Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

pdf 73 trang thiennha21 20/04/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_sinh_ke_cua_nguoi_dan_mien_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI TẠI XÃ XUÂN NỘI, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI TẠI XÃ XUÂN NỘI, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K48 - PTNT Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 GV hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Sinh viên Hoàng Quốc Huy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội”. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin được cảm ơn tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương, là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo UBND xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 5 tháng 10 năm 2020 Sinh viên Hoàng Quốc Huy
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Chọn mẫu nhóm hộ điều tra tại xã Xuân Nội 21 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Nội 25 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính 27 của xã Xuân Nội năm 2019 27 Bảng 4.3: Thống kê vật nuôi chính của xã Xuân Nội giai đoạn 2017-2019 27 Bảng 4.5: Các thông tin cơ bản về chủ hộ 34 Bảng 4.6. Mức độ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, xã hội của các nhóm hộ điều tra năm 2019 36 Bảng 4.7: Tổng diện tích đất đai và đất canh tác theo xóm và nhóm hộ 37 Bảng 4.8: Một số tài sản của hộ 39 Bảng 4.9: Hiện trạng nhà ở của các hộ nghiên cứu 40 Bảng 4.10: Vốn vay chính của người dân 41 Bảng 4.11: Thu nhập trung bình từ nông nghiệp, phi nông nghiệp của các nhóm hộ tại xã Xuân Nội 42 Bảng 4.12: Số hộ trồng và bình quân diện tích trồng từ các cây trồng chủ yếu tại xã Xuân Nội 44 Bảng 4.13: Tổng thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại xã Xuân Nội theo nhóm hộ 45 Bảng 4.14: Số lượng vật nuôi chính theo phân loại kinh tế hộ của xã Xuân Nội 46 Bảng 4.15: Tổng thu nhập về chăn nuôi theo nhóm hộ 47 Bảng 4.16. Tổng thu nhập từ phi nông nghiệp nhóm hộ 48 Bảng 4.17: Khó khăn trong sinh kế của các nhóm hộ 49 Bảng 4.18: Định hướng sinh kế cho các nhóm hộ trong 3 năm tiếp theo 51
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Nghĩa dầy đủ 1 DFID Bộ phát triển Quốc tế 2 GTNT Giao thông nông thôn 3 NTM Nông thôn mới 4 PTNT Phát triển nông thôn 5 UB MTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa lí luận 3 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1. Cơ sở lí luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan 4 2.1.2. Các lí thuyết áp dụng 8 2.1.3. Thu nhập, hộ và kinh tế hộ 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới 15 2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của Việt Nam 17 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Khách thể nghiên cứu 19 3.1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 19
  8. vi 3.2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 19 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu 19 3.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 20 3.2.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Phương pháp luận 20 3.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu 21 3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 22 3.4. Hệ thống các chỉ số 22 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Đặc điểm địa bàn xã Xuân Nội – huyện Trùng Khánh 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2. Điều kiện Kinh tế – Xã hội 26 4.1.3. Văn hóa - xã hội 31 4.2. Nguồn lực sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội 32 4.2.1. Thông tin và phân loại hộ điều tra 32 4.2.2. Nguồn vốn con người 33 4.2.3. Nguồn vốn xã hội 36 4.2.4. Nguồn vốn tự nhiên 37 4.2.5. Nguồn vốn vật chất 39 4.2.6. Nguồn vốn tài chính 40 4.3. Các hoạt động sinh kế của người dân Xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 42 4.3.1. Hoạt động sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp 42 4.3.2. Hoạt động nông nghiệp 43 4.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp 47
  9. vii 4.4. Khó khăn trong phát triển sinh kế và định hướng sinh kế cho người dân xã Xuân Nội 49 4.5. Nhận xét chung về sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội 52 4.6. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất cho người dân xã Xuân Nội 54 4.6.1. Quan điểm định hướng chiến lược sinh kế bền vững 54 4.7. Các giải pháp khả thi trong lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân xã Xuân Nội 55 4.7.1. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người 55 4.7.2. Giải pháp về chính sách về vốn 56 4.7.3. Giải pháp phòng ngừa các dịch bệnh 56 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đảm bảo được việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại các địa phương đã có nhiều chương trình, tổ chức nhằm cải thiện đời sống của người dân. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế trở nên quan trọng và cần thiết, biết được những mặt đã làm tốt để phát triển và những điều chưa phù hợp với địa phương từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết và hướng tới những hoạt động mới phù hợp với địa phương để đạt hiệu quả cao nhất. Theo số liệu Tổng cục thống kê (năm 2019), nước ta là một nước nông nghiệp với 63.149.249 người sinh sống tại nông thôn, chiếm 65,6% dân số sống ở khu vực nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các chiến lược sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách hỗ trợ cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế.
  11. 2 Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở vật chất để phát triển. Để cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo vùng núi cần có sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức xã hội, thông qua các hoạt động, thông qua hệ thống cây trồng, vật nuôi tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi, cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển các hoạt động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta thấy rằng sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Xã Xuân nội là xã vùng núi còn gặp nhiều khó khan về kinh tế, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn vậy nên trong những năm qua tại xã Xuân Nội đã có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi xã Xuân Nội nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. - Phân tích hoạt động sinh kế về thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân xã Xuân Nội. - Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất cho người dân địa phương.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa lí luận - Đây là một đề tài mới nghiên cứu về vấn đề sinh kế của người dân miền núi tại địa phương vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dựng nền móng cho các cuộc nghiên cứu sau này khi nghiên cứu đến các hoạt động sinh kế. - Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề trong hoạt động sinh kế của người dân miền núi, hiệu quả của các hoạt động sinh kế ấy mang lại. - Bổ sung một số lý thuyết về hoạt động sinh kế, đóng góp một mẫu nghiên cứu xã hội học làm sáng tỏ thực trạng sinh kế, đồng thời tìm hiểu đời sống hiện nay của người dân nơi đây. 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn - Đáp ứng mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của người dân miền núi. - Đóng góp kiến nghị những giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững của người dân miền núi xã Xuân Nội hiện nay. - Đóng góp một mô hình sinh kế bền vững cho chiến lược sinh kế bền vững khu vực miền núi đang chuyển biến về tỉ trọng cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
  13. 4 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Các khái niệm liên quan Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ (Wallmann, 1984 trích theo Nông Tuyết Phượng). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” (DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. [2] * Khái niệm sinh kế Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đường xá, đất đai ) cùng các hoạt động cần thiết để làm phương tiện kiếm sống của con người (Scoones, 1998). [15] Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1) trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn, Dong giềng (2) chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gà, cá, ngựa, dê (3) lâm nghiệp: Keo, thông, bạch đàn, Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là các dịch vụ, buôn bán và một số ngành nghề khác.
  14. 5 Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình của họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. * Khái niệm tiếp cận sinh kế Đây là khái niệm tương đối mới. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế. Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi với điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho những thế hệ tiếp theo.[8] * Khái niệm sinh kế bến vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đố phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [12] Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng lần đầu tiên như một khái niệm phát triển vào những năm đầu thập niên 90. Tác giả Chamber và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: “Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai”. [13]
  15. 6 * Khái niệm chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng của họ.[8] Biến can thiệp Biến can thiệp Bối cảnh tổn thương - Xu hướng kinh tế, xã hội và môi trường - Dao động theo thời vụ - Sốc, khủng hoảng Vốn con người Kết quả sinh kế - Mức thu nhập Vốn xã hội Bi ế n Vốn tự nhiên cao hơn độc lập Hoạt động sinh kế - An ninh lương thực - Chất lượng Vốn vật chất Vốn tài chính Biến phụ thuộc cuộc sống nâng cao - Luật tục, thể chế cộng đồng - Các chính sách của nhà nước và pháp luật Hình 2.1: Sơ đồ khung phân tích sinh kế (Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững) * Nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc
  16. 7 lượng. Trong phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau: - Vốn tự nhiên: là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên nguồn vốn tự nhiên. Từ các hàng hóa công vô hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng [8] - Vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình), những kĩ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe, tâm sinh lí của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. [8] - Vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân. [8]
  17. 8 - Vốn vật chất: gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu, cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin [8] - Vốn tài chính: Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế nông hộ bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ nông dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính.[8] 2.1.2. Các lí thuyết áp dụng * Quan điểm chiến lược phát triển bền vững Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển không đơn thuần chỉ la sự tăng trưởng về mặt kinh tế. lý thuyết này ra đời sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu thiên lệch là sự tăng trưởng về mạt kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái đất những hậu quả ấy do bởi những hoạt động phát triển của con người. Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường những năm 70 của thế kỉ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là “sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ” (Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “sự cải thiện chất 9 lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” (chăm lo trái đất ) Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh kế để từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của con người. Sự phát triển đó làm tăng khả năng chống chọi với những cú sốc, tổn thương do con người và tự nhiên gây ra. [12]
