Khóa luận Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm

pdf 108 trang thiennha21 21/04/2022 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_muc_do_hop_tac_cua_cac_ho_nong_dan_doi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO HỮU CƠ CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM DƯƠNG THỊ KHÁNH QUỲNH Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO HỮU CƠ CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Dương Thị Khánh Quỳnh PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K50A-KDTM TrườngNiên khóa: 2016 Đại-2020 học Kinh tế Huế Huế, 12/2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của bản thân thì sự giúp đỡ từ phía nhà trường, quý thầy cô và doanh nghiệp là một trong những điều kiện cốt lõi để giúp tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho tôi được phép bày tỏ lòng biết ơn đến với tất cả các quý thầy cô và doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Trước tiên, cho tôi gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại học Kinh tết Huế đã quan tâm, hết lòng giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, người đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn, luôn động viên nhắc nhở và cho tôi những góp ý trong suốt quá trình làm bài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm đã tạo mọi điều kiện tốt nhất từ việc cung cấp các tài liệu, thông tin công ty cũng như đã rất nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhất bài khóa luận của mình. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tin tưởng, luôn bên cạnh động bên và nhắc nhở tôi. Cuối cùng, tôi xin kính chúc toàn thể quý thầy, cô của trường Đại học Kinh tế Huế cùng các anh chị trong công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm một sức khỏe dồi dào và đạt được nhiều thành công trong công tác giảng dạy cũng như kinh doanh của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Huế, tháng 12 năm 2019 Trường Đại họcSinh Kinhviên thực hiện tế Huế Dương Thị Khánh Quỳnh SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v DANH MỤC HÌNH VẼ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 3 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 4 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 4 4.2.2 Cách chọn mẫu và quy mô mẫu 4 4.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 5 5. Kết cấu đề tài 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8 1.1 Cơ sở lý luận 8 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 8 1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng 9 1.1.2.1 Cấu trúc vật lý 10 Trường1.1.2.2 Các mối quan hĐạiệ và các dòng họcchảy trong chuKinhỗi cung ứng tế Huế11 1.1.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 14 1.1.4 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 15 1.1.5 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và vai trò của nó 17 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.5.1 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng 17 1.1.5.2 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng 18 1.2 Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1 Giới thiệu chung về ngành lúa gạo Việt Nam 19 1.2.1.1 Tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam 19 1.2.1.2 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ và gạo hữu cơ 20 1.2.1.3 Thực tiễn vấn đề tiêu dùng gạo hữu cơ ở các nước trên thế giới và Việt Nam.21 1.2.2 Bình luận các bài nghiên cứu liên quan 22 1.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương 22 1.2.2.2 Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel 23 1.2.2.3 Công trình nghiên cứu của Backtrand 23 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ Quế Lâm và mô hình nghiên cứu đề xuất 24 1.2.3.1 Các nhân đố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ Quế Lâm 24 1.2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC NHÀ CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO HỮU CƠ 27 2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm 27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập Đoàn Quế Lâm 27 2.1.1.2 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm 29 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 30 2.1.4 Chức năng của các phòng ban 31 2.1.5 Các sản phẩm công ty cung cấp 32 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 35 Trường2.2.1 Tình hình lao độ ngĐại của công ty họcqua 3 năm 2016 Kinh-2018 tế Huế 35 2.2.2 Quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty 37 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2016- 2018 ) 40 2.2.4 Tình hình sản xuất lúa nông nghiệp hữu cơ năm 2019 42 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2.5 Tình hình thu mua và xuất bán Gạo hữu cơ của công ty 42 2.3 Phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra 44 2.3.1 Mô tả mẫu điều tra theo diện tích trồng lúa 44 2.3.2 Mô tả điều tra theo thời gian hợp tác với Công ty 45 2.3.3 Mô tả điều tra theo sản lượng lúa hằng năm 45 2.4 Đánh giá mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng lúa gạo hữu cơ 46 2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 46 2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA ) 50 2.4.3 Kiểm định One Sample T-test 55 2.5 Kết luận 61 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG. 62 3.1 Lợi ích và thách thức của việc hợp tác giữa các hộ nông dân với công ty 62 3.2 Cơ sở xây dựng các giải pháp 63 3.3 Các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng.65 3.3.1 Đối với niềm tin 65 3.3.2 Đối với nguồn nhân lực 65 3.3.3 Đối với hợp đồng 66 3.3.4 Đối với sự phụ thuộc vào người mua 66 3.3.5 Đối với sự tín nhiệm 67 3.3.6 Đối với các chính sách của công ty 67 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 1. Kết luận 69 2. Kiến nghị 70 2.1 Đối với công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm 70 2.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 71 2.3 Đối với Tập Đoàn Quế Lâm 71 TrườngDANH MỤC TÀI LI ỆĐạiU THAM KH họcẢO Kinh tế Huế 72 PHỤ LỤC 74 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TCTK : Tổng cục thống kê NNPTNT : Nông nghiệp Phát triển Nông thôn NNHC : Nông nghiệp hữu cơ WHO : Tổ chức Y tế thế giới SXKD : Sản xuất kinh doanh BVTV : Bảo vệ thực vật HTX : Hợp tác xã TNDN : Thu nhập doanh nghiệp THPT : Trung học phổ thông. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy trình chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm 34 Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 36 Bảng 2.3: Bảng Cân đối kế toán giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 40 Bảng 2.5: Tóm tắt tình hình sản xuất của HTX Đông Vinh 42 Bảng 2.6: Tóm tắt tình hình sản xuất của HTX Đông Toàn 42 Bảng 2.7: Tổng xuất gạo 6 tháng đầu năm 2018 42 Bảng 2.8: Kết quả thu mua lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 43 Bảng 2.9: Kết quả xay xát lúa 6 tháng đầu năm 2018 44 Bảng 2.10: Cơ cấu diện tích trồng lúa của các hộ nông dân 44 Bảng 2.11: Cơ cấu thời gian hợp tác với Công ty 45 Bảng 2.12: Cơ cấu sản lượng lúa hằng năm 45 Bảng 2.13: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 1- niềm tin 46 Bảng 2.14: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 2- nguồn nhân lực 47 Bảng 2.15: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 3- hợp đồng 47 Bảng 2.16: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 4- sự phụ thuộc 48 Bảng 2.17: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 5- sự tín nhiệm 48 Bảng 2.18: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 6- các chính sách 49 Bảng 2.19: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 7- mức độ hợp tác 49 Bảng 2.20: KMO and Bartlett's Test đối với biến độc lập 51 Bảng 2.21: Total variance explained đối với các biến độc lập 51 Bảng 2.22: Bảng ma trận xoay 52 Bảng 2.23: KMO and Bartlett's Test đối với biến phụ thuộc 54 Bảng 2.24: Total variance explained đối với biến phụ thuộc 54 Bảng 2.25: Đối với nhóm nhân tố niềm tin 55 TrườngBảng 2.26: Đối với nhóm Đại nhân tố ngu họcồn nhân lực Kinh tế Huế55 Bảng 2.27: Đối với nhóm nhân tố hợp đồng 56 Bảng 2.28: Đối với nhóm nhân tố sự phụ thuộc 57 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.29: Đối với nhóm nhân tố sự tín nhiệm 58 Bảng 2.30: Đối với nhóm nhân tố chính sách 59 Bảng 2.31: Đối với nhóm nhân tố mức độ hợp tác 60 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình 9 Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng ( Souvison, 2002 ) 9 Hình 1.3: Các mức độ trong quan hệ chuỗi cung 11 Hình 1.4: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng 12 Hình 1.5: Thông tin kết nối các bộ phận và thị trường 13 Hình 1.6: Chuỗi giá trị chung 16 Hình 1.7: Các mức độ trong quan hệ hợp tác 18 Hình 1.8: Diện tích canh tác và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015 19 Hình 2.1: Logo tập đoàn Quế Lâm 27 Hình 2.2: Logo công ty Quế Lâm 29 Hình 2.3: Đặc điểm sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm 33 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 0.1: Khung nghiên cứu của đề tài 6 Sơ đồ 1.1: So sánh mô hình nghiên cứu 26 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty 31 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp nói chung là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, theo tổng cục thống kê năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2013. Riêng đối với lúa gạo ở Việt Nam, từ xa xưa đã là cây lương thực thiết yếu, đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống và phát triển xã hội. Sản xuất lúa gạo là ngành vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam từ trước đến nay. Theo số liệu của TCTK, năm 2015 44% người dân lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là tham gia trồng lúa. Lúa gạo là ngành đem lại nguồn thu nhập lớn cho một nhóm người lao động của nước ta. Lúa gạo cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong nhóm hàng nông nghiệp của Việt Nam, đem về một nguồn ngoại tệ đáng kể. Năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao nhất là 8,5 triệu tấn và đạt giá trị 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa áp dụng một cách đồng bộ các công cụ canh tác hiện đại hiện nay đã và đang phổ biến trên thế giới, các phương thức sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ và tự phát là chủ yếu. Đều này dẫn đến thực trạng chất lượng các mặt hàng nông sản sẽ khó có thể đồng đều được. Cùng với đó, một số người dân vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà dùng những chất hóa học, kích thích để làm cho cây trưởng thành một cách nhanh chóng, “ tối trồng nhưng sáng có thể thu hoạch được”, , họ vì lợi nhuận mà quên đi tác hại vô cùng to lớn sau này. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, người tiêu dung không chỉ quan tâm đến việc ăn no, mặc ấm mà ngày càng yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn – vệ sinh thực phẩm,. Với sự phát triển nhanh của các phương tiện truyền thông, họ lại càng được hiểu và biết quan tâm, trân trọng sức khỏe của mình hơn. Họ dần dần thay đổi hành vi tiêu dùng Trườngcủa mình, họ tìm đến cácĐại sản phẩm hhọcữu cơ (Organic) Kinh để bảo vệ sứ c tếkhỏe c ủHuếa mình và những người thân, trong đó có gạo hữu cơ để bảo đảm sự an toàn và nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình nhất là trong thời kì thực phẩm bẩn đang trở thành vấn đề nhức nhối trên thị trường. