Khóa luận Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985

pdf 56 trang thiennha21 16/04/2022 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_vat_nu_trong_truyen_ngan_nguyen_khai_sau_1985.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ văn và các Thầy Cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo, TS.La Nguyệt Anh-Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985”. Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp không ít khó khăn và hạn chế về mặt tài liệu, kinh nghiệm, kinh tế nên đề tài chưa được như ý muốn của người thực hiện. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và toàn thể các bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985” hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.La Nguyệt Anh là công trình nghiên cứu riêng của tôi, đề tài không trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học nào khác. Đề tài được thực hiện tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền
  5. MỤC LỤC _Toc481151279 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc khóa luận 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 6 1.1. Khái niệm và cách phân loại nhân vật văn học 6 1.1.1. Khái niệm nhân vật 6 1.1.2. Cách phân loại nhân vật văn học 7 1.1.2.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ 7 1.1.2.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện 8 1.1.2.3. Nhân vật nữ 9 1.2. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải 11 1.2.1. Khái quát cuộc đời 11 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 13 1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1978 14 1.2.2.2. Giai đoạn sau năm 1978 15 1.2.2.3. Khảo sát những truyện ngắn sau 1985 của Nguyễn Khải 16 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 19 2.1. Cách lựa chọn và thể hiện nhân vật nữ của Nguyễn Khải 19 2.1.1. Phẩm chất của nhân vật nữ 20
  6. 2.1.2. Nhân vật nữ với những khát vọng hằng thường 27 2.2. Nhân vật nữ trong các mối quan hệ 30 2.2.1. Nhân vật nữ trong mối quan hệ gia đình 31 2.2.2. Nhân vật nữ trong mối quan hệ xã hội 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 37 3.1. Ngôn ngữ 37 3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật 37 3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện 40 3.2. Giọng điệu 42 3.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ 43 3.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 44 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nhà văn nổi tiếng với lí thuyết tình thương V.Huygo đã nói rằng: “Người phụ nữ cảm và nói theo trực giác của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm. Không ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ. Êm ái và sâu sắc, đó chính là con người họ”. Nhân vật nữ là hình tượng nhân vật văn học nhận được nhiều sự quan tâm của người nghệ sĩ từ cổ chí kim. Ở mỗi thời kì người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá dưới những góc độ khác nhau. Viết về nhân vật nữ chính là đi sâu vào tìm hiểu về con người họ, ở họ có cả những cái đẹp, cái chưa đẹp và còn có cả nhưng cái cao cả nhưng cũng rất đỗi đời thường. Sau 1985 cùng với sự mở rộng đề tài trong văn học, phụ nữ trở thành đề tài thu hút sự chú ý của người nghệ sĩ. Nhân vật nữ được khám phá ở nhiều chiều khác nhau đó là hình ảnh người phụ nữ giữa bộn bề lo toan cuộc sống, là khát vọng được yêu thương trọn vẹn, là hành trình tìm kiếm hạnh phúc đời thường Mỗi người có một số phận riêng, hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Qua mỗi trang viết, mỗi thân phận là bức thông điệp thú vị về cuộc sống dù có đau đớn, mất mát nhưng vẫn thấm đẫm chất nhân văn. Trong văn học Việt Nam đề tài về người phụ nữ là một mảng đề tài lớn đã thu hút rất nhiều tác giả văn học quan tâm trong đó phải kể đến Nguyễn Khải - một trong những cây bút tiêu biểu của dòng văn học Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy đề tài viết về nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của ông, đặc biệt là ở các sáng tác sau năm 1985. Nếu như ở truyện ngắn giai đoạn trước, nhân vật của ông hầu hết là trẻ tuổi, tự tin khẳng định tương lai của mình thì đến giai đoạn này, ông viết nhiều về những người lớn tuổi, những người thất bại “lạc thời”, đơn độc: một người mẹ cả đời hi sinh vì con cái, lúc tuổi già phải sống vạ vật 1
  8. vỉa hè để con không bị “mất thể diện” trước bạn bè (Mẹ và các con), một người vợ sống như nô lệ bên ông chồng gia trưởng ích kỉ và thực chất vô tích sự mà lúc nào cũng mang mặc cảm mình không xứng đáng với chồng (Đời khổ) Như vậy, cùng với quan niệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ của nhà văn cũng có nhiều sự thay đổi. Nguyễn Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hóa mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính (Mẹ và con, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội ). Từ góc độ văn hóa, ông đặt ra những vấn đề rất có ý nghĩa như nhu cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ) Nghiên cứu đề tài“Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” giúp chúng tôi nhận thức rõ hơn về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải từ sau 1985 nói riêng. Đề tài này sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này. Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về thế giới nhân vật nữ vô cùng phong phú và hấp dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Đồng thời, giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu, quý trọng những tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng từ đó giúp cho việc học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khải được dễ dàng hơn. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút đều đặn, miệt mài và thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 đã có rất nhiều công trình, bài viết như: 2
  9. Tác giả Bích Thu trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay trên Tạp chí Văn học số 10, 1997 đã nêu khái quát những vấn đề có liên quan đến giọng điệu trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau 1985. Tác giả Nguyễn Văn Long với Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về con nguời trong Một nguời Hà Nội đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội đã chỉ ra những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ triệt để trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Khải. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những khái quát về nhân vật nữ, đó là những nhân vật có cá tính, thông minh, sắc sảo nhưng lại rất khéo léo [6]. Tác giả Đào Thủy Nguyên trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích đã đưa ra nhận xét: Những người phụ nữ trong Người vợ, Chút phấn ở đời, Nếp nhà, Một người Hà Nội đều là những con người biết giữ gìn phẩm giá và nhân cách bằng chính nghị lực và lòng tự trọng của mình. Lí trí luôn là những người bạn đường dẫn dắt và mách bảo và mách bảo để họ có thể sống tốt hơn và người hơn, trong bất kì cảnh ngộ nào” [11,151]. Bàn về Thế giới nhân vật Nguyễn Khải theo dòng thời gian, tác giả Đào Thủy Nguyên nhận định: “Người phụ nữ trước đây trong Mùa lạc, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Một cặp vợ chồng dường như đi từ bóng tối ra ánh sáng. Còn bây giờ, người phụ nữ trong Đời khổ, trong Người vợ lại đi trong sự giao hòa của những khoảng sáng tối. Cái dấu ấn một thời của họ dường như được hòa tan trong cái vĩnh viễn của mọi thời. Qua đó, người vợ, người mẹ cụ thể được đưa lên tầm người phụ nữ Việt Nam mà không cần một lời bình luận văn vẻ hay một sự khoa trương nào” [11,76]. Có thể nói, người phụ nữ luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác văn chương. Nhân vật nữ được khám phá dưới nhiều chiều kích khác 3
  10. nhau, chính vì thế chân dung người phụ nữ hiện lên nguyên vẹn trên từng trang viết. Qua mỗi trang viết, mỗi thân phận, mỗi mảnh đời là thông điệp thú vị về cuộc sống: dù có đau đớn mất mát nhưng vẫn thấm đẫm chất nhân văn. Số lượng các bài viết, các ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông rất phong phú. Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến phong cách sáng tác của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau 1985. Trên tinh thần tiếp thu, phát trển ý kiến của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: Nhân vật nữ trong sáng tác Nguyễn Khải sau 1985. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 người viết muốn làm rõ những đóng góp của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và đặc biệt trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới đất nước. Đây là hình thức nghệ thuật độc đáo, qua đó khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Khải đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1985. Tìm hiểu phương thức xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985 để thấy được nét đặc sắc, cái “tôi” rất riêng của tác giả. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. - Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Do giới hạn của đề tài khóa luận chủ yếu đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Khải được đưa vào Tuyển tập Nguyễn Khải tập III ( Nhà xuất bản Văn học Hà Nội - 1996). 4
  11. 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài này, khóa luận góp phần làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong thời kì đổi mới. Khóa luận cũng là một tư liệu thiết thực và có ý nghĩa trong học tập và giảng dạy những tác phẩm có liên quan đến Nguyễn Khải ở môn Ngữ văn THPT. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 5
  12. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm vàcách phân loại nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó chính là nơi “tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận,“giải mã” những vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm” [5,235], nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Theo cuốn Lí luận văn học (tập 2) (Trần Đình Sử chủ biên) nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ [8,114]. Nhân vật văn học luôn hiện hữu trong các tác phẩm văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, bà Hiền, chị Bơ hay những nhân vật không tên như chị vợ của Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, thằng bán tơ trong Truyện Kiều, nhân vật bà cô trong Nếp nhà của Nguyễn Khải Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, có tiểu sử như một khách thể thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. 6
