Khóa luận Phần mềm nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam

pdf 82 trang thiennha21 16/04/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phần mềm nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_mem_nguon_mo_greenstone_va_tinh_hinh_ung_dung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phần mềm nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam

  1. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC VIẾT TẮT .4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu .6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 5. Bố cục khoá luận 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÃ NGUỒN MỞ GREENSTONE 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nguồn mở Greenstone 8 1.1.1. Thƣ viện số 8 1.1.2 Phần mềm mã nguồn mở (open source/open code) 9 1.1.3 Bộ sƣu tập (collection) 10 1.1.4 Siêu dữ liệu (Medata) 10 1.1.5. Plugin 15 1.1.6 Classifier ( Phân Loại) 16 1.1.7 Duyệt tài liệu (Browser) 20 1.1.8 Tìm kiếm (Search) .21 1.2. Bối cảnh đời của phần mềm mã nguồn mở Greenstone .22 1.3.Tình hình ứng dụng mã nguồn mở Greenstone trên thế giới hiện nay .24 1.4.Sơ lƣợc về mã nguồn mở GREENSTONE .30 1.4.1. Greenstone là phần mềm nguồn mở và tự do 31 1.4.2 Greenstone là phần mềm đa ngôn ngữ 31 1.5 Đặc điểm của Greenstone 32 1.6. Yêu cầu phần mềm .33 1.7. Tính năng của nguồn mở Greenstone 35 1.8. Ƣu điểm của nguồn mở Greenstone . .36 1.9. Một số hạn chế của nguồn mở Greenstone .38 1
  2. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ GREENSTONE Ở VIỆT NAM .40 2.1 Thực trạng nghiên cứu và giảng dạy mã nguồn mở Greenstone ở Việt Nam 40 2.2. Thực trạng triển khai ứng dụng nguồn mở Greenstone ở Việt Nam 42 2.2.1. Thƣ viện trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh .43 2.2.2. Thƣ viện Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH TP.HCM) 53 2.2.3.Thƣ viện ĐHBK TP. HCM .57 2.2.4.Thƣ viện Hải Phú (Tỉnh Phú Yên) 59 2.2.5.Thƣ viện Trƣờng CBQLGD TP. HCM 63 2.2.6. Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 72 3.1.Nhận xét: 72 3.1.1 Nhận xét về tính năng và đặc điểm của phần mềm 72 3.1.2 Nhận xét về việc triển khai ứng dụng Greenstone ở Việt Nam 73 3.1.3 Nhận xét về kết quả của việc nghiên cứu và giảng dạy nguồn mở Greenstone ở Việt Nam 75 3.2 Kiến nghị 76 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 2
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hƣớng dẫn, Th.S Nguyễn Thị Trang Nhung đã trực tiếp hƣớn3g dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Thƣ viện – Thông tin đã tận tình giảng dạy và trang bị cho chúng tôi những kiến thức cần thiết, quý báu trong suốt những năm học tại trƣờng. Xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này. Mặc dù tôi đã hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhƣng do chƣa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học cũng nhƣ hạn chế về trình độ hiểu biết nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định về mặt nội dung và hình thức trình bày. Kính mong nhận đƣợc sự cảm thông và chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh 3
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQLGD: Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh ĐHKHTN TP. HCM: Đại học Khoa học Tự nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh ĐHNH TP. HCM: Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh ĐHBK TP. HCM: Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh ĐHQG TP.HCM: Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh TP. HCM: Thành Phố Hồ CHí Minh UNESCO: United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization GLI: Greenstone Librarian Interface DLF: Digital Libraries Federation (Liên doàn thƣ viện số thế giới) GNU General Public License FOSS Free/Open Source Software PMMN phần mềm nguồn mở 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các ngành nghề trong xã hội, trong đó có ngành thƣ viện – thông tin. Chính sự thay đổi nhanh chóng này đã và đang dẫn đến sự bùng nổ thông tin làm thay đổi các hình thức xuất bản, đa dạng và phong phú hơn cả về hình thức và nội dung, cả truyền thống và hiện đại. Một trong những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại là nguồn tài nguyên thông tin đã đƣợc phát hành dƣới dạng số hóa. Việc xây dựng các bộ sƣu tập số giúp cho việc trao đổi nguồn lực thông tin giữa các thƣ viện đƣợc dễ dàng không chỉ trong một quốc gia, các nƣớc trong khu vực mà còn các nƣớc trên thế giới. Số lƣợng tài liệu tăng theo cấp số nhân và việc số hoá tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho con ngƣời tiếp cận với nguồn tri thức của nhân loại nhƣng nó lại gây ra khó khăn cho việc lƣu trữ và bảo quản tài liệu tại các trung tâm thông tin thƣ viện Với bƣớc phát triển này, hình ảnh, vai trò và chức năng của thƣ viện cũng đã thay đổi theo. Có thể thấy từ thƣ viện truyền thống chuyển giao sang thƣ viện điện tử và giờ đây là thƣ viện số. Từ việc ngƣời dùng tin phải trực tiếp tới thƣ viện để khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thƣ viện, giờ chỉ cần có máy tính kết nối mạng Internet và tài khoản truy cập họ có thể sử dụng và khai thác thƣ viện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Phát triển thƣ viện số đã và đang là mục tiêu phát triển của nhiều thƣ viện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để tổ chức, xây dựng, quản lý và phân phối tốt nguồn thông tin của thƣ viện, đặc biệt khai thác và quản lý nguồn thông tin số hóa, đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả các thƣ viện phải tìm ra các giải pháp hữu ích Một trong những yêu cầu đặt ra đối với các thƣ viện là lựa chọn phần mềm phù hợp để đáp ứng các vấn đề trên. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm quản 5
  6. lý thƣ viện, ở Việt Nam một số phần mềm do các công ty Việt Nam sản xuât nhƣ Ilip, Libol, Lacviet cũng đã đƣợc sử dụng phổ biến trong các thƣ viện. Tuy nhiên các phần mềm ở Việt Nam đã ít nhiều cho thấy những hạn chế trong quá trình sử dụng. Gần đây các phần mềm nguồn mở đƣợc sử dụng khá phổ biến trên thế giới đã và đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam nhƣ Greenstone, D- space, nhƣng ở mức độ hạn chế. Với điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, ứng dụng công nghệ thông tin vào thƣ viện chƣa cao và đầu tƣ cho các thƣ viện chƣa lớn thì việc lựa chọn phần mềm nguồn mở để xây dựng các bộ sƣu tập số hóa làm cơ sở cho xây dựng thƣ viện số là một lựa chọn hợp lý. Greenstone là một trong những phần mềm mã nguồn mở miễn phí có thể tích hợp vào các phần mềm thƣ viện có sẵn và cho phép các thƣ viện có thể chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu và mục đích của thƣ viện. Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKHTN TP. HCM) là cơ quan đi đầu sử dụng phần mềm Greenstone và hợp tác với một nhóm chuyên gia công nghệ thông tin để chuyển đổi phần mềm này sang tiếng Việt có tên gọi là HÒN ĐÁ XANH (2004). Tiếp đó thƣ viện Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH TP. HCM) và một số thƣ viện khác cũng đã ứng dụng phần mềm này để xây dựng các bộ sƣu tập số cho thƣ viện mình. Để tìm hiểu kỹ hơn về các tính năng của phần mềm nguồn mở Greenstone trong việc xây dựng và phát triển thƣ viện số tôi đã chọn đề tài “Phần mềm nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về phần mềm nguồn mở thƣ viện số - Greenstone, phân tích những đặc điểm nổi bật của phần mềm này trong việc ứng dựng vào hoạt động thƣ viện. Khảo sát về cách tổ chức, quản lý và khai thác bộ sƣu tập số của một số thƣ viện đã ứng dụng Greenstone tại Việt Nam để làm rõ những tính năng và ứng dụng của phần mềm này. Tác giả sẽ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị với mong muốn giới thiệu phần mềm này rộng rãi 6
  7. hơn đến các thƣ viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là xây dựng và phát triển bộ sƣu tập số của hệ thống thƣ viện trong cả nƣớc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là phần mềm nguồn mở thƣ viện số- Greenstone và thực trạng ứng dụng phần mềm này tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là thực trạng nghiên cứu và giảng dạy và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Greenstone tại Việt Nam. Nghiên cứu về vấn đề này để đƣa ra thực trạng triển khai và ứng dụng phần mềm Greenstone và cách thức tổ chức và khai thác tài liệu số hoá của các thƣ viện Việt Nam đang áp dụng phần mềm này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp trực quan - Tham khảo ý kiến chuyên gia - Phân tích, tổng hợp tài liệu 5. Bố cục khoá luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về nguồn mở Greenstone. Chương 2 : Thưc trạng nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng phần mềm Greenstone tại Việt Nam. Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị. 7
  8. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÃ NGUỒN MỞ GREENSTONE 1.1.Một số khái niệm liên quan đến nguồn mở Greenstone 1.1.1. Thư viện số Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về thƣ viện số. Dƣới đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Khái niệm thƣ viện số của Fox (1993): “thƣ viện số là tập hợp của các máy tính số, các thiết bị máy móc lƣu trữ và trao đổi thông tin cùng với bối cảnh và phần mềm cần thiết để sản xuất và cung cấp các dịch vụ thông tin thƣ viện tƣơng tự nhƣ các thƣ viện truyền thống vẫn làm đối với tài liệu giấy và các loại hình tài liệu truyền thống khác trong qua trình thu thập, biên mục, tìm kiếm và phố biến thông tin Một thƣ viện số đúng nghĩa và hoàn chỉnh phải bao gồm tất cả các dịch vụ cơ bản của các thƣ viện truyền thống đồng thời tận dụng đƣợc các lợi thế của việc lƣu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin số hoá” Theo định nghĩa của Liên đoàn Thƣ viện số (1993): “ thƣ viện số là các tổ chức cung cấp các nguồn lực tài nguyên, bao gồm cả các chuyên gia để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập tới các nguồn tri thức, phân phối, bảo đảm tính vẹn toàn và tính lâu dài của các bộ sƣu tập số để cho một cộng đồng hoặc một tập hợp cộng đồng ngƣời dùng tin xác nhận luôn có thể sử dụng một cách nhanh chóng kịp thời và kinh tế. Theo Micheal Lest (1997): “ thƣ viện số là các bộ sƣu tập thông tin số hóa đƣợc tổ chức. Chúng bao gồm việc cấu trúc và thu thập thông tin là các công việc mà các thƣ viện truyền thống vẫn luôn phải làm và các máy tính có nhiệm vụ trình bày các thông tin số đó. Một thƣ viện số thực sự cũng tạo ra các nguyên tắc quản lý những yếu tố đó cấu thành thƣ viện và các phƣơng thức tổ chức thƣ viện”. 8
  9. Theo Liên đoàn Thƣ viện số Hoa kỳ (1999): “thƣ viện số là cơ quan, tổ chức có các nguồn nhân lực chuyên hóa, để lựa chọn cấu trúc việc truy cập đến diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sƣu tập các công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đông nhất định Theo Witten và Bainbridge (2003): “thƣ viện số là bộ sƣu tập thông tin một cách có tổ chức, là tập hợp các đối tƣợng dữ liệu số mang tính tập trung, gồm có văn bản, video, âm thanh, cùng với những phƣơng thức để truy cập, khai thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì bộ sƣu tập này”. 1.1.2 Phần mềm mã nguồn mở (open source/open code) Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn đƣợc công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chƣa thay đổi hoặc đã thay đổi (Wikipedia) Theo David Wheeler : “PMNM là những chƣơng trình mà quy trình cấp phép sẽ cho ngƣời dùng quyền tự do chạy chƣơng trình theo bất kỳ mục đích nào, quyền nghiên cứu và sửa đổi chƣơng trình, quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi (mà không phải trả tiền cho những ngƣời lập trình trƣớc)”. PMNM là những phần mềm đã đƣợc cung cấp dƣới cả dạng mã và nguồn. Ngƣời dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung nhất định theo điều khoản quy định trong giấy phép PMNM (General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai - điều mà họ không đƣợc phép làm với Phần mềm nguồn đóng (PMNĐ) hay còn gọi là Phần mềm thƣơng mại. 9
