Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không

pdf 134 trang thiennha21 20/04/2022 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_cac_giai_phap_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CÂO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN LAN HƯƠNG Sinh viên thực hiện : HÀ THU HIỀN MSSV: 1054030821 Lớp: 10DKTC3 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CÂO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN LAN HƯƠNG Sinh viên thực hiện : HÀ THU HIỀN MSSV: 1054030821 Lớp: 10DKTC3 TP. Hồ Chí Minh, 2014 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong báo cáo được thực hiện tại đơn vị là công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không. Không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trươc nhà trường về sự cam đoan này. Tp HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện HÀ THU HIỀN ii
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kế Toán - Tài Chính - Ngân hàng. Những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trên giảng đường đại học. Đó sẽ là nền tảng cơ bản, là hành trang vô giá cho tôi suốt chăng đường sự nghiệp tương lại sau này. Bên cạnh đó, là sự giúp đỡ của ThS. Nguyễn Lan Hương đã tận tình hướng dẫn cho tôi từ khi bắt đầu chọn đề tài cho đến khi hoàn thành bài báo cáo. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhân viên phòng Kế toán công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin, số liệu giúp tôi thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này. Kính chúc quý thầy cô, các cô, chú, anh chị trong công ty luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tp HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện HÀ THU HIỀN iii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập iv
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.Hồ Chí Minh, ngày . Tháng .năm 2014 v
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2011-2013 38 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010-2013 41 Bảng 2.3 Giá trị tăng giảm doanh thu năm 2011-2013 42 Bảng 2.4 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu năm 2011-2013 42 Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu từ nhập khẩu năm 2011-2013 43 Bảng 2.6 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2011-2013 48 Bảng 2.7 Cơ cấu tài sản lưu động năm 2011-2013 49 Bảng 2.8 Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2011-2013 50 Bảng 2.9 Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2011-2013 51 Bảng 2.10 Cơ cấu tài sản dài hạn năm 2011-2013 53 Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn vốn của Airimex năm 2011- 2013 54 Bảng 2.12 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2011-2013 55 Bảng 2.13 Cơ cấu tài trợ của Airimex năm 2013 57 Bảng 2.14 Kết quả hoạt động kinh doanh của Airimex 2011-2013 57 Bảng 2.15 Bảng doanh thu , lợi nhuận và tỷ suất giữa lợi nhuận doanh thu 59 năm 2011-2013 Bảng 2.16 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí năm 2011-2013 60 Bảng 2.17 Bảng doanh thu tài chính năm 2013 62 Bảng 2.18 Chi phí tài chính năm 2013 62 Bảng 2.19 Bảng khả năng thanh toán của Airimex 2011-2013 64 Bảng 2.20 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Airimex năm 2011-2013 66 Bảng 2.21 Bảng tính kỳ thu tiền bình quân 68 Bảng 2.22 Bảng tính vòng quay hàng tồn kho 69 Bảng 2.23 Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ 69 vi
  8. Bảng 2.24 Bảng tính vòng quay tài sản 70 Bảng 2.25 Bảng tính doanh lợi tiêu thụ 70 Bảng 2.26 Bảng tính doanh lợi tiêu thụ 71 Bảng 2.27 Bảng tính doanh lợi vốn tự có 71 Bảng 2.28 Thị giá cổ phần công ty trong năm 2012-2013 72 Bảng 2.29 Bảng phân tích các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn tự có 73 Bảng 2.30 Bảng lưu chuyển tiền tiền tệ năm 2011-2013 75 Bảng 3.1 Khả năng thanh toán nhanh của các công ty cùng ngành 79 2. DANH MỤC BIỂU Trang Biểu 2.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2013 39 Biểu 2.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi năm 2013 40 Biểu 2.3 Tỷ trọng từ hoạt động nhập khẩu 43 Biểu 2.4 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2011-2013 48 Biểu 2.5 Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011-2013 51 Biểu 2.6 Tình hình tài sản dài hạn năm 2011-2013 53 Biểu 2.7 So sánh cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013 56 Biểu 2.8 So sánh tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Airimex năm 2011-2013 56 vii
  9. 3. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tài chính Dupont 29 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty 32 Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại công ty CP XNK Hàng không 34 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty 38 Sơ đồ 2.4 Quy trình nhập khẩu tại công ty 45 Sơ đồ 2.5 Phân tích Dupont năm 2013 74 4. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1 Một số đối tác của công ty 47 viii
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIÊT TẮT Ý NGHĨA BBBG Biên bản bàn giao BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản DN Doanh nghiệp DT Doanh thu ĐTTC Đầu tư tài chính Đvt Đơn vị tính KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh Lô hàng AOG Lô hàng Aircraft On Ground MMTB Máy móc thiết bị NK Nhập khẩu NVL Nguyên vật liệu Phòng KD Phòng kinh doanh Phòng TC-KT Phòng Tài chính- kế toán TM Thương mại TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn TGTH Thời gian thực hiện VCSH Vốn chủ sở hiểu Trung tâm DV,TM,DL Trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch VN Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu ix
  11. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii NHẬN XÉT THỰC TẬP iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix MỤC LỤC x LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1.1. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp 3 1.1.2. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính 4 1.1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính: 4 1.1.2.2. Mục tiêu phân tích tình hình tài chính: 5 1.1.3. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính: 6 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN 6 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 7 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN 7 1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN: 8 1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính 9 1.1.4.1. Phân tích theo chiều ngang: 9 1.1.4.2. Phân tích theo chiều dọc: 9 1.1.4.3. Phân tích các khoản mục 10 1.1.4.4. Phân tích chỉ số: 15 1.1.4.5. Phân tích dòng tiền 15 1.1.4.6. Phân tích xu hướng 16 1.1.5. Nội dung phân tích 16 1.1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính: 16 1.1.5.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán: 16 x
  12. 1.1.5.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản: 17 1.1.5.2.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn: 19 1.1.5.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20 1.1.5.3.1. Phân tích doanh thu: 20 1.1.5.3.2. Phân tích chi phí: 21 1.1.5.3.3. Phân tích lợi nhuận: 22 1.1.5.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 23 1.1.5.3.5. Phân tích các tỷ số tài chính 24 1.1.5.3.6. Phân tích tài chính Dupont 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 29 CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 30 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không: 30 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần XNK Hàng không ( AIRIMEX): 32 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: 32 2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban: 32 2.2.3. Tổ chức công tác bộ máy kế toán tại công ty: 34 2.2.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: 34 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: 34 2.2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng: 35 2.2.3.4.Hình thức sổ kế toán áp dụng: 37 2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty Airimex: 38 2.2.5. Tình hình doanh thu của công ty từ 2011-2013: 41 2.2.6. Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước 44 2.2.6.1. Quy trình nhập khẩu tại công ty Cổ phần XNK Hàng không- Chi nhánh miền Nam: 44 2.2.7. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của công ty trên thị trường 46 2.3. Tình hình tài chính của công ty Cổ phần XNK Hàng không: 47 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty : 47 2.3.1.1. Tình hình tài sản 47 2.3.1.1.1. Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động): 49 2.3.1.1.2. Tài sản dài hạn 53 2.3.2. Khái quát tình hình nguồn vốn 54 xi
