Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 70 trang thiennha21 19/04/2022 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_mot_so_loai_cay_ban_dia_cam.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA: KIM GIAO, CẨM LAI, DẺ, CHÒ CHỈ, TRAI LÝ TẠI MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA CỦA KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA: KIM GIAO, CẨM LAI, DẺ, CHÒ CHỈ, TRAI LÝ TẠI MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA CỦA KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Gỉang viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Quốc Hưng Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Quốc Hưng. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Sinh viên PGS.TS. Trần Quốc Hưng Hứa Thị Hồng Vân Xác nhận của GV chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực hiện tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Quốc Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn nhà trường và khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hứa Thị Hồng Vân
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đo D0.0. Đơn vị (cm) 29 Bảng 3.2: Đo Hvn. Đơn vị (cm) 29 Bảng 3.3: Tình hình sâu bệnh hại. Đơn vị(%) 30 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa 32 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa 35 Bảng 4.3: Sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình 40 Bảng 4.4: Tình hình sâu bệnh của 5 loài cây bản địa 46
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các loài cây trong mô hình vườn cây bản địa 18 Hình 2.2: Sơ đồ bố trí rừng cây bản địa 19 Hình 2.3: Cây Chò chỉ trong vườn cây bản địa 21 Hình 2.4: Cây Trai lí trong vườn cây bản địa 22 Hình 2.5: Cây Cẩm lai trong vườn cây bản địa 23 Hình 2.6: Cây Kim giao trong vườn cây bản địa 24 Hình 2.7: Cây Dẻ trong vườn cây bản địa 25 Hình 4.1: Đo đường kính gốc cây 34 Hình 4.2: Kết quả đường kính D(00) của 5 loài cây bản địa 36 Hình 4.3: Đo chiều cao vút ngọn cây 39 Hình 4.4: Kết quả sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa 41 Hình 4.5: Chò chỉ bị Câu cấu xanh hại Hình 4.6: Cẩm lai bị sâu cuộn lá 46
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ Ca Dẻ Cp Chò chỉ CP Cẩm lai D00 Đường kính gốc Hvn Chiều cao vút ngọn Na Kim giao S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động TB Trung bình TF Trai lí
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn sản xuất 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Một số nét chung 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa 6 2.2.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng 8 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 9 2.3.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa. 9 2.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa 13 2.4. Khái quát một số đặc điểm khu vực nghiên cứu 17 2.4.1. Xây dựng mô hình 17 2.4.2. Phương pháp chăm sóc 20 2.4.3. Đất đai 20 2.4.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết 21 2.5. Khái quát một số đặc điểm hình thái, sinh thái học của 5 loài cây bản địa21 2.5.1. Chò chỉ (Parashorea chinensis) 21
  9. vii 2.5.2. Trai lí (Garcinia fagraeoides) 22 2.5.3. Cẩm lai (Dalbergia oliveri) 23 2.5.4. Kim giao ( Nageia fleuryi) 24 2.5.5. Cây Dẻ (Castanea sativa) 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Phương pháp luận 28 3.4.2. Phương pháp điều tra sinh trưởng 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 32 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của 5 loài 32 4.1.2. Kết quả sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa 34 4.1.3. Kết quả đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa 39 4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. 46 4.3. Đề xuất một số giải pháp 48 4.3.1. Kỹ thuật 48 4.3.2. Về nguồn lực 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Tồn tại 51 5.3. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều ý nghĩa lớn hơn ở trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn, .v.v Tuy nhiên, sự tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v Đứng trước tình hình đó, trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc khôi phục lại lớp thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảm bảo chức năng bền vững lâu dài.
  11. 2 Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chươngtrình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề, v.v những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế chứ đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bền vững chưa cao.Trong chiếnlược phát triển Lâm nghiệp, ngành Lâm nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng được hé mở. Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Ngoài ra, chúng mang những ý nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc đem gây trồng chúng cũng sẽ có nhiều phần lợi hơn. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành gây trồng mô hình trồng một số loài cây bản địa, theo đánh giá ban đầu, các mô hình này đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể nào nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa này mà mới chỉ có điều tra sơ bộ để đánh giá và chọn ra một số loài có triển vọng tại khu rừng trồng. Trước những thực trạng trên, để bảo vệ hợp lý tài nguyên rừng nói chung và một số loài cây bản địa nói riêng, để nâng cao hiệu quả bảo tồn một số loài cây bản địa tại mô hình trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, việc thực hiện đề tài:“Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai,
  12. 3 Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là thực sự cần thiết để đưa ra những đánh giá, giải pháp phù hợp trong việc phát triển, bảo vệ các loài cây bản địa hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa (cẩm lai, kim giao, trai lý, chò chỉ, dẻ) trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa tại mô hình khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Nghiên cứu xây dựng và tạo ra mô hình rừng cây bản địa, nhằm mục đích tạo cảnh quan sinh thái và vườn thực vật cây bản địa, tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế sản xuất. Có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. - Góp phần vào việc rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở trong việc nghiên cứu xây dựng và tạo ra mô hình rừng cây bản địa , và cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình vườn cây bản địa tại mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đây là những kiến thức rất cần cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc sau này.
  13. 4 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể nghiên cứu về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp, cũng như phát triển các loài cây bản địa. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan. - Kết quả nghiên cứu góp phần lựa chọn được một vài loài cây như: cẩm lai, kim giao, trai lý, chò chỉ, dẻ tốt nhất để đưa vào mô hình tạo cảnh quan sinh thái và vườn thực vật cây bản địa cho trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số nét chung Đánh giá sinh trưởng cây rừng nói chung và đánh giá sinh trưởng các loài cây bản địa nói riêng là nội dung rất quan trọng, cần thiết trong việc gây trồng ở địa điểm mới, nhằm đưa ra được kết quả chúng có phù hợp với khu vực để đưa các loài cây này vào công tác xây dựng vườn thực vật và đồng thời mở rộng diện tích và cả quy mô. Vườn thực vật chuyển vị nơi chứa đựng rất nhiều loài cây quý hiếm và có tên trong các danh lục đỏ hay nghị định đang đứng trên bờ vực nguy hiểm, với mục đích bảo tồn về nguồn gen và xây dựng nơi nghiên cứu khoa học cho mọi người thì việc xây dựng vườn thực vật rất cần thiết với thực trạng hiện nay. Khái niệm về biện pháp chuyển vị: là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Biện pháp bảo tồn ngoại vi là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn ngoại vi bao gồm bảo quản giống, loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây để trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì vốn gen quý hiếm cho sự nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đang xây dựng 1 vườn thực vật trong mô hình khoa Lâm nghiệp giống như hình thành 1 tế bào nhỏ và sẽ nuôi tế bào ấy lớn mạnh theo thời gian để các loài cây bản địa luôn được giữ và bảo tồn. Đó cũng là 1 trong những mục tiêu để phát triển rừng một cách bền vững. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nhận thấy sự nguy cấp của sự đa dạng các loài thực vật trên thế giới, cùng với đó là trách nhiệm phải bảo tồn những loài cây quý hiếm đang có
  15. 6 nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời có thể kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu, thư giãn nên trên thế giới con người đã xây dựng các vườn thực vật chuyển vị để góp phần bảo vệ nguồn gen của các loài thực vật. 2.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa Đứng trước những yếu tố đó nên con người đã xây dựng nên các vườn thực vật nhằm giải quyết vấn đề về sự suy giảm số lượng lớn các loài thực vật nói chung và các loài thực vật quý hiếm nói riêng, bên cạnh đó kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu. Tại Malaysia, năm 1999 trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 – 15 tuổi và 2 – 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong rừng tự nhiên, trên mỗi băng người ta có thể trồng 6 hàng cây bản địa và trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng. Thí nghiệm đối với rừng Keo tai tượng dự án chia thành 2 khu: Khu chặt theo băng: Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa; Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa; Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa; Khu chặt theo hàng: Chặt 1 hàng Keo trồng 1 hàng cây bản địa; Chặt 2 hàng Keo trồng 2 hàng cây bản địa; Chặt 4 hàng Keo trồng 4 hàng cây bản địa; Kết quả cho thấy, trong các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây gồm: Shorea roxburrghii; S.ovalis; S.leprosula có khả năng sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống giữa các công thức
  16. 7 khôngkhác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng trong băng 10m và băng 40m tốt hơn băng 20m. Kết quả thí nghiệm trồng theo hàng đã chỉ ra rằng trồng 1 hàng cho tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng chiều cao cao hơn nơi trồng từ 2 – 4 hàng. Về khả năng sinh trưởng đường kính lại tốt ở công thức trồng 6 hàng và 16hàng. Dự án cònvạch ra kế hoạch điều chỉnh các công thức trồng tại những thời điểm 2, 8, 12, 18, 28, 34, 41, 47 năm sau khi trồng (dẫn theo Lê Minh Cường, 2007) [6]. Tại Đan Mạch, thông qua nghiên cứu sinh trưởng của Jensen (1983) cho thấy rằng Vân sam (Abies) trồng hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lượng cao hơn chính nó trồng thuần loài. Tương tự, Bulô hỗn giao với Thông tốt hơn Bulô thuần loài. Hỗn giao giữa Betula pendula với Abies theo tỷ lệ 25-50% đã làm tăng sản lượng của Abies ở tất cả các tuổi (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Tại Costa Rica, ba kiểu rừng trồng, mỗi kiểu rừng trồng là hỗn giao của 4 loài cây bản địa chịu bóng khác nhau trong vùng đất thấp ẩm ướt cho thấy từ 2 - 4 6 năm tuổi, đường kính ngang ngực trong các quần thụ hỗn giao lớn hơn trong các quần thụ thuần loài của những loài mọc nhanh (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Một nghiên cứu khác tại Costa Rica, Haggar.J và J.Ewel (1995) đã trồng hai loài cây Hyeronima alchorneoides và Cordia alliodora ở vùng đất thấp theo hai phương thức khác nhau là thuần loài và hỗn loài. Các tác giả đã nhận định rằng cả hai loài trồng hỗn giao với nhau đều sinh trưởng tốt hơn trồng thuần loài. Hơn nữa, hai loài cây này trồng phối hợp với nhau khá thích hợp. Bởi vì, sự phân bố của hệ thống rễ cũng như tán lá ở các vị trí khác nhau trong không gian tạo nên sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn là cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Cũng hai tác giả này, khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của loài Cordia alliodora trong rừng hỗn loài ở Costa Rica thì thấy loài này sinh trưởng nhanh hơn so với các quần thụ thuần loài (7,9m