  18. 9 Chiến lược phát triển bền vững được xem như là những quyết định trong việc lựa trọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố: Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn vốn tài chính nâng cao. Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua bằng tiền, mức sống còn được đánh giá qua những giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng các dịnh vụ xã hội của gia đình. Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vậy, sự ưu tiên của họ là tập chung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. An ninh lương thực được củng cố: an ninh lương thực là một trong những vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triền cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng là biểu hiện của sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem như là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói tóm lại quan niệm về sinh kế bền vững đều hướng đến một thế đứng kiềng 3 chân: “kinh tế - môi trường - xã hội”. Đây cũng được xem là mục tiêu mà con người hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm
  19. 10 phát triển sai lệch trước đây đã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài để phân tích hoạt động sinh kế của người dân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình sinh kế hiện tại – mô hình sinh kế bấp bênh và thiếu tính bền vững. * Quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng Chủ thuyết chức năng hay còn gọi là cấu trúc chức năng được nhắc đến với tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần làm nên sự tồn tại với 2 mặt tĩnh và động, tồn tại trong sự vận động biến đổi nhưng lại là một thực thể thống nhất trong đa dạng. H.Spencer đưa thuyết sinh vật học vào để giải thích sự tồn tại của xã hội và cho rằng xã hội tồn tại như một cơ thể sống, nó có đầy đủ các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau trong một cơ thể thống nhất, tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết này sẽ được vận dụng để giải thích các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong đời sống của người dân xã Xuân Nội. Từ đó đưa ra giải thích hợp lí cho lựa chọn hợp lí các hoạt động sinh kế của họ. Việc vận dụng lý thuyết sẽ được đưa vào trong từng phần của bài nghiên cứu. Xã Xuân Nội được xem như là một chỉnh thể xã hội thống nhất trong hệ thống quản lí chức năng đoàn thể. Xã Xuân Nội nằm trong sự kiểm soát và quản lí của một hệ thống xã hội lớn hơn là UBND huyện Trùng Khánh. Xét về phạm vi tổ chức, cư dân trong xã được quản lí trực tiếp bởi ban điều hành như Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, ban công an, ban mặt trận, ban dân sự Là một chỉnh thể thống nhất, các hộ gia đình trong xã đều tồn tại với vai trò và chức năng riêng song đều nằm trong mỗi liên kết chặt chẽ với những mối quan hệ hàng xóm láng giềng thân thích và môi trường sống xung quanh. * Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, nhân học thế kỷ XVIII – XIX đại diện là các nhà xã hội học như: G.Simmel, Hormans, J.Elster. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào việc cho rằng con người
  20. 11 luôn hành động có chủ đích với những hành động xã hội. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ để lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt được kết quả tối đa với chi phi thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tối ưu nào mà đạt được kết quả cao trong một điều kiện nguồn lực khan hiếm. Bắt nguồn từ việc vận dụng quy luật này để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà xã hội học áp dụng vào nhằm giải thích các hành động xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài nghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người dân ở địa bàn nghiên cứu lại lựa chọn phương thức sinh kế hiện tại mà không phải lựa chọn phương thức sinh kế khác, với lựa chọn phương thức đó liệu họ có đạt được hiệu quả tối đa trong cuộc sống hay không. Ngoài ra quan điểm về lựa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp cho một chiến lược sinh kế bền vững. 2.1.3. Thu nhập, hộ và kinh tế hộ * Khái niệm về thu nhập Thu nhập là khoản tiền thu từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất trong 1 thời kỳ nhất định. Cơ cấu thu nhập bao gồm: Thu nhập từ kết quả lao động (tiền công, tiền lương: bao gồm lương hưu,các khoản trợ cấp và bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi do gửi tiết kiệm, lãi do mua bán đầu tư chứng khoán, thu từ các khoản cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác. Thu nhập từ lao động là tổng các khoản thu mà người lao động nhận được do đã bỏ ra sức lao động của họ trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Thu nhập từ lao động của người lao động bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp thường xuyên mang tính chất cố định và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được tính vào chi phí sản xuất, vào giá thành của sản phẩm như: phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp
  21. 12 tiền điện thoại cố định, phụ cấp xăng xe, tiền công tác phí, ăn giữa ca, trợ cấp thuê nhà .và các khoản phụ cấp thường xuyên khác cho người lao động, bao gồm các hình thức trả bằng tiền mặt, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động). Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi phí trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên ).[8] Phân loại thu nhập Phân loại theo hình thức thu nhập có: + Thu nhập trực tiếp: Là thu nhập của lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. + Thu nhập gián tiếp từ phân phối lại: Là thu nhập của những lao động làm công việc tiêu thụ sản phẩm như những người đi buôn những người này không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Căn cứ vào mức thu nhập nông hộ: Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: - Hộ nghèo: Là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống. + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Trong đó 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản là: - Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
  22. 13 - Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. + Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu. Tiêu chí về thu nhập là: Hộ nghèo: 700.000 đồng/người/tháng Hộ cận nghèo: 700.000 - 1.000.000 đồng/người/thág Hộ trung bình: 1.000.000 - 1.500.000 đồng/người/tháng Hộ khá; thu nhập trung bình trên 1.950.000 đồng/người/tháng.[3] Tầm quan trọng của thu nhập Trong thực tế cuộc sống thu nhập là một yếu tố rất quan trọng, nó biểu hiện ở số tiền, hay các sản phẩm do quá trình lao động mà chúng ta tạo ra và nó có giá trị cho cuộc sống. Để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, con người cần phải có thu nhập và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong đời sống hàng ngày thu nhập quan trọng như thế nào. Với mỗi người, với các mức thu nhập khác nhau thì có thể nói rằng chất lượng cuộc sống mà họ được hưởng cũng khác nhau, với những mức thu nhập cao thì sẽ có được cuộc sống
  23. 14 với chất lượng của các dịch vụ và sự sinh hoạt hàng ngày tốt hơn chẳng hạn như: Bữa ăn hàng ngày sẽ đủ chất dinh dưỡng hơn, các đồ dùng sinh hoạt cũng tốt hơn, con cái được học tập trong những ngôi trường chất lượng tốt hơn, nói tóm lại sẽ có được những thứ gần với sự mong muốn hơn, ngược lại những người có thu nhập thấp, những người nghèo thậm chí là đói thì với thu nhập thấp đó họ có thể ăn không đủ no, mặc không đủ ấm chứ nói gì đến việc sử dụng các dịch vụ mà cần đến tiền mới có được. * Khái niệm về hộ: Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ chức kinh tế xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Theo đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về hộ. Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nông dân là những hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. [14] Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần thứ 4 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”. Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”.
  24. 15 Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): “Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa về thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên”. [4] *Hộ nông dân Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề các và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. [5] Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. [6] Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. [14] 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển sinh kế nông hộ của các nước đã có nhiều kinh nghiệm để chúng ta học tập. * Thái Lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam Á của Châu Á, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa đất nước từ lạc hậu trở
  25. 16 thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát triển sinh kế vùng núi ban hành (Từ 1950 đến năm 1980). + Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập. Các vùng ở xa (Bắc, Đông bắc, Nam ), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng. + Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích cánh tác và đa dạng hóa sản phẩm như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía Đông Bắc. + Thứ ba: Đẩy mạnh công nghiệp hóa chế biến nông sản để xuất khẩu như: Ngô, sắn sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản. + Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân như: cho nông dân vay tiền với lãi suất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá trị định trước cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có khoảng 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra. Song trong quá trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại: đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng. * Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong đó điều chỉnh chính sách đầu tư rất quan trọng, tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng
  26. 17 trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng cây trồng, vật nuôi, vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông. * Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Vì thế chính sách nông nghiệp của Malaysia tập chung chủ yếu vào khuyến nông và tín dụng. Bên cạnh đó chính phủ nước này cũng chú trọng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản. Nhờ đó một vài năm gần đây kinh tế nông hộ của người dân nước này có thu nhập cao và ổn định hơn.[8] 2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của Việt Nam Sinh kế là một đề tài được nhiều nơi trên thế giới quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay người nông dân chịu sự tác động lớn từ CNH - HĐH, sự tác động của các khu công nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, hội nhập kinh tế, sự biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morison Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là gì? Trong giới hạn đề tài cho phép, tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài: - Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế) [1]
  27. 18 Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương. - Đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên của Lê Duy Thường, Đại học nông lâm Thái Nguyên, 2014. [7] Đề tại này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên; nghiên cứu này tôi đi sâu tìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Trùng Khánh. Từ đó đánh giá các hoạt động sinh kế để rút ra được những phương thức sinh kế nào là phù hợp, phương thức nào chưa phù hợp với từng địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương.
  28. 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu + Hoạt động sinh kế của người dân xã Xuân Nội. + Nguồn lực sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội. 3.1.2. Khách thể nghiên cứu + Là các hộ gia đình cùng với hoạt động sinh kế của họ tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 3.1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Các hoạt động sinh kế trong đề tài bao gồm hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp. Thu nhập được tính trên thu nhập của nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nghiên cứu chọn mẫu 80 hộ trong vùng tại 3 xóm: Bản Mán, Súm Dưới, Làn Hoài. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu + Không gian: xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. + Thời gian: Từ ngày 10/01/2020 đến 10/05/2020. 3.2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu - Các hoạt động sinh kế của người dân xã Xuân Nội hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định. Cho nên, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. - Việc lựa chọn các hoạt động của người dân miền núi xã Xuân Nội phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính.
