Khóa luận Nghiên cứu tác động của người dân địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

pdf 78 trang thiennha21 13/04/2022 8640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tác động của người dân địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tac_dong_cua_nguoi_dan_dia_phuong_trong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tác động của người dân địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÝ THÁI HUY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐỆM ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và Môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Đình Binh Thái nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Đề tài nghiên cứu khoa học này được thưc hiện và hoàn thiện theo chương trình đào tạo kỹ sư của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Quý thầy cô Khoa Quản lý tài nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn và cám ơn thầy PGS.TS. Phan Đình Binh là người hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn và cán bộ công nhân viên Hạt kiểm lâm huyện Quản Bạ đã dẫn đường trong các tuyến điều tra, toàn thể các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, số liệu và đóng góp ý kiến xây dựng phục vụ công tác nghiên cứu. Với vốn kiến thức hạn hẹp, thiếu kinh nghiệm nên khó tránh khỏi sai sót. Em kính mong được những ý kiến đóng góp của thầy cô, ban chủ nhiệm khoa cùng những ý kiến của thầy hướng dẫn sẽ giúp em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Lý Thái Huy
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và sử dụng đất trong KBTTN Bát Đại Sơn 25 Bảng 4.2: Phân bố diện tích thảm thực vật rừng KBTTN Bát Đại Sơn 28 Bảng 4.3: Khu hệ động vật có xương sống ở KBTTN Bát Đại Sơn 29 Bảng 4.4: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2018 30 Bảng 4.5: Hiện trạng dân số và lao động các thôn bên trong và giáp KBT 31 Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu năm 2018 33 Bảng 4.7: Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại các xã, năm 2018 35 Bảng 4.8. Lâm sản khai thác từ tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương 39 Bảng 4.9. Mức độ chăn thả gia súc của các hộ gia đình 40 Bảng 4.10. Tình hình thu nhập của các xã năm 2018 43 Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp cơ cấu nguồn thu theo nhóm hộ gia đình 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tháp sinh thái nhân văn trong nghiên cứu sự tác động của cộng đồng người dân địa phương tới tài nguyên rừng 12 Hình 3.1: Sơ đồ các bước thực hiên nghiên cứu 20 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn thu theo nhóm hộ gia đình 44
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Ghi chú KBT Khu bảo tồn UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia KBT TN Khu bảo tồn thiên nhiên TNR Tài nguyên rừng NLKH Nông lâm kết hợp LSNG Lâm sản ngoài gỗ CĐ ĐP Cộng đồng địa phương UNCED United Nations Conference on Enviroment and Development (Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững) HGĐ Hộ gia đình ĐDSH Đa dạng sinh học BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) PRA Papid Rural Appraisal (Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân) RRA Rapid Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn)
  5. iv MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiến 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Khái niệm cộng đồng địa phương và vùng đệm 4 2.1.1. Khái niệm vùng đệm (Buffer Zone) 4 2.1.2. Khái niện cộng đồng địa phương (Local Community) 4 2.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới 5 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam 6 2.4.Phương pháp luận 10 2.4.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống 10 2.4.2 . Quan điểm sinh thái – nhân văn 11 2.4.3. Quan điểm bảo tồn – phát triển 14 2.4.4. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16 3.1.1. Đối tượng 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 16 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 16 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu 18 3.4.2. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 19 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu 21
  6. v 4.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 21 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 29 4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 33 4.2. Hình thức tác động bất lợi của cộng đồng địa phương tác động đến tài nguyên rừng 37 4.2.1. Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc 40 4.2.2. Khai thác gỗ quý hiếm 41 4.2.3. Cơ cấu thu nhập của các cộng đồng địa phương vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn 42 4.3. Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của các cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn 45 4.3.1. Các nguyên nhân về kinh tế 45 4.3.2. Các nguyên nhân về xã hội 46 4.3.3. Tổ chức cộng đồng 48 4.4. Đề xuất giải pháp 48 4.4.1. Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người dân địa phương 48 4.4.2. Phát triển rừng cộng đồng tại các thôn, bản 49 4.4.3. Đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng 49 4.4.4. Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế 49 4.4.5. Trách nhiệm các cấp chính quyền và Ban quản lý khu bảo tồn 50 4.4.6. Phát triển du lịch 51 4.4.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ gia đình 51 4.4.8. Hỗ trợ vay vốn 51 4.4.9. Giải pháp bảo tồn lâm sản quý hiếm 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 51
  7. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người Vai trò của rừng là rất to lớn, tuy nhiên có một số nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đó là do tác động của chiến tranh, áp lực về dân số ở các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp kiến thức bản địa chưa được phát huy, các hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa được phát triển, chính sách nhà nước về quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hệ thống các khu bảo tồn đã và đang gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn là số dân sinh sống phía trong và ngoài sát với khu bảo tồn, thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn. Bắt đầu từ những thay đổi của họ về vị trí nhà ở, về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, giờ đây dường như đã không còn là của họ. Họ đa số là người nghèo, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn, không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước nữa. Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác
  8. 2 cho người dân địa phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn giữa khu bảo tồn với người dân địa phương - những người đã và đang sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động bất lợi của người dân vào TNR là một tất yếu. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng KBT. Từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động của người dân đến tài nguyên rừng, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn bằng những tác động tích cực vào rừng. Từ khi chính phủ có chỉ thị 286/TTg (02/05/1997) về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ phục hồi rừng trở nên khả quan hơn. Để đạt được kết quả đó, Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc quản lý và bảo vệ. Những chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích rừng, giảm diện tích đất trống đồi núi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Có được kết quả đó là do những cơ chế chính sách trên của Chính phủ đã bước đầu tạo được sự chuyển biến theo hướng xã hội hóa nghề rừng, làm cho rừng có chủ và người dân đã chủ động tham gia quản lý bảo vệ rừng (Chỉ thị số 286/TTg Thủ Tướng Chính Phủ, 1997) [14]. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn được thành lập theo quyết định số 2601/QĐ-UB ngày 06/10/2000 của UBND tỉnh Hà Giang, có nhiệm vụ chínhlà bảo vệ hệ động, thực vật trên núi đá vôi, bảo vệ nguồn gen và cảnh quan môi trường, phát huy tính phòng hộ đầu nguồn khu vực (Quyết định số 2601/QĐ-UB UBND tỉnh Hà Giang, 2000). Bát Đại Sơn là khu vực thuộc vùng núi phía bắc, người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng. Hoạt động sống của người dân nơi đây ít nhiều ảnh hưởng tới hệ động thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Vì vậy em tiến hành thực hiện đề tài:
  9. 3 “Nghiên cứu tác động của người dân địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” 1.2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu những tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành nghiên cứu khoa học, biết phân bổ thời gian một cách hợp lý và khoa học trong công việc để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở khoa học để củng cố những kiến thức đã học tại nhà trường vào hoạt động thực tiễn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiến Qua đề tài biết được mức độ tác động của người dân tới tài nguyên rừng từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn tránh sự suy giảm đa dạng sinh học. Đưa ra các biện pháp giúp người dân sống trong rừng, gần rừng và phụ thuộc vào rừng cải thiện sinh kế, tránh những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.
  10. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm cộng đồng địa phương và vùng đệm 2.1.1. Khái niệm vùng đệm (Buffer Zone) - Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm” (Võ Nguyên Huân, 2009) [16]. - Theo khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam như sau: “Vùng đệm là vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm liền kề ngoài khu bảo tồn và bao quanh khu bảo tồn, có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu bảo tồn. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn ở khu bảo tồn và vùng đệm, không di dân từ bên ngoài vào vùng đệm với bất cứ hình thức nào; tích cực phát triển kinh tế góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất – văn hoá – tinh thần của dân cư sống trong vùng đệm” (Võ Nguyên Huân, 2009) [16]. 2.1.2. Khái niện cộng đồng địa phương (Local Community) Cộng đồng địa phương là một nhóm người sống trong cùng một môi trường, một không gian, có lãnh thổ xác định, có những điểm tương đối giống nhau, có mối quan hệ nhất định với nhau (Phạm Hoàng Hải và cs, 2014) [15].
  11. 5 2.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới Năm 1872, Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ, đó là vườn quốc gia Yellowstone. Vườn quốc gia này nằm trên vùng đất do người Crow và người Shoshone sinh sống trên cơ sở sử dụng bạo lực ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh đất của họ. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia được thành lập sau đó ở các nước khác nhau trên thế giới và cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngăn cấm người dân địa phương thâm nhập vào khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia và tiếp cận tài nguyên trong đó. Điều đó dẫn đến những hiệu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và khu bảo tồn và mục đích bảo tồn tài nguyên đã không đạt được (Võ Quý, 1997) [7]. Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các quyết định. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các khu bảo tồn và vườn quốc gia khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của cộng đồng địa phương. Ở Vườn quốc gia Kakadu (Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với vườn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của vườn quốc gia và được tham gia quản lý vườn quốc gia thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền (Võ Quý, 1997) [7], (Hoàng Hoè, 1995) [1].
