Khóa luận Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng ngọc của Trần Thanh Cảnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng ngọc của Trần Thanh Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nong_thon_trong_tap_truyen_ki_nhan_lang_ngoc_cua_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng ngọc của Trần Thanh Cảnh
- TRƢ Ờ NG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN BÙI THỊ KHÁNH DUNG NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC CỦA TRẦN THANH CẢNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI, 2017
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã cố gắng nhƣng khóa luận này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Bùi Thị Khánh Dung
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Bùi Thị Khánh Dung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1: ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 6 1.1. Đề tài nông thôn qua các giai đoạn của văn học Việt Nam hiện đại 6 1.1.1. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 6 1.1.2 Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XX 8 1.1.3. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI 10 1.2. Tác giả Trần Thanh Cảnh và tập truyện Kì nhân làng Ngọc 12 1.2.1. Vài nét về tác giả Trần Thanh Cảnh 12 1.2.2. Tập truyện Kì nhân làng Ngọc 13 CHƢƠNG 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN VÀ CON NGƢỜI . 16 TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC 16 2.1. Hiện thực đời sống nông thôn 16 2.1.1. Hiện thực đời sống gia đình, dòng họ 16 2.1.2. Hiện thực đời sống văn hóa 20 2.2. Con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc 23 2.2.1. Con ngƣời bi kịch 23 2.2.2. Con ngƣời tha hóa 25
- CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 30 ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC 30 3.1. Nghệ thuật kể chuyện 30 3.2. Ngôn ngữ 33 3.3. Giọng điệu 37 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một đất nƣớc có gần 80% dân số làm nông nghiệp và nông thôn là địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời dân nhƣ Việt Nam thì tất yếu trong nền văn học, đề tài nông thôn là mảng đề tài lớn. Đây là mảng đề tài từng ghi danh nhiều tác giả tiêu biểu nhƣ: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đặc biệt sau năm 1986, cùng với sự phát triển và hội nhập, kinh tế Việt Nam có những bƣớc chuyển biến mau lẹ, khu vực nông thôn đang trong quá trình tiếp biến thay đổi mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đời sống ngƣời dân nông thôn, những giá trị văn hóa đằng sau lũy tre làng Việt Nam đã có những thay đổi đến không ngờ. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng khiến nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống đang đứng trƣớc nguy cơ mai một. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, các nhà văn đã hƣớng ngòi bút vào phản ánh bức tranh đời sống và con ngƣời ở nông thôn một cách chân thực và khách quan. Có thể kể đến những tác giả, tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài nông thôn nhƣ:Lê Lựu với Thời xa vắng, Dƣơng Hƣớng với Bến không chồng, Nguyễn Khắc Trƣờng với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Hoàng Minh Tƣờng với Thuỷ hoả đạo tặc, Đào Thắng với Dòng sông mía và Trần Thanh Cảnh với Kì nhân làng Ngọc. Vào nghề văn khá muộn, hơn 40 tuổi Trần Thanh Cảnh mới cầm bút nhƣng ông cũng để lại những dấu ấn riêng trong sáng tác của mình và gặt hái đƣợc thành công nhất định. Ngô Văn Giá cho rằng:“Trần Thanh Cảnh vào nghề muộn nhưng chín sớm”. Với tập truyện Kì nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh đã vinh dự nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015. Tập 1
- truyện khắc họa chân thực, sinh động hình ảnh nông thôn Việt Nam, tái hiện rõ nét bức tranh hiện thực và cuộc sống con ngƣời Việt Nam thời kì đổi mới ở những mảng màu sáng, tối với nhiều số phận, tính cách khác nhau. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài khóa luận:“Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh” với mong muốn góp một tiếng nói khẳng định vị trí của đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một tác phẩm vinh dự nhận giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015, Kì nhân làng Ngọc còn nguyên tính “thời sự”, chƣa có nhiều độ lùi thời gian, nhƣng tác phẩm đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể kể đến một số bài viết sau đây: Trên báo Nhân dân, tác giả Nguyễn Văn Hùng trong bài Nét đặc sắc của Kì nhân làng Ngọc khẳng định:“Tác phẩm của anh cuốn hút người đọc bởi cái bề bộn, ngổn ngang, đa diện, sống động đến từng chi tiết của cuộc sống và con người nơi vùng Kinh Bắc; sự đa dạng, nhiều chiều của thế giới nhân vật; sự mới lạ, đa tầng của không gian và thời gian; cái độc đáo, tươi rói trong ngôn từ, giọng điệu thể hiện; cái sâu lắng, độ ngân vang trong những trầm tích, biểu tượng văn hóa, lịch sử Tất cả được thai nghén, chắt lọc từ chính những chiêm nghiệm của một người vốn quan niệm viết như một sự giải tỏa tâm hồn, một món nợ cuộc đời cần phải trả cho quê hương; được thăng hoa, sáng tạo trong khát vọng “vượt thoát”, nỗ lực làm mới, làm khác của người nghệ sĩ với ý hướng văn chương mình lựa chọn” [4]. Nguyễn Văn Hùng còn nhấn mạnh: “Truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh chú tâm vào cái thường nhật, những xung đột, mâu thuẫn phức tạp, những góc khuất, bí ẩn nội tâm, những trạng huống tâm lý đa chiều với bao quan hệ nhân sinh chồng chéo, ẩn chìm cùng cái nhìn sâu vào đời tư - thế sự - nhân văn. Và nó đã thật 2
- sự giữ vai trò cốt yếu trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn khi sáng tạo về đề tài nông thôn” [4]. Tác giả Hoài Nam trong bài Viết về Kinh Bắc trường hợp Trần Thanh Cảnh khẳng đinh: “Kỳ nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh không phải một công trình nghiên cứu tâm lý xã hội học địa phương, mà nó là tác phẩm văn chương. Nó không đóng khung trong sự phản ánh, mà là hư cấu, là một diễn giải Kinh Bắc theo cách của Trần Thanh Cảnh” [9]. Hồ Anh Thái trong bài Chuyện không dứt về một làng quê – đƣợc chọn làm lời giới thiệu cho tập truyện Kì nhân làng Ngọc cho rằng: “Kỳ nhân làng Ngọc thực ra cũng chẳng có gì kỳ lạ lắm. Cuộc đời một con người như thế dễ thấy trên cả đất nước hàng chục năm chinh chiến này. Vừa vào truyện, tác giả đã để cho nhân vật can tội hiếp dâm, rồi bị kỷ luật đi lao động công trường trên miền cao, rồi mãn hạn thì xung phong đi bộ đội, rồi thành người lính đánh giặc dũng cảm, rồi trở về hậu phương, chẳng biết đi đâu đành về lại cái làng quê mà mình đã tưởng chỉ nên từ bỏ. Đường tình duyên thì có mấy người đàn bà, từ cô gái hồn nhiên mới lớn, từ những người bán phấn buôn hương ở Khâm Thiên, từ người đàn bà quá lứa lỡ thì làm vợ đầu tiên, đến người vợ hai là tấm gương lao động tập thể hợp tác xã, đến bà già ngẩn ngơ ở bến sông quê” [1, 5- 6]. Có thể thấy, “thông qua số phận một con người, tác giả cho thấy những thời đoạn lịch sử của đất nước: sau thời kỳ cải cách ruộng đất, sang thời hòa bình kiến thiết, thời chiến tranh chống ngoại xâm, đến thời kỳ thống nhất đất nước và xây dựng lại. Lịch sử hiện lên thông qua sự lồng ghép vào số phận nhân vật, lịch sử gây hứng thú hơn cho người đọc, và câu chuyện cũng vượt lên so với một chuyện tình éo le thông thường.” [1, 6]. Kì nhân làng Ngọc đƣợc Hồ Anh Thái ví nhƣ tấm “danh thiếp” của Trần Thanh Cảnh để nhà văn tự giới thiệu mình. 3
- Sƣơng Nguyệt Minh trong bài Buồn vui và hy vọng (Tạp chí Văn nghệ quân đội số 837, 838) nhận xét: “Kì nhân làng Ngọc là tập truyện ngắn mới nhất của Trần Thanh Cảnh, chỉ kể chuyện trong một làng mà đủ cả hỉ nộ ái ố, nhân tình thế thái. Con mắt nhà văn nhìn đời khá lọc, tinh ranh và văn cũng vì thế mà già giặn sắc sảo nhưng vẫn có hồn, có tình” [8]. Nhìn chung, Kì nhân làng Ngọc còn “nóng hổi tính thời sự” nên các bài viết về nó mới chỉ dừng lại ở những bài giới thiệu, những đánh giá khái quát. Đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu toàn diện về tác phẩm. Đó là khoảng trống để khóa luận của chúng tôi tập trung tìm hiểu: “Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh (gồm 14 truyện), do NXB Trẻ ấn hành năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là đi sâu nghiên cứu về đề tài nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh và trong một chừng mực nhất định sẽ có sự so sánh đối chiếu với những tác phẩm cùng thời khác viết về đề tài nông thôn. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về bức tranh hiện thực đời sống nông thôn và con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh. - Tìm hiểu một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh. - Khẳng định những đóng góp của nhà văn trong mảng văn xuôi viết về nông thôn thời kì đổi mới. 4