  29. 20 - Người dân xã Xuân Nội hiện nay để xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững cần có sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và Nhà nước. 3.2.2. Câu hỏi nghiên cứu + Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì? + Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng? + Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân? + Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào? + Khả năng chống chọi với những biến động bên ngoài tác động đến sinh kế của người dân? + Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế? 3.2.3. Nội dung nghiên cứu + Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. + Nguồn lực sinh kế của người dân địa phương. + Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra. Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn mà người dân có, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu nguyên nhân của hành động xã hội mà người dân lựa chọn để
  30. 21 đưa ra các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Xã Xuân Nội là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đó, xây dựng mối liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu điều tra hộ, gồm các bước sau: Chọn điểm, mẫu điều tra: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung đã xác định. Tiến hành chọn ra 80 hộ tại 3 thôn để tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Phỏng vấn chính thức: tiến hành phỏng vấn chính thức mẫu đã chọn ra là các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng theo nội dung đã đề ra. - Chọn thôn: Được sự tư vấn của lãnh đạo xã, chọn ra 3 trong số 8 thôn tại địa bàn xã là Bản Mán, Súm Dưới và Loàn Hoài vì 3 thôn trên có số hộ dân và đông dân nhất trên địa bàn xã. Hơn nữa, 3 thôn trên có các đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau nên có thể tiến hành điều tra, phỏng vấn rồi từ đó có thể đánh giá chung được tình hình sinh kế và thu nhập của xã Xuân Nội. Bảng 3.1: Chọn mẫu nhóm hộ điều tra tại xã Xuân Nội STT Tên xóm Hộ điều tra 1 Bản Mán 25 2 Súm Dưới 25 3 Làn Hoài 30 Tổng số 80
  31. 22 Chọn mẫu nghiên cứu: sử dụng công thức Slovin. Số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức Slovin (1960) độ tin cậy 90%, sai số 10 %: N n (1 N xe2 ) 394 n 80 (1 394 x0,12 ) Trong đó: n: cỡ mẫu e: sai số cho phép N: tổng thể 3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu - Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng. - Phương pháp đánh giá phân tích thông qua lấy ý kiến của nông dân trong điều tra hộ dân và thảo luận nhóm. - Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft Office Excel trên máy tính. 3.4. Hệ thống các chỉ số - Tình hình đất đai + Tổng diện tích đất tự nhiên + Diện tích đất canh tác + Diện tích đất ở + Bình quân đất nông nghiệp/ hộ Bình quân đất nông nghiệp trên hộ = (ha/hộ) + Bình quân đất nông nghiệp/ xóm Bình quân đất nông nghiệp trên hộ = (ha/xóm)
  32. 23 - Tinh hình dân số và lao động + Tổng số lao động + Lao động nông nghiệp + Lao động phi nông nghiệp + Bình quân lao động/ hộ Bình quân lao động trên hộ = (lao động/ hộ) + Chi phí bình quân ATC = (VNĐ) Trong đó: Trong đó Q là sản lượng và TC là tổng chi phí của tất cả các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng + Chi phí bình quân/ hộ = (VNĐ) + Độ tuổi bình quân/ hộ - Hệ thống cơ sở hạ tầng + Tổng số đường tỉnh, quốc lộ, đường liên thôn, xã + Số trường học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở + Cơ sở y tế - Kết quả phát triển sản xuất - kinh doanh + Thu nhập từ nông nghiệp + Thu nhập từ phi nông nghiệp + Bình quân thu nhập/ người/ năm (nghìn đồng/người/năm) + Bình quân thu nhập/ hộ/ năm (nghìn đồng/ hộ/năm)
  33. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn xã Xuân Nội – huyện Trùng Khánh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí Xã Xuân Nội có tổng diện tích tự nhiên là 2.939,04 ha là một vùng núi hiểm trở (vùng cao núi đất), nằm ở phía Tây của huyện Trùng Khánh, có địa giới hành chính tiếp giáp: - Phía Bắc giáp xã Tri Phương và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. - Phía Nam giáp huyện Quảng Hòa. - Phía Đông giáp xã Quang Trung và xã Trung Phúc. - Phía Tây giáp Thị Trấn Trà Lĩnh và xã Cao Chương. Địa hình của xã khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, có thể chia thành hai tiểu vùng rõ rệt. Vùng thấp có địa hình lòng máng, chạy dọc xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu canh tác chính của xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi núi cao có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 250 - 400 xen kẽ là các thung lũng nhỏ hẹp. b. Đất đại, địa hình Địa hình của xã khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, có thể chia thành hai tiểu vùng rõ rệt. Vùng thấp có địa hình lòng máng, chạy dọc xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu canh tác chính của xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi núi cao có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt nước biển. Khi tìm hiểu về hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Nội, tôi có được số liệu thể hiện qua (bảng 4.1).
  34. 25 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Nội Tổng diện tích Tỷ lê STT Hạng mục (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.939,04 100 1. Đất nông nghiệp 2.759,53 93,89 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 366,00 12,45 1.2 Đất lâm nghiệp 2.392,65 81,41 1.3 Đất nuôi trồng hải sản 0,89 0,03 1.4 Đất nông nghiệp khác 0 0,00 2 Đất phi nông nghiệp 95,34 3,24 2.1 Đất ở 12,53 0,43 2.2 Đất chuyên dùng 67,42 2,29 2.3 Đất tôn giao, tín ngưỡng 0,07 0,07 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,16 0,11 2.5 Đất song, ngòi, kênh, rạch 11,9 0,41 2.6 Đất mặt nước chuyên dùng 0,15 0,01 2.7 Đất phi nông nghiệp khác 0 0,00 3 Đất chưa sử dụng 84,16 2,86 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 73,75 2,51 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10,42 0,35 3.3 Đất núi đá không có rừng cây 0 0,00 (Nguồn: UBND xã Xuân Nội) Quan sát số liệu trên bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.939,04 ha. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp là cao nhất 2.759,53 ha (93,89%) và thấp nhất là đất phi nông nghiệp 95,34 ha chiếm (3,24%). Đất dùng trong nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, hoa màu Từ phân tích trên chứng tỏ rằng đất tự nhiên tại xã chưa được sử dụng hết, đất trồng còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích trồng mới và thâm canh đối với nhiều cây
  35. 26 trồng. Do đó cần có hướng sử dụng đất hợp lý có lợi nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, chính sách giao đất, giao rừng lâu dài tới từng hộ nông dân đã tạo điều kiện thâm canh các loại cây trồng có hiệu quả sản xuất cao. 4.1.2. Điều kiện Kinh tế – Xã hội Xã Xuân Nội là xã vùng cao biên giới, cách trung tâm thị trấn Hùng Quốc (cũ) 8 km theo tỉnh lộ 211, Hiện nay trên địa bàn xã có 8 xóm hành chính. Có 394 hộ sinh sống với 1.554 nhân khẩu, có 2 dân tộc Tày, Nùng cùng sinh sống. Trong đó dân tộc tày chiếm 65%, dân tộc Nùng chiếm 35%, Mỗi dân tộc giữ nét nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã. Trong nông nghiệp lúa, ngô là các sản phẩm chủ yếu, ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, khoai tây, rau các loại, Chăn nuôi chủ yếu quy mô nhỏ và phân tán, với các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, sản phẩm chủ yếu là tự cung, tự cấp. Thực trạng cơ sở hạ tầng: - Trụ sở UBND xã, trạm Y tế đã được xây mới khang trang. - Hệ thống giao thông: xã Xuân Nội có Tỉnh lộ 211 chạy qua. Tuyến đường từ xóm Lũng Tung (xã Xuân Nội) đến xóm Đông Căm (xã Tri Phương) đã được nâng cấp, mở rộng. - Hệ thống thủy lợi: Do đặc thù là xã vùng cao, chủ yếu là núi đá vôi nên ảnh hưởng không nhỏ đến nước sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân địa phương trong mùa khô. 4.1.2.1. Trồng trọt - Diện tích cây trồng được trồng nhiều nhất là cây Ngô rẫy với 213ha, cây lúa 172ha, tiếp đó là cây đỗ tương 38ha. Trồng ít nhất là cây lạc 3,0ha và khoai tây là 2,6ha.Tổng diện tích cây trồng của xã là 426,0 (ha). - Lúa mùa gieo trồng 172ha, năng suất đạt 48,84 tạ/ha đạt 100%, sản lượng lúa mùa đạt 840,048 tấn.
  36. 27 - Ngô rẫy gieo trồng được 207ha, năng suất đạt 42,3tạ/ha, sản lượng đạt 844,545 tấn. - Đỗ tương diện tích gieo trồng 38,0ha năng suất đạt 8,35 tạ/ha, sản lượng đạt 31,73 tấn. Bảng 4.2: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của xã Xuân Nội năm 2019 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Cây trồng (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Lúa Mùa 172,0 48,84 840,048 2 Ngô Rẫy 213,0 39,65 844,545 3 Đỗ tương 38,0 8,35 31,73 4 Lạc 3,0 16,5 4,95 5 Tổng 426,0 113,34 1.721,273 (Nguồn: UBND xã Xuân Nội, năm 2019) Thực hiện các chương trình, dự án nông, lâm nghiệp. Vận động bà con thực hiện tốt công tác chăm sóc và theo dõi dịch bệnh trên các loại cây trồng. Chỉ đạo bà con, nhân dân trồng rau mùa vụ đông. 4.1.2.2. Chăn nuôi Trong năm 2019 tổng số trâu, bò chết 3 con, ngựa chết 02 con do bị cảm mạo, tổng đàn lợn chết 171 con do dịch tả lợn châu phi (đã được nhà nước hỗ trợ trên 139 triệu đồng); Các loại vật nuôi khác phát triển bình thường. Bảng 4.3: Thống kê vật nuôi chính của xã Xuân Nội giai đoạn 2017-2019 Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Đàn gia cầm Năm (con) (con) (con) (con) Năm 2107 596 453 1.657 6.465 Năm 2018 526 416 961 8.136 Năm 2019 543 446 678 11.757 (Nguồn: UBND xã Xuân Nội, năm 2019)
  37. 28 Kết quả thống kê chăn nuôi của xã Xuân Nội cho thấy: Đàn trâu, bò của xã Xuân Nội giai đoạn 2017 - 2019 không có sự thay đổi quả lớn vì chủ yếu người dân chăn nuôi mục đích là để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, ta thấy được rằng đàn lợn của xã giảm mạnh qua từng năm do trong các năm vừa qua người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu phi gây thiệt hại lớn về số lượng lợn trên địa bán xã. Về gia cầm thì lại có sự tẳng trưởng rõ rệt qua các năm, số lượng gia cầm tăng đáng kể qua từng năm cho thấy việc chăn nuôi gia cầm khá thuận lợi. Do ảnh hưởng thời tiết, ý thức của người dân chưa cao, công tác tiêm vacxin phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa đạt hiệu quả. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo thực hiện thường xuyên tổ chức tiêm phòng theo định kỳ, các chỉ tiêu cơ bản đạt theo kế hoạch. Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng chống đói rét cho trâu, bò vụ đông xuân năm 2019: thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân dân chuẩn bị thức ăn, che chắn chuồng trại cho gia súc. Triển khai cho các xóm thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và việc dự trữ thức ăn phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm. Trong năm 2019 thực hiện tiêm phòng vacsxin THT được 919 con và tiêm vacsxin LMLM được 908 con. Đã phun thuốc khử trùng 8/8 xóm, thu gom rơm rạ được 8/8 xóm. c. Lâm nghiệp Công tác phát triển, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng được quan tâm triển khai thực hiện trên toàn xã không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Hưởng ứng cuộc vận động tết trồng cây được 300 cây ăn quả các loại. * Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Hiện trên địa bàn xã còn một số chỗ còn quản lý rừng chung, nên ý thức chấp hành và quản lý của nhân dân chưa cao. Trong năm vẫn xảy ra một số vụ khai thác trái phép cây lâm sản.
