Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế

pdf 97 trang thiennha21 21/04/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_to_chuc_lao_dong_khoa_hoc_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ NGUYỄN ĐĂNG HỢP KHÓA HỌC: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐĂNG HỢP PGS.TS NGUYỄN KHẮC HOÀN LỚP: K51C QTKD Huế, 01/2021
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế, cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh. Bản thân em nhận được sự truyền đạt và giúp đỡ về mọi mặt từ quý thầy cô trong quá trình học tập tại giảng đường, là điều mà em vô cùng trân quý vì nó chính là nền tảng vững chắc cho em trong suốt chặng đường còn lại. Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Thầy Nguyễn Khắc Hoàn, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện báo cáo thực tập này. Để có được bài báo cáo này và hoàn thành một cách trọn vẹn. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty. Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn tới chị Lê Thị Thu Hiền - Bộ phận tổ chức lao động tiền lương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hiểu rõ được những vấn đề liên quan. Cảm ơn chị đã luôn sát sao chỉ dẫn em trong suốt quá trình triển khai cho tới lúc hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực tập và trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, bản thân em cũng khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong quý thầy cô bỏ qua. Đồng thời từ những chủ quan của bản thân và trình độ lý luận chưa được hoàn chỉnh cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại trường Đại học Kinh tế Huế, quý anh chị tại Công ty cổ Dệt May Huế. Huế, tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đăng Hợp
  4. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 2 5.2. Phương pháp xử lý số liệu 3 6. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Một số khái niệm 5 1.1.1.1. Lao động 5 1.1.1.2. Tổ chức lao động 5 1.1.1.3. Tổ chức lao động khoa học 6 1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 6 1.1.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học 6 1.1.2.2. Vai trò của tổ chức lao động khoa học 7 1.1.2.3. Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 8 1.1.3. Nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học 9 1.1.4. Nội dung của tổ chức lao động khoa học 10 1.1.4.1. Phân công lao động 10
  5. 1.1.4.2. Hợp tác lao động 14 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học 17 1.1.5.1. Môi trường bên ngoài 17 1.1.5.2. Môi trường bên trong 19 1.1.6. Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học 21 1.2.2. Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới 21 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 24 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 24 2.1.1. Thông tin khái quát 24 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2.1. Quá trình hình thành 24 2.1.2.2. Những thành tích tiêu biểu 26 2.1.2.3. Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 27 2.1.3. Định hướng phát triển 28 2.1.3.1. Tầm nhìn công ty 28 2.1.3.2. Sứ mệnh của Huegatex 29 2.1.3.3. Giá trị cốt lõi Công ty 29 2.1.3.4. Triết lý kinh doanh 29 2.1.3.5. Mục tiêu hoạt động của công ty 30 2.1.4. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 30 2.1.4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 31 2.1.4.2. Mô hình quản trị 32 2.1.5. Giới thiệu về Nhà máy May số 1 của Công ty 33 2.1.6. Những kết quả đạt được trong 6 tháng cuối năm 2020 của Nhà máy 35
  6. 2.1.6.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 35 2.1.6.2. Tổ chức quản lí điều hành 36 2.1.6.3. Tình hình lao động 36 2.2. Phân công và hợp tác lao động 38 2.3. Bố trí ca kíp 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 53 1. Giải pháp chung 53 2. Giải pháp về phân công lao động 55 3. Giải pháp về hợp tác lao động 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 1. Kết luận 59 2. Kiến nghị 59 2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 59 2.2. Đối với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020 35 Bảng 2: Tình hình lao động 6 tháng cuối năm 2020 36 Bảng 3: Tổng hợp về lao động của nhà máy 37 Bảng 4: Số lao động trong các tổ Nhà máy May 1 38 Bảng 5: Bố trí lao động và máy móc tại quy trình may của nhà máy 44 Bảng 6: Bố trí lao động và máy móc tại khâu triển khai sản xuất 45 Bảng 7: Bố trí lao động và máy móc chi tiết tại 3 công đoạn trong khâu triển khai sản xuất 46
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 31 Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của Nhà máy May số 1 33 Sơ đồ 3: Bố trí không gian nhà máy và đường di chuyển để hoàn thành 1 sản phẩm 40 Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất may 43 Sơ đồ 5: Bố trí thời gian làm việc trong ngày 51
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TP : Thành phẩm BTP : Bán thành phẩm P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc GĐĐH : Giám đốc Điều hành HĐQT : Hội đồng Quản trị NPL : Nguyên phụ liệu XNK : Xuất nhập khẩu CN : Chi nhánh KD : Kinh doanh LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội LĐLĐVN : Liên đoàn Lao động Việt Nam VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  10. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn và tiến bộ khoa học - kỹ thuật có quyết định rất lớn đến sự phát triển và thành công của một nền kinh tế. Trong các nguồn lực đó thì nhân tố được coi là quan trong nhất và có yếu tố quyết định nhất là yếu tố con người. Nguồn lực lao động là nguồn lực đặc biệt và quý báu nhất của một quốc gia. Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lao động có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nó giúp tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi người lao động là một nhiệm vụ cũng như một yêu cầu tất yếu đối với công tác tổ chức lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức lao động là một đòi hỏi khách quan của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức lao động có tác dụng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì phải thực hiện hợp lý công tác này. Công ty cổ phần Dệt may Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tuy là một công ty có uy tín và có thương hiệu trên thị trường chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành. Do đó, để khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì công ty phải làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và công tác tổ chức lao động nói riêng cho các xí nghiệp của mình sao cho khoa học và hợp lý nhất. Nhận thấy rõ vai trò to lớn của công tác tổ chức lao động tới hiệu quả kinh tế của Công ty cổ phần Dệt may Huế, đặc biệt là tới các xí nghiệp trong công ty. Em quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế”. 1
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổ chức lao động tại Nhà máy may số 1, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể . Hệ thống hóa 1 số lý luận cơ bản về tổ chức lao động khoa học. . Phân tích, đánh giá tình hình tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số 1, đặc biệt chú trọng đến tình hình tổ chức lao động khoa học ở công đoạn triển khai sản xuất may. . Đưa ra một số giải pháp giúp công tác tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số 1 cũng như Công ty hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nhà máy may số 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là tại thời điểm thực tập (01/11/2020 - 01/01/2021). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin  Phương pháp chuyên gia: Tiến hành thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trong công tác tổ chức lao động khoa học và những người thực hiện nó trong Nhà máy may số 1. Đó là: + Chuyên viên lao động tiền lương Nhà máy may số 1. + Tổ trưởng tổ Công nghệ Nhà máy may số 1. + Tổ trưởng của tổ Hoàn thành, tổ trưởng của tổ Kỹ thuật, tổ trưởng của tổ May Nhà máy may số 1. 2
  12. + Ngoài ra, còn có một số công nhân làm việc lâu năm ở các bộ phận được nghiên cứu. Những câu hỏi xin ý kiến luôn được chuẩn bị trước, sẽ có những câu hỏi phát sinh trong quá trình thu thập ý kiến. Thời gian xin ý kiến là những lúc nhàn rỗi của các chuyên gia.  Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Lấy ý kiến cá nhân của từng người lao động trong Nhà máy may số 1 cho vấn đề có liên quan đến tổ chức lao động khoa học. + Cỡ mẫu: 300 (lao động). + Thời gian thu thập: Vào những lúc ăn trưa và những lúc nghỉ ngơi của các lao động trong Nhà máy may số 1.  Những số liệu được lấy chủ yếu vào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng Nhà máy số 1 cung cấp. Thời gian lấy: Sáng thứ 7 mỗi tuần trong thời gian thực tập. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu  Đối với các thông tin định tính: + Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên gia đã trình bày. + Xử lý logic bằng việc đưa ra những phán đoán về bản chất của các sự kiện, đồng thời thể hiện sự liên hệ logic của các sự kiện.  Đối với thông tin định lượng: + Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên gia đã trình bày. + Các số liệu chủ yếu vào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng nhà máy số 1 cung cấp sẽ được tổng hợp, phân tích và chọn lọc ra những nội dung cần thiết trong bài. 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có 3 phần chính: 3
  13.  Phần 1: Đặt vấn đề  Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Chương II: Tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế  Phần 3: Kết luận và kiến nghị 4
  14. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người giúp con người tồn tại và phát triển, nhờ có lao động mà các nhu cầu về vật chất và tinh thần được đáp ứng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lao động. “Lao động là một hoạt động có ý thức của con người; trong quá trình lao động, con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, sử dụng tự nhiên để tạo nên các giá trị sử dụng cần thiết cho việc thoả mãn các nhu cầu của mình” [6]. “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội” [7]. “Lao động là hoạt động có mục đích của con người và luôn gắn liền với một quá trình” [3, Tr.18]. Dù được định nghĩa như thế nào hay dưới hình thức nào đi chăng nữa thì lao động luôn gắn với một quá trình nhất định. Khi nói đến quá trình lao động thì 2 phương diện luôn được xét đến đầu tiên đó là: Về phương diện vật chất: Dưới bất kỳ hình thức kinh tế - xã hội nào thì quá trình lao động muốn tiến hành được phải bao gồm đủ 3 yếu tố: công cụ lao động - đối tượng lao động và bản thân lao động. Về phương diện xã hội: Tính xã hội, tính tập thể của lao động xuất hiện khi có mối quan hệ qua lại giữa người với người thông qua quá trình lao động. 1.1.1.2. Tổ chức lao động Dưới điều kiện kinh tế - xã hội thì lao động luôn có sự kết hợp các mối quan hệ lao động với nhau để đạt được một mục đích nào đó sau đó thu được kết quả nhất định, do đó phải tổ chức lao động. 5