  17. 8 trong hỗn giao và 4,9m trong thuần loài ở giai đoạn 2 năm tuổi) (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình là Mathew (1995) . Ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng cũng rất quan trọng. Các tác giả Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy, sau khi được tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa thì các loài cây mục đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Không chỉ có vậy, khi nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng cần lưu ý đến cấu trúc tầng thứ. Vì thế, nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong lĩnh vực này điển hình là tác giả Bennar Dupuy (1995), tác giả cho thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh học và tính hợp quần của các loài cây trong trong lâm phần (Dẫn theo Hoàng Văn Thắng, 2007) [21]. Điều này cho thấy, để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào khả năng sinh trưởng cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài 2.2.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây lá kim phục vụ cho công tác trồng rừng như ở Anh, Pháp, Úc, Canada, Đan
  18. 9 Mạch . Đa số các công trình tập trung chủ yếu là nghiên cứu các quy luật phân bố, quy lụât tăng trưởng, cấu trúc, đặc tính cơ lý gỗ, một số tính chất lý hoá học đất, tính chất hoá học của nhựa Về trồng rừng hỗn loài giữa cây lá kim và cây lá rộng bản địa đã có một số nước nghiên cứu về vấn đề này song chưa nhiều. Nghiên cứu trồng cây lá kim hỗn giao với cây bản địa điển hình là ở Đài Loan và một số nước Châu Á. Sau khi trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán. Kết quả cho thấy đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất. Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về cây bản địa và trồng rừng hỗn loài trên thế giới tuy chưa nhiều, song với những thông tin thu thập được về cách lợi dụng độ tàn che tầng cây cao, cách sử dụng cây phù trợ và các phương thức bố trí loài cây trong các mô hình thí nghiệm và với những thông tin về tiểu hoàn cảnh rừng là những tài liệu tham khảo và bài học kinh nghiệm có giá trị. 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 2.3.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa. Rất nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp trồng cây và chăm sóc khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt trong trồng rừng nhất. Việt Nam là 1 quốc gia được đánh giá rất cao về tính đa dạng loài cả trong khu vực cũng như trên Thế Giới. Nhất là hệ thực vật với khí hậu nhiệt đới mưa ẩm đã tạo giúp cho Việt Nam có những khu rừng rộng lớn với nhiều loài, nhưng do nhu cầu đáp ứng cuộc sống của chính chúng ta mà dẫn đến suy thoái sự đa dạng này. Chính vì vậy, Nhà nước đã có nhiều chương trình dự án hỗ trợ để xây dựng các vườn hỗn loài, khu bảo tồn nhằm bảo vệ được
  19. 10 tính đa dạng nguồn gen của những loài cây bản địa vừa phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 1930-1980 có rất ít các công trình nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài và nghiên cứu chọn loài cây trồng cũng chỉ tập trung cho một số loài cây thuộc họ Dầu. Từ năm 1985 đến nay, việc nghiên cứu trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa được triển khai nhiều hơn kể cả số lượng loài cây và diện tích rừng trồng. Trong giai đoạn này nhiều loài cây lá rộng bản địa đã được lựa chọn để nghiên cứu cho các vùng sinh thái trong cả nước. Các loài cây lá rộng bản địa được lựa chọn để nghiên cứu trồng rừng hỗn loài chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao. Một số loài cây bản địa được lựa chọn cho vùng Tây nguyên và Nam bộ như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Căm xe (Xylia xylocarpa), Tếch (Tectona grandis) và được trồng chủ yếu tại các trạm thực nghiệm Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, Lang Lanh và Măng Linh tỉnh Lâm Đồng, Ekmat tỉnh Đắc Lắc, Tân Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh. Ở miền Bắc, các loài cây chủ yếu được lựa chọn để trồng rừng hỗn loài là Lim xanh (Erythurophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinnensis), Giổi xanh (Mechelia mediocris), Re gừng (Cinamomum ilcidioides), Mỡ (Manglietia conifera), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Xoan đào (Prunus arborea), Vạng trứng (Endospermum chinense) Trần Ngũ Phương (2000) [19], cũng đã nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng rừng hỗn loài tạo ra rừng nhiều tầng tán nhằm mục đích cho phòng hộ và sản xuất thông qua các phương thức hỗn loài khác nhau nhờ hỗn loài giữa cây cao với cây bụi, hỗn loài giữa cây cao với cây cao. Căn cứ kết quả của các công trình nghiên cứu các quy luật chủ yếu ở rừng tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng thảm thực vật rừng ở nước ta đều phân thành nhiều tầng, từ 2 đến 3 tầng cây gỗ chưa kể tầng cây nhỡ và thảm tươi. Dựa trên quy luật đó tác giả đã đề xuất mô hình trồng rừng hỗn loài đáp
  20. 11 ứng mục tiêu phòng hộ đầu nguồn cho các vùng xung yếu, trong đó có 2 mô hình hỗn loài nổi bật là mô hình rừng sản xuất khí hậu vĩnh viễn nhiều tầng và rừng sản xuất thứ sinh tạm thời nhiều tầng. Năm 1962, các nhà lâm học Học viện Nông lâm đã tiến hành thí nghiệm trồng rừng hỗn loài, lấy cây Mỡ (Manglietia glauca) làm đối tượng chính của rừng hỗn loài và dùng các loài cây bạn theo từng cặp: Mỡ (Manglietia glauca) + Lim Xanh (Erythrophloeum); Mỡ (Manglietia glauca) + Xà cừ (Khay senegalensis), Mỡ (Manglietia glauca) + Tếch (Tectona grandis). Mỗi loài trồng 1 hàng, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m, kết quả cho thấy Xà cừ và Tếch không thích hợp với phương thức trồng này nên tốc độ sinh trưởng chậm và bị các loài cây khác cạnh tranh, cuối cùng chỉ còn Mỡ thuần loài. Đối với Lim xanh, 2 năm đầu sinh trưởng kém, nhưng giai đoạn tiếp theo Lim xanh phát triển chiều cao nhanh hơn, đến tuổi 10 – 12 Lim xanh đã vươn lên cùng tầng với Mỡ. Trần Nguyên Giảng đã nhận xét rằng Lim xanh có khả năng trồng hỗn loài với Mỡ nhưng chưa tìm được tỷ lệ thích hợp. Xét về mặt cải thiện đất, cây Lim xanh có thể là cây cải tạo đất khá tốt, nhưng Xà cừ và Tếch thể hiện tác dụng này chưa rõ. Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996) [11], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [18], đã xây dựng 20 khu nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8 xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8% đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%. Từ năm 1980 trở lại đây, việc phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa lá rộng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nổi bật là công trình nghiên cứu phục hồi rừng vùng Sông Hiếu thông qua việc xây dựng cấu trúc
  21. 12 hỗn loài Lát hoa với một số loài cây khác của Nguyễn Bá Chất (1994)[4]. Tác giả đã trồng hỗn loài Lát hoa (Chukrasia tabularis) với một số loài cây lá rộng bản địa như: Lim xẹt (Peltophorum tonkinense), Giổi xanh (Michelia mediocris), Thôi chanh (Alangium barbatum), Lõi thọ (Gmelina Arborea), Ràng ràng (Orosia Pinnata) nhằm tạo được một cấu trúc rừng hợp lý. Mô hình này được theo dõi đến năm thứ 10 kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng rừng Lát hoa trồng hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa trồng thuần loài . Nguyễn Bá Chất (1996) đã nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát hoa đang còn khoảng trống cơ sở lý luận và thực tiễn. Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát hoa với các loài Trai (Garcinia fagraeo), Nghiến (Burretiodendron 13 tonkinense), Bứa (Garcinia oblongifolia) ở tuổi 5 chưa thấy có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Lát hoa [4]. Khi đánh giá một số mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây bản địa với Keo tai tượng ở các tỉnh phía Bắc, Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2005) [22] đã có nhận xét rằng hầu hết cây trồng chính trong các mô hình rừng hỗn loài đều đã và đang bị cây phù trợ (Keo tai tượng) lấn át mạnh. Nhưng đối với mô hình trồng rừng hỗn loài trong nghiên cứu đã điều chỉnh được cây phù trợ kịp thời nên bước đầu đã tạo điều kiện cho cây trồng chính sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao từ 80 – 93%. Tỷ lệ sống chung cho cả lâm phần đạt trên 90%. Tác giả còn đề xuất được 2 mô hình có triển vọng nhất đó là mô hình trồng hỗn loài với thảm che Keo tai tượng 7 tuổi ở Ngọc Lặc - Thanh hóa và mô hình trồn hỗn loài với cây phù trợ Keo tai tượng trồng trước 1 năm ở Cầu Hai – Phú Thọ. Khi nghiên cứu trồng rừng hỗn loài giữa các loài cây lá rộng bản địa với cây ngoại nhập (Eucalyptus urophylla) ở Đoan Hùng – Phú Thọ, Nguyễn Đức Thế (2007)[23] đã cho thấy cây Giổi xanh (Michelia mediocris) trồng xen với Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) có khả năng sinh trưởng cao gấp 1,5 lần so với trồng thuần loài. Ngoài các công trình nghiên cứu tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng còn có một số công trình nghiên cứu tạo ra
  22. 13 rừng hỗn loài giữa cây lá kim với cây lá rộng, giữa các loài cây ngoại nhập với nhau. Điển hình là công trình nghiên cứu của Phùng Ngọc Lan (1986)[16] đã cho thấy rừng hỗn loài ở Núi Luốt (Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai) giữa Thông đuôi ngựa với Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) theo các tỷ lệ, mật độ, phương thức, thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy sau 2 năm sinh trưởng của Thông trồng hỗn loài tốt hơn so với Thông trồng thuần loài. Tỷ lệ hỗn giao chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của Thông trên các công thức thí nghiệm. Đất dưới tán rừng được cải thiện tốt hơn, giun đất phát triển nhiều hơn so với nơi trồng thuần loài. Điều này chứng tỏ đất dước các mô hình trồng rừng hỗn loài thì các tính chất của đất đã được cải thiện rõ rệt. Với thí nghiệm trên sau 2 năm, kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng chiều cao của Thông trồng thuần loài đạt 2,53m trong khi đó chiều cao Thông được trồng hỗn loài với Keo theo tỷ lệ 1:1 là 2,8m và tỷ lệ 1:2 là 2,72m. Sinh trưởng đường kính của Thông trồng hỗn loài với Keo theo tỷ lệ 2:1 cũng lớn hơn và nhanh hơn. 2.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa Ở nước ta, do giá trị của cây bản địa ngày càng được đánh giá cao trong khi nhiều khu rừng đã được khuyến khích trồng. Đòi hỏi chúng ta phải tìm ra được loại cây ưu thế hơn, sinh trưởng nhanh và phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả đi sau nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây bản địa ở Việt Nam. Phạm Xuân Hoàn (2002) [12] đã đề xuất 10 loài cây bản địa gồm: Gội trắng (Aphanamixis grandifolia), Re hương (Cinnamomum iners), Nhội (Bischofia trifoliate), Trám (Cinnamomum sp), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophloeum), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense), Dẻ (Castanopsis) và Kim giao (Podocarpus fleurgi) để trồng dưới tán các lâm phần Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) ở Vườn quốc gia Cát Bà - Hải
