Khóa luận Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

pdf 73 trang thiennha21 16/04/2022 4012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhung_tu_tuong_cai_cach_cua_nguyen_truong_to_va_y.pdf

Nội dung text: Khóa luận Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

  1. TRƢỜNGTRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢĐẠI PHẠM HỌC HÀSƢ NỘIPHẠM 2 HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ      TRẦN ĐỨC KHÓA TRẦN ĐỨC KHÓA NHỮNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHỮNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CUÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ    TRẦN ĐỨC KHÓA NHỮNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ GIANG HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Trước tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Giang - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, quý thầy cô khoa Giáo dục Chính trị đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú tại các cơ quan đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực tế. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của quý thầy, cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Đức Khóa
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Triết học với đề tài “Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Đức Khóa
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 6 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 6 1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 6 1.2. Cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ 12 1.3. Những tiền đề lý luận góp phần hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ 17 Chương 2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 21 2.1. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về kinh tế 21 2.2. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về chính trị - xã hội 27 2.3. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về văn hóa - giáo dục 31 2.4. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về quốc phòng an ninh - ngoại giao 33 Chương 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH 37 CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 37 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37 3.1. Thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay 37 3.2. Vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 46 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để tồn tại và phát triển, dân tộc ta đã trải qua quá trình lao động lâu dài, quá trình dựng nước và giữ nước. Lịch sử từng chứng kiến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với bao biến cố thăng trầm, nhưng truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam vẫn luôn tỏa sáng. Truyền thống đó không chỉ được thể hiện ở những cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ chống ngoại xâm, mà còn thể hiện ở những tư tưởng duy tân đất nước tạo ra thực lực từ bên trong để chống giặc. Không chỉ đến bây giờ, mà nhìn về quá khứ, vấn đề cải cách, đổi mới đất nước cũng đã từng được đặt ra vào một số thời kỳ, trên những phạm vi mức độ khác nhau, nhiều khi mới dừng lại ở từng mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa nhưng cũng có khi đã khá toàn diện, có hệ thống, có những đề nghị cải cách nhằm ổn định tình hình trong nước, tạo đà cho đất nước phát triển, nhưng cũng có những đề nghị cải cách xuất phát từ nhu cầu của công cuộc chống ngoại xâm. Tất cả những tư tưởng cải cách, canh tân đất nước xuất hiện trong hoàn cảnh khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau và kết quả thành bại không giống nhau, nhưng đã khẳng định trong lịch sử Việt Nam đã từng tồn tại những xu hướng cải cách, canh tân đất nước mỗi khi yêu cầu khách quan của đất nước đặt ra. Nhìn lại lịch sử Việt Nam vào thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX, từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đến trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các vua triều Nguyễn đã thực hiện những chính sách sai lầm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục làm cho nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Trong tình hình đó, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Để có thể bảo vệ độc lập dân tộc đòi hỏi phải có đường lối đúng đắn vừa đánh thắng Pháp, vừa đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Tình hình đó đã tác động mạnh đến tầng lớp trí thức dẫn đến quá trình chuyển biến về tư tưởng theo những xu hướng khác nhau. Trí thức Việt Nam lúc này không còn là một tầng lớp thuần nhất như ở thế kỷ trước, mà phân hóa thành phái chủ hòa, phái chủ chiến, phái thủ cựu, phái duy tân. Trong đó có một số trí thức trước những biến cố như sét nổ bên tai đã thật sự bừng tỉnh. Họ đã mạnh dạn bước qua nghi lễ phong kiến để lên tiếng đưa ra các ý kiến của mình 1
  7. nhằm thực hiện duy tân, cải cách đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, kết hợp canh tân đất nước với bảo vệ độc lập dân tộc. Trong các đề xướng canh tân đất nước ở nữa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trường Tộ được coi là người có tư tưởng vượt trội bởi tính toàn diện và khả thi, bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài của các bản điều trần, đặc biệt là quan điểm về sự kết hợp giữa canh tân đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học đặc sắc về nhân sinh, xã hội Bên cạnh đó, Ông còn đưa ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần kế thừa, phát huy và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ để lại phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Việc tìm hiểu quan điểm, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và giá trị của những tư tưởng đó không chỉ giúp chúng ta có đánh giá khách quan, chính xác về Nguyễn Trường Tộ, về trào lưu canh tân nửa sau thế kỷ XIX, mà còn giúp ích cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ cũng như những tư tưởng cải cách của ông. Tuy mỗi người, mỗi ngành khoa học nghiên cứu, khai thác ở những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều đạt được những kết quả đáng kể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người có nhiều tài, nhiều tư tưởng, hoài bão lớn mà không gặp thời như Nguyễn Trường Tộ. Năm 1961, nhà xuất bản Giáo dục đã giới thiệu với bạn đọc tác phẩm: “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” của Đặng Huy Vận và 2
  8. Chương Thâu. Với công trình này các tác giả đã làm toát lên một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học khi vận dụng xem xét các khía cạnh khác nhau trong tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ. Các tác giả không chỉ đánh giá về tầm vĩ mô, tính nhạy bén, vượt trước thời đại của nhà tư tưởng canh tân này, mà còn đưa ra những kiến giải về sự ngây thơ trong nhận định bản chất của thực dân Pháp, sự bảo thủ về chính trị và một số điểm phi thực tế trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Hai tác giả không né tránh mà nêu thẳng vấn đề, trong điều kiện lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, nước nhà bị xâm lăng, đã xuất hiện hai xu hướng cứu nước: chống Pháp và duy tân, Nguyễn Trường Tộ theo xu hướng duy tân đất nước nhưng vẫn muốn trung quân, ông đã chủ trương hòa với Pháp, chỉ có điều chủ trương hòa của ông không hề có quyền lợi gắn với thực dân Pháp. Tác phẩm đã cho tôi cái nhìn khá rõ nét về trí tuệ của Nguyễn Trường Tộ cũng như những giá trị và những điểm hạn chế trong tư tưởng cải cách đất nước của ông. Tiếp theo phải kể đến cuốn sách “Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” (2002), Nxb TP. Hồ Chí Minh của tác giả Trương Bá Cần biên soạn. Cuốn sách đã góp phần hình thành một “chân dung” Nguyễn Trường Tộ tương đối trọn vẹn. Tác giả Trương Bá Cần đã tập hợp được tương đối đầy đủ những “ di thảo”, những “ tư liệu thành văn” của Nguyễn Trường Tộ. Toàn tập “di thảo” này cũng chính là toàn bộ cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ được lưu giữ lại cho chúng ta và cho con cháu mai sau. Cuốn sách đã cung cấp cho tôi sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ. Bên cạnh đó, cuốn sách đã giúp tôi nghiên cứu, học tập về những tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, quốc phòng - an ninh và ngoại giao. Cuốn sách “Nguyễn Trường Tộ - Thời thế và tư duy cách tân” (2001), Nxb Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh là công trình nghiên cứu của Hoàng Thanh Đạm, có thể giúp chúng ta giải đáp một số nhận thức về tầm cao trí tuệ, tinh thần yêu nước của nhà tư tưởng canh tân lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ cũng như một số điều bất cập và hạn chế lịch sử của ông. Những cải cách của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận. Tác phẩm cũng đã chỉ ra sự nhận thức không đúng của nhà 3
  9. Nguyễn về những giá trị cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Đặc biệt, cuốn sách giúp tôi học tập về những giá trị trong những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về kinh tế, chính trị, văn hóa - giáo dục, quốc phòng ngoại giao. Qua đó giúp tôi nghiên cứu và vận dụng những giá trị trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Và còn nhiều công trình khác viết về Nguyễn Trường Tộ như: “Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức” (2013), Nxb Trẻ của tác giả Nguyễn Đình Đầu; “Nguyễn Trường Tộ - Nhà Cải Cách Lớn Của Việt Nam Thế Kỷ XIX” (2014), Nxb Văn Hóa Thông Tin của tác giả Chương Thâu cũng đã trình bày cơ bản về con người và những tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Những tác phẩm này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như những tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Những tác phẩm trên đây chủ yếu đề cập về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ gắn với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ, khóa luận đưa ra ý nghĩa của việc nghiên cứu những tư tưởng này đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ. Phân tích những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam. Chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 4
  10. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trên các lĩnh vực: kinh tế; chính trị - ngoại giao; văn hóa - giáo dục; quốc phòng an ninh. Nghiên cứu công cuộc đổi ở Việt Nam mới từ năm 1986 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra trong đề tài, khi nghiên cứu, trình bày khóa luận tôi dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chúng tôi vận dụng những nguyên lý của triết học Mác - Lênin như tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội làm cơ sở cho những lập luận của mình. Trong đó có sử dụng phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử tư tưởng dân tộc và đường lối của Đảng ta để luận giải những vấn đề đặt ra trong đề tài. Phương pháp tiếp cận đề tài là cách tiếp cận lịch sử từ góc độ triết học. Trong quá trình nghiên cứu, tùy từng vấn đề cụ thể, tôi sử dụng các phương pháp: lịch sử, logic, phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, so sánh đối chiếu 6. Đóng góp khoa học của khóa luận Khóa luận đã hệ thống hóa, khái quát hóa những tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục và quốc phòng ngoại giao. Khóa luận đã chỉ ra sự vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề lịch sử tư tưởng Việt Nam, vấn đề tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ và về công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương và 9 tiết. 5
