Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh - TP. HCM

pdf 83 trang thiennha21 22/04/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh - TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_giao_nhan_hang_hoa_nhap_khau_bang_duong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh - TP. HCM

  1. m ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ - CHI NHÁNH TP.HCM GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Sinh viên: Phùng Thị Diệu Huê Lớp: K51B KDTM - QTKD Khóa: 2017 – 2021 Huế, 01/2021
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Lời Cảm Ơn Em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường cùng quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh đã hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Phương Thanh đã tận tình theo sát, hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn đến Giám Đốc chi nhánh Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty cùng với các anh chị ở Phòng Thông Quan Miền Nam để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp lần này. Mặc dù với sự hướng dẫn của giáo viên, sự giúp đỡ của các anh chị ở Phòng Thông Quan Miền Nam và nỗ lực của bản thân em mới hoàn thiện được bài luận văn tốt nghiệp này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung, trình bày có thể vì sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đúng về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Kính mong nhận được lời góp ý xây dựng của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, Tháng 01, Năm 2021 Sinh viên thực hiện Phùng Thị Diệu Huê SVTH: Phùng Thị Diệu Huê I
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh MỤC LỤC Lời Cảm Ơn I MỤC LỤC II DANH MỤC SƠ ĐỒ VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ VI DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC HÌNH ẢNH VII DANH MỤC VIẾT TẮT VIII PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Quy trình nghiên cứu 3 4.2. Thiết kế nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 6 1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 6 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận 6 1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa nhập khẩu 6 1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận 7 1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 8 1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 8 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê II
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận 8 1.1.2.2.1. Khi là đại lý của chủ hàng 8 1.1.2.2.2. Khi là người chuyên chở (principal) 9 1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận 10 1.1.4. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không . 11 1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa 11 1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu 11 1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận - Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận. 11 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận 11 1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận 12 1.2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng 12 1.2.3. Mức độ an toàn của hàng hóa giao nhận 13 1.2.4. Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 13 1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13 1.3.1.1. Quan hệ hợp tác giữa các nước 13 1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh 14 1.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 14 1.3.2.1. Nhân tố con người 14 1.3.2.2. Nhân tố vật chất 14 1.3.2.3. Nhân tố tài chính 14 1.4. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 15 1.4.1. Các tổ chức hàng không dân dụng 15 1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế 15 1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế 16 1.5. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa 17 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê III
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.5.1. Hóa đơn thương mại 17 1.5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa 19 1.5.3. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 20 1.5.4. Tờ khai vận chuyển (OLA) 23 1.5.5. Mã vạch hải quan 25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC 27 2.1. Giới thiệu về quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HNC 27 2.1.2. Triết lý về công ty HNC 29 2.1.3. Mô hình tổ chức của HNC 29 2.1.4. Văn hóa con người ở HNC 29 2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC 30 2.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh những năm gần đây của HNC 30 2.2.2. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 33 2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 48 2.3.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 48 2.3.2. Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu 53 2.4. Phân tích thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC 54 2.4.1. Phân tích thị trường 54 2.4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 56 2.5. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 61 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC 62 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê IV
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của HNC 62 3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không ở Việt Nam 62 3.1.2. Mục tiêu 67 3.1.3. Phương hướng phát triển 67 3.2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC 68 3.2.1. Biện pháp về thị trường 68 3.2.2. Biện pháp về cơ sở vật chất 69 3.3. Các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước 69 3.3.1. Hỗ trợ về mặt tài chính 69 3.3.2. Cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật tốt trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 70 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. Kết luận 71 2. Kiến nghị 72 2.1. Đối với Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh Tại TP. Hồ Chí Minh 72 2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê V
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu 3 Sơ đồ 1. 2: Quy trình nhận hàng bằng đường hàng không tại HNC 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Lợi nhuận đạt trên tổng doanh thu của công ty HNC 31 Biểu đồ 2. 2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không 36 Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2018 37 Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2019 40 Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2020 42 Biểu đồ 2. 6: Biểu đồ Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm 46 Biểu đồ 2. 7: Biểu đồ sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty HNC 31 Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Việt Nam 32 Bảng 2. 3: Khối lượng hàng hóa giao nhận qua các năm 34 Bảng 2. 4: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không 35 Bảng 2. 5: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2018) 37 Bảng 2. 6: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Năm Trước (2018/2017) 38 Bảng 2. 7: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2019) 39 Bảng 2. 8: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2019/2018) 41 Bảng 2. 9: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2020) 42 Bảng 2. 10: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2020/2019) 43 Bảng 2. 11: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm 45 Bảng 2. 12: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội qua 3 năm 47 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VI
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 3. 1: Dự báo giá trị sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2021 đến 2025 63 Bảng 3. 2: Dự báo hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2035 63 Bảng 3. 3: Dự kiến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2035 65 Bảng 3. 4: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế tại Việt Nam 66 Bảng 3. 5: Dự báo thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2020 – 2035 66 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Hóa đơn thương mại ( Invoice) 19 Hình 1. 2: Phiếu đóng gói hàng hóa 20 Hình 1. 3 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 22 Hình 1. 4: Tờ khai vận chuyển 24 Hình 1. 5: Mã vạch hải quan 26 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VII
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh DANH MỤC VIẾT TẮT HNC : CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ FIATA : LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ IATA HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ MTO : NGƯỜI KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC INCOTERM : ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ OLA : TỜ KHAI VẬN CHUYỂN ICAO : MÃ SÂN BAY NXB : NHÀ XUẤT BẢN TMĐT : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SF EXPRESS : CÔNG TY DỊCH VỤ GIAO NHẬN VÀ HẬU CẦN ĐA QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC CÓ TRỤ SỞ TẠI THÂM QUYẾN, QUẢNG ĐÔNG HANJIN : TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA CỦA HÀN QUỐC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BAO GỒM CÁC ĐƯỜNG BIỂN VÀ HÀNG TẢI KHÔNG WAREHOUSE : KHO HÀNG HÓA E-COMMERCE : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KV : KHU VỰC KPI : CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC BHYT : BẢO HIỂM Y TẾ BHXH : BẢO HIỂM XÃ HỘI LN/DT : LỢI NHUẬN/DOANH THU AWB : VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG OPN : NHÂN VIÊN DỊCH VỤ NK : NHẬP KHẨU XK : XUẤT KHẨU XNK : XUẤT NHẬP KHẨU SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VIII
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được công nghệ khoa học tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thế mạnh, tạo lập môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, cùng xu hướng hội nhập với kinh tế quốc tế nên nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao và kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phát triển mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Việc tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan trọng vì: o Liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hoá nên phải kiểm tra hàng hoá trong quá trình giao hàng. o Khi giao nhận hàng hoá được diễn ra thuận lợi thì kết quả kinh doanh sẽ tốt nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra vì bị mất khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và gây mất uy tín trên thương trường. Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, Công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận, tiết kiệm chi phí SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh và hạn chế rủi ro trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, đặc biệt là đối với hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường hàng không. Kết hợp với những kiến thức được trang bị tại nhà trường, cùng mục đích cố gắng học hỏi và tìm hiểu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty em nhận thấy công ty còn một số bất cập trong khâu quản lý, tổ chức hoạt động giao nhận dẫn đến hoạt động giao nhận có hiệu quả nhưng chưa cao em quyết định chọn đề tài: “Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh – TP. HCM” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Biết thực trạng tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty có hiệu quả hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể o Hệ thống hóa những lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu o Phân tích về thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh o Dựa vào các phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM 3.2. Phạm vi nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu: SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Tập trung nghiên cứu sâu vào thực trạng giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không và những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC – chi nhánh TP.HCM o Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại HNC – chi nhánh TP. HCM o Phạm vi thời gian: Các thông số, tài liệu được tham khảo đưa làm dẫn chứng, hình ảnh minh họa nằm ở giai đoạn 2018 – 2020, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ các vấn đề hướng đến: 4.1. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn Bình luận các Thiết kế đề nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu liên quan Viết báo cáo Phân tích dữ Thu thập dữ nghiên cứu liệu liệu Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu ( Trích tài liệu phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Th.s Hồ Sĩ Minh, chương 1, trang 11) 4.2. Thiết kế nghiên cứu o Phương pháp thu thập dữ liệu  Dữ liệu sơ cấp Quan sát, thực hiện việc tiếp cận, tìm hiểu và quan sát quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Điều tra: phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong công ty  Dữ liệu thứ cấp  Các báo cáo, tài liệu về kinh doanh của công ty  Tham khảo các tài liệu liên quan đến việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của các doanh nghiệp Việt Nam. o Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sao sánh doanh thu của công ty qua các năm. Từ đó, nhận thấy xu hướng biến động về tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty tốt hay là xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo o Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu, giúp chúng ta nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh để phân tích các dữ liệu, qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt nhằm đưa ra biện pháp tương ứng để cải thiện tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các số liệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định về tình hình giao nhận hàng hóa tại HNC:  So sánh số liệu về doanh thu giao nhận hàng hóa từ năm 2018 - 2020.  So sánh số liệu về sản lượng giao nhận hàng hóa năm 2018 - 2020 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc tế - Chi Nhánh TP.HCM Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc tế - Chi Nhánh TP.HCM Chương 3: Một số giải pháp giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP.HCM Phần 3: Kết Luận và kiến nghị SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận 1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa nhập khẩu Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không. Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác. Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không thường do đại lý hàng hóa hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện. Đại lý hàng hóa hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh người nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hóa hàng không, người ta thường gọi là đại lý IATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất. Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định và cho phép thay mặt họ. o Các điều kiện để trở thành một đại lý hàng hoá IATA Để có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá IATA, người giao nhận hoặc tổ chức giao nhận phải gửi đơn xin gia nhập, trong đó phải đưa ra các bằng chứng chứng minh có đủ các khả năng sau đây :  Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hóa hàng không mà đang đảm nhiệm.  Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên đủ trình độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lớp học do IATA tổ chức.  Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việc thích hợp.  Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị, xử lý hàng hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo.  Đơn xin gia nhập IATA được gửi trực tiếp đến ban quản lý IATA. Người giao nhận hàng không : Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng. 1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh động vì lợi ích của người uỷ thác mà không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá ” 1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận Ðiều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: o Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. o Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng o Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. o Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. o Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. 1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.2.1. Khi là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: o Giao hàng không đúng chỉ dẫn o Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. o Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan o Chở hàng đến sai nơi quy định o Giao hàng cho người không phải là người nhận o Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng o Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế o Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà gây nên SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. 1.1.2.2.2. Khi là người chuyên chở (principal) Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu : Phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (performing carrier) mà còn trong trường hợp bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: o Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh o Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp o Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá o Do chiến tranh, đình công o Do các trường hợp bất khả kháng. 1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận 1.1.3.1. Phương thức giao nhận Phương thức giao nhận bằng đường hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến thời điểm hiện nay, vận tải hàng không cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế. Phương thức vận tải hàng không thích hợp để vận chuyển các lô hàng nhỏ, hàng hóa đòi hỏi giao hàng ngày, an toàn và chính xác, hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa có cự ly vận chuyển dài. Phương thức này có một số ưu điểm sau: o Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau. o Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh. o Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác. o Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. o Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác. o Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác. 1.1.3.2. Nguyên tắc giao nhận Tùy theo tính chất của từng loại hàng hoá mà hai bên chủ hàng và vận tải quy ước với nhau trong hợp đồng và ghi vào giấy vận chuyển là giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc vừa số lượng, vừa trọng lượng kết hợp. Hàng hóa nhận để chở đi theo nguyên tắc nào thì khi trả cũng theo nguyên tắc ấy, nghĩa là nhận theo số lượng thì trả theo số lượng, nhận theo trọng lượng thì trả theo trọng lượng Hàng hóa đóng gói trong thùng, hòm, bao có gắn xi, cặp chì, thì khi trả hàng, thùng hòm, bao phải nguyên vẹn, xi, chì không mất dấu. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Nếu hàng hoá thuộc loại có hao hụt trong thời gian vận chuyển thì ghi rõ tỷ lệ hao hụt vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển. Nếu không thể ghi rõ tỷ lệ hao hụt thì giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên. 1.1.4. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật Quốc tế và của Việt Nam o Các công ước về vận đơn, vận tải, Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. o Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư o Bộ luật hàng hải 1990 o Luật thương mại 1997 o Nghị định 25CP, 200CP, 330CP o Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam 1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa Qua TCS/SCSC Bill đến HNC nhận TBHĐ HNC làm TKTQ bốc số, đóng tiền lấy phiếu xuất kho HNC làm thủ tục Làm thủ tục HQ nhập hàng vào kho nhận hàng về kho 1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu 1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận - Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Doanh thu là toàn bộ tiền cung cấp dịch vụ và bán hàng, bao gồm cả tiền trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Doanh thu phản ánh được tình hình doanh thu của công ty qua các kỳ kinh doanh. Dựa vào sự tăng trưởng của doanh thu mà công ty xác định được hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại sau mỗi kỳ kinh doanh. Lợi nhuận là tổng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (dịch vụ) và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại. Khi đó, công ty có lợi nhuận kinh doanh cao thì chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả. 1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận Biểu thị sự biến động về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bằng doanh thu/ lợi nhuận năm nay chia cho lợi doanh thu/ lợi nhuận năm trước đó trở đi một để xem tốc độ phát triển hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào. Dựa trên chỉ số tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của kỳ này so với kỳ trước. Khi chỉ số này dương chứng tỏ doanh thu/ lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và ngược lại. 1.2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng Với một công ty giao nhận không thể thiếu dịch vụ chăm sóc khách hàng. Là một bộ phận kết nối, cung cấp thông tin lô hàng đến sân bay Tân Sơn Nhất cho khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về những vấn đề chưa được rõ trên giấy thông báo hàng đến. Bộ phận chăm sóc khách hàng của HNC sẽ theo dõi lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho tới khi hàng tới được đích đến cuối cùng. HNC đem đến sự hài lòng trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không với hệ thống chuyên nghiệp, giá cước luôn có ưu thế. Với ưu thế về hệ thống mạng lưới sẽ đem lại hiệu quả về thời gian và tiền bạc cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vận tải đường hàng không chủ yếu: Khách hàng cần hỗ trợ thì gọi điện đến tổng đài 1900558866 hoặc đường dây hotline: o Dịch vụ Chuyển phát nhanh: 0366660202 o Dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT: 0962163328 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh o Dịch vụ TMĐT: 0898916699 / 0868916699 Khách hàng cũng có thể gửi email về địa chỉ: info@hopnhat.vn (đối với các dịch vụ vận chuyển) hoặc info@hncmua.com (đối với dịch vụ TMĐT) để được hỗ trợ. Nhân viên của HNC sẽ liên hệ quý khách trong thời gian sớm nhất (trong giờ làm việc). 1.2.3. Mức độ an toàn của hàng hóa giao nhận Mức an toàn của hàng hóa được vận chuyển đường hàng không tỷ lệ an toàn rất cao so với đường biển. Trong 90 phút sẽ có một vụ đắm tàu(theo thống kê của thế giới), còn hàng không việc xảy ra tai nạn rất hiếm khi xảy ra. Với trường hợp thiếu kiện, mất hàng, hàng bị vỡ đa số so đầu nước gửi không kiểm tra kỹ số lượng hàng hóa trong kiện trước khi gửi hàng đi. Nếu nói tới mức độ an toàn thì chuyển phát nhanh là hình thức vận chuyển đảm bảo nhất, bởi qua một quy trình làm việc chuyên nghiệp và cẩn thận, hàng sẽ được đóng gói và bảo quản cẩn thận. 1.2.4. Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Thị phần là tỷ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với tổng quy mô thị trường. Công ty có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu dẫn đầu về thị phần có rất nhiều lợi ích chưa không chỉ đơn thuần là doanh số cao. Chẳng hạn như mức độ ảnh hưởng, uy tín của doanh nghiệp trong ngành cũng được đánh giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Quan hệ hợp tác giữa các nước Nhân tố mối quan hệ giữa các nước tác động không ít đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. Các quan hệ giữa Việt Nam và các nước tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam hưởng các chế độ thuế quan rẻ hơn các nước khác, có các mặt hàng được hưởng 0% thuế xuất – nhập khẩu. Vì SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh vậy, quan hệ giữa các nước ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. 1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh Hoạt động của một doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ hoạt động cùng ngành, trong hoạt động giao nhận. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành giao nhận tác động mạnh mẽ đến giá cước, phí dịch vụ của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp giao nhận luôn xây dựng giá dịch vụ cạnh tranh nhất có thể tồn tại trong ngành, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài. Không chỉ những công ty giao nhận cạnh tranh với nhau mà còn các công ty vận tải và đối thủ tiềm ẩn khác. Công ty hoạt động chung lĩnh vực thì cạnh tranh nhau về khách hàng, những công ty hoạt động chung trong những ngành liên quan cũng tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp giao nhận 1.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Nhân tố con người Trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty ảnh hưởng không ít đến phát triển công ty. Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, tích cực chắn chắn công ty sẽ có hiệu quả kinh doanh cao. 1.3.2.2. Nhân tố vật chất Đầu tiên là môi trường, văn phòng thông quan gần ở kho ngoại quan, sân bay thuận tiện cho việc nhận hàng từ kho TCS/SCSC về kho HNC giảm bớt thời gian hơn và xử lý hàng hóa thông quan cho khách hàng nhanh hơn. Ngoài ra, công ty có phương tiện vận tải cũng chủ động hơn trong việc giao hàng cũng như kéo hàng từ kho TCS/SCSC về. 1.3.2.3. Nhân tố tài chính Để một công ty hoạt động được và ngày càng phát triển không thể thiếu tài chính. Một công ty có tài chính phong phú và nhiều thì có nhiều cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận của công ty. Công ty giao nhận thường phải ứng trước nộp tiền thuế để thực hiện thông quan hàng hóa, giao hàng cho khách. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.4. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 1.4.1. Các tổ chức hàng không dân dụng Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO là Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 07/12/1944. Có 6 chi nhánh khu vực ở Pari (Pháp); Cairô (AiCập); Băngkôc (Thái Lan); Lima (Pêru); Mêhicô City (Mêhicô) và Đăcca (Xênêgan). Đến nay có khoảng 160 nước là thành viên chính thức của ICAO. Mục đích của ICAO là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch hóa vận tải hàng không để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng quốc tế, khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, sân bay, các công trình và phương tiện hàng không dân dụng Các cơ quan của ICAO gồm: Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả đại diện các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng. Cứ 3 năm, Đại hội đồng họp một lần do Hội đồng triệu tập vào thời gian thích hợp. Hội đồng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng, gồm 27 nước thành viên do Đại hội đồng bầu ra trong phiên họp đầu tiên và cứ 3 năm được bầu lại một lần. Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông tin, tư vấn và thực hiện các đề án của Đại hội đồng. Các cơ quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không vận; Ủy ban không tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ; Ủy ban chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành hàng không. Ban thư ký có nhiệm vụ thực hiện công việc hàng ngày của ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký. 1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế hay còn gọi là IATA, là một tổ chức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàng không có danh sách đăng kí ở những nước thành viên của ICAO và một số thành viên khác. (Theo International Air Transport Association - IATA) IATA được thành lập từ ngày 19/4/1945 tại Havana, Cuba. Hiệp hội chính là tổ chức kế nghiệm của International Air Traffic Association (tên tiếng việt là SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế) được thành lập vào năm 1919 tại Hague. Mục đích của IATA là thúc đẩy vận chuyển hàng không an toàn, thường xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới, khuyến khích thương mại bằng đường hàng không và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không, phối hợp hành động giữa các xí nghiệp hàng không tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong dịch vụ vận tải hàng không quốc tế. Ngoài hợp tác với ICAO và tổ chức khác, IATA còn nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ quốc tế về hàng không, nghiên cứu tập quán hàng không. Hoạt động của IATA bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàng không nhưng quan trọng nhất là liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên. IATA có hai trụ sở chính ở Motreal (Canada) để giải quyết các vấn đề ở Châu Mỹ và ở Genève (Thụy Sĩ) để giải quyết các vấn đề ở châu Âu, Trung Đông và Châu Phi và có một văn phòng khu vực ở Singapore để kiểm soát các hoạt động ở Châu Á và Thái Bình Dương. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị điều kiện cho bộ phận hàng không của mình hội đủ trình độ gia nhập IATA và làm đại lý hàng không cho IATA. (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội) 1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế hay còn gọi là FIATA, là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải. FIATA được thành lập năm 1926, bao gồm các thành viên chính thức là những hiệp hội quốc gia những người giao nhận và thành viên cộng tác là những hãng giao nhận tư nhân trên thế giới. (Theo International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA) FIATA được thừa nhận bởi các tổ chức quốc tế có liên quan đến thương mại và vận tải như Phòng Thương mại Quốc tế ICC, tổ chức vận tải hàng không quốc tế IATA cũng như những tổ chức của người vận chuyển và người gửi hàng. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận, nghiên cứu cải tiến các biện pháp, trình tự, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ giao nhận, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Trong cơ cấu của FIATA Viện Vận chuyển hàng không. Cơ quan này chuyên giải quyết những vấn đề về cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không. FIATA và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động của FIATA còn được thông qua nhiều tiểu ban bao gồm:  Tiểu ban về các quan hệ xã hội;  Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận tải đường bộ, đường không, đường sắt, ;  Tiểu ban về luật pháp, chứng từ và bảo hiểm;  Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp;  Tiểu ban về hải quan;  Ủy ban đơn giản hóa thủ tục buôn bán;  Ủy ban về vận tải đường biển và vận tải đa phương thức; Hiện nay, nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của FIATA. (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội) 1.5. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa 1.5.1. Hóa đơn thương mại o Khái niệm: Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm loại hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (phụ thuộc vào điều kiện INCOTERM), phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hóa đơn thương mại thường lặp được nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại được xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong trường hợp để tính phí bảo hiểm khi mua hàng hóa, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa. Hóa đơn thương mại có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại. Là cơ sở ghi nhận hoạt động mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp. Là một kế toán thương mại dịch vụ. o Nội dung hóa đơn thương mại Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại cần phải phải có những nội dung sau:  Ngày tháng lập hóa đơn  Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế ( đối với hàng hóa doanh nghiệp),  Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng,  Ngày gửi hàng  Tên hãng bay, số chuyến  Ngày rời kho, ngày dự kiến hàng đến  Điều kiện và điều khoản thanh toán SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hình 1. 1: Hóa đơn thương mại ( Invoice) 1.5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa o Khái niệm: Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List) với những tên gọi khác nhau như phiếu chi tiết hàng hóa, bảng kê hàng hóa sản phẩm. Đây là giấy tờ quan trọng buộc phải có trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu để làm thủ tục hải quan. Trên List packing phải thể hiện đầy đủ thông tin về hàng hóa người bán đã bán cho người mua, từ đó người mua có cơ sở để đối chiếu và kiểm tra về chất lượng, mã hiệu, số lượng theo đơn được đặt hàng. Thông thường nội dung một phiếu đóng gói hàng hóa sẽ thể hiện cho ta biết được về số lượng hàng, phương thức đóng hàng nhưng nếu dùng chung mẫu của Packing List và invoice thì sẽ thể hiện cả giá trị thực tế lô hàng o Nội dung của phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) Thông tin cơ bản gồm logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax Tiêu đề trên (Header) công ty, Seller (người bán) Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của đơn vị bán hàng Thông tin về người mua như: tên, địa chỉ, điện thoại, số fax Buyer (Người mua) của bên mua hàng SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Quantity Số lượng bao nhiêu hàng theo mỗi đơn vị Packing Số lượng bao nhiêu kiện, thùng và hộp đóng gói NWT (Net weight) Trọng lượng tịnh của hàng Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc ), GWT (Gross weight) đây là trọng lượng tương đối để đảm bảo không vượt quá trọng lượng quy định của tàu vận chuyển Hình 1. 2: Phiếu đóng gói hàng hóa 1.5.3. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu o Khái niệm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu là một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh ). Cũng có thể hiểu SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh một cách khác như, khi có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì phải làm thủ tục hải quan ,trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại. Hiểu một cách đơn giản, nếu có hàng hóa cần xuất/nhập khẩu thì phải làm thủ tục hải quan, và tờ khai hải quan là một trong những chứng từ cần thiết bắt buộc phải có. Nội dung của tờ khai hải quan có thể gồm phần chính và kèm theo phụ lục. o Nội dung tờ khai: Nội dung cơ bản nhất là ở phần giữa tờ khai có tham số chiếu, ngày giờ gửi và số tờ khai đăng ký bên bưu cục hải quan. Còn ở góc bên phải của tờ khai gồm có 2 phần: phần A dùng cho người kê khai hải quan và tính thuế, còn phần B dùng cho bên cục Hải quan. Ngày nay, người ta đã sử dụng kê khai hàng hóa này bằng tờ khai điện tử, tức là việc kê khai hàng hóa đã được in trực tiếp từ phần mềm của cục hải quan. Ngoài ra, với mẫu kê khai hàng hóa theo kiểu truyền thống vẫn còn được sử dụng nhưng hiện nay đã không còn phổ biến rộng khắp nữa, do đó là tờ khai hàng phi mậu dịch. Tờ khai báo hàng hóa hải quan được sử dụng với giấy A4 màu trắng, không được phép sử dụng giấy màu, khi bạn xuất khẩu hàng hóa sẽ có mẫu tờ khai khác so với hàng nhập khẩu, để tránh ra tình trạng nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hình 1. 