Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh

pdf 89 trang thiennha21 21/04/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_nang_suat_lao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH Trường Đại học Kinh tế Huế ĐOÀN HẢI HOÀNG ANH Khóa học: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH SinhTrường viên thực hiện: Đại học KinhGiảng viêntế hưHuếớng dẫn: Đoàn Hải Hoàng Anh TS. Phan Thanh Hoàn Lớp: K48C KDTM MSV: 14K4041003 Huế, 4/2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Lời Cảm Ơn Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi, cùng với những kiến thức mình đã tích lũy được, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía thầy cô, cơ quan thực tập, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Thanh Hoàn, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy / Cô Trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và Thầy / Cô ở khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu Tư Dệt May Thiên An Thịnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp tài liệu và những kinh nghiệm thực tế quý giá để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn theo sát, động viên, khích lệ tôi để tôi có thể tập trung hoàn thành tốt nhất bài nghiên cứu này. Mặc dù đề tài đã hoàn thành xong, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong Thầy/Cô tiếp tục bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Trường Đại học KinhHuế, tháng tế 4 năm Huế 2018 Sinh viên thực hiện Đoàn Hải Hoàng Anh SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT CPĐT : Cổ phần đầu tư CN : Công nhân CNSXTT : Công nhân sản xuất trực tiếp NSLĐ : Năng suất lao động NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân DN : Doanh nghiệp EU : Liên minh Châu Âu (European Union) LĐ : Lao động KH – CN : Khoa học – Công nghệ SXKD : Sản xuất kinh doanh CPĐTDM : Cổ phần đầu tư dệt may ĐVT : Đơn vị tính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Mục tiêu nghiên cứu 2 1. Đối tượng nghiên cứu 3 2. Phạm vi nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 5 5. Kết cấu luận văn 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Cơ sở lí luận 6 1.1.1. Khái niệm về năng suất 6 1.1.2. Khái niệm về lao động 7 1.1.3. Khái niệm về năng suất lao động 8 1.1.4. Phân loại năng suất lao động 9 1.1.5. Ý nghĩa của năng suất lao động 11 1.1.6. Chỉ tiêu tính năng suất lao động 13 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 15 1.2. Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt may ở trên thế giới và nước ta hiện nay 20 1.2.1. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở trên thế giới 21 1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam 23 1.3. KinhTrường nghiệm tăng năng Đại suất lao độnghọc cho công Kinh nhân sản xuấttế trực Huế tiếp ở nước ta và trên thế giới 25 1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp trên thế giới. 25 1.3.2.Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta. 26 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH 28 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh 28 2.1.1. Giới thiệu về công ty 28 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty 28 2.1.3. Đặc điểm chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 29 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 32 2.1.5. Thực trạng về nguồn lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh: 35 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 43 2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra 43 2.2.2. Kết quả đánh giá của CNSXTT về các nhân tố trong thang đo 45 2.3. Đánh giá chung 55 2.3.1. Những thành công 55 2.3.2. Những tồn tại đang gặp phải 56 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH 58 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh trong thời gian tới 59 3.2. Giải pháp để Nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 59 3.2.2. GiTrườngải pháp để Nâng cao Đại năng suất học lao động Kinh của công nhân tế sản Huếxuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 60 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 1. KẾT LUẬN 64 2. KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 30 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty của công ty giai đoạn 2015-2017 31 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 35 Bảng 2.4: cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 36 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 37 Bảng 2.6: cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 40 Bảng 2.7: Thực trạng NSLĐ của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 41 Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu 43 Bảng 2.9: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Quản lý và phân công lao động của cấp trên 45 Bảng 2.10: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Hiệu quả của tư liệu sản xuất 48 Bảng 2.11: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất 50 Bảng 2.12: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Điều kiện làm việc 51 Bảng 2.13: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Khoa học – Công nghệ 53 Bảng 2.14: Đánh giá trung bình các nhân tố 54 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 32 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang càng ngày phát triển và hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới ngày một tiến sâu và mở rộng hơn. Nước ta đã thỏa thuận và ký kết gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế trên khu vực cũng như quốc tế như Tổ chức thương mại Thế Giới – WTO (11/1/2007), tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Điều này tạo nhiều cơ hội cho nước ta phát triển nhiều mặt như kinh tế, đời sống người dân thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước lớn, Trong đó ngành dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn trong quá trình hội nhập và phát triển tại nước ta. Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với trên 6.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đã và đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ là 48%, 28 nước EU 18%, Nhật Bản là 12%. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã lần đầu đi vào Trung Quốc với 12% và xấp xỉ 10% tại thị trường Hàn Quốc. Không những vậy, ngành dệt may còn giải quyết được nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Công nghệ dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, phát huy được lợi thế của nhữTrườngng nước có nguồn laoĐại động dhọcồi dào v ớiKinh giá nhân công tế rẻ .[10]HuếChính vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với những nước đang phát triển và đang ở đầu giai đoạn quá trình công nghiệp. Tuy nhiên, để có thể nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra các phương pháp nâng cao năng suất lao động hiệu quả, khái thác tối ưu năng suất lao động của công nhân, đưa nó trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững. 1 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh với hoạt động trong lĩnh vực dệt may, chuyên sản xuất các loại Sợi 100% cotton và Sợi pha (T/C, CVC) chỉ số Ne 20 ~ Ne 45 dùng cho dệt kim và dệt thoi cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đáp ứng nhu cầu của đối tác như ISO 9001; Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và phương pháp thử của châu Âu (EN) , dây chuyển sản xuất liên tục, luôn yêu cầu công nhân viên, đặc biệt là công nhân sản xuất trực tiếp phải có năng suất lao động ổn định để có thể hoàn thành những đơn hàng được giao trong một khoảng thời gian nhất định. Với những đơn hàng càng ngày đòi hỏi về chất lượng và mức độ phức tạp của sản phẩm, việc tăng năng suất lao động là điều cần thiết của công ty. Tăng năng suất lao động không chỉ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tăng thu nhập cho lao động, khuyến khích công nhân tập trung hơn và tăng khả năng sáng tạo của họ. Hơn nữa, năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho doanh nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh để làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh” làm Khóa luận Tốt Nghiệp của mình. Trường1. Mục tiêu nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế a. Mục tiêu tổng quát - Phân tích, đánh giá thực trạng Năng suất lao động của Công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Thịnh trong thời gian qua, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp trong thời gian tới. - 2 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp cho các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp dệt may nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nội dung nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến NSLĐ của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty CPĐTDM Thiên An Thịnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đối tượng khảo sát: công nhân sản xuất trực tiếp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung chủ yếu đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. - Về thời gian: Số liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh trong giai đoạn 2015 – 2017.Trường Đại học Kinh tế Huế Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 2/01/2018 đến 25/04/2018 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:  Nguồn nội bộ: - Thông tin về Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh : giới thiệu Công ty, sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty, các số liệu về nhân sự, tình hình tài chính 3 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2017.  Nguồn bên ngoài: - Những lý thuyết liên quan đến năng suất lao động được tìm hiểu qua các tài liệu online, offline, các nghiên cứu tương tự, có liên quan đến đề tài. - Tham khảo từ các bài luận văn, khóa luận, chuyên đề đã được nghiên cứu trước và các đề tài, luận văn đã được thực hiện ở công ty. b. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Điều tra chọn mẫu  Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức: - Trong đó: p: tỷ lệ ước tính công nhân về NSLĐ của Công ty CPĐTDM Thiên An Thịnh, giả định là 50%. g: sai số cho phép = 5% α = 5%: khoảng tin cậy cho phép Z1-e/2 = 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép - Cỡ mẫu được tính theo công thức là trên là 384 đối tượng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tập trung nghiên cứu trong qui mô mẫu là 150. - .Phương pháp điều tra là phỏng vấn cá nhân trực tiếp nên tỷ lệ trả lời là 100%. Số lượng bảng hỏi cần phát ra để điều tra thực tế tại 7 kíp máy là 150.  