  13. Nhân vật do đó không chỉ là hình thức cơ bản thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người mà còn là hình thức cơ bản để khái quát những qui luật của đời sống và là nơi tập trung mọi giá trị - tư tưởng của nghệ thuật. Qua nhân vật, người đọc có thể hiểu được tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm, là vốn sống trực tiếp của nhà văn, là nơi thể hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. 1.1.2. Cách phân loại nhân vật văn học Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng cho nên các phương diện loại hình của nhân vật cũng hết sức đa dạng. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia thành các loại hình nhân vật khác nhau. Chẳng hạn, căn cứ vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ; căn cứ vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, 1.1.2.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Nhân vật chính trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là bà Hiền, nhân vật tôi, đó là những người tham gia vào những sự kiện chính trong tác phẩm. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm về mặt ý nghĩa, đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Chẳng hạn như bà Bơ trong Nắng chiều, chị Khuê trong Người vợ, bà Hiền trong Một người Hà Nội. 7
  14. Ngoài nhân vật chính, trong tác phẩm văn học còn có nhân vật phụ. Các nhân vật có tính cách, tình tiết như nhân vật “tôi” trong Một người Hà Nội, người vợ trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, bà Xuân Thái trong Chuyện tình của mỗi người Bên cạnh đó, còn có nhân vật phụ chỉ thấp thoáng trong các tình tiết như: Huy, Thành, Đồi trong Một thời gió bụi. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung, họ chẳng những là một bộ phận không thể thiếu trong bức tranh chung, mà nhiều khi, nhân vật phụ hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. 1.1.2.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Xét về phương diện hệ giá trị, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại có thể chia ra thành nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập về quan điểm tư tưởng và lí tưởng sống. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của thời đại. Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án và phủ định. Hai loại nhân vật này luôn đối kháng nhau như nước với lửa và nó thường được in dấu rõ nét trong hệ thống các truyện cổ tích, truyền thuyết Trong văn học hiện thực, nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và phản diện. Theo Bakhtin “cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” [9,132]. Nhân vật phản diện trong văn học hiện thực nhiều khi không phải là do làm việc xấu, thiếu đạo đức, mà chủ yếu là do thiếu tính người, thiếu ý thức người. 8
  15. 1.1.2.3. Nhân vật nữ Phụ nữ từ lâu được xem là biểu tượng của cái đẹp, hiện thân của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài quen thuộc nhất và dường như phụ nữ là một nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết. Văn học truyền thống Việt Nam mọi thời đều dụng công khám phá đề tài người phụ nữ. Trong văn học dân gian, nhân vật nữ đại diện cho lí tưởng thẩm mĩ của nhân dân hiện lên trong các câu chuyện cổ tích thường có sốphận bi thảm nhưng luôn tỏa sáng những nét đẹp: hiền lành, chăm chỉ, giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái và cuối cùng chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc. Người phụ nữ trong ca dao lại mang vẻ đẹp đằm thắm ý nhị, dịu dàng và kín đáo nhưng đồng thời cũng là hiện thân cho những bi kịch, phải gánh chịu số phận bất hạnh, không có quyền tự quyết định cho cuộc đời mình. Đến văn học trung đại đã có biết bao tiếng nói xót xa, thương cảm cho thân phận người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trong xã hội phong kiến. Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là hình ảnh những người phụ nữ đức hạnh, đẹp người, tốt nết luôn khát khao một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị những thế lực cường quyền và cả thế lực phong kiến khắc nghiệt xô đẩy đến những cảnh ngộ éo le, ngang trái bất hạnh. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 tiếp tục khai thác đề tài về người phụ nữ. Sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, đặc biệt là của Nhất Linh đã xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ mới, đòi quyền tự do yêu đương vượt lên mọi lễ giáo phong kiến như Nhung trong Lạnh lùng (Nhất Linh), Loan trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Văn học hiện thực phê phán giai đoạn này đi tìm hiểu những bi kịch khác nhau trong cuộc đời của người phụ nữ. Đó là cuộc đời đầy cơ cực, lắm đắng cay của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, hay thân phận của một “dị nữ” như 9
  16. Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Người phụ nữ trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn hiện thực hiện lên như một biểu tượng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp người và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc. Đến văn học giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật nữ tiếp tục được phản ánh và được làm nổi bật trong mối quan hệ với các vấn đề chung của thời đại. Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, người phụ nữ góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang. Đó là chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Có thể thấy, nhân vật nữ trong giai đoạn này là con người của cộng đồng, của xã hội, gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được soi rọi dưới cái nhìn lí tưởng mang tính sử thi. Sau năm 1985, văn học có xu hướng trở về cái đời thường muôn mặt, cảm hứng sử thi nhạt dần thay thế vào đó là cảm hứng thế sự - đời tư. Vấn đề các nhà văn quan tâm không phải là cuộc sống chiến đấu dũng cảm vì dân vì nước của người phụ nữ nữa mà là những lo toan thường nhật, nỗi đau đớn mất mát của họ. Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú và mỗi nhà văn tìm thấy cho mình một hướng đi riêng. Qua đây, chúng ta thấy hình tượng nhân vật nữ là hình tượng xuyên suốt và nổi bật trong nền văn học Việt Nam, gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người qua các giai đoạn văn học. Có một đặc điểm là người phụ nữ luôn là hình ảnh tích cực, được nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm thương yêu trân trọng: nhẫn nại, đa cảm, thua thiệt và chủ động, đó dường như là nét tiêu biểu của nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ở mọi thời. Có thể thấy, nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học luôn mang trong mình thiên tính nữ. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kháng “Thiên tính nữ đơn thuần là tính mềm mại, tính nhu, uyển chuyển của người phụ nữ” [3,164]. 10
  17. Thiên tính nữ trong văn học trước hết được biểu hiện là tinh thần của cái đẹp, đó là tấm lòng bao dung hào phóng với tất cả mọi người, đó là thiên tính làm mẹ, tình cảm hồn nhiên muốn đùm bọc, che chở, cứu giúp. Thiên tính nữ còn được thể hiện ở tấm lòng bao la sẵn sàng cảm thông với mọi người. Nhìn chung, khi xây dựng các nhân vật nữ, các nhà văn khai thác và ngợi ca vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát huy quan điểm thẩm mỹ và giá trị truyền thống. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sự độ lượng, tấm lòng khoan dung, trắc ẩn và đức hy sinh của người phụ nữ. 1.2. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải 1.2.1. Khái quát cuộc đời Tác giả Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 03/12/1930 ở phố Hàng Cót - Hà Nội trong một gia đình quan lại phong kiến. Quê cha ở phố Hàng Nâu (Nam Định), quê mẹ ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội của Nguyễn Khải là tri phủ, bố Nguyễn Khải là tri huyện nhưng Nguyễn Khải lại chịu số phận của cảnh “vợ lẽ con thêm”. Trong xã hội phong kiến trước đây, “vợ lẽ con thêm” là những thân phận bèo bọt bị rẻ rúng thậm chí là bị từ bỏ, cha và mẹ cả đã đối xử rất bất công với mẹ của ông. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Khải phải sống trong cảnh buồn tủi, lúc ở với mẹ đẻ, lúc ở với mẹ cả, khi sống đậu ở nhà anh (cùng cha khác mẹ) ở Hải Phòng. Nhiều lần bị lăng nhục, bị đổ oan là “thằng ăn cắp” Nguyễn Khải đã có một tuổi thơ đầy cay đắng và nhiều nước mắt. Cha ông đã không nhìn nhận đứa con do chính mình sinh ra vì thế khi nghĩ về cha đối với Nguyễn Khải là một quá khứ nhiều đau buồn. Năm 12 tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp. Ba mẹ con sống chật vật, đã có lúc bà mẹ nghĩ đến việc chết với hai đứa con cho đỡ khổ. Mãi về sau này nhà văn vẫn không sao quên được cảm giác bị tổn thương và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những năm 11
  18. tháng sau đó: “Tưởng là con cha cháu ông hóa ra không phải, chỉ là con thêm con thừa” [9,125]. Bao nhiêu mơ mộng của tuổi thơ chốc lát mất sạch, cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Nhưng chính trong hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bùng cháy ở ông về ý thức thân phận và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống, sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu đựng chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi, không giây phút nào được huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể của mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [9,201]. Cách mạng tháng Tám đến với ông như một ân huệ lớn, ông đã tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình, được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để thực hiện cách sống, tạo dựng uy tín, danh dự. Đây là con đường để ông đền đáp ơn nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi hờn tủi bị chính những người ruột thịt hắt hủi. Đầu năm 1947, ông tham gia kháng chiến ở Hưng Yên, gia nhập đội quân tự vệ ở thị xã rồi trở thành chiến sĩ một đơn vị bộ đội ở địa phương. Một thời gian làm y tá, sau đó ông lại trở thành phóng viên báo của tỉnh Hưng Yên. Từ đây Nguyễn Khải một lòng dùng cuộc đời mình để đền đáp cách mạng và ông đã chọn văn chương để trả ơn cách mạng. Từ cuối năm 1950, Nguyễn Khải được cử đi tham dự lớp nghiên cứu văn nghệ do Hội văn nghệ Trung ương và chi hội văn nghệ Khu IV tổ chức tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Bước ngoặt lớn nhất vào tháng 5/1951, ông được cử đi dự trại viết của hai chi đội văn nghệ Liên khu III và Liên khu IV tổ chức tại Kim Tân - Thanh Hóa. “Đó là mốc quan trọng trên đường dẫn đến nghề văn của tôi” Nguyễn Khải đã nói như vậy về lớp học mà nhờ đó lần đầu tiên ông được tiếp xúc với các thần tượng văn học của ông: Nguyễn Tuân; Xuân Diệu cuối khóa học Nguyễn Khải bắt đầu có truyện ngắn đăng báo. Năm 1955, ông trở về dự trại toàn quân để viết truyện anh hùng Mạc Thị Bười. Kết thúc trại viết ông có tác phẩm Người con gái quang vinh. 12