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ bức tranh đời sống nông thôn và con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh. Qua đó, khẳng định đóng góp của nhà văn trong mảng văn xuôi viết về nông thôn thời kì đổi mới. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc triển khai thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại Chƣơng 2: Đời sống nông thôn và con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Đề tài nông thôn qua các giai đoạn của văn học Việt Nam hiện đại 1.1.1. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Trong tâm thức mỗi ngƣời dân Việt Nam - cƣ dân của nền văn hóa gốc nông nghiệp, hình ảnh về nông thôn và ngƣời nông dân luôn là sự ám ảnh khôn nguôi. Đề tài nông thôn luôn là đề tài lớn đối với văn học Việt Nam qua nhiều giai đoạn. Đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có nhiều biến động. Đó là một xã hội náo nhiệt xô bồ mà đồng tiền tƣ sản, lối sống tƣ sản, đạo đức tƣ sản đang dần chiếm vị trí quan trọng trong chốn thị thành. Trong khi đó ở nông thôn bọn cƣờng hào, quan lại địa chủ cấu kết với nhau hà hiếp dân lành. Cuộc sống của dân nghèo vốn đã lam lũ, khốn khó nay lại càng điêu đứng gấp bội. Hiện thực cuộc sống ngày càng phức tạp với bao vấn đề nhức nhối khiến nhà văn không thể làm ngơ. Vấn đề nông thôn, cuộc sống tối tăm của ngƣời nông dân đƣợc đặt ra trong nhiều tác phẩm nổi tiếng nhƣ: Bước đường cùng, Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan; Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố; Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao; Vỡ đê, Giông tố của Vũ Trọng Phụng Sáng tác của Nguyễn Công Hoan đả kích sâu cay xã hội cũ với hình ảnh bọn cƣờng hào, địa chủ, quan lại, mà điển hình là nhân vật Nghị Lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng. Bên cạnh đó, các truyện ngắn trào phúng: Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục, Chiếc quan tài hƣớng thẳng vào sự phê phán quan lại, địa chủ, tƣ sản và những xấu xa của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, sự phơi bày số phận đen tối của những ngƣời dân nghèo khổ trong xã hội. 6
- Ngô Tất Tố vốn là một nhà nho, xuất thân trong một gia đình nghèo ở nông thôn, sống gắn bó máu thịt với những ngƣời nông dân. Các tệ nạn xã hội, cũng nhƣ các tập tục, tập quán lạc hậu chốn thôn quê đƣợc Ngô Tất Tố phanh phui, lên án từ quan điểm dân chủ tiến bộ qua hai thiên phóng sự Việc làng và Tập án cái đình nổi tiếng. Đặc biệt tiểu thuyết Tắt đèn đƣợc ví nhƣ là một bản tố khổ sâu sắc, một bản cáo trạng đanh thép về chính sách sƣu thuế, nạn cƣờng hào xôi thịt, nạn hà hiếp, cƣớp bóc của chế độ thực dân phong kiến làm điêu đứng bao ngƣời nông dân nghèo khổ. Đồng thời, tác phẩm đã làm thức tỉnh những ngƣời có lƣơng tri mong muốn nhanh chóng huỷ bỏ chế độ thuế thân - một thứ thuế vô nhân đạo thời trung cổ đánh vào đầu ngƣời đang sống và cả ngƣời đã chết. Một nhà văn đƣợc coi là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán viết về mảng đề tài nông thôn trong giai đoạn này là Nam Cao. Với quan điểm "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có", Nam Cao đã để lại sự ám ảnh trong lòng ngƣời đọc về bức tranh làng quê nông thôn Việt Nam một cách chân thƣc, để lại ấn tƣợng khó quên về số phận của ngƣời nông dân qua các tác phẩm nhƣ:Dì Hảo, Lão Hạc, Nghèo, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc bị dồn tới cùng đƣờng đã chọn cái chết, dù thê thảm nhƣng đó là cách duy nhất để bảo toàn nhân cách trong sạch của mình. Cái chết của lão thật dữ dội, phản ánh sự ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam đƣơng thời. Qua cái chết của lão Hạc, ngƣời đọc nhận thấy, ngƣời nông dân nếu không chấp nhận sự tha hoá thì chỉ còn con đƣờng chết. Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết để quyết giữ bản chất lƣơng thiện của mình. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự bần cùng hoá của ngƣời nông dân, Nam Cao còn khái quát quá trình tha hoá, lƣu manh của một bộ phận nông dân qua truyện ngắn xuất sắc Chí Phèo. Từ một anh nông dân hiền lành, lƣơng thiện, có ý thức về nhân 7
- cách, Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy đi ở tù, rồi bị nhà tù thực dân biến thành kẻ lƣu manh, cƣớp giật, đâm thuê chém mƣớn. Cuộc đời hắn ngày càng chìm dần trong vòng tội lỗi đến khi nhận ra mình thì không còn ai chấp nhận hắn là ngƣời nữa. Chí Phèo buộc phải lựa chọn cái chết để tự giải thoát. Có thể thấy, bằng khả năng quan sát tinh tƣờng, các cây bút văn xuôi viết về đề tài nông thôn nửa đầu thế kỉ XX nhƣ đã truyền đƣợc cả “không khí” của đời sống nông thôn, phản ánh chân thực nhiều khía cạnh cuộc sống của con ngƣời đƣơng thời trong xã hội vào tác phẩm. 1.1.2 Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XX Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử dân tộc Việt Nam bƣớc sang một trang mới. Sức sống của cuộc cách mạng nhƣ một cơn gió lớn thổi sáng mát trên gƣơng mặt đất nƣớc, trên gƣơng mặt con ngƣời để làm bừng dậy một sinh khí mới mẻ, vui tƣơi. Đời sống nông thôn đã có những thay đổi lớn lao. Cuộc cách mạng ấy đã “giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng cho văn học thoát khỏi những trói buộc của quan niệm nghệ thuật cũ”[5, 10]. Sự phản ánh đời sống, con ngƣời nông thôn trong văn học thời kì này đƣợc thể hiện trên nhiều thể loại với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Làng (Kim Lân), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vỡ đất (Hoàng Văn Bổn) Hình ảnh ngƣời nông dân hiện lên trong các tác phẩm thời kì này là những ngƣời cần cù, vƣợt khó, vƣợt khổ, tuy họ kém về văn hóa, ngây thơ, khờ khạo nhƣng rất nhạy cảm với cách mạng, với kháng chiến, hăng hái tham gia cách mạng, tuyệt đối tin tƣởng vào cách mạng. Năm 1954 thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ làm chấn động địa cầu, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, ác liệt. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đồng bằng đến miền núi, từ núi rừng đến hải đảo xa xôi, đất nƣớc bừng lên một sức sống mới với sắc màu lung linh của hình sông thế núi, rực rỡ về văn hóa, ấm 8
- áp về tình ngƣời. Sau năm 1954 thời kì cải cách ruộng đất, nông thôn đi vào các tác phẩm văn học ở một diện mạo mới với các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: tập truyện Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan), tiểu thuyết Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng) hay tập truyện ngắn Ông lão hàng xóm (Kim Lân) Cùng với các tác phẩm viết về nông thôn trong cải cách ruộng đất, ở phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, văn học về đề tài nông thôn tập trung vào việc miêu tả sự lựa chọn giữa hai con đƣờng: ra hay vào hợp tác trong thời kì đầu của hợp tác hóa nông nghiệp, rồi tiến đến là chủ đề con ngƣời mới trong thời kì cải tiến quản lí hợp tác xã và xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đó còn là những tác phẩm mang âm hƣởng sử thi, có những phát hiện mới về số phận cá nhân và khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của ngƣời nông dân khi viết về nông thôn trong chiến tranh chống Mỹ nhƣ: Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ); Cái hom giỏ, Vợ chồng ông lão chăn vịt (Vũ Thị Thƣờng); Mùa lạc (Nguyễn Khải); Cửa sông (Nguyễn Minh Châu) Bên cạnh đó, những tác phẩm văn xuôi viết về nông thôn trong văn học giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ chủ yếu phản ánh sự thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng nhƣ: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh); Hòn Đất (Anh Đức); Gia đình má Bẩy, Mẫn và tôi (Phan Tứ) Đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc - đất nƣớc độc lập đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhƣng cuộc sống hòa bình đặt con ngƣời với những thử thách mới. Những mất mát sau chiến tranh, nền kinh tế đất nƣớc lâm vào tình trạng tự cung tự cấp, chế độ quản lí quan liêu bao cấp Đất nƣớc hết chiến tranh nhƣng tiếng súng vẫn tiếp tục nổ ở biên giới phía Bắc, phía Tây Nam. Thêm vào đó, hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đất nƣớc đứng trƣớc muôn vàn khó khăn thử thách và một lần nữa ngƣời nông dân lại đứng trƣớc những thử thách mới. 9
- Cũng vì thế, những tác phẩm văn học viết về nông thôn thời kì này có những dấu hiệu chuyển mình. Một số nhà văn hƣớng ngòi bút vào phản ánh hiện thực khổ cực của ngƣời nông dân do cách làm ăn cũ, đồng thời phê phán cung cách làm ăn và quản lí nông thôn kiểu cũ nhƣ: Nhìn dưới mặt trời (Nguyễn Kiên), Bí thư cấp huyện (Đào Vũ), Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn) Trong khi đó, một số nhà văn khác lại hƣớng ngòi bút của mình vào cuộc sống đƣơng thời với những vấn đề tồn tại của xã hội nhƣ: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu) Văn học Việt Nam giai đoạn khoảng mƣời năm sau chiến tranh viết về nông thôn đã có ít nhiều thay đổi diện mạo, chuẩn mực để thích ứng với đặc điểm thời đại. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm vẫn thiên về phản ánh vấn đề nóng bỏng của xã hội mà chƣa quan tâm thực sự đến số phận riêng tƣ của ngƣời nông dân. Văn học viết về đề tài nông thôn chỉ thực sự thay đổi bắt đầu từ sau năm 1986. 1.1.3. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI Sau năm 1986, đời sống xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Bƣớc vào thời kì đổi mới, cuộc sống đô thị đã phần nào đƣợc lƣu tâm trong văn học nhƣng vấn đề nông thôn và số phận những ngƣời nông dân vẫn đƣợc văn học đặc biệt coi trọng. Đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn này tiếp tục là một vùng đề tài nóng bên cạnh đề tài lịch sử, chiến tranh hay đề tài thành thị. Hầu hết, những tác phẩm viết về nông thôn luôn gây đƣợc sự chú ý của đông đảo dƣ luận và để lại dấu ấn đối với bạn đọc. Thời kì đất nƣớc mở cửa, giao lƣu văn hóa đa chiều, đề tài nông thôn đƣợc mở rộng ở nhiều nội dung phản ánh mà bình diện trung tâm là khám phá số phận con ngƣời cá nhân trên nhiều góc độ, xoay quanh các mối quan hệ: con ngƣời cá nhân với gia đình, dòng họ, làng xóm thậm chí với chính bản 10