  38. 29 đ. Thủy lợi, công tác phòng chống bão lụt Tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa, nạo vét kênh mương thủy lợi nhỏ đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất được hơn 20 km kênh mương nôi đồng. Công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn; xã xây dựng lịch trực khi có mưa bão xảy ra. Trong năm do ảnh hưởng cơn bão đã làm đổ cây to đổ xuống nhà dân, xã đã tổ chức huy động lực lượng dân quân, thanh niên, phụ nữ và bộ đội biên phòng giúp đỡ gia đình và hỗ trợ gia đình để gia đình an tâm công việc. e. Phát triển giao thông nông thôn Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường liên xóm được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2019 sửa chữa phát dọn các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm được 300 công. Trong năm xã được phân bổ 1.242.000.000 đồng để hỗ trợ làm đường bê tông cho các xóm. Xã đã lập dự toán gồm 4 tuyến đường làng ngõ xóm, đường nội đồng. - Tuyến đường nội đồng xóm Lũng Noọc. - Tuyến đường GTNT xóm Bản Mán. - Tuyến đường GTNT xóm Làn Hoài. - Tuyến đường bê tông xóm Nà Ngỏn. g. Các chương trình dự án Trong năm 2019 xã chú trọng thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người nghèo như chương trình 135 đã được xã thực hiện nghiêm túc với tổng số tiền 300.000.000đ xã xây dựng kế hoạch theo nhu cầu của hộ nghèo đã đăng ký lấy cây, con giống. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM: Tính đến hiện nay, xã đã hoàn thành 9 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới gồm: (Tiêu chí 01: Quy hoạch; Tiêu chí 3: Thủy lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 12: Lao động có việc làm; Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo; Tiêu chí 15: Trạm y tế; tiêu chí 16:
  39. 30 Văn hóa; tiêu chí 18: Hệ thống cính trị và tiếp cận pháp luật; Tiêu chí 19: Quốc phòng - an ninh). Trong năm 2019 UBND xã đã đăng ký thực hiện 2 tiêu chí: tiêu chí số 13: hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông. UBND xã đã ban hành kế hoạch số 07/KH- UBND ngày 22/01/2019 kế hoạch thực hiện tiêu chí số 13: tổ chức sản xuất; kế hoạch số 08/KH- UBND ngày 22/01/2019 kế hoạch thực hiện tiêu chí số 8 Thông tin và truyền thông. Đến nay tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông.Theo yêu cầu hiện nay đã thực hiện được 75% (xã có điểm phục vụ bưu chính; có dịch vụ viễn thông, internet; có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; chưa có đài truyền thanh và hệ thống loa đài đến các xóm do chưa có kinh phí để thực hiện); tiêu chí số 13: tổ chức sản xuất đã được tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện, tuy nhiên hiện nay xã Xuân Nội đường xã đi lại còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, kinh tế chưa phát triển muốn thành lập hợp tác xã phải có nguồn kinh phí đảm bảo đáp ứng cho hợp tác xã duy trì và phát triển bền vững. Do đó nhân dân lo ngại chưa muốn thành lập Hợp tác xã (theo yêu cầu tiêu chí Hợp tác xã phải kinh doanh có lãi liên tục trong 2 năm tài chính gần nhất, hàng năm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế) nên tiêu chí hợp tác xã chưa thực hiện được theo kế hoạch. h. Tài nguyên và môi trường Ủy ban nhân dân xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của nhà nước, công tác hiến đất để đầu tư xây dựng các công trình như đường GTNT, mương thủy lợi Luôn thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, tổng vệ sinh xung quanh nơi làm việc, tổ chức thực hiện hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Tuyên truyền vận động nhân dân và các đơn vị đóng trên địa bàn sử dụng bền vững nguồn nước, tham gia duy tu bảo dưỡng các công trình cấp nước, vệ sinh môi trường.
  40. 31 i. Tài chính - kế toán Tổng thu ngân sách tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2019 là 5.064.330.648đ/5.123.643003đ đạt 98,84% so với dự toán. Trong đó: Thu bổ sung cân đối nhân sách cấp trên: 4.998.992.000đ. Thu ngân sách trên địa bàn: 10.637.352đ/10.610.000đ, đạt 100,25% so với kế hoạch. Thu chuyển nguồn năm trước sang: 17.783.225đ. Thu kết dư ngân sách năm trước: 36.918.107đ. Tổng chi ngân sách tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2019 là 4.798.823.143đ/4.949.355.950, đạt 96,95% so với dự toán. 4.1.3. Văn hóa - xã hội Công tác văn hóa, thông tin thể dục thể thao được tăng cường. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Luôn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội, chỉ thị 24/CT – TTg của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện quy ước, hương ước của xóm đề ra, chỉ thị 39/CT – TTg của thủ tướng chính phủ về đảy mạnh công tác văn hóa thông tin đói với đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể cắt dán băng zôn khẩu hiệu được 8 câu kiện toàn ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Tổ chức tuyên truyền cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được 8/8 xóm. Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết tại 8/8 xóm trên địa bàn xã. Tổ chức bình xét danh hiệu gia đình văn hóa tại 8/8 xóm, tổng số hộ đạt gia đình vă hóa 358/394 hộ = 90,86%, tổng số làng văn hóa đạt 7/8 xóm= 90,90% Chỉ đạo các trường học trên địa bàn xã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành các chỉ tiêu từ đầu năm học, các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục cụ thể như sau; Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 Trường học (trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và THCS); Tổng số học sinh trường Mẫu giáo hiện nay có 61 học sinh, trường Tiểu học & THCS có 162 học sinh.
  41. 32 Năm 2018 – 2019 chỉ đạo nhà trường tuyển sinh theo đúng quy định, thực hiện đúng chế độ hỗ trợ học sinh theo đúng chủ trương của Chính phủ; ngày 5 tháng 9 liên trường xã Xuân Nội tổ chức lễ khai giảng năm 2019 – 2020 theo đúng kế hoạch. Công tác xã hội: Nhận và cấp phát tiền bảo hiểm trợ cấp xã hội thường xuyên cho đến các đối tượng được hưởng. 4.2. Nguồn lực sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội 4.2.1. Thông tin và phân loại hộ điều tra Hộ gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc dân, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả thành viên trong gia đình, là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những thách thức, khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới thật mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân đang chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 80 hộ điều tra tại 3 Xóm: Bản Mán, Súm Dưới, Làn Hoài. Bảng 4.4: Cấu trúc phân loại hộ theo nhóm kinh tế Cận STT Xóm Nghèo T.Bình Khá Tổng số nghèo 1 Bản Mán 10 6 6 3 25 2 Súm Dưới 9 7 6 3 25 3 Làn Hoài 12 6 8 4 30 4 Tổng số 31 19 20 10 80 (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019)
  42. 33 Qua bảng số liệu ta thấy: * Xóm có nhiều hộ nghèo nhất là Xóm Làn Hoài với 12 hộ nghèo chiếm 40% trong xóm điều tra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hộ thiếu diện tích canh tác và nhân lực lao động, đường xá đi lại khó khăn, tiếp cận thông tin còn chậm. Có tuyến đường liên xã Xuân Nội – xã Quang trung đi qua địa bàn xã, tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng, đồng thời cách thị trấn Trà Lĩnh (cũ) 9 km. (theo tỉnh lộ 211 đoạn Trà Lĩnh (cũ) – Trùng Khánh), là điều kiện về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các địa phương khác. Hiện nay, đa số các hộ nông dân trên địa bàn xã vẫn sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống nên năng suất đem lại vẫn chưa cao, kinh tế chưa được cải thiện nên trên địa bàn xã nói chung và các thôn điều tra nói riêng vẫn tồn tại nhiều hộ nghèo. Hiện nay các lao động nông nghiệp chủ yếu là người ở độ tuổi trung niên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu để phục vụ cho gia đình nên sản lượng sản xuất ra chỉ đủ để gia đình sử dụng nên không đem lại hiệu quả kinh tế nhiều. Người lao động trẻ tuổi thì đa số đi các địa phương khác làm lao động cho các khu công nghiệp nước ngoài để kiếm thêm thu nhập chứ không còn muốn hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Từ đó dẫn đến việc thiếu lao động nên thu nhập từ nông nghiệp không đáng kể. Cũng có những hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ thu nhập từ việc đi học nghề và cải thiện được đáng kể kinh tế của gia đình. 4.2.2. Nguồn vốn con người Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Sức khỏe – là nguồn lao động là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế
  43. 34 phù hợp với khả năng. Hay nói một cách khác là kết quả và hành vi sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kĩ năng, kiến thức, nhu cầu và mục đích của từng cá nhân. Bảng 4.5: Các thông tin cơ bản về chủ hộ Bản Mán Súm Dưới Làn Hoài Tổng số Phân loại hộ SL CC SL CC SL CC SL CC (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Tổng số hộ điều tra 25 100 25 100 30 100 80 100 1. Độ tuổi trung bình 37,12 38,28 38,47 37,96 2. Số lao động 2,00 2,04 2,03 2,02 3. Số nhân khẩu 4,04 4,12 4,23 4,13 4. Giới tính - Nam 23 92,00 22 88,00 25 83,33 70 87,5 - Nữ 2 8,00 3 12,00 5 16,66 10 12,5 5. Dân tộc - Tày 19 76,00 19 76,00 22 73,33 60 75,00 - Nùng 6 24,00 6 24,00 8 26,66 20 25,00 6.Trình độ văn hóa - Cấp 1 0 00,00 1 4,00 1 3,33 2 2,5 - Cấp 2 8 32,00 4 16,00 5 16,66 17 21,25 - Cấp 3 17 68,00 20 80,00 21 70,00 61 76,25 7.Theo ngành nghề - Hộ thuần nông 19 76,00 21 84,00 25 83,33 65 81,25 - Hộ hỗn hợp 6 24,00 4 16,00 5 16,66 15 18,75 - Hộ phi nông 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 8.Phân loại kinh tế hộ - Hộ nghèo 10 40,00 9 36,00 12 40,00 31 38,75 - Hộ cận nghèo 6 24,00 7 28,00 6 20,00 19 23,75 - Hộ trung bình 6 24,00 6 24,00 8 26,66 20 25,00 - Hộ khá 3 12,00 3 12,00 4 13,33 10 12,5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