  15. Tổ chức lao động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiều đều đi đến một thống nhất: “Tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp của ba yếu tố của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình lao động” [3, Tr.7]. Thực chất, tổ chức lao động là hệ thống các sắp xếp, bố trí hoạt động lao động của con người sao cho đạt được năng suất cao nhất mà vẫn sử dụng đầy đủ tư liệu sản xuất và vẫn đảm bảo sức khỏe cho người lao động. 1.1.1.3. Tổ chức lao động khoa học Lịch sử đã cho thấy, lao động chỉ thực sự đạt hiệu quả tối ưu khi được thực hiện đúng phương pháp dựa trên cơ sở khoa học. Do vậy, tổ chức lao động thực sự là khoa học khi nó được ứng dụng cho những thành tựu khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Do đó có thể hiểu rằng, tổ chức lao động khoa học là việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến, đưa ra các phương pháp mới nhằm giảm chi phí, tiết kiệm trong sản xuất, phân công lao động hợp lý để tăng hiệu quả công việc, hiệu suất lao động (hiệu suất lao động ở đây không phải chỉ là năng suất cao, mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho con người) [10]. Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề. Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn tổ chức lao động hiện hành. 1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 1.1.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học Trong điều kiện xã hội phát triển, tổ chức lao động khoa học thực hiện 03 nhóm nhiệm vụ sau: kinh tế - tâm sinh lý - xã hội [8]: Nhiệm vụ kinh tế: Phải kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật và con người trong quá trình sản xuất để ứng dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng lao động và vật chất với 6
  16. mục đích không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động, giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao và giữ gìn sức khoẻ của con người. Nhiệm vụ xã hội: Tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, biến lao động thành nhu cầu sống đầu tiên trên cơ sở dung hoà giáo dục chính trị với giáo dục lao động. Những nhiệm vụ kinh tế, tâm lý và xã hội của tổ chức lao động có liên hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. 1.1.2.2. Vai trò của tổ chức lao động khoa học Mỗi một tổ chức nói chung và xí nghiệp nói riêng đều có một cơ cấu tổ chức nhất định, trong đó tổ chức được chia thành các đơn vị như phòng, ban Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận là một điều quan trọng trong việc thực hiện mục đích chung của tổ chức. Điều đó đồng nghĩa với việc khi giao bộ phận cho cá nhân hay tập thể đảm nhiệm cần xác định rõ ràng nhiệm vụ, công việc cụ thể cho họ. Phải đảm bảo đúng người đúng việc, đúng vị trí. Chỉ có như vậy thì việc quản lý mới đạt được hiệu quả cao. Tổ chức lao động khoa học là một điều kiện quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung và xí nghiệp nói riêng. Một tổ chức nếu thiếu đi sự hợp tác lao động, thiếu đi bầu không khí tổ chức lành mạnh, thân thiện, không có văn hóa riêng thì dù cho cơ cấu tổ chức có rõ ràng, các cá nhân được phân công nhiệm vụ hợp lý thì tổ chức đó vẫn không đạt được năng suất cao nhất. Đặc biệt, vấn đề phân công lao động, hợp tác lao động, xây dựng văn hóa tổ chức là những nội dung quan trọng nhất của tổ chức lao động khoa học. Đối với một xí nghiệp, tổ chức lao động khoa học có ý nghĩa rất lớn. Tổ chức lao động khoa học giúp cho hoạt động của các bộ phận được thống nhất, hoạt động đồng 7
  17. bộ, làm việc khoa học. Xí nghiệp nào, tổ chức nào phân công tốt, sắp xếp chính xác vị trí cho từng bộ phận, từng người lao động thì dĩ nhiên hoạt động quản lý, điều hành sẽ đạt được mục đích đề ra. Tổ chức lao động khoa học ngoài việc giúp nhà quản lý đạt được mục đích quản lý mà còn giúp cán bộ, người lao động tăng thu nhập, góp phần tạo tâm lý hăng say trong công việc góp phần tạo ra môi trường lao động lành mạnh, thúc đẩy tốt đẹp mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể lao động, người lao động với nhà quản lý. 1.1.2.3. Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học Ý nghĩa của tổ chức lao động được thể hiện ở hai mặt sau [5, Tr.9]: Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm hoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư cơ bản, vì nó đảm bảo tăng năng suất nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất. Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật hóa quá trình lao động và đó chính là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toàn diện, thu hút con người tự giác tham gia vào quá trình lao động cũng như nâng cao trình độ văn hóa sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp an toàn và ít mệt mỏi nhất, áp dụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường độc hại, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phần sản xuất và tại từng nơi làm việc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ. 8
  18. 1.1.3. Nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học Để đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, tổ chức lao động khoa học cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp. Trước hết phải thiết kế và áp dụng dựa trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học (thể hiện ở sự sử dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, các phương pháp, các quy định ). Các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ được các biện pháp tổ chức lao động khoa học đáp ứng. Ngoài ra, các biện pháp này còn phải có tác dụng phát hiện và khai thác khả năng dự trữ để nâng cao năng suất lao động, là cơ sở để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người thông qua việc làm cho người lao động. Thứ hai, nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp. Trong các sự việc và vấn đề cần phải nghiên cứu mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ không tách rời. Thứ ba, nguyên tắc về tính đồng bộ của biện pháp. Khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao động khoa học thì cần phải triển khai đồng bộ các vấn đề có liên quan với nhau. Để nguyên tắc này được thực hiện đúng đắn thì cần phải có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ phận có liên quan trong tổ chức, sự thống nhất hoạt động của các cán bộ lãnh đạo. Thứ tư, nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác tổ chức lao động khoa học. Tất cả các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong tổ chức phải được kế hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Ngoài ra, các biện pháp này phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch tổ chức. Thứ năm, nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp dụng biện pháp. Khi áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học cần phải thu hút được sự tham gia của quần chúng, tận dựng được các sáng kiến, sự sáng tạo của quần chúng. 9
  19. Người lao động được xem là trung tâm của quá trình sản xuất, theo quan điểm đó mà người lao động phải được tham gia vào quá trình tạo nên những điều kiện lao động tốt cho chính mình. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, việc thực hiện và áp dụng tổ chức lao động khoa học trong thực tiễn phải kết hợp một cách linh hoạt và mềm dẻo, không vận dụng cứng nhắc để đạt được những hiệu quả cao nhất. 1.1.4. Nội dung của tổ chức lao động khoa học 1.1.4.1. Phân công lao động Một nhân tố cốt yếu để thực hiện tổ chức lao động một cách khoa học đó là phân công lao động một cách hợp lý. Tức có thể nói rằng muốn tổ chức lao động một cách khoa học thì không thể nào thiếu phân công lao động. “Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện” [9]. “Phân công lao động là việc phân chia quá trình lao động hoàn chỉnh thành nhiều phần việc nhỏ và giao một phần việc cho một hoặc một số người lao động chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả lao động của mỗi người lao động chỉ là một bộ phận trong thành quả lao động chung, hoàn chỉnh của cả tập thể lao động” [3, Tr.76]. Trong một doanh nghiệp, quá trình lao động hoàn chỉnh là quá trình biến nguyên phụ liệu ban đầu thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Phân chia quá trình lao động là việc phân chia cho một bộ phận hay cá nhân các nhiệm vụ, chức năng hay phần công việc trong quá trình lao động hoàn chỉnh. Trong mỗi thời kỳ hoạt động và phát triển thì doanh nghiệp luôn có những mục tiêu, nhiệm vụ hay chức năng cụ thể phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc phân chia quá trình lao động cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp qua mỗi thời kỳ hay thời điểm hoạt động của doanh nghiệp. Trong nội bộ của xí nghiệp, phân công lao động sẽ có các nội dung sau: 10
  20. - Xác định yêu cầu kĩ thuật mà con người phải đáp ứng. - Xây dựng danh mục các nghề nghiệp của xí nghiệp, hướng nghiệp, tuyển chọn cán bộ, công nhân cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. - Bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc. Phân công lao động phải đảm bảo sự phù hợp giữa công việc, con người và công nghệ. Để phân công lao động thu lại được kết quả thì phân công lao động phải thực hiện một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, phải đảm bảo sự phù hợp giữa tổ chức lao động khoa học với quy trình sản xuất công nghệ và với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, phải xuất phát từ yêu cầu của công việc trong sản xuất, kinh doanh để lựa chọn con người vào vị trí thích hợp nhất thông qua phấn dấu, đào tạo, phát triển hay thuyên chuyển. Thứ ba, đảm bảo sự phân công lao động phù hợp với đặc điểm và khả năng của từng người. Phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người trên cơ sở nội dung công việc luôn phong phú, hấp dẫn, phát huy được tính sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp, phân công lao động có các nội dung sau [4, Tr.20-21]: Thứ nhất, xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và đòi hỏi người lao động phải đáp ứng. Thứ hai, xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện một cách khách quan việc hướng nghiệp, tuyên truyền, tuyển chọn cán bộ, công nhân theo những yêu cầu của sản xuất. Thứ ba, thực hiện bố trí cán bộ, công nhân vào đúng yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp có hiệu quả về mặt huấn luyện. Sử dụng hợp lý những người đã được đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, đào tạo lại những người không phù hợp với công việc. 11
  21. Có ba hình thức phân công lao động: Thứ nhất, phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứ vào vị trí và chức năng chính của xí nghiệp, bao gồm 3 loại sau: - Theo chức năng quản lý: quản lý nhân lực, quản trị sản xuất, tài chính kế toán, marketing - Theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đổi đối tượng lao động, bao gồm: + Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp làm việc như công nhân sản xuất, bán hàng + Lao động gián tiếp: là những người quản lý, lãnh đạo, quản lý tác nghiệp, chuyên gia, những lao động thừa hành và phục vụ - Theo sự khác nhau về đối tượng quản lý: quản lý kinh tế, quản lý hành chính, quản lý kĩ thuật. Tác dụng của phân công lao động theo chức năng là giúp cho người lao động làm việc đúng phạm vi trách nhiệm của mình không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng suất lao động cao. Thứ hai, phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng. Tùy theo mức độ của chuyên môn hóa, phân công lao động theo công nghệ được chia thành hai loại: - Phân công lao động theo đối tượng: Là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ nhóm các công việc tương đối trọn vẹn chuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm. Đây là hình thức phân công đơn giản, dễ thực hiện nhưng cho năng suất lao động không cao, thường được áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc thủ công. - Phân công lao động theo bước công việc: Là hình thức phân công trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công việc trong chế tạo ra sản phẩm hoặc chi tiết. 12