- thân mình. Nhân vật và các kiểu nhân vật không còn đƣợc bao bọc bởi một bầu không khí vô trùng nữa mà đƣợc nhà văn cảm nhận, khám phá trong mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp. Mỗi con ngƣời luôn đƣợc đan cài giữa phần con và phần ngƣời, giữa phần thiện và phần ác. Bên cạnh đó, hiện thực nông thôn thời mở cửa cũng là vấn đề đƣợc các nhà văn đặc biệt chú ý ở các khía cạnh: nhiệt tình cổ vũ sự đổi mới ở nông thôn, vạch trần những hậu quả mà ngƣời nông dân phải gánh chịu trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, phê phán ý thức văn hóa phong kiến còn tồn tại nghiêm trọng ở nông thôn, sự lạc hậu của ngƣời nông dân, sự thiếu ý thức dân chủ ở nông thôn, việc lạm dụng quyền hành của cán bộ nông thôn, sự cạnh tranh vai vế của các dòng họ trong các làng xã Tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh) Chƣa bao giờ văn xuôi viết về đề tài nông thôn lại gặt hái đƣợc nhiều thành công nhƣ vậy. Văn xuôi giai đoạn này đã có sự chuyển đổi về chất liệu, hƣớng tới tiếp cận đời sống với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” không né tránh sự thật. Dƣới ngòi bút các nhà văn, các nhân vật trong văn xuôi đã vật lộn, giằng xé, đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn Đầu thế kỉ XXI số lƣợng tác phẩm viết về đề tài nông thôn có sự chững lại. Một số đề tài khác của đời sống xã hội nhƣ: đề tài đô thị, đề tài chiến tranh hoặc tìm về đề tài lịch sử đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà văn. Dù vậy, vẫn có một số tác phẩm viết về đề tài nông thôn gây đƣợc sự chú ý của bạn đọc nhƣ: Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tƣ), Dưới chín tầng trời (Dƣơng Hƣớng), Ma làng (Trịnh Thanh Phong) 11
- Nhƣ vậy, có thể thấy đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại là mảng đề tài văn học có sức hút lớn và đạt đƣợc nhiều thành tựu vƣợt trội. Nó góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. 1.2. Tác giả Trần Thanh Cảnh và tập truyện Kì nhân làng Ngọc 1.2.1. Vài nét về tác giả Trần Thanh Cảnh Trần Thanh Cảnh sinh năm 1954, là ngƣời con xứ Kinh Bắc - một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và là cái nôi quan họ của xứ Kinh Kỳ. Trƣớc đây, ông đã từng tốt nghiệp trƣờng Đại học dƣợc Hà Nội và cầm súng chiến đấu ở vùng biên giới phía Bắc. Ông bƣớc vào nghề văn khá muộn, hơn 40 tuổi mới bắt đầu cầm bút nhƣng đã để lại dấu ấn riêng trong sáng tác của mình và gặt hái đƣợc thành công. Ngô Văn Giá cho rằng:“Trần Thanh Cảnh vào nghề muộn nhưng chín sớm”. Năm 2015, tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh vinh dự nhận giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Với tập truyện này, Trần Thanh Cảnh đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trong làng văn Việt Nam. Kì nhân làng Ngọc đã khắc họa cuộc đời của những con ngƣời làng Ngọc, tái hiện phần nào hiện thực nông thôn Việt Nam một cách chân thực, rõ nét, qua các giai đoạn lịch sử của đất nƣớc: Thời chiến tranh chống ngoại xâm, thời cải cách ruộng đất và sau đó là chiến thắng, thống nhất đất nƣớc, xây dựng kiến thiết đất nƣớc. Bên cạnh công việc chính là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực y dƣợc, Trần Thanh Cảnh còn dành tình yêu cho lĩnh vực văn chƣơng. Những tác phẩm nhƣ Kỳ nhân làng Ngọc, Mỹ nhân làng Ngọc, Đại gia đều ít nhiều là những câu chuyện có thật từ chính quê hƣơng Trần Thanh Cảnh. Nhân vật chính trong các tác phẩm đƣợc tác giả Trần Thanh Cảnh miêu tả rất đa dạng: Từ một kẻ tứ cố vô thân không danh phận cho đến những ông tiến sĩ đầu bạc, quyền cao vọng trọng Dù là ai thì số phận họ là những ngƣời chịu ảnh 12
- hƣởng to lớn bởi thời cuộc, nhất là thời kỳ sau đổi mới. Văn chƣơng thời kỳ đổi mới luôn chạy theo điều bất thƣờng để thể hiện, còn Trần Thanh Cảnh lại đi ngƣợc với dòng chảy ấy. Ông tìm về cái đạo giữa dòng đời bất biến từ đó toát lên đƣợc cái nhân văn trong câu chữ. Nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh trong buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Kì nhân làng Ngọc nhận xét: “Trần Thanh Cảnh là một nhà văn mạnh về đời sống. Anh đã thu nạp hết hiện thực, đến một thời điểm thích hợp cho nó vỡ òa trong con chữ. Truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Hiện thực được dồn nén đến cô đọng, đến cực điểm. Các nhân vật trong tác phẩm vừa có chất người vừa có gì đó quái quái. Cái kết của một truyện ngắn khiến người ta xót xa nhưng rất nhân văn”. 1.2.2. Tập truyện Kì nhân làng Ngọc Kỳ nhân làng Ngọc thể hiện lòng trăn trở cũng nhƣ tình yêu đối với quê hƣơng của một ngƣời con Kinh Bắc. Tập truyện gồm 14 truyện ngắn khắc họa số phận của những con ngƣời ở làng Ngọc - một ngôi làng nằm cạnh núi Thiên Thai ở vùng Kinh Bắc ven sông Đuống. Đây cũng chính là quê hƣơng của Trần Thanh Cảnh. Từ hàng nghìn năm nay, ngôi làng này đã sinh ra nhiều danh nhân lƣu tên trong sử sách và ở thời hiện đại, trong những biến động của thế cuộc, làng Ngọc lại sinh ra biết bao số phận kỳ lạ. Trong Kì nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh tỏ ra là một ngƣời rất am hiểu mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Những hình ảnh lễ hội, phong tục, nếp sống, quan niệm của ngƣời dân nơi đây đều đƣợc tái hiện sống động trên trang giấy. Nhà văn thể hiện tình yêu sâu sắc của mình đối với mảnh đất quê hƣơng. Kỳ nhân làng Ngọc vừa mới mẻ vừa gần gũi, quen thuộc. Mới mẻ không chỉ bởi nội dung viết về những vấn đề nóng hổi, sex mà còn mới mẻ ở lối viết của nhà văn. Đọc Kỳ nhân làng Ngọc, độc giả không hình dung nhiều đến một 13
- Kinh Bắc thâm trầm cổ kính, một Kinh Bắc của những câu hát quan họ quyến luyến, níu giữ hồn ngƣời, một Kinh Bắc của những hội hè đình đám miên man suốt mấy tháng xuân nhƣ trong tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Mƣời bốn truyện ngắn miêu tả chân thực nét đẹp văn hóa tín ngƣỡng phồn thực ở làng quê Việt Nam. Ngay truyện đầu tiên của tập là Hội làng, Trần Thanh Cảnh đã đƣa ngƣời đọc vào một không gian lễ hội còn bảo lƣu rất đậm những thực hành của tín ngƣỡng phồn thực:“Làng Ngọc, quê Hằng, thờ Bà Cái và vật thiêng sinh thực khí của bà, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh, con đàn cháu đống Làng có lệ, đêm hội làng làm lễ trút xiêm y cho bà, mở khán lấy sinh thực khí, hai trai chưa vợ cầm chắc trong tay, theo nhịp hô của cụ từ: Tình xòe tình phập, tình xòe tình phập. Mỗi lần phập lại đưa sinh thực khí vào nường. Cứ thế ba lần, sau đó, tắt đèn đuốc “tháo khoán” [1, 12]. Truyện ngắn đƣợc lấy tên chung cho cả tập Kỳ nhân làng Ngọc có đoạn mô tả:“Dân làng Ngọc từ xưa đến nay, già trẻ nam nữ thường hay ra tắm trần ngoài đầm. Trên cầu ao, các cô thôn nữ hồn nhiên cởi trần dội nước ào ào và kỳ cọ bộ ngực trinh nữ rắn chắc hồng hào. Ở bên cầu ao chỗ khác, mấy ông già làng thì lại điềm nhiên khỏa thân tắm gội, chim cò để thỗn thện cứ như cuộc đời này chả còn gì quan tâm” [1, 281]. Không chỉ mang đậm tín ngƣỡng phồn thực, đọc Kì nhân làng Ngọc độc giả còn bắt gặp những dƣ ảnh hay tiếng đồng vọng của những vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội ngày hôm nay. Truyện Ngay trong đêm, Giỗ hậu phản ánh tệ nạn cờ bạc. Truyện Có trời là thói nhận hối lộ nơi công đƣờng, truyện Sếp tổng là cung cách làm ăn dối trá cốt để móc tiền của các doanh nghiệp nhà nƣớc, truyện Ngôi biệt thự bỏ hoang là đủ thứ trò vè đầy nhếch nhác ám muội của ngành giáo dục, Giấc mơ phản ánh hiện tƣợng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trƣờng Đúng nhƣ những gì nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh đã từng viết:“Kì nhân làng Ngọc là tập truyện ngắn mới nhất của Trần 14
- Thanh Cảnh, chỉ kể chuyện trong một làng mà đủ cả hỉ nộ ái ố, nhân tình thế thái. Con mắt nhà văn nhìn đời khá lọc, tinh ranh và văn cũng vì thế mà già dặn sắc sảo nhưng vẫn có hồn, có tình” [8]. Kì nhân làng Ngọc xứng đáng là “tấm danh thiếp” đƣợc nhà văn Trần Thanh Cảnh dùng để tự giới thiệu mình. 15