  10. 1.1.3 Bộ sưu tập (collection) Bộ sƣu tập số là một tập hợp các tài liệu hay là các đối tƣợng số đƣợc lựa chọn và đƣợc tổ chức cùng với các siêu dữ liệu mô tả và có ít nhất một giao diện để ngƣời sử dụng truy cập.[20, tr 11] Theo Ian H. Witten, chuyên gia Thƣ viện số ĐH Waikato, New Zealand “Thƣ viện số là tập hợp những bộ sƣu tập thông tin của các đối tƣợng số hoặc đã đƣợc số hóa có tổ chức và tập trung”. Phần mềm nguồn mở Greenstone cho phép tạo lập nhanh chóng những bộ sƣu tập thông tin nhƣ thế, có tổ chức và làm tăng năng lực truy tìm và lƣớt tìm của ngƣời sử dụng để hình thành thƣ viện số. Một bộ sƣu tập thông tin bao gồm nhiều tài liệu dƣới nhiều dạng thức khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh, tuy nhiên cung cấp một giao diện đồng nhất qua đó tất cả các tài liệu có thể đƣợc truy cập, mặc dù cách mà tài liệu đó hiển thị sẽ tùy thuộc vào phƣơng tiện và dạng thức của tài liệu đó. Một thƣ viện bao gồm nhiều bộ sƣu tập. Mỗi sƣu tập đƣợc tổ chức theo hình thức khác nhau tùy nội dung tài liệu đƣợc sƣu tầm và tùy theo chủ đề đƣợc quan tâm. Tuy nhiên cách thức xây dựng và hiển thị các bộ sƣu tập là hoàn toàn giống nhau. Bộ sƣu tập có thể xem là đơn vị của một thƣ viện số Greenstone. 1.1.4 Siêu dữ liệu (Medata) Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm với đối tƣợng thông tin và nó cho phép những ngƣời sử dụng tiềm năng có thể biết trƣớc sự tồn tại cũng nhƣ đặc điểm của đối tƣợng thông tin này [20, tr 1] Gail Hodge (1997) định nghĩa: siêu dữ liệu là "thông tin có cấu trúc mà nó mô tả, giải thích, định vị, hoặc làm cho nguồn tin trở nên dễ tìm kiếm, sử dụng và quản lý hơn. Siêu dữ liệu đƣợc hiểu là dữ liệu về dữ liệu hoặc thông tin về thông tin" 10
  11. Trong thƣ viện truyền thống, ngƣời ta biên mục để tạo nên những biểu ghi thƣ mục nhằm xây dựng hệ thống tra cứu qua mục lục phiếu. Biểu ghi thƣ mục hay mục lục phiếu miêu tả lý lịch của tài liệu: nhan đề, đề mục, tác giả, xuất bản,vv Khi sử dụng máy tính, biểu ghi thƣ mục này đƣợc biểu thị bằng một dạng thức máy đọc đƣợc (MARC). Cách biên mục này chỉ thể hiện đƣợc dạng thƣ mục tức lý lịch chứ không có toàn văn và đa phƣơng tiện, đƣợc gọi là biên mục theo dạng liên tuyến (analog). Trong môi trƣờng số, dữ liệu đƣợc đóng gói bằng ngôn ngữ XML. Cách biên mục phải thay đổi qua môi trƣờng Web, nghĩa là các dữ liệu thƣ mục phải đƣợc đóng gói, ngƣời ta gọi là biên mục theo dạng kỹ thuật số (digital). Các biểu ghi thƣ mục trở thành siêu dữ liệu thƣ tịch – metadata. Vậy metadata chính là phiếu mục lục miêu tả lý lịch tài liệu đƣợc phát sinh tự động trong môi trƣờng số. Cụ thể metadata là thông tin mô tả cho một tài liệu trong bộ sƣu tập, ví dụ tựa đề tài liệu, tên tác giả, ngày xuất bản, Nói một cách khác metadata tức là dữ liệu về dữ liệu, phục vụ hai mục đích chính là nhận dạng và mô tả dữ liệu. Nó sẽ đƣợc dùng để di chuyển tới hoặc xác định vị trí dữ liệu khi duyệt hoặc tìm kiếm trên một kho dữ liệu cũng nhƣ thu thập thông tin nhiều hơn về chính dữ liệu đã đƣợc tìm thấy. Phần mềm nguồn mở Greenstone đã sử dụng Chuẩn Dublin Core, nội dung chủ yếu của chuẩn mô tả dữ liệu này gồm 15 trƣờng dữ liệu dùng để mô tả chi tiết các nguồn tài liệu kể cả tóm tắt nội dung với đầy đủ những tiêu đề (nhan đề, tác giả, đề mục) và những điểm truy cập khác. Các yếu tố cơ bản của Dublin Core đều mang thuộc tính lựa chọn và có thể lặp lại. Mỗi yếu tố cũng có một giới hạn những hạn định, thuộc tính nhằm diễn giải chính xác ý nghĩa của các yếu tố. 1) Nhan đề (Title): Nhan đề tài liệu. 2) Tác giả (Creator): Ngƣời hoặc cơ quan chịu tránh nhiệm chính về nội dung trí tuệ của tài liệu. 11
  12. 3) Đề mục (Subject): Chủ đề của nguồn thông tin và đƣợc thể hiện bằng từ vựng có kiểm soát gồm tiêu đề đề mục, số phân loại, 4) Mô tả (Description): Phần thể hiện nội dung của nguồn thông tin bao gồm cả phần tóm tắt của tƣ liệu văn bản hoặc nội dung của tƣ liệu nghe nhìn 5) Xuất bản (Publisher): Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo lập, xuất bản nguồn thông tin trong định dạng thực. 6) Tác giả phụ (Contributor): Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp về mặt trí tuệ cho tƣ liệu nhƣng không phải là tác giả chính. 7) Ngày tháng (Date): ngày tháng có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản hay công bố tƣ liệu. 8) Loại hình (Type): hình thức vật chứa nội dung tƣ liệu 9) Mô tả vật lý (Format): Định dạng vật lý và kích thƣớc của tƣ liệu nhƣ kích cỡ, thời lƣợng, Định dạng cũng còn đƣợc dùng để chỉ rõ phần mềm và phần cứng cần thiết để sử dụng tƣ liệu. 10) Định danh tư liệu (Identifier): Là một dãy ký tự hoặc số nhằm thể hiện tính đơn nhất của tƣ liệu nhƣ: URLs và URNs, ISBN, ISSN, 11) Nguồn gốc (Source): Nguồn gốc mà tƣ liệu đƣợc tạo thành, yếu tố này có thể bao gồm siêu dữ liệu về nguồn thông tin thứ hai nhằm khai thác tƣ liệu hiện hành. 12) Ngôn ngữ (Language): Ngôn ngữ của nội dung tƣ liệu. 13) Liên kết (Relation): Yếu tố này thể hiện những kết nối giữa những nguồn tƣ liệu có liên quan. 14) Nơi chứa (Coverage): Những đặc tính về không gian và/hoặc thời gian của tƣ liệu. Không gian nơi chứa chỉ ra một vùng sử dụng địa danh hoặc 12
  13. toạ độ. Đặc tính thời gian trong yếu tố này chỉ ra khoảng thời gian mà tƣ liệu đề cập tới. 15) Bản quyền (Rights): là thông tin về tình trạng bản quyền. Nếu muốn xem phần toàn văn thì click chuột vào đƣờng liên kết ở thành phần Indentifier đến server – nơi cung cấp bộ sƣu tập. Dƣới đây là hình minh họa các yếu tố của Dublin Core đƣợc sử dụng trong phần Enrich của Greenstone. Hình 1: Giao diện các yếu tố của Dublin Core được sử dụng trong phần Enrich của Greenstone Tiếp theo là hình mô tả siêu dữ liệu thƣ mục với liên kết đến phần toàn văn tài liệu. 13
  14. Hình 2: Mô tả siêu dữ liệu thư mục với liên kết đến phần toàn văn tài liệu. Nếu muốn xem phần toàn văn thì click chuột vào đƣờng liên kết ở thành phần Indentifier đến server – nơi cung cấp bộ sƣu tập. Greenstone dùng các thẻ XML để mô tả thông tin cho tài liệu, ví dụ: Tìm hiểu nguồn mở Greenstone Quy,Quỳnh Các thẻ này có thể: - Đƣợc nhúng trong tài liệu của bộ sƣu tập, ví dụ các thẻ HTML trong tài liệu HTML. - Đƣợc lƣu thành tập tin metadata kèm theo tài liệu. - Đƣợc trích một cách tự động từ một tài liệu nào đó, ví dụ thông tin về tên, kích thƣớc, ngày tạo, ngày hiệu chỉnh, tập tin tài liệu. [19, tr 10] 14
  15. 1.1.5. Plugin Do nguồn vào có nhiều dạng file tài liệu khác nhau nhƣ pdf. word, text, nên cần phải có một chƣơng trình để chuyển chúng về một dạng thống nhất của Greenstone. Plugin là chƣơng trình con đƣợc xây dựng để sử dụng trong quá trình xây dựng bộ sƣu tập. Plugin có thể chuyển đƣợc phần lớn các file tài liệu ở các dạng khác nhau thành một dạng thống nhất của Greenstone là XML Hình 3: Giao diện các Plugin Dƣới đây là một số các plugin sử dụng thƣờng xuyên để xử lý các dạng tài liệu tƣơng ứng nhƣ: - TEXTPlug (*.txt, *.text): Xử lý tệp tin text thuần túy. - HTMLPlug (*.htm, *.html; also, .shtml, .shm, .asp, .php, .cgi): Xử lý các file HTML. - WORDPlug (*.doc): Xử lý các tài liệu Word. - PDFPlug (*.pdf): Xử lý tập tin pdf. 15
  16. - PSPlug (*.ps): Xử lý tài liệu PotScript, trích thông tin metadata ngày, tựa đề, số trang. - EMAILPlug (*.email): Xử lý các tập tin chứa E-mail, và xử lý những định dạng email thông thƣờng đƣợc dùng trên Netscape, Eudora, and Unix. Tuy nhiên, Plugin này chƣa xử lý đƣợc các email mã hóa dƣới dạng MINE. - ZIPPlug (.gz, .z, .tgz, .taz, .zip, .tar): Xử lý các file dƣới dạng nén hoặc lƣu trữ nhƣ gzip (.gz, .z, tgz, .taz), bzip (.bz), zip (.zip, .jar) và tar (.tar). - IMAGEPlug (.gzip, .bzip, .zip, .tar, ): Xử lý các tập tin ảnh. Plugin này chỉ dùng trên UNIX. Các plugin xử lý tài liệu độc quyền: Đối với tài liệu độc quyền nhƣ word, pdf, ta dùng các plugin tƣơng ứng là WordPlug, PDFPlug, Các plugin này thực hiện hai thao tác: 1. Chuyển tài liệu nguồn sang dạng html hay plain text 2. Xử lý plugin HTMLPlug hay TEXTPlug chuyển kết quả ở bƣớc 1 sang dạng XML của Greenstone. [19, tr 11] 1.1.6 Classifier ( Phân Loại) Classifier dùng để xây dựng cấu trúc duyệt tài liệu trên web của một bộ sƣu tập. Tƣơng tự các plugin, các classifier đƣợc đặc tả trong tập tin cấu hình collect.cfg của mỗi bộ sƣu tập. 16
  17. Hình 4: Giao diện minh họa về một số classifier Trong phần cuối cùng của quá trình xây dựng bộ sƣu tập (nén và tạo chỉ mục trên tài liệu), các classifier đƣợc script buidcol.pl gọi sẽ lƣu cấu trúc duyệt tài liệu vào cơ sở dữ liệu bộ sƣu tập. Cú pháp: classifier Ví dụ: classifier AZList – metadata Title – buttonnam TitleA-Z Trong dòng đặc tả có một tham số quan trọng là metadata xác định rằng các tài liệu của bộ sƣu tập sẽ đƣợc sắp xếp theo metadata đã đƣợc chỉ ra. Với ví dụ trên, các tài liệu đƣợc sắp xếp theo tựa đề của tài liệu (Title). Tham số buttonname xác định tên nút xuất hiện trên thanh duyệt. Với dòng đặc tả trên, khi ta click vào nút TitleA-Z trên thanh duyệt, các tài liệu của bộ sƣu tập đƣợc liệt kê theo thứ tự từng vùng alphabet. 17
  18. Hình 5: Giao diện minh họa về classifier khi duyệt tài liệu theo trường tác giả Những nút trên thanh duyệt, ngoại trừ nút Search, đƣợc quản lý bởi các classifier. Khi định nghĩa một classifier trong tập tin collect.cfg, những nút liên quan sẽ xuất hiện trên thanh duyệt. Các nhóm classifier: - Nhóm classifier liệt kê tài liệu dƣới dạng danh sách (list): + Classifier AZList: liệt kê tài liệu theo từng vùng alphabet 18
  19. Hình 6. Giao diện liệt kê tài liệu theo dạng AZList + Classifier List: liệt kê tài liệu thành một danh sách sắp thứ tự alphabet + Classifier DateList: liệt kê tài liệu theo từng vùng thời gian Hình 7: Liệt kê tài liệu theo dạng DateList 19
  20. - Nhóm classifier liệt kê tài liệu dƣới dạng phân cấp: + Classifier Hierarchy: liệt kê các tài liệu dƣới dạng phân cấp. [19, tr 22-28] Hình 8: Liệt kê tài liệu dưới dạng phân cấp 1.1.7 Duyệt tài liệu (Browser) Greenstone cho phép định nghĩa trƣớc các cấu trúc để duyệt tài liệu trong mỗi bộ sƣu tập dựa trên những metadata tìm thấy trong bộ sƣu tập đó. Ví dụ, bộ sƣu tập Greenstone Demo cho phép ta duyệt các tài liệu theo metadata “đề mục” 20
  21. Hình 9. Minh họa duyệt tài liệu Với những tài liệu phân cấp theo bảng mục lục, ta có thể duyệt theo chính mục lục đó, rất tiện lợi, nhƣ hình dƣới đây Hình 10: Tài liệu phân cấp theo bảng mục lục 1.1.8 Tìm kiếm (Search) Chức năng tìm kiếm cho phép ngƣời dùng tin tìm kiếm toàn bộ nội dung văn bản, hoặc có thể tìm trên từng vùng hay đoạn. Cũng có thể tìm kiếm theo các từ khóa, hay các cụm từ, và kết quả sẽ đƣợc sắp xếp thứ tự theo yêu cầu của câu truy vấn. Với cách tìm kiếm linh hoạt này, việc truy cập đến các bộ sƣu tập 21
  22. sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện, tiết kiệm đƣợc thời gian tìm kiếm cho ngƣời sử dụng. Tuy nhiên ngƣời xây dựng bộ sƣu tập có thể tự lựa chọn chế độ tìm kiếm cho mỗi bộ sƣu tập cũng nhƣ thiết kế các tiêu chí tìm kiếm riêng cho từng bộ sƣu tập đó. Greenstone không hạn chế số lƣợng các trƣờng tìm kiếm, điều này phụ thuộc vào bộ metadata mà ngƣời xây dựng thƣ viện sử dụng và thiết kế. Hình 11: Giao diện chế độ tìm theo toàn văn, nhan đề, tác giả, nhà xuất bản, chủ đề 1.2. Bối cảnh đời của phần mềm mã nguồn mở Greenstone. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xã hội loài ngƣời đã phát triển lên một bƣớc cao hơn, tiếp cận với loại hình kinh tế mới – “Kinh tế tri thức”. 22
  23. Cùng với tầm quan trọng của nguồn lực tri thức ngày càng đƣợc nâng cao, vai trò của ngành quản lý thông tin và tri thức càng trở nên quan trọng. Khi thông tin và tri thức ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, và phát triển mạnh mẽ theo thời gian thì nhu cầu sử dụng và khai thác về thông tin của xã hội ngày càng trở nên cao cấp hơn. Việc lƣu trữ, khai thác, tổ chức, và phân phối thông tin đòi hỏi nhiều cách thức mới. Cùng lúc đó, với cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, kỹ thuật số hóa làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu đang tăng lên chƣa từng có về lƣu trữ, tổ chức và phân phối thông tin trở thành hiện thực. Thƣ viện số ra đời trong bối cảnh trên, thật sự bắt đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thƣ viện, đã và đang thay đổi hẳn cách nhìn về nghề thƣ viện. Các thƣ viện số đã làm thay đổi nhanh chóng cách thức thu thập và phổ biến thông tin ở nhiều quốc gia. Đứng trƣớc yêu cầu thực tế, năm 1995 một nhóm nhỏ các giảng viên và sinh viên Đại học Waikato, New Zealand đã xây dựng phần mềm thƣ viện số Greenstone, giúp ngƣời dùng dễ dàng xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập thƣ viện số. Phần mềm Greenstone cung cấp một phƣơng pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet và qua CD-ROM. Greenstone ban đầu là sản phẩm của dự án New Zealand Digital Library của trƣờng Đại học Waikato. Sau đó, thấy đƣợc ý nghĩa và tác dụng của phần mềm, từ tháng 8/2000, UNESCO và tổ chức Human Info NGO đã tham gia phát triển, hỗ trợ, xuất bản và phân phối cho các quốc gia đang phát triển. Đây là phần mềm mã nguồn mở đƣợc cung cấp trên theo thỏa thuận đăng kí GNU General Public License. Đầu năm 2004, Thƣ viện Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh (ĐHKHTN)– đơn vị đầu tiên ở Việt Nam sử dụng Greenstone cho việc xây dựng thƣ vịện số với sự hỗ trợ phát triển phiên bản tiếng Việt của Integrated e Solution, ltd Việt Nam (IeS), giữa năm 2004 Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH) là đơn vị thứ hai sử dụng Greenstone 23
