Đề tài Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

docx 67 trang thiennha21 15/04/2022 11230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_thuc_trang_doc_sach_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_thu.docx

Nội dung text: Đề tài Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 8 3. Mục tiêu đề tài 12 3.1. Mục tiêu chung 12 3.2 Mục tiêu cụ thể 13 4. Phương pháp nghiên cứu 13 4.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng 13 4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 14 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 14 5.1. Đối tượng nghiên cứu 14 5.2. Khách thể nghiên cứu 14 6. Phạm vi nghiên cứu 14 6.1 Phạm vi thời gian: 6 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2016) 14 6.2 Phạm vi không gian: Trường Đại học Thủ Dầu Một. 14 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 14 7.1 Câu hỏi nghiên cứu 14 7.2 Giả thuyết nghiên cứu 15 8. Khung phân tích 15 PHẦN NỘI DUNG 16 Chương 1: Hệ thống khái niệm và cơ sở lý thuyết của đề tài 16 1. Hệ thống khái niệm chính có liên quan đến đề tài 16 1.1. Khái niệm “Sinh viên” 16 1.2. Khái niệm “Sách” 16 1.3. Khái niệm “Đọc sách” 16 1.4. Khái niệm “Nhận thức” 17 1.5. Khái niệm “Vai trò” 17
  2. 2 1.6 Khái niệm: “Vai trò của việc đọc sách” 17 2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 19 2.1 Quan điểm lý thuyết hành động xã hội của Max Weber 19 2.2 Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý của A. Marshall 21 Chương 2: Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 22 2. Thời gian đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 23 3. Các phương pháp đọc 24 3.1. Các phương pháp hỗ trợ việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 24 3.1.1. Giai đoạn trước khi đọc sách 24 3.1.2 Giai đoạn đọc sách 28 3.1.3 Giai đoạn sau khi đọc sách 30 3.1.4 Phương pháp đọc của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đối với từng thể loại sách 31 Chương 3: Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách 33 1. Mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 33 2. Vai trò của việc đọc sách đối với việc học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 35 Chương 4: Những yếu tố chi phối việc đọc sách của sinh viên 38 trường Đại học Thủ Dầu Một 38 1. Những yếu tố chủ quan chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 38 1.1. Kết quả học tập và việc đọc sách 38 1.2 Giới tính và việc đọc sách 39 1.3 Năm học và việc đọc sách 40 1.4 Ngành học và việc đọc sách 41 2. Yếu tố khách quan chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 44 2.1 Không gian đọc sách và việc đọc sách 44 2.2 Việc làm thêm và việc đọc sách 45 2.3. Nguồn sách và việc đọc sách 46 2.4 Đối tượng cùng đọc sách và việc đọc sách 47 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
  3. 3 1. Kết luận 50 2. Kiến nghị 50 2.1. Về phía bản thân sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 50 2.2. Về phía nhà trường 50 2.3. Về phía nhóm nghiên cứu 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 53 Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách” 53 Phụ lục 2- Tiêu chí phỏng vấn sâu 58 Phụ lục 3 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên N.Q.N 59 Phụ lục 4 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L. 62 Phụ lục 5 - Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.T.N 63 Phụ lục 6 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên H 65 Phụ lục 7 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên Đ.Q.T. 67
  4. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ĐH Đại học SV Sinh viên TDMU Đại học Thủ Dầu một CĐ Cao đẳng PVS Phỏng vấn sâu
  5. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Trang Bảng 1 - Số lượng SV các Khoa theo giới tính thực hiện khảo sát 13 Bảng 2 - Mức độ thường xuyên chọn sách của SV TDMU 24 Bảng 3 - Các yếu tố SV TDMUquan tâm khi chọn đọc một quyển sách 25 Bảng 4 - Mức độ thường xuyên áp dụng các phương pháp đọc của SV TDMU 28 Bảng 5 - Mức độ thường xuyên trong việc thực hiện các thao tác trong khi đọc 30 sách của SV TDMU Bảng 6 - Mức độ thường xuyên thực hiện các thao tác sau khi đã đọc sách của 30 SV TDMU Bảng 7 - Phương pháp đọc các thể loại sách khác nhau của SV TDMU 32 Bảng 8 – Mục đích trau dồi kiến thức sau khi đọc sách 33 Bảng 9 – Mục đích giải trí và giết thời gian khi đọc sách của SV TDMU 34 Bảng 10 – Ảnh hưởng của học lực đến thời gian đọc sách của SV TDMU 38 Bảng 11 – Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian đọc sách của SV TDMU 39 Bảng 12 – Ảnh hưởng của năm học đến thời gian đọc sách của SV TDMU 40 Bảng 13 – Ảnh hưởng của ngành học đến thời gian đọc sách của SV TDMU 42 Bảng 14 – Ảnh hưởng của nơi đọc sách đến thời gian đọc sách của SV TDMU 44 Bảng 15 – Ảnh hưởng của việc làm thêm đến thời gian đọc sách của SV 45 TDMU Bảng 16– Ảnh hưởng của nguồn sách đến thời gian đọc sách của SV TDMU 46 Bảng 17 - Ảnh hưởng của đối tượng cùng đọc sách đến thời gian đọc sách của 48 SV TDMU
  6. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1. Các thể loại sách SV TDMU chọn đọc 23 Hình 2. Thời gian đọc sách trong một ngày của SV TDMU 24 Hình 3. Mức độ thường xuyên chọn không gian đọc sách của SV TDMU 26 Hình 4. Mức độ thường xuyên của việc chọn thời gian đọc sách của SV 27 TDMU Hình 5. Mức độ thường xuyên của việc xác định mục tiêu trước khi đọc 27 sách của SV TDMU Hình 6. Mức độ thường xuyên trong việc lập kế hoạch trước khi đọc 28 sách của SV TDMU Hình 7. Mức độ thường xuyên thực hiện thao tác tóm tắt nội dung từng 29 chương/đoạn của SV TDMU Hình 8 - Mục đích kích thích tinh thần khi đọc sách của SV TDMU 33 Hình 9- Mục đích củng cố vốn từ và cách hành văn khi đọc sách của SV 34 TDMU Hình 10- Mục đích hoàn thành yêu cầu của giáo viên khi đọc sách của 35 SV TDMU
  7. 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người phương Đông có câu “Thư trung hữu ngọc”, tức trong sách có ngọc còn phương Tây có Decartes đã nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của các thế kỷ đã qua” bởi mỗi quyển sách trước khi ra đời đều được tác giả hoặc nhóm tác giả đầu tư rất nhiều kiến thức, sự chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư, nguyện vọng, của mình vào đó. Vì thế mà đọc sách trở thành một trong những kỹ năng tự học cơ bản nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả học tập của sinh viên và để có thể khai thác được hết những tinh hoa của một quyển sách, đòi hỏi mỗi cá nhân trong quá trình đọc sách phải có những kỹ năng thích hợp. Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu các nền văn hóa lớn trên thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. Ngoài việc đọc sách chuyên môn để củng cố kiến thức, chúng ta cũng nên đọc những quyển sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn để hướng tới những giá trị tốt đẹp. Một lợi ích khác của việc đọc sách, đó làvốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào vốn kiến thức của bạn. Từ đó bạn sẽ có thể nói lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Trong quá trình đọc, sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những khó khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, những hành vi trái đạo đức. Từ đó hình thành cho ta cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh. Ngoài ra, việc đọc sách còn giúp kích thích các dây thần kinh não bộ, giúp cho não bộ của bạn luôn khỏe mạnh và tránh lão hóa, làm chậm lại tiến độ của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Đồng thời khi đọc sách chúng ta phải suy nghĩ, ghi nhớ làm tăng khả năng liên kết của các noron thần kinh. Việc này được lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng ta trở nên thông minh hơn, cải thiện khả năng tập trung và tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo. Đây cũng là một trong những lợi ích cơ bản và quan trọng nhất mà đọc sách đem lại cho người đọc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đọc sách của sinh viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế mặc dù đây là thế hệ tri thức, là lực lượng nồng cốt trong việc học tập, nghiên cứu, tự
  8. 8 nâng cao nhận thức và phát triển bản thân, góp phần xây dựng đất nước. Trong một cuộc điều tra về tình hình đọc sách của người dân thuộc các vùng, miền khác nhau trong cả nước của TS Vũ Dương Thúy Ngà (Vũ Dương Thúy Ngà, 2012) đã chỉ ra rằng chỉ có 56,8% người lớn và 59% học sinh sinh viên chọn cách dùng thời gian rảnh rỗi của mình vào việc đọc sách trong khi các hoạt động khác lần lượt chiếm 60 và 68%. Những con số này cho thấy đọc sách đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của đa số thành phần trong xã hội, từ người lớn cho đến học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, nhận thức của mỗi người về việc đọc sách nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, nâng cao khả năng nhận thức và tư duy phản biện của từng cá nhân và của toàn xã hội là khác nhau. Bên cạnh đó, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một là một trong những đối tượng có vai trò chính là học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm cho quá trình trở thành người công dân có ích và một trong những hoạt động cơ bản, cần thiết đó là hoạt động đọc sách. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một” nhằm khảo sát, đánh giá một cách bao quát nhất, chung nhất về việc đọc sách của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, từ đó đề ra những kiến nghị cho cá nhân và nhà trường nhằm nâng cao kỹ năng đọc sách, khả năng tự học cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Trong giới hạn về thời gian và nhân lực, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm, tiến hành phân tích, kế thừa các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ 6 đề tài nghiên cứu trước đó, bổ sung cho đề tài “Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một” một số kiến thức, kỹ năng và gợi ý cho đề tài của chúng tôi. Đầu tiên phải nói đến cuộc điều tra mang quy mô cả nước với số lượng 1350 phiếu (516 phiếu gửi cho học sinh sinh viên, 337 phiếu cho các bậc phụ huynh và 497 phiếu cho người lớn) ở 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước, tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (Vũ Dương Thúy Ngà, 2012) đã đưa ra số liệu chứng minh rằng người dân Việt Nam quan tâm đến việc đọc
  9. 9 với con số 59% HSSV được hỏi dung thời gian rảnh để đọc sách và người lớn là 56,8%. Bên cạnh đó, có sự khác biệt giữa nhu cầu đọc của HSSV và người lớn do sự khác biệt về độ tuổi, địa vị, thân phận, động lực đọc sách. HSSV chọn sách với nhu cầu bổ túc kiến thức học tập với 22% trong khi người lớn có nhu cầu giải trí cao nên tỷ lệ chọn sách văn hóa nghệ thuật chiếm đến 22%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những cản trở việc đọc sách của sinh viên, trong đó nổi bật lên tỷ lệ 43% thư viện mở trùng giờ với thời gian đến lớp của HSSV và 30% ý kiến cho rằng vốn sách của thư viện còn nghèo. Những số liệu khảo sát trên cho thấy nhu cầu đọc sách báo luôn có trong mỗi người nhưng lực lượng HSSV chú trọng vào các sách liên quan đến học tập để mở rộng kiến thức và hình thành nhân cách, tuy nhiên do thư viện cơ sở còn nghèo về chủng loại sách và nghiệp vụ của nhân viên vẫn chưa đáp ứng mong đợi của bạn đọc. Từ đó chú trọng đến 3 giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về văn hóa đọc, giáo dục thói quen và kỹ năng đọc sách cho HSSV trong nhà trường và tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Ngô Hà Thủy Ngân cũng nghiên cứu về thực trạng đọc sách của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trong nghiên cứu “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 18,2% sinh viên sử dụng thiết bị công nghệ để tìm kiếm sách báo trong khi dùng cho nhu cầu giải trí và nhu cầu khác chiếm đến hơn 4/5 số lượng sinh viên được khảo sát. Dù bị văn hóa nghe nhìn lấn ác nhưng văn hóa đọc vẫn hiện hữu và chiếm tỉ lệ hơn 80% (81,8%). Sự yêu thích đọc sách điều tra được khá tương xứng với mức độ quan tâm của các bạn tới việc đọc sách, cụ thể là có 6/6 sinh viên (chiếm tỉ lệ 100%) sinh viên thích đọc sách và quan tâm đến sách và 100% sinh viên không thích sách thì it quan tâm đến sách. Điểm mới của nghiên cứu này là đề cập đến thời gian đọc sách. Có đến 59,9% sinh viên được hỏi trả lời rằng mỗi ngành dành từ 0-2 giờ cho việc đọc sách và vì thời gian ít như vậy nên phương thức mà các bạn ưu tiên hàng đầu là chọn đọc theo nhu cầu tìm kiếm thông tin nhằm phục vụ đầu tiên cho mục đích học tập (63,6%), sau đó mới là đến sở thích của bản thân (20,5%). Nghiên cứu cũng đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân làm cho sinh viên không quan tâm đến việc đọc sách bao gồm: 34,1% SV chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đọc sách, 29,5% sinh viên chỉ muốn nắm được các kiến thức đã được học trong