  12. 6 Ở Thái lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%, nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Năm 1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái lan (The Royal Forest Department) thành lập khu bảo tồn để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng địa phương sống trong vùng đệm. Một thử nghiệm của Dự án “ Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” (Sustainable Forest Management through Collaborative efforts’ Project) thực hiện tại Phu Kheio Wildlife Sanctuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông - Bắc Thái lan. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động làm tăng thu nhập của họ (Colin McQuist) [12]. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển đã trở thành vấn đề nổi lên trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học trong những năm gần đây. Vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững (UNCED) ở Rio de janeiro, vấn đề này đã chính thức được công nhận (Trần Ngọc Lân, chủ biên, 1999) [5]. Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích định tính về sự phụ thuộc của các cộng động dân cư vào tài nguyên và khẳng định cần thiết phải có sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn TNR. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng đồng vào tài nguyên rừng và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tác động đó vào tài nguyên rừng. 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam Cùng hoà nhịp sự quan tâm về bảo tồn TNR với cộng đồng thế giới, năm 1962, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập – Vườn quốc gia Cúc Phương. Nhưng do chiến tranh nên cho tới năm 1983 công việc này
  13. 7 mới lại được tiếp tục và cho tới nay Việt Nam đã có 105 khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia (Richard B. Primack, 1999) [12]. Vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia đã chính thức được đề cập đến ngay sau khi có Quyết định số 194 –CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm và quyết định số 1171/QĐ ngày 30/11/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN &PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và quy định về vùng đệm các vườn và khu bảo tồn thiên nhiên, tuy nhiên cho đến nay việc thực hiện quản lý vùng đệm còn rất hạn chế. Theo Ts. Nguyễn Bá Thụ, những khó khăn gặp phải trong việc quản lý vùng đệm nói chung là (VNRP – VU - ALA/VIE/94/24, 2001) [9]: Hầu hết các vùng đệm đều có đông dân cư sinh sống. Vùng đệm thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh) nhưng thường chính quyền địa phương ít quan tâm đến khu bảo tồn thiên nghiên và vườn quốc gia vì họ không hiểu rõ tầm quan trọng của khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia đối với địa phương, và coi việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng là việc của ban quản lý các khu rừng đó. Đa số nhân dân địa phương nghèo, dân trí thấp, dân số tăng nhanh, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia không mang lại lợi ích cho họ. Hầu hết ban quản lý các KBT TN và VQG chưa có giải pháp hữu hiệu để lôi kéo người dân vùng đệm tham gia vào công tác bảo tồn. Tập quán canh tác của người dân trong vùng đệm ở một số nơi quá lạc hậu, năng suất mùa mang thấp. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của các KBT TN và VQG theo quan điểm bảo tồn – phát triển. Đó là làm sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên
  14. 8 nhiên và phát triển kinh tế - xã hội các CĐ ĐP . Một số nghiên cứu trong những năm gần đây được trình bày dưới đây. Trong 2 năm (1998 – 1999), Bùi Minh Vũ đã tiến hành một nghiên cứu lớn tại 2 khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Đề tài đánh giá điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội của các điểm điều tra và đề xuất 3 tiêu chuẩn xác định vùng đệm, đó là: Đường ranh giới phía trong và phía ngoài vùng đệm tối thiểu là 1 km và tối đa là 10 km; Quy mô đất đai của vùng đệm; Về dân số, lao động và dân tộc. Các đề xuất và khuyến nghị của nghiên cứu mang tính phương hướng, chưa cụ thể (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2001) [10]. Trong 3 năm (1995 –1998), Trần Ngọc Lân và các đồng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này cuốn sách “Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia’’ được ra đời vào năm 1999. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện tại, các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các hộ có sự hiểu biết và có vốn đầu tư (Trần Ngọc Lân (chủ biên), 1999) [5]. Năm 2001, Đỗ Anh Tuân thực hiện một nghiên cứu điểm cũng tại Vườn quốc gia Pù mát cho đề tài ảnh hưởng của bảo tồn tới sinh kế của các CĐ ĐP và thái độ của họ về các chính sách bảo tồn. Tác giả chủ yếu đánh giá sự thay đổi sinh kế của người dân địa phương do sự ảnh hưởng của khu bảo tồn và mức độ chấp nhận của cộng đồng thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng và tài nguyên. Nghiên cứu cho rằng hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung bình, 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng
  15. 9 đệm và 62% tổng thu nhập của một hộ gia đình trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc thành lập KBT TN (năm 1997) đã làm giảm 30% - 71,4% diện tích đất và khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương. Mặc dù đã có một vài chương trình hỗ trợ được thực hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng chúng chưa bù lại được những mất mát do thành lập khu bảo tồn thiên nhiên (Đo Anh Tuan, 2001) [13]. Vấn đề giảm đất đai canh tác của các cộng đồng do hình thành vườn quốc gia là một thực tế diễn ra ở nhiều nơi. Đỗ Thị Hà cho rằng sau khi thành lập VQG Tam Đảo, đất của các hộ trong thôn bị mất đi, thu nhập về lâm nghiệp tập trung vào một số chủ rừng, ảnh hưởng tới sự phân công lao động trong hộ gia đình (Trần Ngọc Lân (chủ biên), 1999) [5]. Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu được phân tích, đánh giá tác động của khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia đối với cộng đồng địa phương. Nhưng vấn đề ngược lại, nhìn nhận từ góc độ cộng đồng địa phương đối với các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia còn chưa được nghiên cứu sâu sắc. Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về khả năng thu hút các cộng đồng địa phương vào quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại khu phục hồi sinh thái. Các tác giả cho rằng hệ thống chính sách hiện nay là đầy đủ để có thể thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý, sử dụng các khu rừng đặc dụng, không thể loại trừ cộng đồng ra khỏi quyền hưởng lợi từ vườn quốc gia và đề xuất mô hình quản lý đất đai trong khu phục hồi sinh thái của vùng đệm (Nguyễn Bá Ngãi và cộng tác viên, 2002) [6]. Trần Ngọc Hải và cộng sự đã đánh giá vai trò kinh tế của lâm sản ngoài gỗ ở 2 thôn người Dao tại xã Ba Vì. Tác giả cho rằng, LSNG, đặc biệt là nhóm tre bương và cây dược liệu đóng vài trò rất quan trọng trong hộ gia đình Hạt kiểm lâm (Vườn quốc gia Ba Vì, 2002) [2]. Tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia còn có một số nghiên cứu khác, nhưng chủ yếu là đánh giá về hiện trạng hệ động, thực vật
  16. 10 và các biện pháp bảo tồn loài, quy hoạch sử dụng đất, các nghiên cứu về cây thuốc và tình hình khai thác sử dụng cây thuốc của đồng bào Dao. Như vậy, tại KBT TN và VQG các đề tài nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chính sách quản lý, sử dụng đất khu phục hồi sinh thái và vai trò của LSNG đối với người Dao. Sự tác động của cộng đồng vào VQG luôn được xem là những vấn đề hiển nhiên, mang tính tất yếu. Chính vì vậy chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc về vấn đề này. 2.4.Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý luận về lý thuyết hệ thống, quan điểm sinh thái – nhân văn, quan điểm bảo tồn - phát triển và tiếp cận có sự tham gia. 2.4.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống Sự tác động của các cộng đồng địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống kinh tế xã hội và tác động tới hệ thống tự nhiên. Sự tác động của các cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng là hoạt động trong hệ thống kinh tế, bởi vì mức độ tác động của các cộng đồng địa phương gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc Và sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt và hiệu quả kinh tế thường quyết định tới hình thức sử dụng tài nguyên rừng của các cộng đồng địa phương. Ngược lại, mức độ giàu có và đa dạng của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu của các cộng đồng địa phương. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa những tác động của các cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi tới tài nguyên rừng bằng cách tác động vào những yếu tố kinh tế. Đây là lý do đề tài nghiên cứu các nguyên nhân kinh tế dẫn tới những tác động bất lợi của các
  17. 11 cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng và nghiên cứu đề xuất giải pháp kinh tế để giảm thiểu sự tác động bất lợinày. Sự tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng là hoạt động xã hội là vì các hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tài nguyên rừng, ý thức về luật pháp, trách nhiệm của cộng đồng, những thói quen sử dụng tài nguyên rừng, Sự tác động của các cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng còn phụ thuộc vào những vấn đề về thể chế và chính sách như chính sách đối với các cộng đồng địa phương vùng đệm, hệ thống quản lý tài nguyên rừng, việc thực thi luật bảo vệ phát triển rừng Các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng cũng có ảnh hưởng tới những tác động của cộng đồng địa phương vào tài nguyên rừng. Sự hiện diện của chúng sẽ hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền các chính sách, gắn kết người dân thành cộng đồng thống nhất trong việc thực thi việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Những tác động của các cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội, vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân xã hội chi phối sự tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng và nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội nhằm làm giảm thiểu những tác động bất lợi này. TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới tài nguyên rừng cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. Tài nguyên rừng vốn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên, vì vậy để bảo tồn tài nguyên rừng, những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó. 2.4.2 . Quan điểm sinh thái – nhân văn Thực tế cho thấy rằng, bất cứ hoạt động kinh tế xã hội trong cộng đồng hay trong mỗi hộ gia đình đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc
  18. 12 điểm sinh thái và mối quan hệ kinh tế - xã hội. Điều này chỉ ra rằng các hoạt Ảnh Hưởng Các nhân tố thích hợp Đạo đức Các yếu tố văn hóa Phát triển KT-XH địa Bậc thể phương và chế Các yếu tố thể bảo tồn chế chính sách TNR Tác động bất lợi của Các yếu tố người dân Bậc kinh tế kinh tế địa phương đến TNR Các yếu tố sinh thái,công Bậc sinh thái nghệ động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải là như vậy trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác. Để nghiên cứu sự tác động bất lợi của các CĐ ĐP đến TNR, chúng tôi dựa theo tháp sinh thái - nhân văn của Park đề xuất năm 1936 (Võ Văn Thoan và Nguyễn Bá Ngãi (Biên tập), 2002) [8]. Hình 3.1. Tháp sinh thái nhân văn trong nghiên cứu sự tác động của cộng đồng người dân địa phương tới tài nguyên rừng Theo Teherani Kroenner (1992) và Nguyễn Bá Ngãi (2001), mô hình sinh thái - nhân văn được Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các hoạt động
  19. 13 xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt động của cá nhân và sự bền vững (Hình 2.1) (Võ Văn Thoan và Nguyễn Bá Ngãi (Biên tập), 2002) [8]. Dựa trên hình tháp này có thể giải thích: Quan hệ giữa tác động bất lợi của cộng đồng đến TNR và phát triển kinh tế - xã hội địa phương – bảo tồn tài nguyên rừng là quan hệ có xu hướng nghịch. Tức là khi kinh tế - xã hội địa phương càng phát triển, điều kiện sống về vật chất, tinh thần được đảm bảo và công tác bảo tồn tài nguyên rừng được thực hiện tốt thì những tác động bất lợi tới tài nguyên rừng sẽ càng giảm. Sự tác động bất lợi của các cộng đồng địa phương vào tài nguyên rừng đều có cơ sở sinh thái và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Cơ sở sinh thái được được giải thích bằng các yếu tố vật lý sinh học, được chia làm 2 loại: Những yếu tố không thể kiểm soát được như khí hậu, thuỷ văn, địa hình và những yếu tố có thể kiểm soát được hoặc hạn chế được như xói mòn, lũ lụt, sâu bệnh, lửa rừng, hạn hán Những yếu tố kiểm soát hoặc hạn chế được cần được nghiên cứu bằng các giải pháp khoa học công nghệ. Các yếu tố kinh tế như sinh kế, mức sống của các cộng đồng địa phương, nhu cầu thị trường. Những nhân tố này rất có ý nghĩa đối với sự tác động của các cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng . Bậc thể chế được giải thích là các yếu tố về thể chế, chính sách, tổ chức cộng đồng. ảnh hưởng gián tiếp tới những tác động của các cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng. Bậc đạo đức được hiểu là tập quán, sự nhận thức hay ở mức cao hơn nữa là văn hoá của các cộng đồng. Mọi tác động của các yếu tố khác đều có thể làm thay đổi thái độ và nhận thức của cộng đồng.
  20. 14 Theo tháp sinh thái - nhân văn (hình 2.1) thì bất kỳ một giải pháp nào nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới TNR, bảo tồn rừng và phát triển vùng đệm đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo được các yếu tố về kinh tế và xã hội của cộng đồng địa phương. 2.4.3. Quan điểm bảo tồn – phát triển Trong nhiều năm qua, khi gặp trở ngại trong việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, đặc biệt là những khu bảo tồn thiên và vườn quốc gia được thành lập tại những vùng có mật độ dân cư cao, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc làm sao quản lý được các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia và đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Đây là lý do dẫn đến sự hình thành các quan điểm bảo tồn - phát triển. Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phương, nói chung bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) sau (Hà Quang Khải, 2001) [3]: -Thứ nhất: Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn. -Thứ hai: Cách tiếp cận phát triển kinh tế là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cộng sống vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên. -Thứ ba: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này tài nguyên có thể
  21. 15 được bảo tồn trong khi ít nhất một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương có thể được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững. Những tác động của các cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên rừng. Tuy nhiên với tình hình thực tế tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân chưa thể đề xuất các giải pháp làm triệt tiêu được các tác động đó. Đồng thời cũng không thể nào không quan tâm tới nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên rừng của khu bảo tồn. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất được các giải pháp làm giảm thiểu được tác động bất lợi của các cộng đồng địa phương vùng đệm và vùng lõi vào TNR, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy, trong nghiên cứu này, cách tiếp cận thứ nhất và thứ ba được áp dụng để thực hiện nội dung nghiên cứu [3]. 2.4.4. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về tài nguyên rừng với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra. Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến đến cao, đó là: tham gia có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia hỗ trợ, tự huy động và tổ chức (Lê Văn Khoa, 1996) [4]. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương
  22. 16 pháp này giúp thu thập được các thông tin và phân tích của chính các cộng đồng địa phương, nên thông tin có thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng tài nguyên rừng, các giải pháp giải quyết xung đột. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu Từ 28/02/2019 đến 10/05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung thực hiện các nội dung sau: (1). Khái quát khu vực nghiên cứu. (2). Tác động bất lợi của người dân địa phương trong vùng đệm tới TNR Khu bảo tồn thiên nhiên.
