cứu và tất cả các hiện tượng khác B, C, D còn lại không thay đổi thì khả năng A là nguyên nhân của a [9, 167]. 16
  17. Chương 2: Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon 2.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon 2.1.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle Quy nạp được Aristotle nghiên cứu với tư cách là: 1) Hình thức suy luận xác thực, 2) Hình thức suy luận biện chứng, 3) Phương pháp nhận thức cái chung. Quy nạp với tư cách là phương tiện chứng minh tiền đề lớn của tam đoạn luận dạng hình I, tự nó được xác định thông qua một tam đoạn luận đặc biệt – được gọi là tam đoạn luận thông qua quy nạp. Loại tam đoạn luận quy nạp này khác với tam đoạn luận thông thường – được gọi là tam đoạn luận thông qua thuật ngữ giữa. Thuật ngữ về bản chất( B) là nguyên nhân hiện thực của một tính chất nào đó( A) của chủ từ G, được thể hiện trong kết luận. Như vậy, quy nạp là suy luận về nguyên nhân( B) của một tính quy định này hay khác( A) thông qua sự hiểu biết các tính chất của chủ từ G[8, 226]. Sơ đồ tam đoạn luận dạng I: M P Ví dụ: Mọi loài bò sát là động vật máu lạnh S M Rắn là một loài bò sát S P Vậy, rắn là một loài động vật máu lạnh Còn sơ đồ suy luận quy nạp có thể được thể hiện như sau: Giả sử A có nghĩa là sống lâu, B có nghĩa là không có mật, G là các động vật không có mật cụ thể như người, ngựa, la Sơ đồ lúc này có dạng: 17
  18. Bất kỳ động vật không có mật nào cũng sống lâu( B a A) Người, ngựa, la thực chất là những động vật không có mật( G a B) Vậy, người, ngựa, la sống lâu( G a A) Nếu thuật ngữ G không bao quát tất cả các động vật không có mật, thuật ngữ B không chu diên thì các tiền đề đã cho tất yếu rút ra theo dạng hình III( M P – M S → S P) của tam đoạn luận, kết luận lúc này chỉ là phán đoán bộ phận : Một số động vật không có mật, sống lâu( BiA). Trong trường hợp này là quy nạp không hoàn toàn. Kết luận của nó không là xác thực, mà chỉ là xác suất. Còn nếu thuật ngữ G bao gồm tất cả các động vật không có mật thì lúc này, theo hệ quả sẽ được gọi là quy nạp hoàn toàn. Quy nạp như vậy, về thực chất là một loại tam đoạn luận, và Aristotle gọi nó là “tam đoạn luận thông qua quy nạp”. Đối lập với nó là tam đoạn luận thông qua thuật ngữ giữa. Một cái như là kết luận thông qua tri thức về các tính chất của vật, đối lập với một cái như là suy luận về tính chất nào đó của chủ từ thông qua sự hiểu biết nguyên nhân của tính chất này. Bên cạnh đó, Aristotle cũng coi tam đoạn luận chứng minh là một dạng quy nạp khác. Đây là dạng không chứng minh, mà chỉ là lập luận chiện chứng, dẫn đến điều là : thừa nhận tri thức chung thông qua một tri thức bộ phận hoặc đơn nhất, nói cách khác, như là một dạng lập lập, đưa các trường hợp đơn nhất về chứng minh tính chân thực của cái chung [8, 229]. Dạng quy nạp này được Aristotle xem xét trong “ Topics ”. Ở chương 12, quyển I của “ Topics”, Aristotle viết : “ Sau việc này cần nghiên cứu xem, có bao nhiêu lập luận biện chứng. Một dạng quy nạp, còn dạng khác – tam đoạn luận. Tam đoạn luận là gì đã được nói đến trước đây. Còn quy nạp – là bước chuyển từ cái đơn nhất đến cái chung, ví dụ, nếu người cầm lái mà biết công việc, - là người tốt nhất, mà đồng thời người đánh xà ích – cũng là 18
  19. người tốt nhất, thì nói chung người hiểu biết trong mỗi công việc – là người tốt nhất. Quy nạp có khả năng thuyết phục và cam kết, trong nhận thức, nó gần với tri giác cảm tính và được nhiều người nghiên cứu, còn tam đoạn luận – thì có tính bắt buộc hơn và hiện thực hơn trong mối quan hệ với những người chống đối – hay trong những cuộc tranh luận. Ở một chỗ khác của “Topics ”, Aristotle định nghĩa quy nạp như là bước chuyển từ cái đã biết nhiều hơn dựa trên cơ sở của tri giác cảm tính hay là dựa trên ý kiến của đa số mọi người, đến cái chưa biết ”. Hiển nhiên là, đối với Aristotle, kết luận quy nạp trong cả hai dạng của nó( quy nạp không hoàn toàn và quy nạp tam đoạn luận – hoàn toàn), là không chỉ sự liên kết có trong các phán đoán bộ phận và phán đoán đơn nhất, mà còn là dạng tri thức mới, đó chính là tri thức về cái chung, về nguyên nhân và về các hệ quả của nó, hoặc là tri thức về tính quy luật [8, 231]. Cũng vì vậy, mà tam đoạn luận : Bất kỳ người nào cũng là thực thể sống Dion là người Vậy, Dion là thực thể sống. Tam đoạn luận trên không mang lại tính hiệu quả, hay tri thức gì mới. Trong khi đó, theo Aristotle thì cái chung là nó mà không phải chỉ có giá trị “bây giờ và “ở đây”, mà nó “luôn luôn” và có ở “khắp nơi” – trong bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ vị trí nào. Vấn đề quy nạp như là phương pháp nhận thức cái chung xuất hiện ở Aristotle trong mối liên hệ với học thuyết của ông về tính nhận thức được cái chung thông qua cái đơn nhất và sự phủ định dứt khoát tính bẩm sinh của tri thức. Nếu cái chung không tồn tại ngoài cái đơn nhất và nhận thức được chỉ thông qua cái đơn nhất, thì phương pháp nhận thức cái chung có thể chỉ là đi từ đơn nhất đến cái chung, chỉ có quy nạp. 19
  20. Từ đó, có thể thấy : vấn đề quy nạp như là một phương pháp khoa học. Và các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứ bằng quy nạp các mối liên hệ nhân quả, lần đầu tiên được hình thành bởi người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật Anh Francis Bacon dưới dạng các quy tắc xây dựng các bảng “ có mặt” , “vắng mặt ” và “ trình độ”. Nhưng một trong những khuyết tất cơ bản đầu tiên của Bacon đó là tính máy móc của các thủ pháp lựa chọn và kiểm tra. 2.1.2. Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon Bên cạnh học thuyết về ngẫu tượng sẽ được trình bày ở phần sau, thì sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch là bước quá độ đi đến việc xây dựng phương pháp quy nạp của Bacon. Tam đoạn luận của Aristotle, đặc biệt là khi nó được các nhà triết học kinh viện sử dụng theo hướng kinh viện, tư biện thì chỉ dừng lại ở trình độ phân tích ngôn từ. Theo Bacon, điều này là vô tác dụng đối với việc nhận thức tự nhiên [6]. Theo Bacon, tam đoạn luận – diễn dịch cho chúng ta những kết luận về tri thức không thể vượt ra khỏi khuôn khổ nội dung tri thức chứa trong các tiền đề và không thể cho ta tri thức mới. Vì theo ông, tri thức mới là tri thức phải chứa đựng những nội dung phản ánh những hình thức của tự nhiên, chứ không phải do sức mạnh của tư duy sáng tạo ra. Suy cho cùng, tam đoạn luận – diễn dịch là kết quả của sự khái quát từ kinh nghiệm. Bacon cho rằng các nhà kinh viện khi sử dụng tư tưởng của Aristotle đã dựa vào quan sát một số chứng cứ hoàn toàn không đầy đủ để tạo nên những khái niệm rộng nhất và biến chúng thành cơ sở của tri thức. Họ dựa vào một vài bằng chứng, ví dụ vụn vặt để xây dựng nên các tiên đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật. Do đó, theo ông, bộ máy khái niệm của chủ nghĩa kinh viện không thể trở thành cơ sở thực tế cho việc nhận thức giới tự nhiên một cách khoa học [6]. 20
  21. Theo ông, tam đoạn luận được cấu thành từ các câu, còn các câu lại được cấu thành từ các từ, mà từ thì về thực chất là ký hiệu của các khái niệm. Vì thế nên một khi các khái niệm cấu thành nên nền tảng của tất cả mà bị lẫn lộn và được trừu tượng hóa một cách thiếu suy nghĩ từ chính các sự vật, thì tất cả những gì xây dựng trên cơ sở của chúng đều không vững chắc. Vậy nên, tam đoạn luận – diễn dịch lúc bấy giờ trở nên lung lay. Để khắc phục thiếu sót đó, theo Bacon, cần phải áp dụng phương pháp khác – phương pháp quy nạp chân chính. Phương pháp diễn dịch của Aristotle là kiểu tư biện trung cổ và khẳng định phương pháp kinh nghiệm như là phương pháp chính để khắc phục sự thiếu sót của nó. Nhưng chỉ đến Bacon, phương pháp kinh nghiệm mới thực sự trở thành một phương pháp nhận thức. Về thực chất, phương pháp quy nạp – kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giới tự nhiên của Bacon đã vượt qua được tính tư liệu. Nó cho phép từng bước hình thành những khái niệm mới. Nếu như tam đoạn luận – diễn dịch của Aristotle bỏ qua các chứng cớ và thường rơi vào những sai lầm khác nhau trên con đường hình thành tri thức mới, thì phương pháp quy nạp – dựa trên cơ sở kinh nghiệm, đã đặt nhiệm vụ phân tích các chứng cứ lên hàng đầu. Chỉ có phương pháp đó, theo ông, mới có khả năng phát hiện ra chân lý mới mà không phải dậm chân tại chỗ. Khi gọi tác phẩm của mình là “Bộ công cụ mới”, ông đã nhấn mạnh sự khác biệt đó trong phương pháp quy nạp của mình. Theo Bacon, để khắc phục được các ngẫu tượng vốn có trong bản chất trí tuệ của con người và những hạn chế của tam đoạn luận – diễn dịch theo kiểu Aristotle ở các nhà triết học kinh viện thời kỳ trung cổ, cần có “công cụ nhận thức mới” – đó là phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở kinh nghiệm. 21
  22. 2.2. Học thuyết về ngẫu tượng 2.2.1. Các loại ngẫu tượng Bacon là người nhiệt thành ủng hộ sự phát triển của khoa học. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bacon đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các ngẫu tượng. Để nhận thức chân lý và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bacon coi học thuyết về các ngẫu tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và nhân cách của mỗi người. Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình. Việc xây dựng các khái niệm và các tiên đề thông qua phép quy nạp chân thực đương nhiên là phương tiện đúng đắn để ngăn ngừa và loại bỏ các ngẫu tượng. Nhưng ngay cả việc chỉ ra các ngẫu tượng cũng rất hữu ích. Học thuyết về ngẫu tượng đối với việc giải thích giới tự nhiên cũng giống như học thuyết về sự bác bỏ ngụy biện đối với phép biện chứng phổ biến. Có bốn loại ngẫu tượng cản trở trí tuệ của con người. Bacon phân ra các dạng ngẫu tưởng như sau: - Dạng ngẫu tượng loài Nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính riêng của con người. 22