  23. 14 Phòng theo phương thức trồng hỗn giao theo hàng. Tác giả đã nhận thấy rằng dưới tán rừng Keo tai tượng các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán rừng Keo lá tràm. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trồng hỗn giao dưới tán Keo tai tượng đạt 79,1%, thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn. Trong khi đó, ở dưới tán Keo lá tràm tỷ lệ sống đạt tới 95,3%. Lượng tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cũng cao hơn so với dưới tán rừng Keo tai tượng. Ví dụ như Gội trắng có lượng tăng trưởng bình quân về đường kính gốc 0,61cm, tăng trưởng bình quân về chiều cao vút ngọn đạt 0,45m và tăng trưởng đường kính tán lá đạt 0,8 m. Tác giả cho rằng tầng cây cao là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây bản địa trồng dưới tán. Hoàng Vũ Thơ (1998) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophloeum) trồng dưới tán rừng, kết quả cho thấy Lim xanh sinh trưởng tốt nhất ở độ tàn che tầng cây cao từ 0,1- 0,4. Việt Nam là một nước đa dạng về hệ thực vật, song đó là sự khai thác các loài thực vật cũng rất lớn đã đẩy sự đa dạng của Việt Nam đang giảm dần, vì vậy nhà nước cũng đẩy mạnh việc xây dựng mới các vườn thực vật hoặc bổ sung mở rộng diện tích các vườn thực vật đã được xây dựng từ lâu như Thảo cầm viên xây dựng từ năm 1864, Thảo Cầm Viên có 1800 cây gỗ thuộc 260 loài, không những thực vật mà còn có cả động vật khoảng 26 loài với diện tích hiện nay khoảng 17 hecta. Bên cạnh đó thì một số vườn thực vật được xây dựng ngay trong các khu bảo tồn vừa phục vụ bảo tồn lại vừa lồng ghép tham quan giải trí, giáo dục đem lại nguồn kinh tế ví dụ như vào năm 2012 vườn thực vật tại thôn Cà Đâng, xã Tà Bhinh diện tích xây dựng vườn thực vật này khoảng 50,3 ha trên khu đất nương rẫy trồng cây hàng năm. Vườn thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích trên 40ha. Cùng với đó chúng ta đã xây dựng các vườn thực vật ngay trong trường giúp học sinh-sinh viên có nơi học tập ngoài giờ lý thuyết khô khan,
  24. 15 tất nhiên đồng thời vẫn có thể bảo tồn các loài thực vật như vào năm 2008 trường tiểu học Lương Thế Vinh (Thủ Đức) có diện tích khoảng 300m2 với hơn 100 các loại cây và các trường tiểu học khác gần vùng lân cận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dù trên thế giới hay trong nước thì sự cấp thiết của việc bảo tồn các loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng là việc cấp bách, bên cạnh đó ta có thể tạo nơi học tập nghiên cứu, tham quan giải trí cho mọi người với thực trạng hiện nay thì việc xây dựng thêm các vườn thực vật đảm bảo cho việc bảo tồn, tăng sự đa dạng sinh học, và hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi từ các vườn thực vật như nguồn tri thức, kinh tế và rất nhiều giá trị vô vàn nữa. Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) Thực tế đã chứng minh rằng rừng trồng thuần loài, nhất là rừng trồng một số loài Thông ở nước ta trong những năm qua rất kém bền vững, dịch sâu róm thông thường xuyên xuất hiện không những hạn chế sinh trưởng và khả năng cung cấp nhựa mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khá rõ cụ thể như: Từ năm 1937 sâu róm thông đã phá hoại mạnh trên nhiều diện tích trồng Thông thuộc dẫy núi Nham Biền (Yên Dũng - Bắc Giang). Tháng 8 - 1958 sâu róm thông phá hại nghiêm trọng ở Phú Nham, Phú Điền, Sơn Viện thuộc tỉnh Thanh Hoá, diện tích bị sâu ăn trụi lá Thông khoảng gần 100 ha. Năm 1958 và 1959 ở Bắc Giang, sâu róm thông lại phát dịch đã gây hại 160 ha rừng Thông đuôi ngựa tại dãy núi Neo thuộc huyện Yên Dũng, sâu còn ăn cả cây con mới đem trồng được 2 năm, làm thiệt hại khá nhiều cho công tác trồng rừng nơi đây. Từ năm 1959 - 1960 ở Nghệ An đã phát sinh nạn dịch sâu róm thông rất lớn làm trụi 515 ha rừng Thông. Không chỉ có sâu hại thông mà còn thường xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như: Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn ha rừng và sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.
  25. 16 Để khắc phục vấn đề này, gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông nhằm chuyển hóa rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau đây: Tại Núi Luốt – Đại học Lâm Nghiệp – Xuân Mai, Phạm Xuân Hoàn (2002)[12] đã nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo lá tràm. Hai loài cây này được sử dụng để tạo lập hoàn cảnh ban đầu từ năm 1985, khi độ tàn che của rừng đạt 0,7 – 0,8 vào các năm 1990 – 1991 thì các loài cây bản địa được đưa vào trồng dưới tán rừng. Tại khu thực nghiệm này, số loài cây bản địa được đưa vào trồng dưới tán rừng Keo và Thông là 165 loài khác nhau. Dưới tán rừng Thông trồng gồm 27 loài, dưới tán rừng Keo trồng gồm 21 loài, số còn lại được trồng dưới tán rừng hỗn loài Thông – Keo lá tràm, Thông – Keo tai tượng và Bạch đàn Kết quả sau 10 năm trồng cây bản địa dưới tán cho thấy tỷ lệ sống của cây bản địa dưới tán rừng Thông đạt 93,2% và dưới tán rừng Keo lá tràm đạt 91,2%. Tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa có sự phân hóa rõ rệt ở các loài. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là một số loài cây thường được đánh giá là sinh trưởng chậm như Đinh thối, Re hương, Lim xanh, Sưa nhưng ở giai đoạn chịu bóng dưới tán rừng Thông và Keo lại có tăng trưởng khá nhanh, cụ thể là: Re hương có ZDoo = 0,5cm, ZHvn = 0,5m, ZDt = 0,2m; Lim xanh có ZDoo = 0,5cm, ZHvn = 0,45m, ZDt = 0,15m. Tác giả còn nhận xét khả năng sinh trưởng và phát triển các loài cây bản địa trên chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố độ tàn che của tầng cây cao (giai đoạn chịu bóng ), cường độ ánh sáng, đất đai Cũng tại Trường Đại Học Lâm nghiệp - Xuân Mai đã xây dựng vườn thực vật với gần 300 loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana), và Keo tai tượng (A. mangium). Sau nhiều năm nghiên cứu đã tìm ra một số loài cây thích hợp trồng dưới tán rừng như: Đinh thối (Fernandoa brilletii), Máu chó (Knema pierrei), Tai chua (Garcinia cowa), Re hương (Cinnamomun camphora)
  26. 17 Ngoài ra, ở đây cũng đã xác định đượcmột số loài không thích nghi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (dẫn theo Lê Minh Cường, 2007)[6]. Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái của một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Keo lá tràm tại Núi Luốt – Trường Đại học Lâm Nghiệp - Xuân Mai. 2.4. Khái quát một số đặc điểm khu vực nghiên cứu Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, Mô hình có diện tích khoảng 0.8 hecta và mô hình nghiên cứu chiếm 0.26 ha trên tổng diện tích. 2.4.1. Xây dựng mô hình Mô hình vườn thực vật được trồng vào 10/2017. Tổng diện tích khu vực là 0.26 ha, số lượng cây được trồng trong vườn gồm 26 loài cây bản. Loài cây đề tài nghiên cứu gồm: Chò chỉ, Kim giao, Cẩm lai, Trai lí, Dẻ, được bố trí theo băng trên khu vực nghiên cứu. a. Sưu tầm giống cây bản địa Thông qua sưu tầm đã mang được các loài cây từ rất nhiều nơi về mô hình như: Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai. Đều là những nơi có mức độ đa dạng sinh học cao và hiện đang có suy giảm rất trầm trọng cao. Những loài thực vật được sưu tầm nhiều nhất từ Tuyên Quang và Bắc Kạn. Sau khi sưu tầm, cây giống được đưa về vườn ươm để thử thách cây trồng trong quá trình chờ thời tiết thích hợp rồi đem trồng. b. Kỹ thuật trồng Vườn thực vật được trồng áp dụng theo các kỹ thuật trồng rừng hiện nay với các bước như sau: Bước 1: Phát dọn thực bì và tạo hố trồng cây Phát dọn cây bụi, cỏ, gạch đá tạo khoảng không gian để trồng cây. Dùng cuốc đào hố với kích thước 60x60x60
  27. 18 Bước 2: Rạch bỏ vỏ bầu và rắc phân lót Một tay cầm bầu, tay kia cầm dao rạch vỏ bầu 1 đường từ trên xuống. Rắc khoảng 2 – 3 kg phân vi sinh sông ranh xuống gốc làm phân lót cho cây. Bước 3: Đặt cây xuống hố Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 2-4cm. Bước 4: Lấp đất Lấp đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng 2 bàn tay nén đất quanh bầu theo chiều thẳng đứng. Lấp đất nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần 2 tương tự lần 1. Lấp đất phủ kín mặt hố (trên cổ rễ cây 1-2cm), vun đất vào gốc cây theo hình mâm xôi. c. Phương thức trồng Vườn thực vật được trồng hoàn toàn bằng cây con và được nuôi dưỡng trong vườn ươm của các tỉnh như Bắc Kạn, Quảng Bình, Nghệ An và Cao Bằng hay vườn ươm tại Trường đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai – Hà Nội. Chỉ tiêu của cây con được đem ra trồng có đủ rễ, thân, lá. Do sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau nên không thể có sự đồng nhất về chiều cao và đường kính của cây con. Chiều cao của cây dao động từ 15 – 60 cm. Đường kính dao động từ 0,1 – 0,5 cm. Cây được trồng theo hàng, mỗi loài một hàng trải dọc theo mô hình với cự li hàng cách hàng 3 mét và cây cách cây 3 mét (3x3). Cây trồng theo mật độ 451 cây/0.8 ha (Hình 2.1) Hình 2.1: Các loài cây trong mô hình vườn cây bản địa
  28. 19 mô hình vào đi vượt Chân cầu 57 Đinh vàng và 11 Gội nước 29 8 Đinh vàng 28 2 Kim giao 6 Đinh vàng 27 4 Cẩm Lai 1 Gội nước 26 9 Cẩm lai 25 12 Kim giao 24 2 Kim giao 3 Nghiến xanh 23 12 Nghiến xanh 22 4 Sưa đỏ 9 Nghiến 21 3 Sưa đỏ 2 Sưa đỏ 7 Lim xanh Sao đen 44 cây đường Trồng ven 20 10 Lim xanh gia Quốc cao tốc Đường 19 2 Lim xanh 3 Trai Lí 2 Lim xanh 2 Trai Lí 18 10 Trai lí 2 Chò chỉ 17 16 Chò chỉ 16 5 Chò chỉ 7 Giổi 15 3 Thông tre 11 Gù hương 14 12 Thông tre 13 14 Đinh vàng 12 17 Đinh vàng 11 16 Gù hương 10 2 Lát hoa 11 Re hương 9 10 Re hương 8 1 Xoan nhừ 6 Dẻ 7 10 Xoan 6 5 Xoan nhừ 5 Xoan nhừ 2 Lát Hoa 5 5 Xoan nhừ 15 Lát hoa mô hình Đường 4 10 Ngọc am 3 6 Đinh vàng 8 Bách xanh 2 16 Giổi 1 18 Long não Đường vào mô hình Hình 2.2: Sơ đồ bố trí rừng cây bản địa
  29. 20 2.4.2. Phương pháp chăm sóc Ở giai đoạn đầu của việc trồng cây con, cây vẫn rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt. Hơn thế nữa giai đoạn trồng vườn thực vật đang trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm của miền bắc nên càng cần sự chăm sóc chu đáo hơn cho cây con. Do địa điểm trồng cây xa nguồn nước nên đã áp dụng phương pháp đào hố nước dải tấm bạt sau đó dòng dây nước vào để bơm nước vào hố để giữ nước trong mô hình tiện cho việc lấy nước đem tưới cho từng cây. Mỗi ngày định kỳ tưới nước 1 lần vào lúc 4 giờ chiều trong vòng 1 tháng đầu để đảm bảo cây đủ lượng nước vượt qua giai đoạn nắng nóng và sự thích nghi ở môi trường mới trong mô hình. Bên cạnh việc tưới nước thì theo định kỳ làm cỏ 1 tháng 1 lần nhằm giảm sự xâm lấn dinh dưỡng của cỏ với các loài cây bản địa. Hình thức làm cỏ bằng cách sử dụng máy cắt cỏ, cắt cỏ bên ngoài cách gốc cây 1 mét sau đó sử dụng cuốc để cuốc cỏ và vun gốc. 2.4.3. Đất đai Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn. Đất khu vực vườn ươm là đất tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém.