  19. Năm 1956, ông chuyển công tác về Tạp chí Văn nghệ quân đội, làm việc cùng nhiều nhà văn nổi tiếng như: Thanh Tịnh, Chính Hữu, Năm 1957 ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam. Tại đây ông đã phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình như sau: “Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phương hướng tiếp cận hiện thực của ông trong các sáng tác: lấy thế giới tinh thần, tư tưởng các lối sống và một nghệ thuật giàu màu sắc chính luận. Từ đại hội lần thứ hai, Nguyễn Khải trở thành Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên thường vụ về sau ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng đối với quá trình phát triển của Hội nhà văn. Sau năm 1975, ông đã cùng gia đình chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “cái lí lịch đặc biệt của anh khiến anh hình như có hai con người trong một con người, có hai vùng thẩm mĩ trong một thế giới nghệ thuật” [9,201]. Trong ông có sự pha trộn giữ hai dòng máu “Dòng máu của lớp cùng dân từng bị dày xéo, lăng nhục” sẽ in dấu vào những lời văn “khi thì uất hận, khi thì xót xa - một thứ văn như để đòi nợ, như để trả thù, như để giải oan”. Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải thích nói chuyện sang, thích nói giọng sang, dùng văn chương để phô bày cái hoàn hảo, lịch lãm. Với những đóng góp cho nền văn học nước nhà, năm 2000 Nguyễn Khải đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật và Giải thưởng ASEAN cùng năm đó. Năm 2008 nhà văn qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Trong một lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Khải tự chia sáng tác của mình thanh hai giai đoạn: “từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách, từ 13
  20. 1978 đến nay theo một cách khác” [9,203]. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải chúng tôi phần nào hiểu rõ cơ sở của sự phân chia này. Tuy nhiên, theo quan sát chủ quan của chúng tôi, quá trình sáng tác của Nguyễn Khải có thể chia thành hai gia đoạn: giai đoạn trước năm 1985 và giai đoạn sau năm 1985 1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1985 Ở giai đoạn này, các trang văn của Nguyễn Khải tập trung và hai mảng đề tài trung tâm: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài chiến tranh cách mạng. Với đề tài nông thôn và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả tập trung khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động mới, những con người gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân như cô Đào (Mùa lạc); Tấm (Đứa con nuôi); Nguyễn Khải đã miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, tình đồng chí, tình bạn bè, vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội như lối làm ăn kiểu phường hội: Tuy Kiền (Tầm nhìn xa); Mơ (Chủ tịch huyện) Ở đề tài chiến tranh và cách mạng, Nguyễn Khải đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trước kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhường. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con người, đặt họ vào các tình huống thử thách để bắt họ bộc lộ tài trí, nhân cách. Các tác phẩm đều ít nhiều tạo được không khí nhờ các chi tiết đặc sắc và nhờ giọng kể sôi nổi, hóm hỉnh giàu màu sắc hùng biện. Tuy nhiên, nhiệt hứng ngợi ca khẳng định rõ ràng đã làm cho các trang viết về 14
  21. chiến tranh thiếu cái chân thực, góc cạnh, cái dữ dội khốc liệt của những số phận làm nên chiều sâu đời sống. Con mắt nghệ sĩ đằm thắm và mối dây đồng cảm của một người tuổi thơ bị sỉ nhục đã giúp Nguyễn Khải tìm được cách khám phá riêng về hiện thực. Ông đặc biệt nhạy cảm với những thân phận nhỏ bé, những tính cách khiêm nhường, nhưng khao khát thầm lặng về hạnh phúc. Đồng thời, thói háo danh, sự ích kỉ, dù có ngụy trang kĩ lưỡng đến đâu, cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo. Nguyễn Khải nồng nhiệt khẳng định vẻ đẹp của những người lao động kiểu mới - những con người làm cho sự gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu ở chặng này: Hãy đi xa hơn nữa (tiểu thuyết, 1963) Người trở về (1964); Họ sống và chiến đấu (1966); Hòa vang (1967); Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970); Ra đảo (tiểu thuyết, 1970); Chủ tịch huyện (truyện, 1972); Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973); 1.2.2.2. Giai đoạn sau năm 1985 Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau năm 1985 có nhiều biến đổi, chủ nghĩa đề tài mất ý nghĩa khi quan niệm về hiện thực được mở rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con người làm tâm điểm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải trẻ lại với niềm say mê “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn”. Ông chiếm lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng để ông không ngừng trăn trở về số phận con người, về giá trị làm người. Bên cạnh đó thì cái “tôi” tiểu sử của tác giả cũng xuất hiện đậm đặc đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao góp phần vào việc đổi mới văn học. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tiêu biểu cho sáng tác ở giai đoạn này của Nguyễn Khải. Ở giai đoạn này, truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc. Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những hành trình sống đầy nhọc nhằn do bao hệ lụy thường tình, những cuộc vật lộn kiên cường của con người 15
  22. với hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác lập cho nó. Ông đặt con người vào các mối quan hệ đời thường. Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải chặng này chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về nhân thế. Cuộc sống mưu sinh đầy hỗn tạp, ba động, con người cũng dễ đổi thay, Nguyễn Khải đã thực hiện hành trình riêng “đãi cát tìm vàng”, nâng niu những hạt bụi vàng của cuộc sống. Các tác phẩm tiêu biểu ở chặng này: Cha con và (tiểu thuyết 1979); Thời gian của người (tiểu thuyết, 1985); Một nguời Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990); Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993), Sống ở đời (truyện ngắn, 2002); Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004); Với số lượng tác phẩm đồ sộ, Nguyễn Khải xứng đáng trở thành một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau cánh mạng tháng Tám 1945. Ông đã đóng góp những tiếng nói mới mẻ, những khám phá về chiều sâu của cuộc sống cho sự đổi mới của văn học. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học từ thời kháng chiến sang thời hòa bình. 1.2.2.3. Khảo sát những truyện ngắn sau 1985 của Nguyễn Khải Sau năm 1985, sáng tác của Nguyễn Khải có đổi mới rõ rệt, ông quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đặc biệt hình tượng nhân vật nữ được Nguyễn Khải quan tâm và thể hiện một cách chân thực nhất. Bảng: Khảo sát nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 Nhân vật nữ STT Tên tác phẩm Nhân vật nữ chính phụ 1 Đời khổ Chị Vách Bà vợ ông Cậy Bà chủ quán 2 Ông cháu cơm 3 Đổi đời Chị Tần Cô con gái 16
  23. Con gái Tú 4 Một thời gió bụi Vợ Tú Cô con dâu Cặp vợ chồng ở chân động 5 Vợ Toàn Từ Thức Chị Quê, 6 Chuyện tình của mỗi người Ngoạn - vợ Dụ Bà Xuân Thái 7 Một người Hà Nội Cô Hiền 8 Nếp nhà Bà cô Cô con dâu - vợ 9 Chúng tôi và bọn hắn Vợ Phúc Lộc 10 Tiền Hiền Liên-con dâu bà 11 Người của nghề Bà Tuất Tuất 12 Chút phấn ở đời Mẹ Tuấn Chị Khuê - vợ ông 13 Người vợ Trần Dần 14 Nắng chiều Bà Bơ Bà Đại Qua khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy hình tượng nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Khải đặc biệt là truyện ngắn sau 1985. Nhân vật nữ đóng vai trò là cầu nối gắn kết các nhân vật, sự kiện trong truyện. Trong những trang viết của Nguyễn Khải những con người, những nhân vật trải qua bao sóng gió để khẳng định được giá trị sống, ông đã miêu tả người phụ nữ với một sự quan tâm, niềm trăn trở của một tâm hồn nhạy cảm và cái nhìn mang tính nhân đạo. Những nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải ở thời kì này xuất hiện khá đa diện. Họ có thể là nhân vật chính, có thể là nhân vật phụ nhưng 17
  24. đều được miêu tả khá đa diện. Phẩm tính của nhân vật nữ được miêu tả khách quan. Họ vừa mang vẻ đẹp truyền thống nhưng cũng rất hiện đại. Trong mọi cảnh huống họ lại tỏ ra là con người bản lĩnh, luôn làm chủ cuộc đời, làm chủ hoàn cảnh. Trong cảm nhận của độc giả họ vừa đáng yêu, đáng trân trọng và cũng có lúc đáng ghét. Chân dung họ được khắc họa ở cự li gần nhất. Người đọc cảm thấy như gặp họ đâu đó ở ngoài đời Nguyễn Khải đã tìm được chỗ dựa cho sự bình yên của các “tổ ấm” hạnh phúc ở những người phụ nữ. Ông vẫn sẵn sàng tôn vinh những người phụ nữ “là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn lớn nhất mà chồng con họ có được ở cõi đời này”. 18
  25. CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 Từ sau 1975, đặc biệt sau 1985, diện mạo nền văn học Việt Nam có những biến đổi sâu sắc trên nhiều bình diện trong đó có yếu tố nhân vật. Nếu ở giai đoạn trước đó, con người xuất hiện với tư thế con người cộng đồng được lí tưởng hóa cao độ bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn thì nay nó được khám phá dưới góc độ đời tư thế sự trong mối quan hệ với biết bao sự ngổn ngang, phức tạp của các vấn đề đời sống. Đây là đặc điểm chung bao trùm lên các sáng tác văn học thời kì này trong đó có truyện ngắn Nguyễn Khải. Do vậy, theo dõi truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1985 ta thấy thế giới nhân vật nữ hiện ra phong phú, sinh động như chính bản thân đời sống. Có thể bắt gặp đủ mọi loại người với nhiều cảnh ngộ và thân phận khác nhau. 2.1. Cách lựa chọn và thể hiện nhân vật nữ của Nguyễn Khải Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống, là sản phẩm tuyệt diệu của tạo hóa, là biểu tượng của cái đẹp, là hiện thân của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Hình tượng người phụ nữ ở mỗi thời kì được xây dựng theo một dụng ý nghệ thuật, họ mang theo những vẻ đẹp riêng. Trước 1975, nhất là trong kháng chiến, nhân vật nữ thường mang những phẩm chất lí tưởng như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), chị Chiến (Những đứa con trong gia đình) hay những nhân vật được đổi đời như Mị, Đào Sau 1975, người phụ nữ lại hiện lên một cách đa diện hơn, ở họ có cả những cái tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, cao thượng Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú, mỗi nhà văn tìm thấy cho mình một phong cách riêng khi khai thác đề tài này. Nguyễn Huy Thiệp khai thác thiên tính nữ qua một loạt các truyện ngắn Chảy đi sông ơi, 19
