Khóa luận Nghiên cứu quản lý thu chi tài chính tại Đại Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu quản lý thu chi tài chính tại Đại Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_quan_ly_thu_chi_tai_chinh_tai_dai_hue.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu quản lý thu chi tài chính tại Đại Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ HÀ HỒNG NGỌC Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2014 – 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: HÀTrường HỒNG NGỌC Đại học Kinh ThS. Phạm tế Thị Huế Hồng Quyên Lớp: K48C Kế toán doanh nghiệp Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo Khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giảng viên trong khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại Học Kinh Tế Huế . Đặc biệt, em xin gởi đến cô Phạm Thị Hồng Quyên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và cán bộ nhân viên của Ban Kế hoạch tài chính, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Đồng thời cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và Ban Kế hoạch – Tài chính. Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế Hà Hồng Ngọc SVTH: Hà Hồng Ngọc i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTC Bộ Tài chính CGCN Chuyển giao công nghệ CTMT QG Chương trình mục tiêu Quốc gia ĐH Đại học ĐHH Đại học Huế ĐHCL Đại học công lập ĐHKT Đại học Kinh tế GDĐT Giáo dục đào tạo KBNN Kho bạc Nhà nước KP Kinh phí NCKH Nghiên cứu khoa học NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước QLTC Quản lý tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh SN Sự nghiệp TrườngTHCN Đại họcTrung Kinh học chuyên nghitếệ pHuế SVTH: Hà Hồng Ngọc ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của Đại học Huế giai đoạn năm học 2015-2016 và 2016 – 2017 31 Bảng 2.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo giai đoạn năm học 2015-2016 và 2016-2017 32 Bảng 2.3. Tổng thu của Đại học Huế giai đoạn 2015 - 2017 46 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tình hình NSNN cấp cho ĐHH giai đoạn 2015-2017 50 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp Tình hình thu sự nghiệp và HĐ SXKD của ĐHH giai đoạn 2015-2017 54 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp Tình hình thu khác của ĐHH giai đoạn 2015-2017 57 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp tình hình chi thường xuyên của ĐHH 2015-2017 62 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chi không thường xuyên ĐHH giai đoạn 2015 – 2017 67 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tình hình cân đối thu - chi tại Đại học Huế giai đoạn 2015- 2017 70 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng thu của ĐHH 2015 - 2017 46 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu Tổng thu của ĐHH 2015 – 2017 46 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ Tình hình NSNN cấp cho ĐHH 2015 - 2017 49 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ Cơ cấu NSNN cấp cho ĐHH 2015 - 2017 51 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tình hình thu HĐSN và HĐSXKD của ĐHH 2015 - 2017 54 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ cơ cấu thu HĐSN và HĐ SXKD tại ĐHH 2015 - 2017 56 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ Tình hình thu khác của ĐHH 2015 – 2017 57 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ Cơ cấu thu khác của ĐHH 2015 - 2017 58 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ Tình hình chi TX của ĐHH 2015-2017 63 Biểu đồ 2.10. Biểu đồ cơ cấu chi TX của ĐHH 2015 - 2017 64 Biểu đồ 2.11. Biểu đồ chi không thường xuyên ĐHH 2015 – 2017 68 Biểu đồ 2.12. Biểu đồ cơ cấu chi thường xuyên ĐHH 2015 – 2017 69 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động thu chi chính của các ĐHCL 12 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Đại học Huế 29 Sơ đồ 2.3: Bộ máy QLTC các đơn vị trực thuộc 37 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Kết cấu khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 5 1.1. TổngTrường quan về Đại học CôngĐại lập học Kinh tế Huế 5 1.1.1. Khái niệm trường Đại học Công lập 5 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học Công lập 6 1.1.3. Phân loại trường Đại học Công lập 7 1.2. Quản lý thu chi tài chính trong các trường Đại học công lập 8 1.2.1. Tổng quan về thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL 8 1.2.1.1. Khái niệm thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL 8 SVTH: Hà Hồng Ngọc vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL 10 1.2.1.3. Yêu cầu quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL 11 1.2.1.4. Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của trường ĐHCL 11 1.2.2. Mô hình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL 12 1.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL 13 1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước 13 1.2.3.2. Công tác kế hoạch 14 1.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ 15 1.2.3.4. Công tác kế toán 15 1.2.3.5. Công tác kiểm tra, thanh tra 16 1.2.4. Quản lý nguồn thu trong các trường Đại học Công lập 16 1.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp 16 1.2.4.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp 17 1.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác 19 1.2.5. Quản lý chi trong các trường Đại học Công lập 19 1.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên trong các trường Đại học công lập 19 1.2.5.2. Quản lý chi không thường xuyên trong các trường Đại học công lập 21 1.3. Kinh nghiệm quản lý thu chi tài chính ở trường ĐHCL trong và ngoài nước 22 1.3.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước 22 1.3.2. Kinh nghiệm của nước ngoài 24 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 1.4.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 25 1.4.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26 CHƯƠNGTrường 2: ĐÁNH GIÁ ĐạiTHỰC TRẠNG học CÔNG Kinh TÁC QUẢN tế LÝHuế THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ 27 2.1. Tổng quan về Đại học Huế 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 28 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Đại học Huế 29 2.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 31 SVTH: Hà Hồng Ngọc vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2. Thực trạng quản lý thu chi tài chính tại ĐHH 33 2.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý thu, chi tài chính tại Đại học Huế 33 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế 34 2.2.2.1. Ban Kế hoạch Tài chính Đại học Huế 35 2.2.2.2. Phòng Kế hoạch Tài chính, tổ tài vụ các đơn vị trực thuộc 36 2.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế 37 2.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước 37 2.2.3.2. Công tác kế hoạch 38 2.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ 40 2.2.3.4. Công tác kế toán 41 2.2.3.5. Công tác Kiểm tra, thanh tra 44 2.2.4. Quản lý nguồn thu tại Đại học Huế 45 2.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp 47 2.2.4.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và HĐ SXKD 52 2.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác 56 2.2.5. Quản lý chi tại Đại học Huế 58 2.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên 59 2.2.5.2. Quản lý chi không thường xuyên 64 2.2.6. Công tác quyết toán thu chi 69 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu chi tài chính tại ĐHH 71 2.3.1. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý thu, chi tài chính tại ĐHH 71 2.3.1.1. Kết quả đạt được 71 2.3.1.2. Hạn chế 71 2.3.2. ĐánhTrường giá việc sử dụng Đại công cụ quảnhọc lý thu, Kinh chi tài chính tế tại ĐHH Huế 71 2.3.2.1. Kết quả đạt được 71 2.3.2.2. Hạn chế 73 2.3.3. Đánh giá công tác quản lý nguồn thu và mức thu 74 2.3.3.1. Kết quả đạt được 74 2.3.3.2. Hạn chế 75 2.3.4. Đánh giá công tác quản lý chi và mức chi 76 SVTH: Hà Hồng Ngọc viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.3.4.1. Kết quả đạt được 76 2.3.4.2. Hạn chế 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ 77 3.1. Phân tích ưu, nhược điểm của Đại học Huế 77 3.1.1. Ưu điểm 77 3.1.2. Nhược điểm 77 3.2. Mục tiêu của Đại học Huế và phương hướng hoàn thiện 78 3.2.1. Sứ mệnh tầm nhìn của Đại học Huế tới năm 2030 78 3.2.2. Mục tiêu chiến lược của Đại học Huế 78 3.2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu, chi tài chính 79 3.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế 80 3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý thu, chi tài chính tại Đại học Huế 80 3.3.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu, chi tài chính 80 3.3.1.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý thu chi tài chính 81 3.3.2.1. Hoàn thiện việc vận dụng các văn pháp luật liên quan 82 3.3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch 82 3.3.2.3. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ 83 3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kế toán 83 3.3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra 84 3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu và mức thu 85 3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi và mức chi 86 PHẦN TrườngIII: KẾT LUẬN VÀ Đại KIẾN NGHỊhọc Kinh tế Huế . 88 1. Kết luận 88 2. Kiến nghị 89 3. Hướng nghiên cứu đề xuất tiếp theo cho đề tài 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 SVTH: Hà Hồng Ngọc ix
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội loài người luôn luôn gắn liền với sự phát triển của trí thức, khoa học và công nghệ. Trong đó, vai trò của nền giáo dục bậc Đại học là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngày càng tiến bộ và văn minh của xã hội. Ở Việt Nam, các trường Đại học công lập vẫn đang chiếm một phần lớn trong hệ thống giáo dục Đại học. Nhà nước thông qua các hoạt động của trường Đại học công lập điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho đạt hiệu quả nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển ngành giáo dục đào tạo. Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp vụ lợi, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng [25]. Giáo dục đại học được xem là dịch vụ công, được Nhà nước cung cấp nguồn lực tài chính để phục vụ lợi ích chung, nhằm thực hiện chính sách công bằng xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục bậc đại học, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng để phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất, những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Ngày 14/2/2015, Nhà nước ban hành nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục công lập, giai đoạn 2014 – 2017, ChínhTrường phủ đã xác định Đạitự chủ đại họchọc là xu hướngKinh tất yếu của tế các Huếtrường đại học công lập. Từ đó nhận thấy rằng, xu hướng này giúp cho nước nhà từng bước hòa nhập và môi trường quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Như vậy, các trường Đại học công lập buộc phải thích nghi với môi trường hoạt động mới: “đào tạo gắn với nhu cầu xã hội”. Trong điều kiện mới này, công tác quản lý tài chính càng được coi là yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cho yêu cầu của phát triển giáo dục đại học. SVTH: Hà Hồng Ngọc 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều bất cập liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính trong các trường đại học. Thứ nhất là các bất cập liên quan tới nguồn thu. Mặc dù được giao quyền tự chủ về tại chính, nhưng các trường đại học vẫn còn phải tuân thủ mức trần học phí vốn còn thấp được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Đối với các trường tự chủ một phần, Nhà nước còn thực hiện cơ chế khoán ngân sách với mức khoán chưa gắn với nhiệm vụ được giao, chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra. Việc phân bổ ngân sách mang tính bình quân, do đó không khuyến khích tính năng động và không tạo động lực cạnh tranh cho các trường đại học. Thứ hai là các bất cập liên quan tới việc chi tiêu tài chính. Các trường đại học chưa được tự chủ hoàn toàn về bộ máy và biên chế. Đại học Huế là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; vừa thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách, thẩm duyệt quyết toán và quản lý việc thực hiện chế độ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc, do đó đòi hỏi công tác quản lý thu, chi tài chính của ĐHH phải có sự khác biệt so với mô hình các đại học khác. Hơn nữa, mục tiêu phát triển của ĐHH đến năm 2030 là phát triển quy mô đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, NSNN cấp ngày càng giảm xuống, Nhà nước khống chế mức trần học phí, Điều này đặt ĐHH trong tình trạng rất khó khăn về tài chính, đòi hỏi ĐHH phải có biện pháp để tăng nguồn thu, quản lý và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài chính. Từ những phân tích trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quản lý thu chi tài chính tại Đại Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát PhảnTrường ánh thực trạng côngĐại tác quản học lý thu chiKinh tài chính tạitế Đại họcHuế Huế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL; nghiên cứu thực tiễn một số nước về quản lý thu chi tài chính các đơn vị công lập. SVTH: Hà Hồng Ngọc 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế giai đoạn 2015-2017 Đánh giá và rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại trong công tác quản lý thu, chi tài chính của Đại học Huế và xác định các nguyên nhân; từ đó mạnh dạn đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý thu chi tài chính tại ĐHH. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, thu thập, tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài từ các giáo trình, thông tư, nghị định hướng dẫn, tạp chí, Internet nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu chi tài chính ở các trường Đại học công lập cũng như khái quát những quy định, hướng dẫn thông qua các Thông tư, Nghị định. Cụ thể như Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các nghiên cứu cùng đề tài Đồng thời, thu thập các Báo cáo tài chính của Đại học Huế bao gồm Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách, Bảng cân đối tài khoản, nhằm chọn lọc các số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp quan sát, trao đổi số liệu: tiến hành quan sát quy trình làm việc của nhân viên kế toán, hỏi, trao đổi về những thắc mắc, những thông tin không được thể hiện trên tài liệu thu thập được liên quan đến việc phân tích tình hình thu, chi tài chính. 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu PhươngTrường pháp so sánh, Đại tổng hợp, học phân tích:Kinh từ những tếsố liệu Huế thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp có hệ thống theo quy trình để có những nhận xét, đưa ra nhận định riêng về công tác quản lý thu chi tài chính tại đơn vị. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Cơ quan Đại học Huế, cụ thể là Ban Kế hoạch – Tài chính. SVTH: Hà Hồng Ngọc 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2017 6. Kết cấu khóa luận Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu chi tài chính trong các trường đại học công lập Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tại Đại học Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về Đại học Công lập 1.1.1. Khái niệm trường Đại học Công lập Theo Luật Giáo dục Đại học của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012: “ Đại học là cơ sở giáo dục Đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tổ chức theo chuyên môn hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học”; “Cơ sở giáo dục công lập thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất”[17] Theo Ngô Thế Chi: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục Đại học quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Các loại hình này đều chịu sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ”[4] Theo Phạm Văn Trường thì Trường Đại học Công lập được định nghĩa như sau: “Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi”[19] Như vậy, trường Đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phầnTrường kinh phí hay toàn Đại bộ kinh phíhọc hoạt động Kinh thường xuyên tế thực Huế hiện chức năng giáo dục đại học, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội đồng thời nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. SVTH: Hà Hồng Ngọc 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Các trường Đại học công lập do Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý về mặt hoạt động. Như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các trường ĐHCL thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ, kinh phí họat động thường xuyên của trường ĐHCL chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó, trường còn có thêm kinh phí từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Theo Luật giáo dục Đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 thì cơ cấu tổ chức trường Đại học gồm [17]: (1) Hội đồng đại học; (2) Giám đốc, phó giám đốc; (3) Văn phòng, ban chức năng; (4) Trường đại học thành viên; (5) Viện nghiên cứu khoa học thành viên; (6) Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; (7) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, dịch vụ; (8) Phân hiệu (nếu có); (9) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học Công lập Theo Luật giáo dục Đại học năm 2012 của Quốc hội khóa XIII, các trường Đại học công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau [17]: TrườngXây dựng chiến lược, Đại kế hoạch học phát triển Kinh cơ sở giáo dụctế đại Huế học. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu đã xác định, đảm bảo sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức người lao động. SVTH: Hà Hồng Ngọc 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đảm bảo môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Phân loại trường Đại học Công lập Có nhiều tiêu chí để phân loại các trường đại học công lập cụ thể như sau: Theo Quyết định 181/2005/QĐ-TTg thì ĐHCL [8] bao gồm: Đại học quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia: Hạng đặc biệt; Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm: Hạng một và các trường Đại học còn lại: Hạng hai. TrườngTheo khả năng tự đảmĐại bảo nguồn học kinh phíKinh cho hoạt độngtế thườngHuế xuyên Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (≥100%); Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (≥10% và <100%), phần còn lại được NSNN cấp; SVTH: Hà Hồng Ngọc 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp (≤10%), đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, KP hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Phân loại trường ĐHCL theo mối quan hệ ngân sách Đơn vị dự toán cấp 1: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán Ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định; Đơn vị dự toán cấp 2: Là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp 1, được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp 3 (trường hợp được uỷ quyền của đơn vị dự toán cấp 1), chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định; Đơn vị dự toán cấp 3: Là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 1 (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp 2) hoặc đơn vị dự toán cấp 2 giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có); 1.2. Quản lý thu chi tài chính trong các trường Đại học công lập 1.2.1.Trường Tổng quan về thuĐại chi và quảnhọc lý thu Kinhchi tài chính trongtế cácHuế ĐHCL 1.2.1.1. Khái niệm thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL a. Khái niệm thu chi tài chính trong các trường Đại học Công lập Tài chính trong trường Đại học phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong trường đại học. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính (thu) trong quá trình sử dụng (chi) các quỹ bằng tiền. Xét SVTH: Hà Hồng Ngọc 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước tiến hành cấp kinh phí cho các trường ĐHCL & nhà trường thực hiện thu học phí, lệ phí và các ĐHCL thực hiện chi tiêu trên cơ sở pháp luật do Nhà nước quy định nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Theo Ngô Thế Chi thì trong quá trình hoạt động: “Các trường ĐHCL được Nhà nước, cấp trên cấp kinh phí theo quy định của chế độ tài chính, ngân sách. Ngoài ra, các trường tùy theo quy mô và khả năng, được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các hoạt động sự nghiệp có thu, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thu các khoản học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định để tạo thêm nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất phát triển nhà trường” [4]. Như vậy, thu trong các trường ĐHCL là nguồn tài chính nhận được từ kinh phí do ngân sách cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác. Chi trong trong các trường ĐHCL là các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước cấp, chi từ các nguồn thu sự nghiệp như học phí, lệ phí và chi tiêu từ nguồn thu khác nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của các trường ĐHCL, bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Chi thường xuyên là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới một năm. Khoản chi này thường mang tính chất lặp đi lặp lại phục vụ cho các nhu cầu hoạt động thường xuyên của các trường ĐHCL. b. Khái niệm quản lý thu chi tài chính trong trường Đại học Công lập Quản lý thu chi tài chính trong các trường Đại học công lập thực chất là quản lý tài chính công bởi “Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sửTrường dụng các quỹ công Đại nhằm phục học vụ thực Kinh hiện các chức tế năng Huế của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội” [18]. Do đó, để hiểu được bản chất của quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm quản lý tài chính công. Theo Vũ Thị Nhài quản lý tài chính công được định nghĩa như sau: “Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [15]. SVTH: Hà Hồng Ngọc 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Như vậy, quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước. Quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL là quản lý các nguồn thu và quản lý chi tiêu một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính đã quy định và tạo ra hiệu quả chất lượng giáo dục. Nói cách khác quản lý thu chi tài chính trong trường ĐHCL là quản lý hệ thống các nguyên tắc, các quy định, chế độ của Nhà nước mà hình thức biểu hiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, Nghị định ; ngoài ra nó còn thể hiện qua các quy chế, quy định của trường đại học đối với các hoạt động thu chi tài chính, các quy định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động thu chi tài chính của trường đại học. Việc quản lý thu chi tài chính giúp cho đạt được mục tiêu hoạt động ở các trường ĐHCL thông qua sự lựa chọn, quyết định thu chi và tổ chức thực hiện của các chủ thể quản lý. 