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Siêu thị nông sản hữu cơ Quế Lâm đặt tại 101 Phan Đình Phùng, thành phố Huế thuộc Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản hữu cơ, trong đó có gạo hữu cơ. Gạo hữu cơ Quế Lâm là sản phẩm của Tập đoàn Quế Lâm được tạo ra qua việc liên kết tổ chức sản xuất giữa Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm và bà con nông dân. Bằng phương pháp canh tác hữu cơ, áp dụng công nghệ vi sinh vật nhằm tạo ra sản phẩm Gạo hữu cơ, tuyệt đối an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật và nâng cao tuổi thọ cho người tiêu dùng. Sử dụng sản phẩm “Gạo hữu cơ Quế Lâm” là giúp bà con nông dân xóa bỏ tập tục canh tác nông nghiệp sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa chất và phân bón hóa học, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông sản, mang lại lợi ích cao hơn cho bà con nông dân trồng lúa, góp phần xây dựng nền văn minh lúa nước, nền Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam xanh, sạch bền vững, thân thiện với môi trường. Nhận biết được những khó khăn trên thị trường tiêu thụ như những thay đổi của cơ chế thị trưởng, công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm đã xây dựng mô hình liên kết với các hộ nông dân để bao tiêu cũng như thiết lập mối quan hệ dài hạn với họ. Như vậy, phần nào đó có thể đáp ứng về mặt chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm gạo mà công ty cung cấp cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các hộ nông dân nâng cao tay nghề cũng như tăng thu nhập cho họ, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để gia tăng hiệu quả hợp tác giữa công ty với bà con nông dân và tăng cường sự ưa chuộng sản phẩm gạo hữu cơ của người dân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế qua đó đạt được những mục tiêu đề ra về bảo vệ môi trường và bao tiêu cho nông dân tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trường2.1 Mục tiêu chung Đại học Kinh tế Huế Khảo sát, đánh giá, phân tích mức độ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi cung ứng gạo. Trên cơ sở đó, đưa đó một số giải pháp để nâng cao sự hợp tác giữa các tác SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào nhân trong chuỗi cung ứng, áp dụng rộng rãi mô hình sản xuất này và mở rộng việc sử dụng các sản phẩm gạo hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn các vấn đề liên quan đến hợp tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ. - Xác định cấu trúc và cơ chế hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ, đặc biệt là cơ chế hợp tác giữa các hộ nông dân và công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm. - Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các hộ nông dân và công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào phân tích cơ chế hợp tác của các nông hộ đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích sâu cơ chế hợp tác và mối quan hệ giữa các nhân tố trong chuối cung ứng gạo, trên cơ sở kết quả thu thập được, đề ra một số giải pháp để nâng cao sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cũng như mở rộng hơn nữa mô hình sản xuất này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các số liệu, mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, chi phí qua các năm. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nhằm tìm hiểu sâu hơn bản chất của chuỗi cung ứng gạo: quá trình vận động, sự Trườngtương tác giữa các nhân Đạitố và sự hỗ tr ợhọclẫn nhau giữ aKinh các tác nhân trong tế chuỗi cungHuếứng. Phương pháp định tính được sử dụng: thảo luận và phỏng vấn sâu các chuyên gia trong chuỗi cung ứng mà cụ thể ở đây là các anh chị nhân viên, quản lý của công ty về SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào cách để xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài và cách tạo niềm tin đối với các hộ gia đình trồng lúa. 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Nhằm áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích lợi nhuận, chi phí trong từng giai đoạn, thời kì 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Dữ liệu thứ cấp + Dữ liệu về tình hình hoạt động của Công ty qua các năm 2016, 2017 và 2018 để đánh giá về tình hình hoạt động của Công ty. + Số liệu về quy mô và số hộ gia đình tham gia vào chuỗi cung ứng. + Các bài báo, các tạp chí liên quan đến các sản phẩm gạo hữu cơ; tham khảo các bài nghiên cứu liên quan về vấn đề chuỗi cung ứng và hợp tác trong chuỗi cung ứng. - Dữ liệu sơ cấp + Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi các hộ nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng gạo hữu cơ. Trên cơ sở các thông tin thu được, bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể các hộ nông dân trong chuỗi cung ứng. 4.2.2 Cách chọn mẫu và quy mô mẫu  Quy mô mẫu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa. Trong bài nghiên cứu, với 26 biến quan sát thì để đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận của biến ta sẽ nhân 5, ta được quy mô mẫu là 130.  Cách chọn mẫu Sẽ tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong danh sách các hộ nông dân hợp tác với công ty, tôi sẽ bốc xăm ngẫu nhiên và tiến hành phỏng Trườngvấn các hộ nông dân, cĐạiứ tiếp tục cho học đến khi đủ Kinhsố lượng điều tra tếlà 130 mHuếẫu thì sẽ dừng lại. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 4.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được, tiến hành tổng hợp lại bằng SPSS, trên cơ sở kết quả phân tích được tiến hành đánh giá cơ chế hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng. - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá ( EFA ): Điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá là thỏa mãn các yêu cầu + Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ tiêu được dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Giá trị của KMO (0,5 ≤ KMO ≤ 1) thì phân tích nhân tố là thích hợp ( Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS - Năm 2008, NXB Hồng Đức) + Kiểm định Bartlett: là một đại lượng thống kê dùng để xem xét các biến trong tổng thể có tương quan với nhau hay không. Nếu (Sig 0,05 kiểm định không có ý nghĩa thống kê, các biến quan sát không có sự tương quan với nhau trong tổng thể. - Kiểm định thang đo + Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Anpha, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi:  Cronbach’s Anpha > 0,8: Thang đo tốt  0,8 > Cronbach’s Anpha > 0,7: Thang đo sử dụng được  0,7 > Cronbach’s Anpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lường khái niệm mới. - Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể (One Sample T-test) + Ho: Giá trị trung bình bằng giá trị kiểm định tương ứng (Test Value). + H1: Giá trị trung bình khác với giá trị kiểm định tương ứng (Test Value). Nếu Sig. 0,05 thì Đạichưa đủ cơ sởhọcđể bác bỏ gi ảKinhthiết Ho. tế Huế ( Nguồn: Sách Phân tích dữ liệu đa biến của Hair và cộng sự, XB lần thứ 7, năm 2010 ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Khung nghiên cứu của đề tài Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Quế Lâm Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính và định lượng Phương pháp định tính Phương pháp định lượng - Thống kê mô tả - Kiểm định độ tin cậy của thang - Phỏng vấn sâu các chuyên gia: đo thông qua phương pháp Các anh chị quản lý Cronbach’s Alpha - Xây dựng mô hình nghiên cứu - Đánh giá sự phù hợp của thang đề xuất đo EFA - Kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể One Sample T- Test Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo, nhân mạnh có 6 nhân tố tác động đến mức độ hợp tác giữa các hộ nông dân đối với công ty: niềm tin, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc, sự tín nhiệm, chính sách. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp trên từng nhóm để hoàn thiện và phát triển quan hệ hợp tác giữa các bên trong Trường Đại họcchuỗi cung ứ ng.Kinh tế Huế Sơ đồ 0.1: Khung nghiên cứu của đề tài SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Đặt vấn đề + Lý do chọn đề tài + Mục tiêu nghiên cứu + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu - Phần 2: Nội dung nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan nghiên cứu + Chương 2: Đánh giá mức độ hợp tác của các nhà cung ứng đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ + Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển mối quan hệ giữa các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng và việc đẩy mạnh thói quen sử dụng các sản phẩm hữu cơ của người dân. - Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Có nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng, như: - Chuỗi cung ứng: là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối đến tay khách hàng cuối cùng ( M. Porter, 1990 ) - Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối ( Lee and Billington, 1995 ) - Chuỗi cung ứng: là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng ( Ganeshan and Harrison, 1995 ) - Chuỗi cung ứng: là chuỗi các quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng ( APICS Dictionary, 9th edition, 1996 ) - Chuỗi cung ứng: là một hệ thống các công ty liên kết với nhau để để mang đến các sản phẩm hoặc dịch vụ đến thj trường ( Lambert, Donglas M. James R. Stock and Lisa M. Ellram, 1998 ) - Chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả các quá trình liên quan trực tiếp hay gián tiếp để Trườngđáp ứng nhu cầu kháchĐại hàng. Nó học không chỉ bao Kinh gồm nhà máy và tế các nhà Huế cung cấp mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hảng và cả khách hàng ( Chopra, Sunil, and peter Meindl 2001 ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình ( Nguồn: Ths Nguyễn Công Bình, 2008, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống kê ) 1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắc xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác, chúng đan xen tạo thành một mạng lưới phức tạp. Trong mỗi doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp với nhau để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đó là chuỗi cung ứng nhỏ bên trong. Như vậy, thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, cung ứng, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên ngoài chuỗi cung ứng. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng ( Souvison, 2002 ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.2.1 Cấu trúc vật lý  Cấu trúc dọc của chuỗi ( chiều dài chuỗi ) Được tính bằng số lượng các lớp ( tier ) dọc theo chiều dài chuỗi, khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ doanh nghiệp trung tâm đến khách hàng cuối cùng. Hoạt động của công ty trung tâm và những mối quan hệ của nó thường là đối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng.  