  30. 21 2.4.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 2.5. Khái quát một số đặc điểm hình thái, sinh thái học của 5 loài cây bản địa Kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy một số đặc điểm sinh thái học cơ bản của Chò chỉ, Trai lí, Dẻ, Kim giao và Cẩm lai như sau: 2.5.1. Chò chỉ (Parashorea chinensis) 2.5.1.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 30- 40m, đường kính có thể đạt 150-200cm, có bạnh vè, vỏ nứt dọc, màu nâu bạc, nhựa màu nâu. Cây thường chiếm tầng trên của rừng, phân cành cao. Cành non có phủ lông. Lá đơn, hình trái xoan. Cây non lá to, dài 13-15cm, rộng 6-7 cm, có lá kèm màu lục nhạt. Cây lớn, lá nhỏ hơn, có 15- 18 đôi gân thứ cấp gần song song. Mặt dưới lá và mặt trên của gân lá có phủ lông hình sao, gốc mỗi lá có 2 lá kèm. Hình 2.3: Cây Chò chỉ trong Hoa mọc đầu cành, cánh hoa màu vườn cây bản địa vàng, có mùi thơm nhẹ. Quả màu xanh xám, có đường kính 4-6mm, dài 13- 16mm, có 5 cánh không đều, khi non màu hồng nhạt, khi khô màu nâu sẫm.[1]
  31. 22 2.5.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Trong rừng nguyên sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài gỗ lớn như Trường, Sấu, Re xanh, Trám, Sâng. Ở rừng thứ sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài như Dẻ, Kháo vàng, Vàng anh, Máu chó, Côm. Trong tự nhiên Chò chỉ không tồn tại ở những nơi đất trống đồi trọc, hoặc đất bạc màu thoái hoá. 2.5.1.3. Phân bố địa lý Chò chỉ phân bố tự nhiên ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Thường gặp chúng trong rừng tự nhiên, có độ cao từ 100m đến 700m so với mực nước biển, nơi có lượng mưa bình quân từ 1600-2300mm, nhiệt độ bình quân 20-240C. Chò chỉ gặp trên nhiều loại đất như feralit đỏ vàng, nâu vàng trên đá vôi, tầng trung bình đến dày, hơi ẩm. 2.5.1.4. Giá trị Gỗ Chò chỉ cứng, thớ thẳng, mịn, nặng, tỷ trọng 0,83, xếp nhóm V. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu xám trắng, lõi màu hồng, không bị mối mọt, chịu nước nên được dùng để đóng đồ, làm gỗ xây dựng và đóng tàu thuyền. 2.5.2. Trai lí (Garcinia fagraeoides) 2.5.2.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ to thường xanh, cao đến 20 - 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,7- 0,8m. Vỏ màu xám thẫm, bong từng mảng; thịt vỏ hơi hồng, có nhựa mủ vàng. Cành con gần tròn. Lá hình bầu dục dài hay hình mác ngắn, lúc non màu tím đỏ, khi trưởng thành mặt dưới có màu vàng lục, chất da, dài 10 - 15cm, rộng 5 - 6cm, đầu có mũi nhọn, có 5 - 7 đôi gân bậc hai nồi rõ mặt dưới; cuống lá dài 0,5cm. Cụm hoa chùm, từ 6 -10 hoa, Quả hạch hình cầu. Hình 2.4: Cây Trai lí trong vườn cây bản địa
  32. 23 2.5.2.2. Đặc điểm sinh thái Mùa hoa tháng 4, có khi còn mùa thứ hai vào tháng 11 (huyện Na Hang, Tuyên Quang); mùa quả chín tháng 9. Hạt khó nảy mầm nên ít cây mạ và do đó tái sinh trong tự nhiên kém. Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao không quá 900m, tốt nhất ở chân núi có tầng đất dày, màu mỡ và ẩm [2]. Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng. Lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, từ 10 tuổi trở lên sinh trưởng chậm hơn. Khả năng tái sinh hạt tốt. 2.5.2.3. Phân bố địa lý Vĩệt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn : Mỏ Dẹ, Hữu Lũng: Hưu Liên), Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ Châu). Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây) 2.5.2.4. Giá trị Gỗ cứng, màu vàng, khó gia công. Dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và chạm khắc. Cây có hoa đẹp có thể trồng ở công viên, đường phố hay biệt thự làm cảnh. 2.5.3. Cẩm lai (Dalbergia oliveri) 2.5.3.1 Đặc điểm nhận biết Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7- 9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim Hình 2.5: Cây Cẩm lai viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa trong vườn cây bản địa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5
  33. 24 thùy, tràng hoa màu trắng. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gờ ở quả . 2.5.3.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Cây phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới. 2.5.3.3. Phân bố địa lý Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây trắc mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy). 2.5.3.4. Giá trị Có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen. Lấy gỗ làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ có giá trị xuất khẩu cao. 2.5.4. Kim giao ( Nageia fleuryi) 2.5.4.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ nhỡ cao từ 15-25m. Thân thường thẳng và tán cây hình tháp. Vỏ thân cây màu nâu xám và thường bong mảng. Lá cây thường có hình bầu dục hoặc mũi mác, đầu lá hình nhọn, đuôi lá hình nêm. Hệ gân lá thuộc dạng đa gân, đặc trưng của thực vật chi Nageia. Bề mặt phiến lá thường trơn bóng như chất liệu da. Lá đính đơn và đối xứng nhau qua cành. Nón đực thường đính thành chùm 3-4, nón cái thường mọc đơn lẻ. Quả Hình 2.6: Cây Kim giao hình trụ đường kính từ 1,5 - 2,5 cm. trong vườn cây bản địa
  34. 25 2.5.4.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống. Kim Giao thường phân bố ở những vùng đất núi đá vôi, ở những nơi có độ cao trên 500m.Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống. Kim Giao thường phân bố ở những vùng đất núi đá vôi, ở những nơi có độ cao trên 500m. Là loài cây ưa sáng, mọc hỗn loại với các loài cây lá rộng khác. Sống trên đất sâu ẩm. 2.5.4.3. Phân bố địa lý Kim giao được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Campuchia, Việt Nam (hầu hết các tỉnh miền núi có địa chất đá vôi). 2.5.4.4. Giá trị Có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen. Lấy gỗ. 2.5.5. Cây Dẻ (Castanea sativa) 2.5.5.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 20-30 cm hay hơn. Khi non vỏ xám hơi xanh, khi già vỏ xám nâu, nứt dọc dài, lát cắt có dịch tím chảy ra, sau thành màu đen. Cành lớn vươn dài, hơi cong cuống; cành nhỏ màu nâu có đốm trắng. Lá hình mác thuôn, dài 9-16 cm rộng 3,5-5 cm, mép nguyên, đầu hơi nhọn, phiến lá không đối xứng, màu xanh đậm và bóng ở mặt trên,màu hồng nhạt với nhiều vảy ở Hình 2.7: Cây Dẻ trong mặt dưới. Gân bên 10-14 đôi, hơi nổi, gân nhỏ vườn cây bản địa rất mảnh, chỉ nhìn được ở mặt dưới lá; cuống lá gần như nhẵn, dài 1,5-1,8 cm.Cụm hoa đực rất mảnh, dài 5-12 cm, cuống hoa mảnh có lông; nhị kéo dài, bao phấn hình tròn. Cụm hoa cái có lông, núm nhụy
  35. 26 chia 3. Chùm quả ngắn, dài 4-7 cm, thường cong. Quả nang hình cầu, mởra khi chín, vỏ quả không phủkín, có gai, tập hợp thành từng bó; mỗi quả thường chỉ có một hạt. Hạt màu nâu, không đối xứng, có vỏ cứng và có phủ lông vàng nhạt, cao 1,2 cm, đường kính 0,7-1 cm. 2.5.5.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Cây phân bố 100-700 m, Tập chung nhất ở độ cao 200-400 m, trong vung có khí hậu nhiệt đới rõ mùa với nhiệt độ bình quân quanh năm không quá 23. Lường mưa 1.500-2000 mm, khi gió mùa đông bắc nhiệt độ xuống thấp cũng không ảnh hưởng đến loài này. Cây ưa đất feralit vàng hay đỏ vàng. Có thành phàn cơ giới nhẹ đến trung binh thoát nước tốt. Cây chịu được các loại đất nghèo mùn, ít đam và có hạm lượng chất dinh dưỡng thấp. Cây ưa sáng mạnh chỉ nơi quang đãng đầy đủ ánh sáng cây mới cây mới cho nhiều hoa quả. Tái xinh hạt, chồi gốc và chồi rễ đều tốt. 2.5.5.3. Phân bố địa lý Cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam, từ Hà Giang, Tuyên Quang đến Quảng Bình, Quảng Trị. Gặp nhiều ở vùng Trung tâm và Đông Bắc Bắc Bộ. Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Do được trồng nhiều nhất ở 2 huyện Yên Thế và Tân Yên (huyện được tách khỏi huyện Yên Thế), tỉnh Bắc Giang nên loài cây ăn quả này được mang tên Dẻ yên thế. Điều tra của Đặng Ngọc Anh và Hà Văn Hoạch (1996) cho thấy, Bắc Giang là một trung tâm phân bố của dẻ yên thế. Hầu hết các huyện miền núi của tỉnh đều gặp loài cây ăn quả này. 2.5.5.4. Giá trị Dẻ hạt có giá trị dùng để ăn và lấy gỗ.
