Khóa luận Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế

pdf 107 trang thiennha21 22/04/2022 5750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_y_dinh_thanh_toan_qua_may_pos_cua_khach.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế

  1. TÓM TẮT Nghiên cứu này có 2 mục tiêu cơ bản là: (1) Phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng hình thức thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân, (2) Đưa ra những kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát triển thanh toán qua máy POS trên địa bàn thành phố Huế. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính xác định được 7 yếu tố tác động đến ý định sử dụng thanh toán qua máy POS gồm: (1) Nhận thức sự hữu ích, (2) Nhận thức sự thuận tiện, (3) Nhận thức tính dễ sử dụng, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Chi phí sử dụng, (6) Cảm nhận sự thích thú, (7) Nhận thức rủi ro khi sử dụng. Ngoài ra mô hình cũng sẽ được xem xét sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng của 3 biến nhân khẩu là: giới tính, thu nhập và tuổi tác. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, với số lượng phiếu là 181. Các phiếu thu thập được đưa vào phân tích dữ liệu bằng SPSS 22.0 qua đó thang đo được đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích cho thấy không có gì thay đổi về các thành phần khảo sát, vẫn giữ nguyên 7 biến giải thích với 34 biến quán sát như ban đầu. Các kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu vệ độ tin cậy, phương sai trích, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả phân tích hồi quy đa biến trên 7 thành phần của ý định sử dụng thanh toán qua máy POS có kết quả như sau: Nhận thức sự thuận tiện có tác động mạnh nhất (β = 0.241). Các yếu tố còn lại tác động yếu hơn như: Ảnh hưởng xã hội (β = 0.168), Nhận thức tính dễ sử dụng (β = 0.141), Nhận thức sự hữu ích (β = 139) và Cảm nhận sự thích thú (β = 0.130). Yếu tố Rủi ro khi sử dụTrườngng và Chi phí sử d ụĐạing có tác họcđộng ngư ợKinhc, làm suy gi ảtếm ý đHuếịnh sử dụng thanh toán qua máy POS lần lượt là (β = -0.178 và β = -0.159). Số liệu beta các yếu tố trong phương trình hồi quy cho thấy đối tượng quan tâm nhiều nhất đến sự thuận tiện khi sử dụng thanh toán qua máy POS và e ngại nhiều nhất đối với những rủi ro và chi phí khi sử dụng dịch vụ. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý người tiêu dùng khi lựa chọn phương thức thanh toán trực tiếp có lợi cho bản thân trong hoạt động giao dịch hằng ngày. i
  2. LỜI CÁM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh tế Huế, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân a bàn thành ph Hu trên đị ố ế”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị chấp nhận thẻ. Em chân thành cảm ơn cô giáo – ThS. Nguyễn Hồ Phương Thảo, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù cô còn có công tác giảng dạy tại trường song vẫn tận tình chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt đề tài. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, ngân hàng, doanh nghiệp, đơn vị chấp nhận thẻ đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt là cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Bắc Á dành thời gian để hướng dẫn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm rất nhiệt tình. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại các ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng TMCP Bắc Á lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Trường Đại họcHuế, ngày Kinh 07, tháng tế Huế01, năm 2019 ii
  3. MỤC LỤC TÓM TẮT i LỜI CÁM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG ix Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 5. Kết cấu đề tài: 9 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA MÁY POS VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THANH TOÁN QUA MÁY POS TrườngCỦA KHÁCH HÀNG Đại CÁ NHÂNhọc Kinh tế Huế .10 1.1. Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán 10 1.2. Tổng quan về hình thức thanh toán qua máy POS 11 1.2.1. Khái niệm về máy POS 11 1.2.2. Các chủ thể tham gia trong hoạt động thanh toán qua máy POS 12 iii
  4. 1.2.3. Quy trình thanh toán qua máy POS 13 1.2.4. Rủi ro trong hoạt động thanh toán qua máy POS 14 1.2.5. Lợi ích của hoạt động thanh toán qua máy POS 16 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu 19 1.3.1. Mô hình nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ 19 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định thanh toán qua máy POS 25 1.3.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 27 Chương 2: Ý ĐỊNH THANH TOÁN QUA MÁY POS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ. 34 2.1. Thực trạng thanh toán qua máy POS trên địa bàn Thành phố Huế 34 2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ 34 2.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS 35 2.1.3. Doanh số thanh toán qua máy POS 36 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Huế 37 2.2.1. Mô tả mẫu điều tra 37 2.2.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến 47 2.2.3. Phân tích nhân tố 49 2.2.4.TrườngPhân tích hồi qui Đại học Kinh tế Huế 53 2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán qua máy POS trên địa bàn Thành phố Huế 59 2.3.1. Thành công 59 2.3.2. Hạn chế 61 iv
  5. Chương 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA MÁY POS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ. 63 3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán qua máy POS 65 3.2. Giải pháp nhằm hợp lý hóa chi phí sử dụng trong hoạt động thanh toán qua máy POS 68 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế 68 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận 73 1.1. Thành công của nghiên cứu 73 1.1.1. Thành công lý thuyết 73 1.1.2. Thành công thực tiễn 74 1.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 75 2. Kiến nghị 75 2.1. Kiến nghị NHNN Việt Nam 75 2.2. Kiến nghị NHNN tại thành phố Huế 76 2.3. Kiến nghị các NHTM trên địa bàn thành phố Huế 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤTrườngLỤC Đại học Kinh tế Huế 81 v
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ATM: Automated Teller Machine POS: Point of Sales NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại TMCP: Thương mại cổ phẩn ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ KHCN: Khách hàng cá nhân TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt EFA: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá KMO: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu 3 Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán thẻ qua máy POS 13 Hình 1.1: Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) 20 Hình 1.2: Thuyết nhận thức rủi ro PRT (Bauer, 1960) 21 Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1986) 21 Hình 1.4: Mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM (Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwon Lee, 2001) 22 Hình 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT 23 Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 28 Sơ đồ 3.1: Hệ số Beta chuẩn hóa của từng nhân tố 64 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thống kê mẫu theo giới tính 39 Biểu đồ 2.2: Thống kê mẫu theo nhóm tuổi 40 Biểu đồ 2.3: Thống kê mẫu theo thu nhập 40 Biểu đồ 2.4: Thống kê khách hàng biết đến dịch vụ thanh toán qua máy POS 41 Biểu đồ 2.5: Thống kê hạn mức thanh toán trung bình cuả khách hàng 43 Biểu đồ 2.6: Thống kê mức độ rủi ro gặp phải 45 Biểu đồ 2.7: Thống kê tổn thất gặp phải 45 Biểu đồ 2.8: Mối liên hệ giữa Thời gian và Tần suất sử dụng 47 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  9. DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Thang đo lường Nhận thức sự hữu ích 28 Bảng 1.2: Thang đo lường Nhận thức sự thuận tiện 29 Bảng 1.3: Thang đo lường Nhận thức tính dễ sử dụng 30 Bảng 1.4: Thang đo lường Ảnh hưởng xã hội 31 Bảng 1.5: Thang đo lường Chi phí sử dụng 31 Bảng 1.6: Thang đo lường Cảm nhận sự thích thú 32 Bảng 1.7: Thang đo lường Nhận thức rủi ro khi sử dụng 32 Bảng 1.8: Thang đo lường Ý định sử dụng dịch vụ 33 Bảng 2.1: Hoạt động phát hành thẻ trên địa bàn Thành phố Huế 34 Bảng 2.2: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS 35 Bảng 2.3: Doanh số thanh toán qua máy POS (đơn vị: triệu đồng) 36 Bảng 2.4: Thống kê lý do khách hàng chưa sử dụng thẻ Ngân hàng 37 Bảng 2.5: Thống kê lý do khách hàng chưa biết đến thanh toán qua máy POS38 Bảng 2.6: Thống kê thời gian đã sử dụng của khách hàng 42 Bảng 2.7: Thống kê số lần sử dụng dịch vụ trong 1 tháng 44 Bảng 2.9: Bảng hệ số KMO của các biến giải thích 50 Bảng 2.10: Bảng hệ số KMO của biến Ý định sử dụng 50 Bảng 2.1Trường1: Ma trận xoĐạiay nhân tốhọccủa các biKinhến giải thích tế Huế 51 Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố của Ý định sử dụng 52 Bảng 2.13: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 53 Bảng 2.14: Bảng hệ số Pearson Correlations 54 Bảng 2.15: Bảng tóm tắt mô hình 56 Bảng 2.16: Bảng ANOVAa 56 ix
  10. Bảng 2.17: Bảng hệ số hồi quy 57 Trường Đại học Kinh tế Huế x
  11. Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết: Ngày nay xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh và dần hoàn thiện. Cùng với xu hướng Công nghiệp 4.0 đang từng bước được áp dụng tại các nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo đó, việc sử dụng những công cụ điện tử hiện đại, trang thiết bị tân tiến là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Trong hoạt động kinh doanh, việc sử dụng tiền mặt, giấy bút để hạch toán và xử lý giao dịch xem ra không còn là một công cụ hữu hiệu để giúp chúng ta bắt nhịp với những tiến bộ công nghệ nữa. Điển hình tại khu vực Đông Nam Á, quốc gia phát triển Singapo vào tháng 10 năm 2018 vừa cho ra đời chuỗi siêu thị Habitat by honestbee, siêu thị tự động đầu tiên, nơi khách hàng quét, thanh toán hàng hóa thông qua điện thoại thông minh với sự trợ giúp của robot. Không cần xếp hàng và chờ đợi thanh toán, tất cả được thực hiện mà không cần tiền mặt. Mô hình kinh doanh này không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thời gian cho khách hàng nó còn góp phần đẩy mạnh doanh thu cho cửa hàng khi bớt được một phần rất lớn chi phí thuê nhân viên thanh toán. Đây là xu hướng phát triển mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng. Việt Nam mặc dù được đánh giá là một thị trường còn rất nhiều cơ hội song việc khai thác cũng không dễ dàng. Trong nỗ lực nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng,Trường thực hiện chủ trương Đại thanh toánhọc không Kinhdùng tiền m ặttế của NhàHuế nước và Chính phủ, hơn 10 năm qua các ngân hàng không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ và phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong đó chủ yếu là hệ thống ATM, POS. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán POS chưa thu được kết quả mong muốn. Trên địa bàn thành phố Huế, tính đến tháng 3/2018 có 238 máy ATM đang hoạt động với 946,000 thẻ đang lưu hành, toàn tỉnh có 1,303 máy POS được duy trì kết nối hoạt động. Song việc chấp nhận sử dụng máy POS để thanh toán vẫn còn rất hạn chế. 1
  12. Trước thực trạng đó, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Huế”. Qua việc phân tích thực trạng sử dụng máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế và tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng hình thức thanh toán này từ đó tìm ra giải pháp phát triển thanh toán qua máy POS trên địa bàn thành phố Huế nói riêng và tại Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng hình thức thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân để từ đó tìm ra giải pháp phát triển thanh toán qua máy POS trên địa bàn thành phố Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán qua máy POS và nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán qua máy POS. Phân tích thực trạng thanh toán qua máy POS tại địa bàn thành phố Huế. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Trường Đối tượng nghiên Đạicứu: Ý đ ịhọcnh thanh toánKinh qua máy tếPOS Huếcủa khách hàng cá nhân tại các điểm bán hàng trên địa bàn thành phố Huế. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Các điểm bán hàng có áp dụng hình thức thanh toán qua máy POS trên địa bàn thành phố Huế. 2
