Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_dich_te_benh_giun_thuc.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG SƠN HẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊCH TỄ BỆNH GIUN THỰC QUẢN Ở CHÓ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG SƠN HẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊCH TỄ BỆNH GIUN THỰC QUẢN Ở CHÓ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47-TY-N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cô giáo hướng dẫn, em thực hiện nghiêm cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị” Trong quá trình thực tập nghiêm cứu đề tài em đã nhận được sự quan tâm của nhà trường, Khoa Chăn nuôi thú y, các hộ gia đình tại các xã, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Chăn nuôi thú y – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và NCS. Lê Thị Khánh Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá tình học tập, nghiêm cứu và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình Em xin kính chúc toàn thể các thầy, cô trong khoa Chăn nuôi thú y có thật nhiều sức khỏe, đạt được thành tích cao trong công tác giảng dạy và nghiêm cứu khoa học Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi thiếu những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiên hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Đặng Sơn Hải
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó 28 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó 30 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương 32 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó 34 Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong các tháng 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ởchó theo tính biệt 39 Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại 41 Bảng 4.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo phương thức nuôi 43 Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc tẩy giun thực quản trên chó thí nghiệm 46 Bảng 4.10. Độ an toàn của thuốc tẩy giun thực quản cho chó 48 Bảng 4.11. Kết quả tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa bằng thuốc Ivermectin 49 Bảng 4.12. Kết quả tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa bằng thuốc Mebendazole 50
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Giun tròn Spirocerca lupi Rudolphi, 1819 4 Hình 2.2. Giun Spirocerca lupi 4 Hình 2.3. Trứng Giun Spirocerca lupi 4 Hình 2.4. Chu kỳ sinh học của giun tròn Spirocerca lupi 6 Hình 2.5. Khối u ở thực quản chó 10 Hình 2.6. Các tổn thương của S. lupi như đã thấy trên ảnh chụp X-quang 11 Hình 2.7 Thực quản của một con chó nhiễm S. lupi trên nội soi 11 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó qua mổ khám 31 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó 33 Hình 4.3. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi ở chó 33 Hình 4.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó 36 Hình 4.5. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó 37 Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng 38 Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó theo tính biệt 39 Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó nội, chó lai và chó ngoại 42 Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó theo phương thức chăn nuôi 43
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT S. lupi: Spirocerca lupi Cs: cộng sự mm: minimét cm: centimet ml: minilit GABA: Gamma Amino Butyric Acid g : gam mg: minigam kg: kilôgam TT: thể trọng Tr: trang
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1.Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 16 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 16 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 20 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.3.1. Nghiên cứu dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó do Spirocerca lupi gây ra 21
- vi 3.3.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ 22 3.4.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó 25 3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 26 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 28 4.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cho chó tại huyện Đồng Hỷ 28 4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám 30 4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân . 32 4.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó và đề xuất biện pháp phòng bệnh. 45 4.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó 45 4.3.2. Sử dụng thuốc tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1 Kết luận 52 5.2. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Con người đã thuần hoá loài chó từ hàng ngàn năm nay, là loài vật được đem về nuôi đầu tiên từ chó sói hoang dã và sống chung với con người Hiện nay chó được nuôi khắp nơi trên thế giới, hầu như nơi nào con người sinh sống đều có loài chó sống bên cạnh. Vì loài chó có nhiều đặc tính tốt mà con người rất yêu quý, ngoài việc canh giữ nhà cửa cho chủ, chó còn phụ trách việc chăn dắt gia súc ở các nông trại, giữ hoa màu, tìm dấu vết tội phạm, tìm ma túy, vũ khí, vật liệu nổ nhờ khứu giác nhạy bén. Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân trí được nâng cao, do vậy việc nuôi chó không những để giữ nhà, mà còn để làm cảnh và làm kinh tế. Nhiều giống chó ngoại quý hiếm được nhập làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại chó ở nước ta. Chó là con vật mang lại nhiều lợi ích cho con người nên được nuôi khá phổ biến ở các địa phương. Khi chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra ở chó cũng ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở chó như bệnh dại, bệnh Carê, bệnh do ký sinh trùng cũng gây nhiều thiệt hại cho chó, trong đó có bệnh do giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra. Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [1], giun tròn ký sinh lấy chất dinh dưỡng hoặc hút máu làm chó gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, từ đó các vi khuẩn đường ruột có cơ hội trỗi dậy, gây hội chứng tiêu chảy nặng hơn và làm chết chó nếu không được điều trị kịp thời. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, (2001) [13] cho biết, khi mắc bệnh do giun tròn S. lupi gây ra, chó có triệu chứng rất khác nhau, phụ thuộc vào nơi cư trú của khối u. Đôi khi chó mắc bệnh có triệu chứng giả dại do độc tố của giun S. lupi thấm vào máu, chó chảy nhiều nước dãi, nôn mửa, rối loạn phản xạ nuốt
- 2 thức ăn, ho mạnh. Nếu khối u to có mủ có thể vỡ, mủ và giun vào xoang ngực hoặc xoang bụng dẫn đến viêm màng phổi hoặc viêm màng bụng cấp. Khối u trong động mạch làm vỡ động mạch và làm con vật chết ngay. Cho đến nay, đã có một số tác giả đề cập đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở chó như Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [17], Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [4], Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009), (2011) [18] [19], Dương Đức Hiếu và cs. (2014) [6]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, đặc biệt là đặc điểm dịch tễ bệnh do giun thực quản S. lupi gây ra ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện vẫn chưa được thực hiện. Mặt khác, hiện nay tình trạng nuôi chó ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng chủ yếu vẫn là nuôi thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt. Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, trong khi vấn đề phòng chống bệnh do giun tròn S. lupi ở chó chưa được chú ý nhiều nên chưa có quy trình phòng trị bệnh hiệu quả. Xuất phát từ những luận giải trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị ” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun thực quản do Spirocerca lupi gây ra ở chótại huyện Đồng Hỷ và hiệu quả sử dụng thuốc điều trị 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản do Spirocerca lupi gây ra trên chó tại huyện Đồng Hỷ; từ đó có cơ sở khoa học xây dựng biện pháp phòng chống bệnh giun thực quản cho chó có hiệu quả cao. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do giun Spirocerca lupi gây ra ở chó tạihuyện Đồng Hỷ
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Spirocerca lupi ký sinh ở chó 2.1.1.1. Vị trí của Spirocerca lupi ký sinh trong hệ thống phân loại động vật học Trong khu hệ giun trong đường tiêu hoá của chó, theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993) [1]vị trí của loài giun tròn Spirocerca lupi trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành Nematoda Potts, 1932 Lớp Chromadorca Inglis, 1983 Phân lớp Chromadoria Pearse, 1942 Bộ Rhabditida chitwood, 1933 Phân bộ Spirurina Railliet and Henry, 1915 Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915 Họ Spirocercidae Chitwood and Wehr, 1932 Giống Spirocerca Railliet et Henry, 1911 Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809 2.1.12. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun thực quản Spirocerca lupi Các tác giả Brodey R. S và cs. (1977) [22], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [3], cho biết: Spirocerca lupi (S. lupi) có màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép, phần trước được cấu tạo bằng tổ chức cơ, phần này dài. Phần sau được cấu tạo bằng tổ chức tuyến, phần này ngắn hơn. + Giun đực dài 30 - 54 mm, chiều ngang rộng nhất 0,76 - 0,92 mm. Phần thực quản cơ dài 0,52 - 0,66 mm, chỗ rộng nhất 0,12 - 0,16 mm, phần tuyến dài 4,24 - 8,61 mm, chỗ rộng nhất 0,26 - 0,41 mm. Đuôi dài 0,36 - 0,47 mm. Mút đuôi có cánh bên, có 4 đôi núm trước huyệt và 2 đôi núm sau huyệt, có hình que; ngoài ra còn 1 núm đơn ở trước lỗ huyệt và 5 núm nhỏ khác ở gần mút đuôi. Có hai gai giao hợp không bằng nhau: gai trái mảnh, dài 2,45 - 4,91
- 4 mm, gốc gai hơi phình rộng, mút gai nhọn; gai phải ngắn và mập hơn, dài 0,61 - 0,76 mm, gốc gai hơi phình rộng, mút gai tù. Gai điều chỉnh hình móc, cong, dài 0,12 - 0,13 mm, chỗ rộng nhất 0,08 - 0,9 mm. + Giun cái dài 54 - 80 mm, chiều ngang rộng nhất 0,96 - 1,16 mm. Phần thực quản cơ dài 0,60 - 0,67 mm, chiều ngang rộng nhất 0,11 - 0,14 mm, phần thực quản tuyến dài 6,63 - 6,78 mm, chiều ngang rộng nhất 0,38 - 0,43 mm. Đuôi ngắn, dài 0,17 - 0,2 mm. Lỗ sinh dục cái nằm phía trước thân, gần cuối thực quản. Hai đầu cơ thể giun hơi thót lại, toàn thân có màu đỏ máu. Trứng rất nhỏ, vỏ mỏng, hình bầu dục, hai cạnh bên gần như song song với nhau, kích thước 0,035 - 0,039 x 0,014 - 0,023 mm, bên trong có chứa ấu trùng. Hình 2.1. Giun tròn Spirocerca lupi Rudolphi, 1819 1. Đầu; 2. Đuôi; 3. Miệng; (Nguồn: Bộ bách khoa toàn thư (1886 - 1891). Hình 2.2. Giun Spirocerca lupi Hình 2.3. Trứng Giun Spirocerca lupi (Nguồn: Gad Baneth, Mathios E Mylonakis năm 2013)
- 5 2.1.1.3. Chu kỳ sinh học của giun thực quản Spirocerca lupi Loài giun tròn S. lupi ký sinh ở đường tiêu hóa của chó, phát triển gián tiếp. Chó là vật chủ cuối cùng của giun, giúp giun hoàn thành vòng đời và ký sinh ở giai đoạn thành thục. Theo Ballweber L. R. (2001) [21], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [4], Brown G. và cs. (2014) [23], vòng đời của giun tròn Spirocerca lupi diễn ra như sau: Ký chủ cuối cùng của loài S. lupi là chó nhà, chó sói, cáo; ký chủ trung gian là côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật, thuộc các giống Scarabeus, Geotrupes và Copris; một số loài chim, chuột và bò sát đóng vai trò là ký chủ dự trữ. Giun trưởng thành ký sinh ở dạ dày, thực quản, thành động mạch chủ, tổ chức lâm ba, xoang ngực và phổi của ký chủ cuối cùng. Giun trưởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản, đẻ trứng, bên trong trứng có ấu trùng, trứng theo các lỗ dò ở kén vào xoang thực quản hoặc dạ dày, theo phân ra môi trường bên ngoài, được các ký chủ trung gian là bọ hung ăn phân như Scarabens sacer, Capris lunaris nuốt vào. Ở đường tiêu hóa của các ký chủ trung gian, ấu trùng thoát ra khỏi trứng, vào xoang đại thể. Ở đó, chúng lột xác hai lần và trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Khi chim, chuột và bò sát ăn phải ký chủ trung gian mang ấu trùng có sức gây bệnh, ấu trùng được giải phóng, chui vào thành thực quản, dạ dày, ruột và tạo thành kén tại đó. Lúc này chim, chuột và bò sát trở thành ký chủ dự trữ. Nếu chó, cáo ăn phải bọ cánh cứng hoặc các ký chủ dự trữ có ấu trùng, vào dạ dày, ấu trùng xuyên qua thành dạ dày, di hành trong hệ tuần hoàn, đến động mạch chủ, ở đó khoảng 3 tháng, sau đó ấu trùng di chuyển đến thực quản, đóng kén và phát triển thành dạng trưởng thành. Trứng từ kén thoát qua các lỗ dò vào xoang thực quản hoặc dạ dày rồi theo phân ra ngoài. Bọ cánh cứng là vật chủ trung gian chính của giun tròn S. lupi.Thời gian hoàn thành vòng đời của giun S. lupi là 5 - 6 tháng.