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Là 5 loài cây bản địa trồng trong vườn cây bản địa tại mô hình khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Chò chỉ (Parashorea chinensis) - Trai lí (Garcinia fagraeoides) - Kim giao (Nageia fleuryi) - Cẩm lai (Dalbergia oliveri) - Dẻ (Castanea sativa) Phạm vi nghiên cứu: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao, sâu bệnh hại của cây. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Mô hình khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: Từ tháng 07/ 2018 đến tháng 05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, sâu bệnh hại của cây của 5 loài cây bản địa thuộc trong mô hình. - Hoàn thiện các bước trong xây dựng vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  37. 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Sinh trưởng là sự biến đổi theo tuổi của các nhân tố điều tra, là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống. Quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng, các loài thực vật nói chung là kết quả tổng hợp của nhân tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy nếu điều kiện ngoại cảnh đồng nhất thì nhân tố nội tại sẽ quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây. Do đó trong cùng một loài cây ở một điều kiện ngoại cảnh khác nhau nó sẽ sinh trưởng khác nhau vì mỗi loại cây có phạm vi phân bố về điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, đất đai ) nhất định, nếu nằm trong phạm vi phân bố thì cây sinh trưởng phát triển tốt còn nếu xa phạm vi phân bố cây sinh trưởng phát triển kém. - Trong toàn bộ đời sống của cây rừng, bản thân cây rừng chịu sự chi phối của môi trường quanh chúng. Tiểu hoàn cảnh bao gồm tiểu khí hậu và đất. Với đối tượng nghiên cứu là cây bản địa trồng trong mô hình nó chịu sự chi phối rất lớn của tiểu hoàn cảnh của các loài cây khác tạo ra. Do vậy: + Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây bản địa phải đặt trong tổng thể của sự tác động của các loài cây khác và các nhân tố hoàn cảnh khác, nghĩa là phải đánh giá cả hiện trạng của thảm thực vật và các nhân tố sinh thái khác. + Để đánh giá được sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn, đề tài cần phải nắm rõ được các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, trên cơ sở đó dựa vào các yếu tố môi trường xung quanh như đất đai, khí hậu, thảm thực bì để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đó đến sinh trưởng của cây trồng. Từ đó đề xuất được các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 3.4.2. Phương pháp điều tra sinh trưởng 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng hơn cho việc thu thập và điều tra, đã sử dụng biện pháp gắn mã số thẻ cho từng cây, gắn biển cây cho
  38. 29 mỗi hàng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu tốt hơn. Cách quy ước tên cây trên mã thẻ - Chò chỉ: Cp - Trai lí: TF - Kim giao: Na - Cẩm lai: CP - Dẻ: Ca Đường kính gốc (D0.0), được đo sát gốc cây trồng bằng thước kẹp cơ khí, đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc sau đó tính trị số bình quân. Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. Theo dõi động thái ra lá của cây. Quá trình thu thập số liệu được chia làm 11 đợt và được đo đếm 30 ngày/1 lần đo sinh trưởng. Các bảng đo đếm: Bảng 3.1: Đo D0.0. Đơn vị (cm) STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Cây 1 Cây 2 Cây 3 Bảng 3.2: Đo Hvn. Đơn vị (cm) STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Cây 1 Cây 2 Cây 3
  39. 30 * Theo dõi tình hình sâu bệnh hại 15 ngày /lần. Bảng 3.3: Tình hình sâu bệnh hại. Đơn vị(%) STT Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Cây 1 Cây 2 Cây 3 3.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi tiến hành điều tra ta thu được bảng số liệu thô. Từ bảng số liệu ta tiến hành xử lý số liệu: Ứng dụng phần mềm thống kê trong lâm nghiệp trên máy tính bằng Excel cho phép loại bỏ những chỉ số đặc thù có thể sai khi quan sát số liệu. - Tính tỷ lệ sống : C% = x 100 Trong đó: C%: Tỷ lệ sống N: Số cây sống N: Tổng số cây trồng trong mô hình - Đường kính TB của cây ở mỗi lần đo: D0.0TB = Trong đó: D0.0TB: Đường kính trung bình của cây ∑d: Tổng số đo đường kính các cây M: Tổng số cây - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: HvnTB = Trong đó: Hvn TB: Chiều cao trung bình của cây ∑h: Tổng số đo chiều cao các cây
  40. 31 M: Tổng số cây - Xác định số trung bình mẫu: - Tính sai tiêu chuẩn: 1 n S =  xi x 2 n 1 1 Trong đó: xi: Trị số điều tra như đường kính (D00) và chiều cao (Hvn) : Trung bình mẫu - Hệ số biến động: S % = x 100 Trong đó: S: Sai tiêu chuẩn : Trung bình mẫu - Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại: P%= n.100/N Trong đó: n là số cây bị sâu bệnh N là tổng số cây điều tra
  41. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của 5 loài Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ sống của 5 loài đến đợt đo cuối đạt được như trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa Số lượng Số lần đo Số lần đo Số cây Tỷ lệ cây STT Tên loài cây đầu cuối chết sống (5/2018) ( 7/2018) ( 5/2019) 1 Chò chỉ 30 25 19 6 76% 2 Trai lí 17 15 14 1 93,33% 3 Kim giao 20 16 16 0 100% 4 Cẩm lai 16 12 9 3 75% 5 Dẻ 9 6 6 0 100% Cây được trồng vào tháng 10/2017. Tính đến thời điểm lấy số liệu cuối thì các loài cây bản địa đã trồng được 19 tháng. Số lượng cây ( 5/2018) là kế thừa từ nhóm nghiên cứu trước so với thời điểm tháng 7/2018 bắt đầu đo số lượng cây đã bị giảm do từ tháng 5 đến tháng 7 vườn cây không được tiếp nhận chăm sóc bị cỏ voi, dây leo xâm lấn và chịu nhiều yếu tố bởi gia súc xâm nhập nên đã tổn hại đến loài cây. Cụ thể, Chò chỉ bị giảm 5 cây, Trai lí giảm 2 cây, Kim giao giảm 4 cây, Cẩm lai giảm 4 cây và Dẻ giảm 3 cây. Nghiên cứu từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019 thì hiện tại cả 5 loài cây bản địa có tỷ lệ sống như sau: Chò chỉ (76%), Trai lí (93,33%), Kim giao (100%), Cẩm lai (75%), Dẻ (100%). Số lượng cây so với thời điểm đo ban
  42. 33 đầu đã giảm đi do trong quá trình cây sinh trưởng chịu nhiều yếu tố môi trường, khí hậu, điều kiện lập địa và sinh vật tác động. Sinh trưởng cây bản địa không những chịu sự tác động của yếu tố ngoại cảnh mà còn chịu sự ảnh hưởng bởi chính đặc điểm sinh học của mỗi loài cây. Trong đó, có hai loài Kim giao và Dẻ đều sinh trưởng tốt, điều kiện lập địa phù hợp đạt tỷ lệ sống cao nhất. Nhưng cùng với đó có ba loài Chò chỉ, Trai lí và Cẩm lai do nhiều yếu tố tác động nên số cây bị giảm, và thời điểm cây chết đối với từng loài như sau: Chò chỉ: chết 2 cây vào lần đo 3 (9/2018) và chết 3 cây vào lần đo 4 (10/2018) là do mô hình được xây dựng gần khu dân cư và đường rào chưa được xây dựng ngăn cách mô hình với khu dân cư nên người dân chăn thả gia súc vào khu vực mô hình dẫn đến gây tổn hại nặng cho cây; chết 1 cây vào lần đo 6 (12/2018) là do vào thời điểm khí hậu hanh khô, nhiệt độ thấp, bị sâu hại. Trai lí: chết 1 cây vào lần đo 6 (12/2018) là do vào thời điểm khí hậu hanh khô, nhiệt độ thấp, bị sâu hại. Cẩm lai: chết 2 cây vào lần đo 4 (10/2018) là do mô hình được xây dựng gần khu dân cư và đường rào chưa được xây dựng ngăn cách mô hình với khu dân cư nên người dân chăn thả gia súc vào khu vực mô hình dẫn đến gây tổn hại nặng cho cây; chết 1 cây vào lần đo 10 (4/2019) là do cây bị sâu bệnh hại và bị tác động trong quá trình chăm sóc vườn. Kết quả cho thấy 5 loài cây bản địa có tỷ lệ sống tương đối cao với điều kiện trong vườn cây bản địa. Một trong những đặc điểm sinh học được quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu sinh trưởng cây trồng là quy luật sinh trưởng theo thời gian. Đề tài chủ yếu quan tâm đến hai chỉ tiêu sinh trưởng là sinh trưởng đường kính (D0.0), chiều cao (Hvn).
  43. 34 4.1.2. Kết quả sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa Hình 4.1: Đo đường kính gốc cây Từ việc nghiên cứu đánh giá tình hình sinh trưởng của 5 loài cây từ đó ta có kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính gốc (D0.0) và được trình bày tại bảng 4.2.
  44. 35 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa Lần Lần Tăng Lần 1/ Lần 2/ Lần 3/ Lần 4/ Lần 5/ Lần 6/ Lần 7/ Lần 8/ Lần 9/ Loài 10/ 11/ Tăng trưởng STT Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng cây Tháng Tháng trưởng bình 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 quân 1 Chò Chỉ D(00)cm 0,876 0,986 1,098 1,167 1,245 1,300 1,313 1,384 1,466 1,563 1,692 0,816 0,082 S% 0,034 0,038 0,046 0,059 0,065 0,074 0,076 0,076 0,077 0,083 0,093 2 Trai Lí D(00)cm 0,787 0,837 0,873 0,903 0,943 0,971 0,971 0,996 1,043 1,096 1,136 0,349 0,035 S% 0,024 0,023 0,022 0,023 0,022 0,026 0,026 0,023 0,026 0,028 0,027 Kim 3 D(00)cm 0,734 0,794 0,862 0,900 0,919 0,941 0,941 0,981 1,044 1,112 1,166 0,431 0,043 Giao S% 0,029 0,028 0,020 0,022 0,019 0,022 0,022 0,026 0,028 0,043 0,046 4 Cẩm Lai D(00)cm 0,604 0,712 0,817 0,840 0,895 0,970 1,015 1,080 1,180 1,267 1,378 0,773 0,077 S% 0,060 0,071 0,072 0,090 0,097 0,099 0,099 0,099 0,101 0,119 0,125 5 Dẻ D(00)cm 0,583 0,683 0,717 0,767 0,767 0,800 0,817 0,858 0,925 0,967 0,992 0,408 0,041 S% 0,033 0,040 0,048 0,061 0,061 0,089 0,095 0,134 0,162 0,192 0,207
  45. 36 Hình 4.2: Kết quả đường kính D(00) của 5 loài cây bản địa Từ kết quả tại bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy: Sinh trưởng đường kính D0.0 cm của 5 loài cây bản địa qua 11 lần đo trồng chăm sóc và theo dõi thấy kết quả cây sinh trưởng tốt, cụ thể như sau: + Chò chỉ: Có sự tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo với nhau do ảnh hưởng bởi thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh. Từ lần đo 1-2 bình quân tăng được 0,11cm/tháng; lần đo 2-3 bình quân tăng được 0,112cm/tháng; lần đo 3-4 tăng được 0,069cm/tháng; lần đo 4-5 bình quân tăng được 0,078cm/tháng; lần đo 5-6 bình quân tăng được 0,055cm/tháng; lần đo 6-7 bình quân tăng được 0,013cm/tháng; lần đo 7-8 bình quân tăng được 0,071cm/tháng; lần đo 8-9 bình quân tăng được 0,082cm/tháng; lần đo 9-10 bình quân tăng được 0,097cm/tháng; lần đo 10-11 bình quân tăng được 0,129cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Chò chỉ đạt 0,816 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 5 (lần đo 11) là 0,129cm do thời tiết mưa đều trong tháng, quá trình chăm sóc vườn đã được làm cỏ và chăm bón phân (NPK) cho cây từ tháng 4 nên đã tạo điều kiện cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 0,013cm do điều kiện khí hậu thời tiết lạnh.