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL Các trường ĐHCL ở nước ta là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ cung cấp những dịch vụ công cho xã hội. Nhìn chung, trường ĐHCL hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Vì vậy, cơ chế quản lý thu chi tài chính của các trường đại học công lập cũng có những đặc thù riêng, cụ thể như sau [15]: TrườngQuản lý thu chi trong Đại trường ĐHCL học là loại Kinh hình quản lý tếhành chínhHuế Nhà nước. Quản lý thu chi trong trường ĐHCL được thực hiện bởi thủ trưởng đơn vị (hiệu trưởng/giám đốc) và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước. Quản lý thu chi trong trường ĐHCL là phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện chức năng giáo dục Đại học của Nhà nước. SVTH: Hà Hồng Ngọc 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.1.3. Yêu cầu quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL Đối với nguồn kinh phí do Nhà nước cấp cho chi thường xuyên (nếu có), các trường đại học công lập cần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình. Đối với các khoản chi không thường xuyên, các trường cần phải thực hiện đúng quy định về quản lý các khoản chi không thường xuyên theo quy định của Nhà nước. Phải tổ chức quản lý thu chi tài chính chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tăng thêm các khoản thu và tiết kiệm các khoản chi cho NSNN. Thủ trưởng đơn vị (Hiệu trưởng/ giám đốc) là người phải chịu trách nhiệm về quản lý thu chi tài chính của các trường đại học công lập. [15] 1.2.1.4. Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của trường ĐHCL Nguyên tắc tập trung dân chủ: Là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý thu chi tài chính đối với trường đại học, các khoản thu - chi trong các trường ĐHCL phải được công khai, minh bạch, có sự tham gia của cán bộ, công chức trong nhà trường. Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong quản lý thu chi tài chính được thể hiện qua hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội mặc dù rất khó định lượng song những lợi ích xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất trong quản lý thu chi tài chính là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc thu, sử dụng nguồn lực tài chính (chi), thanh tra, kiểm tra,Trường quyết toán, xử lýĐại những vướnghọc mắc Kinh trong quá trình tế thực Huế hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả và hạn chế những tiêu cực, rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu; Nguyên tắc công khai, minh bạch: Minh bạch trong quản lý thu chi tài chính là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu chi sẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu - chi của đơn vị, hạn chế những thất thoát, lãng phí. [15] SVTH: Hà Hồng Ngọc 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.2. Mô hình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL Việc quản lý thu chi tài chính ở các trường ĐHCL đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ những nội dung, yêu cầu đặt ra. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ, nội dung, cơ cấu chi của từng nguồn lực tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo khác nhau. Về cơ bản, ta có thể mô tả mô hình quản lý hoạt động thu chi tài chính như sơ đồ 1.1 dưới đây. Đầu vào TRƯỜNG ĐẠI HỌC Đầu ra CÔNG LẬP Nguồn lực tài chính Mục tiêu kế hoạch đào tạo Đào tạo ( chính quy, không Thu sự nghiệp (học phí, chính quy, hợp Học sinh, sinh viên, học lệ phí, dịch vụ ) viên tốt nghiệp các hệ đồng ) Ngân sách NN cấp Thu khác (viện trợ, dự án ) Các công trình khoa học Hoạt động ngoài đào tạo (NCKH, Sản phẩm dịch vụ sản xuất, dịch vụ ) Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động thu chi tài chính của các ĐHCL Theo Hauptman: “Có 3 nguồn thu duy trì các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở các trường ĐHCL đó là: (i) nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, (ii) nguồn thu sự nghiệp và (iii) các khoản thu khác” [12]. Với chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục hiện nay thì việc gia tăng học phí được xem như là một giải pháp chủ yếu mà người học chia sẻ chi phí giáo dục với NN. Nhưng theo Phạm Phụ thì việc áp dụng một mức học phí SVTH: Hà Hồng Ngọc 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên cao sẽ có nguy cơ loại bỏ những sinh viên nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học [16]. Và một cách làm khác có thể giúp vừa làm gia tăng sự chia sẽ chi phí giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu công bằng là: những sinh viên theo học những ngành được Nhà nước quan tâm phát triển thì sẽ đóng mức học phí thấp, với những sinh viên học các ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao thì sẽ đóng mức học phí ca. Việc thực hiện chính sách thu học phí hợp lý cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn thu trong đó tranh thủ mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, và kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng là biện pháp nhằm bảo đảm nguồn tài chính của các trường ĐHCL ở Việt Nam phát triển bền vững. 1.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL 1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước Tất cả các hoạt động thu chi tài chính tại các trường ĐHCL đều phải hoạt động trong khuôn khổ, chuẩn mực pháp lý do các văn bản phảp luật Nhà nước quy định. Cụ thể hoạt động thu chi tài chính của các trường ĐHCL được căn cứ vào các văn bản pháp luật chính sau: Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Thông tư liên tịch số 21/2010; số 163/2010 và số 25/2013. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Trường Luật kế toán số 03/2003/QH11 Đại học ngày 17/6/2003. Kinh tế Huế Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định chế độ thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập. SVTH: Hà Hồng Ngọc 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Thông tư 71/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43. Thông tư 113/2007/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC. Thông tư 81/2006/TT-BTC Hướng dẫn kiểm soát chi đơn vị sự nghiệp. Nghị định 10/2002/NĐ-CP Về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu. Thông tư 25/2002/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10. Thông tư 118/2004/BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Quyết định 192/2004/TTg Ban hành Quy chế công khai tài chính. Quyết định 67/2004/QĐ-BTC Ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính. Thông tư 01/2007/TT-BTC Hướng dẫn thẩm định, xét duyệt quyết toán. Nghị định 86/2015/NĐ-CP để ban hành cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến 2020-2021. 1.2.3.2. Công tác kế hoạch Theo Lê Chi Mai: “Kế hoạch gồm một tập hợp các mục tiêu, cơ cấu chương trình, nguồn thu, chi tiêu và các dự đoán về kết quả thực hiện” [13]. Công tác lập kế hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý thu chi tài chính ở các trường đại học công lập, nó đảm bảo cho các khoản thu chi của nhà trường đáng tin cậy hơn. Công tác lập kế hoạch trong quản lý thu chi tài chính tại các trường ĐHCL là quá trình đưa ra kế hoạch (dự toán) ngân sách cho năm tài khóa và xác lập các giải pháp chủ yếu để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra. ViệcTrường lập kế hoạch dựa Đại trên cơ sởhọc đánh giá Kinh khả năng huy tế động Huế các nguồn lực tài chính (thu), xác định và lựa chọn nhu cầu chi tiêu, dự kiến phân bổ nguồn lực cho các nhu cầu đó, đồng thời đảm bảo cân đối giữa thu và nhu cầu chi tiêu. Hàng năm, bộ phận làm công tác kế hoạch tại các trường ĐHCL căn cứ vào 2 cơ sở trong năm báo cáo để lập kế hoạch: Thứ nhất là quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác của trường; Thứ hai là dựa vào số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo. SVTH: Hà Hồng Ngọc 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, các trường đại học công lập tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và cũng để KBNN kiểm soát chi. Đồng thời, Khoản 4 Điều 27 thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 quy định: “Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đại học vùng để thống nhất các nguyên tắc phân bổ, điều tiết, sử dụng kinh phí và các tiêu chuẩn, định mức chi trong toàn Đại học vùng trên cơ sở quy định của pháp luật; thẩm định quy chế chi tiêu nội bộ đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc” [1]. Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thu, chi tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý. 1.2.3.4. Công tác kế toán Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động của các tổ chức: “Kế toán là công cụ theo dõi, giám sát và kiểm tra hoạt động kinh tế tài chính của các trường ĐHCL giúp cho nhà trường sử dụng các nguồn thu để hoạt động có hiệu quả” [13]. Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của cácTrường nhà quản lý, đòi Đại hỏi công họctác ghi chép, Kinh tính toán, phảntế ánhHuế số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí của Trường phải kịp thời, chính xác. Các trường ĐHCL thực hiện công tác kế toán và quyết toán thu - chi theo quy định của mục lục NSNN và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính [2]. SVTH: Hà Hồng Ngọc 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.3.5. Công tác kiểm tra, thanh tra “Kiểm tra, thanh tra tài chính là việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh một cách có hệ thống các thông tin và dữ liệu qua các tài liệu, sổ sách của chủ thể kiểm tra đối với nhà trường nhằm đánh giá tính đúng đắn, hợp lý và có hiệu quả trong hoạt động thu chi của nhà trường” [13]. Chủ thể kiểm tra các trường ĐHCL gồm: Chính phủ (kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước); Bộ tài chính và các vụ của BTC (kiểm tra dự toán, kiểm tra thực hiện từng khoản mục thu, chi); Hệ thống thanh tra tài chính và thanh tra Nhà nước ( kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính, kiểm tra các vụ việc trong hoạt động tài chính ) [13]. Ngoài ra, kiểm tra còn được thực hiện trong trường hợp đơn vị cấp trên kiểm tra cấp dưới, kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động thu chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị có sử dụng NSNN. Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về thu, chi tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các trường Đại học. 1.2.4. Quản lý nguồn thu trong các trường Đại học Công lập 1.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp a. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị chưa tự bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổTrường chức khoa học và Đạicông nghệ) học Kinh tế Huế Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức. Kinh phí thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác ). SVTH: Hà Hồng Ngọc 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ (nếu có). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm. Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Quản lý nguồn thu từ ngân sách cấp Phần NSNN dành cho GDĐH được tập trung quản lý theo những mô hình khác nhau. Đối với những trường ĐHCL do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Đối với các trường do các bộ chuyên ngành quản lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ chuyên ngành quản lý. Tuy nhiên, đứng trên phương diện về quản lý hoạt động GDĐH về quy mô, chất lượng, chương trình, chế độ bằng cấp thì do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Do đó, việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo. Quá trình quản lý nguồn thu từ NSNN cấp gồm quản lý việc lập dự toán và quản lý việc phân bổ dự toán, cụ thể như sau: Quá trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho lĩnh vực GDĐH được thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn có trách nhiệm chính. Trên cơ sở đó, việc quản lý ngân sách của GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách choTrường các trường do Bộ quyếtĐại định học sao cho vừaKinh đảm bảo yêu tế cầu Huế hoạt động của nhà trường, vừa đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả giữ vững được kỷ cương, kỷ luật tài chính. 1.2.4.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp a. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí theo quy định của Pháp luật. SVTH: Hà Hồng Ngọc 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của từng trường như dịch vụ nội trú, dịch vụ y tế Thu từ hoạt động sự nghiệp khác như lãi tiền gửi ngân hàng. b. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Quá trình quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phải phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng về mặt xã hội. Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung của cơ chế quản lý thu từ hoạt động sự nghiệp phải được xem xét trên các khía cạnh sau đây: Xem xét đến khía cạnh thiết lập mức thu. Mức thu cho sự nghiệp GDĐH chịu sự chi phối bởi các nhân tố, đó là mức thu nhập bình quân của xã hội nói chung, mức thu nhập của người hưởng thụ các dịch vụ GDĐH nói riêng; chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ GDĐH; những lợi ích thực tế mang lại cho người thụ hưởng dịch vụ GDĐH. Lựa chọn phương thức thu và lĩnh vực thu. Trong thực tế có nhiều phương thức và lĩnh vực thu hoạt động sự nghiệp cho GDĐH. Có thể thu qua phương thức thu học phí, qua các khoản thu từ hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, căn cứ vào sự phân tích giữa mặt ưu việt và mặt hạn chế của từng phương thức và lĩnh vực thu để xác định trọng tâm sử dụng phương thức và lĩnh vực thu. Ưu điểm của phương thức thu học phí của người học là gắn trách nhiệm của người học với quá trình đào tạo của nhà trường, phù hợp với nguyên lý người nào được hưởng lợi trực tiếp từ việc cung cấp dịch vụ đào tạo thì phải trả tiền. Hạn chế của phương thức này nguồn thu nhập của người học có hạn lại không đồng đều, để đảm bảo yêu cầu công bằngTrường xã hội, tất yếu phải Đại hình thành học nhiều mức Kinh học phí, căn tếcứ vào Huế mức thu nhập của người học. Khó khăn khi quy định nhiều mức học phí là việc điều tra nắm được mức thu nhập của người học trong điều kiện nền kinh tế tiền mặt. Phương thức thu của GDĐH thông qua việc tập trung một phần thu nhập do hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ có ưu điểm là khuyến khích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tư vấn - một loại hoạt động mang tầm của GDĐH. Tuy nhiên, để có nguồn tài chính từ hoạt động này cần phải đầu tư ban đầu. SVTH: Hà Hồng Ngọc 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Đối với các trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách – xã hội theo quy định của Nhà nước. Đối với sản phẩn, hàng hoá, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, nhà trường được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. 1.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác Nguồn thu khác bao gồm thu từ viện trợ, nguồn thu từ các dự án khác, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nguồn thu khác căn cứ vào thỏa thuận của Nhà trường và các chủ thể cung cấp viện trợ, liên kết nhưng phải phù hợp với các quy định của Nhà nước đối với việcTrường quản lý thu của các Đại trường ĐHCL. học Kinh tế Huế 1.2.5. Quản lý chi trong các trường Đại học Công lập Căn cứ tính chất chi thì nội dung chi tại các trường ĐHCL bao gồm: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên [7]. 1.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên trong các trường Đại học công lập SVTH: Hà Hồng Ngọc 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên a. Nội dung chi thường xuyên Nội dung chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí và chi cho các hoạt động dịch vụ. b. Quản lý chi thường xuyên Chi thường xuyên ở trường ĐHCL thường được chia làm bốn nhóm chi: Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân. Bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, tiền lương chia thêm, tiền vượt giờ, bảo hiểm xã hội, chi học bổng cho sinh viên . Nhóm 2: Chi phí mua sắm HHDV. Bao gồm: Thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. Nhóm 3: Chi mua sắm - sửa chữa tài sản. Bao gồm: Chi mua tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình; sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn và các công trình; chi đầu tư XDCB. Nhóm 4: Chi khác. Bao gồm: Các khoản chi hỗ trợ; chi viện trợ; chi công tác Đảng; chi trả lãi vay; các khoản chi khác. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, các trường ĐHCL có quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi chuyên môn nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Hiện nay, Nhà nước quy định một số tiêu chuẩn, định mức chi; các trường ĐHCL phải thựcTrường hiện theo đúng các Đại quy định học của Nhà Kinhnước, bao gồm: tế Tiêu Huế chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam Với quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐHCL, để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu SVTH: Hà Hồng Ngọc 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên quả, các trường ĐHCL thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Ngoài quy chế chi tiêu nội bộ, các trường ĐHCL còn sử dụng các công cụ khác để quản lý chi thường xuyên như: Văn bản pháp luật nhà nước (đối với những khoản chưa quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ); công cụ kế toán; kế hoạch; kiểm tra, thanh tra. 1.2.5.2. Quản lý chi không thường xuyên trong các trường Đại học công lập a. Nội dung chi không thường xuyên Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì nội dung chi không thường xuyên bao gồm 10 nội dung bao gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết và các khoản chi khác theo quy định (nếu có). [7] b. Quản lý chi không thường xuyên CácTrường công cụ được sử Đạidụng để quảnhọc lý chi khôngKinh thường tếxuyên Huế cơ bản giống quản lý chi thường xuyên. Tuy nhiên, chi thường xuyên thường được quản lý theo nội dung chi vì nhà nước đã ban hành một hệ thống định mức chi đối với các hoạt động không thường xuyên: Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có), chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư SVTH: Hà Hồng Ngọc 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên XDCB, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ. 1.3. Kinh nghiệm quản lý thu chi tài chính ở trường ĐHCL trong và ngoài nước 1.3.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước a. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Từ năm 2002, ĐHQGHN đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Năm 2006, ĐHQGHN đã giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Ngoài ra, ĐHQGHN còn thực hiện cơ chế tài chính Nhà nước đặt hàng đối với các ngành khoa học cơ bản theo tinh thần Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/05/2011. ĐHQGHN thực hiện cơ chế quản lý tài chính như sau [33]: (1) Quản lý ngân sách từng bước gắn với yêu cầu về sản phẩm đầu ra Ban hành các hướng dẫn lập kế hoạch, lập dự toán gắn với hoạt động và sản phẩm đầu ra làm cơ sở phân bổ dự toán theo các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ĐHQGHN. Từng bước xây dựng các chỉ số yêu cầu về sản phẩm đầu ra để đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả đầu tư nhằm nâng cao chất lượng. (2) Phân bổ ngân sách theo nhiệm vụ và khối lượng công việc Thực hiện định biên, giao nhân lực và quỹ lương theo khối lượng công việc và nhiệm vụ thực tế đảm nhiệm của các trường đại học và đơn vị trực thuộc. Hiệu trưởng các trườngTrường đại học được quyền Đại quyết địnhhọc tuyển Kinh dụng, sử dụng tế biên Huế chế trong phạm vi số nhân lực và quỹ lương được giao. Phân bổ kinh phí theo nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đã đăng ký và được phê duyệt, kết quả thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu của đơn vị năm trước. (3) Phân bổ số kinh phí theo trọng số ngành đào tạo dựa trên đặc thù ngành, trong đó có hệ số ưu tiên đối với các ngành khoa học cơ bản có thực nghiệm. SVTH: Hà Hồng Ngọc 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên (4) Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số ngành, chuyên ngành sớm đạt trình độ quốc tế. (5) Giao quyền tự chủ và tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chính. Từ cơ chế quản lý như trên cho phép trường khai thác sử dụng tốt các nguồn lực tập trung, các cơ sở vật chất dùng chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Điều này giúp ĐHQGHN vừa khai thác được sức mạnh tối đa của toàn hệ thống, vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn nhân tài, vật lực. b. Trường Đại học Ngoại thương Từ năm 2005, trường ĐHNT đã được giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính và thực hiện cắt giảm chi thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã gặp phải một số khó khăn sau [3]: - Nguồn thu giảm: Nguồn thu học phí vẫn phải theo các định mức khung rất thấp trong khi nguồn NSNN lại bị cắt giảm nên nguồn thu của trường giảm. - Không tăng được thu nhập cho cán bộ, giảng viên. - Không có tích lũy để cải thiện CSVC và đầu tư phát triển. - Gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ưu đãi của Nhà nước như chính sách học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, chế độ ưu đãi đối với giảng viên. Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại thương trong việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi phí: - Xây dựng và triển khai các chương trình chất lượng cao với mức học phí cao hơn giảngTrường dạy bằng tiếng Anh Đại và tiếng học Việt. Kinh tế Huế - Phát triển chương trình liên kết với nước ngoài bậc cử nhân và bậc Thạc sỹ. - Thu hút sinh viên quốc tế theo học. - Huy động tài trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. - Tích cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hợp lý hóa quy trình giảng dạy và làm việc. - Tính toán, xây dựng lại định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ. SVTH: Hà Hồng Ngọc 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.2. Kinh nghiệm của nước ngoài Trong nghiên cứu của PGS, TS Phùng Xuân Nhạ về đổi mới cơ chế tài chính hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ được trình bày tại hội thảo đổi mới giáo dục đại học tác giả đã hệ thống kinh nghiệm của một số nước liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính như sau [14]: Singapore: Từ năm 2006, Singapore đã cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm nguồn vốn khác, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Tuy chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương. Hồng Kông: Hồng Kông cho các trường đại học tự chủ tài chính một phần. Các trường đại học có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền ấn định mức học phí cho các chương trình trường tự đầu tư. Hàn Quốc: Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công chịu sự hạn chế trong lĩnh vực tài chính, một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005 nhưng các cải cách này làm cho các trường công chịu áp lực hơn trong việc cân đối chi phí. Ngược lại, các trường tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính. Đến năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm về mở rộng tự chủ về tài chính cho các trường ĐH. Một số ĐH lớn như đại học Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính. Mỹ: Mỹ phân bổ ngân sách theo các tiêu chuẩn định sẵn. Nhà trường có quyền quyết địnhTrường phân bổ các nguồn Đại tài chính học một cách Kinh hợp lý và đượctế quyềnHuế tự chủ về tài chính. Các nhà quản lý quận, huyện tiếp tục kiểm soát các chi phí của Nhà trường như: nhà, cửa, lương của giảng viên, các khoản mua sắm ban đầu Vì vậy, các chuyên gia quản lý tài chính cấp quận, huyện lại tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với Nhà trường trong quá trình tự chủ về tài chính. Điều đó dẫn đến một số trường có thể thuê giảng SVTH: Hà Hồng Ngọc 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên viên ít kinh nghiệm hoặc giảng viên làm việc thêm giờ để giảm giá thành phải trả cho đội ngũ, dẫn đến chất lượng và hiệu quả không cao. Thái Lan, Indonexia, Malaysia: Chính phủ các nước thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonexia, Mlaysia, trao quyền tự chủ tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, cho phép các trường đại học linh hoạt trong ấn định mức học phí cho một số chương trình và trong một số trường hợp các trường còn được ấn định mức lương cơ bản của cán bộ. Nhưng vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản. Trung Quốc: Việc cải cách quản lý cơ chế tài chính giáo dục đại học của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau: chuyển giao phần lớn các trường ĐH cho các Tỉnh, thành phố quản lý; cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập và cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học. 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ làm về đề tài quản lý tài chính hoặc nghiên cứu cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập. Mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở nhiều khía cạnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Những công trình này đã có đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền tảng lý luận và các giải pháp để hoàn thiện về công tác quản lý thu chi tài chính tại các trường ĐHCL ở Việt Nam. CóTrường thể kể đến công trìnhĐại nghiên học cứu của TrầnKinh Đức Cân tế (2012) Huế với đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam” [20]. Về mặt lý luận, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề về quản lý thu, chi tài chính cũng như cơ chế tự chủ tài chính. Quan trọng nhất, tác giả đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đang áp dụng tại các trường Đại học công lập, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. SVTH: Hà Hồng Ngọc 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Cũng bàn về công tác quản lý thu, chi tài chính, tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2012) có luận án tiến sĩ “Quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập ở Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra được những quan điểm mới về quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập. Trong đó, tác giả nhấn mạnh quản lý tài chính tại ĐHCL theo hướng tự chủ tài chính cần được chú trọng trong điều kiện hạn hẹp của NSNN. Quan trọng hơn, luận án đề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó, nhấn mạnh tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu bù đắp chi phí tương ứng với chất lượng đào tạo, hướng tới bền vững tài chính. Bên cạnh hai đề tài trên, luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Tuấn (2015) về đề tài “Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học – nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ công thương”. Tác giả hướng tới tìm hiểu nội hàm của quản lý tài chính trong giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó tới chất lượng giáo dục cũng như tìm kiếm các minh chứng về tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học và sự cải tiến trong chất lượng giáo dục của các trường đại học thuộc Bộ công thương. Đồng thời, cung cấp các phản hồi cho các trường đại học để thay đổi các hoạt động quản lý tài chính nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Về mảng nghiên cứu tài chính công trong lĩnh vực giáo dục, Milton Friedman (1955) trong đề tài “The role of Government in Education” đã đưa ra nguyên tắc về vai trò của TrườngNhà nước trong quản Đại lý giáo họcdục là: để Kinhcho nhà trường tế được Huế tự chủ và người giám sát sẽ là những quy luật của thị trường, Nhà nước không cần can thiệp. Cụ thể hơn về vấn đề quản lý tài chính tại các trường đại học, Malcolm Prowle và Eric Morgan (2005) trong cuốn “Financial Management and Control in Higher Education” đã phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục. Đây là cuốn sách được xem là cẩm nang nghề nghiệp của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ. SVTH: Hà Hồng Ngọc 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ 2.1. Tổng quan về Đại học Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đại học Huế được thành lập năm 1994 tiền thân là Viện Đại học Huế ra đời từ năm 1957 và cụ thể được tóm lược các mốc lịch sử phát triển như sau: Viện ĐHH được thành lập 1/3/1957 với 4 phân khoa (Khoa học, Sư phạm, Văn khoa và Luật khoa) và năm 1959, một phân khoa mới được thành lập là Y khoa. Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (1975), tổ chức Viện không còn, thay vào đó là mô hình trường độc lập trực thuộc các bộ chủ quản. Sau 18 năm hoạt động, để phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước, ngày 4/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực. Lúc này, Đại học Huế gồm có các đơn vị: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y khoa, Trường Đại học Nghệ thuật cùng các Trung tâm NCKH và đào tạo khác. Năm 2002, Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế (thành lập năm 1995). Năm 2004, Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Huế được thành lập trên cơ sởTrường sáp nhập các khoa, Đại bộ môn họcngoại ngữ Kinh của các trường tế thành Huế viên; Thành lập: Trung tâm CNTT, Trung tâm Học liệu. Năm 2005, Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế được thành lập. Cũng trong thời gian này, Nhà Xuất bản Đại học Huế được thành lập. Năm 2006, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị được thành lập trên cơ sở Văn phòng đại diện Đại học Huế tại Quảng Trị (2005). SVTH: Hà Hồng Ngọc 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Năm 2008, thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại Học Huế. Năm 2009, Khoa Luật trực thuộc Đại học Huế được thành lập. Năm 2013, Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao công nghệ được thành lập (tách ra từ viện TNMT). Năm 2014, Viện Công nghệ Sinh học được thành lập (tách từ Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ). Năm 2015, đổi tên Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế thành Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Đại học Huế và Trung tâm Giáo dục quốc tế thành Trung tâm đào tạo quốc tế. Năm 2017, sát nhập Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ vào Viện công nghệ sinh học. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đại học Huế là một trong ba cơ sở đào tạo trong cả nước được Chính phủ tổ chức theo mô hình Đại học vùng. Cơ cấu tổ chức của Đại học Huế gồm 3 cấp: Đại học Huế; các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế (các trường đại học, các Khoa, các Trung tâm, Viện, Phân hiệu); các đơn vị trực thuộc Trường, Khoa, Trung tâm. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Đại học Huế được thể hiện ở sơ đồ 2.1. Ban Giám đốc Đại học Huế chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động trong toàn Đại học Huế. Hội đồng Khoa học Đào tạo có chức năng tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo và NCKH của Đại học Huế; Văn phòng và các Ban chức năng trực thuộc Đại học Huế có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động và quản lý liên quan. ThủTrường trưởng các đơn vịĐại trực thuộc học chịu trách Kinh nhiệm quản tếlý điều Huế hành toàn bộ hoạt động của đơn vị và sự phân cấp của Đại học Huế, bao gồm xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế; quản lý nhân sự, quản lý sinh viên, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất. Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của Đại học Huế đảm bảo sự vận hành tương đối tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính ngày càng SVTH: Hà Hồng Ngọc 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên tăng, đang đòi hỏi Đại học Huế tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế phối hợp theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho các đơn vị trực thuộc, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. ĐẠI HỌC HUẾ Khoa, Trung tâm, Cơ quan Trường đại học Đại học Huế thành viên Viện, Phân hiệu, NXB năng ộ môn ộ B đoàn thể đoàn thể đoàn thể đoàn trung tâm trung nghiệp vụ nghiệp vụ nghiệp Bệnh viện, viện, Bệnh Văn phòng Văn Các tổ chức chức tổ Các chức tổ Các chức tổ Các Các phòng, tổ tổ phòng, Các Các phòng, tổ tổ phòng, Các Khoa, bộ môn bộ Khoa, Ban chức chức Ban (Nguồn: hueuni.edu.vn) Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Đại học Huế 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Đại học Huế Là cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, Đại học Huế có các chức năng và nhiệm vụ sau: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và cấp thấp hơn thuộc các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, y dược, nông lâm, sư phạm, nghệ thuật, kinh tế, du lịch, kiến trúc, tiếng nước ngoài và một sốTrường lĩnh vực khác; Đại học Kinh tế Huế Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Triển khai và thực hiện các dự án tài trợ trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, giáo dục, y tế, văn hoá ; Quan hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo, NCKH trong và ngoài nước; đồng thời SVTH: Hà Hồng Ngọc 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên có trách nhiệm hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH đối với các trường đại học khác trong khu vực; Xuất bản sách và ấn phẩm; hoạt động khám chữa bệnh; tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2.1.4. Quy mô đào tạo Đại học Huế đã đa dạng hóa quy mô (Đại học hệ chính quy, Cao học và NCS) và cơ cấu ngành nghề đào tạo một cách hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo chính quy theo chỉ tiêu Nhà nước giao hàng năm, Đại học Huế còn mở thêm loại hình đào tạo không chính quy, liên kết và hợp tác với nước ngoài đào tạo các chương trình tiên tiến. Các loại hình đào tạo này một mặt đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, mặt khác bổ sung nguồn thu cho đơn vị, góp phần cải thiện công tác chi tiêu thường xuyên, mua sắm tài sản và đầu tư phát triển. Qua bảng 2.1, ta thấy tổng quy mô đào tạo của Đại học Huế có xu hướng giảm xuống nguyên nhân là do quy mô đào tạo đại học đang dần giảm xuống khá mạnh. Cụ thể quy mô đào tạo năm học 2016 - 2017 là 111.120 người giảm 40.866 tương ứng giảm tới 26,89% chủ yếu do quy mô đào tạo đại học giảm 21.415 sinh viên tương ứng với 29,56% so với năm 2015. Tuy nhiên có thể thấy, quy mô đào tạo sau đại học lại tăng mạnh (năm 2017 tăng 1.172 học viên tương ứng với 37,58% so với năm 2015) Đối với hệ cao đẳng và đào tạo phổ thông, quy mô đào tạo có xu hướng giảm theo thời gian. Năm học 2016- 2017, tổng sinh viên của hệ cao đẳng giảm 308 sinh viên, tương ứng với 48,66% và tổng số học sinh của đào tạo phổ thông giảm 72 học sinh, tương ứngTrường 35,47% so với năm Đại học 2015 học - 2016 . Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của Đại học Huế giai đoạn năm học 2015-2016 và 2016 – 2017 Năm học Năm học 2016-2017/2015 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT 2015-2016 2016-2017 +/- % Quy mô đào tạo Người 151.986 111.120 (40.866) (26,89) 1. Sau đại học Học viên 3119 4291 1.172 37,58 Nghiên cứu sinh Học viên 233 452 219 93,99 Cao học Học viên 2.886 3.839 953 33,02 2. Đại học Sinh viên 72.456 51.041 (21.415) (29,56) Chính quy Sinh viên 45.093 42.639 (2.454) (5,44) VHVL Sinh viên 6.521 1.907 (4.614) (70,76) Từ xa Sinh viên 14.435 4.013 (10.422) (72,20) Liên thông Sinh viên 5.115 1.681 (3434) (67,14) Bằng 2 Sinh viên 1.292 801 (491) (38) 3. Cao đẳng Sinh viên 633 325 (308) (48,66) 4. Phổ thông Học sinh 203 131 (72) (35,47) (Nguồn: Báo cáo thống kê ĐHH năm học 2015-2016 và 2016-2017) 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên thì cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quyết định tới quy mô và chất lượng đào tạo. Tình hình cơ sở vật chất của ĐHH giai đoạn 2015-2017 được thể hiện tóm lược như ở bảng 2.2 Qua bảng 2.2 ta thấy, trong vòng 3 năm, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo giai đoạn 2015 – 2017Trường tăng khá mạnh. Đại Đây là dấuhọc hiện khá Kinh tốt, chứng tỏtế rằng Huế Đại học Huế ngày càng tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, học viên đang theo học. Cụ thể ta thấy: SVTH: Hà Hồng Ngọc 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo giai đoạn năm học 2015-2016 và 2016-2017 2016-2017/2015- Năm học Năm học Chỉ tiêu ĐVT 2016 2015 - 2016 2016 - 2017 +/- % 1. Hội trường/giảng m2 5.179 5.179 0 - đường/phòng học 2. Thư viện/Trung tâm học liệu m2 22.328 22.370 42 0,19 3. Phòng thí nghiệm m2 28.351 26.599 (1.752) (6,18) 4. Xưởng thực tập, thực hành m2 27.322 27.22 0 - 5. Nhà tập đa năng m2 0 3212 3.212 - 6. Nhà ở học sinh m2 53.583 54.130 547 1,02 7. Diện tích khác m2 0 91000 91.000 - 8. Giá trị TSCĐ Trđ 2.077.150 2.242.559 165.409 7,96 Nhà cửa, vật kiến trúc Trđ 788.021 885.576 97.555 12,38 Máy móc, thiết bị Trđ 555.359 612.404 57.045 10,27 Phương tiện vận tải, truyền dẫn Trđ 26.233 29.536 3.303 12,59 Thiết bị, dụng cụ quản lý Trđ 16.547 21.560 5.013 30,30 Cây lâu năm, súc vật làm việc Trđ 456 1063 607 133,11 Tài sản cố định khác Trđ 11.377 11.879 0.502 4,41 TSCĐ vô hình Trđ 679.157 680.541 1.384 0,2 (Nguồn: Báo cáo thống kê ĐHH năm học 2015-2016 và 2016-2017) VềTrường hội trường, giảng Đại đường, phòng học học, nămKinh học 2016 tế- 2017 Huế diện tích được sử dụng không thay đổi so với năm học trước. Song song với việc đầu tư về giảng đường, phòng học, diện tích thư viện, trung tâm học liệu và kí túc xá cho học sinh sinh viên cũng tăng nhẹ tương ứng với 0,19% và 1,02%. Về quy mô phòng thí nghiệm, so với năm 2015, diện tích phòng thí nghiệm giảm khá nhiều 1.752 m2 tương ứng với 6,18%. Bên cạnh đó, các xưởng thực hành, thực tập không có nhiều thay đổi khi vẫn duy trì diện tích cũ trong suốt 3 năm. Tuy nhiên, năm học 2016- 2017, ĐHH đã đầu tư thêm SVTH: Hà Hồng Ngọc 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên nhà đa năng với diện tích 3.212 m2. Giá trị TSCĐ của ĐHH giai đoạn 2015-2017 tăng nhẹ. Năm học 2015- 2016, tổng giá trị TSCĐ là trên 2.077 tỷ đồng, năm học 2016- 2017 giá trị TSCĐ là trên 2.242 tỷ đồng tăng 165 tỷ đồng tương ứng tăng 7,96% so với năm học 2015 - 2016. Ta thấy cây lâu năm, súc vật làm việc tăng mạnh 133% trong khi đó TSCĐ vô hình chỉ tăng thêm 0,2%. Nhìn chung trong 3 năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Đại học Huế được đầu tư đáng kể, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, mức độ trang bị cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. 2.2. Thực trạng quản lý thu chi tài chính tại ĐHH 2.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý thu, chi tài chính tại Đại học Huế Do cơ cấu tổ chức nhiều cấp của một Đại học vùng, việc phân cấp quản lý của ĐHH cũng có những khác biệt so với mô hình các trường Đại học khác. Công tác phân cấp quản lý tài chính được thực hiện chủ yếu ở 2 cấp: Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc Đại học Huế a. Đại học Huế ĐHH là đơn vị dự toán cấp 2, thực hiện tổng hợp dự toán và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo của các đơn vị, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị thành viên. Quản lý, điều hành, cân đối tài chính trong phạm vi toàn Đại học Huế phù hợp với nguồn lực tài chính và nhiệm vụ hàng năm của đơn vị. Kiểm tra, giám sát việc thựTrườngc hiện chế độ tài chính Đại theo quy học định hiệ nKinh hành, thẩm tratế và xétHuế duyệt quyết toán cho các đơn vị thành viên. Đại học Huế trực tiếp quản lý các nguồn tài chính sau: Về nguồn NSNN cấp: Kinh phí NSNN cấp cho xây dựng cơ bản; kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia (phần mua sắm, sửa chữa); một phần kinh phí đào tạo đại học cao đẳng, đào tạo sau Đại học, kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học, SVTH: Hà Hồng Ngọc 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Về các khoản thu sự nghiệp và hoạt động SXKD: Lệ phí tuyển sinh đại học và sau Đại học (hệ chính quy), lệ phí thi tuyển công chức và các khoản thu sự nghiệp khác tại Cơ quan Đại học Huế; học phí điều hành; dịch vụ. Về nguồn kinh phí khác: Các khoản viện trợ, tài trợ; dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước (nếu có). b. Các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế Đây là các đơn vị dự toán cấp 3, được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, có quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế có trách nhiệm lập dự toán thu chi tài chính định kỳ, trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính được phân bổ và nguồn thu tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý các nguồn tài chính sau: Về nguồn NSNN cấp: Kinh phí đào tạo THPT và trung học chuyên nghiệp, lưu sinh viên Lào; một phần kinh phí đào tạo Đại học, Cao đẳng, đào tạo sau Đại học, hoạt động khoa học công nghệ, chương trình công nghệ thông tin, chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên sư phạm, đề án ngoại ngữ, Về nguồn thu sự nghiệp và hoạt động SXKD: Học phí chính quy và không chính quy; lệ phí tuyển sinh các hệ khác tại đơn vị, lệ phí khám chữa bệnh; thu dịch vụ và các khoản thu sự nghiệp khác tại đơn vị. Về nguồn kinh phí khác: nguồn viện trợ ODA; và dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước (nếu có). NgoàiTrường ra, trên cơ sở nguồnĐại tài chínhhọc được Kinh phân cấp, tại tếmột sốHuế đơn vị thành viên còn thực hiện phân cấp QLTC cho đơn vị trực thuộc (Trường Đại học Y dược phân cấp cho bệnh viện trường Đại học Y dược; Trường Đại học Nông lâm phân cấp cho Trung tâm phát triển nông thôn). 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế Bộ máy QLTC của Đại học Huế gồm: Ban Kế hoạch Tài chính thuộc Đại học SVTH: Hà Hồng Ngọc 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Huế và phòng Kế hoạch Tài chính hoặc tổ Tài vụ thuộc các đơn vị trực thuộc. 2.2.2.1. Ban Kế hoạch Tài chính Đại học Huế Ban Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Đại học Huế về công tác kế hoạch, QLTC - Kế toán của Đại học Huế và giám sát, kiểm tra công tác tài chính - kế toán các đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Đại học Huế. Bộ máy quản lý tài chính của ĐHH được thể hiện ở sơ đồ 2.2. Chủ trì, làm đầu mối xây dựng, tổng hợp và phân bổ kế hoạch tài chính của Đại học Huế. Thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 2 của Đại học Huế và nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của cơ quan Đại học Huế theo quy định của Nhà nước. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tài chính trong Đại học Huế; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán cho cán bộ, viên chức các đơn vị trực thuộc. Tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ, các hoạt động tài chính, kế toán đối với đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Đại học Huế. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng, sửa chữa, mua sắm, thanh lý tài sản theo quy định hiện hành. Hướng dẫn, tổng hợp thống kê GDĐT, báo cáo thu nhập của Đại học Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính Đại học Huế kiêm Kế toán trưởng Phó Trưởng Ban Đại học Kế hoạch Tài chính Huế đơn vị dự toán cấp Tổ kế Tổ Tổ Kế toán 2 hoạch, kế toán tài kế toán Tổ kế trưởng thống sản, chế tổng hợp toán XDCB kê độ chính XDCB Đại học sách Huế Các đơn Phòng Tổ tài vụ Tổ tài vụ Tổ tài vụ vị dự Kế hoạch các khoa các trung Tổ tài vụ Tổ tài vụ phân hiệu toán Tài chính trực thuộc tâm trực Viện Nhà xuất Đại học cấp 3 các thuộc nghiên bản Huế tại trường cứu Quảng Trị Các Tổ tài vụ Bệnh viện hoặc kế đơn toán theo dõi các trung tâm vị dưới trực thuộc đơn vị dự toán cấp cấp 3 3 (Nguồn: Ban Kế hoạch – Tài chính, Đại học Huế) Sơ đồ 2.2: Bộ máy QLTC Đại học Huế 2.2.2.2.Trường Phòng Kế hoạ chĐại Tài chính, học tổ tài vụ cácKinh đơn vị trực tếthuộc Huế Các đơn vị dự toán cấp 3 (đơn vị trực thuộc) tùy vào tình hình thực tế về hoạt động QLTC, tài sản của đơn vị để có thể thành lập phòng Kế hoạch Tài chính hoặc tổ Tài vụ có đầy đủ các bộ phận chuyên môn về QLTC phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đối với trường Đại học Y dược có phân cấp QLTC cho Bệnh viện của Trường nên Bệnh viện cũng thành lập phòng Kế hoạch Tài chính riêng, có đầy đủ chức năng nhiệm vụ như đơn vị dự toán cấp 3. SVTH: Hà Hồng Ngọc 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bộ máy QLTC của Đại học Huế hoạt động tương đối tốt, Đại học Huế quản lý thống nhất về tài chính và phân cấp cho các đơn vị trực thuộc thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đại học Huế, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành nguồn tài chính và nâng cao trách nhiệm của từng đơn vị. Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính hoặc Kế toán trưởng (Đơn vị dự toán cấp 3) Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thanh toán phí, lệ phí TSCĐ, giao dịch Kế toán Kế toán NH, KB, tổng hợp dự án tiền lương Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính hoặc Kế toán trưởng (Đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp 3) Thủ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán qũy thanh phí, lệ phí giao dịch tổng hợp, toán NH, KB, TSCĐ tiền lương (Nguồn: Ban Kế hoạch – Tài chính, Đại học Huế) Sơ đồ 2.3: Bộ máy QLTC các đơn vị trực thuộc 2.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế 2.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước HoạtTrường động quản lý thu Đại chi tài chính học của Đại Kinh học Huế cơ tếbản tuân Huế thủ theo các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Một số văn bản chính đơn vị đang áp dụng như sau: Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT để ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHH và cà các trường Đại học thành viên. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC, thông tư SVTH: Hà Hồng Ngọc 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 324/2016/TT-BTC để ban hành hệ thống tài khoản, mục lục NSNN áp dụng chung cho toàn Đại học Huế (có mở thêm các tài khoản chi tiết phù hợp). Đồng thời, các đơn vị cũng dựa vào Quyết định 19, luật kế toán, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nghị định số 16/2015/NĐ-CP để tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Nghị định 86/2015/NĐ-CP để ban hành cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến 2020-2021 Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT và thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT để quy định mức thu lệ phí tuyển sinh các bậc đào tạo. Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV để quy định mức thu lệ phí thi viên chức. Ngoài ra đơn vị còn sử dụng một số văn bản liên quan khác để quy định định mức thu chi các hoạt động. 2.2.3.2. Công tác kế hoạch a. Lập dự toán thu – chi Công tác lập dự toán thu - chi của ĐHH được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: tháng 7 năm trước các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu - chi cho năm sau, ĐHH tổng hợp dự toán thu - chi trên cơ sở dự toán của các đơn vị trực thuộc và có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bước 2: tháng 12 hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị ngân sách và thông báo kế hoạch ngân sách cho Đại học Huế. BướcTrường 3: trên cơ sơ sốĐại liệu thông học báo từ HộiKinh nghị ngân tếsách củaHuế Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế lập dự toán chi tiết gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bước 4: Từ tháng 3 hàng năm, trên cơ sở dự toán chi tiết do ĐHH lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định giao dự toán ngân sách cho ĐHH. b. Giao dự toán thu - chi Căn cứ vào quyết định giao ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế SVTH: Hà Hồng Ngọc 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên tiến hành nhiều cuộc họp để lấy ý kiến của các thành phần có liên quan về phương pháp và cách thức phân bổ trước khi tổ chức Hội nghị kế hoạch ngân sách. Việc giao dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc dựa vào các tiêu chí sau: Nguồn kinh phí NSNN cấp: Phân cấp NSNN chi cho con người: Thực hiện giao dự toán ngân sách Nhà nước đối với quỹ tiền lương biên chế thực tế tại các đơn vị theo nguyên tắc: NSNN hỗ trợ chi quỹ tiền lường = Quỹ tiền lương – 30% tổng thu học phí chính quy và học phí không chính quy (đối với các cơ sở đào tạo có nguồn thu học phí) – 10% tổng thu sự nghiệp (đối với các đơn vị sự nghiệp khác không có nguồn thu học phí) Phân cấp kinh phí hỗ trợ chi hành chính và đào tạo Hỗ trợ chi phí hành chính và hoạt động đào tạo căn cứ trên quy mô số lượng biên chế cán bộ, giảng viên và quy mô sinh viên chính quy, học viên sau đại học (áp dụng cho khối các trường Đại học, Khoa và Cơ quan Đại học Huế) Mức kinh phí hỗ trợ chi hành chính và đào tạo = Số cán bộ và sinh viên, học viên quy chuẩn x Mức hỗ trợ cho 1 định suất quy chuẩn Số cán bộ và sinh viên học viên quy chuẩn = (Số cán bộ biên chế x 0,8) + (Số sinh viên chính quy và học viên sau đại học, NCS x 0,2) Nguồn thu sự nghiệp và HĐ SXKD: Đại học Huế giao dự toán dựa trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh và dự toán đã được lập của các đơn vị trực thuộc. Nguồn kinh phí khác: Đại học Huế giao dự toán trên cơ sở dự toán của các đơn vị lập. Trường Đại học Kinh tế Huế Công tác giao dự toán của ĐHH cơ bản hợp lý và khoa học. Công tác lập dự toán của các đơn vị thực hiện đúng quy trình, cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra và phản ánh tương đối đầy đủ các nguồn tài chính và kế hoạch chi tiêu của đơn vị. Tuy nhiên, một số đơn vị trực thuộc chưa quan tâm đúng mức công tác này, số khác do trình độ chuyên môn của cán bộ còn yếu nên công tác lập dự toán còn hạn chế: chưa tính đúng, tính đủ các chỉ tiêu kế hoạch, chưa nắm bắt được nhu cầu trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị SVTH: Hà Hồng Ngọc 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên phục vụ giảng dạy, khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Phần lớn các đơn vị đều muốn được cấp NSNN cao nên có xu hướng lập dự toán NSNN cao, dự toán thu sự nghiệp thấp và dự toán chi thường xuyên cao. 2.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại Đại học Huế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Đại học Huế không xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chung mà các đơn vị dự toán cấp III tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ riêng cho đơn vị mình. Quy chế chi tiêu nội bộ thường lập một năm một lần. Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi, bổ sung thì đơn vị ra quyết định điều chỉnh, bổ sung. Trình tự tiến hành: Bước 1: Đơn vị dự toán cấp III soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn trong đơn vị. Bước 2: Bản thảo quy chế được trình Đại học Huế (Ban KH-TC được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này) thẩm định trước khi ra quyết định. Nếu thấy phù hợp, Ban KH- TC sẽ trình giám đốc Đại học Huế phê duyệt. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành, Ban KH-TC sẽ có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Đơn vị sửa lại nếu thấy hợp lý, hoặc có ý kiến phản hồi trao đổi lại với Ban KH-TC để có sự thống nhất chung. Sau đó, đơn vị gửi lại trình giám đốc Đại học Huế phê duyệt. Bước 3: Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III ra quyết định ban hành quy chế chi tiêu nội Trườngbộ của đơn vị. Đại học Kinh tế Huế Quy chế sẽ được gửi Đại học Huế 1 bản để theo dõi, giám sát việc thực hiện; gửi kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế 1 bản để làm căn cứ kiểm soát chi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số đơn vị không nộp quy chế chi tiêu nội bộ cho Đại học Huế kiểm tra, phê duyệt hay không tự giác nộp mà khi Đại học Huế yêu cầu mới nộp. Một số đơn vị nhỏ khi soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ không tổ chức góp ý kiến rộng rãi mà chỉ do SVTH: Hà Hồng Ngọc 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên kế toán trưởng soạn rồi trình thủ trưởng xem xét. Đồng thời, theo quy định tại thông tư 08/2014/TT-BGDĐT: “Đại học vùng phải có quy chế chi tiêu nội bộ để thống nhất các nguyên tắc và định mức trong toàn đại học vùng”. 2.2.3.4. Công tác kế toán Đại học Huế đã tổ chức công tác kế toán một cách thống nhất, đảm bảo kế toán là một công cụ quản lý, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị nhằm cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời, chính xác. Những thông tin đó góp phần hỗ trợ cho lãnh đạo đơn vị có thể ra các quyết định đúng đắn và nhanh chóng, ngoài ra chúng còn là cơ sở để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu - chi tài chính. Đại học Huế và các đơn vị thành viên trực thuộc đã triển khai công tác kế toán tại đơn vị theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Quy trình tổ chức công tác kế toán của Đại học Huế gồm: (1) Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu Thực tế quy trình tổ chức chứng từ ban đầu tại Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc thời gian qua cơ bản thực hiện tương đối đầy đủ, hợp lý, phù hợp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, góp phần đảm bảo quản lý tài chính được thông suốt, giảm thiểu các gian lận xảy ra trong quản lý sử dụng tài sản, vật tư, bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, cung cấp các thông tin hữu ích đáng tin cậy. (2Trường) Tổ chức hệ thống Đại tài khoản họckế toán Kinh tế Huế Trong giai đoạn 2015 – 2017, hệ thống tài khoản được sử dụng tại Đại học Huế và các đơn vị thành viên dựa trên hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, thực tế thực hiện có điều chỉnh bổ sung thêm một số tài khoản chi tiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát và cung cấp thông tin của các đơn vị, danh mục tài khoản này được quy định thống nhất chung trong toàn Đại học Huế. Đối với công tác thu - chi, tùy theo đặc điểm và tính chất các khoản thu - chi phát SVTH: Hà Hồng Ngọc 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên sinh mà đơn vị sử dụng các tài khoản để hạch toán, các tài khoản này được chi tiết theo từng nguồn thu - chi. (3) Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán Hiện nay, Đại học Huế và các đơn vị thành viên áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung thống nhất trong toàn hệ thống. Hình thức kế toán này phù hợp với mô hình tổ chức, quản lý của Đại học Huế và phù hợp với điều kiện có ứng dụng CNTT vào công tác kế toán. Tương tự hệ thống chứng từ và tài khoản, hệ thống sổ kế toán của các đơn vị thành viên cũng có sự thống nhất với nhau và theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. (4) Tổ chức hệ thống báo cáo, phân tích báo cáo tài chính, công khai tài chính Về tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, hiện nay Đại học Huế và các đơn vị đều tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính theo quy định chung của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc trên, các đơn vị còn lập các báo cáo mang tính chất quản trị phục vụ cho lãnh đạo và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát như: Báo cáo tồn quỹ, báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ Qua khảo sát thực tế cho thấy, Đại học Huế và phần lớn các đơn vị thành viên chấp hành chế độ lập, gửi báo cáo tài chính tương đối đầy đủ, đúng các biểu mẫu quy định, đảm bảo đúng nội dung, phương pháp lập, biểu mẫu báo cáo Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị trực thuộc công tác lập báo quyết toán còn hạn chế: hạch toán sai tài khoản chi tiết, mục lục NSNN; nộp báo cáo chậm, chưa đầy đủ các biểu mẫu Điều này không những làm hạn chế khả năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng cho các nhà Trườnglãnh đạo ra quyết địnhĐại quản trịhọc mà còn Kinhlàm chậm thời tế gian Huếnộp báo cáo quyết toán Đại học Huế cho Bộ GD&ĐT. Về phân tích báo cáo tài chính, qua khảo