  10. 10 trường và ¼ số sinh viên được hỏi đã trả lời rằng mình lười đọc sách. Bên cạnh thực trạng đọc sách của sinh viên, tác giả cũng tìm hiểu các kỹ năng đọc của sinh viên. Có 27 sinh viên (chiếm 61,4%) số sinh viên được khảo sát cho rằng “Nắm bắt nội dung vấn đề đã đọc và vận dụng vào cuộc sống”. Bên cạnh những con số tích cực ấy vẫn còn những hạn chế làm cản trở văn hóa đọc: điều kiện cơ sở vật chính, tài chính còn hạn chế, Thư viện trường chưa đáp ứng nhu cầu về sách cho sinh viên (93,2%), cơ bão về văn hóa mạng, sự hạn chế về thời gian và cách giáo dục từ trường Phổ thông chưa tạo được thói quen đọc sách. (Ngô Hà Thủy Ngân, 2011) Bên cạnh những nghiên cứu chỉ ra thực trạng đọc sách của sinh viên, Cao Xuân Liễu đã đi tìm hiểu về các kỹ năng đọc sách của sinh viên trong nghiên cứu “Tìm hiểu kỹ năng đọc sách của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học” khi khảo sát 120 sinh viên năm 2 chuyên ngành Tâm lý học của Học viện Quản lí Giáo dục. Về thực trạng đọc sách, thời gian sinh viên đọc sách nhiều nhất là sau khi nghe giáo viên giảng bài xong, chiếm 53,3%. Khi nghiên cứu về các hành động trong khi đọc sách chuyên ngành, tác giả thu được kết quả là có đến hơn 2/5 số sinh viên được khảo sát cho rằng mình chỉ ghi nhớ trong đầu và 18,3% sinh viên không ghi lại mà chỉ đánh dấu trên tài liệu trong khi các hoạt động quan trọng như “ghi lại và có đưa ra ý kiến so sánh, đối chiếu với bài giảng của giảng viên”, “lập đề cương sau khi đọc” và “ghi lại ý chính” chỉ chiếm lần lượt 2,5; 3,3 và 6,8%. Từ thực trạng trên, tác giả tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng đọc sách chuyên ngành cho sinh viên khoa Giáo dục của Học viện. Kết quả kiểm chứng cho thấy rằng sau khi được phổ biến các tri thức liên quan đến sách, kỹ năng đọc sách và thường xuyên luyện tập thì các kỹ năng như Kỹ năng xác định nội dung chính, Kỹ năng bổ sung, mở rộng phân tích sự kiện, hiện tượng, nội dung tài liệu và Kỹ năng mô hình hóa, sơ đồ hóa nội dung tài liệu mang lại hiệu quả cao, cải thiện số lượng và cả chất lượng khi đọc sách của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học (Cao Xuân Liễu, 2012) Tác giả Đỗ Thị Thu Trang trong nghiên cứu về thực trạng kỹ năng đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã khảo sát 465 sinh viên bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy số sinh viên nắm vững kỹ năng lập kế hoạch đọc sách một cách khoa học và thường xuyên tiến hành lập kế hoạch trong quá trình học tập của mình chiếm tỷ lệ rất ít (7,4%). Sau bước lập kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch đọc sách của sinh viên chỉ đạt mức trung bình, chưa
  11. 11 nắm vững và thực hiện các nội dung của các cách đọc một cách đầy đủ và thường xuyên. Cụ thể là ở kỹ năng đọc biết, chỉ có 6,3% sinh viên được hỏi đọc “Đoạn mở đầu và kết luận của chương, sau đó đọc nhanh toàn bộ chương cần đọc biết” và 25,8% sinh viên được hỏi có “Ghi chép theo hướng tự trả lời câu hỏi: nội dung quan trọng nhất của từng chương đã đọc là gì”. Sang kỹ năng đọc hiểu, có đến 74% sinh viên thường xuyên tiến hành đọc biết trước để xác định chương mục nào của tài liệu cần đọc hiểu và một tỉ lệ lớn sinh viên chỉ thỉnh thoảng hoặc không bao giờ ghi chép những ý mà mình cho là quan trọng và cố gắng diễn đạt ý đó bằng mô hình, sơ đồ (63,2%). Về kỹ năng đọc hiểu sâu, chỉ duy nhất có một nội dung được nhiều SV (61,8%) thường xuyên thực hiện đó là “Thực hiện đọc biết và đọc hiểu trước khi đọc hiểu sâu để xác định chương mục nào của tài liệu cần đọc hiểu sâu”. Nhưng trong quá trình đọc hiểu sâu có đông đảo sinh viên không tự tìm ví dụ mình họa cho những nội dung đang đọc, 81% SV không thực hiện thao tác trả lời câu hỏi “Các khái niệm và lý thuyết đang đọc có liên quan như thế nào đến khái niệm và lý thuyết đã biết”. Công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang đã phần nào cho thấy rằng khi đọc sách SV không thường xuyên thực hiện nhiều nội dung của kỹ năng đọc hiểu sâu, chưa nắm vững các cách thức đọc biết, đọc hiểu và đọc hiểu sâu dù sinh viên là đối tượng thường xuyên phải thực hiện hoạt động học tập và nghiên cứu (Đỗ Thị Thu Trang, 2007) Cùng quan điểm với tác giả Thu Trang, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vĩnh Lợi cũng tìm hiểu về thực trạng sử dụng các kỹ năng khác vào việc đọc sách của sinh viên đại học năm thứ nhất ở trường Đại học Trà Vinh bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 376 sinh viên và phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ lớn sinh viên thể hiện kinh nghiệm đọc tốt: có đến hơn 90% sinh viên được khảo sát nhận thấy tầm quan trọng (gồm 55% thấy được tầm quan trọng mang tính tương đối và 39% nhận thấy tầm quan trọng rất cao) của việc bố trí, hệ thống, tóm lược của sách; chỉ có 3% sinh viên không tập trung khi đọc sách trong khi đó tỉ lệ tập trung ở mức tương đối cao lại chiếm 70% và rất cao chiếm 27%; có 65% sinh viên khi được hỏi trả lời rằng có tự đặt câu hỏi và tự trả lời khi đọc sách và 327 sinh viên (chiếm 87%) trả lời rằng có đánh dấu vấn đề quan tâm khi đọc sách. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở những số liệu có vấn đề chứ chưa tìm hiểu nguyên nhân hay hướng khắc phục, làm cho đề tài vẫn chưa mang tính ứng dụng cao (Nguyễn Vĩnh Lợi, 2011).
  12. 12 Cùng hướng nghiên cứu với Nguyễn Vĩnh Lợi, “Thực trạng kỹ năng đọc sách của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang” của Phạm Đình Gấm và Vũ Đình Mạnh cũng đề cập đến nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc đọc sách cũng như thực trạng sử dụng thời gian đọc sách của 190 sinh viên năm nhất và năm ba Khoa THCS và Khoa Mần non của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sinh viên nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách đối với quá trình học tập và phát triển bản thân là khá đầy đủ, cụ thể là điểm trung bình cho việc đọc sách giúp “hình thành năn lực tự học đạt điểm trung bình 5,18. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này, sinh viên cho rằng việc đọc sách để mở rộng tri thức, tầm hiểu biết là chiếm kết quả thấp nhất (3,49) so với các ý kiến “đọc để giết thời gian”, “đọc để vui chơi giải trí”. Và chính vì nhận thức chưa phù hợp nên mức độ sinh viên chủ động đọc sách vẫn chưa nhiều. Có đến 34% các bạn sinh viên được khảo sát cho rằng “chỉ đọc sách khi thi, kiểm tra”. Nghiên cứu này đã khẳng định nhìn chung sinh viên đã nắm được các kỹ năng đọc cơ bản, nhưng ở mức độ còn thấp, mặt khác giáo viên đã quan tâm đến việc đọc giáo trình, tài liệu cho sinh viên nhưng chưa quan tâm hướng dẫn cách đọc cho các em. (Phạm Thị Gấm, Vũ Đình Mạnh, 2009) Sau quá trình nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, chúng tôi nhận thấy mình có thể kế thừa các nội dung từ những nghiên cứu trước bao gồm các yếu tố: Thực trạng về việc đọc sách của sinh viên bao gồm: thời gian đọc sách, các tiêu chí chọn mua một quyển sách, các thể loại sách mà HSSV thường đọc. Bên cạnh đó, tôi muốn đi trả lời các câu hỏi có hay không sự khác biệt về độ tuổi, giới tính, học lực, điều kiện sống với nhận thức về vai trò của việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Và trong giới hạn tìm kiếm, tôi vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vai trò của việc đọc sách đối với hoạt động học tập và đó cũng là một hướng mới mà chúng tôi sẽ dùng để thu thập thông tin cho đề tài của mình. 3. Mục tiêu đề tài 3.1. Mục tiêu chung Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu muốn Tìm hiểu thực trạng đọc sách của SV TDMU về vai trò của việc đọc sách, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức, cải thiện việc đọc sách của sinh viên TDMU nói riêng và sinh viên các trường ĐH, CĐ nói chung.
  13. 13 3.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay. Mục tiêu thứ hai: Tìm hiểu các yếu tố chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Mục tiêu thứ ba: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng Đề tài tìm hiểu về thực trạng đọc sách, nhận thức của sinh viên và các yếu tố chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua bảng hỏi để thu thập, sau đó xử lý và phân tích các thông tin định lượng, các dữ liệu thống kê có sẵn bằng phần mềm SPSS. Do số lượng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một rất lớn, khó có thể thực hiện khảo sát trên tổng số sinh viên, vì vậy nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát trên một số lượng sinh viên nhất định, phù hợp với kinh phí, thời gian và nhân lực của nhóm. Phương pháp chọn nhóm nghiên cứu sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện với điều kiện là sinh viên có đọc sách, số lượng sinh viên được khảo sát là 300 sinh viên với số lượng và giới tính được phân bố như bảng 1. Giới tính Nam Nữ Row N Row N Khoa Count % Count % Công nghệ thông 13 72,2% 5 27,8% tin Công tác xã hội 3 25,0% 9 75,0% Luật 10 47,6% 11 52,4% Ngôn ngữ Trung 3 33,3% 6 66,7% Quốc Ngữ văn 2 14,3% 12 85,7%
  14. 14 Kinh tế 6 30,0% 14 70,0% Kiến trúc - đô thị 5 50,0% 5 50,0% Tài nguyên môi 10 55,6% 8 44,4% trường Khoa học Tự nhiên 4 20,0% 16 80,0% Xây dựng 18 94,7% 1 5,3% Sử 5 35,7% 9 64,3% Sư phạm 5 17,2% 24 82,8% Ngoại ngữ 7 50,0% 7 50,0% Điện - Điện tử 11 84,6% 2 15,4% Bảng 1. Số lượng sinh viên các Khoa theo giới tính thực hiện khảo sát (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) 4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp phỏng vấn sâu để phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về vai trò của việc đọc sách cũng như tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vai trò của việc đọc sách. Cách thức thu thập thông tin: Phỏng vấn ngẫu nhiên đến khi thông tin “Nhận thức về vai trò của việc đọc sách” bảo hòa thì dừng lại. Số lượng mẫu thực hiện khảo sát: 6 sinh viên thuộc các Khoa Công tác xã hội, Sư phạm và Xây dựng. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. 5.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1 Phạm vi thời gian: 6 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2016) 6.2 Phạm vi không gian: Trường Đại học Thủ Dầu Một. 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7.1 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng đọc sách của SV TDMU hiện nay như thế nào?
  15. 15 - Nhận thức của SV TDMU về vai trò của việc đọc sách như thế nào? - Các yếu tố chủ quan có chi phối việc đọc sách của SV TDMU không? - Các yếu tố khách quan có chi phối việc đọc sách của SV TDMU không? 7.2 Giả thuyết nghiên cứu - SV TDMU không dùng nhiều thời gian vào việc đọc sách. - SV TDMU hiện nay có nhận thức chưa đúng về vai trò của việc đọc sách. - Các yếu tố chủ quan có chi phối việc đọc sách của SV TDMU. - Các yếu tố khách quan cũng có khả năng chi phối việc đọc sách của SV TDMU. 8. Khung phân tích Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan + Giới tính +Nơi đọc sách + Ngành học + Việc làm thêm Thực trạng đọc + Năm học + Người cùng đọc sách của sinh viên + Học lực sách + Cách đọc +Nguồn sách Chú thích: :Hướng nghiên cứu
  16. 16 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Hệ thống khái niệm và cơ sở lý thuyết của đề tài 1. Hệ thống khái niệm chính có liên quan đến đề tài 1.1. Khái niệm “Sinh viên” Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” (Huyền Linh, 2014) định nghĩa, sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. 1.2. Khái niệm “Sách” Các nhà thư viện học ghi nhận rằng: “Sách là tri thức có nội dung nhất quán, liên tục được ghi chép lại chủ yếu bằng chữ viết và hình vẽ, trên vật liệu cơ bản là giấy có số lượng trang in theo quy định” (Dương Quỳnh Tương, 2012). 1.3. Khái niệm “Đọc sách” Có khá nhiều tác giả định nghĩa về hành động đọc sách, tuy nhiên, trong khả năng tìm kiếm tài liệu, nhóm nghiên cứu sử dung định nghĩa của tác giả Dương Quỳnh Tương (Dương Quỳnh Tương, 2012): “Đọc sách là hành động dồn tâm trí vào những trang sách, trang tài liệu nhằm nắm bắt nội dung, ý nghĩa của nó và rút ra những vấn đề cốt lõi, quan trọng ở những tài liệu có độ tin cậy cao để nghiên cứu, học tập và ứng dụng; đồng thời phản biện những tài liệu có nội dung sai lệch, thiếu chân thực, thiếu khách quan và đưa ra những ý kiến xác đáng của mình về vấn đề đó”. Cũng có nhiều tác giả với các trường phái khác nhau bàn về các cách đọc sách khác nhau, tuy nhiên, trong giới hạn tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi chọn lọc 3 phương pháp đọc cơ bản: - Đọc toàn văn: là cách thức đọc phổ biến hiện nay. Khi đọc, người đọc đọc từng câu từng chữ và suy ngẫm một cách kỹ càng nhất có thể nhằm hiểu được toàn bộ nội dung mà tác giả muốn diễn đạt. - Đọc lướt: đọc nhanh từng đoạn của một văn bản nhằm nắm bố cục, những ý cốt lỗi nhất của văn bản đó.
  17. 17 - Đọc từ khóa: Là cách đọc đòi hỏi các kỹ năng đi kèm như là kỹ năng quan sát, phân tích, nhằm tìm ra nội dung cốt lỗi nhất, các vấn đề được đề cập đến một cách nhanh nhất. 1.4. Khái niệm “Nhận thức” Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt của tác giả Trần Minh Hoàng, “nhận thức là nhận ra và hiểu được nghĩa lý của sự việc” (Trần Minh Hoàng, 2005) Trong bối cảnh của đề tài nghiên cứu này, nhận thức có nghĩa là sinh viên nhận ra, hiểu được hết tầm quan trọng của việc đọc sách trong đời sống hằng ngày và trong hoạt động học tập. 1.5. Khái niệm “Vai trò” Theo định nghĩa của Trần Minh Hoàng (Trần Minh Hoàng, 2005), vai trò là tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó”. 1.6 Khái niệm: “Vai trò của việc đọc sách” Đã có rất nhiều những nghiên cứu nói về vai trò của việc đọc sách đối với mỗi cá nhân, tuy nhiên trong giới hạn của chúng tôi, chúng tôi tìm hiểu vai trò của việc đọc sách thông qua một tài liệu trên báo Vietnamnet (Waka.vn, 2015). (1) Kích thích tinh thần Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích tinh thần. Sự kích thích tinh thần giúp làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, giữ cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không cho bị mất năng lượng. Giống như bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục để luôn mạnh khoẻ. (2) Giảm căng thẳng Bất kể bạn gặp bao nhiêu căng thẳng trong công việc, các mối quan hệ cá nhân, hay vô vàn các vấn đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, tất cả sẽ biến mất khi bạn tập trung vào một câu chuyện thú vị. Một cuốn sách hay có thể đưa bạn tới một thế giới khác, một bài báo hấp dẫn sẽ giúp ổn định bạn trong thời điểm hiện tại, khiến tình trạng căng thẳng dần dần tan biến và cho phép bạn thư giãn. (3) Kiến thức Tất cả những gì bạn đọc sẽ lấp đầy tâm trí bạn với những thông tin mới mẻ, thú vị. Bạn không thể biết được lúc nào đó bạn sẽ cần đến những mảng kiến thức này. Càng hiểu biết, bạn càng được trang bị tốt để vượt qua bất cứ thử thách nào trong cuộc sống.