3 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.5.4. Tờ khai vận chuyển (OLA) o Khái niệm: OLA là tờ khai vận chuyển để cơ quan Hải quan cấp phép vận chuyển là hàng hóa xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa khác đang chịu sự giám sát hải quan, được phép vận chuyển giữa hai địa điểm lưu giữ hàng hóa. Hay nói đơn giản tờ khai vận chuyển này có chức năng tương tự như đơn xin chuyển cửa khẩu mà doanh nghiệp thường khai báo trên hệ thống điện tử trước đây. o Nội dung tờ khai vận chuyển: Nội dung cần có của tờ khai vận chuyển là mã phương chuyển vận chuyển, mục đích vận chuyển, loại hình vận tải, địa điểm dỡ hàng tuyệt đối không được sai. Mã phương tiện vận chuyển: 31 ô tô Mục đích vận chuyển: IFS hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa nhập khẩu về địa điểm thu gom hàng lẻ Loại hình vận tải: KS hàng hóa đối với thủ tục đơn giản Địa điểm dỡ hàng:  Mã ( khu vực chịu sự giám sát hải quan) :02B1A04  Tên: kho SCSC Địa điểm xếp hàng  Mã ( khu vực chịu sự giám sát hải quan) : 02DSED3  Tên: kho Hợp Nhất Tuyến đường: SÂN BAY - KHO HỢP NHẤT Ghi chú 1: Tổng số kiện, kg Người nhập khẩu:  CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ  Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Athena, 146 – 148, Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 1. Người xuất khẩu: SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh  SF – EXPRESS CO.,LTD  Địa chỉ: BAO AN INTERNATIONAL AIRPORT SHENZHEN CN Hình 1. 4: Tờ khai vận chuyển SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.5.5. Mã vạch hải quan o Khái niệm In mã vạch hải quan được xem như là một trong các thủ tục cần thiết để rất có thể đưa hàng hóa thông quan. Bất kể một công ty, doanh nghiệp nào đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Thì đều rất cần phải tìm hiểu và nắm rõ về in mã vạch hải quan. Để không phải tốn thời gian nhập danh sách thông tin các container vận chuyển hàng hóa tại những cảng biển bằng cách thủ công. Nên tổng cục hải quan của nước ta đã cập nhật việc in mã vạch hải quan để tiến hành cho việc giám sát hải quan. Cũng giống như bất kỳ một loại mã vạch hàng hoá thông thường. Mã vạch hải quan cũng vậy nhưng nó được in trực tiếp trên tờ khai hải quan. Khi in mã vạch hải quan sẽ sở hữu được thông tin cho những cán bộ giám sát kiểm tra tự động trên hệ thống. Các cán bộ kiểm tra đối chiếu nếu đúng với thông tin đã khai báo thì được trải qua khu vực cổng giám sát. Nhờ có in mã vạch hải quan mà các cán bộ hải quan nhanh lẹ kiểm tra, xử lý, giám sát các container. Rút ngắn được thời gian và giảm tối đa áp lực. o Mục đích của việc in mã vạch hải quan như sau: Đối với doanh nghiệp: in mã vạch hải quan để giúp kiểm soát xác nhận thông tin trên tờ khai hải quan có trùng khớp với hàng hoá đã qua khu vực giám sát hay không. Việc này sẽ hỗ trợ cho hàng hóa được nhập vào hoặc xuất ra khi trùng khớp thông tin Đối với cơ quan hải quan: giảm tối đa được thời gian kiểm tra, kiểm soát hàng hóa khi thông quan. Cũng từ đó mà cơ quan hải quan có các số liệu cụ thể để có cơ sở tính và nộp thuế cho nhà nước. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hình 1. 5: Mã vạch hải quan SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC 2.1. Giới thiệu về quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HNC Được thành lập từ năm 2007, qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, HNC đã khẳng định vị thế hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực: chuyển phát nhanh, vận chuyển nội địa và quốc tế, vận tải đường biển – đường bộ - đường hàng không, dịch vụ kho vận, thông quan, dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT từ nước ngoài về Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng từ Việt Nam đến kho Amazon, dịch vụ Thương Mại Điện Tử, Đến nay, mạng lưới nội địa của HNC đã bao phủ khắp 63 tỉnh thành, với trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, HNC đã phát triển mạnh và vươn ra toàn thế giới, với 5 công ty con tại Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Mạng lưới chuyển phát nhanh của HNC được kết nối trực tiếp với mạng lưới của OCS – Nhật bản, SF – Trung Quốc và Aramex – Trung Đông, DHL, UPS Bên cạnh đó, HNC tự hào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử từ 113 nước trên toàn thế giới về Việt Nam. Nắm bắt được xu thế của thị trường, HNC luôn phát triển theo hướng hiện đại, tự xây dựng phần mềm quản lý Fast Link trên công nghệ điện toán đám mây để trở thành một công ty thông minh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng thông qua hệ thống các website: hopnhat.com, hncmua.com, portal.hopnhat.com cũng như các website chuyên tuyến cung cấp dịch vụ mua hộ và vận chuyển hàng thương mại điện tử từ nước ngoài về Việt Nam. Ngoài ra, HNC đã phát triển thành công các App: HNCcourier dùng cho nhân viên giao nhận của HNC để giao hàng, HNCmua – bán hàng TMĐT, HNCbooking – dùng cho dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT. Tại HNC, chúng tôi không ngừng cố gắng, cải thiện từng ngày để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng. Với hơn 600 nhân viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm, nhiệt huyết, chuyên nghiệp tại Việt Nam và các SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh hub ở nước ngoài, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và mang đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất. HNC Quốc tế là công ty con thuộc tập đoàn HNC Group thành lập năm 2001. HNC cung cấp các dịch vụ về: o Dịch vụ hàng xuất o Dịch vụ hàng nhập o Dịch vụ phát báo quốc tế o Xuất nhập khẩu o E - commerce * Các đối tác chiến lược: - Năm 2007, thành lập HNC Quốc tế, - Năm 2007: kí hợp tác chiến lược với OCS/ANA của Nhật Bản - Năm 2007: kí hợp tác chiến lược với City Link/ Malaysia - Năm 2013: kí hợp tác chiến lược với SF Express của Trung Quốc - Năm 2015: kí hợp tác chiến lược với Hanjin của Hàn Quốc * Năng lực thông quan: - HNC có giấy phép thông quan theo thông tư 100/2010/TT - BTC về chuyển phát nhanh qua đường hàng không - HNC có giấy phép thông quan theo thông tư 36/2011/TT - BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ. - HNC có điểm thông quan trực tiếp tại sân bay Nội Bài – Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất – Hồ Chí Minh * Định hướng phát triển: o Đầu tư phát triển kho vận, phương tiện vận tải, cảng biển, o Mở rộng mạng lưới toàn quốc để thu gom hàng hóa đi quốc tế o Mở chi nhánh ra nước ngoài: USA, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Singapore, Trung Quốc,Thái Lan, Đài Loan o Cung cấp dịch vụ: chuyển phát nhanh hàng hóa, logistics, warehouse, e- commerce, thông quan SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh o Xây dựng đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp, có người nước ngoài làm việc trực tiếp o Tạo phúc lợi, chính sách hướng đến nâng cao đời sống người lao động 2.1.2. Triết lý về công ty HNC Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, sự tin tưởng của khách hàng chính là thước đo cho sự thành công của HNC. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều không nằm ngoài mục tiêu mang đến sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng. Với slogan “Đi là đến”, chúng tôi khẳng định ý chí quyết tâm cao nhất, không bao giờ từ bỏ, xây dựng HNC trở thành một thương hiệu mạnh tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Sự phát triển đó luôn luôn đồng hành với các lợi ích của cổ đông, người lao động, khách hàng, cũng như đóng góp phúc lợi cho xã hội. 2.1.3. Mô hình tổ chức của HNC o Ban giám đốc: 1 Tổng Giám Đốc, 2 Phó Tổng o 10 Phòng/Ban: P. Chiến lược kinh doanh, P. Bán hàng, P. Chăm sóc khách hàng, P. Kế hoạch – đầu tư, P. Nghiệp vụ - đào tạo, P. Tổ chức lao động, P. Tài chính, P. Hành chính nhân sự, P. IT, Ban kiểm soát nội bộ o 1 trung tâm đường trục: 1 Giám Đốc Trung Tâm, 1 Phó Giám Đốc Trung Tâm, 3 Ban ( ban tài chính, ban kế hoạch, ban hàng chính tổng hợp) o 1 đội xe trung tâm đường trục, 04 khu vực (KV1: Hà Nội; KV2: Đà Nẵng; KV3: HCM, KV4: Cần Thơ) o Hệ thống trung tâm giao dịch: các trung tâm giao dịch trái đều trên 2.1.4. Văn hóa con người ở HNC Với phương châm “ lấy con người làm trọng tâm”, công nghệ thông tin làm nền tảng cho sự phát triển vững chắc, HNC hướng đến xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nguyên tắc, minh bạch dành cho đội ngũ của mình. Trong đó văn hóa của công ty là sự kết hợp hài hòa của 5 giá trị: kiên trì, bản lĩnh, trí tuệ, hài hòa và sáng tạo. Qua đó lấy điều này làm thước đo cho hiệu quả công việc. Một trong những giá trị tạo nên thành công trong hơn 18 năm qua là xây dựng được một đội ngũ mạnh. HNC hiểu rõ nền tảng của một doanh nghiệp là SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh đội ngũ nhân sự vững mạnh, giỏi và phù hợp với vị trí công việc, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Với mong muốn có một đội ngũ giỏi, HNC chú trọng vào việc tuyển dụng đầu vào của công ty. HNC luôn định hướng chọn lựa những người có chuyên môn, phù hợp với công việc, có thể làm việc tới năng suất cao và hiệu quả công việc tốt. Qua đó, HNC cũng thực hiện chính sách bố trí đúng người đúng việc. Mỗi nhân viên được bố trí làm đúng công việc yêu thích, đúng sở trường để họ cảm thấy hăng say, đam mê công và tận tâm để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Nhằm khuyến khích các thành viên phát huy hết năng lực bản thân, công ty áp dụng hết hệ thống KPI cho tất cả các vị công việc. Theo đó, KPI sẽ là tiêu chí đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của từng cá nhân. HNC có chính sách lương thưởng xứng đáng dựa vào năng lực của từng thành viên. Mục tiêu của HNC là tạo ra sự cân bằng nghĩa vụ và lợi ích của tất cả các nhân viên thông qua các chính sách: o Lương thưởng hấp dẫn o Thưởng tháng 13 o Lương tăng bình quân 10% so với năm trước đó o Tăng phúc lợi, chế độ BHYT, BHXH đầy đủ. 2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC 2.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh những năm gần đây của HNC Là một trong 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020 - Nhóm ngành: Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Đây là sự khẳng định về việc nâng cao chất lượng dịch vụ mà HNC đang cung cấp cho khách hàng và là sự tiến bộ vượt bậc của HNC sau những cố gắng, sự kiên trì không ngừng nghỉ trong bối cảnh cơn bão đại dịch Covid-19 tàn phá “sức khỏe” của các doanh nghiệp nói chung. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty HNC ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tổng doanh thu 880 980 1200 100 220 Tổng nộp ngân sách 100 250 365 150 115 Lợi nhuận 200 350 486 150 136 LN/DT (%) 22,73% 35,71% 40,50% 150% 61.82% Nguồn: Phòng kế toán – Công ty HNC Biểu đồ 2. 