Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội thất tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn

pdf 104 trang thiennha21 21/04/2022 5130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội thất tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_noi_that_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội thất tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NỘI THẤT SONG NGUYỄN Trường NGUYĐạiỄ Nhọc THỊ THUKinh HÀ tế Huế Niên khóa: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NỘI THẤT SONG NGUYỄN Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà ThS. Bùi Thị Thanh Nga TrườngLớp K51B Đại KDTM học Kinh tế Huế Mã SV: 17K4041017 Huế, 01/ 2021
  3. Lời Cảm Ơn Thực tế luôn cho thấy, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh, dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm khóa luận đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của quý thầy cô và anh chị ở cơ sở thực tập. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn Cô giáo Bùi Thị Thanh Nga đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận. Nhờ có sự hướng dẫn đó, bài luận văn của em mới có thể hoàn thiện được. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nội Thất Song Nguyễn đã nhiệt tình chỉ dẫn và hỗ trợ em trong suốt thời gian em thực tập tại doanh nghiệp. Khóa luận được thực hiện trong thời gian 3 tháng, bước đầu đi vào thực tế em còn nhiều bỡ ngỡ. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. TrườngEm xin chân thành cám Đại ơn! học Kinh tế Huế i
  4. MỤC LỤC Lời Cảm Ơn i MỤC LỤC ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC HÌNH vii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Thiết kế qui trình nghiên cứu 3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4 4.2.1 Dữ liệu thứ cấp 4 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp 4 4.3 Phương pháp xử lý số liệu 5 4.3.1. Số liệu thứ cấp 5 4.3.2. Số liệu sơ cấp 6 5. Kết cấu của đề tài 7 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 8 1.1.2.Trường Vai trò của tiêu thụ sĐạiản phẩm học Kinh tế Huế 9 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp 10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4.1. Các nhân tố vĩ mô 11 1.1.4.2. Các nhân tố vi mô 13 1.1.5. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 ii
  5. 1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 23 1.2.1.1. Tình hình cung cầu về thị trường nội thất ở Việt Nam 23 1.2.1.2. Tình hình thị trường nội thất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 24 1.3. Bình luận các nghiên cứu liên quan 25 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT SONG NGUYỄN 28 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 28 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 28 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty và bộ máy quản lý của tổ chức 30 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 30 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ vủa các phòng ban trong công ty 31 2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2017 - 2019 32 2.2.1. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2017 – 2019 32 2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 35 2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 37 2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 39 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 41 2.2.5.1. Môi trường vĩ mô 41 2.2.5.2. Môi trường vi mô 43 2.3. ChínhTrường sách tiêu thụ s ảnĐại phẩm nộ i họcthất tại công Kinh ty TNHH N ộtếi Th ấtHuế Song Nguyễn45 2.3.1 Hệ thống kênh phân phối 45 2.3.2 Quản lý kênh phân phối 46 2.3.3 Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 46 2.3.4. Thị trường mục tiêu 47 2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 50 iii
  6. 2.4.1. Kết quả nghiên cứu định tính 50 2.4.2. Đặc trưng chung về mẫu khảo sát 51 2.4.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 57 2.4.4 Phân tích ý kiến khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 60 2.4.4.1 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố “Giá cả sản phẩm” 60 2.4.4.2 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố về “Phân phối” 61 2.4.4.3 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố “Chính sách xúc tiến” 62 2.4.4.4 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố “Nhân viên bán hàng” 64 2.4.4.5 Yếu tố về mẫu mã và chất lượng sản phẩm 65 2.5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn .66 2.5.1. Kết quả đạt được 66 2.5.2. Hạn chế của doanh nghiệp 67 2.5.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 67 2.5.2.1. Thuận lợi 67 2.5.2.2 Khó khăn 68 2.4.5 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh nội thất song nguyễn 69 2.4.5.1 Định hướng phát triển dịch vụ nội thất và nâng cao hiệu quả tiêu thụ tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 69 2.4.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 69 2.4.5.2.1 Giải pháp đối với “Giá cả sản phẩm” 70 2.4.5.2.2 Giải pháp đối với ”Hoạt động phân phối” 71 2.4.5.2.3 Giải pháp đối với “Chính sách xúc tiến” 71 2.4.5.2.4TrườngGiải pháp đối vớ iĐại “Đội ngũ nhânhọc viên” Kinh tế Huế 72 2.4.5.2.5 Giải pháp đối với “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 1. Kết Luận 75 2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 76 2.1 Hạn chế của đề tài 76 iv
  7. 3. Kiến nghị 77 3.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 32 trong 3 năm (2017-2019) 32 Bảng 2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn qua 3 năm (2017-2019) 35 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2017-2019) 37 Bảng 2.5 Tình hình biến động doanh thu theo khu vực của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn qua 3 năm (2017 – 2019) 47 Bảng 2.6 Các mặt hàng kinh doanh của công ty 48 Bảng 2.7 Thống kê kênh tiếp cận của khách hàng 51 Bảng 2.8 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biến“Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm” 57 Bảng 2.10: Kiểm định One Sample T-test về các biến quan sát trong biến 60 “Giá cả sản phẩm” 60 Bảng 2.11: Kiểm định One Sample T-test về các biến quan sát trong biến 61 “Hoạt động phân phối” 61 Bảng 2.12: Kiểm định One Sample T-test về các biến quan sát trong biến 63 “Chính sách xúc tiến” 63 Bảng 2.13: Kiểm định One Sample T-test về các biến quan sát trong biến 64 “Nhân viên bán hàng” 64 Bảng 2. 14: Kiểm định One Sample T-test về các biến quan sát trong biến 65 “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” 65 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong 3 năm 2017 – 2019 39 DANH MỤC HÌNH Hình 1:Quy trình nghiên cứu 3 Hình 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm 15 Hình 1.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp 18 Hình 1.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp 19 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 30 Hình 2.2 Mô hình kênh phân phối tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 45 Hình 2.3 Giao diện website của công ty 49 Hình 2.4 Thống kê giới tính 53 Hình 2.5 Thống kê độ tuổi 53 Hình 2.6 Thống kê thu nhập 54 Hình 2.7 Thống kê kênh tiếp cận 55 Hình 2.8 Thống kê lý do lựa chọn sản phẩm 55 Hình 2.9 Thống kê số lần mua hàng 56 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của mạng lưới viễn thông và công nghệ mang đến hiểu biết, thông tin và kiến thức cùng với những hiệu ứng gia tăng cho người tiêu dùng. Bằng việc cá nhân hóa khách hàng, các doanh nghiệp đã và đang từng bước chinh phục các khách hàng khó tính. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại được tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hàng hóa, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Với thu nhập ngày càng được nâng lên, việc tiêu dùng các sản phẩm trở nên thường xuyên hơn. Mức chi trả của khách ngày càng cao, nhu cầu về xây dựng nhà ở tăng cao, thiết kế bố cục ngôi nhà, nội thất cũng được chú trọng nhiều hơn. Đây là cơ hội tăng trưởng cho thị trường nội thất cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp chú trọng hơn trong vấn đề xác định thị trường tiêu thụ và có các phương án tiếp cận với khách hàng, xây dựng được phương hướng, sâu sát mục tiêu phát triển của doanh nghiệp mình. Hiện nay nội thất đang là mặt hàng đạt được sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, với những kì vọng về mẫu mã, chất lượng cũng như các yếu tố khác khách hàng cũng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường diễn ra thường xuyên hơn để thấu hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm tiêu thụ không còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì đòi hỏi các biện pháp quản trị sát sao hơn, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp phù hợp hơn. Với vị trí mấu chốt trongTrường việc kết thúc chu kì kinhĐại doanh, họcquay vòng Kinh dòng tiền, t ạotế động Huế lực để tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời gian kế tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tiêu thụ, nhất là với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện tại. Ra đời từ năm 2017, Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn là một trong 5 công ty nội thất được khách hàng biết nhiều nhất Thành phố Huế theo Toplist.vn đưa tin. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 1
  11. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Bằng những cố gắng về sản phẩm, tổ chức hoạt động cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên công ty được khách hàng biết đến và lựa chọn là đơn vị thi công cho ngôi nhà của mình, điển hình như chung cư The Manor Crown, Aranya, . Đầu năm 2020, sự xuất hiện của dịch Covid – 19 khiến cho hoạt động tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh lại càng khốc liệt. Công ty nằm trên con đường Phạm Văn Đồng – con đường huyết mạch với rất nhiều công ty nội thất có tiếng tăm, đây là cơ hội khi dễ dàng cho khách hàng tiếp cận công ty, nhưng cũng là thách thức về việc đòi hỏi khác biệt và thỏa mãn khách hàng nhiều hơn khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Để đảm bảo nguồn thu và lợi nhuận công ty phải đầu tư mạnh vào công tác tiêu thụ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, với ý nghĩa giải phóng lượng hàng tồn, lưu thông hàng hóa trên thị trường với dòng chảy xuyên suốt, các doanh nghiệp đều rất quan tâm tới vấn đề tiêu thụ và đảm bảo đạt các mức tăng trưởng trong tiêu thụ. Xuất phát từ những nguyên do trên, nhận thấy được tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội thất tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn” làm Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trường- Hệ thống hóa vấn Đại đề lý luậ nhọc và thực tiễKinhn về tiêu th ụtếsản phHuếẩm của doanh nghiệp. - Phân tích các thực trạng và đánh giá về tính hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong giai đoạn 2017-2019. - Đánh giá ý kiến của khách hàng đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 2
  12. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn. - Đối tượng khảo sát: Khách hàng của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Thành phố Huế - Phạm vi về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thu thập để làm căn cứ đề tài trong giai đoạn 2017 - 2019. + Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp qua việc khảo sát nhóm khách hàng của công ty trong thời gian từ tháng 30/11/2020 – 14/12/2020 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thiết kế qui trình nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1:Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 3