sát thực tế, các đơn vị trực thuộc Đại học Huế chưa thật sự chú trọng đến việc lập “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” do đó dẫn đến lúng túng trong việc quản lý điều hành công tác tài chính của đơn vị. Các chỉ tiêu phân tích mang tính chung chung, hình thức. Các chỉ tiêu như: Đánh giá tình hình SVTH: Hà Hồng Ngọc 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên thực hiện dự toán, tình hình sử dụng tài sản, công cụ lâu bền, chấp hành các mức chi tiêu, chính sách, chế độ quy định, chưa đưa ra được các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí. Về công khai tài chính, Đại học Huế và các đơn vị thành viên đã thực hiện công tác công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/5/2005 và Thông tư 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị giao ban, đại hội công nhân viên chức hoặc niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị. Tuy nhiên, việc thực hiện công khai tài chính còn nặng tính hình thức, chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu, số liệu công khai còn chung chung, chưa cụ thể đến từng hoạt động. (5) Tổ chức công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán Theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN, trong những năm qua, Đại học Huế và các đơn vị thành viên đã thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính khá đầy đủ, nhằm kiểm tra việc thực hiện các khoản chi theo đúng chế độ, đúng định mức, đúng mục đích, đúng dự toán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán của một số đơn vị trực thuộc Đại học Huế còn chưa thật sự sâu sát, mang nặng tính hình thức. Thời gian tự kiểm tra ngắn, chủ yếu là mời cán bộ ban KH-TC và cán bộ công đoàn, thanh tra nhân dân của đơn vị nên chưa khách quan; lãnh đạo đơn vị coi nhẹ công tác này nên nội dung kiểm tra còn sơ sài, đơn giản. Do đó, tự kiểm tra tài chính, kế toán chưa thật sự đóng góp cho đơn vị vềTrường công tác quản lý vàĐại minh bạch học báo cáo Kinh quyết toán. tế Huế (6) Ứng dụng CNTT vào tổ chức công tác kế toán Hiện nay, Đại học Huế và các đơn vị thành viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, sử dụng một phần mềm kế toán thống nhất chung trong toàn Đại học Huế, phần mềm kế toán đã giải quyết khá tốt tất cả các khâu kế toán từ khâu lập SVTH: Hà Hồng Ngọc 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, xử lý hạch toán và đưa ra báo cáo tài chính theo một hệ thống biểu mẫu thống nhất. 2.2.3.5. Công tác Kiểm tra, thanh tra a. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên Cơ cấu tổ chức ở Đại học Huế có ban Thanh tra, các đơn vị dự toán cấp III có thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của đơn vị trong đó có thanh tra định kỳ về tài chính. Kho bạc Nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các văn bản Nhà nước có liên quan. Hàng năm, Bộ Giáo dục và đào tạo có đoàn trực tiếp vào thẩm định, xét duyệt quyết toán tại Đại học Huế. Đồng thời, định kỳ 6 tháng, Ban Kế hoạch - Tài chính - Đại học Huế cũng có đoàn thẩm định, xét duyệt quyết toán các đơn vị dự toán cấp III. Công tác này góp phần đốc thúc, giúp các đơn vị ngày càng hoàn thiện công tác kế toán hơn. Tuy nhiên, việc thẩm định, xét duyệt quyết toán cho đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là do thời gian duyệt quyết toán ngắn (mỗi đơn vị 1 buổi) nên chưa đi sâu sát vào từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể mà chỉ đánh giá chung chung, kiểm tra xác suất. Hơn nữa, Đại học Huế chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp rắn như xuất toán, thu hồi nộp NSNN và cũng chưa có chế tài đối với các đơn vị có nhiều sai sót trong việc hạch toán, quyết toán. b. Kiểm tra, thanh tra đột xuất NgoàiTrường các hoạt động Đại kiểm tra, họcthanh tra thườngKinh xuyên tếđược thựcHuế hiện như trên, Đại học Huế còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán Nhà nước, thanh tra chính phủ, thanh tra Bộ Tài chính, thanh tra tỉnh Thừa thiên Huế, thanh tra xây dựng Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và đột xuất có tác dụng kịp thời phát hiện những sai sót, nhược điểm nhằm góp phần chấn chỉnh và nâng cao công tác quản lý thu chi tại Đại học Huế. SVTH: Hà Hồng Ngọc 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.4. Quản lý nguồn thu tại Đại học Huế Công tác quản lý nguồn thu được thực hiện trước hết thông qua việc quyết định phương án phân cấp NSNN; quyết định hình thức tổ chức các hoạt động thu sự nghiệp tập trung hay phân quyền; quản lý các khoản thu khác sao cho vừa đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, vừa phù hợp với chế độ NN quy định. Sau đó, các đơn vị sẽ theo sự phân cấp của ĐHH để tổ chức thực hiện. Qua số liệu bảng 2.3 và biểu đồ 2.1, ta thấy Tổng thu của ĐHH giai đoạn 2015- 2017 có xu hướng biến động không đều. Năm 2015, tổng thu của ĐHH là gần 1.196,3 tỷ đồng; sang năm 2016 tổng thu của ĐHH là gần 1.367,5 tỷ đồng tăng 171,108 tỷ đồng tương ứng tăng 14,3% là nhờ tăng thu từ hoạt động sự nghiệp (tăng gần 71 tỷ đồng) và nguồn NSNN cấp (tăng khoảng 115 tỷ đồng). Tuy vậy, khoản mục nguồn thu khác lại giảm 14,45 tỷ đồng so với năm 2015. Bước sang năm 2017, tổng thu của ĐHH lại có xu hướng giảm mạnh (giảm 186,4 tỷ đồng tương ứng giảm khoảng 13,6%) là do nguồn kinh phí NSNN cấp giảm mạnh 42,76% ứng với hơn 227 tỷ đồng và nguồn thu khác cũng đồng thời giảm mạnh tới 78,6% tương ứng với xấp xỉ 25 tỷ đồng. Để biết được nguyên nhân biến của Tổng thu ĐHH qua các năm, ta đi tìm hiểu từng nội dung cụ thể trong tổng thu của ĐHH giai đoạn 2015 - 2017 Về cơ cấu Tổng thu của ĐHH giai đoạn 2015 – 2017, nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy, nguồn thu sự nghiệp và HĐ SXKD chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu, cụ thể là vào năm 2015 chiếm 61,31%; năm 2016 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 58,82% nhưng lại tăng mạnh chiếm tỷ trọng 73,67% trong cơ cấu Tổng thu vào năm 2017. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí NSNN cấp chiếm tỷ trọng từ khoảng 30 – 40% trong Tổng thu của ĐHH vào giaiTrường đoạn 2015 – 2017. ĐạiVề nguồn họcthu khác, khoảnKinh mục này tế chỉ chiếmHuế một tỷ trọng khá nhỏ từ 1% - 3%, dao động không đều trong ba năm phân tích. SVTH: Hà Hồng Ngọc 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.3. Tổng thu của Đại học Huế giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Kinh phí NSNN cấp 416.471 531.266 304.105 114.795 27,56 (227.161) (42,76) Thu sự nghiệp và HĐ SXKD 733.520 804.285 870.155 70.765 9,65 65.870 8,19 Thu khác 46.351 31.899 6.833 (14.452) (31,18) (25.066) (78,58) Tổng thu 1.196.342 1.367.450 1.181.093 171.108 14,3 (186.357) (13,63) (Nguồn: BCTC ĐHH năm 2015;2016;2017) 1,600 80 1,400 70 1,200 60 1,000 50 800 % 40 tỷ đồngtỷ 600 400 30 200 20 0 10 Năm 2015 2016 2017 0 2015 2016 2017 Kinh phí NSNN cấp Năm Thu sự nghiệp và HĐ SXKD Kinh phí NSNN cấp Thu khác Thu sự nghiệp và HĐ SXKD Tổng thu Thu khác Biểu đồ 2.1. TổngTrường thu của ĐHH 2015 Đại-2017 học Bi ểuKinh đồ 2.2. Cơ tế cấu TổngHuế thu của ĐHH 2015 – 2017 SVTH: Hà Hồng Ngọc 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp Để quản lý nguồn NSNN cấp, Đại học Huế chủ yếu sử dụng công cụ là công tác kế hoạch. Căn cứ vào quyết định giao dự toán NSNN của Bộ GD&ĐT và kết luận tại Hội nghị ngân sách hàng năm, Đại học Huế ra quyết định phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, cụ thể như sau: (1) Kinh phí đào tạo THPT, trung học chuyên nghiệp, đào tạo đại học, sau đại học Ngoài phần chi lương, các khoản đóng góp, học bổng và trợ cấp xã hội, Đại học Huế điều hành 5%-6% tiền cấp bù học phí khối sư phạm, Mác - Lênin (tương đương với tỷ lệ điều hành học phí hệ chính quy) giao cho Cơ quan Đại học Huế thực hiện công tác quản lý điều hành các hoạt động chung. Phân kinh phí cho các đơn vị bằng 60% đến 70% quỹ lương theo mức lương tối thiểu/hệ số và phân theo quy mô sinh viên đã được quy đổi. (2) Kinh phí đào tạo sau đại học Phân bổ theo quy mô đã được quy đổi tương ứng với từng bậc học và phân cấp các nhiệm vụ giữa Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc. Phần kinh phí để lại Cơ quan Đại học Huế chủ yếu là chi cho các nội dung bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn, cấp nhà nước và chi cho các hoạt động chung khác. Phần còn lại phân cấp cho các đơn vị có đào tạo sau đại học theo quy mô đã được quy đổi. (3) Kinh phí NCKH Kinh phí mua sắm, sữa chữa tài sản phục vụ hoạt động NCKH được giao cho Cơ quan Đại học Huế thực hiện. Đại học Huế điều hành 1% kinh phí đề tài cấp Đại học Huế trở lên để chi quản lý đề tài. KinhTrường phí thực hiện các Đại đề tài và họcnhiệm vụ NCKKinhH khác: Đạitế học Huế Huế phân kinh phí dựa trên sự phân cấp quản lý đề tài NCKH của cán bộ giảng viên và đã được Hội đồng NCKH của Đại học Huế phê duyệt. Các nhiệm vụ khác như in ấn tạp chí khoa học, thực hiện hội nghị, hội thảo KHCN chủ yếu được thực hiện tại Cơ quan Đại học Huế (4) Kinh phí bồi dưỡng, đào tạo lại Đại học Huế giao cho Cơ quan Đại học Huế và trường Đại học Sư phạm tổ chức SVTH: Hà Hồng Ngọc 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trình độ (5) Kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Đại học Huế không phân cấp cho các đơn vị trực thuộc, mà căn cứ vào tình hình chung để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình và mua sắm thiết bị, bàn giao cho các đơn vị trực thuộc sử dụng. Đó là các dự án sau: chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế và chương trình phát triển năng lực ngoại ngữ, tăng cường dạy và học, dự án hỗ trợ CSVC trường chuyên, sư phạm (6) Kinh phí cấp chi quan hệ tài chính với nước ngoài Nguồn kinh phí này sẽ dùng để chi hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia. (7) Kinh phí chi đầu tư XDCB Đại học Huế điều hành chung và thực hiện công tác đầu tư xây dựng tập trung. Căn cứ vào nhu cầu thực tế về giảng đường, phòng thí nghiệm, ký túc xá của các đơn vị trực thuộc, Đại học Huế tổ chức triển khai xây dựng và bàn giao cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Từ năm 2015, công tác XDCB được tập trung tại Bộ GD và ĐT, hình thành ban quản lý dự án tại Bộ GD và ĐT. Đại học Huế chỉ thực hiện các công trình XDCB do Bộ ủy quyền (8) Kinh phí cấp chi dự án điều tra quan trắc và bảo vệ môi trường Phân cấp cho Đại học Huế để thực hiện công việc chuyên môn về lĩnh vực môi trường phục vụ học tập và nghiên cứu của giáo viên và sinh viên. Trong những năm gần đây, để tăng cường tính tự chủ của các đơn vị, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Đại học Huế trong việc cân đối quỹ tiền lương. Khi phân cấp quỹ tiềnTrường lương, ĐHH có tính Đại đến các đơnhọc vị đang Kinh thực hiện lộ trìnhtế tựHuế chủ theo đề án đã được phê duyệt và một số Trung tâm đang trong giai đoạn khó khăn. Không phân cấp quỹ lương đối với Trung tâm GDQT, phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị; hỗ trợ 50% quỹ lương cho Trung tâm CNTT, Trung tâm GDQP, Trung tâm GDTX. Ngoài sử dụng công cụ trên để quản lý nguồn NSNN cấp, một công cụ rất quan trọng nữa cũng được sử dụng tại Đại học Huế và các đơn vị thành viên đó là công tác kế toán. Bởi vì, NSNN đòi hỏi phải hạch toán đúng từng chương, loại, khoản vì mỗi SVTH: Hà Hồng Ngọc 48