  23. 17 (3). Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của các cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (4). Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi từ phía các cộng đồng địa phương trong vùng đệm tới TNR Khu bảo tồn thiên nhiên,đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
  24. 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo các bước trong sơ đồ 3.2. 3.4.1.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu được thu thập tại UBND các xã và BQL thôn thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, các báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý, các báo cáo về các chương trình hỗ trợ cho vùng đệm Các tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về vùng nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là các báo cáo nghiên cứu về vùng đệm, tài liệu các hội thảo về phát triển vùng đệm các KBT TN và VQG, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng, cácvăn bản luật và chính sách liên quan đến vùng đệm Các tài liệu này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề nghiên cứu một cách tổng quan. Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc. 3.4.1.2. Chọn địa điểm nghiên cứu Chọn thôn điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn địa điểm nghiên cứu là đại diện tương đối trong khu vực nghiên cứu. Vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng đệm KBT được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại khu bảo tồn xã vùng đệm, vùng lõi nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã. Chọn được 4 thôn trong 4 xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn để phỏng vấn gồm: (1) thôn Sán Trồ - xã Bát Đại Sơn, (2) thôn Đầu Cầu I - xã Cán Tỷ, (3) thôn Lùng Cúng – xã Thanh Vân, (4) thôn Xín Cái – xã Nghĩa Thuận.
  25. 19 3.4.1.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường Các công cụ PRA được thực hiện để thu thập các thông tin và số liệu hiện trường: - Phỏng vấn ban quản lý thôn: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, nhằm tìm hiểu chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dung tài nguyên rừng - Phỏng vấn hộ gia đình: Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước ( xem phụ biểu 1) và được thực hiện tại 60 HGD/4 thôn điểm nghiên cứu. Các hộ phỏng vấn được lựa chọn theo phương ngẫu nhiên có hệ thống. Thực hiện công cụ này nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế chung của hộ gia đình, các hình thức tác động và nguyên nhân người dân tác động vào TNR, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển do chính người dân đưa ra. - Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm KBT Bát Đại Sơn: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tìn hình chung về quản lý rừng và đất rừng của khu bảo tồn thiên nhiên, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng TNR của CĐ ĐP trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thong tin thu thập tại các thôn điểm và thu thạp bổ sung tài liệu. 3.4.2. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phântích định lượng bằng phần mềm Excel. Thống kê mô tả là phương pháp chính được sử dụng để xử lý số liệu trong đề tài. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, cácthông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính.
  26. 20 Xác định vấn đề NC Mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Lựa chọn điểm NC Thu thập TT, số liệu Phỏng vấn HGĐ Phỏng vấn cá nhân Thảo luận nhóm Phân tích số liệu Phân tích định tính theo PRA Phân tích định lượng bằng Excel Hình thức tác động Nguyên nhân tác động Kinh tế Xã hội Giải pháp kinh tế - xã hội Kết luận kiến nghị Hình 3.1: Sơ đồ các bước thực hiên nghiên cứu
  27. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang có di ện tích tự nhiên 4.531,1 ha. Bao gồm 4 xã ( Bát Đại Sơn, Thanh Vân và một phần xã Nghĩa Thuận và xã Cán Tỷ). Đây là một khu Bảo tồn thiên nhiênđược thành lập ngày 06 tháng 10 năm 2000. 4.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý KBTTN Bát Đại Sơn nằm trong vùng Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, trên địa bàn hành chính của 04 xã (Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận) thuộc huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. - Toạ độ địa lý: Từ 23004'43" đến 23010'21" độ vĩ Bắc; Từ 104055'38" đến 10500'20" độ kinh Đông. - Ranh giới: + Phía Tây Bắc là đường biên giới giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; + Phía Đông Bắc là xã Bát Đại Sơn và phía Đông là sông Miện; + Phía Tây Nam giáp xã Đông Hà và đường ô tô đi biên giới. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo KBTTN Bát Đại Sơn là vùng núi đá vôi, phần lớn là núi có độ cao trên 1.000m và thấp dần theo hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam. Cụ thể được chia thành 03 kiểu địa hình chính sau: - Kiểu địa hình núi cao và trung bình: Đây là kiểu địa hình phổ biến nhất, chiếm hầu hết diện tích khu bảo tồn. Do địa hình bị chia cắt mạnh tạo ra những đỉnh núi cao, sườn dốc đứng, các khe suối đều sâu, dốc lòng hẹp và cũng là nơi có diện tích rừng còn phong phú, giầu trữ lượng, có hệ động thực vật đa dạng và phong phú, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng núi đá vôi miền Bắc Việt Nam.
  28. 22 - Kiểu địa hình đồi cao nằm ở phía Đông Bắc xã Bát Đại Sơn. Ở đây chủ yếu là núi đất, có các đỉnh cao dưới 400m, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều dòng suối, độ dốc bình quân từ 250 – 350. Trong kiểu địa hình này tài nguyên rừng bị khai thác cạn kiệt, do quá trình phát nương làm rẫy lập lại nhiều lần nên thực bì chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ và một số ít diện tích rừng được phục hồi sau nương rẫy. - Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Đó là những vùng trũng, lòng thung lũng hẹp, độ cao cũng như độ dốc giảm dần theo chiều nước chảy của các sông suối, có nhiều bãi bồi khá bằng phẳng và màu mỡ. Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai khá tốt lại gần nguồn nước thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc. 4.1.1.3. Địa chất, đất đai - Về địa chất: Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, nền địa chất khu vực KBTTN Bát Đại Sơn có nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ đệ tam. Nền vật chất tạo đất chính là các đá trầm tích có tuổi Protezozoi thượng (PR3- C1) đến Kainozoi (KZ), với thành phần chủ yếu trầm tích lục nguyên- carbonat, các đá trầm tích carbonat phân bố trên diện rộng tạo thành dạng địa hình karst và các loài đá mẹ khác như: Đá sét, đá sa thạch, phân bố rải rác trong khu vực với diện tích nhỏ. - Về thổ nhưỡng: Trong khu vực KBTTN Bát Đại Sơn có các nhóm đất chính sau: +Nhóm đất Feralít nâu vàng phát triển đá sa thạch có diện tích nhỏ trong KBT (chiếm 1,4%). Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng không bền vững, diện tích này rừng đã bị khai thác gần như cạn kiệt nên đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh. + Nhóm đất Feralít màu nâu sám phát triển trên đá sét, tầng đất trung bình, kết cấu hạt mịn, phân bốtập trung chủ yếu về phía Bắc xã Bát Đại Sơn (chiếm 22,1%).
  29. 23 + Nhóm đất Feralít mùn phát triển trên núi đá vôi và đá sét chiếm 14,0%. Loại đất này phân bố chủ yếu trên núi trung bình, thường ở độ cao 700m trở lên, thuộc phía Bắc xã Bát Đại Sơn, đất còn chất mùn kết cấu hạt mịn và giữ ẩm; do địa hình ở đây quá dốc nên việc canh tác nông nghiệp của đồng bào bị hạn chế, hầu hết diện tích đất vẫn còn rừng che phủ, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nguyên những diện tích rừng hiện có. + Nhóm đất Feralít màu nâu vàng phát triển trên các loại đá sét có diện tích chiếm 36,5%. Loại đất này thường phân bố ở các thung lũng, và tập trung nhiều ở xã Thanh Vân, tầng đất trung bình. Thảm thực vật rừng trên những diện tích này đều đã bị tác động, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nghiêm ngặt và trồng bổ sung thêm diện tích rừng trên những diện tích đất trống. + Nhóm đất thung lũng là sản phẩm chủ yếu của đá vôi có diện tích chiếm 20,0% và phân bố nhiều ở khu vực xã Cán Tỷ. Loại đất này được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lượng mùn cao rất màu mỡ. 4.1.1.4. Khí hậu - thuỷ văn. Khí hậu Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý, kết hợp với chế độ bức xạ và hoàn lưu chung của khu vực đã hình thành chế độ khí hậu đặc trưng ở đây. Mặc dù KBTTN Bát Đại Sơn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu của vùng này thể hiện khá rõ nét tính chấtcủa khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11; Mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Các đặc trưng cơ bản về khí hậu của KBTTN Bát Đại Sơn cụ thể như sau: - Chế độ nhiệt: trung bình năm 150C; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5-60C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 30 - 320C. vào các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình
  30. 24 từ 18 - 200C, vào các tháng mùa đông từ 12 - 140C. Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trên các đỉnh núi cao nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 00C. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm tại khu vực từ 2.100 đến 2.500mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm 80 – 90% tổng lượng mưa cả năm, mưa tập trung lớn vào các tháng 6, 7, 8 với cường độ mưa lớn có ngày trên 300mm và thường gây ra tình trạng lũ, ngập ảnh hưởng đến sản xuất và năng suất của các loại cây trồng, đồng thời cũng gây ra xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đất dốc. Mùa đông lạnh có mưa nhỏ, cũng có năm có thể xảy ra hàng tháng không có mưa, gây ra tình trạng khan hiếm nước, lượng mưa trung bình từ 50 - 20 mm/tháng. - Độ ẩm không khí trung bình là 82%; Cao nhất là 89% và thấp nhất là 68%.Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.437 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 8 và tháng có số giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 2 số ngày có sương mù năm từ 43 – 58 ngày. - Chế độ gió: Khu vực KBTTN Bát Đại Sơn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô lạnhcó kèm theo sương muối và gió mùa Đông nam từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm có mưa lớn kéo dài. Thủy văn - Nguồn nước mặt: Điều kiện thủy văn ở KBTTN Bát Đại Sơn liên quan đến chế độ dòng chảy của sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Đông và Đông Nam chảy qua các xã Bát Đại Sơn, xã Cán Tỷ, xã Lùng Tám, xã Đông Hà, xã Thái An, hình thành vành đai che chắn phía Đông và Đông Bắc của KBT. Sông Miện có chiều dài chảy trên huyện Quản Bạ khoảng 40km, dòng chảy quanh co, lòng hẹp, độ dốc lớn, về mùa mưa tốc độ dòng chảy khá mạnh. Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ chảy từ rừng KBT ra qua các thôn bản, nhưng các con suối này thường tồn tại vào mùa mưa,
  31. 25 mùa khô không có nước gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. - Nguồn nước ngầm: Do địa hình Kastơ các chi lưu đều chảy ngầm trong lòng đất nên lưu lượng nước mặt ít lại không dự trữ được nước, do đó về mùa khô thiếu nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. 4.1.1.5 Hiện trạng rừng và sử dụng đất Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và sử dụng đất trong KBTTN Bát Đại Sơn Đơn vị tính: Ha Phân theo đơn vị hành chính xã Loại đất, loại rừng Tổng Bát Đại Cán Thanh Nghĩa Sơn Tỷ Vân Thuận Tổng cộng 4.597,0 2.369,5 967,5 888,1 371,7 I. Diện tích có rừng 3.989,1 2.155,9 780,2 681,3 371,7 1. Rừng tự nhiên 3.911,7 2.155,3 703,4 681,3 371,7 1.1. Rừng núi đất 873,1 504,5 5,7 353,2 9,6 Rừng phục hồi (IIB) 873,1 504,5 5,7 353,2 9,6 1.2. Rừng núi đá 3.038,6 1.650,7 697,7 328,1 362,1 Rừng nghèo (IIIA1) 1.236,5 493,9 687,7 54,8 0,0 Rừng phục hồi (IIB) 1.802,1 1.156,8 10,0 273,3 362,1 2. Rừng trồng 77,4 0,6 76,7 0,0 0,0 II. Đất trống chưa có rừng 607,9 213,7 187,4 206,8 0,0 1. Trên núi đất 432,3 161,3 130,3 140,7 0,0 Trạng thái (Ia), (Ib) 261,3 54,0 93,5 113,8 Trạng thái (Ic) 171,0 107,3 36,8 26,9 2. Trên núi đá 140,5 38,1 41,1 61,3 0,0 Trạng thái (Ia), (Ib) 41,3 6,8 34,6 0,0 Trạng thái (Ic) 99,2 31,4 6,6 61,3 II. Đất khác 35,0 14,2 16,0 4,8 0,0 1. Đất có cây nông nghiệp 33,6 12,8 16,0 4,8 2. Đất khác trong lâm nghiệp 1,4 1,4 0,0 0,0
  32. 26 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)
  33. 27 Kết quả ở bảng trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của KBTTN Bát Đại Sơn là 4.957,0 ha trong đó: - Diện tích đất có rừng là 3.989,1 ha, đạt độ che phủ là 86,8%, trong đó: + Rừng tự nhiên là 3.911,7 ha, chiếm 98,10 % tổng diện tích đất có rừng (rừng nghèo (IIIA1): 1.236,5 ha; Rừng phục hồi: 2.675,1 ha). Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của KBT, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau thuận lợi là môi trường sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã. + Rừng trồng ở KBTTN Bát Đại Sơn có diện tích 77,4 ha (chiếm 1,9% tổng diện tích đất có rừng), với mục đích bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ, đất không còn rừng thuộc 02 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ; - Diện tích đất chưa có rừng là 607,9 ha, chiếm 13,2% tổng diện tích đất tự nhiên của KBT, bao gồm: + Đất trống có cây gỗ rải rác 270,2 ha và đất trống cỏ, cây bụi là 302,6 ha. Tuy là chưa có rừng, nhưng nhóm đất này giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc. Trong thời gian tới cần áp dụng các giải pháp lâm sinh thích hợp để phục hồi lại rừng ở đối tượng này. + Diện tích đất khác trong KBTTN Bát Đại Sơn là 35,1 ha, chủ yếu là diện tích đất canh tác cây nông nghiệp và diện tích các suối cạn nhỏ; 4.1.1.6 Hệ thực vật rừng Thảm thực vật rừng KBTTN Bát Đại Sơn có độ cao từ 400m đến hơn 1.600m so với mực nước biển với những mức độ tác động trên các nền địa chất và độ cao khác nhau, đã chi phối tính đặc trưng của kiểu thảm thực vật trong khu vực này. Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng, KBTTN Bát Đại Sơn có thể xếp vào 02 kiểu thảm thực vật chính sau: + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (≥ 700m).
