Khóa luận Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hoat_dong_truyen_thong_online_cua_trung.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TRIỂN Huế, tháng 01 năm 2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO GV hướng dẫn SV thực hiện Th.S. Nguyễn Thị Thúy Đạt Tên: Nguyễn Thị Triển Lớp: K51B Marketing Khóa: K51 Huế, tháng 01 năm 2021
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô ở Khoa Quản Trị Kinh doanh – trường Đại Học kinh tế đại học Huế đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thúy Đạt đã tận tâm hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý và nhờ cô em mới hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại trung tâm, được tiếp xúc với thực tế, được hòa mình, phấn đấu và phát triển cùng công ty. Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian còn hạn hẹp, khóa luận chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy/ Cô và Hội đồng để tôi có thể rút kinh nghiệm trên con đường học tập và làm việc sau này. Sau cùng em xin chúc Quý Thầy/Cô và các anh/chị đang làm việc tại Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo thật nhiều sức khỏe, thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn!
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH VẼ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu 3 4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 4 4.2.2 Đánh giá thang đo 5 4.2.3 Kiểm định One Sample T Test 5 5. Quy trình nghiên cứu 6 6. Cấu trúc đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1 Cơ sở lí luận về Marketing Online 8 1.1.1 Tổng quan về Digital Marketing 8 1.1.1.1 Khái niệm digital marketing 8 1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing 8 1.1.1.3 Các kênh digital marketing 10 1.1.2 Tổng quan về marketing online 11 1.1.2.1 Khái niệm về marketing online 11 1.1.2.2 Vai trò của marketing online 11 1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA 12 1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS 13 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 1.1.2.5 Các hình thức marketing online 16 1.1.2.6 So sánh giữa truyền thông marketing online và marketing truyền thống 21 1.2 Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 22 1.2.1.1 Tình hình sử dụng Internet ở Việt nam 22 1.2.1.2 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 23 1.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông online của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế 24 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO 26 2.1 Giới thiệu chung về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.1.1 Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 26 2.1.1.2 Vài nét về công ty TNHH Gia Bảo Event – Media 27 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29 2.1.4 Tình hình nhân sự 30 2.1.5 Cơ sở vật chất 30 2.1.6 Sản phẩm dịch vụ của TTĐT âm nhạc Gia Bảo 31 2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 33 2.2 Hiệu quả của các hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 35 2.2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông online công ty đã triển khai 35 2.2.1.1 Mục tiêu của các hoạt động marketing 35 2.2.1.2 Nguồn nhân lực thực hiện 36 2.2.1.3 Các kênh trong truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 36 2.3 Đánh giá của khách hàng của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo truyền thông online của công ty 44 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 2.3.1 Mô hình nghiên cứu 44 2.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 46 2.3.3 Thống kê mô tả mức độ nhận biết các chiến dịch và kênh truyền thông phổ biến 52 2.3.4 Đánh giá của khách hàng đối với kênh youtube và trang fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo được xây dựng dựa trên mô hình AISAS. 55 2.3.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 55 2.3.4.2 Sử dụng kiểm định One sample T-Test để kiểm tra mức độ đồng ý của khách hàng đối với các yếu tố triển khai truyền thông trực tuyến theo mô hình AISAS. 56 2.3.5 Tác động của kênh truyền thông online đến hành vi nhận thức của khách hàng.64 2.4 Kết luận 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO 68 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 68 3.1.1. Định hướng của trung tâm 68 3.1.2. Thực trạng hoạt động truyền thông online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo qua kết quả đánh giá của khách hàng 68 3.2. Giải pháp 70 3.2.1 Đề xuất về vấn đề quản lý 70 3.2.2 Đề xuất về vấn đề nguồn nhân lực 70 3.2.3 Đề xuất về vấn đề xây dựng nội dung truyền thông 71 3.2.4 Đề xuất về vấn đề cải thiện kênh truyền thông online Trang fanpage Gia Bảo Music & Arts Performing Academy - GBM&A 71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận 73 2. Kiến nghị 73 2.1 Đối với trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 73 2.2 Đối với công ty TNHH Gia Bảo 74 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các kênh digital marketing 11 Bảng 2: Sự khác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống. 21 Bảng 3: Cơ sở vật chất của TTĐT âm nhạc Gia Bảo 30 Bảng 4: Tình hình kinh doanh của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2018 34 Bảng 5: Chi phí marketing của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2019 35 Bảng 6: Các hoạt động trên fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo 37 Bảng 7: Các chương trình khuyến mãi gần đây. 39 Bảng 8: Các video tải lên kênh Gia Bảo Entertainment 44 Bảng 9: Các tiêu chí đánh giá theo mô hình AISAS .44 Bảng 10: Đặc điểm mẫu nghiên cứu. 47 Bảng 11: Đặc điểm mẫu khảo sát đối với đối tượng là phụ huynh học viên 49 Bảng 12: Thống kê các khóa học đang tham gia, mục đích và thời gian tham gia các khóa học của đối tượng khảo sát. 50 Bảng 13: Thống kê mô tả các kênh truyền thông mà khách hàng biết đến trung tâm Gia Bảo 52 Bảng 14: Thống kê mô tả mục đích theo dõi trang fanpage/youtube của khách hàng 53 Bảng 15: Thống kê mô tả mức độ quan tâm đối với các loại thông tin trên trang fanpage của công ty 54 Bảng 16: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhóm biến trong mô hình AISAS 56 Bảng 17: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Attention – Sự thu hút. 57 Bảng 18:Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Interest – Sự hấp dẫn58 Bảng 19: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Search – Tìm kiếm 60 Bảng 20: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Search – Tìm kiếm 61 Bảng 21: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tố Share – chia sẻ 63 Bảng 22: Mức độ hài lòng của học viên và phụ huynh học viên sau khi lựa chọn trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo (người) 64 Bảng 23: Ý định của khách hàng sau khi học tại TTĐT âm nhạc Gia Bảo 65 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing . 12 Hình 2: Mô hình AISAS 14 Hình 3: Thống kê những mạng xã hội có số người dùng lớn nhất thế giới 17 Hình 4: Các mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất ở Việt Nam (%) 18 Hình 5: Số liệu thống kê tỷ lệ người sử dụng các thiết bị điện tử tại Việt Nam. 22 Hình 6: Logo TTĐT âm nhạc Gia Bảo 26 Hình 7: Cơ cấu tổ chức của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. 29 Hình 8: Trang fanpage của trung tâm âm nhạc Gia Bảo 37 Hình 9: Hình ảnh ngày hội trăng rằm 41 Hình 10: Ảnh đại diện của kênh 43 Hình 12: Trang Fanpage “Hack não 1500 từ tiếng Anh” 72 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích NXB Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân DN Doanh nghiệp GBM&A: Gia Bảo Music & Arts TTĐT Trung tâm đào tạo SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại kinh tế số cùng với cuộc đua “cách mạng công nghiệp 4.0”, vai trò Internet ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia. Sự ra đời của Internet được coi là một trong những phát minh vĩ đại của con người, nó làm thay đổi cuộc sống nhân loại, kết nối con người trên khắp các châu lục, chính vì thế số người sử dụng Internet luôn tăng lên không ngừng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo thống kê của VNETWORK- đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin đại chúng của Việt Nam, năm 2019 dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Chưa dừng lại đó, con số này vẫn tiếp tục tăng cho đến tháng 1 năm 2020 đạt 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam.Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn + 10,0%) kể từ năm 2019 tính đến năm 2020. Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Ở thời đại 4.0, thời đại mạng xã hội, truyền thông số và thương mại điện tử lên ngôi. Chính vì thế, sẽ là một bất lợi vô cùng lớn cho những người làm kinh doanh không biết tận dụng các giải pháp marketing online để mở rộng và chiếm lĩnh thị phần. Bill Gates, cựu CEO thành công nhất trong lịch sử Microsoft đã từng có một câu nói rất hay “Trong vòng 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa” ông nói điều này đã vào năm 2007 và câu nói đó đã thực sự có ý nghĩa tính đến thời điểm hiện tại. Sự tăng trưởng của công nghệ, đặc biệt là online, khiến khách hàng trở nên chủ động hơn. Khách hàng không còn thụ động ngồi chờ người làm Marketing hay nhà Quảng Cáo cung cấp thông tin đến họ nữa, mà họ chuyển sang thế chủ động, tự đi tìm kiếm, đọc và chia sẻ các thông tin về sản phẩm. Một con số đáng kinh ngạc tại Việt Nam khi chúng ta có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tính tới tháng 1 năm 2020. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: giải trí, công việc v.v Với nguồn pin trên thiết bị di động là giới hạn, trong khi tổng lượng thời gian họ sử dụng internet là quá nhiều trong ngày. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Đây là cơ hội vàng cho các trong nghiệp thực hiện các hoạt động marketing online để quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm và truyền tải thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả. Được thành lập vào năm 2016, Gia Bảo có vị thế là một trong những trung tâm uy tín trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc cho thế hệ trẻ ở địa bàn thành phố Huế. Trong 5 năm hoạt động và phát triển trung tâm đã tiến hành các hoạt động truyền thông online nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút học viên và đã đạt được kết quả đáng mong đợi khi mà số lượng học viên đã liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, công ty vẫn không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cũng như bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ngay từ bước đầu đi vào hoạt động. Để tồn tại và phát triển thì việc cải thiện các kênh marketing online rất quan trọng, do đó đề tài “Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo” có ý nghĩa thiết thực đối với trung tâm để qua đó tìm ra các điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông cho TTĐT âm nhạc Gia Bảo. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có mục tiêu chung là phân tích hoạt động truyền thông của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo để tìm ra những hạn chế công ty gặp phải, từ đó đề ra những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông cho công ty. Đề tài được giải quyết thông qua các mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động Marketing Online. Thứ hai, phân tích thực trạng ứng dụng hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Thứ ba, đề xuất giải pháp giúp phát triển hoạt động truyền thông online và cải thiện chất lượng các kênh truyền thông online cho trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động truyền thông online và đánh giá các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo, Tầng 1, Nhà C6, The Manor Crown, 62 Tố Hữu TP Huế. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017- 2019; số liệu sơ cấp được thu thập từ 20/10 đến 20/12/2020. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu được cung cấp bởi nhân sự của TTĐT âm nhạc Gia Bảo gồm: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhân sự, kêt quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019, số liệu về lao động, ngân sách chi cho hoạt động truyền thông online của công ty v.v Tiến hành thu thập kết quả thống kê các hoạt động online marketing qua các công cụ đang thực hiện hoạt động marketing online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo như Facebook; Youtube về lượt tương tác, phản hồi của trung tâm trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2019. Ngoài ra, sẽ tìm hiểu và thu thập thêm thông tin liên quan thông qua báo chí, các trang web, v.v Dữ liệu sơ cấp Nghiên cứu định tính: Tổ chức phỏng vấn, thảo luận với nhân viên thực hiện hoạt động marketing online của trung tâm, nhân viên chăm sóc Fanpage của trung tâm để tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất của các hoạt động truyền thông qua Facebook và Youtube mà công ty đã triển khai trong thời gian qua. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng nhằm điều tra, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo liên quan đến việc truy cập, phản hồi của khách hàng, tạo ra sự tin tưởng và thu hút khách hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện các kênh truyền thông online của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Cách thức điều tra: Khảo sát bằng bảng hỏi cho các đối tượng là khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo bao gồm học viên của trung tâm và phụ huynh của các em nhỏ đã và đang là học viên của trung tâm. Đối với đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập trước để làm cơ sở cho việc nghiên cứu cũng như cung cấp định hướng cho bài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu Phương pháp xác định kích cỡ mẫu Để tính kích cỡ mẫu, tác giả đã sử dụng công thức Cochran (1977) như sau: SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt n = ∝. Ɛ.( ) Trong đó: n: Kích thước mẫu. : Giá trị giới hạn tương ứng độ tin cậy (1- α). Với mức ý nghĩa α= 0.05, độ tin cậy (1- α)∝ = 0.95 nên = 1.96. ∝ p: Tỷ lệ tổng thể. Ɛ: Sai số mẫu cho phép, Ɛ=0.1 (Ɛ=10%) Để đảm bảo kích thước mẫu lớn nhất và được ước lượng có độ lớn an toàn nhất thì p*(1 – P) phải đạt cực đại. Do đó ta chọn p=0.5 thì (1-P) = 0.5, ta có số quan sát trong mẫu theo công thức là: n = = 97 . ∗ . ∗( . ) m b o c m u kh o sát phù h u tôi ti n hành Để đả ả ỡ ẫ ả ợp. để đưa vào phân tích, nghiên cứ ế hỏi ý kiến 20 đối tượng khảo sát thì chỉ có 17 người đồng ý khảo sát. Vậy tỷ lệ ước lượng đồng ý khảo sát là 85% vì vậy, tôi quyết định khảo sát 114 khách hàng. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người thực hiện khảo sát có khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Dựa trên phương pháp chọn mẫu ra những đối tượng thuận tiện cho việc khảo sát trong số những khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được tổng hợp theo phương pháp nhân tố thống kê nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Số liệu được xử lí, tính toán bằng phần mềm Excel và SPSS. Phương pháp phân tích 4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Đề tài sử dụng các tham số như: Số bình quân, trung vị, mode, phương sai, độ lệch chuẩn để tóm tắt và mô tả dữ liệu nghiên cứu, đồng thời sử dụng giá trị kiểm định trung bình đối với các tiêu chí đánh giá trong mô hình nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 4.2.2 Đánh giá thang đo Một thang đo được xem là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩ là cho cùng một kết quả khi đo lặp lui lặp lại. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (Internal Consistency) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Hệ số hệ số Cronbach’s Alpha Mức hệ số hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24): Từ 0.8 đến gần bằng 1 thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) Hệ số tương quan biến tổng là hệ số là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994) (4), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại bỏ khỏi thang đo. 4.2.3 Kiểm định One Sample T Test Kiểm định One-Sample T-Test là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối liên hệ giữa giá trị trung bình của một tổng thể định lượng với một giá trị cụ thể xác định. Các bước khi thực hiện kiểm định One-Sample T-Test bao gồm: Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước” Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định. Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test đã tính được. Bước 5: So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất a Nếu Sig>a thì ta chấp nhận giả thuyết Ho Nếu Sig < a thì ta bác bỏ giả thuyết Ho SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 5. Quy trình nghiên cứu Xác định Cơ sở lí thuyết và mô hình vấn đề nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ Thiết lập bảng hỏi điều tra Khảo sát thử Khảo sát chính thức Phân tích, Kết luận, xử lí báo cáo 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần và 3 chương. Phần I: Phần mở đầu. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing online. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Chương 2: Phân tích hoạt động marketing online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing online của trung tâm và cải thiện các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về Marketing Online 1.1.1 Tổng quan về Digital Marketing 1.1.1.1 Khái niệm digital marketing Digital Marketing là một khái niệm khó định nghĩa chính xác vì vậy để định nghĩa khái niệm này chuẩn nhất nên dựa vào các định nghĩa từ các đơn vị chuyên môn. Dưới đây là một vài định nghĩa về Digital Marketing: Theo Vinahost, Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin – Asia Digital Marketing Association. Theo Accesstrade, Digital Marketing ( Tiếp thị kỹ thuật số) là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Theo Admicro, Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số), đây được coi là hình thức marketing phổ biến và hiệu quả mà mọi doanh nghiệp phải làm. Đây có thể hiểu là hoạt động quảng cáo cho sản phẩm/ thương hiệu, nhằm tác động đến nhận thức, quan tâm của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là các hoạt động marketing sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao có sử dụng công nghệ số (digital), kể cả TV, SMS, radio, billboard điện tử v.v để giữ chân khách hàng. 1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing Digital marketing có những vai trò sau đây: Thứ nhất, Digital Marketing có vai trò lớn đến tăng trưởng kinh doanh. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đang có sự chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing. Đa phần các doanh nghiệp vẫn quảng cáo theo phương thức truyền thống và chưa đạt hiệu quả, cũng chính vì thế Digital Marketing ra đời và giải quyết những điều trên. Kevin O’Kane - Trưởng phòng SME Châu Á-Thái Bình Dương của Google nói rằng: ‘’Thị trường online đang là ‘’Bệ phóng tên lửa’’ giúp đẩy nhanh hiệu quả kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.’’ SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Thứ hai, đối với doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình trên môi trường online. Không còn giống trước đây khi chỉ có các công ty lớn, đa quốc gia mới nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh. Hiện nay, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng vì nó giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và nâng cao kết quả kinh doanh được tốt hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới đều có lợi thế lớn khi quảng cáo trên môi trường trực tuyến. Lợi thế dễ thấy nhất là khả năng kết nối với khách hàng tự động mà không cần sử dụng cách nghe gọi truyền thống. Thứ ba, chi phí cho quảng cáo Digital Marketing tiết kiệm hơn so với cách truyền thống. Các doanh nghiệp khi quảng cáo bằng Digital Marketing chiếm ưu thế về vốn phải bỏ ra cho quảng cáo so với cách truyền thống. Theo báo cáo mới nhất về chi tiêu quảng cáo của Gartner chỉ ra rằng các doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% khi quảng cáo trên môi trường online. Báo cáo cũng chỉ ra 28% các doanh nghiệp được kiểm tra sẽ chuyển từ chi tiêu theo cách thông thường sang quảng cáo Digital Marketing. Theo HubSpot, môi trường online giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng (CPL) tốt hơn so với các cách tiếp thị khác. Thứ tư, Digital Marketing hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi. Một trong những vai trò của Digital Marketing là quảng bá thương hiệu và tiếp thị nó thông qua phương tiện truyền thông, chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành người mua hàng. Digital Marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và hướng mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến đo lường tỷ lệ bán hàng; người đăng ký; khách hàng tiềm năng, giao dịch, Nếu không có tỷ lệ chuyển đổi tất cả hành động đo lường trên đều không có ý nghĩa và tất cả các nỗ lực quảng cáo của bạn sẽ bị lãng phí. Thứ năm, vai trò Digital Marketing trong việc đảm bảo doanh thu. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bên cạnh các chuyển đổi tốt hơn thông qua quảng cáo Digital Marketing hiệu quả, vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh thu là điều quan trọng. Với việc nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu, Chính là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng hệ thống Digital Marketing có lợi thế trong việc nâng cao kết quả kinh doanh gấp 3,3 lần. Tiếp thị trên môi trường online mở ra cánh cửa; tiếp cận mục tiêu tốt và mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Thứ sáu, vai trò của Digital Marketing cùng triển vọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Nó mang đến cơ hội kêu gọi hành động mua hàng của khách hàng ngay lập tức. Có nhiều chiến lược giúp bạn chuyển từ kêu gọi khách hàng đưa tới hành động mua hàng. Kêu gọi hành động mua hàng cho bạn biết họ thường làm gì khi đến website của bạn, họ có thể đọc bài blog, tải xuống một cái gì đó, đăng ký hoặc mua hàng. Digital Marketing cung cấp tất cả giải pháp để bạn lựa chọn và tìm ra cho mình giải pháp riêng để tiếp cận và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng. Tóm lại, dù là B2B hay B2C; cả hai loại doanh nghiệp đều có thể sử dụng Digital Marketing theo nhiều cách khác nhau. Điều họ cần quan tâm là chiến lược Digital Marketing nào đạt hiệu quả. Tiếp thị trên môi trường online có nhiều cách khác nhau như SEO; trả tiền quảng cáo, thông qua công cụ tìm kiếm (SEM); mạng truyền thông xã hội; Content; SEO thương mại điện tử; Email Marketing; SMS, Dù áp dụng theo cách nào thì vai trò của Digital Marketing đã trở thành trợ thủ đắc lực; giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. 