  11. NỘI DUNG Chƣơng 1. SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ 1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.1.1. Về kinh tế Trong nông nghiệp: Diện tích canh tác đã tăng một cách đáng kể, tuy vậy vẫn không bù lại được số ruộng bị bỏ hoang do thiên tai, mất mùa, nhiều nông dân đã phải đi lưu tán. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, đại đa số bộ phận diện tích đất canh tác đều trồng lúa. Do kỹ thuật lạc hậu nên năng suất không cao (khoảng 9 tạ/ha). Đến cuối những năm cuối thế kỷ XIX, tư bản Pháp tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nông dân: “Năm 1888, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền mà chúng gọi là đất vô chủ” [4; tr.284]. Tiếp đến năm 1897, triều đình Huế lại ký điều ước nhượng cho Pháp quyền khai khẩn đất hoang. Ngày 1/5/1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất của vua Nguyễn. Từ đây thực dân Pháp tha hồ tước đoạt ruộng đất của nhân dân ta. “Năm 1900, diện tích của các đồn điền người Âu là 322.000ha, trong đó ở Nam Kỳ là 78.000 ha” [4; tr.287]. Phương thức kinh doanh trong các đồn điền của Pháp chủ yếu vẫn là phát canh thu tô, thực dân Pháp ít quan tâm đến kỹ thuật khiến cho đất đai ngày càng nghèo nàn, sức lao động trở nên kiệt quệ. Trong thủ công nghiệp: Đến giữa thế kỷ XIX, thủ công nghiệp Việt Nam đã khá phát triển. Một số nghề có xu hướng tách khỏi nông nghiệp hình thành ra các làng nghề hay phố nghề: Nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà; nghề dệt ở Vạn Phúc, La Khê (Hà Đông) Đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam thì thủ công nghiệp Việt Nam bắt đầu chịu sự tác động và chi phối của chiến tranh như nghề đóng tàu thuyền, làm vũ khí Bên cạnh các xưởng thủ công do nhà nước quản lý, một số xưởng thủ công dân gian đã mọc lên ở nhiều nơi. Nhìn chung vào cuối thế kỷ XIX, nền sản xuất thủ công nghiệp nước ta bắt 6
  12. đầu có những thay đổi, hoặc do nhu cầu chiến tranh, hoặc do nhu cầu của công cuộc đô hộ bóc lột của tư bản Pháp. Các hoạt động thủ công vẫn còn gắn chặt với nông nghiệp, tồn tại với tư cách là nghề phụ gia đình. Trong công nghiệp: Trong khi kìm hãm nông nghiệp trong vòng lạc hậu, thực dân Pháp đầu tư vào một số ngành kinh tế để khẳng định vị trí của tư bản Pháp ở Đông Dương. Trước hết là đầu tư những ngành khai mỏ: thiếc, kẽm, sắt, thủy ngân đặc biệt là than. Trong lĩnh vực khai thác mỏ, mỏ than đặc biệt chú ý, tổng sản lượng khai thác than năm 1892 là 95.000 tấn, đến năm 1900 là 201.000 tấn. Thực dân Pháp chú trọng xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, vừa thỏa mãn nhu cầu thị trường Đông Dương và kiếm được nhiều lợi nhuận, vừa có khả năng cạnh tranh ở thị trường Viễn Đông. Phương thức kinh doanh chủ yếu là tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt, sử dụng đến mức tối đa sức lao động thủ công kết hợp với cơ giới, kết hợp bóc lột tư bản với phong kiến, nhờ đó mà lợi nhuận thu được không ngừng tăng lên. Một nền công nghiệp đã xuất hiện ở nước ta nhưng đó chỉ là một nền công nghiệp phiến diện, què quặt, không có công nghiệp nặng, thể hiện rõ tính chất thuộc địa. Trong thương nghiệp: Trong lĩnh vực thương nghiệp, Việt Nam là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp: “Hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam chỉ phải đóng thuế 2,5% trong khi hàng hóa các nước khác phải đóng thuế 5% giá trị” [4; tr.287]. Ngoài ra thực dân Pháp còn ra sức chèn ép thương nhân Việt Nam, dung dưỡng cho thương nhân Hoa Kiều làm đại lý cung ứng hàng xuất khẩu, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa Pháp. Ngày 11/1/1892, Pháp ra một đạo luật mới, quy định hàng hóa Pháp hoàn toàn được miễn thuế còn hàng hóa nước khác phải đóng từ 25% đến 120% giá trị khi nhập khẩu vào Việt Nam. Chính sách độc quyền thương mại của thực dân Pháp làm bần cùng hóa nhân dân lao động và bóp chết các ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Toàn bộ chính sách đầu tư, khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở Đông Dương là một chính sách hẹp hòi, ích kỷ, thiển cận nhằm trói buộc nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Đây là chính sách cướp bóc của thực dân Pháp bằng 7
  13. phương pháp bóc lột tư bản chủ nghĩa kết hợp với hình thức bóc lột dã man thời trung cổ. Tình hình kinh tế suy đốn như vậy, cho nên nền tài chính của nhà nước cũng bị khốn quẫn. Ngay từ khi Tự Đức lên ngôi, Trương Quốc Dụng đã tâu: “Tài lực của nhân dân không bằng 5,6 phần 10 năm trước”[6; tr.57]. Năm 1860 Nguyễn Tri Phương than: “Quân và dân của đã hết sức yếu”[6; tr.57]. Dưới triều Nguyễn, thời Gia Long, Minh Mạng, nhà nước còn đúc được tiền, nhưng đến thời Tự Đức nhà nước không đúc được tiền nữa nên tiền đồng, tiền kẽm rất ít, phải nhờ thương nhân Trung Hoa đúc một hạng tiền lấy niên hiệu Tự Đức vừa mỏng vừa xấu, gọi là tiền sếnh, nhân dân không ai chịu tiêu. Đời sống của nhân dân lại càng điêu linh, cực khổ. Trong lúc đó, nhà Nguyễn vẫn tăng cường bóc lột nhân dân để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, phung phí của chúng và nộp chiến phí cho giặc. Chúng tìm mọi cách để bóc lột nhân dân và kiếm tiền như đánh thuế rượu, bỏ lệ cấm thuốc phiện để đánh thuế Bộ máy quan liêu đã thối nát lại càng trở nên đồi bại. Chúng chỉ biết tham ô vơ vét và bóc lột nhân dân. Cuộc sống của người dân đã khổ cực lại càng thêm cực khổ. 1.1.2. Về chính trị - xã hội Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án ; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Để phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng nhà nước thống nhất, chặt chẽ, đồng thời thực hiện thủ đoạn “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp kí sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương gồm các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đến ngày 19/4/1899, tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên Bang Đông 8
  14. Dương. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là viên toàn quyền người Pháp, đại diện cho chính phủ Pháp trực tiếp cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới hội đồng tối cao Đông Dương, có các cơ quan Trung ương về quân sự, dân sự, pháp lý, thanh tra, cảnh sát, tài chính đặc trách các công việc giúp toàn quyền điều hành bộ máy thống trị và khai thác bóc lột. Việc củng cố chính quyền Liên bang gắn với việc củng cố chính quyền các xứ. Thủ đoạn “chia để trị” là một trong những nguyên tắc chỉ đạo hành động của chúng. Nước Việt Nam chia làm ba xứ với ba chế độ khác nhau. Nam kỳ là xứ thuộc địa gồm 20 tỉnh do thực dân trực tiếp cai trị về mọi mặt. Trung Kỳ là xứ bảo hộ chia làm 14 tỉnh do một viên quan khâm xứ Pháp đứng đầu, triều đình Huế vẫn được duy trì với tên gọi “chính phủ Nam triều”. Nhưng mọi quyền hành đều ở Tòa Khâm sứ do viên Khâm sứ Pháp đứng đầu. Ngoài ra còn có hội đồng bảo hộ gồm một hay hai đại diện của phòng Thương mại hay Canh nông, hai đại diện của Viện Cơ mật. Bắc Kỳ là xứ “nửa bảo hộ” do một viên thống sứ người Pháp đứng đầu. Bên cạnh Phủ Thống sứ có Hội đồng bảo hộ và hai Phòng Thương mại và Canh nông ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng. Bắc Kỳ có 26 tỉnh, 35 đại lí, 4 đạo quan binh và hai thành phố. Hệ thống chính quyền ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ cấp tỉnh trở xuống về đại thể giống nhau. Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Công sứ người Pháp. Bên cạnh tòa Công sứ, hệ thống tổ chức quan lại cũ vẫn được duy trì. Tất cả các quan “Nam triều” này chỉ đóng vai trò thừa hành những quyết định của Tòa Công sứ Pháp. Mỗi tỉnh chia làm nhiều phủ, huyện bao gồm các tổng, xã, làng, đạo, châu đối với các tỉnh miền núi là các tổng, làng, bản. Song song với việc tăng cường và củng cố bộ máy hành chính, thực dân Pháp còn tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù nhằm nhanh chóng hoàn thành triệt để công cuộc bình định, để “phòng thủ Đông Dương”, “ mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là các nước lân cận với Đông Dương” và phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột. Đi đôi với bộ máy quân sự, cảnh sát đó là hệ thống pháp luật khắc nghiệt với chế độ riêng cho từng xứ cùng hệ thống tòa án, nhà tù dầy đặc khắp Việt Nam. Từ huyện, phủ, châu trở lên đều có nhà tù và trại giam. Ngoài ra thực dân Pháp còn 9
  15. thực hiện nhiều thủ đoạn chia rẽ dân tộc và tôn giáo. Bộ máy chính quyền của thực dân Pháp được thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với giai cấp phong kiến phản động do thực dân Pháp chi phối nhằm thực hiện chính sách khai thác, bóc lột vô cùng tàn bạo của chúng Về xã hội, nhà Nguyễn dùng luật pháp hà khắc, quân đội, nho giáo phản động làm công cụ kìm kẹp nhân dân về mọi mặt, cho nên mâu thuẫn xã hội vốn đã có mâu thuẫn nay càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra và kéo dài. Vì đời sống cơ cực, tô thuế, sưu dịch nặng nề và bởi các chính sách đối nội đối ngoại không phù hợp của triều Nguyễn nên các cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra, khó có thể dập tắt. Để đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân, triều đình đã thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa một cách tàn bạo. Khiến cho lòng dân than oán, chia lìa, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. 1.1.3. Về văn hóa - giáo dục Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc về văn hóa là một trong những biện pháp cai trị của bọn thực dân. Mục đích của nền giáo dục thuộc địa là góp phần duy trì ách thống trị vĩnh viễn của bọn thực dân Pháp. Vì vậy tùy theo yêu cầu về chính trị và kinh tế của từng thời kỳ, thực dân Pháp đề ra những chủ trương cụ thể. Để thực hiện mục đích trên, thực dân Pháp lợi dụng nền giáo dục Nho học với chế độ khoa cử lỗi thời. Các trường học chữ Pháp bắt đầu được mở, chữ Hán dần mất địa vị độc tôn. Đặc biệt, năm 1896, Pháp cho thành lập trường Quốc học Huế đặt dưới quyền kiểm soát của Khâm sứ Trung Kỳ. Trường thu nhận con em quan lại cao cấp người Việt Nam vào học nhằm đào tạo đội ngũ tay sai trung thành với chế độ thuộc địa. Báo chí là một công cụ tuyên truyền đắc lực cho sự thống trị của thực dân Pháp. Việc xuất bản sách, báo, tranh ảnh cũng được chú ý. Sách được xuất bản thành 4 ngôn ngữ: Hán, Nôm, Pháp, Quốc Ngữ. Hoạt động xuất bản đã đánh dấu một bước phát triển mới, chuyển từ xuất bản sách phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm sang phần lớn chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp: “Sự xuất hiện và phổ biến chữ Quốc ngữ 10
