Khóa luận Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam - Thực trạng và phát triển

pdf 64 trang thiennha21 16/04/2022 6481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam - Thực trạng và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nguon_tin_cho_nguoi_khiem_thi_viet_nam_thuc_trang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam - Thực trạng và phát triển

  1. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục tiêu của đề tài 5 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài 5 6 5. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGƢỜI DÙNG TIN 7 KHIẾM THỊ, NHU CẦU TIN CỦA HỌ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN HIỆN NAY 7 1.1. Thực trạng chung 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Ngƣời dùng tin khiếm thị trên thế giới và Việt Nam 8 1.1.3. Nhu cầu tin và vai trò của nguồn thông tin đối với ngƣời khiếm thị 9 1.1.4. Phƣơng pháp học tập và tiếp cận thông tin 14 1.1.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thƣ viện 14 1.1.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của ngƣời khiếm thị trên hành trình tiếp cận thông tin 21 1.2. Sách nói (Audio Books)-giải pháp tối ƣu cho ngƣời khiếm thị 22 1.2.1. Khái niệm 23 1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở phát triển 23 1.2.3. Sách nói cho ngƣời khiếm thị trên thế giới và ở Việt Nam 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (HÀ NỘI) VÀ PHÒNG KHIẾM THỊ THƢ VIỆN HÀ NỘI 26 2.1. Tình hình hoạt động chung của cả nƣớc 27 2.2. Công tác đáp ứng nguồn tin cho ngƣời dùng tin khiếm thị tại thƣ viện trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu và phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội (47 – Bà Triệu) 29 2.2.1. Giới thiệu về Thƣ viện Trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu 29 E2.2.2. Hoạt động phục vụ học sinh khiếm thị tại thƣ viện 30 2.3. Phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội 32 2.3.1. Giới thiệu chung 32 2.3.2. Hoạt động của phòng khiếm thị 35 2.3.3. Công tác phát triển nguồn sách nói 37 2.4. Đánh giá chung: 40 2.4.1. Ưu điểm: 40 2.4.2.Nhược điểm: 40 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN 42 NGUỒN TIN Ở CÁC THƢ VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 42 BÙI THỊ THẢO TRINH 1 K53 TT- TV
  2. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 3.1. Xây dựng thƣ viện dành riêng cho ngƣời khiếm thị 43 3.2. Phƣơng hƣớng phát triển 45 3.2.1. Tăng cƣờng nguồn lực thông tin 46 3.2.2. Xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động phát triển thƣ viện 47 3.2.3. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện 49 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện 49 3.2.5. Hƣớng dẫn và đào tạo ngƣời dùng tin 50 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tới mọi đối tƣợng ngƣời khiếm thị 52 3.2.7. Thị trƣờng hóa thông tin 53 3.2.8. Thực hiện xã hội hoá công tác phục vụ người khiếm thị 54 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 58 BÙI THỊ THẢO TRINH 2 K53 TT- TV
  3. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn các cán bộ thư viện phục trách hoạt động phục vụ người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội, cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình, cảm ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở bên động viên tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành khóa luận và có kết quả như ngày hôm nay. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với thời gian ngắn, cộng với trình độ và khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới đề tài này để làm cơ sở cho tác giả có thể hoàn thiện, giúp đề tài mang tính thực tiễn cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2012 Sinh viên Bùi Thị Thảo Trinh BÙI THỊ THẢO TRINH 1 K53 TT- TV
  4. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” là công trình nghiên cứu của tôi có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các số liệu, kết quả trình bày trong Khóa luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 thàng 2 năm 2012 Sinh viên Bùi Thị Thảo Trinh BÙI THỊ THẢO TRINH 2 K53 TT- TV
  5. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắ tiếng Việt STT Từ viết tắt Từ gốc 1. CNTT Công nghệ Thông tin 2. CSDL Cơ sở dữ liệu 3. NDT Người dùng tin 4 NCT Nhu cầu tin 5. TT - TV Thông tin – Thư viện 6. Tp - HCM Thành phố Hồ Chí Minh 7. VH – TT – DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2. Từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt Từ gốc The Foundation for Resource Centrers and 1. FORCE Libraries for Print-Handicapped in Developing Countries 2. NLS The National Library Service for the Blind and Physically Handicapped 3. RNIB The Royal National Institute of Blind People BÙI THỊ THẢO TRINH 3 K53 TT- TV
  6. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống các thư viện từ trung ương tới làng xã, thư viện chuyên ngành đã được phát triển nhằm mục đích nâng cao nhận thức hiểu biết cho con người, giúp họ giải trí, thư giãn, phục vụ cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy, Chính vì vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của các thư viện là nguồn tài liệu đã được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của con người. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra khá bức thiết trong tình hình hiện nay là các thư viện hầu như chỉ mới quan tâm phát triển nguồn tài liệu cho người sáng mắt, khỏe mạnh. Vậy đối với những người khuyết tật mà đặc biệt hơn là người khiếm thị thì sao? Họ cũng muốn được đi học, được tiếp cận trau dồi tri thức và để có được điều này thì họ đã gặp rất nhiều rào cản để tìm kiếm, sử dụng thông tin phục vụ cho học tập. Để giúp những người khiếm thị tự tin hơn vào bản thân đồng thời trở thành những người có ích cho xã hội thì mô hình phục vụ người dùng tin khiếm thị cần được quan tâm phát triển. Trước hết là sự chú trọng vào nguồn tài liệu họ cần, phương tiện giúp họ với tới nguồn tri thức nhân loại đó chính là “nguồn sách nói”. Công cuộc xóa mù chữ không chỉ dừng lại đối với những người mắt sáng mà việc xóa mù chữ cần phải được tiến hành cả ở những người khiếm khuyết về mắt. Theo số liệu thống kê cho thấy số người tàn tật liên quan đến mắt hiện nay càng tăng, gánh nặng mù lòa ngày càng gia tăng sẽ gây trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Do vậy, vấn đề xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho người khiếm thị là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần thì nhu cầu đọc sách, giải trí, hưởng thụ sản phẩm văn hóa xã hội nói chung của người mù cũng ngày càng cao nên vấn đề đòi hởi nguồn sách báo phục vụ cho họ cũng phải đa dạng và phong phú. BÙI THỊ THẢO TRINH 4 K53 TT- TV
  7. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Nhận thức rất rõ vấn đề trên đây, tôi đã chọn đề tài “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Qua phân tích và tổng hợp, đề tài đưa ra các giải pháp và phương hướng phát triển nguồn tin phù hợp và đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT khiếm thị. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn bản Pháp quy Nhà nước về hoạt động TT-TV. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp + Phương pháp quan sát điều tra thực tế. 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nguồn tin cho người khiếm thị được các tác giả nghiên cứu và đề cập dưới nhiều góc độ và từng mức độ khác nhau. Theo hướng đề tài, có nhiều tài liệu tập trung nghiên cứu về người khiếm thị nhưng còn chung chung mang tính chất khảo sát. Gần đây, do những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn công tác phục vụ thông tin cho người khiếm thị, nhiều đơn vị đã có một số đề tài, hội thảo nghiên cứu và trao đổi về nhiều khía cạnh khác nhau của công tác phục vụ người khiếm thị. Có thể nêu một số bài báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu, Khóa luận tốt nghiệp của một số tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau như: Báo cáo khoa học của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên “Thư viện dành cho người khiếm thị” đăng trong Tập san Thư viện số 4 năm 2001, Hội thảo khoa học do Vụ thư viện thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và BÙI THỊ THẢO TRINH 5 K53 TT- TV
  8. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Du lịch tổ chức với nội dung về “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị” diễn ra vào tháng 11 năm 2008, Hội nghị “Tổng kết 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và quỹ FORCE giai đoạn 2000 – 2010” vào tháng 11 năm 2010. Bên cạnh đó là cuốn sách “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” do tác giả Nguyễn Thị Bắc chủ trì và biên soạn năm 2005. Tài liệu nghiên cứu về nhu cầu tin của bạn đọc khiếm thị tại thư viện Hà Nội như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Chí Trung “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội” năm 2011. Có thể thấy, phần lớn các đề tài, báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp cũng như các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo chỉ đề cập một phần nào đó về việc nâng cao chất lượng và dịch vụ phục vụ người khiếm thị, khảo sát nguồn tin chứ chưa đi sâu nghiên cứu nguồn thông tin phù hợp với điều kiện sống và học tập của người khiếm thị nói riêng cũng như điều kiện kinh tế đất nước nói chung. Do đó đề tài “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với công trình nào đã công bố trước đó. 5. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng - Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ được NCT, khả năng đáp ứng và tầm quan trọng của nguồn thông tin đối với người dùng tin khiếm thị tại các thư viện. - Về mặt ứng dụng: Đóng góp những giải pháp cụ thể mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguồn tin cho người khiếm thị phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước nói chung. * * * BÙI THỊ THẢO TRINH 6 K53 TT- TV
  9. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGƢỜI DÙNG TIN KHIẾM THỊ, NHU CẦU TIN CỦA HỌ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN HIỆN NAY 1.1. Thực trạng chung 1.1.1. Khái niệm Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là phương tiện quan trọng để con người giao tiếp với thế giới bên ngoài. Mắt kết hợp với các giác quan khác khiến cho con người cảm nhận sự vật một cách chân thực và sinh động nhất. Thật không may cho những người khiếm thị bởi họ đã mất đi ánh sáng của cuộc đời, mất đi thứ quý giá nhất. Đặc biệt, khi người phải chịu những khiếm khuyết đó lại là những trẻ nhỏ, khi mà cuộc sống đối với các em còn nhiều điều cần khám phá. Theo Từ điển Tiếng việt, người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng. [12] Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày.” [18] Theo Tiến sĩ Gillian Burrington - nguyên giảng viên chính Khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đai học Bách khoa Manchester, người đã viết và điều hành nhiều chương trình tập huấn về công tác quản lý, trong đó có cả vấn đề người khuyết tật thì cho rằng: “Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên. Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh BÙI THỊ THẢO TRINH 7 K53 TT- TV
  10. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu.” [11] Có thể nói rằng đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất, bao quát nhất về người khiếm thị. Như vậy, thông qua các khái niệm, các quan điểm nêu trên, chúng ta có thể nhìn nhận rằng: người mù và người khiếm thị là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau bởi người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối. Để chỉ chung người khiếm thị và người mù người ta thường dùng thuật ngữ người mù lòa (visually impaired) mà đôi khi còn có tên khác là người suy giảm thị lực. Vì vậy, các thư viện phải chú ý tới cả 2 đối tượng người khiếm thị này để phục vụ tốt nhu cầu tin của họ, đặc biệt là các nhu cầu về hình thức tài liệu cũng như thói quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. 1.1.2. Ngƣời dùng tin khiếm thị trên thế giới và Việt Nam Theo số liệu gần đây nhất trên website chính của Bộ Y tế - Bệnh viện mắt trung ương (23/3/2011) [14], Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố: Tỉ lệ người suy giảm thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người, trong số đó: + 246 triệu người có thị lực kém ở mức độ vừa phải đến mức độ nặng + 39 triệu người mù. + 63% số người này có thị lực kém + 82% số người mù là ở độ tuổi trên 50 + Trong số 6 khi vực WHO trên thế giới, 73% số người bị suy giảm thị lực ở mức độ trung bình cho đến nặng và 58% số người mù thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong số những người mù và khiếm thị, có đến 90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này. Trong buổi Lễ mít tinh lễ hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2011, với chủ đề "Thị giác toàn cầu 2020: Quyền được nhìn thấy!", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa, 1/3 BÙI THỊ THẢO TRINH 8 K53 TT- TV