- 6 Hình 2.4. Chu kỳ sinh học của giun tròn Spirocerca lupi (Nguồn Alicia Rojas và cs , năm 2019) 2.1.1.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun thực quản chó do Spirocerca lupi gây ra Nghiên cứu dịch tễ học để có cơ sở khoa học phòng trị bệnh ký sinh trùng có hiệu quả. Sự phát triển của ký sinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đặc điểm dịch tễ bệnh do giun thực quản S. lupi gây ra ở chó đã được nhiều tác giả quan tâm. Các tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh. + Yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ Điều kiện thời tiết khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của trứng giun sán ở ngoài ngoại cảnh, sự phát triển của các ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng. Sự phát triển của giun tròn S. lupi có liên quan tới yếu tố mùa vụ. Coggins (1998) [24] cho biết: chó nhiễm giun sán ở tất cả các tháng trong năm, nhưng tỷ lệ nhiễm cao hơn khi thời tiết ấm và tỷ lệ nhiễm thấp hơn trong mùa lạnh. Theo Phan Địch Lân (2005) [7], Brown G. và cs. (2014) [23]: ở chó, sự lây nhiễm giun, sán xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ môi trường 20 - 30oC rất thích hợp để trứng phát triển thành trứng hoặc ấu trùng có sức gây bệnh.
- 7 Bệnh khối u thực quản ở chó và các thú ăn thịt do S. lupi phân bố ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới: Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ (Kumar, 1998; Ramachandran và cs. 1984), Pakistan (Anataraman and Krishna, 1966), Israelm (Mazaki và cs. 2001). Đây là một căn bệnh địa phương gặp nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ấm và cận nhiệt đới Ở Việt Nam, những năm gần đây, các cuộc điều tra ký sinh trùng ở chim, thú đã xác nhận S. lupi ký sinh ở chó, chuột rừng và cả gà nhà tại Quảng Ninh, Nghĩa Lộ, Hà Tĩnh, Hà Bắc (Trịnh Văn Thịnh 1963, 1966) [5], [6]. + Yếu tố lứa tuổi Các tác giả Phan Địch Lân (2005) [7]; Brown G. và cs. (2014) [23] cho biết : khi nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở chó các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi của chó càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh càng giảm. Sở dĩ như vậy, do tình trạng nhiễm bệnh liên quan đến sức đề kháng của cơ thể, chó nhỏ có sức đề kháng thấp nên tính cảm thụ với ký sinh trùng cao hơn. Trong một số trường hợp, ấu trùng một số loài giun tròn có khả năng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đó chó con sau khi được sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giun S. lupi lại cao hơn ở chó già. Điều này chứng tỏ chó nhiễm giun S. lupi không qua bao bào thai. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Hải (1972) [8] cho biết: ở Việt Nam, chó già có tỷ lệ nhiễm giun S. lupi cao hơn chó non. Theo tác giả Phạm Sỹ Lăng (1993) [1], Ngô Huyền Thúy (1996) [9], tỷ lệ nhiễm giun thực S. lupi tăng dần theo tuổi của chó. + Yếu tố giống loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Mỗi Giống, loài và điều kiện phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Chó ngoại tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn vì được chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận. Còn ngược lại, đối với giống chó nội sử dụng phương pháp nuôi thả rông, vừa thả vừa nhốt thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ cao hơn, đồng thời chúng còn thải phân ra ngoài môi trường gây nhiễm bệnh cho các con chó khác.
- 8 Ngô Huyền Thúy (1996) [9] cho biết: nếu một giống chó được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nuôi trên nhà cao tầng, nhốt lồng thì giống chó ít bị lây nhiễm giun sán như giống chó Nhật, Bắc Kinh, ngược lại chó chăm sóc nuôi dưỡng dưỡng kém, thả rông, điều kiện vệ sinh thú y kém, môi trường xung quanh bị ô nhiễm, chó bị nhiễm nhiều loài giun sán và tỷ lệ cao như giống chó nội và chó berger. 2.1.1.5. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun thực quản chó *Triệu chứng của bệnh do giun thực quản S. lupi gây ra ở chó Giai đoạn trưởng thành, giun thực quảnS. lupi ký sinh ở thực quản, thành dạ dày của chó làm ngăn chặn quá trình tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi con vật, số lượng giun ký sinh trong từng cơ thể chó. Ở những chó trưởng thành có ít giun thực quản ký sinh thì không thấy biểu hiện triệu chứng lâm sàng, khi kiểm tra phân mới thấy chó nhiễm giun tròn S. lupi. Theo Võ Thị Hải Lê (2012) [10], chó nhiễm S. lupi có biểu hiện nôn mửa, không ăn, gầy, khó nuốt, ợ hơi. Nếu ký sinh ở động mạch chủ, chó có biểu hiện: khó thở, ngạt hơi, hôn mê và xuất huyết nội tạng. Nếu giun ký sinh ở phổi thì chó ho, khó thở, nôn mửa, đôi khi có triệu chứng thần kinh. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [11] cho biết, khi mắc bệnh do S. lupi, chó có triệu chứng rất khác nhau, phụ thuộc vào nơi cơ trú của khối u. Đôi khi chó mắc bệnh có triệu chứng giả dại do độc tố S. lupi thấm vào máu súc vật, con vật chảy nhiều nước dãi, nôn mửa, rối loạn nuốt thức ăn, ho mạnh. Nếu khối u to có mủ có thể vỡ, mủ chảy vào xoang ngực hoặc xoang bụng dẫn đến viêm màng phổi hoặc viêm màng bụng cấp. Khối u trong động mạch sẽ làm vỡ động mạch và con vật chết ngay tức khắc. Trong một nghiên cứu về bệnh u thực quản và những biến chứng của căn bệnh trên chó nuôi tại vùng Shiraz, miền Nam Iran của Oryan và cs. (2008) [26] cho biết: đây là một căn bệnh địa phương có nhiều ở vùng khí hậu ấm nóng, là nguyên nhân của các dấu hiệu như khó nuốt, nôn mửa, u thực quản ở chó.
- 9 Sự phát triển của bệnh do S. lupi gây ra có tính chất mùa vụ, khi ấu trùng phát triển tới dạng trưởng thành, tạo kén ở niêm mạc thực quản thì gây kích thích, gây ho, con vật thở khó, nôn mửa ngay sau khi ăn. Trong quá trình di hành, ấu trùng gây xuất huyết, viêm, hoại tử và tạo những vệt mủ ở một số mô mà chúng xâm nhập. Giun trưởng thành tạo khối u ở thành thực quản và động mạch làm hẹp thực quản và động mạch. Chó thường biểu hiện nôn ói, khạc khan, khó nuốt, gầy ốm. Trường hợp khối u ở thành động mạch bị vỡ có thể làm chó chết đột ngột. Khi giun ký sinh ở động mạch nếu ấn tay vào các chồi của xương sống ngực chó cảm thấy đau. Đôi khi chó mắc bệnh có triệu chứng giả dại, nguyên nhân do độc tố của giun thấm vào máu chó tác động đến thần kinh gây ra. Tuy nhiên, có nhiều chó không thể hiện triệu chứng. * Bệnh tích của bệnh do giun thực quản S. lupi gây ra ở chó Bệnh tích của bệnh giun thực quản ở chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào tuổi chó, số lượng và vị trí ký sinh của giun thực quản. Biểu hiện bệnh lý của chó phụ thuộc vào nơi cư trú của giun. Những khối u cứng, kích thước to bằng hạt đậu đến quả trứng vịt, quan sát bằng mắt thường có thể thấy khá rõ rệt. Khối u cấu tạo từ những bó sợi mô liên kết co giãn và có những đường rỗng, có một lỗ chung nằm trên đỉnh khối u. Những đường rỗng này chứa đầy chất mủ lỏng màu đỏ lờ, trong những chất lỏng đó thường có giun S. Lupi sống và quấn lấy nhau thành từng bó. Khi ấn tay vào những khối u này thấy chất mủ chảy ra qua lỗ, đem soi dưới kính hiển vi chất mủ này thấy có chứa trứng giun S. lupi. Ở động mạch: giun thực quản tác động làm lớp nội mạc biến mất, lớp áo giữa bị sơ hóa làm hẹp lòng động mạch, các sợi chun bị thoái hóa thành các sợi xơ (cholagen) làm mất tính đàn hồi của động mạch, dễ gây vỡ động mạch.
- 10 Ở thực quản: cấu trúc lớp biểu mô bị phá hủy. Lớp đệm xuất hiện những tế bào viêm, chủ yếu là đại thực bào và tương bào, các tuyến chất nhầy bị thoái hóa. Trong cấu trúc lớp thực quản có nhiều ổ giun ở các tầng lớp khác nhau xung quanh tổ chức xơ phát triển. Hình 2.5. Khối u ở thực quản chó (Nguồn: Thư viện hình ảnh ký sinh trùng của Đại học Melbourne) Quan sát bệnh tích vi thể thấy những khối u được bao bọc bởi những lớp tổ chức liên kết co giãn, lớp niêm mạc dày lên, các lớp cơ thoái hóa và không còn là cấu trúc của lớp thanh mạc. Các tuyến tiết tăng cường tiết dịch làm cho chó nhiễm giun chảy rãi nhiều. Các tổ chức hạt xuất hiện bạch cầu đa nhân, tương bào, tổ chức bào, đại thực bào và rải rác có những tế bào khổng lồ. Nhiều huyết quản mới được hình thành, sợi thần kinh bị phá hủy. 2.1.1.6. Chẩn đoán bệnh giun thực quản chó Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [13], Brown G. và cs. (2014) [23] cho biết: Việc chẩn đoán bệnh ở chó có thể tiến hành trên chó còn sống hoặc đã chết. Tùy điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp. Muốn xác định bệnh giun tròn ở chó, ta cần xác định được căn bệnh (bằng cách tìm trứng, ấu trùng hoặc giun trưởng thành). Ta có thể chẩn đoán bệnh giun tròn ở chó trên con vật còn sống và đã chết.
