Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế

pdf 130 trang thiennha21 22/04/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tieu_thu_san_pham_co_o.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐỀ TÀI: GIẢKHÓAI PHÁP NÂNG LUẬ CAON T HIỐỆTU QUNGHIẢ TIÊUỆP THỤ SẢN PHẨM CO.OP ORGANIC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CO.OPMART HUẾ Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Đức Trí Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Nhi Lớp : K49D - QTKD TrườngNiên khóaĐại học: Kinh2015 - 2019 tế Huế Huế, tháng 01 - 2019
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Lời Cảm Ơn Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân tôi là sự giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị, bạn bè và gia đình. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn: Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế - Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo Th.S Trần Đức Trí đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên Siêu thị Co.opmart Huế đã luôn nhiệt tình hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cũng như cung cấp những tài liệu thực tế, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành bài Khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt với Anh Trần Duy Bảo và các anh chị nhân viên bộ phận Marketing đã luôn tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực tập hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp. Do kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài Khóa luận này không tránh được những thiếu sót, rất mong nhân được sự đóng góp củTrườnga quý thầy cô giáo Đại và bạ nhọc bè để bài Kinh Khóa luậ ntế đư ợHuếc hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Thùy Nhi Sinh viên SVTH: Trần Thị Thùy Nhi i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí MỤC LỤC Lời Cảm Ơn i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU viii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 4 2.1.2Mục tiêu cụ thể 4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 5 4.1.1. Thiết kế nghiên cứu 5 4.1.2. Nguồn thông tin 6 4.1.2.1. Dữ liệu thứ cấp 6 4.1.2.2. Dữ liệu sơ cấp 6 4.1.3. PhươngTrường pháp chọn m ẫĐạiu học Kinh tế Huế 6 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 8 5. Kết cấu đề tài 9 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU10 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 1.1.1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 10 SVTH: Trần Thị Thùy Nhi ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí 1.1.2.Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.3.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4.Chính sách tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4.1.Chính sách sản phẩm 11 1.1.4.2.Chính sách giá 12 1.1.4.3.Chính sách phân phối 13 1.1.4.4.Chính sách hỗ trợ bán hàng 15 1.1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.6.Lý thuyết về siêu thị 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CO.OP ORGANIC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CO.OPMART HUẾ 33 2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 33 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 33 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 35 2.1.2.1 Chức năng 35 2.1.2.2 Nhiệm vụ 36 2.1.3 Các mặt hàng kinh doanh 36 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 38 2.1.5 Khách hàng 41 2.1.6 Đối thủ cạnh tranh 41 2.1.7 Tình hình nhân sự của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2015 - 2017 42 2.1.8 TìnhTrường hình tài chính c ủĐạia Công ty họcTNHH MTV Kinh Co.opmart tế Huế giaiHuế đoạn 2015- 2017 45 2.1.9 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2015-2017 47 2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 50 2.2.1. Tổng quan về sản phẩm Co.op Organic 50 SVTH: Trần Thị Thùy Nhi iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí 2.2.2. Kênh phân phối sản phẩm Co.op Organic tại siêu thị Co.opmart Huế 52 2.2.3. Kết quả đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại siêu thị Co.opmart Huế 53 2.2.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính 53 2.2.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 55 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CO.OP ORGANIC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CO.OPMART HUẾ 80 3.1. Phân tích SWOT 80 3.1.1. Điểm mạnh 80 3.1.2. Điểm yếu 80 3.1.3. Cơ hội 81 3.1.4 Thách thức 81 3.2.Định hướng cơ bản trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 82 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại siêu thị Co.opmart Huế 83 3.3.1. Giải pháp về sản phẩm 83 3.3.2. Giải pháp về xúc tiến 83 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 3.1. Kết luận 86 3.2. Kiến nghị 87 3.2.1. Đối với Liên hiệp HTX SaigonCo.op 87 3.2.2. ĐTrườngối với Cơ quan Nhà Đại nước học Kinh tế Huế 88 3.3. Hạn chế của đề tài 88 3.4. Hướng phát triển của đề tài trong tương lai 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 1 91 SVTH: Trần Thị Thùy Nhi iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA (Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai EFA (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố khám phá GRDI Chỉ số phát triển bản lẻ toàn cầu HTX Hợp tác xã IFOAM Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ M&A (Mergers and Acquisitions) Mua bán và sáp nhập SCID Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn SPSS Phần mềm xử lý thống kê phân tích dữ liệu TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên USDA Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tiêu thụ trực tiếp 14 Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ gián tiếp 15 Sơ đồ 1.3: Thuyết hành động hợp lý (TRA) 24 Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế 39 Sơ đồ 2.2: Mô hình kênh phân phối của sản phẩm Co.op Organic 53 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 29 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị: %) 44 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị: %) 44 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cột thể hiện Tổng tài sản của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) 46 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cột thể hiện Tổng nguồn vốn của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) 47 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện Doanh thu và lợi nhuận của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 49 Biểu đồ 2.6: Đặc điểm mẫu theo giới tính 56 Biểu đồ 2.7: Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 57 Biểu đồ 2.8: Đặc điểm mẫu theo độ tuổi 57 Biểu đồ 2.9: Đặc điểm mẫu theo thu nhập 58 Biểu đồ 2.10: Đặc điểm mẫu theo tình trạng hôn nhân 58 Biểu đồ 2.11: Đặc điểm mẫu theo sự hiện diện của trẻ con trong gia đình 59 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại siêu thị 17 Bảng 1.2: Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ 19 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ chuyên môn của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ 2015-2017 43 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 46 Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 48 Bảng 2.4: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa 54 Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 55 Bảng 2.6: Mức độ nhận biết các sản phẩm Co.op Organic của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế 59 Bảng 2.7: Nguồn thông tin để khách hàng nhận biết đến sản phẩm Co.op Organic 60 Bảng 2.8: Mức độ nhận biết các sản phẩm Co.op Organic 60 Bảng 2.9: Tiêu dùng sản phẩm Co.op Organic 61 Bảng 2.10: Lí do khách hàng không lựa chọn sản phẩm Co.op Organic 61 Bảng 2.11: Lí do khách hàng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm Co.op Organic 62 Bảng 2.12: Tần suất khách hàng mua sản phẩm Co.op Organic 62 Bảng 2.13: Nhóm sản phẩm Co.op Organic mà khách hàng thường mua 63 Bảng 1.14: Mức chi tiêu trung bình mỗi lần mua sản phẩm Co.op Organic 63 Bảng 2.15: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát 64 Bảng 2.16:Trường Hệ số Cronbach Đại Alpha củ ahọc thang đo Kinhvề Giá tế Huế 64 Bảng 2.17: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo về Chất lượng 65 Bảng 2.18: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo về Uy tín thương hiệu 65 Bảng 2.19: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo về Tiện ích sử dụng 66 Bảng 2.20: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo về Thiết kế bao bì 66 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 68 Bảng 2.22: Kết quả phân tích nhân tố EFA 70 SVTH: Trần Thị Thùy Nhi viii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Independent Samples Test – Giới tính 72 Bảng 2.24: Kết quả kiểm định Independent Samples Test – Tình trạng hôn nhân 73 Bảng 2.25: Kết quả kiểm định Independent Samples Test – Sự hiện diện của trẻ con trong gia đình 74 Bảng 2.26: Kết quả kiểm định ANOVA – Độ tuổi 74 Bảng 2.27: Kết quả kiểm định ANOVA – Thu nhập trung bình 75 Bảng 2.28: Kết quả kiểm định ANOVA – Trình độ học vấn 75 Bảng 2.29: Kết quả kiểm định One-Sample Test của các nhân tố 76 Bảng 2.30: Kết quả kiểm định One-Sample Test – Giá 77 Bảng 2.31: Kết quả kiểm định One-Sample Test – Chất lượng 77 Bảng 2.32: Kết quả kiểm định One-Sample Test – Uy tín thương hiệu 78 Bảng 2.33: Kết quả kiểm định One-Sample Test – Tiện ích sử dụng 78 Bảng 2.34: Kết quả kiểm định One-Sample Test – Thiết kế bao bì 79 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi ix