  13. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1 Dữ liệu thứ cấp - Thu thập thông tin và số liệu liên quan đến công ty TNHH Song Nguyễn từ năm 2017-2019 từ phòng Bán hàng và Kế toán của công ty. - Tìm kiếm tài liệu trên sách, báo, giáo trình, bài giảng, các khóa luận khác tại trường Đại học Kinh Tế Huế và các nghiên cứu đăng tải trên các nguồn thông tin điện tử. - Tham khảo các website như: , 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp Thông qua việc quan sát các hoạt động từ phía công ty, tác giả xây dựng các câu hỏi định hướng vào nội dung cần thu thập phục vụ nghiên cứu để có thể phỏng vấn. Từ đó, tác giả sử dụng loạt câu hỏi phi cấu trúc phỏng vấn ban lãnh đạo, các nhân viên trong công ty để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ tại công ty nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu đồng thời thiết kế thang đo và bảng hỏi phù hợp. Nhằm mục đích hoàn thiện bảng hỏi chính thức để khảo sát, tác giả tiến hành phát thử 10 phiếu khảo sát sau đó tiến hành điều chỉnh nội dung hoản chỉnh. Khảo sát ý kiến người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm của công ty thông qua các câu hỏi được thiết kế sẵn trong bảng hỏi Xác định kích thước mẫu Xác định kích cỡ mẫu theo trung bình Trường Đại họcn = Kinh tế Huế Trong đó: e: Kích cỡ mẫu z2: là giá trị tương ứng của miền thống kê (1-δ)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%. Lúc đó, Z=1.96. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 4
  14. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga δ: Độ lệch chuẩn được lấy gần bằng 28% e: Sai số mẫu cho phép trong nghiên cứu này là 5% Thay các chỉ tiêu vào công thức n = =120 ( , ) ∗( , ) Vậy theo công thức tính mẫu trung bình,( , số) mẫu cần điều tra là 120 mẫu Phương pháp tiếp cận mẫu khảo sát Cách chọn mẫu: mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tác giả tiến hành điều tra khảo sát với khách hàng đã sử dụng sản phẩm tại công ty thông qua danh sách khách hàng được bên Kế toán công ty cung cấp. Từ hệ thống 257 khách hàng của công ty, sử dụng hệ số K = 2, sau đó dùng excel chạy ra danh sách khách hàng được lựa chọn điều tra, đối với các khách hàng không chấp nhận khảo sát để đưa ra các số liệu, tiến hành chạy hệ số như vậy với số lượng khách hàng còn lại. Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc điều tra bảng hỏi. Tổng phiếu khảo sát cần điều tra là 120 bảng hỏi. Tác giả tiến hành khảo sát trong vòng 15 ngày từ 30/11 – 14/12/2020. Tác giả điều tra thông qua việc đến gặp khách hàng gửi bảng hỏi trong quá trình các nhân viên khác đang lắp ráp hoặc bảo hành tại nhà khách, còn lại tác giả tiến hành điều tra online với những khách hàng ở xa thông qua việc chăm sóc khách hàng sau mua. 4.3 PhươngTrường pháp xử lý s ốĐạiliệu học Kinh tế Huế 4.3.1. Số liệu thứ cấp - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những tài liệu thu thập được về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu được tại các phòng ban, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 5
  15. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm, các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế, Từ đó có thể thấy được sự thay đổi hay tốc độ tăng trưởng của công ty 4.3.2. Số liệu sơ cấp Sau khi tiến hành điều tra và khảo sát khách hàng thì tiến hành tổng hợp để nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22, mã hóa và xử lý các số liệu đó. Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics) Là phương pháp để tổng hợp các phương án đo lường, mô tả, trình bày số liệu điều tra, thể hiện đặc điểm cơ cấu mẫu khảo sát. Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thống kê tần suất (Frequency), độ lệch chuẩn (standard deviation), phần trăm (Percent) Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định về mức độ tin cậy và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha được quy định như sau: - Cronbach’s Alpha > 0,8 Thang đo tốt - 0,7 < Cronbach’s Alpha < 0,8 Thang đo sử dụng được - 0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,7 Thang đo có thể chấp nhận được Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – total Correlation) là hệ số tương quan một điểm trung bình với các biến khác trong cùng một thang đo, vì vậy hệ số càng cao thì tương quan giữa biến này với biến khác trong thang đo càng cao thì tương quan giữa các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunally và Burnstein (1994), tiêu chuTrườngẩn lựa chọn Cron bach’sĐại Alpha học là từ 0,6 trKinhở lên và hệ stếố tương Huế quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kiểm định One – Sample T – test Kiểm dịnh được sử dụng để kiểm định giả thuyết giá trị trung bình của một tổng thể, với mức ý nghĩa α = 5%,ta có các giả thuyết sau: SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 6
  16. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Sig. (2 tailed) ≤ 0,05 : Bác bỏ giả thuyết H0 Sig. (2 tailed) > 0,05 : Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 5. Kết cấu của đề tài Ngoài 2 phần Đặt vấn đề và Kết luận Kiến nghị, đề tài bao gồm 03 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cho công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 7
  17. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là: Sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thỏa mãn, xác đinh mặt hàng cần kinh doanh và tổ chức sản xuất (đối với DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (đối với DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt được mục đích cao nhất. Tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa những khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa những khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn vị trí cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự theo chu trình của nó. Doanh nghiệp không thể sản xuất rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đồng nghĩa với việc sản phẩmTrường hàng hóa không đư ợcĐại tiêu thụ, dhọcẫn đến việ cKinh doanh nghi ệptế phá sảHuến. Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng và thu tiền về. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 8
  18. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Vậy, tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, nhờ đó mà hàng hóa được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ hoạt động tiêu thụ hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và thường xuyên, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận, đảm bảo quá trình tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điệu kiện thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi vì khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm, từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Bời vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấo nhận để thõa mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và khối lượng tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao. Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh Trườngdoanh phù hợp, chủ Đạiđộng hơn tronghọc hoạt đKinhộng sản xu ấttế kinh doanhHuế thông qua việc dự đoán nhu cầu của thị trường. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 9
  19. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Đối với xã hội Về phương diện xã hội thì tiêu thụ hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan, tỉ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ sự bình ổn trong xã hội. 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện phát hiện những nhu cầu mới góp phần xâm nhập và mở rộng thị trường mới, định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh kế thị trường. Thị trường như một bàn tay vô hình tác động đến nhà sản xuất kinh doanh dựa trên quan hệ cung cầu, thông qua mức cầu trên thị trường mà các nhà sản xuất kinh doanh sẽ xác định phần thị trường của mình, đồng thời quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp daonh nghiệp củng cố và mở rộng thị trường của mình. Tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng khóa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và hình thành nhiều loại sản phẩm. Doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ có nhiều cơ hội tích lũy để đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu, công nghệ mới để đáp ứng cho việc chế tạo sản phẩm nhằm gia tăng ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức mạnh cạnh tranh, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ hàng hàng là giai đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất, nó thực hiện nhiệm vụ đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trTrườngị hàng hóa của một doanh Đại nghiệ p.học Kinh tế Huế Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cung ứng ra thị trường nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà doanh nghiệp định sẵn, đó là: Mục tiêu lợi nhuận: Tất các các doanh nghiệp khi hoạch toán kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là mục đích của hoạt động kinh doanh. Tiêu chí này phản ánh kế quả của hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí. VIệc tiêu thụ tốt sẽ SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 10
  20. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại nếu tiêu thụ không tốt thì lợi nhuận thấp hoặc có thể hòa hoặc lỗ vốn. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mục tiêu lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu vị thế: Đó là biểu hiện về thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ góp phần tăng thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu an toàn: Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, quá trình từ việc sản xuất sản phẩm đến khi doanh nghiệp thu hồi vốn là cả một quá trình liên tục, quá trình này được thực hiện có hiệu quả sẽ tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp. Đảm bảo tái sản xuất liên tục: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng là bốn khâu của quá trình tái sản xuất sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi vì vậy. tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận hữu cpư của quá trình tái sản xuất sản phẩm, nó có ý nghĩa để quá trình tái sản xuất diễn ra trôi chảy và liên tục. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Các nhân tố vĩ mô - Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp bao gồm các tác động tới sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng như các yếu tố liên quan tới việc sử dụng nguồn lực. Các yếu tố có thể kể đến là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, Các yếu tố của nền kinh tế là “máy đo nhiệt độ nền kinh tế”. Sự thay đổi các yếu tố nói trên Trườngtạo cơ hội hoặc thách Đạithức đối vhọcới hoạt độ ngKinh kinh doanh tếcủa doanh Huế nghiệp theo các mức độ khác nhau dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ và doanh thu của công ty. - Môi trường chính trị pháp luật Các yếu tố của môi trường chính trị và pháp luật là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp phải xem xét. Bởi vì nếu thiếu đi sự ổn định chính trị sẽ có những ảnh hưởng SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 11
  21. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga trực tiếp đến sự phát triển dài hạn và bền vững của doanh nghiệp. Các yếu tố cần được kể đến ở đây bao gồm các yếu tố về: Sự ổn định chính trị, hệ thống các văn bản pháp luật hoàn thiên, luật cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách thuế, luật lao động, các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế, - Môi trường khoa học công nghệ Khoa học công nghệ mang đầy những sự đổi mới, sáng tạo ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, thời đại số hóa 4.0, con người trở nên thông thái hơn, các công nghệ không ngừng cải tiến và thay thế cho nhau. Việc cung cấp các sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ. Sự phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác với khối lượng tiếp nhận lớn hơn và thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Đồng thời việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ cũng làm thay đổi nhanh chóng phương thức phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, kiểm kê, và phương thức đặt hàng. Yếu tố công nghệ tác động lớn bắt buộc các doanh nghiệp dịch chuyển để phù hợp và tiến gần hơn tới khách hàng. - Môi trường văn hóa xã hội Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và hành vi của các cá nhân. Các giá trị văn hóa luôn mang tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bậc trong xã hội, nghề nghiệp, Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm hay những mong muốn sản phẩm để các doanh nghiệp hướng mình vào đó để tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với mong đợi của khách hàng. Trường- Cơ sở hạ tầng và điĐạiều kiện t ựhọcnhiên Kinh tế Huế Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường sá, cầu cống, phương tiện, bến đỗ, ), hệ thống thông tin liên lạc (bưu điện, điện thoại, internet, ), hệ thống cầu cảng, Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa trong việc lưu thông hàng hóa, giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 12