  11. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. 83% người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được. Bệnh đục thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây mù, chiếm tỷ lệ 66,1%, tiếp theo là các bệnh như bán phần sau nhãn cầu, bệnh glôcôm, sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ và mắt hột Nếu tính cả những người bị các tật về mắt như cận, viễn thì con số này còn lớn hơn rất nhiều. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế (2008), tỷ lệ cận học đường trong học sinh thành phố chiếm tới 40,2% Theo khảo sát của dự án “Xây dựng thư viện sách nói cho người khiếm thị TamhonVietNam.net” (2009) [17], một vấn đề đặt ra và đáng lo ngại đó là tỉ lệ các bạn học sinh khiếm thị được đi học trên toàn đất nước Việt Nam chỉ vẻn vẹn 7%. Những bạn học sinh khiếm thị rất khao khát được đi học, được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại; tuy nhiên có rất nhiều rào cản và đặc biệt là phương tiện tiếp cận tri thức bị hạn chế. Bởi trong thời đại ngày nay, việc tìm kiếm và sử dụng thông tin để phục vụ cho học tập, thực tiễn xã hội ngày càng trở nên cần thiết. Việc tiếp cận những công nghệ mới, những công cụ tìm tin hiện đại đối với cơ bản người dùng tin đại chúng còn gặp nhiều khó khăn, thì đối với những em học sinh khiếm thị càng trở nên xa lạ và khó tiếp cận. Để tạo dựng sự tự tin, kiến thức cho người khiếm thị hòa nhập với cộng đồng, kích thích sự ham muốn tìm hiểu khám phá tri thức, để họ trở thành những con người có ích cho xã hội, thì đẩy mạnh phát triển mô hình thư viện phục vụ người dùng tin khiếm thị là điều đặc biệt quan trọng. Nhất là việc phát triển nguồn thông tin phù hợp với điều kiện kinh tế chung – nhưng vẫn đáp ứng tối đa khả năng tiếp cận thông tin của đối tượng người dùng tin đặc biệt này. 1.1.3. Nhu cầu tin và vai trò của nguồn thông tin đối với ngƣời khiếm thị 1.1.3.1. Khái niệm chung về nhu cầu tin Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nhu cầu tin có vai trò định hướng cho hoạt động thông tin - thư viện, BÙI THỊ THẢO TRINH 9 K53 TT- TV
  12. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN đồng thời luôn biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường sống và nghề nghiệp của người dùng tin [10]. Vì thế, nắm vững đặc điểm nhu cầu tin sẽ góp phần định hướng công tác xây dựng và phát triển nguồn tin, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhu cầu tin có thể chia làm 3 giai đoạn chủ yếu trong vòng đời của con người: - Nhu cầu tin ở tuổi chưa đến trường - Nhu cầu tin trong quá trình được đào tạo - Nhu cầu tin trong quá trình làm việc Trong thông tin học, người ta chia nhu cầu tin ra thành 3 nhóm chủ yếu. Đó là: Nhu cầu tin cá nhân, nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin cá nhân là sự phản ánh một phần cụ thể của nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin của tập thể và cộng đồng không tồn tại bên ngoài hoặc bên cạnh nhu cầu tin cá nhân. Như vậy, nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 1.1.3.2. Nhu cầu tin của ngƣời khiếm thị Nhịp sống hiện đại ngày một gấp gáp, người sáng mắt đôi khi đã quên mất thói quen đọc sách. Trong một ít phút, họ có thể cập nhật thông tin qua truyền hình hay Internet nhưng với người khiếm thị, sách đã trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập với cuộc sống xã hội, là nhịp cầu giao lưu với thế giới xung quanh. Như vậy có thể khẳng định rằng sách đối với người khiếm thị là vô cùng quan trọng. Về hoàn cảnh sống và việc làm, học tập: Báo cáo của Tiến sĩ Ôn Tuấn Bảo- Giám đốc văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam về tổng quan tình hình người tàn tật Việt Nam và sự hỗ trợ của chính phủ cho biết [11]: BÙI THỊ THẢO TRINH 10 K53 TT- TV
  13. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85%. Số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%. Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%). Người tàn tật sống lang thang là 0,62%. Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động. Đặc biệt, có tới 20% bị đa tàn tật (vừa câm, vừa điếc hoặc bị khiếm khuyết cả về vận động, thị giác, trí tuệ ). Sức khoẻ yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình độ trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có. Đây là nguyên nhân chính khiến họ không tìm được việc làm, phải sống dựa vào gia đình và trợ cấp xã hội. Do đó, phần lớn người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng sống cùng gia đình, một số khác sống dưới sự bảo trợ của xã hội hay sống độc thân. Ngoài trở ngại về di chuyển, giao thông, nguyên nhân lớn nhất khiến họ chưa thể tự nuôi sống bản thân đó là chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về cuộc sống cũng như công việc. Phần lớn họ được đi học nhưng phải nghỉ sớm do điều kiện sức khỏe, không theo kịp với chương trình. Một số khác có nghị lực và quyết tâm hơn nhưng lại gặp trở ngại đó là không có những kênh thông tin phù hợp để họ học tập. Các trường học chuyên biệt cho trẻ khiếm thị hay các thư viện với nguồn tài liệu sách chữ nổi rất ít ỏi, chủ yếu là sách giáo khoa. Trong khi các em đi học chung với các trẻ bình thường cần phải nhờ bạn bè đọc giúp tài liệu rồi ghi âm vào băng, sau đó mở ra nghe và tự mình đánh máy bằng phần mềm dành cho người khiếm thị. Trình độ văn hóa và chuyên môn [11]: + Một bộ phận không nhỏ người tàn tật chưa biết chữ với tỉ lệ 35,58% chung cho toàn quốc. Riêng khu vực nông thôn là 36,9%. + Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp I chiếm tỉ lệ 25,36%. + Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp II chiếm tỉ lệ 21,46% và cấp III là 5,64% (đặc biệt người tàn tật ở khu vực đô thị có trình độ cấp III có tỉ lệ khá cao: 15,98%; so với khu vực nông thôn là 4,31%). BÙI THỊ THẢO TRINH 11 K53 TT- TV
  14. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN + Phần lớn người tàn tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 97,64%. Chỉ có một bộ phận nhỏ người tàn tật được đào tạo (công nhân kỹ thuật: 1,22%; trung học chuyên nghiệp: 90,53%; cao đẳng và đại học 0,61%). Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho người tàn tật, khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho người tàn tật có thể tham gia hòa nhập với cộng đồng ở Việt Nam còn là một nhiệm vụ rất lớn và nặng nề. Nguyện vọng của người tàn tật: Cũng theo kết quả điều tra này, trong tổng số người tàn tật được hỏi ý kiến thì: + 48,5% số người tàn tật mong muốn Nhà nước trợ cấp vốn để tự tạo việc làm + 23,9% có nguyện vọng phục hồi chức năng; + 13,56% có nhu cầu được bố trí việc làm; + 9,98% mong muốn Nhà nước thu hút vào các cơ sở bảo trợ xã hội + 4,08% có nguyện vọng được học nghề. Nếu tính gộp các nhu cầu được trợ cấp vốn để tự tạo việc làm và có nguyện vọng được đào tạo thì tỉ lệ này lên tới 66,14%. Điều này chứng minh đa số người tàn tật có ý chí vươn lên để có cuộc sống tự lập, độc lập về kinh tế và hòa nhập với cộng đồng. Trên lý thuyết, nhu cầu tin của người khiếm thị cũng giống mọi nhu cầu tin của những người dùng tin bình thường khác. Họ có nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên với thực trạng nguồn thông tin dành cho người khiếm thị hiện nay, nhu cầu tin cấp thiết của người khiếm thị là những tài liệu mang kiến thức phổ thông, những tài liệu về khoa học thường thức, kế đó là những tài liệu dạy nghề, nghiên cứu, Mỗi một lứa tuổi với tâm sinh lý khác nhau lại có các nhu cầu tin riêng. Trẻ em khiếm thị khao khát được cảm nhận thế giới bên ngoài, đơn giản là những mường tượng về tia nắng, ánh mặt trời, được đi học cùng bạn bè trang lứa, Các đối tượng khiếm thị lớn tuổi hơn luôn muốn sống không phải phụ thuộc vào gia đình, muốn có công việc phù hợp với khả năng để tự nuôi sống bản thân, giúp ích cho xã hội. Những người BÙI THỊ THẢO TRINH 12 K53 TT- TV
  15. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN già khiếm thị lại chuộng cuộc sống bình yên, hướng đến các tài liệu về văn học nghệ thuật, Thông qua việc thu nhận ý kiến phản hồi từ một số thư viện Tỉnh, Thành, Hội người mù, Trường cho người mù, các Trung tâm và mái ấm nhà mở cho người khiếm thị qua các hoạt động trong phạm vi cả nước như Hội thảo, tập huấn, hợp tác chia sẻ nguồn lực và nhất là việc tìm hiểu bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Tp. HCM trong nhiều năm, có thể tóm tắt nhu cầu đọc của người khiếm thị như sau [11]: Về nội dung: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, rồi đến sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền, Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho người mù, Tin tức nói chung. Về loại hình: Tài liệu in thông thường như sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ cho những người mắt kém nhưng cố gắng vẫn có thể tiếp cận được. Sách chữ nổi thường là dành cho người khiếm thị bẩm sinh, còn trẻ, rất cần thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số người sử dụng chữ nổi không nhiều. Muốn đọc được chữ nổi thì phải học. Trong khi đó những người hoàn toàn khiếm thị chủ yếu là do tuổi tác, họ không học chữ nổi nữa. Người nhược thị - chiếm đa số - vẫn còn nhìn thấy được nên không cần đến chữ nổi và người mắc chứng khó đọc thì hoàn toàn không cần. Sách nói (CD, cassettes) phù hợp cho mọi người có vấn đề về mắt. Trình duyệt Web giúp người mù có thể đọc thông tin trên Website. Phương tiện hỗ trợ đọc: Máy tính và các Phần mềm chuyên dụng đọc tiếng Việt như NDC, VCL, Mata, đọc tiếng nước ngoài như Jaws, Máy đọc sách nói kỹ thuật số Victor Reader, Máy cassettes, Máy trợ thị SmartView. BÙI THỊ THẢO TRINH 13 K53 TT- TV
  16. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.4. Phƣơng pháp học tập và tiếp cận thông tin Về phương diện học tập và tiếp cận thông tin của người khiếm thị ở môi trường trường học, ta có thể thấy sự tham gia của hai yếu tố chủ chốt: Người hướng dẫn, giảng dạy và người khiếm thị. Đối với người hướng dẫn, giảng dạy: Khi truyền đạt thông tin, khác với truyền đạt với trẻ thông thường, các giáo viên phải sử dụng lời nói nhiều hơn là viết lên bảng. Với các môn xã hội thì không có gì đáng ngại, nhưng với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, việc truyền đạt lời nói sao cho các em hiểu là vô cùng khó khăn. Nhất là khi giải thích các ký hiệu, hình học không gian, công thức hóa học, phản ứng vật lý, Khó khăn hơn cả là làm thế nào để biết được các em đã hiểu bài chưa khi tiến hành làm bài kiểm tra hay kiểm tra bài cũ do đa số các giáo viên còn chưa biết chữ Braile. Tại các thư viện, cán bộ thư viện hầu hết phải trực tiếp làm việc với người dùng tin khiếm thị để biết được nhu cầu tin của họ. Đôi khi có thể phân tích, tổng hợp thông tin khai thác được để xác định chính xác nhu cầu tin mà người khiếm thị cần. Đối với học sinh khiếm thị: Khi ở trên lớp, các em tiếp cận thông tin bằng cách chăm chú lắng nghe bài giảng của giáo viên, sau đó ghi chép lại bằng cách dùng bút sắt đâm sâu vào từng trang bìa cứng, để tạo ra những trang viết chữ nổi. Do đó, có thể các em sẽ chỉ tập trung vào việc “viết” chữ làm sao cho chuẩn mà quên mất việc học và hiểu bài trên lớp, trong khi lúc về nhà, chất lượng bài giảng các em “chép” được đã giảm đi ít nhiều. Đối với việc đọc - hiểu người khiếm thị dùng “đôi tay thay cặp mắt” giống như một số hoạt động khác. Điều đó cũng là một cản trở lớn đối với việc tiếp cận thông tin của người khiếm thị một cách toàn diện. 1.1.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thƣ viện Theo Pháp lệnh Thư viện Số: 31/2000/PL-UBTVQH10, tại Chương II Điều 6 có quy định “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng BÙI THỊ THẢO TRINH 14 K53 TT- TV