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007 đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nội địa nội riêng. Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động bởi sự tham gia đầu tư của những tập đoàn lớn từ nước ngoài, điển hình như Big C (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia) nhiều thương vụ sáp nhập (M&A) đình đám cũng diễn ra trong giai đoạn này. Thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành miếng bánh hấp dẫn được các “ông lớn ngành bán lẻ” nước ngoài đánh giá rất cao về tiềm năng và cho biết sẽ không ngừng mở rộng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây tăng nhanh chóng. Năm 2010 là 88 tỷ USD nhưng đến năm 2017 đạt 130 tỷ USD và dự báo năm 2020 là 179 tỷ USD. Kết quả khảo sát thường niên về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2017 (GRDI) của hãng tư vấn A.T.Kearney (Hoa Kỳ) cho thấy Việt Nam xếp vị thứ 6 trong bảng xếp hạng và trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc và cơ hội phát triển tuy nhiên cũng tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, muốn tồn tại và giữ vững vị trí của mình, các doanh nghiệp trong nước cần có những chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn đúng đắn, phát huy lợi thế sân nhà đồng thời khắc phục những yếu điểm của mình trước những áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ. QuáTrường trình phát triển đấtĐại nước theo học hướng Kinhcông nghiệp hóa,tế hiệnHuế đại hóa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội theo định hướng của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó còn kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội của con người. Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, biến đổi khí hậu, thiên tai thường xuyên xảy ra và đặc biệt xuất hiện những căn bệnh lạ Một trong những giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí những tác động xấu làm ảnh hưởng đến môi trường, đe dọa đến sức khỏe con người đó là sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và xu hướng phát triển bền vững. Nền kinh thế Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng đồng thời nhận thức của con người ngày một nâng cao, nhu cầu mua sắm của người dân ngày một tăng lên và thói quen tiêu dùng thiếu bền vững trong xã hội hiện đại còn khá phổ biến, làm cho nhiều tài nguyên đang dần bị khai thác cạn kiệt, chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Những hành động, thói quen mua sắm và tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm của người tiêu dùng sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, thành phố mà chúng ta đang sinh sống và chính bản thân của mỗi chúng ta. Tiêu dùng xanh đang là xu thế toàn cầu, đó là cơ hội để sản phẩm xanh chiếm lĩnh thị trường của người tiêu dùng. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiẹ p, các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, thân thiện với môi tru ờng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh đi kèm với các giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp ngăn chặn tình trạng phát triển nóng, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nắm bắt xu hướng thị trường và chiến lược phát triển bền vững, SaiGon Co.op đã cho ra đời dòng sản phẩm hữu cơ Co.op Organic vào 05/2017 và là đơn vị đi đầu trong chiến dịch “Tiêu dùng xanh” trong nước. Trước vấn nạn thực phẩm bẩn ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người dùng, trên địa bàn thành phố Huế đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều chuỗi cửa hàng nông sản an toàn. Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 12 cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đã đời, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tự hào là “Bạn của mọi nhà” vậy làmTrường thế nào để siêu th ịĐại Co.opmart học Huế trở Kinhthành địa điểm tế mu aHuế sắm, lựa chọn tin cậy cho người tiêu dùng. Là nơi cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế” để tiến hành nghiên cứu. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Làm rõ thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Co.op Organnic, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Công ty và xây dựng xu hướng tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường và lợi ích vì cộng đồng phát triển bền vững. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại siêu thị Co.opmart Huế. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn 2020 - 2025. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế như thế nào? - Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế? - Mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế? - Những giải pháp có thể nâng cao hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế? 3. TrườngĐối tượng và phạm Đại vi nghiên học cứu Kinh tế Huế 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập để phân tích từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế. - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ dòng sản phẩm hữu cơ Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại siêu thị. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính Trong giai đoạn này tiến hành nghiên cứu tại bàn với các tài liệu học thuật và các nghiên cứu đã hoàn thành có liên quan để định hướng mô hình, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc nhân tố tác động đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Tiến hành phỏng vấn 30 đối tượng người tiêu dùng là những khách hàng cấp độ Đồng, Bạc, Vàng đặc biệt là khách hàng Bạch Kim, một số chuyên gia là trưởng ngành hàng thực phẩm tươi sống, công nghệ và các anh chị nhân viên của siêu thị Co.opmart Huế về một số vấn đề liên quan đến các sản phẩm Co.op Organic. Kết quả nghiên cứu sử dụng để tiến hành điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. Từ đó điều chỉnh lại các câu hỏi trong bảng hỏi trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng TiếTrườngn hành thiết kế bả ngĐại hỏi, sau học khi hoàn thànhKinh bảng h ỏtếi, tiế pHuế tục tiến hành điều tra thử bảng hỏi với số lượng đối tượng điều tra là 30 khách hàng. Kết quả thu thập được sử dụng để điều chỉnh, bổ sung và khắc phục những sai sót, hạn chế về mô hình, các thang đo, từ ngữ và nội dung cho phù hợp với thực tiễn nghiên cứu và hoàn thiện bảng hỏi. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 150 đối tượng người tiêu dùng thông qua phương pháp khảo sát. Tiến hành điều tra bảng hỏi đối với khách hàng SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế, đặc biệt đối với những khách hàng đã có thẻ Co.opmart. Việc lựa chọn địa điểm cũng như những đối tượng trên để tiến hành xin khảo sát là mang tính đại diện cho khu vực chọn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu tại những nơi này thì mật độ người mua và đã sử dụng hay có biết đến sản phẩm sẽ cao hơn, có tính đại diện hơn. Nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018. 4.1.2. Nguồn thông tin 4.1.2.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, có thể chia thành hai nguồn như sau: Nguồn thu thập từ nội bộ: Các thông tin, số liệu như lịch sử hình thành và phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh, thông tin về các sản phẩm được thu thập thông qua các anh chị nhân viên quầy dịch vụ, tổ trưởng tổ Marketing, số liệu từ bộ phận kế toán trong quá trình thực tập tại siêu thị. Nguồn từ bên ngoài: - Những lý thuyết liên quan về vấn đề nghiên cứu được tập hợp và chọn lọc từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, thông qua các website, bài giảng, các diễn đàn lý thuyết về quản trị bán lẻ, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, thực phẩm organic - Tham khảo các bài nghiên cứu liên quan, bài khóa luận của các khóa trước ở trên thư viện của trường, trên các trang nước ngoài - Ngoài ra thông tin thu thập còn được thu thập từ trang web của hệ thống siêu thị Co.opmart. 4.1.2.2.TrườngDữ liệu sơ c ấpĐại học Kinh tế Huế Thông tin được thu thập từ những khách hàng mua và đã sử dụng các sản phẩm Co.op Organic, khách hàng thường xuyên đi siêu thị, những khách hàng có thẻ Co.opmart thông qua bảng hỏi được gửi đến 150 mẫu. 4.1.3. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Lí do lựa chọn phương pháp chọn mẫu: SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Thứ nhất, việc tiếp cận được thông tin về khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế là tương đối khó khăn. Thứ hai, do những hạn chế về thời gian và nguồn lực cũng như kinh phí nên việc áp dụng các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên sẽ rất khó khăn. Thứ ba, nếu sử dụng các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thông thường thì tính đại diện thấp và khả năng sai số cao, chọn mẫu theo ngẫu nhiên hệ thống sẽ có tính đại diện cho tổng thể và khách quan hơn. Xác định cỡ mẫu: Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu trước đây, để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA có hiệu quả, số mẫu cần chọn tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến. Dựa trên tổng số biến của bảng hỏi chính thức sẽ chọn số lượng mẫu lớn hơn 5 lần tổng số biến để thực hiện điều tra khách hàng. Cụ thể bảng hỏi có 20 biến, do đó số mẫu tối thiểu cần có là 100 mẫu. Số lượng mẫu càng nhiều thì thông tin thu thập được càng có ích nên nghiên cứu chọn phát ra 150 phiếu khảo sát dựa trên cơ sở là điều kiện thời gian và khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng của nghiên cứu trong quá trình thực tập tại siêu thị Co.opmart Huế. Cách thức tiến hành: Với số lượng khách hàng cần điều tra là 150, dựa trên số lượt khách trung bình mỗi ngày đến mua hàng ở Co.opmart Huế để phát bảng hỏi trực tiếp cho khách hàng. Việc phát bảng hỏi tiến hành cho đến lúc đủ số lượng mẫu điều tra. Nếu mẫu bị trùng với lần điều tra trước thì loại bỏ đối tượng đó và chọn mẫu thay thế, cụ thể: Thống kê hai khung giờ cao điểm tại siêu thị, khung giờ từ 9h00 đến 11h00 có lượt khách thanh toán trung bình dao động từ 50 – 70 lượt và đặc biệt khung giờ từ 17h00Trường đến 21h30 có Đại từ 130 –học150 lượt thanhKinh toán trung tế bình Huế trong ngày. Kế hoạch dự kiến khảo sát 6 khách hàng mỗi ngày trong hai khung giờ trên và có thể khảo sát nhiều khách hơn trong ngày cuối tuần. Thứ hai, thứ tư và thứ sáu khảo sát khung giờ buổi sáng, áp dụng công thức xác định khoảng cách chọn mẫu k = N/n, suy ra cứ 10 người thì chọn một người để hỏi. Thứ ba, thứ năm và thứ bảy khảo sát khung giờ buổi tối, tương tự cứ 23 người chọn một người để hỏi. Và cứ tiếp tục cho đến khi đủ số lượng mẫu cần điều tra. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Cách điều tra: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng hỏi điều tra, bằng cách hỏi và khách hàng trả lời rồi đánh dấu và ghi chú lại những câu trả lời của khách để hạn chế trường hợp đối tượng điều tra hiểu sai, hiểu không đúng hoặc điền sai vào bảng hỏi để bảng hỏi điều tra hợp lệ. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu  Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích các chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối, đánh giá tốc độ phát triển của siêu thị theo từng tiêu chí cụ thể và so sánh theo thời gian và không gian.  Đối với dữ liệu sơ cấp: Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 20:  Phân tích thống kê mô tả: Để thấy sự khác nhau về quy mô, tỷ lệ chênh lệch các ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát. Thang đo Likert được phát triển từ thang đo khoảng bởi nhà tâm lý học người Mỹ Rensis Likert vào năm 1932.  Sử dụng thang điểm Likert gồm 5 mức độ: 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý  Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach’ Alpha để kiểm định xem số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không (Theo sách Phân tích dữ liệu nghiên cứu spss của tác giả Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc năm 2008). Nguyên tắc kết luận:  0.8Trường≤ Cronbach’ Alpha Đại ≤ 1 thang học đo lườ ngKinh tốt tế Huế  0.7 ≤ Cronbach’ Alpha < 0.8 thang đo có thể sử dụng được  0.6 ≤ Cronbach’ Alpha < 0.7 thang đo có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.  Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để xác định tập hợp biến cần thiết và tìm mối quan hệ giữa các biến (Theo Nguyễn Đình Thọ - Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - tr.364). Trong phân tích nhân tố khám SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí phá, trị số KMO là chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0.5 - 1 thì phân tích nhân tố là phù hợp nhất. Nhằm xác định số lượng nhân tố, trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ số nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.  