  22. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 1.1.4.2. Các nhân tố vi mô - Chất lượng sản phẩm Sản phẩm chính là linh hồn của các doanh nghiệp. Vì thế, chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ của bộ phận Quản trị chất lượng sản phẩm, Quản trị bán hàng Cụ thể là bộ phận kiểm tra chất lượng (QC) sẽ đảm đương công tác kiểm tra chất lượng. Chất lượng sản phẩm tạo ra sự thu hút đối với người mua. Tùy vào sản phẩm sẽ có những thuộc tính chất lượng khác nhau, nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt thì đây chính là một điểm mạnh để trở thành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Ngược lại, sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, hình ảnh và doanh số bán hàng của công ty. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty. Không chỉ là yếu tố cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm còn được xem như bộ mặt của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, củng cố vị trí của doanh nghiệp. - Giá cả sản phẩm Giá cả là giá trị bằng tiền của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ, tài sản hay đầu vào nhân tố. Trong một số thị trường, giá cả hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung cầu quyết định. Trong một vài trường hợp giá cả có thể bị chính phủ quý định hoặc điều tiết thông qua việc ban hành các chính sách. Giá cả có thể kích thích hoặc hạn chế cung cầu trên thị trường nên ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định được đúng mứ giá có thể thu hút được khách hàng đảm bảo được số lượng cung cấp ra thị trường và việc quay vòng vốn của doanh nghiệp. TrườngVới các thời điểm khác Đại nhau thì học doanh nghi Kinhệp sẽ áp các tếmức giáHuế khác nhau tùy theo chính sách doanh nghiệp đưa ra, ví dụ: + Chính sách giá theo thị trường: Đây là chính sách định giá phổ biến của nhiều doanh nghiệp, giá bán được định giá xung quanh mức giá mà thị trường áp dụng. + Chính sách định giá thấp: Chính sách này cho phép doanh nghiệp định giá thấp hơn mức giá thị trường. Chính sách này sẽ hướng tới các mục tiêu khác nhau, tùy theo thời điểm, sản phẩm và thị trường. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 13
  23. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga + Chính sách định giá cao: Định giá cho sản phẩm cao hơn trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Các sản phẩm trên được định giá trên thương hiệu hoặc giá trị cảm nhận của khách hàng. + Chính sách ổn định giá bán: Giá sản phẩm ổn định, không phụ thuộc vào cung cầu vào các thời điểm khác nhau. - Tổ chức công tác bán hàng Đây là công tác để sản phẩm ra thị trường và công tác tổ chức bán hàng tổ hợp nhiều mặt: + Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp có thể kết hợp hoặc sử dụng rất nhiều hình thức như: Bán trực tiếp không qua trung gian, bán thông qua các đại lý, môi giới, đội ngũ bán hàng của nhà phân phối, việc áp dụng các hình thức phân phối sẽ mang lại những hiệu quả trong việc tiêu thụ và mang doanh số về cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ lựa chọn một vài hình thức bán hàng cụ thể. + Phương thức thanh toán: Hiện tại trên thị trường áp dụng rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trả sau, thư tín dụng, Và khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán thuận tiện cho họ, đó ngẫu nhiên trở thành đòn bẩy để kích thích tiêu thụ, tránh các khoản nợ hay công nợ khó đòi. + Các dịch vụ hậu mãi: Ngoài các công cụ trong quá trình bán hàng, thì các dịch vụ hậu mãi chính là công cụ hết sức quan trọng. Tuy không trực tiếp tạo nên doanh thu nhưng đây là vũ khí cạnh tranh cực kì quan trọng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt các dịch vụ này sẽ tạo được danh tiếng cho doanh nghiệp, sự quay trở lại của khách hàng và có thể biến khách hàng thành người bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Các dịch vụ sau bán bao gồm: sửa chữa, lắp ráp, bảo hành hay là các cuộc điện thoại chămTrường sóc và khảo sát sau khiĐại bán hàng. học Kinh tế Huế + Chính sách phân phối: Doanh nghiệp luôn lựa chọn các chính sách phân phối phù hợp nhất sao cho sự tiếp cận tới khách hàng gần nhất. Các doanh nghiệp thường có các chính sách để đảm bảo các đối tác của mình tuân thủ và dễ dàng quản lý các đối tượng trung gian. Việc nghiên cứu để hiểu các kênh phân phối là điều hết sức cần thiết, vì sự phù hợp chính là tốt nhất. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 14
  24. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 1.1.5. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm Hình 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Đặng Đình Đào, Hoàng Thái Thân, 2008) Nghiên cứu thị trường Muốn hoạt động tiêu thị diễn ra hiệu quả, đầu tiên doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khả năng của thị trường đối với sản phẩm như thế nào, lựa chọn thị trường mục tiêu phùTrường hợp. Việc nghiên cĐạiứu thị trư ờhọcng sẽ giúp Kinhphát hiện ra mtếột lo ạtHuế những khả năng của thị trường hấp dẫn theo quan điểm riêng của từng doanh nghiệp. Mọi khả năng đều được nghiên cứu kĩ trước khi trờ thành thị trường mục tiêu sắp tới. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 15
  25. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Nghiên cứu thị trường sẽ giải quyết những vấn đề sau: - Những loại thị trường nào sẽ có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp - Những sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất - Những đối thủ nào đang kinh doanh sản phẩm cùng loại với sản phẩm của doanh nghiệp mình về khối lượng, chất lượng và giá cả của những sản phẩm đó Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường có vai trò giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua và bán, vai trò của từng khu vực thị trường, đặc tính kĩ thuật, nhu cầu sử dụng, phạm vi, địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, xu hướng biến đổi nhu cầu của khách hàng đó là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bán hàng, chính sách giá cả và chiến lược thị trường. Nghiên cứu thị trường cần chính xác, liên tục và nắm bắt rõ tình hình, nhu cầu thị trường. Để làm được như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện qua ba bước: Bước 1: Tổ chức thu thập thông tin đầy đủ về nhu cầu các loại thị trường. Bước 2: Xử lí thông tin Sau khi thu thập thông tin và ngay khi thi thập thông tin doanh nghiệp phải tiến hành xử lí thông tin thu thập được. Xử lí thông tin là tiến hành tổng hợp, phân tích, kiểm tra để xác định tính đúng đắn và chính xác của thông tin để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi về thị trường mục tiêu, tính cạnh tranh, giá cả và phương thức tiêu thụ. Bước 3: Ra quyết định phù hợp Kết quả của việc xử lý thông tin cho phép doanh nghiệp ra quyết định cho phươngTrường án kinh doanh trong Đại thời gian họctới cũng nh Kinhư việc tiêu th ụtếsản phHuếẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được những nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 16
  26. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ, là căn cứ xấy dựng các kế hoạch hậu cần, vật tư, sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được ăn khớp. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả đều phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác và cụ thể, vì khi làm như vậy, daonh nghiệp mới có thể bám sát được thị trường từ đó nắm bắt được các biến động trong thị trường để có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Nếu không lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chặt chẽ thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bị động và không phù hợp với quá trình sản xuất và không phù hợp với nhu cầu của thị trường, khi đó hiệu quả mang lại sẽ thấp. Không những thế, thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến các kế hoạch tổ chức khác của doanh nghiệp như: kế hoạch vật tư, lao động, lợi nhuận khiến hoạt động sản xuất diễn ra bất thường, mất cân đối và xa rời với thực tế. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Là việc thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phối hợp với quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng: tổ chức hoàn thiện sản phẩm, đưa về kho lưu trừ hàng hóa. Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: Tiếp nhận phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đính nhãn hiệu, nhãn mác, bao gói sắp xếp hàng hóa ở kho – phân loại và ghép đồng bộ hợp với nhu cầu tiêu dùng. TrườngĐối với thị trường hi Đạiện nay, doanh học nghiệ p Kinhcần thể hiện tếtốt khâu Huế này để gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng bởi những mẫu mã và thương hiệu có uy tín trên thị trường. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 17
  27. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Lựa chọn hình thức tiêu thụ Lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp đối với từng loại sản phẩm, từng hình thức tổ chức doanh nghiệp, từng phân khúc thị trường mục tiêu. Theo đó, sản phẩm vận động từ doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất của sản phẩm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không thông qua trung gian. Với hình thức này, nhà sản xuất kiêm luôn bán hàng, họ có thể sử dụng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Ưu điểm: Giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, thị trường, từ đó hiểu rõ nhu cầu của thị trường và tính hình giá cả giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để xây dựng uy tín với khách hàng. Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ với nhiều khách hàng. Hình 1.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp (Nguồn: Đặng Đình Đào, Hoàng Thái Thân, 2008) TrườngKênh tiêu thụ gián tiĐạiếp học Kinh tế Huế Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ. Với kênh này, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa của mình cho thị trường thông qua người trung gian, Trong kênh này, người trung gian đóng vai trò rất quan trọng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 18
  28. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Kênh I: Sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng thông qua một người trung gian. Kênh II: Gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể là người bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh III: Gồm 3 nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ. Đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho nhà bán buôn, từ đó hàng hóa được phân phối tới các nhà bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn và thời gian ngắn nhất, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản Nhược điểm: Thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng. Hình 1.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp (Nguồn: Đặng Đình Đào, Hoàng Thái Thân, 2008) TrườngXúc tiến bán hàng Đại học Kinh tế Huế Xúc tiến bán hàng là toàn bộ hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vai trò của xúc tiến bán hàng trong kinh doanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 19
