Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg - Phú Bài

pdf 74 trang thiennha21 22/04/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg - Phú Bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_to_chuc_lao_dong_trong_qua_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg - Phú Bài

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG PHÚ BÀI SINH VIÊN THỰC HIỆN Trường ĐạiĐỖ họcTHỊ NG ỌKinhC NA tế Huế Khóa học: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG PHÚ BÀI Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn ĐTrườngỗ Thị Ngọc Na Đại học KinhPGS.TS Nguytế ễHuến Khắc Hoàn Lớp: K49C QTKD Niên Khóa: 2015 - 2019 Huế, 1/2019
  3. Lời chào sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin gửi đến Quý Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế. Với sự tận tâm trong giảng dạy và những chỉ bảo tận tình của quý thầy cô cùng với sự hòa đồng giúp đỡ của các bạn trong suốt 4 năm vừa qua, em đã nhận được nhiều hơn những kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng thực tế cùng những hoạt động bổ ích mà em chưa trải nghiệm và biết đến. Đến nay, em đã hoàn thành khóa luận với tên đề tài: “Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg Phú Bài”. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận của mình, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế đã dành hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS-TS Nguyễn Khắc Hoàn , người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý kiến, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, nhân viên, công nhân viên tại công ty TNHH Carlsberg , đặc biệt chị Nguyễn Đức Như Nguyện đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Chúc anh chị sức khỏe và làm việc thật tốt, chúc quý công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót và hTrườngạn chế. Kính mong Đại quý thầy họccô đóng gópKinh ý kiến để tếbài Lu Huếận văn ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !! Huế, tháng 1 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ngọc Na
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DT Doanh thu TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM Thương mại CBNV Cán bộ nhân viên SXKD Sản xuất kinh doanh VN Việt Nam ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty Bia Huế tại nhà máy bia Phú Bài Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Bảng 2.1. Tình hình nguồn lao động tại Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam Bảng 2.2. Cơ cấu, biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam Bảng 2.4. Số lượng lao động của công ty năm 2018 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ về tình hình lao động tại Công ty TNHH Carlsberg VN Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tình hình lao động theo độ tuổi của công ty giai đoạn 2015-2017 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ theo trình độ học vấn của công ty Carlsberg VN Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 2 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp 3 4.3. Phương pháp diễn giải và quy nạp 3 4.4. Phương pháp phỏng vấn 4 4.5. Phương pháp luận 4 5. Bố cục đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động 5 1.1.1. Khái niệm tổ chức lao động 5 1.1.2. Mục đích của tổ chức lao động 5 1.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động 5 1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động 6 1.2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty 7 1.2.1. Nguyên tắc của tổ chức lao động 7 1.2.2. Phân công lao động 7 1.2.3. Hợp tác lao động 11 1.2.4. Tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp 12 1.2.5. Phục vụ nơi làm việc 15 1.2.6. Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi 18 1.2.7.TrườngCông tác định mức Đại tổ chức lao học động Kinh tế Huế 21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lao động 24 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài 24 1.3.2. Môi trường bên trong 26 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG – PHÚ BÀI 28 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam tại thành phố Huế 28 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 28 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
  7. 2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 30 2.1.4. Quy trình sản xuất và công nghệ của công ty 31 2.1.5. Sơ đồ tổ chức, chức năng các phòng ban thuộc công ty TNHH TM Carlsberg VN 34 2.1.6. Tình hình nguồn lao động 36 2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 40 2.2. Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg Phú Bài 45 2.2.1. Phân công và hợp tác lao động 45 2.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 50 2.2.3. Điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi 52 2.2.4. Công tác định mức lao động 54 2.3. Đánh giá chung công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg Thành phố Huế 55 2.3.1. Những kết quả đạt được 55 2.3.2. Một số tồn tại 56 PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG – PHÚ BÀI 58 3.1. Định hướng và mục tiêu công tác tổ chức lao động của công ty trong thời gian tới 58 3.2. Một số giải pháp 59 3.2.1. Giải pháp chung 59 3.2.2. Giải pháp cụ thể 60 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 64 1. Kết luận 64 2. Kiến nghị 65 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất . Nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người hầu như là vô hạn. Trong khi đó, lực lượng sản xuất tức là sức lao động và tư liệu sản xuất lại là yếu tố có hạn trong từng thời kỳ. Vì vậy, con người phải tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất những nguồn tài nguyên hạn chế này. Do đó, tổ chức lao động là hoạt động cần thiết. Với Việt Nam là một nước đang phát triển và muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì cần đề cao vai trò của lao động trong phát triển kinh tế. Hiện nay, hội nhập ngày càng sâu rộng càng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội. Tổ chức lao động là quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động: bản thân lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động; và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Tổ chức lao động giữ vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất. Là một trong những công việc thực sự cần thiết trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động của con người trong quá trình sản xuất chỉ đạt được kết quả cao nhất khi công việc của họ được tổ chức trên cơ sở khoa học. Do vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, muốn đứng vững trên thị trường thì phải đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động của mình. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Carlsberg, em đã chọn đề tài: Trường Đại học Kinh tế Huế “Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg – Phú Bài’’ cho đề tài tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là thông qua việc phân tích tình hình tổ chức lao động trong công ty để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao, thúc đẩy sử dụng lao động hiệu quả và hợp lý hóa quá trình sản xuất. 1
  9. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức lao động trong công ty Carlsberg. - Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg. - Đánh giá tình hình tổ chức lao động tại công ty trong những năm gần đây để tìm ra các hạn chế, thiếu sót, từ đó đề ra giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, hợp lý công tác tổ chức lao động ở công ty Carlsberg trong thời gian tới. - Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác tổ chức lao động của công ty TNHH Carlsberg. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian : Phân tích và đánh giá công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg trong những năm 2015- 2017, từ đó đưa ra giải pháp, định hướng đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - DữTrườngliệu thứ cấp bên ngoàiĐại công học ty: Các tàiKinh liệu, giáo trình,tế sáchHuế báo, luận văn liên quan đến quản trị nhân lực, tổ chức lao động. - Các trang web: Website của tổng công ty - Dữ liệu thứ cấp bên trong công ty: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017. Các tài liệu về cơ cấu lao động, tổ chức quản lý lao động nội quy, quy định của công ty. 2
  10. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tổ chức lao động, công tác đãi ngộ, trả công để phân tích đầy đủ và toàn diện tình hình thực hiện công tác tổ chức lao động tại Tổng Công ty đã và đang diễn ra như thế nào, có xu hướng phát triển ra sao để từ đó đưa ra những định hướng trong giai đoạn sắp tới. - Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn tài liệu đã có. 4.3. Phương pháp diễn giải và quy nạp - Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên như: tổ chức lao động, đánh giá lao động rồi liên kết, tìm mối quan hệ giữa các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của vấn đề, cuối cùng đưa ra giải pháp. - Phương pháp diễn giải là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận như: khái niệm về tổ chức lao động, doanh thu, lợi nhuận, cường độ lao động để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể của hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng những sự suy diễn logic để rút ra những kết luận, định lý, công thức. Bên cạnh đó, đề tài còn áp dụng phương pháp đối chiếu so sánh hệ thống các thôngTrường tin điều tra thực Đại tế: Các báohọc cáo, b ảKinhng biểu k ếttế hợp Huế các phương pháp nghiên cứu. Thông qua sự tìm hiểu các báo cáo doanh thu, lợi nhuận, công tác trả công, đánh giá sẽ tìm được những vấn đề còn tồn tại, đưa ra được những đánh giá về công tác tổ chức lao động tại công ty. 3
  11. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 4.4. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi trực tiếp để phỏng vấn các công nhân dưới nhà máy Carlsberg nhằm thu thập thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn đối với vấn đề được hỏi. 4.5. Phương pháp luận Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu, tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. 5. Bố cục đề tài Kết cấu bài Luận văn gồm 3 chương chính ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh từ viết tắt, tài liệu tham khảo. Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tổ chức lao động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tổ chức lao động tại nhà máy sản xuất bia Carlsberg – Phú Bài Chương 3: Một số giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở công ty Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  12. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động 1.1.1. Khái niệm tổ chức lao động Tổ chức lao động là quá trình tổ chức hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau. Như vậy, tổ chức lao động là một phạm trù gắn với lao động sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Hay nói cách khác: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. 1.1.2. Mục đích của tổ chức lao động Là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa những người lao động. Con người giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu, do đó, mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất đều phải hướng và tạo điều kiện cho con người lao động có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lao động, làm cho bản thân người lao động ngày càng hoàn thiện. Trường Đại học Kinh tế Huế 1.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động Tổ chức lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nhiệm vụ kinh tế: Đó là việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn vật tư, lao động, tiền vốn, tăng năng suất lao động và trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Để giải quyết hết những nhiệm vụ đó, trước hết phải đảm bảo tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm 5