- CHƢƠNG 2 HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN VÀ CON NGƢỜI TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC 2.1. Hiện thực đời sống nông thôn 2.1.1. Hiện thực đời sống gia đình, dòng họ Ở nông thôn Việt Nam, mối quan hệ gia đình, họ tộc bao giờ cũng thống chế chi phối các mối quan hệ khác. Gia đình đƣợc ví nhƣ tế bào của xã hội, gắn kết các thành viên dƣới một mái nhà. Tìm về mái nhà nhƣ tìm về mái ấm bình yên trong tâm hồn con ngƣời. Tình cảm gia đình từ xƣa đến nay luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là những ngƣời dân ở thôn quê. Và dòng họ, họ tộc ở làng quê Việt Nam cũng vậy. Ngƣời dân ở thôn quê bao giờ cũng coi trọng tình làng nghĩa xóm cũng nhƣ những vị trí ngôi thứ trong làng, trong dòng họ, bởi vậy vấn đề họ tộc rất đƣợc coi trọng. Viết về hiện thực đời sống gia đình và dòng họ ở nông thôn đã đƣợc nhiều nhà văn đƣơng đại quan tâm. Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh là câu chuyện về dòng họ ở một vùng quê, từ đó đặt ra nhiều vấn đề thế sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Mối tình trong sáng giữa Quý Anh, con địa chủ Hứa vốn có nợ máu với gia đình nhân vật “tôi” dai dẳng từ bốn đời. “Tôi” - ngƣời đƣợc giao trách nhiệm nặng nề phải trả thù cho dòng họ, sẽ rơi vào bi kịch, vào sự hận thù truyền kiếp nếu không dám bƣớc qua thù hận, bƣớc qua rào cản lời nguyền để phá bỏ những vòng trầm luân trên cõi nhân thế. Truyện Nỗi đau dòng họ của Sƣơng Nguyệt Minh cũng đề cập đến chủ đề này. Câu chuyện kể về mối hận thù truyền kiếp (dựa trên câu chuyện có thật) giữa hai dòng họ trong một ngôi làng chỉ vì bộ xƣơng vô chủ. Không hiểu sao một bộ xƣơng vô chủ lại đƣợc táng vào mộ tổ dòng họ Nguyễn. Sự nghi ngờ 16
- dòng họ Ninh làm việc này đã dẫn đến họ Nguyễn và họ Ninh rơi vào cuộc chiến tƣơng tàn suốt mấy thế hệ. Sự đố kỵ, kình địch giữa các dòng họ đã gây ra những tấn bi kịch thảm khốc: những cuộc đụng độ xảy ra hàng ngày, những vụ kiện tụng dai dẳng, những cuộc trả thù đẫm máu gây oan nghiệt cho bao kiếp ngƣời. Từ đời này qua đời khác, những mối tình trai gái bị cấm đoán, những đứa con sinh ra không đƣợc thừa nhận, bị tẩy chay, phải chịu nỗi bất hạnh không cha không mẹ. Trong làng quê tƣởng nhƣ êm đềm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, bóng đêm đã phủ lên số phận của bao ngƣời nông dân. Trong tiểu thuyết, bức tranh về hiện thực gia đình, dòng họ còn đƣợc thể hiện nhức nhối hơn qua những tác phẩm nổi tiếng nhƣ Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng, Lão Khổ của Tạ Duy Anh, Cuốn gia phả để lại của Đoàn Lê Ở mỗi tác phẩm, bức tranh hiện thực gia đình, dòng họ đƣợc hiện lên chân thực, rõ nét nhƣ đang diễn ra trƣớc mắt ngƣời đọc về một xã hội nông thôn đang có những chuyển biến phức tạp. Đến với tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh, bạn đọc lại đƣợc tiếp cận với bức tranh hiện thực gia đình, dòng họ ở nông thôn Việt Nam. Một bức tranh về làng quê mà những giá trị đạo đức, tình cảm tốt đẹp của con ngƣời ngày càng bị mai một bởi mặt trái của xu thế toàn cầu hóa. Đó còn là một làng quê mang nặng lễ giáo phong kiến với những hủ tục, quan niệm lạc hậu đang dần “bóp nghẹt” cuộc sống của con ngƣời. Tất cả đều đƣợc nhà văn Trần Thanh Cảnh miêu tả một cách chân thực, sinh động. Ngay trong đêm là câu chuyện về cuộc sống gia đình của nhân vật Số. Vì quan niệm “trọng nam khinh nữ”, Số phải có trách nhiệm cao cả với gia đình, dòng họ là phải sinh con trai nối dõi tông đƣờng. Nhƣng cuộc đời thật trớ trêu khi mà vợ chồng Số chỉ sinh đƣợc hai “vịt giời”, “những buổi giỗ chạp về làng, bị bố mẹ họ hàng nói ra nói vào về chuyện không có thằng con trai nối 17
- dõi tông đường. Những hôm đi họp đồng môn, đồng ngũ, rượu chán, hết chuyện, mấy thằng bạn đểu lại lôi chuyện không có con trai thừa tự ra trêu chọc”[1, 90]. Để rồi Số đã bỏ mặc ngƣời vợ xinh đẹp cùng hai cô con gái giỏi giang để đi cặp bồ, lấy vợ hai và sinh ra hai cậu con “quý tử”. Nhƣng đây cũng chính là nguồn cơn bi kịch của đời Số, bởi hai thằng con thì “một thằng ăn chơi nức tiếng từ nứt mắt rồi sinh ra nghiện ngập, giờ suốt ngày lang thang vật vạ như thằng chết rồi. Một thằng thì đua xe, cờ bạc đề đóm thành thần” [1, 96]. Cuộc đời Số càng bất hạnh kể từ khi Vân Anh, ngƣời vợ trƣớc bỏ lên thành phố với hai con gái làm giảng viên đại học, còn anh phải ở quê với vợ sau cùng hai đứa con trai hƣ hỏng. Nhân vật Vi trong Ngôi biệt thự bỏ hoang cũng có hoàn cảnh giống nhƣ Số. Cũng vì trách nhiệm với dòng họ, gia đình, thỏa mãn ƣớc nguyện của cha Vi phải sinh con trai để “nối dõi tông đƣờng”. Mỗi khi “nhìn vào cái phơi dây quần áo trên sân thượng, ông (cha Vi) không nén nổi một tiếng thở dài. Ông chỉ ước ao trên dây phơi quần áo có mấy bộ đồ con trai cho vui thôi”[1, 181]. Để làm tròn bổn phận với gia đình, họ tộc đặc biệt là thực hiện nguyện vọng của cha, Vi đã “tìm giải pháp” và “hành động ngay”. Trong một lần đi công tác, Vi đã cặp bồ với một giáo viên dạy hợp đồng ở một huyện xa nhằm mục đích có đƣợc con trai “nối dõi tông đƣờng”. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra bi kịch của gia đình Vi. Vì nghĩ Vi bỏ mặc hai mẹ con nên “tình nhân” của Vi đã uống thuốc ngủ tự vẫn khi trong bụng đang mang thai đứa con trai năm tháng tuổi. Biết đƣợc tin này ông Vân (cha Vi) đã đột quỵ và mắc bệnh Alzheimer. Từ đó, căn biệt thự to và đẹp nhất làng Ngọc trở nên hoang tàn, không có bóng dáng ngƣời ở. Nhƣ vậy, qua hai truyện Ngay trong đêm và Ngôi biệt thự bỏ hoang tác giả cho thấy hiện thực bức tranh gia đình, dòng họ với những hủ tục, quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ vẫn còn ngự trị ở làng quê ngày nay. Quan 18
- niệm ấy đã làm tan cửa nát nhà biết bao gia đình nhƣ gia đình nhân vật Số (Ngay trong đêm) và Vi (Ngôi biệt thự bỏ hoang). Cả Số và Vi đã có gia đình êm ấm với các cô con gái ngoan hiền, nhƣng vẫn mong muốn có con trai nối dõi nên lén lút đi lại với ngƣời phụ nữ khác, gây ra những tai họa khôn lƣờng. Ngƣời thì "mất cả chì lẫn chài", ngƣời bị chính những đứa con trai mà họ khao khát làm cho tan nát cửa nhà. Truyện là tiếng nói phản đối hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống của làng quê Bắc Bộ ngày nay. Bức tranh hiện thực gia đình, dòng họ ở nông thôn Việt Nam còn đƣợc Trần Thanh Cảnh miêu tả chân thực, rõ nét trong tác phẩm Có trời. Câu chuyện phản ánh sự đảo lộn những giá trị đạo đức truyền thống, sự mai một đạo lí thông thƣờng, đánh mất tôn ti trật tự trong gia đình. Gia đình giờ đây chẳng còn là mái ấm bình yên để ta trở về những lúc mệt mỏi mà là nơi đầy giông bão. Đó là những cảnh tƣợng con chửi cha, cầm dao chém cha; chồng thì coi vợ nhƣ ngƣời ở, mắng nhiếc và đổ lỗi cho vợ không dạy đƣợc con. Chuyện cặp bồ, cờ bạc, thƣờng xuyên ăn cắp tiền của vợ khiến vợ Quang Bản Phủ quyết định“dọn xuống nhà ngang ở một mình. Ngày ra phố, dọn cái sạp hàng khô, tối đêm mới về chả để ý gì đến Quang”[1, 108]. Vậy mà, bố vợ Quang khi nghe tin con rể mình cặp bồ đã chạy về nhà khóc lóc than thở:“Trai anh hùng năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng. Nó ra ngoài chấm mút nọ kia, nhưng về nhà vẫn vợ con nội ngoại chu đáo là được. Thế là được rồi” [1,110]. Thật đáng sợ là ngay cả những ngƣời già mà vẫn quan niệm lạc hậu nhƣ thế. Có thể thấy, dƣới ngòi bút của Trần Thanh Cảnh, bức tranh hiện thực đời sống gia đình, dòng họ ở nông thôn thế kỉ XXI này vẫn đầy rẫy hủ tục của lễ giáo phong kiến. Mọi mặt tốt xấu nhƣ đang đƣợc phơi bày trƣớc mắt bạn đọc. Điều đó cho thấy những bất ổn của làng quê ngày nay. 19
- 2.1.2. Hiện thực đời sống văn hóa Tập truyện Kì nhân làng Ngọc của nhà nhà văn ngƣời Kinh Bắc đã mở ra một không gian làng quê nổi tiếng với những truyền thống văn hóa độc đáo, gắn với chiều dài lịch sử của đất nƣớc. Trần Thanh Cảnh đã vẽ lên trƣớc mắt bạn đọc bức tranh hiện thực đời sống văn hóa làng quê Kinh Bắc, nơi ông sinh ra mà ở đây chính là làng Ngọc cũng chính là hình ảnh nông thôn Việt Nam. Trên mảnh đất nông thôn Việt Nam có các trầm tích văn hóa cổ xƣa của những cộng đồng kế tiếp nhau tích tụ thành một bức tranh văn hóa nông thôn nhiều màu sắc. Ngƣời nông dân sống gắn bó với làng quê, cùng lƣu giữ những nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, phong tục tập quán từ nhiều đời. Trần Thanh Cảnh đi sâu miêu tả bức tranh văn hóa với những tập tục, nếp sống và tín ngƣỡng dân gian. Tác giả đã đem đến cho ngƣời đọc những trải nghiệm, những hiểu biết về tập tục văn hóa độc đáo của ngƣời dân quê. Truyện Hội làng đƣa ngƣời đọc vào một không gian văn hóa lễ hội còn bảo lƣu rất đậm nét thực hành tín ngƣỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngƣỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Tín ngƣỡng này đƣợc thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Tín ngƣỡng phồn thực mang tính phổ quát có nguồn cội trong kho tàng tín ngƣỡng dân gian. Với cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, các biểu tƣợng âm - dƣơng, đất - trời, non- nƣớc là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con ngƣời vẫn có ƣớc nguyện đƣợc tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngƣỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngƣỡng phồn thực, thể hiện niềm tin của con ngƣời trong nguyện cầu đƣợc sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ƣớc mong đƣợc sản xuất phồn thịnh, mùa màng đƣợc bội thu. Dân 20