  13. 2.3.2.1.Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 56 2.3.3. Đánh giá khái quát doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần XNK Hàng không: 57 2.3.3.1.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: 59 2.3.3.2.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 60 2.3.3.3.Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 61 2.3.4. Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các chỉ số đặc trưng: 64 2.3.4.1. Hệ số khả năng thanh toán 64 2.3.4.1.1.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: 64 2.3.4.1.2.Hệ số khả năng thanh toán nhanh: 65 2.3.4.1.3.Hệ số khả năng thanh toán tức thời: 65 2.3.4.2. Đòn bẩy tài trợ: 66 2.3.4.2.1. Hệ số nợ: 66 2.3.4.2.2. Hệ số nợ / vốn chủ: 67 2.3.4.2.3. Hệ số khả năng trả lãi: 67 2.3.4.3. Hiệu suất sử dụng tài sản: 68 2.3.4.3.1. Kỳ thu tiền bình quân: 68 2.3.4.3.2. Vòng quay hàng tồn kho: 69 2.3.4.3.3.Hiệu suất sử dụng TSCĐ: 69 2.3.4.3.4. Vòng quay tài sản 70 2.3.4.4. Khả năng sinh lời: 70 2.3.4.4.1.Doanh lợi tiêu thụ (ROS): 70 2.3.4.4.2. Doanh lợi tài sản (ROA): 71 2.3.4.4.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE): 71 2.3.5. Tỉ số thị giá cổ phần: 72 2.3.6. Phân tích tài chính Dupont: 73 2.3.7. Phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 77 CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 78 3.1. Nhận xét và đánh giá tình hình tài chính tại công ty 78 3.1.1. Một số ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của Công ty 78 3.1.1.1. Về công tác kế toán tại công ty 78 xii
  14. 3.1.1.2. Về tình hình tài chính tài công ty 78 3.1.2 Một số hạn chế và vấn đề đặt ra: 80 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính công ty 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 85 KẾT LUẬN CHUNG 86 xiii
  15. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty Airimex là một doanh nghiệp kế thừa và phát huy gần 20 năm kinh nghiệm của một công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng; trang thiết bị cho ngành Hàng không, công ty thực hiện hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong đó kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tốt hay xấu lại tác động thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hạm quá trình kinh doanh. Do đó, cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có thể tìm ra nguyên nhân, giải pháp cải thiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong tương lai. Với bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt động đều muốn có hiệu quả và thu về lợi nhuận nhiều nhất, để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành như vốn, nhân lực, công nghệ Một trong những việc cần làm là phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi quyết định chọn đề tài:”Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không” nhằm làm rõ thêm tình hình kinh tế của công ty Airimex nói riêng và của toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung. 2.Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty trong tương lai. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh của công ty Airimex Phân tích tình hình tài chính của công ty Đánh giá tình hình tài chính của công ty. Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty SVTH: Hà Thu Hiền Page 1 MSSV: 1054030821
  16. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 3.Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính và những nội dung có liên quan đến tình hình tài chính của công ty cổ phần Airimex từ năm 2011 đến năm 2013. 4.Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh. -So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào để có biện pháp kịp thời. 5. Kết cấu khóa luận Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không Nội dung đề tài gồm 3 phần: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không CHƯƠNG 3: Nhận xét đánh giá và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty CP XNK Hàng không SVTH: Hà Thu Hiền Page 2 MSSV: 1054030821
  17. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác, phân tích tình hình tài chính là phân tích những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sang lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậy quả về tài chính trong tương lại. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh; là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét , kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Nói các khác, phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số trên báo cáo đó “ biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó. SVTH: Hà Thu Hiền Page 3 MSSV: 1054030821
  18. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 1.1.2. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính 1.1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính hay cụ thể hóa là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người: Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ thấy được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị sẽ giúp họ tránh được rủi ro. Đối với nhà quản lý: Việc đánh giá tình hình tài chính giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình sử dụng vốn, tìm ra sự cân đối giữa vốn tự có và nguồn vốn của doanh nghiệp, xác định được vốn huy động từ đâu, từ đó nhà quản lý có định hướng khai thác hợp lý và đi đến quyết định thực hiện các phương án kinh doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính giúp cho doanh nghiệp biết được các chỉ tiêu về vốn tự có và nguồn vốn của công ty, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh hoạt động kinh doanh làm sao có lợi nhất. SVTH: Hà Thu Hiền Page 4 MSSV: 1054030821
  19. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Khi cho vay hoặc đầu tư vào một đơn vị nào đó, người cho vay và nhà đầu tư đều chú trọng đến tình hình thanh toán của đơn vị đó cũng như quan tâm đến vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của đơn vị đó trước khi ra quyết định cho vay hoặc đầu. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp: Mối quan tâm của họ là xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới, để cho ra quyết định xem có nên cho khách hàng mua chịu hay không. Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động . cũng quan tâm tới thông tin tài chính doanh nghiệp. Đối với các cơ quan chức năng: Thông qua số liệu trên báo cáo tài chính sẽ giúp họ xác định được các khoản nghĩa vụ của đơn vị đó phải thực hiện với Nhà nước. 1.1.2.2. Mục tiêu phân tích tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau: Phân tích tình hình tài chính phải giải quyết tốt và cho thấy mối quan hệ kinh tế thể hiện việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian. Phân tích tình hình tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tối đa hóa việc sử dụng các nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo quá trình kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả. Tình hình tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà nước, kỷ luật với các đơn vị , tổ chức kinh tế có liên quan. SVTH: Hà Thu Hiền Page 5 MSSV: 1054030821
  20. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 1.1.3. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính. 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần: + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai phần: -Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, -Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. +Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ(quý, năm) Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình cơ bản: Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng. SVTH: Hà Thu Hiền Page 6 MSSV: 1054030821
  21. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương +Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán kỳ trước. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp; chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: +Phần I: Lãi –Lỗ :Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo. +Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước , thuế và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. +Phần III: Thuế giá trị gia tăng(GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại, phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ. Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: +Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: SVTH: Hà Thu Hiền Page 7 MSSV: 1054030821
  22. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Phản ảnh toàn bộ dòng tiền thu vào và chỉ ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay . +Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản, mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác . +Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu . Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau. 1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. SVTH: Hà Thu Hiền Page 8 MSSV: 1054030821
  23. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính 1.1.4.1. Phân tích theo chiều ngang: Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan. 1.1.4.2. Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung. Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung. Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành. Có rất nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tuy nhiên, để đơn giản hóa cho quá trình phân tích, 4 kiểu phân tích dưới đây được coi là phổ biến nhất: Phân tích các khoản mục Phân tích chỉ số Phân tích dòng tiền Phân tích xu hướng Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo: + Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách . SVTH: Hà Thu Hiền Page 9 MSSV: 1054030821