  22. Hình thức này sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng loạt, là sự phát triển sâu hơn của phân công lao động theo đối tượng. + Ưu điểm của hình thức này đó là máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa, tạo điều kiện để doanh nghiệp cơ giới hóa, cơ khí hóa. Sự chuyên môn hóa làm cho kĩ năng người lao động cao hơn từ đó chất lượng sản phẩm tăng và năng suất lao động cũng tăng. Hình thức này còn tiết kiệm lao động tối đa, giảm thời gian lãng phí, nâng cao chất lượng của tổ chức lao động khoa học. + Nhược điểm của hình thức này đó là có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàm chán do phân chia quá nhỏ quá trình sản xuất. Thứ ba, phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc là sự khác nhau về trình độ lành nghề của công nhân. Trình độ lành nghề của công nhân được thể hiện qua: + Sự hiểu biết của công nhân về công nghệ, về thiết bị. + Kĩ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất: Cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công việc, cấp bậc công nhân được xác định qua thi nâng bậc. Hình thức phân công lao động này cho phép sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân. Tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thù lao lao động hợp lý. Hệ số phân công lao động (Kpc): Kpc = 1 - ∑tk / (Tca × n) Trong đó: Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc. n: Số người lao động của nhóm được phân tích. tk: Thời gian lao động làm việc không đúng nhiệm vụ được phân công. 13
  23. Kpc: Hệ số phân công lao động, phản ánh mức độ chuyên môn hóa lao động. Tỉ lệ: ∑tk / (Tca × n) (luôn < 1), càng nhỏ thì thời gian làm đúng công việc được giao càng cao, thể hiện tính chuyên môn hóa lao động càng cao. Kpc = 1: Tất cả mọi người lao động đều làm đúng công việc. 1.1.4.2. Hợp tác lao động Một quá trình lao động diễn ra với nhiều công đoạn mà muốn hoạt động một cách trơn tru thì không chỉ có sự phân công lao động trong tập thể là đủ mà cần phải có thêm một yếu tố khác đó chính là hợp tác lao động. Hợp tác lao động giúp quá trình lao động diễn ra nhanh hơn, một cách suôn sẻ hơn. “Sự phù hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ ra phân công lao động gọi là hiệp tác lao động. Hiệp tác lao động là đòi hỏi tất yếu của ngành chuyên môn hóa lao động. Chuyên môn hóa lao động càng cao hiệp tác càng phải rộng và càng chặt chẽ” [3, Tr.109]. Ý nghĩa của hợp tác lao động được xem xét chủ yếu ở 2 khía cạnh sau [2, Tr.28]: Ý nghĩa kinh tế: Hợp tác lao động tạo ra sức sản xuất mới cho lao động, với tư cách là lao động tập thể, cho phép sử dụng thời gian lao động và tư liệu sản xuất một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. Nó tạo ra hiệu quả hơn hẳn là lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với những loại lao động có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Mặt khác, hợp tác lao động sẽ làm thay đổi điều kiện vất chất ngay cả khi phương pháp lao động và cơ sở kỹ thuật không thay đổi. Ý nghĩa xã hội: Hợp tác lao động làm tăng tính tích cực hơn trong công việc do xuất hiện những động cơ mới, những kích thích mới trong lao động. Mặt khác, hợp tác lao động giúp phát triển mối quan hệ giữa người với người một cách tốt đẹp hơn, qua đó giúp các cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, mở rộng các mối quan hệ, tăng tính gắn kết cộng đồng. 14
  24. Trong một tổ chức nói chung hay một xí nghiệp nói riêng thì hợp tác lao động thường được sử dụng dưới hai hình thức sau: Thứ nhất, hợp tác lao động về mặt không gian: Hình thức này được xem xét dưới ba góc độ: - Không gian trong toàn tổ chức: Xác định được mối quan hệ giữa các công việc trong hệ thống chung, hệ thống tổng thể và thể hiện thông qua hai dòng thông tin như sau: + Theo đường truyền của dòng thông tin quản lý. + Theo đường đi của nguyên vật liệu trong quá trình gia công và chế tạo sản phẩm. Trên cơ sở của hai khía cạnh này sẽ bố trí các phòng ban, công xưởng một cách hợp lý nhất. - Không gian trong nội bộ phòng ban: Xác định mối quan hệ về mặt công việc giữa nhóm, tổ, đội trong một bộ phận chuyên trách sao cho mối quan hệ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả đạt được là tối đa. - Không gian trong tổ nhóm: Là việc xác định sự phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, có sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc của nhóm đạt được mục tiêu đặt ra. Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động, hai hình thức đầu chủ yếu mang nội dung của tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất là hình thức tổ chức lao động tập thể phố biến nhất trong sản xuất, thể hiện rõ nét sự hợp tác lao động trong xí nghiệp. Trong xí nghiệp thường có hai loại tổ chức sản xuất là tổ sản xuất chuyên môn hóa và tổ sản xuất tổng hợp. - Tổ sản xuất chuyên môn hóa: Gồm những công nhân cùng nghề hoàn thành những công việc có quy trình công nghệ giống nhau . 15
  25. - Tổ sản xuất tổng hợp: Gồm những công nhân có các nghề khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, nhưng cùng hoàn thành tất cả các bước công việc của quá trình sản xuất. Có thể chia ra ba loại tổ sản xuất tổng hợp: + Tổ tổng hợp có phân công lao động đầy đủ: Gồm những công nhân có ngành nghề khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, mỗi người làm những công việc khác nhau theo ngành nghề và trình độ chuyên môn của mình. + Tổ tổng hợp có sự phân công lao động không đầy đủ: Gồm những công nhân có ngành nghề khác nhau nhưng mỗi người không chỉ thực hiện những công việc theo chuyên môn hẹp của mình mà còn thực hiện những công việc chung khác. + Tổ tổng hợp không có phân công lao động: Gồm những công nhân có diện chuyên môn rộng, mỗi người thực hiện những công việc của tổ. Thứ hai, hợp tác về mặt thời gian: Là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm, bố trí các ca làm việc hợp lý để tận dụng tối đa máy móc thiết bị đảm bảo sức khỏe của người lao động. Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc có thể có một ca, hai ca hoặc ba ca. Khi làm việc ba ca xí nghiệp phải có chế độ đảo ca hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Chế độ đảo ca hợp lý là phải đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Phân công lao động và hợp tác lao động hợp lý là điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Vì thế khi lựa chọn hình thức phân công và hợp tác lao động cần chú ý phân tích những mặt sau: + Loại xí nghiệp: quy mô, đặc điểm + Loại hình sản xuất: thành phần nghề nghiệp, phân công lao động theo chức năng + Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất: nội dung lao động, chế độ làm việc, nghỉ ngơi + Thành phần, thiết bị công nghệ: xác định số lượng công nhân chính, phụ. 16
  26. + Tính toán hao phí lao động của từng công việc, loại công việc, bước công việc, từng sản phẩm, chi tiết nhằm xác định tỉ lệ hợp lý giữa các ngành nghề, trình độ chuyên môn của công nhân. Tóm lại có thể thấy rằng, phân công lao động và hợp tác lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng rộng. Sự gắn kết, chặt chẽ trong hợp tác lao động phụ thuộc vào việc phân công lao động hợp lý như thế nào. Qua sự hợp tác lao động mà phân công lao động càng thêm hoàn thiện và toàn diện hơn. Hệ số đo lường hợp tác lao động trong một tổ chức / doanh nghiệp (Kht): Kht = 1 – TLp / Tca Trong đó: TLp: Thời gian lãng phí do hợp tác lao động không tốt dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong một ca. Tca: Thời gian một ca làm việc. Tỉ lệ: TLp / Tca (luôn < 1), tỉ lệ này càng nhỏ thì sự hợp tác trong tổ chức càng cao. Kht = 1: Sự hợp tác hoàn hảo trong một tổ chức. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học 1.1.5.1. Môi trường bên ngoài Những nhóm tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học có thể kể đến như: Môi trường chính trị và luật pháp, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, môi trường kỹ thuật và công nghệ - Môi trường chính trị và luật pháp: Sự ổn định về chính trị hay không là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan điểm về chính trị và luật pháp có tác động trực tiếp đến mặt hàng đang kinh doanh và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Những bộ luật về lao động có quy định 17
  27. rõ ràng về những gì mà người lao động hay doanh nghiệp có thể làm đã ảnh hưởng không ít đến công tác về lao động và đặc biệt là công tác tổ chức lao động khoa học. - Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, hợp vệ sinh đã trở thành một nhu cầu cơ bản trong lòng cán bộ công nhân viên và người lao động. Môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, những khuôn viên tươi mát với nhiều cây xanh sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi giúp giữ gìn sức khoẻ và tăng năng suất cho người lao động. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc quá ồn ào hay quá ô nhiễm nó vô tình sẽ tạo ra ức chế gây ra tâm trạng dễ bị nóng nảy, những mâu thuẫn nảy sinh từ đây gây ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp. - Môi trường kỹ thuật và công nghệ: Sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ vô tình đã buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ của nó nếu muốn đạt được năng suất lao động mà doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh những người lao động bắt kịp nhanh chóng với khoa học và công nghệ thì vẫn tồn tại những người lao động tiếp thu chập làm ảnh hưởng đến tổng thể phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất là nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học [2, Tr.22]. - Môi trường kinh tế: Các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất, tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tiền tệ tác động đến cách mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình, qua đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp. - Môi trường văn hoá - xã hội: Hành vi và cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường văn hóa - xã hội, nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mực mối quan hệ này thì có thể khiến người lao động làm việc tốt và ngược lại. Qua đó, công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp phải có các biện pháp phù hợp với môi trường văn hoá - xã hội ở địa phương, ở trong ngành và ở trên thị trường. 18
  28. 1.1.5.2. Môi trường bên trong Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ, tổ chức và quản lý lao động của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động là những nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp. - Số lượng và chất lượng lao động: Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức lao động khoa học tại doanh nghiệp. Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động thì cần phải căn cứ vào số lượng và chất lượng của lao động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. - Tổ chức và quản lý lao động: Việc tổ chức lao động khoa học tốt sẽ làm cho người lao động cảm thấy yêu thích công việc đang làm, tạo ra cảm giác thoải mái cho người lao động trong quá trình lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động khoa học. Phân công người lao động vào đúng vị trí có công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ giúp họ có thể phát huy được hết năng lực của mình, góp phần tăng sự yêu thích công việc cho họ hơn giúp đảm bảo hiệu suất công việc mà doanh nghiệp yêu cầu. Việc quản lý lao động được thể hiện qua những công tác sau: Đào tạo, tuyển dụng, phát triển, đãi ngộ - Kết cấu hàng hoá kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp có một mặt hàng hay ngành hàng kinh doanh khác nhau. Điều này trực tiếp ảnh hường đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp. Mỗi ngành hàng có yêu cầu riêng về quy trình sản xuất do đó công tác tổ chức lao động khoa học cần được thực hiện phù hợp với các yêu cầu đó để thuận tiện cho người lao động trong doanh nghiệp. - Đặc điểm về vốn: Nguồn vốn dồi dào của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện trong việc cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. - Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ: Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ của một doanh nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động qua đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động khoa học. 19