  16. đã trở thành cỗ xe nhẹ nhàng chở những luồng tư tưởng mới để sau đó trở thành vũ khí đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống thực dân và phong kiến”[4; tr.289]. Tình hình sinh hoạt văn hóa có ít nhiều biến đổi và phát triển, chủ yếu ở các đô thị. Ở nông thôn văn hóa làng vẫn tồn tại trong chính sách “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”. Những thói hư tật xấu của xã hội được thực dân Pháp dung dưỡng. Các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn: Cờ bạc, rượu chè cùng với đó là những hủ tục ma chay, cưới xin, nạn bói toán, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề. Nhân dân bị thất học hơn 90%. 1.1.4. Về quân sự quốc phòng Là một quốc gia phong kiến được xếp vào hàng tương đối mạnh ở khu vực Đông Nam Á, Nhà Nguyễn đã chú ý tới việc xây dựng và phát triển lực lượng quân đội, bao gồm bộ binh, kị binh, tượng binh và pháo binh. Thời Thiệu Trị và Tự Đức việc binh vẫn được chú ý. Song một khi lòng dân đã li tán, xa rời, chống lại triều đình thì dùng có lực lượng đông nhưng chưa mạnh. Triều Nguyễn tài chính suy kiệt, kỹ thuật lạc hậu, đến giữa thế kỉ XIX mà vẫn huấn luyện theo kiểu trận đồ bát quái, ngũ hành, long thao, hồ lược Vũ khí chủ yếu là gươm giáo, súng điểu thương, súng lớn đúc bằng đồng được bố trí ở thành quách độ chuẩn xác không cao, ít cơ động. Binh lính thì bị ngược đãi, vũ trang kém, lương bổng, quân tư trang thiếu thốn. Trong lúc binh lực suy tàn, tài chính kiệt quệ, lòng dân oán trách thì triều đình hết sức bảo thủ, không chịu duy tân cho nên không đủ khả năng đương đầu với thực dân Pháp. Năm 1859, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã nói: “quân và dân đã hết, sức đã yếu”. Cuối thế kỷ XIX nước ta lâm vào tính trạng khủng hoảng về mọi mặt: kinh tế ngày càng kiệt quệ, chính trị - quân sự bất ổn, xã hội phân hóa sâu sắc, văn hóa - giáo dục thấp kém. Thêm vào đó là sự nhòm ngó, mở rộng xâm lược của tư bản Pháp. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu đối với triều đình nhà Nguyễn: Một là, tiến hành cải cách mở cửa, trấn hưng đất nước, chuẩn bị mọi lực lượng, kế hoạch tác chiến, đường lối kháng chiến để tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Hai là, bắt tay với Pháp trở thành tay sai, thuộc địa của tư bản phương tây. Trước yêu cầu đó, Nguyễn 11
  17. Trường Tộ cùng với một số sĩ phu yêu nước đã đề nghị triều đình Tự Đức canh tân đất nước. Theo ông, đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt như vậy thì phải tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, ngoại giao. 1.2. Cuộc đời của Nguyễn Trƣờng Tộ 1.2.1. Nguyễn Trường Tộ khi chưa hình thành tư tưởng cải cách Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô. Thân sinh ra Nguyễn Trường Tộ là một thầy thuốc Bắc có tiếng và có những mối quan hệ mật thiết với nho sĩ trong vùng. Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Nguyễn Trường Tộ còn học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Ngôi làng Bùi Chu phía Đông giáp với nhánh sông xuôi về thị xã Vinh, là nơi buôn bán sầm uất. Phía Tây là những dãy núi chứa nhiều quặng sắt đang được khai thác. Dân làng lấy quặng để nấu sắt hoàn toàn thủ công và theo lệ hằng năm phải nộp cho nhà nước 80 cân sắt nấu thành phẩm. Một trục lộ chính (sau này trở thành quốc lộ) đi qua ngôi làng tạo nên sự khởi sắc, giao lưu giữa giới nho sĩ, dân chúng tụ họp, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Hoàn cảnh xuất thân từ gia đình và quê hương đã ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng Nguyễn Trường Tộ sau này. Thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ được thân sinh truyền đạt những kiến thức căn bản Nho giáo. Tiếc thay, khi Nguyễn Trường Tộ vừa mới lớn thì thân sinh qua đời. Gia cảnh trở nên khó khăn. Vì thiếu một chỗ tựa, chính thân mẫu đành gửi con sang thụ giáo ông Tú Kép vốn là nơi quen biết gia đình. Nhận thấy Nguyễn Trường Tộ thông minh, có khả năng tiến xa hơn, nên cụ Tú Kép gửi cậu Tộ sang học với một ông Cống sinh giỏi hơn tên là Hựu ở xã Kim Khê. Một lần nữa, thầy Hựu phải khâm phục cậu học trò bẩm tính thông minh lại đại tài đại chí này. Thầy Hựu dẫn trò Tộ lên huyện - phủ để ra mắt và xin làm môn sinh dưới mái trường Địa Linh. Tư chất và tài học của cậu học trò Tộ đã làm mọi người thán phục. Lúc đó cậu đã bước sang tuổi thanh niên. Mọi người nghĩ rằng, sau khi thụ huấn với thầy Địa Linh xong, Nguyễn Trường Tộ sẽ lều chõng lỉnh kỉnh đến trường thi để toại chí bao năm đèn sách. 12
  18. Nhưng không, Nguyễn Trường Tộ mang trong lòng một hoài bão khác. Phải đến sau năm 1868 từ khi giã biệt thầy Địa Linh, nhìn bằng hữu đến trường thi, Nguyễn Trường Tộ mới bộc lộ cái hoài bão đó: “Từ mười lăm năm nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày nay nên tôi đã ra sức tìm tòi học hỏi trí khôn của mọi người ”[2; tr.135] và: “Vậy học là gì? Học là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm. Mà làm việc gì? Và làm ở đâu? Làm tức là làm công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc hữu dụng đó cho đời sau nữa”[20; tr.102]. Tân nho sinh Nguyễn Trường Tộ mang hoài bão trở về nhà chờ đợi sẽ có ngày ý nguyện mình thực hiện. Tại đây, Nguyễn Trường Tộ được Giám mục Gauthier (tên Việt Nam Ngô Gia Hậu) mời vào dạy chữ Hán cho Chủng viện xã Đoài. Nhận thấy Nguyễn Trường Tộ trí khôn lanh lợi, lại có những tư chất cầu tiến, Giám mục Gauthier quyết định dạy tiếng Pháp và một số môn khoa học phổ thông cho Nguyễn Trường Tộ. Đây là cơ hội để Nguyễn Trường Tộ tiếp xúc với kiến thức từ văn minh phương Tây ngoài kiến thức Nho giáo sở trường của mình. Một thế giới nhận thức khác mở ra trong tư duy Nguyễn Trường Tộ khác hẳn cách nghĩ của Khổng học. Giám mục Gauthier cảm phục cách làm việc, nghiên cứu của người học trò này. Năm 1858, một số biến cố quan trọng xảy ra. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault De Genouilly tấn công và chiếm cảng Tuorane (Đà Nẵng). Tự Đức và triều đình phản ứng lại bằng cách bách hại người công giáo rất khốc liệt. Cường độ cuộc bách hại này cao hơn so với thời hai vua Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847). Họ cho rằng Thiên Chúa giáo là nguy cơ phá vỡ truyền thống Khổng giáo của dân tộc và tiếp tay với thực dân Pháp để xâm lược Việt Nam. Ngoài những hình thức truy bắt, tù đày, trảm quyết, Tự Đức cùng triều đình còn áp dụng chính sách “Phân - Tháp” đối với người Công Giáo. Sự kiện này càng kích động thêm giới nho sĩ. Họ kích động nhân dân nổi dậy chống đối người có đạo Công Giáo. Về phía mình, người Công Giáo bị dồn vào chân tường, nhiều người đã chấp nhận cái chết như biện pháp để giải quyết hai vấn đề trọng yếu của đời họ: vừa trung thành với niềm tin vừa không mang tiếng là “phản quốc”. Trước tình hình nguy kịch toàn diện đó, sự tồn tại là điều thiết yếu 13
  19. nhất, chủng viện xã Đoài giải tán, Nguyễn Trường Tộ theo giám mục Gauthier sang Pháp để tránh cơn bách hại dữ dội này. 1.2.2. Nguyễn Trường Tộ từ khi hình tư tưởng cải cách Trong thời gian ở Pháp (1858 - 1861), Nguyễn Trường Tộ tận dụng tối đa những điều kiện khả dĩ để nâng cao việc học của mình, mong rằng sau này làm được cái gì đó cho dân tộc. Với tầm nhìn xa, cộng thêm lòng yêu nước chân thành Nguyễn Trường Tộ không oán trách Tự Đức cũng như giới nho sĩ đồng liêu của mình trước cơn bách hại đang xảy ra ở quê nhà. Trong lòng Nguyễn Trường Tộ vẫn mang một hoài bão về quê hương khi đặt đất nước mình trong vị thế đối sách với các nước mình đã đi qua, nhất là nước Pháp: “Hồi chiếu dẫu không nương ánh sáng, Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ”[20; tr.29]. Chuyến đi này tạo cho Nguyễn Trường Tộ cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thế giới Tây phương. Một quá trình nghiên cứu thực tế kết hợp với những kiến thức đã diễn ra trong thời gian này tạo cho Nguyễn Trường Tộ có một cái nhìn mở rộng, thức thời. Ông quyết định nghiên cứu tường tận để hiểu đâu là sức mạnh, tiến bộ của người phương Tây. Về cách làm việc của Ông, lĩnh vực nào Ông cũng để ý đến, trên là thiên văn cao xa, dưới là địa lý sâu sắc, giữa là nhân sự phiền phức; cho đến luật lịch, binh thư, bách nghệ, cách trí, thuật số đều nghiên cứu đến nơi cả. Không những Ông học trong sách vở, trên ghế giảng đường, trong thư viện, như sinh viên ngày nay, mà Ông còn tìm thực tế bằng cách vào các nhà máy, xưởng thợ nghiên cứu, quan sát, kiểm chứng giữa lý thuyết và thực tiễn, tìm ra cái kỹ xảo của người Châu Âu. Ông còn mô tả cách tổ chức trong xưởng, sản phẩm được chế tạo, hình dạng, kích thước, giá cả, ứng dụng của sản phẩm trong thực tế. Nguyễn Trường Tộ tự đưa ra các phương châm cho cuộc đời, hành động của mình, sống bất trung với nước tức là bất trung với mình. Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước với hoài bão lớn là đem sự học của mình để giúp canh tân đất nước, tự cường tránh được tai họa mất nước. Lúc này Pháp đã chiếm Gia Định. Sự có mặt của Nguyễn Trường Tộ làm người Pháp hy vọng. Họ mời Ông giữ chức vụ phiên dịch trong dinh, nhưng Ông từ chối. Triều 14
  20. đình Huế đi từ thất bại này đến thất bại khác khi đụng độ với lực lượng thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1861, đại đồn Kỳ Hòa, nơi kiên cố tập trung hỏa lực mạnh nhất ở miền Nam của triều đình Huế thất thủ. Thực trạng đó làm Nguyễn Trường Tộ suy nghĩ nhiều. Giữa tình hình rối ren đó, triều đình Huế lại không thống nhất trong hành động, chia làm hai phe: bên chủ chiến và bên chủ hòa. Tự Đức không đủ sáng suốt để quyết đoán. Bên chủ hòa thắng thế với chủ trương: “bãi việc binh đao cho dân nghỉ ngơi, liệu thời nuôi sức”. Triều đình đi đến giải pháp hòa, chủ trương này đã đưa Nguyễn Trường Tộ đến quyết định nhận làm thông dịch cho Pháp, để mong đóng góp phần lợi thế cho nước nhà qua cuộc hòa đàm bất lợi này. Đây là nỗi khổ tâm của Nguyễn Trường Tộ khi phải làm một công việc bất đắc chí đó. Khi Phan Thanh Giản thay mặt Triều đình vào thương thuyết với thực dân Pháp ở Nam Kỳ, Nguyễn Trường Tộ tìm cách gặp vị đại thần này. Bài thơ của Ông gửi Phan Thanh Giản bộc lộ nỗi lòng một con người luôn muốn phục hưng đất nước: “Dệt mướn thôn Tây há bởi nghèo, Nhà riêng khuôn khổ đã quen theo. Xóm Đông cung gấm như cần hỏi, Cặn kẽ kim vàng vẽ lối theo”[20; tr.30] Nhận thấy thực dân Pháp ngày càng thể hiện rõ ý đồ xâm lăng, Nguyễn Trường Tộ xin thôi chức thông dịch cho Pháp: Từ giai đoạn này Nguyễn Trường Tộ giành hết thời gian, năng lực vào việc soạn thảo những kế hoạch để làm cho dân giàu, nước mạnh. Mục đích cầm bút của Ông là nhằm thiết kế nên những cách thức khả dĩ đưa nước nhà thoát khỏi ngoại xâm bằng nội lực, khôn khéo của chính nhân dân mình. Trong vòng mười năm (1861 - 1871) Nguyễn Trường Tộ liên tục gởi lên Tự Đức và viện cơ mật hơn 58 bản Điều trần. Đó là kết quả bao năm trời bôn ba hải ngoại, miệt mài nghiên cứu học hỏi vì một ngày mai tươi sáng cho nước nhà. “Mấy chục năm nay tôi bôn tẩu trong thiên hạ, thu thập những tình thế biến thiên xưa nay, đem những điều đã đọc trong sách nghiệm ra việc đời. Dù trao 15
  21. đổi với ai một lời nói, một câu chuyện, thâm tâm tôi cũng có ý thu lấy sự hiểu biết của người làm của mình, cho nên không kể là phải uốn nắn để cầu học hỏi, cũng khổ tâm lắm” [2; tr.287]. Khoảng cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp một số văn bản gửi lên vua và triều đình. Ông nói những người phương Tây nếu được đối đãi tử tế cũng sẽ đối đãi tử tế với mình, còn nếu không họ sẽ chiếm làm thuộc địa giống như các nước ở châu Phi, nhưng chưa kịp gửi lên triều đình thì bị họ Phạm ngăn cản. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" (tháng 2 năm 1865) và "Khai hoang từ" (tháng 2, 1866). Hy vọng đã đến, năm 1866, Tự Đức giao cho Nguyễn Trường Tộ đi tìm mỏ than. Sau đó, qua những điều trần “Kế hoạch làm cho dân giàu, nước mạnh” (Bản điều trần số 5), “Tám việc cần làm” (Bản điều trần số 27) rất thiết thực. Tự Đức phái Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Gauthier sang Pháp thuê thầy và mua sắm trang thiết bị để về mở trường kỹ thuật theo phương pháp Tây Âu. Đầu năm 1868, phái đoàn Nguyễn Trường Tộ về nước. Kế hoạch mở trường kỹ thuật sắp thành hình. Nhưng do sự phản ứng dị nghị của giới nho sĩ và triều thần, đồng thời lại sợ ảnh hưởng của Công Giáo, sợ ảnh hưởng phương Tây, Tự Đức chùn bước. Dự án mở trường không thành. Đi Pháp về, trong thời gian từ cuối tháng 2 cho tới cuối tháng 4 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho Triều đình, ít nhất là chín văn bản. Ngoài văn bản đầu tiên (sau khi về tới Huế), còn nói về việc mở trường và phát triển đất nước, hầu hết các văn bản khác đều xoay chung quanh vấn đề sứ bộ đi Pháp. Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, Ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy. 16