  26. Con gái thủy thần, Nhà bua, còn Nguyễn Minh Châu tiếp tục khai thác vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ nhưng chú ý nhiều hơn đến đời sống nội tâm của họ như Qùy trong Người đàn bà trong chuyến tàu tốc hành, Thái trong Cỏ lau, người vợ trong Bến quê, người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Khải lại khai thác về người phụ nữ qua cách nhìn mới mẻ với những phẩm tính truyền thống nhưng cũng rất hiện đại, họ luôn khát khao một cuộc sống đời thường, bình dị. 2.1.1. Phẩm chất của nhân vật nữ Trước 1975, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải đó là những cô Đào (Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi ), Thoa (Chuyện người tổ trưởng máy kéo), mỗi nhân vật, mỗi cảnh đời riêng. Song cuộc sống mới đã đem lại cho họ những hạnh phúc mà họ khao khát dù rất giản dị nhưng trước kia họ đã không thể có. Dưới chế độ mới trong lòng một xã hội tốt đẹp, họ thực sự đã được đổi đời. Sau 1975, đặc biệt là sau những năm 1985, Nguyễn Khải đã miêu tả những con người ấy với một sự quan tâm, niềm trăn trở của một tâm hồn nhạy cảm và cái nhìn mang tính nhân bản. Họ xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Khải, đặc biệt là truyện ngắn, thuộc nhiều kiểu người, nhiều cuộc đời, số phận khác nhau, đa dạng, phong phú như chính con người của hiện thực cuộc sống hàng ngày. Đó là những người phụ nữ đầy bản lĩnh dù là trong cuộc sống gia đình hay trong cuộc sống xã hội đi nữa họ đều toát lên khí chất của riêng mình. Chẳng hạn trong truyện Nắng chiều, tác giả đã đưa bạn đọc đến với một số phận trong cuộc đời đó là bà Bơ. Cuộc đời người phụ nữ này là những ngày dài cô đơn và bơ vơ, không một mái ấm, không một hạnh phúc riêng, một mình bà chống chọi với nỗi buồn tủi của kiếp người. Tưởng chừng cuộc đời bà Bơ sẽ kết thúc trong bất hạnh, nhưng cuộc đời lại bù đắp cho bà hạnh phúc của một gia đình khi bà đã bước sang tuổi bảy mươi. 20
  27. Hay như nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội) cũng chỉ là một người phụ nữ như bao người khác. Cuộc đời bà cũng chẳng có chiến công nào, công trạng nào cho đất nước, bà chỉ thuần là một người Hà Nội chân chính với tất cả nét thanh lịch của mảnh đất kinh kì. Bà cũng lo toan, định liệu cho cuộc sống gia đình được êm ấm, hạnh phúc. Nguyễn Khải đã kể cho chúng ta nghe về những con người, tuy họ không nổi bật ở vẻ đẹp chói sáng nhưng ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp tâm hồn như những hạt ngọc khuất lấp trong cuộc sống đời thường, vẻ đẹp của những con người trong nhọc nhằn lam lũ, vẻ đẹp của tuổi hoàng hôn, của những quầng sáng rực rỡ trong cái vàng úa của buổi chiều tà. Trong truyện ngắn Đời khổ Nguyễn Khải đã khắc họa rất chân thực cuộc đời đầy trắc trở, éo le của chị Vách. Chị Vách cũng giống bao nhiêu những người phụ nữ khác mong muốn có được một mái ấm gia đình, được chăm sóc cho chồng, cho con là hạnh phúc của những người phụ nữ dưới chế độ xã hội mới. Khi chị xây dựng gia đình với người chồng là thiếu tá, vốn trước kia là con địa chủ nhưng đối với chị Vách là mãn nguyện, chị toàn tâm, toàn lực chăm sóc hi sinh cho cái gia đình nhỏ bé của chị. Nhưng cuộc đời lại thật éo le, chồng chị không giúp được chị suốt ngày chỉ biết “đọc sách và đánh giặc”. Trong khi đó chị phải tần tảo, lo toan cho cuộc sống gia đình. Khi giặc ném bom bắn phá miền Bắc chị gửi con vào trại sơ tán để cho con ăn học chị vẫn một mình lam lũ, chăn nuôi kiếm tiền cho con ăn học. Nhưng thật trớ trêu, bất hạnh lại đến với chị, ông chồng bị tai biến mạch máu não mất và để lại bốn đứa con thơ dại. Tưởng chừng người chồng mất đi thì những đứa con sẽ là chỗ dựa tình thần để chị vượt qua mọi nỗi đau. Nhưng đối với chị, cái éo le, bất hạnh lại liên tiếp ập xuống gia đình chị. Đứa con gái đầu đã hai lăm tuổi, cao ngóng cao ngòng xin được đi làm còn chồng thì vẫn chưa ai ngó. Đứa con gái thứ hai lại bị tật từ nhỏ, cứ đi một bước, nhảy một bước. Thằng con trai lớn học hành không nên người, lêu lổng đi buôn mất cả vốn lẫn lãi rồi mất trí hóa điên. Cả gia đình chỉ còn trông chờ vào thằng con út. 21
  28. Có thể nói cuộc đời, số phận của chị Vách đầy bất hạnh. Mặc dù trong khổ đau, bất hạnh chị vẫn cố vươn lên để tiếp tục duy trì sự sống, mái ấm gia đình nhưng những khó khăn cứ ập đến ngẫu nhiên, khổng thể tính trước được. Đứng trước cảnh ngộ này, Nguyễn Khải cũng không thể giấu được nỗi xúc động “Cái vui, cái buồn của những thân phận cùng khổ luôn làm tôi gai người như bị cứa vào tận hồn cốt của mình” [10,434]. Trong cái cùng cực đầy bất hạnh của chị Vách, Nguyễn Khải vẫn nhận ra sức mạnh tinh thần ẩn giấu bên trong con nguời nhỏ bé của chị. Nhà văn vẫn nhìn thấy trong tâm hồn chị tồn tại một sức sống bền bỉ, cốt cách thanh cao như những “hạt bụi vàng”. Khi xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Nguyễn Khải chú trọng đến việc “xây dựng những tính cách nhân vật nữ vừa có cái mạnh mẽ cứng cỏi của người phụ nữ hiện đại, vừa có cái nét truyền thống của người phụ nữ ngày xưa” [6,160]. Ở chị Vách hội tụ được cả vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống đó là sự lam lũ, nhân hậu, giàu đức hi sinh. Bên cạnh đó, chị còn là người rất nhanh nhẹn, tháo vát và cũng rất cứng cỏi, mạnh mẽ. Chính điều này tạo thêm sức mạnh và nghị lực sống để họ vượt qua những bão tố của cuộc đời “ giữa muôn vàn đắng cay tủi nhục của cuộc sống họ vẫn tìm thấy niềm vui nho nhỏ để có thêm nghị lục tiếp tục chống chèo con thuyền gia đình giữa hai bờ “bình yên và bão tố” của cuộc sống hàng ngày [10,161]. Và khi viết về những con người này, vẫn cảm hứng nghiên cứu, phân tích về số phận con người trước những đổi thay chóng mặt của thời cuộc, Nguyễn Khải vẫn tìm thấy được sự bình yên của cái “tổ tấm” hạnh phúc ở những người phụ nữ. Ông vẫn luôn sẵn sàng tôn vinh những người phụ nữ “là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn lớn nhất mà chồng con họ có được ở cõi đời này” [10,161]. Đọc truyện ngắn Tiền của Nguyễn Khải chúng ta thấy Hiền - cô nhân viên kế toán của một cửa hàng ăn uống, là một con người đầy bản lĩnh. Từ 22
  29. ngày Hiền đi làm các em mới được ăn no “về sống với nhà chồng Hiền mong muốn cái trẻ trung của mình, cái tháo vát của mình sẽ làm cho ngôi nhà vui hơn lên, ồn ào hơn lên, là một cái nhà đang sống, đang phát đạt. Cô ao ước được hi sinh được vun vén, được hàn gắn một cái gì đang vỡ ra, đang rữa ra” [10,365]. Hiền đã từng phải chịu một cuộc đời lận đận, vì không có tiền nên Hiền không thể ở lại viện lâu hơn. Để trả nợ hai vợ chồng đã phải bán đi rất nhiều đồ đạc và cả con chó ba nặng hơn mười kí mới đủ trả nợ, cô đã có những giây phút bất lực đội nón theo sau người mua chó, nước mắt lã chã “Chó ơi là chó! Người ơi là người! Người không có tiền cái thân không bằng con chó” [10,366]. Đó như là lời kêu than cho số phận của mình, số phận phải chịu nhiều thiệt thoài, cơ cực chỉ vì không có tiền. Bằng sự cố gắng và bản lĩnh của mình mà Hiền đã có thể mua được những thứ thuốc quý hiếm để hồi phục sức khỏe. Bữa ăn của gia đình cũng được cải thiện hơn. Bây giờ mỗi bữa ăn của gia đình là niềm vui, là sự mong đợi chứ không phải là sự lo lắng, phấp phỏng nữa. Hiền sống luôn được lòng của mọi người trong gia đình. Trong màn trình diễn “một gia đình hạnh phúc”, Hiền là diễn viên chính, chị luôn quán xuyến công việc của gia đình từ việc to đến việc nhỏ. Dù vậy nhưng Hiền không hề mềm yếu mà luôn tỏ ra là con người mạnh mẽ. Trong cuộc chiến tranh giữa những người cùng máu mủ, Hiền đanh đá, quyết liệt, là một người đàn bà khác hẳn, sù lông, giương vuốt để giữu chặt lấy cái phần của mình. Là một con người linh hoạt, nhanh nhẹn, suy nghĩ thấu đáo, mạnh mẽ và không muốn phụ thuộc vào con cái. “Em không ở với đứa nào cả, ở một mình tự mình nuôi lấy mình. Em vẫn có vốn liếng riêng. Có ai dại gì dốc hết hầu bao cho chúng nó để về già thành người phụ thuộc, thành đầy tớ, muốn ăn bát phở cũng phải ngửa tay xin tiền” [10,379]. Không chỉ là những con người bản lĩnh, từ trang văn Nguyễn Khải người phụ nữ hiện lên trên cái phức tạp của cuộc sống đương thời như những 23
  30. con người từng trải, giàu kinh nghiệm sống, được coi là “trí khôn”. Họ tuy thuộc lớp người của thế hệ cũ nhưng vẫn khéo léo, khôn ngoan ,thức thời trong hiện tại. Bà cô (Nếp nhà) được coi là cái “túi khôn”, tuy bà thuộc lớp người cao tuổi nhưng không hề tỏ ra tụt hậu trong tư duy, cách sống trước những biến động của thời thế. Cái triết lí về lối sống của bà là một bài học vô cùng sâu sắc của một người từng trải “Con người ta ai cũng có phần thiện, phần ác. Muốn dưỡng thiện, diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có luật pháp” [10,234]. Nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải còn tồn tại một sức sống bền bỉ, cốt cách thanh cao như những “hạt bụi vàng của đất kinh kì”. Viết về những con người bình thường, Nguyễn Khải đã ngợi ca họ có cách sống đẹp đẽ. Nhân vật Hiền (Một nguời Hà Nội), bà cô (Nếp nhà), bà vợ ông Trần Dần (Người vợ) đều là những người phụ nữ đáng để ta nể trọng về cách sống của họ. Cô Hiền một phụ nữ xuất thân từ tầng lớp thượng lưu của đất Hà thành, đã từng là hoa khôi của đất kinh kì, quanh mình có bao văn nhân, tài tử ve vãn nhưng cuối cùng lại chọn cho mình một ông chồng không tiếng tăm gì - chỉ là một ông giáo tiểu học. Cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt nổ ra, các con xung phong ra trận bà sẵn sàng cho con đi vì bà hiểu “tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” [14,77]. Đó là sự day dứt giằng xé giữa tình mẫu tử và non sông, là sự lựa chọn giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi đất nước, để rồi lòng yêu nước đã vượt lên chiến thắng. Ở một góc nhìn khác về cuộc sống, qua ngòi bút của Nguyễn Khải họ chính là những người vợ, người mẹ suốt đời tần tảo vất vả hi sinh vì chồng, vì con cho đến lúc tuổi đã xế chiều nhưng vẫn không được thanh thản. Nhân vật vợ của Phúc (Chúng tôi và bọn hắn) là con gái Hà Nội, con một gia đình công chức nhỏ những tưởng lấy được Phúc là một may mắn lớn nhất của đời nhưng 24