  29. Việc tiến hành áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp người lao động có tâm lý thoải mái hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giảm thiểu thời gian lao động và hao phí thời gian lao động. - Quy mô cơ cấu hàng hoá kinh doanh:Quy mô cơ cấu hàng hóa quyết định cách thức cũng như biện pháp phù hợp trong công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp, nó góp phần giúp người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình từ đó dần hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. 1.1.6. Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may Theo Lê Thị Thu Hiền (2013), lao động trong xí nghiệp dệt may có các đặc điểm sau: - Số lượng lao động trong ngành dệt may tăng nhanh chóng nhưng trong khi đó đào tạo không tăng nhanh tương ứng như thế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn hạn chế và số lượng người có trình độ kỹ thuật này còn ít. Những người đã được đào tạo chất lượng thấp, phần lớn họ chưa biết thao tác, hoặc nếu biết thì họ chỉ biết làm theo mà chưa biết nguyên lý vận hành. - Mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động với người lao động không chặt chẽ và không có ràng buộc rõ ràng. Hợp đồng lao động chỉ mang tính chất tạm thời. - Năng suất lao động trong ngành dệt may còn thấp là nguyên nhân chủ yếu của thu nhập thấp và sự biến động lớn về lao động trong các xí nghiệp. - Ý thức trong lao động còn thấp, phần lớn lao động thiếu tác phong trong công việc, thường xuyên đi làm muộn, không tập trung trong công việc, bỏ việc tùy tiện và thiếu ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh trong sản xuất. - Lao động không ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ làm do các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các phúc lợi không đảm bảo. Tình trạng “nhảy việc” xảy ra thường xuyên trong các xí nghiệp dệt may. 20
  30. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học Khoa học tổ chức lao động lần đầu tiên được nghiên cứu một cách nghiêm túc vào thế kỷ 19 bởi Frederick Winslow Taylor, cha đẻ của khoa học về động tác trong lao động. Xuất thân là kỹ sư cơ khí làm việc trong nhà máy thép Midvale, nhờ tư duy và đầu óc quan sát, Taylor đã tổng kết được các động tác cơ bản nhất của người công nhân, xây dựng quy trình làm việc tối ưu về mặt thời gian. Ông còn nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết đầu tiên về khoa học quản lý. Ảnh hưởng của thuyết Taylor thật to lớn, nó làm thay đổi hẳn hiệu quả của nền công nghiệp nước Mỹ trong thời gian sau đó. Henry Ford đã ứng dụng thuyết quản lý sản xuất và dây chuyền của Taylor vào nhà máy Ford của mình. Kết quả là Ford Motors đã trở thành tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới hồi đầu thế kỷ 20. Sau Taylor, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã tham gia nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tổ chức lao động khoa học, điển hình là Henry Fayol (1841 – 1925), Folet (1868 – 1933), Simon (1916 – 2001) các công trình của họ làm phát triển môn khoa học này, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu cả về mặt tổ chức, nhiều trong số đó còn được ứng dụng vô cùng hiệu quả tới ngày nay. 1.2.2. Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới Thứ nhất, tối ưu hoá động tác của người lao động. Trong quy trình động tác lao động, cần loại bỏ tất cả các động tác thừa, các động tác tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động. Không những thế còn phải sắp xếp trình tự các động tác hợp lý, xây dựng thành tiêu chuẩn và đào tạo cho công nhân. Khi đó, năng suất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm hạ và người lao động thực sự vui thích khi làm việc. Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động. 21
  31. Điều kiện lao động như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và tâm sinh lý của người lao động. Theo nghiên cứu của Đại học công nghệ Helsinki - Phần Lan, nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn của người công nhân là từ 18 - 31ºC, khoảng hiệu quả nhất là từ 21 – 23ºC. Ngoài ngưỡng này, năng suất lao động giảm xuống. Độ ẩm cũng vậy, độ ẩm cao cản trở sự bay hơi của mồ hôi, làm tăng thân nhiệt, là môi trường cho vi khuẩn phát triển, độ ẩm thấp gây khô mũi, nứt nẻ da Độ ẩm môi trường lý tưởng cho người lao động là 40 – 60%. Thứ ba, kích thích lao động. Tìm ra nhu cầu thiết yếu của của người lao động sau đó tạo ra các kích thích có lợi giúp tăng năng suất lao động. Từ năm 1914, Henry Ford đã thực hiện hai chính sách: trả công “5 đôla một ngày” và tuần làm việc 40h. Hiệu quả từ chất lượng sản phẩm và năng suất đáng kinh ngạc của công nhân đã chững minh cho luận điểm đúng đắn của ông, vốn bị hoài nghi và chỉ trích rất nhiều. Thứ tư, sự phân công và hợp tác trong lao động. Nếu ba hướng nghiên cứu trên quan tâm chủ yếu tới cá thể người lao động thì hướng nghiên cứu về sự phân công và hợp tác trong lao động lại chú trọng về mặt tổ chức tập thể lao động. Chẳng hạn trong công trường xây dựng, có rất nhiều loại công việc, từng loại công việc lại được phân chia nhỏ: công tác chính và công tác phụ, công tác có kỹ thuật cao và công tác có kỹ thuật đơn giản. Do đó, mỗi tổ thợ đều có cơ cấu với nhiều bậc thợ hỗ trợ nhau. Ngoài ra, sự hợp tác lao động thể hiện khi một số tổ lao động cùng phối hợp để tạo ra một sản phẩm: công tác bê tông toàn khối chỉ có thể thực hiện nhờ sự phối hợp đầy đủ của các tổ ván khuôn, cốt thép và bê tông. Thứ năm, nghiên cứu mô hình quản lý thích hợp. Ở mức tổ chức cao hơn, cần nghiên cứu tìm ra những mô hình quản lý thích hợp. Hình thức tổ chức và quản lý của doanh nghiệp phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ người lao động với doanh nghiệp đó, chẳng hạn cổ phần hoá. Khi người lao động tìm được động lực to lớn để làm việc, cống hiến hết mình, mọi quá trình trong doanh nghiệp sẽ 22
  32. được chính người lao động giám sát chặt chẽ, từ hiệu quả sử dụng tài nguyên, chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường Kim Woo Choong, người sáng lập ra tập đoàn Daewoo, là bậc thầy trong việc truyền cảm hứng làm việc tới mức: “nếu các công ty khác làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều thì nhân viên của chúng tôi làm việc từ 5h sáng đến 9h tối kết quả là Daewoo chỉ cần 22 năm để phát triển bằng thành quả trong suốt 44 năm của công ty khác ”. (Nguồn: Internet) 23
  33. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Thông tin khái quát - Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628. - Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ. - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 100.000.000.000 VNĐ. - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Website: www.huegatex.com.vn. - Mã cổ phiếu: HDM. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1. Quá trình hình thành - Công ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEXCO) được thành lập từ việc Cổ phần hóa Công ty Dệt May Huế, thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Năm 1979 hiệp định được ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam - Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. Ngày 16/01/1988, Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế. Ngày 26/03/1988, nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 19/02/1994 thành lập Công ty Dệt May Huế (tên giao dịch: Hue Garment company, viết tắt: Hutexco) thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công Nghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà Máy Dệt Huế. Ngày 26/03/1997, công ty xây dựng thêm nhà Máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. Cuối năm 1998, quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt Nhuộm và Nhà máy May. Nhà máy khi đi vào sản xuất, sản phẩm hàng dệt kim của Công ty đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU, 24
  34. Đài Loan và cả thị trường nội địa. Năm 2002, công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với 50.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Phú Bài. Lúc này, Công ty Dệt May Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may 1, Nhà máy dệt nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ. - Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp chuyển Công ty Dệt may Huế thành Công ty Cổ phần Dệt may Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ ba số 3300100628 ngày 17/02/2017 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. - Niêm yết trên sàn Upcom ngày 29/12/2009. Ngày giao dịch chính thức 21/01/2010 theo Thông báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, Công ty đã tiến hành chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 10/11/2016 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. - Hiện tại, Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA - 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta có chứng nhận của tổ chức WRAP và chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại (CT-PAT). 25
  35. 2.1.2.2. Những thành tích tiêu biểu + Năm 2019: Cờ thi đua của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua sản xuất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động ngành Dệt May Việt Nam. + Năm 2018: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen đơn vị thi đua xuất sắc, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động. + Năm 2017: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ tư, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động. + Năm 2016: Công ty nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ ba liên tiếp, Giấy khen của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động. + Năm 2015: Công ty được Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được Bộ LĐTBXH - Tổng LĐLĐVN và VCCI tiếp tục vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động. + Năm 2014: Công ty nhận được Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh Thừa Thiên Huế, danh hiệu “Vì người lao động”, Danh hiệu “Top 5 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện Ngành Dệt May Việt Nam”, VCCI tặng bằng khen, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác nộp thuế 2014. + Năm 2013: Nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba, Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty nhận huân chương Lao động Hạng Ba, cờ đơn vị đẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ, Giải thưởng Đơn vị sử dụng lao động hài hòa của Tập đoàn Dệt may Việt nam, Bằng khen của của phòng Thương 26
  36. mại và Công nghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam. + Năm 2012: Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ. + Năm 2011: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. + Năm 2010: Nhận Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, Cờ Đơn vị sản xuất dẫn đầu Khối Doanh nghiệp tỉnh. + Năm 2009: Nhận Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. + Năm 2008: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. + Năm 2003 - 2006: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. + Nam 1998: Nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. + Năm 1995: Nhận Huân chương Lao động hạng nhì. 2.1.2.3. Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng sợi, vải dệt kim và hàng may mặc. Công ty có 7 nhà máy thành viên với hơn 5.600 cán bộ công nhân lao động, doanh thu hàng năm trên 1.800 tỷ đồng. Các nhà máy thành viên của Công ty bao gồm: + Nhà máy Sợi: Công ty hoàn thành việc đầu tư, bổ sung nâng cấp thiết bị nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng tăng khả 27