  13. - Phạm vi thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vị thời gian từ năm 2015 đến năm 2018. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong vòng 3 tháng (từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018). 4. Phương pháp nghiên cứu: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT LÝ THUYẾT CÁC NGHIÊN LIÊN QUAN CỨU TRƯỚC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO SƠ BỘ MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO HIỆU CHỈNH LẤY MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU Khảo sát bằng bảng câu hỏi THỐNG KÊ MÔ TẢ MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO ĐÁNH GIÁ THANG ĐO Trường Đại học Kinh tếPHÙ Huế HỢP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu 3
  14. 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua phương pháp thống kê và phân tích. Trên cơ sở những nghiên cứu và lý thuyết có trước và những số liệu thu thập được từ NHNN. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được xác định thông qua sự kết hợp của phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. - Phương pháp quan sát: Đối tượng quan sát là khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán tại các điểm bán hàng (có áp dụng hình thức thanh toán qua máy POS) trên địa bàn thành phố Huế. Mục tiêu quan sát là nhằm xác định mức độ sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân nhằm đưa ra những đánh giá chung về thực trạng sử dụng thanh toán qua máy POS. - Phương pháp phỏng vấn thông qua bảng hỏi sẽ được tiến hành đối với khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán tại các điểm bán hàng (có áp dụng hình thức thanh toán qua máy POS) trên địa bàn thành phố Huế. Đề tài sẽ chọn mẫu để thực hiện khảo sát này như sau: - Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng, yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận đối tượng thăm dò (Malhotra, 1999, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính đòi hỏi kích thước mẫu lớn để có được ước lượng tin cậy (Joreskog và Sorborn, 1996, dẫn theo Nguyễn ThanhTrường Hùng, 2009).Tuy Đạinhiên, kích học thước baoKinh nhiêu là phù tế hợ pHuế thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007; Hair và cộng sự, 1998). Cũng có nghiên cứu cho rằng, số mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát (Phạm Đức Kỳ, 2005). 4
  15. - Đề tài này dự kiến sẽ lấy mẫu với kích thước 300 mẫu cho 34 biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Số lượng mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 34×5=170. Kích thước mẫu này sẽ là cơ sở để chuẩn bị số lượng bảng câu hỏi sẽ phát đi. - Cách điều tra: Phát phiếu khảo sát cho các khách hàng đến tham gia giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng có áp dụng hình thức thanh toán qua máy POS trên địa bàn thành phố Huế. 4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu: Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau: Bước 1 – Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được. Bước 3 – Đánh giá độ tin cậy: tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Hệ số tin cậTrườngy Cronbach Alpha Đạichỉ cho bihọcết các bi ếKinhn đo lường cótế liên Huế kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến - tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm: 5
  16. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn 0.7. Hệ số tương quan biến - tổng: các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu. Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo (gọi là các nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA: Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố EigenValue lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng principal components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Đối với thang đơn hướng thì sử dụng phươngTrường pháp trích yếu t ốĐạiPrincipal họcComponents. Kinh Thang đo tếchấp nhHuếận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0.3 là mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực 6
  17. tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.75 (Hair, 1998; dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008). Từ cơ sở lý thuyết trên, mô hình “Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Huế” sử dụng 34 biến quan sát sử dụng phân tích nhân tố EFA theo các bước sau: Đối với các biến quan sát đo lường 7 khái niệm thành phần và khái niệm ý định sử dụng thanh toán qua thẻ POS đều là các thang đo đơn hướng nên sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có EigenValues > 1. Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm: - Kiểm định Barlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. - Xem xét trị số KMO: nếu KMO trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại, KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). - Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. - Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phân biến thiên được giải tích bởi mỗi nhân tố) có giá trị lớn hơn 1. Trường- Xem xét tổng phương Đại sai trích học (yêu c ầuKinh lớn hơn ho ặctế bằng Huế 50%: cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát. Bước 5 – Phân tích hồi quy đa biến: thực hiện phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%. Phân tích tương quan Pearson: 7
  18. Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Phân tích hồi quy đa biến: Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau: YD = β0 + β1*HI+ β2*TT + β3*SD + β4*AH + β5*CP + β6*CN+ β7*RR + ε Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thông kê liên quan. Kiểm định giả thuyết: Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau: Trường- Đánh giá độ phù h ợpĐại của mô hìnhhọc hồi quy Kinhđa biến thông quatế R2 Huếvà R2 hiệu chỉnh. - Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. - Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần. - Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. 8
  19. - Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; dẫn theo Nguyễn Ngọc Đức, 2008). - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đế ý định sử dụng thanh toán qua máy POS: hệ số beta của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra đề tài còn phân tích dữ liệu dựa trên các biến nhân khẩu để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm sau: Nam và Nữ; Thu nhập cao và Thu nhập thấp; Trẻ tuổi và Lớn tuổi. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài được chia làm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu – Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hình thức thanh toán qua máy POS và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân. Chương 2: Ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế. Chương 3: Giải pháp gia tăng hình thức thanh toán qua máy POS của khác hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế. TrườngPhần 3: Kết luận vàĐại Kiến ngh họcị Kinh tế Huế 9
  20. Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA MÁY POS VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THANH TOÁN QUA MÁY POS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1. Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và hữu ích. Thẻ ra đời vào năm 1949 do ông Frank MC Namara, một doanh nhân người Mỹ sáng chế ra trong một trường hợp ngẫu nhiên. Sau những thành công vang dội ở nước Mỹ, thẻ ngân hàng đã nhanh chóng lan rộng sang các nước khác và được đón nhận nồng nhiệt. Ngày nay thẻ ngân hàng đã có mặt khắp nơi trên thế giới với hình thức, chủng loại đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ từng nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Có thẻ nói thẻ thanh toán đã phát triển rộng rãi khắp toàn thế giới (Phạm Ngọc Ngoạn – 2010). Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thẻ thanh toán. Một số quan điểm về thẻ thanh toán như sau: Theo quan điểm của Phạm Ngọc Ngoạn (2010), thẻ thanh toán là loại giấy tờ có giá trị đặc biệt được làm bằng chất nhựa dẻo tổng hợp, được nhà phát hành ấn định giá trị, dùng chi trả cho tiền hàng hóa dịch vụ, hay để rút tiền mặt thông qua máy đọc thẻ. Theo quan điểm của Tô Khánh Toàn (2014), thẻ thanh toán là phương tiện khôngTrường dùng tiền mặt mà Đạichủ thẻ có học thể sử dụ ngKinh rút tiền ho ặtếc thanh Huế toán chi phí mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Theo quy định của NHNN (Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng, ban hành kèm theo quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/08/1999) thẻ ngân hàng được hiểu là “Công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát 10
  21. hành và chủ thẻ” Như vậy ta có thể hiểu Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ và còn là phương tiện để chủ thẻ có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần gặp nhân viên ngân hàng. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại hơn các phương tiện khác và được áp dụng ngày càng nhiều ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. 1.2. Tổng quan về hình thức thanh toán qua máy POS 1.2.1. Khái niệm về máy POS POS được viết đầy đủ là Point of Sale (hay point-of-sale, hoặc point of service), là thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng, là loại thiết bị đọc thẻ, thiết bị đầu cuối được trang bị và sử dụng bởi các ĐVCNT hoặc lắp đặt tại mạng lưới hoạt động của tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng các dịch vụ khác. Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa dịch vụ, chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. Các thiết bị EDC được đặt tại địa điểm của ĐVCNT, lúc đó mỗi điểm đặt EDC được gọi là điểm bán hàng. (POS – Point of Sale) (Nguyễn Khánh Toàn – 2014, trang 29). Máy cà thẻ EDC viết tắt của từ tiếng Anh “Electronic Data Capture” nghĩa là: thiết bị đọc thẻ điện tử, dùng để chấp nhận thẻ thanh toán bằng cách quẹt thẻ (đối với thẻ từ) hoặc đưa thẻ vào đầu đọc của máy (đối với thẻ Chip). TrườngNgày nay, máy POS Đại là thiế t học bị dùng choKinh phương thtếức thanhHuế toán bằng thẻ được sử dụng ở hầu hết tất cả các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh tầm trung trở lên sử dụng để khách hàng thanh toán các khoản phí dịch vụ bằng thẻ quốc tế hoặc thẻ nội địa. Máy POS có ưu điểm gọn nhẹ, dễ lắp đặt nhiều nơi, chiếm diện tích nhỏ nhưng lại giúp đỡ rất nhiều trong việc thanh toán chi phí cho khách hàng. Ngày nay, tại các thành phố lớn, mọi người ngày càng ưa chuộng việc sử dụng thẻ để thanh toán qua máy POS. 11
  22. 1.2.2. Các chủ thể tham gia trong hoạt động thanh toán qua máy POS 1.2.2.1. Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT) Là Ngân hàng được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ và phải là thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế nếu thẻ phát hành là thẻ thanh toán quốc tế. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, thực hiện cung cấp các dịch vụ thẻ cho khách hàng, giải quyết tra soát khiếu nại, quản lý rủi ro và thu hồi nợ thẻ. Ngân hàng phát hành thường là ngân hàng có uy tín trong nước cũng như quốc tế. 1.2.2.2. Chủ thẻ Là người có tên trên thẻ, được ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của mình để mua hàng hóa tại ĐVCNT và rút tiền mặt tại máy ATM hay ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt. 1.2.2.3. Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) Là các tổ chức cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thẻ làm công cụ thanh toán, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty du lịch Các đơn vị này sẽ được các ngân hàng thanh toán thẻ cung cấp các máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các dịch vụ thẻ. 1.2.2.4. Ngân hàng thanh toán (NHTT) Là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với ĐVCNT và thanh toán các chứng từ giao dịch do ĐVCNT xuất trình. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thanh toán thẻ. Trường1.2.2.5. Ngân hàng Đạiđại lý học Kinh tế Huế Là ngân hàng được ngân hàng thanh toán thẻ uy quyền để thực hiện một số dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ thông qua hợp đồng đại lý. Các dịch vụ thanh toán liên quan như nhờ thu, thanh toán với ĐVCNT, ứng tiền mặt cho chủ thẻ 12