  46. 37 + Trai lí: Có sự tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo với nhau. Từ lần đo 1-2 bình quân tăng được 0,05cm/tháng; lần đo 2-3 bình quân tăng được 0,036cm/tháng; lần đo 3-4 tăng được 0,03cm/tháng; lần đo 4-5 bình quân tăng được 0,04cm/tháng; lần đo 5-6 bình quân tăng được 0,028cm/tháng; lần đo 6-7 bình quân tăng được 0cm/tháng; lần đo 7-8 bình quân tăng được 0,025cm/tháng; lần đo 8-9 bình quân tăng được 0,047cm/tháng; lần đo 9-10 bình quân tăng được 0,053cm/tháng; lần đo 10-11bình quân tăng được 0,04cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Trai lí đạt 0,349 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 4 (lần đo 10) là 0,053cm do thời tiết mưa thuận gió hòa, kịp thời làm cỏ và cùng với điều kiện đã được chăm sóc phân bón là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 0cm do điều kiện khí hậu hanh khô, nhiệt độ thấp. + Kim giao: Có sự tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo với nhau. Từ lần đo 1-2 bình quân tăng được 0,06cm/tháng; lần đo 2-3 bình quân tăng được 0,068cm/tháng; lần đo 3-4 tăng được 0,038cm/tháng; lần đo 4-5 bình quân tăng được 0,019cm/tháng; lần đo 5-6 bình quân tăng được 0,022cm/tháng; lần đo 6-7 bình quân tăng được 0cm/tháng; lần đo 7-8 bình quân tăng được 0,04cm/tháng; lần đo 8-9 bình quân tăng được 0,063cm/tháng; lần đo 9-10 bình quân tăng được 0,068cm/tháng; lần đo 10-11bình quân tăng được 0,054cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Kim giao đạt 0,431 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 4 (lần đo 10) là 0,068cm do thời tiết mưa thuận gió hòa, cùng với điều kiện đã được chăm sóc phân bón là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 0cm do điều kiện khí hậu thời tiết lạnh. + Cẩm lai: Có sự tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo với nhau. Từ lần đo 1-2 bình quân tăng được 0,108cm/tháng; lần đo 2-3 bình quân tăng được 0,105cm/tháng; lần đo 3-4 tăng được 0,023cm/tháng; lần đo 4-5 bình quân tăng được 0,055cm/tháng; lần đo 5-6 bình quân tăng được 0,075cm/tháng; lần đo 6-7 bình quân tăng được
  47. 38 0,045cm/tháng; lần đo 7-8 bình quân tăng được 0,065cm/tháng; lần đo 8-9 bình quân tăng được 0,1cm/tháng; lần đo 9-10 bình quân tăng được 0,087cm/tháng; lần đo 10-11bình quân tăng được 0,111cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Cẩm lai đạt 0,773 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 5 (lần đo 11) là 0,111cm do thời tiết mưa đều trong tháng, quá trình chăm sóc vườn đã được làm cỏ và chăm bón phân (NPK) cho cây từ tháng 4 nên đã tạo điều kiện cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 9 (lần đo 3) là 0,023cm do thời tiết khá khô hanh, cây chủ yếu sinh trưởng trên đất ít mùn,đất cát. + Dẻ: Có sự tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo với nhau. Từ lần đo 1-2 bình quân tăng được 0,1cm/tháng; lần đo 2-3 bình quân tăng được 0,034cm/tháng; lần đo 3-4 tăng được 0,05cm/tháng; lần đo 4-5 bình quân tăng được 0cm/tháng; lần đo 5-6 bình quân tăng được 0,033cm/tháng; lần đo 6-7 bình quân tăng được 0,017cm/tháng; lần đo 7-8 bình quân tăng được 0,041cm/tháng; lần đo 8-9 bình quân tăng được 0,067cm/tháng; lần đo 9-10 bình quân tăng được 0,042cm/tháng; lần đo 10- 11bình quân tăng được 0,025cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Dẻ đạt 0,408 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 3 (lần đo 9) là 0,067cm do điều kiện thời tiết phù hợp, cùng với điều kiện được chăm sóc là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 10 (lần đo 4) là 0cm do điều kiện khí hậu thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. Từ kết quả mỗi lần đo của mỗi loài cho thấy sự tăng trưởng của mỗi lần đo là rất khác nhau. Có thể thấy nhìn chung cây phát triển nhanh vào khoảng 3 tháng đầu lần đo 1 đến lần đo 3 là từ tháng 7 đến tháng 9/2018 do vào thời điểm này điều kiện kí hậu sinh trưởng thuận lợi cho việc cây tăng trưởng về đường kính, kèm theo đó có sự tác động của việc chăm sóc, làm cỏ và bón phân cho cây nên thời điểm này cây đa phần phát triển nhanh có đường kính phát triển lớn. Cũng như vậy vào khoảng ba lần đo cuối từ tháng 3 đến tháng 5/2019 cây cũng sinh trưởng mạnh do thời điểm mưa thuận gió hòa và được
  48. 39 chăm sóc tốt nên cây phát triển mạnh. Nhưng vào khoảng từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019 đa phần cây sinh trưởng chậm, thậm chí một số cây còn không thấy sự phát triển về đường kính do vào khoảng thời gian này thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp, mưa rét nên không thuận lợi cho cây phát triển. Từ nhận xét trên, cho thấy trong 5 loài cây bản địa tăng trưởng trung bình về đường kính D(0.0) cao nhất là ở loài cây Chò chỉ 0,816 cm, sau đó là Cẩm lai với tăng trưởng trung bình là 0,179cm, Kim giao là 0,431 cm, Dẻ đạt 0,408 cm và thấp nhất ở cây Trai lí là 0,349 cm. Mặc dù có chút chênh lệch giữa các lần đo do ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, lượng mưa, sinh vật gây hại nhưng nhìn chung kết quả trên cho thấy sau khi vườn cây bản địa hoàn thành ở giai đoạn trồng thì các loài cây bản địa vẫn sinh trưởng về đường kính gốc rất tốt tại điều kiện lập địa trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4.1.3. Kết quả đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa Hình 4.3: Đo chiều cao vút ngọn cây Từ việc nghiên cứu đánh giá tình hình sinh trưởng của 5 loài cây từ đó ta có kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) và được trình bày tại bảng 4.7
  49. 40 Bảng 4.3: Sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình Tăng Lần 4/ Lần 5/ Lần 6/ Loài Chỉ Lần 1/ Lần 2/ Lần 3/ Lần 7/ Lần 8/ Lần 9/ Lần 10/ Lần 11/ Tăng trưởng STT Tháng Tháng Tháng cây tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 trưởng bình 10 11 12 quân Chò Hvn 1 85,74 90,2 93,913 96,25 99,95 102,631 103,632 107,947 111,737 116,684 116,789 31,049 3,105 Chỉ (cm) S% 3,279 3,163 3,203 3,460 3,341 3,520 3,913 3,865 4,138 4,586 6,079 Trai Hvn 2 61,667 63,867 65,4 67 68,533 68,964 69,821 71,964 73,571 75,464 78,286 16,619 1,662 Lí (cm) S% 1,542 1,489 1,451 1,414 1,539 1,618 1,635 1,654 1,641 1,748 2,071 Kim Hvn 3 25,75 27,312 28,781 29,719 30,844 31,5 31,969 33,281 34,633 37,093 38,781 13,031 1,303 Giao (cm) S% 1,202 1,196 1,124 1,035 1,089 1,140 1,173 1,245 1,056 1,366 1,448 Cẩm Hvn 4 43,167 49 55,083 57,1 62 65,9 68,2 72.4 77.4 79,555 84,778 41,611 4,161 Lai (cm) S% 6,380 6,808 7,1556 8,190 8,135 8,284 8,427 8,419 8,410 8,797 8,679 Hvn 5 Dẻ 80,333 84,167 86 88,333 89 90,167 90,333 91,5 96,333 97,167 105,667 25,333 2,533 (cm) S% 8,204 7,467 7,118 7,579 7,633 8,031 7,999 7,843 7,139 7,054 9,667
  50. 41 Hình 4.4: Kết quả sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa Từ kết quả tại bảng 4.3 và Hình 4.4 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa sinh trưởng rất tốt, chiều cao của cả 5 loài cây bản địa tăng trưởng rõ rệt qua các lần đo, cụ thể như sau: + Chò chỉ: Có sự tăng trưởng về chiều cao vút gọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo cụ thể như sau: Từ lần đo 1 – 2 bình quân đạt được 4,46 cm/tháng; 2 – 3 đạt 3,713 cm/tháng; 3 – 4 tăng 2,337 cm/tháng; 4 – 5 đạt 3,7 cm/tháng; 5 – 6 tăng 2,681 cm/tháng; 6 – 7 tăng 1,001 cm/tháng; 7 – 8 tăng 4,315 cm/tháng; 8 – 9 tăng 3,79 cm/tháng; 9 – 10 tăng 4,947 cm/tháng; 10 – 11 tăng 0,105 cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Chò chỉ đạt 31.049 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 4 (lần đo 10) là 0,4,947cm do thời tiết mưa đều trong tháng, và được chăm sóc phân bón là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 1,001cm do thời tiết khá khô hanh, nhiệt độ thấp, mưa rét. + Trai lí: Có sự tăng trưởng về chiều cao vút gọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo cụ thể như sau: Từ lần đo 1 – 2 bình quân đạt được 2,2 cm/tháng; 2
  51. 42 – 3 đạt 1,533 cm/tháng; 3 – 4 tăng 1,6 cm/tháng; 4 – 5 đạt 1,533 cm/tháng; 5 – 6 tăng 0,431 cm/tháng; 6 – 7 tăng 0,857 cm/tháng; 7 – 8 tăng 2,143 cm/tháng; 8 – 9 tăng 1,607 cm/tháng; 9 – 10 tăng 1,893 cm/tháng; 10 – 11 tăng 2,822 cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Trai lí đạt 16,619 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 5 (lần đo 11) là 2,822cm do thời tiết thuận lợi, quá trình chăm sóc vườn đã được làm cỏ và chăm bón phân (NPK) cho cây từ tháng 4 nên đã tạo điều kiện cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 12 (lần đo 6) là 0,431cm do thời tiết khá khô hanh và lạnh. + Kim giao: Có sự tăng trưởng về chiều cao vút gọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo cụ thể như sau: Từ lần đo 1 – 2 bình quân đạt được 1,562 cm/tháng; 2 – 3 đạt 1,469 cm/tháng; 3 – 4 tăng 0,938 cm/tháng; 4 – 5 đạt 1,125c m/tháng; 5 – 6 tăng 0,656 cm/tháng; 6 – 7 tăng 0,469 cm/tháng; 7 – 8 tăng 1,312 cm/tháng; 8 – 9 tăng 1,352 cm/tháng; 9 – 10 tăng 2,46 cm/tháng; 10 – 11 tăng 1,688cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Kim giao đạt 13,031 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 5 (lần đo 11) là 1,688cm do thời tiết mưa thuận lợi, quá trình chăm sóc vườn đã được làm cỏ và chăm bón cho cây từ tháng 4 nên đã tạo điều kiện cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 0,469cm do thời tiết khô hanh, thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. + Cẩm lai: Có sự tăng trưởng về chiều cao vút gọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo cụ thể như sau: Từ lần đo 1 – 2 bình quân đạt được 5,833 cm/tháng; 2 – 3 đạt 6,083 cm/tháng; 3 – 4 tăng 2,017 cm/tháng; 4 – 5 đạt 4,9 cm/tháng; 5 – 6 tăng 3,9 cm/tháng; 6 – 7 tăng 2,3 cm/tháng; 7 – 8 tăng 4,2 cm/tháng; 8 – 9 tăng 5 cm/tháng; 9 – 10 tăng 2,155 cm/tháng; 10 – 11 tăng 5,223 cm/tháng. Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Cẩm lai đạt 41,611 cm.Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 8 (lần đo 2) là 6,083cm do tháng 7 đã được làm cỏ, cây không bị che bóng nên