  24. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương + Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ + Thay đổi trong chính sách kế toán + Những thay đổi bất thường khác 1.1.4.3. Phân tích các khoản mục Trong Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau: -Phân tích các khoản phải thu: Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác(có thể là khách hàng, hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng, vì thế nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt. Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau( ví dụ kinh doanh bán lẻ phải thu sẽ thấp, bán buôn phải thu cao hơn ), phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ ( tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn). Thông thường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng, quy mô các khoản phải thu càng tăng lên và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ tiêu này chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Nếu số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của công ty. Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau: Chính sách bán hàng, mạng lưới phân phối Cơ cấu các khoản phải thu Danh sách khách hàng nợ chính Doanh số phát sinh nợ-có tài khoản phải thu khách hàng Chi tiết doanh số phát sinh nợ-có phải thu khách hàng lớn Các khoản nợ quá hạn, thời gian quá hạn, lý do quá hạn, xử lý của doanh nghiệp Danh sách các người bán trả tiền trước, chi tiết doanh số phát sinh nợ-có người bán trả trước. SVTH: Hà Thu Hiền Page 10 MSSV: 1054030821
  25. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Các hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và người bán, xác định ràng buộc trách nhiệm của người mua-người bán về các khoản trả trước. -Phân tích hàng tồn kho: Cũng như các khoản phải thu, các chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho lớn, thời gian tồn kho ngắn không chỉ thể hiện doanh nghiệp đang tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho thấy tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty đang thuận lợi. Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao so với mức bình quân của ngành cũng như trong thời gian hoạt động vừa qua của công ty, thì cần xem xét lại khâu cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm dự trữ để đảm bảo luôn dự trữ đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất cung như nhu cầu nhập hàng của bạn hàng, đặc biệt với các khách hàng xuất khẩu, các công ty thực hiện đơn hàng gia công với nước ngoài. Nếu lượng hàng tồn kho lớn, vòng quay hàng tồn kho giảm, thời gian luân chuyển kéo dài thì cần kết hợp với các yếu tố, chỉ tiêu khác để có kết luận về tình hình dự trữ hàng tồn kho của công ty: Xem xét tính mùa vụ trong kinh doanh Các nhóm sản phẩm, vật liệu tồn kho đang tăng Doanh thu bán loại hàng đang có xu hướng tồn kho lớn Tình hình cung ứng, tiêu thụ, giá cả của mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh, giá cả, chất lượng sản phẩm thay thế, thị hiếu tiêu dùng. Chính sách tồn kho: Do giá cả đang có xu hướng tăng nên doanh nghiệp tích trữ hàng, chuyển từ phương thức kinh doanh bán sang tay sang đầu cơ tích trữ. Do hoạt động kinh doanh được mở rộng Do chuyển đổi từ kinh doanh sang sản xuất Do thay đổi công nghệ sản xuất Cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau: Cơ cấu hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ/ dụng cụ, hàng hóa thành phẩm theo số lượng, giá trị Doanh số nhập-xuất hàng tồn kho, chi tiết phát sinh nợ-có từng loại hàng tồn kho lớn theo giá trị, số lượng: phát sinh nợ tồn kho Nguyên vật liệu phản ánh chính sách SVTH: Hà Thu Hiền Page 11 MSSV: 1054030821
  26. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương duy trì tồn kho, phát sinh có tồn kho NVL phản ánh khả năng sản xuất, phát sinh có tồn kho thành phẩm phản ánh khả năng tiêu thụ hàng Phần mềm theo dõi hàng tồn kho, cách thức quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, chính sách duy trì hàng tồn kho Điều kiện kho bãi, chất lượng hàng tồn kho -Phân tích Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Xem xét cơ cấu tài sản cố định: MMTB, đất đai , TSCĐ đầu tư dở dang, các khoản đầu tư dài hạn Xem xét tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản có phù hợp với loại hình kinh doanh quy mô hoạt động . Xem xét chất lượng của TSCĐ, công suất huy động, tính chất TSCĐ(BĐS, MMTB ). Phân tích TSCĐ theo tính chất nguồn vốn hình thành TSCĐ: TSCĐ hình thành từ vốn tự có và TSCĐ hình thành từ vốn vay. Xem xét hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn, ảnh hưởng của việc đầu tư dài hạn đối với hoạt động của công ty. TSCĐ đầu tư dở dang có phù hợp với tiến độ đầu tư của doanh nghiệp không, nguồn vốn được thực hiện đầu tư TSCĐ có sẵn sàng chưa . Xem xét lý do tăng/giảm TSCĐ (do mở rộng sản xuất, do chuyển từ kinh doanh TM sang sản xuất ), việc tăng/giảm TSCĐ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? -Phân tích nợ phải trả: Đối ngược với phải tối thiểu hóa kỳ tồn kho và kỳ thu nợ bình quân, doanh nghiệp thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung cấp. Các số liệu, thông tin cần thu thập: -Cơ cấu các khoản phảu trả: phải trả cho người bán/người mua trả tiền trước/ phải trả khác , -Chính sách mua hàng thời gian vừa qua, sắp tới có sự thay đổi về chính sách mua hàng không, lý do thay đổi (do giá đang có xu hướng tăng, hàng khan hiếm doanh nghiệp phải mua hàng trả tiền ngày, do giá giảm cung hàng đang tăng nên doanh nghiệp được cho trả chậm để kích cầu .), SVTH: Hà Thu Hiền Page 12 MSSV: 1054030821
  27. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương -Danh sách các người mua hàng doanh nghiệp đang nợ, -Doanh số phát sinh nợ - có phải trả người bán, -Sao kê chi tiết tài khoản phải trả người bán của các khoản phải trả lớn, người bán truyền thống, -Tuổi nợ các khoản phải trả (một số khoản phải trả lớn, nếu là phải trả gối đầu thì khó xác định), -Liên hệ với các kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, -Liên hệ với các thông tin phi tài chính: thị trường đầu vào, khả năng cạnh tranh, mối quan hệ với các nhà cung cấp, triển vọng phát triển trong tương lai, thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp và với ngân hàng . -Đối với các khoản người mua trả tiền trước, liệt kê chi tiết các khoản người mua đã trả tiền, giá trị, hợp đồng tương ứng, tương ứng với các khoản phải thu khách hàng. Các khoản người mua trả tiền trước là một bằng chứng xác định khả năng thu hồi các khoản phải thu khách hàng. -Phân tích vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, vốn góp kinh doanh, lợi nhuận giữ lại, các quỹ và vốn góp khác. Để xác định thực chất vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau: Vốn điều lệ công ty đã góp, hình thức góp (TM hay TSCĐ ) Tra cứu thông tin CIC của các thành viên góp vốn, các thông tin vay nợ cá nhân của các thành viên Bản chất của các phần góp vốn kinh doanh, vốn khác Lợi nhuận giữ lại so với lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh có hợp lý không Các quỹ có được sử dụng lâu dài không. Nếu không sử dụng lâu dài hoặc không được sử dụng cho hoạt động kinh doanh thì ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp Thực chất vốn chủ sở hữu tham gia là bao nhiêu ( đối chiếu với bản chất các khoản nợ trong nợ phải trả) Kế hoạch tăng vốn trong tương lai. SVTH: Hà Thu Hiền Page 13 MSSV: 1054030821
  28. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương -Phân tích cân đối tài chính doanh nghiệp: Việc mất cân đối tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề này rất hay xảy ra đặc biệt với các công ty lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản. Cân đối tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua công thức: VCSH + Nợ dài hạn – TSCĐ ≥ 0: Không mất cân đối tài chính VCSH + Nợ dài hạn – TSCĐ < 0: Mất cân đối tài chính Đối với công ty bị mất cân đối tài chính, cần phải làm rõ các vấn đề sau: Lý do mất cân đối tài chính: Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hạch toán vào phần nợ ngắn hạn; Công ty có khoản nợ hạch toán ngắn hạn nhưng thực chất có thể sử dụng dài hạn; Công ty đầu tư dàn trải, dự trù vốn không tốt, quản lý dự án không tốt, quản lý dự án không tốt nên vốn đầu tư vượt quá dự kiến phải sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư . Nguồn vốn ngắn hạn Công ty sử dụng để đầu tư tài sản là nguồn vốn gì: nếu vay ngân hàng thì đây là dấu hiệu Công ty sử dụng vốn sai mục đích. Nếu nguồn phải trả thì cụ thể chiếm dụng của đối tác nào, khi nào sẽ phải trả nguồn vốn đó. Công ty xử lý khoản mất cân đối đó như thế nào. Biện pháp xử lý của Công ty có hợp lý không, khi nào sẽ xử lý xong. -Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty. Các vấn đề cần thiết khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Cơ cấu doanh thu Tăng/giảm doanh thu: Nếu giảm phân tích lý do giảm. Nếu tăng đột biến phân tích lý do tăng đột biến và bản chất của việc tăng này Tăng/giảm giá vốn ; tăng/giảm tỷ lệ giá vốn/doanh thu. Lý do tăng/ giảm Phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp so với số liệu phản ánh trên báo cáo thuế. Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, là chỉ tiêu được đánh giá là trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Cũng chính vì lẽ SVTH: Hà Thu Hiền Page 14 MSSV: 1054030821