  13. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn bớt, loại trừ những thời gian do bỏ việc, ngừng việc trên cơ sở áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến và cải tiến việc sử dụng lao động vật hóa bằng cách xóa bỏ tình trạng ngừng máy móc, thiết bị và nâng cao mức độ sử dụng, tận dụng công suất của chúng, - Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tổ chức lao động phải tạo ra những điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao và giữ gìn sức khỏe con người. - Nhiệm vụ xã hội: Tổ chức lao động phải đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động, để cho họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng cách nâng cao mức độ hấp dẫn của người lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống trên cơ sở dung hòa giáo dục chính trị với giáo dục lao động. Những nhiệm vụ kinh tế, tâm lý và xã hội của tổ chức lao động có liên hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. 1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động - Ý nghĩa về mặt kinh tế: Tổ chức lao động cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có. + Tăng cường năng lực làm việc và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. + Sử dụng hợp lí cả về sức lực và trí lực của người lao động và trang thiết bị kỹ thuật. + TiTrườngết kiệm chi tiêu ngân Đại sách nhà học nước. Kinh tế Huế + Kích thích tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. - Ý nghĩa về mặt xã hội: Tổ chức lao động không chỉ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người 6
  14. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn lao động làm cho người lao động không ngừng hoàn thiện chính mình, thu hút con người tự tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ văn hóa của họ. 1.2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty 1.2.1. Nguyên tắc của tổ chức lao động Lao động là cơ sở tồn tại cho tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Tổ chức lao động thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Thực chất của tổ chức lao động là bố trí và phân phối sức lao động cho quá trình sản xuất. Bất cứ một Doanh nghiệp nào khi tổ chức lao động của mình đều phải thực hiện các nguyên tắc sau: + Phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động trên cơ sở ngày càng nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến, tiến tới việc cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất. + Phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng của họ, khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo năng suất và kết quả lao động của mỗi người. Nói cách khác làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. + Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức và phân phối hợp lý lao động trong ngành cũng như đối với từng đơn vị, bộ phận Luôn quan tâm đến việc giảm nhẹ lao động nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc cho họ. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động. + Tổ chức phát động phong trào thi đua lao động giỏi trong từng đơn vị, bộ phận và toàn ngành. Giỏi không chỉ về nghiệp vụ mà còn về thái độ, tác phong phục vụ . 1.2.2. Phân công lao động 1.2.2.1.TrườngKhái niệm Đại học Kinh tế Huế Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hoá người sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay nói cách khác: Sự phân công lao động xã hội là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những cá nhân vào những lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù. Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ các công việc trong xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng 7
  15. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn người với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.2.2.2. Các hình thức phân công lao động - Phân công lao động theo chức năng: Đó là quá trình tách hoạt động chung của doanh nghiệp thành những hoạt động riêng theo sự khác nhau của chức năng lao động căn cứ vào vị trí, vai trò của từng nhóm người trong doanh nghiệp. Phân công lao động theo chức năng được phân chia dựa vào các chức năng sau: Dựa vào vai trò của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động của doanh nghiệp gồm lãnh đạo, chuyên gia, nhân viên thực hành kĩ thuật. Lãnh đạo bao gồm những người đảm nhận các chức vụ ở các vị trí lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức. Bộ máy quản lý trong tổ chức gồm trưởng, phó giám đốc, các bộ phận phòng ban. Chuyên gia bao gồm những người tốt nghiệp những trường đại học làm các công việc ở các bộ phận phòng ban tài vụ, phòng kỹ thuật họ là những người tư vấn tham mưu thiết kế ra các quyết định để trình các cán bộ lãnh đạo. Nhân viên thực hành kĩ thuật bao gồm những người như các nhân viên đánh máy, văn thư, thư ký, các kỹ thuật viên, họ tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng hay qua quá trình đào tạo trong công việc. Dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chức năng gồm lao động trực tiếp, là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất như công nhân sản xuất và những người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như lao động quản lý gọi là lao động gián tiếp. Theo sự khác nhau về chức năng: Công nhân sản xuất bao gồm những người nằm trong các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp và công nhân không sản xuất bao gồm những ngưTrườngời làm công tác dĐạiịch vụ ph họcục cho quá Kinh trình hoạt đtếộng sHuếản xuất của doanh nghiệp. - Phân công lao động theo công nghệ : Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng. Hình thức phân công này phụ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tùy theo đặc điểm, tính chất của công cụ lao 8
  16. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn động và quá trình công nghệ mà nó đề ra những yêu cầu đối với công nhân về sự hiểu biết kỹ thuật và thời gian lao động. Trong quá trình phân công lao động theo công nghệ, quá trình sản xuất được chia ra thành các giai đoạn, các bước công việc. Tùy theo mức độ chuyên môn hóa lao động mà phân công lao động theo công nghệ lại được chia ra thành các hình thức khác nhau. Phân công lao động theo đối tượng đó là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ hợp các công việc tương đối trọn vẹn, chuyên chế tạo một sản phẩm hay một chi tiết nhất định của sản phẩm. Phân công lao động theo bước công việc là hình thức phân công trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công nghệ trong chế tạo sản phẩm hoặc chi tiết nhất định của sản phẩm. - Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp của công việc được đánh giá theo ba tiêu thức: + Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau. + Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau. + Mức độ quan trọng khác nhau. Ứng với mỗi mức độ phức tạp khác nhau của công việc đòi hỏi những công nhân có trình độ lành nghề khác nhau dựa trên những trình độ lành nghề đó mà phân công lao động cho hợp lý. 1.2.2.3. Đặc điểm của phân công lao động TiềnTrường đề vật chất của sự Đạiphân công học lao động trongKinh xã hội làtế số l ưHuếợng dân cư và mật độ dân số. Phải có một mật độ dân số nào đó để có thể phát triển một cách thuận lợi cho những giao dịch xã hội, cũng như để phối hợp các lực lượng nhờ thế mà năng suất lao động tăng lên, khi số lượng công nhân tăng lên (do dân số tăng lên) thì sức sản xuất của xã hội càng tăng lên theo tỷ lệ kép của sự tăng lên đó, nhân với hiệu quả của sự phân công lao động. 9
  17. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu sản xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Sự phân công lao động xã hội xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội và đặt những người sản xuất hàng hoá độc lập “đối diện” với nhau, những người này chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh. Cơ sở của mọi sự phân công lao động phát triển là lấy trao đổi hàng hoá làm một giá và có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn. Đối với sự phân công lao động có một quy tắc chung là: quyền lực càng ít chi phối sự phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân công lao động trong xí nghiệp sản xuất ngày càng phát triển bấy nhiêu, và ở đấy nó lại càng phụ thuộc vào quyền lực của một cá nhân. 1.2.2.4. Phân công lao động phải đáp ứng các yêu cầu sau - Căn cứ vào mức lao động tiên tiến để tính toán số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho đơn vị sản xuất và ở từng bộ phận. - Bố trí người lao động phù hợp với từng yêu cầu của giai đoạn sản xuất, công nghệ sản xuất, vừa đảm bảo vị trí sản xuất vừa có thể kiêm nhiệm các công việc khác nhằm mục đích hạn chế tính đơn điệu, tiết kiệm lao động và tiền công. Trong doanh nghiệp phân công lao động thường được thực hiện dưới 3 hình thức sau: + Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định. Giúp cho người lao động làm đúng phạm vi của mình, không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng suất lao động. + Phân công lao động theo công nghệ: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêngTrường các loại công việ c Đạikhác nhau học theo tính chKinhất của quy trìnhtế côngHuế nghệ thực hiện chúng + Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. 1.2.2.5. Ý nghĩa của phân công lao động - Phân công lao động tạo điều kiện thực hiện chuyên môn hóa lao động, chuyên môn hóa có tác dụng: 10
  18. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Đào tạo dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí + Nâng cao kĩ năng, kĩ xảo từ đó tăng năng suất lao động. + Giúp người lao động nhanh chóng nắm bắt công nghệ. - Phân công lao động sẽ xuất hiện sự chuyên môn hóa công cụ sản xuất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nó một cách tối đa. - Phân công lao động giúp doanh nghiệp bố trí người lao động phù hợp với khả năng sở trường. 1.2.3. Hợp tác lao động 1.2.3.1. Khái niệm Là việc phối hợp những công việc độc lập, hoạt động lao động riêng lẻ để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình hoạt động, mối quan hệ diễn ra một cách nhịp nhàng thông suốt, đạt được mục tiêu của quá trình lao động. 1.2.3.2. Ý nghĩa - Thay đổi tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở kĩ thuật và phương pháp lao động không thay đổi. - Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có thể đạt năng suất lao động tối đa, tăng khả năng làm việc cá nhân của người lao động. 1.2.3.3. Các hình thức hiệp tác lao động - Hiệp tác lao động về mặt không gian: Hình thức này được xem xét dưới ba giác độ: • Không gian trong toàn tổ chức: xác định mối quan hệ giữa các công việc trong hệ thống chung, hệ thống tổng thể. • Không gian trong nội bộ phòng ban: xác định mối quan hệ về mặt công việc giữa nhóm, tổTrường, đội, ban trong m ộĐạit bộ phận họcchuyên trách Kinh sao cho mtếối quan Huế hệ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả đạt được là tối đa. • Không gian trong tổ nhóm: là việc xác định sự phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, có sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc của nhóm đạt được mục tiêu đề ra .  Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động, hai hình thức đầu chủ yếu mang nội dung của tổ chức sản xuất. 11