  23. 1.2.2.6. Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) Là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, cấp phép cho các thành viên, đặt ra các quy tắc chung cho các thành viên để áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Hiện gồm có: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB 1.2.3. Quy trình thanh toán qua máy POS 6 4 NHPHT TCTQT NHTT 7 5 8 9 3 2 CHỦ THẺ ĐVCNT 1 Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán thẻ qua máy POS (Phạm Ngọc Ngoạn – 2010) Bước 1: Chủ thẻ yêu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tại các ĐVCNT. Bước 2: ĐVCNT gửi bảng sao kê chi tiết và hóa đơn thanh toán cho NHTT. Bước 3: NHTT thanh toán cho ĐVCNT. NHTT sẽ ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ vàTrường ghi có cho ĐVCNT. Đại học Kinh tế Huế Bước 4: NHTT tổng hợp giao dịch và gửi dữ liệu thanh toán đến TCTQT. Bước 5: TCTQT xử lý bù trừ thanh toán. TCTQT ghi nợ và báo nợ cho NHPHT, đồng thời ghi có và báo có cho NHTT. Bước 6: TCTQT gửi dữ liệu thanh toán đến NHPHT. 13
  24. Bước 7: NHPHT chấp nhận thanh toán. Sau khi nhận được thông tin và nếu không có khiếu nại gì, NHPHT chấp nhận thanh toán cho TCTQT. Bước 8: NHPHT gửi thông báo giao dịch cho chủ thẻ. Bước 9: Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPHT. Sau khi nhận được sao kê giao dịch, nếu không thấy sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán nợ cho NHPHT. 1.2.4. Rủi ro trong hoạt động thanh toán qua máy POS Rủi ro do thẻ giả Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả dựa trên thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc, Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho NHPHT, bởi theo Tổ chức thẻ quốc tế thì NHPHT chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số PIN của NHPHT. (Nguyễn Thị Cẩm Thủy – 2006). Rủi ro do thẻ bị mất cắp hay thất lạc Chủ thẻ bị mất cắp hoặc bị thất lạc thẻ và thẻ đó được một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPHT để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Các tổ chức tội phạm có thẻ in nổi và mã hóa lại thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ giả. Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ và NHPHT. Rủi ro do hành vi tiêu cực tại ĐVCNT Nhân viên của ĐVCNT có thể in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ: Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của ĐVCNT cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ, nhưng chỉ giao một bộ cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó, nhân Trườngviên của ĐVCNT giĐạiả mạo chhọcữ ký củ a Kinhchủ thẻ, nộ p tếhóa đơnHuế thanh toán cho NHTT để nhận tiền tạm ứng của ngân hàng. (Nguyễn Thị Cẩm Thủy – 2006). Nhân viên của ĐVCNT sửa đổi thông tin trên các hóa đơn thẻ: Sau khi thực hiện giao dịch với khách hàng, nhân viên của ĐVCNT có thể sửa đổi hóa đơn bằng cách tăng giá trị hóa đơn so với giá trị thực. 14
  25. ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ: bao gồm 2 hình thức - ĐVCNT cấu kết với tội phạm, lấy ĐVCNT làm địa điểm để chúng thực hiện việc đánh cắp dữ liệu thẻ nhằm mục đích tạo ra các thẻ giả hoặc giao dịch giả mạo. (CPP-Common Purchase Point). - ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ bằng việc chấp nhận thanh toán thẻ giả (POC-Point of Compromise). - ĐVCNT cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với NHPHT, NHPHT sẽ chịu tổn thất khi không thu hồi được những khoản tiền tạm ứng cho những ĐVCNT này trong trường hợp những ĐVCNT đã thông đồng với chủ thẻ hoặc cố tình tạo ra các hóa đơn hoặc giao dịch giả mạo. - ĐVCNT có thể thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng, tách từ một thương vụ lớn thành nhiều thương vụ nhỏ có giá trị thấp hơn hạn mức phải chuẩn chi, nhằm tránh thực hiện việc chuẩn chi. Rủi ro liên quan đến kỹ thuật Rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ gặp các sự cố như nghẽn mạng, các trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật Đây là loại rủi ro mang lại tác hại rất lớn khi xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân khách hàng hay ngân hàng mà tác hại của nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cả một hệ thống hoạt động thẻ. Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng nhưng cũng có thể do nguyên nhân chủ quan là hệ thống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật, bảo quản không được quan tâm một cách nghiêm túc để kẻ gian xâm nhập vào hệ thống đánh cắp dữ liệu, Trườngthông tin (NNC- TĐạiạp chí Ngân học hàng-S ốKinhchuyên đề ngày tế 18/1 Huế1/2006). Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ cũng có nghĩa là cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán các khoản chi tiêu đó ngân 15
  26. hàng sẽ bị mất vốn. Nếu hiện trạng này xảy ra với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng bị mất vốn và có thể dẫn đến phá sản như đối với trường hợp cho vay không thu hồi được. (NNC-Tạp chí Ngân hàng-Số chuyên đề ngày 18/11/2006). 1.2.5. Lợi ích của hoạt động thanh toán qua máy POS Đối với nền kinh tế - Tăng thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán thẻ quan máy POS làm giảm bớt giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện thanh toán hiện đại của thế giới. Phát triển hình thức thanh toán này giúp nâng cao độ an toàn xã hội, cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập quốc tế. - Giảm lưu thông tiền mặt: Thanh toán thẻ qua máy POS giúp thay thế tiền mặt, séc làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó tiết kiệm chi phí in tiền, chi phí vận chuyển, bảo quản và kiểm đếm tiền mặt. - Điều hòa lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế: Với việc sử dụng thanh toán thẻ qua máy POS sẽ làm tăng lượng tiền giao dịch qua ngân hàng tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý, kiểm soát và hỗ trợ thông tin tính thuế thu nhập cá nhân của người dân, làm tăng hệ số tiền tệ, tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. - Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện trực tuyến, tốc độ chu chuyển thanh toán nhanhTrường chóng hơn nhiều Đạiso với phương học tiện thaKinhnh toán khác tế như Huế tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi - Tạo ra xu hướng tiêu dùng mới “tiêu dùng trước, trả tiền sau” góp phần tăng cầu tiêu dùng. 16
  27. Đối với Ngân hàng - Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ thanh toán thẻ qua máy POS làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, cung cấp cho khách hàng thêm một sự lựa chọn về sản phẩm thanh toán tiện ích, nhanh chóng và hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tăng tiện ích cho thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành: Việc phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền thẻ thanh toán sẽ giúp thẻ do ngân hàng phát hành phát huy hết các tính năng theo đúng nghĩa của nó chứ không chỉ dùng để rút tiền. - Tăng hiệu quả kinh doanh, gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng: Phát triển thanh toán thẻ qua máy POS, thúc đầy thêm lượng khách hàng mở thẻ, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, số dư tài khoản khách hàng sẽ hoạt động thường xuyên hơn. Số dư trên các tài khoản này là một nguồn vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với lãi suất thấp, đồng thời giảm bớt đầu tư cho các hoạt động liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. - Tiết kiệm chi phí: Kết nối trực tiếp thông qua cổng thanh toán giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực để kết nối trực tiếp với từng khách hàng cá nhân. - Giúp ngân hàng nâng cao vị thế, hình ảnh thương hiệu, tạo được uy tín, lòng tin để thu hút khách hàng. Góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghệ hiện đại, đầu tư thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân viên ngân hàng để có thể cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, tạo điều kiện cho khách hàng trong hoạt đTrườngộng thanh toán an toànĐại nhất. học Kinh tế Huế - Thúc đầy hội nhập, hợp tác quốc tế: Khi trở thành thành viên của một tổ chức quốc tế như Visa hay MasterCard, ngân hàng thành có thể cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế trong chuỗi dịch vụ toàn cầu, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhâp vào cộng đồng quốc tế. 17
  28. Đối với ĐVCNT - Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút nhiều đối tượng khách hàng (đặc biệt là khách hàng nước ngoài). Các ĐVCNT là cửa hàng, nhà hàng, khách sạn khi chấp nhận thanh toán thẻ sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho mình do đã cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Do vậy, khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng, đặc biệt là khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài có thói quen sử dụng thẻ thanh toán, doanh số bán hàng từ đó cũng tăng lên. - Đa dạng hóa phương thức thanh toán góp phần gia tăng doanh số bán hàng, khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn do không bị hạn chế bởi số tiền mặt mang theo. - An toàn, giảm thiểu rủi ro về tiền giả: Khi thanh toán bằng thẻ qua máy POS sẽ hạn chế được hiện tượng khách hàng sử dụng tiền giả và hạn chế tình trạng mất cắp do sự thiếu trung thực của nhân viên hoặc kẻ trộm đồng thời cũng hạn chế vấn đề mất cắp tiền mặt của bản thân khách hàng. - Rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng: Sử dụng hình thức thanh toán thẻ sẻ giúp ĐVCNT rút ngắn được thời gian xử lý thanh toán so với giao dịch bằng tiền mặt, giảm bớt thời gian kiểm đếm tiền, ghi chép sổ sách cho ĐVCNT. Vì vậy, quá trình xử lý giao dịch được nhanh chóng, an toàn và chính xác hơn. - Giảm chi phí giao dịch: Việc thanh toán thẻ qua máy POS sẽ giúp cho ĐVCNT giảm chi phí bán hàng do giảm được đáng kể các chi phí cho việc kiểm đếm, bảo quản tiền và quản lý tài chính. Trường- Thể hiện đẳng cấ pĐại hiện đạ i họctrong kinh Kinh doanh, nâng tếcao hìnhHuếảnh, vị thế của doanh nghiệp cũng như dịch vụ cho khách hàng. - Ngoài ra, việc tham gia chấp nhận thẻ cũng tạo điều kiện cho ĐVCNT được hưởng lợi từi chính sách khách hàng của ngân hàng, bên cạnh việc được cung cấp đầy đủ các máy móc thiết bị cho việc thanh toán, các ĐVCNT còn nhận được ưu đãi về tín dụng và dịch vụ thanh toán từ ngân hàng. 18
  29. Đối với Chủ thẻ - Phương thức thanh toán đơn giản và thuận tiện. Khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, mua bán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng, không cần phải mang theo tiền mặt cũng như hạn chế được các khó khăn của việc tiêu dùng tiền mặt mang lại: khó khăn trong việc thanh toán những hàng hóa có giá trị lớn, tiền giả, tiền không đủ giá trị lưu hành - Tiết kiệm thời gian: sử dụng thanh toàn thẻ qua máy POS giúp cho chủ thẻ tiết kiệm được thời gian chờ đợi trong giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ vì giảm được thời gian kiểm đếm khi mua hàng giá trị lớn mà phải thanh toán bằng tiền mặt. - Tiết kiệm chi phí so với việc rút tiền mặt từ thẻ ATM để chi trả. - Giúp mở rộng khả năng chi tiêu tài chính khi sử dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Chủ thẻ sẽ được cấp hạn mức tín dụng ngân hàng, chi tiêu trước trả tiền sau. Khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng) chủ thẻ chi cần thanh toán một số tiền tối thiểu (theo quy định của từng ngân hàng), số nợ còn lại chủ thẻ có thể trả sau và phải chịu lãi theo mức lãi suất quy định của ngân hàng. - An toàn và bảo mật hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt: giao dịch được mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật trong thanh toán thẻ. - Ngoài ra, sử dụng thanh toán thẻ, chủ thẻ sẽ được hưởng các chương trình khuyến mãi của các ĐVCNT, các ưu đãi của NHPHT, cũng như thể hiện hình ảnh con người thời đại mới năng động, hiện đại. 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu Trường1.3.1. Mô hình nghiên Đại cứu ýhọc định sử dKinhụng dịch vụ tế Huế Từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đã có nhiều công trình nghiên cứu ý định hành vi của người tiêu dùng cụ thể ở đây là ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân đối với các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các ngân hàng. Dưới đây là các mô hình lý thuyết tiêu biểu có liên quan đã được chứng minh thực nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. 19