Cấu trúc ngang của chuỗi ( chiều ngang chuỗi ) Được tính bằng sô lượng doanh nghiệp tại mỗi lớp. Sự sắp xếp các doanh nghiệp theo lớp chức năng cho phép nhận diện doanh nghiệp trung tâm của chuỗi. Ở nhiều chuỗi, khách hàng nhận thức doanh nghiệp trung tâm qua thương hiệu sản phẩm chuỗi đó mang lại, dù doanh nghiệp đó không thực hiện chức năng sản xuất và cũng không có tài sản cố định lớn. Có 4 dạng liên kết giữa công ty trung tâm và các thành viên khác: + Dạng 1: Đối với khách hàng và nhà cung cấp thứ nhất, doanh nghiệp trung tâm giữ mối liên kết dạng quá trình ( Managed process link ): doanh nghiệp trung tâm quản lý các quá trình hoạt động mua và bán của hai lớp này. + Dạng 2: Đối với các lớp thứ 2 trở đi mối liên kết của doanh nghiệp trung tâm là giám sát (monitor process link). Tuy khó có ảnh hưởng trực tiếp tới các lớp thứ hai trở đi nhưng doanh nghiệp trung tâm vẫn phải giám sát hoạt động của họ để bảo đảm các hoạt động sản xuất của mình. Họ có thể dùng ảnh hưởng để kéo nguồn nguyên liệu nhanh hơn từ phía nhà cung cấp và đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh hơn thông qua “cánh tay nối dài”. + Dạng 3: Những lớp xa hơn, doanh nghiệp trung tâm thiếu khả năng giám sát, mối liên kết thường rất yếu phải thông qua các doanh nghiệp trung gian. Mối liên kết này thường được gọi là mối liên kết không theo quá trình quản lý ( not managed process link ) Trường+ Dạng 4: Mối liên Đại kết giữa các học doanh nghi ệKinhp trong chuỗi và cáctế doanh Huế nghiệp bên ngoài là mối liên kết không phải thành viên ( non member process link ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.2.2 Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng  Các mối quan hệ Theo tạp chí quốc tế về nghiên cứu sản xuất ( IJPR, 2003 ) có 5 mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng dựa vào mức độ tích hợp, theo thang đo tương đối này, một cực là mức độ tích hợp rất thấp (dạng thị trường rời rạc thuần túy - spot market), một cực là hệ thống tổ chức cấp bậc thuần túy (nơi các tổ chức tích hợp dọc hoàn toàn theo chức năng). Các mối quan hệ bao gồm: Hình 1.3: Các mức độ trong quan hệ chuỗi cung ( Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006 ) + Mối quan hệ ngắn hạn: Xây dựng trên cơ sở từng giao dịch riêng lẻ, các mối quan hệ được thiết lập và kết thúc dựa trên kết quả đàm phán về giá cả, hàng hóa được mua bán chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn. + Mối quan hệ trung và dài hạn: Sản phẩm được mua bán với số lượng, thời gian và giá cả định trước. Các công ty kết hợp chức năng (chiều dọc) nhằm giảm bớt rủi ro. Nhiều giao dịch không có hợp đồng ràng buộc một cách hợp pháp. + Dạng liên kết để chia sẻ lợi nhuận: : Mức độ hợp thức hóa rõ ràng, minh bạch và hợp pháp. Các thủ tục trong quan hệ đều thông qua giấy phép, bản quyền. Những sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin được chuyển giao đều có bảo đảm về sở hữu. + Liên minh dài hạn: Các tổ chức này ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn giữ được tính Trườngđộc lập. Sự tự do và ph ụĐạithuộc giữa mhọcỗi công ty là Kinhcó giới hạn. tế Huế + Tham gia mạo hiểm: : Là dạng đặc biệt của liên minh dài hạn, khi mà sự tích hợp lên tới mức độ cao tạo thành một dạng tổ chức mới để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro. Mỗi thành viên trong tổ chức phụ thuộc rất lớn vào nhau. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng Hình 1.4: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng ( Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006 ) Theo Christopher, trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dong sản phẩm / dịch vụ, dòng thông tin và dòng tiền - Dòng sản phẩm / dịch vụ: là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng ( end to end ). Các nhà quản lý tập trung vào kiểm soát dòng nguyên liệu bằng cách sử dụng dòng thông tin sao cho dòng tiền đổ vào chuỗi là lớn nhất. Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian và được chuyển đến công ty trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối. + Dòng nguyên vật liệu chảy trong chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vật lý của các thành viên trong chuỗi cung ứng (máy móc, thiết bị, ). Để dòng chảy này được xuyên suốt, dung lượng của các thành viên trong chuỗi cung ứng phải đảm bảo đạt một mức yêu cầu tối thiểu để tránh ách tắc. - Dòng thông tin trong chuỗi: có tính 2 chiều gồm : Trường+ Dòng đặt hàng từĐạiphía khách họchàng về phía Kinhtrước chuỗi, mang tế những Huếđặc điểm thị trường, thông tin sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và những ý kiến phải hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào +Dòng phản hồi từ phía các nhà cung cấp, được nhận và xử lý thông tin qua bộ phận thu mua, các thông tin này phản ánh tình hình hoạt động của thị trường nguyên liệu và nó được xử lý rất kỹ trước khi chuyển đến khách hàng. Hình 1.5: Thông tin kết nối các bộ phận và thị trường ( Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006 ) + Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc vào đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạng thông tin và chất lượng của thông tin. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng,dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành Những thông tin được chia sẻ thường mang lại lựi ích cho các thành viên trong chuỗi: chia sẻ thông tin về vận chuyển hàng hóa sẽ giúp các tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho. + Trong chuỗi cung ứng, dòng thông tin là dòng đi trước về mặt thời gian, nó xuyên suốt mọi quá trình, ngay sau khi cả dòng sản phẩm và dòng tiền đã thực hiện hoàn tất. Vì vậy muốn quản lý được chuỗi cung ứng thì phải quản lý được dòng thông tin.Thông tin chỉ mang lại giá trị nếu công ty có những đối ứng phù hợp. Có những thông tin sẽ gây bất lợi nếu lọt vào tay đối thủ. Nhà quản lý nên phân loại thông tin nào nên chia sẻ, thông tin nào cần bị giới hạn, kiểm duyệt hay bảo mật. + Có 4 rào cản cần vượt qua:  Dự báo đơn hàng: Các nhà quản lý luôn muốn có mức tồn kho an toàn, vì thế số Trườngliệu dự báo bao giờ c ũngĐạiđược cộng thêmhọc một kho ảKinhn “dự trữ” để tránh tế rủi ro.Huế Kỹ thuật làm tròn số liệu cũng làm gia tăng sai số. Sai số được tích lũy qua nhiều lần trong hệ thống sẽ đẩy kết quả dự báo lên cao hơn. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Đặt hàng theo lô: Dựa vào chi phí đặt hàng và sự tiện dụng, số lượng hàng hóa cần thiết sẽ được tập hợp để đặt một lần theo lô (không đặt liên tục). Khi đó nó bị nhà cung cấp xem như những đơn hàng bất thường phản ánh sự gia tăng đột biến nhu cầu trên thị trường. Các đơn hàng này bị khuếch đại nhiều lần trong hệ thống sẽ gây biến dạng nhu cầu thực tế.  Định mức và sự thiếu hụt: Khi nhu cầu cao và nhà cung cấp không thể đáp ứng đủ khách hàng thường đặt ra một định mức tối thiểu buộc nhà cung cấp phải giao hàng ở mức độ này. Nếu bị hủy đơn hàng thì rất dễ xảy ra tồn kho quá mức.  Sự dao động của giá: Các công ty luôn khuyến khích mua hàng với số lượng lớn bằng các mức giá ưu đãi. Điều này xảy ra ở mỗi lớp trong chuỗi. Người mua sẽ mua hàng giá thấp với số lượng lớn để lưu kho bán dần. Khi mức giá bình thường hoặc cao, họ dừng lại việc mua hàng để chờ đủ số lượng lớn hơn để được hưởng chiết khấu. - Dòng tiền: dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận được sản phẩm / dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hóa hợp lệ. Có thể chính lợi nhuận đã liên kết các công ty lại với nhau. + Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tùy vào vai trò và vị thế của mỗi công ty. Phần thấp nhất thuộc về các công ty thực hiện các công đoạn sơ chế vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản phẩm. 1.1.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng Đầu tiên, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuối cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả Trườngcủa chuỗi cung ứng. Đại học Kinh tế Huế Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp. + Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới + Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản xuất,các chính sách tồn kho và các chiến lược vận tải kể cả tần suất viếng thăm khách hàng. + Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải, 1.1.4 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng Chuỗi giá trị là một khái niệm được mô tả bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất ở mức cao). Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng – liên quan đến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp. Michael E.Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh và chiến lược. Michael E.Porter phân biệt các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động hướng Trườngđến việc chuyển đổi vềĐạimặt vật lý vàhọc quản lý sả nKinh phẩm hoàn thành tế để cung Huế cấp cho khách hàng.( Nguồn: Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, 2013 ). Porter phân biệt và gộp thành 5 nhóm chính: SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Hình 1.6: Chuỗi giá trị chung ( Nguồn: Ths Nguyễn Công Bình (2008), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống Kê ) + Hậu cần đến ( inbound logistics ): Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi,kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp. + Sản xuất: Các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. + Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch. + Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. + Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, Trườngđào tạo, cung cấp thiế t bĐạiị thay thế và họcđiều chỉnh s ảnKinh phẩm. tế Huế Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại: + Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. + Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệđược sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. + Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ. + Cơ sở hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính- mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. 1.1.5 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và vai trò của nó 1.1.5.1 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo luận về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply chain) thường được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi dùng cụm từ “hợp tác” (collaboration) thường mang nghĩa tích cực và như vậy tất cả các mối quan hệ trong chuỗi luôn luôn có lợi, tuy nhiên trên thực tế đôi lúc sự hợp tác không mang lại ý nghĩa tích cực như vậy. Theo Backstrand cụm từ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship) được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các doanh nghiệp Trườngcó liên quan hay không Đại liên quan đếhọcn các đối th ủKinhđều là sự tương táctế cạnh Huếtranh hay hợp tác, chính vì vậy mối quan hệ luôn tồn tại. Thuật ngữ “tương tác” (interaction) được sử dụng khi muốn nói đến mối quan hệ song phương và các doanh nghiệp đó có vài hình thức liên lạc, chính vì vậy thuật ngữ “tương tác” được dùng để mô tả nội dung SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào của quan hệ vừa tích cực (quan hệ hợp tác), vừa tiêu cực (quan hệ đối thủ). Trong khi đó thuật ngữ “hợp tác” (collaboration) ở đây được sử dụng đơn thuần chỉ một trong các mức độ tương tác. Các thuật ngữ “tương tác”, “hợp tác” và “quan hệ” sẽ được đặt trong mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau: Hình 1.7: Các mức độ trong quan hệ hợp tác ( Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006 ) 1.1.5.2 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng Hợp tác chuỗi cung ứng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải thiên thành quả. Lợi ích của hợp tác chuỗi cung ứng bao gồm tăng doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt trong các hoạt động nhằm đối phó với sự tăng cao không chắc chắn về cầu (Fisher, 1997; Lee và cộng sự, 1997). - Đối với bản thân doanh nghiệp, một khi triển khai chuỗi cung ứng trong đó hợp tác càng cao nghĩa là các thành viên trong chuỗi luôn liên kết chặt chẽ với nhau hướng về cùng chia sẻ lợi ích đạt được. Thông qua việc hợp tác giúp cho các doanh nghiệp cùng chức năng trong