1: Lợi nhuận đạt trên tổng doanh thu của công ty HNC Doanh thu tăng đều qua các năm ( 880 nghìn tỷ đồng đến 1200 tỷ đồng), lợi nhuận cũng tăng qua các năm ( từ 200 nghìn tỷ đồng đến 486 tỷ đồng). Qua phân tích và tìm hiểu về công ty qua các năm doanh thu, lợi nhuận đều tăng đều đó cho chúng ta thấy được công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, thêm vào đó công ty luôn thực hiện đúng sửa chữa, xây dựng mới kho bằng vốn tự có của công ty theo định kỳ. Ngoài ra, công ty cung cấp dịch vụ uy tính, cước phí ưu đãi, giao hàng cho nhanh và hàng hóa không bị trầy xước nên khách hàng luôn tin dùng sử dụng dịch vụ của HNC. Năm 2019, tổng doanh thu tăng (100 tỷ đồng), tổng nộp ngân sách và lợi nhuận tăng (150 tỷ đồng). Cần cố gắng phát huy hơn nữa để nhiều khách hàng SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh biết đến dịch vụ giao nhận ở HNC. Mặc dù Covid-19 kéo dài cả năm nhưng tổng doanh thu, tổng nộp ngân sách, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận doanh thu đều ở mức dương. Tỷ lệ lợi nhuận doanh thu không cao lắm nhưng cũng không bị tổn thất nặng nề từ dịch Covid-19. Sau Tết trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra đang diễn biến phức tạp đã làm gián đoạn giao thương giữa các nước, đã kéo giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng. Qua bảng số liệu và sơ đồ cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn vẫn cao, tốc độ tăng trưởng tăng gần gấp đôi so với năm 2019 (11,36%). Từ đó cho thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty nhờ vào thực hiện đúng chính sách bố trí đúng người đúng việc, các chính sách hỗ trợ cho nhân viên xứng đáng với năng lực của bản thân. Về việc thực hiện nghĩa vụ nhà nước, Công ty HỢP NHẤT QUỐC TẾ (HNC) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch với nhà nước, như sau: Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng 2018 2019 2020 Chỉ tiêu Thực hiện Thực hiện Thực hiện Tổng nộp ngân sách 100 250 365 Thuế GTGT 85 98 95 Thuế NK 120 108 124 Thuế TNDN 60 70 80 Thuế vốn 50 50 50 Nộp khác 61 62 58 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - Công ty Hợp Nhất Quốc Tế (HNC) Đối với nghĩa vụ nộp thuế, HNC luôn tuân thủ và đáp ứng tốt những gì hải quan và nhà nước yêu cầu như thuế GTGT, thuế NK, thuế TNDN, SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 2.2.2. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không Dịch vụ giao nhận là một trong những hoạt động chính của công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế (HNC) – chi nhánh Miền Nam. Hiện nay công ty có mạng lưới giao nhận khắp cả nước 63 tỉnh thành, HNC đã phát triển mạnh và vươn ra toàn thế giới, với 5 công ty con tại Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Mạng lưới chuyển phát nhanh của HNC được kết nối trực tiếp với mạng lưới của OCS – Nhật bản, SF – Trung Quốc và Aramex – Trung Đông, DHL, UPS Bên cạnh đó, HNC tự hào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử từ 113 nước trên toàn thế giới về Việt Nam. Với vai trò là đại lý hàng hoá IATA, Công ty sẽ được hưởng hoa hồng từ việc gửi hàng cho các hãng hàng không đã ký kết hợp đồng đại lý. Trường hợp khách hàng yêu cầu hay chỉ định gửi hàng cho người chuyên chở mà Công ty lại không làm đại lý cho các hãng này thì Công ty chỉ đóng vai trò là người giao nhận hàng không theo sự ủy thác của khách hàng. Hiện tại công ty chưa có đủ nhân viên bốc hàng ở kho HNC. Chính vì vậy, mà việc nhập hàng vào kho HNC và bàn giao hàng cho SF gặp không ít khó khăn về việc ra hàng. Khi hàng về kho nhiều, không có đủ nhân viên để bốc hàng vào kho. Vào thời điểm đó, nhân viên thông quan ra bốc hàng vào kho, khi hàng ra kho bàn giao cho SF nhân viên thủ tục thông quan phải ra hàng. Hơn nữa vì kho HNC miền Bắc đang gặp một số sự cố nên tất cả hàng hóa được chuyển vào kho HNC miền Nam khoảng 2 tháng. Làm cho bộ phận thông quan bị chậm tiến trình trong quá trình thông quan hàng hóa cho khách hàng. Như vậy, hầu hết các bộ phận trong phòng thông quan điều kiêm cả hai nghiệp vụ: vừa làm thủ tục thông quan, vừa bốc hàng. Vì thế việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không chưa được phát huy được hiệu quả mà tất yếu phải đạt được. Công ty đang cố gắng chú trọng, đầu tư nhiều hơn để phát triển nghiệp vụ giao nhận vận chuyển bằng đường hàng không và khai thác chức năng đại lý hàng hóa IATA một cách tốt hơn – loại hình dịch vụ này tuy khối lượng không cao nhưng giá trị rất lớn nhưng đối với hàng hóa này là rất cao. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Nắm bắt được xu thế của thị trường, HNC luôn phát triển theo hướng hiện đại, tự xây dựng phần mềm quản lý Fast Link trên công nghệ điện toán đám mây để trở thành một công ty thông minh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng thông qua hệ thống các website: hopnhat.com, hncmua.com, portal.hopnhat.com cũng như các website chuyên tuyến cung cấp dịch vụ mua hộ và vận chuyển hàng thương mại điện tử từ nước ngoài về Việt Nam. Ngoài ra, HNC đã phát triển thành công các App: HNCcourier dùng cho nhân viên giao nhận của HNC để giao hàng, HNCmua – bán hàng TMĐT, HNCbooking – dùng cho dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT. Chính vì vậy, để có thể phát triển vững mạnh hơn và chiếm vị thế lớn trong thị trường trong những năm tới, vấn đề có chiến lược quan trọng đối với công ty Hợp Nhất Quốc Tế là đưa ra những biện pháp thích hợp trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, sự tin tưởng của khách hàng chính là thước đo cho sự thành công của HNC. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều không nằm ngoài mục tiêu mang đến sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng. Bảng 2. 3: Khối lượng hàng hóa giao nhận qua các năm Đơn vị: Tấn Năm 2018 2019 2020 2019/202019 2020/2019 Tổng sản lượng 2001 -566 6045 8046 7480 giao nhận Giao nhận hàng 971 435 3587 4558 4993 nhập Nguồn: Phòng tổng hợp HNC Năm 2019 là năm có khối lượng hàng hóa giao nhận lớn nhất (8046 Tấn), với sự thành công ra mắt với ứng dụng thương mại điện tử trang web HNCmua.com và ứng dụng HNCmua trên hệ điều hành IOS và Android. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế cũng từng bước nâng cao chất SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh lượng dịch vụ, uy tín, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường giao nhận của mình. So sánh khối lượng hàng nhập năm 2019 so với 2018 tăng mạnh cả tổng sản lượng giao nhận và giao nhận hàng nhập. Công ty phát triển tốt, cố gắng hơn nữa để đạt được mục tiêu trở thành Công ty logistics số 1 Việt Nam. Bảng so sánh năm 2020/2019, tổng sản lượng giao nhận so với năm 2019 âm ( -566 Tấn), nhưng giao nhận hàng nhập vẫn tăng (435 Tấn). Một năm 2020 gặp nhiều biến cố, sang năm nỗ lực hơn nữa, có những chính sách tốt để phát triển cho công ty và cho nước nhà. Khối lượng giao nhận hàng nhập lớn hơn khối lượng giao nhận hàng hàng xuất do nước mình là nước nhập siêu. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của công ty cổ phần Hợp Nhất phát triển với nhiều loại hình phong phú: đường biển – đường bộ - đường hàng không, các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quà tặng, hàng cá nhân, thu gom hàng xuất và chia lẻ hàng nhập, vận chuyển hàng quá cảnh, hàng ngoại giao và hành lý cá nhân. Bảng 2. 4: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Doanh thu 81.52 83.82 80.34 2.32 -3,48 Doanh thu giao nhận 32.25 35.12 30.15 2.78 -4.97 hàng không Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp công ty HNC Doanh thu và doanh thu giao nhận hàng không đều ở mức dương, một năm đất nước phát triển, các công ty giao nhận cũng phát triển theo. Dịch vụ giao nhận phát triển ngày càng phát triển, khách hàng không sợ hàng đặt ở nước ngoài về chậm hay mất hàng. Với thời đại công nghệ 4.0, chỉ cần ngồi ở nhà với thao tác click chuột là đặt được hàng và giao hàng tận nhà. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Với một năm khó khăn của cả nước, tổng kim ngạch XNK giảm xuống kéo theo các dịch vụ giao nhận cũng giảm theo. Năm 2020, doanh thu và doanh thu giao nhận hàng không của HNC giảm xuống mức âm. Năm sau đề xuất những chính sách để phục hồi những trì trệ này. Biểu đồ 2. 2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không tăng lên không ngừng và đạt cao nhất vào năm 2018. Tuy năm 2019 doanh thu giao nhận hàng không không đạt được bằng các năm trước nguyên nhân do một phần ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động giao nhận bị chững lại nhưng vẫn đạt đủ chỉ tiêu. Hoạt động giao nhận hàng không với đặc trưng cơ bản là có giá cước dịch vụ giao nhận cao nên chiếm tứ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 5: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2018) Đơn vị: Tấn Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 5,823 6,165 11,988 2,605 2,02 4,625 16,613 2 3,435 4,57 8,005 1,122 1,297 2,419 10,424 3 5,612 7,175 12,787 2,578 2,265 4,843 17,63 4 5,927 6,78 12,707 2,383 1,966 4,349 17,056 5 6,387 7,698 14,085 2,375 2,222 4,597 18,682 6 5,872 7,138 13,01 1,986 1,82 3,806 16,816 7 6,091 7,325 13,416 1,699 1,716 3,415 16,831 8 6,147 7,195 13,342 1,935 1,648 3,583 16,925 9 6,084 7,876 13,96 2,033 1,806 3,839 17,799 10 6,542 8,4 14,942 2,163 1,927 4,09 19,032 11 6,162 7,912 14,074 2,397 1,965 4,362 18,436 12 6,851 6,96 13,811 2,648 2,24 4,888 18,699 TCộng 70,933 85,194 156,127 25,924 22,892 48,816 204,943 Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2018 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi, có nhiều cải thiện, song chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức; hoạt đồng thương mại toàn cầu duy trì đà tăng trưởng nhưng đối mặt với nhiều khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ với Trung Quốc và các đối tác lớn khác như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản ngày càng gia tăng. Ở trong nước, tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để. Hoạt động vận tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không. Quá trình giao nhận hàng hóa vẫn ổn định, đáp ứng được nhu cầu khách hàng về nhu cầu hàng hóa. Bảng 2. 6: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Năm Trước (2018/2017) Đơn vị: % Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 36.24% 11.46% 22.26% 65.19% 20.24% 42.00% 27.19% 2 -22.34% -6.66% -14.10% -6.19% -6.69% -6.46% -12.44% 3 -8.30% -3.91% -5.89% 30.60% 18.03% 24.40% 0.86% 4 7.35% 1.97% 4.41% 39.93% 13.77% 26.76% 9.33% 5 17.97% 27.68% 23.09% 34.11% 23.17% 28.59% 24.40% 6 4.11% 12.94% 8.78% 5.75% 9.64% 7.57% 8.50% 7 10.36% 8.21% 9.18% -6.24% 0.35% -3.04% 6.46% 8 19.80% 22.70% 21.35% 23.09% 4.83% 13.96% 19.70% 9 8.88% 8.59% 8.71% 31.42% 14.09% 22.65% 11.45% 10 5.47% 15.37% 10.81% 11.27% 7.35% 9.39% 10.50% 11 -2.27% 15.32% 6.90% 9.35% 6.97% 8.27% 7.22% 12 7.84% 6.99% 7.41% 12.97% 9.97% 11.57% 8.47% TCộng 6.68% 10.03% 8.48% 20.52% 10.51% 15.61% 10.10% Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 2018 là một năm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt tốc độ cao nhất trong vòng 10 năm. Nền kinh tế Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó tạo cơ hội để thúc đẩy dòng chảy thương mại. Việc ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo toàn cầu của mình ở Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng xuất siêu cho Việt Nam. Với một năm nền kinh tế thuận lợi, các công ty giao nhận đều tăng trưởng mạnh. Qua bản so sánh, hàng quốc tế và hàng nội địa đều tăng trưởng tốt mức tăng trưởng đạt 10.10% so với năm 2017 Bảng 2. 