  23. Sở dĩ có loại ngẫu tượng này, theo Bacon, là do các giác quan cũng như trí tuệ con người còn chưa thật hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ngẫu tượng này là ở chỗ người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của các ngẫu tượng này bằng cách hoàn thiện các phương tiện nhận thức của con người như thực nghiệm Trí tuệ con người giống như chiếc gương không phẳng;khi nó trộn lẫn bản chất của mình với bản chất của các sự vật thì sẽ phản chiếu các sự vật đó dưới dạng méo mó và biến dạng [4, 35]. Lý tính của con người sử dụng mọi thứ để bảo vệ và nhất trí với điều mà một khi nó đã thừa nhận, hoặc vì đó là đối tượng của niềm tin chung, hoặc là vì nó ưa thích điều đó. Sức mạnh và số lượng các sự kiện lại chứng tỏ cho điều ngược lại, dù đó có là gì đi chăng nữa thì lý tính hoặc không để ý đến chúng, hoặc loại bỏ và bác bỏ chúng nhờ những sự phân định với lời cảnh báo thái quá và thô thiển để cho tính đáng tin cậy của các kết luận trước đây không bị loại bỏ. Huyễn hoặc mình bằng điều kiện hư ảo, con người chỉ nhận thấy sự kiện đã diễn ra mà không để ý tới cái đã lừa mình, cho dù nó thường xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, thậm chí cả sự thiên vị và hư ảo đó không có, thì lý tính con người vẫn quen mắc sai lầm là nó ngả theo các luận cứ khẳng định hơn là các luận cứ phủ định, trong khi đó thì đáng ra nó phải có thái độ như nhau đối với chúng. Thậm chí, luận cứ phủ định có sức mạnh lớn hơn trong việc xây dựng mọi tiên đề chân thực. Cái có tác động mạnh nhất đến lý tính của con người là cái có thể ngay lập tức và đột ngột làm cho nó phải kinh ngạc. Chính điều này, thường kích thích và lấp đầy trí tưởng tượng. Nó âm thầm cải biến những thứ khác khi hình dung chúng như một cái không đáng kể đang chế ngự trí tuệ của nó [4, 43]. Lý tính con người ham muốn biết chừng nào. Nó không thể tự dừng lại, không thể nằm trong sự yên tĩnh mà ngày càng tiến xa hơn. Nhưng tư duy lại 23
  24. không có khả năng nắm bắt giới hạn và kết cục của thế giới, song dường như luôn cần phải hình dung một cái gì đó tồn tại xa hơn. Vì khi phân biệt tính vô hạn trong quá khứ và tính vô hạn trong tương lai, ý kiến thông thường hoàn toàn là vô căn cứ. Từ đó suy ra rằng, tính vô hạn này lớn hơn tính vô hạn kia và tính vô hạn bị rút ngắn, có thiên hướng dẫn tới cái hữu hạn. Và khi hướng tới cái ở xa hơn, nó lại quay lại với cái ở gần nó hơn, mà đó chính là các nguyên nhân hữu hạn – các nguyên nhân có nguồn gốc của chúng thực ra là bản tính con người chứ không phải bản chất của vũ trụ. Và một khi xuất phát từ nguồn gốc ấy, người ta đã xuyên tạc triết học một cách kỳ lạ. Con người thực ra tin vào tính chân thực của cái mà con người ưa thích. Con người khước từ cái khó khăn – vì không đủ kiên nhẫn để tiếp tục nghiên cứu; khước từ điều tỉnh táo – vì điều này không hứa hẹn hy vọng; khước từ điều cao siêu trong tự nhiên – do mê tín; khước từ ánh sáng của kinh nghiệm – do kiêu ngạo và coi thường ánh sáng ấy để lý tính không bị chìm đắm vào những điều hẹn hạ và không vững chắc; khước từ những nghịch lý – do ý kiến được mọi người chấp nhận [4, 45]. Sự rắc rối và những sai lầm của lý tính con người chủ yếu sinh ra từ tính cổ hủ, sự không phù hợp và sự lừa dối các giác quan, vì cái thức tỉnh giác quan sẽ được đề cao hơn cái không kích thích giác quan ngay lập tức, mặc dù nó là tốt hơn. Do vậy, trực giasoc chấm dứt khi sự nhìn chấm dứt, vì việc quan sát các sự vật vô hình là không đủ hay hoàn toàn vắng mặt. Do vậy, toàn bộ sự chuyển động của tinh thần nằm trong các vật cảm giác được nhưng còn bị che đậy hay không tiếp cận được đối với con người. Cảm tính tự thân nó là yếu đuối và mắc sai lầm, những công cụ có nhiệm vụ tăng cường và làm cho giác quan trở nên sắc bén cũng không có giá trị đáng kể. Thực ra thì việc giải thích giới tự nhiên đạt được nhờ quan sát thông qua các kinh nghiệm được tổ chức một cách hợp lý. Ở đây, cảm tính chỉ phán xét về kinh nghiệm, còn kinh nghiệm thì phán xét về tự nhiên và bản thân sự vật. 24
  25. Xét về bản chất của mình, lý tính con người hướng vào cái trừu tượng và xem cái biến đổi như là cái bất biến. Nên phân chia giới tự nhiên ra thành các bộ phận thì tốt hơn là trừu tượng hóa nó. Cần phải nghiên cứu nhiều hơn về vật chất, về trạng thái nội tại của nó, về sự biến đổi của trạng thái đó, về tác động thuần túy và về quy luật tác động hay chuyển động , vì hình thức thực chất là sự bịa đặt của trí tuệ con người, trừ khi gọi các quy luật tác động ấy là những hình thức. Tất cả những ngẫu tượng trên là ngẫu tượng loài. Chúng bắt nguồn từ thực thể đơn điệu của tinh thần con người, hoặc từ định kiến của nó, hoặc từ hạn chế của nó, hoặc từ sự chuyển động không ngừng của nó, hoặc tự sự ám thị của dục vọng, hoặc từ sự không có năng lực cảm tính, hoặc từ phương thức tri giác. Ở đây, ta thấy việc Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần túy” của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phác các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học. - Dạng ngẫu tượng hang động Ngẫu tượng hang động thực chất là những sai lầm của từng con người riêng biệt. Ngoài những ngẫu tượng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau nữa. Thực chất ngẫu tượng hang động chính là ngẫu tượng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là “ngẫu tượng hang động” bởi vì mượn câu chuyện của Platon 25
  26. về hang động. Bacon ví trí tuệ của mỗi người tựa như hang động méo mó của Platon, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài. Con người yêu thích hoặc các khoa học và các học thuyết mà họ tự coi mình là người sáng tạo và là tác giả, hoặc các khoa học và học thuyết mà họ đầu tư vào đó nhiều sức lao động nhất và họ đã quen thuộc hơn cả. Nếu những người như vậy cống hiến mình cho triết học và cho các học thuyết phổ quát, thì họ sẽ xuyên tạc và làm hỏng chúng do tác động của các chủ ý trước đó của họ. Sự khác nhau lớn nhất và dường như căn bản nhất giữa các trí tuệ đối với triết học và khoa học là như sau. Một số trí tuệ là mạnh mẽ và hữu dụng hơn đối với việc phát hiện ra sự khác biệt trong các sự vật, còn số khác – đối với việc phát hiện ra sự giống nhau trong chúng. Những trí tuệ cứng rắn và sắc sảo có thể tập trung suy ngẫm của mình, dừng lại ở mỗi sắc thái của các sự khác biệt. Còn những trí tuệ cao cả và linh hoạt thì nhận ra và so sánh những sự giống nhau tinh tế, có mặt ở khắp nơi giữa các sự vật. Nhưng cả hai loại trí tuệ ấy đều dễ dàng đi quá xa trong việc chạy theo hoặc những bộ phận của các vật, hoặc những cái bóng của chúng [6, 50]. Một số trí tuệ có thiên hướng tôn sùng thời cổ, số khác thì bị cám dỗ bởi tình yêu cái mới. Nhưng một số ít trí tuệ có thể tuân thủ một mức độ nào đó để không loại bỏ những cái đã được người cổ xác định một cách xác đáng và không coi thường những cái mới được tiến cử một cách có lý. Không nên tìm kiếm chân lý ở sự thành đạt có tính bất biến của một thời đại nào đó, mà phải thông qua ánh sáng của kinh nghiệm mang tính vĩnh hằng về giới tự nhiên. Do vậy, chúng ta cần phải dứt khoát khước từ những khát vọng ấy để đảm bảo rằng chúng không khống chế trí tuệ. Việc quan sát trực tiếp giới tự nhiên và các vật thể trong tính đơn giản của chúng sẽ nghiền nát và làm suy yếu lý tính; còn việc quan sát giới tự nhiên và các vật thể trong tính phức tạp và hình dáng của chúng sẽ làm cho lý tính choáng váng và sửng sốt. Điều này thể hiện rõ nhất ở trường phái Leucippus và 26
  27. Democritus, nếu đặt trường phái này bên cạnh học thuyết của các nhà triết học khác. Vì trường phái này bị cuốn hút vào các bộ phận của sự vật tới mức coi thường cấu tạo chung; các trường phái khác thì say mê quan sát trực tiếp cấu tạo của các sự vật tới mức không thâm nhập vào tính đơn giản của giới tự nhiên. Do vậy, những quan sát trực tiếp này phải nối tiếp và thay thế lẫn nhau để cho lý tính trở nên vừa sáng suốt và vừa nhạy cảm, cũng là để né tránh được các mối nguy hiểm và các ngẫu tượng sinh ra từ đó [4, 52]. Tính thận trọng trong trực giác phải như thế nào để không cho phép có và để loại bỏ các ngẫu tượng hang động chủ yếu sinh ra hoặc từ thống trị của kinh nghiệm quá khứ, hoặc từ sự so sánh và phân chia quá nhiều, hoặc từ thiên hướng về cái nhất thời, hoặc từ sự rộng rãi và không đáng kể của các khách thể. Nói chung, cứ mặc cho mỗi người đang trực giác về bản chất của các sự vật hoài nghi cái xâm chiếm và khống chế lý tính của người ấy một cách đặc biệt mạnh mẽ. Cần phải rất thận trọng trong trường hợp ưa thích như vậy để lý tính vẫn điềm tĩnh và trong sáng. [4, 53]. Để hạn chế ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể - Dạng ngẫu tượng nơi công cộng Nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống. Trong đó, bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu. Các ngẫu tượng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác. Đây là ngẫu tượng nặng nề nhất, chúng thâm nhập vào lý tính cùng với ngôn từ và tên gọi. Con người tin rằng lý tính của họ điều khiển ngôn từ. Nhưng 27