  24. ây dựng thƣ viện số, tháng 10/2004 Trung tâm Thông tin Tƣ liệu Đại học Đà Nẵng cũng đã sử dụng để tạo lập các bộ sƣu tập số hóa kết hợp với phần mềm cósẵn để phát triển thƣ viện số. Một số bộ sƣu tập ban đầu đã đƣợc hình thành nhƣ bộ sƣu tập hình ảnh trang thiết bị thƣ viện của thƣ viện ĐHKHTN cũng đã rất bổ ích cho các thƣ viện đang sửa chữa hoặc xây dựng mới. Hiện nay ở phía Nam thƣ viện của nhiều trƣờng đại học cũng đã bắt đầu nghiên cứu đƣa Greenstone vào sử dụng. [18, tr 1-3] 1.3. Tình hình ứng dụng mã nguồn mở Greenstone trên thế giới hiện nay. Hiện nay, phần mềm mã nguồn mở Greenstone đƣợc sử dựng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ:Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ðức, Ấn Độ, Nga mà đặc biệt là các thƣ viện trong dự ánThe New Zealand Digital Library, The University of Waikato và ngay cả một số quốc gia Châu Phi. Chúng ta điểm qua một số thƣ viện trên thế giới có sử dụng Greenstone sau đây để xem xét mức độ ứng dụng và những thay đổi trong việc mở rộng Greenstone. Trang The New Zealand Digital Library, The University of Waikato hiện nay giới thiệu 64 sƣu tập về các chủ đề khác nhau từ Khoa học Xã hội Nhân văn đến các sách điện tử. 24
  25. Hình ảnh 12: Giao diện giới thiệu sưu tập của The New Zealand Digital Library, The University of Waikato Các sƣu tập không chỉ bằng tiếng Anh mà còn cả ngôn ngữ của Ả rập, Ấn Độ (Arabic Colelection) Trung Quốc (Chinese Demo Collection), Việt Nam (Information and Library Sciences) cho thấy khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ của Greenstone trong việc sử dụng bất kỳ loại ngôn ngữ nào. Trong các bộ sƣu tập này không phải đơn thuần nhƣ các ngôn ngữ theo hệ La tinh nên việc sƣu tập và sắp xếp tài liệu đòi hỏi kỹ thuật khác hơn là sắp xếp theo A-Z, phải dùng xắp xếp theo trật tự riêng của từng ngôn ngữ nhƣ xếp theo Bộ của ngôn ngữ tƣợng hình. Ngoài ra các bộ sƣu tập đa dạng về ngôn ngữ này còn có sƣu tập của Trƣờng Đại học Bắc Kinh về các tài liệu cổ khắc trên tre gỗ và đá, sƣu tập tiếng Nga có Internet Mediacom của Cộng hòa Liên bang Nga. 25
  26. Hình 13: Giao diện Trang ngôn ngữ Ả Rập (Arabic Collectons) và một trang tài liệu về Chủ Tịch Mao Trạch Đông trong sưu tập của Trung Quốc (Chinese Demo Collection) Greensstone còn có thể cho phép các thƣ viện trƣờng đại học trên thế giới nhƣ Viện Khoa học Ấn Độ (Indian Institute of Science) và Đại học Waikado, New Zealand tạo các sƣu tập số theo từng loại hình xuất bản. Hình ảnh 14: Giao diện Giao diện Danh mục tạp chí của IISc Publications (Indian Institute of Science, India) Tạp chí toàn văn Journal of Artifical Intelligence Research (The New Zealand Digital Library, The University of Waikado) Bên cạnh đó, Greenstone ta có thể cho phép các thƣ viện tạo ra các sƣu tập về tạp chí điện tử theo từng số xuất bản mà không phá vỡ cấu trúc mục lục 26
  27. nguyên gốc của tạp chí điện tử đó. Điều này giúp cho ngƣời sử dụng không thấy có sự khác biệt của tạp chí khi đƣa vào quản lý bởi phần mềm Greenstone và tạp chí điện tử nguyên gốc xuất bản trên mạng của nhà xuất bản nhƣ: Tidbits, Journal of Artificial Intelligencw Reasearch (The New Zealand Digital Library). Ngoài ra cũng có thể sƣu tập danh mục tạp chí (chỉ biên mục quản lý nguồn mà không quản lý dữ liệu toàn văn của từng bài tạp chí) mà ngƣời sử dụng khi kết nối nội dung sẽ kết nối trực tiếp đến tạp chí gốc của nhà xuất bản : IISc Publication (Indian Institute of Science, India) Đại học Illinois Wesleyan, Mỹ cũng đã ứng dụng Greenstone để số hoá và quản lý các bộ sƣu tập báo. Có hai sƣu tập nổi bật là The Rrgus Collections (Illinois Wesleyan University. USA) từ 1894 -2003, và The Silent Worker. (Washington Research Library Consortium (WRLC), USA. Hai sƣu tập này sử dụng dạng tài liệu toàn văn File format PDF của nguyên dạng hình ảnh scan báo không dùng File chuyển đổi sang HTML. Hình 15: Giao diện The Argus Collections (Illinois Wesleyan University. USA ) Hội đồng Cymru and the Welsh Books Council sƣu tập sách toàn văn xuất bản từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, của 2 ngôn ngữ English và Welsh. Ngƣời sử dụng có thể tra cứu nhan đề, tác giả và thời gian xuất bản. 27
  28. Hình ảnh 16: Giao diện Trang chủ với danh mục sách và trang bìa sách nguyên bản Trong sưu tập Books From the Past. Nhờ Greenstone, Thƣ viện số NewZealand (The New Zealand Digital Library) đã tập hợp gần 10.000 giai điệu nhạc ngƣời sử dụng có thể nghe nhạc trực tiếp từ sƣu tập này với sự hỗ trợ của các phần mềm Media: Media Player, Windows, MPEC kích hoạt tự động từ máy tính hay có thể sao lƣu vào máy tính cá nhân. Ngoài ra, các thƣ viện còn áp dụng Greenstone trong việc sƣu tập Music Video (The New Zealand Digital Library). Đây là bộ sƣu tập Video ca nhạc từ MTV mà ngƣời sử dụng tìm kiếm theo tên bài, thể loại nhạc hay tên các ca sĩ trình diễn : Eric Clapton, George Michael và Elton John Hình 16: Giao diện Music Library & Music Video (The New Zealand Digital Library) 28
  29. Việc sử dụng Greenstone để xây dựng các sƣu tập hình ảnh của các thƣ viện đƣợc giới thiệu rất nhiều trên Internet rất đa dạng cách thể hiện cấu trúc và hiển thị. Có 2 sƣu tập ảnh đƣợc đánh giá là sƣu tập lớn và chất lƣợng. Trong hai sƣu tập này thể hiện sự kết hợp chặt chẽ của biên mục truyền thống với dữ liệu Metadata và hiển thị biểu ghi này cùng với chế độ Thumbnail hình ảnh, và khi ngƣời sử dụng Click chọn vào đó mới hiển thị chế độ View hình ảnh ở cỡ lớn. Trong đó, bộ sƣu tập The Virginia Civil War Archive của Hội Thƣ viện nghiên cứu Washington, Mỹ (Washington Research Library Consortium (WRLC), USA) có hơn 400 hình minh họa từ tạp chí Harper's Weekly từ 1861- 1865. Bên cạnh đó, bộ sƣu tập The Virginia Civil War Archive và American University Photograph and Print Collection của Hội Thƣ viện nghiên cứu Washington, Mỹ (Washington Research Library Consortium (WRLC), USA) bao gồm các ảnh chụp về lịch sử, sinh hoạt, những sự kiện liên quan trong lịch sử của nƣớc Mỹ. Hình ảnh 16: Giao diện Bộ sưu tập The Virginia Civil War Archive và American University Photograph and Print Collection. Washington Research Library Consortium (WRLC), USA Thƣ viện Đại học Chicago, Mỹ cũng áp dụng Greenstone để số hoá bộ sƣu tập tài liệu âm nhạc Chopin Early Editions. Đây sƣu tập hơn 400 tác phẩm âm nhạc của Frédéríc Chopin. Sƣu tập giữ nguyên gốc hình ảnh scan từ các bản 29
  30. nhạc để bảo đảm tính nguyên gốc, chúng ta có thể sao lƣu và in ấn để sử dụng. Sƣu tập sử dụng dạng hiển thị tài liệu nguyên bản của những trang nhạc đƣợc in hay chép tay theo từng trang, từng chƣơng theo cấu trúc mục lục của tài liệu gốc. Các tác phẩm của Frédéríc Chopin thƣờng đƣợc xuất bản trùng lắp nhau trên thể giới với các kiểu bản in khác nhau, Greenstone cho phép ngƣời sử dụng có thể kết nối đến các tài liệu giống nhau để so sánh và đối chiếu. Trong Chopin Early Edittions có thể tìm kiếm hay liệt kê theo nhan đề, thể loại và số bản nhạc. Hình ảnh 17: Giao diện Biểu ghi thư tịch và trang tựa của bản Sonate Grande sonate pour le pianoforte, oeuvre 4, Xuất bản 1851 tại Vienne trong sưu tập Chopin Early Editions. Trên đây, giới thiệu một số mẫu mô hình các sƣu tập đƣợc tổ chức bởi các thƣ trên thế giới cho chúng ta cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng phần mềm thƣ viện số Greenstone trên toàn cầu với nhiều cách thể hiện, thay đổi giao diện bên ngoài và giao diện tìm kiếm cũng nhƣ tổ chức dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của các cơ quan thông tin – thƣ viện là làm sao đƣa đƣợc sƣu tập của mình đến ngƣời sử dụng với các khả năng tìm kiếm đa dạng và tiếp cận tài liệu toàn văn một cách hiệu quả nhất [17, tr 22-28] 1. 4. Sơ lược về mã nguồn mở GREENSTONE 30
  31. 1.4.1. Greenstone là phần mềm nguồn mở và tự do: Theo Richard Stallman, chủ tịch FSF (Free Software Foundation), Phần mềm tự do và Phần mềm nguồn mở là: Chƣơng trình ta có thể chạy với bất cứ mục đích nào Có thể chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của mình Có thể chỉnh sửa và tái phân phối bản sao, có hoặc không có thu phí trên phần chỉnh sửa của mình. Theo David Wheeler : “PMNM là những chƣơng trình mà quy trình cấp phép sẽ cho ngƣời dùng quyền tự do chạy chƣơng trình theo bất kỳ mục đích nào, quyền nghiên cứu và sửa đổi chƣơng trình, quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi (mà không phải trả tiền cho những ngƣời lập trình trƣớc)”. PMNM là những phần mềm đã đƣợc cung cấp dƣới cả dạng mã và nguồn. Ngƣời dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung nhất định theo điều khoản quy định trong giấy phép PMNM (General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai - điều mà họ không đƣợc phép làm với Phần mềm nguồn đóng (PMNĐ) hay còn gọi là Phần mềm thƣơng mại. Phần mềm nguồn mở Greenstone có thể download để sử dụng miễn phí tại Nếu dùng phiên bản Tiếng Việt thì phải trả phí dịch sang Tiếng Việt cho Công ty Integrated e-Solutions Việt Nam. Lệ phí này cộng với chi phí cài đặt và huấn luyện sử dụng là 10.000.000 đồng. Đây là một lệ phí tƣợng trƣng so với một phần mềm tƣơng đối lớn với nhiều tính năng hiện đại ứng dụng công nghệ mới, đã đƣợc UNESCO mua bản quyền sử dụng trở thành phần mềm nguồn mở và tự do, đƣợc phổ biến khắp nơi trên thế giới.[17, tr 1] 1.4.2 Greenstone là phần mềm đa ngôn ngữ. Hiện nay, Greenstone đƣợc dùng rộng rãi trong thƣ viện của các trƣờng đại học trên thế giới. Phần mềm Greenstone trên CD-ROM đƣợc Liên Hiệp 31
  32. Quốc và những cơ quan nhân đạo khác xuất bản và phân phối cho các quốc gia đang phát triển. Greenstone đƣợc dịch sang hơn 50 ngôn ngữ bao gồm: Bốn ngôn ngữ nòng cốt: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Nga. Ấn bản Greenstone Tiếng Pháp, Tây Ban Nha, và Nga đƣợc UNESCO bảo trì; ấn bản Tiếng Anh do Chƣơng trình Dự án thƣ viện số New Zealand bảo trì. Khi chúng ta download Greenstone thì giao diện của bốn ngôn ngữ nòng cốt tự động đƣợc cài đặt; còn các ngôn ngữ khác cần có sự tham gia của ngƣời bảo trì hệ thống Greenstone. Các ấn bản của các ngôn ngữ đã hoàn chỉnh bao gồm: Arabic, Armenian, Ba Lan, Bengali, Bồ Đào Nha (Brazil), Bồ Đào Nha (Portugal), Catalan, Croatian, Czech, Đức, Farsi, Galician, Georgian, Hà Lan, Hebrew, Hindi, Hy Lạp, Indonesian, Italian, Kannada, Kazakh, Kirghiz, Latvian, Maori, Mông Cổ, Nhật, Phần Lan, Serbian, Thái Lan, Thổ Nhỉ Kỳ, Trung Hoa (phổ thông), Trung Hoa (truyền thống), Ukrainian, Việt Nam. Các ấn bản của các ngôn ngữ đang tiến hành phiên dịch bao gồm: Bislama, Blackfoot/Siksika, Bosnian, Esperanto (Quốc tế ngữ), Hungarian, Korean, Macedonian, Marathi, Nepali, Romanian, Shona, Tamil. [17, tr 1-3] 1.5 Đặc điểm của Greenstone. - Truy cập rộng rãi: Bộ sƣu tập đƣợc truy cập qua một trình duyệt web chuẩn - Đa hệ: Bộ sƣu tập có thể chạy trên Window và Unix. - Hướng metadata: Chỉ mục lƣớt tìm đƣợc tạo nên từ metadata. Metadata có thể kết hợp với mỗi tài liệu hoặc một phần của tài liệu. - Thang độ (scale) lớn. - Những bộ sưu tập chứa hàng triệu tài liệu, nhiều gigabytes có thể được tạo ra. 32
