Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hóa Dầu Quân Đội

pdf 86 trang thiennha21 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hóa Dầu Quân Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_trach_nh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hóa Dầu Quân Đội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HÓA DẦU QUÂN ĐỘI Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Ngọc Cương Sinh viên thực hiện : Trần Thị Châu Giang MSSV: 1054011032 Lớp: 10DQTC03 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. i LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận được thực hiện tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hóa Dầu Quân Đội (Mipec Hồ Chí Minh), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Châu Giang GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  3. ii ẢM ƠN Sau bốn năm họ ợ ạo điều kiệ ự ản Trị Kinh Doanh củ HCM đã giảng dạy hết sức tậ ền đạt cho em những kiến thứ ọ – khoá luận tốt nghiệp này. ửi lờ ốc, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Hóa Dầu Quân Đội và các Anh – Chị trong phòng kế ty. Vì kiến thức của em còn hạn chế Cuối cùng em xin kính gửi đến quý thầy cô những lời chúc tốt đẹp và luôn luôn gặt hái được thành công trên con đường giảng dạy của mình. Kính chúc các anh chị trong công ty luôn dồi dào sức khỏe và đạt nhiều kết quả tốt trong công việc. Kính chúc quý công ty ngày càng vững mạnh và phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai. Sinh viên thực hiện Trần Thị Châu Giang GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  4. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  TP.HCM, ngày tháng năm 2014 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  5. iv Khoa: Quản trị kinh doanh PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ: Chính quy 1. Họ và tên sinh viên đăng ký đề tài: Trần Thị Châu Giang MSSV: 1054011032 Lớp: 10DQTC03 Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị tài chính – ngân hàng 2. Tên đề tài đăng ký : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HOÁ DẦU QUÂN ĐỘI. 3. Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Ngô Ngọc Cương Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn. Ý kiến giảng viên hƣớng dẫn TP. HCM, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên) Trƣởng khoa ký duyệt GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  6. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG. .x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ , SƠ ĐỒ xii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính 3 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tình tình tài chính 3 1.1.2. Mục đích 3 1.1.2.1. Đối với nhà quản trị 3 1.1.2.2. Đối với công ty chủ sở hữu 4 1.1.2.3. Đối với nhà chủ nợ 4 1.1.2.4. Đối với nhà đầu tư 4 1.1.2.5. Đối với cơ quan chức năng 4 1.1.3. Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính 4 1.1.3.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình tài chính 4 1.1.3.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính 5 1.1.4. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính 5 1.2. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 5 1.2.1. Bảng cân đối kế toán 5 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5 1.2.3. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 6 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 6 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 6 1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích 6 1.3.1.2. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 6 1.3.1.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 7 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  7. vi 1.3.2. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 8 1.3.2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 8 1.3.2.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư 8 1.3.2.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính 9 1.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính 9 1.3.3.1. Tỷ số khoản thu so với khoản phải trả 9 1.3.3.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 10 1.3.3.3. Nhóm tỷ số phản ánh về năng lực hoạt động kinh doanh 11 1.3.3.4. Nhóm tỷ số phản ánh tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính . 13 1.3.3.5. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời 14 1.3.4. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính 16 CHƢƠNG 2 18 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÓA DẦU QUÂN ĐỘI 18 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV HOÁ DẦU QUÂN ĐỘI 18 2.1.1. Giới thiệu về công ty 18 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 18 2.1.1.2. Thành tựu và chứng nhận 19 2.1.2. Tổ chức quản lý của công ty 19 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 20 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 20 2.1.3. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của công ty 21 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh xăng dầu 21 2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh dầu nhờn 22 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh hóa chất 22 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 22 2.2.1. Thực trạng hoạt động tài chính của công ty 22 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 22 2.2.1.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 31 2.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 34 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  8. vii 2.2.1.4. Phân tích các tỷ số tài chính 36 2.2.1.5. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính 47 2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty 49 2.2.2.1. Tính chất độc quyền của ngành 49 2.2.2.2. Khách hàng 50 2.2.2.3. Nhà cung cấp 50 2.2.2.4. Thị trường 50 2.2.2.5. Con người 50 2.2.2.6. Các nhân tố khác 51 2.2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011 – 2013 51 2.2.3.1. Ưu điểm 53 2.2.3.2. Nhược điểm 54 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 56 CHƢƠNG 3 57 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 57 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 57 3.2. GIẢI PHÁP 57 3.2.1. Quản trị tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 57 3.2.1.1. Cơ sở của giải pháp 57 3.2.1.2. Thực hiện giải pháp 58 3.2.1.3. Kết quả dự kiến đạt được 58 3.2.2. Quản trị khoản phải thu và hàng tồn kho 58 3.2.2.1. Cơ sở của giải pháp 59 3.2.2.2. Thực hiện giải pháp 59 3.2.2.3. Kết quả dự kiến đạt được 60 3.2.3. Tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 60 3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp 60 3.2.3.2. Thực hiện giải pháp 60 3.2.3.3. Kết quả dự kiến đạt được 60 3.2.4. Giảm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp 61 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  9. viii 3.2.4.1. Cơ sở của giải pháp 61 3.2.4.2. Thực hiện giải pháp 61 3.2.4.3. Kết quả dự kiến đạt được 61 3.2.5. Nâng cao khả năng thanh toán 61 3.2.5.1. Cơ sở của giải pháp 61 3.2.5.2. Thực hiện giải pháp 62 3.2.5.3. Kết quả dự kiến đạt được 62 3.3. KIẾN NGHỊ 63 3.3.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính 63 3.3.2. Kiến nghị khác 63 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 65 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 1 68 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3 NĂM 2011 – 2013 68 PHỤ LỤC 2 72 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM 2011 – 2013 72 PHỤ LỤC 3 73 BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ 3 NĂM 2011 – 2013 73 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  10. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 CĐKT Cân đối kế toán 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 5 CP Cổ phần 6 D/A Tỷ số nợ trên tổng tài sản 7 D/E Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 8 DT Doanh thu 9 ĐVT Đơn vị tính 10 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 12 ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa 13 KPT Khoản phải thu 14 LN Lợi nhuận 15 MIPEC Công ty TNHH MTV Hóa dầu Quân đội 16 MTV Một thành viên 17 ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 18 ROE Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 TSNH Tài sản ngắn hạn 21 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 22 TTS Tổng tài sản 23 VCSH Vốn chủ sở hữu 24 WTO Tổ chức thương mại Thế giới 25 VNĐ Đồng Việt Nam GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG Danh sách STT Tên Trang bảng Tình hình biến động tài sản theo thời gian giai 1 Bảng 2.1 22 đoạn 2011 – 2013 Tình hình biến động nguồn vốn theo thời gian 2 Bảng 2.2 24 giai đoạn 2011 – 2013 3 Bảng 2.3 Bảng kết cấu tài sản giai đoạn 2011 – 2013 26 Bảng kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 4 Bảng 2.4 29 2013 Bảng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 5 Bảng 2.5 32 giai đoạn 2011 – 2013 6 Bảng 2.6 Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 34 7 Bảng 2.7 Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động đầu tư 35 8 Bảng 2.8 Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động tài chính 35 9 Bảng 2.9 Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả 36 10 Bảng 2.10 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát 37 11 Bảng 2.11 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 38 12 Bảng 2.12 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 38 13 Bảng 2.13 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời 39 14 Bảng 2.14 Vòng quay hàng tồn kho 39 15 Bảng 2.15 Vòng quay các khoản phải thu 40 16 Bảng 2.16 Vòng quay tài sản ngắn hạn 41 17 Bảng 2.17 Vòng quay tài sản dài hạn 41 18 Bảng 2.18 Vòng quay tổng tài sản 42 19 Bảng 2.19 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 43 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  12. xi 20 Bảng 2.20 Tỷ số nợ so với chủ sở hữu 43 21 Bảng 2.21 Tỷ số khả năng trả lãi vay 44 22 Bảng 2.22 Tỷ số tự tài trợ 44 23 Bảng 2.23 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 45 24 Bảng 2.24 Tỷ số EBIT trên tổng tài sản 45 25 Bảng 2.25 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 46 26 Bảng 2.26 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 46 27 Bảng 2.27 Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính 52 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  13. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Biểu đồ, sơ đồ Tên Trang 1 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Mipec 20 2 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Dupont 48 3 Biểu đồ 2.1 Biến động tài sản theo thời gian 23 4 Biểu đổ 2.2 Biến động nguồn vốn theo thời gian 24 5 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ khoản thu so với khoản trả 37 GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt với nhau. Chính vì thế, mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì thị trường cạnh tranh này ngày càng khắc nghiệt hơn vì có rất nhiều công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận và để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ấy, các doanh nghiệp phải không ngừng nổ lực để tạo ra doanh thu tối đa nhằm bù bắp những khoản chi phí đã bỏ ra và đạt được lợi nhuận mong muốn, đồng thời đóng góp một phần nhỏ cho đất nước thông qua việc đóng thuế thu nhập. Để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, và để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải phân tích những thông tin từ các báo cáo tài chính để có thể đánh giá được khả năng tài chính của mình, khả năng sinh lợi, những rủi ro và những trở ngại, Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những quyết định cụ thể về chiến lược kinh doanh thông qua kết quả phân tích tình hình tài chính. Ngoài ra, phân tích tính hình tài chính còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế của mình trong việc giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế Với vai trò thật sự quan trọng đó, phân tích tình hình tài chính đã trở thành một công việc không thể thiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa trên, cùng với nền tảng kiến thức được trang bị ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại CÔNG TY TNHH MTV HÓA DẦU QUÂN ĐỘI, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính” làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình. 2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Không gian Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV Hoá Dầu Quân Đội. 2.1.2. Thời gian Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Hoá Dầu Quân Đội giai đoạn 2011 – 2013. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  15. 2 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích các báo cáo tài chính: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, của công ty giai đoạn 2011 – 2013. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích chung Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2011 – 2013. Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, từ đó dựa trên những định hướng của công ty để đưa các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tồn tại trong công tác quản trị tài chính công ty. 3.2. Mục đích cụ thể Khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc phân tích tình hình tài chính công ty. Tính và phân tích các chỉ số tài chính của công ty giai đoạn 2011 – 2013. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV HÓA DẦU QUÂN ĐỘI. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại đối với tình hình tài chính công ty. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính thường niên của công ty, thu thập các chỉ số ngành từ Internet Phương pháp phân tích thông tin: + Phương pháp so sánh: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. + Phương pháp tỷ lệ + Phương pháp phân tích tương tác các hệ số 5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp Kết cấu của đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV Hoá dầu Quân đội. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  16. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Trong hệ thống kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán, phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính được nhà nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp tính toán và xác lập từng chi tiết cụ thể. Nguồn thông tin để thiết lập báo cáo tài chính được thu thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tình tình tài chính Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Qua đó, cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu. Những người phân tích tình hình tài chính có thể là chính bản thân công ty hoặc những người bên ngoài công ty như các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, những người đã hoặc đang xem có nên cho công ty vay hoặc mua cổ phiếu của công ty hay không. 1.1.2. Mục đích Tùy vào đối tượng sử dụng thông tin, phân tích tình hình tài chính sẽ gắn liền với những mục đích khác nhau: 1.1.2.1. Đối với nhà quản trị Giúp các nhà quản trị có thể đánh giá đều đặn các hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ để: tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  17. 4 toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính của công ty, định hướng các quyết định, . Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. 1.1.2.2. Đối với công ty chủ sở hữu Mối quan tâm của nhóm này là lợi nhuận và khả năng trả nợ. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định tiếp tục sử dụng hoặc bãi bỏ các nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.2.3. Đối với nhà chủ nợ Mối quan tâm của họ là hướng và khả năng trả nợ của công ty. Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán, lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá khả năng trả nợ của công ty trước khi quyết định cho vay hoặc bán chịu sản phẩm cho công ty. 1.1.2.4. Đối với nhà đầu tư Phân tích hình hình tài chính giúp cho thấy sự an toàn về lượng vốn đầu tư, mức độ sinh lãi và thời gian hoàn vốn, đó chính là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Họ xem xét các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của công ty thông qua báo cáo tài chính qua các thời kỳ để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tư dưới hình thức nào, lĩnh vực nào là tối ưu nhất. 1.1.2.5. Đối với cơ quan chức năng Thông qua các thông tin của báo cáo tài chính sẽ xác định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với nhà nước như: nộp thuế cho ngân sách, 1.1.3. Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính 1.1.3.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình tài chính Báo cáo tài chính tóm tắt về tình hình và hiệu quả kinh doanh vào cuối mỗi kỳ kế toán, không chỉ giúp nhận biết được hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ mà còn chứa đựng những thông tin hướng dẫn về triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  18. 5 1.1.3.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính Phân tích tình hình tài chính của công ty giữ vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực về tài chính để có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất. Đánh giá được đúng mực thực trạng của công ty. Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, nhằm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. 1.1.4. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính Căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính công ty để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó, công ty đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 1.2.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Cơ sở lập: - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp. - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết. - Cắn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước. 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh. Cơ sở lập: - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. - Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  19. 6 1.2.3. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cơ sở lập: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kì trước. - Các tài liệu kế toán khác: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích Nhiệm vụ của đánh giá khái quát tình hình tài chính là phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình tài chính, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 1.3.1.2.1. Phân tích biến động theo thời gian tài sản và nguồn vốn: Phân tích biến động theo thời gian cho thấy sự tăng/giảm của tổng số tài sản/nguồn vốn và của từng chỉ tiêu tài sản/nguồn vốn, việc phân tích này làm rõ tình hình, đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích biến động theo thời gian được thực hiện bằng cách so sánh giá trị của các chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau với nhau. Việc so sánh được thực hiện cả về số tuyệt đối, lẫn tương đối. Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng/giảm của chỉ tiêu: Mức tăng/giảm = Mức đầu kỳ - Mức cuối kỳ Kết quả tính theo số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng/giảm của chỉ tiêu: Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm = Mức đầu kỳ GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  20. 7 1.3.1.2.2. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu tài sản và nguồn vốn Phân tích kết cấu và biến động kết cấu là việc xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số và thay đổi về mặt kết cấu. Phân tích kết cấu nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó đánh giá tính hợp lý của việc phân bố vốn và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ khoản mục tài Giá trị của khoản mục tài sản = sản/Tổng tài sản Giá trị của Tổng tài sản Tỷ lệ khoản mục nguồn Giá trị của khoản mục nguồn vốn = vốn/Tổng nguồn vốn Giá trị của Tổng nguồn vốn Phân tích biến động kết cấu nhằm đánh giá về mặt kết cấu của tài sản và nguồn vốn, được thực hiện bằng cách so sánh kết cấu giữa các kỳ với nhau, qua đó đánh giá biến động của từng khoản mục. Công thức: Mức tăng/giảm về kết cấu = Tỷ lệ cuối kỳ - Tỷ lệ đầu kỳ 1.3.1.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh So sánh các khoản mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm để biết được mức độ biến động của từng khoản mục và tỷ lệ tăng/giảm, nhằm đánh giá được tình hình sản xuất của công ty trong những năm qua. Mức độ tăng/giảm = Mức cuối kỳ – mức đầu kỳ Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm = Mức đầu kỳ Mục đích của phương pháp này cũng nhằm cho thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua, nhưng nó còn cho thấy rõ hơn về sự thay đổi mức chênh lệch giữa các năm một cách tổng quát hơn. Các chỉ tiêu sẽ được đánh giá theo quy mô chung. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  21. 8 1.3.2. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 1.3.2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Khái niệm: Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lưu chuyển tiền của công ty. Công thức: Tỷ trọng lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh = từ hoạt động kinh doanh Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh = từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thu từ các hoạt động Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh Tỷ trọng dòng tiền chi = từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.3.2.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư Khái niệm: Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong tổng lưu chuyển tiền của công ty. Công thức: Tỷ trọng lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư = từ hoạt động đầu tư Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư = từ hoạt động đầu tư Dòng tiền thu từ các hoạt động GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  22. 9 Tỷ trọng dòng tiền chi Dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư = từ hoạt động đầu tư Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.3.2.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính Khái niệm: Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động tài chính trong tổng lưu chuyển tiền của công ty. Công thức: Tỷ trọng lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính = từ hoạt động tài chính Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính = từ hoạt động tài chính Dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền chi Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính từ hoạt động tài chính = Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính 1.3.3.1. Tỷ số khoản thu so với khoản phải trả Tỷ số này đánh giá xem các khoản phải thu có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Tổng các khoản phải thu Tỷ số giữa khoản phải = thu so với phải trả Tổng các khoản phải trả GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  23. 10 1.3.3.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ tình hình tài chính đảm bảo sự phát triển của công ty. 1.3.3.2.1. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Trong thực tế nợ ngắn hạn được chia thành nợ trong hạn, nợ tới hạn và nợ quá hạn. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán được xác định như sau: Tiền + tương đương tiền Khả năng thanh toán nhanh = Nợ tới hạn + Nợ quá hạn Thông thường tỷ số này bằng 1 là lý tưởng. 1.3.3.2.2. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Tài sản ngắn hạn Tỷ số nợ = Nợ ngắn hạn Tỷ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi. 1.3.3.2.3. Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát Phân tích tỷ số khả năng thanh toán tổng quát là phân tích khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  24. 11 Tổng số tài sản Tỷ số khả năng thanh = toán tổng quát Tổng số nợ phải trả Nếu trị số của tỷ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, khi trị số này ≤ 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. 1.3.3.2.4. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành. Tỷ số thanh toán nhanh Tiền + Tương đương tiền = bằng tiền Nợ phải trả ngắn hạn 1.3.3.3. Nhóm tỷ số phản ánh về năng lực hoạt động kinh doanh Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng hoặc không dùng, không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ. 1.3.3.3.1. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Doanh thu Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số ngày trong năm Số ngày hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá cao. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này càng cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho không đủ để đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh của công ty. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  25. 12 1.3.3.3.2. Vòng quay khoản phải thu Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu bán chịu Vòng quay khoản phải thu = Bình quân KPT Hoặc có thể chuyển đổi công thức thành: Ngày trong năm Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu Tỷ số này càng cao cho biết khả năng thu hồi nợ tố t nhưng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, nếu thấp cho biết chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi ro. 1.3.3.3.3. Vòng quay tài sản ngắn hạn Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung của công ty. Doanh thu Vòng quay tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản ngắn hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản ngắn hạn càng cao. 1.3.3.3.4. Vòng quay tài sản dài hạn Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, chủ yếu quan tâm đến tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Doanh thu Vòng quay tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn bình quân Tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản dài hạn càng cao. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  26. 13 1.3.3.3.5. Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Giúp cho nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty. Doanh thu Vòng quay tổng tài sản = Bình quân tổng tài sản Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tổng tài sản càng cao. 1.3.3.4. Nhóm tỷ số phản ánh tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính 1.3.3.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Thường được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Tỷ số nợ trên Tổng nợ = tổng tài sản Tổng tài sản Các nhà quản trị công ty thường thích tỷ số nợ cao, vì tỷ số nợ càng cao nghĩa là công ty chỉ cần góp 1 phần nhỏ trên tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Nhưng mức nợ càng cao sự an toàn trong kinh doanh càng kém. 1.3.3.4.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên Tổng nợ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu 1.3.3.4.3. Tỷ số khả năng trả lãi Lãi vay phải trả là một chi phí cố định. Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ hoạt động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  27. 14 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số khả năng = trả lãi Chi phí lãi vay Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty, giúp đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không. 1.3.3.4.4. Tỷ số tự tài trợ Tỷ số tự Vốn chủ sở hữu = tài trợ Tổng nguồn vốn Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn. Qua việc tính toán tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta thấy độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép với các khoản nợ vay. Các nhà cho vay thường quan tâm đến các chỉ số này và họ thích tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp càng cao càng tốt, vì điều này chứng tỏ vốn của bản thân doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số vốn, do đó nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ ít hơn trong trường hợp vốn tự có của doanh nghiệp thấp. 1.3.3.5. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời 1.3.3.5.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận = trên doanh thu Doanh thu GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  28. 15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. 1.3.3.5.2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty. EBIT Tỷ số EBIT trên = tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Tỷ số cho biết bình quân 1 đồng tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. 1.3.3.5.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản bình quân Tỷ số này thể hiện thu nhập của doanh nghiệp từ số tài sản của doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh. Tỷ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng tốt, vốn đưa vào hoạt động đã thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.3.5.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số này nói lên một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Đây là chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì nó thể hiện mức sinh lợi trên vốn đầu tư của họ. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  29. 16 1.3.4. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính Phương trình phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính. Sơ đồ Dupon trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển của tài sản có mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Ta có ROA = Mức lợi nhuận trên doanh thu x Tỷ số luân chuyển tài sản (1) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần = x Doanh thu thuần Tổng tài sản ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản (2) = x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Từ (1) và (2), ta có phương trình Dupont: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tác dụng của phƣơng trình: Cho thấy mối quan hệ và tác động của nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản. Cho phép phân tích lượng hoá những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ. Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  30. 17 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Phân tích tình hình tài chính giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực về tài chính cũng như đánh giá đúng mực thực trạng của công ty để có những quyết định đúng đắn trong tương lai nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong chương 1, khoá luận đã khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp: khái niệm về báo cáo tài chính, khái niệm về phân tích tình hình tài chính cùng với nêu lên những mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ cần thiết trong việc phân tích báo cáo tài chính. Đồng thời, chương 1 cũng đưa ra các cơ sở lý luận nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phân tích bảng cân đối kế toán Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích các nhóm tỷ số tài chính Phân tích sơ đồ dupont Hệ thống lý luận trên đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp chúng ta có cơ sở lý luận rõ ràng để đi sâu vào việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thực trạng tài chính của công ty, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị tài chính của công ty. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  31. 18 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÓA DẦU QUÂN ĐỘI 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV HOÁ DẦU QUÂN ĐỘI 2.1.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH MTV Hóa dầu Quân đội (Military Petrochemical Company Limited), tên viết tắt là “Mipec Co., Ltd”, tên thường gọi là “Mipec Hồ Chí Minh”, là một thành viên của Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội – đơn vị thành lập bởi: - Công ty Xuất Nhập Khẩu Vạn Xuân thuộc Bộ quốc phòng (Vaxuco) - Ngân hàng Quân đội (Military Bank) - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Công Ty TNHH MTV Hóa Dầu Quân Đội được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0309202770 ngày 25 tháng 03 năm 2013 (lần 2) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Sau hơn 5 năm thành lập, Công ty đã từng bước xây dựng được thương hiệu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hai tỉnh miền Trung và miền Tây, sự nghiệp của Công ty bắt đầu từ việc kinh doanh xăng dầu, dầu nhờn, hóa chất. - Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HÓA DẦU QUÂN ĐỘI. - Tên tiếng Anh: MILITARY PETROCHEMICAL COMPANY LIMITED. - Tên viết tắt: MIPECHCM CO.,LTD. - Chủ tịch công ty: Ông LÊ MINH QUỐC – Làm đại diện pháp luật. - Địa chỉ trụ sở chính:29 Lầu 3 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. - Điện thoại: 08. 39118812 - Fax: 08.39118816 Lĩnh vực hoạt động: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Xăng dầu, Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất các loại GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  32. 19 Mục tiêu chiến lược: trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Xăng dầu, Dầu mỡ nhờn, Hóa chất trên thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực. Chính sách chất lượng: “SẢN PHẨM TIÊU CHUẨN – DỊCH VỤ HOÀN HẢO – SỰ TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG” 2.1.1.2. Thành tựu và chứng nhận Dầu nhờn thương hiệu Mipec đã được Công ty CP Hóa Dầu Quân Đội – công ty mẹ của công ty TNHH MTV Hóa dầu Quân đội (Mipec Tp. HCM) đã đáp ứng cho 100% nhu cầu huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội trên địa bàn cả nước. Nhờ hệ thống công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tiên tiến nên Sản phẩm Dầu nhờn Mipec đã được các cấp chứng nhận chất lượng cao và Dầu nhờn động cơ cho xe gắn máy mang nhãn hiệu Rotex Plus, Dầu nhờn động cơ cho xe tay ga Rotex Scooter đã được tổ chức tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản (JASO) cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn JASO MA và JASO MA2. Hóa chất Mipec Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008. Năm 2011, Mipec Hồ Chí Minh đã ra mắt và làm lễ khánh thành chi nhánh Tây Nam Bộ, mở rộng quy mô hoạt động. Sau những năm hoạt động, Mipec Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định được thương hiệu trên địa bàn và được sự tín nhiệm của khách hàng. 2.1.2. Tổ chức quản lý của công ty Công ty TNHH MTV Hóa Dầu Quân đội hoạt động theo hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên, Giám đốc công ty là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ hoạt động của Công ty. Dưới Giám đốc là Phó Giám đốc, Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm quản lý các trưởng phòng để hỗ trợ thật tốt cho Giám đốc. Tổ chức bộ máy của Công ty tương đối gọn gàng, rõ ràng về các quan hệ giữa các phòng/ban, đội ngũ công nhân, GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  33. 20 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế Phòng hành Phòng kinh toán trưởng chính – nhân sự doanh Phòng kế Phòng kinh doanh Phòng kinh Phòng kinh toán xăng dầu doanh dầu nhờn doanh hóa chất Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Mipec (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, là người trực tiếp đàm phán ký kết các Hợp đồng kinh tế có sự tham mưu của Phó Giám đốc. Phó giám đốc Là người tham mưu, đề xuất, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kinh doanh, giúp Giám đốc Công ty tổ chức các hồ sơ đấu thầu. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tài chính và công tác hành chính quản trị, chính sách nhân sự, chính sách lao động tiền lương, Tham mưu đề xuất các biện pháp về hành chính, tài chính để Công ty ngày càng phát triển hơn. Phòng hành chính, nhân sự Tham mưu, đề xuất, thực hiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế và nhân sự theo Quy chế hoạt động, Quy chế lao động của Công ty. Giúp các phòng, ban tuyển chọn được những nhân lực lao động xuất sắc để xây dựng Công ty ngày GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  34. 