  28. cũng có trường hợp ngôn từ chĩa sức mạnh của mình chống lại lý tính. Điều này làm cho triết học và các khoa học trở thành ngụy biện và vô dụng. Phần lớn ngôn từ có nguồn gốc là ý kiến thông thường và mổ xẻ các vật trong giới hạn hiển nhiên nhất đối với lý tính của đám đông. Khi lý tính sắc bén hơn và sự quan sát chăm chú hơn muốn xem xét lại giới hạn này để nó phù hợp hơn với giới tự nhiên, thì ngôn từ trở thành vật cản. Từ đó, hóa ra là những cuộc tranh luận ầm ĩ và hào hùng giữa các nhà khoa học thường biến thành những cuộc tranh luận về ngôn từ. Những ngẫu tượng mà ngôn từ gán cho lý tính có hai loại. Một số - tên gọi của các vật không tồn tại; số khác – tên gọi của các vật tồn tại, nhưng là tên gọi không rõ ràng, được xác định không tốt, được trừu tượng khỏi các vật một cách thiếu thận trọng và không khách quan. Loại thứ nhất bắt nguồn từ các lý luận trống rỗng và sai lầm. Loại bỏ ngẫu tượng này là dễ hơn, vì để loại bỏ chúng thì thường xuyên bác bỏ và làm cho lý luận trở nên lỗi thời là đủ. Nhưng loại ngẫu tượng khác là phức tạp và bám rễ sâu. Đây là loại sinh ra từ những sự trừu tượng tồi và thiếu kinh nghiệm. Ví dụ với từ “ẩm ướt”. Nó biểu thị những cái dễ dàng lan tỏa xung quanh một vật thể khác; những cái tự thân chúng không có tính ổn định; những cái chuyển động về mọi hướng; những cái dễ dàng phân chia và phân tán; những cái dễ dàng hợp nhất và tập hợp; những cái dễ dàng chảy và chuyển động; những cái dễ dàng liên kết với những vật khác và làm cho chúng ẩm ướt; những cái dễ dàng biến thành chất lỏng hay tan ra nếu trước đó chúng đã là cứng. Từ trên là sự biểu thị không rõ ràng những hành động khác nhau, không cho phép một sự hợp nhất hay quy giản nào. Ví dụ có thể thấy rằng ngọn là là ẩm ướt, không khí là không ẩm ướt. Và như vậy, chúng ta thấy hoàn toàn rõ ràng rằng, khái niệm này chỉ được trừu tượng hóa một cách không cân nhắc kĩ 28
  29. càng từ nước và từ các chất lỏng thông thường mà không có một sự kiểm tra thích đáng nào. Mặc dù vậy, trong các danh từ vẫn có những mức độ không thích dụng và sai lầm khác nhau. Hàng loạt tên gọi của các thực thể, đặc biệt là loại thấp và loại có nguồn gốc tốt, là ít sai lầm hơn( ví dụ, các khái niệm “mật”, “đất sét” là tốt, còn khái niệm “đất” là tồi); loại xấu hơn là những hành động như sản xuất, làm hư hỏng, làm thay đổi; loại xấu nhất là những chất lượng( loại trừ những trực giác cảm tính trực tiếp) như nặng, nhẹ, mỏng, cong Thêm vào đó, trong mỗi loại, một số khái niệm tất yếu tốt hơn một ít số khác, tùy thuộc vào việc giác quan con người lĩnh hội, vô số sự vật như thế nào [4, 56]. Quan niệm trên đây của Bacon có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Trong khoa học, cần phải có sự nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ không nên chạy theo uy tín cá nhân của ai đó hoặc số đông Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển khoa học, mà chúng ta cần khắc phục. - Dạng ngẫu tượng nhà hát Nó đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Bacon khẳng định “chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín”. Để tìm ta chân lý, chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức. Ngẫu tượng nhà hát không phải là tính bẩm sinh và không thâm nhập vào lý tính một cách bí ẩn mà được công khai truyền đạt và lĩnh hội từ các lý luận bịa đặt và từ các quy tắc chứng minh sai lầm. Các ngẫu tượng rạp hát hoặc lý luận là rất nhiều chúng có thể còn nhiều hơn nữa, và một lúc nào đó chúng có thể sẽ còn nhiều hơn nữa. Nếu trong suốt nhiều thế kỷ, trí tuệ con người không bận tâm đến tôn giáo và thần học, và nếu 29
  30. các nhà chức trách dân sự, đặc biệt là quốc vương, không phản đối những đổi mới, thậm chí là đổi mới trừu tượng, và khi quam tâm tới những đổi mới ấy, con người không tự gây cho mình mối nguy hiểm và không làm thiệt hại phúc lợi của mình, không những không được nhận phần thưởng mà còn bị khinh rẻ và căm ghét, thì đương nhiên đã xuất hiện nhiều trường phái triết học và lý luận như một khi nào đó chúng ta đã phát triển rất phong phú ở người Hy Lạp. Người ta có thể bịa đặt ra nhiều giả thuyết về hiện tượng khí ete trên trời, thì người ta lại càng có thể lập và xây dựng những giáo điều đa dạng về các hiện tượng triết học. Những bịa đặt của rạp hát này cũng như ở trong rạp hát của các nhà thơ, nơi mà các câu chuyện được nghĩ ra cho sân khấu, là hài hòa và đẹp hơn, thực ra có khả năng đáp ứng nguyện vọng của mỗi người hơn là các câu chuyên có thật được lấy ra từ lịch sử [4, 59]. Sau khi hăng say và cẩn thận tiến hành một ít thực nghiệm, cũng có nhiều nhà triết học kiểu khác đã dũng cảm bịa đặt và rút ra triết học của mình từ chúng một cách kỳ quặc, đã xuyên tạc và lý giải mọi thứ khác có liên quan tới triết học đó. Cũng có loại các nhà triết học thứ ba, do ảnh hưởng của niềm tin và sự sùng bái, đã lẫn lộn thần học và truyền thuyết với triết học. Sự hư ảo của một trong số những nhà triết học đó đã đạt tới mức họ tách khoa học ra từ Thần và Thần linh. Như vậy, sai lầm của triết học giả dối có ba nguồn gốc: ngụy biện, chủ nghĩa kinh nghiệm và mê tín [4, 60]. Aristotle là minh họa nổi bật nhất cho nguồn gốc thứ nhất – ngụy biện. Ông đã làm hỏng triết học tự nhiên bằng phép biện chứng của mình, do đã xây dựng thế giới từ những phạm trù và đã gán loại ý hướng thứ hai – sự phản tư cho tâm thần con người, thực thể cao quý nhất. Ông khẳng định rằng mỗi vật đều có sự chuyển động duy nhất của riêng nó, nếu vật thể tham gia vào chuyển động khác, thì nguồn gốc của chuyển động này nằm trong vật thể khác. 30
  31. Ông đã gán nhiều thứ tự nhiên theo ý mình. Ông xác định hành động nén chặt và làm loãng mà thông qua đó vật thể nhận được kích thước lớn hơn và nhỏ hơn hay quảng tính, bằng cách phân biệt một cách vô hồn giữa hiện thực và tiềm năng. Aristotle luôn quan tâm nhiều hơn tới việc có câu trả lời cho mọi thứ và diễn tả một điều gì đó bằng lời hơn là quan tâm tới chân lý nội tại của các sự vật. Điều đó có thể thấy rõ qua những lĩnh vực mà ông nghiên cứu. Trong vật lý học, Aristotle không có một cái gì khác ngoài âm hưởng của những danh từ biện chứng. Trong siêu hình học, ông nhắc lại điều đó dưới tên gọi kêu hơn, dường như ông muốn phân tích các sự vật chứ không phải các danh từ. Để cho ai đó không bị luống cuống khi thường thấy ông ta viện dẫn vào kinh nghiệm trong các tác phẩm “Về động vật”, “Các vấn đề” và các tiểu phẩm khác của ông. Vì giải pháp của ông đã được thông qua từ trước, và ông không dựa vào kinh nghiệm như cần thiết để xác lập ý kiến và tiên đề của mình. Nhưng ngược lại, sau khi tùy tiện xác lập các luận điểm của mình, ông lôi kéo kinh nghiệm đã bị xuyên tạc, giống như tù nhân, về với ý kiến của mình. Như vậy, xét về phương diện này, cần buộc tội ông nhiều hơn các môn đệ mới của ông( kiểu như các nhà triết học kinh viện), những người hoàn toàn khước từ kinh nghiệm [4, 62]. Trường phái triết học kinh nghiệm chủ nghĩa còn đưa ra phán đoán quái đản và vô lý hơn so với trường phái ngụy biện và trường phái duy lý vì các phán đoán này không dựa vào ánh sáng của những khái niệm thông thường mà dựa vào sự thiển cận và rối rắm của một ít kinh nghiệm. Chính thứ triết học như vậy lại có cảm tưởng là có thể và dường như là hiển nhiên đối với những người hàng ngày nghiên cứu những kinh nghiệm kiểu đó và nhờ chúng mà xuyên tạc trí 31
  32. tưởng tượng của mình. Nó dường như là không thể và trống rỗng đối với những người khác. Phát sinh do có sự pha trộn của mê tín hay của thần học, việc xuyên tạc triết học còn tiến xa hơn nữa và đem lại tai họa lớn hơn nữa cho toàn bộ các thứ triết học và cho những bộ phận của chúng. Vả lại lý tính con người chịu ảnh hưởng của sự bịa đặt không ít hơn so với ảnh hưởng của các khái niệm thông thường. Triết học mê tín và triết học ngụy biện làm cho lý tính rối bời lên, còn triết học khác, triết học có đầy rẫy những sự bịa đặt và giống như thi ca, còn làm cho nó hài lòng hơn nữa. Vì tính háo danh của lý tính trong con người không hề ít hơn so với tính háo danh của ý chí, đặc biệt là ở những tài năng sâu sắc và cao cả. Chúng ta nhận thấy ví dụ điển hình như vậy ở người Hy Lạp, đặc biệt là ở Pythagoras; nhưng triết học của ông bị lẫn lộn với mê tín thô thiển và thái quá. Điều này được trình bày tinh vi và nguy hiểm hơn ở Platon và trường phái của ông. Nó cũng hiện diện cả trong một số bộ phận khác của triết học khác - ở nơi mà người ta đưa ra những hình thức trừu tượng, những nguyên nhân tối hậu, những nguyên nhân đầu tiên, ở nơi mà người ta rất hay giả định những nguyên nhân ở giữa Có thể cần phải đề phòng hơn nữa điều này. Việc tán dương những sai lầm là một công việc rất tai hại, việc sùng bái điều hư vô là tương đương với bệnh dịch hạch của lý tính. Tuy nhiên, sau khi đắm mình vào cái hư vô này, một số nhà triết học mới đã rất nhẹ dạ đi theo con đường cố gắng luận chứng triết học tự nhiên ở chương đầu của cuốn sách về Tồn tại, trong cuốn sách của Job và các sách kinh khác. Họ tìm kiếm cái chết trong cái sống. Cần phải kiềm chế và trấn áp tính hư vô này hơn nữa, vì không những triết học hão huyền mà cả tà giáo được rút ra từ sự lẫn lộn điên rồ giữa thần thánh và con người. Do vậy, sẽ là nguy hiểm nếu lý trí tỉnh táo lại chỉ dành cho niềm tin những gì thuộc về nó [4, 65]. Nhìn chung, trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ngẫu tượng, Bacon còn mang nặng tính trực quan. Chủ yếu ông chỉ nhận thấy khía 32