  18. 18 Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh bi đát, cùng cực chưa? Hãy nhớ rằng bạn có thể mất tất cả - công việc, tài sản, tiền bạc, thậm chí cả sức khỏe – nhưng tri thức thì không bao giờ bạn đánh mất. (4) Mở rộng vốn từ Lợi ích này đi cùng lợi ích thứ 3: Bạn càng đọc nhiều, bạn càng có được thêm nhiều từ vựng, chúng sẽ trở thành vốn từ hàng ngày của bạn. Nói lưu loát và thu hút là lợi thế trong bất cứ ngành nghề nào. Việc đọc hỗ trợ nhiều cho sự nghiệp của bạn. Những người có khả năng đọc tốt, nói tốt và hiểu biết rộng có xu hướng thăng chức nhanh hơn (và thường xuyên hơn) những người có vốn từ hạn hẹp và ít hiểu biết về văn học, khoa học hay các sự kiện trên thế giới. Đọc sách cũng giúp ích nhiều cho việc học ngôn ngữ mới. Khi một người nói ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ được tiếp xúc với những từ được dùng trong từng ngữ cảnh, khả năng nói cũng như viết của người đó sẽ thông thạo hơn. (5) Cải thiện trí nhớ Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ các nhân vật, thông tin về họ, hoài bão, lịch sử, sắc tháy hay các tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng não là một thứ tuyệt vời, chúng có thể nhớ tất cả những điều này dễ dàng. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn não mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc. Thật thú vị phải không? (6) Khả năng phân tích của tư duy mạnh mẽ hơn Bạn đã từng đọc một tiểu thuyết kỳ bí và tự giải quyết được bí ẩn trước khi đọc xong chưa? Nếu có, bạn đã có thể áp dụng tư duy phê bình và phân tích vào công việc bằng cách ghi lại tất cả những chi tiết được cung cấp và xâu chuỗi chúng giống như “truyện trinh thám”. Khả năng phân tích các chi tiết cũng sẽ có ích khi nhận xét về tình tiết truyện, đánh giá xem phần đó được viết tốt hay chưa, tiến triển của nhân vật có hợp lý không, cốt truyện có mạch lạc không. Nếu bạn thảo luận về một cuốn sách với người khác, bạn cũng có thể nêu rõ ràng ý kiến của mình, vì bạn đã dành thời gian thực sự để xem xét tất cả các khía cạnh liên quan. (7) Tăng khả năng tập trung, chú ý Trong thời đại phát cuồng vì internet, sự tập trung của chúng ta bị phân tán ra nhiều hướng cùng lúc khi chúng ta xử lí nhiều việc hàng ngày. Chỉ trong 5 phút, một người trung bình sẽ chia thời gian của họ giữa làm việc, kiểm tra e-mail, chat, để mắt đến facebook, theo dõi điện thoại và trò chuyện với đồng nghiệp. Những hành vi này làm tăng mức độ stress và giảm năng suất làm việc.
  19. 19 Khi bạn đọc sách, tất cả sự chú ý được tập trung vào câu chuyện, phần còn lại của thế giới cứ thế trôi đi, và bạn có thể hòa mình vào từng chi tiết bạn đang cảm thụ. Cố gắng đọc 15 đến 20 phút trước khi làm việc (ví dụ như buổi sáng trên phương tiện công cộng khi đi làm), và bạn sẽ bất ngờ về khả năng tập trung khi bắt tay vào công việc. (8) Kỹ năng viết tốt hơn Lợi ích này đi cùng với lợi ích mở rộng vốn từ vựng: việc quan sát nhịp điệu, trạng thái, cách viết của tác giả sẽ ảnh hưởng tới lối viết của bạn. Cũng giống như cách các nhạc sĩ ảnh hưởng lần nhau, các họa sĩ dùng những kỹ thuật do chính các bậc thầy đi trước tạo ra, các nhà văn cũng học cách viết khi đọc tác phẩm của người khác. (9) Sự thanh tịnh trong tâm hồn Ngoài việc thư giãn với một cuốn sách hay, đề tài mà bạn đọc có thể mang lại sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn bạn. Đọc một tác phẩm về mặt tâm linh có thể làm giảm bớt huyết áp và mang lại cảm giác êm đềm, trong khi đọc cuốn sách về kỹ năng rèn luyện bản thân sẽ giúp ích cho những người bị rối loạn cảm xúc và bệnh tâm thần nhẹ. (10) Giải trí miễn phí Rất nhiều người thích mua sách để được chú thích và đánh dấu mép trang, tham khảo sau này. Tuy nhiên những cuốn sách hay thường khá đắt. Để giải trí với ngân sách thấp, bạn có thể đến các thư viện địa phương. Ngoài ra, có nhiều thư viện điện tử mà bạn có thể mua hoặc thậm chí đọc đến hàng nghìn cuốn miễn phí như trên thư viện sách waka.vn. Thư viện sách điện tử Waka có đến 4.000 cuốn thuộc 20 thể loại và cho phép đọc miễn phí, ngay cả chế độ offline (không có internet hay 3G) Như vậy, từ các định nghĩa trên, ta nhận thấy vai trò của sinh viên là học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, tạo tiền đề cho quá trình phát triển bản thân. Và quá trình học tập đó không thể không nhắc đến sự hiện diện của việc đọc sách như là một phần không thể thiếu đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, sinh viên có thực hiện đúng vai trò của mình chưa, cụ thể là việc đọc sách của sinh viên hiện nay như thế nào, đó là thắc mắc mà chúng tôi sẽ giải đáp sau khi thực hiện nghiên cứu này. 2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 2.1 Quan điểm lý thuyết hành động xã hội của Max Weber Quan điểm lý thuyết này được đề cập trong giáo trình nhập môn Xã hội học (Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2005) với các nội dung cơ bản như sau:
  20. 20 Vào thế kỷ XX, Max Weber đưa ra lý thuyết hành động. Ông cho rằng một lý thuyết tập trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Muốn nghiên cứu con người thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của từng đối tượng và thâm nhập vào thế giới nội tâm: tình cảm, tư duy. Người ta không chỉ hành động khi có lợi mà còn vì cái mà người ta coi là có ý nghĩa (có giá trị). Vì vậy, M.Weber đưa ra một hệ thống mang tính chất khuôn mẫu bao gồm 4 kiểu hành động đẻ các nhà nghiên cứu có thể dựa trên đó phân tích trong bối cảnh thực. Trước hết là hành động do cảm xúc (vì tình cảm), ông cho rằng phần lớn hành động của con người thực hiện là do cảm xúc. Tính tự phát của hành động theo tình cảm mang tính riêng biệt vì cũng một con người, cũng một hoàn cảnh có thể hành động khác nhau tùy theo cảm xúc. Loại hành động này khó kiểm soát được và nó khó nghiên cứu nhất. Hành động mang tính truyền thống tức là khi con người hành động theo một thói quen, xuất phát từ những gì được xã hội hóa ngay từ thưở còn thơ. Tức là việc con người có xu hướng tuân theo giá trị chuẩn mực của cộng đồng, lặp đi lặp lại thành thói quen hàng ngày. Các truyền thống khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau. Hành động hợp lý về giá trị là hành động có tính định hướng giá trị (ngược với hành động truyền thống). Hành động theo truyền thống không phải suy nghĩ nhiều còn hành động theo giá trị còn phải tìm hiểu xem nó có giá trị hay không. Chẳng hạn khi ta hành động, người ta thường xét xem hành động đó có phù hợp với địa vị xã hội của mình hay không. Những giá trị cũng được thể hiện qua các chuẩn mực khác nhau. Ví dụ, sự chung thủy ở chế độ đa thê khác sự chung thủy ở chế độ một vợ, một chồng. Ở loại hành động hợp mục đích, người hành động phải suy nghĩ và quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện nào để đạt được mục đích. Loại hành động này chỉ có đến xã hội hiện đại mới được thực hiện đầy đủ. Ví dụ, trong chủ nghĩa tư bản hành động hợp mục đích là hành động chiếm ưu thế. Khi phân tích bốn loại hành động này, ông cho rằng trong cuộc sống chúng không thể tách rời nhau một cách rạch ròi được. Nó đan xen với nhau, khi muốn hiểu con người thì phải hình dung ra bốn loại hành động xã hội đó trong trường hợp cụ thể. Phải xác định được giới hạn quan hệ giữa các hành động ấy trong từng nền văn hóa.
  21. 21 Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết hành động xã hội của Max Weber định hướng nghiên cứu mục tiêu đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. 2.2 Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý của A. Marshall Lý thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) được tác giả Lê Ngọc Hùng (Lê Ngọc Hùng, 2009) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ 18,19. Một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Cách hiểu này lúc đầu mang nặng ý nghĩa kinh tế học vì nhấn mạnh yếu tố lợi ích vật chất nhưng sau này được các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Alfred Marschal, nhà kinh tế chính trị người Anh cho rằng cá nhân bị nhu cầu tâm lý bên trong thúc đẩy phải hành động, nhưng cái định hướng và dẫn dắt hành động lại là lợi íchcủa sự vật bên ngoài cá nhân. Các cá nhân chỉ tham gia vào quan hệ trao đổi những hàng hóa nào có lợi ích đối với họ. Tác giả xem con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên cơ sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Lý thuyết lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của các cá nhân trong mối quan hệ của cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết lựa chọn hợp lý cho chúng ta cái nhìn khái quát hơn về quyết định của mỗi cá nhân. Quyết định lựa chọn cho mình mục đích, cách chọn sách và phương pháp đọc sách sao cho phù hợp với môi trường và những mong đợi về vật chất và tinh thần của cá nhân đó.
  22. 22 Chương 2: Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 1. Các thể loại sách sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một thường xuyên đọc hiện nay Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tác giả cũng như nhà xuất bản với số lượng và thể loại vô cùng đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các thể loại sách mà sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một thường đọc vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có một sự phân bố không đồng đều đang diễn ra giữa các thể loại sách mà sinh viên chọn đọc. Sách chuyên ngành là loại sách được nhiều sinh viên chọn đọc nhất, với số lượng sinh viên khi được hỏi đã trả lời thường đọc sách chuyên ngành là 73 sinh viên, chiếm 24,3% tổng số lượng sinh viên được khảo sát, một số lượng cũng khá lớn các bạn sinh viên lại trả lời rằng mình thường đọc các tác phẩm văn học, con số này là 53 sinh viên, chiếm tỉ lệ 17,7%. Điều này dễ dàng được lý giải khi mục tiêu của sinh viên là học tập các kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành nghề trong tương lai và sớm hoàn thiện nhân cách trong quá trình học tập, sinh hoạt. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho chúng ta biết thêm về số lượng, tỉ lệ sinh viên đọc các thể loại sách, cụ thể là: sách giáo trình chiếm 9,3%; sách điện tử chiếm 9,7%; Tản văn chiếm 5,7%; Hạt giống Tâm hồn chiếm đến gần 1/6 số sinh viên thực hiện khảo sát và Tạp chí cũng không thua kém nhiều với tỉ lệ 14,3% Bên cạnh những thể loại sách được nhiều sinh viên lựa chọn đọc, vẫn có một số thể loại sách khác không phải là lựa chọn đầu tiên của các bạn sinh viên, số đó chiếm 3,7% tổng số lượng sinh viên được hỏi. Các thể loại sách khác được 7/300 bạn sinh viên đề cập đến bao gồm: Sách Khoa học Viễn tưởng, Truyện tranh, Truyện Trinh thám và Sách Song ngữ. (hình 1).
  23. 23 Hình 1 - Các thể loại sách sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một chọn đọc 3,7% 14,3% 17,7% 15,3% 24,3% 9,7% 5,7% 9,3% Tác phẩm văn học Sách chuyên ngành Giáo trình Tản văn Sách điện tử Hạt giống tâm hồn Tạp chí Thể loại khác (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, một thể loại khác được một bạn sinh viên Khoa Công tác xã hội đề cập đến đó là sách tư tưởng, chính trị khi được hỏi về các thể loại sách thường đọc, bạn sinh viên N.Q.N đã nhận định rằng: “Thường mình chọn những sách như là tư tưởng, sách chính trị hoặc là sách về chiến tranh” (Phụ lục 3). 2. Thời gian đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Thời gian đọc sách cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công về mục tiêu của người đọc. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý ở đây là sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian cho việc đọc sách. Cụ thể là có đến 3/4 số lượng sinh viên được khảo sát thực hiện hoạt động đọc sách không quá một giờ, cụ thể là hơn ¼ (26,8%) số sinh viên thực hiện đọc sách trong khoảng thời gian từ 0-30 phút và ½ số sinh viên được khảo sát đã đọc sách từ 30-60 phút mỗi ngày.