  19. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Hiệp tác lao động về mặt thời gian: là sự tổ chức các ca làm việc trong 24 giờ. Thông thường, người lao động làm việc ca ngày sẽ có hiệu quả hơn là ca đêm, nhưng đối với một số doanh nghiệp thương mại dịch vụ, với đặc điểm riêng của mình thì ca tối và các ca làm việc những ngày cuối tuần mới thực sự là những ca làm việc mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp. Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc có thể có một ca, hai ca hoặc ba ca. Khi làm việc ba ca, xí nghiệp phải có chế độ đảo ca hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Thông thường sẽ 6 ngày đảo ca một lần hoặc ba ngày hoặc hai ngày một lần. Trong chế độ làm việc ba ca, có xí nghiệp bố trí nghỉ ngày chủ nhật có xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất không bố trí nghỉ ngày chủ nhật được. Hệ số phân công lao động: KHT = 1-tIPPV/Tca KHT: là hệ số hiệp tác lao động tIPPV: là thời gian lãng phí của công nhân do khâu tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa tốt, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiếu dụng cụ phụ tùng máy móc không có người sửa chữa. 1.2.3.4. Ý nghĩa của hợp tác lao động - Ý nghĩa kinh tế của tổ chức lao động trên cơ sở hợp tác lao động là thay đổi có tính chất cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở kĩ thuật và phương pháp lao động không thay đổi, đạt được những kết quả lao động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với những loại lao động phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. - Ý nghĩa xã hội của hợp tác trong lao động là làm tăng tính tích cực do xuất hiện tính kích Trườngthích lao động trong Đại tập thể laohọc động, tăngKinh cường m ốtếi quan Huế hệ giữa người với người trong quá trình lao động. 1.2.4. Tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Tổ chức điều kiện làm việc Quá trình làm việc của người lao động trong một doanh nghiệp, một tổ chức luôn diễn ra trong một môi trường làm việc nhất định. Mỗi một môi trường làm việc khác nhau thì tồn tại các yếu tố điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Tổng 12
  20. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn hợp tất cả các yếu tố đó chính là điều kiện làm việc. Như vậy điều kiện làm việc được hiểu là hệ thống các yếu tố phục vụ quá trình làm việc của người lao động nhằm mang lại kết quả cao trong công việc. Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định trong sản xuất. 1.2.4.2. Yêu cầu của tổ chức điều kiện làm việc Yêu cầu của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc: - Về mặt an toàn và vệ sinh lao động: tổ chức nơi làm việc phải đảm bảo không gây nên những đòi hỏi quá cao về sinh lý đối với cơ thể con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động lao động, tiết kiệm sức lực, giảm mệt mỏi cho công nhân. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. - Về mặt tâm lý xã hội: tổ chức nơi làm việc phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy khả năng sáng tạo, tạo hứng thú tích cực trong lao động và hình thành tập thể lao động tốt. - Về mặt thẩm mĩ trong sản xuất: thông qua việc sử dụng màu sắc, hình thức bố trí sắp xếp để tạo ra những nơi làm việc đẹp đẽ, gọn gàng, sạch sẽ và trật tự. - Về mặt kinh tế: phải tạo điều kiện để giảm chi phí về thời gian lao động và giá thành sản xuất. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao sử dụng tiết kiệm diện tích sản xuất, tạo ra các phương án làm việc tiên tiến. 1.2.4.3. Nhiệm vụ của tổ chức điều kiện làm việc - Tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao. - BTrườngảo đảm cho quá trình Đại sản xu ấthọc được liên Kinh tục và nhịp nhàng.tế Huế - Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. - Bảo đảm thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng những phương pháp và thao tác lao động tiên tiến. 13
  21. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.2.4.4. Nội dung của tổ chức điều kiện làm việc Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã được xác định. Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những dụng cụ thiết bị cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định trong sản xuất. Trình độ tổ chức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc. Để tiến hành tổ chức chỗ làm việc tốt ta xem các nội dung sau: - Thiết kế nơi làm việc: là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động của công nhân. Do sản xuất phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao, xóa bỏ dần dần những lao động chân tay mà chủ yếu là sử dụng và điều khiển các máy móc thiết bị hoạt động, làm giảm khoảng cách về nội dung lao động giữa những công việc khác nhau. Vì vậy, việc thiết kế mẫu cho các nơi làm việc trở nên thuận lợi hơn, để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả lao động của công nhân. Ngoài ra khả năng thiết kế tổ chức nơi làm việc còn chứng tỏ năng lực quản lý của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt nơi làm việc sẽ đem lại hiệu quả công việc cao. - Chuyên môn hóa và trang bị nơi làm việc: Chuyên môn hóa nơi làm việc: là ổn định một số công việc nhất định trên chỗ làm việc nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trang bị nơi làm việc: là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết Trườngcho nơi làm việc theo Đại yêu c ầuhọc của nhi ệmKinh vụ sản xu ấttế và chHuếức năng lao động. Nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng, nơi làm việc thường được trang bị các thiết bị chính và thiết bị phụ. Thiết bị chính (thiết bị công nghệ): là thiết bị mà người công nhân dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng lao động. Các thiết bị chính phải phù hợp từng lĩnh vực sản xuất và hoạt động. 14
  22. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Thiết bị phụ là thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao như thiết bị bốc xếp, vận chuyển Tùy thuộc vào điều kiện của công việc chính, sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất ở mỗi nơi làm việc mà yêu cầu các thiết bị phụ khác nhau. Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo những nội dung khác nhau của quá trình sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế mà có thể có trang bị khác nhau cho nơi làm việc. Sản xuất càng phát triển, trình độ tổ chức khoa học ngày càng cao thì việc trang bị nơi làm việc càng hoàn chỉnh. Do đó có thể căn cứ trình độ trang bị nơi làm việc mà đánh giá trình độ phát triển của sản xuất. - Bố trí nơi làm việc: là việc sắp xếp một cách hợp lí trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Bố trí nơi làm việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cần phân biệt ba dạng bố trí như sau: • Bố trí chung: là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. • Bố trí bộ phận: là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người công nhân với các loại trang thiết bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện công việc trong quá trình lao động. • Bố trí riêng biệt: là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng đồ gá trong từng yếu tố trang bị. 1.2.5. Phục vụ nơi làm việc Là cungTrường cấp cho nơi làmĐại việc các học loại ph ươngKinh tiện vật chấttế kĩHuế thuật cần thiết để tiến hành quá trình lao động, là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả. 1.2.5.1. Các chức năng phục vụ nơi làm việc Nhu cầu phục vụ nơi làm việc trong xí nghiệp rất đa dạng. Có thể khái quát lại thành các chức năng phục vụ chính như sau: - Phục vụ chuẩn bị sản xuất. 15
  23. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Phục vụ dụng cụ. - Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ. - Phục vụ năng lượng. - Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa máy móc, thiết bị. - Phục vụ kiểm tra. - Phục vụ kho tàng. - Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc. - Phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại các nơi làm việc. 1.2.5.2. Nguyên tắc phục vụ Để có thể phục vụ nơi làm việc một cách đồng bộ và có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Phục vụ theo chức năng: nghĩa là việc xây dựng hệ thống phục vụ nơi làm việc phải theo các chức năng phục vụ riêng biệt, phải căn cứ vào nhu cầu của sản xuất về số lượng, chất lượng và tính quy luật của từng chức năng để tổ chức phục vụ được đầy đủ và chu đáo. - Phục vụ theo kế hoạch: nghĩa là phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch phục vụ sao cho việc phục vụ phù hợp với tình hình sản xuất, sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thiết bị, giảm bớt thời gian lãng phí do chờ đợi phục vụ. - Phục vụ phải mang tính dự phòng: chủ động đề phòng những hỏng hóc thiết bị để đảm bảo sản xuất được liên tục trong mọi tình huống. - Phục vụ phải mang tính đồng bộ: cần phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác nhau trên quy mô toàn xí nghiệp để kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ, không để thiếu một nhu cầu nào. - PhTrườngục vụ phải mang tínhĐại linh hoạt: học hệ thống Kinh phục vụ phảitế nhanh Huế chóng loại trừ các hỏng hóc thiếu sót không để sản xuất chính bị ngừng trệ. - Chất lượng và độ tin cậy cao: đòi hỏi đội ngũ có trình độ tay nghề làm việc tận tụy, hết sức cố gắng vì công việc của công ty. - Mang tính kinh tế: chi phí phục vụ ít nhất có thể, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ tránh lãng phí. 16
  24. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.2.5.3. Các hình thức phục vụ Công tác phục vụ trong tổ chức có thể tiến hành theo hình thức tập trung, phân tán hay phục vụ hỗn hợp. - Phục vụ tập trung: tất cả các nhu cầu phục vụ trong tổ chức đều do bộ phận chuyên trách đảm nhận. Tạo ra những điều kiện tốt nhất để tận dụng hợp lí thời gian làm việc mở rộng việc chuyên môn hóa công việc. Tuy nhiên hình thức phục vụ này cũng bộc lộ rõ những khó khăn nhất định đặc biệt là khó khăn trong việc quản lí những chức năng phục vụ lớn. - Phục vụ phân tán: là hình thức phục vụ trong đó các chức năng phục vụ không tập trung cho một bộ phận chuyên trách mà bản thân các phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ sản xuất tự đảm nhận lấy việc phục vụ của mình. Hình thức này có ưu điểm dễ quản lí và lãnh đạo, nhân viên phục vụ có thể nắm vững nơi làm việc của mình tốt hơn. - Phục vụ hỗn hợp: là hình thức phục vụ phổ biến nhất trong các doanh nghiệp. Trong hình thức này, một phần chức năng phục vụ sẽ do bộ phận chuyên trách thực hiện còn một phần khác sẽ do bộ phận sản xuất tự đảm nhận. 1.2.5.4. Các chế độ phục vụ Với mỗi hình thức phục vụ khác nhau có thế áp dụng các chế độ phục vụ khác nhau. Có các chế độ phục vụ như sau: - Chế độ phục vụ trực nhật: được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện. Nghĩa là phục vụ khi có những hỏng hóc, sai sót đột xuất, không có một kế hoạch cụ thể nào. Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân là do lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị. Được áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. - ChTrườngế độ phục vụ theo Đạikế hoạch dựhọc phòng: Kinhcác công việc tế phục Huế vụ được tiến hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với hợp với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp. Theo chế độ này, thì việc tổ chức phục vụ được lên kế hoạch từ trước, bao nhiêu lâu thì phục vụ một lần. Khoảng cách thời gian phục vụ dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị. Chế độ phục vụ này đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng liên tục, giảm được tổn thất thời gian của công nhân chính và công suất của máy móc thiết bị. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn. 17
