Khóa luận Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam

pdf 62 trang thiennha21 16/04/2022 6190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_vat_tru_tinh_nguoi_phu_nu_trong_ca_dao_viet_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH NHÂN VẬT TRỮ TÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH NHÂN VẬT TRỮ TÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Hạnh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, không có sự trùng lặp với nghiên cứu nào trước đó. Số liệu khảo sát phục vụ cho việc triển khai khóa luận được lấy từ các nguồn tư liệu chính xác, tin cậy. Bên cạnh đó, khóa luận có kế thừa các số liệu của một số tác giả khác thuộc chuyên ngành. Việc sử dụng, trích dẫn đều ghi nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Hạnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Nhân vật trữ tình 6 1.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao 7 1.2.1. Hệ thống nhân vật 7 1.2.2. Đặc điểm nhân vật trữ tình 10 1.3. Khảo sát nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao 12 Tiểu kết: 16 Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA 18 2.1. Nhân vật trữ tình - người con gái 18 2.1.1. Người con gái trong tình yêu đôi lứa 18 2.1.2. Người con gái trong quan hệ gia đình, xã hội 21 2.2. Nhân vật trữ tình - người mẹ 25 2.3. Nhân vật trữ tình - người vợ 29 Tiểu kết: 32 Chương 3: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO THAN THÂN 33 3.1. Người con gái 33
  6. 3.1.1. Người con gái bị đối xử bất công 33 3.1.2. Người con gái bị ép duyên 36 3.1.3. Người con gái lấy chồng xa 38 3.2. Người con dâu 40 3.3. Người vợ 43 3.3.1. Người vợ trong cảnh chồng phụ bạc 43 3.3.2. Người vợ trong cảnh chồng chung 45 3.4. Người mẹ 47 3.4.1 .Người mẹ với những lo toan thường nhật 47 3.4.2. Người mẹ với những bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân 49 Tiểu kết: 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể ai đó không thể kể lại một truyền thuyết, một truyện cổ tích nhưng không thể không nhớ, không ngẫm ngợi hay ví von một lời ca dao. Dân tộc Việt Nam ta có vốn ca dao rất phong phú trong nền văn học dân gian. Ngay từ thuở còn nằm nôi trong tâm hồn của mỗi người đã được nghe những câu ca dao dân ca đầy sâu sắc và ngọt ngào qua những lời ru ầu ơ của những người phụ nữ trong gia đình như người bà, người mẹ đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ để rồi sau này lớn lên vẫn nhớ mãi không quên. Chính cái chất tình ấy của những lời ca dao ngọt ngào đã thể hiện tâm hồn, sự rung động của con người. Trở thành dòng sữa ngọt nuôi lớn tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua bao thế hệ, không chỉ xưa mà còn đến mai sau. Phải chăng vì thế mà tâm hồn người Việt luôn biết hướng tới cội nguồn, biết yêu thương gắn bó với nhau như anh em một nhà “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, với một số lượng vô cùng phong phú. Nó như một dòng sông dài vô tận chảy qua các vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã tâm sự rằng “thôn ca sơ học tang ma nữ” (ý là: câu hát thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề dâu gai). Hay như “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu thì nói ca dao là “thơ của vạn nhà”. Ca dao có ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc. Nó được coi là “khí sắc dân tộc”, trở thành một tấm gương soi của tâm hồn dân tộc. Cái chất tình tứ trong lời ca dao đã thể hiện tâm hồn, tình cảm con người, vì vậy vấn đề nhân vật trữ tình là vấn đề rất đặc trưng và nổi bật của thể loại này. Từ trước tới nay chúng ta khi nghiên cứu đều quan tâm tới thể thơ, phương thức nghệ thuật, các yếu tố biểu tượng hay không gian thời gian hoặc có thể là quan tâm tới “nhân vật trữ tình trong ca dao”. Nhưng vẫn chưa chú ý được tới nhân vật 1
  8. trữ tình là người phụ nữ trong ca dao Việt. Trước đây người ta có nghiên cứu về người phụ nữ thì cũng chỉ nghiên cứu những yếu tố riêng lẻ như “bi kịch người phụ nữ” hay “vẻ đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền” mà chưa chú trọng vào nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao. Vì vậy, việc chọn đề tài: “Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu, các phương diện đặc sắc của ca dao đã được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác. Đặc biệt, cùng với các công trình nghiên cứu thi pháp ca dao với nhiều vấn đề về: nhân vật, kết cấu, biểu tượng, đã được làm sáng tỏ. Về nhân vật người phụ nữ trong ca dao, đã có không ít luận văn, bài báo đề cập. Có thể điểm qua vấn đề này trong các nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Chu Xuân Diên, Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến, Trần Thị An, Năm 1957, khi đề cập tới hình tượng người phụ nữ trong ca dao trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (đến năm 2018 tái bản nhiều lần), Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “trong cuộc đời người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ quá và chịu nhiều thiệt thòi quá. Mặc dù công sức đóng góp cho xã hội không thua kém gì đàn ông, nhưng thực tế người phụ nữ không có quyền lực gì” [13, 231]. Lí do đẩy người phụ nữ vào nỗi khổ là vì “chế độ hôn nhân đã xây dựng trên cơ sở kinh tế của xã hội cũ” [13, 231]. Ông còn nêu một số nhận xét về mặt nghệ thuật với các biểu tượng thể hiện người phụ nữ như: “những hình tượng ẩn dụ như hoa quả, con cò, thường được sử dụng để ví, để làm rõ nỗi khổ và vẻ đẹp của người phụ nữ một cách hết sức tế nhị và kín đáo” [13, 254]. Năm 1973, trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” Đinh Gia Khánh đã chỉ ra nhân vật chính trong ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia 2
  9. đình là người phụ nữ lao động Việt Nam. Ý kiến của nhà nghiên cứu đã khẳng định sự hiện diện của kiểu nhân vật này trong thể loại. Năm 1978, trong cuốn “Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam”, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị cho rằng: “hình tượng về phụ nữ trong ca dao thường bắt gặp ở hai dạng là bài ca dao về sinh hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình yêu - hôn nhân (bài ca giao duyên)” [10]. Bên cạnh những công trình tiêu biểu kể trên, đề cập đến hình tượng người phụ nữ trong ca dao, còn phải kể đến một số bài báo, khóa luận tốt nghiệp như: “Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca” của Nguyễn Thị Huế (1986), “Qua một bài ca dao, hiểu thêm về phẩm chất của người phụ nữ xưa” của Nguyễn Luân (1994), Hay luận văn của Lưu Thị Nụ, khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội viết về đề tài “Người phụ nữ qua những hình ảnh so sánh trong ca dao Việt Nam” (1992) đã phân tích các biểu hiện về ngoại hình, tâm trạng, số phận, của người phụ nữ được thể hiện qua nghệ thuật so sánh trong ca dao. Năm 1996, Triều Nguyên trong bài “Thử khảo sát một số bài ca dao có mô hình cấu trúc một, hai - mười - thương (yêu-lo )” khi tìm hiểu về chủ thể trữ tình là nữ giới tác giả đã nhận xét về tình yêu của người phụ nữ với tâm trạng, cảm xúc khác nhau: “tình yêu của người phụ nữ được bộc lộ bằng sự quan tâm, lo lắng cho người bạn tình Đối với người bạn tình, đàn ông chú ý đến cái đẹp bên ngoài, trong lúc phụ nữ lại quan tâm đến những khía cạnh thuộc về cuộc sống ” [11, 43-47]. Phạm Thu Yến năm 1998 trong “Những thế giới nghệ thuật trong ca dao” đã đề cập đến số phận người phụ nữ ở hai khía cạnh giữa người phụ nữ qua ca dao truyền thống và người phụ nữ trong thơ hiện đại. Năm 2002, nhân vật trữ tình với những đặc điểm cụ thể đã được tác giả Trần Thanh Vân khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 3
  10. nhận diện và phân tích trong “Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả chưa thực sự chú ý đến kiểu nhân vật trữ tình người phụ nữ. Từ thực tiễn nghiên cứu trên, có thể thấy vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm, trước đó chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, trên cơ sở gợi ý của những người đi trước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam”. 3. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện nhân vật trữ tình người phụ nữ trong các mối quan hệ gia đình, từ đó thấy được cảm hứng chủ đạo của nhân vật. - Giúp hiểu sâu sắc hơn một kiểu nhân vật đặc trưng của ca dao trữ tình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong hệ thống ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân - bộ phận nổi bật trong ca dao Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tư liệu: Khóa luận được triển khai dựa trên nguồn tư liệu đã được công bố như “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật); “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan); “Ca dao dân ca Việt Nam chọn lọc” (Dương Phong), - Nội dung: Khóa luận giới hạn nội dung nghiên cứu ở hình tượng nhân vật người phụ nữ trong ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân của ca dao người Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện các nội dung của khóa luận: - Phương pháp hệ thống 4
  11. - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận - Góp thêm một tiếng nói chứng minh sự đặc sắc của một phương diện thi pháp ca dao – Thi pháp nhân vật - Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu ca dao – một thể loại văn học dân gian giữ vị trí quan trọng trong khoa tàng văn học dân tộc. 7. Bố cục khóa luận Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Người phụ nữ trong ca dao yêu thương tình nghĩa Chương 3: Người phụ nữ trong ca dao than thân 5
  12. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nhân vật trữ tình Có thể thấy, nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Thông qua nhân vật giúp khái quát tính cách, hiện thực cuộc sống, thể hiện quan niệm về cuộc đời của nhà văn. Mà trong một tác phẩm trữ tình, toàn bộ chất liệu cuộc sống và thực tại đều thể hiện qua lăng kính cảm xúc và tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trong đó nhân vật trữ tình chiếm một vai trò quan trọng trong tác phẩm trữ tình. Bởi khái niệm “thơ ca trữ tình” theo nghĩa mới là chỉ loại thơ ca biểu hiện cảm xúc tâm trạng. Vì vậy tác phẩm trữ tình thường phản ánh cảm xúc, tâm trạng, thế giới nội tâm con người với thực tại cuộc sống. Nên từ đó, nhân vật trữ tình chiếm vị trí không thể thiếu trong tác phẩm trữ tình. Nói đến nhân vật trữ tình đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu. Trong đó nêu đầy đủ đặc điểm mang tính bản chất của nhân vật trữ tình và phổ biến là khái niệm trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa “là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả - Nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét chân dung Đó là cái tôi được sáng tạo ra” [1,162]. Nhân vật là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật là yếu tố khái quát hiện thực đồng thời nó như phương tiện để tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, phong cách sáng tác dưới một hình thức biểu hiện tương ứng. Trong cuốn “Lí luận văn học” của Phương Lựu nêu khái niệm nhân vật trữ tình như sau: “thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ 6