  29. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Đây là hoạt động không thể thiếu, giúp doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong và ngoài nước. Là công cụ hữu hiệu để chiếm giữ thị trường, gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa đối với các doanh nghiệp khác hoạt động ở cùng lĩnh vực trên thị trường. Là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thông qua hoạt động xúc tiến, doanh nghiệp có thể nhận ra ưu và nhược điểm của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Hỗ trợ lực lượng bán hàng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả bán hàng. Kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Các công cụ của hoạt động xúc tiến bán hàng: Quảng cáo, Maketing trực tiếp, khuyến mãi, mở rộng quan hệ với công chúng, tuyên truyền, bán hàng trực tiếp, Tổ chức hoạt động bán hàng Là việc chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, thu tiền khách hàng, lựa chọn hình thức thu tiền như: trả ngay, bán chịu, trả góp Đối với hình thức bán buôn tùy theo số lượng hàng hóa, hình thức giao nhận, thanh toán mà phân công số nhân viên bán hàng cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu giao dịch khách hàng ở những địa điểm thuận tiện hai bên. Hình thức bán lẻ thường diễn ra ở các quầy hàng, cửa hàng. Căn cứ vào lượng hàng hóa bán ra hằng ngày , từ đó chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa, số lượng nhân viên sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dù bán hàng dưới bất cứ hình thức nào và diễn ra ở đâu thì cũng đam bảo yêu cầu văn minh, lịch sự, khoa học, với mục tiêu hàng đầu: Vui lòng khách đến, vừa lòng kháchTrường đi. Đại học Kinh tế Huế Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 20
  30. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga hưởng đến kết quả của tiêu thụ hàng hóa, nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, giá trị, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. 1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 1. Doanh số tiêu thụ (Q) Q = Qi x Pi Qi : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ Pi : Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ. Với số lượng một lượng Q bán ra thì doanh nghiệp thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. 2. Lợi nhuận (Π) = Tổng doanh thu – Chi phí Lợi nhuận phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động tại doanh nghiệp. 3. Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Kích cỡ thị trường của doanh nghiệp hiện có, phát hiện được những nhu cầu của thị trưTrườngờng về các loại sản phĐạiẩm khác nhau.học Kinh tế Huế 4. Chi phí (C) = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định Chi phí phản ánh tổng hợp hoạt động của doanh nghiêp thông qua: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lương công nhân viên, vật tư tiền vốn trong chu kì kinh doanh, 5. Sản lượng tiêu thụ SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 21
  31. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Được tính bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. 6. Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm K =(Ct+1 ) /Ct *100% Trong đó: K: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ct: Doanh thu tiêu thụ năm trước. Ct+1: Doanh thu tiêu thụ năm nay. K 100%: Tốc độ tiêu thụ năm nay lớn hơn năm trước, doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng. 7. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - Xét về mặt hiện vật: T= Qt1/Qt0 Qt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ thực hiện. Qt0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ kế hoạch. So với thời gian trôi qua, lượng sản phẩm được hoàn thành theo kế hoạch. - Xét về mặt giá trị: T = Doanh thu tiêu thụ thực hiện/Doanh thu tiêu thụ kế hoạch 8. Các chỉ tiêu khác Tỷ suất doanh thu/ chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100% TrườngChỉ tiêu này cho bi ếtĐại cứ 100 đhọcồng chi phí Kinh bỏ ra thì thu tếđượ c Huế bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =(Lợi nhuận ròng/ Tổng doanh thu)*100% Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 22
  32. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng chi phí)*100% Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận doanh nghiệp nhận được khi bỏ ra 100 đồng chi phí. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn)*100% Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận nhận về khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn Hệ số luân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu/ Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết mỗi năm 1 đồng vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu về khối lượng tiêu thụ Công thức: Qtt = Qđk + Qsx + Qck Trong đó: Qtt: Khối lượng tiêu thụ trong kỳ Qđk: tồn đầu kỳ Qsx: Khối lượng được sản xuất trong kỳ Qck: Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.1. Tình hình cung cầu về thị trường nội thất ở Việt Nam Theo các báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EU- Vietnam Business Network (EVBN), Việt Nam hiện đang là nước đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 Châu Á và thứ 6 thế giới về xuất khẩu nội thất. TrườngTheo thứ trưởng Bộ CôngĐại Thương học- Trần Qu Kinhốc Khánh, mtếục tiêu Huế xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷ USD và chiếm khoảng 10% thị phần. Theo đó, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục tăng trưởng, nếu như năm 2016 tăng 15,1% so với năm 2015 đạt 714,91 triệu USD, thì sang năm 2017 đã tăng gấp đôi, tăng 30,2% so với năm 2016 đạt 30,62 triệu USD và kết SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 23
  33. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga thúc năm 2018 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2017. Tính riêng tháng 12/2018 xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 14,8% so với tháng 11/2018 đạt 121,6 triệu USD – đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên đằng sau các số liệu đầy hứng khởi từ số liệu xuất khẩu thì theo các báo cáo thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn cũng đã chỉ ra rằng, dù cho đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm nội thất từ gỗ nhưng thị trường trong nước với mức tiêu thụ hơn 90 triệu dân, ước đạt 1-2 tỉ USD một năm thì vẫn chưa được chú ý. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu. Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất. Theo hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD. Đây là các cơ hội cho các công ty nội thất nội địa mở rộng kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. (Nguồn: Thông tin được cập nhận qua trang web Vinanet.vn) 1.2.1.2. Tình hình thị trường nội thất ở tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội thất và các dịch vụ liên quan tới việc thi công, trang trí. Có thể kể đến các doanh nghiệp lớn và có bề dày trên thị trường như Nội Thất Minh Hòa, PhươngTrường Nguyên, Song Nguy Đạiễn, các học doanh nghi Kinhệp không ng tếừng cạHuếnh tranh về mặt giá cả, mẫu mã các dịch vụ đi kèm và các yếu tố khác. Cùng với đó chính quyền cũng có các chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống của người dân. Các doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành mạng lưới liên kết hỗ trợ hợp tác, kết nối giúp các doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 24
  34. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Thu nhập và đời sống của người dân Huế cũng nâng cao với mức GDP bình quân đầu người > 2.300 USD/người (Theo Các chỉ tiêu Kinh tế xã hội chủ yếu ước đạt 2021 – thuathienhue.gov.vn). Đây chính là cơ hội tốt để ngành nội thất Thừa Thiên Huế phát triển hơn nữa. 1.3. Bình luận các nghiên cứu liên quan (1) Khóa luận “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Một Thành Viên Phước Kỷ Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Hồng Ngọc, K49D QTKD, Trường Đại học Kinh tế Huế, 2019) Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ để hiểu hơn về hoạt động kinh doanh, tiêu thụ tại Công ty TNHH MTV Phước Kỷ giai đoạn 2015-2017, hiểu hơn về các lý thuyết liên quan tới nghiên cứu. Qua đó cũng thấy được rõ các thách thức của doanh nghiệp gặp phải sau khi phân tích số liệu thu được để đưa ra các giải pháp và hướng đi cho doanh nghiệp bằng việc xác định được thị trường trọng điểm của công ty, tiến hành đầu tư nguồn lực để duy trì thị trường, đây là những đề xuất hết sức thiết thực. Khóa luận xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua 5 yếu tố: (1) Giá cả, (2) Sản phẩm, (3) Phân phối, (4) Xúc tiến, (5) Nhân viên từ đó đánh giá khả năng tiêu thụ của sản phẩm của công ty. Đề tài được thể hiện một cách logic, khoa học. Làm rõ được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên đề taif cũng gặp phải một vài hạn chế với số liệu thứ cấp thu được, tác giả chưa làm rõ được nguyên nhân của sự biến động và ý nghĩa của các số liệu tới việc tiêu thụ sản phẩm từ đó chưa phân tích đúng thực trạng và thế mạnh của công ty để có phương hướng phát triển. (2) Khóa luận “Phân tích tích hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mỹ Hoàng” (Ngô Ngọc Thị Thùy My lớp K49A KDTM, Trường Đại hTrườngọc Kinh tế Huế, 201 9)Đại. học Kinh tế Huế Tài liệu xác định được đúng các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm gồm các nhân tố thuộc môi trường vi mô, vĩ mô, các nhân tố về chính liên quan tới việc kinh doanh sản phẩm như: giá cả, nhân viên, phương thức thanh toán. Đồng thời làm rõ được tình trạng và các hoạt động của công ty thông qua các số liệu thứ cấp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 25
  35. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Từ đó phân tích để hiểu hơn về vấn đề tài chính tại công ty từ đó đề xuất các phương án một cách phù hợp hơn. Khóa luận xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng để xem xét sự ảnh hưởng của nó tới tiêu thụ sản phẩm thông qua qua 6 yếu tố (1) Đặc tính sản phẩm, (2) Giá cả, (3) Nhân viên, (4) Phương thức thanh toán, (5) Giao hàng, (6) Xúc tiến với quyết định mua sản phẩm tại công ty. Đẩy mạnh quá trình tiêu thụ thông qua việc cải tiến các đặc tính trên. Ngoài những điểm nội trội, đề tà gặp phải các hạn chế về giải pháp khi nó còn mang tính khái quát và chưa cụ thể hóa gây các khó khăn trong việc áp dụng các đề xuất để khắc phục những thực trạng còn tồn đọng. (3) Khóa luận “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ống nhựa Việt – Úc tại Công ty TNHH Phát Đạt” (Nguyễn Bá Tùng lớp K49A Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh Tế Huế, 2019). Tác giả hiểu được tình hình chung của công ty thông qua các báo cáo. Biết được xu hướng biến động về doanh thu theo quý, lập tiền đề cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác nhất. Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ thông qua 6 yếu tố (1) Giá cả, (2) Chương trình khuyến mãi, (3) Chiết khấu, (4) Giảm giá bán, (5) Khen thưởng, (6) Dịch vụ kịp thời, từ đó tiến hành nghiên cứu để phát hiện ra các vấn đề của thị trường và khách hàng. Có các kiến nghị hợp lý với doanh nghiệp. Đặc biệt các kiến nghị mang tính vĩ mô như là việc tác động tới chính quyền địa phương với những điểm sáng cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của phía chính quyền. Tuy nhiên, khóa luận cũng gặp một số hạn chế: Mẫu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khá nhỏ nên chưa phản ánh hết tình hình tiêu thụ của công ty, cũng như các ý kiến đánh giá của khách hàng. Chưa làm rõ được sự khác biệt trong đánhTrường giá về chính sách tiêu Đại thụ sản ph họcẩm với nhóm Kinh khách hàng tế riêng biHuếệt (sĩ/lẻ). (4) Khóa luận “Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Phú” (Hồ Thị Dạ Thảo lớp K49A Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Kinh Tế Huế 2019). Khóa luận làm rõ được các vấn đề cần quan tâm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, thái độ nhân viên, dịch vụ, thông qua việc so sánh các doanh nghiệp kinh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 26