- 11 * Đối với chó còn sống: Khi con vật còn sống, có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ học như chó gầy còm, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, nôn mửa, ho, viêm phổi Song, các triệu chứng lâm sàng này vẫn chưa thực sự thuyết phục bởi không chỉ mỗi bệnh giun thực quản S. lupi mới có biểu hiện như vậy. Trứng của nhiều loài giun, sán theo phân ra ngoài, vì vậy có thể xét nghiệm phân của chó để tìm trứng giun thực quản Spirocerca lupi. Các phương pháp xét nghiệm phân gồm có: * Xét nghiệm trực tiếp tìm giun thực quản trưởng thành trong phân chó. * Xét nghiệm tìm trứng giun bằng các phương pháp phù nổi (Fulleborn, Darling, Cherbovick). Nguyên lý là lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hòa lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, làm cho trứng giun nổi lên bề mặt dung dịch bão hòa. Ballweber L. R. và cs. (2001) [21] cho biết, trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm phân chó bằng phương pháp Fulleborn có thể phát hiện thấy trứng giun. Tuy nhiên, trứng thường không thải ra ngoài cho đến khi lỗ dò được hình thành từ khối u ra lòng thực quản. Trứng không xuất hiện thường xuyên trong phân. Do đó, có thể xét nghiệm chất nôn. Ngoài ra, có thể chẩn đoán qua nội soi hoặc qua chụp X- quang. Hình 2.6. Các tổn thương của S. lupi Hình 2.7 Thực quản của một con như đã thấy trên ảnh chụp X-quang chó nhiễm S. lupi trên nội soi (Nguồn ảnh: Larry Kraitzick năm 2017)
- 12 Xét nghiệm phân tìm trứng giun thực quản là biện pháp cần thực hiện trong chẩn đoán. Khi xét nghiệm phân, cần thực hiện chính xác phương pháp để đạt được kết quả như mong muốn. * Đối với chó đã chết Khi con vật đã chết, tiến hành mổ khám tìm giun thực quản ở đường tiêu hóa. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn cả. Đây là phương pháp mổ khám toàn diện các cơ quan, tổ chức để tìm giun, sán hoặc ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể của chó. Phương pháp này có thể phát hiện được tất cả các loài giun, sán ký sinh ở mọi khí quan, tổ chức của chó; tìm thấy cả những loại giun, sán mà khi chẩn đoán với con vật sống không phát hiện được. 2.1.1.7. Phòng và trị bệnh giun thực quản chó Ngày nay, có rất nhiều loại hóa dược đã được nghiên cứu ở trong và ngoài nước được sử dụng để điều trị và phòng bệnh giun, sán cho gia súc, gia cầm, trong đó có rất nhiều loại thuốc dễ sử dụng, có hiệu lực cao, an toàn, đã và đang được áp dụng rộng rãi để điều trị bệnh cho con vật. Song, để điều trị bệnh doS. lupi gây ra hiệu quả, có thể dùng thuốc tẩy giun thực quản cho chó và xây dựng lịch dùng thuốc thích hợp với điều kiện cụ thể ở vùng có bệnh. Nên có những biện pháp phòng ngừa tổng hợp: định kỳ tẩy giun cho chó, nuôi nhốt chó, quản lý và chăm sóc tốt đàn chó, đặc biệt là chó con để nâng cao sức đề kháng với bệnh. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [13] cho biết: chữa bệnh ký sinh trùng phải đạt ba yêu cầu: - Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho vật nuôi. Phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc với nó và không độc với ký chủ. Nên chọn thuốc có hiệu lực nhất với ký sinh trùng, đồng thời ít nguy hiểm nhất với ký chủ, rẻ tiền và dễ dùng nhất. Hướng mới trong việc chữa các bệnh ký sinh trùng là tìm những thuốc có hiệu lực chống nhiều loài ký sinh trùng.
- 13 - Phải ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm, đứa ngay con vật ra khỏi nơi có bệnh, tiêu độc trước khi cho súc vật vào lại - Phải làm cho súc vật ốm hồi sức: cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, vitamin và muối. Có khi còn dùng thuốc bổ, thuốc kích thích, tiếp máu. Giữ vệ sinh tốt và chữa trị các triệu chứng. * Điều trị bệnh : Nghiên cứu về hiệu lực tẩy giun S. lupi của thuốc doramectin, Lavy E. và cs (2002) [28] cho biết, sử dụng doramectin, liều 0,4 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da, tẩy giun thực quản S. lupi cho hiệu quả điều trị tốt và an toàn. Hiện nay, để phòng ngừa và điều trị bệnh giun sán cho gia súc và gia cầm có rất nhiều loại hóa dược được sử dụng để điều trị bệnh do S. lupi gây ra hiệu quả. Vì vậy, có thể tẩy giun cho chó và lên lịch dùng thuốc thích hợp với điều kiện cụ thể ở vùng có bệnh bằng các loại thuốc sau: - Ivermectin: + Công thức hóa học C48H74O14 + Tên hóa học: (22,23-dihydroavermectin B1a) + C47H72O14 (22,23- dihydroavermectin B1b) (Bùi Thị Tho, 2003) [16]. Là một loại thuốc trị ký sinh trùng nằm trong nhóm avermectin có cấutrúc hóa học liên quan đến vòng macrolid. Avermectin được chiết xuất từ nấm Streptomyces avermitilis. Ivermectin là chất bán tổng hợp từ avermectin. Thuốc dạng bột màu trắng, ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. + Cơ chế tác động: Thuốc có tác dụng bằng cách phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh của các loài giun, sán. Do tác dụng của thuốc, enzym cholinestheraza bị phong tỏa, làm cho acetycholin tích tụ lại nhiều tại sinap thần kinh. Trong khi đó hệ GABA (Gamma Amino Butyric Acid) vẫn hoạt động bình thường, có nghĩa là acetycholin vẫn tiếp tục được tổng hợp. Kết quả hoạt động các nhánh thần kinh thuộc hệ thần kinh trung ương không được kiểm soát làm cho giun, sán bị ngộ độc thuốc, co giật liên tục, mất năng lượng, dẫn đến liệt, mất khả năng bám, cuối cùng bị chết.
- 14 - ivermectin có tác dụng với cả nội và ngoại ký sinh trùng. Trong điều trị các bệnh giun tròn đường tiêu hóa của chó như giun đũa, giun móc , thuốc có hiệu lực tẩy giun ở các thời kỳ khác nhau, dạng trưởng thành và các thời kỳ phát triển của ấu trùng ký sinh trên vật nuôi. Khi sử dụng rất an toàn cho tất cả các loài gia súc. ivernectin là một trong số ít các loại thuốc có hiệu lực với giun thực quản chó S. lupi. Phạm Sỹ Lăng và Phan Dịch Lân (2001) [11] cho rằng: để tẩy giun thực quản ở chó, có thể dùng thuốc Ivermectin tiêm cho chó, liều 0,2 - 0,3 mg/kg TT; tiêm dưới da, đối với chó trưởng thành cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần. Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [14], khi chó bị bệnh giun thực quản nặng, có thể dùng thuốc tẩy giun, kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực; truyền dịch cho chó khi cần thiết để đạt hiệu quả cao. Phạm Khắc Hiếu (2009) [15] cho biết: Ivermectin là thuốc tẩy giun tròn thuộc nhóm avermectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, có hiệu lực trên nhiều loài giun cả dạng trưởng thành và ấu trùng, đồng thời không có hiện tượng kháng chéo với các nhóm thuốc chống giun sán khác, tẩy được cả nội và ngoại ký sinh trùng. Khi sử dụng rất an toàn cho các loài gia súc, giá thành hợp lý. - mebendazole: + Công thức hóa học: C16H13N3O3 + Tên hóa học: N(benzoyl - 5 - benzimidazolul - 2) carbamat de methyl + Mebendazole là dẫn xuất của benzimidazole, thuốc dạng bột, màu vàng nhạt ít tan trong nước và dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định trong không khí. Thuốc có phổ ký sinh trùng rộng, trị tất cả các lớp giun tròn ở các thời kỳ phát triển khác nhau: dạng trưởng thành, trứng và ấu trùng đang di hành trong máu. Hiệu quả điều trị đối với giun đũa, giun móc đạt 90 - 100%.
- 15 + Cơ chế tác động: thuốc làm mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của giun, sán (mất các vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da). Các chất tiết được tích lũy ở bộ máy golgi, thuốc có nhiệm vụ phong tỏa chất furamat reductaz làm ngừng tiết cholinesteras, acetincholine không bị phân giải, sẽ kích thích co liên tục. Đồng thời các ống mao dẫn dùng để hấp thu glucose lại bị tổn thương, nên giun, sán giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, ATP bị giảm tổng hợp. Kết quả giun, sán bị tê liệt và bị đào thải ra ngoài theo phân. Thuốc được bào chế dưới dạng bột hoặc thuốc viên trộn lẫn vào thức ăn,tùy theo từng con vật, liều 120mg/kg thể trọng, dùng 2 lần/ngày. Ngoài ra còn có thêm một số loại dược liệu khác cũng có tác dụng điều trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa chó như: levamisol, albendazol, sanpet các loại dược liệu này cũng được sử dụng để trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa, nhưng không được các tác giả đề cập đến nhiều. Theo tác giả Bùi Thị Tho (2003) [16] để tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa của chó nói chung đạt hiệu quả nhất, cần thiết phải sử dụng những thuốc có hoạt phổ rộng với nhiều loài giun, sán. Như vậy, ở Việt Nam đã có một số tác giả sử dụng thuốc Mebendazole và Ivermectin để tẩy giun thực quản cho chó. Hai loại hóa dược này tương đối an toàn, hiệu lực cao, có tác dụng trị được cả nội và ngoại ký sinh trùng, thuận tiện cho người dùng và an toàn cho sức khỏe vật nuôi. Tuy nhiên, kết quả đánh giá hiệu lực tẩy giun thực quản trên chó còn ít hoặc các tác giả chưa thật tập trung đến hai loại dược liệu này nên chưa có cơ sở khoa học để khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng thuốc rộng rãi. * Biện pháp phòng bệnh: Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993) [1] đã đề xuất biện pháp phòng bệnh giun thực quản cho chó như sau: • Định kỳ tẩy giun tròn cho chó bằng các loại hoá dược: cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần.