  34. 28 + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (<700m Bảng 4.2: Phân bố diện tích thảm thực vật rừng KBTTN Bát Đại Sơn Đơn vị tính: ha STT Kiểu thảm thực vật Diện tích 1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (≥ 4.670,07 700m)+ Kiểu phụ thổ nhưỡng trên núi đá vôi 1.235,42 + Kiểu phụ rừng phục hồi thứ sinh nhân tác 2.906,75 + Kiểu phụ cây gỗ rải rác, lùm bụi trên núi đá vôi 266,60 + Kiểu phụ đất trống cỏ, cây bụi 261,30 2 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (< 282,25 700m)+ Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá 28,40 + Kiểu phụ cây gỗ rải rác, trảng cỏ, cây bụi 176,68 + Kiểu phụ rừng trồng thứ sinh nhân tạo 77,17 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Thành phần thực vật KBTTN Bát Đại Sơn từ khi thành lập tới nay, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu về khu hệ thực vật rừng. Các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật ở đây khá phong phú, mang đặc trưng của 3 luồng thực vật là Vân Nam – Hymalaya, Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ Malaixya. Tại KBTTN Bát Đại Sơn, đã thống kê được 708 loài thực vật có mạch thuộc 432 chi và 135 họ. Ngoài ra, Khu bảo tồn còn một số cây có giá trị dược liệu như: Kim ngân, Cốt toái bổ, Thảo quả, Đỗ trọng, Quế Những loài cây cảnh như phong lan tím và một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: Bách xanh, Bách vàng cần được bảo vệ. 4.1.1.7. Hệ động vật rừng. Khu hệ động vật tại KBTTN Bát Đại Sơn cũng đã được điều tra bởi nhiều nhà khoa học của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Đến nay
  35. 29 đã thống kê được 49 loài thú, 104 loài chim, 22 loài bò sát và 23 lưỡng thê. Cụ thể về hiện trạng thành phần số bộ, họ, loài được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 4.3: Khu hệ động vật có xương sống ở KBTTN Bát Đại Sơn STT Taxon Số bộ Số họ Số loài 1 Thú 8 23 49 2 Chim 10 29 104 3 Bò sát 2 9 22 4 Lưỡng cư 1 7 23 Tổng cộng 21 68 198 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Bảo tồn tài nguyên động vật thuộc nhóm động vật quý hiếm của khu bảo tồn Bát Đại Sơn hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn bừa bãi, do diện tích rừng bị thu hẹp từ phát nương làm rẫy, để bảo vệ nguồn gen động vật rừng đặc biệt quý hiếm này cần sự đầu tư của nhà nước để bảo vệ, phát triển nghiên cứu khoa học, trong tương lai nhất định số cá thể sẽ tăng dần lên và còn phát hiện các loài quý hiếm khác. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ● Dân tộc và cơ cấu dân tộc Khu vực KBTTN Bát Đại Sơn là nơi sinh sống của 6 dân tộc anh em, trong đó người H'Mông chiếm đa số là 84%, dân tộc Dao chiếm 8,2%, dân tộc Nùng chiếm 6,2%, còn lại 0,7% là các dân tộc thiểu số khác. Riêng 03 thôn (Pải Chư Phìn, Xà Phìn, Thào Chư Phìn) trong vùng lõi của KBT chỉ có người H'Mông và người Dao. Nhìn chung các dân tộc trên sống phân bố rải rác trong vùng thành các thôn, xóm bên cạnh trục đường giao thông, các thung lũng bằng phẳng, tập quán canh tác chủ yếu là sản xuất canh tác nương rẫy và chăn nuôi gia súc gia
  36. 30 cầm. Các dân tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân , nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá như: Phong tục canh tác, tôn giáo tín ngưỡng, ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian, vv. ● Dân số và lao động Theo kết quả điều tra tại 4 xã có diện tích đất KBTTN Bát Đại Sơn phân bố cho thấy, tính đến ngày 31/12/2018 tổng số nhân khẩu hiện đang sinh sống trong các xã khu vực vùng đệm là 3.209 hộ, với 15.893 nhân khẩu (nữ chiếm 50,21%) và phân bố trên 33 thôn bản; Bảng 4.4: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2018 Số hộ Số Mật độ dân Số Số lao STT Tên xã gia đình nhân số thôn động khẩu (người/km2) 1 Bát Đại Sơn 9 572 3.013 1.561 68 2 Thanh Vân 7 1.048 4.785 2.475 118 3 Cán Tỷ 8 914 4.836 2.496 125 4 Nghĩa Thuận 9 675 3.259 1.680 84 Tổng cộng 33 3.209 15.893 8.211 98 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Mật độ phân bố dân số bình quân là 98 người/km2, đông nhất là xã Cán Tỷ 125 người/km2, ít nhất là xã Bát Đại Sơn 68 người/km2 còn trung bình là xã Nghĩa Thuận 84 người/km2.
  37. 31 Bảng 4.5: Hiện trạng dân số và lao động các thôn bên trong và giáp KBT Số hộ Số nhân Số lao STT Xã/ thôn Khu vực KBT gia đình khẩu động I Xã Bát Đại Sơn 464 2.442 1.265 1 Sán Trồ 115 600 311 Giáp ranh KBT 2 Na Cạn 90 458 237 Giáp ranh KBT 3 Cốc Méo 60 295 153 Giáp ranh KBT 4 Lao Chải 60 282 146 Giáp ranh KBT 5 Xà Phìn 27 160 83 Trong KBT 6 Pải Chư Phìn 71 404 209 Trong KBT 7 Thào Chư Phìn 41 243 126 Trong KBT II Xã Cán Tỷ 325 1.534 792 8 Đầu Cầu 1 179 837 432 Giáp ranh KBT 9 Sín Suối Hồ 146 697 360 Giáp ranh KBT III Xã Thanh Vân 852 3.836 1.984 10 Làng Tấn 164 831 430 Giáp ranh KBT 11 Mỏ Sài 171 806 417 Giáp ranh KBT 12 Má Hồng 178 770 398 Giáp ranh KBT 13 Lùng Cúng 197 809 418 Giáp ranh KBT 14 Lùng Cáng 142 620 321 Giáp ranh KBT IV Xã Nghĩa Thuận 191 1.015 523 15 Na Cho Cai 95 486 250 Giáp ranh KBT 16 Xín Cái 96 529 273 Giáp ranh KBT Tổng cộng 1.832 8.827 4.564 + Trong vùng lõi 139 807 418 + Giáp ranh KBT 1.693 8.020 4.146 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)
  38. 32 Trong tổng số 33 thôn, bản có 03 thôn hiện nằm sâu trong phạm vi vùng lõi và 13 thôn nằm ở giáp ranh giới của KBT. Người dân tại các thôn bản bên trong và giáp ranh với KBT chủ yếu là người dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao, Nùng, Tày, ), họ thường quen sống dựa vào tài nguyên rừng, do vậy những lúc thiếu hụt lương thực (hoặc tiền) hay lúc nông nhàn họ thường vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng để làm thực phẩm và buôn bán, những hoạt động này đã và đang đe dọa đến tính bền vững của KBT. Theo thống kê năm 2018, số người trong độ tuổi lao động trong 04 xã có diện tích KBTTN Bát Đại Sơn phân bố là 8.211 người, chiếm tỷ lệ 51,66% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,21%, lao động nam chiếm 49,79%. Đây là tỉ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỉ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 93,31%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 6,69% so với tổng số lao động xã hội; Số người trong độ tuổi đang lao động trong các ngành kinh tế chiếm 95,4%; số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động. Về chất lượng lao động: Trong tổng số người trong độ tuổi lao động, số lao động phổ thông chiếm trên 93,0%, số còn lại là lao động kỹ thuật và công chức. Hệ quả không thể tránh khỏi là số lao động dư thừa rời địa phương đi kiếm việc làm để mưu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên trong KBT. Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm; lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 8 - 10% số lao động hiện có, phần lớn là số học sinh đến tuổi lao động không tìm được việc làm. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong công tác chuyển
  39. 33 đổi cơ cấu lao động và tạo việc làm thu hút nguồn lao động dôi thừa trong khu vực. 4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 4.1.3.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của các xã trong khu vực KBTTN Bát Đại Sơn. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Giá hiện hành): Trồng trọt chiếm 70,0%, chăn nuôi chiếm 29,0% và dịch vụ chiếm 1,0% 1) Về trồng trọt: - Cây lương thực: Năm 2018 diện tích gieo trồng cây lương thực là 2.024,1 ha, tổng sản lượng lương thực đạt được 8.772,02 tấn (riêng thóc 1.988,9 tấn), bình quân lương thực đầu người đạt 551,93 kg/người/năm. Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng TT Loài cây (ha) (tạ/ha) (tấn) I Cây lương thực 1 Lúa 335,09 59,35 1.988,90 2 Ngô 1.689,00 40,16 6.783,12 II Cây màu 1 Sắn 89,00 103,30 919,37 2 Khoai lang 61,00 104,60 638,06 III Cây thực phẩm 1 Lạc 110,00 12,10 133,06 2 Đậu tương 720,23 13,90 1.000,86 3 Rau các loại 614,00 57,1 3.505,94 (Nguồn:Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)
  40. 34 Hạn chế trong sản xuất lương thực hiện nay là diện tích gieo trồng cây lương thực ít (cây lúa 335,1 ha, cây ngô 1.689,0 ha), việc đưa giống mới vào sản xuất đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là giống địa phương năng suất thấp (lúa 59,35 tạ/ha, ngô 40,16 tạ/ha), chưa thực sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực. - Cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm: So với năm 2017 thì năm 2018 diện tích các loài cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng giảm, diện tích trồng rau, quả của các xã trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng. - Cây lâu năm: Các xã vùng đệm có tiềm năng rất lớn để phát triển các loài cây ăn quả, nhưng hiện nay diện tích còn rất hạn chế. Tính đến cuối năm 2018 toàn vùng có diện tích cây Thảo quả là 273,0 ha và được trồng dưới tán rừng tự nhiên trong KBTTN Bát Đại Sơn, và trên 50 ha các loài cây ăn quả. 2) Về chăn nuôi: Kết quả thống kê trên địa bàn các xã vùng đệm KBTTN Bát Đại Sơn cho thấy, tổng đàn gia súc là 21.748 con (đàn Lợn 13.680 con, đàn Trâu 1.239 con, đàn Bò 5.225 con, đàn Ngựa 342 con, đàn Dê 1.262 con), Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 3 - 4 con lợn và 1 - 2 con trâu hoặc bò; Các loài gia cầm chủ yếu là gà, vịt được nuôi ở quanh nhà, bình quân mỗi hộ nuôi từ 18 - 25 con.