  25. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: là chế độ phục vụ được tính toán và quy định thành tiêu chuẩn và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn đó. Đây là chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại trừ được các lãng phí thời gian ở nơi làm việc, và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng khối với điều kiện là sản xuất liên tục và ổn định. 1.2.5.5. Đánh giá tổ chức phục vụ nơi làm việc Để đánh giá được trình độ của tổ chức phục vụ nơi làm việc người ta có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là hai cách đánh giá chủ yếu: Thứ nhất là dựa vào kết quả phục vụ: xuất phát từ nhu cầu phục vụ của nơi làm việc và sự đáp ứng các nhu cầu đó để đánh giá tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc theo các chỉ tiêu sau: - Tổn thất thời gian cho chờ đợi phục vụ nơi làm việc. Thời gian này là thời gian lãng phí tổ chức. Do việc phục vụ nơi làm việc không tạo ra được sự nhịp nhàng thống nhất nên mất thời gian, gián đoạn sản xuất. Tổn thất thời gian chờ đợi phục vụ nơi làm việc càng lớn thì trình độ tổ chức phục vụ nơi làm việc càng kém và ngược lại. - Tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục vụ không tốt. Khi sản xuất ra các máy móc thiết bị, nhà sản xuất luôn nghiên cứu và đưa ra được công suất lớn nhất của chúng. Nếu như việc sử dụng máy móc không hiệu quả, công suất không được sử dụng mà do yếu tố phục vụ không tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc không có hiệu quả. Thứ hai là dựa vào nguyên nhân: căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phục vụ như tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ để xem xét đánh giá. 1.2.6.TrườngĐiều kiện làm vi Đạiệc và chế độhọc nghỉ ng Kinhơi tế Huế 1.2.6.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố trong môi trường có tác động lên con người trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt của họ. Tác động của các điều kiện lao động: 18
  26. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Loại tác động tốt: người lao động làm việc thoải mái, tạo điều kiện phát triển về cả thể lực, tinh thần và nhân cách động viên khả năng lao động sáng tạo và có cảm giác thoải mái trong lao động. - Loại tác động xấu: làm giảm khả năng làm việc, phải làm việc trong trạng thái mệt mỏi và có thể xuất hiện tình trạng ốm yếu, bệnh lý, thậm chí mắc bệnh nghề nghiệp nếu cứ kéo dài tình trạng đó. Phân loại các nhóm điều kiện lao động: - Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh - Y tế: Điều kiện khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển, bức xạ nhiệt độ và áp suất), tiếng ồn, rung động, siêu ấm, độc hại trong sản xuất, tia bức xạ và trường điện từ cao, ánh sáng và chế độ chiếu sáng, điều kiện vệ sinh. - Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm sinh lí lao động: sự căng thẳng về thể lực, sự căng thẳng về thần kinh, nhịp độ lao động, trạng thái và tư thế lao động, tính đơn điệu trong lao động. - Nhóm các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học: cây xanh và cảnh quan môi trường, bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng và sự phù hợp của các thiết bị thẩm mỹ cao, âm nhạc chức năng, màu sắc. - Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội: Tâm lý các nhân viên trong tập thể, quan hệ giữa nhân viên với nhau và quan hệ giữa nhân viên và thủ trưởng, tiếng đồn, dư luận, mâu thuẫn và xung đột, bầu không khí tâm lý của tập thể. - Nhóm thuộc về nhân tố Điều kiện sống của người lao động: Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của từng người lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện địa lí và khí hậu, tình trạng xã hội và pháp luật, tất cả các nhân tố trên đều có tác động, ảnh hưởng đếnTrường sức khỏe, khả năng Đại làm vi ệchọc của con Kinh người trong tếquá trHuếình lao động. Mỗi nhân tố khác nhau có tác động, gây ảnh hưởng khác nhau tới con người. Vấn đề là phải xác định các nhân tố có hại cho sức khỏe của người lao động và tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. 19
  27. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.2.6.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi - Thời giờ làm việc: là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động. - Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc. Việc nghiên cứu thời giờ làm việc nghỉ ngơi nhằm đưa ra một khoảng thời gian hợp lý cho người lao động làm việc và có thời gian để người lao động nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại sức khỏe sau những giờ làm việc hay có thời gian để tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác. Khả năng của người lao động được chia làm 3 thời kỳ trong ca làm việc: - Thời kỳ tăng khả năng làm việc: bắt đầu vào ca làm việc, công nhân không đạt được ngay năng lực làm việc cao nhất, cơ thể đòi hỏi phải có thời gian thích nghi với công việc, tạo ra một nhịp điệu làm việc nhất định, thời kì này kéo dài 15 phút đến 1,5 giờ tùy theo từng loại công việc. - Thời kỳ ổn định khả năng làm việc: sau thời kỳ tăng khả năng làm việc là thời kì khả năng làm việc ổn định cao. Trong thời kỳ này, quá trình sinh lý trong cơ thể của con người diễn ra một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Các chỉ tiêu sản xuất đạt được như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của thời kỳ này rất tốt. Thời kỳ này kéo dài từ 2 đến 2,5 giờ. - Thời kỳ giảm khả năng làm việc: sau thời kỳ ổn định, khả năng làm việc giảm dần. Trong thời kỳ này chú ý bị phân tán, các chuyển động chậm lại, số sai sót tăng lên, công nhân có cảm giác mệt mỏi. Để phục hồi khả năng làm việc phải bố trí thời gian nghỉ ngơiTrường hợp lý. Đại học Kinh tế Huế Như vậy xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý trong xí nghiệp bao gồm: - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ca - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong tuần - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong năm 20
  28. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 1.2.7. Công tác định mức tổ chức lao động 1.2.7.1. Khái niệm định mức lao động Định mức lao động là lượng lao động sống cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định. Định mức lao động được biểu hiện bằng: - Mức thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (theo giờ, phút, giây) hoặc số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng phải hoàn thành với một người hay một nhóm người có trình độ lành nghề nhất định trong một đơn vị thời gian trong điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định. 1.2.7.2. Vai trò của định mức lao động Mức lao động chính là cơ sở để cân đối năng lực sản xuất, xác định nhiệm vụ của từng bộ phận. Việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ mức lao động sẽ tạo điều kiện xây dựng mức có căn cứ khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhất là thời gian làm việc của người lao động đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng mà họ bỏ ra. Vì vậy, công tác định mức lao động là một nội dung quan trọng của tổ chức lao động. - Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động xã hội: + Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/ doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu, mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức/ doanh nghiệp. + Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong quá trình lao động cả về người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao động do loại bỏ được những tác động Trườngthừa, do sự phối hợp Đại nhịp nh ànghọc ăn kh ớpKinh giữa các khâu, tế công Huế việc, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động. + Định mức lao động mang tính tiên tiến cho nên đòi hỏi người lao động phải phấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm chất nghề nghiệp tạo sự cạnh tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. 21
  29. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho việc phân công và hiệp tác lao động, giúp bố trí, phân công, sử dụng lao động hợp lý, tăng cường kỷ luật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người lao động. - Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. + Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình tiên tiến, đảm bảo kích thích người lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động + Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định gắn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm. + Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và con người trong lao động nên góp phần huy động và khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. - Định mức lao động hợp lí làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiến lược, kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp. + Định mức lao động cho phép tổ chức, doanh nghiệp xác định đầy đủ, chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chuyên môn, bậc trình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật. - Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ. + Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động, là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động, từ đó thấy được năng lực, trình độ của người lao động, do đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực. 1.2.7.3.TrườngCác dạng mức Đại lao động học Kinh tế Huế Mức thời gian (Mtg): là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định. Mức sản lượng (Msl): là số đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn 22
  30. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định. Msl = T/Mtg Trong đó: T là đơn vị thời gian tính trong Msl (giờ, ca) Mức phục vụ (Mpv): Là số máy móc thiết bị, số đơn vị diện tích được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kì. Đơn vị đo mức phục vụ là số đối tượng phục vụ trên một hoặc một nhóm người lao động. Mức biên chế (mức định biên): Là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định để thực hiện một chức năng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Đơn vị tính mức biên chế là số người trong bộ máy đó. 1.2.7.4. Các phương pháp xây dựng định mức lao động Để xác định mức lao động có thể sử dụng một trong hai nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp tổng hợp: Là phương pháp xây dựng định mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật để hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho từng bước công việc. Việc xây dựng định mức chủ yếu dựa vào số liệu của quá khứ, kinh nghiệm đã tích lũy được của cán bộ định mức để đưa ra mức. Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị. + Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ở thời kỳ trước. + Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức, đốc công hay nhân viên kỹ thuật. + PhươngTrường pháp dân ch ủĐại bình ngh ịhọc: là phương Kinh pháp xây d ựngtế mức Huế dựa vào dự kiến của cán bộ định mức trên cơ sở thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra thảo luận của công nhân để ra quyết định. - Nhóm phương pháp phân tích: Là nhóm phương pháp định mức có căn cứ khoa học kĩ thuật, gọi tắt là phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kinh nghiệm sản 23
  31. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Hay nói cách khác, đây là phương pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất để quy định những điều kiện hoàn thành sản phẩm hay bộ phận sản phẩm trên cơ sở điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, dụng cụ lao động, Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích tính toán, khảo sát và so sánh điển hình. + Phương pháp phân tích tính toán: là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức lao động cho bước công việc. + Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát, việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc. + Phương pháp so sánh điển hình: Là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lao động 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài 1.3.1.1. Bối cảnh kinh doanh Hoàn cảnh bên ngoài của công ty có thể là một trong ba kiểu: ổn định, thay đổi, xáo trộn. Một hoàn cảnh ổn định là một hoàn cảnh không có hay ít có những thay đổi đột biến, ít cóTrường sản phẩm mới, nhu Đại cầu thị trhọcường ít thăng Kinh trầm, luật tế pháp Huếliên quan đến hoạt động kinh doanh ít thay đổi, khoa học kỹ thuật mới ít xuất hiện Tình hình kinh tế xã hội trên toàn thế giới hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cho thấy hiện nay khó để có một hoàn cảnh ổn định cho các công ty. Trái lại, một hoàn cảnh thay đổi là một hoàn cảnh trong đó có sự thay đổi thường xuyên xảy ra đối với các yếu tố đã kể ở trên (sản phẩm, thị trường, luật pháp,.v.v.) Trong hoàn cảnh này, các nhà quản trị thường phải thay đổi bộ máy tổ chức của họ theo 24