21 một phát triển hơn. Tham gia trực tiếp, tham mưu đề xuất và giải quyết các chính sách lao động phát sinh trong quá trình hoạt động. Quản lý và điều phối hoạt động đội xe của toàn Công ty. Là đầu mối của tất cả các loại văn bản, giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty. Nhắc nhở và sắp xếp các lịch làm việc, các hội nghị, hội thảo, cuộc hẹn khách hàng, Phòng kế toán trƣởng Là người giúp cho Giám đốc công ty về các vấn đề liên quan tới tài chính - kế toàn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chính sách, các chuẩn mực về tài chính – kế toán đã ban hành. Phòng kế toán Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý sử dụng hợp lý nguồn vốn, triển khai các công tác kế toán trong toàn công ty và lập ra kế hoạch tài chính cho công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đảm bảo các nghiệp vụ kế toán phát sinh đúng theo quy định của Nhà nước và Quy chế hoạt động, Quy chế tài chính của Công ty. Cuối năm lập báo cáo tài chính trình Giám đốc và các cơ quan chức năng. Phòng kinh doanh Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm của khách hàng để có các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì hoặc gia tăng sản lượng. Thực hiện đàm phán, soạn thảo hợp đồng đại lý, trình duyệt, thực hiện và thanh lý hợp đồng. Tập hợp các thông tin thị trường, thông tin các đối thủ cạnh tranh như mặt hàng, giá bán, báo cáo cấp trên và đề xuất các biện pháp phù hợp. Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng. Thu thập các ý kiến đánh giá của khách hàng. Đề xuất giá bán, điều kiện thanh toán đối với khách hàng mình phụ trách, trình Lãnh đạo Phòng ký duyệt. Hàng tháng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Lãnh đạo Phòng. 2.1.3. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh xăng dầu Xăng dầu là một ngành hàng, mặt hàng thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Xăng dầu đóng vai trò hết sức quan trọng với nhiều ngành khác nhau như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế với thế giới. Nên nhu cầu sử dụng xăng dầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên bức GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  35. 22 thiết. Theo ước tính mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hết khoảng 2 tỷ lít xăng dầu. Điều đó đặt ra cho ngành xăng dầu, những cơ hội và thách thức. Đòi hỏi người quản lý kỹ thuật xăng dầu, phải không ngừng nâng cao trình đội quản lý, kiến thức về kỹ thuật xăng dầu. 2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh dầu nhờn Trong năm 2013, GDP Việt Nam tăng 5,4%, sau một thập kỷ tăng ở mức kỷ lục 8,3% từ năm 2003 – 2007 và trên 6% từ năm 2008 – 2011. Nền kinh tế dường như kiệt sức sau một giai đoạn dài mà lạm phát và lãi suất ngân hàng vào hàng cao nhất nhì trên thế giới. Ngành công nghiệp Dầu nhớt cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên có một số dấu hiệu cho thấy triển vọng phát triển của ngành tại Việt Nam trong năm 2013. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh hóa chất Trong định hướng phát triển trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về các mặt hàng dung môi, hóa chất Mipec Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 : các sản phẩm luôn đảm bảo tính ổn định, chất lượng tốt theo tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Hệ thống kho chứa bồn bể thực hiện đồng bộ, tiêu chuẩn các phương thức giao nhận hàng: bơm hàng từ tàu nhập khẩu; bơm rớt hàng lên xe bồn; Isotank; ra phuy, Đảm bảo cung cấp ổn định hàng hóa phục vụ sản xuất. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.2.1. Thực trạng hoạt động tài chính của công ty 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1.1. Phân tích biến động theo thời gian tài sản và nguồn vốn Tài sản Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± % 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8:2 10=6-4 11=10:4 Tài sản 263.511 49,5 254.572 46,1 391.809 59,1 -8.939 -3,39 137.237 53,91 ngắn hạn Tài sản 268.548 50,5 297.878 53,9 271.552 40,9 29.330 10,92 -26.325 -8,84 dài hạn ΣTài sản 532.059 100 552.449 100 663.361 100 20.390 3,83 110.912 20,08 (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  36. 23 ĐVT: Triệu đồng 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản theo thời gian (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế toán) Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Năm 2012, tổng tài sản tăng 3,83% với số tài sản là 552.449 triệu đồng, năm 2013 tổng tài sản tăng mạnh so với năm 2012 với tốc độ tăng 20,08% với tổng tài sản là 663.361 triệu đồng. Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu tổng tài sản tăng là do tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài sản dài hạn mặc dù 2012 tài sản ngắn hạn giảm và tài sản dài hạn tăng so với 2011. Tuy nhiên, năm 2013 lại có sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn và ngược lại tài sản dài hạn giảm xuống. Ta thấy, tài sản ngắn hạn năm 2011 là 263.511 triệu đồng, năm 2012 tài sản ngắn hạn giảm xuống 254.572 với tỷ lệ giảm là 3,39% nhưng tài sản ngắn hạn lại tăng mạnh lên 391.809 triệu đồng với tốc độ tăng là 53,91% vào năm 2013. Ngược lại, tài sản dài hạn là 268.548 triệu đồng vào năm 2011 tăng nhẹ lên 297.878 triệu đồng năm 2012 với tỷ lệ tăng là 10,92% nhưng tài sản dài hạn giảm xuống còn 271.552 triệu đồng với tốc độ giảm 8,84% năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đang có xu hướng đầu tư mạnh vào tài sản ngắn hạn để đáp ứng cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường đến các tỉnh thành theo định hướng phát triển của công ty đề ra. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự đánh giá tổng thể chưa nhận thấy rõ được nguyên nhân tăng vốn. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  37. 24 Nguồn vốn Bảng 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± % 11=10: 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8:2 10=6-4 4 Nợ phải 179.388 33,7 174.297 31,5 224.482 33,8 -5.092 -2,8 50.185 28,8 trả Vốn CSH 352.671 66,3 378.152 68,5 438.880 66,2 25.482 7,2 60.727 16,1 ΣNguồn 532.059 100 552.449 100 663.361 100 20.390 3,8 110.912 20,1 vốn (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế toán) ĐVT: Triệu đồng 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Nợ phải trả Vốn CSH Biểu đồ 2.2: Biến động nguồn vốn theo thời gian (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế toán) Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu được tính từ bảng cân đối kế toán, ta nhận thấy được: Tổng nguồn vốn của công ty tăng trong 3 năm. Nguyên nhân của việc tăng đó là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên mặc dù nợ phải trả năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011. Cụ thể: Nợ phải trả năm 2011 là 179.388 triệu đồng, năm 2012 nợ phải trả giảm còn 174.297 triệu đồng. Bước sang 2013, số tiền tăng lên 224.482 triệu đồng. So sánh năm 2012 và 2011 giảm nhẹ với tỷ lệ giảm là 2,8% tương đương với số tiền là GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  38. 25 5.092 triệu đồng. Năm 2013, nợ phải trả tăng 50.185 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,8% so với 2012. Ngoài ra, việc tăng tổng nguồn vốn cũng do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Cụ thể, năm 2011 vốn chủ sở hữu là 352,671 triệu đồng, năm 2012 số tiền là 378.152 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 7,2%. Qua năm 2013, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 438.880 triệu đồng với tốc độ tăng 16,1%. Như vậy, nợ phải trả của công ty đang tăng lên với tốc độ khá cao từ -2,8% tăng lên 28,8% trong 3 năm, như vậy công ty đang đi chiếm dụng vốn. Đồng thời, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng dần đều từ 7,2% lên 16,1% và chiếm tỷ trọng gần gấp đôi tỷ trọng nợ phải trả. 2.2.1.1.2. Phân tích biến động kết cấu tài sản và nguồn vốn Tài sản GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  39. 26 Bảng 2.3: Bảng kết cấu tài sản giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức % Mức % A. Tài sản ngắn hạn 263.511 49,53 254.572 46,08 391.809 59,06 -8.939 -3,39 137.237 53,91 I. Tiền 91.764 17,25 78.122 14,14 59.677 9,00 -13.642 -14,87 -18.445 -23,61 II. Khoản đầu tư tài chính ngắn 14.000 2,53 108.200 16,31 14.000 100,00 94.200 672,86 hạn III. Các khoản phải thu 58.982 11,09 36.602 6,63 80.924 12,20 -22.379 -37,94 44.322 121,09 IV. Hàng tồn kho 87.187 16,39 118.256 21,41 137.960 20,80 31.069 35,63 19.704 16,66 V. Tài sản ngắn hạn khác 25.578 4,80 7.592 1,37 5.048 0,75 -17.986 -70,32 -2.544 -33,51 B. Tài sản dài hạn 268.548 50,47 297.877 53,92 271.552 40,94 29.329 10,92 -26.325 -8,84 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 71.404 13,42 95.326 17,26 91.923 13,86 23.922 33,50 -3.404 -3,57 III. Bất động sản đầu tư IV. Khoản đầu tư tài chính dài 184.853 34,74 189.834 34,36 167.206 25,21 4.981 2,69 -22.627 -11,92 hạn V. Tài sản dài hạn khác 12.291 2,31 12.717 2,30 12.423 1,87 426 3,47 -294 -2,31 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 532.059 100,00 552.449 100,00 663.361 100,00 20.390 3,83 110.912 20,08 toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  40. 27 Thông qua kết quả tính toán kết cấu tài sản, chúng ta có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, đặc biệt là tổng tài sản của công ty: nhìn chung tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Cuối năm 2012, tổng tài sản là 532.059 triệu đồng tăng 3,38% so với năm 2011, đến năm 2013 tổng tài sản tiếp tục tăng thêm 110.912 triệu đồng thành 663.361 triệu đồng với tốc độ tăng 20,08%. Cụ thể ta vào đánh giá từng chỉ tiêu: - Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của công ty tăng giảm không đều trong 3 năm. Cụ thể như sau: năm 2011, tài sản ngắn hạn là 263.511 triệu đồng chiếm 49,53% trong tổng tài sản. Năm 2012, tài sản ngắn hạn là 254.572 triệu đồng giảm 3,39%. Bước sang năm 2013, tài sản ngắn hạn tăng mạnh lên thành 381.809 triệu đồng, tăng 137.237 triệu đồng với tốc độ 53,91% chiếm tỷ trọng 59,06% trong tổng tài sản. Công ty đang có xu hướng tăng tài sản ngắn hạn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các nhân tố: + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng Cuối năm 2013, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh từ 14.000 triệu đồng cuối năm 2012 số tiền lên thành 108.200 triệu đồng với tốc độ tăng 672,86%. + Các khoản phải thu Tài sản ngắn hạn tăng còn do các khoản phải thu tăng. Mặc dù năm 2012, các khoản phải thu giảm so với năm 2011, từ 58.892 triệu đồng còn 36.602 triệu đồng. Nhưng bước sang 2013, các khoản phải thu có sự tăng mạnh trở lại với 80.924 triệu đồng, tốc độ tăng là 121,09% chiếm tỷ trọng 12,2% tổng tài sản. Vì vậy, vốn của công ty đang dần dần bị chiếm dụng. + Hàng tồn kho Nhân tố tiếp theo tác động làm tăng tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho. Năm 2011, hàng tồn kho gần 87.187 triệu đồng chiếm 16,39% trong tổng tài sản. Sang năm 2012, hàng tồn kho tăng thêm 31.069 triệu đồng thành 118.256 triệu đồng, chiếm 21,41% trong tổng tài sản. So sánh năm 2012 với năm 2011, tốc độ tăng của hàng tồn kho là 35,65%. Qua năm 2013, hàng tồn kho chỉ còn tăng với tốc độ 16,67% so với năm 2012, tương đương 137.960 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,08% tổng tài sản. Tuy tốc độ có tăng chậm lại nhưng ta thấy hàng tồn kho vẫn khá lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn là do sự biến động xăng dầu trong và ngoài nước thì vấn đề dự trữ hàng hóa là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, việc dự trữ này phải phù hợp với tình hình GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  41. 