  33. cạnh nhận thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ngẫu tượng một cách hợp lý. Trên thực tế, các quan niệm sai lệch về sự vật mà con người mắc phải còn xuất phát từ những hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của Bacon trong học thuyết về ngẫu tượng là ở chỗ nó đặt vấn đề về cơ sở xã hội của quá trình nhận thức. Mục đích xuyên suốt học thuyết ngẫu tượng của ông là khẳng định nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán và cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó, mà cả hiện nay. 2.2.2. Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon Với “Bộ công cụ mới” hay những chỉ dẫn cho việc giải thích tự nhiên, Bacon đưa ra học thuyết về việc sử dụng lý tính con người một cách tốt hơn, và hoàn hảo hơn trong việc tiếp cận các sự vật và những sự giúp đỡ đích thực cho sự hiểu biết đó để qua đó, trong những chừng mực cho phép, trí tuệ có thể được nâng lên và đưa lên vị trí cao và có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại của tự nhiên. Sự lý giải tự nhiên của ông là một loại lôgíc học và theo ông, so với lôgíc thông thường thì rất khác nhau. “Lôgíc thông thường tự cho là đã tạo ra và chuẩn bị những sự trợ giúp, những lính canh cho sự hiểu biết, điểm này giống với lôgíc của tôi. Nhưng lôgíc học của tôi khác với nó đặc biệt ở ba điểm – đó là mục tiêu nhắm đến, trình tự chứng minh và xuất phát điểm nghiên cứu”. Mục tiêu của Bacon là phát minh ra các khoa học chứ không phải phát minh ra các lập luận; không phải phát minh ra các sự vật phù hợp với các nguyên tắc, mà phát minh ra chính các nguyên tắc; không phải là các lập luận chắc chắn, mà là phát minh ra các mẫu thiết kế và các bảng hướng dẫn cho công việc. Khi bàn đến sự chứng minh, Bacon phê phán hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ. “Mặc dù không ai nghi ngờ rằng những điều phù hợp trong một hạn từ trung gian thì cũng phù hợp với nhau (đây là một mệnh đề về tính chắc chắn toán học). Tuy nhiên, nó lại bỏ cửa ngỏ cho sự lừa gạt, tức là: tam đoạn luận gồm các mệnh đề – các mệnh đề của các từ; và các từ đều là những dấu 33
  34. hiệu, ký hiệu của các khái niệm. Giờ đây, nếu chính các khái niệm của tâm trí (tức linh hồn của các từ và cơ sở của toàn bộ cấu trúc) được trừu tượng hoá một cách không đúng và quá hấp tấp từ các sự kiện vốn mơ hồ, không đủ xác định, sai lầm – tóm lại, trên nhiều phương diện, thì toà nhà sẽ sụp đổ”. Do đó, khi xử lý bản tính của các sự vật, Bacon quyết định sử dụng phương pháp qui nạp trong các thứ đề cũng như trong chính đề, vì ông cho rằng, phương pháp qui nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, đến gần với tự nhiên hơn và dường như có thể giải quyết được vấn đề, nếu không thực sự xử lý nó. Bacon đã chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người. Những hạn chế này, theo ông, không chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà cả những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng”. Để nhận thức chân lý và khắc phục được các “ngẫu tượng” này thì cần phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bacon coi học thuyết về các “ngẫu tượng” như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. 2.3. Phương pháp ba bảng của Francis Bacon Nhiệm vụ và mục đích của sức mạnh con người là ở chỗ tạo ra và đem lại một bản chất mới hay các bản chất mới cho một vật thể cụ thể. Nhiệm vụ và mục đích của khoa học của con người là ở chỗ phát hiện ra hình thức của bản chất ấy, hay sự khác biệt chân thực, hay bản chất mang tính sáng tạo ra, hay nguồn gốc của sự phát sinh. Yêu cầu và quy định của chúng ta về tiên đề chân thực và hoàn hảo của tri thức là ở chỗ phát hiện ra một chất lượng khác có thể chuyển biến thành chất lượng có sẵn, nhưng là sự giới hạn chất lượng được biết tới rõ hơn, giống như của một loại chân thực( true genus). Nhưng cả hai yêu cầu về cái hữu hiệu và cái trực giác thực chất là một. Cái gì hữu ích nhất trong hành động thì cũng là chân thực nhất trong tri thức [4, 187].Có thể hiểu về tiên đề qua cách diễn đạt trên 34
  35. trong “Bộ công cụ mới”: tiên đề nó sẽ chân thực và chính xác ở cả tính thực tiễn và lý thuyết. Nó là nơi xuất phát cái mới, hay nói chính xác hơn nó là tiền đề để một cái khác đúng đắn. Có hai loại quy định hay tiên đề chuyển biến của các vật thể. Loại thứ nhất, xem vật thể như là nhóm, hay sự hợp nhất những chất lượng đơn giản. Ví dụ, với “vàng” – vàng hợp nhất các thức sau đây: nó vàng, nặng đến một trọng lượng xác định, dễ rèn và giãn nở đến một mức độ xác định, không dễ bay hơi và không đánh mất số lượng khi ở trong lửa; được tác biệt và hòa tan thông qua các phương thức nào đó. Những thuộc tính tự nhiên – chất lượng đơn giản hợp nhất tạo thành “vàng”. Khi mà người ta tìm hiểu và biết được các hình thức, phương thức tạo dựng màu vàng, trọng lực, tính dễ rèn, tính vững chắc, tính dễ bay hơi, tính hòa tan và những thứ tương tự thì người ta sẽ nghĩ đến việc áp các hình thức, đặc điểm và phương thức đó để hợp nhất trong một vật thể nào đó, từ đó sẽ chuyển hóa thành vàng. Loại tiên đề thứ hai( phụ thuộc vào việc phát hiện ra quá trình ẩn giấu) không hướng vào các chất lượng đơn giản, mà hướng vào các vật thể cụ thể, như chúng bộc lộ ra trong tự nhiên với tiến trình thông thường của nó [4, 189].Ví dụ người ta nghiên cứu cây cỏ sinh ra theo đường nào – từ những sự cô đặc đầu tiên của nhựa cây trong đất hay từ hạt cho đến cây đã hình thành cùng với chuyển động liên tục và với những nỗ lực đa dạng, tiếp diễn của tự nhiên. Hay là nghiên cứu trình tự phát triển của động vật từ khi thụ thai cho tới lúc sinh ra. Sự nghiên cứu này không phải chỉ là nghiên cứu sâu về một vật cụ thể, mà nó còn có quan hệ với những chuyển động và tạo vật khác trong tự nhiên. Ví dụ khi nghiên cứu chuyển động phát triển của lưỡi, thì con người cũng phải nghiên cứu mối quan hệ của lưỡi với môi và các cơ quan còn lại – cho tới lúc phát ra các âm tiết. Những nghiên cứu này đều có quan hệ trong với những chất lượng hợp nhất, hay tập hợp lại trong một cấu tạo, và ở đây dường như người ta xem xét các thói quen riêng lẻ và đặc biệt của tự nhiên, chứ không phải các quy luật cơ 35
  36. bản, chung và cấu thành các hình thức. Thêm vào đó, nói chung cần phải thừa nhận rằng, phương thức này hóa ra là dễ dàng hơn, gần gũi hơn, đem lại hy vọng lớn hơn so với phương thức thứ nhất. Quá trình ẩn giấu nói trên của tiên đề thứ hai hoàn toàn không dễ dàng nhận ra. Không thể hiểu nó dưới dạng biểu tượng, mức độ hay một thang bậc nào đó, mà con người nhận thấy được ở vật thể chỉ là một quá trình liên tục. Cần phải tìm kiếm điều ấy ở trong mọi biến đổi và chuyển động. Ví dụ, trong sự ra đời và chuyển hóa của các vật, cần phải tìm kiếm cái gì bị đánh mất và bay đi mất, cái gì còn lại, cái gì được bổ sung, cái gì tiếp diễn, cái gì chấm dứt, cái gì kích thích, cái gì cản trở, cái gì thống trị, cái gì phục tùng và nhiều thứ khác [4, 192]. Cho tới nay, con người vẫn chỉ luẩn quẩn ở ngưỡng cửa của tự nhiên, mà chưa có những sự chuẩn bị đúng đắn cho việc tiếp cận những bí ẩn của nó. Không ai có thể đem chất lượng mới gán cho một vật thể đã có sẵn, hay biến vật thể ấy thành một vật thể mới khi không hiểu rõ hết sự vận động, chuyển biến của vật thể. Nếu vẫn cố tình, thì các phương thức mà người đó dựa vào đều là không chính xác, uổng công hay ít nhất là gây khó khăn và sai lệch, không phù hợp với chất lượng của vật thể. Cấu trúc các vật, sự biến đổi và chuyển đổi là một chỉnh thể phức tạp, vô cùng tinh tế. Vậy nên, cần phân chia và phân ly các vật thông qua sự suy ngẫm và phép quy giản chân thực nhờ các kinh nghiệm, cũng như thông qua sự so sánh với các vật thể khác và quy về các chất lượng đơn giản và các hình thức chung của chúng, các thứ hợp nhất trong cái phức tạp. Những chỉ dẫn về việc giải thích giới tự nhiên bao gồm: thứ nhất, tách biệt hay rút ra các tiên đề từ kinh nghiệm; thứ hai, tách biệt hay rút ra các kinh nghiệm mới từ tiên đề. Bộ phận thứ nhất được phân chia ra thành ba phần, đó là: trợ giúp cho cảm tính, trợ giúp cho trí nhớ và trợ giúp cho trí tuệ, hay cho lý trí [4, 199]. 36
  37. Vả lại, trước hết chúng ta phải chuẩn bị lịch sử tự nhiên và lịch sử kinh nghiệm là đa dạng và tản mạn tới mức làm cho lý tính rối loạn và luống cuống, nếu lịch sử ấy không được xác lập và sắp xếp theo một trật tự cần thiết. Do vậy, cần phải lập các bảng và so sánh các ví dụ theo một phương thức và trật tự nào đó để lý tính có thể hành động theo chúng [4, 199]. Tuy nhiên, thậm chí cả trong trường hợp mà điều ấy được thực hiện, thì dẫu sao lý tính tùy tiện, tự chuyển động, không được điều khiển và không được đào tạo, vẫn không có khả năng và là không đầy đủ để hình thành thành các tiên đề. Như vậy, thứ ba, cần phải áp dụng phép quy nạp chân thực và hoàn hảo, phép quy nạp chính là chiếc chìa khóa để giải thích. Khi đó cần phải bắt đầu từ cuối và sau đó mới công khai quan tâm tới mọi cái khác [4, 200]. Sau đây là nghiên cứu những ví dụ cụ thể - hợp nhất trong chất lượng, một kết cấu phức tạp. [Bảng 1] [4, 201]. Những ví dụ hợp nhất trong chất lượng nóng( nhiệt) – hay có thể nói là những trường hợp hợp nhất thành chất lượng nhiệt 1. Tia nắng mặt trời, đặc biệt là vào mùa hè và vào ban trưa. 2. Tia nắng mặt trời được phản chiếu và tập hợp lại, ví dụ, ở giữa núi hay trên tường, và đặc biệt là ở chiếc gương hội tụ. 3. Các sao băng bốc cháy. 4. Tia chớp có lửa. 5. Lửa bốc lên từ lòng núi 6. Bất kỳ ngọn lửa nào. 7. Các vật thể được đốt nóng. 8. Các nguồn nhiệt tự nhiên. 9. Chất lỏng đang sôi hay được đun nóng. 10. Hơi nước và khói nóng, cũng như bản thân không khí tiếp nhận sức nóng rất lớn và mãnh liệt, khi người ta đóng lò đốt lại. 37