chuỗi sẽ tăng sức cạnh tranh (liên kết ngang); từ đó có thể nâng vị thế trong đàm phán mua nguyên liệu – thuê mướn các dịch vụ bên ngoài và tìm kiếm các nhà phân phối lớn. Đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu và biến động thị trường do được chia sẻ thông tin, và chủ động trong các hoạt động đầu vào lẫn đầu ra. Trường- Đối với ngành: HợĐạip tác chuỗi cunghọcứng trong Kinh ngành tốt sẽ giúp tế ngành nângHuế được vị thế cạnh tranh, đi vào phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Các thành viên hợp tác chặt chẽ về phân công lao động, từ đó mỗi thành viên sẽ tự tìm công đoạn mà mình tham gia hiệu quả nhất mà chủ động hợp tác. Như vậy, nếu trong một ngành khi triển SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào khai chuỗi cung ứng thể hiện rõ sự hợp tác, chắc chắn sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại ngành đó trên nhiều phương diện như về quy mô, phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng nhằm hướng đến tính bền vững và khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng thành viên trong chuỗi, qua đó ngành sẽ đi vào hoạt động một cách quy củ, từng bước tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Giới thiệu chung về ngành lúa gạo Việt Nam 1.2.1.1 Tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam Ngành lúa gạo Việt Nam là một trong những ngành tăng trưởng thành công nhất xét về độ tăng trưởng sản lượng, từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới. Theo Bộ NNPTNT, năng suất lúa năm 2014 của Việt Nam đạt 57,6 tạ/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hình 1.8: Diện tích canh tác và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016 ) Nhìn trên hình 1.8, ta có thể thấy rằng, diện tích canh tác và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015 có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ. Khi diện tích tăng khoảng 700 nghìn ha trong vòng 10 năm thì sản lượng lúa đã tăng lên khoảng 10.000 nghìn tấn. Về năng Trườngsuất, trung bình giai đoĐạiạn 2005-2015 học Việt Nam đKinhạt gần 5,4 tấn/ha, tếcao hơn Huế nhiều so với các nước trồng lúa khác.Điều đó có thể thấy ngành lúa gạo của Việt Nam đang trong thời kì phát triển. Tuy nhiên, rất khó để chúng ta có thể là một nước vừa dẫn đầu SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào về số lượng sản xuất gạo, vừa dẫn đầu về chất lượng gạo. ( Nguồn: Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo- TS Nguyễn Đình Cung ). 1.2.1.2 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ và gạo hữu cơ  Nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ ( NNHC ) là một hệ thống nông nghiệp trong đó từ chối sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích để tăng trưởng và cây trồng biến đổi gen. Hệ canh tác này hướng vào sử dụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng cơ giới và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học. Khi chúng ta cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng ở dạng hữu cơ, các chất này phải được chuyển hóa thành dạng vô cơ trước khi cây trồng có thể hút được. Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp hữu cơ: + Cung cấp các chất dinh dưỡng một cách gián tiếp từ các hợp chất khó sử dụng/khó tan nhờ tác động của vi sinh vật hoặc các chất dinh dưỡng từ đất, khoáng, phù sa + Đạm được cung cấp nhờ cây bộ đậu thông qua quá trình cố định đạm và phân giải chất hữu cơ + Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh chủ yếu nhờ luân canh cây trồng, thiên địch, thuốc BVTV sinh học và giống kháng. + Bảo tồn thế giới tự nhiên + Cốt lõi của nông nghiệp hữu cơ là đảm bảo tính bền vững của cả hệ thống ( Nguồn: )  Nông sản hữu cơ Theo USDA, nông sản hữu cơ là nông sản được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ hóa học và phóng xạ hóa học. Hữu cơ cũng là cách tốt nhất để đảm bảo thực phẩm sạch, có chất lượng tốt và giá trị dinh dưỡng cao. Hữu cơ hóa thực phẩm cũng góp phần đảm bảo vệ Trườngsinh thái môi trường. Đại học Kinh tế Huế Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu diệt cỏ; SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào nông nghiệp hữu cơ giúp giữ độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.  Gạo hữu cơ Gạo hữu cơ được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho lúa. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp. Gạo hữu cơ là sản phẩm được Mỹ và Châu Âu cấp giấy chứng nhận là thực phẩm sạch 100% không bị biến đổi gen, không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất tẩy trắng, chất tạo màu – hương thơm, không sử dụng chất bảo quản và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, gạo hữu cơ rất được nhiều khách hàng ưa chuộng, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà có cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Gạo hữu cơ đã được kiểm nghiệm và chứng nhận về mức độ an toàn tuyệt đối có lợi cho xuất khỏe đối với người tiêu dùng. ( Nguồn: ) 1.2.1.3 Thực tiễn vấn đề tiêu dùng gạo hữu cơ ở các nước trên thế giới và Việt Nam  Các nước trên thế giới - Ở Mỹ, các báo cáo gần đây cho thấy, người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu thụ gạo hữu cơ quá nhanh với con số tăng hàng năm, lên đến hàng chục ngàn tấn, vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Không thể sản xuất đủ, Mỹ phải nhập hàng ngàn tấn gạo từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan về phục vụ người dân trong nước. Giống lúa gạo hữu cơ được người Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay là các giống lúa gạo thơm được nhập từ các nước như: gạo của giống lúa Jasmine (Thái Lan), gạo của Trườnggiống lúa Basmati (Ấ n ĐạiĐộ và Pakistan). học Kinh tế Huế - Ở Nhật, việc sản xuất lúa gạo hữu cơ là khá phổ biến. Người dân Nhật chủ yếu sử dụng lúa gạo hữu cơ hằng ngày trong tất cả các bữa ăn của họ. Tất cả các sản phẩm SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào lúa gạo hữu cơ ở Nhật đều được kiểm soát chặt chẽ và muốn tiêu thụ được trên thị trường phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Ở Thái, gạo Jasmine hữu cơ (Organic Jasmine Rice) là một sản phẩm có giá trị nhất hiện nay và để phân biệt với các loại gạo Jasmine của các nước khác, người Thái đã đổi thành Thai Hom Mali Rice. Trung bình mỗi năm, loại gạo Thai Hom Mali Rice xuất ra thị trường thế giới mang về số ngoại tệ lên đến 850-900 triệu USD. Gạo Thai Hom Mali Rice đã được nhiều nước nhập khẩu trên thế giới đặt tên là “ loại gạo ngọt ngào nhất trên thế giới hiện nay”. - Ở Ấn Độ, gạo hữu cơ được sản xuất bằng giống lúa Basmati thơm, ngon nổi tiếng. Loại gạo này được sản xuất hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.Mỗi năm, Ấn Độ gieo trồng hàng chục ngàn ha giống lúa Basmati hữu cơ để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của một số quốc gia trên thế giới. ( Nguồn: Xu thế và tình hình sản xuất lúa gạo hữu cơ hiện nay- Doãn Trí Tuệ ).  Ở Việt Nam - Sản xuất và tiêu dùng lúa gạo hữu cơ đã và đang tăng mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn, mặc dù giá của các sản phẩm gạo hữu cơ rất cao so với các loại gạo thông thường khác (giá gạo hữu cơ hiện tại ở Việt Nam dao động từ 40-70 ngàn đồng/kg tùy theo chất lượng thơm, ngon, dẻo khác nhau). - Trong tương lai, khi nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân ngày một tăng lên, gạo hữu cơ sẽ được dùng phổ biến hơn trong các bữa ăn của người dân Việt Nam nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là trong thời kì thực phẩm bẩn đang lan rộng và phát triển với tốc độ chóng mặt. 1.2.2 Bình luận các bài nghiên cứu liên quan 1.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương Huỳnh Thị Thu Sương đã nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông TrườngNam Bộ”. Dựa trên vi ệĐạic thu thập thông học tin bằng phươngKinh pháp định tínhtế cũng Huếnhư tham khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng: mức độ tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, khoảng cách, văn hóa hợp tác, chiến SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào lược và chính sách của Chính phủ nhằm đưa vào nghiên cứu trong mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ tại miền Đông Nam Bộ nhằm nghiên cứu hàn lâm lặp lại kết hợp nghiên cứu ứng dụng với mong muốn tìm ra một mô hình phù hợp với điều kiện kinh doanh còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Thực hiên phương pháp phân tích nhân tố khám phá ( EFA ), cho ra 7 nhân tố với tổng phương sai trích được là 77, 708% nghĩa là 7 nhân tố trích được giải thích được 77,708% hợp tác chuỗi cung ứng, còn lại là 20,292% là các nhân tố khác chưa được xem xét đến giải thích cho vấn đề hợp tác trong chuỗi cung ứng. 7 nhân tố đó là: mức độ tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, văn hóa hợp tác, chiên lược và các chính sách của Chính phủ, trong đó thang đo mức độ tín nhiệm là cao nhất với độ tin cậy ( Alpha ) là 0,897. Qua bài nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng cũng như tầm quan trọng của việc liên kết các nhân tố đó trong chuỗi cung ứng. 1.2.2.2 Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel Khi nghiên cứu về “ Vai trò của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng”, Handfield và Bechtel đã đưa ra mô hình gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này, đó là: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc vào con người, mức độ tín nhiệm và mức độ đáp ứng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ tín nhiệm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành viên trong chuỗi cung ứng. Tác giả chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp khi cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp, sự khan hiếm xảy ra và khi đó sự hợp tác để xây dựng lòng tin- sự tín nhiệm trong mối quan hệ chuỗi cung có thể cải tiến được trách nhiệm của nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. 1.2.2.3 Công trình nghiên cứu của Backtrand Backtrand đã nghiên cứu về vấn đề: “ Các mức độ tương tác trong các quan hệ Trườngchuỗi cung ứng”. Trong Đại quá trình nghiênhọc cứu, Backtrand Kinh đã đi vào tếnghiên Huếcứu 2 nội dung lớn: + Các nền tảng trong chuỗi cung ứng: các vấn đề trong chuỗi cung ứng, sự tương tác trong chuỗi cung ứng và mức độ tương tác của chuỗi cung ứng. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào + Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng Sau khi đưa ra các lập luận, so sánh và tổng kết các lý thuyết đã được công bố của Handfield, Lambert, Harland, Menzent, tác giả nghiên cứu- Backtrand đã đưa ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến các mức độ tương tác trong các quan hệ chuỗi cung ứng, đó là: tín nhiệm, quyền lực, khung thời gian, mức độ thuần thục và tần suất giao dịch. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ Quế Lâm và mô hình nghiên cứu đề xuất 1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ Quê Lâm Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu của các tác giả, ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng họ đều sử dụng thang đo Likert để đánh giá các nhân tố trong bài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn các hộ gia đình, tất cả đều đề cập đến các yếu tố như: niềm tin, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc vào người mua, sự tín nhiệm, chính sách của công ty. Mục tiêu của nghiên cứu này là đi sâu tìm hiểu mức độ hợp tác của các hộ gia đình trồng lúa đối với Công ty, đi sâu nghiên cứu vì sao các hộ nông dân lại liên kết, hợp tác với công ty trong việc sản xuất và cung ứng gạo hữu cơ ra thị trường.  