  17. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Vậy nguồn tài liệu hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của người khiếm thị theo đúng pháp lệnh của nhà nước hay chưa? 1.1.5.1. Các sản phẩm dành cho ngƣời khiếm thị Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Bắc năm 2005 trong cuốn “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” [11], các sản phẩm thông tin dành cho người khiếm thị hiện nay bao gồm: Sách chữ nổi là loại tài liệu đầu tiên mà người khiếm thị có thể tiếp cận được sử dụng hệ thống các ký hiệu Braile. Hệ thống chữ Braille được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ XIX . Mâũ kí hiêụ Braille cho ngườ i mù ở nướ c ta sử dụng từ trước đến nay có sự không thống nhất giữa các miền và các trường . Nguyên nhân là do mâũ chữ Braille vào Viêṭ Nam nguyên bản là tiếng La -tinh. Vì thế có những chữ có trong bảng chữ cái tiếng Viêṭ mà tiếng La-tinh không có như chữ Â , Đ, Ê, Ô cho nên các trườ ng khiếm thi ̣ở các điạ phương tư ̣ nghi ̃ ra cách kí hiệu theo đặc thù riêng để dùng cho trường mình . Điều đó dâñ đến viêc̣ ngườ i khiếm thi ̣của mi ền Bắc thì không đọc được chữ trong sách của miền Trung, miền Nam và ngươc̣ laị gây nhiều khó khăn cho ngườ i khiếm thi ̣̀ trong viêc̣ giao lưu, hôị nhâp̣ . Đầu sách braille dành cho người khiếm thị hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay và không một quầy sách nào bán. Trong khi đó, được đọc sách luôn là niềm hạnh phúc đối với những người khiếm thị. Cho đến nay, loại sách đặc biệt này chỉ được xuất bản và lưu hành nội bộ. Có rất nhiều lý do, nhưng trước hết, đó là nước ta chưa có một cơ sở nào xuất bản, in ấn sách braille cho người khiếm thị như một nhà xuất bản chính thống. Những cuốn sách chữ nổi hiếm hoi có được là do các cơ sở có nhu cầu tự “xuất bản”, tất nhiên được sự cho phép của Nhà nước. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, song các cơ sở trên gặp nhiều khó khăn trong việc cho ra đời loại sách đặc biệt này. Trên thực tế, sách braille chủ yếu là các sách giáo BÙI THỊ THẢO TRINH 15 K53 TT- TV
  18. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN khoa phục vụ cho học sinh khiếm thị. Các sách tham khảo, sách văn hóa, giải trí thông thường rất ít và hầu như không có. Hình thức xuất bản thực chất là dịch từ sách giáo khoa thông thường sang chữ braille. Theo chủ trương của Bộ GD và ĐT, các em khiếm thị học hòa nhập cùng các em sáng mắt chung một chương trình phổ thông, tuy nhiên do chưa có một chương trình học biên soạn riêng cho đối tượng đặc biệt này nên các trường đã tự tổ chức dịch từ sách giao khoa thường thành sách chữ nổi. Việc dịch sách này không hề đơn giản, nhất là đối với các môn tự nhiên và thậm chí vất vả hơn nhiều so với việc dịch sách ngoại ngữ; ví dụ như sin, cos, tang do không có sự thống nhất cụ thể về cách dịch các công thức nên mỗi trường lại có một cách dịch khác nhau. Còn việc đóng sách thành từng quyển chữ nổi thì nguyên liệu giấy sử dụng rất đắt tiền. Giấy phải cứng, dày và dai. Máy in cũng vậy, trung bình, 5 trang chữ braille mới bằng một trang chữ thường. Vì thế, việc sản xuất loại sách này rất tốn kém. Báo chữ nổi : Từ trước đến này, người mù chỉ có một tờ báo chuyên dụng có tên là "Đời mới". Tờ báo được phát đến tận Tỉnh hội, Phường hội, tới tay từng hội viên và những người mù, giúp họ hoà nhập hơn với đời sống cộng đồng, tạo cho họ một cuộc sống mới. Báo ra đời đã được 33 năm. Ban đầu chỉ là tờ nội san lưu hành nội bộ với số lượng rất nhỏ do kinh phí hạn hẹp. Đến năm 1988, "Đời mới" chính thức được đăng ký như một tờ tạp chí trong hệ thống báo chí. Năm 1992 ra thêm bản in chữ thường và "tờ" "Đời mới" truyền thanh (được in sao ra băng cát-sét). Có những dịp kỷ niệm quan trọng cần tuyên truyền và cần có tiếng nói ủng hộ của các cấp ngành, tờ bản in chữ thường mới được xuất bản. Còn định kỳ, tháng chẵn các hội viên có "tờ" chữ nổi, tháng lẻ có "tờ" truyền thanh. Sách nói: Có nhiều tổ chức nhà nước hay cơ quan từ thiện trên cả nước tổ chức phát hành sách nói nhằm giải quyết phần nào nhu cầu học tập và giải trí cho người mù và khiếm thị trong cộng đồng như các thư viện Tỉnh thành, mái ấm, nhà mở và các trung tâm đặc biệt. Nổi bật nhất là Hội Người mù Việt Nam cùng với Hội Phụ nữ phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng phòng BÙI THỊ THẢO TRINH 16 K53 TT- TV
  19. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN băng sách nói và sản xuất băng (sách nói). Hội Phụ nữ từ thiện TP. Hồ Chí Minh đã khắc phục bằng cách “xuất bản” sách nói: đọc Sách giáo khoa thường thu vào băng casset và sao nhiều bản đối với bộ sách từ lớp 1 đến lớp 11. Các loại tài liệu khác thì có một số nhà kinh doanh băng đĩa phát hành, đa số là sách giải trí cho trẻ em như chuyện cổ tích. Tin tức trên đài phát thanh, truyền hình: Theo kết quả điều tra của thư viện Tp. HCM (2004), đa số người mù và khiếm thị theo dõi tin tức trên đài phát thanh truyền hình để cập nhật thông tin hàng ngày. Một vài năm gần đây với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ và sản phẩm phục vụ cuộc sống, đã có những gương điển hình hiệp sĩ công nghệ thông tin thiết kế những chương trình ứng dụng mới để hỗ trợ cho người mù và khiếm thị. Có nhiều dự án đem công nghệ kỹ thuật mới để cải thiện chương trình phục vụ người mù và khiếm thị Ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu thông tin của người khiếm thị, nổi bật như: Sách nói kỹ thuật số: Từ tháng 10 năm 2003, Thư viện Hà Nội đã phát hành và phân phối sản phẩm sách nói dạng DAISY – dạng sách nói giúp người mù sử dụng như cách đọc của người sáng, có thể dừng, chọn lại, định vị bất cứ câu, dòng, đoạn hay phần chương nào của một cuốn sách. Chủ đề tài liệu về khoa học thường thức, Khoa học Xã hội, Sách thiếu nhi, Văn học hiện đại, Văn học dân gian, Y học, Tâm lý, Giáo dục, Nông nghiệp, Văn hóa Xã hội. Sản phẩm được phân phối cho toàn bộ hệ thống thư viện Tỉnh thành trên toàn quốc, Hội người mù. Hiện tại, một studio mới được thành lập hướng vào mục tiêu sản xuất chuyển dạng sách giáo khoa và giáo trình cho học sinh, sinh viên. Mục lục tra cứu : Một số thư viện Tỉnh, Thành phố cũng đã thiết kế trình tra cứu VIOPAC để người mù và khiếm thị có thể truy cập cơ sở dữ liệu nguồn lực chung của thư viện và mục lục điện tử này có phân hệ hỗ trợ người khiếm thị dễ dàng tiếp cận thông tin thư mục để tự chọn bất kỳ tài liệu nào họ quan tâm và cần sử dụng. BÙI THỊ THẢO TRINH 17 K53 TT- TV
  20. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Các phần mềm chuyển dạng tài liệu hay từ điển điện tử, trình duyệt web dành cho người mù: Đã có những ứng dụng khác như Bộ từ điển điện tử Matta Anh Việt – Việt Anh, phần mềm Jaws, Duxbury giúp xử lý thông tin tiếng Anh; phần mềm NDC, VCL giúp xử lý thông tin tiếng Việt đã được thiết kế và ứng dụng phổ biến trong các trung tâm tin học phục vụ người mù và khiếm thị. Gần đây, phần mềm Vì người mù Việt Nam (VMV) ra đời. Phần mềm này có một số chương trình ứng dụng dành cho người khiếm thị như: Máy tính điện tử, Đồng hồ điện tử, Lịch âm dương, Xplayer (giúp nghe nhạc), Thông tin hệ thống, Quản lý tập tin và một số tài liệu hướng dẫn việc học tin học, sử dụng máy tính, sách, truyện VMV cũng là phần mềm miễn phí, bổ sung thêm nhiều ứng dụng vào danh sách các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho người khiếm thị. Năm 2003, Dự án "Thiết kế Trình duyệt Web cho người mù Việt Nam" của Trung Tâm Sao Mai được tài trợ $10.000 USD của Ngân hàng Thế giới và $1.750 USD từ tổ chức Enfant Du Vietnam và của Hội Cứu Trợ Trẻ em tàn tật Tp. HCM hơn $2.200. Công ty Scitec chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật cho phần mềm này. Toàn bộ chi phí cho dự án là $14000 USD. Vào tháng 10/2003 các phiên bản đầu tiên của trình duyệt đã hoàn tất, kỷ nguyên tiếp cận web đã mở ra cho người mù Việt Nam. Hiện nay các chức năng bao gồm: Đọc các trang html tiếng Việt, đọc phần nội dung và cả một số chi tiết về cấu trúc trang như thông báo các thành phần liên kết (link), bảng (table), biểu mẫu (form), danh sách (list), tiêu đề (heading). Trình duyệt Sao Mai có thể đọc đủ các phần tử (item) của một biểu mẫu. Tuy nhiên việc điền thông tin vào biểu mẫu vẫn còn hạn chế. Người dùng có thể tiện lợi khi điền các biểu mẫu có ít phần tử. Với các biểu mẫu có nhiều phần tử hiện thời trình duyệt hỗ trợ chưa thuận tiện lắm; tiếp đến là Nhận dạng mã chữ: trình duyệt hỗ trợ các trang viết bằng mã VNI và Unicode dựng sẵn, hiện chưa hỗ trợ mã unicode tổ hợp. BÙI THỊ THẢO TRINH 18 K53 TT- TV
  21. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Dự án Đào tạo tin học từ xa cho người khiếm thị của Trung tâm Sao Mai đã tham dự trong cuộc thi với chủ đề "Hãy sống Với Ước mơ của Bạn" do SamSung tổ chức và đã đạt được giải thưởng trị giá 40,475 đô la. Dự án được thực hiện với ba giai đoạn, bao gồm công tác đào tạo giáo viên trợ giảng; xây dựng giáo trình, các trang web, lắp đặt thiết bị sao cho phù hợp với khả năng sử dụng của người khiếm thị và cuối cùng là tổ chức các khoá đào tạo. Dự án đào tạo "Thiết lập mạng lưới đào tạo tin học từ xa" của Trung tâm Sao Mai đạt giải nhất chương trình "Samsung - niềm hy vọng kỹ thuật số". Sau một năm triển khai với tổng số tiền tài trợ hơn 40.000 USD, dự án đã mở rộng mạng lưới đào tạo tin học cho người mù tại các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre và An Giang. Ngay trong lượt đào tạo đầu tiên, dự án đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nguồn và chính họ đang trở thành cầu nối, giúp nhân rộng số người khiếm thị biết sử dụng tin học. Một số thông tin dạng khác: Nhạc nổi, Sách có hình nổi (tactile), đồ họa nổi (Tactile graphic), và một số dạng sản phẩm khác nữa đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Thư viện TP.Hồ Chí Minh và trông chờ vào các dự án để có thể sản xuất đại trà phục vụ được tính đa dạng của việc đọc và nhu cầu thông tin của các đối tượng có nhu cầu đặc biệt này. Trang web truy cập được: Đã có một vài trang web được chú ý thiết kế theo tiêu chuẩn của W3C và WAI theo ý tưởng “dành cho mọi người”, như trang Web của Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam (www.forum.wso.net). Diễn đàn người khuyết tật của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam bao gồm tất cả các tổ chức liệt kê trong website này. Hoạt động này nhằm thúc đẩy việc hợp tác cùng làm việc và hiểu biết hơn nữa giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan Bộ trực thuộc Chính phủ về những vấn đề như các dịch vụ phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ, lao động việc làm, giáo dục hội nhập nhằm nâng cao nhận thức và tiếp cận những địa điểm công cộng không rào cản. Khoảng 6 BÙI THỊ THẢO TRINH 19 K53 TT- TV
  22. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN tháng một lần, các hội thảo mang tính toàn quốc được tổ chức và chương trình hoạt động hàng tháng được cung cấp tới các thành viên của Diễn đàn và những đơn vị, cá nhân quan tâm qua đường thư điện tử. Nguồn dữ liệu được phát triển theo các mục đa dạng khác nhau dựa vào các mối quan tâm chung, bao gồm nguồn nhân lực sẵn có để đào tạo và thảo luận. Đây là trang Web khá chuẩn và có bộ sưu tập thông tin chuyên biệt dành cho người khuyết tật khá đầy đủ từ luật pháp, tin tức hoạt động, việc làm và cơ hội giáo dục đào tạo 1.1.5.2. Các dịch vụ Trước năm 1998, hầu như không có dịch vụ thư viện cho nguời khiếm thị do nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến sự thiếu nhận thức và và hiểu biết của cán bộ và nhân viên thư viện về những khó khăn và nhu cầu của người khiếm thị, thiếu trang thiết bị và vật tư cần thiết. Tình hình này được cải thiện sau khi Thư viện Hà nội và Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh thành lập phòng đọc cho người khiếm thị dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch và chính quyền địa phương. Tiếp theo là các thư viện Tỉnh Thành Phía Nam và Tây Nguyên. Sau Hội thảo “Hỗ trợ các Thư viện công cộng mở rộng khả năng phục vụ cho người khiếm thị” do Vụ Thư viện, Thư viện Tp HCM phối hợp với Quĩ FORCE tổ chức tại Tp HCM từ 15 đến 17 tháng 11 năm 2004, hàng loạt các Thư viện công cộng ở miền Trung và Phía Bắc đã bắt đầu hoạt động này. Đặc biệt là Pháp lệnh Thư viện (2001), Khoản 4 Điều 6 qui định rõ việc phục vụ độc giả khiếm thị buộc các thư viện phải thực thi nhiệm vụ của mình. Các dịch vụ thư viện cho người khiếm thị tại các Thư viện công cộng hiện nay bao gồm: - Hướng dẫn bạn đọc sử dụng máy tính - Phục vụ bạn đọc tại chỗ và mượn về nhà - Scan tài liệu để đưa ra các dạng thay thế - Đọc sách báo theo yêu cầu - Truy cập Internet - In tài liệu chữ nổi BÙI THỊ THẢO TRINH 20 K53 TT- TV