  44. 35 Xét về nguồn lao động, xã Xuân Nội có một lực lượng lao động khá dồi dào, phần lớn các hộ gia đình đều có từ 4 người trở lên, số người trong độ tuổi lao động của mỗi hộ gia đình đều có 2 lao động chính trong gia đình còn lại đều đang trong độ tuổi đi học hoặc người già ngoài tuổi lao động. Độ tuổi trung bình của người dân tại xã Xuân Nội còn khá trẻ, phần lớn vẫn trong độ tuổi lao động. Nhìn chung người dân đều được đi học đến cấp trung học phổ thông tình độ học vấn cũng không quá thấp tuy nhiên do điều kiền gia đình hoặc do suy nghĩ chưa phát triển của nhiều người nên sau khi tốt nghiệp phần lớn lại hoạt động nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là hiện tại dân số trong xã trước đây xuất thân từ những gia đình thuần nông nhưng đời sống gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện học hành nâng cao dân trí, tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các bậc cha mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho con em mình, họ ý thức được chính trình độ dân trí thấp là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói. Vì thế tất cả các gia đình trong xã đều cho con cái mình đi học, với mục đích nâng cao trình độ cho thế hệ tương lai, tạo nguồn nhân lực có trình độ có chuyên môn nhằm phục vụ quê hương và đất nước. Hầu hết người dân tại xã sau khi tốt nghiệp đều đã tham gia vào hoạt động sinh kế, tuy nhiên công việc chính chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp cho nên chất lượng cuộc sống chưa được phát triển. Hơn nữa hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng truyển thống nên không đạt được hiệu quả cao về kinh tế. Suy nghĩ còn lạc hậu, một phần không tìm hiểu các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến để áp dụng vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Nguồn vốn con người là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược sinh kế hiệu quả và phát triển lâu dài. Nguồn vốn này nếu được trau dồi và chú trọng thì trong tương lai có thể khắc phục được những hạn chế
  45. 36 của các yếu tố khác như tài chính, vật chất, tự nhiên, xã hội Ngược lại một khi mà nguồn vốn con người không được chú trọng, ngày càng hạn hẹp thì đó sẽ là bức tường cản trở gây nên khó khăn trong đời sống của người dân. 4.2.3. Nguồn vốn xã hội Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ. Điều tra, nghiên cứu về nguồn lực xã hội giúp chúng ta đưa ra những nhận xét và đánh giá được về mối quan hệ đối với làng xóm của các hộ gia đình, mức độ tham gia các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội cũng như mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực xã hội đối với hộ gia đình. Bảng 4.6. Mức độ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, xã hội của các nhóm hộ điều tra năm 2019 Tổng Phân theo các thôn Các tổ chức, đoàn thể SL (hộ) Tỷ lệ Bản Súm Làn (n=80) (%) Mán Dưới Hoài 1. Hội nông dân 65 81,25 22 20 23 2. Hội phụ nữ 60 75 20 18 22 3. Hội người cao tuổi 15 18,75 5 3 7 4. Đoàn thanh niên 20 25 8 5 7 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Về mức độ tham gia của các tổ chức đoàn thể, xã hội của các nhóm hộ điều tra năm 2019, ta nhận thấy mức độ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội của các hộ nông dân điều tra khá là cao, điển hình là việc các hộ nông dân tham gia vào hội nông dân và hội phụ nữ chiếm tỷ trọng cơ cấu cao nhất lần lượt là 81,25% và 75% trên tổng số 80 hộ nông dân, tiếp đến là Đoàn thanh niên với tỷ trọng cơ cấu là 25%. Thấp nhất là hội người cao tuổi khi chỉ chiếm 18,75% trên tổng số 80 hộ nông dân. Sở dĩ hội nông dân và hội phụ nữ được đông đảo các hộ nông dân tham gia vì đa số các hộ nông dân điều tra đều
  46. 37 sản xuất nông nghiệp, nên hội nông dân khá là thu hút các hộ tham gia, còn hội phụ nữ cũng rất là mạnh trong các hoạt động phong trào, lôi kéo thu hút được rất nhiều chị em phụ nữ trong các hộ nông dân tham gia. Số lượng tham gia Đoàn thanh niên tuỳ thuộc vào số lượng thanh niên đang là Đoàn viên của hộ nông dân nên chỉ chỉ có tỷ lệ cơ cấu là 25%. Hội người cao tuổi chỉ thu hút được những hộ nông dân có người cao tuổi. Việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể có cơ hội tiếp cận với các cá nhân, hộ gia đình khác về những hoạt động sinh kế, trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm để từ đó cùng nhau đưa ra những hướng hoạt động sản xuất hiệu quả. 4.2.4. Nguồn vốn tự nhiên Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với con người trong quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với người dân xã Xuân Nội đa số các hoạt động sinh kế của họ dựa vào nông nghiệp. Hàng ngày, con người sử dụng nguồn nước, đất, không khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, môi trường đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người. Bảng 4.7: Tổng diện tích đất đai và đất canh tác theo xóm và nhóm hộ 1. Tổng diện tích đất đai (m2) Trung Diện tích STT Xóm Nghèo Cận nghèo Khá bình bình quân 1 Bản Mán 33.500 20.000 21.000 13.500 22.000 2 Súm Dưới 29.000 23.000 20.500 12.000 21.125 3 Làn Hoài 40.000 20.000 27.000 15.500 25.625 4 Diện tích bình quân 34.166,7 21.000 22.833,3 13.666,7 22.916,7 2. Tổng diện tích đất canh tác (m2) Trung Diện tích STT Xóm Nghèo Cận nghèo Khá bình bình quân 1 Bản Mán 14.200 9.000 9.100 6.500 9.700 2 Súm Dưới 14.000 11.000 10.000 6.000 10.250 3 Làn Hoài 17.500 9.000 13.500 8.500 12.125 4 Diện tích bình quân 15.233,3 9.666,66 10.866,7 7.000,0 10.691,7 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
  47. 38 Kết quả cho ta thấy: Như vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã Xuân Nội rất dồi dào và phong phú, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của người dân. Tuy nhiên đất canh tác của người dân vẫn còn ít để trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn chung thì nhóm hộ nghèo có diện tích đất canh tác lớn hơn so với các nhóm hộ còn lại. Tuy nhiên thì do chưa sử dụng triệt để và có biện pháp canh tác hợp lí nên chưa tận dụng được tối da diện tích đất canh tác, đem tại hiệu quả chưa cao. Nhóm hộ khá có diện tích đất canh tác ít vì chủ yếu nhóm hộ này chú trọng hơn về chăn nuôi nên sử dụng một phận diện tích đất để phục vụ cho chăn nuôi. Còn về nguồn nước thì nước từ các mỏ tự nhiên chảy quanh năm, lượng mưa cũng khác lớn đủ để phục vụ cho sản xuất và các hoạt động sinh kế. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dung hợp lí nó một cách bền vững. Mặc dù nằm trong huyện trung du miền núi của tỉnh Cao Bằng nhưng địa thế ban cho người dân xã Xuân Nội một diện tích đất khá màu mỡ và dồi dào, trong địa bàn xã diện tích đất nông nghiệp chuyên để sản xuất hoa màu và cây lâm nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày chiếm hơn 80% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này mang lại điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và lựa chọn hoạt động sinh kế hiệu quả cao. Bên cạnh nguồn đất đai thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng cho hoạt động sinh kế của người dân, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác cũng như nguồn nước đều không gặp trở ngại và khó khăn trong tiếp cận. Tất cả người dân trong xã đều được sử dụng nguồn nước sạch từ mạch nước ngầm. Ngoài nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ, thì nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu cầu của bà con. Với nguồn nước ngầm cung cấp đầy đủ quanh năm nên người
  48. 39 dân tận dụng nguồn nước ngọt ấy để tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất, còn nguồn nước trong các ao, hồ, khe, suối người dân sử dụng vào hoạt động trồng cây lúa, tưới tiêu trong vườn. Với các điều kiện thuận lợi như vậy, người dân trong xã đã khai thác tốt nguồn lợi sẵn có từ thiên nhiên. 4.2.5. Nguồn vốn vật chất Vật chất là một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nguồn vốn này bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, các công cụ sản xuất Bảng 4.8: Một số tài sản của hộ STT Xóm ĐVT Bản Mán Súm Dưới Làn Hoài Tổng số 1 Máy tuốt lúa Chiếc 25 25 30 80 Máy làm đất 2 Chiếc 25 25 30 80 (cày, bừa) 3 Máy bơm nước Chiếc 6 10 11 27 4 Xe máy Chiếc 20 18 24 62 5 Tivi Chiếc 23 22 25 70 6 Tủ lạnh Chiếc 12 14 17 43 (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019) Qua bảng trên ta thấy: Các hộ trong xóm đều có máy làm đất và máy tuốt lúa là 100% điều này chứng tỏ các hộ đầu tư rất nhiều vào các máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng xuất và lợi nhuận cho các hộ. Đối với máy bơm nước, có 27 hộ và chiếm 33,75% điều này cho ta biết rằng các hộ ít tập trung đầu tư vào các máy khác. Về phương tiện đi lại thì nhìn chung đa số các hộ dân điều có xe máy để phụ vụ việc đi lại nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa đủ khả năng kinh tế để mua xe phục vụ việc đi lại cho gia đình. Với cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển thì người dân ở địa bàn xã cũng đã sắm sửa được thiết bị điện tử như tivi để theo dõi được các thông tin truyền thông, tin tức hàng ngày. Chỉ còn một số ít hộ là chưa có Tivi trong gia đình.