  13. suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình” [9,359]. Xem nhân vật trữ tình là “cái tôi” đã được sáng tạo ra, không nên đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Bê-lin- xki) nhà thơ tự nâng lên trên đời thường cá biệt. Nhân vật trữ tình chính là nhân vật được tác giả tái hiện qua một số sự kiện nhất định, qua những cảm xúc và suy tưởng của chủ thể sáng tác. Nhân vật trữ tình bộc lộ chủ yếu qua yếu tố tâm trạng, cảm xúc mang đặc điểm của lịch sử và thời đại. Trong đó, ca dao thuộc thể loại trữ tình của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đây là thể loại thơ ca trữ tình dân gian. Để hiểu rõ một bài ca dao hay tác phẩm thơ trữ tình nào đó thì ta cần phải chú trọng tìm hiểu và phân tích về nhân vật trữ tình. Việc phản ánh hiện thực cuộc sống, thực tại đều qua lăng kính của nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc tâm trạng. Như vậy, nhìn chung nhân vật trữ tình là yếu tố quan trọng trực tiếp bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong một tác phẩm văn học. Nhân vật trữ tình có thể không có hình dáng, giọng nói, hành động cụ thể nhưng qua giọng điệu, cảm xúc, ý nghĩ ta có thể nhận ra được hình tượng nhân vật, đồng thời qua đó phản ánh được hiện thực cuộc sống, ý nghĩa xuyên suốt trong tác phẩm. 1.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao 1.2.1. Hệ thống nhân vật Theo giáo trình của Đỗ Bình Trị “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” đã nêu: “Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tức tác giả) luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật mà 7
  14. cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca dao) và nhân vật ấy chỉ có một số kiểu nhất định, tương tự như trong truyện cổ tích hoặc trên sân khấu trèo cổ. So với hàng chục ngàn câu (bài) ca dao còn được truyền lại thì số lượng nhân vật trữ tình trong ca dao quả là ít ỏi” [17,196-197]. Nhân vật trữ tình trong ca dao có một số kiểu nhất định như sau: a) Cô gái và chàng trai trong quan hệ bạn bè, lứa đôi. Đó là một cô gái với thứ tình yêu trong trắng mới chớm nở ở cõi lòng đôi lứa thanh niên, ca dao có câu: “Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.” [5,47] b) Người vợ, người chồng, người mẹ, người con, trong đời sống gia đình. Người con gái, con dâu, người vợ trong gia đình gia trưởng. Dưới đây là lời hát ru của người bà đối với cháu làm toát lên nỗi vất vả của người mẹ trẻ với sự gian truân vì công việc: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về. Cái ngủ mày ngủ cho say Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày.” [6, 157] Như trong hai câu thơ dưới đây nằm trong hệ thống những câu ca dao có cùng cấu trúc – chủ đề ca ngợi công ơn cha mẹ. Công lao của cha mẹ thường được ví von với những biểu tượng tự nhiên lớn lao kì vĩ. Sự so sánh ấy làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ” [2,43] Hay tình cảm sung sướng giản dị nhưng lại rất yêu thương nhau của đôi vợ chồng trẻ nơi nông thôn. Dù không sống trong cảnh giàu có lụa là, gấm vóc nhưng tình cảm hai người vẫn bình dị, hạnh phúc: 8
  15. “Đôi ta lấm tấm hoa nhài, Chồng đây, vợ đấy kém ai trên đời. Muốn cho gần chợ ta chơi, Gần sông tắm mát, gần nơi đi về.” [4,48] c) Người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách hay lời than thở của người vợ có chồng đi lính được viết trong các bài ca dao trữ tình thời phong kiến của người Việt. Dưới đây là lời than thở cả người vợ và người lính, dù đây không phải là người lính chống giặc ngoại xâm thời Trần, Lê hay Quang Trung mà chủ yếu là những “lính thứ” trong thời phong kiến suy tàn thời Lê Mạt, Nguyên Sơ: “Kìa ai tiếng khóc nỉ non Ấy vợ anh lính trèo hòn đèo Ngang Chém cha lũ giặc chết hoang Để cho thiếp phải gánh lương theo chồng Gánh qua xứ Bắc xứ Đông Hết gánh cho chồng, lại gánh cho con.” [6,170-171] d) Cùng với đó là hình tượng người lao động như: người làm ruộng, người trồng dâu, người dân chài cá, ngời thợ rèn, trong tất cả các mối quan hệ lao động, sinh hoạt và quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước, “Ùm ùm tát nước gầu giai, Ruộng cao ta lại tát hai gầu sòng. Bà con trong xóm đổi công. Đêm đêm tát nước ngoài đồng vui ghê. Hôm qua cây lúa còn se. Ngày mai, nước chảy tràn về, lúa tươi. Cho hay muôn sự tại người, Người mà quyết chí thì trời cũng thua.” [12, 348] 9
  16. Cảm xúc, tâm tình của nhân vật trữ tình, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh diễn xướng được bộc lộ bằng nhiều giọng điệu giận hờn, trách móc, u sầu, thương nhớ, vui tươi. 1.2.2. Đặc điểm nhân vật trữ tình Trong ca dao “nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình đồng nhất và thường là phi cá thể hóa. Sự các thể hóa không phát triển trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Diện mạo của các nhân vật trữ tình trong ca dao là cái chung. Do đặc điểm này, đồng thời do những đặc điểm Folklore về nguyên tắc điển hình hóa, tất cả các nhân vật trong văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng đều có tính tổng quát, khái quát rộng rãi” [10]. Như ở lời ca diễn tả tâm trạng của những người phụ nữ lấy chồng xa quê, chúng ta thường bắt gặp một chân dung tinh thần gắn tâm trạng của mình với “chiều chiều”, “ngõ sau”, “heo hút” hay “bến sông”, “cái cầu” với nỗi đau “chín chiều”, “bâng khuâng” Tất cả các chi tiết ấy đều tiêu biểu cho những người có chung cảnh ngộ tâm trạng xa quê, nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Dưới đây là câu thơ tiêu biểu cho nỗi nhớ này mà ai khi rơi vào cảnh ngộ này đều thấy cảm xúc mình trong đó: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.” [14,45] Như ta thấy thông qua nhân vật trữ tình trong ca dao, nhân dân muốn diễn tả hay phản ánh những nét đặc trưng gắn với con người trong thời đại ấy một cách rõ nét. Những nét đặc trưng này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao. Dù người đó là nam hay nữ, vợ hay chồng, người làm ruộng hay đánh chài cá khi có tâm trạng buồn, cô đơn, thấy sự bất hạnh của kiếp người thì đều có thể cất lên được bài ca than thân. Còn nêu cảm nghĩ về những người mình yêu mến, nhớ về những nơi thân thuộc yêu thương thì sẽ cất lên thành các bài ca yêu thương tình nghĩa về tình bạn 10
  17. bè, tình yêu quê hương đất nước Khi nói đến ca dao là nói đến các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong ca dao trữ tình. Nhân vật trong ca dao trữ tình là đối tượng để tác giả dân gian (cũng tức là nhân vật trữ tình, như xác định ở phần trên) gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình cảm, tự sự của tác giả. Có trường hợp nhân vật trữ tình và nhân vật trong ca dao là một. Ví dụ: “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.” [14, 203] “Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.” [14, 203] Trong hai bài ca trên là bài ca dao chỉ có nhân vật trữ tình. Nhưng nhân vật trong ca dao trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhân vật trữ tình: “Con cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.” [11] Trong bài ca dao trên có hai nhân vật là “cô yếm đào” và “chú tôi”. Trong đó “cô yếm đào” chỉ cô gái đẹp người, đẹp nết sẽ xứng đáng với người chồng tốt, còn nhân vật “chú tôi” thì đủ tật xấu “hay tửu, hay tăm” là người lười biếng. Bên cạnh hai nhân vật này cò nhân vật nữa đó là nhân vật “tôi”, đây mới chính là nhân vật trữ tình trong bài ca. Nhân vật này kể về “chú tôi” để phê phán những người giống như vậy, còn nhân vật trữ tình là hiện thân của tác giả (chỉ tác giả dân gian). 11
  18. Người ta nói rằng ca dao là tấm gương trung thực và nó phản ánh rõ nhất về cuộc sống muôn màu của nhân dân lao động. Trong đó ca dao trữ tình được coi là một thiên tình ca muôn điệu và tiêu biểu trong đó là hệ thống nhân vật trữ tình. Vì lẽ đó mà khi những câu ca dao được ra đời và truyền đi trong cộng đồng, sáng tác của cá nhân thành sáng tác chung của cả cộng đồng của tất cả những người có chung ước mơ, tình cảm. Qua ca dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương cả người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cộc sống. 1.3. Khảo sát nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Trong “Kho tàng ca dao người Việt” của Nguyễn Xuân Kính gồm 4 quyển có tổng 11.001 lời ca dao, trong đó số lượng hệ thống người phụ nữ trong ca dao chiếm số lượng lớn. Dưới đây là kết quả khảo sát số lượng nhân vật nữ trong ca dao theo các chủ đề lấy tư liệu trong “Kho tàng ca dao người Việt”. Bảng 1.1 Thống kê số lượng nhân vật nữ trong ca dao Việt Phần STT Chủ đề Số lượng trăm 1 Đất nước và lịch sử 38/11.001 lời ca 0,3% 2 Quan hệ gia đình, xã hội 2057/11.001 lời ca 18,7% 3 Tình yêu đôi lứa 666/11.001 lời ca 6,05% 4 Tín ngưỡng tôn giáo 6/11.001 lời ca 0,05% 5 Sinh hoạt, văn hóa văn nghệ 24/11.001 lời ca 0,2% 6 Những câu bông đùa giải trí 29/11.001 lời ca 0,26% 7 Những nỗi khổ, sống lầm than 108/11.001 lời ca 1% 8 Thói hư tật xấu,tệ nạn xã hội 111/11.001 lời ca 1,01% 9 Kinh nghiệm sống và hành động 1/11.001 lời ca 0,01% 12
  19. Như vậy, theo bảng thống kê trên ta thấy số lượng người phụ nữ trong ca dao chiếm số lượng lớn và hầu hết có mặt ở mọi chủ đề. Trong đó số lượng người phụ nữ trong quan hệ gia đình, xã hội chiếm số lượng lớn nhất: 18,7%. Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao được chú trọng miêu tả ở cả hai phương diện hình thức và nội dung. Rất nhiều lời ca dao đã miêu tả sinh động vẻ đẹp thể chất, ngoại hình của người phụ nữ như: hàm răng, mái tóc, làn da, đôi mắt, Người con trai đã không ngại ngần khi cất lời ca ngợi vẻ đẹp của người con gái: “Cổ tay em trắng như ngà, Con mắt em liếc như là dao cau. Miệng cười như thể hoa ngâu, Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.” [6,109] Vẻ đẹp ấy hiện lên thật đáng yêu qua lời miêu tả giản dị, mộc mạc mà không kém phần tinh tế. Đặc biệt là nụ cười duyên với hàm răng đen nhuộm trầu được xem là nét duyên dáng đặc trưng của các cô gái nông thôn xưa. Hình ảnh hàm răng xuất hiện nhiều trong ca dao gắn với nụ cười nhiều như: răng đen, răng hạt na, răng đen nhưng nhức, răng đen nhấp nhánh, răng lổ đổ hạt cườm, thể hiện cho vẻ đẹp của người phụ nữ khỏe mạnh, duyên dáng. “Năm quan mua lấy miệng cười, Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen. Răng đen ai nhuộm cho mình, Cho răng mình đẹp cho tình anh say.” [19,236] “Người bao nhiêu tuổi hỡi người Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa.” [8,2109] 13