  23. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN - Đồ hoạ nổi - Website truy cập được 1.1.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của ngƣời khiếm thị trên hành trình tiếp cận thông tin Qua các số liệu thống kê tình hình chung về nguồn thông tin của người khiếm thị ở trên, ta có thể đánh giá được những cơ hội cũng như những trở ngại của người khiếm thị trên hành trình tiếp cận thông tin như sau: Về cơ hội: - Hiện nay có rất nhiều lựa chọn để người khiếm thị có thể truy cập được thông tin. Bên cạnh chữ Braille truyền thống đã có chữ Braille được máy tính hoá (Computerised Braille). Bên cạnh sách nói dạng analog là băng cassettes đã có sách nói kỹ thuật số (Digital Talking books) và rất nhiều hỗ trợ công nghệ khác. - Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã làm thay đổi diện mạo ngành TTTV nói chung và công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị nói riêng. Trong đó, người dùng tin khiếm thị có thể tiếp cận thông tin dưới hình thức hiện đại đó là qua máy tính với sự hỗ trợ của Internet và các phần mềm chuyên dạng. - Không chỉ được Nhà nước quan tâm và giới hạn trong ngành thư viện mà nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã dành cho người dùng tin khiếm thị một sự quan tâm đặc biệt. Đó là một cơ hội lớn để các thư viện tận dụng sự đầu tư các trang thiết bị đọc và hỗ trợ đọc cho người khiếm thị về thư viện mình. Trở ngại: Tình hình đã được cải thiện rất nhiều nhưng người khiếm thị trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn gặp nhiều trở ngại trong việc truy cập tài liệu, chủ yếu là: - Một tỉ lệ rất nhỏ tài liệu trên toàn thế giới (khoảng 2%-5%) được chuyển sang các dạng khác nhau cho người khiếm thị. Ở Việt Nam, tỉ lệ này là không đáng kể. BÙI THỊ THẢO TRINH 21 K53 TT- TV
  24. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN - Sách chữ nổi ít người sử dụng vì khó tiếp cận do chưa đồng nhất với bảng chữ cái Tiếng Việt, khó sản xuất, chiếm nhiều diện tích và khó chia sẻ. - Sách chữ lớn, chữ đại chưa được các nhà xuất bản ở nước ta quan tâm, trong khi đó máy trợ thị lại rất đắt, cá nhân không thể trang bị được. - Sách nói là băng cassetes khó tìm các đoạn cần nghe. - Máy tính và các ứng dụng của nó tương đối phức tạp. Cần một số mức độ tập huấn nhất định. Đọc Web hiện nay cũng còn nhiều điểm cần khắc phục. Hầu hết các Website đều thiết kế cho người sáng mắt. - Cơ hội sử dụng công nghệ cho người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn còn rất hạn chế. Xuất phát từ những khó khăn thực tế trên, rất cần tìm ra một giải pháp phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước nói chung cũng như các thư viện và người dùng tin khiếm thị nói riêng. Trong đó, nguồn tin dành cho người khiếm thị phải giải quyết được những hạn chế của sách chữ nổi, nhưng cũng không quá khó tiếp cận như một số dạng thông tin công nghệ cao khác. Mặt khác, sách báo cho người khiếm thị là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng ngành giáo dục. Trong khó khăn chung, do điều kiện kinh tế xã hội, các cơ sở đã chủ động khắc phục theo cách riêng. Ngành tài chính và giáo dục nên có thêm sự hỗ trợ về nguồn kinh phí bởi với người khiếm thị, “không được đọc sách chẳng khác nào lại thêm một lần bị mù”. 1.2. Sách nói (Audio Books)-giải pháp tối ƣu cho ngƣời khiếm thị Từ thực tế chung vừa phân tích trên, có thể nhận định rằng sách nói là loại hình tài liệu phù hợp nhất, giúp phát huy tối đa khả năng tiếp thu thông tin của người khiếm thị cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế chung của nước ta hiện nay. Như Brad88 (2009) đã từng nhận định:“Mục tiêu của công nghệ là làm cho đời sống con người dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, và tốt hơn. Không ở đâu điều này thể hiện nổi bật hơn hết so với việc phát triển sách nói cho người mù.” [ 21] BÙI THỊ THẢO TRINH 22 K53 TT- TV
  25. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 1.2.1. Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, Audiobook – (còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là Spoken word album) – là dạng xuất phẩm ghi âm, với chủ yếu là những lời kể trần thuật hoặc diễn xuất như kịch truyền thanh. Một tác phẩm “sách nói” thường có liên hệ chặt chẽ với các xuất bản phẩm dưới dạng sách in, tuy nhiên, không phải lúc nào một tác phẩm audiobook cũng trung thành trọn vẹn với nội dung trong sách in mà nó được chuyển thể từ đó. Đề tài và thể loại của Audiobook rất rộng, bao gồm kể chuyện, đọc trọn vẹn hoặc rút gọn một cuốn sách (có thể kèm theo âm thanh, âm nhạc phụ trợ), chuyển thể một câu chuyện thành kịch, trọn vẹn hoặc rút gọn một vở kịch nói, tấu hài, các bài diễn văn Cách thể hiện cũng rất phong phú, từ tác giả sách in tự mình thể hiện lại tác phẩm bằng giọng đọc, các nghệ sĩ nổi tiếng nhận đọc nguyên một tác phẩm, các diễn viên diễn xuất theo phân vai Hình thức tài liệu chủ yếu hiện nay là dưới dạng băng đĩa CD hoặc băng catssette. Tiến bộ công nghệ lớn nhất hiện nay - máy tính và truy cập internet cung cấp một cơ hội cho người khiếm thị có thể tiếp cận thông tin nhiều hơn qua một định dạng dành cho người khiếm thị. 1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở phát triển Ở nước ta hiện nay, nhu cầu giải trí của người dân ngày càng phong phú. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự bùng nổ các phương tiện giải trí từ gia đình tới di động như máy nghe nhạc cá nhân, nghe nhạc trên xe hơi, giải trí trên xe bus, trên máy bay Tại các thư viện, người khiếm thị cũng được hỗ trợ các thiết bị nghe, đọc tương tự. Ở thị trường “nghe”, người dân có thêm nhiều nhu cầu mới ngoài âm nhạc. Như vậy có thể nhận định rằng, việc phát triển nguồn sách nói tại các hệ thống thư viện hiện nay không chỉ phục vụ cho đối tượng người dùng tin khiếm thị mà còn phục vụ cho tất cả các đối tượng người dùng tin khác, đặc biệt là tại các thư viện dành cho người già, thư viện dành cho các đối tượng là bệnh BÙI THỊ THẢO TRINH 23 K53 TT- TV
  26. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN nhân, Đối với người khiếm thị, khi sử dụng nguồn sách nói họ có thể vừa nghe vừa làm việc kiếm thu nhập cho bản thân như đan lát, làm tăm tre, Với sự phát triển của Khoa học công nghệ, việc sản xuất sách nói cũng không phải là vấn đề khó khăn đối với các thư viện có quy mô vừa và nhỏ chưa thể thiết lập phòng thu (studio) đạt tiêu chuẩn. Việc sử dụng máy tính, microphone với sự hỗ trợ của các phần mềm thu âm như cooledit pro 2.1, jet audio, Karafun 1.10a, giúp cho cán bộ thư viện có thể tự sản xuất nguồn sách nói cho chính thư viện mình. Đồng thời trong quá trình thực hiện, có thể dễ sửa sai tài liệu bằng cách cắt (cut) đi đoạn ghi âm lỗi và thu âm đoạn mới chèn tiếp lên đó. Đồng thời, với ưu điểm dễ nhân bản chia sẻ cho các đơn vị cá nhân có yêu cầu, việc cập nhật nhanh chóng các tài liệu mới sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ các thiết bị máy tính và mạng Internet. Mặt khác so với các tài liệu thông thường (trên giấy), sách nói còn có một đặc điểm ưu việt hơn đó là việc dễ dàng lưu trữ, bảo quản, tiết kiệm kho tàng. Tài liệu có thể lưu dưới dạng File trong máy tính, phục vụ bạn đọc tại chỗ khi đến thư viện với giao diện thân thiện cho người khiếm thị, hay dưới dạng CD nếu độc giả muốn mượn về Nếu đối với tài liệu bình thường, dung lượng nội dung tỷ lệ thuận với số trang tài liệu thì đối với sách nói lưu giữ dưới dạng CD, với đường kính 4,75 inch (12 cm), dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Như vậy ta có thể nói rằng, với những ưu điểm nổi bật của mình, điều kiện cơ sở vật chất của thư viện cùng với thực trạng và nhu cầu tin của người khiếm thị ở nước ta hiện nay, việc phát triển nguồn tài liệu này nên được ưu tiên hơn so với các dạng tin khác. 1.2.3. Sách nói cho ngƣời khiếm thị trên thế giới và ở Việt Nam BÙI THỊ THẢO TRINH 24 K53 TT- TV
  27. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Audiobook bắt đầu được ghi nhận như một xuất bản phẩm có tính thương mại từ đầu những năm 30, khi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức Dự án sách cho người khiếm thị năm 1932. Chỉ một năm sau, với sự phát triển của máy ghi âm, sách nói đã bắt đầu trở nên phổ biến. Suốt từ đó cho tới cuối những năm 70, sách nói được lưu hành chủ yếu dưới dạng đĩa nhựa vinyl 33 vòng, được sử dụng nhiều hơn ở các thư viện và trường học. Đầu những năm 80, thị trường sách nói phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của băng cassette. Và hiện nay, với sự tồn tại cùng lúc của đĩa CD, MP3 cùng các loại máy nghe nhạc cá nhân, audiobook đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tại các quốc gia có thị trường xuất bản phát triển, hầu hết các tác phẩm best-seller đủ thể loại từ văn học, giải trí tới kinh tế, chính trị đều được chuyển thể sang audiobook. Tuy nhiên, với công nghệ mới ngày nay, sách nói cho người khiếm thị đã và đang hướng tới một định dạng kỹ thuật số với sự nỗ lực của dịch vụ Thư viện Quốc gia của người mù và tàn tật thể chất – NLS dẫn đầu. Cách mới để giúp người khiếm thị tiếp cận nguồn tin đó là sử dụng các định dạng Web-chữ nổi Braile với các tài liệu sách nói theo định dạng kỹ thuật số. Người dùng tin khiếm thị có thể truy cập, sử dụng, download tài liệu ngay tại nhà. Theo John M. Taylor- Giám đốc NLS cho biết: "NLS hiện đang sản xuất khoảng 2.000 cuốn sách nói (2 triệu bản) và 45 tạp chí âm thanh (3,7 triệu bản) một năm trên băng cassette định dạng đặc biệt cho khoảng 700.000 độc giả." Để có thể thực hiện được điều đó, một phần lớn nhờ vào việc tài trợ, các cấp của chính phủ với mục đích của thư viện là có thể kết nối người mù với những cuốn sách. Hầu hết các thư viện cho người khiếm thị trên các nước tiên tiến phục vụ miễn phí cho các đối tượng mù, khiếm thị hoặc có khuyết tật về thể chất ngăn chặn việc đọc in tiêu chuẩn và có thu phí với các đối tượng khác. Đến với RNIB – viện người mù thuộc tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh chuyên cung cấp Sách nói cho người khiếm thị thì những cuốn sách nói được cung cấp ở định dạng DAISY và gửi tới nhà của người đọc khi có yêu cầu. Có hơn 18.000 cuốn sách nói với đủ các thể loại từ học tập đến giải trí có sẵn cho BÙI THỊ THẢO TRINH 25 K53 TT- TV
  28. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN người dùng tin mượn, trả với thuê bao hằng năm. RNIB trợ giá cho các dịch vụ Sách nói khoảng 4.000.000 £ một năm. Ở Việt Nam, Audiobook – sách nói ban đầu cũng xuất hiện từ nhu cầu học tập, giải trí của người khiếm thị, ngoài ra, vào thời hoàng kim của băng cassette, rất thịnh hành các xuất bản phẩm sách nói bao gồm các chương trình tấu hài, các bài nói chuyện thời sự (được lưu hành không chính thức) Tuy nhiên, sang thời của đĩa CD, tại thị trường băng đĩa chính thống của Việt Nam, loại sản phẩm này không còn được chú trọng sản xuất nhiều như trước, chủ yếu tập trung một số chương trình kể chuyện cổ tích, kể chuyện người tốt việc tốt cho trẻ em, hầu như vắng bóng các chương trình sách nói cho người lớn hay thính giả diện rộng nói chung, trừ một vài chương trình lẻ tẻ từ hải ngoại. Có thể thấy rằng, có một khoảng cách phát triển khá xa trong quá trình phát triển nguồn sách nói cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người khiếm thị ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới. Trong khi về mục đích, cơ sở phát triển nguồn sách nói ở mỗi quốc gia đều trên một nền tảng cơ bản chung.* * * CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (HÀ NỘI) VÀ PHÒNG KHIẾM THỊ THƢ VIỆN HÀ NỘI Với mục đích phát triển nguồn sách nói cho mọi đối tượng bạn đọc khiếm thị, hai địa điểm được lựa chọn khảo sát là Thư viện trường học Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) và phòng Khiếm thị thuộc Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu). Qua đó, chúng ta có thể nắm rõ được nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin khiếm thị ở mọi độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng nguồn tin nói chung và nguồn sách nói nói riêng cho NDT khiếm thị tại các Thư viện Việt Nam. BÙI THỊ THẢO TRINH 26 K53 TT- TV