1.1.1.3 Các kênh digital marketing Digital marketing có một số kênh và chúng có thể được tách thành 2 kênh riêng biệt đó là Online marketing (tiếp thị trực tuyến) và Offline marketing (tiếp thị ngoại tuyến). Sự khác biệt chính giữa hai là các kênh là Online Marketing chỉ dựa trên Internet trong khi các kênh Offline Marketing phải thực hiện với các thiết bị kỹ thuật số không nhất thiết phải kết nối với Internet (ví dụ bảng quảng cáo điện tử). SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bảng 1: Các kênh digital marketing Online Marketing Offline Marketing Website Marketing Affiliate Marketing TV Marketing Search Engine Optimization Mobile Marketing SMS Marketing Pay-per-Click Advertising Video Marketing Radio Marketing Email Media Marketing Content Marketing Billboard Social Media Marketing Marketing (Nguồn: ) 1.1.2 Tổng quan về marketing online 1.1.2.1 Khái niệm về marketing online Theo Mohammed và cộng sự (2001) cho rằng: “E-Marketing là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu của cả hai bên.” Theo Lewis (2015) cho rằng: “Marketing trực tuyến là bất kì công cụ, chiến lược hay phương pháp marketing nào có thể giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp thông qua mạng Internet”. Nói tóm lại Marketing online (E-Marketing hay Marketing trực tuyến) là việc ứng dụng Internet và công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.1.2.2 Vai trò của marketing online Marketing Online đóng vai trò rất lớn trong việc bổ trợ hoạt động marketing của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp không có hoạt động marketing online thì rất khó cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ số và các trang mạng xã hội, việc tận dụng Marketing Online sẽ giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng., từ đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút sự quan tâm của khách hàng, làm gia tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhờ Marketing Online các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể xây dựng, phát triển số lượng khách hàng trung thành một cách dễ dàng khi nhu cầu SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt của từng cá nhân được đáp ứng gần như tuyệt đối, việc tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Với sức lan truyền rộng rãi của Internet thì Marketing Online trở thành “cánh tay” đắc lực cho các doanh nghiệp một bước tiến lớn vào nền kinh tế trên toàn cầu. Làm Marketing Online hiệu quả không chỉ đưa thương hiệu sản phẩm công ty đến mọi người mọi nhà mà còn là cầu nối giúp doanh nghiệp gắn bó gần gũi hơn với khách hàng. Tuy nhiên không phải bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình xây dựng một kế hoạch Marketing Online chi tiết đầy đủ và ít rủi ro. 1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA AIDA là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển cho phép doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng và từ đó đưa ra được những chiến lược truyền thông phù hợp với từng giai đoạn này. AIDA là từ viết tắt viết tắt của 4 giai đoạn Attention, Interest, Desire và Action. Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing . (Nguồn: A – Attention (Tạo sự chú ý) Bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing AIDA chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Để gây được sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì người quản trị Marketing phải SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt khéo léo lựa chọn được đúng phương thức và công cụ Marketing phù hợp để thu hút được sự chú ý và buộc họ phải dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông. I – Interest (Thích thú) Thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu có thể là giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp trong mô hình truyền thông marketing. Sau khi gây được sự chú ý của tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể kích thích được sự thích thú của họ với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo? Chìa khóa ở đây là cách tiếp cận với thông tin liên quan và thực sự hữu ích liên quan đến nhu cầu của họ. D – Desire (Mong muốn) Sau khi giành được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo trong mô hình truyền thông marketing là tạo ra được sự mong muốn tương tác với doanh nghiệp từ khách hàng mục tiêu. Sự thành công của việc truyền thông Marketing không phải nằm ở việc cố gắng bán sản phẩm của bạn mà nằm ở việc khách hàng thực sự mong muốn mua được sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Có 2 cách đơn giản để doanh nghiệp có thể kích thích sự mong muốn của khách hàng đó là tăng cường trải nghiệm thực tế với những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng hoặc cho những đối tượng khách hàng mục tiêu này thấy những trải nghiệm tích cực mà người khác đã thực nghiệm. A – Action (Hành động) Có thể doanh nghiệp bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, khiến họ quan tâm và mong muốn sở hữu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; nhưng tất cả nỗ lực trên sẽ là “con số 0” nếu khách hàng sau cùng không hành động. 1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS Theo tác giả Lê Kim Dũng, “Mô hình AISAS trong marketing online” được định nghĩa như sau: “AISAS là mô hình nói về hành vi của người dùng khi mua hàng trên internet. Có nghĩa là một sản phẩm, dịch vụ hay một hiện tượng, thông tin bất kì nào đó muốn thu hút được người dùng mục tiêu (họ là khách hàng hoặc người đọc, SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt người nghe, v.v) tác động đến hành vi của họ đối với điều mà mình truyền đạt. Và sau đó chính họ lại lan truyền điều đó đến những người khác một cách ngẫu nhiên nhất”. Mô hình AISAS được xây dựng bởi công ty quảng cáo Dentsu (2004) gồm có 5 bước cụ thể: Hình 2: Mô hình AISAS (Nguồn: A - Attention ( Gây sự chú ý ) Attention mang nghĩa là gây sự chú ý. Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng nhớ đến trước tiên cần gây sự chú ý. Với môi trường internet phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cơ hội để thu hút khách hàng là vô kể, đó có thể là Online seeding, bài viết PR, banner, quảng cáo Display Ad v.v Làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì xem như bước đầu bạn đã thành công. Nhưng cần phải lưu ý một điểm, đó là lượng tin tức được đưa lên internet mỗi ngày cực kì lớn, khi phủ tin người làm marketing phải liên tục để ý và cập nhật để không bị trôi bài. Muốn vậy thì ngay từ đầu nên lập kế hoạch cụ thể: Đăng bài tại đâu, khung giờ nào và cách bao lâu sẽ quay lại chăm sóc I – Interest (Sự hấp dẫn) Một khi đã thu hút đủ đối tượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được chỗ đứng trong việc khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bản SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt thân. Ở bước này, điều quan trọng là phải khiến nhu cầu sở hữu của khách hàng tăng cao bằng cách đề xuất cho họ những trải nghiệm mà họ có thể nhận được để nâng tầm cuộc sống. Cho họ biết lý do thương hiệu của bạn là duy nhất và khác biệt với những thương hiệu khác trên thị trường. Khi người dùng đã chú ý, hãy khiến họ thích thú hoặc quan tâm. Hai bước đầu tiên trong mô hình AISAS được gộp lại là bước tạo ra sự quan tâm đối với người dùng. Search ( Tìm kiếm ) Sau khi khách hàng đã hứng thú với sản phẩm/dịch vụ và phát sinh nhu cầu sử dụng, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin và so sánh với các sản phẩm/dịch vụ khách trên thị trường. Việc tìm kiếm này được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm online như Google, COCCOC, v.v. Đây là cơ hội để chúng ta có được những khách hàng tiềm năng thật sự. Do đó người làm marketing muốn điều hướng họ về website của mình thì trang website phải năm trong những vị trí đầu của kết quả tìm kiếm trên các công cụ phổ biến như Google, Cốc Cốc, v.v. tầm quan trọng của chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) lúc này mới thể hiện rõ nhất. Action ( Hành động ) Hành động là cái đích mà bất cứ nhà Marketing nào cũng mong muốn hướng đến. Khi khách hàng tìm thấy bạn ở trang nhất của google nhưng liệu họ có chọn bạn không, điều đó còn tùy thuộc vào việc Website của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Ở bước này những hành động của khách hàng có thể là mua hàng, đặt hàng, gọi điện, gửi email, điền thông tin v.v. hay thậm chí là thoát trang ngay lập tức. Do đó, nếu nội dung thông tin mô tả sản phẩm càng hấp dẫn thì càng khiến khách hàng muốn mua hơn. Share ( Chia sẻ ) Tâm lý người dùng hiện nay thường thích chia sẻ những điều khiến bản thân thỏa mãn, thích thú hoặc để thể hiện cái tôi và giá trị của bản thân. Do đó thương hiệu cần nắm bắt tâm lý này để khiến khách hàng chia sẻ, giúp lan tỏa thương hiệu một cách tự nhiên và thuyết phục nhất. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội, mỗi cá nhân được kết nối với nhiều người, khi ai đó chia sẻ, bạn bè của họ sẽ nhìn thấy, nếu SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt những chia sẻ đó được nhiều người thích hoặc bình luận, thông tin sẽ được lan truyền cho nhiều người hơn nữa. Khi sản phẩm/dịch vụ của chúng ta nhận được nhiều lời khen tốt, các khách hàng tiềm năng kia sẽ nhanh chóng thích chúng. Khi cần mua hàng, họ sẽ tìm kiếm và truy cập vào website của chúng ta, đây là những nguồn khách hàng tiềm năng thật sự, giúp tiết kiệm nhiều chi phí marketing cho doanh nghiệp. 1.1.2.5 Các hình thức marketing online Website marketing Web marketing là hình thức tiếp thị qua mạng Internet. Về cơ bản là việc dùng trang web để quảng cáo cho sản phẩm, nơi bán sản phẩm, đưa ra thông tin giá cả sản phẩm. Nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra một kênh dịch vụ để tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng thông qua mạng Internet. Website Marketing có các lợi ích: (1) Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm; (2) Có thể giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao; (3) Tạo cơ hội để bán các sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí; (4) Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng; (5) Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và Marketing. Mạng xã hội Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e- mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán v.v SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Trong thời đại Internet ngày càng phát triển, thâm nhập dần vào từng ngóc ngách cuộc sống của chúng ta thì việc sử dụng Mạng xã hội (Social media network) như Facebook, Instagram, Linkedin, v.v làm nền tảng tiếp thị là một phương pháp Marketing Online rất hiệu quả đối với các Doanh nghiệp. Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, tuy nhiên, không phải tất cả số đó đều thành công và có lượng người dùng lớn. Theo Statista - kênh cung cấp thông tin về các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới, tính đến tháng 4/2019, trong các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới, dẫn đầu hiện nay là Facebook, mạng xã hội đầu tiên vượt qua 1 tỷ tài khoản đăng ký và hiện đang có 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Sau Facebook là Youtube với 1,9 tỷ người dùng hàng tháng, WhatsApp xếp thứ ba với 1,6 tỷ người dùng, Ứng dụng chat Facebook Messenger xếp thứ 4 với 1,3 tỷ người dùng. Tiếp theo là mạng xã hội WeChat của Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng, ứng dụng chia sẻ ảnh được xếp hạng thứ sáu Instagram có 1 tỷ tài khoản hoạt động hàng tháng. ĐVT:(tỷ người). Hình 3: Thống kê những mạng xã hội có số người dùng lớn nhất thế giới (Nguồn: Statista) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Việt Nam được nhận định là một trong những thị trường năng động và phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong mảng tiếp thị truyền thông mạng xã hội thông qua người ảnh hưởng. Số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam so với năm 2019, lượng người dùng internet đã tăng 10% (6.2 triệu người dân) và người dùng mạng xã hội tăng 9,6% (5,7 triệu người dân). Những số liệu này có thể mang đến cơ hội “béo bở" cho các nhà tiếp thị gia đang hết mình tìm kiếm cách tiếp cận hiệu quả lượng đối tượng khách hàng tiềm năng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi cùng tham khảo tỉ lệ người dùng tương tác với mạng xã hội tại Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2020, “ông trùm” Facebook vẫn thống lĩnh tỉ lệ người dùng, theo sát ngay sau chẳng thể là ai khác ngoài Youtube, cùng Instagram - TikTok - Twitter hoàn thiện danh sách “Năm mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam”. Hình 4: Các mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất ở Việt Nam (%) (Nguồn: Search Engine Marketing (SEM) – Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing có nghĩa là marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp tiếp thị Internet marketing nhằm mục đích giúp cho trang web của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả trên mạng Internet tìm kiếm. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Khi mà người tiêu dùng sử dụng Internet ngày càng nhiều thì hành vi mua hàng của họ cũng dần thay đổi theo. Khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu và so sánh nhiều thông tin khác nhau. Đặc biệt là thông qua công cụ tìm kiếm google (một công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới hiện nay) thì đó cũng là lúc SEM thể hiện và phát huy được vai trò, tầm quan trọng của mình trong các chiến dịch quảng cáo. Email marketing Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến. Mục đích lâu dài của email marketing là giúp tăng niềm tin thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ưu điểm của email marketing gồm: Thứ nhất, tiết kiệm chi phí. Khi đặt trong tương quan so sánh với Marketing trực tiếp, lợi thế tuyệt vời của Email Marketing chính là tiết kiệm chi phí. Một chiến dịch Marketing trực tiếp có thể tiêu tốn của doanh nghiệp không ít ngân sách cho việc in ấn, nhưng với công cụ này, một thông điệp chỉn chu sẽ được đến tay khách hàng mà số tiền cần bỏ ra chỉ là “con số lẻ” của chiến dịch Marketing trực tiếp. Thứ hai, là hình thức Marketing mục tiêu: Hoạt động Email Marketing có thể giúp doanh nghiệp liên lạc chính xác tới những người đang quan tâm đến nội dung thư của được gửi từ doanh nghiệp. Hơn thế, Email Marketing còn có thể giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, gây dựng được lòng tin và vị thế trong tâm trí họ, bằng cách cung cấp những nội dung, thông tin hữu ích. Thứ ba, tốc độ nhanh, giao tiếp thuận lợi: Ưu điểm của hình thức này chính là thông điệp của bạn sẽ đến tay khách hàng chỉ sau một cú click chuột. Nếu bạn có một ý tưởng xúc tiến thương mại mới cho doanh nghiệp, bạn có thể dùng Email để thông báo tới tất cả khách hàng thay vì chờ đợi một thời gian dài để chuẩn bị và phải đầu tư một khoản chi phí ngất ngưởng so với các hình thức Marketing khác. Thứ tư, theo dõi được kết quả, tự động hóa chiến dịch: Bạn có thể theo dõi tất cả các dữ liệu để cải tiến hoạt động kinh doanh cũng kiểm soát tiến trình Marketing của mình thông qua những số liệu như: số email đã gửi đi, số người đã mở email, số SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt lượng phản hồi, Ngoài ra, bạn cũng có thể tự động hóa chiến dịch Email Marketing bằng những công cụ hỗ trợ tự động lọc, gửi cũng như lên lịch trình gửi theo tuần, tháng v.v Nhược điểm của Email Marketing đó là người tiêu dùng có xu hướng “phớt lờ” các Email quảng cáo: Email của bạn có thể được “ném ngay vào hộp spam” ngay cả khi khách hàng chưa mở lên. Nguy hiểm hơn, IP có thể nằm trong “danh sách đen” và thông điệp của bạn sẽ không được gửi đến bất kỳ ai. “Bức tường vô hình” mà người tiêu dùng tạo nên có thể biến công sức của doanh nghiệp thành “muối đổ bể”. Hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị xấu đi trong mắt khách hàng: Nếu nội dung email của bạn chán ngắt và xuất hiện ngập tràn trong hòm thư của khách hàng thì họ sẽ cảm thấy thật phiền phức, thậm chí có ác cảm với doanh nghiệp, không tin vào những gì bạn nói. Điều đó đồng nghĩa sản phẩm của bạn sẽ không có cơ hội xuất hiện trong giỏ hàng của khách hàng. Quảng cáo mạng hiển thị (Display) Quảng cáo mạng hiển thị Google hay còn gọi là mạng Quảng cáo google display network, cho phép bạn kết nối với khách hàng với một loạt các định dạng quảng cáo được đặt nội dung dạng văn bản, banner, đa phương tiện, video v.v trên nhiều hệ thống website của Google toàn vũ trụ kỹ thuật số. Quảng cáo GDN có liên quan đến nhiều lĩnh vực : thể thao, tin tức, giải trí, kinh tế v.v. Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc hiện nay, thì việc bắt tay vào quảng cáo Google Display Network là một lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp. Lợi ích của quảng cáo mạng hiển thị google bao gồm : (1) Có tới hơn 30 triệu lượt truy cập hành tháng; (2) có độ phủ quảng cáo lên đến 90% người lướt web toàn cầu thông qua hàng triệu trang web nổi tiếng khác nhau; (3) khẳng định độ uy tín thương hiệu; (4) đánh trúng đối tượng khách hàng với sự chọn lọc theo độ tuổi, sở thích v.v; (5) hiển thị banner đa dạng theo: văn bản, hình ảnh, text, video v.v; (6) hiển thị với nhiều kích thước banner khác nhau; (7) cách tính tiền có 2 hình thức: theo lượt click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM). SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 1.1.2.6 So sánh giữa truyền thông marketing online và marketing truyền thống Bảng 2: Sự khác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống. Đặc điểm Marketing online Marketing truyền thống Sử dụng internet,các thiết bị số Chủ yếu sử dụng các phương Phương thức hóa tiện truyền thông đại chúng Không bị giới hạn bởi biên giới Bị giới hạn bởi biên giới quốc Không gian quốc gia và vùng lãnh thổ gia và vùng lãnh thổ Chỉ vào một số giờ nhất định, Mọi lúc mọi nơi,phản ứng nhanh, mất nhiều thời gian và công Thời gian cập nhật thông tin sau vài phút sức để thay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip Mất một thời gian dài để Khách hàng tiếp nhận thông tin Phản hồi khách hàng tiếp nhận thông và phản hồi ngay lập tức tin và phản hồi Có thể chọn được đối tượng cụ Không chọn được nhóm đối Khách hàng thể,tiếp cận trực tiếp với khách tượng cụ thể hàng Thấp,với ngân sách nhỏ vẫn thực Cao, ngân sách quảng cáo Chi phí hiện được,có thể kiểm soát được lớn,được ấn định dùng 1 lần chi phí quảng cáo Lưu trữ Lưu trữ thông tin khách hàng dễ Rất khó lưu trữ thông tin của thông tin dàng, nhanh chóng khách hàng SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 1.2.1.1 Tình hình sử dụng Internet ở Việt nam Báo cáo Digital 2020 được We Are Social khảo sát tại 42 quốc gia đồng thời tổng hợp thêm từ nhiều nguồn và thống kê đến tháng 1 năm 2020 cho thấy bối cảnh Digital tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể là Trong tổng số 96.9 triệu dân, có 68 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 70%); có tổng cộng hơn 145 triệu thuê bao di động (nghĩa là trung bình mỗi người sử dụng 1.5 số điện thoại). Số lượng tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt ở Việt Nam là 65 triệu, tương đương tỷ lệ thâm nhập là 67%. Mặc dù vẫn đứng sau một số nước ĐNA khác, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Đáng chú ý là trong số những người được khảo sát, có đến 93% sử dụng smartphone nhưng chỉ có 22% sử dụng điện thoại không thông minh, chứng tỏ smartphone giờ đã trở thành chuẩn mực của ngành điện thoại, và là cánh cửa mở ra nhiều thói quen của tương lai mà chúng ta sẽ bắt đầu thấy được xu hướng trong các slide tiếp theo của báo cáo. Điện thoại di động Điện thoại Điện thoại di động Laptop hoặc máy Máy tính (Tất cả các loại) thông minh (loại bàn phím bấm) tính để bàn bảng Thiết bị nhà Đồng hồ thông Thiết bị livestream Máy chơi game thông minh minh Hình 5: Số liệu thống kê tỷ lệ người sử dụng các thiết bị điện tử tại Việt Nam. (Nguồn: Trong nhóm người từ 16-64 tuổi được khảo sát, ngoài smartphone, có 65% sở hữu laptop, 32% có ít nhất một máy tính bảng. Và điều đáng chú ý ở hình 5 này đó là SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 9.6% số người được hỏi có sở hữu thiết bị xem TV và livestream trên Internet, 13% sở hữu thiết bị nhà thông minh và 18% sở hữu các thiết bị đeo tay. Những con số này chứng minh rằng việc tiếp cận Internet của người Việt Nam hiện nay đã trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn. Điện thoại và máy tính vẫn chiếm phần lớn, nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của những thiết bị cá nhân hơn, như TV thông minh, thiết bị nhà thông minh, thiết bị đeo, game và cả thực tế ảo. Chúng ta nên lưu tâm để cân nhắc mức độ đầu tư nội dung và kênh tiếp cận người tiêu dùng tương ứng. 1.2.1.2 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau áp dụng hình thức marketing tương tác nhờ tính hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Các hình thức tương tác với khách hàng mà doanh nghiệp áp dụng chủ yếu vẫn ở trên facebook, cụ thể, năm 2018 các thương hiệu lớn có lượt đăng bài tăng 25% so với năm 2017; từ 72.000 bài đăng mỗi ngày của (năm 2017) lên 90.032 bài mỗi ngày năm 2018. Marketing tương tác mang nhiều ưu điểm giúp DN có thể phát triển thương hiệu của mình, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, tạo một sợi dây gắn kết, sự trung thành giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó, giúp DN gia tăng lợi nhuận, doanh thu, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính không quá lớn thì marketing tương tác là một công cụ hữu hiệu và tiết kiệm lý tưởng. Theo báo cáo của tổ chức We Are Social và Hootsuite, năm 2019 các doanh nghiệp Việt Nam chi tiêu cho quảng cáo Digital lên tới 306 triệu đô la. Trong đó 118 triệu đô la được chi vào quảng cáo tìm kiếm, 54 triệu đô la vào quảng cáo Banner, 53 triệu đô la vào quảng cáo “rao vặt”, 50 triệu đô la vào quảng cáo mạng xã hội và 31% vào quảng cáo video. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý hơn, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt tế số (Bộ Công thương) phát hành, chỉ ra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Nhìn chung, thời kỳ phát triển rực rỡ của internet và hiện tại là công nghệ 4.0 đã, đang đem đến những thách thức nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều cơ hội cho các DN biết tận dụng nó. Marketing truyền thống một chiều đã trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho marketing tương tác hai chiều đầy sáng tạo, thu hút với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, để tận dụng được marketing tương tác, DN không chỉ cần có hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cơ bản, mà DN cần biết tận dụng các phương pháp, công cụ tương tác. Ngoài ra, DN cần nghiên cứu tâm lý, xu hướng tâm lý của khách hàng để đưa ra những nội dung tương tác thu hút, sáng tạo mà vẫn phù hợp với trình độ, văn hóa của khách hàng mục tiêu. 1.