  30. 1.3.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) Niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm Thái độ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm Ý định Hành hành vi thực Niềm tin đối với những vi sự người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên sử dụng sản phẩm Chuẩn chủ quan Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của người ảnh hưởng Hình 1.1: Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. Theo TRA, ý định hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội lên cá nhân Trườngngười tiêu dùng. Đại học Kinh tế Huế 1.3.1.2. Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) Trong thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk), Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. 20
  31. Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ: như mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ đối với sản phẩm/dịch vụ. Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến: các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự bí mật, sự an toàn và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch. Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Hành vi mua Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ Hình 1.2: Thuyết nhận thức rủi ro PRT (Bauer, 1960) 1.3.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) (Davis, 1986) giải thích các yếu tố tổng quát: về sự chấp nhận máy tính (computer) và hành vi người sử dụng máy tính. Trên cơ sở của thuyết TRA, mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và tác động của các yếu tô liên quan: tin tưởng, thái độ, ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng. Nhận thức sự hữu ích Các biến Tốc độ Ý định Sử dụng ngoTrườngại sinh Đại họchướng đ ếKinhn hànhtế Huếhệ thống sử dụng vi thực sự Nhận thức tính dễ sử dụng Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1986) 21
  32. 1.3.1.4. Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (E-CAM) Tác giả Joongho Ahn và cộng sự (2001) đã xây dựng mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E-CAM (E-commerce Adoption Model) bằng cách tích hợp mô hình TAM của Davis (1986) với thuyết nhận thức rủi ro. Mô hình E-CAM được nghiên cứu thực nghiệm ở hai thị trường Hàn Quốc và Mỹ giải thích sự chấp nhận sử dụng thương mại điện tử. Nhận thức rủi ro Mô hình TAM liên quan đến giao hiệu chỉnh dịch trực tuyến Nhận thức sự hữu ích Hành vi mua Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ Hình 1.4: Mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM (Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwon Lee, 2001) 1.3.1.5. Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT) Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT (Unified Technology Acceptance and Use Technology) được Venkatesh và cộng sự đưa ra năm 2003. Đây thTrườngực chất là mô hình Đại hợp nhấ t họctừ các mô Kinhhình chấp nh ậtến công Huế nghệ trước đó. Các khái niệm trong mô hình UTAUT: Mong đợi về thành tích (Performance Expectancy); Sự mong đợi về sự nỗ lực (Effort Expectancy); 22
  33. Ảnh hưởng xã hội (Social Influence); Điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions); Ý định sử dụng (Behavior Intention); Hành vi sử dụng (Use Behavior); Các yếu tố nhân khẩu: Giới tính, tuổi, kinh nghiệm và sự tình nguyện sử dụng. Mong đợi về thành tích Mong đợi về sự nỗ lực Ý định Sử sử dụng dụng thật sự Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi Giới Tuổi Kinh Tình tính nghiệm nguyện sử dụng Hình 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT a) Khái nệm ý định sử dụng: TrườngĐề cập đến ý định Đạingười dùng học sẽ sử dụKinhng sản phẩ mtế hay dHuếịch vụ. Trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự đưa ra năm 2003, ý định sử dụng cóảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng. b) Khái niệm mong đợi về thành tích: Đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong hiệu quả công việc. Trong mô hình 23
  34. UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) sự mong đợi về thành tích đối với ý định sử dụng chịu sự tác động của giới tính và tuổi.Cụ thể, đối với nam sự ảnh hưởng đó sẽ mạnh hơn nữ, đặc biệt là đối với nam ít tuổi. c) Khái niệm mong đợi về sự nỗ lực: Là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ thông tin mà người sử dụng cảm nhận. Nó đề cập đến mức độ người sử dụng ti rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng khi sử dụng hệ thống hay sản phẩm công nghệ thông tin. Ba khái niệm trong mô hình trước đây được bao hàm trong khái niệm này gồm: nhận thức dễ sử dụng (TAM/TAM2), sự phức tạp (MPCU), và dễ sử dụng (IDT). Sự ảnh hưởng của sự mong đợi về sự nỗ lực sẽ mạnh hơn đối với nữ và đặc biệt đối với nữ ít tuổi và càng mạnh hơn đối với người ít kinh nghiệm sử dụng. d) Khái niệm ảnh hưởng xã hội: Là mức độ mà người sử dụng nhận thức rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới. Ảnh hưởng xã hội được xem là nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến ý định sử dụng được thể hiện qua chuẩn chủ quan (subjective norm) trong các mô hình như TRA, TAM2, yếu tố xã hội trong MPCU, và yếu tố hình tượng trong mô hình IDT. Theo mô hình UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng, và nó bị tác động bởi các biến nhân khẩu là giới tính, tuổi, sự tình nguyện sử dụng và kinh nghiệm. Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với nữ, đặc biệt là người lớn tuổi, với điều kiện bắt buột sử dụng và những ngườTrườngi ít kinh nghiệm. Đại học Kinh tế Huế e) Khái niệm những điều kiện thuận tiện: Là mức độ mà người sử dụng tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc của tổ chức hiện có hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Theo mô hình UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003), những điều kiện thuận tiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định 24
  35. sử dụng mà ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thật sự, và nó bị tác động bởi các biến nhân khẩu là tuổi và kinh nghiệm. Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với người lớn tuổi và tăng theo kinh nghiệm. f) Khái niệm hành vi sử dụng: Khái niệm hành vi sử dụng thể hiện hành vi người dùng thật sự sử dụng hệ thống, sản phẩm hay dịch vụ. 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định thanh toán qua máy POS 1.3.2.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động thanh toán của người tiêu dùng kể từ những thập niên cuối thế kỷ 19. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự lựa chọn phương thức thanh toán của người tiêu dùng tại điểm bán hàng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi 3 yếu tố: đặc điểm của người tiêu dùng, đặc điểm phương thức thanh toán và đặc điểm của giao dịch. Đặc điểm của người tiêu dùng, chẳng hạn như đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng tài chính đã được chứng minh cố mối tương quan với việc lựa chọn phương thức thanh toán (Kennickell và Kwast 1997, Hayashi và Klee 2003, và Schuh và Stavins 2011). Nghiên cứu về “Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng.” của Ching và Hayashi (2006) xác định rằng các đặc điểm của giao dịch bao gồm giá trị giao dịch và điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ cũng ảnh hưởng đến lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng. Những ảnh hưởng của môi trường bên ngoàiTrường đến việc sử dụng Đạimột công họccụ thanh toánKinh có thể đư tếợc xem Huế là một tác động phụ. Một số loại cửa hàng bán lẻ có thể không chấp nhận thanh toán thẻ hoặc chỉ nhận thanh toán một số loại thẻ cố định hoặc chỉ nhận tiền mặt. Thậm chí ngay cả khi điểm bán hàng chấp nhận tất cả các phương tiện thanh toán, thì một số công cụ thanh toán vẫn được xem là tiện ích hơn so với các công cụ khác. Chẳng hạn như phí giao dịch khách hàng phải trả khi chọn thanh toán bằng một số loại thẻ nhất 25
  36. định, hoặc quy trình xử lý giao dịch thẻ khác nhau, đối với thẻ nội địa, khách hàng phải xác nhận bằng chữ ký cho mỗi giao dịch. Trong các nghiên cứu liên quan đến chương trình khuyến khích sử dụng thanh toán thẻ, Arango (2011) chỉ ra sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngành công nghiệp thẻ ở Canada có tác động tích cực đến việc sử dụng thanh toán thẻ khi chi phí giao dịch thực tế được giảm gần như bằng không, thậm chí sự cạnh tranh có phần tiêu cực thông qua phần thưởng, giảm giá và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Tác giả đề nghị rằng mục đích của chương trình ưu đãi, phần thưởng là nhằm kích thích tăng chi tiêu dùng của người dân và tăng doanh thu của tổ chức phát hành thẻ bằng cách thu các loại phí tài chính và phí giao dịch. Nghiên cứu của Ching và Hayashi (2006) cũng đã đưa ra bằng chứng cho thấy phần thưởng có tác động đến lựa chọn công cụ thanh toán của người tiêu dùng. Họ phát hiện ra rằng người tiêu dùng sử dụng thanh toán thẻ tín dụng mạnh mẽ hơn có hiệu ứng của phần thưởng. Theo Borzekowski (2008), Schuh và Stavins (2011) nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến đến lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng thì đặc điểm phương thức thanh toán cũng là yếu tố quyết định quan trọng khi người tiêu dùng lựa chọn phương thức thanh toán. Ví dụ, phí giao dịch hay phần thưởng, ưu đãi dựa trên chính sách của ngân hàng cấp thẻ cũng liên quan chặt chẽ với việc sử dụng thanh toán thẻ khi mua hàng. Ở một khía cạnh khác, người tiêu dùng nhận thấy được sự ưa thích qua hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm lâu bền do giá trị giao dịch lớn và nhận được nhiều ưu đãi, điều đó cho thấy rằng chiến lược của người bán hàng Trườngcũng tác động đáng Đại kể đến l ựhọca chọn hình Kinh thức thanh toántế cHuếủa người tiêu dùng (Simon 2011). 1.3.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước “Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử” (Lê Ngọc Đức – Luận văn Thạc sĩ – 2008). Tác giả Lê Ngọc Đức đã xác định những nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử đối với nhóm 26
  37. người đã từng sử dụng thanh toán điện tử dựa theo mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM và thuyết hành vi ý định TPB bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Còn đối với nhóm người chưa sử dụng thanh toán điện tử thì chỉ có 2 nhóm yếu tố: chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. “Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” (Bùi Thị Kim Ngân – Luận văn Thạc sĩ – 2016). Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy dữ liệu bằng cách khảo sát ý kiến khách hàng thông qua trả lời bằng câu hỏi và việc kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm SPSS. Nghiên cứu đã đưa ra được các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân chủ yếu là rủi ro khi sử dụng, thông tin bị đánh cắp, giả mạo và chưa được sự giới thiệu sử dụng từ những người xung quanh. “Nghiên cứu thực trạng phát triển phương thức thanh toán qua máy POS của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” (Lê Thị Thanh Lộc – Luận văn Tốt nghiệp – 2015). Nghiên cứu được thực hiện khảo sát 100 khách hàng, 31 ĐVCNT và 11 cán bộ nhân viên Ngân hàng, nghiên cứu sử dụng phầm mềm phân tích thống kê SPSS đã cho ra kết quả đối với khía cạnh khách hàng, họ đã dần cảm nhận được lợi ích từ việc thanh toán qua máy POS vì nó “có nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “các giao dịch chính xác, đơn giản”,”giảm thiểu được rủi ro khi nắm giữ và chi tiêu tiền mặt”. Tuy nhiên “thói quen dùng tiền mặt” vẫn còn ăn sâu vào tư tưởng của khách hàng kèm theo “lo ngại về tính bảo mật thông tin cá nhân” là những nhân tố cảnTrường trở lớn nhất. Tuy Đạinhiên, hạ nhọc chế của nghiênKinh cứu này tế là nghiên Huế cứu chỉ dừng lại ở bước thống kê mô tả các nhân tố mà chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu phù hợp nhất. 1.3.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài Trong “Nghiên cứu ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Huế”, tác giả lựa chọn mô hình chấp nhận công nghệ thông 27