  33. - Truy tìm toàn văn nhanh chóng: Có thể nén để giảm kích thƣớc văn bản và chỉ mục. - Greenstone tương thích Z39.50: Giao thức Z39.50 hỗ trợ việc truy cập máy chủ bên ngoài cũng nhƣ giới thiệu bộ sƣu tập Greenstone cho ngƣời sử dụng bên ngoài. - Truy tìm linh hoạt: Ngƣời sử dụng có thể truy tìm toàn văn tài liệu với những dẫn mục thích hợp. Ngƣời sử dụng có thể lƣớt tìm danh mục tác giả, danh mục nhan đề, danh mục đề mục, danh mục từ khoá, danh mục ngày tháng, những cấu trúc phân cấp, vv - Đa phương tiện: Bộ sƣu tập có thể chứa hình ảnh, âm nhạc, đoạn băng ghi âm và hình. - Có thể xuất ra CD-ROM: Bộ sƣu tập có thể xuất ra một CD-ROM tự khởi động. - Greenstone là phần mềm nguồn mở: Đặc điểm này cho phép các thƣ viện dễ dàng chỉnh sửa tuỳ theo yêu cầu và mục đích của từng thƣ viện. [14, tr 4] 1.6. Yêu cầu phần mềm: Phần mềm Greenstone yêu cầu OS Windows / Linux Apache Web server / IIS Trình duyệt Web Netscape Navigator hay Internet Explorer Để tổ chức và xây dựng một bộ sƣu tập mới với phần mềm Greenstone, thông thƣờng có hai loại tài liệu: tài liệu đã ở dạng điện tử và tài liệu in ấn cần phải số hóa. Đối với tài liệu ở dạng điện tử thì công việc hết sức dễ dàng, ngay cả việc sƣu tầm, tổ chức tập tin và chuyển đổi dạng thức. Đối với tài liệu in ấn thì ta phải tiến hành số hoá bằng cách quét tài liệu và chuyển qua dạng PDF; khi sử dụng Greenstone để lƣu trữ tài liệu đó trong CSDL thì tự động mang hai dạng HTML và PDF. 33
  34. Có 3 cách để xây dựng bộ sƣu tập với Greenstone: Xây dựng tự động bằng công cụ GREENSTONE COLLECTOR Xây dựng thủ công bằng công cụ ORGANIZER Xây dựng bán tự động bằng công cụ LIBRARIAN INTERFACE Công cụ LIBRARIAN INTERFACE dùng để tổ chức một tài liệu, công việc này trong nghiệp vụ thƣ viện gọi là biên mục (cataloging), còn trong công nghệ kỹ thuật số thì gọi là xác định metadata. Một tài liệu sau khi đƣợc tổ chức biên mục theo chuẩn Dublin Core (thủ công) và xác định metadata (tự động) sẽ trở thành một thƣ mục chứa ít nhất là 2 biểu ghi: một biểu ghi nội dung dạng HTML và biểu ghi metadata. Nếu nội dung mang nhiều dạng thức khác nhau thì thƣ mục tài liệu có nhiều biểu ghi hơn. Giao diện LIBRARIAN INTERFACE trình bày 15 yếu tố của Dublin Core cho ta biên mục tài liệu. Quá trình này khiến ta chọn những dẫn mục hay điểm truy cập của mỗi tài liệu để phục vụ việc truy tìm và lƣớt tìm sau này. Cũng bằng giao diện này, Greenstone sẽ cho ta xác định những dẫn mục và hình thức truy tìm hay lƣớt tìm đƣợc trình bày trên giao diện của bộ sƣu tập. Chẳng hạn nhƣ: Nhan đề (Title), Tác giả (Author), Từ khoá (Keywork), Đề mục (Subject), vv hoặc Tìm kiếm (Search) thì tìm kiếm trên những điểm truy cập nào. Trong quá trình tổ chức tài liệu, việc thêm, bớt hay thay thế những yếu tố của Dublin Core là rất dễ dàng. Công việc sƣu tầm và tổ chức tài liệu cứ tiếp diễn liên tục, tài liệu đƣợc lƣu vào máy tính cá nhân. Greenstone hoàn toàn xử lý một cách tự động và nhanh chóng một khi chúng ta muốn xuất bản tài liệu nhƣ một bộ sƣu tập lên Internet hay CD-ROM. Dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể cập nhật tài liệu vào bộ sƣu tập của chúng ta mỗi khi cần thiết; khi đó thì ta phải xuất bản lại bộ sƣu tập. Mỗi bộ sƣu tập đƣợc xuất bản lên Internet hay CD-ROM đều có một giao diện Greenstone kèm theo. Nếu trên CD-ROM thì giao diện Greenstone có chứa sẵn một phần trình duyệt (web browser) Netscape để tải xuống (download) cho những máy cá nhân nào không sử dụng web. Điều này cho thấy mỗi khi một bộ 34
  35. sƣu tập đƣợc xuất ra CD-ROM thì ngƣời sử dụng có thể dùng bất kỳ một máy tính với bất kỳ một hệ điều hành nào đều có thể đọc, truy tìm, lƣớt tìm, in ra những thông tin trên bộ sƣu tập với giao diện thân thiện của Greenstone. Nếu chúng ta sử dụng và truy cập vào các bộ sƣu tập của các quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới thì chúng ta có thể sử dụng giao diện của nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả giao diện Tiếng Việt. [14, tr 7 -8] 1.7. Tính năng của nguồn mở Greenstone Sau đây là những đặc trƣng nổi bật, và cũng là ƣu thế của Greenstone. Truy cập qua trình duyệt web, cả ở chế độ cục bộ và từ xa. Tƣơng thích Z39.50. Giao thức Z39.50 hỗ trợ việc truy cập máy chủ bên ngoài cũng nhƣ giới thiệu bộ sƣu tập Greenstone cho ngƣời sử dụng bên ngoài. Chạy đƣợc trên nhiều hệ điều hành: Windows, Unix, Mac OS X. Nhờ vậy, Greenstone dễ dàng đƣợc sử dụng ở nhiều nơi. Tìm kiếm toàn văn và tìm kiếm theo từng trƣờng riêng biệt. Khả năng trình duyệt linh động, đa dạng. Cấu trúc duyệt tài liệu đƣợc xây dựng hoàn toàn tự động. Tận dụng các metadata sẵn có trong tài liệu, giúp ngƣời tạo bộ sƣu tập không phải làm bằng tay. Khả năng linh động, dễ mở rộng và chỉnh sửa hệ thống nhờ các thành phần nhƣ plugin, classifier Hỗ trợ xử lý tài liệu với nhiều loại ngôn ngữ. Unicode đƣợc dùng để hỗ trợ việc chuyển đổi ngôn ngữ. Ngoài các bộ sƣu tập văn bản, hình ảnh thông thƣờng, Greenstone còn cho phép tạo các bộ sƣu tập hình ảnh, âm thanh đa phƣơng tiện (multimedia). Nhờ vậy, các thƣ viện và trung tâm thông tin có thể lƣu trữ, quản lý, bổ sung đƣợc nhiều loại hình tài liệu phục vụ cho nhu cầu đa dạng của ngƣời sử dụng. 35
  36. Khả năng lƣu trữ rất lớn, tới hàng Gigabyte dữ liệu. Thêm mới bộ sƣu tập đơn giản, có hiệu quả tức thì. Khi sƣu tầm thêm đƣợc những tài liệu mới, ta có thể dễ dàng bổ sung vào bộ sƣu tập bằng cách tái xây dựng. Khả năng xuất bản các bộ sƣu tập ra CD - ROM hoặc DVD - ROM, với đầy đủ tính năng để có thể tự cài đặt và chạy độc lập. Mỗi bộ sƣu tập đƣợc xuất bản lên Internet hay CD-ROM đều có một giao diện Greenstone kèm theo. Nếu trên CD-ROM thì giao diện Greenstone có chứa sẵn một phần trình duyệt Netscape để tải xuống cho những máy cá nhân nào không sử dụng web. Nhƣ vây, mỗi khi một bộ sƣu tập đƣợc xuất ra CD-ROM thì cho phép ngƣời sử dụng có thể dùng bất kỳ một máy tính với bất kỳ một hệ điều hành nào đều có thể đọc, truy tìm, lƣớt tìm, in ra những thông tin trên bộ sƣu tập với giao điện thân thiện của Greenstone. Các bộ sƣu tập dễ dàng đƣợc mang chuyển, phân phối, chia sẻ. Việc phân phối bao gồm các bản cài đặt cho tất cả các phiên bản của Windows, Linux và Mac OS X. Nó cũng cung cấp toàn bộ mã nguồn của hệ thống để ngƣời sử dụng có thể biên dịch lại bằng Microsoft C++ hoặc gcc. Phần mềm đi kèm với Greenstone cũng hoàn toàn miễn phí, ví dụ Apache Webserver và PERL. Giao diện ngƣời sử dụng dùng một trình duyệt Web điển hình là Netscape Navigator hoặc Internet Explorer. [17, tr 5] 1.8. Ưu điểm của nguồn mở Greenstone Greenstone là phần mềm đa ngôn ngữ, với các giao diện sẵn có bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và đƣợc dịch ra hơn 50 ngôn ngữ khác tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng khi ứng dụng phần mềm vào hoạt động thƣ viện. 36
  37. Phần mềm này có sẵn một số lƣợng lớn sự giúp đỡ trực tuyến và từ những nguồn khác. Website của Greenstone có một trang Wiki hƣớng dẫn trực tuyến, hai địa chỉ thƣ điện tử, và chƣơng trình đào tạo toàn cầu. Những phần khác giải thích cụ thể cho sự hỗ trợ rộng rãi là một trong những điểm mạnh nhất của Greenstone. Greenstone có nhiều tài liệu hƣớng dẫn sử dụng, hƣớng dẫn cài đặt. Trong quá trình xây dựng các thƣ viện có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau và có thể tham khảo từ các thƣ viện nƣớc ngoài thông qua thƣ điện tử. Hiện nay các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng đã đƣợc dịch sang tiếng Việt rất thuận lợi cho các thƣ viện Việt Nam khi muốn sử dụng phần mềm này. Greenstone đƣợc phân phối với sự hỗ trợ của UNESCO và Human Info NGO làm cho phần mềm này đƣợc sử dụng miễn phí. Ngoài các cơ quan thông tin - thƣ viện, các cá nhân đều có thể sử dụng Greenstone bằng cách download phần mềm này từ trang web rồi chuyển chúng về giao diện ngôn ngữ mình sử dụng. Giấy phép cho phần mềm Greenstone là chuẩn của GNU General Public Licence. Chẳng hạn nhƣ ta có thể kiểm tra Greenstone trong máy tính cá nhân trƣớc khi đƣa chúng vào sử dụng miễn phí trong thƣ viện. Greenstone sẽ dễ dàng chạy trên nhiều hệ điều hành vì nó đƣợc hỗ trợ chạy trên tất cả các hệ điều hành từ Windows95 đến WindowsXP, các phiên bản của Unix và Max OS X. Đặc biệt, khi Greenstone không chạy đƣợc trên máy tính cá nhân chúng ta vẫn có thể truy cập thƣ viện số qua trang web của Greenstone. Bên cạnh đó Greenstone là một chƣơng trình rất dễ chỉnh sửa mà không cần trình độ cao về máy tính. Có bốn cấp độ quản lý việc truy cập (cán bộ thủ thƣ trợ giúp, thủ thƣ, hệ thống chuyên gia, và các nhà chuyên môn) cùng với việc truy cập của độc giả. Mức độ truy cập của thủ thƣ cho phép họ có thể tùy biến Greenstone để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng thƣ viện riêng, trong khi đó cấp độ hệ thống chuyên gia và nhà chuyên môn truy cập cho phép họ xây dựng và kết hợp chúng với các chƣơng trình đã có trƣớc đó [2]. Nhờ đặc điểm linh 37
  38. hoạt này mà Greenstone sẽ phù hợp với mọi thƣ viện. Hơn nữa, nhờ cơ chế này mà thƣ viện số sẽ có ý nghĩa và hữu ích hơn vì độc giả và nhân viên thƣ viện cùng hợp tác xây dựng các bộ sƣu tập, đặc biệt là các bộ sƣu tập chuyên ngành cũng nhƣ nhiều thƣ viện cùng hợp tác chia sẻ với nhau những bộ sƣu tập đó. Ví dụ, thƣ viện trƣờng ĐH KHTN TP. HCM đã quảng bá việc sử dụng Greenstone đến nhiều đồng nghiệp, đồng thời tổ chức và triển khai các lớp tập huấn giới thiệu và sử dụng Greenstone đến cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu nhằm xây dựng những bộ sƣu tập theo chuyên ngành của mình để sử dụng và đóng góp cho thƣ viện, tạo thành kho tài nguyên học tập dùng chung cho tất cả mọi ngƣời. Greenstone còn có khả năng vƣợt trội hơn nữa đó là khả năng xây dựng các bộ sƣu tập ảo bằng cách nhúng Greenstone vào cổng thông tin tích hợp, kế thừa các tính năng tổ chức và tìm kiếm tài liệu sẵn có ở thƣ viện để gặt hái siêu dữ liệu từ các nguồn trên internet dựa vào giao thức OAI-PMH nổi tiếng. Mỗi bộ sƣu tập đƣợc xây dựng là tập hợp các biểu ghi OAI từ một hoặc nhiều địa chỉ liên kết URL. Thƣ viện trƣờng ĐH KHTN TP. HCM đã xây dựng đƣợc bộ sƣu tập ảo nhờ phƣơng thức này bạn đọc có thể truy cập vào bộ sƣu tập tƣơng tự nhƣ truy cập các bộ sƣu tập số. 1.9. Một số hạn chế của nguồn mở Greenstone Greenstone cho phép quản lý các nguồn tài nguyên số hóa nhƣng việc truy cập đến những nguồn tài nguyên này lại không đƣợc quản lý. Bạn đọc có thể truy cập một cách rộng rãi mà không cần có tài khoản và mật khẩu. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho việc quản lý các tài liệu số hóa trong trƣờng hợp đó là những tài liệu dành riêng cho một nhóm độc giả nhất định, ví dụ nhƣ tài liệu dành riêng cho các nhà nghiên cứu hay dành riêng cho giảng viên. Đối với những nguồn tài liệu quý hiếm thì quản lý việc truy cập đến nguồn tài liệu này càng trở nên quan trọng. Để bảo quản tốt các nguồn tài nguyên số các thƣ viện sử dụng phần mềm Greenstone phải có thêm chƣơng trình quản lý tài 38
  39. nguyên số. Nếu trong thƣ viện chƣa có một chƣơng trình riêng để bảo quản các nguồn tài nguyên số thì nó sẽ cần phải có một chƣơng trình nhƣ vậy. Với phiên bản tiếng Việt, phần mềm này chƣa phân biệt đƣợc D và Đ. Nếu chúng ta duyệt tài liệu theo trật tự alphabel, vần Đ sẽ bị lẫn sau các vần khác. Tài liệu tiếng Việt đƣợc trình bày ở dạng font Tiêu chuẩn Việt Nam 3 - TCVN3 (ABC) sẽ bị lỗi font chữ khi tự động chuyển sang định dạng XML của Greenstone. Có quá ít các tài liệu nói về điểm yếu của phần mềm Greenstone. Vì vậy mà hầu hết các trung tâm thông tin thƣ viện sẽ khó khăn trong việc xác định và giải quyết vấn đề khi có sự cố xảy ra trong quá trình ứng dụng phần mềm này. 39
  40. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ GREENSTONE Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nghiên cứu và giảng dạy mã nguồn mở Greenstone ở Việt Nam Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thƣ viện ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm song thực tế do nguồn kinh phí còn ở mức độ hạn chế nên việc đầu tƣ hiện đại hóa cho thƣ viện còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc đầu tƣ trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chúng ta còn phải đầu tƣ cho việc đào tạo cán bộ có đủ khả năng sử dụng công nghệ hiện đại đó. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là ở nƣớc ta việc nghiên cứu những công nghệ hiện đại vẫn bị bỏ ngỏ, trong khi đây cũng là một công việc quan trọng không kém so với việc cần có nhiều kinh phí. Một trong những biện pháp khắc phục đƣợc hạn chế về kinh phí và đang đƣợc nhiều thƣ viện trên thế giới hƣớng tới đó là sử dụng những phần mềm nguồn mở để xây dựng nguồn tài nguyên số cho thƣ viện. Phần mềm nguồn mở đƣợc sử dụng miễn phí cho các thƣ viện, nó lại có nhiều tính năng phù hợp cho hệ thống thƣ viện ở Việt Nam cũng nhƣ những nƣớc có trình độ công nghệ chƣa cao và nguồn kinh phí hạn hẹp. Ở nƣớc ta, có một số trƣờng học đã đƣa nội dung phần mềm Greenstone vào giảng dạy và một số tác giả đã nghiên cứu về phần mềm song ở mức độ hạn chế. Có thể thấy rõ việc nghiên cứu Greenstone chủ yếu đƣợc tiến hành ở miền Nam với một số tác giả tiêu biểu và các bài báo của họ nhƣ: ThS. Nguyễn Thanh Minh đã đề cập đến việc “Ứng dụng phần mềm nguồn mở thƣ viện số Greenstone trong việc xây dựng bảo tàng tiền số hóa” (2006), “Ứng dụng phần mềm nguồn mở thƣ viện số Greenstone trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số hóa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong trƣờng đại học” (2005), Ths. Nguyễn Minh Hiệp nghiên cứu “Sử dụng phần mềm nguồn mở Greestone để xây dựng thƣ viện số - cơ hội cho tất cả các thƣ viện Việt Nam” (2004), “Thƣ viện số với hệ thống nguồn mở” (2006), “Sử dụng Phần mềm nguồn mở 40