- gian xƣa còn quan niệm qua trực giác, năng lƣợng thiêng liêng đƣợc tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi ngƣời có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngƣỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển. Ở làng Ngọc - ngôi làng nổi tiếng với nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngƣỡng phồn thực đƣợc nhà văn Trần Thanh Cảnh miêu tả rất chân thực, sinh động qua đêm hội làng“tình xòe tình phập”. Làng Ngọc xƣa nay có tục“thờ Bà Cái và vật thiêng sinh thực khí của bà, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh, con đàn cháu đống Làng có lệ, đêm hội làng làm lễ trút xiêm y cho bà, mở khán lấy sinh thực khí, hai trai chưa vợ cầm chắc trong tay, theo nhịp hô của cụ từ: Tình xòe tình phập, tình xòe tình phập. Mỗi lần phập lại đưa sinh thực khí vào nường. Cứ thế ba lần, sau đó, tắt đèn đuốc“tháo khoán”[1,12]. Hội làng Ngọc thƣờng tổ chức vào mùng mƣời tháng hai âm lịch hằng năm, là dịp để con cháu, bạn bè gặp mặt, sum vầy sau một năm buôn bán xuôi ngƣợc. Nó hằn in vào tâm thức mỗi ngƣời dân làng Ngọc. Truyện Giỗ hậu là phong tục, nếp sống văn hóa tốt đẹp của ngƣời dân làng Ngọc. Truyện giải thích về phong tục:“Dù ai buôn bán trăm nghề. Tháng 8, 16 nhớ về giỗ chay” của ngƣời dân vùng đất Kinh Bắc. Đó là ngày lễ tƣởng nhớ bà Hàn Xuân - ngƣời có công xây chùa, phát ruộng lập ấp cho nhân dân làng Ngọc. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa của ngƣời dân Việt Nam, thực hiện truyền thống đạo lí cao đẹp “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Làng Ngọc cũng giống bao ngôi làng cổ của nông thôn Việt Nam đã từng in sâu trong tâm thức biết bao ngƣời về một nếp sống phồn thực phồn sinh:“Dân làng Ngọc từ xưa đến nay, già trẻ nam nữ thường hay ra tắm trần ngoài đầm. Trên cầu ao, các cô thôn nữ hồn nhiên cởi trần dội nước ào ào kì cọ bộ ngực trinh nữ rắn chắc hồng hào. Bên cầu ao chỗ khác, mấy ông già 21
- làng lại điềm nhiên khỏa thân tắm gội, chim cò để thộn thện cứ như cuộc đời này chẳng còn gì quan tâm. Dưới đầm bọn thanh niên bơi lội náo nhiệt, dường như việc đồng áng nhà nông chả ăn thua gì với sức vóc của chúng” [1, 282]. Trong truyện Gái đảm hình ảnh “giếng làng” cũng là một nét văn hóa của truyền thống còn đƣợc lƣu giữ:“Ở đầu làng Ngọc có một cái giếng khơi thành xây cao, cuốn tròn, xung quanh lát gạch sạch sẽ, một cái bậc thềm được bó vỉa cẩn thận để lấy chỗ cho dân làng xuống múc nước người ta kháo nhau là nước giếng làng ấy ngọt lắm nên gái làng Ngọc đã xinh, da trắng mọng mà giọng hát lại hay” [1, 21]. Giếng làng tồn tại trong nếp sống sinh hoạt từ thuở xa xƣa. Giếng làng không chỉ là nơi để lấy nƣớc, mà còn là suối nguồn yêu thƣơng, nơi chứng kiến bao kỷ niệm, thăng trầm của ngƣời dân và làng xóm Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngƣời xƣa quan niệm giếng làng nào khơi đƣợc mạch nƣớc tốt thì con gái làng ấy mới xinh đẹp, lúa khoai mới tƣơi tốt. Ngƣời dân làng yêu quý và giữ gìn giếng làng nhƣ máu thịt. Không chỉ vì nó là nguồn nƣớc nuôi sống bao thế hệ mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Bao nhiêu ngƣời trƣởng thành luôn nhớ tuổi thơ của mình đƣợc nuôi dƣỡng bởi dòng sữa mẹ và nguồn nƣớc giếng làng. Vì thế, giếng làng phải luôn đƣợc bảo vệ, giữ gìn sạch sẽ ngay từ trong ý nghĩ của nhiều thế hệ. Khi đôi trai gái trong làng tự tử dƣới giếng thì làng phạt vạ hai gia đình “bắt phải vét sạch lại giếng làng cho khỏi ô uế Rồi lại phải làm lễ tạ ở đền Bà Chúa Giếng ngay đấy mới yên” [1, 23]. Có thể nói, thông qua hiện thực về phong tục, nếp sống ở làng Ngọc, nhà văn Trần Thanh Cảnh cho bạn đọc hiểu thêm về nét đẹp văn hóa dân gian, nếp sống truyền thống của ngƣời dân thôn quê Việt Nam. 22
- 2.2. Con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc 2.2.1. Con người bi kịch Viết về nông thôn, một đề tài quen thuộc, nhƣng Trần Thanh Cảnh đã có hƣớng tiếp cận mới về hiện thực đời sống và con ngƣời khi đề cập đến những vấn đề bức xúc đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. Đó là hiện tƣợng đáng báo động về một bộ phận dân cƣ sống vụ lợi, buông thả và tha hóa. Nông thôn dƣới ngòi bút của Trần Thanh cảnh không còn là mảnh đất bình yên nhƣ truyền thống trƣớc đây mà ẩn chứa những điều bất ổn với bao số phận bi kịch của con ngƣời. Con ngƣời Việt Nam vốn là cƣ dân của nền văn hóa gốc nông nghiệp, từ bao đời này ngƣời dân quê luôn chịu thƣơng chịu khó, chất phác, hiền lành. Trong Kì nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh miêu tả những con ngƣời vốn hiền lành, chất phác ở vùng quê Kinh Bắc mà cuộc đời đầy bi kịch. Nhân vật ông Xiêm (truyện Hoa núi) vốn xuất thân trong một gia đình thuộc hàng “danh gia vọng tộc trong làng Ngọc”. Ngoại hình “đen đen” bởi “dãi nắng dầm mƣa”, nhƣng ông địa chủ Xiêm rất tốt bụng. Đặc biệt trong kháng chiến ông địa chủ này còn là ngƣời “đã hiến dâng cả phần lớn gia tài cho kháng chiến, đã hi sinh cả người con trai ưu tú nhất”[1, 63]. Những tƣởng ông Xiêm đã hết lòng vì kháng chiến nhƣ thế thì sau này khi đất nƣớc đã hòa bình, gia đình ông sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên, sẽ đƣợc đãi ngộ thỏa đáng. Nhƣng trái lại, ông phải chuốc nhận bi kịch thảm khốc trong cải cách ruộng đất: Trần Thanh Cảnh đã dũng cảm phản ánh những vùng khuất tối ở nông thôn giai đoạn cải cách ruộng đất mà trƣớc đây các nhà văn tránh đề cập. Ông địa chủ Lí Lƣu (truyện Kì nhân làng Ngọc) cũng là một con ngƣời bi kịch. Trong kháng chiến Lí Lƣu đã “ủng hộ thóc cho kháng chiến, lại có thằng con cả theo cộng sản từ hồi còn học trường Bưởi ngoài Hà Nội”[1, 278]. Vậy mà sau khi đất nƣớc hòa bình, bao nhiêu “nhà cửa, ruộng vườn tích 23
- cóp bao đời, đùng một cái mất sạch”[1, 278]. Rõ ràng, độ lùi thời gian và không khí dân chủ của xã hội ngày nay đã cho phép Trần Thanh Cảnh nhận thức lại những vấn đề trƣớc đây vẫn bị xem là cấm kị của quá khứ lịch sử. Bi kịch đến với con ngƣời trong Kì nhân làng Ngọc không chỉ do hoàn cảnh khách quan mà còn do chính họ mang lại. Lối sống buông thả, tha hóa đạo đức của một bộ phận cƣ dân trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng ngày nay khiến họ phải chuốc nhận lấy bi kịch. Nhân vật Quang (truyện Có trời) có một gia đình hạnh phúc với ngƣời vợ hết lòng vì chồng con:“Vợ quang xoay đủ các nghề làm thêm, nào là nấu rượu nuôi lợn, hàng xay, hàng xáo, buôn bán lặt vặt thêm ngoài phố để nuôi chồng nuôi con. Quang thì còn bận phấn đấu, chả giúp gì được thêm cho vợ” [1, 103]. Thế nhƣng Quang không biết trân trọng giá trị gia đình mà lao vào ăn chơi buông thả, bồ bịch trai gái Để rồi kết cục anh ta phải sống trong bi kịch. Ông Lƣ (truyện Giỗ hậu) hết lòng chiều chuộng, yêu thƣơng cô con gái Hàn Xuân:“Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được”. Một lần con gái ông tắm ao bên chùa bị gai sen cào xƣớc bắp chân,“hôm sau ông bỏ cả ngày, sang xin sư bà cho dọn sạch một khoảng sen, chỗ bậc thềm cầu ao. Ông lặn ngụp vét sạch bùn đến khi còn trơ đất sét. Rồi ông đi nhặt sỏi cuội các nơi về đổ xuống khoảng đáy ao. Từ đó sen không mọc được vào chỗ Hàn Xuân đứng tắm, mà cũng không có bùn vẩn lên làm bẩn nước mỗi khi con ông vùng vẫy tập bơi” [1, 222]. Thế nhƣng chính sự chiều chuộng quá mức của ông Lƣ khiến cô con gái của ông sống tự do rồi hƣ hỏng. Để rồi ông Lƣ phải nhận lấy bi kịch thật cay đắng. Đƣợc dùng tên để đặt cho cả tập truyện, Kỳ nhân làng Ngọc là câu chuyện đầy bi kịch về Liên Hƣơng- một cô gái xinh đẹp nhƣ “bông sen cạn trong bể cảnh”. Nhƣng do Bình- ngƣời hàng xóm cạnh nhà “nổi cơn thú tính” 24
- ra tay hiếp dâm nàng. Thêm vào đó là sự điều tra, làm rõ sự việc nàng “đã mất trinh hay chƣa?” của công an và trƣởng bệnh xá là y sĩ Tre đã khiến cho “cô bé mới mười ba tuổi cảm thấy mình như rơi vào vạc dầu đang sôi dưới mười tám tầng địa ngục như lời kể kinh của mấy bà vãi già trong làng. Những bóng lom khom nhòm ngó, bình phẩm cãi nhau về cái phần thầm kín nhất của thiếu nữ chập chờn trong ánh điện cứ như bọn quỷ sứ của Diêm Vương hiện hình để xâu xé thân thể mình.” [1, 280]. Đây là đoạn mô tả quá trình kiểm tra của y sĩ Tre: “Tre y sĩ cấp tốc triệu tập toàn bộ hội đồng chuyên môn của bện xá gồm hai ông y tá lưu dung, một bà nữ hộ sinh đến khám lâm sàng. Ba ông, một bà, hết vạch, nhòm, ngó cái phần dưới của cô bé mười ba tuổi rồi lại cãi nhau như mổ bò về nào là môi lớn, môi nhỏ, âm vật, màng trinh, âm đạo ” [1, 279]. Kể từ sau sự việc đó, cô gái xinh đẹp Liên Hƣơng biến thành “một đứa ngẩn ngơ, bảo ăn thì ăn, bảo làm thì làm, cả ngày chẳng nói một câu, lâu dần làng quên cả tên Liên Hương, mà gọi cô “Ngơ”. Có dạo cô tự dưng cô lại đòi mẹ cấp vốn cho cô đi buôn Cô cứ mua mười bán năm nên rất đắt hàng và chả mấy hết vốn” [1, 288]. Dƣờng nhƣ thói “hoa tình”, sự bỉ ổi, vô liêm xỉ của Bình, sự tắc trách, thiếu hiểu biết của đội ngũ y bác sĩ đã tạo nên tấn bi kịch cho cuộc đời Liên Hƣơng- “bông hoa xinh đẹp nhất làng Ngọc”. Có thể thấy, Trần Thanh Cảnh không né tránh những vấn đề “gai góc” mà phản ánh đầy đủ mọi ngóc ngách của cuộc sống nông thôn trƣớc những thay đổi lớn của lịch sử nhƣ chiến tranh, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa, cơ chế thị trƣờng Từ đó, cho độc giả có cái nhìn đa diện về bức tranh hiện thực đời sống và con ngƣời ở nông thôn hiện nay. 2.2.2. Con người tha hóa Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Trẻ, 2001), tha hóa đƣợc hiểu là bị biến chất thành xấu đi. Theo đó, chúng ta có thể hiểu, nhân vật tha hóa là nhân vật 25