  36. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga doanh khác trên thị trường. Phân tích làm rõ yếu tố địa lý, mặt bằng ảnh hưởng đến thị trường. Đây là điểm khác biệt mà các nghiên cứu khác không đề cập tới. Xác định sản phẩm chủ lực và phương án đầu tư cho các sản phẩm đó. Nắm được các chính sách tiêu thụ từ phía doanh nghiệp, tận dụng để có thể nắm được thị trường và các kênh phân phối khác. Mô hình nghiên cứu của khóa luận được xây dựng qua hệ thống đánh giá 6 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ: (1) Đặc tính sản phẩm, (2) Giá cả, (3) Nhân viên, (4) Dịch vụ hậu mãi và khuyến mãi, (6) Các yếu tố vật chất của công ty. Tác giả tìm hiểu doanh thu từng tháng, hệ thống hóa doanh thu và có kế hoạch cho các tháng tiếp theo cho sản phẩm. Cuối cùng, các đề xuất mang tính thiết thực giúp công ty cạnh tranh được với các cửa hàng xe máy khác trên thị trường. (5) Khóa luận “ Tình hình tiêu thụ thực phẩm hữu cơ Tamu Farm” (Hồ Thị Kim Chi lớp K50B Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Kinh Tế Huế, 2020). Từ những số liệu thu thập gột tả được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và những nỗ lực trong việc mở rộng thị trường, hoàn thiện kênh phân phối thu hút các khách hàng tiềm năng. Hơn thế qua đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty xác định được 4 yếu tố chính như (1) Giá cả, (2) Chất lượng, (3) Chương trình khuyến mãi, (4) Đội ngũ nhân viên. Chỉ ra được hướng khắc phục các hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tiêu thụ của công ty. Phân tích chi tiết các kênh bán hàng hiện đang hoạt động tại doanh nghiệp, phát huy tối đa hiệu quả của các kênh, đẩy hàng đi một cách hiệu quả. Tuy nhiên chưa phân tích sâu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để làm rõ bức tranh tổng thể về hoạt động tại chính doanh nghiệp. Khóa luận trình bày cẩn thận, chi tiết, làm rõ được nhiều nội dung, tuy nhiên chưa làm rõ được thị phần và các yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng tới việc tiêu thTrườngụ của công ty. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 27
  37. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT SONG NGUYỄN 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NỘI THẤT SONG NGUYỄN Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT SONG NGUYỄN – NỘI THẤT SONG NGUYỄN. Giám đốc: (Ông) Nguyễn Văn Lãm. Địa chỉ: 161 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0941712552 Website: Email: noithatsongnguyen91@gmail.com Mã số thuế: 3301609129 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3301609129 do phòng đăng kí kinh doanh Sở kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 15/5/2017. TrườngLĩnh vực hoạt động chínhĐại của cônghọc ty: Bán Kinh lẻ đồ điện gia tế dụng, Huế giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chyên doanh (chính); Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Cắt tạo dáng hoàn thiện đá; Xây dựng nhà để ở; Xây dựng nhà không để ở, Lắp đặt hệ thống điện; Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sưởi điều hòa không khí; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; Hoàn thiện công trình xây dựng; Sản xuất giường, tủ, bàn SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 28
  38. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga ghế; Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự; Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh; Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình; Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoăc internet. (Nguồn: dangkykinhdoanh.gov.vn) 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn thành lập ngày 15/5/2017 tại Thành phố Huế. Trải qua 4 năm hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn và thách thức về cơ sở vật chất, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, những đổi mới trong thị hiếu của khách hàng, Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng để vươn lên từ phía cán bộ, nhân viên công ty, thì công ty đã và đang dần hoàn thiện, có chỗ đứng trên thị trường nội thất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày nay, công ty không ngừng phát triển về khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường với sự chăm sóc tận tình chu đáo và chú trọng trong thiết kế mẫu mã, tính phù hợp của sản phẩm với bố cục trước đó. Công ty được khách hàng biến đến và tin tưởng lựa chọn làm đơn vị thi công, xây dựng nội thất cho ngôi nhà của mình. Sự mở rộng của công ty không dừng lại ở quy mô thị trường mà còn mở rộng quy mô công ty, với nguồn nhân lực khởi điểm 4-5 nhân viên thì hiện nay Song Nguyễn đã có hơn 15 nhân viên. Đây là sự tăng trưởng ấn tượng, thể hiện được sự lớn mạnh của công ty, đảm đương khối lượng công việc và trọng trách cao hơn. TrườngVới tôn chỉ hoạt độ ngĐại “Mang lạhọci năng lượ ngKinh sống theo xutế hư ớngHuế hiện đại, sang trọng, khiến cho không gian ngôi nhà bạn luôn độc đáo, ấn tượng”, công ty luôn cố gắng nỗ lực đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, đẹp đẽ nhất và khiến cho khách hàng luôn nhận được sự hài lòng khi tin tưởng hợp tác. Sau 4 năm hoạt động Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn đã trở thành một trong những sự lựa chọn đầu tiên trên địa bàn Thành phố Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung với SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 29
  39. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga các công trình như: Thi công nội thất văn phòng GSS Huế, Thiết kế thi công chung cư The Manor Crown Huế, Thiết kế và thi công nội thất chung cư Aranya – Xuân Phú Huế, Thiết kế thi công nội thất văn phòng AIO Huế, và nhiều công trình khác. Mục tiêu vươn xa hơn, phát triển hơn với thị trường Thừa thiên Huế cũng như thị trường nội địa và khát vọng vươn xa tới thị trường quốc tế. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty và bộ máy quản lý của tổ chức 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là có giám đốc người thực hiện tất cả chức năng quản trị. Dưới giám đốc là phó giám đốc, người tham mưu cho giám đốc, và làm việc trực tiếp tới các phòng ban trong công ty. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TrườngTrong đó: Đại họcQuan hệ trKinhực tuyến tế Huế Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 30
  40. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ vủa các phòng ban trong công ty Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động tại công ty và trước pháp luật. Trực tiếp ra quyết định và điều hành mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty. Người quyết định mục tiêu phương hướng của công ty. Phó giám đốc: Là người tham mưu, hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các phòng ban trong công ty. Đóng góp ý kiến, đề xuất các phương án cho giám đốc với vai trò cùng xây dựng ý kiến, cùng đưa ra chiến lược phát triển cho công ty. Phòng Kế toán: Đây là phòng đa nhiệm nhất tại Song Nguyễn, tại đây các anh chị thực hiện công tác theo dõi, kiểm soát sự vận động của dòng tiền và nguồn vốn tại công ty. Thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập, ghi chép, phản ánh tình hình của các tài sản, vật tư tại công ty. Cung cấp số liệu thông qua báo cáo quản trị giúp giám đốc nắm được tình hình và có kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh tại công ty. Đặc biệt, các anh chị tại đây còn đảm nhiệm chức năng như một nhân sự thực hiện trong việc tuyển dụng, thu hút nhân viên, khen thưởng và thanh toán tiền lương. Phòng Kinh doanh: Đây là phòng ban đóng vai trò quan trọng duy trì hoạt động tại doanh nghiệp. Bao gồm bộ phận nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp cận với với khách hàng của doanh nghiệp. Mang doanh thu về cho doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn sản phẩm, thuyết phục khách hàng để khách hàng lựa chọn sản phẩm công ty cung cấp, hơn thế là sự tin tưởng giao việc thiết kế thi công toàn bộ ngôi nhà cho công ty. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn đảm nhiệm chức năng chăm sóc khách hàng giúp công ty tạo được dấu ấn khó quên trong lòng khách hàng và trở thành khách hàng trung thành với công ty. TrườngPhòng Điều hành d ịchĐại vụ: Trong học đó bao gồKinhm có hai bộ phtếận làHuếbộ phận thiết kế và bộ phận sản xuất và thi công. Bộ phận thiết kế chịu trách nhiệm thiết kế bố cục, nội thất cho căn hộ hoặc phòng ở sau khi nhận được mô tả hoặc yêu cầu của khách hàng thông qua nhân viên kinh doanh hoặc từ trực tiếp khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 31
  41. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Bộ phận sản xuất thi công: Sau khi bộ phận thiết kế làm việc hoàn tất sẽ đưa bản vẽ xuống, từ đó tiến hành sản xuất các vật dụng theo yêu cầu, sau đó sẽ tiến hành khâu lắp ráp tại nhà của khách hàng. Nhân viên tại đây phải trực tiếp theo dõi đơn hàng từ lúc bắt đầu tới khi hoàn tất. 2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2017 - 2019 2.2.1. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2017 – 2019 Hiện nay, đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt với Song Nguyễn đội ngũ nhân viên được xem như là bộ mặt ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh, chất lượng và là yếu tố quan trọng khiến khách hàng lựa chọn doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức lao động khoa học và hợp lý là hết sức quan trọng. Tình hình lao động của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn được thể hiện dưới bảng sau Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong 3 năm (2017-2019) So sánh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Số lượng (người) +/- % +/- % Tổng số lao động 5 12 15 7 140 3 25 1. Phân theo giới tính Nam 3 8 10 5 166,7 2 25 Nữ 2 4 5 2 50 1 25 2. Phân theo trình độ học vấn TrườngĐại học 3 Đại5 học5 Kinh2 66,7tế Huế0 0 Cao đẳng 1 4 4 3 300 0 0 Trung học 1 3 6 2 200 3 100 3. Phân theo độ tuổi 20 - 36 tuổi 5 12 15 7 140 3 25 (Nguồn: Phòng kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 32
  42. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng số lao động của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn qua 3 năm có sự biển đổi rõ ràng. Xét theo tổng số lao động Tổng số lao động năm 2018 tăng 7 người so với năm 2017, tương ứng tăng 140%, đây là sự biến động sau gần 1 năm hoạt động tại thị trường, nhận thấy được tiềm năng và những kết quả kinh doanh đáng chú ý, doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào nguồn nhân lực để mở rộng quy mô. Số lao động năm 2019 tăng 3 người so với năm 2018, tương ứng với mức tăng 25%, năm nay có sự đặc biệt khi doanh nghiệp thay chủ sở hữu từ (ông) Nguyễn Đình Tài sang (ông) Nguyễn Văn Lãm, việc thay đổi trên cũng kéo theo dòng vốn kinh doanh tăng lên, tạo điều kiện mở rộng cho doanh nghiệp. Xét về giới tính Do tính chất công việc đòi hỏi người lao động có sức khỏe mới có thể thực hiện tốt những công việc vận chuyển, bốc vác hàng hóa. Nên số lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn để đáp ứng công việc từ phía công ty. Các lao động nam tập trung ở bộ phận bán hàng và thi công lắp đặt. Công ty có những bộ phận đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ như hoạt động chăm sóc khách hàng và kế toán, vì vậy công ty vẫn có các nhân viên nữ, tuy nhiên số lượng này chiếm trọng số cũng không cao. Cụ thể, bắt đầu hoạt động năm 2017 công ty có 3 nhân viên nam, sau 1 năm hoạt động tăng thêm 5 nhân viên tăng trưởng 166,7%, sau 2 năm hoạt động lượng công nhân nam vào năm 2019 tăng lên thêm 2 nhân viên, nâng tổng số nhân viên nam tại Song Nguyễn lên 15 nhân viên, tăng thêm 25% so với năm 2018. Sự tăng trưởng biểu hiện của sự tăng quy mô các đơn đặt hàng với nguồn nhân lực để đáp ứng các đơn hàng.Trường Đại học Kinh tế Huế Đối với các nhân sự nữ cũng có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm. Năm 2018, số lượng công nhân nữ tăng lên 2 nhân viên, tăng 50% so với năm 2017, và năm 2019 tăng 1 nhân viên chiếm 25% so với năm 2018. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 33