  38. 11. Một số trường hợp thời tiết chói chang do bản thân trạng thái không khí quy định không phụ thuộc vào thời gian trong năm. 12. Không khí bị đóng kín và nằm dưới lòng đất ở một số hang động, đặc biệt là vào mùa đông. 13. Tất cả các loại lông dày, ví dụ, len, bộ da động vật, bộ lông chim, chứa không ít nhiệt. 14. Tất cả các vật, cứng cũng như mềm, cô đặc cũng như bị chia nhỏ( như bản thân không khí) được đưa đến gần lửa. 15. Tia lửa sinh ra từ đá lửa và thép do va đập mạnh. 16. Mọi vật thể bị cọ xát mạnh, ví dụ như đá, gỗ, dạ; đôi khi là gọng xe và trục bánh xe chạm vào nhau; còn người da đỏ phương Tây lấy lửa nhờ ma sát. 17. Cỏ xanh và ẩm được nén chặt lại, ví dụ như cánh hoa hồng được cho vào giỏ, cỏ bị ướt chất đống lại thường bị bén lửa. 18. Vôi sống được tưới nước vào. 19. Sắt ngay sau khi được hoàn tan bằng axit trong bình thủy tinh, mà hoàn toàn không để gần lửa. Thiếc và các kim loại cũng như vậy, nhưng không mạnh đến thế. 20. Động vật, đặc biệt và thường xuyên là ở các cơ quan nội tạng; hơn nữa, nhiệt của côn trùng khó cảm thận vì cơ thể chúng nhỏ bé. 21. Phân ngựa, và nói chung là phân mới ỉa của động vật. 22. Dầu sunphát và dầu lưu huỳnh đặc hoàn thành tác động của nhiệt khi đốt cháy mô. 23. Dầu maiôran hoàn thành tác động của nhiệt khi đốt cháy xương răng. 24. Cồn rượu mạnh và được làm sạch tốt hoàn thành tác động của nhiệt, do vậy nếu bỏ lòng trắng trứng vào nó thì lòng trắng trứng sẽ đặc lại và trở nên trắng hơn, giống như trong trứng tráng. 25. Cỏ có hương vị thơm và phát nhiệt, ví dụ như turgun, cây sen cạn già, mặc dù sờ không thấy nóng nhưng nếu chỉ khẽ nhai chúng thì lưỡi và mũi cảm thấy nóng và rát. 38
  39. 26. Giấm đặc hay bất kỳ axit nào ở các bộ phận cơ thể không có lớp da bề ngoài, ví dụ ở mắt, lưỡi hay một bộ phận cơ thể bị thương nào đó, hay ở nơi da bị rách, sẽ gây đau đớn gần giống như lửa gây ra. 27. Sự lạnh giá và buốt thấu xương cũng mang lại cảm giác nóng lên. 28. Và những thứ khác. Đây còn có thể thường được gọi bảng này là bảng bản chất và hiện diện. Bảng trên tập hợp những trường hợp hiện diện của một thuộc tính( chất lượng) A mà nguyên nhân trong “hình thức” đang được tìm kiếm. Ông giả định rất mạnh rằng, trong các thang bậc của bảng thứ nhất, quan sát cảm tính tất yếu cho phép làm sáng tỏ mọi thuộc tính cơ bản, luôn hay đôi khi đi liền với “chất lượng” được nghiên cứu [4, 227]. Thứ hai, cần phải giới thiệu với lý tính những ví dụ không có chất lượng ấy, vì hình thức cũng cần phải vắng mặt ở nơi mà chất lượng vắng mặt, giống như phải hiện diện ở nơi mà chất lượng hiện diện. Nhưng việc liệt kê điều ấy trong mọi trường hợp sẽ là vô hạn [4, 204]. Do vậy, cái phủ định cần phải phục tùng cái khẳng định, và sự vắng mặt của chất lượng chỉ cần được xem xét trong các đối tượng giống nhau nhất, trong đó chất lượng ấy hiện diện và quan sát thấy. Chúng ta gọi bảng này là bảng đi chệch, hay bảng vắng mặt ở cái có quan hệ gần gũi. [Bảng 2] [4, 204]. Những ví dụ về nóng (nhiệt) ở gần, không có chất lượng Ví dụ phủ định thứ nhất với khẳng định thứ nhất: tia ánh sáng của mặt trăng, của các vì sao, của sao chổi hóa ra không nóng đối với xúc giác. Ví dụ phủ định thứ hai với khẳng định thứ hai: tia ánh sáng mặt trời không tạo ra độ nóng ở khu vực không khí trung lưu. Người ta thường giải thích sự phủ định này là do khu vực trung lưu này không tiến đủ gần đến sức nóng của mặt trời – nơi mà tia sáng bắt nguồn từ đó, và cũng không đủ tiền gần đến trái 39
  40. đất – nơi phản chiếu tia sáng mặt trời. Có thể nhận thấy điều đó thông qua các đỉnh núi – nơi thường xuyên có tuyết. Ví dụ phủ định thứ ba với khẳng định thứ hai: sự phản chiếu tia ánh sáng mặt trời ở các vùng nằm gần vòng cực hóa ra là rất yếu ớt và không đủ nhiệt tới mức người Hà Lan trú đông ở Tân Tây Lan và chờ đợi giải phóng con tàu của mình khỏi những tảng băng khổng lồ bao quanh nó. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, tác động của các tia ánh sáng mặt trời có thể là khác nhau và thậm chí do chất lượng nhiệt quy định, thêm vào đó là chúng không phù hợp với cảm giác của chúng ta, do vậy đối với chúng ta thì tác động của chúng không đạt tới mức sinh nhiệt, nhưng đối với một số vật thể khác thì chúng lại làm sinh nhiệt. Ví dụ phủ định thứ tư với khẳng định thứ hai: làm thực nghiệm sau đây – lấy tấm kính thấu kính lõm đặt giữa lòng bàn tay, hứng tia sáng mặt trời. Theo dõi xem tấm kính làm cho nhiệt độ từ tia sáng mặt trời giảm đi hay tăng lên. Ở đây dùng tấm kính lõm mà không dùng tấm kính lồi vì đây là sự phủ định của thấu kính hội tụ ở khẳng định thứ hai. Ví dụ phủ định thứ năm với khẳng định thứ hai: thực nghiệm ở phủ định ngay trên có thể mức nhiệt biến chuyển sẽ rất tinh tế và yếu ớt để cảm xúc có thể lĩnh hội được và phát hiện ra nó. Nên cần phải sử dụng những chiếc gương đo cho thấy trạng thái không khí nóng hay lạnh. Ví dụ phủ định thứ sáu đối với khẳng định thứ hai: cần phải áp dụng với tấm gương thấu kính lõm một nhiệt không phải là các chùm tia hay ánh sáng, mà có thể là một miếng sắt hay hòn đá được đốt nóng. Lưu ý xem nhiệt ở đây có tăng lên giống như từ các tia ánh sáng mặt trời hay không. Ví dụ phủ định thứ bảy đối với khẳng định thứ hai: cần phải áp dụng tấm kính châm lửa( thấu kính hội tụ) như vậy đối với ngọn lửa thông thường. 40
  41. Ví dụ phủ định thứ tám đối với khẳng định thứ ba: người ta không phát hiện ra rằng các sao chổi – theo hàm ý là một dạng sao băng, không sinh ra tác động hiển nhiên và liên lục đến sự gia tăng nhiệt, mặc dù cũng có nhận xét rằng chúng thường đi liền với nạn hạn hán. Ví dụ phủ định thứ chín đối với khẳng định thứ tư: có những tia sáng lóe đem lại ánh sáng nhưng không nóng bỏng, và chúng bao giờ cũng diễn ra mà không có tiếng nổ. Ví dụ phủ định thứ mười đối với khẳng định thứ năm: sự phun xuất ngọn lửa diễn ra ở các vùng lạnh không kém so với các vùng nóng – như ở Greenland và ở Iceland. Có nhiều cây ở vùng lạnh đôi khi dễ bốc cháy và có nhiều nhựa hơn so với ở các vùng nóng. Đó là cây thông, cây tùng Tuy nhiên, sự phun xuất như vậy thường diễn ra ở trạng thái nào và ở loại đất nào thì chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để chúng ta có thể liên kết ví dụ phủ định với ví dụ khẳng định. Ví dụ phủ định thứ mười một đối với khẳng định thứ sáu: bất ký ngọn lửa nào ít hay nhiều đều nóng, và ở đây nói chung không có ví dụ phủ định. Nhưng người ta vẫn chỉ ra được rằng cái gọi là ma trơi chứa ít nhiệt. Có thể nó giống ngọn lửa cồn yên lặng và mềm mại; bao trùm tóc và đầu trẻ nhỏ, hoàn toàn không đốt cháy tóc. Hay bọt biển tung mạnh lên cũng phát sáng vào lúc đêm có bão. Ví dụ phủ định thứ mười hai đối với khẳng định thứ bảy: tất cả những gì được nung sáng tới mức trở thành lửa đỏ, đều luôn nóng, mặc dù không có ngọn lửa. Song lại có một số ví dụ gần với sự phủ định như sau: cây gỗ mục phát sáng vào ban đêm, nhưng sờ vào không thấy nóng; vây cá thối rữa cũng phát sáng vào ban đêm nhưng sờ vào không thấy nóng. Người ta cũng sờ vào con giun hay con ruồi phát sáng nhưng không thấy nóng. 41
  42. Ví dụ phủ định thứ mười ba đối với khẳng định thứ tám: người ta chưa nghiên cứu đầy đủ xem các nguồn nhiệt thường sinh ra ở đâu và ở loại đất nào. Do vậy ví dụ phủ định không phù hợp ở đây. Ví dụ phủ định thứ mười bốn đối với khẳng định thứ chín: sự phủ định phù hợp với các chất lỏng đang sôi – tức là ở mọi dạng ngoại trừ trạng thái đang sôi. Độ nóng của chất lỏng chỉ phát sinh một thời gian như là thuộc tính có được. Do vậy, các chất lỏng đang sôi sau khi vị đưa vào một cái bình và tách khỏi nguồn nhiệt của mình thì nguồn nhiệt tự nhiên cũng sẽ lạnh đi. Ví dụ phủ định thứ mười lăm đối với khẳng định thứ mười: với sự bốc hơi của các chất lỏng dạng mỡ, mặc dù bốc cháy, song vẫn không nóng, trừ trường hợp chúng mới được tách ra từ vật thể nóng – ví dụ như chất lỏng dạng mỡ tách ra khỏi chảo nóng. Ví dụ phủ định thứ mười sáu đối với khẳng định thứ mười: ví dụ phủ định về bản chất của bản thân không khí cũng phù hợp với không khí nóng. Vì chúng ta không thể bắt gặp không khí nóng, ngoài trường hợp nó bị đóng kín, hay bị nén lại, hay được mặt trời, lửa hoặc một vật thể nóng nào đó đốt nóng [4, 215]. Ví dụ phủ định thứ mười bảy đối với khẳng định thứ mười một: sự phủ định ở đây là thời tiết lạnh hơn so với mùa tương ứng trong năm – thời tiết như vậy xuất hiện khi có gió đông và gió bắc thổi, ngược lại với thời tiết xuất hiện khi gió nam và gió tây thổi. Tương tự như vậy với việc trời mưa kéo theo thời tiết ấm áp, còn tuyết rơi lại kéo theo thời tiết lạnh giá. Ví dụ phủ định thứ mười tám đối với khẳng định thứ mười hai: ví dụ phủ định ở đây là về không khí ở trong hang vào mùa hè, cần nghiên cứu kĩ hơn không khí bị khép kín. Ví dụ phủ định thứ mười chín đối với khẳng định thứ mười ba: bất kỳ không khí nào bị tách khỏi không khí bên ngoài nhiều vô kể thì đều có một lượng nhiệt nào đó. Do vậy cũng cần phải làm thí nghiệm ở sợi được làm từ cây 42