  49. 40 Qua thông tin thu thập được thì có 43 trên tổng số 80 hộ điều tra có tủ lạnh cho thấy người dân còn khá khó khăn trong kinh tế để sắm sửa các thiết bị phục vụ cuộc sống hàng ngày. Bảng 4.9: Hiện trạng nhà ở của các hộ nghiên cứu Xóm STT Bản Mán Súm Dưới Làn Hoài Loại nhà 1 Nhà kiên cố 23 22 26 2 Nhà bán kiên cố 2 3 4 3 Tổng số 25 25 30 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Qua điều tra ta thấy được chất lượng nhà ở của người dân đã được đảm bảo. Ở các xóm điều tra đa số các hộ dân đã xây dựng, sửa chữa được nhà ở kiến cố cho mình. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số hộ dân ở nhà sàn đã được xây dựng đã khá lâu nên chất lượng nhà ở không còn được tốt. Một phần cũng là do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình đó chưa đủ khả năng để xây dựng hoặc sửa lại nhà ở. Nguồn vốn vật chất đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sinh kế của người dân. Là những công cụ phục vụ rất lớn cho việc hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả về năng suất làm việc, chất lượng về sản phẩm. Các máy móc phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và các hoạt động sinh kế. Nhà ở là nơi để người dân nghỉ ngơi sau những hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày nên chất lượng nhà ở càng tốt đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, hoạt đông sinh kế ngày càng hiệu quả. 4.2.6. Nguồn vốn tài chính Nguồn vốn tài chính là một nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo nguồn thu nhập. Nguồn vốn tài chính được hiểu là nguồn tiền mặt được sử dụng trong các hoạt động sản xuất. Như chúng ta đã biết khi không có các nguồn vốn để làm ăn sinh sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tới việc quyết định và lựa chọn việc làm và nguồn thu nhập. Việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân xã Xuân Nội từ nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ
  50. 41 quan tác động. Nhưng hầu hết họ chỉ sử dụng sức lao động bằng chân tay để tạo nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ trong xã là công chức nhà nước, và buôn bán dịch vụ. Thông thường, mức tiền mặt thường xuyên là từ các hoạt động sinh kế tạo ra nguồn thu nhập. Hầu hết người dân có nguồn vốn tích trữ, nhưng không nhiều, mỗi tháng chỉ tiết kiệm được khoảng 200 – 300 ngàn. Bởi vậy, người dân không thể có khả năng đầu tư các hoạt động buôn bán, làm ăn lớn được mà chỉ dựa vào sức lao động của bản thân. Chính nguồn vốn tài chính không dồi dào cũng là nguyên nhân làm cho cơ hội lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân trở nên hạn chế. Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp phải ở người dân xã Xuân Nội mà hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn làm ăn, con người thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đặc biệt khi nguồn vốn tài chính hạn hẹp đi kèm với nguồn lực con người thiếu và yếu về mặt tri thức là con đường dẫn đến nghèo đói. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các ban ngành và các tổ chức can nhà nước cũng như nước ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho người dân xã Xuân Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung góp phần tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững. Bảng 4.10: Vốn vay chính của người dân ĐVT: nghìn đồng STT Phân loại kinh tế hộ Số tiền vay vốn 1 Nghèo 390.000 2 Cận nghèo 195.000 3 Trung bình 175.000 3 Khá 0 Trung bình 190.000 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Do còn thiếu vốn đầu tư vào hoạt động nông nghiệp nên người dân đã tham gia vào vay vốn để có tiền đầu tư vào sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, thức ăn cho chăn nuôi Nhóm hộ nghèo có số tiền vay
  51. 42 vốn nhiều nhất. Qua đó ta thấy được sự khó khăn, thiếu vốn trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi của người dân tại địa bàn xã. Ở nhóm hộ khá thì người dân đã có được kinh tế ổn định, tự có nguồn vốn riêng để đầu tư vào sản xuất nên người dân ở nhóm hộ này đã không phải vay vốn từ các nguồn khác. Chủ yếu người dân ở địa bàn xã đã vay vốn từ ngân hàng chính sách, tuy nhiên cần nhiều hơn những chính sách từ nhà nước để đa dạng hơn nguồn vay cho người dân để người dân có thể vay vốn nhiều hơn để đầu tư vào nông nghiệp từ đó đem lại hiệu quả tốt nhất trong sản xuất. 4.3. Các hoạt động sinh kế của người dân Xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 4.3.1. Hoạt động sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp Có thể nói xã Xuân Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 366,0 (ha) chiếm 12,45% so với tổng diện tích đất tự nhiên của cả xã. Thêm vào đó hầu hết diện tích đất để nuôi trồng và canh tác màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển các loại cây hoa màu ngắn ngày. Theo thống kê, năm 2018 cả xã có tổng sản lượng lương thực là 1.714 tấn. So với mấy năm trước đây tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân tăng lên rõ rệt. Đây là kết quả của sự lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội đang ngày càng nâng cao mức sống.Dưới đây là số liệu ve mức thu nhập bình quân thu nhập về nông nghiệp: Bảng 4.11: Thu nhập trung bình từ nông nghiệp, phi nông nghiệp của các nhóm hộ tại xã Xuân Nội ĐVT: Nghìn đồng/ tháng/ hộ STT Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá 1 Thu nhập từ trồng trọt 769,14 813,42 920,83 750 2 Thu nhập từ chăn nuôi 1.273,92 1.464,9 1.431,25 3.225 3 Thu nhập từ phi nông nghiệp 0 0 700 3.141,6 4 Bình quân 681,02 759,4 1.017,36 2.372,2 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
  52. 43 Kết quả điều tra cho thấy: Nhóm hộ khá có thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp cao nhất với 2.372,2/hộ cho thấy hoạt động nông nghiệp ở nhóm hộ này tốt hơn trong các nhóm hộ điều tra tại địa bàn xã. Nhìn chung ở cả 4 nhóm hộ thì hiệu quả kinh tế cao nhất đem lại cho người dân là từ chăn nuôi. Vật nuôi chính mà người dân chăn nuôi để đem lại nguồn thu nhập là từ lợn và gia cầm nhưng quy mô chăn nuôi chưa lớn nên đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp ở 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo là không có vì ở 2 nhóm hộ này chưa có hoạt động phi nông nghiệp. Còn ở nhóm hộ khá có thu nhập từ phi nông nghiệp cao nhất trong 4 nhóm hộ cho thấy nhóm hộ này hoạt động phi nông nghiệp rất tốt. Ở nhóm hộ trung bình đã có hoạt động phi nông nghiệp tuy nhiên thu nhập đem lại còn thấp vì chỉ có một số ít hộ gia đình có được thu nhâp lương từ những ngành nghề mà họ đã được học. Để có thêm thu nhập người dân cần phải cải thiện hình thức hoạt động nông nghiệp và sản xuất chăn nuôi theo hướng phát triển để đạt được năng suất tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 4.3.2. Hoạt động nông nghiệp 4.3.2.1. Trồng trọt Xã Xuân Nội là một xã thuần nông, người dân ở đây chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp để đem lại thương thực và thu nhập cho gia đình. Lúa, ngô là hai loại cây trồng chính được người dân tại xã tập trung sản xuất, tuy nhiên do diện tích đất tại địa bàn vẫn còn hạn chế nên người dân chưa mở rộng được diện tích sản xuất. Những năm trở lại đây chính quyền địa phương khuyến khích người dân trồng thêm cây các cây trồng khác nhưng vẫn chưa đem lại được hiệu quả.