- 16 • Thực hiện đầy đủ vệ sinh thú y trong ăn uống và môi trường nuôi chó cảnh để tránh lây nhiễm. • Thu dọn phân chó chậm nhất là 8 giờ sau khi phân được bài tiết ra môi trường bên ngoài. • Tẩy trùng chuồng trại theo định kỳ. • Dùng các loại hoá dược thông thường để tẩy dự phòng theo các lứa tuổi của chó. • Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, thu dọn phân chó càng sớm càng tốt, xử lý phân chó để diệt trứng giun sán. • Không thả rông chó, hạn chế sự tiếp xúc với chó khác, tránh tiếp xúc với phân của những chó bị bệnh. • Cần chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, cho chó ăn thức ăn, nước uống sạch. • Diệt kí chủ trung gian và các loài gặm nhấm. • Đối với chó con: tẩy lần 1 lúc chó 14 - 24 ngày tuổi, tẩy lần 2 lúc chó 30 ngày tuổi. Tẩy lần 3 lúc chó 60 ngày tuổi. • Đối với chó trưởng thành: cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần đối với chó nuôi trong gia đình, cho chó thức ăn và nước uống sạch. Ngoài ra cần tuyên truyền giáo dục cho người nuôi chó về vòng đời giun thực quản, vệ sinh và tẩy giun định kỳ cho chó là những biện pháp làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm ấu trùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh giun, sán là bệnh nội ký sinh trùng phổ biến và gây nhiều tác hại cho vật nuôi và con người. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh do ký sinh trùng gây ra ở vật nuôi, trong số đó có các công trình nghiên cứu về bệnh giun thực quản chó. Ở Việt Nam, có rất nhiều tác giả đề cập đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên
- 17 quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những phương pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Trịnh Văn Thịnh (1963) [5], Nguyễn Phước Tương (2000) [17] đã nhận xét, nguyên nhân chó nhiễm giun tròn S. lupi là do ăn phải bọ hung ăn phân súc vật có chứa ấu trùng gây nhiễm. Các kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993) [1], Nguyễn Thị Lê và cs. (2012) [10], Ngô Huyền Thúy (1996) [9], Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [18] đều cho biết, giun thực quản ký sinh ở chó phân bố rất rộng ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi và đồng bằng sông Hồng. Do người dân chăn nuôi chưa biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, tập quán chăn nuôi còn lạc hậu. Chó được nuôi chủ yếu theo phương pháp thả rông và vừa nhốt vừa thả, nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Theo Phạm Văn Khuê và cs. (1993) [2], xét nghiệm 187 mẫu phân chó và mổ khám một số chó tại 4 quận nội thành Hà Nội và huyện Gia Lâm, đã tìm thấy 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó. Trong đó giun thực quản Spirocerca lupi chiếm 14,2%, giun đũa T.canis chiếm 20,2%, giun móc A. caninum chiếm 59.7%, giun đũa T. leonina chiếm 29,4%, giun tóc T. vulpis chiếm 17,1%. Ngô Huyền Thúy (1996) [9] cũng cho biết: xét nghiệm mẫu phân của chó và mổ khám 516 chó tại Hà Nội thấy tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi là 6,9%, sán dây là 36.8%, sán lá là 10,4%, giun tròn là 98,5%. Mổ khám 190 chó nhiễm S. lupi tại các cơ sở giết mổ chó ở một số điểm ngoại thành (hầu hết là chó nội) thấy các khổi u thực quản chiếm tỷ lệ 94,2%,chó già trên 1 năm tuổi nhiễm 87%. Spirocerca lupi đã được tìm thấy ở chó nhà, chuột rừng tại một số tỉnh thuộc Bắc bộ, Nam bộ (Houdemer, 1925). Những năm gần đây, các cuộc điều tra ký sinh trùng ở chim và thú đã xác nhận S. lupi ký sinh ở chó, chuột rừng
- 18 và cả gà nhà tại Quảng Ninh, Nghĩa Lộ, Hà Tĩnh, Hà Bắc (Trịnh Văn Thịnh 1963, 1966) [5], [6]. Từ các kết quả trên cho thấy, giun thực quản S. lupi ở nước ta chiếm tỷ lệ ít nhất so với các loài giun tròn khác. Song, bệnh do S. lupi gây ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn chó. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất để ngăn chặn kịp thời, bảo vệ cho đàn chó cũng như sức khỏe cộng đồng. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Một nghiên cứu ở Iran của Oryan và cs, (2008) [31] phát hiện 20 chó trong tổng số 105 chó hoang bắt giữ được bị nhiễm S. lupi, chiếm tỷ lệ 19,04%. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tỷ lệ nhiễm có sự khác nhau ở các vùng địa lý và dao động từ 28,6% - 36,4% ở miền Bắc và từ 12,5% - 13,9% ởphía Đông và Nam. Dubná S. và cs, (2007) [26] đã kiểm tra 3.780 mẫu phân chó ở Prague, Cộng hòa Séc. Tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. là 6,2%, cường độ nhiễm dao động từ 4 - 469 trứng/g phân; tỷ lệ nhiễm loài Ancylostoma spp. là 0,4%, cường độ nhiễm dao động từ 27 - 10 trứng/g phân; tỷ lệ nhiễm loài S.lupi là 0,2%, cường độ nhiễm từ 4 - 7 trứng/g phân. Trong 540 mẫu phân được thu thập từ chó tại bốn quận ở Zambia, Nonaka N. và cs. (2011) cho biết; tỷ lệ nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi là 18,7%. Theo Oryan và cs (2008) [31], bệnh khối u thực quản ở chó và các thú ăn thịt do S. lupi gây ra phân bố ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, ở Pakistan (Anataraman and Krisshna, 1966), ở miền Nam nước Mỹ (Dixon và McCue 1967), ở Kenya (Brodley và cs, 1977), ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ (Kumar 1989; Ramachandran và cs, 1984), ở Nam Phi (Lobetti 2000), ở Hy Lạp (Mylonakis và cs, 2001), ở Iaraelm (Mazaki và cs, 2001) và ở Brazil
- 19 (Oliviera và cs 2001). Đây là một căn bệnh địa phương ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới. Brodey và cs.(1977) [22] cho biết ở Kenya, tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 78%, trong đó chó nuôi tự nhiên là 85% và chó cảnh là 38%. Trong 540 mẫu phân chó được lấy từ vùng nông thôn ở Prague, Tiệp Khắc (cũ), Dubná S và cs, (2007) [26] phát hiện thấy tỷ lệ chó nhiễm S. lupi là 1,1%. Các tác giả cũng cho biết, ivermectin ở mức liều 0,2mg/kg thể trọng của chó có hiệu lực tẩy S. lupi cao. Liu G. H. và cs. (2013) đã phân tích hệ gen của loài S. lupi. Tác giả cho biết, trình tự gen của S. lupi có chiều dài 13.780 bp. Từ năm 2012 đến năm 2017, qua việc mổ khám chó, Kurnosova O. P. và cs. (2019)cho biết: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở Moscow là 0,05%. * Tóm lại: Từ tổng quan các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản Spirocerca lupi ở chó gây ra ở nước ngoài cũng như trong nước, tôi có một vài nhận xét: Tất cả những công trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa của chó đã được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ lâu. Các nội dung nghiên cứu phong phú, đưa ra nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh giun tròn đường tiêu hóa của chó, góp phần bảo vệ sức khỏe của đàn chó cũng như bảo vệ sức khỏe cho con người. Tuy nhiên,các kết quả nghiên cứu trên đã được công bố cách đây từ rất lâu, hoặc chưa thật toàn diện về tình hình nhiễm bệnh giun thực quản S. lupi ở chó. Song, chó là đối tượng vật nuôi gần, dễ tiếp xúc với con người, được xếp vào danh mục thú cưng, được coi như là người bạn gần gũi, thân thiết với con người. Vì vậy, cần có những biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh và bảo vệ sức khỏe đàn chó cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Chó nuôi tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Giun tròn Spirocerca lupi ký sinh ở thực quản chó - Bệnh giun thực quản chó do Spirocerca lupi gây ra. 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu * Mẫu nghiên cứu - Mẫu giun S. lupi thu thập qua mổ khám chó ở 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Mẫu phân tươi của chó ở các lứa tuổi tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. * Dụng cụ, hóa chất - Kính hiển vi quang học. - Buồng đếm Mc. Master. - Dung dịch muối NaCl bão hòa, dung dịch Barbagallo (gồm: formol 38%: 30 ml, NaCl tinh khiết: 7,5 gam; nước cất: 1000 ml). - Dụng cụ xét nghiệm mẫu: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, lam kính, lưới lọc phân. - Thuốc tẩy giun tròn Spirocerca lupi cho chó: ivermectin và mebendazole - Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện ở 5 xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ gồm: Thị trấn Trại cau, xã Minh Lập, Xã Hợp Tiến, Xã Hóa Thượng, Xã Nam Hòa
- 21 - Địa điểm xét nghiệm mẫu: phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh động vật, Khoa chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 20 tháng 11 năm 2018 đến 18 tháng 5 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó do Spirocerca lupi gây ra * Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa ở chó tại huyện Đồng Hỷ. * Nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi ở 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ . - Mổ khám chó để xác định: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương. - Xét nghiệm phân chó để xác định: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tính biệt của chó. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo mùa vụ. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại. Tỷlệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó theo phương thức chăn nuôi. 3.3.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó - Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó. - Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun thực quản cho chó. - Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh giun thực quản cho chó.
- 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ 3.4.1.1. Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa ở chó tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ. -Xây dựng các tiêu chí đánh giá. - Trực tiếp quan sát ở các hộ nuôi chó trên địa bàn nghiên cứu. - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn các hộ nuôi chó trên địa bàn nghiên cứu về thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa cho chó. 3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi a). Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương * Phương pháp lấy mẫu Bố trí lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc lựa chọn 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ; mỗi xã, thị trấn lấy ở 5 thôn, xóm; tại mỗi thôn, xóm lấy mẫu ngẫu nhiên. * Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại giun thực quản chó Để tìm giun thực quản ký sinh ở đường tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá (Skrjabin, 1928), thu thập toàn bộ giun ký sinh ở các khối u. Sau khi thu thập, để giun chết tự nhiên trong nước muối sinh lý, sau đó cố định trong dung dịch Barbagallo hoặc FAA (cồn 95o: 20ml, Formalin 40%: 6ml, acid acetic: 1ml, nước cất: 40ml) để làm tiêu bản cố định về hình thái. Mỗi lọ đều có nhãn ghi các thông tin cần thiết. Những nội dung ghi trên nhãn cũng được ghi đầy đủ vào sổ mổ khám. Cách ghi nhãn mổ khám: Chó số: Giống chó:
- 23 Tuổi chó: Địa điểm mổ khám: Thời gian: * Phương pháp bố trí theo dõi và xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi ký sinh ở chó qua xét nghiệm phân - Phương pháp thu thập mẫu phân: Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên vào các buổi sáng tại các hộ nuôi chó. Mẫu được để trong lọ nhựa có nắp hoặc túi nilon buộc kín, có nhãn ghi các thông tin: giống chó, tuổi, phương thức nuôi, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng của chó (nếu có), thời gian, địa chỉ, hộ lấy mẫu. Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản ở 4 - 8oC trong 1 tuần để nghiên cứu. - Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi: Xét nghiệm phân tìm trứng của giun tròn S. lupi theo phương pháp Fulleborn với dung dịch NaCl bão hoà; tìm trứng giun tròn S. lupi dưới kính hiển vi, độ phóng đại 10 x 10. Những mẫu có trứng giun tròn S. lupi thì đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm. * Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn S. lupi: - Cường độ nhiễm giun tròn S. lupi qua mổ khám được xác định bằng số lượng giun tròn S. lupi ký sinh/chó, thu thập và đếm toàn bộ số giun tròn S. lupi ký sinh ở mỗi chó. - Cường độ nhiễm giun tròn S. lupi qua xét nghiệm phân được xác định bằng cách đếm số trứng trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master theo công thức: Số trứng/1 g phân = (Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60)/4 (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [11]. Quy định 3 mức cường độ nhiễm như sau: < 500 trứng: cường độ nhiễm nhẹ (+). 500 - 1000 trứng: cường độ nhiễm trung bình (++).
- 24 > 1000 trứng: cường độ nhiễm nặng (+++). b. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó Tuổi chó được phân ra 4 lứa tuổi, xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản qua xét nghiệm phân theo tuổi của 600 chó, số mẫu đã thu thập được phân bố theo tuổi như sau: ≤ 2 tháng tuổi:148 mẫu. >2 - 6 tháng tuổi: 150 mẫu. > 6 - 12 tháng tuổi: 149 mẫu. > 12 tháng tuổi: 153 mẫu. Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a. c. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ởchó qua xét nghiệm phân của 600 mẫu phân chó, số mẫu đã lấy như sau: - Chó nội: 205 mẫu. - Chó lai: 199 mẫu. - Chó ngoại: 196 mẫu. Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a. d. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi chó Thu thập 600 mẫu phân chó theo 3 phương thức nuôi, số mẫu phân đã thu thập như sau: - Chó nuôi thả rông: 202mẫu. - Chó nuôi nhốt: 198 mẫu. - Chó vừa thả, vừa nhốt: 200 mẫu. Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a. e. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tại các tháng nghiên cứu Xác định tỷ lệ nhiễm của 600 mẫu phân chó theo mùa vụ như sau: Tháng 12: 97 mẫu.