  43. lanh, chứ không phải từ dạ, lông hay da động vật. Cần lưu ý rằng, mọi chất bột( rõ ràng có chứa không khí) đã ít lạnh hơn so với vật thể toàn vẹn của chúng. Hệt như vậy, Bacon cho rằng mọi thứ bọt( có chứa không khí) đều ít lạnh hơn so với bản thân chất lỏng. Ví dụ phủ định thứ hai mươi đối với khẳng định thứ mười bốn: ví dụ phủ định là không phù hợp, vì không phát hiện ra được cái gì cảm nhận thấy, một cái gì ở dạng khí mà được đưa lại gần lửa, lại không tiếp nhận nhiệt. Song, lại có sự khác biệt ở việc tiếp nhận nhiệt nhanh hay chậm ở không khí, mỡ, nước Điều này có liên quan đến bảng các mức độ. Ví dụ phủ định thứ hai mươi mốt đối với khẳng định thứ mười lăm: sự phủ định ở đây là các tia chớp không xuất phát từ đá lửa, hay từ thép. Do có trọng lượng của vật thể cháy, bản thân những tia chớp ấy hướng xuống phía dưới nhiều hơn là hướng lên trên và sau khi tắt đi, sẽ biến thành bồ hóng – sinh ra nhiệt. Ví dụ phủ định thứ hai mươi hai đối với khẳng định thứ mười sáu: Bacon cho rằng không thể kết hợp ví dụ phủ định với khẳng định này. Vì chúng ta không có một vật thể sờ thấy nào mà rõ ràng không bị đốt nóng lên do ma sát. Ví dụ phủ định thứ hai mươi ba đối với khẳng định thứ mười bảy: nhiệt ở cỏ, cây xanh và ẩm yếu tới mức chúng ta không cảm nhận được ở những cây cối riêng biệt. Nhưng một số trường hợp ẩn giấu nào đó, sau khi những cây ấy được chụm lại và bao bọc để khí của chúng không bốc ra ngoài không khí, ngược lại, nó sẽ tự làm cho mình nóng lên, một nhiệt sẽ xuất hiện, đôi khi có sự xuất hiện của ngọn lửa ở vật thể có những điều kiện thích hợp. Ví dụ phủ định thứ hai mươi tư đối với khẳng định thứ mười tám: Bacon cho rằng cần phải nghiên cứu tỉ mỉ hơn ví dụ này. Sở dĩ vậy là do vôi sống được tưới nước lên sẽ nóng lên do hợp nhất nhiệt trước đó bị phân tán – như việc cỏ bị nén lại, hay do kích thích khí nóng bằng nước. Do vậy, sẽ xuất hiện một sự va chạm hay phản ứng nào đó. 43
  44. Ví dụ phủ định thứ hai mươi lăm đối với khẳng định thứ mười chín: sự phủ định ở đây diễn ra ở các kim loại khác mềm hơn và loãng hơn. Chì, lá vàng, thủy ngân không đem lại một lượng đáng kể nào trong dung dịch. Bạc với đồng lại kích thích một số lượng nhiệt nhỏ. Điều này thể hiện rõ hơn ở thiếc và nhất ở sắt và thép – khi nóng chảy không những kích thích một lượng nhiệt lớn mà còn kích thích sự sôi mạnh. Ví dụ phủ định thứ hai mươi sáu đối với khẳng định thứ hai mươi: không một ví dụ phủ định nào phù hợp với nhiệt của động vật trừ côn trùng, do kích thước cơ thể nhỏ bé của chúng. Bên cạnh đó, không cảm nhận thấy một nhiệt nào ở thực vật – cả ở nhựa chảy lẫn ở lõi cây mới chặt. Chúng ta phát hiện ra nhiệt rất khác nhau ở động vật tùy theo vị trí của nó( vì một nhiệt - ở gần tim, nhiệt khác - ở não và nhiệt khác nữa - ở trên bề mặt cơ thể), cũng như ở trạng thái của động vật, ví dụ khi rất căng thẳng và rất cao [4, 221]. Ví dụ phủ định thứ hai mươi bảy đối với khẳng định thứ hai mươi mốt: Không có ví dụ phủ định phù hợp với khẳng định này. Vì ngay cả đến phân cũ của động vật rõ ràng cũng chứa nhiệt tiềm tàng. Điều này bộc lộ ra khi bón phân cho đất. Ví dụ phủ định thứ hai mươi bảy đối với khẳng định thứ hai mươi mốt: Sự phủ định ở đây là không phải chỉ mỗi phân động vật với có nhiệt lượng, mà các chất lỏng có độ căng lớn và mạnh( có thể gọi chúng là nước hay mỡ) sinh ra tác động có nhiệt, cũng như đốt chúng sau một khoảng thời gian. Song, lúc đầu sờ vào chúng không thấy nóng. Chúng tác động phù hợp với khả năng và độ thẩm thấu của vật thể mà chúng hợp nhất. Ví dụ như rượu Vua làm tan vàng, không tan bạc, thủy ngân; axit làm tan bạc chứ không phải vàng, không tan vàng, thủy ngân Ví dụ phủ định thứ hai mươi chín đối với khẳng định thứ hai mươi tư: ví dụ thứ hai mươi tư cho thấy hiệu lực của nó là giống như với nhiệt trong trường hợp làm cô đặc. Sự phủ định ở đây là không chỉ cồn rượu có tác dụng nhiệt với 44
  45. lòng trắng trứng, mà còn phải tiến hành thí nghiệm về tác động của cồn rượu đối với cây gỗ, mỡ bò, sáp, nhựa Ví dụ phủ định thứ ba mươi đối với khẳng định thứ hai mươi lăm: ví dụ khẳng định cho thấy cây có hương vị và cỏ cay đem lại nhiệt hơn nhiều – cho dạ dày. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu xem chúng gây ra tác động nóng ở các chất nào khác nữa. Thủy thủ kể rằng, nếu ngay lập tức mở kho gỗ có hương vị đã đóng cửa từ lâu, thì những người tháo dỡ và bốc vác chúng sẽ có nguy cơ bị sốt hay bị viêm nhiễm. Cũng có thể làm thí nghiệm xem bột làm từ những cây có hương vị ấy có làm khô mỡ và thịt treo ở trên chúng giống như khói lửa hay không [4, 223]. Ví dụ phủ định thứ ba mươi mốt đối với ví dụ khẳng định thứ hai mươi sáu: độ sâu và khả năng thâm nhập cũng có ở cả các chất lỏng lạnh như giấm hay mỡ sunphát, và ở các chất lỏng như dầu cây kinh giới Do vậy, chúng làm cho động vật đau như nhau, chia tách và phân hủy các bộ phận của vật vô cơ. Ví dụ này không có ví dụ phủ định. Hơn nữa, không thấy một sự đau đớn nào ở động vật mà không cảm nhận thấy nóng [4, 224]. Ví dụ phủ định thứ ba mươi hai đối với ví dụ khẳng định thứ hai mươi bảy: có nhiều tác động giống nhau của nhiệt và độ lạnh, mặc dù hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân. Ví dụ, chúng ta nhận thấy rằng, tuyết cũng làm rát bỏng tay trẻ nhỏ một lúc; độ lạnh giữ cho thịt khỏi bị thối rữa không kém gì lửa; nhiệt làm cho vật thể thu nhỏ kích thước giống như độ lạnh. Nhưng sẽ thuận tiện hơn nếu quy những điều ấy về việc nghiên cứu độ lạnh [4, 224]. Bảng I bao giờ cũng là không đầy đủ, vì danh mục thang bậc tập hợp trong nó không thể là đầy đủ trong phần lớn những nghiên cứu. Bảng II tập hợp những trường hợp vắng mặt “chất lượng” đang nghiên cứu. Ngoài sự vắng mặt A, xét về thành phần thuộc tính thì những trường hợp trong bảng II khác với những trường hợp trong bảng I ở điểm nào nữa. Để nhận thấy rõ hơn điều đó, người ta giả định so sánh từng cặp thang bậc các bảng I và II: ví dụ, nếu sự hiện 45
  46. diện thang bậc ABC trong bảng I có thể dẫn tới kết luận rằng thuộc tính C quan trọng là “hình thức” của thuộc tính A, thì sự hiện diện thang bậc PCQ tương ứng trong bảng II cho phép loại bỏ kết luận ấy như một kết luận sai lầm, vì sự hiện diện của C không làm xuất hiện A [4, 228]. Như vậy, suy luận của Bacon vận động theo lược đồ phép liên kết đối chọi mà các thành phần nối tiếp nhau bị loại trừ một thành phần. Ví dụ có: bvcvd, có các chữ cái viết thường biểu diễn các mệnh đề “hình thức phải tìm là B”, “hình thức phải tìm là C”, Theo cách loại trừ đã được trình bày như trên thì chúng ta có được: (1) bvcvd, nhưng C, do vậy là bvd; (2) bvd, nhưng d, do vậy bv. Đây là lược đồ diễn dịch. Bacon đã ý thức được rằng sự tương tác giữa các bảng I và II là không đủ để giải quyết thỏa đáng vấn đề cái gì là “hình thức” cần tìm, vì có thể B luôn đi liền với A chỉ một cách ngẫu nhiên. Do vậy, ông đưa ra bảng mức độ. Thứ ba, cần phải giới thiệu với lý tính những ví dụ mà trong đó chất lượng đang được nghiên cứu hiện diện ở mức độ lớn hơn và nhỏ hơn đôi chút. Và từ đó, Bacon đã đưa ra bảng mức độ, hay còn gọi là bảng so sánh. Trong đó, ông lựa chọn các thang bậc theo mức độ tích cực của thuộc tính A và quan sát B như “hình thức” của A sẽ biến đổi như thế nào trong quan hệ với A. B không thể là “hình thức” của A khi việc so sánh với các thang bậc của bảng cho thấy: • Sự giảm bớt B đi liền với sự gia tăng A hay B là không thay đổi. • Sự gia tăng B đi liền với sự giảm bớt A hay B là không thay đổi. • Sự thay đổi B theo một hướng nào đó, có thể là đối lập với nó, hay là B không thay đổi. 46
  47. Bên cạnh đó, nếu việc so sánh trên không làm sáng tỏ những thuộc tính quan trọng mới thì cần tiếp tục lựa chọn thang bậc cho những bảng đó nhờ mở rộng số lượng trường hợp tham gia vào bảng cho tới khi thành phần trường hợp bộc lộ ra những thuộc tính mới( E, F, G). Có thể kết luận: Nếu B biến đổi về chất và lượng theo hướng giống như A, thì chúng ta có thể cho rằng “B là hình thức của chất lượng A”. Bảng mức độ là lược đồ cơ bản về phép quy nạp loại trừ của Bacon. Nó đưa ra sáu “chỉ dẫn” về phương pháp quy nạp để tìm tòi nguyên nhân, và cùng với đó là phương pháp tạo ra những thuộc tính đang nghiên cứu. Khi đó, đòi hỏi để tất cả chúng cùng nhau có hiệu lực, có tính đáng tin cậy. Nghĩa là các kết luận rút ra ở đây không cho phép các ngoại lệ có đến, kết luận không bị một ai bác bỏ và được thay thế một cách rộng rãi của mọi phương diện. Có thể mô tả vắn tắt cấu trúc phép quy nạp của Bacon: cơ sở của nó là các tiên đề triết học – thừa nhận sự thống nhất vật chất của giới tự nhiên,những tác động đồng loại và những quan hệ nhân quả phổ biến của nó. Bacon không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề liệu cùng một chất lượng có thể do hai hình thức khác nhau tạo ra hay không. Nhưng ông cho rằng, cùng một hình thức tạo ra một số “chất lượng” khác nhau( không tùy ý khác nhau). Phép quy nạp của Bacon chủ yếu gồm ba “bảng trình bày ví dụ với lý tính”. Bảng III thể hiện phương pháp quy nạp của Bacon ở chỗ luôn định hướng vào sự tương tác mật thiết giữa cả ba “bảng”. Điều này được nhấn mạnh qua việc Bacon sử dụng “những ví dụ riêng lẻ” định hướng chính vào mối liên hệ ấy như một thủ thuật bổ trợ của phép quy nạp. [Bảng 3] [4, 230]. Bảng mức độ, hay bảng so sánh đối với độ nóng( nhiệt) Bảng mức độ nà sẽ sắp xếp theo mức độ tăng dần: từ cái không có một mức độ nóng nào, sao đương nhiên vẫn phải có một độ nóng tiềm tàng nào đó, 47