  53. 44 Bảng 4.12: Số hộ trồng và bình quân diện tích trồng từ các cây trồng chủ yếu tại xã Xuân Nội Cây trồng khác (cam, quýt, Cây trồng Lúa Ngô Đậu đỗ các loại Rau mận) Diện tích Diện tích Phân loại Số hộ Số hộ Diện tích bình Số hộ Diện tích bình Số hộ Số hộ trồng Diện tích bình bình quân bình quân kinh tế hộ trồng (hộ) trồng (hộ) quân (m2/ hộ) trồng (hộ) quân (m2/ hộ) trồng (hộ) (hộ) quân (m2/ hộ) (m2/ hộ) (m2/ hộ) Nghèo 31 832 31 467,7 19 271 17 100 0 0 Cận nghèo 19 842 19 505,3 12 200 8 100 2 150 Trung bình 20 885 20 485 12 208,3 10 100 5 340 Khá 10 960 10 650 3 200 3 70 9 444,4 Bình quân 80 879,8 80 527 46 219,8 38 92,5 16 233,6 (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019)
  54. 45 Lúa và ngô là loại cây trồng được bà con trồng nhiều nhất chiếm tới 100% tổng số hộ được điều tra, chứng tỏ vai trò quan trọng của loại cây này với người dân nơi đây. Tuy nhiên diện tích trồng còn hạn chế nên người dân chưa trồng được nhiều loại cây lương thực khác nhau nên cây trồng chính của người dân tại xã là lúa và ngô. Do thiếu diện tích đất canh tác nên người dân chỉ trồng các loại đậu đỗ và rau với số lượn nhỏ chỉ nhằm mục đích chủ yếu để phục vụ cho gia đình và chăn nuôi. Trên địa bàn xã có một số hộ trồng các loại cây khác (cam, quýt, mận) cũng đem lại được hiệu quả kinh tế nhưng diện tích đất còn hạn chế nên chưa mở rộng được quy mô trồng. Bảng 4.13: Tổng thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại xã Xuân Nội theo nhóm hộ ĐVT: Nghìn đồng/ tháng/ hộ Phân Cây trồng Đậu, dỗ Bình loại kinh Lúa Ngô Rau khác (cam, Tổng các loại quân tế hộ quýt, mận) 776,6 Nghèo 13.000 7.875 2.191,67 0 23.843,34 769,14 7 Cận 7.916,67 5.205 1.666,67 375 291,67 15.455 813,42 nghèo Trung 9.541,67 6.000 916,67 375 1.583,3 18.416,64 920,83 bình Khá 3.041,67 1.875 333,3 83,3 2.166,67 7.499,94 750 (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019) Qua số liệu điều tra ta thấy Tổng thu nhập bình quân cho thấy cây lúa và ngô đem lại thu nhập cao nhất cho thấy người dân chủ yếu tập trung sản xuất hai cây trồng này để phục vụ cho việc sử dụng và đem lại nguồn kinh tế cho gia đình. Đậu đỗ và rau cũng đem lại thu nhập cho người dân nhưng không đáng kể do diện tích trồng còn ít và chủ yếu sản lượng sản xuất ra để phục vụ cho gia đình sử dụng và chăn nuôi nên đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Các cây trồng khác đem lại thu nhập
  55. 46 khá tốt nhưng do trên địa bàn ít hộ trồng và diện tích đất không đủ cho người dân mở rộng quy mô sản xuất nên các loại cây trồng này chưa được phát triển. 4.3.2.2. Chăn nuôi Hoạt động chăn nuôi tại xã Xuân Nội là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Vật nuôi đem lại thu nhập chủ yếu cho người dân tại xã là lợn và gia cầm. Tuy nhiên những năm trở lại đây dịch bệnh đang là trở ngại lớn nhất cho người dân trong hoạt động chăn nuôi. Bảng 4.14: Số lượng vật nuôi chính theo phân loại kinh tế hộ của xã Xuân Nội Gia súc Gia cầm Vật nuôi Lợn (trâu, bò) (gà, vịt) Số hộ Bình quân Số hộ Bình quân Số hộ Bình quân Phân loại nuôi số vật nuôi nuôi số vật nuôi nuôi số vật nuôi kinh tế (hộ) (con) (hộ) (con) (hộ) (con) Nghèo 31 3,45 31 1,58 31 26,3 Cận nghèo 19 3,8 19 1,73 19 26,3 Trung bình 20 4,05 20 2,05 20 28,25 Khá 10 6,3 10 3 10 27 Trung 80 4,4 80 2,07 80 26,9 bình (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019) Qua bảng trên ta thấy: Người dân xã Xuân Nội chủ yếu chăn nuôi chăn nuôi 3 loại vật nuôi chính là lơn, gia súc (trâu bò) và gia cầm. Trong 80 hộ điều tra chưa có hộ nào nuôi với số lượng lớn để làm trang trại có giá trị cao về kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này theo người dân là do điều kiện về giao thông đi lại còn khó khăn, không có vốn đầu tư ban đầu bỏ và sợ rủi ro cao, chính vì vậy mà họ chỉ dám nuôi nhỏ lẻ.
  56. 47 Bảng 4.15: Tổng thu nhập về chăn nuôi theo nhóm hộ ĐVT: Nghìn đồng/ tháng/hộ Gia súc Phân loại Gia cầm Lợn (trâu, Tổng Bình quân kinh tế hộ (gà, vịt) bò) Nghèo 29.375 0 10.116,67 39.491,67 1.273,92 Cận nghèo 19.875 2.250 5.708,3 27.833,3 1.464,9 Trung bình 21.708,3 0 6.916,67 28.625 1.431,25 Khá 21.916,3 7.250 3.083,3 32.249,6 3.225 (Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2019) Theo số liệu điều tra cho thấy: Các nhóm hộ có thu nhập cao nhất từ việc chăn nuôi lợn. Tuy nhiên những năm vừa qua xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu phi làm thiệt hại về đàn lợn của người dân trên địa bàn xã cho nên người dân chỉ dám nuôi số lượng ít để tránh thiệt hại cho gia đình. Về việc chăn nuôi gia xúc thì người dân chủ yếu chăn nuôi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên thu nhập từ gia xúc đem lại là rất ít. Người dân chỉ bán trâu, bò khi chúng đã già không phục vụ được cho việc cày bừa hoặc chỉ bán khi thật sự cần về kinh tế. Gia cầm được người dân vừa nuôi vừa đem làm thịt phục vụ cho gia đình nên thu nhập đem lại từ việc chăn nuôi gia cầm cũng chưa được cao. Cũng một phần có nhiều dịch bệnh nên người dân e ngại việc nuôi gia cầm theo đàn lớn vì sợ rủi ra xảy ra gây thiệt hại về kinh tế. 4.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như: Dịch vụ, buôn bán, làm thuê các hoạt động khác. Thường thì những vùng mức sống của người dân cao thì các hoạt động phi nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Riêng với địa bàn xã Xuân Nội thì chủ yếu người dân kiếm sống bằng hoạt động nông nghiệp,
  57. 48 các hoạt động phi nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế. Trên địa bàn xã điều tra thì không có chợ, người dân chỉ đi chợ giao lưu hàng hóa ở chợ phiên trên thị trấn. Vì vậy, với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn xã về các dịch vụ sử dụng lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại địa bàn xã cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu một số ít người dân trên địa bàn. Ngoài thời gian làm nông nghiệp các hộ còn đi làm ngành nghề khác để kiếm sống như: đi làm thuê, phụ vữa Bảng 4.16. Tổng thu nhập từ phi nông nghiệp nhóm hộ ĐVT: Nghìn đồng/ tháng/ hộ Phân loại hộ Sửa chữa STT Dệt may Tổng Bình quân kinh tế máy móc 1 Trung bình 8.500 5.500 14.000 700 2 Khá 22.083 9.333 31.416 3.141,6 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Qua số liệu điều tra ta thấy thu nhập bình quân từ phi nông nghiệp chủ yếu là từ 2 ngành nghề sửa chữa máy móc và dệt may, cho thấy hoạt động phi nông nghiệp ở xã còn rất hạn chế. Hai nhóm hộ nghèo và cận nghèo không có hoạt động phi nông nghiệp, họ chỉ chủ yếu hoạt động nông nghiệp để đem lại thu nhập chính. Trên địa bàn xã có hai nhóm hộ khá và trung bình có hoạt động phi nông nghiệp tuy nhiên thu nhập đem lại còn chưa cao. Các hoạt dộng phi nông nghiệp ở xã còn ít một phần do người dân đã quen với việc chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên có rất ít hộ dân tham gia vào các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp để đem lại thu nhập cho gia đình.
  58. 49 4.4. Khó khăn trong phát triển sinh kế và định hướng sinh kế cho người dân xã Xuân Nội Các hoạt động sinh kế của người dân ở xã Xuân Nội đem lại thu nhập, cải thiện đời sống, tuy nhiên trong hoạt động sinh kế của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao. Từ những khó khăn mà người dân mắc phải chính quyền địa phương đã đưa ra những định hướng nhằm cải thiện tốt nhất hoạt động sinh kế cho người dân. Bảng 4.17: Khó khăn trong sinh kế của các nhóm hộ Phân loại STT Khó khăn trong sinh kế kinh tế hộ - Thiếu vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. - Dịch bệnh ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi. - Thiếu diện tích canh tác để mở rộng quy mô trồng trọt, 1 Nghèo chăn nuôi. - Kĩ thuật canh tác chưa cao. - Thiếu vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. - Dịch bệnh ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi. 2 Cận nghèo - Thiếu diện tích đất canh tác. - Kĩ thuật canh tác chưa cao. - Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. - Thiếu diện tích đất cạnh tác. 3 Trung bình - Dịch bệnh ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. - Thiếu diện tích để mở rộng quy mô sản xuất. 4 Khá - Dịch bệnh ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi. (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2019)
  59. 50 Qua bảng trên ta thấy: Vấn đề dịch bệnh và thiếu diện tích đất canh tác đang là khó khăn chung mà các hộ dân trên địa bàn xã đang gặp phải trong việc phát triển sinh kế. Những năm trở lại đây có rất nhiều dịch bệnh đang đang xảy ra cho cả cây trồng và vật nuôi của người dân gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. Dịch bệnh diễn biến phức tại khiến chính quyền địa phương chưa có biện pháp triệt để để phòng ngừa dịch bệnh. Người dân lo ngại rủi ro xảy ra nên những năm qua không dám mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng trọt nên năng suất và lợi nhuận đem lại chưa đạt được mức tốt nhất. Về diện dích đất canh tác của người dân trên địa bàn xã vẫn còn ít, chưa có đủ diện tích đất cho người dân đa dạng các loại cây trồng để phát triển kinh tế. Cũng do một phần người dân sử dụng đất chưa hợp lí dẫn đến việc lãng phí diện tích đất. Ở các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và trung bình thì người dân vẫn đang thiếu vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện kinh tế của hộ còn khó khăn nên chưa có nhiều vốn đề đầu tư vào trồng trọt chăn nuôi dẫn đến sản lượng và năng suất đạt được chưa cao. Cần nhiều hơn những chính sách vay vốn từ nhà nước để người dân có nguồn vốn để đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp từ đó phát triển kinh tế hộ. Kĩ thuật canh tác cũng là vấn đề người dân trên địa bàn xã Xuân Nội vẫn mắc phải. Việc người dân trên địa bàn xã đa phần vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống, lạc hậu dẫn đến chất lượng cây trồng chưa được tốt sản lượng thu về vẫn hiệu quả. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân những kĩ thuật canh tác mới và hiệu quả hơn.