  29. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.1. Tình hình hoạt động chung của cả nƣớc Tại Thư viện Hà Nội, Bộ VH-TT-DL và Quỹ FORCE (Hà Lan) phối hợp cùng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động tại Việt Nam với nội dung xuyên suốt “Tăng cường tiếp cận thông tin cho người khiếm thị”. Thứ trưởng Bộ VH –TT - DL Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự. (5/11/2010). Force thành lập năm 1998 là tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan có tên gọi “Những người bạn của sách chữ nổi và sách nói” đến nay đã tham gia hoạt động tại 55 nước trên thế giới. Theo tổng kết trên website chính của Bộ, có các thông tin đáng chú ý sau: Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện - đã báo cáo tóm tắt đánh giá hoạt động 10 năm của quỹ Force tại Việt Nam. Theo đó, trước năm 2000, chỉ có 2 thư viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phục vụ người khiếm thị. Sau 10 năm hợp tác giữa các đối tác tại Việt Nam và Force, hoạt động này đã được mở rộng trên phạm vi cả nước. Trên 100 cơ quan và tổ chức đã triển khai các dịch vụ thư viện- thông tin cho người khiếm thị với nhiều loại tài liệu thay thế như sách chữ Braille, sách nói kỹ thuật số, sách minh họa nổi, tài liệu đồ họa nổi Song song với việc nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị, Quỹ FORCE và các đối tác còn tổ chức 9 hội thảo, lớp tập huấn tại Việt Nam cho 153 cán bộ quản lý và nhân viên của 77 cơ quan là các thư viện và các tổ chức khác phục vụ người khiếm thị. Các cán bộ, nhân viên chủ chốt ở các đơn vị cũng được gửi đi học, đào tạo ở các nước Malaysia, Philipinnes, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Hà Lan Nhờ quan tâm đến việc đào tạo nhân lực, một mạng lưới các cơ quan hoạt động phục vụ người khiếm thị đã được hình thành tại khu vực Đông Nam Á. Các cơ quan không chỉ liên kết với nhau cung cấp các máy móc, kỹ thuật phục vụ người khiếm thị mà 2 năm trở lại đây (từ năm 2008) Quỹ FORCE đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực hỗ trợ giáo dục bằng việc thiết lập các thư viện BÙI THỊ THẢO TRINH 27 K53 TT- TV
  30. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN mini tại các trường, trung tâm, mái ấm nuôi dậy trẻ khiếm thị. Thư viện tuy nhỏ nhưng có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ đọc và tài liệu đáp ứng cho nhu cầu đọc của các em. Sau 10 năm triển khai, dự án được Bộ VH – TT – DL đánh giá là thành công ở các phương diện: Phù hợp với chủ trương chính sách của Chính phủ về hỗ trợ người khiếm thị; đóng góp tích cực trong việc triển khai Pháp lệnh thư viện vào thực tế; đạt mục tiêu tiếp cận thông tin bình đẳng cho tất cả mọi người; tác động tốt đến cải thiện hoạt động của các cơ quan phục vụ trên phạm vi cả nước và tạo cơ hội hòa nhập cho người sử dụng. Hơn 78.000 lượt người khiếm thị cả lớn và trẻ em đã được tiếp cận các dịch vụ thông tin qua các thư viện công cộng. Các thư viện trở nên tiếp cận được nhờ có các tài liệu ở dạng phù hợp và các thiết bị hỗ trợ đọc, vì vậy người khiếm thị sử dụng thư viện được dễ dàng hơn. Càng ngày càng nhiều người khiếm thị sử dụng thư viện cho các mục đích khác nhau: đọc để hiểu biết, để kiếm sống, để hội nhập vào xã hội Phát huy thành công này, những năm tới, Quỹ FORCE sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng việc tư vấn và giới thiệu công nghệ mới cho các thư viện và trung tâm khiếm thị. Các cơ quan phụ vụ cũng sẽ sử dụng kinh phí thường niên để bổ sung tài liệu ở dạng thay thế và bảo trì máy móc, đáp ứng nhu cầu đọc tốt nhất cho người khiếm thị. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH – TT – DL Huỳnh Vĩnh Ái ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Quỹ FORCE trong việc thúc đẩy các dịch vụ cho người khiếm thị trong các thư viện công cộng, đưa thư viện thực sự trở thành một trung tâm thông tin-văn hoá- giáo dục của cộng đồng trong đó có người khuyết tật, khiếm thị. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và đầu tư hỗ trợ của Quỹ FORCE cho các hoạt động phục vụ người khiếm thị tại Việt Nam. BÙI THỊ THẢO TRINH 28 K53 TT- TV
  31. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.2. Công tác đáp ứng nguồn tin cho ngƣời dùng tin khiếm thị tại thƣ viện trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu và phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội (47 – Bà Triệu) 2.2.1. Giới thiệu về Thƣ viện Trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu Để tạo dựng sự tự tin, kiến thức cho các em khiếm thị hòa nhập với cộng đồng, kích thích khám phá tri thức, trở thành những con người có ích cho xã hội, thì mô hình TV phục vụ NDT khiếm thị là điều không thể thiếu. Trên mục đích nhân văn đó, Trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội là trường nuôi dạy trẻ khiếm thị của Thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được thành lập năm 1982 theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Từ năm 1982 – 1988: Trường chú trọng thực hiện chương trình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khiếm thị. Trong những ngày đầu thành lập, Trường được đặt tại trụ sở của Hội người mù Thành phố Hà Nội ở 195 phố Lê Duẩn. Trường chỉ có một giáo viên và 7 học sinh mù, 1 chuyên viên của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội kiêm hiệu trưởng của Trường. Sau đó Trường chuyển địa điểm về trường mẫu giáo ở số 12 phố Đào Duy Từ. Cuối cùng Trường chuyển về số 7 Hàng Phèn, Hà Nội đến năm 1988. Từ năm 1988 đến nay Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho người khiếm thị. Năm 1988, được sự giúp đỡ của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và tổ chức Christoffel – Blindenmison (Cộng hòa dân chủ Đức), Trường hiện nay được xây dựng tại 21 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội, là một Trường nội trú cho trẻ khiếm thị. Các em ăn ở tại trường và về thăm nhà vào dịp nghỉ hè và dịp lễ tết. Từ năm 1988, Trường bắt đầu nhận học sinh sáng mắt vào học, thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị. Bên cạnh chương trình giáo dục phổ thông, chương trình hướng nghiệp dạy nghề cũng là một phần trong chương trình giáo dục của Trường. Chương trình sẽ giúp các em có nhiều cơ hội tự lập trong cuộc sống sau này. BÙI THỊ THẢO TRINH 29 K53 TT- TV
  32. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Thư viện Trường Nguyễn Đình Chiểu có những đặc điểm sau:  Về CSVC: Thư viện có 2 phòng và một số trang thiết bị cần thiết, trong đó: - Phòng 1: Có diện tích là 30m2 với chức năng là kho tài liệu lưu trữ sách chữ nổi. - Phòng 2: Có diện tích là 25m2, có chức năng là phòng đọc phục vụ học sinh đến đọc sách, mượn đĩa, nghe đài tại chỗ, được trang bị 10 chiếc đài với 5 chiếc bàn đọc sách.  Về cán bộ thư viện: - Hiện nay thư viện có 02 cán bộ kiêm nhiệm, vốn là giáo viên của Trường và tình nguyện tham gia công tác phục vụ các em học sinh khiếm thị của Trường. - Họ có trình độ đại học, nhưng không phải chuyên ngành TT-TV. Công việc chủ yếu của 02 cán bộ là giảng dạy, nên họ tham gia công tác thư viện trên tinh thần tự nguyện và không có lương trợ cấp.  Về đối tượng người dùng tin chính tại thư viện: Trường hiện có 120 học sinh khuyết tật mà hầu hết là học sinh khiếm thị, trong đó 47% học sinh nhìn kém và 53% học sinh mù hoàn toàn. Hiện nay nhiều học sinh cũ của Trường đang học tại các trường trung học phổ thông, đại học và cao đẳng trên cả nước. Như vậy ta có thể thấy, hầu hết đối tượng người dùng tin tại thư viện trường Nguyễn Đình Chiểu là các em học sinh khiếm thị. Các em không chỉ được học văn hóa mà còn được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân sau khi ra trường hoặc tiếp tục học lên cao đẳng, đại học. Do đó có thể nhận định rằng, ngoài các tài liệu là sách giáo khoa chương trình phổ thông thì các tài liệu về hướng nghiệp, dạy nghề là những nội dung vô cùng quan trọng đối với các em học sinh khiếm thị tại đây. E2.2.2. Hoạt động phục vụ học sinh khiếm thị tại thƣ viện BÙI THỊ THẢO TRINH 30 K53 TT- TV
  33. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Giúp trẻ khiếm thị hòa nhập cộng đồng, có khả năng làm việc tự nuôi sống bản thân hay chắp cánh ước mơ cho các em bước vào giảng đường đại học là mục tiêu của các thầy cô trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, nhiều thầy cô với tâm huyết giảng dạy của mình đã tâm sự rằng: khả năng truyền đạt để các em hiểu bài chỉ thực sự phát huy tác dụng khi các em được nghiên cứu tài liệu trước khi đến trường và sau khi nghe giảng. Khả năng đáp ứng nguồn tin của thư viện thể hiện qua khảo sát sau: - Nội dung nhu cầu tin: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông, sách văn học, sách về xã hội, chính trị, âm nhạc, y học cổ truyền, tài liệu tham khảo như từ điển, bách khoa toàn thư, khoa học ứng dụng, như tin học cho người mù, tin tức nói chung - Loại hình: + Tài liệu in thông thường như sách báo, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ cho những trẻ mắt kém những cố gắng vẫn có thể tiếp cận được. + Sách chữ nổi dành cho trẻ bị khiếm thị bẩm sinh, mù hoàn toàn. + Sách nói: CD, casettes - Phương tiện hỗ trợ đọc: 10 Máy cassettes. - Số lượng cụ thể: Băng đĩa: + Đĩa văn học thiếu nhi: 950 đĩa + Đĩa sách giáo khoa: 350 đĩa + Đĩa phổ biến kiến thức: 250 đĩa Sách chữ nổi: Sách giáo khoa các lớp : 50 cuốn Hiện nay, trường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội đã có sách braille các môn cơ bản như Toán, Văn, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Sử, Địa, Lý, Hóa từ lớp 1-9. Số lượng bản in không nhiều và thực tế cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học của các BÙI THỊ THẢO TRINH 31 K53 TT- TV
  34. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN em trong trường. Sách braille cho các bậc học cao hơn hầu như không có. Hiện nay, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định từ phía các tổ chức cá nhân như Tổ chức Hands and Hope, các doanh nghiệp, cơ quan, trường học băng đĩa được tặng hoặc được thu âm bởi các tình nguyện viên , tình hình đã được cải thiện đi rất nhiều nhưng trẻ khiếm thị tại trường vẫn còn nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận thông tin. Do đặc điểm loại hình thư viện trường học nên thư viện chỉ phục vụ cho học sinh khiếm thị ngoài giờ lên lớp, vào các giờ ra chơi và buổi chiều khi học sinh được nghỉ học. Ngày phục vụ chính của thư viện là vào chiều thứ 6 và sáng chủ nhật. Lƣợt bình quân: 10 học sinh/ 1 ngày đến thư viện. “Có sách đọc là niềm hạnh phúc vô bờ!”. Trong tâm sự rất chân thành của các em học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Em Bình, học sinh lớp 9B từng nâng niu quyển “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, lần giở từng trang đọc cho tôi nghe khiến tôi hiểu rằng sách đối với các em quý giá đến nhường nào. Nhịp sống hiện đại ngày một gấp gáp, trẻ em sáng mắt đôi khi đã quên mất thói quen đọc sách và được tiếp cận với mọi phương thức học tập và giải trí hiện đại. Trong một ít phút, các em có thể cập nhật thông tin qua truyền hình hay Internet. Trong khi đó, các học sinh khiếm thị từ lâu đã phải vật lộn với nhiều trong những điều mà hầu hết mọi người cho là phổ thông nhất, bao gồm cả khả năng chỉ đơn giản là mở một cuốn sách, tạp chí, tờ báo và đọc nội dung. Nhưng với người khiếm thị, sách đã trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập với cuộc sống xã hội, là nhịp cầu giao lưu với thế giới xung quanh. 2.3. Phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội 2.3.1. Giới thiệu chung Thư viện Hà Nội là một trong những hệ thống thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng BÙI THỊ THẢO TRINH 32 K53 TT- TV
  35. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm. Đến tháng 1/1959, Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thƣ viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Thành phố Hà Nội. Số lượng cán bộ trong những ngày đầu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách nhỏ bé vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí, cơ sở vật chất của thư viện còn nghèo nàn. Tuy nhiên, cán bộ của Thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa Thư viện Thành phố Hà Nội đi lên. Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại một nửa, đất nước bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, Thư viện đã tập trung sách báo phục vụ nhân dân thủ đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một thư viện thành phố sau này phát triển thêm các thư viện Quận (huyện) phục vụ nhân dân nội và ngoại thành. Với mặt bằng khiêm tốn, sau nhiều lần được thành phố đầu tư nâng cấp đến nay công trình tòa nhà của thư viện được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 8 tầng nổi và 1 tầng hầm, cao 29,7m, diện tích sàn 6.161m2 với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, phụ trợ tốt cho hoạt động phục vụ người đọc. Sau gần 55 năm hoạt động, Thư viện Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô cũng như “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì thế, Thư viện Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động (1991, 1996, 2001); Huân chương Độc lập hạng Ba (2006), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ba năm liền (1977, 1978, 1979). Bên cạnh đó, Thư viện Hà Nội cũng được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND Thành phố tặng 5 cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu (1997, 2000, 2002, 2004 và 2005) và nhiều bằng khen khác. Thư viện đang lưu giữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại, nhiều loại hình tài liệu cho người sáng mắt và người khiếm thị; có phòng tra cứu, phòng địa chí về Thăng Long - Hà Nội. BÙI THỊ THẢO TRINH 33 K53 TT- TV