Kiểm định Independent sample T - Test, One way Anova để biết có sự khác biệt giữa các đối tượng khách hàng (giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập ).  Kiểm định One samples Test được sử dụng để kiểm định mức độ thỏa mãn trung bình của tổng thể. Giá trị H0: Giá trị trung bình của tổng thể bằng với giá trị kiểm định µ = µ0. Giá trị H1: Giá trị trung bình của tổng thể khác với giá trị kiểm định µ ≠ µ0. Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: Sig 0.05: Chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0. 5. Kết cấu đề tài PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế. ChươngTrường 3: Đề xuất gi ảĐạii pháp nâng học cao hiệ uKinh quả tiêu thụ tếsản ph Huếẩm Co.op Organic tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Co.opmart Huế. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm: “Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng” (Nguồn: D’Orlando, F. Sanfilippo, E. 2010). Theo nghĩa hẹp, “Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa”. Theo nghĩa rộng, “Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau khi bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất”. Tiêu thụ không chỉ nằm ở một khâu, một bộ phận nào đó mà là tổng hợp của nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của tiêu thụ là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang dạng hình thái giá trị (H-T). 1.1.2.Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm Thứ nhất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hai kiểu hình thức nghiệp vụ đó là nghiệp vTrườngụ sản xuất và nghi ệĐạip vụ kinh họctế. Kinh tế Huế - Nghiệp vụ sản xuất: Là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng bao gồm phân loại bao gói, gắn nhãn hiệu sản phẩm, xếp hàng hóa ở kho, đóng gói, bảo quản, xuất bán. - Nghiệp vụ kinh tế: vận chuyển, phân phối, marketing Thứ hai, hoạt động tiêu thụ được cấu thành bởi ba yếu tố: thị trường, chủ thể và các đối tượng. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Thị trường: là môi trường diễn ra hoạt động tiêu thụ, bao gồm thông tin về sản phẩm, giá cả, người mua, người bán - Đối tượng: là các sản phẩm hàng hóa, các phương tiện phục vụ tiêu thụ. - Chủ thể: là người tham gia vào quá trình tiêu thụ, như người mua, người bán, người trung gian. 1.1.3.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Đối với người tiêu dùng: Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cung cấp các dịch vụ kèm theo, các chính sách hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trên cơ sở giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Tiêu thụ giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của mình là lợi nhuận. Tiêu thụ quyết định quy mô của doanh nghiệp, mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động tiêu thụ phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với xã hội: Tiêu thụ đóng vai trò trong việc cân đối cung cầu, dự đoán nhu cầu tiêu thụ của xã hội đáp ứng cho sự phát triển của xã hội. Như vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả thì doanh nghiệp cần quan tâm đến việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 1.1.4.TrườngChính sách tiêu Đại thụ sản phẩmhọc Kinh tế Huế Chính sách tiêu thụ sản phẩm là hệ thống các giải pháp, biện pháp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong tiêu thụ như: mặt hàng tiêu thụ, doanh số cần đạt được, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu. 1.1.4.1.Chính sách sản phẩm Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chính sách dài hạn để thích ứng với SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí sự biến động của thị trường. Chính sách sản phẩm là nội dung cốt lõi của marketing mix vì thông qua đó doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả các chính sách như giá, phân phối, xúc tiến lại với nhau. Chu kỳ sống của sản phẩm: Bao gồm 4 giai đoạn từ khi sản phẩm tồn tại đến khi ngừng có mặt trên thị trường. - Giai đoạn giới thiệu: Đưa sản phẩm mới vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy quảng cáo nhằm kích cầu. Trong giai đoạn này, vấn đề cạnh tranh không được đề cao doanh nghiệp chỉ thiết lập thị trường, thuyết phục những người đầu tiên thử trãi nghiệm sản phẩm. Lợi nhuận thu về không đáng kể do chi phí sản xuất và Marketing cao, nhưng chưa tiêu thụ được. - Giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn nhu cầu về sản phẩm tăng cao, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ lớn. Khi này bắt đầu xuất hiện một số kẻ bắt chước doanh nghiệp trên thị trường, nhưng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo về mặt hàng này. - Giai đoạn bão hoà: Sản phẩm đã trở thành quen thuộc với thị trường, đồng thời doanh nghiệp đã có nhiều đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải chú ý đến đòi hỏi khác của khách hàng đối với sản phẩm thông qua các chính sách bao gói và chính sách khuyến mại. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nên hình thành ra những sản phẩm mới. - Giai đoạn suy thoái: Nhu cầu đối với sản phẩm giảm và doanh số bán giảm sút theo. Lợi nhuận có xu hướng giảm nhanh hơn doanh số bán. Doanh nghiệp phải chú ý kiểm tra hệ thống tiêu thụ nếu thấy ứ đọng nhiều thì phải quyết định ngừng sản xuất , “tung ngay”Trườngra những sản phẩmĐại mới. học Kinh tế Huế 1.1.4.2.Chính sách giá Là tập hợp những quy định mức giá cơ sở và biên độ giao động giá cho phép được quy định. Chính sách giá phải linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường như khả năng chi trả của người tiêu dùng, giá của đối thủ cạnh tranh Mục tiêu của chính sách giá là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy việc định giá phải hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và doanh số bán. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí  Mô hình định giá sản phẩm: - Xác định các mục tiêu thị trường. - Dự đoán tiềm năng của thị trường. - Phát triển việc định vị sản phẩm. - Mô hình marketing hỗn hợp. - Dự đoán sự co dãn của cầu theo giá - Ước lượng tất cả các chi phí liên quan. - Phân tích các yếu tố môi trường tác động. - Xác định mục tiêu định giá. - Phát triển cơ cấu giá.  Chính sách định giá bán: - Chính sách định giá theo thị trường - Chính sách định giá cao - Chính sách ổn định giá bán - Các quyết định về thay đổi giá bán 1.1.4.3.Chính sách phân phối Xây dựng chính sách phân phối là việc làm quan trọng để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Bên cạnh chất lượng của sản phẩm tiêu thụ thì các chính sách phân phối cũng rất quan trọng, phải làm sao để hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất. Một chính sách phân phối chặt chẽ giữa nhà sản xuất, thành phần trung gian và khách hàng cuối cùng là thực sự cần thiết. Một số loại trung gian phân phối: - Nhà bán lẻ, là trung gian mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bánTrường sản phẩm trực tiế pĐại cho ngư ờhọci tiêu dùng Kinh cuối cùng. tế Huế - Nhà bán buôn - Nhà phân phối - Đại lý và môi giới Kênh tiêu thụ: - Tiêu thụ trực tiếp SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Tiêu thụ trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua trung gian khác. Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, có điều kiện tiếp xúc với khách hàng. Nhược điểm: Tốn kém thời gian, tốc độ bán hàng chậm, tốc độ chu chuyển do lượng hàng bán ra mỗi lần ít. Doanh nghiệp Người tiêu dùng cuối cùng (Nguồn: Sách Quản trị chuỗi cung ứng. Supply Chain Management – Strategy, Planning, and Operation - Sunil Chopra – 5th) Sơ đồ 1.1: Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ gián tiếp Tiêu thụ gián tiếp là hình thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nhà trung gian thương mại. Ưu điểm: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm lớn trong thời gian ngắn nhất, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí lưu thông, bảo quản hàng hóa. Nhược điểm: Tốn thời gian lưu thông hàng hóa, tốn chi phí phân phối, tiêu thụ, khó kiểm soát khâu trung gian, khoảng cách giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng lớn. Môi giới Trường Đại học Kinh tế Huế Bán Người tiêu Doanh nghiệp Bán lẻ buôn dùng cuối cùng Đại lý SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí (Nguồn: Quản trị chuỗi cung ứng. Supply Chain Management – Strategy, Planning, and Operation - Sunil Chopra – 5th) Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ gián tiếp Chính sách phân phối: Xuất phát từ các đặc tính của sản phẩm, môi trường bán hàng, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng, mà cường độ bao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay đổi. Sự bao phủ về phân phối được xem như là một bảng biến thiên xếp từ chính sách phân phối rộng rãi sang chính sách phân phối độc quyền. - Phân phối độc quyền: Nhà sản xuất hạn chế một cách chặt chẽ việc phân phối, và các trung gian được độc quyền bán trong một khu vực cụ thể. Các đặc tính của sản phẩm là những nhân tố quyết định ở đây. Nơi nào sản phẩm yêu cầu nỗ lực bán phải được chuyên môn hoá nhất định hoặc các điều kiện bán đặc biệt hoặc các nhà kho lớn, kiểu phân phối này thường được lựa chọn. 1.1.4.4.Chính sách hỗ trợ bán hàng Là một chính sách quan trọng và có hiệu quả trong hoạt động marketing, hỗ trợ và tăng cường cho các chính sách về sản phẩm, giá cả và phân phối. Chính sách này giúp cho hàng hoá bán được nhiều hơn, nhanh hơn đồng thời củng cố vị trí của doanh nghiệp. Các hoạt động trong chính sách này đòi hỏi vừa khoa học vừa nghệ thuật, cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu vạch ra với chi phí thấp nhất. HoTrườngạt động xúc tiến s ảĐạin phẩm đư họcợc thực hiKinhện thông qua tế các chươngHuế trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng, hội chợ, triển lãm Thông qua hoạt động xúc tiến, sản phẩm sẽ được nhận biết rộng hơn, thông tin về sản phẩm rõ ràng, chi tiết hơn, kích thích nhu cầu của khách hàng . 1.1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá lại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm để đánh giá những ưu nhược điểm và tìm ra nguyên nhân của thất SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí bại, từ đó đề xuất những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm có thể sử dụng thước đo hiện vật (tấn, cái, mét ) hoặc thước đo giá trị. - Thước đo hiện vật: nhằm so sánh biến động khối lượng tiêu thụ từng sản phẩm hàng hóa giữa các kỳ phân tích. Khối lượng tiêu thụ là lượng sản phẩm tiêu thụ theo loại sản phẩm, khu vực, kênh phân phối - Thước đo giá trị: nhằm đánh giá kết quả tiêu thụ của tất cả các sản phẩm hàng hóa giữa các kỳ phân tích. Doanh số tiêu thụ sản phẩm là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo loại sản phẩm, khu vực, theo các kênh phân phối 1.1.6.Lý thuyết về siêu thị Khái niệm Theo Philips Kotler (2006), siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa". Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm". Theo Từ điển kinh tế thị trường, siêu thị “là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàngTrường đáp ứng nhu cầu Đạitiêu dùng họchàng ngày Kinh của người titếêu dùng Huế như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác". Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân làm 3 hạng: Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại siêu thị SIÊU HẠNG HẠNG HẠNG TIÊU CHÍ THỊ 1 2 3 Siêu thị Diện tích kinh ≥ 5.000 ≥ 2.000 ≥ 500 kinh doanh doanh Danh mục hàng tổng hóa ≥ 20.000 ≥ 10.000 ≥ 4.000 hợp (Đơn vị: tên hàng) Diện tích kinh ≥ 1.000 ≥ 500 ≥ 250 Siêu thị doanh chuyên Danh mục hàng doanh hóa ≥ 2.000 ≥ 1.000 ≥ 500 (Đơn vị: tên hàng) Đặc trưng của siêu thị Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng sau: Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng, là một kênh phân phTrườngối ở mức phát triển Đạicao, đượ c họcquy hoạch Kinh và tổ chức kinh tế doanh Huế dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre-service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh. Giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt: - Tự chọn - Tự phục vụ - Phương thức thanh toán thuận tiện - Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá - Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày 1.1.1. Tổng quan về sản phẩm hữu cơ  Nông nghiệp hữu cơ là gì? Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972. Nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa: "Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì nhiêu của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hormone tăng trưởng."  Khái niệm sản phẩm hữu cơ Sản phẩm hữu cơ là tất cả các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác, nuôi trồng theo một quy trình hữu cơ. Các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác hữu cơ: Sử dụng hạt giống, con giống có nguồn gen tự nhiên, canh tác trên đất được tăng độ phì nhiêu bằng các biện phápTrường như luân canh gi Đạiống cây trồng, học trồng Kinhcác nhóm cây tế có tácHuế dụng cải tạo đất, sử dụng phân bón nguồn gốc hữu cơ như phân gia súc, gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương Không sử dụng chất thải của người và phân bón tổng hợp sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại của động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại nhằm loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu không sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, hooc môn, chất kháng sinh trong chăn nuôi, cây trồng vật nuôi biến đổi gen. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Theo Honkanen và cộng sự (2006), “thực phẩm hữu cơ được sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định. Nguyên vật liệu và phương pháp canh tác được sử dụng trong sản xuất tăng cường cân bằng sinh thái của tự nhiên”. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO (2007), “thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm được sản xuất dựa trên hệ thống canh tác hoặc chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản, kháng sinh tăng trưởng Để thực vật, rau quả tăng trưởng, người ta dùng phân bón làm từ chất phế thải của động vật, thực vật thối rữa hoặc khoáng chất thiên nhiên”. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2006), “thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, hormon tăng trưởng và không sử dụng giống biến đổi gen. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các khu công nghiệp, đô thị và các trục đường giao thông chính. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều được làm mới hoặc được làm sạch. Không sử dụng các túi và vật đựng các chất cấm trong canh tác hữu cơ”.  Đặc điểm sản phẩm hữu cơ - Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ: Bảng 1.2: Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ CANH TÁC THÔNG THƯỜNG CANH TÁC HỮU CƠ Dùng phân bón hóa học Dùng phân bón tự nhiên Dùng thuốc bảo vệ thực vật Dùng thiên địch như chim, côn trùng DùngTrường thuốc diệt cỏ đ ểĐại quản lý hạthọc KinhSàng, quạt, tếlựa bằng Huế tay hạt giống Cho động vật dùng thuốc kháng Nuôi trồng bằng thực phẩm hữu cơ, sinh, hóc môn tăng trưởng, cho nuôi “ngoài vườn” phòng bệnh bằng thuốc hóa chất khi cần chữa bệnh phương tiện tự nhiên - Điều kiện để một sản phẩm được công nhận là sản phẩm hữu cơ: SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Theo tài liệu của trang Saffronrouge.com, được trang Organics.vn dịch ra tiếng Việt, “nếu một sản phẩm có một trong những chứng nhận hữu cơ (Certified organic) thì được coi là sản phẩm hữu cơ. Các sản phẩm tuyên bố là hữu cơ mà không có logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm thì không được coi là sản phẩm hữu cơ trừ khi mọi thành phần trong sản phẩm được làm từ các thành phần chứng nhận hữu cơ”. Có rất nhiều tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ được công nhận ở quy mô quốc tế. Tại mỗi nước cũng có những chứng nhận ở quy mô nội địa, đây là một số tổ chức chứng nhận thực phẩm hữu cơ “Organic” có trên 95% hữu cơ: Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia - United States Department of Agriculture (USDA) của Mỹ ban hành năm 2005: chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết thành phần hóa học khi chế biến. Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng. Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần. Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ. Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ đạt chất lượng Châu Âu: theo Quy định sốTrường834/2007 của EU vĐạiề quy trình học sản xuấ t,Kinh chế biến và tếkiểm soát,Huế dán nhãn hữu cơ, ta có: Dán nhãn chứng nhận hữu cơ Châu Âu của EU đảm bảo cho người tiêu dùng về: quá trình sản xuất phải tôn trọng tự nhiên và sản phẩm được sản xuất bền vững. - Người sản xuất sản phẩm hữu cơ được kiểm tra bởi các tổ chức kiểm soát 1 lần/năm nhằm đảm bảo chấp hành các quy định về hữu cơ, quy định bảo vệ sức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Động vật được chăm thả tự do và được đối xử theo các điều điện chăm sóc động vật. - Không có sản phẩm biến đổi gen trong nông nghiệp hữu cơ. - Giới hạn khắt khe về việc sử dụng hóa chất trừ sâu, phân bón và chất kháng sinh đối với thực vật. - Giới hạn khắt khe về việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến và các chất khác trong nông nghiệp hữu cơ. - Hầu hết các chất được sử dụng trong sản xuất tại nông trại đều bắt nguồn tại chỗ và sử dụng nguồn lực và kiến thức bản địa. - Các sản phẩm hữu cơ được mua tại các kênh phân phối sản phẩm hữu cơ được đảm bảo tuân theo các quy định khắt khe về bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật. Lợi ích khi sử dụng thực phẩm hữu cơ - Thực phẩm hữu cơ tốt hơn cho sức khỏe: Một nghiên cứu về trái cây và rau quả hữu cơ ở trường Đại Học Newcastle vào năm 2014 kết luận trong thực phẩm hữu cơ hàm lượng của chất chống oxy hóa, chất ngăn ngừa ung thư và bệnh tim cũng như tăng sức đề kháng, cao hơn trái cây và rau quả thông thường từ 19% tới 69%. Vào năm 2016, một nghiên cứu khác của châu Âu cho thấy những sản phẩm từ sữa hữu cơ chứa hàm lượng chất béo Omega-3 cao hơn, trong một vài thực phẩm có thể lên tới 50%. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì những động vật nuôi trồng bằng phương thức hữu cơ thường đi nhiều hơn, nên có ít mỡ hơn. - Thực phẩm hữu cơ có vị ngon hơn: Vì sản phẩm hữu cơ không được bảo vệ bởi thuốc trừ sâu, trái cây và rau củ hữu cơ phảiTrường tự bảo vệ khỏi bị Đại côn trùng học tấn công. Kinh Chúng làm đitếều nHuếày bằng cách tăng cường trao đổi để sản xuất ra những chất bảo vệ hóa học, sau đó trực tiếp chuyển biến sang hương vị và mùi hương. Về cơ bản, thực vật hữu cơ bị tấn công bởi côn trùng có thể tích trữ hàm lượng hóa chất hương vị cao hơn, cũng như các phân tử bảo vệ khác, bao gồm cả chất chống oxy hóa. Thành phẩm hữu cơ thường tươi mới và mang tính chất địa phương hơn, sẽ góp phần gia tăng hương vị hơn. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Thực phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường hơn: Có rất nhiều lợi ích tích cực khi nói đến hình thức canh tác hữu cơ. Một trong số đó bao gồm: tính bền vững lâu dài, đất lành mạnh hơn, nguồn nước, không khí và biến đổi khí hậu, sự đa dạng sinh học - Thực phẩm hữu cơ thân thiện với động vật hơn: Phúc lợi động vật được cải thiện với hình thức canh tác hữu cơ là nhờ vào sự gia tăng trong chăn nuôi tự do, nuôi trồng theo phương thức đồng cỏ và bởi vì nông dân hữu cơ cam kết là một hình thức canh tác thân thiện hơn với động vật. Tất cả các động vật trong hệ thống hữu cơ phải sống trọng điều kiện tự nhiên nhất. 1.1.2. Mô hình đánh giá của khách hàng cá nhân đối với chính sách tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 1.1.2.1. Một số nghiên cứu liên quan Hoạt động tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng trong kinh doanh, nó quyết định đến sự tồn tại cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ nhằm đưa ra những giải pháp để kinh doanh hiệu quả hơn. Trong nước, có một số nghiên cứu liên quan, cần thiết để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Văn Vĩnh, trường Đại học kinh tế – Đại học Huế (năm 2011) về đề tài “Tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của công ty TNHH Coxano - Trường Sơn” đã đánh giá được hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp một cách khá toàn diện đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực. Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Phương Thảo, trường Đại học Kinh tế Huế - Đại học Huế (2010 - 2014) với đề tài “Phân tích và đánh giá chính sách tiêu thụ sản phẩm tôn lạnhTrường tại công ty TNHH tônĐại Bảo Khánh”. học Kinh tế Huế 1.1.2.2. Mô hình nghiên cứu  Mô hình học thuyết hành động hợp lý (TRA) Thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980). SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng. Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ), những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau. Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua. Do đó thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Huế Niềm tin đối với những thuộc Thái tính của sản phẩm độ đối Đo lường niềm tin đối với với hành những thuộc tính của sản phẩm Ý Hành vi định vi hành Niềm tin về những người ảnh thật vi hưởng nghĩ rằng tôi nên hay Quy sự không nên mua sản phẩm chuẩn SVTH: Tr n Th Thùy Nhi 23 ầ ị chủ Sự thúc đẩy làm theo ý muốn quan của những người ảnh hưởng