  20. Nụ cười duyên dáng luôn là thiện cảm đối với mọi người, bởi vậy miệng cười như búp bông sen hồng và như mặt trời mới lên đầy rạng rỡ và tinh khiết nhất, trong sạch nhất. Không chỉ đề cao vẻ đẹp về thể chất, ngoại hình mà nét đẹp về phẩm chất cũng vô cùng quan trọng. Tục ngữ có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” cho thấy người Việt rất coi trọng tính cách, phẩm chất. Trong ca dao, vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ cũng được đề cập ở nhiều khía cạnh. Người con gái Việt vốn có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Vì vậy người con gái luôn làm theo lời dạy của cha mẹ: “Nửa đêm ra đứng giữa trời Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn.” [7,688] Người con gái biết được công lao nuôi dưỡng, dạy bảo của cha mẹ như trời biển vì vậy người con gái có hiếu sẽ luôn lo lắng, yêu thương cha mẹ, biết giữ đạo làm con với mong muốn được đền đáp công ơn cha mẹ: “Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.” [16,2051] “Mẹ cha là biển là trời Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.” [7,587] Người phụ nữ luôn hết lòng phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống ở bên cha mẹ: “Cau non khéo bổ cũng đầy Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.” [15,487] Khi đã lấy chồng lập gia đình thì người phụ nữ có phẩm chất chung thủy, đảm đang hết lòng vì chồng: “Đò này thiếp chẳng dám sang Đầy vơi thiếp cũng chờ chàng chàng ơi.” [18,610] 14
  21. Hay chính vì phẩm chất chung thủy đó mà người con gái nhiều khi vượt lên lễ giáo phong kiến để bảo vệ tình yêu của mình với chàng trai. Dù người con gái biết rằng sẽ rất đau khổ khi phải chịu lời rèm pha, cay đắng khi trái lời cha mẹ để bảo vệ tình yêu của mình nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu: “Em thương anh trầu hết lá lương Cau hết nứa vườn cha mẹ nào hay Dầu mà cha mẹ có hay Nhất đánh nhì đày hai lẽ mà thôi Gươm vàng kề cổ anh ơi Chết thà chịu chết lìa đôi không lìa.” [15,170] Đặc biệt người phụ nữ khi làm vợ rồi thì luôn có ý thức vai trò làm một người vợ người mẹ yêu thương con, nuôi nấng con cái đầy đủ. Không chỉ trách nhiệm nuôi nấng con cái mà trách nhiệm làm dâu trong nhà cũng là trách nhiệm của một người vợ. Đúng như câu “xuất giá tòng phu”: “Cầu nào cao bằng cầu danh vọng Nghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng con Vì dù nước chảy đá mòn Xa nhau ngàn dặm lòng còn nhớ thương.” [17,330] “Có chồng phải lụy theo chồng Nắng mưa phải chịu mặn nồng phải theo.” [17,359] Người phụ nữ có trách nhiệm làm dâu trong nhà: “Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng Hai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.” [17,551] Hay lòng yêu thương hết lòng của một vai trò là người mẹ. Làm mẹ là một điều thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Việc sinh con ra được mạnh khỏe tốt lành nhưng việc nuôi dạy con là một vấn đề quan trọng hơn: “Mẹ nuôi con bấy lâu rồi Nuôi con cho đến thành người mới nghe.” [13,1470] 15
  22. Người phụ nữ luôn dành trọn niềm yêu thương của mình với con cái, lo lắng cho tương lai sau này của con: “Có con gây dựng cho con Có chồng gánh vác nước non nhà chồng.” [17,360] “Ru bồng, ru bồng, ru bông Mẹ ru con ngủ, mẹ dông lên làng Giật vay mớ gạo, mớ lang Ít nhiều qua bữa, quấy quang qua ngày Sinh con gặp phải bổi này Bao giờ mở mặt mở mày con ơi.” [17,54] Có thể nói, tuy cuộc đời của người phụ nữ còn chịu nhiều thua thiệt, bất công bởi quan niệm “trọng nam khinh nữ” trong xã hội phong kiến nhưng họ vẫn là những người con gái luôn hiếu kính cha mẹ, người vợ luôn có tấm lòng thủy chung và là người mẹ yêu thương con hết lòng. Đúng như câu “tam tòng tứ đức” như người xưa vẫn nói về người phụ nữ. Tiểu kết: Nhân vật trữ tình trong ca dao đã bộc lộ thế giới cảm xúc của không chỉ một cá nhân riêng biệt mà là của cả một quần thể, một công đồng. Nói như Xuân Diệu, đó là “tâm trạng muôn thuở của những con người muôn đời” với đầy đủ các sắc thái tình cảm: than vãn, hòa cảm, ngợi ca, bông đùa . Trong hệ thống nhân vật trữ tình của ca dao, nhân vật người phụ nữ hiện lên rõ nét không chỉ qua những nét phác họa sinh động về ngoại hình diện mạo mà còn ở sự “phô diễn” thế giới tâm hồn vô cùng tinh tế. Trong mối quan hệ gia đình và xã hội, nhân vật trữ tình người phụ nữ đã bộc lộ những cảm nghĩ sâu sắc, chân thực nhất. Khi nghĩ về quê hương, làng xóm, những người những cảnh gần gũi, thân thuộc người phụ nữ cất lên tiếng nói dạt dào yêu thương tình nghĩa, còn khi nghĩ về thân phận mình, cũng có những ngậm ngùi chua xót, 16
  23. tủi hổ đắng cay và tiếng hát than thân cất lên như lời giãi bày từ gan ruột. Để hiểu cặn kẽ hơn về hình tượng nhân vật này, trong chương 2 và chương 3 của khóa luận, chúng tôi đi vào nhận diện các dạng thức biểu hiện của nhân vật trữ tình người phụ nữ trong hệ thống ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân. 17
  24. Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA Trong hệ thống bài ca yêu thương tình nghĩa, ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ với đầy đủ những nét phẩm chất tốt đẹp. Đó là người con gái chung thủy trong tình yêu, là người con hiếu nghĩa, là người vợ tiết hạnh, đảm đang, là người mẹ yêu thương con hết mực trong các mối quan hệ gia đình. 2.1. Nhân vật trữ tình – người con gái 2.1.1. Người con gái trong tình yêu đôi lứa Tình yêu đôi lứa được nói đến trong ca dao là tình yêu xuất phát từ chính cuộc sống lao động vất vả, chịu thương chịu khó của người nhân dân. Tuy vất vả nhưng đầy tính giản dị, chân thành và mộc mạc. Tình yêu của đôi trai gái thường xuất phát từ những buổi lao động hay những buổi hội hè giao duyên bên giếng nước gốc đa hay những đêm trăng. Họ yêu nhau qua ánh mắt liếc nhìn, qua những cử chỉ đầy ngụ ý. Trong tình yêu người con trai cũng như người con gái, khi yêu họ trao cho nhau những tình cảm chân thành nhất bởi chăng đã ảnh hưởng từ cuộc sống nơi thôn quê Việt Nam đầy giản dị. Đặc biệt là hình ảnh người con gái má thắm môi hồng, đôi mắt đượm tình trong chiếc áo tứ thân đầy giản dị luôn xuất hiện trong các buổi hẹn hò. Người con gái là phái nữ nên họ luôn nhạy cảm nhiều nhất, đặc biệt là trong tình yêu. Trong tình yêu, hình tượng người con gái luôn yêu một cách bộc trực thẳng thắn. Họ không nói bóng gió úp mở xa xôi: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng đã mở nhưng chưa ai vào.” [24] 18
  25. Câu hỏi của chàng trai muốn ướm hỏi rằng cô gái đã có người yêu chưa mà cô gái lại trả lời rất thẳng thắn, bộc trực rằng mình chưa có người yêu. Qua việc sử dụng hình ảnh tượng trưng “mận”, “đào”, “vườn hồng” để thay cho mình bày tỏ. Trong tình yêu khi tình cảm của hai người trở nên nồng cháy mãnh liệt thì sự thẳng thắn với nhau là điều cần thiết. Đặc biệt là sự nhớ nhung người yêu đầy tha thiết: “Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.” [2, 66] Trong bào ca dao trên đã nêu lên nỗi than của người con gái lấy điệp từ “buồn trông” để thể hiện nỗi than của mình khi nhớ người yêu, sử dụng hình ảnh “con nhện giăng tơ” đang chờ mối “ai”, “ai” ở đây là đối tượng người con gái đang chờ đợi. Rồi tiếp đến là hình ảnh “sao mai” để thể hiện tâm trạng tình cảm của mình. Dù qua bài than thân nhưng ta có thể thấy được tình cảm nhớ mong của cô gái với người mình thương nhớ. “Buồn buồn, nhớ nhớ, thương thương Nhớ người áo trắng đi đường cái quan.” [15,5] “Bởi thương nên dạ mới trông Không thương nên đã lấy chồng còn chi.” [15,5] Cái nhớ thương trong tình yêu đôi lứa của các đôi lứa yêu nhau luôn mãnh liệt, nồng cháy. Họ yêu nhau, đến với nhau và nhớ thương nhau khi cách xa nhau là điều tất nhiên. Đặc biệt là người con gái luôn nhạy cảm và hay suy nghĩ: “Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.” [24] 19
  26. “Nhớ chàng mắt lửng lơ trông Dạ bồi hồi tưởng, chân rong rã hoài.” [5, 295] “Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi Trưa đi gió ngược, tối về trông xa.” [5, 295] Ta thấy khi yêu nhau tình cảm của đôi lứa luôn muốn gần nhau mãi, dù có xa cách nhưng lòng luôn hướng về nhau. Người con gái luôn hướng về chàng trai lúc nào cũng mong ngóng thấp thỏm mong ngóng người yêu. Nỗi nhớ nhung tràn ngập cả ngày lẫn đêm. Trong bài ca dao sau nỗi nhớ đã lên thành những giọt nước mắt "khóc thầm" của cô gái. Khi tình cảm trở nên sâu đậm thì cả hai muốn tiến lên thành hôn nhân, bởi dân gian ta nói “kết quả của tình yêu là hôn nhân”. Vì vậy người con gái mong ước đôi lứa về một nhà để không còn nhớ nhung: “Ước sao ăn ở một nhà Ra vào đụng chạm kẻo mà nhớ thương.” [24] Trong tình yêu người con gái luôn yêu nồng cháy, yêu hết mình và cô gái cũng là người yêu một cách chân thành, thủy chung với người mình yêu nhất. Trong ca dao còn ví sự chung thủy của người con gái qua ca dao: “Dầu ai gieo tiếng ngọc Dầu ai đục tiếng vàng Bông sen hết nhụy bông sen tàn Em đây giữ tiết như nàng Nguyệt Nga.” [24] “Bước chân lên cửa tam quan Thấy người tri kỷ khôn ngoan có tài Cho nên em chẳng lấy ai Dốc lòng chờ đợi một vài ba năm.” [15,5] 20