  24. 24 Ngược lại, số lượng SV đầu tư nhiều thời gian cho việc đọc sách lại rất ít, số lượng sinh viên đầu tư từ 1-2 giờ chỉ chiếm 13,3% và số lượng sinh viên đọc sách trên 2 giờ mỗi ngày chỉ chiếm 5,3% (hình 2). Hình 2 - Thời gian đọc sách trong một ngày của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 160 140 150 120 100 80 60 80 40 20 40 16 14 0 0-30 phút 30-60 phút 60 phút - 2 giờ Trên hai giờ Khác (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Ngoài ra, có một lượng nhỏ sinh viên (14 sinh viên – chiếm 4,7% số sinh viên thực hiện khảo sát) đã không duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày mà chọn một phương án khác, đó là đọc sách khi rảnh rỗi, nghĩa là khi rảnh sẽ dành rất nhiều thời gian trong một ngày để đọc sách (cụ thể là 3-4 giờ), khi không rảnh thì sẽ không dành thời gian cho việc đọc sách. 3. Các phương pháp đọc 3.1. Các phương pháp hỗ trợ việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 3.1.1. Giai đoạn trước khi đọc sách Khi được hỏi về mức độ thường xuyên của việc thực hiện các thao tác đầu tiên, cơ bản nhất của việc đọc sách, đó là việc chọn sách thì có đến 42,3% sinh viên cho rằng mình rất thường xuyên thực hiện thao tác chọn sách. Tuy nhiên, trong kết quả khảo sát lại có một tỉ lệ tương đối nhỏ (chiếm 1% sinh viên được khảo sát) cho rằng mình không bao giờ chọn sách (bảng 2). Tần suất Mức độ thường xuyên Tần số (%) Rất thường xuyên 127 42,3 Thường xuyên 91 30,3
  25. 25 Trung bình 48 16,0 Thỉnh thoảng 31 10,3 Không bao giờ 3 1,0 Tổng 300 100,0 Bảng 2- Mức độ thường xuyên chọn sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Phải chăng một bộ phận nhỏ sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một chỉ đang là người đọc sách một cách thụ động, chỉ trông chờ vào yêu cầu đọc của giáo viên hay lời giới thiệu từ gia đình hoặc bạn bè chứ chưa có sự chủ động trong việc tìm và đọc thể loại mà mình mong muốn? Và một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là các yêu cầu của các bạn sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một khi chọn đọc một quyển sách. Kết quả khảo sát cho thấy rằng sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một không quan tâm nhiều đến bìa sách, số trang, giá cả, tác giả/nhà xuất bản và nhận xét của người khác với tỉ lệ lần lượt là 84,7%, 91,7%, 75%, 59,7%, và 78%. Điều duy nhất được nhiều sinh viên quan tâm đó chính là nội dung của quyển sách với số lượng sinh viên trả lời có quan tâm đến nội dung là 226 sinh viên – chiếm 75,3% tổng số sinh viên được khảo sát (bảng 3). Tần suất Tần suất STT Nội dung quan tâm Có Không (%) (%) 1 Bìa sách 46 15,3 254 84,7 2 Nội dung 226 75,3 74 24,7 3 Số trang 25 8,3 275 91,7 4 Giá cả 75 25,0 225 75,0 5 Tác giả/ Nhà xuất 121 40,3 179 59,7 bản 6 Nhận xét của người 66 22,0 234 78,0 khác 7 Ý kiến khác 3 1,0 299 99,0 Bảng 3 – Các yếu tố SV TDMU quan tâm khi chọn đọc một quyển sách (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Ngoài ra, trong lúc thu thập thông tin định lượng, yếu tố “chất lượng sách mới/cũ” cũng là một trong những mối quan tâm của sinh viên.
  26. 26 Khi được hỏi “Mức độ thường xuyên của bạn trong việc chọn không gian để đọc sách?” thì có hơn ½ số lượng sinh viên – gồm 109/300 sinh viên đã trả lời rằng mình thường xuyên chọn không gian đọc sách. Ngược lại, có 16/300 sinh viên đã trả lời rằng mình không bao giờ chọn không gian để đọc sách (hình 3). Hình 3 - Mức độ thường xuyên chọn không gian đọc sách của SV TDMU Không bao giờ 16 Thỉnh thoảng 43 Trung bình 62 Thường xuyên 109 Rất thường xuyên 70 0 20 40 60 80 100 120 (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Tuy nhiên, không có điều gì đáng ngạc nhiên khi có một lượng không ít sinh viên lại không có những tiêu chí rõ ràng dành cho một không gian đọc, vì các bạn này đọc ở bất kỳ nơi nào có đủ ánh sáng, không quá nóng dù có hơi ồn một chút. Về thời gian, sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một thường xuyên chọn cho mình thời gian đọc sách phù hợp với bản thân mình. Cụ thể là khi được hỏi về mức độ thường xuyên của việc chọn thời gian đọc sách, có đến 13% sinh viên khẳng định rằng mình rất thường xuyên chọn thời gian đọc sách và 32,3% sinh viên chọn phương án thường xuyên và 34,7% sinh viên cho rằng mức độ thường xuyên chọn thời gian đọc sách của mình đang ở mức trung bình (hình 4).
  27. 27 Hình 4- Mức độ thường xuyên của việc chọn thời gian đọc sách của SV TDMU 4 16 13 32.3 34.7 Rất thường xuyên Thường xuyên Trung bình Thỉnh thoảng Không bao giờ (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Điều này góp phần khẳng định rằng chọn thời gian quyết định việc đọc sách đã là một phần không thể thiếu của đại bộ phận sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng đặt mục tiêu cho việc đọc sách là một trong những hoạt động chiếm đa số khi mà có hơn 90% sinh viên được hỏi trả lời rằng mình có thực hiện bước đặt mục tiêu trước khi đọc sách (hình 5). Hình 5- Mức độ thường xuyên của việc xác định mục tiêu trước khi đọc sách của SV TDMU 120 100 80 98 84 60 74 40 20 26 18 0 Rất thường Thường Trung bình Thỉnh thoảng Không bao xuyên xuyên giờ (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu chỉ được thực hiện ở mức trung bình, số lượng này chiếm đa số với 98/300 sinh viên, trong khi việc rất thường xuyên và thường xuyên xác định mục tiêu chỉ có lần lượt 26/300 và 84/300 sinh viên là thực hiện. Tương tự như việc xác định mục tiêu đọc sách, việc lập kế hoạch trước khi đọc sách cũng là một thao tác được đa số sinh viên thực hiện với số lương là 286 sinh viên, chiếm tỉ lệ là 79,3%. Bên cạnh đó, có đến 1/5 số sinh viên được khảo sát đã trả lời
  28. 28 rằng không bao giờ lập kế hoạch trước khi đọc sách, số lượng này chiếm 21,7% tổng số sinh viên được khảo sát (hình 6). Hình 6 - Mức độ thường xuyên trong việc lập kế hoạch trước khi đọc sách của SV TDMU Không bao giờ 65 Thỉnh thoảng 96 Trung bình 84 Thường xuyên 41 Rất thường xuyên 14 0 20 40 60 80 100 120 (Nguồn: Phạm Thuỵ Thuỳ Trâm, 2016) 3.1.2 Giai đoạn đọc sách Ở giai đoạn này, mỗi sinh viên có những lựa chọn khác nhau về phương pháp đọc và mức độ thường xuyên áp dụng phương pháp đó để một quyển sách. Đối với phương pháp đọc toàn văn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất với số lượng 282/300 sinh viên được khảo sát có sử dụng phương pháp đó. Và mức độ áp dụng thường xuyên chiếm đa số với số lượng 92/300, tiếp theo là ở mức trung bình với số lượng 77/300 sinh viên (bảng 4). Mức độ thường Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khóa xuyên Tần suất Tần Tần suất Tần suất Tần số Tần số (%) số (%) (%) Rất thường xuyên 73 24.3 32 10.7 31 10.3 Thường xuyên 92 30.7 98 32.7 69 23.0 Trung bình 77 25.7 73 24.3 87 29.0 Thỉnh thoảng 40 13.3 69 23.0 68 22.7 Không bao giờ 18 6.0 28 9.3 45 15.0 Tổng cộng 300 100.0 300 100.0 300 100.0 Bảng 4 – Mức độ thường xuyên áp dụng các phương pháp đọc của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016)
  29. 29 Cũng giống như phương pháp đọc toàn văn, việc áp dụng thường xuyên phương pháp đọc lướt cũng chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 1/3 tổng số sinh viên thực hiện khảo sát. Tuy nhiên, đến phương pháp đọc từ khóa thì không có nhiều sinh viên áo dụng thường xuyên như hai phương pháp trước, tỉ lệ cao nhất nằm ở nhóm có mức độ áp dụng trung bình (81/300 sinh viên) và nhóm đối tượng không bao giờ áp dụng phương pháp này chiếm một tỉ lệ đáng kể, khoảng 1/6 tổng số sinh viên trả lời bảng hỏi. Ngoài việc áp dụng các phương pháp đọc cụ thể như trên, việc áp dụng một số hoạt động hỗ trợ cho việc đọc sách cũng là nội dung cần thực hiện trong quá trình đọc sách. Khi được hỏi về mức độ thường xuyên thực hiện thao tác tóm tắt nội dung từng chương/từng đoạn thì có đến 16% sinh viên chưa bao giờ thực hiện thao tác này. Còn đối với nhóm sinh viên có thực hiện thao tác này thì mức độ thường xuyên cũng không cao, chỉ thỉnh thoảng có 34% thực hiện và 26% thực hiện ở mức trung bình (hình 7). HÌNH 7- MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN THỰC HIỆN THAO TÁC TÓM TẮT NỘI DUNG TỪNG CHƯƠNG/ĐOẠN Rất thường xuyên Thường xuyên Trung bình Thỉnh thoảng Không bao giờ 16% 7% 17% 34% 26% (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Tương tự như việc tóm tắt nội dung từng chương/đoạn, các thao tác đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi, tự đưa ra ví dụ minh họa, ghi chép và trả lời câu hỏi, làm bài tập dường như vẫn chưa được sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một chú trọng. Việc rất thường xuyên và thường xuyên đặt câu hỏi và tự trả lời ở mức thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 6,7 và 13,3% tổng số sinh viên được khảo sát (bảng 5).
  30. 30 Đặt câu Tự đưa ra Ghi Trả lời câu hỏi và tự các ví dụ chép hỏi, làm BT trả lời mình họa (%) (%) (%) (%) Rất thường xuyên 6.7 9.0 8.7 7.0 Thường xuyên 13.3 14.3 16.3 17.7 Trung bình 24.7 25.3 27.7 25.3 Thỉnh thoảng 37.0 35.3 32.3 33.3 Không bao giờ 18.3 16.0 15.0 16.7 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 Bảng 5 – Mức độ thường xuyên trong việc thực hiện các thao tác khi đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Cũng không có sự khác biệt ở mức độ thường xuyên thực hiện các thao tác tự đưa ra ví dụ mình họa, ghi chép và trả lời câu hỏi, làm bài tập khi mà tỉ lệ sinh viên thỉnh thương áp dụng các thao tác này đang ở mức cao so với các thao tác khác với tỉ lệ lần lượt là 35,3%; 32,3% và 33,3%. Một điều đáng lo ngại là có đến gần 1/6 số lượng sinh viên được khảo sát đã không thực hiện các thao tác trên. 3.1.3 Giai đoạn sau khi đọc sách Sau khi đọc sách, người đọc có thể thực hiện các hoạt động sau nhằm khắc sâu các kiến thức đã đọc, đồng thời nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn đề đã đọc bằng các cách sau: đọc thêm các tài liệu có liên quan, trao đổi với người khác, tóm tắt bằng sơ đồ, bằng hình ảnh và phản biện lại nội dung tác giả đã đề cập đến. Tuy nhiên, những hoạt động này đã không được SV TDMU thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Chẳng hạn như việc đọc thêm các tài liệu có liên quan chỉ có một bộ phận nhỏ (10%) sinh viên thực hiện ở mức rất thường xuyên, một lượng lớn sinh viên chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện chiếm 34% (bảng 6). Đọc thêm Trao đổi Tóm tắt tài liệu có với người bằng sơ đồ, Phản biện liên quan khác hình ảnh
  31. 31 Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần suất suất suất suất số số số số (%) (%) (%) (%) Rất thường xuyên 30 10.0 26 8.7 20 6.7 18 6.0 Thường xuyên 71 23.7 61 20.3 38 12.7 34 11.3 Trung bình 66 22.0 95 31.7 65 21.7 63 21.0 Thỉnh thoảng 102 34.0 98 32.7 83 27.7 83 27.7 Không bao giờ 31 10.3 20 6.7 94 31.3 102 34.0 Tổng cộng 300 100 300 100 300 100 300 100 Bảng 6 – Mức độ thường xuyên thực hiện các thao tác sau khi đã đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Việc sau khi đọc sinh viên trao đổi với người khác lại cũng không có sự thay đổi nhiều so với việc đọc thêm các tài liệu có liên quan. Điều đó đã được nhóm nghiên cứu khẳng định sau khi thực hiện khảo sát, kết quả cho thấy có đến 32,7% số sinh viên được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới trao đổi với người khác. Đáng lưu ý nhất là hoạt động tóm tắt bằng sơ đồ, hình ảnh sau khi đọc sách bởi ở mức rất thường xuyên, số lượng sinh viên thực hiện hoạt động này vô cùng thấp, chỉ đạt 6,7% trong khi đó, số lượng sinh viên hoàn toàn không thực hiện bước này lại chiếm tới gần 1/3 tổng số sinh viên được khảo sát. Tương tự, hoạt động phản biện cũng không phải là một hoạt động được nhiều sinh viên thực hiện khi có đến 34% sinh viên không thực hiện thao tác này. Điều đó cho thấy rằng, sinh viên sau khi được sách đã không thường xuyên thực hiện các hoạt động tiếp theo để khắc sâu thêm kiến thức đã thu nạp bằng cách đọc sách. 3.1.4 Phương pháp đọc của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đối với từng thể loại sách Phương pháp đọc từng loại sách mà sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một áp dụng nhìn chung rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại sách khác nhau đều có những cách đọc khác nhau. Đối với các tác phẩm văn học, sinh viên chủ yếu áp dụng phương pháp đọc toàn văn với số lượng sinh viên áp dụng phương pháp này là 188 sinh viên, chiếm 62,7% số sinh viên được hỏi. Còn đối với sách giáo trình, phương pháp đọc chủ yếu được các bạn sinh viên áp dụng là đọc lướt với tỷ lệ 47% tổng số sinh viên trả lời khảo sát.