7: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2019) Đơn vị: Tấn Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 5,958 6,883 12,841 2,53 2,483 5,013 17,854 2 4,306 5,07 9,376 1,124 1,397 2,521 11,897 3 6,611 9,302 15,913 2,314 2,48 4,794 20,707 4 5,609 8,212 13,821 2,066 2,136 4,202 18,023 5 6,32 8,054 14,374 2,5 2,123 4,623 18,997 6 6,139 8,761 14,9 2,366 1,882 4,248 19,148 7 6,489 8,108 14,597 2,045 1,883 3,928 18,525 8 5,843 7,438 13,281 2,318 2,03 4,348 17,629 9 5,934 7,776 13,71 2,669 2,32 4,989 18,699 10 6,333 8,505 14,838 2,304 1,754 4,058 18,896 11 6,534 8,015 14,549 2,252 1,715 3,967 18,516 12 6,63 7,436 14,066 3,179 2,29 5,469 19,535 TCộng 72,781 93,509 166,29 27,667 24,493 52,16 218,45 Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2019 Với một năm có nền kinh tế tăng trưởng tương đối cao so với chỉ tiêu đề ra. Hoạt động vận tải trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019 tiếp tục duy trì mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ngành đường bộ và đường hàng không, do được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các địa phương và các hãng kinh doanh không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả linh hoạt. Dẫn đến việc giao nhận hàng hóa cũng cao so với cùng kỳ năm trước. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 8: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2019/2018) Đơn vị: % Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 2.32% 11.65% 7.12% -2.88% 22.92% 8.39% 7.47% 2 25.36% 10.94% 17.13% 0.18% 7.71% 4.22% 14.13% 3 17.80% 29.64% 24.45% -10.24% 9.49% -1.01% 17.45% 4 -5.37% 21.12% 8.77% -13.30% 8.65% -3.38% 5.67% 5 -1.05% 4.62% 2.05% 5.26% -4.46% 0.57% 1.69% 6 4.55% 22.74% 14.53% 19.13% 3.41% 11.61% 13.87% 7 6.53% 10.69% 8.80% 20.36% 9.73% 15.02% 10.06% 8 -4.95% 3.38% -0.46% 19.79% 23.18% 21.35% 4.16% 9 -2.47% -1.27% -1.79% 31.28% 28.46% 29.96% 5.06% 10 -3.19% 1.25% -0.70% 6.52% -8.98% -0.78% -0.71% 11 6.04% 1.30% 3.38% -6.05% -12.72% -9.06% 0.43% 12 -3.23% 6.84% 1.85% 20.05% 2.23% 11.89% 4.47% TCộng 2.61% 9.76% 6.51% 6.72% 6.99% 6.85% 6.59% Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC Thông qua bảng so sánh số lượng hàng hóa năm 2019 so với 2018, nhìn chung những tháng đầu năm hàng quốc tế tăng trưởng tốt, một số tháng cuối năm có xu hướng giảm. Tổng kim ngạch hàng xuất nhập khẩu đối với hàng quốc tế tăng 6.51% so với năm 2018. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 9: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2020) Đơn vị: Tấn Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 4,592 6,958 11,55 2,073 2,266 4,339 15,889 2 6,126 7,41 13,536 1,888 2,641 4,529 18,065 3 7,257 8,347 15,604 2,333 2,419 4,752 20,356 4 3,901 4,626 8,527 1,34 1,197 2,537 11,064 5 4,278 6,67 10,948 2,095 2,093 4,188 15,136 6 4,058 7,932 11,99 2,514 1,962 4,476 16,466 7 4,76 7,155 11,915 2,684 2,15 4,834 16,749 8 5,047 8,327 13,374 2,626 1,69 4,316 17,69 9 5,126 7,739 12,865 2,265 2,339 4,604 17,469 10 5,904 9,425 15,329 2,405 3,04 5,445 20,774 11 5,761 8,45 14,211 2,658 2,685 5,343 19,554 12 6,258 7,548 13,806 2,895 2,894 5,548 20,484 TCộng 63,068 83,039 153,66 27,776 27,376 54,911 209,7 Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2020 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Theo đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 328 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa phục vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 97.000 tấn, giảm 9,1% chủ yếu đến từ sự sụt giảm sản lượng quý II/2020 với mức âm 24% so với cùng kỳ do tác động của dịch Covid -19 và lệnh hạn chế các chuyến bay áp dụng từ cuối tháng 3/2020. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của HNC đạt 221 tỷ đồng, giảm 9,8% so với cùng kỳ. Mặc dù đặc điểm chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao (khấu hao, dịch vụ mua ngoài) đặt áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp, các biện pháp cắt giảm chi phí nhân công từ quý II cũng như doanh thu tài chính tăng mạnh đã giúp giữ biên lợi nhuận thuần tương đối ổn định so với cùng kỳ. Bảng 2. 10: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2020/2019) Đơn vị: Tấn Hàng Quốc tế Hàng Quốc nội Tháng TCộng Nhập Xuất Cộng Nhập Xuất Cộng 1 -23.93% 1.09% -10.05% -18.06% -8.74% -13.45% -11.01% 2 42.27% 46.15% 44.37% 67.97% 89.05% 79.65% 51.85% 3 8.54% -9.77% -2.09% 0.82% -2.46% -0.88% -1.81% 4 -30.45% -43.67% -38.30% -35.14% -43.96% -39.62% -38.61% 5 -32.31% -17.18% -23.83% -16.20% -1.41% -9.41% -20.32% 6 -33.90% -9.46% -19.53% 6.26% 4.25% 5.37% -14.01% 7 -26.65% -11.75% -18.37% 31.25% 14.18% 23.07% -9.59% 8 -13.62% 11.95% 0.70% 13.29% -16.75% -0.74% 0.35% 9 -13.62% -0.48% -6.16% -15.14% 0.82% -7.72% -6.58% 10 -6.77% 10.82% 3.31% 4.38% 73.32% 34.18% 9.94% 11 -11.83% 5.43% -2.32% 18.03% 56.56% 34.69% 5.61% 12 -1,083 2.66% 1.25% 5.58% 20.25% 36.58% 4.56% TCộng -14.12% -3.52% -8.13% 1.60% 10.26% 5.72% -4.88% Nguồn: Phòng Thông quan Miền Nam của HNC SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Năm 2020 một năm đầy khó khăn và thử thách cho các ngành nghề nói chung và dịch vụ giao nhận nói riêng. Khi làn sóng dịch Covid-19 tràn vào làm cho cửa khẩu của các nước hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa làm cho quá trình giao nhận hàng hóa bị trì trệ. Hàng hóa quốc tế lẫn hàng hóa nội địa nhìn chung giảm mạnh so với năm 2019 Là một đất nước xuất siêu, cửa khẩu bị hạn chế làm cho hàng hóa không thể lưu thông nhiều như những năm trước. Ngược lại, hàng hóa nội địa tổng sau 11 tháng đầu năm vẫn ở mức dương, nhưng cũng giảm so với năm 2019 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 11: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm Đơn vị: Tấn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Tháng Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất 1 5,823 6,165 5,958 6,883 4,592 6,958 135 718 -1,366 75 2 3,435 4570 4,306 5070 6,126 7410 871 500 1,820 2,340 3 5,612 7,175 6,611 9,302 7,257 8,347 999 2,127 646 -955 4 5,927 6780 5,609 8,212 3,901 4,626 -318 1,432 -1,708 -3,586 5 6,387 7,698 63200 8,054 4,278 6670 56,813 356 -58,922 -1,384 6 5,872 7,138 6,139 8,761 4,058 7,932 267 1,623 -2,081 -829 7 6,091 7,325 6,489 8,108 4760 7,155 398 783 -1,729 -953 8 6,147 7,195 5,843 7,438 5,047 8,327 -304 243 -796 889 9 6,084 7,876 5,934 7,776 5,126 7,739 -150 -100 -808 -37 10 6,542 8400 6,333 8,505 5,904 9,425 -209 105 -429 920 11 6,162 7,912 6,534 8,015 5,761 8450 372 103 -773 435 12 6,851 6960 66300 7,436 6,258 7,548 59,449 476 -60,042 112 TCỘNG 70,933 85,194 189,256 93,560 63,068 90,587 118,323 8,366 -126,188 -2,973 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Biểu đồ 2. 6: Biểu đồ Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm Với hàng quốc tế, sản lượng hàng nhập qua 3 năm có xu hướng giảm chỉ có năm 2019 tăng. Tình hình kinh tế năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phát triển tốt so với 10 năm trở lại đây, do đó kéo theo dịch vụ giao nhận hàng hóa tăng theo. Sản lượng hàng xuất qua các năm đều tăng, đặc biệt năm 2020 (6,958 Tấn). Mặt dù một năm biến cố, tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định nhưng dịch vụ giao nhận hàng xuất của HNC tăng đóng góp một phần cho phát triển đất nước. 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 2. 12: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội qua 3 năm Đơn vị: Tấn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Tháng Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất 1 2,605 2020 25300 2,483 2,073 2,266 22,695 463 -23,227 -217 2 1,122 1,297 1,124 1,397 1,888 2,641 2 100 764 1,244 3 2,578 2,265 2,314 2480 2,333 2,419 -264 215 19 -61 4 2,383 1,966 2,066 2,136 1340 1,197 -317 170 -726 -939 5 2,375 2,222 2500 2,123 2,095 2,093 125 -99 -405 -30 6 1,986 1820 2,366 1,882 2,514 1,962 380 62 148 80 7 1,699 1,716 2,045 1,883 2,684 2150 346 167 639 267 8 1,935 1,648 2,318 2030 2,626 1690 383 382 308 -340 9 2,033 1,806 2,669 2320 2,265 2,339 636 514 -404 19 10 2,163 1,927 2,304 1,754 2,405 3040 141 -173 101 1,286 11 2,397 1,965 2,252 1,715 2,658 2,685 -145 -250 406 970 12 2,648 2240 3,179 2290 2,895 2,894 531 50 -284 604 TCỘNG 25,924 22,892 50,437 24,493 27,776 27,376 24,513 1,601 -22,661 2,883 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Biểu đồ 2. 7: Biểu đồ sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội Đối với hàng quốc nội, sản lượng hàng hóa nhập qua các năm giảm, sản lượng hàng hóa xuất cũng giảm. Do HNC mạng lưới chuyển phát nhanh nội địa chưa được mở rộng, còn hạn chế về đường bay và kho bãi ở trong nước. Qua hai biểu đồ sản lượng hàng hóa XNK quốc nội và quốc tế, HNC phát triển mạnh ở hàng quốc tế hơn hàng quốc nội. HNC là đại lý của SF Trung Quốc, đó là một hãng chuyển phát nhanh lớn thứ hai ở Trung Quốc có trụ sở ở Thẩm Quyến. Mặt hàng chính của công ty là hàng Ecom chủ yếu là hàng nhập của Úc, do vậy số lượng hàng quốc tế nhiều hơn số lượng hàng quốc nội. Công ty cần phát triển chuyển phát nhanh ở quốc nội, cần mở rộng chi nhánh và kho vận ở cảng, sân bay khắp cả nước để dịch vụ chuyển phát nhanh của HNC được phủ sóng khắp cả nước. 2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 2.3.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có ưu điểm là hàng hóa cập nơi đến nhanh hơn, rút ngắn thời gian chờ hàng. Các vấn đề chậm trễ hay sự cố cũng được hạn chế mức tối đa, đảm bảo tiến độ thỏa thuận cho chủ hàng. HNC cung cấp dịch vụ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu quốc tế, theo Thông tư 100/2010/TT BTC về chuyển phát nhanh đường hàng không, Thông tư SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 36/2011/TT BTC về thông quan chuyển phát nhanh đường bộ và dịch vụ vận chuyển hàng hóa khắp 63 tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam. Hiện HNC đang cung cấp dịch vụ hàng nhập cho OCS Nhật Bản/ Đài Loan, SF Express Trung Quốc, Aramex Ấn Độ/ Singapore qua cửa khẩu Nội Bài/Tân Sơn Nhất và Sagawa Nhật Bản qua cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh. Bill đến HNC nhận TBHĐ HNC làm TKTQ Qua TCS/SCSC bốc số, đóng tiền lấy phiếu xuất kho HNC làm thủ tục Làm thủ tục HQ nhập hàng vào kho nhận hàng về kho Sơ đồ 1. 