  52. 43 cây phát triển tốt về chiều cao. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 9 (lần đo 3) là 2,017cm do thời tiết khá nắng nóng, cây bị sâu bệnh hại. + Dẻ: Có sự tăng trưởng về chiều cao vút gọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các lần đo cụ thể như sau: : Từ lần đo 1 – 2 bình quân đạt được 3,834 cm/tháng; 2 – 3 đạt 1,833 cm/tháng; 3 – 4 tăng 2,333 cm/tháng; 4 – 5 đạt 0,667 cm/tháng; 5 – 6 tăng 1,167 cm/tháng; 6 – 7 tăng 0,166 cm/tháng; 7 – 8 tăng 1,167 cm/tháng; 8 – 9 tăng 4,833 cm/tháng; 9 – 10 tăng 0,834 cm/tháng; 10 – 11 tăng 8,5 cm/tháng . Tăng trưởng trung bình từ lần đo đầu đến lần đo cuối của Dẻ đạt 25,333 cm. Trong đó, tháng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 5 (lần đo 11) là 8,5cm do thời tiết mưa đều, quá trình chăm sóc đã tạo điều kiện cho cây phát triển. Tháng sinh trưởng thấp nhất vào tháng 1 (lần đo 7) là 0,166cm do thời tiết khá lạnh và nhiệt độ thấp. Từ kết quả mỗi lần đo của mỗi loài cho thấy sự tăng trưởng chiều cao của mỗi lần đo là rất khác nhau. Có thể thấy nhìn chung cây phát triển nhanh vào khoảng 3 tháng đầu lần đo 1 đến lần đo 3 là từ tháng 7 đến tháng 9/2018 do vào thời điểm này điều kiện kí hậu sinh trưởng thuận lợi cho việc cây tăng trưởng về chiều cao, kèm theo đó có sự tác động của việc chăm sóc, làm cỏ và bón phân cho cây nên thời điểm này cây đa phần phát triển nhanh có đường kính phát triển lớn. Cũng như vậy vào khoảng ba lần đo cuối từ tháng 3 đến tháng 5/2019 cây cũng sinh trưởng mạnh do thời điểm mưa thuận gió hòa và được chăm sóc tốt nên cây phát triển mạnh. Nhưng vào khoảng từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019 đa phần cây sinh trưởng chậm, thậm chí một số cây còn không thấy sự phát triển về chiều cao do vào khoảng thời gian này thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp, mưa rét nên không thuận lợi cho cây phát triển. Từ kết quả trên cho thấy trong 5 loài cây bản địa, loài cây có sinh trưởng bình quân về chiều cao vút gọn cao nhất là Cẩm lai đạt 41,611 cm, tiếp sau đó là Chò chỉ đạt 31,049 cm, Dẻ đạt 25,333 cm, Trai lí đạt 16,619 cm và thấp nhất là Kim giao với 13,031 cm. Kết quả trên cho thấy với điều kiện lập
  53. 44 địa hoàn toàn mới và được trồng hoàn toàn bằng cây con thì mức độ tăng trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn thực vật như vậy là rất cao và sẽ tiếp tục sinh trưởng tốt với các giai đoạn sau. Với kết quả nghiên cứu trên tôi so sánh với kết quả nghiên cứu: - Một nghiên cứu khác của Đỗ Công Huân “ Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát triển cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” được thực hiện tại viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp và một số tuyến đường trong khuân viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trên cơ sở dữ liệu đo đếm về chiều cao vút ngọn (Hvn), thì chiều cao trung bình của hai nhóm (Nhóm trồng năm 2013, nhóm trồng năm 2015) qua 3 lần đo (Lần đo 1: tháng 01/2015; Lần đo 2: Tháng 03/2015; Lần đo 3: Tháng 05/2015). + Số cây cũ trồng từ khoảng vụ xuân năm 2013 đến vụ xuân hè năm 2015 có chiều cao vút ngọn trung bình qua các lần đo lần lượt là: 256 – 268 - 279 (cm). Dựa vào công thức tính lượng tăng trưởng bình quân định kỳ, ta tính được lượng tăng trưởng bình quân qua các lần điều tra là: Lần đo 1 – 2 là 12 (cm); lần đo 2 – 3 là 11 (cm). Nhận xét là những cây Chò chỉ trồng từ năm 2013 có lượng tăng trưởng bình quân định kỳ không thay đổi nhiều giữa các lần điều tra Qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ta có được chiều cao vút ngọn bình quân lúc mới trồng (vụ xuân năm 2013) của số cây này là 46 (cm). Theo đó ta ước tính được chỉ số tăng trưởng về chiều cao trung bình năm của cây Chò chỉ trồng từ vụ xuân năm 2013 đến đợt điều tra thứ 1 (tháng 1 năm 2015) là: ∆t = 70 (cm/năm). Ta thấy rằng lượng tăng trưởng về chiều cao trung bình năm của Chò chỉ khoảng 3 năm tuổi là 70 (cm/năm). + Đối với số cây trồng bổ sung năm 2015 (50 cây) tính từ thời điểm trồng từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 05 năm 2015, chúng tôi đã thực hiện
  54. 45 3 lần đo đếm và thu được chiều cao vút ngọn trung bình lần lượt qua 3 lần đo là: 98 – 107 – 116 (cm). Từ đó ta tính được tăng trưởng về chiều cao vút ngọn bình quân định kỳ giữa các lần đo là: lần đo 1 – 2 là 9 (cm); lần đo 2 – 3 là 9 (cm). Nhận xét là lượng tăng trưởng bình quân định kỳ về chiều cao của số cây trồng bổ xung là không thay đổi qua các lần điều tra. Nhận xét: so sánh giữa cây trồng trong mô hình cây bản địa của khoa lâm nghiệp và Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên cho ta thấy cây Chò chỉ sinh trưởng và phát triển không thuận lợi như trong Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, do điều kiện đất đai tại mô hình trồng không tốt thiếu dinh dưỡng đất đai nghèo nàn. Ngoài ra tại mô hình của khoa còn bị tác động của gia súc. Nhận xét chung: Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên có một số cây con sinh trưởng và phát triển mức như vậy là tốt còn một số loài cây sinh trưởng bình thường. Từ các nghiên cứu như trên ta có thể khẳng định để cho cây bản địa nói riêng hay cây trồng nói chung để chúng phát triển một cách đồng đều cần chú ý tới việc chăm sóc che bóng khi cây ở giai đoạn nhỏ trong thời tiết nắng gắt và cung cấp cho nó đủ chất dinh dưỡng, nước cần thiết thì cây mới phát triển tốt được.
  55. 46 4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. Bảng 4.4: Tình hình sâu bệnh của 5 loài cây bản địa Số Bệnh Tỷ lệ cây STT Tên loài Thời gian lượng Mức độ Biện pháp cây bị bệnh (cây) 1 Chò chỉ Câu 3 – 4/2019 5 26,31% Mức độ - Chăm sóc (Parashorea cấu sâu hại làm cỏ và bón chinensis) xanh nhẹ, chỉ phân giúp cây xuất hiện nhanh chóng ít. phục hồi. 2 Cẩm lai Sâu 4 – 5/2019 3 33,33% Mức độ - Biện pháp (Dalbergia cuộn sâu hại thủ công dùng oliveri) lá nhẹ, chỉ tay để bắt sâu. xuất hiện - Chăm sóc ít. làm cỏ và bón phân giúp cây nhanh chóng phục hồi. Hình 4.5: Chò chỉ bị Câu cấu xanh hại Hình 4.6: Cẩm lai bị sâu cuộn lá
  56. 47 Từ bảng 4.4 kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên 5 loài trồng tại mô hình chuyển vị của khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thu thập được 2 loại sâu bệnh hại đó là sâu cuộn lá và câu cấu xanh. Câu cấu xanh: - Có tên khoa học là Hypomeces squamosus thuộc họ Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera. - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: Con trưởng thành có hình bầu dục, dài 10-14mm, toàn thân phủ một màu xanh vàng ánh kim óng ánh. Mắt lồi, miệng có vòi nhai. Trưởng thành đẻ trứng màu trắng ngà, hình bầu dục, dài 1mm rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non (ấu trùng) màu trắng ngà, mình cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm, sống trong đất ăn các chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Nhộng của câu cấu xanh là nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt. Giai đoạn trứng từ 11-12 ngày, sâu non có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày. Sâu cuốn lá: - Tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin thuộc họ ngài sáng (Pyralidae) bộ cánh vẩy (Lepidoptera). - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: Bướm có chiều dài từ 10 – 12 mm. Cánh có màu vàng rơm, bìa cánh có màu nâu đậm. Bướm cái thường đẻ trứng ở các cây xanh tốt, rậm rạp gần bờ vườn, đường đi. Bướm bị thu hút bởi ánh sáng đèn, đời sống của bướm từ 7 -10 ngày. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng cụm dọc theo gân chính của lá, trứng rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường, thời gian trứng từ 4 -5 ngày. Sâu mới nở có màu trắng sữa, sâu lớn dài đến 19 mm, màu xanh lá mạ, gần hóa nhộng chuyển sang màu hồng, giai đoạn sâu từ 15 -20 ngày. Sâu tuổi lớn chuyển từ màu xanh sang
  57. 48 hồng và hoá nhộng ngay nơi sinh sống hoặc có thể nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá và bịt lại thành bao kín để hoá nhộng bên trong, thời gian nhộng 6 – 7 ngày. Đối với loài Chò chỉ qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị sâu hại là 26,31% chiếm 5 trên tổng số 19 cây còn sống. Đối với Cẩm lai tỷ lệ cây bị sâu hại là 33,33% chiếm 3 trên tổng số 9 cây còn sống. Vì 2 loại sâu hại này ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của Chò chỉ và Cẩm lai, số cây bị hại không nhiều và rải rác nên xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ. Tiến hành điều tra, phòng trừ bằng biện pháp cơ giới như: Ngắt bỏ lá bị bệnh, làm cỏ sạch sẽ, đối với sâu hại bắt giết vào sáng sớm và chiều tối và không xử lý bằng phương pháp hóa học. Còn lại 3 loài bản địa khác đều sinh trưởng đều và tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. 4.3. Đề xuất một số giải pháp Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy sự sinh trưởng của các loài cây bản địa đang ở mức tốt, song vẫn bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của cỏ dại và gia súc của người dân sống gần khu vực, chính vì vậy đề tài đã đưa ra các đề xuất nhằm giảm sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài cây bản địa họ đậu nói riêng và các loài bản địa khác nói chung. 4.3.1. Kỹ thuật Trong quá trình trồng và chăm sóc các loài cây bản địa việc biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý là hết sức quan trọng. Ở từng giai đoạn sinh trưởng nên áp dụng các biện pháp khác nhau cho phù hợp. - Trước tiên ở khâu chuẩn bị đất trồng cây: Chọn lập địa, xử lý thực bì, làm đất, cuốc hố công việc này đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu rõ loại đất trồng, tính chất đất cho phù hợp với cây trồng. Việc xử lý thực bì chính là phát dọn tất cả các loài cây bụi, thảm tươi có khả năng ảnh hưởng đến việc cạnh tranh dinh dưỡng với các loài cây bản địa được trồng. Mật độ trồng cũng rất quan trọng nên chọn mật độ trồng hợp lý đảm bảo cây không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng. Tạo hố trồng sâu tại các khu vực có nhiều sỏi đá
  58. 49 40x40x80cm khoảng cách thông thường trồng giữa các hố trồng mật độ hợp lý là 3m x 3m. - Nên trồng cây họ đậu xen kẽ để hạn chế cỏ dại xấm lấn cũng như cải tạo đất tăng dinh dưỡng cho cây (lạc dại, đậu đỗ các loại ) - Tạo hệ thống tưới nước đầy đủ để hạn chế tác động thời tiết khô hạn và khô hanh. - Bón phân chu kỳ hàng tháng bằng phân bón thúc NPK vào 2 đợt tháng 10 và tháng 2 sau đợt mưa ẩm. - Xây dựng hàng dào để hạn chế sự xâm nhập của người dân và cả gia súc của người dân chăn thả gần đó. Giải pháp tạo nên một hiệu quả rất cao do cây được bảo vệ tốt đồng nghĩa sẽ có thể sinh trưởng một cách toàn vẹn nhất. 4.3.2. Về nguồn lực - Cần duy trì công tác chăm sóc bảo vệ thường xuyên làm cỏ theo định kỳ, bón phân tưới nước,thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại. Đặc biệt là mô hình gần khu dân cư cần phải kiểm tra nhằm hạn chế sự mất mát số lượng cây. Với diện tích mô hình rộng đòi hỏi người chăm sóc phải có thời gian, chăm chỉ mới hoàn thành được.