  32. 32 Hai thể loại sách khác cũng có cùng cách đọc được các bạn sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một thường áp dụng đó là tạp chí với tỉ lệ 60,7% và Sách điện tử với tỉ lệ 53,3%. Ba thể loại Sách chuyên ngành, Tản văn, Hạt giống Tâm hồn cũng có cùng phương pháp đọc được nhiều sinh viên áp dụng, đó là phương pháp đọc toàn văn với tỉ lệ lần lượt là 37,7%; 33% và 53,3% (xem bảng 7). Thể loại Đọc toàn Đọc lướt Đọc từ khóa Không đọc văn Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần số suất số suất số suất số suất (%) (%) (%) (%) Tác phẩm văn học 188 62.7 60 20.0 39 13.0 13 4.3 Sách giáo trình 66 22.0 141 47.0 89 29.7 4 1.3 Sách chuyên ngành 113 37.7 106 35.3 71 23.7 10 3.3 Tạp chí 45 15.0 182 60.7 51 17.0 22 7.3 Tản văn 99 33.0 92 30.7 47 15.7 62 20.7 Hạt giống tâm hồn 160 53.3 64 21.3 34 11.3 42 14.0 sách điện tử 47 15.7 160 53.3 55 18.3 38 12.7 Bảng 7 – Phương pháp đọc các thể loại sách khác nhau của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016)
  33. 33 Chương 3: Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách 1. Mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Mỗi cá nhân đều thực hiện hành động đọc sách với những mục đích giống nhau và cả khác nhau. Có người chỉ đọc sách vì một mục đích duy nhất, có người lại đọc sách với nhiều mục đích khác nhau. Khi được hỏi là bạn có đặt mục đích là kích thích tinh thần khi đọc sách không thì có đến 81,3% sinh viên được hỏi trả lời rằng “Không” (hình 8). Hình 8 - Mục đích kích thích tinh thần khi đọc sách của SV TDMU 18.7 81.3 Có Không (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Sách là tài liệu ghi chép những kiến thức, các kinh nghiệm lịch sử xã hội đã diễn ra, là nguồn tài liệu quý giá giúp con người kế thừa và phát huy. Đại bộ phận sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhận thức được điều đó và đặt mục tiêu đó cho việc đọc sách của mình, số lượng sinh viên ấy lên đến 213/300 bạn được khảo sát (bảng 8). Tần số Tần suất (Sinh viên) (%) Có 213 71.0 Không 87 29.0 Tổng cộng 300 100.0 Bảng 8 – Mục đích trao dồi kiến thức khi đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016)
  34. 34 Tuy nhiên, có một thực trạng đáng suy ngẫm hiện nay, đó là có đến gần 1/3 số lượng sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ đọc sách không nhằm mục đích trau dồi kiến thức. Tương tự, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một cũng cho rằng khi đọc sách mình không đặt mục đích củng cố vốn từ và cách hành văn. Sở dĩ nhóm nghiên cứu khẳng định như thế là do có đến 2/3 số sinh viên (201 sinh viên) thực hiện khảo sát đã nói “Không” khi được hỏi “Bạn có đặt mục đích củng có vốn từ và cách hành văn khi đọc sách hay không?” (hình 9). Hình 9- Mục đích củng cố vốn từ và cách hành văn khi đọc sách của SV TDMU 201 250 200 99 150 100 50 0 Có Không (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Đa số sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một không đặt mục đích của việc đọc sách là để giết thời gian. Điều đó được minh chứng qua kết quả khảo sát khi có đến 82,3% sinh viên trả lời “Không” khi được hỏi có phải mục đích của việc giải trí là giết thời gian (Bảng 9). Tăng cường Giết thời Hoàn thiện Cải thiện khả khả năng tư Giải trí gian nhân cách năng tập trung duy, phân tích, sáng tạo Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần suất Tần số số suất số suất số suất số suất (%) (%) (%) (%) (%) Có 164 54.7 53 17.7 98 32.7 62 20.7 135 45.0 Không 136 45.3 247 82.3 202 67.3 238 79.3 165 55.0
  35. 35 Tổng 100. 300 100 300 100 300 300 100.0 300 100.0 cộng 0 Bảng 9 – Mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Ngược lại, đọc sách lại được cho là một hoạt động nhằm mục đích giải trí với số lượng sinh viên tán thành ý kiến này là 164/300 sinh viên, chiếm 54,7% tổng số sinh viên được khảo sát. Tương tự, với các mục đích “Hoàn thiện nhân cách”, “Cải thiện khả năng tập trung” và “Tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo” sinh viên đều cho rằng mình không đặt ra các mục đích này cho việc đọc sách với tỉ lệ lần lượt là 67,3%, 79,3% và 55%. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý đó là sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một cũng không có mục đích hoàn thành yêu cầu của giáo viên khi đọc sách khi tỉ lệ này chỉ bằng gần 1/4 (23%) tổng số sinh viên được khảo sát (hình 10). HÌNH 10 - MỤC ĐÍCH HOÀN THÀNH YÊU CẦU CỦA GIÁO VIÊN KHI ĐỌC SÁCH Có 23% Không 77% (Nguồn: Phạm Thuỵ Thuỳ Trâm, 2016) 2. Vai trò của việc đọc sách đối với việc học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Việc nhận thức đúng đắn về vai trò của việc đọc sách sẽ góp phần quyết định vào sự thành công cũng như cách thức mà các bạn sinh viên thực hiện các bước trong quá trình đọc sách.
  36. 36 Tuy nhiên, có một thực tế đáng suy ngẫm đó là thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn chưa thật sự tốt. Điều đó cho thấy rằng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có những nhận thức chưa đủ về vai trò của việc đọc sách. Về cơ bản, SV TDMU đã nhận ra vai trò không thể thiếu của việc đọc sách trong lĩnh vực học tập, đó là đọc sách giúp sinh viên trau dồi kiến thức. Và chính việc nhận thức được vai trò quan trọng đối với việc học như vậy nên khi đọc sách, sinh viên thường đặt cho mình những mục tiêu cụ thể như trau dồi kiến thức mới. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà đa số sinh viên muốn đạt được khi thực hiện hoạt động đọc sách (bảng 8). Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng không xem đọc sách là việc làm để đáp ứng yêu cầu của giáo viên (hình 10). Cùng suy nghĩ đó, bạn Đ.Q.T cũng khẳng định: “Sách cung cấp kiến thức cho mình” (Phụ lục 7- gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên Đ-Q-T) và bạn H., sinh viên năm 2 khoa Sư phạm cũng cho rằng: “Vai trò của đọc sách hả, ờ bổ sung kiến thức nè, cung cấp vốn từ, rồi à mình tìm thêm một cái á mình học hỏi những cái gì ở trong sách có” (Phụ lục 6 – gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên Đ.Q.T). Tuy nhiên, nhiều SV vẫn còn nhận thức chưa đúng về vai trò của việc đọc sách. Chưa đúng ở chỗ sách có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách, cải thiện khả năng tập trung, tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo, nhưng SV vẫn chưa nhận ra được các vai trò quan trọng đó. Điển hình là bạn L., sinh viên năm 2, khoa Xây dựng đã khẳng định: “Mình thì thích sách nào đọc sách đó thôi chứ không quan trọng” khi được hỏi về vai trò của việc đọc sách (phụ lục 4 – gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.). Bên cạnh đó, vẫn có một số ít trường hợp có khả năng nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn so với mặt bằng chung. Điểm hình như bạn N.Q.N, sinh viên năm nhất khoa Công tác xã hội khi được phỏng vấn sâu đã khẳng định “Nhưng mà để nói về tầm quan trọng của việc đọc sách thì mình nghĩ là khi mình đọc những quyển sách như vậy mình có thể chăm chú hơn, cải thiện được khả năng suy nghĩ, nhất là suy nghĩ phán đoán, suy luận của mình. Thông qua những cuốn sách thì mình có thể áp dụng vào thẳng trong những bài học của mình. Có thể là nó không nhiều nhưng nó sẽ hỗ trợ mình trong một phần nào đó trong cuộc sống” (phụ lục 3 - gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên N.Q.N). Đồng quan điểm của bạn N.Q.N là bạn nữ tên L.T.N, sinh viên năm nhất
  37. 37 khoa Sư phạm: “Hiện tại là sinh viên thì em cảm thấy nó rất rất rất là quan trọng luôn. Việc đọc sách giúp cho mình rèn luyện kỹ năng cho bản thân, thứ nhất là nó giúp mình bình tĩnh nè, mình có thể rèn luyện được khả năng tư duy cho bản thân nữa, rồi ngoài ra mình học cách nắm ý chính trong một đoạn hay một văn bản nào đó. Với lại khi mà mình đọc sách giúp cho não bộ của mình luôn luôn hoạt động, luôn luôn tư duy thì từ đó em cảm thấy đầu óc của mình minh mẫn hơn” (phụ lục 5 - gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.T.N). Như vậy, dựa vào các số liệu định lượng và định tính được phân tích như trên, có thể khẳng định rằng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhận thức được vai trò của việc đọc sách trong đời sống và trong học tập tuy nhiên, việc nhận thức ấy vẫn chưa thật sự đầy đủ về vai trò của việc đọc sách mà chỉ có một bộ phận rất nhỏ nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách không chỉ đối với hoạt động học tập mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Điều này cũng phần nào lý giải được lý do vì sao sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn chưa dành nhiều thời gian, công sức đầu tư vào việc đọc sách.
  38. 38 Chương 4: Những yếu tố chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 1. Những yếu tố chủ quan chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 1.1. Kết quả học tập và việc đọc sách Có một mối liên hệ khá là chặt chẽ giữa học lực và thời gian mà sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một đọc sách. Học lực Trung Trung Thời gian đọc sách Giỏi Khá bình khá bình Tổng cộng 0-30 phút Tần số 8 26 15 11 60 Tần suất (%) 25,0 23,9 22,4 47,8 26,0 30-60 phút Tần số 9 63 36 9 117 Tần suất (%) 28,1 57,8 53,7 39,1 50,6 60 phút - 2 Tần số 9 14 9 1 33 giờ Tần suất (%) 28,1 12,8 13,4 4,3 14,3 Trên hai Tần số 3 4 3 1 11 giờ Tần suất (%) 9,4 3,7 4,5 4,3 4,8 Khác Tần số 3 2 4 1 10 Tần suất (%) 9,4 1,8 6,0 4,3 4,3 Tổng cộng Tần số 32 109 67 23 231 Tần suất (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Bảng 10 – Ảnh hưởng của học lực đến thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 21,455a 12 0,044 Likelihood Ratio 20,527 12 0,058
  39. 39 Linear-by-Linear 3,269 1 0,071 Association N of Valid Cases 231 a. 9 cells (45,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1,00. Số liệu ở bảng kiểm định Chi-Square Tests ở trên ta có Sig= 0,044 < a= 0,05 thì chúng tôi có thể kết luận rằng yếu tố học lực ảnh hưởng đến thời gian đọc sách của SV TDMU. Cụ thể là ở bảng 10, đa số SV dành thời gian từ 30-60 phút mỗi ngày để đọc sách, con số này chiếm hơn 50% số lượng SV trả lời khảo sát, tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ về học lực và thời gian đọc sách.Ở nhóm sinh viên có học lực giỏi dành thời gian đọc sách ở mức trung bình và cao hơn mức trung bình (60 phút – 2 giờ) chiếm đa số lượng SV có học lực giỏi tham gia quá trình khảo sát, chiếm 28,1%. Ở nhóm SV có học lực khá và trung bình khá dành thời gian đọc sách ngang với mức trung bình của tổng lượng SV được khảo sát và lần lượt chiếm 57,8 và 53,7% tổng số sinh viên ở mỗi nhóm học lực. Đối với nhóm có học lực trung bình, thời gian đọc sách lại ít hơn mức trung bình của toàn thể SV được khảo sát, phân bố đến 47,8% tổng số SV có học lực trung bình đọc sách trong khoảng thời gian từ 0-30 phút mỗi ngày. 1.2 Giới tính và việc đọc sách Đã có một sự phân bố đồng đều theo giới tính trong việc dành thời gian đọc sách mỗi ngày từ 30-60 phút. Dễ dàng nhận thấy nhất là ở khoảng thời gian 30-60 phút đều chiếm tỷ lệ cao nhất ở từng nhóm giới tính và lần lượt chiếm 52% ở nam và 49,6% ở nữ (bảng 11). Giới tính Tổng Nam Nữ cộng Thời gian đọc 0-30 phút Tần số 24 36 60 sách Tần suất (%) 23,5 27,9 26,0 30-60 phút Tần số 53 64 117 Tần suất (%) 52,0 49,6 50,6 60 phút - 2 Tần số 11 22 33 giờ Tần suất (%) 10,8 17,1 14,3
  40. 40 Trên hai giờ Tần số 8 3 11 Tần suất (%) 7,8 2,3 4,8 Khác Tần số 6 4 10 Tần suất (%) 5,9 3,1 4,3 Tổng cộng Tần số 102 129 231 Tần suất (%) 100,0 100,0 100,0 Bảng 11 – Ảnh hương của giới tính và thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thuỵ Thuỳ Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 6,709a 4 ,152 Likelihood Ratio 6,788 4 ,148 Linear-by-Linear 1,786 1 ,181 Association N of Valid Cases 231 a. 2 cells (20,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4,42. Nhận định trên được một lần nữa được khẳng định khi ở bảng kiểm định Chi- Square Tests ở trên ta có Sig= 0,152 > a= 0,05, tức giả thuyết Ho (giới tính không ảnh hưởng đến thời gian đọc sách của SV TDMU) được chấp nhận, từ đó, chúng tôi có thể kết luận rằng yếu tố giới tính không phải là một yếu tố gây ảnh hưởng đến thời gian đọc sách của SV TDMU. 1.3 Năm học và việc đọc sách Số liệu thống kê cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên đọc sách qua các năm trong khung giờ từ 30-60 phút mỗi ngày. Tỉ lệ không bằng nhau nhưng đều chiếm đa số ở từng năm, nghĩa là sinh viên dù là năm nhất, năm hai, năm ba hay năm tư đều dành ra 30-60 phút mỗi ngày để đọc sách (bảng 12). Năm Năm Năm Năm Năm Tổng nhất hai ba tư cộng
  41. 41 Thời 0-30 phút Tần số 15 26 13 6 60 gian Tần suất (%) 22,4% 29,9% 24,1% 26,1% 26,0% đọc 30-60 phút Tần số 38 41 27 11 117 sách Tần suất (%) 56,7% 47,1% 50,0% 47,8% 50,6% 60 phút - 2 Tần số 6 12 11 4 33 giờ Tần suất (%) 9,0% 13,8% 20,4% 17,4% 14,3% Trên hai Tần số 5 3 2 1 11 giờ Tần suất (%) 7,5% 3,4% 3,7% 4,3% 4,8% Khác Tần số 3 5 1 1 10 Tần suất (%) 4,5% 5,7% 1,9% 4,3% 4,3% Total Tần số 67 87 54 23 231 Tần suất (%) 100,0 100,0 100,0 100, 100,0% % % % Bảng 12 – Ảnh hưởng của năm học đến việc đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 6,709a 4 0,152 Likelihood Ratio 6,788 4 0,148 Linear-by-Linear 1,786 1 0,181 Association N of Valid Cases 231 a. 2 cells (20,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4,42. Kiểm định Chi-square Test một lần nữa khẳng định điều này khi số Sig=0,152 > a = 0,05 nên chấp nhận H0, tức là chấp nhận giả thuyết “yếu tố năm học không có tác động gì đến thời gian đọc sách của SV TDMU”. 1.4 Ngành học và việc đọc sách
  42. 42 Ngành học cũng không phải là một trong những yếu tố chi phối việc đọc sách của SV TDMU. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc không có một sự chênh lệch hay khác biệt nào về thời gian đọc sách ở các Khoa khác nhau. Ngành nghề có số lượng sinh viên đọc nhiều nhất là Sư phạm, với tỉ lệ 14%; tiếp theo là ngành Luật với tỉ lệ 13,3%. Nhóm ngành kế tiếp là ngành Công nghệ thông tin với tỉ lệ 8%. Một nhóm ngành cũng có tỉ lệ sinh viên đọc sách gần với ngành Công nghệ thông tin là sinh viên của khoa Kinh tế và khoa Tài nguyên Môi trường với tỉ lệ 7,3%. Không thể không kể đến khoa Khoa học Tự nhiên và sinh viên Khoa Xây dựng với tỉ lệ sinh viên đọc sách khác cao, 6,7%. Tiếp theo là sinh viên Khoa Ngoại ngữ và Khoa Công tác xã hội với tỉ lệ 6%. Còn lại bao gồm sinh viên khoa Sử, khoa Điện – Điện tử, Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc và khoa Ngữ văn với tỉ lệ sinh viên đọc sách lần lượt là 5,3%; 5,3%, 4,7% và 4,7% (bảng 13). Thời gian đọc sách 60 phút - Trên hai 0-30 phút 30-60 phút 2 giờ giờ Khác Tổng cộng Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Khoa số (%) số (%) số (%) số (%) số (%) số (%) Công nghệ 5 8,3 11 9,4 1 3,0 0 0,0 1 10,0 18 7,8 thông tin Công tác 3 5,0 7 6,0 1 3,0 0 0,0 1 10 12 5,2 xã hội Luật 5 8,3 13 11,1 2 6,1 0 0,0 1 10 21 9,1 Ngôn ngữ Trung 0 0,0 6 5,1 3 9,1 0 0,0 0 0,0 9 3,9 Quốc Ngữ văn 4 6,7 5 4,3 4 12,1 1 9,1 0 0,0 14 6,1 Kinh tế 9 15,0 8 6,8 3 9,1 0 0,0 0 0,0 20 8,7
  43. 43 Kiến trúc - 4 6,7 4 3,4 1 3,0 0 0,0 1 10,0 10 4,3 đô thị Tài nguyên 4 6,7 7 6,0 6 18,2 1 9,1 0 0,0 18 7,8 môi trường Khoa học 18, 6 10,0 10 8,5 1 3,0 2 1 10,0 20 8,7 Tự nhiên 2 Xây dựng 4 6,7 8 6,8 5 15,2 1 9,1 1 10,0 19 8,2 Sử 18, 3 5,0 7 6,0 1 3,0 2 1 10,0 14 6,1 2 Sư phạm 7 11,7 16 13,7 5 15,2 1 9,1 0 0,0 29 12,6 Ngoại ngữ 3 5,0 8 6,8 0 0,0 0 0,0 3 30,0 14 6,1 Điện - 27, 3 5,0 7 6,0 0 0,0 3 0 0,0 13 5,6 Điện tử 3 Tổng cộng 60 100 117 100 33 100 11 100 10 100 231 100 Bảng 13 – Ảnh hưởng của ngành học đến thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 62,486a 52 0,151 Likelihood Ratio 65,078 52 0,105 Linear-by-Linear 1,748 1 0,186 Association N of Valid Cases 231 a. 53 cells (75,7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is ,39. Tóm lại, trong nhiều yếu tố chủ quan, chỉ có yếu tố học lực đã có ảnh hưởng đến thời gian đọc sách của SV TDMU, cụ thể là SV có học lực càng cao thì càng dành nhiều thời gian đọc sách hơn là SV có học lực thấp hơn.