  36. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Năm 2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, từ ngày 1/8/2009, Thư viện Hà Nội chính thức được hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây. Thư viện Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chính sau:  Thư viện Hà Nội có chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo kể cả các loại sách, báo, tài liệu do địa phương xuất bản. Thư viện Hà Nội vừa phục vụ bạn đọc rộng rãi, kể cả thiếu nhi, vừa phục vụ những người nghiên cứu khoa học kỹ thuật.  Nhiệm vụ: Để thực hiện công tác điều hành, hoạt động, Thư viện có các nhiệm vụ như: - Đề xuất phương hướng nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, tủ sách đối với từng loại người đọc. - Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong nước và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức văn hoá cho quần chúng. - Tổ chức việc tuyên truyền giới thiệu sách báo với bạn đọc. - Tổ chức việc đọc sách tại chỗ và luân chuyển cho mượn sách báo rộng rãi trong quần chúng. bảo vệ, bảo quản kho sách báo, tài sản của thư viện. - Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện cơ sở. - Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Về vốn tài liệu : - Sách chữ nổi: Thư viện hiện có 2300 cuốn và tiến hành đặt Thành Hội người mù sản xuất với giá thành: 3000đ/trang. Tính bình quân 1 trang sách tương đương 4 trang chữ nổi. Ngôn ngữ tài liệu được chuyển dạng từ chữ sáng sang chữ nổi bằng tiếng Việt. Năm 2010, quỹ ADB đã tài trợ cho phòng khiếm thị 50 cuốn sách chữ Braille bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, hệ thống ký hiệu chưa nhất quán về ngôn ngữ giữa BÙI THỊ THẢO TRINH 34 K53 TT- TV
  37. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN tiếng Anh và tiếng Việt nên những tài liệu bằng tiếng nước ngoài không được đưa ra cho bạn đọc sử dụng, mặc dù nhu cầu của bạn đọc muốn được đọc những tài liệu này là tương đối cao (chiếm 15%). - Sách nói: + CD-ROM: Số lượng khoảng 200 đĩa + Băng cassette: 1700 băng bằng hình thức thư viện tự sản xuất. Từ năm 2008 do chuyển trụ sở sang Thành cổ nên đã không sản xuất tiếp và không có kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 2010 khi tiếp nhận trụ sở mới, Thư viện Hà Nội đã thí điểm chuyển dạng từ đĩa sang băng, tiết kiệm được kinh phí và cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu những người thích nghe băng. Dự kiến đến hết năm 2011, thư viện sẽ chuyển dạng toàn bộ số đĩa đã sản xuất sang băng để phục vụ cho người khiếm thị. 2.3.2. Hoạt động của phòng khiếm thị Tại thư viện Hà Nội, với vai trò là một Thư viện công cộng lớn của thủ đô thì những năm gần đây, công tác phục vụ người khiếm thị được đặc biệt quan tâm. Theo số liệu thống kê năm 2011, Tổng số NDT khiếm thị cùng các nhóm NDT là các cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, tiểu thương, chiếm 4% tổng số bạn đọc của thư viện. Họ đến thư viện với mục đích giải trí, nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu, nâng cao tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống. Trong phòng đọc dành cho người khiếm thị vừa có tài liệu sách chữ nổi vừa có sách nói. Các tài liệu chủ yếu về Văn học nghệ thuật, đời sống, khoa học và có cả sách ngoại văn. Tuy nhiên số sách ngoại văn này hầu như chưa được sử dụng bởi người dùng tin chưa có khả năng đọc tiếng nước ngoài do sự khác biệt giữa ký hiệu chữ có dấu và chữ theo tiếng nước ngoài. Đối tượng phục vụ tại phòng khiếm thị chủ yếu thuộc độ tuổi trung niên, họ thường quan tâm những tài liệu liên quan đến đời sống, xã hội, văn học nghệ thuật, BÙI THỊ THẢO TRINH 35 K53 TT- TV
  38. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN sức khỏe Tuy nhiên, do điều kiện đi lại khó khăn nên hầu như mọi hoạt động phục vụ bạn đọc, thư viện phải chủ động tiếp cận người dùng tin. Hai hình thức phục vụ chính đó là: phục vụ tại chỗ và phục vụ lưu động đến các cơ sở, quận, hội được bắt đầu phục vụ từ tháng 2/2010. Thực trạng về mức độ sử dụng loại hình tài liệu tại thư viện (2011) được thể hiện theo bảng dưới đây: Loại hình tài liệu Tỷ lệ Sách chữ nổi 85% Sách chữ đại 0 Sách nói 68% Thư mục 0 Bảng 1: Tỷ lệ (%) bạn đọc khiếm thị sử dụng các loại hình tài liệu tại Thư viện Hà Nội năm 2011. Điều này có thể cho thấy: Sách chữ nổi và sách nói là hai trong những sản phẩm thông dụng nhất đối với người dùng tin khiếm thị tại Thư viện với tỷ lệ 85% người dùng tin khiếm thị sử dụng sách chữ nổi và 68% bạn đọc khiếm thị sử dụng sách nói. Bên cạnh đó, trong thời điểm hiện nay, khi công nghệ nội dung đang phát triển thì việc tiến hành số hóa tài liệu thành nhiều dạng giúp bạn đọc tiếp cận cũng đang được chú ý.  Đối với hình thức phục vụ tại chỗ: Thư viện sử dụng loại hình kho đóng để phục vụ độc giả. Số lượng thẻ mượn tính đến năm 2010 là 200 thẻ. Bình quân trong một năm có khoảng 2400 lượt bạn đọc. Từ năm 2006 - 2008, với điều kiện làm việc xa trung tâm, chỉ tổ chức cho mượn, không có chỗ triển khai phòng đọc tại chỗ cho người khiếm thị; Mức độ bổ sung với nguồn kinh phí có hạn, vốn tài liệu phát triển chậm. Đây là những lý do ảnh hưởng đến số lượng bạn đọc và lượng sách luân chuyển. Số lượng bạn đọc đến thư viện và lượt luân chuyển sách giảm 2/3. BÙI THỊ THẢO TRINH 36 K53 TT- TV
  39. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Khi chuyển sang trụ sở mới từ năm 2010, mặc dù đã có phòng khang trang, thuận tiện cho việc đi lại, nhưng số lượng bạn đọc tới thư viện mượn và đọc tài liệu không nhiều do thư viện chưa quảng bá rộng rãi việc phục vụ trở lại này cho bạn đọc khiếm thị thông qua Hội người mù các cơ sở. Các tài liệu trong kho đóng chủ yếu là sách chữ nổi, sách nói trên đĩa CD và băng cassette. Ngoài ra, thư viện còn trang bị các thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thị tiếp cận tài liệu như: máy nhược thị, đài casste, hai máy victor reader. Tuy nhiên theo đánh giá của các cán bộ thư viện tại đây, số lượng máy trên thực tế chưa đủ đáp ứng cho các đối tượng NDT đến sử dụng tại thư viện. Các thiết bị này có giá rất cao và chủ yếu do các tổ chức trao tặng.  Đối với hình thức phục vụ lưu động: Thư viện duy trì việc phối hợp với Thành hội người mù Hà Nội bằng cách luân chuyển sách xuống các cơ sở người mù (15 cơ sở). Bình quân khoảng một quý, Thư viện tiến hành đổi sách một lần tại các cơ sở. Tuy nhiên, trước khi sách được luân chuyển xuống cơ sở người mù, Thư viện sẽ tiến hành biên soạn danh mục các sách sẽ luân chuyển trong quý đó để cơ sở người mù và độc giả khiếm thị lựa chọn sách. Việc gửi danh mục này sẽ thông qua thư điện tử. Đây cũng chính là hình thức bạn đọc thường sử dụng nhất và phù hợp với nhu cầu của họ như ở trên đã trình bày. Kết hợp với hình thức phục vụ lưu động này, cán bộ phòng khiếm thị có thể tìm hiểu về nhu cầu tin của một bộ phận lớn người khiếm thị chưa được tiếp cận thường xuyên với tài liệu, từ đó có những bổ sung hợp lý cho nội dung kho sách nói. Tuy nhiên việc phục vụ lưu động có nhiều khó khăn bởi thiếu kinh phí cũng như khó khăn về phương tiện đi lại. 2.3.3. Công tác phát triển nguồn sách nói Thế mạnh của phòng khiếm thị Thư viện Hà Nội đó là có studio thu âm sách nói với sự quản lý của cán bộ phòng khiếm thị, sự cộng tác của các tình nguyện viên thu âm. Các thiết bị trong phòng thu được đầu tư đầy đủ và hiện đại, giúp Thư viện có thể chủ động sản xuất nguồn sách nói cho người dùng tin khiếm thị BÙI THỊ THẢO TRINH 37 K53 TT- TV
  40. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN tại Thư viện mình. Năm 2010 khi tiếp nhận trụ sở mới, Thư viện Hà Nội đã thí điểm chuyển dạng từ đĩa sang băng, tiết kiệm được kinh phí và cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu những người thích nghe băng. Dự kiến đến hết năm 2011, Thư viện sẽ chuyển dạng toàn bộ số đĩa đã sản xuất sang băng để phục vụ cho người khiếm thị. Ta có thể tham khảo chu trình thu âm sách nói của thư viện Hà Nội như sau: * Yêu cầu cơ bản trong quá trình sản xuất sách nói - Về cơ sở vật chất: Về cơ bản đối với một thư viện, để đảm bảo chất lượng âm thanh cần có một phòng thu riêng. Trong đó những thiết bị phục vụ cho quá trình này cần được trang bị như máy vi tính, headphone, microphone và phần mềm thu âm, chỉnh âm thanh; các dạng lưu âm thanh như đĩa CD, băng cassette, thiết bị in sao đĩa - Về tài liệu: Lựa chọn các tài liệu phù hợp với thể loại sách nói. Ở thư viện trường học, ngoài các tài liệu sách giáo khoa, tập trung chọn lọc các tài liệu tham khảo có tính hỗ trợ cao cho quá trình học tập của học sinh. Ví dụ tuyển tập bài văn hay, các câu chuyện lịch sử, tìm hiểu về Địa lý, giải thích các hiện tượng Vật lý, Đối với Thư viện Hà Nội, nguồn tin được chú trọng là các tài liệu về Văn học Nghệ thuật, Khoa học thường thức, - Đối với cán bộ phục trách thu âm sách nói: Có thể lựa chọn một hay nhiều cán bộ phụ trách phòng thu. Trong đó yêu cầu cán bộ phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như có chất giọng tốt, rõ ràng, truyền cảm; biết sử dụng Tin học cơ bản và các loại phần mềm sử dụng thu âm. Nắm rõ các quy trình cắt, dán, ghép, lưu, sao, BÙI THỊ THẢO TRINH 38 K53 TT- TV
  41. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN * Hệ thống được trang bị cho các công đoạn sau: + (1) Tình nguyện viên đọc tài liệu qua micro thu âm + (2) Nhân viên xử lý kỹ thuật thu âm, điều chỉnh trên bàn mixer, ghi âm vào máy tính. + (3) Xử lý file âm thanh, ghi âm lời giới thiệu sách + (4.1) => (5.1) Thu âm vào cassette. + (4.2) => (5.2) Chuyển file âm thanh đã xử lý sang 1 máy tính khác để chuyển thành file DAISYformat. Ghi lên CD-ROM + Kiểm tra sản phẩm trước khi sản xuất thành nhiều bản. Sau khi thu âm, cán bộ kỹ thuật sẽ phụ trách lọc tạp âm, các đoạn nói trùng, nói lặp, tiếng chép miệng cũng sẽ bị cắt và sửa. Nguồn thông tin thu vào phải đảm bảo đúng với văn bản theo từng trang, chương để người dùng tin dễ tìm tin theo mục đích. Sau khi hoàn tất khâu chỉnh sửa, tiến hành lưu file âm thanh dưới dạng đĩa CD hay băng từ, cán bộ phụ trách sẽ tiến hành làm công tác xử lý vật lý. Công việc này bao gồm: in bìa (vỏ) đĩa ( hoặc băng), in tên tài liệu lên đĩa, Thư viện phụ trách thu âm, cán bộ thu âm, sau đó làm công tác đăng ký cá biệt và xếp giá. Thường các tài liệu này được đăng ký và sắp xếp theo số thứ tự. Cán bộ phụ trách phòng thu ở đây cũng chia sẻ rằng, trong quá trình thu âm, cán bộ thu âm có kinh nghiệm, đọc càng chuẩn thì càng tiết kiệm được công sức do không mất thời gian thu lại, thời gian chỉnh sửa, Như vậy có thể nói, vai BÙI THỊ THẢO TRINH 39 K53 TT- TV
  42. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN trò của cán bộ phụ trách studio là vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất sách nói. 2.4. Đánh giá chung: 2.4.1. Ưu điểm: - Đối với thư viện trường học dành cho trẻ khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu: Vốn tài liệu phục vụ trẻ khiếm thị ở Thư viện đã được đầu tư nhiều hơn so với trước, đặc biệt là tài liệu điện tử. - Ở Thư viện Hà Nội, nhu cầu tin của người khiếm thị đã được đáp ứng ở một số mặt quan trọng. Cụ thể: + Thư viện đã chú trọng tới công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị, giúp người khiếm thị trở nên thân thiết hơn với thư viện. Nhiều bạn đọc khiếm thị đã có nhiều năm gắn bó với Thư viện Hà Nội như: chị Đào Thu Hương, anh Nguyễn Việt Anh, bác Bùi Văn Biềng . + Thư viện đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sử dụng tài liệu của người khiếm thị: mượn về nhà, luân chuyển sách bằng hình thức lưu động làm cho guồng quay của tài liệu không bị “chết” trong thư viện + Công tác chuyển dạng tài liệu làm tăng số lượng tài liệu đã đáp ứng được tốt hơn nhu cầu tin của người khiếm thị 2.4.2.Nhược điểm: Qua khảo sát tại hai thư viện ta có thể thấy một số hạn chế như sau: - Thư viện trường Nguyễn Đình Chiểu thiếu hụt nguồn sách chữ nổi và sách nói cũng như các thiết bị hỗ trợ khác. Nguồn sách chữ nổi và sách chữ đại của thư viện trường rất ít, lại không đầy đủ, và rất ít học sinh sử dụng đến. Trong khi đó, lượng sách nói lại chiếm số lượng rất ít. Máy tính và các cơ sở vật chất hiện đại thiếu thốn và trẻ khiếm thị thường khó tiếp cận. Kéo theo hệ quả đó, thời gian và khả năng phục vụ bạn đọc là quá hạn chế so với nhu cầu tin của học sinh khiếm thị, chưa đáp ứng được nhu cầu tin của họ. Mặt khác, cán bộ thư viện chưa có kinh nghiệm chuyên sâu và chưa được đào BÙI THỊ THẢO TRINH 40 K53 TT- TV