  41. 35 Bảng 4.7: Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại các xã, năm 2018 Đơn vị tính: Con Các loài gia súc, gia cầm TT Tên xã Trâu Bò Ngựa Dê Lợn Gia Cầm 1 Bát Đại Sơn 394 919 108 224 2.500 18.000 2 Thanh Vân 305 1.795 148 252 4.100 21.770 3 Cán Tỷ 48 1.494 0 470 3.700 12.300 4 Nghĩa Thuận 492 1.017 86 316 3.380 17.000 Tổng cộng 1.239 5.225 342 1.262 13.680 69.070 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của các hộ gia đình trong khu vực, nhưng công tác chăn nuôi trong vùng gặp rất nhiều khó khăn như: Phương thức chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình, các loài gia súc ban ngày thả rông ngoài bãi và trong rừng, tối đưa về ngủ ở chuồng trại gần nhà. Các loài gia cầm, đặc biệt là gà thường bị bệnh tụ huyết trùng; các loài gia súc (ngoại trừ lợn) thiếu bãi chăn thả vì nếu chăn thả quanh thôn bản thì chúng sẽ phá hại mùa màng còn thả trong rừng thì vi phạm quy chế quản lý của KBT; thiếu vốn đầu tư và công tác chăm sóc thú y, sử dụng nguồn giống địa phương và thiếu công tác đào tạo đối với chăn nuôi dẫn đến năng suất và sản lượng vật nuôi trên địa bàn còn thấp. Theo phong tục, tập quán, người dân ở đây quan niệm, trâu, bò sinh sống, tồn tại theo quy luật tự nhiên, chỉ cần ăn cỏ, uống nước suối là sống nên phần lớn các hộ không làm chuồng trại, lán mà thả rông chúng trên rừng. Những tác động đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tại KBTTN Bát Đại sơn bắt đầu với nguồn thức ăn là cỏ, sau đó là lá cây rừng, làm gãy cành cây, dẫm đạp làm chết các cây tái sinh làm suy giảm tổ thành cây tái sinh trong
  42. 36 rừng tự nhiên, cạnh tranh nguồn thức ăn với nhóm thú móng guốc sống trong KBT và tăng nguy cơ lan truyền bệnh từ vật nuôi sang động vật hoang dã, làm biến đổi chu trình sinh địa hoá diễn ra trong rừng. Bên cạnh đó là s ự di chuyển của các loài gia súc trong quá trình thả rông đã và đang gây nên sự tàn phá trên diện rộng làm suy giảm chất lượng rừng, tạo thành khe xói mòn rất lớn do trâu, bò, đi lại. 3) Về sản xuất lâm nghiệp: Hoạt động về sản xuất lâm nghiệp tại các xã vùng đệm chủ yếu là công tác trồng, quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, trồng cây phân tán thông qua dự án 327 trong giai đoạn (1994 - 1998), tiếp sau đó là chương trình 661, chương trình 06/CP và việc thu hái lâm sản tự phát của người dân địa phương. Trong những năm qua, bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, để giải quyết những sức ép lớn đối với công tác bảo tồn do tình trạng dân cư sống xen kẽ bên trong và xung quanh KBT, Ban quản lý đã có các giải pháp, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội như: giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng (năm 2015: 3.940,1 ha; năm 2016: 1.727,6 ha; năm 2017: 2.279,4 ha; năm 2018: 2.203,9,4 ha); Chăm sóc rừng trồng (năm 2015: 85,0 ha; năm 2016: 85,0 ha; năm 2017: 17,0 ha; năm 2018: 17,0 ha) cho các hộ gia đình thuộc các thôn bản ở giáp ranh và bên trong KBT. 4.1.3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hiện trong các xã vùng đệm của KBTTN Bát Đại Sơn không có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nông nhàn; đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng nông - công nghiệp. Trên địa bàn chỉ có các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu cầu thiết yếu của người dân như: hàng may mặc, hàng mộc dân dụng, sửa
  43. 37 chữa cơ khí nhỏ, xay xát, nấu rượu, cưa xẻ, Nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất ở quy mô hộ kinh doanh cá thể, sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công hoặc công nghệ lạc hậu, chủ các cơ sở còn hạn chế nhiều về các kỹ năng thị trường, tổ chức điều hành sản xuất, do vậy sản phẩm làm ra chưa có tính cạnh tranh và chưa đáp ứng được nhu cầu nội huyện, cũng như chưa tạo được cơ hội thâm nhập thị trường bên ngoài. Các ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các xã như: Mây tre, đan lát, dệt lanh, . chưa được chú ý để đầu tư, đáp ứng việc làm, thu nhập và có sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm làng nghề truyền thống hiện tại mới đang trong giai đoạn tìm kiếm thị trường trong tỉnh cũng như khu vực vùng núi phía Bắc. 4.2. Hình thức tác động bất lợi của cộng đồng địa phương tác động đến tài nguyên rừng Những năm gần đây, do người dân thiếu diện tích đất canh tác nên đã có rất nhiều hộ gia đình sinh sống trong khu vực vùng đệm vẫn lén lút chặt rừng để trồng cây nông nghiệp và một số phát nương làm rẫy. Do rừng đã bị phát luỗng, tầng dưới trống, thiếu cây con tái sinh nên sau khoảng 7-10 năm, đất canh tác đã trở nên kiệt quệ. Các cây cổ thụ còn sót lại rất dễ bị tổn thương, chỉ cần có gió bão là bật rễ hoặc gẫy thân. Tất cả những tác động đó làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt, chất lượng và số lượng loài suy giảm và đang là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn của KBT. Hiện các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống trong khu vực vùng đệm trong và vùng đệm ngoài của KBTTN Bát Đại Sơn vẫn chưa bỏ tập quán, là phụ thuộc vào tài nguyên rừng như sử dụng gỗ, củi, các loại lâm sản, săn bắt động vật rừng nên việc xâm nhập vào rừng là chưa thể ngăn chặn được. Bên cạnh đó, những dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông,
  44. 38 lao động nông nhàn của khu vực này chưa phát triển. Do vậy, tình trạng dôi dư lao động trong các thời gian nông nhàn sẽ gia tăng lên, và hậu quả kéo theo là tình trạng vào rừng để thu hái lâm sản trái phép tăng theo. Các đe dọa do các yếu tố về kinh tế - xã hội như: Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; khai thác các loài gỗ quý (Bách vàng, Bách xanh, ) và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (cây cảnh, măng, nấm, cây dược liệu, cây cảnh ); xâm lấn đất của KBTTN Bát Đại Sơn để canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc tự do trong KBT, nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính để tạo thu nhập cho người dân địa phương, với cây trồng chính là cây lương thực (lúa, ngô). Tuy nhiên, do dân số tăng, nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống bên trong vùng lõi và ở vùng đệm của KBTTN Bát Đại Sơn là rất cao. Về mặt pháp lý, những diện tích đất, rừng đã quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng đều thuộc quyền quản lý và sử dụng của KBT, người dân địa phương không có quyền khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất, người dân địa phương đã khai phá và canh tác bất hợp pháp trên diện tích đất này. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài thực vật quý hiếm khác. Thị trường buôn bán và sử dụng động vật hoang dã còn phổ biến là nguyên nhân gián tiếp gây nên suy giảm đa dạng sinh học trong KBT. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. + Khai thác sản phẩm rừng với mục đích sử dụng và hàng hoá
  45. 39 Bảng 4.8. Lâm sản khai thác từ tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương Sản phẩm Tên loài Mục đích sử dụng Sử dụng Bán Bách xanh x x Nghiến x x Gỗ Trai x Bách Vàng x x Củi Gỗ tạp x Thuốc nam Thuốc đắng x x Măng x x Rau rừng x x Sản phẩm khác Phong lan x x Mật ong x x (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Cộng đồng địa phương sống trong vùng đệm của KBT khai thác một số LSNG gồm Phong lan, Mật ong, Măng, cây dược liệu và các loại hạt ăn được. Các sản phẩm này là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều hộ gia đình nghèo trong vùng đệm. Hiện nay chưa rõ là mức khai thác như vậy có bền vững hay không, hoặc có thể là đang khai thác LSNG quá mức tại đây. Đặc biệt là việc lấy Măng, Phong Lan nếu lấy quá mức trong một thời gian dài có thể làm thay đổi cấu trúc và thành phần rừng, ảnh hưởng tới sự phù hợp của những sinh cảnh này đối với các loài động thực vật đang bị đe dọa toàn cầu. Hoạt động khai thác một số loài cây dược liệu diễn ra rầm rộ với số lượng lớn, đe dọa đến sự tuyệt chủng cục bộ của một số loài. Các nguyên nhân của việc suy giảm thực vật LSNG tại khu vực nghiên cứu, là do người dân khai thác không đúng cách Dân địa phương khai thác gỗ bất hợp pháp ở KBT chủ yếu để phục vụ sinh hoạt trong gia đình và được tiến hành quanh năm, ngoài ra còn để bán cho một số người buôn bán gỗ trái phép. Hầu hết những người khai thác gỗ trái phép trong KBT sử dụng công nghệ rất đơn giản: dùng cưa tay đốn gỗ trong rừng, sau đó vận chuyển bằng sức người, hoặc kéo trâu. Một số đầu nậu
  46. 40 lợi dụng những vùng giáp ranh, đường xá đi lại khó khăn cho lực lượng BVR đã dùng xe cơ giới vận chuyển gỗ ra khỏi ranh giới KBT. 4.2.1. Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc Tại khu vực nghiên cứu, qua điều tra gia súc được chăn thả trên rừng chủ yếu là bò với số lượng không đáng kể, người dân chủ yếu thả gia súc vào rừng sau khi thu hoạch xong ngô và hoa màu khi mùa đông thì một số HGĐ mới vào rừng đưa gia súc về, chuồng trại được làm kiên cố là nơi ở của gia súc qua mùa đông. Vào mùa vụ, mùa nương rẫy gia súc được nuôi nhốt trong chuồng, ít thả lên rừng. Tuy nhiên có một số hộ làm Lán, chuồng Trâu, bò trên nương gần vìa rừng thì Bò hầu như được thả vào rừng các ngày trong tuần. Sau đây là bảng thống kê mức độ chăn thả gia súc của các HGĐ trong khu vực nghiênc ứu. Bảng 4.9. Mức độ chăn thả gia súc của các hộ gia đình Số lần chăn Số lượng gia STT Họ và Tên Nhóm hộ thả súc (lần/tuần) (con/HGĐ) 1 Giàng Mí Lềnh TB 3 4 2 Hầu Chá Sỹ Nghèo 4 2 3 Giàng Chúa Tểnh CN 7 3 4 Giàng Mí Lùng CN 3 4 5 Giàng Mí Sính Nghèo 4 3 6 Sùng Cồ Sinh Nghèo 7 2 7 Thào Chúa Sùng CN 3 2 8 Hạng Minh Thảo CN 2 5 9 Vù Xuân Hùng Nghèo 6 3 10 Ma Mì Dình TB 3 1 11 Thào Vạn Sính CN 5 3 12 Hạ Chè Gình CN 6 2 13 Sính Mì Sài CN 5 2 14 Thào Nỏ Vàng CN 3 1 15 Sùng Sè Dé TB 4 2
  47. 41 Số lần chăn Số lượng gia STT Họ và Tên Nhóm hộ thả súc (lần/tuần) (con/HGĐ) 16 Vàng Mí Sùng Nghèo 4 1 17 Giàng Chìa Trắng TB 3 5 18 Vàng Dũng Páo TB 7 3 19 Thào Mí Say Nghèo 3 1 20 Vàng Láo San Nghèo 3 2 21 Giàng Mí Vàng Nghèo 4 2 22 Hạng Mí Dình Nghèo 3 1 23 Vàng Mí Páo Nghèo 4 3 24 Mua Mí Dình Nghèo 3 1 25 Giàng Mí Páo TB 3 2 26 Hạng Chứ Máy TB 5 3 27 Thào Vàng Sính CN 4 1 28 Vàng Sáo Mùi CN 5 7 29 Giàng Mí Vư TB 4 4 30 Vừ Thị Mỷ Nghèo 2 1 31 Ly Nhè Dình Nghèo 4 1 32 Vàng Sè Say Nghèo 3 3 33 Hạng Mí Sáng Nghèo 2 1 34 Vàng Mí Mù Nghèo 3 2 35 Mua Ánh Vàng Nghèo 4 2 36 Vừ Mí Lùng Nghèo 4 1 37 Hạng Mí Páo TB 3 5 38 Vàng Mí Mồ Nghèo 2 1 (Nguồn: Từ phụ lục 6) 4.2.2. Khai thác gỗ quý hiếm Qua điều tra phỏng vấn cán bộ khu bảo tồn, phỏng vấn hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu cho thấy trên rừng tự nhiên gần các thôn còn nhiều loại gỗ quý hiếm như: Bách xanh, Bách vàng, Thông đỏ, Nghiến, Trai, Mun và Thiết sam giả lá ngắn đều là những loại gỗ quý thuộc nhóm IA, IIA. Nghiến,
  48. 42 Bách xanh, Trai, Mun là những loại gỗ được người dân khai thác nhiều cho mục đích sử dụng và hàng hóa. Thiết sam giả lá ngắn, Thông đỏ và Bách vàng là lòa cây gỗ có giá trị kinh tế cao còn rất ít cá thể. Các cá thể Thông đỏ, Bách vàng có kích thước từ 40cm trở lên bị khai thác chuyển sang Trung Quốc làm quan tài, làm đồ mĩ nghệ cách đây trên 50 năm. Qua điều tra cho thấy một số loài gỗ Nghiến, Bách xanh, Bách vàng, Mun được sử dụng trong gia đình để làm cột nhà và một số đồ gia dụng trong gia đình. Qua phỏng vấn chú Vương Đình Lương cho biết: Gỗ Bách vàng có mùi thơm của tinh dầu, khi sử dụng có th ể tránh được một số bệnh thong thường như: Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ruồi Chính vì thế mà số lượng các cá thể Bách vàng còn rất ít, và khả năng tái sinh rất kém, kém hơn cả Thiết sam giả lá ngắn. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quý làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính. 4.2.3. Cơ cấu thu nhập của các cộng đồng địa phương vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn Nguồn thu nhập chính của cộng đồng địa phương vẫn từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, với những yếu tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình là vốn đầu tư , quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tình hình thị trường tiêu thụ. Năm 2018 bình quân lương thực trong khu vực 04 xã là 551,93 kg/người/năm (riêng thóc 125,14 kg/người/năm), thu nhập bình quân đầu người đạt 9,03 triệu đồng/người/năm.