  29. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương đó, lợi nhuận cũng là đối tượng để các nhà kế toán, quản trị tài chính của doanh nghiệp có những kế hoạch, chính sách đặc biệt để có những số liệu khác nhau tùy vào từng mục đích. Vấn đề ở đây đối với cán bộ ngân hàng là xác định xem báo cáo thuế và báo cáo điều hành của doanh nghiệp có độ chính xác đến bao nhiêu. 1.1.4.4. Phân tích chỉ số: Phân tích tỷ số là phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gờm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó. Có 5 nhóm chỉ số đặc trưng: - Hệ số khả năng thanh toán - Đòn bẩy tài trợ - Hiệu suất sử dụng tài sản -.Khả năng sinh lời - Tỉ số thị giá cổ phần 1.1.4.5. Phân tích dòng tiền Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai. Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rấtcao. Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh Tiền mặt > Các khoản phải trả > Mua sắm NVL > Quá trình sản xuất > Thành phẩm tồn kho > Thêm lợi nhuận gộp > Các khoản phải thu > Tiền mặt Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau: -Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào -Hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào SVTH: Hà Thu Hiền Page 15 MSSV: 1054030821
  30. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương -Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính. Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này khi xác định độ ổn định của 1 doanh nghiệp để quyết định đầu tư dài hạn. 1.1.4.6. Phân tích xu hướng Một biến thể của phân tích theo chiều ngàng là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trong bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi có bản về bản chất của hoạt động kinh doanh. 1.1.5. Nội dung phân tích 1.1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó, có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. - Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy, cần phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng báo cáo tài chính. 1.1.5.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán: Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong Bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sỡ hữu,tức là: NGUỒN VỐN(B)= TÀI SẢN A( I+II+IV+V(2,3)+VI) + TÀI SẢN B(I) (1) Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tự SVTH: Hà Thu Hiền Page 16 MSSV: 1054030821
  31. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp. Nếu vế trái > vế phải: Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài. Nếu vế trái vế phải : sẽ thừa vốn và số vốn đó sẽ bị chiếm dụng Vế trái < vế phải: do thiếu nguồn vốn bù đắp nên doanh nghiệp phải đi chiếm dụng Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó, chủ doanh nghiệp, kế toán trường và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu yêu cầu kinh doanh. 1.1.5.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản: Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng/ giảm và biến động kết cấu của tài sản doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào giữa các năm. Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay không? Tình trạng thiết bị của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ đọng tiền, hàng tồn kho hay không?  Phân tích tài sản ngắn hạn: Xem xét sự biến dộng của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản SVTH: Hà Thu Hiền Page 17 MSSV: 1054030821
  32. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng điều kiện cụ thể.  Tiền và các khoản tương đương tiền: So sánh tỷ trong và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.  Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước. Các khoản phải thu giảm được coi là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp lý hay không.  Hàng tồn kho: Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa được đánh giá không tốt.  Phân tích tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kì kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu hinhfm chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản SVTH: Hà Thu Hiền Page 18 MSSV: 1054030821
  33. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt dối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao Tuy nhiên, không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được. 1.1.5.2.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng / giảm, kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng/ giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?  Phân tích nợ phải trả: Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh( tài sản tăng tương ứng) thì biểu hiện này được đánh giá là tốt. SVTH: Hà Thu Hiền Page 19 MSSV: 1054030821
  34. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương  Phân tích vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ dộng sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành 1.1.5.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. 1.1.5.3.1. Phân tích doanh thu: Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa thược những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định . Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Phân SVTH: Hà Thu Hiền Page 20 MSSV: 1054030821
  35. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy được ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu đẻ có thể thấy được nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh doanh thu, nâng cao lợi nhuận. 1.1.5.3.2. Phân tích chi phí: Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ, xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán: Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, . Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí tài chính: Bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh .phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua chi phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.  Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đông doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý trong khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. á ố à á Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = ầ SVTH: Hà Thu Hiền Page 21 MSSV: 1054030821
  36. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương  Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Phản ánh để thu được một đông doanh thu thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiều đồng chi phí bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại. í á à Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = ầ  Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. í ả ý Tỷ lệ chi phí quản lý DN trên DT thuần = ầ 1.1.5.3.3. Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, . Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.  Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và SVTH: Hà Thu Hiền Page 22 MSSV: 1054030821
  37. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương ngược lại. ợ ậ ộ Tỷ suất LN gộp trên DT thuần= ầ  Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý càng có hiệu quả và ngược lại. ợ ậ ầ Tỷ suất LN thuần trên DT thuần = ầ  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. ợ ậ ế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu= ổ 1.1.5.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp trong kỳ. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trước hết cần tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và chi ra của các hoạt động để thấy được tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu được nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải tạo tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu được do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể SVTH: Hà Thu Hiền Page 23 MSSV: 1054030821
  38. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều đó cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài. Sau đóm tiến hành so sánh( cả số tương đối và tuyệt đối) giữa kỳ này với kỳ trước của từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền của từng hoạt động từ sự biến động của từng khoản mục thu chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp làm tiền đề cho việc dự toán khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong tương lại. 1.1.5.3.5. Phân tích các tỷ số tài chính Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng được phân chia thành 5 nhóm tỷ số: - Tỷ số khả năng thanh khoản - Tỷ số đòn bẩy tài trợ( cơ cấu tài trợ doanh nghiệp) - Tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản - Tỷ số khả năng sinh lời - Tỷ số thị giá cổ phần Năm nhóm tỷ số này nhằm đánh giá khả năng sử dụng tài sản và tài trợ hợp lý chưa? Trả lời được ba câu hỏi về : + Sức mạnh tài chính + Kết quả tài chính + Giá trị gia tăng cho nhân chủ  Tỷ số khả năng thanh khoản: Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp.  Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: à ả ắ ạ Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời= ợ ắ ạ SVTH: Hà Thu Hiền Page 24 MSSV: 1054030821