Niềm tin Cốt lõi của việc hợp tác lâu dài và mang lại hiệu quả cho cả hai bên chính là niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau. Không một mối quan hệ nào có thể duy trì lâu dài nếu 2 bên không có sự tin tưởng mà luôn nghi ngờ, dè chừng nhau. Khi được hỏi về niềm tin của mình đối với công ty thì đa phần các hộ nông dân đều nhắc đến các vấn đề như: + Công ty luôn có những chính sách, những buổi tập huấn cho nông dân để họ hiểu hơn về nông nghiệp hữu cơ nói chung và gạo hữu cơ nói riêng. + Công ty cam kết bao tiêu cho nông dân, đây là một điều tạo nên cơ sở để cho các hộ nông dân an tâm hơn trong việc sản xuất của mình. Trường+ Phía công ty tin Đạitưởng ngườ i họcnông dân có Kinhthể làm được và phíatế nông Huế dân tin tưởng công ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo ổn định, đảm bảo thu nhập cho người những người nông dân.  Nguồn nhân lực SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Con người là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức. Con người giúp xây dựng nên nhiều mối quan hệ, giúp gắn kết doanh nghiệp với nhân viên, với khách hàng một cách hiệu quả. Khi tiến hành đều ra về mức độ quan tâm của công ty đối với các hộ nông dân, đa phần họ đều đề cập đến: + Các kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cũng như sự quan tâm của họ đến những người nông dân + Công nhân viên lao động  Hợp đồng Các mối quan hệ có thể dựa trên sự tin tưởng, nhưng về lâu dài để đảm bảo sự tin tưởng một cách an toàn nhất thì sự tồn tại của hợp đồng là điểu cần thiết. Khi hợp đồng được thiết lập, nó đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đối với các nông hộ khi hợp tác với công ty,điều mà họ quan tâm nhất trong hợp đồng là: + Thời gian kí kết + Nội dung ch tiết các thỏa thuận sâu trong hợp đồng  Sự phụ thuộc vào người mua Đây là quan hệ người bán- người mua, ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc nhận thức mức độ phụ thuộc bao gồm tầm quan trọng của tài nguyên, mức độ các nhóm lợi ích, và mức độ thay thế. Đối với các nông hộ khi nhắc đến vấn đề này, đa phần họ đều đề cập đến: + Phụ thuộc vào nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp + Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ  Sự tín nhiệm Đây là một điều quan trọng trong bất kì một mối quan hệ nào, mức độ tín nhiệm càng cao thì khả năng hợp tác càng phát triển và mối quan hệ giữa các bên càng bền chặt.  Chính sách của công ty Chính sách là một trong các chiến lược hoạt động của công ty, nó giúp công ty duy Trườngtrì và phát triển mối quan Đại hệ với các học nhà cung ứ ng.Kinh Có thể đề cập đtếến các chínhHuế sách như: chính sách mua các sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10-15%, các chính sách khuyến khích, khen thưởng 1.2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Mô hình nghiên cứu đề xuất của bài dựa trên mô hình nghiên cứu của Handfield và Bechtel ( 2002 ). Cơ sở vật chất Niềm tin Nguồn nhân Nguồn nhân lực lực Hợp đồng Mức độ hợp tác của các Hợp đồng nông hộ Sự phụ thuộc Sự phụ thuộc người mua người mua Mức độ tín Sự tín nhiệm nhiệm Chính sách Sự đáp ứng của công ty Sơ đồ 1.1: So sánh mô hình nghiên cứu Trường( Nguồn: Nghiên cứĐạiu lặp lại dựa vàohọc việc tổng hợ pKinh và kế thừa từ các công tế trình đHuếã công bố ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC NHÀ CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO HỮU CƠ 2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập Đoàn Quế Lâm Hình 2.1: Logo tập đoàn Quế Lâm ( Nguồn: Trang web của tập đoàn phanbonquelam.com ) Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quế Lâm (Tập Đoàn Quế Lâm) được thành lập vào năm 2001, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Quế Lâm. Lĩnh vực hoạt động chính là phân bón (NPK, hữu cơ, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp) và sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ. Năm 2003, DNTN Quế Lâm được chuyển thành công ty Cổ phần Tập Đoàn Quế Lâm với một nhóm các cổ đông góp vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tăng nguồn lực tài chính phục vụ cho sự phát triển lâu dài với tổng giá trị tài sản trên 1600 tỷ đồng. Sau quá trình 15 năm hình thành và phát triển, hiện nay Tập Đoàn Quế Lâm đã có hệ thống 12 công ty thành viên, trong đó có 7 nhà máy sản xuất phân bón phân bố đều trên khắp cả nước (Miền Bắc – Miền Trung – Tây Nguyên – Miền Nam) và một công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm phân bón Quế Lâm tại thị trường Campuchia. Các công ty thành viên của Tập Đoàn bao gồm: Trường1. Nhà máy sản xuĐạiất phân bón họcQuế Lâm Phương Kinh Nam. Địa chtếỉ: 01/8 Huếsố 11, ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Long An. Địa chỉ: Ấp Nhơn Xuyên, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 3. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Tam Phước. Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 4. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Tây Nguyên. Địa chỉ: Xã Ya-Băng, Huyện Chư-prông, tỉnh Gia Lai. 5. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Kon Tum. Địa chỉ: Thôn Tân An, xã Ya-Chim, thành phố KonTum, tỉnh KonTum. 6. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Miền Trung. Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Phương Bắc. Địa chỉ: Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Quế Lâm Campuchia. Địa chỉ: Nhà số 15C, đường 351, phường Niruos, quận Chbar Ampouv, thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia. 9. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Giáo dục Quế Lâm. Địa chỉ: 3/1Y Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 10. Công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm. Địa chỉ: 101 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 11. Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học Quế Lâm. Địa chỉ: Số 10, Khu tập thể nhiệt đới Việt Nga, ngõ Tuổi Trẻ, phường Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội 12. Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Tập đoàn có hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm trải dài trên 63 tỉnh thành của Việt Nam với 250 nhà phân phối cấp 1, hơn 2000 đại lý cấp 2, cấp 3 và xuất khẩu qua Lào, Campuchia; hệ thống đối tác bán hàng là các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Vingroup về dự án trồng rau sạch, TrườngTổng công ty chè, Tổ ngĐại công ty cà phê,học Hiệp hội tiêuKinh Việt Nam, tế Huế Với tầm nhìn và tư duy chiến lược kinh doanh xuyên suốt của mình qua từng giai đoạn phát triển, đến nay các sản phẩm mang thương hiệu Quế Lâm đã và đang khắng SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào định được vị thế của mình trong những thương hiệu phân bón, thương hiệu nông sản hữu cơ uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay. ( Nguồn: Trang web của Tập Đoàn: phanbonquelam.com ) 2.1.1.2 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm Công ty được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 24/01/2014 Tên tiếng việt đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nông sản hữu cơ Quế Lâm Tên viết tắt: Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm Giấy phép kinh doanh: 330151368 – Ngày cấp: 24/01/2014 Hình thức tổ chức: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Số điện thoại: 0906 401 288 Địa chỉ: 101 Phan Đình Phùng – Vĩnh Ninh - Thành phố Huế - Thừa Thiên Huế Giám đốc: Nguyễn Thành Trung Email: quelamnshc@gmail.com Website : www.gaohuucoquelam.com/quelamorganic.com Logo: Hình 2.2: Logo công ty Quế Lâm ( Nguồn: Trang web của công ty quelamorganic.com ) Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 24/01/2014. Công ty luôn sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông sản sạch có nguồn gốc hữu cơ như: gạo hữu cơ, chè, cà phê, các loại thực phẩm hữu cơ ( rau, thịt, trứng ). Trải qua 4 năm hoạt động và phát triển, công ty đã định hướng chiến lược kinh Trườngdoanh của mình bằng viĐạiệc tham gia lĩnhhọc vực sản xu Kinhất chế biến các lo ạtếi nông sHuếản hữu cơ để cung cấp cho người tiêu dùng. Tiến hành xây dựng các trang trại để có thể trồng rau ăn toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, phối hợp sản xuất và thu mua các loại lúa gạo hữu cơ được trồng theo công nghệ sinh học của bà con nông dân để cung cấp cho khách hàng. Chính vì SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào thế, công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như trong lòng của người tiêu dùng hiện nay. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty  Chức năng - Sản xuất và chế biến các loại nông sản hữu cơ - Cung ứng các loại nông sản hữu cơ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  Nhiệm vụ - Xây dựng, mở rộng và thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả - Sản xuất đa dạng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng - Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như tác phong làm việc của các cán bộ nhân viên trong công ty - Tuân thủ quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và Luật lao động - Tuân thủ chế độ hạch toán kế toán theo quy định. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Là một công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm vẫn có một sơ đồ bộ máy rõ ràng và chặt chẽ, điều đó được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Chủ tịch Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kho chế biến cà phê Siêu thị kế toán kinh doanh Quản lí Bán hàng Đội xe Sơ chế Kho Thu ngân Bán hàng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm ) 2.1.4 Chức năng của các phòng ban  Ban lãnh đạo + Chủ tịch: Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về thưc hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.  Ban giám đốc + Giám đốc: Làm việc theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, trực tiếp giải quyết các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài Trườngchính, có trách nhiệm tạĐạio việc làm vàhọc đảm bảo thu Kinhnhập cho những ngưtếời nhân Huế viên. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách các công tác sản xuất tại công ty, chịu trách nhiệm hoàn thành công việc, kiểm tra và báo cáo tình hình sản xuất của công ty. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Bộ phận kinh doanh Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác bán các sản phẩm của công ty, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; đồng thời lập các kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn, dài hạn và trung hạn, song song với đó là giám sát các quá trình thực hiện kế hoạch đó.  Bộ phận kế toán Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài sản của công ty, ghi chép tính toán phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả kinh doanh, lập báo các kế toán hằng tháng, hằng quý, hằng năm để trình lên Ban Giám đốc.  Bộ phận siêu thị Là nơi trưng bày và cung cấp các sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng, đây là bộ phận cung cấp nguồn thu cho công ty. Chịu các trách nhiệm như giao hàng, bán hàng; thống kê lượng hàng nhập, xuất cung cấp cho các bộ phận khác để tổng hợp và từ đó đề ra những giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn.  Bộ phận sơ chế Đây là bộ phận thực hiện các hoạt động chế biến, sơ chế các sản phẩm của công ty theo sự chỉ đạo từ cấp trên đưa xuống, cung cấp các sản phẩm cho bộ phận siêu thị để trưng bày và bán cho khách hàng.  