  27. Qua ca dao ta đã thấy được tình cảm đầy thắm thiết nặng tình ân nghĩa thủy chung của những đôi lứa yêu nhau giao duyên, hẹn ước trong khung cảnh nông thôn Việt Nam. Người con gái không mong của giàu sang gì, mà người con gái trọng tình cảm với người mình yêu: “Chẳng tham nhà ngói ba tòa Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.” [12,231] “Chẳng tham nhà ngói bức bàn, Trái duyên coi bẵng một gian chuồng gà. Ba gian nhà rạ lòa xòa, Phải duyên coi tựa chín tòa nhà lim.” [12,231] Dù trong tình yêu có những đắm say, có những ngọt bùi nhưng tình cảm thủy chung ân tình không bị phai nhạt. Và người con gái là người có tình cảm mãnh liệt, chân thành. Cô gái yêu hết mình, sống ân tình qua những câu ca dao đầy thắng thắn, giản dị mà tình cảm hơn bao giờ hết. 2.1.2. Người con gái trong quan hệ gia đình, xã hội Trong tình yêu người con gái đầy chân thành và thủy chung với người mình yêu. Với người con gái trước hết là coi trọng cái nghĩa rồi cái tình là quan trọng. Đây là đạo đức cần thiết từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Người nông dân nói chung cũng như người con gái nói riêng rất yêu thương và quý trọng làng quê mình bởi: “Văn hóa Việt Nam truyền thống là văn hóa làng. Mặc dù không có trong cơ cấu hành chính (làng không phải là đơn vị hành chính) nhưng làng có vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống người nông dân về mọi phương diện. Làng hội tụ cả ba nguyên lý của vùng văn hóa - xã hội đối với con người: nguyên lý cùng dòng dõi, nguyên lý cùng nơi cư trú, nguyên lý cùng lợi ích. Các hợp thể của làng - cánh đồng, cổng làng, cây đa, bến nước, đường làng, đình làng, việc làng, công việc, gia đình, dòng họ, hương ước - đã thể hiện hồn quê, hồn người, trở thành chất keo vừa 21
  28. vô hình, vừa hữu hình theo suốt cuộc đời dân quê” [20]. Trong ca dao đã thể hiện rõ tình cảm tự hào với làng quê: “Làng tôi có lũy tre xanh, Có cây tắm mát chảy quanh xóm làng. Trên bờ vãi nhãn hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” [20] “Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư đông đúc như hình con ong.” [20] Người con gái trong ca dao yêu thương tình nghĩa luôn coi trọng cái nghĩa, cái tình mà không bị chi phối bởi vật chất, tiền bạc mà quan trọng là tình nghĩa xóm làng cùng giúp đỡ nhau để sản xuất phát triển: “Nhà em neo thật là neo, Chồng ra tiền tuyến, vợ đèo con thơ. Vì chưng xếp đặt thì giờ, Xóm làng tương trợ chẳng lo ngại gì. Thuế chiêm em đã gánh đi, Việc nhà việc nước em thì lo xong.” [12,345] Người phụ nữ trong cuộc sống nhà chồng không chỉ giỏi việc giữ mối quan hệ trong gia đình kết nối với nhau mà còn là người giỏi việc nước cùng có mối quan hệ tốt với làng xóm để cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế trong những ngày kháng chiến bảo vệ đất nước. Họ yêu hết mình, cho tất cả những tình cảm trong sáng và thủy chung của mình. Những "tấm lòng vàng" của người con gái Việt Nam được thể hiện rõ trong ca dao yêu thương tình nghĩa đầy chân thật. Họ không coi trọng tiền bạc, giàu nghèo. Dù gia đình ngăn cấm nhưng tình cảm của cô gái với người mình yêu vẫn đầy nồng cháy: 22
  29. “Giàu giữa làng, trái duyên khôn ép, Khó nước người, phải kiếm tìm đi. Tiền trăm bạc chục kể chi Chẳng ham nhà ngói bức bàn, Trái duyên, coi bẵng một gian chuồng gà. Ba gian nhà rạ lòa xòa, Phải duyên, coi tựa chín tòa nhà lim.” [12, 220-221] Trong ca dao Việt thường sử dụng những ngôn ngữ hàng ngày để diễn tả nỗi nhớ thương của mình với người mình yêu thương, ngôn ngữ diễn tả tự do và tự nhiên nhưng trong đó lại chứa đựng những tình cảm tự nhiên chân thành nhất. Bên cạnh ngôn ngữ giản dị trong ca dao còn sử dụng đôi ba âm thanh Hán Việt trang trọng để phù hợp với những bài ca dao ân tình với “người thầy”, “nghĩa mẹ”: “Chàng ơi, ơn thầy ba năm cúc dục Nghĩa mẹ chín tháng cù lao Ai đền ơn cho thiếp mà nhú thiếp trao ân tình?” [17,225] Tình cảm của người lao động bắt nguồn từ hình ảnh quê hương, làng xóm nơi thôn quê với những cánh đồng, gốc đa, vườn cà, là những nơi tỏa bóng mát cho tình yêu của người con gái: “Nhớ ngày giờ ngọ hôm qua Em ra đứng bóng cây đầu làng Thấy bóng cây em tưởng bóng chàng Lược ngà muốn chải, gương vàng muốn soi.” [5,295] Mối quan hệ với làng xóm cũng đầy tình nhân nghĩa với sự nhớ ơn những ân tình của anh chị em giúp đỡ cho đôi lứa đến được với nhau. Đây cũng chính là tình làng nghĩa xóm, tình anh chị em giúp đỡ nhau lúc cần thiết để đôi lứa đến được với nhau: 23
  30. “Nhờ ơn cô bác giúp lời, Chị em giúp của, ông trời định đôi.” [12,226] Trong mối quan hệ gia đình người con gái luôn nhớ tới công ơn sinh thành của cha mẹ, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn với thầy giáo. Bởi cơm áo là do cha mẹ nuôi dưỡng, người thầy là người dạy cho cái chữ nên người, người con gái với tấm lòng nhớ ơn công lao đó: “Ngày nào em bé cỏn con, Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, công thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.” [12,274] Trong mối quan hệ tình quân dân, tình cảm của người phụ nữ vang lên nhiều. Nhiều bài ca dao yêu thương tình nghĩa về tình quân dân qua lời cả người phụ nữ hiện lên tâm tư của mình: “Nhà em phố xá buôn nghèo, Nấu thùng nước vối đặt theo bên đường. Chờ anh từ sớm mờ sương, Bát khô nước nguội soi gương mặt người.” [12,334] Khi cô gái nông thôn biết tin bộ đội đi qua đã nấu thùng nước vối để mời những anh lính, nhưng đợi lâu không thấy bộ đội hành quân qua cô gái lại thỉnh thoảng ngó vào thùng nước mà chỉ thấy bóng dáng mình. Trong tình nghĩa với cha mẹ vấn đề làm sao để làm tròn cả chữ “hiếu” và chữ “tình” là rất quan trọng. Bản thân người con gái phải luôn đứng trước sự lựa chọn đó: “Em thì đi cấy ruộng bông, Anh đi cắt lúa để chung một nhà. Đem về phụng dưỡng mẹ cha, Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.” [3,84] 24
  31. Cả người con gái và chàng trai đều cùng hướng tới mục đích là “chung một nhà” mà bản thân cô gái lại mong muốn rất nhiều vào việc phụng dưỡng cha mẹ, bởi cha mẹ là người có công sinh thành ra, cha mẹ là điều đáng quý nên cô gái muốn giữ tiếng hiếu cho sau này. Thấy được sự biết ơn của người con đối với mẹ cha. 2.2. Nhân vật trữ tình - người mẹ Qua những bài ca dao về tình cảm gia đình, cho chúng ta thấy người phụ nữ là nhân vật trữ tình nhất cũng như quan trọng nhất trong gia đình. Người phụ nữ là người gánh vác mọi yếu tố trong gia đình, họ vừa là người vợ, người mẹ, người con hiếu thảo trong gia đình. Tục ngữ có một câu rất chí tình dành cho họ: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Chính vì sự quan trọng của người phụ nữ tron gia đình mà họ xuất hiện không chỉ ở các tác phẩm văn học nhiều như trong thơ ca mà còn xuất hiện mọt số lượng lớn trong ca dao. Ca dao nói về hình tượng người phụ nữ không chỉ trong ca dao xưa mà ca dao ngày nay cũng chiếm số lượng lớn. Ca dao như những người bạn tâm tình cho người lao động thở than nỗi lòng. Trong đó điển hình là hình ảnh người phụ nữ là người mẹ gánh trên vai bao nhiêu vất vả nặng nhọc với những nỗi lo con cái, vợ chồng. Thông qua ca dao họ thể hiện sự yêu thương của mình đối với con cái. Có thể cho rằng trong đề tài ca dao về tình cảm gia đình thì không có gì đẹp bằng tình cảm mẫu tử giữa mẹ và con cái. Hình tượng người mẹ Việt nam chính là hình tượng đẹp nhất, cao cả nhất, thiêng liêng nhất trong ca dao Việt Nam. Mẹ chính là nhịp cầu ân tình cho con gắn bó yêu thương với mọi người trong gia đình. Không những vậy, mẹ chính là người dạy cho con cái đi những bước chân đầu đời khỏi vấp ngã. Nếu người cha như chỗ dựa vững chắc trụ cột của gia đình thì người mẹ là vòng tay ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn con. 25
  32. “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” [2,43] Đặc biệt hình ảnh người phụ nữ là người mẹ chở thành thiêng liêng. Người mẹ hiện lên với số lượng nhiều trong các bài ca dao. Trong đó hình ảnh người mẹ hiện lên nhiều qua các bài hát ru con của các bà các mẹ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con giếc con trê Cầm cổ lôi về bắc nước làm lông Miếng nạc thời để phần chồng Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn.” [4,408] Như vậy, qua câu ca dao trên ta thấy được đây là bài ru con thường xuất hiện hình ảnh người mẹ trong đó. Người mẹ sớm hôm tần tảo lo cho chồng nuôi con. Không chỉ là sự vất vả cực khổ nuôi nấng con mà còn là sự hy sinh, nhường nhịn cao cả. Người mẹ dành tất cả những gì ngon ngọt nhất cho chồng và những gì quý giá nhất cho con mình: “miếng nạc để cho chồng”, “miếng lòng cho con” còn mình thì chỉ “miếng xương”. Qua đó ta thấy sự hy sinh nhường nhịn của mẹ cũng là tình cảm muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. “Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được con cá rô trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.” [4,408] Trong khúc ru trên nhân vật chính là người mẹ, đối tượng trò chyện là đứa con thơ, dù em bé chưa biết nói. Nhưng qua đó ta thấy được sự quan tâm chăm sóc của mẹ cho con. Bởi miếng ăn giấc ngủ là vấn đề quan tâm cả người mẹ cho con. Người mẹ luôn muốn con mình được hưởng những gì tốt đẹp nhất, no đủ nhất. 26
  33. Mẹ là “nội tướng” lo việc trong gia đình, thời gian tiếp xúc với con nhiều hơn cha. Hơn nữa, mẹ đã mang nặng đẻ đau còn thường xuyên ôm ấp, chăm sóc các con từ sơ sinh đến trưởng thành. Lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, manh quần tấm áo, dạy con từng cử chỉ hành động, lời ăn tiếng nói từ lúc con chập chững bước đi và bập bẹ tiếng nói đầu đời. Bảo vệ con không bị bệnh tật khi trái gió trở trời, không bị tai ương trước thiên tai nhân họa. Tình mẫu tử thiêng liêng xuất phát từ đó, từ những việc nhỏ nhặt bình thường nhưng rất cảm động, bởi vậy không ai ngạc nhiên khi thấy hình ảnh của mẹ đã được các văn nghệ sĩ dân gian đưa vào đầy ắp trong kho tàng ca dao của nước ta. “Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình.” [23] Người xưa đã so sánh chuyện sanh nở của đàn bà giống như chuyện đi biển của đàn ông. Biển luôn luôn có gió to sóng lớn có thể nhận chìm ghe thuyền bất cứ lúc nào, sanh nở cũng có nhiều khó khăn trắc trở có thể làm thương vong sản phụ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đàn ông không đi biển cô độc mà với nhiều người cho nên khi gặp nguy hiểm họ sẽ nương tựa lẫn nhau. Còn đàn bà sanh nở không ai san sẻ được đau đớn trắc trở mà chỉ một mình “vượt cạn” và khi được mẹ tròn con vuông thì niềm vui và hạnh phúc không chỉ riêng của mẹ mà cho cả gia đình, còn ngược lại thì chỉ một mình mẹ thương vong. Mang nặng đẻ đau là vậy, nuôi nấng chăm sóc con cũng không kém vất vả gian nan. Các mẹ trước kia đa số nghèo nàn thiếu thốn, ăn uống thất thường không đủ sữa cho con bú phải cho con uống nước cơm, nước cháo pha đường hoặc lên tiếng van xin chị em sản phụ hàng xóm lân cận: “Con tôi khát sữa bú tay Ai cho bú thép ngàn ngày mang ơn.” [23] 27