  37. năng cạnh tranh các thị trường xuất khẩu và nội địa. Sản lượng sợi đạt 13.500 tấn/năm chi số bình quân Ne 30. + Nhà máy Dệt Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng dệt kim 1.500 tấn/năm. Trong năm 2017 hoàn thành việc đầu tư bổ sung thiết bị để sản xuất các đơn hàng có sử dụng sợi Spandex đa dạng hóa các năng lực sản xuất, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới, đảm bảo nguồn hàng FOB phục vụ cho các nhà máy May. Trong năm 2018, Công ty đã hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cột A. + Nhà máy May: Với 5 nhà máy may thành viên, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm đạt 23 triệu sản phẩm. + Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành chuyển tải trạm điện 110/6 KV, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. Công ty đã tiến hành đầu tư, tu bổ, nâng cấp trạm biến áp 110KV. - Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Colombia (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm Công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác - Năm 2019, tổng doanh thu Công ty đạt 1.743 tỷ đồng. 2.1.3. Định hướng phát triển 2.1.3.1. Tầm nhìn công ty Huegatex - Trung tâm Dệt May thời trang của Việt Nam và thế giới, có môi trường thân thiện, sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam. 28
  38. 2.1.3.2. Sứ mệnh của Huegatex Huegatex cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu Huegatex. 2.1.3.3. Giá trị cốt lõi Công ty - Khách hàng là trọng tâm: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng. Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. - Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, Huegatex hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. - Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy định nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. - Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng. Tối đa hóa lợi nhuận trên cở sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm. - Người lao động: Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình - được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp - được quyền tôn vinh lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua. 2.1.3.4. Triết lý kinh doanh - Làm đúng ngay từ đầu. - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế. - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội. - Sự thịnh vượng của khách hàng và sự thành công của Huegatex. Slogan: Thịnh vượng khách hàng - Phồn vinh Công ty - Hài hòa lợi ích 29
  39. 2.1.3.5.Mục tiêu hoạt động của công ty Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa; mở rộng thị trường, tạo việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp ngân sách nhà nước và xây dựng Công ty phát triển bền vững. 2.1.4. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 30
  40. 2.1.4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức của Công ty TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH GĐĐH GĐĐH Khối Dệt Khối May Khối May Khối Nội Khối Sợi nhuộm chính Giám Trưởng Giám Giám Trưởng Giám Giám Giám Trưởng Cửa Trưởng Ban Trưởng Trưởng Giám Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Giám đốc phòng đốc đốc phòng đốc đốc đốc phòng hàng phòng kiểm Phòng Phòng đốc Phòng trạm Ban Ban Phòng đốc Nhà XNK CN Nhà Thị Nhà Nhà Nhà Quản KD Thị soát Tài Kỹ Xí Nhân Y đời Bảo Kinh Nhà máy May Quảng máy trường máy máy máy lý Giới trường Nội Chính thuật nghiệp sự tế s ng v doanh ố ệ Máy Dệt Bình May May May May May chất thiệu May bộ Kế Đầu Cơ Sợi nhuộm 4 2 1 2 3 lượng SP 1 toán tư Điện Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 31
  41. 2.1.4.2. Mô hình quản trị - Hội đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc và người quản lý. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Hiện tại ông Nguyễn Đức Trị là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty. - Ban Kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. - Tổng Giám đốc: Là người đại diện Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện tại ông Nguyễn Văn Phong là Tổng Giám đốc của công ty. - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành: Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành giúp việc cho cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. - Các phòng chức năng: Các phòng chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Tổng Giám đốc các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng, đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của Công ty. 32
  42. 2.1.5. Giới thiệu về Nhà máy May số 1 của Công ty Nhà máy May số 1 được tách riêng ra từ nhà máy chính của Công ty vào năm 2014. Với diện tích hơn 10.000 m2 gồm 17 chuyền may được trang bị những máy móc hiện đại. Các sản phẩm chính là áo quần thể thao, áo quần trẻ em các loại Sơ đồ tổ chức của Nhà máy May số 1: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM ĐỐC ĐỐC KỸ THUẬT SẢN XUẤT TỔ ĐIỀU ĐIỀU ĐIỀU ĐỘ VĂN ĐỘ ĐỘ HOÀN PHÒNG CẮT MAY THÀNH TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ BẢO KỸ QC, CÔNG NGHỆ NPL CẮT MAY HOÀN ĐÓNG TRÌ THUẬT QA - CẢI TIẾN THÀNH KIỆN Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của Nhà máy May số 1 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) 33
  43. Phó Giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Giám đốc nhà máy về công tác tổ chức sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, an toàn lao động nhà máy. Trực tiếp chỉ đạo các tổ NPL, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ đóng kiện. Phó Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Giám đốc nhà máy về công tác chuẩn bị, hiệu chỉnh thiết bị, triển khai kĩ thuật đơn hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng. Trực tiếp chỉ đạo tổ bảo trì, tổ kĩ thuật, tổ QC, QA, tổ công nghệ - cải tiến. Tổ NPL kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên phụ liệu trong kho, giao nguyên, phụ liệu kịp thời, đúng tiến độ cho tổ cắt. Tổ cắt triển khai kế hoạch sản xuất công đoạn cắt - chuẩn bị phôi - kiểm tra chất lượng BTP in/thêu, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm. Tổ may quản lí lao động thuộc phạm vi phân công, triển khai sản xuất công đoạn may thành phẩm theo kế hoạch giao đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng. Tổ hoàn thành quản lí lao động thuộc phạm vi phân công, triển khai sản xuất công đoạn ủi thành phẩm, gấp xếp theo kế hoạch sản xuất đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng. Tổ đóng kiện quản lí lao động thuộc phạm vi phân công, tổ chức đóng gói thành phẩm may. Tổ bảo trì quản lí thiết bị, hệ thống điện, nước của nhà máy. Triển khai bảo dưỡng, sửa chữa khi thiết bị có sự cố kịp thời phục vụ sản xuất. Tổ kĩ thuật chịu trách nhiệm triển khai kĩ thuật các đơn hàng, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt, may, thành phẩm sau may, sau ủi và sản phẩm sau wash trước khi chuyển qua đóng kiện. Tổ QC, QA quản lý lao động thuộc phạm vi phân công, kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. 34
  44. Tổ công nghệ - cải tiến chịu trách nhiệm thiết kế, chỉnh sửa chuyền may, mẫu may khi chuẩn bị sản xuất đơn hàng mới về. Sắp xếp, bố trí nhân công vào từng công đoạn phù hợp, cải tiến công đoạn, quy trình may để phục vụ sản xuất. Tổ văn phòng chịu trách nhiệm giám sát, nắm bắt thông tin ở tổ NPL, tổ cắt, tổ may, tổ đóng kiện cung cấp kịp thời cho phó Giám đốc và Giám đốc. Thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động. Điều độ cắt chịu trách nhiệm cân bằng và phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách phù hợp cho tổ cắt nhằm cân bằng nhu cầu và năng lực thực tế của tổ cắt. Điều độ may chịu trách nhiệm cân bằng và phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách phù hợp cho tổ may nhằm cân bằng nhu cầu và năng lực thực tế của tổ may. Điều độ hoàn thành chịu trách nhiệm cân bằng và phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách phù hợp cho tổ hoàn thành nhằm cân bằng nhu cầu và năng lực thực tế của tổ hoàn thành. Hiện tại, người đứng đầu Nhà máy là Giám đốc - bà Trần Thị Thuấn cùng với bà Nguyễn Thị Thái Châu và ông Lương Hoàng Nhân lần lượt là Phó Giám đốc Kỹ thuật và Phó Giám đốc Sản xuất của Nhà máy. 2.1.6. Những kết quả đạt được trong 6 tháng cuối năm 2020 của Nhà máy 2.1.6.1. Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020 Thực hiện 6 tháng cuối STT Chỉ tiêu ĐVT năm 2020 1 Sản phẩm thực hiện Cái 2.999.483 2 Doanh thu Đồng 58.333.654.000 3 Thu nhập bình quân Đồng/người/ngày 467.168 ình 4 Năng suất lao động b ày 24 quân Cái/người/ng (Nguồn: Văn phòng nhà máy) 35
  45. 2.1.6.2. Tổ chức quản lí điều hành  Bộ phận văn phòng - Thực hiện tốt công tác sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. - Tổ chức cán bộ, tổ trưởng, tổ phó tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ quản lí tổ. - Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người lao động. - Tổ chức hướng dẫn nội quy, quy chế Nhà máy đề ra.  Công tác điều hành sản xuất - Tổ chức việc quản lí điều hành sản xuất từng bước đi vào hệ thống. - Thực hiện tốt công tác dự báo nên đã chủ động trong việc lên kế hoạch và bố trí sản xuất phù hợp và linh hoạt 3 ngày, 1 tuần nên không ảnh hưởng lớn đến doanh thu và thời gian giao hàng. - Hàng tháng đề ra mục tiêu cụ thể, kiểm soát hàng ngày, quyết tâm đạt và vượt kế hoạch trong ngày. - Công tác kiểm soát chất lượng đã từng bước ổn định và đi vào hệ thống quản lí chất lượng. - Cơ bản kiểm soát được các dạng lỗi phát sinh trên chuyền và thông tin kịp thời, xử lí nhanh, cụ thể ngay tại công đoạn phát sinh lỗi. 2.1.6.3. Tình hình lao động Bảng 2: Tình hình lao động 6 tháng cuối năm 2020 Đơn vị: Người Tháng Công nhân Tháng 6 863 Tháng 7 865 Tháng 8 861 Tháng 9 860 Tháng 10 859 Tháng 11 862 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) 36
  46. Chất lượng lao động: Tổng số lao động tính đến hết ngày 30/11/2020 là 862 lao động. Bảng 3: Tổng hợp về lao động của nhà máy Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 209 24,25 Nữ 653 75,75 Học vấn Tiểu học 9 1,04 Trung học cơ sở 545 63,23 Trung học phổ thông 248 28,77 Đại học, Cao đẳng, Trung cấp 60 6,96 Tuổi 18 - 25 159 18,45 26 - 35 496 57,54 36 - 45 174 20,19 40 - 60 33 3,82 Năm công tác Dưới 1 năm 83 9,63 1 năm - Dưới 5 năm 183 21,23 5 năm - Dưới 10 năm 294 34,1 10 năm - Dưới 15 năm 234 27,15 Từ 15 năm trở lên 68 7,89 Cấp bậc công nhân Bậc 1 235 27,26 Bậc 2 171 19,84 Bậc 3 273 31,67 Bậc 4 141 16,38 Bậc 5 35 4,06 Bậc 6 7 0,79 Tổng 862 100 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) 37
  47. 2.2. Phân công và hợp tác lao động Hiện tại số lao động tại Nhà máy May 1 đang được phân chia vào 31 tổ như sau: Bảng 4: Số lao động trong các tổ Nhà máy May 1 Bộ phận/Tổ Số lượng Số người (người) Ban Giám đốc 3 May 17 524 Cắt 2 64 Hoàn thành 2 69 Văn phòng/phục vụ 1 16 Kỹ thuật 1 17 KCS 1 35 QA 1 4 Inline 1 1 4 Bảo trì 1 17 KCS đóng kiện 1 13 NL 1 13 PL 1 13 Công nghệ 1 18 Cải tiến 1 2 Lao động nghỉ thai sản 50 Tổng 862 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) 38
  48. Để hoạt động trong nhà máy hoạt động một cách trơn tru và suôn sẻ thì việc phân công lao động vào trong nhà máy phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có kế hoạch. Mỗi bộ phận đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng, không có hoạt động của bộ phận hay lao động nào bị chồng chéo lên nhau. Tại Nhà máy may số 1, sự phân công lao động chủ yếu theo bước công việc. Cụ thể, mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay một vài bước công việc nào đó trong quá trình sản xuất 1 sản phẩm nào đó. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của nhà máy ta cần xem xét không gian làm việc của toàn nhà máy. Bố trí không gian nhà máy như sau: 39