  32. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn các thay đổi đó. Nói chung, đó là những thay đổi có thể dự báo trước và không gây bất ngờ. Các văn phòng luật sư, các công ty cố vấn pháp luật thường phải luôn luôn bố trí cơ cấu tổ chức để thích nghi với các thay đổi thường xuyên của pháp luật là một ví dụ. Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới một cách bất ngờ, khi luật pháp bất ngờ thay đổi, khi những khoa học kỹ thuật mới tạo ra những thay đổi cách mạng trong phương pháp sản xuất, đó là lúc mà hoàn cảnh của xí nghiệp có thể được gọi là hoàn cảnh xáo trộn. Để thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau đó, cơ cấu tổ chức lao động của các công ty sẽ phải thay đổi để phù hợp. Burn và Stalker cho thấy rằng một bộ máy tổ chức có tính chất cứng nhắc, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, quan hệ quyền hành chặt chẽ từ trên xuống dưới, phù hợp với hoàn cảnh ổn định. Trái lại, trong một hoàn cảnh xáo trộn, một bộ máy tổ chức có tính chất linh hoạt, con người làm việc theo tinh thần hợp tác, trao đổi thoải mái với tất cả mọi người, không phân chia rõ nhiệm vụ, cấp bậc thì lại phù hợp hơn. 1.3.1.2. Sự hợp tác quốc tế Thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu sau: - Vốn: hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển, quá trình đầu tư làm phát triển, mở mang ngành nghề truyền thống. - Tổ chức quản lý: chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí đến các nước đang phát triển, mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ, tạo sự bền vững trong hệ thống sản xuất kinh doanh, đó chính là tiền đề để hình thành các hình thức tổ chức trong xí nghiệp. 1.3.1.3. Khách hàng Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiTrườngệp cung cấp. Mối Đạiquan hệ giữahọc doanh Kinhnghiệp với khách tế hàngHuế là mối quan hệ giữa người mua và người bán là mối quan hệ tương quan thế lực. Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh để 25
  33. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn hoạch định các chiến lược, thông tin về khách hàng được các nhà quản trị thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên. Qua đó, nhà quản trị có cơ sở lựa chọn khách hàng mục tiêu, phát triển các chính sách và chương trình hành động nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong từng thời kỳ. Mặt khác, hiểu biết khách hàng còn giúp doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện tại các hoạt động marketing, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại phát triển được khách hàng mới. Khách hàng trên thị trường rất đa dạng, thông tin về khách hàng biến động thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị chiến lược cần cập nhật thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh doanh thích hợp, xử lý kịp thời những rắc rối có thể xảy ra một cách có hiệu quả. 1.3.1.4. Chính trị và luật pháp Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp lĩnh vực mặt hàng, đối tác kinh doanh. Như thế, ảnh hưởng đến hoạt động, ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động tại công ty. Pháp luật tạo nên hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích người lao động và người sử dụng lao động, dựa vào pháp luật để bên sử dụng lao động biết được những việc được phép được làm và những việc cấm làm để dễ dàng phân công lao động. 1.3.1.5. Khoa học kĩ thuật: Sự phát triển về khoa học, công nghệ buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ, không phải người lao động nào trong doanh nghiệp cũng bắt kịp sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ, do đó việc sử dụng lao động thế nào cho hợp lý không gây tình trạngTrường thừa hay thiếu lao Đại động, gây học đình trệ Kinhsản xuất là nhitếệm vụHuế của tổ chức lao động. 1.3.2. Môi trường bên trong 1.3.2.1. Đặc điểm đội ngũ lao động Đội ngũ lao động là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động vì họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động được tính để đánh giá hiệu quả 26
  34. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn làm việc vì thế số lượng chất lượng của đội ngũ lao động quyết định rất nhiều đến năng suất lao động. Số lượng và chất lượng lao động: ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác tổ chức lao động. Khi thực hiện tổ chức lao động, cần căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động để đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích tinh thần làm việc nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. 1.3.2.2. Bầu không khí văn hóa của tổ chức Văn hoá là tài sản vô hình của công ty, là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp, hình thành đặc trưng, thói quen của doanh nghiệp đó. Một công ty có không khí văn hóa năng động, thoải mái sẽ làm hiệu suất lao động tăng lên, giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định để tổ chức lao động. 1.3.2.3. Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ Có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất thông qua việc tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, qua đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động, góp phần hoàn thiện quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, hoàn thiện tổ chức lao động. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay thì máy móc thiết bị đóng vai trò rất lớn trong quy trình sản xuất, yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và công tác tổ chức lao động. 1.3.2.4. Nguồn tài chính của công ty Đặc điểm về vốn, vốn là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào thì sẽ có điều kiện để cải thiện vật chất kĩ thuật, nângTrường cao nhân lực từ đóĐại góp phần học nâng cao Kinhhiệu quả công tế tác tổHuế chức lao động. 1.3.2.5. Kết cấu hàng hóa kinh doanh Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Mỗi ngành hàng có những yêu cầu về quy trình sản xuất kinh doanh riêng, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động tại công ty. 27
  35. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG – PHÚ BÀI 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam tại thành phố Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam - Tên Tiếng Anh: CARLSBERG VIET NAM BREWERIES LIMITED - Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà BIDV, 41 Hùng Vương, phường Phú Hội, Thành phố Huế. - Điện thoại: (+84) 234 3580166 - Fax: (+84) 234 3850171 - Website: 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Ngày 20 tháng 10 năm 1990, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kí quyết định 402 QĐ/UB thành lập nhà máy bia Huế. Với mục tiêu ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát cho địa phương và khu vực. Nhà máy bia Huế ra đời với số vốn đầu tư 2,4 triệu USD, công suất 3 triệu lít/năm, theo hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng. Ngay sau khi được thành lập, sản phẩm đầu tiên của nhà máy là bia Huda được sản xuất Trườngtheo công nghệ tiên Đại tiến nh ấthọc của hãng Kinh DANBREW tế CONSULT, HuếĐan Mạch luôn được đón nhận nên nguồn cung ứng không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Năm 1994, nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International (TIAS) và quỹ công nghệ Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấy phép 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%. Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của đơn vị. 28
  36. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có công ty bia Huế. Công ty luôn gặp những khó khăn trong công tác mở rộng phát triển thị phần do thiếu vốn và thiếu cả năng lực chuyên môn. Để giải quyết những khó khăn đó và mở lối đi cho doanh nghiệp. Vào tháng 12/2011, công ty bia Huế chính thức thuộc quyền sở hữu 100% của Carlsberg khi Tập đoàn này quyết định mua 50% phần vốn còn lại, việc chuyển nhượng này là một bước chuyển mình, hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong những năm đến. Trong năm 2013, thành lập Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam, thiết lập với 3 văn phòng và tọa lạc tại 3 tỉnh Bắc, Trung, Nam. Là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Carlsberg, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường bia Việt Nam. Trong những năm qua, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc đóng góp ngân sách cho địa phương, chiếm khoảng 28% tổng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay công ty đã có hơn 300 CBCNV trong đó chiếm phần lớn là đội ngũ công nhân thành thạo công nghệ và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật ở trình độ cao. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là các sản phẩm: bia hơi, bia chai cồn và rượu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đan Mạch. Kể đến các sản phẩm bia của công ty hiện nay thì Carlsberg Việt Nam đang sở hữu những sản phẩm bia nội được tiêu thụ rộng rãi là Carlsberg, Huda, Huda Gold, Tuborg và Halida. Các sản phẩm bia này đều mang chất lượng cao và giá cả hợp lý, nhanh chóng được đón nhận trên thị trường, trở thành thức uống giải khát được ưa chuộng nhất so với các sản phẩm cùng loại. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ năm 1994 sau khi Mỹ bỏTrườnglệnh cấm vận từ ViĐạiệt Nam học thì sản phKinhẩm Bia Huda tế đã xuHuếất khẩu sang thị trường Mỹ. Cho đến nay, công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Với lịch sử hình thành và phát triển gần 30 năm, chặng đường mà công ty đã ghi dấu trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung là không thể phủ nhận được. Là một thương hiệu Việt bền vững, bên cạnh 29
  37. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam luôn luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, vì cộng đồng, Nhiều chương trình đã gắn bó với thương hiệu của công ty: Trao 3000 suất quà cho các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Tết vì người nghèo” năm 2017 tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, Chương trình “ Huda vui đón tết – gắn kết sẻ chia”, quỹ học bổng niềm hy vọng, ngôi nhà mơ ước, nhịp cầu nhân ái, giải bóng đá sinh viên Huda Cup, Với sự phấn đấu không ngừng trong quá trình xây dựng và trưởng thành , nỗ lực của CBCNV công ty bia Carlsberg đã được ghi nhận bởi những phần thưởng cao quý. Trong thời gian qua, công ty đã liên tiếp nhận được các bằng khen, cúp, danh hiệu, do Đảng và Nhà nước, cơ quan ban ngành trao tặng và người tiêu dùng bình chọn: Huân chương lao động hạng Nhất, huân chương lao động hạng nhì, bằng khen Liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng, bằng khen bộ tài chính trao tặng, bằng khen của bộ, ban ngành, ủy ban nhân dân Tỉnh trao tặng. Và các giải thưởng được khách hàng tín nhiệm: giải thưởng Sao vàng đất Việt, nhiều năm liền được khách hàng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Vì sự phát triển cộng đồng, giải thưởng chất lượng Vàng, 2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 2.1.3.1. Tầm nhìn, sứ mệnh - Tầm nhìn: Xây dựng công ty Bia Huế trở thành công ty bia hàng đầu của Việt Nam và khu vực, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phátTrường triển của đất nư ớĐạic. học Kinh tế Huế - Sứ mệnh: Đối với khách hàng: mang lại sản phẩm bia tốt nhất, dịch vụ tốt nhất đến mọi khách hàng. Đối với các cổ đông: mang lại lợi nhuận tăng dần theo từng năm, tạo ra lợi nhuận tương ứng với các khoản đầu tư. 30