- 25 Tháng 1: 103 mẫu. Tháng 2: 102mẫu. Tháng 3: 102 mẫu. Tháng 4: 98 mẫu. Tháng 5: 98 mẫu. Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a. 3.4.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó 3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc tẩy giun thực quản chochó là ivermectin và m ebendazole Thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun thực quản cho chó bằng phương pháp phân lô so sánh được thực hiện qua thực nghiệm. Thí nghiệm thuốc tẩy giun thực quản được thực hiện trên 9 chó đã được kiểm tra nhiễm giun thực quản S. lupi. Sau khi xét nghiệm, thấy số lượng trứng giun thực quản chó đạt mức trên dưới 1.000 trứng/g phân thì tiến hành thử nghiệm thuốc tẩy, chia 9 chó thành 3 lô: * Bố trí thí nghiệm Thời gian Số chó Lô thí Tên thuốc và liều Tuổi chó mổ khám dùng Giống chó nghiệm lượng (tháng) sau khi tẩy thuốc (ngày) ivermectin Lô I 3 6 - 12 tháng Chó nội 16 (0,2 mg/kg TT) mebendazole (120 Lô II 3 6 - 12 tháng Chó nội 16 mg/kg TT) Đối Không dùng thuốc 3 6 - 12 tháng Chó nội 16 chứng
- 26 3.4.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu lực tẩy giun thực quản chó bằng ivermectin và mebendazole Trước khi dùng thuốc, nhốt riêng mỗi chó vào một cũi, xét nghiệm phân và đếm số trứng/g phân trên buồng đếm Mc Masteur. Hiệu lực tẩy trừ S. lupi của thuốc tẩy trên chó thí nghiệm được xác định bằng cách: trước khi dùng thuốc, đếm số lượng trứng giun thực quản/g phân. Sau khi dùng thuốc kiểm tra trứng giun thực quản trong phân liên tục từ ngày thứ 1 đến ngày 15. Ngày thứ 16, mổ khám tất cả số chó ở lô thí nghiệm và đối chứng, đếm số lượng giun thực quản/chó. So sánh kết quả xét nghiệm phân và mổ khám chó được dùng thuốc và chó đối chứng, từ đó đánh giá được hiệu lực của thuốc tẩy: - Nếu thấy số lượng trứng/g phân không giảm so với trước dùng thuốc, mổ khám thấy số lượng giun thực quản/chó nhiều thì đánh giá thuốc không có hiệu lực tẩy giun thực quản S. lupi. - Nếu vẫn thấy trứng giun thực quản nhưng số lượng trứng/g phân giảm, mổ khám thấy số lượng giun/chó còn rất ít thì đánh giá thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để. - Nếu không thấy trứng giun thực quản trong phân, mổ khám không thấy có giun thực quản ký sinh thì đánh giá là thuốc có hiệu lực tẩy giun thực quản triệt để. - Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng kết quả theo dõi trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống và một số phản ứng khác của chó trước và sau khi dùng thuốc một giờ. 3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Các số liệu thu thập đượcxử lý theo các công thức toán học thông dụng và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [22]. Sử dụng phần mềm Excel 2010.
- 27 Một số công thức tính tỷ lệ phần trăm (%): Số mẫu nhiễm Tỷ lệ sạch trứng giun sau điều trị (%) = x 100 Số mẫu xét nghiệm Số chó an toàn Tỷ lệ an toàn sau khi dùng thuốc (%) = x 100 Số chó được tẩy Số chó sạch trứng giun Tỷ lệ sạch trứng giun sau điều trị (%) = x 100 Số chó dùng thuốc tẩy
- 28 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cho chó tại huyện Đồng Hỷ. Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa tại 165 hộ nuôi chó trên địa bàn 5 xã (thị trấn), gồm: Thị trấn Trại cau, xã Minh Lập, Xã Hợp Tiến, Xã Hóa Thượng, Xã Nam Hòa bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó Số hộ áp dụng Biện pháp sử dụng Tỷ lệ (%) (hộ) 1. Tẩy giun tròn cho chó - Định kỳ tẩy 2 lần/năm 32 19,4 - Định kỳ tẩy 3 lần/năm 40 24,2 - Không tẩy 93 56,4 2. Thu gom phân chó - Thường xuyên 18 10,9 - Không thường xuyên 35 21,2 - Không thu gom 112 67,9 3. Xử lý phân chó Xử lý phân chó bằng chôn lấp phân chó 32 19,4 - Không xử lý 133 80,6 4. Chuồng, cũi, khu vực nuôi chó Vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 37 22,4 Không vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 128 77,6 5. Cho ăn uống đảm bảo vệ sinh 42 25,5 6. Không sử dụng biện pháp nào 92 55,8
- 29 Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy: Trong tổng số 165 hộ nuôi chó trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên điều tra cho thấy về việc thực hiện biện pháp phòng bệnh giun tròn cho chó gồm: tẩy giun; thu gom và xử lý phân chó; vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó; cho ăn uống đảm bảo vệ sinh, chúng tôi thấy số hộ nuôi chó không thực hiện các biện pháp trên đều chiếm trên 50%. Cụ thể: - Công tác tẩy giun thực quản cho chó ít được thực hiện: tỷ lệ hộ tẩy giun tròn 2 lần/năm chỉ chiếm 19,4 %; tẩy 3 lần/năm chiếm 24,2 %; số hộ không thực hiện biện pháp phòng này chiếm tới 56,4 %. - Việc thu gom phân chó: số hộ thường xuyên thu gom phân chó chỉ chiếm 10,9 %; số hộ có thu gom phân chó nhưng thực hiện không thường xuyên chiếm 21,2%; có tới 67,9% số hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh này. - Việc xử lý phân chó ít được quan tâm: trong tổng số 165 hộ nuôi chó, có đến 80,6 % số hộ không xử lý phân chó; số hộ có thực hiện biện pháp phòng bệnh này chỉ chiếm 19,4%. - Công tác vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó được một số hộ nuôi chó thực hiện: có 22,4% số hộ có áp dụng biện pháp này; số hộ không vệ sinh chuồng, khu vực nuôi chó chiếm 77,6%. - Việc cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chỉ có 25,5% số hộ nuôi chó quan tâmthực hiện; số hộ không cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chiếm 74,5%. - Trong đó, số hộ sử dụng từ 1đến 5 biện pháp trên chiếm 44,2%; còn lại có đến 55,8 % số hộ nuôi chó cho biết họ không áp dụng bất cứ biện pháp phòng bệnh giun thực quản nào cho chó. Kết quả trên cho thấy, công tác phòng chống bệnh giun thực quản cho chó tại huyện Đồng Hỷ chưa thật sự được các hộ nuôi chó quan tâm. Qua điều tra, chúng tôi nhận định rằng những hộ không áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên chủ yếu nuôi chó với mục đích giữ nhà, tận dụng
- 30 nguồn thức ăn thừa trong gia đình và nuôi theo phương thức thả rông, chưa chú ý tới công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun thực quản nói riêng cho chó. Mặt khác, đa số các hộ nuôi chó ở các địa phương chưa có kiến thức về bệnh giun thực quản ở chó, phương thức nuôi chó thả rông làm cho việc quản lý đàn chó khó khăn, chó bài tiết phân ra môi trường xung quanhlàm môi trường luôn bị ô nhiễm bởi trứng của các loại giun, sán. Vì thế, chó nuôi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có nguy cơ nhiễm giun thực quản cao. Tại Hà Lan, Overgaauw P.A. và cs. (2009) [38] đã điều tra và cho biết, có gần 39% số hộ nuôi chó không bao giờ thu gom, xử lý phân chó. Như vậy, thực trạng nuôi và phòng chống bệnh giun tròn cho chó ở huyện Đồng Hỷ cũng tương tự ở nhiều địa phương khác trong và ngoài nước. 4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám Bằng phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa của Skijabin (1928), thu thập toàn bộ giun ký sinh ở các khối u, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 95 con chó, thu thập giun ở các khối u trong đường tiêu hóa của chó tại một số xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.Từ đó xác định được tỷ lệ và cường độ nhiểm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giunự th c quản ở chó (qua mổ khám) Số chó mổ Số chó Tỷ lệ Cường độ (xã, thị trấn ) khám nhiễm nhiễm nhiễm (con) (con) (%) (số giun/chó) Thị trấn Trại Cau 22 3 13,64 2 - 3 Hóa Thượng 21 4 19,05 2 - 6 Minh Lập 18 3 16,67 3 - 5 Nam Hòa 19 4 21,05 3 - 8 Hợp Tiến 15 6 40,00 5- 10 Tính chung 95 19 20,00 2 - 10
- 31 Tỷ lệ nhiễm (%) 45,00 40,00 40,00 35,00 30,00 21,05 25,00 19,05 16,67 20,00 13,64 15,00 10,00 5,00 0,00 Thị trấn Trại Hóa Thượng Minh Lập Nam Hòa Hợp Tiến Cau Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó qua mổ khám Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ, qua mổ khám tính chung là 20%, biến động từ 13,64% đến 40%. Tỷ lệ nhiễm giun thực quản của chó ở các xã, thị trấn có sự khác nhau: chó ở xã Hợp Tiến có tỷ lệ cao nhất nhiễm v cao nhất (40%); chó nuôi ở thị trấn Trại Cau có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (13,64%); các xã Nam Hòa, Hóa Thượng, Minh Lập tỷ lệ nhiễm biến động từ 16,67% đến 21,05%. Cường độ nhiễm giun thực quản ở chó biến động từ 2 đến 10 giun/chó. Trong đó chó ở xã Hợp Tiến nhiễm giun thực quản với cường độ nặng nhất (5 - 10 giun/chó); chó ở thị trấn Trại Cau nhiễm giun thực quản với cường độ thấp nhất ( 2 - 3 giun/chó). Qua khảo sát tại các xã, thị trấn chúng tôi nhận thấy, tập quán chăn nuôi và ý thức phòng bệnh cho chó của các hộ gia đình là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó cao hay thấp. Ở những xã, thị trấn chăn nuôi chó theo phương thức thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt, việc tẩy giun sán cho chó chưa được quan tâm đúng mức thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó thường cao và ngược lại. Lý giải cho tình hình nhiễm giun thực quản cao là do chó nuôi thả rông có nhiều nguy cơ tiếp xúc với trứng hoặc ấu trùng giun
- 32 thực quản có sức gây bệnh ở ngoài môi trường, đồng thời cũng là nguồn phát tán mầm bệnh, làm cho những chó khác nhiễm và mắc bệnh. Nghiên cứu về tình hình nhiễm S. lupi ở chó tại tỉnh Nghệ An, Võ Thị Hải Lê, 2012 [22] kết luận: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 16,03%. Nguyễn Thị Quyên (2017) [23] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó nuôi tại tỉnh Phú Thọ là 6,08%. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chó nuôi ở huyện Đồng Hỷ có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với chó ở tỉnh Phú Thọ và tỉnh Nghệ An. 4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân 4.1.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương Để đánh giá tình hình nhiễm giun thực quản của huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đã xét nghiêm 600 mẫu phân chó ở 5 xã (thị trấn) huyện Đồng Hỷ.Kết quả trình ở bảng 4.3 và minh họa ở hình 4.2 và hình 4.3 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương (qua xét nghiệm phân) Địa Số Cường độ nhiễm Số mẫu Tỷ lệ phương mẫu xét nhiễm (xã, thị nhiễm + ++ +++ nghiệm (%) trấn) (con) n n n (con) % % % (con) (con) (con) Thị trấn Trại 104 11 10,58 8 72,73 3 27,27 0 0 Cau Hóa 108 15 13,89 10 66,67 4 26,67 1 6,67 Thượng Minh 127 14 11,02 10 71,43 3 21,43 1 7,14 Lập Nam 125 16 12,80 8 50,00 6 37,50 2 12,50 Hòa Hợp 136 25 18,38 15 60,00 8 32 2 8,00 Tiến Tính 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41 chung