  22. Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ ngã bệnh nặng. Dù vậy, Ông vẫn gắng cầm bút thảo tiếp những điều trần gửi lên vua Tự Đức. Văn phong trong những bản điều trần như có máu và lửa từ tấm lòng yêu nước chân. Bệnh mỗi lúc càng nặng thêm, Nguyễn Trường Tộ liệt giường. Đến ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức ngày 23 tháng 11 năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đột ngột từ trần. Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). 1.3. Những tiền đề lý luận góp phần hình thành tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ Có thể nói, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ được hình thành là kết quả của một sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo và tư tưởng của nền văn hóa Tây phương. 1.3.1 Ảnh hưởng từ truyền thống Nho học Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo yêu nước, thân sinh Nguyễn Quốc Thư là một thầy thuốc giỏi, lại có hiểu biết nên ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Trường Tộ đã được làm quen với bút nghiên, kinh sách của Thánh hiền. Vốn thông minh, lại ham học hỏi, Nguyễn Trường Tộ từ nhỏ nổi tiếng có trí nhớ hơn người, học đến đâu nhớ đến đó, ít khi làm bài. Thuở nhỏ, ông học vỡ lòng về Hán học trong gia đình với thân sinh. Sau theo học với tú tài Giai ở làng Bùi Ngõa, cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc. Vì thế mà Ông có một vốn liếng về Hán học rất lớn không thua các vị khoa bảng trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Văn chương, cú pháp cũng như kiến thức về lịch sử và luật lệ Đông phương cũ, qua các bài viết của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình vua Tự Đức không ai chê vào chỗ nào được. Tuy nhiên, Nguyễn Trường Tộ không đậu đạt gì, một phần có lẽ vì Ông là người Công giáo nên không được đi thi, một phần có lẽ vì ông không muốn đi theo con đường khoa cử. Như vậy, có thể thấy những vốn liếng kiến thức về Hán học và những hiểu biết về lịch sử cũng như luật lệ Đông phương là rất lớn, là cơ sở, những tiền đề lý luận đầu tiên có ảnh hưởng đến hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ sau này. 17
  23. 1.3.2. Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây Khi tìm hiểu tiền đề hình thành, khi bàn đến tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, ngoài những vấn đề đã xem xét ở trên, cần phải đặt Ông trong văn hóa phương Tây. Sau khi thôi học chữ Hán, Nguyễn Trường Tộ đã dạy học chữ Hán trong nhà chung Xã Đoài và được giám mục người Pháp tên là Gauthier (Ngô Gia Hậu), dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các khoa học thường thức của Tây phương. Trong một bài viết tháng 5 năm Tự Đức thứ 17 (tức khoảng tháng 6- 1864), Nguyễn Trường Tộ nói: “Từ 15 năm nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày nay, nên tôi đã ra sức tìm tòi, học hỏi trí khôn của mọi người để thêm sự hiểu biết cho mình, chứ không phải chỉ mới một ngày”[2; tr.26]. Như thế có nghĩa là, Nguyễn Trường Tộ đã bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây phương từ những năm 1848 - 1849 (theo như bài viết tháng 6 - 1864) và có thể đã đi ra nước ngoài từ những năm 1848 - 1849 hay chỉ từ 1859 - 1861. Đào Duy Anh, một trong những người được tiếp xúc nhiều với các tài liệu đầu tay về Nguyễn Trường Tộ, đã nói rằng: “Mặc dầu là người Công giáo từ lúc sinh ra, tâm hồn tiên sinh đã bị lay động mạnh bởi tiếng bom nổ ở Đà Nẵng năm 1848 và, từ lúc đó, người thanh niên 20 tuổi ấy quyết từ bỏ lối học cổ truyền để di theo lối học thực dụng. Tiên sinh đã được giám mục Gauthier, giáo phận Xã Đoài, dạy cho tiếng Pháp, cung cấp các bản dịch chữ Hán của các sách Tây phương và cho đi du lịch ở Hồng Kông và Singgapore”[2; tr.32]. Nói tóm lại, ngoài vốn liếng về Hán học, Nguyễn Trường Tộ đã sớm tiếp xúc với văn hóa phương Tây, trước hết có thể là qua các giáo sĩ thừa sai người Pháp, chủ yếu là giám mục Gauthier. Nguyễn Trường Tộ cũng đã có dịp đi ra nước ngoài, nếu không qua các nước Tây Âu thì cũng qua các nước Đông Nam Á, nơi đây Ông đã được đọc các sách báo của Tây phương đã được dịch ra tiếng Trung Quốc. Theo ông Đào Duy Anh và những người đã tới tham khảo các tài liệu tại nhà của Nguyễn Trường Tộ ở làng Bùi Chu, trong tủ sách của Nguyễn Trường Tộ đã 18
  24. tìm thấy rất nhiều quyển sách chữ Hán thuộc loại Tân thư. Nhờ đó mà vào đầu năm 1861, Nguyễn Trường Tộ đã có được một số kiến thức khá rộng lớn về khoa học, kỹ thuật cũng như khoa học - xã hội Tây phương. Thông qua cuộc xâm lược của các cường quốc tư bản chủ nghĩa, và quá trình truyền bá đạo Kitô, tức là phải tìm hiểu vấn đề Kitô giáo và vấn đề văn hóa, văn minh phương Tây thế kỷ XIX ở Việt Nam, đã tác động ảnh hưởng đến Nguyễn Trường Tộ như thế nào. Vấn đề Kitô giáo luôn là một yếu tố quan trọng của văn hóa phương Tây. Đạo Kitô khi truyền vào Việt Nam thường gặp phải sự bài xích của dân chúng và triều đình theo đạo Phật, đạo Nho, nó đã trải qua những bước thăng trầm, và cũng nhiều lần bị vua chúa cấm đoán trừng trị. Kitô giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ, bởi Ông được sinh ra và hoạt động trong môi trường Kitô giáo. Là một giáo dân trong địa phận Nam Đàng Ngoài (Giáo phận Vinh), Nguyễn Trường Tộ chứng kiến những đợt khủng bố giáo dân dưới triều vua Tự Đức, và bản thân Ông đã phải lánh nạn với giám mục Gauthier vào Đà Nẵng năm 1858. Từ khi còn nhỏ, Nguyễn Trường Tộ đã tiếp thu văn hóa Kitô giáo, là người có học thức, lại thường xuyên để tâm nghiên cứu mọi vấn đề, ông hiểu sâu kinh thánh. Điều này thể hiện rõ qua các di thảo, các bản điều trần của Ông. Khi lập luận Ông thường viện dẫn kinh thánh, nhưng được vận dụng giải quyết vấn đề một cách khéo léo, và người đọc không hề thấy ở ông sự cuồng tín như những người “tử vì đạo” hay những giáo dân mê lú, quan niệm của Ông là tôn giáo nào cũng lấy điều trung hiếu làm chính. Những bản điều trần ông xin triều đình đừng kỳ thị, đối xử bất công với giáo dân, đọc lên thật thiết tha có lý. Có thể thấy, Nguyễn Trường Tộ tiếp thu văn hóa Kitô giáo theo tinh thần yêu người như yêu mình, như những điều răn của Chúa, và cũng giống như nhân cách một nhà Nho chân chính, điều này ở thời đại của Ông là rất hiếm. Mặc dù đạo Kitô thời đó bị triều đình truy bức, bản thân Ông bị nghi ngờ, bài xích nặng nề nhưng Ông không một lời oán trách, trước sau vẫn giữ tấm lòng trung quân ái quốc. Có thể nói, văn hóa Kitô giáo có ảnh hưởng quan trọng đến sự xuất hiện tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ. 19
  25. Vậy là, một trong những yếu tố quan trọng làm xuất hiện tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ nói riêng, tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nói chung, là sự xuất hiện của đạo Kitô, một thứ đạo chưa từng có, làm cho người ta vừa ngỡ ngàng, lo sợ, vừa thích thú. Song, cũng do quá trình truyền đạo có sử dụng kiến thức khoa học để giải thích những vấn đề vốn mê tín, đã kích thích một số người, trong đó có Nguyễn Trường Tộ, mở rộng tư duy đến phương Tây tư bản chủ nghĩa và khoa học kỹ thuật. Do vậy, khi nghiên cứu tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ, qua các bản điều trần của Ông, chúng ta cần nắm bắt ba vấn đề: Một là khoa học kỹ thuật mới lạ; Hai là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là kinh tế tư bản pha trộn với kinh tế nông nghiệp lạc hậu; Ba là lối Tư duy mới theo kiểu phương Tây trong con người Nho giáo. Từ đó, chúng ta thấy ông đã được tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với văn hóa, văn minh phương Tây ở nhiều góc độ khác nhau, như ngoại giao, dò tìm thêm ngoài triều đình Đây là một nhân tố khách quan, quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Mặc dù các yếu tố văn minh, văn hóa, phương Tây đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng chỉ đến khi Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất ở một số địa điểm, làm bàn đạp cho tiến trình xâm lược Việt Nam, thì các yếu tố văn hóa, văn minh đó mới có điều kiện tác động mạnh hơn tới xã hội Việt Nam. Năm 1863, Pháp khánh thành Sở bưu điện Sài Gòn, năm 1864 trường học tiếng Pháp và đào tạo thông ngôn được thành lập, cũng trong năm đó Pháp còn phát hành cả báo tiếng Pháp và báo tiếng Việt Khi đọc những di thảo của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta thấy ông có những kiến thức về phương Tây mà thời ấy, ở Việt Nam ít ai biết đến. Ông hiểu về lịch sử thế giới và lịch sử nước Pháp, hiểu về quá trình bành trướng của các nước lớn ở phương Tây. Mặc dù các di thảo của Ông hoàn toàn viết bằng chữ Hán, không hề có dấu vết ngữ văn phương Tây, song những kiến thức mà Ông tích lũy được lại chứng tỏ rằng, Ông đã tiếp thu chúng từ văn minh, văn hóa phương Tây. Còn việc tiếp thu như thế nào, bằng cách nào thì cần được nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Có thể, các giáo sĩ phương Tây đã truyền thụ cho ông những kiến thức khoa học, kỹ thuật và những tư tưởng không hề được giảng dạy trong nhà trường truyền thống của dân tộc. 20
  26. Chƣơng 2. NHỮNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ 2.1. Tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ về kinh tế Nguyễn Trường Tộ là một người thiết tha nhất đến vấn đề trấn hưng kinh tế nước nhà để làm cho dân giàu nước mạnh. Trong các bản điều trần, Ông đã chú ý đến nhiều vấn đề “làm cho dân giàu nước mạnh”. Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị lên triều đình nhà Nguyễn rất nhiều chương trình phát triển kinh tế. 2.1.1.Về nông nghiệp Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên tầm quan trọng của ngành kinh tế nông nghiệp và thực trạng của nó lúc bấy giờ. Theo Ông, nông nghiệp là gốc, phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống. Thế nhưng dưới triều Tự Đức, nông nghiệp nước ta giảm sút nghiêm trọng và chưa được quan tâm phát triển. Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ cho rằng cần có tri thức về ngành kinh tế này, đôi khi nói đến cải cách học thuật, môn đầu tiên được đưa vào chương trình là khoa nông chính. Khoa nông chính có nhiệm vụ thu thập kinh nghiệm của nông dân khắp nơi để soạn ra sách “nông chính toàn thư” cho nhân dân học tập. Đây quả là một điều mới mẻ và tiến bộ của Ông, chứng tỏ Ông là một người rất coi trọng khoa học. Ông muốn vận dụng khoa học, vận dụng tri thức vào sản xuất. Mặt khác, Nguyễn Trường Tộ luôn chú trọng đến vấn đề phát triển nông nghiệp vì ông hiểu rõ nông nghiệp là thế mạnh cũng là nền tảng kinh tế cho nước ta từ bao đời nay. Thứ hai, theo Nguyễn Trường Tộ cần phải có một đội ngũ quan lại chuyên phụ trách về vấn đề phát triển nông nghiệp, giám sát giúp đỡ nhân dân bảo vệ mùa màng, tránh sâu bệnh tăng năng suất, phát triển sản xuất. Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị lập bộ canh nông như các nước phương Tây. Bởi vì Ông cho rằng ngành trồng trọt chăn nuôi của nước ta đều phó mặc tự nhiên, không có quan viên giáo dục đốc suất, dân chúng cứ theo lề lối cũ mà làm không có gì mới mẻ cả thì làm sao có thể hi vọng mỗi ngày một giàu thịnh để đóng góp thêm tài chính của nhà nước. Nhất là trong nhân dân có nhiều tập tục mê tín dị đoan cản trở việc khai hoang phục hóa, việc tưới tiêu mà không có ai chủ xướng cải cách. Quan nông chính không những 21