  38. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Đối với CB CNV công ty: nâng cao thu nhập, đáp ứng các nhu cầu của người lao động, xây dựng các chính sách cho lao động có điều kiện nâng cao tay nghề. Đối với địa phương: luôn giữ vị thế là công ty đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng phồn vinh, phát triển. Đối với xã hội: luôn là doanh nghiệp quan tâm đến các sứ mệnh cộng đồng, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Công ty luôn cố gắng để giữ vững hình ảnh “ Một thương hiệu, một tấm lòng trên đất Cố đô” 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Công ty TNHH TM Carlsberg là một công ty TNHH, chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất và tiêu thụ bia tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu. Để hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, công ty chú trọng thực hiện những nhiệm vụ sau: Sản xuất bia có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu thị trường. Không ngừng nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao công suất sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, giảm chi phí. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý lao động, chú trọng đến công tác bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công ty. Chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty. Thực hiện công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng xã hội. 2.1.4. Quy trình sản xuất và công nghệ của công ty Quy trình công nghệ sản xuất bia: Nguyên liệu sản xuất bia bao gồm: malt, gạo, hoa houblon (dạng viên, dạng cao), nước. Gạo là nguyên liệu phụ dùng để thay thế nhằm giảm giá thành sản phẩm tùy vào loại bia màTrường có tỷ lệ gạo malt Đại phù hợ p.học Gạo và maltKinh ban đầu đưtếợc nhHuếập về chứa trong các silo rồi qua làm sạch bằng các công đoạn sàn, tách kim loại rồi đem đi nghiền. Gạo và malt được nghiền nhỏ nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc của tế bào, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình sinh hóa xảy ra trong nguyên liệu khi nấu nhằm thu được một dịch đường có nồng độ các chất cao nhất từ nguyên liệu ban đầu. Gạo sau khi nghiền được đem đi hồ hóa, dịch hóa với mục đích nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào, chuyển trạng thái không hòa tan là tinh bột sang trạng thái hòa tan là đường 31
  39. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn và dextrin thuận lợi cho quá trình lên men và hoàn thiện sản phẩm. Sau đó ta tiến hành bơm cháo từ nồi hồ hóa sang đường hóa, tiến hành quá trình đường hóa cùng với malt với mục đích tạo điều kiện thích hợp về nhiệt độ và PH của môi trường để hệ enzyme thủy phân chuyển hóa các hợp chất cao phân tử thành các sản phẩm thấp phân tử hòa tan bền vững, tạo thành chất chiết của dịch đường. Trong đó, quan trọng nhất là các loại đường và axit amin, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nấm men phát triển trong quá trình lên men. Quá trình đường hóa kết thúc bơm toàn bộ khối dịch sang nồi lọc. Nhằm mục đích tách dịch đường ra khỏi bã. Lượng bã này được sử dụng cho chăn nuôi, còn dịch đường được đưa sang nồi nấu hoa. Dịch đường sau khi lọc xong ta bơm qua nồi houblon hóa, ở đây dịch đường được đun sôi với hoa houblon, các chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các chất chứa nitơ từ hoa houblon hòa tan vào dịch đường để dịch đường có mùi thơm và vị đắng đặc trưng của hoa. Đồng thời, các chất đắng của hoa houblon sẽ tham gia vào sự tạo bọt và tăng độ bền sinh học cho bia, ức chế sự phát triển vi sinh vật và đồng thời tạo vị đắng dễ chịu cho bia. Các polyphenol của hoa houblon khi hòa tan vào dịch đường, ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với các protein cao phân tử sẽ tạo thành các phức chất dễ kết lắng và kéo các phần cặn lơ lửng trong dịch đường hóa. Quá trình đun hoa còn có tác dụng thanh trùng, tiêu diệt các vi sinh vật và các hệ enzim còn lại trong dịch đường. Kết thúc quá trình houblon hóa ta chuyển toàn bộ dịch đường sang thiết bị lắng xoáy. Dưới tác dụng của lực ly tâm, cặn và các chất không hòa tan có khối lượng lớn sẽ lắng xuống đáy thiết bị. Dịch đường sau đó được bơm sang thiết bị làm lạnh nhanh. Sau đó tiến hành bơm dịch vào tank lên men để tiến hành quá trình lên men. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  40. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty Bia Huế tại nhà máy bia Phú Bài Nồi gạo Hóa chất Nồi Malt Máy nghiền Hỗn hợp Máy nghiền Thùng gạo Thùng lọc Thùng mát Nồi Hupblon Thùng lắng Thùng làm lạnh Thùng xã men Máy lọc Thùng bia Thanh trùngTrường ĐạiMáy học chiết bia Kinh tế HuếKiểm tra chai Dán nhãn Rửa chai Chai Thành phẩm Vỏ chai, két 33
  41. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.1.5. Sơ đồ tổ chức, chức năng các phòng ban thuộc công ty TNHH TM Carlsberg VN - Trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cơ cấu của công ty TNHH TM Carlsberg có sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu tổ chức là xây dựng mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Với sự thay đổi trong mô hình này sẽ giúp cho công ty tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường, chuyên môn hóa các chức năng quản lý, tránh được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. HỘI ĐỘNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHUỖI CUNG ỨNG GIÁM PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐỐC NHÀ PHÒNG HÀNH NHÂN MARKET KTTC MÁY PHÚ SALE CHÍNH SỰ ING BÀI TrườngPHÂN Đại họcPHÂN Kinh KHOtế Huế PHÂN PHÒNG BỘ PHẬN NG XƯỞNG NVL XƯỞ XƯỞNG THÍ QA CÔNG CHIẾT THÀNH CƠ ĐIỆN NGHIỆM NGHỆ BIA PHẨM (Nguồn: Phòng Nhân sự) Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 34
  42. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bộ máy tổ chức bao gồm: - Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất do Hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ là hoạch định những chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề cử các chức danh chủ chốt trong công ty. Tổng giám đốc là thành viên của hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu ra. Có nhiệm vụ là chỉ đạo toàn diện về công tác sản xuất kinh doanh, quyết định tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hằng ngày của công ty và là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh. - Giám đốc Chuỗi cung ứng Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ trên cơ sở ban giám đốc phê duyệt. - Giám đốc nhà máy Phú Bài: Chịu trách nhiệm về các hoạt động nhà máy bia Phú Bài,đảm bảo cho tất cả các máy móc thiết bị của công ty được hoạt động tốt phục vụ cho sản xuất một cách hiệu quả, đảm bảo sản phẩm ổn định và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thực hiện tất cả các chức năng và nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như: quản lý nấu, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kho bãi, Tổ chức sửa chửa, đề nghị mua mới hay thanh lý máy móc thiết bị, dây chuyền khi cần thiết. Giám đốc phụ trách kĩ thuật nhà máy Phú Bài gồm 5 bộ phận chính: phân xưởng chiết, công nghệ, thí nghiệm, cơ điện và kho. - PhòngTrường Kế toán- Tài chínhĐại học Kinh tế Huế Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định tài chính của công ty, tổ chức hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo kế toán – tài chính, xác định kế hoạch kinh doanh của công ty. 35
  43. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Phòng Hành chính Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hành chính. Phối hợp với các phòng ban và các công ty bên ngoài tổ chức sự kiện của công ty đồng thời đảm bảo cho cá nhân, bộ phận trong công ty thực hiện đúng chức năng của mình. - Phòng Nhân sự Có nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho công ty, xây dựng các chính sách đãi ngộ, quỹ phúc lợi, y tế cho nhân viên toàn công ty, tiếp nhận hồ sơ và quản lý các nhân viên BA, giám sát bộ máy hoạt động trong toàn công ty. - Phòng Sales Vạch ra các kế hoạch chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Tổ chức, quản lý lực lượng nhân viên Sale Rep, theo dõi, quản lý mạng lưới phân phối, chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ khách hàng. - Phòng Marketing Có nhiệm vụ: Nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu. Phát triển sản phẩm mới, xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing, đồng thời thiết lập hiệu quả với giới truyền thông. 2.1.6. Tình hình nguồn lao động Có thể nói, bất kì một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào muốn thành công thì đằng sau đó chính là một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, vì lẽ đó nên nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc tổ chức lao động hợp lý và khoa học là vô cùng quan trọng, nó trực tiếp quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tácTrường tổ chức lao động Đại hợp lý s ẽhọcgiúp cho Kinhdoanh nghiệ ptế nâng Huếcao hiệu quả quản lý, phát huy thế mạnh con người. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty: Công ty tuyển dụng lao động phổ thông chủ yếu là ở địa bàn Huế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho công nhân, từ đó họ sẽ chuyên tâm làm việc giúp tổ chức hoàn thành tốt mục tiêu. Đối với các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, công ty chủ yếu thu hút ứng viên từ các trường đại học, cao 36
  44. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn đẳng ở miền trung, là những người có cái nhìn mới đối với tổ chức, họ có thể có những ý kiến sáng tạo mà những người đã quen với môi trường làm việc của công ty không có được. Khi tuyển nhân viên làm việc ở những khu vực khác nhau, công ty có chế độ ưu tiên đối với người địa phương. Điều này giúp công ty giảm chi phí tìm hiểu thị trường, đồng thời nhân viên làm việc thuận lợi, ổn định sẽ cống hiến cho công ty nhiều hơn. Bảng 2.1. Tình hình nguồn lao động tại Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % (ng) (ng) (ng) (ng) (ng) Tổng số lao động 278 100 282 100 284 100 4 1.44 2 0.71 1. Phân theo giới tính Nam 211 75.9 212 75.18 213 75 1 0.47 1 0.47 Nữ 67 24.1 70 24.82 71 25 3 4.48 1 1.43 2. Phân theo độ tuổi Độ tuổi từ 20-30 71 25.5 80 28.5 82 28.87 9 12.68 2 2.50 Độ tuổi từ 30-40 139 50 147 52 147 51.76 8 5.76 0 0 Độ tuổi từ 40-50 42 15 37 13 37 13.03 (5) (11.90) 0 0 Độ tuổi từ 50-60 26 9.5 18 6.5 18 6.34 (8) (30.77) 0 0 3. Phân theo trình độ học vấn Đại học và trên Đại học 128 46.04 132 46.81 134 47.18 4 3.13 2 1.52 Cao đẳng và Trung cấp 78 28.06 78 27.66 78 27.46 0 0 0 0 Lao động phổ thông 72 25.9 72 25.53 72 25.35 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng nhân sự) Từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng lao động trong năm 2016 tăng 4 lao động, tương đươngTrường tăng 1.44%, lý Đạido số lượ nghọc nhân viên Kinh tăng bởi vì tếngày Huế14/1/2016, công ty Carlsberg Việt Nam chính thức khánh thành dây chuyền bia lon mới (số 4) tại Nhà máy bia Huế, Khu công nghiệp Phú Bài. Do khối lượng công việc tăng thêm nên đồng nghĩa với nguồn nhân sự cũng tăng lên để đáp ứng khối lượng công việc sản xuất và kinh doanh phục vụ nhu cầu thị trường. Năm 2017, số lượng lao động tăng thêm 2 người, tương đương tăng 0.71%. Ta thấy số lượng lao động qua 3 năm có sự thay đổi lớn, từ 278 lao động tăng lên 284 lao động, tăng thêm 6 lao động. 37