  41. Thƣ viện số Greenstone để xây dựng Kho tài nguyên học tập nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực” (2004) và “Thế giới thƣ viện số” (2004). Tác giả Nguyễn Tuyến đã đề cập đến “Sự phát triển và sử dụng thƣ viện số Greestone trên thế giới” (2004) và “Xây dựng sƣu tập với hòn đa xanh – Greenstone” (2004). Tác giả Đào Ái Thao nghiên cứu “Greenstone – Giải pháp xây dựng thƣ viện số” (2004). Tác giả Đặng Đức Nguyên đã nghiên cứu về “Kinh nghiêm xây dựng Thƣ viện số với Phần mềm mã nguồn mở Greenstone” (2005). Các bài báo đƣợc công bố trên Bản tin thƣ viện - Công nghệ thông tin, ngoài ra có một số bài đƣợc đăng trên tạp chí Thƣ viện Việt Nam và Tạp chí Thông tin tƣ liệu. Một số bài báo đã đi sâu phân tích các ƣu điểm của Greenstone và khả năng ứng dụng trong khi đó một số tác giả lại so sánh ƣu điểm và hạn chế của Greenstone với WIN ISIS. Đặc biệt phần mềm này còn đƣợc công ty Intergated e-Solutinons Ltđ. kết hợp với thƣ viện Cao học ĐHKHTN TP. HCM nghiên cứu để Việt hóa. Điều này cho phép các thƣ viện ở Việt Nam dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu triển khai sử dụng phần mềm này. Hơn nữa, nó tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng có thể xem lƣớt, tra cứu thuận tiện trên giao diện tiếng Việt. Cũng nhờ việc Phần mềm Greenstone đã đƣợc Việt hóa nên giao diện tiếng Việt đã đƣợc cập nhật cùng giao diện của các ngôn ngữ khác cho phép các thƣ viện và bạn đọc ở khắp nơi trên thế giới có thể truy cập vào các bộ sƣu tập của các thƣ viện Việt Nam từ đó quảng bá hình ảnh của Việt Nam với thế giới. Khi giao diện tiếng Việt đƣợc cập nhật còn mở ra cơ hội cho việc trao đổi nguồn thông tin với nhiều thƣ viện khác ở trong nƣớc và ngoài nƣớc giúp tận dụng tối đa nguồn lực thông tin của thƣ viện. Mặc dù đã có nhiều tác giả quan tâm và viết về phần mềm Greenstone nhƣng vẫn chƣa có bài báo nào trong nƣớc phân tích các hạn chế của Greenstone. Phần nội dung liên quan đến giao diện cũng nhƣ khả năng tiện ích cũng chƣa có bài báo nào đề cập đến, điều này cho thấy phần mềm này vẫn 41
  42. chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện cũng nhƣ là còn nhiều vấn đề liên quan đến phần mềm vẫn chƣa đƣợc biết đến. So với tình hình nghiên cứu về Greenstone, việc giảng dạy phần mềm này có phần chậm hơn. Việc nghiên cứu giảng dạy đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện tại một số cơ sở đào tạo nhƣ Khoa Thƣ viện - Thông tin, trƣờng Đại học Văn Hóa Hà Nội, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đại học Sài Gòn. Trong đó, Thƣ viện trƣờng ĐHKHTN TP HCM là đơn vị đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại cũng nhƣ đƣa phần mềm nguồn mở và Greenstone vào giảng dạy. Thƣ viện luôn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các thƣ viện bạn để mạng lƣới thƣ viện các trƣờng đại học ngày càng phát triển. Ngoài ra, thƣ viện cũng thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề cho các nhân viên trong đó có cả chuyên đề “Thƣ viện số - Digital Library”. Trƣờng Đại học Văn Hóa Hà Nội, Khoa Thƣ viện – Thông tin hệ cao đẳng trƣờng Cao Đẳng sƣ phạm Trung Ƣơng (2010), Ngành Thiết bị Thƣ viện hệ trung cấp trƣờng Cao Đẳng sƣ phạm Trung Ƣơng (2010) gần đây cũng đã mở lớp đào tạo về thƣ viện số và lồng ghép việc giảng dạy phần mềm Greenstone vào trong một số môn học. Đáng chú ý là Thƣ viện ĐHKHTN TP. HCM đã kết hợp với Liên hiệp thƣ viện các trƣờng Đại học khu vực phía Nam tổ chức lớp tập huấn “Hƣớng dẫn thực hành xây dựng Bộ sƣu tập thƣ viên số bằng Phần mềm nguồn mở Greenstone” (tháng 6/2006). Lớp tập huấn trang bị cho học viên kiến thức xây dựng thƣ viện số cũng nhƣ nâng cao kỹ năng tạo lập những bộ sƣu tập thông tin kỹ thuật số với việc sử dụng phần mềm nguồn mở đa ngôn ngữ thƣ viện số Greenstone. Tuy nhiên, số lƣợng các cơ sở đào tạo nghề thông tin thƣ viện triển khai giảng dạy, nghiên cứu về phần mềm này còn ít và mới chỉ ở bƣớc đầu. 2.2. Thực trạng triển khai ứng dụng nguồn mở Greenstone ở Việt Nam 42
  43. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số thƣ viện ứng dụng Greenstone vào xây dựng và quản lý các bộ sƣu tập số của mình. Greenstone là một phần mềm nguồn mở nên một số thƣ viện đã phát triển và sử dụng Greenstone theo nhiều cách thức khác nhau cả về giao diện lẫn nội dung quản lý tài liệu nhƣng đều cùng một mục đích chính là làm sao đƣa đƣợc sƣu tập của mình đến ngƣời sử dụng với các khả năng tìm kiếm đa dạng và tiếp cận tài liệu toàn văn một cách hiệu quả nhất. Hiện tại, có một số thƣ viện trƣờng đại học đang áp dụng phần mềm mã nguồn mở nhƣ Thƣ viện Trƣờng ĐHKHTN TP.HCM, Thƣ viện Trƣờng Đại học Ngân Hàng, Tp. HCM, Thƣ viện Trƣờng Đại học Bách Khoa, TP.HCM, Thƣ viện Phú Yên 2.2 .1. Thư viện trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh Thƣ viện trƣờng ĐHKHTN TP.HCM là nơi đầu tiên đƣa Greenstone vào sử dụng ở Việt Nam. Thƣ viện đã phối hợp với một nhóm chuyên gia tin học để chuyển đổi phần mềm này sang tiếng Việt với tên gọi Hòn đá xanh. Hiện nay thƣ viện đã xây dựng đƣợc một số bộ sƣu tập mang ý nghĩa thử nghiệm. Ngoài ra cũng có các bộ sƣu tập luận án, luận văn toàn văn. 43
  44. Hình 24: Giao diện giới thiệu các bộ sưu tập của thư viện trường ĐHKHTN TP. HCM Mỗi bộ sƣu tập của thƣ viện trƣờng ĐHKHTN TP. HCM có những đặc điểm khác nhau, để tra cứu tài liệu một cách thuận lợi nhất Greenstone cung cấp khả năng tìm kiếm rất linh hoạt. Một số bộ sƣu tập gộp từ nhiều bộ sƣu tập nhỏ hơn mà ta có thể tìm kiếm độc lập hoặc kết hợp lại làm một. Các bộ sƣu tập bao gồm:  Bộ sưu tập tài liệu Greenstone Việt Nam bao gồm những bài viết về việc ứng dụng và phát triển Phần mềm nguồn mở Thƣ viện số Greenstone – Hòn đá xanh tại Việt Nam. Hình 23: Giao diện Bộ sưu tập tài liệu Greenstone Việt Nam Có 4 cách để tìm kiếm thông tin trong bộ sƣu tập này: - Tìm kiếm dựa vào từ khóa, - Tìm kiếm tài liệu theo tên tài liệu - Tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả - Tìm kiếm tài liệu theo trƣờng Nguồn gốc.  “Bộ sưu tập Kỷ yếu hội nghị” gồm 11 bộ sƣu tập con đó là: 44
  45. Bộ sưu tập Hội thảo về Subject Heatdings: Hội thảo xây dựng và áp dụng Subject Heatdings là hội thảo đầu tiên về Subject Heatdings do Hội thƣ viện Việt Nam, Thƣ viện Quốc gia, Vụ Thƣ viện, VILASAL và Thƣ viện khoa học tổng hợp TP. HCM đồng tổ chức. Hội thảo do thƣ viện Quốc gia chủ trì và diễn ra tại Thƣ viện ĐHKHTN TP.HCM, từ ngày 28 đến 30/8/2006. Tìm kiếm thông tin trong bộ sƣu tập này: dựa vào từ khóa, theo tên tài liệu, theo tên tác giả Bộ sưu tập Hội thảo Quốc tế “Thư viện Việt Nam: Hội nhập và phát triển”: tập hợp các tài liệu về Hội thảo Quốc tế thƣ viện Việt Nam hội nhập và phát triển. Hội thảo này do Liên hiệp thƣ viện đại học phía Nam và Liên hiệp thƣ viện đại học phía Bắc phối hợp cùng Phòng Thông tin và Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ và Lãnh sự quán TP. HCM tổ chức tại Thƣ viện ĐHKHTN TP. HCM, từ ngày 28 đến 30/8/2006. Bộ sưu tập Hội thảo Giáo dục và đào tạo Đại học – Cao đẳng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển công nghiệp TP.HCM: Kỷ yếu hội thảo do Ủy ban nhân dân TP.HCM và Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. HCM) tổ chức vào ngày 12/11/2004. Có 4 cách để tra tìm tài liệu trong bộ sƣu tập này: tìm kiếm dựa vào từ khóa, tìm kiếm theo tên tài liệu, tìm kiếm theo chủ đề và tìm kiếm theo tên tác giả. Bộ sưu tập Hội nghị khoa học lần thứ ba (Tháng 10-2002): tập hợp những bản tóm tắt nội dung báo cáo Hội nghị khoa học tháng 10 - 2002 của trƣờng ĐHKHTN TP. HCM, ĐHQG TP. HCM. Bản hard copy toàn văn đƣợc đặt tại Phòng Tham Khảo, Thƣ viện ĐH KHTN TP. HCM. Bộ sưu tập Hội nghị khoa học lần thứ tư (Tháng 10-2004): gồm những tài liệu tóm tắt nội dung báo cáo Hội nghị khoa học tháng 10 - 2004 của trƣờng ĐH KHTN TP. HCM, ĐHQG TP. HCM. Bản hard copy toàn văn đƣợc đặt tại Phòng Tham Khảo, Thƣ viện ĐHKHTN TP. HCM. 45
  46. Bộ sưu tập Hội nghị khoa học lần thứ năm (Tháng 10-2006): Hội nghị lần thứ năm của trƣờng ĐHKHTN, ĐHQG TP. HCM diễn ra vào tháng 10 - 2006. Bộ sƣu tập này tóm tắt nội dung báo cáo Hội nghị khoa học bao gồm các khoa: Công nghệ thông tin, Toán tin, Vật lý, Hóa học, Địa chất, Môi trƣờng, Khoa học vật liệu, Điện tử, Bản hard copy toàn văn đƣợc đặt tại Phòng Tham Khảo, Thƣ viện ĐHKHTN TP.HCM. Bộ sưu tập Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ chín, Đại học Bách Khoa: Bao gồm các chuyên ngành Cơ khí, Công nghệ hóa học, Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu, Điện – Điện tử, Khoa học ứng dụng, Kỹ thuật xây dựng, Bộ sưu tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thư viện Trường học bậc trung học”: tập hợp các tài liệu về Hội thảo khoa học Thƣ viện trƣờng học bậc trung học đƣợc tổ chức tại trƣờng Đại học Sài Gòn (SaiGon University - SGU) vào ngày 5/5/2007. Có 4 cách để tra tìm tài liệu trong các bộ sƣu tập này: tìm kiếm dựa vào từ khóa, tìm kiếm theo tên tài liệu, tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả và tìm kiếm tài liệu theo nhà xuất bản. Bộ sưu tập Hội nghị của Ủy ban trực tuyến liên Thư viện mạng Đại học Asean (AUNILO) lần thứ hai: Hội nghị diễn ra tại khách sạn Gurney, Penang, Malaysia từ 30/11/2005 đến 02/12/2005. Bao gồm 7 quốc gia ASEAN tham dự (Brunei, Inđônêsia, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Bộ sƣu tập này cũng có 4 cách để tra tìm tài liệu: tìm kiếm dựa vào từ khóa, tìm kiếm theo tên tài liệu, tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả và tìm kiếm tài liệu theo tên quốc gia. Bộ sưu tập Nghiên cứu cơ bản trong khoa học Tự nhiên khu vực phía Nam giai đoạn 2001 – 2005: Hội nghị là nơi các nhà quản lý, các nhà khoa học trao đổi về những thành tựu đạt đƣợc trong 5 năm, kinh nghiệm về công tác tổ chức, quản lý; xác định những nhiệm vụ chính trong 5 năm tiếp theo nhằm đẩy 46
  47. mạnh nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên tại các trƣờng đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu khu vực phía Nam. Có 4 cách để tìm kiếm tài liệu trong bộ sƣu tập này gồm: Tìm kiếm dựa vào từ khóa, tìm kiếm theo tên tài liệu, tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả và tìm kiếm tài liệu theo năm. Bộ sưu tập Báo cáo Khoa học: Bao gồm bài tóm tắt của những báo cáo khoa học cấp Trƣờng ĐHKHTN TP. HCM, cấp ĐHQG TP.HCM, và cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các Khoa: Công nghệ thông tin, Toán tin, Vật lý, Hóa học, Địa chất, Môi trƣờng, Khoa học vật liệu, Điện tử, Để tra cứu tài liệu trong bộ sƣu tập này ta có thể thực hiện theo 4 cách nhƣ sau: - Tìm kiếm theo tên tài liệu - Tìm kiếm theo tên tác giả - Tìm kiếm theo từ khóa - Tìm kiếm theo năm  “ Bộ sưu tập Hoạt động thư viện” gồm 4 bộ sƣu tập con: Bộ sưu tập Hoạt động thư viện: gồm những bài viết về hoạt động thƣ viện đƣợc đăng trên các tờ báo và tạp chí nổi tiếng nhƣ: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên, Phụ nữ, Khoa học và đời sống, Công an TP. HCM, Thế giới sách, Tạp chí sách,vv Có 6 cách để tìm kiếm thông tin trong bộ sƣu tập này đó là: - Tìm kiếm đựa vào từ khóa. - Tìm kiếm tài liệu theo tên tài liệu. - Tìm kiếm tài liệu theo chủ đề. - Tìm kiếm tài liệu theo nhà xuất bản. - Tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả. - Tìm kiếm tài liệu theo ngày tháng. Bộ sưu tập Hình ảnh hoạt động thư viện: bao gồm những hình ảnh về hoạt động Câu lạc bộ Thƣ viện, Liên hiệp Thƣ viện đại học phía Nam (FESAL), 47