  27. phụ trách về nông nghiệp mà còn phải phụ trách về thủy nông. Trong “Tế cấp bát điều” và trong bài “Về Nông Chính”, Ông có nhiều ý kiến về lợi ích của việc trồng cây gây rừng và việc bảo vệ muông thú Nguyễn Trường Tộ đã nhận thấy rõ tình hình suy đốn của nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, nhân dân chưa biết tận dụng thiên thời địa lợi sẵn có, cho nên muốn phát triển nông nghiệp cần phải khắc phục tình trạng lạc hậu đó. Thứ ba, để trấn hưng nông nghiệp, Nguyễn Trường Tộ đề cập đến vấn đề sửa sang cương giới, bởi vì vấn đề này có liên quan đến việc mở rộng diện tích trồng trọt để tăng thu nhập hàng năm cho nhân dân và nhà nước. Ông nói triều đình phải nắm được diện tích của đất nước, phải biết rừng núi, ruộng nương, sông rạch, thôn quê, thành thị, nơi hiểm yếu cũng như nơi danh lam thắng cảnh trong nước Việc đó rất quan trọng cũng như chủ nhà phải biết mình có bao nhiêu gia sản, ruộng vườn. Nói tóm lại, theo Ông trị nước phải biết “kinh lí cương giới” để nắm vững tài nguyên trong nước, để có kế hoạch kinh doanh khai thác. Ông nhấn mạnh rằng các nước phương Tây rất coi trọng vấn đề này vì có sửa sang cương giới thì mới củng cố và phát triển mọi mặt trong nước. Ngay khi Pháp đến Gia Định, họ đã lo tìm hiểu đất đai miền ấy và tiến hành khai hoang. Nhưng ở nước ta việc này rất coi nhẹ cho nên việc sản xuất không có kế hoạch, vì vậy công quỹ nhà nước bị thiếu hụt, nhân dân thường sinh kiện cáo tranh giành ruộng đất. Muốn có một nền chính trị tốt, trước hết phải lo tìm hiểu tài nguyên nước ta. Trước hết nhà nước phải lo vẽ địa đồ toàn quốc ghi rõ vị trí, địa thế, diện tích, tài nguyên Sau đó mỗi tỉnh, mỗi xã phải vẽ địa đồ trong tỉnh, trong xã của mình. Ông nhấn mạnh về việc vẽ địa đồ, ông cũng am hiểu có thể phụ trách được và đó là việc cần thiết phải làm “nước ta xưa nay vẫn xem thường việc này, hình như cho là chưa cần thiết, nhưng thực sự nó có ích cho ta rất nhiều không thể kể hết” [2; tr.305]. Thứ tư, khi đã vẽ được địa đồ rồi thì phải trù tính việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp. Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh rằng đất đai nước ta phì nhiêu nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều như ven sông Cửu Long cần được khai thác. Đối với những miền xa xôi không có nhân công khai phá thì Ông đề nghị chính sách dinh điền, di dân nghèo ở những làng đông dân và dùng tù nhân để khai 22
  28. hoang đất đai. Những chính sách của Ông khác hẳn chủ trương của triều đình dùng chính sách cưỡng bức lao dịch đối với tù nhân trong các đồn điền nhà nước, họ đeo gông trong lúc làm việc, chịu đòn roi của lính tráng và không được hưởng gì. Ông đề nghị cho họ mang cả vợ con và khai thác được bao nhiêu thì họ sẽ được sở hữu hoàn toàn. Thứ năm, vấn đề mà Nguyễn Trường Tộ quan tâm nhất đó là thủy lợi, vì sản xuất nông nghiệp thì luôn phải gắn với vấn đề này. Vấn đề thủy lợi cũng được Ông hết sức quan tâm. Ông nêu lên lợi ích của việc đào kênh không những giúp cho việc dẫn nước tưới khi hạn hán mà còn giúp cho giao thông được thuận lợi. Ông nói đào kênh còn tránh được nạn lụt do nước nguồn gây ra. Nước ta là một nước có mưa nhiều, đến mùa mưa thường gây lụt lớn, thiệt hại cho nhân dân. Cho nên việc đào kênh còn liên quan đến việc bảo vệ đê điều, chống vỡ đê. Ông phân tích rõ nguyên nhân vỡ đê ở nước ta là vì độ dốc sông rất cao, nhưng lòng sông lại hẹp cho nên vào mùa mưa không đê nào có thể chịu nổi. Ông đã trình bày kế hoạch bảo vệ đê. Ông đề nghị phải đào nhiều kênh ở tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình để phân tán lượng nước, do đó hạn chế được sức nước chảy mạnh. Sau đó lại phải xem địa thế để đào thêm kênh nhỏ, và ở nước ta Ông cho rằng kênh không phải vét, mà do nước chảy, kênh mỗi ngày sẽ rộng và sâu thêm. Ngoài ra còn phải xây dựng những đập giữ nước, tháo nước; đào những hồ chứa nước lớn để điều hòa và giữ nước tưới cho ruộng. Theo Nguyễn Trường Tộ công trình thủy lợi là một công trình to lớn, nhà nước nên khuyến khích nhà giàu bỏ tiền cho vay và khen thưởng cho những người có sáng kiến trong việc đắp đê, chứa nước, đắp đê, đào giếng, chống úng, Nhà nước cũng cần cử người ra ngoài học về thủy lợi để sau này về giúp cho việc làm thủy lợi. Có thể thấy rằng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng rất tiến bộ trong việc khôi phục và phát triển làm nông nghiệp của nước ta lúc bấy giờ và cho đến nay nhiều tư tưởng của Ông vẫn được chúng ta áp dụng, thực hiện có hiệu quả. 2.1.2. Về thương nghiệp Nguyễn Trường Tộ chủ trương giao lưu hàng hóa bằng ngoại thương cũng như nội thương. 23
  29. Về ngoại thương, thì Hòa ước ngày 5 - 6 - 1862 ký kết giữa triều đình vua Tự Đức với Pháp và Tây Ban Nha thì thương lái và thương thuyền của công dân hai nước này được tự do ra vào buôn bán ở cửa Hàn, cửa Ba Lạt và cửa Quảng Yên. Tuy nhiên có thể do triều đình nhà Nguyễn chưa muốn mở cửa cho người nước ngoài ra vào nhòm ngó nên đã không tổ chức ngoại thương. Nguyễn Trường Tộ, trong nhiều văn bản gửi lên triều đình luôn luôn nhấn mạnh đến nhu cầu mở rộng cửa biển cho tàu bè các nước vào buôn bán. Đó là một xu thế chung, một mình Việt Nam không thể cường lại được. Về nội thương, Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh việc bảo vệ hàng nội hóa theo chế độ mậu dịch của các nước phương Tây, phàm là hàng ngoại quốc bất luận là hàng gì thì tùy theo giá đắt rẻ mà đánh thuế nặng nhẹ, nhưng đều phải đánh thuế gấp đôi hàng hóa trong nước. Những hàng hóa nào không cần thiết cho sự sống thì đánh thuế thật nặng. Mối băn khoăn lớn nhất của Ông khi bàn về nội thương là đường giao thông vận chuyển hàng hóa. Bởi vì nước ta là một nước có chiều dài, và lúc bấy giờ vận chuyển từ Bắc vào Nam chủ yếu bằng đường biển thì lại bị đe dọa bởi bão gió, cướp biển. Đó là chưa nói đến khi xảy ra biến cố thì tàu địch có thể phong tỏa như Pháp đã làm năm1862. Việc giao lưu hàng hóa từ Bắc vào Nam sẽ bị nghẽn tắc, ông đã thấy rõ điều đó. Xúc tiến việc đào kênh trong nội địa thay thế cho việc vận chuyển đường biển để tránh nạn hải phỉ, cướp bóc và tai nạn bão táp. Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhà nước đào một con kênh từ Hải Dương vào kinh và Ông tự nguyện trong nom về kỹ thuật và đốc thúc tiến hành. Ông nghĩ rằng bây giờ nên xem xét địa thế từ Hải Dương đến kinh đô để đào một con kênh lớn cho thuyền nhà nước hay thương nhân lớn nhỏ đều thông thương được, rồi lập trạm thu thuế và đóng thuyền vận tải theo kiểu phương Tây. Như vậy không những nhà nước và các tỉnh đều được lợi dài mà dân gian buôn bán làm ăn, đi Nam về Bắc dầu ít vốn cũng làm được. Thuyền bè đi lại càng đông thì thuế thu được càng nhiều, càng có lợi cho nước. 24
  30. Để sớm khai thác được tài nguyên của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề nghị: Một là, phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào khai thác. Ông đã nêu ra phương thức: một là, cho công ty nước ngoài khai thác rồi ta thu lợi một phần; hai là, ta với họ liên doanh; ba là, tự làm lấy. 2.1.3. Về tài chính Đối với Nguyễn Trường Tộ, thuế là nghĩa vụ của nhân dân đối với công việc chung của đất nước, nhưng thuế phải công bằng và hợp lý. Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ đề nghị chấn chỉnh thuế điền thổ, nhưng mục đích không phải là tăng thuế mà là làm cho việc đóng góp của nhân dân được hợp lý và tránh sự gian lận thuế. Ông nói: “điều tôi xin đề nghị đây không phải xin tăng thuế nhiều thêm mà xin cân bằng lại chỗ thừa chỗ thiếu”[1; tr. 301]. Ông nhấn mạnh vào tình trạng không chính xác của sổ sách điền thổ lúc bấy giờ. Tình hình ruộng đất luôn thay đổi, có nơi đất đã bị lở, hoặc bị sa bồi, thu hoạch kém trước, cũng có nơi ruộng đất được bồi thêm dư ra nhưng trong sổ điền vẫn chưa sửa, ruộng đất công tư lẫn lộn. Do đó nạn lậu thuế ngày càng nghiêm trọng, số thu nhập của nhà nước ngày càng sút kém. Nhưng triều đình vẫn không chú ý và vẫn để tình trạng ấy kéo dài. Ông đề nghị nhà nước phải lựa chọn những quan lại thanh liêm, đáng tin cậy đi khắp trong nước đo đạc lại ruộng đất, vẽ địa đồ rồi phân hạng ruộng đất xấu tốt. Trên cơ sở nắm được tình hình ấy, nhà nước mới xem xét lại thuế, nơi nào đất xấu thu hoạch ít thì giảm, nơi nào ruộng đất thật sự bỏ hoang thì miễn thuế, nơi nào ruộng đất tăng thì phải thêm thuế. Và do đó nhà nước sẽ thu được đúng mức thuế có lợi rất lớn mà lại hợp công bằng, dân không so bì than oán. Thứ hai, Bên cạnh việc chỉnh lí điền thổ, Nguyễn Trường Tộ đề cập đến vấn đề điều tra hộ khẩu, biên rõ số người để việc đóng thuế được công bằng và hợp lý hơn. Ông đã nhấn mạnh vào nhiệm vụ của triều đình phải nắm vững sự tăng giảm của dân số, tình hình nghề nghiệp và sinh hoạt của họ. Việc điều tra dân số sẽ giúp cho nhà nước điều chỉnh được thuế đinh và chấm dứt được mọi sự gian lận do bọn cường hào lũng loạn. Ông đề nghị triều đình bắt tổng lý các xã phải biên số người trong xã đầy đủ và rõ ràng. Họ phải thống kê trong xã có bao nhiêu nam, phụ nữ, 25
  31. người già, trẻ em, bao nhiêu người ở lâu, bao nhiêu người mới đến, bao nhiêu người có nghề và làm nghề gì. Hằng năm phải điều chỉnh một lần vì sẽ có những người đổi nghề, hoặc chết và mới sinh. Để làm được tốt. triều đình cần phải nói rõ mục đính của công việc này không phải là để tăng thuế mà để nắm vững tổng số dân và làm cho thuế được công bằng. Những đề nghị trên đây của Ông đã phản ánh phần nào tình hình nước ta lúc bấy giờ. Nạn kiêm tinh ruộng đất của bọn địa chủ rất nghiêm trọng, người nông dân bị mất ruộng đất, bị phá sản phải lưu vong. Sự tranh chấp ruộng đất diễn ra hàng ngày giữa nông dân và địa chủ. Bọn cường hào nhân cơ hội đó lại có cơ hội trốn thuế, lậu đinh của triều đình. Cho nên dân nghèo bị tăng cường bóc lột mà thuế má của triều đình bị chúng bỏ túi nên thiếu hụt. Nhưng do hạn chế giai cấp, nên Ông cho rằng gian lận thuế má là do bọn cường hào lũng loạn. Nhưng cũng vì dân nữa và những biện pháp trên đây của Ông là để chấm dứt tình trạng đó. Thứ ba, để cho thuế má công bằng và hợp lý, Nguyễn Trường Tộ tuy chưa đề cập đến vấn đề giảm thuế chi dân nghèo nhưng Ông đã đề nghị triều đình phải đánh thuế nặng nhà giàu. Ông chỉ ra tệ xấu của nước ta, người giàu đóng thuế bao nhiêu thì người nghèo phải đóng thuế bấy nhiêu. Đó là sự bất hợp lý. Bọn nhà giàu cho vay nặng lãi, làm những việc bất nghĩa khiến dân ngày càng một nghèo. Có nhiều ruộng màu mỡ, ít bị bỏ hoang mà lại mong cho mất mùa để được miễn giảm thuế khóa, cũng là nhà giàu. Nhà giàu sở dĩ giàu được, một phần là do vơ vét của làng xóm và láng giềng, một phần do quốc gia bồi đắp cho họ. Họ sở dĩ yên hưởng được sự giàu sang là còn nhờ hành chính và an ninh của quốc gia. Tô điểm nhà mình cho đẹp đẽ chi bằng bỏ ra chút ít để tô đắp thành trì của đất nước được vững chắc. Thành có vững nhà mới vững chắc. chưng dọn vũ khí trong nhà cho khéo, cho tinh không bằng bỏ ra chút ít để làm cho khí giới của nước nhà tinh nhuệ. Kinh giới tinh nhuệ giữ được nước thì nhà mới còn. Vì vậy các nước phương Tây lấy thuế nặng nhà giàu, thế mới hợp lẽ công bằng. Đánh thuế nhà giàu theo ông còn hợp với tình cảm con người, đem chỗ thừa bù chỗ thiếu. Ông còn chỉ ra tình trạng nước ta nhà giàu không những được đóng thuế ít mà còn lợi dụng lúc dân nghèo thiếu thuế mà 26