  31. chẳng ai có thể ngờ chị đã phải chịu bao nhiêu cay đắng với “ông hoàng tử đời thường suốt mấy chục năm sau” [10,344]. Chị là người phụ nữ biết nhẫn nhục, chịu đựng, hi sinh hết mình cho gia đình. Được giáo dục theo kiểu cổ, lại là con nhà gia giáo nên chị chỉ biết khóc chứ không dám đến cơ quan chồng tố cáo, kiện tụng. Chị đã chịu đựng tất cả chỉ để gia đình được yên ấm, để con cái được sung sướng. Có lẽ đây cũng là phẩm chất chung của tất cả những người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ thời kì đổi mới nói riêng. Bằng quyết tâm sắt đá giành giật lại con trong tay thần chết “Chị bán hết những gì có thể bán được, bỏ việc làm, thức cả ngày cả đêm quên ăn quên uống, người khô đét, mắt ngầu đỏ, môi trắng lợt, ngón tay dài ra như móng vuốt để níu giữ bằng được con gái lại” [10,346]. Tình mẫu tử thiêng liêng, đã chiến thắng và chị đã cứu được người con gái của mình từ tay thần chết. Mặc dù chịu nhiều vất vả thiệt thòi trong suốt cuộc đời của mình nhưng chị không có một câu oán trách mà vẫn cười rất tươi, lại còn hãnh diện nữa “độ này nhàn lắm rồi ông ạ, bây giờ chúng nó đã nuôi được tôi rồi ”[10,346]. Chị là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn lớn nhất mà chồng con chị đã có được ở cõi đời này. Mặc dù sống hết mình vì gia đình, hi sinh tất cả chỉ để mong ước được vui vẻ bên con cháu nhưng sự đời thật phũ phàng với chị khi mà đến cuối đời rồi nhưng chị vẫn không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cùng với hình ảnh những người vợ, người mẹ tần tảo, hi sinh vì chồng vì con thì họ còn là những người phụ nữ nhẫn nhục chịu đựng và biết hi sinh. Thông qua những nhân vật nữ nhà văn muốn khám phá, nghiên cứu những góc khuất sâu kín nhất trong tâm hồn con người cho dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn khát khao vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, thấm thía và cảm nhận được cái muôn mặt của đời sống, sự bao dung của lòng người và cuộc đời đối với họ. Bà vợ ông Trần Dần nuôi chồng ốm, hầu hạ chồng còn hơn con mọn, bị ông mắng chửi mà vẫn vui vẻ “thế gian ít có chuyện gì được 25
  32. hoàn toàn anh nhỉ? Được cái này thì mất cái nọ. Nhưng vẫn là có được” [10,65]. Bà chăm sóc chồng, tạo dựng niềm tin cho con để giúp con xóa bỏ thành kiến với cha, bởi vì “căm thù bố mẹ sẽ thành đứa con hư, căm thù xã hội sẽ thành kẻ đối nghịch” [10,61]. Người phụ nữ (Chút phấn của đời) có sắc đẹp, có phẩm chất cao quý của người mẹ, người vợ nhưng lại chấp nhận một cuộc sống riêng tư, đơn điệu như con trai cô đã nói: “Không có niềm tin, không ai có thể yêu nổi một ông chồng nhạt nhẽo như bố” [10,430]. Người phụ nữ ấy chấp nhận cuộc sống của mình với một niềm tin trong sáng sau bao lựa chọn: “tôi vẫn vui chứ! Nhưng là niềm vui của sự cho, sự hi sinh. Nó là chút phấn của đời giúp cho mình sống yên ổn những năm còn lại. Ở hoàn cảnh tôi, ở lứa tuổi tôi còn mong nhận được để bù lại nhiều năm đã thiếu tức là tìm niềm vui trên gai nhọn. Tôi có còn nhiều máu đâu để hi vọng hồi sinh” [10,431]. Niềm tin ấy của chị là niềm tin bình dị của biết bao con người sống quanh ta. Nguyễn Khải đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật nữ mang một dấu ấn riêng của tác giả. Họ là những người phụ nữ hiện đại nhưng cũng rất truyền thống. Họ không chỉ là hiện thân của “trí khôn” mà còn là hiện thân của văn hóa dân tộc - là những “hạt bụi vàng lóng lánh” Nguyễn Khải đã rất tinh tế khi xây dựng được hình tượng người phụ nữ trong thời kì đổi mới với những phẩm chất tốt đẹp, ý chí phấn đâú, là con nguời với đầy bản lĩnh, khát vọng. Nhân vật Hiền là một nét đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ hiện đại Việt Nam sau chiến tranh, dám nghĩ, dám làm. Xuất phát từ cái phông nền là cuộc sống đương đại với những lo toan, hỗn độn và phức tạp, Nguyễn Khải đã nhìn nhận người phụ nữ hiện đại với sự tổng hợp của những con người bất hạnh, con người khát khao, con người bản năng Đó là phần bí ẩn trong người phụ nữ mà nhà văn muốn khám phá và tìm hiểu. Ông đã cho người đọc thấy quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ hiện đại, tuy không thật mới mẻ nhưng mang những nét riêng biệt. 26
  33. 2.1.2. Nhân vật nữ với những khát vọng hằng thường Sau 1985, Nguyễn Khải cũng giống như bao nhiêu những nhà văn khác, ông hướng ngòi bút của mình vào cuộc sống đời thường. Ở đấy, nhà văn đã khám phá phát hiện tính vấn đề trong cuộc sống đời thường. Và những vấn đề ông đặt ra thường mang tính triết lí nhân sinh. Các nhân vật của ông thường thì hoặc là kiểu mẫu lí tưởng của thời đại hoặc là có nhiệm vụ truyền tải một tư tưởng nhất dịnh nào đó. Viết về con người trong cuộc sống đời thường hôm nay, Nguyễn Khải khám phá ra nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa đằng sau những con người, những sự vật rất đỗi bình thường của cuộc sống. Nhân vật của ông bước từ cuộc đời vào trang sách rất tự nhiên, không thi vị mà đậm chất đời sống. Đó là chị Vách (Đời khổ); bà Bơ (Nắng chiều); bà cô (Nếp nhà) Họ là những con người không gây được sự chú ý về xuất thân địa vị, về ngoại hình nhưng lại sáng lên bởi những tâm hồn cao đẹp, nhân cách cao thượng, biết sống và hi sinh vì hạnh phúc người khác. Đọc Đổi đời ta không khỏi băn khoăn, trăn trở về sự xuống cấp của các chuẩn mực đạo đức truyền thống (vợ - chồng; cha mẹ - con cái ) diễn ra ngay chính trong gia đình nhà báo Tần. Ba mươi năm trước, vợ anh sống giản dị, là người đồng cam cộng khổ bên anh. Nhưng giờ đây chị thay đổi lối nghĩ và cách sống của mình. Người đàn bà ấy coi thường chồng là một nhà báo quèn “ viết một đời mà vợ con có nhìn thấy đồng tiền phân bạc nào, tiếng tăm cũng chẳng có” [10,289]. Con gái Tần thì bảo bố mình “bôn” không theo thời thì chết đói. Ở đây tác giả cho thấy một thực tế đáng lo ngại của cuộc sống đó là con người bị đồng tiền cám dỗ, làm cho tha hóa khiến họ sống mỗi ngày thêm thực dụng, xa dần những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Có thể thấy sự phát triển của xã hội tác động đến tư tưởng của người phụ nữ luôn lo lắng cho gia đình, họ luôn có mong muốn gia đình được ổn định. Vợ Tần cũng chỉ mong muốn gia đình có thể ổn định hơn về cuộc sống và kinh tế để có con cháu đỡ phải chịu khổ, mong ước như vậy có gì là sai? 27
  34. Nguyễn Khải đã nhìn thấy sự tác động của nền kinh tế thị trường nó đã chi phối, tác động đến chóng mặt vào suy nghĩ, vào quan niệm sống, vào hành động của mọi người. Sự tác động, biến đổi này đến những con người luôn tỉnh táo nếu không chủ động được cũng sẽ bị hút vào cái hỗn tạp, xô bồ của đời sống. Qua những nhân vật trong truyện Nguyễn Khải cũng cho ta thấy “Sự cần thiết phải cảnh giác đối với cái chủ nghĩa cá nhân mà chỉ cần ta lơ là một chút là nó sẽ lập tức xâm nhập ta ngay”. Và qua đây nhà văn cũng khẳng định “Chỉ có sự kính trọng lẫn nhau mới tạo ra được sự gắn bó và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên với truyền thống của gia đình, bất chấp mọi đổi thay của thời cuộc” [10,322]. Nhân vật Quê trong Chuyện tình của mỗi người là một cô gái tốt bụng luôn giúp đỡ người khác mặc dù không quen biết. Chị luôn mong ước có được tình yêu và chung thủy với tình yêu của Dụ. Bà Xuân Thái và chị Quê luôn là người giúp đỡ mẹ của Dụ mỗi khi bà bị căn bệnh kiết lị dày vò. Lòng tốt của họ khiến Dụ vừa cảm thấy chịu ơn nhưng cũng cảm thấy khó chịu vì mình không thể giúp gì cho mẹ mà phải nhờ vào người khác. Hành động của Quê đã tác động được vào trái tim của Dụ khiến cho Dụ luôn áy náy “tôi giận quá, giận cả mẹ và em, tại sao chúng tôi lại nghèo. Giận cả Quê, lòng tốt của cô ấy đã buộc tôi, một thằng con trai ngang tàng thành kẻ chịu ơn” [10,296]. Quê đã hinh sinh cả tuổi thanh xuân cuả người con gái để chờ đợi Dụ nhưng đáp lại chị chỉ là sự vô vọng. Bà Xuân Thái và chị Quê là đại diện cho những con người với tình yêu thương bao la, luôn sẵn lòng dang cánh tay của mình để giúp đỡ người khác mà không mong được đền đáp lại. Bà Bơ (Nắng chiều) tuy đã bảy mươi tuổi đầu, ở cái tuổi này đáng lẽ đã được nghỉ ngơi, có con cháu hầu hạ nhưng bà vẫn cảm thấy vui khi được sống cùng ông Phúc. Mặc dù hầu hạ ông Phúc lúc tuổi già, lúc ngã bệnh nhưng bà Bơ cũng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện. Sở dĩ bà Bơ tuổi già 28
  35. được sống hạnh phúc cũng chính là bởi bà có khát vọng được đơn giản mà bình thường đó là khát vọng được yêu thương, được quan tâm được chăm sóc. Suốt cả cuộc đời bà Bơ đã hi sinh tất cả cho gia đình cho những người em của mình chỉ đến khi các em đã trưởng thành và bà Bơ gặp được ông Phúc bà mới thấy cuộc đời như tươi sáng và ngập tràn niềm vui. Nói như Nguyễn Khải “chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở được những cái yêu thương đang bị thui héo ở đâu đó” [6,181]. Đây cũng chính là đặc điểm ngòi bút Nguyễn Khải luôn tìm tòi, khám phá cái tinh thần vốn đa dạng và phức tạp để cái hóa con nguời của nhà văn. Ông nhìn ra cái đẹp, cái nhân tố tinh thần cao cả trong những cảnh đời cùng khổ, khốn cùng. Trong Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải khẳng định tình yêu thương của con người được nhà văn gửi gắm qua nhân vật hắn “ở người già hắn chỉ chấp nhận những mối tình ân nghĩa, sự hàn nối, sự bù đắp những cơ hội trượt đi thời họ còn rất trẻ” [12,123]. Nguyễn Khải viết về con người nhỏ bé bình thường nhưng lại có những phẩm chất đáng kính trọng biết bao. Với cái nhìn nhân bản, Nguyễn Khải phát hiện ra vẻ đẹp nhân cách ở những con người đã chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Niềm thương cảm của một nhà văn từng trải nghiệm những mặn ngọt, đắng cay của cuộc đời đã giúp ông nhận ra những vẻ đẹp trầm lặng mà cao quý của những con người bình thường. Như vậy, trong thời kì đổi mới cái nhìn của Nguyễn Khải đã có nhiều chuyển biến theo xu hướng đi gần với cuộc đời “Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải ngày càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ tình lãng mạn hơn và nói chung nhân hậu và tin yêu con người hơn [6,279]. Là nhà văn với một cách tiếp cận hiện thực rất độc đáo cùng với cái nhìn hiện thực sắc sảo, tinh tế những khía cạnh của cuộc sống và những trạng thái tâm lí của con người. Nguyễn Khải đã đi sâu khám phá hình tượng con người, đặc biệt là những khát vọng, mong muốn đời thường mà chân thực của 29
  36. con người nhất là những người phụ nữ, qua đó thể hiện được tính nhân đạo cao cả và sự tinh tế trong những trang văn của tác giả. Viết về những con người bình thường, Nguyễn Khải đã ca ngợi họ có cách sống đẹp đẽ. 2.2. Nhân vật nữ trong các mối quan hệ Nhân vật ưa thích của Nguyễn Khải, cả trước hay sau 1985, đều là những con người thông minh, sắc sảo, hay triết lí, thích đối thoại. Nhưng trước Đổi mới, những vấn đề mà nhà văn quan tâm thường là thuộc về đời sống cách mạng, tư tưởng chính trị, bởi thế những nhân vật của ông cũng chủ yếu được soi ngắm, thể hiện trên bình diện: con người cá nhân trong đời thường, con người của đời sống thế sự Trong một thời gian dài Nguyễn Khải cũng như phần lớn các cây bút thời ấy, đã tin và ra sức cổ vũ cho cái quan niệm rằng: viết về cách mạng, về cái tiên tiến, viết về những con người mới, đó mới là văn học mới, văn học cách mạng; còn viết về sinh hoạt đời thường, về những điều vụn vặt của đời sống riêng tư là thứ văn học cũ. Nhiều người, trong đó có cả Nguyễn Khải, còn tự huyễn hoặc mình với cái sứ mệnh của những nhà văn đặt nền móng cho một nền văn học mới, nền văn học xã hội chủ nghĩa, vượt lên mọi nền văn học của quá khứ. Sau này nhìn lại chặng đường sáng tác ấy của mình và của nhiều người viết khác, Nguyễn Khải đã gọi đúng đó là "cái thời lãng mạn". Vào thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ triệt để trong tư tưởng và nghệ thuật của mình. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải vì thế cũng được mở rộng, thay đổi, với nhiều kiểu loại nhân vật mới và nhất là được soi ngắm, định giá từ những thang bậc giá trị khác - những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. Nếu như Nguyễn Minh Châu theo đuổi những “hạt ngọc” ẩn dấu ở bề sâu tâm hồn con người thì Nguyễn Khải đi tới xác lập nhân cách con nguời trước những tình thế lựa chọn của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn luôn gắn liền với những cách nhìn, những quan niệm sống nhất định. Viết về sự lựa chọn của 30