  43. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Xét về độ tuổi Công ty sở hữu nguồn nhân lực trẻ, độ tuổi từ 20-36 tuổi, đây là độ tuổi đảm bảo sự tiếp thu nhanh, dễ dàng đổi mới và có nhiều sự sáng tạo trong ý tưởng. Giúp công ty thiết kế, thi công các sản phẩm đảm bảo tính thời trang và đáp ứng các phong cách cho ngôi nhà của khách hàng. Xét về trình độ học vấn Phong cách của Song Nguyễn hướng tới sự trang trọng, tinh tế. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kiến thức để đáp ứng khách hàng, vì thế lượng lao động với trình độ đại học cao đẳng cao hơn. Năm đầu vì mới thành lập, số lượng đơn hàng còn ít nên phía bộ phận thi công chỉ có 2 người trong đó 1 cao đẳng (chiếm 20%), 1 trung học phổ thông (chiếm 20%), còn lại là lao động trình độ đại học, hoạt động tại phòng kế toán và phòng kinh doanh. Đến năm 2018 số lượng lao động có sự tăng lên ở cả 3 nhóm đại học, cao đẳng và phổ thông lần lượt là 66,7%, 300%, 200% với việc mở rộng quy mô và cần nhiều lao động hơn thể hiện công ty có thêm nhiều khách hàng hơn. Việc mở rộng quy mô, nguồn vốn vào năm 2019 cũng kéo theo sự tăng trưởng nhân sự trong công ty, và năm nay công ty tăng cường thêm đội ngũ thi công, sản xuất nên nhóm lao động có trinh độ phổ thông tăng lên với mức tăng trưởng 100% so với năm 2018. Sự thay đổi này cho thấy việc xem trọng phương hướng phát triển và quan tâm đến người lao động trong công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 34
  44. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Bảng 2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn qua 3 năm (2017-2019) ĐVT: triệu đồng 2018/2017 2019/2018 TÀI SẢN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 +/- % +/- % TÀI SẢN NGẮN 464,52 392,56 1 865,57 (71,958) (0,15) 1 473,01 3,75 HẠN Tiền và các khoản 402,50 319,65 342,46 (82,848) (0,21) 22,81 0,07 tương đương tiền Các khoản phải thu - - 1 500 - - 1 500 - ngắn hạn Hàng tồn kho 55,82 66,14 23,114 10,317 0,18 (43,02) (0,65) Tài sản ngắn hạn khác 6,20 6,78 - 0,571 0,09 (6,78) (1) TỔNG CỘNG TÀI 464,52 392,56 1 865,58 (71,96) (0,15) 1 473,01 3,75 SẢN TỔNG NGUỒN VỐN 464,52 392,56 1 865,58 (71,96) (0,15) 1 473,01 3,75 Nợ phải trả - - 0,202 - - 0,202 - Vốn chủ sở hữu 464,52 392,56 1 865,31 (71,96) (0,15) 1 472,74 3,75 Vốn góp chủ sở hữu 500 500 2 000 - 0 1 500 3 Lợi nhuận sau thuế (35,47) (107,5) (134,63) (71,96) 2,03 (27,19) 0,25 chưa phân phối Trường Đại học Kinh(Nguồn: tế Phòng Huế kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 35
  45. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Có thể nói vốn và tài sản của doanh nghiệp đóng vai trò và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, nguồn tài chính và vốn dồi dào tạo được sự thuận lợi hơn cho công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Dựa vào bảng trên, có thể thấy tình hình tài sản của công ty qua các năm có tăng có giảm. Cụ thể, năm 2017 thành lập với tổng tài sản là 464,522 triệu, năm 2018 là 392,563 giảm 71,959 triệu, tương ứng giảm 15%. Năm 2019 là 1.865,574 triệu so với năm 2018 tăng 1,473,009 tương ứng 375%. Tiền mặt trong 3 năm cũng có tăng có giảm. Cụ thể năm 2018 lượng tiền mặt giảm 82,848 triệu chiếm 21%, tuy nhiên sau đó một năm thì tăng 22,807 triệu so với năm 2018 tương ứng tăng 7%. Hàng tồn kho cũng tương tự 2 nhân tố trên khi có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2017 lượng hàng tồn kho ở mức 55,819 triệu, tuy nhiên nó tiếp tục tăng trong năm 2018 với mức tăng 10,318 triệu tương đương 18%, trái ngược với tổng tài sản qua năm 2019 tăng lên, thì hàng tồn kho lại có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2019 giảm 43,022 triệu tương đương 65% so với năm 2018. Về các tài sản ngắn hạn khác chỉ xuất hiện ở năm 2017 với mức 6,203 triệu và năm 2018 là 6,775. Các tài sản của công ty không được tính đến trong các báo cáo tài chính, và vì hoạt động theo hình thức thương mại nên công ty chưa tiến hành khấu hao tài sản cố định dẫn đến mục tài sản cố định của công ty giữ mức 0 trong cả 3 năm. Bên cạnh sự biến động về tài sản thì nguồn vốn của công ty cũng có sự biến động. Nợ phải trả chỉ xuất hiện từ năm 2019 với số tiền không lớn 202.601 đồng. TrườngVốn chủ sở hữu củ aĐại công ty tronghọc 3 năm Kinh thay đổi nhưtế sau. Huế Năm 2017 với 464,522 triệu, sau đó năm 2018 giảm xuống 71,958 tương đương 15% và năm 2019 tăng 1.472,743 triệu tương đương tăng 375% so với 2018. Bên cạnh đó đóng góp vào nguồn vốn của công ty là vốn góp chủ sở hữu, một trong những nguồn tiền chính duy trì hoạt động tại một công ty mới mở như Song Nguyễn. Qua 2 năm duy trì mức vốn góp 500 triệu, năm 2019 công ty thay đổi lãnh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 36
  46. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga đạo, thay đổi quy chế góp vốn, khiên lượng vốn góp tăng thêm 1 tỷ 500 triệu, tương đương tăng 300% so với năm 2019. Bởi vì công ty mới đi vào hoạt động nên rất dễ hiểu khi lợi nhuận qua 3 năm đều bị âm. Thể hiện bằng các con số cụ thể năm 2017 lợi nhuận âm 35,477 triệu đồng, năm 2018 lợi nhuận giảm thêm 71,958 tương đương giảm 203%, không dừng lại ở đó, năm 2019 lợi nhuận tiếp tục giảm thêm 27,193 triệu, tương ứng giảm 25%. Tuy nhiên lợi nhuận âm như trên không biểu hiện được việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ hay là tình hình tài chính không đủ. Chỉ là vì những năm đầu hoạt động, Chi phí còn lớn, hàng tồn kho lớn, trong khi doanh số bán hàng vẫn chưa cao. Tuy nhiên Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn đang nỗ lực không ngừng, cải thiện và mở rộng doanh nghiệp, mang lại nhiều hơn những đơn hàng. 2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Tất cả doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải quan tâm đến hiệu quả SXKD của mình. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2017-2019) ĐVT: triệu đồng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng 19,44 81.02 249.683 61.573 3,17 168.664 2,08 2. Doanh thu thuần 19.44 81.02 249.683 61.573 3,17 168.664 2,08 3. Giá vốn hàng bán 15.31 64.96 188.245 49.654 3,24 123.281 1,90 4. LợiTrường nhuận gộp Đại4.14 học16.05 Kinh61.437 11.918 tế 2,88Huế45.383 2,83 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 39.62 88.02 88.681 48.402 1,22 660.772 0,01 6. Lợi nhuận thuần (35.48) (71.96) (27.193) (36.481) 1,03 44.765 (0,62) 7. Tổng lợi nhuận trước thuế (35.48) (71.96) (27.193) (36.481) 1,03 44.765 (0,62) 8. Lợi nhuận sau thuế (35.48) (71.96) (27.193) (36.481) 1,03 44.765 (0,62) (Nguồn: Phòng kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 37
  47. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Doanh thu của doanh nghiệp trong vòng 3 năm tăng dần. Cụ thể, năm 2018 tăng 61,573 triệu tăng 317% so với năm 2017. Và năm 2019 cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 168,664 triệu tương ứng tăng 208% so với năm 2018. Qua đó có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, Đặc biệt với một công ty mới hoạt động hơn 3 năm thì những con số này cực kì ấn tượng. Doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có xu hướng tăng theo, cụ thể năm 2018 tăng 48,902 triệu tăng 122% so với năm 2017, năm 2019 chi phí có tăng nhưng không đáng kể, chiếm 1% so với năm trước. Việc chi phí tăng do một số nguyên nhân chính như: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm cao, giá nguyên vật liệu nhập tăng, cùng nhiều chi phí phát sinh. Điều mà bất kì một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều quan tâm tới đó chính là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xem năm vừa qua hoạt động thế nào, lãi trên giá hàng hóa và các hoạt động tài chính là bao nhiêu, từ đó đề ra các chiến lược nhằm tăng mức lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế của công ty sau 3 năm tài chính đều âm, phần lớn nguyên nhân là do công ty mới hoạt động, các chi phí trong năm còn quá lớn nên mặc dù doanh thu tăng qua các năm nhưng mức lợi lợi nhuận của công ty vẫn bị âm. Lợi nhuận tăng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2018 lợi nhuận giảm 36,481 triệu giảm 103% so với năm 2017. Tuy nhiên năm 2019 mức lợi nhuận của công ty tăng 44,766 triệu tương đương tăng 62% so với năm 2018. Những nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng nâng cao doanh số, cải thiện mức lợi nhuận của công ty cũng thể hiện được chất lượng của đội ngũ nhân lực của công ty. TrườngHoạt động kinh doanh Đại của doanh học nghiệp đư ợKinhc thể hiện qua tế biểu đHuếồ dưới đây. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 38
  48. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Doanh Thu Chi phí Lợi nhuận 249,683 81,019 88,021 88,681 39,618 19,446 Năm 2017 Năm 2018 Năm2019 (35,477) (27,193) (71,958) Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn trong 3 năm 2017 – 2019. (Nguồn: Xử lý số liệu excel của tác giả) 2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn Bảng 2.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Doanh thu 19,45 81,02 249,68 TrườngChi phí Đại39,62 học Kinh88,02 tế Huế88,68 Lợi nhuận -35,48 -71,96 -27,19 DT/CP(%) 0,49 0,92 2,82 LN/DT(%) -1,82 -0,89 -0,11 LN/CP(%) -0,90 -0,82 -0,31 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 39
  49. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga (Nguồn: Tính toán của tác giả) Đây là những chi tiêu phản ánh tổng quát hiệu quả tiêu thụ sản phẩm nội thất tại Song Nguyễn. Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm (K) K(2018/2017) =317(%) K(2019/2018) =208 (%) Tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng qua các các năm và K > 200% qua 2 năm, đây là những dấu hiệu tốt. Cho thấy hoạt động tiêu thụ tại công ty đang hoạt động rất tốt. Chỉ tiêu DT/CP: phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Theo như tính toán ở trên, từ năm 2017 đến năm 2019, chỉ tiêu này có xu hướng tăng. Năm 2017, chỉ tiêu này là 49,1% tức là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì công ty sẽ thu được 49,1 đồng doanh thu. Năm 2018, chỉ tiêu này là 92% tức là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì công ty sẽ thu được 92 đồng doanh thu. Năm 2019, chỉ tiêu này là 281,5% tức là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì công ty sẽ thu được 281,5 đồng doanh thu. Sở dĩ chỉ tiêu này tăng qua các năm vì nhu cầu về xây dựng nhà cửa, trang trí lại ngôi nhà lại càng cao. Người tiêu dùng có mức thu nhập ngày càng được cải thiện. Chỉ tiêu LN/DT: phản ánh cứ 1 đồng doanh thu nhận lại được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng có hiệu quả. Năm 2017, chỉ tiêu này là -182,4% tức là trong 100 đồng doanh thu sẽ thu bị âm 182,4 đồng và chưa tạo ra lợi nhuận. Năm 2018, chỉ tiêu này là -88,8% tức là trong 100 đồng doanh thu sẽ bị âm 88,8 đồng và chưa tạo ra lợi nhuận. Tương tự năm 2019, chỉ tiêu này là 10,9% tức là trong 100 đồng doanh thu sẽ bị âmTrường 10,9 đồng và chưa Đạitạo ra lợi nhuhọcận. Ch ỉ Kinhtiêu này tăng tếqua cácHuế năm chứng tỏ công ty đã có chính sách kinh doanh phù hợp cải thiện mức tỷ suất, ngày từng ngày tạo ra lợi nhuận cho công ty. Chỉ tiêu LN/CP: phản ánh cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì lấy lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận thu được. Năm 2017, chỉ tiêu này là -89,5% tức là cứ bỏ ra 100 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 40