  32. bóp nặn. Khi thiếu thuế, người nghèo phải vay tiền nhà giàu thì họ lấy lãi cắt cổ, thậm chí nhờ có tiền vay lãi mà họ còn được miễn tiền sưu dịch, nhờ có tiền mà họ đứng ra chứa bạc, lợi dụng kẻ thua bạc mà mua rẻ ruộng vườn. Thứ tư, Ngoài ra để bổ sung cho nền tài chính trong nước, đồng thời để bài trừ tệ lậu trong xã hội, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình đánh thuế nặng các sòng bạc, mặt hàng rượu, thuốc lá, thuốc phiện, chè, các mặt hàng xa xỉ. Đây cũng là một biện pháp tiến bộ và có hiệu quả nhất định trong việc giữ gìn trật tự xã hội lúc bấy giờ, thậm chí cho tới ngày nay biện pháp này cũng được chúng ta áp dụng. Thứ năm, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị quản lý chặt các nguồn tài chính trong nước như phải biết rõ số lượng hàng hóa xuất nhập, số lượng tàu bè qua lại, số lượng chợ búa, nhà trọ, giá cả hàng hóa. Nhà nước cũng cần phải nắm sự chi dùng và sản xuất trong nước để điều chỉnh giữa sản xuất và tiêu thụ, đồng thời cũng phải nắm vững gia sản của nhân dân, của người giàu, người nghèo. Việc nắm vững được những vấn đề nêu trên sẽ giúp cho triều đình có thể quản lý tốt nền kinh tế, cũng như có những biện pháp kịp thời để điều hòa khi nền kinh tế khủng hoảng, và quản lý chặt chẽ nguồn thu của quốc gia, tránh việc bị thất thoát, tham nhũng xảy ra. Tuy nhiên đối với Ông, thuế cần được chấn chỉnh, nhưng đó chỉ là một nguồn thu có giới hạn nhất định mà thôi. Điều cần thiết là phải tạo ra nhiều của cải chõ xã hội. Như vậy, những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về kinh tế căn bản đã góp phần đáp ứng yêu cầu lúc bấy giờ, Tư tưởng cải cách về kinh tế của Ông khá toàn diện, nếu được thực hiện thì cũng tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Nhưng do điều kiện lịch sử và điều kiện giai cấp hạn chế, những tư tưởng của Ông vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót. Mặc dù vậy, qua những tư tưởng cải cách trên đây đã cho chúng ta thấy được khát vọng tha thiết muốn làm cho dân giàu nước mạnh. 2.2. Tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ về chính trị - xã hội 2.2.1. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về chính trị Nguyễn Trường Tộ đã đi theo đường lối chủ hòa. Nhưng chủ hòa của Ông dựa trên cơ sở phân tích xu hướng xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản phương 27
  33. Tây sang Đông, phân tích tương quan mất cân bằng lực lượng giữa quân xâm lược với triều đình. Ông coi hòa là chiến lược nhất quán từ đầu đến cuối và trên thế chủ động hòa hoãn nhằm mục đích có hòa bình để canh tân, nâng cao nội lực của đất nước. Để quản lý đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề nghị vẽ bản đồ biên giới cũng như điều tra dân số và làm thống kê về tất cả mọi mặt sinh hoạt của đất nước, vẽ bản đồ tất cả các xứ trong nước. Về địa phận mỗi tỉnh, huyện, xã, thôn, phường, sách, động, trang phải đo đạc lại hết cho phu hợp bốn bên, xa gần, rộng hẹp, đồng thời mô tả hình thế mật đất, như tôi đã nói ở trên, rồi ghi chủ rõ ràng vào bàn đồ cả nước, trong bản đồ phải có thuyết minh để thấy rõ các mối liên lạc. Vẽ bản đồ phải thực hiện nhiều loại, có loại vẽ phân tích ra từng phần, có loại vẽ tổng hợp chung tất cả các phần vào một (như lối vẽ của phương Tây), nhưng nói chung các bản đồ phải lấy độ số bằng dặm vuông để dễ suy toán. Đồng thời để xây dựng mô hình nhà nước hiệu quả trong quản lý đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị triều đình nhiều cải cách hành chính như hợp tỉnh, huyện để tinh giảm biên chế, giản lược thủ tục giấy tờ Đặc biệt Ông đề nghị triều đình phải tiến hành cải cách hệ thống quan chế lúc bấy giờ. Ông đề nghị sát nhập một số tỉnh, huyện để tinh giảm biên chế và tăng lương cho các quan chức trong triều đình. Ông nói: Hãy xem tình Quảng Đông và Quảng Tây hợp lại có thể gấp đôi nước ta. Một huyện cùa Trung Quốc có thể tương đương một tỉnh của ta. Trên thế giới còn nhiều nước phân chia tỉnh huyện còn lớn hơn cả Trung Quốc nữa. Trung Quốc có nhiều vị quan xin giảm bớt số viên chức, hợp tỉnh huyện lại, ý cho rằng nhiều quan thì Triều đình tốn nhiều lương bổng, dân gian bận rộn đón đưa, yêu sách. Lại có nhiều viên chức hiếu sự ưa moi móc chuyện nọ chuyện kia để được tiếng siêng năng, khiến sinh nhiều tệ đoan không thế kể xiết. Vì vậy ngày xưa người ta cỏ câu chuyện mười con dê chín người chăn, một con ngựa hai người giữ. Phủ huyện Trung Quốc lớn thế còn đòi cắt giảm quan lại, huống hồ là ta Vậy xin gấp rút xem xét địa thế, hợp hai ba tỉnh thành một tỉnh, hoặc ba bốn huyện thành một huyện, lấy số lương dư ra cấp thêm cho các quan hiện chức [2; tr.277-278]. 28
  34. Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên thực trạng hệ thống quan chế dưới triều Tự Đức. Đó là hệ thống quan liêu nặng nề tới mức “10 con dê, 9 người chăn”, “một con ngựa, 9 người giữ”. Hệ thống quan lại ấy vừa làm cho triều đình tốn lương bổng, vừa làm cho tình trạng quan dân mâu thuẫn, xa rời nhau, khiến trên dưới không thông, lòng dạ khác nhau. Quan viên phần lớn bất tài, quan văn thì miệng ba hoa nhưng soạn thảo công văn thì phải nhờ thư lại; quan tòa thì lợi dụng dân trí thấp kém, chữ nghĩa rắc rối, thủ tục đơn kiện tụng rườm rà để vo tròn, bóp méo sự thật và công lý. Do đó, kính sợ quan là kính sợ quyền chức chứ không phải do nhân phẩm, tài năng của quan. Còn quần thần trong triều đình là một đám gia nhân chỉ biết làm trò hề cho yên lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài. Ở các làng thì bọn cường hào, lý dịch bao chiếm đất công, ruộng công thành ruộng riêng làng mình dùng vào việc cúng tế, hát xướng, trốn thuế, lậu thuế, khai man sổ đinh để thu của nhân dân thì nhiều, nạp lên triều đình thì ít. Xuất phát từ những thực trạng trên, Nguyễn Trường Tộ đã nêu ra các biện pháp để cải cách hệ thống quan chế: Một là, phải đổi mới học thuật, đào tạo quan lại theo lối mới. Hai là, phải trị nước bằng luật pháp, bất luận quan hay dân đều phải học luật nước. Vì có luật nước mới giành được kỷ cương, uy quyền và chính lệnh của quốc gia, hạn chế được sự lạm dụng quyền hành. Cai trị bằng pháp luật thì sẽ bảo đảm được công bằng. Ba là, hạn chế quyền hành của nhà vua. Ông đề nghị vua không có quyền xét xử mà chỉ có quyền ân xá. Bốn là, phải thận trọng trong việc tuyển quan lại, phải chọn quan giỏi, thanh liêm siêng năng, sáng suốt. Theo Nguyễn Trường Tộ, muốn giữ thanh liêm cho quan lại thì một trong những biện pháp là tăng lương, để tăng lương thì phải biên chế bộ máy gọn nhẹ, lấy quỹ lương ra cấp cho quan lại tại chức. 29
  35. 2.2.2. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về xã hội Theo Nguyễn Trường Tộ triều đình cần phải có chính sách giúp đỡ những người nghèo khổ trong xã hội và có nơi nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi, vô gia cư. Vì dưới triều đình nhà Nguyễn, việc chăm lo cho những người bất hạnh trong xã hội như nuôi nấng trẻ mồ côi, giúp đỡ người tàn tật, già yếu neo đơn và nghèo đói chưa được quan tâm, nếu có thì cũng chưa có hiệu quả và thành hệ thống. Ông nhận xét: “Tôi thấy hiện nay Triều đình có xuất công quỹ lập viện tế bần để nuôi người nghèo khổ. Nhưng do người thừa hành không làm hết nhiệm vụ, nên chỉ có danh nghĩa mà thực tế những người nghèo khổ không được hưởn sự trợ giúp bao nhiêu.”[2; tr.321]. Để ổn định xã hội theo Nguyễn Trường Tộ cần phải: Một là, phải có sự công bằng. Công bằng là điều kiện đảm bảo sự bền vững, ổn định cho an ninh xã hội. Hai là, cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ. Tất cả các mối quan hệ, các vấn đề xã hội đều được xem xét trên pháp luật của quốc gia. Phải làm cho mọi người hiểu biết luật pháp, tôn trọng luật pháp. Ba là, đối với tù nhân, ăn của nhà nước thì phải để chúng làm việc không nên để chúng ở không. Vì ăn ở không là gốc của mọi tội lỗi. Bọn chúng phải được cải tạo bằng lao động. Bốn là, phải xuất công quỹ lập trại tế bần để nuôi người nghèo khổ, lập Viện Dục Anh để nuôi dạy trẻ mồ côi. Khuyến khích việc nuôi trẻ mồ côi và giúp đỡ người nghèo khổ. Nhà nước lập các trường dạy trẻ miễn phí, nhà trọ, nhà dưỡng lão, nới phục hồi nhân phẩm. Nhà nước phải cấm không cho kẻ ăn xin, nếu ai vô cớ đi ăn xin dọc đường đó rõ ràng là kẻ trá hình, bất cứ ở đâu hễ gặp là bắt ngay về tra xét và đưa họ vào công dịch. Làm được việc đó xã hội sẽ trở lên ổn định, lành mạnh và văn minh hơn. Như vậy, ta có thể thấy tấm lòng nhân đạo của một người làm cải cách, xuất phát từ tình yêu thương con người cộng với tầm nhìn sâu rộng của người có tài, Nguyễn Trường Tộ đã đề ra được những chính sách xã hội mang tính chất tiến bộ và vô cùng nhân đạo. Những vấn đề xã hội mà Ông nêu lên cho tới bây giờ vẫn còn mang tính thời sự. 30
  36. 2.3. Tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ về văn hóa - giáo dục 2.3.1. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về văn hóa Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Quốc, đặt biệt là quan niệm “nội hạ ngoại di” trong nhận thức về các nền văn hóa khác, triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng một lòng tự tôn dân tộc mới có thái độ phủ nhận các nền văn hóa ngoài Trung Quốc. Việc coi kẻ xâm lược phương Tây tới là “Tây di” có tính miệt thị là sai lầm. Phê phán quan niệm văn hóa lạc hậu đó, Nguyễn Trường Tộ khẳng định chỉ có con đường học tập văn minh phương Tây mới có thể khắc phục được các mặt yếu kém của đất nước, dần dần tự trị, tự cường và chiến thắng những kẻ xâm lược có nền văn minh cao hơn. Một trong những biện pháp giữ được khối đại đoàn kết dân tộc để đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp là phải để tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo lương, không phân biệt đối xử, không đàn áp giáo dân. Về sự đoàn kết lương giáo, Ông nói; “Giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, đều là dân của trời, sự ăn ở liên quan với nhau, vui buồn liên quan với nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia yên được sao? Một nước ví như một thân thể, một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên” [2; tr.235]. Để tự do tín ngưỡng, bãi bỏ sự phân biệt giáo dân, không đàn áp giáo dân cũng là một biện pháp để giữ gìn ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt khi dân tộc Việt Nam đang phải đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp. Trong văn bản về “Cải cách phong tục” (Di thào số 47, ngày 29 - 4 - 1871), Nguyễn Trường Tộ đã lưu ý triều đình về những việc rất nhỏ nhưng là những việc quan trọng đối với một dân tộc muốn có nếp sống văn hóa mới. Đó là việc vệ sinh chung quanh nhà quan cùng như nhà dân ở nơi đô thị, vệ sinh dọc đường sá, không đổ rác, không phóng uế bừa bãi. Ông cũng chống lại luật lệ không cho dân đi xe, đi giày. 2.3.2. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về giáo dục Từ sự phê phán nền học thuật, từ nhận thức mới về tính ưu việt của nền văn minh phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một đường lối giáo dục mới. 31