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Sơ đồ 1.3: Thuyết hành động hợp lý (TRA) (Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 1987) Ưu điểm: Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này phối hợp 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Phương thức đo lường thái độ trong mô hình TRA cũng giống như mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên mô hình TRA giải thích chi tiết hơn mô hình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan. Nhược điểm: Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hình này bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong mà trong thực tế có thể là một yếu tố quyết định đối với hành vi cá nhân (Grandon & Peter P. Mykytyn 2004; Werner 2004). Yếu tố xã hội có nghĩa là tất cả những ảnh hưởng của môi trường xung quanh các cá nhân mà có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (Ajzen 1991), yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng.  Mô hình hành vi dự định (TPB) Theo Ajzen năm 1991 về thuyết hành vi dự định, được phát triển từ lý thuyết hành độngTrường hợp lý (TRA; AjzenĐại & Fishbein, học 1975), Kinh giả định tếrằng mộtHuế hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Sơ đồ 1.4: Thuyết hành vi dự định (TPB) (Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 1987) Nhân tố Định nghĩa Thái độ Cảm xúc tiêu cực hay tích cực của một cá nhân về hành vi thực hiện mục tiêu. (Fishbein & Ajzen, 1975) Chuẩn chủ Tiêu chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về áp lực xã Trườngquan hĐạiội để thực học hiện hoặc Kinh không thực hiệntế mộtHuế hành vi dưới sự cân nhắc cẩn thận (Athiyaman, 2002). Kiểm soát Nhận thức dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi hành vi cảm (Ajzen, 1991). Trong bối cảnh nghiên cứu hệ thống thông nhận tin “Nhận thức hạn chế bên trong và bên ngoài của hành vi” (Taylor & Todd, 1995) SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Ưu điểm: Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận. Nhược điểm: Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004): Thứ nhất, yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004). Thứ hai, có thể có một khoảng cách thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner 2004). Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Thứ ba, là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004). Định nghĩa các thành phần Đánh giá về nhu cầu và hành vi mua sắm sản phẩm là nghiên cứu phổ biến đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành. Theo nghiên cứu của AC Niesel về ngành hàng tiêu dùng vào năm 2012, có 4 nhân tố chính tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại cửa hàng tạp hóa được chia làm 2 nhóm là về kinh tế và sức khỏe, dị ứng thực phẩm (food allergy) và chi phí đi lại (transportation costs). MộTrườngt nghiên cứu khác vĐạiới đề tài “Cáchọc yếu tốKinhảnh hưởng đtếến lự aHuế chọn cà phê ngoại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” công trình được tác giả Trần Thị Trúc Linh thực hiện cho luận án Thạc sĩ chuyên ngành Quản Trị kinh doanh (2016) đã sử dụng các yếu tố sau đây để khảo sát khách hàng: “Chất lượng, Giá cả, Mật độ phân phối, Chương trình khuyến mãi, Thái độ đối với việc lựa chọn cà phê ngoại, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát nhận thức tài chính”. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Trên cơ sở nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong nước và nước ngoài, tôi nhận thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu đều kết luận rằng mô hình dự đoán hành vi TRA là đủ cơ sở để tiến hành các nghiên cứu về xu hướng hành vi của khách hàng. Theo đó, kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng nhãn hàng riêng và sau khi phân tích các mô hình liên quan như mô hình TRA, mô hình TPB, xét thấy mô hình TRA khá phù hợp với thực trạng và quy mô nghiên cứu của đề tài, chính vì vậy, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều dựa trên các yếu tố thuộc mô hình TRA và có sự hiệu chỉnh phù hợp với đặc tính sản phẩm và hướng nghiên cứu của đề tài. Mô hình nghiên cứu đề xuất được minh hoạ bởi sơ đồ 1.5: Giá Chất lượng Hiệu quả tiêu thụ các Uy tín thương hiệu sản phẩm Co.op Organic Tiện ích sử dụng Thiết kế bao bì Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất  Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic với 20 biến quan sát đại diện, mô hình nghiên cứu đề xuất có 5 giả thuyết tương ứng được đưa ra: TrườngGiả thuyết H1: GiáĐại cả củ ahọc các sản phKinhẩm Co.op Organictế Huế tác động nghịch chiều đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic. Giả thuyết H2: Chất lượng của các sản phẩm Co.op Organic tác động thuận chiều đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic. Giả thuyết H3: Uy tín thương hiệu Co.op Organic tác động thuận chiều đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Giả thuyết H4: Tiện ích sử dụng tác động thuận chiều đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic. Giả thuyết H5: Thiết kế bao bì tác động thuận chiều đến hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm Co.op Organic. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Thị trường bán lẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế  Tổng quan về thị trường bán lẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng mức bán lẻ hàng hóa 3942312.7 4000000 3546268.6 3223202.6 3500000 2941065 2648856.7 3000000 2403723.2 2500000 2000000 1500000 1000000 500000 0 2015 2016 Sơ bộ 2017 Giá trị (Tỷ đồng ) Tổng số Bán lẻ Biểu đồ 1.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Số liệu từ Tổng cục thống kê) Qua số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam ta dễ dàng nhận thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ năm 2015-2017. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số của tỉnh, trong sơ bộ năm 2017 chiếm 74.6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế. TrườngThị trường bán lẻ tại Đại tỉnh Thừa học Thiên Hu Kinhế trong những tế năm Huế trở lại đây Có nhiều biến chuyển khởi sắc bởi sự có mặt của một số nhà bán lẻ lớn trong nước cũng như nước ngoài như siêu thị Co.opmart, Big C, Vinmart - Ngày 13/7/2009, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và Tổng công ty Dệt Phong Phú đã chính thức khai trương Đại siêu thị và Trung tâm thương mại Big C Huế tại Phong Phú Plaza, thành phố Huế. Big C Huế được đầu tư trên 300 tỷ đồng và là đại siêu thị lớn và hiện đại vào bật nhất khu vực miền Trung hiện nay, tạo việc làm cho SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí khoảng 500 lao động địa phương. Khu Trung tâm thương mại ở tầng trệt rộng 3.600m2 bán sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức của các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế. Khu đại siêu thị tự chọn rộng 4.800m2 ở tầng 1 và 2, kinh doanh hơn 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm, trong đó 95% là hàng Việt Nam và 25% là hàng địa phương. Tầng 3 rộng 3000m2 là khu vực ẩm thực, nhà sách, khu vui chơi trẻ em Hiện nay Big C Huế bước đầu đang triển khai hợp tác với trên 20 nhà sản xuất thực phẩm, rau quả tươi sống tại địa phương, hướng dẫn họ trong việc ổn định sản xuất, tôn trọng các chuẩn mực qui định về an toàn vệ sinh, phát triển bền vững các ngành nghề địa phương. - Ngày 19/5/2018, khai trương trung tâm thương mại Vincom Plaza Huế đầu tiên tại Huế, trên đường Hùng Vương của thành phố. Quy mô hơn khi sở hữu mặt bằng lên tới 14.000m2 với 5 tầng trung tâm thương mại, được bố trí thành các phân khu riêng biệt phù hợp với nhu cầu mua sắm của khách hàng. Khách hàng tại đây sẽ có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, uy tín của hệ sinh thái Vingroup như: Siêu thị VinMart với hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng hữu ích, thực phẩm tươi sống an toàn; nông sản VinEco ứng dụng công nghệ nuôi trồng hiện đại hàng đầu thế giới. Khách hàng cũng được thỏa sức chọn lựa hàng loạt sản phẩm điện máy điện tử của những thương hiệu lớn hàng đầu thế giới trong siêu thị điện máy VinPro. Với chính sách mở cửa của tỉnh, hàng loạt các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm được xây dựng và ngày càng mở rộng trên địa bàn thành phố đã tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến giành thị phần trên địa bàn tỉnh. Khi mà thị trường nhỏ hẹp, cạnh tranh ngày một tăng lên, yêu cầuTrường của người tiêu dùng Đại ngày mộ thọc tăng cao đKinhòi hỏi các doanh tế nghi Huếệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đặt ra những chính sách, giải pháp để giữ vững vị thế của mình. 1.2.2. Thị trường các sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam hiện nay Khi nền kinh tế phát triển đi lên, thu nhập của người dân được tăng cao, yêu cầu về những sản phẩm hữu cơ chất lượng “ngon” và “an toàn” đang được đặt lên hàng đầu trong cuộc sống hàng ngày. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Bên cạnh hệ thống chợ, hiện nay tại nhiều nơi đặc biệt là các thành phố lớn đã mọc lên không ít cửa hàng thực phẩm hữu cơ với giá bán cao hơn, các sản phẩm hữu cơ cũng có mặt tại nhiều siêu thị lớn nhỏ. Hiện nay, thực phẩm organic đang là xu hướng ăn uống rất được long của những người tiêu dùng thông thái. Nhu cầu thực phẩm hữu cơ tăng kỷ lục trên thế giới. Đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống hữu cơ. Một báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam khi được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm về địa phương, tự nhiên và hữu cơ khi có thể. Dựa trên những số liệu được nghiên cứu kể trên cùng với sự xuất hiện của thực phẩm bẩn, không an toàn, kém chất lượng trong một vài năm gần đây tại Việt Nam cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch an toàn và thực phẩm hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu phát triển của ngành nông nghiệp. Ngày 22/5/2013 Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602- 2006: Hữu cơ-Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Năm 2012 nông nghiệp hữu cơ đã được các cơ quan báo chí và thông tin đại chúng luôn nói đến, điều này cho thấy nhiều người đã quan tâm đến sản phẩm hữu cơ và thị trường nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam bước đầu có tín hiệu tốt nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số lượng thương nhân, cácTrường nhà bán lẻ ngày càngĐại tăng vàhọc đang t ìmKinh kiếm sản ph tếẩm hữHuếu cơ tươi để cung cấp cho người tiêu dùng thị trường nội địa. Các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu chính là chè hữu cơ (ecolink) và gạo (Vienphu), song thực tế sản phẩm hữu cơ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vì giá cao hơn 50-200% so với không hữu cơ. Nắm bắt được xu hướng của thị trường, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào các lĩnh vực thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ như: Tập đoàn VinGroup, Vinamit, Saigon Co.op, AEON, Big C, Satra Food những sản phẩm từ các doanh SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí nghiệp này khi đưa ra thị trường bước đầu đã được nhiều người tiêu dùng trong nước đón nhận. 1.2.3. Thị trường thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm trở lại đây Trong những năm gần đây, nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhiều cơ sở kinh doanh nông sản và thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ đã ra đời trên địa bàn thành phố Huế. Hiện tại, trên địa bàn thành phố có hơn 12 cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm sạch và an toàn. Một số cửa hàng tiêu biểu như: Siêu thị Nông sản