28 thực tế tại công ty nhằm tránh ứ đọng vốn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, vì là mặt hàng xăng dầu thì sự thất thoát rất dễ xảy ra. + Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác của công ty có xu hướng giảm. Năm 2011, tài sản ngắn hạn khác hơn 25.578 triệu đồng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 7.592 triệu đồng và năm 2013 khoản mục này tiếp tục giảm còn 5.048 triệu đồng. Ta thấy, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tài sản. Nguyên nhân của việc giảm là do các khoản mục bên trong tài sản ngắn hạn đều giảm. - Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty tăng giảm không đều. Năm 2011, tài sản dài hạn của công ty 268.548 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,47% trong tổng tài sản. Năm 2012, khoản mục này tăng lên 297.877 triệu đồng nhưng sang năm 2013 tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống 26.325 triệu đồng chỉ còn 271.552 triệu đồng chiếm 40,94%. Việc tăng lên của tài sản dài hạn chủ yếu là do tài sản cố định. Trong đó, chi phí xây dựng dở dang chính là nguyên nhân chính, từ hơn 15 tỷ đồng tăng lên hơn 50 tỷ đồng qua 3 năm 2011 – 2013. Công ty đang đầu tư xây dựng các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu, hệ thống kho chứa, bảo quản hàng hóa tốt nhất, làm chi phí dở dang tăng lên cao tương ứng với 233,3%. Ngoài ra, khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. . Nhận xét chung về tình hình tài sản Qua việc phân tích trên ta thấy, tình hình tài sản của công ty có chiều hướng tăng lên và chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho của công ty tăng lên. Nguồn vốn GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  42. 29 Bảng 2.4: Bảng kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức % Mức % A. NỢ PHẢI TRẢ 179.388 33,72 174.297 31,55 224.482 33,84 -5.092 -2,84 50.185 28,79 I. Nợ ngắn hạn 173.489 32,61 152.562 27,62 184.028 27,74 -20.927 -12,06 31.466 20,63 1. Vay và nợ ngắn hạn 56.600 10,64 21.419 3,88 50.916 7,68 -35.181 -62,16 29.497 137,72 2. Phải trả người bán 32.515 6,11 59.068 10,69 41.043 6,19 26.553 81,66 -18.025 -30,52 3. Người mua trả tiền trước 2,66 0,001 0,407 0,0001 38 0,01 -2 -84,71 38 9212,51 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 70.807 13,31 62.374 11,29 66.927 10,09 -8.433 -11,91 4.554 7,30 5. Phải trả người lao động 3.993 0,75 2.982 0,54 2.498 0,38 -1.010 -25,30 -485 -16,26 6. Chi phí phải trả 127 0,02 148 0,03 462 0,07 21 16,32 315 213,04 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.809 0,34 2.197 0,40 16.554 2,50 388 21,46 14.356 653,32 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 7.635 1,44 4.374 0,79 5.590 0,84 -3.261 -42,72 1.217 27,82 II. Nợ dài hạn 5.899 1,11 21.735 3,93 40.453 6,10 15.835 268,42 18.719 86,12 3. Phải trả dài hạn khác 486 0,07 486 4. Vay và nợ dài hạn 3.336 0,63 13.317 2,41 24.430 3,68 9.981 299,18 11.114 83,46 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.563 0,48 2.579 0,47 16 0,61 -2.579 -100,00 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 5.839 1,06 15.537 2,34 9.698 166,10 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 352.671 66,28 378.153 68,45 438.880 66,16 25.482 7,23 60.727 16,06 I. Vốn chủ sở hữu 352.664 66,28 378.152 68,45 438.880 66,16 25.488 7,23 60.727 16,06 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 226.034 42,48 226.034 40,91 231.919 34,96 5.885 2,60 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 693 0,13 255 0,05 -438 -63,26 -255 -100,00 7. Quỹ đầu tư phát triển 67.072 12,61 67.079 12,14 67.081 10,11 7 0,01 2 0,00 8. Quỹ dự phòng tài chính 29.725 5,59 33.680 6,10 39.346 5,93 3.955 13,30 5.667 16,82 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 123 0,02 123 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 29.125 5,47 51.097 9,25 100.401 15,14 21.972 75,44 49.304 96,49 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 7,861 0,001 7,861 0,00142 9,463 0,00143 2 20,38 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 6,478 0,001 0,045 0,00001 0,045 0,00001 -6 -99,29 1. Nguồn kinh phí 6,478 0,001 0,045 0,00001 0,045 0,00001 -6 -99,29 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 532.059 100,00 552.449 100,00 663.361 100,00 20.390 3,83 110.912 20,08 (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  43. 30 Để đánh giá một cánh chính xác về tình hình hoạt động của công ty, ta đi vào xem xét tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành nên nguồn vốn. Thông qua bảng trên, để thấy được nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn tăng đều qua 3 năm, ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể: - Nợ phải trả Nợ phải trả của công ty biến động liên tục qua 3 năm liền. Nợ phải trả năm 2012 giảm so với năm 2011 là hơn 5.092 triệu đồng với tốc độ là 2,84%. Tốc độ này ở năm 2013 tăng đột biến 28,79% với số tiền tăng thêm là 50.185 triệu đồng so với năm 2012. Nợ phải trả biến động là do chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây: + Nợ ngắn hạn của công ty Nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 20.927 triệu đồng với tốc độ giảm là 12,06%. Sang năm 2013, nợ ngắn hạn tăng thêm 31.466 triệu đồng, với tốc độ tăng là 20,63% so với năm 2012. Song song đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn cũng tăng giảm không đều từ 32,61% năm 2011 giảm còn 27,62% năm 2012 và tỷ trọng này tăng nhẹ ở năm 2013 là 27,74%. Nguyên nhân làm nợ ngắn hạn biến động là do: Vay ngắn hạn năm 2011 là 56.600 triệu đồng chiếm 10,64% trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2012, vay ngắn hạn giảm còn 21.419 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,88% trong tổng nguồn vốn. Song chưa dừng lại ở đó, vay ngắn hạn năm 2013 tăng lên với số tiền là 50.916 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,68% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân khoản vay ngắn hạn tăng lên là do công ty đang mở rộng qui mô phát triển kinh doanh cần rất nhiều vốn mà vốn chủ sở hữu hiện có chỉ đủ đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh doanh của công ty và một phần cho phát triển qui mô. Để đảm bảo cho việc phát triển kinh doanh công ty buộc phải đi vay bên ngoài. Nợ dài hạn đến hạn trả thì tăng đều qua các năm. Năm 2012, khoản mục này tăng lên so với năm 2011 với số tiền tăng thêm là 15.835 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 268,42%. Sang năm 2013, khoản mục này tiếp tục tăng với số tiền là 18.719 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 86,12 %. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 70.807 triệu đồng chiếm 13,31% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012, khoản mục này giảm còn 62.374 triệu đồng chiếm tới 11,29% trong tổng nguồn vốn của công ty. Sang năm 2013, Thuế và các khoản phải GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  44. 31 nộp nhà nước tăng lên là 66.927 triệu đồng so với năm 2012 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ chiếm 10.09% trong tổng nguồn vốn. Cũng như khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước thì khoản mục người mua trả tiền trước và khoản mục phải trả người lao động đều biến động không đều qua các năm. Năm 2011, người mua trả tiền trước với số tiền 2,66 triệu đồng nhưng đến năm 2012 giảm còn 0,407 triệu đồng. Đặc biệt, khoản mục này tăng rất nhanh ở năm 2013 là 38 triệu đồng. So sánh năm 2013 với 2012, ta thấy người mua trả tiền trước tăng lên hơn 37 triệu đồng, tốc độ tăng là 9212,51%. Còn đối với khoản mục phải trả người lao động giảm dần qua các năm, từ 3.993 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 2.982 triệu đồng ở năm 2012 và 2.498 triệu đồng ở năm 2013 + Nợ dài hạn Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn tăng đều qua 3 năm. Năm 2011, khoản mục nợ dài hạn là gần 5.88 triệu đồng chiếm 1,11% so với tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2012, khoản mục này tăng lên 21.735 triệu đồng chiếm 3,93% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, nợ dài hạn tiếp tục tăng 40.453 triệu đồng chiếm 6,1% trong tổng nguồn vốn của công ty. - Nguồn vốn chủ sở hữu Trong khi nợ phải trả của công ty biến động thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu hơn 352.671 triệu đồng chiếm 66,28% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 378.153 triệu đồng, tăng 25.482 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,23%. Sang năm 2013, khoản mục này đạt 438.880 triệu đồng chiếm 66.16% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên là do: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên. Năm 2011 và năm 2012, vốn đầu tư của chủ sở hữu đều đạt 226.034 triệu đồng nhưng đến năm 2013 số tiền hơn 231.919 triệu đồng, tăng 5.885 triệu đồng với tốc độ tăng 2,6%. Mặt khác, ta cũng thấy khoản quỹ đầu tư phát triển, khoản dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng được tăng lên. Nguồn vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng độc lập về tài chính của công ty càng tốt. 2.2.1.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục đích của sự phân tích này là để thấy được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của các khoản mục. Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 như sau: GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  45. 32 Bảng 2.5: Bảng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Mức % Mức % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.073.569 1.286.544 1.388.333 212.975 19,84 101.789 7,91 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 421.533 504.771 541.952 83.238 19,75 37.180 7,37 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch 652.036 781.773 846.382 129.737 19,90 64.609 8,26 vụ 4. Giá vốn hàng bán 587.446 700.249 761.116 112.803 19,20 60.867 8,69 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.590 81.524 85.266 16.934 26,22 3.742 4,59 6. Doanh thu hoạt động tài chính 17.177 8.061 25.468 -9.116 -53,07 17.406 215,93 7. Chi phí tài chính 23.051 11.897 -16.041 -11.154 -48,39 -27.938 -234,84 - Trong đó: Chi phí lãi vay 4.249 3.818 2.663 -430 -10,13 -1.156 -30,26 8. Chi phí bán hàng 732 416 646 -316 -43,14 230 55,15 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.365 24.748 30.448 8.382 51,22 5.700 23,03 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 41.619 52.524 95.681 10.906 26,20 43.157 82,17 11. Thu nhập khác 4.001 1.349 2.843 -2.652 -66,28 1.494 110,70 12. Chi phí khác 499 1.192 6.416 692 138,72 5.224 438,43 13. Lợi nhuận khác 3.502 158 -3.573 -3.344 -95,49 -3.730 -2364,26 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 45.121 52.682 92.109 7.562 16,76 39.427 74,84 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.901 13.137 21.821 4.236 47,59 8.684 66,10 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 36.220 39.545 70.288 3.325 9,18 30.743 77,74 (Nguồn: Bảng KQHĐKD – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  46. 