  50. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga đồng chi phí doanh nghiệp sẽ bị âm 89,5 đồng và chưa tạo ra lợi nhuận. Năm 2018, chỉ tiêu này là -81,8% tức là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí doanh nghiệp sẽ bị âm 81,8 đồng và chưa tạo ra lợi nhuận. Năm 2018, chỉ tiêu này là -30,7% tức là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí doanh nghiệp sẽ bị âm 30,7 đồng và chưa tạo ra lợi nhuận. Giải thích cho sự tăng nhẹ của chỉ tiêu này là do tình hình buôn bán các sản phẩm nội thất tại địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc và bản thân công ty có chính sách bán hàng để phân phối không nên sản lượng tiêu thụ có tăng lên, tuy nhiên mức dao động còn nhẹ nên công ty cần đẩy mạnh các chính sách xúc tiến để con số trên được tăng cao hơn nữa. Điều này cũng chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả nhưng còn ở mức hạn chế. 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 2.2.5.1. Môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển với sự mở rộng, hợp tác không chỉ trong nước mà còn với các quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp công ty tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Theo Báo cáo số 371/BC-UBND ngày 04/11/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 10 trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 2.9331 tỷ đồng, giảm 0,83 % so với thực hiện tháng trước, giảm 9,09% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.621,7 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng số, giảm khoảng 0,18% so với tháng trước và giảm 6,67 % so cùngTrường kỳ năm trước. Lũy kĐạiế, tổng m ứhọcc bán lẻ hàngKinh hoá, dịch tếvụ tiêu Huế dùng xã hội 10 tháng năm 2020 ước đạt khoảng 30.370,8 tỷ đồng, giảm 3,83% so cùng kỳ năm trước đạt 64,27% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 27,273 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng số, giảm 0,6 % so cùng kỳ năm. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 41
  51. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 dự ước giảm 0,05 % so với tháng trước, tính chung 10 tháng ước tăng 3,82% so với cùng kỳ. Đây là những ảnh hưởng sau những tháng dịch bệnh, lũ lụt xảy ra tại địa bàn tỉnh b) Môi trường chính trị, pháp luật Môi trường chính trị, pháp luật có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang tiến vào hội nhập với sự liên kết hợp tác với các quốc gia thông qua các hiệp định quốc tế, với hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện đòi hỏi các công ty tuân thủ theo và có các biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm thích ứng với môi trường hoạt động để tranh thủ các cơ hội và thời cơ phát triển. c) Môi trường khoa học công nghệ Công tác quản lý công nghệ trên bàn tỉnh tiếp tục tăng cường. Đã tổ chức hướng dẫn cho 70 tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp trong đó 35 đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp và 10 văn bằng bảo hộ được cấp. Trong kỳ, trên địa bàn tỉnh có 20 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong đó 05 văn bằng bảo hộ được cấp. Tăng cường thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020; Kế hoạch tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020. Tổ chức khảo sát mô hình, vùng nguyên liệu, điều kiện sản xuất, bao bì, công bố sản phẩm tại 07 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó tiến hành hoàn thiện chương trình, xây dựng quy trình quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc cho cơ sở sản xuất, Đây là những dấu hiệu về việc Trườngtiếp cận gần hơn vớ i Đạicông ngh ệhọccủa các doanhKinh nghiệp trêntế đ ịaHuế bàn thành phố, trong đó có Nội thất Song Nguyễn, rút ngắn quá trình sản xuất, tăng năng suất và giảm giá cho sản phẩm. d) Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 42
  52. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Công ty tọa lạc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng là con đường hai chiều thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa. Mặc dù năm vừa qua, địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh trung bộ gặp các khó khăn thiệt hại do việc mưa lũ, nhưng may thay công ty nằm ở vị trí cao so với khu vực nên sự ảnh hưởng của thiên tai rất nhỏ. Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp chính là từ những thiệt hại của điều kiện tự nhiên tới nền kinh tế. 2.2.5.2. Môi trường vi mô a) Chất lượng sản phẩm Công ty hướng tới dòng sản phẩm đẹp, bền với mẫu mã đa dạng, cập nhật những xu hướng và phong cách Nội Thất mới nhất. Đảm bảo cho khách hàng sự hài lòng với các giá trị nhận về thật sự tốt nhất. Đội ngũ thiết kế không ngừng học hỏi cải tiến, để mang tới cho khách hàng những không gian độc đáo, chuyên biệt. b) Giá cả sản phẩm Công ty sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao hơn thị trường với dòng sản phẩm chất lượng, đội ngũ bảo hành chuyên nghiệp, tận tình, thái độ nhân viên nhã nhặn. Để với 1 đồng khách hàng họ sẽ thu về 10 đồng thậm chí 100 đồng giá trị. Luôn rõ ràng, chi tiết trong việc báo giá từng sản phẩm, từng hạng mục của công trình. Đảm bảo sự minh bạch trong giá cả. Tránh các rắc rối phát sinh trong quá trình chuyển giao sản phẩm cho khách hàng. c) Tổ chức công tác bán hàng Hình thức bán hàng: Công ty kết hợp nhiều hình thức bán hàng bao gồm bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên thị trường, bán hàng qua websiteTrường và fanpage. KháchĐại hàng họctiếp cận nhanh Kinh hơn vớ i tếsản ph ẩHuếm và nhân viên bán hàng của công ty. d) Phương thức thanh toán Công ty áp dụng phương thức thanh toán thông qua tiền mặt (vnđ), chuyển khoản, công nợ trong vòng 10 ngày sẽ có nhân viên tới thu nợ khách hàng, việc áp SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 43
  53. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga dụng các phương thức trên giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thu nợ, cũng như giúp khách hàng có nhiều phương án lựa chọn để thanh toán cho công ty. e) Chính sách hậu mãi Ngoài các công cụ trong quá trình bán hàng, thì các dịch vụ hậu mãi chính là công cụ hết sức quan trọng giúp khách hàng hài lòng sau trải nghiệm mua hàng. Tuy không trực tiếp tạo nên doanh thu nhưng đây là vũ khí cạnh tranh cực kì quan trọng của công ty, giúp khách hàng quay trở lại. Các dịch vụ sau bán mà công ty áp dụng bao gồm: sửa chữa, lắp ráp, bảo hành hay là các cuộc điện thoại chăm sóc và khảo sát sau khi bán hàng. f) Chính sách phân phối Các chính sách phân phối hàng hóa được công ty áp dụng trong việc xử lý đơn hàng, vận chuyển, giao hàng, lắp ráp, thanh toán và đổi trả cho khách hàng. Với tính chất là công ty chuyên sản xuất và thi công các sản phẩm nội thất, các chính sách đó là những tiện ích cho khách hàng, giúp nhân viên kinh doanh trong việc đưa ra sản phẩm cho khách hàng. g) Đối thủ cạnh tranh Bất kì một doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh và biểu hiện thông qua hình thức giá cả, phương thức bán hàng, thanh toán, chất lượng sản phẩm, vận chuyển, chăm sóc khách hàng, Với các lĩnh vực càng có tiềm năng thì đối thủ cạnh tranh càng nhiều. Các công ty càng có nhiều sự tương đồng đòi hỏi sự canh tranh càng gay gắt hơn, khác biệt và nhận diện tốt hơn. Các đối thủ cạnh tranh của công ty như: Công ty TNHH Nội Thất Minh Hòa, Công Ty TNHH MTV TTNT Phương Nguyên, Công ty TNHHTrường MTV Thanh Và LịĐạich, Vi ệchọc hiểu về cácKinh đối thủ cạ nhtế tranh Huế giúp cho Song Nguyễn đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, hiểu hơn về khách hàng và đặc điểm của môi trường kinh doanh. h) Chính quyền và việc hình thành mạng lưới Chính quyền là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của công ty như các nghiệp vụ như đánh thuế, cấp giấy phép kinh doanh và các quy định tác động giúp hạn SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 44
  54. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga chế hay tăng cường hoạt động. Công ty cần duy trì mối quan hệ gần gũi, lành mạnh với các đơn vị có thẩm quyền có các quyết định ảnh hưởng tới công ty. Bên cạnh đó là việc hình thành mạng lưới giữa các doanh nghiệp. Việc kết nối của Song Nguyễn với các doanh nghiệp thông qua Câu lạc bộ Khởi Nghiệp Huế, Hội Doanh Nhân Trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế, Cộng đồng HueS, Huebiz và gần đây nhất là dự án HUG Building. Thông qua việc kết nối, giúp lan tỏa một hình ảnh Nội thất Song Nguyễn tới mọi người. Thực tế nhờ các mối quan hệ trên, tìm kiếm được các hợp đồng hay sự giới thiệu để nhận các công trình lớn. 2.3. Chính sách tiêu thụ sản phẩm nội thất tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 2.3.1 Hệ thống kênh phân phối Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thiết yếu trong cả hoạt động kinh doanh tại công ty, vì thế công ty không chỉ quan tâm tới việc đưa ra thị trường loại sản phẩm nội thất nào, giá cả ra sao mà vấn đề cốt yếu là sẽ đưa sản phẩm ra thị trường theo những cách thức như thế nào? Và điều cần phải cân nhắc là việc đầu tư như thế nào cho việc tiêu thụ sản phẩm và một trong những cách thức được kể đến đầu tiên phải kể đến kênh phân phối. Mỗi một sản phẩm muốn đưa ra thị trường tiếp cận với khách hàng đều phải thông qua kênh phân phối. Phân phối là vấn đề cực kì quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt hoạt động phân phối đảm bảo cho việc lưu thông dòng chảy hàng hóa, nhanh chóng và kịp thời. Vì vậy với Song Nguyễn việc lựa chọn kênh phân phối là một trong những yếu tố đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên công ty hiện chỉ mới áp dụTrườngng kênh phân phối tr ựĐạic tiếp. Hệ thhọcống kênh Kinhphân phối củ atế công tyHuế như sau: Hình 2.2 Mô hình kênh phân phối tại công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn (Nguồn: Điều tra thông qua phỏng vấn BGĐ) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 45
  55. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Theo như chia sẻ từ phía ban giám đốc công ty, mô hình được xây dựng từ những nghiên cứu về tình hình thị trường Nội Thất và các công ty khác cùng lĩnh vực hoạt động. Theo mô hình trên thì công ty áp dụng phân phối trực tiếp, đội ngũ nhân viên tại công ty sẽ làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp, và đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Điều này giúp công ty kiểm soát được chất lượng của sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng cũng như các dịch vụ liên quan kèm theo. Và bước đầu thì kênh phân phối hoạt động khá tốt, biểu hiện rõ qua sự tăng trưởng doanh thu. Cụ thể, năm 2018 tăng 61,573 triệu tăng 317% so với năm 2017. Và năm 2019 cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 168,664 triệu tương ứng tăng 208% so với năm 2018. 2.3.2 Quản lý kênh phân phối Việc quản lý kênh phân phối trong hoạt động phân phối sản phẩm là hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trên thị trường của công ty đó. Tại Song Nguyễn để quản lý lượng sản phẩm tiêu thụ, cũng như kênh phân phối thì vào cuối ngày, kế toán sẽ báo số lượng hàng hóa tồn trong báo với bên kinh doanh để tư vấn cho khách hàng về vấn đề tiếp ứng nhanh hoặc đợi sau đó báo cáo ban giám đốc để nhập hàng. Đầu mỗi ngày, trưởng phòng bán hàng sẽ đưa thông tin tồn kho ngày để nhân viên bán hàng biết và phân phối các mặt hàng.Và hàng hóa thường từ 2 – 5 ngày sẽ được cung cấp lại. Việc làm này nhằm đảm bảo cho hàng hóa luôn có sẵn để cung cấp cho khách hàng và nhằm tránh được tình trạng khan hiếm hàng hóa. 2.3.3 Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều hướng đến mục tiêu là làm sao cho hàng hóa của mình tiêu thụ một cách nhanh nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tại Song NguyTrườngễn có áp dụng những Đạichính sách học hỗ trợ nh ằmKinh có thể đẩy lưtếợng tiêuHuế thụ hàng hóa tại công ty. a) Chính sách thưởng doanh số Để thúc đẩy thi đua giữa các nhân viên, đảm bảo sự công bằng trong công việc, cũng như tăng doanh thu của việc tiêu thụ. Công ty tiến hành thưởng 1,5% cho doanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 46