  38. tin hợp nhất UTAUT và mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm nền tảng, đồng thời trên cơ sơ nghiên cứu các đề tài trong và ngoài nước, tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài như sau: Nhận thức sự hữu ích Nhận thức sự thuận tiện Nhận thức tính dễ sử dụng Ý định sử dụng thanh Ảnh hưởng xã hội toán qua máy POS Chi phí sử dụng Cảm nhận sự thích thú Nhận thức rủi ro khi sử dụng Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.3.3.1. Thang đo lường Nhận thức sự hữu ích Bảng 1.1: Thang đo lường Nhận thức sự hữu ích Tên Thang đo lường Nhận thức sự hữu Nguồn gốc Tài liệu tham biến ích khảo HI1 Sử dụng thanh toán qua máy POS giúp TAM Nguyen and Trườngtôi giảm đượ cĐại chi phí khihọc sử dụng Kinh tiền tế HuếBarrett (2006), m t (c t gi , b o qu n ) ặ ấ ữ ả ả Davis và cộng sự HI2 Tiền mặt hao mòn theo thời gian (rơi (1989). mất, rách nát, bị ướt ) trong khi đó thẻ ngân hàng an toàn, chắc chắn 28
  39. Tên Thang đo lường Nhận thức sự hữu Nguồn gốc Tài liệu tham biến ích khảo không rách nát hay bị ướt. HI3 Sử dụng thanh toán qua máy POS tránh được tình trạng hóa đơn có số lẻ hàng trăm/chục/đơn vị người bán không có tiền thối sẽ làm tròn dẫn đến mất tiền. HI4 Các chương trình khuyến mãi, giảm giá của ĐVCNT giúp tôi giảm thiểu chi phí mua hàng. HI5 Phần thưởng, quà tặng kèm, các ưu đãi giúp tôi tiết kiệm chi phí mua hàng. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.3.2. Thang đo lường Nhận thức sự thuận tiện Bảng 1.2: Thang đo lường Nhận thức sự thuận tiện Tên biến Thang đo Nhận thức sự thuận tiện Nguồn gốc Tài liệu tham khảo TT1 So với thanh toán bằng tiền mặt tôi thực TAM Bùi Thị Kim hiện được nhanh chóng, dễ dàng hơn Ngân, Luận văn Trườngkhi sử dụng thanhĐại toán quahọc máy POS. Kinh tế HuếThạc sĩ, 2016 TT2 So với thanh toán bằng tiền mặt tôi tiết kiệm được thời gian, chi phí (thời gian kiểm đếm tiền, chi phí bảo quản tiền, chi phí cơ hội ) khi sử dụng thanh toán qua máy POS. 29
  40. Tên biến Thang đo Nhận thức sự thuận tiện Nguồn gốc Tài liệu tham khảo TT3 Thanh toán qua máy POS giúp tôi chủ động quản lý tài chính cá nhân, truy vấn thông tin. TT4 Sử dụng thanh toán qua máy POS giúp hỗ trợ tốt và phù hợp với nhu cầu công việc của tôi. TT5 Thanh toán qua máy POS đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa với giá trị lớn của tôi. TT6 Dịch vụ thanh toán qua máy POS còn cung cấp chức năng rút tiền đáp ứng nhu cầu của tôi. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.3.3. Thang đo lường Nhận thức tính dễ sử dụng Bảng 1.3: Thang đo lường Nhận thức tính dễ sử dụng Tên biến Thang đo lường Nhận thức tính dễ Nguồn gốc Tài liệu tham sử dụng khảo SD1 Tôi thấy hướng dẫn sử dụng thanh UTAUT Venkatesh và toán qua máy POS là rất dễ hiểu. cộng sự, 2003 SD2 Tôi không gặp khó khăn khi học cách Trườngsử dụng thanh Đại toán qua họcmáy POS. Kinh tế Huế SD3 Các thao tác giao dịch thanh toán qua máy POS là rất đơn giản, dễ thực hiện. SD4 Tôi nghĩ rằng sử dụng thanh toán qua máy POS là rất dễ dàng. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 30
  41. 1.3.3.4. Thang đo lường Ảnh hưởng xã hội Bảng 1.4: Thang đo lường Ảnh hưởng xã hội Tên biến Thang đo lường Ảnh hưởng xã hội Nguồn gốc Tài liệu tham khảo AH1 Tôi được gia đình khuyên nên sử dụng UTAUT Venkatesh và thanh toán qua máy POS. cộng sự (2003) AH2 Bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị công tác khuyên tôi nên sử dụng thanh toán qua máy POS AH3 Tôi sử dụng thanh toán qua máy POS vì những người xung quanh tôi sử dụng nó. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.3.5. Thang đo lường Chi phí sử dụng Bảng 1.5: Thang đo lường Chi phí sử dụng Tên biến Thang đo lường Chi phí sử dụng Nguồn gốc Tài liệu tham khảo CP1 Tôi cho rằng chi phí sử dụng thanh toán TAM Bùi Thị Kim qua máy POS là hợp lý. Ngân, Luận văn thạc sĩ, 2016 CP2 Tiện ích mà thanh toán qua máy POS mang lại cao hơn so với chi phí tôi bỏ ra Trườngđể sử dụng nó. Đại học Kinh tế Huế CP3 Tôi sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS. CP4 Tôi phải tiêu tốn nhiều chi phí để sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 31
  42. 1.3.3.6. Thang đo lường Cảm nhận sự thích thú Bảng 1.6: Thang đo lường Cảm nhận sự thích thú Tên biến Thang đo lường Cảm nhận sự thích Nguồn gốc Tài liệu tham thú khảo CN1 Tôi cảm thấy rất thích sử dụng dịch vụ TAM Moon Jiwon, thanh toán qua máy POS. Kim Young Gul, 2001 CN2 Tôi thấy yên tâm khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS. CN3 Tôi cảm thấy tự hào khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS vì nó thể hiện phong cách sống hiện đại. CN4 Tôi nghĩ trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS là 1 ý tưởng khôn ngoan. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.3.7. Thang đo lường Nhận thức rủi ro khi sử dụng Bảng 1.7: Thang đo lường Nhận thức rủi ro khi sử dụng Tên biến Thang đo lường Nhận thức rủi ro khi Nguồn gốc Tài liệu tham sử dụng khảo RR1 TrườngTôi cảm thấ y Đạisử dụng dhọcịch vụ thanh Kinh toán E -CAMtế HuếJoongho Ahn, qua máy POS làm tăng khả năng tài Jinsoo Park, khoản cá nhân bị mất cắp tiền. Dongwon Lee, 2001. RR2 Tôi nghĩ sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS có thể làm lộ bí mật cá nhân. 32
  43. Tên biến Thang đo lường Nhận thức rủi ro khi Nguồn gốc Tài liệu tham sử dụng khảo RR3 Tôi cảm thấy không an tâm về công nghệ. RR4 Tôi cảm thấy không thể tin tưởng sự trung thực của nhân viên bán hàng tại địa điểm chấp nhận thẻ. RR5 Tôi cảm thấy lo lắng về pháp luật liên quan đến dịch vụ thanh toán qua máy POS. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.3.8. Thang đo lường Ý định sử dụng dịch vụ Bảng 1.8: Thang đo lường Ý định sử dụng dịch vụ Tên biến Thang đo lường Ý định sử dụng Nguồn gốc Tài liệu tham dịch vụ khảo YD1 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh TAM Davis 1986 toán qua máy POS trong thời gian tới. YD2 Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS thường xuyên hơn nữa trong phạm vi có thể. YD3TrườngTôi sẽ giới thiĐạiệu cho học người thân/b Kinhạn tế Huế bè/đồng nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 33
  44. Chương 2: Ý ĐỊNH THANH TOÁN QUA MÁY POS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ. 2.1. Thực trạng thanh toán qua máy POS trên địa bàn Thành phố Huế 2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ Tại Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, dịch vụ thẻ là rất cần thiết. Dịch vụ thẻ có ưu thế về nhiều mặt trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vì tính hiệu dụng, an toàn, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mỗi ngân hàng đều có những chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu dịch vụ thẻ của mình. Trong tương lai, việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ trở nên phổ biến và gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt phải kể đến dịch vụ thẻ. Vì vậy, các ngân hàng muốn nắm bắt cơ hội để phát triển loại sản phẩm dịch vụ này cần phải không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán qua thẻ. Bảng 2.1: Hoạt động phát hành thẻ trên địa bàn Thành phố Huế Chỉ số 2014 2015 2016 2017 2014/2017 Số máy ATM 216 223 229 238 +10.18% Số thẻ 771,933 875,757 997,758 946,000 +22.55% Nguồn: NHNN – Tỉnh Thừa Thiên Huế TrườngTheo thống kê bảng Đại 2.1 hoạt đhọcộng phát hànhKinh thẻ trên đtếịa bàn Huế thành phố Huế từ năm 2014 đến năm 2017 không ngừng phát triển. Số lượng máy ATM và số lượng thẻ ngân hàng được phát hành tăng đều qua các năm. Năm 2014 có 216 máy ATM đến năm 2017 tăng thêm 10.18%, tương đương với 22 máy, tổng cộng có 238 máy ATM đang hoạt động. Đặc biệt, số thẻ ngân hàng hay tài khoản ngân hàng được đăng ký năm 2017 với 946,000 thẻ tăng hơn 22.55% so với năm 2014 là 771,933 34
  45. thẻ. Việc các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán không chỉ tập dần cho người dân thói quen sử dụng thẻ bỏ đi thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào con người khi thanh toán, trao đổi hàng hóa, nó còn giúp cho số tiền mặt lưu thông trên thị trường giảm bớt từ đó ngân hàng dễ kiểm soát lượng tiền, giảm chi phí và thời gian cho công cuộc quản lý tiền mặt. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS Để có thể đưa sản phẩm thẻ thanh toán đến gần hơn với người tiêu dùng đặc biệt chú trọng vào thành phần khách hàng cá nhân, hệ thống NHNN cùng với các NHTM trên địa bàn thành phố Huế đều đánh giá cao và coi trọng việc đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán qua sản phẩm thẻ thanh toán. Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ (Point of Sale – POS) tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng thiết bị chấp nhận thanh toán POS và điểm chấp nhận thanh toán đã không ngừng tăng lên, các ngân hàng quan tâm phát triển cả về mạng lưới chấp nhận thẻ POS và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng tiện ích tối đa. Thời gian qua, NHNN cũng đã quan tâm chỉ đạo việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán thẻ. Cơ sở hạ tầng phát triển thanh toán bằng thẻ, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể. Đồng thời, để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS), NHNN đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS (Kế hoạch số 02/KH-NHNN ngày 27/12/2013), trong đó, có nhiều giải pháp nhằm nâng cao số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS, thực sự góp phần vào thúc đẩy thanhTrường toán không dùng Đại tiền m ặhọct. Kinh tế Huế Bảng 2.2: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS Chỉ số 2014 2015 2016 2017 2014/2017 Số máy POS 894 1,075 1,259 1,303 +45.75% Số ĐVCNT 782 1,256 1,346 1,475 +88.62% Nguồn: NHNN – Tỉnh Thừa Thiên Huế 35
  46. Trên địa bàn thành phố Huế, số lượng máy POS và số ĐVCNT tính từ năm 2014 đến năm 2017 tăng mạnh. Năm 2014 số máy POS trên địa bàn là 894 máy đến năm 2017 con số này tăng thêm 45.75% tương đương 409 máy, tính đến năm 2017 số máy POS trên địa bàn thành phố Huế là 1,303 máy. Đồng thời, số ĐVCNT cũng gia tăng mạnh mẽ, 88.62% là phần trăm tăng số ĐVCNT từ năm 2014 có 782 đơn vị đến năm 2017 là 1,475 đơn vị. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng coi trọng, tăng cường đầu tư nhằm phục vụ tốt cho việc cung ứng và ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại và phục vụ thương mại điện tử phát triển. Nhiều ngân hàng trên địa bàn đã chủ động đầu tư, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới hiện đại như: xác thực vân tay, sử dụng QR code tạo sự tiện lợi và an toàn hơn trong giao dịch thanh toán điện tử. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển thanh toán thẻ qua máy POS. 2.1.3. Doanh số thanh toán qua máy POS Trên địa bàn thành phố Huế, thanh toán qua máy POS có sự chuyển biến rõ rệt từ năm 2014 với hơn 55,000 số món thanh toán, sang năm 2015 chỉ số này tăng lên gấp 5 lần với hơn 246,000 số món. Bảng 2.3: Doanh số thanh toán qua máy POS (đơn vị: triệu đồng) Chỉ số 2014 2015 2016 2017 2014/2017 Số món thanh toán qua 55,217 246,550 228,951 252,688 +357.63% máy POS Doanh số thanh toán qua Trường Đại170,033 học740,468 Kinh944,663 tế949,162 Huế+458.22% máy POS Nguồn: NHNN – Tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2016, chỉ số này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Sang đến năm 2017 số món thanh toán lại tăng, tuy tốc độ tăng chậm nhưng ổn định so với năm 2014, số món thanh toán tăng hơn 357%. Mặt khác, về phần doanh số thu được từ 36