  43. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành thư viện, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khó khăn trong công tác nghiệp vụ thư viện. Đồng thời, công tác tuyên truyền giới thiệu thư viện dành cho người khiếm thị chưa được quan tâm đến nhiều, chưa thu hút được đông đảo bạn đọc khiếm thị đến với thư viện. Thư viện chưa có trang Web chính thức riêng của mình, nên rất khó khi người ngoài muốn tìm hiểu về thư viện và tìm đến với thư viện nhiều hơn nữa khi muốn đầu tư hay làm công tác từ thiện. Đối với phòng khiếm thị Thư viện Hà Nội, trở ngại lớn nhất hiện nay là chưa có đủ các thiết bị hỗ trợ đọc sách nói cho người dùng tin – nguồn tài liệu mà thư viện có thể sản xuất được, trong khi nguồn sách chữ nổi có hạn, chi phí cao và khó sản xuất hơn rất nhiều. Mặt khác còn có một số yếu điểm như sau: - Chưa cung cấp được công cụ tra cứu tin cho bạn đọc tìm tài liệu, mọi công việc tìm tài liệu vẫn dựa vào danh mục tài liệu gửi các đơn vị hoặc trực tiếp cán bộ thư viện đọc tên sách cho bạn đọc lựa chọn. - Cơ sở vật chất, các sản phẩm và dịch vụ dành cho người khiếm thị còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng của một thư viện khoa học tổng hợp lớn của Thủ đô. - Công tác tuyên truyền, quảng bá cho Thư viện chưa tốt nên chưa thu hút đông đảo bạn đọc tới thư viện. Qua đó ta có thể thấy rằng, ở cả thư viện Nguyễn Đình Chiểu và thư viện Hà Nội đều có những khó khăn nhất định về nguồn tin cho người khiếm thị. Nếu ở thư viện trường học Nguyễn Đình Chiểu, thiếu hụt cả nguồn sách chữ nổi và sách nói cũng như các thiết bị hỗ trợ thì ở thư viện Hà Nội, với nguồn tin phong phú và khả năng sản xuất sách nói thì việc đầu tư cho trang thiết bị đọc tài liệu lại hạn chế. Đồng thời, các yếu tố về cán bộ thư viện, người dùng tin, các định hướng phát triển của thư viện cũng tác động làm cho loại hình sản phẩm thư viện này chưa thực sự phát triển. BÙI THỊ THẢO TRINH 41 K53 TT- TV
  44. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN * * * CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN Ở CÁC THƢ VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI Đẩy mạnh phát triển nguồn tin nói chung và nguồn sách nói nói riêng cho người khiếm thị Việt Nam là một hoạt động đang khá trầm lắng ở nước ta. Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động mang tính chất đơn lẻ mà để thực hiện được điều đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố về nhân lực, vật lực, các chính sách của Đảng và Nhà nước ; giữa nguồn tin với cơ sở vật chất thư viện, giữa hoạt động của thư viện, cán bộ thư viện với người dùng tin khiếm thị Hơn nữa, để một đối tác quyết định liên kết trao đổi nguồn tin hay một tổ chức quyết định đầu tư BÙI THỊ THẢO TRINH 42 K53 TT- TV
  45. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN cho một thư viện nào đó thì nhất thiết, mọi hoạt động về người khiếm thị của thư viện đó phải đảm bảo hoạt động một cách khoa học và có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Tổng kết từ tình hình thực tế đã khảo sát, nghiên cứu xin đưa ra một số phương hướng nhằm phát triển nguồn tin cho người dùng tin khiếm thị một cách toàn diện. 3.1. Xây dựng thƣ viện dành riêng cho ngƣời khiếm thị Hiện nay, hầu hết các hình thức phục vụ người khiếm thị tại Việt Nam là một phòng đọc nằm trong các thư viện Tỉnh/Thành phố, một số ít khác nằm trong các trường Phổ thông đặc biệt với quy mô rất nhỏ, lượng sách nói phục vụ bạn đọc cùng các thiết bị hỗ trợ còn rất hạn chế và chưa thực sự được quan tâm. Mặt khác, số lượng bạn đọc ở mỗi Tỉnh/Thành phố lại không giống nhau, điều kiện kinh tế cũng như trình độ văn hóa khác nhau nên việc xây dựng một thư viện/phòng đọc khiếm thị hoàn chỉnh cho mỗi địa phương còn là một vấn đề đáng suy nghĩ. Trong thời gian gần đây, các mô hình thư viện sách nói ra đời, tuy nhiên hoạt động còn chưa liên tục và chỉ thu hút được một bộ phận người khiếm thị sử dụng do yêu cầu cần có máy tính và mạng Internet. Mặt khác, nguồn sách chữ nổi, chữ đại vẫn đóng một vai trò nhất định trong cộng đồng NDT khiếm thị. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng một thư viện hoàn thiện phục vụ người khiếm thị mà trong đó, nguồn sách nói được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, muốn xây dựng thành công cần lưu ý tới vấn đề nguồn kinh phí, số lượng bạn đọc khiếm thị ở mỗi địa phương, điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và khả năng sử dụng máy tính cùng các thiết bị hỗ trợ khác. Tác giả xin đưa ra một số ý kiến sau đây: Về điều kiện thiết lập: - Số lượng bạn đọc khiếm thị phải đảm bảo một con số nhất định, có trình độ văn hóa, nhu cầu tin và mong muốn được đáp ứng nhu cầu tin đó. BÙI THỊ THẢO TRINH 43 K53 TT- TV
  46. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN - Thư viện và nguồn tin cho người khiếm thị có thể được xây dựng độc lập hoàn toàn mới hoặc trên cơ sở của các phòng đọc khiếm thị tại các thư viện Tỉnh/Thành phố đã hoạt động từ trước đó. - Cần có cơ sở vật chất và một vốn tài liệu nhất định, có nguồn kinh phí từ cá nhân/tổ chức đầu tư thường xuyên và ổn định và có số lượng cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ. - Có kế hoạch hoạt động và mục tiêu hoạt động rõ ràng và đánh giá kết quả hoạt động theo từng giai đoạn. Về phương thức thiết lập: - Thứ nhất, nên xây dựng theo mô hình một thư viện trung tâm và các thư viện thành viên cấp dưới. Trong đó, thư viện trung tâm có nhiệm vụ xác định mục đích, lên kế hoạch làm việc, tổ chức hoạt động cho các thư viện thành viên. Đồng thời phải là đơn vị chủ chốt tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, tài trợ, các tổ chức cá nhân muốn liên kết. Thư viện trung tâm phải có cơ sở vật chất đầy đủ, có phòng đọc, phòng mượn, kho lưu giữ tài liệu, máy tính và các thiết bị hỗ trợ đọc. Cán bộ thư viện phải được trang bị đầy đủ các chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề và tâm huyết với nghề. Hơn hết, phòng thu âm cùng các thiết bị in sao tài liệu phải đầy đủ và hiện đại, nhanh chóng chuyển đổi các tài liệu thông thường sang dạng Audio book và cập nhật các tài liệu mới khác, phân chia và luân chuyển đều đặn đến các thư viện thành viên cấp dưới. Về phía các thư viện cấp dưới, cần nắm rõ được các kế hoạch, nhiệm vụ mà thư viện cấp trên đề ra. Các thư viện cấp dưới cần được trang bị đầy đủ các thiết bị đọc và hỗ trợ đọc đáp ứng tối đa nhu cầu tin của bạn đọc khiếm thị nơi địa phương mình phục vụ. Các tài liệu mới từ cấp trên chuyển về phải nhanh chóng cập nhật cho bạn đọc, tuyên truyền giới thiệu cho bạn đọc khiếm thị đến với thư viện nhiều hơn. Có thể mô tả theo mô hình sau: BÙI THỊ THẢO TRINH 44 K53 TT- TV
  47. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Với các thư viện nhánh ở tuyến dưới, phải đảm bảo lượng người dùng ở mỗi địa phương bằng cách nhóm các đối tượng người dùng tin ở các địa phương lại với nhau hoặc tiến hành phục vụ lưu động tới các nhóm bạn đọc đó. Cán bộ thư viện các tuyến dưới cũng cần được đào tạo chuyên môn một cách bài bản, tập trung nhất vào các mảng phục vụ bạn đọc khiếm thị. Các số liệu về số lượng bạn đọc đến thư viện, vòng quay của tài liệu, cũng như các yêu cầu tin mới của bạn đọc, các ý kiến đóng góp cũng nên được thư viện cấp dưới cập nhật số liệu cụ thể thường xuyên cho thư viện trung tâm. Qua các số liệu ấy, thư viện trung tâm sẽ đánh giá, nhận xét để đưa ra các phương hướng mới trong việc xây dựng và phát triển nguồn tin cho thư viện. Ngoài ra trong quá trình thực hiện, việc liên kết và hỗ trợ các thư viện trường học dành cho trẻ khiếm thị cũng hết sức quan trọng. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ trẻ em khiếm thị tại trường Phổ thông vẫn chưa được tiếp cận với tài liệu của Thư viện. Các em khiếm thị này chủ yếu sử dụng tài liệu tại thư viện của trường với vốn tài liệu nghèo nàn và có sự xung đột với tài liệu của người sáng mắt. Thư viện cần tiến hành giới thiệu cho các em thiếu nhi khiếm thị hoặc tổ chức các buổi giới thiệu sách hoặc các buổi nói chuyện, định hướng đọc để cho trẻ em khiếm thị có được hứng thú. 3.2. Phƣơng hƣớng phát triển BÙI THỊ THẢO TRINH 45 K53 TT- TV
  48. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 3.2.1. Tăng cƣờng nguồn lực thông tin Với nguồn lực thông tin hiện có, song song với quá trình phát triển nguồn sách nói thì thư viện cần củng cố lại vốn tài liệu là sách chữ nổi cũ. Một mặt để phục vụ bạn đọc khi có yêu cầu, mặt khác để đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận giữa các nguồn thông tin Tự nhiên và Xã hội khi chưa có những thống nhất về việc trình bày các ký tự, ký hiệu trong các môn học Khoa học Tự nhiên. + Xây dựng chính sách bổ sung hợp lý dựa trên cơ sở các yếu tố như: khả năng ngân sách thư viện, nhu cầu tin của người khiếm thị. + Có kế hoạch mua và sử dụng cá nguồn tin là các dạng file âm thanh trên các website, thanh lọc xử lý và có những thông báo đến bạn đọc để bạn đọc dễ dàng tiếp cận, sử dụng nguồn tin phù hợp với mình. + Xin tài trợ, hỗ trợ ngân sách từ các cá nhân/tổ chức trong và ngoài nước. Tận dụng các cơ hội hợp tác để phát triển nguồn sách nói trao đổi, biếu tặng từ các tổ chức cho thư viện. - Đa dạng nguồn thông tin: Song song với quá trình đảm bảo về số lượng thì quan trọng hơn cả, chất lượng nguồn tin cho người khiếm thị cũng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Đối với các thư viện trường học, việc sản xuất sách nói vấp phải một số khó khăn chủ yếu là việc xu hướng cải cách trong giảng dạy tiểu học là tăng phần quan sát hình họa, giảm lời diễn đạt nên đòi hỏi người dịch phải có trình độ, có kỹ năng mô tả, diễn giải cụ thể từ hình họa sang lời văn thật dễ hiểu để các em khiếm thị hình dung được. Mặt khác, sách nói chỉ đáp ứng đối với các môn học thiên về xã hội, còn về các môn học tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình truyền đạt. Do đó, cần có một cái nhìn khoa học trong quá trình thu âm sách nói, cần tìm ra những phương pháp làm cân đối số lượng các tài liệu Tự nhiên và Xã hội, Văn học- nghệ thuật, . Một vấn đề rất đáng quan tâm đó là một số tài liệu chữ nổi ngoại văn do các tổ chức/cá nhân nước ngoài trao tặng còn chưa được sử dụng đến gây lãng phí nguồn thông tin. Do đó, cần nhanh chóng cập nhật các tài liệu dạy các ngoại ngữ BÙI THỊ THẢO TRINH 46 K53 TT- TV
  49. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN thông dụng để họ có cơ hội được học tập, nâng cao tri thức bản thân và khai thác tối đa nguồn tin có trong thư viện. - Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ: Người khiếm thị cũng như mọi đối tượng người dùng tin khác, cần có cơ hội được sử dụng mọi sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Tuy nhiên, thư viện cần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đặc thù để đối tượng người dùng tin đặc biệt này có thể sử dụng. Đối với các sản phẩm, ngoài nguồn sách nói thì cần xây dựng các mục lục, thông tin tóm tắt, các thư mục rất cần thiết đối với người khiếm thị trong quá trình tìm tin của mình. Trước mắt, thư viện cần xây dựng công cụ tra cứu dưới hình thức truyền thống (có thể là phích/tủ mục lục dưới dạng chữ nổi) để bạn đọc tìm tài liệu mỗi khi trực tiếp tới thư viện đọc/mượn tài liệu. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ chuẩn biên mục đã đề ra để đảm bảo tính thống nhất. Mặt khác, cần kết hợp các sản phẩm thông tin thông thường với các sản phẩm hỗ trợ như hình họa nổi, các mô hình phục vụ học tập. Như một số giáo viên với tâm huyết nghề dạy học cho các trẻ khiếm thị đã kết hợp bài giảng với các mô hình tự tạo như hình tam giác, hình vuông, để các em dễ dàng hiểu bài hơn. Đó tưởng chừng như một điều đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn với NDT khiếm thị. Đối với các dịch vụ, cần xây dựng các dịch vụ in sao tài liệu (từ đĩa CD, băng catsette, dịch vụ Tư vấn-Hỏi đáp, dịch vụ phòng đọc nhóm cho người khiếm thị, ) Trong đó, với điều kiện thiếu thốn về thiết bị hỗ trợ đọc như hiện nay thì việc xây dựng hồ sơ bạn đọc có cùng sở thích và phòng đọc nhóm sẽ giúp giải quyết vấn đề, mặt khác vẫn đáp ứng được nhu cầu của nhiều bạn đọc khiếm thị. 3.2.2. Xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động phát triển thƣ viện Đối với trẻ em khiếm thị, đa số khi phải hòa nhập với trường học của người sáng, các em phải nhờ bạn bè đọc giúp tài liệu rồi ghi âm vào băng, sau đó mở ra nghe và tự mình đánh máy bằng phần mềm dành cho người khiếm thị. Hiện nay có 3 tổ chức chính hỗ trợ cho chương trình giáo dục hòa nhập (GDHN), đó BÙI THỊ THẢO TRINH 47 K53 TT- TV