33 Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng bao giờ cũng là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 2.5), ta thấy lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là trên 3 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 9,18%. Năm 2013, lợi nhuận của công ty tăng gần gấp 2 lần 2012 từ 39.545 triệu đồng tăng lên đến 70.288 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn lợi nhuận của công ty biến động trong 3 năm qua, ta đi sâu vào từng yếu tố sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có dấu hiệu tăng trưởng tốt ở hiện tại và trong tương lai. Năm 2012, khoản mục này tăng hơn so với năm 2011 là 129.737 triệu đồng, tốc độ tăng 19.9%. Đến năm 2013, doanh thu này tiếp tục tăng đạt 846.382 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 8.26%. Các khoản giảm trừ của công ty tăng liên tục. Trong 3 năm qua, hàng bán bị trả lại của công ty không có, giảm giá hàng bán thì được giảm xuống. - Giá vốn hàng bán tăng liên tục trong 3 năm qua, từ hơn 587.446 triệu đồng năm 2011 tăng lên 700.249 triệu đồng năm 2012 và 761.116 triệu đồng năm 2013. Giá vốn tăng liên tục bởi vì giá xăng dầu thế giới luôn biến động theo chiều hướng tăng làm cho giá nhập khẩu tăng, đẩy giá vốn hàng bán ra của công ty tăng lên. - Ngoài ra, ta thấy năm 2011 và năm 2012 khoản mục chi phí hoạt động tài chính cao hơn so với doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2011, chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính là – 5.874 triệu đồng. Năm 2012, sự chênh lệch này đã giảm xuống với số tiền chênh lệch là -3.836 triệu đồng. Nhưng đặc biệt năm 2013, mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tăng đột biến 41.509 triệu đồng. - Mặt khác, chi phí bán hàng biến động qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2011 là 732 triệu đồng, năm 2012 còn 416 triệu đồng, giảm 316 triệu đồng hơn so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, chi phí bán hàng tăng lên đến 646 triệu đồng với tốc độ tăng là 55.15% so với 2012. - Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm từ 16.365 triệu đồng (2011), 24.748 triệu đồng (2012), 30.448 triệu đồng (2013). Nguyên nhân do trình độ cán bộ quản lý của công ty được nâng lên, hằng năm công ty đều cho cán bộ quản lý đi học thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình trong và ngoài nước. Hơn nữa, công ty trang bị thêm các đồ dùng văn phòng, điện, điện thoại, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại - Ngoài khoản thu chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công ty còn có thêm một số khoản thu khác góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Qua 2 năm 2011-2012, thu nhập khác lớn hơn chi phí khác với mức chênh lệch lần GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  47. 34 lượt là 3.502 triệu đồng (2011) và 157 triệu đồng (2012). Tuy nhiên, năm 2013 chi phí khác lớn hơn thu nhập khác 3.573 triệu đồng. Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy được sự biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khoản mục chi phí phát sinh lớn đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.2.1.3.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Bảng 2.6: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2.018.141 2.933.897 3.152.360 2 Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh 1.189.807 1.487.452 1.589.078 3 Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh 828.333 1.446.446 1.563.282 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (7 = 1 : 4) 0,81 lần 0,76 lần 0,74 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh (8 = 2 : 5) 0,96 lần 0,77 lần 0,76 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh (9 = 3 : 6) 0,66 lần 0,75 lần 0,74 lần (Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế toán) Theo kết quả tính toán, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm dần qua các năm từ 81% năm 2011 xuống còn 74% năm 2013 so với tổng lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống chỉ còn 76% so với tổng dòng tiền thu từ các hoạt động. Tuy nhiên, tỷ trọng dòng tiền chi đang có xu hướng tăng từ 66% năm 2011 lên 74% vào năm 2013. 2.2.1.3.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ Theo kết quả tính, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đang có xu hướng tăng giảm không đều trong 3 năm. Cụ thể: năm 2011 là 2%, 2012 là 1% và là 6% vào năm 2013. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  48. 35 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu cũng tăng là 4% vào năm 2013 nhưng song song đó dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh cũng tăng với tỷ trong cao hơn dòng tiền thu với 8% năm 2013. Bảng 2.7: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 43.249 43.851 245.340 2 Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư 12.461 12.718 81.975 3 Dòng tiền chi tư hoạt động đầu tư 30.789 31.133 163.365 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (7 = 1 : 4) 0,02 lần 0,01 lần 0,06 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư (8 = 2: 5) 0,01 lần 0,01 lần 0,04 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư (9 = 3 : 6) 0,02 lần 0,02 lần 0,08 lần (Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế Toán) 2.2.1.3.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính Bảng 2.8: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động tài chính ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Dòng tiền từ hoạt động tài chính 440.435 874.810 825.129 2 Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính 37.592 419.217 431.183 3 Dòng tiền chi tư hoạt động tài chính 402.842 455.594 393.947 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (7 = 1 : 4) 0,17 lần 0,23 lần 0,2 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính (8 = 2: 5) 0,03 lần 0,22 lần 0,2 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính (9 = 3 : 6) 0,32 lần 0,23 lần 0,18 lần (Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế Toán) Dựa vào kết quả ta thấy, tỷ trọng lưu chuyển từ hoạt động tài chính tăng giảm không đều. Năm 2011 tỷ trọng là 17%, năm 2012 tăng lên thành 23% tuy nhiên tỷ trọng lại chỉ còn 20% vào cuối năm 2013. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  49. 36 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu từ các hoạt động tăng mạnh vào năm 2012 đạt 22% và năm 2013 giảm chỉ còn 20%. Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính đang giảm dần từ 32% năm 2011, 23% năm 2012 và cuối năm 2013 là 18%. . Nhận xét chung Nhìn chung dòng tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh. Cứ 100 đồng tiền thu vào thì có 96 đồng thu từ hoạt động kinh doanh vào năm 2011, năm 2012 là 77 đồng và cuối năm 2013 là 76 đồng. Còn lại là từ hoạt động đầu tư và tài chính. Như vậy, dòng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn các hoạt động. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm xuống từng năm và dòng tiền từ đầu tư và tài chính tăng lên. Nguyên nhân làm dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng lên là do số tiền vay ngày càng tăng bởi công ty đang mở rộng quy mô, mặc dù vốn chủ sở hữu khá cao nhưng chỉ đáp ứng hoạt động kinh doanh hiện thời, công ty cần phải vay thêm vốn để đẩy mạnh phát triển công ty hơn. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư có tăng nhưng nhìn chung chiếm tỷ trọng rất thấp và tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư gấp đôi tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư. 2.2.1.4. Phân tích các tỷ số tài chính 2.2.1.4.1. Nhóm tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả Bảng 2.9: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Các khoản phải thu 58.982 36.602 80.924 -22.380 -37,94% 50.185 121,09% Các khoản phải trả 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Tỷ số khoản thu so 0,33 0,21 0,36 -0,12 -36,36% 0,15 71,43% với khoản phải trả (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  50. 37 ĐVT: Triệu đồng 250,000 0.4 0.35 200,000 0.3 150,000 0.25 0.2 100,000 0.15 0.1 50,000 0.05 0 0 2011 2012 2013 Các khoản phải thu Các khoản phải trả Tỷ lệ (lần) Biểu đồ 2.3: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) Từ số liệu trên ta thấy rằng, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ này là 0.33. Sang năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,21. Trong năm 2012, Công ty đã huy động vốn từ bên ngoài từ 174.297 triệu đồng giảm 5.901 triệu đồng so với năm 2011. Song, công ty cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 36.602 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 58.982 triệu đồng và với tỷ lệ giảm 37,94%. Năm 2013, khoản phải thu tăng nhanh chóng từ 36.602 triệu đồng lên đến 80.924 triệu đồng (tỷ lệ tăng 121,09%). Vì thế, làm cho tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả của công ty tăng lên 0,36 so với năm 2012. Với số liệu 3 năm trên ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, lượng vốn chiếm dụng công ty lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng. 2.2.1.4.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát Bảng 2.10: Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tổng tài sản 532.059 552.449 663.361 20.390 3,83% 110.912 20,08% Tổng nợ phải trả 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Tỷ số khả năng 2,97 3,17 2,96 0,20 6,73% -0,21 -6,62% thanh toán tổng quát (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  51. 38 Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 tăng gần 0,2 lần so với năm 2011, tốc độ tăng 6,73%. Nguyên nhân là do tổng tài sản có tốc độ tăng lên còn nợ phải trả giảm xuống. Nhưng năm 2013, tỷ số này lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm là 6,62 % chỉ còn 2,96 lần thấp hơn năm 2012 là 0,21 lần và năm 2011 là 0,01 lần, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tài sản (20.08%) thấp hơn so với nợ phải trả (28,79%). Tuy nhiên qua 3 năm 2011 – 2012, chỉ tiêu này đều cao hơn 1 thậm chí là hơn 2. Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.11: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tài sản ngắn hạn 263.511 254.572 391.809 -8.939 -3,39% 137.237 53,91% Hàng tồn kho 87.187 118.255 137.960 31.068 35,63% 19.705 16,66% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng 1,02 0,89 1,38 -0,13 -12,75% 0,49 55,06% thanh toán nhanh (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) Ba năm qua ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự thay đổi. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh là 1,02 lần, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,89 lần, qua năm 2013 lại tăng lên 0,49 lần thành 1,38 lần và tốc độ tăng hơn 50%. Đồng thời, chỉ số thanh toán nhanh của công ty 1,38 lần (2013) cũng cao hơn chỉ số ngành là 1,08 lần (2013). Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Bảng 2.12: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tiền và tương đương tiền 91.764 78.122 59.677 -13.642 -14,87% -18.445 -23,61% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng thanh 0,53 0,51 0,32 -0,02 -3,77% -0,19 -37,25% toán nhanh bằng tiền (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  52. 39 Tính toán qua 3 năm, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm. Cụ thể, hệ số qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 0,53 lần, 0,51 lần và 0,32 lần với tốc độ giảm năm 2012 so với năm 2011 là 3,77% và năm 2013 so với năm 2012 là 37,25%. Nguyên nhân chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền đều giảm trong 3 năm, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên. Khả năng thanh toán hiện thời Bảng 2.13: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tài sản ngắn hạn 263.511 254.572 391.809 -8.939 -3,39% 137.237 53,91% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng 1,52 1,67 2,13 0,15 9,87% 0,46 27,54% thanh toán hiện thời (Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) So sánh số liệu của 3 năm, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng đều qua 3 năm và đều lớn hơn 1, và năm 2013 thậm chí là 2,13 lần lớn hơn cả chỉ số ngành là 1,45 lần (2013). Nguyên nhân trực tiếp là do tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. 2.2.1.4.3. Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.14: Vòng quay hàng tồn kho ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,9% 64.609 8,26% Hàng tồn kho bình 82.828 102.721 128.108 19.893 24,02% 25.387 24,71% quân Vòng quay hàng 7,87 7,61 6,61 -0,26 -3,30% -1,00 -13,14% tồn kho (vòng) Số ngày hàng tồn 46 47 55 1,00 2,17% 8,00 17,02% kho (ngày) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  53. 40 Tỷ số này đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong 1 kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và ngược lại doanh nghiệp bán hàng chậm thì vòng quay hàng tồn kho thấp. Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho của 3 năm đang có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 0,26 vòng với tốc độ giảm 3,30% so với năm 2011 chỉ còn 7,61 vòng. Bước sang năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm thêm gần 1 vòng với tốc độ giảm 13,14% chỉ còn 6,61 vòng so với 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu (8,26%) thấp hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho (24,71%). So sánh với chỉ số ngành, vòng quay hàng tồn kho của công ty rất thấp so với toàn ngành với 6,61 vòng so với 16,2 vòng (2013). Vòng quay hàng tồn kho giảm tương đương số ngày tồn kho tăng. Vòng quay các khoản phải thu Bảng 2.15: Vòng quay các khoản phải thu ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,9% 64.609 8,26% Khoản phải thu 56.032 47.792 58.763 -8.240 -14,71% 10.971 22,96% bình quân Vòng quay khoản 11,64 16,36 14,4 4,72 40,55% -1,96 -11,98% phải thu (vòng) Kỳ thu tiền bình 31 22 25 -9,00 -29,03% 3,00 13,64% quân (ngày) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Vòng quay khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng đến lưu lượng tiền của công ty hay không. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh. Dựa vào tính toán số liệu, vòng quay các khoản phải thu của công ty biến động lên xuống từ 11,64 vòng lên 16,36 vòng và giảm xuống còn 14,4 vòng qua 3 năm. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân, năm 2011 từ 31 ngày giảm còn 22 ngày vào năm 2012 nhưng lại tăng thêm 3 ngày thành 25 ngày năm 2013. Vòng quay các khoản phải thu của ngành là 9,56 vòng (2013) thấp hơn của công ty với 14,4 vòng (2013). Cuối năm 2013, các khoản nợ được thu hồi chậm hơn năm 2012, vòng quay khoản phải thu đang có xu hướng giảm, từ đó các khoản nợ thu hồi được chuyển thành tiền chậm hơn làm cho khoản vốn bị chiếm dụng tăng. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  54. 41 Vòng quay tài sản ngắn hạn Bảng 2.16: Vòng quay tài sản ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,9% 64.609 8,26% Tài sản ngắn hạn 250.336 259.041 323.190 8.705 3,48% 64.149 24,76% bình quân Vòng quay tài sản 2,6 3,02 2,62 0,42 16,15% -0,40 -13,25% ngắn hạn (vòng) Thời gian 1 vòng quay tài sản ngắn 138 119 137 -19,00 -13,77% 18,00 15,13% hạn (ngày) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Vòng quay tài sản ngắn hạn là một sự đo lường mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu. Từ kết quả trên, ta thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2012 là 3,02 vòng so với năm 2011, tới năm 2013 giảm xuống 0,4 vòng. Nguyên nhân là do, tài sản ngắn hạn đang được đầu tư khá lớn với tốc độ tăng 24,5% (2013) chưa tạo ra doanh thu mong muốn khi doanh thu chỉ tăng 8,26% (2013). Ta thấy năm 2011, số vòng quay tài sản ngắn hạn là 2,6 vòng tức 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 2,6 đồng doanh thu sẽ mất hơn 138 ngày. Năm 2012, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 3,02 đồng doanh thu mà chỉ mất 119 ngày. Đến 2013, hiệu quả sử dụng tài sản giảm, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra thì thu được 2,62 đồng doanh thu và phải mất 137 ngày. Vòng quay tài sản dài hạn Bảng 2.17: Vòng quay tài sản dài hạn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,9% 64.609 8,26% Tài sản dài hạn 255.121 283.213 284.715 28.092 11,01% 1.502 0,53% bình quân Vòng quay tài sản 2,56 2,76 2,97 0,20 7,81% 0,21 7,61% dài hạn (vòng) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  55. 42 Nhìn chung, vòng quay tài sản dài hạn tăng liên tục trong 3 năm 2011 – 2013. Năm 2012, vòng quay tài sản dài hạn tăng so với 2011 từ 2,56 lên 2,76 vòng. Năm 2013, vòng quay tài sản dài hạn tiếp tục tăng lên thành 2,97 vòng so với năm 2012. Kết quả cho thấy, năm 2012 thì 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra 2,76 đồng doanh thu. Đến cuối năm 2013, 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra 2,97 đồng doanh thu tăng 0,21 so với cuối năm 2012. Nguyên nhân chính là do doanh thu có tốc độ tăng khá nhanh so với tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Vòng quay tổng tài sản Bảng 2.18: Vòng quay tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,9% 64.609 8,26% Bình quân tổng tài 505.456 542.254 607.905 36.798 7,28% 65.651 12,11% sản Vòng quay tổng tài 1,29 1,44 1,39 0,15 11,63% -0,05 -3,47% sản (ngày) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Dựa vào tính toán ta thấy, năm 2012 vòng quay tổng tài sản tăng 0,15 vòng so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2013 vòng quay tổng tài sản lại giảm xuống 0,05 vòng so với năm 2012 chỉ còn 1,39 vòng nhưng dù sao vẫn cao hơn năm 2011 và cao hơn vòng quay tổng tài sản ngành với 1,01 vòng (2013). Nhìn chung, cuối năm 2012 thì 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra được 1,44 đồng doanh thu và 1 đồng tài sản bỏ ra tạo ra 1,39 đồng doanh thu vào cuối năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu giảm so với tốc độ tăng của tổng tài sản. 2.2.1.4.4. Nhóm tỷ số phản ánh tình hình đầu tƣ và cơ cấu tài chính Tỷ số nợ trên tổng tài sản Qua kết quả trên ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty biến động nhẹ. Năm 2012 so với năm 2011,tỷ số này giảm 6,53% và năm 2013 so với 2012 lại tăng lên 7,30%. Cụ thể: năm 2011 có 33,7% giá trị tài sản được tài trợ từ vốn vay, năm 2012 giảm xuống chỉ còn chiếm 31,5% và năm 2013 tăng ngược lại chiếm 33,8%. Khi so sánh với tỷ số nợ trên tổng tài sản của ngành là 57% (2013), tỷ số của công ty vẫn thấp hơn với 33,8% (2013). GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  56. 43 Bảng 2.19: Tỷ số nợ trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tổng nợ 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Tổng tài sản 532.059 552.449 663.361 20.390 3,83% 110.912 20,08% Tỷ số nợ trên tổng 0,337 0,315 0,338 -0,02 -6,53% 0,02 7,30% tài sản (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Bảng 2.20: Tỷ số nợ so với chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Tổng nợ 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Vốn chủ sở hữu 352.671 378.153 438.880 25.482 7,23% 60.727 16,06% Tỷ số nợ trên vốn 0,509 0,461 0,511 -0,05 -9,43% 0,05 10,85% chủ sở hữu (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Từ kết quả, ta có thể nhận thấy được, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu qua 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2012, tỷ số này là 0,461 giảm 0,05 lần so với 2011. Bước qua năm 2013, tỷ số tăng lên thành 0,511 lần. Nhìn chung, cả 3 năm, tỷ số này luôn nhỏ hơn 1. So sánh với tỷ số nợ với vốn chủ sở hữu của ngành, năm 2013 tỷ số của công ty thấp hơn rất nhiều so với toàn ngành (0,511 lần < 1,46 lần). Tỷ số khả năng trả lãi vay Nhìn chung 3 năm qua ta thấy, tỷ số này tăng đều qua các năm. Cụ thể: ta thấy năm 2011 có 11,620 đồng lợi nhuận để thanh toán 1 đồng lãi vay. Năm 2012 còn tăng lên thành 14,797 đồng từ lợi nhuận có thể thanh toán 1 đồng lãi vay. Năm 2013, còn khả quan hơn lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh dư để đảm bảo thanh toán lãi vay, có tới 35,590 đồng lợi nhuận để thanh toán 1 đồng lãi vay. Nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty ngày càng tăng còn chi phí lãi vay ngày càng giảm. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  57. 44 Bảng 2.21: Tỷ số khả năng trả lãi vay ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 49.369 56.501 94.772 7.132 14,45% 38.271 67,74% Chi phí lãi vay 4.249 3.818 2.663 -431 -10,14% -1.155 -30,25% Tỷ số khả năng trả lãi vay 11,620 14,797 35,59 3,18 27,34% 20,79 140,52% (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Tỷ số tự tài trợ Bảng 2.22: Tỷ số tự tài trợ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Vốn chủ sở hữu 352.671 378.153 438.880 25.482 7,23% 60.727 16,06% Tổng nguồn vốn 532.059 552.449 663.361 20.390 3,83% 110.912 20,08% Tỷ số tự tài trợ 0,663 0,685 0,662 0,02 3,32% -0,02 -3,36% (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Cả 3 năm qua, tỷ số tự tài trợ của công ty nhìn chung biến động không đều. Năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm 66,3% tổng nguồn vốn, năm 2012 và 2013 lần lượt là 68,5% và 66,2%. Có nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn của công ty thì có 66,2 đồng vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2013. 2.2.1.4.5. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời Lợi nhuận trên doanh thu Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng giảm không đều. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,005 với tốc độ giảm 8,93% so với 2011. Sang năm 2013, tỷ số này tăng lên thành 0,083, tăng 0,032 với tốc độ tăng 62,75% so với năm 2012. Có thể hiểu, năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thì được 5,1 đồng lợi nhuận và cuối năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 8,3 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân, năm 2013 tăng lên như vậy là do tỷ trọng doanh thu tăng thấp hơn tỷ trọng của lợi nhuận. Năm 2013, lợi nhuận trên doanh thu của công ty cũng đang cao hơn lợi nhuận trên doanh thu của ngành (7,65 đồng). GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  58. 45 Bảng 2.23: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Lợi nhuận ròng 36.220 39.545 70.288 3.325 9,18% 30.743 77,74% Doanh thu 652.036 781.773 846.382 129.737 19,90% 64.609 8,26% Tỷ số lợi nhuận 0,056 0,051 0,083 -0,005 -8,93% 0,032 62,75% trên doanh thu (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Tỷ số EBIT trên tổng tài sản Bảng 2.24: Tỷ số EBIT trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % EBIT 49.369 56.501 94.772 7.132 14,45% 38.271 67,74% Tổng tài sản bình 505.456 542.254 607.905 36.798 7,28% 65.651 12,11% quân Tỷ số EBIT trên 0,098 0,104 0,156 0,006 6,12% 0,052 50,00% tổng tài sản (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy, tỷ suất EBIT trên tổng tài sản tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ được 9,8 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2012, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ được 10,4 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Cuối năm 2013 có sự tăng mạnh, cứ 100 đồng tài sản thì nhận được 15,6 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao hơn cả tỷ số EBIT năm 2013 của ngành (11,07 đồng). Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Từ tính toán trên, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, tỷ số tăng 1,39% so với 2011 và năm 2013 tăng 58,90% so với 2012. Tức cứ 100 đồng từ tài sản có thể thu được 7,2 đồng lợi nhuận ròng vào cuối năm 2012 và cuối năm 2013, cứ 100 đồng từ tài sản bỏ ra thì có được 11,6 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn gần gấp đôi so với ROA của toàn ngành là 6 đồng. Nguyên nhân là do tỷ trọng tăng trưởng của lợi nhuận ròng cao hơn tỷ trọng tăng trưởng của tổng tài sản bình quân. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  59. 46 Bảng 2.25: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Lợi nhuận ròng 36.220 39.545 70.288 3.325 9,18% 30.743 77,74% Tổng tài sản bình 505.456 542.254 607.905 36.798 7,28% 65.651 12,11% quân Lợi nhuận ròng trên 0,072 0,073 0,116 0,001 1,39% 0,043 58,90% tổng tài sản (ROA) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Bảng 2.26: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± % Lợi nhuận ròng 36.220 39.545 70.288 3.325 9,18% 30.743 77,74% Vốn chủ sở hữu 335.037 365.412 408.516 30.375 9,07% 43.104 11,80% bình quân Lợi nhuận ròng trên 0,107 0,109 0,172 0,002 1,87% 0,063 57,80% VCSH (ROE) (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) Ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Từ kết quả tính toán, ta thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 10,7 đồng lợi nhuận năm 2011, 10,9 đồng năm 2012 và tăng mạnh nhất là 17,2 đồng năm 2013. ROE của công ty 2013 cũng cao hơn so với ROE của ngành là 15,51% (2013). . Nhận xét: Nhìn chung qua 3 năm 2011 – 2013, khả năng sinh lợi của công ty cao nhất vào năm 2013. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  60. 47 2.2.1.5. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính Qua sơ đồ ta thấy, các tỷ số tài chính được trình bày đều ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa: tỷ số tài chính tăng hay giảm phụ thuộc vào tử số và mẫu số. Hay nói các khác một tỷ số lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác. Xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Với số liệu 2013 ta có: ROE2013 = ROA2013 x Tỷ số đòn bẩy tài chính(2013) = 7,2% x 1,483 lần = 17,2% Từ đó, ta có thể thấy để tăng ROE phụ thuộc vào 2 nhân tố : + Tăng tỷ số đòn bẩy tài chính + Sử dụng hiệu quả tổng tài sản (LN/TTS) Xét mức sinh lời trên doanh thu Mức sinh lời trên doanh thu sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó là doanh thu và tổng chi phí (Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí). Như vậy, trên cơ sở phân tích chi phí từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận trên doanh thu. Ta thấy, doanh thu và tổng chi phí của công ty đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng chi phí thấp hơn của doanh thu nên lợi nhuận qua 3 năm đều tăng. Xét tỷ số Doanh thu trên Tổng tài sản (Vòng quay tài sản) Vòng quay tài sản phụ thuộc vào toàn bộ tài sản sử dụng trong năm. Mà tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Do vậy, cần phải đi sâu vào xem xét từng yếu tố để biết vòng quay toàn bộ tài sản bị ảnh hưởng những yếu tố nào. Xét tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Nếu muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phải giảm chi phí ở mức cho phép, sao cho tốc độ tăng của tổng chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, từ đó lợi nhuận sẽ tự động tăng lên. Và dựa vào sơ đồ ta cũng nhận thấy, qua 3 năm, lợi nhuận của công ty tăng từ 36.230 triệu đồng thành 70.288 triệu đồng vào năm 2013. Chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  61. 48 LN/NVCSH 2011 = 10,7% 2012 = 10,9% 2013 = 17,2% LN/TTS TTS /NVCSH 2011 = 7,2% 2011 = 1,486 lần 2012 = 7,3% 2012 = 1,493 lần 2013 = NHÂN 2013 = 1,483 lần 11,6% NHÂN LN/DT DT/TTS 2011 = 5,6% 2011 = 1,225 2012 = 5,1% lần 2013 = 8,3% 2012 = 1,415 lần ĐVT: Triệu đồng DOANH THU LỢI NHUẬN TỔNG TÀI SẢN THUÂN RÒNG 2011 = 532.509 2011 = 652.036 2011 = 2012 = 552.449 2012 = 781.733 36.220 CHIA CHIA 2013 = 663.361 2012 = 2013 = 846.382 39.545 CỘNG DOANH THU TỔNG CHI PHÍ TÀI SẢN NGẮN TÀI SẢN DÀI HẠN THUẦN 2011 = 615.816 HẠN 2011 = 268.548 2011 = 652.036 2012 = 742.228 2011 = 263.511 2012 = 297.878 2012 = 781.733 2013 = 776.094 2012 = 254.572 2013 = 271.552 2013 = 846.382 2013 = 391.809 GIÁ VỐN LÃI VAY TIỀN KHOẢN PHẢI HÀNG BÁN 2011 = 4.249 2011 = 91.764 THU 2011 = 2012 = 3.818 2012 = 78.122 2011 = 58.982 587.446 2013 = 2.663 2013 = 59.677 2012 = 36.602 2012 = 2013 = 80.924 700.249 CHI PHÍ HOẠT HÀNG TỒN THUẾ TNDN TSNH KHÁC ĐỘNG KHO 2011 = 8.901 2011 = 25.578 2011 = 15.220 2011 = 87.187 2012 = 13.137 2012 = 21.593 2012 = 25.024 2012 = 118.255 2013 = 21.821 2013 = 113.246 2013 = (9.506) 2013 = 137.960 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Dupont (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  62. 49 Qua sơ đồ Dupont về tình hình tài chính của công ty ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Hoá dầu Quân đội, trong đó hầu hết các tỷ số đều tương tác với nhau. Cụ thể: Xét bên phải sơ đồ Nhìn vào bên phải sơ đồ, ta có thể thấy vòng quay của tổng tài sản bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Doanh thu và Tổng tài sản. Mà Tổng tài sản bao gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Vậy để tăng vòng quay tài sản, một là tăng doanh thu, hai là giảm tài sản. Khi tăng hay giảm Tổng tài sản thì liên quan đến tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua 3 năm, 2012 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên vòng quay tài sản tăng lên. Tuy nhiên, bước sang 2013, doanh thu tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên vòng quay tài sản của công ty đang có xu hướng chậm lại. Xét bên trái sơ đồ Bên trái của sơ đồ cho ta thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Nếu muốn tăng tỷ lệ này cần quan tâm đến tổng chi phí, đi sâu phân tích những nhân tố cấu thành tổng chi phí để có biện pháp xử lý hợp lý và kịp thời. Nếu tổng chi phí tăng mà doanh thu thuần tăng chậm hơn thì tỷ lệ lãi thuần giảm. Năm 2012, ta thấy tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Sang cuối năm 2013, tốc độ tăng của doanh thu thuần khá nhanh và nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng mạnh. Tóm lại, dựa vào sơ đồ Dupont ta có thể thấy một cách tổng quát mối quan hệ tác động qua lại giữa các tỷ số với nhau. Từ đó, ta có thể điều chỉnh các tỷ số cho phù hợp với ý muốn của nhà quản trị. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty 2.2.2.1. Tính chất độc quyền của ngành Lĩnh vực hoạt động của công ty kinh doanh xăng dầu, dầu nhờn, dầu nhớt, hoá chất, Đó là những mặt hàng thiết yếu trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Mặt hàng xăng dầu chịu sự quản lý của nhà nước vì có tính chiến lược quốc gia. Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thông qua khống chế giá trần, giá sàn, hạn ngạch nhập khẩu, khống chế lượng dữ trữ bắt buộc, Sự can thiệp của nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty như để đảm bảo quota nhập khẩu do bộ GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  63. 50 thương mại quy định công ty buộc phải nhập đúng tiến độ mặc dù giá dầu thế giới đang tăng. Mỗi lần nhập như vậy công ty phải chịu lỗ với chi phí khá cao làm ảnh hưởng đến tài chính của công ty. 2.2.2.2. Khách hàng Công ty Hoá Dầu Quân Đội chủ yếu phân phối xăng dầu, dầu nhớt, cho các tỉnh phía Nam. Khách hàng của công ty là các cơ quan, các đơn vị kinh doanh, các đại lý xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ, các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu về xăng dầu với số lượng lớn. Ngoài ra, lượng xăng dầu cần cho người đi lại được tiêu thụ khá cao. Để bán được sản phẩm, công ty cần có nhiều khách hàng do đó khách hàng rất quan trọng. Doanh thu của công ty tăng lên cũng do khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Nếu không có khách hàng thì sẽ không được tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, công ty muốn có lợi nhuận cao cần phải có nhiều khách hàng nên khách hàng là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. 2.2.2.3. Nhà cung cấp Mặt dù nước ta có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn nhưng hiện nay vẫn chưa chính thức sản xuất được xăng dầu mà còn phải nhập khẩu từ nước ngoài gây bất lợi cho các nhà kinh doanh xăng dầu cũng như công ty. Khi nhà cung cấp ngưng hay gây khó khăn thì công ty sẽ bị gặp khó khăn vì không đủ hàng cung cấp, gây thiệt hại cho công ty. Nếu công ty tìm nhà cung cấp mới thì phát sinh thêm chi phí. Vì vậy, nhà cung cấp cũng tác động đến tình hình tài chính của công ty. 2.2.2.4. Thị trường Xăng dầu, dầu mỏ là sản phẩm mà giá quyết định theo giá thế giới. Vì vậy, mỗi biến động của giá dầu mỏ trên thế giới đều ảnh hưởng đến các công ty xăng dầu, dầu khí, Hiện giá dầu trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng đến nợ công của Châu Âu và các cuộc chiến liên quan tới dầu mỏ. Chính vì việc giá dầu bị ảnh hưởng rất nhiều của thị trường thế giới nên làm ảnh hưởng đến doanh thu, tình hình tài chính của công ty. 2.2.2.5. Con người Công ty có hàng nghìn lao động bao gồm lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Thực tế lao động cho thấy, nguồn lao động của công ty ngày càng có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao giúp công ty nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng từ GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  64. 51 đó tạo được lòng tin khách hàng và bán được nhiều sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. 2.2.2.6. Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố về chính trị, ảnh hưởng môi trường, các nhu cầu về bảo vệ môi trường, quy định về an ninh an toàn trong ngành, cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011 – 2013 Từ việc phân tích các nhóm tỷ số tài chính ta có bảng tổng hợp như sau: GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  65. 52 Bảng 2.27: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Nhận xét Khả năng thanh toán tổng quát Lần 2,97 3,17 2,96 Tốt Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,02 0,89 1,38 Tốt Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Lần 0,53 0,51 0,32 Chưa tốt mặt Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,52 1,67 2,13 Tốt Khả năng thanh toán của công ty khá Nhận xét chung tốt, trừ khả năng thanh toán bằng tiền mặt Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,87 7,61 6,61 Thấp Số ngày hàng tồn kho Ngày 46 47 55 Cao Vòng quay khoản phải thu Vòng 11,64 16.36 14,4 Giảm Kỳ thu tiền bình quân Ngày 31 22 25 Chưa tốt Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng 2,6 3,02 2,62 Ít biến động Thời gian 1 vòng TSNH Ngày 138 119 137 Cao Vòng quay tài sản dài hạn Vòng 2,56 2,76 2,97 Tăng Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,29 1,44 1,39 Thấp Nhận xét chung Năng lực hoạt động chƣa cao Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 33,7 31,5 33,8 Ít biến động Tỷ số nợ trên VCSH % 50,9 46,1 51,1 Tăng Tỷ số khả năng trả lãi Lần 11,62 14,797 35,59 Tăng cao Tỷ số tự tài trợ % 66,3 68,5 66,2 Biến động nhẹ Công ty có khả năng tự chủ về tài Nhận xét chung chính Lợi nhuận trên doanh thu % 5,6 5,1 8,3 Cao Tỷ số EBIT trên tổng tài sản % 9,8 10,4 15,6 Tăng cao ROA % 7,2 7,3 11,6 Cao ROE % 10,7 10,9 17,2 Tăng cao Khả năng sinh lời của công ty nhìn Nhận xét chung chung tốt. Tỷ số khoản thu so với khoản phải trả Lần 0,33 0,21 0,36 Thấp Nhận xét chung Công ty đang chiếm dụng vốn (Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán) GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG
  66. 53 Dựa vào bảng tổng hợp 2.23, cùng với những phân tích về bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty như sau: 2.2.3.1. Ưu điểm - Về qui mô Công ty TNHH MTV Hóa dầu Quân đội là công ty có qui mô khá lớn. Thể hiện qua việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt nghìn tỷ đồng và ngày càng tăng. Trong những năm qua, công ty càng ngày càng được mở rộng, đầu tiên là chi nhánh ở Đà Nẵng và gần đây nhất là chi nhánh Tây Nam Bộ. Công ty mở rộng kinh doanh nhiều loại sản phẩm: xăng dầu, dầu nhớt, nhựa đường, hóa chất . Sản phẩm của công ty ngày càng chiếm được lòng tin, tạo sự uy tín đối với khách hàng và thương hiệu đang đứng vững trên thị trường cả nước. - Sự giúp đỡ của cấp trên Công ty đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, là một công ty thành viên của Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, nên khi công ty có gặp sự khó khăn về vốn, hoặc những vấn đề phát sinh khác luôn được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Tổng công ty. - Về lợi nhuận sau thuế Tổng lợi nhuận sau thuế và doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt được là 70 tỷ đồng với tốc độ tăng là hơn 77%. Đây là sự nổ lực rất lớn của công ty trong tình hình cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp xăng dầu, hóa chất hiện nay. Thông qua việc tăng doanh thu, chứng tỏ công ty đã tạo được chổ đứng vững chắc trên thương trường. Chất lượng sản phẩm ổn định và đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước nên không có tình trạng hàng bán bị trả lại. - Về cơ cấu tài sản Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 59,1% và tài sản dài hạn chiếm 40,9% với tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn là 3 : 2. Nguyên nhân là do công ty đang tập trung vào tài sản ngắn hạn. - Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của công ty hiện thời là khá tốt, hầu hết các tỷ số khả năng thanh toán đều tăng và ổn định. Năm 2013, khả năng thanh toán tổng quát là 2,96. Khả năng thanh toán nhanh là 1,38 với tốc độ tăng so với 2012 là 55,6%. Với tốc độ GVHD: ThS. NGÔ NGỌC CƢƠNG SVTH: TRẦN THỊ CHÂU GIANG