  44. 44 2. Yếu tố khách quan chi phối việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 2.1 Không gian đọc sách và việc đọc sách Nơi đọc sách và thời gian đọc sách của các bạn sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có một mối liên hệ nhất định. Trong khoảng thời gian đọc sách từ 30-60 phút mỗi ngày, sinh viên đọc sách nhiều nhất là tại nhà/phòng trọ (chiếm 50,4%), tiếp đến là quán cà phê sách với tỷ lệ 20,5%, theo sau đó là 14,5% đọc tại nhà sách, 11,1% đọc tại thư viện và cuối cùng là tại lớp học và công viên với tỷ lệ bằng nhau là 1,7% (bảng 14). Đọc sách ở đâu Quán Nhà/ Thời gian đọc sách Thư cà phê Phòng Trong Công Nhà Tổng viện sách trọ lớp học viên sách Khác cộng 0-30 phút Tần số 4 4 39 6 1 4 2 60 Tần suất (%) 6,7 6,7 65,0 10,0 1,7 6,7 3,3 100,0 30-60 Tần số 13 24 59 2 2 17 0 117 phút Tần suất (%) 11,1 20,5 50,4 1,7 1,7 14,5 0,0 100,0 60 phút - Tần số 6 8 13 3 0 2 1 33 2 giờ Tần suất (%) 18,2 24,2 39,4 9,1 0,0 6,1 3,0 100,0 Trên hai Tần số 0 0 8 1 0 0 2 11 giờ Tần suất (%) 0,0 0,0 72,7 9,1 0,0 0,0 18,2 100,0 Khác Tần số 2 0 5 0 1 2 0 10 Tần suất (%) 20,0 0,0 50,0 0,0 10,0 20,0 0,0 100,0 Tổng cộng Tần số 25 36 124 12 4 25 5 231 Tần suất (%) 10,8 15,6 53,7 5,2 1,7 10,8 2,2 100,0 Bảng 14 - Ảnh hưởng của nơi đọc sách đến thời gian đọc của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 51,322a 24 ,001
  45. 45 Likelihood Ratio 51,069 24 ,001 Linear-by-Linear ,033 1 ,856 Association N of Valid Cases 231 a. 22 cells (62,9%) have expected count less than 5. The minimum expected count is ,17. Vì Sig= 0,001 < a = 0,05 nên ta có thể chấp nhận H1: có mối liên hệ giữa nơi đọc sách và thời gian đọc sách của SV TDMU. Như vậy, có thể khẳng định nơi đọc sách là một trong những yếu tố chi phối việc đọc sách của SV TDMU. 2.2 Việc làm thêm và việc đọc sách Khi nhắc đến việc đi làm thêm, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ những bạn sinh viên đi làm thêm sẽ không có nhiều thời gian đọc sách, tuy nhiên, quan niệm này đã không còn đúng đối với đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi.Việc làm thêm thật sự không hề ảnh hưởng gì đến thời gian đọc sách của SV TDMU. Cụ thể là không có một sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm (lần lượt chiếm 51,3% và 48,7%) (bảng 15). Việc làm thêm Tổng Có Không cộng Thời gian đọc sách 0-30 phút Tần số 28 32 60 Tần suất (%) 46,7 53,3 100,0 30-60 phút Tần số 60 57 117 Tần suất (%) 51,3 48,7 100,0 60 phút - 2 Tần số 17 16 33 giờ Tần suất (%) 51,5 48,5 100,0 Trên hai giờ Tần số 7 4 11 Tần suất (%) 63,6 36,4 100,0 Khác Tần số 4 6 10 Tần suất (%) 40,0 60,0 100,0 Total Tần số 116 115 231 Tần suất (%) 50,2 49,8 100,0 Bảng 15 – Ảnh hưởng của việc làm thêm đến thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm, 2016)
  46. 46 Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 1,588a 4 ,811 Likelihood Ratio 1,601 4 ,809 Linear-by-Linear ,106 1 ,744 Association N of Valid Cases 231 a. 1 cells (10,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4,98. Cho dù số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên có đi làm thêm dành ra 30-60 phút mỗi ngày để đọc sách nhiều hơn tỷ lệ sinh viên không đi làm thêm thì chúng ta không thể kết luận được điều gì cả. Chỉ sau khi có số liệu ở bảng kiểm định Chi- Square Tests ở trên ta có Sig= 0,802 > a= 0,05 thì chúng tôi có thể kết luận rằng việc có đi làm thêm hay không đều không ảnh hưởng đến thời gian đọc sách của SV TDMU. 2.3. Nguồn sách và việc đọc sách Đối với khung thời gian đọc sách từ 30-60 phút mỗi ngày, sinh viên có nguồn sách tự mua là chiếm đa số với tỉ lện 38,5%; tiếp theo là những sinh viên có nguồn sách mượn (36,8%); kế đến là những sinh viên sử dụng nguồn sách từ Internet, có lẽ là do điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ; Một nguồn kế tiếp đó là sách thuê/mướn, có lẽ do tốn khá nhiều chi phí cho việc thuê mướn nếu không đọc nhanh nên đa phần sinh viên cũng tranh thủ đọc và cuối cùng là sách được tặng với tỉ lệ 5,1% (bảng 16). Tuy nhiên, những số liệu này vẫn chưa đủ cơ sở khoa học để chứng minh rằng nguồn sách có ảnh hưởng đến thời gian đọc sách, để có những bằng chứng cụ thể, thiết thực, mang tính khoa học chúng ta dùng đến kiểm định Chi-Square Test. Nguồn sách Thuê/ Được Intern Tổng Thời gian đọc sách Mua mướn Mượn tặng et Khác cộng
  47. 47 0-30 phút Tần số 16 7 16 2 19 0 60 Tần suất (%) 26,7 11,7 26,7 3,3 31,7 0,0 100,0 30-60 Tần số 45 7 43 6 16 0 117 phút Tần suất (%) 38,5 6,0 36,8 5,1 13,7 0,0 100,0 60 phút - Tần số 9 1 6 4 12 1 33 2 giờ Tần suất (%) 27,3 3,0 18,2 12,1 36,4 3,0 100,0 Trên hai Tần số 2 1 4 0 4 0 11 giờ Tần suất (%) 18,2 9,1 36,4 0,0 36,4 0,0 100,0 Khác Tần số 2 0 1 0 4 3 10 Tần suất (%) 20,0 0,0 10,0 0,0 40,0 30,0 100,0 Tổng cộng Tần số 74 16 70 12 55 4 231 Tần suất (%) 32,0 6,9 30,3 5,2 23,8 1,7 100,0 Bảng 16- Ảnh hưởng của nguồn sách đến thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thụy Thùy Trâm) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 76,822a 20 ,000 Likelihood Ratio 47,170 20 ,001 Linear-by-Linear 6,248 1 ,012 Association N of Valid Cases 231 a. 19 cells (63,3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is ,17. Vì kiểm định Chi-Square Test cho ra số Sig=0 <a= 0,05 nên chúng tôi có thể khẳng định rằng nguồn sách là một trong các yếu tố chi phối việc đọc sách của SV TDMU. 2.4 Đối tượng cùng đọc sách và việc đọc sách Trong khoảng thời gian từ 30-60 dành cho việc đọc sách mỗi ngày thì có đến 77,8% SV chọn cách đọc một mình, đa phần SV ít chọn đọc cùng người khác (tỷ lệ này chỉ
  48. 48 chiếm 22,2% và phân bố ra các nhóm “đọc cùng người thân”, “đọc cùng thầy cô” và đọc cùng bạn bè” theo các tỷ lệ tương ứng là 0,9%; 4,3%và 17,1% (bảng 17). Đọc sách cùng ai Người thân trong gia Thầy Bạn Một Tổng đình cô bè mình cộng Thời gian 0-30 phút Tần số 0 0 12 48 60 đọc sách Tần suất (%) 0,0 0,0 20,0 80,0 100,0 30-60 phút Tần số 1 5 20 91 117 Tần suất (%) 0,9 4,3 17,1 77,8 100,0 60 phút - 2 Tần số 0 0 6 27 33 giờ Tần suất (%) 0,0 0,0 18,2 81,8 100,0 Trên hai giờ Tần số 1 1 3 6 11 Tần suất (%) 9,1 9,1 27,3 54,5 100,0% Khác Tần số 0 0 2 8 10 Tần suất (%) 0,0 0,0 20,0 80,0 100,0 Tổng cộng Tần số 2 6 43 180 231 Tần suất (%) 0,9 2,6 18,6 77,9 100,0 Bảng 17 - Ảnh hưởng của đối tượng cùng đọc sách đối với thời gian đọc sách của SV TDMU (Nguồn: Phạm Thuỵ Thuỳ Trâm, 2016) Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value df (2-sided) Pearson Chi-Square 16,752a 12 0,159 Likelihood Ratio 13,737 12 0,318 Linear-by-Linear 1,315 1 0,252 Association N of Valid Cases 231 a. 12 cells (60,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is ,09.
  49. 49 Ta có Sig = 0,159 > a=0,005 trong kiểm định Chi-Square Test nên ta có thể khẳng định rằng người cùng đọc sách không ảnh hưởng đến việc đọc sách của SV TDMU. Từ những nhận định trên, chúng tôi có thể khẳng định được rằng có nhiều yếu tố khách quan chi phối việc đọc sách của SV TDMU, trong đó có yếu tố nơi đọc sách là yếu tố cho ta thấy rõ điều đó nhất, khi mà đa phần SV đọc sách ở nhà trọ đã dành 30-60 phút cho việc đọc sách mỗi ngày.
  50. 50 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình thực hiện đề tài, nhờ sự tận tình hướng dẫn, gợi ý của giảng viên, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng các kiến thức, kỹ năng có được trong quá trình học tập để hoàn thành đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có những nhận thức đúng về vai trò chính của việc đọc sách như cung cấp tri thức mới, giúp cá nhân người đọc rèn luyện khả năng tập trung, và từ nhận thức như vậy sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã dành từ 30-60 phút mỗi ngày cho việc đọc sách và đọc nhiều thể loại sách khác nhau. Tuy nhiên, thực trạng đọc sách như vậy vẫn chưa thật sự tốt đối với vai trò của SV. Lý giải cho thực trạng đó là nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của SV về vai trò của việc đọc sách chưa đầy đủ, yếu tố chủ quan (học lực) và yếu tố khách quan (nơi đọc sách) chi phối việc đọc sách của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện trong nghiên cứu định lượng chưa phải là một phương pháp chọn mẫu mang tính đại diện tốt nhất, việc ứng dụng lý thuyết để giải thích vấn đề vẫn chưa thực hiện một cách phù hợp. 2. Kiến nghị 2.1. Về phía bản thân sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một - Tìm thêm các tài liệu hướng dẫn các kỹ năng đọc phù hợp với mỗi cá nhân. - Tích cực tham gia các hoạt động hội thảo, tập huấn, diễn đàn có nội dung liên quan đến việc nâng cao nhận thức và kỹ năng liên quan đến việc đọc sách. - Chủ động tìm đến những cá nhân/ tổ chức có nguồn sách phong phú nhằm tìm thêm các nguồn tài liệu khác, tăng khả năng tiếp xúc với tri thức mới. 2.2. Về phía nhà trường - Nâng cao số lượng, chất lượng của sách ở tại Thư viện để kích thích hoạt động đọc của sinh viên - Thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn, các diễn đàn có sự tham gia của sinh viên với chủ đề liên quan đến việc đọc sách.