  50. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN là Radda Barnen (RB), Tổ chức quốc tế Pearl S Buck (PSBI) và Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS). Theo thống kê của Trung tâm Tật học, Viện khoa học và giáo dục, GDHN hiện đang được triển khai thực hiện tại 51 trong tổng số 61 Tỉnh/Thành phố trong cả nước với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác. Ngoài việc liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, để xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động phát triển nguồn tin cũng như hoạt động của thư viện dành cho người khiếm thị cần tham khảo một số ý kiến sau: - Phối hợp với Đài tiếng nói để sản xuất sách nói cho người khiếm thị bằng cách chọn lọc các bản tin, chương trình đưa vào phần danh mục tạp chí, tin tức hàng ngày. Công tác này không chỉ giúp tăng nhanh về số lượng tài liệu mà còn đa dạng các loại hình sản phẩm dành cho người khiếm thị. Tuy nhiên, hoạt động này cần đòi hỏi tính chuyên nghiệp, nhanh nhạy của cán bộ thư viện để thông tin được cập nhật nhanh chóng tới người khiếm thị. - Liên kết chặt chẽ với các thư viện, đặc biệt là các thư viện sản xuất và lưu trữ nguồn tài liệu dành cho người dùng tin đặc biệt để phối hợp và trao đổi nguồn thông tin, sao in tài liệu; tránh các trường hợp cùng một tài liệu được thu âm ở nhiều nơi làm tốn thời gian và công sức cho cán bộ thư viện. - Ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, các thư viện cần liên kết với các tổ chức từ thiện, hội khuyến học, hội người khiếm thị kết hợp với các hoạt động thực tế để quyên góp quỹ, hỗ trợ các trang thiết bị máy móc cần thiết cho các thư viện phục vụ người dùng tin đặc biệt. (Nêu gương các tấm gương vượt lên số phận, ham học hỏi, tổ chức các triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, chương trình văn nghệ do chính các học sinh khiếm thị trình bày để huy động các nguồn hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức). Thiết nghĩ, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn cho việc xuất bản loại sách này đi vào quy củ và nhất quán. Ngành tài chính và giáo dục nên có thêm sự hỗ trợ về nguồn kinh phí về cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện tối đa cho người dùng tin khiếm thị sử dụng sách nói. BÙI THỊ THẢO TRINH 48 K53 TT- TV
  51. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN - Mở rộng liên kết với các thư viện công cộng, thư viện dành cho người khiếm thị ở nước ngoài để có sự giúp đỡ đầu tư về vốn, thường xuyên trao đổi nguồn tin, đặc biệt là sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc tiếp cận nguồn tin của người khiếm thị 3.2.3. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện Sản xuất nguồn sách nói cho người khiếm thị vẫn còn là một hoạt động chưa phổ biến ở nước ta bởi rất nhiều nguyên nhân. Hiện nay có nhiều studio mở ra và sản xuất sách nói cho người khiếm thị nhưng phổ biến ở các Wesite - nơi mà người khiếm thị ít cơ hội được tiếp cận nhất, mặt khác, hoạt động của các website này cũng chưa đồng bộ và liên tục. Ngược lại tại các cơ quan Thông tin Thư viện, trường học, lượng sách nói rất ít do phải tỷ lệ thuận với thiết bị như đài, đầu VCD, máy đọc Victor Reader, Bởi mỗi người dùng tin có một nhu cầu tin khác nhau, do vậy thư viện tối thiểu phải đủ máy móc đáp ứng nhu cầu tin tại chỗ cho người dùng tin. Trong khi đó, cá nhân mỗi người dùng tin khiếm thị phần đa là có điều kiện khó khăn, khó có thể tự trang bị cho mình một thiết bị hỗ trợ nghe đọc như thế. Do đó, để đảm bảo chất và số lượng nguồn sách nói cũng như các trang thiết bị hỗ trợ thì Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức đến cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị thư viện như phòng thu âm sách nói, các thiết bị hỗ trợ nghe, Mặt khác, cần theo dõi hoạt động của tổ chức từ thiện trong và ngoài nước nhằm thu hút và tận dụng sự đầu tư của họ vào cơ sở mình. 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện Trong hoạt động thư viện, nguồn nhân lực hay chính là cán bộ thư viện với nhiệm vụ chính là lưu giữ những thành tựu và bảo tồn tri thức. Đối với đối tượng người dùng tin khiếm thị, các cán bộ quản lý cũng như cán bộ thư viện càng đóng một vai trò quan trọng hơn nữa và có những đòi hỏi nhất định về kỹ năng nghề. BÙI THỊ THẢO TRINH 49 K53 TT- TV
  52. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Đối với cán bộ quản lý: Người cán bộ quản lý phải luôn dành sự quan tâm đặc biệt với đối tượng người dùng tin này, trong đó có việc đưa ra những quyết định về việc cân đối giữa những nguồn tin dành cho bạn đọc bình thường với nguồn tin dành cho bạn đọc khiếm thị. Đồng thời, xây dựng được những kế hoạch lâu dài để phát triển nguồn tin cho bạn đọc khiếm thị và tăng số lượng người dùng tin khiếm thị đến thư viện. Để thực hiện được điều đó, người cán bộ quản lý phải nắm được những văn bản của Nhà nước quy định về phát triển nguồn tin cho người khiếm thị, nắm được xu hướng phát triển của các nguồn tin hiện nay trong nước cũng như trên thế giới. Đối với cán bộ thư viện: Là người tiếp xúc trực tiếp nhất với đối tượng người dùng tin đặc biệt này, người cán bộ thư viện cần có nhưng yêu cầu nhất định trong hoạt động xây dựng nguồn tin cũng như phục vụ người khiếm thị. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất thì các thư viện cần hình thành một đội ngũ được đào tạo chuyên trách từ các khâu như lựa chọn tài liệu, thu âm, xử lý đến việc quảng bá sản phẩm đến người khiếm thị. - Về thái độ: Cần có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp cũng như đối tượng mà mình đang phục vụ. - Về kiến thức: Nắm vững kiến thức chuyên môn cả truyền thống và hiện đại. Có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học khác, có trình độ tin học và ngoại ngữ tốt để có thể tư vấn cho bạn đọc khiếm thị đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời phải có khả năng khai thác các nguồn tin dành cho người khiếm thị trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác - Về kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp trong các kỹ thuật như xử lý thông tin, tổ chức lưu giữ, tra cứu, bảo quản nguồn thông tin dành cho người khiếm thị; kỹ năng phục vụ NDT khiếm thị . Ngoài ra còn cần có khả năng giao tiếp với NDT khiếm thị như một chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nhu cầu tin của họ, khả năng thuyết trình, kể chuyện, 3.2.5. Hƣớng dẫn và đào tạo ngƣời dùng tin BÙI THỊ THẢO TRINH 50 K53 TT- TV
  53. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NDT là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống TT – TV nào. Hoạt động TT – TV càng phát triển khi nhu cầu của NDT càng được thỏa mãn và nó thực sự có chất lượng khi những kỹ năng sử dụng, khai thác nguồn thông tin đạt hiệu quả. NDT chính là người sử dụng và đánh giá chất lượng hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ TT – TV. Đồng thời, nhu cầu tin của NDT ngày càng tăng thì càng thúc đẩy sự phát triển nguồn tin hơn nữa. Người dùng tin khiếm thị cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn và đào tạo người dùng tin song song với quá trình phát triển nguồn tin. Quá trình này có thể tuân theo các chương trình đào tạo truyền thống như tổ chức các khóa đào tạo người dùng tin hàng tuần, hàng tháng ngay tại thư viện hoặc về các cơ sở, các trung tâm, các câu lạc bộ người khiếm thị, Đa số người khiếm thị khi đến thư viện không có khả năng diễn đạt chính xác nhu cầu tin vì vậy đây là hoạt động cần thiết đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn tin cho người khiếm thị, đặc biệt là nguồn sách nói, NDT ở đây vừa phải đóng vai trò là người sử dụng thông tin vừa là các chuyên gia tư vấn về chất lượng nguồn tin, tạo ra các sản phẩm thông tin mới có chất lượng và phù hợp hơn. Không ai khác ngoài người dùng tin khiếm thị có thể đánh giá chính xác chất lượng của nguồn thông tin mà họ sử dụng. Bởi với một sản phẩm thông tin dành cho người khiếm thị, người cán bộ thư viện tạo ra sản phẩm đó nếu không phải là người khiếm thị thì không thể biết được nó dễ/khó tiếp cận, nguồn thông tin phù hợp/không phù hợp, khi sử dụng. Qua đó, có thể tư vấn cho cán bộ thư viện sửa đổi các sản phẩm của thư viện mình phù hợp với bạn đọc khiếm thị hơn. Để thực hiện được điều đó, cần thiết lập các nhóm tình nguyện viên là những người khiếm thị với các chức năng nhiệm vụ riêng, ví dụ như nhóm tìm hiểu nhu cầu tin bạn đọc, nhóm thu âm, nhóm hướng dẫn người dùng tin, BÙI THỊ THẢO TRINH 51 K53 TT- TV
  54. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tới mọi đối tƣợng ngƣời khiếm thị Như chúng ta đã biết, Marketing dịch vụ sản phẩm TT-TV tập trung vào các khái niệm “cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho đúng đối tượng sử dụng với giá cả hợp lý thông qua những phương án tiếp xúc hiệu quả”. Trong khi đó, đối tượng người dùng tin khiếm thị hầu như có điều kiện kinh tế còn khó khăn, ít có điều kiện được tiếp cận với nguồn thông tin, chưa có hình dung cụ thể về nguồn tin của thư viện cũng như những quyền lợi đợi tiếp xúc với các nguồn tin đó. Do vậy, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thư viện tới người dùng tin khiếm thị song song với hoạt động đào tạo người dùng tin là một hoạt động vô cùng thiết thực. Trong quá trình thực hiện Thư viện cần chú trọng đến các yếu tố sau trong việc quảng bá dịch vụ: - Quan hệ công chúng hơn là quảng cáo thuần túy: Thư viện cần tổ chức các hoạt động như câu lạc bộ bạn đọc, triễn lãm các sản phẩm thông tin mới phù hợp với bạn đọc khiếm thị ở các lứa tuổi, hoặc tổ chức trưng bày, giới thiệu sách nói theo một chủ đề, nhân vật Các hoạt động này không chỉ tổ chức tại thư viện mà còn nên tổ chức tại các cơ sở, phát thông tin, tờ rơi, pano áp phích về các tổ chức, câu lạc bộ người khiếm thị trên địa bàn thư viện mình hoạt động. - Đẩy mạnh công tác liên lạc giữa thư viện đến với bạn đọc hoặc nhóm bạn đọc , giữa các bạn đọc với nhau: Nhằm mục đích kết nối các bạn đọc khiếm thị cũng như các bạn đọc bình thường để họ có cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì thư viện nên đẩy mạnh công tác liên lạc đến với bạn đọc hoặc nhóm bạn đọc. Mặt khác, có thể xây dựng những danh mục sách nói mới, danh mục sách nói hay dưới dạng chữ Braile để gửi đến các cá nhân hay nhóm người dùng tin này để quảng bá về các sản phẩm mới của thư viện. BÙI THỊ THẢO TRINH 52 K53 TT- TV
  55. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 3.2.7. Thị trƣờng hóa thông tin Như nghiên cứu đã nêu trên, với tính năng của mình, tài liệu dưới dạng sách nói không chỉ phục vụ cho người dùng tin khiếm thị mà mọi đối tượng người dùng tin bình thường khác đều có thể sử dụng. Như vậy, cần thiết lập các hoạt động mua bán sản phẩm và cung cấp các dịch vụ có thu phí cho các đối tượng khác có yêu cầu nhằm tăng khả năng ngân sách cho thư viện, thúc đẩy hoạt động phát triển nguồn tin tại thư viện. Thu phí sản phẩm và dịch vụ đối với một số đối tượng bạn đọc có thể dưới nhiều hình thức: - Khi download tài liệu trực tuyến: Trên CSDL trực tuyến của Thư viện, mỗi người dùng tin sẽ được quản lý và cấp một account để truy cập với một tài khoản riêng (NDT nộp cho thư viện theo từng tháng/quý), mỗi một lần download tài liệu về máy mình, hệ thống sẽ tự động trừ đi một khoản phí tương ứng với định dạng file và lưu lượng. - Khi in, sao tài liệu: Ưu điểm của đĩa CD, băng catsete là dễ in sao, nhân bản. Do đó, khi bạn đọc có yêu cầu, thư viện sẽ thực hiện và thu phí tương ứng. - Khi thực hiện các dịch vụ thông báo sách mới, thông báo tài liệu theo chuyên đề: Hiện nay, việc sản xuất sách nói khác với việc cho ra đời các xuất bản phẩm thông thường đó là nó ra đời sau các tài liệu in trên giấy. Đồng thời, với việc số lượng sách nói chỉ chiếm một phần nhỏ so với các dạng tài liệu khác thì công tác chuyển dạng tài liệu của các thư viện vẫn còn là một quãng đường dài phía trước. Do đó, khi thực hiện thu âm một tài liệu nào đó phù hợp với một nhóm đối tượng người dùng tin nhất định thì chúng ta sẽ tiến hành triển khai dịch vụ thông báo có thu phí đến các đối tượng bạn đọc. Qua đó, họ sẽ nắm được các tài liệu mới của thư viện và đối chiếu với nhu cầu tin của mình. BÙI THỊ THẢO TRINH 53 K53 TT- TV