- 33 Tỷ lệ nhiễm (%) 20,00 18,38 18,00 16,00 13,89 12,80 14,00 10,58 12,00 11,02 10,00 8,00 6,00 4,00 2,00 0,00 Thị trấn Hóa Minh Lập Nam Hòa Hợp Tiến Trại Cau Thượng Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó (qua xét nghiệm phân) cường độ nhiễm % 7.41 Cường độ nhiễm nhẹ 27.16 Cường độ nhiễm trung bình 62.96 Cường độ nhiễm nặng Hình 4.3. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi ở chó (qua xét nghiệm phân) Kết quả ở bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.2 và 4.3 cho thấy : -Về tỷ lệ nhiễm: Xét nghiệm 600 mẫu phân chó tại các xã, thị trấn có 81 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm chung là 13,50 %, biến động từ 10,58 % đến 18,38 %. Tỷ lệ mắc bệnh giun thực quản của chó cao nhất tại xã Hợp Tiến 18,38%, tiếp đến là xã Hóa Thượng 13,89%, tiếp đến Nam Hòa 12,80 %, rồi đến xã Minh Lập 11,02%, thấp nhất là thị trấn Trại Cau 10,58%
- 34 Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (62,96%), có 29,63% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 7,41%. Chó ở các xã, thị trấn khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, chó nuôi ở xã Hợp Tiến có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất, thị trấn Trại Cau có tỷ lệ nhiễm thấp nhất và cường độ nhiễm nhẹ nhất. Khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy: xã Hợp Tiến có số lượng chó nuôi nhiều, phương thức nuôi chó chủ yếu là thả rông, vấn đề phòng bệnh giun, sán nói chung và giun thực quản S. lupi cho chó nói riêng cũng chưa được chú ý, do đó nguy cơ chó tiếp xúc với ký chủ trung gian là các loài côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật rất cao nên tỷ lệ nhiễm cao hơn. Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó qua xét nghiệm phân tương đối phù hợp với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó tại huyện Đồng Hỷ qua xét nghiệm phân phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải Lê (2012) [22] khi tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chótại Hà Tĩnh là 13,8%. 4.1.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó Số mẫu Số Tỷ lệ Cường độ nhiễm Tuổi chó xét mẫu nhiễm (tháng) nghiệm nhiễm + ++ +++ (%) (mẫu) (mẫu) n % n % n % ≤ 2 148 0 0 0 0 0 0 0 0 > 2 - 6 150 3 2 2 66,67 1 33,33 0 0 > 6 - 12 149 28 18,79 22 78,57 4 14,29 2 7,14 > 12 153 50 32,68 27 54,00 19 38,00 4 8,00 Tính chung 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41
- 35 Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm: ở các lứa tuổi từ 2 tháng trở lên đều có chó nhiễm giun thực quản S. lupi. Tuy nhiên, chó ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao nhất, nhiễm 32,68%; tiếp đến là chó >6 - 12 tháng tuổi, nhiễm 18,79%; chó >2 - 6 tháng tuổi nhiễm 2 %; ở chó dưới 2 tháng tuổi không thấy con nào nhiễm giun thực quản. Sự khác nhau giữa các nhóm tuổi là rõ rệt (P 2 - 6 tháng tuổi: chỉ nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến trung bình. Trong 7 mẫu nhiễm giun thực quản có 66,67% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 33,33% mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, không có mẫu nào nhiễm nặng. Chó > 6 - 12 tháng tuổi: trong 25 mẫu nhiễm giun thực quản có 78,57% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 14,29% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình và 7,14 % số mẫu nhiễm ở mức độ nặng. Chó trên 12 tháng tuổi: trong 50 mẫu phân nhiễm giun thực quản có 54% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 38% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình 8 % số mẫu nhiễm ở mức độ nặng. Từ kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản của chó theo lứa tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng: giai đoạn dưới 2 tháng tuổi chó chưa bị nhiễm giun thực quản S. lupi vì thời gian chó sống và phát triển phụ thuộc vào ngoại cảnh chưa nhiều, chủ yếu là sữa mẹ nên cơ hội nuốt phải côn trùng cánh cứng có sức gây bệnh còn hạn chế. Ngoài ra, chu kỳ hoàn thành vòng đời của giun thực quản là từ 5 đến 6 tháng nên thời gian ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành tính từ khi chó nuốt phải trứng có ấu trùng có sức gây bệnh phải mất ít nhất 5 tháng. Chính vì vậy, sau 5 tháng tuổi, xét nghiệm phân mới tìm thấy trứng giun thực quản nên tỷ lệ nhiễm nhiều bắt đầu từ 5 tháng tuổi (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001 [13] ). Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tăng lên theo lứa tuổi do chó trưởng thành thường xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh và dễ ăn phải những côn trùng cánh cứng mang ấu trùng giun S. lupi có sức gây bệnh.
- 36 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Hải (1972) [5], Ngô Huyền Thúy (1996) [26]. Khi nghiên cứu ở Việt Nam, các tác giả đều cho biết, tỷ lệ nhiễm giun S. lupi tăng dần theo tuổi chó, chó già tỷ lệ nhiễm cao hơn chó non. Tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó được thể hiện rõ hơn ở đồ thị hình 4.4, cường độ nhiễm theo tuổi chó được thể hiện ở biểu đồ hình 4.5. Tỷ lệ nhiễm (%) 35 32.68 30 25 18.79 20 15 10 2 5 0 0 ≤ 2 > 2 - 6 > 7 - 12 > 12 Hình 4.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó > 2 - 6 > 6 - 12 nhẹ trung bình nặng nhẹ trung bình nặng 7,14% 14,29% 33,33% 66.67% 79%
- 37 > 12 nhẹ trung bình nặng 8% 38% 54% Hình 4.5. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó Đồ thị hình 4.4 và biểu đồ ở hình 4.5 thể hiện rõ hơn quy luật nhiễm giun thực quản theo tuổi của chó: đường biểu thị tỷ lệ nhiễm giun thực quảm ở chó các lứa tuổi tăng dần, từ chó dưới 2 tháng đến chó trên 12 tháng tuổi. 4.1.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong tháng nghiên cứu Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong các tháng (qua xét nghiệm phân) Số Cường độ nhiễm Số mẫu Tỷ lệ mẫu Tháng xét nhiễm + ++ +++ nhiễm nghiệm (%) (mẫu) (mẫu) n % n % n % 12/2018 97 10 10,31 7 70,00 3 30,00 0 0 1/2019 103 12 11,65 7 58,33 4 33,33 1 8,33 2/2019 102 16 15,69 9 56,25 6 37,50 1 6,25 3/2019 102 25 24,51 14 56,00 8 32,00 3 12 4/2019 98 11 11,22 8 72,73 2 18,18 1 9,09 5/2019 98 7 7,14 6 85,71 1 14,29 0 0 Tính 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41 chung
- 38 24,51 Tỷ lệ (%) 25,00 7,14 15,69 11,22 13,50 20,00 11,65 15,00 10,31 10,00 5,00 0,00 12/2018 1/2019 2/2019 3/2019 4/2019 5/2019 Tính chung Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng Qua bảng 4.5 và biểu đồ ở hình 4.6 cho thấy: các tháng có ảnh hưởng tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó. Cụ thể như sau: Về tỷ lệ nhiễm: kiểm tra 600 mẫu phân chó của 3 tháng, có 81 mẫu nhiễm giun thực quản, tỷ lệ nhiễm chung là 13,50%, biến động từ 7,14% đến 24,51%. Mỗi tháng có tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi là khác nhau. So sánh giữa các tháng với nhau, chúng tôi thấy: tỷ lệ nhiễm tròn S. lupi ở tháng 3 là cao nhất (24,51%), tiếp đến là các tháng: tháng 2, tháng 1, tháng 4 và tháng 12 với tỷ lệ nhiễm dao động từ 10,31% đến 15,69%, thấp nhất là tháng 5 với tỷ lệ nhiễm 7,14%. Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (62,96%), có 29,63% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 7,41%. Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng là khác nhau. Song, những mẫu thu thập ở tháng 3 có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất, tháng 5 có tỷ lệ nhiễm thấp nhất và cường độ nhiễm nhẹ nhất. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản của chó cũng chịu ảnh hưởng bởi các tháng trong năm do thời tiết của các tháng khác nhau. Đặc biệt, vào những tháng của mùa đông - xuân thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao hơn các tháng còn lại.
- 39 4.1.3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó theo tính biệt Để biết tỷ lệ nhiễm giun thực quản của chó đực và chó cái có khác nhau không, chúng tôi đã xét nghiệm phân của 287 chó đực và 313 chó cái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ởchó theo tính biệt (qua xét nghiệm phân) Số Số Cường độ nhiễm mẫu mẫu Tỷ lệ Tính xét nhiễm nhiễm biệt + ++ +++ nghiệm (mẫu) (%) (mẫu) n % n % n % Đực 287 42 14,63 25 59,52 13 30,95 4 9,52 Cái 313 39 12,46 26 66,67 11 28,21 2 5,13 Tính 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41 chung Tỷ lệ nhiễm (%) 14.63 15.00 13.50 14.50 14.00 12.46 13.50 13.00 12.50 12.00 11.50 11.00 Đực Cái Tính chung Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó theo tính biệt
- 40 Từ kết quả bảng 4.6 và biểu đồ 4.7 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm: kiểm tra 600 mẫu phân củachó đực và chó cái, có81 mẫu nhiễm giun thực quản, tỷ lệ nhiễm chung là 13,50 %, biến động 12,46% đến 14,63%. Tính biệt chó khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi khác nhau. Chó đực có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao hơn (14,63%), chó cái có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (12.46%). Tuy nhiên, sự khác nhau này không rõ rệt (P>0,05). - Về cường độ nhiễm: Tính biệt của chó nhiễm giun thực quản được thể hiện ở mức độ nhẹ, trung bình và mức nặng. Trong đó chủ yếu chó nhiễm ở cường độ nhẹ 62,96%, cường độ trung bình là 29,63% và cường độ 7,41%. Đối với chó đực: Trong 42 mẫu nhiễm giun S. lupi, có 25 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 59,52%; 13 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, chiếm tỷ lệ 30,95%; 4 mẫu nhiễm ở mức độ nặng, chiếm tỷ lệ 9,52%. Đối với chó cái: Trong 39 mẫu nhiễm giun S. lupi, có 26 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 66,67%; 11 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, chiếm tỷ lệ 28,21%; 2 mẫu nhiễm ở mức độ nặng, chiếm tỷ lệ 5,13%. 4.1.3.5.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại Những năm gần đây gần đây khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì người dân huyện Đồng Hỷ cũng nuôi nhiều giống chó khác nhau. Các giống chó khác nhau thì chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau. Điều này liên quan đến đến mầm bệnh ở các môi trường và con đường xâm nhập vào vật chủ. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn S. lupi ở hóc nội, chó lai và chó ngoại được trình bày ở bảng 4.7.