  34. Mẹ không chỉ lo cho con ăn uống đầy đủ mà còn lo cho con giấc ngủ tròn đầy. Trẻ sơ sinh đái dầm liên miên làm ướt hết tã lót và chiếu, mẹ phải thay tã và dời con đến chỗ chiếu khô. Khi hết chỗ dời mẹ đành nằm chỗ ướt nhường chỗ khô cho con được giấc ngủ ngon lành: “Đêm đêm con trẻ đái dầm Mẹ nằm chỗ ướt con nằm chỗ khô.” [23] Hình ảnh người mẹ trong ca dao đã được các nhà văn khắc họa bằng chất liệu dân gian đến từng chi tiết, hình ảnh giàu tình thương và lòng nhân ái đối với con cái. Những người mẹ như những bức tượng đài bất tử trong lòng con trở thành cái phi thường vĩ đại. Người mẹ hiện lên đầy ngọt ngào, nhân hậu, ấm áp đối với con, là nơi trở về của con: “Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau.” [23] Người mẹ còn là người dạy bảo con sống sao cho nên người trở thành người có ích: “Con tôi trẻ dại thơ ngây Phải năm lính mộ ông Tây bắt liền Con đi mẹ những lo phiền Lòng con lại thích lấy tiền ông Tây! Con ơi đói đi ăn mày Mật kia có ngọt, ruồi này chớ ham Tấm thân giá trọng ngàn vàng Dẫu rằng chết đói quê làng vẫn hơn.” [6, 61-62] Bài ca dao trên đã cho thấy một hình ảnh người mẹ luôn lo lắng cho con, dạy bảo con nên người dù con đã trưởng thành. Người mẹ dặn con dù có đói khổ đến đâu thì phải biết đúng sai, yêu quê hương bảo vệ làng xóm, bản thân mình là quan trọng, bởi người mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười 28
  35. ngày vậy mà chỉ vì đồng tiền mua chuộc của bọn giặc Tây mà phải đi bán mạng cho chúng. Người mẹ đã khuyên con sống biết yêu làng xóm, biết đúng sai không theo giặc, biết quý trọng bản thân mình. Người mẹ Việt Nam anh hùng đã có mặt ở trên tất cả các diễn đàn văn học với vẻ đẹp đầy cao cả, thiêng liêng bất tử. Họ không chỉ đẹp về sự đảm đang, sự thủy chung son sắt với chồng mà còn là lòng yêu thương con vô bờ bến. Người mẹ Việt Nam trở thành bức tượng đài bất tử trong lòng mỗi người. 2.3. Nhân vật trữ tình – người vợ Nói đến nhân tố hình thành nên một gia đình thì chúng ta không thể không nhắc đến vợ chồng. Đặc biệt tình cảm vợ chồng yêu thương gắn bó thủy chung chính là cơ sở của một gia đình hạnh phúc, là một tế bào không thể thiếu của xã hội. Trong đó người vợ chính là người giữ lửa cho một gia đình. Gia đình đó có êm ấm hay không, người chồng có là trụ cột gia đình tốt không cũng phụ thuộc một phần vào sự ứng xử cả người vợ. Người vợ có thể là chỗ dựa tinh thần chia ngọt sẻ bùi với chồng, là người mẹ, người vợ, người con dâu tốt. Hình ảnh người vợ xuất hiện nhiều trong ca dao yêu thương tình nghĩa. Đặc biệt là tình cảm vợ chồng ân tình thủy chung. Có thể là người vợ được chồng yêu thương: “Chồng yêu cái tóc nên dài, Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn.” [2, 46] Trong tình cảm hạnh phúc thì vợ chồng luôn ân ái, nhườn nhịn nhau. Chính vì cuộc sống hạnh phúc người vợ trở thành nhân vật rữ tình nổi bật trong ca dao được ca ngợi, bởi người vợ không chỉ đem lại hạnh phúc gia đình mà còn giỏi trong việc lao động. Người chồng chở nên yêu thương vợ, tình nghĩa vợ chồng càng thêm đằm thắm. Đặc biệt là tấm lòng thuỷ chung của người vợ với chồng: 29
  36. “Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.” [2, 46] “Vợ chồng nghĩa nặng tình dài, Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.” [2, 48] Không những vậy người vợ còn là người khôn khéo biết giữ chồng, biết tiến lùi đúng lúc để giữ được hạnh phúc vợ chồng: “Chồng tiến thì vợ phải lùi, Chồng tiến vợ tiến thì dùi phải lưng.” [2,47] Không những vậy trong các bài ca dao yêu thương tình nghĩa, thì nghĩa đạo vợ chồng được coi là cao cả, đầy thiêng liêng. Đói no hay khổ rét thì đã là vợ chồng thì cần phải san sẻ, cùng nhau vượt qua người vợ chở thành người sát cánh với chồng. Tình nghĩa thủy chung gắn bó của vợ chồng không xa rời. “Đói no một vợ một chồng, Một niêu cơm tấm, dầu lòng ăn chơi.” [2,48] “Đôi ta là nghĩa tào khang Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.” [2,48] Dù vợ chồng có giận hờn nhưng vốn là đạo vợ chồng nên chuyện giận nhau là không thể tránh khỏi nhưng vẫn giận rồi lại thương. “Đốn cây ai nỡ đứt chồi, Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.” [2,49] “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” [2,55] Nói đến ca dao yêu thương tình nghĩa thì không thể không nghĩ đến tình cảm vợ chồng, trong đó không ai có thể thấu hiểu hết được nỗi nhọc nhằn của vợ khi phải chịu khó vất vả vì gia đình. Điều đáng nói là phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, sự thủy chung của vợ với chồng dù đắng cay, khổ cực vẫn không bỏ cuộc. Người phụ nữ vẫn yêu thương chồng hết lòng. 30
  37. “Thương chồng phải lụy cùng chồng, Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam.” [2,57] “Trăm năm vẹn chữ tòng, Sống sao thác vậy một chồng mà thôi.” [2,57] “Vì chồng em phải chạy đâu, Vì chồng em phải qua cầu đắng cay. Vì chồng nên phải gắng công, Nào ai da sắt, xương đồng chi đây.” [2,57] Đó còn là sự quán xuyến lo toan của người vợ trong gia đình, dù không được hưởng nhiều vật chất trong gia đình cả xã hội phong kiến nhưng tình cảm thủy chung mà sự đảm đang của người vợ đã thực hiện hết: “Canh một dọn cửa dọn nhà Canh hai dệt cửi canh ba đi nằm Bước sang cái trống canh năm Trình anh dậy học còn nằm làm chi? Nữa mai cha mở khoa thi Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh Bõ công cha mẹ sắm sanh Sắm nghiên sắm bút cho anh học hành.” [17] Người phụ nữ trở thành người có vai trò quan trọng không chỉ là người mẹ, người con mà còn là người vợ tốt. Phải làm việc nhà lại biết dặn bảo ban chồng. Cho thấy sự đảm đang tài giỏi. “Trong các ngôi nhà Việt Nam ngày xưa, một gian, một chía hay ba gian hai chái, nơi tối tăm ẩm thấp nhất cạnh bồ thóc, hòm đồ, là chỗ ở cả người phụ nữ. Trong bữa cơm hàng ngày người phụ nữ - người vợ bao giờ cũng ngồi đầu nồi, vừa ăn vừa cầm chừng lo phục vụ cho cả nhà” [13]. Hàng loạt 31
  38. các bài ca dao có từ “thương chồng”, “ có chồng”, được sử dụng nhiều cho thấy sự yêu thương với chồng đầy tình thủy chung. Tiểu kết: Người phụ nữ, dù ở vai trò nào: con gái, con dâu, người vợ, người mẹ ta đều thấy ở họ toát lên vẻ đẹp hồn hậu, mộc mạc, giản dị. Trân trọng tình cảm lứa đôi, biết ơn vô bờ đối với đấng sinh thành, yêu thương con hết mực là những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong ca dao. Không chỉ nặng nghĩa với gia đình mà còn ân tình với các mối quan hệ trong xã hội. Những câu ca dao yêu thương tình nghĩa chứa đựng tâm tư tình cảm của đôi lứa cũng như tình cảm gia đình, mà ở đó ta luôn thấy hiện hữu vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. 32
  39. Chương 3: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO THAN THÂN 3.1. Người con gái 3.1.1. Người con gái bị đối xử bất công Dân tộc Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng rất mạnh mẽ của ý thức hệ tư tưởng Trung Hoa, mà đối tượng chủ yếu chịu ảnh hưởng nhiều nhất là số phận người phụ nữ. Xã hội phong kiến đã đặt ra những quy luật chặt chẽ cho người phụ nữ khiến họ bị bóp nghẹt trong đó. Người phụ nữ bị mất quyền hạn của mình mà chỉ bị bó hẹp trong nhà. Đối với người phụ nữ họ bị lệ thuộc bởi gia đình, đối với xã hội thì họ trở nên không được coi trọng. Như luật lệ “tam tòng, tứ đức”. Với những luật lệ đó coi trọng ngời đàn ông, còn người phụ nữ không có quyền hạn gì. Dù họ là những người có vẻ đẹp về cả ngoại hình lẫn tài năng và phẩm chất nhưng luật lệ phong kiến vẫn kìm hãm họ. “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ bết về tay ai? Em vin cành trúc, em tự cành mai, Đông đào, tây liễu, biết ai bạn cùng?” [2,123] Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Người phụ nữ suốt ngày bị buộc phải quanh quẩn nơi xó bếp, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ngoài đồng ruộng, họ phải phục vụ gia đình cũng chính là người chồng mình, họ phải chịu sự ràng buộc phụ thuộc vào gia đình. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị, vẻ đẹp của mình, giá trị ấy nằm ẩn trong vẻ đẹp ngoại hình cùng với vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao để so sánh với người phụ nữ cũng chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Dù đó đều là những vật rất bình thường và đơn giản nhưng đầy mềm mại, tươi mát, quý giá và đầy có ích trong cộc sống, nó 33
  40. giản dị nhưng vẫn sáng ngời như những viên ngọc của cuộc sống. Những con người như thế cần được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán: “Thân em như giếng giữa đàng, Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.” [2, 132] “Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa xa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.” [2, 132] Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ như những món hàng bị đặt lên bàn cân một cách đầy tầm thường như bao món hàng bày bán khác. Cuộc đời bị xô đẩy như những hạt mưa chịu sức đẩy của gió hay là vật sử dụng chung của tất cả mọi người, họ không được tự quyết định bất cứ điều gì kể cả bản thân họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình?. Vậy mà người phụ nữ nơi vào chính nỗi khổ đó. Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân. Số phận người phụ nữ trở nên nhỏ bé, mỏng manh. “Thân em như miếng cá khô, Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.” [12, 226] “Thân em như quả xoài trên cây Gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc, Nó đánh lú la lú lắc trên cành Một mai rụng xuống biết vào tay ai? Kìa cành trúc, nọ cành mai, Ông tơ bà nguyệt xe hoài chẳng thương, 34
  41. Một lần chờ, hai lần đợi, Sớm lần nhớ, chớ lần thương, Anh thương em, nhưng bác mẹ, họ hàng chẳng thương.” [12, 227] Trong bài ca dao trên cảm hứng chủ đạo là thân phận người phụ nữ trong cuộc đời. Cùng với việc họ phải gánh nỗi khổ sở vất vả trong lao động thì họ phải gánh nỗi khổ nữa đó là người phụ nữ. Họ sử dụng môtip quen thuộc “thân em” để chỉ về nỗi đau khổ cho thân phận mình. Người phụ nữ tự nhận thấy thân phận mình nhỏ bé, mỏng manh như “quả xoài trên cây” chịu ảnh hưởng của mọi yếu tố thời tiết có thể rụng bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà đến tình cảm của mình cũng không được tự quyết định. Người con gái phải nghe theo mọi sự sắp đặt của cha mẹ, của xã hội phong kiến. Không phải tự nhiên mà trong các bài ca dao thân phận người phụ nữ lấy các đối tượng như “giếng nước trong”, “quế giữa rừng”, “hạt mưa xa”: “Thân em như quế giữa rừng Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay.” [21,189] Người phụ nữ tự nhận thức được vẻ đẹp và giá trị của mình. Vậy mà vẻ đẹp ấy lại không được xã hội biết đến. Bởi thân phận họ mỏng manh và thụ động trong gia đình cũng như xã hội. Họ không có quyền làm chủ thân phận mình được. “Phương pháp so sánh là phương pháp rất có ưu thế trong ca dao. Tư duy của nhân dân lao động xưa kia vốn là tư duy ưa so sánh trực tiếp, cụ thể. Thân phận con người là vấn đề rất lớn lao, luôn được so sánh với các vật nhỏ nhoi, không đáng giá, “cọc bờ rào”, “chổi đầu hè”, “cơm nguội” [21, 189]: “Thân em như cọc bờ rào Mọt thì anh đổi cớ sao anh phiền.” [21,189] “Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.” [21,189] 35