Phương pháp chọn mẫu: Công ty bao gồm 7 kíp máy, vì vậy mỗi kíp cần điều tra: 150/7= 21 người - TrườngTại mỗi kíp, tiến hành Đại điều tra học bảng hỏi bKinhằng phương pháptế chHuếọn mẫu ngẫu nhiên cho đến khi thu thập đủ số lượng cần có. - Vì đặc thù của ngành sợi là làm theo dây chuyền và công nhân sản xuất trực tiếp cần phải tập trung cao để thực hiện công việc, tác giả tiến hành điều tra bảng hỏi với các công nhân trong thời gian giãi lao sau giờ ăn để có thể thu thập một cách đầy đủ nhất, tránh tạo cho những người được điều tra tâm lý khó chịu, không thoải mái. 4 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Thiết kế bảng hỏi: - Bảng hỏi gồm có 3 phần: Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu. Phần 2: Thông tin cá nhân Phần 3: Phần nội dung cần điều tra: thu thập những thông tin công nhân sản xuất trực tiếp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. Sử dụng thang đó Likert 5 mức độ. 5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành phân loại dữ liệu thành dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng, mã hóa và nhập dữ liệu rồi tiếp tục làm sạch dữ liệu trước khi đưa ngay vào xử lý và phân tích. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xử lý số liệu. Thống kê mô tả (descriptives) để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu Kiểm định trung bình tổng thể One-Sample T-Test cho các biến để xem nó có nghĩa về mặt thống kê hay không. - H0: µ = giá trị kiểm định - H1: µ ≠ giá trị kiểm định - (Với độ tin cậy là 95%) - Nếu Sig ≤ 0,05: bác bỏ giả thuyết H0 - Nếu Sig > 0,05: chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 6. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn có 3 phần: - TrườngPhần 1: Đặt vấn đ ềĐại học Kinh tế Huế - Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học của nâng cao năng suất lao động Chương 2: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho công nhân 5 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh. - Phần 3: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.Khái niệm về năng suất - Nhà kinh tế học Adam Smith (1723-1790) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ Năng suất (Productivity). Theo quan niệm cổ điển thì năng suất là thước đo lượng đầu ra được tạo ra dựa trên các yếu tố đầu vào, là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra được hiểu là tập hợp các kết quả như khối lượng, số lượng hàng hoá, tổng giá trị sản xuất kinh doanh Đầu vào bao gồm các yếu tố tham gia để tạo ra đầu ra như lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuTrườngất nhiều hơn với chi Đại phí thấp họchơn. Kinh tế Huế - Theo quan điểm hiện đại, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra trong một cuộc họp tại Rome năm 1959, được các nước thừa nhận và áp dụng: “ Trước hết năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; Đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa nó đòi 6 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại”. Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra . Việc lựa chọn đầu ra và đầu vào khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau.[2] 1.1.2.Khái niệm về lao động - Lao động trong kinh tế học được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên của cải biến chúng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Lao động cũng là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, những đặc điểm như chỉ có ở con người và trong một độ tuổi nhất định. Chúng làm cho con người phát triển cả thể lực lẫn trí lực và ngày càng hoàn thiện bản thân mình. - Lao động cũng mang tính sáng tạo ngày càng cao. Quá trình lao động là quá trình tác động của con người vào giới tự nhiên và biến chúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con người, là sự kết hợp ba yếu tố giản đơn là dụng cụ lao động, sức lao động và đối tượng lao động. Đây là ba yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình lao động. Cách thức kết hợp ba yếu tố này trong quá trình lao động phụ thuộc vàoTrường từng loại lao độ ngĐại là lao đ ộhọcng cá nhân Kinh hay lao động tế tập thHuếể. Trong ba yếu tố của quá trình lao động thì yếu tố có tính quyết định là sức lao động. Theo C.Mac “ sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực, trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”. Sức lao động tồn tại dưới hai dạng là sức lao động tiềm năng và sức lao động thực tế. Sức lao động thường không giống nhau ở những con người khác nhau, hơn nữa trong một con người thì thể lực và trí lực cũng khác 7 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn nhau. Sức lao động là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội, sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tố con người đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của C.Mác, chỉ có sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư. Chỉ có con người mới tạo ra công cụ lao động, cải tiến nâng cao công cụ lao động, năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là yếu tố đầu vào, yếu tố chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Vì thế cần phải giảm chi phí tối đa trong đó có chi phí sức lao động. Do đó cần phải quan tâm đến yếu tố sức lao động từ khi tuyển dụng đến khâu tổ chức, bố trí lao động.[8] 1.1.3.Khái niệm về năng suất lao động - Theo C.Mac thì NSLĐ là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. NSLĐ thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. - Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷ số giữa đầu ra với đầu vào, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó. NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Theo quan điểm tiếp cận mới về NSLĐ do Ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu đưa ra: NSLĐ là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa đó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là sự tinTrường tưởng chắc chắn trong Đạiquá trình học phát tri ểKinhn của con Ngư tếời. Huế - Ở quan điểm truyền thống, NSLĐ thuần túy thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể nói NSLĐ cao hơn. Quan niệm này đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh về mặt số lượng. - Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi 8 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn trường kinh doanh hiện nay. Đối với quan điểm hiện đại thì NSLĐ được hiểu một cách rộng hơn, đó là tăng số lượng sản xuất đồng thời tăng chất lượng đầu ra . Điều này có nghĩa là sử dụng một lượng lao động để sản xuất ra một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc có chất lượng cao hơn. Vì vậy, năng suất cũng có thể hiểu là trả ít hơn nhưng nhận nhiều hơn mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng. NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn là chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất. Thời đại ngày nay, năng suất và chất lượng trở thành đồng hướng thống nhất với nhau. NSLĐ cao phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có những đặc điểm kỹ thuật và chức năng sử dụng thỏa mãn nhu cầu của công nhân sản xuất trực tiếp cũng như đòi hỏi của xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm và ít gây lãng phí trong quá trình sản xuất. - Qua những khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng NSLĐ là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong khoảng thời gian nhất định. Tăng NSLĐ không chỉ là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm nó sản xuất ra mà còn là thể hiện mối quan hệ giữa năng suất – chất lượng – cuộc sống – việc làm và sự phát triển bền vững.[8] 1.1.4.Phân loại năng suất lao động - NSLĐ có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta chia làm hai loại là NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội. 1.1.4.1. Năng suất lao động cá nhân: - NSLĐ cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động trong một đơn vị thời gian. NSLĐ cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng NSLĐ cá nhân có nghĩa làTrường giảm chi phí lao đ ộĐạing dẫn đ ếnhọc làm giả mKinh chi phí cho mtếột đơn Huế vị sản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho công ty. - NSLĐ cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay nghề, sức khỏe, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công cụ lao động mà người lao động đó sử dụng là công cụ thủ công hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại. 1.1.4.2. Năng suất lao động xã hội: - NSLĐ xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc tất cả cá nhân 9 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn trong xã hội. Vì vậy có thể khẳng định NSLĐ xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phạm vi xã hội. Trong điều kiện hiện nay, NSLĐ xã hội ở phạm vi vĩ mô được hiểu như NSLĐ của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể. Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước. - NSLĐ xã hội tăng lên khi và chỉ khi chi phí lao động và lao động quá khứ cũng giảm, tức là đã có sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất. - NSLĐ xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động, không khí làm việc [8] 1.1.4.3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là biểu hiện của tăng năng suất cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng NSLĐ xã hội. Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ, hiểu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụ hiện đại. Mặc khác, trong quản lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu NSLĐ cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm, Thực tế cho biết có nhiều trường hợp, NSLĐ của một số cá nhân tăng nhưngTrường NSLĐ toàn xư Đạiởng, toàn họcdoanh nghi Kinhệp không tăng, tế th Huếậm chí giảm. Như vậy, đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ, lao động sống càng có năng suất cao hơn thì đòi hỏi sự kết hợp nhiều lao động vật hóa hơn. NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội không phải lúc nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăng đều tăng , đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động , còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp. 10 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng. Nếu NSLĐ cá nhân tăng mà NSLĐ xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động không thống nhất . Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Do đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệ giữa lao động sống và lao động quá khứ phải thường xuyên có sự thay đổi. Lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên. Muốn như vậy phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỹ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa ,và tuân thủ các kỷ luật trong lao động. [8] 1.1.5.