  49. 43 Bảng 4.10. Tình hình thu nhập của các xã năm 2018 Bình quân lương Bình quân thu nhập TT Huyện/xã thực (triệu (kg/người/năm) đồng/người/năm) 1 Bát Đại Sơn 595,75 7,10 2 Thanh Vân 441,36 11,00 3 Cán Tỷ 490,41 7,50 4 Nghĩa Thuận 765,00 10,50 Bình quân 551,93 9,03 (Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình sinh hoạt được từ 9 – 10 tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú, trái phép trong KBTTN Bát Đại Sơn để đảm bảo đời sống cho gia đình, những hoạt động này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực. Kết quả tổng hợp cơ cấu nguồn thu theo nhóm hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu qua bảng 4.11. Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp cơ cấu nguồn thu theo nhóm hộ gia đình Đơn vị tính: Triệu đồng/năm Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ STT Chỉ Tiêu Bình quân nghèo cận nghèo trung bình 1 Trồng trọt, chăn nuôi 22 26,9 31,8 26,9 2 Kinh doanh, dịch vụ 0 0,0 5,2 1,7 3 Nguồn Khác 10 12,3 14,3 122 4 Tổng thu nhập 32 39,2 51,3 40,8 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5)
  50. 44 Triệu VNĐ 35 31,8 30 26,9 Nhóm hộ 25 22 nghèo 20 14,3 Nhóm hộ cận 15 12,3 nghèo 10 10 5,2 Nhóm hộ 5 0 0 trung bình 0 Trồng trọt, Kinh doanh, Nguồn khác chăn nuôi dịch vụ Nguồn thu nhập Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn thu theo nhóm hộ gia đình Nhận xét: Qua bảng 4.11 và hình 4.1 cho ta thấy: Bình quân thu nhập của 3 nhóm hộ có sự chênh lệch không đáng kể, thu nhập của nhóm hộ trung bình là cao nhất. Thu nhập từ nông nghiệp của các nhóm hộ tại khu vực nghiên cứu gần tương đương nhau. Vì qua phỏng vấn 100% số hộ phỏng vấn đều có ý kiến tương đồng đều áp dụng các kĩ thuật canh tác truyền thống và do đất quá xấu. Thu nhập từ chăn nuôi và nguồn khác thì ở nhóm hộ TB (trung bình) có thu nhập cao hơn rõ rệt. Cho thấy các giải pháp từ chăn nuôi, nguồn khác: Làm thuê, buôn bán, của nhóm hộ trung bình đạt hiệu quả kinh tế hơn. Khai thác tài nguyên rừng là nguồn thu nhập khá lớn của các nhóm hộ nghèo và CN (cận nghèo).
  51. 45 4.3. Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của các cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn 4.3.1. Các nguyên nhân về kinh tế + Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực (lúa gạo) Khả năng đáp ứng về nhu cầu lương thực (lúa gạo) là rất thấp vì: lương thực được trồng chính của người dân nơi đây là ngô và chỉ được trồng một vụ trong một năm. Do đất đai quá xấu và dốc mà trong đó đất nương hốc đá chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp. + Nhu cầu và khả năng đáp ứng về tiền mặt Trong cuộc sống con người nói chung và người dân tại khu vực nghiên cứu nói riêng có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống không thể tự làm ra được mà phải sử dụng tiền mặt để trao đổi. Nhu cầu về tiền mặt và khả năng đáp ứng nó cũng thấp, vì đây là khu vực vùng núi còn nhiều khó khăn, người dân sử dụng tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nguồn thu nhập của người dân địa phương nơi đây chủ yếu từ: trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, trợ cấp xã hội, làm thuê, . + Nhu cầu chất đốt (củi) Do đời sống của người dân còn thấp, do thói quen từ lâu đời chất đốt là củi, và sử dụng gỗ củi làm chất đốt theo hình thức tự cung tự cấp, người dân vào rừng lấy củi về nhà để sử dụng, chỉ phải bỏ công lao động không phải bỏ tiền ra mua, do vậy họ vẫn khai thác tràn lan chưa biết tiết kiệm và khai thác quanh năm. Vì vậy đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng. + Nhu cầu thị trường Do nhu cầu gỗ làm nhà, làm nội thất lớn đã đẩy giá gỗ lên cao, đặc biệt là giá gỗ rừng tự nhiên do chất lượng gỗ tốt, màu sắc và vân gỗ đẹp, nên đã kích thích người dân địa phương khai thác gỗ bất hợp pháp, do lợi nhuận từ việc khai thác gỗ cao dù biết là vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng nhưng họ vẫn làm.
  52. 46 Các sản phẩm được làm từ gỗ quý, dược liệu, lâm sản khác có nhu cầu tiêu thụ là rất lớn trên thị trường. Vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng khai thác Gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong KBT. Ngoài ra TNR còn là một nguồn sinh kế mà hiện tại người dân tác động vào để đảm bảo cuộc sống. + Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn do: Tập tục canh tác, hình thức canh tác còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, thiếu đất canh tác, trình độ dân trí còn thấp. 4.3.2. Các nguyên nhân về xã hội + Chính sách vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn Do các hình thức quản lý rừng thay đổi. Chính sách phát triển kinh tế của các cấp chính quyền địa phương. Chính sách giao đất giao rừng, tại địa phuơng không phải HGĐ nào cũng được giao đất rừng, ranh giới diện tích giao cũng chưa rõ ràng, công tác tuyên truyền sau giao đất được thực hiện chưa tốt. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm tiếp giáp với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về việc bảo vệ TNR luôn đi kèm với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc. + Cơ hội sinh kế Có 3 hướng sinh kế mà người dân địa phương tiếp cận đến: - Phát triển sản xuất nội tại: + Sản suất lương thực chủ yếu là ngô và một phần ít lúa nước. + Lâm nghiệp: Nằm trong diện tích đất tự nhiên nhưng nó chưa được phát triển. + Chăn nuôi chủ yếu là thả rông và nuôi tại nhà đa phần để phục vụ cuộc sống và bán cho thương lái.
  53. 47 - Phát triển kinh tế bên ngoài: Làm công bên ngoài như phụ hồ, lao động chân tay, làm thuê cho các công ty, tư nhân bên Trung Quốc. Đi buôn bán nhỏ - Tác động đến tài nguyên rừng: Vận dụng khai thác gỗ làm nhà và bán một ít. Khai thác măng, dược liệu và các lâm sản khác. Thả rông gia súc trong rừng. + Công tác quản lý bảo vệ rừng Hiện nay năng lực của Ban quản lý KBT rất hạn chế, cả về mặt nhân sự, đào tạo, trang thiết bị và ngân sách khó thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý KBT. Ban quản lý đã xác định một số vấn đề cụ thểlà: - Ban quản lý thiếu thông tin chi tiết về sự phân bố của các loài và sinh cảnh sống của các loài quan trọng trong KBT - Hầu hết cán bộ của KBT có năm công tác ít, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, chỉ được đào tạo cơ bản về quản lý bảo vệ rừng và có rất ít kiến thức về bảo tồn, họ chỉ tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng chứ không phải là công tác quản lý bảo tồn. - Ngân sách hàng năm rất hạn hẹp, các hoạt động của cán bộ KBT chủ yếu là bảo vệrừng. - Thiếu trang thiết bị, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật của mình, các phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và trang thiết bị thi hành pháp luật. - Cán bộ của Ban quản lý thiếu kiến thức về xác định giá trị ĐDSH và giá trị kinh tế - xã hội của Khu bảo tồn. - Ban quản lý thiếu các kỹ năng chuyên môn để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội và bảotồn. Đời sống cán bộ công nhân viên của Khu bảo tồn còn rất hạn chế, ngoài quỹ lương được chi trả theo ngân sách không có một khoản thu nhập nào, trong khi chi phí phương tiện đi lại các cá nhân phải tự túc.
  54. 48 4.3.3. Tổ chức cộng đồng Thể chế cộng đồng Thể chế địa phương được hiểu là luật lệ quy định tại địa phương được hình thành từ hệ thống kiến thức bản địa, nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, thông thường thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của cộng đồng hoặc của những người có uy tín trong cộng đồng. Nó được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận và tuân thủ một cách có ý thức. Tại khu vực nghiên cứu ngoài những văn bản pháp quy của nhà nước, không còn xuất hiện các thể chế của cộng đồng người địa phương về công tác quản lý TNR. Vì diện tích rừng thuộc vào KBT và được giao khoán cho người dân, nó không còn là của cộng đồng, vì vậy không có quy định về quản lý, sử dụng TNR trong cộng đồng. Nhận thức của người dân Khu bảo tồn Bát Đại Sơn có 6 dân tộc trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 99%), trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, tốc độ tăng dân số nhanh, tỷ lệ sinh đẻ cao tạo áp lực về mọi mặt cuộc sống. 4.4. Đề xuất giải pháp 4.4.1. Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người dân địa phương Quyết định 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020 (Q Đ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ, 2009) [17]. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (QĐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ,2009) [18]. Các cấp chính quyền cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được các chính sách của nhà nước về công tác đào tạo nghề và xuất khẩu lao động từ đó khuyến khích người dân tham gia, đây là công việc rất quan trọng vì khả năng tiếp cận của người dân với các thông tin
  55. 49 chính sách còn rất hạn chế, họ chưa hiểu hết được các chế độ lợi ích cũng như trách nhiệm của họ khi tham gia. 4.4.2. Phát triển rừng cộng đồng tại các thôn, bản Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó phát huy được lợi thế của cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến TNR thông qua các thể chế cộng đồng. Trong khi cuộc sống của người dân sống gần rừng còn khó khăn không thể một lúc có thể nghiêm cấm người dân không tác động vào TNR ngay được mà phải tìm cách giảm thiểu một cách dần dần sự tác động đó, ít nhất phải cung cấp cho họ những thứ thiết thực nhất phục vụ cho sinh hoạt của họ như: Gỗ làm nhà, măng, củi, 4.4.3. Đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng Thủy lợi, muốn nâng cao năng suất cây trồng nông nghiệp thì phải có hệ thống thủy lợi tốt, phục vụ cho công tác tưới tiêu. Phát huy tốt hệ thống cáchồ chứa nước hiện có, xây dựng hệ thống mương máng phục vụ cho tưới tiêu, giảm thiểu lượng nước thất thoát trong quá trìnhẫdn truyền. Đường giao thông, tại khu vực nghiên cứu việc đi lại của người dân nơi đây là khá thuận lợi, thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất của người dân nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương. Trang bị thêm các thiết bị cho các trường học, trạm y tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục và ch ăm sóc s ức khỏe cho người dân địa phương. 4.4.4. Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế Tuyên truyền để khuyến khích người dân sử dụng củi tiết kiệm, chất đốt hiện tại chủ yếu của người dân là củi và nhu cầu củi của họ là rất lớn nên ảnh hưởng lớn đến TNR, do vậy cần có biện pháp tuyên truyền để người dân địa phương sử dụng tiết kiệm.