Bộ phận kho Chịu trách nhiệm lưu trữ các sản phẩm của công ty từ trang trại đưa về hoặc từ các nhà cung cấp khác, cung cấp sản phẩm cho bộ phận siêu thị hoặc bộ phận chế biến theo yêu cầu của cấp trên.  Bộ phận cà phê Cung cấp các loại thức uống cho người tiêu dùng, là bộ phận cung cấp doanh thu cho công ty bằng cách bán các loại sản phẩm dưới dạng đồ uống và hầu hết các Trườngnguyên liệu được lấy từĐạibộ phận siêu họcthị là chủ yế u.Kinh tế Huế 2.1.5 Các sản phẩm công ty cung cấp Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm sản xuất và cung cấp các loại nông sản hữu cơ và thực phẩm an toàn như gạo hữu cơ, cà phê, trà, rau củ quả,thịt SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào heo, Thông qua siêu thị cũng như bộ phận cà phê, công ty cung cấp đến khách hàng các loại sản phẩm như: + Các loại gạo: gạo Hàm Hương, gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, gạo nếp, + Các loại rau: rau ngót, rau dền, cải bó xôi, rau má, + Các loai củ: củ cải, củ dền, cà rốt, khoai lang, khoai tây, cà rốt baby, + Các loại trái cây: thanh long, thanh long ruột đỏ, xoài, cam, quýt, + Các loại thịt: thịt heo, thịt gà, thịt bồ câu, + Các loại nước uống: sinh tố, nước ép trái cây, các loại cà phê, Tuy nhiên mặt hàng chính mà công ty cung cấp vẫn là sản phẩm Gạo hữu cơ Quế Lâm. 2.1.5.1 Đặc điểm của sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm Gạo hữu cơ Quế Lâm được sản xuất được sản xuất theo quy trình hữu cơ, sữ dụng phân bón hữu cơ vi sinh của tập đoàn, không dùng thuốc trừ sâu hóa chất, không chất bảo quản, không tẩy trắng hóa chất, không hương liệu thu hoạch đóng gói đảm bảo yếu tố sạch. Các ưu điểm của gao hữu cơ Quế Lâm: + Sản xuất hoàn toàn tự nhiên + Sản lượng cung cấp ổn định + Thường xuyên được kiểm tra khâu sản xuất về quy định hữu cơ nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng + Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm biến đổi gen trong nông nghiệp hữu cơ + Không sử dụng chất hóa học và chất kháng sinh Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.3: Đặc điểm sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm ( Nguồn: Trang web của công ty quelamorganic.com ) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Gạo hữu cơ Quế Lâm được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap với 6 không: + Không sử dụng thuốc diệt cỏ + Không sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất + Không sử dụng phân bón hóa học + Không tẩy trắng hóa chất + Không sử dụng chất bảo quản + Không sử dụng tạp phẩm hương liệu 2.1.5.2 Quy trình sản xuất - Thời vụ: Chia làm 2 vụ chính (Đông Xuân và Hè Thu) - Mật độ: Đối với ruộng sạ, mật độ thích hợp từ 100-120 kg/ha. Nên cấy mạ ở tuổi (30-35 ngày vụ Đông Xuân và 20-25 ngày vụ Hè Thu) - Ngâm ủ và xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống bằng 3 sôi 3 lạnh, vớt bỏ những hạt lép. Sau đó ngâm tiếp 24h rồi vớt ra rửa sạch đưa đi ủ kỉ cho hạt giống nảy mầm từ 3-4 mm sau đó mới đưa ra đảo đều trước khi đưa ra ruộng gieo. - Phân bón: Áp dụng quy trình sau để bón chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm cho 500m2. Bảng 2.1: Quy trình chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm Loại phân sử dụng Lượng bón Thời kì bón Kg Bón lót Thúc 1 Thúc 2 Đón đồng Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 25 Toàn bộ Phân khoáng hữu cơ Quế Lâm 40 Toàn bộ chuyên dùng cho lúa Phân khoáng hữu cơ Quế Lâm 10 Toàn bộ chuyên dùng cho lúa Phân bón lá Quế Lâm 150 ml Toàn bộ (Nguồn: Trang web của công ty quelamorganic.com ) Trường2.1.5.3 Chuỗi giá trĐạiị SXKD gạo hhọcữu cơ Quế LâmKinh tế Huế Mô hình sản xuất Lúa gạo hữu cơ Quế Lâm là mô hình liên kết giữa Tập đoàn Quế Lâm với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tạo thành một chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh Nông sản hữu cơ trong Nông nghiệp. Đây là mô hình liên kết sản xuất nhằm SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào giúp nông dân xóa bỏ thói quen sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa chất và thuốc diệt cỏ trong canh tác để nâng cao giá trị nông sản, ổn định đầu ra của sản phẩm, mang lại những giá trị thiết thực về sức khỏe cho cộng đồng và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh – sạch – an toàn – bền vững. Sơ đồ 2.2: Chuỗi giá trị SXKD gạo hữu cơ Quế Lâm ( Nguồn: Trang web của công ty phanbonquelam.com ) 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 Người lao động là một thành phần không thể thiếu trong bất kì một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn lao động đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty. Nguồn lao động có thể quyết định đến số lượng, chất lượng của các sản phẩm cung ứng ra thị trường. Trên cơ sở đó, nếu thực hiện một cách tốt và hiệu quả thì lao động có thể là nhân tố tạo ra sự khác biệt, từ đó tạo ra được các lợi thế cạnh tranh cho công ty. Nhìn chung, số lượng nhân viên của công ty tăng qua 3 năm, từ năm 2016-2018 tăng 17 người. Cụ thể, năm 2017/2016 tăng 6 người tương ứng với mức tăng 17,6% và Trườngnăm 2018/2017 tăng 11Đại người tương họcứng với m ứKinhc tăng 27,5%. S ốtếlượng nhânHuế viên ngày càng tăng cho thấy rằng công ty đang có thể trong chiều hướng phát triển đi lên, SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào quy mô sản xuất tăng, cần thêm nhiều nhân viên để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 34 100 40 100 51 100 6 17,6 11 27,5 Theo giới tính Nam 19 55,9 23 57,5 30 58,8 4 21,1 7 30,4 Nữ 15 44,1 17 42,5 21 41,1 2 13,3 4 23,5 Trình độ lao động Đại học 20 58,8 24 60 29 56,8 4 20,0 5 20,8 Cao đẳng 9 26,5 10 25 13 25,4 1 11,1 3 30,0 THPT 5 14,7 6 15 9 17,6 1 20,0 3 50,0 Theo độ tuổi 18-30 21 61,7 24 60 32 62,7 3 14,3 8 33,3 30-50 11 32,3 14 35 16 31,3 3 27,3 2 14,3 >50 2 6 2 5 3 5,8 0 0,0 1 50,0 ( Nguồn: Bộ phận kế toán-tài chính )  Xét về giới tính Lao động nam chiếm đa số, tỷ lệ lao động nam so với lao động nữa qua các năm đều có sự chênh lệch. Đây là điều dễ hiểu vì hoạt động của công ty chủ yếu là thiên về sản xuất và phân phối gạo nên số lượng nhân viên nam nhiều cũng là điều phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cũng có các bộ phận như kế toán, chế biến, siêu thị, những công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chu đóa của nữ giới nên số lượng lao động nữ của công ty cũng tăng trong 3 năm từ năm 2016-2018. Cụ thể, năm 2017/2016, lao động nam tăng 4 người chiếm tỉ lệ 21,1%, lao động nữ tăng 2 người chiếm tỉ lệ 13,3%; năm Trường2018/2017, lao động namĐại tăng 7 ngư họcời chiếm tỉ lKinhệ 30,4%, lao độ ngtế nữ tăng Huế 4 người chiếm tỉ lệ 23,5%.  Xét theo trình độ lao động Tỉ lệ lao động có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào + Trình độ đại học năm 2017/2016 tăng 4 người tương ứng với tỉ lệ 20,0%, năm 2018/2017 tăng 5 người tương ứng với tỉ lệ 20,8%. + Trình độ cao đẳng năm 2017/2016 tăng 1 người tương ứng với tỉ lệ 11,1%, năm 2018/2017 tăng 3 người tương ứng với tỉ lệ 30,0%. + Trình độ THPT năm 2017/2016 tăng 1 người tương ứng với tỉ lệ 20,0%, năm 2018/2017 tăng 3 người tương ứng với tỉ lệ 50,0%. Qua đây, ta có thể thấy rằng số người lao động trình độ lao động đại học, cao đẳng có xu hướng tăng nhiều hơn bởi lẻ quy mô hoạt động chỉ phản ánh một phần nào đó, quan trọng là chất lượng của nguồn nhân lực trong công ty, nên cũng rất dễ hiểu được rằng trình độ văn hóa đại học và cao đẳng của nhân viên chiếm đa số và tăng qua từng năm.  Xét theo độ tuổi Tỉ lệ lao động có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: + Từ 18-30 tuổi năm 2017/2016 tăng 3 người tương ứng với 14,3%; năm 2018/2017 tăng 8 người tương ứng với 33,3%. Số nhân viên ở độ tuổi này chiếm tới 62,7%, do tính chất công việc kinh doanh, cần tiếp xúc phục vụ khách hàng, nhanh nhẹn để có thể làm các vị trí như phục vụ cà phê, bán hàng, giao hàng, thu ngân, nên độ tuổi từ 18-30 chiếm đa số cũng là điều dễ hiểu. + Từ 30-50 tuổi năm 2017/2016 tăng 3 người tương ứng với 27,3%; năm 2018.2017 tăng 2 người tương ứng với 14,3%. Độ tuổi này chiếm tỉ lệ 31,3%, độ tuổi này thường làm việc tại các bộ phận quản lý, đội xe, bộ phận chế biến, sơ chế, + Trên 50 tuổi năm 2017/2016 số nhân viên không thay đổi; năm 2018/2017 tăng 1 người tương ứng với 50,0%, số lượng nhân viên ở độ tuổi này chiếm khá ít, tập trung ở ban lãnh đạo của công ty và bảo vệ. 2.2.2 Quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.3: Bảng Cân đối kế toán giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học KinhĐơn v ịtếtính: TriHuếệu đồng SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 2017/2016 2018/2017 ±Δ % ±Δ % SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào A. TÀI SẢN 1.Tài sản ngắn hạn 4.322,00 5.146,00 8.565,00 824,00 19,07 3.419,00 66,44 2. Tài sản dài hạn 1.039,00 1.870,00 1.927,16 831,00 79,98 57,16 3,06 TỔNG TÀI SẢN 5.361,00 7.016,00 10.492,16 1.655,00 30,87 3.476,16 49,55 B.NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 2.916,00 3.269,00 6.458,52 353,00 12,11 3.189,52 97,57 2. Vốn chủ sở hữu 2.445,00 3.747,00 4.033,64 1.302,00 53,25 286,64 7,65 TỔNG NGUỒN VỐN 5.361,00 7.016,00 10.492,16 1.655,00 30,87 3.476,16 49,55 ( Nguồn:Bộ phận kế toán-tài chính) Qua bảng thống kê ta có thể thấy rằng, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng đều sau 3 năm từ năm 2016 đến 2018. Từ năm 2016-2017 tăng 1.655 triệu ( tương ứng tăng 30,87% ). Từ năm 2017-2018 tăng 3.476,16 triệu ( tương ứng tăng 49,55% ). Qua đó, cho thấy rằng công ty đang hoạt động có hiệu quả và trên đà phát triển, cụ thể như sau: Tài sản - Tài sản ngắn hạn +Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2017 tăng 824 triệu ( tương ứng tăng 19,07% ) so với năm 2016. . + Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 tăng 3.419 triệu ( tương đương với 66,44% ) so với năm 2017. + Đa phần các khoản thuộc tài sản ngắn hạn đều tăng lên chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty cũng mở rộng đầu tư vào các tài sản ngắn hạn khác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất của công ty. - Tài sản dài hạn + Tài sản dài hạn của công ty năm 2017 tăng 831 triệu ( tương đương với 79,98% ) so với năm 2016. + Tài sản dài hạn của công ty năm 2018 tăng 57,16 triệu ( tương đương với 3,06% ) Trườngso với năm 2017. Đại học Kinh tế Huế + Điều này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp đang được mở rộng. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do công ty đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc, để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Nguồn vốn - Nợ phải trả + Nợ phải trả của công ty năm 2017 tăng 353 triệu ( tương đương với 12,11% ) so với năm 2016. + Nợ phải trả của công ty năm 2018 tăng 3.189,52 triệu ( tương đương với 197,57% ) so với năm 2017. + Các khoản nợ phải trả tăng lên chứng tỏ công ty đang muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Vốn chủ sở hữu + Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2017 tăng 1.302 triệu ( tương đương với 53,25% ) so với năm 2016 + Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 tăng 286,64 triệu ( tương đương với 7,65% ) so với năm 2017. + Nguyên nhân của sự gia tăng vốn chủ sở hữu là do sự bổ sung nguồn lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn vốn hổ trợ từ công ty tổng đổ vào. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2016- 2018 ) Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2016- 2018 ) được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng SO SÁNH Năm Năm Năm CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 ±Δ % ±Δ % 1. Doanh thu bán hàng & cc dịch vụ 8.750,64 9.045,64 11.562,18 295,00 3,37 2.516,54 27,82 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 227,57 195,57 114,56 -32,00 -14,06 -81,01 -41,42 3. Doanh thu thuần về bán hàng & cc 8.523,08 8.850,08 11.447,62 327,00 3,84 2.597,54 29,35 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 7.672,45 7.692,45 10.064,38 20,00 0,26 2.371,93 30,83 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cc 850,62 1.157,62 1.383,24 307,00 36,09 225,62 19,49 dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3,33 3,33 2,26 0,00 0,00 -1,07 -32,13 7. Chi phí tài chính 1,10 0,50 1,03 -0,60 -54,23 0,53 106,00 Trong đó: Chi phí lãi vay 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 8. Chi phí bán hàng 295,13 395,13 454,11 100,00 33,88 58,98 14,93 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 435,59 635,59 740,31 200,00 45,91 104,72 16,48 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động 122,72 129,72 190,04 7,00 5,70 60,32 46,50 kinh doanh 11.Thu nhập khác 5,12 1,13 2,05 -3,99 -77,97 0,92 81,38 12.Chi phí khác 1,26 0,89 1,79 -0,36 -28,93 0,90 100,45 13.Lợi nhuận khác 3,86 0,23 0,25 -3,63 -93,94 0,02 8,55 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 126,59 129,96 190,29 3,37 2,66 60,34 46,43 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 30,15 15,05 21,56 -15,10 -50,09 6,51 43,28 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 96,74 114,91 168,73 18,17 18,78 53,82 46,84 Trường Đại học ( NguKinhồn: Bộ phận Ktếế toán - tàiHuế chính ) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm ( từ 2016 đến 2018 ) đã có rất nhiều biến đổi lớn. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty năm 2018 có sự có sự tăng trưởng khá tốt so với năm 2017 và 2016. Cụ thể SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào như sau: Năm 2017 tăng 18,17 triệu đồng ( tương ứng với 18,78% ) so với năm 2016. Năm 2018 tăng 53,82 triệu ( tương ứng với 46,84% ) so với năm 2017. Điều đó cho thấy rằng, trong 3 năm công ty đã hoạt động khá hiệu quả với những nổ lực không ngừng nghỉ trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận nhưng không quên giá trị cốt lõi của mình và là một chứng minh cho thầy rằng trong 3 năm ( 2016-2018 ) công ty đã hoạt động với một chiến lược khả thi và đem về một kết quả kinh doanh khá tốt. Cụ thể được thể hiện như sau: Doanh thu thuần: + Doanh thu thuần năm 2017 tăng 327 triệu đồng ( tương ứng tăng 3,84% ) so với năm 2016. + Doanh thu thuần năm 2018 tăng đáng kể cho với năm 2017 với mức tăng là 2.597,54 triệu ( tương ứng tăng 29,35% ). + Nguyên nhân chính của việc gia tăng doanh thu là do công ty ngày càng mở rộng sản xuất các loại nông sản, sản phẩm đa dạng khác nhau trên thị trường. Cùng với đó, các mặt hàng mà công ty cung cấp ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng. Các loại chi phí + Chi phí tài chính: Chi phí tài chính năm 2018 tăng 0,53 triệu đồng ( tương ứng tăng 106,00% ) + Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng năm 2017 tăng 100 triệu ( tương ứng tăng 33,88% ) so với năm 2016. Năm 2018 tăng 58,98 triệu ( tương ứng tăng 14,93% ). + Chi phí quản lí doanh nghiệp: Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2017 tăng 200 triệu ( tương ứng tăng 45,91% ) so với năm 2016. Năm 2018 tăng 104,72 triệu ( tương ứng tăng 16,48% ). + Các chi phí trên tăng cho thấy rằng trong 3 năm vừa qua công ty đã cố gắng mở rộng việc sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường làm cho giá vốn hàng hóa Trườngtăng lên cùng với đó làĐại việc tuyển thêmhọc nhân viên Kinh và mở rộng việ c tếquản lýHuế để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Kết luận: Mặc dù chi phí của công ty mỗi năm đều tăng lên nhưng nhờ việc mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bán các sản phẩm cho người tiêu dùng SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào nên công ty đã cân bằng được chi phí và doanh thu đạt được. Ngoài ra, ta có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty trong 3 năm ( 2016-2018 ) đều tăng. Với tình hình tài sản và nguồn vốn đã phân tích ở trên, có thể nói công ty đang phát triển theo chiều hướng khá tốt, nếu có thể nên duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như thế ngày cho những năm tiếp theo. 2.2.4 Tình hình sản xuất lúa nông nghiệp hữu cơ năm 2019 Dưới đây là các hộ nông dân thuộc 2 hợp tác xã điển hình là Đông Vinh và Đông Toàn hợp tác với công ty trong việc sản xuất và cung ứng gạo hữu cơ ra thị trường:  HTX ĐÔNG VINH Bảng 2.5: Tóm tắt tình hình sản xuất của HTX Đông Vinh Diện tích canh tác Số hộ Tỷ lệ 0,05-0,1 ha 15 25% 0,11-0,2 ha 27 45% Trên 0,2 ha 18 30% Tổng 60 100% ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông sản Quế Lâm )  HTX ĐÔNG TOÀN Bảng 2.6: Tóm tắt tình hình sản xuất của HTX Đông Toàn Diện tích canh tác Số hộ Tỷ lệ 0,05-0,1 ha 34 49,28% 0,11-0,2 ha 28 40,58% Trên 0,2 ha 7 10,14% Tổng 69 100% Trường Đại ( Nguhọcồn: Công Kinhty TNHH MTV Nông tế sản QuHuếế Lâm ) 2.2.5 Tình hình thu mua và xuất bán Gạo hữu cơ của công ty 2.2.5.1 Tổng xuất bán gạo 6 tháng đầu năm 2018 Bảng 2.7: Tổng xuất gạo 6 tháng đầu năm 2018 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào STT Phương Nam Miền Trung Hà Tĩnh Phương Bắc Tổng cộng Lũy kế 1 3.550 12.205 4.120 4.635 24.510 24.510 2 1.460 20.155 6.950 4.450 33.015 57.525 3 1.530 5.890 6.216 5.060 18.696 76.221 4 2.095 6.080 2.145 6.896 17.216 93.437 5 3.570 4.320 1.875 7.945 17.710 111.147 6 3.730 6.268 997 5.500 16.495 127.642 TC 15.935 54.918 22.303 34.486 127.642 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông sản Quế Lâm ) Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng, trong 6 tháng đầu năm 2018 công ty đã xuất bán tổng cộng 127.642 kg gạo hữu cơ, trong đó xuất bán nhiều nhất là ở Miền Trung với tổng lượng gạo xuất bán là 54.918 kg và thấp nhất là ở Phương Nam với tổng lượng xuất là 15.935 kg gạo. 2.2.5.2 Kết quả thu mua lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 Bảng 2.8: Kết quả thu mua lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 STT Nơi nhập Số lượng (Kg) Ghi chú 1 Hoàng Tiến- Đà Nắng 42.969 2 Đông Vinh- Huế 78.564 3 Phú Bài- Huế 137.342 4 Phú Đa- Huế 121.742 5 Phú Dương- Huế 6 Thủy Dương- Huế 7 Điền Hòa- Huế 26.178 8 Điền Lôc- Huế 22.647 9 Phú Lương- Huế 319.364 10 Thống Nhất- Quảng Bình 14.688 11 Trung Trach- Quảng Bình 21.613 12 Thôn Yên Khánh- Hà Tĩnh 19.076 13 Chú Hương 604 14 Thôn Ngụ Quế- Hà Tĩnh 4.656 15 Lúa đỏ 8.041 TỔNG 817.484 Trường Đại ( Nguhọcồn: Công Kinhty TNHH MTV Nông tế sản QuHuếế Lâm ) Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy rằng trong vụ Đông Xuân 2017- 2018 Công ty đã thu mua được tổng số lượng lúa là 817.484 kg lúa. Trong đó, số lượng lúa mà Công SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào ty mua nhiều nhất là ở vùng Phú Lương- Huế với 319.364 kg lúa ( tương ứng với 39,07% ), mua thấp nhất ở Chú Hương với 604 kg lúa ( tương ứng với 0,07% ). 2.2.5.3 Xay xát lúa trong 6 tháng đầu năm 2018 Bảng 2.9: Kết quả xay xát lúa 6 tháng đầu năm 2018 Lúa xay xát Gạo Tấm Cám Tỷ lệ gạo/lúa ( kg ) ( 65% ) ( 2,5% ) ( 8% ) ( % ) T1 34.506 23.260 248 2.066 67,4 T2 38.751 27.290 178 1.190 70,4 T3 20.454 13.602 138 1.631 66,5 T4 19.361 12.694 169 1.559 65,5 T5 24.956 16.488 141 1.820 66,1 T6 33.076 21.830 236 2.266 66,0 TỔNG 171.104 115.164 1.110 10.532 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông sản Quế Lâm ) Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu năm 2018 Công ty thực hiện xay xát hết 171.104 kg lúa nhập kho, thu được 115.164 kg gạo xuất bán để xuất ra thị trường, 1.110 kg tấm các loại và 10.532 kg cám. 2.3 Phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra 2.3.1 Mô tả mẫu điều tra theo diện tích trồng lúa Bảng 2.10: Cơ cấu diện tích trồng lúa của các hộ nông dân Số lần Tần suất (%) Dưới 0,5 ha 44 33,8 Từ 0,5-1 ha 48 36,9 Từ 1-1,5 ha 30 23,1 Trên 1,5 ha 8 6,2 Tổng 130 100,0 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) TrườngTrong số 130 hộ nôngĐại dân đượ c khhọcảo sát, ta dễKinhdàng thấy rằng cáctế hộ nông Huế dân có có diện tích trồng lúa lớn nhất là từ 0,5 đến 1 ha, chiếm 36,9% và ít nhất là trên 1,5 ha, chiếm 6,2%. Đều này cho thấy rằng các hộ nông dân có diện tích trồng khá lớn, đây SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào cũng là một điều dễ hiểu vì từ bấy lâu nay ngành nghề chính của họ chính là nghề làm nông, họ mở rộng diện tích canh tác để tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. 2.3.2 Mô tả điều tra theo thời gian hợp tác với Công ty Bảng 2.11: Cơ cấu thời gian hợp tác với Công ty Số lần Tần suất ( % ) Dưới 3 năm 49 37,7 Từ 3-5 năm 58 44,6 Từ 5-7 năm 20 15,4 Trên 7 năm 3 2,3 Tổng 130 100,0 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Trong 130 mẫu điều tra, ta có thể thấy rằng: thời gian hợp tác với Công ty của các hộ nông dân lớn nhất là từ 3 đến 5 năm ( chiếm 44,6% ), ít nhất là trên 7 năm ( chiếm 2,3%). Đây cũng là một điều dễ hiểu vì mô hình trồng lúa hữu cơ theo công nghệ vi sinh dù đã phổ biến nhiều trên thế giới nhưng chỉ mới phổ biến trong vài năm trở lại đây ở Thừa Thiên Huế. Đây là tín hiệu đáng mừng khi các hộ nông dân sẽ nhìn nhận được tầm quan trọng, năng suất cũng như hiệu quả của việc trồng lúa hữu cơ và sẽ có ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa hữu cơ, sản phẩm tốt, mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho con người và đặc biệt là hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường. 2.3.3 Mô tả điều tra theo sản lượng lúa hằng năm Bảng 2.12: Cơ cấu sản lượng lúa hằng năm Số lần Tần suất ( % ) Dưới 5 tấn 56 43,1 TrườngTừ 5-Đại7 tấn học50 Kinh38,5 tế Huế Từ 7-10 tấn 19 14,6 Trên 10 tấn 5 3,8 Tổng 130 100,0 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Trong 130 mẫu khảo sát, ta thấy rằng: sản lượng lúa của các hộ nông dân lớn nhất là dưới 5 tấn ( chiếm 43,1% ) và ít nhất là trên 10 tấn ( chiếm 3,8% ). Điều này cũng khá dễ hiểu vì trước đây các hộ nông dân đã quá quen với phương pháp trồng lúa kiểu truyền thống, dùng các loại thuốc trừ sâu và phân phón hóa học. Khi chuyển qua một phương pháp canh tác hoàn toàn mới, họ cũng phải mất một khoảng thời gian để thích nghi. Nhưng nhìn vào biểu đồ sản lượng, ta cũng sẽ tin rằng trong tương lai không xa, khi người dân họ thuần thục phương pháp canh tác mới cùng những chính sách của Công ty như việc cung cấp giống và các loại phân vi sinh chất lượng cho họ thì sản lượng lúa chắc chắn sẽ tăng cao. 2.4 Đánh giá mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng lúa gạo hữu cơ 2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, tôi sẽ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua phương pháp Cronbach’s Alpha. Phương pháp này sẽ cho phép người dùng loại bỏ những biến không phù hợp và loại bỏ những biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (iem-total correction) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo được thể hiện như sau:  Đối với niềm tin Bảng 2.13: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 1- niềm tin Tương Cronbach’s Biến quan sát quan biến Alpha nếu loại tổng biến Trường ĐạiHệ số Cronbach’s học Alpha