Ý nghĩa của năng suất lao động - Năng suất lao động có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp nhất hay là mục tiêu của năng suất lao động hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Vấn đè trung tâm của năng suất lao động hiện nay là đảm bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và công nghệ sẵn có. Đối với các doanh nghiệp, năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trườngđiều đó thể hiện: Đại học Kinh tế Huế Năng lao động góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trên thị trường, tăng thị phần, tăng lợi nhuận Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến vì tiết 11 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Giá cả và chất lượng chính là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm, vì thế nó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của quá trình sản xuất, do đó tăng năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tại điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất. C.Mac viết “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian tất yếu để sản xuất ra vật phẩm càng dài và giá trị của nó càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hóa thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hóa đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”. Để tăng thêm sản phẩm, có hai biện pháp: Tăng thêm quỹ thời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi sản phẩm. Trong thực tế, khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có giới hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động,Trường chi phí đối với m Đạiột đơn v ị họcsản phẩm Kinhlà rất lớn. Nên tế cần Huếphải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất. NSLĐ làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tăng NSLĐ cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, NSLĐ tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy 12 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập, thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích lũy, tiêu dùng.[5] 1.1.6.Chỉ tiêu tính năng suất lao động Có rất nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động, nhưng theo Giáo trình “ Thống kê doanh nghiệp” của Hoàng Hữu Hòa năm 2008 , Trường Đại Học Kinh Tế Huế. Năng suất lao động được tính thông qua các chỉ tiêu cơ bản dưới đây. 1.1.6.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật NSLĐ tính bằng hiện vật là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân lao động Công thức tính : W = Q/T Trong đó: W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật ( tính bằng đơn vị hiện vật hay là hiện vật kép: m, m2, tấn, cái, chiếc, tấn – km, tấn/giờ, kw/h ) T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày ) hoặc số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên * Ưu điểm của chỉ tiêu: - Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động - Biểu hiện NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả. - Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm * NhưTrườngợc điểm của ch Đạiỉ tiêu: học Kinh tế Huế - Không thể dùng để so sánh NSLĐ của các ngành có các loại sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các DN sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng. - Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên NSLĐ tính được chưa phản ánh đúng được hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ của DN. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này. 13 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Chỉ tiêu này không phản ánh được yếu tố chất lượng của sản phẩm. 1.1.6.2. Năng suất lao động tính bằng giá trị. NSLĐ tính bằng giá trị là chỉ tiêu được xác định bằng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Công thức tính : W = Q/T Trong đó: W: Năng suất lao động tính bằng giá trị Q: Giá trị tổng sản lượng ( thường dùng tổng giá trị sản xuất hay tổng doanh thu, đơn vị tính là tiền tệ ) T: Tổng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm * Ưu điểm của chỉ tiêu: - Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. - Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ ( thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ ) * Nhược điểm của chỉ tiêu: - Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả - Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền. 1.1.6.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động NSLĐ hiểu theo cách khác là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm Công thức tính: t= T/Q TrongTrường đó: Đại học Kinh tế Huế t: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm T: thời gian lao động hao phí Q: Tổng sản lượng hoặc Tổng doanh thu * Ưu điểm của chỉ tiêu: - Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị. 14 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn * Nhược điểm của chỉ tiêu: - Tính toán phức tạp. - Không dùng để tổng hợp được NSLĐ bình quân của một ngành hay một DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau.[1] 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động - Khi bàn về NSLĐ, V.I.Lenin có quan niệm về các yếu tố như sau: “Việc nâng cao NSLĐ đòi hỏi trước hết là cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp được đảm bảo. Việc sản xuất chất đốt và sắt, việc chế tạo máy móc công nghiệp hóa phải được phát triển Một điều kiện khác để nâng cao NSLĐ, trước hết chính là sự nâng cao nền giáo dục và văn hóa của đồng đảo quần chúng nhân dân Để phát triển kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao sự thành thạo về nghiệp vụ và tính khẩn trương của họ, tăng cường độ lao động và NSLĐ cho được tốt hơn ”. - Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của công nhân như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của Khoa học- Kĩ thuật và trình độ ứng dụng Khoa học- Kĩ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên (theo TS. Phạm Văn Sinh – GS,TS. Phạm Quang Phan, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia). Để làm rõ hơn những yếu tố đó thì Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã có bài viết về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trên Website Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam do quỹ Việt Nam xây dựng và hỗ trợ nhằm cung cấp các tài liệu, bài giảng cho tất cả các đối tượng. Các yếu tố đó được phân loại theo những nhóm sau.Trường Đại học Kinh tế Huế Nguồn nhân lực - Con người là trung tâm của mọi hoạt động và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện nâng cao NSLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ. Nguồn nhân lực của một quốc gia được xây dựng từ lực lượng lao động. Lực lượng lao động đông là điều kiện tạo ra nguồn nhân lực cho sự phát triển. Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực và 15 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn năng động nhất trong quá trình sản xuất. NSLĐ của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào một số yếu tố như trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực đội ngũ lao động Trình độ văn hóa: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kĩ năng, kĩ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. Tình trạng sức khỏe: trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng cũng giảm, có thể dẫn đến tai nạn lao động. Thái độ lao động: là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năngTrường suất và chất lư ợngĐại hoàn thành học công viKinhệc của ngườ itế lao đHuếộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là: Kỷ luật lao động: là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, hành 16 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn vi vi phạm pháp luật lao động Tinh thần trách nhiệm: được hình thành dựa trên cơ sở khát khao, hi vọng của người lao động trong công việc. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tinh tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Sự gắn bó với Doanh nghiệp: Mỗi DN ngoài mục đích lao động để kiếm sống thì họ còn coi tổ chức như chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hòa, tin tưởng lẫn nhau giữa người công nhân, tạo cảm giác làm chủ DN thì người lao động sẽ có lòng tin, hi vong, sự trung thành và gắn bó với DN [2] Sau khi phân tích và xem xét cũng như dựa vào các nhân tố Nguồn nhân lực, Trình độ văn hóa, Trình độ chuyên môn, Tình trạng sức khỏe, Thái độ lao động, Kỷ luật lao động, Tình thần trách nhiệm, Sự gắn bó với Doanh nghiệp được nêu ở trên làm cơ sở, dựa vào tình hình SXKD của doanh nghiệp và đặc thù của ngành may sợi, tác giả đã tiến hành phân tích và nghiên cứu các nhân tố Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên, Hiệu quả của tư liệu sản xuất, Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, Điều kiện làm việc, Khoa học – Công nghệ được rút ra từ các nhân tố trên và tham khảo từ đề tài “NghiênTrường cứu các nhân Đại tố ảnh hưhọcởng đến năngKinh suất lao tếđộng cHuếủa công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại công ty Cổ phần đầu tư dệt may Phú Hòa An” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung năm 2013. 1.1.7.1. Sự quản lí và phân công lao động của cấp trên - Một đội ngũ cán bộ biết quản lí và tổ chức theo cơ chế thích hợp như cách thức kết hợp các bộ phận sản xuất đối với người lao động, người lao động đối với công cụ 17 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn lao động, sử dụng lao động phù hợp, cách thức và phục vụ nơi làm việc, Khi những nhân tố đó hợp lí sẽ làm cho người lao động thoải mái, đồng thời làm NSLĐ tăng, ngược lại khi người quản lí chưa rèn luyện được tư duy một cách khoa học, nghiêm túc, không có sự hiểu biết về sản xuất thì khó tránh khỏi mất phương hướng, rơi vào thế bị động, lúc đó nhà quản lí sẽ bối rối trong việc đưa ra quyết định dẫn tới sản xuất bị trì trệ, làm giảm NSLĐ. - Phân công lao động gắn liền với chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh nên mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ và là biểu hiện của trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đòi hỏi lực lượng sản xuất phải thay đổi cho phù hợp, điều đó có nghĩa là sự phân công lao động phải càng hợp lí, giảm lao động đơn, lao động cơ bắp mà tăng lao động trí óc. Việc phân công lao động phù hợp sẽ làm cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả, làm tăng NSLĐ. - Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi DN có tác động mạnh mẽ đến NSLĐ thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, - Phân công lao động: là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện. - Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hóa (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý và hợp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng caoTrường hiệu quả kinh doanh) Đại học Kinh tế Huế - Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao NSLĐ . Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng của mình. - Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang 18 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn bị máy móc, thiết bị, phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Đây là yếu tố thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc tổ chức tốt làm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất, vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao NSLĐ. - Thái độ, cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, người ra mệnh lệnh, chỉ huy, điều khiển những người khác thực hiện quyết định. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc cũng cố và xây dựng tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và NSLĐ. [2] 1.1.7.2. Khoa học-Công Nghệ - Khoa học- Công nghệ (KH - CN) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao NSLĐ , đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng NSLĐ. Khoa học là các tri thức về hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh quy luật khách quan của thế giới quan. Công nghệ là tập hợp những phương pháp, quy trình, kĩ năng dùng để biến nguồn lực thành sản phẩm. - KH - CN tập trung vào đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, Đây là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế, được coi là “chiếc đũa thần màu nhiệm” để tăng NSLĐ, Trườngphát triển kinh tế. SauĐại cuộc cáchhọc mạng KinhKH – CN, r ấtết nhi ềuHuế thành tựu mới ra đời, đặc biệt, việc đưa máy móc vào sản xuất hàng hóa là một bước ngoặc lớn, rồi sau đó các công cụ lao động bằng tay được thay thế bằng lao động máy móc. Máy móc dần được tự động hóa, các tư liệu lao động ngày càng thay đổi theo hướng giảm chi phí sản xuất nhưng chất lượng thì ngày càng tốt hơn. Việc cập nhật và áp dụng các kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất như việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ làm cho NSLĐ ngày càng tăng [2] 19 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.7.3. Hiệu quả của tư liệu sản xuất - Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật thể hữu dụng bao gồm tư liệu hữu hình (máy móc, nhà xưởng ) và tư liệu vô hình (phát minh, sáng chế ). Hay tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động. Người lao động dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao NSLĐ, cải thiện kinh tế. Quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, kịp thời khi đầu vào được cung cấp đầy đủ, đồng thời các loại trang thiết bị, máy móc vận hành tốt, không bị hư hỏng trong quá trình sản xuất. Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời tạo điều kiên thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ, giúp quá trình sản xuất được vận hành liên tục, tránh lãng phí đầu vào và giúp tăng NSLĐ. [2] 1.1.7.4. Điều kiện làm việc Điều kiện lao động là tổng hợp tất cả các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khỏe và khả năng thực hiện công việc của người lao động. Ví dụ như độ ẩm, tiếng ồn, bầu không khí làm việc, chất độc hại Nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hay quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động, hoặc môi trường làm việc ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm, không chuyên tâm vào công việc, làm giảm NSLĐ. Hoặc mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với bạn bè, đồng nghiệp, công việc và người lãnhTrườngđạo tạo bầu không Đại khí c ủahọc tập thể. TrongKinh tập th ểtếlao độHuếng luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác. Nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động. Từ đó ảnh hưởng đến NSLĐ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. [2] 1.2. Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt may ở trên thế giới và nước ta hiện nay. 20 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.2.1. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở trên thế giới Những tiến bộ trong ngành dệt may không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà còn tạo ra máy móc thiết bị hiện đại nâng cao NSLĐ ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Ý từ những năm 70 đã sử dụng dây chuyền dệt may khép kính với mục đích khai thác hết công suất của thiết bị, tăng NSLĐ, giảm giá thành sản phẩm. Song trong những thập kỉ 80, 90 những phát triển về kĩ thuật máy tính trong ngành dệt may đã tự động hóa nhiều khâu trong cả dây chuyền dệt cũng như dây kíp máy, làm cho NSLĐ tăng lên đáng kể. [10] - Từ những năm 70, sản xuất hàng dệt may trên thế giới đã có xu hướng chuyển dịch dần từ các nước phát triển như Nhật, Mĩ, Anh, Pháp sang các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, khối lượng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lượng nhập khẩu tăng nhanh. Các nước đang phát triển trở thành người cung cấp chủ yếu trên thị trường hàng dệt may thế giới, điển hình là các nước nhóm NICs(Các nước mới công nghiệp hóa), Trung Quốc. Theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch) 1988/1989, trong những năm 80, hàng dệt may các nước NICs đã chiếm 1/4 khối lượng buôn bán hàng dệt và 1/3 hàng may trên thế giới. Năm 1988 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc là 11,4 tỷ USD, đứng thứ 5 trên thế giới, nếu tính xuất khẩu ròng thì Nam Triều Tiên đạt 11,9 tỷ USD đứng thứ nhất, Trung Quốc đạt 9 tỷ USD đứng thứ ba sau Italia. Có thể kể đến Đức, một nước thành viên chủ chốt và có nền kinh tế đứng đầu trong khối EU. Với truyền thống sản xuất công nghiệp hiện đại, từng là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn về hàng dệt may, hiện nay, công nghiệp dệt may của Đức đã thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 1200 xí nghiệp, hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, với số lượng công nhân khoảng Trường120.000 lao động. Đại học Kinh tế Huế - Ngành dệt may toàn cầu có bước chuyển biến rõ rệt trong những năm 1990s với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 16%/năm với quá trình dịch chuyển công đoạn sản xuất sang các nước kém phát triển và xuất khẩu thành phẩm ngược lại nơi tiêu thụ. Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng như của toàn ngành, do tại thời điểm đó, giao thương quốc tế chiếm tới 70% quy mô toàn ngành. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may chỉ đạt 85 tỷ USD thì 21 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn đến năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 5 lần, đạt đến 391 tỷ USD. - Từ sau giai đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Tuy vẫn tăng trưởng với tốc độ 7 - 8%/năm, nhưng tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may toàn cầu khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn những năm 1990. Đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân khiên chi tiêu cho các sản phẩm may mặc giảm, đạt mức tăng trưởng âm (- 1,7%/năm). Trong giai đoạn tiếp theo 2010 – 2015, tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may hồi phục ở mức tăng trưởng 3,5%, lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng giai đoạn (2,5%). - Năm 2016 quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu đạt 1.323,1 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP toàn cầu (2012: 1,5% GDP). Nếu coi toàn bộ ngành thời trang thế giới như một quốc gia thì ngành dệt may thế giới xếp thứ 13 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Euromonitor, quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) 4,6%/năm từ 2016 đến 2021, đạt doanh thu ước tính 1.659,5 tỷ vào năm 2021, chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm may mặc toàn cầu tăng cũng như tăng giá bán trung bình sản phẩm dệt may đặc biệt tại các nước đang phát triển. - Ngành dệt may đang có xu hướng tăng trưởng tăng về quy mô toàn ngành nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu lại có xu hướng giảm. Quy mô thị trường dệt may toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng mạnh mẽ. Đây là hai cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trước kia. Với quy mô dân số lớn và thu nhập trung bình tăng, hai cường quốc này trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn, thu hút sự quan tâm của các đơnTrường vị sản xuất và các thươngĐại hi ệhọcu may m ặcKinh lớn. Thay vìtế tập trungHuế vào xuất khẩu với quy mô lớn, thị trường trong nước được quan tâm và đáp ứng, dẫn tới quy mô xuất khẩu có xu hướng chững lại trong khi quy mô toàn ngành vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể hơn, trong giai đoạn từ 2012 - 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may duy trì ở mức 70% quy mô toàn ngành thì từ năm 2015, tỷ lệ này giảm dần về mức 50% trong năm 2016. - Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may cũng đang có xu 22 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn hướng giảm dần tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này cho thấy ngành dệt may đang ở giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời của ngành. (Lê Hồng Thuận, Báo cáo dệt may năm 2017) 1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) trước kia được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp Trung ương của nhà nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex thực hiện sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ bán buôn, bán lẽ hàng dệt may. Các hoạt động của Vinatex từ đầu tư, sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu đến việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng Về xuất khẩu, Năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 28,84 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016 – đây là mức tăng trưởng khá so với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 96% kế hoạch cả năm. Cùng kỳ năm ngoái, xơ sợi là mặt hàng có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất 93,8%. Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,57 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ, hoàn thành 100,3% kế hoạch. Xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật ước đạt 421,3 triệu USD, tăng 9,2%, hoàn thành 97% kế hoạch năm. Về nhập khẩu, nhập khẩu bông đạt 1,19 triệu tấn trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu xơ sợi đạt 0,8 triệu tấn, trị giá 1,64 tỷ USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt trên 5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Ước cả năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 31 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với con số 28,3 tỷ USD của năm 2016; trong khi nhập khẩu nguyênTrường phụ liệu dệt mayĐại ước đ ạhọct 19 tỷ USD, Kinh tăng 11,5% tế so vHuếới năm 2016. Nếu trừ đi lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ làm hàng nội địa, thì thặng dư thương mại đạt 15,5 tỷ USD – mức cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia đánh giá, đây là một sự tăng trưởng kỳ tích của ngành dệt may, mặc dù không có TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Ngoài ra, dệt may Việt Nam cũng tạo một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc với giá trị khoảng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 23 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn qua đã nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng mới để khai thác các thị trường truyền thống như ASEAN, Đông Âu, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. [11] Dệt may Việt Nam vẫn còn dư địa để cải thiện NSLĐ. Theo thông tin do Viện Năng suất Việt Nam đưa ra mới đây ở tapchitaichinh.vn tháng 5/2017, các ngành công nghiệp có năng suất lao động cao gồm: Năng lượng, thép, hóa chất (từ 450 triệu đến trên 1 tỷ đồng/người/năm); nhóm ngành có năng suất lao động thấp là dệt may, da giày. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết, có sự khác biệt về năng suất giữa các công ty may, thậm chí là giữa các nhà máy, các phân xưởng trong một công ty. “Cùng một công đoạn nhưng năng suất của công ty này chỉ bằng 50% của một công ty khác. Thực tế triển khai những dự án cải tiến về năng suất tại các công ty may cho thấy, trong 6 tháng những dự án này có thể giúp cải tiến từ 10- 15%. Thậm chí, nếu chọn đúng các giải pháp có thể đạt được cao hơn, từ 20-30%”, ông Tuấn cho biết. Theo đánh giá của các chuyên gia về năng suất, nhóm ngành có sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày có năng suất thấp, bình quân năng suất của ngành dệt may chỉ đạt 76 triệu đồng/người/năm, ngành da giày chỉ đạt 74 triệu đồng/người/năm. Năng suất của ngành dệt may gần như không thay đổi trong giai đoạn 2011-2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,4%/năm, ngành da giày là 4,9%/năm. Còn theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), những năm qua, ngành dệt may nói chung và Vinatex nói riêng rất quan tâm đến vấn đề năng suất lao động. Bởi lẽ, yêu cầu mới đặt ra là doanh nghiệp luôn đứng trước thực tế phải điều chỉnh tăng lương cao cho người lao động, nên phải tìm mọi cách hỗ trợ họ tăng năng suất lên mức cao nhất. “5 năm gần đây, năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may đã tăng khoảng 50% so với trước. Tuy nhiên, mình tiến mạnhTrường thì các nước trong Đại khu vự c họccũng tiến mKinhạnh. Năng sutếất lao Huế động trong ngành dệt may của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines ”, ông Dũng cho biết. Cũng theo ông Dũng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tìm cách rút ngắn thời gian, loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu vẫn không tránh khỏi khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục phát sinh. Đây là một thách thức đòi hỏi DN phải có phương án phân bổ 24 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn năng lực sản xuất phù hợp. Đồng thời tiếp tục cắt giảm mọi chi phí tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nâng cao năng suất để giảm giá thành và tăng doanh thu, tăng nhu nhập cho người lao động, đẩy mạnh mô hình trao đổi liên kết giữa các DN trong ngành. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Vì vậy nếu đi sâu vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất thì DN Việt Nam vẫn có cơ hội trong việc giảm giá thành và tăng năng lực sản xuất. [12] 1.3. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta và trên thế giới. 1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp trên thế giới. - Với đặc thù là ngành sản xuất lâu đời, trên thế giới hiện nay máy móc, trang thiết bị hoạt động là chủ yếu. Có thể kể đến các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Hầu như con người chỉ điều khiển máy móc mà không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Điều này làm tăng sức sản xuất của máy móc với số lượng thành phẩm rất nhiều so với việc sử dụng con người- năng lực lao động có hạn. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn đã tiến hành từ lâu và đem lại hiệu quả đáng kể, nhất là trong việc tăng NSLĐ, loại bỏ được nhiều chi phí trung gian, các công đoạn không cân thiết cũng như sự lãng phí nguyên vật liệu đầu vào. Ngoài ra có thể kể đến việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng toàn diện TQM. Đó là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thõa mãn công nhân sản xuất trực tiếp và lợi ích của mọi thành viên. Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn công nhân sản xuất trực tiếp ở mức độ cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM soTrường với các phương pháp Đại khác làhọc cung c ấpKinh một hệ thố ngtế toàn Huế diện cho công tác quản lí và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng, huy động mọi bộ phận cũng tham gia để đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp này đều đã được các nước thực hiện từ rất lâu. - Theo Website của chính phủ Ai Cập www.amcham-egypt.org , năm 2009 đã diễn ra hội thảo “Nâng cao năng suất lao động trong ngành may của Ai Cập” giữa Trung tâm Hỗ trợ liên quan Thương mại (TRAC) tại Mĩ và Phòng Thương mại tại Ai 25 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Cập. Tại đây, hội thảo đã chỉ ra một số vấn đề để nâng cao NSLĐ . - Ở Ai Cập, để cải tiến NSLĐ, đất nước này áp dụng chung trình công nghiệp Qualifying (QIZ). Ai Cập có kinh nghiệm tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc sang Mĩ. Trang phục và quần áo là hạng mục lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu theo các QIZ, bao gồm hơn 90% hàng may mặc xuất khẩu theo chương trình công nghiệp QIZ này. Việc mở rộng các ngành công nghiệp may mặc thông qua chương trình QIZ đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của Ai Cập trong lĩnh vực này. - Các nước như Trung Quốc, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ luôn chú trọng việc đào tạo cho kĩ sư máy móc, hoặc những người công nhân để họ có khả năng chỉ đạo được máy móc cũng như nâng cao kĩ năng, kinh nghiệm của công nhân.[5] 1.3.2. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta. - Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, các DN đã chú trọng các giải pháp phát triển bền vững, tăng NSLĐ, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, nâng cao NSLĐ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong nhiều nguyên nhân dấn đến NSLĐ thấp ở Việt Nam thì chất lượng lao động chưa đạt tiêu chuẩn, thiếu kĩ năng chuyên môn là rào cản lớn nhất. Mặt khác, do trình độ quản lí, thời gian tiếp cận với ngành dệt may Việt Nam không nhiều so với các nước khác nên khả năng quản lí chưa cao, năng lực điều hành còn hạn chế, công nghệ tại các nhà máy của Việt Nam cũng còn thua so với nhiều nước. Bên cạnh đó, tuy rằng lao động Việt Nam khá khéo léo và cẩn thận nhưng với nhiều đơn hàng nhỏ, khiến người lao động chưa quen việc đã phải làm các đơn hàng khác nên NSLĐ không cao. Về lâu dài thì cần phải tính toán việc tăng năng suất. Khi NSLĐ thấp thì thu nhập thấp và dẫn đTrườngến hệ quả khó lườ ngĐại là thị trư họcờng lao đKinhộng phát triể ntế lệch Huếpha, biến động, độ dịch chuyển cao. - Trước thực trạng đó thì đầu tư trang thiết bị công nghệ, nhập máy móc tự động là một biện pháp hữu ích. Có những khâu may mặc có thể chỉ dùng bằng máy, vừa tiết kiệm được chi phí cho lao động, lại có thể phân bố lao động qua các công việc khác đòi hỏi nhiều nhân công hơn. Hoặc việc nhập máy móc tự động có thể gia tăng số lượng sản phẩm rất lớn, làm tăng NSLĐ cho DN. Bên cạnh yếu tố đổi mới 26 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn thiết bị công nghệ thì giải pháp tổ chức quy trình sản xuất hợp lí cũng góp phần làm tăng NSLĐ. - Để nâng cao NSLĐ , ngoài nỗ lực toàn diện của DN, rất cần sự hỗ trợ của chính phủ, các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về DN, tạo điều kiện cho DN hoạt động hiệu quả. Để có NSLĐ tốt hơn thì cần rất nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng năng suất cá nhân, bằng huấn luyện và đào tạo tay nghề cho công nhân. Việc này ở Việt Nam chưa chú trọng nhiều, đồng thời phải cải tiến cách thức điều hành cho khoa học, hợp lí để người lao động yên tâm làm việc và đạt được hiệu quả cao nhất, phải tiết kiệm nhiên liệu đầu vào và áp dụng công nghệ tiên tiến. Hiện nay đã có nhiều DN áp dụng quy trình Lean (sản xuất tinh gọn) vào trong sản xuất hàng hóa. Đây là một phương pháp tốt, loại bớt các thao tác thừa và nâng cao ý thức của người lao động nên cũng là một cách để tăng NSLĐ.[5] Trường Đại học Kinh tế Huế 27 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh 2.1.1. Giới thiệu về công ty - Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh, tên tiếng Anh là THIEN AN THINH TEXTILE GARMENT INVESTMENT JS CO. - Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị Xã Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tel: +84 .234.3862666 - Website: - Giấy đăng ký kinh doanh: 330152155 - Cấp ngày: 19/12/2013, thay đổi lần thứ 3 vào ngày 27/12/2014.(số liệu từ doanh nghiệp) 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty - Ngày 22/2/2014: Đại Hội Đồng Cổ Đông công ty đã họp và quyết định đầu tư nhà máy Sợi với qui mô từ 2 đến 2,2 vạn và bầu ra Hội Đồng Quản Trị , trong đó: Ông Nguyễn Bá Quang: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty; Ông Hoàng Nhuận: Ủy viên Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc công ty. - Công ty được ngân hàng Vietcombank Huế tài trợ đầu tư nhà máy, trong giai đoạn 1 với 1,2 vạn cọc có tổng đầu tư là 152 tỷ VNĐ. Lễ động thổ công ty được tiến hành vào ngày 2/4/2014 và bắt đầu bắt tay xây dựng nhà máy. Vào Quý 3/2014: tiến hành đấTrườngu thầu lựa chọn nhà Đại cung cấ phọc cho dây Kinhchuyền sản xutếất. ThiHuếết bị sản xuất và dây chuyền được đưa vào tháng 5/2014. - Trong thời gian xây dựng nhà xưởng và làm thủ tục, công ty đã tuyển dụng và đào tạo các các anh em tốt nghiệp trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế học qua các kỹ năng cơ bản trong khi làm việc. - Nhà máy đã tiến hành sản xuất theo kế hoạch và đã sản xuất hết các đơn đặt hàng trước đó vào tháng 5/2015. 28 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Cuối năm 2015, công ty tiếp tục được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Huế hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2 là 79 tỷ VNĐ bao gồm: 12 máy kéo sợi con Latino và các thiết bị dây chuyền khác. - Vào tháng 6/2016: Nhà máy đã đầu tư đủ cơ sở vật chất dự kiến theo kế hoạch mà Đại Hội Đồng Cổ đông đã đưa ra bao gồm: 2,5 vạn cọc và 252 tỷ VNĐ, gần với chỉ tiêu đề ra. 2.1.3. Đặc điểm chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 2.1.3.