  49. Đường vào Tổ NPL Tổ Cắt Tổ may Tổ công nghệ Tổ kỹ thuật Văn phòng Tổ hoàn thành Tổ cắt Tổ may Tổ đóng kiện Môi trường Sơ đồ 3: Bố trí không gian nhà máy và đường di chuyển để hoàn thành 1 sản phẩm 40
  50. Từ sơ đồ 3, ta dễ dàng thấy rằng Văn phòng nhà máy được đặt ở vị trí trung tâm. Đây là vị trí mà Giám đốc nhà máy và các thành viên trong văn phòng dễ dàng theo dõi và quan sát hoạt động của các bộ phận, đặc biệt văn phòng nhà máy được bao quanh bởi kính trong suốt nên hoạt động của toàn nhà máy luôn được theo dõi và giám sát kỹ càng. Tổ NPL nằm gần tổ cắt để dễ dàng trao đổi và vận chuyển NPL. Tổ cắt nằm gần tổ may để dễ dàng vận chuyển BTP. Tổ may nằm gần tổ kỹ thuật để dễ dàng trao đổi kỹ thuật may. Tổ hoàn thành và tổ đóng kiện được nằm gần nhau để dễ dàng trao đổi và vận chuyển thành phẩm. Do đó, vị trí đặt các bộ phận như vậy là khá hợp lý, tiết kiệm thời gian di chuyển trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên, có 1 vị trí được đặt không hợp lý so với các bộ phận khác đó là tổ công nghệ. Tổ công nghệ nằm tách biệt, ngoài phạm vi hoạt động sản xuất của nhà máy, khi cần có sự tham gia của bộ phận này thì việc di chuyển từ bộ phận này đến Văn phòng nhà máy mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, vị trí tổ hoàn thành còn đặt cách xa so với vị trí tổ may nên khi nhận thành phẩm, lao động trong tổ hoàn thành phải di chuyển một đoạn đường khá xa mới có thể đi đến công đoạn tiếp theo, nên nó sẽ làm chậm tiến trình hoàn thành một sản phẩm. Phân công và hợp tác giữa các bộ phận phụ thuộc hoàn toàn vào quy trình để sản xuất ra sản phẩm của toàn nhà máy. Quy trình sản xuất may trong nhà máy được diễn ra như sau: 41
  51. Thiết kế rập mẫu Giác sơ đồ Tính định mức (I) Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại NPL Tiến hành phân lot/xả vải theo yêu cầu kế hoạch cắt Cấp phát NPL theo định mức của từng đơn hàng Triển khai cắt vải chính/phối/mex Ép mex, chuẩn bị bo cổ Kiểm tra Giao nhận BTP in/thêu (1) Kiểm tra BTP in/thêu Đồng bộ BTP (II) Cấp BTP cho tổ may Sản xuất thử Rải chuyền hàng loạt Kiểm tra inline Ki ểm tra mẫu đầu chuyền (2) Kiểm tra thành phẩm sau may Nhập sản phẩm may vào hoàn thành 42
  52. Giặt sản phẩm Kiểm tra sau wash Hút bbbPh Rải ủi sản phẩm theoòng kế hoạch đóng gói hành Kiểm trachính TP sau ủi bụi (II) Phân size, bắn nhãn treo (3) Kiểm tra nhãn UPC, nhãn treo Kiểm tra dò kim loại sản phẩm Gấp, xếp, lồng bao, móc Kiểm tra Packing Đóng kiện (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất may 43
  53. Chú thích: (I): Khâu chuẩn bị sản xuất. (II): Khâu triển khai sản xuất. (1): Công đoạn cắt. (2): Công đoạn may. (3): Công đoạn hoàn tất. Từ sơ đồ 4, ta dễ dàng thấy rằng quy trình may của nhà máy may số 1 bao gồm 2 khâu. Khâu thứ nhất là khâu chuẩn bị may, khâu thứ 2 là khâu triển khai sản xuất và bố trí lao động trong 2 khâu như sau: Bảng 5: Bố trí lao động và máy móc tại quy trình may của nhà máy Chỉ tiêu/Khâu Chuẩn bị sản xuất Triển khai sản xuất Tổng số lao động (người) 44 730 Số lao động trên 1 quy trình 38 + số lao động trong 1 14 (người) dây chuyền may Bậc 1: 11 Bậc 1: 199 Bậc 2: 7 Bậc 2: 139 Bậc 3: 13 Bậc 3: 243 Bậc công nhân (người) Bậc 4: 7 Bậc 4: 125 Bậc 5: 3 Bậc 5: 22 Bậc 6: 3 Bậc 6: 2 14 + số lượng thiết bị, máy Số lượng thiết bị, máy móc 9 móc được bố trí trên dây (máy) chuyền may 44
  54. Khâu triển khai sản xuất của quy trình may được thực hiện trong 3 công đoạn: Thứ nhất là công đoạn cắt, thứ hai là công đoạn may và thứ ba là công đoạn hoàn tất. Bố trí 3 công đoạn như sau: Bảng 6: Bố trí lao động và máy móc tại khâu triển khai sản xuất Chỉ tiêu/Công Công đoạn hoàn Công đoạn cắt Công đoạn may đoạn thành 7 + số lao động Số lao động trên 1 19 trong 1 dây chuyền 12 quy trình (người) may Cách bố trí công Bố trí công nhân theo chuyên môn hóa sản xuất, có kinh nghiệm nhân trong công nào thì sẽ thực hiện công đoạn đó. 6 máy + số lượng Số lượng thiết bị thiết bị được bố trí 4 4 máy móc (thiết bị) trên dây chuyền may Trong từng công đoạn triển khai sản xuất, ta có các công đoạn chi tiết hơn ở trong đó với bố trí công nhân và các thiết bị như sau: 45
  55. Bảng 7: Bố trí lao động và máy móc chi tiết tại 3 công đoạn trong khâu triển khai sản xuất Số lao động Số máy Công đoạn Công đoạn chi tiết (người) (nếu có) Triển khai cắt vải chính/phối/mex 7 3 Ép mex, chuẩn bị bo cổ Kiểm tra 1 Giao nhận BTP in/thêu 2 Công đoạn cắt Kiểm tra BTP in/thêu 5 1 Đồng bộ BTP 2 Cấp BTP cho tổ may 2 Sản xuất thử 1 6 3 + số lao Số thiết bị Rải chuyền hàng loạt động trong 1 trên dây Kiểm tra inline Công đoạn may dây chuyền chuyền Kiểm tra mẫu đầu chuyền may may Kiểm tra thành phẩm sau may 2 Nhập sản phẩm may vào hoàn thành 1 Giặt sản phẩm 1 1 Công đoạn hoàn Kiểm tra sau wash 1 tất Hút bụi 1 1 Rải ủi sản phẩm theo kế hoạch đóng gói 2 1 46
  56. Kiểm tra TP sau ủi 1 Phân size, bắn nhãn treo 1 Kiểm tra nhãn UPC, nhãn treo 1 Kiểm tra dò kim loại sản phẩm 1 1 Gấp, xếp, lồng bao, móc 1 Kiểm tra Packing 1 Đóng kiện 1 Để quy trình triển khai sản xuất diễn ra nhịp nhàng thì phân công, bố trí lao động và hợp tác lao động phải thật hợp lý. Trong quy trình triển khai sản xuất của nhà máy sự nhịp nhàng đó được diễn ra như sau: Công đoạn bắt đầu luôn là công đoạn được chú trọng đúng mực, ở công đoạn triển khai cắt vải chính/phối/mex ép mex, chuẩn bị bo cổ được chia nhỏ thành các công đoạn chính sau: + Công đoạn thứ nhất là công đoạn trải vải, có sự góp tham gia của 2 lao động trải vải và 1 lao động cắt. Trong công đoạn trải vải này, luôn luôn phải đảm bảo vải không bị giãn ra; hai mép vải song song với mép bàn, tránh xô lệch; các lớp vải phải êm phẳng; trải vải phải đảm bảo số lá vải, phải chính xác theo yêu cầu từng mã hàng; trải xong tránh xô lệch khi cắt vải. + Công đoạn thứ hai là công đoạn cắt vải, được phân công tại công đoạn này là 1 lao động, với yêu cầu của công đoạn này là mép cắt phải thẳng, đều, không bị răng cưa, rách; các đường cắt gấp khúc phải chính xác và sắc nét. + Công đoạn thứ ba là đánh số bán thành phẩm, công đoạn này 1 người lao động sẽ phải viết rõ ràng dễ nhìn, viết sát vào mép đường cắt chi tiết, tại công đoạn này nếu 47
  57. được bố trí là 2 người thì sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra còn có công đoạn ép mex và bo cổ đều được bố trí bởi 1 người lao động. Sau khi công đoạn đầu tiên được diễn ra đúng với những yêu cầu thì khâu kiểm tra tiếp theo sẽ được diễn ra nhanh hơn. Tiếp theo, khâu giao/nhận bán thành phẩm sẽ được diễn ra với công việc đối chiếu số lượng, màu sắc, style tại đây lao động được bố trí ở công đoạn cần đối chiếu thật kỹ lưỡng và chính xác thì khâu kiểm tra sẽ tiến hành thuận lợi. Công đoạn đồng bộ bán thành phẩm với yêu cầu phối đồng bộ các bán thành phẩm theo size, màu, style theo từng bàn cắt, nếu thực hiện hợp lý công đoạn này thì các tổ may khi nhận được các bán thành phẩm này sẽ không phải lo lắng liệu những bán thành phẩm này đã được gom đúng bàn hay chưa. Khi nhân viên kỹ thuật tiến hành sản xuất thử sản phẩm thành công mà tốn ít thời gian, tức công đoạn sản xuất hàng loạt sẽ không phải chờ đợi quá lâu nên tại vị trí này bố trí thêm 1 lao đông thực hiện song song với lao động ban đầu thì sẽ hợp lý hơn. Trong quá trình rải chuyền hàng loạt, các công nhân trong tổ may cần tiến hành một cách nhanh chóng nhưng phải đưa ra được sản phẩm đạt chuẩn cho công nhân may công đoạn tiếp theo, không vì áp lực đạt năng suất lao động cho tổ mà chấp nhận những lỗi nhỏ. Ta có thể tham khảo các sơ đồ bố trí chuyền may trong phần phụ lục. Nếu công đoạn may hợp lý thì việc kiểm tra thành phẩm sẽ diễn ra nhanh hơn, sản phẩm càng ít lỗi thì việc trả lại chuyền may những sản phẩm bị lỗi này giảm xuống, do đó năng suất sẽ không bị giảm. Sau khi được kiểm tra, một bước nhỏ trong dây chuyền may là xếp hàng. Khâu này đếm số lượng, phân size rồi sau đó cột thành bó, trung bình khoảng 20 sản phẩm 1 bó sẽ giúp lao động hoàn thành thực hiện việc kiểm kê và vận chuyển trở nên nhẹ nhàng hơn, yêu cầu cho người xếp hàng này phải đếm thật kỹ lưỡng và phân size hợp lý nếu không lỡ may bị lỗi thì phải thực hiện lại bước xếp hàng này lại từ đầu, vừa vất vả mà vừa làm tốn thời gian của lao động tổ hoàn thành. Ở công đoạn này, nhiều lúc 48
  58. hàng bị chất đống gây khó khăn vì sự thiếu nghiêm túc trong công việc của lao động tổ hoàn thành. Sau khi được đưa vào khu vực hoàn thành, sản phẩm sẽ được tiến hành đưa đi giặt, khi được giặt cẩn thận thì khâu kiểm tra sẽ diễn ra nhanh chóng và công đoạn hút bụi cũng được tiến hành tốn ít thời gian. Việc rải ủi theo kế hoạch đóng gói phải được diễn ra theo đúng các yêu cầu là phải may cẩn thận, không được để sản phẩm bị nhăn ở bất kì vị trí nào vì đây được xem là khâu ủi cuối cùng của quy trình may. Cũng như những công đoạn kiểm tra ở các công đoạn ban đầu, việc kiểm tra sau ủi sẽ diễn ra nhanh hơn nếu sản phẩm hoàn toàn không có lỗi nào. Công đoạn phân size, gắn nhãn treo là 1 công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ cao, nhưng 1 vài trường hợp bất cẩn vì chủ quan nghĩ rằng khâu này ít người theo dõi và giám sát mà lao động tại đây làm công việc này không cẩn thận dán sai vị trí đúng của nhãn, làm hỏng toàn bộ thẩm mĩ của toàn sản phẩm. Do đó, nên bố trí vị trí kiểm tra nhãn UPC, nhãn treo lên thành 2 người, thứ nhất tăng cường giám sát khâu dán nhãn, thứ hai công việc của lao động thực hiện ở công đoạn kiểm tra sẽ được giảm nhẹ xuống, tránh việc ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Khâu dò kim loại cho một số đơn hàng thực sự rất quan trọng vì nó quyết định tới sự hợp tác lâu dài với các đối tác Nhật Bản và Mỹ. Nên dò cẩn thận, không được qua loa. Công đoạn gấp, xếp, lồng bao, móc phải được tiến hành cẩn thận, đúng trình tự theo quy trình. Nếu làm đúng như quy trình, thì khâu kiểm tra Packing sẽ được tiến hành dễ dàng và nhanh chóng hơn, đây là công đoạn kiểm tra cuối cùng cho sản phẩm may cần phải được chú trọng khi đưa đến công đoạn đóng kiện. Đối với công đoạn đóng kiện, vẻ bề ngoài của thùng đựng sản phẩm chất lượng nếu được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ thì càng làm tăng lên tính thẩm mỹ cho sản phẩm, sẽ được các đối tác của nhà máy đánh giá cao. Lao động tại đây cần đóng thùng sao cho các sản phẩm bên trong thùng không được lộ ra bên ngoài, các thùng vẫn giữ nguyên 49
  59. hình dáng, không được phình ra hay bị bóp méo, các đường băng dính thẳng tắp, lấp kính miệng thùng. Tóm lại, sự hợp tác giữa các công đoạn có suôn sẻ, nhịp nhàng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự rõ ràng về yêu cầu nội dung công việc của từng công đoạn. Nhìn chung, việc phân công và hợp tác trong quy trình may của Nhà máy may số 1 được diễn ra một cách khá khoa học và hợp lý, nếu quan sát và điều chỉnh cho phù hợp số lượng lao động hợp lý và tăng tính hợp tác ở giữa các bộ phận thì năng suất lao động sẽ được tăng lên đáng kể. 2.3. Bố trí ca kíp Nhà máy May số 1 hiện tại bố trí làm việc 1 ca/ngày (8 tiếng 15 phút) cho người lao động, bắt đầu từ 7h30’ - 16h30’, trong khoảng thời gian 11h30’ - 12h15’ được nghỉ ngơi và ăn uống. Người lao động được nghỉ ngày chủ nhật. Tuy nhiên, Nhà máy May số 1 hầu như bố trí tăng ca cho người lao động vào sau giờ làm chính thức và vào ngày chủ nhật. Thời gian làm việc trong ngày được phân chia như sau: 50