  42. Những bài ca dao than thân có môtip thường là “thân em”, “em như”, “anh như” thường thể hiện nỗi xót xa, cơ cực của nhân vật trữ tình, đặc biệt là tâm lý “trọng nam khinh nữ” của xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức. Nhưng người phụ nữ họ luôn biết được vẻ đẹp của mình. Dù trong khó khăn gian khổ, bị cuộc đời xô đẩy như một món hàng nhưng họ vẫn tự tin vào vẻ đẹp của mình, vẫn giữ được nét phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt: “Thân em như hoa gạo trên cây Chúng anh như đám cỏ may giữa đường.” [2,130] “Thân em như cái sập vàng, Chúng anh như manh chiếu rách giữa đàn bỏ quên.” [2,130] “Thân em như tấm lụa điều Đã đông nơi chuộng, lại nhiều nơi thương.” [12,226] Như vậy ca dao đã cho thấy hiện thực tàn bạo của xã hội phong kiến đã vùi dập không thương tiếc thân phận người phụ nữ. Trong hệ thống ca dao than thân thì “có tiếng nói chủ đạo của người phụ nữ” qua đó thể hiện nỗi bất hạnh đau khổ của họ. Đồng thời ca dao than thân thể hiện cái hiện thực cuộc sống qua thế giới cảm xúc, sự cảm nhận mang tính khái quát về sự bất hạnh của con người. “Ca dao than thân xuất hiện nhiều cách diễn đạt quen thuộc. Đó là môtip diễn đạt lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo thành những công thức ngôn từ như những tín hiệu thẩm mĩ, gợi ra những nội dung bất định” [3, 57]. Từ những yếu tố nghệ thuật, các công thức lặp lại “thân em”, “em như” đã trở thành công cụ để diễn đạt lời của người phụ nữ trong xã hội với nỗi đau khổ bất công nhưng cũng nói lên sự tự tin, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của họ. 3.1.2. Người con gái bị ép duyên Quan hệ giữa con cái với cha mẹ là tình cảm quan hệ thiêng liêng, gần gũi. Trong đó, lễ giáo phong kiến đã quy định mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng như con cái với cha mẹ. Ca dao đã thể hiện tình cảm của con với 36
  43. cha mẹ không chỉ ở các câu hát ru mà còn qua các bài ca dao than thân than trách cha mẹ của người con gái. Mặc dù lời than không thay đổi được nhưng người con gái vẫn nếu lên để thể hiện sự éo le cả mình: “Mẹ em thấy của thời tham, Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con. Nói ra thẹn với nước non, Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.” [2,53] Bài ca dao trên người con gái trách cha mẹ mình đã vì thấy nhà người tưởng có của “hang vàng” mà gả con vào, ai ngờ lại là “hang hùm” làm người con gái đau khổ muôn phần. Trách móc cũng là một cung bậc của ca dao than thân, qua đó người con gái than trách mẹ mình, đồng thời qua đó than thân cho nỗi khổ của mình khi bị ép gả về nhà chồng để mình phải khổ cực. Cũng có những bài tương tự khi cha mẹ trong lễ giáo phong kiến mà không tâm sự với con cái, bố mẹ quyết đặt đâu con ngồi đấy, con cái phải nghe lời cha mẹ nên không lấy được người mình thương lại phải lấy người không yêu: “Mẹ em tham gạo tham gà, Bắt em để bán cho nhà cao sang. Chồng em thì thấp một gang, Vắt mũi chửa sạch ra đàng đánh nhau. Nghĩ mình càng tủi càng đau, Trách cha trách mẹ tham giàu tham sang.” [14,129] Hay tiêu biểu cho các bài ca dao đã thể hiện rõ nỗi than thân của người con gái khi chặng đường tuổi xuân của người con gái cứ thế qua đi do cha mẹ không bằng lòng người con thương mà muốn con mình lấy người không yêu. Kết quả là sự cô đơn, đau khổ của người con gái khi tuổi xuân cứ trôi qua dần. 37
  44. “Nói thương cha mẹ biểu không Nơi chẳng bằng lòng cha mẹ biểu ưng. Trách lòng cha mẹ vụng toan Bông búp không bán để tàn ai mua.” [14,154] Như vậy trong xã hội phong kiến với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà có thể đến nay vẫn còn thì người con gái phải chịu khổ khi phải lấy người mình không yêu. Cha mẹ lại không nghe con nói, vì vậy những bài ca dao hiện lên như bà than trách cả con với cha mẹ: “Hai ta là bạn thong dong, Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng. Bởi chưng thầy mẹ nói ngang, Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.” [12,221] Nhưng không phải cha mẹ muốn vậy mà cha mẹ cũng vì lễ giáo phong kiến muốn được đúng theo trật tự gia đình, xã hội nên mới gàn cản đôi lứa. Bài ca dao là tiếng hát than thân không phải là sự bi lụy mà là sự phản kháng và giàu tình thương. 3.1.3. Người con gái lấy chồng xa Tình cảm của người con gái với cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đậm sâu. Cha mẹ luôn là những người yêu con cái hết lòng, luôn hy sinh tất cả để nuôi nấng con cái nên người. Đặc biệt người con gái cha mẹ nuôi dạy từ bé được hiểu thế nào là lễ nghĩa được cha mẹ chăm sóc đến lớn. Nhưng chưa báo đáp được tình cảm cha mẹ dành cho đã phải đi lấy chồng về nơi nhà người. Nếu con gái lấy chồng gần thì "có bát canh cần nó cũng mang cho" nhưng nhiều người con gái phải lấy chồng xa. Người con gái khi lấy chồng xa lại mới về nhà chồng bao giờ cũng lạ lẫm, dù chồng có yêu thương thì nỗi nhớ về những tình cảm cha mẹ dành cho và nỗi nhớ nhà đầy tha thiết dâng lên trong lòng người con gái. 38
  45. Đặc biệt trong các bài ca dao than thân với cấu trúc "chiều chiều" hay "buồn trông" thể hiện rõ tình cảnh người con gái lấy chồng xa quê: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu.” [17,200] “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Hai tay rũ xuống như tàu chuối te.” [18,173] Nơi lũy tre làng là nơi chứa đựng bao tình yêu gia đình, bạn bè, quê hương với những kỉ niệm. Nơi có mẹ cha tảo tần nuôi con lớn lên. Khi còn ở nhà, người con gái được chăm sóc nâng niu như đứa con gái nhỏ. Nhưng khi lớn lên phải lấy chồng xa lũy tre làng. Nên khi xa gia đình nỗi nhớ người con ngày càng tăng lên gấp bội. Nỗi nhớ đó da diết: “Chiều chiều ra ngõ ngó xuôi Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.” [17,200] “Chiều chiều ra đứng bờ sông Trông về quê mẹ mà không có đò.” [18,173] Khi đi lấy chồng xa thì nỗi nhớ thương cha mẹ ở nhà cũng là nỗi lo lắng khi cha mẹ đã già phải tần tảo một nắng hai sương. Bình thường ngườu con gái ở nhà luôn là người tình cảm, chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già có tuổi. Nhưng khi đi lấy chồng không ai chăm sóc mẹ già. Lòng người con gái càng thêm đau xót nhớ thương. “Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như giần.” [17,201] “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.” [18,173] Như vậy, tình thương nhớ của người con gái lấy chồng xa quê không chỉ là sự nhớ nhung nữa mà nó còn nhân lên thành nỗi biết ơn sâu nặng của con 39
  46. với cha mẹ đồng thời là tình cảm yêu thương nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ. Từ giọng điệu trữ tình đầy sâu lắng của những bài than thân đã làm mỗi chúng ta đều thấy được tình cảm trong đó. Những ai khi lấy chồng xa quê khi nhớ nhà đều nhớ đến những bài ca dao này và cảm thấy như chính mình hiện hữu trong đó. 3.2. Người con dâu Trong xã hội phong kiến người phụ nữ luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội luôn không có tiếng nói, luôn đứng ở vị trí thấp kém. Đặc biệt khi ở nhà còn được cha mẹ yêu quý nhưng khi đến gia đình nhà chồng với nhiều mối quan hệ xảy ra. Người phụ nữ không chỉ bị phụ thuộc vào quan niệm đạo đức "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" mà bên cạnh đó còn là phận làm dâu nhà chồng với mối quan hệ điển hình là mẹ chồng nàng dâu. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là mối quan hệ phức tạp từ trước đến nay. Thông thường mẹ chồng - nàng dâu xưa nay vẫn thường xuất hiện nhiều xích mích, mâu thuẫn từ xưa tới nay chưa bao giờ chấm dứt. “Thật thà cũng thể lái trâu Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.” [12,222] Trong hệ thống ca dao Việt Nam mà cụ thể là ca dao than thân cũng đã đề cập nhiều về vấn đề này thông qua lời than trách mẹ cha của người con dâu: “Chàng đành, phụ mẫu không đành, Lấy cây che khuất ngọn nghành, trời ơi?” [12,279] Bị người mẹ chồng đối xử tệ bạc thì không phải lúc nào cũng chịu bị ép mà nhiều lúc cất lên thành lời than trách, mỉa mai. “Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi! Biết rằng có được ở đời với nhau? 40
  47. Hay là vào trước ra sau, Cho cực lòng thiếp cho đa lòng chàng.” [12,278] Bài ca dao đã cho thấy sự ảnh hưởng của cha mẹ với vợ chồng trong gia đình. Bởi cha mẹ muốn cho lễ giáo trật tự trong nhà nên cha mẹ không cho con cái theo ý nguyện của mình, người con dâu vì thế mà than trách. “Thân em mười sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. Nói ra sợ chị em cười, Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay. Tôi về đã mấy năm nay, Buồn riêng thì có, vui rày thì không. Ngày thời vất vả ngoài đồng, Tối về thời lại nằm không một mình? Có đêm thức suốt năm canh, Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò ” [12,280] Người con dâu khi về làm dâu nhà chồng vì địa vị thấp kém nên phải chịu đựng nên chịu nhiều đắng cay trong cuộc sống, tất cả mọi việc trong gia đình như “rau heo, cháo chó” rồi thức đêm chăm sóc chồng con, việc đồng áng phải tự mình làm hết. Trong nhiều câu ca dao người con dâu đã than trách cha mẹ chồng không biết phân biệt là vàng hay thau. Qua việc than trách đó cũng là lời than trách của con dâu với cha mẹ không biết nhìn người, đồng thời người con dâu muốn khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của mình, con dâu của cha mẹ là vàng chứ không phải thau: “Trách cha trách mẹ nhà chàng, Cầm cân chả biết là vàng hay thau. Thực vàng chẳng phải thau đâu, Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.” [12,281] 41
  48. Người phụ nữ khi đi làm dâu không chỉ mâu thuẫn và khó khăn trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu mà còn vất vả về quan hệ với họ hàng hay sự vất vả trong việc nuôi dưỡng con cái, mẹ chồng. Người con dâu khi về nhà chồng với khi ở nhà cha mẹ ruột đầy vất vả hơn nên nhiều câu ca dao đã thể hiện rõ sự khác biệt đó: “Khi ở nhà cha da đỏ hồng hồng Khi về nhà chồng da đen thui thủi.” [17,180] Khi người con gái ở nhà cha mẹ mình được chiều chuộng, nâng niu nên béo tốt vui tươi “da đỏ hồng hồng”, nhưng khi về nhà chồng với bao vất vả nên người xuống sắc không còn nét đẹp hây hây khi còn trẻ “da đen thui thủi”. Trong ca dao của dân tộc Mèo có bài ca dao “Tiếng hát làm dâu” có câu ca dao nói về tình cảnh khi đi làm dâu nhưng không được cha mẹ hay anh em tới thăm nên người con gái đầy buồn tủi trong cảnh làm dâu cô đơn một mình. Bên cạnh đó là nỗi oán trách cha mẹ gả mình lấy chồng xa: “ Con chẳng khóc gì, Chỉ khóc vì họ hàng thân thích. Đem thân con gả quàng gả xiên, Đến ở đất người cách bao rừng gai, Con đi đầy năm, người thân cha chú đến thăm chẳng có một ai.” [12, 513] Khi người con dâu không chịu được cảnh sống khổ cực khi mới làm dâu nhà chồng, nhiều cô dâu mới bỏ về nhà mẹ đẻ, thể hiện luôn sự phản kháng của mình: “Cô kia đội nón đi đâu? Tôi là phận gái làm dâu mới về. Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê, Tôi ở chẳng được tôi về nhà tôi.” [12,281] 42