  45. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 250 211 212 213 200 150 100 67 70 71 50 0 2015 2016 2017 Nam Nữ 2.1. Biểu đồ về tình hình lao động tại Công ty TNHH Carlsberg VN - Xét theo giới tính, với đặc trưng công việc của công ty, lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đáng kể so với lao động nữ. Năm 2015, lao động nam có 211 người chiếm 75.9% tổng số lao động , lao động nữ có 67 người chiếm 24.1%. Năm 2016, số lao động nam tăng lên 1 người ( tương ứng tăng 0.47%) lao động nữ tăng 3 người tương đương 4.48% so với 2015. Năm 2017, số lao động nam tăng 1 người, tương ứng tăng 0.47%, lao động nữ tăng 1 người chiếm 1.43%. Nhìn chung thì lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động do đặc thù công việc cần nhiều công nhân kho, làm việc trong các phân xưởng, công nhân kỹ thuật chuyên về phụ trách sản xuất. 160 147 147 139 140 120 100 80 60 Trường Đại học Kinh tế Huế 42 37 37 40 26 18 18 20 0 2015 2016 2017 Độ tuổi từ 30-40 Độ tuổi từ 40-50 Độ tuổi từ 50-60 2.2. Biểu đồ về tình hình lao động theo độ tuổi của công ty gia đoạn 2015-2017 38
  46. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn - Xét theo độ tuổi, nhìn vào bảng trên cho thấy số lượng lao động của công ty chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-40 tuổi. Độ tuổi từ 30-40 luôn chiếm trên 50%. Với năm 2015 chiếm 50%, năm 2016 chiếm 52% và năm 2017 chiếm 51,76%. Nhìn vào bảng trên, ta thấy độ tuổi từ 20-30 tuổi có xu hướng tăng lên, với năm 2015 chiếm 25,5%, năm 2016 chiếm 28,5% và năm 2017 chiếm 28,87%. Xu hướng trẻ hóa lao động và dần đi vào ổn định. Trong khi đó, các lao động nằm trong độ tuổi 40-50 và 50-60 có xu hướng giảm dần. Độ tuổi lao động của công ty còn rất trẻ, nằm trong tuổi từ 20-30 và 30-40 chiếm số lượng lớn trong tổng số lao động, đây là những người trẻ năng động, sáng tạo,có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật. 160 132 134 140 128 120 100 78 78 78 80 72 72 72 60 40 20 0 2015 2016 2017 Đại học và trên Đại học Cao đẳng và Trung cấp Lao động phổ thông 2.3. Biểu đồ theo trình độ học vấn của công ty Carlsberg VN - Xét theo trình độ học vấn, năm 2015 số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học Trườngchiếm nhiều nhất vĐạiới 128 ngư họcời tương Kinhđương 46.04% tế. S ốHuếngười có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm 78 người tương ứng 28.06%. Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất với 72 người tương ứng 25.9%. Ta thấy qua 3 năm, số lượng lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tăng từ 128 lên 134, tăng 6 người tương đương 4,69%. Số lượng lao động có trình độ Cao đẳng và Trung cấp, Lao động phổ thông không thay đổi qua 3 năm. Giải thích lý do thay đổi này vì khi công ty áp dụng dây chuyền sản xuất 39
  47. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn mới, cần nhiều kỹ sư, quản lý, nhân viên có chuyên môn, tay nghề cao để có khả năng sử dụng, điều chỉnh máy móc mới nên số lao động có trình độ đại học, trên đại học tăng. 2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.7.1. Tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, các loại tài sản thường xuyên biến động tăng, giảm. Sự biến động này phát sinh không ngừng và tác động đến hầu hết các loại tài sản trong doanh nghiệp đó. Để tổ chức tốt hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các nguồn lực tài chính của công ty, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nguồn vốn là một trong những nguồn lực hàng đầu của doanh nghiệp. Trong những năm qua, công ty TNHH TM Carlsberg cùng với sự tăng lên về quy mô sản xuất, công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn kinh doanh khác nhau, trong đó có thể được diễn giải bởi hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Để có cái nhìn một cách tổng quát và toàn diện hơn về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty chúng ta cùng phân tích những số liệu dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  48. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 2.2: Cơ cấu, biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Tổng TS 963.151 1.061.588 799.237 98.437 10,22 -262.351 -24,7131 A. TS ngắn hạn 911.060 1.002.371 753.198 91.311 10,02 -249.173 -24,8584 Tiền và các khoản 879.975 977.734 736.729 97.759 11,11 -241.005 -24,6493 tương đương tiền Các khoản phải 27.383 7.358 7.606 -20.025 -73,13 248 3,3704 thu ngắn hạn Hàng tồn kho 3.399 12.653 4.756 9.254 372,26 -7.897 -62,4121 TS ngắn hạn khác 303 4.626 4.107 4.323 1526,73 -519 -11,2192 B. TS dài hạn 52.091 59.217 46.039 7.126 13,68 -13.178 -22.2537 TS cố định 10.786 16.988 25.811 6.212 57,59 8.813 51,8473 TS dở dang dài 358 20.109 0 9.751 5617,04 -20.109 0 hạn Đầu tư tài chính 17.953 18.901 18.902 948 5,28 1 0,00529 dài hạn TS dài hạn khác 22.994 3.209 1.327 -19.785 -86,04 -1.882 -58,64 Tổng nguồn vốn 963.151 1.061.588 799.237 98.437 10,22 -262.351 -24,7131 A. NPT 1.114.092 1.364.426 1.062.981 250.334 22,47 -301.455 -22,0932 B. Vốn 150.941 302.838 -262.743 151.898 100,63 -565.581 -186,76 CSH (Ngu n: Phòng Tài chính K toán, Công ty TNHH TM Carlsberg Vi t Nam) Trườngồ Đại– họcế Kinh tế Huế ệ Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy giá trị tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt tỷ trọng giá trị tổng tài sản tăng mạnh vào năm 2016, cụ thể trong năm 2016 tăng 89.437 triệu đồng tương ứng với mức tăng 10,22% so với năm 2015. Sau đó tỷ trọng giá trị tổng tài sản vẫn có xu hướng giảm trong năm 2017, với mức giảm là 262.351 triệu đồng tương ứng với mức giảm 24,7131% so với năm 2016. 41
  49. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Nguyên nhân chính là do Carlsberg muốn tăng cổ phần tại Habeco với tham vọng 51% cổ phần. Về tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều có xu hướng thay đổi trái chiều qua 3 năm, cụ thể như sau. Năm 2016, với mức tăng mạnh là 91.311 triệu đồng tương ứng với mức tăng 10,02%, trong đó các tài sản từ các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho đều tăng ở mức cao, lý giải điều này là do công ty ngày càng mở rộng quy mô nên khiến công ty phải duy trì mức tồn kho lớn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường vào các mùa cao điểm. Tuy nhiên các khoản từ các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác đều giảm và đặc biệt là sự giảm mạnh của khoản phải thu ngắn hạn cho thấy thị trường bia của công ty đã ổn định nên đã giảm các chính sách bán chịu. Năm 2017, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh, với mức giảm 249.173 triệu đồng tương ứng với mức tăng 24,8584% so với năm 2016, nguyên nhân là do các khoản tiền và tương đương tiền, giá trị hàng tồn kho đều giảm so với năm 2016, còn các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác gần như không đổi so với năm 2016, lý giải đều này là do công ty đang dồn hết sức vào habeco. Về tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng thay đổi trái chiều qua 3 năm, cụ thể là năm 2016 tăng 7.126 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,68%. Tài sản dài hạn tăng mạnh trong năm 2016 được lý giải là do công ty tiến hành mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 4, nên mua nhiều máy móc, đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất bia. Trong tài sản dài hạn, các khoản như tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn đều tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2016 tăng nhẹ so với năm 2015 với mức tăng 7.216 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,68%, trong đó các khoản tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn đều tăng. Trong bối cảnh kinh tế khóTrường khăn thì việc đầ uĐại tư tài chính học giúp tăng Kinh khả năng sinhtế l ờHuếi cho công ty đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn. Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2017 lại có xu hướng giảm mạnh, cụ thể giảm 13,178 triệu đồng tương đương giảm 22,2537% so với năm 2016, trong đó các khoản tài sản cố định tăng lên nhưng tài sản dở dang dài hạn giảm mạnh. Về cơ cấu nguồn vốn, qua bảng số liệu trên ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất là lớn trong cấu thành nguồn vốn và có xu hướng tăng qua 3 năm. Đặc biệt , tỷ trọng nợ 42
  50. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn phải trả tăng mạnh vào năm 2016 với mức tăng 22,47% tương ứng 250.334 triệu đồng. Sau năm 2017 thì nợ phải trả có xu hướng giảm đột ngột với mức giảm 22,0932% tương ứng với mức giảm 262.351 triệu đồng. Khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn lớn. Một mặt khoản phải trả cao giúp công ty tiết kiệm được chi phí từ việc huy động vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Một mặc là khoản nợ phải trả lớn gây áp lực lớn lên công ty cho trong việc thanh toán. Do đó công ty cần cân nhắc giữa lợi ích thu được và những rủi ro để quyết định cơ cấu nợ phù hợp. Vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng thay đổi qua các năm. Trong năm 2016, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty là 302.838 triệu đồng tăng 151.898 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với mức tăng mạnh 100,63%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng giúp công ty luôn đảm bảo an toàn, uy tín đối với các đối tác. Đặc biệt trong năm 2017, mức tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm mạnh 186,76% so với năm 2016 tương ứng với mức giảm 565.581 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đang có bước chuyển biến mới trong thay đổi chiến lược của công ty. 2.1.7.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí là mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được xem như là một đòn bẩy kinh tế và là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Do đó, công ty TNHH TM Carlsberg luôn có sự quan tâm đặc biệt đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tình hình hoạt động SXKD của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam được thể hiện trong bảng dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  51. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Doanh thu thuần 4.250.154 4.284.523 3.990.528 34.369 0,81 -293.995 -6,86 Giá vốn hàng bán 3.851.661 4.050.088 4.771.142 198.426 5,15 -278.946 -6,89 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 398.492 234.434 218.087 - 164.057 - 41,17 -15.347 -6,55 Doanh thu hoạt động tài chính 2.875 7.580 15.025 4.705 163,66 14.267 1882,19 Chi phí tài chính 9.854 7.317 14.380 - 2.537 - 25,74 -5.879 -80,35 Chi phí bán hàng 297.270 307.728 169.491 10.458 3,52 -138.237 -44,92 Chi phí quản lí doanh nghiệp 121.594 80.507 9.959 - 41.087 - 33,79 -70.548 -87,63 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - 27.351 - 153.539 40.281 - 126.188 - 461,36 193.820 -126,24 Thu nhập khác - 1.585 14 - - -1.571 -99,12 Chi phí khác 32 - 117.092 - - - - Lợi nhuận khác - 1,585 103 - - -1.482 -93,50 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - 27.351 - 151.953 40.178 - 124.602 - 455,56 192.131 -126,44 Chi phí thuế TNDN hiện hành 18.148 - 56.896 82 -75.044 - 413,51 56.978 -100,14 Lợi nhuận sau thuế TNDN - 45.500 - 151.896 40.095 - 196.369 - 333,83 191.991 -126,40 ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam) Nhìn vào bảng trên, ta có nhận xét rằng trong 2 năm 2015 và 2016 kết quả hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ. Cụ thể trong năm 2016, tuy doanh thu thuần tăng 0,81% so với năm 2015, tuy nhiên do các khoản chi phí như chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán tăng một lượng rất lớn dẫn đến lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 ước tính lỗ 196.369 triệu đồng, tương đương với mức giảm 333,83%, lý giải điều này là trongTrường năm 2016 do giá Đại cả đầu vào họcphục v ụKinhcho công tác stếản xu Huếất kinh doanh tăng cao nên làm cho giá vốn hàng bán tăng. Một phần nửa là do trong những năm trở lại đây, công ty có định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ xuống các tỉnh phía Nam và phía Bắc, nên công ty buộc phải dành nhiều nguồn lực tài chính cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, chạy các chương trình xúc tiến sản phẩm, khuyến mại, nên hoạt động kinh doanh trong năm này là thua lỗ. 44