  60. Ngày làm việc bình thường 7h30' 9h30' 9h33' 11h30' Sáng Làm việc Vệ sinh máy móc Làm việc 12h15' 14h30' 14h35' 16h30' Chiều Làm việc Tập thể dục Làm việc Tăng ca 1h, 2h, 3h 7h30' 9h30' 9h33' 11h30' Làm việc Vệ sinh máy móc Làm việc Chiều 12h15' 14h30' 14h35' 16h30' 17h30' 18h30' 19h30' Làm việc Tập thể dục Làm việc Làm việc Làm việc Làm việc Tăng ca 4h Sáng 7h30' 9h30' 9h33' 11h30' Làm việc Vệ sinh máy móc Làm việc Chiều 12h15' 14h30' 14h35' 17h30' 17h50' 20h30' Làm việc Tập thể dục Làm việc Ăn uống Làm việc Sơ đồ 5: Bố trí thời gian làm việc trong ngày 51
  61. Khi được hỏi rằng, “Nếu phải lựa chọn giữa hình thức làm việc như hiện tại 1 ngày làm việc 1 ca, sau giờ làm chính thức có thêm tăng ca và hình thức thứ 2 là làm việc theo ca, 1 ngày có 2 ca, lao động sẽ làm 1 trong 2 ca. Ca thứ nhất bắt đầu từ 6h đến 14h và ca thứ 2 bắt đầu từ 14h đến 22h, mỗi tuần đảo ca 1 lần như hình thức thời gian làm việc tại nhà máy HBI Phú Bài, anh (chị) sẽ chọn hình thức thời gian làm việc nào?”. Trong 300 lao động được hỏi thì có đến 246 người (chiếm 82,14%) chọn hình thức thời gian làm việc như hiện tại và 54 người còn lại (chiếm 17,86%) chọn hình thức thời gian làm việc như tại nhà máy HBI Phú Bài. Khi được hỏi đến lý do các lao động chọn hình thức làm việc như hiện tại thì câu trả lời lần lượt là gia đình có con nhỏ nên phải về sớm, phải dạy con học bài, sức khỏe không đáp ứng được, phù hợp với giờ giấc sinh hoạt Còn khi được hỏi đến lý do các lao động chọn hình thức làm việc như tại nhà máy HBI Phú Bài thì câu trả lời là có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể làm được nhiều việc hơn, đôi khi một số ngày được nghỉ nguyên cả ngày không phải ngày nào đi làm như hiện tại Từ đây có thể thấy rằng, việc bố trí thời gian làm việc trong nhà máy phù hợp với đại đa số lao động trong nhà máy, nó khiến họ có ý thức trách nhiệm làm việc cao hơn, có tinh thần hợp tác cao hơn trong công việc. 52
  62. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 1. Giải pháp chung Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ và nội quy, quy định của nhà máy. Hệ thống chính sách, chế độ hợp lý là điều kiện quan trọng để khuyến khích và kích thích sự làm việc hăng say của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người lao động. Chính sách lương, thưởng, đề bạt và thuyên chuyển lao động phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy và trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng như tay nghề của người lao động. Tăng cường đào tạo, huấn luyện, kèm cặp để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Đào tạo nguồn nhân lực hiện có tại Nhà máy sẽ nâng cao tính hiệu quả của tổ chức bằng việc giúp lao động hiểu rõ hơn về trang bị thêm kiến thức cho người lao động, công việc nắm vững vàng hơn và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đối với công việc trong tương lai. Công ty nên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đào tạo thích hợp như đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc, đây là hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Với phương pháp đào tạo công ty có thể tổ chức các lớp đào tạo giữa những người lao động của các nhà máy của mình vừa giúp nâng cao năng lực vừa có thể mở mang thêm đầu óc hoặc có thể gửi lao động đi đào tạo ở các trường dạy nghề. Có các chính sách khuyến khích lao động làm việc hiệu quả, trong đó có tiền lương, tiền thưởng, y tế, bảo hiểm, văn hóa văn nghệ, mối quan tâm của ban lãnh đạo, thai sản, nghỉ hưu. Sự gắn bó lâu dài của người lao động đối với một tổ chức phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách khuyến khích này. Do đó, Công ty cần phải hiểu rõ điều này sau đó điều chỉnh cho phù hợp nhất. 53
  63. Hàng năm tổ chức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc lương cho công nhân. Tuy hiện tại công ty đã ngừng đánh giá lao động qua bậc thợ thay vào đó là tổ trưởng của mỗi lao động sẽ phụ trách việc đánh giá, chấm điểm này. Tuy nhiên, nhiều lao động thực sự muốn thể hiện được trình độ của mình do đó khi không thực hiện đánh giá qua bậc thợ thì họ hầu như chán nản. Do đó, công ty cần phải tổ chức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc lương cho các lao động có mong muốn này, lúc này các lao động vừa được thỏa mãn mình, công ty lại có thêm những lao động có trình độ cao hơn. Công ty nghiên cứu, áp dụng phương pháp quản lý 5S. Đây là phương pháp mà hầu như xí nghiệp nào nếu có hiểu biết thì đều áp dụng. Do đó, công ty nên nghiên cứu, áp dụng phương pháp này để năng suất của các nhà máy của mình tăng cao hơn, đây cũng là cơ sở để các đối tác mong muốn hợp tác đối với Công ty. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất như nhà xưởng máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Mua sắm và cấp phát đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động cụ thể như: quần áo, dép, mũ, khẩu trang. Định kỳ tổ chức sửa chữa máy móc, thiết bị thường xuyên hơn nữa, hàng tuần, hàng tháng bộ phận bảo trì cần phải tiến hành kiểm tra máy móc tại nhà máy, không để khi hư hỏng mới tiến hành kiểm tra và sửa chữa. Nâng cao trách nhiệm trong công việc của người lao động. Trách nhiệm trong công việc của người lao động phụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp lý, khoa học của tổ chức lao động. Chẳng hạn như khi phân công lao động không rõ ràng, không chặt chẽ, quy định trách nhiệm quyền hạn của từng người lao động không cụ thể, các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, điều kiện lao động không đảm bảo, tổ chức phục vụ không kịp thời đều sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian không hợp lý, lãng phí công suất máy móc, vật tư, nguyên liệu Do đó, các biện pháp tác động để nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc là hết sức quan trọng, có thể kể đến như: Tuyên truyền phổ biến nội quy của Công ty, Nhà máy; Thảo luận tình hình 54
  64. trách nhiệm công việc tại các cuộc họp của nhà máy và công ty; Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo kịp thời tình hình trách nhiệm thực hiện tại trong toàn Công ty và Nhà máy; Tổ chức các cuộc nói chuyện, tâm sự giữa những nhân viên tiên tiến lâu năm, có uy tín với các công nhân trẻ về kỷ luật lao động. Ngoài ra, những người lãnh đạo cần phải đi sâu vào đời sống của từng người lao động để hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ sau đó nên có các cách thức quản lý họ tốt hơn. Từ đó, người lao động sẽ có trách nhiệm trong công việc không chỉ dừng lại là hoàn thành tốt công việc mà còn có những sáng kiến giúp Công ty cũng như Nhà máy phát triển hơn. 2. Giải pháp về phân công lao động Xây dựng hệ thống định mức lao động khoa học để làm cơ sở phân công lao động và giao khoán. Định mức lao động là cơ sở khoa học cho việc xây dựng đơn giá tiền lương được xác định. Việc áp dụng hình thức trả lương sản phẩm hiện tại của Nhà máy phụ thuộc rất lớn vào công tác định mức lao động. Bởi đơn giá tiền lương của người lao động lại phụ thuộc hoàn toàn vào đơn giá và số lượng sản phẩm thực tế làm ra của công nhân. Do đó, Nhà máy cũng như Công ty cần hoàn thiện hơn về công tác định mức lao động để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng đơn giá tiền lương được chính xác, đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, trả lương đúng với giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Do đó, Công ty nên tuyển thêm cán bộ có chuyên môn về định mức lao động để đảm bảo có căn cứ khoa học dựa trên các phương pháp định mức lao động như phương pháp chụp ảnh, bấm giờ thời gian làm việc nhằm đưa ra được hệ thống các mức lao động phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ở trong nhà máy. Xác định đúng trình độ, kỹ năng, tay nghề lao động để bố trí lao động cho phù hợp. Văn phòng nhà máy nên dựa vào những chỉ số của mỗi công nhân mà tổ trưởng chấm để phân công lao động ở từng bộ phận, vị trí được hợp lý hơn. Có như vậy người lao động mới cố gắng và mới có khả năng phấn đấu hoàn thành tốt. Nếu phân công không phù hợp sẽ dẫn đến sự chán nản cũng như lãng phí, tránh tình trạng bộ phận này 55
  65. cần lao động có kĩ năng thấp hơn mà phân công vào đây lao động có trình độ, kĩ năng cao hơn và ngược lại. Như vậy sẽ gây lãng phí lao động cũng như năng lực của lao động không được tận dụng hết. Do đó, phải nắm bắt được năng lực của từng lao động cũng như phải biết rõ nội dung công việc của từng công đoạn để bố trí sao cho phù hợp nhất. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong dây chuyền. Người lao động sẽ cảm thấy công việc mình đang làm không bị nhàm chán, họ có ý thức, trách nhiệm cao hơn khi biết được bộ phận của mình có chức năng gì trong một dây chuyền. Các bộ phận nói chung và các tổ trong Nhà máy nói riêng sẽ có từng nhiệm vụ khác nhau, những nhiệm vụ này phải khác nhau giữa từng bộ phận để tránh tình trạng chồng chéo, đổ thừa trách nhiệm cho nhau khi không hoàn thành được nhiệm vụ mà Giám đốc nhà máy giao. Mặt khác, khi quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thì sẽ dễ dàng đánh giá được năng lực của từng bộ phận từ đó có thể tính toán trả công, trả lương cho từng bộ phận chính xác hơn giúp họ có hứng khởi trong làm việc, giúp năng suất Nhà máy luôn tăng cao. 3. Giải pháp về hợp tác lao động Hoàn thiện xây dựng quy trình sản xuất, quy trình may một cách khoa học. Một quy trình may hay một quy trình sản xuất khoa học giúp các lao động tiến hành nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian bị lãng phí. Sự hợp tác lao động lúc này càng chặt chẽ hơn. Nhà máy, Công ty nên nghiên cứu để hoàn thiện, xây dựng quy trình sản xuất, quy trình may sao cho phù hợp và khoa học nhất. Bố trí mặt bằng, không gian trong nhà máy hợp lý. Như đã đề cập ở trên, không gian Nhà máy hiện không thể bố trí hết các tổ lao động tại Nhà máy vào cùng không gian làm việc được, do đó công tác tổ chức lao động khoa học đôi lúc sẽ bị gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề thời gian đi lại và sự phản hồi ý kiến chậm trễ. Vị trí các bộ phận phải được bố trí sao cho đường truyền thông tin là ngắn nhất. 56
  66. Bố trí thời gian lao động, ca kíp trong Nhà máy khoa học. Quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân ở từng khâu công việc là rất quan trọng tuy nhiên nếu thiếu sự rõ ràng về thời gian làm việc tại các khâu thì sẽ dẫn đến tình trạng lơ là, tắc trách công việc của các lao động. Tránh tình trạng chỉ thực hiện lao động đạt hiệu quả, có năng suất khi có thi đua đối với các tổ khác còn ngày thường chỉ làm cho có mà thôi. Hiện tại đại đa số lao động trong Nhà máy đều đồng ý cách bố trí thời gian làm việc như hiện tại, tuy nhiên Nhà máy nên tiến hành nghiên cứu thêm một số cách bố trí ca làm việc khác vừa giúp đạt năng suất vừa giúp lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Thời gian nghỉ ngơi, không làm việc nhiều hơn là mong muốn của đại đa số lao động trong Nhà máy vì họ mong muốn có nhiều thời gian hơn bên gia đình, con cái. Có như vậy thì sự gắn bó của họ đối với Nhà máy cũng như Công ty sẽ bền lâu. Quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân ở từng khâu công việc. Việc phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng cá nhân cũng như từng bộ phận sẽ tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ của từng cá nhân cũng như tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa những cá nhân trong Nhà máy. Quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân giúp tăng trách nhiệm của họ đối với công việc, đây là cơ sở để đánh giá năng lực của họ cũng như là cơ sở để tính toán tiền lương, tiền thưởng đúng cho từng lao động, tránh tình trạng làm ít hưởng nhiều và ngược lại. Xây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh tại nơi làm việc của Nhà máy. Hợp tác lao động được hình thành trên cơ sở phân công lao động. Vì vậy phân công lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hợp tác lao động, phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng mở rộng. Nhờ có sự hợp tác lao động mà khả năng làm việc cá nhân từng người lao động được nâng cao làm tăng sức sống của từng người. Hiện nay tinh thần hợp tác lao động giữa những người lao động trong Nhà máy đa phần là rất tốt, tuy nhiên có những bộ phận đặc biệt là tổ may việc tổ trưởng hay quát mắng thành viên trong tổ khiến tinh thần của họ lúc nào cũng không thoải mái, lo sợ. Những lúc như vậy trong tổ luôn có không khí nghiêm trang, không chỉ ảnh hưởng đến các 57