  39. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.  Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: (à ả ắ ạà ồ ) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh= ợ ắ ạ Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động, có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.  Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền(khả năng thanh toán hiện thời) ề Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền= ợ ắ ạ Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.  Tỷ số đòn bẩy tài trợ:  Tỷ số nợ: Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại, khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. ổ ợ Tỷ số nợ = x100(%) ổ à ả  Tỷ số nợ / vốn chủ: Tỷ số này cho biết một đồng vốn cõng bao nhiêu đồng nợ, cho biết khả năng tài trợ bằng nợ, độ tự chủ về tài chính và tương quan đối ứng giữa nợ và vốn chủ. SVTH: Hà Thu Hiền Page 25 MSSV: 1054030821
  40. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương ổ ợ Tỷ số nợ trên vốn chủ = x 100% á ị ố ủ ở ữ  Tỷ số nợ dài hạn / vốn dài hạn: Tỷ số này cho thấy mức độ vốn hóa từ nợ dài hạn một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn ( tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn) ợ à ạ Tỷ số nợ dài hạn / vốn dài hạn = ợ à ạố ủ  Hệ số khả năng trả lãi: Hệ số khả năng trả lãi cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn. Nghĩa là, một đồng lợi tức tiền vay được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng EBIT. Hệ số khả năng trả lãi= Trong đó: I : Chi phí lãi vay EBIT: Lợi nhuận trước thuế + lãi vay  Tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản: Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. ầ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Đ ầ ì â Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đac tao ra mức doanh thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.  Vòng quay hàng tồn kho= ồ ì â Tỷ số này cho thấy một đồng hàng tồn kho chiếm dụng bao nhiêu doanh thu.  Vòng quay khoản phải thu= ả ả ì â Tỷ số này cho thấy một đồng khoản phải thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. SVTH: Hà Thu Hiền Page 26 MSSV: 1054030821
  41. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương ị  Vòng quay khoản phải trả= ả ả ả ì â Tỷ số này cho thấy một đồng khoản phải trả sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.  Vòng quay tài sản= à ả ì â Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, thể hiện một đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.  Vòng quay tài sản lưu động= à ả ư độ ì â Tỷ số này cho thấy một đồng tài sản lưu động mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.  Tỷ số khả năng sinh lời:  Doanh lợi tiêu thụ (Return On Sale- ROS): hay còn gọi là lợi nhuận biến tế Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được ợ ậ ế ROS = x 100(%) ầ ì â  Doanh lợi tài sản ( Return on Asset- ROA) : hay suất sinh lợi trên tổng tài sản Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu tư. ợ ậ ế ROA= x 100(%) ổ à ả ì â  Doanh lơi vốn tự có (Return On Equity-ROE):hay là suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. ợ ậ ế ROE= x100(%) ố ủ ở ữ ì â  Tỷ số thị giá cổ phần:  Thu nhập mỗi cổ phiếu(Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu) SVTH: Hà Thu Hiền Page 27 MSSV: 1054030821
  42. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương ợ ậ ếã ỗ ổ ế ư đã EPS= (đ/cp) ố ượ ổ ế ườ  Tỷ lệ chi trả cổ tức: Tỷ lệ chi trả cổ tức(ict)= Ict/EPS Ict: Cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường ợ ậ ế ổ ầ ườ Ict= ố ượ ổ ầ ườ ư à ì â 1.1.5.3.6. Phân tích tài chính Dupont Tình hình tài chính doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể. Vậy nên, giữa các tỷ số tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng phương pháp phân tích Dupont để thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi của chủ sở hữu. ROE= ROS x Vòng quay tài sản x ỷ ố ợ ROE= ROA x ỷ ố ợ Qua phân tích trên cho thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thể tăng lên bằng 3 cách: - Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có(tăng vòng quay của vốn) - Gia tăng đòn cân nợ - Tăng tỷ suất lợi nhuận SVTH: Hà Thu Hiền Page 28 MSSV: 1054030821
  43. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tài chính Dupont (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế X Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu (ROS) (Vòng quay tài sản) Lợi nhuận sau thuế X Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Để phân tích báo cáo tài chính một công ty, ta cần nắm rõ số liệu trên các báo cáo: -Bảng cân đối kế toán, -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Và sử dụng những phương pháp phù hợp nào để đánh giá, phân tích một cách chính xác về tình hình tài chính công ty cũng như hiểu được mối quan hệ, sự ảnh hưởng của các tỷ số tài chính với nhau. Từ đó, có được những cái nhìn bao quát về báo cáo tài chính. SVTH: Hà Thu Hiền Page 29 MSSV: 1054030821
  44. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không: -Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG KHÔNG -Tên tiếng Anh: General Aviation Import-Export Joint Stock Company(AIRIMEX) -Trụ sở đăng kí kinh doanh của công ty: +Trụ sở chính: 414 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Tp Hà Nội, Việt Nam +Đại lý bán vé của VN Airlines: 142 Tôn Đức Thắng- Đống Đa-Hà Nội +Chi nhánh Công ty tại Tp HCM:Tòa nhà Vietnam Airlines tại phía nam số 49 Trường Sơn,phường 2, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8)38 48 87 73 Fax: (84.8)38 48 87 72 E-mail: t.trungdung@airimex.vn +Trung tâm Dịch vụ, Thương mại, Du lịch Hàng không tại Tp HCM: -Công ty xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập ngày 21/03/1989 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB/LĐ ngày 30/07/1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000496 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội ngày 27/09/1994 cùng các lần sửa đổi bổ sung. Công ty Xuất nhập khẩu Hàng không được chuyển thành Công ty Cổ phần XNK hàng không theo quyết định số 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Từ khi thành lập công ty thực hiện 5 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và qua 3 giai đoạn: trong Giai đoạn 1(từ năm 1989-1994) và Giai đoạn 2: từ năm 1994 tới 17/5/2006 công ty được tổ chức là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam và sau này là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị ngành, xăng dầu,máy bay chuyên dụng,sản xuất bao bì. Nhưng từ Giai đoạn 3: từ 18/05/2006 đến nay Công ty bắt đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 18/05/2006 và tập trung vào lĩnh vực nhập khẩu hơn, nhất là nhập khẩu các thiết bị ngành. SVTH: Hà Thu Hiền Page 30 MSSV: 1054030821
  45. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương -Ngành nghề kinh doanh -Kinh doanh máy bay,động cơ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay. -Thiết bị mặt đất phục vụ tại sân bay, nhà ga sân đỗ máy bay. -Kinh doanh thiết bị vật tư ngành điện. -Thiết bị phục vụ thông tin điều hành, quản lý bay. -Kinh doanh một số sản phẩm cho hành khách trên máy bay. -Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế. -Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế. -Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, kê khai hải quan. -Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. -Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng,kho bãi, kho ngoại quan -Địa điểm kinh doanh: Thành phố Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Đà Nẵng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu -Vốn điều lệ: 25.927.400.000 đồng .Trong đó: Tổng công ty Hàng không Việt Nam: sở hữu 10.710.000.000 đồng tương đương 1.020.000 cổ phần, chiếm 41,31% vốn Điều lệ ; Ông Phạm Hồng Quang: sở hữu 50.800 cổ phần; Ông Trần Trung Dũng: sở hữu 50.700 cổ phần; Số cổ phần còn lại do người lao động trong Công ty và các cổ đông là cá nhân bên ngoài Công ty sở hữu. Tóm lại, trong khoảng 5 năm gần đây, hoạt động của công ty có sự thay đổi, ngoài chức năng thực hiện các nghiệp vụ ủy thác nhập khẩu, công ty còn đứng ra làm nhà thầu cung ứng thiết bị cho các Cụm cảng, các Trung tâm quản lý bay, nhà ga Với một bề dày kinh nghiệm như vậy, có thể nói cho đến nat công ty AIRIMEX có đủ khả năng đế đáp ứng yêu cầu nhập khẩu đối với các dự án lớn- đặc biệt là những dự án của ngành Hàng không. SVTH: Hà Thu Hiền Page 31 MSSV: 1054030821