2: Quy trình nhận hàng bằng đường hàng không tại HNC Tại nước xuất khẩu, thủ tục và nghiệp vụ cần thiết như: Nhận hàng tại kho người xuất khẩu, Vận chuyển đến sân bay giao cho hãng hàng không Làm thủ tục hải quan xuất khẩu Cấp cho người xuất khẩu các giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận đã nhận hàng, lưu kho, vận chuyển Sau khi hoàn tất thủ tục với hải quan, sân bay, hãng hàng không, hãng bay nước ngoài sẽ phát hành Vận đơn hàng không (AWB) và gửi kèm theo hàng hóa bộ chứng từ liên quan. Bản gốc AWB số 3 giao lại cho người gửi hàng, cùng thông báo cước + phí có liên quan (nếu có) để người gửi hàng thanh toán. Hàng được vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng. Sau khi hàng lên máy bay và trước khi hàng về, hãng hàng không báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để đại lý biết và gửi giấy thông báo hàng đến cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh  Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại TCS & SCSC Tại Việt Nam (nước nhập khẩu), đại lý làm thủ tục hải quan nhập khẩu, với các bước cần thiết như sau: o Nhận giấy thông báo hàng từ hãng hàng không o Nhân viên thủ tục HNC qua bên TCS/SCSC bốc số, đóng tiền làm thủ tục nhận hàng. Bên TCS/SCSC sẽ xuất cho nhân viên đó 1 phiếu xuất kho. Nhân viên thủ tục cầm phiếu xuất kho kèm với tờ khai vận chuyển độc lập sau đó trình cho Hải Quan. Hải quan kiểm tra hồ sơ và đưa lên hệ thống để TCS/SCSC phát hàng cho Hợp Nhất. o Nhân viên thủ tục HNC qua làm việc với TCS/SCSC để kéo hàng về kho Hợp Nhất . Sau đó hải quan seal chiếc xe đó lại và bắt đầu Boa tờ khai trên hệ thống bắt đầu vận chuyển độc lập. Vận chuyển độc lập bằng đường ô tô kéo hàng từ kho TCS/SCSC về kho Hợp Nhất bằng tờ khai vận chuyển độc lập đường bộ ( phương tiện vận chuyển là ô tô) o Hàng kéo về kho Hợp nhất, sau đó hải quan bên này sẽ cắt seal đó và cho hàng vào kho o Trên hệ thống hải quan sẽ deal tờ khai và kết thúc tờ khai độc lập đó o Hàng được lưu kho và chờ thông quan  Đưa hàng về kho HNC và quá trình thực hiện thông quan hàng hóa Mở tờ khai ( khách ủy quyền Hợp Nhất khai) Khi nhận được thông tin hàng sắp đến/ đã đến, bộ phận chăm sóc khách hàng tiến hàng gửi giấy thông báo hàng đến qua Email cho khách hàng. Sau khi khách hàng xác nhận sử dụng dịch vụ khai báo của Hợp Nhất hoặc tự khai báo. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ lên bảng kê danh sách thông tin cần thiết để khai báo lô hàng của khách. Đồng thời, vị trí này đảm nhiệm thêm nhiệm vụ phân loại hàng hóa theo hai luồng: hàng hóa có giá trị thấp và hàng hóa có giá trị cao để mở tờ khai phù hợp. Hàng hóa có giá trị thấp: những lô hàng có khối lượng dưới 5kg và tổng giá trị hàng hóa dưới 1 triệu Việt Nam Đồng ( tùy thuộc vào loại hàng hóa cụ thể, đối với mặt hàng thực phẩm chức năng thì cần dưới 0.5kg) SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hàng hóa có giá trị cao: những lô hàng có khối lượng trên 5kg và tổng giá trị hàng hóa hơn 1 triệu Việt Nam Đồng  Thực hiện khai báo và thông quan hàng hóa Chọn doanh nghiệp nhập khẩu: nhập mã số thuế và tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại Tạo mới tờ khai nhập khẩu Tại phần thông tin chung, tiến hàng khai báo các thông tin: . Mã loại hình: chọn A12 cho hàng nhập khẩu mậu dịch, H11 cho hàng phi mậu dịch . Cơ quan hải quan xử lý tờ khai: 02DS Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh số 6 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM . Ngày khai báo . Phân loại cá nhận, tổ chức: tùy thuộc vào lô hàng cần khai báo . Mã bộ phận xử lý tờ khai: thường chọn số 04 – chi cục hải quan chuyển phát nhanh . Mã phương tiện vận chuyển: Chọn số 01 phương thức vận chuyển hàng không . Thông tin người xuất khẩu và nhập khẩu: Theo thông tin trên Bill & Invoice và danh sách mà bộ phận chăm sóc khách hàng cung cấp. . Số vận đơn: Nhập đúng thông tin trên vận tải đơn hàng cung cấp . Số kiện, số ký: Nhập đúng trên hóa đơn thương mại . Mã lưu kho: 02DSED3 - Kho Hợp Nhất . Phương tiện vận chuyển và ngày hàng đến: Thông tin trên giấy thông báo hàng đến, ghi số chuyến bay và ngày hàng đến . Địa điểm dỡ hàng: VNSGN – Hồ Chí Minh . Địa điểm xếp hàng: Nếu không có thông tin chính xác thì nhập ZZZZZ – Unknown Thông tin chung 2: SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh . Các tiêu chí số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày hết hạn: xem thông tin trên hợp đồng mua bán . Thông tin văn bản và giấy phép nhập khẩu: phải nhập cụ thể loại hàng hóa đang nhập . Hóa đơn thương mại: loại hóa đơn, số hóa đơn, ngày phát hành . Các thông tin: phương tiện thanh toán, điều kiện hóa đơn, mã đồng tiền và giá trị hóa đơn nhập đúng theo trên hóa đơn thương mại . Người nộp thuế: Nhập 2 - Đại lý hải quan . Xác định thời gian nộp thuế: Nhập D – trường hợp nộp thuế ngay Thông tin chung 3 . Tên hàng: mô tả thông tin hàng hóa và đảm bảo hàng hóa phải mới 100% . Mã HS CODES: tự tra trên biểu thuế hoặc do khách hàng cung cấp . Các thông tin: xuất xứ, số lượng, đơn vị tính, trị giá hóa đơn nhập đúng theo hóa đơn thương mại . Các mục thuế phụ thuộc vào mặt hàng Khai báo: Sau khi nhập tất cả thông tin cần thiết, nhân viên thủ tục bấm nút GHI để ghi lại tất cả thông tin, khai báo bằng nút IDA – Khai báo tờ khai nhập khẩu, IDC – Khai báo chính thức tờ khai nhập khẩu và Lấy kết quả phân luồng, thông quan . Nếu tờ khai được phân luồng xanh: tờ khai được chấp nhận thông quan, nhân viên in mã vạch và xuất hàng hóa . Nếu tờ khai được phân luồng vàng: cần in tờ khai kết quả phân luồng và trình cho hải quan kiểm tra. Nếu không có vấn đề thì hàng hóa được thông quan. Những điều chỉnh mà hải quan yêu cầu như: áp lại mã HS, hải quan xây giá và sau đó trình lại hải quan và hàng hóa được thông quan SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh . Nếu tờ khai luồng đỏ: cần kiểm tra thực tế và chứng từ. Nếu hàng hóa đúng với thông tin trên tờ khai và hóa đơn thương mại thì sẽ được thông quan. Mở tờ khai ( khách tự khai) Sau khi bộ phận chăm sóc khách hàng gửi giấy thông báo hàng đến về lô hàng vượt định mức miễn thuế cần làm thủ tục khai báo hải quan cho khách hàng. Khách hàng nhận thông tin và tự mở tờ khai, sau đó gửi mã vạch và tờ khai thông quan để Hợp Nhất thanh lý. Được kiểm tra và xác nhận các giấy tờ hợp lệ, hải quan giám sát sẽ tiến hành đóng dấu, ký tên xác nhận và cho phép nhân viên HNC chuyển hàng hóa thông quan ra khỏi kho Hợp Nhất và bàn giao hàng về cho SF để giao hàng cho khách hàng. 2.3.2. Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu Khi lô hàng nhập về đến sân bay Tân Sơn Nhất, hàng hóa được đưa vào kho TCS, SCSC. Sau khi làm thủ tục thông quan, được kéo về kho Hợp Nhất. Sau khi nhận được thông tin về thời gian hàng đến, bộ phận chăm sóc khách hàng tiến hành gửi giấy thông báo hàng đến cho khách hàng đối với những mặt hàng vượt định mức miễn thuế. Khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về lô hàng trong giấy thông báo hàng đến, bộ phận OPN lên file và sau đó bộ phận thông quan tiến hành tờ khai, trong quá trình lên tờ khai sẽ có những sai sót Về tờ khai : trước khi lập bộ chứng từ để tiến hành nhận hàng tại cảng biển đối với hàng nhập thì bộ phận thông quan phải nhận được thông tin từ chủ hàng cung cấp đó là hợp đồng, invoice, packing list, bill, thông báo hàng đến. Dựa vào những thông tin trên bộ phận thông quan tiến hành lập tờ khai để khai hải quan, nội dung trên tờ khai có rất nhiều thông tin cần thể hiện, như: - Chi cục khai hải quan - Tên người xuất khẩu - Tên người nhập khẩu SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh - Loại hình nhập khẩu Nếu trường hợp bộ phận thông quan không cẩn thận trong quá trình lên tờ khai, để tờ khai sai sót về vị trí lưu kho, tên chuyến bay và ngày bay khác với trong giấy thông báo hàng đến, nhầm lẫn về số kiện số ký, mã HS CODES mà không phát hiện trước khi tiến hành trình lên hải quan thì mất thời gian để sửa lại tờ khai, dẫn đến việc ra hàng chậm, dễ phát sinh phí lưu kho. Trường hợp trang web hải quan quá tải, chậm trễ việc lấy mã vạch những hàng hóa đã được qua khu vực giám sát, ảnh hưởng đến việc quá trình nhận hàng hóa của khách hàng. Về đóng tiền thuế: ghi sai thông tin ngày mở tờ khai trên giấy nộp tiền thuế, xin điều chỉnh lại thời gian nộp tiền, mất thời gian trong việc mở tờ khai dẫn đến thời gian nhận hàng chậm Tiến hành mang bộ hồ sơ hoàn chỉnh ra hải quan tiếp nhận hồ sơ : hải quan tiếp nhận sẽ đối chiếu với tờ khai điện tử và hồ sơ giấy thực tế có đúng theo như khai báo hay không, khi thông tin trên hồ sơ giấy sai lệch trên bản khai điện tử, phải mất thời gian sửa lại tờ khai. Bộ phận hải quan tính thuế: phát hiện có sự sai sót trong việc áp mã hàng hóa không đúng, kiểm tra đơn giá, mức thuế suất, tổng số thuế, nếu trường hợp này bị sai nhiều thì sẽ bị xử lý, phạt, áp mã lại theo yêu cầu của cán bộ hải quan. Trong quá trình vận chuyển hàng về kho: mất hàng, xe bị tai nạn. Tất cả những rủi ro trên điều dẫn đến mất thời gian ,tốn chi phí, chậm trễ trong việc giao hàng 2.4. Phân tích thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC 2.4.1. Phân tích thị trường Với thì trường trong nước, công ty có trụ sở chính ở Hà Nội, chi nhánh tại Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, HNC đã thiết lập được mạng lưới giao nhận ở khắp mọi nơi trên toàn quốc. Đặc biệt, chi nhánh ở Hồ Chí Minh đã thu hút được một SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh lượng khách hàng tương đối lớn, có thể nói doanh thu thu được từ HNC Sài Gòn là cao nhất. Sở dĩ được như vậy là vì Sài Gòn là nơi tiêu thụ hàng hoá rất lớn, chiếm 60% lượng hàng hoá tiêu thụ của cả nước, hơn nữa HNC Sài Gòn lại có một đội ngũ cán bộ lành nghề cộng với cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty thường xuyên được nâng cấp và sửa sang thay đổi. Mặc dù vậy, Công ty vẫn không ngừng tiếp tục mở rộng thị trường nội địa, củng cố và đẩy mạnh hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là dịch vụ “chăm sóc” khách hàng được Công ty quan tâm và chú trọng thực hiện, từ đó tạo uy tín cho khách hàng và qua đó dùng khách hàng làm phương tiện Marketing cho mình. Nhờ đó, trên thị trường nội địa, Công ty luôn có được “nguồn”bạn hàng dồi dào và hoạt động giao nhận trên thị trường nội địa là tương đối ổn định. Tuy nhiên năm 2020, do gặp phải ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động giao nhận hàng không của Công ty có phần hơi chững lại, việc khai thác và duy trì các nguồn hàng của Công ty đang gặp phải khó khăn. Với thì trường quốc tế, HNC mở rộng phạm vi giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, không chỉ dừng lại ở châu Á mà còn mở rộng ra khu vực châu Âu, châu Mỹ. Vì thế, HNC cần chú trọng hơn cho những giải pháp cho việc mở rộng thị trường của một công ty đại lý giao nhận. Hiện tại thị trường chính của công ty: Khu vực Châu Mỹ có Mỹ Trong khối Liên Minh EU có : Anh, Tây Ban Nha, Đức Khu vực Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc Còn đối với những thị trường tiềm năng và một số thị trường còn mới mẻ, Công ty cần lập ra những kế hoạch Marketing cho từng thị trường căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường đó để có thể xâm nhập vào thị trường giao nhận các nước một cách dễ dàng. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 2.4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh Ngày nay, phương tiện giao thông phát triển mạnh mẽ kết hợp với việc buôn bán hàng hóa quốc tế với các dịch vụ giao nhận nói chung và giao nhận hàng không nói riêng không ngừng phát triển bà ngày càng mở rộng, Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng tạo đà thuận lợi cho dịch vụ giao nhận nói chung và dịch vụ giao nhận hàng không nói riêng phát triển. Với một thị trường đầy tiềm nay về dịch vụ giao nhận, HNC phải tìm ra đối thủ cạnh tranh, biết được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty mình. Những đối thủ của HNC: UPS Công ty phát hàng lớn nhất thế giới, đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước với khoản vay 100 đô la để bắt đầu một dịch vụ nhắn tin nhỏ. Cách UPS phát triển thành một tập đoàn toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la phản ánh lịch sử vận tải hiện đại, thương mại quốc tế, dịch vụ kho vận và tài chính. Ngày nay, UPS là công ty lấy khách hàng làm đầu, do nhân viên dẫn dắt và được thúc đẩy bởi sự đổi mới. Công ty được vận hành bởi hơn 495.000 nhân viên kết nối với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Trong tương lai, UPS sẽ tiếp tục dẫn đầu ngành và kết nối thế giới, với cam kết về chất lượng dịch vụ và tính bền vững về môi trường. Như vậy có thể nói UPS là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của HNC, tuy nhiên lĩnh vực giao nhận nội địa UPS là hãng chiếm thị phần nội địa khá khiêm tốn. Điều này có thể UPS quá chú trọng vào thị trường quốc tế mà vô tình bị lãng quên thị tường nội địa. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh DHL Express Trụ sở toàn cầu của DHL đóng ở Bonn, Đức và Luân Đôn, Anh (Exel plc). Trụ sở tại châu Mỹ (bao gồm Hoa Kỳ) tọa lạc ở Plantation, Florida, còn trụ sở châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore. DHL có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa riêng là European Air Transport. Hãng này hiện hoạt động tại Sân bay Brussels ở Bỉ, nhưng đang trong quá trình chuyển các hoạt động hàng không ở Leipzig, Đức. DHL nổi tiếng vì có khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển kiện hàng đến khắp thế giới, đến các vùng như Iraq và Myanma. Là một công ty Đức, DHL là một trong những công ty vận chuyển có thể chở hàng đến Cuba hoặc Bắc Triều Tiên. Từ việc phân tích và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh của HNC, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau : Bên cạnh những lợi thế có được, mỗi Công ty lại có những hạn chế riêng. Do đó, để có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bản thân mỗi Công ty phải tích cực phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế vốn có. VIETLINK EXPRESS Tự hào là thương hiệu co uy tín trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tài liệu và hàng hóa trong nước và quốc tế, bằng đường hàng không và đường bộ,đặc biệt CHUYỂN PHÁT NHANH LAOS - CAMBODIA GIÁ CỰC RẺ là thế mạnh của VIETLINK EXPRESS trong hơn 10 năm qua. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,năng động, phục vụ tận tình, chu đáo. VIETLINK EXPRESS không ngừng hoàn thiện,mở rộng thị trường, mở rộng quy mô phục vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. VIETLINK EXPRESS đã triển khai hàng loạt các dịch vụ chuyển phát nhanh như: Chuyển phát hỏa tốc, chuyển phát trong ngày, hẹn giờ tới 64 tỉnh thành trong cả nước và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tới trên 200 quốc gia trên thế giới thông qua các đối tác chuyển phát nhanh chuyên nghiệp như : DHL, FedEx,TNT,UPS SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Hầu hết các Công ty này đều có lợi thế hơn hẳn so với HNC cũng như so với các Công ty Nhà nước khác, khả năng cạnh tranh của họ rất cao. Đó là do:  Họ có thế mạnh về tiềm lực tài chính, do đó họ có thể đầu tư hiện đại toàn bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận.  Với một lượng đại lý và chi nhánh dày đặc trên khắp thế giới, họ có thể thâu tóm mọi nguồn hàng lớn mà không phải mất thời gian tìm kiếm và Marketing.  Họ nắm trong tay những chuyên gia giỏi nghiệp vụ cấp quốc gia, kinh nghiệm lâu năm và điều đặc biệt họ có uy tín rất lớn trong lĩnh vực giao nhận trên thị trường, họ luôn đưa ra những chiến lược và giải pháp kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, giá cước hợp lý nên họ đã thu được khá nhiều khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Chính vì những lý do trên, cho dù hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nhưng chưa có Công ty nào của Việt Nam đủ sức để trở thành một hãng giao nhận hàng hóa quốc tế đích thực. Để có thể tồn tại và phát triển, hầu hết các Công ty giao nhận của Việt Nam trong đó có HNC phải hợp tác, làm đại lý, các Công ty của Việt Nam sẽ được hưởng hoa hồng theo một tỷ lệ thỏa thuận. MÔ HÌNH SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T) o Là thành viên của o Tham gia vào IATA, IATA, FAITA FAITA cạnh tranh khốc o Ký hợp tác chiến lược liệt, hàng loạt công ty SWOT với OCS/ANA của giao nhận ra đời DHL, Nhật Bản. UPS là công ty có bề o Ký hợp tác chiến lược dày hoạt động hơn 50 với City Link/ năm hoạt động và có SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 58
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Malaysia. chi nhánh phủ khắp gần o Ký hợp tác chiến lược toàn thế giới và có kinh với SF Express của nghiệm lâu năm trong Trung Quốc. lĩnh vực giao nhận, nên o Ký hợp tác chiến lược chất lượng dịch vụ và với Hanjin của Hàn giá cả cạnh tranh của Quốc. hai công ty này tốt là vấn đề không thể bàn cải o Bên cạnh xã hội ngày càng phát triển thì tình trạng tham nhũng cũng ngày càng nhiều hơn và còn một số hạn chế, bất công trong của các cán bộ hải quan Điểm mạnh (S) o Tạo niềm tin cho Chú trọng nhiều hơn đến o Là một một đại lý của khách hàng chất lượng dịch vụ SF o Cung cấp dịch vụ tốt o Kho HNC ở sân bay từ đó khách hàng Tân Sơn Nhất trung thành với HNC o Gần cơ quan Hải Quan nhiều hơn o Đội ngũ nhân viên trẻ, o Mở rộng được thị năng động trường giao nhận o Có các chính sách cho nhân viên tốt, chế độ lương tháng 13 o Văn phòng công ty ở gần kho SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 59
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Điểm yếu (W) o Đầu tư máy bay riêng Mở rộng giao nhận thị o Chưa mở rộng thị để nhập hàng về và trường quốc nội trường khắp cả nước, xuất hàng đi chỉ mới chú trọng mở o Cần quan tâm đến bộ chi nhánh ở nước ngoài phận Marketing để o Bộ phận Marketing quảng bá hình ảnh chưa được quan tâm công ty nhiều hơn và cần phát triển thêm o Mở rộng kho bãi o Tuyến bay còn hạn chế, bị phụ thuộc vào đối tác nhiều hơn Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC: Nhìn chung dịch vụ giao nhận hàng hóa của HNC qua các năm đều tăng trưởng tốt, đặt biệt năm 2019 với sự ra mắt HNCmua kết hợp với xu hướng công nghệ 4.0, HNC đã thành công với số lượng hàng hóa năm 2019 tăng nhanh, giúp cho doanh thu và lợi nhuận được kéo theo tăng lên. Đó là một năm rất thành công của HNC. Thế nhưng, đầu năm 2020, một năm với nhiều mục tiêu đề ra trên đà phát triển của năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát làm cho cửa khẩu của các nước hầu như đóng cửa làm cho giao nhận hàng hóa bị trì trệ, không thể vượt được chỉ tiêu đề ra. Năm 2020, doanh thu giao nhận hàng hóa xuống mức âm so với năm 2019 (-4.97 Tấn), với một năm kinh tế đầy khó khăn, HNC cần đưa ra những chính sách tối đối với hàng hóa quốc tế và hàng quốc nội để hoạt động giao nhận được phát triển tốt hơn. Thông qua mô hình SWOT, HNC có điểm mạnh, cơ hội rất tốt nhưng chưa phát triển hết những cơ hội mà đang có. Mặc dù đã ký hợp tác chiến lược với Hanjin của Hàn Quốc, nhưng lượng hàng hóa từ Hàn Quốc được nhập và SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 60
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh xuất cũng còn hạn chế, cần có chính sách tốt hơn để đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu đa quốc gia. Đối với kho vận, HNC mở rộng kho ở các cảng biển, cảng hàng không để dịch vụ giao nhận được phủ sóng rộng hơn không chỉ ở quốc nội mà còn vươn ra tầm thế giới. 2.5. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không o Thuận lợi : Là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận của Bộ thương mại, HNC là thành viên của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA. Những thành tích trên của HNC đã góp phần tạo cho Công ty một uy tín rất lớn trên thị trường giao nhận. Lĩnh vực giao nhận hàng không là một lĩnh vực rất mới mẻ và mới sôi động trong những năm gần đây. Với tiền đề là một Công ty giao nhận, lại có uy tín và bề dày trong kinh doanh giao nhận nội địa, lại là một Công ty Nhà nước có sự bảo hộ từ phía Nhà nước. Chính vì vậy trong lĩnh vực giao nhận hàng không, HNC có nhiều điều kiện thuận lợi so với các Công ty khác cùng lĩnh vực kinh doanh. HNC có một đội ngũ cán bộ rất thành thạo trong nghiệp vụ giao nhận hàng không, vì Công ty thường xuyên cử những cán bộ của mình đi học thêm nghiệp vụ, củng cố kiến thức ở những lớp học nghiệp vụ giao nhận do FIATA/IATA tổ chức. o Những khó khăn tồn tại Hiện tại, khó khăn chung của các công ty giao nhận nói chung và HNC nói riêng đó là ảnh hưởng của đại dịch thế giới COVI-19. Dẫn đến cửa khẩu của các nước đóng cửa để ngăn chặn dịch bùng phát làm cho hoạt động xuất nhập khẩu bị chững lại kéo theo dịch vụ giao nhận cũng bị ảnh hưởng. Khó khăn của Công ty hiện nay đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty và tổ chức cá nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần cùng tham gia vào lĩnh SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 61
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh vực giao nhận hàng không. Các đối thủ cạnh tranh chính của HNC LÀ UPS, DHL, VIETLINK và một số những Công ty khác. Trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, không riêng gì HNC mà các Công ty hoạt động trong lĩnh vực này nói chung đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển HNC cần phải đưa ra những phương hướng, giải quyết thích hợp, thỏa đáng. Song những khó khăn đó, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà để giải quyết được những khó khăn phức tạp, Công ty cần có thời gian công sức tìm tòi suy nghĩ để liên kết tạo sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các phòng ban cũng như toàn thể sự nỗ lực của toàn thế cán bộ công nhân viên trong Công ty. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC 3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của HNC 3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không ở Việt Nam Ngành vận tải hàng không Việt Nam còn non trẻ, mới ra đời cách đây khoảng hơn 60 năm nhưng lại có tốc độ phát triển như vũ bão kéo theo đó là sự phát triển nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Nền kinh tế với chính sách mở cửa, hàng hóa sản xuất càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới càng lớn, khối lượng hàng hóa luân chuyển không ngừng tăng lên. Điều này thụ hiện rất rõ trong bảng dự báo về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010 như trích dẫn dưới đây: SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 62
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 3. 1: Dự báo giá trị sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2021 đến 2025 Đơn vị: 1000 Tấn Năm 2021 Năm 2025 Thứ tự Mặt hàng xuất Năm 2020 (1) (2) (1) (2) 1 Dầu thô 38000 40000 45974 50000 63372 2 Than đá 3800 5600 6021 7500 10326 3 Cây nông nghiệp 300 400 565 713 895 5 Đồ gỗ và sản phẩm gỗ 451 589 647 865 935 6 Cây công nghiệp 3156 3278 4152 6854 8478 8 Hàng dệt may 200 250 350 505 602 9 Thủy hải sản 90 98 110 250 289 10 Các mặt hàng khác 20242 26930 31987 33259 43626 Tổng cộng 66239 77145 89806 99946 128523 Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông Bảng 3. 2: Dự báo hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2035 Đơn vị : 1000 tấn Năm 2021 Năm 2035 Thứ tự Mặt hàng nhập Năm 2020 (1) (2) (1) (2) 1 Xăng dầu 10120 10210 10320 10952 11120 2 Hàng Container 3240 3320 3530 89321 89721 3 Thiết bị 5000 5893 5996 10235 103389 4 Lương thực 3000 3500 3981 10032 10112 5 Hoa chất 2000 2985 3024 5886 6054 6 Hàng khác 10560 10589 10635 11109 11154 Tổng cộng 33920 36497 37486 137535 231550 Nguồn : Viện khoa học kinh tế GTVT SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 63