  56. 50 Tuyên truyền hướng người dân tích cực sử dụng các nguồn chất đốt thay thế, như các HGĐ chăn nuôi nhiều tại nhà, tuyên truyền và giúp họ biết các chính sách hỗ trợ của nhà n ước khi xây dựng bình Bioga làm chất đốt để làm điểm cho nhân dân địa phương tham quan hoặc làm giảm dần suy nghĩ của người dân chỉ có củi là nguồn chất đốt duy nhất. 4.4.5. Trách nhiệm các cấp chính quyền và Ban quản lý khu bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là khu rừng có hệ sinh thái nhiều loài cây quý hiếm cần được bảo vệ lâu dài, để bảo vệ được sự tồn tại của khu rừng cần được hỗ trợ đầu tư kinh phí nhằm nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, đời sống nhân dân trong khu bảo tồn. Để nâng cao đời sống nhân dân trong KBT cần nâng cao nh ận thức cho người dân bằng việc: Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân các kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và các lớp trao đổi kinh nghiệm sản suất nông lâm nghiệp để đạt hiệu quả cao trong trồng trọt và ch ăn nuôi. Bảo vệ tài nguyên rừng đi kèm với phát triển kinh tế cộng đồng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, vì KBT có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng giáp với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Về phía các cấp chính quyền địa phương: Cần đầu tư các cán bộ khuyến nông khuyến lâm trực tiếp hướng dẫn bà con trong sản suất nông lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho bà con được hưởng các chính sách ưu tiên,đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các chính sách vay vốn để bà con đầu tư sản suất nông lâm nghiệp. Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc địa phương bằng biện pháp tổng hợp và tăng cường bộ máy quản lý bảo vệ rừng, giao khoán rừng cho nhân dân bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng súc tiến tái sinh ngắn với phát triển kĩ thuật hộ gia đình theo phương châm nông lâm kết hợp. Đầu tư các cây giống cho bà con trồng rừng, hướng dẫn các kĩ thuật trồng cây, bảo vệ rừng
  57. 51 và làm cho người dân thấy những cái lợi từ rừng đem lai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nh ận thức cho đồng bào các dân tộc địa phương. 4.4.6. Phát triển du lịch Bát Đại Sơn có vẻ đẹp thiên tạo rất hoành tráng với những hệ thống núi đá vôi đồ sộ, 8 quả núi lớn tạo thành một mái nhà và có những hang động mà ở đó chứa đựng nhiều vẻ đẹp huyền bí của thiên nhiên và đến nay vẫn chưa được khám phá hết, trong tương lai nơi đây sẽ là một điểm hấp dẫn để thu hút du khách đến thăm quan du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học để khám phá những bí ẩn tiềm tàng trong đó. Tại đây du khách có thể tìm hiểu về con người, văn hóa khu vực với những món ăn dân tộc như: Mèm mén, thắng cố, trang phục, phong tục tập quán nơi đây và những phiên chợ náo nhiệt và đầy thú vị. Cần đầu tư và thu hút đầu tư các cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ cho phát triển du lịch. 4.4.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ gia đình Khai thác các sản phẩm từ rừng bất hợp pháp vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo do vậy cần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình bằng cách tăng thu nhập từ các hoạt động canh tác rừng hợp pháp phát huy các thế mạnh của địa phương như các nghành nghề phụ. Để tăng năng suất cây trồng vật nuôi, hiện tại các xã đều có cán bộ khuyến nông, đây là cơ sở rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương, phát huy hơn nữa vai trò của khuyến nông cơ sở, trong việc định hướng và hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân địa phương sử dụng các giống cho năng suất cao và phù hợp với đất đai khí hậu địa phương. 4.4.8. Hỗ trợ vay vốn Tại khu vực nghiên cứu thu nhập của người dân chủ yếu là từ nông lâm nghiệp do vậy đất đai, vốn, kỹ thuật là những đầu vào quan trọng trong sản
  58. 52 xuất của hộ gia đình. Do vậy phải mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho hộ gia đình để phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Tại địa phương người dân có thể vay vốn qua các hình thức như qua hội phụ nữ, hội nông dân tín chấp vay trực tiếp tại ngân hàng do đó cần hướng dẫn cho người dân các thủ tục vay vốn cho phù hợp, hạ tỷ lệ lãi suất cho người dân, kéo dài thời gian vay vốn cho người dân để người dân có thể đầu tư vào các loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao và thời gian sản xuất dài. Thành lập các quỹ tín dụng tại các địa phương ở các xã, các chi nhánh ngân hàng, đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn và gửi tiền tiết kiệm một cách thuận lợi khi cần thiết. 4.4.9. Giải pháp bảo tồn lâm sản quý hiếm Giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng, hạn chế những tác động tiêu cực dẫn tới thay đổi hoàn cảnh rừng. Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn như: + Trồng cây giâm hom, trồng cây tái sinh. + Xử lý vi phạm với những hoạt động khai thác, chặt phá ừrng. + Khuyến khích mọi người dân cùng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng.
  59. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập, thu thập, xử lý và phân tích thông tin về sự tác động của cồng đồng dân cư địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng KBT Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Có thể rút ra một số kết luận sau: Tại các khu vực nghiên cứu có đời sống của người dân còn thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế. Thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp có năng suất chỉ đủ để phục vụ cho gia đình, hoạt động sản suất lâm nghiệp chưa phát triển. Các giải pháp như đi làm thuê từ bên ngoài, buôn bán, tác động vào TNR được người dân lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Có 5 hình thức tác động bất lợi của cộng đồng dân cư địa phương vào TNR Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn: Khai thác gỗ. Khai thác gỗ củi. Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Phá rừng làm nương rẫy. Chăn thả gia súc. Hoạt động khai thác gỗ quý hiếm đã giảm, nhưng hàng năm người dân vẫn vào rừng khai thác gỗ củi với số lượng lớn. Các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: Nhu cầu và khả năng đáp ứng lương thực, tiền mặt, chất đốt, cơ hội sinh kế, ảnh hưởng của kinh tế thị trường là những nguyên nhân kinh tế trực tiếp quyết định tới hình thức tác động của người dân tới TNR nơi đây, trong đó diện tích đất canh tác ít chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực cho các HGĐ. Các nguyên nhân về xã hội như: Các chính sách, thể chế cộng đồng, tập quán sử dụng tài nguyên rừng và chăn thả gia súc tự do là nguyên nhân gián tiếp chi phối sự tác động của người dân địa phương tới TNR. Để giảm thiểu tác động của người dân địa phương tới TNR góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao đời sống của người dân địa phương đề tài
  60. 54 đã phân tích và đề xuất 8 giải pháp như sau: (1) Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người dân địa phương.(2) Phát triển rừng cộng đồng tại các thôn, xóm. (3) Đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. (4) Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế. (5) Trách nhiệm các cấp chính quyền và Ban quản lý khu bảo tồn. (6) Phát triển du lịch. (7) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của HGĐ. (8) Hỗ trợ vay vốn. (9) Bảo tồn lâm sản quý hiếm. 5.2. Kiến nghị Để giảm thiểu những tác động của người dân lên tài nguyên rừng và nâng cao đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư địa phương cần: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. - Nghiên cứu các giải pháp giảm nhằm góp phần cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương sống trong và xung quanh KBT. - Nghiên cứu khả năng thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động du lịch. - Nghiên cứu lựa chọn các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán ừrng. - Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn như: Trồng cây giâm hom, trồng cây tái sinh. - Tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. - Nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn.
  61. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hoàng Hoè (1995), Bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là sự nghiệp của nhân dân. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 12-14. 2. Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì (2002), Phương án phòng cháy chữa cháy rừng vườn quốc gia Ba Vì năm 2003 - 2005, Vườn quốc gia Ba Vì, HàTây. 3. Hà Quang Khải (2001): Giáo trình quản lý sử dụng đất, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Tây. 4. Lê Văn Khoa (chủ biên) (1996), Hoá học nông nghiệp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang212-216. 5. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, HàNội. 6. Nguyễn Bá Ngãi và cộng tác viên (2002), Nghiên cứu khả năng thu hút các cộng đồng địa phương vào quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại khu phục hồi sinh thái VQG Ba Vì, Trường Đại học Lâm nghiệp, HàTây. 7. Võ Quý (1997), Bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, trang 19–26. 8. Võ Văn Thoan và Nguyễn Bá Ngãi (Biên tập) (2002), Bài giảng Lâm nghiệp xã hội đại cương, Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, HàNội. 9. VNRP – VU – ALA/VIE/94/24 (2001), Tài liệu hội thảo “Vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”, được tổ chức tại thành phố Vinh, từ ngày 29-30/5/2001. 10. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2001), “Điều tra đánh giá thực trạng tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến khu rừng đặc dụng làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta”, Kết quả nghiên cứu khoa
  62. 56 học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 – 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 225 - 231 Tiếng Anh 11. Colin McQuist, Equality: a Pre-requisite for effective Buffer zone Management, ITTONewletter. 12. Richard B. Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Đo Anh Tuan (2001), Influences of conservation initiatives on livelihooh of local communities and their attitutes towards conservation policy, A casestudy of Pu Mat nature reserve, Vietnam. School of Environment, Resources and Development Bangkok, Thailand. Website 14. Chỉ thị số 286/TTg Thủ Tướng Chính Phủ (1997), “Chỉ thị của ThủTướng Chính Phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng”, EA4FDC8578042126C94EBE/, 24/05/2019. 15. Phạm Hoàng Hải - Lê Thu Hương - Lê Minh Hải (2014), “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – kế sinh nhai cho người dân địa phương cải thiện đời sống thoát nghèo một cách công bằng và bền vững”, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam. tuc/du-lich-sinh-thai-dua-vao-cong-dong ke-sinh-nhai-cho-nguoi-dan- dia-phuong-cai-thien-doi-song-thoat-ngheo-mot-cach-cong-bang-va-ben- vung-206.html, 24/05/2019. 16. Võ Nguyên Huân (2009), “Bàn về khái niệm vùng đệm các khu bảo tồn và VQG”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. vqg/, 24/05/2019.
  63. 57 17. QĐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ (2009), “Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020”, Thư Viện Pháp Luật, 2009-QD-TTg-De-an-Ho-tro-huyen-ngheo-day-manh-xuat-khau-lao- dong-gop-phan-giam-ngheo-ben-vung-giai-doan-2009-2020-87726.aspx, 24/05/2019. 18. QĐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ (2009), “Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Thư Viện Pháp Luật, dinh-1956-QD-TTg-phe-duyet-de-an-Dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong- thon-den-nam-2020-98252.aspx, 24/05/2019.