  47. dịch vụ thanh toán qua máy POS, chỉ số tăng trưởng rất mạnh. Chỉ sau 1 năm, từ năm 2014 sang đến năm 2015 doanh số thanh toán qua máy POS đã tăng vọt từ 170,000 triệu đồng lên đến hơn 740,000 triệu đồng, tăng hơn 335%. Nhưng từ đầu năm 2016 chỉ số này có xu hướng giảm dần mức độ tăng trưởng, doanh thu đạt 944,663 triệu đồng, ổn định dần đến năm 2017 đạt 949,162 triệu đồng, tăng chưa đến 0.5%. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán qua máy POS khiêm tốn, không đột phá mạnh như những năm đầu, cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn rất phổ biến. 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Huế 2.2.1. Mô tả mẫu điều tra Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Với 300 phiếu phát ra, tác giả thu về được 181 phiếu hợp lệ chiếm 60.33% và 119 phiếu không hợp lệ chiếm 39.67%.Với 34 biến quan sát, số phiếu hợp lệ 181 thỏa mãn lớn hơn ít nhất gấp 5 lần so với số biến quan sát (Số mẫu cần thiết tối thiểu 5×34 = 170 mẫu). Đối với những phiếu khảo sát đánh sai yêu cầu, những phiếu dừng lại ở câu số 7 đồng nghĩa với việc đối tượng khảo sát không sử dụng Thẻ ngân hàng và những phiếu dừng lại ở câu số 9 với ý nghĩa đối tượng khảo sát có sử dụng Thẻ ngân hàng nhưng lại không biết đến dịch vụ thanh toán qua máy POS, để đảm bảo tính hợp lý và chính xác trong quá trình xử lý số liệu điều tra tác giả loại bỏ những phiếu không phù hợp trên. Trường Lý do khách hàng Đại chưa sử dhọcụng thẻ NgKinhân hàng tế Huế Bảng 2.4: Thống kê lý do khách hàng chưa sử dụng thẻ Ngân hàng Lý do Số lượng Tỷ lệ Không có nhu cầu sử dụng 44 54.32% Ch mu n th c hi n m i giao d ch tr c ti p b ng ỉ ố ự ệ ọ ị ự ế ằ 32 39.51% tiền mặt 37
  48. p nh n, c p nh c thông tin và cách Chưa tiế ậ ậ ật đượ 5 6.17% sử dụng thẻ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Theo bảng 2.4, tổng số lượng khách hàng chưa sử dụng Thẻ ngân hàng là 81 người, trong đó lý do “Không có nhu cầu sử dụng” chiếm tỷ lệ cao nhất, 44 người tương ứng với 54.32%, đồng thời lý do “Chỉ muốn thực hiện mọi giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt” cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 32 người tương ứng 39.51%. Qua thống kê này ta có thể nhận thấy thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của khách hàng vẫn còn rất phổ biến. Tỷ lệ “Chưa tiếp nhận, cập nhật được thông tin và cách sử dụng thẻ” thấp nhất, chỉ chiếm 6.17% cho thấy khách hàng mặc dù đa số đã tiếp cận được thông tin cùng những dịch vụ công nghệ hiện đại mới nhưng vẫn quan ngại trong việc lựa chọn sử dụng.  Lý do khách hàng chưa biết đến thanh toán qua máy POS Tổng số những khách hàng đã sử dụng Thẻ ngân hàng nhưng chưa biết đến dịch vụ thanh toán thẻ qua máy POS là 27 người. Bảng 2.5: Thống kê lý do khách hàng chưa biết đến thanh toán qua máy POS Số lượng Tỷ lệ Không có nhu cầu tìm hiểu 15 55.56% Muốn biết nhưng ngại tìm hiểu 3 11.11% Chưa tiếp nhận được thông tin về dịch vụ thanh 9 33.33% toán quaTrường máy POS Đại học Kinh tế Huế Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Lý do tập trung chủ yếu là “Không có nhu cầu tìm hiểu” chiếm 55.56%, lý do “Chưa tiếp nhận được thông tin về dịch vụ thanh toán qua máy POS” chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 33.33% và lý do “Muốn biết nhưng ngại tìm hiểu” thấp nhất với 38
  49. 11.11%. Qua bảng thống kê này cho thấy 1 bộ phận khách hàng vẫn chưa tiếp cận được với những dịch vụ công nghệ hiện đại mới và trên thực tế 1 phần không nhỏ những khách hàng chưa thực sự quan tâm, tìm hiểu đối với những tiện ích mà thẻ ngân hàng mang lại. Điều này chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ thanh toán qua máy POS của NHNN cùng với các NHTM trên địa bàn thành phố Huế còn quá ít. a) Thống kê mẫu theo giới tính 49.17% Nam 50.83% Nữ Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.1: Thống kê mẫu theo giới tính Qua thống kê mẫu khảo sát, số lượng nam giới sử dụng thanh toán qua máy POS nhiều hơn số nữ giới, song lớn hơn không nhiều, cụ thể: Nam chiếm 50.83% và Nữ chiếm 49.17%. Có thể nhận thấy tỷ lệ nam giới tiếp cận với thông tin, dịch vụ công nghệ mới có phần lớn hơn so với nữ giới và theo đánh giá khách quan thói quen Trườngsử dụng tiền mặt trong Đại thanh toánhọc ăn sâu Kinh vào nữ giới hơntế là Huếvới nam giới. b) Thống kê mẫu theo nhóm tuổi Theo thống kê từ số phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập về, đối tượng phân bố nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 25 đến 40, chiếm 59.12%. Độ tuổi trên 40 chiếm 30.94%, độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 8.84% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 18 chỉ chiếm 39
  50. 1.1%. Độ tuổi từ 25 đến 40 là độ tuổi có thu nhập ổn định nhất và nhu cầu mua hàng hóa giá trị lớn cũng cao hơn so với 3 nhóm tuổi còn lại. 1.1% 8.84% 59.12% 30.94% 40 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.2: Thống kê mẫu theo nhóm tuổi c) Thống kê mẫu theo thu nhập 60 51.93 50 43.1 40 30 % 20 10 1.1 3.87 0 Trường 9tế tr Huế Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.3: Thống kê mẫu theo thu nhập Theo thống kê về thu nhập từ các đối tượng nghiên cứu, nhóm đối tượng có thu nhập từ 5 đến 9 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 51.93%, theo sau là nhóm thu 40
  51. nhập trên 9 triệu chiếm 43.1%, nhóm thu nhập dưới 2 triệu và nhóm thu nhập từ 2 đến 5 triệu chiếm tỷ lệ tương đối thấp với tỷ lệ lần lượt là 1.1% và 3.87%. Qua thống kê ta thấy rõ những người có nguồn thu nhập cao sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS nhiều hơn những người có thu nhập thấp và xu hướng mua hàng hóa có giá trị lớn cũng cao hơn.  Thông tin nhận biết việc sử dụng thanh toán qua máy POS a) Thống kê khách hàng biết đến thanh toán qua máy POS Trong số 181 khách hàng biết đến dịch vụ thanh toán qua máy POS, có 117 người chiếm 64.64% đã sử dụng qua dịch vụ này và 64 người tương ứng 35.36% chưa sử dụng qua. 70 64.64 60 50 35.36 40 30 % 20 10 0 Đã sử dụng Chưa sử dụng Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.4: Thống kê khách hàng biết đến dịch vụ thanh toán Trường Đại họcqua máy Kinh POS tế Huế Tỷ lệ người đã sử dụng so với người chưa sử dụng dịch vụ cao vượt trội, gần gấp đôi thể hiện được xu hướng phát triển theo chiều hướng được đón nhận ngày càng tích cực hơn của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán qua máy POS. Tại thành phố nhỏ như thành phố Huế việc đạt được tỷ lệ người sử dụng cao như vậy 41
  52. chứng tỏ dấu hiệu phát triển của thanh toán qua máy POS theo chiều hướng tốt, có tiềm năng trong tương lai. b) Thống kê thời gian sử dụng của khách hàng Bảng 2.6: Thống kê thời gian đã sử dụng của khách hàng Thời gian sử dụng Số lượng Tỷ lệ Dưới 6 tháng 31 26.5% Từ 6-12 tháng 52 44.44% Từ 1-3 năm 28 23.93% Trên 3 năm 6 5.13% Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Khoảng thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng chủ yếu trong khoảng từ 6 đến 12 tháng với 44.44%, tỷ lệ phân bố khá đồng đều đối với 2 khoảng thời gian dưới 6 tháng là 26.5% và từ 1 đến 3 năm là 23.93%, mặt khác đối với thời gian sử dụng trên 3 năm, tỷ lệ tương đối thấp chỉ chiếm 5.13%. Thống kê này đã phán ảnh rõ tình trạng phổ biến của loại dịch vụ thanh toán này trên địa bàn thành phố Huế trong vòng thời gian 3 năm trở lại đây, trước đó nó còn khá mới mẻ đối với khách hàng và chưa được sử dụng rộng rãi, số lượng khách hàng lựa chọn sử dụng thanh toán qua máy POS ngày càng tang trong thời gian gần đây. Đây có thể là ảnh hưởng của cuộc “Cách mạng Công nghệ 4.0”. c) Thống kê hạn mức trung bình của khách hàng TrườngTheo biểu đồ thống Đại kê 2.5, h ạhọcn mức thanh Kinh toán trung bìnhtế cHuếủa khách hàng tập trung vào khoảng từ 1 đến 5 triệu. 42
  53. 40 36.75 35 29.06 30 26.5 25 20 % 15 10 7.69 5 0 5 tr Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.5: Thống kê hạn mức thanh toán trung bình cuả khách hàng Trong số những khách hàng đã từng sử dụng thanh toán qua máy POS thì cụ thể hạn mức từ 1 đến 3 triệu chiếm 29.06%, hạn mức từ 3 đến 5 triệu chiếm 26.5%, song hạn mức thanh toán trên 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 36.75% điều này cho thấy thông thường khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán qua máy POS dùng để thanh toán những hàng hóa có giá trị lớn chiếm tỷ lệ cao hơn so với những hàng hóa có giá trị nhỏ. Ở đây hạn mức thanh toán dưới 1 triệu chỉ chiếm 7.69%. Nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy khách hàng đã bắt đầu sử dụng thanh toán qua máy POS cho những giao dịch với giá trị nhỏ. d) Thống kê số lần sử dụng dịch vụ trong 1 tháng TrườngSố lần sử dụng dị chĐại vụ trong học tháng từ Kinh1 đến 5 lần chitếếm đaHuế số với tỷ lệ cao nhất 76.07%, theo sau lần lượt là 1 lần với 11.11% và từ 5 đến 10 lần với 12.82%, không có đối tượng khảo sát nào sử dụng dịch vụ trên 10 lần trong 1 tháng. 43
  54. Bảng 2.7: Thống kê số lần sử dụng dịch vụ trong 1 tháng Số lần Số lượng Tỷ lệ 1 lần 13 11.11% 1-5 lần 89 76.07% 5-10 lần 15 12.82% Trên 10 lần 0 0% Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Điều này cho thấy số lần sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS trong 1 tháng còn hạn chế so với thanh toán bằng tiền mặt được sử dụng mỗi ngày. Thời gian tới NHNN cùng với các NHTM trên địa bàn thành phố Huế cần chú ý và nhanh chóng tìm ra phương án nhằm gia tăng ý định sử dụng cũng như sử dụng thường xuyên hơn của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán qua máy POS. e) Thống kê mức độ rủi ro và tổn thất trong quá trình sử dụng của khách hàng Trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS tỷ lệ khách hàng chưa từng gặp phải rủi ro chiếm 54.7%, mặt khác, tỷ lệ rủi ro mà khách hàng gặp phải tương đối ít tuy nhiên bởi vì rủi ro vẫn tồn tại nên dịch vụ được đánh giá chưa hoàn toàn toàn diện để khách hàng yên tâm sử dụng. Tỷ lệ thường xuyên gặp phải rủi ro chiếm 1.71%, tỷ lệ thỉnh thoảng gặp phải rủi ro chiếm 10.26% và tỷ lệ hiếm khi gặp phải rủi ro chiếm 33.33%. Đây là lý do chính dẫn đến tần suất sử dụng thanh toán qua máy POS trong 1 tháng tỷ lệ thấp. Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  55. 60 54.7 50 40 33.33 Chưa từng 30 Hiếm khi Thỉnh thoảng 20 10.26 Thường xuyên 10 1.71 0 Chưa từng Đã từng Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.6: Thống kê mức độ rủi ro gặp phải 39.62 40 35.85 35 30 25 20 16.98 % 15 10 7.55 5 0 Trường 500 Huế Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Biểu đồ 2.7: Thống kê tổn thất gặp phải Đối với những khách hàng đã từng gặp phải rủi ro, tổn thất họ phải chịu trong khoảng từ 100,000Đ đến 300,000Đ chiếm tỷ lệ cao nhất với 39.62%, tổn 45
  56. thất dưới 100,000Đ chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 35.85%. Tổn thất trên 500,000Đ có phát sinh song chiếm tỷ lệ nhỏ với 7.55%, thống kê này một lần nữa khẳng định tính chưa hoàn thiện của dịch vụ thanh toán qua máy POS trong hoạt động sử dụng của khách hàng. Mặc dù tỷ lệ tổn thất mà khách hàng phải chịu tương đối nhỏ, tuy nhiên NHNN cùng với các NHTM trên địa bàn thành phố Huế cần phải chú ý và nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khắc phục những rủi ro trong quá trình sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng từ đó hạn chế những tổn thất phát sinh nhằm tăng tính tin cậy cho phương thức thanh toán này.  Phân tích mối quan hệ giữa 2 yếu tố Thời gian sử dụng và Tần suất sử dụng dịch vụ của khách hàng Dựa vào kết quả thống kê được từ Bảng 2.8 Thống kê thời gian đã sử dụng của khách hàng và Bảng 2.9 Thống kê số lần sử dụng dịch vụ của khách hàng tác giả nhận thấy có mối liên hệ giữa 2 yếu tố Thời gian sử dụng và Tần suất sử dụng của khách hàng. Biểu đồ 2.8 cho thấy những khách hàng có Thời gian sử dụng lâu năm hơn thì Tần suất sử dụng nhiều hơn so với những khách hàng có Thời gian sử dụng ngắn. Trong số 15 người sử dụng từ 5-10 lần 1 tháng có 4 người đã sử dụng thanh toán qua máy POS trên 3 năm và 6 người đã sử dụng thanh toán qua máy POS trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Khách hàng có Thời gian sử dụng dưới 1 năm Tần suất sử dụng tập trung chủ yếu vào khoảng từ 1-5 lần mỗi tháng, điều này chứng tỏ những người dùng lâu có xu hướng sử dụng nhiều hơn những người mới sử dụng, khẳng định Trườngđược sự tin dùng c ủĐạia khách hàng học đối vớ iKinh thanh toán qua tế máy Huế POS. 46