hữu cơ Quế Lâm tại số 101 Phan Đình Phùng - thành phố Huế cung cấp các sản phẩm sạch như: gạo hữu cơ, trà hữu cơ, thanh long hữu cơ và các loại thực phẩm sạch (trứng gà, trứng vịt, các loại rau củ quả ). Những sản phẩm ở đây được sản xuất theo quy trình hữu cơ, thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu hoá chất, không chất bảo quản, nhằm phục vụ người dân có được những sản phẩm tốt, an toàn. Cửa hàng chuỗi thực phẩm sạch vườn Quê theo tiêu chuẩn VietGAP tại số 1 Trần Cao Vân – thành phố Huế. Cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, bao gồm các loại rau, củ, quả, thịt heo, thịt gà an toàn từ các hộ dân trồng rau tại các xã Quảng Thành và Quảng Thọ huyện Quảng Điền sản xuất theo mô hình VietGAP. Ngoài ra, cửa hàng còn trưng bày và bán các sản phẩm nước mắm của các làng nghề truyền thống, các loại dầu dừa, dầu mè đen Cửa hàng Huế Việt nằm trên đường Trường Chinh, thành phố Huế là cửa hàng kinh doanh thực phẩm và nông sản hữu cơ. Các thực phẩm được bày bán khá đa dạng và phong phú, được trồng theo phương pháp hữu cơ, không chất hóa học, chất kích thích sinh trưởng được trồTrườngng tại trang trại rau ởĐạiHương Vân, học huyện HươngKinh Trà, Th ừtếa Thiên Huế Huế. Cửa hàng Nông dân Huế tại số 44 Hai Bà Trưng - thành phố Huế với gần 50 mặt hàng nông sản do chính tay người nông dân làm ra, đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người nội trợ muốn mua thực phẩm sạch tại Huế. Ngoài ra còn có các cửa hàng thực phẩm sạch nhỏ lẻ khác trên thành phố như của hàng rau sạch Susu Xanh, rau sạch Huế Farm SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CO.OP ORGANIC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CO.OPMART HUẾ 2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế Hệ thống siêu thị Co.opmart Từ một siêu thị đầu tiên, Co.opmart đã nhanh chóng phát triển, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng thành phố. Ngày nay, Co.opmart đã thật sự trở thành "ngôi chợ" văn minh, hiện đại với hơn 100 Siêu thị hoạt động trên mọi miền đất nước. Siêu thị đầu tiên: Ngày 09/02/1996, Saigon Co.op đã cho ra đời Co.opmart Cống Quỳnh đặt tại Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh, là siêu thị Hợp tác xã (HTX) đầu tiên. Tiêu chí Đây là bước ngoặc vô cùng quan trọng trong chặng đường phát triển của Saigon Co.op. Sự ra đời của Co.opmart Cống Quỳnh đã xóa đi tâm lý trong người tiêu dùng và CBCNV Saigon Co.op "Hợp tác xã là xập xệ, trì trệ, nhỏ lẻ", giúp Saigon Co.op thêm tự tin để khẳng định hoàn toàn có khả năng thành công trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại. Để tạo nét đặc trưng cho Co.opmart, Saigon Co.op đã chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và Cán bộ Công nhân Viên chức là lực lượng chiếm số đông trong xã hội. Hệ thống siêu thị Co.opmart - "Bạn của mọi nhà" đang ngày càng phát triển và thu hút đông đảo khách hàng, tiêu biểu cho ngành bán lẻ hiện đại của TP.HCM.Trường Đại học Kinh tế Huế Mạng lưới Tính đến tháng 12 năm 2018, mạng lưới Co.opmart đạt con số 100 siêu thị: Thành phố Hồ Chí Minh 34 siêu thị, miền Bắc 7 siêu thị, miền Đông Nam Bộ 12 siêu thị, miền Tây Nam Bộ 25 siêu thị, miền Trung 17 siêu thị, Tây Nguyên 7 siêu thị. Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế (Hue Co.opmart Company limited) Ngày thành lập: 24/05/2008 SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Địa chỉ: 06 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng diện tích: trên 6.460 m2 Điện thoại: (0234)3.588.555 Hotline: 1800545492 Fanfage: Co.opmart Huế Website: Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế còn được gọi là siêu thị Co.opmart Huế được thành lập vào ngày 24/05/2008, là thành viên thứ 30 trong hệ thống siêu thị Co.opmart. Siêu thị Co.opmart Huế nằm trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Trường Tiền Plaza, tọa lạc ở 06 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Siêu thị được đầu tư xây dựng với sự hợp tác giữa công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) và công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Trường Tiền. Với tổng số vốn đầu tư 10 tỷ đồng, Co.opmart Huế có diện tích tổng thể 6.460 m2 với hai tầng lầu bao gồm các khu chức năng như: Siêu thị tự chọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, nhà sách Fahasa, khu ẩm thực, khu vui chơi, bãi giữ xe ngoài ra còn có các dịch vụ, trang thiết bị hiện đại khác đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và du khách khi đến thành phố Huế. Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế bao gồm: 1. Khu tự chọn Kinh doanh trên 20.000 mặt hàng thuộc các ngành hàng như thực phẩm công nghê, tươi sống trong khu tự chọn tầng một, hóa phẩm, đồ dùng, may mặc trong khu tự chọn tầngTrường hai trong đó hơn Đại 85% là họchàng Việ tKinh Nam chất lư ợtếng cao. Huế Ngoài ra còn có các sản phẩm thuộc nhãn hàng riêng của Co.op đa dạng các loại mặt hàng chất lượng đảm bảo, giá cả lại phải chăng. 2. Các quầy hàng tư doanh - Khu chuyên biệt kinh doanh thức ăn nhanh KFC - Nhà sách của Công ty Cổ phần Phát hành sách TP. HCM - Nhà sách Fahasa - Khu vui chơi phát triển kỹ năng bé và bạn SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Khu kinh doanh điện máy Chợ Lớn: ghế mát xa, bình nước nóng - Những thương hiệu thời trang nổi tiếng như: Blue Exchange, Nino maxx - Nữ trang hàng bạc Phú Nhuận (PNJ) - Đồng hồ Casino, mắt kính, phụ kiện, nước hoa, tinh dầu, dược phẩm Cửa hàng áo quần, đồ chơi cho trẻ em, đồ lưu niệm - Phụ kiện, linh kiện điện thoại 3. Các loại hình dịch vụ - Quầy thực phẩm chế biến nấu chín đáp ứng nhu cầu ăn uống cho nhân viên, khách hàng, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp túi tiền. - Các dịch vụ khách hàng tiện lợi: + Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn, tiện ích cho khách hàng: hệ thống điều hoà, tủ đông tủ mát, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang cuốn, thang máy + Bãi giữ xe rộng với diện tích khoảng 600 m2 đảm bảo nơi đậu đỗ xe máy, xe đạp, xe đạp điện. Tuy nhiên vẫn chưa có bãi đổ xe ô tô rỗng rãi đáp ứng cho khách hàng khi đời sống ngày một nâng cao. Đây có lẽ là một hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. + Hai tầng với 12 máy tính tiền phục vụ khách hàng nhanh chóng trong những giờ cao điểm. + Dịch vụ bán phiếu quà tặng, gói quà miễn phí, giao hàng tận nơi với hoá đơn mua hàng trị giá 200.000đ trở lên trong phạm vi nội Thành bán kính 5km. + Đặt hàng qua điện thoại, tư vấn khách hàng miễn phí cước gọi. + Sửa chữa, lên lai áo quần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + LTrườngắp đặt máy ATM ngayĐại cửa rahọc vào (Vietcombank, Kinh MB) tế thu Huếận tiện cho khách hàng. + Cho phép đổi trả hàng, hoàn tiền cho khách hàng trong ngày nếu còn giữ hóa đơn chính và hàng hóa nguyên vẹn. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. - Siêu thị chuyển hoá từ tư liệu sản xuất thành các mặt hàng thương mại đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. - Hình thành, dự trữ, bảo vệ và quản lý chất lượng hàng hóa. Sau khi tạo ra được thành phẩm, có thể là tự sản xuất hay lấy từ các nhà cung cấp khác, phải quản trị tồn kho, dự trữ hàng hóa để đảm bảo tính liên tục và ổn định đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho người tiêu dùng, đồng thời có những phương pháp bảo quản tốt bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về hàng hoá đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng yêu cầu. - Là một mắt xích quan trọng trong hệ thống mạng lưới phân phối vì vậy siêu thị còn có chức năng giao tiếp - phối hợp giữa siêu thị với các nhà cung cấp và các doanh nghiệp đối tác của mình, từ đó hình thành nên một hệ giá trị liên kết giữa các bên trong quá trình mua bán, tư vấn cho người tiêu dùng và tư vấn cho nhà sản xuất. 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, siêu thị nhận thức được tầm quan trọng chất lượng hàng hoá trong việc tạo dựng thương hiệu và uy tín vì vậy luôn đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chỉ tiêu về chất lượng hàng hoá góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm, bảo đảm thu nhập và quyền lợi của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằm góp phần ổn định xã hội. 2.1.3 Các mặt hàng kinh doanh LàTrường công ty kinh doanh Đại tổng hợp họcnên hàng hóaKinh mà công tytế kinh Huế doanh rất đa dạng và phong phú, hiện tại có trên 20.000 mặt hàng thuộc các ngành hàng khác nhau. Có thể phân chia mặt hàng thành các ngành hàng sau: ngành hàng may mặc; ngành hàng đồ dùng; ngành hàng mỹ phẩm; ngành hàng thực phẩm công nghệ; ngành hàng thực phẩm tươi sống. Do kinh doanh nhiều mặt hàng công ty không tránh khỏi sự trùng lặp trong cơ cấu và mặt hàng kinh doanh với các đơn vị kinh doanh khác. Điều này làm cho tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các mặt hàng trên công ty đều là những hàng SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí có chất lượng cao, được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất, đại lý. Chất lượng hàng hóa ở đây được kiểm tra chặt chẽ và có tiêu chuẩn hóa. Công ty TNHH Co.opmart Huế kinh doanh chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng, đây là lĩnh vực lớn nhiều tiềm năng. Người tiêu dùng đòi hỏi sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, không chỉ chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa mà cả về thời gian, sự tiện ích, thuận lợi trong mua bán hàng hóa. Điều này cũng mở ra cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh cũng như nhiều thách thức đòi hỏi công ty có sự nhanh nhạy, khéo léo, sự nổ lực, niềm tin vào khả năng của chính mình. Nguồn hàng kinh doanh: Nguồn hàng kinh doanh của cả hệ thống được phân bổ qua phòng kinh doanh và trung tâm phân phối của Liên Hiệp HTX thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài các ngành hàng mua tập trung ở trung tâm phân phối còn có lấy trực tiếp từ các nhà sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết cấu nguồn hàng gồm 2 loại: Loại hàng tập trung: chiếm 90 - 95% tổng lượng hàng hóa toàn công ty. Nguồn hàng này được mua tập trung ở trung tâm phân phối thông qua việc đặt hàng ở phòng kinh doanh. Hàng tự doanh: chiếm 5 – 10% tổng lượng hàng hóa toàn công ty. Lượng hàng này do các ngành hàng tự tìm kiếm, khai thác và đưa vào hoạt động kinh doanh. Công ty cho phép tạo thêm nguồn hàng này nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của ngành hàng tạo nên nét đặc trưng của siêu thị mỗi vùng miền. - Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín: Là một trong những mặt hàng nổi bật trong hệ thống Co.opmart, với tiêu chí phục vụ nhanh, tiện lợi, chất lượng và luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp tiết kiệm thời gian cho những người nội trợ bận rộn, bao gồm: + RauTrường củ các loại, trái Đại cây trong học nước, nh Kinhập khẩu, thị t heo,tế bò,Huế gà, cá, tôm, các thực phẩm chế biến, tẩm ướp sẵn - Thực phẩm công nghệ, đông lạnh: Hợp tác với các nhà cung cấp và các đối tác chiến lược lớn, có thể kể đến một số nhà cung cấp như SaiGonFood, Vissan, Cầu tre, Long Thành, Bibica, Vina ecook, Pepsico, Coca, Vinamilk, TH, Dutch Lady Luôn đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người tiêu dùng tại Co.opmart. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Hóa phẩm: P&G, Unilever, Mỹ phẩm Sài Gòn là những nhà cung cấp các mặt hàng hóa mỹ phẩm thiết yếu hàng ngày như bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm các loại với mức giá hợp lý, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chất lượng luôn đảm bảo là lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng. - Đồ dùng: Hàng hóa chất lượng, mẫu mã đa dạng, đẹp mắt giá cả lại phù hợp túi tiền mang đến cảm nhận cho người tiêu dùng khi trãi nghiệm dùng thử các mặt hàng đồ dùng tại Co.opmart. Đến với Co.opmart Huế khách hàng luôn tin tưởng độ an toàn cũng như độ bền với những sản phẩm bày bán từ các nhà cung cấp như Sun house, Vivo, Happy Cook, Kangaru, Nhôm Kim Hằng, pha lê Việt Tiệp, nhựa Phát Thành - May mặc: Các sản phẩm quần áo từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường như Việt Tiến, Việt Thắng, An Phước luôn đảm bảo về chất lượng, độ an toàn nhưng vãn đảm bảo tính thời trang mang lại cho khách hàng phong cách ăn mặc sang trọng, lịch lãm đối với nam giới; sành điệu, quý phái cho phái đẹp với mức giá phù hợp. - Nhãn hàng riêng Co.opmart: Sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả lại hợp lí các sản phẩm Co.op vẫn luôn là lựa chọn thích hợp cho người tiêu dùng như các sản phẩm Co.op Organic, dầu ăn Co.op, nước rửa chén Co.op, bột giặt Co.op, giấy vệ sinh Co.op, nhãn hiệu thời trang Co.op 2.1.4 Cơ cấu tổ chức BộTrườngmáy tổ chức theo cơĐại cấu đơn học giản, gọ nKinh nhẹ nhưng vẫtến đả mHuế bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Sử dụng mô hình trực tuyến chức năng cho bộ máy quản lý, siêu thị Co.opmart Huế đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quản lý của siêu thị. Trong mô hình này, nhân viên được chia vào các tổ phù hợp với khả năng trình độ làm việc của mình và được trực tiếp quản lý bởi các tổ trưởng. Các tổ này hoạt động dưới sự lãnh đạo đồng thời của cấp trên trực tuyến và bộ phận chức năng. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Giám đốc NV chất lượng Phó giám đốc Phó giám đốc Hàng thực phẩm Hàng phi thực phẩm Quầy bánh mỳ Bộ phận hỗ trợ bán Bộ phận quản trị TT&TP Tổ TT&TP Tổ TT&TP Tổ TT Tổ sản TT&TP Tổ TT&TP Tổ NT Nhóm TT & Kế toán Khu thực phấm thực sản phẩm phẩm hóa mỹ thu ngân quảng TP Tổ NT bảo trì cho thực phẩm phẩm mềm cứng phẩm & và dịch vụ cáo bảo vệ thuê, tươi sống, công sản phẩm khách khuyến NT vi tính hợp chế biến & nghệ & vệ sinh hàng mãi & tác nấu chín đông lạnh thiếu nhi Tổ chức HC NV TK & PK TK & PK TK & PK TK & PK NV NV NV NV NV a NV NV NV NV Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế Trường Đại học Kinh(Nguồn: B ộtếphậ n HuếMarketing - siêu thị Co.opMart Huế) SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Cơ cấu tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế bao gồm: - Giám đốc: là người đứng đầu ở siêu thị đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền để thực hiện một số công việc của công ty. - Nhân viên chất lượng: Là bộ phận kiểm tra chất lượng cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong siêu thị (chất lượng, số lượng hàng tồn, hạn sử dụng ) để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Tổ sản phẩm cứng (Tổ đồ dùng): đứng đầu là tổ trưởng chịu trách nhiệm về các loại sản phẩm như xoong nồi, ấm chén, các đồ dùng trong gia đình - Tổ sản phẩm mềm (Tổ may mặc): tổ này chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm may mặc như áo quần, giày dép - Tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: bao gồm tổ phó và tổ trưởng chịu trách nhiệm về các mặt hàng hoá mỹ phẩm như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén - Quầy bánh mỳ: đứng đầu là tổ trưởng, tổ này chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ các loại bánh mỳ và các chủng loại bánh khác nằm trong quầy bánh mỳ như bánh mì dài, bánh mì mặn, bánh mì ngọt, bánh mì sandwich các loại - Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh: đứng đầu là tổ trưởng, ngoài ra còn có nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như sữa các loại, dầu ăn, mì gói, nước mắm, các mặt hàng đông lạnh đóng gói - Tổ thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín: bao gồm nhân viên bán hàng và kỹ thuậtTrường viên là những ngưĐạiời chị uhọc trách nhi ệKinhm quản lý các tế m ặtHuế hàng như rau, củ, quả, cá, thịt, hải sản - Tổ thu ngân: chịu trách nhiệm tính tiền, lập hóa đơn thanh toán cho khách hàng, tổng kết báo cáo cho bộ phận quản lý sau mỗi ca làm việc. - Tổ Marketing (Quầy dịch vụ khách hàng): bao gồm các chuyên viên chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, cung cấp SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí những thông tin mà khách hàng cần, đồng thời thực hiện các vấn đề liên quan đến dịch vụ, các chương trình chăm sóc, tri ân khách hàng - Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho siêu thị. Ngoài ra còn trông giữ xe, tài sản khác của khách hàng và thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy trong siêu thị. - Tổ văn phòng: bao gồm các bộ phận tổ chức hành chính, bảo trì và tạp vụ. Tổ này chịu trách nhiệm quản lý sổ sách và các kế hoạch của siêu thị, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc phục vụ cho các hoạt động của siêu thị và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho siêu thị. - Bộ phận kế toán: gồm các kế toán, nhân viên vi tính, giám sát kho hàng, thủ quỹ, bộ phận chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt bằng và hợp tác với các đối tác để phát triển siêu thị. 2.1.5 Khách hàng Đối tượng khách hàng mà siêu thị hướng đến là những gia đình có thu nhập trung bình, khá trở lên, bên cạnh đó siêu thị vẫn đáp ứng một lượng nhỏ khách hàng có thu nhập thấp. Trong đó có 85% khách hàng thuộc địa bàn thành phố Huế, ngoài ra có một lượng nhỏ là khách hàng nước ngoài và khách du lịch đến tham quan và mua sắm tại tỉnh Thừa Thiên Huế vì siêu thị nằm trong khu vực có nhiều địa điểm tham quan du lịch. Qua thực tế, ta thấy rằng khách hàng đến với siêu thị thuộc mọi lứa tuổi, nhưng chiếm tỷ lệ cao từ 25 – 45. Ngoài ra còn một số khách hàng đã về hưu và những sinh viên, học sinh với khả năng mua sắm hạn chế đến tham quan và giải trí tại siêu thị. 2.1.6 Đối thủ cạnh tranh - Cạnh tranh nội bội ngành: Big C Huế, Vinmart Huế - CácTrường chợ truyền thống Đại như chợ họcĐông Ba, Kinhchợ An Cựu, chtếợ B Huếến Ngự, chợ Cống, các chợ xép, chợ huyện - Các chợ đầu mối như chợ Bãi Dâu - Các cửa hàng tiện lợi như chuỗi các của hàng bán thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, Family mart, 7-Eleven, các cửa hàng bán đồ Nhật, Hàn cũng đã có mặt tại Huế tgrong những năm gần đây. SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Tuy nhiên, một nhóm khách hàng đã và đang sử dụng và tin dùng những sản phẩm tại Co.opmart vẫn là những khách hàng từ Thân thiên đến Thành viên, VIP và mong muốn trở thành một trong những khách hàng Bạch kim của siêu thị. Bởi chất lượng dịch vụ của siêu thị ngày một nâng cao, luôn luôn tận tâm phục vụ khách hàng bằng sản phẩm chất lượng nhất, giá tốt nhất làm hài long mọi yêu cầu của khách hàng. 2.1.7 Tình hình nhân sự của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2015 - 2017 Lao động là lực lượng sản xuất đóng vai trò chủ đạo, quyết định nhất của xã hội. Là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì chất lượng lao động quyết định đến năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh cao vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Yêu cầu chất lượng lao động ngày một tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp cần có những cách thức cũng như phương pháp tuyển chon, huấn luyện, đạo tạo lao động. Bên cạnh đó phải lấy được lòng tin của nhân viên cũng như hạn chế tình trạng nhảy việc, bỏ việc trong doanh nghiệp. Siêu thị Co.opmart Huế là một công ty kinh doanh dịch vụ bán lẻ nên yếu tố lao động đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là tình hình lao động của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ chuyên môn của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (ĐVT: Người) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu +/ - +/- +/- +/- (%) (%) (%) (%) ( %) TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 165 100 169 100 171 100 4 2,42 2 1,18 1. Theo giới tính Nam 60 36,36 62 36,69 63 36,84 2 3.33 1 1,61 Nữ 105 63,64 107 63,31 108 63,16 2 1,90 1 0,93 2. Theo trình độ chuyên môn Đại học và trên Đại học 37 22,42 40 23,67 41 23,97 3 8,11 1 2,5 Cao đẳng, Trung cấp 55 33,33 58 34,32 59 35,09 3 5,45 1 1,72 Lao động phổ thông 73 44,24 71 42,01 71 42,11 -2 -2,74 0 0 (Nguồn: Bộ phận Marketing - siêu thị Co.opmart Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Cơ cấu lao động theo giới tính 80.00% 63.64% 63.31% 63.16% 60.00% 36.36% 36.69% 36.84% 40.00% 20.00% 0.00% 2015 2016 2017 Nam Nữ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị: %) Qua biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính ta nhận thấy: - Lao động tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế chủ yếu là lao động nữ, để phù hợp với tính chất công việc nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc. - Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng lao động tăng đều ở cả nam và nữ, tuy nhiên số lượng tăng qua các năm không đáng kể (< 5 người/năm) cụ thể trong năm 2015 có 165 lao động, năm 2016 có 169 lao động (tăng 04 lao động), naưm 2017 có 171 lao động (tăng 02 lao động). Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 44.24% 42.01% 42.11% 45.00% 40.00% 35.09% 33.33% 34.32% 35.00% 30.00% 22.42% 23.67% 23.97% 25.00% 20.00% 15.00% Trường10.00% Đại học Kinh tế Huế 5.00% 0.00% 2015 2016 2017 Đại học và trên Đại học Cao đẳng, Trung cấp Lao động phổ thông Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị: %) SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Qua biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ta nhận thấy: - Lao động tại công ty TNHH MTV Co.opmnart Huế chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ học vấn thấp, chiếm 44.24% tổng lao động trong năm 2015, năm 2017 chiếm 42.11% tổng lao động. - Lao động đang có xu hướng giảm lao động có trình độ phổ thông đồng thời tăng lao động có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng trở lên. Cụ thể, năm 2015 lao động phổ thông chiếm 44.24%, lao động Trung cấp, Cao đẳng chiếm 33.33%, lao động Đại học và trên Đại học chiếm 22.42% nhưng đến năm 2017 thì lao động phổ thông chiếm 42.11%, lao động Trung cấp, Cao đẳng chiếm 35.09%, lao động Đại học và trên Đại học chiếm 23.97% tổng lao động. Có sự thay đổi như trên là phù hợp với xu thế phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày một tăng cao để nâng cao chất lượng dịch vụ thỏa mãn yêu cầu, thị hiếu của khách hàng. 2.1.8 Tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2015-2017 Bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực thì tài sản và nguồn vốn cũng là hai yếu tố quyết định đến sức mạnh và năng lực tài chính của một siêu thị. Một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho siêu thị hoạt động một cách hiệu quả, củng cố lòng tin của khách hàng, đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững của siêu thị. Trong giai đoạn từ năm 2015-2017, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên một cách đáng kể, từ gần 50 tỷ đồng năm 2015 tăng lên gần 64 tỷ đồng vào năm 2017. Điều này có thể được lý giải bởi sự mở rộng quy mô hoạt động của siêu thị trong thời gian vừa qua, đồng thời là kết quả minh chứng cho việc kinh doanh thành công của siêu thị bằng việc bắt đầu cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần với các siêuTrường thị trên địa bàn tỉ nh.Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Bảng 2.2: Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (ĐVT: Triệu đồng) So sánh Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % TỔNG TÀI SẢN 49.852 55.957 63.996 6.105 12,25 8.039 14,37 A. Tài sản lưu động, ngắn hạn 32.017 35.336 40.065 3.319 10,37 4.729 13,38 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.068 4.255 5.937 1.787 38,69 1.682 39,53 II. Phải thu ngắn hạn 15.974 19.536 24.098 3.526 22,30 4562 23,35 III. Hàng tồn kho 12.036 10.443 8.725 -1.593 -15,25 -1.718 -16,45 IV. Tài sản ngắn hạn khác. 939 1.102 1.305 163 17,36 203 18,42 B. Tài sản cố định dài hạn 17.835 20.621 23.931 2.786 15,62 3.310 16,05 I. Tài sản cố định 10.106 11.297 12.654 1.191 11,79 1.357 12,01 II. Tài sản cố định dài hạn khác 7.729 9.324 11.277 1.595 20,64 1.953 20,95 NGUỒN VỐN 49.852 55.957 63.996 6.105 12,25 8.039 14,37 A. Nợ phải trả 32.583 35.883 39.857 3.300 10,13 3.974 11,07 I. Nợ ngắn hạn 32.490 35.512 39.475 3.022 8,19 3.963 11,16 II. Nợ dài hạn 363 371 382 8 2,20 11 2,96 B. Vốn chủ sở hữu 16.999 20.074 24.139 3.075 18,09 4.065 20,25 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.068 18.834 22.384 2.766 17,21 3.550 18,85 II. Lợi nhuận chưa phân phối 931 1.240 1.755 309 33,19 515 41,53 (Nguồn: Phòng kế toán - siêu thị Co.opmart Huế) Biểu đồ thể hiện Tổng tài sản 70000 60000 2017, 23931 50000 2016, 20621 2015, 17835 40000 30000 Trường Đại học Kinh2017, 40065tế Huế 20000 2015, 32017 2016, 35336 10000 0 TỔNG TÀI SẢN TỔNG(ĐVT: TÀI SẢN TRIỆUĐỒNG 2015 2016 2017 Tài sản lưu động, ngắn hạn Tài sản cố định, dài hạn Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cột thể hiện Tổng tài sản của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí - Tình hình về tổng tài sản: Năm 2015, tài sản lưu động, ngắn hạn đạt khoảng 32 tỷ chiếm 64.22% tổng tài sản, tài sản cố định đạt hơn 17.8 tỷ đồng chiếm 35.78% tổng tài sản. Năm 2017, tài sản lưu động, ngắn hạn đạt khoảng 40 tỷ chiếm 62.61% tổng tài sản, tài sản cố định đạt gần 24 tỷ đồng chiếm 37.39% tổng tài sản. Biểu đồ thể hiện Tổng nguồn vốn 70000 60000 2017, 24139 50000 2016, 20074 2015, 16999 40000 30000 2017, 39857 20000 2015, 32583 2016, 35883 10000 0 TỔNG NGUỒN (ĐVT:TRIỆUTỔNG NGUỒN ĐỒNG) VỐN 2015 2016 2017 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cột thể hiện Tổng nguồn vốn của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) - Tình hình về tổng nguồn vốn: Năm 2015, nguồn vốn Nợ phải trả đạt hơn 32.5 tỷ đồng chiếm 65.72% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đạt gần 17 tỷ đồng chiếm 34.28% tổng nguồn vốn. Năm 2017, nguồn vốn Nợ phải trả đạt gần 40 tỷ đồng chiếm 62.28% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đạt hơn 24 tỷ đồng chiếm 37.72% tổng nguồn vốn. 2.1.9 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giaiTrường đoạn 2015-2017 Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 (ĐVT: Triệu đồng) So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 173.799,2 196.890,2 224.454,8 23.091 13,29 27.564,6 13,99 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 22,1 27,3 31,4 5,2 23,53 4,1 15,02 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 173.777,1 196.862,9 224.423,4 23.085,8 13,28 27.560,5 13,99 4.Giá vốn hàng bán 151.276,9 172.600,7 198.318,2 21.323,8 14,10 25.717,5 14,89 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 22.500,2 24.262,2 26.105,2 1.762 7,83 1.843 7,60 6.Doanh thu hoạt động tài chính 4.739,4 6.458,6 8.839,9 1.719,2 36,27 2.381,3 36,87 7.Chi phí tài chính 15.236,2 17.213,7 19.549,6 1.977,5 12,98 2.335,9 13,57 8.Chi phí lãi vay 9.021,3 10.772,7 12.975,7 1.751,4 19,41 2203 20,45 9.Chi phí quản lý kinh doanh 11.145,1 12.534,4 14.150,1 1.389,3 12,47 1.615,7 12,89 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (10=5+6-7-9) 858,3 972,7 1.245,4 114,4 13,33 272,7 28,04 11.Thu nhập khác 71,4 73,7 76,6 2,3 3,22 2,9 3,93 12.Chi phí khác 37,9 39,8 42,1 1,9 5,01 2,3 5,78 13.Lợi nhuận khác (13=11-12) 33,4 33,9 34,5 0,5 1,50 0,6 1,77 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14=10+13) 891,7 1.006,6 1.279,9 114,8 12,87 273,3 27,15 15.Chi phí thuế TNDN 196,2 221,4 251,2 25,2 12,84 29,8 13,46 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN (16=14Trường-15) Đại học695,6 Kinh785,1 tế1.028,7 Huế89,5 12,87 243,6 31,03 (Nguồn: Phòng kế toán - siêu thị Co.opmart Huế) SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Biểu đồ thể hiện Doanh thu và Lợi nhuận 26105.2 2017 224454.8 2016 24262.2 Năm 196890.2 22500.2 2015 173799.2 0 50000 100000 150000 200000 250000 2015 2016 2017 Lợi nhuận 22500.2 24262.2 26105.2 Doanh thu 173799.2 196890.2 224454.8 ĐVT: Triệu đồng Lợi nhuận Doanh thu Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện Doanh thu và Lợi nhuận của siêu thị Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 Dựa vào bảng số liệu từ bộ phận kế toán và biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 ta nhận thấy: - Doanh thu từ hoạt động bán hàng và các dịch vụ kèm theo tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2015 đạt khoảng 173.8 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 đạt gần đến 224.5 tỷ đồng (tăng gần 50.7 tỷ đồng trong hai năm). Tốc độ tăng doanh thu bán hàng và các dịch vụ qua các năm khoảng 13%. - Lợi nhuận sau thuế qua các năm trong giai đoạn 2015-2017 cũng tăng cao, cụ thể năm 2015 lợi nhận đạt 695.6 triệu đồng nhưng đến năm 2017 đạt hơn 1 tỷ đồng. Lợi nhuTrườngận năm 2016 so v ớiĐại năm 2015 học tăng hơn Kinh 12%, đặc bi ệtết năm Huế 2017 so với 2016 tăng đến 31% tổng lợi nhuận sau thuế. Từ kết quả này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong những năm trở lại đây có nhiều biến chuyển khởi sắc, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của người dân ở đây cũng có phần nào thay đổi, dần quen với SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí việc mua sắm thực phẩm, nhu yếu phẩm hằng ngày, đồ dùng, áo quần tại các siêu thị bán lẻ. 2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Co.op Organic tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 2.2.1. Tổng quan về sản phẩm Co.op Organic  Giới thiệu tổng quan Hơn 28 năm phát triển, hệ thống siêu thị Saigon Co.op đã tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng cả nước bằng những sản phẩm, thực phẩm tươi sống được từng bước nâng chuẩn đầu vào, ban đầu từ chuẩn an toàn đến nay rau, củ, quả, thịt, cá, đã được chứng nhận đạt chuẩn Viet Gap, Global Gap; và đã có hàng loạt sản phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận USDA của Mỹ và EU Châu Âu đó là dòng sản phẩm Co.op Organic. Sáng ngày 08/05/2017, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op, đã tổ chức “Lễ công bố hợp tác các đơn vị chuỗi giá trị hữu cơ” và “Lễ công bố thương hiệu và ra mắt thương hiệu Co.op Organic” ký kết phát triển chuỗi sản phẩm hữu cơ và giới thiệu ra mắt thị trường Việt Nam. Với nhu cầu cấp bách của thị trường cũng như đánh giá cao tiềm năng phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ trong tương lai gần, việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan tâm hàng đầu của Saigon Co.op. Do đó, đơn vị đã chủ động, không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ nhằm đem lại giá trị thực sự tốt nhất cho khách hàng đang mua sắm tại hệ thống các điểm bán của Saigon Co.op. Việc Saigon Co.op chủ động tham gia đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ không chỉ giúp thuTrường hẹp khoảng cách giĐạiữa ngườ i họcsản xuất vàKinh người tiêu dùngtế đểHuếsản phẩm đến tay người tiêu dùng phải là sản phẩm có giá tốt nhất, không phải qua trung gian như trước đây. Saigon Co.op còn xem đây là trách nhiệm của mình trong việc từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân. Saigon Co.op cũng đặc biệt quan tâm đến quá trình tạo ra sản phẩm cũng phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường, nguồn đất, nguồn nước, sinh vật xung quanh. Vì thế, Saigon Co.op đã và đang tập trung nguồn lực để triển khai các dự án đầu tư sản xuất cung ứng sản phẩm hữu cơ. Theo đó, SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đức Trí Saigon Co.op đã tham gia đầu tư vào một trang trại có trên 300 hecta sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã được các tổ chức USDA của Mỹ, JAS của Nhật, chứng nhận của Liên minh Châu Âu (European Union), Naturland. Cụ thể, từ ngày 08/05/2017, Saigon Co.op sẽ chính thức đưa vào kinh doanh 4 nhóm thực phẩm hữu cơ mang thương hiệu Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu tại 7 siêu thị của Saigon Co.op đó là: Co.opmart Lý Thường Kiệt, Cống Quỳnh, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Đình Chiểu, Phú Mỹ Hưng và Co.opXtra Tân Phong bên trong SC VivoCity tại TP.HCM. Sau khi cho ra mắt những sản phẩm hữu cơ Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu với quy mô sản xuất hơn 300 ha ở Cà Mau. Hiện nay các sản phẩm hữu cơ mang thương hiệu Co.op đã có mặt trên hệ thống các siêu thị Co.opmart, các Co.opFood và các chi nhánh khác của Saigon Co.op.  Đặc điểm sản phẩm Để được gắn logo đạt chuẩn USDA, cơ quan chính phủ thực thi các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản phẩm phải đạt tỉ lệ trên 95% thành phần hữu cơ, đồng thời không được phép sử dụng chất bảo quản và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến. Còn tiêu chuẩn EU của châu Âu cũng nghiêm ngặt tương tự và đã được công nhận của 47 quốc gia. Tất cả các nhóm sản phẩm hữu cơ này đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ - USDA và Châu Âu – EU, với trên 95% hữu cơ: - Không phân bón hóa học - Không thuốc bảo vệ thực vật - Không chất kích thích tăng trưởng - KhôngTrường chất bảo quản vàĐại không thànhhọc phầ n Kinhbiến đổi gen. tế Huế  Một số sản phẩm Co.op Organic đã được đưa vào kinh doanh: - Nhóm sản phẩm gạo hữu cơ: gồm loại gạo Jasmine, Japonica. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là hạt trắng đều, vừa phải, ít vụn, hạt cơm mềm, khi ăn có độ ngọt và thơm nhẹ. Hiện tại, sản phẩm gạo Jasmine 100 chất lượng cao của Saigon Co.op được phân phối độc quyền tại hệ thống siêu SVTH: Trần Thị Thùy Nhi 51