  46. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần XNK Hàng không ( AIRIMEX): 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch đầu Phòng XNK 1 tư Phòng Tài chính- Kế Phòng XNK 2 toán Phòng Hành chính quản Phòng XNK 3 trị Ban quản lý công trình Phòng Kinh doanh tổng hợp Văn phòng đại diện tại Chí nhánh phía Nam Nga Tổ bán vé máy bay Trung tâm DV, TM, DL Nguồn : Phòng hành chính 2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng kinh doanh: Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. Giúp Tổng Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. SVTH: Hà Thu Hiền Page 32 MSSV: 1054030821
  47. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Tham gia các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu nhập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế. Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hàng không. Phòng xuất nhập khẩu: Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất-nhập khẩu, dịch vụ ủy thác các kế hoạch khác có liên quan của Tổng Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính- kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao. Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Phòng hành chính: Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của ban Giám đốc. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty-các bộ phận và tổ chức thực hiện. Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám đốc thuận tiện trong việc chỉ đạo- điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt. Quản lý và bảo vệ các việc sử dụng tài sản của công ty, đảm bảo an ninh, an toàn lao động. SVTH: Hà Thu Hiền Page 33 MSSV: 1054030821
  48. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 2.2.3. Tổ chức công tác bộ máy kế toán tại công ty: 2.2.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Kế toán Kế toán Thủ tổng hợp tiêu thụ thanh quỹ và công toán tiền mặt nợ Nguồn Phòng hành chính 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ:  Kế toán trưởng: lập kế hoạch tài chính, định mức vốn vay lưu động, huy động các nguồn vốn , tổ chức thanh toán, trích và sử dụng các quỹ của nhà nước, tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tại công ty.  Kế toán tổng hợp: lập, tổ chức báo cáo, nhập số liệu tổng hợp về tình hình công nợ của nhà máy.  Kế toán tiêu thụ và công nợ: tổng hợp tình hình tiêu thụ và thuế của từng tháng, theo dõi các khoản nợ với khách hàng mua sản phẩm của công ty.  Kế toán thanh toán tiền mặt: lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình thu chi tiền mặt và tồn quỹ trong tháng, theo dõi các khoản nợ để lập kế hoạch trả nợ kịp thời của công ty.  Thủ quỹ: thực hiện việc thu, chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ và quản lý tiền mặt một cách chặt chẽ. SVTH: Hà Thu Hiền Page 34 MSSV: 1054030821
  49. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 2.2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp,ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Kì kế toán công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VND”), hạch toán theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung. Các chính sách kế toán áp dụng: Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Tổng công ty Hàng không Việt Nam quy định. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính số dư các khoản tiền và công nợ có gốc bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính. Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự Lượng vật Giá gốc Giá trị phòng = tư hàng hóa x hàng - thuần có giảm giá thực tế tồn tồn kho thể thực vật tư kho tại thời theo sổ hiện được hàng điểm lập kế toán của Hàng Báo cáo tài hóa tồn kho chính SVTH: Hà Thu Hiền Page 35 MSSV: 1054030821
  50. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ  Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm: LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỜI GIAN KHẤU HAO (năm) -Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25 -Phương tiện vận tải 6-20 -Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-10  Tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình của Công ty là phần mềm kế toán. Việc ghi nhận TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình; Thông tư số 45/2013/TT-BTC, ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành  Các nghĩa vụ về thuế: Công ty áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật về các Luật thuế tại Việt Nam. - Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ do Công ty cung cấp theo các mức sau:  Dịch vụ vận chuyển quốc tế 0%  Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 10%  Dịch vụ vận chuyển nội địa 10%  Dịch vụ cho thuê nhà 10% SVTH: Hà Thu Hiền Page 36 MSSV: 1054030821
  51. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương  Các hàng hóa, dịch vụ khác 10%  Hàng mây tre đan 5%  Chiết khấu từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho hoạt động đại lý bán vé máy bay là thu nhập được miễn thuế GTGT - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Từ 01/01/2014 Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% thu nhập chịu thuế. Năm 2013, Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 27%, Năm 2012 với mức thuế là 25% thu nhập chịu thuế. - Thuế khác: Các loại thuế, phí khác doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.  Nguyên tắc ghi nhận giá vốn Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào số lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ và phù hợp với doanh thu đã ghi nhận. 2.2.3.4.Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính theo hình thức chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Sổ kế toán Chứng từ kế toán -Sổ tổng hợp Phần mềm kế toán Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ Báo cáo kế toán kế toán cùng loại quản trị Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Kiểm tra, đối chiếu In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm. SVTH: Hà Thu Hiền Page 37 MSSV: 1054030821
  52. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty Airimex: Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2011-2013 Đvt: người NĂM 2013 NĂM 2012 Năm 2011 CƠ CẤU NHÂN SỰ PHÂN THEO Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ người (%) người lệ(%) người lệ(%) Trên đại học 11 9,6 10 9 8 8,2 Đại học, cao đẳng 78 67,83 75 67,6 60 61,9 Trình độ học Nhân viên kỹ 13 11,3 10 9 8 8,2 vấn thuật Trung cấp 5 4,3 6 5,4 9 9,3 Sơ cấp,trung học 8 6,97 10 9 12 12,4 Nam 69 60 65 58,6 58 59,8 Giới tính Nữ 46 40 46 41,4 39 40,2 Dưới 25 14 12,17 12 10,8 5 5,2 Tuổi Từ 25-40 91 79,13 90 81,1 77 79,38 Trên 40 10 8,7 9 8,1 15 15,42 Tổng số NV 115 111 97 Nguồn: Phòng Hành chính Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy năm 2013, số lượng nhân viên đã tăng lên 4 người so với năm 2012, 18 người so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ 3,6 %, 18,6%. Nhân sự cũng là một vấn đề rất được chú trọng tại công ty, thể hiện rõ nhất là trong những mùa tuyển dụng, các yêu cầu rất khắt khe, cơ chế rất chặt chẽ nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên bắt kịp theo xu hướng phát triển rộng khắp, cùng với tính chất nghề nghiệp tiếp cận với các đối tác nhập khẩu hàng không nước ngoài. Lượng nhân sự chủ yếu của công ty đạt trình độ đại học chiếm khoảng trên 60%,trong đó đa phần là nhân lực nam (tỷ lệ 60%) ở độ tuổi từ 25-40(tỷ lệ khoảng 90%) SVTH: Hà Thu Hiền Page 38 MSSV: 1054030821
  53. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Biểu 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2013 6,97% 5% 9% 9% 68% Đại học, cao đẳng Trên đại học Nhân viên kỹ thuật Trung cấp Sơ cấp, trung học Nguồn: Phòng Hành chính Trong năm 2011-2013, nhìn chung lượng nhân viên đạt trình độ đại học cao đẳng vẫn chiếm chủ yếu (trên 60%) cụ thể: năm 2011 là 60 người (tỷ lệ 61,9%), năm 2012 là 75 người (67,6%) và năm 2013 là 78 người (67,83%). Nhưng trong năm 2011 lượng nhân viên đạt trình độ sơ cấp, trung học vẫn còn cao 12 người tỷ lệ 12,4% và con số này đã được giảm đi còn 10 người tỷ lệ 9% (năm 2012) , 8 người chiếm 6,97% (năm 2013) tương ứng với lượng giảm tương đương 16,67% và 33,3%. Sở dĩ công ty chú trọng các cán bộ công nhân viên có trình độ cao, cắt giảm số lượng công nhân viên lao động chân tay nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong từng nghiệp vụ nhất là trong mua bán kinh doanh nhập khẩu. Bước chân ra khỏi hình thức công ty nhà nước và hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần từ năm 2006, công ty vướng phải một khó khăn về lượng nhân sự già còn quá nhiều, rất nhiều chính sách được thực thi nhằm nâng cao độ tuổi trẻ có trình độ cao. Cụ thể trong năm 2011, lượng nhân viên có độ tuổi trên 40 còn khá cao (chiếm 15,42%) chỉ đứng sau lượng nhân viên từ 25-40, lượng nhân viên trẻ dưới 25 tuổi chỉ mới có 5%. Qua năm 2013, lượng nhân viên trẻ đã được nâng cao, đáp ứng cho tình hình hoạt động kinh doanh năng động của công ty, chiếm đa số vẫn là nhân viên trong độ tuổi 25-40 khoảng 79,13%, tiếp theo là hàng ngũ nhân viên dưới 25 tuổi đã tăng lên chiếm 12,17% (tăng 180% so với năm 2011), kéo theo đó là lượng lao động trên 40 tuổi đã giảm đáng kể còn 8,7%. Có thể nói, với một nhịp điệu hoạt động kinh doanh năng SVTH: Hà Thu Hiền Page 39 MSSV: 1054030821