- 41 Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại (qua xét nghiệm phân) Số Số mẫu Tỷ lệ Cường độ nhiễm Loại mẫu kiểm nhiễm nhiễm chó + ++ +++ tra (mẫu) (%) (mẫu) n % n % n % Chó 205 57 27,80 37 64,91 15 26,32 5 8,77 nội Chó lai 199 16 8,04 9 56,25 6 37,50 1 6,25 Chó 196 8 4,08 5 62,50 3 37,50 0 0 ngoại Tính 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41 chung Kết quả bảng 4.7 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm: kiểm tra 600 mẫu phân của 3 giống chó (chó nội, chó lai và chó ngoại), có 81mẫu nhiễm giun thực quản , tỷ lệ nhiễm chung là 13,50%. Trong đó chó nội có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 27,80%, tiếp đến là chó lai 8,04%, tỷ lẹ nhiễm thấp nhất là chó ngoại 4,08% - Về cường độ nhiễm: Đối với chó nội: Trong 57 mẫu nhiễm giun thực quản S. lupi, có 37 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 64,91%; 15 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, chiếm tỷ 26,32%; 5 mẫu nhiễm ở mức độ nặng, chiếm tỷ lệ 8,77%. Đối với chó lai: trong 16 mẫu nhiễm giun thực quản S. lupi, có 56,25% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 37,50% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình và 6,25% số mẫu nhiễm ở mức độ nặng. Đối với chó ngoại: chỉ có 8 mẫu nhiễm giun thực quản S.lupi, có 62,50% số mẫu nhiễm mức độ nhẹ và 2,13%. Số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình
- 42 Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản S. lupi giữa các loại chó là do điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc khác nhau. Chó ngoại được chăm sóc, nuôi dưỡng khá tốt, đảm bảo vệ sinh thú y, ít tiếp xúc với môi trường đất hơn (nuôi trong nhà, trong cũi) do đó hạn chế được sự cảm nhiễm mầm bệnh ở môi trường ngoại cảnh, vì vậy nên tỷ lệ nhiễm giun thực quảnS. lupi thấp. Ngược lại, chó nội thường được nuôi theo phương thức thả rông nên nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh từ bên ngoài cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Huyền Thúy (1996) [28]. Kết quả về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó nội, chó lai và chó ngoại được thể hiện rõ hơn ở biểu đồhình 4.8 và 4.9 Tỷ lệ nhiễm (%) 27,80 30,00 25,00 20,00 13,50 15,00 8,04 10,00 4,08 5,00 0,00 Chó nội Chó lai Chó ngoại Tính chung Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó nội, chó lai và chó ngoại 4.1.3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo phương thức chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm và cường độ tỷ lệ thực quản ở chó nhiễm khác nhau, chúng tôi đã nghiên cứu và kết quả được thể hiện ở bảng 4.8 và biểu đồ hình 4.9.
- 43 Bảng 4.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo phương thức nuôi (qua xét nghiệm phân) Số Cường độ nhiễm Phương mẫu Số mẫu Tỷ lệ thức kiểm nhiễm nhiễm + ++ +++ nuôi tra (mẫu) (%) (mẫu) n % n % n % Thả rông 202 37 18,32 21 56,76 12 32,43 4 10,81 Nuôi 198 15 7,58 11 73,33 4 26,67 0 0 nhốt Vừa thả, 200 29 14,50 19 65,52 8 27,59 2 6,90 vừa nhốt Tính 600 81 13,50 51 62,96 24 29,63 6 7,41 chung Tỷ lệ nhiễm (%) 20,00 18,32 14,50 13,50 15,00 7,58 10,00 5,00 0,00 Thả rông Nuôi nhốt Vừa thả, vừa Tính chung nhốt Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó theo phương thức chăn nuôi
- 44 - Về tỷ lệ nhiễm: kiểm tra 600 mẫu phân của chó qua 3 phương thức chăn thả (thả rông; nuôi nhốt; vừa thả vừa nhốt), có 81 mẫu nhiễm giun thực quản, tỷ lệ nhiễm chung là 13,50%, biến động từ 7,58% đến 18,32%. Các phương thức nuôi chó khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi khác nhau và sự khác nhau này là rõ rệt (P<0,05). Phương thức nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi nhiều nhất với 18,32%, tiếp theo là chó nuôi theo phương thức vừa thả vừa nhốt có tỷ lệ nhiễm là 14,50%, thấp nhất là chó nuôi nhốt có tỷ lệ nhiễm là 7,58%. - Về cường độ nhiễm: Cả 3 phương thức nuôi đều nhiễm giun thực quản S. lupi ở mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Trong đó chủ yếu chó nhiễm ở cường độ nhẹ 62,96%, cường độ trung bình là 29,63% và cường độ nặng 7,41%. Ở phương thức nuôi thả rông: trong 37 mẫu phân nhiễm giun tròn, có 21 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 56,76%, 12 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 32,43%; 4 mẫu nhiễm ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 10,81%. Ở phương thức nuôi vừa thả, vừa nhốt: trong 29 mẫu nhiễm giun tròn có 19 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 65,52%; 8 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 27,59%; 2 mẫu nhiễm ở mức độ nặng chiếm tỷ 6,90%. Ở phương thức nuôi nhốt: Chó chỉ nhiễm giun thực quản S. lupi ở cường độ từ nhẹ đến trung bình.Trong 3 mẫu nhiễm giun thực quản có 11 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 73,33%, 4 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 26,67%. Từ đó, chúng tôi nhận thấy: phương thức chăn nuôi, tập quán chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó. Chó nuôi thả rông thường xuyên thải phân ra môi trường, làm cho môi trường luôn bị ô nhiễm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các côn trùng bọ cánh
- 45 cứng có sức gây bệnh phát triển và là nguồn lây nhiễm cho người và động vật (Brown G. và cs., 2014) [30]. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi của chó nuôi thả rông luôn cao. Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, các hộ gia đình cần hạn chế nuôi chó thả rông, không cho chó ăn những thức ăn đã bị hư hỏng nhằm hạn chế sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ở ngoại cảnh, đồng thời tránh không cho chó có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian mang ấu trùng có sức gây bệnh, giảm tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó. Võ Thị Hải Lê (2012) [22] cho biết, ở một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, tỷ lệ nhiễm giun thực quản chó qua mổ khám và xét nghiệm phân ở các phương thức chăn nuôi là khác nhau. Cụ thể, kiểm tra 369 con chó, chó nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá cao: 81,20% khi mổ khám và 82,60% khi xét nghiệm phân; trong khi đó chó nuôi nhốt, tỷ lệ nhiễm thấp hơn: 41,20% khi mổ khám và 38,20% khi xét nghiệm phân (P< 0,05). 4.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó và đề xuất biện pháp phòng bệnh. 4.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó * Xác định hiệu lực của thuốc điều trị giun thực quản trên chó thí nghiệm Thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun thực quản cho chó bằng phương pháp phân lô so sánh được thực hiện qua thực nghiệm. Thí nghiệm thuốc tẩy giun thực quản được thực hiện trên 9 chó đã được kiểm tra nhiễm giun thực quản S. lupi. Sau khi xét nghiệm, thấy số lượng trứng giun thực quản chó đạt mức trên dưới 1.000 trứng/g phân thì tiến hành thử nghiệm thuốc tẩy. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
- 46 Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc tẩy giun thực quản trên chó thí nghiệm Cường độ nhiễm sau tẩy Cường độ 15 ngày Số chó nhiễm Đánh giá Tên thuốc dùng trước tẩy Xét nghiệm Mổ khám hiệu lực Lô và liều thuốc (số trứng phân sau tẩy (số giun tẩy giun lượng (con) giun/g phân) (số trứng thực (%) giun/g phân) quản/chó) ivermectin 1 526 0 0 I (0,2 mg/kg 2 833 0 0 100 TT) 3 1021 0 0 mebendazole 1 586 0 0 II (120mg/kg 2 926 0 0 100 TT) 3 1058 0 0 1 646 665 3 Không dùng ĐC 2 876 889 5 thuốc 3 1056 1035 8 Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Ở lô thí nghiệm I, sử dụng thuốc ivermectin, liều 0,2mg/kg TT, tẩy cho 3 chó nhiễm giun thực quản với cường độ nhiễm là 526 - 1021 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại phân thấy cả 3 chó không còn trứng giun thực quản, mổ khám không thấy có giun thực quản. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 100%. Ở lô thí nghiệm II, sử dụng thuốc mebendazole, liều 120 mg/kg TT, tẩy cho 3 chó nhiễm giun thực quản, với cường độ nhiễm là 586 - 1058 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại phân thấy cả 3 chó không còn trứng giun thực quản.
- 47 Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 100%. Ở lô thí nghiệm III, không sử dụng thuốc tẩy giun thực quản cho chó, 15 ngày sau kiểm tra lại phân thấy số trứng/gam phân thay đổi, mổ khám cả 3 chó thấy có 3-8 giun/ chó. Qua kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc tẩy giun thực quản cho chó, chúng tôi có nhận xét về hiệu lực của các loại thuốc này như sau: Thuốc ivermectin, liều 0,2mg/kg TT và mebendazole, liều 120 mg/kg TT, sử dụng tẩy giun thực quản cho chó đều có hiệu lực cao (100%). Hiệu lực điều trị là tiêu chuẩn số một đánh giá chất lượng của thuốc. Nhưng một loại thuốc chỉ được đánh giá là tốt khi nó đảm bảo được hai yêu cầu: có hiệu lực điều trị tốt và ít gây hoặc không gây ra những phản ứng phụ đối với đối tượng dùng thuốc. Từ kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc tẩy giun thực quản cho chó, chúng tôi có khuyến cáo sau: - Có thể sử dụng hai loại thuốc trên để tẩy giun thực quản cho chó. - Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc tẩy giun thực quản cho chó vì chó là loại vật nuôi có hệ thần kinh rất nhạy cảm. Phải xác định khối lượng chó chính xác trước khi dùng thuốc, dùng đúng liều điều trị, theo dõi các biểu hiện của chó sau dùng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời. * Xác định độ an toàn của thuốc tẩy giun thực quản cho chó Để đánh giá mức độ an toàn của hai loại thuốc tẩy giun S. lupi đối với chó, trước và sau khi cho chó dùng thuốc 1 - 2 giờ, chúng tôi đã theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý như trạng thái vận động, mức độ ăn uống của chó, bởi vì một loại thuốc chỉ được đánh giá là tốt khi nó đảm bảo hai yêu cầu: có hiệu lực điều trị tốt và ít gây những phản ứng phụ đối với đối tượng được dùng thuốc. Kết quả xác định độ an toàn của thuốc được trình bày ở bảng 4.10
- 48 Bảng 4.10. Độ an toàn của thuốc tẩy giun thực quản cho chó Tên thuốc và TT Trạng thái cơ thể Phản ứng sau Đánh giá liều lượng chó trước dùng thuốc dùng thuốc Ăn uống và vận động Không có biểu 1 bình thường hiện khác thường Lô I Ăn uống và vận động Không có biểu ivermectin 2 An toàn bình thường hiện khác thường (0,2 mg/kg TT) Không có biểu 3 Kém vận động, ăn kém hiện khác thường Ăn uống và vận động Không có biểu 1 bình thường hiện khác thường Lô II Ăn uống và vận động Không có biểu mebendazole 2 An toàn bình thường hiện khác thường (120mg/kg TT) Kém vận động, ăn kém, Không có biểu 3 uống bình thường hiện khác thường Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Trước khi dùng thuốc tẩy, trạng thái cơ thể của chó ở cả hai lô thí nghiệm đều tương tự nhau với các biểu hiện ở một số chó ăn uống và vận động bình thường, một vài trường hợp chậm chạp, ăn ít, kém vận động. Sau khi dùng thuốc, chó ở cả hai lô thí nghiệm đều không có biểu hiện khác thường so với trước khi dùng thuốc. Từ kết quả bảng 4.9 và 4.10, chúng tôi có nhận xét: Trên diện hẹp, thuốc ivermectin, liều 0,2 mg/kg TT và thuốc mebendazole, liều 120 mg/kg TT đều có hiệu lực tẩy cao và an toàn nên có thể sử dụng để tẩy giun thực quản cho chó. 4.3.2. Sử dụng thuốc tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa Chúng tôi đã sử dụng thuốc Ivermectin tẩy giun cho 25 con chó bị nhiễm giun thực quản tại các hộ gia đình tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
- 49 Bảng 4.11. Kết quả tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa bằng thuốc ivermectin Số chó sạch Số chó Số chó Địa phương trứng trong Tỷ lệ Tỷ lệ được tẩy an toàn (xã,phường) phân (con) (%) (con) (con) (con) Thị trấn Trại Cau 5 5 100 5 100 Hóa Thượng 5 5 100 5 100 Minh Lập 5 5 100 5 100 Nam Hòa 5 5 100 5 100 Hợp Tiến 5 4 80,00 5 100 Tính chung 25 24 96,00 25 100 Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy: dùng thuốc ivermectin liều 0,2mg/kg TT (tiêm bắp) tẩy giun thực quản cho 25 chó tại 5 xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, sau khi tẩy 15 ngày, tiến hành xét nghiệm lại phân chó thấy có 24/25 chó (96%) không còn trứng giun S. lupi trong phân. Cụ thể như sau: • Tại các xã Nam Hòa, Minh Lập, Hóa Thượng và Thị trấn Trại Cau. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra thấy cả 20 chó (5 chó/xã, thị trấn) không có trứng giun thực quản trong phân. Hiệu lực tẩy giun thực quản đạt 100%. • Tại xã Hợp Tiến, sau khi dùng thuốc kiểm tra thấy mỗi xã chỉ còn 1 chó có trứng giun thực quản trong phân, số chó sạch trứng là 4. Hiệu lực tẩy giun thực quản đạt 80%. Như vậy, sử dụng thuốc Ivermectin để tẩy giun thực quản cho chó thấy tỷ lệ an toàn cao, 100% số chó được dùng thuốc không có phản ứng phụ. Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [16] cho biết: để tẩy giun thực quản ở chó, có thể dùng thuốc ivermectin tiêm cho chó với liều 0,2 - 0,3 mg/kg TT; dùng một liều; đối với chó trưởng thành cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần cũng đạt được hiệu quả tẩy giun thực quản cao và an toàn cho chó.