  48. Thƣ viện Cao học ĐHKHTN TP.HCM và những hoạt động khác có liên quan Thƣ viện Cao học. Có 4 cách để tìm kiếm tài liệu trong bộ sƣu tập này: tìm kiếm dựa vào từ khóa, truy xuất tài liệu theo tên tài liệu, truy xuất tài liệu theo chủ đề, truy xuất tài liệu theo ngày tháng. Hình 25: Giao diện Bộ sưu tập Trang thiết bị thư viện Bộ sưu tập Trang thiết bị thư viện: bao gồm hình ảnh về trang thiết bị thƣ viện và các phòng chức năng trong một số thƣ viện tiêu biểu tại Mỹ, Singapore, Thái Lan và Việt Nam nhƣ Thƣ viện vùng Woodlands – Singapore, Đại học Nanyang, Đại học Chulalongkom, Đại học Thammasat, Đại học Simmons. 48
  49. Hình 25: Hình ảnh Bộ sưu tập Trang thiết bị thư viện Có 3 cách để tìm kiếm thông tin trong bộ sƣu tập này là: tìm kiếm dựa vào từ khóa, truy xuất theo tên tài liệu, truy xuất theo chủ đề. Bộ sưu tập nội thất thư viện: bao gồm hình ảnh những phòng chức năng cùng trang thiết bị của thƣ viện thƣ Trƣờng ĐHKHTN TP. HCM – ĐHQG TP.HCM. Bạn đọc có thể tra cứu tài liệu trong bộ sƣu tập này theo 2 cách: tìm kiếm tài liệu dựa vào từ khóa, truy xuất tài liệu theo mô tả. Hình 17 Bộ sưu tập nội thất thư viện  Bộ sưu tập Khoa học Thông tin và Thư viện: gồm 3 bộ sƣu tập con 49
  50. bao gồm những bài viết về nghiệp vụ thƣ viện đổi mới và tƣ liệu hoạt động thƣ viện đƣợc đăng trong các Bản tin điện tử của Thƣ viện Cao học ĐHKHTN TP. HCM, Câu lạc bộ Thƣ viện và Liên hiệp Thƣ viện Đại học Phía Nam từ 1998 đến nay. - Bản tin điện tử: bao gồm những bài viết đăng trong Bản tin điện tử của FESAL và thƣ viện Cao học ĐHKHTN TP. HCM từ 2002 đến 2007. Bộ sƣu tập này hỗ trợ nhiều cách nhất để bạn đọc có thể tra tìm tài liệu đó là: tìm kiếm dựa vào từ khóa, truy xuất tài liệu theo tên tài liệu, truy xuất tài liệu theo chủ đề, truy xuất tài liệu theo tên tác giả, truy xuất tài liệu theo tên tổ chức xuất bản, truy xuất tài liệu theo ngày tháng. - Bộ sưu tập Khoa học thông tin và thư viện: bao gồm một số bài báo cáo khoa học trong các Hội thảo Thƣ viện và bài viết về nghiệp vụ Thông tin – Thƣ viện đƣợc đăng trong các tạp chí, tập san, bản tin trong và ngoài nƣớc. - Tập san thư viện: là cơ quan ngôn luận của Hội Thƣ viện Việt Nam, Sài Gòn – Tam nguyệt san. Đến nay bộ sƣu tập này đã có hơn 24 số và một số đặc biệt đƣợc phát hành từ năm 1968 đến 1975. Có thể tra cứu hai bộ sƣu tập này bằng cách tìm kiếm dựa vào từ khóa, truy xuất tài liệu theo tên tài liệu, truy xuất tài liệu theo chủ đề, truy xuất tài liệu theo tên tổ chức xuất bản  Bộ sưu tập tin học: gồm một bộ sƣu tập con là bộ sƣu tập Kinh nghiệm máy tính. Bộ sƣu tập này tập hợp những bài viết về kinh nghiệm sử dụng máy tính đƣợc đăng trong tất cả các tạp chí và báo online tại Việt Nam: Bảo mật, Công cụ, Hỏi đáp, Kỹ thuật, Kinh nghiệm, Mạng máy tính, Phần mềm, Tin tức, thủ thuật. 50
  51. Có 3 cách để tìm kiếm thông tin trong bộ sƣu tập này: tìm kiếm dự vào từ khóa, truy xuất theo tên tài liệu, truy xuất theo chủ đề.  Bộ sưu tập Khoa học xã hội: gồm một bộ sƣu tập con là Bộ sưu tập lịch sử Việt Nam. Bộ sƣu tập này bao gồm chín bộ Lịch sử Việt Nam nhƣ: Đại Việt Sử Ký Toàn Thƣ, Đại Việt Sử Lƣợc, Đại Việt Thông Sử, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cƣơng Mục, Lam Sơn Thực Lục, An Nam Chí Lƣợc, Thuyền Uyển Tập Anh, Việt Sử Thông Luận, Việt Sử Tiêu Án. Để tra cứu tài liệu trong bộ sƣu tập này bạn đọc có thể tra cứu theo ba cách tƣơng tự nhƣ “bộ sƣu tập Kinh nghiệm máy tính”.  Bộ sưu tập Luận văn thạc sỹ: bao gồm cả luận văn tóm tắt và luận văn toàn văn. Bộ sƣu tập này gồm 3 bộ sƣu tập con: - Bộ sưu tập luận văn thạc sỹ Công nghệ thông tin phần 1 - Bộ sưu tập luận văn thạc sỹ Công nghệ thông tin phần 2 - Bộ sưu tập Toán học toàn văn phần 1  Bộ sưu tập luận án tiến sỹ: bộ sƣu tập này cũng bao gồm cả phần tóm tắt và phần toàn văn. Có 4 cách để tra cứu bộ sƣu tập này là: tìm kiếm dựa vào từ khóa, tìm kiếm tài liệu theo tên tài liệu, tìm kiếm tài liệu theo chủ đề và tìm kiếm tài liệu theo tên tác giả.  Bộ sưu tập khoa học tự nhiên: gồm 7 bộ sƣu tập con lần lƣợt về các môn công nghệ thông tin, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, môi trƣờng, địa chất. Trong mỗi bộ sƣu tập lại có những cách tra cứu tài liệu khác nhau. Những bộ sƣu tập này đƣợc trình bày trên Internet cũng nhƣ xuất ra đĩa CD-ROM. Ngoài ra thƣ viện ĐHKHTN Tp. HCM cũng tích hợp và trình bày một số bộ sƣu tập quan trọng của các thƣ viện lớn trên thế giới. 51
  52. Giao diện Greenstone của trƣờng ĐHKHTN TP. HCM cập nhật rất nhiều ngôn ngữ trong đó có các ngôn ngữ phổ biến nhƣ: Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Maori, Ý, Hindi, Ponski (Hà Lan),vv Từ bộ sƣu tập của thƣ viện ta có thể tra cứu bằng nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Các loại tài liệu đƣợc đƣa vào bộ sƣu tập gồm cả tài liệu nội sinh (luận án, luận văn của cán bộ, sinh viên trong trƣờng và báo cáo khoa học cũng của sinh viên trong) và tài liệu ngoại sinh (tài liệu hội nghị, các bài báo, bài viết theo những chủ đề nhất định). Đây là nguồn tài liệu thƣờng xuyên đƣợc bổ sung bởi cán bộ và sinh viên trong trƣờng. Những tài liệu này cần đƣợc bảo quản bằng kỹ thuật tốt vì nó là tài sản của riêng trƣờng. Ngoài ra, bộ sƣu tập còn có các tài liệu quý nhƣ các bộ sách lịch sử Việt Nam, đây là những bộ sách rất có giá trị, bạn đọc ít có cơ hội đƣợc sử dụng trực tiếp do số lƣợng ít và mang tính chất là tài liệu quý hiếm. Bên cạnh việc số hóa nhiều loại nguồn tài liệu thƣ viện còn lƣu trữ những tài liệu với nhiều loại hình khác nhau nhƣ sách, báo, hình ảnh. Việc số hóa nhiều loại hình tài liệu khác nhau đã tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng có thể tra cứu những nguồn tài liệu phong phú, đa dạng một cách thuận tiện. Giao diện phần mềm và giao diện bộ sƣu tập đƣợc thiết kế thân thiện, và dễ sử dụng. Ở cuối mỗi trang giao diện của một bộ sƣu tập đều có phần giới thiệu tóm lƣợc về nội dung của những tài liệu trong bộ sƣu tập cùng với đó là phần các cách tra cứu tài liệu trong bộ sƣu tập. Mỗi bộ sƣu tập đều cung cấp nhiều cách khác nhau để truy cập tới tài liệu hoặc để xem lƣớt. Các cách tra cứu sẽ tùy thuộc vào loại hình tài liệu mà có cách tra cứu tƣơng ứng. Ví dụ nhƣ Bộ sƣu tập tài liệu Greenstone Việt Nam có thể tra tìm tài liệu theo tìm kiếm, nhan đề, tác giả hoặc nguồn gốc. 52
  53. Hình 26: Giao diện Bộ sưu tập tài liệu Greenstone Việt Nam Kết quả tìm kiếm đƣợc trình bày theo thứ tự chữ cái A-Z. Ngoài ra các tài liệu còn đƣợc trình bày theo từng chủ đề kết hợp hợp với thứ tự chữ cái các chủ đề đó. Bạn đọc có thể dựa vào cách trình bày trang kết quả để tra tìm hoặc lƣớt tìm rất thuận tiện. 2.2.2.Thư viện Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH TP.HCM) Thƣ viện trƣờng ĐHNH TP. HCM cũng là một trong những thƣ viện trƣờng đại học đã ứng dụng và xây dựng cho mình đƣợc 10 bộ sƣu tập. Về cách thức xây dựng, tổ chức quản lý tài liệu trong bộ sƣu tập số cũng giống nhƣ các thƣ viện đã ứng dụng. 53
  54. Hình 27: Giao diện giới thiệu các bộ sưu tập của thư viện trường ĐHNH TP. HCM Các bộ sƣu tập của thƣ viện bao gồm:  Bộ sưu tập Tài liệu hội thảo khoa học: gồm những tài liệu về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy.  Bộ sưu tập Trường ĐHNH TP. HCM 30 năm xây dựng và phát triển: bao gồm những hình ảnh hoạt động của trƣờng ĐHNH TP. HCM trên các lĩnh vực sản xuất, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế qua các thời kỳ phát triển từ ngày đầu thành lập là Trƣờng Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng nay là Trƣờng ĐHNH TP. HCM.  Bộ sưu tập Văn bản nội bộ: là tập hợp các văn bản nội bộ của các Khoa, Phòng ban, Viện, Trung tâm thuộc Trƣờng ĐHNH TP. HCM và các văn bản có liên quan đến hoạt động của Trƣờng ĐHNH TP. HCM.  Cơ sở dữ liệu Tạp chí: bao gồm các bài toàn văn tạp chí chuyên ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng. 54
  55.  Bộ sưu tập Luận án tiến sỹ: bao gồm cả luận án tiến sĩ trong nƣớc và luận án tiến sĩ Quốc tế chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng đang đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng ĐHNH TP. HCM. Để khai thác bộ sƣu tập này, ngƣời dùng tin có thể tìm kiếm dựa vào từ khóa, truy xuất tài liệu theo tên tài liệu, truy xuất tài liệu theo tên tác giả, truy xất tài liệu theo chủ đề.  Sưu tập Luận văn thạc sỹ: tập hợp hơn 1.100 luận văn thạc sĩ Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng đang đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng ĐHNH TP. HCM.  Sưu tập Công trình nghiên cứu khoa học: gồm hơn 200 kết quả Công trình nghiên cứu khoa học trong nƣớc về chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng. Trong số các bộ sƣu tập của trƣờng ĐHNH TP. HCM phải kể đến hai bộ sƣu tập về tiền tệ đó là bộ sƣu tập Tiền Việt Nam qua các thời kỳ bao gồm hình ảnh và bài viết mô tả những đặc trƣng, sự ra đời, ý nghĩa, của các đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ đƣợc tập hợp và sắp xếp theo lịch sử tiền tệ Việt Nam cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quát về lịch sử tiền tệ Việt Nam. 55
  56. Hình 28: Giao diện bộ sưu tập Tiền qua các thời kỳ của Nguyễn Anh Huy Các bộ sƣu tập của thƣ viện trƣờng ĐHNH TP. HCM bao gồm cả tài liệu nội sinh, ngoại sinh và tài liệu quý hiếm.Tài liệu nội sinh gồm tài liệu hội thảo khoa học, luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trƣờng, văn bản nội bộ và những hình ảnh về hoạt động của trƣờng. Tài liệu ngoại sinh bao gồm luận án tiến sĩ quốc tế, những bài tạp chí Loại hình tài liệu của thƣ viện cũng khá đa dạng bao gồm sách, tạp chí, hình ảnh, hình ảnh kết hợp chú thích. Ví dụ: bộ sƣu tập Tiền Việt nam qua các thời kỳ gồm những hình ảnh về tiền Việt Nam đã đƣợc phân chia theo từng thời kỳ giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên về tiền Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Trang giao diện Greenstone của thƣ viện trƣờng ĐHNH TP.HCM đƣợc thiết kế khá đơn giản, dễ sử dụng. Giao diện Greenstone hỗ trợ khá nhiều ngôn ngữ Để tra cứu các tài liệu trong bộ sƣu tập của thƣ viện, thƣ viện trƣờng ĐHNH TP.HCM đã tổ chức đƣợc nhiều điểm truy cập tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng bộ sƣu tập. Ví dụ để tra tìm tài liệu trong bộ sƣu tập Tài liệu hội thảo khoa học bạn đọc có thể tra cứu theo tìm kiếm, nhan đề, đề mục, tác giả, ngày. 56
  57. Hay để tra cứu tài liệu trong bộ sƣu tập của nhà sƣu tập Nguyễn Anh Huy ta có thể tra tìm theo tìm kiếm, nhan đề hoặc đề mục. Hình 20: Trang giao diện Greenstone của thư viện trường ĐHNH TP.HCM Kết quả tìm kiếm đƣợc trình bày theo thứ tự chữ cái nhan đề tài liệu hoặc thứ tự chữ cái tác giả nếu tìm theo tác giả rất dễ cho việc lựa chọn tài liệu. 2.2.3.Thư viện ĐHBK TP. HCM Thƣ viện trƣờng ĐHBK TP. HCM là một trong ba trƣờng đại học ở phía Nam đã ứng dựng Greenstone vào xây dựng bộ sƣu tập số. Hiện nay trƣờng đã có 7 bộ sƣu tập. 57
  58. Hình 29: Các bộ sưu tập số ĐHBK TP. HCM Các bộ sƣu tập của thƣ viện bao gồm:  Bộ sưu tập Tạp chí Science Direct 2006-2007: gồm 256 tên tạp chí bạn đọc có thể truy cập xem toàn văn và download về máy tính cá nhân, đây là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị.  Bộ sưu tập Science Direct 2003-2005: gồm 263 tên tạp chí bạn đọc có thể truy cập xem toàn văn và download về máy tính cá nhân.  Bộ sưu tập Hội nghị Khoa học & Công nghệ 9: là toàn văn nội dung báo cáo Hội nghị khoa học năm 2005 của Trƣờng ĐHBK TP. HCM, ĐHQG TP. HCM.  Bộ sưu tập Hội nghị Khoa học & Công nghệ: là toàn văn nội dung báo cáo Hội nghị khoa học năm 2002 của Trƣờng ĐHBKa TP.HCM, ĐHQG TP. HCM  Bộ sưu tập Hội thảo IPC 13 Kỹ thuật Giao thông: là toàn văn hôi thảo “The 13th International Pacific Conference on Automotive Engineering”  Bộ sưu tập Sáng chế Cơ điện tử: tập hợp hơn 200 phát minh toàn văn thuộc chuyên ngành Cơ điện tử. 58
  59.  Bộ sưu tập Ebooks Công nghệ thông tin: bộ sƣu tập này gồm gần 100 ebooks thuộc các lĩnh vực lập trình, ngôn ngữ lập trình, software, cơ sở dữ liệu, đồ họa máy tính,vv Mặc dù số lƣợng các bộ sƣu tập thì thƣ viện trƣờng ĐHBK TP.HCM xây dựng chƣa đƣợc nhiều nhƣng nội dung tài liệu đã đáp ứng đƣợc khá tốt nhu cầu nghiên cứu cho sinh viên. 2.2.4.Thư viện Hải Phú (Tỉnh Phú Yên) Đây là thƣ viện tỉnh duy nhất sử dụng phần mềm Greenstone để xây dựng bộ sƣu tập số. Có thể nhận thấy sự tích cực lớn của thƣ viện trong việc bảo tồn những hình ảnh lịch sử và phổ biến kiến thức rộng rãi trong nhân dân. Mặc dù số bộ sƣu tập chƣa nhiều song cũng đã phần nào cho thấy nỗ lực của cấp chính quyền địa phƣơng trong việc phát triển sự nghiệp thƣ viện của tỉnh. Hình 30: Giao diện giới thiệu các bộ sưu tập của thư viện Hải Phú Các bộ sƣu tập bao gồm:  Bộ sưu tập Tổng quan Phú Yên. Vì thƣ viện Hải Phú là thƣ viện tỉnh nên tài liệu địa chí là một loại hình tài liệu rất quan trọng. Nhận thức đƣợc ý nghĩa của loại hình tài liệu này thƣ viện đã đầu tƣ xây dựng riêng một bộ sƣu 59