  51. 51 - Nhân viên thư viện niềm nở, tận tình hướng dẫn sinh viên đọc sách. 2.3. Về phía nhóm nghiên cứu - Tìm thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu khoa học và xã hội học nhằm cải thiện năng lực nghiên cứu. - Triển khai những nghiên cứu sâu hơn về nhận thức của SV về vai trò của việc đọc sách và các giải pháp nhằm cải thiện khả năng đọc sách của SV hiện nay.
  52. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cao Xuân Liễu. (2012). Tìm hiểu kỹ năng đọc sách của sinh viên chuyên ngành Tâm lí học. Tạp chí giáo dục, 16-18. Dương Quỳnh Tương. (2012). Sách và việc đọc xưa của người dân Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, 9-15. Đỗ Thị Thu Trang. (2007). Thực trạng kỹ năng đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Tâm lý học, 26-28. Huyền Linh. (2014). Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời đại. Lê Ngọc Hùng. (2009). Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngô Hà Thủy Ngân. (2011). Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII). Nguyễn Vĩnh Lợi. (2011). Khảo sát một số kỹ năng đọc sách của sinh viên đại học năm thứ nhất ở trường đại học Trà Vinh. Diễn đàn trao đổi, 76-78. Phạm Thị Gấm, Vũ Đình Mạnh. (2009). Thực trạng kỹ năng đọc sách của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang. Tạp chí Giáo dục, 21-24. Trần Minh Hoàng. (2005). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. (2005). Giáo trình Nhập môn Xã hội học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Dương Thúy Ngà. (2012). Đọc và giải pháp chấn hưng văn hóa đọc ở Việt Nam. Thông tin và Tư liệu, 21-27. Waka.vn. (2015, 05 25). Vietnamnet. Opgeroepen op 04 07, 2016, van Vietnamnet: sach.html
  53. 53 PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách” TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách” Với mục đích tìm hiểu về thực trạng đọc sách cũng như nhận thức về vai trò đọc sách của sinh viên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách”, Để có những minh chứng cụ thể, mang tính khoa học từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn tại trường ĐH Thủ Dầu Một, chúng tôi thực hiện khảo sát này. Những thông tin mà bạn chia sẻ, trao đổi của các bạn hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tôi rất mong được sự hợp tác và giúp đỡ của bạn để đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn! I- THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên (có thể không ghi): 2. Giới tính Nam Nữ 3. Khoa . 4. Năm học Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tư Khác (ghi cụ thể) 5. Học lực của học kỳ gần nhất? Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình Yếu Kém II- NỘI DUNG
  54. 54 1. Bạn thường đọc thể loại sách nào? Tác phẩm văn học Tạp chí Sách chuyên ngành Giáo trình Tản văn Sách điện tử Hạt giống tâm hồn Khác (ghi cụ thể): . 2. Bạn thường đọc sách ở đâu? Thư viện Quán cà phê sách Nhà/ phòng trọ Trong lớp học Công viên Nhà sách Khác (ghi cụ thể): . 3. Mỗi ngày bạn thường dành bao nhiêu thời gian để đọc sách? 0-30 phút giờ 30-60 phút 60 phút – 2 giờ Trên 2 giờ Khác (ghi cụ thể) . 4. Nguồn sách mà bạn có được là từ đâu? Mua Thuê/ mướn Mượn Được tặng Internet Khác (ghi cụ thể): 5. Bạn quan tâm đến những điều gì khi chọn sách? Bìa sách Nội dung Số trang Giá cả Tác giả/ Nhà xuất bản Nhận xét của người đã từng đọc (lời giới thiệu của các nhà văn, nhà phê bình thường thấy ở bìa/những phần đầu tiên của quyển sách, nhận xét của bạn bè đã từng đọc ) Khác (ghi cụ thể): . 6. Khi đến thư viện, bạn thường đọc sách theo cách thức nào? Đọc tại chỗ Mượn về Khác (ghi rõ): 7. Mục đích đọc sách của bạn là gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Kích thích tinh thần Trau dồi kiến thức Củng có vốn từ và cách hành văn □ Giải trí Hoàn thiện nhân cách Giết thời gian Cải thiện khả năng tập trung Hoàn thành yêu cầu của giáo viên Tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo Khác (ghi rõ) 8. Bạn thường đọc sách cùng ai?
  55. 55 Người thân trong gia đình Thầy cô Bạn bè Một mình Khác (ghi cụ thể): . 9. Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động trong các giai đoạn trước, trong và sau khi đọc sách? (Đánh dấu X vào ô phù hợp với cá nhân bạn nhất, các mức độ thể hiện như sau: 1-Rất thường xuyên; 2- Thường xuyên; 3- Trung bình; 4- Thỉnh thoảng; 5- Không bao giờ) Hoạt động 1 2 3 4 5 Giai đoạn: Trước khi đọc sách Chọn sách Chọn không gian Chọn thời gian Xác định mục tiêu Lập kế hoạch Giai đoạn: Trong khi đọc sách Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khóa Tóm tắt lại nội dung từng chương/đoạn đã đọc Tự đặt câu hỏi và tự trả lời khi đọc sách Tự đưa ra các ví dụ minh họa để hiểu và ghi nhớ lâu hơn Ghi chép Trả lời câu hỏi, làm bài tập (nếu có) Giai đoạn: Sau khi đọc sách Tìm thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung đã đọc Trao đổi với thầy cô, bạn bè về các nội dung đã đọc được Ghi chú lại những nội dung cần ghi nhớ Tóm tắt nội dung bằng sơ đồ, mô hình Đóng góp ý kiến, phản biện 10. Bạn thường tác phẩm văn học bằng phương pháp nào?
  56. 56 Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 11. Bạn thường đọc giáo trình bằng phương pháp nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 12. Bạn thường đọc sách chuyên ngành bằng phương pháp nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 13. Bạn thường đọc tạp chí bằng phương pháp nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 14. Bạn thường đọc tản văn bằng phương pháp nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 15. Bạn thường đọc hạt giống tâm hồn như thế nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 16. Bạn thường đọc sách điện tử như thế nào? Đọc toàn văn Đọc lướt Đọc từ khoá Không đọc 17. Mức độ đáp ứng những yêu cầu đọc sách mà giáo viên đã đặt ra cho bạn? 0-10% 10-30% 30-50% 50-70% 70-90% 90-100% 18. Các yếu tố mà bạn nghĩ rằng đã cản trở việc đọc sách của bạn là gì? Yếu tố Có Không Yếu tố chủ quan Bản thân lười đọc sách Ngành học không bắt buộc phải đọc nhiều sách Không có nhiều thời gian rảnh Không có phương pháp đọc sách hợp lý Không có mục đích đọc rõ rang Yếu tố khách quan Thư viện mở trùng giờ với thời gian đến lớp Nguồn sách không đáp ứng nhu cầu đọc Không biết cách tìm tài liệu trên Internet Điều kiện kinh tế không đủ đáp ứng nhu cầu đọc Văn hóa nghe nhìn lấn áp văn hóa đọc
  57. 57 Nhà trường không có nhiều hoạt động thu hút việc đọc sách của sinh viên 19. Những loại sách nào bạn ưu tiên đọc khi được giáo viên yêu cầu? Tác phẩm văn học Sách chuyên ngành Giáo trình Tản văn Sách điện tử Hạt giống tâm hồn Tạp chí Khác (ghi cụ thể): . 20. Những loại sách nào bạn ưu tiên đọc khi được gia đình giới thiệu? Tác phẩm văn học Sách chuyên ngành Giáo trình Tản văn Sách điện tử Hạt giống tâm hồn Tạp chí Khác (ghi cụ thể): . 21. Những loại sách nào bạn ưu tiên đọc khi được bạn bè giới thiệu? Tác phẩm văn học Sách chuyên ngành Giáo trình Tản văn Sách điện tử Hạt giống tâm hồn Tạp chí Khác (ghi cụ thể): . 22. Các ý kiến khác về vấn đề đọc sách mà bạn muốn chia sẻ: . . . . . Nội dung của phiếu khảo sát đến đây là hết! Nhóm nghiên cứu xin ghi nhận những thông tin mà bạn đã đóng góp cho chúng tôi, đồng thời chúng tôi xin gửi đến các bạn lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất; Trân trọng! Mã phiếu (do người thực hiện khảo sát ghi): Ngày khảo sát: Người thực hiện khảo sát:
  58. 58 Phụ lục 2- Tiêu chí phỏng vấn sâu Người phỏng vấn: Thời gian: . Địa điểm: Ghi âm: Có/Không 1. Thông tin của người được phỏng vấn? (ngành học, năm học, giới tính ) 2. Mục đích của việc đọc sách là gì? 3. Những yêu cầu của cá nhân đối với việc đọc sách là gì (không gian, ánh sáng, nguồn sách, nhà xuất bản, )? 4. Nhận thức và suy nghĩ của bạn như thế nào về vai trò của việc đọc sách? (đây là nội dung chính của đề tài, nên xoáy sâu) 5. Các yếu tố cản trở việc đọc sách là gì? 6. Việc đọc sách ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của bạn?
  59. 59 Phụ lục 3 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên N.Q.N Người phỏng vấn: Phạm Thụy Thùy Trâm Thời gian: 20/03/2016 Địa điểm: Văn phòng Trung tâm Phát triển Công tác xã hội Ghi âm: Có Thông tin người trả lời phỏng vấn: N.Q.Q, giới tính nam, Sinh viên năm nhất, Khoa Công tác xã hội Nội dung cuộc phỏng vấn Người phỏng vấn (NPV): Hôm nay, ngày 20 tháng 3 năm 2016, tôi thực hiện phỏng vấn bạn N.Q.N phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc đọc sách” tại Trung tâm Phát triển Công tác xã hội Người trả lời (NTL): Mình học ngành CTXH, khoa CTXH NPV: Bạn có thể nói cho mình biết là bạn đang học năm thứ mấy hay không? NTL: Mình học năm nhất NPV: bạn cho mình hỏi bạn có thường xuyên đọc sách không? NTL: Cũng thường xuyên. Mỗi tuần mình dành ra 3-4 ngày để đọc sách NPV: Nghĩa là trong 3,4 ngày đó mình sẽ đọc mỗi ngày bao nhiêu thời gian? NTL: À mỗi ngày đọc từ 3 đến 60 phút NPV: vậy khi đọc mình hay chọn những thể loại nào để đọc? NTL: Thường mình chọn những sách như là tư tưởng, sách chính trị hoặc là sách về chiến tranh. NPV: Khi mà mình đọc những sách chính trị hay chiến tranh như vậy thì mục đích của mình là gì? NTL: Ừ cái mục đích đọc á khi mình đọc những cái đó mình hiểu thêm về nền chính trị bởi vì sau này mình muốn trở thành một chính trị gia, cho nên đọc cái đó mình vừa tìm hiểu thêm về những quy luật, những thuyết, những thứ mà nhà lãnh đạo, những người đi trước họ đã áp dụng vào trong đó rồi thù mình sẽ học theo và có thể là từ những cái đó mình có thể tìm ra những cái mới hay chăng.
  60. 60 NPV: Vậy thì bạn hay chọn nơi đọc như thế nào để phù hợp với sở thích, mong muốn của mình? NTL: Mình đọc trong im lặng, thường là mình chọn khuôn viên thật là yên tĩnh để mà mình có thể hiểu được tốt nhất. NPV: Vậy không gian phải tuyệt đối im lặng? (vâng – lời của NTL). Và nguồn sách bạn hay đọc là từ đâu? NTL: Nguồn sách thì có rất nhiều chỗ, thứ nhất là sách điện tử, thứ hai là mượn từ tưu viện, thứ ba mình có thể đi tìm những tiệm sách cũ ở ngoài hoặc thứ tư là đôi khi bạn bè tặng hoặc gia đình cho thì mình đọc. NPV: Nguồn sách khá phong phú, đọc nhiều như vậy, bạn nghĩ sách có vai trò như thế nào đối với việc học tập cũng như cuộc sống hằng ngày của mình? NTL: Ngày nay văn hoá đọc đang bị thui chột rồi cho nên là không mấy ai người ta đọc sách nhiều, thường là smartphone thôi. Nhưng mà để nói về tầm quan trọng của việc đọc sách thì mình nghĩ là khi mình đọc những quyển sách như vậy mình có thể chăm chú hơn, cải thiện được khả năng suy nghĩ, nhất là suy nghĩ phán đoán, suy luận của mình. Thông qua những cuốn sách thì mùnh có thể áp dụng vào thẳng trong những bài học của mình. Có thể là nó không nhiều nhưng nó sẽ hỗ trợ mình trong một phần nào đó trong cuộc sống. NPV: Vậy đọc sách có thể đem kiến thức trong sách ra ngoài thực tế? NTL: Chính xác. Mình thường xuyên như thế NPV: Bạn nghĩ là khi đọc sách có yếu tố nào tác động sẽ gây cản trở việc đọc sách của mình hay không? Đó là những yếu tố nào? NTL: Các yếu tố cản trở thường là yếu tố bất ngờ, ví dụ như là mình đang đọc sách mà có một cuộc điện thoại, hoặc là một ai đó tự nhiên mở cửa phòng mình vào hỏi thăm một cái gì đó thì mình sẽ bị mất tập trung ngay chỗ đó. Cái thứ hai nữa là các vấn đề trong sách có thể có những chỗ quá khó hiểu khiến mình phải rời bỏ, phải lướt qua nội dung khác thì mình nghĩ là nó sẽ làm gián đoạn việc đọc của mình. NPV: Những điều bạn nói có nghĩa là không gian có tiếng ồn làm ảnh hưởng việc đọc của mình. Còn về ánh sáng có ảnh hưởng gì không? NTL: Ánh sáng hả? Ánh sáng thì tuỳ mỗi người. Có người có thể đọc trong môi trường tối hơn những người khác nhưng với mình ánh sáng vừa đủ thì mình có thể đọc được.