  59. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua những nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đề tài rút ra một số kết luận sau đây: - Sinh trưởng về đường kính gốc D(0.0) của 5 loài bản địa dao động từ 0,349 đến 0,816 cm cao nhất ở loài Chò chỉ 0,816 cm, sau đó là Cẩm lai với tăng trưởng trung bình là 0,773 cm, Kim giao là 0,431 cm, Dẻ là 0,408 cm và thấp nhất ở cây Trai lí đều là 0,349 cm. - Sinh trưởng về chiều cao (Hvn)của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa sau điều tra số liệu, dao động từ 13,031 đến 41,611 cm và chiều cao vút gọn cao nhất là Cẩm lai đạt 41,611 cm, tiếp sau đó là Chò chỉ đạt 31,049 cm, Dẻ đạt 25,33 cm, Trai lí đạt 16,619 cm và thấp nhất là Kim giao với 13,031 cm. Các khâu chăm sóc và thời điểm trồng cây rất phù hợp do có lượng mưa và độ ẩm cao tốt cho cây sinh trưởng ở trong các giai đoạn. Từ những kết quả trên cho thấy các loài cây bản địa đang sinh trưởng khá tốt trong môi trường lập địa của mô hình vườn thực vật. Đã có thể sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cho sinh viên trong trường nhất là khoa Lâm Nghiệp. - Nhìn chung hầu hết các loại đều không bị sâu bệnh gây hại, riêng chỉ có 2 loài có xuất hiện sâu bệnh hại, trong đó Chò chỉ bị hại bởi câu cấu xanh và Cẩm lai bị hại bởi sâu cuộn lá. Đối với Chò chỉ qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị sâu hại là 26,31% chiếm 5 trên tổng số 19 cây còn sống. Vì loại sâu hại này ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của Chò chỉ, số cây bị hại không nhiều và rải rác nên xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ.
  60. 51 Loài Cẩm lai qua điều tra thấy được tỷ lệ số cây nhiễm bệnh là 33,33% chiếm 3 trên tổng số 9 cây còn sống xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ. Tôi chỉ tiến hành điều tra, phòng trừ bằng biện pháp cơ giới như: Ngắt bỏ lá bị bệnh, làm cỏ sạch sẽ, đối với sâu hại bắt giết vào sáng sớm và chiều tối và không xử lý bằng phương pháp hóa học. Còn lại 3 loài bản địa khác đều sinh trưởng đều và tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. 5.2. Tồn tại Do đối tượng là cây bản địa và thời gian sinh trưởng chậm nên để nhìn thấy kết quả hoàn toàn của đề tài trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Do các loài cây bản địa được sưu tầm về từ các nơi khác nhau, trong thời điểm nhiệt độ nóng đỉnh điểm của miền bắc và còn được trồng tại vị trí cao, xa nguồn nước trong mô hình nên việc chăm sóc ở giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn. Do lứa tuổi của các loài cây bản địa nhỏ nên việc chăm sóc và bảo vệ gặp nhiều khó khăn như: Phòng tránh xâm lấn của cỏ và có thể là gia súc của người dân chăn thả gần đó. 5.3. Kiến nghị Cần mở rộng thêm các nghiên cứu để tiếp tục điều tra sinh trưởng của các loài cây bản địa nói riêng và các loài cây bản địa khác trong mô hình nói chung. Cần thêm kinh phí để thực hiện việc làm hàng rào bảo vệ ngăn cách giữa vườn thực vật và khu dân cư sống gần mô hình. Cần thêm kinh phí để thực hiện biện pháp ngăn chặn việc xâm lấn của cỏ đối với các loài cây bản địa và các loài cây bản địa khác trong vườn thực vật.
  61. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ NN&PTNT (2004), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, NXB Thống kê. 2. Bộ NN&PTNT (2010), Quyết định số 2140/QĐ – BNN – TCLN, ngày 9/8/2010 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, Hà Nội. 3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Chất (1996), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng loài lát hoa”, Luận án Tiến sỹ khoa học Lâm Nghiệp. 5. Lâm Phúc Cố (1995) “khi nghiên cứu một số loài cây bản địa được chọn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Cang Chải đã chọn được 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokieniahodginsic Henry et thomas), Tô Hạp Hương (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A. Chev) và cây Song Mật (Calamus ealusetris)” 6. Lê Minh Cường (2007), “ Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Đại Lải – Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hóa rừng trồng thuần loài thành rừng hỗn loài”, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 7. Hoàng Đức Doanh (2007), “Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 8. La Quang Độ. Bài giảng thực vật rừng 9. Nguyễn Minh Đức (1998) nghiên cứu sinh trưởng loài Lim xanh tại vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa
  62. 53 10. Lê Tự Đức “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán cây mọc nhanh tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 11. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. 12. Phạm Xuân Hoàn (2002), “ Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của rừng trồng thí nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây”. 13. Đỗ Công Huân (2015)“ Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát triển cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên” 14. Nguyễn Thế Hưng (2008), “Nghiên cứu khả năng giữ nước của các thảm thực vật giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp nhất là thảm cây bụi thấp”. 15. Vi Hồng Khanh (2003), “ Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh, Cầu Hai - Đoan Hùng - Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây”. 16. Phùng Ngọc Lan (1986) đã cho thấy rừng hỗn loài ở Núi Luốt (Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai) giữa Thông đuôi ngựa với Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) theo các tỷ lệ, mật độ, phương thức, thời điểm khác nhau. 17. Đỗ Thị Quế Lâm (2003), “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo lá
  63. 54 tràm tại Núi Luốt Trường Đại Học Lâm Nghiệp”. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 18. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ . NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Hồ Ngọc Sơn, (2015) Giáo trình Nguyên lý bảo tồn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 21. Hoàng Văn Thắng (2007), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Ngọc Lặc – Thanh Hóa và Cầu Hai – Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 22. Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2005), “Nghiên cứu đánh giá rừng trồng hỗn giao dự án KFW ở Bắc Giang và Lạng Sơn”. 23. Nguyễn Đức Thế (2007), “Nghiên cứu sinh trưởng của Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn trồng thí nghiệm hỗn giao tại Đoan Hùng - Phú Thọ, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ”. 24. Lê Anh Tuấn (1999) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng thử nghiệm tại Vườn thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương”. 25. Bùi Trọng Thủy (2011), “Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ và thông nhựa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ”. 26. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp năm 2000. 27. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2000), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, HN.
  64. 55 II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 28. Forest Inventory and Planning Institute (1996), Vietnam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Ha Noi. 29. Julian Evans (1982), Plantation Forestry in the tropics, Oxford University Press 30. Matthew J Kelly (1995), Experimental Designs for the Analysis of Inter – Species Interraction in Mixed Stands. 31. The Multi - Storied Forest Management in Malaysia, 1999.
  65. PHỤ LỤC Danh sách các loài cây trồng trong mô hình khoa lâm nghiệp STT Tên loài Tên danh pháp Số lượng Ngày trồng 1 Sao đen Hopea odorata 45 18/10/2017 Cinnamamun 2 Long não 19 18/10/2017 camphora Michelia mediocris 3 Giổi 18 18/10/2017 Dandy 4 Ngọc am Cupressus funebris 21 18/10/2017 Calocedrus 5 Bách xanh 8 18/10/2017 macrolepis 6 Xoan Melia azedarach 39 18/10/2017 Chukrasia 7 Lát hoa 30 18/10/2017 tabularis 8 Dẻ Castanea sativa 12 18/10/2017 Cinnamomum 9 Re hương 30 18/10/2017 parthenoxylon Cinamomum 10 Gù hương 30 18/10/2017 balansae lecomte Syzygium 11 Đinh hương 128 18/10/2017 aromaticum Fodocarpus 12 Thông tre 20 18/10/2017 neriifolius Parashorea 13 Chò chỉ 30 18/10/2017 chinensis 14 Trai lí Fagraea fragrans 17 18/10/2017
  66. Erythrophleum 15 Lim xanh 28 18/10/2017 fordii Dalbergia 16 Sưa đỏ 9 18/10/2017 tonkinensis Burretiodendron 17 Nghiến 29 18/10/2017 hsienmu 18 Kim giao Nageia fleuryi 20 18/10/2017 Dalbergia 19 Cẩm lai 16 18/10/2017 bariaensis Aphanamixis 20 Gội nước 17 18/10/2017 polystachya
  67. Biểu theo dõi sinh trưởng của cây Chò chỉ Kim giao STT D0 Hv số D0 Hv số D0 Hv số D0 Hv số D0 Hv số 0 n lá 0 n lá 0 n lá 0 n lá 0 n lá Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5 Cây 6 Cây 7 Cây Cây Bảng thu thập số liệu đường kính sát gốc D00 Loài: Cây Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo Lần đo 1 2 3 4 5 6
  68. Bảng thu thập số liệu chiều cao Hvn Loài: Cây Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo Lần đo 1 2 3 4 5 6 Bảng sâu bệnh hại STT Tên loài Triệu chứng Đánh giá Kim giao (Nageia 1 wallichiana) 2 3 . . 4 . 5 6
  69. Dụng cụ đo: Thước dây và thước kẹp