  37. Nguyễn Trường Tộ chủ trương phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng. Ông cho rằng: “không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng”[2; tr.225]. Nguyễn Trường Tộ cho rằng người đời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay thay đổi ra sao, cứ ca tụng đời xưa, cho rằng thời nay không thể nào bằng được, làm việc gì cũng muốn đi ngược theo xưa. Từ đó, Ông đặt ra vấn đề là nước ta chưa giàu, sao không đặt kế hoạch làm cho giàu? Binh chưa mạnh, sao không lo võ binh mạnh. Tai sao không đem tâm lực ra mà lo những việc cần thiết trước mắt, lại đem vào chuyện xa xôi không thiết thực. Nghĩa là phải áp dụng một nền giáo dục dạy và học mang tính thực dụng. Muốn vậy, theo Ông, trong các lớp học, trường học, tỉnh học, triều đình phải mở khoa nông chính, mở khoa công nghệ, mở khoa thiên văn - địa lý và mở khoa luật học. Ông còn đề nghị triều đình chọn những người giỏi gửi đi đào tạo nước ngoài. Trong bản điều trần về thực dụng, Nguyễn Trường Tộ đã kiến nghị triều đình nên cho các trường quốc học, các trường tư, các trường tỉnh đều dạy những điều thiết thực, và khi ra bài thi hương, thi hội thì chú trọng về tình hình hiện tại như luật, lịch, binh quyền, chính trị, việc của các bộ công, bộ hình, bộ lễ, bộ lại, cần phải cho các thí sinh nói thẳng, không dấu diếm cái gì, có cái tệ hại, có cái hay ho, cái gì nên để lại, cái gì nên thay đổi. Bài thi nào phân tích xác đáng, hợp thời thì được coi là trúng cách, còn những chuyện văn chương cũ, sách vở, thánh hiền thì coi là thứ yếu. Đây quả là tư duy mới mẻ của Ông, đáp ứng nhu cầu của thời đại lúc bấy giờ. Nguyễn Trường Tộ cũng đã đề nghị triều đình chú ý đào tạo người biết tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và sau là tiếng các nước trong khu vực. Và Ông nêu lên các biện pháp như thành lập các trung tâm ngoại ngữ, cử người đi nước ngoài học tập. Ngoài ra, Ông còn đề nghị mời các chuyên gia phương Tây về nước ta giảng dạy, phải mua tài liệu, máy móc để thực hành và phải dùng văn tự nước nhà, phải ban thưởng cho những người dự thi vào các khoa, các môn nhanh chóng làm sinh lợi cho nước nhà. 32
  38. 2.4. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về quốc phòng an ninh - ngoại giao 2.4.1. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về quốc phòng an ninh Xuất phát từ mối nguy hại của kẻ xâm lược, sự nội loạn trong nước và quân đội triều đình thì yếu kém, không có sức chiến đấu. Cho nên Nguyễn Trường Tộ rất quan tâm đến võ bị. Ông nói với triều đình phải gấp rút chấn chỉnh biên phòng, xiết chặt hàng ngũ, phải có một lực lượng mạnh mẽ thì mới khỏi bị các nước phương Tây đến viếng. Trong hầu hết các bản điều trần từ 1863 đến năm 1871, Ông đều nhắc đến vấn đề này. Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh đến vấn đề quân sự và Ông đã trình bày kế hoạch cụ thể để xây dựng quân đội nhà nước. Nguyễn Trường Tộ là người chủ hòa nhưng tư tưởng chủ hòa của Ông không phải xuất phát từ sự khiếp nhược kẻ xâm lược mà xuất phát từ sự phân tích, so sánh lực lượng giữa ta với địch. Vì vậy mà trong chiến lược canh tân đất nước của mình, Ông đặt vấn đề cải tu võ bị lên hàng đầu. Ông nói: “bây giờ đây nếu nước ta không gấp rút sửa đổi theo mới, để cho võ bị càng suy, nhân tâm càng yếu, thì lấy gì chống giặc, để bảo vệ nhân dân”[2; tr.230]. Nguyễn Trường Tộ đã nêu ra các biện pháp đổi mới về quân sự. Một là, phải coi trọng lý thuyết quân sự. Theo Nguyễn Trường Tộ, phải nghiên cứu binh thư cổ, phát huy những điểm tích cực; phải tiếp thu được lý thuyết quân sự hiện đại trên cơ sở đó soạn thành sách binh thư mới và ban bố cho quan quân cùng học tập. Ông còn đề cập đến những biện pháp để chấn chỉnh quân đội. Theo Ông, quân đội phải được huấn luyện qua khoa quân sự mới. Phương châm là lý thuyết phải gắn với thực hành, học võ là học các sách binh thư đồ trận. Học trong sách rồi đem ra chứng nghiệm trong thực tập. Hai là, phải coi trọng người lính. Theo Nguyễn Trường Tộ, lý thuyết quân sự là “những điều huấn luyện quân sự lúc bình thường, còn khi ra trận, binh sĩ có vẻ hăng hái hay không là do lúc bình thường ta có tạo ra được tình cảm gắn bó, ân nghĩa với nhau không. Nếu binh sĩ không có tinh thần chiến đấu dù có biện pháp hay không thì cũng trở thành bánh vẽ” [2; tr.235]. 33
  39. Từ đó, Ông đề nghị triều đình phải tăng cường tráng binh, giảm đi một nửa lính, lấy số lương cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại. Phải ưu đãi vật chất cho binh lính, nếu vì nước hi sinh, vợ của họ sẽ được hưởng lương suốt đời. Coi trọng người lính không chỉ ở chỗ cho ăn no, lương thưởng đủ mà còn thể hiện ở chỗ thái độ đối xử với họ, như không bắt lính hầu hạ quan, không được sỉ nhục, ngược đãi binh lính Có như vậy khi ra trận quan quân mới cùng nhau đồng lòng, chiến đấu hết mình với tâm thế anh dũng bảo vệ đất nước. Ba là, phải chú ý đào tạo cán bộ chỉ huy. Bởi vì người lính chính là nền tảng của quân đội, sĩ quan, tướng tá là rường cột của lực lượng vũ trang. Từ đó Nguyễn Trường Tộ đề nghị rước những người phương Tây giỏi về quân sự để huấn luyện cho sĩ quan và quân sĩ của ta. Võ quan phải biết cả lý thuyết và thực hành, vẽ bản đồ thế trận, hiểu biết lý thuyết về lập thành lũy, đồn lương ở các địa hình khác nhau phải vận dụng sáng tạo binh pháp. Ông đề nghị thường kỳ phải khảo hạch kiến thức của võ quan. Ông đề nghị triều đình phải thải bớt những người bất tài vì theo Ông võ quan cần giỏi chứ không cần nhiều và qua đó có điều kiện tăng lương cho binh lính. Bốn là, phải chỉnh đốn uy thế quốc gia về quân sự. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải đặt đất nước vào một thế trận chống giặc ngoại xâm, phải xây dựng hệ thống đồn bốt, chọn nơi hiểm yếu đắp thêm một thành lũy, dự bị cho đại thành, phòng thủ khi rút lui. Vấn đề vũ khí cũng được Nguyễn Trường Tộ hết sức quan tâm. Ông đề nghị triều đình phải mua vũ khí tối tân của các nước phát triển để trang bị cho quân đội và nhờ họ huấn luyện cho quân đội của ta cách sử dụng. Nhưng chủ yếu là triều đình phải lập những xưởng đúc súng, dựa vào súng của họ mà đúc ra súng của ta. Những xưởng đúng súng phải hoạt động bí mật. Đồng thời ta phải tăng cường khai thác các mỏ kim loại, làm hạt nổ thuốc súng và mời kỹ sư phương Tây về giúp đỡ. Ngoài ra, Ông còn đề nghị triều đình phải chú ý xây dựng đội ngũ quân nhân để tăng cường lực lượng giữ làng, giữ nước. Khi xảy ra loạn lạc hay bị xâm lăng, dân quân sẽ làm nhiệm vụ tự vệ hay phối hợp với quân đội triều đình chiến đấu. Đội quân này tổ chức thành đội ngũ có những vũ khí thông thường như giáo mác, và chủ yếu giữ làng và bảo vệ trật tự địa phương. Họ vẫn tham gia và quá trình 34
  40. lao động sản xuất, khi cần họ làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, xây đường, đào vét sông ngòi và các việc công ích. Đây là một trong những tư tưởng cải cách rất hay về quân đội của Ông, chẳng những tăng cường và mở rộng sức mạnh cho quân đội triều đình mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết giữa quân và dân. Chính sách này hiện nay chúng ta vẫn sử dụng nó một cách hiệu quả ở mỗi địa phương. Năm là, phải xây dựng ngầm lực lượng ngầm trong vùng địch chiếm đóng. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình: thứ nhất, lập mưu, bí mật xây dựng lực lượng của ta ngay trên địa bàn Pháp chiếm đóng; thứ hai, phải cài người vào trong hàng ngũ của đối phương; thứ ba, cho người sang Pari nắm bắt tình hình nước Pháp xem khi nào có thể đánh úp được Pháp. 2.4.2. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ về ngoại giao Về vấn đề ngoại giao, chủ yếu là vấn đề đối phó với cuộc xâm lược của Pháp. Hầu như trong văn bản nào Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình cũng đều liên quan tới vấn đề này. Bởi vì nếu thế ngoại giao không ổn và việc thu xếp với Pháp không xong, thì không thể nào canh tân, phát triển đất nước được. Ông chủ trương mở rộng giao thương với các nước, tạm hòa hoãn với Pháp, nhượng bộ Pháp. Bởi ông thấy rằng dù có đánh hay hòa thì thực dân Pháp cũng không bỏ đi. Nên ông cho rằng khi tạm hòa với Pháp thì chúng ta sẽ được yên ổn. Lúc đó, ta sẽ tiến hành canh tân đất nước, cho đến khi đủ giỏi, đủ mạnh thì mới hành động. Nguyễn Trường Tộ nói: “Nay có đánh họ cũng không đi, hòa họ cũng không đi. Họ chì xin mình một miếng đất mà thôi. Nếu cứ kiên quyết không cho họ sẽ lập mưu cướp hết, từ khách quay lại làm chủ, như thế là tiếc một mảnh đất mà trao cả đất nước cho họ. Nếu biết rõ, họ đã đến là không đi, họ ỷ thế vào những nước khác, thì đánh với họ tức là mất cái lớn không đáng mất mà còn tỏ ra mất đó là vì bất lực, không hợp tình, không kêu nài gì được, chi bằng hòa mà mất cái nhỏ không thể không mất mà còn tỏ ra mình ngoại giao biết điều và là việc hợp tình hợp lý có hơn không?”[2; tr.406]. Tư duy ngoại giao bế quan tỏa cảng, không giao thiệp với các nước phương Tây dưới triều Nguyễn đã làm cho đất nước bỏ qua cơ hội phát triển kinh tế đồng thời không nhận thức được sự thay đổi lớn lao của cục diện thế giới theo chiều hướng bất 35
  41. lợi cho ta. Trong khi triều đình vẫn bối rối trong vòng luẩn quẩn giữa chủ chiến và chủ hòa, tìm lại đất đai đã mất và duy trì đường lối ngoại giao đóng cửa bảo thủ, Nguyễn Trường Tộ đã mạnh mẽ đề nghị con đường hướng ngoại, mở cửa thông thương với các nước. Nguyễn Trường Tộ cho rằng sự “giao thiệp” với các cường quốc là một điều rất cần thiết ở cuối thế kỉ XIX. Có giao thiệp với bên ngoài mới biết rõ lý thế của họ, của ta rồi tùy cơ ứng biến, lựa chọn đường lối phù hợp. Một nước nhỏ nằm giữa sự cạnh tranh của các nước lớn phải khôn khéo kiềm chế các thế lực bên ngoài, dùng các nước đó để kiềm chế Pháp và kiềm chế lẫn nhau. Đồng thời Ông khẳng định, không ngoại giao với thiên hạ thì chẳng những nước mình bị cô độc mà còn không hiểu thấu tình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch thực hư như thế nào. Không mở rộng ngoại giao, không hiểu được thời thế thì tri thức câu thấp, tâm tính hẹp hòi, không mở rộng được kiến văn. Để tiếp xúc được với các nước một cách thường xuyên, Nguyễn Trường Tộ đề nghị với triều đình chủ trương ngoại giao và cách thức lập sứ quán. Ông cũng nêu lên yêu cầu, mục tiêu của công tác ngoại giao, “phải lập mưu khéo léo để ngăn chặn họ”, “tự mình phải hiểu thế mạnh của ta, của người, nắm cho được cơ hội giao thiệp qua lại, từ đó quyết định cho phù hợp tất cả ngay tại bàn thương nghị” [8; tr.153]. Nguyễn Trường Tộ cũng rất đúng đắn, sáng suốt khi nêu lên những nguyên tắc trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới là “cả hai bên cùng có lợi”, lúc thì cứng rắn, khi thì mềm dẻo nhưng phải đạt cho được mục đích cuối cùng là giữ được cái chưa mất và lấy lại được cái đã mất một cách nhẹ nhàng, có lợi nhất. 36
  42. Chƣơng 3. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay 3.1.1. Thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Hơn 30 năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, là sự nghiệp cách mạng to lớn của nhân dân ta vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thời đại. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam: Trong quá trình đổi mới, nhờ nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong nước, từng bước tổng kết thực tiễn khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm chủ quan, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua hơn 30 năm đổi mới với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, mỗi kỳ đại hội đánh dấu một bước tiến rõ rệt trong nhận thức lý luận của Đảng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu lý luận về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện tập trung trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đội lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định tám đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các 37