  61. 61 NPV: Đó là môi trường bên ngoài, với các yếu tố bên trong, bản thân bạn chú ý những yếu tố gì của quyển sách để mình chọn đọc? NTL: Ngoài nội dung ra, mình chú ý tên sách, bìa sách và tác giả là ai NPV: Vậy thì khi bạn chọn sách để đọc, bạn chú ý đến những yếu tố nào của tác giả? NTL: Về cách chọn, như mình đã nói từ đầu là mình thích những sách về tư tưởng, chính trị ví dụ như là về đại tướng Võ Nguyên Giáp, về tư tưởng của Hồ Chí Minh hay của Mác Lê nin. Những sách đó sẽ có những tác giả nổi tiếng nhất định, thì mình sẽ tìm đọc sách của tác giả đó. NPV: Ngoài không gian, thời gian và tác giả mình còn chú ý đến yếu tố nào hay không? Chẳng hạn như nhà xuất bản NTL: Nhà xuất bản mình nghĩ là không quan trọng, mình không nhìn đến cái dó vì Nhà xuất bản chỉ là nơi in sách. NPV: Bạn nghĩ thế nào nếu một sinh viên không đọc sách? NTL: Nếu nói đến một sinh viên đi học mà không đọc sách thì ít nhiều gì bạn đó cũng bị ảnh hưởng kết quả học tập và sẽ không áp dụng được đầy đủ những kiến thức bởi vì sách mang lại nhiều tri thức. Và vì vậy mà bạn sinh viên đó sẽ không thể lĩnh hội được kiến thức mới trong môn học, trong một lĩnh vực nào đó để áp dụng vào việc học của mình. Và tất nhiên là kết quả học tập sẽ kém hơn những ngừoi có đọc sách. NPV: Giáo viên thường hướng dẫn cho bạn đọc những loại sách gì? NTL: Đa số là các sách liên quan đến chuyên ngành. Ví dụ như môn Tâm lý học phát triển có những phần nói về lứa tuổi tiểu học, THCS, THPT, thì tuỳ vào nội dung cô sẽ giới thiệu cho mình những quyển sách liên quan đến từng độ tuổi. Tức là tuỳ vào nội dung giáo viên yêu cầu thì mình sẽ đọc theo nội dung đó. NPV: Trước khi đọc sách mình có bước chuẩn bị gì không? NTL: Đôi khi mình sẽ có những kế hoạch riêng để đọc, để tìm hiểu về một cái thông tin mà mình cần để áp dụng vào nội dung đã học của mình. NPV: Khi đọc, bạn sử dụng phương pháp đọc nào là chủ yếu? NTL: Đối với bản thân mình mình sẽ đọc từng chữ NPV: Vì sao bạn lại chọn cách đọc đó mà không phải là cách khác? NTL: Do đó là thể loại mình thích nên mình đọc kỹ lắm NPV: Sách có vai trò quan trọng trong việc học tập của bạn, ngoài ra, sách còn có vai trò gì trong cuộc sống của bạn không?
  62. 62 NTL: Có thể nói sách như một người bạn đồng hành với chúng ta vậy. Lúc nhỏ thầy cô cũng có dạy rồi, để mà trở thành một người am hiểu, một người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành. Khẳng định từ những điều đó thì ta khẳng định một điều tất yếu đó là vai trò của sách là vô cùng quan trọng, nó giúp cho chúng ta cả về hành động và khi có những cuốn sách làm thay đổi cả cuộc đời một người. NPV: Vậy bạn đã có quyển sách nào làm thay đổi cuộc đời của mình chưa? (cười) NTL: Đó chính là Hạt giống tâm hồn NPV: Khi đọc mình có bao giờ trao đổi với người khác không? NTL: Mình trao đổi những chỗ hay hoặc quá khó và chỉ trao đổi với bạn thân của mình để bạn ấy có them kiến thức thôi, nếu không ổn mình sẽ tìm thêm những người có nhiều am hiểu trong lĩnh vực đó để trao đổi, nhờ họ chia sẻ them. NPV: Cám ơn bạn đã cung cấp rất nhiều thông tin thú vị cho mình, mình chúc bạn có thêm nhiều quyển sách hay và tích lũy thêm nhiều kiến thức như bạn mong muốn. Phụ lục 4 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L. Người phỏng vấn: Trần Thị Thảo Ngày phỏng vấn: 20/03/2016 Địa điểm: Trường Đại học Thủ Dầu Một Thông tin người trả lời phỏng vấn: L., sinh viên năm 2, Khoa Xây Dựng Nội dung phỏng vấn: Người phỏng vấn (NPV): Chào bạn, mình tên là Thảo. Hiện tại mình đang có làm đề tài nghiên cứu khoa học về việc đọc sách ờ bạn có thể cho mình hỏi là bạn tên gì được không ạ? Người trả lời (NTL): mình tên L., sinh viên năm 2, khoa xây dựng NPV: Bạn có hay thường xuyên đọc sách không? NTL: Mình rất thường xuyên đọc sách. NPV: Vậy, những cái thể loại, thể loại sách nào mà bạn hay đọc? NTL: Khoa học với Truyện.
  63. 63 NPV: à ờ vậy á khi bạn đọc sách á, bạn có đặt ra mục đích nào cho việc đọc sách của mình hay không? NTL: à, giải trí và giết thời gian. NPV: à giải trí với giết thời gian. Ơ, vậy thì á khi khi đọc sách á bạn có đưa ra những cái yêu cầu như là ánh sáng hay không gian hay như thế nào đối với việc đọc sách của mình không? NTL: thường thì đọc sách mình chỉ ở một mình, thích ở một mình thôi. NPV: À, ở một mình để đọc sách ha, cho yên tĩnh đúng không ạ? NTL: Đúng rồi! NPV: Rồi à, theo bạn thì cái việc đọc sách á giúp cho bạn có í vai trò của việc đọc sách như thế nào? NTL: mình thì thích sách nào đọc sách đó thôi chứ không quan trọng NPV: Nếu không quan trọng sao bạn lại thường xuyên đọc NTL: Ờ thì cũng thêm kiến thức, lúc rãnh thì đọc để giết thời gian nữa NPV: Thêm kiến thức, lúc rãnh thì bạn đọc đúng không ạ. Vậy thì khi đọc sách á có một số yếu tố cản trở cho việc đọc sách của mình, theo bạn á yếu tố gì thì ảnh hưởng đến việc đọc sách của bạn? NTL: à việc đọc sách cần có thời gian nè NPV: Vậy là cần thời gian dài để mình đọc sách cho nó tốt hơn đúng không ạ? NTL: Ừ đúng rồi á bạn NPV: ờ , thì á việc đọc sách á còn có mang tác động gì đến cái việc học của bạn không? NTL: Có, có chứ, giúp cho mình có kiến thức nè, hiểu biết thêm, hiểu biết nhiều thêm. NPV: À, rồi mình cảm ơn bạn nha! Phụ lục 5 - Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.T.N Người thực hiện phỏng vấn: Phạm Thuỵ Thuỳ Trâm Thời gian: 19/03/2016 Địa điểm: Vườn học tập sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một Ghi âm: Không
  64. 64 Thông tin người trả lời phỏng vấn: L.T.N, giới tính nữ, sinh viên năm nhất, Khoa Sư phạm Nội dung phỏng vấn: Người phỏng vấn (NPV): Tôi đang thực hiện phỏng vấn sâu bạn nữ tên L.T.N, sinh viên năm nhất, Khoa sư phạm. Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi thu thập chỉ dùng để phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học của tôi và sẽ không công bố các thông tin cá nhân của bạn ấy dưới bất hình thức nào. Đầu tiên bạn N cho mình hỏi là bạn có thường xuyên đọc sách hay không? Người trả lời (NTL): Ừ cũng tuỳ vào khoảng thời gian nữa chị. Dạo này thì em thường đoc sách hơn do em mới lên Đại học có nhiều thời gian rảnh hơn còn hồi cấp ba đa số là đọc những sách mà nó liên quan đến môn học của mình hơn. NPV: Vậy khi mình đọc sách, mình đặt ra mục tiêu gì? NTL: Nếu đọc những sách liên quan đến vấn đề mà em đang học thì em đọc sách để em lấy tài liệu, em lấy kiến thức trong vấn đề đó, ví dụ như để hoàn thành bài thuyết trình của mình chẳng hạn.Còn những cái khác thì để giải trí với lại để thư giãn là chủ yếu. NPV: Vậy mình hay đọc những sách gì để thư giãn hay giải trí NTL: Dạ em hay đọc các tác phẩm văn học, chủ yếu là các tác phẩm văn học Việt Nam (cười) NPV: Khi chọn đọc một quyển sách, mình có yêu cầu gì không bạn? NTL: Em thích đọc các sách vừa có hình ảnh và có những phần giải thích thêm về các từ ngữ khó hiểu, chữ in trong sách phải hơi lớn, kiểu chữ rõ ừm nói chung là cách trình bày phải hợp lý, bố cục chặt chẽ để em dễ dàng theo dõi. NPV: Vậy mình có yêu cầu gì đối với không gian, ánh sáng khi đọc sách hay không? NTL: Dạ có chứ chị, tại vì em cũng bị cận nên em cũng hiểu được tầm quan trọng của cặp mắt đối với mình á cho nên là nó rất cần thiết. Nếu mà ánh sáng không tốt em không đọc sách đâu, hại mắt lắm. NPV: Mình hay chọn nơi nào để đọc sách vậy bạn? NTL: Em thì hay đọc sách ở trong phòng, em thích ngồi ở chỗ gần cửa sổ phòng em thì nó cũng sáng rồi nên mình không cần bật đèn nữa.
  65. 65 NPV: Mình là sinh viên đại học mình có hay đến thư viện để mượn sách hoặc đọc tại chỗ hay không? NTL: Về thư viện thì em ít lên lắm. NTL: Bạn có thể nói cho mình biết lý do tại sao thu viện không phải là một nơi mà mình lựa chọn để đọc sách hay không? Vì thường nhắc đến thư viện có rất là nhiều sách, là nơi yên tĩnh, phù hợp với yêu cầu đọc của nhiều người NPV: Em có một vấn đề là do em ở trọ nhưng cũng không gần trường lắm, cho nên là em hay đọc các sách online ở trên mạng hơn là đi lên thư viện rồi. NPV: Bạn nghĩ là việc đọc sách có vai trò như thế nào đối với cuộc sống và hoạt động học tập của mình? NTL: Hiện tại là sinh viên thì em cảm thấy nó rất rất rất là quan trọng luôn. Việc đọc sách giúp cho mình rèn luyện kỹ năng cho bản thân, thứ nhất là nó giúp mình bình tĩnh nè, mình có thể rèn luyện được khả năng tư duy cho bản thân nữa, rồi ngoài ra mình học cách nắm ý chính trong một đoạn hay một văn bản nào đó. Với lại khi mà mình đọc sách giúp cho não bộ của mình luôn luôn hoạt động, luôn luôn tư duy thì từ đó em cảm thấy đầu óc của mình minh mẫn hơn. NPV: Vậy theo bạn, có những yếu tố nào gây cản trở việc đọc sách của mình ngoài yếu tố khoảng cách địa lý và sinh học mà lúc nãy bạn đã nói? NTL: Em cảm thấy những cuốn sách được xuất bản cũng nhiều loại, có những cái chuyên ngành sâu quá mà những từ ngữ của nó cũng không được giải thích, đâm ra là em cảm thấy nội dung khó hiểu. Mà cái khó hiểu đó gây cho mình cảm thấy chán, làm biếng đọc, từ đó làm giảm hứng thú của mình khi đọc sách. NPV: Nếu mình được đưa ra đề nghị cho nhà xuất bản hoặc tác giả để cải thiện nguồn sách thì bạn sẽ nói điều gì? NTL: Sách chuyên ngành nên giải thích thêm từ ngữ, thêm tranh ảnh để cho cuốn sách thêm sinh động hơn. Em nghĩ là bao nhiêu đó thôi. NPV: Hiện tại những thông tin mà mình cần thu thập có thể tạm gọi là đầy đủ, cám ơn bạn đã đồng ý trả lời phỏng vấn của mình. NTL: Dạ, hông có chi đâu chị. Phụ lục 6 – Bảng gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên H.
  66. 66 Người phỏng vấn: Trần Thị Thảo Ngày phỏng vấn: 20/03/2016 Địa điểm: Trường Đại học Thủ Dầu Một Thông tin người trả lời phỏng vấn: H., sinh viên năm 2, Khoa Sư phạm Nội dung phỏng vấn: NPV: Chào bạn, mình tên là Thảo, hiện tại mình đang có làm đề tài nghiên cứu khoa học về à, việc đọc sách. Bạn cho mình hỏi bạn tên gì đựoc không ạ? NTL: À, mình tên là H., sinh viên năm 2, khoa sư phạm. NPV: Bạn có thường xuyên đọc sách không? NTL: À cũng thỉnh thoảng, có thời gian rãnh thì mình đọc NPV: Ừ, thì cái loại sách nào bạn hay đọc? NTL: Ờ, ví dụ như là những cái tạp chí nè, hạt giống tâm hồn nè, rồi những cái giáo trình ở trên lớp mình hay đọc. NPV: vậy mục đích đọc sách của bạn là gì? NTL: Ừ, mục đích hả! Thì ví dụ như giáo trình thì đọc để lấy kiến thức, đáp ứng nhu cầu cho việc học tập. Còn hạt giống tâm hồn thì thời gian rãnh rỗi đọc để, mình đọc xong rồi thì ờ tâm hồn bay bỏng như thế nào đó ha NPV: Vậy á, khi bạn đọc bạn có đưa ra những cái yêu cầu gì về sách không, ví dụ như là về giá bìa nè, rồi nội dung sách hoặc là ánh sáng khi đọc sách, nơi đọc sách á? NTL: À, đọc thì lúc nào cũng phải đọc trong sáng á bạn, rồi à ví dụ còn mà vấn đề sách á thì mình không có quan trọng là bìa hay là trang như thế nào hết, quan trọng là nội dung với lại có thời gian rãnh là mình đọc thôi . NPV: Theo bạn vai trò việc đọc sách là gì? NTL: Vai trò của đọc sách hả, ờ bổ sung kiến thức nè, cung cấp vốn từ, rồi à mình tìm thêm một cái á mình học hỏi những cái gì ở trong sách có. NPV: Theo bạn thì á việc đọc sách có tác động đến, đến thế nào đến việc học của mình? NTL: À nhiều lắm chứ bạn, à trong việc đọc sách á mình, nói chung là đọc nhiều thì mình biết nhiều. Tại vì sách nó có nhiều kiến thức lắm! NPV: À, rồi mình cảm ơn bạn nha!