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông online của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 và Chương trình phát triển TMĐT quốc gia năm 2017; Đồng thời được sự hỗ trợ của Bộ Công thương và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian vừa qua Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tiến hành xây dựng Sàn giao dịch TMĐT Thừa Thiên Huế. Sự ra đời của Sàn giao dịch TMĐT Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay được đánh giá là tất yếu và cần thiết cho các hoạt động thương mại hội nhập và phát triển. Nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời sàn cũng giúp các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị, bán hàng, tạo kết nối “đầu ra” trên môi trường online. Đứng trước sự phát triển của công nghệ internet, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng nỗ lực không ngừng lấn sân sang lĩnh vực marketing online. Thực tế các doanh nghiệp không chỉ xây dựng website tin tức thông thường mà còn đẩy mạnh vào việc phát triển website bán hàng nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên do thiếu SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt kinh nghiệm, nhiều doanh nghiệp khá lúng túng trong việc tìm đơn vị đồng hành và hỗ trợ hội nhập xu hướng công nghệ 4.0. Theo nhận định của công ty TNHH Trực tuyến OHI thì hầu như rất ít doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu và kênh tiếp thị bằng Website, mọi doanh nghiệp vẫn hướng đến các kênh offline thay vì online như hiện nay. Một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp tuy đã hướng đến đẩy mạnh vào việc phát triển website bán hàng tuy nhiên chưa chưa đồng bộ và chất lượng chưa đảm bảo, kết quả mang lại chưa như mong đợi . 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu Những người làm Marketing luôn muốn lôi kéo khách hàng về phía mình bằng đủ mọi cách thức, công cụ và phương pháp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh mong muốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào sự thấu hiểu và vận dụng các mô hình kinh doanh phù hợp. Thực tế đã chứng minh, mô hình AISAS hiện nay là mô hình hiệu quả và phổ biến nhất. Có thể nói, việc hiểu rõ được mô hình cũng như biết cách vận dụng được nó chính là chìa khóa thành công để chinh phục khách hàng hiệu quả nhất. Mô hình AISAS là một mô hình phổ biến và rất hữu ích trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số hiện nay. Quá trình tìm kiếm thông tin bao gồm truy cập blog, trang web thương hiệu, tìm kiếm các chủ đề liên quan đến thương hiệu trong bảng web và hỏi bạn bè, tra cứu thông tin được sử dụng để so sánh các thương hiệu. Thương hiệu được coi là tốt hơn khi đáp ứng nhu cầu được chọn. Ngoài ra sau khi mua, người tiêu dùng sẽ đánh giá hiệu suất của sản phẩm. Điều này thường được thực hiện trên trạng mạng xã hội của riêng họ hoặc trong trang nơi họ tìm thấy thông tin lần đầu tiên. Do đó trong bài khóa luận này tôi quyết định lựa chọn mô hình AISAS để xây dựng thang đo đánh giá của khách hàng về hoạt động marketing online trên trang fanpage và youtube của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Thang đo gồm 5 nhóm yếu tố là: Attention (thu hút); Interest (Sự hấp dẫn); Search (tìm kiếm); Action (hành động) và Share (Chia sẻ). SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO 2.1 Giới thiệu chung về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Tên công ty: Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Tên giao dịch bằng tiếng anh: Gia Bảo Music & Arts Performing Academy. Tên viết tắt: GBM&A. Địa chỉ: Nhà C6, The Manor Crown, 62 Tố Hữu Huế, Thừa Thiên Huế. Số điện thoại: 0901165345 Email: daotaoamnhacgiabao@gmail.com. Logo Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo: Hình 6: Logo TTĐT âm nhạc Gia Bảo. (Nguồn: công ty) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo được thành lập bởi công ty TNHH Gia Bảo Event-Media vào năm 2016. Không chỉ là trung tâm dạy đàn piano ở Huế tốt mà trung tâm âm nhạc Gia Bảo còn được biết đến là trung tâm dạy nhạc tại Huế chất lượng hiện nay. Ban đầu trung tâm hình thành và hoạt động tại địa chỉ 79 Trường Chinh, thành phố Huế với các lĩnh vực đào tạo là: piano, thanh nhạc, múa, nhảy hiện đại. Đến năm SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 2019 trung tâm chính thức chuyển đến địa chỉ Nhà C6, The Manor Crown, 62 Tố Hữu Huế, Thừa Thiên Huế. Hiện nay, trung tâm tiếp tục mở rộng thêm một số lĩnh vực như đào tạo người mẫu (Model và Modelkids); diễn xuất, ra mắt bộ môn Ballet và nhận thu âm cho những khách hàng có nhu cầu. Ngoài những lúc được học nhạc tại trung tâm với những giáo viên có trình độ cao, học viên còn được trung tâm tạo điều kiện tham gia vào các sự kiện lớn được tổ chức bởi công ty TNHH Gia Bảo Event-Media. Không những thế công ty cam kết sẽ kết nối nhiều show lớn nhỏ khác để tạo điều kiện cho học viên đi diễn thường xuyên hơn, giao lưu nhiều hơn để thêm tự tin và mạnh dạn. 2.1.1.2 Vài nét về công ty TNHH Gia Bảo Event – Media Công ty TNHH Gia Bảo Event – Media hoạt động với nhiều ngành nghề dịch vụ bao gồm: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình, quảng cáo, hoạt động nhiếp ảnh, tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí. Gia Bảo là một trong những công ty chuyên về tổ chức sự kiện có uy tín tại Huế với nhiều thành tựu nổi bật khi đứng ra tổ chức những sự kiện lớn, có ý nghĩa tại Huế. Một trong số những sự kiện đáng nhắc đến là Countdown 2020 “Đêm sắc màu” và Countdown 2021 "Thắp sáng tự hào" diễn ra vừa qua vào ngày 31/12/2020. 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Tầm nhìn Tự hào là nơi đào tạo Thanh nhạc hàng đầu tại Huế, khi trong 2 năm liền các học viên Gia Bảo liên tục mang về những danh hiệu quý giá. Điển hình nhất đó là năm 2018, Nguyễn Trần Xuân Phương là học viên được đào tạo thanh nhạc tại Gia Bảo đã trở thành Á Quân Giọng Hát Việt Nhí. Tiếp theo là năm 2019 học viên Nguyễn Thị Quỳnh Nhi đạt danh hiệu Quán Quân Tuyệt Đỉnh Song Ca Nhí. Không chỉ có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo thanh nhạc, trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo luôn có khát vọng trở thành một trong những trung tâm đi đầu về đào tạo tất cả các kĩ năng liên quan đến âm nhạc như nhảy múa, chơi nhạc cụ (trống và piano), đào tạo người mẫu và diễn xuất. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Sứ mạng Những năm 2003-2004 là thời điểm Internet bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam, nhiều website nghe nhạc trực tuyến nối đuôi nhau ra đời, thu hút lượt truy cập cao. Cho tới nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã dẫn đến sự hình thành, phát triển sôi động của ngành công nghiệp âm nhạc, kéo theo thay đổi về cả cách thức sản xuất và tiếp nhận, đánh giá âm nhạc. Phát triển âm nhạc số là hướng đi tất yếu của thế giới và âm nhạc Việt Nam không thể nằm ngoài guồng nhịp đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chất lượng âm nhạc phát triển tương ứng với những bước đi sôi động của âm nhạc trong kỷ nguyên số. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều chương trình đào tạo và tìm kiếm tài năng âm nhạc ra đời, điển hình như: Việt Nam I Dol được chính thức lên sóng truyền hình VTV3 năm 2008, Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent (năm 2011), Giọng hát Việt (năm 2012), v.v nhằm tìm kiếm và đào tạo các bạn trẻ có tài năng về âm nhạc để phục vụ cho thị trường âm nhạc, đồng thời góp phần đưa thị trường âm nhạc Việt Nam ra thế giới. Không những chỉ có tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, Thị trường âm nhạc tại Huế cũng ngày một phát triển với nhiều sự kiện biểu diễn nghệ thuật được tổ chức. Việc thúc đẩy để Huế có một thị trường âm nhạc đúng nghĩa, tức là sẽ có người biểu diễn, người thưởng thức mang tính chuyên nghiệp và thường xuyên là điều cần thiết. Chính vì thế Trung tâm Gia Bảo được thành lập với mục tiêu “đào tạo và phát hiện tài năng âm nhạc, đưa thị trường âm nhạc tại Huế lên 1 tầm cao mới”. Giá trị cốt lõi Chất lượng: Các khoá học Âm nhạc tại Gia Bảo là một sự trải nghiệm thú vị cho các học viên. Nền tảng chất lượng được trung tâm đặt lên hàng đầu và cho đó là bàn đạp giúp các học viên phát triển về sau. Chuyên nghiệp: Môi trường học tập chuyên nghiệp, các phòng học khép kín, giới hạn số lượng học viên trong nhóm được Gia Bảo áp dụng. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Đội ngũ giáo viên: Giáo viên tại TTĐT âm nhạc Gia Bảo có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực âm nhạc. Kết quả: Ngoài các giờ học trên lớp các học viên sẽ được thực hành biểu diễn trên các sân khấu lớn, nhỏ. Qua đó giúp các học viên tự tin và tiến bộ rõ rệt về chuyên môn rất nhiều. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc Trợ lí giám đốc Chuyên viên giáo Phòng đào tạo vụ 6 Giáo viên quản lí học viên Hình 7: Cơ cấu tổ chức của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. (Nguồn: Công ty) Chức năng của mỗi vị trí Trợ lí giám đốc: Có nhiệm vụ giúp giám đốc sắp xếp công việc, lịch trình, thay mặt giám đốc gặp gỡ và đàm phán với khách hàng (khách hàng tổ chức để liên kết show), lên kết hoạch tổ chức sự kiện khi trung tâm có nhu cầu. Chuyên viên giáo vụ: (1) thực hiện công việc kế toán sổ sách;(2) tư vấn cho khách hàng: Tư vấn cho khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, thực hiện các công SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt tác khảo sát nhu cầu học viên, phụ huynh, giáo viên để khai giảng lớp mới, hướng dẫn đăng ký và sắp xếp lớp cho học viên mới; (3) kiêm nhiệm việc thu học phí và đánh thông báo thu học phí; (4) thiết lập mối quan hệ tốt với phụ huynh, học viên và giáo viên; (5) lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của phụ huynh và học viên; (6) thường xuyên động viên học viên về tiến độ học tập; (7) hỗ trợ hoạt động tổng thể của tung tâm; (8) quản lí fanpage. Quản lí học viên: Tư vấn môn học cho khách hàng, quản lý học viên khi đến học, sắp xếp phòng học ngăn nắp, sạch sẽ, điểm danh số lượng (báo vắng) cho quản lý chính. Sau đó quản lí chính sẽ tổng hợp lại thông tin; cùng chuyên viên giáo vụ quản lí fanpage. Giáo viên âm nhạc: (1) lên kế hoạch, tiến trình giảng dạy; (2) quan sát, đánh giá khả năng của học viên (hát, nhảy, múa, v.v); (3) trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy cho học viên. 2.1.4 Tình hình nhân sự Phòng đào tạo: Số lượng giáo viên đủ để đáp ứng nhu cầu học các bộ môn của học viên, giáo viên đều có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cao đối với bộ môn mình đang giảng dạy. Riêng về giáo viên dạy piano yêu cầu phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành piano. Về việc quản lí fanpage hiện tại có hai nhân viên là quản lý chính do chuyên viên giáo vụ thực hiện và quản lí phụ sẽ do quản lý học viên thực hiện. Kênh youtube do phó giám đốc công ty trực tiếp quản lý và đăng video. 2.1.5 Cơ sở vật chất Bảng 3: Cơ sở vật chất của TTĐT âm nhạc Gia Bảo Dụng cụ Số lượng Đơn vị Thành tiền (Tr.