  48. hoặc là có tố chất chuẩn bị cho độ nóng. Tiếp đó, chúng ta sẽ chuyển sang cái thật sự nóng hay sờ thấy nóng. 1. Trong số những vật thể cứng và sớ thầy như: đá, kim loại, lưu huỳnh, khoáng vật, xác động vật, không phát hiện ra một vật thể nào đã nóng ngay từ đầu theo bản chất của nó. Mấy ví dụ như nước nóng ở nguồn là được đun nóng một cách ngẫu nhiên do lửa dưới lòng đất hay do lửa giống như lửa phun ra từ những ngọn núi khác, hay do sự va chạm giữa các vật thể giống như nhiệt hình thành khi đun cháy sắt và thiếc. Tuy nhiên, chúng lại có khác nhau về mức độ lạnh. Điều này lại có liên quan tới bảng mức độ lạnh. 2. Đối với độ nóng tiềm tàng và sự sẵn sàng bốc cháy thì có nhiều vật thể vô cơ có tố chất ấy, như lưu huỳnh, dầu khí, mỡ. 3. Các vật thể được làm nóng từ trước, như phân ngựa, hay vôi chưa tôi sẽ giữ lại tàn dư ẩn giấu của nhiệt trước đó. Có thể kích thích nhiệt trong vôi chưa tôi nhờ tưới nước. 4. Trong số các cây thì không có cây nào hay bộ phận cây nào( hay nhựa cây hay lõi cây) là nóng đối với cảm giác con người. Tuy nhiên, dù thì thì cỏ xanh( như đã nói ở trên) bị nén lại cũng trở nên nóng. Và cả đối với cảm giác bên trong, như đối với vòm miệng hay dạ dày hay đối với các bộ phận bên ngoài cơ thể, khi có sự tác động lâu hơn ( ví dụ như dán thuốc hay xoa dầu) thì một số cây trở nên nóng, còn một số khác trở nên lạnh. 5. Mọi loại phân dường như đều chứa nhiệt tiềm tàng. Hệt như vậy, thì xác động vật cũng chứa nhiệt tiềm tàng. Do vậy, trong đất nghĩa trang, nơi mà người ta tiến hành việc chôn cất hàng ngày, cũng tập hợp một lượng nhiệt ẩn giấu nào đó. Chính nó tiêu hủy xác thì xác mới đưa xuống nhanh chóng hơn đất lạnh. 6. Những thứ mà người ta đem bón ruộng, ví dụ như phân các loại, cát biển, muối và những thứ tương tự, đều có thể nóng lên. 48
  49. 7. Mọi sự thối rữa đều ẩn chứa mầm mống của một nhiệt lượng yếu ớt nào đó, mặc dù không phải ở mức độ có thể cảm nhận thấy. Vì những thứ phân hủy thành các động vật nhỏ bé khi thối rữa, như thịt, bơ, hay cây mục phát sáng vào ban đêm, sờ không thấy nóng. Đôi khi nhiệt trong các vật thối rữa bốc ra mùi khó ngửi và mạnh. 8. Như vậy, mức nhiệt thứ nhất giữa các vật thể là nóng đối với cảm giác con người, là nhiệt của động vật, nhiệt có nhiều mức độ. Trên thực tế, mức độ thấp( như ở côn trùng) chắc gì đã cảm thấy được. Mức độ cao của loại nhiệt này chắc gì đã đạt tới mức nhiệt của tia áng sáng mặt trời có ở các khu vực và các mùa oi bức, mặc dù nhiệt này không dữ dội tới mức tay không thể chịu đựng nổi. Người ta vẫn kể về Constantius – hoàng đế La Mã Đệ nhị và một số người khác có cơ thể rất khô, dường như sau khi bị sốt cao, họ bị nóng lên tới mức người khác sờ vào họ sẽ bị bỏng. 9. Ở động vật, sức nóng tăng lên do chuyển động, căng thẳng, do rượu và ăn uống, do hoạt động tình dục, do sốt cao và do đau đớn. 10. Trong thời gian bị sốt co giật, động vật lúc đầu bị lạnh và rùng mình, nhưng nhanh chóng thấy nóng lên ở mức độ lớn hơn nữa. Điều này diễn ra lúc bắt đầu bị sốt viêm và sốt dịch hạch. 11. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để so sánh thân nhiệt của các loài động vật khác nhau. Vì, theo ý kiến thông thường, trong nội tạng của cá ít nóng hơn của chim, đặc biệt là bồ câu, diều hâu, chim sẻ. 12. Cần phải tiếp tục nghiên cứu thân nhiệt ở cũng một động vật nhưng tại các bộ phận khác nhau. Vì mỡ, máu, tinh dịch, trứng là nóng vừa phải và ít nóng rát so với bề mặt cơ thể động vật khi nó chuyển động hay hoạt động. Cho tới nay, vẫn chưa nghiên cứu mức nhiệt nào ở não, dạ dày, tim và các bộ phận khác. 13. Bề mặt cơ thể mọi động vật đều lạnh vào mùa đông và vào lúc thời tiết lạnh, nhưng người ta cho rằng nội tạng của chúng trở nên nóng hơn. 14. Độ nóng của các thiên thể, thậm chí ở các vùng oi bức nhất trong năm và trong ngày, cũng không đạt tới mức độ làm bốc cháy hay đốt cháy cây gỗ 49
  50. khô nhất, hay cỏ khô, bùi nhùi, nếu không tăng cường nó nhờ chiếu tấm kính lồi – kính bắt lửa. Song, nó có thể gây ra hơi từ vật ẩm. 15. Theo các nhà thiên văn học thì một số ngôi sao được coi là nóng hơn, một số khác thì ít nóng hơn. Hành tinh nóng nhất sau mặt trời được coi là sao Hỏa, sau đó là sao Mộc, sau nữa là sao Kim. Còn các hành tinh lạnh nhất là Mặt Trăng, sau đó lạnh hơn là sao Thổ. Nóng nhất trong các sao đứng im là sao Thiên Lang, sau đó là sao Tâm Sư Tử, sau đó là sao Cẩu 16. Mức độ nóng của các ngôi sao tùy vào vị trí của nó. Mặt Trời càng đốt nóng hơn khi tiến gần tới vị trí thẳng đứng hay giữa trưa. Sao Mộc đốt nóng nhiều hơn khi nó nằm dưới Đông chí tuyến của sao Cự giải, sao Sư Tử nằm dưới Đông chí tuyến của chòm sau Ma Kết hoặc là chòm sao Bảo Bình. 17. Độ đốt nóng của Mặt Trời khác nhau ở điểm cận nhật – vị trí gần với Trái Đất nhất hành tinh so với ở điểm viễn địa – vị trí xa Trái Đất nhất với Mặt Trời. Mặt Trời ở khu nằm ở điểm cận nhật và gần với ban trưa – thế thẳng đứng, thì tất yếu sẽ nóng hơn so với ở khu vực mà nó nằm ở điểm cận nhật mà ở độ nghiêng lớn hơn. Do vậy, cần phải so sánh độ cao ở các hành tinh ở các khu vực khác nhau, xem xét thế thẳng đứng hay nằm nghiêng. 18. Người ta cho rằng Mặt Trời và các hành tinh khác đốt nóng nhiều hơn khi nằm gần các thiên thể lớn đứng im. Ví dụ khi Mặt Trời nằm ở Đông chí tuyến của sao Sư tử, sao Đuôi Thất nữ, sao Thiên Lang và sao Cẩu so với khi nó nằm dưới Đông chí tuyến của sao Cự Giải – mặc dù ở đó nằm gần vị trí thẳng đứng hơn. Cũng cần phải giả định rằng, một vùng bầu trời đem lại nhiều nhiệt hơn( dù không cảm nhận thấy được) nếu chúng được các thiên thể, đặc biệt là các thiên thể lớn bao phủ. 19. Nói chung thì độ nóng của các thiên thể tăng lên do ba điều kiện: vị trí thẳng đứng, nằm như thế nào so với điểm cận nhật và sự kết hợp với những vì sao. 50
  51. 20. Có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt của động vật, cũng như của tia sáng của các thiên thể và lửa. Vì ngọn lửa cồn rượu, đặc biệt cả khi không tập trung, vẫn có khả năng đốt cháy cỏ khô, khăn mặt hoặc giấy, trong khi thân nhiệt của động vật hay độ nóng của Mặt Trời không có kính bắt lửa – thấu kính lồi thì không làm được điều đó. 21. Có nhiều mức độ mạnh và yêu của độ nóng ở lửa và các vật thể nóng chảy. Ngọn lửa cồn rượu là êm ái nhất trong mọi loại lửa, có lẽ chỉ kém ngọn lửa chập chờn hay ánh sáng phát ra từ sự bốc hơi của động vật. Theo Bacon, sau đó là ngọn lửa của các cây gỗ nhẹ và xốp, như cỏ khô, cây lan, lửa của lá khô; lửa của tóc và lông chim không khác nhiều nhiều lửa ấy. Tiếp theo có thể là lửa của cây, đặc biệt là cây chứa một ít nhựa. 22. Bacon cũng coi ngọn lửa rất mạnh và dữ dội là ngọn lửa sinh ra từ một số kim loại không tinh khiết. Nhưng điều này cần tiếp tục được nghiên cứu. 23. Đương nhiên, ngọn lửa của những tia chớp mạnh vượt lên trên mọi loại lửa ấy tới mức đôi khi làm nóng chảy đai sắt thành các giọt, ngọn lửa khác không thể làm được điều đó. 24. Trong các vật thể bị đun nóng cũng có mức nhiệt khác nhau. Bacon cho rằng yếu nhất là ngọn lửa ở bùi nhùi mà chúng ta sử dụng khi đánh lửa, lửa ở gỗ xốp hay bấc đèn khô được dùng cho hỏa khí. Nối tiếp đó là than đá nung nóng, than gỗ và than đá Theo Bacon, nhiệt lớn nhất trong mọi vật thể nung nóng là có ở các kinh loại nung nóng như sắt, đồng Tuy nhiên, điều này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu. 25. Có các vật thể nung nóng những ngọn lửa nóng hơn nhiều một số loại ngọn lửa. Như, sắt nung nóng thì nóng hơn nhiều và đốt nóng hơn nhiều so với ngọn lửa của cồn rượu. 26. Một số vật thể có nhiệt lớn hơn nhiều loại ngọn lửa và vật thể nung nóng, cũng có ở những vật thể không bị nóng chảy, mà chỉ bị đốt nóng bằng lửa. Ví dụ như nước sôi và không khí trong các lò đảo chiều. 27. Chuyển động làm tăng nhiệt. Điều này thể hiện rõ nhất ở bễ lò rèn. Các kim loại rắn nhất không bị nung nóng chảy và không biến thành chất lỏng 51
  52. do ngọn lửa đứng im hay yên lặng – khi ngọn lửa chưa được thổi bùng lên. 28. Tiến hành thí nghiệm với kính bắt lửa – thấu kính lồi. Ví dụ, nếu kính được đặt ở khoảng cách một gang tay cách vật thể được đốt, nó sẽ không đốt nóng và không làm cháy vật thể ấy ở mức độ đặt kính ở khoảng nửa gang và sau đó xê dịch nó dần dần và chậm chạp ra khoảng cách một gang tay. Mặc dù góc chiếu và sự hội tụ của các tia ánh sáng vẫn là như vật, nhưng bản thân chuyển động làm tăng hiệu ứng của nhiệt. 29. Người ta cho rằng, các đám cháy diễn ra khi có gió mạnh thực ra lan ngược với chiều gió chứ không phải theo chiều gió; đương nhiên, vì ngọn lửa lan tỏa với chuyển động nhanh hơn khi gió thua nó, chậm hơn khi nó chuyển động nhờ có gió. 30. Ngọn lửa không bốc lên và không xuất hiện nếu không có không gian trong đó nó có thể chuyển động và vận hành, loại trừ lửa thuốc súng và những thứ tương tự với nó, khi mà việc nén chặt và khép kín ngọn lửa làm tăng sự hung dữ của nó. 31. Cái đe bị nóng lên dưới nhiều nhát búa. Cần phải kiểm nghiệm xem nếu cái đe được làm bẳng tấm đệm mỏng thì những nhát búa mạnh và kéo dài có thể làm cho nó đỏ lên và trở thành tấm sắt nung đỏ hay không. 32. Ngọn lửa sẽ tắt ngay lập tức nếu có sự nén mạnh cản trở chuyển động của ngọn lửa. Ví dụ, tác động của ngọn lửa ngay lập tức ngừng lại nếu dùng máy nén bóp chặt bùi nhùi hay bấc đèn, than đá nung nóng. 33. Việc tiến lại gần vật thể nóng sẽ làm tăng nhiệt tùy thuộc vào mức độ tiến lại gần, như việc xảy ra với ánh sáng: càng đặt vật thể gần ánh sáng thì nó càng trở nên rõ hơn. 34. Việc hợp nhất các loại nhiệt khác nhau sẽ làm tăng độ nóng nếu không trộn lẫn các vật thể. Trên thực tế, ngọn lửa lớn và ngọn lửa nhỏ ở cùng một chỗ sẽ cùng nhau làm tăng nhiệt đáng kể. Nhưng nước ấm đưa vào nước sôi thì sẽ làm lạnh nước sôi. 52