  43. dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Cương lĩnh cũng xác định tám phương hướng cơ bản và tám mối quan hệ lớn cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt. Có thể coi đó là đường lối chung để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng xác định phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đảng ta đã quyết định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới . Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nền kinh tế độ lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn và giải pháp phù hợp, trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây ấn 38
  44. tượng, được thế giới đánh giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước tăng lên nhiều. Sau 10 năm đổi mới (1996) đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; sau 25 năm đổi mới (năm 2010) đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Trong giai đoạn 2001- 2010, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với năm 2000, năm 2011 khoảng 170 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD, năm 2014 ước tính khoảng 1900 USD/ người. Trong 5 năm 2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài chính thê giới, suy thoái kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng GDP bị giảm sút. Tuy vậy, tốc độ tăng GDP bình quân vẫn ở mức khá, ước đạt 5,8%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 năm 2006-2010 đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch đề ra. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấn hớn 1,3 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 17,5%. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm xuống. Năm 2010, trong cơ cấu GDP, khu vực công nghiệp chiếm 41,1%, khu vực dịch vụ chiếm 38,3%, khu vực nông nghiệp chiếm 20,6%. Kết cấu hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng lên ( năm 2013 là 49%), đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội: Đảng ta đã đề ra chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách và từng bước phát triển. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực, là nguồn lực nội sinh của phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú hơn đời sống văn hóa, con người Việt Nam. 39
  45. Đảng ta đã quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, coi phát triển giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các cấp học và ngành học. Mở rộng giáo dục mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phát triể mạnh dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFT) vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức theo một số lộ trình hợp lý. Trong những năm đổi mới, Việt Nam đã rất quan tâm thực hiện các chính sách xã hội vì hạnh phúc của con người, coi đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và cũng là khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Chính sách xã hội bảo đảm và không ngững nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Xây dựng và triển khai Luật Việc làm; nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm công. Trong hơn 30 năm đổi mới, chính sách nhất quán cuả Đảng và Nhà nước là giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính đáng; chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5-2%/ năm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 60% trước đổi mới xuống còn 9,5%, năm 2013 còn 7,5%, phấn đấu đến năm 2015 còn dưới 5%. Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao. 40
  46. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh. Hệ thống dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao chất lượng. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được đặc biệt quan tâm, đảm bảo mức sống người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn cư trú. Đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội; bảo đảm cung ứng một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, nhất là cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đã phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa binh, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Nhờ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế bằng những chính sách phù hợp nên Việt Nam dã phát huy được nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học- công nghệ, về kinh tế trí thức, kinh nghiệm quốc tế, văn minh của nhân loại để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất, xây dựng đất nước. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, WTO , thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học-công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên 41
  47. tiến. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước ( trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt nam ngày càng được nâng lên. Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Nội dung xây dựng Đảng bao gồm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Mục đích nhằm xây dựng Đảng trong sạch ,vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới; phòng và chống những nguy cơ lớn đối với một Đảng cầm quyền: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. Đảng khẳng định phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ hoặc chủ quan, nóng vội, cực đoan. Đảng tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn đổi mới; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khắc phực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và nhân dân. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm từng tổ 42
  48. chức, sáp nhập một số ban, bộ, ngành Trung ương để giảm bớt đầu mối, thực hiện cải cách hành chính trong Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Chú trọng kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng viên. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đồng bộ các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ). Đổi mới và tăng cường công tác dân vận; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội. Việt Nam đã đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công; phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 và một loạt các bộ luật, luật và pháp lệnh theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao vai trò tối cao của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương các cấp. Ở Việt Nam việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, là động lực của sự ngiệp đổi mới. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. 3.1.2. Hạn chế trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trong hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt nam cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam còn một số vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ thể. 43
  49. Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn hóa phẩm độc hại, lai căng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài nguyên bị khai thác bừa bãi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tác động đến Việt Nam gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới. Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng công vụ chưa cao. Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều tiến bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều bất cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp luật chưa cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế, cải cách hành chính còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng túng. Mặc dù Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh 44
  50. đạo và sức chiến đấu của Đảng, song công tác xây dựng Đảng chưa có nhiều chuyển biến cơ bản trong tình hình mới. Chưa có những giải pháp hiệu quả để ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liệu, tiêu cực xã hội còn diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng- lý luận, công tác tổ chức- cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận còn nhiều bất cập. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng còn thấp, quản lý đảng viên chưa chặt chẽ; chế độ trách nhiệm không rõ ràng, nhất là của người đứng đầu. Những hạn chế trên đây làm cho Đảng chưa thật sự trong sạch, vững mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. * * * Qua hơn 30 năm đổi mới, nhận thức lý luận của Đảng ta về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xả hội của nước ta đã có những bước tiến lớn; đã vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc. tiếp thu kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế nước ta. Thực tiễn đã khẳng định đường lối đồi mới của Đảng qua hơn 30 năm là đúng đắn, sáng tạo; đường lối đổi mới từng bước được bổ sung, phát triển và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bào vệ Tổ quốc. Mỗi kỳ đại hội đánh dấu một bước tiến trong nhận thức lý luận, trong đường lối, chính sách phát triển đất nước, làm cơ sở cho những thành tựu trong thực tiễn; nếu không đổi mới thì đất nước không thể có thành tựu như ngày hôm nay. Đường lối đổi mới hình thành và phát triển là một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, kết hợp tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận; khắc phục từng bước những yếu kém, khuyết điểm, tư tưởng giáo điều, bảo thủ hoặc cực đoan, duy ý chí để đi đến cái đúng, đi đến chân lý. 45
  51. 3.2. Vận dụng tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay Việc nghiên cứu về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ sẽ góp phần thiết thực cho công tác nghiên cứu và tổng kết lý luận và thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, rút ra được những bài học lịch sử quý báu. Đồng thời những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, quốc phòng cho đến ngoại giao. Và cho tới nay nhiều tư tưởng cải cách của Ông vẫn còn nguyên giá trị, cho nên nó sẽ là những tư liệu tham khảo hữu ích cho nhiều chuyên ngành nghiên cứu, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. 3.2.1. Về kinh tế Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất một lối tư duy kinh tế mới, lấy lợi ích, lấy hiệu quả, lấy việc phát triển nguồn của cải xã hội làm mục đích. Những đề nghị cải cách này thực chất không có gì khác hơn là nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế thuần nông sang xây dựng một nền kinh tế nhiều ngành nghề, nhiều thành phần theo quy luật kinh tế hàng hóa. Mặc dù những tư tưởng cải cách kinh tế của ông chưa thật hoàn chỉnh, do không tính tới các điều kiện về mặt kinh phí, nguồn nhân lực, điều kiện kinh tế - xã hội Nhưng rõ ràng những đề nghị này thể hiện tầm tư duy kinh tế vượt thời đại của ông trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Và lịch sử đã chứng minh, đó là con đường phát triển kinh tế tất yếu để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Ngày nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật, để đời sống nhân dân ấm no, đất nước phát triển. Đại hội VIII của Đảng (6-1996) đánh dấu một bước phát triển mới của công cuộc đổi mới. Sau 10 năm đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của chặng đường đầu thời kỳ quá độ, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội đã chỉ ra những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 của thế kỷ XX. 46