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh - Công ty chuyên sản xuất Sợi các loại cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu: Sợi 100% cotton và Sợi pha (T/C, CVC) chỉ số Ne 20 ~ Ne 45 dùng cho dệt kim và dệt thoi. Sản lượng sản xuất ra hàng ngày khoảng 550 tấn sợi các loại. - Thị trường nội địa của doanh nghiệp chiếm khoảng 20% đến 25% và xuất khẩu chiếm phần lớn với 75% đến 80%, chủ yếu là ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Ấn Độ .  Mục tiêu phát triển “ Tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường cũng như xã hội. Giải quyết được công ăn việc làm cũng như an sinh xã hội cho địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế. Đạt được lợi nhuận tối đa nhất có thể. Đảm bảo được cổ tức cho các cổ đông và các nhà đầu tư”. Trường Đại học Kinh tế Huế 29 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.1.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Phần Phần Phần Phần Phần Tổng Tổng Tổng Chênh Chênh trăm trăm trăm Tram trăm tiền tiền tiền lệch lệch (%) (%) (%) (%) (%) TỔNG TÀI SẢN 149,453 100 171,403 100 210,944 100 21,950 114.69 39,541 123.07 Tài sản ngắn hạn 39,955 26.73 50,289 29.34 65,355 30.98 10,344 125.86 15,06 129.96 Tài sản dài hạn 109,497 73.27 121,11 70.66 145,589 69.02 11,616 110.61 24,48 120.21 TỔNG NGUỒN VỐN 149,453 100 171,40 100 210,945 100 21,950 114.69 39,54 123.07 Nợ phải trả 65,293 43.69 76,940 44.89 80,921 38.36 11,651 117.84 3,98 105.17 Vốn chủ sỡ hữu 84,160 56.31 94,460 55.11 131,023 61.64 10,299 112.24 35,56 137.65 ( Nguồn: Phòng kế toán CTCPĐT Thiên An Thịnh) Trường Đại học Kinh tế Huế 30 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Qua bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp, ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm. Năm 2015 tổng tài sản là 149,453 triệu đồng thì đến năm 2016 tăng thành 171,403 triệu đồng, tức tăng thêm 21,950 triệu đồng tương đương tăng thêm 14,69%. Năm 2017,tổng tài sản là 210,944 triệu đồng, tăng 23,07% so với năm 2016. Qua đây cho thấy trong 3 năm này, công ty được chú trọng mở rộng và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả khả quan. Xét về Nguồn vốn, nợ phải trả năm 2015 là 65,293 triệu đồng, năm 2016 là 76,94 triệu đồng. So với năm 2015, nợ phải trả tăng 11,651 triệu đồng, tương đương với 17,84%. Nếu so sánh năm 2017 so với 2016 thì nợ phải trả tăng lên thêm 3,98 triệu đồng, tương đương với tăng 5,17%. Những năm đầu thành lập, Công ty còn hoạt động khó khăn, cần nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị, trang trải nhiều chi phí, xây dựng cơ sở vật chất nên nợ phải trả tăng qua các năm là bình ổn. Tuy nhiên, đến năm 2017 thì Công ty kinh doanh tốt nên doanh thu cao và nguồn nợ phải trả giảm xuống. Song song với nợ phải trả là vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng mạnh. Năm 2015 có 84,160 triệu đồng, năm 2016 có 95,560 triệu đồng, năm 2017 có 131,023 triệu đồng. Nhìn chung, so với năm 2015 thì năm 2016 có vốn chủ sở hữu tăng thêm 10,299 triệu đồng tương đương với 112,24%. So với năm 2016 thì năm 2017 tăng thêm 35,56 triệu đồng, tương đương với 37,65%. Điều này cũng dề hiểu bởi cũng như nợ phải trả, công ty cần có thêm nguồn vốn để bước đầu quá trình hoạt động kinh doanh được ổn định. 2.1.3.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT:triệu đồng TrườngNăm Năm ĐạiNăm học Kinh tế Huế 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Tổng Tổng Tổng Phần Phần Chênh lệch Chênh lệch tiền tiền tiền trăm (%) trăm (%) DOANH THU 57,962 208,216 350,623 150,254 359.23 142,407 168.39 CHI PHÍ 56,045 204,491 344,730 148,446 364.87 140,239 168.58 LỢI NHUẬN 1,917 3,725 5,893 1,808 194.31 2,168 158.2 ( Nguồn: Phòng kế toán CTCPĐT Thiên An Thịnh) 31 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Qua bảng báo cáo trên cũng như biểu đồ, ta thấy tình hình hoạt động SXKD của công ty tăng rất mạnh qua các năm. Nhất là năm 2016, công ty đạt doanh thu 208,216 triệu nghìn đồng, tăng 150,254 triệu đồng so với năm 2015,tức gấp gần 3 lần so với doanh thu năm 2015, tương đương với 359,23%, đem lại lợi nhuận sau thuế hơn 3,725 triệu đồng trong khi đó năm 2015, công ty chỉ đạt được 1,917 triệu đồng. Điều này cho thấy năm 2016 công ty làm ăn rất thuận lợi và có bước phát triển nhảy vọt đáng kể. Sang năm 2017, Doanh thu công ty tiếp tục tăng lên 359,23 triệu đồng, tăng 168,39% so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 5,893 triệu đồng, tăng hơn 158%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng không vượt trội so với năm 2016 bởi vì công ty phải gánh chịu tăng nhiều chi phí phát sinh lớn hơn năm 2016. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh (Nguồn: Số liệu từ công ty) 32 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:  Giám đốc Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cổ đông về sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, quy hoạch đào tạo lao động. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.  Phó Giám đốc điều hành sản xuất – công nghệ: Điều hành công tác sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng và tiến độ giao hàng cho công nhân sản xuất trực tiếp. Trực tiếp phụ trách các đơn vị dưới phân xưởng. Theo dõi, kiểm tra các hoạt động, khắc phục và xử lý các sản phẩm không phù hợp, các khiếu nại của công nhân sản xuất trực tiếp, đảm bảo các mục tiêu chất lượng . Tiếp nhận thông tin và tài liệu công nhân sản xuất trực tiếp. Chỉ đạo công tác thiết kế may mẫu, gửi mẫu, xác nhận mẫu. Chỉ đạo, xem xét công việc lập dự toán và cung ứng nguyên – phụ liệu may.  Phó Giám Đốc Kỹ thuật – Thiết bị: Tiến hành chỉ đạo và kiểm tra kỹ thuật để bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Cụ thể là: Nghiên cứu thiết bị máy móc, quy định tiêu chuẩn quy trình, quy tắc kỹ thuật, bảo vệ an toàn máy móc; chỉ đạo việc tu sửa máy móc, đồng thời giải quyết những khó khăn, bất trắc về kỹ thuật hàng ngày, để phục vụ sản xuất. TrườngTổng kết và xét duy Đạiệt các phát học minh, sáng Kinh kiến về cả i tếtiến kHuếỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; nghiên cứu và tổ chức việc cải tiến kỹ thuật, tiến hành công tác thí nghiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sản phẩm nhằm sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu với mức hợp lý nhất. Bảo đảm sản phẩm sản xuất ra đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn, và chất lượng tốt. Nghiên cứu và trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động, tổ chức thực hiện mọi 33 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động.  Phòng Kinh doanh – Điều bộ: Lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Giao kế hoạch sản xuất cho các tổ, bộ phận và các đơn vị liên quan. Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu may, cơ điện phụ tùng may. Quản lý công tác xuất nhập khẩu, lập phiếu giao nhiệm vụ sản xuất và theo dõi tiến độ sản xuất đối với các đơn hàng .  Phòng Thống kê – Thủ kho: Tiến hành đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho bãi. Tính toán, thống kê sản lượng từng tháng, tính các chỉ số sản lượng qua từng quý và từng năm. Tiến hành lưu kho, kiểm kê hàng hóa, kiểm kê kho, thống kê hàng hóa và báo cho phòng Kinh doanh – Điều bộ.  Phòng Kế toán: Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ thu chi. Phụ trách kế toán làm tất cả các báo cáo tình hình tài chính và quản lý kế toán của công ty, tham gia các buổi họp xem xét lãnh đạo. Xây dựng dự toán thu- chi Ngân sách, cân đối nguồn vốn trên cơ sở bám sát dự toán, kế hoạch thu chi, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc quản lý tài chính.  Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương: Soạn thảo, ban hành, sửa đổi các tài liệu đơn vị. Lập ra quy chế tổ chức bộ phận, mô tả đầy đủ, rõ ràng công việc của từng chức danh. Tham mưu cho Giám đốc về các phương án tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dTrườngụng lao động, bổ nhiĐạiệm, mi ễhọcn nhiệm; Kinh khen thưởng, tế kỷ lu Huếật đối với cán bộ, công nhân viên. Hàng năm tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng bậc; tổ chức thi nâng bậc, trình Hội đồng thi nâng bậc xét nâng bậc lương công nhân. Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động theo luật định. Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động. 34 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn công ty theo quy chế. Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng kế hoạch và thực hiện hàng năm đối với viên chức quản lý và người lao động tại các công ty.  Tổ Bảo trì (cơ điện) Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử nghiệm khi nhập kho công ty và trong quá trình sản xuất. Tổ chức quản lý thiết bị, hệ thống điện phục sản xuất và chiếu sáng. Thực hiện lịch xích bảo trì thiết bị đã được phê duyệt. Lập biên bản nghiệm thu thiết bị sau bảo trì hoặc sữa chữa. 2.1.5. Thực trạng về nguồn lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 2.1.5.1. Thực trạng cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Phần Phần Phần Phần Phần Chỉ tiêu Số Số Số Chênh Chênh trăm trăm trăm trăm trăm lượng lượng lượng lệch lệch (%) (%) (%) (%) (%) Tổng số 251 100 265 100 290 100 14 105.58 25 109.43 Đại học và sau đại học 17 6.77 18 6.79 18 6.21 1 105.88 0 100 Cao đẳng 28 11.2 32 12.1 30 10.3 4 114.29 -2 93.75 Trung cấp 16 6.37 18 6.79 25 2.37 2 112.5 7 138.89 Lao động phTrườngổ thông 120 Đại47.8 125học47.2 Kinh139 47.9 tế5 Huế104.17 14 111.2 Lao động dưới phổ thông 70 27.9 72 27.2 78 26.9 2 102.86 6 108.33 (Nguồn: Phòng nhân sự CTCPĐT Dệt May Thiên An Thịnh) Qua bảng và biểu đồ trên đây, ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm, kèm theo đó là trình độ lao động của công nhân và nhân viên tăng qua các năm. Xét theo trình độ, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông và dưới phổ thông biến động qua các năm. 35 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Trong năm 2015, lao động có trình độ Đại học và sau Đại học có 17 người, chiếm hơn 6,77% thì trong năm 2016 tăng lên 18 người, năm 2017 số lượng vẫn giữ nguyên, chiếm lần lượt 6,79% và 6,21%. So với năm 2015, số lượng lao động Đại học- cao đẳng tăng 1 người. Đây là lực lượng lao động nòng cốt và chiếm những vị trí quan trọng trong công ty, có trình độ chuyên môn giỏi. Lao động có trình độ cao đẳng: có xu hưởng tăng nhẹ ở năm 2016 và giảm ở năm 2017. Năm 2015, lực lượng này có 28 người, chiếm 11,2%, qua năm 2016 có 32 người, chiếm 12,1%, đến năm 2017 có giảm đi 2 người, chiếm 10,3%. Bộ phận lao động trung cấp tập trung chủ yếu ở kho nguyên phụ liệu, tổ hoàn thành, Đối với lao động có trình độ phổ thông và phổ thông trở xuống, ta thấy đây là lực lượng đông đảo nhất và hầu hết là công nhân trong công ty. Năm 2015 có 190 người, chiếm 75,7%, năm 2016 có 197 người, tăng 103,7% so với năm 2015, chiếm 74,33%. Đến năm 2017 có 217 người, tăng 110,2% so với năm 2016, chiếm 74,82%. Lực lượng lao động này đa số là lao động trực tiếp như cắt, may, ủi, nhập kho Đây là nhóm lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, và giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phát triển của công ty. 2.1.5.2 Thực trạng cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 2.4: cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Phần Phần Phần Phần Phần Chỉ tiêu Số Số Số Chênh Chênh trăm trăm trăm trăm trăm lượng lượng lượng lệch lệch Trường(%) Đại(%) học Kinh(%) tế(%) Huế (%) Tổng số 251 100 265 100 290 100 14 105.58 25 109.43 Nam 237 94.42 254 95.85 274 94.48 17 107.17 20 107.87 Nữ 14 5.58 11 4.15 16 5.52 -3 78.571 5 145.45 (Nguồn: Phòng nhân sự CTCPĐT Dệt May Thiên An Thịnh) Qua biểu đồ và bảng trên, ta thấy giới tính chủ yếu của lao động là nam và có xu hưởng tăng qua các năm. Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty trong 3 năm qua 36 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn có những thay đổi tương đối ít. Tổng số lao động năm 2015 là 251 người, trong đó lao động nam là 237 người, chiếm 94,42% ,lao động nữ là 14 người, chiếm 5,58%, vậy số lao động nam gấp gần 17 lần số lao động nữ. Đến năm 2016, số lao động tăng lên 265 lao động, tương đương với 105,6%, trong đó lao động nam chiếm 95,85% tương đương với 254 người, lao động nữ chiếm 4,15% tương đương với 11 người. Sang năm 2017, số lao động tăng lên 109,43% so với 2016, có 290 lao động với lao động nam chiếm 94,48%, lao động nữ chiếm 5,52%. Ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa lao động giới tính nam và nữ. Điều này xuất phát từ đặc thù của ngành sợi. Là một ngành đòi hỏi tiêu tốn nhiều sức lao động và kĩ thuật lành nghề, cần sự chịu khó, tỉ mĩ, hiểu rõ về máy móc và cách vận hành. Những lao động nam chủ yếu là ở kíp máy, bộ phận kiểm tra chất lượng. 2.1.5.3. Thực trạng cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Phần Phần Phần Phần Phần Chỉ tiêu Số Số Số Chênh Chênh trăm trăm trăm trăm Tram lượng lượng lượng lệch lệch (%) (%) (%) (%) (%) Tổng số 251 100 265 100 290 100 14 105.5777 25 109.43 Từ 18 đến 97 38.6 100 37.7 99 34.14 3 103.09 -1 99 25 tuổi Từ 25 đến 124 49.4 135 50.9 165 56.9 11 108.87 30 122.22 35 tuổi Từ 35 đếnTrường Đại học Kinh tế Huế 20 7.97 22 8.3 18 6.21 2 110 -4 81.818 45 tuổi Trên 45 10 3.98 8 3.02 8 2.76 -2 80 0 100 tuổi (Nguồn: Phòng nhân sự CTCPĐT Dệt May Thiên An Thịnh) Qua biểu đồ ta thấy, độ tuổi lao động chiếm nhiều nhất của công ty là từ 25 đến 35 tuổi. Cụ thể năm 2015 có 124 người, chiếm 49,4% trong tổng số lao động; Năm 37 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2016 chiếm 50,9% tương đương với 135 lao động, qua năm 2017 thì số lao động trong độ tuổi này tăng lên 165 người chiếm 56,9%. So với năm 2015, số lượng lao động trong độ tuổi này trong năm 2017 tăng lên hơn 115%. Trong độ tuổi này, kinh nghiệm đã được tích lũy nhiều, kĩ năng và chuyên môn cao. Công ty cần quan tâm hơn đến độ tuổi này vì vẫn có thể họ tìm đến một môi trường lao động khác thích hợp, tạo điều kiện cho họ làm việc thoải mái cũng như đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của công nhân và nhân viên văn phòng, Công ty cần phải giữ chân đội ngũ lao động này. Độ tuổi trên 30, đây là độ tuổi của người trưởng thành, hầu như có gia đình rồi nên họ rất thích sự ổn định nên nghỉ việc rất ít thay vào đó là sự tận tâm với công việc. Đội tuổi từ 18 đến 25 tuổi cũng có những biến động đáng kể. Năm 2015, có 97 người, chiếm 38,6%; năm 2016 có 100 người chiếm 37,7%, so với năm 2015 thì độ tuổi này tăng gần 103% và năm 2017 có 99 người chiếm 34,4%. Đặc điểm của độ tuổi này là còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng lại nhanh nhẹn, năng động. Tuy nhiên cũng là độ tuổi dễ bay nhảy, khi cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp thì dễ kiếm môi trường làm việc khác. Vì vậy, công ty cần chú trọng đến đội ngũ lao động này. Số lượng lao động trong độ tuổi trên 35 tuổi này có biến động nhẹ trong 3 năm qua cụ thể như sau: Năm 2015 có 30 người chiếm 12%; năm 2016 có 30 lao động với lượng lao động từ 35 đến 45 tăng 2 người và lượng lao động trên 45 tuổi giảm 2 người chiếm 30,84% ; và năm 2012 có 323 người chiếm 11,3%. Nhìn chung, lượng tăng giảm đối tượng lao động trong độ tuổi này là không đáng kể. Trong độ tuổi này hầu hết đều mong sự ổn định, thu nhập tương đối nên ít khi có hiện tượng nhảy việc, tìm môi trường làm việc mới. Qua những phân tích trên, ta thấy cơ cấu lao động của Công ty là tương đối trẻ, năng độTrườngng. Có nhiều biến chuyĐạiển tăng học giảm nhưng Kinh không đáng tế k ểHuế. Ở mỗi độ tuổi có những đặc trưng tâm lý, nghề nghiệp riêng nên Công ty cần chú trọng và quan tâm ở mỗi bộ phận, tạo môi trường làm việc thuận lợi cũng như thúc đẩy công nhân gia tăng NSLĐ. 2.1.5.4. Thực trạng cơ cấu lao động theo tính chất lao động Theo tính chất lao động, ta có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp chiếm phần lớn và làm ra sản phẩm cho công ty. 38 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Trường Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Bảng 2.6: cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh (Nguồn: Phòng nhân sự CTCPĐT Dệt May Thiên An Thịnh) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Phần Phần Phần Phần Phần Chỉ tiêu Số Số Số Chênh Chênh trăm trăm trăm trăm trăm lượng lượng lượng lệch lệch (%) (%) (%) (%) (%) Tổng số 251 100 265 100 290 100 14 105.58 25 109.434 Lao động 7 2.79 17 6.42 24 8.28 10 242.86 7 141.176 gián tiếp Lao động 244 97.2 248 93.58 266 91.72 4 101.64 18 107.258 trực tiếp - Theo tính chất lao động, ta có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp chiếm phần lớn và làm ra sản phẩm cho công ty. - Năm 2015, lượng lao động trực tiếp là 244 người chiếm 97,2%, lao động gián tiếp là 7 người, chiếm 2,8%. Năm 2016 số lượng lao động gián tiếp và trực tiếp đều tăng lên, lao động gián tiếp là 17 người chiếm 6,42%, lao động trực tiếp chiếm 93,58% tương đương với 248 người. Năm 2017, lao động gián tiếp gián tiếp có 24 người chiếm 8,28%, lao động trực tiếp có 266 người chiếm 91,72% . Cơ cấu lao động này khá phù hợp và dễ hiểu do đặc thù ngành dệt may là cần một lượng lao động trực tiếp lớn mới có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn từ nhiều công nhân sản xuất trực tiếp khácTrường nhau được. Số lư ợĐạing lao đ ộhọcng trực ti ếKinhp trong ba năm tế qua Huế có xu hướng tăng khá mạnh. So với năm 2015 thì số lượng lao động trực tiếp trong năm 2016 tăng lên 4 người, tương đương với 1,64%. Năm 2017 so với năm 2016 thì số lao động trực tiếp tăng 18 người, tức tăng 7,26% so với năm 2016, - Nhìn chung ta thấy rằng lượng lao động tại công ty có xu hướng ngày càng được mở rộng, tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệt là những đối tượng là đàn ông, ở gần Công ty, muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. 40 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.1.5.5. Thực trạng năng suất lao động tại công ty Lao động bình quân năm 2015= ( số lao động đầu kì + số lao động cuối kì)/2 = (240 + 251)/2= 246 (người) Lao động bình quân năm 2016= ( số lao động đầu kì + số lao động cuối kì)/2 = (251+ 265)/2 = 258 (người) Lao động bình quân năm 2017= ( số lao động đầu kì + số lao động cuối kì)/2 = (265+ 290)/2 = 278 (người) Số ngày công nhân tham gia sản xuất là: 365-52-5-7-15= 286 (ngày) Bảng 2.7: Thực trạng NSLĐ của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh (Nguồn: Phòng kế toán CTCPĐT Dệt May Thiên An Thịnh) 2016/2015 2017/2016 Năm Năm Năm Phần Phần Chỉ tiêu Chênh Chênh 2015 2016 2017 trăm trăm lệch lệch (%) (%) Doanh thu (Triệu đồng) 57,962 208,216 350,623 150,25 359.23 142,407 168.39 LĐ bình quân (người) 246 258 278 12 104.88 20 107.75 NSLĐBQ (triệu đồng 235.62 807.04 1261.23 571.42 342.52 454.19 156.28 /người) NSLĐBQ (triệu 0.8238 2.8218 4.4099 1.998 342.52 1.588 156.28 đồng/ngày/người) NSLĐBQ (triệu 0.1030 0.3527 0.5512 0.2497 342.52 0.1985 156.28 đồng/giờ/người) Sản lượng (Kg) 3,336,600 4,641,127.56 6,346,549.14 1,304,528 139.1 1,705,422 136.75 Lao động bình quân Trường 246Đại học258 Kinh278 tế12 Huế104.88 20 107.75 (người) NSLĐBQ (Kg /người) 13563.4 17988.867 22829.313 4,425 132.63 4,840 126.91 NSLĐBQ (Kg/ngày/ 47.424 62.898 79.823 15 132.63 17 126.91 người) Nhìn chung, so với năm 2015 thì năm 2016, năng suất lao động bình quân của 41 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn công nhân có xu hướng tăng lên. Ta thấy doanh thu bình quân trên một lao động năm 2016 tăng trên 15025 triệu so với năm 2015, tương đương với tăng thêm 259,23%. Điều này làm cho trung bình một ngày, 1 công nhân tạo thêm 0,8238 triệu đồng cho doanh nghiệp. Xét về sản lượng, số kg mà mỗi công nhân làm ra trong năm tăng hơn 1 triệu kg so với năm 2015, tương đương tăng thêm 39,1%. Trung bình 1 giờ, 1 công nhân có thể làm ra 1.93 kg So với năm 2016 thì năm 2017, năng suất lao động bình quân của công nhân có xu hướng tăng lên nhưng không bằng mức tăng lên từ 2015 so với 2016. Ta thấy doanh thu bình quân trên một lao động năm 2017 tăng trên 14241 triệu so với năm 2016, tương đương với tăng thêm 68,39%. Điều này làm cho trung bình một ngày, 1 công nhân tạo thêm 1,588 triệu đồng cho doanh nghiệp. Xét về sản lượng, số kg mà mỗi công nhân làm ra trong năm tăng hơn 1,5 triệu kg so với năm 2016, tương đương tăng thêm 36,5%. Trung bình 1 giờ, 1 công nhân có thể làm ra 2.12 kg Trong thời gian gần đây, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao năng suất lao động cho công ty, đó là cả một sự cố gắng của tập thể cán bộ lãnh đạo và cả tập thể công nhân. Cụ thể: o Khuyến khích nhân viên làm việc tích cực bằng việc thưởng nóng cho những công nhân có NLSĐ cao hơn nhiều so với kì trước. o Tổ chức các cuộc thi giữa các kíp cạnh tranh xem thử kíp nào đạt được số lượng sản phẩm đạt chất lượng cao nhất ở mỗi quý và sẽ có phần thưởng cho kíp máy đó. o Mở rộng quy mô sản xuất bằng việc cho đầu tư và xây dựng thêm một nhà máy mớTrườngi được đưa vào ho ạtĐại động tháng học 3/2016. Kinh tế Huế o Đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới. o Đưa các đại diện đi học hỏi ở các buổi hội thảo về ngành với các Doanh nghiệp Dệt may khác được tổ chức ở Khu Công nghiệp Phú Bài. o Gắn kết tinh thần đoàn kết giữa các công nhân, bộ phận bằng các cuộc thi như tổ chức đi chơi, thăm quan (30/4-1/5) 42 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn o 2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh Trong quá trình điều tra bảng hỏi, có 150 phiếu điều tra được phát ra và thu lại được 150 bảng hỏi, trong đó có 131 bảng hỏi hợp lệ và có 19 bảng hỏi không hợp lệ. Vì vậy tiến hành phân tích 131 bảng hỏi hợp lệ trên. 2.2.1.