- mà bản chất Ngƣời trong con ngƣời, bị những toan tính, dục vọng, ham muốn vị kỉ cá nhân lấn át. Trong văn học Việt Nam, ta gặp không ít những hình tƣợng nhân vật tha hóa. Đó là một loạt các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao nhƣ Chí Phèo trong truyện Chí Phèo, Hộ trong truyện Đời thừa, Binh Tƣ trong truyện Lão Hạc, ngƣời cha không tên trong truyện Trẻ con không được ăn thịt chó Truyện của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng xuất hiện hàng loạt nhân vật tha hóa, biến chất. Bƣớc vào thời kì đổi mới, xã hội có nhiều thay đổi, hiện thực đời sống đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng về con ngƣời. Trần Thanh Cảnh đi sâu miêu tả những thân phận con ngƣời trong thái cực xã hội có nhiều bất trắc tiềm ẩn. Ông đặc biệt thành công khi khắc họa sự tha hóa của con ngƣời trong một số truyện ngắn viết về nông thôn. Viết về sự tha hóa của con ngƣời, Trần Thanh Cảnh tập trung bút lực vào việc khắc họa những biến thái về mặt tính cách và tâm hồn ngƣời ở nông thôn. Tiếp cận hiện thực và con ngƣời trong cách nhìn mới, nhân sinh quan mới, Trần Thanh Cảnh đã tìm thấy nhiều giá trị có ý nghĩa lớn lao trong hành trình tìm kiếm, phát hiện và níu giữ những giá trị ngƣời. Con ngƣời đƣơng đại đang phải gồng mình lên trƣớc cơn bão của cái mới, của sự cám dỗ. Trong đó đã có không ít những kẻ “bản lĩnh” kém cỏi đã tụt sâu xuống “hố đen” đạo đức, bán rẻ linh hồn và nhân cách cho quỷ sứ để nhận vào đời mình những bi kịch không lối thoát. Đọc Kì nhân làng Ngọc chúng ta nhận thấy nhà văn đã lột trần không thƣơng tiếc những bi kịch nhức nhối ấy trong cuộc sống đƣơng đại đầy xô bồ. Những trang viết của ông phản ánh một thực trạng xã hội hiện nay, một xã hội mất ổn định, mất cân đối, một xã hội đang có những biểu hiện tha hóa về tinh thần và đạo đức, bị đảo lộn mọi quan niệm nhân sinh, đánh mất nhân phẩm con ngƣời. 26
- Nhân vật Yến trong truyện Gái đảm từ một cô gái nông thôn hiền lành, xinh đẹp, vừa học hết cấp hai đã phải nghỉ học, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhƣng chỉ vì chia tay với mối tình đầu đẹp đẽ, chia tay với ngƣời mà cô ta đã dâng hiến tất cả tuổi thanh xuân cô ta đã trở nên tha hóa:“Yến tự nhiên trở thành “gái” lúc nào không hay” [1, 24].“Yến đang dùng thân xác của mình để kiếm ăn và hình như cả là một cách trả thù cho sự chạy trốn hèn nhát của người yêu” [1, 25]. Tƣởng nhƣ tình yêu, hạnh phúc đã trở lại khi Yến gặp đƣợc một “đại gia” ngành than. Nhƣng sự đời thật lắm éo le, có thời gian bẵng đi sáu, bảy tháng không thấy đại gia ngành than quay lại hay tin tức gì khiến cho Yến buồn lắm, buồn đến độ nàng muốn đi lấy chồng. “Bố mẹ nàng thấy con gái ngỏ ý muốn lấy chồng thì cũng mừng, cũng muốn lo cho nàng yên bề gia thất, không thì nó cứ chòng chành như nón không quai, chết mình chả nhắm mắt được. Bèn nhờ người mối lái gả tắp lự Yến về mạn Dũng Tiến bên tỉnh Bắc, một vùng gọi là chiêm khê mùa thối nghèo lắm” [1, 26]. Yến lấy chồng về trên mạn, đẻ liền hai thằng con trai, nhƣng quê chồng thuần nông nghèo lắm mà “gái làng Ngọc nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc là đảm đang, buôn bán giỏi, một tay nuôi chồng nuôi con”. Yến quyết định xa chồng con, đi buôn bán. Tại đây Yến đã gặp và “cặp bồ” với một tay đại gia buôn bán bất động sản để đƣợc chu cấp và có vốn liếng làm ăn. Có thể thấy, từ một cô gái hiền lành, chất phác Yến đã tha hóa, đánh mất nhân phẩm, phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ Kinh Bắc. Tác phẩm gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống buông thả của một bộ phận các cô gái trẻ ở nông thôn hiện nay. Truyện Ngôi biệt thự bỏ hoang phản ánh sự tha hóa, biến chất của một số cá nhân trong ngành giáo dục, những ngƣời vẫn đƣợc xem là “lái đò” đƣa thế hệ trẻ cập bến tƣơng lai. Đó là nhân vật Vi, một vị giám đốc sở giáo dục tham nhũng và tha hóa đánh mất nhân phẩm của ngƣời thầy. Vi kiếm tiền bằng mọi cách:“Ở tầm một giám đốc sở.Vi đặc biệt nắm chắc các dự án xây dựng 27
- trường lớp, cơ sở vật chất. Vì đấy là chỗ làm nên cơ nghiệp ăn mấy đời không hết của Vi. Luật bất thành văn quy định rồi, chủ đầu tư cứ mười phần trăm bỏ túi, còn lại bao nhiêu bên B lo tất. Cho nên Vi rất tích cực đi xin dự án xây dựng trường sở. Vừa được tiếng vừa được miếng”[1,166]. Khi tuyển dụng, bổ nhiệm điều động cán bộ:“Mỗi đứa tuyển vào, vài trăm. Mỗi tay muốn lên hiệu trưởng hiệu phó vài trăm, mấy mà thành tỉ” [1, 167]. Vợ Vi - cô giáo Hoa vốn là giáo viên dạy giỏi, luyện thi đại học có uy tín bậc nhất tỉnh, vậy mà vì “đồng tiền” cô ta đã bán rẻ lƣơng tâm của một ngƣời thầy: “Hàng ngày, buổi sáng lên lớp theo lịch dạy chính khóa ở trường. Cô chỉ dạy lướt qua kiến thức. Buổi chiều cô dành thời gian dạy thêm. Lúc đó cô mới đào sâu và bày vẽ cho học sinh những mưu mẹo khi đi thi” [1,164]. Cách kiếm tiền, làm giàu của vợ chồng thầy cô giáo Vi Hoa cũng phải khiến hai cô con gái của mình thốt lên: “Mà trong nhà, con xin nói thật, chúng con biết thừa cách kiếm tiền của bố mẹ. Chúng con không muốn đi con đường ấy.” [1,166]. Trần Thanh Cảnh đã không ngần ngại phanh phui những ung nhọt của ngành giáo dục trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay. Nhân vật Quang trong truyện Có trời vốn là một chánh án ở tòa án Nhân dân huyện, ngƣời cầm cán cân công lí nhƣng vì tiền cũng trở nên tha hóa biến chất. Cách Quang xử án rất đặc biệt:“Chuyện Quang xử án có rất nhiều truyền thuyết. Không những người trong tòa biết mà còn lan truyền ra cả ngoài xã hội. Lần Bản phủ được giao xử vụ li hôn đơn phương của một cô bên Đông Hồ. Cô này lúc ấy mới hăm nhăm tuổi, lấy chồng ba năm có một con gái. Không hiểu khúc mắc thế nào mà một mực đưa đơn xuống tòa xin li hôn. Hòa giải mấy lần không thành, bản phủ phải thăng đường xử án. Tại tòa cô vợ dứt khoát li hôn, còn anh chồng thì vẫn không chịu. Giằng co mãi, bản phủ phát mệt, cho giải lao mười lăm phút. Cô vợ tranh thủ đến bàn chủ tọa trình bày, xin tòa giải quyết nhanh, chứ em chán phải nhìn mặt thằng chồng 28
- ất ơ này lắm rồi. Quang lấy bút viết vào lòng bàn tay mình dòng chữ:“Muốn xử nhanh, nộp năm triệu” xòe tay cho cô ta xem, rồi nắm tay lại lấy nước dãi xóa đi” [1,104]. Rồi “từ ngày lên chức chánh án Quang càng tích cực thăng đường xử án. Kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề nên bản phủ rất tinh tường. Những vụ nào dễ xơi, thì bản phủ tự thăng đường. Vụ nào khó nhằn, thì giao cho bọn đàn em. Cứ thế năm nào tòa của bản phủ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Án xử năm nào cũng vượt năm trước. Tiền kiếm được cũng nhiều và dễ như ăn ớt” [1, 105]. Có thể nói, Trần Thanh Cảnh đã dũng cảm phơi bày những sự thật đáng hổ thẹn về lƣơng tâm một bộ phận ngƣời có chức có quyền trong xã hội hiện nay. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng với những cám dỗ của đồng tiền khiến họ tha hóa, đánh mất lƣơng tri và lòng tự trọng của chính mình. 29
- CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC 3.1. Nghệ thuật kể chuyện Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là một mảng hiên thực đời sống muôn màu của con ngƣời, đƣợc hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận, đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tƣ tƣởng, lập trƣờng quan điểm và sự sáng tạo của nhà văn đối với đời sống. Nghệ thuật kể chuyện là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nó là cách nhà văn tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vì“phương diện cơ bản của phương thức tự sự là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [3, 364]. Ngƣời kể chuyện là do nhà văn sáng tạo ra không chỉ có mối liên hệ gắn bó với tác giả mà còn với bản thân câu chuyện kể và ngƣời tiếp nhận nó. Có nhiều cách để phân loại ngƣời kể chuyện. Căn cứ vào vị trí của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm ta có thể phân loại thành: ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhƣng cũng có khi ngƣời kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Điểm nhìn nghệ thuật cũng vậy, có thể là điểm nhìn bên trong, chính là nhân vật trực tiếp chứng kiến, khiến câu chuyện mang tính khách quan. Điểm nhìn bên ngoài đƣợc kể lại bởi một nhân vật khác khiến câu chuyện mang tính chủ quan. Nghệ thuật kể chuyện không chỉ giúp nhà văn xây dựng đƣợc một chỉnh thể nghệ thuật mà còn là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. 30
- Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện trực tiếp xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”. Lúc này ngƣời kể chuyện đứng ở vị trí bên trong nhƣ một chủ thể, đƣợc tự do quan sát bình luận, có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm. Ngƣời kể chuyện ở ngôi này có thể mang quan điểm của tác giả nhƣng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả. Lời kể bộc lộ tính chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ. Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba làm cho câu chuyện hoàn toàn mang tính khách quan, là ngƣời biết hết mọi chuyện và kể lại. Trong Kì nhân làng Ngọc, có khi ngƣời kể chuyện trần thuật một cách khách quan, có khi anh ta nƣơng theo điểm nhìn của nhân vật để kể, có lúc lại lùi ra sau để nhân vật có điều kiện phát biểu trực tiếp những suy nghĩ của bản thân. Thƣờng xuyên có sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong khiến các câu chuyện trong Kì nhân làng Ngọc có tính khách quan chân thực tạo ra sự tin cậy cho bạn đọc. Chẳng hạn, trong Có trời, có lúc ngƣời kể chuyện theo ngôi thứ ba, đứng ngoài cuộc kể lại câu chuyện để cho ngƣời đọc có cái nhìn khách quan, chân thực về nhân vật Quang, về tính cách và bản chất của y:“Quang bản phủ vốn là chánh án ở tòa án huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống như nhân vật Bao Thanh Thiên bên Tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến tòa, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư kí tòa giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì” [1, 99]. Nhƣng cũng có lúc ngƣời kể chuyện lại chuyển điểm nhìn vào bên trong để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Đây là cuộc đối thoại của Quang và cậu con trai tên Minh: “- Mày đừng có láo nhé. Tao đây là bố mày, nhưng thử hỏi bao năm qua, mày có gửi cho tao được đồng xu lẻ nào không? Mày đi nước ngoài chỉ biết sướng thân một mình, mày có qua tâm đến ai đâu chứ. 31