Kinhtổng: 0,832 tế Huế BA1: Công ty luôn có những buổi tập huấn cho nông 0,712 0,746 dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào BA2: Công ty cam kết bao tiêu cho bà con nông dân 0,739 0,717 BA3: Hai bên tin tưởng nhau trong qúa trình hợp tác 0,629 0,826 ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,832> 0,6 nên thang đo nhóm 1- niềm tin đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với nguồn lực Bảng 2.14: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 2- nguồn nhân lực Tương Cronbach’s Biến quan sát quan biến Alpha nếu loại tổng biến Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0,763 BB1: Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao 0,567 0,712 BB2: Các nhân viên thường xuyên ghé thăm các trang 0,519 0,763 trại lúa BB3: Đội ngũ nhân viên có sự hiểu biết sâu về quy trình 0,706 0,546 trồng và chăm sóc lúa hữu cơ ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,763 > 0,6 nên thang đo nhóm 2- nguồn nhân lực đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với hợp đồng Bảng 2.15: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 3- hợp đồng Biến quan sát Tương Cronbach’s quan biến Alpha nếu Trường Đại học Kinhtổng tế loHuếại biến Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0,776 BC1: Hợp đồng chi tiết, dễ hiểu đối với các hộ dân 0,660 0,650 BC2: Những thỏa thuân trong hợp đồng là khá rõ ràng và 0,641 0,663 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào chi tiết BC3: Thời gian kí kết hợp đồng là tương đối ( có thể điều 0,541 0,777 chỉnh được nếu có vấn đề xảy ra ) ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,776 > 0,6 nên thang đo nhóm 3- hợp đồng đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với sự phụ thuộc Bảng 2.16: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 4- sự phụ thuộc Tương quan Cronbach’s Alpha Biến quan sát biến tổng nếu loại biến Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0,825 BD1: Công ty có lương khách lớn, đa dạng 0,626 0,791 BD2: Công ty có nguồn vốn lớn và ổn định 0,692 0,760 BD3: Giống, phân công ty cung cấp có chất 0,608 0,798 lượng tốt BD4: Thị trường tiêu thụ của công ty rộng lớn 0,675 0,768 đối với các sản phẩm hữu cơ ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,825 > 0,6 nên thang đo nhóm 4- sự phụ thuộc đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với sự tín nhiệm Bảng 2.17: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 5- sự tín nhiệm Tương quan Cronbach’s Alpha Biến quan sát biến tổng nếu loại biến Trường ĐạiHệ số Cronbach’s học Alpha Kinhtổng: 0,736 tế Huế BE1: Công ty luôn có tinh thần hợp tác và sẵn 0,560 0,662 sàng hợp tác BE2: Công ty luôn đặt lợi ích của tập thể lên 0,451 0,718 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào trước tiên BE3: Công ty luôn có những buổi tập huấn cho 0,640 0,608 bà con nông dân BE4: Công ty luôn thực hiện những cam kết đã 0,480 0,703 đặt ra với bà con ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,736 > 0,6 nên thang đo nhóm 5- sự tín nhiệm đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với các chính sách Bảng 2.18: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 6- các chính sách Tương Cronbach’s Biến quan sát quan biến Alpha nếu loại tổng biến Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0,808 BF1: Cung cấp giống, phân bón trong quá trình trồng 0,572 0,788 BF2: Định kì về thăm hỏi bà con nông dân 0,606 0,771 BF3: Đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân 0,730 0,710 BF4: Công ty cam kết thu mua lúa cho bà con cao hơn 0,614 0,768 giá thị trường ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,808 > 0,6 nên thang đo nhóm 6- các chính sách đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào.  Đối với mức độ hợp tác- nhóm biến phụ thuộc Bảng 2.19: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 7- mức độ hợp tác Tương quan Cronbach’s Alpha Biến quan sát biến tổng nếu loại biến Trường ĐạiHệ số Cronbach’s học Alpha Kinhtổng: 0,743 tế Huế BG1: Ông/bà hài lòng với công ty trong quá 0,600 0,673 trình hợp tác SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào BG2: Ông/bà đánh giá cao về tính chuyên 0,597 0,663 nghiệp của công ty trong khi hợp tác BG3: Ông/bà thích thú với mô hình trồng lúa 0,314 0,779 hữu cơ như hiện nay đang làm BG4: Ông/bà sẽ tiếp tục hợp tác với công ty 0,536 0,690 trong thời gian tới BG5: Ông/bà sẽ giới thiệu người thân để cùng 0,554 0,680 tham gia hợp tác với công ty ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Quan sát bảng ta có thể thấy rằng, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,743 > 0,6 nên thang đo nhóm 7- mức độ hợp tác đủ độ tin cậy và sử dụng được, đồng thới các tương quan biến tổng đều > 0,3 nên sẽ không loại bất cứ biến nào. 2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA ) Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, tôi sẽ tiến hành phân tích nhân tố EFA. Trong phân tích nhân tố khám phá ( EFA ), trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hair và cộng sự, 1998). Đồng thời, phân tích nhân tố còn dựa vào hệ số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Với tiêu chí này, những chỉ số nào có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Ngoài ra, để xác định lượng nhân tố, ta còn dựa vào tiêu chuẩn tổng phương sai trích ( Total Variance Explained ). Nếu tổng phương sai trích không nhỏ hơn 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến Trườngquan sát. Đại học Kinh tế Huế Rút trích các nhân tố chính 21 biến tiêu chí thuộc niềm tin, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc, sự tín nhiệm và các chính sách SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Giả thuyết: H0: Các biến trong mô hình không có tương quan với nhau (Sig. > 0,05) H1: Các biến trong mô hình có tương quan với nhau (Sig. 0,5 nên các dữ liệu trong bài là phù hợp cho việc nghiên cứu. Bảng 2.21: Total variance explained đối với các biến độc lập Total Variance Explained Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Initial Eigenvalues Loadings Loadings Component % of % of % of Total Cumulative % Total Cumulative % Total Cumulative % Variance Variance Variance 1 3.159 15.044 15.044 3.159 15.044 15.044 2.664 12.684 12.684 2 2.791 13.293 28.336 2.791 13.293 28.336 2.646 12.601 25.286 3 2.315 11.025 39.362 2.315 11.025 39.362 2.314 11.018 36.304 4 2.073 9.870 49.232 2.073 9.870 49.232 2.299 10.946 47.250 5 1.960 9.334 58.565 1.960 9.334 58.565 2.132 10.151 57.401 6 1.834 8.731 67.296 1.834 8.731 67.296 2.078 9.895 67.296 7 .876 4.171 71.468 8 .800 3.810 75.278 9 .677 3.224 78.502 10 .656 3.124 81.626 Trường11 .595 2.834 Đại84.460 học Kinh tế Huế 12 .509 2.425 86.885 13 .466 2.220 89.105 14 .425 2.026 91.131 SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 15 .348 1.657 92.788 16 .343 1.632 94.421 17 .298 1.418 95.839 18 .256 1.217 97.056 19 .244 1.160 98.215 20 .206 .982 99.198 21 .169 .802 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng Eigenvalue= 3,159> 1và tổng phương sai trích là 67,296% > 50%. Điều này chứng tỏ 6 nhân tố trích giải thích được 67,296% mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty, còn lại 32,7045% chưa giải thích được mức độ hợp tác của các nông hộ. Như vậy, ta có thể kết luận được là phân tích nhân tố là phù hợp.  Bảng ma trận xoay Bảng 2.22: Bảng ma trận xoay Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 BD2:Cong ty co nguon von lon .830 va on dinh BD4:Thi truong tieu thu cac san pham nong san huu co cua cong .817 ty rong lon BD1:Cong ty co luong khach .800 lon va da dang nganh nghe BD3:Giong va cac loai phan vi sinh cong ty cung cap co chat .766 luong tot TrườngBF3:Dam bao dau ra cho baĐại con học Kinh tế Huế .866 nong dan BF4:Cam ket thu mua lua cua .798 ba con cao hon gia thi truong SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào BF2:Dinh ki ve tham hoi ba con ve cong tac gieo trong cung nhu .762 thu hoach BF1:Cong ty cung cap giong va phan bon trong qua trinh hop .747 tac BE3:Cong ty luon co nhung buoi tap huan ve ky thuat gieo .833 trong cho ba con BE1:Cong ty luon co tinh than hop tac va san sang hop tac bat .754 cu luc nao BE2:Cong ty luon dat loi ich tap .697 the len truoc tien BE4:Cong ty luon thuc hien nhung cam ket doi voi ba con .681 nong dan BA2:Cong ty cam ket bao tieu .884 cho ba con nong dan BA1:Cong ty luon co nhung buoi tap huan cho nong dan ve .863 ky thuat trong va cham soc lua BA3:Hai ben tin tuong nhau .826 trong qua trinh hop tac BC1:Hop dong chi tiet, cu the, .866 ro rang BC2:Nhung thoa thuan trong hop dong la ro rang, de hieu doi .843 voi cac ho nong dan ( thoi gian, san luong ) BC3:Thoi gian ki ket hop dong Trường Đại học Kinh .774tế Huế la tuong doi BB3:Doi ngu nhan vien co su hieu biet sau ve quy trinh trong .886 va cham soc lua huu co SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào BB1:Doi ngu quan ly co trinh .817 do chuyen mon cao BB2:Cac nhan vien thuong .750 xuyen ghe tham trang trai lua Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Rút trích các nhân tố chính của biến mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty Bảng 2.23: KMO and Bartlett's Test đối với biến phụ thuộc Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,807 Approx. Chi-Square 150,094 Bartlett's Test of Sphericity Df 10 Sig. 0,000 ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Nhìn vào bảng 2.23 ta thấy giá trị Sig. = 0.000 0,5 nên việc phân tích nhân tố là phù hợp. Bảng 2.24: Total variance explained đối với biến phụ thuộc Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.584 51.674 51.674 2.584 51.674 51.674 2 .870 17.409 69.083 3 .569 11.373 80.456 Trường4 .493 Đại9.856 học90.312 Kinh tế Huế 5 .484 9.688 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy giá trị Eigenvalue= 2,584 > 1 thỏa mãn điều kiện và tổng phương sai trích = 51,674% > 50%. Trên cơ sở đó, ta có thể kết luận phân tích nhân tố là phù hợp đối với các biến quan sát. 2.4.3 Kiểm định One Sample T-test  Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “ niềm tin” Bảng 2.25: Đối với nhóm nhân tố niềm tin Giá trị Giá trị Giá trị Các yếu tố trung bình kiểm định Sig. BA1: Công ty luôn có những buổi tập huấn cho 3,22 4 0,000 nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa BA2: Công ty cam kết bao tiêu cho bà con 3,50 4 0,000 nông dân BA3: Hai bên tin tưởng nhau trong qúa trình 3.79 4 0,001 hợp tác ( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS ) Giả thuyết: H0: Đánh giá mức độ hợp tác về yếu tố niềm tin bằng mức đồng ý ( µ=4) H1: Đánh giá mức độ hợp tác về yếu tố niềm tin khác mức đồng ý (µ≠4) Với mức ý nghĩa 95%, kết quả ở bảng trên cho thấy mức độ hợp tác của hộ nông dân thông qua niềm tin có những giá trị Sig. khác nhau. Giá trị Sig. của tất cả các biến BA1 BA2 và BA3 đều là < 0,05, cộng với tất các các giá trị trung bình đều < 4 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1. Vậy mức độ hợp tác của các hộ nông dân dựa trên niềm tin đối với cả 3 tiêu chí này không phải ở mức “đồng ý”. Đây là điều mà công ty cần hết sức lưu ý bởi niềm tin chính là cốt lõi của bất kì mối quan hệ nào. Một mối quan hệ mối duy trì lâu dài thì 2 bên cần phải tin tưởng lẫn nhau.  Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “ nguồn nhân lực” TrườngBả ngĐại 2.26: Đối vớhọci nhóm nhân Kinh tố nguồn nhân ltếực Huế Giá trị Giá trị Giá trị Các yếu tố trung bình kiểm Sig. SVTH: Dương Thị Khánh Quỳnh 55