đ) Piano 10 Chiếc 240 Trống 2 Bộ 26 Phòng thu âm 1 Phòng 30* Phòng học 5 Phòng (Nguồn: Công ty) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt *Giá thuê một tháng 2.1.6 Sản phẩm dịch vụ của TTĐT âm nhạc Gia Bảo Piano Piano là môn học đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ bên cạnh năng khiếu có sẵn và đam mê thật sự. Gia Bảo tập trung nền tảng cơ bản là quan trọng nhất sau đó là tạo sự hưng phấn trong mỗi học viên với không gian học tập đạt tiêu chuẩn, giáo viên có chuyên môn cao, được thực hành và báo cáo kết quả 3 tháng 1 lần (áp dụng từ 2019). Có 3 hình thức học hiện tại được Gia Bảo áp dụng: Học Kèm: 1.000.000 đồng/1 học viên Học Nhóm 2 bạn: 900.000 đồng/1 học viên Học Nhóm 4 bạn: 600.000 đồng/1 học viên Thời lượng tiết học: 60 phút. Thời gian: Tất cả các ngày trong tuần. Lịch học luôn thay đổi theo nhu cầu của từng học viên. Thanh nhạc Thanh nhac là bộ môn thành công nhất của GBM&A cho đến lúc này với mục tiêu của khóa học là phải hiểu được người học cần gì và phát hiện sớm những tố chất âm nhạc để đưa những tài năng, mài dũa những viên ngọc thô sớm đi đến những thành công trong thị trường âm nhạc. Tham gia khóa học thanh nhạc tại Gia Bảo các học viên sẽ được tham gia các giờ học hữu ích với những bài tập về kỹ thuật, hơi thở, phong cách trình diễn và quan trọng nhất đó là các học viên sẽ được định hướng dòng nhạc phù hợp. Tại đây các học viên luôn được tạo điều kiện biểu diễn trên các sân khấu chuyên nghiệp. Hình thức học: Học kèm. 1.000.000 đồng/1 học viên Nhóm 2 học viên. Học phí: 900.000Đ/ 1 học viên Nhóm 3 học viên. 700.000Đ/ 1 học viên Thời lượng tiết học: 60 phút. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Thời gian: Tất cả các ngày trong tuần. Lịch học luôn thay đổi theo nhu cầu của từng học viên. Lớp học múa hiện đại Múa và những môn nghệ thuật biểu diễn nói chung đều được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của con người nhờ vào việc cần tập trung quan sát, vận dụng khả năng ghi nhớ, vận động theo những giai điệu riêng khi học múa. Khóa học được phân theo độ tuổi có hai nhóm là người lớn và trẻ em: Thứ nhất, khóa học dành cho người lớn: Các bạn có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, khoá học ngắn hạn 2 tháng với số lượng 24 buổi học. Học phí cho khóa học: 1.200.000 đ/24 buổi. Mục tiêu của khóa học là mong muốn tạo ra một nguồn diễn viên cho bộ môn múa, có khả năng thích ứng nhanh cho các chương trình nghệ thuật sắp tới của thành phố Huế cũng như trong khu vực. Và cả những dự án sắp tới của Gia Bảo Media. Thứ hai, là khóa học dành cho trẻ em từ 4 tuổi đến 14 tuổi: Khóa học 3 tháng với học phí 400.000/1 tháng. Đây chính là bộ môn lý tưởng giúp trẻ có thể kết hợp được các cơ quan vận động, gồm thính giác, thị giác và chuyển động cơ thể, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, từ đó hoàn thiện về mặt tư duy. Nhảy hiện đại (Dance) Hình thức học được chia thành 3 nhóm: Nhóm A từ 5 - 8 tuổi Nhóm B từ 9 - 13 tuổi Nhóm C từ 14 tuổi trở lên Học phí 1.500.000/khoá 3 tháng Học múa ballet Sự khác nhau giữa Ballet và Múa hiện đại, trong khi Ballet đòi hỏi sự chính xác cao trong tập luyện về kỹ thuật, kỷ luật trong biểu diễn, người học có cơ địa tốt, không mắc các bệnh về tim, chân phải thẳng, phải rất khổ luyện thì ngược lại Múa hiện đại dễ dãi hơn, các học viên tập kỷ thuật nhẹ hơn, chương trình học linh động hơn, không SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt nghiêm ngặt về ngoại hình và các bệnh lý như Ballet. Các học viên đang học múa tại trung tâm nếu muốn chuyển sang ballet sẽ được kiểm tra về khả năng. Độ tuổi: Không giới hạn (Từ 3 tuổi trở lên) Modelkids Với mục đích tạo dựng cho trẻ sự tự tin, định hướng về style ăn mặc, và một môi trường trình diễn thời trang chuyên nghiệp, trung tâm Gia Bảo đã bắt đầu khai giảng khoá Model Kids 01 vào ngày 10|08|2019. Học viên đăng ký học tại Gia Bảo sẽ có cơ hội được học tập và làm việc chuyên nghiệp trong các chương trình nghệ thuật, show thời trang hàng đầu tại khu vực. Cơ hội cải thiện bản thân, phát huy toàn bộ thế mạnh về ngoại hình, giao tiếp. Cơ hội để kiếm thêm thu nhập, trải nghiệm công việc về nghề người mẫu. Học phí cho khoá đào tạo 3 tháng 4.500.000đ nhưng các bạn ký hợp đồng độc quyền tại công ty sẽ đc giảm còn 2.000.000đ. Các dịch vụ khác: Diễn xuất 1 Nhóm dưới 4 học viên và được phân theo độ tuổi (Độ tuổi từ 8 tuổi trở lên). Học phí: .1.8 triệu/24 buổi Lớp học được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao. Học đánh trống (Drums), nhận thu âm và cho thuê người biểu diễn tại các sự kiện. 2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Doanh thu và lợi nhuận Nguyên tắc kế toán doanh thu theo điều 78 Thông tư 200 quy định doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đống góp thêm của cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Tính đến nay, sau năm năm đi vào hoạt động kinh doanh TTĐT âm nhạc Gia Bảo đã có những bước tiến đáng kể. Số lượng học viên không ngừng tăng qua các năm, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng, điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây về kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm trong ba năm gần nhất. Bảng 4: Tình hình kinh doanh của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2018 Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- % +/- % Số học viên 134 156 194 22 16,417 38 24,359 (Người) Tổng doanh 386,400 480,200 674,850 93,800 24,275 194,650 40,535 thu (tr.đ) Tổng chi phí 252,000 346,000 426,080 94,000 37,301 80,080 23,145 (tr.đ) Tổng lợi 116,400 134,200 248,770 17,800 15,924 114,570 85,372 nhuận (tr.đ) (Nguồn: Công ty) Qua bảng kết quả kinh doanh cho thấy: Doanh thu của trung tâm đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2018 đến 2019. Cụ thể là doanh thu của năm 2018 tăng 24,275% tương ứng với 93,8 triệu đồng so với năm 2017, doanh thu của năm 2019 tăng 40,535% tương ứng với 194,65 triệu đồng so với năm 2018. Mặc dù chi phí không có dấu hiệu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng đều từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2018 lợi nhuận tăng 15,924% tương ứng với 17,80 triệu đồng so với năm 2017; lợi nhuận tăng mạnh từ năm 2018 đến năm 2019 là 85,372% tương ứng với 114,57 triệu đồng. Chi phí marketing SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Qua bảng 4 cho thấy tổng chi phí marketing bỏ ra của trung tâm không ngừng tăng từ năm 2017 đến năm 2019, trong đó chi phí đầu tư cho hoạt động online lớn hơn chi phí đầu tư cho các hoạt động offline. Điều đó cho thấy trung tâm rất chú trọng đến kênh online khi làm marketing và đó là xu hướng marketing của các doanh nghiệp hiện nay. Chi phí marketing năm 2017 là 24 triệu đồng; năm 2018 là 28 triệu đồng và 39 triệu đồng vào năm 2019. Trong đó chi phí marketing cho các kênh online chiếm tỷ lệ lớn hơn so với offline trong năm 2018 và 2019. Năm 2017 phân bổ ngân sách là 50-50 cho kênh online và offline mỗi kênh 12 triệu đồng. Năm 2018 tỷ lệ phân bổ phân sách có sự thay đổi là 64-36 cho kênh online là 18 triệu đồng và kênh offline là 10 triệu đồng. năm 2019 là 62-38 với lênh online là 24 triệu đồng và kênh offline là 15 triệu đồng. Bảng 5: Chi phí marketing của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2019 Tỷ lệ phân bổ theo ngân sách truyền Ngân sách Ngân sách Năm thông online, offline Marketing marketing Online Tỷ lệ Offline Tỷ lệ Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % 2017 24 6,21 12 50 12 50 2018 28 5.83 18 64 10 36 2019 39 5.78 24 62 15. 38 (Nguồn: Công ty) 2.2 Hiệu quả của các hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 2.2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông online công ty đã triển khai 2.2.1.1 Mục tiêu của các hoạt động marketing Nhờ đầu tư vào các hoạt động marketing, đặc biệt là kênh online đã giúp tăng số lượng học viên cho trung tâm từ đó dẫn đến doanh thu không ngừng tăng qua các SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt năm. Tuy nhiên với sự cạnh tranh gay gắt giữa các trung tâm đào tạo về âm nhạc tại Huế, TTĐT âm nhạc Gia Bảo càng đẩy mạnh các hoạt động marketing online của mình nhằm tăng mức độ nhận biết đối với khách hàng mục tiêu, từ đó thu hút thêm nhiều học viên đăng kí học tại trung tâm. Bởi vậy trung tâm Gia Bảo cũng đã chú trọng và đầu tư rất nhiều cho các hoạt động online marketing nhằm đưa các thông tin về khóa học của trung tâm đến với nhiều khách hàng nhất có thể, đồng thời nâng cao thương hiệu cho trung tâm thông qua các thành tựu đạt được trong việc tìm kiếm và đào tạo các tài năng âm nhạc. 2.2.1.2 Nguồn nhân lực thực hiện Hiện tại các hoạt động marketing online của trung tâm được thực hiện bởi ba thành viên đó là: Phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thuê người quay video quảng cáo và chạy quảng cáo trên facebook; đăng video lên kênh youtube. Thứ hai là quản lý fanpage của trung tâm được thực hiện bởi một quản lý chính và một quản lý phụ. Quản lý chính chịu trách nhiệm đăng bài, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu và có sự hỗ trợ của quản lý phụ. 2.2.1.3 Các kênh trong truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo chủ yếu sử dụng kênh marketing online là Facebook, ngoài ra trung tâm có sử dụng kênh youtube nhưng không được đầu tư nhiều. Kênh Facebook Từ năm 2016 TTĐT âm nhạc Gia Bảo đã bắt đầu thực hiện hoạt động truyền thông trên mạng xã hội facebook. Với xu hướng áp dụng facebook ads, kinh doanh trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là tạo ra và chăm sóc một fanpage uy tín, chất lượng thì facebook được nhận định là một kênh truyền thông nhanh nhạy, hiệu quả và dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng. Fanpage hiện tại của trung tâm: Gia Bảo Music & Arts Performing Academy - GBM&A SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Hình 8: Trang fanpage của trung tâm âm nhạc Gia Bảo (Nguồn: facebook) Có thể nói fanpage là một công cụ mang lượng học viên nhiều nhất cho công ty và đây cũng là kênh truyền thông online chính được công ty đầu tư và sử dụng thường xuyên. Hiện tại fanpage của công ty luôn có nhân viên đăng bài và trực thường xuyên để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng. Về mặt nội dung fanpage Trên trang chủ fanpage thường đăng tải những video và thông tin về các học viên tiêu biểu của trung tâm được biểu diễn trong các sự kiện như: Sự kiện countdown 2020; Ngôi sao tương lai; Chương trình Nghệ thuật "Hương Vị Tết" của UBND thành phố Huế; v.v. Trong mục giới thiệu, công ty đăng tải những thông tin liên hệ, mô tả về công ty, triết lý kinh doanh của công ty rất rõ ràng như ở hình dưới đây. Bảng 6: Các hoạt động trên fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo Giờ đăng Khoảng từ 8h đến 11h và 14h đến 20h. Kho n 5 ngày m c vào nhu c u, s Tần suất đăng ảng 3 đế ột bài đăng tùy thuộ ầ ự kiện và các chương trình khuyến mãi mà trung tâm triển khai. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Nội dung bài đăng Thông tinh về các khóa học tại Gia Bảo. Giới thiệu các chương trình khuyến mãi. Thông báo về các sự kiện sắp diễn ra. Đưa một số hình ảnh, video của học viên Gia Bảo biểu diễn tại các sự kiện. Thông báo nghỉ học. Gửi lời chúc vào các dịp lễ, tết. Ngoài ra trung tâm Gia Bảo còn đưa tin về các chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc và gửi Form đăng ký lên fanpage. Số lượng người Số lượng người thích trang: 6.516 người tương tác trên Số lượng người theo dõi: 6.816 người fanpage Số lượng người đánh giá: 40 người (Đa số đánh giá tốt). Số lượng người check in tại đây: 3.053 người đã check in tại đây Số lượng người tiếp cận quảng cáo gần đây: 2,3 nghìn người (Nguồn: Công ty) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bảng 7: Các chương trình khuyến mãi gần đây. Chương trình khuyến Khuyến mãi Thời gian Số người mãi đăng kí (người) Chào mừng Gia Bảo Tất cả các học viên khi đăng 03/2016 – 35 Music & Arts Performing ký học các môn Vocal, Piano, 03/2020 Academy tròn 4 tuổi Ballet, Dance, ModelKids sẽ được giảm ngay 10%. Khai giảng khóa học Giảm 10% cho 10 học viên 20/11/2020 5 thanh nhạc và diễn xuất đăng ký đầu tiên (độ tuổi đăng ký: 8 tuổi trở lên) Ưu đãi tháng 10/2019 Đăng ký các khóa thanh 1/10/2019 2 nhạc, piano tại Gia Bảo - Music Academy bạn sẽ có 30/10/2019 hội học thêm các môn Dance | Ballet chỉ với 50% học phí. Chào mừng ngày phụ nữ Giảm 10% học phí cho các 25/10 - 41 Việt Nam 20/10/2019 học viên nữ. 20/10 (Nguồn: Công ty) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Kết quả các các hoạt động marketing online trên facebook của công ty Lễ hội thắp sáng cây thông Noel. Thời gian diễn ra chương trình: 18:30 ngày 1/12/2019. Địa điểm diễn ra chương trình: ngã 6 trung tâm thành phố Huế. Chương trình có sự góp mặt của những gương mặt nổi bật là: Thanh Tâm GHV nhí 2019, Xuân Phương giọng hát Việt nhí 2018, Nhật Thanh ngôi sao tương lai 2018, Violinist nhí Vân Linh và các ca sĩ, dance nhí của Gia Bảo. Thời gian đăng bài: ngày 1/12/2019 vào lúc 8h30 sáng cùng ngày với đêm diễn ra chương trình. Đối tượng mục tiêu: chương trình này gồm những phần trình diễn của các bạn nhỏ là học viên đã và đang học tại Gia Bảo nên đối tượng mục tiêu mà chương trình hướng đến là phụ huynh của những có con nhỏ từ 3 đến 13 tuổi và những bạn có độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Tổng số lượt thích bài: 64 lượt thích Số lượt chia sẻ: 9 Kết quả đạt được: sau khi chương trình kết thúc một số video ghi lại được đăng lên fanpage của công ty thu hút được khá nhiều lượt xem. Các video được đăng lên cùng ngày mồng 5 tháng 12 năm 2019. Video thu hút được lượt xem nhiều nhất là 1,9 nghìn lượt xem. Mv Rước Đèn Tháng Tám và ngày hội trăng rằm. Nhân dịp trung thu 2019 TTĐT âm nhạc Gia Bảo đã cho ra mắt MV rước đèn tháng tám nhằm tri ân khách hàng và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các em nhỏ trên mọi miền tổ quốc. Bài hát được thể hiện bởi nhóm Young Trio gồm 3 thành viên: Xuân Phương - Bảo Ngọc - Nhật Thanh, đây là học viên được đào tạo tại Gia Bảo. Thời gian ra MV: ngày 10 tháng 9 năm 2019 (dương lịch) đã đạt được 3,7 nghìn lượt xem và 16 lượt chia sẻ trên facebook và 181 lượt xem trên youtube. Để các em nhỏ đón một mùa trung thu có ý nghĩa, TTĐT âm nhạc Gia Bảo đã tổ chức chương trình “ngày hội trăng rằm” cho các học viên nhí của mình. Chương SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt trình này không những tạo sân chơi cho các em vào ngày trung thu mà đây còn là nơi để các học viên biểu diễn tài năng âm nhạc của mình. Với mục tiêu tạo cho các em nhỏ sự tự tin, chuyên nghiệp khi đứng trên sân khấu, TTĐT âm nhạc Gia Bảo không ngừng tạo điều kiện cho học viên của mình được biểu diễn thường xuyên tại các sự kiện, chương trình lớn nhỏ. Đối tượng mục tiêu: Chương trình ngày hội trăm rằm được tổ chức với các học viên đã và đang học tại trung tâm độ tuổi từ 3 đến 17 15 tuổi. Hình 9: Hình ảnh ngày hội trăng rằm. (Nguồn: Facebook) Chương trình: Tìm kiếm tài năng – học bổng âm nhạc tại Gia Bảo Academy. Thời gian đăng bài: 23 tháng 7 năm 2020. Thời gian diễn ra chương trình: Thòi gian tuyẻn chọn chỉ diẽn ra 1 ngày duy nhát vào lúc: 8h ngày 22/8/2020. ̛ ̂ ̂ ̂ Đối tượng mục tiêu: Phụ huynh có con nhỏ từ 7 đến 12 tuổi đam mê ca hát. Nội dung chương trình: Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo tiép tục dành tạng 10 suất học bổng cho các bé tù 7 - 12 tuỏi đam me ca hát ̂ ̆ ̛ ̂ ̂ SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Học bỏng là khoá học Thanh nhạc 1 năm tại Gia Bảo Music Academy (không áp dụng cho học viê n đã và đang học tại Gia Bảo). Khoá học trong 1 nam các bé đuọc các thày co rèn luyẹn nanĝ khiéu và kĩ nang biẻu diẽn. Ngoài ra, các bé còn ̆có co họi thư ̛ am, quaŷ MV,̂ biẻu diê ̃n tronğ cáĉ chuong trình,̆ sû ̣ kiện của cong ty Gia Bảo Media.̛ ̂ ̂ Yê u câ ̀u phàn thi tuye̛ ̉n:̛ các bé hát̛ 2 bàî hát tû ̣ chọn họp lúa tuỏi (hát vói piano). Cáĉ giảnĝ viê n Thanĥ nhạc sẽ chọn ra 10 bé̛ tót nhát̛ đẻ̛ nhạn̂ đuọc sua̛ ́t học bỏng tren. ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ ̛ ̛ ̂ ̂ ̂ Két quả sẽ đuọc trung tam thong báo trục tiép đén quý phụ huynh và cong bó tren fanpage Giâ Bao M&A.̛ ̛ ̂ ̂ ̛ ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ Đẻ đang kí úng tuyẻn, quý phụ huynh vui lòng gủi vè fanpage profile của bé, bao gòm: ̂ ̆ ̛ ̂ ̛ ̂ ̂ - Họ và ten - Ngày sinh ̂ - Truòng đang theo học - Họ ̛và̛ ten nguòi bảo trọ (bó, mẹ, v.v) - SĐT lien̂ hẹ ̛ ̛ ̛ ̂ - 1 ảnh toàn̂ thâ n hoạc chan dung - 1 video ngán thê ̉ hiẹ̆ n khả̂ nang ca hát. Kết quả: Có ̆ 24 pĥ ụ ̂huynh đănğ kí dự thi cho con, sau chương trình đã có 10 bé được nhận học bổng là khoá học Thanh nhạc 1 năm tại Gia Bảo và 7 phụ huynh đã đăng kí cho con khóa học thanh nhạc tại Gia Bảo (những bé không dành được học bổng). Minishow đầu tiên của ca sĩ nhí Nguyễn Trần Xuân Phương - Á Quân Giọng Hát Việt Nhí 2018. Đơn vị thực hiện TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Thời gian diễn ra chương trình: 18h30 ngày 25 tháng 1 năm 2019. Địa điểm diễn ra chương trình: Kha cafe- 16 Nguyễn Huệ Thành phố Huế. Với giá vé 100k (Bao gồm nước uống). SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Đối tượng mục tiêu: Vì đây là Minishow cho ca sĩ nhí Nguyễn Trần Xuân Phương – Á Quân giọng hát việt nhí 2018 nên đối tượng Gia Bảo hướng đến là những người biết đến và là fan của Nguyễn Trần Xuân Phương. Ngoài ra Minishow còn có sự góp mặt của ca sĩ khách mời Kim Thu Phong và có sự tham gia biểu diễn của các học viên Gia Bảo. Kết quả đạt được: Số lượng vé bán được đạt 70 vé (vì giới hạn chỗ ngồi nên chỉ bán 70 vé). Số lượt xem đạt 8,2 nghình khi phát trực tiếp trên Fanpage và 557 lượt yêu thích. Kênh Youtube Hiện nay, Youtube là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới chuyên chia sẻ về video. Dưới sự điều hành của Google kèm theo các lợi thế sẵn có về cơ sở hạ tầng Youtube nhanh chóng phát triển và trở thành mạng xã hội lớn trên thế giới chuyên chia sẻ về video. Chính sự phát triển này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của các hoạt động truyền thông hiện nay. Nắm được những ưu thế của mạng xã hội youtube, TTĐT âm nhạc Gia Bảo đã lập ra cho mình một kênh youtube riêng nhằm mục đích đăng tải những video được thu âm tại trung tâm và chương trình biểu diễn của những học viên được đào tạo bởi trung tâm nhằm truyền bá hình ảnh và thương hiệu, tạo ra sự quan tâm đối với khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, kênh youtube chưa được doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc thành lập kênh để đăng tải video, chưa có sự chăm chút nội dung và hình ảnh cho kênh youtube của mình. Tên kênh Youtube: Gia Bảo Entertainment Hình 10: Ảnh đại diện của kênh (Nguồn: Youtube) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Số người đăng kí kênh: 5,33 ngàn người. Các video tiêu biểu được tải lên gần đây Bảng 8: Các video tải lên kênh Gia Bảo Entertainment. Lượt thích Lượt xem Tên video Thời gian (lượt) (lượt) Phố cổ- Xuân phương, Dance 28/5/2019 7 1.202 Gia Bảo Cha và con gái- Bảo Ngọc 15/3/2019 17 1.293 Xuân Phương - Bảo Ngọc - 22/ 8/ 2020 6 180 Nhật Thanh | Rước Đèn Tháng Tám "Nhạc Trung Thu Thiếu Nhi Hay Nhất 2020 Các video tải lên đều có gắn logo của TTĐT âm nhạc Gia Bảo đây cũng là cách tạo ra sự chú ý của người xem và khẳng định chủ quyền video của trung tâm. 2.3 Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo 2.3.1 Mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo dựa trên mô hình AISAS Hình dưới đây là thang đo được xây dựng trên mô hình AISAS gồm 5 nhóm yếu tố và 31 tiêu chí đánh giá: Bảng 9: Các tiêu chí đánh giá theo mô hình AISAS Các tiêu chí đánh giá Mức độ đồng ý 1. Attention (thu hút) 1 2 3 4 5 Trang facebook được trình bày dễ nhìn Các tin tức, sự kiện được trình bày rõ ràng Cách thức trình bày các thông tin trên trang facebook đa dạng SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Nội dung thông tin trên trang facebook hấp dẫn Nhiều chương trình khuyến mãi được thực hiện trên trang facebook Thông tin liên hệ trên các trang facebook dễ hiểu Kênh youtube có biểu tượng và ảnh bìa đẹp, bắt mắt Video trên kênh youtube có tên hay, thu hút người xem 2. Interest (Sự hấp dẫn) Nội dung trang facebook thường xuyên được cập nhật Các video trên youtube được đăng tải thường xuyên Hình thức trang facebook, kênh youtube thường xuyên được cập nhật Thông tin trên các trang facebook phù hợp Thông tin trên trang facebook có ích Trung tâm thường xuyên có các hoạt động xúc tiến, thông tin quảng cáo sản phẩm Mục tư vấn online trên facebook tiện dụng Chất lượng video đăng lên kênh youtube tốt (âm thanh, hình ảnh, độ sắc nét, v.v) Video trên kênh youtube có nội dung hay 3. Search (tìm kiếm) Dễ dàng tìm kiếm thông tin về các khóa học của trung tâm khi có nhu cầu Nhân viên tư vấn các câu hỏi một cách nhanh chóng Trung tâm linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ việc tư vấn đăng kí khóa học, điều chỉnh lịch học trên trang facebook Quy trình tư vấn – đăng kí khóa học trên facebook hợp lý Tên video dễ dàng hiển thị khi tìm kiếm 4. Action (hành động) Tương tác (bình luận/thích/bày tỏ cảm xúc/chia sẻ/lưu SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt bài/nhắn tin) với các nội dung bài đăng và video của Gia Bảo trên trang facebook và kênh youtube Liên hệ ngay với trung tâm Gia Bảo sau khi tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền thông trực tuyến Tìm hiểu ngay các khóa học sau khi tiếp nhận thông tin quảng cáo từ trung tâm Gia Bảo Quyết định chọn học tại trung tâm Gia Bảo sau khi tìm hiểu và nghe tư vấn Thường xuyên theo dõi các chương trình, bài viết của trung tâm Gia Bảo để biết được thông tin ưu đãi và thông tin các khóa học nhanh chóng 5. Share (Chia sẻ) Nói tốt về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo với người khác thông qua các trang mạng xã hội Chia sẻ các nội dung từ trang facebook Gia Bảo lên trang cá nhân Chia sẻ video trên kênh youtube của Gia Bảo lên mạng xã hội Chia sẻ cảm nhận về khóa học 2.