- 50 Chúng tôi đã sử dụng thuốc mebendazol tẩy giun cho 25 con chó bị nhiễm giun thực quản tại các hộ gia đình tại 5 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.12. Kết quả tẩy giun thực quản cho chó trên thực địa bằng thuốc mebendazole Số chó Số chó sạch Số chó Tỷ lệ Địa phương Tỷ lệ được trứng trong an toàn (%) (xã,thị trấn) (con) tẩy(con) phân (con) (con) Thị trấn Trại Cau 5 5 100 5 100 Hóa Thượng 5 5 100 5 100 Minh Lập 5 5 100 5 100 Nam Hòa 5 4 80,00 5 100 Hợp Tiến 5 4 80,00 5 100 Tính chung 25 23 92,00 25 100 Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy: dùng thuốc mebendazole liều 120 mg/kg TT (tiêm bắp) tẩy giun thực quản cho 25 chó tại 5 xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, sau khi tẩy 15 ngày, tiến hành xét nghiệm lại phân chó thấy có 23/25 chó (92%) không còn trứng giun S. lupi trong phân. Cụ thể như sau: • Tại các xã, Minh Lập, Hóa Thượng và Thị trấn Trại Cau. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra thấy cả 15 chó (5 chó/xã, thị trấn) không có trứng giun thực quản trong phân. Hiệu lực tẩy giun thực quản đạt 100%. • Tại xã Hợp Tiến và Nam Hòa, sau khi dùng thuốc kiểm tra thấy mỗi xã chỉ còn 1 chó có trứng giun thực quản trong phân, số chó sạch trứng là 4. Hiệu lực tẩy giun thực quản đạt 80%.
- 51 Như vậy, khi sử dụng thuốc mebendazole để tẩy giun thực quản cho chó thấy tỷ lệ an toàn cao, 100% số chó được dùng thuốc không có phản ứng phụ. Theo những nghiên cứu của các tác giả: Ngô Huyền Thúy. (1996) [28], Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [12]: thuốc mebendazole có phổ tác dụng rộng, hiệu lực tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa cao và an toàn với chó. Tùy theo từng con vật mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Có thể trộn lẫn vào thức ăn, dùng 2 lần/ngày, liều lượng đối với chó trưởng thành là 120 mg/kg TT.
- 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau: - Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun thực quản ở chó tại các địa phương của huyện Đồng Hỷ còn chưa tốt. - Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám là 20%, dao động từ 13,64 % đến 40 %; cường độ nhiễm từ 2 đến 10 giun/chó. Tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân là 13,50%, cường độ nhiễm nặng là7,41 %. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản tăng lên theo tuổi chó, chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao nhất (32,68%); - Chó nội có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao (27,80%) và cường độ nhiễm nặng hơn so với chó lai và chó ngoại; - Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun thực quản giữa chó đực và chó cái tại huyện Đồng Hỷ. - Chó nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản cao hơn và nặng hơn so với chó nuôi nhốt và chó vừa thả vừa nhốt; - Các tháng mùa Xuân chó bị nhiễm giun thực quản cao và nặng hơn so với các tháng mùa Hè và mùa Đông - Thuốc mebendazole liều 120mg/kg TT, ivermectin liều 0,2 mg/kg TT đều cho hiệu lực tẩy giun thực quản ở chó cao ( 92- 96%), đồng thời an toàn đối với chó. 5.2. Đề nghị Cần tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường chăn nuôi chó, hạn chế sự thải phân bữa bãi, nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế sự ô nhiễm bởi trứng, ấu trùng giun thực quản ở khu vực chuồng nuôi,n sân chơi, nơi thả chó.
- 53 Nên sử dụng thuốc mebendazol hoặc ivermectin để tẩy giun thực quản cho chó 2 - 3 lần/năm. Áp dụng rộng rãi biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun tròn đường tiêu hóa nói chung, bệnh giun thực quản nói riêng cho chó ở huyện Đồng Hỷ và các huyện, thị lân cận, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và bảo vệ sức khỏe đàn chó, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1.Phạm Sỹ Lăng, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Rật (1993), “Một số nhận xét về những loài giun tròn ký sinh ở thú ăn thịt ở vườn thú Thủ Lệ và chó cảnh, Kỹ thuật phòng trị”, Công trình nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật 1990 - 1991, ViệnThú y Quốc gia, tr. 121 - 130. 2. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4.Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2009), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 80 - 83. 5. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội. 6. Trịnh Văn Thịnh (1966), Một số bệnh giun, sán của gia súc, Nxb Nông thôn, Hà Nội. 7. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, tr. 191 - 195. 8.Đỗ Hải (1972), “Vài nhận xét về giun tròn (Nematoda) trên chó săn nuôi ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật Nông nghiệp,(6). 9. Ngô Huyền Thúy (1996), Giun sán đường tiêu hóa của chó ở Hà Nội và một số đặc điểm của giun thực quản Spirocerca lupi, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện thú y Quốc gia.
- 55 10. Võ Thị Hải Lê (2012), Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 61 - 78. 11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 138 - 240. 13. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (giáo trình dùng cho bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 133 - 135. 14. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp, Nxb Lao động Xã hội, tr. 69 - 72. 15. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 141 - 144. 16. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông Thôn, Hà Nội. 17. Nguyễn Phước Tương (2000), Bệnh Ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người, Tập I, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 18. Hoàng Minh Đức, Nguyễn Thị Kim Lan (2008), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và thử nghiệm thuốc điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XV, số 3, tr. 40 - 44.
- 56 19. Võ Thị Hải Lê, Nguyễn Văn Thọ (2009), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở một số địa điểm thuộc tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học và Phát triển, tập 7, số 5, tr. 637 - 642. 20.Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc (1993), “Nhận xét về giun sán ký sinh của chó ở Hà Nội”, Công trình nghiên cứu Đại học Nông nghiệp I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tiếng Anh 21. Ballweber L. R. (2001), Veterinary Parasitology, United States of America, pp.148 - 152. 22. Brodey R. S., Thomson R. G., P. D. Sayer and B. Eugster (1977), “Spiroceca lupiinfection in dogs in Kenya”, Veterinary Parasitology, (3), 49 - 59. 23. Brown G., Coleman G., Constantinoiu C., Gasser R., Hobbs R., Lymbery A.,Handly O. R., Phalen D., Pomroy W., Rothwell J., Sangster N., Thompson A.,Traub R., Woodgate R. (2014), Australasian animal parasites inside, The Australian Society for Parasitology Inc, pp. 401 - 405. 24. Coggins J. R. (1998), “Effect of Season, Sex, and Age on Prevalence of Parasitism in Dogs from Southeastern”, Wisconsin Journal of the helminthological Societyof Washington, 65(2), pp. 219 - 224. 25. Dixon K., McCue J.F (1967), “Further observation on the epidemiology of Spirocerca lupi in the south eastern United States”, Journal of Parasitology, 53, 1074 - 1075. 26. Dubná S., Langrová I., Nápravník J., Jankovská I., Vadlejch J., Pekár S., FechtnerJ. (2007), “The prevalence of intestinal parasites in dogs from Prague, rural areas, and shelters of the Czech Republic”, Vet. Parasitol, Vol. 145 (1-2), pp. 120 - 128.
- 57 27. Kurnosova O. P., Arisov M. V., Odoyevskaya (2019), “Intestinal parasites of pets and other house-kept animals in Moscow”, Helminthologia, 56, 2: 108 – 117 28. Lavy E., Aroch I., Bark H., Markovics A., Aizenberg I., Mazaki-Tovi M.,Hagag A., Harrus S. (2002), “Evaluation of doramectin for the treatment of experimental canine spirocercosis”, Vet. Parasitol, pp. 65 - 73. 29 .Liu G. H., Wang Y., Song H. Q., Li M. W., Ai L., Yu X. L., Zhu X. Q. (2013), “Characterization of the complete mitochondrial genome of Spirocerca lupi: sequence, gene organization and phylogenetic implications”, Parasites & Vectors, 6(1), 45. 30. Overgaauw P. A., Van Zutphen L., Hoek D., Yaya F. O., Roelfsema J., Pinelli E., Van Knapen F., Kortbeek L. M., (2009), “Zoonoticparasites infecal samples and fur from dogs and cats in The Netherlands”, Vet.Parasitol, Vol. 163 (1 - 2), pp. 115 - 22. 31. Oryan A., S.M. Sajadi., D. Mehrabani., M. Kargar, (2008), “Spirocercosis andit complications in stray dog in Shiraz, Southrn Iran”, Veterinarni Medicina, 53(11), pp. 617 - 624. 32. Roger Rodríguez-Vivas, Leonardo Guillermo Cordero, Iris Trinidad - Martínez, Melina Ojeda-Chi (2019), “Spirocerca lupi in doqs of Yucatán, México: Case report and retrospective study”, Rev MVZ Cordoba, 24 (1) : 7145 - 7150.
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1,2. Khối u thực quản chó Ảnh 3. Giun thực quản chó Ảnh 4. Mẫu giun S. lupi bảo quản trong dung dịch Barbagallo Ảnh 5. Trước khi mổ khám Ảnh 6. Mổ khám, thu thập mẫu giun thực quản ở chó
- Ảnh 7. Một sỗ mẫu phân chó xét Ảnh 8. Chuẩn bị dụng cụ xét nghiệm nghiệm tìm trứng giun S. lupi phân - Ảnh 9. Xét nghiệm phân chó bằng phương pháp Fulleborn Ảnh 10. Kiểm tra trứng giun S. lupi Ảnh 11. Trứng giun thực quản ở mẫu phân chó dưới kính hiển vi S. lupi ở chó
- Ảnh 13. Hình ảnh chó bị nhiễm giun thực quản S. lupi Ảnh 14. Thuốc sử dụng tẩy giun thực quản S. lupi ở chó