- - Thế bao năm nay, ông có biết tôi phải sống như thằng nô lệ bên ấy không? Thằng Minh bắt đầu cao giọng quát lại. - Mày sống thế nào thì kệ con mẹ mày. Tao không cần biết, mày lớn rồi, mày phải có nghĩa vụ gửi tiền về cho tao. - Thế ra ông chỉ quan tâm đến tiền à? - Ừ đấy, giờ tao chỉ quan tâm đến tiền. Không có tiền cho tao thì cút mẹ mày đi đâu thì đi.” [1,114-115]. Trong Sếp tổng, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba nhìn nhận một cách khách quan, không tham gia bình phẩm, phán xét câu chuyện cũng nhƣ nhân vật. Ngay mở đầu tác phẩm, với lối kể chuyện khách quan, chân thực, tác giả đã thuật lại câu chuyện về nhân vật “sếp Tiến”: “Ngày 12 tháng 12 năm 2012. Sếp Tiến, tổng giám đốc công ty Hà Lạng làm giỗ đầu cho bố tại quê làng Ngọc. Phải ghi rõ ngày tháng năm như trên vì đây cũng là một sự kiện lớn. Mà dân làng bàn tán xôn xao, suốt chín mươi mốt ngày sau đó mới thôi”[1; 65]. Hay:“Bố sếp Tiến phải đi chiến trường. Mẹ sếp Tiến là cô giáo cấp hai trường làng, ở nhà đẻ ra sếp Tiến bây giờ. Có điều là bà mẹ sếp Tiến đẹp lắm. Gái một con. Chồng đi vắng mà cứ rờ rỡ như bông hoa hồng nhung, thì làm sao mà không có đàn ông ong ve nhòm ngó ” [1, 66]. Nhƣng cũng có lúc ngƣời kể chuyện lại lùi ra xa để cho nhân vật của mình tự bộc lộ suy nghĩ. Đó là khi đoàn khách của ngân hàng AHS đến, Tiến nghĩ:“Đ.m mấy thằng chó chết chuyên cắt cổ doanh nghiệp! Vụ năm trăm dàn máy MTs vừa rồi, chỉ ngồi không, cả lũ chúng mày cũng nuốt chửng ba triệu rưỡi đô. Trong khi bố mày đầu tắt mặt tối, lăn như bi hêt nước trong lại nước ngoài nhập về, cũng chỉ được năm chai. Hôm nay, bọn mày phải cúng bố ông vàng thoi mới đáng ” [1, 67]. 32
- Để tạo cho câu chuyện thêm tính khách quan, chân thực trong tập truyện Kì nhân làng làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh đã trao vai trò kể chuyện cho một nhân vật phiếm chỉ. Truyện Hương đêm xuất hiện hàng loạt các cụm từ phiếm định:“người làng Ngọc Vẫn kể. Bốt Ngọc bị vỡ. Trung đoàn bắc của Việt Minh từ bên kia sông Đuống sang đánh. Nhưng công lớn nhất là ở đội Phú. Dương Xuân Phú, con ông hương Bằng, nhà trong xóm ngõ Ngói. Trận ấy, du kích bắt liên lạc với đội Phú làm tay trong, mở cổng, cắt đường dây thép liên lạc với đồn Cẩm Giàng, nên Tây không biết để câu moochiê lên chi viện.”[1, 118]; “Người xóm Ngói vẫn kể”, “các cụ cao niên trong làng Ngọc vẫn kể”, “mấy ông du kích cũ trong làng kể”, “dân vùng Thuận An đều kể” Có thể nói, nghệ thuật kể chuyện trong Kì nhân làng Ngọc đã góp phần không nhỏ vào việc thể hiện bức tranh hiện thực đời sống và con ngƣời nông thôn một cách chân thực, sâu sắc, tạo đƣợc dấu ấn trong lòng ngƣời đọc. 3.2. Ngôn ngữ Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Đó là “hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông tin. Trong nghệ thuật mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của mình” [14, 116]. Nhà nghiên Phƣơng Lựu cho rằng: “ngôn từ của một tác phẩm văn học là của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu hình tượng và giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc” [11,185]. Nhƣ vậy, ngôn ngữ có một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó là yếu tố “vật chất”duy nhất của tác phẩm văn học. Qua ngôn ngữ, ngƣời đọc khám phá đƣợc thế giới hình tƣợng, tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn chứa đựng cả thế giới nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo: từ 33
- con ngƣời đến cốt truyện, kết cấu đến chủ đề Từ đó, cho thấy ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phƣơng thức tồn tại, phƣơng thức biểu hiện nội dung đồng thời có thể biểu hiện trực tiếp và rõ nét tài năng của nhà văn. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới mang cảm hứng thế sự, phản ánh hiện thực vô cùng phức tạp của xã hội và con ngƣời, không né tránh cái xấu, cái ác, những mặt tối, những mặt khuất lấp của hiện thực. Để phù hợp với nội dung ấy, văn học thời kì này lựa chọn thứ ngôn ngữ đậm chất đời thƣờng. Đó là thứ ngôn ngữ góc cạnh, xù xì, thô nhám, bớt đi vẻ trang trọng, du dƣơng, ít rào đón mà gần gũi với đời sống thƣờng ngày. Và tập truyện Kì nhân làng Ngọc cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Viết về hiện thực đời sống và con ngƣời nông thôn với cả mặt sáng và tối, Trần Thanh Cảnh đã sử dụng triệt để lớp ngôn ngữ thông tục, trong đó có cả lớp ngôn từ mang đậm màu sắc nhục cảm, dục tính và đặc tả thân xác. Đôi khi nó suồng sã, dung tục đến mức khiến ngƣời đọc phải đỏ mặt, giật mình. Dùng ngôn ngữ suồng sã, thô tục, một mặt nhà văn đã tạo ra sự gần gũi, tƣơi rói của ngôn ngữ đời sống, mặt khác nhà văn đã lột tả đúng bản chất của nhân vật. Đây là một đoạn văn trong truyện Sếp tổng: “Đm. Mấy thằng chó chết chuyên cắt cổ doanh nghiệp! Vụ năm trăm dàn máy MST vừa rồi, chỉ ngồi không, cả lũ chúng mày cũng nuốt chửng ba triệu rưỡi đô. Trong khi bố mày đi lăn như bi hết trong nước lại ngoài nước nhập về, cũng chỉ được năm chai. Hôm nay, bọn mày phải cúng bố ông vàng thoi mới đáng ”[1, 67]. Đoạn văn miêu tả chính xác thứ ngôn ngữ tự do, suồng sã, thô tục, không e dè, kiêng nể của dân buôn bán, từng trải, lăn lộn trên thƣơng trƣờng. Đây là một đoạn văn trong truyện Kì nhân làng Ngọc:“Nữ thập tam nam thập lục, nó thích nhau thì nó đéo một cái, rồi cưới nhau chứ có gì mà hiếp. Cứ thế thì xưa nay trai làng Ngọc mang tội hết à. Tao cũng hiếp vợ tao năm nó mới mười ba ở bờ ruộng, thằng Lí Lưu cũng đè ngửa vợ nó ra đêm hội 34
- làng lúc nó mới mười bốn” [1, 277]. Có cảm giác nhà văn đang thâu nạp thứ ngôn ngữ thô tục ngoài đời vào trong tác phẩm của mình. Trong Kì nhân làng Ngọc, nhà văn Trần Thanh Cảnh còn sử dụng với tần suất dày đặc lớp ngôn từ mang đậm màu sắc nhục cảm, dục tính và đặc tả thân xác nhằm miêu tả cuộc sống “hồn nhiên” của thôn quê: “Dân làng Ngọc từ xưa đến nay, già trẻ nam nữ thường hay ra tắm trần ngoài đầm. Trên cầu ao, các cô thôn nữ hồn nhiên cởi trần dội nước ào ào kì cọ bộ ngực trinh nữ rắn chắc hồng hào. Bên cầu ao chỗ khác, mấy ông già làng lại điềm nhiên khỏa thân tắm gội, chim cò để thộn thện cứ như cuộc đời này chẳng còn gì quan tâm ” [1, 282].“Bình thường con Liên Hương mặc quần áo dài chả ai để ý là nó đã lớn, đến khi nó cởi trần ra tắm mới thấy vú đã thây thẩy như hai cái bát con ở ngực dòng nước trong thơm mát hương sen chảy tràn từ cổ xuống dưới ngực, qua chỗ hai núm vú nhọn xinh của cô Trong đầu Bình bỗng nảy ra ý nghĩ đen tối, con chim càng căng thẳng, nó không dám lên khỏi mặt nước” [1, 283]. Đây là ngôn từ miêu tả về một ngƣời phụ nữ đậm màu sắc nhục cảm, dục tính:“Cặp mông tròn căng, bóng loáng trong cái quần lụa xa tanh đen. Một hình chữ vê mờ mờ, xẻ chéo hai bên hình thành hình mũi tên. Như là biển chỉ dẫn đến miền khoái lạc” [1, 88]. Lớp ngôn ngữ này còn đƣợc xuất hiện ở hầu hết các tác phẩm trong tập truyện nhƣ Hội làng, Gái đảm, Giỗ hậu, Hoa gạo tháng ba Với lớp ngôn ngữ trần trụi, thô tục, xô bồ, Trần Thanh Cảnh và thế hệ nhà văn đƣơng đại nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Sƣơng Nguyệt Minh đã tái hiện một cách sinh động hiện thực nông thôn đang trong bƣớc chuyển mình. Hệ thống ngôn ngữ này mang đến cho văn chƣơng đƣơng đại hơi thở cuộc sống. Tính bạo liệt, gây sốc trong ngôn ngữ văn chƣơng của Trần Thanh Cảnh đã tạo nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn chƣơng truyền 35
- thống và ngôn ngữ văn chƣơng hiện đại. Đó cũng là yếu tố tạo nên cá tính sáng tạo của ông. Ngôn ngữ trong tập truyện Kì nhân làng không chỉ đi sâu khám phá, phân tích mảng hiện thực trần trụi của cuộc sống mà còn có xu hƣớng đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời qua những cảm nhận vừa trữ tình vừa sâu lắng. Trần Thanh Cảnh đã lựa chọn lớp ngôn từ thật đằm thắm dịu dàng, giàu chất thơ để miêu tả những bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trữ tình, thơ mộng. Thiên nhiên vốn đa sắc màu dƣới ngòi bút của Trần Thanh Cảnh lại càng đẹp hơn:“Tiết xuân phân, mưa giăng giăng bay, đào tàn lâu rồi, xoan mới nở vài giọt tím mờ, rặng tre cây mít, cây ổi búp lá mới rón rén xanh mơ như vẫn đương ngại cơn rét lộc Chỉ có nàng bưởi, mạnh mẽ, nồng nàn tràn lấp cả ngày xuân xanh xám bằng hương thơm thanh tao và màu xanh mởn óng ả trong gió bấc.” [1, 9]. Đây là đoạn văn miêu tả bức tranh hoa mận trắng muốt bung nở khắp núi đồi: “Những bông hoa trắng muốt, cánh hoa nhỏ xíu mong manh, toát lên một vẻ đẹp nao lòng Cả vườn mận, cả một đồi mận cũng bung nở trắng xóa, giữa núi rừng vẫn đang âm u tiết đông ”[1, 58]. Những đoạn văn giàu chất thơ nhƣ dòng nƣớc mát lành tƣới mát tâm hồn con ngƣời. Nó trở thành điểm tựa giúp con ngƣời lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống xô bồ hôm nay. Nhờ khả năng sử dụng hệ thống ngôn ngữ phong phú, nhiều màu sắc, Trần Thanh Cảnh đã vẽ nên bức tranh nông thôn Việt Nam thời đổi mới một cách chân thực, sinh động, góp phần khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn trên văn đàn Việt Nam đƣơng thời. 36