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết, đề tài đã tiến hành điều tra các học viên hoặc phụ huynh của những học viên đã và đang học tại TTĐT Âm nhạc Gia Bảo. Thực hiện điều tra với số phiếu phát ra là 114 phiếu và thu về được 97 phiếu hợp lệ. Trong đó có 10 phiếu khách hàng không phản hồi và 7 phiếu không hợp lệ do đánh một đáp án duy nhất các câu hỏi hoặc không theo dõi kênh online của trung tâm. Do đó còn 97 phiếu hợp lệ và 97 phiếu này có đầy đủ thông tin được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bảng 10: Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Chỉ tiêu Học viên Phụ huynh học viên Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (Người) (%) Đối tượng 24 24,7 73 75,3 Giới tính Nam 9 37,5 12 16,4 Nữ 15 62,5 61 83,6 Tổng 24 100 73 100 Độ tuổi 15-25 24 100 9 12,3 26-36 0 0 35 47,9 37-47 0 0 20 27,4 >47 0 0 9 12,3 Tổng 24 100 73 100 Công việc Học sinh/sinh viên 22 91,7 0 CBCNVC 0 0 22 30,1 Doanh nhân 0 0 18 24,7 Nông dân 0 0 14 19,2 Ở nhà 0 0 9 12,3 Khác 2 8,3 10 13,7 Tổng 24 100 73 100 Thu nhập 10 triệu 0 0 15 20,5 Tổng 24 100 73 100 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Theo giới tính Qua kết quả khảo sát ở bảng 6 cho thấy hai đối tượng khảo sát là học viên và phụ huynh đều có tỷ lệ nữ lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ nam. Đối với học viên tỷ lệ nữ chiếm 62,5% tương ứng với 15 người, tỷ lệ nam chỉ chiếm 37,5% tương ứng với 9 người. Đối với phụ huynh học viên tham gia khảo sát thì tỷ lệ nữ chiếm rất lớn so với tỷ lệ nam cụ thể là: Tỷ lệ nữ chiếm đến 83,6% tương ứng với 61 người và tỷ lệ nam chiếm 16,4% tương ứng với 12 người. Qua đó cho thấy người quyết định đăng ký học tại trung tâm cho các bạn học viên dưới 15 tuổi chủ yếu là các bà mẹ. Theo độ tuổi Qua kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu nằm trong nhóm 15 đến 25 tuổi và 26 đến 47 tuổi. Học viên tham gia khảo sát đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ 100% trong tổng số 24 học viên. Trong tổng số 73 phụ huynh tham gia khảo sát thì độ tuổi từ 26 đến 36 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 47,9% tương ứng với 35 người; độ tuổi từ 37-47 chiếm 27,4% tương ứng với 20 người và trên 47 tuổi chiếm tỷ lệ 12,3% tương ứng với 9 người Theo nghề nghiệp Qua kết quả khảo sát cho thấy nghề nghiệp của đối tượng tham gia khảo sát rất đa dạng. Đối với học viên thì nghề nghiệp chủ yếu là học sinh/sinh viên chiếm đến 91,7% tương ứng với 22 người và nghề nghiệp khác (tự do, MC) chỉ chiếm 8,3% tương ứng với 2 người. Phụ huynh học viên tham gia khảo sát là CBCNVC chiếm tỷ lệ lớn nhất là 30,1% tương ứng với 22 người; doanh nhân là 24,7% chiếm tỷ lệ 18 người; nông dân 19,2% tương ứng với 14 người; ở nhà 12,3% tương ứng với 9 người và nghề nghiệp khác chiếm 13,7% tương ứng với 10 người. Theo thu nhập Qua bảng khảo sát cho thấy, trong 24 đối tượng tham gia khảo sát là học viên vì chủ yếu là học sinh/sinh viên nên có mức thu nhập dưới 3 triệu là nhiều nhất chiếm đến 62,5% tương ứng với 15 người và 3-7 triệu chiếm 33,3% tương ứng với 8 người. Trong 73 phụ huynh tham gia khảo sát thì mức thu nhập chiếm tỷ lệ lớn nhất là 3-7 triệu là 39,7% tương ứng với 29 người và 7-10 triệu chiếm 32,9% tương ứng với 24 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt người; Mức lương trên 10 triệu chiếm 20,5% tương ứng với 15 người; mức lương dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ ít nhất là 6,8% tương ứng với 5 người. Bảng 11: Đặc điểm mẫu khảo sát đối với đối tượng là phụ huynh học viên Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) Số con 1 con 23 31,5 2 con 42 57,5 >3 con 8 11,0 Tổng 73 100 Độ tuổi 15 tuổi 13 17,8 Theo số con, trong số 73 phụ huynh tham gia khảo sát có số con là 2 con chiếm tỷ lệ lớn nhất là 57,5%; 1 con chiếm 31,5% tương ứng với 23 người và trên 3 con chỉ chiếm 11% tương ứng với 8 người Theo độ tuổi, qua kết quả khảo sát cho thấy, trong 73 phụ huynh tham gia khảo sát thì có một số phụ huynh có con nằm trong cả hai nhóm độ tuổi đưa ra. Trong đó phụ huynh có con từ 11-15 tuổi chiếm 34,2% tương ứng với 25 người; từ 5-10 tuổi chiếm 30,1% tương ứng với 22 người; dưới 5 tuổi chiếm 26% tương ứng với 19 người và trên 15 tuổi chiếm 17,8% tương ứng với 13 người. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Bảng 12: Thống kê các khóa học đang tham gia, mục đích và thời gian tham gia các khóa học của đối tượng khảo sát. Chỉ tiêu Học viên Phụ huynh học viên Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) Khóa học Piano 7 29,2 19 26,0 Thanh nhạc 3 12,5 14 19,2 Dance 12 50,0 10 13,7 Ballet 0 0,0 22 30,1 Múa 2 8,3 8 11,0 Diễn xuất 0 0,0 0 0,0 Modelkids 0 0,0 0 0,0 Đánh trống 0 0,0 0 0,0 Tổng 24 100 73 100 Mục đích tham gia khóa học Giải trí 14 58,3 36 49,3 Phát triển năng khiếu 14 58,3 44 60,3 Theo xu hướng giáo dục hiện tại 1 4,2 8 11,0 Nâng cao năng lực cạnh tranh với bạn 1 4,2 13 17,8 bè Thời gian học 2 năm 0 0,0 0 0,0 Tổng 24 100 73 100 SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Khóa học đang tham gia Qua bảng kết quả cho thấy có một số môn học hiện không có học viên tham gia ở hai nhóm đối tượng là diễn xuất, modelkids và đánh trống. Các khóa học còn lại có số lượng học viên tham gia chiếm tỷ lệ khác nhau giữa hai nhóm đối tượng khảo sát, cụ thể là: Đối với đối tượng khảo sát là học viên thì tỷ lệ khóa học được tham gia nhiều nhất là Dance chiếm đến 50% tương ứng với 12/24 người tham gia khảo sát trong khi đó Ballet hiện không có học viên tham gia. Qua đó cho thấy độ tuổi từ 15 đến 25 tham gia khóa học ở trung tâm Gia Bảo rất ưa chuộng bộ môn Dance những bộ môn Ballet vẫn chưa được nhóm đối tượng này chú ý đến. Đối với đối tượng tham gia khảo sát là phụ huynh học viên thì tỷ lệ người có con học Ballet chiếm tỷ lệ lớn nhất là 30,1% tương ứng với 22 người; thứ hai là Piano chiếm 26% tương ứng với 19 người. Qua đó cho thấy tuy bộ môn Ballet không được ưa chuộng ở nhóm đối tượng trên nhưng lại được phụ huynh lựa chọn cho con tham gia (trẻ dưới 15 tuổi). Mục đích tham gia khóa học Qua bảng kết quả cho thấy mục đích tham gia khóa học của hai nhóm đối tượng gần như là giống nhau cụ thể là: Mục đích “giải trí” và “Phát triển năng khiếu” được hai nhóm đối tượng lựa chọn nhiều nhất đều chiếm tỷ lệ trên 40%. Đối với đối tượng là học viên thì mục đích “giải trí” và “phát triển năng khiếu” chiếm tỷ lệ bằng nhau là 58,3% tương ứng với 14 người lựa chọn. Đối với đối tượng là phụ huynh học viên thì mục đích “phát triển năng khiếu” chiếm tỷ lệ lớn nhất là 60,3% tương ứng với 44 người và mục đích “giải trí” chiếm 49,3% tương ứng với 36 người. Thời gian tham gia khóa học Qua bảng khảo sát cho thấy thời gian tham gia khóa học được hai nhóm đối tượng nhiều nhất là 3-6 tháng và thời gian trên 2 năm không có đối tượng lựa chọn. Đối với đối tượng là học viên tỷ lệ thời gian tham gia khóa học 3-6 tháng chiếm 41,7% tương ứng với 10 người; xếp thứ hai là dưới 3 tháng chiếm 25% tương ứng với 6 người. Đối với đối tượng là phụ huynh học viên thì thời gian cho con tham gia từ 3-6 tháng chiếm 60,3% tương ứng với 44 người và thời gian 6-12 tháng xếp thứ hai chiếm tỷ lệ là 27,4% tương ứng với 20 người. Qua đó cho thấy thời gian các học viên tham gia khóa học chỉ đạt mức bình thường. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt 2.3.3 Thống kê mô tả mức độ nhận biết các chiến dịch và kênh truyền thông phổ biến Không Có Hình 12: Tỷ lệ người tìm kiếm thông tin về Trung tâm đào tạo Âm nhạc Gia Bảo trước khi đăng ký học (%) (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua biểu đồ trên cho thấy số lượng người tìm kiếm thông tin về Trung tâm đào tạo Âm nhạc Gia Bảo trước khi đăng ký học hoặc cho con học chiếm tỷ lệ rất lớn là 78.4% và số lượng người không tìm hiểu trước thông tin chỉ chiếm 21.6%. Điều đó cho thấy trước khi quyết định đăng ký học khách hàng thường có hành động tìm hiểu trước về thông tin đối với trung tâm mình muốn lựa chọn. Kênh truyền thông biết đến trung tâm âm nhạc Gia Bảo Bảng 13: Thống kê mô tả các kênh truyền thông mà khách hàng biết đến trung tâm Gia Bảo Các kênh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Báo chí, tin tức 22 22,7 Facebook 65 67,0 Youtube 13 13,4 Người thân, bạn bè, đồng nghiệp 33 34,0 Các chương trình, sự kiện, hoạt 25 25,8 động cộng đồng (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Qua kết quả điều tra trên cho thấy facebook là kênh truyền thông tin tốt nhất hiện tại của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo với tỷ lệ phiếu chọn là 67% tương ứng với 65 phiếu điều này cho thấy facebook là kênh mang lại nhiều khách hàng nhất cho trung tâm tính đến thời điểm hiện tại. Xếp thứ hai là “Người thân, bạn bè, đồng nghiệp” chiếm tỷ lệ 34%, kết quả này cho thấy chất lượng dịch vụ tại trung tâm khá tốt và học viên đã học tại trung tâm khá hài lòng với dịch vụ tại trung tâm, đây là kênh đem đến cho khách hàng sự tin tưởng. “Các chương trình, sự kiện, hoạt động cộng đồng” là kênh truyền thông chiếm tỷ lệ 25.8% với số phiếu chọn là 25. Kênh này được trung tâm khá đầu tư với các chương trình, sự kiện thường được tổ chức vào các ngày lễ như trung thu, noel, quốc tế thiếu nhi, các chương trình học bổng về âm nhạc . Và các hoạt động như ủng hộ bão lụt. Hai kênh truyền thông tiếp cận khách hàng ít nhất là báo chí, tin tức và kênh youtube với tỷ lệ số phiếu chọn lần lượt là 22% và 13%. Điều này cho thấy hai kênh này hoạt động chưa được tốt lắm hoặc trung tâm chưa có sự đầu tư vào hai kênh này. Mục đích theo dõi kênh Fanpage/Youtube của khách hàng Sau khi tổng hợp số liệu từ phiếu khảo sát đã loại đi những phiếu không theo dõi kênh fanpage/youtube của trung trung Gia Bảo. Kết quả chạy SPSS là số liệu từ những phiếu đã được lọc ra là có theo dõi hai kênh này của trung tâm. Bảng 14: Thống kê mô tả mục đích theo dõi trang fanpage/youtube của khách hàng Mục đích Số phiếu chọn Phần trăm số phiếu trên tổng số mẫu quan sát.(%) Biết thêm thông tin khuyến mãi 51 52,6 Giải trí 11 11,3 Yêu thích các nội dung trên 8 8,2 fanpage Biết các hoạt động học tập của 60 61,9 anh/chị hoặc của con anh/chị Hiểu thêm về trung tâm 16 16,5 (Nguồn: Số liệu xử lí SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Kết quả điều tra trên cho thấy đáp viên theo dõi trang fanpage và kênh youtube của trung tâm âm nhạc Gia Bảo chỉ với hai mục đích chính là “Biết các hoạt động học tập của anh/chị hoặc của con anh/chị” và “Biết thêm thông tin khuyến mãi” với tỷ lệ phiếu chọn lần lượt là 61.9% và 52.6% trên tổng số mẫu quan sát. Qua đây cho thấy khách hàng rất quan tâm đến các chương trình khuyến mãi của trung tâm và thông qua fanpage để biết được các hoạt động học tập. Mục đích “Yêu thích các nội dung trên fanpage” chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ với 8.2% tương ứng với 8 phiếu chọn. kết quả này cho thấy các nội dung bài viết trên trang fanpage của trung tâm chưa hấp dẫn và thu hút được người xem, trung tâm nên cải thiện lại các bài viết với nội dung hay, mới lạ hơn nhằm kích thích người xem. Mức độ quan tâm đối với các loại thông tin trên trang fanpage của công ty Bảng 15: Thống kê mô tả mức độ quan tâm đối với các loại thông tin trên trang fanpage của công ty Giá trị Giá trị Trung Độ lệch Các loại thông tin N nhỏ nhất lớn nhất bình chuẩn Thông tin về các khóa 97 1 5 4,39 1,085 học Thông tin giới thiệu 97 1 5 4,09 1,011 về công ty Thông tin liên hệ 97 1 5 4,26 0,927 Hình ảnh, video hiển 97 1 5 3,92 0,943 thị trên fanpage Thông tin quảng cáo 97 1 5 4,31 0,917 khuyến mãi Thông tin về các 97 1 5 4,20 0,812 chương trình, sự kiện trung tâm tổ chức (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Qua kết quả điều tra trên cho thấy, các chỉ tiêu đưa ra đều có giá trị nhỏ nhất được lựa chọn là 1 và giá trị lớn nhất được lựa chọn là 5. Giá trị trung bình của các chỉ tiêu đưa ra đều lớn hơn 3 điều này cho thấy đáp viên đều có sự quan tâm đối với tất cả các chỉ tiêu đưa ra. Trong đó chỉ tiêu “Thông tin về các khóa học” có giá trị trung bình lớn nhất là 4.39 điều đó cho thấy khách hàng quan tâm đến loại thông tin này nhiều nhất, vì vậy công ty cần xây dựng nội dung về thông tin này thật hấp dẫn, thông tin đầy đủ và chi tiết. Các thông tin còn lại đều có giá trị trung bình trên 4 cho thấy các loại thông tin này cũng rất được khách hàng quan tâm, riêng chỉ có chỉ tiêu “Hình ảnh, video hiển thị trên fanpage” có giá trị trung bình là 3.92 cho thấy loại thông tin này được khách hàng quan tâm ít nhất Tuy nhiên độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu “Thông tin về các khóa học”; “Thông tin giới thiệu về công ty” đều lớn hơn 1 điều này cho thấy mức độ phân tán dữ liệu cao hay ứng viên trả lời chênh lệch nhau nhiều. 2.3.4 Đánh giá của khách hàng đối với kênh youtube và trang fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo được xây dựng dựa trên mô hình AISAS. 2.3.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến, (Bob E, Hays, 1983). Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến số có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Cụ thể là: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới. SVTH: Nguyễn Thị Triển – Lớp: K51B - Marketing 55