  64. PHỤ LỤC PHỤ BIỂU 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐỆM ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN - Họ tên chủ hộ: Tuổi: - Giới tính: - Dân tộc: Loại hộ: - Địa điểm: Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh: . - Nhân khẩu: Tuổi 55: người - Ngày phỏng vấn: . 1. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ a. Thuần nông c. Nông nghiệp + thủ công b. Nông nghiệp + kinh doanh dịch vụ d. Nông nghiệp + khác 2. Các nguồn thu nhập của gia đình a. Từ trồng trọt, chăn nuôi: . b. Từ sản xuất thủ công: c. Từ kinh doanh, dịch vụ: d. Từ nguồn khác: 3. Mức độ chăn thả gia súc của hộ gia đình Số lần chăn thả Số lượng gia súc (lần/tuần)
  65. 4. Gia đình ông /bà trồng cây và chăn nuôi theo kỹ thuật a. Truyền thống c. Phương tiện thông tin đại chúng b. Từ KNKL d. Khác: 5. Tình hình tiêu thụ chất đốt a. Từ củi, gỗ: ; c. Từ than: b. Gas: ; d. Khác: . 6. Số lần ông/bà lên rừng 7. Ông/ bà cho biết rừng tự nhiên gần thôn hiện còn những loài gỗ gì tốt (quý hiếm)? Những sản phẩm khai thác từ rừng gia đình ông bà thường để sử dụng hay bán ? Sản phẩm Sử dụng tại gia Nơi bán Những loại gỗ đình được khai thác nhiều Gỗ Củi Thuốc nam Măng Sản phẩm khác
  66. 8. Ông/bà cho biết công tác tập huấn, phổ biến về bảo vệ tài nguyên rừng a. Thường xuyên: (lần/năm) b. Không thường xuyên: (lần/năm) c. Không tập huấn: d. Khác: 8. Các chính sách hỗ trợ đối với gia đình N hững nhận xét đánh giá về công tác bảo vệ đối với khu bảo tồn a. Rất tốt b. Trung bình c. Tốt d. Kém 9. Xin ông/bà cho biết ý kiến về các vấn đề sau: Đánh dấu “X” vào 1 trong 3 lựa chọn sau Không biết Nhận thức hoặc ý Không Đồng ý kiến đồngý trung lập I.Đánh giá của người dân về lợi ích của TNR đối với cộng đồng 1.TNR giúp tăng thu nhập cho gia đình 2.TNR cung cấp việc làm cho gia đình 3.TNR giúp phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng địa phương II.Hiểu biết về tác động của cộng đồng tới TNR 4.Sửdụngđấtrừngtrồngsắn,đótlàmđấtngày càng bạc màu, xói mòn
  67. 5. Các sản phẩm rừng ngày càng hiếm do khai thác quá mức trong nhiều năm 6. Chăn thả gia súc trên rừng làm gãy cành cây và chết cây con 7. Bỏ các loại phế thải khó phân huỷ trên rừng làm giảm độ mầu mỡ của đất 8. Đốt nương làm rẫy và đốt ong trên rừng có thể là nguyên nhân gây cháy rừng 9. Nếu có nguồn thu nhập khác ổn định, đảm bảo cuộc sống thì người dân sẽ không tác động vào rừng và đất rừng III. Hiểu biết về các chính sách sử dụng TNR và tác dụng của việc trồng rừng 10.Biết chính xác ranh giới thôn mình 11.Gia đình đã nhận được thông tin về chính sách giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình (từ KBT/ chính quyền địa phương) 12. Chính quyền/KBT giao khoán đất rừng cho những người ở ngoài các cộng đồng vùng đệm là không hợp lý 13. Trồng rừng làm tăng độ màu mỡ của đất
  68. 14.Không nên trồng cây lâm nghiệp trên đất được giao khoán vì nó làm giảm năng suất sắn, đót 15.Biết rất rõ về quyền lợi khi nhận đất giao khoán của KBT 13.Ông/bà cho biết những khó khăn, trở ngại trong phát triển sản xuất của gia đình hiện nay? Về tự nhiên Đất quá dốc Thiếu nước để tướitiêu Về đất đai Thiếu đất canh tác nông nghiệp (trồnglúa) Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất Thiếu đất lâmnghiệp Độxấu Về vốn Về kỹ thuật Thiếu cán bộ khuyếnnông Thiếu kỹ thuật trồng cây lâmnghiệp Thiếu kỹ thuật trồng cây nông nghiệp (lúa, hoa màu, cây ăn quả,chè ) Thiếu kỹ thuật chănnuôi Những nguyên nhân khác: Thiếu laođộng Thiếu thông tin về thịtrường 14. Các đề xuất của gia đình Chữ ký của chủ hộ Người điều tra
  69. Phụ lục 1. Bảng thống kê hộ gia đình được phỏng vấn Dân Nhóm Số nhân Số lao STT Họ và Tên Thôn, Xã tộc hộ khẩu động 1 Giàng Mí Lềnh Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 7 3 2 Hầu Chá Sỹ Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn Nghèo 4 2 3 Giàng Chúa Tểnh Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn CN 5 4 4 Giàng Mí Lùng Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn CN 3 1 5 Giàng Mí Sính Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn Nghèo 5 2 6 Hạng Xuân Hùng Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 5 3 7 Sùng Cồ Sinh Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn Nghèo 4 2 8 Ly Mí Sang Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 5 2 9 Hầu Dung Mùa Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 6 4 10 Thào Mí Say Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 6 4 11 Sùng Sào Dìn Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn CN 5 3 12 Thào Chúa Sùng Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn CN 8 4 13 Hạng Minh Thảo Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn CN 4 2 14 Vù Xuân Hùng Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn Nghèo 3 2 15 Ma Mì Dình Mông Sán Trồ, Bát Đại Sơn TB 5 3 16 Thào Vạn Sính Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 4 2 17 Hạ Chè Gình Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 5 3 18 Hạng Dung Vàng Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 4 3 19 Mùa Chìa Pháo Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 7 3 20 Sính Mì Sài Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 4 2 21 Giàng Chìa Páo Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 5 3 22 Thào Nỏ Vàng Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 5 3 23 Sùng Sè Dé Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 4 3 24 Vàng Mí Sùng Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ Nghèo 5 2 25 Giàng Sính Rình Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 6 2 26 Giàng Chìa Trắng Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 9 4 27 Vàng Dũng Páo Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 5 3 28 Thào Mí Say Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ Nghèo 7 2 29 Thào Chủ Chứ Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ CN 3 2 30 Vàng Chúa Chúng Mông Đầu Cầu I, Cán Tỷ TB 4 2 31 Vàng Láo San Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 7 3
  70. 32 Giàng Mí Vàng Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 5 4 33 Thào Xuân Hùng Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 6 4 34 Hạng Mí Dình Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 4 2 35 Vàng Mí Páo Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 3 2 36 Mua Mí Dình Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 3 2 37 Thào Chẩn Pao Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 4 2 38 Giàng Seo Mùa Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 5 4 39 Giàng Mí Páo Mông Lùng Cúng, Thanh Vân TB 7 5 40 Hạng Chứ Máy Mông Lùng Cúng, Thanh Vân TB 6 2 41 Thào Vàng Sính Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 7 5 42 Vàng Chẩn Say Mông Lùng Cúng, Thanh Vân Nghèo 4 2 43 Giàng Mí Chơ Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 4 2 44 Vàng Sáo Mùi Mông Lùng Cúng, Thanh Vân CN 4 2 45 Giàng Mí Vư Mông Lùng Cúng, Thanh Vân TB 4 2 46 Vừ Thị Mỷ Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 5 3 47 Ly Nhè Dình Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 4 2 48 Vừ Vạn Tỏa Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 5 3 49 Giàng Mí Vàng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận CN 4 2 50 Cháng Thị Dính Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 6 3 51 Vàng Sè Say Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 5 2 52 Hạng Mí Sáng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 4 2 53 Vàng Chúa Giàng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 5 2 54 Thào Mí Lềnh Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 7 4 55 Vàng Mí Mù Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 7 3 56 Mua Ánh Vàng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 6 3 57 Vừ Mí Lùng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 7 2 58 Hạng Mí Páo Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận TB 4 2 59 Vàng Vạn Sùng Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận CN 4 2 60 Vàng Mí Mồ Mông Xín Cái, Nghĩa Thuận Nghèo 4 2
  71. Phụ lục 2: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình được phỏng vấn Chỉ Tiêu Tổng thu Trồng Nhóm Kinh STT Họ và Tên nhập trọt, Nguồn hộ doanh, (triệu/năm) chăn khác dịch vụ nuôi 1 Giàng Mí Lềnh TB 55 30 20 5 2 Hầu Chá Sỹ Nghèo 33 23 0 10 3 Giàng Chúa Tểnh CN 35 26 0 9 4 Giàng Mí Lùng CN 39 27 0 12 5 Giàng Mí Sính Nghèo 32 23 0 9 6 Hạng Xuân Hùng TB 59 25 23 11 7 Sùng Cồ Sinh Nghèo 29 22 0 7 8 Ly Mí Sang TB 46 31 0 15 9 Hầu Dung Mùa TB 47 30 0 17 10 Thào Mí Say TB 46 31 0 15 11 Sùng Sào Dìn CN 34 27 0 7 12 Thào Chúa Sùng CN 37 27 0 10 13 Hạng Minh Thảo CN 34 25 0 9 14 Vù Xuân Hùng Nghèo 34 27 0 7 15 Ma Mì Dình TB 48 33 0 15 16 Thào Vạn Sính CN 36 24 0 12 17 Hạ Chè Gình CN 35 28 0 7 18 Hạng Dung Vàng TB 37 25 0 12 19 Mùa Chìa Pháo TB 58 48 0 10 20 Sính Mì Sài CN 38 23 0 15 21 Giàng Chìa Páo CN 38 23 0 15 22 Thào Nỏ Vàng CN 48 35 0 13 23 Sùng Sè Dé TB 39 24 0 15 24 Vàng Mí Sùng Nghèo 33 22 0 11 25 Giàng Sính Rình TB 57 32 10 15 26 Giàng Chìa Trắng TB 73 48 0 25 27 Vàng Dũng Páo TB 63 34 15 14 28 Thào Mí Say Nghèo 31 13 0 18
  72. 29 Thào Chủ Chứ CN 36 20 0 16 30 Vàng Chúa Chúng TB 40 25 0 15 31 Vàng Láo San Nghèo 34 21 0 13 32 Giàng Mí Vàng Nghèo 32 20 0 12 33 Thào Xuân Hùng CN 43 28 0 15 34 Hạng Mí Dình Nghèo 35 25 0 10 35 Vàng Mí Páo Nghèo 31 22 0 9 36 Mua Mí Dình Nghèo 33 25 0 8 37 Thào Chẩn Pao CN 42 24 0 18 38 Giàng Seo Mùa CN 43 28 0 15 39 Giàng Mí Páo TB 44 28 0 16 40 Hạng Chứ Máy TB 55 30 20 5 41 Thào Vàng Sính CN 41 28 0 13 42 Vàng Chẩn Say Nghèo 31 23 0 8 43 Giàng Mí Chơ CN 38 28 0 10 44 Vàng Sáo Mùi CN 48 33 0 15 45 Giàng Mí Vư TB 69 44 0 25 46 Vừ Thị Mỷ Nghèo 34 29 0 5 47 Ly Nhè Dình Nghèo 27 23 0 4 48 Vừ Vạn Tỏa Nghèo 31 20 0 11 49 Giàng Mí Vàng CN 35 26 0 9 50 Cháng Thị Dính Nghèo 30 19 0 11 51 Vàng Sè Say Nghèo 29 20 0 9 52 Hạng Mí Sáng Nghèo 31 22 0 9 53 Vàng Chúa Giàng Nghèo 34 25 0 9 54 Thào Mí Lềnh Nghèo 33 23 0 10 55 Vàng Mí Mù Nghèo 31 20 0 11 56 Mua Ánh Vàng Nghèo 35 23 0 12 57 Vừ Mí Lùng Nghèo 33 23 0 10 58 Hạng Mí Páo TB 37 24 0 13 59 Vàng Vạn Sùng CN 46 31 0 15 60 Vàng Mí Mồ Nghèo 31 23 0 8