  53. 35. Sự hiện diện của vật thể nóng sẽ làm tăng nhiệt. Vì nhiệt phát ra và nhiệt đi qua không đổi sẽ kết hợp với nhiệt tồn tại trước đó, do vậy nhiệt sẽ tăng lên. Vả lại, ngọn lửa làm nóng căn phòng trong nửa giờ không bằng trong một giờ. Ánh sáng không có thuộc tính này. 36. Sự kích thích bằng không khí lạnh bao quanh sẽ làm tăng nhiệt, như điều này thể hiện rõ khi bếp lò cháy vào lúc có tuyết lạnh buốt. 37. Nhiệt dễ dàng thâm nhập vào mọi vật thể và xuất hiện trong chúng, khi vật thể hoàn toàn không thay đổi hình dạng. Thậm chí nhiệt của bàn tay cũng làm nóng chút ít chiếc mũ làm từ chì hay kim loại khác nếu giữ nó một lúc. 38. Trong tất cả các vật thể mà chúng ta biết thì không khí dễ dàng tiếp nhận và tỏa nhiệt hơn cả. 39. Sau không khí, cái nhạy cảm đối với nhiệt là các vật thể ngay lập tức biến đổi và co lại do lạnh. Ví dụ như tuyết và băng, vì chúng bắt đầu tan ra và chảy xuống do bất kỳ nhiệt yếu ớt nào. Sau chúng có lẽ là thủy ngân. Nối tiếp là các vật thể dạng mỡ, mỡ thực vật, mỡ động vật. Sau đó là gỗ, sau nữa là nước và cuối cùng là đá và kim loại mà không dễ dàng nóng lên, đặc biệt ở bên trong. Sau khi tiếp nhận nhiệt, chúng sẽ giữ lại rất lâu: bị quăng vào thùng nước lạnh, gạch, đá hay cục sắt nung nóng sẽ giữ nhiệt lâu tới mức không nên chạm vào chúng ngay lập tức. 40. Kích thước vật thể càng nhỏ thì nó càng nhanh bị nóng lên do được đưa lại gần vật thể đốt nóng. Điều đó cho thấy rằng toàn bộ nhiệt của chúng đề hướng vào vật thể cảm giác thấy. 41. Đối với cảm tính và cảm giác con người thì độ nóng là một sự vật đa dạng và tương đối. Ví dụ, nước ấm có cảm tưởng là nóng nếu đưa bàn tay lạnh vào nó, có cảm tưởng là lạnh nếu bàn tay đã được làm cho nóng lên. Bảng nêu trên, Bacon có nêu rõ là: “Đôi khi đã đưa ra những ý kiến tầm thường – song lại luôn được kết hợp với những nhận xét về tính xác thực đáng 53
  54. hoài nghi của quyền uy và cũng cần thường xuyên sử dụng những lời nói như cần phải làm thí nghiệm, hay cần phải tiếp tục nghiên cứu” [4, 245]. Bacon coi nhiệm vụ và mục đích của ba bảng này là giới thiệu các ví dụ với lý tính. Sau khi đã giới thiệu thì bản thân phép quy nạp cần phải có tác dụng: phát hiện ra chất lượng luôn có mặt hay vắng mặt, tăng lên hoặc giảm bớt cùng với chất lượng hiện có, là trường hợp riêng của chất lượng chung hơn. Nếu lý tính ngay từ đầu đã cố làm điều đó theo nghĩa khẳng định, thì sẽ xuất hiện khái niệm và các tiên đề hư ảo, đáng nghi ngờ và không rõ ràng. Các kết luận này tốt hay xấu còn thùy thuộc vào năng lực và sức mạnh của lý tính đang hành động. Nói chung, thì chỉ có Chúa – người ban phát và sáng tạo ra các hình thức, hay các thiên thần và thiên tài tối cao, mới có thể lập tức nhận thức được hình thức trong các phán đoán khẳng định khi mới trực giác chúng. Điều này là quá sức với con người. Vậy nên Bacon mới đưa ra phương pháp: đạt tới khẳng định sau mọi kiểu loại trừ. Các con đường “khẳng định” và “phủ định” mà Bacon nói tới ở đây, là hai phương pháp giải quyết khác nhau “tổng hợp” và “phân tích”. Phương pháp thứ nhất là luận chứng một giả thuyết đã thừa nhận nào đó bằng những sự kiện. Phương thức thứ hai kiểm tra tuần tự các phương án giải quyết giả định có thể có và loại trừ tất cả, trừ một phương án. Phép quy nạp thông qua sự liệt kê thuần túy là một dạng của phương pháp “khẳng định”. Trong khi phép quy nạp lại trừ của Bacon là một biến thể của phương pháp “phủ định”, hay “phân tích” [4, 246]. Công việc đầu tiên của phép quy nạp đúng đắn – đối với việc phát hiện ra các hình thức, là loại bỏ hay loại trừ các chất lượng bắt gặp ở một ví dụ tăng lên mà lại ở nơi chất lượng cho trước giảm bớt, một ví dụ giảm bớt mà lại ở nơi chất lượng cho trước tăng lên. Khi đó, sau khi loại trừ một cách thỏa đáng thì sẽ còn lại hình thức khẳng định, cứng rắn, chân thực và rõ ràng. Con đường dẫn đến điều này gập ghềnh và đầy chông gai. 54
  55. Bây giờ, đã tới lúc đưa ra ví dụ loại trừ các chất lượng bộc lộ ra thông qua các bảng giới thiệu, hay nói cách khác là không thuộc về hình thức của nhiệt. Một vài ví dụ nằm trong trường hợp ngoại lệ. Ví dụ loại trừ, hay loại bỏ, các chất lượng khỏi hình thức của nhiệt 1. Thông qua tia sáng mặt trời: hãy loại bỏ chất lượng đơn giản nhất. Hay nói cách khác, đừng coi hình thức của độ nóng chỉ là một cái gì đó có ở trái đất, vì mặt trời cũng tỏa nhiệt. 2. Thông qua ngọn lửa thông thường và đặc biệt là thông qua ngọn lửa dưới lòng đất( mà thường rất xa vời và phần lớn được tách biệt khỏi tia sáng của thiên thể): hãy loại bỏ chất lượng của các thiên thể. 3. Thông qua việc đốt nóng mọi loại vật thể( khoáng vật, cây cối, các bộ phận bên ngoài của động vật, nước, mỡ, không khí và những thứ khác) chỉ nhờ đưa tới gần lửa hay một vật thể nóng khác: hãy loại bỏ mọi đặc điểm hay độ tinh tế của cấu tạo các vật. 4. Thông qua sắt và kim loại nung nóng mà làm nóng các vật thể khác và hoàn toàn không giảm bớt trọng lượng hay khối lượng: hãy loại bỏ sự hợp nhất hay pha trộn chất với chất của một vật thể nóng khác. 5. Thông qua nước sôi và không khí, cũng như thông qua kim loại và các vật thể rắn khác được đốt nóng nhưng chưa tới mức bốc cháy hay nung đỏ: hãy loại bỏ ánh sáng và ánh sáng phản chiếu. 6. Thông qua tia sáng mặt trăng và các vì sao khác( loại trừ mặt trời); hãy loại bỏ ánh sáng và ánh sáng phản chiếu. 7. Thông qua việc so sánh giữa sắt nung nóng có lượng nhiệt lớn hơn, ánh sáng ít hơn với ngọn lửa cồn rượu – ánh sáng nhiều hơn, lượng nhiệt ít hơn: cũng loại bỏ ánh sáng và ánh sáng phản chiếu. 8. Thông qua vàng và các kim loại khác đun nóng, nói chung là đậm đặc hơn: hãy loại bỏ độ loãng khí. 9. Thông qua không khí thường là lạnh và vẫn có độ loãng: cũng loại bỏ độ loãng khí. 55
  56. 10. Thông qua sắt nung nóng không tăng thể tính, mà vẫn giữ nguyên kích thước nhìn thấy được: hãy loại bỏ chuyển động trong không gian hay xu hướng mở rộng nói chung. 11. Thông qua việc nở ra của không khí trong những chiếc gương đo và các thiết bị tương tự, nơi mà không khí rõ ràng có chuyển động, dịch chuyển và nở ra, nhưng không tăng đáng kể nhiệt: hãy loại bỏ sự dịch chuyển và xu hướng nở ra nói chung, 12. Thông qua việc đốt nóng dễ dàng mọi vật thể mà hoàn toàn không phá hủy hay làm biến đổi đáng kể: hãy loại bỏ chất lượng phá hủy hay sự lan tỏa cưỡng ép của một chất lượng nào đó. 13. Thông qua tính ăn nhịp và cùng loại của những tác động sinh ra từ sức nóng và độ lạnh: hãy loại bỏ chuyển động mang tính mở rộng, cũng như chuyển động mang tính nén lại nói chung. 14. Thông qua sự xuất hiện nhiệt do các vật cọ xát với nhau: hãy loại bỏ chất lượng khởi thủy. Bacon gọi chất lượng khởi thủy là chất lượng hiện diện một cách tích cực trong chất lượng có sẵn và không phải do chất lượng tồn tại trước đấy sinh ra. Bằng cách đó, người ta loại bỏ quan niệm về độ nóng như một thực thể đặc biệt khuếch tán thông qua chất lượng các vật thể. Tất cả và mỗi chất lượng nêu trên đều không thuộc về hình thức của nhiệt. Chân lý thực ra vẫn sinh ra từ sai lầm hơn là từ sự úp mở, nên Bacon cho rằng, sau khi giới thiệu ba bảng đầu tiên, sẽ hữu ích nếu cho phép lý tính chuẩn bị và cố gắng giải thích chất lượng trong cái khẳng định. Bacon gọi thử nghiệm này của lý tính là khoản ưu đãi cho lý tính, hay sự khởi xướng giải thích, hoặc là sự thu thập thành quả đầu tiên. Sự thu thập thành quả đầu tiên đối với hình thức của nhiệt [4, 256]. Có một số ví dụ mà các chất lượng khác cản trở ít nhất chất lượng của hình thức và phục tùng nó. Hình thức lúc này dễ thấy và rõ ràng hơn so với 56
  57. trong một số ví dụ khác. Bacon gọi những ví dụ loại ấy là tia sáng, hay là ví dụ chỉ dẫn. Tất cả các ví dụ đều cho thấy, chất lượng mà nhiệt là một trường hợp riêng biệt, đều chuyển động. Điều này bộc lộ rõ qua: ngọn lửa luôn luôn chuyển động; các chất lỏng đang sôi cũng luôn chuyển động; kích thích hoặc làm gia tăng nhiệt thông qua chuyển động( ví dụ 29 bảng 3); việc dập tắt lửa và nhiệt do mọi sự đè nén mạnh loại bỏ và ngừng chuyển động( ví dụ 30 và 32 bảng 3); bất kỳ vật thể nào cũng bị phá hủy hay ít nhất cũng bị biến đổi đáng kể do bất kỳ ngọn lửa nào hay do nhiệt mạnh và dữ dội. Tất cả cho thấy, nhiệt tạo ra sự hỗn loạn, chuyển động mạnh mẽ ở các bộ phận bên trong của vật thể đang có xu hướng phân hủy dần dần. Sự chuyển động ở đây là bản thân nhiệt, hay nói cách khác bản chất của nhiệt là chuyển động. Độ nóng( nhiệt) đối với cảm giác là một sự vật tương đối và có quan hệ với con người chứ không phải với Vũ trụ; và nó được quan niệm đúng đắn chỉ là tác động của nhiệt độ vào hơi thở động vật. Hơn nữa, nhiệt tự nhận là một vật biến đổi, nếu cùng một vật thể( phù hợp với tố chất của cảm giác) đem lại trực giác về nóng và về lạnh( ví dụ 41 bảng 3) [4, 258]. Không nên lẫn lộn hình thức của nhiệt lượng với việc truyền nhiệt – tức thuộc tính được truyền đi của nó mà nhờ đó vật thể nóng lên khi đưa lại gần vật thể nóng. Với lại, thông qua chuyển động, qua ma sát thì nhiệt được truyền đi mà không có một vật thể có nhiệt nào từ trước đó. Do vậy, cái đốt nóng bị loại ra khỏi hình thức của nhiệt lượng. Khái niệm về lửa là tầm thường và không có giá trị gì cả. Nó cấu thành từ sự lẫn lộn giữa nhiệt và ánh sáng ở một vật thể nào đó. Ví dụ như ở ngọn lửa thông thường và ở các vật thể bị nung đỏ lên [4, 259]. Như vậy, sau khi loại bỏ mọi sự không rõ ràng, cuối cùng có thể đi đến những sự khác biệt thực sự, làm cho chuyển động trở nên xác định và dẫn nó tới hình thức của nhiệt. 57