  57. 1 3 năm 0 2 0 10 20 30 40 50 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Biểu đồ 2.8: Mối liên hệ giữa Thời gian và Tần suất sử dụng 2.2.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến Phân tích Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Đây là phân tích cần thiết cho thang đo phản ánh, nó được dùng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo chấp nhận được khi có trị số Cronbach’s Alpha từ 0.6 cho mục đích nghiên cứu khám phá (Nunnally và Burnstein, 1994). Hệ số tương quan biến – tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan của các biến với các biến khác trong cùng một nhóm càng cao. Hệ số tương quan biến – tổng phải lớn hơn 0.3. Các biến có hệ số tương quan Trường biến – tổng nhỏ hơnĐại 0.3 đưhọcợc xem làKinh biến rác vàtế bị loHuếại khỏi thang đo (Nunnally và Burnstein, 1994). Sau khi đưa các biến quan sát vào phần mềm xử lý SPSS 22.0, kết quả thu được như sau: 47
  58. Bảng 2.8: Hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan Giá trị Độ lệch Tương quan Cronbach’s Alpha Yếu tố sát trung bình chuẩn biến tổng nếu biến bị loại HI1 3.36 0.737 0.926 0.869 HI2 3.19 0.751 0.743 0.904 Nhận thức sự HI3 3.20 0.874 0.723 0.906 Hữu HI4 3.34 0.851 0.793 0.891 ích HI5 3.59 0.977 0.768 0.900 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.913 TT1 3.30 0.586 0.736 0.942 TT2 3.27 0.629 0.853 0.929 Nhận TT3 3.02 0.612 0.798 0.936 th c s ứ ự TT4 2.98 0.703 0.895 0.923 Thuận tiện TT5 3.03 0.714 0.895 0.923 TT6 3.10 0.449 0.802 0.936 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.943 SD1 2.99 0.637 0.662 0.854 Nh n ậ SD2 3.03 0.605 0.868 0.757 thức Tính SD3 3.20 0.476 0.719 0.830 d s ễ ử SD4 3.33 0.538 0.640 0.855 dụng Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.864 AH1 3.46 0.654 0.731 0.886 Ảnh AH2 3.64 0.568 0.888 0.782 hưởng xã hội AH3 3.73 0.793 0.786 0.865 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.889 TrườngCP1 Đại2.99 học 0.687Kinh tế0.773 Huế 0.930 CP2 2.97 0.670 0.893 0.889 Chi phí sử CP3 3.02 0.641 0.845 0.906 dụng CP4 3.45 0.644 0.837 0.908 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.930 Cảm CN1 3.06 0.647 0.894 0.966 nhận CN2 3.03 0.666 0.928 0.957 48
  59. Biến quan Giá trị Độ lệch Tương quan Cronbach’s Alpha Yếu tố sát trung bình chuẩn biến tổng nếu biến bị loại s ự CN3 3.01 0.691 0.932 0.955 thích thú CN4 3.02 0.643 0.882 0.935 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.968 RR1 3.57 0.920 0.770 0.937 RR2 3.54 0.885 0.828 0.928 Rủi ro RR3 3.70 0.937 0.910 0.912 khi sử dụng RR4 3.73 0.965 0.910 0.912 RR5 3.90 1.108 0.791 0.937 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.939 YD1 3.40 0.612 0.719 0.862 Ý định YD2 3.66 0.474 0.848 0.805 sử dụng YD3 3.93 0.772 0.825 0.804 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0.876 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Từ Bảng 2.8, các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8. Trong đó thấp nhất là biến Nhận thức tính dễ sử dụng với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.864 và cao nhất là biến Cảm nhận sự thích thú với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.968. Điều này cho thấy các biến sử dụng trong mô hình có độ tin cậy cao. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, phân bố từ 0.662 đến 0.932, nên chấp nhận tất cả các biến. Các biến này đủ điều kiện đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Trường2.2.3. Phân tích nhân Đại tố học Kinh tế Huế Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal component với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có EigenValues lớn hơn hoặc bằng 1 đối với 34 biến quan sát đo lường. Thực hiện các phân tích: 49
  60. Kiểm định Giả thuyết các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể dựa vào hệ số KMO và kiểm định Barlett. Phân tích nhân tố là thích hợp khi hệ số KMO > 0.5 và mức ý nghĩa Barlett 1 và tổng phương sai trích được > 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Kết quả phân tích nhân tố EFA của mô hình như sau: Giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Bảng 2.9: Bảng hệ số KMO của các biến giải thích KMO and Bartlett’s test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.796 Bartlett’s test of Sphericity Approx. Chi-Square 6097.576 Df 378.000 Sig. 0.000 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Kiểm định Barlett: Sig=0.000 0.5: cho thấy phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu phân tích. Bảng 2.10: Bảng hệ số KMO của biến Ý định sử dụng KMO and Bartlett’s test TrườngKaiser-Meyer Đại-Olkin Measure học of Sampling Kinh Adequacy tế 0.601Huế Bartlett’s test of Sphericity Approx. Chi-Square 538.25 Df 43.000 Sig. 0.000 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 50
  61. Kiểm định Barlett: Sig=0.000 0.5 khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. Bảng 2.11: Ma trận xoay nhân tố của các biến giải thích Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 TT4 Hỗ trợ nhu cầu công việc 0.916 TT5 Mua hàng hóa giá trị lớn 0.911 TT2 Tiết kiệm TG, CP 0.901 TT3 Chủ động quản lý TC 0.853 TT6 Chức năng rút tiền 0.842 TT1 Nhanh chóng dễ dàng 0.830 RR3 Không an tâm về CN 0.944 RR4 Không tin tưởng nhân viên bán 0.940 hàng RR5 Lo lắng về pháp luật 0.877 RR2 Lộ bí mật cá nhân 0.864 RR1 Mất cắp tiền 0.825 HI1 Giảm chi phí sử dụng TM 0.953 HI4 Khuyến mãi giảm giá 0.879 HI5 Phần thường quà tặng 0.853 HI2 Thẻ không rát nách hay bị ướt 0.820 HI3 Trả đủ tiền thối có số dư lẻ 0.807 CN4 Ý tưởng khôn ngoan 0.959 CN3 TrườngTự hào khi sử dụng Đại học Kinh tế0.956 Huế CN2 Yên tâm khi sử dụng 0.948 CN1 Rất thích sử dụng 0.939 CP2 Tiện ích cao hơn chi phí 0.929 CP3 Sẵn sàng trả tiền 0.926 CP4 Tốn nhiền chi phí 0.916 CP1 Chi phí hợp lý 0.852 51
  62. Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 SD2 Không khó khăn khi học cách sử 0.893 dụng SD3 Thao tác giao dịch nhanh chóng 0.858 SD4 Sử dụng là dễ dàng 0.800 SD1 HDSD dễ hiểu 0.768 AH2 Bạn bè đồng nghiệp 0.944 AH3 Người xung quanh 0.888 AH1 Gia đình 0.861 Eigenvalues 4.818 4.205 3.831 3.702 3.391 2.915 2.802 Phương sai trích 14.170 26.538 37.807 48.694 58.667 67.241 75.481 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố của Ý định sử dụng Nhân tố YD2 Thường xuyên sử dụng 0.900 YD3 Giới thiệu cho người khác 0.885 YD1 Tiếp tục sử dụng 0.855 Eigenvalues 2.715 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Từ Bảng 2.11 cho thấy: Trường Có 7 nhân tố đượ cĐại trích từ phânhọc tích EFA Kinh với: tế Huế - Giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu. - Các biến quan sát có hệ số tải > 0.5: đạt yêu cầu. - Giá trị tổng phương sai trích = 75.481% (>50%): phân tích nhân tố EFA đạt yêu cầu. Có thể nói rằng 7 nhân tố được trích này giải thích 75.481% biến thiên của dữ liệu. 52
  63. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy, có 7 nhân tố được trích ra, các nhân tố này tương ứng với 7 biến giải thích là (1) Nhận thức sự thuận tiện, (2) Nhận thức sự rủi ro, (3) Nhận thức sự hữu ích, (4) Cảm nhận sự thích thú, (5) Chi phí sử dụng, (6) Nhận thức tính dễ sử dụng, (7) Ảnh hưởng xã hội, và 1 biến phụ thuộc là Ý định sử dụng. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy nhóm biến quan sát của các nhân tố này có hệ số tải nhân tố tốt (từ 0.768 trở lên) và hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0.8. Do đó mô hình sau khi hiệu chỉnh vẫn sẽ bao gồm 7 biến giải thích và 1 biến phụ thuộc như mô hình đề xuất ban đầu. Từ kết quả phân tích nhân tố ở trên ta có mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo với các giả thuyết và kỳ vọng như sau: Bảng 2.13: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Nội dung Nhận thức sự thuận tiện có tác động dương (+) lên ý định sử dụng H1 thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân Nhận thức rủi ro khi sử dụng có tác động âm (-) lên ý định sử dụng H2 thanh toán qua máy POS của khách hàng cá nhân Nhận thức sự hữu ích có tác động dương (+) lên ý định sử dụng thanh H3 toán qua máy POS của khách hàng cá nhân Cảm nhận sự thích thú có tác động dương (+) lên ý định sử dụng thanh H4 toán qua máy POS của khách hàng cá nhân Chi phí sử dụng có tác động âm (-) lên ý định sử dụng thanh toán qua H5 máy POS của khách hàng cá nhân Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương (+) lên ý định sử dụng H6 Trườngthanh toán quaĐại máy POS học của khác Kinhh hàng cá nhân tế Huế Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý định sử dụng thanh toán H7 qua máy POS của khách hàng cá nhân 53
  64. 2.2.4. Phân tích hồi qui 2.2.4.1. Phân tích tương quan Pearson Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc là Y định sử dụng và các biến giải thích như: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức sự tiện lợi, Nhận thức sự dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Chi phí sử dụng, Cảm nhận sự thích thú, Nhận thức sự rủi ro khi sử dụng. Đồng thời cũng phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 2.14: Bảng hệ số Pearson Correlations Correlations YD RR TT HI CN CP SD AH YD Pearson 1 -.169* .195 .240 .204 -.137 .215 .221 Correlation Sig. (2-tailed) .023 .009 .001 .006 .001 .004 .003 N 181 181 181 181 181 181 181 181 RR Pearson -.169* 1 -.048 -.003 -.020 -.028 -.024 -.024 Correlation Sig. (2-tailed) .023 .520 .970 .787 .710 .751 .749 N 181 181 181 181 181 181 181 181 TT Pearson .195 -.048 1 .915 .913 .909 .960 .967 TrườngCorrelation Đại học Kinh tế Huế Sig. (2-tailed) .009 .520 .000 .000 .000 .000 .000 N 181 181 181 181 181 181 181 181 HI Pearson .240 -.003 .915 1 .880 .897 .942 .950 Correlation Sig. (2-tailed) .001 .970 .000 .000 .000 .000 .000 54
  65. N 181 181 181 181 181 181 181 181 CN Pearson .204 -.020 .913 .880 1 .874 .941 .934 Correlation Sig. (2-tailed) .006 .787 .000 .000 .000 .000 .000 N 181 181 181 181 181 181 181 181 CP Pearson -.137 -.028 .909 .897 .874 1 .936 .944 Correlation Sig. (2-tailed) .001 .710 .000 .000 .000 .000 .000 N 181 181 181 181 181 181 181 181 SD Pearson .215 -.024 .960 .942 .941 .936 1 .993 Correlation Sig. (2-tailed) .004 .751 .000 .000 .000 .000 .000 N 181 181 181 181 181 181 181 181 AH Pearson .221 -.024 .967 .950 .934 .944 .993 1 Correlation Sig. (2-tailed) .003 .749 .000 .000 .000 .000 .000 N 181 181 181 181 181 181 181 181 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Các biến giải thích đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc,Trường đa số các hệ số tương Đại quan đhọcều có ý ngh Kinhĩa thống kê tế(p < 0.01)Huế ngoại trừ biến Nhận thức rủi ro khi sử dụng có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Cụ thể, mối quan hệ tương quan giữa biến Ý định sử dụng và Rủi ro khi sử dụng là (r = -0.169), với Chi phí sử dụng là (r = 0.146), tương quan giữa Ý định sử dụng và Nhận thức sự thuận tiện là (r = 0.195), với Nhận thức sự hữu ích là (r = 0.240), tương quan với Cảm nhận sự thích thú là (r = 0.204), tương quan với Nhận 55