  49. Như vậy, trong ca dao than thân chúng ta đã thấy những tiếng hát của người phụ nữ cất lên từ những muộn phiền, lo lắng, khổ cực trong cuộc sống. Với địa vị thấp cổ bé họng không có tiếng nói, người phụ nữ khi về làm dâu đầy vất vả. Nhưng dù buồn rầu mà than thân nhưng bằng sự đảm đang, khéo léo, chịu đựng của mình người phụ nữ vẫn làm tốt vai trò của một người con dâu tốt đối với nhà chồng. Đây là đức tính đầy tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 3.3. Người vợ Ca dao than thân là tiếng nói tâm tình của người lao động, thể hiện thế giới tình cảm một cách phong phú và sâu sắc. Bên cạnh những bài hát yêu thương tình nghĩa thì những bài hát than thân cũng được cất lên nhiều. Đặc biệt trong số đó là hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều đắng cay. Đó là lời than thân của người phụ nữ đối với chồng thông qua các bài ca dao. Qua đó không chỉ là nỗi khổ cực với quan niệm “tam tòng tứ đức” mà người phụ nữ cho thấy sự vất vả của mình trong gia đình. Đồng thời qua đó ta thấy được nỗi than thân vất vả của người phụ nữ cùng với sự đảm đang của mình: “Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi Rạng ngày có khách đến chơi Lo cơm lo nước cho vui lòng chồng.” [21,93] “Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.” [21,93]. 3.3.1. Người vợ trong cảnh chồng phụ bạc Người phụ nữ lấy chồng nếu gặp được người chồng tốt thì cuộc sống sung sướng nhưng nếu gặp phải người chồng không ra gì thì số phận đau khổ nhưng cũng chỉ biết than thân: 43
  50. “Xưa kia anh bủng, anh beo, Tay bưng chén thuốc, tay đèo múi chanh. Bây giờ anh mạnh, anh lành, Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi. Có thịt anh tình phụ xôi, Có cam phụ quýt, có người phụ ta. Có quán tình phụ cây đa, Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn.” [3,68] Ca dao có nhiều từ ngữ để diễn tả sự than thân của người phụ nữ về thời gian như: hôm qua, đêm qua, ngày xưa, xưa kia Ở bài ca dao trên, người vợ muốn nhắc đến thời điểm xưa kia là lúc anh chồng ốm yếu, không ai chăm sóc đã có vợ chăm sóc cho, trong một dòng dung hai vế từ “tay” để chỉ chính đích thân vợ chăm sóc. Nhưng khi chồng “bủng beo” hết ốm đau bệnh tất lúc khó khăn thì lại ham mê nhan sắc mà phụ bạc vợ. Lời ca dung một loạt cấu trúc lặp lại tăng cấp diễn tả đầy trách móc sự phụ bạc của chồng. Nhưng cuối cùng đọng lại trong câu cuối: “Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn”, câu cuối thể hiện tấm lòng thủy chung của người vợ với chồng. Dù người vợ than rằng chồng phụ mình nhưng vẫn giữ được lòng bao dung và tình thương. Lời trách nhiều khi trực tiếp trách sự không chung thủy của chồng đã trêu đùa tình cảm người phụ nữ: “Trách chàng, chẳng trách ai đâu Bởi dây thừng ngắn giếng sâu không vừa Trách chàng ăn ở thờ ơ Lừa em như thế nước cờ đôi xe Lẳng lặng em giảng cho nghe: Bụng người quân tử ai dè nông sâu.” [5,612] 44
  51. Người chồng phụ bạc còn hiện lên qua lời ru với con của người mẹ. Qua đó cũng là lời than của người vợ khi gặp phải người chồng phụ bạc với mình: “Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con bạc nghĩa theo hầu thì thôi.” [6,234] Trong bài hát ru con người phụ nữ đã than trách người chồng phụ bạc đã để người vợ đầy nỗi sầu. Một mình người vợ qua lời ru con đã nói lên nỗi sầu muộn khi người chồng bạc tình, bạc nghĩa bỏ vợ. Đây không chỉ là tiếng lòng cả người phụ nữ trong câu ca dao trên mà là của tất cả những người phụ nữ khi gặp cảnh chồng phụ bạc đều cất lên tiếng than thân. “Con ơi, con nín đi con Cha con vui thú nước non quê người Đôi nơi kẻ khóc người cười Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn.” [6,234] Như vậy, qua hai bài trên ta thấy người vợ mượn lời ru để tố cáo người chồng ăn ở hai lòng bỏ mình mà đi. Đồng thời người vợ muốn than số bạc của mình, dù người đàn ông trong xã hội phong kiến được đi chơi bời, gái gú nhưng không bị lên án còn người phụ nữ phải thủ tiết với chồng: “Chữ rằng: chi tử vu quy Làm thân con gái phải đi theo chồng.” [4,447] Qua các bài ca dao than thân có thể thấy được số phận đầy nhỏ bé của người phụ nữ, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến với những quan niệm hủ tục đã trói buộc họ. Từ đó ca ngợi nhân phẩm đầy tốt đẹp nhân nghĩa thủy chung của họ. 3.3.2. Người vợ trong cảnh chồng chung Hay số phận người phụ nữ trong gia đình đầy đau khổ trong xã hôi phong kiến đa thê. Cảnh đa thê trong thời phong kiến đã bóp nghẹt thân phận người phụ nữ vốn không được coi trọng nay càng khổ cực, đau khổ hơn khi mà đến 45
  52. tình cảm của mình cũng phải san sẻ. Như Hồ Xuân Hương (bà chúa thơ Nôm) cũng thấu hiểu kiếp lấy chồng chung nên bà viết nhiều bài thơ nói về cảnh lấy chồng chung, đồng thời qua đó tố cáo xã hội phong kiến: “Chém cha kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Năm thì mười họa chăng thì chớ Một tháng đôi lần có cũng không ” (Lấy chồng chung - Hồ Xuân Hương) Chế độ phong kiến đã bóp nghẹt tư tưởng nhân dân lao động đặc biệt là người phụ nữ, nên phần đông họ thường hờn duyên, tủi phận, oán giận. Ở đây người phụ nữ than thân cho kiếp lấy chồng chung phải cảnh làm lẽ. Người phụ nữ tố cáo xã hội phong kiến đề cao đàn ông được lấy nhiều vợ, khi người phụ nữ rơi vào cảnh này rồi chỉ biết than thân, họ phải chịu cả về sự thiếu thốn tình cảm phải san xẻ với người khác, họ còn oán giận người vợ cả thường ức hiếp vợ lẽ hay người vợ cả rất ghét người vợ lẽ. Người phụ nữ chỉ biết phẫn uất về kiếp lấy chồng chung mà thôi. “Thân em làm lẽ chẳng hề, Có như chính thất mà lê giữa giường. Tối tối chị giữ mất buồng, Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò. Mong chồng, chồng chẳng xuống cho, Đến khi chồng xuống, gà đã gáy o o gáy dồn. Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn? Mày làm cho tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con!” [12,225-226] Đọc ca dao, ta mới thấy rằng “kiếp chồng chung” và “chồng người” lại đầy nghiệt ngã đau khổ đối với thân phận người phụ nữ. 46
  53. “Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu nằm không chuồng bò.” [22,174] “Chia từng cây cải chia ra Chia cửa, chia nhà, chia sáng, chia đêm Giường chị, chị ngồi đã yên Giường tôi chị lại, chị liền đánh ghen.” [22,174] Thân phận người phụ nữ đầy đau khổ đớn đau khi phải chịu cảnh lấy chồng chung. Không chỉ đau khổ cho người vợ cả phải san sẻ chồng với người khác mà người vợ lẽ cũng đầy đau khổ khi vừa chịu lời rèm pha cả xã hội lại chịu sự chèn ép của người vợ cả trong gia đình khi mình không có quyền gì trong nhà. Bởi vậy họ luôn khát khao hạnh phúc riêng: “Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.” [22,174] Từ đó ta thấy được sự bất công của lễ giáo phong kiến với chế độ nam quyền đẩy ngời phụ nữ vào cảnh khó xử và đầy đau khổ. 3.4. Người mẹ 3.4.1 .Người mẹ với những lo toan thường nhật Trong ca dao người mẹ là người sinh con ra vất vả nuôi con. Nhưng nào ai biết nỗi khổ, nỗi vất vả của người mẹ vừa phải chăm sóc chồng, gia đình và con cái khổ cực. Vậy nên người phụ nữ thể hiện nỗi đau khổ cả mình, lời than thân qua các bài ru con: “Ru con con ngủ cho rồi, Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân.” [ 3,60] Lời ca dao trầm buồn, giọng điệu chậm rãi như lời hát ru về cảnh ngộ vất vả của mình. Người phụ nữ thường lấy lời ru là lời than thân đó. Đặc biệt hình ảnh người mẹ dùng lời ru con dường như có sự mỏi mệt trong đó. 47
  54. Đặc biệt khi thể hiện hình ảnh người phụ nữ thì hình ảnh con cò, con bống, lại hiện lên với số lượng lớn trong ca dao. Từ đó thấy sự vất vả của người mẹ bởi Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng chỉ có con cò gần người nông dân hơn cả Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc bay lên tận mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc sống mà người dân lao động nước ta hằng mong ước.”[12,76] “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục trong lòng cò con.” [3,60] Đây là bài ca dao “Cái cò đi ăn đêm”, là bài ru phổ biến của các bà, các mẹ. Trong đó hình ảnh con cò trong các bài ca dao cứ lặp đi lặp lại gây ám ảnh trong tiềm thức mỗi đứa trẻ. Mở đầu bài ca dao là hình ảnh con cò lặn lội đi kiếm ăn đêm, đây là hình ảnh hết sức đặc biệt, bởi hình thức kiếm ăn vào ban đêm không phải cả họ nhà cò. Việc làm này cho thấy sự bất trắc, vất vả, khổ cực. Đặc biệt hình ảnh “ban đêm” và “cành mềm” như vậy thời gian là vào ban đêm, không gian tại cành mềm. Qua đó ta thấy con cò đi kiếm ăn vào thời gian này đầy khó khăn, khổ cực và nhiều rủi ro bất trắc có thể xảy ra với cò. Câu cuối “có xáo thì xáo nước trong” chứng tỏ sự trong sạch, thanh cao dù buộc trong hoàn cảnh phải kiếm ăn đêm dẫu bị sa cơ thì chết cũng phải trong sạch. Qua đây ta thấy lời ru không chỉ là lời than thân của người mẹ nói riêng, người phụ nữ nói chung mà còn là ca ngợi phẩm chất người phụ nữ. Đó là người mẹ yêu thương con hết lòng, lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ, đồng thời người mẹ cũng lo cho tương lai của con: 48
  55. “Ru bồng, ru bổng, ru bông, Mẹ ru con ngủ, mẹ dông lên làng. Giật vay mớ gạo, mớ lang, Ít nhiều qua bữa, quấy quang qua ngày. Sinh con gặp phải buổi nay, Bao giờ mở mắt, mở mày con ơi.” [12,493] Người mẹ, người bà trở thành những ngời cao cả nhất, luôn hết lòng vì con cái, hy sinh vì con cái chỉ mong con được hạnh phúc. Dù trong xã hội phong kiến đã đè ép số phận người phụ nữ đó là người mẹ người bà nhưng họ luôn giữ phẩm chất tốt đẹp và đặc biệt là bảo vệ con và yêu thương chung thủy với chồng hết lòng. “Ru con con ngủ cho lành, Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi.” [12,329] Người mẹ không chỉ vất vả trong việc nuôi dạy con cái, gánh vác việc gia đình mà người mẹ còn phải lo cả việc nước khi có quân giặc đến. Qua đó, ta thấy sự đảm đang của người mẹ Việt Nam. 3.4.2. Người mẹ với những bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân Chế độ phong kiến đã đặt ra luật với người phụ nữ không chỉ “tam tòng tứ đức” mà còn phải “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” chính vì vậy nhiều người phụ nữ dù chồng bạc nghĩa bạc tình nhưng chỉ biết cất lên lời than thân qua câu hát ru con: “Con ơi, con nín đi con Cha con vui thú nước non quê người Đôi nơi kẻ khóc người cười Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn.” [6,234] Trong cuộc sống hôn nhân khi lấy được người chồng yêu thương thì cuộc sống hạnh phúc nhưng lấy phải người chồng không ra gì thì người mẹ phải khổ cực chăm sóc con và gánh vác gia đình, thậm chí là nuôi cả chồng. 49