  37. những con người bình thường, Nguyễn Khải cũng thấy ở họ những nhân cách sống đẹp đẽ. Trước sự thay đổi của thời thế, họ sống hợp thời mà không xu thời nhân vật Hiền (Một người Hà Nội); bà cô (Nếp nhà); người vợ ông Trần Dần (Người vợ) đều là những người phụ nữ đáng để ta nể trọng. Họ vượt qua được cái hỗn tạp, xô bồ của cuộc sống để khẳng định và ổn định một nền nếp gia phong vững chắc. 2.2.1. Nhân vật nữ trong mối quan hệ gia đình Với cái nhìn giàu tính phân tích Nguyễn Khải đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ của các thành viên trong gia đình để từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải được làm nổi bật lên trong mối quan hệ với gia đình có thể kể đến như: Bà Hiền trong Một người Hà Nội là một nhân vật rất tiêu biểu cho một mẫu người được tác giả ưa thích, say mê trong sáng tác của ông ở thời kì đổi mới. Truyện đưa ra nhiều chi tiết sự việc về nhân vật bà Hiền, nhưng tựu chung vẫn là ở hai mối quan hệ chính (có liên quan với nhau). Trong gia đình và với xã hội, với cách mạng. Trong tư cách là người mẹ, người chủ gia đình, ở nhân vật bà Hiền đều toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hoá. Cô Hiền sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, giàu có, ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ cô Hiền được cha mẹ cho phép mở một xa lông văn chương, nơi gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất Hà Thành. Như thế, cô thuộc thế hệ tân tiến trong lớp thanh niên thành thị thời trước cách mạng. Nhưng việc cô lấy chồng mới thật là điều đặc biệt, thể hiện rõ sự lựa chọn tỉnh táo và những quan niệm nghiêm túc của cô về hôn nhân và gia đình. "Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm 31
  38. là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc" [14,76]. Đến việc sinh con của cô cũng thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo của người làm cha, làm mẹ với tương lai của con. Ở cái thời mà đông con, nhiều cháu vẫn được coi là có phúc lớn, thì cô Hiền lại quyết định ngừng việc sinh đẻ khi ở độ tuổi 40. Không phải cô ngại vất vả, cũng không phải do thiếu thốn về kinh tế, mà vì như lời cô nói với chồng: "Nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị" [14,77]. Là một người Hà Nội, bà Hiền có ý thức sâu sắc về điều đó như một giá trị, một đòi hỏi cao về nhân cách, về lối sống. Bà luôn nhắc nhở các con: "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng" [14,77]. Ở nhà, bà chú ý dạy con cái từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Ngồi vào bàn ăn, bà chú ý sửa cho con cách cầm đũa, cách múc canh, đến việc nói chuyện trong bữa ăn. Bà quan niệm rất rõ ràng về vai trò "nội tướng" của người vợ. Bà nói với người cháu (nhân vật kể chuyện - một anh bộ đội, một nhà văn): "Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng, người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao” [14,77]. Khi người cháu có ý chê bà Hiền dạy dỗ con cái theo những khuôn phép không thích hợp với thời chiến, thời loạn, thì bà trả lời: "Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy" [14,77]. Bà cô (Nếp nhà) được coi là cái túi khôn, tuy bà thuộc lớp người cao tuổi nhưng không hề tỏ ra tụt hậu trong tư duy, cách sống trước những biến động của thời thế. Trải qua bao biến động của xã hội, bà vẫn kiên trì giữ gìn một “Nếp nhà” từ dáng vẻ ngôi nhà đến cách sinh hoạt, lối sống. Trong một mái nhà có bà mẹ hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa cháu mà tất cả vẫn sống chung, ăn chung một bếp ăn với một nếp nhà êm thấm ít ai bì kịp. Điều quan trọng nhất là bà biết “cầm lái” để cho con thuyền của gia 32
  39. đình vững vàng qua bao thử thách, sóng gió của cuộc đời bằng sự kiên định một giá trị, một lối sống bền vững. Giữa thời buổi thiên hạ nháo nhác kiếm tiền, tôn vinh giá trị của đồng tiền thì bà lại quan niệm “Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có một gia đình hạnh phúc cũng phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không phải là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” [10,231]. Có ai đó đã nói rằng, cuộc đời là một đại dương bao la, mỗi con người là một dòng sông nhỏ, có dòng chảy êm đềm, nhiều dòng lại gập gềnh thác lũ nhưng cuối cùng tất cả đều hòa nhập vào biển lớn. Cuộc đời bà Bơ (Nắng chiều) là một nhánh sông chảy dài để tìm hạnh phúc và đã dừng lại trong niềm vui khi cuộc đời đã xế chiều. Cả tuổi trẻ bà Bơ dành cho cháu, về già mới lấy chồng lại lo cho chồng và con của chồng, bà không một lời oán thán, than trách, bà vẫn lặng lẽ bên đời mỉm cười với số phận. Đến tuổi xế chiều mới tìm được hạnh phúc cho riêng mình bởi thế bà Bơ hết sức trân trọng gia đình ấy. Bà chăm lo cho chồng từ bữa ăn đến giấc ngủ “lúc ăn cơm, chị gắp một miếng thịt gà, dùng tay lọc xương ra lại xé miếng thịt cho nhỏ, rồi gắp vào bát của chồng” [10,491]. Tuy là “mẹ kế” nhưng bà Bơ lại nhận được tình yêu thương quan tâm của các con chồng “mẹ nằm trên giường, cô con chồng trải mảnh ni lông nằm dưới chân giường anh trai và chị dâu thì phóng xe máy đưa cơm ngày hai buổi, vợ đưa cơm trưa, chồng đưa cơm chiều, rồi bón cơm cho mẹ, ép mẹ ăn từng thìa” [10,492]. Trong gia đình, bà Bơ là người rất biết cách đối nhân xử thế các mới quan hệ từ bên nội đến bên ngoài. Chị Khuê - vợ ông Trần Dần, là một người phụ nữ mẫu mực, chị được đặt trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. Trong gia đình, mặc dù chị vừa 33
  40. phải trông nom một ông chồng bị liệt nhưng chị cũng không hề oán thán nửa lời. Không chỉ mỗi việc trông nom chồng mà chị còn phải nuôi dạy những đứa con của mình để chúng khôn lớn, trưởng thành “Chị có thể nhân nhượng, nín nhịn chồng đủ mọi chuyện nhưng dạy con là quyền của chị, chị là nhà độc tài trong lĩnh vực này” [10,436]. Chị sống lầm lũi, nhẫn nại với một niềm tin dai dẳng “Sông có khúc, người có lúc, không ai sướng được mãi, cũng không ai khổ mãi. Miễn là các con phải được ăn học” [10,438].Trước hình ảnh một chị Khuê luôn sống vì gia đình như vậy Nguyễn Khải đã từng khen ngợi“ nếu không có những người vợ, những bà mẹ một đời nhẫn nhục gánh chịu mọi tai họa vì những người thân yêu thì thế giới này sẽ buồn thảm lắm, sẽ lạnh lẽo lắm” [10,441]. Nguyễn Khải đã rất khéo léo và tinh tế khi đặt các nhân vật nữ của mình vào trong mối quan hệ gia đình. Bởi lẽ chính vì đặt trong mối quan hệ ấy nên người phụ nữ mới có thể bộc lộ đầy đủ tính cách và cách hành xử của chính họ. 2.2.2. Nhân vật nữ trong mối quan hệ xã hội Nếu như trong gia đình, nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải là những người vợ, người mẹ khôn ngoan, thức thời để có thể “cầm lái” để cho con thuyền của gia đình vững vàng trước những thử thách thì khi đứng trong xã hội họ lại tỏ ra là những con người rất khéo léo, tài giỏi. Đứng trước chế độ mới, bà Hiền (Một người Hà Nội) biết tìm ra cách thích ứng, nhưng đồng thời cũng sớm nhận ra những ấu trĩ, lệch lạc, cực đoan của chính quyền cách mạng. Bà nhận ra được sự thay đổi của của chế độ mới: "Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến chuyện làm ăn chứ", rồi tiếp đó là: "Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở" [14,74]. 34
  41. Cách ứng xử thức thời của bà Hiền với chế độ mới thể hiện rõ ở nhiều việc: từ bán bớt một ngôi nhà để không bị quy là tư sản nhà cửa, không để cho chồng mua máy in mở nhà in, đến việc chọn công việc làm hoa giấy đủ để nuôi sống gia đình, tuy không giàu nhưng rất đủ ăn. Việc hai người con trai lần lượt xung phong đi bộ đội vào Nam chiến đấu và thái độ, cách ứng xử của bà Hiền thể hiện rõ vai trò của người công dân trong trách nhiệm với đất nước. Khi người con trai đầu xung phong nhập ngũ, bà trả lời câu hỏi của nhân vật "tôi": "Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng" [14,77]. Ba năm sau, người anh ở chiến trường không có tin tức gì về, đứa em lại xung phong đi bộ đội. Lần này, bà nói: "Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó" [14,77]. Qua nhân vật bà Hiền, Nguyễn Khải đã khai thác vẻ đẹp đời thường, bình dị của người phụ nữ. Bà là mẫu hình của người phụ nữ truyền thống nhưng cũng rất hiện đại, những người như bà Hiền chính là “bụi vàng” của đất kinh kì. Hiện thực cuộc sống sau 1985 với những biến động phong phú, phức tạp đã trở thành “mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”. Cái nhìn của nhà văn về hiện thực đã linh hoạt hơn, tránh được những xuôi chiều áp đặt. Cũng như các thể loại tiểu thuyết và truyện vừa, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải rất đa dạng, đông đảo với nhiều tầng lớp, nhiều nhân vật khác nhau. Mỗi nhân vật giúp Nguyễn Khải thể hiện sự suy ngẫm nào đó về cuộc sống, về con người trong đời thường. Có thể thấy chị Khuê vợ anh Trần Dần vừa là con người của gia đình nhưng chị cũng hoàn thành vai trò của một con người xã hội. Khi đứa con lớn hỏi rằng “Bố làm phản động, hả mẹ?”. Chị lạnh hết cả người nhưng chị cố trấn tĩnh lại và giảng giải điềm đạm cho con, chị luôn có lòng tin vào Cách mạng “Căm thù bố mẹ 35
  42. sẽ thành đứa con hư. Căm thù xã hội sẽ thành kẻ đối nghịch. Đằng nào cũng là mất con” [10,436]. Chính bởi sự hi sinh, chịu đựng, lòng yêu thương con và tin tưởng vào xã hội mà chị đã nuôi dưỡng những đứa con của mình trưởng thành và chăm sóc cho ông chồng ốm yếu của mình. Ngòi bút của Nguyễn Khải sau 1985 cũng hướng vào con người với tất cả những mối quan hệ đời thường. Khám phá con người trong chiều sâu tâm thức với những đau đớn, khắc khoải về số phận, với những rủi ro, trái ngang trong hoàn cảnh, định mệnh của mỗi người. Ở mỗi câu chuyện giúp độc giả nhận ra cái phức tạp khôn cùng của cuộc đời và cái hữu hạnh của đời người. Viết về những con người bình dị xung quanh mình Nguyễn Khải vẫn tìm thấy ở họ một vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn, tìm thấy một sự đồng cảm sâu sắc với những số phận được sinh ra giữa cuộc sống nhiều phức tạp. Qua đó ta thấy được chiều sâu nhân bản trong tấm lòng của một nhà văn giàu lòng yêu thương. 36