  60. 51 Bảng 4.18: Định hướng sinh kế cho các nhóm hộ trong 3 năm tiếp theo Phân loại STT Định hướng sinh kế trong 3 năm tới kinh tế hộ - Tập trung vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tìm hiều tiếp thu những kiến thức, kĩ thuất mới để áp dụng 1 Nghèo vào hoạt động sản xuất. - Sử dụng tối đa hợp lí diện tích đất canh tác. Có thể áp dụng những biện pháp trồng trọt xen canh giữa các loại cây trồng để đa dạng hơn các loại cây trồng hơn trên một diện tích đất. 2 Cận nghèo - Tìm hiểu và tiếp cận với các nguồn vay vốn của địa phương và nhà nước để có vốn đầu tư vào hoạt động nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho gia đình. - Học hỏi các biện pháp phòng và đối phó với dịch bệnh để giảm thiểu tối đa tổn thất. - Phát triển hơn những cây trồng có tiền năng, đem lại Trung hiệu qủa kinh tế cao như các cây ăn quả và cây công 3 bình nghiệp ngắn ngày. - Tiếp cận với những việc làm như sửa chữa xe máy, dệt may đã có tại địa phương để dang dạng hoá nguồn thu nhập. - Mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng trọt để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. - Tìm hiểu và học cách phòng ngừa dịch bệnh gây ra cho vật nuôi và cây trồng để ứng phó với rủi ro xảy ra. - Phát triển và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả để đem 4 Khá lại hiệu quả kinh tế tốt hơn. - Chú trọng đầu tư vào chăn nuôi, trồng tọt từ đó đem lại năng suất, sản lượng tốt nhất. - Chia sẽ kinh nghiệm sản xuất cho các hộ gia đình khác đê cùng phát triển kinh tế. (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2019)
  61. 52 4.5. Nhận xét chung về sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội Qua quá trình thu thập thông tin và điều tra ta thấy được thu nhập của người dân tại xã Xuân Nội chủ yếu từ hoat động sản xuất nông nghiệp. Một số hộ dân có thu nhập từ ngành nghề đã được đào tạo tuy nhiên thu nhập vẫn chưa cao vì chủ yếu vẫn chỉ tập chung sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn xã không có hộ dân nào hoàn toàn bỏ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phi nông, lí do là vì người dân được tiếp cận với bên ngoài chưa nhiều, chưa có những ngành nghề khác thay thế được thu nhập từ nông nghiệp tạo ra và người dân trên địa bàn xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời nên người không có người dân nào bỏ hoạt động sản xuất nông nghiệp để theo hướng sản xuất phi nông. Cần có nhiều hơn nữa hoạt động sinh kế cho người dân tại xã để cải thiện hơn cuộc sống cho người dân. Ở địa phương chưa có nhiều ngành nghê đa đạng để người dân có thể vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa có thể làm nghề khác đê kiếm thêm thu nhập cho gia đình nên số tiền thu nhập từ nghiệp nghiệp còn khá thấp dẫn đến việc trên địa bàn xã còn tồn tại khá nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập còn khá thấp nên vốn để người dân đầu tư vào phát triển nông nghiệp là chưa cao dẫn đến hiệu quả, năng suất cây trồng vật nuôi chưa cao, cũng do một phần kinh nghiệm của người dân chưa cao và xuất hiện nhiều bệnh dịch cho cả vật nuôi và cây trồng gây khó khăn trở ngại rất lớn cho người dân. Ở địa bàn xã vẫn đề thiếu diện tích đất canh tác vẫn là một khó khăn của người dân. Việc sử dụng dất canh tác chưa hợp lí khiến cho việc sản xuất của các hộ gia đình chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Người dân cần sử dụng dất một cách triệt để và hợp lí, có thể tìm hiểu các hình thức xen canh để tận dụng tối đa diện tích đất từ đó đem lại hiệu qủa, năng suất cao hơn. Sử dụng và phát triển hơn nữa các thế mạnh từ tự nhiên của địa phương để phát triển đời sống cũng như kinh tế.
  62. 53 Nhìn chung độ tuổi trung bình của người dân tại xã là khá trẻ tuy nhiên phần lớn lại chỉ chọn hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc chất lượng cuộc sống chưa được cao. Cần tìm hiểu thêm những việc làm có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Chính quyền cần quan tâm và thúc đẩy người dân tham gia vào nhiều hơn những chương trình tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển kĩ năng bản thân Cá nhân người dân cần trau dồi cho mình những kiến thức về sản xuất chăn nuôi để từ đó ngày một phát triển kỉnh tế cho gia đình, địa phương. Về cơ sở hạ tầng của địa phương đã và đang được xây dựng ngày một tốt hơn để phục vụ cho đời sống nhân dân. Xã đã sửa và làm mới các đường làng lối xóm để thuận tiện cho việc đi lại của người dân, các hệ thống thuỷ lợi dẫn nước cho sinh hoạt gia đình cũng như sản xuất nông nghiệp đã được đảm bảo. Nhà ở của người dân hầu hết đã được xây dựng, sửa chữa kiên cố đảm bảo an toàn cho người dân. Việc các hộ nông dân trên địa bàn xã tham gia rất tích cực vào các tỏ chức xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của người dân. Các tổ chức xã hội giúp cho các hộ nông dân gắn kết với nhau hơn, đồng thời giúp các hộ có thể học hỏi kinh nghiệm, mô hình sinh kế của nhau để cùng phát triển. Các tổ chức xã hội sẵn sàng cho các hộ nông dân vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất khi cần thiết và cùng nhau phát triển mô hình sinh kế phù hợp rất lớn mạnh. Điều trên cho ta thấy vài trò của các tổ chức xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của các hộ nông dân. Nhìn chung về tình hình kinh tế của người dân trên địa bàn xã còn khó khăn, người dân còn thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất. Cần nhiều hơn những chương trình hỗ trợ người dân vay vốn để người dân có vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế tôt hơn.
  63. 54 4.6. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất cho người dân xã Xuân Nội 4.6.1. Quan điểm định hướng chiến lược sinh kế bền vững Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là điều thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như ở các hội nghị mang tầm quốc gia, đối tượng đặc biệt ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa của thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng, việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức trong chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của con người, đây là một hương tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Tiếp cận này nhằm mục đích phê phán quan điểm hiện đại hóa trong lí thuyết phát triển và đặt con người trong vị trí trung tâm, hướng về cộng đồng với sự phát triển bền vững thỏa mãn ở hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Chiến lược sinh kế được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố: * Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn vốn tài chính nâng cao. * Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, mức sống còn được đánh giá bằng các giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình.
  64. 55 * Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vây, sự ưu tiên của họ là tập trung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. Việc giảm tổn thương nằm trong sự ổn định giá cả thị trường, khả năng kiểm soát dịch bệnh, khả năng chống chọi với thiên tai. * An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân vv * Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. 4.7. Các giải pháp khả thi trong lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân xã Xuân Nội 4.7.1. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người Thay đổi về nhận thức cho người dân tại xã Xuân Nội, cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi và tiếp thu thêm kiến thức cho bản thân để từ đó thay đổi suy nghĩ. Nâng cao trình độ dân trí cho người dân tại địa phương, đẩy mạnh vấn đề giáo dục các thế hệ sau này. Một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn cho mình hoạt động sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bổ chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân cả phát triển toàn diện cả thể xác lẫn tinh thần.
  65. 56 Chính quyền địa phương cũng như người dân giúp đỡ lẫn nhau trong việc sản xuất. Chính quyền cần chỉ dẫn cho người dân những kĩ thuật canh tác mới hiệu quả để năng xuất sản lượng cây trồng được tăng cao. Các hộ nông dân chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau phát triển. 4.7.2. Giải pháp về chính sách về vốn Cần đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người dân; mở rộng hoạt động tín dụng cho hộ dân nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân; Hỗ trợ cho những hộ dân thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, cấp đất sản xuất phù hợp với địa bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể. Điều này góp phần vào củng cố và hỗ trợ nguồn vốn tài chính cho người dân không đủ năng lực và điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững. 4.7.3. Giải pháp phòng ngừa các dịch bệnh Chính quyền địa phương cần đưa ra các giải pháp phòng ngừa và xử lí triệt để dịch bệnh, tuyền truyền cho người dân các cách thức phương pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh để người dân yên tâm hơn khi đầu tư vào sản xuất và đạt được năng suất cao hơn về sau.
  66. 57 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Xã Xuân Nội là một xã vùng cao của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. với diện tích đất canh tác ít, địa hình đồi núi dốc, xen lẫn với thung lũng bằng phẳng, đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp, khí hậu thời tiết thay đổi không lường trước, dịch bệnh hoành hành gây ảnh hưởng và thiệt hại cho người dân tại xã. * Về nguồn lực sinh kế - Nguồn lực con người: đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh kế bởi con người là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu nhập. Mà xã Xuân Nội có lực lượng lao động khá dồi dào trung bình mỗi hộ gia đình có 2 lao động chính trở lên, số người trong độ tuổi lao động khá cao, độ tuổi trung bình của chủ hộ từ 37 đến 38 tuổi. Trình độ học vấn của người dân tương đối cao, phần lớn người dân được đi học hết bậc trung học. Đó là một thế mạnh để thực hiện tốt các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên khả nhận thức và sáng tạo của người dân chưa được cao, cho nên vẫn hoạt động sinh kế theo hướng truyền thống chưa tiếp cận và thực hiện các hoạt động sinh kế mới. -Nguồn lực xã hội: Mức độ tham gia của người dân vào các tổ chức đoàn thể là tương đối. Có hơn 70% các hộ nông dân tham gia vào hội nông dân, và hộ phụ nữ. Bên cạnh đó hội người cao tuổi và đoàn thanh niên có mức độ tham gia còn thấp vì vậy người dân tại xã cần tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể để từ đó cùng nhau chia sẻ, trao đổi với nhau những hướng sản xuất hoạt động sinh kế có hiệu quả, đem lại lợi ích lớn hơn cho gia đình và địa phương. - Nguồn lực tự nhiên: Diện tích đất tại địa bàn xã bình quân theo xóm và nhóm hộ là 22.916,7m2, tuy nhiên bình quân diện tích đất canh tác theo xóm và