  54. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương động sáng tạo , thì việc Airimex ngày càng có xu hướng trẻ hóa lao động của mình là điều hoàn toàn dễ hiểu. Biểu 2.2 : Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi năm 2013 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 8,7% 12,17% Từ 25-40 79,13% Dưới 25 Trên 40 Nguồn: Phòng Hành Chính  Đánh giá chung về tình hình nhân sự  Ưu điểm: -Trải qua hơn 20 năm hoạt động, AIRIMEX đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm và thường xuyên được đào tạo chuyên sâu. -Tổng số nhân sự chính thức của công ty tính đến thời điểm này là 111 nhân viên. Trong đó được tổ chức thành 8 phòng ban chính. Hầu hết có trình độ Đại học và cao đẳng( chiếm 68%), số lượng thạc sĩ, tiến sĩ là 11 người(chiếm 9,6%). Điều này cho thấy trình độ của nhân viên công ty đa phần được đào tạo rất có bài bản và được trú trọng. -Trong báo cáo thường niên năm 2013, công ty đã đề ra chiến lược: “Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ nhằm phát huy năng lực mỗi lao động. Xây dựng văn hóa công ty, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng làm việc của cán bộ nhân viên.” Điều này cho thấy, ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm sâu sát, và mong muốn công ty phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.  Nhược điểm: -Lượng nhân viên tốt nghiệp phổ thông, sơ cấp còn khá nhiều, cần nâng cao chất lượng công nhân viên chức lên để tiếp cận nên kinh tế tiên tiến các nước thông qua nhập khẩu. SVTH: Hà Thu Hiền Page 40 MSSV: 1054030821
  55. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương -Vẫn còn một vài vị trí có lượng lao động không hợp lý, công việc quá dàn trải thay vì có thể tập trung có một nhân viên có đủ nghiệp vụ, kinh nghiệm, tiết kiệm thêm chi phí nhân công. -Nên tăng cường nhân viên cho phòng kinh doanh và giao nhận, cắt giảm bớt nhân viên phòng hành chính, kế toán tài chính cho những vị trí không cần thiết. 2.2.5. Tình hình doanh thu của công ty từ 2011-2013: Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011 Tổng tài sản 101.583 127.363 144.048 Tổng nợ phải trả 62.614 84.491 104.312 Tài sản ngắn hạn 92.799 116.848 131.256 Tổng nợ ngắn hạn 62.614 84.467 103.974 Doanh thu 340.253 458.481 312.931 Lợi nhuận trước thuế 10.516 13.593 9.911 Lợi nhuận sau thuế 7.651 10.260 7.408 Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán Có thể nói trong vòng 3 năm 2011-2013 thì năm 2011 là năm mà công ty đầu tư vào tài sản nhiều nhất. Năm 2011 tổng tài sản là 144.048 triệu đồng, so với năm 2012 tổng tài sản giảm xuống 11,58% và trong năm 2013 tổng tài sản tiếp tục giảm xuống 20,24%. Tổng quát hơn nữa, trong năm 2013, tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn hay tổng nợ đều giảm so với năm 2011, 2012 nhưng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng đáng kể so với năm 2011, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh. SVTH: Hà Thu Hiền Page 41 MSSV: 1054030821
  56. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Bảng 2.3: Giá trị tăng giảm doanh thu năm 2011-2013: Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 CHỈ TIÊU Gía trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng tài sản (16.685) (11,58) (25.780) (20,24) Tổng nợ phải trả (19.821) (19,00) (21.877) (25,89) Tài sản ngắn hạn (14.408) (10,98) (24.049) (20,58) Tổng nợ ngắn hạn (19.507) (18,76) (21.853) (25,87) Doanh thu 136.550 43,64 (118.228) (25,79) Lợi nhuận trước thuế 3.682 37,15 (3.077) (22,64) Lợi nhuận sau thuế 2.852 38,50 (2.608,9) (25,43) Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2013 tuy cao hơn năm 2011 nhưng lại giảm đáng kể so với năm 2012. Cụ thể: Doanh thu giảm 118.228 triệu đồng tương ứng 25,79%, kéo theo lợi nhuận trước thuế giảm 22,64% và lợi nhuận sau thuế giảm 25,43% Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2013 2012 2011 2012-2013 2011-2012 CHỈ TIÊU Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Trị giá % Doanh thu từ 280.090 411.742 269.496 (131.652) (31,97) 142.246 52,78 Nhập khẩu Doanh thu dịch 60.162 46.739 43.435 13.423 28,72 3.304 7,61 vụ khác Tổng doanh thu 340.252 458.481 312.931 (118.229) (25,79) 145.550 46,51 thuần Phòng: Tài chính kế toán SVTH: Hà Thu Hiền Page 42 MSSV: 1054030821
  57. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Bảng 2.5: Tỉ trọng doanh thu từ nhập khẩu năm 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011 CHỈ TIÊU % % % Doanh thu từ Nhập khẩu 82,32 89,53 86,12 Doanh thu dịch vụ khác 17,68 10,47 13,88 Tổng doanh thu thuần 100 100 100 Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán Doanh thu nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm, do đây chính là hoạt động chủ yếu tại công ty, doanh thu NK năm 2012 tăng vọt so với năm 2011. Điều đó thể hiện từ con số doanh thu năm 2011 là khoảng 269 tỉ đồng thì đến năm 2012 đạt 411 tỉ đồng. Năm 2012 đạt được doanh thu kỉ lục từ trước tới nay của công ty, do trong năm này hoạt động kinh doanh của công ty có bước thay đổi, đổi từ NK ủy thác sang NK kinh doanh, NK sản phẩm bán lại cho công ty có nhu cầu (hình thức NK này chủ yếu được tiến hành khi công ty trúng hợp đồng thầu của công ty trong nước). Năm 2013, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu kinh doanh hàng hóa vẫn giữ thế chủ đạo, chiếm 82,32% thấp hơn năm 2012 31,97% nhưng bù lại , doanh thu từ các dịch vụ khác tăng 15,51% so với năm 2012 Biểu 2.3: Tỷ trọng từ hoạt động nhập khẩu 86,12% 89,53% 90 82,32% 80 70 60 Doanh thu từ nhập 50 khẩu 40 Doanh thu khác 30 13,88% 17,66% 20 10,47% 10 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán SVTH: Hà Thu Hiền Page 43 MSSV: 1054030821
  58. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Khi doanh số các năm tăng đều do doanh thu từ NK thì phần doanh thu khác giảm dần qua các năm. Hiện tại ngoài doanh thu từ kinh doanh NK thì công ty còn có dịch vụ khai hải quan cho các công ty có nhu cầu, đây là nguồn thu khác tại công ty. Tuy nhiên đây là hoạt động phụ nên ngày càng giảm dần. 2.2.6. Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước Airimex là công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực Hàng không, với hoạt động chính là nhập khẩu sau đó cung cấp thiết bị cho các cảng Hàng không trên toàn quốc. Do đó , có thể nói hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong công ty. Phần lớn doanh thu đem lại từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu chiếm 80% trong tỉ trọng doanh thu của công ty. Để có thể làm tốt hoạt động nhập khẩu, đòi hỏi công ty phải có quy trình nhập khẩu riêng cho mình, nhằm hướng dẫn các nhân viên làm tốt công việc được giao. 2.2.6.1. Quy trình nhập khẩu tại công ty Cổ phần XNK Hàng không- Chi nhánh miền Nam: Nhận xét chung: Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu các sản phẩm chuyên dụng ngành, vì thế, quy trình nhập khẩu đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định doanh thu, hiệu quả kinh doanh lời hay lỗ. Nắm bắt được yếu tố quyết định đó, công ty đã chú trọng rất nhiều trong khâu lập và kiểm định quy trình thường niên. Mọi đóng góp , thay đổi quy trình đều nhằm mục đích chung: Thứ nhất, phù hợp với tình hình kinh doanh. Rút kinh nghiệm trong một năm, có thể bỏ đi những mục, bước không phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động. Thứ hai, trong xu thế ngày càng phát triển đa dạng ngành kinh tế, cạnh tranh nội bộ ngành cũng theo đó mà tăng cao. Vì vậy, việc chỉnh sửa quy trình nhập khẩu là cần thiết nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn , tiết kiệm thời gian và tạo uy tín cho công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Quy trình nhập khẩu của công ty năm 2012 gồm 9 bước do phòng kinh doanh, phòng giao nhận giữ vai trò thực hiện chủ yếu. SVTH: Hà Thu Hiền Page 44 MSSV: 1054030821
  59. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Sơ đồ 2.4: Quy trình nhập khẩu tại công ty 1.Nhận và lưu đơn hàng. Thời Gian thực hiện: ngay khi nhận hàng Phòng KD 2.Tiếp nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ nhận hàng. TGTH: trog vòng 2 giờ kể từ khi nhân thông báo. Phòng giao nhận 3. Kiểm tra chứng từ. TGTH: tối thiểu hóa thời gian xử lý. Phòng KD 4. Tổ chức giao nhận hàng hóa. TGTH:trong vòng 3 ngày kể từ khi hàng về Phòng Giao nhận 5. Lập chứng từ thanh toán và bàn giao bộ chứng từ. TGTH: sáng/chiều các ngày làm việc Phòng Giao nhận 6. Nhận và bàn giao BBBG. TGTH: sáng/chiều các ngày làm việc Phòng Giao nhận 7. Kiểm tra BBBG và xử lý các “báo cáo bất thường”. TGTH: mỗi ngày khi có chứng từ Phòng KD+phòng Giao nhận 8. Chuyển chứng từ thanh toán. TGTH: 2 ngày kể từ ngày “đơn vị sử dụng” ký BBBG Phòng KD 9. Thanh toán. TGTH: trong vòng 3 ngày kể từ ngày “đơn vị sử dụng” ký BBBG Phòng Tài chính kế toán (Nguồn: Phòng Kinh doanh) o Đối với các lô hàng AOG: Do tính chất đặc thù của các lô hàng AOG là phải thanh toán nhanh chóng nhận hàng khi có yêu cầu để đưa vào sử dụng nên các bước 2,3,4,5 trong quy trình nêu trên sẽ do trực tiếp “trưởng phòng dịch vụ giao nhận” và/hoặc “lãnh đạo chi nhánh” xem SVTH: Hà Thu Hiền Page 45 MSSV: 1054030821