  43. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 3.1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Phương diện hình thức mà chúng ta tiếp nhận được trực tiếp ở tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của chúng. Trong tác phẩm, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù, lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Nguyễn Khải mang trong mình dòng máu bình dân, văn hóa bình dân và có cả dòng máu nhà quan thích nói sang. Bởi thế chúng ta có thể dễ hiểu vì sao ngôn ngữ, lời nói văn chương của Nguyễn Khải vừa bình dân, vừa mĩ miều, vừa bình dị nhưng cũng cao sang mà thâm thúy. Chính phong cách này đã tạo cho tác phẩm của ông một thứ ngôn ngữ đặc biệt “Đó là thứ ngôn ngữ sắc sảo, trí tuệ, đánh thẳng vào đối phương không kiêng nể, sẵn sàng phơi ra ánh sáng một thứ mặt nạ giả dối, một thứ ngôn ngữ mang tính chiến đấu, chân thật, khách quan, không cần một sự tô màu mĩ học lộ liễu nào”. Chính vì thế mà nhân vật của Nguyễn Khải vừa đài các, cao tay mà lại bình dị. Qua thế giới ngôn từ, mỗi nhân vật được khắc họa rõ nét từ tính cách, ứng xử, nói năng 3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Khải thích lối kể hơn lối tả. Ông tập trung vào việc làm nổi bật một nhân vật, một kiểu người, một cách sống. Nhà văn có một giọng văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, dân dã chứ không do làm điệu, làm dáng mà có. 37
  44. Với thói quen của một người cầm búi xông xáo, khi quan sát hiện thực, Nguyễn Khải vẫn luôn phát hiện những vấn đề nổi bật trong xã hội, trong cuộc sống hôm nay. Dân gian có câu “Người thanh tiếng nói cũng thanh” tiếng nói chính là phương tiện để thể hiện con người. Bởi vậy, có thể thấy, tiếng nói cách nói của nhân vật hay chính là ngôn ngữ nhân vật trong truyện đã bộc lộ tính cách nhân vật, phong thái của con người. Chẳng hạn như cô Hiền - người phụ nữ Hà Thành (Một người Hà Nội) là một người thanh lịch mang đậm nét duyên dáng của người con gái đất kinh kì được thể hiện qua cách nói: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?” hay “xin mời anh tới ngôi nhà vừa nói, hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao. Nếu con thắc mắc xin mời anh trở lại” [14,74]. Cô Hiền luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hóa của người Hà Nội “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng” [14,77]. Không chỉ vậy cô Hiền còn là một người phụ nữ rất thông minh, dù trong hoàn cảnh nào cô cũng thể hiện mình là người hiểu biết, thức thời “tao có bộ mặt tư sản, nhưng lại không bóc lột ai thì làm sao thành tư sản được” [14,75]. Hay thái độ ứng xử của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng, bà có một cách nhìn nhận thời cuộc mới của riêng mình “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn một chút là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn” [14,76]. Qua chính ngôn ngữ nhân vật và cách nói của nhân vật để họ tự bộc lộ được tính cách của mình, Nguyễn Khải đã gửi gắm vào nhân vật bà Hiền như là một hình mẫu của người Hà Thành, một con người lịch lãm, khôn ngoan và giỏi tính toán, một người phụ nữ trí tuệ, sắc sảo.Từ đây, độc giả có thể nhận thấy tài năng độc đáo của tác giả trong việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng đậm chất tự sự đời thường mà hiện đại, thứ ngôn ngữ con người dùng trong giao tiếp hàng ngày rất tự nhiên, sinh 38
  45. động và góp phần thể hiện cá tính nhân vật. Chị Vách (Đời khổ) có thể xem như một đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ thôn quê. Khi được hỏi sao không cho con đi học, Chị Vách nói: “Con gái cần gì học nhiều”, chị nhận thức được số phận của mình và luôn lạc quan nhìn về phía trước. Chị Vách bình dị từ cách nói, vốn văn hóa, văn học “Người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ chú” [10,223]. Người phụ nữ ấy là người chăm lo cho gia đình nhưng cũng là một người có khiếu hài hước “Một con sếu vườn, một con chích chòe có chó nó lấy. Làm bà cô thôi chú ạ, hai bà cô, một thằng dở người, phúc phận nhà tôi to quá” [10,230]. Theo như dân quê, thì ta nói chị Vách là người “có chữ” bở chị hay nói chữ, cách nói của chị luôn thể hiện sự lạc quan nhưng cũng mang triết lí. Thành công trong việc xây dựng ngôn ngữ, Nguyễn Khải đưa nhân vật trở nên gần gũi hơn với độc giả. Chị Khuê - vợ ông Trần Dần (Người vợ) lại là đại diện cho những người vợ, người mẹ sống nhẫn lại chứa đựng một niềm tin dai dẳng với cách nói: “Sông có khúc, người có lúc, không ai sướng được mãi, cũng không ai phải khổ mãi. Miễn là các con được ăn học” [10,438] rồi cũng có những lúc chỉ phải thở dài “Ở đời có bao nhiêu là người tốt, đến đâu cũng có những người tốt, không có họ thì chúng tôi sống sao nổi, hả anh?” [10,439]. Cách nói của chị có thể giản đơn nhưng nó ẩn chứa bên trong là tính cách mạnh mẽ, không chịu khuất phụ trước số phận của người phụ nữ. Trong những trang văn của mình, Nguyễn Khải đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ. Có thể thấy, không có một nhân vật nào trong sáng tác của Nguyễn Khải được lặp lại. Mỗi nhân vật có một cách nói riêng, cá tính riêng làm nên nét đặc trưng của học. Với cái nhìn nhân bản, Nguyễn Khải phát hiện ra vẻ đẹp nhân cách ở những con người đã chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Niềm cảm thương của một nhà văn từng trải nghiệm những mặn ngọt, đắng cay của cuộc đời đã giúp ông nhận ra những 39
  46. vẻ đẹp trầm lặng mà cao quý của những con người bình thường thông qua việc sử dụng thành công những ngôn ngữ tự sự đời thường. 3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện Truyện ngắn là một thể loại tự sự trong văn học, các câu chuyện phản ánh cuộc sống con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, qua đó ta hiểu sự đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống. Do đó tác phẩm bao giờ cũng có hình tượng người trần thuật với vai trò kể lại, tả lại những diễn biến, sự kiện và khắc họa nhân vật trong câu chuyện. Người kể xuất hiện với các ngôi kể khác nhau, có thể ở ngôi thứ nhất “tôi” để trực tiếp kể nhưng cũng có thể ở ngôi thứ ba không tham gia vào câu chuyện. Các hình thức xuất hiện của người kể tạo thành hai kiểu trần thuật cơ bản: kiểu trần thuật khách quan (kể từ ngôi thứ ba) và kiểu trần thuật chủ quan (kể từ ngôi thứ nhất). Ở các sáng tác viết sau 1985, phần lớn các tác phẩm của mình Nguyễn Khải đều dùng lối trần thuật mang tính chủ quan. Truyện Một nguời Hà Nội, Nguyễn Khải xây dựng theo lối trần thuật chủ quan với người trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Theo lối kể này, nhân vật “tôi” vừa là người có vai trò trần thuật vừa là người tham gia vào câu chuyện, có mối quan hệ với các nhân vật khác trong câu chuyện. Vì thế bên cạnh nhiệm vụ tái hiện lại câu chuyện, nhân vật “tôi” cũng có vai trò bình đẳng với các nhân vật khác, có thể bộc lộ quan điểm cá nhân với những biểu hiện về tính cách, tâm lí, suy nghĩ. Trong truyện, cái “tôi” tiểu sử của tác giả đóng vai trò là người trần thuật. Nhờ sự có mặt của “tôi” mà khoảng cách giữa các nhân vật được rút ngắn, những sự kiện, biến cố trong các câu chuyện được xâu chuỗi trở nên chân thực và có sức thuyết phục hơn với bạn đọc. Chẳng hạn trong truyện ngắn Một người Hà Nội, để đảm bảo tính khách quan cho câu chuyện, “tôi” bắt đầu thuyết minh về mối quan hệ giữa “tôi” và nhân vật chính: “Chúng tôi 40
  47. gọi cô, cô Hiền là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi”. Từ đó người đọc tin cô Hiền là nhân vật có thật, đó là lối vào truyện đầy tự tin khi “tôi” đóng vai trò không chỉ là người quan sát thuần túy mà là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Hay trong truyện ngắn Nắng chiều, nhân vật “tôi” có quan hệ gần gũi với chị Đại, bà Bơ là người chị họ bên nội của “tôi”. Ở câu chuyện này tác giả lại kể cho bạn đọc nghe câu chuyện tình yêu muộn màng của bà Bơ. Cùng là câu chuyện lấy chồng của bà Bơ, đặt dưới góc nhìn của chị Đại thì đó là “việc tốt lành”, việc nên làm cho cuộc đời bà Bơ; còn đặt dưới góc nhìn của “tôi” thì đó là chuyện khiến thiên hạ cười chê” Với nhiều góc nhìn khác nhau sự xem xét ở nhiều khía cạnh khiến vấn đề khách quan và đã chiều."Tôi" là nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện, với tư cách người chứng kiến, người kể chuyện xuất hiện trong truyện ngắn ngay từ đầu. "Chúng tôi gọi cô là cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi" (Một người Hà Nội) Đấy là cách mở đầu quen thuộc từ điểm nhìn trần thuật của nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ Đổi mới. Trong vai một người hàng xóm, Nguyễn Khải đã kể tỉ mỉ cuộc sống của chị Vách (Đời khổ), từ sự phục tùng tuyệt đối của chị đối với ông chồng vô tích sự, sự chăm lo hết lòng, hết sức cho cái gia đình vốn không lấy gì làm bé nhỏ lắm và trên hết dưới mắt tác giả, chị là người đàn bà "vô lo, vô nghĩ". Dõi theo từng đoạn đời chị Vách, người kể luôn luôn ngạc nhiên và cũng khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vì người khác của chị. Đứng ở một vị trí quan sát vô cùng tiện lợi - một người hàng xóm, người kể có thể nhận thấy rõ ràng mọi sự kiện trong cuộc đời chị Vách, và cuộc sống riêng tư của chị đã được nhân vật “tôi” miêu tả bằng giọng kể chân thực khách quan. Ẩn sau lời văn ấy là sự chua xót, thương cảm của người kể về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị Vách. Và nỗi xót thương đối với nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của “tôi”: "Vâng tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị nếu ông 41
  48. chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi chính tôi cũng muốn bật khóc" [10,232]. Truyện Nắng chiều với những chi tiết, hình ảnh giản dị, người kể đã giúp người đọc hình dung cái ngọt ngào của hạnh phúc muộn màng của những người "xế bóng". Tái hiện cuộc đời chị Bơ, lời kể ẩn chứa nhiều xót xa thương cảm, nhưng cũng có niềm vui, sự xúc động trước tình cảm mọi người dành cho chị. Qua cuộc đời, số phận và niềm hạnh phúc của người chị họ, người kể dường như muốn khái quát lên thành vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh về hạnh phúc, tình yêu, sự bất tử của nó cũng như mối quan hệ giữa nó với chữ "tâm" của con người". Từ bà cô trong (Nếp nhà), cô Hiền (Một người Hà Nội ) hay một nghệ nhân ở làng, đến những con người lăn lộn với thương trường hôm qua như Hiền (Tiền) và hôm nay như Lộc (Chúng tôi và bọn hắn) Người nào cũng đẹp, cũng có một nhân cách, tuy nhân cách của mỗi người một khác theo cách ứng xử trước thời thế, nhưng họ đều là tấm gương về mặt này hay mặt kia. Tất cả các nhân vật đều sống động như trong cuộc sống thực. Chọn phương pháp kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhà văn có điều kiện bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thành nhất, đồng thời vẫn tái hiện được những nhân cách cao đẹp. 3.2. Giọng điệu Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn suồng sã, ngợi ca hay châm biếm Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác động truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tư liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [5,120]. 42