  56. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga số của cá nhân có thành tích bán xuất sắc nhất. Điều này cổ động rất nhiều trong tinh thần nhân viên. b) Chính sách hậu mãi Sau mỗi đơn hàng, công ty tiến hành gọi để khảo sát mức độ hài lòng, ghi nhận và giải quyết phản hồi cho khách hàng. Tiếp nhận xử lý bảo hành cho khách hàng nếu có sai sót trong sản phẩm. c) Chính sách hỗ trợ cho các khách hàng lớn Công ty thường xuyên có các chương trình chăm sóc dành cho khách hàng lớn như: thưởng chiết khấu khi sử dụng nhiều sản phẩm; tặng phiếu mua hàng; tích điểm đổi quà; bốc thăm trúng thưởng; tặng quà vào ngày sinh nhật, . 2.3.4. Thị trường mục tiêu Bảng 2.5 Tình hình biến động doanh thu theo khu vực của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn qua 3 năm (2017 – 2019) ĐVT: triệu đồng Thời gian So sánh Địa bàn tiêu thụ 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Doanh số +/- % +/- % TP,Huế 12,25 59,95 162,29 47,70 3,89 102,34 1,71 Huyện, thị xã 7,19 21,06 87,39 13,87 1,93 66,32 3,15 Tổng 19,45 810,19 249,68 61,57 3,17 168,66 2,08 (Nguồn: Phòng kế toán công ty) TrườngChiến lược của công Đạity tập trung họcở khu v ựKinhc thành phố tếHuế đểHuếđáp ứng nhanh chóng, kế tiếp là mở rộng ra toàn tỉnh, cuối cùng mở rộng ra thị trường nội địa và thị trường thế giới. Có thể dễ dàng thấy được từ bảng số liệu, doanh thu tiêu thụ của công ty ở địa bàn thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực khác, qua 3 năm vẫn duy trì mức > 63% doanh thu. Năm 2017 chiếm 63% tổng doanh thu, tăng lên thành 74% ở năm 2018 và giảm xuống mức 65% ở năm 2019. Từ số liệu nhận thấy, công ty SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 47
  57. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga hiện tại không chỉ nhận được sự biết đến của các khách hàng trong khu vực thành phố mà còn lan ra cả khu vực nội địa. Với việc đa dạng sản phẩm, chú trọng cá nhân trong thiết kế, tận tình trong đội ngũ đã làm nên Song Nguyễn ngày hôm nay được nhiều người biết đến hơn. Với các sản phẩm cố định giới thiệu cho khách hàng như sau: Bảng 2.6 Các mặt hàng kinh doanh của công ty Loại Sản phẩm chi tiết Bếp từ Lorca Thiết bị nhà bếp Bếp điện từ Lorca Máy hút mùi Lorca Giá để xoong nồi bát đũa Nội thất gia dụng Giá để gia vị, dao thớt Phụ kiện tủ bếp trên Phụ kiện tủ bếp Garis Phụ kiện gác tủ bếp Thùng gạo – Thùng rác Tủ đồ khô Giường ngủ Trang trí phòng ngủ Tủ áo Nội thất gia đình Bàn trang điểm Ghế gấp Phòng khách Bàn dài Ghế phòng họp Ghế văn phòng Ghế xoay Ghế gấp inox Nội thất văn phòng Bàn họp chân sắt Bàn lê thẳng giảm chấn Bàn văn phòng Bàn lê cong giảm chấn Bàn làm việc dài (Nguồn: Trang web công ty) Trên đây là các sản phẩm được công bố trên website, nhân viên sẽ tư vấn khách hàng dựa trên các sản phẩm trên vì công ty nhập về và tồn kho các sản phẩm ở trên. Tuy nhiên các nhân viên sẽ giới thiệu khách hàng hướng tới dạng thiết kế nội thất cho cả cănTrường nhà, sau thời gian Đạibàn bạc thì học nhân viên Kinh sẽ đem nhữ ngtế ý t ưHuếởng hoặc những mong muốn của khách hàng cho phòng thiết kế, tạo thành các bản vẽ cho bên sản xuất tiến hàng sản xuất hay nhập các thiết bị về. Bằng việc này công ty giảm tối đa chi phí cho hàng tồn kho mà lại đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng. Dưới đây là giao diện website của công ty, cho phép công ty thực hiện được những định hướng đưa ra. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 48
  58. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Hình 2.3 Giao diện website của công ty (Nguồn: Trang web công ty) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 49
  59. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty TNHH Nội Thất Song Nguyễn 2.4.1. Kết quả nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn bảng hỏi phi cấu trúc để nhận lại các ý kiến từ Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh và Kế toán. Tác giả đã thu thập được một vài thông tin phục vụ cho bài nghiên cứu, cụ thể: - Có những hình dung thực tế hơn về hoạt động của công ty, cụ thể công ty hoạt động dưới hình thức thương mại (Mua đi bán lại), tuy nhiên trên thực tế công ty vừa sản xuất các thiết bị nội thất, bàn ghế và thi công cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng tồn kho các sản phẩm như bếp, vật liệu thi công công trình, máy hút mùi, phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Xác định được sản phẩm chủ lực của công ty là chuyên về sản xuất gỗ công nghiệp. - Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với nhóm sản phẩm, những mong muốn của khách hàng mà công ty có thể đáp ứng (Độ bền, nhẹ, tính thẩm mỹ, tính phù hợp với công trình của khách). - Nhận biết được thị trường Thành phố Huế là thị trường mục tiêu, đối thủ chính của công ty và những khát vọng vươn xa đến thị trường quốc tế trong tương lai. - Từ những chia sẻ và khảo sát tại phòng kinh doanh, có được chân dung khách hàng về độ tuổi (28-40 tuổi), về xu hướng (hiện đại, chi phí rẻ, đa dạng mẫu mã), mức độ sẵn lòng chi trả cho sản phẩm cũng như những nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có thể thỏa mãn. Qua đó có các chiến lược quảng cáo, xúc tiến và chăm sóc phù hợp hơn. Trường- Hiểu được các nhân Đại tố tác độ nghọc tới hiệu quKinhả của việc tiêutế thụ Huếnhư: Giá cả, Chi phí, Sản phẩm, Chăm sóc khách hàng, Chương trình khuyến mãi, Đội ngũ nhân viên, Phương thức thanh toán, Công nợ hay giao hàng, Các chiều hướng tác động của chúng tới doanh nghiệp và những bước đi học hỏi đón đầu từ các doanh nghiệp khác như thế nào. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 50
  60. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga - Thông qua việc điều tra biết được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, cổ đông gồm những ai, tác động tới công ty như thế nào. Làm rõ được tình hình hoạt động, tiêu thụ từ phía công ty. Biết được những cách thức xây dựng hệ thống và tìm kiếm khách hàng tại công ty. Từ bảng hỏi định tính, có được cái nhìn chung về doanh nghiệp, về thị trường. Bắt tay vào việc phân tích, thấu hiểu hơn về các con số hiển thị trong các báo cáo để biết rằng những năm vừa qua, doanh nghiệp kinh doanh lời lỗ, chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp ra làm sao. Mở rộng tìm hiểu lại từ phía khách hàng để có cái nhìn khách quan và đáng tin cậy. 2.4.2. Đặc trưng chung về mẫu khảo sát Bảng 2.7 Thống kê kênh tiếp cận của khách hàng Thuộc tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thống kê giới tính khách hàng Nam 93 77,5 Nữ 27 22,5 Thống kê độ tuổi khách hàng Dưới 28 35 29,2 Từ 28 - 35 33 27,5 Từ 36 - 55 26 21,7 Trên 55 26 21,7 Trường ĐạiThống k êhọc nghề nghiệp Kinh khách hàng tế Huế Kinh doanh buôn bán 34 28,3 Hành chính văn phòng 28 23,3 Cán bộ công nhân viên chức 27 22,5 Hưu trí 31 25,8 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 51
  61. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Thống kê thu nhập cá nhân khách hàng Dưới 4 triệu 33 27,5 Từ 4 đến 8 triệu 29 24,2 Từ 8 đến 12 triệu 33 27,5 Trên 12 triệu 25 20,8 Thống kê kênh tiếp cận khách hàng Facebook 42 22,8 Website 35 19,0 Bạn bè người thân 43 23,4 Thống kê lý do lựa chọn sản phẩm Mẫu mã đẹp 42 35,0 Giá cả phải chăng 25 20,8 Thương hiệu 3 2,5 Nhân viên tận tình 4 3,3 Chương trình khuyến mãi 46 38,3 Thống kê số lần sử dụng sản phẩm 1 61 50,8 Từ 2 lần trở lên 59 49,2 Trường Đại(Nguồn: Sốhọcliệu xử lý SPSSKinh từ kết qu tếả khả oHuế sát khách hàng) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 52
  62. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Về Giới tính Hình 2.4 Thống kê giới tính (Nguồn: Kết quả tác giả xử lý SPSS) Trong quá trình điều tra, với tổng số phiếu là 120 thì có 93 khách hàng là nam chiếm 77,5%, 27 khách hàng nữ chiếm 22,5%. Thực tế, người ta thường hay quan niệm “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, việc xem xét lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ý kiến của 2 vợ chồng hoặc người chủ văn phòng, tuy nhiên người quyết định và thông tin lưu giữ lại từ phía công ty sẽ là người đàn ông. Về Độ tuổi Độ tuổi Trường Đại học Kinh tế Huế Từ 25 - 28 Từ 28 - 35 Từ 36 - 55 Trên 55 Hình 2.5 Thống kê độ tuổi (Nguồn: Kết quả tác giả xử lý SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 53
  63. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang định vị là 28-55 tuổi, Tuy nhiên, theo khảo sát thì nhóm khách hàng dưới 28 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao nhất 29,2 % và kế tiếp là 27,5% với nhóm khách từ 28-35 tuổi, Và cuối cùng là nhóm từ 36 – 55 tuổi và trên 55 đều có mức 21,7%, Điều này có thể lý giải bằng việc Song Nguyễn luôn chú trọng tới những thiết kế độc đáo mới lạ và không kém phần sang trọng, phù hợp với mọi kiểu hình nhà ở, chung cư văn phòng, đặc biệt càng thu hút người trẻ. Về Thu nhập Thu nhập Dưới 4 triệu Từ 4 đến 8 triệu Từ 8 đến 12 triệu Trên 12 triệu Hình 2.6 Thống kê thu nhập (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) Trong tổng số 120 khách hàng được khảo sát, khách hàng có thu nhập 8-12 triệu và dưới 4 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 27,5%, thấp nhất là nhóm khách hàng có thu nhập trên 12 triệu chiếm 25 người tương ứng với 20,8%, còn lại là 29 khách hàng có thu nhập từ 4 – 8 triệu chiếm 24,2%. Do mức thu nhập khác nhau nên đánh giá của họ về các yếu tố như chất lượng, giá cả cũng khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 54
  64. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga Về Kênh tiếp cận Kênh tiếp cận Facebook Website Bạn bè người thân Hình 2.7 Thống kê kênh tiếp cận (Nguồn: Kết quả tác giả xử lý SPSS) Trong 120 mẫu nghiên cứu thì kênh tiếp cận cao nhất là bạn bè người thân chiếm tỷ lệ 23,4%, kế tiếp là kênh Facebook với lượng tiếp cận 42 người, chiếm 22,8%, cuối cùng là website với tỷ lệ 19%. Về Lý do lựa chọn sản phẩm Lý do lựa chọn sản phẩm Mẫu mã đẹp Giá cả phải chăng Trường ĐạiThương hiệu học NhânKinh viên tận tình tế Huế Chương trình khuyến mãi Hình 2.8 Thống kê lý do lựa chọn sản phẩm (Nguồn: Kết quả tác giả xử lý SPSS) Trong 120 mẫu điều tra, phần lớn lý do khách hàng lựa chọn sử dụng là chương trình khuyến mãi và mẫu mã sản phẩm với tỷ lệ 38,3% và 35%. Chúng chiếm tới hơn SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 55
  65. KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga 70% thể hiện việc xuất hiện các chương trình khuyến mãi tạo thêm các lợi ích, giúp khách hàng tìm đến Song Nguyễn. Và vì mới thành lập nên thương hiệu chưa được định hình rõ nét trong tâm trí khách vì thế lý do lựa chọn vì thương hiệu có tỷ lệ thấp nhất, chiếm 2,5%, kế tiếp là nhân viên tại đây với tỷ lệ 3,3%, cuối cùng là giá cả sản phẩm được 25 khách hàng lựa chọn là nguyên nhân dẫn đến hành động mua chiếm tỷ lệ 20,8%. Về Số lần mua hàng Số lần sử dụng 1 Từ 2 lần trở lên Hình 2.9 Thống kê số lần mua hàng (Nguồn: Kết quả tác giả xử lý SPSS) Trong 120 mẫu nghiên cứu hầu hết khách hàng chỉ mới sử dụng sản phẩm tại công ty 1 lần với tỷ lệ 50,8%. Còn lại là nhóm khách hàng đã mua hàng tại công ty và quay trở lại với tỷ lệ 49,2%. Với gần 50% số lượng khách hàng điều tra quay trở lại, nó thể hiện được sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ tại công ty, đó cũng chính là dấu hiệu hứng khởi cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, tăng lượt mua và tăng nhóm khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. TrườngTuy nhiên, doanh nghi Đạiệp cần có họcchính sách Kinhquan tâm khách tế hàng Huế sau mua, để có thể duy trì nhóm khách hàng, tăng doanh số và có thể tăng số lượng khách hàng cho doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 56