- 3.3. Giọng điệu Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiên trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ” [3, 112]. Có thể thấy, giọng điệu trong tác phẩm văn học chính là tiếng nói của tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc thông qua đối tƣợng đƣợc phản ánh qua mỗi tác phẩm. Giọng điệu đƣợc hình thành từ những cảm hứng sáng tác, từ thái độ, quan điểm, lập trƣờng, tƣ tƣởng của nhà văn trƣớc hiện thực cuộc sống. Giọng điệu tạo nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm và là yếu tố quan trọng tạo nên bản lĩnh, sự thành công và phong cách riêng biệt độc đáo của nhà văn. Trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc, ngƣời đọc bị lôi cuốn bởi giọng điệu trần thuật với nhiều sắc thái tình cảm. Một trong những thành công trong nghệ thuật truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh, đó là việc ông sử dụng thành công sự đa thanh trong những trang viết của mình. Ông không bao giờ gò bó mình trong một giọng văn cụ thể. Đọc Kì nhân làng Ngọc, chúng ta nhận thấy sự phong phú nhiều màu sắc trong giọng điệu của nhà văn: có lúc ta bắt gặp sự bỗ bã dung tục, lúc thì chất vấn lo âu, có lúc lại khách quan lạnh lùng, lúc thì trữ tình đằm thắm Viết về nông thôn nhất là nông thôn trong thời kì đổi mới, khi quá trình công nghiệp hóa nông thôn diễn ra với tốc độ chóng mặt, đời sống ngƣời dân nông thôn và những giá trị văn hóa đằng sau lũy tre làng Việt Nam đã có những thay đổi, nhiều giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống đang đứng trƣớc sự mai một. Vì thế, đọc Kì nhân làng Ngọc ta cảm nhận đƣợc một giọng điệu chất vấn, lo âu trƣớc những đổi thay về con ngƣời và nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới. Đây là sự lo âu, bất lực của nhân vật Tín khi phải chứng 37
- kiến những cảnh tƣợng đau lòng thời cải cách ruộng đất:“Người cha đáng kính của mình đã hiến cả phần lớn gia tài cho kháng chiến, đã hi sinh cả người con trai ưu tú nhất. Để rồi nhận một cái chết tức tưởi dưới lòng sông lạnh lẽo Những cảnh tượng vừa diễn ra với gia đình mình, trên cả nước Việt Nam đã khiến con trở thành vô cảm, thành một người đàn ông bất lực ” [1, 63]. Đây là giọng điệu xót xa thƣơng cảm khi nói về những số phận bi kịch ở làng Ngọc:“Không hiểu sao, ông giờ lại giáng một cú tàn nhẫn tột cùng xuống gia đình cụ cử Chi, ông chánh Xiêm và những người con trai đẹp đẽ, giỏi giang: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín? Và người cô chưa biết mặt của Minh khi ấy chỉ là một thiếu nữ đẹp, mong manh như bông hoa mận. Đã làm nên nghiệp chướng gì mà cũng phải chịu chung một kết cục bi thảm nơi rừng hoang?” [1, 59-60]. Còn đây là giọng điệu hoài nghi khi nói về cách thức đào tạo nhân tài của ngành giáo dục, đào tạo ra những “tiến sĩ giấy”, những con ngƣời có đầy đủ bằng cấp mà không có năng lực thật:“Chả biết thầy có bao nhiêu chữ trong đầu, nhưng nghe nói lớp thạc sĩ này giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thế mà trong tỉnh lại lan truyền câu chuyện, hồi thầy Vi dẫn một đoàn cán bộ lãnh đạo quản lí ngành giáo dục tỉnh nhà đi tham quan một nước Châu Âu theo dự án bị lạc”[1, 162]. Là ngƣời đã tốt nghiệp tiến sĩ ở trƣờng của Mỹ vậy mà thầy Vi không đọc đƣợc biển chỉ đƣờng bằng tiếng Anh, không biết những câu nói thông dụng tiếng Anh để hỏi đƣờng. Không chỉ chất vấn, lo âu, Kì nhân làng Ngọc còn sử dụng giọng điệu châm biếm, giễu cợt khi nói về thực trạng, cách thức thi cử của nền giáo dục hiện nay:“Tất nhiên cái sự thi ở trường Hoàng, cũng như ở mọi trường phổ thông trong nước mình đều thế. Ngoài việc dạy dỗ của thầy cô, việc học của thí sinh, thì cái sự đón tiếp, chăm sóc chu đáo cho hội đồng coi thi, đặc biệt là 38
- các vị thanh tra, cũng là việc hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp ngay đến kết quả với những tỉ lệ phần trăm khá, giỏi của trường” [1, 36-37]. Kì nhân làng Ngọc là ƣu tƣ của nhà văn về một thực trạng xã hội mà những giá trị văn hóa ngày bị mai một, con ngƣời ngày càng có sự đổi thay, tha hóa do tâm lí vụ lợi. Với lối viết khách quan, mỗi truyện ngắn trong tập truyện nhƣ một bản tƣờng thuật về đời sống. Ở đó nhà văn chỉ làm nhiệm vụ tƣờng thuật trung thành, không mách bảo ngƣời đọc. Từ đó, bức tranh đa sắc màu của cuộc sống nông thôn cứ hiện lên rõ nét trƣớc mắt bạn đọc nhờ vào sự khéo léo trong phối hợp những giọng điệu khác nhau. 39
- KẾT LUẬN Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam đƣơng đại hƣớng đến phản ánh hiện thực đa chiều. Với phƣơng châm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật, các nhà văn đã tạo nên sự chuyển biến về chất liệu và hƣớng tiếp cận khi viết về một đề tài không mới. Văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng viết về nông thôn ngày càng có xu hƣớng tìm tòi sáng tạo với những hƣớng viết mới, nhất là những cách tân trong nghệ thuật. Theo đuổi đề tài nông thôn, Trần Thanh Cảnh là một trong số ít các nhà văn có đƣợc thành công và khẳng định đƣợc vị trí của mình trên văn đàn đƣơng đại. Tập truyện Kì nhân làng Ngọc đã khai phá mảng đề tài nông thôn với nhiều nỗi băn khoăn, ƣu tƣ của nhà văn trƣớc bức tranh nông thôn Việt Nam theo chiều dài lịch sử. Đó là những ƣu tƣ về một nông thôn đầy chất thơ nhƣng cũng đầy tha hóa. Ở đó con ngƣời bị cuốn vào sự phức tạp xô bồ của hiện thực và văn hóa nông thôn đang bị xuống cấp. Nhận thức lại lịch sử, phơi bày hiện thực bởi cái nhìn khách quan và nhạy cảm, Trần Thanh Cảnh cũng nhƣ các nhà văn cùng thời không có ý định phủ nhận những thành quả của quá khứ mà nhà văn muốn gửi gắm thông điệp: Dù lúc nào, ở đâu thì cuộc sống luôn luôn tồn tại những mặt tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, mặt mạnh và mặt yếu Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải dám đối mặt nhìn nhận sự thật và cùng nhau tìm hƣớng giải quyết để khắc phục những tồn tại ấy. Vì lẽ đó mà thông qua tập truyện Kì nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh đã phản ánh đƣợc những vấn đề lớn lao của đất nƣớc theo chiều dài lịch sử. Để thể hiện hết chiều sâu các vấn đề nông thôn trong truyện ngắn của mình, nhƣ một lẽ tất yếu, Trần Thanh Cảnh đã tìm đến một hình thức phô diễn, những giọng điệu, ngôn ngữ thích hợp, để phản ánh kịp thời những biến động dữ dội, nhịp sống khẩn trƣơng hối hả của nông thôn thời mở cửa. Giọng điệu đƣợc sử dụng trong truyện ngắn Trần Thanh Cảnh rất đa dạng nhƣng gần 40
- gũi với đời sống hàng ngày. Cùng với việc sử dụng hài hòa giữa các lớp ngôn ngữ, Trần Thanh Cảnh đã tạo nên lối kể chuyện khách quan, có thể lột tả, phơi bày đƣợc bức tranh nông thôn Việt Nam với nhiều mảng sáng tối. Sự kế thừa truyền thống và cách tân trên nhiều mặt ở thể loại truyện ngắn đã làm nên những thành công nhất định trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Trần Thanh Cảnh. Đất nƣớc đang trên con đƣờng đổi mới, hội nhập văn hóa đang đứng trƣớc nguy cơ mới, việc giữ gìn bản sắc văn hóa là hết sức quan trọng. Biểu hiện những vấn đề nóng bỏng ở nông thôn bằng đặc trƣng của thể loai truyện ngắn, Trần Thanh Cảnh đã thể hiện sâu sắc và cảm động trách nhiệm công dân của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó cũng là đóng góp quý báu của nhà văn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đƣơng đại. 41
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trần Thanh Cảnh (2015), Kì nhân làng Ngọc, Nxb Trẻ, 2. Hà Minh Đức (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 3. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Hùng, Nét đặc sắc của Kì nhân làng Ngọc, cua-%E2%80%9Cky-nhan-lang-ngoc%E2%80%9D.html 5. Mã Giang Lân (2003), Văn học Việt Nam 1945-1954, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2008), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập II, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội. 7. Phƣơng Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học tập 3, Nxb ĐHSP. 8. Sƣơng Nguyệt Minh, Buồn vui và hy vọng, Tạp chí Văn nghệ quân đội số 837,838 9. Hoài Nam, Viết về Kinh Bắc, trường hợp Trần Thanh Cảnh, canh.html 11. Nhiều tác giả (1980), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam (phần I), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam (phần II), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục 15. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- 16. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Lí luận văn học tập 2, Nxb ĐHSP Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Xô (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trẻ.