  60. tập các tài liệu giới thiệu về tỉnh Phú Yên. Bộ sƣu tập này gồm 221 tài liệu viết về các khía cạnh của tỉnh Phú Yên. Hình 31: Giao diện Bộ sưu tập Tổng quan Phú Yên 60
  61.  Bộ sưu tập Giáo dục Pháp luật Ngành văn hóa, thông tin và du lịch: hiện nay bộ sƣu tập này có 55 tài liệu. Hình 32: Giao diện Bộ sưu tập Giáo dục Pháp luật Ngành văn hóa, thông tin và du lịch:  Bộ sưu tập 12 con giáp: bộ sƣu tập này rất đơn giản, chỉ gồm hình ảnh về 12 con giáp mà không cần có các điểm truy cập. Hình 33: Giao diện Bộ sưu tập 12 con giáp  Bộ sưu tập Xuân Mậu Thân 1968: đây là bộ sƣu tập rất có ý nghĩa bởi nó tập hợp những tài liệu viết về một trong những chiến thắng quan trọng của 61
  62. nhân dân ta. Qua đó có thể khẳng định thƣ viện Hải Phú rất coi trọng việc gìn giữ lịch sử của dân tộc và mong muốn bạn đọc dễ dàng có thể sử dụng những tài liệu quý giá này. Hình 34: Giao diện các bộ sưu tập Xuân Mậu Thân 1968 Giao diện Greenstone đƣợc thiết kế rất tiện cho ngƣời sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các bộ sƣu tập. Trong mỗi bộ sƣu tập lại đƣợc tạo ra khá 62
  63. nhiều điểm truy cập vào các tài liệu trong đó. Ví dụ để tìm kiếm tài liệu trong bộ sƣu tập Tổng quan Phú Yên ta có thể tìm theo từ khóa, tiêu đề, đề mục, tên tệp tin, tác giả, ngày. Kết quả tìm tiếm cũng đƣợc trình bày theo vần chữ cái tài liệu rất thuận lợi cho việc theo lựa chọn tài liệu hay lƣớt tìm. Về phƣơng pháp tra cứu thông tin trong các bộ sƣu tập trong thƣ viện có những cách sau: - Tìm kiếm dựa vào từ khóa. - Truy xuất tài liệu theo nhan đề. - Truy xuất tài liệu theo tác giả. - Truy xuất tài liệu theo chủ đề. - Truy xuất tài liệu theo ngày xuất bản. - Truy xuất tài liệu theo tên tệp tin 2.2.5.Thư viện Trường CBQLGD TP. HCM Trƣờng CBQLGD TP. HCM là trƣờng duy nhất đào tạo cán bộ có sử dụng phần mềm Greenstone để quản lý các tài liệu có trong thƣ viện. Mặc dù số lƣợng bộ sƣu tập chƣa nhiều nhƣng cũng cho thấy việc số hóa các tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu cho cán bộ giáo dục đã đƣợc quan tâm. 63
  64. Hình 27: Giao diện giới thiệu các bộ sưu tập của thư viện trường CBQLGD TP. HCM Hiện nay thƣ viện đã xây dựng đƣợc bốn bộ sƣu tập đó là:  Bộ sưu tập Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông: tập hợp các tài liệu trong Bộ giáo trình gồm 11 chuyên đề nghiệp vụ quản lý giáo dục của chƣơng trình Bồi dƣỡng Cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học theo quyết định số 820/QĐ-QLĐT&NCKH ngày 06/08/2003 của Hiệu trƣởng trƣờng CBQLGD TP. HCM - Đào tạo II . 64
  65. Hình 26: Giao diện Bộ sưu tập Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông  Bộ sưu tập Văn bản pháp quy thanh tra giáo dục: tập hợp những văn bản pháp quy về Giáo dục – Đào tạo, về thanh tra Giáo dục – Đào tạo, về tài chính ngành Giáo dục - Đào tạo cần thiết cho ngƣời cộng tác viên thanh tra giáo dục. Hình 37: Giao diện Bộ sưu tập Văn bản pháp quy thanh tra giáo dục  Bộ sưu tập Nâng cao năng lực quản lý tài chính tài sản trong giáo dục  Bộ sưu tập Hôi thảo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Bộ sƣu tập của trƣờng đƣợc xây dựng còn ở mức đơn giản. Số lƣợng tài liệu không nhiều, nguồn tài liệu đƣợc đƣa vào bộ sƣu tập có tài liệu nội sinh đó là sƣu tập Giáo trình nghiệp vụ trƣờng phổ thông và nguồn tài liệu ngoại sinh đó là sƣu tập Văn bản pháp quy thanh tra giáo dục. Loại hình tài liệu cũng chỉ có dạng văn bản mà không có hình ảnh. Các bộ sƣu tập cũng đƣợc tạo ra với nhiều điểm truy cập cho ngƣời sử dụng lựa chọn. Kết quả tìm kiếm đƣợc trình bày theo thứ tự vần chữ cái từ A đến Z. 65
  66. Hình 38: Giao diện Bộ sưu tập Hôi thảo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Để tìm kiếm tài liệu trong các bộ sƣu tập trong thƣ viện có 5 cách nhƣ sau: - Tìm kiếm theo từ khóa - Tìm kiếm theo nhan đề. - Tìm kiếm theo chủ đề . - Tìm kiếm theo tác giả. - Tìm kiếm theo ngày xuất bản. Giao diện Greenstone của thƣ viện chƣa cập nhật nhiều ngôn ngữ mà chỉ bao gồm những ngôn ngữ phổ biến nhất nhƣ: Việt Nam, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha. 2.2.6. Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên là thƣ viện duy nhất ở miền Bắc sử dụng Greenstone để xây dựng các bộ sƣu tập số. Hiện nay đang bƣớc đầu ứng dụng và đã xây dựng một số bộ sƣu tập số nhƣng vẫn ở mức hạn chế. Tuy 66
  67. nhiên, điều này cho chúng ta thấy rằng trung tâm đã quan tâm đến phần mềm mã nguồn mở và ứng dụng Greenstone vào hoạt động của thƣ viện. Hình 39: Giao diện giới thiệu các bộ sưu tập của thư viện Các bộ sƣu tập của thƣ viện bao gồm:  Bộ sƣu tập Giáo trình Kinh tế - Khoa Học Kỹ Thuật ngoài Đại học Thái Nguyên: tập hợp các tài liệu về chuyên ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Khoa học kỹ thuật. Hiện nay bộ sƣu tập đã cập nhật đƣợc 275 tài liệu, trong đó có 227 tài liệu chuyên ngành Khoa học Kỹ thuật và 48 tài liệu chuyên ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Các tài liệu vẫn còn tiếp tục đƣợc bổ sung. 67
  68. Hình 40: Giao diện Bộ sưu tập Giáo trình Kinh tế - Khoa Học Kỹ Thuật ngoài Đại học Thái Nguyên  Bộ sƣu tập Bài giảng điện tử Đại học Thái Nguyên: với định dạng PowerPoint bao gồm một số chuyên ngành: Khoa học tự nhiên và Y dƣợc. Hiện nay bộ sƣu tập đã cập nhật đƣợc 21 bài giảng, trong đó bài giảng về chuyên ngành Khoa học tự nhiên có 6 bài và 15 bài giảng chuyên ngành Y dƣợc. Hình 41: Giao diện Bộ sưu tập Bài giảng điện tử Đại học Thái Nguyên  Bộ sƣu tập Giáo trình điện tử Đại học Thái Nguyên: gồm 173 tài liệu về các chuyên ngành: Công nghệ thông tin và Truyền thông (18 tài liệu), 68
  69. Khoa học tự nhiên (24 tài liệu), Khoa học xã hội và Nhân văn (45 tài liệu), Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (2 tài liệu), Kỹ thuật công nghiệp (17 tài liệu), nông lâm nghiệp (33 tài liệu), Y dƣợc (34 tài liệu). Hình 42: Giao diện Bộ sưu tập Giáo trình điện tử Đại học Thái Nguyên  Bộ sƣu tập Luận văn – Luận án: gồm những luận văn – luận án của trƣờng từ năm 2007 và vẫn đang tiếp tục đƣợc cập nhật. Hình 43: Giao diện Bộ sưu tập Luận văn – Luận án Để tìm tài liệu trong các bộ sƣu tập kể trên và Bộ sƣu tập Luận văn - Luận án nói riêng bạn đọc có thể tra tìm dựa vào 4 điểm truy cập: 69
  70. - Truy cập tài liệu theo từ khóa - Truy cập tài liệu theo nhan đề - Truy cập tài liệu theo tác giả - Truy cập tài liệu theo chủ đề. Các bộ sƣu tập của thƣ viện phần lớn thiên về tài liệu phục vụ việc học tập của sinh viên. Thƣ viện có bốn bộ sƣu tập thì có tới ba bộ sƣu tập về giáo trình và bài giảng. Nguồn tài liệu đƣợc đƣa vào bộ sƣu tập bao gồm tài liệu nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, tài liệu nội sinh bao gồm bài giảng điện tử và giáo trình điện tử, luận án, luận văn của cán bộ và sinh viên trong trƣờng; tài liệu ngoại sinh bao gồm bài giảng điện tử ngoài trƣờng. Loại hình tài liệu chỉ bao gồm tài liệu sách không có các loại hình khác nhƣ hình ảnh hay tạp chí nhƣ các thƣ viện ở trên. Giao diện Greenstone của thƣ viện cũng đƣợc thiết kế đơn giản và rất dễ sử dụng. Việc truy cập đến tài liệu trong bộ sƣu tập cũng rất thuận tiện với nhiều điểm truy cập. Trong các thƣ viện kể trên thì thƣ viện trƣờng ĐHKHTN TP. HCM là trƣờng ứng dụng thành công nhất phần mềm Greenstone vào hoạt động của thƣ viện điều này đƣợc thể hiện rõ qua số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các bộ sƣu tập. Các tài liệu đƣợc đƣa vào các bộ sƣu tập rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên. Ngoài ra thƣ viện còn tận dụng các khả năng của Greenstone để khuyến khích việc hợp tác giữa cán bộ thƣ viện với cán bộ giảng dạy trong trƣờng để xây dựng kho tài nguyên học tập phục vụ đắc lực cho công cuộc giáo dục của nhà trƣờng. Cùng với thƣ viện trƣờng ĐHKHTN TP. HCM thƣ viện trƣờng ĐHNH TP. HCM cũng đã thu đƣợc những thành công nhất định trong việc xây dựng các bộ sƣu tập số trong đó hai bộ sƣu tập rất có giá trị, phục vụ tốt cho việc tìm hiểu và nghiên cứu của sinh viên đó là bộ sƣu tập Tiền Việt nam qua các thời kỳ và bộ sƣu tập Tiền của nhà sưu tập Nguyễn Anh Huy. Trung tâm học liệu Thái Nguyên tuy chƣa xây dựng đƣợc nhiều bộ sƣu tập 70
  71. nhƣng các bộ sƣu tập của thƣ viện lại chú trọng đến nguồn tài nguyên phục vụ cho việc học tập của sinh viện. Đây là hƣớng đi rất phù hợp với xu hƣớng thay đổi cách thức giáo dục trong các trƣờng đại học để giúp cho sinh viên chủ động hơn trong học tập. Các thƣ viện còn lại là thƣ viện ĐHBK TP. HCM, thƣ viện Hải Phú và thƣ viện trƣờng CBQLGD TP.HCM về cơ bản đã sử dụng Greenstone vào xây dựng kho tài nguyên số hóa. Mặc dù số lƣợng tài liệu và các bộ sƣu tập chƣa cao nhƣng chúng ta có thể tin chắc rằng các bộ sƣu tập mới sẽ sớm đƣợc xây dựng và chất lƣợng các bộ sƣu tập sẽ ngày càng cao hơn nữa. 71
  72. Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Nhận xét: 3.1.1 Nhận xét về tính năng và đặc điểm của phần mềm Phần mềm nguồn mở Greenstone đem lại hiệu quả cho việc xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập thƣ viện số trong công tác thông tin – thƣ viện ở các nƣớc đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhằm phục vụ một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho ngƣời làm công tác thƣ viện cũng nhƣ ngƣời khai thác thông tin, và đó cũng là một xu thế trong công tác thông tin - thƣ viện hiện nay trên thế giới – đích đến của thƣ viện số. Greenstone là phần mềm có có nhiều tính năng vƣợt trội, khả năng ứng dụng cao. Vì vậy, cho đến nay Greenstone đã đƣợc sử dụng ở trên 50 quốc gia trên thế giới. Với khả năng lƣu trữ lớn đáp ứng cao nhu cầu lƣu trữ nguồn tài nguyên số hóa ngày càng tăng ở các thƣ viện. Ngoài ra Greenstone còn có khả năng tổ chức, lƣu trữ và tìm kiếm nhiều dạng tài liệu khác nhau nhƣ: word, excel, pdf, âm thanh, hình ảnh,vv Phần mềm cho phép ngƣời sử dụng (customize) thiết kế lại giao diện. Greenstone là một phần mềm mã nguồn mở, nên nhiều thƣ viện đã phát triển và sử dụng Greenstone theo nhiều cách khác nhau. Trang The New Zeadland Digital Library, The University of Waikato hiện nay giới thiệu rất nhiều bộ sƣu tập mẫu để các thƣ viện có thể tham khảo. Các thƣ viện có thể xây dựng bộ sƣu tập theo mẫu hoặc tự thiết kế riêng cho phù hợp với nguồn tài liệu và điều kiện cụ thể của thƣ viện mình. Cho phép ngƣời sử dụng ở nhiều trình độ khác nhau có thể tạo ra đƣợc các bộ sƣu tập vừa ý mà không cần có trình độ cao về tin học. Đây là ƣu điểm rất quan trọng của Greenstone nó giúp cho cán bộ thƣ viện dễ dàng tiếp cận và ứng dụng phần mềm nay vào công việc. 72
  73. Đặc biệt Greenstone đƣợc UNESCO và tổ chức Human Info NGO tham gia phát triển, hỗ trợ, xuất bản và phân phối cho các quốc gia đang phát triển nên chi phí cho đầu tƣ phần mềm là không đáng kể. Hơn nữa, Greenstone tuân thủ theo các chuẩn quốc tế về thƣ viện nên sẽ tạo điều kiện cho các thƣ viện sử dụng có khả năng hội nhập với các thƣ viện trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Greenstone còn cho phép chúng ta có thể chuyển đổi bộ sƣu tập từ CDS/ISIS, MARC, Dspace, sang Greenstone; xây dựng các cơ sở dữ liệu dạng thƣ mục; và xuất bản trên các bộ sƣu tập số trên Internet hoặc trên CD-ROM. Điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho việc phổ biến thông tin đến ngƣời dùng tin tại các thƣ viện. Tuy nhiên phần mềm cũng còn một số hạn chế nhƣ vấn đề quản lý việc truy cập tài liệu. Đặc biệt với phiên bản tiếng Việt, phần mềm này chƣa phân biệt đƣợc D và Đ. Nếu chúng ta duyệt tài liệu theo trật tự alphabel, vần Đ sẽ bị lẫn sau các vần khác. 3.1.2 Nhận xét về việc triển khai ứng dụng Greenstone ở Việt Nam Từ năm 2004 đến nay số lƣợng các thƣ viện ở nƣớc ta đƣa Greenstone vào sử dụng đã tăng lên. Tại các thƣ viện đó đều thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, mở ra cách tiếp cận mới tới các nguồn tài liệu số trong thƣ viện, giúp cho ngƣời sử dụng có thể truy cập từ xa và truy cập tới bộ sƣu tập của nhiều thƣ viện khác nhau một cách dễ dàng và thuận tiện, góp phần làm cho vai trò của thƣ viện ngày càng đƣợc đƣợc khẳng định. Một trong những thành tự đầu tiên phải kể đến đó là các thƣ viện đã xây dựng đƣợc những bộ sƣu tập có tính thực tiễn rất cao. Hầu hết các bộ sƣu tập đều tập trung nhiều vào nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên. Đặc biệt, thƣ viện ĐHKHTN TP. HCM còn chú trọng đến việc ứng dụng Greenstone vào xây dựng kho tài nguyên học tập, giúp cho sinh viên thuận lợi trong trong việc tìm kiếm tài liệu học tập. Ngoài ra còn có cả những bộ 73