  67. thành viên trong tổ mà còn lan tỏa không khí đến các bộ phận khác. Do đó, để xây dựng bầu không khí lành mạnh tại Nhà máy, Giám đốc Nhà máy cần phải chấn chỉnh việc để các tổ trưởng của nhà máy có những hành động quát mắng đến các nhân viên của mình. Các tổ trưởng tiến hành phân công và bố trí các lao động trong tổ của mình đúng người đúng việc tạo niềm hăng say, tích cực đối với công việc được giao. Thực hiện tốt công tác phục vụ nơi làm việc để tạo điều kiện cho sự hợp tác được dễ dàng. Tại nhà máy luôn có những lao động làm vệ sinh nhà xưởng cũng như rót nước cho tất cả các lao động trong Nhà máy, điều này đảm bảo rằng các lao động trong Nhà máy chỉ cần làm tốt công việc của mình còn những việc như nước uống thì không cần phải lo nghĩ gì. Điều này tạo tâm lý thoải mái cho người lao động, giúp họ hăng say hơn trong quá trình sản xuất. 58
  68. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế” tôi rút ra được các kết luận sau: - Công ty đã xây dựng tốt quy trình tổ chức lao động khoa học cho xí nghiệp của mình. - Công ty đã phân công lao động vào các khâu phù hợp với năng lực của từng lao động và các bộ phận. - Quá trình hợp tác lao động của Nhà máy, Công ty đã được triển khai, thực hiện tốt. - Công ty đã có các chính sách động viên, khuyến khích công nhân tốt như các chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, y tế - Công ty đã quan tâm đến đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho công nhân. Đời sống tinh thần như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ, tặng hoa, quà cho các lao động nữ vào các ngày 8/3, 20/10 Đời sống vật chất có thể kể đến như bố trí nơi ăn giữa ca, nhà ăn tập thể - Tổ chức lao động ở Nhà máy đáp ứng được các đơn hàng cho khách hàng, làm năng suất lao động tăng qua các năm, chất lượng sản phẩm đáp ứng, phù hợp với nhu cầu xuất khẩu. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sách quan tâm đến hoạt động của Công ty trên địa bàn như: tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty về quy hoạch mặt bằng một cách hợp lý để việc vận chuyển sản phẩm của Công ty được thuận tiện hơn, tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý khi giao dịch, thực hiện hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ, tạo điều kiện để Công ty tiếp xúc với nguồn vốn vay với ưu đãi lãi thấp, các cơ hội kinh doanh nếu có. 59
  69. 2.2. Đối với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Bố trí phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân đi làm và trở về nhà. - Tăng cường và liên tục thay đổi khẩu phần ăn trong thực đơn mỗi bữa cho công nhân Nhà máy. - Xây dựng và bố trí chỗ để xe rộng rãi và thoáng mát cho công nhân Nhà máy. - Mở rộng không gian Nhà máy để có thể bố trí được tất cả các bộ phận của Nhà máy vào trong nhà Máy. 60
  70. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu thực trạng lao động và tình hình sử dụng lao động trong ngành dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 2. Nguyễn Chí Hiển (2013), Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, Nxb: Lao động – Xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Trường (2017), Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. 5. Vũ Bá Tân (2013), Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện Tủa Chùa, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Điện Biên Phủ. 6. Tổ chức lao động khoa học - Sự cần thiết và triển vọng áp dụng , truy cập ngày 26/12/2020. 7. Phân công , truy cập ngày 26/12/2020. 8. Nhiệm vụ của tổ chức lao động , truy cập ngày 26/12/2020. 9. Phân công lao động , truy cập ngày 26/12/2020. 61
  71. 10. Tổ chức lao động khoa học công tác lưu trữ , truy cập ngày 14/1/2021. 11. Ngoài ra, một số trang web được tham khảo thêm: - - - 62
  72. PHỤ LỤC TP Thủ công, 25 Máy đính, 24 Bọ, 22 Thùa, 23 1K, 21 1K, 21 1K, 21 1K, 20 1K, 20 Kan sai, 19 2K4C, 17 Kan sai, 18 2K4C, 17 2K4C, 17 1K, 16 1K, 16 1K, 15 2K4C, 14 1K, 12 1K, 13 1K, 11 1K gá, 10 1K gá, 6 Kan sai, 9 1K gá, 6 1K, 8 Máy xén, 5 1K, 7 1K, 4 1K gá, 3 Máy ép, 1 Bàn ủi, 2 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 6: Bố trí dây chuyền may áo 1 Trong sơ đồ 6 này, công đoạn 21 và 23, công đoạn 18 và 19, công đoạn 5 và 6 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 7, 8 và 9 dành cho 2 người thực hiện. Công đoạn 16 và công đoạn 20 bố trí cho 1/2 người thực hiện. 63
  73. TP Thủ công, 21 Thủ công, 20 Thủ công, 20 Thủ công, 20 1K, 19 Thủ công, 20 1K, 18 1K, 17 1K, 15 1K, 16 2K5C, 13 1K, 14 1K, 12 1K, 12 1K, 11 1K, 11 1K dao xén, 9 2K5C, 10 1K, 8 1K dao xén, 9 1K, 7 1K, 8 2K5C, 6 1K, 5 1K, 5 1K máy lớn, 4 1K máy lớn, 4 1K máy lớn, 4 Bàn ủi, 2 1K, 3 1K, 1 1K, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 7: Bố trí dây chuyền may áo 2 Trong sơ đồ 7 này, công đoạn 1 và 3, công đoạn 14 và 16 bố trí cho 1 người thực hiện. 64
  74. TP 1K, 24 Máy thùa, 26 1K, 23 Đóng nút, 25 1K, 22 1K3C, 21 1K, 19 1K, 20 1K, 18 1K, 19 1K, 17 1K, 16 1K, 14 2K5C, 15 2K5C, 13 Bàn ủi, 12 1K, 10 1K, 11 1K, 8 1K, 9 1K, 7 1K, 6 1K, 4 1K gá, 5 1K3C, 3 1K, 2 1K, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 8: Bố trí dây chuyền may áo 3 Trong sơ đồ 8 này, công đoạn 25 và 26 bố trí cho 1 người thực hiện. 65
  75. TP Máy đục, 28 Máy dập, 27 Bọ, 25 Máy dập, 26 1K, 24 1K, 24 1K, 23 1K, 24 Kan sai, 22 2K4C, 21 2K4C, 20 2K4C, 20 2K4C, 19 1K, 18 1K, 18 1K, 17 1K, 17 2K4C, 15 Bàn ủi, 16 1K, 14 1K, 14 1K, 13 2K, 12 2K4C, 10 Kan sai, 11 1K, 8 2K4C, 9 Máy xén, 7 1K gá, 6 1K gá, 6 1K, 5 Máy ép, 3 1K gá, 4 Bàn ủi, 2 Kan sai, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 9: Bố trí dây chuyền may áo 4 Trong sơ đồ 9 này, công đoạn 2 và 3, công đoạn 17 và 18 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 1 và công đoạn 9 bố trí cho 1/2 người thực hiện. 66
  76. TP 1K, 28 Thủ công, 29 Kan sai, 27 Kan sai, 26 2K4C, 24 2K4C đầu ống, 25 2K4C, 23 Bàn ủi, 22 1K, 21 1K, 21 1K, 20 1K, 19 1K, 19 1K, 19 2K4C, 18 4K6C, 17 2K4C, 15 2K4C, 16 2K4C, 15 4K6C, 14 1K, 12 2K4C, 13 1K gá, 11 1K, 12 4K6C, 10 1K, 9 1K gá, 7 1K, 8 1K, 6 1K gá, 5 Bàn ủi, 2 1K, 4 Máy ép, 1 1K, 3 Máy ép, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 10: Bố trí dây chuyền may áo 5 Trong sơ đồ 10 này, công đoạn 3 và 4, công đoạn 21 và 22 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 14, 16 và 17 bố trí cho 2 người thực hiện. Công đoạn 2 bố trí cho 1/2 người thực hiện. 67
  77. TP Thùa, 24 Thủ công, 26 Bọ, 23 Máy đính, 25 1K, 22 1K, 22 1K, 22 1K, 21 2K4C, 18 Kan sai, 20 2K4C, 18 Kan sai, 19 1K, 17 2K4C, 18 1K, 16 1K, 17 2K4C, 15 Bàn ủi, 14 1K, 12 1K, 13 1K, 11 1K gá, 10 Kan sai, 8 1K, 9 1K, 7 1K gá, 5 Máy xén, 6 1K gá, 5 1K, 4 1K gá, 3 Bàn ủi, 2 Máy ép, 1 Máy ép, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 11: Bố trí dây chuyền may áo 6 Trong sơ đồ 11 này, công đoạn 1 và 2 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 6, 7 và 8, công đoạn 18, 19 và 20 bố trí cho 2 người thực hiện. Công đoạn 5 và công đoạn bố trí cho 1/2 người thực hiện . 68
  78. TP Máy đính, 25 Thùa, 24 Thủ công, 26 Bọ, 23 1K, 22 1K, 22 1K, 22 1K, 21 Kan sai, 20 1K, 19 1K, 19 2K4C, 17 1K, 18 2K4C, 16 2K4C, 17 2K4C, 15 Lập trình, 14 1K, 12 1K, 13 1K gá, 11 1K gá, 10 1K, 8 Kan sai, 9 1K gá, 7 1K, 6 Máy xén, 4 1K gá, 5 Kan sai, 3 Bàn ủi, 2 Máy ép, 1 Bàn ủi, 2 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 12: Bố trí dây chuyền may áo 7 Trong sơ đồ 12, công đoạn 17 và 19, công đoạn 22 và 23, công đoạn 24 và 25 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 1, 3 và 4 bố trí cho 2 người thực hiện. 69
  79. BTP TP Bàn ủi, 1 Bàn ủi, 1 Đóng nút, 28 Máy thùa, 27 Máy ép, 2 Kan sai, 3 Đóng nút, 28 Máy thùa, 27 2K4C, 4 1K, 7 1K, 26 1K, 26 Kan sai, 5 1K, 7 1K, 26 1K, 26 2K5C, 6 1K, 8 Kan sai, 24 1K, 25 2K5C, 6 1K, 9 Thủ công, 23 Kan sai, 24 1K, 9 2K4C, 10 1KMX, 22 1KMX, 22 2K4C, 10 2K4C, 10 2K4C, 21 2K4C, 21 1K, 11 1K, 11 2K4C, 21 1K, 20 1K, 11 1K, 11 2K4C, 19 2K4C, 19 1K, 12 1K, 12 1K, 18 1K, 18 2K4C, 13 1K, 12* 1K, 18 1K, 17 1K, 14 2K4C, 13 1K, 16 1K, 16 1K, 14 1K, 14 1K, 16 1K, 15 1K, 15 1K, 15 Bàn ủi, 16' Bàn ủi, 16' 1K, 15 Bàn ủi, 15' (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 13: Bố trí dây chuyền may áo 8 Trong sơ đồ 13 này, công đoạn 3 và 7, công đoạn 12 và 12* bố trí cho 1 người thực hiện. 70
  80. BTP TP Máy ép, 1 Máy ép, 1 Thủ công, 29 Máy đính, 28 Máy ép, 1 Lập trình, 2 Bọ, 26 Thùa, 27 Lập trình, 2 Kan sai, 3 1K, 25 Bọ, 26 Máy lộn cổ, 5 Máy xén, 4 1K, 25 1K, 25 1K, 6 1K, 6 1K, 25 1K, 25 1K gá, 7 Máy xén, 8 1K, 24 1K, 24 1K gá, 7 1K gá, 7 1K, 23 1K, 23 Lập trình, 10 1K, 9 1K, 23 1K, 23 1K, 11 Lập trình, 10 1K, 22 1K, 22 Kan sai, 12 Kan sai, 12 Kan sai, 21 1K, 22 1K, 13 1K, 13 2K4C, 20 Kan sai, 21 1K, 13 1K, 14 2K4C, 20 2K4C, 20 1K, 14 1K, 14 Kan sai, 19 2K4C, 20 1K, 15 1K, 15 Kan sai, 19 2K4C, 18 Bàn ủi, 16 Bàn ủi, 16 2K4C, 17 2K4C, 18 2K4C, 17 2K4C, 18 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 14: Bố trí dây chuyền may áo 9 Trong sơ đồ 14 này, công đoạn 4 và 6, công đoạn 7 và 8, công đoạn 13 và 14, công đoạn 17 và 19, công đoạn 18 và 20, công đoạn 23 và 24 bố trí cho 1 người thực hiện. 71
  81. BTP TP Máy ép, 1 Thủ công, 2' Thủ công, 24 Máy ép, 1 1K, 2 Máy đính, 23 Thủ công, 24 1K, 2 Kan sai, 4 Bàn ủi, 22 Máy đính, 23 Kan sai, 3 Kan sai, 4 Thùa, 21 Bàn ủi, 22 Kan sai, 3 Kan sai, 4 Bọ, 20 Thùa, 21 1K gá, 5 1K gá, 5 1K, 19' Bọ, 20 1K, 5' 1K gá, 5 1K,19' 1K, 19' 2K4C, 6 1K, 5' 1K, 18 1K, 19 2K4C, 6 2K4C, 6 1K, 18 1K, 18 Kan sai, 7 Kan sai, 7 2K4C, 17 1K, 18 2K4C, 8 2K4C, 8 2K4C, 17 2K4C, 17 2K4C, 8 Kan sai, 9 1K, 16 2K4C, 17 Kan sai, 9 Kan sai, 9 1K, 15 1K, 16 1K, 10 1K, 10 1K, 15 1K, 15 1K, 11 1K, 11 1K, 14 1K, 15 Kan sai, 12 Kan sai, 12 1K, 14 1K, 14 1K, 13 1K, 13 1K, 14 1K, 14 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 15: Bố trí dây chuyền may áo 10 Trong sơ đồ 15 này, công đoạn 2 và 2’, công đoạn 19’ và 20, công đoạn 21 và 22 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 5, công đoạn 9 và công đoạn 12 bố trí cho 1/2 người thực hiện. 72
  82. BTP TP Máy ép, 1 1K, 1' 1K gá, 2 1K, 1" 1K, 22 Thủ công, 23 1K, 2' 1K, 2" Kan sai, 21 1K, 22 1K, 2' 1K, 2" Kan sai, 20 Kan sai, 21 Bàn ủi 3' 1K, 3 2K4C, 19 Kan sai, 20 1K, 3" Bàn ủi, 3' 2K4C, 18 2K4C, 19 4K6C, 4 4K6C, 4 2K4C, 18 2K4C, 18 1K gá, 5 1K gá, 5 2K4C, 17 2K4C, 17 1K gá, 6 1K gá, 6 1K, 16 1K, 16 1K, 7 1K, 7 1K, 16 1K, 16 1K, 7 2K4C, 8 1K, 15 1K, 15 2K4C, 8 4K6C, 9 1K, 14 1K, 15 2K4C, 10 2K4C, 10 1K, 14 1K, 14 2K4C, 10 2K4C, 10 1K, 14 1K, 14 4K6C, 12 2K4C, 11 2K4C, 13 2K4C, 13 (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 16: Bố trí dây chuyền may áo 11 73
  83. TP Thủ công, 18 Bọ, 17 Thủ công, 15 1K, 16 2K4C, 14 2K4C, 14 1K, 12 1K, 13 Kan sai, 11 Kan sai, 11 2K4C, 10 2K4C, 10 2K4C, 10 2K4C, 10 2K4C, 9 2K4C, 9 1K, 8 1K, 8 1K, 8 KSCC, 7 KSCC, 7 1K, 6 2K4C, 4 Máy thùa, 5 Kan sai, 3 Kan sai, 2 Máy ép, 1 BTP (Nguồn: Văn phòng nhà máy) Sơ đồ 17: Bố trí dây chuyền may quần 1 74