  49. Theo Khrapchenco: “Hệ số tình cảm của lời văn biểu hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản, giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi lời văn nghệ thuật, đồng thời nó còn góp phần khu biệt đặc trưng phong cách của nhà văn và giọng điệu chủ yếu không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học” [4,23]. Bất kì một nhà văn nào khi sáng tạo ra tác phẩm đều mong muốn tạo ra được một phong cách nghệ thuật riêng. Giọng điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Như vậy, nếu có một giọng điệu phù hợp sẽ giúp câu chuyện sinh động hơn và thể hiện sâu sắc lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. "Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn" [6,122]. Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải đạt nhiều thành công một phần cũng nhờ giọng điệu trần thuật khá hấp dẫn. Đó là giọng văn "vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, hiền hoà thuần thục" [15,59]. 3.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ Từ những truyện ngắn trước 1985, văn chương Nguyễn Khải đã thể hiện giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ. Đến những truyện ngắn sau 1985, giọng điệu này càng được thể hiện rõ nét. Có thể nhận thấy rất rõ giọng điệu này trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải khi ông viết về những con người lương thiện chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Trong truyện Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, giọng điệu xót xa, thương cảm thể hiện trong lời người kể chuyện về cuộc đời của hai vợ chồng anh Toàn. Anh Toàn bị mù, cuộc sống của gia đình dồn hết vào đôi vai người vợ. Bao nhiêu khó khăn của cuộc sống một mình vợ anh gánh vác: "Đẻ ba bận, rồi con ốm, rồi chồng đau, việc ngoài đồng, việc trong 43
  50. nhà, việc họ, việc làng, tính toán công nợ, tính toán no đói, một mình chị phải cắn răng đảm đương bằng hết" [10,287]. Nhà văn xót xa, thương cảm khi nói đến nỗi vất vả của người vợ: "Mười lăm năm làm vợ, làm mẹ, đã phải nuốt đi bao nhiêu buồn tủi, bao nhiêu cay đắng" [10,287]. Nhưng bù lại chị đã có một gia đình hạnh phúc. Nhà văn đã dành tình cảm thương yêu, sự cảm thông chia sẻ của mình với vợ chồng anh Toàn: "Tôi bưng bát cơm gạo xấu lên mà lòng cứ ngậm ngùi. Những người quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổ là sống gian truân lắm. Nhưng không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít gặp may mắn ấy thì cuộc đời nhạt nhẽo biết chừng nào" [10,288]. Còn đây là giọng xót xa, khi nghe chị Vách (Đời khổ) kể về cuộc đời mình. Dõi theo từng đoạn đời chị Vách, người kể luôn luôn ngạc nhiên và khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vì người khác của chị: "Chị không có ý thức về sự tồn tại của chính mình chỉ làm thôi, làm không biết mệt nhọc, đến ốm đau, đến nguy hiểm" [10,226]. Ẩn sau những lời văn ấy là sự chua xót, thương cảm của nhà văn về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị. Giọng điệu xót xa, cảm thông thể hiện rõ nhất khi tiếng khóc ai oán của chị vang lên cuối truyện. Giọt nước mắt đắng cay tự nó nói lên tất cả. Và nỗi xót thương nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của Tôi: "Vâng tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẹn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc" [10,232]. Bằng giọng điệu xót xa, chứa đầy nỗi niềm suy tư, nhà văn như kéo người đọc lại gần để tâm sự, giãi bày, chia sẻ. Mọi người đọc như cảm thấy có mình trong đó, vì thế khoảng cách giữa nhà văn và độc giả được rút ngắn. 3.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh Trong tác phẩm của Nguyễn Khải luôn đan xen những cuộc đối thoại giàu kịch tính để tạo hài. Tác giả sử dụng ngôn từ được chắt lọc từ lời ăn tiếng 44
  51. nói hàng ngày của nhân dân, lúc trang trọng, lúc đôn hậu, lúc thân mật suồng sã. Giọng điệu khôi hài của ông không tinh quái, sắc bén như Tô Hoài, hay cường điệu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mà hóm hỉnh, dí dỏm, thâm thuý. Trong Nắng chiều, nhà văn nhập vai người kể để cùng bàn cãi, triết lý và nhất là thể hiện chất giọng hài hước, bông lơn dí dỏm đầy chất nhân văn. Đó là cuộc đối thoại hào hứng sôi nổi giữa người kể và chị Đại để bàn về nhân duyên cho một người đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy". Cái giọng thản nhiên, tưng tửng của chị Đại lại có tác dụng "đảo ngược vận số" của một người chị họ tưởng chừng phải ở không suốt đời, thành ra được hưởng hạnh phúc vào lúc cuối đời. Niềm vui của chị Bơ trong hạnh phúc lúc xế chiều là dịp để nhà văn hài hước, bông lơn, một nét dí dỏm đầy chất nhân văn: "Cái sức mạnh thầm kín nào đã khiến một bà lão trẻ lại ( ) còn dám tính toán cả việc tương lai? Là tình yêu chăng. Này các bạn trẻ, các bạn chớ vội cười ( ) chớ có tự phụ rằng chỉ ở lứa tuổi các bạn mới biết mãnh lực của tình yêu ( ) các bà nội cũng vẫn có, nếu như cái ma lực ấy không tiêu xài quá phung phí lúc thiếu thời" [10,497]. Cũng là miêu tả hạnh phúc để cười nhưng cười đấy để rồi lại ngao ngán. Đây là cuộc đối thoại của Dụ và cô vợ tương lai khi nói đến chuyện xây dựng hạnh phúc gia đình. Cả hai nói về tình yêu mà thản nhiên đến lạnh lùng: "Anh có bằng lòng xây dựng gia đình với em không? Tôi nói đùa "Cô muốn làm lẽ à? Tôi sẵn sàng". Cô ta nói không cười: "Tôi đã điều tra lý lịch của anh rất kỹ, trừ phi anh nói dối tổ chức" [10,300]. Đằng sau cuộc đối thoại tẻ nhạt, là giọng hài hước, giễu cợt của chính bản thân nhân vật về tấn bi kịch của mình sau này. Và kết cục nhân vật Dụ vốn đẹp trai, khoẻ mạnh, có tài lại phải suốt đời cam chịu sự trừng phạt vì một sự lựa chọn thiếu bản lĩnh của chính mình. Khi nhìn nhận sự chuyển đổi của cơ chế thị trường trong xóm 45
  52. nhà binh vốn bình lặng xưa nay, nhà văn có một chút hài hước, bỡn cợt, trong lời miêu tả. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tuy không phải là giọng "chủ âm" nhưng nó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật rất riêng của Nguyễn Khải. Đó là phong vị hài hước rất có duyên thấm trong lời văn của ông, đọc là không thể quên. Nhưng cái hóm hỉnh như "kiểu Nguyễn Khải" không dễ gì hiểu ngay được, mà phải có thời gian tìm hiểu nó mới nhận ra ý nghĩa sâu xa mà nhà văn cài đặt sau tiếng cười đó. 46
  53. KẾT LUẬN Sáng tác của Nguyễn Khải, nhất là trong thể loại truyện ngắn ra đời sau năm 1985, nhà văn đã thể hiện rất thành công hình tượng nhân vật nữ trên nhiều bình diện. Ý nghĩa lớn lao, cao cả và đầy tính nhân văn mà Nguyễn Khải muốn gửi gắm qua thế giới nhân vật này rất phong phú và sâu sắc, thể hiện sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và cả tài năng, tâm huyết của người sáng tạo. Tìm hiểu hình tượng nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1985 chỉ là một phần trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, nhưng qua đó, người đọc cũng có thể thấy được hành trình sáng tác, và khát vọng đổi mới của nhà văn, cũng như của cả nền văn học nước nhà trước yêu cầu của thời đại mở cửa và hội nhập với văn học nhân loại. Thông qua hình tượng nhân vật nữ trong những truyện ngắn sau 1985 của Nguyễn Khải, chúng ta còn có thể cảm nhận được những đặc điểm và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và cũng là của cả dân tộc ta nói chung. Không chỉ vậy, với ngòi bút chân thực và đầy bản lĩnh của nhà văn, người đọc nhạy cảm sẽ còn thấy được biết bao vấn đề trong cuộc sống thời hậu chiến đã và đang đặt ra đòi hỏi mọi người phải quan tâm góp phần giải quyết để làm cho những người phụ nữ Việt Nam cùng với cả dân tộc thực sự được giải phóng ra khỏi đói nghèo lạc hậu và hướng tới một đời sống thực sự ấm no và hạnh phúc. Trong phương thức thể hiện nhân vật nữ của truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985, ngoài những thành công đã sử dụng nhuần nhuyễn trong nhiều sáng tác giai đoạn trước năm 1985, nhà văn cũng đã rất mạnh dạn thể nghiệm những biện pháp nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, làm nên sự hấp dẫn và phong cách riêng biệt. Tính đa giọng điệu, việc đan xen các điểm nhìn của nhân vật, khám phá đến tận những góc khuất tâm hồn đã làm nên những thành công 47
  54. nghệ thuật cho các truyện ngắn này. Tất cả những cố gắng tự vượt lên chính mình của Khải, cùng với sự nghiệp của nhà văn để lại là một bài học lớn về tình người, là “niềm hãnh diện của những người cầm bút về một đời văn trong sáng và trọn vẹn” mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. 48
  55. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử (2007),Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay (đối thoại về sáng tác gần đây của Nguyễn Khải), Báo Văn nghệ ngày 11- 06 - 1983. 2. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Hà Minh Đức (2008), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về con người trongMột người Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội. doi-moi-quan-niem-ve-con-nguoi-trong-Mot-nguoi-Ha-Noi-2913.html 7. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 12, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2012), Giáo trìnhVăn học Việt Nam hiện đại tập II (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 10. Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải tập III, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 11. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
  56. 12. Hà Công Tài, Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu (2002), Nguyễn Khải về - tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13. Phùng Gia Thế, Trần Thiện Khanh (biên soạn) (2016) Văn học và giới nữ, Nhà xuất bản thế giới. 14. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 (Nâng cao -Tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục. 15. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình Văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.