  74. sƣu tập rất giá trị nhƣ bộ sƣu tập Tiền Việt Nam Qua các thời kỳ, bộ sƣu tập Tiền của nhà sƣu tập Nguyễn Anh Huy. Hai bộ sƣu tập này tập hợp những tài liệu rất quý hiếm, vừa là bằng chứng cụ thể cho những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong lịch sử, đồng thời nó cũng là những hiện vật đặc sắc, rất có giá trị thể hiện những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó các nhà sƣu tầm còn có ý tƣởng sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone để xây dựng bảo tàng tiền số hóa phát hành trên Internet và CD-ROM để có thể phổ biến thông tin và tri thức liên quan đến Tiền cổ Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu, học tập và xa hơn nữa là diễn đàn dành cho những nhà nghiên cứu, những nhà sƣu tập tiền cổ trao đổi thông tin, tri thức với nhau. Mặc dù số lƣợng tài liệu ở các thƣ viện hầu hết đều khá nhiều, song kinh phí cho số hóa tài liệu lại cao nên các tài liệu đƣợc lựa chọn để số hóa chủ yếu là tài liệu quý hiếm (tiền cổ), tài liệu có tần số sử dụng cao (giáo trình), tài liệu nội sinh (luận án, luận văn). Do số lƣợng tài liệu đƣợc số hóa là có hạn nên tài liệu trong các bộ sƣu tập đều còn ít, chƣa phong phú. Vì vậy, nếu muốn cho các bộ sƣu tập số ngày càng có chất lƣợng cao và đa dạng thì các thƣ viện cần phải có sự lựa chọn chuẩn xác các tài liệu để ƣu tiên số hóa trƣớc, sau đó mới đến các tài liệu khác. Các tài liệu đƣợc biên mục cẩn thận, chi tiết nhờ việc tạo các metadata dựa trên chuẩn Dublincore. Các thƣ viện sử dụng Greenstone đều tuân thủ chuẩn Dulincore sẽ tạo thuận lợi cho việc trao đổi nguồn tài nguyên số hóa của các thƣ viện trong tƣơng lai, tạo ra hệ thống chuẩn mực trong công tác biên mục tài liệu trong cả nƣớc. Việc biên mục tài liệu theo một quy tắc nhất định trong cả nƣớc còn tạo thuận lợi cho rất nhiều công tác trong hoạt động thƣ viện nhƣ giảm thời gian biên mục tài liệu tại các thƣ viện, giúp cho các thƣ viện dễ dàng hơn khi trao đổi nguồn lực thông tin với nhau và giúp bạn đọc có thể tra cứu tài liệu tại các thƣ viện khác nhau một cách dễ dàng. Đặc biệt biên mục tài liệu theo chuẩn Dublincore còn giúp cho các thƣ viện có cơ hội tiếp cận với các 74
  75. chuẩn mực thƣ viện quốc tế và từ đó mở rộng khả năng giao lƣu với các thƣ viện trên thế giới. Và xa hơn nữa là góp phần làm cho hệ thống thƣ viện đƣợc thông suốt trên toàn cầu. Để các bộ sƣu tập đƣợc sử dụng một cách thuận tiện các thƣ viện đều tạo ra nhiều điểm truy cập đến các bộ sƣu tập đó nên bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu đƣợc tài liệu và cho phép bạn đọc xem lƣớt theo nhiều cách khác nhau nhƣ chủ đề, tên tác giả, nhan đề. Đặc biệt việc tra tìm tài liệu còn cho phép bạn đọc tra cứu toàn văn theo từng phần, từng chữ trong mỗi tài liệu. Nhờ vậy, bạn đọc sẽ không cần phải biết rõ các thông tin về tài liệu nhƣng vẫn có thể tra tìm đƣợc tài liệu đó. Một số thƣ viện nhƣ Thƣ viện của trƣờng ĐHKHTN TP. HCM và trƣờng ĐHNH TP. HCM đã bƣớc đầu tùy biến giao diện mỗi bộ sƣu tập theo những đặc trƣng riêng. 3.1.3 Nhận xét về kết quả của việc nghiên cứu và giảng dạy nguồn mở Greenstone ở Việt Nam Việc nghiên cứu Greenstone ở Việt Nam đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời quan tâm góp phần vào việc giới thiệu phần mềm Greenstone tới các thƣ viện ở nƣớc ta. Trong số các nghiên cứu thì nghiên cứu quan trọng nhất là của thƣ viện Cao học ĐHKHTN TP. HCM phối hợp với công ty Intergated e-Solution Ltđ. để Việt hóa phần mềm Greenstone. Kết quả của nghiên cứu đã mở ra cơ hội cho các thƣ viện ở Việt Nam triển khai và ứng dụng phần mềm này với phiên bản tiếng Việt mà chỉ phải trả chi phí cho khoa Cao học trƣờng ĐHKHTN TP. HCM và công ty Intergated e-Solution Ltđ. về phí bảo trì. Việc giảng dạy, tập huấn về phần mềm mã nguồn mở Greenstone cũng đã đƣợc triển khai ở một số nơi trang bị cho học viên kiến thức xây dựng thƣ viện số cũng nhƣ nâng cao kỹ năng tạo lập những bộ sƣu tập thông 75
  76. tin kỹ thuật số với việc sử dụng Phần mềm nguồn mở đa ngôn ngữ thƣ viện số Greenstone. Hiện nay một số trƣờng đào tạo chuyên ngành thƣ viện cũng đã đƣa phần mềm Greenstone vào chƣơng trình học cho sinh viên. Mức độ giảng dạy ở các trƣờng là khác nhau. Có trƣờng đã tách riêng thành nội dung học riêng nhƣng cũng có những trƣờng mới chỉ giới thiệu về Greenstone trong các môn học có liên quan. Có thể kể đến là Khoa Thƣ viện – Thông tin hệ cao đẳng trƣờng Cao Đẳng sƣ phạm Trung Ƣơng (2010), Ngành Thiết bị Thƣ viện hệ trung cấp trƣờng Cao Đẳng sƣ phạm Trung Ƣơng (2010). Tuy nhiên, việc nghiên cứu, giảng dạy mới dừng lại ở bƣớc đầu, chƣa đƣợc triển khai rộng rãi. Hầu hết, các trƣờng mới chỉ giới thiệu phần mềm Greenstone trong các bài giảng về Thƣ viện số hay Phần mềm quản lý thƣ viện. 3.2 Kiến nghị Phần mềm mã nguồn mở của Greenstone là một phần mềm thƣ viện số miễn phí. Do đó khuyến khích các thƣ viện sử dụng hệ thống nguồn mở nói chung và phần mềm Greenstone do UNESCO quảng bá nói riêng để xây dựng bộ sƣu tập trong việc hình thành thƣ viện số là điều cần thiết. Việc tạo đƣợc mạng lƣới các thƣ viện cùng sử dụng chung phần mềm và những chuẩn mực thƣ viện chung sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Các thƣ viện cần đầu tƣ kinh phí để có thể ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Greenstone vào hoạt động tổ chức, quản lý và lƣu trữ tài liệu trong thƣ viện. Đồng thời việc tổ chức tập huấn, giảng dạy giới thiệu về phần mềm cần đƣợc tiến triển khai tại các đơn vị, cơ quan để việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đƣợc rộng rãi và phổ biến hơn . Thƣ viện cần sử dụng các quy tắc và chuẩn mực thƣ viện theo một thể thống nhất để tránh những khó khăn trong quá trình trao đổi nguồn lực thông tin. 76
  77. Các thƣ viện nên sử dụng các tài liệu này ở dạng file pdf, hoặc chuyển mã của văn bản sang dạng Unicode trƣớc khi số hóa. 77
  78. KẾT LUẬN Sự phát triển của mạng lƣới Internet nói riêng và lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung đã tạo ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của thông tin, làm cho con ngƣời xích lại gần nhau hơn, cùng với sự phát triển của thông tin thì việc tìm ra các giải pháp để khai thác, tổ chức và quản lý thông tin là một xu thế phát triển tất yếu. Nhƣng làm thế nào để con ngƣời khai thác, quản lý thông tin đƣợc thuận tiện, nhanh chóng đó là vấn đề đặt ra cho những đơn vị, tổ chức làm công tác thông tin, đặc biệt là những ngƣời làm công tác thông tin - thƣ viện. Phần mềm Greenstone giúp xây dựng các bộ sƣu tập số. Các bộ sƣu tập số này sẽ là nền tảng của thƣ viện số. Ngày nay chúng ta đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của thƣ viện số. Cuộc cách mạng thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hƣớng đến thƣ viện số, mà còn đáp ứng một nhu cầu chƣa từng có về lƣu trữ, tổ chức và truy cập thông tin. Nếu thông tin là tiền tệ trong nền tri thức, thƣ viện số sẽ là ngân hàng, nơi đƣợc đầu tƣ. Goethe - Đại thi hào Đức đã từng nó “đến thƣ viện giống nhƣ đi vào một nơi phô hiện sự giàu sang tột đỉnh, ở đó lãi suất hậu hĩnh đang đƣợc thanh toán một cách thầm lặng”. Thƣ viện số thật sự đƣa chúng ta vào kỷ nguyên mới của nghề thƣ viện. Greenstone là một trong những phần mềm để xây dựng nên các thƣ viện số. Tất nhiên nó không là tất cả, nhƣng với ƣu thế là một phần mềm chi phí thấp, dễ sử dụng, dễ chuyển đổi, dễ chỉnh sửa, đa ngôn ngữ, có khả năng phát triển trên toàn cầu với sự hỗ trợ phát triển và phân phối của các tổ chức nổi tiếng nhƣ UNESCO và Human Info NGO. Mặt khác, sử dụng phần mềm đƣợc chuẩn hóa cao nhƣ Greenstone sẽ giúp chúng ta nhanh chóng làm quen với các chuẩn mực thƣ viện quốc tế, từ đó nâng cao khả năng liên thông và hội nhập với các thƣ viện trong nƣớc và trên toàn cầu. Điều đó cho thấy sử 78
  79. dụng Greenstone rất là thuận lợi khi tất cả chúng ta đều mới bắt đầu làm quen với thƣ viện số và kinh phí còn hạn hẹp. Xây dựng thƣ viện số bằng cách sử dụng phần mềm nguồn mở để tạo nên những bộ sƣu tập là xu thế hiện nay trên thế giới. Phần mềm nguồn mở Thƣ viện số Greenstone đƣợc UNESCO khuyến khích sử dụng đặc biệt trong các quốc gia đang phát triển là cơ hội cho hệ thống thƣ viện Việt Nam nắm bắt công nghệ mới để phát triển. Greenstone dễ sử dụng và rất tiện ích. Những thƣ viện đã có một phần mềm quản lý thƣ viện rồi thì tích hợp Greenstone để xây dựng những bộ sƣu tập; những thƣ viện chƣa có phần mềm quản lý thƣ viện vẫn có thể dùng Greenstone để tạo lập sƣu tập, đồng thời có thể phát triển từ Greenstone những ứng dụng khác đáp ứng yêu cầu của thƣ viện mình nhằm đi đến một hệ thống hoàn chỉnh. 79
  80. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TIẾNG ANH 1. Greg (2006), Strengths and Weakesses of Greenstone. 2. WITTEN, Ian H. và BAIBRIDGE, David. How to Build a Digital Library. – New York : Morgan Kaufmann, 2003. 3. Website chính của Greenstone: 4. 5. 2. TIẾNG VIỆT 6. Đào Ái Thao, Greenstone - giải pháp xây dựng thư viện số, truy cập ngày 12-4-2009 7. Đặng, Đức Nguyên (2005), “Kinh nghiệm xây dựng Thƣ viện số với Phần mềm mã nguồn mở Greenstone”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 26-29 . 8. Đoàn, Hồng Nghĩa (2004), Phần mềm nguồn mở hòn đá xanh và việc phát triển thƣ viện số, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 14- 18. 9. Hoàng, Lê Minh (2004), “Phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr.36-40. 10. Hội thảo “ hệ thống Quản lý Thƣ viện và các Tiêu chuẩn”, Bản tin Điện Tử - Câu Lạc Bộ Thƣ Viện 3/2001, www- lib.hcmuns.edu.vn/clv/bt2001/btdt3 _2001.htm 80
  81. 11. Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Bài giảng Thƣ viện điện tử, Phòng tƣ liệu Khoa Thông tin – Thƣ viện. 12. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Giới thiệu thƣ viện số Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 29-34. 13. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Nét đổi mới của thƣ viện Đại học Khoa học Tự nhiên trong năm học 2004 – 2005”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 31-33. 14. Nguyễn, Minh Hiệp, Sử dụng phần mềm nguồn mở Greesntone để xây dựng thư viện số - cơ hội và thách thức cho tất cả các thư viện Việt Nam, truy cập ngày 25-4-2009 15. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Sử dụng Phần mềm nguồn mở Thƣ viện số Greenstone để xây dựng Kho tài nguyên học tập nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 2-8. 16. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Thế giới thƣ viện số”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 2-13. 17. Nguyễn, Minh Hiệp (2006), “Thƣ viện số với hệ thống nguồn mở”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 2-6. 18. Nguyễn Minh Hiệp (2006), “Phần mềm mã nguồn mở thƣ viện số Greenstone”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr.1-9. 19. Nguyễn Thanh Minh (2005),“ Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở thƣ viện số Greenstone trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số hóa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong trƣờng đại học”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr 1-10. 20. Nguyễn, Thành Quy và Lê, Hoàng Ngọc Quỳnh (2005), Tìm hiểu Greenstone và ứng dụng, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh,TP. Hồ Chí Minh. 81
  82. 21. Nguyễn Tuyến (2004), “ Sự phát triển và sử dụng thƣ viện số Greenstone trên thế giới”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr1- 7. 22. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Tập bài giảng 23. Vòng quanh hệ thống thư viện – Hy vọng từ “Hòn đá xanh”, truy cập ngày 12-4-2009. 24. &_dad=portal&_schema=PORTAL&_piref33_9092_33_8987_9007.stru tsAction=/greenstone.jsp;jsessionid=deffed4230d7959cae19cc0a40b1bb 85c7c08579c157.e34RbxuMbxiOay0Ma3mKa3iTaNyPe6fznA5Pp7ftol bGmkTy 25. 82