  52. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Năm 2017 thì công ty có chuyển biến tốt hơn với lợi nhuận sau thuế là 40.095 triệu đồng, tăng 191.991 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tăng 126,40%. Doanh thu thuần thay đổi từ năm 2015 đến 2016 và có xu hướng tăng và các chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp giảm một khoản đáng kể nhưng do giá vốn hàng bán tiếp tục tăng một lượng lớn, tương ứng với mức tăng 198.426 triệu đồng dẫn đến làm giảm lợi nhuận sau thuế. Giá cả đầu vào nguyên vật liệu qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Đặc biệt, trong năm 2016 do giới thiệu dòng bia Tuborg nên công ty dành rất lớn nguồn lực tài chính cho hoạt động khuếch trương sản phẩm, nên mất một khoản tài chính rất là lớn. Năm 2017 tuy doanh thu thuần giảm 293.995 triệu đồng tương ứng giảm 6,86% so với năm 2016 tuy nhiên các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nên lợi nhuận sau thuế có xu hướng cải thiện hơn. Nhìn chung qua 3 năm thì hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự khả thi nhưng bằng nguồn lực tài chính dồi dào, nên công ty vẫn luôn lớn mạnh nhờ những nguồn lực sẵn có. 2.2. Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg Phú Bài 2.2.1. Phân công và hợp tác lao động Để quá trình phân phối sản phẩm có hiệu quả thì Công ty TNHH TM Carlsberg rất chú trọng đến vấn đề phân công và hợp tác lao động. 2.2.1.1. Phân công lao động Phân công lao động là sự chia nhỏ công việc để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng người lao động với từng nhiệm vụ phù hợp vTrườngới khả năng của h ọĐạinhằm mụ chọc đích tăng Kinh năng suất lao tế động, Huế giảm chu kỳ sản xuất do việc nắm bắt nhanh chóng các kỹ năng thực hiện công việc trong quá trình chuyên môn hóa lao động. Công ty TNHH Carlsberg chủ yếu áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng và phân công lao động theo công nghệ. 45
  53. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức lao động trong đó công ty tách riêng các nhóm lao động theo những công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định. • Trong nhà máy có các bộ phận có chức năng như sau: - Tổ văn phòng: giải quyết các vấn đề hành chính. - Tổ phục vụ: Công nhân phụ, với nhiệm vụ như vệ sinh phân xưởng, máy móc. - Giám sát kho: quản lý giám sát toàn bộ hoạt động của kho để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu hàng được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, chính xác và đúng quy trình. Quản lý để đảm bảo và nâng cao chất lượng vận hành kho, giám sát hoạt động kho. - Kỹ thuật viên công nghệ: nấu bia, lên men và lọc bia ra đạt tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Giám sát, vận hành tốt thiết bị tại nơi làm việc. Tuân thủ quy trình công nghệ, nội quy quy chế công ty. - Kỹ thuật viên bảo trì: thực hiện nội dung bảo trì định kỳ, đột xuất các thiết bị cơ khí. Xử lý các sự cố thiết bị cơ khí; lắp đặt, cải tạo các cụm chi tiết máy. Cập nhật phụ tùng cơ khí, lý lịch thiết bị. - Kỹ thuật viên – dây chuyền đóng gói: vận hành máy móc thiết bị tại phân xưởng đóng gói. Vệ sinh nhà xưởng máy móc theo kế hoạch đã đề ra. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống theo kế hoạch. - Quản lý vận tải: quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu cho toàn bộ khu vực miền Trung. Làm việc với đơn vị vận tải và lên kế hoạch hàng tuần  Chia các hoạt động theo chức năng để giao cho các bộ phận và từng người trong nhà máy. Công ty bia Carlsberg áp dụng hình thức phân chia này giúp cho mọi cá nhân và Trường mọi bộ phận làm viĐạiệc trong học công ty làmKinh đúng trách tế nhi ệHuếm, quyền hạn của mình, thực hiện tốt các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Phân công lao động theo công nghệ: đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau tùy theo tính chất, đặc điểm, công nghệ để thực hiện chúng. 46
  54. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Ở công ty TNHH TM Carlsberg, sự phân công này được thể hiện ở từng bộ phận riêng biệt. Mỗi khu có chức năng và sử dụng các công nghệ riêng, gồm máy nghiền, nồi nấu, thùng lọc, thiết bị houblon hóa, thiết bị lắng Whirpool và nhiều thiết bị khác. Mọi sản phẩm của công ty được sản xuất từ những nguyên liệu chính như Malt, hoa Houblon có chất lượng cao của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình công nghệ cũng như tiêu chuẩn Việt Nam – Thế giới. Toàn bộ dây chuyền sản xuất bia là do đối tác nước ngoài chuyển giao, ngoài ra còn có các thiết bị nhỏ lẻ nhập từ Nhật, Mỹ và một số nước Châu Âu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ dây chuyền sản xuất bia được chia làm 3 giai đoạn thực hiện nối tiếp và khép kín từ đầu cho đến ra sản phẩm . - Khu nấu: chuyển các chất của malt và gạo từ trạng thái không hòa tan sang trạng thái hòa tan dưới tác dụng của enzim thủy phân.Gồm hệ thống nhà nấu, lên men, lọc. Công suất thiết kế 400 triệu lít/năm. - Khu lên men: dưới tác dụng của nấm men sẽ chuyển hóa đường thành rượu, CO2 và các sản phẩm phụ khác góp phần tạo hương vị cho bia. - Phân xưởng đóng gói: 2 dây chuyền lon, 1 dây chuyền két bia tươi, 3 dây chuyền chai. Mỗi dây chuyền có một quy trình công nghệ riêng với tổng công suất thiết kế là 400 triệu lít/năm. - Phân xưởng cơ điện: ở đây có rất nhiều thiết bị, dây chuyền công nghệ khác nhau. Hệ thống phụ trợ: hơi, lạnh, khí nén, thu hồi CO2, máy phát điện dự phòng với công suất thiết kế 400 triệu lít/năm.  Tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ để thực hiện chúng, từ đó nâng cao năng suất và tính ổn định đồng thời loại bỏ sự phụ thuộcTrường vào nhân công. Đại học Kinh tế Huế • Ngoài ra, công ty cần sử dụng phương pháp phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc. Ở công ty Carlsberg, các bước để sản xuất ra một sản phẩm bia bao gồm: 47
  55. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Chuẩn bị nguyên liệu Nấu- lọc bã Đun sôi và bổ sung hoa bia Kết lắng Làm lạnh Công đoạn lên men Công đoạn lọc Công đoạn Trường Đạiđóng học gói Kinh tế Huế  Tách riêng các hoạt động, các công đoạn khác nhau theo tính chất phức tạp của nó. Căn cứ vào trình độ phức tạp khác nhau mà bố trí người lao động có trình độ tương ứng.  Phân công công việc một cách hợp lý, phù hợp với chuyên môn và sở trường của từng nhân viên giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao và phát huy tính sáng tạo. 48
  56. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn 2.2.1.2. Hiệp tác lao động Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động hay đó là quá trình liên kết, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận thực hiện các chức năng lao động nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu chung của sản xuất với hiệu quả kinh tế cao nhất. Tại công ty TNHH TM Carlsberg, các hình thức hiệp tác lao động được sử dụng bao gồm: hiệp tác lao động về mặt không gian và hiệp tác lao động về mặt thời gian. - Hiệp tác lao động về mặt không gian: không gian của công ty được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Tại văn phòng, + Xây dựng bầu không khí lành mạnh tại nơi làm việc. + Bố trí, phân công đúng người đúng việc tạo niềm hăng say tích cực đối với công việc được giao. + Thực hiện tốt công tác phục vụ nơi làm việc tạo điều kiện cho sự hợp tác được dễ dàng. + Bên cạnh đó, tại khu vực sản xuất thì sự hợp tác lao động được thể hiện trong các công đoạn sản xuất. Chuẩn bị Nấu, Đun sôi, Làm Kết lắng nguyên lọc bã bổ sung lạnh liệu hoa bia 18 người trong vòng 1 ngày Trường Đại học Kinh tế Huế Đóng Lên men Lọc chai 10-12 ngày 86 người trong vòng 1 ngày 49
  57. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn + Giữa các công đoạn có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau, ngoài ra còn có bộ phận cơ điện gồm 41 người hỗ trợ trong tất cả các công đoạn sản xuất bia khi có sự cố xảy ra. - Hiệp tác lao động về mặt thời gian: là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm để tận dụng máy móc thiết bị và đảm bảo sức khỏe con người. Công ty TNHH Carlsberg sử dụng hiệp tác lao động về mặt thời gian bằng cách bố trí chế độ làm việc liên tục nhiều ca trong một ngày đêm. Với sự bố trí này vừa đáp ứng được các yêu cầu sản xuất của công ty và vừa đảm bảo sức khỏe cho mọi người lao động. + Đối với công việc làm theo giờ hành chính • Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng • Số giờ làm việc trong tuần : 40 tiếng • Số ngày làm việc trong tuần : từ thứ 2 – sáng thứ 6 • Thời điểm bắt đầu làm việc là : 8h sáng và thời gian kết thúc giờ làm việc là 5h chiều • Thời gian nghỉ ngơi trong ngày : 12h-13h. + Đối với làm việc theo ca • Ca sáng: từ 6h đến 14h. Nghỉ giữa ca 30 phút. • Ca chiều: từ 14h-22h. Nghỉ giữa ca 30 phút. • Ca đêm: Từ 22h – 6h sáng hôm sau. Nghỉ giữa ca 45 phút. Chế độ đổi ca 3 ngày liên tiếp thì đổi ca 1 lần giúp đảm bảo sức khỏe cho người lao động làm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng và thông suốt. Còn những chính sách về nghỉ phép hay các quy định khác được công ty áp dụng theo bộ luTrườngật lao động. Đại học Kinh tế Huế 2.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc Tổ chức và phục vụ nơi làm việc không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Vì khi tổ chức và phục vụ nơi làm việc khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối quan hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy được khả năng sáng tạo, tạo ra hứng thú trong lao động, tạo ra một tập thể lao động có bầu không khí làm việc hợp tác , ngoài ra còn có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, sinh 50
  58. Đỗ Thị Ngọc Na GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn lý. Do vậy để tổ chức lao động đem lại hiệu quả cao thì cần phải tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 2.2.2.1. Tổ chức nơi làm việc - Bố trí nơi làm việc: Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Về mặt bố trí chung hay bố trí không gian nơi làm việc, công ty đã bố trí khá hợp lý với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, quy trình công nghệ. Với diện tích 116,935.4 m2, nhà máy bia Carlsberg lớn nhất Việt Nam được thiết kế với công trình hiện đại, khu vực sản xuất bia hoành tráng, khu vực trưng bày, khắc họa những cột mốc lịch sử của Carlsberg tại Đan Mạch và Việt Nam, phòng truyền thông lưu giữ những giải thưởng danh giá và bộ sưu tập các mẫu chai bia Huda thay đổi theo năm tháng. Không gian làm việc ở Carlsberg được thiết kế và sắp xếp sao cho tạo hứng khởi nhất cho nhân viên. Bầu không khí năng động. Màu sắc trong văn phòng được sơn với tông màu chính là xanh, những tấm pano, poster của công ty được trang trí khắp nơi, nó giúp thể hiện nét đặc trưng của thương hiệu và giúp cho nhân viên giảm căng thẳng thị lực sau nhiều giờ làm việc. Không gian làm việc ở Carlsberg phản ánh giá trị cốt lõi của công ty để nhân viên nhận và hiểu được, điều này sẽ giúp cho nhân viên có những biểu hiện tích cực về sự cam kết lâu dài trong công việc. Tại nhà máy bia Carlsberg, thiết kế: - Lối đi riêng dành cho người đi bộ từ cổng vào đến nhà máy, có biển báo chỉ dẫn cho từng khu vực. Bước qua lối vào với bức tường có chữ Carlsberg được ghép từ những chai bia xanh đậm. - TầTrườngng 2, chia ra 2 khu Đại vực. Bên học trái là khuKinh vực nấu bia.tế Khu Huế vực bên phải là phòng truyền thống và văn phòng làm việc của nhân viên, đi dọc đó là khu vực nhà bếp. - Khu vực sản xuất bia được bố trí hiện đại, khoa học với công nghệ tân tiến và vô cùng hoành tráng. Mỗi khu vực có các trang thiết bị riêng phù hợp với từng công đoạn sản xuất bia. 51