  66. thức tính dễ sử dụng là (r = 0.215) và tương quan với Ảnh hưởng xã hội là (r = 0.221). Như vậy, việc sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính phù hợp. 2.2.4.2. Phân tích hồi qui Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau: YD = β0 + β1*HI+ β2*TT + β3*SD + β4*AH + β5*CP + β6*CN+ β7*RR + ε Bảng 2.15: Bảng tóm tắt mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu Sai số chuẩn của ước Durbin-Watson chỉnh lượng 1 .5972 .508 .672 .544 2.061 Biến giải thích: (Hệ số chặn), AH, RR, CN, CP, HI, TT, SD Biến phụ thuộc: YD Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Như vậy, mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.672, nghĩa là 67,2% (>50%) sự biến thiên của Ý định sử dụng được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức sự thuận tiện, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Chi phí sử dụng, Cảm nhận sự thích thú, Rủi ro khi sử dụng. Bảng 2.16: Bảng ANOVAa Mô hình Tổng bình Df Trung bình bình phương F Sig. phương 1 Hồi quy 6.225 7 7.889 32.004 .001b PhTrườngần dư 51.219 Đại 173học.026 Kinh tế Huế Tổng 57.444 180 Biến phụ thuộc : YD Biến giải thích: (Hệ số chặn), AH, RR, CN, CP, HI, TT, SD Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 56
  67. Bảng 2.17: Bảng hệ số hồi quy Hệ số hồi Hệ số hồi quy Kiểm tra hiện tượng quy chuẩn chưa chuẩn hóa đa cộng tuyến Mô hình hóa T Sig. Độ chấp B Std.Error Beta VIF nhận 1 Hệ số 1.276 .207 5.331 .000 chặn TT .013 .033 .241 3.188 .006 .762 1.065 RR -.167 .028 -.178 -2.457 .015 .985 1.015 HI .110 .011 .139 1.470 .001 .697 1.286 CN .082 .027 .130 3.419 .000 .813 1.881 CP -.103 .020 -.159 -1.211 .001 .708 1.242 SD .114 .037 .141 2.544 .000 .613 1.373 AH .155 .021 .168 3.228 .003 .809 1.977 Biến phụ thuộc: YD Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình: Giả thuyết H0: β1= β2= β3= β4= β5= β6 = 0 (tất cả hệ số hồi qui riêng phần bằng 0). Giá trị sig(F)=0.000 < mức ý nghĩa (5%): Giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có nghTrườngĩa là sự kết hợp c ủĐạia các biế n họcgiải thích Kinhhiện có trong tếmô hình Huế có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu hiện có. Sig(β1), Sig(β2), Sig(β3), Sig(β4), Sig(β5), Sig(β6), Sig(β7) < mức ý nghĩa (5%), nên các biến giải thích tương ứng là HI, TT, SD, AH, CP, CN, RR có hệ số hồi qui riêng phần có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 57
  68. Kiểm tra đa cộng tuyến: Các giá trị VIF < 10: Hiện tượng đa cộng tuyến của các biến giải thích không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình. Hệ số Durbin-Watson là 2.061 cho thấy các sai số trong mô hình độc lập với nhau. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến: YD = 1.276 + 0.013*TT – 0.167*RR + 0.110*HI + 0.082*CN – 0.103*CP + 114*SD + 0.155*AH + ε (Với phần dư ε ≈ 0) Dựa vào kết quả xử lý SPSS, Bảng 2.17 Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta đạt được phán ánh mức độ ảnh hưởng của các biến giải thích lên biến phụ thuộc Ý định sử dụng. Trong đó, cụ thể: Chiếm hệ số lớn nhất 0.241 là Nhận thức về sự thuận tiện điều này chứng tỏ trong số 7 biến giải thích, Nhận thức về sự thuận tiện có ảnh hưởng lớn nhất làm tăng Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng, khi Nhận thức về sự thuận tiện tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng tăng thêm 0.241 đơn vị. Mức độ ảnh hưởng đứng thứ 2 là Ảnh hưởng xã hội với Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.168, điều này cho thấy ảnh hưởng của những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tác động 1 phần không nhỏ nhằm gia tăng Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán này. Khi biến Ảnh hưởng xã hội tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng tăng thêm 0.168 đơn vTrườngị. Đại học Kinh tế Huế Đối với biến giải thích Nhận thức tính dễ sử dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.141, mức độ ảnh hưởng của nó lên Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng đứng thứ 3 trong số 7 biến giải thích, chứng tỏ tính dễ sử dụng đóng vai trò khá quan trọng lên Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Điều 58
  69. này có nghĩa, khi biến Nhận thức tính dễ sử dụng tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng tăng thêm 0.141 đơn vị. Mức độ ảnh hưởng đứng thứ 4 là biến giải thích Nhận thức sự hữu ích với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.139 hay khi biến Nhận thức sự hữu ích tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng tăng thêm 0.139 đơn vị. Sự hữu ích của thanh toán qua máy POS càng nhiều thì Ý định sử dụng dịch vụ sẽ càng tăng. Biến giải thích Cảm nhận sự thích thú với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.130 đứng thứ 5 về mức độ ảnh hưởng đến Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng, điều này có nghĩa khi biến Cảm nhận sự thích thú tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng tăng thêm 0.130 đơn vị. Bên cạnh những biến giải thích có tác động làm tăng Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng vẫn có những biến giải thích tác động ngược lại, Rủi ro và Chi phí càng tăng thì Ý định sử dụng sẽ càng giảm, điều này hoàn toàn hợp lý trên thực tế. Với hệ số Beta lần lượt là -0.178 và -0.159 Rủi ro khi sử dụng và Chi phí sử dụng tác động mạnh nhất đến sự suy giảm Ý định sử dụng của khách hàng, biến Rủi ro khi sử dụng tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng giảm xuống 0.178 đơn vị, đồng thời khi biến Chi phí sử dụng tăng thêm 1 đơn vị thì Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng sẽ giảm xuống 0.159 đơn vị. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán qua máy POS trên địa bàn ThànhTrường phố Huế Đại học Kinh tế Huế 2.3.1. Thành công Sau hơn 10 năm hình thành và hoạt động dịch vụ thanh toán qua máy POS đã đạt được những thành công nhất định tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng. 59
  70. Với quy mô ngày càng được mở rộng cùng với sự gia tăng trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, hệ thống công nghệ phát triển tích cực và không ngừng đổi mới để ngày càng hoàn thiện toàn diện hơn đem đến cho người tiêu dùng một dịch vụ thanh toán hữu ích và thuận tiện. Cụ thể chỉ trong vòng 3 năm phát triển, số máy POS được đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố Huế từ 894 máy năm 2014 đã tăng thêm 45.75% năm 2017 con số này đạt 1303 máy POS. Đồng thời, số ĐVCNT cũng tăng mạnh đáng kể, năm 2014 có 782 ĐVCNT, năm 2017 tăng lên thành 1475 đơn vị tương đương với 88.62%. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng cho việc phát triển thanh toán thẻ qua máy POS. Theo số liệu thu thập trong quá trình điều tra, với 300 mẫu được phát ra để khảo sát các đối tượng là khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế, số lượng đối tượng biết đến thanh toán qua máy POS chiếm 60.33%, tức 181 người. Con số thu được khá lớn, tỷ lệ so với số người không biết đến dịch vụ này cao hơn vượt trội, có thể nhận thấy được sự tiếp cận thông tin cùng công nghệ mới của khách hàng đang ngày càng gia tăng theo chiều hướng tích cực hơn. Đồng thời, trong số 181 người biết đến dịch vụ thanh toán qua máy POS, có 117 người đã sử dụng dịch vụ, chiếm 64.64% điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của dịch vụ, xu hướng chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Thanh toán qua máy POS ngày càng lấy được lòng tin của người tiêu dùng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trong vòng 3 năm trở lại đây gia tăng đáng kể. Trên địa bàn thành phố Huế, theo số liệu thu thập được số người sử dụng dịch vụ từ 6-12 tháng chiếm 44.44%, từ 1-3 năm chiếm 23.93% chứng tỏ xu hướng sử dụng dịch Trườngvụ thanh toán qua máyĐại POS đanghọc ngày Kinhcàng phát tri ểtến m ạnhHuế mẽ, được người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn. Theo Biểu đồ 2.5: Thống kê hạn mức thanh toán trung bình của khách hàng từ những khách hàng đã sử dụng thanh toán qua máy POS thì những giao dịch với giá trị lớn thường được lựa chọn phương thức này để thanh toán hơn so với những giao dịch có giá trị nhỏ, tuy nhiên vẫn có 1 bộ phận khách hàng trên địa bàn 60
  71. thành phố Huế sử dụng thanh toán qua máy POS cho những giao dịch giá trị nhỏ, cụ thể theo thống kê có 9 trên tổng số 117 người tương đương 7.69% hạn mức thanh toán dưới 1 triệu đồng, đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy khách hàng đã bắt đầu sử dụng thanh toán qua máy POS cho những giao dịch nhỏ, lẻ. Xét đến tần suất sử dụng dịch vụ trong vòng 1 tháng của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế, dựa vào bảng thống kê Bảng 2.7, số lần sử dụng thanh toán qua máy POS trong khoảng từ 1 đến 5 lần mỗi tháng, chiếm đến 76.07%. Tần suất sử dụng thanh toán qua máy POS so với thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn hạn chế tuy nhiên vẫn giữ được mức độ ổn định trung bình, đều đặn mỗi tháng. Đây chính là động lực để NHNN cùng các NHTM trên thành phố đẩy mạnh công tác đầu tư, tuyên truyền quảng cáo để dịch vụ thanh toán qua máy POS ngày càng đến gần với khách hàng hơn nhằm tạo nên nền tảng phát triển tốt về sau, góp phần giảm thiểu lưu thông tiền mặt trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thanh toán qua máy POS khách hàng trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn gặp phải những rủi ro nhất định, tuy nhiên trong tỷ lệ người gặp phải rủi ro thường xuyên chỉ chiếm 1.71% trong khi đó tỷ lệ người chưa từng gặp phải rủi ro rất cao, chiếm đến 54.7%. Mặc dù tỷ lệ rủi ro vẫn còn tồn tại song tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, theo Biểu đồ 2.7: Thống kê tổn thất gặp phải trong quá trình sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng, tỷ lệ tổn thất gặp phải ở mức thấp, chủ yếu dưới 300,000Đ, tổn thất trên 500,000Đ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 7.55%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý, phòng chống rủi ro và bảo vệ khách hàng của NHNN cùng các NHTM trên thành phố luôn được duy trì và đảm bảo, hạn chế tTrườngối đa rủi ro mà khách Đại hàng có học thể gặp phKinhải cũng nh ưtếtổn thHuếất mà khách hàng phải gánh chịu. 2.3.2. Hạn chế Cùng với những thành công đạt được dịch vụ thanh toán qua máy POS cũng có những hạn chế nhất định trên 1 số phương diện, chủ yếu tập trung vào rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng. 61
  72. Vẫn còn 1 bộ phận người tiêu dùng chưa biết đến dịch vụ thanh toán qua máy POS hay đã biết đến tuy nhiên vẫn chưa sử dụng qua dịch vụ. Theo thống kê, trong số 181 người biết đến thanh toán qua máy POS có đến 64 người chưa từng sử dụng qua dịch vụ, chiếm 35.36%, tỷ lệ này vẫn tương đối cao, chứng tỏ 1 bộ phận khách hàng vẫn chưa nắm bắt được công nghệ mới, dịch vụ thanh toán hiện đại và thói quen sử dụng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Đối với những khách hàng đã sử dụng dịch vụ, số lần trung bình thanh toán qua máy POS trong 1 tháng khá khiêm tốn, số lần sử dụng từ 1 đến 5 lần chiếm tỷ lệ cao với hơn 76% trong khi đó không có khách hàng nào sử dụng dịch vụ trên 10 lần trong 1 tháng. Điều này chứng tỏ, khách hàng đã tiếp cận và chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán này tuy nhiên mức độ sử dụng còn thấp, chưa phổ biến. Cho thấy, công tác tuyên truyền, quảng cáo thanh toán qua máy POS của NHNN và các NHTM trên địa bàn thanh phố Huế còn quá ít, chưa tạo được lòng tin và sự an tâm cho khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ. Theo Biểu đồ 2.5: Thống kê hạn mức thanh toán trung bình của khách hàng vẫn còn sự phân biệt rõ rệt giữa các hạn mức thanh toán, hạn mức thanh toán càng lớn tỷ lệ phát sinh càng cao, ngược lại đối với những giao dịch giá trị nhỏ cụ thể dưới 1 triệu đồng, tỷ lệ khá khiêm tốn, chỉ chiếm 7.69%. Sự phân biệt rõ rệt này cho thấy tình hình sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng chỉ tập trung chủ yếu vào những giao dịch có giá trị lớn, thói quen sử dụng này phần nào làm giảm tần suất sử dụng dịch vụ của khách hàng, bởi vì những giao dịch lớn thường ít phát sinh hơn so với những giao dịch nhỏ, lẻ diễn ra hằng ngày. TrườngMặt hạn chế của thanh Đại toán quahọc máy POS Kinh còn phụ thu tếộc vào Huế phần lớn thái độ hợp tác của các ĐVCNT trên địa bàn thành phố Huế, trong quá trình tiến hành khảo sát các đối tượng khách hàng tại những điểm chấp nhận thẻ trên thành phố, tác giả nhận thấy 1 số ĐVCNT có thái độ hợp tác kém, vẫn còn hành vi cất máy POS và từ chối khách hàng có ý định thanh toán qua máy POS lý do chính xuất phát từ việc 62