  56. “Anh đi Tây bỏ lại một bầy con dại Đứa dắt đứa bồng thảm hại anh ơi Phần thời ruộng khô, phần thời mạ úa em biết cậy nhờ cùng ai ” [17,220] Người mẹ khi gặp phải chồng theo Tây thì lòng đầy đau khổ, chỉ biết ngồi than. Chồng bỏ đi theo giặc mình người phụ nữ vừa là người vợ, vừa là người vợ chăm sóc con cái, gánh vác việc đồng ruộng một mình không có trụ cột gia đình là người đàn ông. Qua đó người vợ cũng muốn tố cáo những người chạy theo giặc. Hay những bài hát ru thể hiện người chồng tệ bạc: “Ới ông chồng, chồng mình ơi! Chi mà tệ, tệ lắm chàng! Chi mà bạc, bạc lắm chàng Chừ nín, nín đi con, con ơi con hỡi là hỡi con hỡi! Thiếp nhắn một lời Xin chàng chớ quên.” [5,2405] Bằng việc sử dụng lời hát ru đã phản ánh rõ hình ảnh người chồng phụ bạc, người mẹ chỉ biết than cho thân phận mình mà không thể làm gì. Trong lời ru sử dụng nhiều từ lặp đi lặp lại của lời hát ru như “nín”, “con ơi”, “con hỡi” hay từ “ới” nghe đầy da diết mà đau xót. Người mẹ xót thương cho thân phận mình. Đạo “tam tòng” đã trói buộc người phụ nữ thời xưa chính vì vậy dù vẫn còn xuân xanh nhưng khi chồng chết vẫn phải một mình đảm đương vai lao động trong nhà, lại vừa phải là một người con dâu hiếu thảo, người mẹ tốt với con cái. “Trong thâm tâm người phụ nữ Việt Nam đã hiểu rằng ở những trường hợp chồng chết mà không có con, quan hệ chủ yếu của mình với nhà chồng thế là cắt đứt, nhưng lễ giáo phong kiến lại quy định: chồng chết, người vợ phải cư tang trong ba năm; còn nếu vợ chết thì người chồng chỉ phải để tang một năm, hay nếu cần thiết, có thể lấy ngay vợ khác cũng được. 50
  57. Đối với sự bất công ấy của chế độ phong kiến người phụ nữ Việt đã cực lực phản đối” [10; 263] người đàn bà góa vừa than thân vừa oán trách xã hội phong kiến: “Lênh đênh chiếc bách giữa dòng Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì. Gió đưa cây trúc ngã quỳ, Ba năm chực tiết còn gì là xuân!” [12,267] Dù chồng đã mất nhưng người phụ nữ vẫn làm tròn bổn phận người vợ chăm sóc con thơ, nhưng chồng đã ra đi, chỉ còn lại người vợ cầm nén nhang nhớ chồng và thương thay cho thân phận mình dù tuổi xân còn trẻ đã phải một mình tần tảo gánh vác gia đình: “Tay em cầm nén nhang, cây tắt, cây đỏ. Tay em bứt ngọn cỏ,lá héo, lá khô. Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm xoa mồ, Khổ cam phận khổ, biết chi mô cho chộ chàng.” [12,268] Người phụ vợ còn nỗi đau khổ nào hơn nỗi đau khổ chồng ra đi để lại con thơ cho mình. Trong bài ca dao trên đã nhấn mạnh điệp từ “tay em” để muốn nhấn mạnh khi cồng ra đi chính mình là người đau khổ phải chính tay mình tiễn chồng ra đi, người vợ buồn thơ thẩn “bứt ngọn cỏ” một cách vô thức. Nhưng cũng chính bàn tay ấy phải chăm sóc con thơ dại. Bởi luật “tam tòng, tứ đức” cùng với miệng lưỡi xã hội mà người vợ phải tự mình gánh vác gia đình trên vai. Tiểu kết: Ca dao không chỉ là những câu hát trong trẻo tràn đầy tình yêu thương mà ca dao còn là những tiếng hát than thân, thấm đẫm nỗi buồn. Đó là lời than thân của những người nông dân chân lấm tay bùn, của những người phụ nữ yếu thế trong gia đình phụ quyền và trong xã hội phong kiến. Những người 51
  58. con gái bị phân biệt đối xử, bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, những người con dâu bị o ép tứ bề, những người vợ bị chồng phụ bạc, chịu kiếp chồng chung Người phụ nữ trở thành nạn nhân của xã hội phong kiến đầy hà khắc và bất công. Những câu hát than thân, cho ta hiểu thêm một “góc” tâm hồn còn nhiều cay đắng của người phụ nữ. 52
  59. KẾT LUẬN Hình tượng con người luôn là trung tâm của mọi sáng tạo văn học, trong đó có cả ca dao. Nhà thơ Chế Lan Viên nói: “Ca dao cũng là thơ nhưng là một loại thơ đặc biệt”. Ca dao người Việt đã phản ánh sinh động, phong phú và sâu sắc về con người. Trong đó những nhân vật trữ tình là hiện thân cho tập thể quần chúng nhân dân, là tiếng lòng không chỉ của bất cứ riêng ai. Thế giới tình cảm và biểu hiện của nhân vật trữ tình là những tấm gương của đời sống soi sáng tâm hồn dân tộc. Nhân vật trữ tình trong ca dao xuất hiện trong những nhóm bài ca dao với những chủ đề riêng như tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình Tình cảm trong ca dao chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Dù trong ca dao đã thể hiện nhiều hình tượng nhân vật trữ tình nhưng hình tượng người phụ nữ chở thành tượng đài bất tử trong lòng mỗi người Việt. Người phụ nữ đã góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy họ có địa vị thấp trong xã hội, mà điển hình là xã hội phong kiến đã tước đoạt đi quyền tự do phát triển của mình. Ca dao đã khơi dậy được tất cả vẻ đẹp cùng với nỗi khổ cực của người phụ nữ. Nhưng ta cũng thấy sự quật cường, niềm tin vào cuộc sống, sức phản kháng mãnh liệt của họ. Giúp phát huy được tinh hoa tinh thần của dân tộc và phẩm chất đáng quý. Là hình tượng nhân vật trữ tình tiêu biểu trong ca dao. Kho tàng ca dao người Việt qua khảo sát đã cho ta thấy được người phụ nữ hiện lên trong ca dao chiếm tỉ lệ cao. Người phụ nữ không chỉ hiện lên trong các bài ca dao về mối quan hệ gia đình, xã hội mà còn hiện lên qua các bài ca dao về tình yêu lứa đôi với một số lượng lớn. Bên cạnh đó trong các bài ca dao than thân hay các bài ca dao về những thói hư tật xấu, kinh nghiệm sống, cũng xuất hiện hình tượng người phụ nữ. Từ đó ta thấy được vị trí của người phụ nữ rất quan trọng không chỉ trong ca dao Việt, văn học dân gian mà cả trong xã hội. 53
  60. Hình tượng người phụ nữ trong ca dao yêu thương tình nghĩa luôn hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp. Với địa vị là một người con gái: người con gái trong tình yêu đôi lứa luôn yêu hết mình, sống trọng ân nghĩa thủy chung với người mình yêu, không vì vật chất của cải mà chối bỏ tình cảm đôi lứa. Trong mối quan hệ xã hội, người con gái luôn nhớ ơn và trân trọng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho, đồng thời coi trọng mối quan hệ làng xóm, tình quân dân, lòng yêu quê hương đất nước. Với địa vị là một người mẹ, người luôn yêu thương con hết lòng, mong muốn mang lại tất cả những gì tốt nhất cho con, nuôi nấng con nên người. Khi là một người vợ thì người phụ nữ trọng tình nghĩa vợ chồng, vẫn luôn một lòng thủy chung. Trong ca dao than thân, người phụ nữ xuất hiện với địa vị thấp kém trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ luôn bị chèn ép, đối xử bất công trong gia đình, xã hội. Đó chính là hình tượng người con gái bị ép duyên lấy người mình không yêu, người con gái phải lấy chồng xa hay người con dâu với mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu và mối quan hệ với gia đình nhà chồng đầy khắt khe. Với hình tượng người vợ bị chồng phụ bạc, người vợ trong cảnh lấy chồng chung, người mẹ với những lo toan thường nhật đầy vất vả và nối bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân ta có thể thấy người phụ nữ trở thành nạn nhân của xã hội phong kiến bất công. Qua ca dao than thân như cất lên tiếng lòng với nỗi khổ cực, gian truân của người phụ nữ. Đồng thời qua đó ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Việc nghiên cứu đề tài “Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam” đã đem lại nhiều vấn đề lý thú, thấy được phẩm chất đáng quý và hình tượng của nhân vật trữ tình trong ca dao. Đồng thời ta có thể thấy được những nét đặc sắc trong ca dao Việt Nam, góp phần làm phong phú đa dạng văn học dân gian Việt Nam. Giúp con người ta học thêm nhiều bài học đáng quý bởi “Văn học là nhân học”. 54
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Hán (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Phúc Hải (2014), Ca dao Việt Nam đặc sắc (tuyển chọn), Nxb Thời đại, Hà Nội. 3. Nguyễn Việt Hùng (2013), Bình giảng ca dao (sách dùng trường nhà trường), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Quyển 1), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Quyển 2), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Quyển 3), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Quyển 4), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Xuân Kính (2002), Tổng tập Văn học dân gian người Việt tập 15, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Phương Lựu (1985), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Lê Thị Nguyệt (2008), Nét đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Thái Nguyên Đại học Sư phạm. 11. Triều Nguyên (1996), Thử khảo sát một số bài ca dao có mô hình cấu trúc một, hai-mười-thương ( yêu-lo )= A”, Văn hóa dân gian, tr. 43-47 12. Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Thời đại. Hà Nội. 13. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 55
  62. 14. Dương Phong (2014), Ca dao, dân ca Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Hà Phương (2014), Tuyển chọn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội. 16. Trần Đình Sử (2012), Lí luận văn học tập 2 (In lần 3), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 17. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Hoàng Tiến Tựu (1990), Giáo trình văn học dân gian việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Trần Thị Thanh (2008), Nhân vật trữ tình trong ca dao, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 20. Trần Thanh Vân (2002), Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam, Luận án thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 21. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật trong ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Phạm Thu Yến (2012), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội. Tài liệu Internet 23. Người mẹ trong ca dao, lan/18192-nguoi-me-trong-ca-dao.html 24. Tình cảm lứa đôi thể hiện qua ca dao Nam Bộ, quangdieu.dongthap.edu.vn/hoc/vi/news/Tai-lieu-hoc-van/Tinh-cam-lua- doi-the-hien-qua-Ca-dao-dan-ca-Nam-Bo-50/ 56