Đặc điểm mẫu điều tra Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu (Nguồn: Từ số liệu SPSS) Tiêu chí Phân loại Số lượng Tỷ lệ (người) (%) Giới tính Nam 123 93.9 Nữ 8 6.1 Tổng 131 100 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 40 30.5 Từ 26 đến 35 tuổi 80 61.1 Từ 36 đến 45 tuổi 7 5.3 Trên 45 tuổi 4 3.1 Tổng 131 100 Học vấn Dưới phổ thông 19 14.5 Phổ thông 84 64.1 Trung cấp 20 15.3 Cao đẳng và Đại học 8 6.1 Tổng 131 100 Thời gian làm việc Dưới 1 năm 12 9.2 Trường ĐạiTừ 1 đ ếhọcn 2 năm Kinh20 tế Huế15.3 Từ 2 đến 3 năm 79 60.3 Trên 3 năm 20 15.3 Tổng 131 100 Thu nhập Dưới 3 triệu 20 15,4 Từ 3 đến 4 triệu 80 60,8 Từ 4 đến 5 triệu 16 12.3 43 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Trên 5 triệu 15 11.5 Tổng 131 100 - Đặc điểm mẫu theo giới tính Trong tổng số 131 công nhân sản xuất trực tiếp được phỏng vấn, về giới tính, 93.9% là nam giới (tương ứng với 123 người), còn nữ giới chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều đó là 6,1% (tương ứng với 8 người). Con số thống kê này cũng dễ hiểu vì nam giới thường là người làm việc với các máy móc, cần kỹ thuật nhiều nên số lượng giới tính Nam có sự chênh lệch nhiều hơn so với giới tính Nữ. - Đặc điểm mẫu theo độ tuổi Về cơ cấu độ tuổi, công nhân sản xuất trực tiếp tại Doanh nghiệp chủ yếu nằm trong nhóm độ tuổi từ 26 – 35 tuổi (61,1%) chiếm hơn 1 nửa trong tổng số đối tượng khảo sát. Bởi những người thuộc nhóm độ tuổi này đa số đã có gia đình, ổn định được cuộc sống, và đã tích lũy kinh nghiệm để có thể làm việc trong kíp máy, điều này phù hợp với tính chất công việc tại Doanh nghiệp. Tiếp đó nhóm từ 18 đến 25 tuổi (30,5%). Các nhóm tuổi khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn như: từ 36 đến 45 tuổi (5,3%) và trên 45 tuổi (3,1%) bởi lẽ 2 nhóm tuổi này đã có tuổi, thường đóng vai trò trong công tác xem xét đối chiếu các kíp máy góp phần nâng cao khả năng làm việc các tổ, không chịu được nhiều áp lực công việc thời gian lớn như 2 nhóm tuổi kia. - Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn Ta thấy, đối tượng có trình độ phổ thông có 84 người chiếm tỷ lệ lớn nhất (64,1%). Tiếp đến là trình độ trung cấp có 20 người, tương ứng với 15,3%. Trình độ dưới phổ thông có 19 người, tương đương với 14,5%. Trình độ Cao đẳng và Đại học có 8 người, chiếm 6,1%. Sau đại học không có một người nào. Đa số những đối tượng lao độngTrường trẻ, sau khi tốt nghi Đạiệp cấp 3học không họKinhc lên thêm màtế làm Huế công nhân, hoặc những người có trình độ dưới phổ thông đa số lớn tuổi, ngoài làm công việc trong gia đình thì cũng muốn tăng thu nhập bên ngoài. - Đặc điểm của mẫu về thời gian làm việc tại công ty Xét về thời gian làm việc tại công ty, đa số thời gian làm việc tại công ty là từ 2 đến 3 năm với 79 mẫu điều tra, chiếm 60.3%. Thời gian làm việc dưới 1 năm và trên 3 năm có tỷ lệ bằng nhau chiếm mỗi giá trị 15,3% tương đương với 20 mẫu Dưới 1 năm 44 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn có 12 mẫu điều tra chiếm 9,2% Do công ty mới thành lập và lượng lao động chủ yếu là trên 25 tuổi, phần lớn đã ổn định nên gắn bó với công ty lâu dài. - Đặc điểm của mẫu về thu nhập bình quân một tháng Ta thấy, thu nhập của công nhân nằm trong khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu có 79 người, chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,8%, dưới 3 triệu có 20 người, chiếm 15,4%, từ 4 triệu đến 5 triệu là có 16 người, chiếm 12,3%, trên 5 triệu có 15 người, chiếm 11,5%. 2.2.2.Kết quả đánh giá của CNSXTT về các nhân tố trong thang đo Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của CNSXTT đối với từng nhân tố khác nhau như thế nào, tiêu chí nào được CNSXTT đánh giá cao nhất trong mỗi nhân tố, đề tài sử dụng thống kê mô tả các biến dựa trên giá trị trung bình và kết quả thống kê về tỷ lệ công nhân sản xuất trực tiếp đồng ý, bao gồm bốn biến được phản ánh qua đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp theo thang đo Likert 5 mức độ , trong đó 1: rất không đồng ý đến 5: rất đồng ý 2.2.2.1.Đánh giá của công nhân về nhân tố Quản lý và phân công lao động của cấp trên Bảng 2.9: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Quản lý và phân công lao động của cấp trên (Nguồn: Từ số liệu SPSS) TB Sig (2 – Thang đánh giá đánh tailed) theo tỷ lệ % giá (µ =3) Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Thu nhập phù hợp với năng suất lao 0 6,9 36,6 40,5 16 3,66 0,000 động Trường Đại học Kinh tế Huế Tổ chức kế hoạch sản xuất và phục vụ 0 6,9 42 41,2 9,9 3,54 0,000 nơi làm việc phù hợp Thái độ cư xử của cấp trên hợp lý, 0 4,6 45 37,4 13 3,59 0,000 công tư phân minh 45 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Có sự phối hợp cao, hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận, các công đoạn 0 5,3 45,8 38,2 10,7 3,54 0,000 trong sản xuất Nhận xét: Trong câu hỏi này chúng tôi đưa ra 5 mức độ đánh giá nhận xét của công nhân sản xuất trực tiếp như sau: Rất đồng ý (5), đồng ý (4), trung lập (3), không đồng ý (2), rất không đồng ý (1). Nhìn vào bảng ta thấy, đa số công nhân sản xuất trực tiếp đều cho rằng Thu nhập phù hợp với năng suất lao động được thực hiện khá tốt trong nhân tố Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên với mức đánh giá trung bình là 3,66; tiếp theo là Thái độ cư xử của cấp trên hợp lý, công tư phân minh ( với đánh giá trung bình = 3,59); Tổ chức kế hoạch sản xuất và phục vụ nơi làm việc phù hợp và Có sự phối hợp cao, hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận, các công đoạn trong sản xuất có cùng mức đánh giá tương đối ( với đánh giá trung bình= 3,54). Qua bảng trên ta thấy các nhận định đều ở mức trung lập có xu hướng đồng ý sự quản lý phân công của cấp trên có sự ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp. Các quyết định và phân công của cấp trên quan trọng trong việc làm năng suất lao động tăng hay giảm, vì vậy Doanh nghiệp cần nên để ý nhiều đến nhân tố này. Để đánh giá xem các số liệu điều tra với các số liệu kiểm định được khẳng định về mặt thống kê hay không, chúng tôi kiểm định One – Sample T Test cho hệ số đánh giá trung bình về mức độ ảnh hưởng nhân tố sự phân công và quản lý của cấp trên Giả thuyết cần kiểm định là H0: đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp ở mức trung lập (µ = 3) H1: đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp ở mức khác trung lập (µ ≠ 3) TrongTrường kiểm định này, Đạichọn giá trhọcị kiểm đ ịKinhnh Test value tế = 3, Huếđây là ý nghĩa của giá trị kiểm định, Test value = 3 tức là công nhân sản xuất trực tiếp đánh giá trung lập với các tiêu chí. Nhìn vào bảng ta có tiêu chí Thu nhập phù hợp với năng suất lao động; Tổ chức kế hoạch sản xuất và phục vụ nơi làm việc phù hợp; Thái độ cư xử của cấp trên là hợp lý, công tư phân minh; Có sự phối hợp cao, hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận, các 46 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn công đoạn trong sản xuất đều có Sig < 0,05 nên thừa nhận H1, bác bỏ H0, có nghĩa là công nhân sản xuất trực tiếp cho rằng các tiêu chí kể trên đều khác mức trung lập, cụ thể trên mức trung lập nhưng chưa đạt đến mức cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.2.2.2.Đánh giá của công nhân về nhân tố Hiệu quả của tư liệu sản xuất Bảng 2.10: Đánh giá của CNSXTT về nhân tố Hiệu quả của tư liệu sản xuất (Nguồn: Từ số liệu SPSS) TB Sig (2 – Thang đánh giá theo tỷ đánh tailed) Các tiêu chí lệ % giá (µ =3) 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất, hạ tầng được đảm 0 8.4 45 41.2 5.3 3.44 0,000 bảo Nguyên vật liệu, phụ liệu được 0 9.2 45.8 38.9 6.1 3.42 0,000 cung cấp kịp thời Máy móc, trang thiết bị đầy đủ 0 8.4 41.2 41.2 9.2 3.51 0,000 Các công cụ dụng cụ trong công 0 7.6 51.1 34.4 6.9 3.405 0,000 việc đầy đủ, có sẵn Các loại trang thiết bị, máy móc 0 9.2 48.1 40.5 2.3 3.36 0,000 vận hành tốt, không bị hư hỏng trong quá trình sản xuất Nhận xét: Trong câu hỏi này tác giả đưa ra 5 mức độ đánh giá nhận xét của công nhân sản xuất trực tiếp như sau: Rất đồng ý (5), đồng ý (4), Trung lập (3), Không đồng ý (2), Rất không đồng ý (1) Nhìn vào bảng trên ta thấy, yếu Máy móc, trang thiết bị đầy đủ được đánh giá cao nhất trong nhân tố Hiệu quả của tư liệu sản xuất với mức đánh giáTrường trung bình là 3.51, Đại tiếp theo Cơhọcsở vật chKinhất, hạ tầng đưtếợc đHuếảm bảo ( với trung bình đánh giá= 3,44); Nguyên vật liệu, phụ liệu được cung cấp kịp thời ( với trung bình đánh giá = 3,42); Các công cụ dụng cụ trong công việc đầy đủ, có sẵn ( với đánh giá trung bình= 3,405) và cuối cùng là Các loại trang thiết bị, máy móc vận hành tốt, không bị hư hỏng trong quá trình sản xuất với đánh giá trung bình = 3,36. Qua bảng trên ta thấy các nhận định đều ở mức trung lập có xu hướng đồng ý hiệu quả của tư liệu sản xuất có sự ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp. 48 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Máy móc, thiết bị và công cụ, dụng cụ là những nhân tố quan trọng trực tiếp dẫn đến việc tăng hay giảm năng suất lao động, vì vậy Doanh nghiệp nên quan tâm đến nhân tố này nhiều hơn. Để đánh giá xem các số liệu điều tra với các số liệu kiểm định được khẳng định về mặt thống kê hay không, tác giả kiểm định One – Sample T Test cho hệ số đánh giá trung bình về mức độ ảnh hưởng nhân tố Hiệu quả của tư liệu sản xuất Giả thuyết cần kiểm định là H0: đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp ở mức trung lập (µ = 3) H1: đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp ở mức khác trung lập (µ ≠ 3) Trong kiểm định này, chọn giá trị kiểm định Test value = 3, đây là ý nghĩa của giá trị kiểm định, Test value = 3 tức là công nhân sản xuất trực tiếp đánh giá trung lập với các tiêu chí. Nhìn vào bảng trên ta thấy các tiêu chí đều có Sig < 0,05 nên thừa nhận H1, bác bỏ H0, có nghĩa đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp là ở mức khác trung lập cụ thể là trên mức trung lập nhưng chưa thật sự tốt. Cụ thể: Máy móc, trang thiết bị đầy đủ và Các công cụ dụng cụ trong công việc đầy đủ, có sẵn được đánh giá đồng ý khá tốt với tỷ lệ rất đồng ý lần lượt là 9,2% và 6,8%. Cơ sở vật chất, hạ tầng được đảm bảo cũng có tỷ lệ đồng ý tương đối cao với tỷ lệ đồng ý là 41,2% và rất đồng ý là 5,3%. Nguyên vật liệu, phụ liệu được cung cấp kịp thời và Các loại trang thiết bị, máy móc vận hành tốt, không bị hư hỏng trong quá trình sản xuất lại có tỷ lệ không đồng ý cao hơn so với các tiêu chí khác đều là 9,4%. Vì vậy, Doanh nghiệp cần nên chú ý tới các tiêu chí này, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, phụ liệu là thành tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất và ảnh hưởng tới NSLĐ của CNSXTT nên công ty cần nênTrường cải thiện hơn. Đại học Kinh tế Huế 49 SVTH: Đoàn Hải Hoàng Anh