  60. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương xét và chỉ đạo nhận hàng. Thời gian, cách thức nhận hàng AOG sẽ do “trưởng phòng dịch vụ giao nhận” và /hoặc “ lãnh đạo chi nhánh” quyết định cụ thể cho từng lô hàng. “Cán bộ nghiệp vụ” có trách nhiệm trao đổi thông tin liên lạc giữa các bên:”phòng XNK” và “cán bộ giao nhận” để tổ chức nhận hàng theo đúng yêu cầu của “ đơn vị sử dụng” , đồng thời cần lưu ý về thời gian bàn giao chứng từ cho phù hợp để dễ dàng nhận hàng. Các bước 6,7,8,9 vẫn thực hiện như quy trình nêu trên. o Đối với các lô hàng nhập và chuyển ra Hà Nội Trong các trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải gửi ra Hà Nội thì vẫn áp dụng các bước theo quy trình trên, tuy nhiên, việc bàn giao hàng hóa và bộ chứng từ sẽ được thực hiện giữa “ cán bộ nhận hàng” và “cán bộ chuyển chứng từ”. “Cán bộ chuyển chứng từ” có trách nhiệm lưu ý vào “ bản kê bàn giao chứng từ nhận hàng” là “hàng gửi HN” đồng thời liên hệ với hãng vận chuyển đường bộ để nhanh chóng chuyển hàng ra Hà Nội trong thời gian sớm nhất. Thời gian thực hiện: trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận hàng và chứng từ. 2.2.7. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của công ty trên thị trường Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Airimex ngày càng khẳng định được vị thế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng không. Nhờ có thương hiệu tốt mà công ty luôn nhận được sự tín nhiệm ủy thác nhập khẩu của các doanh nghiệp hàng không cũng như các doanh nghiệp ngoài ngành. Chính điều này đã mang lại doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho công ty. Công ty luôn xác định được rằng chỉ có phục vụ tốt nhất, chất lượng hàng hóa tốt nhất thì mới tạo được uy tín lớn, vững chắc nhất đến với khách hàng nên trong suốt thời gian qua công ty luôn không ngừng hoàn thiện hơn nữa các quy trình nhập khẩu của mình. Công ty có mối quan hệ hợp tác lâu năm với các nhà cung cấp, đối tác, bạn hàng lớn như: Hãng hàng không quốc gia- Vietnam Airline; Tổng công ty Hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay; Các công ty thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; . Châu Âu và Châu Mỹ là hai thị trường lớn và lâu dài nhất, công ty đã hợp tác trên thị trường này từ nhiều năm. Bên cạnh đó, Singapore, Thái Lan, Hồng Kong, SVTH: Hà Thu Hiền Page 46 MSSV: 1054030821
  61. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Trung Quốc cũng là các quốc gia cung cấp các sản phẩm cho công ty. Hiện, công ty đang làm nhà phân phối cho rất nhiều Hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới: Airbus, Boeing, Terma/Crimpa, Atis/Volmet, D-Atis/Volmet, Qualimetrics Inc, Perkin Elmer, Ceia, Sea Gmbh, Kogel Kamag, TLD, Trepel, SAAB-Arotech Telub, Thomson . Thiết bị phụ tùng máy bay nhập từ các nước Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga. Hàng hóa phục vụ trên máy bay được nhập từ Nga, Hà Lan, Singapore, Hồng Kong, A Rập, Thụy Sĩ, Ý, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp Phụ tùng xe ăn, phụ tùng trực thăng, phụ tùng xe nâng, hệ thống băng tải nhập từ Nga, Pháp, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc . Nhận xét chung: Là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hầu như trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại Airimex chưa bị áp lực cạnh tranh từ đơn vị nào trong ngành Hàng không. Công ty nhận được hỗ trợ rất lớn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ phía Tổng công ty. Hình 2.1: Một số đối tác chính của công ty 2.3. Tình hình tài chính của công ty Cổ phần XNK Hàng không: 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty : 2.3.1.1. Tình hình tài sản Tổng tài sản năm 2013 là 101,5 tỷ đồng giảm 25,8 tỷ so với năm 2012 giảm 42,3 tỷ tương ứng mức giảm 29,48% so với cuối năm 2011. Tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn cuối năm 2013 đều giảm so với đầu năm. Cụ thể là tài sản ngắn hạn giảm 25,55% , tài sản dài hạn giảm 16,19%. Dù giảm nhưng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 91%). Điều này cho thấy, công ty chú trọng đầu tư phát triển vào tài sản ngắn hạn hơn SVTH: Hà Thu Hiền Page 47 MSSV: 1054030821
  62. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương Bảng 2.6: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng NĂM 2013 NĂM 2012 NẲM 2011 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Gía trị Tỷ trọng(%) trọng(%) trọng(%) Tài sản ngắn hạn 92.799 91,35 116.848 91,74 131.256 91,12 Tài sản dài hạn 8.784 8,65 10.516 8,26 12.791 8,88 Tổng tài sản 101.583 100 127.364 100 144.047 100 Biểu 2.4: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2011-2013: 91,12% 91,74% 91,35% 100 80 60 40 Tài sản dài hạn 8,88% 20 8,26% Tài sản ngắn hạn 0 8,65% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn BCTC 2011-2013( Phòng Tài Chính kế toán) Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của tài sản doanh nghiệp, ta sẽ đi cụ thể vào từng chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. SVTH: Hà Thu Hiền Page 48 MSSV: 1054030821
  63. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 2.3.1.1.1. Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động): Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2013 2012 2011 2012-2013 2011-2012 CHỈ TIÊU Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Trị giá % TÀI SẢN 92.799 116.848 131.256 (24.049) (20,58) (14.408) (10,98) NGẮN HẠN Tiền 20.361 34.294 37.183 (13.933) (40,63) (2.889) (7,77) Các khoản ĐTTC ngắn - - - - - - - hạn Các khoản phải thu ngắn 59.379 57.870 63.627 1.509 2,61 (5.757) (9,05) hạn -Phải thu khách hàng 52.441 38.870 27.591 13.571 34,91 11.279 40,88 -Trả trước cho khách 6.938 21.524 39.278 (14.586) (67,77) (17.754) (45,20) hàng Hàng tồn kho 12.528 23.682 29.515 (11.154) (47,10) (5.833) (19,76) Tài sản ngắn hạn khác 531 1.001 931 (470,5) (46,98) 70 7,52 Nguồn : BCTC năm 2010-2012 , phòng Kế toán tài chính Tài sản ngắn hạn giảm từ 34,3 tỷ đồng xuống còn 20,3 tỷ đồng tương đương 20,58% trong năm 2013. Năm 2012 tài sản ngắn hạn giảm 10,98% so với năm 2011 từ 131 tỷ đồng giảm còn 116 tỷ. Đối với doanh nghiệp như công ty Cổ phần XNK Hàng không thì Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với Tài sản cố định bởi lẽ chu kì kinh doanh của công ty ngắn,số vòng quay vốn lớn, do tính chất các sản phẩm trong ngành và cả các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày trên máy bay So với những doanh nghiệp khác cùng ngành thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng trên 90% là hợp lý. Việc đầu tư tài sản ngắn hạn sẽ tạo vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời giải quyết nhanh khâu thanh toán cũng như trả nợ vay. SVTH: Hà Thu Hiền Page 49 MSSV: 1054030821
  64. Đề tài: Phân tích BCTC tại công ty Airimex GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương  Các khoản phải thu: Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2011-2013 Đvt: % NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2013 2012 2011 2012-2013 2011-2012 CHỈ TIÊU Tỷ % Tỷ % trọng trọng TÀI SẢN 100 100 100 0 0 0 0 Các khoản phải thu 63,99 49,53 48,48 14,46 29,20 1,05 2,17 -Phải thu khách hàng 88,32 67,17 43,36 21,15 31,49 23,80 54,89 -Trả trước cho khách 11,68 37,19 61,73 (25,51) (68,59) (24,54) (39,75) hàng Nguồn: BCTC năm 2011-2013- Phòng Tài chính kế toán Trong cơ cấu của Tài sản lưu động của công ty, khoản phải thu chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn 50% năm 2013 . Năm 2011, các khoản phải thu chiếm 48,48% thì năm 2012 con số này có phần tăng nhẹ lên 49,53% và tăng cao lên 63,98% ở năm 2013. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công với đa phần sản phẩm được nhập khẩu theo hình thức,nhập khẩu kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm bán lại cho các công ty có nhu cầu. Tính riêng trong khoản phải thu, ta thấy một sự thay đổi lớn, thay vì khoản trả trước cho người bán năm 2012 chiếm tỷ trọng lớn 37,19% và khoản phải thu khách hàng chiếm 67,17% thì tỷ trọng này đã thay đổi một cách rõ rệt. Phải thu khách hàng chiếm 88,32% trong khi trả trước cho người bán giảm chỉ còn 11,68%, đây là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu của Các khoản phải thu phản ánh một hướng đi tốt trong hoạt động kinh doanh. Phải thu khách hàng tăng lên cho thấy doanh thu bán hàng tăng, tình hình mua bán với đối tác cũng ổn định khi không phải chi quá nhiều cho chi phí trả trước sẽ làm cho nguồn vốn luân chuyển linh hoạt hơn. Và một điều dễ thấy nữa là trong năm 2013, dự phòng các khoản phải thu khó đòi không có, có là một dấu hiệu đáng mừng, cũng như một sự an toàn cho các khoản phải thu. SVTH: Hà Thu Hiền Page 50 MSSV: 1054030821